BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu...

38
BY TCC QUN LÝ KHÁM CHA BNH KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THC HIỆN ĐỀ ÁN GIM QUÁ TI BNH VIN THEO QUYẾT ĐỊNH S92/QĐ-TTg NGÀY 09/01/2013 CA THTƯỚNG CHÍNH PHHÀ NI 1/2015

Transcript of BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu...

Page 1: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

BỘ Y TẾ

CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 92/QĐ-TTg NGÀY 09/01/2013

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

HÀ NỘI 1/2015

Page 2: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

1

MỤC LỤC

PHẦN I: BÁO CÁO KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI

BỆNH VIỆN VÀ NÂNG CAO Y ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC ....................... 3

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN........................... 3

1. Mục tiêu chung của Đề án .............................................................................................. 4

2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 4

3. Phạm vi thực hiện ........................................................................................................ 4

4. Các hoạt động của Đề án ............................................................................................. 4

II. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI ............................ 5

1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho

các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi ....................... 5

1.1. Kết quả tăng số bệnh viện và giường bệnh ................................................................ 5

1.2. Tình trạng nằm ghép và công suất sử dụng giường bệnh ......................................... 8

1.3. Kết quả tăng số bàn khám bệnh ................................................................................. 9

2. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện ................ 9

3. Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh ................................................ 11

4. Hoạt động đào tạo và chuyển giao kỹ thuật ............................................................... 12

5. Thực hiện Đề án bác sĩ gia đình ................................................................................. 13

6. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước, tăng cường

đầu tư, xây dựng để các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với

Chương trình xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 13

7. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng ..................................................................... 14

8. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quản lý khám, chữa bệnh liên quan đến giảm

quá tải bệnh viện (từ 2012 đến 2014) ............................................................................ 15

9. Thông tin, truyền thông .............................................................................................. 16

III. NÂNG CAO Y ĐỨC TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ............................. 18

1. Triển khai đường dây nóng ngành y tế ...................................................................... 18

2. Ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về

Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các

cơ sở y tế ........................................................................................................................ 19

3. Tiếp tục chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quy định về y đức .................................. 19

4. Phát động các phong trào tăng cường đạo đức nghề nghiệp ..................................... 20

IV - KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN ................................ 20

V- THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN ................................................................................... 21

Page 3: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

2

1- Thuận lợi .................................................................................................................... 21

2- Khó khăn, thách thức ................................................................................................. 21

VI - KẾ HOẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................... 21

VII - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 22

PHẦN II: DỰ THẢO KẾ HOẠCH KÝ CAM KẾT KHÔNG ĐỂ TÌNH TRẠNG NẰM

GHÉP GIƯỜNG BỆNH TRONG THỜI GIAN NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

TẠI BỆNH VIỆN ........................................................................................................... 24

I- Căn cứ đề xuất xây dựng kế hoạch ký cam kết .......................................................... 24

II- Kế hoạch ký cam kết ................................................................................................. 26

III- Các chỉ số đo lường tình trạng nằm ghép ................................................................ 31

IV- Tổ chức thực hiện: ................................................................................................... 31

Page 4: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

3

PHẦN I: BÁO CÁO KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN VÀ NÂNG CAO Y

ĐỨC CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC

I. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo trực

tiếp của Quốc Hội, Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, ban, ngành, sự kết hợp của các

địa phương, với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đội ngũ các thầy thuốc, các nhà khoa

học, các nhà quản lý trong ngành y tế, công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được

nhiều thành tựu quan trọng, đáng ghi nhận như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mạng

lưới bệnh viện được xây dựng, cải tạo, nâng cấp; khả năng tiếp cận của người dân với

dịch vụ y tế thuận lợi hơn; nhiều công nghệ, kỹ thuật y học mới ngang tầm các nước

tiên tiến trong khu vực và trên thế giới được triển khai, áp dụng thành công, một số

kỹ thuật công nghệ y học cao như: ghép tạng, mổ tim hở, tim mạch can thiệp, nội soi

trong chẩn đoán và điều trị, chẩn đoán hình ảnh, ứng dụng sinh học phân tử trong

chẩn đoán và điều trị một số bệnh, các phương pháp điều trị ung thư tiên tiến,…

Các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng

được hoàn thiện, người bệnh nghèo, bệnh nhi dưới 6 tuổi, người bệnh trong diện

chính sách tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ nhiều hơn và được

tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, thuận lợi hơn. Bộ Y tế tiếp tục tăng cường

công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh công tác chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, góp

phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người

bệnh.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công tác khám bệnh, chữa

bệnh cũng còn nhiều tồn tại và không ít khó khăn, bất cập cần phải khắc phục. Nguồn

lực đầu tư cho y tế tuy có tăng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; những kỹ

thuật y học cao đã triển khai nhưng không đồng đều mới tập trung ở các thành phố

lớn và ở các bệnh viện tuyến trung ương; ở một số bệnh viện, ứng xử của một số cán

bộ y tế chưa làm hài lòng người bệnh, đặc biệt là trong những năm gần đây tình trạng

quá tải bệnh viện trở nên ngày càng trầm trọng, người bệnh điều trị nội trú phải nằm

ghép đôi, thậm chí 3 đến 4 người trên một giường bệnh ở nhiều bệnh viện tuyến trung

ương, bệnh viện tuyến cuối của các thành phố lớn thuộc các chuyên khoa như: ung

bướu, tim mạch, nhi, sản, ngoại - chấn thương chỉnh hình. Tình trạng này đã gây

khó khăn, bức xúc cho người bệnh, cán bộ y tế và xã hội; tác động tiêu cực tới chất

lượng khám bệnh, chữa bệnh. Việc giải quyết tình trạng quá tải này đã trở thành mối

quan tâm của toàn xã hội và là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành y tế.

Trước tình hình trên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phối hợp với các

Bộ, Ngành liên quan đã xây dựng Đề án Giảm quá tải bệnh viện, trình Thủ tướng Chính

phủ. Ngày 09 tháng 1 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg

phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Page 5: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

4

1. Mục tiêu chung của Đề án

Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều

trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt

tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn thương,

tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối

của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng khám

bệnh, chữa bệnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử dụng

giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến cuối của

thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%, cơ bản khắc phục tình

trạng nằm ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải

bệnh viện;

b) Nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến

tỉnh hiện có công suất sử dụng giường bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào

năm 2020;

c) Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của

các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; bảo đảm mỗi bác sỹ

khám bệnh không quá 50 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2015 và 35 người

bệnh/một ngày làm việc vào năm 2020;

d) Tăng số giường bệnh công lập trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch

phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên đối với 5 chuyên khoa:

ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

3. Phạm vi thực hiện

a) Các chuyên khoa có công suất sử dụng giường bệnh quá cao, ưu tiên 5

chuyên khoa: ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

b) Thời gian và địa bàn:

Giai đoạn 2012-2015: Tập trung ưu tiên đầu tư các bệnh viện tuyến trung

ương, bệnh viện tuyến cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Giai

đoạn 2016-2020: Tiếp tục đầu tư cho các bệnh viện thuộc phạm vi Đề án từ trung

ương đến địa phương.

4. Các hoạt động của Đề án

Để đạt được mục tiêu đã nêu, Đề án đưa ra 8 nhóm hoạt động cụ thể:

a) Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường

bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

b) Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh.

Page 6: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

5

c) Thí điểm xây dựng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình.

d) Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước; tăng

cường đầu tư, xây dựng để các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với

Chương trình xây dựng nông thôn mới.

đ) Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng.

e) Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện.

g) Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách.

h) Thông tin, truyền thông.

II. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM QUÁ TẢI

(Nội dung báo cáo trên cơ sở: Báo cáo của các đơn vị theo yêu cầu tại CV 835/KCB-

QLCL ngày 14/8/2014 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc đánh giá kết quả thực hiện

Đề án giảm quá tải bệnh viện và Đề án 1816; Số liệu báo cáo thống kê bệnh viện năm 2012,

2013, 2014 của Cục QL Khám chữa bệnh)

1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường

bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi

- Bộ Y tế đã tập trung đầu tư và đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện các dự án xây

dựng, cải tạo và mở rộng bệnh viện trong Đề án 47, Đề án 9301.

- Trình Thủ tướng Chính phủ đề án xây dựng cơ sở 2 một số bệnh viện tuyến

trung ương và bệnh viện tuyến cuối của 2 thành phố lớn: thành phố Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh. Đến nay, đã tiến hành khởi công xây dựng 03 cơ sở II của các Bệnh

viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi đồng I,

thành phố Hồ Chí Minh.

- Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ dự án vay 150 triệu Đô la Mỹ của

Ngân hàng thế giới để đầu tư nâng cao năng lực kỹ thuật cho 13 tỉnh Đông Bắc Bộ và

Đồng bằng Sông Hồng, bao gồm đào tạo, trang bị và bảo đảm chất lượng.

- Ban hành Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 yêu cầu bệnh viện dành 15%

kinh phí thu từ tiền khám bệnh, tiền giường bệnh cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ

tầng bệnh viện.

1.1. Kết quả tăng số bệnh viện và giường bệnh

a) Kết quả chung cả 3 tuyến bệnh viện công lập và tư nhân

Bảng 1. Tổng số Bệnh viện và giường bệnh theo tuyến bệnh viện

1 (QĐ 47/2008/QĐ-TTg ngày 2/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các

BVĐK huyện và BVĐK khu vực liên huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn

2008-2010), Đề án 930 (QĐ 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đầu tư xây dựng, cải

tạo, nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số BVĐK tỉnh thuộc vùng miền

núi, khó khăn sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013).

Page 7: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

6

Tuyến bệnh viện

Tổng số Bệnh viện

(tháng 6/2014)

Tổng số giường bệnh

thực kê (T6/2014)

Số GB thực kê

tăng so năm 2012

Số lượng % Số lượng %

BV trực thuộc Bộ Y tế 36 2,7 23.421 9,0 4.800

BV tuyến tỉnh 492 36,2 128.663 49,5 18.214

BV tuyến huyện 629 46,3 88.997 34,2 11.975

BV ngành 31 2,3 8.287 3,2 3.924

BV tư nhân 170 12,5 10.690 4,1

Tổng số 1.356 100,0 260.058 100,0 38.913

- Tính đến tháng 6 năm 2014 tổng số bệnh viện công lập và ngoài công lập là

1.358 bệnh viện, trong đó bệnh viện tuyến huyện là 629 bệnh viện, chiếm tỷ lệ cao

nhất đạt 46,3%; bệnh viện tuyến trung ương chiếm 2,7% tổng số bệnh viện.

- Bệnh viện tư nhân chiếm 12,5% về số bệnh viện nhưng chỉ chiếm 4,1% về số

giường bệnh.

- Tổng số giường bệnh thực kê trên toàn quốc tính đến tháng 6/2014 là 260.058

giường bệnh, trong đó giường bệnh tuyến tỉnh chiếm tỷ lệ lớn nhất 49,4%.

- Tổng số giường bệnh thực kê trên toàn quốc tính đến tháng 6 năm 2014 đã

tăng 38.913 giường bệnh so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ là 17,5%.

- Số giường bệnh/vạn dân thực kê tại ba tuyến trung ương, tỉnh, huyện (bao

gồm cả bệnh viện tư nhân và y tế ngành) là 28,1 giường, tăng 3,4 giường bệnh/vạn

dân so với năm 2012 (năm 2012 đạt 24,7 giường bệnh thực kê/vạn dân).

b) Kết quả tăng số bệnh viện và giường bệnh ở tuyến trung ương

Bảng 2. Số bệnh viện và giường bệnh bệnh viện tuyến trung ương

STT Chỉ số đánh giá Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014 Tổng cộng

I Số Bệnh viện được xây mới 1 2 3 BV

II Số giường bệnh thực kê 18.621 20.154 23.421 Tăng 4.800 GB

so năm 2012

III Số khoa và giường bệnh tăng do

xây mới, cải tạo mở rộng

1 Số khoa được xây mới, cải tạo, nâng

cấp lớn

35

65

62

172 khoa

2 Số giường bệnh tăng thêm

1.152

1.199

1.154

3.505 GB

Theo số liệu báo cáo của 36 bệnh viện tuyến trung ương, so với thời điểm năm

2012 trước khi triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện tổng số giường bệnh thực kê

đã tăng được 4.800 giường bệnh (tương ứng 24,6%).

Page 8: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

7

03 bệnh viện đã được xây mới và đã đưa vào sử dụng.

172 khoa trong các bệnh viện đã được cải tạo, mở rộng hoặc xây mới

Tổng số giường bệnh được bổ sung từ các bệnh viện xây mới và các khoa mới

được cải tạo, mở rộng, xây mới là 3.505 giường bệnh (chiếm 73% tổng số giường

bệnh tăng thêm) cụ thể như sau:

- Bệnh viện xây mới: Bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam 500 giường

bệnh; Bệnh viện K (tại Tân triều) 700 giường bệnh; Bệnh viện Nội tiết Trung ương

300 giường bệnh.

- Khoa xây mới, mở rộng, cải tại: Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai: 175

giường bệnh; Bệnh viện E: 250 giường bệnh (Trung tâm Tim Mạch 150 giường bệnh,

Trung tâm tiêu hóa 100 giường bệnh); Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương bổ sung

200 giường; Bệnh viện Nhi Trung ương bổ sung 100 giường; Bệnh viện Thống Nhất

bổ sung 100 giường; Các bệnh viện khác: 980 giường bệnh.

Một số bệnh viện hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện và đưa vào sử dụng

trong năm 2015 dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm ít nhất 1500 giường bệnh. Trong đó

bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: 350 giường; Bệnh viện Chợ Rẫy 200 giường, Bệnh

viện Phụ sản Trung ương: 340 giường; Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới dự

kiến tăng thêm Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng thêm khối nhà 9

tầng tại cơ sở Tứ Hiệp.

c) Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện

Bảng 3: Số bệnh viện và giường bệnh bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện

của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

ST

T Chỉ số đánh giá

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm 2014 so

với 2012

1 Tổng số bệnh viện tuyến tỉnh 468 480 492 Tăng 24 BV

2 Tổng số giường bệnh của bệnh viện

tuyến tỉnh (giường bệnh thực kê) 110.449 123.200 128.663 Tăng 18.214 GB

3 Tổng số bệnh viện tuyến huyện 622 627 629 Tăng 7 BV

4 Tổng số giường bệnh của bệnh viện

tuyến huyện (giường bệnh thực kê) 77.022 84.379 88.997 Tăng 11.975 GB

5

Tổng số bệnh viện được xây mới

hoàn toàn và đưa vào sử dụng (bao

gồm cả những bệnh viện cũ được

xây dựng lại)

52 34 30

Tổng số 116

bệnh viện xây

mới

6

Tổng số giường bệnh trong các bệnh

viện được xây mới hoàn toàn và đưa

vào sử dụng

5.315 4.986 5.234

Tổng số 15.535

GB bổ sung từ

BV xây mới

7

Tổng số Khoa được xây mới, mở

rộng, cải tạo trong các BV tuyến

tỉnh, tuyến huyện

390 886 391

Tổng số 1.667

khoa xây, sửa

mới

Page 9: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

8

Tổng số hiện có 492 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh và 629 bệnh

viện đa khoa tuyến huyện.

Tăng số cơ sở khám chữa bệnh: 116/ 1121 bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện

được xây dựng mới (tương ứng 10,4% tổng số bệnh viện tuyến tỉnh, huyện). Trong

đó: năm 2012 hoàn thành 52 bệnh viện, năm 2013 hoàn thành 34 bệnh viện và đến

hết 6 tháng đầu năm 2014 hoàn thành đưa vào sử dụng 30 bệnh viện.

Tăng số khoa: 1.667 khoa được xây mới, cải tạo, mở rộng, trong đó nhiều nhất

là năm 2013 đã cải tạo được 886 khoa.

Tăng số giường bệnh: 15.535 giường bệnh được bổ sung từ các bệnh viện xây

mới. Trong đó, năm 2012 là 5.315 giường bệnh; năm 2013 là 4.986 giường bệnh và 6

tháng năm 2014 là 5.234 giường bệnh.

1.2. Tình trạng nằm ghép và công suất sử dụng giường bệnh

Giảm tình trạng nằm ghép của bệnh viện tuyến trung ương:

- 58% số bệnh viện tuyến trung ương có xu hướng giảm số khoa có tình trạng

nằm ghép.

- Không còn tình trạng nằm ghép tới 3-5 người trên 1 giường bệnh.

- Giám đốc các bệnh viện đã quyết tâm không để tình trạng người bệnh phải

nằm ghép, tình trạng nằm ghép đôi cũng giảm hẳn, tại thời điểm hiện tại theo kiểm

tra giám sát trực tiếp của Cục Quản lý Khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến trung

ương, chỉ còn một số bệnh viện như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Phổi Trung ương, Phụ sản

Trung ương có tình trạng người bệnh phải nằm ghép.

Giảm tình trạng nằm ghép của bệnh viện tuyến tỉnh :

- 47% số bệnh viện tuyến tỉnh có xu hướng giảm số khoa có tình trạng người

bệnh nằm ghép.

Giảm công suất sử dụng giường bệnh tuyến trên và tăng công suất sử dụng

giường bệnh tuyến dưới:

- Đối với các bệnh viện tuyến trung ương : Tính trên số giường bệnh thực kê

trong 3 năm qua, 63% số bệnh viện tuyến trung ương đang có xu hướng giảm công

suất sử dụng giường bệnh và hầu hết đều nằm trong khoảng công suất sử dụng

giường bệnh hiệu quả (85-100%).

- Đối với các bệnh viện tuyến huyện : 25% số bệnh viện tuyến huyện có xu

hướng tăng công suất sử dụng giường bệnh.

Page 10: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

9

1.3. Kết quả tăng số bàn khám bệnh

Bảng 4. Tỷ lệ tăng số bàn khám so với trước khi cải tiến quy trình khám

bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT

Tuyến Bệnh viện BV TW BV Tỉnh BV Huyện

Chung 3

tuyến

Tổng số bàn khám bệnh ở các BV trước

khi triển khai Quyết định 1313 762 2.062 2.877 5.701

Tổng số bàn khám ở các BV sau 1 năm

thực hiện 950 4.920 4.960 10.830

Số bàn khám bệnh so với trước khi

triển khai QĐ 188 2.858 2.083 5.102

Tỷ lệ % tăng số bàn khám bệnh so với

trước khi triển khai QĐ (%) 24,7 138,6 72,4 89,5

Cả 3 tuyến bệnh viện tăng được 5.102 bàn khám, tương ứng với tỷ lệ tăng

89,5%. Trong đó tuyến trung ương tăng 24,7%, tuyến tỉnh tăng 138,6% và tuyến

huyện tăng 72,4%.

Trung bình ở 1 bệnh viện tuyến Trung ương là 25 bàn khám/ bệnh viện, tuyến

tỉnh là 10 bàn khám/ bệnh viện và tuyến huyện là 8 bàn khám/ bệnh viện.

2. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện

a) Ban hành các văn bản quản lý chất lượng

+ Thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 hướng dẫn công tác quản lý chất

lượng khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

+ Thông tư 01/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn quản lý chất lượng xét

nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cường thực hiện các giải

pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế.

+ Chỉ thị 09/CT-BYT ngày 22/11/2013 về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý

kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua

đường dây nóng.

+ Quyết định 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về việc hướng dẫn quy trình

khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện.

b) Ban hành bộ công cụ kiểm tra, đánh giá chất lượng

Ban hành Quyết định 4858/QĐ-BYT ngày 03/12/2013 về việc thí điểm Bộ tiêu

chí đánh giá chất lượng bệnh viện, giúp bệnh viện tự nhìn nhận những vấn đề còn yếu

trong quản lý chất lượng, xác định các vấn đề ưu tiên cần cải tiến.

c) Một số kết quả ban đầu cải tiến chất lượng và cải cách thủ tục hành

chính, giảm thời gian khám bệnh

Page 11: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

10

Nhiều bệnh viện ở các tuyến trên phạm vi toàn quốc đã tích cực triển khai các

văn bản quản lý và cải tiến chất lượng, đem lại sự hài lòng người bệnh.

Thực hiện hướng dẫn của Thông tư 19/2013/TT-BYT đến nay 43,2% số bệnh

viện đã thành lập Phòng hoặc Tổ quản lý chất lượng, làm đầu mối triển khai các công

việc bảo đảm và cải tiến chất lượng.

Các bệnh viện đã tích cực áp dụng Bộ tiêu chí thí điểm đánh giá chất lượng

bệnh viện vào công tác kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động bệnh viện và cũng làm cơ sở

để xác định vấn đề cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tiêu biểu như BVĐK

tỉnh Phú Thọ, BVĐK tỉnh Ninh Thuận… Bộ tiêu chí này đã giúp các bệnh viện cải

tiến chất lượng liên tục, từng bước nâng cao chất lượng bệnh viện.

Thực hiện cải tiến quy trình khám bệnh: Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện cải

tiến quy trình khám bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT của Bộ Y tế, qua báo cáo

của các bệnh viện thuộc ba tuyến Trung ương, tỉnh, huyện trên cả nước, kết quả cho

thấy:

- 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức triển khai thực hiện cải tiến quy

trình khám bệnh.

- Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác khám bệnh: 93% số bệnh

viện có tiến hành cải tạo cơ sở hạ tầng Khoa khám bệnh, mua sắm bổ sung trang thiết

bị cho khu vực ngồi chờ khám bệnh như bàn ghế (71% số bệnh viện), lắp quạt điện

(90,7% số bệnh viện), bổ sung ghế ngồi chờ (80,9% số bệnh viện), có đặt hệ thống

phát số thứ tự khám bệnh tự động (39,6%).

- Thời gian khám bệnh được tính từ khi người bệnh bắt đầu đăng ký thủ tục

khám bệnh tới khám bệnh, làm kỹ thuật cận lâm sàng, kê đơn và phát thuốc đã giảm

đáng kể so với trước khi tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, cụ thể:

Bảng 5. Kết quả đo lường thời gian khám bệnh

STT Loại hình khám bệnh Thời gian

khám

Thời gian

quy định

Giảm so với

trước cải tiến

1 Khám lâm sàng đơn thuần trung bình 49,6 phút < 2 giờ 47 phút

2 Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ thuật

xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh, thăm dò

chức năng trung bình

89,1 phút < 3 giờ 40 phút

3 Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ thuật

phối hợp cả xét nghiệm và chẩn đoán hình

ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng

116,2 phút < 3,5 giờ 56 phút

4 Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ thuật

phối hợp cả xét nghiệm, chẩn đoán hình

ảnh và thăm dò chức năng

145,3 phút < 4 giờ 52 phút

5 Trung bình giảm thời gian khám bệnh so

với trước khi triển khai QĐ 1313

48,5 phút

Page 12: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

11

+ Khám lâm sàng đơn thuần trung bình: 49,6 phút (so yêu cầu < 2 giờ), giảm

47 phút so với trước khi triển khai cải tiến;

+ Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh,

thăm dò chức năng trung bình: 89,1 phút (so yêu cầu < 3 giờ), giảm 40 phút so với

trước khi triển khai cải tiến;

+ Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm và chẩn

đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng trung bình: 116,2 phút (so yêu

cầu < 3,5 giờ), giảm 56 phút so với trước khi triển khai cải tiến;

+ Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ thuật phối hợp cả xét nghiệm, chẩn đoán

hình ảnh và thăm dò chức năng trung bình: 145,3 phút (so yêu cầu < 4 giờ), giảm 52

phút so với trước khi triển khai cải tiến.

Tính chung ở tất cả các loại hình khám bệnh, thời gian khám bệnh trung bình

sau hơn 1 năm cải tiến quy trình khám bệnh đã giảm được 48,5 phút so với trước khi

triển khai cải tiến quy trình.

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng số lượt khám ngoại trú trên cả nước đạt

134,6 triệu lượt. Như vậy, kết quả cải tiến sẽ tiết kiệm tương ứng với 13,6 triệu ngày

công lao động. Mỗi người đi khám bệnh, trung bình sẽ có 1 người đi cùng, như vậy

việc rút ngắn thời gian khám bệnh mỗi năm sẽ tiết kiệm hay có thể nói là bổ sung

thêm ít nhất 27,2 triệu ngày công lao động cho xã hội thay vì số thời gian này lãng

phí do phải chờ đợi khám bệnh kéo dài của người bệnh và người thân.

Nhiều mô hình cải tiến quy trình khám bệnh được ghi nhận tích cực từ các

bệnh viện như: Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Viện Tim Hà Nội, Bệnh

viện Đống Đa, thành phố Hà Nội, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, Bệnh viện đa

khoa tỉnh Hải Dương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, Bệnh viện đa khoa tỉnh

Quảng Ninh, Bệnh viện Quận 2 – Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện cấp cứu Trưng

Vương – Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang,

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu…

3. Thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh

Thực hiện Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 11/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế

về việc phê duyệt Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020, với mục tiêu: Hình

thành và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, thông qua đào tạo, chuyển giao kỹ

thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (Telemedicine) của

bệnh viện hạt nhân để nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ

tinh.

- Tiếp tục kiện toàn, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh bao gồm: 14 bệnh

viện hạt nhân và 46 bệnh viện vệ tinh phân bố tại 37 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong đó có 8 bệnh viện hạt nhân trực thuộc Bộ Y tế; 6 bệnh viện hạt nhân thuộc Sở

Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

Page 13: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

12

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, các tài liệu kỹ thuật phục vụ

hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh.

- Tổ chức đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh: Theo báo

cáo chưa đầy đủ của các đơn vị tháng 8/2012 – hết tháng 12/2014: 14 bệnh viện hạt

nhân đã tổ chức được 212 lớp đào tạo cho 3.891 lượt cán bộ bệnh viện vệ tinh;

chuyển giao 291 lượt kỹ thuật cho 1701 cán bộ, tại thời điểm báo cáo đã chuyển giao

hoàn thành 224 kỹ thuật.

- Lập kế hoạch xây dựng, phát triển hệ thống Telemedicine của bệnh viện vệ

tinh và bệnh viện hạt nhân. Một số bệnh viện đã tiến hành tổ chức các hình đào tạo,

hội chẩn từ xa, phản hồi công tác tuyến giúp nâng cao năng lực bệnh viện vệ tinh:

Bạch Mai, Việt Đức,…

- Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, phối hợp cùng

bệnh viện vệ tinh triển khai truyền thông phòng chống bệnh tật.

- Kiện toàn tổ chức, hoạt động chỉ đạo tuyến của bệnh viện, tăng cường đầu tư

trang thiết bị giảng dạy và phục vụ chuyển giao kỹ thuật.

- Đã có 39/46 bệnh viện vệ tinh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án

bệnh viện vệ tinh, 6 bệnh viện chưa được phê duyệt Dự án.

- 36/46 bệnh viện có cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng; mua sắm bổ sung trang

thiết bị phục vụ chuyển giao kỹ thuật.

- 32/46 bệnh viện đã bổ sung nhân lực để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật: tuyển

thêm được 874 bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.

- 46/46 bệnh viện cử cán bộ đi học để chuẩn bị tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

- 46/46 bệnh viện chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận đào tạo và chuyển giao kỹ

thuật.

- Theo báo cáo của các bệnh viện vệ tinh so với năm 2012 và 2013 tỷ lệ

chuyển tuyến đang có xu hướng giảm, đặc biệt giảm rõ ở những bệnh viện và chuyên

khoa trong Đề án bệnh viện vệ tinh, 37,5% số bệnh viện trong Đề án bệnh viện vệ

tinh đang có xu hướng giảm tỷ lệ chuyển tuyến, điển hình như: Bệnh viện A Thái

Nguyên; Bãi Cháy Quảng Ninh; Đa khoa tỉnh Điện Biên; Đa khoa tỉnh Hà Giang; Đa

khoa tỉnh Ninh Bình; Đa khoa tỉnh Quảng Ninh; Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang; Sản

Nhi Cà Mau, Sản nhi Ninh Bình và Ung bướu Nghệ An.

4. Hoạt động đào tạo và chuyển giao kỹ thuật

Thực hiện Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 hướng dẫn việc

chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; và Thông tư số 18/2014/TT-

BYT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 20 tháng 2 năm 2013 của

Thủ tướng Chính phủ về chế độ luân phiên của người hành nghề tại các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh, năm 2012- 2014 đã thực hiện và đạt một số kết quả sau:

- Theo báo cáo của các đơn vị tính từ năm 2012-2014

Page 14: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

13

+ 54 bệnh viện tuyến Trung ương (36 bệnh viện thuộc Bộ) đã cử cán bộ luân

phiên hỗ trợ 238 lượt bệnh viện tuyến tỉnh chuyển giao 2439 lượt kỹ thuật, 8525 cán

bộ; tổ chức 2114 lớp đào tạo cho 38460 lượt học viên; trực tiếp khám 4080 bệnh

nhân, phẫu thuật 167 ca. Số kinh phí thực hiện: 12155,27 triệu đồng

+ Theo báo cáo của 57/63 tỉnh thành phố: 57/57 tỉnh, thành phố đều có tổ chức

luân phiên trong nội bộ địa phương: 156 bệnh viện tuyến tỉnh đã cử 4661 cán bộ đi

luân phiên hỗ trợ 1367 lượt bệnh viện huyện, chuyển giao 3299 lượt kỹ thuật, tổ chức

2799 lớp tập huấn; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho 44253 lượt cán bộ y tế

tuyến huyện. Số kinh phí thực hiện: 3303355 triệu đồng.

+ 445 lượt bệnh viện huyện đã cử 11261 lượt cán bộ y tế hỗ trợ khám chữa

bệnh cho nhân dân tại 9791 lượt trạm y tế xã đồng thời tổ chức chuyển giao 8073

lượt kỹ thuật, thủ thuật; tổ chức 3589 lớp tập huấn cho 45626 lượt cán bộ y tế tuyến

xã. Số kinh phí thực hiện: 12963169 triệu đồng.

5. Thực hiện Đề án bác sĩ gia đình

- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tham mưu Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Thông tư số 16/201/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014 hướng dẫn thí điểm về bác sĩ

gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình. Tham mưu Lãnh đạo Bộ hướng dẫn các tỉnh

không thuộc phạm vi Đề án bác sĩ gia đình tham gia thực hiện thí điểm Thông tư

16/2014/TT-BYT: Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa; An Giang; Đồng Tháp.

- Từ tháng 3/2013 - đến hết 31 tháng 12 năm 2014, theo báo chưa đầy đủ của

các tỉnh đã có 160 phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập và đưa vào hoạt động

tại TP.HCM; Hà Nội, Huế, Khánh Hòa. Đã có 344 bác sĩ gia gia hoạt động tại các

phòng khám này. Bước đầu các phòng khám đã tham gia quản lý sức khỏe cho cá

nhân và hộ gia đình, khám chữa bệnh tại nhà, tư vấn sức khỏe, Phục hồi chức năng,

hướng dẫn tiêm chủng mở rộng. Trong 2 năm 2013, 2014 các phòng khám đã tổ chức

khám cấp cứu 2.930 ca; khám, chữa bệnh 491.052 lượt người bệnh; thực hiện 7.612

ca thủ thuật; xét nghiệm: 109.196 ca; chuyển tuyến 13383 ca; khám, chữa bệnh tại

nhà 2688; 102/160 phòng khám có tổ chức khám sàng lọc; Khám sàng lọc: 277.333

lượt NB; số người được quản lý sức khỏe: 95233; Số ca phát hiện bệnh qua khám

sàng lọc: 114.830. số ca giới thiệu chuyển tuyến sau khám sàng lọc: 2775. Số ca tư

vấn: 9879 cuộc. Phục hồi chức năng: 61 ca

6. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước,

tăng cường đầu tư, xây dựng để các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo quy

định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới

Đến nay, y tế cơ sở đã phát triển rộng khắp toàn quốc, trong đó mạng lưới y tế

thôn bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế.

- 100% xã, phường, thị trấn đã có Trạm Y tế, chỉ còn khoảng 1% số xã chưa có

cơ sở nhà trạm phải mượn tạm cơ sở;

Page 15: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

14

- 77% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc (Bao gồm các xã có bác sỹ làm việc từ 3

ngày/tuần trở lên);

- 97,3% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi;

- 77,4% thôn, bản, tổ dân phố trong cả nước đã có nhân viên y tế hoạt động,

trong đó tỷ lệ này là 94,7% số thôn, bản ở khu vực nông thôn, miền núi.

Đồng thời, Bộ Y tế đang xây dựng để trình Chính phủ phê duyệt Đề án y tế cơ

sở để tạo bước chuyển biến đột phá toàn diện về tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết

bị, đội ngũ cán bộ và cơ chế hoạt động của y tế cơ sở nhằm nâng cao chất lượng dịch

vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

ngay tại cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

7. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng

Với quan điểm dự phòng tích cực, chủ động; Dự phòng toàn diện và có trọng

điểm, ưu tiên phòng, chống các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm, đặc biệt là

các bệnh mới phát sinh, HIV/AIDS, dịch cúm, Ebola…, tiếp tục phòng chống suy

dinh dưỡng ở trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích, bệnh nghề nghiệp. Chủ động

phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh do lối sống có hại cho sức khoẻ.

Chủ động đối phó và khống chế kịp thời các bệnh dịch nguy hiểm mới xuất

hiện; khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% dân số và giảm dần số người

nhiễm mới trong cộng đồng dân cư.

Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về phòng bệnh:

- Luật phòng chống tác hại thuốc lá số 09/2013/QH13 và các Nghị định hướng

dẫn luật.

- Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn chi tiết: Thông tư số 13/2013/TT-BYT

ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm, TT số

48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 về hướng dẫn khai báo, thông tin báo cáo bệnh

truyền nhiễm.

- Chỉ đạo các cơ sở KCB chủ động, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị các

bệnh truyền nhiễm bảo đảm không lây chéo, giảm tỷ lệ tử vong: Sốt xuất huyết

Denge, Tay chân miệng, Cúm.

- Quy định hệ thống các bệnh viện thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm theo

từng bệnh, từng tình huống, xây dựng và ban hành nhiều hướng dẫn chẩn đoán, điều

trị các bệnh truyền nhiễm bảo đảm cập nhật, hiệu quả điều trị hạn chế tử vong; các sổ

tay, cẩm nang hướng dẫn công tác kiểm soát lây nhiễm, phòng ngừa chuẩn trong các

cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tăng cường công tác rửa tay, kiểm soát lây nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh

- Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng phòng ngừa bệnh dịch

Page 16: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

15

- Triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các quy định, hướng dẫn tại Quyết

định số 3029/QĐ-BYT ngày 21/8/2013 về việc ban hành Kế hoạch tăng cường công

tác an toàn tiêm chủng, bao gồm các hoạt động cụ thể về đảm bảo chất lượng vắc xin;

thanh tra, kiểm tra toàn diện các điểm tiêm chủng, tập huấn cho cán bộ, các hoạt động

truyền thông về an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện các hoạt động giám sát để phát hiện sớm các bệnh dịch mới phát

sinh, tổ chức dập dịch kịp thời. Ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố hệ thống

báo cáo, giám sát và hiện đại hoá hệ thống quản lý số liệu thống kê, dự báo dịch,

bệnh.

- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục hậu quả của thảm hoạ, thiên

tai; phòng, chống tai nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động

và bệnh nghề nghiệp.

- Triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh ung thư; làm giảm sự tác động

của yếu tố môi trường độc hại tới sức khoẻ con người.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động về y tế dự phòng

đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng các chương trình hành động trình Thủ tướng Chính phủ: Chương

trình tăng cường năng lực trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện, Chương

trình tăng cường hệ thống giám sát và đáp ứng nhanh nhằm ngăn chặn kịp thời các

dịch bệnh truyền nhiễm, Chương trình phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm

như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường ....

8. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quản lý khám, chữa bệnh liên

quan đến giảm quá tải bệnh viện (từ 2012 đến 2014)

Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về

việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 10/2012/TT-BYT ngày 08/6/2012 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Thông tư số 31/2011 ngày 11/7/2011 ban hành và hướng dẫn

thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được

quỹ BHYT thanh toán.

Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn thực

hành Dược lâm sàng trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11/01/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn thực

hiện quản lý chất lượng phòng xét nghiệm y học tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý

chất lượng bệnh viện.

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn hoạt

động của Hội đồng thuốc và điều trị.

Page 17: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

16

Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế quy định về thu

hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của

người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế quy định phân

tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 quy định việc chuyển tuyến

giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22/5/2014 hướng dẫn thí điểm về bác sĩ

gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.

Thông tư 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 quy định về khám bệnh, chữa bệnh

nhân đạo…

9. Thông tin, truyền thông

- Cung cấp nội dung và hướng dẫn hoạt động truyền thông cho các địa phương,

đơn vị về thực hiện các Đề án Giảm quá tải bệnh viện, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án

bác sỹ gia đình, Đề án 1816, Đề án 47/930.

- Phối hợp với 22 báo, 06 đài truyền hình, phát thanh trung ương và địa

phương xây dựng chuyên đề về các Đề án trọng điểm của Bộ Y tế. Phối hợp với

VTV1 xây dựng và phát sóng phóng sự giới thiệu những mô hình điểm thực hiện cải

tiến quy trình khám bệnh theo Quyết định 1313.

- Phát hành Tạp chí Bệnh viện 2 tháng 1 số: Giới thiệu các thành tựu y học,

các kỹ thuật cao đang được áp dụng tại các bệnh viện. Giới thiệu các mô hình bệnh

viện vệ tinh đối với những chuyên khoa quá tải trầm trọng ở Hà Nội và TP. HCM

như ngoại, tim mạch, ung bướu, sản nhi. Các giải pháp phòng chống dịch bệnh,

khám, điều trị các dịch bệnh nguy hiểm như sởi, ebola, sốt xuất huyết, cúm… Các

giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam ký kết chương trình phối hợp truyền

thông “Nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính và khám chữa bệnh phục vụ

nhân dân”. Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ hợp tác sản xuất “Bản tin 115”

được phát hàng ngày trên kênh VOV Giao thông Quốc gia, tần số FM 91 Mhz: phản

ánh tình hình khám, cấp cứu, chữa bệnh, công tác cải cách thủ tục hành chính tại các

bệnh viện thông qua hệ thống camera quan sát và đường dây nóng. Chương trình

được áp dụng tại 12 bệnh viện thí điểm tại Hà Nội và TP.HCM. Sau quá trình thí

điểm, chương trình sẽ được áp dụng đối với tất cả các bệnh viện trong cả nước.

Tóm tắt kết quả hoạt động giảm quá tải bệnh viện đã đạt được sau 2 năm

thực hiện Đề án 92 của Thủ tướng Chính phủ

1. Giảm số bệnh viện, số khoa có người bệnh phải nằm ghép (năm 2014 so với

năm 2012)

Page 18: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

17

- 58% trong tổng số bệnh viện tuyến Trung ương trước đây có tình trạng nằm

ghép đang có xu hướng giảm số khoa có tình trạng nằm ghép trong bệnh viện (7/12

bệnh viện).

- 47% trong tổng bệnh viện tuyến tỉnh trước đây tình trạng nằm ghép đang có

xu hướng giảm tỷ lệ số khoa có nằm ghép trong bệnh viện (17/ 75 bệnh viện).

2. Giảm tỷ lệ chuyển tuyến (năm 2014 so với năm 2013)

- 37,5% số bệnh viện trong Đề án bệnh viện vệ tinh đang có xu hướng giảm tỷ

lệ chuyển tuyến.

3. Giảm thời gian khám bệnh (năm 2014 so với năm 2012)

- Giảm từ 12-14 bước xuống còn 4 – 8 bước tùy theo loại hình khám bệnh

- Giảm trung bình 48,5 phút trên 1 lượt khám bệnh

- Tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/ năm

4. Giảm công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến trung ương, tăng

công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện tuyến huyện (năm 2012, 2013, 6

tháng 2014)

- 63% số bệnh viện tuyến trung ương đang có xu hướng giảm công suất sử

dụng giường bệnh.

- 25% số bệnh viện tuyến huyện có xu hướng tăng công suất sử dụng giường

bệnh.

5. Số bệnh viện được xây mới (tính từ năm 2012 đến tháng 8/2014)

- 119 bệnh viện (trong đó: Trung ương: 03; tỉnh, huyện: 116)

6. Số khoa, phòng được xây mới, mở rộng, cải tạo (tính từ năm 2012 đến tháng

8/2014)

- 1.839 khoa (trong đó: Trung ương: 172; tỉnh, huyện: 1667)

7. Số buồng, bàn khám tăng thêm (tính từ năm 2013 đến tháng 8/2014)

- 5.129 bàn khám (trong đó: Trung ương 188; tỉnh 2.858; huyện 2.083)

8. Số giường bệnh thực kê được bổ sung (tính từ năm 2012 đến tháng 8/2014)

- 38.913 giường bệnh (trong đó: Trung ương 4.800; tỉnh 18.214; huyện 11.975;

khác 3.924)

Tăng tỷ lệ giường bệnh thực kê/ vạn dân (năm 2014 so với năm 2012)

- 3,4 giường bệnh/ vạn dân (năm 2014: 28,1 GB/ vạn dân; năm 2012: 24,7 GB/

vạn dân)

9. Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh

- 14 bệnh viện hạt nhân và 46 bệnh viện vệ tinh được thành lập

Page 19: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

18

10. Phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình

- 97 phòng khám bác sĩ gia đình được thành lập

11. Tăng số kỹ thuật được chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới (tính từ năm

2012 đến tháng 8/2014)

- 2.439 kỹ thuật tuyến trung ương chuyển giao cho tỉnh

- 3.299 kỹ thuật tuyến tỉnh chuyển giao cho huyện

- 8.073 kỹ thuật tuyến huyện chuyển giao cho xã

12. Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh:

- Công tác quản lý chất lượng bệnh viện được quan tâm hơn, chất lượng bệnh

viện từng bước được cải thiện

- 43,2% số bệnh viện đã thành lập được Phòng, Tổ quản lý chất lượng

- 17 lớp tập huấn về quản lý chất lượng đã được tổ chức cho các địa phương

- 9.907 cuộc gọi đường dây nóng được tiếp nhận và xử lý; đã xử lý bằng các

hình thức kỷ luật khác nhau đối với 139 cán bộ, nhân viên y tế

13. Ban hành nhiều chính sách liên quan đến công tác giảm tải bệnh viện như:

Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg; Thông tư 01/2013/TT-BYT; Thông tư 19/2013/TT-

BYT; Thông tư 21/2013/TT-BYT; Thông tư 43/2013/TT-BYT; Thông tư

14/2014/TT-BYT; Thông tư 16/2014/TT-BYT...

14. Giám sát đánh giá giảm tải bệnh viện

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất: Bệnh viện Phụ sản TW, Bệnh viện

Nội tiết TW, ...

- Kiểm tra theo kế hoạch: trên 20 bệnh viện trung ương và nhiều BV tuyến tỉnh

- Thực hiện chế độ báo cáo tuần, trực tuyến về tình hình quá tải bệnh viện

15. Tăng cường giáo dục nâng cao y đức

- Trên 10 lớp tập huấn được tổ chức tại các địa phương

16. Tăng cường truyền thông giảm tải bệnh viện: Tổ chức thường xuyên các

chương trình tọa đàm, phỏng vấn, bài viết, phóng sự trên các phương tiện thông tin

đại chúng (trên 60 bài viết về cải tiến quy trình khám bệnh)

III. NÂNG CAO Y ĐỨC TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

1. Triển khai đường dây nóng ngành y tế

Nhằm giải quyết ngay các vấn đề nóng, bức xúc của người dân khi đi khám

bệnh tại các cơ sở y tế, trong thời gian qua Bộ Y tế đã thiết lập đường dây nóng. Qua

gần 1 năm thực hiện, đường dây nóng của Bộ Y tế đã mang lại hiệu quả thiết thực,

giải quyết ngay những bức xúc của người bệnh, thông qua phản hồi của người dân,

Page 20: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

19

các cơ sở y tế đã nghiêm túc tiếp thu và có thông tin để xử lý, răn đe cán bộ kịp thời;

đồng thời cũng phản hồi nhiều tấm gương thầy thuốc hy sinh vì người bệnh. Cụ thể,

đến hết tháng 6 năm 2014, Tổng đài đã thống kê có 9.907 cuộc gọi đến, trong đó có

3.159 cuộc gọi đúng phạm vi tiếp nhận (32%) và 6.748 cuộc gọi không đúng phạm vi

tiếp nhận (68%). Trong đó:

38% phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế.

26% phản ánh về quy trình chuyên môn.

13% phản ánh về các hiện tượng tiêu cực tại các cơ sở y tế.

12% phản ánh về các vấn đề liên quan đến thủ tục viện phí.

Các vấn đề phản ánh đã được đưa lên hệ thống quản lý trưc tuyến, phân công

các đơn vị liên quan xử lý. Kết quả xử lý của các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Y tế,

trong 6 tháng đầu năm 2014 đã điều chuyển vị trí công tác là 1 người, khiển trách 119

người, cắt thi đua 14 người và cách chức là 5 người.

2. Ban hành Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25/2/2014 của Bộ trưởng Bộ

Y tế về Quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động

làm việc tại các cơ sở y tế

Quy định Ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm

vụ được giao, đặc biệt là quy định khen thưởng và xử phạt rõ ràng những cán bộ chịu

trách nhiệm liên quan từ Bộ Y tế, Giám đốc Sở y tế, Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo

các khoa phòng và từng cán bộ y tế.

Tổ chức 04 lớp tập huấn quán triệt Thông tư số 07/2014/TT-BYT quy định về

Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế

tại Hải Phòng, Thái Bình, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho 1.209 đại biểu bao gồm

Lãnh đạo, Chủ tịch Công đoàn ngành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế, Lãnh

đạo, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện đa

khoa tỉnh.

3. Tiếp tục chỉ đạo sát sao việc thực hiện các quy định về y đức

- Ban hành văn bản số 7131/BYT-KCB về việc thực hiện Điều 40 của Luật

Khám bệnh, chữa bệnh về đạo đức nghề nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh. Tại văn

bản này, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc trung

ương, Thủ trưởng y tế các ngành, Giám đốc các viện/bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản của Bộ trưởng Bộ Y tế về đạo đức nghề

nghiệp của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Chỉ đạo các Sở Y tế và các Bệnh viện triển khai Nghị định 96/2011/NĐ-CP

về sử phạt hành chính trong khám chữa bệnh làm chế tài để giám sát, tăng cường

trách nhiệm, đạo đức của cá nhân và tập thể đơn vị y tế.

- Chỉ đạo các trường đào tạo cán bộ y tế, các hội nghề nghiệp hưởng ứng thực

hiện những giải pháp tăng cường y đức: Thành lập thành lập bộ môn Y đức xã hội

Page 21: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

20

học tại trường đại học Y Hà Nội, đại học Y dược Hồ Chí Minh; Xây dựng Chuẩn đạo

đức nghề nghiệp điều dưỡng viên trên cơ sở quy định tại Điều 42 của Luật Phòng

Chống tham nhũng; Cập nhật các chương trình đào tạo Quản lý bệnh viện, Quản lý

điều dưỡng nội dung về đạo đức và giao tiếp ứng xử.

4. Phát động các phong trào tăng cường đạo đức nghề nghiệp

Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh; Tổ chức các Hội thi điều dưỡng-hộ sinh giỏi thanh lịch toàn quốc (năm 1995,

2000, 2007) và Hội thi các tỉnh/thành phố, các bệnh viện hằng năm hoặc 2 năm/lần;

Phát động Hội thi “Tuyên truyền về thực hiện Quy tắc ứng xử” từ 21/4/2011 tổ chức

thi từ cấp cơ sở, thi chung kết vào ngày 20-21/02/2012 với nội dung chủ yếu là việc

nâng cao y đức, năng lực giao tiếp ứng xử giữa cán bộ y tế với người bệnh, người nhà

người bệnh, với đồng nghiệp và cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành.

Bộ Y tế thấy rằng thông qua một loạt các các biện pháp như Đường dây nóng;

Thông tư 07; Tăng cường giáo dục đào tạo; Phát động các phong trào thi đua sẽ nâng

cao được nhận thức và thực hành của cán bộ y tế về y đức, từng bước đem lại sự hài

lòng của người bệnh.

IV - KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ GIẢM QUÁ TẢI BỆNH VIỆN

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt Đề án giảm quá tải bệnh

viện ban hành kèm theo Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 9/01/2013 của Thủ tướng

Chính phủ. Đến nay, sau 2 năm thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu, hầu hết

các mục tiêu đề ra của Đề án đã được đảm bảo thực hiện và đạt được theo như mục

tiêu đề ra; từng bước làm giảm tình trạng quá tải bệnh viện, góp phần nâng cao chất

lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.

1. Tình trạng quá tải khu vực khám bệnh cũng đã được cải thiện đáng kể, quy

trình khám bệnh giảm từ 12-14 bước xuống còn 4 – 8 bước tùy theo loại hình khám

bệnh; so với năm 2012 thời gian khám bệnh giảm trung bình 48,5 phút trên 1 lượt

khám bệnh, tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/ năm.

2. Tình trạng quá tải khu vực điều trị nội trú cũng được cải thiện đáng kể: Tình

trạng giảm quá tải được thể hiện bằng việc giảm số bệnh viện, số khoa có người bệnh

phải nằm ghép: So với năm 2012, ở tuyến Trung ương: 58% trong tổng số bệnh viện

tuyến Trung ương trước đây có tình trạng nằm ghép, hiện đã và đang có xu hướng

giảm số khoa có tình trạng nằm ghép trong bệnh viện (7/12 bệnh viện); nhiều bệnh

viện đã có thể ký cam kết không còn tình trạng nằm ghép trong bệnh viện. Ở tuyến

tỉnh: 47% trong tổng bệnh viện tuyến tỉnh trước đây tình trạng nằm ghép hiện đã và

đang có xu hướng giảm tỷ lệ số khoa có nằm ghép trong bệnh viện (17/ 75 bệnh

viện).

3. Giảm tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên: So với năm 2012 và

2013 tỷ lệ chuyển tuyến đang giảm dần, đặc biệt giảm rõ ở những bệnh viện và

Page 22: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

21

chuyên khoa trong Đề án bệnh viện vệ tinh, 37,5% số bệnh viện trong Đề án bệnh

viện vệ tinh đang có xu hướng giảm tỷ lệ chuyển tuyến.

V- THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN

1- Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự ủng hộ của các Bộ, Ngành Trung

ương trong công tác giảm quá tải bệnh viện.

- Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo xây

dựng bổ sung cơ sở hạ tầng bệnh viện, nâng cao chuyên môn kỹ thuật và chất lượng

dịch vụ bệnh viện.

- Sự ủng hộ của các Tổ chức quốc tế hỗ trợ xây dựng và mở rộng một số bệnh

viện.

- Sự tham gia tích cực của các bệnh viện trong các đề án nâng cao năng lực

khám chữa bệnh và tăng cường chất lượng dịch vụ bệnh viện.

2- Khó khăn, thách thức

- Tỷ lệ số giường bệnh/1 vạn dân còn khiêm tốn, số giường bệnh tăng thêm

chiếm tỷ lệ lớn là giường bệnh thực kê

- Mô hình bệnh tật thay đổi nhiều

- Mức thu nhập tăng, dân trí tăng, giao thông thuận lợi, tỷ lệ bảo hiểm tăng…,

nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tăng lên, người dân đi khám bệnh, chăm sóc

sức khỏe, muốn vượt lên tuyến trên khám chữa bệnh nhiều hơn

- Cơ chế tài chính, giá dịch vụ tuyến trung ương không chênh lệch nhiều so với

tuyến dưới

- Công tác truyền thông còn hạn chế

- Do cơ chế hoạt động đối với các bệnh viện hiện nay, nên một số bệnh viện

chưa thực hiện quyết liệt Đề án giảm quá tải bệnh viện.

VI - KẾ HOẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới Ngành Y tế tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, khắc

phục các khó khăn, tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án giảm quá tải

bệnh viện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông: Các bệnh viện phải thành lập Phòng hoặc

bộ phận Truyền thông để truyền thông mạnh mẽ về năng lực và trình độ chuyên môn

kỹ thuật của bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới để người dân tin tưởng

cơ sở điều trị tại địa phương và giảm tỷ lệ tự vượt tuyến lên bệnh viện tuyến trung

ương;

Page 23: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

22

- Khuyến khích, động viên và xây dựng các tiêu chí phấn đấu để Bệnh viện

“thanh toán tình trạng nằm ghép trong bệnh viện”; Nghiên cứu đề xuất ban hành

Chỉ thị nghiêm cấm tình trạng nằm ghép điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa

bệnh; Thường xuyên đôn đốc thực hiện có chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng đối

với các tập thể thực hiện tốt giảm quá tải bệnh viện;

- Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần về tình trạng nằm ghép trong khu vực

điều trị nội trú (báo cáo trực tuyến). Kết hợp với kiểm tra đột xuất của các cơ quan

quản lý Bộ Y tế, Sở Y tế. Lập trang web, công bố tình trạng nằm ghép ở các bệnh

viện và có cập nhật theo từng tuần, trước mắt thí điểm ở các bệnh viện tuyến trung

ương;

- Lãnh đạo Bệnh viện ký cam kết không để tình trạng nằm ghép trong khu vực

điều trị nội trú. Giao trách nhiệm giải quyết tình trạng nằm ghép cho giám đốc của

mỗi bệnh viện và giám đốc hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc để người bệnh phải

nằm ghép điều trị nội trú;

- Tăng cường thực hiện quy định về chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh, xây dựng phần mềm báo cáo quản lý người bệnh chuyển tuyến.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đề ra tại Đề án giảm quá tải bệnh

viện, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:

+ Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm

giường bệnh cho các chuyên khoa ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và

nhi.

+ Triển khai hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh.

+ Đẩy mạnh thực hiện và nhân rộng mô hình thí điểm phòng khám bác sĩ gia

đình.

+ Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã trong cả nước, nâng cao

nâng lực cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.

+ Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng.

+ Tăng cường công tác quản lý và nâng cao toàn diện chất lượng bệnh viện.

+ Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách.

+ Thông tin, truyền thông.

VII - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

- Tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện

Đề án thành lập và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; Đề án thí điểm xây dựng

mô hình phòng khám bác sỹ gia đình; Đề án quản lý chất lượng bệnh viện; Quy

hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện;…

Page 24: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

23

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương xây dựng kế

hoạch ngân sách hằng năm triển khai Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2016 -

2020.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương ưu tiên bố trí ngân sách, huy động vốn

đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ để thực hiện đầu tư phát triển bệnh viện phù

hợp với quy hoạch mạng lưới y tế địa phương nhằm đạt mục tiêu giảm quá tải bệnh

viện.

Page 25: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

24

PHẦN II: DỰ THẢO KẾ HOẠCH KÝ CAM KẾT KHÔNG

ĐỂ TÌNH TRẠNG NẰM GHÉP GIƯỜNG BỆNH TRONG

THỜI GIAN NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH

VIỆN

I- Căn cứ đề xuất xây dựng kế hoạch ký cam kết

Ngày 09/1/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 92/QĐ-TTg về

việc phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 – 2020. Mục tiêu của Đề

án:

Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều

trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện; trước mắt

tập trung giải quyết giảm quá tải ở các chuyên khoa: Ung bướu, ngoại - chấn

thương, tim mạch, sản và nhi thuộc một số bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện

tuyến cuối của hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nâng cao chất

lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Mục tiêu cụ thể

a) Giảm công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện có công suất sử

dụng giường bệnh quá cao (>120%) thuộc tuyến trung ương và các bệnh viện tuyến

cuối của thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 100%, cơ bản khắc

phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015; phấn đấu từ năm 2020 trở đi không còn tình

trạng quá tải bệnh viện;

b) Nâng công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện, tuyến

tỉnh hiện có công suất sử dụng giường bệnh thấp đạt 60% vào năm 2015 và 80% vào

năm 2020;

c) Giảm thời gian và lưu lượng người chờ khám bệnh tại khoa khám bệnh của

các bệnh viện hiện có công suất sử dụng giường bệnh quá cao; bảo đảm mỗi bác sỹ

khám bệnh không quá 50 người bệnh/một ngày làm việc vào năm 2015 và 35 người

bệnh/một ngày làm việc vào năm 2020;

d) Tăng số giường bệnh công lập trên phạm vi cả nước phù hợp với quy hoạch

phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên đối với 5 chuyên khoa:

Ung bướu, ngoại - chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định này, trong đó đặc

biệt trú trọng tới một số mục tiêu trước mắt phải hoàn thành trong năm 2015 :

- Cơ bản khắc phục tình trạng nằm ghép vào năm 2015

- Bảo đảm mỗi bác sỹ khám bệnh không quá 50 người bệnh/một ngày làm

việc vào năm 2015

Căn cứ thực tiễn và kinh nghiệm của các bệnh viện:

Page 26: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

25

1- Chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ký cam kết không để tình trạng nằm

ghép giường bệnh:

Thực hiện chủ trương của Bộ trưởng, ngày 06/1/2015 đã có 03 Bệnh viện

tuyến Trung ương bao gồm:

- Bệnh viện Nhi Trung ương,

- Bệnh viện K,

- Bệnh viện Nội tiết Trung ương

đã cam kết trước các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng không để tình

trạng nằm ghép trong bệnh viện.

2- Chia sẻ kinh nghiệm thành công của một số bệnh viện

Tại cuộc họp ngày 13/1/2015 chuẩn bị cho kế hoạch ký cam kết không để tình

trạng nằm ghép trong bệnh viện do Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên chủ trì (có Biên

bản cuộc họp kèm theo) các Bệnh viện đã chia sẻ, kiểm soát tình trạng nằm ghép

trong bệnh viện là có khả thi. Ngoài các gói giải pháp bền vững chống quá tải bệnh

viện:

- Tăng cường năng lực kỹ thuật của tuyến dưới, giảm chuyến tuyến, vượt tuyến

lên tuyến trên

- Xây dựng, mở rộng quy mô bệnh viện…

- Một giải pháp rất quan trọng Bệnh viện đưa ra (Bệnh viện Răng Hàm Mặt

Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đó là: công

tác quản lý, điều hành, giao quyền và trách nhiệm cho lãnh đạo các khoa lâm sàng,

điều dưỡng trưởng bệnh viện, trưởng khoa:

+ Tăng cường điều trị ngoại trú, hạn chế bệnh nhân vào điều trị nội trú để

tương ứng với số xuất viện hàng ngày;

+ Linh hoạt điều động, bố trí giường bệnh giữa các khoa, giường bệnh tạm kê

thêm (giường gấp, cáng…);

+ Trách nhiệm liên quan đến kinh tế nếu để tình trạng nằm ghép tại các

khoa,…

+ Gắn biển “Bệnh viện không có nằm ghép” tại các khoa, bệnh viện

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát đưa vào nội dung báo cáo tình trạng nằm ghép

trong giao ban hàng ngày của các khoa và bệnh viện.

3- Theo dõi báo cáo tuần về tình hình nằm ghép tại các bệnh viện

- Ngày 09/12/2014 Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã có công văn số

1377/KCB-QLCL đề nghị các Bệnh viện trực thuộc Bộ thực hiện chế độ báo cáo tuần

về tình trạng quá tải bệnh viện, báo cáo được gửi trực tuyến vào thứ năm hàng tuần,

nội dung báo cáo gồm:

1. Tổng số lượt khám bệnh ngoại trú trong tuần

Page 27: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

26

2. Tổng số bàn khám ngoại trú

3. Tổng số lượt điều trị nội trú trong tuần

4. Tổng số người bệnh ra viện, chuyển viện trong tuần

5. Tổng số người bệnh tử vong trong tuần

6. Tổng số giường bệnh thực kê ngày thứ Tư của tuần báo cáo

7. Tổng số người bệnh nội trú ngày thứ Tư của tuần báo cáo

8. Số khoa có ng/bệnh nằm ghép trong ngày thứ Tư của tuần b.cáo

9. Liệt kê 5 Khoa có số người bệnh nằm ghép cao nhất và ghi rõ tỷ lệ

giường bệnh có nằm ghép trên tổng số GB thực kê của Khoa tương ứng,

trong ngày thứ Tư của tuần báo cáo (%)

Thực hiện chế độ báo cáo này, hàng tuần có từ 15-25/38 bệnh viện gửi báo cáo

(Cục đang đôn đốc để gửi báo cáo đầy đủ của cả 38 bệnh viện). Theo kết quả báo cáo

(Phụ lục 1):

- Tình trạng nằm ghép chỉ tập trung chủ yếu ở các bệnh viện như: Bệnh viện

Chợ Rẫy, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện E, Viện Huyết học và Truyền

máu Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế

có số khoa nằm ghép giao động từ 1-20 khoa.

- Số lượt khám bệnh/ bàn khám/ ngày ở hầu hết các bệnh viện đều đạt mục tiêu

của Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định 92/QĐ-BYT là dưới 50 bệnh nhân.

Một số bệnh viện chưa đạt được là: Bệnh viện phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bệnh

nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung

ương.

4- Theo quy định về thanh toán bảo hiểm y tế, những giường bệnh có bệnh

nhân nằm ghép chỉ được thanh toán tiền giường bệnh của 01 bệnh nhân/ 1 giường

bệnh.

Qua căn cứ thực tiễn trên cho thấy việc cam kết không để tình trạng nằm ghép

giường bệnh của người bệnh điều trị nội trú trong bệnh viện là có tính khả thi ở phần

lớn các bệnh viện tuyến trung ương. Một số bệnh viện khó có thể thực hiện ngay

được do điều kiện bệnh viện đang sửa sang, xây dựng, mở rộng như: Bệnh viện Nhi

Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương… có thể thực hiện

chậm hơn, vào thời điểm cuối năm 2015.

II- Kế hoạch ký cam kết

Trên cơ sở căn cứ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ thực tiễn và

kinh nghiệm của các Bệnh viện, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề xuất kế hoạch ký

cam kết thực hiện theo 3 đợt (Ngày 09/01/2015 Cục QL Khám chữa bệnh có công

văn số 23/KCB-QLCL gửi giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, về việc đăng

ký không để người bệnh nằm ghép):

Page 28: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

27

– Đợt 1: Ngày 27/2/2015

– Đợt 2: Trong tháng 5/2015 (19/5/2015)

– Đợt 3: Trong tháng 9/2015 (2/9/2015)

Nội dung ký cam kết:

- Ký cam kết và thực hiện nội dung ký cam kết sẽ là 1 trong các tiêu chí đánh giá

năng lực chỉ đạo, điều hành của giám đốc BV

- Tùy theo khả năng giải quyết tình trạng nằm ghép của Bệnh viện sẽ chia 3 nội

dung ký cam kết :

1- Bảo đảm mỗi người bệnh sẽ được bố trí 01 giường bệnh ngay sau khi vào

điều trị nội trú

2- Bảo đảm tối đa sau 24 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố

trí 01 giường bệnh

3- Bảo đảm tối đa sau 48 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố

trí 01 giường bệnh

Page 29: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

28

Mẫu văn bản ký cam kết

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN…….

Số: /BV-…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

BẢN CAM KẾT

KHÔNG ĐỂ TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

NẰM GHÉP GIƯỜNG BỆNH

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Y tế

Tên bệnh viện:

Địa chỉ:

Hạng bệnh viện:

Tuyến:

Giám đốc bệnh viện:

Số giấy phép hoạt động:

Bệnh viện cam kết với Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện nghiêm túc, quyết liệt

Đề án giảm quá tải Bệnh viện được phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày

09/01/2012 về việc phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Bệnh viện cam kết không còn tình trạng người bệnh phải nằm ghép giường

bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, bảo đảm mỗi người bệnh sẽ

được bố trí 01 giường bệnh*, kể từ ngày … tháng … năm 2015.

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Nơi nhận: - Như trên;

- Lưu VT.

* Ngoại trừ tình huống xảy ra thiên tai, thảm họa, bệnh dịch

Page 30: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

29

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN…….

Số: /BV-…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

BẢN CAM KẾT

KHÔNG ĐỂ TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

NẰM GHÉP GIƯỜNG BỆNH

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Y tế

Tên bệnh viện:

Địa chỉ:

Hạng bệnh viện:

Tuyến:

Giám đốc bệnh viện:

Số giấy phép hoạt động:

Bệnh viện cam kết với Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện nghiêm túc, quyết liệt

Đề án giảm quá tải Bệnh viện được phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày

09/01/2012 về việc phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Bệnh viện cam kết không còn tình trạng người bệnh phải nằm ghép giường

bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, bảo đảm tối đa sau 24 giờ kể

từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố trí 01 giường bệnh*, kể từ

ngày … tháng … năm 2015.

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Nơi nhận: - Như trên;

- Lưu VT.

* Ngoại trừ tình huống xảy ra thiên tai, thảm họa, bệnh dịch

Page 31: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

30

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN…….

Số: /BV-…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

BẢN CAM KẾT

KHÔNG ĐỂ TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH

NẰM GHÉP GIƯỜNG BỆNH

Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Y tế

Tên bệnh viện:

Địa chỉ:

Hạng bệnh viện:

Tuyến:

Giám đốc bệnh viện:

Số giấy phép hoạt động:

Bệnh viện cam kết với Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện nghiêm túc, quyết liệt

Đề án giảm quá tải Bệnh viện được phê duyệt tại Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày

09/01/2012 về việc phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Bệnh viện cam kết không còn tình trạng người bệnh phải nằm ghép giường

bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện, bảo đảm tối đa sau 48 giờ kể

từ khi nhập viện, mỗi người bệnh sẽ được bố trí 01 giường bệnh*, kể từ

ngày … tháng … năm 2015.

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

Nơi nhận: - Như trên;

- Lưu VT.

* Ngoại trừ tình huống xảy ra thiên tai, thảm họa, bệnh dịch

Page 32: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

31

III- Các chỉ số đo lường tình trạng nằm ghép

1. Tỷ lệ % số khoa có người bệnh nằm ghép

2. Tỷ lệ % số giường bệnh có nằm ghép

3. Tỷ lệ % số giường bệnh thực kê/ tổng số giường bệnh kế hoạch

4. Tỷ lệ % số nhập viện điều trị nội trú/ tổng số lượt khám bệnh

5. Tỷ lệ % số người bệnh được bố trí 1 người bệnh/ 1 giường bệnh:

1. Trong vòng 24 giờ (tính từ khi nhập viện)

2. Trong vòng 48 giờ (tính từ khi nhập viện)

6. Số lượt khám trung bình trên 1 bàn khám trên ngày làm việc

IV- Tổ chức thực hiện:

1- Bộ Y tế tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh văn bản hướng dẫn nội dung ký cam

kết và các chỉ số theo dõi đánh giá

2- Giám đốc Bệnh viện có công văn gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám chữa bệnh)

đăng ký đợt ký cam kết, đồng thời chỉ đạo các Sở Y tế để đồng thời triển khai tại các

bệnh viện trực thuộc của địa phương

3- Tổ chức Lễ ký cam kết theo 3 đợt: 27/2/2015; 19/5/2015; 2/9/2015

4- Bộ Y tế ra Quyết định thành lập Hội đồng giám sát, kiểm tra tình trạng nằm

ghép tại các bệnh viện và tổ chức định kỳ (3 tháng / 1 lần/ 1 bệnh viện); đột xuất tại các

bệnh viện trực thuộc Bộ

5- Sau thời gian 6 tháng sơ kết, rút kinh nghiệm

6- Áp dụng chế độ khen thưởng, khiển trách kịp thời đối với các tập thể thực hiện

tốt, chưa tốt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ trưởng

7- Đối với các Bệnh viện:

+ Đề nghị đưa các chỉ số giám sát tình trạng nằm ghép vào trong nội dung báo cáo

giao ban hàng ngày của các khoa

+ Thực hiện tốt chế độ báo cáo tuần trực tuyến vào thứ năm hàng tuần

+ Có chế độ thưởng, phạt, hình thức thi đua giữa các khoa

Page 33: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

32

Phụ lục 1. Kết quả báo cáo tuần về tình trạng nằm ghép tại bệnh viện

Tuần từ 19-25/12/2014 (tổng hợp từ 16 bệnh viện có báo cáo)

Tên bệnh việnTrung bình số lượt khám/ bàn

khám/ ngày

Số khoa có người bệnh nằm ghép trong

ngày thứ Tư của tuần báo cáo

Bệnh viện Chợ Rẫy 47 20

Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 67 7

Bệnh Viện E Trung ương 28 6

Viện Huyêt học - Truyền máu Trung ương 33 5

Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương 58 3

Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên 2

Bệnh viện Nội tiết Trung ương 60 2

BV Mắt Trung ương 2

Bệnh viện Da liễu Trung ương 57 1

Bệnh viện phong - Da liễu TW Quỳnh Lập 27 1

Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương 48 1

Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 16 0

Bệnh viện Lão khoa Trung ương 33 0

Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa 17 0

Bệnh viện Hữu Nghị 23 0

Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Quảng Nam 18 0

Page 34: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

33

Kết quả báo cáo tuần trực tuyến

Tuần từ 1 – 7/1/2015

STT Tên bệnh viện

Trung bình

lượt khám/

bàn khám/

ngày

Số GB thực

kê ngày thứ

Tư của tuần

báo cáo

Số người bệnh

nội trú ngày

thứ Tư của

tuần báo cáo

Số khoa có

người bệnh nằm

ghép trong ngày

thứ Tư của tuần

báo cáo

1 BV Chợ rẫy 55 2483 2556 20

2 Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế 34 2684 2709 14

3 BỆNH VIỆN K 30 1118 1214 9

4 Bệnh viện Thống Nhất 45 1032 109 8

5 Bệnh viện Phụ Sản trung ương 30 660 1027 7

6 BV Mắt TW 24 350 453 6

7 Bệnh Viện E trung ương 20 818 715 5

8 Viện Huyêt học - Truyền máu Trung ương 22 614 792 4

9 Bệnh viện Nội tiết Trung ương 34 599 437 3

19 Bệnh viện Nhi Trung ương 48 1510 1219 0

14 Bệnh viện Da liễu Trung ương 47 139 71 0

22 Bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ 46 270 168 0

21 Bệnh viện Phong - Da liễu TW Quỳnh Lập 32 230 98 0

24 BV RĂNG HÀM MẶT TW TP. HCM 30 116 116 0

11 Bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ 29 1097 856 0

13 Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên 29 1008 897 0

18 Bệnh viện Lão khoa Trung ương 27 180 165 0

10 Bệnh viện 74 Trung ương 26 550 472 0

17 bệnh viện hữu nghị 23 775 640 0

16 Bệnh viện HN Việt Đức 20 1038 988 0

20

Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương

Quy Hòa 19 416 412 0

26 Viện bỏng Quốc gia 19 310 231 0

12

Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Quảng

Nam 18 722 494 0

23 Bệnh viện Tâm thần TW1 390 72 0

15 Bệnh viện ĐHYD - Cơ sở 3 26 14 0

25 BV Răng Hàm Mặt Trun gương Hà Nội 130 88 0

Page 35: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

34

Page 36: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

35

Page 37: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

36

Page 38: BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH · PDF file2. Mục tiêu cụ ... mở rộng cơ sở hạ tầng bệnh viện để tăng thêm giường bệnh cho ... 1.3. Kết

37