BÁO CÁO Tr i k l 6 t IX, nhi...

16
BÁO CÁO Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 6 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 ______________ Căn cứ Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 6 HĐND tỉnh khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 của Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang (Báo cáo số 424/BC-MTTQ-BBT), UBND tỉnh giao các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện. Trên cơ sở tham mưu của các sở, ngành và địa phương, UBND tỉnh giải trình, trả lời đề xuất, kiến nghị của cử tri như sau: I. LĨNH VỰC KINH TẾ 1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: - Cử tri xã An Bình, huy ện Thoại Sơn Đề nghị UBND tỉnh l àm việc với UBND huyện Tri Tôn có giải pháp thực hiện chủ trương sản xuất lúa vụ 3 và xuống giống đồng loạt vùng sản xuất lúa thuộc xã Tân Tuyến, nhằm hạn chế thiệt hại do rầy nâu và chuột cắn phá đối với diện tích lúa vụ 3 của vùng sản xuất lúa xã An Bình giáp với xã Tân Tuyến. Xã Tân Tuyến huyện Tri Tôn có 12 tiểu vùng với diện tích sản xuất là 6.393 ha, trong đó diện tích đã bao đê để sản xuất 3 vụ là 3.850 ha và diện tích 2.543 ha sản xuất 2 vụ (gồm: 859 ha tiểu vùng Tân Lập 1A, tiểu vùng 7,8,9,10,11,12). Tiểu vùng Tân Lập 1A giáp với xã An Bình huyện Thoại Sơn có diện tích 995 ha (diện tích sản xuất 3 vụ 136 ha, diện tích sản xuất 2 vụ 859 ha).Vụ Đông Xuân 2017- 2018 diện tích sản xuất là 6.330 ha (lúa 6.060 ha, rau màu 270 ha). Theo báo cáo của trạm TT&BVTV huyện Tri Tôn từ đầu vụ Đông Xuân 2017-2018: Thời gian xuống giống kéo dài bắt đầu xuống giống ngày 10/12/2017 và kết thúc xuống giống ngày 22/01/2018 (Tiểu vùng Mương Cao: 497 ha xuống giống từ ngày 22/12/2017-22/01/2018). Xuống giống đúng theo lịch khuyến cáo của tỉnh (Tiểu vùng Mương Cao: 57 ha xuống giống sau lịch). Cơ cấu giống lúa: trong cùng khu vực từ vài chục đến vài trăm ha nông dân trồng 1 đến 3 giống lúa, tuy nhiên thời gian sinh trưởng của các giống này có sự khác biệt từ 15-30 ngày (giống DS1: 120 ngày; Jasmine 85, OM 6976: 100-105 ngày; IR 50404: 90 ngày). Tình hình dịch hại: từ đầu vụ đến nay nhiễm 03 đối tượng là ốc bươu vàng, đạo ôn lá và muỗi hành. Qua kiến nghị, ngành nông nghiệp đưa ra các giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống theo đúng lịch xuống giống của tỉnh. Lưu ý trên cùng tiểu vùng thời gian xuống giống đồng loạt, tập trung từ 5-10 ngày; gieo sạ từ 1-3 giống có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Áp dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thực hiện 1 phải 5 giảm, công ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG _________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________ Số: 205/BC-UBND An Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2018

Transcript of BÁO CÁO Tr i k l 6 t IX, nhi...

BÁO CÁO Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp

lần thứ 6 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 ______________

Căn cứ Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 6

HĐND tỉnh khoá IX, nhiệm kỳ 2016-2020 của Ban Thường trực MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang (Báo cáo số 424/BC-MTTQ-BBT), UBND tỉnh giao các sở, ngành và địa phương liên quan nghiên cứu, tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở tham mưu của các sở, ngành và địa phương, UBND tỉnh giải trình, trả lời đề xuất, kiến nghị của cử tri như sau:

I. LĨNH VỰC KINH TẾ 1. Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản: - Cử tri xã An Bình, huyện Thoại Sơn Đề nghị UBND tỉnh làm việc với UBND

huyện Tri Tôn có giải pháp thực hiện chủ trương sản xuất lúa vụ 3 và xuống giống đồng loạt vùng sản xuất lúa thuộc xã Tân Tuyến, nhằm hạn chế thiệt hại do rầy nâu và chuột cắn phá đối với diện tích lúa vụ 3 của vùng sản xuất lúa xã An Bình giáp với xã Tân Tuyến.

Xã Tân Tuyến huyện Tri Tôn có 12 tiểu vùng với diện tích sản xuất là 6.393 ha, trong đó diện tích đã bao đê để sản xuất 3 vụ là 3.850 ha và diện tích 2.543 ha sản xuất 2 vụ (gồm: 859 ha tiểu vùng Tân Lập 1A, tiểu vùng 7,8,9,10,11,12). Tiểu vùng Tân Lập 1A giáp với xã An Bình huyện Thoại Sơn có diện tích 995 ha (diện tích sản xuất 3 vụ 136 ha, diện tích sản xuất 2 vụ 859 ha).Vụ Đông Xuân 2017-2018 diện tích sản xuất là 6.330 ha (lúa 6.060 ha, rau màu 270 ha).

Theo báo cáo của trạm TT&BVTV huyện Tri Tôn từ đầu vụ Đông Xuân 2017-2018: Thời gian xuống giống kéo dài bắt đầu xuống giống ngày 10/12/2017 và kết thúc xuống giống ngày 22/01/2018 (Tiểu vùng Mương Cao: 497 ha xuống giống từ ngày 22/12/2017-22/01/2018). Xuống giống đúng theo lịch khuyến cáo của tỉnh (Tiểu vùng Mương Cao: 57 ha xuống giống sau lịch). Cơ cấu giống lúa: trong cùng khu vực từ vài chục đến vài trăm ha nông dân trồng 1 đến 3 giống lúa, tuy nhiên thời gian sinh trưởng của các giống này có sự khác biệt từ 15-30 ngày (giống DS1: 120 ngày; Jasmine 85, OM 6976: 100-105 ngày; IR 50404: 90 ngày). Tình hình dịch hại: từ đầu vụ đến nay nhiễm 03 đối tượng là ốc bươu vàng, đạo ôn lá và muỗi hành.

Qua kiến nghị, ngành nông nghiệp đưa ra các giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống theo đúng lịch xuống giống của tỉnh. Lưu ý trên cùng tiểu vùng thời gian xuống giống đồng loạt, tập trung từ 5-10 ngày; gieo sạ từ 1-3 giống có thời gian sinh trưởng tương đương nhau. Áp dụng đồng bộ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thực hiện 1 phải 5 giảm, công

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________________

Số: 205/BC-UBND

An Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2018

2

nghệ sinh thái, quản lý dịch hại tổng hợp,…Thăm đồng thường xuyên, phát hiện dịch hại sớm và có biện pháp quản lý dịch hại hiệu quả. Nông dân phải cập nhật thông tin liên quan đến sản xuất và liên hệ với các Trạm TT&BVTV tại địa phương để được hướng dẫn cụ thể khi phát hiện dịch hại.

- Cử tri xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu phản ánh, hiện nay mực nước đầu nguồn rất thấp so với những năm trước đây, vì vậy không đảm bảo cho việc sản xuất nông nghiệp 03 năm 08 vụ, đề nghị UBND tỉnh, UBND thị xã Long Xuyên quan tâm có giải pháp xã lũ 06 năm một lần nhằm cải tạo mặt đất, tích trữ nguồn phù sa để thực hiện việc chuyển đổi cây trồng phù hợp. Đồng thời, đề nghị xem xét quy hoạch vùng bờ Nam kênh Vĩnh An thuộc vùng bắc Vàm Nao để phân vùng sản xuất, tạo tiềm năng cho sản xuất .

Trước đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2007 về việc ban hành quy định về lịch thời vụ xuống giống lúa trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó tổ chức xả lũ định kỳ và thực hiện sản xuất 3 năm/8 vụ nhằm cải tạo ruộng đất, lấy phù sa (giảm bạc màu cho đất), vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ sâu bệnh,... là phù hợp đối với việc sản xuất lúa bền vững.

Giải pháp xả lũ 06 năm một lần là không phù hợp với Quy định của UBND tỉnh đã ban hành. Tuy nhiên, những năm gần đây, mặc dù mực nước trên các sông, kênh rạch dao động ở mức trung bình nhiều năm nhưng mực nước lũ về thấp nên việc tổ chức xả lũ theo kế hoạch của nhiều địa phương không thực hiện được. Nếu đến thời điểm sản xuất xong theo quy trình 3 năm 8 vụ xã lũ mà mực nước lũ thấp thì địa phương xem xét ngưng vụ cho đất nghỉ, tích lũ lấy phù sa và trữ nước mưa trên đồng, cùng với khuyến cáo nông dân ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cải tạo đất, cải tạo đồng ruộng theo quy hoạch, chuẩn bị các điều kiện sản xuất tốt cho mùa sau.

Ngoài ra, để cải tạo đất nông dân có thể luân canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đất trồng lúa chuyển sang rau màu và cây ăn trái đặc biệt là cây họ đậu có thể cải tạo đất rất tốt. Để hỗ trợ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang rau, màu và cây ăn trái giai đoạn 2017- 2020, đã được địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.

Đối với đề nghị xem xét quy hoạch vùng bờ Nam kênh Vĩnh An thuộc vùng bắc Vàm Nao để phân vùng sản xuất, tạo tiềm năng cho sản xuất: Vùng Bắc Vàm Nao là vùng bao lớn kiểm soát lũ triệt để gồm nhiều tiểu vùng thuộc huyên Phú Tân và Thị xã Tân Châu, trong đó có tiểu vùng 1 (Nam Vĩnh An - Bắc Kênh 26/3). Trong tiểu vùng này, với việc chia cắt tự nhiên của hệ thống kênh nội đồng và tuyến Đê số 9 thuộc xã Lê Chánh, cơ bản đã hình thành các phân vùng nhỏ. Thị xã Tân Châu xem xét quy hoạch và tổ chức lại sản xuất của các tiểu vùng trong vùng Bắc Vàm Nao theo tinh thần Nghị quyết 09 của Tỉnh Ủy và các Kế hoạch - Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh để thực hiện cho phù hợp.

- Cử tri xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên đề nghị tiếp tục quản lý chặt và niêm yết giá vật tư nông nghiệp, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, cải tạo đất khi trồng lúa, cây ăn trái.

3

Trong năm 2018, Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Chi cục thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) đối với các tổ chức, cá nhân, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Kết quả quí 1 năm 2018 đã kiểm tra 148 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 34 trường hợp. Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo 389 cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, trong đó kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá, thực hiện niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, kết quả quí I năm 2018 chưa phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về giá. Giải pháp thời gian tới, Thanh tra chuyên ngành tiếp tục triển khai thường xuyên công tác kiểm tra vật tư nông nghiệp, chú trọng kiểm tra đột xuất, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân; góp phần cung ứng hàng hóa chất lượng giúp nông dân phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả.

Về việc hướng dẫn khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, cải tạo đất khi trồng lúa, cây ăn trái: Vừa qua Sở Nông nghiệp & PTNT – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có mở lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Mỹ Hòa Hưng – Tp. Long Xuyên trong đó có các nội dung tập huấn bao gồm ứng dụng hệ thống tưới công nghệ cao, kỹ thuật trồng và bệnh hại trên chuối cấy mô, kinh nghiệm trồng chuối cấy mô, trồng xoài và xử lý ra hoa theo hướng VietGAP, kỹ thuật làm đất từ nền đất lúa sang trồng cây ăn quả. Lớp tập huấn này giúp cho nông dân của Thành phố Long Xuyên nói riêng và của 10 huyện thị thành trong tỉnh nói chung nắm được các kỹ thuật trong canh tác sản xuất cây ăn quả, ngoài ra còn có các cán bộ kỹ thuật của ngành nông nghiệp trong tỉnh cùng tham dự. Nếu xét thấy nông dân có nhu cầu cần mở lớp tập huấn tại xã Mỹ Khánh thì Phòng kinh tế Tp. Long Xuyên lên kế hoạch cụ thể, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp thực hiện giảng dạy.

- Cử tri xã Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới kiến nghị, Hiện nay, người dân trồng cây ăn trái chỉ mua giống tại các trại giống, tuy nhiên về năng suất và giá trị sản phẩm trái không đạt tiêu chuẩn quy định. Đề nghị Trung tâm sản xuất giống cây trồng vật nuôi-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu kỹ thuật lai tạo giống xoài đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo có nơi tiêu thụ và ổn định giá cả cho người dân yên tâm tái sản xuất.

Trung tâm Giống cây trồng và vật nuôi được tổ chức lại từ Trung tâm kiểm định và kiểm nghiệm giống nông nghiệp theo Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 16/02/2017. Trung tâm thực hiện kiểm định, lấy mẫu và kiểm nghiệm là chính. Thời gian tới Trung tâm sẽ được tỉnh đầu tư để xây dựng trại nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng và vật nuôi. Nên việc nghiên cứu kỹ thuật lai tạo giống xoài đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Trung tâm sẽ thực hiện trong thời gian tới khi trang trại Giống được thành lập.

Huyện Chợ Mới hiện có 15 cơ sở kinh doanh giống cây trồng. Hầu hết các

4

cơ sở này đều mua cây giống từ những địa phương khác chuyển đến như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến tre…phần lớn đều không cung cấp được hóa đơn, chứng từ, nhãn mác, cũng như niêm phong để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của cây giống. Do vậy, để đảm bảo chất lượng giống cây trồng, ngành nông nghiệp khuyến cáo nhà vườn nên chọn mua cây giống từ những cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây trồng có uy tín như Viện Cây ăn quả Miền Nam…nhằm để tránh những thiệt hại về sau này.

Tuy nhiên để năng suất và giá trị sản phẩm trái đạt tiêu chuẩn quy định ngoài có được giống tốt thì nên chọn trồng xoài ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp; áp dụng canh tác theo hướng tạo sản phẩm trái cây sạch và an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chọn lọc và áp dụng biện pháp xử lý hoa trái vụ cũng rất cần thiết. Cây xoài khi trồng thường phải chịu nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động như: vùng đất trồng, nguồn nước tưới, tình hình sâu bệnh, phân bón, thuốc BVTV, biện pháp canh tác, khâu chăm sóc…. Trong quá trình canh tác nếu nhà vườn gặp vấn đề khó khăn thì lien hệ đến các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp & PTNT để được tư vấn cụ thể, như: Chi cục Trồng trọt & BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống cây trồng và vật nuôi.

Trong thời gian qua Sở Nông nghiệp & PTNT và địa phương đã có những chương trình kết nối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang về thu mua, tiêu thụ xoài. Hiện đã có Công ty TNHH Chế biến Nông sản Thuận Phong ký hợp đồng Nguyên tắc hợp tác với Sở Nông nghiệp & PTNT về việc phối hợp xây dựng, phát triển mô hình xoài Cát Chu và một số nông sản khác theo quy trình có kiểm soát chất lượng gắn với tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh An Giang và có cung cấp xoài giống đảm bảo chất lượng cho người tham gia. Bà con nhà vườn nào quan tâm có thể liên hệ địa phương hoặc các cơ quan ngành nông nghiệp để được thông tin thêm.

2. Lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng: - Cử tri xã Quốc Thái, Phước Hưng, huyện An Phú kiến nghị tiếp tục đề nghị

tỉnh sớm sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường đã hư hỏng, xuống cấp như: Quốc lộ 91C, hiện nay lưu lượng xe trọng tải lớn lưu thông khá nhiều, mặt đường xuống cấp.

Hiện nay, cầu Long Bình nằm trên tuyến Quốc lộ 91C nối liền Biên giới với Vương quốc Campuchia đã được đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa, giao thương giữa hai nước gia tăng rất lớn, nhất là các loại phương tiện có tải trọng lớn đã làm tuyến đường xuống cấp nhanh chóng.

Trong các năm qua, Sở Giao thông vận tải đã tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương để duy tu dặm vá nhưng do nguồn kinh phí hạn chế, nên khối lượng sửa chữa chưa đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay, Sở đang tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tranh thủ các cơ quan Trung ương để bổ sung nguồn vốn bảo trì đường bộ năm 2018-2019 để nâng cấp, mở rộng trên toàn tuyến của đoạn đường này.

- Cử tri xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân Mở rộng và đặt biển cấm hạn chế trọng tải trên tỉnh lộ 951 đi qua ấp Hòa An, xã Hòa Lạc, vì hiện nay đoạn đường này nhỏ hẹp, xuống cấp cần sớm sửa chữa.

5

Đường tỉnh 951, thời gian qua có rất nhiều loại phương tiện lưu thông trên tuyến, đặc biệt là phương tiện chở hàng hóa vượt tải trọng cho phép đã làm cho tuyến đường xuống cấp nhanh chóng, nhiều vị trí đã bị sạt lỡ nền đường. Do đây là nhu cầu tất yếu để phục vụ phát triển KT-XH cho địa phương, thời gian qua, Sở GTVT đã hướng dẫn và đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát và xử lý các phương tiện (nếu có vi phạm) khi tham gia lưu thông trên tuyến phải chấp hành quy định của pháp luật, cũng như đã tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương để từng bước nâng cấp, mở rộng tuyến đường này. Ghi nhận kiến nghị của cử tri, yêu cầu Sở Giao thông vận tải cử cán bộ chuyên môn đến khảo sát và bố trí biển báo theo quy định.

- Cử tri xã Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú Hiện nay, có nhiều cột điện nằm ngổn ngang trên tuyến đường Đông kênh Cốc (thuộc ấp Hưng Trung và ấp Hưng Thuận, xã Đào Hữu Cảnh) và tuyến đường Tây kênh 8, gây cản trở giao thông đi lại của người dân. Đề nghị ngành điện lực sớm có biện pháp di dời.

Tuyến đường này theo phân cấp thuộc Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú quản lý. Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú sớm làm việc với cơ quan quản lý công trình hạ tầng điện để giải quyết.

- Cử tri phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc và cử tri xã Phú Hiệp, Phú Long, huyện Phú Tân Đề nghị Sở Giao thông tỉnh quan tâm xem xét gắn biển báo tín hiệu giảm tốc độ đoạn đường từ Phú Hiệp giáp nối với thị xã Tân Châu để hạn chế tai nạn giao thông; đề nghị cơ quan chức năng tỉnh thông tin cho cử tri biết thời gian nào cầu Châu Đốc-Tân Châu và bờ kè Châu Đốc được khởi công xây dựng và thời gian hoàn thành tuyến đường láng nhựa Phú Long-Tân Châu.

Dự án cầu Châu Đốc do Trung ương quản lý, hiện nay đã hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và đang tiến hành các bước thủ tục tiếp theo. Sau khi hoàn thành các thủ tục, Chủ đầu tư tiến hành khởi công theo quy định. Sở Giao thông vận tải sẽ phối hợp với Chủ đầu tư thông báo đến nhân dân trong vùng được biết. Ghi nhận kiến nghị của cử tri, yêu cầu Sở Giao thông vận tải cử cán bộ chuyên môn đến khảo sát và bố trí biển báo theo quy định.

Dự án bờ kè Châu Đốc do Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc làm Chủ đầu tư. Yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Châu Đốc sốm báo cáo vấn đề cho cử tri được rõ.

Công trình láng nhựa tuyến Phú Long – Tân Châu do UBND thị xã Tân Châu làm Chủ đầu tư. Yêu cầu Ủy ban nhân dân thị xã Tân Châu sớm báo cáo cho cữ tri nắm thông tin.

3. Tài chính, ngân hàng: - Cử tri xã Long Điền B, huyện Chợ Mới đề nghị Chi cục Phát triển Nông thôn

tỉnh quan tâm xem xét các hồ sơ vay vốn theo chủ trương được hỗ trợ 50% với mục đích để đầu tư trang thiết bị sản xuất, phát triển làng nghề (làng nghề mộc và nghề làm lò trấu), đã làm hồ sơ thủ tục gửi hơn 1 năm nay nhưng chưa được giải quyết.

6

Từ năm 2017, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai chương trình xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất ở các Làng nghề, Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh An Giang (không có chương trình cho vay vốn như kiến nghị của cử tri).

Sau khi triển khai chương trình đến các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT có nhận được hồ sơ đề nghị của Phòng Nông nghiệp và PTNT về việc hỗ trợ cho Làng nghề lò trấu xã Long Điền B. Tuy nhiên, qua kiểm tra hồ sơ chưa đủ thủ tục theo quy định. Chi cục Phát triển nông thôn - Sở Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 171/CCPTNT-NNNT ngày 10/10/2017 gởi phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Mới đề nghị bổ sung hồ sơ, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồ sơ bổ sung theo hướng dẫn. Ngoài ra, Chi cục Phát triển nông thôn – Sở Nông nghiệp và PTNT không nhận được bất kỳ văn bản hay đề nghị nào của huyện Chợ Mới đối với Làng nghề mộc xã Long Điền B

Việc hỗ trợ đầu tư phát triển các Làng nghề của tỉnh là rất cần thiết, trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đang rất quan tâm, phối hợp với các Sở ngành, địa phương triển khai Chương trình. Do đó, để sớm tiếp cận nguồn vốn này, đề nghị các Làng nghề trên địa bàn tỉnh An Giang nếu có nhu cầu thì nhanh chóng liên hệ với Phòng NN&PTNT/ Kinh tế các huyện, thị, thành phố hoặc Chi cục PTNT để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết theo quy định.

II. VĂN HÓA – XÃ HỘI: 1. Lĩnh vực Y tế: - Cử tri xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên và cử tri xã Tấn Mỹ, Long Điền B,

Kiến An, TT Chợ Mới, huyện Chợ Mới đề nghị tiếp tục quan tâm chấn chỉnh thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ ở các buồng khám, nhất là ở khoa cấp cứu khi tiếp nhận bệnh nhân.

Về nội dung này, cử tri không phản ánh cụ thể tại đơn vị nào nên Sở Y tế sẽ tiếp thu ý kiến và có công văn chỉ đạo cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh chấn chỉnh thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng chuyên môn, hướng đến sự hài lòng người bệnh. Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ có kế hoạch giám sát việc thực hiện vào quý II/2018.

- Cử tri phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên và cử tri thị xã Tân Châu tiếp tục phản ánh, hiện nay bệnh viện tuyến huyện (thị xã, thành phố) thường lưu giữ nhiều trường hợp bệnh nhân bệnh nặng kéo dài mà không chuyển lên tuyến trên để điều trị, gây bức xúc cho thân nhân người bệnh. Vì vậy, cử tri tiếp tục đề nghị Sở y tế quan tâm xem xét kiến nghị Bộ y tế điều chỉnh, bổ sung Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để giải quyết các trường hợp bệnh nhân bệnh nặng được chuyển tuyến về trên để điều trị, tránh những trường hợp lưu giữ bệnh rồi để xảy ra tình huống không tốt. Đồng thời, cử tri phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc đề nghị các ngành chức năng của tỉnh quan tâm có chế độ ưu tiên đối với các trường hợp bệnh nhân là người có công cách mạng thuộc thành phố Châu Đốc được khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa khu vực tỉnh (TP Châu Đốc).

Trong các trường hợp bệnh nặng, có chỉ định chuyển tuyến lên tuyến trên, các

7

Trung tâm Y tế tuyến huyện (thị xã, thành phố) phải đảm bảo an toàn cho người bệnh khi chuyển tuyến nên phải hồi sức cho người bệnh qua giai đoạn cấp cứu nên chưa thực hiện chuyển tuyến ngay lập tức.

Trong trường hợp bệnh nặng, không có chỉ định chuyển tuyến trên, các Trung tâm Y tế tuyến huyện (thị xã, thành phố) sẽ tiếp nhận điều trị cho người bệnh theo đúng chuyên môn và danh mục kỹ thuật được phê duyệt.

Sở Y tế sẽ có văn bản chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện các quy định trong công tác cung cấp dịch vụ, chăm sóc sức khỏe người bệnh, tăng cường các biện pháp quản lý sự cố, các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh; rà soát các quy trình, hướng dẫn, phác đồ điều trị của đơn vị. Nghiêm túc thực hiện theo đúng phác đồ, tuân thủ quy chế kê đơn, các quy trình điều trị được xây dựng, hạn chế các sai sót chủ quan liên quan đến các thói quen công việc, không cắt xén hoặc làm tắt các quy trình chuyên môn.

- Cử tri đề nghị UBND tỉnh, Sở y tế tỉnh quan tâm kiến nghị các Bộ, Ngành trung ương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, tăng cường thêm phòng khám bệnh BHYT và bố trí đội ngũ y, bác sĩ về Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh (Tân Châu), vì từ khi bệnh viện được nâng lên thành bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa được đầu tư xứng tầm như một bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh (cử tri của 14/14 xã, phường, thị xã Tân Châu). Đề nghị Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh (Tân Châu) quan tâm tăng cường kiểm tra buồng trực Khoa cấp cứu và kiểm điểm trách nhiệm của bác sĩ khi được phân công trực, vì vừa qua vào ngày 24/12/2017 cử tri ấp Long Hiệp, xã Long An đưa người thân đến khám bệnh tại Khoa cấp cứu nhưng không có bác sĩ trực, chỉ có điều dưỡng tiếp nhận bệnh, nếu xảy ra tình huống xấu ai là người chịu trách nhiệm.

Trang thiết bị và nguồn lực cho ngành y tế là mối quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế có kế hoạch trang bị và hoàn thiện các đơn vị y tế nhằm đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Mỗi năm, Sở Y tế đều trang bị thêm các trang thiết bị cho tất cả các cơ sở y tế từ nguồn ngân sách được cấp cho ngành y tế. Riêng Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu trong 3 năm gần đây, kinh phí trang thiết bị cấp cho đơn vị là 6,211 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2015 trang bị 18 thiết bị với kinh phí là 2,561 tỷ đồng; năm 2016 với 02 thiết bị là 380 triệu đồng; và năm 2017 trang bị 06 thiết bị trị giá 3,270 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã làm tranh thủ từ Chính phủ cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu tham gia Dự án ODA của Hàn Quốc để mua sắm mới các trang thiết bị hiện đại. Tháng 11/2016, Chính phủ chính thức ký Hiệp định vay vốn từ nguồn ODA với Chính phủ Hàn Quốc, ngày 24/11/2017 đã thực hiện xong thủ tục đóng, mở thầu quốc tế. Dự kiến trong quý III/2018 bệnh viện sẽ tiếp nhận trang thiết bị mới, hiện đại khoảng 68 tỷ đồng đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, bệnh viện đã gửi ê kíp bác sĩ, điều dưỡng tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, về sử dụng thiết bị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Thống Nhất và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ để sẵn

8

sàng tiếp nhận và sử dụng được trang thiết bị mới phục vụ sức khoẻ nhân dân. - Cử tri xã Long Giang, Long Điền B, Kiến An, TT Chợ Mới, huyện Chợ Mới

và cử tri TT Phú Hòa, huyện Thoại Sơn Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh đang thực hiện chủ trương khám và điều trị bệnh bằng thẻ BHYT mới, do đó những người đang sử dụng thẻ BHYT cũ thì không được khám bệnh, mặc dù thẻ vẫn còn thời hạn sử dụng, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho những người có tham BHYT. Đề nghị ngành BHXH (BHYT) có giải pháp để những người tham gia BHYT trong thời chờ đợi đổi thẻ mới vẫn được quyền khám và điều trị bệnh, đồng thời sớm cấp đổi thẻ BHYT mới cho nhân dân.

Thực hiện chủ trương cấp đổi thẻ BHYT theo mẫu mới nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý bằng công nghệ thông tin theo quy định của Luật BHYT. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, trong thời gian cấp đổi BHYT theo mẫu mới thì thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng vẫn được khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT (nơi bộ phận tiếp nhận) cán bộ chưa nắm rõ hướng dẫn của ngành Bảo hiểm xã hội nên để xảy ra phiền hà, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Để khắc phục tình trạng trên, Ngành Bảo hiểm xã hội đã cử viên chức thường trực tại các cơ sở khám chữa bệnh để hướng dẫn người dân khi có vướng mắc liên quan đến khám chữa bệnh BHYT. Bênh cạnh đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh thiết lập đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh, kiến nghị những thắc mắc liên quan đến quyền lợi khi khám chữa bệnh BHYT, đồng thời ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh bằng thẻ cũ, cụ thể: Công văn số 1215/BHXH-GĐBHYT ngày 20/11/2017 về việc khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT được cấp đổi thẻ BHYT mới theo mã số BHXH; Công văn số 1412/BHXH-CST ngày 29/12/2017 về việc bổ sung Công văn số 1215/BHXH-GĐBHYT ngày 20/11/2017; Công văn số 61/BHXH-GĐBHYT ngày 15/01/2018 về việc tiếp nhận và thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người tham gia đã được cấp đổi thẻ BHYT theo mã số BHXH.

Tính đến 19/3/2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã cấp và đổi thẻ BHYT theo mẫu mới 1.579.979 thẻ, đạt 99,90% và đến 31/3/2018 hoàn thành cấp thẻ mới cho số người tham gia. Đồng thời phối hợp với Bưu điện để chuyển giao thẻ BHYT đến người tham gia.

- Cử tri xã Long Điền B, huyện Chợ Mới kiến nghị, theo chủ trương đối với các hộ nghèo mắc bệnh nan y muốn được hưởng bảo hiểm bảo trợ thì phải xác định thương tật, nhưng phải do Hội đồng giám định y khoa tỉnh xác nhận. Tuy nhiên, chi phí giám định y khoa khá cao, do đó để tạo điều kiện cho các hộ nghèo được giám định y khoa bệnh nan y. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét và có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho đối tượng hộ nghèo, nếu Hội đồng giám định y khoa có kết quả xác định là người mắc bệnh nan y.

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

9

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - TBXH, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.

Thời gian qua đã thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cho người khuyết tật ở địa phương đã gặp nhiều khó khăn như xác định mức độ khuyết tật, mức phí khám giám định y khoa (mức phí ban đầu và các phí khác đối với từng loại bệnh lại khác nhau) nên Sở Lao động – TBXH có cuộc họp với Sở Y tế (ngày 15/3/2018) để có giải pháp hiệu quả trong việc hướng dẫn địa phương các thủ tục, hồ sơ, nghiệp vụ y tế liên quan đến chuyên môn để xác định mức độ khuyết tật (đặc biệt đối với trường hợp người mắc bệnh nan y), đồng thời sẽ xin chủ trương UBND tỉnh về việc trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định về hỗ trợ mức chi phí ban đầu khám giám định y khoa cho người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

2. Về Giáo dục - Đào tạo: - Cử tri xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục

và Đào tạo tăng cường kiểm tra, thanh tra tình trạng việc dạy thêm của giáo viên. Về xây dựng căn cứ pháp lý: UBND tỉnh đã ban hành các Văn bản: Quyết

định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 21/02/2013 về việc Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang; Quyết định 08/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2014 về việc sửa đồi, bổ sung một số điều của quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2013 của UBND tỉnh; Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2014 về việc Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 3 Quy định về việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND ngày 21tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.

Việc cấp phép dạy thêm, học thêm được thực hiện theo phân cấp quản lý: Sở GDĐT (được UBND tỉnh ủy quyền) cấp phép dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường đối với cấp THPT. Phòng GDĐT (nếu được UBND huyện, thị, TP ủy quyền) cấp phép dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường đối với cấp THCS.

Việc thanh, kiểm tra tình trạng dạy thêm, học thêm: Hàng năm, Sở GDĐT đều có tổ chức thành lập đoàn thanh, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm các trường học và các cơ sở dạy thêm học thêm ngoài nhà trường. Ngoài ra, Sở GDĐT cũng đã chỉ đạo các trường thành lập Ban kiểm tra dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, thời gian qua, các đoàn thanh, kiểm tra không thể bao quát hết tình hình dạy thêm học thêm trong toàn tỉnh, việc thanh, kiểm tra chỉ mang tính chất xác suất theo từng địa phương, từng thời điểm. Trong thời gian tới, Sở GDĐT

10

sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra dạy thêm, học thêm tại các địa bàn nóng, nhất là tại thành phố Long Xuyên.

- Cử tri Thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn đề nghị các ngành chức năng của tỉnh, huyện làm việc với đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phòng học của Trường THPT Nguyễn Khuyến, nhằm sớm đưa vào sử dụng theo kế hoạch vì hiện nay thi công rất chậm.

Trường THPT Nguyễn Khuyến được UBND tỉnh phê duyệt đầu tư 06 phòng học và hàng rào năm 2015 theo Hợp đồng thi công số 25/2016/HĐ-XD ngày 29/11/2016, khởi công vào ngày 09/12/2016 và ngày hoàn thành 06/07/2017 do Công ty TNHH Xây dựng Phước Thịnh thi công. 2 - Tuy nhiên, trong quá trình thi công, công trình đã phải tạm dừng: + Lần 1: Xử lý kỹ thuật do thay đổi vị trí 06 phòng học, thời gian ép cọc đại trà, đào móng vướng mộ phải xử lý; nhà trường tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 và Trung phổ thông quốc gia 2017. Tổng thời gian gia hạn là 116 ngày (đến ngày 30/10/2017 hoàn thành hợp đồng) theo Công văn số 3105/VPUBND –KGVX ngày 20/7/2017 của Văn phòng UBND tỉnh về việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công thuộc công trình Trường THPT Nguyễn Khuyến. + Lần 2: Xử lý kỹ thuật do thay đổi giải pháp thi công đà kiềng, sàn trệt bằng san lấp cát nền và xử lý kỹ thuật khác. Tổng thời gian giai hạn là 54 ngày (đến ngày 23/12/2017 hoàn thành hợp đồng) theo Công văn số 5065/VPUBND-KGVX ngày 15/11/2017 của Văn phòng UBND về chủ trương gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thi công gói thầu số 12 thuộc công trình Trường THPT Nguyễn Khuyến. - Sở GDĐT (Chủ đầu tư) đã kết hợp đơn vị quản lý dự án (Ban QLDA ĐTXD Khu vực và PTĐT An Giang) đã nhiều lần mời Nhà thầu họp nhắc nhở, yêu cầu cam kết, nhưng do năng lực nhà thầu hạn chế, nên đã thực hiện trễ hợp đồng: Đến ngày 09/02/2018 mới hoàn thành khối lượng theo hợp đồng và được Sở Xây dựng kiểm tra đưa vào sử dụng vào ngày 12/02/2018 . Hiện nay Chủ đầu tư đang phối hợp đơn vị quản lý dự án tiến hành lập thủ tục phạt hợp đồng theo quy định.

- Cử tri xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú Đề nghị UBND tỉnh sớm phân bổ chi phí học tập cho các em học sinh mẫu giáo theo Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ, vì từ năm 2015 đến nay các em chưa nhận được trợ cấp chi phí học tập.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả huyện An Phú chưa nhận được trợ cấp chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ. Hiện nay, Sở Tài chính đã tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí này cho huyện, với tổng số tiền 12.641.000.000 đồng, Phòng Kế hoạch- Tài chính huyện đang trình UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán. Các trường sẽ sớm nhận được kinh phí trong thời gian tới.

3. Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội:

- Cử tri xã An Hảo, huyện Tịnh Biên Đề nghị UBND tỉnh quan tâm trong việc cấp thẻ BHYT cho người dân thuộc thôn (xã) đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, cần cấp ngày từ đầu năm, tránh trường hợp cấp chậm như vừa qua, khi cấp thẻ BHYT đến người dân thì gần hết thời hạn sử dụng, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”.

11

Thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp thẻ BHYT cho người dân sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Do chờ hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan nên đến tháng 8/2017 tỉnh An Giang mới triển khai lập danh sách để cấp thẻ. Tuy nhiên, ngành Bảo hiểm xã hội đã thực hiện thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh theo quy định cho các trường hợp người dân đã khám chữa bệnh trong thời gian từ ngày 01/01/2017 cho đến thời điểm được cấp thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.

Năm 2018, Ngành Bảo hiểm xã hội đã phối hợp với Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các xã lập danh sách, cấp thẻ BHYT kịp thời cho người dân trên địa bàn các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg trước ngày 01/01/2018 để người dân được khám chữa bệnh theo quy định.

- Cử tri xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú Theo Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, có quy định các đối tượng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tuy nhiên vừa qua khi đi khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa huyện An Phú thì không được miễn 100%. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét để bảo vệ quyền lợi cho người dân sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi khám chữa bệnh được miễn 100% theo quy định của Chính Phủ.

Theo quy định, nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bao gồm: người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo thì mức hưởng bảo hiểm y tế là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trung tâm Y tế huyện An Phú đã thực hiện theo mức hưởng bảo hiểm y tế của người bệnh. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, trung tâm đã cung cấp dịch vụ ngoài chi phí của quỹ bảo hiểm y tế thanh toán nên thu thêm của người bệnh. Trung tâm đã thiếu sót trong công tác tư vấn nên người bệnh chưa hiểu và thông cảm. Trung tâm đã tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri và rút kinh nghiệm trong thời gian sắp tới.

Tiếp thu ý kiến phản ánh của cử tri, yêu cầu Sở Y tế có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

4. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao & Du lịch: - Cử tri phản ánh, hiện nay, Tàu du lịch của đơn vị Victoria-Châu Đốc lưu

thông trên đoạn sông Tiền, sông Hậu và kênh xáng chạy với tốc độ cao, công suất lớn, làm ảnh hưởng đến dòng chảy gây sạt lở đất ven sông của các xã Long An, Tân An và gây ảnh hưởng đến tàu bè của bà con ven đoạn sông này. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cho Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh có giải pháp giải quyết không để ảnh hưởng đến đời sống của bà con ven sông (cử tri xã Tân An,

12

Long An, thị xã Tân Châu). Sở Giao thông vận tải trả lời. Tuyến sông Tiền, sông Hậu và kênh Xáng thuộc thẩm quyền quản lý của

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam. Tiếp thu kiến nghị của tri, yêu cầu Sở Giao thông vận tải kiến nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lắp các báo hiệu đường thủy nội địa, trong đó có báo hiệu hạn chế tốc độ trên tuyến kênh Xáng. III. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:

Cử tri rất phấn khởi cầu Long Bình đã khánh thành và đưa vào sử dụng, theo đó các hạng mục công trình được đầu tư trên địa bàn đều khởi công, trong đó có khu kinh tế đang hình thành và lắp đặt đường cống thoát nước chiều rộng 1,5m, hệ thống cống này được lắp đặt xả thải trực tiếp ra sông Bình Di, không có hệ thống xử lý nước thải. Đề nghị các ngành chức năng quan tâm lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, tránh gây ô nhiễm môi trường (cử tri thị trấn Long Bình, huyện An Phú).

Khu Thương mại – Dịch vụ cửa khẩu Khánh Bình (giai đoạn 1) đã san lấp mặt bằng và đang thi công hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước (giai đoạn 1), trong đó có hệ thống thoát nước mưa, với đường cống Ф1500 đang lắp đặt thoát ra sông Bình Di là hệ thống cống thoát nước mưa của Khu thương mại – dịch vụ cửa khẩu Khánh Bình, theo quy định hệ thống nước mưa là loại nước được quy ước sạch, có thể cho thoát vào hệ thống thoát nước chung và xả ra môi trường không phải xử lý. Về hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải của Khu Thương mại – Dịch vụ cửa khẩu Khánh Bình, do trước đây chưa xác định được cụ thể doanh nghiệp đầu tư với loại hình gì nên việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) cho dự án chỉ là giai đoạn xây dựng hạ tầng. Hiện nay, các doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại Khu thương mại – dịch vụ cửa khẩu Khánh Bình đạt tỷ lệ khoảng 80% đất cho thuê với các ngành nghề cụ thể và theo quy định dự án phải lập ĐTM cho giai đoạn hoạt động. Trên cơ sở đó, Ban Quản lý Kinh tế đã thuê tư vấn lập thủ tục ĐTM (giai đoạn hoạt động) để xác định lưu lượng nước thải cần xử lý để từ đó đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất phù hợp. Sau khi ĐTM được duyệt, Ban Quản lý Khu kinh tế tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư hệ thống xử lý nước thải đúng theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Khu thương mại – dịch vụ cửa khẩu Khánh Bình. Trong giai đoạn chưa có Hệ thống xử lý nước thải tập trung thì khi thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tùy theo loại hình và quy mô hoạt động, Ban Quản lý Khu kinh tế buộc các doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại đơn vị để xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường theo quy định pháp luật trước khi thải ra môi trường, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - Cử tri rất quan tâm đến việc phân địa giới hành chính trong tỉnh, nhằm đảm

bảo công tác quản lý và điều hành của địa phương. Tuy nhiên, việc phân địa giới hành chính giữa 02 xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn và xã Tân Phú, huyện Châu Thành chưa phù hợp, vì ranh giới giữa 02 xã hiện nay không nằm ở tuyến ranh, theo đó nhiều hộ cất nhà

13

mà nằm sâu trong ruộng, do đó gây khó khăn trong công tác quản lý và điều hành của địa phương. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm hơn trong việc phân chia địa giới hành chính nhằm đảm bảo công tác quản lý và điều hành của địa phương được thuận lợi hơn (cử tri xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn).

Qua kết quả rà soát khảo sát, đến thời điểm hiện tại ranh địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang được quản lý thống nhất theo Chỉ thị 364-CT, chưa phát sinh các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình phục vụ sản xuất nông nghiệp có xuất hiện tình trạng chồng lấn, dẫn đến phá vỡ ranh địa giới hành chính của một số khu vực, qua đó phát sinh các trường hợp chưa thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị 364-CT so với thực tế quản lý địa giới hành chính của địa phương (theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh có 30 điểm, khu vực cấp xã cần hiệp thương thống nhất lại ranh – trong đó có khu vực ranh địa giới hành chính giữ 02 xã Tây Phú thuộc huyện Thoại Sơn và xã Tân Phú thuộc huyện Châu Thành).

- Hiện nay, theo Kế hoạch triển khai thực hiện “Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp” (sau đây gọi tắt là Dự án 513) trên địa bàn tỉnh An Giang. Ban Chỉ đạo Dự án 513 tỉnh đang triển khai các bước thực hiện việc xác định lại đường địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã có khu vực địa giới hành chính bị phá vỡ, biến dạng (do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận động của địa chất tự nhiên, lũ lụt; thay đổi địa hình địa vật do các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn ...) theo nguyên tắc hiệp thương, thỏa thuận thống nhất giữa chính quyền các đơn vị hành chính có liên quan.

Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, yêu cầu Sở Nội vụ (với tư cách là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án 513 tỉnh) tổng hợp số liệu (về diện tích, số dân trong khu vực cần điều chỉnh ranh giới), tiến hành khảo sát thực địa, thực hiện các bước hiệp thương và tổ chức lấy ý kiến nhân dân (nếu có) đảm bảo quy trình phân địa lại ranh giới hành chính, nhằm giải quyết dứt điểm các khu vực bất hợp lý liên quan đến địa giới hành chính, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét điều chỉnh giảm mức thu phí bảo vệ môi trường trên mệnh giá hóa đơn tiền nước và giảm giá thuế giá trị gia tăng trượt giá đối với giá điện, nước sinh hoạt,... nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng là những hộ gia đình, nhất là đối với những hộ gia đình nghèo, khó khăn và thông tin cho cử tri biết nguồn thu phí bảo vệ môi trường 10% sử dụng vào mục đích gì (cử tri phường Long Phú, Long Thạnh, Long Hưng, thị xã Tân Châu và cử tri xã Phước Hưng, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú).

1. Đối với đề nghị xem xét điều chỉnh giảm mức thu phí bảo vệ môi trường trên mệnh giá hóa đơn tiền nước và giảm thuế giá trị gia tăng trượt giá đối với điện, nước sinh hoạt:

Theo quy định tại Mục 1 Phần IX Mục A Phụ lục số 1 Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 thì phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên việc xem xét điều chỉnh giảm mức thu phí bảo vệ môi trường trên

14

mệnh giá hóa đơn tiền nước không thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng số

13/2008/QH12 thì quy định thuế suất 5% áp dụng đối với Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt và thuế suất 10% áp dụng đối với Điện sinh hoạt, không có quy định miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với nước sinh hoạt và điện sinh hoạt như đề nghị của cử tri.

Do đó, UBND tỉnh không có thẩm quyền điều chỉnh giảm mức thu phí bảo vệ môi trường trên mệnh giá hóa đơn tiền nước và giảm thuế giá trị gia đối với điện, nước sinh hoạt. Trong thời gian tới, đề nghị UBND tỉnh giao cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh có đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

2. Đối với nội dung thông tin cho cử tri biết mục đích sử dụng nguồn thu phí bảo vệ môi trường 10%:

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ quy định sử dụng phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt: “Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được chi đơn vị cung cấp nước sạch và 25% cho UBND xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp số tiền chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ này, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho UBND cấp xã, phường, thị trấn”.

Cụ thể quy định của tỉnh An Giang thì theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức trích để lại cho tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; bố trí sử dụng nguồn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh An Giang quy định: “Mức trích để lại cho tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh: (1) Đơn vị cung cấp nước sạch được trích để lại 5% (năm phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí; (2) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được trích để lại 25% (hai mươi lăm phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí”.

Số tiền trích để lại cho tổ chức thu phí nêu trên được chi dùng cho các nội dung theo các quy định:

- Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí: “Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định); Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành; Chi sửa chữa thường

15

xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí; Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí và các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí”.

- Tại điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 154/2016/NĐ-CP thì quy định: “Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại đối với nước thải sinh hoạt theo quy định, tổ chức thu phí nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải”.

- Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 10/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định: “Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, tổ chức thu phí nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải. Tỷ lệ bố trí như sau: Ngân sách tỉnh: 50%; Ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 50%.

- Cử tri xã Bình Thủy, huyện Châu Phú: Đề nghị UBND tỉnh thông tin cho cử tri biết vì sao giá thu phí dịch vụ qua cầu Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang vào thời điểm gần cuối năm 2017 đến nay tăng khá cao hơn so với năm 2016, gây ảnh hưởng tâm lý đến người dân. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét điều chỉnh giá dịch vụ thu phí qua cầu Bình Thủy, huyện Châu Phú cho phù hợp với địa bàn, đối tượng phục vụ, không nên tăng như hiện nay gây tâm lý so bì trong nhân dân.

Cầu Bình Thủy, huyện Châu Phú là cầu nông thôn bắt ngang kênh Đình, nối liền Quốc lộ 91 (tại vị trí km 82+400) thuộc ấp Bình Hưng 2, xã Bình Thủy với đường Phan Chu Trinh, ấp Bình Hòa, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú; nhằm tạo điều kiện đi lại cho nhân dân trong khu vực của các xã lân cận được dễ dàng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của địa phương; đặc biệt là lĩnh vực giao thông, góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hóa trong khu vực; qua đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã Bình Thủy nói riêng và huyện Châu Phú nói chung.

Là công trình đầu tiên trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo hình thức BOT theo Hợp đồng dự án BOT số 01/HĐDA-2011 ngày 16/12/2011, Phụ kiện Hợp đồng số 01/PK-HĐDA-2012 ngày 17/4/2012 và số 02/PK-HĐDA-2014 ngày 24/11/2014 giữa UBND huyện Châu Phú và Công ty TNHH Việt Hồng Phú; Công ty chịu trách nhiệm xây dựng hoàn chỉnh công trình cầu Bình Thủy tại xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, đưa vào sử dụng, tổ chức thu phí hoàn vốn và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân huyện theo hình thức BOT, với thời hạn thu là 24 năm kể từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2037 theo Phương án kinh doanh trạm thu phí (nay chuyển sang giá dịch vụ) cầu Bình Thủy ngày 12/3/2014 của Công ty TNHH Việt Hồng Phú (gọi tắt là Phương án kinh doanh của Công ty) và phải chịu trách

16

nhiệm đại tu công trình trước khi bàn giao cầu Bình Thủy lại cho huyện Châu Phú quản lý đúng như hiện trạng cầu mới khi đưa vào sử dụng.

* Về nguyên nhân điều chỉnh giá dịch vụ sử dụng cầu Bình Thủy vào cuối năm 2017:

Cầu Bình Thủy huyện Châu Phú được đưa vào khai thác từ tháng 01/2014. Giá dịch vụ sử dụng cầu của các phương tiện qua cầu thu từ năm 2014 đến cuối năm 2017 là không thay đổi. Theo phương án kinh doanh đã đến lộ trình tăng giá, hơn nữa lưu lượng phương tiện qua cầu thực tế thấp hơn phương án kinh doanh đã tính toán ban đầu (theo Báo cáo quyết toán thuế hàng năm của Chủ đầu tư). Mặt khác các chi phí của doanh nghiệp đã tăng lên như tiền lương, chi phí duy tu, bảo hiểm tài sản, điện nước,... nên doanh nghiệp khai thác gặp nhiều khó khăn. Do đó việc tăng giá dịch vụ qua cầu Bình Thủy tại thời điểm cuối năm 2017 là phù hợp. Chủ đầu tư cũng đã niêm yết công khai tại trạm thu phí Quyết định số 79/2017/QĐ-UBND. Đồng thời UBND xã cũng đã thông tin trên đài truyền thanh xã về mức thu giá dịch vụ qua cầu Bình Thủy đối với từng phương tiện theo Quyết định nêu trên. Sau đó có một số cử tri bức xúc, phản ánh và kiến nghị mức thu giá dịch vụ qua cầu Bình Thủy và đã được Sở Giao thông vận tải trả lời tại công văn số 27/SGTVT-KHTC ngày 08/01/2018 về việc trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri. Và đã được UBND xã Bình Thủy thông báo nội dung Công văn nêu trên qua Đài truyền thanh của xã để nhân dân và cử tri được biết. Qua trao đổi với UBND xã Bình Thủy, hiện nay người dân không còn việc phản ánh về giá thu phí qua cầu Bình Thủy nữa.

Trên là báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp lần thứ 6 HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021./.

Nơi nhận: - TT. HĐND tỉnh; - UBMTTQ VN tỉnh; - CT, PCT.UBND tỉnh; - Văn phòng HĐND tỉnh; - Các sở, ban ngành; - UBND huyện, thị, thành phố; - Lãnh đạo Văn phòng; - Lưu: VT, TH.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Văn Nưng