BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn tin nong 25-05-2017.pdf2 trên địa...

12
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Năm, ngày 25 tháng 5 năm 2017) TIN NÓNG .................................................................................................................................1 Yêu cầu kiểm tra thông tin chính sách hỗ trợ ngư dân bị trục lợi ............................................1 Sếp Cty Nam Triệu: Đau đầu về câu "tàu 67 rỉ sét do nước biển mặn" ...................................2 Cần xử lý nghiêm tàu giã cào khai thác tận diệt hải sản tại Quảng Bình .................................4 Kiên Giang: Thả 3 rùa biển về môi trường tự nhiên sau 1 năm bị nhốt...................................6 Bình Định: Ngân hàng giữ sổ đỏ của ngư dân trái quy định ...................................................7 Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân .....................................................................................7 Kiên Giang: San lấp trái phép hơn 5,3ha mặt biển .................................................................9 TIN NÓNG Yêu cầu kiểm tra thông tin chính sách hỗ trợ ngư dân bị trục lợi Kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua đã có nhiều bài báo phản ánh về tàu cá đóng theo Nghị định 67/2014 tại một số địa phương không đảm bảo để hoạt động thủy sản. Do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Kịp thời đề xuất xử lý nghiêm sai phạm. Bên cạnh đó, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tàu cá vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tàu cá khi hoạt động thủy sản trên biển; chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ -CP

Transcript of BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn tin thy sn tin nong 25-05-2017.pdf2 trên địa...

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Năm, ngày 25 tháng 5 năm 2017)

TIN NÓNG .................................................................................................................................1

Yêu cầu kiểm tra thông tin chính sách hỗ trợ ngư dân bị trục lợi ............................................1

Sếp Cty Nam Triệu: Đau đầu về câu "tàu 67 rỉ sét do nước biển mặn" ...................................2

Cần xử lý nghiêm tàu giã cào khai thác tận diệt hải sản tại Quảng Bình .................................4

Kiên Giang: Thả 3 rùa biển về môi trường tự nhiên sau 1 năm bị nhốt...................................6

Bình Định: Ngân hàng giữ sổ đỏ của ngư dân trái quy định ...................................................7

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân.....................................................................................7

Kiên Giang: San lấp trái phép hơn 5,3ha mặt biển .................................................................9

TIN NÓNG

Yêu cầu kiểm tra thông tin chính sách hỗ trợ ngư dân bị trục lợi

Kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo

Nghị định 67/2014 của Chính phủ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm

tra, làm rõ thông tin liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Theo Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua đã có nhiều bài báo phản ánh về tàu cá đóng

theo Nghị định 67/2014 tại một số địa phương không đảm bảo để hoạt động thủy sản.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu

cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Kịp thời đề xuất xử lý nghiêm sai phạm.

Bên cạnh đó, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên

quan đến tàu cá vỏ thép, vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tàu cá khi

hoạt động thủy sản trên biển; chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

2

trên địa bàn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên trước ngày 30/6 tới.

Trước đó, theo phản ánh của báo chí, nhiều ngư dân nhiều địa phương ven biển miền Trung

đang rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất kể từ khi Chính phủ có Nghị định 67. Theo đó, Chính

phủ chủ trương cho ngư dây vay vố ưu đão để đóng tàu vỏ thép và mua sắm ngư cụ đánh bắt xa

bờ.

Tuy nhiên, thay vì được tự ý thiết kế, đặt hàng tàu vỏ thép, hàng trăm ngư dân đã phải mua tàu

của các đơn vị thiết kế sẵn, không thể sử dụng được cho hoạt động đánh bắt xa bờ của mình.

Thậm chí, hàng trăm ngư dân tỉnh Bình Định đã phải kêu cứu về những con tàu không như họ

mong muốn từ thiết kế, máy thủy, vỏ tàu, khoang chứa cá đến máy lạnh và thiết bị khác…Hầu hết các con tàu ngay sau khi nhận về đều gặp trục trặc, không hoạt động được.

Nhiều con tàu được đã bị đánh tráo vật liệu, sử dụng thép của Trung Quốc, trong khi theo hồ sơ

là nhập thép Hàn Quốc về đóng mới. Một số dự án đóng mới khác có dấu hiệu của nhóm lợi

ích, trục lợi. (VnEconomy 24/5, Song Hà) đầu trang

Sếp Cty Nam Triệu: Đau đầu về câu "tàu 67 rỉ sét do nước biển mặn"

Liên quan đến phát ngôn gây “sốc” về việc tàu 67 rỉ sét do nước biển rất mặn, ông Bùi Hữu Hùng - Phó Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Nam Triệu cho rằng chưa truyền đạt hết ý nên gây hiểu nhầm (?).

Chuyên gia Hàn Quốc vào cuộc

Ngày 24.5, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Bùi Hữu Hùng- Phó Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Nam Triệu cho biết: “Dự kiến, sáng ngày mai (25.5), chuyên gia Hàn Quốc (của hãng máy Doosan- hãng máy cung cấp máy tàu cho Công ty TNHH MTV Nam Triệu) sẽ đến Bình Định để kiểm tra lại chất lượng máy tàu, hướng dẫn cách sử dụng cho ngư dân. Trong khi đó, chuyên gia của hãng máy Mitsubishi (Nhật Bản) chưa đến Bình Định được vì chờ lịch sắp xếp”.

Ông Bùi Hữu Hùng- Phó tổng giám đốc công ty TNHH MTV Nam Triệu. Ảnh: Dũ Tuấn

3

Theo ông Hùng, đến thời điểm hiện tại về nguyên nhân các con tàu vỏ thép bị hư hỏng vẫn chưa xác định được lỗi thuộc về đơn vị nào. Do vậy, phải chờ chuyên gia hãng máy kiểm tra, làm rõ.

“Tuy nhiên, phía công ty vẫn đang bố trí tổ kỹ sư để sửa chữa tàu hư hỏng cho ngư dân và bảo trì những con tàu đang đi trên biển sắp về bờ”- ông Hùng cho hay.

Tàu vỏ thép BĐ 99179 TS được đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương của ngư dân Mai Văn Chương đưa vào sử dụng vào tháng 8.2016, xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Dũ Tuấn

Liên quan đến phát ngôn gây “sốc” tàu 67 rỉ sét do nước biển rất mặn (tại cuộc họp với ngư dân Bình Định ngày 10.5), ông Hùng cho rằng do diễn đạt chưa hết ý nên mới gây ra hiểu nhầm?.

“Ý tôi muốn nói nước biển mặn quá, trong khi đó tàu cá của ngư dân có nhiều điểm va chạm nên bị xây xát. Sau những chuyến biển, bà con cần dùng nước ngọt để rửa và dùng sơn dự phòng trên tàu sơn lại mới không bị hoen rỉ chỗ va chạm ấy. Câu nói chưa hết ý đã khiến tôi đau đầu mấy ngày qua”- ông Hùng chia sẻ.

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra

Ngày 23.5, Văn phòng Chính Phủ có công văn hỏa tốc truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra, làm rõ các vấn đề liên quan đến chất lượng tàu đóng theo NĐ 67.

Thời gian qua, báo chí có phản ánh nhiều tàu cá đóng theo nghị định 67 tại một số địa phương không đảm bảo để hoạt động thủy sản. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN & PTNT chủ trì, kiểm tra làm rõ các vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến hoạt động đóng mới, nâng cấp, đăng kiểm tàu cá theo Nghị định số 67/2014-NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính Phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, kịp thời đề xuất xử lý nghiêm sai phạm.

Ngoài ra, cần chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tàu cá vỏ thép, vỏ gỗ, vật liệu mới để đảm bảo chất lượng, an toàn cho tàu cá khi hoạt động trên biển. Chỉ đạo các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cương giám sát, kiểm tra hoạt động đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP trên địa bàn. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 30.6.2017.

4

Tàu vỏ thép bị hư hỏng hàng loạt khiến ngư dân Bình Định lao đao. Ảnh: Dũ Tuấn

Trước đó, Dân Việt đã có loạt bài phản ánh về tình trạng tàu vỏ thép 67 ở Bình Định bị hư hỏng hàng loạt. Theo Sở NNPTNT Bình Định, qua kiểm tra 3 tàu vỏ tàu do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng, tất cả đều có tình trạng thân vỏ tàu, trạng thiết bị đều bị rỉ sét, hư hỏng và xuống cấp trầm trọng, máy tàu hiệu Mitsubishi bị hư hỏng...

Qua kiểm tra 4 tàu đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu thì thân, vỏ tàu bị rỉ sét, máy chính Mitsubishi đều bị sự cố và hư hỏng, máy phát điện bị hư hỏng, hầm bảo quản không giữ được lạnh, 1 tàu làm nghề lưới chụp có hệ thống gọn bị han rỉ, đứt gãy. Ngư dân phản ánh rằng trong hợp đồng: hộp số trang bị cho tàu đồng bộ với máy thủy chính nhưng thực tế công ty trang bị hộp số không đồng bộ dẫn đến hư hỏng, đề nghị công ty thay hộp số khác cho

đồng bộ. (Dân Việt 25/5, Dũ Tuấn) đầu trang

Cần xử lý nghiêm tàu giã cào khai thác tận diệt hải sản tại Quảng Bình

Sự cố ô nhiễm môi trường biển đã khiến cuộc sống của ngư dân vùng bãi ngang Quảng Bình lâm vào khó khăn, khi biển vừa hồi sinh thì lại phải đối mặt với nạn

đánh giã cào của những cặp tàu cá công suất lớn từ nơi khác đến làm cho

người dân bức xúc và lo lắng. Không chỉ làm hư hỏng ngư lưới cụ của ngư dân

đánh bắt vùng lộng mà kiểu khai thác tận diệt hải sản này đã làm cho hệ sinh thái biển vốn bị thiệt hại nghiêm trọng sau sự cố ô nhiễm môi trường biển càng

bị tổn thương thêm.

Khai thác hải sản cách bờ chỉ hai hải lý

Giã cào vốn là một nghề truyền thống của ngư dân các vùng biển ngang, chỉ dành cho những chiếc thuyền nan, thúng đánh bắt ven bờ. Những năm gần đây, người dân đóng tàu lớn hơn để kéo toàn bộ sinh vật ở đáy biển gần bờ, gồm cá lớn, cá bé, tôm, cua, mực, ốc... Nhận thấy tác hại của nghề đánh bắt này, từ nhiều năm nay, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình đã tuyên truyền, vận động ngư dân chuyển đổi nghề biển, không cấp giấy cho tàu thuyền ra vào cửa lạch, không cấp phép cho tàu đóng mới đánh bắt bằng nghề giã cào. Vì thế, số lượng tàu thuyền đánh bắt bằng hình thức hủy diệt này giảm còn rất ít và phần lớn ngư dân chuyển nghề vươn khơi.

Song, khi ngư dân Quảng Bình gần như bỏ nghề giã cào thì thời gian gần đây, ở vùng biển gần bờ tại địa phương, tàu giã cào của các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định… lại hoành hành, gây thiệt hại và bức xúc cho nhân dân. Khi biển vừa hồi sinh sau sự cố ô nhiễm môi trường thì ngư dân vùng bãi ngang Quảng Bình lại phải đối mặt với nạn đánh giã cào của những cặp tàu cá công suất lớn từ nơi khác đến. Ông Nguyễn Văn Kết, ngư dân vùng biển bãi ngang xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy cho biết: “Tàu của họ công suất lớn mà đánh sát vô bờ, quét sạch cá to, cá nhỏ, tận diệt luôn nguồn hải sản đang sinh trưởng. Những tàu này còn làm hư hỏng rất nhiều ngư lưới cụ của chúng tôi. Ngư dân

5

rất bức xúc, ra xua đuổi thì họ chạy ra, lúc sau lại vào càn quét đáy biển”. Còn theo ngư dân Nguyễn Văn Thắng ở xã Ngư Thủy Bắc, ông đã nhiều lần gặp các tàu giã cào lớn đánh gần bờ. Không chỉ đánh bắt trái quy định làm cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ, những tàu cá này còn ỷ tàu lớn uy hiếp ngư dân làm nghề lưới thuyền nan và thúng chai. “Nhiều lần lưới của thuyền tui bị các tàu lớn làm hư hỏng hoặc kéo đi mất” - ngư dân Nguyễn Văn Thắng nói thêm.

Theo ngư dân vùng bãi ngang huyện Lệ Thủy, tàu giã cào thường đi theo từng cặp chạy song song với nhau rồi dùng loại lưới lớn, mắt dày và có nhiều lớp để quét hải sản từ tầng đáy đến mặt nước. Với kiểu đánh bắt như vậy, các loại cá nhỏ đến cá trưởng thành đều bị bắt và tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều hơn khi đang vào mùa sinh sản của các loài cá. Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình, thời gian gần đây đã xuất hiện rất nhiều cặp tàu cá công suất hơn 400 CV nhưng đánh bắt giã cào chỉ cách bờ hai hải lý.

Kiên quyết xử lý tàu cá vi phạm

Trước tình trạng nhiều tàu cá công suất lớn đánh bắt bằng nghề giã cào ngay trong vùng lộng, lực lượng kiểm ngư tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều đợt tuần tra và xử lý các tàu cá vi phạm. Mới đây, ngày 20-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình lập tổ công tác do Phó trưởng Chi cục Hoàng Viết Thông dẫn đầu tiến hành tuần tra, xử lý các tàu cá có công suất lớn đánh bắt giã cào trái phép trên vùng biển Quảng Bình. Có mặt trên tàu kiểm ngư, phóng viên ghi nhận, khi tuần tra cách bờ biển Hải Ninh hai hải lý, lực lượng tuần tra phát hiện cặp tàu cá QNg 97258 TS và QNg 92015 TS đều có công suất 540 CV do Nguyễn Thanh Diêu (sinh năm 1988, trú tại xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi) vừa chủ tàu vừa làm thuyền trưởng đang đánh bắt trái phép bằng nghề giã cào. Lực lượng chức năng áp sát và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với số tiền 24 triệu đồng, đồng thời yêu cầu chủ tàu viết bản cam kết không được tái phạm.

Tiếp tục tuần tra trên biển, lực lượng kiểm ngư Quảng Bình phát hiện thêm hai cặp tàu cá khác đang khai thác giã cào tại tọa độ 17 độ 13 phút bắc, 108 độ 48 phút đông. Điều đáng nói, khi thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng, bốn tàu cá này đã cắt lưới bỏ chạy và liên tục có hành vi chống đối, đâm va nhằm ngăn chặn lực lượng thực thi nhiệm vụ trên biển. Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình đã liên hệ với Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình điều tàu hỗ trợ. Bộ đội Biên phòng đã nhanh chóng sử dụng tàu cao tốc tiếp cận, áp sát và bắt giữ các tàu cá vi phạm. Hai cặp tàu giã cào trái phép bị bắt giữ gồm QNg 97091 TS, QNg 97073 TS do Trần Văn Nghĩa (sinh năm 1986, trú tại tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ và QNg 91748 TS, QNg 91847 TS do Lê Văn Hiền (Quảng Ngãi) làm chủ tàu. Hai cặp tàu cá này đã bị lực lượng chức năng lập biên bản và xử phạt hành chính mỗi cặp tàu 48 triệu đồng. Trước đó, lực lượng kiểm ngư và Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phát hiện và xử phạt nhiều tàu cá đánh bắt giã cào trái phép trên vùng biển địa phương. Trong đó có cặp tàu cá mang số hiệu QNg 92665 TS và QNg 92662 TS do Nguyễn Đình Tây, trú tại Quảng Ngãi làm chủ bị xử phạt hai lần liên tiếp chỉ cách nhau hai ngày.

Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay, hàng chục vụ tàu giã cào đã được tàu tuần tra phát hiện, xử lý và phần lớn cũng là tàu của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, con số bắt giữ được là quá ít so với thực tế đang diễn ra trên vùng biển gần bờ của Quảng Bình. Điều đáng nói là trong khi các tàu giã cào có công suất 500 đến 600 CV thì tàu của kiểm ngư tỉnh Quảng Bình chỉ có công suất 380 CV và đã sử dụng gần 20 năm, không thể truy đuổi tàu vi phạm. Cũng do tàu nhỏ, cho nên chỉ sóng gió cấp năm thì tàu tuần tra của kiểm ngư phải nằm bờ. Phó trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Bình Hoàng Viết Thông cho biết, tàu yếu, công cụ hỗ trợ không có, cho nên việc thực thi nhiệm vụ trên biển cũng hạn chế. Nhiều tàu giã cào thậm chí còn qua mặt lực lượng kiểm ngư tuần tra và không ít lần, ngư dân trên các tàu giã cào khi bị đuổi bắt đã có hành động tiến công lại lực lượng kiểm ngư...

Theo quy định, những tàu vi phạm chỉ bị lập biên bản xử phạt hành chính chứ không có hình phạt bổ sung nào khác. Vì vậy, khi tàu tuần tra rời đi, tàu giã cào lại quay vào tiếp tục thả lưới đánh bắt ở khu vực cấm. Mặt khác, nhiều tàu giã cào cố tình để mầu sơn số hiệu tàu bị bong tróc, rất khó đọc chính

6

xác được số hiệu. Đây cũng là cách họ né tránh sự phát hiện của lực lượng kiểm ngư. (Nhân Dân

25/5, Hương Giang) đầu trang

Kiên Giang: Thả 3 rùa biển về môi trường tự nhiên sau 1 năm bị nhốt Sau khi được các cơ quan chức năng giải thích về tính quý hiếm của loài rùa biển, ông Hưng đã đồng ý nộp lại 3 rùa biển để thả về môi trường tự nhiên.

Ngày 24-5, tại khu vục ấp Hòn Chông, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh, kết hợp với Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên Giang, tiến hành thả con 3 rùa biển về môi trường tự nhiên sau 1 năm bị nuôi nhốt.

Các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang, thả 3 cá thể rùa biển về môi trường tự nhiên.

Người được cơ quan chức năng vận động giao lại 3 cá thể rùa biển này là ông Lê Tấn Hưng (63 tuổi, ngụ ấp Hòn Chông, xã Bình An, huyện Kiên Lương). Trước đó, chiều 23-5, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Phòng PC49 Công an tỉnh Kiên Giang, phát

hiện tại nhà ông Hưng đang nuôi trái phép 3 con rùa biển với tổng trọng lượng trên 21 kg.

Theo trình bày của ông Hưng, 3 rùa biển này được ông mua lại của một số người dân lặn biển bắt được và đem về thả nuôi tại nhà hơn năm nay với mục đích để cho khách đến chiêm ngưỡng.

Rùa biển thuộc loài động vật quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, cần được bảo vệ, tránh nguy cơ tuyệt chủng (ảnh minh họa)

Sau khi được các cơ quan chức năng giải thích về tính quý hiếm của loài rùa biển cũng như sự cần thiết phải được bảo vệ, ông Hưng

đã đồng ý nộp lại 3 rùa biển để thả về môi trường tự nhiên.

7

Được biết, rùa biển có tên khoa học là Chelonia mydas, thuộc loài động vật biển rất quý hiếm,

nằm trong danh Sách đỏ của Việt Nam nên cần được bảo vệ tránh nguy cơ bị tuyệt chủng.

(Công An Nhân Dân 24/5, Đức Văn – T.Biên) đầu trang

Bình Định: Ngân hàng giữ sổ đỏ của ngư dân trái quy định Ngày 24.5, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, cho biết Sở đã đề nghị UBND

TP.Quy Nhơn làm rõ việc Vietcombank Quy Nhơn giữ 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của ngư

dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Sở NN-PTNT sẽ có báo cáo, tham mưu cho UBND tỉnh ra văn bản thông báo cho Ngân hàng Nhà nước, đề nghị xem xét vụ việc này. Hai ngư dân bị giữ sổ đỏ là ông Trần Văn Hạo và ông Trương Hoài Khánh (cùng ở P.Đống Đa, TP.Quy Nhơn), hồi cuối năm 2015 làm thủ tục vay 17,7 tỉ đồng để đóng tàu vỏ thép. Theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP thì ngư dân vay vốn đóng tàu phải đóng vốn đối ứng 5% tổng giá trị con tàu. Ông Hạo và ông Khánh đều đóng vốn đối ứng 1,026 tỉ đồng, tương đương 6%. Lúc này, đại diện Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Hải Phòng), đơn vị được 2 ngư dân ký hợp đồng đóng tàu vỏ thép, yêu cầu nên thế chấp sổ đỏ để ngân hàng giải ngân nhanh hơn, và sẽ trả lại khi đóng tàu xong. Sau khi biết trong Nghị định 67

không có quy định nào bắt buộc ngư dân thế chấp tài sản khi vay vốn đóng tàu, ông Hạo và ông Khánh đòi lại sổ đỏ nhiều lần nhưng phía ngân hàng không trả. Do tàu vỏ thép mới đóng liên tục bị hư hỏng, phải nằm bờ sửa chữa trong thời gian dài nên ông Hạo không có tiền trả nợ đúng hạn. Vì vậy, toàn bộ số tiền vay 17,7 tỉ đồng đã bị ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn. Hiện ông Hạo nợ ngân hàng hơn 481 triệu đồng (295 triệu đồng tiền nợ gốc và 186 triệu đồng tiền lãi). Ông Hạo yêu cầu Vietcombank Quy Nhơn cho vay lưu động số tiền 600 triệu đồng để trả nợ 2 đợt (quý 1 và 2/2017), nhưng tài sản thế chấp là sổ đỏ đã bị ngân hàng giữ.

Ngày 11.4, lãnh đạo Vietcombank có công văn trả lời ông Hạo là Nghị định 67/2014 không có

nội dung nào cấm các ngân hàng thương mại nhận tài sản khác (ngoài tài sản hình thành từ vốn

vay) để đảm bảo cho các khoản vay của khách hàng. Trong khi đó, tại buổi làm việc với các bên

tham gia Nghị định 67/2014 mới đây, ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định,

khẳng định việc ngân hàng buộc ngư dân thế chấp sổ đỏ khi vay vốn đóng tàu vỏ théplà sai. (Thanh Niên 25/5, Hoàng Trọng) đầu trang

Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân

Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa gắn kết cùng ngư dân

bám biển, giữ vững chủ quyền biển đảo

Ngày 24-5, Hải đội 302 thuộc Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển (CSB) 3 thuộc Bộ Tư lệnh CSB đã làm lễ kết nghĩa

với xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa). Đây là địa phương giàu truyền thống cách mạng, gắn liền với

Khu Di tích lịch sử quốc gia Tàu Không Số và Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Phan Vinh.

Tình cảm người CSB

Thiếu tá Hồ Văn Tương, chính trị viên phó Hải đội 302, cho biết thực hiện kế hoạch của Bộ Tư lệnh vùng CSB, Hải

đội đã chọn xã Ninh Vân để thực hiện mô hình CSB "Đồng hành với ngư dân". Mô hình nhằm tuyên truyền pháp

luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền biển đảo, giúp ngư dân khắc phục thiên tai, bảo vệ tài nguyên biển,

xóa đói giảm nghèo.

Tại buổi lễ kết nghĩa, Hải đội 302 đã tổ chức hàng loạt hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, như: tặng

45 suất quà cho các gia đình ngư dân gặp khó khăn và 2 gia đình chính sách; tặng 300 quyển vở cho 2 trường tiểu

học và THCS trên địa bàn xã; trao học bổng cho 2 học sinh tiểu học có hoàn cảnh nghèo vượt khó, học giỏi từ nay

cho đến 18 tuổi với phụ cấp mỗi tháng 500.000 đồng/em.

8

Cảnh sát biển tham gia cuộc thi vẽ “Em yêu biển, đảo quê hương” với các học sinh

Bên cạnh đó, Hải đội cũng tổ chức hàng loạt hoạt động như cuộc thi vẽ tranh "Em yêu biển, đảo quê hương"; khám

chữa bệnh miễn phí cho người dân; tặng cờ Tổ quốc, tủ thuốc, áo phao; tập huấn phòng chống đuối nước; giao lưu

văn nghệ…

Em Lê Thị Yến (Trường Tiểu học Ninh Vân) - tham gia cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương"- hồn nhiên nói: "Em

vẽ các chú CSB oai vệ đang đi trên tàu bảo vệ vùng biển Trường Sa. Lớn lên, em muốn làm CSB đi tàu tuần tra,

bảo vệ biển quê em". Theo thầy Trần Tiếp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ninh Vân, cuộc thi thu hút 20 đội của

Trường Tiểu học Ninh Vân và THCS Nguyễn Phan Vinh tham gia. Các cán bộ, chiến sĩ CSB cũng giao lưu, hỗ trợ

và cùng tham gia với các em.

"Ở cấp tiểu học, THCS, các em chưa hình dung được về Hoàng Sa, Trường Sa; chưa phân biệt được CSB hay hải

quân. Đây là lần đầu tiên các em được giao lưu, tìm hiểu, nghe các chú CSB kể về biển đảo một cách trực quan

sinh động... Những hoạt động như vậy sẽ nhen nhóm tình yêu quê hương biển đảo của các em" - thầy Tiếp bày tỏ.

Nhận túi thuốc trên tay, chị Nguyễn Mộng Hà (người dân thôn Tây, xã Ninh Vân) vui mừng chia sẻ: "Tôi có bệnh

nhưng đường sá xa xôi chưa đi khám được, nay có đoàn CSB đưa bác sĩ về khám bệnh miễn phí khiến tôi và

nhiều người khác rất vui mừng. Cả xã như một ngày hội".

Nhân rộng mô hình

Theo nội dung quy chế phối hợp giữa Hải đội 302 và xã Ninh Vân, hai bên sẽ hợp tác trao đổi, thông báo về tình

hình trên biển, tuyên truyền pháp luật, vận động người dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, gìn giữ an ninh

trên biển, như: tình hình vi phạm chủ quyền, tội phạm, tàu thuyền nước ngoài trên ngư trường đánh bắt thuộc vùng

biển Việt Nam; thông tin về buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển; thông tin về tranh chấp ngư trường,

sử dụng phương tiện trái phép; tình hình tai nạn, cứu nạn, cứu hộ trên biển.

9

Hải đội 302 khẩn trương phối hợp, tổ chức lực lượng giúp đỡ ngư dân khắc phục thiên tai, bảo vệ môi trường biển.

Ngư dân có thể liên lạc vào tần số 9339 Mhz, 6650 Mhz vào ban ngày và 6973 Mhz vào ban đêm để được hỗ trợ

thông tin, tìm kiếm, cứu nạn. Bên cạnh đó, Hải đội sẽ phối hợp với địa phương xây dựng kinh tế, chăm sóc gia đình

chính sách, ngư dân nghèo, gặp hoạn nạn...

Theo bà Trà Thị Bông Sen, Chủ tịch UBND xã Ninh Vân, trước đây, Ninh Vân thuộc diện xã đảo, có trên 60 tàu

thuyền thường xuyên ra khơi, cuộc sống người dân gắn với biển, kinh tế rất khó khăn, trình độ dân trí hạn chế.

"Việc lực lượng CSB làm đơn vị đỡ đầu sẽ là động lực khích lệ cho địa phương vươn lên phát triển mạnh hơn nữa

nghề biển" - bà Sen nói.

Đại tá Đỗ Hồng Đó, Chính ủy Vùng CSB 3, khẳng định mô hình "Đồng hành với ngư dân" là chủ trương lớn của

Đảng và Bộ Tư lệnh CSB. Hải đội 302 cần quán triệt sâu sắc nhiệm vụ giúp đỡ, đồng hành cùng ngư dân, hỗ trợ

kịp thời khi ngư dân cần; tập huấn các kỹ năng để ngư dân tự bảo vệ khi gặp khó khăn, hoạn nạn; tuyên truyền về

vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển đảo cũng như các quy định của pháp luật để người dân chấp hành. Bên cạnh

đó, CSB còn có nhiệm vụ vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ ngư dân về đời sống, tinh thần, phát triển kinh tế để

họ yên tâm vươn khơi, góp phần bảo vệ Tổ quốc.

"Ngoài Khánh Hòa, chúng tôi đã triển khai mô hình này ở Phú Quý (Bình Thuận). Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục

phát huy, nhân rộng mô hình này ở các địa phương khác như Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cần Giờ (TP HCM).

Lực lượng CSB phải thực hiện tốt nhiệm vụ để người dân tin yêu, là chỗ dựa vững chắc để ngư dân bám biển" -

đại tá Đó nói.

Ứng cứu 114 ngư dân

Theo đại tá Đỗ Hồng Đó, trong năm 2016, Vùng CSB 3 đã tiếp nhận 150 thông tin cứu nạn,

trong đó tổ chức 14 đợt hỗ trợ ngư dân. Các cán bộ chiến sĩ Vùng CSB 3 đã cứu 114 ngư dân.

Bộ Tư lệnh Vùng CSB 3 là đơn vị độc lập tác chiến trực thuộc Bộ Tư lệnh CSB đóng tại tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng CSB 3 có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ từ Cù Lao Xanh (tỉnh Bình

Định) tới bờ Bắc cửa Định An (tỉnh Trà Vinh) và biển Đông bao gồm quần đảo Trường Sa,

DK1 và thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. (Người Lao Động 25/5, Kỳ Nam) đầu trang

Kiên Giang: San lấp trái phép hơn 5,3ha mặt biển Một nhà máy chế biến thủy sản tại huyện Kiên Lương (Kiên Giang) vừa bị UBND tỉnh phát hiện tự ý lấn biển

gần gấp đôi quy mô cho phép, với diện tích vi phạm lên đến hơn 5,3ha!

Khu vực hơn 5,3ha lấn biển trái phép - Ảnh: Nguyễn Triều

Đó là dự án “Khu lấn biển nhà máy chế biến thủy sản” tại ấp Hòn Chông (xã Bình An, huyện Kiên Lương), do Công

ty TNHH MTV Tiến Triển làm chủ đầu tư.

10

Dự án của Công ty Tiến Triển được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt quy hoạch

từ năm 2012 với quy mô 7ha, tiếp giáp bờ biển và khu neo đậu tàu thuyền cửa kênh Lung Lớn 2.

Cuối năm 2014, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cũng được UBND tỉnh phê duyệt và các hoạt

động san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng đồng loạt được triển khai.

Hoạt động tấp nập

Từ trung tâm huyện Kiên Lương, theo tỉnh lộ 11 rẽ về hướng hòn Phụ Tử, đến cống ngăn mặn kênh Lung Lớn 2 là

gặp tấm bảng “Công ty TNHH MTV Tiến Triển - Bến thủy nội địa” hướng dẫn đường vào dự án cách đó 250m.

Ngay cổng vào dự án, chủ đầu tư cho lập một trạm gác để kiểm soát và thu phí xe ra vào. Vừa qua trạm gác là bến

tàu du lịch, là nơi neo đậu và đón khách của các canô chuyên phục vụ khách du lịch từ bờ ra các đảo thuộc quần

đảo Bà Lụa (xã đảo Sơn Hải) và xã đảo Hòn Nghệ.

Trên bến là nhà phục vụ hành khách rộng hàng trăm mét vuông, bên trong có quán cà phê. Đi tiếp ra hướng biển là

bãi đậu ôtô, khu vực neo đậu tàu cá, cảng lên xuống hàng hóa, khu vực sơ chế hải sản...

Phía sau các hạng mục kể trên là một khu đất rộng gần chục hecta được san lấp bằng cát sỏi khá bằng phẳng. Một

khu nhà xưởng đang được xây dựng dang dở bằng gạch, chưa kịp lợp mái với vài ba công nhân đang làm việc bên

trong.

Phần lớn diện tích đã san lấp còn để trống, ngoại trừ một số khu vực được dùng làm sân phơi cá cơm.

Có mặt tại đây ngày 21-5, phóng viên ghi nhận các hoạt động bên trong diễn ra khá tấp nập. Nhiều lượt xe chở

khách du lịch ghé lại để khách xuống canô đi tham quan các đảo. Các tàu cá cũng cập bến lên xuống hàng, một số

neo đậu ngay tại bến.

Một số chủ xe cho biết xe đưa khách du lịch hay vận chuyển hàng hóa và tàu thuyền cập cảng đều phải nộp phí

theo lượt cho nhân viên quản lý tại đây.

Với những hoạt động diễn ra nhộn nhịp như vậy, ít ai biết rằng dự án quy mô này đang xây dựng không phép và

không đúng với quy hoạch ban đầu.

11

Nhà xưởng rộng 2.300m2 xây không phép trong khuôn viên dự án - Ảnh: Nguyễn Triều

Xây dựng lẫn lấn biển đều không phép

Cuối năm 2016, phát hiện một số dấu hiệu vi phạm nên Sở Kế hoạch và đầu tư kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang lập

đoàn liên ngành kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện dự án của Công ty Tiến Triển.

Kết quả kiểm tra cho thấy chủ đầu tư đã vi phạm hàng loạt quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng và không tuân

thủ quy hoạch, báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án quy mô 7ha đã được phê duyệt.

Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương, phê duyệt quy hoạch dự án, báo cáo đánh giá tác động môi

trường, chủ đầu tư không tiến hành các thủ tục tiếp theo để được giao đất, cấp phép xây dựng mà tự ý triển khai

san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng.

Đến cuối năm 2016, khi đoàn kiểm tra vào cuộc, toàn bộ 7ha phạm vi dự án đã được san lấp hoàn thiện mặt bằng.

Chủ đầu tư đã cho xây kè bằng đá hộc dọc kênh Lung Lớn 2, xây dựng ba cầu cảng hành khách và lên xuống hàng

hóa, đóng cọc bêtông cho hai cầu cảng khác.

Ngoài một nhà xưởng chế biến hải sản đã đi vào hoạt động, một nhà xưởng khác rộng 2.300m2 đang thi công dang

dở và một nhà phục vụ khách du lịch rộng 375m2 đang được đầu tư (đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng).

Tất cả các hạng mục này đều xây dựng không phép. Riêng nhà phục vụ du khách, cầu cảng hành khách, du lịch,

cầu cảng hàng hóa đều không có trong quy hoạch được duyệt.

Nghiêm trọng hơn, ngoài phạm vi 7ha được UBND tỉnh Kiên Giang duyệt quy hoạch, Công ty Tiến Triển còn san

lấp lấn thêm 53.749,6m2 (làm tròn hơn 5,3ha) mặt biển, ngay khu vực tiếp giáp rừng phòng hộ.

12

Ông Trần Hữu Nghị - giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Kiên Giang - cho biết toàn bộ phần diện tích hơn 5,3ha

mà Công ty Tiến Triển lấn thêm chưa được quy hoạch, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bất kỳ

thủ tục đầu tư nào.

Thế nhưng giải thích với đoàn kiểm tra, ông Nguyễn Thành Sơn - giám đốc Công ty Tiến Triển - cho rằng công ty

không cố ý lấn chiếm, mà chỉ vì “trong quá trình thi công san lấp mặt bằng chủ quan không đo đạc thực tế làm phát

sinh dôi dư diện tích”.

Đình chỉ thi công, xử phạt

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 22-5, ông Mai Văn Huỳnh - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết ngày 19-5 ông đã chủ

trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan để xử lý trường hợp vi phạm này.

“Trước mắt, UBND tỉnh đã chỉ đạo đình chỉ các hoạt động thi công, xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu chủ đầu tư từ đây

đến cuối năm phải hoàn tất các thủ tục về đất đai, xây dựng đối với phần dự án 7ha đã được duyệt.

Riêng phần diện tích 5,3ha san lấp trái phép sau khi xử lý hành chính, chủ đầu tư muốn thực hiện dự án phải tiến hành các thủ

tục xin chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết theo quy định để UBND tỉnh xem xét” - ông Huỳnh nói.

(Tuổi Trẻ 24/5, Nguyễn Triều) đầu trang./.