BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfBộ Công an tổ chức thanh,...

23
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2017) VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2 1. Năm 2018: 2 hội, 1 bộ phối hợp để triệt nạn bơm tạp chất vào tôm ................................... 2 2. Ngành tôm muốn bứt phá phải giải quyết được nạn bơm chích tạp chất ............................ 3 3. Bạc Liêu: Giám đốc không ở nhà máy, bảo vệ ngăn cản kiểm tra tôm bơm tạp chất ......... 4 CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ......................................................................................................... 5 4. Thừa Thiên - Huế hỗ trợ ngư dân chi phí vận chuyển hàng hóa dịch vụ khai thác hải sản 5 5. Quảng Bình: Khắc phục sự cố môi trường, quyết tâm vươn khơi bám biển ....................... 5 THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 7 6. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bất ngờ .............................................................................. 7 7. Trên 50% tôm của Thụy Sỹ nhập từ Việt Nam ................................................................... 8 8. 81 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam 2017 ................. 9 NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 10 9. Thái Bình: Thoát nghèo nhờ cá rô phi: Hiệu quả bất ngờ! ................................................ 10 10. Hòa Bình: Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 471 tỷ đồng .............................................. 12 11. HTX Thủy sản Gia Tân (Ninh Bình): Mô hình HTX phù hợp vùng chiêm trũng ............ 12 12. Phú Yên: Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi năm 2018 ............................. 13 13. Thừa Thiên - Huế: Từ bỏ đánh bắt tận diệt, chuyển sang nuôi ghẹ lột cho thu nhập cao . 15 KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 16 14. Nghệ An: Ngư dân câu được cá leo "khủng” nặng 50kg, dài 2m...................................... 16 15. Hà Tĩnh: Làng nhỏ đóng thuyền vươn ra biển lớn ............................................................ 16 16. Quảng Ngãi: Hạ thủy tàu cá vỏ thép hiện đại 67 tỉ đồng ................................................... 18 17. Gập ghềnh đồng vốn 67 (Kỳ II) ......................................................................................... 18 18. Bình Định: Tuyên truyền ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài ........................ 20 CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 21 19. Sóng biển ln khiến 3 ngư dân Khánh Hòa bthương và mt tích ................................... 21 20. Cứu 15 ngư dân tàu cá gặp nạn ở biển Vũng Tàu ............................................................. 21 THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 22 21. Đà Nẵng: Chợ đầu mối hải sản Thọ Quang ....................................................................... 22 MÔI TRƯỜNG........................................................................................................................... 22 22. Hà Tĩnh: 20 tấn hải sản hôi thối sau bão số 10 đã được tiêu hủy ...................................... 22 NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 23 23. Pháp: Khai thác sò điệp bội thu dịp Giáng sinh ................................................................. 23

Transcript of BẢN TIN THỦY SẢN - tongcucthuysan.gov.vn ban tin thuy san.pdfBộ Công an tổ chức thanh,...

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Sáu, ngày 22 tháng 12 năm 2017)

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC ...................................................................... 2

1. Năm 2018: 2 hội, 1 bộ phối hợp để triệt nạn bơm tạp chất vào tôm ................................... 2

2. Ngành tôm muốn bứt phá phải giải quyết được nạn bơm chích tạp chất ............................ 3

3. Bạc Liêu: Giám đốc không ở nhà máy, bảo vệ ngăn cản kiểm tra tôm bơm tạp chất ......... 4

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ ......................................................................................................... 5

4. Thừa Thiên - Huế hỗ trợ ngư dân chi phí vận chuyển hàng hóa dịch vụ khai thác hải sản 5

5. Quảng Bình: Khắc phục sự cố môi trường, quyết tâm vươn khơi bám biển ....................... 5

THƯƠNG MẠI ............................................................................................................................. 7

6. Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bất ngờ .............................................................................. 7

7. Trên 50% tôm của Thụy Sỹ nhập từ Việt Nam ................................................................... 8

8. 81 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam 2017 ................. 9

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................................................................................................... 10

9. Thái Bình: Thoát nghèo nhờ cá rô phi: Hiệu quả bất ngờ! ................................................ 10

10. Hòa Bình: Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 471 tỷ đồng .............................................. 12

11. HTX Thủy sản Gia Tân (Ninh Bình): Mô hình HTX phù hợp vùng chiêm trũng ............ 12

12. Phú Yên: Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi năm 2018 ............................. 13

13. Thừa Thiên - Huế: Từ bỏ đánh bắt tận diệt, chuyển sang nuôi ghẹ lột cho thu nhập cao . 15

KHAI THÁC THỦY SẢN ......................................................................................................... 16

14. Nghệ An: Ngư dân câu được cá leo "khủng” nặng 50kg, dài 2m...................................... 16

15. Hà Tĩnh: Làng nhỏ đóng thuyền vươn ra biển lớn ............................................................ 16

16. Quảng Ngãi: Hạ thủy tàu cá vỏ thép hiện đại 67 tỉ đồng ................................................... 18

17. Gập ghềnh đồng vốn 67 (Kỳ II) ......................................................................................... 18

18. Bình Định: Tuyên truyền ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài ........................ 20

CỨU HỘ - CỨU NẠN ................................................................................................................ 21

19. Sóng biển lớn khiến 3 ngư dân Khánh Hòa bị thương và mất tích ................................... 21

20. Cứu 15 ngư dân tàu cá gặp nạn ở biển Vũng Tàu ............................................................. 21

THỊ TRƯỜNG ............................................................................................................................ 22

21. Đà Nẵng: Chợ đầu mối hải sản Thọ Quang ....................................................................... 22

MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................................... 22

22. Hà Tĩnh: 20 tấn hải sản hôi thối sau bão số 10 đã được tiêu hủy ...................................... 22

NHÌN RA THẾ GIỚI ................................................................................................................. 23

23. Pháp: Khai thác sò điệp bội thu dịp Giáng sinh ................................................................. 23

2

VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM, NỔI CỘM, BỨC XÚC

Năm 2018: 2 hội, 1 bộ phối hợp để triệt nạn bơm tạp chất vào tôm

Theo Bộ NNPTNT, trong năm 2018, Bộ sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để triệt nạn

bơm tạp chất vào tôm.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong năm 2017, Bộ đã đẩy mạnh triển khai Quyết định số

2419/QĐ-TTg ngày 13.12.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án kiểm soát ngăn chặn

hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất”.

Theo đó, các địa phương đã tổ chức ký cam kết không đưa tạp chất vào tôm và sản xuất, kinh

doanh tôm có chứa tạp chất với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm trên địa bàn. Đã phối hợp với

Bộ Công an tổ chức thanh, kiểm tra 293 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 3,9 tỉ

đồng đối với 100 cơ sở bơm chích tạp chất, sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Đặc biệt,

đã có trường hợp xem xét xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng vi

phạm tạp chất trên địa bàn (huyện Giá Rai, Bạc Liêu).

Theo ông Nguyễn Văn Việt - Chánh Thanh tra Bộ NNPTNT, trong năm 2017, công tác kiểm tra,

thanh tra chuyên ngành phát huy hiệu quả do được chú trọng đầu tư tăng cường năng lực và đổi

mới phương thức tổ chức thực hiện theo hướng từ thanh tra theo kế hoạch là chủ yếu sang thanh

tra, kiểm tra đột xuất; tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra cao điểm theo chuyên đề dựa trên đánh

giá rủi ro và diễn biến của thực tiễn sản xuất, kinh doanh... Nhờ đó đã giải quyết dứt điểm nhiều

vấn đề bức xúc kéo dài nhiều năm như sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng hóa chất

kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

”Thực trạng đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản từng bước được cải thiện trên tất cả các nhóm

ngành hàng thuộc phạm vi quản lý của Bộ NNPTNT. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

(VSATTP) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được cải thiện hơn. Ô nhiễm hóa

chất trong một số sản phẩm thực phẩm tươi sống có chiều hướng giảm, tỷ lệ cơ sở được cấp giấy

chứng nhận đủ điều kiện ATTP tăng nhanh” - ông Việt cho biết.

Tuy nhiên, theo đánh giá, hạn chế lớn nhất trong công tác này hiện nay là lực lượng cán bộ quản

lý, thanh tra về ATTP tại các địa phương vẫn còn thiếu và hạn chế về chuyên môn trong thực thi

các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp, đặc biệt là trong tổ chức ký cam kết tuân thủ quy định

ATTP đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

Việc xử lý dứt điểm một số tồn tại như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất,

kháng sinh trong sản xuất nông sản, thủy sản; giết mổ không đảm bảo vệ sinh, ATTP... còn chậm,

chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATTP cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

“Nhiều địa phương mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ

luật không nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan. Đặc biệt,

nhiều địa phương chưa chuyển hướng mạnh sang thanh tra đột xuất như chỉ đạo của Bộ và Chính

phủ nên hiệu quả thanh tra không cao” - ông Việt đánh giá thêm.

3

Trước thực trạng trên, Bộ NNPTNT đã đề ra kế hoạch, trong năm 2018 sẽ phối hợp với Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc, Hội ND, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thực hiện tốt các chương trình phối

hợp, vận động sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm, trọng

điểm là các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông

lâm sản và thủy sản cho biết: “Trong năm 2018, trọng tâm là sẽ thanh tra kiểm tra đột xuất, đặc

biệt là chất cấm. Những chất cấm trọng tâm là gì, chúng ta kiểm lại”.

Đặc biệt, theo ông Tiệp, mục tiêu là trong năm 2018 sẽ phải chấm dứt việc tiêm chích tạp chất

vào tôm. “Vậy có chấm dứt được không? làm như thế nào để chấm dứt? Để thực hiện được điều

này, chắc chắn chúng ta sẽ phải phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Hội ND, Hội Phụ nữ để

cùng hướng dẫn ký cam kết với các hộ dân về việc không sử dụng bơm tạp chất vào tôm nguyên

liệu”.

Ông Trần Đình Luân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Năm vừa qua, Tổng

cục Thuỷ sản đã tổ chức nhiều lớp học hướng dẫn sản xuất thuỷ sản theo VietGAP, tổ chức hội

nghị giới thiệu mô hình sản xuất tốt, đặc biệt là tôm và cá tra”.

“Tổng cục Thủy sản cũng hướng dẫn các địa phương tổ chức công tác đào tạo, tập huấn lấy mẫu

thủy sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp với Thanh tra Bộ NNPTNT và công

an, kiểm tra tôm giống, truy xuất 17 cơ sở vi phạm từ Bạc Liêu về bơm chích tạp chất vào tôm,

đưa tên những cơ sở này lên các phương tiện thông tin đại chúng”. (Dân Việt 22/12, Hà Vũ) đầu

trang

Ngành tôm muốn bứt phá phải giải quyết được nạn bơm chích tạp chất

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho rằng, Nút

thắt lớn nhất của thủy sản Việt Nam cũng như ngành tôm là kháng sinh. Nút thắt lớn thứ hai là vi

sinh. Vi sinh là do nguyên nhân bơm chích tạp chất gây ra. Chỉ khi gỡ được 2 nút thắt rất lớn này

may ra ngành tôm Việt Nam mới bứt phá được thực sự, còn không thì rất khó.

Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn:

Tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2016 đạt 7 tỷ USD, là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất trong

các mặt hàng nông nghiệp. Vậy theo ông, để đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn hơn trong

năm 2017 và những năm tới, chúng ta phải gỡ những khó khăn, vướng mắc nào?

- Nút thắt lớn nhất của thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành tôm, là kháng sinh. Nút thắt lớn thứ

hai là vi sinh. Vi sinh là do nguyên nhân bơm chích tạp chất gây ra. Chỉ khi gỡ được 2 nút thắt

rất lớn này may ra ngành tôm Việt Nam mới bứt phá được thực sự, còn không thì rất khó. Thú

thực, hai nút thắt này ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Những vấn đề này đều thuộc quyền

quản lý và giải quyết của các cơ quan từ Chính phủ, Bộ NNPTNT, các địa phương...

Ông có thể nói rõ hơn về 2 nút thắt với riêng ngành tôm?

- Về thu hoạch, muối ướp, bảo quản và vận chuyển, các khâu này của Việt Nam yếu hơn so với

các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước rửa tôm, nước đá muối tôm nguyên liệu không đạt

tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và không có ai kiểm tra giám sát. Tôm nguyên liệu của Việt

4

Nam bị nhiễm vi sinh tổng số cao (E-Coli, Samonella, Vibrio...) nên mất nhiều chi phí để xử lý.

Nghiêm trọng hơn, khi thu hoạch tôm, nhiều đại lý cho tôm uống nước vòi, ngâm nước và ngâm

thuốc từ 1 đến 2 ngày để tăng trọng được 10-15% rồi mới mang đến bán cho các nhà máy. Vì thế,

tôm nguyên liệu đến nhà máy chất lượng không cao, sau khi chế biến chỉ bán được vào các thị

trường cấp thấp với giá thấp.

Đối với tôm sú còn có hiện tượng bơm chích tạp chất, bơm chích agar, cắm đinh, cắm tăm tre,

tăm dừa vào tôm. Tình trạng này kéo dài hơn 20 năm qua, đến nay vẫn chưa kiểm soát được, làm

chất lượng tôm Việt Nam bị giảm và mất uy tín nghiêm trọng trên thị trường thế giới.

Về cung ứng dụng cụ, vật tư, thuốc và chế phẩm vi sinh cũng như thức ăn cho nuôi tôm đã theo

kịp và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hộ nuôi ?

Dịch vụ và cung ứng dụng cụ, vật tư, thuốc, chế phẩm vi sinh và thức ăn qua rất nhiều tầng lớp

trung gian với mức chiết khấu rất cao làm đội giá cao thêm 50%, hoặc thậm chí có thuốc, có chế

phẩm vi sinh đội giá lên gấp 2, gấp 3 lần. Vì thế gây khó khăn, “giết dần” các hộ nuôi tôm, các

doanh nghiệp nuôi tôm. Cũng vì qua rất nhiều tầng, nhiều lớp trung gian nên cơ quan nhà nước

rất khó quản lý, làm nảy sinh nhiều sản phẩm giả, sản phẩm nhái... mà người nuôi tôm càng sử

dụng thì tôm càng nguy hại.

Chưa kể, hệ thống trung gian nhiều tầng nhiều lớp này tư vấn và bán thuốc kháng sinh cho người

nuôi tôm, dẫn đến tình trạng lạm dụng kháng sinh. Hệ quả là tôm thương phẩm của Việt Nam bị

nhiễm kháng sinh với tỷ lệ cao, khó bán được vào các thị trường khó tính như Nhật, EU, Mỹ...

Do không có tôm bố mẹ tốt, sạch bệnh và kháng bệnh, nên khi sản xuất con giống, các trại thường

dùng kháng sinh. Do đó tôm nuôi chậm lớn, tỷ lệ thành công thấp. (Dân Việt 22/12, Ngọc Thọ)

đầu trang

Bạc Liêu: Giám đốc không ở nhà máy, bảo vệ ngăn cản kiểm tra tôm bơm tạp chất

Trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, lực lượng thực

hiện công tác thanh tra chuyên ngành tỉnh Bạc Liêu khó tiếp cận các doanh nghiệp chế biến thủy

sản xuất khẩu. Bởi, phải qua thủ tục ở khâu bảo vệ, cá biệt có trường hợp bảo vệ không cho vào,

hẹn khi khác đến kiểm tra vì không có Giám đốc ở nhà máy.

Từ đầu năm 2017 đến nay, Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, Công an tỉnh, đoàn kiểm tra liên ngành

389 tỉnh và các đoàn liên ngành cho UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập thực hiện 89

đợt thanh, kiểm tra, với hơn 250 lượt doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến tôm nguyên

liệu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Qua đó, đã phát hiện 56 trường hợp vi phạm, với hơn 9 tấn tôm nguyên liệu có chứa tạp chất,

phạt tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là tổ chức bơm chích tạp chất;

thu gom tôm có chứa tạp chất và vận chuyển tôm có chưa tạp chất.

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, đến cuối năm 2017 tình trạng đưa tạp chất vào tôm

nguyên liệu vẫn còn cao (số vụ vi phạm chiếm hơn 22% so với tổng số cơ sở được kiểm tra).

5

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra cho thấy tình trạng đưa tạp chât vào tôm nguyên liệu ngày

càng tinh vi hơn, đôi tương vi pham luôn tim cach đôi pho va săn sang chông đôi lưc lương chưc

năng, do đó gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện vi phạm.

Đặc biệt, trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu, lực

lượng thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành khó tiếp cận các doanh nghiệp chế biến thủy

sản xuất khẩu (đây là điểm đến cuối cùng của tôm nguyên liệu có chứa tạp chất). Bởi, phải qua

thủ tục ở khâu bảo vệ, cá biệt có trường hợp bảo vệ không cho vào, hẹn khi khác đến kiểm tra vì

không có Giám đốc ở nhà máy; nhà máy có nhiều khu vực mà cơ quan chức năng chỉ được kiểm

tra ở khâu tiếp nhận nguyên liệu, hoặc chế biến, còn các khu vực khác chỉ được kiểm tra khi có

quyết định khám xét. (Dân Việt 21/12, Chúc Ly) đầu trang

CHÍNH SÁCH - QUẢN LÝ

Thừa Thiên - Huế hỗ trợ ngư dân chi phí vận chuyển hàng hóa dịch vụ khai thác hải sản

Đó là quyết định của UBND Thừa Thiên Huế vừa ban hành ngày 20/12/2017.

Theo đó, Thừa Thiên - Huế trích ngân sách 10,48 tỷ đồng từ nguồn bổ sung có mục tiêu của

Trung ương để cấp bổ sung ngân sách cho các địa phương (huyện Phú Vang được cấp 3,28 tỷ

đồng; huyện Phú Lộc 5,86 tỷ đồng; thị xã Hương Trà 740 triệu đồng và thành phố Huế 600 triệu

đồng) nhằm hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho các chủ tàu dịch vụ khai thác hải sản theo

chính sách tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ. (Đại Đoàn Kết 21/12, Hữu Thu) đầu

trang

Quảng Bình: Khắc phục sự cố môi trường, quyết tâm vươn khơi bám biển

Là một trong 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, Quảng Bình đã nỗ lực

khắc phục hậu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế biển và cuộc sống của người dân vùng

biển Quảng Bình đang dần ổn định trở lại.

Xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch là một trong những xã có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn và hùng hậu

bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Sau những thăng trầm, khó khăn, người dân vẫn quyết tâm bám biển,

nỗ lực vượt khó, cố gắng vực dậy, giữ gìn và phát triển nghề nghiệp của cha ông.

Ông Nguyễn Tất Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Trạch phấn khởi thông tin: Toàn xã có

khoảng 500 tàu với tổng công suất trên 164.700CV, trong đó có 4 tàu vỏ thép. Ngư nghiệp chiếm

90% tỷ trọng kinh tế địa phương, với khoảng 2.000 lao động tham gia đánh bắt trên biển. Thời

gian qua, lãnh đạo địa phương vận động ngư dân tích cực vươn khơi bám biển; phát huy mô hình

các tổ đoàn kết, tổ hợp tác trên biển để tương trợ, giúp nhau tìm thông tin về ngư trường khai

thác.

Nhờ sự đồng thuận, đoàn kết, nỗ lực của chính quyền và nhân dân, năm 2017, sản lượng đánh bắt

thủy hải sản thu được gần 11.700 tấn, đạt 137% kế hoạch; 65% hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế

cao. Hầu hết các tàu có công suất lớn đều cho doanh thu hàng tỷ đồng/năm, nhiều tàu đạt 5-7 tỷ

đồng; các thuyền viên thu nhập bình quân từ 60-120 triệu đồng/năm/lao động.

6

Ngư dân Đức Trạch mạnh dạn đầu tư đóng mới hàng chục tàu cá công suất lớn, bổ sung thêm cho

đội tàu hùng hậu của địa phương. Từ đầu năm đến nay, toàn xã có 36 tàu cá, công suất từ 500-

900CV được đóng mới và hạ thủy thành công. Hiện có gần 700 lượt tàu đã được thẩm định làm

thủ tục hỗ trợ kinh phí dầu theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg của Chính phủ, với tổng số tiền hỗ

trợ hơn 77,4 tỷ đồng. Địa phương cũng đã thực hiện chi trả bồi thường thiệt hại sự cố môi trường

biển cho người dân theo quy định.

Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình hiện có trên 1.400 tàu, trong đó 608 tàu khai thác biển.

Trước khó khăn do sự cố môi trường biển, để tiếp tục động viên bà con đẩy mạnh khai thác và

nuôi trồng thủy sản, địa phương thực hiện tốt chính sách đền bù hỗ trợ, vừa có giải pháp phù hợp,

tạo điều kiện cho người dân trở lại với nghề.

Ngư dân Mai Văn Tuấn ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh hiện sở hữu hai tàu đánh bắt xa bờ

hùng hậu nhất của huyện, giá trị đầu tư trên 26 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền bồi thường, anh Tuấn

mua sắm, nâng cấp ngư lưới cụ, thiết bị hiện đại phục vụ khai thác, đánh bắt thủy hải sản hiệu

quả hơn. Hiện hai tàu cá của gia đình anh cho tổng doanh thu trung bình đạt từ 7-8 tỷ đồng/năm,

thu lãi 3-4 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 22-25 lao động, với thu nhập ổn định từ 7-8 triệu

đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Ngọc Thụ - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết:

Năm 2018, huyện phấn đấu sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 3.800 tấn. Để nâng cao

năng lực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn đồng

hành, động viên ngư dân chú trọng đầu tư đóng mới tàu thuyền có công suất lớn và trang bị

phương tiện, ngư lưới cụ vươn khơi; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

thực hiện kế hoạch hỗ trợ ngư dân đánh bắt ở vùng biển xa với việc thành lập các tổ, đội đoàn kết

khai thác trên biển vừa hợp tác đánh bắt vừa hỗ trợ nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, trên địa bàn tỉnh có hơn 8.000

tàu cá khai thác thủy hải sản trên biển và các cửa sông lớn, trong đó 1.359 tàu đánh bắt xa bờ.

Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạt trên 71.000 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2016 (trong

đó sản lượng khai thác gần 59.500 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản trên 11.600 tấn).

Số lượng tàu đóng mới, cải hoán, nâng cấp công suất lớn cũng tăng nhanh, cụ thể trong năm có

86 tàu cá đóng mới (công suất trên 700CV), nâng tổng công suất lên 710.000 CV, tăng 24,5% so

cùng kỳ năm 2016. Ngư trường khai khác chuyển mạnh sang vùng biển xa cho hiệu quả cao, giảm

cường lực khai thác vùng ven bờ, vụng lộng…

Năm 2018, chính quyền địa phương tiếp tục tập trung, tranh thủ nguồn hỗ trợ của Chính phủ

nhằm hỗ trợ ngư dân khôi phục sản xuất, ưu tiên đóng mới, cải hoán tàu cá tham gia khai thác xa

bờ. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến, cảng, khu neo đậu và chợ cá; hạn chế nghề

khai thác ven bờ; tăng cường đầu tư thiết bị trên tàu để nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn

thất, đảm bảo chất lượng. (Tin Tức 22/12, Võ Dung) đầu trang

7

THƯƠNG MẠI

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng bất ngờ

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,6

tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016

Dù giảm sút ở thị trường dẫn đầu là Mỹ (giảm 1,7%) nhưng 4 thị trường lớn tiếp theo là châu Âu

(EU), Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đạt mức tăng trưởng trên 20% giúp thủy sản xuất

khẩu cả năm 2017 có thể vượt mức 8 tỉ USD.

Năm 2016, Trung Quốc chi 860 triệu USD để nhập thủy sản từ Việt Nam. Nhưng chỉ riêng 11

tháng của năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đi thị trường Trung Quốc đã chính thức đạt

trên 1 tỉ USD, tăng trưởng trên 64%, chính thức có mặt ở nhóm các thị trường "tỉ đô" của ngành

thủy sản cùng với Mỹ (1,3 tỉ USD), EU (1,25 tỉ USD) và Nhật Bản (1,19 tỉ USD).

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước,

sự tăng trưởng của ngành thủy sản năm 2018 mang "yếu tố" thị trường Trung Quốc. "Trước đây,

Trung Quốc xuất khẩu thủy sản, nay chủ yếu là nhập khẩu, mở thêm thị trường cho Việt Nam,

đặc biệt là cá tra đang gặp khó khăn ở những thị trường truyền thống là Mỹ, EU. Ngoài ra, năm

2017 giá cá, tôm trên thế giới tăng cũng giúp thủy sản xuất khẩu tăng giá trị" - ông Lĩnh phân

tích.

Gặp nhiều rào cản ở thị trường truyền thống nhưng dự báo năm 2017, cá tra có thể mang về gần

1,8 tỉ USD (đến tháng 11 đã đạt 1,6 tỉ USD) chủ yếu cũng nhờ thị trường Trung Quốc. Phó Giám

đốc Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp) Ông Hàng Văn cho biết hiện Trung

Quốc dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá tra với 23% thị phần. Trung Quốc có nhu cầu thực sự với

cá tra Việt Nam do người tiêu dùng nước này chuộng cá thịt trắng hơn là cá thịt đỏ (cá ngừ, cá

hồi…). Doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhận được nhiều đơn hàng có giá trị gia tăng, còn DN

Trung Quốc chỉ việc phân phối chứ không cần chế biến lại như trước đây. "Hiện giá cá tra công

ty xuất khẩu đi Trung Quốc tương đương giá xuất khẩu đi EU trong khi thanh toán lại tốt hơn.

Trong nhiều trường hợp, lô hàng được thanh toán trước nên DN rất yên tâm. Sự thuận lợi của thị

trường trong năm 2017 giúp các DN giải phóng được tồn kho trước đây. Do đó, dự báo trong 3

tháng tới, giá cá tra vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao" - ông Văn nhận định.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang

Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái gần đây tăng đáng kể. Nguyên nhân là các DN, thương nhân

đang tập trung vào những sản phẩm cấp đông chất lượng cao, loại đặc sản và bảo quản sống

nguyên dạng theo nhu cầu của đối tác, để tạo nguồn cung nhằm đáp ứng cho người tiêu dùng

Trung Quốc vào cuối năm.

Tuy nhiên, một vấn đề DN lo ngại là tình trạng thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom thủy

sản kém chất lượng sau đó xuất khẩu về nước bằng chứng thư giả. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn

đến uy tín thủy sản Việt Nam. Do đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp ngăn chặn, giúp

ngành phát triển bền vững.

8

Trong khi đó, kể từ đầu tháng 9 đến nay, giá tôm sú và thẻ chân trắng ở Cà Mau (nơi có sản lượng

tôm lớn nhất nước) tăng không ngừng. Cụ thể, tôm sú loại 30 con/kg có giá dao động từ 210.000

- 215.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg có giá dao động từ

104.000 - 105.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg.

Cùng với giá tôm nguyên liệu tăng, diện tích nuôi tôm cũng tăng nhanh, kéo theo sản lượng thủy

sản tăng cao, đã tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cung cấp cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất

khẩu phát huy tối đa công suất; đồng thời, giúp cho hàng ngàn hộ nuôi tôm có được nguồn thu

nhập cao hơn.

Ông Ngô Thành Lĩnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Cà Mau (CASEP),

cho biết hầu hết các nhà máy chế biến tôm trên địa bàn tỉnh đều đang trong tình trạng thiếu nguyên

liệu để chế biến. Đối với những nhà máy lớn, nguồn tôm chỉ đáp ứng được khoảng 40% -50%

yêu cầu thực tế. Năm nay, giá tôm nguyên liệu xuất bán của các nước cũng ở mức cao, không

thua kém gì nước ta. Chính vì vậy, các DN không thể nhập khẩu tôm nguyên liệu như mọi năm.

Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu tôm ước đạt gần 3,5 tỉ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm

ngoái. Dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2017 sẽ đạt khoảng 3,8 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2016.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, năm 2017, con tôm thắng lớn tại thị trường EU (tăng gần 22%). Nguyên

nhân khách quan là do tôm Ấn Độ (đối thủ chính của Việt Nam) bị dính kháng sinh và đối mặt

với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế. "Trong khi đó, tôm

Việt Nam đã kiểm soát được kháng sinh tốt hơn trước đây. Hơn nữa, để được hưởng thuế suất ưu

đãi từ EU, DN phải mua tôm nguyên liệu trong nước dù giá cao hơn. Cũng do giá nguyên liệu

tôm Việt Nam cao nên các DN đã đầu tư lớn để làm hàng chế biến sâu để gia tăng giá trị khi xuất

khẩu" - ông Lĩnh nhìn nhận.

Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức kỷ lục, từ 28.500 - 29.000 đồng/kg, người nuôi có cá xuất bán

ở ĐBSCL đang cầm chắc lãi khoảng 5.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, tỉ lệ cá sống

thấp nên nguyên liệu còn hụt trong thời gian tới. Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc HTX nuôi

cá tra ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang - cho biết vừa qua, HTX thả nuôi khoảng 10 triệu con

giống nhưng giờ chỉ còn lại chưa đầy 1,5 triệu con. Cách nay hơn tuần, HTX thả thêm 5 triệu con

giống nhưng đến nay đã phơi bụng ra chết gần hết. Ông Lê Chí Bình, Thường trực Hiệp hội Cá

tra Việt Nam, nhận định sẽ khó có tình trạng nông dân thả nuôi ào ạt trở lại như trước đây vì đa

số không còn khả năng. Hơn nữa, việc giá cả các nguyên liệu đầu vào như con giống, thức ăn

chăn nuôi cũng đang tăng cao nên phần lợi nhuận sẽ bị giảm lại và làm cho nhiều người ngán

ngại khi quyết định đi vay mượn tiền thả nuôi. (Người Lao Động 22/12, Ngọc Ánh – Duy Nhân –

Thốt Nốt) đầu trang

Trên 50% tôm của Thụy Sỹ nhập từ Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất của Thụy Sỹ, chiếm 59% tổng giá trị nhập khẩu tôm của

Thụy Sỹ.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), mỗi năm, Thụy Sỹ nhập khẩu khoảng

8.500 tấn tôm. Nhập khẩu tôm của Thụy Sỹ không ổn định tôm trong 10 năm (2007-2016) với

giá trị nhập khẩu đạt thấp nhất năm 2007 với 81,4 triệu USD và đạt cao nhất vào năm 2014 với

9

144,6 triệu USD. Năm 2014, giá trị nhập khẩu tôm vào nước này đạt cao nhất do giá tôm thế giới

tăng đột biến. Từ năm 2014-2016, giá trị nhập khẩu tôm vào nước này có xu hướng giảm dần.

Trên thị trường Thụy Sỹ, Việt Nam phải cạnh tranh giá với Ecuador và các nguồn cung ở châu Á

như Bangladesh, Thái Lan và Ấn Độ trong khi tôm Việt Nam có giá phải chăng hơn so với các

nguồn cung ở châu Âu như Đức, Đan Mạch, Pháp.

Trong 10 năm (2007-2016), Việt Nam luôn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Thụy Sỹ, chiếm tỷ

trọng áp đảo khoảng 50% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Thụy Sỹ. Tiếp đó lần lượt là Đức, Đan

Mạch, Ecuador và Bangladesh.

Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) là 2 sản

phẩm chính NK vào Thụy Sỹ. Việt Nam đều là nguồn cung lớn nhất về cung cấp 2 mặt hàng này

cho Thụy Sỹ.

Thụy Sỹ miễn thuế nhập khẩu mặt hàng tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) cho tất cả 5

nguồn cung chính (Việt Nam, Đức, Đan Mạch, Ecuador và Bangladesh).

Ba quý đầu năm nay, nhập khẩu tôm vào Thụy Sỹ đạt 87,6 triệu USD; tăng 17% so với cùng kỳ

năm 2016. Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất, chiếm 59% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Thụy

Sỹ; tiếp đó lần lượt là Đức, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan.

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 1,09 tỷ USD, tăng

mạnh 64,2% so với năm 2014. Trong đó xuất khẩu đạt 593 triệu USD, tăng 157,8% và nhập khẩu

đạt gần 503 triệu USD, tăng 14,9% so với năm 2015. Với kết quả này, Việt Nam đã quay trở lại

xuất siêu 90 triệu USD sau nhiều năm đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại trong buôn bán

trao đổi hàng hóa với quốc gia Tây Âu này.

Thụy Sỹ đứng thứ 10 trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam, hiện chiếm

1,03% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường.

Tính tới ngày 15.11.2017, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Thụy Sỹ đạt 34,3 triệu USD; tăng

17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam nên tận dụng lợi thế là nguồn cung tôm lớn nhất và thuế suất 0% về cung cấp tôm cho

Thụy Sỹ để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Ngoài ra cac doanh nghiêp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ các mặt hàng

công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và tiêu dùng, cụ thể như: nhóm hàng đá quý, kim loại quý

& sản phẩm; phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ

tùng, giày dép các loại… (Nhịp Cầu Đầu Tư 21/12, Minh Hoàng) đầu trang

81 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam 2017

Tối ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Hội Nghề cá Việt

Nam và Tạp chí Thủy sản tổ chức lễ tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản

Việt Nam” lần thứ 4 năm 2017 cho 81 tập thể, cá nhân tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực này.

10

Sau hơn 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Danh hiệu Chất lượng Vàng

thủy sản Việt Nam” lần thứ tư năm 2017 nhận được hơn 200 hồ sơ đăng ký tham gia của các tập

thể, cá nhân đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau nhiều vòng thẩm định, Ban Tổ chức

đã chọn được 81 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có 70 tập thể và 11 cá nhân tiêu biểu,

có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành thủy sản Việt Nam thơi gian qua.

Danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” năm nay có nhiều điểm mới so với 3 lân tổ

chức trước vào các năm 2009, 2012 và 2014 như: Hồ sơ đăng ký ngăn gọn, đây đu, dưa trên 4

tiêu chi: Hiêu qua kinh tế; Hiêu qua xa hôi; Ứng dụng khoa học công nghệ vao san xuât; Bảo vê

nguôn lơi va môi trương sinh thai…. Các cá nhân, tập thể được tôn vinh lân nay là những tấm

gương tiêu biểu vừa tham gia sản xuất nhưng vẫn tích cực tham gia công tác xã hội - từ thiện…

Việc tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu đã tạo động lực lớn cho doanh nghiệp, cá nhân, khuyến

khích và động viên họ tiếp tục tích cực lao động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên

cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tăng khả năng

cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu, đưa ngành thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững,

hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm nay, ngoài việc lựa chọn top 100 doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu để trao tặng cúp vàng,

chứng nhận, thì top 10 cá nhân xuất sắc sẽ được đề nghị Bộ NN&PTNT tặng Bằng khen; và 5

doanh nghiệp ba lần liên tiếp đạt Danh hiệu này sẽ được đề nghị Bằng khen của Chính phủ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nêu rõ:

Những năm qua, ngành thủy sản được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển, đóng vai trò

quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Đảng và Nhà nước

cũng xác định, thủy sản là một trong những mặt hàng chiến lược, là ngành kinh tế trọng điểm,

mũi nhọn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cả nước. Góp phần vào thành tựu xuất khẩu

8 tỉ USD của ngành thủy sản năm 2017 có sự đóng góp quan trọng của các doanh nhân, ngư dân

nói chung, 81 cá nhân, tập thể đạt danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” năm nay.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám mong muốn, các cá nhân, tập thể được tôn vinh lần này sẽ tiếp tục đi

đầu, là nòng cốt trong thực hiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh giỏi, tiếp tục đóng góp xứng đáng

thúc đẩy ngành thủy sản phát triển hiệu quả bền vững. (Công Thương 21/12, Nguyễn Hạnh) đầu

trang

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Thái Bình: Thoát nghèo nhờ cá rô phi: Hiệu quả bất ngờ!

Từ nguồn vốn 300 triệu đồng của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN- PTNT),

dự án nuôi cá rô phi được xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) triển khai từ tháng 7-

11/2017 cho hiệu quả cao.

Từ đó giúp các hộ tham gia dự án thoát nghèo, mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu nông

nghiệp tại địa phương.

11

Gần đây, người dân xã Hồng Tiến đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả kết

hợp tận dụng triệt để mặt nước ao hồ và bãi bồi ven sông để nuôi các loại thủy sản cho hiệu quả

kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các mô hình nuôi cá rô phi tại xã Hồng Tiến, ông Cao Hải Đường,

Phó Chủ nhiệm HTX Thuỷ sản Hồng Tiến phấn khởi: “Mô hình nuôi cá rô phi tại địa phương đã

đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo nhờ loại cá

này”.

Tại xã Hồng Tiến, đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt, đặc biệt là mô hình nuôi cá rô phi

phải kể đến gia đình ông Hoàng Văn Phiệt (thôn Nam Tiến). Từ một nông dân nghèo, nay ông đã

trở thành triệu phú.

Nhận thấy mô hình nuôi trồng thủy sản thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, ông Phiệt

đã quyết định chuyển đổi gần 10.000m2 ruộng từ diện tích cấy lúa kém hiệu quả và diện tích

vùng đất bãi ven sông gia đình ông đã quy hoạch, đào ao nuôi cá.

Thời gian đầu, gia đình ông nuôi các loại cá truyền thống như cá trôi, trắm, chép, mỗi năm thu

hoạch được 2 vụ, nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình là bao. “Cá truyền thống

sức đề kháng kém, thường xuyên dịch bệnh nên không đem lại hiệu quả kinh tế cho lắm”, ông

Phiệt bộc bạch. Được sự giúp đỡ của HTX Thủy sản Hồng Tiến, từ con giống, vôi bột khử trùng

cho đến tham gia các lớp tập huấn, ông đã chuyển sang mô hình nuôi cá rô phi, một loại cá có

sức đề kháng tốt, phát triển nhanh, ít dịch bệnh.

Ông Phiệt cho biết: “Được HTX Thủy sản Hồng Tiến hỗ trợ 2.900 con cá rô phi giống, tôi đã thả

tất thảy và thả xen kẽ thêm một ít cá truyền thống. Hàng tháng cũng có cán bộ kỹ thuật xuống

kiểm tra thức ăn, nguồn nước, môi trường… xem có đảm bảo vệ sinh môi trường không”.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn cá rô phi lớn nhanh như thổi, ít dịch bệnh. Đến thời kỳ thu

hoạch, con to có trọng lượng khoảng 1,5kg; con nhỏ nhất cũng dao động từ 8 - 9 lạng. Theo ông

Phiệt, với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, ông thu hoạch được hơn 3 tấn cá. Với giá bán 35 - 37

nghìn đồng/cân, ông Phiệt “đút túi” hàng chục triệu đồng.

Là một trong những hộ nghèo của xã, bà Phạm Thị Là (thôn Nam Tiến) đã được HTX Thủy sản

xã Hồng Tiến hỗ trợ cá giống, vôi bột khử trùng và mời tham gia học các lớp tập huấn. Sau khi

có kiến thức cơ bản, bà quyết định chỉ nuôi cá rô phi đơn tính. Vụ thu hoạch vừa qua, gia đình bà

đã thu hoạch được gần 3 tấn cá rô phi, sau khi trừ tất cả chi phí, bà Là lãi khoảng 30 triệu đồng.

Theo bà Là, so với các loài cá truyền thống khác, các rô phi có sức đề kháng tốt, ít xảy ra dịch

bệnh, giá cả không bấp bênh, đầu ra không bị “tắc”. Ngoài ra, cho năng suất cao, thu nhập ổn

định, thịt cá rô phi thơm và chắc… “Nuôi cá rô phi không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn

đơn giản, năng suất lại cao, thu nhập ổn định. Nhờ mô hình cá rô phi mà gia đình tôi mới thoát

khỏi diện hộ nghèo”, bà Là khẳng định.

“Là huyện nội đồng nên từ lâu cá rô phi là một trong những đối tượng được tỉnh và Phòng NN-

PTNT huyện xác định là con nuôi chủ lực. Do phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu nơi đây

12

nên cá rất dễ nuôi, lớn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Ngoài ra, cá nuôi

ở vùng nước ngọt nên thịt cá rất ngon, chắc”, ông Nguyễn Văn Trường, chuyên viên Phòng NN-

PTNT huyện Kiến Xương bộc bạch. (Nông Nghiệp Việt Nam 22/12, Phương Huyền) đầu trang

Hòa Bình: Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 471 tỷ đồng

Theo số liệu của Sở NN&PTNT, trong năm 2017, giá trị sản xuất ngành thủy sản của tỉnh theo

giá so sánh năm 2010 đạt 219 tỷ đồng, vượt 5,8% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất hiện

hành đạt 471 tỷ đồng, chiếm 4% cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.

Trong năm, các địa phương đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy,

đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Toàn tỉnh hiện có 2,68

nghìn ha mặt nước ao, hồ nuôi thủy sản; 4.000 lồng đang nuôi cá. Sản lượng cá cả năm ước đạt

7,2 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 5,6 nghìn tấn.

Công tác phòng trừ dịch bệnh thủy sản luôn được đảm bảo nên không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Lực lượng chức năng tăng cường thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản, do vậy đã hạn chế khai

thác thủy sản bằng chất nổ, xung điện, chất độc, nguồn lợi thủy sản trên hồ được bảo vệ và phát

triển. (Báo Hòa Bình 21/12, P.V) đầu trang

HTX Thủy sản Gia Tân (Ninh Bình): Mô hình HTX phù hợp vùng chiêm trũng

Sau chuyến đi hỗ trợ HTX ở huyện Gia Viễn, ông Vũ Xuân Hùng – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ

HTX Ninh Bình, đánh giá mô hình HTX Thủy sản Gia Tân không chỉ gắn với thế mạnh kinh tế

thủy sản vùng chiêm trũng, mà HTX còn là “nhịp nối” lan tỏa kinh nghiệm đầu tư kiên cố hệ

thống bờ kè, lưới vây ao nổi, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra...

Nhờ quá trình tư vấn hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình và các cấp ngành, HTX Dịch vụ

Thủy sản Gia Tân mới thành lập giữa năm 2017, gồm 29 thành viên, với tổng vốn điều lệ là 900

triệu đồng, trong đó vốn góp tối thiểu là 3 triệu đồng và vốn góp tối đa là 150 triệu đồng/thành

viên.

Xã Gia Tân giao thông thuận lợi nhưng từ lâu thuần nông chỉ với hai vụ lúa trong năm. Từ năm

2014, sau khi “dồn điền, đổi thửa”, người Gia Tân có cơ hội chuyển từ ruộng trũng cấy lúa kém

hiệu quả và mở hướng đi mới sang nuôi trồng thủy sản trên diện tích 42 ha mặt nước đã được quy

hoạch.

Theo ông Phạm Trung Năm, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Thủy sản Gia Vân, trước khi

thành lập HTX, các thành viên tham gia phát triển kinh tế với tư cách những cá nhân, hộ gia đình

nên sản xuất, kinh doanh chỉ mang tính tự phát, manh mún, chưa có định hướng, phương án cụ

thể.

Hơn nữa, sản phẩm chào bán chưa đem lại đúng giá trị hàng hóa, bị thương lái ép giá, gây thiệt

hại lớn về kinh tế. Hiện tại, HTX là cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dùng, với những cam kết

đảm bảo chất lượng, sản phẩm được quản lý tốt về an toàn vệ sinh thực phẩm.

13

Tuy mới đi vào hoạt động, HTX đã liên kết các hộ thành viên nhỏ lẻ với nhau để trao đổi kinh

nghiệm nuôi trồng và kinh doanh thủy sản. Ngay sau khi HTX được thành lập, nhiều hộ thành

viên cũng đầu tư hàng tỷ đồng quy hoạch đào ao, kè bờ, kéo đường dây điện, hệ thống cấp thoát

nước…

Cụ thể, hộ thành viên ông Phạm Trung Nam đã mạnh dạn đầu tư 5,2 tỷ đồng xây dựng trang trại

nuôi cá và lợn rừng theo hướng nuôi công nghiệp sạch. Trên 10 mẫu ruộng, ông Nam đào 6 ao

nuôi cá các loại. Thực tế mỗi năm qua 2 vụ nuôi, gia đình ông đạt sản lượng trên 60 tấn cá các

loại, doanh thu trên 2,4 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí lãi trên 1,3 tỷ đồng/năm. Đó là chưa kể mô

hình kết hợp thả lợn rừng, mỗi năm ông Nam còn xuất bán được gần 5 tấn thịt lợn hơi…

Cũng như hộ thành viên ông Phạm Trung Nam, các hộ thành viên Nguyễn Ngọc Dũng, Phạm

Trung Năm… tiếp tục đầu tư mạnh vào nuôi trồng thủy sản và làm dịch vụ.

Theo tính toán, HTX mỗi năm thu được trên 250 tấn cá các loại và 50 tấn thịt lợn. Tùy theo giá

trên thị trường, mỗi năm, HTX đạt tổng doanh thu trên 11 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho lao

động của 29 hộ thành viên, chưa kể hàng trăm nhân công thời vụ.

Để hỗ trợ nghề nuôi trồng thủy sản, huyện Gia Tân triển khai nhiều dự án thử nghiệm các giống

cá mới, các chương trình hỗ trợ người dân về vật tư, trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Đồng thời, tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ nuôi thả các giống cá truyền

thống sang các giống cá mới cho năng suất cao.

Tại vùng chiêm trũng Gia Viễn này, HTX Thủy sản Gia Tân hoạt động theo Luật HTX 2012 và

là HTX chuyên ngành thứ 7 được thành lập ở huyện, với các ngành nghề nuôi cá, lợn, gia cầm,

dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nông sản. HTX đã thống nhất liên kết giữa các thành

viên trong ký kết hợp đồng từ dịch vụ đầu vào lấy giống tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng,

áp dụng đúng quy trình nuôi trồng đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm và tìm kiếm các thị

trường đầu mối để liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Giám đốc HTX Phạm Trung Năm cho biết thêm việc thành lập HTX đã giúp các hộ thành viên

và người dân nuôi cá có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau

tính toán chọn lựa loại cá nuôi phù hợp với điều kiện chăm sóc, điều kiện môi trường sống.

Trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa qua, Ban lãnh đạo HTX cùng các thành viên HTX đã tập

trung nguồn lực chủ động phòng chống thiên tai. Các thành viên HTX đã kịp thời chia sẻ và học

hỏi kinh nghiệm tổ chức đầu tư sản xuất, kiên cố hệ thống ao nổi.

Do đó, mưa úng đã không gây nhiều thiệt hại cho HTX nếu so với các HTX thủy sản khác trên

cùng địa bàn, chỉ 1/3 diện tích bị ngập tràn bờ do là diện tích ao chìm, vùng trũng, chưa được đầu

tư hệ thống bờ kè bê tông và lưới vây… (Thời Báo Kinh Doanh 20/12, Lưu Đoàn) đầu trang

Phú Yên: Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho tôm nuôi năm 2018

Người dân ở các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị cho vụ nuôi tôm nước lợ,

mặn năm 2018. Để vụ nuôi mới thành công, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương

14

liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản

nuôi.

Theo Sở NN-PTNT, diện tích thủy sản nước lợ, mặn trên địa bàn tỉnh năm 2017 đã thả nuôi

khoảng 2.277ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 2.030ha. Từ đầu năm đến nay, công tác

phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi được triển khai quyết liệt, hệ thống giám sát

dịch bệnh từ tỉnh đến địa phương được thiết lập và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, dịch bệnh trên

tôm nuôi vẫn chưa được khống chế triệt để, các loại bệnh nguy hiểm trên tôm như hoại tử gan

tụy cấp, đốm trắng… vẫn còn xảy ra suốt vụ nuôi và ở hầu hết các vùng nuôi. Đến nay, toàn tỉnh

đã có hơn 208ha tôm thẻ chân trắng, tôm sú bị bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng và chết do

môi trường.

Ông Lê Văn Chánh, người nuôi tôm ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa), cho biết: Năm 2017,

gia đình tôi thả nuôi 3 vụ tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 5.000m2. Mặc dù con giống mua

ở các cơ sở có uy tín, nhưng cả ba vụ nuôi đều xuất hiện bệnh trên đàn tôm. Vụ đầu tiên, tôm

nuôi được gần 1 tháng thì bệnh, lỗ vốn khoảng 30 triệu đồng. Hai vụ sau cũng xuất hiện bệnh khi

tôm nuôi hơn 2 tháng nên xuất bán đều có lãi, nhưng không nhiều… Hiện nay, một số hộ nuôi

tôm ở hạ lưu sông Bàn Thạch đã cải tạo ao hồ để chuẩn bị thả nuôi vụ mới năm 2018.

Tuy nhiên, do thời tiết hiện nay rất lạnh và dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn còn lạnh nên

chưa có người thả nuôi vụ mới. Còn ông Nguyễn Bút, người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm (huyện

Đông Hòa), cho biết: Hiện nay cơ sở hạ tầng vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch chưa đảm bảo, ô

nhiễm môi trường cũng thường xảy ra, vùng nuôi chưa được quy hoạch cụ thể, chi tiết nên nghề

nuôi tôm ở đây thiếu ổn định. Để vụ nuôi tôm năm 2018 thành công, các ngành chức năng của

tỉnh cần có giải pháp quản lý tốt con giống, môi trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ

thuật trong nuôi tôm…

Ông Lê Thanh Sang cũng ở xã Hòa Hiệp Nam, cho hay: Tỉnh đã chọn khoảng 60ha ở xã Hòa

Hiệp Nam để triển khai mô hình nuôi an toàn sinh học theo hướng VietGAP. Khi dự án triển khai,

người nuôi tôm ở đây rất phấn khởi vì được đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở nhằm đảm bảo cung

cấp điện, nước để chủ động cho vùng nuôi và tạo giải pháp nuôi tôm ổn định, bền vững hơn. Đến

nay, dự án này đã đầu tư cải tạo, nâng cấp 3 tuyến kênh cấp và thoát nước với chiều dài khoảng

2.000m, đầu tư một trạm biến áp 400KVA và nâng cấp đường giao thông nông thôn đến khu vực

sản xuất.

Tuy nhiên, hệ thống điện từ trạm biến áp đến khu vực ao hồ nuôi tôm chưa được đầu tư nên người

nuôi chưa sử dụng được điện vào mục đích sản xuất. Để nghề nuôi tôm ở đây phát triển ổn định,

chúng tôi kiến nghị tỉnh và huyện sớm quy hoạch chi tiết vùng nuôi, tiếp tục đầu tư cải tạo và

nâng cấp hệ thống kênh mương, đưa điện đến từng hồ nuôi để bà con yên tâm sản xuất. Theo ông

Đỗ Kim Đồng, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, năm 2017, trên địa bàn huyện đã thả

nuôi khoảng 1.010ha tôm nước lợ.

Đến nay, khoảng 130ha tôm nuôi bệnh, chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng và đỏ

thân, trong đó mất trắng khoảng 20ha. Huyện đã hỗ trợ cho các địa phương 9.250kg chlorine để

xử lý kênh mương và các ao nuôi tôm bị bệnh nhằm hạn chế lây lan ra diện rộng, đồng thời hỗ

trợ 600kg cá rô phi giống để các hộ nuôi ghép với tôm nhằm xử lý môi trường ao nuôi.

15

Theo Sở NN-PTNT, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi là do môi trường nuôi bị suy

thoái, ô nhiễm hữu cơ, hệ thống công trình nuôi hầu hết không có ao lắng, ao xử lý nước cấp, hệ

thống cấp thoát nước chưa riêng biệt. Đa số người nuôi đều sử dụng nước cấp trực tiếp từ bên

ngoài vào ao không qua xử lý, diệt khuẩn nước nên mầm bệnh dễ xâm nhập và gây bệnh. Mặt

khác, thời tiết biến động bất thường làm sức đề kháng của thủy sản nuôi bị suy giảm, tạo điều

kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây bệnh. Hoạt động của các tổ cộng đồng nuôi thủy sản còn nhiều

hạn chế, ý thức một bộ phận không nhỏ hộ nuôi còn kém, chưa bảo vệ môi trường nuôi chung,

chưa chấp hành các khuyến cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành. Ngoài ra, chất lượng con

giống không đảm bảo, không được xét nghiệm các loại bệnh nguy hiểm trước khi thả, trình độ kỹ

thuật của người nuôi còn hạn chế, chưa áp dụng tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh được

cơ quan chuyên môn phổ biến…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Hiện đơn vị đã có thông báo

chi tiết lịch thời vụ, mật độ thả nuôi phù hợp cho từng vùng và đã gửi đến các địa phương để triển

khai vụ nuôi tôm năm 2018. Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo các

đơn vị chuyên môn trực thuộc bám sát cơ sở, thực hiện những công việc đã phân công, đồng thời

yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm kế hoạch của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh

cho thủy sản nuôi năm 2018… (Báo Phú Yên 21/12, Anh Ngọc) đầu trang

Thừa Thiên - Huế: Từ bỏ đánh bắt tận diệt, chuyển sang nuôi ghẹ lột cho thu nhập cao

Từ nhiều năm nay, anh Trần Sáu (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế) không

còn lặn lội mưa gió đi đánh bắt cá tôm trên Phá Tam Giang nữa mà đã chuyển sang nuôi ghẹ lột,

mô hình này không chỉ mang lại cho gia đình anh nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần làm

đa dạng đối tượng nuôi trồng để phát triển sản xuất bền vững.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Sáu cho biết “Trước khi chuyển sang nuôi ghẹ lột, thu nhập của

gia đình tôi chủ yếu dựa vào việc đánh bắt tôm cá, kiểu khai thác của tôi bị chính quyền cấm vì

gây ảnh hưởng đến các loại thủy sản. Sau khi UBND huyên Phu Vang có chủ trương săp xêp lai

no sao trên vung đâm pha Tam Giang-Câu Hai trong đo co đia ban xa Phu Diên tôi quyết định

chuyên đôi nghê đánh bắt sang nuôi ghe lôt thưởng phẩm”.

Trải qua thời gian dài học hỏi, nghiên cứu cách nuôi ghẹ lột, anh Sáu bắt tay thực hiện. Từ chổ

nuôi thử nghiệm vài lồng, đên nay mô hình của anh đã mở rộng lên thành 20 lồng. Vào mùa thu

hoạch, số lồng nuôi này có thể xuất hơn 50 kg ghẹ lột thương phẩm/ngày, với giá dao động từ

180.000 đồng/kg. Bình quân thu hoach cho lãi gần 80 triệu đồng mùa.

Anh Sáu cho biết thêm, tháng 2/2017, phòng Nông nghiệp huyện Phú Vang đã hỗ trợ 50 triệu để

nhân rộng mô hình. Tuy nhiên, lo ngại nhất hiện nay là việc nguồn nước bị ngọt hóa đột ngột.

Ghẹ sẽ chết sạch trong vòng 24 giờ vì không chịu được nước ngọt. Ngoài lo sợ đó ra thì điều kiện

tự nhiên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai rất thích hợp để nuôi ghẹ lột, không có đường lỗ nếu

như nguồn nước đảm bảo.

“Những năm gần đây thị trường tiêu thụ ghẹ lột ngày càng mở rộng, con ghẹ lột có thịt chắc và

ngọt nên người tiêu dùng rất thích. Mỗi lần xuất bán đều có 2-3 công ty về tận đầm thu mua, đầu

16

ra khá ổn định. Từ khi nuôi con này kinh tế gia đình cải thiện rõ rệt, tôi không còn đi bắt tôm cá

kiểu như trước nữa.”, Anh Sáu phấn khởi.

Theo đánh giá của Ông Hoàng Trọng Đoài – Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên “sự thành công

của mô hình không chỉ mang lại kinh tế trực tiếp cho người nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường,

ổn định đời sống của người dân mà còn hướng tới việc phát triển đa dạng đối tượng nuôi nhằm

ổn định, phát triển sản xuất bền vững. Xã cũng tạo điều kiện cho hô nuôi tổ chức các khâu sản

xuất phù hợp, khắc phục những nhược điểm tồn tại, tăng hiệu quả sản xuất và quản lý chất lượng

sản phẩm”. (Môi Trường Và Cuộc Sống 21/12, Huy Đội) đầu trang

KHAI THÁC THỦY SẢN

Nghệ An: Ngư dân câu được cá leo "khủng” nặng 50kg, dài 2m

Một ngư dân ở Nghệ An vừa câu được con cá leo "khủng" nặng hơn 50kg, dài tới 2m.

Theo VTC News, sáng 21/12, ông Nguyễn Ngọc Toại, chủ một nhà hàng đóng tại phường Vinh

Tân (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, nhà hàng vừa mua về một con cá leo "khủng" nặng hơn nửa

tạ từ người dân.

Ông Toại không tiết lộ số tiền cụ thể bỏ ra mua con cá leo này mà chỉ cho biết nó có giá lên tới

hàng chục triệu đồng.

Theo quan sát của phóng viên, con cá này có chiều dài khoảng 2m, da trơn và màu hơi nâu pha

lẫn đen. Đầu cá to, dẹt đứng ở phần mõm, rộng gần 50cm. Miệng cá rộng với hai đôi râu ở hàm

trên và hàm dưới.

Ngay sau khi con cá quý hiếm được chuyển về TP Vinh, có rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem

và đặt mua thịt cá leo với giá cao để về nhà chế biến món ăn.

Người dân cho biết, đây là lần đầu tiên họ thấy con cá leo “khủng”, quý hiếm xuất hiện trên địa

bàn Nghệ An.

Theo báo Gia đình Việt Nam, được biết, cá leo là loài cá có đặc tính rất kỳ lạ, mỗi khi “bắt cặp”

là chúng leo nơi khe cạn hoặc leo lên ruộng nước đùa giỡn. Những đêm trăng sáng, con cá

này thường giỡn nước.

Cá leo là một loài cá da trơn trong họ Cá nheo (Siluridae). Người ta có thể thấy loài cá này trong

các sông và hồ lớn. Nó có thể dài tới 2,4m. Loài cá ở miền nam châu Á này có thể tìm thấy trong

khu vực từ Pakistan tới Việt Nam và Indonesia. (Thương Hiệu Và Pháp Luật 21/12, Phương Nhi)

đầu trang

Hà Tĩnh: Làng nhỏ đóng thuyền vươn ra biển lớn

Hình thành và tồn tại đã hàng trăm năm, đến nay làng nghề đóng thuyền ở thôn Đền, xã Trường

Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang gìn giữ, phát triển và tìm hướng mở rộng, đem lại cuộc sống sung

túc cho người dân.

17

Chúng tôi tìm về bến đóng tàu trên sông La ở thôn Đền, xã Trường Sơn để nghe tiếng đục đẽo,

tiếng khoan, bào mài những thanh gỗ để lắp ghép tàu, thuyền trong không khí làng nghề thêm

nhộn nhịp.

Theo nhiều cao niên trong làng, nghề đóng thuyền nơi đây đã có hàng trăm năm. Cha đẻ của nghề

này là ông Phạm Đà. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công ơn ông tổ nghề này, người dân thôn

Đền đã lập đền thờ, nay chỉ còn là phế tích.

Từ năm 1959, làng nghề xây dựng hợp tác xã (HTX) đóng tàu, thuyền Lý Chính Thắng với hơn

200 xã viên. Thời điểm đó được xem là hưng thịnh. Tàu, thuyền từ đây xuất đi khắp nơi và tạo

được việc làm cho hàng trăm lao động. Trước đây, thuyền được đóng và bán cho người dân trong

huyện, tỉnh làm phương tiện đi lại, buôn bán vận chuyển hàng hóa. Sau này thuyền ở đây cũng

được đóng phục vụ các công việc thời chiến. Năm 1961, làng nghề đóng tàu, thuyền thôn Đền

vinh dự được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Tuy vậy, từ sau khi Đổi mới và do cơ chế thị trường nên HTX bị giải thể, nhiều người không có

vốn liếng sản xuất cũng nghỉ việc hàng loạt. Từ chỗ hàng trăm người làm nghề được bao cấp theo

hình thức HTX, số hộ làm nghề chỉ còn đếm trên đầu ngón tay và theo diện kinh doanh cá thể.

Những năm gần đây, khi các ngư dân vùng biển được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng tàu đánh bắt hải

sản trên biển, hằng năm có hằng trăm chiếc thuyền lớn được xuất xưởng ở xã Trường Sơn.

Hiện giờ, các xưởng đóng tàu ở thôn Đền (xã Trường Sơn) đều do 4 - 5 người trong gia đình hoặc

họ tộc chung vốn, lập nên một tổ, đội đóng tàu, thuyền. “Nghề ni không thể làm một mình mà

phải kết hợp nhiều người mới làm được”, cụ Nguyễn Minh đã 85 tuổi, từng là thợ đóng tàu,

thuyền ở đây cho hay. Trong thôn đền giờ có năm hộ đóng tàu, thuyền quy mô lớn, tạo việc làm

cho nhiều lao động, ngoài ra còn có 20 hộ sản xuất nhỏ, lẻ trong toàn xã. Điển hình nhất là hộ

anh Dương Quốc Huân có cơ sở đóng tàu, thuyền lớn, tạo việc làm cho hơn chục lao động. Thời

gian qua, xưởng của anh đang đóng cả chục chiếc tàu, thuyền lớn nhỏ với giá từ 350 triệu - 1,5

tỷ đồng. Cùng với anh Huân, thôn Đền còn có những chủ xưởng đóng tàu như hộ anh Lê Văn

Quân, Lê Quang Tuấn, Lê Văn Báu, Đoàn Quốc Khôi, đã làm giàu và đầu tư lớn cho các con ăn

học.

Khách hàng tìm về đây đa dạng, nhiều địa phương đến đặt hàng để đi biển với tàu có công suất

từ 90 CV trở lên. Trung bình mỗi chiếc tàu công suất lớn có giá từ 600 - 1,4 tỷ đồng. Trừ các chi

phí, chủ xưởng “lãi” từ 150 - 200 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm thợ đóng thuyền

với mức thu nhập khá cao từ 6 - 13 triệu đồng/người/tháng, khiến cho nhiều gia đình ngày càng

khá giả, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Ngoài ra, các xưởng đóng tàu, thuyền ở thôn

Đền còn đóng thêm thuyền đua, phục vụ các lễ hội cầu ngư… Hằng năm, làng nghề xuất hàng

trăm chiếc tàu, thuyền các loại đi khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tiêu

thụ.

Ông Nguyễn Trọng Tám, nguyên Phó Chủ nhiệm HTX Lý Chính Thắng, hiện là Trưởng thôn

Đền, đưa chúng tôi đi thăm các cơ sở đóng tàu, thuyền. Ông hồ hởi nói: “Đúng ra nghề đóng tàu,

thuyền ở thôn Đền đã được 13 - 14 đời. Cả thôn Đền có 310 hộ với 1.400 khẩu, đây là địa bàn đa

ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp. Mỗi năm, tổng thu nhập của cả thôn Đền khoảng 20 - 30 tỷ

đồng, trong đó một nửa doanh thu là từ nghề đóng tàu, thuyền. Tâm nguyện của người dân địa

18

phương là khôi phục được ngôi đền thờ ông tổ nghề đóng tàu, thuyền Phạm Đà để tưởng nhớ

người đã khai sinh ra nghề này, giúp con cháu đời sau có cuộc sống hưng thịnh”. (Thời Nay

21/12, Duy Ngợi) đầu trang

Quảng Ngãi: Hạ thủy tàu cá vỏ thép hiện đại 67 tỉ đồng

Sáng 21-12 tại Hải Phòng, Công ty CP Thủy sản Lý Sơn phối hợp với Công ty TNHH MTV Đóng

và sửa chữa tàu Hải Long (Quân chủng Hải quân) tổ chức hạ thủy tàu cá vỏ thép nghề lưới vây

đuôi Lý Sơn 369. Đây là con tàu vỏ thép lớn và hiện đại được đóng theo Nghị định 67/2014.

Tàu cá vỏ thép Lý Sơn 369 do Công ty CP Thủy sản Lý Sơn làm chủ đầu tư có chiều dài trên 66

m, chiều rộng 12 m, chiều cao hơn 5 m, trọng tải trên 2.000 tấn. Tàu được lắp hai máy chính hiệu

Catemille (Mỹ) có công suất 1.628 CV. Lý Sơn 369 được trang bị hệ thống máy cấp đông nhanh,

máy dò cá thế hệ mới và hệ thống lưới, tời được nhập khẩu từ châu âu. Tổng vốn đầu tư 67 tỉ

đồng.

Ông Vũ Văn Hội - Giám đốc Công ty CP Thủy sản Lý Sơn cho biết: Khác với tàu lưới vây đuôi

vỏ gỗ của ngư dân, tàu cá vỏ thép này được thiết kế boong phía đuôi tàu để thuận tiện cho kéo và

tời lưới nên sẽ an toàn khi hành nghề trên biển trong điều kiện thời tiết xấu. Tàu có khả năng hoạt

động dài ngày tại các ngư trường xa bờ.

Được biết đây là con tàu vỏ thép thứ hai của Công ty CP Thủy sản Lý Sơn được đóng mới theo

Nghị định 67/2014, trước đó vào tháng 3-2016, công ty này đã hạ thủy và đưa vào khai thác tàu

dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất Việt Nam có vốn đầu tư trên 30 tỉ đồng. (Pháp Luật TP.HCM

21/12, Phạm Mịnh) đầu trang

Gập ghềnh đồng vốn 67 (Kỳ II)

Sửa đổi NĐ 67 trong thời gian tới cần đưa ra chế tài tránh tình trạng ỷ lại dẫn đến thất thoát vốn

Ngoài khó khăn từ việc khách hàng vay vốn chưa có ý thức trả nợ, NH còn gặp hàng loạt những

khó khăn, vướng mắc khác về cơ chế chính sách khi triển khai cho vay theo NĐ 67. Lãnh đạo

một chi nhánh Agribank cho hay: hồ sơ cho vay theo NĐ 67 của Chính phủ rất phức tạp, phải qua

nhiều cơ quan chức năng trong khi đó trình độ và khả năng thiết lập hồ sơ của chủ tàu còn hạn

chế, NH phải hướng dẫn và cùng với chủ tàu phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện

mất rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, chính sách cho vay hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm đối với chủ tàu vay vốn theo NĐ 67

còn bất cập, gây khó khăn cho ngư dân và rủi ro cho NH khi cho vay. Cụ thể, theo NĐ 67 thời

hạn cho vay kéo dài trong khi cơ chế hỗ trợ bảo hiểm cho tàu đóng mới theo NĐ 67 thực hiện

hàng năm. Nhưng khi hết năm tài chính việc hướng dẫn chế độ bảo hiểm cho năm kế tiếp chưa

được kịp thời và theo quy định để tàu được ra khơi hoạt động thì bắt buộc các chủ tàu phải mua

bảo hiểm cho con tàu và các thuyền viên.

Đó là trường hợp của chủ tàu Cao Văn Ba ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu; chủ tàu Lê Hội

Hưng, Lê Hội Đức ở xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu hay chủ tàu Trương Văn Trông ở thị xã

Hoàng Mai đã tự bỏ tiền ra mua bảo hiểm trước. Quả thực, đó là số tiền lớn đối với ngư dân khi

19

họ đã dồn hết vốn của mình tham gia vào dự án đóng tàu. Tuy nhiên, đến nay những ngư dân này

vẫn chưa được Nhà nước hoàn trả lại số tiền được hỗ trợ mà mình đã bỏ ra trước đó.

Ở một số địa phương, các đơn vị bảo hiểm đang phân chia ra các địa bàn để bán bảo hiểm cho

ngư dân, có đến 4 đơn vị được bán bảo hiểm nhưng mỗi đơn vị lại quản lý 2 - 3 tỉnh, thành, làm

cho tính cạnh tranh kém, đơn vị bảo hiểm trở nên độc quyền khi thực hiện khâu bảo hiểm tàu cá

cho ngư dân. Một số tàu của dự án 67 khi đưa vào sử dụng đã mua bảo hiểm, quá trình vận hành

do nguyên nhân chủ quan của ngư dân làm hỏng hóc máy móc thiết bị nhưng cơ quan bảo hiểm

không đền cho ngư dân. Và hàng loạt các vấn đề về kiểm toán giá trị con tàu, giám sát quá trình

đóng tàu đảm bảo chất lượng, công tác đăng kiểm tàu cá, cơ chế chuyển nhượng tàu cá khi chủ

tàu không có đủ điều kiện khai thác hiệu quả... đều vượt ngoài tầm kiểm soát của Agribank.

“Có thể nói, qua 3 năm triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN Việt Nam về thực

hiện chương trình tín dụng phục vụ các chính sách phát triển thủy sản theo NĐ 67, mặc dù phải

đối mặt với hàng loạt trở ngại và khó khăn, vướng mắc, nhưng Agribank đã nghiêm túc xác định

đây là nhiệm vụ chính trị của NH trước một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Toàn hệ thống

Agribank đã hết sức nghiêm túc và nỗ lực, đóng góp vào sự thành công ban đầu của chương trình.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục triển khai dự án khi không có những điều chỉnh kịp thời về mặt chính

sách thì Agribank tiếp tục phải đối mặt với “khó khăn chồng chất khó khăn”, lãnh đạo Agribank

chia sẻ.

Có thể thấy, NĐ 67 của Chính phủ mới chỉ có quy định về thực hiện quy trình dự án, nhưng chưa

có các chế tài về xử lý sai phạm trong thực hiện dự án. Các ngành, các cấp liên quan cũng không

ban hành cơ chế xử lý đối với các chủ tàu không chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Nhà

nước cũng như chấp hành quy trình nghiệp vụ cho vay của NH. Từ đó dẫn đến nảy sinh tư tưởng

trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

Rất nhiều tàu làm nghề khai thác có hiệu quả, nhưng không bao giờ khai báo đúng sự thật, chính

tâm lý “muốn Nhà nước cho không” đã đẩy NH cho vay vào thế lao đao, không thu được nợ, phát

sinh nợ quá hạn, nợ xấu, phải trích dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ nơi cho

vay, làm ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ khi triển khai tiếp các dự án công nghệ cao theo chỉ

định của Nhà nước.

Vì vậy, sửa đổi NĐ 67 trong thời gian tới cần đưa ra chế tài về xem xét trách nhiệm của các chủ

tàu bằng việc yêu cầu phải có đảm bảo một phần bằng tài sản của gia đình, cá nhân. Tránh tình

trạng tư tưởng trông chờ ỷ lại, làm được thì không trả nợ, lúc không làm được thì bỏ tàu cho Nhà

nước xử lý dẫn đến thất thoát vốn.

Hơn nữa, để chính sách đạt được mục tiêu như kỳ vọng, Agribank cũng đề xuất áp dụng có chọn

lọc, ưu tiên mô hình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tương tự mô hình sản xuất nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh đó, quy định duy trì chính sách bảo hiểm đối với con tàu

tương ứng với thời gian vay vốn theo quy định tại NĐ 67 cũng rất quan trọng giúp người dân yên

tâm ra khơi hơn; triển khai tích cực, đồng bộ trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, hướng dẫn

kỹ thuật vận hành thiết bị… Và cần có chính sách đủ mạnh để khuyến khích và thu hút nhiều

doanh nghiệp đầu tư khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hải sản nhằm bảo đảm ổn

định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm.

20

“Chỉ có sự vào cuộc quyết liệt và việc phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các địa phương, các bộ,

ngành để triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân, NĐ 67 mới thực sự đạt được mục tiêu mong

đợi và tạo được sự đồng thuận về mọi mặt, phát huy hiệu quả làm thay đổi diện mạo kinh tế, xã

hội của các địa phương vùng ven biển, tạo dựng sự vững chắc về chính trị, góp phần bảo vệ chủ

quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”, lãnh đạo Agribank bày tỏ.

Với cơ quan quản lý, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết,

NHNN tổng hợp những khó khăn vướng mắc mà các NHTM đang gặp phải khi cho vay NĐ 67.

NHNN đã báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý, đồng thời đề nghị Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Cụ thể,

cần phải có quy định cụ thể về cơ chế xử lý nợ đối với các nguyên nhân khách quan bất khả kháng

từ thực tế triển khai như tàu kém chất lượng, mẫu thiết kế không phù hợp, môi trường ô nhiễm…

Quy định quan trọng nữa là xem xét cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp không còn khả

năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu… hoặc không đủ năng lực làm để người kế

thừa có thể vực lại các hoạt động khai thác hải sản vừa tạo nguồn thu nhập cho ngư dân, vừa trả

được nợ cho NH. Đối với trường hợp này, giao cho UBND cấp tỉnh phê duyệt chủ tàu thay thế,

làm cơ sở để các NHTM thực hiện chuyển đổi khoản vay.

“Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện dự thảo NĐ để trình Chính

phủ”, ông Hùng thông tin thêm. (Thời Báo Ngân Hàng 21/12, Nhóm PV) đầu trang

Bình Định: Tuyên truyền ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài

Ngày 21-12, Chi cục thủy sản tỉnh Bình Định phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy

Nhơn, BĐBP Bình Định và Phòng Kinh tế thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tổ chức buổi

thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân hành nghề khai thác hải sản xa bờ không vi phạm

vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép.

Tham dự buổi truyên truyền có gần 70 chủ phương tiện, thuyền trưởng thuộc các tổ, đội tàu

thuyền đoàn kết đánh bắt xa bờ của các phường: Đống Đa, Hải Cảng, Trần Phú, Lê Lợi, Thị Nại,

Quang Trung và xã Nhơn Hội (thành phố Quy Nhơn)…

Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên đã thông tin nhiều nội dung quan trọng như: Tình hình

tàu cá và ngư dân Bình Định bị nước ngoài bắt giữ và một số giải pháp thực hiện trong thời gian

tới; chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; pháp luật Việt Nam và

các nước đối với hành vi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; tình hình hợp tác

khai thác hải sản và các hoạt động liên quan giữa Việt Nam và các nước; một số lưu ý ngư dân

khi hoạt động khai thác hải sản trên biển; giới thiệu Trung tâm hậu cần kỹ thuật nghề cá ở đảo

Sinh Tồn - Quần đảo Trường Sa…

Buổi tuyên truyền đã giúp ngư dân nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, chủ động phòng ngừa

không để xảy ra tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép. Đây là hoạt

động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 689/CT-TTg ngày 18-5-2010 và Công

điện 732/CĐ-TTg ngày 28-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp

21

ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng

biển nước ngoài. (Biên Phòng 21/12, Châu Văn Toàn) đầu trang

CỨU HỘ - CỨU NẠN

Sóng biển lớn khiến 3 ngư dân Khánh Hòa bị thương và mất tích

3 ngư dân tỉnh Khánh Hòa đang khai thác thủy hải sản cách phía Đông Nam đảo Phú Quý (tỉnh

Bình Thuận) thì gặp sóng biển đánh mạnh khiến 2 người bị thương và một người bị mất tích.

Chiều 21-12, ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và

Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Bình Thuận cho biết, đơn vị vừa nhận được thông báo

của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đề nghị địa phương hỗ trợ 3 ngư dân của một tàu cá Khánh

Hòa bị thương và mất tích trên biển.

Trước đó, vào rạng sáng cùng ngày, tàu cá KH 96632 TS của tỉnh Khánh Hòa đang đánh bắt hải

sản cách Đông Nam đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) 60 hải lý thì gặp sóng lớn đánh mạnh vào

tàu.

Do sóng to đánh mạnh đã khiến 2 thuyền viên trên tàu bị thương và 1 thuyền viên khác bị rơi

xuống biển mất tích.

Hiện thuyền trưởng tàu KH 96632 TS đã phát đi thông báo đề nghị các ngành chức năng hỗ trợ

tìm kiếm ngư dân bị mất tích và đưa 2 thuyền viên bị thương vào bờ chữa trị.

Nhận được thông tin, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Đài

Thông tin Duyên hải Phan Thiết phát thông tin khẩn cấp tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời đề nghị Bộ

Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các đồn biên phòng trong khu vực thông tin

đến tất cả các tàu cá của Bình Thuận hiện đang hoạt động gần khu vực tàu cá KH 96632, tham

gia hỗ trợ cấp cứu và tìm kiếm ngư dân mất tích. (Sài Gòn Giải Phóng 21/12, Nguyễn Tiến) đầu

trang

Cứu 15 ngư dân tàu cá gặp nạn ở biển Vũng Tàu

Khi đang về bờ để tránh bão Kai-Tak, tàu cá BĐ 98116 TS hết nhiên liệu, phải thả trôi tự do với

15 người trên tàu.

Theo VOV, Trung tâm phối hợp cứu nạn hàng hải khu vực III vừa cứu nạn thành công 15 ngư

dân tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Vũng Tàu do ảnh hưởng của bão Kai Tak.

Trước đó, vào lúc 8h39’ ngày 20/12, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực

III nhận được thông tin cứu nạn khẩn cấp từ thuyền trưởng tàu cá BĐ 98116 TS của ông Trần

Bảo (sinh năm 1985), trú tại Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tàu trên hành trình về bờ tránh bão Kai Tak, khi đến vị trí cách mũi Vũng Tàu khoảng 105 hải lý

về phía Đông Nam thì hết nhiên liệu, thả trôi tự do sau nhiều ngày hoạt động trên biển trong điều

kiện thời tiết rất xấu, có gió cấp 7, giật cấp 8 - 9, sóng cao 5-7 mét, trên tàu có 15 thuyền viên.

22

Tàu mất khả năng điều động, đang thả trôi và trong nằm trong vùng bị ảnh hưởng của hoàn lưu

bão Kai - Tak.

Theo báo Thanh niên, nhận được tin của tàu cá BĐ 98116 TS, Trung tâm 3 đã điều động tàu SAR

413 khẩn trương rời cảng tại Vũng Tàu ra hiện trường để tổ chức cứu nạn.

Đến 3 giờ ngày 21/12, tàu SAR 413 đã đến khu vực tàu cá bị nạn và tiếp cận trấn an, động viên

tinh thần cho các ngư dân, đồng thời tiếp nhiên liệu cho tàu cá.

Sau đó, tàu SAR 413 đã tổ chức làm dây để hỗ trợ lai dắt đưa tàu cá cùng 15 ngư dân về Vũng

Tàu.

Dự kiến, sáng 22/12, tàu cá cùng 15 ngư dân sẽ về đến Vũng Tàu. (Thương Hiệu Và Pháp Luật

22/12, Lan Anh) đầu trang

THỊ TRƯỜNG

Đà Nẵng: Chợ đầu mối hải sản Thọ Quang

Nằm trong âu thuyền cũng là cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), chợ đầu mối hải sản

Thọ Quang nhộn nhịp từ nửa đêm về sáng. Đây là chợ cá lớn nhất miền trung. Nguồn hải sản

được vận chuyển bằng các xe vận tải từ tỉnh khác chạy tới, từ thuyền đánh cá ngoài khơi cập bờ.

Từ đây, hải sản lại được các tiểu thương thu mua đem đi các chợ khác trong thành phố và các

tỉnh lân cận.

Chợ chỉ bán các hải sản đánh bắt ở biển. Chợ chia làm hai khu, trong nhà và ngoài trời. Khách

muốn ghé thăm có thể tới đầu cầu Thuận Phước hoặc đường Ngô Quyền, khi nhìn thấy những

chiếc xe máy phía sau có buộc chậu, thùng, xô... thì đi theo là đến được chợ. Chợ đầu mối hải sản

này họp đến tờ mờ sáng thì tan. (Thời Nay 21/12, Nhật Trường) đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Hà Tĩnh: 20 tấn hải sản hôi thối sau bão số 10 đã được tiêu hủy

Khoảng trên 20 tấn hải sản tồn kho bị thối do bão số 10 đã được 2 chủ kinh doanh tại xã Kỳ Hà,

thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đem đi tiêu hủy dưới sự hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV chiều ngày 21/12, ông Phan Duy Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho

biết, đã chỉ đạo UBND xã Kỳ Hà cùng với những hộ dân có hải sản bị hư hỏng đem đi hủy.

Theo ông Vĩnh, do các kho chứa hàng đông lạnh bị mất điện, thêm vào đó là ngập nước mưa nên

số hải sản bị hư hỏng và bốc mùi hôi thối ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của

người dân nên đã đem đi tiêu hủy.

“Trước khi chôn lấp, xã Kỳ Hà và UBND thị xã Kỳ Anh đã lập biên bản số lượng, chủng loại để

phục vụ cho việc hỗ trợ cho bà con sau này. Ngoài ra, việc chôn lấp cũng đảm bảo các yêu cầu

về vấn đề đảm bảo môi trường” – ông Vĩnh nói.

23

Theo anh Trần Đình Lăng, chủ lô hàng hải sản bị thối, hiện chỉ tiêu hủy khoảng 20 tấn của gia

đình tôi và của gia đình bà Thịnh. Số còn lại một phần đã được tiêu hủy tại lò đốt rác của công ty

môi trường đô thị Kỳ Anh.

Trước đó, như Báo điện tử Infonet đã thông tin, vào chiều ngày 19/12, khi 2 hộ dân thuê xe chở

40 tấn cá khô đã bị thối đến lò xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn Nam Xuân Sơn, xã Kỳ Tân thì bị

đoàn liên ngành lập biên bản yêu cầu dừng việc tiêu hủy.

Trong biên bản được lập tại hiện trường, lý do để không cho người dân tiêu hủy vì “việc xử lý

chất thải sau sản xuất (hải sản chưa rõ nguồn gốc) do Công ty CP tư vấn xây dựng quản lý môi

trường đô thị Kỳ Anh chưa đúng theo quy định”. (Infonet 22/12, Hà Vũ) đầu trang

NHÌN RA THẾ GIỚI

Pháp: Khai thác sò điệp bội thu dịp Giáng sinh

Tại Pháp, mùa khai thác sò điệp rất gần với dịp Giáng sinh và đây cũng là loại thực phẩm được

tiêu thụ mạnh trong kỳ nghỉ này.

Mùa Giáng sinh năm nay, trên các kệ hàng hải sản ở thủ đô Paris đầy ắp những con sò điệp tươi

ngon. Ở Pháp, mùa đánh bắt sò điệp thường bắt đầu vào giữa tháng 4 và từ tháng 10. Đây là một

mặt hàng rất được ưa chuộng trong dịp lễ Giáng sinh.

Năm 2017, ngư dân Pháp có một mùa khai thác sò điệp bội thu. Nguyên nhân chính là do sự kết

hợp giữa nước biển ấm và gió nhẹ trong thời tiết mùa Xuân đã tạo điều kiện thuận lợi cho sò điệp

sinh sản.

Theo ước tính, lượng sò điệp được khai thác trong năm 2017 cao hơn gấp 4 lần so với trung bình

của hơn một thập kỷ trước. Bên cạnh đó, việc khu vực khai thác sò điệp ở phía Tây vùng Brittany

được mở cửa trở lại cũng giúp ngư dân đánh bắt thuận tiện hơn.

Không giống như nhiều loại thủy sản khác, sò điệp là mặt hàng có giá trị kinh tế và nhu cầu tiêu

thụ cao không chỉ tại Pháp mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là vào dịp cuối năm.

Và năm nay, ngư dân Pháp đã có một Giáng sinh tràn đầy niềm vui vì mùa sò điệp bội thu. (Đài

Truyền Hình Việt Nam 21/12) đầu trang./.