BẢN TIN Thông tin Thương mại -...

33
THÔNG TIN THAM KHO - PHC VQUN LÝ, KINH DOANH - KHÔNG PHBIN BN TIN Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghip và Thươ ng mi - BCông Thươ ng S29 - 2018 Sra ngày 16/07/2018 Thông tin chn lc, theo yêu cu ca nhóm các đơn v, doanh nghip TRONG SỐ NÀY: Những thông tin đáng lưu ý trong tuần và dự báo………………………………… Thông tin kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành…………………………………... Chính phyêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tin tchđộng, linh hot 80% Tchc tín dng kvng li nhuận trước thuế năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017 Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 4 Ngân hàng thương mại tm ngừng tăng phí rút tin ni mng ATM Tiền tệ – tín dụng – thanh toán trong nước………………………………………….. Din biến tình hình tài chính - tin ttrong tun và dbáo………………………. Chất lượng tín dụng ngày càng được ci thiện……………………………………. Chứng khoán – Bất động sản.................................................................................. Thtrường chng khoán Vit Nam vn hp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn Thông tin ngành hàng..........................…………..……………………………………. Tình hình xut, nhp khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018……. Dbáo xut khu chè ca Vit Nam stiếp tục tăng trong thời gian ti ……..….. Tình hình xut nhp khẩu phân bón trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018 Tin vắn hoạt động ngân hàng…………………………………………………………... Luân chuyển vốn và đầu tư..................................................................................... Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khởi công giai đoạn 3 dán Celadon City ti Thành phHChí Minh 2 3 3 4 6 7 7 9 12 12 14 14 20 26 30 31 31 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Phòng Thông tin xut nhp khu 655 Phạm Văn Đồng Bc TLiêm - Hà Ni Đại din ti TP. HChí Minh Bphn biên tp: (024) 22192875 173 Hai Bà Trưng- phường 6- qun 3 Bphn Marketing: (024) 37152585/37152586 Tel: (028) 38224150/38224027

Transcript of BẢN TIN Thông tin Thương mại -...

Page 1: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH - KHÔNG PHỔ BIẾN

BẢN TIN

Thông tin Thương mại Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương

Số 29 - 2018 Số ra ngày 16/07/2018

Thông tin chọn lọc, theo yêu cầu của nhóm các đơn vị, doanh nghiệp

TRONG SỐ NÀY:

Những thông tin đáng lưu ý trong tuần và dự báo…………………………………

Thông tin kinh tế vĩ mô và chính sách điều hành…………………………………...

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

80% Tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 4 Ngân hàng thương mại tạm ngừng tăng phí rút tiền nội mạng ATM

Tiền tệ – tín dụng – thanh toán trong nước…………………………………………..

Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo……………………….

Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện…………………………………….

Chứng khoán – Bất động sản..................................................................................

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn

Thông tin ngành hàng..........................…………..…………………………………….

Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018…….

Dự báo xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới ……..…..

Tình hình xuất – nhập khẩu phân bón trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

Tin vắn hoạt động ngân hàng…………………………………………………………...

Luân chuyển vốn và đầu tư.....................................................................................

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khởi công giai đoạn 3 dự án Celadon City tại Thành phố Hồ Chí Minh

2

3

3

4

6

7

7

9

12

12

14

14

20

26

30

31

31

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phòng Thông tin xuất nhập khẩu

655 Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm - Hà Nội Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Bộ phận biên tập: (024) 22192875 173 Hai Bà Trưng- phường 6- quận 3

Bộ phận Marketing: (024) 37152585/37152586 Tel: (028) 38224150/38224027

Page 2: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 2

Fax: (024) 7152574 Fax: (028) 38224041

Tổng Quan

I. Kinh tế thế giới

Những diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục là tâm

điểm của kinh tế toàn cầu trong tuần qua. Theo đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và

Trung Quốc đã gia tăng cường độ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chính

thức áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 06/7 và phía Trung Quốc có

động thái đáp trả tương ứng. Ngày 10/7, Mỹ tiếp tục công bố danh sách 200 tỷ USD hàng

hóa Trung Quốc có thể phải chịu thêm thuế nhập khẩu sớm nhất là từ tháng 9/2018,

trong đó có khoảng 6.031 dòng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp thuế bổ

sung, từ thực phẩm, thuốc lá, than đá, hóa chất, đến những sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Đáp lại động thái này, phía Trung Quốc tuyên bố chắc chắn sẽ trả đũa nếu danh sách

này được thông qua, đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty trong

nước thay đổi cơ cấu nhập khẩu, cũng như tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ các quốc

gia khác để thay thế cho các hàng hóa từ Mỹ. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung

Quốc chỉ là một phần trong hàng loạt tranh chấp thương mại ngày càng được mở rộng

giữa Mỹ và các quốc gia khác, thậm chí trong đó bao gồm những đồng minh truyền

thống của Mỹ như EU, Mexico hay Canada.

Trong giai đoạn này, có thể nói chính sách thương mại của chính quyền Tổng

thống Mỹ Donald Trump chính là rủi ro lớn nhất của kinh tế toàn cầu, kéo theo những tác

động tiêu cực lên niềm tin, tâm lý doanh nghiệp và làm thay đổi định hướng hoạt động

đầu tư trong tương lai, là nguyên nhân chính khiến các thị trường hàng hóa, tiền tệ và

chứng khoán toàn cầu biến động mạnh trong thời gian qua.

Với quan điểm “nước Mỹ trước tiên”, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ đầu năm

2018 đã đưa ra hàng loạt chính sách thuế quan nhằm thay đổi những thỏa thuận thương

mại được cho là không công bằng và có hại cho kinh tế Mỹ, kêu gọi quan hệ giao thương

trên nguyên tắc “công bằng và có đi có lại”, đồng thời cho biết sẽ gỡ bỏ hàng rào thuế

quan nếu nước Mỹ đạt được các thỏa thuận có lợi hơn với các đồng minh thương mại.

Các biện pháp nhằm làm cân bằng cán cân thương mại của chính quyền Mỹ bước

đầu đã có lợi cho kinh tế nước này khi thâm hụt thương mại đã giảm xuống. Theo Bộ

Thương mại Mỹ, trong tháng 5/2018, thâm hụt thương mại của nước này đã giảm 6,6%

so với tháng trước xuống 43,1 tỷ USD, đánh dấu mức thâm hụt thương mại thấp nhất

trong 18 tháng gần đây của Mỹ nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Cụ thể,

tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ đã tăng gần 2% lên mức cao kỷ

lục 215,3 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ tăng 0,4% lên mức 258,4 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (không gồm dịch vụ) của Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất

Page 3: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 3

144,2 tỷ USD, đặc biệt tăng mạnh trong xuất khẩu nhóm hàng lương thực, trong đó riêng

xuất khẩu đậu nành đã đạt mức 2 tỷ USD.

Trong khi đó, lĩnh vực lao động của Mỹ cũng ghi nhận diễn biến tích cực với 213 nghìn việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng 6/2018, cao hơn nhiều so với con số dự báo 195 nghìn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6/2018 cũng đã tăng lên mức 4%, cao hơn so với 3,8% - tỷ lệ thấp nhất trong 18 năm được ghi nhận trong tháng 5, trong khi thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,2% trong tháng 6 sau khi tăng 0,3% trong tháng 5. Lạm phát của Mỹ cũng ghi nhận tốc độ tăng nhanh với chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 6/2018 tăng 0,3% so với tháng trước và tăng tới 3,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức dự báo tăng 3,2% và đánh dấu mức cao nhất của chỉ số này kể từ năm 2011 đến nay.

II. Kinh tế trong nước

Tại thị trường trong nước, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với sự bất ổn định trên nhiều lĩnh vực của kinh tế toàn cầu và xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đã và đang tác động đến kinh tế Việt Nam, mà trước mắt là kéo theo sự biến động liên tục của tỷ giá cộng với xu hướng giảm mạnh trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây. Đến thời điểm ngày 12/7, tỷ giá trung tâm giữa VND và USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 22.652 đồng/USD, tăng 1,06% so với thời điểm đầu năm 2018. Trong khi đó, giá USD được niêm yết tại các ngân hàng thương mại phổ biến trong khoảng 23.075-23.090 đồng/USD, tăng 1,45% - 1,5% so với đầu năm 2018 và nếu so với đầu tháng 6/2018 tỷ giá đã tăng tới 1,05%. Trước diễn biến này, NHNN đã áp dụng chính sách điều hành linh hoạt thông qua tỷ giá trung tâm và bắt đầu can thiệp bằng việc bán ra USD trong các ngày đầu tháng 7 để ổn định tâm lý thị trường. Mặc dù vậy, vẫn có hàng loạt sức ép cũ và mới đang gây khó khăn cho chính sách điều hành tiền tệ trong thời gian tới. Trong đó những yếu tố tác động chính là xu hướng tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới, tranh chấp thương mại bùng nổ, nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm và lạm phát cả năm 2018 tiến gần mức mục tiêu 4%. Ngoài ra, đồng Nhân dân tệ liên tục phá giá và những động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản cũng sẽ là các yếu tố tác động mạnh đến tỷ giá trong nước thời gian tới.

Trong khi đó, tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán trong nước giảm rất mạnh từ 1.200 điểm xuống dưới 900 điểm chỉ trong ba tháng gần đây. Tính đến ngày 12/7, chỉ số VN-Index đã rơi xuống mức 898,5 điểm, tương ứng giảm 25,4% kể từ đỉnh và 8,7% kể từ đầu năm 2018.

Cùng với khả năng dịch chuyển của dòng vốn FDI, FII và xuất khẩu có thể giảm tốc do phụ thuộc nhiều vào tình hình tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt là 4 đối tác chính bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực Eurozone, sự bất ổn của thị trường tài chính trong nước do ảnh hưởng của thị trường thế giới sẽ gây khó khăn đến các chính sách điều hành nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, phần nào sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng GDP trong cả năm 2018.

ITHÔNG TIN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

Page 4: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 4

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6/2018 vừa được Chính phủ ban hành đã có một số vấn đề liên quan đến chính sách điều hành tiền tệ.

Theo đó, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính

sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý ngoại hối, ổn định thị trường

ngoại tệ; xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá hạn chế tác động tiêu cực của những biến động kinh tế, tài chính thế giới; chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ

vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối. Phối hợp với các bộ, ngành, địa

phương đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hệ thống.

Bộ Tài chính kiểm soát chặt chẽ nợ công; phấn đấu tăng thu nội địa và xuất nhập khẩu, quyết tâm hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước; điều hành chi chặt

chẽ, triệt để tiết kiệm; chấn chỉnh việc chi ngân sách lãng phí, nhất là chi đi công tác

nước ngoài của các địa phương. Tiếp tục cắt giảm thời gian và chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ

các giải pháp phát triển ổn định, hiệu quả thị trường chứng khoán. Theo dõi sát diễn biến thị trường, rà soát lại kế hoạch điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công trên cơ

sở các kịch bản mới về lạm phát, đề xuất kịch bản điều hành giá chung phù hợp.

Các bộ quản lý chuyên ngành tiếp tục chủ động tăng cường công tác dự báo, bám sát diễn biến giá cả thị trường, đề xuất kịch bản điều hành giá chi tiết đối với từng mặt

hàng cụ thể, điều hành giá theo kịch bản đã đề ra, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ

tăng trưởng.

Bộ Công Thương chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng tăng hàm

lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và nội địa hóa trong sản phẩm; kiểm tra, đôn đốc kế hoạch sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty; quy hoạch dự trữ

khoáng sản, làm cơ sở huy động nguồn lực phát triển; khẩn trương rà soát quy hoạch

phát triển điện lực quốc gia, trong đó có điều chỉnh các dự án điện tái tạo phù hợp với tình hình thực tế; chuẩn bị phương án xây dựng Quy hoạch điện VIII. Chủ trì, phối hợp

với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá toàn diện tác động của chính sách bảo hộ thương mại của các nước để chủ động giải pháp ứng phó.

80% Tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế năm 2018 sẽ tăng so với năm 2017

Theo kết quả điều tra, có tới 88% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 tăng trưởng so với năm 2017; lợi nhuận toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng bình quân 19,05% trong năm 2018, cao hơn so với mức kỳ vọng 18,2% ghi nhận tại cuộc điều tra quý I/2018, nhưng thấp hơn so với mức 19,33% ghi nhận tại cuộc điều tra quý IV/2017.

Theo đánh giá của các TCTD, trong quý II/2018, các yếu tố nội tại tiếp tục cải thiện tốt hơn, nhưng các nhân tố môi trường kinh doanh bên ngoài chưa chuyển biến rõ nét so với quý trước.

Trong các nhân tố khách quan thì “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của TCTD” và “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được đánh giá là cải thiện tốt hơn các nhân tố khác.

Trong các nhân tố chủ quan, yếu tố được cho là cải thiện tích cực nhất là “Chính sách và dịch vụ chăm sóc khách hàng của TCTD” với chỉ số cân bằng đạt

Page 5: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 5

51,6%. Các nhân tố này tiếp tục được các TCTD kỳ vọng là được cải thiện nhiều nhất trong cả năm 2018.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 67,4% TCTD nhận định tình hình kinh doanh trong quý II/2018 có cải thiện tốt hơn so với quý trước, trong đó 18,8% đánh giá “cải thiện nhiều”. Ngoài ra có 76,1% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện” trong quý III/2018 và 82,6% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ “cải thiện” trong cả năm 2018 so với năm 2017.

Đáng chú ý, 88% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế trong năm 2018 tăng trưởng so với năm 2017; lợi nhuận toàn hệ thống kỳ vọng tăng trưởng bình quân 19,05% trong năm 2018, cao hơn so với mức kỳ vọng 18,2% ghi nhận tại cuộc điều tra quý I/2018, nhưng thấp hơn so với mức 19,33% ghi nhận tại cuộc điều tra quý IV/2017.

Trên cơ sở mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định trong quý III/2018 và cả năm 2018, huy động vốn toàn hệ thống TCTD được kỳ vọng tăng trưởng bình quân 5,45% trong quý III/2018 (cao hơn so với mức tăng thực tế của cùng kỳ năm 2017) và tăng 16,51% trong cả năm 2018 (cao hơn mức tăng thực tế của năm 2017).

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng được kỳ vọng tăng trưởng 5,99% trong quý III/2018 (cao gấp 2 lần mức tăng thực tế của cùng kỳ năm 2017) và tăng 16,7% trong năm 2018, xấp xỉ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2018 của NHNN.

Dư nợ tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Chính sách đạt 67% kế hoạch

Trong 6 tháng đầu năm 2018, nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giải ngân các chương trình tín dụng chính sách và đảm bảo nguồn vốn thanh khoản...

Theo công bố của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến ngày 30/6/2018, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Ngân hàng đạt 189.105 tỷ đồng, tăng 13.723 tỷ đồng (+7,8%) so với năm 2017.

Trong đó, vốn điều lệ đạt 13.893 tỷ đồng, tăng 3.197 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 10.908 tỷ đồng, tăng 1.863 tỷ đồng; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trên thị trường đạt 22.548 tỷ đồng, tăng 4.054 tỷ đồng.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đến nay đạt 181.768 tỷ đồng, tăng 9.978 tỷ đồng (+5,8%) so với cuối năm 2017, với hơn 6,7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 160.837 tỷ đồng, hoàn thành 67% kế hoạch cả năm.

Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách không ngừng được củng cố, nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm 0,81% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,42%.

Với doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm đạt 33.998 tỷ đồng, tăng 2.756 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước đã giúp hơn 1,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần hỗ trợ, đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 137.000 lao động, trong đó gần 3.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 10.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng gần 840.000 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng trên

Page 6: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 6

14.600 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 100 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP…

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 4 Ngân hàng thương mại tạm ngừng tăng phí rút tiền nội mạng ATM

Thông tin 4 Ngân hàng thương mại (gồm Agribank, Vietcombank, BIDV và Vietinbank) tăng phí rút tiền nội mạng gặp phải sự phản ứng của nhiều khách hàng do đây là loại phí phổ thông nhất và gần như chủ thẻ nào cũng phải trả. Các chủ thẻ cũng cho rằng để cân bằng quyền lợi giữa khách hàng và ngân hàng, tăng phí các ngân hàng phải đồng thời tăng chất lượng dịch vụ. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các NHTM trên tạm ngừng tăng phí rút tiền nội mạng ATM kể từ ngày 15/7.

Ngân hàng Nhà nước đã vừa yêu cầu các NH thương mại tạm dừng tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM từ ngày 15/7 như kế hoạch của các NHTM. Đây là lần thứ 2 trong vòng 2 tháng qua, quyết định tăng loại phí dịch vụ này của 4 NHTM chưa nhận được sự đồng tình từ NHNN.

NHNN cho rằng việc tăng phí là quyền tự chủ của các NH thương mại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các NH cần bảo đảm nguyên tắc minh bạch thông tin và hài hòa lợi ích giữa các bên; tạo đồng thuận, chia sẻ của người sử dụng dịch vụ cũng như bảo đảm chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, các NH cần có thời gian để giải thích rõ cho chủ thẻ mức phí thế nào là phù hợp.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng ra thông báo điều chỉnh tăng phí rút tiền mặt ATM đối với các thẻ ghi nợ nội địa. Từ ngày 5/5, phí rút tiền của chủ thẻ Vietinbank tại các ATM VietinBank đã được tăng lên 1.560 đồng (đã gồm VAT) với thẻ thông thường và 2.200 đồng (với thẻ Gold, Pink). Phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ATM của VietinBank được thông báo là 11.000 đồng.

Hồi tháng 5/2018 ngân hàng này cũng có kế hoạch tăng phí rút tiền, cùng với nhiều ngân hàng lớn khác như Vietcombank, BIDV, Agribank.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thông báo cũng nâng phí rút tiền nội mạng lên 1.650 đồng từ ngày 16/5

Cho đến nay, sau 2 tháng kể từ khi NHNN yêu cầu, các ngân hàng lại áp dụng thu phí trở lại. Hi vọng rằng, với lý do mà những nhà băng này đưa ra là để bù đắp chi phí vận hành ATM đang ở mức lỗ qua đó giúp dịch vụ tốt hơn, thì thời gian tới đây các khách hàng sẽ được sử dụng những dịch vụ xứng tầm hơn, xứng đáng với đồng tiền phí mà họ phải bỏ ra hơn, chứ không còn phải lặp lại điệp khúc kêu than vì dịch vụ tồi mà chi phí đắt đỏ nữa.

Sau khi tăng phí rút tiền ATM, Vietcombank sẽ là ngân hàng thu phí cao nhất trên thị trường hiện nay. Các ngân hàng khác như ACB hiện đang thu phí 1.100 đồng/giao dịch còn các ngân hàng VPBank, MB, VIB, SHB, TPBank, Techcombank... đều miễn phí khi rút tại các ATM cùng hệ thống.

Biểu phí mới này của Vietcombank sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7, tức sau thông báo chỉ 1 tuần và thay thế cho biểu phí vừa được áp dụng từ ngày 1/3 vừa qua.

Trong lần điều chỉnh biểu phí hồi tháng 3, Vietcombank đã điều chỉnh phí một loạt dịch vụ nhưng vẫn giữ nguyên phí rút tiền ATM. Cụ thể, Vietcombank đã tăng phí SMS Banking từ 8.800 đồng/tháng lên 11.000 đồng/tháng.

Đáng chú ý hơn cả là việc thu phí chuyển tiền cùng hệ thống qua Mobile Banking 2.200 đồng/giao dịch, thay vì miễn phí cho khách hàng. Điều này khiến người chuyển

Page 7: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 7

tiền sẽ luôn luôn mất phí giao dịch khi chuyển tiền trong cùng hệ thống và đây là điều từng khiến các khách hàng của Vietcombank cảm thấy không hài lòng.

TIỀN TỆ - TÍN DỤNG – THANH TOÁN TRONG NƯỚC

Diễn biến tình hình tài chính - tiền tệ trong tuần và dự báo

Trong nước: Tuần qua, tỷ giá USD/VND ổn định trên thị trường chính thức, nhưng vẫn tăng mạnh trên thị trường tự do. Tại VCB, so với tuần trước, tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 23.005 đồng/USD (mua vào) và 23.075 đồng/USD (bán ra). So với đầu năm 2018, tỷ giá USD/VND tăng 330 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,45%). So với đầu năm 2017, tỷ giá USD/VND tăng 285 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,25%).

Trên thị trường tự do, giá USD tăng mạnh 70 đồng/USD chiều mua vào và tăng 60 đồng/USD chiều bán ra, lên mức 23.170 – 23.190 đồng/USD.

Tuần qua, tại Sở Giao dịch NHNN, giá USD mua vào giữ ổn định ở mức 22.700 đồng/USD, thấp hơn 632 đồng/USD so với mức giá trần. So với tuần trước, giá USD ở chiều bán ra ổn định ở mức 23.050 đồng/USD và thấp hơn mức giá trần 282 đồng/USD.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, áp dụng cho ngày 12/7/2018 là 22.652 đồng/USD, tăng 14 đồng/USD (tương đương mức tăng 0,06%) so với mức công bố tuần trước. Tính từ đầu năm 2018 tới nay, tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng 237 đồng/USD (tương đương mức tăng 1,06%). Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng vào thời điểm ngày 12/7/2018 là 23.332 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.972 đồng/USD.

Dự báo tỷ giá USD/VND thời gian tới sẽ ổn định, thậm chí sẽ giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm 2018. Cán cân thương mại của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018 thặng dư 3,363 tỷ USD, NHNN đã mua vào 11 tỷ USD, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối lên mức 63,5 tỷ USD, sẽ tạo thêm dư địa giúp ổn định tỷ giá. Trên thực tế, diễn biến tỷ giá USD/VND do chịu tác động từ việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tiếp tục lộ trình bình thường hóa lãi suất. NHNN đã lường trước được biến động tăng giá của đồng USD nên đã hoàn toàn chủ động trong việc điều hành linh hoạt trong biên độ an toàn. NHNN sẽ chỉ tăng nhẹ tỷ giá USD/VND thêm từ 1 – 1,5% từ nay đến cuối năm 2018 nhằm ổn định vĩ mô và hỗ trợ xuất khẩu.

Giá bán một số ngoại tệ tại NHTM (Theo giá bán của VCB)

Mã NT Ngày

12/7/2018

So với tuần trước

(%)

So với đầu năm 2018

(%)

So với đầu năm 2017

(%)

So với đầu năm 2016

(%)

So với đầu năm 2015

(%)

AUD 17.064,91 -0,21 -4,33 3,14 4,62 -4,37

CAD 17.541,72 -0,52 -3,74 2,53 7,80 -6,90

CHF 23.291,99 -0,45 -0,73 3,17 2,37 5,55

EUR 27.022,06 -0,23 -1,39 12,09 9,48 2,05

GBP 30.552,02 -0,31 -0,87 7,97 -8,40 -9,99

HKD 2.958,36 0,01 1,07 -0,27 1,21 5,10

JPY 207,20 -1,34 2,27 5,60 8,98 13,63

KRW 21,05 -1,03 -4,27 7,84 10,67 -5,09

MYR 5.734,03 0,00 1,30 11,91 9,61 -8,20

SGD 16.981,21 -0,03 -0,75 7,10 6,58 9,14

THB 706,05 -0,34 -0,96 8,58 10,95 4,94

USD 23.075 0,00 1,45 1,25 2,37 7,80

Tỷ giá TT 22.652 0,06 1,06 2,22

(Nguồn: vietcombank.com.vn)

Page 8: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 8

Lãi suất: Tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng biến động biến động không đồng nhất. Cụ thể:

So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 10/7/2018 đối với các kỳ hạn qua đêm và 6 tháng cùng tăng 0,10 điểm phần trăm, lên mức 1,10%/năm và 4,00%/năm. Đối với các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần mức tăng lần lượt là 0,14 điểm phần trăm và 0,08 điểm phần trăm, lên mức 1,37%/năm và 1,40%/năm. Ngược lại, đối với các kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng giảm 0,28 điểm phần trăm và 0,11 điểm phần trăm, xuống còn 1,68%/năm và 2,40%/năm. Riêng kỳ hạn 9 tháng, lãi suất bình quân liên ngân hàng giữ ổn định ở mức 4,10%/năm.

Lãi suất bình quân liên ngân hàng

Thời hạn

Ngày 10/7/2018

So với tuần trước

So với đầu T6/2018

So với đầu T5/2018

So với đầu T4/2018

So với đầu T3/2018

So với đầu T2/2018

So với đầu năm 2018

% năm % năm % năm % năm % năm % năm % năm % năm

Qua đêm 1,10 0,10 -0,54 -0,64 0,26 -0,08 -0,66 0,22

1 Tuần 1,37 0,14 -0,38 -0,45 0,35 0,04 -0,33 -0,15

2 Tuần 1,40 0,08 -0,59 -0,51 0,28 -0,20 -0,66 0,11

1 Tháng 1,68 -0,28 -0,57 -0,49 -0,23 -1,68 -1,94 -0,58

3 Tháng 2,40 -0,11 -0,39 -0,38 -0,28 -0,90 -1,58 -2,20

6 Tháng 4,00 0,10 0,25 0,25 -0,25 -0,55 -0,95 -1,23

9 Tháng 4,10 0,00 -0,40 -0,40 -0,40 -0,40 -0,40 -0,75

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Thế giới: Tuần qua, đồng USD biến động tăng so với các đồng tiền chủ chốt euro, bảng Anh, Yên Nhật, CNY.

Cuối tuần qua, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,1 điểm phần trăm, xuống còn 94,16 điểm. Cụ thể:

Tỷ giá Eur/USD giảm nhẹ 0,10%, theo đó 1 Eur đổi 1,16773 USD; tỷ giá GBP/USD giảm 0,32%, 1 bảng Anh đổi 1,32020 USD; tỷ giá USD/JPY tăng 1,45%, lên mức 1 USD đổi 112,260 JPY; tỷ giá USD/CNY tăng 0,79%, lên mức 1 USD đổi 6,6932 CNY.

Đồng USD tiếp tục chạm đỉnh 6 tháng so với đồng Yên Nhật khi căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang và sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu lạm phát vượt kỳ vọng, làm tăng khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ nâng lãi suất cơ bản thêm hai lần nữa trong năm 2018. Mỹ đã công bố số liệu lao động khả quan và tăng trưởng tiền lương tích cực, chỉ số giá sản xuất tháng 6/2018 tăng 0,3% so với tháng 5 và cao hơn mức dự báo là 2,0%. CPI tháng 6 của nước này cũng tăng 0,2% so với tháng 5.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với lượng hàng hóa nhập khẩu bổ sung trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc. Động thái này khiến căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng.

Bên cạnh đó, đồng USD tăng giá còn do đồng bảng Anh giảm trong bối cảnh lo ngại gia tăng vì bất ổn nội các Anh.

Tỷ giá một số đồng tiền giao dịch chủ yếu trên thế giới Cặp tỷ

giá Ngày

12/7/2018 So với tuần

trước(%) So với đầu năm

2018(%) So với đầu năm

2017(%) So với đầu năm

2016(%) So với đầu năm

2015(%)

Eur/USD 1,16773 -0,10 -3,10 8,14 -1,28 -14,50

GBP/USD 1,32020 -0,32 -2,92 -9,78 -12,57 -19,72

USD/INR 68,6383 -0,25 8,04 2,76 8,63 10,10

AUD/USD 1,35555 0,07 6,01 -4,43 9,74 20,55

USD/CAD 1,32041 0,47 5,51 -6,27 11,74 23,75

USD/ZAR 13,5364 -1,01 8,50 -15,14 15,72 26,85

USD/NZD 1,48068 0,29 4,96 -1,83 15,00 21,25

USD/JPY 112,260 1,45 -0,06 -4,91 -6,18 7,16

Page 9: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 9

Cặp tỷ giá

Ngày 12/7/2018

So với tuần trước(%)

So với đầu năm 2018(%)

So với đầu năm 2017(%)

So với đầu năm 2016(%)

So với đầu năm 2015(%)

USD/SGD 1,36235 -0,13 2,41 -5,26 1,87 7,40

USD/CNY 6,6932 0,79 2,95 1,59 7,66 10,58

(Nguồn: xe.com)

Giá vàng: Giá vàng thế giới giảm do đồng USD tăng giá và áp lực bán tháo diễn ra trên diện rộng.

Cuối tuần, trên sàn giao dịch Comex New York, giá vàng giao ngay ở mức 1.250 USD/oz. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 8 ở mức 1.252 USD/oz, giảm 5 USD/oz (tương đương mức tăng 0,4%) so với cuối tuần trước. Trên sàn giao dịch Kitco, giá vàng giao dịch ở mức 1.242,40 – 1.243,40 USD/oz, giảm 1,3% so với cuối tuần trước.

Hiện giá vàng thấp hơn 4% (52,5 USD/ounce) so với cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 34,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,3 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.

Trong nước, giá vàng tăng. Cụ thể, tại Hà Nội giá vàng SJC tăng 120 nghìn đồng/lượng (mua vào) và tăng 110 nghìn đồng/lượng (bán ra), lên mức 36,8 – 37 triệu đồng/lượng; giá vàng DOJI tăng 130 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, lên mức 36,84 – 36,94 triệu đồng/lượng.

Bảng giá giao dịch vàng ngày 12/7/2018

Vàng Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

SJC HCM 36,800 36,980

SJC Hà Nội 36,800 37,000

DOJI Hà Nội 36,840 36,940

DOJI HCM 36,840 36,940

Vàng SJC tại một số ngân hàng

EXIMBANK 36,850 36,930

SACOMBANK 36,840 36,930

SHB 36,820 36,950

MARITIME BANK 36,830 36,950

SCB 36,650 36,780

VIETINBANK GOLD 36,835 36,780

Vàng SJC ở một số tổ chức lớn

PHÚ QUÝ SJC 36,830 36,930

Bảo Tín Minh Châu 36,840 36,920

VIETNAMGOLD 36,830 36,930

Ngọc Hải (NHJ) TP.HCM 36,780 36,990

Ngọc Hải (NHJ) Tiền Giang 36,780 36,990

Các thương hiệu vàng khác

Nhẫn SJC 99,99 35,200 35,600

Nhẫn Phú Quý 24K 35,200 35,600

Nhẫn vàng Việt Nam 99,99% 35,200 35,600

Vàng nhẫn tròn trơn BTMC 35,330 35,780

(Nguồn: tygiavang.vn)

Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện

Page 10: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 10

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2018 đạt 6,35% - mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm 2015, 2016 và năm 2017. Tín dụng tăng thấp nhưng GDP ở mức khá cao cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Trong khi đó, huy động vốn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục ổn định thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo tỷ lệ tín dụng/huy động ở mức an toàn.

+ Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng ước đạt 6,35% (tương đương tăng thêm 413.000 tỷ đồng) - mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm từ năm 2015 đến nay. (6 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng đạt 7,86%; năm 2016 là 8,16% và năm 2017 là 7,54%).

Theo đó, tăng trưởng tín dụng tính riêng trong quý II/2018 đã có xu hướng chậm lại so với quý I/2018. Diễn biến này cho thấy chủ trương điều hành tín dụng chặt chẽ của NHNN, đặc biệt với các lĩnh vực như bất động sản, giao thông.

Những năm trước đó, dòng vốn ngân hàng được các doanh nghiệp vay đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, nay đã tạo ra giá trị gia tăng làm tăng hiệu quả đồng vốn vay, tạo việc làm cho người lao động. Hay nói một cách khác, nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã được đầu tư từ nhiều năm trước và nay những thành quả trong sản xuất, kinh doanh đã thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng tới 12,7% trong 6 tháng đầu năm 2018 – mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua, cũng đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của cả nước.

Như vậy có thể thấy, tín dụng năm 2018 tăng khá đồng đều và không có dấu hiệu giật cục như giai đoạn trước. NHNN luôn yêu cầu các NHTM giám sát chặt chẽ các khoản cho vay, đặt an toàn chất lượng lên hàng đầu thay vì chạy theo số lượng.

+ Cung tiền tăng nhanh, cần cẩn trọng với chênh lệch cung tiền và tín dụng mở rộng

Tính đến thời điểm ngày 20/6/2018, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 7,96% (tương đương 652.000 tỷ đồng) so với cuối năm 2017 (cùng kỳ năm trước tăng 5,69%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 7,78% (cùng kỳ năm 2017 tăng 5,89%). Như vậy, với mức tăng trưởng tín dụng 6,35% (tương đương 413.000 tỷ đồng), thì chênh lệch giữa mức tăng thêm của cung tiền và tín dụng đã mở rộng từ mức hơn 119.000 tỷ đồng vào quý I/2018, lên đến gần 239.000 tỷ đồng vào cuối quý II/2018. Mức chênh lệch trên là cao nhất kể từ tháng 12/2016 đến nay, khi mà các tháng trong năm 2017 mức chênh lệch chỉ duy trì ở mức vài chục ngàn tỉ đồng, thậm chí có thời điểm tín dụng còn tăng cao hơn cung tiền.

Trong khi đó, lượng trái phiếu phát hành mới trên thị trường sơ cấp trong 6 tháng đầu năm nay là 74.580 tỷ đồng, còn lượng trái phiếu đáo hạn chỉ khoảng 50% con số phát hành mới kể trên. Do vậy, nếu trừ đi lượng trái phiếu mà các tổ chức tín dụng mua ròng trên thị trường sơ cấp thì phần vốn dư ra trong hệ thống cũng còn gần 205.000 tỷ đồng.

Lượng cung tiền tăng mạnh chủ yếu đến từ việc NHNN tiếp tục mua ròng ngoại tệ mạnh mẽ trong nửa đầu năm nay. Cụ thể, nếu như cuối năm 2017 dự trữ ngoại hối của NHNN là 52 tỷ USD, thì con số cập nhật gần nhất vào ngày 21/5/2018 đã lên tới 63,5 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đến sáu tháng, NHNN đã mua thêm 11,5 tỷ USD, tương đương hơn 260.000 tỷ đồng đã được bơm ra thị trường.

Thoái vốn thành công tại các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tiếp tục tăng trưởng tích cực, trong khi cán cân thương mại hàng hóa

Page 11: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 11

thặng dư cao là những điều kiện giúp NHNN có cơ hội mua được lượng ngoại tệ lớn. Cụ thể, vốn FDI thực hiện sáu tháng đầu năm ước tính đạt 8,37 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, còn có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,1 tỷ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, dù tháng 5 và tháng 6 nhập siêu trở lại nhưng tính chung 6 tháng đầu năm 2018, nền kinh tế vẫn đang xuất siêu 3,363 tỷ USD.

Để điều tiết lượng tiền đồng khổng lồ đã bơm ra qua kênh mua ngoại tệ, nhà điều

hành đã tích cực hút ròng qua thị trường tín phiếu và thị trường mở. Tuy nhiên, con số hút ròng từ đầu năm đến nay chỉ hơn 60.000 tỉ đồng, gần thấp hơn nhiều so với lượng

thanh khoản tiền đồng đã bơm ra.

Ở chiều cầu vốn, tăng trưởng tín dụng dù tích cực ngay từ những tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng là tương đối ổn định và ít có sự đột phá so với cùng kỳ. Cụ thể, cùng

kỳ năm 2017 tăng trưởng tín dụng lên đến 7,54%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng cung tiền là 5,69%. Còn tăng trưởng tín dụng thời gian qua liên tiếp thấp hơn huy động

vốn, đến 20/6/2018 tăng trưởng huy động vốn của toàn ngành tiếp tục ở mức cao 7,8%,

theo đó chênh lệch giữa phần tăng thêm huy động vốn và tín dụng cũng tiếp tục được mở rộng ra, lên đến 118.800 tỷ đồng.

Như vậy, nếu chênh lệch cung tiền mở rộng quá lớn so với tín dụng sẽ tiềm ần

nhiều rủi ro. (i) Gây áp lực lên lạm phát khi cung tiền mở rộng quá mức có thể đẩy giá tài sản và hàng hóa lên cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau khi tăng mạnh 0,55% trong

tháng 5 thì đến tháng 6 tiếp tục tăng thêm 0,61% so tháng trước, theo đó so với cùng kỳ đã lên mức 4,67%. Nếu CPI tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay thì mục tiêu lạm

phát không vượt quá 4% trong năm nay là khó có thể đạt được. (ii) Lượng thanh khoản

dư thừa cũng kích thích các ngân hàng đầu cơ kinh doanh ngoại tệ nhiều hơn, nhất là khi lãi suất cho vay đồng USD trên cả thị trường dân cư và thị trường liên ngân hàng đều

duy trì ở mức cao. Vì vậy, không loại trừ trường hợp tỷ giá liên tiếp đi lên trong những ngày qua không chỉ đến từ sự mạnh lên của đồng USD trên thị trường quốc tế, mà còn

đến từ chính nhu cầu lướt sóng ngoại tệ của các ngân hàng.

Mặc dù vậy, việc M2 tăng nhanh hơn tín dụng đã giúp cho thanh khoản hệ thống ngân hàng ở trạng thái dồi dào trong phần lớn thời gian của hai quý vừa qua. Huy động

vốn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục ổn định thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo tỷ lệ tín

dụng/huy động ở mức an toàn.

+ Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên

Cơ cấu tín dụng 6 tháng đầu năm 2018 tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực ưu tiên,

như tín dụng công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,7%, chiếm tỷ trọng 6,3% tổng tín dụng nền kinh tế; nông nghiệp nông thôn 7,2%, chiếm tỷ trọng 21%; doanh nghiệp nhỏ và

vừa tăng trên 3%, chiếm tỷ trọng gần 21% tổng dư nợ. Trong khi đó, tín dụng các lĩnh

vực tiềm ẩn rủi ro tăng thấp, như tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản chỉ tăng khoảng 3,7%.

+ Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên giảm, đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khá ổn định

Mặt bằng lãi suất trong những tháng đầu năm 2018 được giữ ổn định, lãi suất cho

vay đối với các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục giảm, trong đó các ngân hàng thương mại Nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm khoảng 0,5%/năm lãi suất cho

Page 12: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 12

vay đối với các khách hàng tốt. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9%-11%/năm đối với trung và dài hạn.

Con số định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2018 được Ngân hàng Nhà

nước đưa ra từ đầu năm là khoảng 17%. Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng và lãnh đạo một số ngân hàng thương mại thì mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được. Tuy

nhiên, con số này cũng mang tính định hướng, chứ không phải con số tuyệt đối.

Năm 2017, con số định hướng tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra ở mức 18%, sau đó khoảng nửa cuối năm Chính phủ muốn định hướng này lên mức khoảng 21-22% để hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế. Khi đó, một thành viên Chính phủ cho rằng, Chính phủ định hướng có thể điều hành tăng trưởng tín dụng 20-21% nhưng mức đó có đạt hay không tùy vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Và kết thúc năm 2017, con số tăng trưởng tín dụng đạt mức 18,17%.

Năm 2018, đến thời điểm này những diễn biến kinh tế vĩ mô đang cho thấy nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong đó, chính sách tiền tệ đang ở vào giai đoạn then chốt với điều hành tín dụng và tỷ giá. Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chất lượng tín dụng, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất.

Mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước với tín dụng năm nay là tăng tối đa 17%. Tuy nhiên, tín dụng còn phụ thuộc vào sự hấp thụ nền kinh tế, còn liên quan tới ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá… Do đó, chính sách tín dụng sẽ vẫn phải hài hòa các mục tiêu trên.

Dự báo tình hình kinh tế trong những tháng cuối năm 2018 tiếp tục xu thế phục hồi với đà cải thiện của khu vực sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động thương mại. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô và quản trị các cú sốc, đặc biệt trong bối cảnh nhiều yếu tố bất định đang ngày một gia tăng trên thế giới như: căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - EU; Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đẩy nhanh tiến trình tăng lãi suất; Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ dừng chương trình QE vào quý IV/2018.

Ngoài ra, trước xu hướng tăng nhanh trở lại của lạm phát những tháng gần đây cũng như rủi ro tiếp tục tăng trong 2 quý cuối năm là khá lớn, nhiều khả năng chính sách tiền tệ sẽ được điều hành theo hướng thận trọng hơn. Tăng trưởng M2 có thể sẽ chậm lại trong khi tăng trưởng tín dụng có thể sẽ nhanh hơn trong 6 tháng tới nhưng về cơ bản, mức tăng trưởng của cả M2 và tín dụng cho cả năm 2018 sẽ thấp hơn 1-2% so với năm 2017.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, thận trọng, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của tổ chức tín dụng để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ; điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước sẽ nỗ lực quản lý hoạt động ngân hàng, phối hợp đồng bộ các công cụ điều hành với giải pháp vừa đảm bảo các mục tiêu của chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo an toàn tiền tệ cho nền kinh tế và người dân.

CHỨNG KHOÁN – BẤT ĐỘNG SẢN

Page 13: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 13

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm vẫn diễn biến tích cực, đa phần doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, ... điều này gây hoang mang cho nhà đầu tư, khiến giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng giai đoạn 2007 – 2008 quay trở lại. Tuy nhiên, việc liên tục giảm trong thời gian qua khiến giá cổ phiếu trở nên rẻ hơn rất nhiều, và đây là cơ hội cho các nhà đầu tư dài hạn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến cú giảm nhanh và mạnh cả về thanh khoản lẫn điểm số. Từ mức 1.204 điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/4/2018, đến đầu tháng 7/2018, VN-Index đã giảm hơn 25%, xuống còn dưới mức 900 điểm (ngày 5/7/2018).

Giá trị giao dịch cũng giảm mạnh, từ trên 10.000 tỷ đồng/phiên đầu tháng 4/2018, đến tháng 5/2018 chỉ còn 5.000 – 7.000 tỷ đồng/phiên, cuối tháng 6/2018 chỉ còn dưới 3.000 tỷ đồng/phiên và đầu tháng 7/2018 hơn 4.000 tỷ đồng/phiên. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận, giá trị giao dịch của riêng sàn HoSE đạt chưa tới 3.000 tỷ đồng/phiên.

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm vẫn diễn biến tích cực, đa phần doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, ... điều này gây hoang mang cho nhà đầu tư, khiến giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng giai đoạn 2007 – 2008 quay trở lại.

Áp lực bán ra khiến thị trường giảm điểm xuất phát từ nhiều yếu tố: (i) Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 4 lần trong năm 2018. (ii) Căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc ngày càng leo thang. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD có hiệu lực từ ngày 6/7, khiến căng thẳng thế giới ngày càng gia tăng. (iii) Đồng NDT trượt giá 1,8% so với đồng USD sau khi Trung Quốc công bố giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng cung tiền khiến tiền đồng trượt giá 1,1%. (iv) Hiệu ứng lan truyền khi dòng vốn thế giới chảy khỏi các thị trường mới nổi. Động thái bán ròng của khối ngoại tại TTCK Việt Nam vẫn đang được duy trì.

Trong tuần đầu tháng 7/2018, khối ngoại đã duy trì bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng trên cả hai sàn giao dịch, gấp 3 lần số bán ròng trong tuần trước. Hoạt động bán ròng suốt từ tháng 4 tới nay (loại trừ giao dịch đột biến Vinhomes, Yeah1…) đã ảnh hưởng không tốt tới diễn biến thị trường trong cùng giai đoạn.

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, TTCK đã có phiên hồi phục mạnh mẽ, nhưng đà hồi phục này đã không duy trì được đến phiên đầu tuần này (9/7), khi Vn-Index tiếp tục giảm nhẹ 0,26% về mốc 915,12 điểm. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 160 tỷ đồng trong phiên 9/7, khiến thị trường càng thêm ảm đạm, thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục ảm đảm với trị giá đạt 2.770 tỷ đồng/phiên.

+ Thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dài hạn

Những ngày đầu tháng 7/2018, TTCK toàn cầu đã ghi nhận sự khởi sắc bất chấp những thông tin lo ngại chiến tranh thương mại đã thành hiện thực. Đồng USD cũng có diễn biến thuận lợi khi chỉ số DXY đến cuối tuần thậm chí đã về dưới mức 94 điểm – vùng gần đáy trong một tháng trở lại đây.

Với những diễn biến trong khoảng thời gian qua, hiện tại PE của TTCK Việt Nam đã quay về gần mức 17 lần, trong khi mức đỉnh là gần 22 lần khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Mức PE này của Việt Nam đã thấp hơn nhiều các quốc gia trong khu vực như: Indonesia (19,5 lần), Philippines (18,5 lần), Malaysia (17,3 lần)… Điều này chứng tỏ định giá tại TTCK Việt Nam đã không còn đắt, nếu bóc tách sức ảnh hưởng từ một số cổ

Page 14: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 14

phiếu “đặc biệt” thì PE trung bình của TTCK Việt Nam sẽ giảm xuống chỉ còn 14 lần. Đây là con số khả quan cho sự hấp dẫn của thị trường. Trong khi đó, mặt bằng định giá của 70 mã lớn hiện đã giảm về hơn 14,5 lần, nghĩa là thị trường hiện đã rẻ hơn rất nhiều.

Việc liên tiếp lao dốc trong thời gian vừa qua đã khiến nhiều cổ phiếu trong nhóm ngân hàng – nhóm cổ phiếu được cho là đang dẫn dắt thị trường, rẻ đi đáng kể. Điển hình, trong quý II vừa qua, mã HDB đã giảm tới 36% giá trị, MBB giảm 24%; BID giảm 40%; CTG giảm 30%; VCB giảm 18%…

Mặc dù trên thực tế tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và sẽ phức tạp hơn bởi tranh chấp thương mại, TTCK Việt Nam đã giảm khá mạnh trong một thời gian ngắn và hiện đã có giá trị tốt để đầu tư.

+ Kết quả kinh doanh quý II không tác động quá nhiều tới TTCK, song cơ hội vẫn mở ra nhưng không phải ở mọi nhóm ngành

Quý II thường là quý thấp điểm của TTCK, giới đầu tư không quá kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của quý này. Trong bối cảnh như vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc lựa chọn giải ngân mua vào cổ phiếu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường điều chỉnh mạnh. Xu hướng tăng cũng không diễn ra ở tất cả các nhóm ngành.

Cơ hội vẫn mở ra khi dòng tiền thông minh sẽ lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt và mức độ sử dụng đòn bẩy thấp. Ngoài ra, các đợt điều chỉnh mạnh cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư – nhất là các nhà đầu tư dài hạn.

Một trong những điểm sáng đến từ việc nhiều doanh nghiệp có ước kết quả kinh doanh quý II tích cực. Công ty CP Tập đoàn Masan với doanh thu thuần hợp nhất dự kiến đạt mức 17.728 tỷ đồng, Fecon dự kiến đạt 650 - 700 tỷ đồng doanh thu trong quý II, tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều Ngân hàng đã công bố ước KQKD tích cực như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) vừa công bố 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt 7.722 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ 2017 và thực hiện hơn 55% kế hoạch 2018; với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (mã CTG), LNTT 6 tháng đầu 2018 của họ đạt khoảng 5.200 tỷ đồng.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã VIB) sau 5 tháng đầu năm 2018 đạt tới 918 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 50% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm 2018.

Trong mùa báo cáo tài chính quý II/2018, ngoài các doanh nghiệp sớm công bố ước tính KQKD cao, nhà đầu tư nên tập trung vào các nhóm ngành như Lĩnh vực hàng không, Thực phẩm đồ uống, Bán lẻ, Du lịch, Nhóm ngành năng lượng.

TTCK hiện đang ở giai đoạn vận động theo hướng phân hóa và chọn lọc, bởi sự điều chỉnh trong gần 3 tháng qua đã đưa mặt bằng giá chung trên thị trường về giá trị mới. Chỉ chờ thị trường có dấu hiệu phục hồi và lấy lại sự cân bằng, các nhà đầu tư sẽ quay trở lại thị trường.

Thị trường chứng khoán trong năm 2018 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết năm nay cũng được dự báo tốt hơn so với năm trước. Nhìn vào xu hướng chung của thị trường từ nay đến cuối năm, triển vọng trung và dài hạn vẫn được đánh giá khá tích cực, tạo kỳ vọng giúp các Công ty chứng khoán có thể ghi nhận tốt hơn trong giai đoạn cuối năm.

THÔNG TIN NGÀNH HÀNG

Tình hình xuất – nhập khẩu hàng hóa trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

Page 15: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 15

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2018 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 19,845 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng 5/2018 và cao hơn so với con số 19,6 tỷ USD ước tính trước đó. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu lại đạt thấp hơn dự kiến khi đạt 19,05 tỷ USD (ước tính trước đó là 19,7 tỷ USD), giảm 8,3% so với tháng 5/2018. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu gần 800 triệu USD trong tháng 6/2018 thay vì nhập siêu 100 triệu USD theo ước tính ban đầu, qua đó đưa kim ngạch xuất siêu của Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2018 lên mức 3,36 tỷ USD.

Tính đến hết tháng 6 năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 225 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3%; kim ngạch nhập khẩu đạt 110,83 tỷ USD, tăng 9,6%.

Với sự tăng trưởng khả quan, hoạt động xuất nhập khẩu đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018. Bên cạnh đó, xuất siêu duy trì trong 5/6 tháng của nửa đầu năm nay cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam. Thanh khoản ngoại tệ nền kinh tế được hỗ trợ, dự trữ quốc gia có điều kiện để cải thiện, khả năng can thiệp của cơ quan điều hành cũng tốt hơn.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố sẵn sàng can thiệp thị trường, bán ngoại tệ với giá thấp hơn giá thị trường để bình ổn tỷ giá khi cần thiết.

Cán cân thương mại của Việt Nam qua các tháng từ năm 2016 – 2018 (ĐVT: triệu USD)

766

100277

564572864

1.154

-2.044

-1.104-800

266

1.586

1.101

2.181

596

180294

2.258

1163

-954

799

-234-177-190

-528-292-200 -300-400

-17

-2500

-2000

-1500

-1000

-500

0

500

1000

1500

2000

2500

T1 T3 T5 T7 T9 T11

T1/17 T3 T5 T7 T9 T1

1

T1/2018 T3 T5

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

- Về xuất khẩu

Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 19,845 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng 5/2018 nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng 11,3% so với tháng 6/2017.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 114,19 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2017. Một trong những điểm đáng chú ý nhất của hoạt động thương mại Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 là sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Cụ thể, khối doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu 34,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018, tăng mạnh 24,2% so với cùng kỳ năm 2017 và cao hơn mức tăng trưởng 15,7% của khối FDI đồng thời cao hơn tăng trưởng xuất khẩu chung. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của khối này trong những năm gần đây (Năm 2015 xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong

Page 16: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 16

nước giảm 2,6%; năm 2016 xuất khẩu chỉ tăng 5,5%, năm 2017 xuất khẩu tăng 17,7%). Ngoài các mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, cà phê, cao su, trong nửa đầu năm nay, doanh nghiệp trong nước đã tham gia xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp khác.

Về hàng hóa xuất khẩu, tính đến hết tháng 6 năm 2018, đã có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2018, có tới 39/45 mặt hàng có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa đầu

năm 2018 tiếp tục là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 22,62 tỷ USD (tăng

16%), máy vi tính, hàng dệt, may đạt 13,64 tỷ USD (tăng 15,6%), máy vi tính sản phẩm

điện tử và linh kiện đạt 13,44 tỷ USD (tăng 15,6%), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

đạt 7,88 tỷ USD (tăng 31,5%), giày dép các loại đạt 7,69 tỷ USD (tăng 9,2%).

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản cũng ghi nhận

mức tăng trưởng khá cao như: Gạo tăng 38,9% về kim ngạch so với 6 tháng năm 2017,

giá gạo trắng 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức khá cao là 430 USD/tấn (cao hơn

so với mức 392 USD/tấn đối với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và 388 USD/tấn của Thái

Lan); Hàng rau quả cũng tăng khá mạnh 19,3%; Thủy sản tăng 11,3%... Ở chiều ngược

lại, một số mặt hàng xuất khẩu tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch do yếu tố giá

giảm trong 6 tháng đầu năm 2018 gồm: Cà phê tăng 10,8% về lượng nhưng giảm 5,1%

về trị giá, hạt tiêu tăng 5,2% về lượng nhưng giảm 36,3% về trị giá, cao su tăng tới

17,1% về lượng song lại giảm 8,1% về trị giá.

Đối với các mặt hàng nhiên liệu khoáng sản, cùng với sự phục hồi của giá dầu thô

thế giới, xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản được hưởng lợi từ việc giá xuất

khẩu tăng. Tuy nhiên, do lượng khai thác giảm nên xuất khẩu dầu thô trong 6 tháng đầu

năm 2018 đã giảm đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh

gần 50% về lượng và 30,7% về trị giá. Sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam trong 6

tháng đầu năm đạt 7,1 triệu tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng đã vượt 3%

so với kế hoạch 6 tháng và bằng 54,3% kế hoạch năm 2018.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Để tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu, thời gian tới, ngành Công

Thương sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền, thông tin, nâng cao nhận thức

của cộng đồng doanh nghiệp về các FTA. Qua đó, để tận dụng những lợi thế, đồng thời

duy trì và nâng cao chất lượng tham vấn doanh nghiệp trong quá trình đàm phán ký kết,

sửa đổi, nâng cấp các FTA.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển công

nghiệp hỗ trợ, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu,

tạo nguồn hàng xuất khẩu theo hướng bám sát các quy định về xuất xứ hàng hóa để tận

dụng cơ hội ưu đãi thuế quan, mở cửa thị trường mà các FTA mang lại, đồng thời giảm

áp lực nhập khẩu. Tiếp tục rà soát, đánh giá tác động của việc ký kết, thực thi các FTA

đối với từng ngành để điều chỉnh chiến lược phát triển ngành phù hợp hơn.

Và để xuất khẩu hướng đến tăng trưởng bền vững cần có giải pháp tổng thể từ

thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao giá trị gia

Page 17: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 17

tăng, đến sự chuyển động tích cực về mặt chiến lược của doanh nghiệp. Theo Đề án

nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3-8-2017, mục tiêu

chung là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường

thế giới và phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần

năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại

thời kỳ 2021-2030.

Tình hình xuất khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD)

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng đầu năm 2018

So với 6T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng trị giá 19.845 -0,5 11,3 114.189 16,3

DN 100% vốn trong nước 6.203 3,1 21,0 34.228 24,2

Doanh nghiệp FDI 13.642 -0,7 7,4 79.961 15,7

Hàng thủy sản 764 -0,2 4,0 3.968 11,3

Hàng rau quả 326 -6 19,9 1.989 19,3

Hạt điều 32 293 -11,4 -14,1 -4,9 -16,7 175 1.698 16,1 15,8

Cà phê 156 297 4,3 0,8 22,1 2,6 1.039 2.003 10,8 -5,1

Chè 12 20 15,5 22,6 -10,2 -2,7 57 91 -10,4 -6,1

Hạt tiêu 22 71 -4,6 -6,2 -4,2 -34,7 132 453 5,2 -36,3

Gạo 538 281 -29,6 -28,2 0,7 19,1 3.483 1.769 21,6 38,9

Sắn và các sản phẩm từ sắn 170 78 -24,1 -22,3 -41,1 5,2 1.475 543 -26,4 8,9

Sắn 31 7 -34,8 -38,7 -72,7 -60,6 551 117 -34,9 -15,9

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

55 0,3 11,3 311 13,1

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 65 -13,1 -2,1 359 23,8

Quặng và khoáng sản khác 209 18 -19,3 -10,9 -45,3 47,7 1.984 100 -12,5 15,2

Clanhke và xi măng 2.205 91 -6,4 -0,7 84,7 122,7 15.515 571 65,1 74,8

Than các loại 144 20 -48 -47,3 -11,0 1,5 1.155 154 11,1 3,7

Dầu thô 314 179 -7,2 -11,1 -67,5 -49,8 1.881 1.047 -49,9 -30,7

Xăng dầu các loại 237 158 50 48,3 3,6 41,4 1.601 1.011 13,2 41,7

Hóa chất 149 10,7 47,2 786 37,9

Sản phẩm hóa chất 88 -8,1 24,3 510 23,5

Phân bón các loại 65 21 -33,3 -33,3 -31,1 -18,4 477 153 5,2 22,5

Chất dẻo nguyên liệu 78 82 -11 -6,9 168,2 164,3 451 439 148,4 103,8

Sản phẩm từ chất dẻo 257 -0,6 18,9 1.432 19,1

Cao su 122 173 12,3 10,3 1,0 -7,2 565 821 17,1 -8,1

Sản phẩm từ cao su 61 -2,3 18,9 332 17,3

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù 291 -2 -4,7 1.632 -1,1

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm 28 -6,2 33,1 161 24,9

Gỗ và sản phẩm gỗ 750 3 17,7 4.124 12,4

Sản phẩm gỗ 514 2,5 7,9 2.865 6,3

Giấy và các sản phẩm từ giấy 100 -9,2 85,8 506 60,4

Xơ, sợi dệt các loại 132 364 -5,7 -5,5 17,0 20,6 727 1.992 16 19,1

Hàng dệt, may 2.745 16,6 16,2 13.642 15,7

Vải các loại 150 -2,1 34,3 787 31,9

Vải mành, vải kỹ thuật khác 43 -6,5 10,2 265 11,7

Giày dép các loại 1.455 -5,3 4,8 7.692 9,2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 157 -13,1 1,7 947 15,4

Sản phẩm gốm, sứ 42 -6,8 12,3 247 10,6

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

85 -3,8 7,7 509 7,8

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 52 -20 13,8 291 15,6

Page 18: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 18

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng đầu năm 2018

So với 6T/2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Sắt thép các loại 453 350 -2,1 -1,4 25,0 45,1 2.814 2.105 38,7 55,4

Sản phẩm từ sắt thép 248 -1,5 29,3 1.442 37,9

Kim loại thường khác và sản phẩm 210 -5,5 38,1 1.159 36,6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

2.487 0,9 18,5 13.441 15,6

Điện thoại các loại và linh kiện 3.320 2,9 2,9 22.618 16

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 380 -4,2 52,5 2.061 38,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

1.358 -6,8 30,9 7.884 31,5

Dây điện và dây cáp điện 144 7,6 39,7 786 37,9

Phương tiện vận tải và phụ tùng 613 -13,7 2,7 4.028 19,4

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

62 -19,7 -1,1 513 14,6

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

120 7,8 9,1 640 19,8

Hàng hóa khác 894 -4,1 -1,9 4.966 5,2

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giá xuất khẩu hàng hóa bình quân tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

Tên hàng Tháng 6/2018

(USD/tấn) So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng đầu năm 2018 (USD/tấn)

So với 6 tháng 2017 (%)

Hạt điều 9.068 -3,0 -12,4 9.699 -0,1

Cà phê 1.898 -3,4 -15,9 1.927 -14,3

Chè 1.749 6,2 8,3 1.615 4,9

Hạt tiêu 3.201 -1,6 -31,8 3.430 -39,7

Gạo 522 1,9 18,2 508 14,2

Sắn và các sản phẩm từ sắn 459 2,4 78,6 368 47,9

Sắn 240 -6,0 44,2 213 29,5

Quặng và khoáng sản khác 85 10,4 169,9 51 32,0

Clanhke và xi măng 41 6,1 20,6 37 5,7

Than các loại 141 1,3 14,0 133 -6,5

Dầu thô 570 -4,2 54,6 557 38,2

Xăng dầu các loại 667 -1,2 36,5 631 25,2

Phân bón các loại 324 -0,1 18,3 321 16,7

Chất dẻo nguyên liệu 1.054 4,5 -1,4 973 -18,1

Cao su 1.419 -1,8 -8,2 1.453 -21,5

Xơ, sợi dệt các loại 2.756 0,2 3,1 2.740 2,7

Sắt thép các loại 773 0,7 16,1 748 12,0

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

- Về nhập khẩu

Trong tháng 6/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 19,05 tỷ USD, giảm 8,3% so với tháng trước nhưng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 110,8 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 45,96 tỷ USD, tăng 12,8%; doanh nghiệp FDI nhập khẩu 64,87 tỷ USD, tăng 7,5%.

Nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; nhiên liệu, khoáng sản và các nguyên phụ liệu, thiết bị, nguyên phụ liệu cho sản xuất công nghiệp đều đạt mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 19,77 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2017; Vải các loại tăng 14,2%, đạt 6,27 tỷ USD; Xăng dầu các loại tăng 40,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng

Page 19: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 19

19,4%... Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu dầu thô tăng đột biến 411,4% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 8,5%, đạt 15,93 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện giảm 4%, đạt gần 6 tỷ USD…

Trong nhóm mặt hàng cần kiểm soát, một số mặt hàng nhập khẩu tăng đáng chú ý: Rau quả ước nhập khẩu 736 triệu USD, tăng 15,6%; Phế liệu sắt thép ước nhập khẩu 881 triệu USD, tăng 51%. Tuy nhiên, nhập khẩu ô tô các loại giảm mạnh 75,7% về lượng và 68,3% về trị giá.

Tình hình nhập khẩu hàng hóa tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

(Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn, chiếc; Trị giá: triệu USD)

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng đầu năm 2018

So với 6 tháng năm 2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng trị giá nhập khẩu 19.046 -8,3 4,9 110.826 9,6

DN 100% vốn trong nước 8.094 -11,5 9,7 45.960 12,8

DN FDI 10.951 -6,8 1,5 64.866 7,5

Hàng thủy sản 163 0,0 28,6 861 32,4

Sữa và sản phẩm sữa 67 -22,2 -24,6 492 4,5

Hàng rau quả 134 -7,7 -1,8 736 15,6

Hạt điều 141 283 17,7 14,5 -44,3 -40,2 527 1.136 -22,7 -13,2

Lúa mì 264 70 -64,1 -59,8 -37,4 -20,0 2.764 657 7,3 24,1

Ngô 793 173 -24,4 -19,6 46,4 64,3 4.888 985 34,4 34,8

Đậu tương 117 53 -26,1 -25,6 -39,8 -34,0 837 366 -9,5 -8,9

Dầu mỡ động thực vật 69 29,5 7,4 356 1,7

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

23 -17,7 15,8 141 21,6

Chế phẩm thực phẩm khác 63 -5,7 13,0 336 7,9

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 372 8,9 13,0 1.983 11,9

Nguyên phụ liệu thuốc lá 25 -26,8 -20,1 137 -7,1

Quặng và khoáng sản khác 1.275 96 -12,5 -17,9 41,6 54,1 6.410 542 102,0 106,9

Than các loại 1.869 215 -23,9 -13,5 117,1 175,3 10.342 1.208 59,3 83,4

Dầu thô 268 141 -51,5 -49,1 1.250 593 345,8 411,4

Xăng dầu các loại 1.406 959 11,9 9,8 5,7 48,7 7.074 4.661 11,5 40,4

Khí đốt hóa lỏng 156 93 38,7 49,1 17,3 65,9 736 415 13,2 29,2

Sản phẩm khác từ dầu mỏ 80 -4,2 -9,8 494 14,3

Hóa chất 427 -5,8 25,3 2.459 24,9

Sản phẩm hóa chất 407 -11,4 2,8 2.390 10,9

Nguyên phụ liệu dược phẩm 30 -21,4 5,0 203 8,8

Dược phẩm 217 -31,9 -27,0 1.360 -0,8

Phân bón các loại 408 118 0,5 1,0 12,1 21,4 2.253 643 -6,2 -0,8

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

64 -11,7 8,5 379 21,5

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 79 -16,7 -13,6 462 -5,0

Chất dẻo nguyên liệu 452 745 -5,3 -4,3 7,4 19,8 2.661 4.326 10,8 19,4

Sản phẩm từ chất dẻo 475 -8,4 5,4 2.788 11,3

Cao su 46 88 -8,5 -4,0 5,1 0,7 290 529 18,8 -1,4

Sản phẩm từ cao su 70 -7,9 7,1 412 5,8

Gỗ và sản phẩm gỗ 191 -0,9 2,4 1.070 0,7

Giấy các loại 155 150 -14,6 -12,6 -10,2 6,2 977 911 -0,9 11,0

Sản phẩm từ giấy 58 -11,4 -4,1 342 4,6

Bông các loại 146 279 0,0 1,4 27,9 30,5 836 1.548 23,2 25,5

Xơ, sợi dệt các loại 83 202 -14,0 -13,9 10,2 34,9 492 1.154 14,9 31,1

Vải các loại 1.138 -16,0 12,7 6.271 14,2

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, 492 -15,5 3,5 2.823 3,4

Page 20: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 20

Nhóm/Mặt hàng chủ yếu Tháng 6/2018

So với tháng 5/2018 (%)

So với tháng 6/2017 (%)

6 tháng đầu năm 2018

So với 6 tháng năm 2017 (%)

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

giày

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

72 -12,9 -11,4 458 -2,7

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 58 -12,2 41,4 315 24,0

Phế liệu sắt thép 386 137 -1,0 -3,4 11,2 42,9 2.474 881 19,7 51,0

Sắt thép các loại 1.209 879 -14,4 -14,0 11,9 35,9 6.880 4.930 -12,9 6,4

Sản phẩm từ sắt thép 288 -7,2 14,0 1.675 17,3

Kim loại thường khác 132 535 -11,4 -8,8 -23,1 -0,1 921 3.426 -1,3 16,4

Sản phẩm từ kim loại thường khác

109 -25,5 44,3 573 33,6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

3.166 -8,1 2,4 19.772 14,7

Hàng điện gia dụng và linh kiện 152 -23,3 -3,8 1.113 11,2

Điện thoại các loại và linh kiện 876 8,4 -22,1 5.991 -4,0

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

207 4,8 46,1 1.062 15,3

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

2.803 -8,5 -10,6 15.938 -8,5

Dây điện và dây cáp điện 108 -4,0 9,0 625 8,0

Ô tô nguyên chiếc các loại 3.357 82 45,6 21,5 -51,4 12 329 -75,7 -68,3

Linh kiện, phụ tùng ô tô 271 41,0 7,2 1.723 4,7

Xe máy và linh kiện, phụ tùng 47 -21,3 18,8 271 29,9

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

92 24,5 14,6 438 -2,4

Hàng hóa khác 854 -15,5 1,6 5.139 18,1

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Giá nhập khẩu hàng hóa bình quân tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

Tên hàng Tháng 6/2018

(USD/tấn) So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%)

6 tháng đầu năm 2018 (USD/tấn)

So với 6 tháng 2017

(%)

Hạt điều 2.012 -2,8 7,3 2.158 12,2

Lúa mì 265 12,2 27,8 238 15,6

Ngô 219 6,3 12,3 202 0,3

Đậu tương 450 0,6 9,6 437 0,6

Quặng và khoáng sản khác 75 -6,2 8,8 85 2,4

Than các loại 115 13,6 26,8 117 15,1

Dầu thô 525 4,9 474 14,7

Xăng dầu các loại 682 -1,9 40,7 659 25,9

Khí đốt hóa lỏng 598 7,5 41,5 565 14,1

Phân bón các loại 289 -35,4 8,3 286 5,7

Chất dẻo nguyên liệu 1.649 1,1 11,5 1.626 7,8

Cao su 1.926 4,9 -4,2 1.824 -17,0

Giấy các loại 967 2,4 18,2 932 12,0

Bông các loại 1.905 1,4 2,0 1.851 1,9

Xơ, sợi dệt các loại 2.433 0,1 22,5 2.347 14,1

Phế liệu sắt thép 355 -2,4 28,5 356 26,2

Sắt thép các loại 727 0,4 21,5 717 22,2

Kim loại thường khác 4.057 2,9 29,9 3.721 17,9

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Dự báo xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng thời gian tới

Page 21: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 21

6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 56,5 nghìn tấn, kim ngạch

91,2 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 6,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm

ngoái. Theo chu kỳ xuất khẩu hàng năm, cùng với thực tế chè xuất khẩu của Việt Nam ra

thị trường thế giới đang có lợi thế về giá (theo thống kê về giá của trang Indexmundi.com,

giá chè thế giới tiếp tục xu hướng giảm, hiện ở mức 2.470/tấn, cao hơn khoảng 720 USD

so với giá chè xuất khẩu của Việt Nam), đã khiến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng

liên tục trong những tháng gần đây, dự báo triển vọng xuất khẩu chè của Việt Nam sẽ

tương đối khả quan trong thời gian tới.

Thị trường sản xuất và tiêu thụ chè toàn cầu

Theo Báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng và tiêu thụ chè toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới do nhu cầu tăng ở các nước đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, đã tăng trưởng .

Báo cáo cho thấy xu hướng tăng là do sự kết hợp của thu nhập cao hơn và tiêu chí đa dạng hóa, đặc biệt là ở Trung Quốc nơi mà thích hơn chè xanh và chè pha sẵn, chú trọng vào các mặt hàng đặc sản như trà thảo mộc, hoa quả và trà ngon.

Sản lượng chè thế giới tăng 4,4% hàng năm trong thập kỷ qua, đạt 5,73 triệu tấn trong năm 2016.

Trong khi Trung Quốc chiếm 42,6% sản lượng chè thế giới và tăng hơn gấp đôi từ 1,17 triệu tấn năm 2007 lên 2,44 triệu tấn trong năm 2016, sản lượng ở Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai, tăng lên mức cao kỷ lục 1,27 triệu tấn, do điều kiện thời tiết thuận lợi.

Sản lượng chè đen toàn cầu được dự báo tăng 2,2% hàng năm trong thập kỷ tới, đạt 4,4 triệu tấn vào năm 2027 nhưng sản lượng chè xanh dự kiến sẽ tăng với tốc độ 7,5%/năm, đạt 3,6 triệu tấn, vào năm 2027, phần lớn là do sự tăng trưởng trong tiêu thụ tại Trung Quốc.

Thị trường chè được thúc đẩy bởi sự gia tăng tiêu thụ và xu hướng sức khỏe

Việc mở rộng nhu cầu thị trường chè toàn cầu được củng cố bằng cách nâng cao nhận thức về tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm cân của đồ uống, các yếu tố được cho là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng trong tương lai.

Khi giá chè thế giới vẫn ổn định trong thập kỷ qua, tiêu thụ chè thế giới tăng hàng năm từ 4,5% lên 5,5 triệu tấn trong thập niên tới năm 2016.

Ở hầu hết các nước sản xuất chè như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, nhu cầu tăng trưởng mở rộng đáng kể.

Tiêu thụ ở Trung Quốc mở rộng với tốc độ hàng năm là 10,1% đạt 2,1 triệu tấn trong năm 2016. Ấn Độ, với mức tiêu thụ 1,05 triệu tấn, là nước tiêu thụ chè lớn thứ hai trong năm, chiếm 19% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu.

Sức khỏe là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ chè khi người tiêu dùng nhận thức được lợi ích sức khỏe của chè, tác động tiêu cực đến việc bán soda thường xuyên và chế độ ăn uống, sữa và nước trái cây.

Các nước nhập khẩu truyền thống của châu Âu (ngoại trừ Đức) và Liên bang Nga đã giảm mức tiêu thụ do thị trường chè châu Âu trưởng thành và tiêu thụ bình quân đầu người giảm do cạnh tranh từ các loại đồ uống khác, đặc biệt là nước đóng chai và đồ uống có ga.

Đối với Liên bang Nga, sự sụt giảm giá dầu đã tác động tiêu cực đến nhập khẩu chè của nước này.

Tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi

Page 22: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 22

Kenya, nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ được dự đoán sẽ chứng kiến sự gia tăng sản lượng lớn, trở thành những người đóng góp hàng đầu cho sản xuất chè đen trên thế giới.

Sản lượng tại Kenya tăng 18%, lý do là nhiều lô hàng lớn hơn được xuất khẩu từ quốc gia này, với kim ngạch đạt mức kỷ lục 436.924 tấn trong năm 2016, tăng 16% so với năm 2015, cũng như tăng trưởng hàng năm mạnh 3,4% trong xuất khẩu chè xanh.

Tiêu thụ chè đen dự kiến sẽ tăng 2,5% mỗi năm, đạt 4,17 triệu tấn vào năm 2027 với sự mở rộng lớn nhất ở Trung Quốc.

Các nước châu Phi dự kiến sẽ tăng trưởng tiêu thụ cao hơn với Rwanda dẫn đầu (9%), tiếp theo là Uganda (5%), Kenya (4,4%), Libya (4,4%), Morocco (4,2%) và Malawi (4,2%) ).

Các nước sản xuất chè khác như Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Tanzania và Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải.

Tuy nhiên, tiêu thụ ở các nước phương Tây, Anh bao gồm được dự không mấy sáng sủa khi trà đen đang nhận được sự cạnh tranh gay gắt từ các loại đồ uống khác như cà phê.

Xuất khẩu chè đen dự kiến đạt 1,66 triệu tấn vào năm 2027 với mức tăng trưởng yếu, dự báo cho các nước sản xuất của châu Phi (tăng 0,91%), Kenya duy trì vị thế dẫn đầu với tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm là 2,89%.

Các nước xuất khẩu chủ yếu được dự đoán vẫn giữ nguyên, với Kenya là nước xuất khẩu lớn nhất tiếp theo là Ấn Độ, Sri Lanka, Argentina, Việt Nam, Uganda, Tanzania, Rwanda, Malawi, sau đó là Trung Quốc.

Về giá chè thế giới:

Theo đánh giá kinh tế hàng tháng của Ngân hàng Tanzania (BoT) tháng 5 cho thấy, giá chè trung bình toàn cầu đã tăng lên 3,1 USD/kg vào tháng 4 năm 2018 từ 2,8 USD/kg vào tháng 4 năm 2017. Đồng thời giá chè tại phiên đấu giá Mombasa tăng 12,7% lên 2,8 USD vào tháng Ba năm nay từ 2,5 USD/kg vào năm trước.

Giá chè tăng là do nhu cầu mạnh và nguồn cung thấp. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi tại những vùng trồng chính đã ảnh hưởng đến sản lượng chè.

Theo Hội đồng chè Tanzania (TBT) chỉ ra rằng, sản lượng chè giảm khoảng 13%, từ 32.628,6 tấn trong năm, kết thúc vào tháng 6/2016 xuống 26.975,4 tấn vào tháng 6/2017. Mức giá chè nguyên liệu đã tăng lên 315 Sh/kg (1Sh= 10,15 VNĐ) trong năm nay từ 287 sh/kg của cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường chè trong nước

Về giá bán lẻ chè trong nước:

Theo xu hướng biến động giá chè thế giới, giá chè có tăng vào thời điểm đầu năm và Tết Nguyên đán nhưng mức tăng không mạnh do cung ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường...

Tại Thái Nguyên, hiện giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đồng/kg, chè xanh búp khô là 105.000 đồng/kg.

Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá chè nguyên liệu (búp tươi) sản xuất chè xanh loại 1 giữ mức 9.000 đồng/kg, giá chè nguyên liệu sản xuất chè đen là 6.000 đồng/kg.

Về tình hình xuất khẩu chè:

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 6 năm 2018, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 11,6 nghìn tấn, kim ngạch 20,4 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 22,6%

Page 23: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 23

về kim ngạch so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giảm 9,4% về lượng và giảm 4,2% về kim ngạch. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 56,5 nghìn tấn, kim ngạch 91,2 triệu USD, giảm 10,4% về lượng và giảm 6,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng chè của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 6 năm 2018, đạt 1.749,3 USD/tấn, tăng 6,2% so với tháng trước đó và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng chè của Việt Nam đạt 1.614,8 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo chu kỳ xuất khẩu hàng năm, cùng với thực tế chè xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới đang có lợi thế về giá (theo thống kê về giá của trang Indexmundi.com, giá chè thế giới tiếp tục xu hướng giảm, hiện ở mức 2.470/tấn, cao hơn khoảng 720 USD so với giá chè xuất khẩu của Việt Nam), đã khiến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong thời gian qua, dự báo xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục tăng thời gian tới.

Lượng chè xuất khẩu của Việt Nam qua các tháng năm 2016 – 2018 (tấn)

0

3000

6000

9000

12000

15000

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tháng 6/2018, các thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam vẫn là Pakixtan, Đài Loan, Trung Quốc và Nga, chiếm 64,3% tổng lượng chè xuất khẩu. Đáng chú ý, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đa phần tăng về lượng so với tháng trước đó, trong đó, xuất khẩu sang Pakixtan tăng 62,6%, Trung Quốc tăng 10,5%, Nga tăng 10%, riêng xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan giảm 2,7%.

Tính chung nửa đầu năm 2018, Pakixtan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,7% tổng lượng chè xuất khẩu, và xuất khẩu chè sang thị trường này tăng trưởng 10,8% về lượng so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, xuất khẩu chè sang hai thị trường Đài Loan và Trung Quốc tăng nhẹ về lượng lần lượt là 6,5% và 3,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Một số thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam trong tháng 6 năm 2018

(Đvt: Lượng – tấn; Kim ngạch - 1.000 USD)

Thị trường

Tháng 6/2018 So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng/2018

So với 6 tháng/2017 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch

Pakixtan 4.141 9.645 62,6 66,1 62,5 67,8 13.399 29.944 10,8 22,3

Đài Loan 1.831 3.010 -2,7 -6,5 -10,2 -13,8 8.097 12.613 6,5 3,6

Trung Quốc 1.488 1.976 10,5 26,6 11,9 33,3 5.397 6.922 3,4 5,5

Nga 1.137 1.547 10,0 2,1 1,0 2,7 7.316 11.016 -14,8 -4,5

Indonesia 605 488 16,3 -14,4 11,4 -4,0 4.481 4.381 -8,7 4,8

Mỹ 532 648 18,8 25,6 -17,4 -7,4 3.300 3.772 14,5 16,6

Malaysia 291 220 -9,1 -9,8 -23,6 -17,6 2.014 1.598 20,7 30,8

Page 24: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 24

Thị trường

Tháng 6/2018 So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng/2018

So với 6 tháng/2017 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch

UAE 148 229 208,3 186,8 -68,4 -59,9 891 1.281 -57,1 -56,7

Ấn Độ 66 70 37,5 90,6 -76,9 -80,9 395 368 -71,4 -78,0

Ả Rập Xê út 50 119 -71,3 -73,1 -72,7 -72,7 962 2.524 16,7 26,8

Philippin 49 128 -50,0 -49,9 375 979 681,3 1.869,9

Ba Lan 39 58 -37,1 -28,3 -35,0 -43,5 547 831 0,0 -12,5

Đức 36 206 50,0 0,3 0,0 180,1 243 1.173 35,0 139,5

Ukraina 23 31 9,5 -3,2 -63,5 -66,3 470 788 -5,6 4,0

Thổ Nhĩ Kỳ 13 25 -43,5 -44,1 -74,0 -80,0 198 401 -39,1 -45,9

Côoét 17 45 13,3 12,5

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Ngành chè Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu. Hiện mỗi năm, ngành chè Việt Nam sản xuất hơn 200.000 tấn chè, xuất khẩu đạt 180.000 tấn, tuy nhiên thương hiệu chè Việt Nam chưa được nhiều nước biết đến. Phần lớn chè của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng thô, chưa được chế biến và gia công. Sau khi nhập khẩu về, các doanh nghiệp nước ngoài mới chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ và đưa ra thị trường.

Thực tế, từ năm 2004, Hiệp hội Chè Việt Nam đã được Chính phủ giao chủ trì triển khai Chương trình thương hiệu Quốc gia Chè Việt Nam, nhãn hiệu CheViet đã được đăng ký và bảo hộ ở 73 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng do không được triển khai triệt để nên chương trình gần như bị bỏ ngỏ.

Xuất khẩu dưới dạng thô, chưa chú trọng xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, nhiều sản phẩm bán ra thị trường thế giới phải thông qua các thương hiệu nước ngoài. Đây là một bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của mặt hàng chè trên thị trường thế giới còn yếu và chịu nhiều thiệt thòi.

Không chỉ yếu trong việc xây dựng thương hiệu, công tác xúc tiến thương mại đối với mặt hàng chè nói riêng và nông sản nói chung của chúng ta cũng đang gặp vấn đề. Đối với thị trường thế giới, công tác xúc tiến được làm trực diện, tuy nhiên, hiện tại các cơ quan xúc tiến thương mại của Việt Nam vẫn đang tiến hành làm gián tiếp. Cách đây 2-3 năm, cơ quan xúc tiến của Việt Nam đã bắt đầu đưa doanh nghiệp đến với thị trường trực tiếp của nước ngoài trong đó có thị trường Nga.

Có thể khẳng định, hiện nay, các nhà sản xuất chè Việt Nam vẫn được khách hàng quốc tế biết đến về khả năng cung cấp khối lượng lớn, giá rẻ và chất lượng xuất khẩu trung bình. Thậm chí, nhiều sản phẩm chè Việt Nam bị đánh giá là thấp, do đó giá bán chỉ tương đương 50% so với giá chè trung bình của Srilanka và thấp hơn so với các nước khác có chè xuất khẩu. Để thay đổi được hình ảnh này là một thách thức rất lớn đối với mỗi công ty sản xuất và xuất khẩu, và đối với cả ngành chè Việt.

Cùng với việc nâng cao chất lượng, việc xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm chè đòi hỏi doanh nghiệp ngành chè cần phải có định hướng. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thô, đóng gói bao lớn, chưa có thương hiệu sản phẩm thì nên tập trung vào thương hiệu doanh nghiệp, dưới góc độ là một đối tác chuyên nghiệp, thông thạo trên thị trường quốc tế, đảm bảo được độ tin cậy và khả năng cung ứng.

Còn với thương hiệu sản phẩm chè đóng gói, để có thể xuất khẩu được chè thành phẩm, đóng trong bao bì nhỏ, có thương hiệu của doanh nghiệp Việt và phân phối được tới tay người tiêu dùng quốc tế thì đó là cả một chặng đường dài, cần rất nhiều nỗ lực và chi phí của doanh nghiệp xuất khẩu và của toàn bộ chuỗi cung ứng chè.

Page 25: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 25

Một số doanh nghiệp xuất khẩu chè đạt kim ngạch cao trong tháng 5 năm 2018

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

(nghìn USD)

1 Cty TNHH Thế Hệ Mới Vĩnh Phúc 921

2 Cty TNHH Nam Sơn Phú Thọ 697

3 Cty TNHH Thương Mại Và Xuất Nhập Khẩu Tuấn Sơn 647

4 Chi Nhánh Cty TNHH Casa 489

5 Doanh Nghiệp Tn Phương Nam 461

6 Cty Cp Chè Hà Tĩnh 445

7 Cty CP Trà Than Uyên 442

8 Cty CP Tân Phong 421

9 Tổng Cty Chè Việt Nam - Cty CP 380

10 Cty TNHH Chè Á Châu 363

11 Cty TNHH Kiên Và Kiên 349

12 Cty TNHH Chè Hoàng Minh 344

13 Cty TNHH Ho Zong 310

14 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Nam Anh 297

15 Cty TNHH Quốc Tế Swiss Việt Nam 294

16 Cty CP Chè Thiên Phú 289

17 Cty TNHH Nam Long 287

18 Cty TNHH Chế Biến Trà Trân Nam Việt 278

19 Chi Nhánh Cty TNHH Sản Xuất Và Kinh Doanh Thương Mại Trường Hải 261

20 Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Phúc Long 255

21 Cty TNHH Một Thành Viên Chè Phú Bền 243

22 Cty TNHH Trà Minh Anh 241

23 Cty TNHH Phong Giang 212

24 Cty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chè Biên Cương 204

25 Cty CP Chè Chiềng Ve - Mộc Châu 199

26 Cty TNHH Hợp Tín Phú Thọ 193

27 Cty TNHH Thương Mại & Xuất Nhập Khẩu Hải Dương 189

28 Doanh Nghiệp Chế Biến Và Xuất Khẩu Chè Yi Jiin 178

29 Cty CP Thương Mại Dịch Vụ Nhật Minh Xanh 177

30 Hợp Tác Xã Sản Xuất Kinh Doanh Chè Tân Lập Mộc Châu 176

31 Cty TNHH Chế Biến Chè Hữu Hảo 174

32 Cty Cp Chè Lâm Đồng 156

33 Cty CP Thương Mại Và Dịch Vụ Việt Phát 154

34 Cty CP Nông Sản Thực Phẩm Và Bao Bì Vĩnh Phúc 152

35 Cty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Chè Nghệ An 152

36 Dntn Chế Biến Thương Mại Thiện Phương 151

37 Cty CP Sản Xuất Tổng Hợp An Thành 147

38 Cty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre 146

39 Hoàng Văn Nam 141

40 Cty TNHH Một Thành Viên Nguồn Sao Xanh 141

41 Cty TNHH Chè Thành Đạt 137

42 Võ Quốc Dưỡng (Hon) 135

43 Cty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Phú Sơn 135

44 Cty TNHH Li Garden Việt Nam 130

45 Cty TNHH Hiệp Thành 130

46 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Chè M/S Hải Phan 116

47 Cty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Trà Ut 112

48 Cty TNHH Tam Dương 108

49 Cty TNHH Mtv Trà Sung Viên 105

50 Cty TNHH Vì Vang 105

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

Page 26: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 26

Một số phương thức thanh toán các doanh nghiệp xuất khẩu chè sử dụng trong tháng 5 năm 2018

PTTT Kim ngạch

(nghìn USD) Tỷ trọng

(%)

TTR 12.767 100,0

Pakixtan 5.246 41,1

Đài Loan 2.962 23,2

Nga 1.121 8,8

Trung Quốc 925 7,2

Irắc 561 4,4

Thái Lan 306 2,4

Nhật Bản 255 2,0

Đức 205 1,6

Ả Rập Xê út 201 1,6

DA 886 100,0

Mỹ 325 36,6

Indonesia 305 34,4

Nga 213 24,1

CAD 726 100,0

Nga 177 24,4

Indonesia 111 15,3

Irắc 100 13,8

LC 544 100,0

Philipin 255 47,0

Đài Loan 177 32,6

Li Băng 64 11,8

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

Tình hình xuất – nhập khẩu phân bón trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam đạt 477,3 nghìn

tấn, kim ngạch đạt 153,3 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 22,5% về kim ngạch so

với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu phân bón các về Việt Nam loại đạt 2,2 triệu tấn, kim

ngạch đạt 638,8 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về kim ngạch so với 6

tháng đầu năm 2017. Như vậy, tính đến hết tháng 6/2018, ngành phân bón trong nước

nhập siêu 485,5 triệu USD.

Tình hình thị trường phân bón trong nước

Thời gian qua, bức tranh của ngành phân bón đang dần trở nên sáng hơn với

những tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp trong ngành. Những chính sách của Chính

phủ được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực và thúc đẩy doanh nghiệp phân bón phát triển.

Ngày 02 tháng 3 năm 2018, sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam

được áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với với mức thuế 1.128.531 đồng/tấn, kéo dài

trong thời gian 2 năm. Mặc dù việc áp thuế được xem như giải pháp tình thế trong bối

cảnh hiện nay, nhưng đây sẽ là biện pháp giúp bảo vệ ngành sản xuất phân bón trong

nước, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành phân bón ổn định sản xuất.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng phân đạm urê ước đạt 1.041,1 nghìn

tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ; phân NPK khoảng 1.487,9 nghìn tấn, tăng 2% so cùng kỳ;

phân lân (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) khoảng 738,4 nghìn tấn, tăng 5,8% so cùng kỳ;

phân DAP (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) khoảng 261,8 nghìn tấn, tăng 42,8% so với

cùng kỳ.

Page 27: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 27

Tình hình xuất – nhập khẩu phân bón trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2018

Về xuất khẩu

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại trong tháng 6

năm 2018 đạt 65,4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 21,2 triệu USD, giảm 33,3% cả về lượng và

kim ngạch so với tháng trước đó, và so với cùng kỳ năm ngoái cũng giảm 31,4% về

lượng và giảm 19,8% về kim ngạch. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu phân

bón các loại đạt 477,3 nghìn tấn, kim ngạch đạt 153,3 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và

tăng 22,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.

Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng phân bón của Việt Nam tháng 6/2018 đạt 323,9 USD/tấn, giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước đó, nhưng vẫn tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này đạt 321,3 USD/tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, xuất khẩu phân bón sang các thị trường đều giảm so với tháng trước đó, với tốc độ giảm dao động trong khoảng 35-80% so với tháng trước đó, riêng xuất khẩu sang thị trường Campuchia giảm nhẹ 0,2% về lượng và tăng 3,1% về kim ngạch (đạt 45,1 nghìn tấn, kim ngạch 15,8 triệu USD).

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39,7% tổng lượng phân bón xuất khẩu, và xuất khẩu sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm nay tăng khá so với cùng kỳ năm 2017, tăng 18% về lượng và tăng 26,5% về kim ngạch. Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Malaysia cũng tăng trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2017, tăng 22,9% về lượng và tăng 34,3% về kim ngạch (đạt 78 nghìn tấn, kim ngạch 15,5 triệu USD)…

Thị trường xuất khẩu phân bón tháng 6 và 6 tháng năm 2018

(Lượng: tấn, kim ngạch: nghìn USD)

Thị trường

Tháng 6/2018 So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng/2018

So với 6 tháng/2017 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng Kim ngạch Lượng

Kim ngạch

Campuchia 45.115 15.845 -0,2 3,1 -10,2 0,5 189.509 65.259 18,0 26,5

Malaysia 6.058 1.070 -52,9 -58,0 -15,2 -16,5 78.021 15.558 22,9 34,3

Lào 3.205 1.385 -51,2 -37,2 -61,7 -23,8 24.901 9.552 -36,5 -6,7

Hàn Quốc 1.460 410 -80,3 -85,0 -85,3 -70,9 20.116 6.712 -51,0 -12,2

Philippin 1.260 353 -72,9 -76,3 -65,0 -68,9 29.688 9.727 64,1 92,0

Thái Lan 724 184 -46,4 -62,6 -76,6 -78,7 6.392 1.855 -45,5 -45,7

Nhật Bản 318 63 -35,0 -48,7 23,3 20,3 2.340 536 -20,1 -10,1

Đài Loan 160 49 -42,9 -38,6 0,0 1,1 1.610 460 73,9 71,8

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Về nhập khẩu:

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 6/2018 đạt 408,2 nghìn tấn, kim ngạch đạt 117,9 triệu USD, tăng 0,5% về lượng và tăng 1% về kim ngạch so với tháng 5/2018, và so với cùng kỳ năm ngoái tăng 12,1% về lượng và tăng 21,4% về kim ngạch so với tháng 6/2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,2 triệu tấn, kim ngạch đạt 638,8 triệu USD, giảm 6,2% về lượng và giảm 0,8% về kim ngạch so với 6 tháng đầu năm 2017.

Lượng và giá NKBQ phân bón năm 2017 - 2018

(ĐVT: Lượng – tấn; Đơn giá - USD/tấn)

Page 28: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 28

0

100.000

200.000

300.000

400.000

500.000

600.000

T01.1

7

T02.1

7

T03.1

7

T04.1

7

T05.1

7

T06.1

7

T07.1

7

T08.1

7

T09.1

7

T10.1

7

T11.1

7

T12.1

7

T01.1

8

T02.1

8

T3.18

T4.18

T5.18

T6.18

0

100

200

300

400

L­îng Gi ̧NK TB

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tháng 6/2018, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng phân bón các loại về nước ta đạt

288,9 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5% so với tháng 5/2018 và tăng 8,3% so với cùng kỳ năm

2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng phân bón

về Việt Nam đạt 285,4 USD/tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, Trung Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất phân bón các loại

vào Việt Nam, với lượng nhập khẩu đạt 134,8 nghìn tấn, kim ngạch 34,3 triệu USD, giảm

54,4% về lượng và giảm 80,1% về kim ngạch so với tháng trước đó. Trái lại, nhập khẩu

phân bón từ một số thị trường tăng mạnh, trong đó, nhập khẩu từ thị trường Bêlarút tăng

107,4% về lượng và tăng 96,6% về kim ngạch (đạt 49,3 nghìn tấn, kim ngạch 13,4 triệu

USD); nhập khẩu từ Indonexia tăng 187,3% về lượng và tăng 184,8% về kim ngạch (đạt

38,4 nghìn tấn, kim ngạch 10,6 triệu USD)…

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu phân bón

lớn nhất của Việt Nam (chiếm 31,4% tổng lượng phân bón nhập khẩu), tuy vậy, nhập

khẩu phân bón từ thị trường này giảm so với cùng kỳ năm 2017, giảm 11,7% về lượng

và giảm 22,8% về kim ngạch. Trái lại, nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác tăng

như Nga tăng 21,3% về lượng và tăng 22,8% về kim ngạch; Bê la rút tăng 11,7% về

lượng và tăng 17,6% về kim ngạch; Malaysia tăng 112,1% về lượng và tăng 131,5% về

kim ngạch…

Trong nửa đầu năm 2017, ngành phân bón Việt Nam vẫn nhập siêu gần 485,5 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Do giá phân bón nhập khẩu về Việt Nam vẫn rẻ hơn giá phân bón trong nước sản xuất (rẻ hơn khoảng 35,9 USD/tấn), đã khiến các doanh nghiệp nhập vẫn nhập khẩu một lượng lớn phân bón về trong nước.

Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 6 và 6 tháng năm 2018

(Lượng: tấn, kim ngạch: nghìn USD)

Thị trường

Tháng 6/2018 So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng/2018

So với 6 tháng/2017 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch

Trung Quốc 134.893 34.308 -54,4 -80,1 -15,9 -11,0 705.506 182.761 -24,0 -22,8

Bêlarút 49.316 13.427 107,4 96,6 171.198 46.742 11,7 17,6

Nga 45.429 16.490 -51,9 -44,6 -1,4 13,8 348.963 108.174 21,3 22,8

Canada 42.480 12.635 -25,7 -24,3 23,2 37,2 156.300 45.596 -0,7 6,7

Indonesia 38.485 10.666 187,3 184,8 947,2 1.140,4 80.395 22.764 -32,6 -26,0

Nhật Bản 15.899 1.908 99,3 114,9 28,8 18,6 119.539 14.597 -4,2 -9,2

Lào 15.236 3.790 43,2 43,0 -42,1 -32,4 84.944 19.989 -17,6 -9,1

Page 29: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 29

Thị trường

Tháng 6/2018 So với tháng

5/2018 (%) So với tháng

6/2017 (%) 6 tháng/2018

So với 6 tháng/2017 (%)

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch Lượng

Kim ngạch

Lượng Kim

ngạch

Hàn Quốc 12.848 6.745 2.874,1 2.056,9 -23,7 -3,3 60.760 26.657 -42,7 -36,8

Đài Loan 10.320 1.676 -28,0 -15,4 -33,4 -25,8 62.469 9.367 -3,6 -4,5

Malaysia 9.453 2.576 -11,4 -11,2 1.760,8 2.055,3 94.831 26.481 112,1 131,5

Bỉ 6.245 2.171 14,8 20,5 19,2 5,8 32.483 11.453 18,6 23,3

Đức 4.395 1.427 -26,0 -37,8 43,4 29,4 25.552 9.320 34,0 30,1

Na Uy 3.504 1.402 338,5 394,7 -16,1 -15,4 20.997 8.676 19,8 26,1

Thái Lan 2.336 1.321 356,3 384,3 127,7 233,0 10.851 4.055 -14,2 -4,5

Philippin 800 340 -85,7 -82,8 -80,2 -75,4 16.620 5.925 -37,1 -41,9

Ixraen 666 484 -40,4 -51,9 -86,6 -71,7 88.893 28.049 41,2 46,3

Mỹ 451 592 -44,4 -63,9 -10,5 -21,4 4.431 7.068 20,3 17,1

Ấn Độ 242 596 348,1 643,5 952,2 493,9 1.152 2.352 51,6 29,2

Ả Rập Xê út 186 76 -90,2 -84,5

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đạt kim ngạch cao trong tháng 5/2018

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

(nghìn USD)

1 Tổng Cty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí - Cty Cổ Phần 24.400

2 Cty TNHH Agrifert Việt Nam 7.913

3 Cty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Thiên Thành Lộc 7.038

4 Cty TNHH Baconco 4.466

5 Cty TNHH Dragon Fertiliser Việt Nam 4.448

6 Cty Phân Bón Việt Nhật 3.359

7 Cty TNHH Hàng Hóa Tgo Hải Phòng 3.309

8 Cty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu Bình Nguyên 3.286

9 Cty TNHH Phân Bón Gia Vũ 3.070

10 Cty Cổ Phần Vật Tư Nông Sản 2.929

11 Cty TNHH Behn Meyer Agricare Việt Nam 2.737

12 Tổng Cty Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Quốc Phòng 2.415

13 Cty TNHH Nguyễn Phan 2.062

14 Cty TNHH Việt Hóa Nông 1.884

15 Cty TNHH Phân Bón Hàn - Việt 1.825

16 Cty Cổ Phần Sản Xuất Và Thương Mại Hoá Chất An Phú 1.807

17 Cty TNHH Thương Mại Thuỷ Ngân 1.478

18 Cty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Hải Bình 1.442

19 Cty TNHH Thương Mại Vĩnh Thạnh 1.426

20 Cty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ - Vận Tải Hồng Vân 1.344

21 Cty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Chính Phượng 1.329

22 Cty Cổ Phần Đầu Tư Và Xuất Nhập Khẩu Long Hưng - Hà Nội 1.307

23 Cty Cổ Phần Phân Bón Miền Nam 1.273

24 Cty TNHH Hiệp Thanh 1.148

25 Cty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Phương Thảo 1.101

26 Cty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Tú Thanh Hà 940

27 Cty TNHH Sản Xuất -Dịch Vụ Và Thương Mại Huỳnh Thành 902

28 Cty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thái Sơn 849

29 Cty TNHH Enzyma 742

30 Cty Cổ Phần Bình Điền - Mekong 724

31 Cty Cổ Phần Tập Đoàn Long Hải 694

32 Cty TNHH Phân Bón Nguyên Ngọc 672

33 Cty Cổ Phần Công Nông Nghiệp Tiến Nông 623

34 Cty Cổ Phần Đầu Tư Phân Bón Toàn Cầu 617

Page 30: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 30

STT Doanh nghiệp Kim ngạch

(nghìn USD)

35 Cty Cổ Phần Quốc Tế Cuộc Sống Việt 534

36 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kết Nông 500

37 Cty TNHH Xuất Nhập Khẩu Phân Bón Continental 464

38 Cty TNHH Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Đại Phước 459

39 Cty TNHH Thương Mại Hải Đăng 455

40 Cty TNHH Con Cò Vàng 423

41 Cty TNHH Mtv Xuất Nhập Khẩu An An 413

42 Cty TNHH Garsoni (Việt Nam) 412

43 Cty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Phú Thịnh 412

44 Cty TNHH Sản Xuất Dịch Vụ Thương Mại Trung Hiệp Lợi 394

45 Cty TNHH Một Thành Viên Phân Bón Dầu Khí Cà Mau 392

46 Cty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Bình Định 357

47 Cty TNHH Thương Mại Hiền Phan 340

48 Cty Cổ Phần Hoá Chất Khoáng Sản Và Xây Dựng Hà Nội 327

49 Cty TNHH Agrimatco Việt Nam 321

50 Cty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí 315

(Số liệu thống kê sơ bộ, chỉ để tham khảo)

Một số phương thức thanh toán các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón sử dụng trong tháng 5/2018

PTTT Kim ngạch

(nghìn USD) Tỷ trọng

(%)

LC 55.386 100,0

Nga 27.432 49,5

Lítva 6.831 12,3

Trung Quốc 5.193 9,4

Indonesia 3.734 6,7

Malaysia 2.899 5,2

Ai Cập 1.726 3,1

Philipin 1.359 2,5

Lào 1.216 2,2

Hà Lan 1.131 2,0

Marôc 1.107 2,0

TTR 52.816 100,0

Trung Quốc 23.106 43,7

Canada 14.690 27,8

Hà Lan 1.660 3,1

Nga 1.506 2,9

Đức 1.440 2,7

Lào 1.433 2,7

Marôc 1.402 2,7

Mỹ 1.370 2,6

DA 3.539 100,0

Canada 1.800 50,9

Đài Loan 1.559 44,1

Trung Quốc 106 3,0

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

TIN VẮN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

+ BIDV vừa mở rộng quy mô triển khai Gói vay kinh doanh “Đồng hành vững bước” từ 20.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi hấp dẫn. Theo đó, khách hàng có

Page 31: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 31

thể lựa chọn linh hoạt các gói vay khác nhau, lãi suất siêu ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm, giúp khách hàng giảm áp lực trả lãi trong ngắn hạn. Chương trình áp dụng với các khoản vay giải ngân mới từ nay đến 30/09/2018.

+ Ngày 12/7/2018, LienVietPostBank ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty CP Tập đoàn Mai Linh (MaiLinhGroup) trong các lĩnh vực sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hai bên, hợp tác công nghệ, phát triển kinh doanh và thúc đẩy quảng bá thương hiệu. Đây là sản phẩm công nghệ hợp tác giữa LienVietPostBank với đối tác Mitsui (MKI) và Doreming của Nhật Bản đang triển khai tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, hai bên sẽ triển khai ngay dịch vụ thu cước taxi, phí dịch vụ của MaiLinhGroup qua ứng dụng Ví Việt – ngân hàng số của LienVietPostBank đối với các khách hàng đang sử dụng Ví Việt.

+ Từ 14/7 đến 2/9/2018, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình khuyến mại “Shopee đổ bộ, rầm rộ shopping” với hàng ngàn cơ hội giảm giá trực tiếp cho khách hàng. Theo đó, vào mỗi thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, khi mua bất kỳ sản phẩm nào (trừ sim, thẻ cào và E -Voucher) với giá trị đơn hàng từ 600.000 đồng, chủ thẻ tín dụng PVcomBank Mastercard được giảm giá trực tiếp tới 25%, tối đa 200.000 đồng.

+ Hiện Maritime Bank đang cung cấp ra thị trường các loại thẻ tín dụng khác nhau,

kết nối với cả hai tổ chức lớn nhất thế giới là Mastercard và Visa. Với các thẻ tín dụng,

khách hàng của Maritime Bank có thể trả góp cho bất kỳ giao dịch nào trong vòng 24

tháng với lãi suất ưu đãi; được ứng tiền tới 100% hạn mức chỉ trong vòng 8 giờ với mức

phí 0 đồng.

+ Ngày 10/7, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức thông

báo dừng thu phí dịch vụ thẻ sau khi có ý kiến chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Trước đó,

vào ngày 7/7, Vietcombank đăng thông báo trên trang thông tin điện tử của ngân hàng

này “cập nhật biểu phí dịch vụ thẻ” từ ngày 15/7. Trong đó, mức phí rút tiền mặt nội

mạng tại các cây ATM sẽ tăng từ 1.100 đồng lên 1.650 đồng/giao dịch, chưa bao gồm

10% phí giá trị gia tăng. Phí chuyển khoản liên ngân hàng thực hiện trên máy ATM là

3.300 đồng/giao dịch, phí chuyển khoản khách hệ thống của ngân hàng này là 5.500

đồng/giao dịch…

+ Vietcombank đang triển khai chương trình “Xài thẻ thả ga, cả năm nhận quà” vào

Thứ 4 hàng tuần, từ nay đến 31/12/2018. Chương trình chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1

từ 04/07/2018 đến 30/09/2018 và giai đoạn 2 từ 01/10/2018 đến 31/12/2018. Theo đó, tất

cả chủ thẻ tín dụng các thương hiệu American Express, Visa, MasterCard, JCB,

UnionPay do Vietcombank phát hành (gọi tắt là chủ thẻ tín dụng) sẽ được ưu đãi hoàn

10% giá trị giao dịch tại hệ thống siêu thị Big C khi thanh toán bằng thẻ tín dụng do

Vietcombank phát hành.

+ Từ nay đến hết ngày 31/8/2018, BIDV triển khai chương trình “Quà tặng Tâm an”

dành riêng tặng các khách hàng cá nhân mua mới hoặc tái tục bảo hiểm BIC Bình An và

BIC Home Care qua kênh Bancas trực tuyến. Theo đó, với mỗi hợp đồng bảo hiểm có

mức phí bảo hiểm từ 5 triệu đồng trở lên, các khách hàng sẽ được tặng ngay quà tặng

500.000 đồng; với mức phí từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng, các khách hàng sẽ

được tặng ngay quà tặng 200.000 đồng.

LUÂN CHUYỂN VỐN VÀ ĐẦU TƯ

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình khởi công giai đoạn 3 dự án Celadon City tại Thành phố Hồ Chí Minh

Page 32: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 32

Ngày 11/7, Công ty Cổ phần Gamuda Land và Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) tổ chức khởi công giai đoạn 3 dự án Celadon City (Quận Tân Phú, TP.HCM).

Đây là gói thầu giai đoạn 3 mới nhất Hòa Bình được Gamuda Land giao thầu, bao gồm 366 căn hộ khối E, 303 căn hộ khối F, một phần tầng hầm, một phần sàn cảnh quan với giá trị gần 660 tỷ đồng. Hiện nay, Hòa Bình đã hoàn thành phần hầm và đang thi công phần thân của giai đoạn 1 và 2 của dự án.

Tính thêm gói thầu này, Gamuda Land đã giao toàn bộ 3 giai đoạn Lô A1 dự án Celadon City cho Hòa Bình gồm 6 tòa tháp cao 16 tầng, với tổng giá trị lên đến 2.265 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội cũng vừa giao HBC gói thầu thiết kế bản vẽ thi công và thi công kết cấu phần thô dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng số 15 – 16 (Quận Long Biên, Hà Nội) với tổng giá trị tạm tính khoảng 576 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 2/2019.

Khởi công dự án QMS Tower 2 tại quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Mới đây, Công ty Cổ phần dịch vụ (CPDV) trường học Quang Minh (QMS) chính thức khởi công dự án QMS Tower 2 - Tòa nhà hỗn hợp dịch vụ thương mại và nhà ở tại khu vực phía Đông Hà Nội.

Dự án QMS Tower 2 do Công ty CPDV trường học Quang Minh làm chủ đầu tư, với tổng số vốn lên đến gần 1.500 tỷ. Dự án được xây dựng mới mục tiêu trở thành khu dịch vụ thương mại, khu nhà ở cao cấp, khu khách sạn 5 sao và khu công việc giải trí công nghệ cao với Skyday Cofffe 360 độ, để ngắm sự phát triển các quận Hà Đông, Thanh Xuân và quận Nam Từ Liêm với hệ thống kính viễn vọng hiện đại.

Với thiết kế xây dựng 45 tầng, trong đó có 5 tầng hầm gửi xe, 5 tầng được thiết kế làm tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ và 35 tầng được sử dụng làm khu nhà ở cao cấp và khách sạn căn hộ đạt chuẩn 5 sao. QMS Tower 2 có 2 thang bộ thoát hiểm, 8 thang cuốn phục vụ tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ và hệ thống 8 thang máy phục vụ cho 490 hộ gia đình sinh sống tại đây.

Dự kiến dự án sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Tập đoàn ESMO, Hàn Quốc khởi công nhà máy sản xuất dây cáp điện ô tô đầu tiên tại Việt Nam

Tập đoàn ESMO (tiền thân là tập đoàn NEXEN TECH – Hàn Quốc) vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất dây cáp điện ô tô ESMO VINA đầu tiên tại Việt Nam.

Nhà máy sản xuất dây cáp điện ô tô ESMO VINA có tổng diện tích 63.500m2 và tổng vốn đầu tư lên tới 700 tỷ đồng, đặt tại Cụm công nghiệp Gia Phú (Ninh Bình), dự kiến tạo việc làm cho 2.000 lao động.

Hiện tại, tập đoàn ESMO đang vận hành hai nhà máy chế tạo sản xuất tại Thanh Đảo (Trung Quốc) là nhà máy GoHyeon và nhà máy RaeSeo. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu mở rộng phạm vi kinh doanh của tập đoàn vào khu vực Đông Nam Á, bên cạnh việc xây dựng nhà máy thứ 3 tại Việt Nam, ESMO đã thành lập công ty TNHH Global Land VINA. ESMO cũng đang có kế hoạch tăng lượng sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô đang tăng nhanh về số lượng và tập trung tại khu vực Đông Nam Á.

Page 33: BẢN TIN Thông tin Thương mại - vinanet.vnvinanet.vn/Uploaded/Admin/2018_08_17/nh_so_29_16_07_2018_FNFT.pdf · THÔNG TIN THAM KHẢO - PHỤC VỤ QUẢN LÝ, KINH DOANH -

Thông tin Thương mại chuyên ngành “Tài chính - Tiền tệ”

16/07/2018 33

-----o0o-----

Bản tin Thông tin thương mại chuyên ngành: Ngân hàng - Tài chính - Tiền tệ

Số giấy phép xuất bản: 59/GP-XBBT ngày 21 tháng 09 năm 2017

Kỳ hạn xuất bản: Hàng tuần

In tại: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Mai Thanh