Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp

29
TP.HCM, tháng 10.2014 SMARTPHONE: NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN CỦA DOANH NGHIỆP TP.HCM, năm 2014

Transcript of Báo cáo Smartphone và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp

TP.HCM, tháng 10.2014

SMARTPHONE: NGƯỜI TIÊU DÙNG

VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO

TRỰC TUYẾN CỦA DOANH NGHIỆP

TP.HCM, năm 2014

1 Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014

Nội dung:

- Tổng quan thị trường

- Người tiêu dùng

- Quảng cáo trực tuyến

- Kết luận và dự báo

- Danh sách một số công ty

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Việt Nam là một trong ba thị trường smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực trong quý

I/2014, với mức tăng trưởng 59% (Gfk 2014). Thị phần smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với

điện thoại cơ bản, tỷ lệ người dùng smartphone chiếm 52% tổng số người dùng di động. Việt Nam là

một trong thị trường có tỷ lệ dùng smartphone cao nhất, gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển

trong tương lai gần (Nielsen 2014).

Hình. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở một số quốc gia (Nielsen 2014)

2 Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014

Sự tăng trưởng mạnh doanh số smartphone tại Việt Nam được thúc đẩy bởi việc cải thiện chất lượng

mạng 3G, như một chất xúc tác để lôi kéo người dùng lựa chọn smartphone. Bên cạnh đó, sự xuất

hiện của các thương hiệu Trung Quốc và các sản phẩm mang thương hiệu nội địa với mức giá rẻ hấp

dẫn để thu hút người dùng bình dân, tạo điều kiện để nhiều người chuyển từ điện thoại phổ thông

sang smartphone.

Thị phần các hãng sản xuất

Năm 2011, thị phần tính theo số lượng máy của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%.

Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ 52.6% trong năm 2011

xuống còn 45% trong năm 2012. Trong khi đó, Samsung chỉ chiếm 15% thị phần về số lượng năm

2011, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị

phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn, từ 17.8% lên 30.6%. LG đứng thứ ba về doanh thu

với 7% thị phần, tiếp theo là Sony 3% và HTC 2%. Hai nhà sản xuất Việt Nam là Mobiistar và Q-

Mobile với số lượng tiêu thụ trên thị trường khoảng 100.000 chiếc/ tháng, chiếm khoảng 8% doanh

thu (Gfk 2013).

Sự tham gia của những thương hiệu mới

- Tháng 3/2013, Oppo, hãng sản xuất Điện thoại di động (ĐTDĐ) của Trung Quốc, đã gia nhập

thị trường điện thoại Việt Nam.

- Tháng 4/2013, SHARP - thương hiệu ĐTDĐ lớn tại Nhật Bản, cũng đã chính thức có mặt tại

Việt Nam. SHARP Smartphone là thương hiệu điện thoại hàng đầu tại Nhật Bản.

- Tháng 5/2013, FPT Distribution trở thành nhà phân phối chính thức của Apple với nhóm hàng

ĐTDĐ tại thị trường Việt Nam.

- Tháng 8/2013, hãng điện thoại Pháp – Alcatel – chính thức giới thiệu 4 dòng điện thoại mới là

Scribe HD, Idol, Star và Sapphire 2 tại thị trường Việt Nam.

- Năm 2013, thị trường Việt Nam còn đón nhận hãng điện thoại của tập đoàn công nghệ

Huawei. Đây là công ty đứng thứ 3 trên thị trường smartphone toàn cầu với 4.9% thị phần

(theo IDC 2013). Huawei xem Việt Nam là 1 trong 15 thị trường trọng điểm trên toàn cầu.

3 Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014

- Tháng 8/2014, hãng điện thoại Pháp tham gia thị trường Việt Nam bằng việc công bố 6 mẫu

điện thoại mang thương hiệu Wiko. Trong đó, 2 mẫu điện thoại tập trung vào phân khúc

trung cấp và 4 mẫu cho phân khúc giá rẽ.

- Tháng 10/2014, công ty Masscom, một hãng điện thoại Việt, tham gia thị trường với thương

Masstel. Masscom chọn phân khúc giá rẻ là phân khúc thị trường mục tiêu.

4 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

II. NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam

Thu nhập của người dân

Hình: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam, mức chi tiêu và tiết kiệm 2011. Nguồn: Euromonitor 2013

Năm 2011, Việt Nam có khoảng 88.9 triệu người, thu nhập (sau thuế) bình quân hàng năm đạt 19

triệu VND (US$ 928), tăng 3.2% so với năm 2010. Trong đó, chi tiêu tiêu dùng chiếm 96.5% thu nhập,

tiết kiệm 3.5%. Euromonitor dự báo giai đoạn 2013 – 2020, nền kinh tế sẽ ổn định dần, thu nhập bình

quân và chi tiêu tiêu dùng sẽ tăng với tốc độc trung bình hàng năm là 5.9% và 6.1%.

Phần lớn những người giàu có ở Việt Nam rơi vào độ tuổi trung niên. Trong năm 2011, nhóm tuổi 40

– 44 là nhóm có thu nhập hàng năm cao nhất Việt Nam, trung bình đạt 36.6 triệu VND (US$ 1,786),

theo sau là nhóm tuổi 45 – 59 với thu nhập hàng năm đạt 35.9 triệu VND (US$ 1,753). Cơ cấu này

hình là do sự thành công của những chuyên gia và nhà quản lý. Trên thực tế, hầu hết các vị trí cao

trong các lĩnh vực kinh doanh và chính trị điều đang được nắm giữ bởi những người ngoài 40 tuổi.

Đến năm 2020, nhóm tuổi 40 – 44 được dự báo vẫn sẽ là nhóm có thu nhập hàng năm cao nhất, đạt

61.2 triệu VND (US$ 2,937).

5 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Tác động của quảng cáo đến hành vi mua sắm

Theo khảo sát người dùng Internet có độ tuổi từ 18 trở lên của công ty Vinaresearch, Báo mạng là

kênh truyền thông được theo dõi thường xuyên nhất, kế đến là Các website khác báo mạng, Tivi và

Các trang blog, mạng xã hội.

Hình: Mức độ theo dõi các kênh truyền thông (%). Nguồn: Vinaresearch 9/2013

Mặc dù mức độ theo dõi các kênh truyền thông Internet thường xuyên hơn nhưng người tiêu dùng

tin tưởng cao hơn vào các quảng cáo trên kênh truyền thông truyền thống là Tivi, Báo giấy, Tạp chí,

Radio (theo Vinaresearch 2013). Nguyên nhân có thể là do những quảng cáo trên các phương tiện

truyền thông truyền thống được kiểm duyệt chặt chẽ hơn so với quảng cáo trên Internet. Những

quảng cáo không giấy phép, quảng cáo không đúng nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà

nước, quảng cáo quá sự thật đăng tải Internet đã gây ảnh hưởng đến lòng tin người tiêu dùng.

6 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Mua sắm trực tuyến

Theo khảo sát của Cục Thương Mại Điện Tử 2013, với sự tham gia của 781 người sử dụng Internet tại

thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mặt hàng được nhiều người mua trực tuyến nhiều nhất

là Quần áo/giày dép/mỹ phẩm (62% người tiêu dùng mua), kế đến Đồ công nghệ (35%), Đồ gia

dụng (32%), Vé máy bay (25%), Thực phẩm (20%), Tour du lịch (16%), Spa & Làm đẹp (11%),…

Trong tương lại, nhóm mặt hàng Quần áo-Phụ kiện, đồ công nghệ như Điện thoại-Máy tính bảng,

Hàng điện tử và Sách sẽ là những nhóm mặt hàng được nhiều người tiêu dùng cân nhắc mua sắm

qua Internet.

Nguồn: Google Consumer Barometer 2014 (Vietnam)

Những trở ngại khiến người tiêu dùng còn e ngại khi mua sắm trực tuyến là: sản phẩm kém chất

lượng so với quảng cáo, giá cả không thấp so với mua trực tiếp, dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn

yếu, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ và các thức đặt hàng trực tuyến còn quá rắc rối.

Mặc dù thói quen mua sắm trực tuyến chưa thật sự phổ biến phổ biến ở Việt Nam nhưng hứa hẹn

nhiều tiềm năng trong thời gian tới do Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình

mua sắm. Khảo sát của Nielsen 2013 cho thấy, 72% người tiêu dùng cho biết họ có tìm kiếm sản

7 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

phẩm qua Internet, 70% người thu thập thông tin về sản phẩm, 59% người so sánh giá với các sản

phẩm khác và có tới 47% mua hàng trực tuyến.

Hình. Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam (Nguồn: Nielsen 2013)

2. Đặc điểm người dùng smartphone

Tỷ lệ người trên 16 tuổi sử dụng smartphone tại Việt Nam tăng hơn 70% với năm 2013 (theo khảo sát

của TNS/Google 2014), cụ thể, tăng từ 20% trong năm ngoái lên 36%, tương đương từ 14 lên 24 triệu

người dùng smartphone (chiếu theo cơ cấu dân số Việt Nam 2011). Nhóm tuổi từ 16-24 có tỷ lệ sử

dụng smartphone cao nhất (58%). Xét về tốc độ thâm nhập (tỷ lệ dùng mới), nhóm tuối 16-24, từ 45-

54 và 55-65 có tốc độ tăng tỷ lệ dùng smartphone hơn 200%/năm. Tỷ lệ người sử dụng smartphone

giảm dần khi độ tuổi tăng lên.

Xét về thu nhập, những người giàu có đang dẫn đầu xu hướng sử dụng smartphone. Có đến 72%

người tầng lớp kinh tế loại A (giàu có) sử dụng smartphone, trong khi đó, tỷ lệ này ở nhóm người

thuộc tầng lớp thấp hơn (tầng lớp kinh tế B,C,D, E,F) chưa đến 50% (Nielsen 2014).

8 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Nguồn: TNS/Google 2014

Lý do chính đến từ xu hướng tiêu dùng điện thoại thông minh (smartphone) đang dần thay thế điện

thoại di động chức năng phổ thông, giá smartphone ngày càng giảm, đặc biệt ở phân

khúc smartphone giá rẻ. Người tiêu dùng hiện nay chỉ cần một triệu đồng là có thể sở hữu một

smartphone và có nhiều thương hiệu để chọn lựa.

Vai trò smartphone trong cuộc sống

Tại các nước có đang phát triển như Việt Nam, Philippines, Indonesia, thiết bị di động (điện thoại và

máy tính bảng) đóng vai trò quan trọng hơn Internet cố định, Tivi và báo giấy. Người dân ở các nước

này chi tiêu nhiều tiền, giành nhiều thời gian cho thiết bị di động hơn và bị ảnh hưởng đến quyết

định khi mua sắm bởi di động hơn các phương tiện truyền thông khác. Ngược lại, tại các nước có thu

nhập cao như Mỹ, Anh, Hồng Kông, Nhật,.. thiết bị di động có vai trò ít quan trọng hơn.

27%

32%

17%

8% 5%

14%

58%

45%

31%

18%

11% 8%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

16-24 25-34 35-44 45-54 55-65 65+

Tỷ lệ sử dụng smartphone qua các nhóm tuổi

2013

2014

9 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Hình. Mối liên quan giữa thu nhập và sự thâm nhập của thiết bị di động. Nguồn: Mobile Southeast Asia Report 2012

Thực tế, người Việt chi tiêu rất nhiều tiền cho thiết bị di động (mobile), gồm cả chi tiêu cho mua sắm

thiết bị và chi phí sử dụng. Theo thống kê của ROA Holdings Analysis, chi tiêu cho mobile của người

Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu nhập (GDP bình quân đầu người) so với các quốc gia Châu Á

như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia, Đài loan và Ấn độ.

Thời gian và thời điểm sử dụng smartphone

Theo kết quả khảo sát của InMobi (2013), thực hiện với 1,200 người sử dụng mobile internet (người

dùng), mỗi ngày người dùng Việt Nam giành khoảng 4.6 giờ sử dụng Tivi, Radio, Mobile, Máy tính và

Báo giấy/tạp chí. Trong đó, thời gian sử dụng mobile lớn nhất chiếm 35% tổng thời gian, 25% thời

gian xem Tivi, 18% thời gian online trên máy tính, 13% đọc báo/tạp chí và 9% thời gian nghe Radio.

So với các một số nước Châu Á, tỷ lệ thời gian sử dụng mobile của người Việt chỉ đúng sau Indonesia

(36% thời gian), cao hơn Trung Quốc, Philippin, Ấn độ, Nhật, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan,

Maylaysia, và Hàn Quốc. So với Thế giới, người dùng Việt Nam cũng có xu hướng giành nhiều thời

gian cho mobile hơn.

10 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Hình. Thời gian và thời điểm sử dụng mobile của người Việt. Nguồn: InMobi Research 2013

Phân tích của InMobi cũng cho thấy, người dùng Việt Nam sử dụng di động suốt cả ngày, cả khi

đang ở trên giường (70% người dùng), khi chờ đợi (55%), khi di chuyển (16%), bên cạnh người thân

(11%), khi mua sắm (9%), ở trong phòng tắm (6%) và khi tụ tập (4%). Có 17% người dùng cho biết họ

sử dụng điện thoại khi xem tivi. Hành vi này nhằm mục đích tìm kiếm thêm thông tin về nội dung

đang được trình chiếu, thảo luận với người khác qua mạng xã hội, tương tác với chương trình (như

nhắn tin SMS tham gia dự đoán) hoặc theo dõi, tìm kiếm thông tin về quảng cáo vừa xem (theo

Millward Brown 2014).

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

Mobile

Tivi

Máy tính

(online)Radio

Báo

Phân bổ thời gian trên các thiết bị

3%

6%

13%

25%

50%

100%Trên giường

Khi chờ đợi

Xem tivi

Đi lại

Bên người thân

Shopping

Phòng tắm

Tụ tập/hội họp

Thời điểm sử dụng mobile

11 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Các tính năng thường sử dụng trong ngày

Nguồn: Google Consumer Barometer 2014 (Vietnam)

Các hoạt động trên Mobile Internet

Có đến 81% người dùng smartphone cho biết họ sử dụng website nhiều lần trong một ngày.

Nguồn: Vietnam Smartphone User – Google study 2013

71% 70% 66% 65% 58% 54% 50%

36% 33% 22%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Chụp hình Nghe nhạc Xem giờ Báo thức Chơi game Đọc báo Đọc

sách/tạp

chí

Quản lý

thơi gian

biểu trong

ngày

Xem thời

tiết

Quản lý

mua sắm,

công việc

Người Việt sử dụng smartphone để…

81

60

41

9

19

20

0% 20% 40% 60% 80% 100%

2013

2012

2011

Tần suất sử dụng website (%)

Multiple times per day

Once a day

Few times a week

Once a week

Few times a month

Once per month

Less than once a month

Never

12 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Khi truy cập website, người dùng smartphone Việt Nam thường truy cập vào trang mạng xã hội

(46%), sử dụng trang tìm kiếm (45%), nghe nhạc (39%),…Có khoảng 6% người dùng truy cập với mục

đích mua sắm và 24% người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm.

Nguồn: Google Consumer Barometer 2014 (Vietnam)

46% 45% 39%

34% 28% 25% 24%

12% 6%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

35%

40%

45%

50%

Truy cập

mạng xã

hội

Sử dụng

trang tìm

kiếm

Nghe nhạc Xem video

online

Kiểm tra

email

Chơi game Tìm kiếm

thông tin

sản phẩm

Xem bản

đồ, đường

đi

Mua sắm

Hoạt động trên smartphone (trong 1 tuần)

13 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

III. HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN

Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của người

tiêu dùng. Trong suốt quá trình mua sắm, từ lúc có nảy sinh ý định mua đến sau khi mua, người tiêu

dùng sử dụng Internet để tìm kiếm ý tưởng, tìm kiếm thông tin sản phẩm – thương hiệu, so sánh giá,

tham khảo ý kiến đánh giá, tìm kiếm thông tin người bán, địa chỉ của hàng, đặt hàng, mua hàng và

chia sẽ trải nghiệm mua sắm, cảm nhận sử dụng sản phẩm với người xung quanh thông qua mạng

xã hội.

Nguồn: Google Consumer Barometer 2014 (Vietnam)

1. Website

Thống kê traffic website một số thương hiệu điện thoại cho thấy, lượng traffic đến website chủ yếu từ

Search (36.9%) và Referral (38.6%). Traffic đến từ Social khá cao, trung bình cao gấp 2 – 10 lần so với

các ngành như Bia, Sữa, Bánh Kẹo, Thực phẩm chức năng, Dược phẩm.

Thống kê traffic website một số thương hiệu điện thoại (10/2014)

Website Visit Direct Referral Search Social

Sony Vietnam 1,000,000 17.6% 17.0% 37.3% 25.4%

Q-mobile 450,000 14.5% 75.0% 9.1% 0.8%

Oppo Vietnam 310,000 15.0% 46.0% 34.0% 5.0%

Hkphone 240,000 19.0% 31.0% 37.0% 13.0%

Mobiistar 150,000 15.2% 11.7% 60.6% 11.0%

Philips Việt Nam 30,000 8.0% 12.0% 79.0% 0.1%

Gionee Vietnam 15,000 10.0% 77.5% 1.0% 9.4%

Trung bình 314,000 14.2% 38.6% 36.9% 9.2%

Nguồn: Similarweb

Tôi sử dụng Internet để tìm kiếm thông

tin liên quan đến sản phẩm

Lần đầu tiên tôi xem quảng cáo về sản

phẩm mua gần đây là qua Internet

75% người dùng Internet 47% người dùng Internet

14 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Cơ cấu traffic phản ánh mức đầu tư cho các kênh. Hãng điện thoại Philips và Mobiistar có lượng lớn

traffic đến từ công cụ Search, lần lượt chiếm 79% và 60% tổng traffic. Sony thì mạnh về Social, với 1

một phần tư traffic đến từ Social (Facebook). Q-Mobile và Gionee có thể đã đầu tư rất nhiều cho

quảng cáo trên báo điện tử hoặc mạng quảng cáo như Google Display Network nên có tỷ lệ Referral

đến hơn 70%.

2. Mạng xã hội

Nguồn: Facebook (10 & 11/2014)

Các thương hiệu điện thoại điều có lượng lớn Fan trên mạng xã hội Facebook, mạng xã hội lớn nhất

Việt Nam với 26 triệu người dùng (9/2014). Fanpage Samsung Mobile Vietnam có lượng fan dẫn đầu,

với gần 2 triệu fan, nhiều gấp đôi so với fanpage Sony Vietnam. Hãng điện thoại Việt – Mobiistar –

đứng thứ 3 với gần 670 ngàn fan. Hãng điện thoại Trung Quốc Oppo sau một thời gian vào Việt

Nam đã có hơn 300 ngàn fan. Hãng điện thoại Wiko, mới tham gia thị trường hồi tháng 8/2014,

nhưng đã vượt qua Q-mobile, thu hút hơn 80 ngàn fan.

-

500,000

1,000,000

1,500,000

2,000,000

2,500,000

Số lượng Fan một số thương hiệu điện thoại

15 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Nguồn: Fanpagekarma.com (10/2014)

Xét về hiệu quả hoạt động, fanpage Oppo Vietnam có hiệu quả hoạt động cao nhất trong 11 fanapge

so sánh (xem đồ thị, xếp hạng 1 đến 11 từ trái sang phải, theo Fanpagekarma.com), do có tốc độ tăng

trưởng fan hàng tuần (3.3%) và mức độ tương tác - số like/comment/share mỗi post - cao (3.2%).

Đứng thứ 2 là fanpage Wiko mobile Vietnam. Samsung Mobile Vietnam có lượng fan rất lớn nhưng

chỉ đứng thứ 6 về hiệu quả hoạt động. Mobiistar fanpage có mức độ tương tác rất cao nhưng tốc độ

tăng trưởng fan thấp. Trong khi đó, Gionee mặc dù có mức độ tương tác thấp nhưng tốc độ tăng

trưởng fan rất cao.

3. Quảng cáo hiển thị

Các hãng điện thoại chi tiêu nhiều ngân sách cho quảng cáo trên Internet nhằm quảng bá thương

hiệu và xây dựng mối quan hệ với công chúng, đặc biệt là thời điểm tung ra sản phẩm mới. Các

chiến dịch quảng cáo thường triển khai thông qua các mạng quảng cáo – Adnetwork – tập trung trên

3 nhóm website chính là: Tin tức tổng hợp (Vnexpress.net, Dantri.com.vn, Zing.vn,..), Thông tin công

nghệ (Genk.vn, Techz.vn, Tinhte.vn,..) và Giới trẻ - giải trí (kenh14.vn, mp3.zing.vn, nhaccuatui.com,..)

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

0.0%

0.5%

1.0%

1.5%

2.0%

2.5%

3.0%

3.5%

Hiệu quả hoạt động một số fanpage

Engagement Average Weekly Growth

16 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Quảng cáo điện thoại HTC & Samsung

17 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

4. Case study: Microsoft Lumia 730

Cuộc thi “Thử thách WeFie” do công ty Microsoft Mobile phối hợp với Báo điện tử VnExpress tổ chức, từ

ngày 6/11 đến ngày 31/12.

Mục đích: Nhằm đóng góp 3 tỷ đồng cho chương trình “Ngàn bức ảnh, triệu ước mơ” để xây dựng 15

phòng vi tính cho 15 trường học khó khăn, chưa có điều kiện trang bị công nghệ. Mỗi phòng vi tính bao

gồm máy tính để bàn, phần mềm.

Đối tượng: Mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Thời gian thực hiện: Từ ngày 6/11 đến ngày 31/12/2014.

Người tham gia cần "selfie" nhóm từ 5 người trở lên và gửi về chương trình

thuthachwefie.vnexpress.net. Sau đó, đăng ảnh đã chụp lên facebook cá nhân, tạo hashtag

#thuthachwefie và thử thách 3 người khác cùng tham gia.

Với mỗi người xuất hiện trong bức ảnh từ 5 người trở lên, Microsoft Mobile sẽ đóng góp 1.000 đồng

vào quỹ “Ngàn bức ảnh, triệu ước mơ”. Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 31/12/2014 với mục tiêu

đóng góp được 3 tỷ đồng để xây dựng 15 phòng vi tính hỗ trợ việc học tập cho các em học sinh tại

15 trường.

Chiến dịch có sự tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam là Minh Hằng, Kim Hiền, Trấn Thành và

một số nghệ sĩ khác.

Các nghệ sĩ nổi tiếng tham gia chương trình

18 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Từ ngày 6/11 đến ngày 31/12, độc giả có thể gửi những tấm hình "tự sướng" bên cạnh bạn bè và

người thân về chương trình “Thử thách wefie” tại địa chỉ: http://thuthachwefie.vnexpress.net/ .

Bên cạnh mục đích gây quỹ, chiến dịch Thử thách Wefie còn muốn giới thiệu đến người tiêu dùng

Việt Nam chiếc điện thoại Nokia Lumia 730. Đây là chiếc điện thoại 2 SIM, được thiết riêng cho chụp

ảnh tự sướng và cuộc gọi video qua skype.

19 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Chương trình “Thử thách Wefie” được hợp tác bởi Vnexpress.net và Microsoft Mobile

3 điện thoại Lumia 730 sẽ được dành tặng cho 3 bức ảnh Đông nhất, Độc nhất và Yêu thích nhất từ 06/11/2014 đến

30/11/2014.

20 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Các trang báo mạng đưa tin về Chương trình “Thử thách Wefie”: Kenh14.vn, zing.vn, ngoisao.net,

baomoi.com,….

Song song với sự kiện Thử thách Wefie, Lumia 730 còn là nhà tài trợ cho sự kiện Bình chọn ngôi sao

của năm trên Ngoisao.net. Sản phẩm cũng được quảng cáo trên website tin tức giới trẻ, như

Vnexpress.net, Kenh1.vn

21 Hoạt động quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Quảng cáo điện thoại Lumia 730 đồng thời trên Kenh14.vn

Hình. Lumia 730 là nhà đồng tài trợ cho chương trình bình chọn ngôi sao của năm trên Ngoisao.net

22 Một số công ty Smartphone Copyright by Moore 2014

IV. KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO

1. Kết luận

Việt Nam là một trong ba thị trường smartphone tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực trong quý

I/2014, với mức tăng trưởng 59% (Gfk 2014). Thị phần smartphone tại Việt Nam đã vượt qua so với

điện thoại cơ bản, tỷ lệ người dùng smartphone chiếm 52% tổng số người dùng di động. Việt Nam là

một trong thị trường có tỷ lệ dùng smartphone cao nhất, gần bắt kịp với các thị trường đã phát triển

trong tương lai. (Nielsen 2014).

Năm 2011, thị phần tính theo số lượng máy của Nokia tại Việt Nam là 54% và năm 2012 tăng lên 56%.

Tuy nhiên, tính theo giá trị thì thị phần của Nokia lại có sự sụt giảm đáng kể, từ 52.6% trong năm 2011

xuống còn 45% trong năm 2012. Trong khi đó, Samsung chỉ chiếm 15% thị phần về số lượng năm

2011, nhưng sang năm 2012 đã tăng lên thành 23%. Nếu xét về mặt giá trị, tốc độ tăng trưởng thị

phần của nhãn hàng Samsung còn mạnh mẽ hơn, từ 17.8% lên 30.6%. Từ năm 2013 đến nay, thị

trường Việt Nam đón nhận thêm nhiều nhãn hiệu điện thoại tham gia thị trường như: Oppo, Sharp,

Alcatel, Huawei, Wiko, Masstel, Gionee.

Người tiêu dùng

Năm 2011, Việt Nam có khoảng 88.9 triệu người, thu nhập (sau thuế) bình quân hàng năm đạt 19

triệu VND (US$ 928), tăng 3.2% so với năm 2010. Phần lớn những người giàu có ở Việt Nam rơi vào

độ tuổi trung niên. Trong năm 2011, nhóm tuổi 40 – 44 là nhóm có thu nhập hàng năm cao nhất Việt

Nam, trung bình đạt 36.6 triệu VND (US$ 1,786), theo sau là nhóm tuổi 45 – 59 với thu nhập hàng

năm đạt 35.9 triệu VND (US$ 1,753).

Năm 2014, tỷ lệ người trên 16 tuổi sử dụng smartphone tại Việt Nam tăng khoảng 70% so với năm

2013, cụ thể, tăng từ 20% trong năm ngoái lên 36%, tương đương từ 14 lên 24 triệu người dùng

smartphone (chiếu theo cơ cấu dân số Việt Nam 2011). Nhóm tuổi từ 16-24 có tỷ lệ sử dụng

smartphone cao nhất (58%). Tại các nước có đang phát triển như Việt Nam, người dân chi tiêu nhiều

tiền, giành nhiều thời gian cho thiết bị di động và bị ảnh hưởng đến quyết định khi mua sắm bởi di

động hơn các phương tiện truyền thông khác. Người dân ở các nước này chi tiêu nhiều tiền, nhiều

23 Một số công ty Smartphone Copyright by Moore 2014

thời gian cho thiết bị di động hơn và bị ảnh hưởng đến quyết định khi mua sắm bởi di động hơn các

phương tiện truyền thông khác.

Mỗi ngày người dùng Việt Nam giành khoảng 4.6 giờ sử dụng Tivi, Radio, Mobile, Máy tính và Báo

giấy/tạp chí. Trong đó, thời gian sử dụng mobile lớn nhất chiếm 35% tổng thời gian. mỗi ngày người

dùng Việt Nam giành khoảng 4,6 giờ sử dụng Tivi, Radio, Mobile, Máy tính và Báo giấy/tạp chí. Trong

đó, thời gian sử dụng mobile lớn nhất chiếm 35% tổng thời gian. Hành vi này nhằm mục đích tìm

kiếm thêm thông tin về nội dung đang được trình chiếu, thảo luận với người khác qua mạng xã hội,

tương tác với chương trình (như nhắn tin SMS tham gia dự đoán) hoặc theo dõi, tìm kiếm thông tin

về quảng cáo vừa xem.

Có đến 81% người dùng smartphone cho biết họ sử dụng website nhiều lần trong một ngày. Khi truy

cập website, người dùng smartphone Việt Nam thường truy cập vào trang mạng xã hội (46%), sử

dụng trang tìm kiếm (45%), nghe nhạc (39%),…Có khoảng 6% người dùng truy cập với mụa đích mua

sắm và 24% người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm.

Quảng cáo trực tuyến

Thống kê traffic website một số thương hiệu điện thoại cho thấy, lượng traffic đến website chủ yếu từ

Search (36.9%) và Referrals (38.6%). Traffic đến từ Social khá cao, trung bình cao gấp 2 – 10 lần so với

các ngành như Bia, Sữa, Bánh Kẹo, Thực phẩm chức năng, Dược phẩm. Hãng điện thoại Philips và

Mobiistar có lượng lớn traffic đến từ công cụ Search, lần lượt chiếm 79% và 60% tổng traffic. Sony thì

mạnh về Social, với 1 một phần tư traffic đến từ mạng xã hội (chủ yếu từ Facebook). Q-Mobile và

Gionee có thể đã đầu tư rất nhiều cho quảng cáo trên báo điện tử hoặc mạng quảng cáo như

Google Display Network nên có tỷ lệ Referral đến hơn 70%.

Fanpage Samsung Mobile Vietnam có lượng fan dẫn đầu, với gần 2 triệu fan, nhiều gấp đôi so với

fanpage Sony Vietnam. Hãng điện thoại Việt – Mobiistar – đứng thứ 3 với gần 670 ngàn fan. Xét về

hiệu quả hoạt động, fanpage Oppo Vietnam hoạt động hiệu quả nhất trong 11 fanapge so sánh do

có tốc độ tăng trưởng fan hàng tuần (3.3%) và mức độ tương tác - số like/comment/share mỗi post -

cao (3.2%).

24 Một số công ty Smartphone Copyright by Moore 2014

Về quảng cáo hiển thị, các hãng điện thoại chi tiêu nhiều ngân sách cho quảng cáo trên Internet

nhằm quảng bá thương hiệu và xây dựng mối quan hệ với công chúng, đặc biệt là thời điểm tung ra

sản phẩm mới. Các chiến dịch quảng cáo thường triển khai thông qua các mạng quảng cáo –

Adnetwork – tập trung trên 3 nhóm website chính là: Tin tức tổng hợp (Vnexpress.net, Dantri.com.vn,

Zing.vn,..), Thông tin công nghệ (Genk.vn, Techz.vn, Tinhte.vn,..) và Giới trẻ - giải trí (kenh14.vn,

mp3.zing.vn, nhaccuatui.com,..)

2. Dự báo

Theo dự báo của công ty Gfk, công bố vào 9/2014, Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 thị trường dẫn

đầu Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 thị trường dẫn đầu tốc độ tăng trưởng doanh số thiết bị công

nghệ nhanh nhất thế giới. Năm 2015, doanh số bán thiết bị công nghệ tại Việt Nam sẽ là 6.1 tỷ USD,

tăng 11% so với năm 2014.

Nguồn: GfK 2014

Thị trường smartphone sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng doanh số khoảng 18% đến năm

2015. Năm 2015, Việt Nam sẽ đứng thứ 8 trong top 10 thị trường smartphone có mức tăng trưởng

doanh số cao nhất thế giới.

25 Một số công ty Smartphone Copyright by Moore 2014

Nguồn: GfK 2014

26 Một số công ty Smartphone Copyright by Moore 2014

Phụ lục. Một số công ty sản xuất kinh doanh Smartphone

STT Công ty Thương hiệu

1 Công ty Nokia Việt Nam Lumia, Asha

2 Công ty Samsung Việt Nam Galaxy S

3 Công ty HTC Việt Nam One, Desire

4 Công ty Sony Electronics Việt Nam Xperia

5 Công ty LG Electronics Việt Nam LG G, LG L

6 Công ty Linh Trung Tín Revo

7 Công ty Q-mobile Lim, C,

8 Công ty Mobile Star Lai, Bean

9 Công ty Asus Việt Nam Zenfone

10 Công ty OPPO Việt Nam Find, Neo

11 Công ty Philips Việt Nam Philips S, Philips i

12 Công ty Gionee Việt Nam Elife, Ctrl

13 Công ty Lenovo Việt Nam Lenovo A, Lenovo S

14 Công ty Masscom Star

15 Công ty FPT FPT

27 Lời ngỏ Copyright by Moore 2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO

News:

(1) Tuoitre.vn (2014), Hơn 1/3 người Việt dùng smartphone, http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20140911/hon-1-3-nguoi-

viet-dung-smartphone/644458.html

(2) Dantri.com.vn (2014),Doanh số smartphone tại Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý I/2014,

http://dantri.com.vn/suc-manh-so/doanh-so-smartphone-tai-viet-nam-tang-truong-manh-trong-quy-i2014-

886194.htm

(3) Tinmoi.vn (2013), Thị trường điện thoại di động Việt Nam: Thêm 1 số gương mặt mới, http://www.tinmoi.vn/thi-

truong-dien-thoai-di-dong-viet-nam-them-1-so-guong-mat-moi-011262969.html

Report:

(4) Nielsen (2014), Technology and Consumer Behavior 2014, http://www.slideshare.net/VietLee1/nielsen-technology-

and-consumer-behavior-vie-2014

(5) Cục Thương Mại Điện Tử (2014), Báo cáo Thương Mại Điện Tử 2013, http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3029/bao-

cao-thuong-mai-dien-tu-2013.aspx

(6) Google (2014), Google Consumer Barometer 2014, https://www.consumerbarometer.com/en/

(7) Nielsen (2013), Vietnam Grocery Report 2013, http://www.slideshare.net/tinhanhvy/vietnam-grocery-report-2013-

english-nielsen

(8) Vinaresearch (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình quảng cáo – khuyến mãi, http://vinaresearch.net/

(Và một số nguồn tham khảo khác)

28 Lời ngỏ Copyright by Moore 2014

LỜI NGỎ

Các thông tin và nhận định trong báo cáo được thu thập và phân tích dựa vào các nguồn thông tin

có sẵn, hợp pháp và tin cậy mà nhóm thực hiện có được trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, số

liệu nghiên cứu có thể sai khác với số liệu mà quý vị có. Điều này xuất phát từ nguồn dữ liệu hoặc

phương pháp thống kê của chúng tôi với những báo cáo của quý vị.

Nếu quý vị có những thông tin tin cậy, hợp pháp và phù hợp với cấu trúc nội dung của bài báo cáo

vui lòng góp ý với chúng tôi bằng cách gửi thông tin đến địa chỉ [email protected] để

chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những báo cáo tiếp theo.

Để cập nhật thường xuyên những báo cáo và nhận định về các ngành khác, vui lòng truy cập website

moore.vn và đăng ký nhận Bản tin, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị ngay khi các báo cáo được hoàn

thiện.

Nhóm thực hiện