Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

124

description

Báo cáo tiến hành theo dõi giám sát định kỳ đối với các nhóm dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình, trong bối cảnh gia nhập WTO cùng với các chính sách cải cách của Chính phủ đến năm 2010, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án của Oxfam, ActionAid và các đối tác

Transcript of Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

Page 1: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 2: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 3: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

Báo cáo Tổng hợp Vòng 3 năm 2009

Tháng 4 năm 2010

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồngDân cư Nông thôn Việt Nam

Thuận Hòa (Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang)

Bản Liền (Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai)

Thanh Xương (Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên)

Lượng Minh (Huyện Tương Duơng, Tỉnh Nghệ An)

Đức Hương (Huyện Vũ Quang, Tỉnh Hà Tĩnh)

Xy (Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị)

Cư Huê (Huyện Eakar, Tỉnh Đắc Lắc)

Phước Đại (Huyện Bác Ái, Tỉnh Ninh Thuận)Phước Thành (Huyện Bác Ái, Tỉnh Ninh Thuận)

Thuận Hòa (Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh)

Page 4: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 5: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

I

LỜI CẢM ƠN VTỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ VIITÓM LƯỢC IXGIỚI THIỆU 1 Mục tiêu của báo cáo 1 Phương pháp nghiên cứu 1Phần 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo 91. TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO NÔNG THÔN 91.1 Diễn biến nghèo 91.2 Những thách thức về tình trạng nghèo 121.3 Kết luận: Thay đổi cách tiếp cận trong các chương trình giảm nghèo 20Phần 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo 232. KHOẢNG CÁCH GIÀU - NGHÈO 232.1 Chất lượng vốn sinh kế 232.2 Tiếp cận thị trường hàng hóa 382.3 Tiếp cận thị trường lao động 452.4 Tiếp cận các chính sách và dịch vụ hỗ trợ 502.5 Hiệu quả và tính bền vững của các chiến lược sinh kế 642.6 Kết luận: Hướng đến giảm khoảng cách giàu nghèo 673. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG 683.1 Các rủi ro và cú sốc làm gia tăng tính dễ bị tổn thương 683.2 Một số nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thương 733.3 Các biện pháp chống đỡ rủi ro và cú sốc 753.4 Bảo trợ xã hội 793.5 Kết luận: An sinh xã hội và giảm nguy cơ bị tổn thương 824. VẤN ĐỀ GIỚI 834.1 Những khác biệt về giới trong gia đình 834.2 Tính đại diện và tham gia các hoạt động xã hội 854.3 Kết luận: Bình đẳng giới và giảm nghèo 865. THAM GIA VÀ TRAO QUYỀN 875.1 Sự tham gia của người nghèo vào các chính sách, chương trình, dự án 875.2 Vai trò của các thiết chế cộng đồng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân 945.3 Kết luận: Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho người nghèo và cộng đồng nghèo 100Phần 3: Hướng đến Giảm Nghèo Bền vững ở các Vùng Nông thôn Việt Nam 1016. ĐỀ XUẤT THẢO LUẬN 1016.1 Nghèo và thể chế giảm nghèo 1016.2 Hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam 1027. TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

MỤC LỤC

Page 6: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 7: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

III

Đầu năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội cho Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức, đặc biệt trong việc đảm bảo chia sẻ lợi ích gia nhập WTO tới mọi người dân, bao gồm cả nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.

Trong bối cảnh này, ActionAid Việt Nam, Oxfam Anh và Oxfam Hồng Kông, những tổ chức làm việc lâu năm hỗ trợ người nghèo và thiệt thòi nhất ở Việt Nam, cùng với các đối tác địa phương, đã tiến hành thực hiện sáng kiến ‘Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia” từ đầu năm 2007.

Sáng kiến này nhằm mục đích theo dõi hàng năm các kết quả giảm nghèo, gắn với những thay đổi về sinh kế và tiếp cận thị trường của người nghèo và dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng điển hình trên cả nước. Chúng tôi mong muốn đóng góp các khuyến nghị cho thảo luận chính sách tại cấp quốc gia, cũng như cho việc điều chỉnh và thiết kế các chương trình của ActionAid và Oxfam tại Việt Nam.

Chúng tôi hy vọng Quý vị sẽ tìm thấy những điều bổ ích và thú vị trong báo cáo tổng hợp theo dõi nghèo vòng ba này.

Steve Price -Thomas Phan Văn Ngọc

Giám đốc quốc gia Giám đốcOxfam Anh ActionAid Việt Nam

1 Nghiên cứu này có sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, các ý kiến, quan điểm, kết luận, và đề xuất trình bày trong nghiên cứu này không nhất thiết là quan điểm chính sách của Oxfam, AAV hay tổ chức và nhà nghiên cứu nào có tài liệu được trích dẫn trong báo cáo này.

LỜI TỰA1

Page 8: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 9: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

V

Báo cáo tổng hợp về theo dõi nghèo nông thôn vòng 3 năm 2009 này là nỗ lực tập thể, và không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp quan trọng của rất nhiều người.

Chúng tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ của các tổ chức Oxfam Anh, Oxfam Hồng Kông và ActionAid Việt nam (AAV) đã cho những ý kiến quí báu trong suốt các bước thiết kế, triển khai thực địa, hội thảo và viết báo cáo. Một số cán bộ của Oxfam và AAV đã trực tiếp tham gia các chuyến thực địa, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về phương pháp và nội dung nghiên cứu.

Chúng tôi xin cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi của UBND, Sở Ngoại vụ và các sở ban ngành liên quan ở cấp tỉnh và cấp huyện nơi tiến hành đợt theo dõi nghèo này. Chúng tôi xin cảm ơn các thành viên Nhóm nòng cốt theo dõi nghèo ở 09 tỉnh gồm cán bộ sở ban ngành, các tổ chức đoàn thể ở cấp tỉnh và huyện, các cán bộ xã đã phối hợp chặt chẽ, dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành công tác thực địa và viết báo cáo theo dõi nghèo của từng tỉnh. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn các cán bộ thôn bản đã cùng đi và hỗ trợ tích cực công tác thực địa tại 20 thôn bản tham gia mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn. Sự tham gia tích cực và điều phối nhịp nhàng của các đối tác địa phương của Oxfam và AAV gồm các Điều phối viên, cán bộ các Ban quản lý chương trình phát triển tại các huyện, cán bộ các Tổ chức phi chính phủ trong nước như HCCD và CCD là không thể thiếu để đợt theo dõi nghèo này được thực hiện thành công.

Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ những lời cảm ơn chân thành nhất tới những người dân nghèo nam và nữ, những thanh niên và trẻ em tại các thôn bản đã dành thời gian chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong đời sống, những nhận xét, dự định và mong muốn trong tương lai của mình thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Nếu không có sự tham gia tích cực của họ, đợt theo dõi nghèo này không thể thực hiện được.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người quan tâm.2 Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless)Hoàng Xuân Thành (Trưởng nhóm)Đinh Thị Thu PhươngPhạm Việt SơnHà Mỹ ThuậnĐinh Thị GiangLưu Trọng QuangĐặng Thị Thanh Hòa

LỜI CẢM ƠN

2 Các ý kiến đóng góp có thể gửi cho: anh Hoàng Xuân Thành, Trưởng nhóm tư vấn, Giám đốc công ty Trường Xuân (Age-less): (04) 39434478 (văn phòng), 091 334 0972 (di động), emai: [email protected]; chị Lê Kim Dung, Điều phối viên chương trình, Oxfam Anh, (04) 39454362, máy lẻ 141, email: [email protected]; và chị Vũ Thị Quỳnh Hoa, Cán bộ chủ đề Quản trị Nhà nước, ActionAid Việt Nam, (04) 39439866, máy lẻ 126, email: [email protected].

Page 10: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 11: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

VII

TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

AAV ActionAid Việt Nam

ADDA Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á - Đan Mạch

ASXH An sinh Xã hội

BHXH Bảo hiểm Xã hội

BHYT Bảo hiểm Y tế

BVTV Bảo vệ Thực vật

CCD Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên

Chương trình 134 Chương trình hỗ trợ người nghèo dân tộc thiểu số về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình 135 Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương trình 30a Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ), hiện nay là 62 huyện do chia tách địa giới hành chính.

CIDA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Canađa

CLB Câu lạc bộ

CLBPTCĐ Câu lạc bộ Phát triển Cộng đồng

CSHT Cơ sở Hạ tầng

ĐBKK Đặc biệt Khó khăn

ĐCĐC Định canh Định cư

DN Doanh nghiệp

DTTS Dân tộc Thiểu số

Ecolịnk Công ty Liên kết Sinh thái Việt Nam

FFS Lớp học Nông dân trên Đồng ruộng

FM Sóng điều biến tần số (điều tần)

HCCB Hội Cựu Chiến Binh

HCCD Trung tâm Phát triển Cộng đồng Hà Tĩnh

HIV/AIDS Hội chứng Suy giảm Miễn dịch

HND Hội Nông dân

HPN Hội Phụ nữ

HTX Hợp tác xã

KHHGĐ Kế hoạch hóa Gia đình

KHKT Khoa học Kỹ thuật

KT-XH Kinh tế - Xã hội

ND Nông dân

Page 12: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

VIII

Nghị định 67/CP Chính sách Trợ giúp các đối tượng Bảo trợ Xã hội (theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ)

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

NPK Phân bón tổng hợp, gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K)

OGB Oxfam Anh

OHK Oxfam Hồng Kông

PAEM Phương pháp Khuyến nông có sự Tham gia

PEDC Dự án Giáo dục Tiểu học cho Trẻ em có hoàn cảnh Khó khăn

PRA Đánh giá nhanh Nông thôn có sự Tham gia

PTCĐ Phát triển Cộng đồng

PTD Phát triển Công nghệ có sự Tham gia

Quyết định 112Quyết định 101

Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo (theo Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, được sửa đổi theo Quyết định số 101/2009/QĐ-TTg ngày 5/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 167 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 30 Danh mục các đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn) thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ)

Quyết định 74 Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân tộc nghèo ở Đồng bằng sông Cửu Long (theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ)

Reflect Phương pháp tiếp cận “Giáo dục với Phát triển cộng đồng” (do AAV phối hợp với các đối tác địa phương triển khai thực hiện)

SKSS Sức khỏe Sinh sản

Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở LĐ-TB&XH Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TCTK Tổng cục Thống kê

THCS Trung học Cơ sở (cấp 2)

THPT Trung học Phổ thông (cấp 3)

TTHTCĐ Trung tâm Học tập Cộng đồng

UBND Ủy ban Nhân dân

VDP/CDP Lập Kế hoạch Phát triển Thôn/Xã

VHLSS Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam

VTNN Vật tư Nông nghiệp

WB Ngân hàng Thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

XKLĐ Xuất khẩu Lao động

1 USD = 19,000 VNĐ hoặc đồng (tại thời điểm tháng 4/2010)

Page 13: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

IX

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giảm nghèo, nhưng tốc độ giảm nghèo đang chậm lại, tình trạng đói và mù chữ vẫn là vấn đề đáng chú ý ở các xã nghèo nhất. Bản chất nghèo nông thôn đã có nhiều thay đổi trong thập kỷ qua. Nghèo nông thôn ngày càng tập trung vào các “túi nghèo”, “lõi nghèo” tại các vùng DTTS miền núi xa xôi với tính đặc thù cao đối với từng nhóm dân tộc, từng thôn bản, từng hộ gia đình. Giữa hai nhóm nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời” có những khác biệt cơ bản về cơ hội việc làm và khả năng tự kiếm sống, do đó cần những biện pháp riêng có đặt trong một hệ thống tổng thể về an sinh xã hội nông thôn. Hộ cận nghèo ngày càng đông cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để tránh việc dao động xung quanh ngưỡng nghèo, hướng tới thoát nghèo bền vững.

Triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp với văn hóa, tập quán, tri thức bản địa của từng nhóm DTTS ở từng địa phương đang là thách thức hàng đầu nhằm hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam. Các biện pháp hỗ trợ giảm nghèo ở vùng DTTS cho đến nay chủ yếu theo cách tiếp cận truyền thống, hướng đến cải thiện từng “khía cạnh” của nghèo. Còn thiếu các chính sách và biện pháp có tính đột phá hướng đến cải thiện “quá trình” và “không gian” giảm nghèo trong mối tương tác với thị trường và môi trường thiên nhiên, sao cho mỗi cộng đồng nghèo, mỗi người nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình, tránh tâm lý thụ động, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hiện nay có nhiều chính sách, chương trình hướng đến kiềm chế và từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điển hình là Chương trình 30a. Người nghèo có cơ hội cải thiện về tiếp cận tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm, được hỗ trợ đất ở và đất sản xuất... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có nhiều cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế hơn nhằm đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Năm 2009 các cộng đồng dân cư nông thôn tiếp tục hứng chịu những rủi ro và cú sốc, điển hình là thiên tai dồn dập và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Người nghèo nông thôn, người DTTS ở miền núi, các nhóm gặp khó khăn đặc thù là những người dễ bị tổn thương nhất với các rủi ro và cú sốc. Hệ thống an sinh xã hội có tầm quan trọng sống còn trong việc giúp người dân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro và giảm nguy cơ bị tổn thương, nhằm đảm bảo quyền chính đáng của mọi công dân được tôn trọng, được bảo vệ và được trợ giúp khi gặp rủi ro và có một mức sống tối thiểu được xã hội chấp nhận. Hỗ trợ giảm nghèo là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống an sinh xã hội tổng thể đó.

Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi. Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định sử dụng các nguồn lực và dịch vụ. Trình độ hạn chế, bận việc gia đình và định kiến về vai trò giới còn nặng nề đang cản trở sự tham gia nhiều hơn và hiệu quả hơn của phụ nữ nông thôn vào các công việc xã hội.

Đã có những tiến bộ rõ rệt về sự tham gia của người dân trong tiến trình giảm nghèo. Quá trình thực hiện Quyết định 167 hỗ trợ người nghèo về nhà ở đã cải thiện đáng kể sự tham gia và trao quyền cho người nghèo, cùng với tăng cường sự hỗ trợ và giám sát cộng đồng. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản và thực tế về sự tham gia đang đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện.

TÓM LƯỢC

Page 14: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

X

Một số đề xuất thảo luận hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng miền núi DTTS, như sau:

1. Cải cách thể chế trong các chương trình giảm nghèo theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng (xem hộp 1.1), trong đó chú trọng tăng cường sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng, gắn với các công cụ lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp xã/thôn bản và vận hành quỹ cộng đồng tự quản để thực hiện các tiểu dự án, các sáng kiến cộng đồng qui mô nhỏ. Cách tiếp cận phát triển cộng đồng nên được thể chế hóa trong các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới cũng như trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, để giúp chuyển từ hỗ trợ theo từng ngành sang hỗ trợ lồng ghép, và chuyển từ hỗ trợ cho không sang tạo điều kiện, nâng cao năng lực cho người nghèo và cộng đồng nghèo.

2. Nhìn nhận nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, trong đó có các tiêu chí phi thu nhập như nhân lực, tài sản, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ... Một số chính sách hỗ trợ không nhất thiết gắn với tiêu chí nghèo thu nhập, mà nên gắn với các tiêu chí phi thu nhập. Cách tiếp cận nghèo đa chiều sẽ thúc đẩy việc phân cấp, trao quyền triệt để hơn cho các cấp cơ sở trong việc xác định đối tượng hưởng lợi của từng chính sách và chương trình hỗ trợ, với sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan cấp trên.

3. Hỗ trợ phát triển vốn nhân lực cho người nghèo ở các vùng miền núi DTTS đồng bộ trong 4 lĩnh vực: giáo dục cho trẻ em, trang bị kỹ năng tiếng Việt, dạy nghề và khuyến nông cho người lớn. Về giáo dục trẻ em, nên có chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho các trường phổ thông bán trú (“nội trú dân nuôi”) không phân biệt học sinh nghèo hay không nghèo theo học, và tiếp tục phát triển mạng lưới “nhân viên hỗ trợ giáo viên” ở các vùng miền núi DTTS.

4. Về dạy chữ cho người lớn, nên mở rộng cách tiếp cận “giáo dục gắn với phát triển cộng đồng” (Reflect) dựa trên mối liên kết giữa Trung tâm học tập cộng đồng xã và các câu lạc bộ phát triển cộng đồng ở thôn bản. Về dạy nghề, nên chú trọng các nghề tạo việc làm tại chỗ (dựa trên khảo sát nhu cầu học nghề cụ thể ở từng xã, thôn bản), kết hợp với nâng cao vai trò của mạng lưới phi chính thức, tổ nhóm, cộng đồng thôn bản trong việc truyền nghề, duy trì nghề và tạo việc làm cho người học nghề. Về khuyến nông, nên mở rộng áp dụng các phương pháp khuyến nông có sự tham gia có lợi cho người nghèo đã được thử nghiệm thành công ở nhiều nơi.

5. Cải thiện tiếp cận thị trường dựa trên phát triển vốn xã hội của người nghèo, thông qua xây dựng các tổ nhóm nông dân, gắn với doanh nghiệp tại những nơi có điều kiện theo phương thức canh tác theo hợp đồng. Có những hỗ trợ mạnh hơn để thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp tại chỗ và hỗ trợ bà con đi làm ăn xa trong nước.

6. Thiết kế chương trình giảm nghèo không tách rời việc thiết kế một hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở vùng nông thôn, trong đó chú trọng các biện pháp trợ giúp xã hội cho các nhóm nghèo “kinh niên” và các biện pháp hỗ trợ sinh kế bền vững cho nhóm nghèo “tạm thời”. Nên bổ sung vào dự thảo Đề án “Hệ thống an sinh xã hội đối với cư dân nông thôn giai đoạn 2011-2020” một “Ma trận chính sách” nhằm xác định rõ các nhóm đối tượng cần hỗ trợ, các chính sách cần sửa đổi hoặc bổ sung, các biện pháp phối kết hợp và liên thông giữa các tầng hỗ trợ, các hình thức thực hiện ASXH phù hợp, các nguồn lực và bước đi cần thiết, các tiêu chí xác định đối tượng, vai trò của các bên liên quan.

Page 15: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

XI

Thiết kế bổ sung một hệ chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, nhất là hộ mới thoát nghèo để giảm nghèo bền vững.

7. Thực hiện lồng ghép giới trong mọi chính sách và chương trình phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo, truyền thông về bình đẳng giới, giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn là những biện pháp quan trọng để thúc đầy bình đẳng giới. Ở cấp cơ sở, triển khai các chương trình giảm nghèo dựa trên cách tiếp cận phát triển cộng đồng ở các địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng hỗ trợ hoạt động của các tổ nhóm nông dân bao gồm sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới, rất có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.

8. Phát huy vai trò tích cực của các thiết chế cộng đồng, bao gồm trưởng thôn, đội tự quản, già làng, trưởng họ, tổ chức đoàn thể và các tổ nhóm cộng đồng ở cấp thôn bản nhằm nâng cao năng lực tham gia cho người nghèo và cộng đồng nghèo. Chú trọng hỗ trợ các tổ nhóm có mục đích thực hiện các chức năng cộng đồng. Tham vấn cụ thể với người dân, nhất là người nghèo và phụ nữ, ở từng thôn bản để thiết kế các hỗ trợ ở mức “vừa đủ” tạo cú hích cho những thay đổi tích cực nhưng không làm phát sinh tâm lý thụ động, ỷ lại của người dân và cộng đồng.

9. Các nhà tài trợ và chính phủ cần cam kết phân bổ đủ các nguồn lực cho các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới, có tính đến yếu tố chuẩn nghèo mới và nhu cầu đầu tư cao hơn theo đầu người cho các xã nghèo nhất.

Page 16: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 17: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

1

Mục tiêu của báo cáoViệt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong 25 năm qua. Từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo trong những năm gần đây. Năm 1993, có gần 60% dân số Việt Nam ở diện nghèo. Tỷ lệ này giảm xuống còn 16% vào năm 2006.

Trong giai đoạn 2007-2010, Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách sâu sắc, toàn diện nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và giúp những hộ gia đình nghèo còn lại thoát nghèo. Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 là một phần của kế hoạch kinh tế tổng thể đã đánh dấu một chuyển biến quan trọng của Việt Nam nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Vai trò mới của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho người dân, đặc biệt là những cộng đồng nghèo và đồng bào DTTS ở khu vực miền núi.

Nhằm theo dõi những thay đổi mà Việt Nam sẽ trải qua trong một vài năm tới, khi thực hiện việc gia nhập WTO và những chuyển biến kinh tế mạnh mẽ xảy ra, một nhóm các tổ chức phi Chính phủ quốc tế gồm Oxfam Anh, Oxfam Hồng Kông và ActionAid Việt Nam đã phối hợp với các đối tác địa phương tại những tỉnh mà các tổ chức có chương trình hỗ trợ để xây dựng một mạng lưới theo dõi tình trạng nghèo có sự tham gia nhằm mục tiêu:

“Tiến hành theo dõi giám sát định kỳ đối với các nhóm dễ bị tổn thương tại một số cộng đồng dân cư điển hình, trong bối cảnh gia nhập WTO cùng với các chính sách cải cách của Chính phủ đến năm 2010, nhằm cung cấp các phân tích và đề xuất cho thảo luận chính sách cũng như việc thực hiện các chương trình, dự án của Oxfam, ActionAid và các đối tác”.

Mục đích của việc theo dõi nghèo lặp lại hàng năm là:

•Cung cấp các thông tin nghiên cứu định tính hữu ích về tình trạng nghèo và phát triển bổ sung cho các số liệu thống kê và điều tra nghèo của nhà nước và các tổ chức.

•Xây dựng một mạng lưới quan trắc “cảnh báo sớm” nhằm xác định những tác động bất lợi đối với người nghèo và dễ bị tổn thương trong bối cảnh gia nhập WTO.

•Nâng cao năng lực địa phương và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quá trình theo dõi nghèo phục vụ công tác giảm nghèo một cách hiệu quả và công bằng.

Phương pháp nghiên cứu Lựa chọn địa điểm nghiên cứu

Trên cơ sở trao đổi với các đối tác địa phương của Oxfam và ActionAid, 09 tỉnh đã tham gia vào mạng lưới theo dõi nghèo nông thôn. Tại mỗi tỉnh đã lựa chọn 01 xã điển hình (riêng tỉnh Ninh Thuận chọn 02 xã) để tiến hành theo dõi nghèo. Trong một xã, chọn 02 thôn bản: một thôn bản gần trung tâm xã, có điều kiện thuận lợi hơn; và một thôn bản xa trung tâm xã, có điều kiện kém thuận lợi hơn. (Các xã và thôn bản được lựa chọn tham gia mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn không nhất thiết phải có chương trình phát

GIỚI THIỆU

Page 18: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

2

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

triển của Oxfam/ActionAid). Như vậy, tổng cộng có 10 xã (gồm 20 thôn bản) tham gia vào mạng lưới quan trắc nghèo nông thôn (xem Bảng 1). Mục tiêu của mạng lưới theo dõi nghèo này không nhằm đưa ra các số liệu thống kê mang tính đại diện, mà nhằm cung cấp các minh chứng định tính và ý kiến chia sẻ của người dân phục vụ cho công tác thảo luận chính sách và xây dựng các chương trình phát triển. Do vậy, các điểm quan trắc sẽ được lựa chọn có mục đích, mang tính điển hình về các điều kiện sinh kế và tình trạng nghèo trong tỉnh, đồng thời thể hiện được sự đa dạng giữa các điểm quan trắc.

Các cộng đồng được lựa chọn là điểm quan trắc nghèo tập trung ở những vùng khó khăn trong cả nước, thể hiện tính đa dạng cao của nông thôn Việt Nam như:

- Vị trí địa lý và địa hình: các điểm quan trắc trải dài khắp cả nước từ miền núi phía Bắc, đến Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu long. Các điểm quan trắc có địa hình núi cao (Bản Liền, Lượng Minh, Thuận Hòa - HG), núi thấp (Thanh Xương, Đức Hương, Xy, Phước Đại, Phước Thành), cao nguyên (Cư Huê) và đồng bằng (Thuận Hòa-TV).

- Thành phần các dân tộc: các điểm quan trắc là nơi sinh sống của các dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Thái, H’Mông, Khmú, Vân Kiều, Êđê, Raglai, Khmer.

- Mức độ xa xôi, cách biệt: các điểm quan trắc gồm cả những điểm gần trung tâm huyện và những điểm xa xôi cách trung tâm huyện 30-40 km.

- Tình trạng nghèo: gồm những điểm có kết quả tương đối khả quan từ hoạt động giảm nghèo, với tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo hiện hành của Chính phủ dưới 10% (Thanh Xương, Cư Huê), và những xã cực nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2 có tỷ lệ nghèo trên 50%.

3 Xã Phước Đại năm 2007 không nằm trong Chương trình 135 giai đoạn 2, đa số thôn của xã mới được đưa trở lại vào Chương trình 135 giai đoạn 2 từ tháng 10 năm 2008.

XãHuyện

Tỉnh

Các nhóm dân tộcchính

Khoảng cách đến trung tâm huyện (km)

Xã 135 giai đoạn 2

Thuộc Chương trình 30a

Tỷ lệ nghèo của xã cuối năm 2009 (%)

Thuận Hòa Vị Xuyên Hà Giang Tày, H’Mông 42 Có Không 35.0

Bản Liền Bắc Hà Lào Cai Tày, H’Mông 28 Có Có 54.5

Thanh Xương Điện Biên Điện Biên Kinh, Thái 3 Không Không

Lượng Minh Tương Dương Nghệ An Thái, Kh’mú 17 Có Có 83.5

Đức Hương Vũ Quang Hà Tĩnh Kinh 10 Không Không 28.4

Xy Hướng Hoá Quảng Trị Vân Kiều 36 Có Không 42.2

Cư Huê Eakar Đắk Lắk Êđê, Kinh 2 Không Không 8.7

Phước Đại Bác Ái Ninh Thuận Raglai 0,3 Có3 Có 58.2

Phước Thành Bác Ái Ninh Thuận Raglai 14 Có Có 52.8

Thuận Hòa Cầu Ngang Trà Vinh Kh’mer, Kinh 2 Không Không 28.5

NGUỒN: Phiếu thông tin cấp xãGhi chú: Bản đồ sử dụng trong các Bảng số liệu của báo cáo này là “Bản đồ nghèo năm 2006” theo số liệu VHLSS 2006. Màu đậm hơn tương ứng với tỷ lệ nghèo của tỉnh cao hơn. Nguồn: Báo cáo phát triển Việt nam 2008.

BẢNG 1. Mạng lưới các điểm quan trắc

Page 19: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

GIỚI THIỆU

3

Trong 10 xã tham gia mạng lưới quan trắc có 9 xã thuộc vùng khó khăn (trừ xã Thanh Xương-ĐB) theo Quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ. Đáng lưu ý, có 4 xã (Bản Liền, Lượng Minh, Phước Đại và Phước Thành) nằm trong Chương trình 30a do Chính phủ mới ban hành từ cuối năm 2008 nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo nhất trong cả nước (hiện nay là 62 huyện do chia tách địa giới hành chính).

Một nhóm nòng cốt về theo dõi - đánh giá nghèo của từng tỉnh được thành lập bao gồm 15-25 người:

- Đại diện các cơ quan cấp tỉnh như Sở Ngoại vụ, Sở KH&ĐT, Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc, Cục Thống Kê, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên.

- Đại diện các cơ quan cấp huyện như phòng LĐ-TB&XH, phòng NN&PTNT, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Thống kê, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, và các cán bộ hiện trường của các chương trình thuộc tổ chức Oxfam và ActionAid tại địa phương.

- Đại diện từ các xã, thôn được lựa chọn tiến hành khảo sát.

Nhóm nòng cốt có trách nhiệm trực tiếp tiến hành các công việc theo dõi tình trạng nghèo tại các điểm quan trắc trên địa bàn mình, từ khâu tổ chức, triển khai thu thập thông tin và viết báo cáo thực địa. Nhóm nòng cốt được tập huấn nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật của Nhóm tư vấn công ty Trường Xuân (Ageless) và cán bộ chương trình Oxfam, ActionAid.

Khung theo dõi: các chủ đề và giả thuyết nghiên cứu

Các nhóm nòng cốt đã xây dựng một khung thu thập thông tin dựa trên 4 câu hỏi chính được gắn với nhau như 4 chủ đề và giả thuyết nghiên cứu. Bản báo cáo này được lập dựa trên 4 chủ đề chính này.

CHỦ ĐỀ 1: Khoảng cách giàu nghèo. Tình trạng nghèo và những bất lợi, thiệt thòi như không hòa nhập, bị “gạt ra ngoài lề”, thiếu cơ hội thường có nguyên nhân là do sự mất cân đối về quyền lực mà người nghèo phải gánh chịu. Khoảng cách giàu nghèo có thể được lượng hoá theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong thu nhập, chi tiêu và tài sản; cũng như dựa trên các đánh giá định tính theo các chỉ tiêu về sự khác biệt trong tiếng nói và tính đại diện, tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ và thị trường. Nghiên cứu này giả thuyết rằng trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và đổi mới của Chính phủ, những người có cơ hội học hành tốt hơn, có các kỹ năng cao hơn, những người tiếp cận được các mạng lưới xã hội và các dịch vụ hỗ trợ sẽ vượt lên trên những nhóm khác.

CHỦ ĐỀ 2: Tính dễ bị tổn thương. Người nghèo và các cộng đồng nghèo thường đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng và liên tục. Tình trạng nghèo thường gắn với an ninh lương thực kém và sinh kế không ổn định do biến động giá cả thị trường, các cơ hội việc làm không đảm bảo, thiếu các biện pháp an sinh xã hội và thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Nghiên cứu này giả thuyết rằng với quy mô sản xuất hàng hoá cao hơn và tiếp cận thị trường tốt hơn, một số người có thể tận dụng các cơ hội thị trường, đương đầu với sự biến động của giá cả cũng như các rủi ro và cú sốc khác. Một số người khác không thể điều chỉnh thì gặp khó khăn hoặc tái nghèo, thậm chí ở dưới mức nghèo.

CHỦ ĐỀ 3: Quan hệ Giới. So với nam giới, phụ nữ nghèo có vai trò và tiếng nói khác biệt. Phụ nữ đối mặt với những thử thách trong phân công lao động, quyền lợi, thảo luận và thỏa thuận với nam giới trong quá trình ra quyết định, tiếp cận các dịch vụ, tham gia các hoạt động của cộng đồng, và giáo dục cho trẻ em. Nghiên cứu này giả thuyết rằng cùng với việc cải thiện chung các điều kiện sống, vai trò của phụ nữ đối với việc ra quyết định, phân công lao động trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội và giáo dục cho trẻ em sẽ được cải thiện đáng kể.

Page 20: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

4

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

CHỦ ĐỀ 4: Sự tham gia và Trao quyền. Tăng cường vai trò và tiếng nói của người nghèo có ý nghĩa quan trọng đối với việc giúp cho người nghèo có cơ hội và khả năng tiếp cận thông tin, tham gia và làm chủ trong tất cả các giai đoạn phát triển, trong đó bao gồm cả giám sát và đánh giá các dự án và chương trình giảm nghèo ở địa phương. Nghiên cứu này giả thuyết rằng trong bối cảnh kinh tế mới sẽ có rất nhiều thách thức đối với các cơ quan địa phương nhằm đảm bảo sự phân cấp, tham gia, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quá trình quản lý và giám sát các chương trình giảm nghèo bền vững.

Khảo sát lặp lại hàng năm

Điểm khác biệt của sáng kiến theo dõi nghèo này là khảo sát lặp lại hàng năm. Nhóm nòng cốt sẽ quay trở lại đúng những xã và thôn bản đã khảo sát từ vòng trước, thực hiện Phiếu phỏng vấn hộ gia đình với đúng mẫu khảo sát của năm trước, phỏng vấn sâu lặp lại một số hộ gia đình điển hình đã phỏng vấn năm trước, làm lại bài tập phân loại kinh tế hộ với đúng danh sách của năm trước.

Vòng theo dõi nghèo thứ ba này diễn ra từ tháng 8/2009 đến tháng 12/2009. Thời gian khảo sát thực địa theo phương pháp có sự tham gia tại mỗi điểm quan trắc trong khoảng 7-8 ngày. Các công cụ thu thập số liệu chính là:

Phiếu phỏng vấn hộ gia đình: 30 hộ gia đình được lựa chọn tại mỗi thôn bản (tổng cộng là 60 hộ tại 2 thôn bản trong 1 xã) để phỏng vấn lặp lại hàng năm. Kỹ thuật lựa chọn ngẫu nhiên đơn giản (ví dụ như rút thẻ màu) được sử dụng nhằm lựa chọn các hộ gia đình tham gia phỏng vấn. Bảng hỏi tập trung vào tìm hiểu thông tin của các thành viên gia đình, một số chỉ số chung về mức sống, thay đổi sinh kế, ý kiến về tiếp cận các dịch vụ cơ bản, thị trường và sự tham gia của cộng đồng. Đã thực hiện được 600 phiếu phỏng vấn hộ gia đình tại 10 điểm quan trắc, với các số liệu thu được từ 263 hộ nghèo và 337 hộ không nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ ở thời điểm điều tra. Trong số 600 người trả lời phiếu phỏng vấn có 436 người là nam giới, 164 người là nữ giới; 147 người Kinh, 453 người các DTTS tập trung vào các dân tộc H’mông, Thái, Tày, Kh’mú, Vân Kiều, Ê đê, Raglai và Kh’mer.

Nhóm nòng cốt đã quay lại tất cả những hộ phỏng vấn năm 2007 để duy trì mẫu khảo sát đối chứng. Tuy nhiên, so với mẫu khảo sát 600 hộ năm 2007, sang đến năm 2009 đã phải thay thế 18 hộ do đã thay đổi nơi cư trú hoặc vắng nhà tại thời điểm khảo sát. Để kiểm tra độ tin cậy của số liệu so sánh giữa năm 2009 với năm 2008 và 2007, nhóm nghiên cứu đã chạy số liệu trong mẫu lặp lại (panel) 582 hộ, kết quả không có sự khác biệt đáng kể so với số liệu trong mẫu chung 600 hộ. Số liệu dùng trong báo cáo này là số liệu từ mẫu chung 600 hộ.

Các số liệu phỏng vấn hộ được phân tách theo hộ nghèo/hộ không nghèo theo kết quả bình xét nghèo ở từng địa bàn ở thời điểm điều tra. Riêng tại Cư Huê-ĐL không có số liệu phân tách cho riêng hộ nghèo, do số lượng hộ nghèo trong mẫu khảo sát quá nhỏ (chỉ có 2 hộ nghèo trong tổng số 60 hộ khảo sát tại Cư Huê-ĐL).

Phỏng vấn sâu ghi lại câu chuyện điển hình: phỏng vấn sâu 8-10 hộ gia đình nghèo và cận nghèo điển hình trong từng thôn bản để hiểu rõ hơn diễn biến nghèo, những bất lợi và rủi ro của người nghèo, quan hệ giới, tiếng nói của chính người nghèo và mức độ tham gia của họ vào các chương trình, dự án. Đã thực hiện được 627 phỏng vấn sâu đối với các hộ gia đình.

Thảo luận nhóm: được thực hiện với nhóm cán bộ xã, nhóm nòng cốt thôn bản (gồm cán bộ thôn, đại diện các đoàn thể và một số người dân có hiểu biết trong thôn), và với các nhóm dân cư địa phương gồm nhóm nam, nhóm nữ, nhóm nghèo, nhóm trẻ em. Các công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) như xếp loại kinh tế hộ, đường thời gian, sơ đồ nhân quả, liệt kê và xếp hạng, biểu đồ di chuyển... đã được sử dụng để hiểu hơn về phân hóa giàu - nghèo, tiểu sử cộng đồng, diễn biến sinh kế, bối cảnh rủi ro, phản hồi của người dân về việc thực hiện các chương trình và dự án ở địa phương.

Page 21: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

GIỚI THIỆU

5

4 Các thông tin thứ cấp được trích nguồn riêng. Các thông tin không trích nguồn trong báo cáo này được tổng hợp từ 9 báo cáo theo dõi nghèo thành phần và từ ghi chép thực địa theo dõi nghèo vòng 3 năm 2009 tại 9 tỉnh.5 Tham khảo Báo cáo tổng hợp vòng 1 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam - Báo cáo tổng hợp”, tháng 11 năm 2008, Oxfam và ActionAid Vietnam; và Báo cáo tổng hợp vòng 2 “Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam - Báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2008/2009”, tháng 11 năm 2009, Oxfam và ActionAid Vietnam

Đã thực hiện được 206 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 1433 người dân, trẻ em và cán bộ cơ sở (xã và thôn bản), trong đó có 798 nam giới và 635 phụ nữ, 315 người Kinh và 1118 người các DTTS.

Phiếu thông tin: cán bộ theo dõi cung cấp các số liệu thống kê về xã và thôn khảo sát. Quan sát và chụp ảnh (xin phép nếu cần thiết) tại thực địa là những công cụ nhằm cung cấp các thông tin bổ sung.

Phỏng vấn cán bộ và các bên liên quan: Ngoài các công cụ trên đây, chuyến khảo sát còn thực hiện 40 cuộc phỏng vấn cán bộ các ban ngành cấp tỉnh và huyện, các doanh nghiệp tại 09 tỉnh khảo sát.

Báo cáo vòng 3 này tổng hợp các kết quả khảo sát thu được từ 9 tỉnh trong năm 2009, nhấn mạnh vào những thay đổi nhận biết được và những thông điệp chính sách rút ra từ việc xem xét những yếu tố tác động đến diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc trong vòng 12 tháng qua4. Bên cạnh việc phân tích sâu thêm một số vấn đề trọng tâm, báo cáo này vẫn nêu lại vắn tắt những khía cạnh cơ bản của các chủ đề chính về giảm nghèo để đảm bảo đây là một báo cáo độc lập về nghèo nông thôn5.

Bảng 2 cập nhật các đặc điểm cơ bản tại thời điểm cuối năm 2009 của 20 thôn bản được lựa chọn khảo sát dựa trên phiếu thông tin cấp thôn và kết quả khảo sát hộ gia đình.

Page 22: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

6

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tỉnh

Gia

ngLà

o C

aiĐ

iện

Biê

nN

ghệ

An

Tĩnh

Quả

ng T

rịĐ

ắc L

ắcN

inh

Thuậ

nTr

à V

inh

Huy

ệnV

ị Xuy

ênB

ắc H

àĐ

iện

Biê

nTư

ơng

Dươ

ngV

ũ Q

uang

Hướ

ng H

oáE

akar

Bác

Ái

Cầu

Ng

ang

Thuậ

n H

òaB

ản L

iền

Than

h X

ương

Lươn

g M

inh

Đức

Hươ

ngX

yC

ư H

uêP

hước

Đại

Phư

ớc T

hành

Thuậ

n H

Thôn

bản

Mịc

h B

Min

h P

hong

Đội

1K

hu C

Tủng

1P

á Đ

ông

Chă

n nu

ôi 2

Xốp

Mạt

Chă

m

Puô

ngH

ương

Th

ọH

ương

nTr

oan

ÔX

y La

Đồn

g Tâ

mM

’Hăn

gTà

1M

a H

oaM

a D

úĐ

á B

a C

áiTh

uỷ

Hoà

Sóc

C

hùa

Thôn

135

g/đ

oạn

2C

óC

óC

óC

óK

hông

Khô

ngC

óC

óK

hông

Khô

ngC

óC

óK

hông

Khô

ngK

hông

Khô

ngC

óC

óK

hông

Khô

ng

Địa

hìn

hTh

ung

ngN

úi c

aoTh

ung

ngN

úi c

aoN

úi th

ấpTh

ung

ngN

úi c

aoN

úi c

aoN

úi

thấp

Núi

th

ấpN

úi th

ấpN

úi th

ấpC

ao

nguy

ênC

ao

nguy

ênN

úi th

ấpN

úi

thấp

Núi

thấp

Núi

th

ấpĐ

ồng

b

ằng

Đồn

g

bằn

g

Tổng

số

hộ96

5429

3084

9437

160

140

9446

3013

913

526

616

313

177

240

367

Thàn

h p

hần

dân

tộc

chủ

yếu

Tày

(98%

)H

’ Môn

g

(97%

)Tà

y (1

00%

)H

’Môn

g

(100

%)

Thái

(8

0%)

Kin

h (2

0%)

Kin

h (9

3,5%

)Th

ái

(98%

)K

hmú

(99,

3%)

Kin

h (1

00%

)K

inh

(100

%)

Vân

Kiề

u (9

7,6%

)V

ân K

iều

(99%

)K

inh

(95%

đê

(94%

)R

agla

i (5

6,9%

)K

inh

(42%

)

Rag

lai

(92%

)R

agla

i (9

7,4%

)R

agla

i (8

6,7%

)K

hmer

(8

0%)

Kin

h (2

0%)

Khm

er

(67%

)K

inh

(33%

)

Kho

ảng

các

h đ

ến tr

ung

m x

ã (k

m)

24

213

2,5

40,

412

11,

51,

50,

56,

52

0,6

2,1

0,4

2,7

13

Kho

ảng

các

h đ

ến

đườ

ng ô

tô q

uanh

năm

g

ần n

hất (

km)

0,5

42

50

00,

412

0,2

0,5

00

00

00

0,1

00

0,6

Kho

ảng

các

h đ

ến tr

ạm

y tế

gần

nhấ

t (km

)2

41,

515

11

0,4

121,

21

1,5

0,5

6,5

20,

51,

70,

13

12,

5

Kho

ảng

các

h đ

ến

trườ

ng ti

ểu h

ọc g

ần

nhất

(km

)

0,5

02

0,2

23

0,4

0,2

0,03

1,5

1,5

0,5

10,

10,

50,

60,

21,

50,

51

Kho

ảng

các

h đ

ến

trườ

ng T

HC

S g

ần n

hất

(km

)

15

215

2,6

30,

44

11,

71,

50,

53

20,

51

1,2

31,

52,

5

Kho

ảng

các

h đ

ến

trườ

ng T

HP

T g

ần n

hất

(km

)

1620

3015

65

1726

128

86

7,5

21

114

130,

52,

5

Kho

ảng

các

h đ

ến c

hợ

gần

nhấ

t (km

)2

42

151

117

261

1,5

2422

,57

20,

51,

714

131

2,5

Bìn

h q

uân

diệ

n tíc

h đ

ất

SX

/ khẩ

u (m

2)10

5513

6520

896

1606

237

433

015

723

1168

276

071

1N

/AN

/A34

4689

513

5132

3661

3169

5473

623

34

Sản

lượn

g L

T b

ình

quâ

n đ

ầu n

gườ

i/ nă

m (

kg)

420

375

166

165

430

650

165

156

250

150

N/A

7058

074

4N

/AN

/AN

/AN

/AN

/AN

/A

Ng

uồn

thu

nhập

chí

nh

của

thôn

Lúa

nước

, ng

ô đ

ịa

phư

ơng

, ng

ô la

i, ch

ăn

nuôi

, đi

làm

thuê

Lúa

nươn

g,

lúa

nước

, ng

ô đ

ịa

phư

ơng

, ch

ăn

nuôi

Chè

, lúa

ớc,

chăn

nu

ôi

Lúa

nươn

g,

lúa

nước

, ng

ô đ

ịa

phư

ơng

, ch

ăn n

uôi

Lúa

nước

, đ

i làm

th

uê,

ngô

địa

p

hươn

g,

sắn

Lúa

nước

, tr

ồng

ra

u

Lúa

nươn

g,

ngô

địa

p

hươn

g,

làm

thuê

, ng

ô la

i, ch

ăn

nuôi

Lúa

nươn

g,

ngô

địa

p

hươn

g,

chăn

nu

ôi

Lúa

nước

, ng

ô la

i, lạ

c,

đậu

, ch

ăn

nuôi

, ke

o la

i, đ

i làm

ăn

xa

Lúa

nước

, ng

ô la

i, lạ

c,

đậu

, câ

y ăn

q

uả,

keo

lai,

chăn

nu

ôi, đ

i là

m ă

n xa

Sắn

côn

g

nghi

ệp,

lúa

nươn

g

Sắn

ng

nghi

ệp,

lúa

nươn

g,

ngô

địa

p

hươn

g

Ng

ô la

i, cà

phê

, ch

ăn

nuôi

, đi

làm

thuê

Lúa

nước

, ng

ô la

i, cà

phê

, đ

i làm

th

Ng

ô đ

ịa

phư

ơng

, ng

ô la

i, ch

ăn

nuôi

, đ

iều,

đi

rừng

, đ

i làm

th

Ng

ô,

chăn

nu

ôi,

điề

u,

đi

rừng

, là

m

thuê

, lư

ợm

phâ

n b

ò

Lúa

nươn

g,

ngô,

ch

ăn

nuôi

, đi

rừng

, lư

ợm

phâ

n b

ò

Ng

ô,

chăn

nu

ôi, đ

i rừ

ng,

đi l

àm

thuê

, lư

ợm

phâ

n b

ò

Lúa

nước

, tô

m,

đi l

àm

thuê

, đ

i làm

ăn

xa,

b

uôn

bán

nh

Lúa

nước

, ra

u m

àu,

đi l

àm

thuê

, đ

i làm

ăn

xa,

b

uôn

bán

nh

Tỷ lệ

ng

hèo

cuối

200

8 cả

thôn

(%

)38

,551

,740

,781

,335

,13,

347

,286

,231

,429

,331

51,9

7,1

16,9

4472

9268

31,1

41,8

BẢ

NG

2. M

ột s

ố đặ

c đi

ểm c

ủa 2

0 th

ôn b

ản tr

ong

mạn

g lư

ới q

uan

trắc

ngh

èo n

ông

thôn

Page 23: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

GIỚI THIỆU

7

Tỉnh

Gia

ngLà

o C

aiĐ

iện

Biê

nN

ghệ

An

Tĩnh

Quả

ng T

rịĐ

ắc L

ắcN

inh

Thuậ

nTr

à V

inh

Huy

ệnV

ị Xuy

ênB

ắc H

àĐ

iện

Biê

nTư

ơng

Dươ

ngV

ũ Q

uang

Hướ

ng H

oáE

akar

Bác

Ái

Cầu

Ng

ang

Thuậ

n H

òaB

ản L

iền

Than

h X

ương

Lươn

g M

inh

Đức

Hươ

ngX

yC

ư H

uêP

hước

Đại

Phư

ớc T

hành

Thuậ

n H

Thôn

Mịc

h B

Min

h P

hong

Đội

1K

hu C

Tủng

1P

á Đ

ông

Chă

n nu

ôi 2

Xốp

Mạt

Chă

m

Puô

ngH

ương

Th

ọH

ương

nTr

oan

ÔX

y La

Đồn

g

Tâm

M’H

ăng

Tà L

ú 1

Ma

Hoa

Ma

Đá

Ba

Cái

Thuỷ

H

oàS

óc C

hùa

Hộ

sử d

ụng

điệ

n %

(*)

100

4797

2010

010

097

3310

010

010

010

010

010

097

8773

100

9797

sử d

ụng

nướ

c vò

i %

(*)

5343

3750

03

100

773

050

100

30

9350

707

7027

Hộ

có N

VS

tự h

oại /

bán

tự

hoạ

i % (

*)7

00

07

530

063

500

743

1713

107

327

17

Hộ

có r

adio

/ cas

settl

e %

(*)

2010

2317

720

010

2717

03

147

723

07

2320

Hộ

có ti

vi %

(*)

7337

8010

9310

056

,,713

9787

7063

9780

8767

7073

8377

Hộ

có x

e m

áy %

(*)

4070

5777

8087

3017

5060

5033

9077

5737

3753

4363

Hộ

có đ

iện

thoạ

i % (

*)87

707

1393

9730

390

7033

3787

4070

4343

5023

60

Hộ

có n

gườ

i đi l

àm th

gần

nhà

% (

*)37

407

377

5033

73

2017

013

6340

4317

1770

60

Hộ

có ti

ền g

ửi từ

ng

ười đ

i là

m ă

n xa

% (

*)7

013

00

1010

1047

5310

03

77

00

743

40

Hộ

có n

guồ

n th

u từ

buô

n b

án, d

ịch

vụ %

(*)

73

33

07

30

103

07

1710

77

07

77

Hộ

có b

án s

ản p

hẩm

12

thán

g q

ua %

(*)

6010

083

6083

7010

5967

9097

9390

6050

7080

6730

67

Hộ

có m

ua v

ật tư

12

thán

g q

ua %

(*)

9797

9310

010

097

327

8790

357

100

2740

5020

4033

77

Hộ

có h

ưởng

lợi t

ừ ho

ạt

độn

g K

N 1

2 th

áng

qua

%

(*)

9093

8067

9053

3360

6780

9797

5340

727

3020

1060

Thàn

h vi

ên h

ộ kh

ông

đi

học

% (

*)7

1618

2914

112

161

122

352

1821

2951

4816

13

Thàn

h vi

ên h

ộ ch

ưa tố

t ng

hiệp

tiể

u họ

c %

(*)

1937

3731

3215

2649

813

3626

1339

4740

3330

4835

Tỷ lệ

ng

hèo

tron

g

mẫu

điề

u tr

a 30

hộ

(*)

33,3

6033

,376

,730

073

,386

,726

,726

,743

,336

,70

6,7

63,3

53,3

76,7

46,7

6043

,3

(*)

Số

liệu

từ m

ẫu đ

iều

tra n

gẫu

nhiê

n hộ

gia

đìn

h cu

ối n

ăm 2

009

N

GU

ỒN

: Phi

ếu th

ông

tin c

ấp th

ôn

Page 24: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 25: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

9

Phần 1: Tổng quan về Diễn biến Nghèo và Các Nỗ lực Giảm nghèo 1. TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO NÔNG THÔN

Báo cáo tổng hợp vòng 2 đã nêu nghèo giảm chậm và diễn biến phức tạp trong năm 2008 bởi những rủi ro và cú sốc mà người nghèo và cộng đồng nghèo gặp phải, cho dù một số nhóm cộng đồng có thể đối phó với những thách thức này tốt hơn các nhóm khác. Chất lượng cuộc sống người nghèo, dù được đo bằng các con số tỷ lệ nghèo (định lượng) theo chuẩn nghèo của Chính phủ, hay đo bằng cảm nhận (định tính) của chính người dân, đã bị ảnh hưởng mạnh tại nhiều điểm quan trắc. Báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2009 này sẽ cập nhật diễn biến nghèo, các thách thức giảm nghèo trong bối cảnh mới khi Việt Nam bước đầu trở thành một nước có thu nhập trung bình.

1.1 Diễn biến nghèo

Việt Nam vẫn tiếp tục tiến trình giảm nghèo ấn tượng, nhưng tốc độ giảm nghèo đã chậm lại đáng kể trong những năm gần đây. Bảng 1.1 cho thấy, tỷ lệ người nghèo toàn quốc theo chuẩn nghèo chi tiêu của TCTK (dựa trên số liệu VHLSS) chỉ giảm nhẹ ở mức bình quân 1 điểm phần trăm mỗi năm trong giai đoạn 2006-2008, so với mức bình quân giảm 3-4 điểm phần trăm mỗi năm trong các giai đoạn trước đó. Điều đáng quan tâm là, tỷ lệ nghèo của các nhóm DTTS còn ở mức rất cao, ước tính gần 50% vào năm 2008. Trong vòng 15 năm từ 1993 đến 2008, tỷ lệ nghèo trong các nhóm DTTS giảm bình quân 2,44 điểm phần trăm một năm, so với 3,02 điểm phần trăm trong nhóm Kinh và Hoa. Mức giảm nghèo chậm và tỷ lệ người nghèo DTTS cao là thử thách lớn cho Chương trình 30a, cũng như giai đoạn tiếp theo 2011-2015 của Chương trình 135

Bước sang năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kèm theo thiên tai dồn dập. Những khó khăn của nền kinh tế được dự đoán sẽ tác động tiêu cực đến các nỗ lực giảm nghèo. Mặc dù vậy, các số liệu nghèo cập nhật theo chuẩn nghèo thu nhập của Chính phủ (dưới 200.000 đồng/tháng/người ở khu vực nông thôn và dưới 260.000 đồng/tháng/người ở khu vực thành thị) cho thấy tốc độ giảm nghèo năm 2009 khá chậm nhưng vẫn khả quan. Tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước năm 2009 ước tính 12,3%, giảm nhẹ so với mức 13,4% của năm 2008 và mức 14,8% của năm 2007.6 Bức tranh giảm nghèo trong năm 2009 theo các số liệu rà soát nghèo chính

Thách thức giảm nghèo khi Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình

Tỷ lệ nghèo giảm chậm dần và còn rất cao trong các nhóm DTTS

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và thiên tai dồn dập là thách thức lớn đối với giảm nghèo trong năm 2009

NGUỒN:

1993 1998 2002 2004 2006 2008

Toàn quốc 58.1 37.4 28.9 19.5 16.0 14

Thành thị 25.1 9.2 6.6 3.6 3.9 3.1

Nông thôn 66.4 45.5 35.6 25.0 20.4 18.1

Kinh và Hoa 53.9 31.1 23.1 13.5 10.3 8.5

Dân tộc ít người

86.4 75.2 69.3 60.7 52.3 49.8

BẢNG 1.1. Tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam, giai đoạn 1993-2008 (%)

- Số liệu nghèo 1993, 1998, 2002, 2004 và 2006: “Bảo trợ xã hội”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 6-7 tháng 12, 2007 - Số liệu nghèo ước tính 2008: “Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”, Báo cáo của

Ngân hàng Thế giới, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3-4 tháng 12, 2009.

6 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2009 (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=507&idmid=&ItemID=9449). Tuy nhiên, số liệu hộ nghèo chung cả nước theo chuẩn nghèo thu nhập cần được xem xét thận trọng, vì mỗi tỉnh/thành phố có thể áp dụng chuẩn nghèo riêng của minh cao hơn chuẩn nghèo chung của Chính phủ (như các thành phố lớn và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đang thực hiện).

Page 26: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

10

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

BẢNG 1.2. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2008 tại các điểm quan trắc (%)

NGUỒN: Số liệu rà soát hộ nghèo 2005-2009 tại các xã theo chuẩn nghèo hiện hành của Chính phủGhi chú: Mức tăng hoặc giảm tỷ lệ nghèo khoảng 5% trở lên được coi là “tăng mạnh” hoặc “giảm mạnh”

thức tại các điểm quan trắc khá tích cực, mặc dù còn những băn khoăn về độ tin cậy của số liệu do chuẩn nghèo quá thấp, việc bình xét nghèo hàng năm còn nhiều vướng mắc (xem thêm phần 5.1). Bảng 1.2 cho thấy, trong 10 xã tham gia mạng lưới quan trắc nghèo, có 5 xã có tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhẹ, 1 xã có tỷ lệ hộ nghèo giữ nguyên và 1 xã có tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh.

Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt mức thấp và nông nghiệp gặp nhiều rủi ro do thiên tai, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm mạnh tại đa số điểm quan trắc là kết quả đáng khích lệ. Ở cấp độ vĩ mô, Chính phủ đã có nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người nghèo và hỗ trợ bổ sung cho các vùng nghèo nhất. Các nhóm DTTS ở miền núi xa xôi cũng ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính toàn cầu so với các nhóm người Kinh ở đô thị và nông thôn đồng bằng.

Ở cấp độ vi mô, Bảng 1.3 cho thấy yếu tố thời tiết tác động mạnh đến diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc. Những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhẹ hoặc tăng trong năm 2009 so với năm 2008 đều chịu ảnh hưởng của thời tiết bất lợi. Ngược lại, ở một số địa bàn thì tỷ lệ nghèo giảm mạnh, sản xuất nông nghiệp được mùa và mức độ thiệt hại do thiên tai trong năm 2009 không lớn như năm 2008. Bên cạnh đó, giá mua vật tư nhất là phân bón năm 2009 giảm so với mức giá cao điểm trong năm 2008, giá bán một số nông sản như ngô lai, chè, sắn và công lao động làm thuê có xu hướng tăng cũng tác động tích cực đến đời sống người dân.

Các chính sách an sinh xã hội trong năm 2009 tác động tích cực đến giảm nghèo

Thiên tai tác động mạnh đến diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc

Xã Dân tộcchính

Tỷ lệ nghèo rà soát hàng năm theo chuẩn nghèo của Nhà nước

Diễn biến tỷ lệ nghèo giữa 2 lần rà soát

2008 - 20092005 2006 2007 2008 2009

Thuận Hòa Tày, H’Mông 78.7 69.5 58.3 42.8 35.0 Giảm mạnh

Bản Liền Tày, H’Mông 65.9 61.0 60.7 59.9 54.5 Giảm mạnh

Thanh Xương Kinh, Thái 33.9 22.8 14.7 11.2 8.2 Giảm nhẹ

Lượng Minh Thái, Kh’mú 77.4 74.7 72.5 78.7 83.5 Tăng mạnh

Đức Hương Kinh 39.6 31.6 30.6 39.8 28.4 Giảm mạnh

Xy Vân Kiều 81.5 71.1 54 49.8 42.2 Giảm mạnh

Cư Huê Êđê, Kinh 28.1 24.7 16.8 11.9 8.7 Giảm nhẹ

Phước Đại Raglai 68.8 51.7 44.2 58.4 58.2 Giữ nguyên

Phước Thành Raglai 74.3 69.2 58.1 56.5 52.8 Giảm nhẹ

Thuận Hòa Kh’mer, Kinh 41.1 32.7 37.2 33.9 28.5 Giảm mạnh

Page 27: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

11

BẢNG 1.3. Các yếu tố chính tác động đến diễn biến nghèo tại các điểm quan trắc

Nhận thức của bản thân người dân về sự thay đổi cuộc sống trong 12 tháng qua khá tương đồng với diễn biến tỷ lệ hộ nghèo tại đa số điểm quan trắc. Bảng 1.4 cho thấy, tỷ lệ người trả lời cảm thấy đời sống của hộ gia đình mình đã “tốt lên” trong 12 tháng qua khá cao tại Bản Liền-LC, Đức Hương-HT và Xy-QT - đây cũng là những địa bàn có tỷ lệ nghèo giảm mạnh trong năm 2009. Ngược lại, những địa bàn có tỷ lệ cao người trả lời phỏng vấn cho rằng đời sống “kém đi” trong 12 tháng qua như Lượng Minh-NA, Cư Huê-ĐL, Phước Thành-NT cũng là những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm thậm chí tăng lên trong năm 2009.

Các nhóm DTTS thường nhận thức cụ thể hơn về điều kiện sống thông qua tình trạng “thiếu ăn” của hộ gia đình. Mặc dù tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm, tỷ lệ hộ gia đình cho rằng gia đình mình gặp tình trạng “thiếu ăn” trong năm 2009 tại đa số điểm quan trắc còn rất cao, nhất là tại những xã DTTS vùng sâu. Trong số những hộ “thiếu ăn”, tỷ lệ hộ cho rằng gia đình mình thiếu ăn “thường xuyên” (một vài tháng trong năm) vào những lúc giáp hạt cũng rất cao tại những địa bàn này.

Nhận thức của người dân về thay đổi đời sống khá tương đồng với diễn biến tỷ lệ hộ nghèo

Hiện tượng đói vẫn tồn tại ở các xã vùng sâu vùng xa

Xã Dân tộcchính

Diễn biến tỷ lệ nghèo giữa 2 lần

rà soát 2008 - 2009

Yếu tố chính

Tày, H’Mông Giảm mạnh Lúa, ngô được mùa, trồng sắn bán được

Bản Liền Tày, H’Mông Giảm mạnh Lúa được mùa, không bị rét đậm rét hại

Thanh Xương Kinh, Thái Giảm nhẹ Trồng lúa đặc sản, trồng rau muống có thu nhập, tiền công làm thuê tăng

Lượng Minh Thái, Kh’mú Tăng mạnh Mất mùa lúa rãy

Đức Hương Kinh Giảm mạnh Thiệt hại do bão lụt ít, tiền công làm thuê tăng

Xy Vân Kiều Giảm mạnh Đường sá tốt hơn, giá sắn tăng trở lại vào cuối năm 2009

Cư Huê Êđê, Kinh Giảm nhẹ Ảnh hưởng của 2 cơn bão số 9 và số 11

Phước Đại Raglai Giữ nguyên Thời tiết bất lợi, số hộ mới tách lớn

Phước Thành Raglai Giảm nhẹ Thời tiết bất lợi, số hộ mới tách lớn

Thuận Hòa Kh’mer, Kinh Giảm mạnh Lúa, ngô được mùa và có giá, tiền công làm thuê tăng

NGUỒN: Thảo luận nhóm với cán bộ xã và thôn bản

Page 28: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

12

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

BẢNG 1.4. Cảm nhận về thay đổi đời sống và tình trạng “thiếu ăn”, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đìnhChi chú: tần suất thiếu ăn ghi nhận theo mức độ tăng dần: “duy nhất một lần” trong năm, “một vài lần” trong năm, “thỉnh thoảng” - trung bình vài lần trong tháng, và “thường xuyên”- một vài tháng trong năm

1.2 Những thách thức về tình trạng nghèoBối cảnh đang thay đổi rất nhanh, từ năm 2010 Việt Nam bắt đầu trở thành một nước có thu nhập trung bình, nhưng còn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập. Bản chất nghèo nông thôn đã có những thay đổi so với cách đây 5-10 năm. Báo cáo tổng hợp vòng 3 này nêu lên những thách thức tổng quát về tình trạng nghèo, đòi hỏi những thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận giảm nghèo nông thôn trong thời gian tới.

Nghèo còn rất phổ biến trong các nhóm DTTS ở các vùng xa xôi

Trong số 20 thôn bản khảo sát, mỗi thôn bản là một đơn vị xã hội hoàn chỉnh, hầu hết là nơi sinh sống tập trung của 1 nhóm dân tộc chính. Số liệu rà soát hộ nghèo ở thời điểm cuối năm 2008 cho thấy, có những thôn có tỷ lệ nghèo rất thấp dưới 10%, và có những thôn có tỷ lệ nghèo rất cao trên 70-80%. Nếu chia theo nhóm dân tộc, thì các thôn bản người Raglai, Kh’mú, H’Mông và Vân Kiều ở các vùng miền núi xa xôi thường có tỷ lệ nghèo cao trên 50% (Hình 1.2). Những hạn chế về động lực giảm nghèo nêu ở Phần 1.2 trên đây đã phần nào lý giải cho tình trạng tỷ lệ nghèo còn rất cao của các nhóm DTTS ở các vùng xa xôi, như tiếp cận kém với các tiện ích cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế nông nghiệp bấp bênh phụ thuộc vào thời tiết, việc làm phi nông nghiệp chậm phát triển, chất lượng giáo dục còn thấp...

Khắc phục những bất lợi về sự cách biệt là một thách thức lớn trong công cuộc giảm nghèo tại các “túi nghèo”, “lõi nghèo” ở các thôn bản DTTS xa xôi. Hình 1.3 cho thấy giữa tỷ lệ nghèo tại 20 thôn bản khảo sát và khoảng cách từ trung tâm thôn bản đến đường ô tô quanh năm, chợ, trạm y tế, trường THCS và THPT có tương quan thuận. Ngược lại,

Bản chất nghèo nông thôn đã thay đổi trong bối cảnh mới

Bất lợi về sự cách biệt là thách thức lớn đối với các

Nghèo ngày càng tập trung trong các nhóm DTTS ở các vùng xa xôi

Xã Đời sống hộ gia đình

trong 12 tháng qua

Tỷ lệ hộ "thiếu

ăn" trong 12

tháng qua

Tần suất thiếu ăn trong 12 tháng qua (trong số những người thiếu ăn)

Tốt hơn

Vẫn vậy Kém đi Duy nhất

một lần

Một vài lần

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

18 62 18 13 0 25 38 38

Bản Liền 58 27 14 29 6 6 38 50

Thanh Xương 31 49 20 27 0 0 50 50

Lượng Minh 15 37 48 85 0 0 8 92

Đức Hương 43 42 15 33 0 20 60 20

Xy 35 38 25 53 10 39 29 23

Cư Huê 5 53 42 8 20 20 0 60

Phước Đại 22 62 17 58 0 11 46 43

Phước Thành 18 55 25 73 0 14 27 59

Thuận Hòa 22 57 20 8 0 40 20 40

Page 29: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

13

giữa tỷ lệ nghèo và tỷ lệ hộ sử dụng điện, nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại, tivi, xe máy, điện thoại trong mẫu khảo sát có tương quan nghịch rõ rệt. Hai trường hợp ngoại lệ là khoảng cách đến trường tiểu học gần nhất có tương quan nghịch và tỷ lệ hộ sử dụng nước vòi có tương quan thuận với tỷ lệ nghèo, cho thấy các thôn bản nghèo nhất đã được ưu tiên mở điểm trường, lớp học cắm bản và xây dựng công trình nước sinh hoạt tự chảy.

Các thôn bản DTTS nghèo nhất thường xa các trung tâm kinh tế-xã hội, nên khó khăn về tiếp cận các tiện ích hạ tầng, thị trường và dịch vụ là tất yếu. Tiếp cận thông tin qua tivi, điện thoại, sử dụng xe máy để vượt qua khoảng cách hoặc tận dụng cơ hội giao thương khi các con đường mới mở cũng là những hạn chế cố hữu của các thôn bản nghèo, của người nghèo DTTS. Trong bối cảnh đó, các giải pháp tạo điều kiện tiếp cận các dich vụ cơ bản là thực sự cần thiết để giúp khắc phục các bất lợi về sự biệt lập , ví dụ như ngành giáo dục đang đẩy mạnh các mô hình lớp học phổ thông dân tộc bán trú, ngành y tế và khuyến nông đang mở rộng mạng lưới cộng tác viên thôn bản, hoặc các công ty viễn thông đang mở rộng diện phủ sóng kèm theo các chương trình khuyến mãi cho điện thoại bàn không dây và điện thoại di động.

Các giải pháp trong tiếp cận dịch vụ cần được đầu tư theo đầu người mạnh hơn nữa để giúp người dân thoát khỏi nghèo. Các giải pháp cũng cần cách tiếp cận phát triển cộng đồng (tham gia và trao quyền) dựa trên đặc thù của từng thôn bản để nâng cao vai trò làm chủ và sự hưởng lợi của người dân đối với các mô hình dịch vụ. Nhất là các hộ nghèo, hộ có khó khăn đặc thù cần dựa vào cộng đồng để họ có thể tiếp cận các dịch vụ. Thực tế khảo sát tại các điểm quan trắc, các giải pháp đầu tư tiếp cận dịch vụ hướng đến cấp thôn bản chưa được phân bổ đủ nguồn lực để có thể trở thành giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh giảm nghèo nhanh và bền vững ở các vùng DTTS xa xôi.

HÌNH 1.2. Nhóm dân tộc chính - Tỷ lệ nghèo của 20 thôn khảo sát cuối 2008 (%)

Nguồn: Phiếu thông tin cấp thôn, 2009

3,3

7,1

16,9

29,3

31

31,1

31,4

35,1

38,5

40,7

41,8

44

47,2

51,7

51,9

68

72

81,3

86,2

92

0 20 40 60 80 100

Kinh (Thanh Xương-ĐB)

Kinh (Cư Huê-ĐL)

Êđê (Cư Huê-ĐL)

Kinh (Đức Hương-HT)

Vân Kiều (Xy-QT)

Kh'mer (Thuận Hòa-TV)

Kinh (Đức Hương-HT)

Thái (Thanh Xương-ĐB)

Tày (Thuận Hòa-HG)

Tày (Bản Liền-LC)

Kh'mer/Kinh (Thuận Hòa-TV)

Raglai/Kinh (Phước Đại-NT)

Thái (Lượng Minh-NA)

H' Mông (Thuận Hòa-HG)

Vân Kiều (Xy-QT)

Raglai (Phước Thành-NT)

Raglai (Phước Đại-NT)

H’Mông (Bản Liền-LC)

Kh'mú (Lượng Minh-NA)

Raglai (Phước Thành-NT)

%

thôn bản DTTS xa xôi

Các giải pháp tạo điều kiện tiếp cận các dich vụ cơ bản là thực sự cần thiết để giúp khắc phục các bất lợi về sự biệt lập

... cần được đầu tư theo đầu người mạnh hơn nữa theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng

Page 30: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

14

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

HÌNH 1.3. Tương quan giữa tỷ lệ nghèo và tiếp cận các tiện ích cơ sở hạ tầng tại 20 thôn bản khảo sát

NGUỒN: Phiếu thông tin cấp thôn bản và Phỏng vấn hộ gia đình, 2009

Page 31: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

15

Các biện pháp hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước ở vùng DTTS cho đến nay chủ yếu theo cách tiếp cận truyền thống, hướng đến cải thiện từng “khía cạnh” của nghèo, như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đất sản xuất, cung cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ giống cây con, tập huấn và xây dựng mô hình khuyến nông. Mỗi loại hoạt động do một cơ quan chuyên ngành tổ chức thực hiện, có biểu mẫu số liệu, cách thức báo cáo, đánh giá chuyên biệt, nhiều khi còn thiếu cơ chế và biện pháp phối kết hợp chặt chẽ ở từng địa bàn cụ thể. Những hoạt động này thường phải tuân theo một số khuôn mẫu từ trên xuống về thiết kế, qui mô, qui trình, định mức chi tiêu... do đó khó có sự linh hoạt cần thiết để phù hợp với đặc thù của từng cộng đồng DTTS miền núi.

Chủ trương nhất quán của Nhà nước là phát huy sự chủ động sáng tạo của người dân nhằm giảm nghèo bền vững. Nhưng hiện nay còn thiếu các chính sách có tính đột phá hướng đến cải thiện “quá trình” và “không gian” giảm nghèo trong mối tương tác với thị trường và môi trường thiên nhiên, sao cho mỗi cộng đồng nghèo, mỗi người nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình phù hợp với định hướng chung. Còn thiếu các hỗ trợ mạnh về thể chế nông thôn hướng đến giảm nghèo, nhất là các “thể chế cộng đồng” - mà đây chính là tài sản của các nhóm DTTS miền núi có những giá trị lâu đời cần được gìn giữ, phát huy và thích ứng với bối cảnh mới.

Trong nhiều năm qua, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với các đối tác địa phương triển khai nhiều dự án phát triển cộng đồng ở hầu hết những địa bàn miền núi DTTS khó khăn nhất trong cả nước. Các dự án phát triển cộng đồng thường hướng đến cải thiện quá trình và không gian giảm nghèo, làm bệ đỡ cho những giải pháp hỗ trợ thích ứng với đặc thù của từng xã, từng thôn bản và từng hộ gia đình. Đây là những gợi ý rất hữu ích trong quá trình thiết kế các chương trình, dự án giảm nghèo của Nhà nước giai đoạn tới (Hộp 1.1).

Cách tiếp cận giảm nghèo hiện nay bộc lộ những bất cập

Còn thiếu chính sách đột phá nhằm cải thiện thể chế nông thôn hướng đến giảm nghèo

Các dự án phát triển cộng đồng cung cấp nhiều gợi ý cho việc thiết kế chương trình giảm nghèo giai đoạn tới

HỘP 1.1. Cải thiện “quá trình” và “không gian” giảm nghèo: bài học từ các dự án phát triển cộng đồng

Các dự án “phát triển cộng đồng” nhằm hỗ trợ giảm nghèo ở vùng miền núi DTTS là cách tiếp cận thường thấy của các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ.

Các dự án phát triển cộng đồng thường có tầm nhìn xây dựng “cộng đồng tự lực”, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện “quá trình” và “không gian” giảm nghèo, trước khi hỗ trợ cải thiện các “khía cạnh” nghèo cụ thể. Cách tiếp cận cơ bản của các dự án phát triển cộng đồng là tăng cường sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng, gắn với các công cụ lập kế hoạch có sự tham gia (“lập kế hoạch phát triển xã/thôn - VDP/CDP) và vận hành quỹ cộng đồng tự quản (có thể gọi là “quỹ phát triển cộng đồng”, “quỹ phát triển địa phương”, “quỹ quay vòng” hoặc “hợp phần ngân sách xã” trong các dự án khác nhau) để thực hiện các tiểu dự án/ các sáng kiến cộng đồng qui mô nhỏ.

Một số bài học chính của các dự án phát triển cộng đồng hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng miền núi DTTS như sau:

• Lồng ghép phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với sự phân cấp và trao quyền quản lý rõ ràng cho cấp xã, thôn bản.

•Dành ngân sách đáng kể cho các hoạt động nâng cao năng lực, lập kế hoạch, theo dõi, giám sát có sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ tổ nhóm nông dân và phát triển các thể chế nông thôn khác. Chú trọng củng cố, phát triển các thể chế hiện có thay vì lập ra những thể chế hoàn toàn mới.

•Đặc biệt quan tâm đến những điểm mạnh, những tài sản của cộng đồng (để phát huy) thay vì chỉ quan tâm đến những điểm yếu, hạn chế của cộng đồng (để khắc phục). Văn hóa, phong tục và các tri thức bản địa (tri thức kỹ thuật, quản lý tài nguyên, tổ chức cộng đồng) là điểm khởi đầu của các sáng kiến

Page 32: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

16

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

cộng đồng, với sự lồng ghép các kiến thức mới phù hợp.

•Nâng cao chất lượng của sự tham gia của người dân, tránh tham gia hình thức, tránh sự thiên lệch theo ý chí của riêng nhóm khá giả trong thôn bản. Chú trọng sự tham gia và hưởng lợi của người nghèo, phụ nữ, trẻ em bằng cách tham vấn, thiết kế, triển khai các hoạt động phù hợp với hoàn cảnh của họ. Phát triển các thể chế cộng đồng làm tăng vốn xã hội của các nhóm yếu thế.

•Phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ các hoạt động trong dự án phát triển cộng đồng đến từng thôn bản và từng hộ gia đình, ví dụ tín dụng vi mô kết hợp với tiết kiệm, với tập huấn, khuyến nông, thành lập tổ nhóm, lập kế hoạch sử dụng đất, hạch toán kinh tế hộ gia đình, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, thực hiện qui chế dân chủ cơ sở...

•Huy động sự đóng góp, đối ứng hợp lý của cộng đồng và hộ gia đình vào việc thực hiện các sáng kiến do cộng đồng làm chủ. Thúc đẩy các hoạt động tự giúp, tự tài trợ trước khi có hỗ trợ từ bên ngoài. Triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế dưới dạng “đầu tư có thu hồi”, “vốn quay vòng”, hạn chế cho không.

•Quá trình thực hiện linh hoạt, có thể thay đổi nhanh căn cứ vào hoàn cảnh thực tế và phản hồi của cộng đồng ở từng thôn bản. Đơn giản hóa các thủ tục tài chính, thanh quyết toán trong các tiểu dự án.

•Xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các bên liên quan (chính quyền, đoàn thể, cơ quan cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, tổ nhóm, HTX, hiệp hội...) và người dân.

•Phát huy vai trò của các “hướng dẫn viên phát triển cộng đồng”, ưu tiên tạo cơ hội, bồi dưỡng người địa phương. Chú trọng kỹ năng “thúc đẩy” không áp đặt hay đồng hóa, tránh rập khuôn “người DTTS cần làm giống như người Kinh để giảm nghèo”.

• Lồng ghép các sáng kiến về phòng chống rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng (CBNRM).

Hai nhóm nghèo: nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời”

Khảo sát tại các điểm quan trắc cho thấy, hiện nay có sự phân biệt rõ giữa hai nhóm nghèo: nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời” cần có cách tiếp cận hỗ trợ khác nhau.

Nghèo “kinh niên” (nghèo “lõi”, nghèo “kiệt”): Đặc điểm lớn nhất của những hộ nghèo kinh niên là thiếu sức lao động do già cả, khuyết tật, đau ốm dài ngày, đơn thân, mồ côi cha mẹ... Nghèo kinh niên luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong nhóm những hộ nghèo nhất trong cộng đồng, trong đó có các hộ thiếu hoặc không có đất sản xuất, đất chất lượng thấp (đất nương rãy bạc màu, xa nơi ở, xa nguồn nước), trình độ văn hóa thấp, không biết tiếng Kinh, không có tay nghề, chủ yếu đi làm thuê thu nhập bấp bênh theo mùa vụ (Bảng 1.5). Một số hộ được cộng đồng thôn bản xếp vào nhóm nghèo kinh niên còn do thiếu ý chí thoát nghèo, vướng vào nghiện hút ma túy, chi tiêu không hợp lý khó thay đổi. Tại những thôn vùng thấp, đông người Kinh có tỷ lệ nghèo thấp dưới 10% (như thôn Chăn nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB, thôn Đồng Tâm, xã Cư Huê-ĐL), hầu hết hộ nghèo trong danh sách rà soát nghèo chính thức hàng năm là hộ nghèo kinh niên.

Những hộ nghèo kinh niên thường xuyên thiếu ăn, không có tích lũy, thường dựa vào sự trợ giúp của họ hàng người thân và cộng đồng thôn bản. Sự hỗ trợ thường xuyên của Nhà nước theo các chính sách trợ giúp xã hội hiện hành (Nghị định 67/CP) đã giúp một bộ phận hộ nghèo kinh niên giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống. Thách thức hiện

Đặc điểm lớn nhất của người nghèo kinh niên là thiếu lao động

Người nghèo kinh niên cần được trợ giúp xã hội kịp thời

Page 33: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

17

nay là tăng diện bao phủ của các chính sách trợ giúp xã hội, tăng mức hỗ trợ để đảm bảo mức sống tối thiểu, có các biện pháp hỗ trợ chuyên biệt như các “lưới an toàn” với các tầng nấc khác nhau cho từng nhóm xã hội đặc thù (xem thêm chương 3 Tình trạng dễ bị tổn thương).

BẢNG 1.5. Đặc điểm của nhóm nghèo nhất tại một số điểm quan trắc

(huyện, tỉnh)

Bản Liền

(Bắc Hà, Lào Cai)

Xy

(Hướng Hóa, Quảng Trị)

Lượng Minh (Tương Dương,

Nghệ An)

Phước Đại & Phước Thành

(Bác Ái, Ninh Thuận)

Thuộc CT 30a Có Không Có Có

Dân tộc chính Tày, H’Mông Vân Kiều Thái, Kh’mú Raglai

Đất nương rãy Ít đất, thường là đất xấu

Có ít đất, gieo được khoảng 1-2 thùng

thóc giống và 1500 gốc sắn

Gieo 10-15 Kg giống

Ít đất sản xuất: 1-3 sào đất rẫy trên

núi, đất xấu, hay bị mất mùa

Đất ruộng Ít ruộng, gieo được khoảng 5 Kg giống

Không có đất ruộng

Không có đất ruộng

Hầu hết không có đất ruộng hoặc có 1-2 sào đất ruộng

nhưng đất xấu

Loại nhà Nhà tạm, vách đất. Diện tích nhỏ 8-20

m2

Khung nhà bằng tre, lợp tranh

Một số có nhà 134 (nhà sàn lợp tôn)

Nhà cột chôn, mái fibro hoặc tranh

lá.

Diện tích nhỏ

Một số có nhà 167

Nhà tạm. diện tích khoảng 15-25m2. Một số được nhà xây gạch lợp tôn

24m2 theo CT 134

Lao động Hộ mới tách, có từ 1-2 lao động chính

Hộ mới tách, đông con, hay đau ốm, phụ nữ đơn thân

hoặc có người già

Gia đình có người nghiện ma túy, đi trai cải tạo hoặc

hay đau ốm

Thiếu lao động, con nhỏ, đơn thân, có người già, mồ

côi

Học vấn Đa số chưa tốt nghiệp tiểu học

Đa số chưa tốt nghiệp tiểu học.

Trẻ em nghỉ học sớm

Đa số chưa tốt nghiệp tiểu học

Con nghỉ học sớm, học hết tiểu học

Gia súc Một số ít hộ có 1 con trâu, còn lại không có trâu

Hầu hết không có trâu bò hoặc chỉ có 1 con (dê) do dự án

hỗ trợ

Có 1-2 con bò Một số không có, một số có 1-3

con bò vay Ngân hàng hoặc nuôi rẽ chương trình

ĐCĐC

Nguồn thu nhập chính

Chè, lúa, gia cầm Sắn Đi rừng, lúa nương Bắp địa phương, mì goòng, đậu

ván.

Làm thuê công trình, lượm phân

bò về bán

Số tháng thiếu ăn Thiếu ăn 2-3 tháng Thiếu ăn 3-4 tháng Thiếu ăn 6-7 tháng

Thiếu ăn 4-5 tháng

Tham gia họp thôn

Tham gia nhưng ít phát biểu

Không tham gia đầy đủ

Ít đi họp thôn Hay vắng do bận ở trên rãy. Nếu tham gia chỉ ngồi nghe,

ít phát biểu.

Nghèo “tạm thời”: chiếm đa số trong nhóm nghèo. Đặc điểm lớn nhất của những hộ nghèo tạm thời là có sức lao động, có mong muốn làm ăn vươn lên thoát nghèo nhưng thiếu năng lực và cơ hội như thiếu vốn, thiếu kiến thức kỹ thuật, thiếu tiếp cận thị trường. Những hộ nghèo tạm thời có thể gặp khó khăn trong một giai đoạn nhất định của vòng đời, điển hình là những gia đình trẻ mới tách hộ, con còn nhỏ, hoặc gặp những cú sốc do bệnh tật, tang ma, thiên tai, dịch bệnh...

Người nghèo tạm thời có lao động, nhưng thiếu năng lực và cơ hội

Page 34: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

18

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Đối với những hộ nghèo tạm thời, sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan là rất quan trọng để họ có thể từng bước vươn lên thoát nghèo. Tại các điểm quan trắc, khi có một khoản hỗ trợ sinh kế như cây con giống hoặc phân bón, các cộng đồng thôn bản thường đưa ra các tiêu chí “có lao động” và “chăm chỉ làm ăn” để bình xét người hưởng lợi ưu tiên. Cách này về thực chất đã hướng các hỗ trợ sinh kế đến những hộ nghèo tạm thời, và loại trừ những hộ nghèo kinh niên. Thách thức hiện nay là triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển sinh kế, theo hướng hỗ trợ cộng đồng, chú trọng tạo cơ hội và nâng cao năng lực (thay vì hỗ trợ trực tiếp, cho không) nhằm giảm sự thụ động trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước và nâng cao năng lực phòng chống rủi ro và các cú sốc để thoát nghèo bền vững.

Khó khăn trong rà soát hộ nghèo, hay tính đa chiều của nghèoKhái niệm “hộ nghèo” hay “người nghèo” được dùng trong các bảng số liệu của báo cáo này xuất phát từ danh sách rà soát nghèo chính thức hàng năm tại các thôn bản khảo sát theo chuẩn nghèo hiện hành của Chính phủ (dưới 200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn). Trong khi đó, khái niệm “hộ nghèo” hay “người nghèo” dùng trong đa số thông tin định tính của báo cáo này lại xuất phát từ bài tập “phân loại hộ” - được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia với nhóm nòng cốt thôn bản.

Hai nguồn thông tin nói trên thể hiện hai cách tiếp cận khác nhau về khái niệm “nghèo”. Cách thứ nhất sử dụng cách tiếp cận “một chiều”, đo bằng ngưỡng tiền tệ theo một chuẩn nghèo thu nhập chung. Cách thứ hai sử dụng cách tiếp cận “đa chiều”, sử dụng nhiều tiêu chí phi tiền tệ. Ví dụ, cán bộ cơ sở và người dân thường dựa vào các tiêu chí về tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, xe máy), nhân lực (lao động, con cái, đau ốm, tàn tật), nguồn thu nhập (có lương, nghề phi nông nghiệp), tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ (vay vốn, khuyến nông), sự tham gia vào các công việc trong thôn... để xếp loại hộ. Cách thứ hai này phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, với các tiêu chí phân loại nghèo khác nhau ở các địa bàn khác nhau.

Khi đối chiếu kết quả của hai cách phân loại nghèo tại từng thôn bản, cho thấy kết quả tương đối trùng hợp, nhất là đối với nhóm nghèo “kinh niên”. Nhưng cũng có nhiều trường hợp được cán bộ cơ sở và người dân xếp loại là “nghèo” theo cách thứ hai nhưng lại không nằm trong danh sách rà soát nghèo chính thức theo cách thứ nhất, và ngược lại. Lý do thường là gia đình có thể có tài sản như nhà cửa và gia súc, nhưng khi tính toán thu nhập bình quân hàng tháng lại không vượt chuẩn nghèo. Hoặc bản chất gia đình là khá giả nhưng những thiên lệch, cảm tính trong rà soát nghèo khiến gia đình lại được đưa vào danh sách nghèo chính thức. Hoặc mặt bằng đời sống chung của thôn bản còn thấp nên ngay cả những người được cán bộ và người dân xếp loại “trung bình” thậm chí “khá” một cách tương đối trong thôn bản vẫn thuộc hộ “nghèo” khi xét theo thu nhập hàng tháng theo chuẩn nghèo của Chính phủ.

Sử dụng cách tiếp cận “một chiều” theo thu nhập (hoặc chi tiêu) hay cách tiếp cận “đa chiều” trong đánh giá nghèo và hướng đối tượng giảm nghèo là một tranh luận kinh điển từ trước tới nay. Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ của những sai lệch trong quá trình rà soát hộ nghèo hàng năm tại các điểm quan trắc (xem thêm Phần 5.2). Hiện nay, các chính sách thường qui định hộ được hưởng hỗ trợ phải thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo thu nhập hiện hành của Chính phủ. Trong bối cảnh việc rà soát nghèo còn nhiều bất cập (và chuẩn nghèo chưa được điều chỉnh cho phù hợp với mức lạm phát hàng năm), việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi chỉ theo tiêu chí nghèo thu nhập một chiều có thể dẫn đến sự cào bằng, chưa tính đến các khía cạnh đa chiều của nghèo. Hơn nữa, rà soát hộ nghèo được tiến hành vào cuối năm, thu nhập trung bình được tính toán cho giai đoạn 12 tháng trước; trong khi đời sống người dân còn nhiểu bấp bênh, nhiều rủi ro đột xuất cần được quan tâm và hỗ trợ kịp thời.

Người nghèo tạm thời cần được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, hạn chế cho không

Khái niệm hộ nghèo hay người nghèo có thể hiểu theo định lượng hoặc định tính...

... thể hiện cách tiếp cận “một chiều” hoặc đa chiều trong đánh giá nghèo

Hai cách đánh giá nghèo “một chiều” hay “đa chiều” có thể cho kết quả khác nhau trong nhiều trường hợp

Tiêu chí nghèo một chiều theo thu nhập dễ dẫn đến sự cào bằng, thiếu chính xác và không kịp thời trong hướng đối tượng giảm nghèo

Page 35: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

19

Hộ cận nghèo cần được hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữaHộ cận nghèo là hộ nằm ngay trên ngưỡng nghèo và dễ bị tái nghèo khi gặp rủi ro. Theo Thông tư 25/2008/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2008 của Bộ LĐ-TBXH, hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người trong khoảng 130% so với chuẩn nghèo, tức là thu nhập từ trên 200.000 đồng đến 260.000 đồng/tháng/người ở khu vực nông thôn. Vào các thời điểm cuối năm 2008 và năm 2009, tại hầu hết điểm quan trắc đã tiến hành điều tra hộ cận nghèo cùng với việc rà soát hộ nghèo hàng năm.

Khảo sát thực địa cho thấy, hộ cận nghèo thường có mô hình sinh kế không khác nhiều so với hộ nghèo, nhưng có thu nhập cao hơn hộ nghèo một chút do có lao động hơn, diện tích đất lớn hơn, có sản phẩm hàng hóa nhiều hơn, hoặc có phụ cấp xã hội thường xuyên. Có nhà cửa khang trang hơn (nhà sàn cột kê, nhà vách gỗ, có buồng...), có tài sản như xe máy, ti vi, giường tủ, gia súc thường được xem là những tiêu chí so sánh hộ cận nghèo với hộ nghèo. Đa số hộ mới thoát nghèo, hộ mới tách nhưng là con em của hộ khá, và hộ có con em đi học các trường đào tạo nghề, cao đẳng, đại học thường được thôn bản xếp vào diện cận nghèo.

Bảng 1.6 cho thấy, tỷ lệ hộ cận nghèo theo danh sách rà soát cuối năm 2009 biến động lớn so với cuối năm 2008, có nơi tăng mạnh, có nơi giảm mạnh. Độ tin cậy của số liệu về hộ cận nghèo là một vấn đề đáng quan tâm ở một số địa bản. Khi hỏi cán bộ địa phương về những diễn biến “đột xuất” của tỷ lệ hộ cận nghèo, câu trả lời thường gặp là “do năm nay rà soát chặt chẽ hơn”. Ví dụ như tại Phước Đại và Phước Thành-NT, tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm 2008 rất lớn trên 30%, thì cuối năm 2009 chỉ còn trên 10%. Cán bộ phòng LĐ-TB&XH huyện Bác Ái-NT cho biết “những năm trước đây, công tác họp xét, điều tra còn mang tính tự phát, bà con có sự ưu tiên nhau. Năm nay, huyện chỉ đạo, thành lập tổ công tác của huyện để đánh giá thực trạng, rà soát chính xác hộ nghèo, hộ cận nghèo để có chính sách hỗ trợ phù hợp”.

Các địa phương đã rà soát hộ cận nghèo hàng năm

Hộ cận nghèo đa số là hộ mới thoát nghèo, mới tách từ hộ khá hoặc có con em đi học xa

Rà soát hộ cận nghèo cần được tiến hành chặt chẽ hơn nữa

BẢNG 1.6. Tỷ lệ hộ nghèo - cận nghèo, 2008 - 2009 (%)

NGUỒN: Số liệu rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2008-2009 do các xã cung cấp

Xã Cuối 2008 Cuối 2009

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Thuận Hòa 42.8 - 35.0 7.3

Bản Liền 59.9 10.4 54.5 3.7

Thanh Xương 11.2 3.5 8.2 0.6

Lượng Minh 78.7 - 83.6 9.2

Đức Hương 40.6 31.7 28.4 23.6

Xy 49.8 18.9 42.2 26.7

Cư Huê 11.9 13 8.7 14

Phước Đại 58.4 32.9 58.2 10.0

Phước Thành 56.5 32.7 52.8 16.5

Thuận Hòa 33.9 12.1 28.5 19.3

Page 36: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

20

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Khi gặp phải một rủi ro trong cuộc sống, hộ cận nghèo rất dễ bị tái nghèo. Sự bấp bênh của sản xuất nông nghiệp, giá cả biến động, việc làm thuê không ổn định và cả những rủi ro đột xuất khác về sức khỏe, tài sản khiến cho ranh giới nghèo - cận nghèo khá mong manh (Hộp 1.2).

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa đối với hộ cận nghèo, nhất là những hộ vừa mới thoát nghèo, nhằm giảm nghèo bền vững. Hiện đã có 2 chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, là hỗ trợ một phần chi phí mua BHYT tự nguyện và được vay vốn ưu đãi cho sinh viên đi học. Cần có thêm các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, nhất là về giáo dục trẻ em và phát triển sinh kế bền vững. Bộ LĐ-TB&XH đã có chủ trương cho hộ thoát nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi như hộ nghèo trong vòng 2 năm sau khi thoát nghèo. Tuy nhiên, chủ trương này chưa được thế chế hóa trong nhiều chính sách, do đó chưa được triển khai rộng rãi ở các cấp cơ sở.

1.3 Kết luận: Thay đổi cách tiếp cận trong các chương trình giảm nghèoĐánh giá tổng quan về tình trạng nghèo nông thôn tại các điểm quan trắc cho thấy, bản chất nghèo nông thôn đã có nhiều thay đổi so với 5-10 năm trước. Nghèo nông thôn ngày càng tập trung vào các “túi nghèo”, “lõi nghèo” tại các vùng DTTS miền núi xa xôi với tính đặc thù cao đối với từng nhóm dân tộc, từng thôn bản, từng hộ gia đình. Giữa hai nhóm nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời” có những khác biệt cơ bản về nguồn lao động và khả năng tự kiếm sống, do đó cần những biện pháp riêng có đặt trong một hệ thống tổng thể về an sinh xã hội nông thôn. Hộ cận nghèo ngày càng đông cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để tránh việc dao động xung quanh ngưỡng nghèo, hướng tới thoát nghèo bền vững.

Như đã nêu trong báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2008, và tương đồng với nhiều ý kiến nêu lên trong cuộc hội thảo cuối năm 2009 của Bộ LĐ-TB&XH về định hướng chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011-20207, báo cáo này giúp xác định 4 vấn đề cốt lõi cần quan tâm khi thiết kế chương trình giảm nghèo giai đoạn tới.

Hộ cận nghèo gặp rủi ro rất dễ tái nghèo

Cần bổ sung các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo về phát triển sinh kế bền vững

Chương trình giảm nghèo giai đoạn tới cần phản ảnh được những khía cạnh nghèo đang thay đổi

HỘP 1.2. Hộ cận nghèo lao đao khi gặp bão và giá cả bất lợi

Vào một chiều cuối tháng 12/2009, chúng tôi đến thăm nhà bác N.V.Đ một hộ người Kinh được xếp loại “cận nghèo” tại thôn Đồng Tâm, xã Cư Huê (Eakar, Đắc Lắc). Bác trồng được 500 cây cà phê 3 năm nay, cơn bão số 9 làm đổ cây một lần, đến cơn bão số 11 làm đổ và gãy cây một lần nữa. Tổng cộng bác bị gãy 280 cây cà phê, giờ mới trồng lại cây con được 2 tháng. Ngôi nhà mái ngói, ván gỗ làm từ năm 1992 bị bão làm tốc một nửa mái, bác phải lấy cả ngói của nhà vệ sinh để lợp lại. Bác cho rằng “nhà mình số đen, rơi đúng luồng lốc”.

Hiện nay cả nhà bác trông vào 1 sào (1000m2) đất vườn trồng dưa chuột và đậu ván. Nhưng trồng dưa cũng rủi ro vì giá bán giảm mạnh. Bác cho biết “còn 1 sào trồng rau dưa, nhưng số đen giá dưa chuột giảm. Cách đây nửa tháng giá 3000 đồng 1 kg, nay chỉ còn 1000 đồng, dưa đẹp mới được 1500 đồng. Một sào dưa thu được 10 tấn, trừ 10 triệu chi phí, nếu giá 3000 đồng thì ngon. Năm ngoái còn được giá 2000 đồng”.

Bác N.V.Đ. được thôn bình xét thoát nghèo cuối 2008, nhưng bị thiệt hại do bão và giá cả bất lợi, nên đời sống năm 2009 khó khăn hơn so với năm ngoái. Số vốn vay ngân hàng 13 triệu năm 2007 (chưa kể số vay ngoài) trông vào vườn cà phê và vườn dưa để trả nợ, nhưng hiện giờ không khả thi. Giải pháp chống đỡ của gia đình bác là cho 2 đứa con trai đi làm thuê “hai anh em hái cà bên “49” [công ty cà phê] gần 1 tháng, được 75.000 đồng 1 ngày. Giờ cậu út mới đi Bình Phước nhổ sắn thuê, còn cậu lớn ở nhà đi chà ngô, hái cà cho người ta”.

7 Xem các bài tham luận tại cuộc hội thảo “Chiến lược giảm nghèo: đề xuất ý tưởng cho giai đoạn 2011-2020” do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 28/12/2009 tại Hà Nội.

Page 37: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN NGHÈO VÀ CÁC NỖ LỰC GIẢM NGHÈO

21

Thứ nhất, cần thay đổi cách tiếp cận giảm nghèo ở vùng miền núi DTTS từ việc hỗ trợ riêng lẻ từng “khía cạnh” của nghèo sang hỗ trợ tổng hợp các “quá trình” và “không gian” giảm nghèo, để từng cộng đồng nghèo, từng người nghèo có thể làm chủ quá trình vươn lên phù hợp với văn hóa, bản sắc của mình. Cải cách thể chế trong các chương trình giảm nghèo theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng cần là vấn đề trọng tâm. Các bài học từ các dự án phát triển cộng đồng thời gian qua cần được thể chế hóa trong chương trình giảm nghèo thời gian tới, trong đó chú trọng tăng cường sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng và hộ gia đình, gắn với các công cụ lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp xã/thôn bản, và vận hành quỹ cộng đồng tự quản để thực hiện các tiểu dự án, các sáng kiến cộng đồng qui mô nhỏ.

Thứ hai, việc thiết kế chương trình giảm nghèo thời gian tới không tách rời việc thiết kế một hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở vùng nông thôn, trong đó chú trọng các biện pháp trợ giúp xã hội cho các nhóm nghèo “kinh niên” và các biện pháp hỗ trợ sinh kế bền vững cho nhóm nghèo “tạm thời”. Phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững vẫn là con đường chủ đạo để giảm nghèo ở các vùng miền núi DTTS trong nhiều năm tới. Bên cạnh đó cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp tại chỗ và hỗ trợ bà con đi làm ăn xa trong nước.

Thứ ba, đang rất cần một hệ chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, nhất là hộ mới thoát nghèo để giảm nghèo bền vững. Những hộ này cần được tiếp tục hỗ trợ như hộ nghèo trong vòng 2 năm.

Thứ tư, cần nhìn nhận nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, vì các tiêu chí phi thu nhập như nhân lực, tài sản, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ... có ý nghĩa quyết định đối với việc thoát nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống, và cũng phù hợp với cách nhìn nhận về nghèo của người dân và cộng đồng. Một số chính sách hỗ trợ không nhất thiết gắn với tiêu chí nghèo thu nhập, mà nên gắn với các tiêu chí phi thu nhập. Cách tiếp cận nghèo đa chiều cần gắn với việc phân cấp, trao quyền triệt để hơn cho các cấp cơ sở trong việc xác định đối tượng hưởng lợi của từng chính sách và chương trình hỗ trợ, với sự hướng dẫn và giám sát của các cơ quan cấp trên.

Tăng cường sự tham gia và trao quyền, gắn với lập kế hoạch có sự tham gia và vận hành quỹ cộng đồng tự quản

Giảm nghèo là một bộ phận của hệ thống an sinh xã hội nông thôn

Nhìn nhận nghèo theo cách tiếp cận đa chiều trong hướng đối tượng hỗ trợ giảm nghèo

Page 38: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 39: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

23

Phần 2: Các Chủ đề Chính về Giảm Nghèo2. KHOẢNG CÁCH GIÀU - NGHÈO

Báo cáo tổng hợp vòng 1 và vòng 2 đặt vấn đề nghèo có tính chất đa chiều, do đó đã trình bày những hạn chế, bất lợi của người nghèo so với người khá giả về chất lượng vốn sinh kế, năng lực tiếp cận các thể chế và chính sách, hiệu quả và tính bền vững của các chiến lược sinh kế (theo khung “sinh kế bền vững”). Báo cáo tổng hợp vòng 3 này sẽ cập nhật những yếu tố trên, đồng thời phân tích kỹ hơn về tiếp cận thị trường (thị trường hàng hóa và thị trường lao động) của người nghèo.

2.1 Chất lượng vốn sinh kế

“Vốn sinh kế” là những nguồn lực của hộ gia đình, gồm vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tài nguyên, vốn tài chính và vốn vật chất. Khoảng cách về vốn sinh kế giữa người nghèo và người không nghèo là cơ sở tạo ra khoàng cách giàu nghèo.

Vốn nhân lực

Bất lợi về nguồn nhân lực là một đặc trưng phổ biến của hộ nghèo, điển hình là đông con, già cả, đơn thân, sức khỏe kém, khuyết tật... Bảng 2.1 cho thấy hộ nghèo thường có qui mô gia đình lớn hơn, có ít người trong độ tuổi lao động hơn, và có nhiều người ăn theo hơn so với hộ không nghèo.

Hộ nghèo thường gặp khó khăn đặc thù về nguồn nhân lực

Khung sinh kế bền vững giúp tiếp cận các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giàu - nghèo, mà yếu tố quan trọng nhất là tiếp cận thị trường

BẢNG 2.1. Đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình, 2009

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Xã Số thành viên trên 60

tuổi

Số thành viên từ 15 -

60 tuổi

Số thành viên dưới 15

tuổi

Hộ có người khuyết tật

(%)

Hộ đơn thân nuôi

con dưới 16 tuổi (%)

Hộ có người

nghiện hút (%)

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 0.3 0.2 2.8 3.6 1.6 1.5 25 9 4 3 0 0

Bản Liền 0.3 0.6 3.2 4.2 2.3 1.4 9 15 3 0 0 0

Thanh Xương 0.4 0.4 2.9 2.8 1.7 1 11 2 22 6 11 2

Lượng Minh 0.3 0.8 3.2 2.8 1.7 0.8 17 0 6 0 19 8

Đức Hương 0.7 0.7 1.9 3.3 0.8 0.6 6 7 6 2 0 0

Xy 0.4 0.6 2.4 2.6 3 2.6 9 3 8 3 0 0

Cư Huê - 0.3 - 3.3 - 1.2 - 7 - 2 - 0

Phước Đại 0.3 0.2 2.7 3.4 1.9 2 6 8 3 4 0 0

Phước Thành 0.3 0.3 3 3.2 1.9 1.4 5 0 3 0 0 0

Thuận Hòa 0.2 0.4 3.4 3.4 1.2 0.8 13 7 10 3 0 0

Page 40: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

24

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Giáo dục trẻ em trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều, nhưng tỷ lệ thành viên hộ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các cấp cao hơn (trung cấp, cao đẳng, đại học) còn rất thấp. Tỷ lệ thành viên trong các hộ nghèo chưa từng đi học hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học cao hơn nhiểu so với hộ không nghèo ở hầu hết điểm quan trắc.

Điều đáng quan tâm hiện nay là tỷ lệ trẻ cả nam và nữ học tiếp lên bậc THPT ở các vùng DTTS miền núi còn thấp. Bảng 2.3 cho thấy, ở một số địa bàn miền núi vùng sâu khó khăn (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Phước Đại và Phước Thành-NT), tỷ lệ trẻ 16-20 tuổi đang đi học chỉ đạt 20-40%. Các lý do nghỉ học phổ biến là nhà nghèo, học kém, mải chơi, học quá tuổi xấu hổ với bạn bè, phải ở nhà trông em cho cha mẹ đi rãy, nghỉ học lập gia đình sớm... Riêng tại Thuận Hòa-TV là địa bàn đông người Khmer ở đồng bằng sông Cửu long, trẻ bỏ học theo bố mẹ đi làm ăn xa khá đông. Thống kê của phòng giáo dục huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho thấy, trong năm học 2008-2009 tỷ lệ học sinh THCS bỏ học giữa chừng là 6% (giảm 2,6% so với năm học 2007-2008), trong đó hơn 1/3 có lý do các em theo bố mẹ đi làm ăn xa.

Chênh lệch về học vấn giữa hộ nghèo và hộ khá giả rõ nhất ở bậc THCS

Cần có biện pháp hỗ trợ mạnh để nâng cao tỷ lệ trẻ cả nam và nữ ở vùng DTTS miền núi đi học ở bậc THPT

BẢNG 2.2. Bậc học cao nhất của thành viên hộ từ 6 tuổi trở lên, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Xã Chưa từng đi học

Chưa tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp tiểu học (cấp

1)

Tốt nghiệp THCS (cấp 2)

Tốt nghiệp THPT (cấp 3)

trở lên

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 20 5 33 25 30 34 14 31 3 5

Bản Liền 26 22 39 29 28 24 9 22 0 2

Thanh Xương 21 5 35 22 26 20 12 36 7 18

Lượng Minh 13 17 41 31 34 19 12 23 1 10

Đức Hương 2 1 19 8 24 12 29 44 27 36

Xy 27 30 43 24 22 25 8 24 0 7

Cư Huê - 11 - 26 - 30 - 26 - 8

Phước Đại 27 22 44 42 22 22 7 12 0 2

Phước Thành 52 46 34 28 11 19 2 6 0 2

Thuận Hòa 18 12 46 36 26 25 9 18 0 10

Page 41: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

25

Báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2008 đã nhận xét rằng không biết tiếng Việt phổ thông là một bất lợi cơ bản của người nghèo DTTS, nhất là phụ nữ DTTS trên 35 tuổi, trong các mặt đời sống như mua bán, vay vốn, tham dự các cuộc họp và tập huấn, đi làm thuê và làm ăn xa... Phiếu hỏi hộ gia đình vòng 3 năm 2009 đã bổ sung câu hỏi về vấn đề này rõ ràng và chi tiết hơn. Bảng 2.4 cho thấy, hầu hết người nghèo và người không nghèo DTTS trong mẫu khảo sát đều ít nhiều có khả năng nghe nói tiếng Việt. Nhưng người nghèo gặp bất lợi đáng kể so với người không nghèo ở kỹ năng đọc và viết tiếng Việt. Tuy nhiên, tỷ lệ biết đọc biết viết tiếng Việt của cả hộ nghèo và không nghèo thuộc các nhóm DTTS ở các xã miền núi xa xôi, như người H’Mông ở xã Bản Liền-LC, người Vân Kiều ở xã Xy-QT, người Raglai ở xã Phước Đại và Phước Thành-NT, đều tương đối thấp.

Người nghèo gặp bất lợi lớn so với người khá giả về kỹ năng đọc và nói tiếng Việt

BẢNG 2.3. Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái 6-20 tuổi đang đi học, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Xã 6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-20 tuổi

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Thuận Hòa 95 87 83 86 63 73

Bản Liền 92 100 83 92 31 39

Thanh Xương 100 100 89 100 83 100

Lượng Minh 88 94 76 56 20 32

Đức Hương 100 100 100 100 77 80

Xy 85 96 95 95 67 60

Cư Huê 94 90 75 85 38 67

Phước Đại 96 95 55 81 44 29

Phước Thành 91 78 62 61 35 7

Thuận Hòa 94 100 50 71 23 32

Page 42: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

26

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Bảng 2.5 cũng cho thấy tỉ lệ nam giới có kỹ năng đọc và viết tốt hơn so với nữ giới. Không thạo tiếng Việt làm hạn chế khả năng giao tiếp, hạn chế quan hệ xã hội của người nghèo nhất là phụ nữ. Những phụ nữ DTTS miền núi ít thạo tiếng Việt thường ngại đi họp, ngại phát biểu. Một số phụ nữ đã có gia đình không thạo nhìn mặt tiền, nhìn mặt cân nên người chồng chủ yếu thực hiện các giao dịch mua bán. Cán bộ cơ sở và người dân chia sẻ những hạn chế, bất lợi của việc không thạo tiếng Việt trong hội họp, tập huấn .

Hình 2.1 cũng khẳng định rằng kỹ năng sử dụng tiếng Việt cơ bản, nhất là kỹ năng đọc và viết tiếng Việt có tương quan nghịch rõ rệt với tỷ lệ nghèo tại 20 thôn bản khảo sát.

Không thạo tiếng Việt gây bất lợi về quan hệ xã hội và tiếp cận thị trường, đối với phụ nữ

... và những thôn bản có ít người sử dụng được tiếng Việt có xu hướng tỷ lệ nghèo cao hơn

HÌNH 2.1. Tương quan tỷ lệ nghèo - kỹ năng tiếng Việt của người trả lời tại 20 thôn bản khảo sát

BẢNG 2.4. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt của người trả lời (hộ nghèo và không nghèo, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Xã Nghe nói Đọc Viết

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

100 100 86 94 86 94

Bản Liền 91 96 52 59 55 59

Thanh Xương 100 100 44 92 44 90

Lượng Minh 94 100 63 75 60 67

Đức Hương 100 100 100 100 100 100

Xy 96 86 54 67 50 64

Cư Huê - 100 - 90 - 88

Phước Đại 97 100 49 56 54 56

Phước Thành 95 91 32 57 32 57

Thuận Hòa 100 100 68 90 68 90

Page 43: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

27

Bảng 2.6 cho thấy, tỷ lệ nữ giới chưa từng đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học cao hơn so với nam giới tại hầu hết điểm quan trắc. Một số nơi, ngành giáo dục sẵn sàng mở các lớp xóa mù và bổ túc văn hóa cho người lớn tuổi, nhưng thực tế số người tham gia rất thấp, do bận việc nhà

BẢNG 2.5. Kỹ năng sử dụng tiếng Việt giữa nam và nữ, 2009 (%)

BẢNG 2.6. Bậc học cao nhất của thành viên hộ từ 6 tuổi trở lên giữa nam và nữ, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Xã Nghe nói Đọc Viết

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Thuận Hòa 100 100 92 86 92 86

Bản Liền 96 78 59 33 61 33

Thanh Xương 100 100 100 79 100 76

Lượng Minh 100 86 76 46 71 46

Đức Hương 100 100 100 100 100 100

Xy 96 75 77 19 73 19

Cư Huê 100 100 98 75 98 70

Phước Đại 100 97 64 43 68 46

Phước Thành 92 100 48 17 48 17

Thuận Hòa 100 100 87 68 87 68

Xã Chưa từng đi học

Chưa tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp tiểu học (cấp 1)

Tốt nghiệp THCS (cấp 2)

Tốt nghiệp THPT

(cấp 3)

Trung cấp, cao đẳng,

đại học

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

Thuận Hòa 6 13 22 31 36 33 32 19 4 3 0 1

Bản Liền 16 32 34 34 27 24 22 9 1 1 0 0

Thanh Xương 3 13 24 25 24 18 32 30 15 11 3 3

Lượng Minh 9 18 38 41 31 30 19 9 3 2 0 1

Đức Hương 1 1 10 11 14 16 36 45 30 21 11 6

Xy 23 33 29 33 26 22 15 11 7 1 1 0

Cư Huê 8 12 29 24 29 31 26 26 7 6 1 2

Phước Đại 20 30 46 41 22 21 11 8 1 0 0 1

Phước Thành 43 56 39 25 14 14 3 4 1 1 0 0

Thuận Hòa 14 15 44 39 24 28 12 15 5 2 2 2

Page 44: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

28

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Hiệu quả của các lớp xóa mù cho người lớn chưa cao. Bản thân người dân cũng chưa hào hứng tham gia các lớp xóa mù tại những nơi có tổ chức lớp, do ngại đi học, bận việc nhà... Gắn xóa mù với phát triển cộng đồng (Reflect) là một phương pháp đã chứng tỏ được hiệu quả tại các vùng miền núi DTTS, như trường hợp điển hình tại xã Thuận Hòa-HG (Hộp 2.2).

Tại các điểm quan trắc, tỷ lệ trẻ em học tiểu học đúng độ tuổi rất cao, một số nơi đạt 100%. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự tuyên truyền vận động của địa phương và nhà trường đã làm tăng tỷ lệ trẻ em gái và em trai đến trường, điều này có nghĩa là trong thời gian tới khoảng cách về giới sẽ được thu hẹp

Ví dụ điển hình là chương trình “Nhân viên hỗ trợ giáo viên” thuộc Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ (tại Thuận Hòa-HG, Bản Liền-LC, Xy-QT, Phước Đại và Phước Thành-NT). Nhân viên hỗ trợ giáo viên là người dân tộc địa phương, giúp bổ túc tiếng Việt cho trẻ đến tuổi vào lớp 1, hỗ trợ về ngôn ngữ cho các thày cô trong giảng dạy, huy động trẻ tới trường và là cầu nối liên kết giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng (Hộp 2.3)

Xóa mù gắn với phát triển cộng đồng là một hướng đi triển vọng

Mô hình sáng tạo “nhân viên hỗ trợ giáo viên” ở vùng miền núi khó khăn nên được duy trì

HỘP 2.2. Hiệu quả chương trình Reflect tại Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang)

Chương trình Reflect do tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) hỗ trợ triển khai tại Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 2002, bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 xóa mù chữ; giai đoạn 2 là giai đoạn sau xóa mù chữ và phát triển cộng đồng vẫn tiếp tục dạy chữ, và giai đoạn 3 là thành lập các nhóm phát triển cộng đồng. Reflect được giới thiệu vào xã Thuận Hòa từ năm 2004, đến năm 2009 đã chuyển sang giai đoạn 3 với 8 nhóm phát triển cộng đồng.

Ở giai đoạn 1 và 2, tham gia vào lớp xóa mù chữ chủ yếu là phụ nữ. Sau đó một số chị em cũng vận động thêm chồng đi học. Nhờ tham gia lớp Reflect, nhiều chị em đã biết chữ, biết tính toán nên tự chủ hơn về tài chính và phát triển kinh tế gia đình.

--- “Trước cô giáo chưa dạy chữ thì đọc chữ cùng bình thường thôi. Khi có cô giáo dạy cho thì mình cũng đọc rõ hơn rồi. Trước kia phát âm cũng không được nhưng bây giờ mình cũng phát âm được rồi. Hồi trước hay tính toán bằng tay nhưng giờ mà số to thì cũng biết cầm bút tính toán” (nhóm nữ nghèo thôn Minh Phong)

--- “Tham gia lớp xóa mù chữ từ năm 2006. Nhờ có lớp này thì biết chữ, biết viết, tự tin hơn. Giờ không ai quỵt tiền mình được nữa. Ngày xưa có từng này cân, người ta đưa bao nhiêu thì biết bấy nhiêu. Mặt cân cũng không biết cơ. Giờ mình bán thì biết tính toán, 1 con gà 70.000 đồng/cân, 3 cân là 210.000 đồng. Người ta đưa lại thấy thiếu là bảo “ấy cô ơi, thiếu rồi” (nhóm nữ nghèo thôn Mịch B).

HỘP 2.3. “Nhân viên hỗ trợ giáo viên” - một chương trình cần được duy trì

Anh G.S.D. người H’Mông sinh năm 1988, tốt nghiệp lớp 9, làm nhân viên hỗ trợ giáo viên được hai năm tại điểm trường lẻ thôn Khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai). Tiền phụ cấp hàng tháng năm 2008 là 320.000 đồng, năm 2009 đã tăng lên 500.000 đồng. Anh D. được tập huấn 4 ngày ở huyện cách làm việc gì, dạy như thế nào trước khi bắt đầu làm việc.

Trong 3 tháng hè, công việc chính của anh D. là dạy phụ đạo cho các cháu 5 tuổi học từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Nhờ có anh D., các em học sinh tại thôn Khu Chu Tủng 1 đã làm quen với tiếng Việt để chuẩn bị vào lớp 1.

Trong năm học, anh D. hỗ trợ phiên dịch tiếng H’Mông cho giáo viên. Phân hiệu tiểu học Khu Chu Tủng 1 chưa có giáo viên người H’Mông (chỉ có 2 người Kinh, 1 người Nùng), giáo viên hàng ngày đi từ huyện vào dạy nên ít có điều kiện quan

Page 45: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

29

Vốn xã hội

Tính cộng đồng cao là một điểm mạnh của các nhóm DTTS. Người nghèo khi thiếu đói có thể xin hoặc vay một ít lương thực của anh em họ hàng, hàng xóm trong thôn bản. Khi một gia đình có việc lớn như dựng nhà, cưới xin, tang ma... cả thôn bản cùng chung tay giúp công lao động, gạo, rượu hoặc góp chút ít tiền. Tại nhiều nơi vẫn duy trì rất tốt tập quán mọi người cùng đóng góp hình thành quĩ thôn bản để cho những hộ thiếu đói vay hoặc hỗ trợ những hộ có người đau ốm phải đi bệnh viện (như quĩ thóc ỏ Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA). Người nghèo còn có thể được người khá giả trong thôn bản cho nuôi rẽ trâu bò.

Tổ đổi công theo nhóm nhỏ ở vùng cao là hình thức hợp tác cộng đồng phi chính thức mà người nghèo DTTS được hưởng lợi nhiều nhất, vì thiếu lao động là khó khăn đặc trưng của người nghèo. Điển hình là tổ đổi công ở Thuận Hòa-HG của bà con người H’Mông.

Các loại hình tổ nhóm nông dân đang được vận động, hỗ trợ thành lập tại nhiều điểm quan trắc. Điển hình là mô hình “Tổ liên gia” tại Đức Hương-HT trở thành điểm tựa cho người nghèo khi đau ốm, gặp khó khăn, giúp hòa giải xích mích trong gia đình. Tuy nhiên, duy trì có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm, từ đó đem lại lợi ích thực sự cho người nghèo, vẫn là một thách thức lớn ở nhiều nơi.

Điều đáng quan tâm là, một số chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp của Nhà nước hướng đến đối tượng hộ nghèo, như đợt phát tiền hỗ trợ ăn Tết Kỷ Sửu, hỗ trợ tiền cho học sinh thuộc hộ nghèo theo Quyết định 112 và Quyết định 101, hỗ trợ hộ nghèo khai hoang ruộng... có thể gây những so bì, tỵ nạnh trong cộng đồng. Những chính sách hướng đối tượng hộ nghèo sẽ bị suy giảm ý nghĩa nếu việc rà soát hộ nghèo hàng năm thiếu chính xác, hoặc thiếu các chế tài cần thiết để tránh tâm lý một số hộ nghèo trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Cán bộ cơ sở và người dân chia sẻ về tác động phụ của các chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho hộ nghèo DTTS như sau:

--- “Xem lại hỗ trợ cho hộ nghèo, cả thôn có 10 hộ nghèo thì có 6 hộ không chịu làm, đến vận động thì họ nói khắc giỏi thì khắc làm không cần ai nói nên chịu thôi. Họ thấy nhà nước hỗ trợ nên trông chờ, có nhà bán ruộng đi, nghĩ nhà nước sẽ cho tiền đào ruộng” (L.A.L., thôn Đội 1 xã Bản Liền-LC)

--- “Theo quyết định mới thì học sinh nào con nhà nghèo là được nhận tiền hỗ trợ. Nhưng đi học ở đây nhà em nào cũng nghèo. Bây giờ chưa có phát tiền nhưng nếu phát tiền về thì sợ lại có sự phân bì phản tác dụng giữa nhà nghèo với không nghèo” (N.N.T, hiệu trưởng trường THCS Trần Phú, xã Phước Đại-NT).

Tính cộng đồng cao trong các nhóm DTTS là tài sản cần phát huy

Tổ nhóm nông dân có thể trở thành điểm tựa cho người nghèo

Các chính sách hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nghèo cũng có tác động phụ, có thể làm giảm vốn xã hội của họ

Tập quán vần đổi công rất có lợi cho người nghèo DTTS miền núi

tâm đến gia đình từng em học sinh. Anh D. hàng ngày đến tận nhà gọi các em đi học, thậm chí vào những ngày mùa khi trẻ em theo cha mẹ đi làm rẫy anh còn lên rẫy để gọi một số trẻ em về học.

Đánh giá hiệu quả của chương trình nhân viên hỗ trợ giáo viên, thầy giáo xã Bản Liền cho biết “Mình không biết tiếng H’Mông nên dạy cũng khó. Nhờ có nhân viên hỗ trợ giáo viên giúp cho việc dạy bớt khó khăn hơn. Anh ấy còn đi tìm học sinh cho mình nữa. Nếu không, học sinh sẽ khó mà đi học đều được”.

Tuy nhiên, theo cán bộ giáo dục huyện Bắc Hà, chương trình nhân viên hỗ trợ giáo viên dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12/2009. Toàn huyện Bắc Hà hiện có 89 nhân viên hỗ trợ giáo viên đang được hưởng phụ cấp của dự án. Sau khi dự án kết thúc, nhân viên hỗ trợ giáo viên có thể không có việc làm, trong khi nhu cầu dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc và hỗ trợ giáo viên huy động trẻ đến lớp vẫn đang thực sự rất cần thiết.

Page 46: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

30

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Vốn tài nguyên

Thiếu đất chất lượng tốt vẫn là một bất lợi cơ bản của hộ nghèo ở nông thôn, nhất là những hộ thiếu lao động, hộ mới tách và đến sau. so với hộ khá giả. “Ít đất” luôn là tiêu chí hàng đầu mà cán bộ cơ sở và người dân dùng để phân loại hộ nghèo khi làm bài tập phân loại kinh tế hộ. Bảng 2.7 cho thấy, hộ nghèo có diện tích đất ruộng bình quân nhân khẩu thấp hơn hộ không nghèo ở đa số điểm quan trắc.

BẢ

NG

2.7

. D

iện

tích

đất c

anh

tác

của

hộ g

ia đ

ình,

200

9

NG

UỒ

N: P

hỏng

vấn

hộ

gia

đình

Đất

ruộ

ng lú

ất tr

ồng

cây

hàng

năm

(bao

gồm

cả

đất r

uộng

lúa)

Đất

trồn

g câ

y lâ

u nă

ất r

ừng

Tỷ lệ

hộ

đất r

uộng

lúa

(%)

Diệ

n tíc

h đấ

t ru

ộng

lúa

bình

quâ

n nh

ân k

hẩu

(m2)

Tỷ lệ

hộ

đất t

rồng

y hà

ng

năm

(%)

Diệ

n tíc

h đấ

t tr

ồng

cây

hàng

năm

nh q

uân

nhân

khẩ

u (m

2)

Tỷ lệ

hộ

đất t

rông

y lâ

u nă

m

(%)

Diệ

n tíc

h đấ

t trồ

ng

cây

lâu

năm

nh q

uân

nhân

khẩ

u (m

2)

Tỷ lệ

hộ

đất r

ừng

(%)

Diệ

n tíc

h đấ

t rừ

ng b

ình

quân

nhâ

n kh

ẩu (m

2)

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Hộ

nghè

oH

ộ kh

ông

ng

hèo

Thuậ

n H

òa10

010

036

150

710

010

077

999

211

312

529

9394

4652

2414

Bản

Liề

n10

010

040

837

310

010

097

890

773

8931

355

921

5952

113

78

Than

h X

ương

100

100

250

395

100

100

400

557

08

030

056

1613

0811

18

Lượn

g M

inh

28

167

286

9692

1533

2118

48

200

667

2533

1217

3722

Đức

Hươ

ng88

8620

518

210

010

055

654

025

3477

838

06

737

521

6

Xy

00

00

100

100

1475

1560

2514

534

492

08

062

5

Huê

-52

-21

6-

95-

1432

-72

-11

16-

0-

0

Phư

ớc Đ

ại49

6438

238

797

9611

2213

5040

5642

585

50

00

0

Phư

ớc T

hành

3530

497

563

100

9614

5721

6349

7051

161

40

40

1167

Thuậ

n H

òa48

7660

917

9848

7662

118

500

30

1429

00

00

Chênh lêch về đất đai ngày càng rõ nét

Page 47: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

31

Thuận Hòa-TV là một xã đồng bằng sông Cửu Long tập trung đông đồng bào Khmer thiếu đất và không có đất sản xuất. Trong tổng số 1.888 hộ của xã Thuận Hòa-TV có 385 hộ không có đất sản xuất (chiếm 20,4%). Khoảng 70% những hộ không có đất sản xuất là hộ nghèo. Nguyên nhân chính là do bố mẹ không có đất chia cho con cái, do một số hộ đã cầm cố đất những năm trước đây.

Diện tích đất nương rẫy ở miền núi giữa hộ nghèo và hộ khá giả thường không có sự chênh lệch lớn, phụ thuộc vào sức lao động khai phá của từng hộ và thay đổi hàng năm do tập quán luân canh bỏ hóa. Tuy nhiên, những hộ gia đình mới ra ở riêng hoặc mới đến thường nằm trong nhóm hộ nghèo vì quỹ đất đã hết, khó khai hoang thêm đất mới. Áp lực về đất đai ở vùng miền núi DTTS đang ngày càng tăng lên cùng với dân số tăng và các qui định cấm phát rãy mới, rãy để lâu không dùng và dành đất để trồng rừng. Tập quán sử dụng đất của đồng bào DTTS cũng đang thay đổi trước sức ép về đất đai.

Cuộc sống của người DTTS miền núi gắn liền với rừng, nhưng hiện nay tại một số điểm quan trắc ở miền núi tỷ lệ hộ được giao đất lâm nghiệp không cao. Bảng 2.7 cho thấy, tại Bản Liền-LC và Lượng Minh-NA, chỉ có trên 20% hộ nghèo có đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần thận trọng với số liệu này, vì bà con miền núi thường canh tác nương rãy theo tập quán mà có thể thuộc vào đất lâm nghiệp theo qui hoạch.

Tại hầu hết các điểm quan trắc, trước khi tính đến kế hoạch trồng trọt để bán, người dân đia phương thường sử dụng đất để trồng lúa nương, lúa nước và ngô để đảm bảo về nhu cầu về lương thực trong gia đình cho cả năm. Hầu hết các hộ gia đình ở vùng cao vẫn phát rẫy để tăng diện tích đất trồng. Một khó khăn mà các hộ thường gặp phải đó là tình trạng thiếu nước trong công tác canh tác, trong khi đó hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư hợp lý ở các vùng núi dân tộc thiểu số.

Các loại hình rừng cộng đồng truyền thống (“rừng thiêng”, “rừng ma”, “rừng miếu”, “rừng mó nước”...) tại các vùng miền núi DTTS là một tài sản quan trọng của cộng đồng, vừa có chức năng tâm linh gắn với bản sắc dân tộc, vừa có chức năng bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên xung quanh các thôn bản. Rừng cộng đồng cũng là nơi người nghèo có thể dựa vào, như lấy củi, măng (phải xin phép thôn, nhưng không được chặt phá cây, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng theo qui ước) và lấy gỗ, tre làm nhà (tùy qui ước của từng thôn, mỗi năm chỉ cho vài gia đình được lấy gỗ). Tại nhiều thôn bản miền núi vẫn duy trì tốt các “tổ bảo vệ rừng cộng đồng”, theo cách cử người luân phiên, mỗi người được cấp một lượng thóc hàng năm do dân bản đóng góp (Hộp 2.4). Tuy nhiên, áp lực đất đai ngày càng lớn ở các vùng miền núi DTTS khiến cho các khu rừng cộng đồng có nhiều nguy cơ bị đốt phát để làm nương rãy. Các mô hình “quản lý rừng cộng đồng - CFM” có thể là một cách làm hiệu quả để duy trì nguồn vốn tài nguyên quan trọng này của người nghèo. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít mô hình CFM được đánh giá là tốt, do đó việc xem xét và đánh giá các kế hoạch phát triển rừng cần được tiến hành để tìm ra giải pháp có lợi cho người nghèo

Tình trạng thiếu hoặc không có đất sản xuất rất phổ biến trong nhóm Khmer nghèo

Gia tăng áp lực về đât đai ở các vùng núi DTTS đe dọa đến các khu rừng cộng đồng

HỘP 2.4. Phát huy tập quán bảo vệ rừng cộng đồng ở vùng miền núi DTTS

Khu Chu Tủng 1 là thôn người H’Mông thuộc xã Bản Liền (Bắc Hà, Lào Cai). Rừng cộng đồng của thôn Khu Chu Tủng 1 có từ thời xa xưa đến nay vẫn còn tồn tại. Hàng năm, trong thôn bầu ra một nhóm 4 người có trách nhiệm bảo vệ rừng theo hình thức luân phiên. Mỗi hộ gia đình đóng góp 5kg gạo/ năm để hỗ trợ hoạt động cho đội bảo vệ rừng. Một tuần, đội chia ra làm 2 nhóm đi theo hai hướng khác nhau để kiểm tra toàn bộ khu rừng gỗ và khu trồng tre, vầu của thôn, khi có vấn đề gì xảy ra sẽ kịp thời báo cho thôn để xử lý. Khi mùa măng đội bảo vệ rừng còn phải tới từng hộ động viên anh em mang lợn lên trên cao hoặc nhốt lại để bảo vệ măng, sau này còn lấy tre vầu về làm nhà.

Quy ước của thôn nếu ai vào rừng cộng đồng chặt cây mà không được sự đồng ý của trưởng thôn, già làng sẽ bị phạt 50.000 đồng/người, còn nếu lấy măng tre

Page 48: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

32

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Thu hái sản phẩm tự nhiên là cứu cánh của người nghèo DTTS, nhưng nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt

Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong việc quyết định cách thức sử dụng đất

Ở vùng thấp người Kinh, phòng trào dồn điền đổi thửa có thể tạo thêm cơ hội tiếp cận đất cho phụ nữ

vầu mà không xin phép trưởng thôn sẽ bị phạt 5.000 đồng/người . Tuy nhiên theo nhóm nòng cốt thôn cho biết, trong những năm gần đây chưa có ai vào rừng phá hoại hay chặt trộm cây nên rừng được bảo vệ tốt, thôn chưa phải xử phạt trường hợp nào.

--- “Nhóm bảo vệ rừng có từ lâu lắm rồi. Ai muốn vào rừng lấy gỗ làm nhà phải thông báo với ban quản lý thôn và nhóm bảo vệ rừng, không được lấy làm củi hoặc đem bán. Măng chỉ được lấy khi gia đình có tang hoặc đám cưới” (nhóm nòng cốt thôn Khu Chu Tủng 1).

Người nghèo DTTS là nhóm phụ thuộc vào nguồn sản phẩm tự nhiên nhiều nhất. Thu hái mây tre, măng, lá, củi, rau rừng, cá, thú rừng... là nguồn thu nhập quan trọng của người nghèo DTTS. Tại các điểm quan trắc ở vùng miền núi, hầu hết người nghèo DTTS đều có đi rừng thu hái sản phẩm tự nhiên để tiêu dùng và để bán kiếm tiền chi tiêu hàng ngày, nhất là vào những lúc thiên tai mất mùa hay giáp hạt. Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, lượm phân bò khô trong rừng vào mùa nắng và đi rừng kiếm măng vào mùa mưa là 2 nguồn sinh kế điển hình của phụ nữ nghèo Raglai. Tại Phước Đại, từ khi có hồ Song Sắt, nhiều người nghèo trông vào câu cá ở hồ chủ yếu để cải thiện bữa ăn. Tuy nhiên năm 2009 hồ Song Sắt đã có người thầu nuôi cá, quản lý chặt hơn không cho câu cá tự do nữa, nên cũng mất đi một nguồn thu nhập của hộ nghèo. Nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt, cộng với những qui định quản lý chặt chẽ hơn, là một bất lợi của hộ nghèo. Trong khi đó, tại các điểm quan trắc chưa thấy có nỗ lực đáng kể nào về phát triển lâm sản ngoài gỗ có lợi cho người nghèo. Thu nhập từ “quản lý, bảo vệ rừng” hoặc “trồng và khai thác cây lấy gỗ” còn rất thấp.

Các văn bản pháp luật của Việt Nam đều công nhận sự bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận đất đai, điển hình là Luật Đất đai năm 2003 qui định Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“số đỏ”) mang tên cả 2 vợ chồng. Tuy nhiên, như báo cáo vòng 2 đã nêu, yếu tố tập quán và luật tục vẫn song hành với các qui định của pháp luật trong việc việc sử dụng, phân chia, thừa kế đất đai tại các điểm quan trắc ở vùng miền núi DTTS. Chế độ phụ hệ (đất thường chỉ chia cho con trai, con gái về nhà chồng không được chia đất) hoặc mẫu hệ (đất thường chỉ chia cho con gái, con trai về nhà vợ không được chia đất) vẫn là yếu tố chủ đạo quyết định việc tiếp cận đất đai của nam giới và phụ nữ. Việc áp dụng luật tục thường linh hoạt trong trường hợp các cặp vợ chồng trẻ cùng quê (cùng thôn, cùng xã), thì bố mẹ phía nhà chồng và phía nhà vợ đều có thể chia cho con một ít đất để đôi vợ chồng trẻ khởi nghiệp.

Các quyết định về sử dụng đất (loại cây trồng, mùa vụ, phương thức sản xuất...) vẫn là ưu thế của nam giới trong gia đình, vì nam giới thường được coi là biết tính toán hơn, hiểu biết kỹ thuật canh tác hơn. Tại các xã miền núi thuộc Chương trình 30a, chính sách giao rừng “khoán quản” đã tạo thêm thu nhập đáng kể cho những hộ gia đình nghèo, nhưng cũng tạo ưu thế cho nam giới đối với nguồn thu nhập này vì người thực hiện chính các hoạt động bảo vệ rừng thường là nam giới.

Ở các vùng đồng bằng người Kinh như xã Đức Hương-HT, đất đai trước đây được chia đều theo khẩu, nên giữa nam giới và phụ nữ khá bình đẳng về sở hữu đất đai. Cuộc dồn điền đổi thửa lần 2 trong năm 2009 tại Đức Hương-HT đã tạo cơ hội cho phụ nữ là người nơi khác lấy chồng tại xã (trước đây không có đất vì không được bố mẹ đẻ chia đất khi về nhà chồng) nay cũng được chia đất bình đẳng như những người địa phương. Nhóm nòng cốt thôn Hương Thọ, xã Đức Hương cho biết “Có nhà trước đây ba mẹ con “ăn bám” ruộng chồng. Ở đây 13 năm, giờ mới có đất để cày, giờ tự kiếm cái ăn. Trước có một suất ruộng nay có bốn suất ruộng”.

Vốn tài chính

Các chính sách tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tài chính trực tiếp trong các năm gần đây đã giúp cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận vốn của người nghèo. Trong năm 2009, tại các điểm

Page 49: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

33

Người nghèo gặp hạn chế trong sử dụng vốn vay hiệu quả để có nguồn tích lũy trả nợ

Còn khoảng một nửa số hộ nghèo không vay vốn

Tín dụng vi mô khá phổ biến, là chỗ dựa của hộ nghèo khi thiếu tiền mặt

quan trắc đã triển khai hàng loạt chính sách mới về tín dụng ưu đãi và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nghèo. Điển hình là chính sách hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu 2009, cho vay vốn ưu đãi tại 62 huyện nghèo theo Chương trình 30a, hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm theo Quyết định 167, hỗ trợ hộ DTTS nghèo tại chỗ về đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm ở vùng Đồng bằng sông Cửu long theo Quyết định 74...

Hạn chế của đa số người nghèo hiện nay là sử dụng vốn vay như thế nào cho hiệu quả, từ đó có nguồn tích lũy để trả nợ. Thực tế, sử dụng vốn vay cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu để mua giống gia súc, là mục đích phổ biến nhất của cả hộ nghèo và hộ không nghèo. Số hộ vay vốn cho mục đích tiểu thủ công nghiệp hoặc buôn bán nhỏ, dịch vụ cũng rất thấp. Tại một số xã miền núi DTTS như số hộ nghèo dùng vốn vay để chi tiêu hàng ngày khá lớn. Tại vùng đồng bằng người Kinh như Đức Hương-HT, khá phổ biến tình trạng hộ nghèo phải vay vốn để trang trải các chi phí cho con ăn học phổ thông.

Tại các điểm quan trắc còn trên dưới 50% hộ nghèo ở thời điểm cuối 2009 không vay vốn ngân hàng. Trung bình mỗi hộ vay khoảng 10 triệu đồng (Bảng 2.8). Lý do chính là bản thân họ không có nhu cầu sử dụng vốn vay, không muốn vay vì lo không có tiền trả lãi và gốc, hoặc do cán bộ đoàn thể và tổ trưởng tổ vay vốn không muốn bảo lãnh cho vay vì ngại hộ thuộc diện nghèo “kinh niên”, không biết cách làm ăn, không trả được nợ.

Các hình thức tín dụng vi mô tại nông thôn, như quỹ thôn, quỹ tiết kiệm-tín dụng quay vòng của các đoàn thể khá phổ biến. Các quỹ thôn là nơi người nghèo có thể dựa vào để có một khoản tiền mặt nhỏ khi nhà có việc cần chi tiêu. Tại thôn Đội 1, xã Bản Liền-LC, nguồn quỹ thôn có khoảng 600.000 đồng, các hộ được vay từ 50-100.000 đồng trong thời gian 1 tháng. Nhóm nòng cốt thôn Đội 1 cho biết “Trích lại của Hội Nông dân và các loại quỹ hội khác, có khoảng 600.000 đồng. Cho dân vay, không lấy lãi, mỗi hộ có thể vay từ 50.000 - 100.000 đồng. Là những hộ đang khó quá, khách đến không có tiền thì lại chạy đến vay, thì mua được một ít rượu, con gà cũng được. Vay trả trong vòng 1 tháng”. Nhiều quỹ quay vòng của các đoàn thể cũng nhằm hỗ trợ các hoạt động sinh kế cho các hội viên, như cho

Xã Tỷ lệ hộ đang vay vốn ngân hàng (%)

Mức vồn vay bình quân (triệu đồng)

Tỷ lệ hộ nợ quá hạn (%)

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Thuận Hòa 54 56 8 8 8 11

Bản Liền 79 56 10 8 8 33

Thanh Xương 22 57 6 9 0 7

Lượng Minh 79 83 7 10 8 0

Đức Hương 63 77 11 23 0 3

Xy 29 39 8 14 0 0

Cư Huê - 43 - 18 - 0

Phước Đại 49 52 11 12 65 15

Phước Thành 54 65 11 14 30 20

Thuận Hòa 58 69 7 13 61 45

BẢNG 2.8. Vay vốn ngân hàng của hộ gia đình, 2009

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 50: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

34

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

vay từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng để các hội viên chăn nuôi lợn hay gia cầm. Điển hình tại xã Thanh Xương-ĐB có nhiều nguồn vốn quỹ quay vòng, giúp cho các hộ đặc biệt khó khăn có thể tiếp cận nguồn tài chính qui mô nhỏ. Thực tế, các giải pháp hỗ trợ của chính phủ có thể lồng ghép vào các quỹ thôn bản sẵn có để đem lại lợi ích cho người nghèo

Tín dụng tiết kiệm HPN

Quỹ phát triển cộng đồng

Quỹ Chi hội PN thôn

Ngân hàng

Nguồn vốn Hội viên góp 10.000 đồng hàng tháng, có nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của tổ chức AAV

Quỹ PTCĐ - nguồn vốn hỗ trợ từ tổ chức AAV thông qua trung tâm CCD

Quỹ Hội phụ nữ thôn bản do các thành viên của Hội phụ nữ thôn cùng đóng góp

Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT

Cách quản lý Quản lý trực tiếp theo ngành dọc từ Hội phụ nữ huyện xuống Hội phụ nữ xã và thôn

Do CLB PTCĐ tự quản lý dưới sự giám sát của trung tâm CCDTừ 2009, công tác giám sát được chuyển giao cho TTHTCĐ xã

Do Chi hội phụ nữ thôn tự quản lý

Cán bộ tín dụng của Ngân hàng kết hợp với các tổ vay vốn để quản lý hoạt động cho vay và thu hồi vốn vay.

Số tiền vay, lãi suất tháng

500.000 đến 5 triệu đồngLãi suất: 1,5%

2 triệu đồng

Lãi suất: 0,5%

200.000 đến 1 triệu đồngLãi suất: 0,5-0,6%

Tùy từng chương trình vay vốnVay hộ nghèo lãi suất 0,65%

Cách thu hồi Trả cả lãi và gốc theo tháng, trong vòng 25 tháng

Trả lãi theo tháng.Trả gốc vào cuối kỳ

Cách thu lãi tùy theo thỏa thuận trong từng tổ.Trả gốc vào cuối kỳ

Trả lãi theo tháng.Trả gốc vào giữa và cuối kỳ (tùy từng chương trình vay vốn)

Dư nợ tại 2 thôn khảo sát

Pá Đông: 18 triệu (10 hộ)Chăn nuôi 2: 20 triệu (10 hộ)

Pá Đông: 19,8 triệuChăn nuôi 2: không nằm trong bản dự ánTổng dư nợ của toàn xã là 252 triệu

Pá Đông: 570.000 đồng (2 hộ)Chăn nuôi 2: 3.000.000 đồng (4 hộ)

Pá Đông: 71,2 triệu (26 hộ)Chăn nuôi 2: 150 triệu (15 hộ)

Thuận lợi Trả dần theo thángHộ ĐBKK có thể vay từ nguồn vốn này

Lãi suất thấpHộ ĐBKK có thể vay từ nguồn vốn này

Lãi suất thấpHộ ĐBKK có thể vay từ nguồn vốn này

Số tiền vay cao hơn

Khó khăn Nguồn vốn ít Nguồn vốn ítChỉ có tại các thôn thuộc dự án

Nguồn vốn ít Hạn chế số hộ vay.Nhóm hộ ĐBKK khó vay

BẢNG 2.9. Các nguồn vay vốn của người dân tại xã Thanh Xương (Điện Biên)

Tuy nhiên tín dụng vi mô thường có qui mô quá nhỏ để có thể giúp hộ nghèo cải thiện sinh kế

Tuy nhiên, nhiều quỹ thôn bản có qui mô nhỏ, chỉ giúp được người nghèo có tiền chi tiêu một vài trăm nghìn đồng trong chốc lát, không đủ để giúp cải thiện đáng kể đời sống hộ gia đình. Các hoạt động chăn nuôi qui mô nhỏ của người nghèo hiện nay gặp nhiều rủi ro do giá cả bất lợi và dịch bệnh; khi người vay thua lỗ không tiếp tục đóng tiết kiệm hoặc trả góp thường xuyên được cho quỹ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ. Tại những địa bàn có nhiều người đi làm ăn xa như Thuận Hòa-TV, các quỹ quay vòng rất khó bền vững, vì các hội viên đi làm ăn xa khó tham gia đóng góp quỹ, dẫn tới thiếu vốn để quay vòng. Khi các hội viên thực hiện nghĩa vụ không đều nhau, sẽ có nhiều nguy cơ hoạt đông gây quỹ và cho vay bị đình trệ.

Mối quan hệ phổ biến “vay trước đến mùa trả bằng sản phẩm” với các hàng quán địa phương là phương thức hộ nghèo vay được gạo, nhu yếu phẩm để tiêu dùng, vay được

Page 51: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

35

phân, giống để sản xuất, thậm chí có thể vay tiền đi đám lễ, tiền đóng học cho con. Hộ nghèo vay trước trả sau luôn chịu bất lợi về giá cả, có nơi phải chịu lãi suất cao đến 3-4%/tháng, không có vị thế mặc cả và có ít lựa chọn. Do đã vay trước nên người dân thường phải bán sản phẩm cho hàng quán để trả nợ ngay sau khi thu hoạch, thường là thời điểm giá bán thấp. Dù vậy, các hàng quán địa phương vẫn là một hệ thống “ngân hàng phi chính thức” mà người nghèo có thể dựa vào khi cần tiền chi tiêu. Chị N.T.H, hộ nghèo thôn Hương Tân, xã Đức Hương-HT chia sẻ “Người giúp nhiều nhất chính là T.X. [chủ quán tại xã]. Lúc mình không có họ giúp mình. Quán có tính lãi những khoản lớn như gạo, phân, cộng lãi vào gốc đến vụ sau trả. Lúc bán cũng thiệt. Nhưng mình phải chấp nhận, vẫn cám ơn họ”.

Bảng 2.10 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo vay nợ, mua chịu hàng quán địa phương cao hơn hộ không nghèo ở đa số điểm quan trắc (mặc dù những hộ nghèo nhất và hộ DTTS ở các thôn bản xa cũng khó được nợ quán). Những địa bàn vùng thấp sản xuất hàng hóa phát triển như Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV đa số hộ vay quán từ 500.000 đồng trở lên, còn tại những địa bàn miền núi đa số hộ vay quán dưới 500.000 đồng. Tại một số địa bàn miền núi DTTS như Thuận Hòa-HG và Xy-QT, tỷ lệ hộ vay quán trên 500.000 đồng trong nhóm nghèo còn lớn hơn nhóm không nghèo, vì hộ nghèo thường vay trong thời gian dài 3-6 tháng, đến kỳ thu hoạch mới bán sản phẩm cho quán trả nợ nên số vay quán chưa trả lớn hơn; còn hộ không nghèo thường có thu nhập thường xuyên (lương, phụ cấp hàng tháng), vay quán trong thời gian ngắn 1-2 tháng khi có lương là trả nên số tiền vay quán chưa trả ít hơn. Điển hình tại Xy-QT, có quán kinh doanh giữ luôn sổ lương của những người vay là cán bộ cơ sở hay người về hưu, đến kỳ lương hàng tháng quán trực tiếp đi lĩnh và trừ luôn tiền nợ.

Người nghèo thường phụ thuộc vào hàng quán tại chỗ theo cách “vay trước, trả sau” với nhiều bất lợi

Tỷ lệ hộ nghèo mua chịu quán cao hơn hộ không nghèo, nhưng những hộ nghèo nhất cũng khó mua chịu

Xã BẢNG 2.10. Vay nợ, mua

chịu quán của hộ gia đình, 2009

(%)

Phân bố hộtheo Tổng số tiền vay nợ, mua chịu quán (đồng)

< 100.000 100.000 to < 500.000

500.000 to < 1.000.000

1.000.000 to < 2.000.000

≥ 2.000.000

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 18 9 20 0 20 100 40 0 0 0 20 0

Bản Liền 13 11 0 50 100 50 0 0 0 0 0 0

Thanh Xương 67 39 17 15 83 30 0 30 0 15 0 10

Lượng Minh 45 33 24 0 33 50 38 25 0 0 0 25

Đức Hương 69 57 0 4 27 20 27 20 46 40 0 16

Xy 58 42 7 14 29 79 43 0 0 7 21 0

Cư Huê - 53 - 0 - 0 - 10 - 90 - 0

Phước Đại 31 56 27 29 27 29 36 43 0 0 9 0

Phước Thành 68 61 15 0 42 36 27 36 8 14 4 14

Thuận Hòa 29 45 11 0 11 8 22 8 11 15 44 69

BẢNG 2.10. Vay nợ, mua chịu quán của hộ gia đình, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 52: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

36

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Nguồn tài chính được cung cấp trực tiếp đã góp phần giảm bớt khó khăn cho người nghèo. Nhưng rủi ro tín dụng cũng tăng lên khi người nghèo có thể được vay từ nhiều nguồn, trong khi nguồn tích lũy để trả nợ còn hạn chế. Tình trạng nợ quá hạn khá phổ biến ở một số nơi như Bản Liền-LC, Thuận Hòa-TV, Phước Đại và Phước Thành-NT. Tại Bản Liền-LC, đa số bà con vay vốn trồng chè 3-4 năm trước hiện chưa trả được do chè mới thu, giá thấp. Tại Thuận Hòa-TV, bà con vay vốn nuôi tôm bị thất tôm nặng nề trong các năm 2008 trở về trước, rất nhiều hộ đang thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng (do đó cũng không được vay tiếp). Tại Phước Đại và Phước Thành-NT, bà con vay vốn nuôi bò gặp rủi ro về dịch bệnh và giá cả, nhiều hộ sử dụng vốn vay để tiêu dùng nên không có nguồn tích lũy để trả nợ. Trong trường hợp nợ quá hạn người dân thường đề nghị ngân hàng cho “lưu vụ” (gia hạn món vay và chịu mức lãi suất tăng lên) hoặc tìm cách “đảo nợ” (vay nóng bên ngoài lãi suất cao trong thời gian ngắn để trả nợ ngân hàng, rồi lại vay tiếp ngân hàng để trả cho nguồn vay nóng bên ngoài; tuy nhiên hộ quá nghèo cũng khó được vay nóng).

Vay vốn ngân hàng là một quyết định hệ trọng trong đời sống hộ gia đình ở nông thôn, nên thường có sự bàn bạc kỹ càng giữa nam giới và phụ nữ. Đơn xin vay vốn ngân hàng phải có chữ ký của cả 2 vợ chồng (1 người đứng tên người vay, 1 người đứng tên người thừa kế) cũng khuyến khích sự đồng thuận của vợ và chồng. Tại hầu hết điểm quan trắc, các Tổ vay vốn do Hội Phụ nữ thành lập và quản lý đã tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn ưu đãi của NHCSXH, kết hợp với các hoạt động tiết kiệm, tạo vốn quĩ quay vòng, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ (Bảng 2.11).

Tuy nhiên, quyết định sử dụng vốn như thế nào vẫn thể hiện ưu thế của nam giới, nhất là ỏ các vùng DTTS miền núi. Bà con vay vốn chủ yếu để mua trâu bò, một số ít vay vốn để mua xe máy, những hoạt động mua bán này phần lớn do nam giới đảm nhận.

Vốn vật chất

Các tài sản vật chất như nhà cửa, gia súc, xe máy, ti vi, giường tủ... là tiêu chí dễ nhận biết nhất khi so sánh hộ nghèo với hộ khá. Hộ nghèo thường có nhà cửa lụp xụp và có ít tài sản

Đã có nhiều cải thiện về tiếp cận vốn đối với phụ nữ

Tuy nhiên sử dụng vốn vẫn là ưu thế của nam giới

Nguồn vốn của Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc

tế (IFAD)

Tín dụng tiết kiệm của Hội Phụ nữ xã

Quỹ Chi hội Phụ nữ thôn

Nguồn vốn Nguồn vốn hỗ trợ ban đầu của IFAD thông qua Hội phụ nữ tỉnh.

Tiết kiệm 5.000 đồng/tháng (trong số chị em tham gia tổ vay vốn IFAD từ năm 2002)

Các thành viên của chi Hội phụ nữ thôn đóng góp 10.000 đồng/năm

Cách quản lý Quản lý theo ngành dọc từ Hội phụ nữ tỉnh xuống Hội phụ nữ xã và chi hội thôn

Hội phụ nữ xã quản lý Chi hội phụ nữ thôn tự quản lý

Số tiền vay, lãi suất tháng

3 triệu đến 10 triệu đồng

Lãi suất: 0,8%

2 triệu đồng

Lãi suất: 0,5%

500 đến 1triệu đồng

Lãi suất: 0,2%

Cách thu hồi Trả lãi theo quý

Thời gian vay 24 tháng

Trả gốc cuối kỳ

Trả lãi vào cuối năm. Thời gian vay 24 tháng

Trả gốc vào cuối kỳ

Trả lãi theo tháng

Thời gian vay 12 tháng

Trả gốc vào cuối kỳ

Dư nợ Tổng dư nợ của toàn xã là 303 triệu (103 hộ)

Hương Tân: 41 triệu

Hương Thọ: 48 triệu

Tổng dư nợ toàn xã là 94,6 triệu

Hương Tân: 3,5 triệu

Hương Thọ: 3 triệu đồng

Thuận lợi Số tiền vay khá lớn, chị em có thể đầu tư chăn nuôi, sản xuất

Lãi suất thấp

Hộ khó khăn có thể vay từ nguồn vốn này

Lãi suất thấp

Hộ khó khăn có thể vay từ nguồn vốn này

Khó khăn Lãi suất khá cao Nguồn vốn ít Nguồn vốn ít

BẢNG 2.11. Các nguồn vốn tự quản của phụ nữ xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh)

Page 53: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

37

giá trị. Nhiều hộ nghèo “kinh niên” không có bất cứ tài sản gì có giá trị quá 100.000 đồng ở trong nhà. Cách nói của người dân ở một số nơi “vào nhà nghèo cầm cái gậy khua không đụng cái gì” điển hình cho sự nghèo nàn về tài sản của hộ nghèo.

Gia súc (trâu, bò, dê, ngựa) rất quan trọng đối với người DTTS miền núi, vừa cung cấp sức kéo, phân chuồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa là tài sản tiết kiệm có thể bán đi khi cần khoản tiền lớn đột xuất (do đó, gia súc có thể coi là một loại vốn tài chính). Bảng 2.12 cho thấy tỷ lệ hộ có gia súc và số lượng gia súc bình quân trong nhóm hộ nghèo thấp hơn hẳn so với nhóm hộ không nghèo ở hầu hết điểm quan trắc. Riêng tại Thanh Xương-ĐB, hộ không nghèo (chủ yếu là hộ người Kinh) có mức độ cơ giới hóa sản xuất rất cao, nên sở hữu ít trâu bò so với hộ nghèo (chủ yếu là hộ người Thái). Tỷ lệ hộ có gia súc liên tục tăng trong 3 năm qua trong nhóm hộ nghèo. Tuy nhiên số gia súc bình quân hộ trong năm 2009 có xu hướng giảm so với năm 2008 trong cả nhóm hộ nghèo và hộ không nghèo tại đa số điểm quan trắc. Một lý do chính là giá gia súc trong năm 2009 cao hơn so với năm 2008, nên bà con bán bớt đi để trả nợ ngân hàng.

Bảng 2.13 cũng cho thấy tỷ lệ hộ có tivi, xe máy trong nhóm hộ nghèo thấp hơn hẳn so với nhóm hộ không nghèo ở tất cả các điểm quan trắc. Ti vi và xe máy cũng là hai loại tài sản phản ánh hạn chế của nhóm hộ nghèo về sử dụng điện, tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trường so với nhóm hộ không nghèo. Giá trị và chất lượng tivi, xe máy của hộ nghèo thường thấp hơn nhiều so với hộ không nghèo. Một số nơi tỷ lệ hộ nghèo có ti vi năm 2009 còn giảm đi so với năm 2008, thường là do tivi bị hỏng hộ nghèo không có khả năng sửa chữa hoặc mua mới.

Chênh lệch về tiện nghi gia đình ngày càng chuyển từ lượng sang chất

Xã Tỷ lệ hộ có gia súc (%) Số gia súc bình quân hộ (con)

Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 85 97 96 100 93 97 1.8 2.3 2.2 2.8 2.9 2.6

Bản Liền 94 95 97 80 95 96 2.8 3.1 2.9 6.2 7.0 5.6

Thanh Xương 24 29 44 16 26 28 2.3 1.5 1.3 1.6 1.8 1.7

Lượng Minh 41 50 54 67 80 83 2.7 1.7 2.4 3.4 4.3 3.8

Đức Hương 100 94 94 89 86 86 1.4 1.6 1.8 2.1 1.9 2.3

Xy 49 52 54 64 68 78 1.9 2.3 2.2 4.4 3.4 3.6

Cư Huê 23 42 - 23 24 28 1.3 1.3 - 3.1 1.6 3.3

Phước Đại 79 76 80 89 87 96 2.9 3.7 3.7 9.9 6.9 4.6

Phước Thành 64 70 76 75 77 96 3.5 3.4 2.5 6.3 4.2 4.2

Thuận Hòa 24 25 16 42 32 31 2.9 2.1 1.6 4.5 2.3 3

BẢNG 2.12. Sở hữu gia súc của hộ gia đình

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 54: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

38

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

2.2 Tiếp cận thị trường hàng hóa

Năng lực tiếp cận thị trường góp phần quyết định việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế và lựa chọn chiến lược sinh kế của người nghèo. Bảng 2.14 cho thấy, tỷ lệ hộ có bán sản phẩm và có mua vật tư nông nghiệp tiếp tục xu hướng tăng lên hoặc vẫn duy trì ở mức cao ở hầu hết điểm quan trắc

Tiếp cận thị trường rất quan trọng đối với sinh kế bền vững

Xã Tỷ lệ hộ có ti vi (%) Tỷ lệ hộ có xe máy (%)

Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 20 41 36 54 68 72 20 47 50 44 57 59

Bản Liền 14 39 24 44 57 70 14 44 55 44 76 82

Thanh Xương 94 86 89 98 100 100 53 36 67 72 87 86

Lượng Minh 13 13 25 52 80 75 5 9 15 24 67 58

Đức Hương 44 82 75 89 86 98 25 12 19 57 63 68

Xy 49 59 58 76 84 72 14 31 25 64 54 53

Cư Huê 62 63 - 100 100 90 39 58 - 85 90 85

Phước Đại 54 59 63 69 90 96 21 28 40 64 68 56

Phước Thành 36 54 57 67 77 96 6 9 27 25 47 74

Thuận Hòa 62 69 68 92 96 93 27 31 29 69 75 79

Xã Tỷ lệ hộ có bán sản phẩm Tỷ lệ hộ có mua vật tư

2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 58 68 80 90 95 97

Bản Liền 92 78 72 78 97 97

Thanh Xương 50 47 77 83 98 98

Lượng Minh 3 28 34 7 23 15

Đức Hương 78 85 78 92 83 88

Xy 70 93 95 2 13 30

Cư Huê 93 92 75 93 95 63

Phước Đại - 53 60 - 48 45

Phước Thành - 55 73 - 13 30

Thuận Hòa 48 52 48 48 52 55

BẢNG 2.13. Sở hữu ti vi, xe máy của hộ gia đình

BẢNG 2.14. Tỷ lệ hộ có bán sản phẩm và mua vật tư nông nghiệp (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 55: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

39

Hình 2.2 cho thấy xu hướng những địa bàn có tỷ lệ hộ bán sản phẩm và mua vật tư cao thì có tỷ lệ nghèo thấp hơn.

... nhìn chung có tác động tích cực đến giảm nghèo

HÌNH 2.2. Tương quan giữa tỷ lệ nghèo và tỷ lệ bán sản phẩm, mua vật tư tại 20 thôn bản khảo sát

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 56: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

40

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Lúa

nươn

gLú

a nư

ớcN

(bắp

) đị

a ph

ương

Ngô

(b

ắp)

lai

Sắn

(k

hoai

m

ì)

Đậu

ra

u cá

c lo

ại

Cây

C

N

ngắn

ng

ày

Cây

C

N

dài

ngày

Gia

cLợ

n (h

eo)

Gia

cầ

mN

uôi

cá, t

ômĐ

i rừ

ngTr

ồng

cây

LN

Ngh

ề th

ủ cô

ng,

chế

biến

Làm

th

gần

nhà

Đi

làm

ăn

xa

Buô

n bá

n, đ

ại

lý,

dịch

vụ

Thuậ

n H

òa±

±+

±+

±±

––

±±

++

+?

±

Bản

Liề

±±

++

±+

++

–?

+

Than

h X

ương

±±

??

±–

– –

±±

?+

±±

Lượn

g M

inh

– –

–+

––

– –

±–

??

––

–?

+++

+?

+++

+?

Đức

Hươ

ng?

-?

±±

–±

±?

±++

Xy

–?

±?

±±

++

–?

±+

?+

??

Huê

++

++

++

– –

–±

??

Phư

ớc Đ

ại–

– –

+++

––

– –

–±

±–

–?

±?

?++

+–

+

Phư

ớc T

hành

±±

±–

±±

±–

–?

±?

?+

–±

Thuậ

n H

òa?

+?

+++

+?

––

––

– –

??

BẢ

NG

2.1

5. T

hay

đổi v

ề cá

c ng

uồn

sinh

kế

tron

g nă

m 2

009

so v

ới n

ăm 2

008

NG

UỒ

N: P

hỏng

vấn

hộ

gia

đình

cán

bộ th

ôn, x

ã

+++

ng m

ạnh

+

Tăng

ít–

– –

G

iảm

mạn

h

Giả

m ít

±

Duy

trì (

hoặc

một

số

tăng

, một

số

giảm

)?

Khô

ng c

ó (h

oặc

Rất

ít, c

hỉ c

ó m

ột v

ài h

ộ là

m)

N

guồn

thu

nhập

chí

nh

Page 57: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

41

Chợ phiên: địa chỉ mua bán và giao lưu văn hóa ở vùng cao

Việc xây dựng và mở thêm chợ phiên tại các địa bàn vùng cao xa xôi như Thuận Hòa-HG và Bản Liền-LC là một biện pháp giúp người nghèo tiếp cận thị trường tốt hơn. Từ khi chợ phiên tại xã Bản Liền-LC được mở vào giữa năm 2008, nhiều bà con không phải đi xa 30 km mất cả ngày đường ra chợ Bắc Hà mua bán nữa. Bảng 2.10 cũng cho thấy, Thuận Hòa-HG và Bản Liền-LC - nơi có chợ phiên tại chỗ, cũng là nơi có tỷ lệ hộ vay nợ, mua chịu hàng quán địa phương thấp nhất trong số các điểm quan trắc. Chợ phiên giúp bà con giảm sự lệ thuộc vào hàng quán địa phương. Anh B.T.P., một chủ quán bán hàng tại xã Bản Liền cho biết “Từ ngày có chợ phiên tại Bản Liền bán hàng chậm hơn. Trước đây một tuần lấy hàng 3 lần ngoài Bắc Hà, từ khi có chợ 1 tuần lấy hàng 2 lần, lượng hàng bán giảm từ 20 - 30%”.

Canh tác theo hợp đồng: cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh sản xuất hàng hóa gia tăng và thị trường nhiều rủi ro, phát triển các hình thức “canh tác theo hợp đồng” nhằm xây dựng chuỗi thị trường có lợi cho người nghèo có thể trở thành một động lực giảm nghèo quan trọng ở các vùng DTTS. Bảng 2.16 cho thấy, bốn trường hợp sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng rất khác nhau. Hình thức liên kết có thể là nhiều bên (có vai trò trung gian của tổ nhóm nông dân, HTX) hoặc tập trung (doanh nghiệp giao dịch với từng hộ gia đình). Cách thu mua có thể là người dân mang sản phẩm đến xưởng chế biến (chè), mang đến điểm tập trung tại xã (bắp giống) hoặc nhà máy có đội xe đến tận rãy chở sản phẩm về (sắn, mía). Việc xác định giá cũng có thể có hoặc không có thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ.

Người nghèo được hưởng lợi từ chương trình xây dựng và mở chợ phiên tại chỗ

Canh tác theo hợp đồng có thể đem lại lợi ích cho người nghèo

BẢNG 2.16. Đặc điểm chính của các trường hợp canh tác theo hợp đồng

Chè Shan Tuyết tại Bản Liền-LC

Sắn công nghiệp tại Xy-QT

Mía tại Phước Đại-NT

Bắp giống tại Thuận Hòa-TV

Dân tộc chính Tày, H’Mông Vân Kiều Raglai Kh’mer

Đặc điểm sản phẩm

Chế biến để xuất khẩu

Chè hữu cơ, yêu cầu không sử dụng bất kỳ hóa chất độc hại nào

Chế biến thành tinh bộ sắn, xuất khẩu nguyên liệu thô

Hiện tại quảng canh (từng bước phải bón phân cải tạo đất)

Chế biến đường phục vụ nhu cầu nội địa

Yêu cầu thâm canh cao

Làm bắp giống LVN10 phục vụ nhu cầu nội địa

Yêu cầu thâm canh cao

Hình thức liên kết

Nhiều bên (DN, tổ nhóm ND, HTX chè, hộ gia đình)

Tập trung (DN hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Tập trung (DN hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình)

Nhiều bên (DN, HTX, Trung tâm giống, hộ gia đình)

Vai trò của tổ nhóm ND, HTX

Tổ nhóm ND, HTX chè hướng dẫn kỹ thuật

Không có Không có

Ban nông nghiệp xã đóng vai trò hỗ trợ

HTX đóng vai trò trung gian

Trung tâm giống hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ của doanh nghiệp

Tập huấn về chè hữu cơ

Hỗ trợ hoạt động của tổ nhóm và HTX (trích phụ cấp tính theo sản lượng thu mua)

Hỗ trợ mô hình giống mới, bón phân vi sinh

Bắt đầu xây dựng tổ nhóm ND từ 2009

Bán gạo đối lưu 2 chiều

Ứng trước giống, phân, công chăm sóc

Cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật

Ứng trước giống, phân bón

Cách thức thu mua

Mua trực tiếp tại xưởng

Thông báo giá theo từng thời điểm (không có giá sàn)

Đăng ký thu hoạch, có xe nhà máy đến tận rãy chở về

Thông báo giá theo từng thời điểm (không có giá sàn)

Có xe nhà máy đến tận rãy chở về

Thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ

Mua tập trung tại xã

Thỏa thuận giá sàn từ đầu vụ

Page 58: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

42

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Trong quan hệ canh tác theo hợp đồng, doanh nghiệp thường hỗ trợ nông dân các vật tư phục vụ sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ứng trước. Nhưng tại các vùng miền núi DTTS nghèo, các doanh nghiệp có thể thực hiện thêm dịch vụ “đối lưu hàng 2 chiều” với các mặt hàng lương thực và nhu yếu phẩm. Điển hình là nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa từ năm 2008 đã thực hiện việc bán gạo cho người dân tại xã Xy-QT và các xã khác khi bán sắn cho nhà máy. Gạo được bán ngay tại trạm thu mua sắn, tận dụng được xe chuyên chở 2 chiều. Thực tế cách làm này được người dân hoan nghênh, vì bà con xã Xy-QT không trồng được lúa nước. Việc mua gạo từ trạm thu mua của nhà máy giúp người dân tiết kiệm chi phí vận chuyển, và sử dụng tiền bán sắn đúng mục đích. Cán bộ của xưởng chè ở Bản Liền-LC trong năm 2009 cũng bắt đầu bán các mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm khác cho người trồng chè.

Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước, có thể tính thêm cả “nhà ngân hàng”) có thể đem lại cơ hội tốt khi đưa các tiến bộ kỹ thuật đến với người dân, tại các địa bàn DTTS miền núi. Canh tác theo hợp đồng cũng là cơ hội rèn nghề của nông dân với sự hướng dẫn sâu sát của các kỹ sư nông nghiệp dày dạn kinh nghiệm. Tuy nhiên, mối liên kết bốn nhà còn nhiều hạn chế. Tại Bản Liền-LC, có tình trạng nông dân vay vốn ưu đãi của NHCSXH mua máy sao chè khô, ảnh hưởng đến vùng nguyên liệu chè tươi của xưởng chè. Việc thực hiện qui chế chăn nuôi tại các thôn bản ở Bản Liền cũng chưa nghiêm, dẫn đến tính trạng gia súc phá nương chè mới trồng. Tại Cư Huê-ĐL, sau thất bại của mô hình liên kết làm bắp giống không thử nghiệm trước trong năm 2008, sang năm 2009 các ban ngành địa phương rất ngại tham gia vào việc xúc tiến canh tác theo hợp đồng. Thực tế năm 2009 một số bà con ở Cư Huê-ĐL đã trồng bông theo hợp đồng cá nhân với doanh nghiệp mà thôn bản và xã hầu như không can thiệp.

Trong mối liên kết nhiều bên, các tổ nhóm nông dân và HTX kiểu mới đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chất lượng tại nguồn, hỗ trợ các thành viên trong các công đoạn sản xuất, chế biến mà từng gia đình riêng lẻ không thực hiện được. Các tổ nhóm có thể là chính thức (do chính quyền cơ sở hoặc các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ thành lập, có thể có sự hỗ trợ của doanh nghiệp hoặc nhà tài trợ, ví dụ các tổ nhóm chè ở Bản Liền-LC) hoặc không chính thức (do các hộ tự gia đình tự thỏa thuận với nhau một cách linh hoạt, ví dụ tổ vần đổi công thu hoạch sắn ở Xy-QT). Thực tế, hoạt động của các tổ nhóm phi chính thức như tổ vần đổi công thu hoạch sắn ở Xy-QT rất hiệu quả, rất có ích với những hộ nghèo thiếu lao động. Các tổ nhóm chính thức cho đến nay dường như kém hiệu quả hơn. Tại Bản Liền-LC, các tổ nhóm và HTX chè chưa thực sự gắn kết các thành viên, mặc dù lãnh đạo tổ nhóm và HTX được hỗ trợ tối đa của công ty Ecolink và dự án ADDA về tập huấn kỹ thuật và quản lý, hỗ trợ kinh phí theo sản lượng chè thu mua của tổ.

Đối lưu hàng hai chiều là cách doanh nghiệp có thể áp dụng ở những vùng DTTS xa xôi

Liên kết 4 nhà còn gặp nhiều hạn chế, thách thức

Biến động giá cả

Giảm mạnh năm 2008, tăng năm 2009

Giảm mạnh năm 2008, tăng năm 2009

Mới làm vụ đầu, chưa thu hoạch

Giá ổn định, tăng nhẹ năm 2009

Sự tham gia của người nghèo

Người nghèo tham gia tích cực

Người nghèo tham gia tích cực

Chỉ một số ít người nghèo có đất, có lao động tham gia

Người nghèo thiếu đất khó tham gia

Thuận lợi Địa bàn biệt lập, thuận lợi cho xây dựng vùng chè hữu cơ có giá trị hơn, giá bán của nông dân sẽ cao hơn

Cây chủ lực tạo thu nhập cho người dân ở nơi không trồng được lúa nước

Phong trào đổi công thu hoạch sắn tốt

Mía đang phát triển tốt

Tận dụng được đất bằng mới khai hoang không trồng được lúa nước

Số hộ đăng ký trồng mía tăng lên

Trình độ thâm canh khá cao

Khó khăn Cạnh tranh với bà con tự sao chè khô

Giá biến động

Đất bạc màu

Sâu bệnh

Giá biến động

Mới thực hiện, chưa phát sinh khó khăn

Công ty giống không tiêu thụ được sản phẩm, tạm ngừng liên kết với ND từ cuối 2009

Page 59: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

43

HTX dịch vụ nông nghiệp Thuận Hòa-TV cũng chưa thực sự phát huy tốt vai trò cầu nối liên kết của mình.

Người nghèo thường khó tham gia vào các hình thức canh tác theo hợp đồng đòi hỏi qui mô lớn, trình độ thâm canh cao hoặc cần nhiều lao động. Trồng mía tại Phước Đại-NT cần nhiều diện tích đất bằng, hoặc làm bắp giống tại Thuận Hòa-TV cần có đất tốt và trình độ thâm canh, nên ít người nghèo tham gia hơn. Riêng cây chè tại Bản Liền-LC và cây sắn tại Xy-QT có thể trồng quảng canh trên nương rãy đất dốc (là loại đất chủ yếu của người nghèo) nên người nghèo có nhiều cơ hội tham gia. Nhiều bà con H’Mông nghèo ở Bản Liền-LC đã áp dụng cách trồng xen chè với lúa nương, khi chè được 3-4 năm tuổi thì bỏ lúa nương.

Hộp 2.5 tóm tắt lại việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức của một số trường hợp canh tác theo hợp đồng điển hình tại các điểm quan trắc

Người nghèo có thể tham gia canh tác theo hợp đồng phù hợp với nguồn lực hạn hẹp của họ

Canh tác theo hợp đồng ở vùng DTTS miền núi cần cách tiếp cận tổng hợp, xây dựng mối liên kết nhiều bên

HỘP 2.5. Bài học trong sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng tại các vùng DTTS

Sự thành công của sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng tại các vùng DTTS miền núi nghèo không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp, mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan. Tìm hiểu cơ hội và thách thức của những trường hợp sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng tại các điểm quan trắc rút ra một số bài học như sau:

•Nâng cao nhận thức và thực hành sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ở vùng miền núi DTTS cần huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt lưu ý lồng ghép các nội dung canh tác theo hợp đồng vào các cuộc họp thôn bản, sinh hoạt đoàn thể, các chương trình ngoại khóa của nhà trường (ví dụ tại Bản Liền-LC, học sinh cũng là lao động hái chè chính trong gia đình sau giờ đi học). Sự tham gia tích cực của các bên có thể giúp giải quyết những khó khăn phát sinh từ mối tương tác giữa sản phẩm được canh tác theo hợp đồng với các nguồn sinh kế khác của người dân (ví dụ, giúp thực hiện qui chế chăn nuôi tốt hơn để tránh trâu bò thả rông phá vườn chè tại Bản Liền-LC).

•Không nên xây dựng các tổ nhóm nông dân riêng biệt nếu các tổ nhóm không thực hiện một công đoạn cụ thể nào trong qui trình sản xuất hay chế biến, mà nên gắn với các tổ nhóm cộng đồng hiện có hoặc theo mô hình “tổ liên gia” để có thể huy động tất cả các gia đinh nhất là hộ nghèo cùng tham gia và mở rộng nội dung hoạt động của tổ nhóm.

• Trong quan hệ sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng tại các vùng miền núi DTTS, doanh nghiệp cần trở thành bạn hàng tin cậy của người dân ở cả khía cạnh tạo thu nhập và chi tiêu theo cách “đối lưu hàng 2 chiều”. Thực ra “cho người dân mua chịu và trả bằng sản phẩm” là cách kinh doanh phổ biến của các hàng quán, đại lý nhỏ. Cách làm của doanh nghiệp chế biến ưu việt hơn với các hàng quán tại chỗ, vì doanh nghiệp có thể cung ứng các mặt hàng lương thực và nhu yếu phẩm cho nông dân với giá ưu đãi và chất lượng đảm bảo do giảm được chi phí giao dịch (như “mua tận gốc bán tận ngọn”, tận dụng xe chạy 2 chiều...) và không chú trọng lấy lãi từ hoạt động này nhằm xây dựng quan hệ tốt với nông dân.

•Các ban ngành địa phương cần đưa canh tác theo hợp đồng vào kế hoạch hoạt động thường xuyên của mình (cụ thể về mục tiêu, biện pháp, nguồn lực, tổ chức, theo dõi, đánh giá). Vai trò của cấp xã và thôn bản đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các tổ nhóm nông dân và HTX. Vai trò của cấp huyện và tỉnh đặc biệt quan trọng trong việc thường xuyên làm việc với doanh nghiệp để cùng xử lý các vấn đề phát sinh, giúp những nông dân sản xuất nhỏ tránh được bất lợi của sự “bất đối xứng” về thông tin trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Page 60: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

44

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Mua vật tư nông nghiệp: các kênh đa dạng

Tại các điểm quan trắc, có nhiều kênh bán vật tư nông nghiệp (giống, phân, thuốc trừ sâu...) cho nông dân, như mua trực tiếp tại các hàng quán/đại lý tư nhân, mua trả chậm qua Hợp tác xã hoặc Hội Nông dân, mua hàng trợ giá trợ cước qua trạm bán hàng của các công ty vật tư nông nghiệp được chỉ định... Mỗi kênh bán hàng có nguồn sản phẩm, điều kiện giao dịch, lợi thế và hạn chế riêng của mình.

Người nghèo ở các vùng DTTS không mua được các vật liệu trợ giá, trợ cước vì thiếu tiền mặt và phương thức canh tác truyền

Nhiều hộ nghèo không tiếp cận được chính sách này, lý do chính là người nghèo thường thiếu tiền mặt vào đầu vụ, nên thường phải lựa chọn mua vật tư theo hình thức “vay trước trả sau” qua các hàng quán địa phương dù phải chịu giá cao hơn. Việc cung ứng vật tư trợ giá trợ cước cũng có những hạn chế. Thứ nhất, vật tư trợ giá trợ cước chỉ được cung ứng vào những thời điểm nhất định theo dự kiến về lịch mùa vụ từ đầu năm, trong khi thời tiết ngày càng bất thường khó dự báo, nên thời điểm người dân cần giống lại có thể không đúng với thời điểm có hàng trợ giá trợ cước. Thứ hai, chất lượng của vật tư trợ giá trợ cước do các công ty được chỉ định cung cấp có thể không đảm bảo, làm giảm năng suất cây trồng trên diện rộng.

Hợp tác xã hoặc Hội Nông dân thường liên kết với các nhà máy phân bón hoặc các công ty vật tư nông nghiệp để bán hàng theo phương thức trả chậm. Tại một số địa phương, có sự liên kết giữa HTX, công ty vật tư nông nghiệp với Ngân hàng để cho người dân vay tiền mua phân bón từ đầu vụ và trả nợ khi thu hoạch. Chính sách trợ giá trợ cước có thể được lồng ghép vào kênh bán vật tư này, tạo ra lợi thế nhất định về giá cả so với các đại lý tư nhân (Bảng 2.17). Tuy nhiên, kênh cung ứng vật tư qua HTX hoặc Hội Nông dân cũng có hạn chế về chủng loại sản phẩm (vì phụ thuộc vào sản phẩm của công ty liên kết), thời điểm trả nợ cố định ngay sau thu hoạch (không linh hoạt như hàng quán địa phương).

• Trên hết, có thể cần xem xét vấn đề “canh tác theo hợp đồng” một cách sâu sắc mang tính bền vững bởi mô hình này có nguy cơ dẫn đến việc độc canh và quá phụ thuộc vào việc vay mượn các chi phí đầu vào, mất cân bằng sinh thái, không đảm bảo an ninh lương thực (khi không còn hợp đồng canh tác), và nông nghiệp không bền vững. Do vậy, cần phải rà soát nghiêm túc quá trình xây dựng những đề xuất để giải quyết vấn đề này.

BẢNG 2.17. Đặc điểm 3 kênh bán phân bón cho người dân tại xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Đại lý tư nhân Hợp tác xã Trạm vật tư NN

Chủng loại hàng Đầy đủ các mặt hàng (đạm, lân, kali, thuốc BVTV).

Có 3 sản phẩm là đạm, lân NPK, kali. Chiếm 50% lượng phân bón sử dụng trong xã

Có 3 sản phẩm là đạm, lân NPK, kali.

Nguồn hàng Từ các công ty sản xuất, kinh doanh VTNN

Từ công ty VTNN tỉnh Từ công ty VTNN tỉnh

Hình thức giao dịch Bán trực tiếp cho người nông dân. Người quen được mua chịu, còn lại phải mua hàng trả tiền ngay

Liên kết tay ba: Ngân hàng cho người dân (qua HTX) vay tiền để mua phân bón của công ty VTNN tỉnh

Bán trực tiếp cho người dân. Người dân mua hàng phải trả tiền ngay.

Giá cả, thanh toán Lãi trực tiếp trên sản phẩm. Nếu mua chịu bán chênh lệch giá 5.000 - 10.000 đồng/bao, lãi 2 - 3%/tháng

Trả nợ Ngân hàng vào cuối vụ thu hoạch theo lãi suất ngân hàng (trả nợ quá hạn có thể bị phạt lãi suất).

Bán trực tiếp cho người dân theo giá quy định của của công ty VTNN tỉnh

Page 61: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

45

Những nơi nghèo nhất thường có tỷ lệ làm thuê gần nhà và đi làm ăn xa thấp nhất

Thuận lợi Giao dịch trực tiếp với người dânThời hạn trả nợ linh hoạt hơn

Người dân được nợ trong 6 tháng. Được hỗ trợ lãi suất theo vốn “kích cầu” của Chính phủ

Giao dịch trực tiếp với người dân

Khó khăn, Rủi ro Phải bỏ vốn ra đầu tư nhiều (cho người dân mua nợ). Khó bán hàng khi giá phân bón tăng cao

HTX làm thủ tục vay vốn khó khăn (phải thế chấp bằng sổ đỏ của các thành viên Ban quản lý HTX)Thu nợ khó khăn đối với các hộ nghèo khi mất mùa

Người nghèo ít có khả năng mua tại đây do không được nợ.

2.3 Tiếp cận thị trường lao động

Tiền gửi và thu nhập từ các việc làm phi nông nghiệp như tiền công di làm thuê là những nguồn thu nhập đáng kể của người nghèo (Bảng 2.18). Tại các vùng thấp, tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ đi làm ăn xa khá cao (Đức Hương-HT, Thuận Hòa-TV). Một số nơi có tỷ lệ người đi làm thuê gần nhà cao do có lợi thế ở gần trung tâm huyện, tỉnh hoặc gần những vùng sản xuất hàng hóa lớn như Thanh Xương-ĐB (gần thành phố Điện Biên), Phước Đại-NT (ngay tại trung tâm huyện Bác Ái), Cư Huê-ĐL (vùng sản xuất ngô, cà phê tập trung). Các công trình xây dựng tiếp tục thực hiện từ giữa năm 2009 (sau giai đoạn đình trệ cuối 2008, đầu 2009) cũng tạo thêm nhiều cơ hội làm thuê cho người nghèo.

Mua vật tư trực tiếp của các hàng quán/đại lý tư nhân là kênh phổ biến đối với người nghèo tại các điểm quan trắc. Phân bón từ các công ty, nhà máy đến tay người dân hoàn toàn qua mạng lưới các đại lý tư nhân. Có những thời điểm nguồn cung cấp giống từ công ty khan hiếm, các đại lý găm hàng và tăng giá cao đột biến.

Xã Đi làm thuê gần nhà Tiền gửi vềtừ người đi làm ăn xa

2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 37 55 38 2 3 3

Bản Liền 3 7 5 3 3 7

Thanh Xương 63 50 63 7 5 4

Lượng Minh 23 25 20 3 8 10

Đức Hương 8 17 12 28 42 50

Xy 28 12 7 3 0 5

Cư Huê 47 43 38 5 8 5

Phước Đại 47 38 42 3 13 3

Phước Thành 33 27 17 0 12 3

Thuận Hòa 57 55 65 47 45 42

BẢNG 2.18. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 62: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

46

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Làm thuê trong nông nghiệp: Các hộ nghèo đi làm thuê cho các hộ khá có nhiều đất, hoặc làm cho các trang trại, nông trường gần nhà. Các công việc phổ biến là khai hoang ruộng, làm chuồng trâu bò, cày ruộng, cấy lúa, làm cỏ, bẻ ngô, gặt lúa, hái cà phê. Làm thuê tại chỗ trong nông nghiệp đa số là phụ nữ. Một số ít nam giới cũng làm thuê tại chỗ trong nông nghiệp, đảm nhiệm các việc đào ruộng, xẻ gỗ, gánh lúa. Giá công lao động của nam giới thường cao hơn giá công lao động của nữ giới khoảng 10-20.000 đồng/ngày. Bất lợi của làm thuê trong nông nghiệp là tính thời vụ cao, mỗi vụ chỉ có việc trong vài ngày cao điểm. Xu hướng tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi khiến cơ hội của người nghèo có việc làm thuê tại chỗ trong nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Làm thuê trong các công trình xây dựng tại địa phương là công việc lao động phổ thông phổ biến của nam giới và một số ít phụ nữ, như làm phụ hồ, thợ mộc, thợ nề cho các nhà thầu. Tại các địa bàn miền núi đã bắt đầu hình thành các nhóm thợ mộc, thợ nề chuyên đi làm nhà và các công trình nhỏ cho người dân. Trong năm 2009 các địa phương đã triển khai mạnh chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo theo Quyết định 167, từ đó tạo thêm nhiều cơ hội làm thuê phụ hồ cho người nghèo địa phương.

Tuy nhiên, việc đi làm thuê công trình còn chưa phổ biến trong một số nhóm DTTS, do bà con bận làm nương rãy và không quen với giờ giấc công trường. Bà con DTTS miền núi thường muốn được trả công theo ngày, trong khi nhà thầu thường muốn trả công theo tháng. Tâm lý của bà con đi làm phụ hồ là ngày nào nhà hết việc thì đi, ngày nào nhà có việc thì nghỉViệc thuê người địa phương làm phụ hồ của các nhà thầu cũng có nhiều rủi ro. Làm phụ hồ công việc không ổn định do phụ thuộc vào thời tiết và tiến độ công trình,

Xu hướng tăng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp khiến cơ hội của người nghèo có việc làm tại chỗ ngày càng giảm đi

Nam giới thường làm thuê trong các công trình xây dựng

Đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc làm thuê theo công trình xây dựng

Người nghèo chủ yếu đi làm thuê gần nhà vào lúc nông nhàn

Phần này sẽ trình bày rõ hơn những cơ hội và thách thức của người nghèo khi tiếp cận việc làm phi nông nghiệp, bao gồm đi làm thuê gần nhà và đi làm ăn xa.

Làm thuê gần nhà

Bảng 2.19 cho thấy tỷ lệ hộ có người đi làm thuê gần nhà cao hơn trong nhóm nghèo so với nhóm không nghèo ở hầu hết điểm quan trắc. Điển hình ở những địa bàn chỉ làm được lúa một vụ, thời gian nông nhàn đến 6-7 tháng nên tỷ lệ người đi làm thuê gần nhà rất cao.

Xã Đi làm thuê gần nhà Tiền gửi vềtừ người đi làm ăn xa

Hộ nghèo Hộ không nghèo Hộ nghèo Hộ không nghèo

Thuận Hòa 46.4 31.3 0 6.3

Bản Liền 6.1 3.7 3.0 11.1

Thanh Xương 88.9 58.8 0 5.9

Lượng Minh 20.8 16.7 10.4 8.3

Đức Hương 6.3 13.6 43.8 52.3

Xy 12.5 2.8 8.3 2.8

Cư Huê - 37.9 - 5.2

Phước Đại 51.4 28.0 5.7 0

Phước Thành 24.3 4.3 2.7 4.3

Thuận Hòa 80.6 48.3 45.2 37.9

BẢNG 2.19. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê, 2009 (%)

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 63: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

47

trong khi người nghèo cần tiền chi tiêu hàng ngày không thể ngồi đợi việc. Đồng bào DTTS thiếu hiểu biết về giao kết hợp đồng, nên đi làm thuê công trình có thể bị chủ thầu quỵt tiền công. Như tại xã Bản Liền-LC trong năm 2008 có nhà thầu thuê người địa phương nhưng sau đó bỏ về xuôi, không trả tiền công cho người dân. Nên sang năm 2009 bà con ở Bản Liền sợ bị lừa, không muốn đi làm thuê phụ hồ nữa. Đi làm công trình cũng có nhiều rủi ro về sức khỏe, tai nạn cho người lao động do làm việc quá sức và không được đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc.

Làm thuê tại các trung tâm đô thị địa phương: Các công việc chính là bốc vác và thợ hồ xây dựng, chủ yếu do nam giới làm. Bà con người Thái ở Thanh Xương-ĐB chỉ làm lúa 1 vụ nên vào lúc nông nhàn nam giới ra thành phố Điện Biên gần đó chờ việc làm thuê phụ hồ, bốc vác rất đông. Bà con người Khmer ở Thuận Hòa-TV thiếu đất sản xuất nên hàng ngày thường ra thị trấn bốc vác vật liệu xây dựng. Một số ít bà con người Tày ở Bản Liền-LC có thể ra thị trấn Bắc Hà làm thuê ngắn ngày các công việc như đập đá, thợ hồ với mức công lao động 40.000 - 50.000 đồng/ngày.

Sự đình trệ của ngành xây dựng trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 (do giá nguyên vật liệu tăng cao, tác động của khủng hoảng tài chính thế giới) đã làm giảm đáng kể việc làm và thu nhập của những người làm phụ hồ, bốc vác. Tại Thanh Xương-ĐB, số người ra thành phố Điện Biên làm “cửu vạn” rất đông, trong khi công việc giảm xuống.

Làm thuê các công việc khác khá đa dạng và có tính đặc thù ở từng điểm quan trắc. Ví dụ như ttrong năm 2009, do lúa rãy bị mất mùa nên bà con nghèo người Thái ở Lượng Minh-NA tăng mạnh đi làm thuê cho các chủ thầu đào đãi vàng sa khoáng trên con suối chạy qua xã (một số người khác khá giả hơn thì mua máy bơm, tự đứng ra lập tổ đào đãi vàng). Một số nam thanh niên người Vân Kiều ở Xy-QT đi sang Lào gùi gỗ thuê vào mùa khô. Từ cuối năm 2008 do sự kiểm tra gắt gao của cơ quan biên phòng và kiểm lâm nên lượng người sang Lào gùi gỗ thuê đã giảm mạnh.Bà con người H’Mông ở Thuận Hòa-HG thường vào rừng làm thuê xẻ gỗ cho những người khai thác gồ làm nhà (và có thể bao gồm cả các đối tượng khai thác gỗ trái phép). Một số gia đình Kh’mer nghèo đông con ở Thuận Hòa-TV thường gửi con đi làm giúp việc cho những hộ khá giả ở các xã, huyện gần nhà, thường làm các công việc chăn vịt, chăn bò với mức tiền công rẻ (vài trăm nghìn một tháng, chủ bao ăn ở).

Đi làm ăn xaĐi làm ăn xa đến những nơi có nhu cầu về lao động gồm các thành phố lớn như TP.HCM, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai... và các tỉnh có nhiều trang trại nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn như Đắc Lắc, Lâm Đồng... là lựa chọn kế sinh nhai của nhiều người tại các điểm quan trắc .

Đất đai hạn hẹp, sản xuất nông nghiệp nhiều rủi ro, chi tiêu cho con cái ăn học, các khoản đóng góp và chi phí xã hội (ma chay, hiếu hỷ) tốn kém là những lực đẩy mạnh mẽ của đi làm ăn xa. Đường sá cải thiện, thông tin liên lạc tốt hơn, các thủ tục đơn giản hơn đã tạo điều kiện cho đi làm ăn xa. Tuy nhiên, đi làm ăn xa đòi hỏi những điều kiện nhất định về mạng lưới xã hội và học vấn cũng như khả năng thích ứng nhanh về lối sống, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng chống đỡ rủi ro tại nơi nhập cư. Do đó tại nhiều vùng miền núi DTTS tỷ lệ hộ có người đi làm ăn xa còn rất thấp. Thuận Hòa-TV đã hình thành dịch vụ “môi giới việc làm” để đưa người lên thành phố làm việc. Tiền công môi giới do người sử dụng lao động trả (trung bình 200.000 đồng cho 1 người).

Bảng 2.19 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo có thu nhập từ tiền gửi về của người đi làm ăn xa thấp hơn so với nhóm không nghèo ở hầu hết điểm quan trắc. Một trường hợp ngoại lệ là tại Thuận Hòa-TV nơi tập trung đông người Kh’mer nghèo thiếu đất sản xuất, nên tỷ lệ hộ nghèo ở đây đi làm ăn xa cao hơn so với hộ không nghèo. Các kênh di chuyển lao động của người Khmer ở xã Thuận Hòa-TV khá đa dạng (Hình 2.3). Do học vấn thấp, người Kh’mer khi đi làm ăn xa chủ yếu trong khu vực phi chính thức, như phụ nữ làm giúp việc nhà, phụ bán hàng và buôn bán nhỏ, nam giới làm lao động tự do và phụ hồ xây dựng. Số thanh niên Kh’mer làm trong khu vực chính thức như công nhân nhà máy hoặc nhân viên công ty còn rất thấp.

Người nghèo có thể tận dụng cơ hội việc làm ở các trung tâm đô thị gần nhà

Ngành xây dựng đình trệ đầu năm 2009, nhưng đã phục hồi vào cuối năm 2009

Nhu cầu lao động tại các thành phố và khu công nghiệp tạo ra lực hút đi làm ăn xa

Đã xuất hiện dịch vụ môi giới phi chính thức đưa người lên thành phố làm giúp việc nhà và phụ bán hàng

Ngoại trừ người nghèo của nhóm DTTS Kh’mer, người nghèo thường đi làm xa nhiều hơn người không nghèo

Page 64: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

48

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Hìn

h 2.

3. C

ác k

ênh

di c

huyể

n la

o độ

ng tạ

i xã

Thuậ

n H

òa (C

ầu N

gang

, Trà

Vin

h)

Ghi

chú

: 1, 2

, 3 &

4 -

Thứ

tự ư

u tiê

n nh

ững

việc

làm

thuê

qua

n tr

ọng

nhất

đối

với

ngư

ời n

ghèo

Làm

việ

c tr

ong

tỉnh

Lao

động

Thuậ

n H

òa

1 2

1 2

3 4

Làm

việ

c tr

ong

tỉnh

Lao

động

tự d

o,

bốc

vác

VLX

D

- C

ả na

m v

à nữ

. N

am n

hiều

hơn

.-

Thườ

ng là

m

tron

g h

uyện

- H

ọc v

ấn th

ấp

Làm

mướ

n tro

ng

sản

xuất

ng n

ghiệ

p

- C

ả na

m v

à nữ

, N

ữ nh

iều

hơn

- N

am g

ánh

lúa,

N

ữ là

m c

ỏ, c

ắt lú

a-

Làm

theo

mùa

vụ

Buô

n bá

n nh

- P

hụ n

ữ từ

30

-40

tuổi

Giú

p vi

ệc g

ia đ

ình

- N

ữ tr

ên 3

5 và

d

ưới 1

8, đ

a số

tr

ên 4

5 tu

ổi

Phụ

bán

hàn

g

- Từ

12-

27 tu

ổi-

Nữ

là c

hủ y

ếu

Lao

động

tự d

o

- C

hủ y

ếu là

nam

18

-50

tuổi

- Là

m c

ác c

ông

vi

ệc n

hư p

hụ h

ồ,

bốc

vác

,..

Hái

điề

u và

phê

tại T

ây N

guyê

n

- C

ả na

m v

à nữ

, tầ

m tr

ung

tuổi

- La

o đ

ộng

theo

th

ời v

Côn

g nh

ân

xí n

ghiệ

p

- C

ả na

m v

à nữ

18

-25

tuổi

- C

hủ y

ếu là

m

tại c

ông

ty tư

nhâ

n

Buô

n bá

n nh

- C

ả na

m v

à nữ

ã lậ

p g

ia đ

ình

Page 65: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

49

Lao động tự do là nghề phổ biến của những người nghèo đi làm ăn xa đã có gia đình. Công việc có thể là đi các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ hái cà phê, hái điều, trồng bắp (nữ nhiều hơn), hoặc đi các thành phố, thị xã làm phụ hồ (hầu hết là nam). Đây là loại hình di cư theo mùa vụ trong 3-6 tháng, đến Tết hoặc vào lúc cấy gặt người lao động lại trở về quê. Rất đông người Kinh ở Đức Hương-HT hay người Khmer ở Thuận Hòa-TV đi Đắc Lắc, Lâm Đồng... làm hái điều và hái cà phê vào vụ tháng 7 và tháng 11. Tiền công hái điều, cà phê năm 2009 khoảng 80-100.000 đồng/ngày. Người đi làm lao động tự do thường có sẵn mối quen biết tại nơi đến.

Đã xảy ra nhiều trường hợp bà con đi làm lao động tự do bị quịt tiền công, phải làm việc quá sức, điều kiện sinh hoạt vất vả mà tiền công thấp. Đối với các nhóm DTTS miền núi, khi có ai đó đi làm ăn xa thất bại trở về sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác không muốn đi xa nữa.

Công nhân xí nghiệp là nghề đi làm ăn xa của một số thanh niên trẻ tại các điểm quan trắc đặc biệt tại Đức Hương-HT và Thuận Hòa-TV, chủ yếu là phụ nữ, chưa có gia đình, có văn hóa từ tốt nghiệp PTCS trở lên. Thanh niên DTTS rất ít làm trong các công ty lớn do không quen với môi trường lao động công nghiệp nghiêm ngặt, mà chủ yếu làm trong các xưởng dân doanh qui mô nhỏ thuộc lĩnh vực dệt may, giày da, gia công nhựa...Công việc thường không ổn định, đặc biệt trong thời gian khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là lựa chọn của một số ít thanh niên tại các điểm quan trắc. Ba khó khăn lớn nhất của đồng bào DTTS khi tham gia XKLĐ là trình độ học vấn thấp, chưa có thói quen làm việc công nghiệp, và thiếu thông tin “tai nghe, mắt thấy” về lợi ích của XKLĐ để bà con tin tưởng. Nhóm cán bộ xã Thuận Hòa-HG cho biết “Không có ai đi xuất khẩu lao động thời điểm này. Người dân nghe nguồn thông tin “đường đi thì có, đường về thì không” nên dân sợ, dù ở xã có triển khai, có 2-3 người nộp hồ sơ nhưng cũng tự rút lui rồi”.

Do gặp nhiều rủi ro, phong trào XKLĐ trong năm 2009 tại các điểm quan trắc rất yếu. Cũng trong năm 2009, Chính phủ đã triển khai Đề án hỗ trợ XKLĐ tại 62 huyện nghèo nhất nước trong Chương trình 30a và Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo. Đang rất cần một chương trình với các biện pháp đặc thù để hỗ trợ người DTTS đi làm việc trong nước (Hộp 2.6).

Một lựa chọn phổ biến khi làm ăn xa là nữ đi làm nông nghiệp, nam đi phụ hồ

Ít người DTTS đi XKLĐ do học vấn thấp, chưa có thói quen làm việc công nghiệp và thiếu thông tin

Còn thiếu một chương trình hỗ trợ người DTTS đi làm việc trong nước

HỘP 2.6. Cần một Đề án hỗ trợ người DTTS đi làm việc trong nước

Phát triển việc làm phi nông nghiệp là một định hướng quan trọng nhằm thúc đẩy giảm nghèo ở các vùng DTTS miền núi. Chính phủ đã có Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009) và Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009).

Thực tế, ngay cả khi có những hỗ trợ lớn, số người đủ điều kiện và mạnh dạn đi XKLĐ ở các vùng miền núi DTTS không nhiều. Đi XKLĐ vẫn sẽ gặp những rủi ro lớn khó lường trước. Hỗ trợ học nghề chưa đủ. Nếu không kết nối chặt chẽ với người sử dụng lao động, giúp bà con phòng chống rủi ro khi đi làm việc xa nhà thì hiệu quả khó đạt như mong muốn.

Một Đề án hỗ trợ người DTTS đi làm việc trong nước nên được thiết kế để lấp đầy lỗ hổng về chính sách giữa đào tạo nghề và hỗ trợ XKLĐ, trong đó cân nhắc một số biện pháp đặc thù:

•Chính sách ưu tiên về vốn, thuế để khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng lao động DTTS, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp hỗ trợ đặc thù cho người lao động DTTS, ví dụ như xây dựng nơi ăn ở tập thể phù hợp với tập quán địa phương, có chương trình dạy nghề trong doanh nghiệp phù hợp với văn hóa, nhận thức của người DTTS.

Page 66: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

50

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

2.4 Tiếp cận các chính sách và dịch vụ hỗ trợ

Thời gian qua, đã có nhiều chính sách và chương trình, dự án nhằm tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện tiếp cận các dịch vụ xã hội. Phần này trình bày những hạn chế và bất lợi của người nghèo so với người khá giả trong việc tiếp cận một số chính sách và dịch vụ hỗ trợ tại các điểm quan trắc.

Tiếp cận các tiện ích cơ sở hạ tầng

Các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khá thành công ở các điểm quan trắc, tạo ra động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo. Hầu hết các công trình hạ tầng ở cấp xã đã cơ bản được đầu tư, nâng cấp. Bảng 2.20 cho thấy tại các điểm quan trắc đều đã có đường ô tô đi được quanh năm đến trung tâm xã, hầu hết có điện lưới đến trung tâm xã (chỉ còn xã Bản Liền-LC đã xây dựng xong đường dây nhưng chưa đóng điện), có trạm y tế và trường học được xây dựng kiên cố. Trường học tại xã đã có đủ bàn ghế, không còn tình trạng phải học ca 3, và không còn tình trạng học lớp ghép. Các trạm y tế xã đều đã có nữ hộ sinh, tuy nhiên tỷ lệ trạm y tế xã ở vùng sâu vùng xa có bác sỹ còn thấp (5/10 điểm quan trắc)

•Gắn kết chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo hiện nay với việc cung cấp thông tin, tư vấn về giao kết hợp đồng lao động, giám sát việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp, nhà thầu... khi người DTTS đi làm việc xa nhà

•Chính sách khuyến khích, hỗ trợ những cộng tác viên, đầu mối thông tin và môi giới việc làm là người địa phương nhằm xây dựng mạng lưới xã hội phi chính thức có lợi cho người DTTS khi đi làm việc xa nhà.

•Chính sách hỗ trợ người DTTS đi làm việc trong nước nếu gặp rủi ro khách quan phải quay trở lại địa phương.

Xã Đường ô tô

quanh năm đến

trung tâm xã

Có điện lưới đến

trung tâm xã

Chợ

tại xã

Trạm y tế xã Trường học tại xã

Xây dựng kiên cố

Bác sỹ

Nữ hộ

sinh

Xây dựng kiên cố

Đủ bàn ghế

Lớp học ca 3

Lớp học

ghép

Thuận Hòa X x x x x - -

Bản Liền x - X X - x x x - -

Thanh Xương x x X X - x x x - -

Lượng Minh x x - X - x x x - -

Đức Hương x x - X x x x x - -

Xy x x - X - x x x - -

Cư Huê x x - X x x x x - -

Phước Đại x x X X x x x x - -

Phước Thành x x - X - x x x - -

Thuận Hòa x x - X x x x x - -

BẢNG 2.20 Cơ sở hạ tầng tại các điểm quan trắc, 2009

NGUỒN: Phiếu thông tin cấp xã, 2009

Page 67: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

51

Điển hình về lợi ích nhiều mặt của giao thông nông thôn được cải thiện là tại xã Xy-QT. Năm 2008 con đường đến trung tâm xã Xy còn là đường đất lầy lội vào mùa mưa, thì sang năm 2009 đã được đầu tư một con đường lát nhựa khang trang, giúp cho việc đi lại, mua bán, sản xuất của bà con thuận lợi hơn rất nhiều

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2009. Điện thoại dần trở thành một vật dụng phổ biến, làm thay đổi cách làm việc của cán bộ cơ sở (gọi điện thoại mời đi họp), cách tiếp cận thị trường của người dân (gọi điện thoại hỏi giá bán, giá mua). Điện thoại còn có lợi cho việc làm thuê của người nghèo, vì có thể gọi nhau khi có việc. Nhóm nòng cốt bản Pá Đông, xã Thanh Xương-ĐB cho biết “Có trên 80% hộ gia đình có máy điện thoại. Liên hệ công việc làm ăn, dùng điện thoại tiện để liên lạc làm việc do chủ yếu làm cửu vạn”.

Tuy nhiên, ở cấp thôn bản cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn. Lớp học ở một số thôn bản còn tạm bợ, học sinh vẫn phải học lớp ghép (Thuận Hòa-HG, Bản Liền-LC). Bảng 2.21 cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng điện khá cao ở hầu hết điểm quan trắc. Nhưng còn nhiều thôn bản miền núi vùng sâu chưa có điện lưới. Ngay tại những thôn bản đã có điện lưới vẫn còn một số hộ nghèo không được sử dụng điện do ở cách biệt hoặc không có tiền mắc điện (Phước Đại, Phước Thành-NT, Thuận Hòa-TV). Tỷ lệ hộ sử dụng nước vòi (từ các công trình nước tập trung) còn thấp ở hầu hết điểm quan trắc.

Cải thiện giao thông nông thôn đem lại lợi ích nhiều mặt

Điện thoại ngày càng phổ biến, đem lại lợi ích cho cả người nghèo

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở cấp thôn bản và cấp hộ gia đình còn nhiều khó khăn

BẢNG 2.21. Tỷ lệ hộ sử dụng điện, nước vòi, NVS và điện thoại (%)

Xã Điện Nước vòi NVS tự hoại/ bán tự hoại

Điện thoại

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 85 73 73 54 60 48 0 0 3 7 37 78

Bản Liền 50 55 58 45 43 43 0 0 0 0 2 10

Thanh Xương 100 100 100 0 3 2 28 33 30 48 90 95

Lượng Minh 60 63 65 95 93 88 0 0 0 0 7 17

Đức Hương 100 100 100 0 2 2 48 53 57 18 60 80

Xy 92 98 100 75 72 75 0 5 3 5 13 35

Cư Huê 95 100 100 0 0 0 22 30 30 45 48 63

Phước Đại 82 87 92 47 65 72 2 10 12 17 40 57

Phước Thành 75 87 87 15 13 38 0 2 5 5 23 47

Thuận Hòa 95 97 97 15 43 48 17 17 22 22 35 42

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình

Ở cấp hộ gia đình vẫn thấy rõ khoảng cách giữa nhóm hộ nghèo và nhóm hộ không nghèo về tiếp cận các tiện ích và dịch vụ cơ sở hạ tầng. Bảng 2.22 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo sử dụng điện, nước vòi, nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại và điện thoại thấp hơn nhiều so với hộ không nghèo ở hầu hết điểm quan trắc.

Hộ nghèo gặp bất lợi về tiếp cận các tiện ích và dịch vụ cơ sở hạ tầng...

Page 68: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

52

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

BẢNG 2.22. Tiếp cận tiện ích cơ sở hạ tầng của hộ gia đình, 2009

Xã Sử dụng Điện (%)

Sử dụng Nước vòi (%)

NVS tự hoại, bán tự hoại (%)

Điện thoại (%)

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Hộ nghèo Hộ không nghèo

Thuận Hòa 57 88 46 50 0 6 64 91

Bản Liền 33 89 42 44 0 0 6 15

Thanh Xương 100 100 0 2 11 33 100 94

Lượng Minh 58 92 92 75 0 0 6 58

Đức Hương 100 100 0 2 50 59 50 91

Xy 100 100 75 75 0 6 21 44

Cư Huê - 100 - 2 - 31 - 64

Phước Đại 86 100 66 80 6 20 49 68

Phước Thành 78 100 43 30 3 9 30 74

Thuận Hòa 94 100 65 31 10 35 10 76

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Tại các xã Thuận Hòa-HG và Bản Liền-LC, đường điện đang được thi công, hy vọng đầu năm 2010 bà con sẽ có điện dùng. Tuy nhiên, với những thôn bản miền núi xa xôi cách trung tâm xã hàng chục km, triển vọng có điện lưới còn xa. Ngay trong một thôn bản đã có điện lưới, vẫn có những nhóm hộ ở rải rác xa trung tâm thôn bản hoặc ở trên rãy không có điện dùng, thường là những hộ nghèo. Quy hoạch thôn bản, sắp xếp lại dân cư tập trung, là giải pháp cấp thiết để tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo cơ hội cho hộ nghèo tiếp cận được với những tiện ích cơ sở hạ tầng.

Tại xã Thuận Hòa-TV, những hộ gia đình nghèo ở xa đường cái, không có tiền mắc đường dây và đồng hồ riêng có thể dùng nhờ điện của các hộ khác (bà con gọi là “phụ hơi”). Như tại ấp Sóc Chùa trong tổng số 351 hộ có khoảng 80-90 hộ dùng nhờ điện, đa số là hộ nghèo. Đây là tập quán tốt trong cộng đồng, giúp hộ nghèo có điện dùng. Tuy nhiên chính sách giá điện lũy tiến gây khó khăn cho những hộ nghèo dùng nhờ điện, vì họ thường phải chịu giá điện phụ trội cao trên 1000 đồng/số điện. Bản thân những gia đình cho người nghèo dùng điện nhờ cũng khó xử vì giá điện lũy tiến cao.

Thời gian vừa qua các công trình nước sinh hoạt đã ưu tiên cho các thôn bản khó khăn thuộc vùng miền núi (chủ yếu là đường nước tự chảy có lắng lọc đầu nguồn). Trong số những điểm quan trắc, những xã có địa hình tương đối bằng phẳng như Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT và Cư Huê-ĐL lại chưa có công trình nước sinh hoạt vận hành. Bà con chủ yếu dùng nước mưa, giếng đào hoặc giếng khoan. Tại Thanh Xương-ĐB không có nước ngầm, bà con ăn bằng nước mưa, nhưng mọi nhu cầu sinh hoạt khác phải dùng nước kênh mương lọc qua cát, rất không đảm bảo vệ sinh.

Ngay cả khi các công trình hạ tầng đã được đầu tư, người nghèo vẫn gặp bất lợi về năng lực tiếp cận các tiện ích và dịch vụ do cơ sở hạ tầng đem lại. Hộ nghèo có ít sản phẩm để bán, phụ thuộc vào hàng quán tại chỗ theo phương thức “vay trước trả sau”, không có xe máy... thì việc hưởng lợi từ con đường mới mở sẽ kém hơn nhiều so với hộ khá giả. Sử dụng nước vòi phải trả tiền, trong khi nước khe suối là miễn phí, nên hộ nghèo có thể phải chấp nhận không được hưởng lợi từ công trình nước sinh hoạt.

... nhất là những thôn bản xa xôi, và những hộ sống rải rác xa trung tâm thôn bản

Giá điện lũy tiến gây bất lợi cho những hộ nghèo

Chưa có công trình nước sinh hoạt là khó khăn ở một số địa bàn

Thiếu tiền mặt khiến hộ nghèo hạn chế tiếp cận các tiện ích và dịch vụ cơ sở hạ tầng

Page 69: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

53

Nhận thức của người nghèo về giáo dục trẻ em đã cải thiện nhiều

Hộ nghèo chia sẻ về hạn chế tiếp cận tiện ích và dịch vụ cơ sở hạ tầng như sau:

--- “Mình nghèo không thích nước về nhà vì tốn tiền. Ra hồ múc được rồi. Có tiền thì thích nước về nhà” (K.H. hộ nghèo thôn Ma Dú, xã Phước Thành-NT)

--- “Có điện thoại nhưng không gọi, chỉ 1-2 lần anh em bệnh hoạn gọi, con trai gọi cho bạn bè... Đường sá có, người ta có xe thì sướng, mình không có xe thì đi bộ” (K.T., hộ nghèo thôn Ma Dú, xã Phước Thành-NT)

--- “Nhà không có điện, không có nước, thích nhất là có điện nhưng không có tiền để mắc điện và dùng điện hàng tháng. Giờ phải đi xem nhờ tivi nhà hàng xóm” (C.T.L, hộ nghèo thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT).

Tiếp cận giáo dụcCải thiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế luôn là một động lực giảm nghèo quan trọng, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Nhận thức của các gia đình nghèo về giáo dục trẻ em đã cải thiện nhiều, hầu hết đều mong muốn con cái được đi học để sau này “không nghèo như bố mẹ”. Chị T.S.V. người Khmer nghèo ở ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa-TV chia sẻ“Vợ chồng dành dụm được tiền là nuôi con ăn học cho con biết cái chữ để không thua mọi người, học để không nghèo như cha mẹ. Cả hai vợ chồng cùng động viên con học tới nơi tới chốn”.

Các chính sách cấp tiền trực tiếp cho con hộ nghèo đi học các trường phổ thông, miễn giảm học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, cấp phát sách vở, đồ dùng học tập... đã giúp giảm gánh nặng chi phí đi học cho con hộ nghèo. Một số trẻ em nghèo vượt khó còn được cấp học bổng do nhà trường huy động từ nhiều nguồn.

Bảng 2.23 cho thấy, tỷ lệ đi học của trẻ từ 6-11 tuổi (độ tuổi tiểu học) khá cao, đạt trên 90% ở hầu hết điểm quan trắc. Riêng việc vận động trẻ đến tuổi vào lớp 1 đạt xấp xỉ 100% tại hầu hết điểm quan trắc. Đây là kết quả tích cực của các chương trình đầu tư kiên cố hóa trường học, chính sách hỗ trợ toàn diện cho trẻ em nghèo DTTS đi học, nhận thức của bố mẹ đối với việc học hành của con em, và vai trò vận động trẻ đến trường của các thày cô giáo và cán bộ cơ sở. Tỷ lệ trẻ đến trường tại nhiều điểm quan trắc có sự biến động tăng, giảm không đồng nhất trong 3 năm qua, cho thấy kết quả vận động trẻ đến trường chưa vững chắc.Trên dưới 10% trẻ trong độ tuổi 6-11 hiện không đi học thường rơi vào các gia đình có khó khăn đặc thù, như trẻ bị khuyết tật, nhà nghèo đông con, gia đình ở biệt lập trên rãy, hoặc các em theo bố mẹ đi làm ăn xa.

Page 70: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

54

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú, còn gọi là “nội trú dân nuôi”, ở các vùng miền núi DTTS là một cách làm sáng tạo, giúp duy trì tỷ lệ trẻ đi học cao và cải thiện chất lượng học tập (Hộp 2.7). Hiện nay, nhiều trường đã được xây dựng các phòng học bán trú kiên cố, giúp giảm bới việc học ghép, giảm công sức của cha mẹ học sinh phải tu bổ các lán trại tạm cho con em nội trú như các năm trước. Nhóm học sinh nữ bán trú tại trường THCS Bản Liền-LC chia sẻ niềm vui của mình như sau:

--- “Em rất thích học ở đây. Năm nay có trường mới, chỗ ở cũng mới nữa. Nhà cửa gọn gàng sạch sẽ ở sướng hơn tại nhà. Ở nội trú xa nhà nhưng mà có bạn bè vui. Chúng em nữ ở với nữ, nam ở với nam, ăn cũng có bàn riêng nên không ngại các bạn trai”

--- ”Năm nay ở nội trú rất vui, được ở giường đẹp, có chăn màn ấm lại mới, có nhà ăn sạch sẽ thích hơn năm ngoái. Không còn bị bạn nào bắt nạt. Thầy cô rất thương và quan tâm. Được chơi bóng đá với các bạn, được ăn ngon hơn ở nhà. Sắp tới có điện còn được xem tivi.”

BẢNG 2.23. Tỷ lệ trẻ đang đi học (%)

Xã 6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-20 tuổi

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 93 100 92 96 89 85 87 67 67

Bản Liền 98 95 96 80 91 88 23 27 35

Thanh Xương 100 100 100 100 100 93 56 70 77

Lượng Minh 100 97 91 83 73 67 21 27 27

Đức Hương 93 100 100 100 100 100 74 82 78

Xy 70 85 90 85 84 95 29 50 64

Cư Huê 97 94 93 79 85 79 46 50 51

Phước Đại 83 98 96 83 81 67 54 68 36

Phước Thành 84 85 85 66 67 61 35 36 22

Thuận Hòa 97 100 96 67 56 63 15 18 27

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

HỘP 2.7. Bài học từ mô hình “nội trú dân nuôi” ở xã Thuận Hòa

Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc triển khai rất mạnh mô hình “nội trú dân nuôi”. Tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang), năm 2009 đã có 22 phòng nội trú dân nuôi, trong đó trường THCS có 10 phòng với 211 học sinh, trường Tiểu học A có 8 phòng với 103 học sinh và trường Tiểu học B có 4 phòng với 75 học sinh.

Mô hình nội trú dân nuôi đã giúp giảm thiểu tỷ lệ bỏ học giữa chừng và tăng tính chuyên cần của học sinh xã Thuận Hòa. Trước đây, học sinh thường nghỉ học vào những lúc mùa vụ cao điểm hoặc lễ hội. Hiện nay, nhờ ở lại trường nên các em đi học đầy đủ cả tuần, có điều kiện học 2 buổi/ngày nên chất lượng học tập được cải thiện. Các em cũng được tham gia nhiều hoạt động sinh hoạt lớp, đội, ngoại khóa hơn trước. Ngoài ra, học nội trú rèn luyện cho học sinh DTTS các kỹ năng sống. Các em tự tin hơn, ngăn nắp hơn, từ việc đánh răng, dậy sớm tập thể dục, gấp chăn màn, giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa, rửa bát sau khi ăn... Nhiều em

Page 71: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

55

Khó khăn hiện nay là tỷ lệ trẻ đi học ở độ tuổi 12-15 (cấp THCS) và nhất là ở độ tuổi 16-20 (cấp THPT trở lên) còn rất thấp ở nhiều nơi. Tỷ lệ này thậm chí còn giảm trong mẫu khảo sát trong giai đoạn 2007 - 2009 tại một số điểm quan trắc. Sau khi học xong THPT, số học sinh tiếp tục theo học các trường dạy nghề hoặc trung cấp, cao đẳng, đại học rất hiếm tại các xã miền núi DTTS. Chất lượng học tập còn thấp tại các địa bàn miền núi DTTS là một vấn đề đáng quan tâm. Điển hỉnh tại trường THPT huyện Bác Ái (Ninh Thuận) - một huyện nằm trong Chương trình 30a, năm học 2008-2009 có gần 80% học sinh xếp loại yếu kém. Chỉ có 2 em đỗ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009, chiếm 6,7% số học sinh dự thi. Chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, trường THPT Bác Ái mới thành lập, số giáo viên mới còn hạn chế về phương pháp giảng dạy, việc xây dựng phòng học bán trú chậm, trang thiết bị thiếu cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em hộ nghèo vẫn thấp hơn trẻ hộ khá đặc biệt từ cấp hai trở lên.Tại các điểm quan trắc, còn một tỷ lệ khá lớn trẻ em trong độ tuổi 6-20 không đi học. Nghèo vẫn là lý do chủ đạo dẫn tới trẻ không đi học. Tương tự như báo cáo tổng hợp vòng 2 đã ghi nhận, tỷ lệ nghèo và tỷ lệ trẻ 6-20 tuổi không đi học trong mẫu khảo sát cuối năm 2009 tại 20 thôn bản có tương quan thuận rõ rệt (Hình 2.4).

Bảng 2.14 cho thấy các nguyên nhân đa dạng dẫn đến trẻ không đi học. Lý do “trường quá xa” ít được nhắc đến nhất, gợi ý rằng cơ sở vật chất trường lớp đã được cải thiện đáng kể. Lý do “gia đình không đủ tiền” được người dân ở Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL và Thuận Hòa-TV nhắc đến nhiều nhất, cho thấy chi phí cho con đi học là gánh nặng lớn của người nghèo ở những vùng thấp, vùng đông người Kinh, trong đó có các chi phí học thêm, mua quần áo, đóng quỹ hội phụ huynh học sinh... Một bạn trong nhóm trẻ em ở buôn M’Hăng, xã Cư Huê-ĐL cho biết “Cô giáo nhắc mình đóng tiền, mình ngại với các bạn nên nghỉ học. Có xin nhưng mẹ bảo chưa có, bố cũng yếu rồi không đi làm thuê được”.

Huy động trẻ đi học từ bậc THCS trở lên còn khó khăn, chất lượng học tập còn thấp vùng miền núi DTTS

Tỷ lệ trẻ không đi học có tương quan thuận với tỷ lệ nghèo

Gánh nặng chi phí cho con đi học thể hiện rõ nhất ở các vùng thấp, vùng đông người Kinh

nhờ sinh hoạt nội trú ngăn nắp đã về truyền đạt lại cho gia đình.

Bài học từ các mô hình nội trú dân nuôi tại xã Thuận Hòa là:

1. Có chính sách cấp học bổng cho học sinh nội trú dân nuôi tại những địa bàn khó khăn, không phân biệt là hộ nghèo hay không nghèo; việc cấp học bổng cần tính đến số ngày đi học trong tháng, để khuyến khích tính chuyên cần của học sinh.

2. Dành ngân sách thích đáng để xây dựng các phòng học nội trú tại các trường phổ thông ở địa bàn miền núi khó khăn;

3. Có phụ cấp bổ sung cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác quản lý học sinh nội trú dân nuôi; và

4. Vận động cộng đồng, đoàn thể, doanh nghiệp và mạnh thường quân hỗ trợ các lớp nội trú dân nuôi cùng với phụ huynh học sinh theo phương châm xã hội hóa.

HÌNH 2.4. Tương quan tỷ lệ nghèo - tỷ lệ trẻ 6-20 tuổi không đi học tại 20 thôn khảo sát

Page 72: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

56

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Ngược lại, ở các vùng miền núi DTTS như Thuận Hòa-HG, Bản Liền-LC, Phước Đại và Phước Thành-NT, lý do trẻ “không thích học nữa” được nhắc đến nhiều nhất. Số liệu này cũng gợi ý rằng, “nghèo dẫn đến nghỉ học” vẫn là lý do quan trọng, nhưng ngày càng không phải là lý do quan trọng nhất khiến trẻ ở những vùng miền núi DTTS nghỉ học, do đã có nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ở vùng miền núi DTTS, lý do phổ biến nhất dẫn đến trẻ không đi học là “không thích học nữa”...

BẢNG 2.24. Lý do chính trẻ 6-20 tuổi không đi học, 2009 (%)

Xã Tỷ lệ trẻ 6-20 tuổi không đi

học

Lý do trẻ không đi học (chọn 1 lý do chính)

Trường quá xa

Gia đình không đủ

tiền

Không thích học

nữa

Học kém Ở nhà để giúp bố

mẹ

Lý do khác

Thuận Hòa 20 0 0 44 13 30 13

Bản Liền 34 12 32 42 5 7 2

Thanh Xương 10 0 43 43 14 0 0

Lượng Minh 40 2 24 14 29 21 10

Đức Hương 11 13 0 25 13 25 25

Xy 14 0 29 14 36 7 14

Cư Huê 28 0 39 29 29 4 0

Phước Đại 31 0 8 53 16 3 21

Phước Thành 42 0 6 64 9 15 6

Thuận Hòa 44 0 44 32 7 10 7

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

“Không thích học nữa” là một lý do tổng hợp, thể hiện tâm lý của trẻ em với nhiều nguyên nhân phụ khác nhau. Trong tâm lý này có thể bao hàm cả lý do học kém, phương pháp dạy và học chưa phù hợp, mải chơi, xấu hổ vì học quá tuổi, nghỉ học lập gia đình sớm... Đáng lưu ý, trong các lý do “không thích học nữa” có lý do học sinh không thuộc diện hộ không nghèo so bì, mặc cảm với học sinh thuộc diện hộ nghèo (mặc dù đời sống không khác nhau nhiều) vì không được nhận tiền hỗ trợ hàng tháng theo Quyết định 101.

--- “Đứa con gái thứ hai học kém, không đọc được chữ. Bạn bè nó học lớp 6, lớp 7 rồi mà nó mới chỉ học lớp 4. Nó đi học bị người ta trêu vì lớn tuổi, xấu hổ nên không thích đi học nữa” (D.T.M, thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa-HG)

--- “Nam nghỉ học đi làm công trình, hái cà phê, đi chơi, biếng học, ít bạn gia đình khó khăn mà bỏ học lắm. Còn nữ nghỉ học để lấy chồng, giúp việc cho bố mẹ” (Nhóm trẻ em thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT)

--- “Thầy giáo có nói rằng từ năm học này là được hưởng 140 ngàn/tháng nếu là con hộ nghèo. Nhưng nhà em cũng nghèo mà chẳng được, có bạn nhà không nghèo lại được. Em chán nhưng không nghỉ học. Có một số bạn ở lớp không được tiền cũng bỏ học rồi” (Nhóm trẻ em thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT).

Tiếp cận dịch vụ y tếTại các điểm quan trắc, khoảng 70-80% lượt người đến khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã là phụ nữ và trẻ em, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi (được khám chữa bệnh miễn phí theo chính sách hiện hành). Những cải thiện gần đây về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của các trạm y tế đã đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ và trẻ em.

... với nhiều nguyên nhân phụ khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân so bì, mặc cảm khi có chính sách hỗ trợ tiền cho con em hộ nghèo đi học

Page 73: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

57

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh đã có chuyển biến tích cực. Tại hầu hết điểm quan trắc, tỷ lệ phụ nữ đi khám khai đủ 3 lần trong năm 2009 đều đạt từ 60% trở lên, hoàn thành chỉ tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực y tế đến năm 2010 8. Phụ nữ đến khám thai tại trạm y tế đều được phát thuốc sắt để phòng chống thiếu máu. Tỷ lệ sinh con tại nhà không có hỗ trợ của cán bộ y tế thôn bản đã giảm đáng kể so với các năm trước. Đối với những địa bàn còn phổ biến tập quán sinh con tại nhà (Xy-QT, Phước Thành-NT), trạm y tế xã đã phát “gói đẻ sạch” cho phụ nữ sắp sinh con.

Nhận thức của người dân về chăm sóc sức khỏe được nâng lên nhờ hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản. Hầu hết thôn bản tại các điểm quan trắc đã có 3 vị trí: cộng tác viên dân số, cộng tác viên dinh dưỡng và y tế thôn bản, một số thôn còn có cô đỡ thôn bản (Bảng 2.25). Do phụ cấp thấp nên tại một số thôn bản một chị có thể đảm nhiệm 2-3 vị trí. Vấn đề đặt ra hiện nay là có nên gộp 3 vị trí này thành 1 vị trí “y tế thôn bản” tổng hợp làm việc chuyên nghiệp hơn và có phụ cấp cao hơn. Ví dụ, tại Bác Ái là huyện thuộc Chương trình 30a, phụ cấp cho vị trí “y tế thôn bản” tổng hợp này nên bằng với phụ cấp của một khuyến nông viên thôn bản, tức là khoảng 650.000 đồng/tháng. Việc gộp các vị trí này lại cũng sẽ giúp công tác đào tạo tập trung và hiệu quả hơn.

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên khá thấp ở các xã vùng thấp, vùng đông người Kinh, nhưng vẫn còn khá cao ở các xã miền núi DTTS do còn nặng nề tâm lý muốn sinh con trai. Chị L.T.Đ. thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa-HG chia sẻ “Phong tục người Mông là phải có con trai. Mình biết là đẻ nhiều con thì vất vả lắm nhưng mình không có con trai nên phải đẻ thêm thôi”. Một số nơi đã đưa qui định xử phạt sinh con thứ ba vào hương ước của thôn bản, nhưng chủ yếu mang tính răn đe. Nhóm nữ nghèo thôn Đội 1, xã Bản Liền-LC cho biết “Cán bộ thôn có tuyên truyền là nếu ai đẻ đứa thứ ba là bị phạt từ 2-3 tạ thóc. Nhưng mà vẫn chưa có ai ở thôn bị phạt”. Riêng tại Đức Hương-HT, trong đợt dồn điển đổi thửa năm 2009 đã áp dụng hình thức “phạt” không chia ruộng cho số con của gia đình nằm ngoài chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình.

Phụ nữ và trẻ em tiếp cận dịch vụ y tế cơ sở nhiều hơnCó nhiều tiến bộ về chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh

Mạng lưới y tế thôn bản đang từng bước phát huy vai trò tích cực, nhưng việc gộp các vị trí y tế thôn bản trong mạng lưới vào sẽ giúp công tác y tế tập trung và hiệu quả hơn

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn khá cao ở vùng miền núi DTTS do tâm lý muốn có con trai

8 Chỉ tiêu : Tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ ba lần lên 55% vào năm 2005 và lên 60% vào năm 2010.

BẢNG 2.25. Mạng lưới y tế thôn bản tại xã Phước Đại và Phước Thành (Bác Ái, Ninh Thuận)

Cộng tác viên

Dân số

Cộng tác viên Dinh dưỡng

Y tế

thôn bản

Cô đỡ

thôn bản

Phụ cấp hàng tháng

50.000 đồng 50.000 đồng 200.000 đồng 195.000 đồng

Thời gian làm việc tập trung

1-2 ngày/tháng 1-2 ngày/tháng 1-2 ngày/tháng + vận động 2 buổi/tuần

Theo các trường hợp thực tế

Công việc Vận động, tuyên truyền sử dụng BPTT, sinh đẻ kế hoạch, phối hợp cân trẻ, khám phụ khoa

Vận động bà mẹ cho trẻ ăn uống dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, cân đo trẻ theo định kỳ theo tháng,quý

Tổng hợp tình hình bệnh tật, triển khai vệ sinh phòng dịch, tuyên truyền vấn đề sức khỏe tại thôn

Vận động phụ nữ sinh đẻ tai trạm, khám thai

Đối tượng đích Phụ nữ từ 15-49 tuổi, ít vận động nam giới

Bà mẹ mang thai hoặc có con dưới 5 tuổi

Tất cả mọi đối tượng: phụ nữ, người già, trẻ em, nam giới.

Phụ nữ mang thai, mới sinh con

Hiệu quả hoạt động

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai tăng lên, tỷ lệ phụ nữ khám phụ khoa tăng lên, tỷ lệ sinh con thứ ba ngày càng giảm

Thay đổi được nhận thức của bà mẹ về vấn đề dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ SDD

Nâng cao nhận thức chung của người dân đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh

Vận động phụ nữ đi khám thai, giảm tình trạng phụ nữ sinh con tại nhà. Chăm sóc phụ nữ mang thai và có con nhỏ tốt hơn.

Page 74: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

58

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Như đã nêu trong báo cáo tổng hợp vòng 2, còn nhiều thách thức về tiếp cận y tế của phụ nữ và trẻ em tại các địa bàn DTTS miền núi, có liên quan mật thiết với tình trạng nghèo còn cao tại những nơi này. Nhiều thôn bản cách xa trạm y tế xã hàng chục km, đi lại khó khăn, nên tỷ lệ người dân đến trạm khám chữa bệnh còn thấp. Tỷ lệ phụ nữ DTTS mắc các bệnh phụ khoa cao, do chị em thiếu kiến thức chăm sóc bản thân, ngại ngùng không đi khám chữa, điều kiện sinh hoạt thiếu vệ sinh. Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các thông điệp y tế “ăn chín uống sôi”, “rửa tay trước khi ăn” và “ngủ màn” còn thấp, các bệnh đường tiêu hóa và bệnh sốt rét còn khá phổ biến (điển hình tại xã Xy-QT dịch sốt rét đã bùng phát trở lại vào giữa năm 2009). Sử dụng các biện pháp KHHGĐ vẫn chủ yếu là trách nhiệm của phụ nữ. Phụ nữ mang thai vẫn phải làm việc trên nương rãy đến sát ngày sinh nở, sau khi sinh nở phải làm việc rất sớm. Chăm sóc trẻ em vẫn rất khó khăn, người mẹ thiếu sữa, chất lượng bữa ăn thấp, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi còn cao ở đa số điểm quan trắc là vùng miền núi DTTS.

Thực hành dinh dưỡng kém là một biểu hiện cụ thể của tình trạng nghèo tại các điểm quan trắc, mặc dù công tác tuyên truyền về dinh dưỡng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua. Bữa ăn của người nghèo còn rất đạm bạc, chủ yếu là chất bột, thiếu thịt cá, dầu mỡ và rau xanh. Nhiều người nghèo ở vùng miến núi DTTS thiếu ăn 2-5 tháng trong năm. Nhiều nơi người dân vẫn dùng nước khe nước suối không qua lắng lọc để sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã giảm đi trong 3 năm qua nhưng còn rất cao ở các vùng miền núi DTTS nghèo như Bản Liền-LC, Xy-QT, Phước Đại & Phước Thành-NT (Bảng 2.26).

Tiếp cận dạy nghềDạy nghề cho lao động nông thôn là hoạt động được nhiều ưu đãi, điển hình là Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó người nghèo, người thuộc các đối tượng chính sách được hỗ trợ về chi phí học nghề ngắn hạn, tiền ăn, tiền đi lại trong quá trình học nghề, được vay vốn ưu đãi sau khi học nghề... Thực tế tại các điểm quan trắc, từ năm 2009 đồng bào DTTS đã quan tâm hơn đến việc học nghề đối với các chương trình dạy nghề đưa về tận xã và thôn bản. Một số lớp dạy nghề nông nghiệp trong vòng 1-3 tháng, về các chuyên đề thú y, nuôi thủy sản, chăn nuôi đại gia súc...

Còn nhiều thách thức về tiếp cận y tế ở các địa bàn DTTS nghèo

... thực hành dinh dưỡng còn kém ở vùng miền núi DTTS

Đồng bào DTTS đã tiếp cận tốt hơn các chương trình dạy nghề trong năm 2009

BẢNG 2.26. Số tháng thiếu ăn thường xuyên và suy dinh dưỡng trẻ em (%)

Xã Số tháng thiếu ăn thường xuyên (tháng) Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (%)

2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 2.7 2.8 3 24.9 24 24

Bản Liền 3.3 3.4 2.7 50 45.9 43.1

Thanh Xương 2.9 3.4 2.1 19.2 18.8 18.5

Lượng Minh 5.0 5.0 6.2 32 28 25

Đức Hương - 4.3 5 19 18.5 18

Xy 3.8 3.2 2.3 57.2 60.7 52.9

Cư Huê 3.5 5.3 2.7 20.2 18.9 17.9

Phước Đại - 5.3 5.2 52.7 40 41

Phước Thành - 4.3 4 41.3 51.4 41.8

Thuận Hòa 5.0 3.3 4 21.1 20 19.5

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình, số liệu trẻ SDD do trạm y tế các xã cung cấp

Page 75: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

59

đã được tổ chức như một hình thức tập huấn khuyến nông chuyên sâu cho người dân. Chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 đã tạo ra nhu cầu học các nghề nề, mộc tại một số địa bàn để tận dụng cơ hội việc làm tại chỗ.

Tuy nhiên, đa số người nghèo vẫn chưa quan tâm đến việc học nghề, do phải lo cuộc sống hàng ngày, lo học nghề xong không có việc làm, hoặc thiếu điều kiện để học nghề (ví dụ không biết đọc, biết viết tiếng Kinh). Tại một số điểm quan trắc, tương tự như các năm 2007 và 2008, trong năm 2009 cả xã hầu như không có hộ nghèo nào tham gia chương trình học nghề ưu đãi. Người dân và cán bộ cơ sở chia sẻ về những khó khăn của người nghèo trong việc tiếp cận học nghề như sau:

--- “Trên địa bàn huyện có trung tâm dạy nghề phục vụ cho người nghèo và người dân tộc. Trong năm 2008 Nhà nước có hỗ trợ cho huyện hơn 1 tỉ đồng cho việc dạy nghề nhưng không có ai đi. Năm 2009 nếu mà ai đăng ký thì cho họ học hết, học gì cũng được, chỉ cần đủ 20 người, trung tâm dạy nghề về tận ấp để dạy nhưng không có ai học cả. Dạy nghề và tìm việc luôn nhưng mà không ai muốn học” (Nhóm cán bộ huyện Cầu Ngang, Trà Vinh)

--- “Cả ấp đi làm mướn chứ không ai chịu đi học nghề, do một số nhà thì nghèo không có tiền cho con đi học, một số thì thấy những người đi học nghề về khó xin việc nên không ai đi” (Nhóm nam nghèo ấp Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV)

--- “Thanh niên ở đây không ai muốn đi học nghề cả do không biết chữ. Tâm lý lo ngại không dám ra ngoài, vì ra ngoài không nói được, không làm được nên xấu hổ không dám ra” (H.N., cán bộ Hội Cựu chiến binh xã Xy-QT).

Tiếp cận dịch vụ khuyến nôngHoạt động khuyến nông các hộ gia đình được trực tiếp tham gia, hưởng lợi nhiều nhất vẫn là tập huấn khuyến nông và thú y. Tại hầu hết điểm quan trắc, các hoạt động vận động, hỗ trợ làm chuồng gia súc, thực hiện qui chế chăn nuôi, tiêm phòng gia súc đã được triển khai mạnh, góp phần làm giảm dịch bệnh cho gia súc trong năm 2009 so với năm 2008. Bảng 2.27 cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình được hưởng lợi trực tiếp và cảm thấy “hài lòng” với dịch vụ khuyến nông trong 12 tháng qua khá cao ở hầu hết điểm quan trắc.

Tuy nhiên đa số hộ nghèo vẫn chưa quan tâm đến học nghề

Nhiều biện pháp đã được áp dụng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

BẢNG 2.27. Tỷ lệ hộ hưởng lợi và hài lòng với dịch vụ khuyến nông (%)

Commune Hưởng lợi trực tiếp từ ít nhất một hoạt động khuyến nông

Cảm thấy “hài lòng” với dịch vụ khuyến nông

2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 73 90 92 61 59 60

Bản Liền 53 32 73 61 63 73

Thanh Xương 43 38 72 68 75 67

Lượng Minh 37 60 47 30 28 30

Đức Hương 60 88 73 67 80 56

Xy 72 73 97 49 53 59

Cư Huê 39 20 47 65 25 68

Phước Đại - 53 17 - 30 50

Phước Thành - 35 25 - 57 67

Thuận Hòa 52 36 35 82 95 76

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Page 76: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

60

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Một số địa bàn có tỷ lệ hộ cảm thấy “hài lòng” với dịch vụ khuyến nông trong năm 2009 giảm đi so với năm 2008 là những vùng thấp có đông người Kinh, sản xuất hàng hóa phát triển như Thanh Xương-ĐB, Đức Hương-HT và Thuận Hòa-TV. Tình trạng này phản ánh những nhu cầu khuyến nông khác nhau: tại những vùng miền núi DTTS bà con vẫn quan tâm đến những kỹ thuật nuôi trồng cơ bản (những vấn đề này khuyến nông có thể hỗ trợ người dân tương đối tốt), còn tại những vùng thấp đông người Kinh bà con quan tâm nhiều hơn đến tiếp cận thị trường và việc làm phi nông nghiệp (những vấn đề này khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ người dân).

Tập huấn kỹ thuật và dịch vụ thú y (chủ yếu tiêm phòng gia súc) là hai loại dịch vụ khuyến nông mà người nghèo tiếp cận nhiều nhất. Các lớp tập huấn đã được cải tiến để người nghèo có thể tham gia tốt hơn, như tập huấn ngay tại thôn bản, sử dụng tiếng dân tộc và có tranh ảnh minh họa. Các hình thức khuyến nông dựa vào tổ nhóm nông dân đã được triển khai mạnh ở nhiều nơi, như các tổ nhóm trồng chè ở Bản Liền-LC, các câu lạc bộ phát triển cộng đồng (CLBPTCĐ) gắn với Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở Thuận Hòa-HG, Thanh Xương-ĐB và Thuận Hòa-TV, các tổ liên gia ở Đức Hương-HT. Mạng lưới cộng tác viên khuyến nông thôn bản bắt đầu được hình thành ở các xã thuộc Chương trình 30a như tại Phước Đại và Phước Thành-NT hy vọng sẽ giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ khuyến nông.

Báo cáo tổng hợp vòng 2 đã nhắc đến mô hình kết nối các CLBPTCĐ với TTHTCĐ xã do ActionAid và các đối tác địa phương triển khai. Thực tế khảo sát vòng 3 này cho thấy có những kết quả tích cực từ góc độ tăng cường tiếp cận khuyến nông và tiếp cận tín dụng cho người nghèo (Hộp 2.8). Những điểm yếu cố hữu của TTHTCĐ xã như thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu cơ sở vật chất... đang từng bước được khắc phục.

Thách thức của khuyến nông là đáp ứng những nhu cầu khác nhau ở các địa bàn khác nhau

Đã có nhiều biện pháp giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ khuyến nông tốt hơn

Phát huy vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng xã là một hướng đi triển vọng

HỘP 2.8. Trung tâm học tập cộng đồng xã kết nối với các Câu lạc bộ phát triển cộng đồng ở thôn bản

TTHTCĐ xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đang phát huy vai trò đầu mối của mình trong việc kết nối với các CLBPTCĐ ở các thôn bản. Từ tháng 8/2009, Trung tâm phát triển cộng đồng Điện Biên (CCD) đã dần chuyển giao công tác quản lý, giám sát các tiểu dự án, các CLBPTCĐ do CCD gây dựng trên địa bàn xã cho TTHTCĐ xã nhằm nâng cao khả năng duy trì bền vững sau khi dự án kết thúc.

Hiện nay, hoạt động của TTHTCĐ bao gồm:

• Tổ chức các lớp tập huấn theo chuyên đề tại TTHTCĐ do cán bộ huyện về giảng dạy theo kế hoạch của ngành như Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm thú y...; tổ chức các lớp nâng cao năng lực cho trưởng thôn, chủ nhiệm các CLBPTCĐ về kỹ năng tập huấn, kỹ năng quản lý...

• Tổ chức tập huấn ngay tại thôn bản cho thành viên các CLBPTCĐ về các chuyên đề chăn nuôi, trồng trọt, bình đẳng giới, HIV/AIDS...

•Quản lý nguồn tín dụng qui mô nhỏ (nguồn vốn do AAV hỗ trợ thông qua CCD), như quản lý sổ sách, phê duyệt các trường hợp vay vốn và giám sát việc sử dụng vốn quỹ của các CLBPTCĐ. Quỹ quay vòng vẫn do các CLBPTCĐ ở từng thôn bản quản lý trực tiếp để cho các thành viên vay.

•Giám sát, đánh giá hoạt động của các CLBPTCĐ.

Hoạt động của TTHTCĐ bước đầu có tác động tích cực. UBND xã nắm chắc các hoạt động dự án trên địa bàn để có biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn quay vòng tăng lên. Chị L.T.P., thành viên TTHTCĐ xã cho biết “Trước đây vốn cho vay lẻ tẻ, mỗi hộ được vay mấy trăm thôi còn bây giờ gộp về 1 mối. Bây giờ được vay số tiền lớn hơn từ 2-5 triệu nên có thể phát triển kinh tế tốt hơn. Mà việc lồng vào thì quản lý cũng chặt chẽ hơn. Xã cũng nắm được hoạt động của dự án để có phương hướng chỉ đạo tốt hơn”.

Page 77: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

61

Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu tổng kết về các phương pháp khuyến nông có lợi cho người nghèo. Thực tiễn tại các điểm quan trắc càng củng cố thêm cho các khuyến nghị về thể chế hóa các phương pháp khuyến nông có sự tham gia (lập kế hoạch khuyến nông trong VDP/CDP, các phương pháp PAEM, PTD, FFS), khuyến nông từ nông dân-đến-nông dân, khuyến nông dựa trên tổ nhóm, tăng cường chức năng “thúc đẩy” và “tư vấn tại chỗ” của khuyến nông, tăng ngân sách và nhân lực cho các hoạt động lập kế hoạch, theo dõi giám sát có sự tham gia, hạn chế cho không vật tư, chuyển từ cách tiếp cận “làm 1 lần” sang dự án khuyến nông, gắn kết kiến thức mới với tri thức bản địa, phát triển các mô hình qui mô nhỏ, đầu tư thấp, ít rủi ro, tiết kiệm lao động, phù hợp với tập quán canh tác trên đất dốc của người nghèo miền núi...9

Tại các điểm quan trắc có nhiều mô hình khuyến nông được bà con hưởng ứng, giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập như mô hình trồng lúa chất lượng cao ở Thuận Hòa-TV, thâm canh ngô lai ở Thuận Hòa-HG... Ngược lại, có nhiều mô hình không thực sự thành công khi giới thiệu các kỹ thuật “chuẩn” với đầy đủ giống, phân, thức ăn chăn nuôi... Hộ nghèo DTTS miền núi thiếu tiền đầu tư, thiếu khả năng chống chịu rủi ro nên thường không theo kịp các thông điệp khuyến nông như các hộ khá giả. Điển hình của những mô hình khó duy trì và nhân rộng như “nuôi lợn trắng” ở Xy-QT do tập quán bà con nuôi lợn đen quảng canh và nuôi lợn chủ yếu để cúng, “trồng mây nếp” ở Đức Hương-HT do cạnh tranh về quỹ đất và quỹ thời gian lao động với cây hàng năm, hoặc “nuôi bò nhốt” ở Cư Huê-ĐL do bà con quen nuôi bò rẽ, thiếu tiền mua thức ăn tinh và do tập quán hàng ngày dắt bò lên rẫy (Hộp 2.9).

Cần mở rộng áp dụng các phương pháp khuyến nông có sự tham gia có lợi cho người nghèo

Các mô hình khuyến nông cần phù hợp với điều kiện cụ thể của người nghèo ở từng địa bàn

HỘP 2.9. Tại sao người nghèo khó thực hiện các mô hình thâm canh ?

--- Tại xã Xy (Hướng Hóa, Quảng Trị), đầu năm 2009 được đầu tư 123 mô hình nuôi lợn thịt, 2 con 1 hộ. Dự án phát thức ăn chăn nuôi cho tháng đầu tiên, tổ chức tập huấn, hướng dẫn người dân làm chuồng. Tuy nhiên, sau 6 tháng tỷ lệ sống của đàn lợn chỉ còn 20-30%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mô hình nuôi lợn không thành công. Cách hỗ trợ con giống “cho không” nên nhiều người dân còn thiếu ý thức đầu tư, chăm sóc. Tập quán giết lợn vào các dịp lễ cúng của đồng bào Vân Kiều còn phổ biến. Bà con vẫn quen nuôi lợn đen giống địa phương thả rông, chưa quen nuôi “lợn trắng”. Hộ nghèo không có khả năng mua thức ăn gia súc để nuôi lợn thịt sau khi hết phần thức ăn dự án hỗ trợ. Hơn nữa, việc giám sát sâu sát, thường xuyên của cán bộ cơ sở còn hạn chế.

--- Tại xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh), trong năm 2009 đã thực hiện dự án hỗ trợ trồng mây nếp. Mức hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Dự án khuyến cáo bà con trồng mây tập trung, có bón phân và chăm sóc, mỗi hộ trồng diện tích từ 1 sào (500m2) trở lên. Thực tế, bà con trồng mây phân tán (dọc hàng rào), không bỏ phân và thiếu chăm sóc. Tỷ lệ cây mây chết cao, số còn lại phát triển kém. Lý do chính là thiếu quỹ đất tập trung cho mây, bà con chưa coi mây là sản phẩm hàng hóa, trồng mây sau 4-5 năm mới có thu nhập nên bà con ưu tiên thời gian trồng cây hàng năm như lúa, lạc, đậu và đi làm thuê.

--- Tại xã Cư Huê (Eakar, Đắc Lắc), trong năm 2009 cơ quan khuyến nông giới thiệu mô hình “nuôi bò nhốt”. Mỗi hộ gia đình tham gia mô hình được đầu tư 1 con bò nặng khoảng 150 kg, hỗ trợ thức ăn tinh. Hộ gia đình thực hiện việc nuôi nhốt, vỗ béo bò trong vòng 3 tháng, sau đó trả bò lại cho dự án. Dự án sẽ cân bò và trả cho hộ gia đình số tiền tương đương với khối lượng con bò tăng thêm theo giá thị trường (có qui định giá sàn là 30.000 đồng/kg). Tuy nhiên, theo đánh giá của cán bộ cơ sở, mô hình “nuôi bò nhốt” này khó nhân rộng, vì bà con quen nuôi bò rẽ, do tập quán dắt bò lên rãy, và do thiếu tiền mặt mua thức ăn tinh, thiếu lao động để chăm sóc bò theo qui trình thâm canh.

9 Xem các tài liệu “Các dịch vụ Khuyến nông cho người Nghèo - Tổng quan tài liệu”, tháng 11/2003, “Các vấn đề về Dân tộc thiểu số và Giới trong Khuyến nông”, tháng 11/2004 và “Trợ cấp trong khuyến nông để giảm nghèo ở Việt Nam”, tháng 9/2006 xuất bản bởi Tiểu nhóm các Dịch vụ khuyến nông cho người nghèo, Nhóm quản lý tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp bền vững (SNRM WG) thuộc Trung tâm tư liệu các tổ chức phi chính phủ (NGO Resource Center), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Page 78: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

62

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tại các xã vùng thấp như Đức Hương-HT, Thuận Hòa-TV tỷ lệ phụ nữ tham gia các lớp khuyến nông nhiều khi cao hơn nam giới, do nam giới đi làm ăn xa nhiều. Phụ nữ người Kinh khi tham gia khuyến nông cũng phát biểu tích cực không kém gì nam giới. Tại các xã DTTS miền núi, phụ nữ tham gia tập huấn khuyến nông ít hơn nam giới, các chị thường chỉ đi tập huấn khi chồng vắng nhà, uống rượu say hoặc đi làm về mệt không muốn đi, hoặc khi trường thôn/cán bộ đoàn thể mời đích danh phụ nữ đi.

Trong vòng 3 năm qua, tỷ lệ phụ nữ tham gia khuyến nông đã tăng lên do phương pháp tập huấn có những cải tiến, ví dụ như tập huấn ngay tại thôn bản (cả 2 vợ chồng đều có thể tham gia), sử dụng phiên dịch tiếng dân tộc, sử dụng các hình ảnh minh họa trực quan thay cho tài liệu nhiều chữ... Riêng tại những địa bàn có các tổ nhóm nông dân hướng đến phụ nữ (như các “CLB phát triển cộng đồng” tại Thuận Hòa-HG, Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-TV...) thì cơ hội của phụ nữ được tiếp cận các thông tin khuyến nông khá cao, vì khuyến nông là một nội dung quan trọng thường được lồng ghép trong chương trình hoạt động của các tổ nhóm này.

Hỗ trợ đất sản xuấtChính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho người DTTS nghèo như Chương trình 134, hỗ trợ khai hoang ruộng bậc thang ở miền núi, các chính sách về đất đai riêng cho từng vùng... Tuy nhiên, do quỹ đất có thể canh tác thuận lợi còn lại không nhiều, nên các chương trình khai hoang đất cấp cho hộ nghèo thiếu đất thường phải chấp nhận những vùng đất xa nơi ở, xa nguồn nước, nhiều sỏi đá (như trường hợp ở Phước Đại-NT, Cư Huê-ĐL).

Tại xã Thuận Hòa-TV trong năm 2009 đã thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn ở Đồng bằng sông Cửu long theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một chính sách được người nghèo Kh’mer không có đất hoặc thiếu đất rất hưởng ứng, được các địa phương tổ chức thực hiện sát sao. Tuy nhiên, trong bước đầu thực hiện Quyết định 74 còn này sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ (Hộp 2.10).

Cải tiến phương pháp khuyến nông và xây dựng tổ nhóm cộng đồng giúp phụ nữ tăng tiếp cận khuyến nông

Chương trình hỗ trợ đất sản xuất cho người DTTS nghèo gặp không ít khó khăn...

... do thiếu đất tốt và chậm giải ngân vốn vay ưu đãi

HỘP 2.10. Hỗ trợ đất sản xuất cho người Khmer nghèo tại xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh) theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg

Thực hiện Quyết định 74, đầu năm 2009 xã Thuận Hòa đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất đợt đầu cho 15 hộ. Danh sách hộ hưởng lợi được các ấp bình xét đảm bảo tiêu chí: (i) là hộ DTTS (Khmer) nghèo; (ii) không có đất sản xuất, và (iii) có nguồn nhân lực để sản xuất nông nghiệp. UBND xã Thuận Hòa đã thành lập Tổ hỗ trợ hộ nghèo mua đất nhằm tìm kiếm, vận động hộ khá bán đất với giá phù hợp, và giúp hộ nghèo có thể mua đất theo nhóm với những mảnh đất lớn.

Quyết định 74 là một chính sách lớn của Nhà nước nhằm giúp người nghèo DTTS có sinh kế bền vững, rất được người dân ủng hộ. Tuy nhiên việc thực hiện Quyết định 74 tại xã Thuận Hòa hiện có 2 vướng mắc chính là:

•Khó mua được đất tốt: do thực tế không còn đất trống, đất không sử dụng, nên tại xã Thuận Hòa chỉ áp dụng cách vận động những người có đất nhượng lại cho hộ nghèo. Hiện nay rất khó mua được đất sản xuất tại xã Thuận Hòa do diện tích đất có hạn và tâm lý không muốn nhượng lại đất của người dân. Những miếng đất làm được 2 vụ lúa thì rất đắt vượt quá khả năng tài chính của dự án; còn những miếng đất chỉ làm được 1 vụ lúa thì thường là đất xấu, xa nơi ở, hạn chế về thủy lợi. Nhóm nam nghèo ấp Sóc Chùa cho biết “mua đất giờ rất khó vì hiện nay không có ai bán đất; Hỏi nhiều nhà nhưng không có ai bán, những nhà mua được toàn là đất xấu. Vùng đất nào đẹp thì rất đắt, tới trên 15-16 triệu/công nên không mua nổi”.

Page 79: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

63

Tại các vùng thấp ở miền Bắc và Bắc trung bộ, đất ruộng lúa được chia đều vào đầu những năm 90. Tuy nhiên, những hộ có nhiều khẩu sinh sau thời điểm chia đất vẫn thiếu đất sản xuất. Nhiều địa phương ở vùng thấp đang có nhu cầu “dồn điển đổi thửa” để giảm sự manh mún của đất đai, tạo điều kiện áp dụng KHKT và xây dựng các mô hình trang trại đa canh. Trường hợp thực hiện cuộc “dồn điền đổi thửa” trong năm 2009 tại xã Đức Hương-HT khá điển hình. Bài học rút ra là quá trình thực hiện cần thật sự dân chủ, cẩn thận kỹ lưỡng, có sự tham gia rộng rãi của toàn dân, vai trò sâu sát của cán bộ cơ sở và các đoàn thể. Một điểm tích cực của cuộc dồn điền đổi thửa lần này tại Đức Hương-HT là người nghèo có cơ hội được nhận thêm đất, trong đó có những người mới sinh sau thời điểm chia đất lần trước và những phụ nữ từ nơi khác đến lấy chồng tại địa phương (Hộp 2.11).

Dồn điển đổi thửa công khai, dân chủ, có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng có lợi cho người nghèo và phụ nữ

HỘP 2.11. “Dồn điền đổi thửa” tại xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh)

Thực hiện chủ trương thí điểm dồn điền đổi thửa của huyện Vũ Quang, xã Đức Hương đã tiến hành dồn điển đổi thửa từ đầu năm 2009 đối với đất ruộng lúa và đất trồng màu. Qui trình thực hiện gồm 3 công đoạn chính.

•Công đoạn 1 là Thành lập Tiểu ban chỉ đạo và Tiểu ban giám sát ở từng thôn, gồm cán bộ thôn, chi bộ, đại diện các đoàn thể và một số cụ “lão nông chi điền”.

•Công đoạn 2 là lập danh sách hộ gồm những người được nhận đất. Tại công đoạn này, các thôn xóm qua thảo luận với người dân đã thống nhất: những ai chết, con em thoát ly đi làm ăn xa ổn định hoặc người già có lương hưu thì không nhận đất; những ai mới sinh hoặc người nơi khác đến lấy vợ lấy chồng tại thôn thì được nhận đất. Người dân cũng căn cứ vào chính sách KHHGĐ trong từng thời kỳ mà thống nhất mỗi gia đình chỉ tính suất đất tối đa cho 2 hoặc 3 người con (gia đình có con phát sinh thì được ưu tiên thầu lại quỹ đất của thôn 1-2 sào/khẩu). Công đoạn này thực hiện rất dân chủ, làm nhiều vòng, họp thôn đến 6-7 lần. Tất cả các đoàn thể đều họp để phổ biến cách làm, ghi nhận các ý kiến đóng góp. Bất cứ ai có thắc mắc gì đều đề đạt lên Tổ công tác của thôn xóm và được giải quyết công khai.

•Công đoạn 3 là lên sơ đồ đất theo phân hạng, dành đất cho các công trình phúc lợi, sân chơi, quỹ đất chung, mở rộng đường sản xuất ra ruộng..., sau đó tiến hành bốc thăm, cắm chỉ giới đất cho từng hộ. Tính bình quân mỗi khẩu trong danh sách được nhận khoảng 400 m2 ruộng. Trước đây mỗi nhà có trung bình 7 mảnh đất, thì nay chỉ còn 4-5 mảnh giúp cải thiện điều kiện canh tác.

Đến thời điểm khảo sát tháng 1/2009, công đoạn 3 chuẩn bị hoàn thành. Tâm lý chung của người dân được phỏng vấn là thống nhất, vui vẻ. Đặc biệt, con cái sinh sau lần chia đất trước, phụ nữ nơi khác lấy chồng tại thôn cũng được hưởng 1 suất đất bình đẳng như những người khác. Nhiều hộ nghèo rất mừng vì có thêm ruộng.

•Phần vốn vay ngân hàng giải ngân chậm (trong khi phần vốn 10 triệu đồng ngân sách hỗ trợ đã có sẵn). Một số hộ đã làm hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất và nhận đất về canh tác với sự bảo lãnh của UBND xã là cam kết trả tiền ngay sau khi Ngân hàng giải ngân. Nhưng đến thời điểm tháng 11/2009, hộ gia đình vẫn chưa nhận được số tiền vay ưu đãi như dự kiến. Có hộ đã bị chủ đất lấy lại đất vì chưa có tiền thanh toán.

Page 80: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

64

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

2.5 Hiệu quả và tính bền vững của các chiến lược sinh kế Với nguồn lực sinh kế hạn hẹp, sự lựa chọn chiến lược sinh kế của người nghèo thường nhắm đến giải quyết các nhu cầu cuộc sống trước mắt. Người nghèo thường dựa vào canh tác quảng canh dùng giống địa phương như lúa nương, ngô địa phương, đi rừng thu hái sản phẩm tự nhiên và đi làm thuê lao động phổ thông theo mùa vụ.

Hình 2.4 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo có tương quan thuận rõ rệt với tỷ lệ hộ trồng lúa nương, ngô địa phương và đi rừng. Ngược lại, tỷ lệ hộ nghèo có tương quan nghịch với tỷ lệ hộ trồng lúa nước và ngô lai. Tỷ lệ hộ nghèo có tương quan thuận với tỷ lệ hộ có gia súc gợi ý rằng các địa bàn miền núi DTTS có xu hướng nuôi nhiều gia súc hơn các địa bàn vùng thấp. Thực tế, các điểm quan trắc ở vùng thấp như Thanh Xương-ĐB, Cư Huê-ĐL, Thuận Hòa-TV bà con người Kinh đã sử dụng dịch vụ cơ giới phổ biến trong công việc đồng áng nên số gia súc còn rất ít. Tỷ lệ hộ nghèo cũng có tương quan nghịch rõ rệt với tỷ lệ hộ có nghề buôn bán dịch vụ và có lương thường xuyên, thể hiện lợi thế của những người khá giả hơn có thu nhập từ hai nguồn này.

Lựa chọn sinh kế của người nghèo thường hướng đến các nhu cầu trước mắt, đầu tư thấp và sử dụng lao động phổ thông

HÌNH 2.5. Tương quan giữa tỷ lệ hộ nghèo với tỷ lệ hộ có các nguồn sinh kế trong mẫu khảo sát tại 20 thôn bản

Canh tác nương rãy bấp bênh, hiệu quả lao động thấp ở vùng miền núi. Người nghèo tại các vùng miền núi DTTS thường dựa vào canh tác nương rãy trên đất dốc phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Bà con thường trồng nhiều loại cây trên nương rãy, như lúa nương, ngô địa phương (với nhiều loại giống), các loại rau quả. Nhiều nơi bà con làm chòi ở luôn trên rãy vào lúc mùa vụ, kết hợp cả chăn nuôi bò, lợn, gà trên rãy. Tập quán luân canh bỏ hóa rất phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay thời gian luân canh bỏ hóa đã ngắn lại do sức ép về đất đai tăng lên và do những qui định quản lý rừng (không phát rãy mới, rãy để lâu không phát lại, thu hồi đất lâm nghiệp để trồng rừng). Nắng hạn, mưa nhiều... là những rủi ro thường trực của người nghèo miền núi, dẫn đến “năm no, năm đói” thất thường.

Trong điều kiện không bị mất mùa, năng suất lúa nương và ngô địa phương trồng quảng canh chỉ bằng 10-30% so với lúa ruộng và ngô lai, nhưng bù lại bà con DTTS miền núi có diện tích nương rãy rộng hơn, nên tổng thu nhập từ trồng trọt có thể không thua kém bà

Thu nhập từ canh tác nương rãy

Canh tác nương rãy bấp bênh là bất lợi của người nghèo miền núi DTTS

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Tỷ lệ hộ trồng Lúc nương (%)

Page 81: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

65

con người Kinh ở vùng thấp. Ví dụ, 1 hộ DTTS miền núi gieo 30 kg giống lúa nương trên 1 vạt dãy dốc khoảng 7000-9000 m2 có thể thu được 1 tấn lúa, cũng tương đương với 1 hộ người Kinh ở vùng thấp trồng 1000 m2 ruộng thâm canh. Nhưng hiệu quả thu nhập trên 1 công lao động canh tác nương rãy rất thấp. Người DTTS miền núi canh tác nương rãy chủ yếu bằng tay, công lao động để “đốt, phát, chọc, trỉa” rất lớn, tiếp đến là công làm cỏ hàng ngày. Thu hoạch trên nương rãy dốc cũng rất tốn công, nhiều nơi phải thu hoạch theo nhóm đổi công mới kịp thời vụ. Ngược lại, bà con người Kinh ở vùng thấp tuy diện tích canh tác nhỏ hơn, nhưng bù lại thâm canh cho năng suất cao hơn nhiều, và tốn ít công lao động hơn do đất đai bằng phẳng dễ sử dụng thuốc trừ cỏ, sức trâu bò cày kéo và các dịch vụ cơ giới.

Nương rãy người DTTS thường xa nơi ở, nên thời gian đi lại hàng ngày khá lớn. Điển hình là người Êđê ở Cư Huê-ĐL phải đi làm rãy bằng xe công nông vỉ rãy xa hàng chục km, hoặc bà con Vân Kiều ở Xy-QT đi bộ hàng ngày mất 4 tiếng cả đi lẫn về khi làm nương ở làng cũ. Thời gian biểu đi làm nương điển hình của một người Vân Kiều ở thôn Xy La, xã Xy-QT là “sáng 8 giờ đi nương, 10 giờ vào đến nơi, làm 2 tiếng đến 12 giờ nấu cơm, ăn cơm, nghỉ trưa, chiều làm tiếp từ 2 giờ đến 4 giờ rồi lấy củi, hái rau, sửa soạn về nhà”. Hiệu quả sử dụng lao động trong một ngày công của bà con nghèo DTTS miền núi, do đó thường chỉ bằng khoảng một nửa so với bà con người Kinh ở vùng thấp.

Một nguồn thu nhập khác là cây lâu năm. Tuy nhiên, các nhóm DTTS nghèo thường có ít thu nhập từ cây lâu năm hơn so với các nhóm khá giả hơn. Điển hình tại xã Cư Huê-ĐL, những hộ có nhiều diện tích cà phê và tiêu đều là những hộ khá giả. Tại xã Bản Liền-LC, người Tày trồng chè từ lâu nên có thu nhập tương đối khá từ cây chè, còn người H’Mông mới trồng chè 3-4 năm nay nên chưa cho thu hoạch nhiều, lại gặp đúng lúc giá chè giảm nên thu nhập từ cây chè thấp.

Nhằm đối phó với giá cả biến động và những rủi ro về thời tiết, dịch bệnh, “lấy ngắn nuôi dài” là một chiến lược phổ biến của người dân tại các điểm quan trắc nhằm kết hợp giữa cây hàng năm và cây lâu năm, như kết hợp giữa lúa và chè tại Bản Liền-LC, ngô và cà phê tại Cư Huê-ĐL. Tuy nhiên trong bối cảnh nguồn lực đất đai hạn hẹp và dân số tăng, sự “kết hợp” này đã từng bước chuyển sang sự “cạnh tranh” về quĩ đất.

Cây hàng năm thay đổi nhanh về loại giống và cơ cấu cây trồng. Tại các điểm quan trắc, hàng năm người dân thay đổi loại giống hoặc loại cây trồng rất nhanh trên cùng một diện tích canh tác.

Tại những vùng thấp dễ tiếp cận với các kênh hỗ trợ kỹ thuật của khuyến nông, các viện, trường và các công ty thương mại, bà con đã không còn phụ thuộc vào cây trồng truyền thống, mà chủ động thử nghiệm giống mới, cây trồng mới theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm tìm kiếm thu nhập cao hơn. Điển hình tại Cư Huê-ĐL là vùng trồng ngô hàng hóa lớn, hàng năm người dân thay đổi giống ngô rất nhanh, hướng đến những loại giống ngô lai mới được các công ty giống trình diễn cho năng suất cao. Tại Thuận Hòa-TV, năm 2009 bà con Kh’mer đã trồng ngô giống và sử dụng giống lúa mới ST5 đạt hiệu quả cao (Hộp 2.12).

quảng canh tính trên 1 công lao động của người nghèo DTTS miền núi rất thấp

Hiệu quả sử dụng lao động trong 1 ngày công của người nghèo DTTS miền núi cũng rất thấp

...trong khi thu nhập từ rừng còn thấp

... do phải dành đất cho cây hàng năm để đảm bảo lương thực

Tại vùng thấp, người dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tìm kiếm thu nhập cao hơn

HỘP 2.12. Thoát nghèo nhờ làm bắp, lúa ở Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh)

Trung tâm giống cây trồng Trà Vinh kết hợp với xã Thuận Hoà đưa mô hình trồng bắp giống LVN10 tại một số ấp như Sóc Chùa, Trà Kim đạt hiệu quả kinh tế cao. Diện tích trồng bắp giống tăng nhanh, từ 15 ha (2001) đến 55 ha (2008). Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp phân bón cho hộ gia đình trồng bắp giống, Trung tâm còn bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường vào đầu vụ. Giá bắp giống cao hơn nhiều so với giá bắp thương phẩm, có thời điểm lên đến 13.000 đồng/kg. Một số hộ đã thoát nghèo nhờ làm bắp giống. Nhóm nòng cốt ấp Sóc Chùa chia sẻ “Hai năm nay, ấp cũng trông vào bắp mà đời sống đi lên”.

Năm 2009 huyện Cầu Ngang có diện tích trồng giống lúa mới chất lượng cao nhiều nhất từ trước đến nay, gồm các giống ST5, OM 6162, OM 4900..., chiếm

Page 82: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

66

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tại nhiều vùng DTTS miền núi nghèo, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhanh mới chỉ là biện pháp đối phó tự phát, tức thời với các rủi ro về thời tiết, dịch bệnh và giá cả, do đó có thể tiếp tục gặp rủi ro, vì thời tiết hay giá cả cũng có thể thay đổi rất nhanh. Điển hình tại Bản Liền-LC, năm 2008 trồng lúa lai bị mất mùa, sang năm 2009 bà con chuyển sang trồng lúa tẻ địa phương, nhưng năm 2009 lúa địa phương lại mất mùa trong khi lúa lai được mùa (do đó, sang năm 2010 bà con có thể lại quay lại trồng lúa lai và có thể lại gặp rủi ro theo vòng luẩn quẩn). Tương tự tại Cư Huê-ĐL, năm 2008 bà con Êđê chuyển từ bắp sang trồng sắn do chi phí phân giống cao, nhưng sắn giá thấp chi phí vận chuyển cao nên sang năm 2009 bà con lại quay lại trồng bắp.

Thu hái sản phẩm tự nhiên vất vả, thu nhập thấp ở vùng miền núi. Đi rừng lấy củi, măng, rau... là nguồn sống đáng kể của người nghèo DTTS miền núi, chủ yếu là phụ nữ, nhất là khi nương rãy bị mất mùa. Hiện nay nguồn sản phẩm tự nhiên ngày càng cạn kiệt (do rừng ngày càng ít, do nhiều người đi rừng), nên bà con phải đi xa hơn, đi lâu hơn mà thu nhập thấp.

Thiếu sự kết hợp hiệu quả giữa các nguồn thu nhập thường là bất lợi của người nghèo so với người khá giả. Người nghèo DTTS miền núi cũng đa dạng hóa nguồn thu nhập, nhưng sự đa dạng hóa thường thể hiện tâm lý phòng tránh rủi ro “mỗi thứ một ít, mất cái này còn cái kia” hơn là thể hiện chiến lược đầu tư hiệu quả. Tại các điểm quan trắc, người khá giả thường biết kết hợp giữa cây dài ngày (chè, tiêu, cà phê) với cây ngắn ngày (lúa, ngô, sắn, rau) để tăng hiệu quả sử dụng đất và phân bổ hợp lý thời gian lao động. Kết hợp các nguồn thu nhập còn thể hiện khả năng nắm bắt cơ hội thị trường, phát huy thế mạnh ở từng địa bàn của người khá giả. Điển hình là thế mạnh cây chè Shan Tuyết của bà con người Tày ở Bản Liền-LC, ngô lai ở Cư Huê-ĐL, lúa chất lượng cao ở Thuận Hòa-TV.

Tại một số điểm quan trắc, mô hình canh tác của người nghèo và người không nghèo là gần như nhau. Ví dụ tại Xy-QT dù hộ nghèo hay hộ khá đều trồng sắn công nghiệp và làm lúa nương, hoặc tại Thuận Hòa-HG tất cả các hộ đều trồng lúa, ngô chủ yếu để ăn, trồng sắn sát khô để bán. Khi đó, qui mô sản xuất là yếu tố quyết định đến khoảng cách thu nhập giữa hộ khá và hộ nghèo. Hộ khá thường có nhiều lao động, chăm chỉ làm ăn và là những người đến trước nên thường có nhiều đất và đất tốt hơn.

Người Kinh ở vùng thấp cũng gặp hạn chế về sản xuất thiếu bền vững, thể hiện ở việc sử dụng quá nhiều một loại giống, sử dụng quá mức phân bón, thuốc trừ sâu khiến chi phí cao, chất lượng sản phẩm giảm. Điển hình ở Thanh Xương-ĐB bà con muốn gieo 100% giống lúa Bát Thơm bán được giá cao, trong khi theo khuyến cáo chỉ nên gieo tối đa 60% một loại giống trong một vùng sinh thái để bảo đảm đa dạng sinh học, giảm nguy cơ sâu bệnh. Gạo Điện Biên từng là một thương hiệu gạo ngon có tiếng của vùng Tây Bắc, nhưng hiện nay đang bị xuống cấp do tập quán sử dụng quá nhiều phân hóa học và thuốc BVTV của người dân, và do tâm lý chạy theo lợi nhuận trộn gạo Điện Biên với gạo chất lượng thấp hơn của một số tư thương. Một chương trình đồng bộ nhằm khôi

Tại vùng DTTS miền núi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn thụ động và tự phát, do đó gặp nhiều rủi ro

Người nghèo dựa vào thu hái sản phẩm tự nhiên, nhưng nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt

Người nghèo kết hợp các nguồn thu nhập nhằm phòng tránh rủi ro hơn là để tăng hiệu quả sử dụng đất

Khi mô hình canh tác như nhau, qui mô sản xuất quyết định khoảng cách thu nhập ở vùng miền núi DTTS

Sử dụng quá mức vật tư nông nghiệp cũng có thể dẫn đến sản xuất thiếu bền vững ở vùng thấp đông người Kinh

đến 60% diện tích trồng lúa toàn huyện. Xã Thuận Hòa đã trồng 300 ha diện tích lúa thơm các loại, trong đó chủ yếu là giống ST5 với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Anh D.L., cán bộ ấp Thủy Hòa nhận xét “năm nay tại ấp bà con đã chủ động thay đổi giống lúa tốt hơn như giống lúa ST5. Năm ngoái chỉ có hơn 30% hộ làm trồng ST5 nhưng sang năm nay có đến 80% hộ thay đổi giống lúa, trong đó ST5 là chủ yếu”. Lãnh đạo UBND xã Thuận Hòa cũng cho biết “bà con làm lúa ST5 trúng mánh, bội thu, được gấp đôi về giá, thương lái mua hết không ngại đầu ra”.

Năm 2008, dự án AAV phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Cầu Ngang và UBND xã Thuận Hòa xây dựng mô hình trồng lúa ST5 cho 52 hộ nghèo với diện tích 20 ha ở ấp Sóc Chùa, năng suất bình quân đạt 5 tấn/ha-vụ, giá bán cao từ gấp rưỡi đến gấp đôi so với lúa thường. Sang năm 2009 mô hình này được nhân rộng thêm, nâng tổng số hộ nghèo tham gia lên 75 hộ với diện tích 40 ha. Đời sống của các hộ nghèo tham gia mô hình lúa ST5 đã được cải thiện đáng kể.

Page 83: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

67

phục lại thương hiệu gạo Điện Biên là điều cần tính đến, trong đó bao gồm cả những biện pháp phục tráng giống, cải tiến kỹ thuật sản xuất, và xây dựng chuỗi cung ứng đảm bảo chất lượng gạo đồng nhất khi đưa ra thị trường.

2.6 Kết luận: Hướng đến giảm khoảng cách giàu nghèoSáng kiến theo dõi nghèo này sử dụng cách tiếp cận “sinh kế bền vững” để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giàu nghèo tại các điểm quan trắc. Khoảng cách giàu nghèo không chỉ được đo đếm bằng tiền thông qua thu nhập hoặc chi tiêu, mà còn có thể đánh giá định tính thông qua khoảng cách về các nguồn vốn sinh kế, tiếp cận các thể chế và chính sách, và sự lựa chọn các chiến lược sinh kế. So với báo cáo tổng hợp vòng 1 và vòng 2, báo cáo tổng hợp vòng 3 năm 2009 chú trọng phân tích kỹ hơn những hạn chế, bất lợi của người nghèo so với người khá giả về tiếp cận thị trường.

Hiện nay có nhiều chương trình, chính sách hướng đến kiềm chế và từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điển hình là Chương trình 30a. Các nguồn vốn sinh kế của người nghèo đang từng bước được cải thiện. Người nghèo có cơ hội cải thiện về tiếp cận tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm, được hỗ trợ đất ở và đất sản xuất... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có chất lượng nguồn vốn sinh kế tốt hơn, tiếp cận tốt hơn với các thể chế và tiến trình, do đó có cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Trong phạm vi của báo cáo này, nổi lên 3 vấn đề cần được quan tâm nhằm đẩy mạnh các nỗ lực hướng đến giảm khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn trong thời gian tới.

Thứ nhất, hỗ trợ tăng cường vốn nhân lực cho người nghèo ở các vùng miền núi DTTS xa xôi là biện pháp có ý nghĩa nhất nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo. Cần tăng nguồn lực với các biện pháp hỗ trợ mạnh hơn nữa cho cả 4 lĩnh vực: giáo dục cho trẻ em (hướng đến tương lai), trang bị kỹ năng tiếng Việt, dạy nghề và khuyến nông cho người lớn (đáp ứng ngay nhu cầu hiện tại). Về giáo dục trẻ em, bên cạnh các chính sách hỗ trợ hiện nay, nên bổ sung chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho các trường phổ thông bán trú (“nội trú dân nuôi”) không phân biệt học sinh nghèo hay không nghèo theo học, và duy trì chương trình “nhân viên hỗ trợ giáo viên” ở các vùng miền núi DTTS. Về dạy chữ cho người lớn, nên mở rộng cách tiếp cận “giáo dục gắn với phát triển cộng đồng” (“Reflect”) dựa trên mối liên kết giữa Trung tâm học tập cộng đồng xã và các tổ nhóm, câu lạc bộ phát triển cộng đồng ở thôn bản. Về dạy nghề, nên chú trọng các nghề tạo việc làm tại chỗ (dựa trên khảo sát nhu cầu học nghề cụ thể ở từng xã, thôn bản), kết hợp với nâng cao vai trò của mạng lưới phi chính thức, tổ nhóm, cộng đồng thôn bản trong việc truyền nghề, duy trì nghề và tạo việc làm cho người học nghề. Về khuyến nông, nên mở rộng áp dụng các phương pháp khuyến nông có sự tham gia có lợi cho người nghèo đã được thử nghiệm thành công ở nhiều nơi trong cả nước.

Thứ hai, cải thiện tiếp cận thị trường luôn là một vấn đề khó khăn bậc nhất đối với người nông dân nghèo trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động khó lường. Cải thiện tiếp cận thị trường cần dựa trên các nỗ lực phát triển vốn xã hội của người nghèo, thông qua xây dựng các tổ nhóm nông dân, gắn với doanh nghiệp tại những nơi có điều kiện (theo phương thức canh tác theo hợp đồng).

Thứ ba, hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cần là chủ đề trọng tâm trong các nỗ lực giảm nghèo thời gian tới nhằm chống đỡ hiệu quả với các rủi ro, cú sốc. Phát triển sinh kế bền vững đòi hỏi cách tiếp cận tổng hợp, phối kết hợp chặt chẽ các biện pháp hỗ trợ phù hợp với đặc thù của từng nhóm dân tộc, từng cộng đồng, từng hộ gia đình. Điều này đỏi hỏi sự thay đổi cách tiếp cận từ hỗ trợ theo từng ngành chuyển sang hỗ trợ lồng ghép, và cũng đòi hỏi thay đổi cách hỗ trợ người nghèo, từ cho không chuyển sang tạo điều kiện, nâng cao năng lực. Một chương trình tổng thể nhằm triển khai các dự án phát triển cộng đồng ỏ từng xã, từng thôn bản nghèo có thể trở thành bệ đỡ cho những thay đổi này. Hình thành mạng lưới các hướng dẫn viên phát triển cộng đồng, ưu tiên người địa phương, là một việc cấp bách hiện nay.

Đánh giá định tính giúp làm rõ thêm các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giàu nghèo

Khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo còn lớn

Các biện pháp đồng bộ hỗ trợ tăng cường vốn nhân lực của người nghèo có ý nghĩa nhất nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo

Phát triển vốn xã hội nhằm cải thiện tiếp cận thị trường của người nghèo

Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cần chuyển từ hỗ trợ theo ngành sang hỗ trợ lồng ghép, theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng

Page 84: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

68

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống kém đi trong năm 2009 gần tương đương thậm chí tăng lên so với tỷ lệ trong năm 2008

BẢNG 3.1. Tỷ lệ hộ cảm nhận thấy đời sống kém đi so với 12 tháng trước (%)

Xã Cuộc sống kém đi (%)

Lý do chính cuộc sống kém đi trong năm 2009

(mỗi người

có thể nêu

tối đa 3 lý do)

2008 2009 Thiếu vốn

Thiếu lao

động

Thiếu giống mới

Thiếu kiến thức về kỹ thuật sản xuất

Giá cả

không thuận

lợi

Hệ thống thuỷ lợi

kém

Thiên tai, hạn hán, lũ

lụt

Dịch bệnh, sâu

bệnh

Khác

Thuận Hòa 9 2 13 0 91 0 0 18 0 46 82 9

Bản Liền 7 23 14 13 25 0 25 25 38 0 63 0

Thanh Xương 8 21 20 33 17 0 0 67 17 8 42 8

Lượng Minh 33 40 48 60 48 0 0 20 0 60 60 3

Đức Hương 28 30 15 11 56 0 0 33 0 44 56 0

Xy 17 18 25 33 20 20 40 33 0 67 60 7

Cư Huê 25 45 42 56 16 0 4 48 4 100 56 0

Phước Đại 22 19 17 30 60 0 10 10 0 30 40 20

Phước Thành 32 10 25 13 40 0 0 0 7 40 43 0

Thuận Hòa 10 52 20 58 58 8 25 8 0 50 33 20

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Thiên tai và khủng hoảng tài chính thế giới là những rủi ro nổi bật trong năm 2009

3.1 Các rủi ro và cú sốc làm gia tăng tính dễ bị tổn thươngTrong năm 2008, giá cả bất lợi là rủi ro hàng đầu tác động mạnh đến người dân tại hầu hết điểm quan trắc. Bước sang năm 2009, thiên tai (hạn hán, lũ lụt) là rủi ro hàng đầu khiến cho đời sống của một bộ phận người dân kém đi. Bên cạnh đó, sâu bệnh, dịch bệnh, đau ốm thiếu lao động và giá cả bất lợi vẫn là những rủi ro thường trực đối với người nông dân. Năm 2009 người dân còn chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, đặc biệt tại những nơi có các dòng di chuyển lao động nông thôn - thành thị. Tại một số địa bàn, người dân còn nhắc đến một số rủi ro khác, như vướng vào tệ nghiện hút, đất bị nhiễm mặn, rủi ro do thực hiện các chương trình-dự án và các rủi ro cá nhân đặc thù.

Thiên taiTại các điểm quan trắc, các dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng rõ, với những hiện tượng thời tiết cực đoan không theo qui luật. Bảng 3.2 cho thấy, mưa hoặc nắng hạn kéo dài và bất thường là 2 loại rủi ro phổ biến nhất.

3. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Các rủi ro và cú sốc làm gia tăng tính dễ bị tổn thương luôn là những thách thức lớn của công cuộc giảm nghèo bền vững. Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống gia đình mình kém đi trong năm 2009 gần tương đương thậm chí tăng lên so với tỷ lệ trong năm 2008 ở đa số điểm quan trắc. Chỉ có 3 địa bàn có tỷ lệ hộ cảm thấy đời sống kém đi trong năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2008, đó là Bản Liền-LC (do giá chè tăng trở lại, không bị rét đậm rét hại), Đức Hương-HT (do lụt xảy ra sau khi đã gặt xong) và Thuận Hòa-TV (do làm lúa, làm bắp được mùa được giá).

Các dấu hiệu của biến đổi khí hậu ngày càng nhiều

Page 85: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

69

Điển hình của thiên tai bất thường là hai cơn bão số 9 và số 11 đổ vào miền Trung và Tây nguyên trong tháng 9 và tháng 11 năm 2009. Đối với xã Cư Huê-ĐL, đây là lần đầu tiên sau mấy chục năm người dân phải hứng chịu 2 cơn bão liên tiếp với sức gió giật cực mạnh, gây thiệt hại rất lớn. Riêng cơn bão số 11 đã làm tốc mái 160 căn nhà, làm gẫy 2260 trụ tiêu, 827 cây điều, 9000 cây cà phê, 1500 ha ngô vụ 2 bị giảm 50-60% năng suất (bình thường trên 6 tấn/ha, gặp bão làm đổ cây ngô chỉ đạt bình quân 3 tấn/ha). Mưa bão còn khó khăn cho việc thu hoạch và phơi khô cà phê dẫn đến chất lượng giảm, giả giảm. Các hộ khá giả có nhiều diện tích tiêu và cà phê nên bị thiệt hại nặng hơn. Riêng các hộ nghèo gặp khó khăn nhất khi bị đổ nhà và mất mùa ngô.

Một điển hình khác của thời tiết bất lợi là nắng hạn kéo dài vào tháng 7-8 năm 2009 đã làm toàn bộ diện tích lúa rãy ở xã Lượng Minh-NA bị mất mùa, ước tính năng suất giảm 60%. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra trên diện rộng, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của Lượng Minh-NA tăng mạnh vào dịp bình xét hộ nghèo cuối 2009. Anh M.V.Q người Khmú ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh-NA cho biết “Năm nay nắng hạn vào tháng 7, tháng 8 lúa trổ bông không đậu được hạt, hạt bị lép hết. Nhà em trồng 32 kg giống mà thu được có 2 tạ, năm ngoái trồng 24 kg thu được hơn 1 tấn. Năm nay đói hơn năm ngoái, giờ trong nhà chỉ còn có ít lúa thôi”.

Những hộ khá giả thường có qui mô sản xuất hàng hóa lớn hơn hộ nghèo, nên chịu thiệt hại lớn hơn khi thời tiết bất lợi. Tuy nhiên, hộ nghèo không có tài sản tích lũy, không có các nguồn thu nhập thường xuyên khác, nên mất mùa do thiên tai có thể dẫn đến thiếu

BẢNG 3.2. Các dấu hiện của biến đổi khí hậu tại các điểm quan trắc, 2009

Xã Rét đậm rét hại

Mưa kéo dài, bất thường

Bão lụt nặng nề

hơn

Nắng nóng

nặng nề hơn

Hạn kéo dài, bất thường

Nhiễm mặn nặng

nề hơn

Khác (lũ quét, lốc, sạt lở...)

Thuận Hòa - - - X x - -

Bản Liền - x - - - - x

Thanh Xương - - - X x - -

Lượng Minh - x - - x - -

Đức Hương - - X - - - x

Xy - x X - - - x

Cư Huê - x X - - - -

Phước Đại - x - - x - x

Phước Thành - x - - x - x

Thuận Hòa - - - - x x -

NGUỒN: Phỏng vấn cán bộ xã tại các điểm quan trắc, 2009

Điển hình là những cơn bão đổ bộ vào vùng Tây nguyên trong năm 2009

Nắng hạn kéo dài làm mất mùa lúa rãy trên diện rộng

Người nghèo gặp rủi ro thiên tai dẫn đến thiếu ăn

Page 86: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

70

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi là giải pháp căn cơ để phòng chống thiên tai

Sâu bệnh, dịch bệnh trong năm 2009 giảm đi so với năm 2008

Tình trạng thả rông gia súc đã giảm ở nhiều nơi

Dịch bệnh trên đàn lợn và gia cầm còn rất phổ biến

Điều kiện sống bất lợi làm gia tăng rủi ro về sức khỏe cho người nghèo

Y tế cộng đồng còn gặp nhiều thách thức ở những địa bàn miền núi DTTS xa xôi

ăn. Tại Phước Thành và Phước Đại-NT, nắng hạn vào đầu năm và mưa lớn vào giữa năm 2009 khiến nhiều hộ nghèo canh tác nương rãy bị mất mùa. Năng suất bắp địa phương của xã Phước Đại và Phước Thành-NT trong vụ đông xuân 2009 chỉ đạt bình quân 6 tạ/ha so với các năm trước là 11-13 tạ/ha. Một số hộ nghèo phải ăn cơm độn sắn, vào rừng kiếm thêm củ rừng, rau rừng để khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết. Nhóm nam nghèo thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT chia sẻ “Bắp chết hết, trong nhà ăn bậy bạ vậy thôi chứ thu nhập không có đâu. Năm nay không có bắp ăn, trồng củ mì ăn bậy bạ, đi đào củ rừng để về ăn qua bữa”..

Thủy lợi là một biện pháp cơ bản để giảm nguy cơ thiệt hại do thiên tai đối với cây lương thực ở vùng miền núi. Tại bản Chăm Puông, xã Lượng Minh-NA trong khi nắng hạn kéo dài làm hầu hết diện tích lúa rãy của hộ nghèo bị mất mùa, thì 3ha lúa nước của 3 hộ khá giả trong bản lại được mùa nhờ tận dụng nước tưới từ đập tràn và được xã hỗ trợ máy cày, giống, bình phun thuốc. Dự kiến sang năm 2010 số hộ Khmú đăng ký trồng lúa nước sẽ tăng lên, hy vọng sẽ từng bước phát huy hiệu quả của con đập tràn được đầu tư tốn kém từ mấy năm nay.

Sâu bệnh, dịch bệnhNhìn chung, tình hình sâu bệnh, dịch bệnh giảm đi trong năm 2009 so với năm 2008 ở hầu hết điểm quan trắc. Có được kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền mạnh hơn, mạng lưới khuyến nông, thú y viên cơ sở đã giúp phát hiện sâu bệnh, dịch bệnh kịp thời hơn. Bản thân người nghèo cũng đã ý thức hơn trong việc tiêm phòng gia súc sau những đợt dịch bệnh tràn lan trong các năm trước làm chết gia súc hàng loạt.

Tình trạng trâu bò thả rông ở miền núi đã giảm so với trước. Tại Bản Liền-LC, trước đây trâu chủ yếu thả rông (đến 80-90%) thì năm 2009 tình trạng thả rông đã giảm (còn 40-50%), do bà con sợ trâu chết rét như trong đợt rét đậm rét hại năm 2008, sợ bị mất cắp và tâm lý nếu không làm chuồng, chăn dắt thì khi trâu chết không được Nhà nước hỗ trợ. Tại Thuận Hòa-HG, hầu hết bà con đã nuôi nhốt và chăn dắt trâu bò, do chỗ thả rông hạn chế, qui chế phạt của bản nếu trâu bò phá ruộng nương, do cần lấy phân chuồng để bón ruộng.

Tuy nhiên, dịch bệnh trên đàn lợn và đàn gia cầm còn rất phổ biến tại đa số điểm quan trắc. Tại Bản Liền-LC, có đến hai phần ba hộ gia đình có lợn hoặc gia cầm bị chết do dịch bệnh trong năm 2009. Nguyên nhân chính của việc gia tăng tỉ lệ lợn, gia cầm bị dịch bệnh là do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, nhất là vào những lúc giao mùa (tháng 2, 3). Tập quán người dân hầu như chưa tiêm phòng dịch cho lợn, gà. Nhóm nam nghèo thôn Khu Chu Tủng 1, xã Bản Liền-LC cho biết “Cả thôn chỉ có khoảng 5 hộ [trong tổng số 30 hộ] không bị chết lợn còn lại chết cả. Nhiều nhà bị chết hết lợn, mua thuốc về nhưng không khỏi”.

Đau ốm và thiếu sức lao độngSức lao động phổ thông là tài sản quan trọng nhất của những người nghèo thiếu đất, thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật. Đau ốm là rủi ro cá nhân, nhưng nhiều yếu tố về điều kiện sống dẫn đến gia tăng rủi ro về sức khỏe cho người nghèo. Bảng 3.3 cho thấy, người dân tại tất cả các điểm quan trắc đều xếp “thiếu lao động” là rủi ro, thách thức lớn nhất của hộ gia đình trong 12 tháng tới.

Điển hình về địa bàn gặp nhiều rủi ro bệnh tật là xã Xy-QT. Bệnh viêm đường hô hấp cấp, thiếu máu, tiêu chảy... khá phổ biến, trong đó số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng trên 50% tổng số các ca bệnh đến khám tại trạm y tế xã. Đáng lo ngại là số ca sốt rét gia tăng. nếu năm 2008 có 185 trường hợp mắc bệnh sốt rét (tăng 5% so với năm 2007) thì sang đến năm 2009 con số này đã lên tới 398 trường hợp (tăng trên 50% so với 2008). Anh N.C.P., cán bộ trạm y tế xã Xy-QT cho biết “Năm nay nhiều người bị sốt rét, có ngày cao điểm gần 20 ca sốt rét. Trong tháng 6 có 100 ca sốt rét”. Nước sinh hoạt không hợp vệ sinh, ăn uống kham khổ thiếu dinh dưỡng, đi rừng nhiều, ít ngủ màn, thời tiết biến đổi thất thường, chủ quan với bệnh tật... là những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh

Page 87: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

71

BẢNG 3.3. Rủi ro, thách thức của hộ gia đình trong 12 tháng tới, 2009 (%)

Xã Tiếp cận

nguồn Vốn

Lao động

Cây, con

giống không

phù hợp

Ký thuật sản xuất mới

Giá cả, thị trường

Hệ thống

thuỷ lợi xuống

cấp

Thiên tai, hạn hán, lũ

lụt

Dịch bệnh, sâu

bệnh

Khác

Thuận Hòa 3 41 0 7 5 19 61 90 2

Bản Liền 13 55 10 8 33 5 47 83 0

Thanh Xương 23 73 0 3 52 2 22 58 3

Lượng Minh 31 78 3 5 7 0 79 66 0

Đức Hương 9 63 5 4 44 5 75 46 0

Xy 12 72 0 2 62 0 33 53 0

Cư Huê 20 77 7 3 33 2 93 42 0

Phước Đại 5 53 0 5 27 12 45 58 2

Phước Thành 2 78 2 2 13 0 60 52 2

Thuận Hòa 33 58 3 3 28 3 28 23 3

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

Bệnh tật dễ gây tái nghèo hoặc phát sinh nghèo

Giá cả biến động là nỗi lo thường trực của nông dân

Tuy nhiên, dư âm của cơn bão giá năm 2008 vẫn có ảnh hưởng bất lợi đến người nghèo

cao. Theo ước tính của trạm y tế xã Xy, hiện nay toàn xã chỉ có khoảng 40% người dân ngủ màn. Bệnh tật còn dẫn đến chi phí cúng bái lớn, càng làm kiệt quệ kinh tế của những hộ nghèo tại đây.

Tại các điểm quan trắc, lý do chính của những hộ cận nghèo hoặc mới thoát nghèo nay bị rơi xuống vòng nghèo thường là do lao động chính trong gia đình bị bệnh nặng dài ngày, dẫn đến tốn tiền chữa bệnh, phải vay nợ lớn hoặc bán trâu bò và tài sản khác, thiếu người làm đồng ruộng ở nhà hoặc đi làm thuê.

Giá cả bất lợiGiá cả biến động trong năm 2009 không còn gây ra những cú sốc như năm 2008, nhưng vẫn là nỗi lo thường trực của người nông dân. Trong năm 2009, nhìn chung giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu đã hạ hơn so với giai đoạn cao điểm năm 2008, nhưng vẫn ở mức cao. Giá bán một số nông sản chính tại các điểm quan trắc như lúa, ngô, sắn, lạc, chè... cũng tăng lên, giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân. Công lao động đi làm thuê cũng tăng lên, có lợi cho người nghèo.

Tuy nhiên, giá lương thực tăng gây khó khăn cho chăn nuôi, vì giá thức ăn chăn nuôi đã tăng mạnh trong năm 2009, trong khi giá bán gia súc và lợn không tăng tương ứng, có nơi giá còn giảm do dịch bệnh. Do gặp phải cú sốc giá trong năm 2008, nên năm 2009 tại nhiều nơi người dân không dám đầu tư mạnh cho nông nghiệp, dẫn đến thu hoạch thấp hơn, không được lợi nhiều kể cả khi giá bán tăng. Điển hình là bà con nuôi tôm tại Thuận Hòa-TV bị lỗ nặng trong năm 2008 do tôm bị thất nhiều và giá tôm giảm mạnh. Năm 2009 số hộ nuôi tôm trong xã đã giảm 60%. Đến cuối 2009 giá tôm đã tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2008, dịch bệnh cũng giảm. Tuy nhiên số người được hưởng lợi từ nuôi tôm rất ít và chủ yếu là hộ khá. Còn những hộ nghèo không thể vực dậy kinh tế hộ gia đình sau cú sốc năm 2008 nên đã bỏ trống đìa tôm không nuôi nữa hoặc chuyển sang trồng lúa. Nhóm nam nữ ấp Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV cho biết “Năm 2008 có nhiều nhà chết tôm và bán không được giá, sang đến năm 2009 nhiều hộ không nuôi

Page 88: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

72

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Công nhân dệt may, da giày là một trong những nhóm chịu tác động mạnh nhất của khủng hoảng tài chính thế giới

Rủi ro do vướng vào tệ nghiện hút ma túy còn rất phức tạp ở một số địa bàn

nữa thì giá tôm lại lên. Năm 2008 giá một kilôgram tôm (40 con) là 40 - 50 ngàn, năm nay là 80 - 100 ngàn”.

Tác động của khủng hoảng tài chính thế giớiTại các điểm quan trắc, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong năm 2009 thể hiện rõ nhất đối với những người đi làm ăn xa và đi xuất khẩu lao động.

Trong bối cảnh khủng hoảng, nhóm công nhân làm việc trong ngành dệt may, da giày là một trong những nhóm bị tác động mạnh nhất. Lương giảm, không có thu nhập bổ sung từ tăng ca, trong khi đó chi phí sinh hoạt, giá nhà trọ tăng cao khiến cuộc sống của công nhân tại thành phố và khu công nghiệp trở nên khó khăn hơn trong năm 2009. Tính trạng phổ biến của các công nhân nhập cư là tiền tiết kiệm giảm, tiền gửi về nhà giảm, từ đó ảnh hưởng bất lợi đến đời sống của gia đình ở quê.

Tại các điểm quan trắc, người đi làm ăn xa khi bị mất việc làm hoặc sút giảm thu nhập ít khi chọn phương án quay trở về địa phương làm ăn. Đa số công nhân đã làm việc trong doanh nghiệp từ 3-5 năm trở lên đều cố gắng bám trụ chờ qua cơn khủng hoảng. Chỉ có một số người mới đi làm trở về quê một thời gian rồi lại tiếp tục lên thành phố để tìm việc. Giai đoạn tập trung đông công nhân về nghỉ việc là vào dịp Tết và trong thời gian quý 1 năm 2009. Sang đến quý 2, người lao động lại tiếp tục lên thành phố tìm việc làm. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung về tình trạng việc làm tại các thành phố lớn khi vào quý 2 năm 2009 các công ty bắt đầu giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng và cần lực lượng lao động lớn. Công nhân nhập cư mất việc, thiếu việc làm có xu hướng chuyển tạm thời sang các nghề thuộc khu vực phi chính thức tại thành phố chứ không quay trở về quê, vì tại quê cũng thiếu việc làm.

Bà con DTTS (Thái, Kh’mer) đi XKLĐ chủ yếu sang Malaysia do chi phí không quá lớn. Tuy nhiên, nhiều người đi XKLĐ sang Malaysia gặp đúng lúc khủng hoảng, mức lương giảm và tình hình an ninh trật tự kém. Nhiều người chấp nhận về nước trước thời hạn hợp đồng do mức lương thấp không đủ trang trải cuộc sống. Khi gặp khó khăn, người lao động hiếm khi nhận được sự trợ giúp hiệu quả từ phía công ty dịch vụ XKLĐ. Tại Lượng Minh-NA, trong năm 2009 còn xảy ra trường hợp một số người Khmú bị công ty “ma” lừa làm thủ tục đi Malaysia, khi về đến nhà còn nợ ngân hàng trên 20 triệu đồng. Sau đó, cả xã không có ai đi XKLĐ thêm nữa.

Người dân và cán bộ cơ sở tại xã Thuận Hòa-TV chia sẻ về những khó khăn khi đi XKLĐ như sau:

--- “Hồi đầu mới sang cứ tăng ca thêm 1 tiếng thì được trả thêm 34 “Gít”10, khoảng gần 200.000, nhưng sang năm 2008 không có tăng ca nữa mà còn giảm cả tiền lương, lương tính ra chỉ được 1,5 triệu/tháng thì làm sao mà sống được ở bên đấy” (N.V.H., ấp Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV)

--- “Lúc đầu theo hợp đồng bảo trả lương 5,5 triệu đồng/tháng, giờ thì lương tháng được có 500 ngàn. Năm đầu còn gửi được 20 triệu nhưng từ năm ngoái đến nay mới gửi về được 5 triệu. Bây giờ muốn về nhưng không có tiền, đang chờ hết hạn mới về được” (T.S., ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa-TV)

--- “Từ đầu năm 2009 đến nay xã không có ký hồ sơ nào đi xuất khẩu lao động Malaixia do lao động về nói an ninh bên đó không tốt, lĩnh tiền ra là phải đóng lại tiền vay các khoản” (Nhóm cán bộ xã Thuận Hòa-TV).

Các rủi ro khácVướng vào tệ nghiện hút ma túy vẫn là một rủi ro lớn của bà con người Thái ở Lượng Minh-NA và Thanh Xương-ĐB. “Mất người vì ma túy” là một vấn nạn nhức nhối ở những nơi này. Năm 2009 xã Lượng Minh-NA tổ chức được 2 lớp cai nghiện tại chỗ, nhưng hiệu quả không cao. Tình hình buôn bán nhỏ ma túy trong dân cư còn phức tạp. Tại bản Pá

10 Ringgit (MYR): Đơn vị tiền tệ của Malaixia. Tỷ giá so với đồng Việt Nam: khoảng 5500 đồng = 1 Ringit

Page 89: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

73

Phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân khi người chồng vướng vào nghiện hút

Đất bị nhiễm mặn là một rủi ro đáng kể ở đồng bằng sông Cửu long

Các qui hoạch “chậm thực hiện” tiếp tục gây khó khăn cho người dân trong vùng qui hoạch

Đông, xã Thanh Xương-ĐB, số người dính nghiện đã giảm đi do không có người nghiện mới, một số người nghiện cũ đã bị chết do sốc thuốc hoặc nhiễm HIV/AIDS. Theo thống kê của nhóm nòng cốt bản Pá Đông, trong năm 2009 còn 14 người nghiện ma túy đều là nam giới (năm 2008 có 22 người).

Phần lớn gia đình có người nghiện ma túy đều có hoàn cảnh rất khó khăn, người phụ nữ phải gánh vác mọi công việc nặng nhọc trong gia đình, một số trẻ em phải nghỉ học sớm để kiếm sống. Nhiều gia đình có người nghiện, thiếu lao động, tài sản không còn dẫn đến thiếu ăn quanh năm.

Đất bị nhiễm mặn là khó khăn đặc thù của xã Thuận Hòa-TV ở đồng bằng sông Cửu long. Vào mùa khô do tác động của thủy triều đưa nước mặn từ biển xâm nhập vào nội địa đã làm nhiễm mặn một diện tích đáng kể đất sản xuất nông nghiệp nằm bên trái đường quốc lộ 53 đi từ huyện Cầu Ngang đến huyện Duyên Hải (khoảng 400 ha/1.486 ha diện tích đất nông nghiệp của xã). Người dân tại đây chỉ trồng được 1 vụ lúa hè thu, vụ còn lại chuyển sang nuôi tôm hoặc để không.

Trong năm 2009, nắng hạn đã gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình sản xuất và năng suất lúa của một số hộ gia đình tại Thuận Hòa-TV. Nắng hạn lâu khiến độ mặn và độ phèn trong đất tăng lên làm cho lúa gieo sạ phát triển kém. Sức chống chịu sâu bệnh của cây lúa tại những vùng đất nhiễm mặn yếu, cộng với thời tiết thất thường, bệnh rày nâu phát triển mạnh làm giảm năng suất lúa, bà con tốn tiền phun thuốc.

--- “Năm nay thời tiết không thuận lợi, do thời điểm tháng 4 - 5 là thời điểm gieo sạ, trời hạn, mưa ít nên độ mặn trong đất vẫn còn ở mức cao, nhiều nhà gieo lúa thì giống bị chết” (Nhóm cán bộ xã Thuận Hòa-TV).

--- “Nếu đất không nhiễm mặn thì thu được 15 giạ/công; đất bị nhiễm mặn thì chỉ thu được 5 - 7 giạ/công; nhiều vùng chỉ trồng được 1 vụ lúa” (Nhóm nam nữ ấp Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV).

Rủi ro do thực hiện các chương trình - dự án được người dân ở Thanh Xương-ĐB nhắc tới nhiều nhất, liên quan đến qui hoạch trung tâm huyện chậm thực hiện. Rủi ro này đã được nhắc đến trong báo cáo tổng hợp vòng 1 và vòng 2, đến vòng 3 năm 2009 vẫn chưa có gì chuyển biến. Có 50 hộ ở bản Pá Đông, xã Thành Xương-ĐB thuộc diện qui hoạch, đã có quyết định thu hồi đất nhưng mới có 2 hộ được nhận tiền đền bù. Hiện nay tâm lý người dân hoang mang, không dám đầu tư sản xuất, không dám xây sửa nhà cửa mặc dù đã xuống cấp. Anh L.V.D, bản Pá Đông chia sẻ “Gia đình mình có một đồi cây đang lớn, phải chặt làm củi đun dần. Vì không biết khi nào bị thu hồi đất, bây giờ thì cũng chẳng có ai thông báo thu hồi, họ cứ treo để đấy”. Việc triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 gặp khó khăn do những hộ trong diện qui hoạch không được nhận hỗ trợ. Mong muốn lớn nhất của người dân là chính quyền địa phương thông báo rõ tiến độ cụ thể về việc thu hồi, đền bù đất để họ có hướng định cư lâu dài, tập trung vào phát triển kinh tế hộ gia đình.

3.2 Một số nhóm xã hội đặc thù dễ bị tổn thươngCác nhóm xã hội dễ bị tổn thương tại các điểm quan trắc, như gia đình có người khuyết tật, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người đơn thân nuôi con nhỏ, gia đình có người vướng vào nghiện hút ma túy và nhóm sống ở địa bàn tách biệt đã được nêu trong báo cáo tổng hợp vòng 2 năm 2008. Những khó khăn, bất lợi của các nhóm xã hội này không có thay đổi đáng kể trong năm 2009 so với năm 2008, do đó không nhắc lại ở phần này. Trong phần này chỉ nêu một số nhóm đặc thù khác được tìm hiểu rõ thêm trong vòng khảo sát năm 2009.

Người bị nhiễm chất độc da camNạn nhân chất độc da cam/điôxin thường có sức khỏe kém, suy giảm khả năng lao động, để lại di chứng dị dạng, dị tật cho con cái, nên đa số có đời sống hết sức khó

Page 90: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

74

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Trẻ em mất mẹ thuộc các dân tộc theo chế độ mẫu hệ thường mất nguồn nuôi dưỡng

Trẻ em trong gia đình có bố, mẹ vướng vào ma túy bị ảnh hưởng xấu cả về vật chất và tinh thần...

... nguy cơ bỏ học của các em rất cao

... nhưng nhiều trường hợp chưa được xét hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội

Phụ nữ không chồng có con phải chịu nhiều định kiến của gia đình và cộng đồng

khăn. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những nạn nhân chất độc da cam/điôxin thuộc đối tượng người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ đã giúp những nạn nhân này bớt phần khó khăn.

Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam/điôxin còn những bất cập, như mức hỗ trợ thấp hơn thương binh, bệnh binh; đơn thuần sức khỏe kém, suy giảm khả năng lao động không được hỗ trợ; thế hệ thứ ba (đời cháu) không được hỗ trợ; dân thường ở vùng bị phơi nhiễm chất độc da cam/điôxin chưa có chính sách hỗ trợ... Ngoài ra, tại các điểm quan trắc có một số trường hợp không được nhận trợ cấp do thất lạc giấy tờ hoạt động kháng chiến, nhà nghèo không có điều kiện đi lại những nơi liên quan để làm giấy tờ.

Trẻ em mất mẹ thuộc các dân tộc theo chế độ mẫu hệPhong tục của các dân tộc theo chế độ mẫu hệ như Raglai, Êđê là khi vợ chết, người chồng có thể ở lại nuôi con hoặc quay về nhà bố mẹ đẻ. Nếu người chồng lấy vợ mới thì bắt buộc phải về nhà bố mẹ đẻ, để lại toàn bộ tài sản, con cái cho nhà vợ cũ. Thực tế hiện nay tại các điểm quan trắc, phần lớn đàn ông dân tộc trẻ tuổi khi mất vợ có xu hướng trở về nhà mình để lấy vợ mới, không còn ràng buộc trách nhiệm với con cái. Nhiều đứa trẻ mồ côi mẹ phải sống cùng với bà, với dì, bác hoặc tự kiếm sống để nuôi nhau nên gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay địa phương chưa xét cho các em được nhận hỗ trợ, mặc dù thực tế các em đã mất nguồn nuôi dưỡng.

Trẻ em trong gia đình có bố, mẹ vướng vào ma túyTại Thanh Xương-ĐB và Lượng Minh-NA, có nhiều em nhỏ có bố mẹ vướng vào nghiện hút hoặc buôn bán ma túy. Các em ở trong tình cảnh bơ vơ, điển hình là trường hợp bố hoặc đã chết vì nhiễm HIV/AIDS hoặc đang ở trong tù, còn mẹ đã bỏ nhà đi nơi khác. Những em này thường được ông bà hay các cô chú nuôi nấng. Đa phần ông bà hoặc cô chú cũng trong tình trạng nghèo, nên rất khó lo cho các em ăn học đến nơi đến chốn. Một số em đã bỏ học giữa chừng vì buồn bã, chán nản, không có tiền đóng học hoặc phải tự lo kiếm sống.

Các nhà trường cũng đã quan tâm đến các em có bố, mẹ vướng vào ma túy, như vận động các em đi học, miễn giảm một số khoản đóng góp... Tuy nhiên nguy cơ bỏ học giữa chừng của các em vẫn rất cao. Thầy Đ.T.D., phó hiệu trưởng trường THCS xã Thanh Xương-ĐB chia sẻ “Học sinh gia đình nghiện thường khó khăn trong các khoản đóng góp, các em ít nói với bạn bè, thầy cô và luôn buồn bã. Nhà trường cũng tạo điều kiện miễn giảm đóng góp cho em đó được đi học nhưng thực sự giúp đỡ đó vẫn chưa được nhiều”.

Tại cơ sở cũng đã quan tâm làm hồ sơ bảo trợ xã hội cho các em mất nguồn nuôi dưỡng vì bố, mẹ vướng vào ma túy, nhưng đến thời điểm cuối năm 2009 các em vẫn chưa được xét nhận trợ cấp với lý do được cán bộ xã giải thích là vẫn còn bố mẹ, mặc dù bố đang chấp hành án tù dài hạn, mẹ đã bỏ rơi con.

Phụ nữ không chồng có conTại 2 xã Phước Đại và Phước Thành-NT thời gian qua có nhiều công trình xây dựng được thực hiện, điển hình là các công trình hồ thủy lợi Song Sắt, làm đường, xây trường... Các công trình xây dựng đã thu hút một số lượng lớn lao động ngoại tỉnh đến làm việc theo các nhà thầu. Một hệ lụy không mong muốn xảy ra là một số phụ nữ tại địa phương có quan hệ tình cảm với công nhân xây dựng, dẫn đến sinh con ngoài giá thú. Theo ước tính của cán bộ xã, xã Phước Đại có 8 chị và xã Phước Thành có 15 chị không chồng có con, và con số này có thể nhiều hơn trong thực tế. Những phụ nữ không chồng có con rất khó khăn, phải chịu nhiều định kiến của gia đình và cộng đồng, hầu hết thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo. Tuy nhiên hiện nay nhóm này chưa được hỗ trợ đặc biệt nào của chính quyền cơ sở và các tổ chức xã hội.

Nạn nhân chất độc da cam/điôxin gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chính sách hỗ trợ hiện nay còn những bất cập

Page 91: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

75

Người gặp rủi ro và cú sốc cần nhận được hỗ trợ kịp thời

Giảm chi tiêu cho ăn uống và chăm sóc sức khỏe là phương án chống đỡ rủi ro phổ biến của người nghèo

3.3 Các biện pháp chống đỡ rủi ro và cú sốcĐể chống đỡ với các rủi ro và cú sốc, các gia đình nghèo và cận nghèo phải tự xoay sở tối đa trong phạm vi của mình, ngoài ra họ còn nhận được hỗ trợ của người thân, hàng xóm láng giềng, và các hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác. Bảng 3.4 cho thấy, một tỷ lệ khá lớn hộ gia đình trong mẫu khảo sát đã gặp ít nhất một rủi ro, cú sốc ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trong 12 tháng qua. Phương án chống đỡ của người dân trong ngắn hạn phổ biến nhất là giảm chi tiêu. Đa số người dân bị rủi ro đã nhận được sự giúp đỡ dưới các hình thức khác nhau của bà con, đoàn thể, địa phương.

Cách chống đỡ của người dânGiảm chi tiêu là cách chống đỡ phổ biến nhất ngay trong ngắn hạn của người dân khi gặp rủi ro. Tại đa số điểm quan trắc tỷ lệ hộ thuộc nhóm nghèo có xu hướng giảm số lượng, chất lượng bữa ăn và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn so với nhóm không nghèo (Bảng 3.4). Mua gói nhỏ, mua số lượng ít đi, giảm thức ăn tươi, ăn độn ngô sắn với gạo... là những phương án phổ biến của hộ nghèo. Ngược lại, tỷ lệ hộ thuộc nhóm không nghèo có xu hướng giảm các chi phí xã hội (ma chay, hiếu hỷ...) cao hơn nhóm nghèo. Thực tế nhóm không nghèo thường có tích lũy, có nguồn thu nhập thường xuyên nên ít phải giảm các chi phí thiết yếu về bữa ăn và chăm sóc sức khỏe. Bán trâu bò để có tiền chi tiêu cũng là một phương án chống đỡ rủi ro của một bộ phận người dân. Riêng phương án người nghèo cầm cố, bán đất khi gặp rủi ro hiện nay hiếm khi xảy ra. Đáng lưu ý, có rất ít hộ chọn phương án cho trẻ em thôi học khi gặp rủi ro; số liệu này khẳng định nhận thức của người dân về việc cho trẻ em đến trường đã cao hơn so với trước đây.

BẢNG 3.4. Các cách chống đỡ của người dân khi gặp rủi ro, 2009 (%)

Xã Tỷ lệ hộ gặp rủi ro trong 12 tháng

qua

Cách chống đỡ khi gặp rủi ro

Giảm số lượng, chất

lượng dinh

dưỡng bữa ăn

Cho trẻ em thôi

học

Giảm chi phí chăm sóc sức

khỏe, chữa bệnh

Bán tài sản/gia

súc, cầm cố/bán

đất

Giảm các chi phí xã

hội, các hoạt động cộng đồng

Nhận được giúp

đỡ của bà con,

đoàn thể, địa phương

Biện pháp khác

Thuận Hòa 53 6 9 3 19 0 72 0

Bản Liền 12 83 0 33 33 0 0 2

Thanh Xương 33 45 0 5 15 10 60 0

Lượng Minh 60 80 3 23 17 29 63 0

Đức Hương 53 25 0 25 38 69 63 0

Xy 32 63 0 11 5 26 74 0

Cư Huê 83 79 8 44 15 48 33 2

Phước Đại 58 34 20 14 34 11 34 7

Phước Thành 60 47 3 6 19 0 25 3

Thuận Hòa 38 39 0 22 4 44 52 8

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình Ghi chú: Người trả lời có thể lựa chọn nhiều hơn một phương án chống đỡ chủ yếu.

Page 92: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

76

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tăng vào rừng thu hái sản phẩm tự nhiên và tăng đi làm thuê là phương án phổ biến để bù đắp thu nhập bị mất do rủi ro trong nông nghiệp

Tăng cường sử dụng tri thức bản địa là một phương án khả di của người nghèo DTTS khi gặp rủi ro

Người dân tại các điểm quan trắc chia sẻ về cách chống đỡ khi thiếu ăn do thiên tai, sâu bệnh... như sau:

--- “Thiếu ăn thì ăn sắn độn với gạo, khi hết gạo thì lên rẫy nhổ sắn về nấu ăn. Sắn cứ để đấy cũng không thu về, lúc nào cần thì đi nhổ” (V.T.H., thôn Đội 1, xã Bản Liền-LC)

--- “Nếu mà không có gì để ăn thì đi hái măng ăn hoặc bán lấy tiền mua gạo. Nếu không có măng thì lên rừng đào củ khoai, củ mì về ăn” (Nhóm nam nghèo thôn Ma Dú, xã Phước Thành-NT).

Đa dạng hóa sinh kế là cách người dân bù đắp lại thu nhập bị mất sau khi gặp phải các rủi ro và cú sốc trong sản xuất nông nghiệp. Phổ biến nhất đối với người nghèo là các phương án tăng vào rừng thu hái sản phẩm tự nhiên và tăng đi làm thuê gần nhà, đi làm ăn xa (đã nêu tại phần 2.3 của báo cáo này). Điển hình tại xã Lượng Minh-NA năm 2009 mất mùa lúa rãy dẫn đến đói gay gắt, Nhà nước phải hỗ trợ 42 tấn gạo cứu đói. Bà con chống đỡ bằng nhiều cách như đào đãi vàng sa khoáng, vào rừng lấy măng, bán bò, chạy xe ôm, đi làm ăn xa, đi làm thuê tại chỗ... (Hình 3.1). Tuy nhiên, một số phương án chống đỡ quan trọng của người nghèo thiếu tính bền vững. Ví dụ, đào đãi vàng chỉ được 1 mùa nhân lúc nước cạn do công trình thủy điện ngăn suối trên đầu nguồn, hoặc vào rừng nhưng nguồn lợi tự nhiên ngày càng hiếm.

HÌNH 3.1. Các phương án đa dạng hóa sinh kế khi mất mùa lúa rãy tại xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An)

Ghi chú: 1 & 2 - phương án chống đỡ quan trọng nhất đối với người nghèo

1

2

Khoảng 50% số hộ (người Thái)Trên 70% là phụ nữTăng rất mạnh

Lấy măng, hạt dẻ, rễ chayChủ yếu là nữCàng ngày càng hiếm

20-30 ngườiNam giớiChủ yếu làm nhà trong xã

40-50 ngườiNam giới, có xe máyTăng khoảng gấp đôi

Khoảng 10 ngườiGiờ nước cạn, ít cá

Trên 30 ngườiHầu hết nam giớiTăng nhẹ

Trồng cây, làm cỏ20-30 ngườiÍt việc

Đào đãi vàng Vào rừng Làm mộc, làm gỗ

Chạy xe lai Mất mùa lúa rãy Đánh cá

Đi làm ăn xa Bán bòLàm thuê cho vườn keo lai

Tăng cường sử dụng tri thức bản địa, quay trở lại canh tác quảng canh truyền thống là chiến lược của bà con DTTS ở nhiều nơi trong bối cảnh rủi ro. Trồng xen (trồng đậu xen ngô), tăng sử dụng giống địa phương (lúa nếp Mông, ngô nếp, lợn đen) nhằm giảm đầu tư, đưa gia súc lên rãy để tránh dịch bệnh... là phản ứng thường gặp của người dân.

Page 93: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

77

Đa dạng hóa theo hướng thâm canh là phương án chống đỡ rủi ro phổ biến hơn ở vùng thấp đông người Kinh

Vay nợ quán vẫn là lựa chọn phổ biến của người nghèo khi gặp rủi ro

Hỗ trợ trực tiếp, tức thời của cộng đồng rất quan trọng với người gặp rủi ro

Tại một số điểm quan trắc ở vùng thấp đông người Kinh, các biện pháp chống đỡ theo hướng thâm canh được áp dụng phổ biến hơn. Bà con người Kinh ở thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB đã trồng rau muống trong vườn nhà và tại các mảnh ruộng chỉ làm được 1 vụ lúa do thiếu nước (bằng cách đào ao chứa nước tưới rau), đạt hiệu quả cao hơn trồng lúa. Một số bà con người Kinh ở thôn Đồng Tâm, xã Cư Huê-ĐL đã tăng trồng rau, dưa chuột thâm canh ngắn ngày trong bối cảnh năm 2009 lúa, ngô, cà phê, tiêu bị thiệt hại nặng do bão (khác với bà con Êđê ở buôn M’Hăng trong cùng xã tăng trồng khoai môn trong vườn nhà, do khoai môn không cần bón phân, vừa bán được khoai vừa tận dụng được lá, dọc để nuôi lợn).

Vay nợ quán tiếp tục là một phương án chống đỡ phổ biến của người nghèo khi gặp rủi ro. Tuy nhiên, những người nghèo cũng khó được vay nợ, vì các hàng quán thường hạn chế cho người nghèo vay nợ để giảm thiểu rủi ro khi xảy ra các cú sốc về thiên tai, dịch bệnh hay giá cả bất lợi (đã nêu tại phần 2.2 của báo cáo này).

Hỗ trợ của cộng đồng và các tổ chức khácHỗ trợ trực tiếp, tức thời của cộng đồng rất quan trọng đối với người nghèo khi gặp rủi ro. Bảng 3.5 cho thấy, “thăm hỏi, động viên tinh thần” và “hỗ trợ về thông tin” là những hỗ trợ phổ biến nhất, dễ thực hiện nhất. Thực tế, các thôn bản và các chi hội đoàn thể, các tổ nhóm nông dân đều có tập quán trích quĩ để thăm hỏi mỗi khi có người ốm, người bị rủi ro. Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh... cán bộ thôn bản và cán bộ các đoàn thể thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết cho người dân (thông qua họp thôn, qua hệ thống loa phát thanh, đến tận nhà thông báo...). Riêng các cộng đồng ở vùng thấp như Đức Hương-HT và Thuận Hòa-TV, biện pháp hỗ trợ phổ biến tiếp theo việc “thăm hỏi” và “thông tin” là cho gia đình bị rủi ro đột xuất vay tiền món nhỏ không tính lãi để trang trải các chi phí cần thiết.

Xã Các biện pháp giúp đỡ khi gặp rủi ro trong 12 tháng qua

Tiền Lương thực

Hiện vật

khác

Công lao

động

Tập huấn, hướng

dẫn cách

làm ăn

Học nghề,

tìm việc làm

Thông tin

Thăm hỏi,

động viên tinh thần

Giúp đỡ

khác

Thuận Hòa 8 17 4 21 29 4 4 71 0

Bản Liền - - - - - - - - -

Thanh Xương 17 25 0 8 8 0 42 100 0

Lượng Minh 27 64 0 23 9 0 14 77 0

Đức Hương 45 35 5 35 40 0 40 90 0

Xy 22 72 0 72 0 6 6 33 2

Cư Huê 0 0 6 19 0 38 38 0 44

Phước Đại 8 17 0 42 8 8 75 75 0

Phước Thành 0 33 0 0 0 0 78 67 0

Thuận Hòa 61 17 11 0 11 33 0 72 2

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình Ghi chú: Người trả lời có thể lựa chọn nhiều hơn một biện pháp giúp đỡ chủ yếu

BẢNG 3.5. Các biện pháp giúp đỡ của bà con, xóm giềng, đoàn thể, chính quyền địa phương khi gặp rủi ro, 2009 (%)

Page 94: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

78

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Các đoàn thể đều có phong trào hỗ trợ các hội viên gặp khó khăn đặc thù

Các hình thức tổ nhóm nông dân cũng là một địa chỉ người gặp rủi ro có thể dựa vào

“Phường hụi” là một lưới an toàn phi chính thức khá phổ biến ở vùng thấp đông người Kinh

Lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu vào lập kế hoạch kinh tế-xã hội cần được đẩy mạnh

Vai trò của các dòng họ trong từng thôn bản khá quan trọng trong việc giúp các thành viên vượt qua khó khăn. Mỗi dòng họ có một trưởng họ, thường tổ chức họp định kỳ để động viên con cháu làm ăn, học hành, hỏi thăm đời sống của nhau và thống nhất biện pháp giúp đỡ những người khó khăn trong dòng họ nếu cần thiết.

Tại các điểm quan trắc, các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên đều có những chương trình giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên. Riêng Hội Phụ nữ thường phát động phong trào hỗ trợ các nhóm yếu thế như phụ nữ đơn thân, phụ nữ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDS... Có nhiều hình thức quyên góp, gây quỹ ở cộng đồng, như góp tiền (tất cả các điểm quan trắc, có thể qui đổi từ hiện vật như gà, ngô...), góp thóc (Bản Liền-LC) hoặc góp công làm rãy chung gây quỹ (Lượng Minh-NA).

Các hình thức tổ nhóm nông dân đa dạng ở các điểm quan trắc đều có các hoạt động hỗ trợ thành viên nhóm khi gặp khó khăn (xem thêm Chương 5). Điển hình như hội Sằn Khụm trong cộng đồng người Khmer ở xã Thuận Hòa-TV rất hiệu quả trong việc hỗ trợ các thành viên khi có người đau ốm, có đám ma, đám giỗ (Hộp 3.1).

Cách đóng tiết kiệm theo “phường, hụi” là một lưới an toàn phi chính thức khá phổ biến tại các cộng đồng nông thôn người Kinh ở đồng bằng. “Phường, hụi” có thể tổ chức theo tổ liên gia, theo các đoàn thể, hoặc theo các nhóm nhỏ tự nguyện. Tại 8 thôn của xã Đức Hương-HT đều có hoạt động tiết kiệm theo hình thức phường hụi của các chị hội viên Phụ nữ. Mỗi chị em đóng từ 5.000 đồng-10.000 đồng/tháng, sau đó chi hội Phụ nữ thôn tạo điều kiện cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn được rút trước. Nhóm nữ nghèo thôn Hương Tân, xã Đức Hương-HT cho biết “Năm trước chi Hội phụ nữ tiết kiệm bằng cách mỗi người nộp 5.000 đồng/tháng. Đến lúc tới mình cần thì rút. Mỗi tháng tiết kiệm giống như chơi hụi”.

Các dự án tài trợ thường lồng ghép nội dung quản lý rủi ro thiên tai trong các hỗ trợ sinh kế bền vững. Các dự án phát triển cộng đồng thường thúc đẩy người dân thảo luận về những rủi ro và cú sốc, từ đó xác định các nguồn lực cộng đồng cần huy động, các biện pháp hỗ trợ cần thực hiện để nâng cao năng lực phòng chống rủi ro cho người dân. Thách thức hiện nay là lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong thiết kế các chính sách, chương trình và dự án trên địa bàn. Tại Đức Hương-HT, bà con đã biết cách phòng chống bão lụt tốt hơn, một phần do tác động của dự án tài trợ của ActionAid do HCCD thực hiện. Nhóm nòng cốt thôn Hương Thọ, xã Đức Hương-HT cho biết “Dân chủ động, dân chịu lũ quen rồi, đến tháng 7 âm lịch phải chuẩn bị củi đun, trâu bò, lợn. Chuẩn bị tốt, khi điện khẩn thì thông báo xuống toàn dân... Mỗi gia đình chuẩn bị thuyền nan, cụ già em bé thì lên

HỘP 3.1. Hoạt động tự giúp của hội Sằn Khụm trong cộng đồng người Khmer

Hội Sằn Khụm là hình thức tổ nhóm phi chính thức được thành lập từ những năm 90 trong cộng đồng người Khmer nhằm giúp đỡ lẫn nhau. Mọi người tham gia hội tự nguyện, cùng bầu ra Ban quản lý hội với thành phần gồm hội trưởng, hội phó, thư ký và thủ kho.

Xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh) hiện có 15 hội Sằm Khụm với số người tham gia từ 30 - 80 người/hội. Mức đóng góp của mỗi hành viên khi bắt đầu gia nhập hội là 15.000 đồng/ người và mỗi tháng sau đóng 3.000 đồng/người/tháng. Số tiền quyên góp sẽ được sử dụng một phần để mua sắm bàn ghế, một phần chi phí quản lý hội, còn lại sẽ dùng để hỗ trợ, thăm hỏi các gia đình khi hữu sự. Khi có đám ma, đám giỗ, các thành viên trong hội sẽ tự nguyện góp thêm gạo, đồ cúng để hỗ trợ. Hội Sằm Khụm cũng giúp tăng tính đoàn kết, đảm bảo an ninh trật tự tại các thôn ấp. Anh T.S.Q, ở ấp Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV nhận xét “Có hội này [hội Sằn Khụm] rất đỡ, nhà nào có đám ma, đám giỗ mọi người đều quyên góp gạo để hỗ trợ. Ốm đau, bệnh tật cũng có hỗ trợ. Anh ninh trật tự tại các thôn ấp đảm bảo tốt”.

Page 95: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

79

Bảo trợ xã hội có nhiều vòng hỗ trợ nhằm giảm tình trạng dễ tổn thương của người dân

Trợ giúp xã hội đã được triển khai rộng khắp, nhưng diện bao phủ còn hẹp

trường cấp 1. Trâu bò đã nghe mưa thì chuyển sang Hương Tân. Năm nay, không thiệt hại nhiều về trâu bò”.

3.4 Bảo trợ xã hộiThuật ngữ “bảo trợ xã hội” có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “bảo trợ xã hội” gồm 3 vòng hỗ trợ: vòng trong cùng là các biện pháp “bảo vệ” thông qua trợ giúp xã hội thường xuyên hoặc đột xuất cho những người có hoàn cảnh khó khăn; vòng tiếp theo là các biện pháp “phòng ngừa” thông qua cơ chế bảo hiểm (BHXH, BHYT, bảo hiểm khác ví dụ bảo hiểm nông nghiệp), vòng ngoài cùng là các biện pháp nhằm “nâng cao năng lực” quản lý rủi ro và giảm nguy cơ tổn thương (dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ giảm nghèo...). Trong các văn bản của Nhà nước hiện nay, “bảo trợ xã hội” thường được hiểu theo nghĩa hẹp như là các biện pháp “bảo vệ” thông qua trợ giúp xã hội (điển hình là Nghị định 67/CP có tên gọi “Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội”).

Trợ giúp xã hộiBảng 3.6 thể hiện tỷ lệ hộ có thành viên được nhận lương hưu và các loại trợ cấp xã hội trong mẫu khảo sát tại các điểm quan trắc. Tỷ lệ hộ không nghèo được nhận lương hưu và trợ cấp ưu đãi cho người có công cao hơn nhiều so với hộ nghèo ở tất cả các điểm quan trắc, cho thấy vai trò quan trọng của khoản thu nhập thường xuyên này (thường từ 500-700.000 đồng/tháng trở lên) trong đời sống người dân nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo được nhận trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 67/CP cao hơn nhiều so với hộ không nghèo, phù hợp với các tiêu chí xét hưởng trợ giúp xã hội hiện nay (đa số trường hợp phải thuộc hộ nghèo, trừ người già trên 85 tuổi, trẻ em mô côi...). Nhưng nhìn chung, diện bao phủ của Nghị định 67/CP còn hẹp, thể hiện ở nhiều điểm quan trắc tỷ lệ hộ trong mẫu khảo sát được nhận trợ giúp xã hội rất thấp.

Các hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được nhận trợ cấp đã có thêm tiền để trang trải các chi phí thiết yếu trong cuộc sống. Các hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được phỏng vấn tại các điểm quan trắc đều rất mừng khi được nhận tiền trợ cấp hàng tháng dù số tiền nhỏ.

Xã Lương hưu Trợ cấp ưu đãi người có công

Trợ cấp nạn nhân CĐDC/điôxin

Trợ cấp theo NĐ 67/CP

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Thuận Hòa 0 0 0 0 4 6 11 0

Bản Liền 0 4 0 0 0 0 0 0

Thanh Xương 0 28 0 28 0 0 22 4

Lượng Minh 2 33 0 0 0 0 13 0

Đức Hương 6 11 6 27 0 2 0 2

Xy 0 22 8 33 0 3 0 0

Cư Huê - 0 - 0 - 0 - 3

Phước Đại 0 4 6 12 0 4 6 4

Phước Thành 0 4 3 17 5 0 3 0

Thuận Hòa - - - - - - - -

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

BẢNG 3.6. Tỷ lệ hộ gia đình có người nhận trợ cấp xã hội, 2009 (%)

Page 96: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

80

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Chính sách trợ giúp xã hội cần được tiếp tục cải tiến

Cán bộ cơ sở chưa nắm chắc qui định về bình xét đối tượng nhận trợ giúp xã hội

Còn thiếu một qui trình bình xét công khai, kịp thời các hộ thuộc diện được nhận trợ giúp xã hội

Người nghèo rất coi trọng những hỗ trợ về bảo hiểm y tế

Làm thẻ BHYT vẫn còn một số hạn chế

Số người mua BHYT tự nguyện còn thấp, nhưng đang tăng lên

Nông dân chưa quan tâm đến đóng BHXH theo cơ chế hiện hành

Những bất cập của Nghị định 67/CP, như mức hỗ trợ thấp so với mặt bằng giá cả hiện tại, người tàn tật không thuộc hộ nghèo không được hỗ trợ (trong bối cảnh chuẩn nghèo thấp chưa được điều chỉnh), một số thủ tục và giám định y tế người tàn tật nặng còn phức tạp đối với người nghèo ít có điều kiện đi xa... vẫn tồn tại trong đánh giá vòng 3 cuối năm 2009. 11

Tại các điểm quan trắc, việc bình xét hộ được hưởng chính sách trợ giúp xã hội còn hạn chế. Một số người thuộc nhóm “đơn thân nghèo nuôi con nhỏ” chưa được đưa vào diện làm hồ sơ để hưởng trợ cấp, do ban quản lý thôn bản chưa nắm chắc các qui định của Nghị định 67/CP, do cán bộ xã bận nhiều việc không thể sâu sát đến từng thôn bản xa xôi, và còn do tâm lý ở cấp thôn bản coi những người đơn thân này “còn trẻ, còn lao động được” nên không đưa vào diện bình xét...

Cách xác định những hộ thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội thường do ban quản lý thôn lập danh sách gửi lên xã, sau đó xã thẩm định, hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ và gửi lên huyện xem xét, quyết định. Việc phổ biến thông tin cho người dân, nhất là ở các vùng miền núi xa xôi, về các chính sách trợ giúp xã hội còn hạn chế. Năng lực cán bộ thôn bản có hạn nên cũng không nắm được hết các qui định liên quan. Vấn đề cấp thiết hiện này là còn thiếu một quy trình bình xét công khai, kịp thời các hộ thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên ở cấp thôn bản (có phiếu rà soát với tiêu chí rõ ràng, tổ chức họp dân...).

Bảo hiểm“Nhà nước cho 1 triệu đồng một năm không thích bằng cho bảo hiểm y tế”

(Nhóm nam nghèo ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa-TV)

Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí là chính sách hỗ trợ rất hữu ích với người nghèo, người DTTS tại các địa bàn khó khăn, vì sức khỏe là vốn quí nhất của họ. Luật BHYT mới có hiệu lực từ 1/7/2009 là một bước đi nhằm tiến tới BHYT toàn dân. Luật mới qui định, BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám chữa bệnh ở tuyến xã, nên thực tế hầu hết người nghèo, người DTTS có thẻ BHYT đi khám chữa các bệnh thông thường vẫn sẽ được miễn phí như trước đây.

Tại các điểm quan trắc, ở thời điểm cuối năm 2009 đang trong quá trình làm thẻ BHYT mới, nên chưa ghi nhận được các vướng mắc về khám chữa bệnh theo Luật BHYT mới. Một số hạn chế liên quan đến thẻ BHYT trong năm 2009 vẫn tương tự các năm trước, như: thời gian làm thẻ BHYT chậm; vẫn còn một số trường hợp thẻ ghi sai tên họ hoặc ngày sinh; thẻ làm bằng giấy dễ hỏng nếu người dân không bảo quản tốt; thời hạn thẻ BHYT miễn phí 1 năm quá ngắn. Tình trạng làm thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi chậm còn do tập quán một số nơi bà con DTTS chưa quan tâm làm giấy khai sinh cho trẻ ngay sau khi sinh.

Trong năm 2009, số người mua BHYT tự nguyện đã tăng lên ở một số điểm quan trắc (Thanh Xương-ĐB, Thuận Hòa-TV) do thủ tục mua BHYT đã đơn giản hơn và người dân ngày càng ý thức được tầm quan trọng của thẻ BHYT. Tuy nhiên tỷ lệ dân cư mua BHYT tự nguyện còn rất thấp, và việc mua BHYT tự nguyện đôi khi còn mang tính đối phó (chỉ mua cho người đã có bệnh hoặc người già có nguy cơ bị bệnh cao).

Nông dân tại các điểm quan trắc chưa quan tâm và chưa có điều kiện đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện theo cơ chế hiện nay. Các hình thức bảo hiểm trong nông nghiệp chưa sẵn có. Đây là hai lĩnh vực bảo hiểm cần có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ phía Nhà nước đối với người nghèo, người DTTS ở vùng khó khăn nhằm thúc đẩy giảm nghèo nông thôn bền vững trong bối cảnh mới.

11 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 13/4/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007. Nghị định mới đã tăng mức trợ cấp cơ bản từ 120.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng, bỏ qui định “thuộc hộ gia đình nghèo” đối với người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, giảm nhẹ một số qui định đối với người mắc bệnh tâm thần, miễn giảm học phí, cấp sách vở và đồ dùng học tập cho người thuộc diện bảo trợ xã hội đang học văn hóa... Đây là một bước tiến trong chính sách trợ giúp xã hội theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng diện hưởng lợi.

Page 97: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

81

Giảm nghèo là một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội

Đề án an sinh xã hội nông thôn đã thiết kế nhiều tầng hỗ trợ cho dân cư nông thôn...

... với một số chính sách đặc thù theo hướng đảm bảo mức sống tối thiểu, tăng mức và diện hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn

Đề án ASXH nông thôn thiếu một “Ma trận chính sách” làm nền tảng cho các khuyến nghị

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm nguy cơ tổn thươngCác biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm nguy cơ tổn thương rất rộng lớn, có thể bao gồm tất cả các chính sách và chương trình tạo việc làm, tăng thu nhập và hỗ trợ giảm nghèo (một số chính sách nổi bật nhất tại các điểm quan trắc đã được nêu ở các phần khác trong báo cáo này). Đặt vấn đề giảm nghèo là một bộ phận cấu thành của bảo trợ xã hội đòi hỏi có những cải tiến cơ bản trong hệ thống chính sách an sinh xã hội hiện nay.

Bộ LĐ-TB&XH đang chủ trì soạn thảo Đề án “Hệ thống an sinh xã hội với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020” trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2010. Dự thảo để án hướng tới xây dựng 5 tầng hỗ trợ (“lưới an sinh”). Tầng thứ nhất là bảo đảm mức sống tối thiểu của dân cư nông thôn. Tầng thứ hai là chính sách thị trường lao động. Tầng thứ ba là BHXH, BHYT, bảo hiểm nông nghiệp (thí điểm) và các hình thức bảo hiểm khác. Tầng thứ tư là chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, và tầng cuối cùng là trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên).

Điểm mạnh của Đề án ASXH nông thôn là đã đặt vấn đề ASXH là quyền chính đáng của mọi công dân được tôn trọng, được bảo vệ và được trợ giúp khi gặp rủi ro nhằm đảm bảo một mức sống tối thiểu được xã hội chấp nhận. ASXH đã được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm một hệ thống chính sách và chương trình do Nhà nước và tư nhân thực hiện nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói và dễ bị tổn thương. Đề án đã đề xuất một số chính sách ASXH đặc thù cho dân cư nông thôn, nhất là dân cư nông thôn vùng khó khăn, vùng DTTS miền núi, như hỗ trợ người nghèo, người DTTS tham gia BHXH tự nguyện; mở rộng đối tượng được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên (bao gồm cả cấp tiền mặt trực tiếp cho nhóm nghèo “kinh niên”); xây dựng chương trình việc làm công nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời cho người lao động gặp rủi ro; khuyến khích các hình thức ASXH phi chính thức và dựa vào cộng đồng ở nông thôn...

Những băn khoăn chính đã được nêu trên nhiều diễn đàn đối với tính khả thi của Đề án an sinh xã hội nông thôn là nguồn lực Ngân sách yêu cầu rất lớn, làm sao đảm bảo sự kết nối giữa các chính sách ASXH với nhau (sự liên thông của các “lưới an sinh”) và với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, làm sao tránh tạo hiệu ứng ngược người dân thụ động, trông chờ vào hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Ngoài ra còn một điểm yếu có tính chiến lược của Đề án là thiếu một “Ma trận chính sách” (Hộp 3.2).

HỘP 3.2. Ma trận chính sách trong Đề án “Hệ thống an sinh xã hội với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020”

Một điểm yếu có tính chiến lược của dự thảo Đề án “Hệ thống an sinh xã hội với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020” là thiếu một “Ma trận chính sách” làm nền tảng cho tất cả các lời văn trong Đề án (có thể thiết kế thành 1 Phụ lục).

Hiện nay, hầu hết chính sách, chương trình ASXH và hỗ trợ giảm nghèo đều gắn với một chuẩn nghèo thu nhập, còn có tính chất cào bằng (cứ có thu nhập dưới chuẩn nghèo là thuộc diện được hỗ trợ). Đề án đã nêu định hướng ban hành các chính sách khác nhau phù hợp với các đối tượng khác nhau (chia người nghèo, lao động nông thôn, vùng dân tộc, miền núi làm nhiều loại, ví dụ nhóm người nghèo kinh niên, người bị mất việc làm, giảm thu nhập do gặp rủi ro, nhóm người già, trẻ em, phụ nữ hoàn cảnh khó khăn...).

Tuy nhiên, trong văn kiện Đề án chưa có một Ma trận chính sách, trong đó liệt kê cụ thể các nhóm đối tượng cần hỗ trợ, với mỗi nhóm đối tượng hiện nay đang được hưởng lợi những chính sách, chương trình ASXH và giảm nghèo nào, theo Đề án những chính sách hiện hành cần sửa đổi ở điểm nào, và cần bổ sung những chính sách hỗ trợ nào, xác định được các hình thức thực hiện ASXH phù

Page 98: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

82

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Hệ thống ASXH tổng thể đặc biệt quan trọng khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình

Đề án ASXH nông thôn gồm các lưới an sinh nhiều tầng là rất quan trọng nhằm hướng đến ASXH toàn dân

3.5 Kết luận: An sinh xã hội và giảm nguy cơ bị tổn thươngNăm 2009 là năm các cộng đồng dân cư nông thôn tại các điểm quan trắc tiếp tục hứng chịu những rủi ro và cú sốc, điển hình là thiên tai dồn dập (bao gồm cả các dấu hiệu của biến đổi khí hậu) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các rủi ro và cú sốc khác, liên quan đến giá cả thị trường, dịch bệnh, sâu bệnh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các rủi ro cá nhân như già yếu, sức khỏe kém... vẫn luôn rình rập. Người nghèo nông thôn, người DTTS ở miền núi, các nhóm gặp khó khăn đặc thù là những người dễ bị tổn thương nhất với các rủi ro và cú sốc, do khả năng chống đỡ rủi ro của họ vốn đã rất thấp.

Trong bước đầu Việt Nam gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình từ năm 2010, hệ thống các chính sách, chương trình an sinh xã hội có tầm quan trọng sống còn nhằm giúp người dân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro và giảm nguy cơ bị tổn thương, nhằm đảm bảo quyền chính đáng của mọi công dân được tôn trọng, được bảo vệ và được trợ giúp khi gặp rủi ro và có một mức sống tối thiểu được xã hội chấp nhận. Hỗ trợ giảm nghèo cần là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống an sinh xã hội tổng thể.

Đề án “Hệ thống an sinh xã hội đối với cư dân nông thôn giai đoạn 2011-2020” (cùng với Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020) đang được xây dựng là một giải pháp cực kỳ quan trọng nhằm tạo ra các lưới an sinh nhiều tầng, huy động sự tham gia của nhiều bên, nâng cao năng lực tự an sinh của người dân và cộng đồng, hướng tới an sinh xã hội toàn dân. Một bổ sung nên có với dự thảo Đề án hiện nay là xây dựng một “Ma trận chính sách” nhằm xác định rõ các nhóm đối tượng cần hỗ trợ, các chính sách cần sửa đổi hoặc bổ sung, các biện pháp phối kết hợp và liên thông giữa các tầng hỗ trợ, các hình thức thực hiện ASXH phù hợp, các nguồn lực và bước đi cần thiết, các tiêu chí xác định đối tượng, vai trò của các bên liên quan...

hợp (bắt buộc, tự nguyện, nhà nước trợ cấp toàn phần hoặc một phần, trợ cấp có điều kiện hoặc không điều kiện, cộng đồng tự quản, xã hội hóa, tuyên truyền nâng cao nhận thức ...).

Ma trận chính sách sẽ là một công cụ đắc lực để hệ thống hóa các chính sách, chương trình ASXH và giảm nghèo, tránh được bài học lâu nay vừa “trùng lắp” vừa “bỏ sót” đối tượng hỗ trợ; đồng thời sẽ giúp làm rõ sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cung cấp dịch vụ ASXH và hỗ trợ giảm nghèo, giúp tính toán nguồn lực sát hơn (chính sách nào đã có nguồn lực hỗ trợ, chính sách nào cần có nguồn lực bổ sung, lộ trình thực hiện từng chính sách...).

Ma trận chính sách còn giúp làm rõ nhóm đối tượng nào hiện đã có tiêu chí xác định, nhóm nào chưa có tiêu chí, đối tượng hỗ trợ nào nên hoặc không nên gắn với tiêu chí nghèo, từ đó đề ra lịch trình cụ thể cho việc nghiên cứu, ban hành các tiêu chí và qui trình xác định đối tượng (theo hướng tăng cường sự tham gia của cộng đồng).

Ma trận chính sách cũng giúp làm rõ vai trò của các bên liên quan khác, như doanh nghiệp, thể chế cộng đồng, tổ chức xã hội.... trong việc thực hiện các chính sách ASXH, và các biện pháp cần thiết kế để hỗ trợ cho các bên liên quan đó.

Page 99: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

83

Các vấn đề giới không có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn

Phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình vẫn theo khuôn mẫu truyền thống

Mô hình phân công lao động đang thay đổi mạnh trong các gia đình có người đi làm ăn xa

Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong việc ra quyết định, kể cả ở các dân tộc theo chế độ mẫu hệ

Tình trạng tảo hôn đã giảm nhiều, nhưng vẫn tồn tại trong một số nhóm DTTS

4. VẤN ĐỀ GIỚIQuan hệ giới thường gắn với văn hóa, những giá trị và khuôn mẫu, định kiến lâu đời của mỗi nhóm dân tộc. Do đó, không có nhiều thay đổi về các vấn đề giới trong năm 2009 so với năm 2008 tại các điểm quan trắc.

4.1 Những khác biệt về giới trong gia đình

Phân công lao động trong gia đình Phân công lao động giữa nam và nữ về cơ bản vẫn theo khuôn mẫu truyền thống, với vai trò ưu thế của nam giới trong các công việc được coi là việc “nặng”, cần “tính toán”, “kỹ thuật” và “quan hệ xã hội”. Phụ nữ vẫn là người phải chịu gánh nặng với các công việc được coi là việc “nhẹ”, việc “vặt” tốn thời gian và không kém phần vất vả. Trong các hộ nghèo, phụ nữ thường là người vất vả nhất trong việc lo toan cuộc sống gia đình.

Công tác truyền thông, vận động bình đẳng giới đã từng bước giúp cân bằng hơn sự phân công lao động giữa nam và nữ, nhất là trong số các gia đình trẻ, có học vấn, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Các công trình hạ tầng như đường sá, chợ, điện, nước sinh hoạt... cũng giúp giảm nhẹ nhiều công việc hàng ngày của phụ nữ, nam giới chia sẻ công việc với phụ nữ nhiều hơn.

Tại các vùng thấp, vùng đông người Kinh, tỷ lệ phụ nữ đi làm ăn xa tương đối ngang bằng với nam giới. Phụ nữ thường đi các thành phố làm giúp việc gia đình, phụ bán hàng (Thuận Hòa-TV), đi các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ làm thuê trong nông nghiệp (Đức Hương-HT); nam giới thường đi làm phụ hồ công trình, bốc vác. Nữ giới chiếm đa số trong nhóm thanh niên trẻ có học vấn THCS trở lên, chưa có gia đình đi làm công nhân xí nghiệp, nhất là trong các ngành may mặc, giày da. Xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp tại các vùng thấp cũng tạo ra lực đẩy mạnh hơn đối với phụ nữ trong đi làm ăn xa. Trong gia đình có chồng hoặc vợ đi làm ăn xa, người còn lại ở nhà phải lo toan mọi việc trong gia đình, do đó quan niệm về mô hình phân công lao động truyền thống trong những gia đình này cũng giảm nhẹ đi nhiều. Điển hình tại Đức Hương-HT, nam giới chủ yếu đi làm ăn xa ở miền Nam và thường chỉ về nhà vào lúc thu hoạch, nên phụ nữ thường phải làm hết mọi việc đồng áng kể cả việc cày bừa và phun thuốc trừ sâu. Nhóm nữ nghèo thôn Hương Tân, xã Đức Hương-HT cho biết “Cày bừa là chuyện nhỏ của phụ nữ Đức Hương. Ra ngoài đồng có 10 người cày thì có 8 người là đàn bà, chỉ có 2 người là đàn ông. Phụ nữ ai cũng biết cày, hầu như nhà nào đều có trâu bò. Đàn ông thường đi làm ăn xa kiếm tiền, khi mùa vụ trở về thì giúp gia đình gặt hái xong lại tiếp tục đi vào miền Nam làm”.

Ra quyết định trong gia đìnhNam giới vẫn là người nắm quyền quyết định chính trong gia đình, nhất là trong bối cảnh rủi ro. Ngay cả trong các dân tộc theo chế độ mẫu hệ như Raglai và Êđê, người phụ nữ chỉ chiếm ưu thế trong cách xử lý các vấn đề cưới hỏi, thừa kế và phân chia tài sản theo luật tục. Mặc dù phụ nữ là người giữ tiền nhưng nam giới vẫn là người quyết định chi tiêu cho các việc lớn. Riêng trong các gia đình dân tộc H’Mông và Vân Kiều, người chồng thường là người nắm giữ tiền và quản lý chi tiêu. Lý do thường được nêu ra là người vợ không thạo tiếng Kinh, không biết tính toán. Tuy vậy, hiện nay trong tất cả các nhóm dân tộc khảo sát người chồng đã có sự bàn bạc với vợ nhiều hơn trước khi quyết định mua sắm hay vay vốn. Việc bàn bạc có xu hướng bình đẳng hơn trong các gia đình người vợ biết chữ, mạnh dạn trong quan hệ xã hội.

Hôn nhânTrong một số nhóm DTTS còn xảy ra tình trạng tảo hôn nhưng các tập tục này đã giảm đi rất nhiều do các chiến dịch truyền thông của Hội Phụ nữ và chính quyền địa phương. Tảo hôn có liên quan đến một số tập tục tìm hiểu nhau của thanh niên nam nữ các dân tộc từ khi họ còn rất trẻ, như tục “đi sim” của người Vân Kiều, tục “ngủ thảo” của người Raglai, tục “chọc sàn”, “ngủ thăm” của người Thái, người Tày, tục “kéo vợ” của người H’Mông.

Page 100: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

84

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Các nguyên nhân bề ngoài dẫn đến bạo lực gia đình dễ nhận biết, và đang được từng bước khắc phục

Tình trạng vợ chồng chưa làm giấy đăng ký kết hôn hoặc tập tục đa thê tiềm ẩn nhiều rủi ro cho phụ nữ

Cán bộ chính quyền và các đoàn thể nếu biết trước sẽ đến vận động gia đình không cho kết hôn, nếu biết sau hoặc không ngăn chặn được thì không cho làm giấy đăng ký kết hôn. Hầu như họ chưa xử phạt theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Một lý do cán bộ địa phương chưa mạnh tay xử phạt hoặc ngăn cấm các trường hợp tảo hôn là lo ngại trẻ em DTTS nông nổi có thể hành động dại dột. Chị V.T.T., cán bộ xã Thuận Hòa-HG cho biết “Tảo hôn vẫn có nhưng mình không dám xử phạt. Ở đây chưa dám phạt tiền tảo hôn bao giờ. Năm ngoái mình cũng có đi cùng bên tư pháp phạt người ta không được kết hôn với nhau. Nhưng sau đấy cặp nam nữ nó buồn nó định ăn lá ngón tự tử nên mình không cấm được nữa”.

Tảo hôn thường dẫn đến tình trạng bỏ học của các em gái. Tâm lý các gia đình lấy vợ sớm cho con trai là để có thêm người làm, nên gánh nặng công việc của các em gái lấy chồng sớm rất lớn. Những trường hợp tảo hôn nhưng không tìm hiểu kỹ bạn đời, chưa được chuẩn bị kỹ về tâm sinh lý có thể dẫn đến trục trặc trong hôn nhân; khi đó các em gái trở thành phụ nữ đơn thân nghèo khi còn rất trẻ, rất khó lấy chồng khác (Hộp 4.1).

Tại một số điểm quan trắc ở miền núi vùng sâu, vợ chồng lấy nhau chưa quan tâm đến làm giấy đăng ký kết hôn theo qui định hiện hành. Điển hình tại xã Xy-QT, ước tính còn khoảng 30% cặp vợ chồng (phần lớn trên 35 tuổi) chưa làm giấy đăng ký kết hôn chính thức tại UBND xã. Đây là thiệt thòi lớn cho người phụ nữ trong việc tiếp cận đất đai, vay vốn. Tương tự, tập tục “đa thê” cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người phụ nữ, vì những người vợ sau về ở với chồng đều không có giấy đăng ký kết hôn.

Bạo lực gia đìnhSố vụ việc bạo lực gia đình khá ít tại hầu hết điểm quan trắc. Tuy nhiên số vụ việc bạo lực gia đình trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số thống kê, do nhiều phụ nữ không muốn công khai ra bên ngoài. Cán bộ cơ sở và người dân ít quan tâm đến các khía cạnh bạo lực khó nhìn thấy về tinh thần (lạnh nhạt, bỏ rơi, bạo lực tình dục, ép đẻ con trai, ngăn cản hoạt động xã hội...).

Trên bề ngoài, các lý do dẫn đến bạo lực gia đình kinh tế khó khăn, bế tắc dễ nảy sinh mâu thuẫn vợ chồng; lạm dụng rượu, ghen tuông, nghiện hút, cờ bạc... Các thông điệp phòng chống bạo lực gia đình của chính quyền địa phương và các đoàn thể thường hướng đến điều chỉnh cách ứng xử của người vợ sao cho nhẹ nhàng, khéo léo khi người chồng mất kiểm soát hành vi. Sinh hoạt cộng đồng khi tham gia các tổ nhóm giúp công khai hành vi bạo lực gia đình, tạo áp lực cộng đồng để các cặp vợ chồng hài hòa hành vi từ đó giảm bạo lực gia đình. Tại các điểm quan trắc, các biện pháp này đều góp phần vào việc giảm nhẹ bạo lực gia đình trong thời gian qua. Tuy nhiên, nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, gắn liền với các định kiến giới đã có hàng đời nay. Bản thân các khuyến cáo phụ nữ cần “nhẹ nhàng, khéo léo” để tránh bạo lực

HỘP 4.1. Nỗi buồn khi lấy chồng sớm

--- Em H.T.V., người Vân Kiều 14 tuổi, sinh ra và lớn lên tại xã Ba Tầng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là trường hợp điển hình về tình trạng bỏ học lấy chồng sớm. Khi đang học lớp 7, theo bạn bè cùng trang lứa, em cũng “đi sim” và phải lòng một cậu con trai 16 tuổi. Tháng 8/2009 em bỏ học về nhà chồng ở xã Xy mà không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Sau ngày cưới một tháng, em đã cảm nhận hết sự vất vả khi hàng ngày phải dậy sớm đi làm sắn cùng chồng và mẹ chồng. Buổi tối, trong lúc chồng vẫn đi chơi với các nam thanh niên chưa vợ khác ở trong làng, em ở nhà lo lắng “không rõ chồng mình có đi sim không”. Em hối hận vì mình không tiếp tục đi học và luôn có tâm trạng hoang mang sợ hãi “sợ bố mẹ chồng không hài lòng, sợ chồng không thương yêu mà bỏ đi với người khác, sợ mình còn quá nhỏ tuổi nên chưa biết gì về việc sinh con...”

Page 101: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

85

Phụ nữ tham gia cơ quan cấp xã nhiều hơn, nhưng còn hạn chế ở cấp thôn bản

Có nhiều dấu hiệu tích cực về tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ tại các vùng miền núi DTTSChính sách chuẩn hóa cán bộ xã đã tạo cơ hội cho một số phụ nữ trẻ

gia đình chỉ là những biện pháp bề ngoài, làm nặng thêm sự yếu thế của phụ nữ, không giúp thách thức lại những định kiến giới. Do đó cần những nỗ lực đồng bộ thay đổi nhận thức của cán bộ các cấp và người dân kể cả nam và nữ để cải thiện vai trò và vị thế của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội...

4.2 Tính đại diện và tham gia các hoạt động xã hộiBảng 4.1 cho thấy, ở thời điểm cuối 2009, tỷ lệ phụ nữ tham gia các chức danh cấp xã tương đối cao tại nhiều điểm quan trắc, đạt chỉ tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị 12. Tuy nhiên ở một số địa bàn miền núi (Bản Liền-LC, Lượng Minh-NA, Xy-QT, Cư Huê-ĐL), tỷ lệ phụ nữ tham gia các chức danh cấp xã còn thấp. Các chức danh cấp thôn cũng hầu hết do nam giới đảm nhiệm, trừ vị trí cán bộ chi Hội Phụ nữ. Tỷ lệ nhân viên nam nữ khá cân bằng tại các cơ quan hành chính sự nghiệp như trường học và trạm y tế xã (nhiều nơi nữ đông hơn), nhưng phần lớn chức danh quản lý như hiệu trưởng, hiệu phó trường học, trạm trưởng trạm y tế là nam giới.

Trình độ hạn chế và bận việc gia đình là 2 nguyên nhân chính thường được cán bộ cơ sở và người dân nêu lên khi giải thích phụ nữ khó làm “cán bộ” ở cấp thôn bản và cấp xã. Tuy nhiên, tại một số điểm quan trắc đã có những dấu hiệu tích cực phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các vị trí công tác xã hội. Điển hình tại thôn Mịch B người Tày ở xã Thuận Hòa-HG, phụ nữ đã được tín nhiệm bầu vào các vị trí bí thư chi bộ, phó thôn, hội phụ nữ, khuyến nông thôn và y tế thôn.

Chính sách “chuẩn hóa” về trình độ văn hóa và ưu tiên người địa phương đối với một số chức danh tại xã đã tạo cơ hội cho một số phụ nữ DTTS trẻ có bằng cấp, có quyết tâm học hành được làm cán bộ xã. Điển hình tại xã Phước Đại-NT, lần đầu tiên từ cuối năm 2009 đã có một phụ nữ Raglai làm công an viên xã (Hộp 4.2).

Xã Cấp ủy xã HĐND xã UBND xã

Thuận Hòa 27 24 9

Bản Liền 11 11 18

Thanh Xương 14 21 10

Lượng Minh 8 14 24

Đức Hương 25 13 25

Xy 11 7 20

Cư Huê 8 9 25

Phước Đại 29 25 21

Phước Thành 13 23 44

Thuận Hòa 23 10 19

NGUỒN: Thông tin do cán bộ văn phòng và Hội Phụ nữ xã cung cấp, 2009

BẢNG 4.1. Tỷ lệ phụ nữ tham gia các cơ quan cấp xã, 2009 (%)

12 Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng X từ 15% trở lên.Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân cấp xã, phường nhiệm kỳ 2004 - 2009 là 18% và nhiệm kỳ tiếp theo là 20%.

HỘP 4.2. Giữ vững ước mơ trở thành một nữ công an

P.T.L, 22 tuổi thôn Tà Lú 1, tốt nghiệp trường trung cấp công an, là nữ công an người Raglai đầu tiên của xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận).

Em mồ côi cha từ rất sớm. Thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ nuôi 5 chị em ăn học, em luôn cố gắng phấn đấu học hành thật tốt. Do ấp ủ ước mơ làm công an từ bé,

Page 102: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

86

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Phụ nữ vùng xuôi tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn.

Bình đẳng giới và giảm nghèo có mối quan hệ hữu cơ

Đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới

Tuy nhiên, những định kiến và khuôn mẫu về vai trò giới vẫn còn nặng nề

Thúc đẩy bình đẳng giới cần được thực hiện ở cả cấp vĩ mô và vi mô, gắn kết chặt chẽ với các chương trình giảm nghèo

Tình hình phụ nữ đi họp thôn bản cũng giống như đi tập huấn khuyến nông: phụ nữ đi họp thôn đông hơn nam giới ở các vùng xuôi (do phụ nữ biết tiếng Kinh và mạnh dạn hơn, do nam giới đi làm ăn xa nhiều), còn nam giới thường đi họp đông hơn phụ nữ ở các vùng cao DTTS (do phụ nữ ít biết tiếng Kinh, ngại tham gia hoạt động xã hội). Tại các vùng cao DTTS, phụ nữ đi họp thay chồng thường chỉ ngồi nghe, ít tham gia phát biểu. Phụ nữ nghèo thường có tâm lý tự ti và tự ái cao, nên cũng rất ít phát biểu trong cuộc họp vì “ngại nói sai” và “ngại xin xỏ”.

4.3 Kết luận: Bình đẳng giới và giảm nghèoBình đẳng giới và giảm nghèo có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ cùng với tiến trình giảm nghèo. Ngược lại, những hệ lụy của bất bình đẳng giới đang cản trở các nỗ lực giảm nghèo tại các điểm quan trắc.

Công tác truyền thông, vận động bình đẳng giới đã từng bước giúp cân bằng hơn sự phân công lao động và ra quyết định giữa nam và nữ, nhất là trong số các gia đình trẻ, có học vấn. Nam giới chia sẻ công việc với phụ nữ, và bàn bạc với phụ nữ nhiều hơn khi ra quyết định. Các công trình hạ tầng cũng giúp giảm nhẹ nhiều công việc hàng ngày của phụ nữ. Cơ hội học tập của trẻ em gái đã ngang bằng hơn so với trẻ em trai. Phụ nữ được tiếp cận vốn tốt hơn trước nhiều. Công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em đã có nhiều tiến bộ. Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các vị trí cán bộ cơ sở, cũng như tham gia họp thôn và các công việc trong thôn so với trước.

Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi do những định kiến lâu đời, và kể cả do những rủi ro và cú sốc gần đây. Phụ nữ vẫn là người chịu gánh nặng với các công việc sản xuất, tái sản xuất và công việc gia đình tốn thời gian và không được trả công. Trong các hộ nghèo, phụ nữ là người vất vả nhất trong việc lo toan cuộc sống gia đình, nhất là những hộ phụ nữ đơn thân, có chồng vướng vào nạn ma túy hoặc rượu chè. Tình trạng tảo hôn và bạo lực gia đình còn để lại những hậu quả nặng nề cho phụ nữ và trẻ em. Mặc dù nữ giới đã có nhiều cải thiện về tiếp cận nguồn lực và dịch vụ (như tiếp cận vốn, tiếp cận khuyến nông), nhưng nam giới vẫn chiếm ưu thế chủ yếu trong quá trình ra quyết định sử dụng các nguồn lực và dịch vụ. Việc tiếp cận của phụ nữ với học nghề, nâng cao trình độ còn hạn chế, nhất là đối với phụ nữ DTTS vùng sâu vùng xa. Trình độ hạn chế, bận việc gia đình và định kiến về vai trò giới còn nặng nề đang cản trở sự tham gia nhiều hơn và hiệu quả hơn của phụ nữ vào các công việc xã hội.

Ở cấp độ vĩ mô, các biện pháp lồng ghép giới trong mọi chính sách và chương trình phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo, truyền thông về bình đẳng giới, giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn, tiếp tục là những biện pháp quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới. Ở cấp độ vi mô, triển khai các chương trình giảm nghèo dựa trên cách tiếp cận phát triển cộng đồng ở các địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng hỗ trợ hoạt động của các tổ nhóm nông dân bao gồm sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới, rất có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức (giảm các định kiến, khuôn mẫu bất lợi trong gia đình và cộng đồng đối với phụ nữ) và điều chỉnh hành vi (phụ nữ tự tin hơn, nam giới chia sẻ hơn) hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.

lại được một số anh chị cán bộ xã gợi ý, nên em học xong ba năm ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã học tiếp hai năm trung cấp công an với mong muốn bảo vệ an ninh trật tự của quê hương mình. Hiện nay em được hưởng mức lương cơ bản 650.000 đồng/tháng. Em cho biết nếu có điều kiện, em sẽ quyết tâm học tiếp lên cao đẳng công an.

Ở cùng tuổi với em, hầu hết bạn nữ đã lập gia đình. Một số người khuyên em là con gái nên sớm ổn định chuyện chồng con; nhưng bản thân em chưa vội trong việc lập gia đình “Lấy chồng phải tìm người tốt hiểu mình và thông cảm với việc học và cái ngành của mình. Học hành thì phải đua nhau, chứ lấy chồng không phải cứ đua nhau mà lấy”.

Page 103: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

87

Tăng cường tham gia và trao quyền nhằm đẩy mạnh giảm nghèo nông thôn

Cách phổ biến thông tin cho người dân đã có nhiều cải thiện

5. THAM GIA VÀ TRAO QUYỀNNhư Chương 1 đã nêu, những thay đổi về bản chất nghèo nông thôn trong bối cảnh mới đang đặt ra nhu cầu cải cách thể chế trong các chương trình giảm nghèo, chú trọng tăng cường sự tham gia và trao quyền để từng người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng làm chủ quá trình vươn lên phù hợp với văn hóa, bản sắc của mình, đồng thời tránh sự thụ động, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Tại các điểm quan trắc đã có những cải thiện rõ rệt về sự tham gia trong năm 2009, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức.

5.1 Sự tham gia của người nghèo vào các chính sách, chương trình, dự án

Tiếp cận thông tinBảng 5.1 cho thấy, người dân chủ yếu tiếp nhận thông tin về các chính sách, chương trình, dự án qua các kênh trực tiếp, như các cuộc họp thôn bản và các cuộc sinh hoạt đoàn thể như Hội Phụ nữ và Hội Nông dân. Tiếp đến người dân tiếp nhận thông tin qua các phương tiện nghe nhìn như ti vi, loa đài truyền thanh. Các kênh thông tin trên giấy như báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp, thông báo, pa nô ít được người dân quan tâm nhất so với các kênh khác. Thứ tự ưu tiên nêu trên của các kênh người dân tiếp nhận thông tin cũng giống như hai vòng khảo sát trước. Nhưng nhìn chung, người dân đánh giá cách phổ biến thông tin qua các kênh trong năm 2009 đã tốt hơn so với các năm trước.

Xã Ti vi Loa đài truyền thanh

Báo, tạp chí

Các cuộc họp thôn bản

Các cuộc họp, sinh hoạt đoàn

thể

Cán bộ trực

tiếp đến nhà phổ

biến

Tờ rơi, tờ gấp phát về từng hộ gia đình

Thông báo, panô treo, dán ở trụ sở, nơi công

cộng

Thuận Hòa 46 5 18 100 74 16 7 64

Bản Liền 33 8 13 82 55 12 12 23

Thanh Xương 67 30 28 100 70 7 22 17

Lượng Minh 38 52 8 95 85 25 23 42

Đức Hương 92 85 8 98 83 30 20 25

Xy 48 57 13 90 67 10 8 7

Cư Huê 92 60 10 97 80 12 5 18

Phước Đại 52 58 2 93 38 30 2 25

Phước Thành 50 80 2 98 43 40 3 38

Thuận Hòa 72 40 10 57 22 8 15 18

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

BẢNG 5.1. Các kênh người dân tiếp nhận thông tin về chính sách, chương trình, dự án, 2009 (%)

Họp thôn là kênh thông tin quan trọng nhất đối với người dân, thường 1-2 tháng họp 1 lần, đột xuất thì 1 tháng có thể họp 2-3 lần. Chương trình xây nhà cộng đồng, nhà văn hóa thôn ở nhiều vùng miền núi DTTS cũng giúp việc tổ chức họp thôn thuận lợi hơn. Cán bộ cơ sở tại các điểm quan trắc đã áp dụng nhiều biện pháp để các buổi họp thôn đạt hiệu quả cao hơn (Hộp 5.1). Trong năm 2009 có rất nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà

Họp thôn vẫn là kênh thông tin quan trọng nhất của người dân về các chính sách, chương trình, dự án

Page 104: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

88

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Người nghèo và phụ nữ còn gặp hạn chế về tiếp cận thông tin khi tham gia họp thôn

Các chương trình phổ biến pháp luật, kiến thức làm ăn trên tivi ngày càng được nhiều người quan tâm

nước cho hộ nghèo và thôn xã nghèo được triển khai, nên tỷ lệ người dân tham gia họp thôn khá cao, nhiều nơi thường xuyên đạt trên 90%. Tuy nhiên, tại những nơi có qui mô thôn lớn, có người đi làm ăn xa nhiều như Thuận Hòa-TV, tỷ lệ dân họp thôn thường chỉ đạt 60-70%.

HỘP 5.1. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của cuộc họp thôn

Tại các điểm quan trắc, cán bộ cơ sở đã áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả các cuộc họp thôn, điển hình là các biện pháp sau:

•Phân công cán bộ xã bám sát từng thôn bản, tham dự tất cả các cuộc họp thôn, lắng nghe ý kiến dân và hỗ trợ trưởng thôn phổ biến các chính sách của Nhà nước.

• Lồng ghép họp thôn với họp các đoàn thể, lồng ghép tuyên truyền các thông điệp khuyến nông, thú y, y tế, vệ sinh môi trường... do cán bộ xã hoặc khuyến nông thôn, y tế thôn thực hiện.

•Đưa vào hương ước thôn bản qui định chấm công, phạt tiền những hộ vắng mặt trong cuộc họp thôn (thường phạt 5000 đồng 1 lần vắng mặt, đưa vào quĩ thôn).

•Viết giấy mời đi họp thôn ghi tên đại diện chủ hộ, trao tận tay từng hộ gia đình (Cư Huê-ĐL).

• Tổ chức các cuộc họp định kỳ theo xóm, đội, ven13 đối với những thôn qui mô lớn; chỉ khi có việc quan trọng ví dụ bình xét hộ nghèo, có chương trình, dự án hỗ trợ... mới họp toàn thôn (Đức Hương-HT, Cư Huê-ĐL, Phước Đại-NT, Thuận Hòa-TV)

•Bầu ra chức danh “giao thông thôn” có trách nhiệm đến các nhà dân thông báo mỗi khi có cuộc họp thôn, đối với những thôn dân cư ở rải rác (Bản Liền-LC)

• Làm bảng treo công khai các thông tin “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tại tru sở thôn theo tinh thần của Quy chế dân chủ cơ sở, để người dân quan tâm có thể đọc khi đến họp thôn (Thuận Hòa-TV)

•Phổ biến thông tin cho người dân tại chùa Khmer vào ngày rằm, mùng 1 là những ngày người dân đi lễ chùa đông, kết hợp với ông Lục giải thích thêm cho dân (Thuận Hòa-TV).

Loa đài truyền thanh là một kênh

Người nghèo và phụ nữ DTTS tham gia các cuộc hộp thôn bản còn gặp nhiều hạn chế do phải trông con nhỏ và mặc cảm, tự ti. Như anh S.R., hộ Khmer nghèo thôn Thủy Hòa, xã Thuận Hòa-TV chia sẻ “Đi ra ngoài, mình nói hơi khó, hiểu chậm, ngồi phía sau chắc ăn. Nói không đúng, không hết người ta cười nhạo, chẳng thà mình giả làm người ngu đỡ khổ hơn”.

Tivi đã trở thành một vật dụng khá phổ biến kể cả trong số hộ nghèo. Người dân thường xem các chương trình phim truyện, văn nghệ trên tivi. Một số người cũng rất quan tâm đến các chương trình phổ biến pháp luật, phổ biến kiến thức làm ăn. Hiện nay các đài truyền hình có nhiều chương trình phổ biến kiến thức thông qua các trò chơi trên truyền hình đã thu hút được sự quan tâm của người dân đối với kênh thông tin này.

Loa đài truyền thanh cũng là một kênh thông tin rất có ích với người nghèo, do có thể truyền thông tin lặp đi lặp lại, phát bằng tiếng dân tộc, giúp người nghèo dễ hiểu, dễ nhớ hơn so với các kênh truyền thông tin 1 lần khác. Tuy nhiên, các hệ thống loa phát thanh bao gồm cả các trạm truyền thanh không dây sóng FM thường bị hư hỏng sau khi đưa

13 “Ven” là đơn vị dân cư nhỏ dưới cấp ấp ở các ấp người Khmer, giống như “xóm, đội” ở các thôn người Kinh. Một ấp 200-300 hộ có thể chia thành 4-7 ven theo từng địa bàn dân cư sống tập trung

Page 105: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

89

Có nhiều lý do dẫn đến sự tham gia tốt hơn...

thông tin hiệu quả, nhưng có khó khăn trong bảo dưỡng, vận hành

Thông tin trên giấy còn ít được người nghèo DTTS miền núi quan tâm

Người dân cảm nhận rõ sự tiến bộ về tham gia thực hiện các chương trình, dự án tại địa phương

vào sử dụng một thời gian, trong khi việc bảo dưỡng, sửa chữa của cấp xã ở vùng miền núi DTTS còn rất hạn chế do dịch vụ sửa chữa ở xa và thiếu kinh phí bảo dưỡng.

Các kênh thông tin trên giấy như tờ rơi, tờ gấp, báo, tạp chí còn ít được người nghèo DTTS miền núi quan tâm do họ ít biết tiếng Kinh và bận việc nương rãy không có thời gian đọc. Cơ chế đọc báo, tạp chí trong cuộc họp thôn hầu như không được áp dụng tại các điểm quan trắc. Thời gian vừa qua các thôn bản được cấp nhiều áp phích tuyên truyền để treo ỏ nhà cộng đồng, nhưng việc bảo quản thường chưa tốt. Nhóm nam nữ thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT cho biết “Áp phích tuyên truyền treo ở nhà cộng đồng, coi qua cho biết chứ không để ý lắm. Được vài bữa nó rơi xuống cũng không ai treo lên nữa. Tờ rơi nhận nhưng không biết đọc, quay qua quay lại trẻ con nó xé mất”.

Tham gia thực hiện các chính sách, chương trình, dự án

Bảng 5.2 cho thấy, trong năm 2009 cảm nhận của người dân trong mẫu khảo sát “tham gia tốt hơn” vào việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại địa phương đã có sự tiến bộ so với các năm 2007-2008 tại đa số điểm quan trắc. Cả nhóm nghèo và nhóm không nghèo đều cảm thấy cải thiện về sự tham gia. Đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy người dân ngày càng cảm nhận được vai trò của mình trong các nỗ lực phát triển và giảm nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến hộ gia đình và cộng đồng.

Bảng 5.3 cho thấy, bốn lý do chính dẫn đến sự tham gia tốt hơn trong năm 2009 theo cảm nhận của người dân tại đa số điểm quan trắc là “người dân có cơ hội tham gia ý kiến”, “năng lực của cán bộ địa phương cao hơn”, “thông tin về chính sách rõ ràng, cụ thể hơn” và “người dân có ý thức quan tâm hơn”. Tại các xã khó khăn trong Chương trình 30a, chính sách tăng cường cán bộ huyện xuống nắm các vị trí chủ chốt trong xã đã bước đầu phát huy tác dụng.

Xã Tham gia tốt hơn

Trong đó

Hộ nghèo Hộ không nghèo

2007 2008 2009 2007 2008 2009 2007 2008 2009

Thuận Hòa 42 55 63 30 44 54 49 68 72

Bản Liền 18 33 32 11 33 27 28 33 37

Thanh Xương 45 27 50 33 14 67 50 30 47

Lượng Minh 48 37 41 42 36 43 57 40 33

Đức Hương 60 50 40 56 59 19 61 47 48

Xy 7 20 48 11 14 46 0 26 50

Cư Huê 17 20 37 0 16 - 21 22 36

Phước Đại 15 17 43 9 10 43 19 21 44

Phước Thành 15 14 13 17 9 11 14 25 17

Thuận Hòa 17 38 20 9 34 14 28 43 27

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

BẢNG 5.2. Cảm nhận về sự tham gia của hộ gia đình vào việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án tại xã, thôn trong 12 tháng qua (%)

Page 106: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

90

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Rà soát nghèo ở cấp địa phương nhìn chung đã tuân thủ qui trình đặt ra

Tuy nhiên việc rà soát nghèo còn nhiều khó khăn, vướng mắc từ cả phía người dân và cán bộ cơ sở

Xã Năng lực của cán bộ địa

phương cao hơn

Thông tin về chính

sách rõ ràng, cụ thể hơn

Người dân có ý thức quan tâm hơn

Cấp xã, thôn chủ động hơn

Sự hộ trợ, theo dõi của

cấp tỉnh, huyện

Người dân có cơ hội tham gia ý

kiến

Người dân được tập huấn, bàn bạc, giám sát nhiều hơn

Thuận Hòa 24 40 58 3 3 89 16

Bản Liền 26 58 53 16 32 58 11

Thanh Xương 50 53 27 20 17 63 13

Lượng Minh 92 67 17 13 25 67 21

Đức Hương 58 46 50 21 42 42 17

Xy 57 86 24 41 21 45 11

Cư Huê 41 68 36 9 9 59 36

Phước Đại 58 42 54 4 19 35 15

Phước Thành 50 63 13 25 63 13 63

Thuận Hòa 91 82 36 27 10 20 10

NGUỒN: Phỏng vấn hộ gia đình

BẢNG 5.3. Lý do “tham gia tốt hơn” trong 12 tháng qua, 2009 (%)

Rà soát hộ nghèoRà soát hộ nghèo hàng năm là một hoạt động quan trọng ở các thôn bản khảo sát, vì danh sách hộ nghèo là căn cứ để thực hiện hàng loạt chính sách, chương trình hỗ trợ tiếp theo. Chính sách hỗ trợ tiền cho con em hộ nghèo đi học (theo Quyết định 112, Quyết định 101) và đợt hỗ trợ tiền mặt cho người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu đầu năm 2009 là những điểm nhấn khiến người dân càng quan tâm hơn đến việc bình xét nghèo.

Nhìn chung, tại các điểm quan trắc đã tuân thủ qui trình rà soát nghèo, gồm 4 bước cơ bản: (i) thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, tập huấn về rà soát hộ nghèo cho các cán bộ xã và thôn; (ii) nhóm nòng cốt thôn lập danh sách hộ thuộc diện rà soát (hộ có khả năng thoát nghèo, hộ có khả năng rơi vào nghèo, hộ vẫn nghèo, hộ cận nghèo); (iii) rà soát thu nhập trong 12 tháng qua đối với các hộ trong danh sách (tính toán trực tiếp thu nhập, hoặc ước tính thu nhập dựa trên chấm điểm các tiêu chí); (iv) nghiệm thu phiếu rà soát, và tổ chức họp dân bình xét hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới, hộ cận nghèo.

Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình rà soát hộ nghèo hàng năm tại các điểm quan trắc (Hộp 5.2). Năng lực của cán bộ cơ sở còn hạn chế, không hiểu rõ qui trình, khó hoàn thành các biểu mẫu như yêu cầu, không cập nhật được các qui định liên quan. Bản thân người dân còn có tâm lý “giữ nghèo”, giấu bớt thu nhập khi kê khai (nhất là những thu nhập ở bên ngoài, như làm thuê, đi làm ăn xa), còn nể nang, ngại va chạm trong bình xét nghèo, chưa kể những thiên lệch khi bình xét nghèo cho những người là anh em, họ hàng, quen biết. Biểu mẫu ước tính thu nhập dựa trên chấm điểm các tiêu chí đã lạc hậu, không phù hợp với thực tế địa phương. Đặc biệt, chuẩn nghèo hiện hành (thu nhập bình quân đầu người 200.000 đồng/tháng ở khu vực nông thôn) quá thấp so với giá cả sinh hoạt, nhất là ở các địa bàn sản xuất hàng hóa hoặc có nhiều người đi làm thuê và đi làm ăn xa, khiến cho việc bình xét nghèo thường có tính chất “tương đối”.

Người dân ngày càng quan tâm đến việc rà soát nghèo

Page 107: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

91

HỘP 5.2. Những khó khăn, vướng mắc trong rà soát hộ nghèo hàng năm

Trong đợt theo dõi nghèo vòng 3 năm 2009, cán bộ cơ sở và người dân tại các điểm quan trắc đã nêu nhiều khó khăn, vướng mắc trong rà soát hộ nghèo hàng năm. Bản chất của những khó khăn, vướng mắc này là mâu thuẫn giữa cách đánh giá nghèo “một chiều” theo thu nhập, và cách đánh giá nghèo “đa chiều” theo các tiêu chí dễ nhận biết, mà mỗi cách đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng.

--- Thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang): bình xét nghèo theo 3 tiêu chí “nhà cửa, ruộng và trâu bò”

Minh Phong là thôn H’Mông trên núi cao, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Cuối năm 2008, trưởng thôn tổ chức một buổi họp thôn để rà soát hộ nghèo có đông đủ bà con và cán bộ xã tham dự. Ba tiêu chí chính để xét nghèo được đưa ra là “nhà cửa, ruộng và trâu bò”. Kết quả tỷ lệ nghèo của thôn cuối năm 2008 là 57%. Mặc dù cách làm công khai, nhưng do không dựa vào các tiêu chí thu nhập cụ thể, nên cũng có nhược điểm là không có căn cứ số liệu chứng thực để trả lời khi người dân có thắc mắc. Ngoài ra, có những hộ nghèo thật sự nhưng bà con cho là “lười lao động” nên không muốn xét hộ nghèo.

Ông D.M.S. người dân thôn Minh Phong cho biết: “nghèo cũng còn nhiều vấn đề, có hộ thiếu đất, thiếu lao động, thiếu trâu bò. Nhưng những hộ nghèo vì lười ít tham gia hoạt động, các hộ khác cũng không muốn giúp. Nếu nhận hỗ trợ chỉ được 1-2 lần, sau đó không ai bình xét cho. Hộ bị đánh giá lười không được người dân đồng ý bầu hộ nghèo”.

--- Xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh): 3 lần rà soát nghèo

Đức Hương là xã người Kinh tại huyện miền núi Vũ Quang, Hà Tĩnh. Nơi đây ruộng lúa ít, bão lụt thường xuyên, giá cả bấp bênh, số người đi làm ăn xa rất lớn. Những đặc điềm này dẫn đến khó xác định chính xác thu nhập của người dân. Do đó, việc rà soát hộ nghèo hàng năm phụ thuôc nhiều vào đánh giá “hoàn cảnh bề ngoài”. Tỷ lệ nghèo của xã Đức Hương cuối 2007 là 31.6%. Trong vòng 6 tháng ừ cuối năm 2008 đến giữa năm 2009 tại Đức Hương đã tiến hành 3 lần rà soát nghèo, mỗi lần cho kết quả rất khác nhau.

• Lần đầu tiên vào cuối năm 2008: do trong năm 2008 thiên tai dồn dập, chi tiêu sinh hoạt tăng cao, bà con xét nghèo cũng nể nang (cho cả những hộ cận kề nghèo nhưng có con em đi học vào nghèo) nên tỷ lệ nghèo của xã tăng vọt lên 40.6%. Huyện cho rằng “tỷ lệ nghèo cao quá”, đề nghị xã làm lại.

• Lần thứ hai vào tháng 1-2/2009: do đầu năm 2009 có khoản tiền hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết Kỷ Sửu (200.000 đồng/người, 1 hộ nghèo không quá 1 triệu đồng), bà con có ý so bì những hộ không thật sự khó khăn cũng được nhận tiền hỗ trợ, nên lần này bình xét rất chặt. Tỷ lệ nghèo của xã giảm xuống còn 10%, trong danh sách nghèo chỉ còn những hộ nghèo “kiệt” như già cả, tàn tật, đơn thân, không có khả năng lao động. Huyện lại cho rằng “giảm nghèo nhanh quá” và đề nghị xã làm lại lần nữa.

• Lần thứ ba vào tháng 6/2009: rà soát chặt chẽ hơn, còn lại 254 hộ nghèo tương đương 28.4%. Theo nhóm cán bộ xã Đức Hương thì “danh sách 254 hộ nghèo lần này là danh sách “sạch”, không có ai thắc mắc”.

--- Xã Lượng Minh (Tương Dương, Nghệ An): biểu chấm điểm bất hợp lý

Lương Minh là xã người Thái, Kh’mú tại huyện miền núi Tương Dương (thuộc Chương trình 30a). Tại Lượng Minh chủ yếu sử dụng Biểu chấm điểm để ước tính thu nhập của hộ gia đình (theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH) làm căn cứ rà soát nghèo cuối năm 2008 để tránh những bình xét cảm tính như các năm trước.

Page 108: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

92

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tuy nhiên, cán bộ cơ sở và người dân phản ánh Biểu chấm điểm để ước tính thu nhập có nhiều chỗ bất hợp lý với điều kiện địa phương, điển hình là:

• “Điện thoại di động” được chấm 111 điểm, trong khi “Xe máy” chỉ có 42 điểm. 4-5 năm về trước điện thoại di động còn hiếm, chỉ hộ khá giả mới dùng nên có hệ số điểm cao là hợp lý. Nhưng hiện nay điện thoại di động đã phổ biến, giá rẻ, lại được các công ty viễn thông khuyến mại, nên tính 1 cái điện thoại di động có điểm gần gấp 3 lần 1 cái xe máy không hợp lý. Nguyên nhân là các hệ số điểm được ước lượng hồi qui từ số liệu VHLSS năm 2004 đã quá lạc hậu so với năm 2008.

• “Đàn gà 10 con” thì có điểm, còn “Trâu bò” thì không có điểm (trong khi trâu bò là tài sản quí, thường được người dân sử dụng làm một tiêu chí bình xét nghèo).

--- Bản Pá Đông, xã Thanh Xương (Điện Biên, Điện Biên): gộp cả trợ cấp theo Nghị định 67/CP vào thu nhập khi rà soát nghèo

Bà L.T.H. người Thái, 56 tuổi ở bản Pá Đông sống cùng cháu trai đã mồ côi bố mẹ và con trai bị tâm thần, chồng bà đã mất từ năm 1995. Gia đình bà rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo kinh niên. Nhà bà có 2000 m2 ruộng, do không có người làm nên bà cho thuê để lấy thóc đóng sản. Cháu và con trai bà thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/CP nên từ năm 2009, gia đình bà được nhận trợ cấp 300.000 đồng hàng tháng (cháu trai được trợ cấp 120.000 đồng/tháng do mồ côi, con trai được trợ cấp 180.000 đồng/tháng do tâm thần).

Khi điều tra rà soát hộ nghèo năm 2009, do không nắm được qui định theo Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 “mức trợ cấp xã hội quy định tại Nghị định 67/CP không tính vào thu nhập khi rà soát để xác định hộ nghèo hàng năm”, nên Ban quản lý bản đã tính gộp tiền trợ cấp hàng tháng của con và cháu bà, tính ra thu nhập bình quân khẩu vượt trên 200.000 đồng/người/tháng và gia đình bà được xét thoát nghèo.

Đến cuối năm 2009, sau khi được biết về Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH, trưởng bản Pá Đông đã gặp gỡ và trao đổi với cán bộ Ban giảm nghèo của xã. Được sự chỉ đạo của cán bộ xã, Ban quản lý bản đã tổ chức họp dân, đưa ra trường hợp bà H. và bình xét lại bà vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo năm 2009.

Chuẩn nghèo quá thấp so với giá cả sinh hoạt, và sẽ được nâng lên trong giai đoạn tới

Cần cân nhắc kỹ mức nâng chuẩn nghèo cho phù hợp với khả năng ngân sách hỗ trợ hộ nghèo

Quyết định 167 hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một bước đột phá về sự tham gia và trao quyền

Trong bối cảnh chuẩn nghèo hiện hành quá thấp so với giá cả sinh hoạt, Bộ LĐ-TB&XH từng công bố dự thảo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là thu nhập bình quân dưới 350.000 đồng/tháng/người ở khu vực nông thôn và dưới 450.000 đồng/tháng người ở khu vực đô thị - cao gần gấp đôi so với chuẩn nghèo hiện hành14. Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất sẽ điều chỉnh chuẩn nghèo hàng năm nếu mức lạm phát vượt quá 10%. Năm bắt được tinh thần này, một số địa phương đã cho tiến hành điều tra thử hộ nghèo với mức thu nhập bình quân 350.000 đồng/tháng/người.

Phát hiện cơ bản từ các điểm quan trắc là, nếu nâng chuẩn nghèo mới ở khu vực nông thôn lên mức 350.000 đồng/người/tháng, thì tỷ lệ hộ nghèo dự kiến sẽ tăng lên rất lớn. Tại các địa bàn thuần nông nghiệp tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi so với hiện nay, chỉ còn những hộ cán bộ có lương hoặc hộ làm kinh doanh dịch vụ là không thuộc diện nghèo. Đây thực sự là một thách thức đối với Nhà nước và các địa phương trong việc cân đối ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong thời gian tới nếu tăng chuẩn nghèo theo mức dự kiến.

Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (theo Quyết định 167)Quyết định 167 và các văn bản hướng dẫn về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một bước

14 “Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chỉnh phủ (tại Thông báo số 257/TB-VPCP ngày 21/8/2009 của Văn phòng Chính phủ), Bộ LĐ-TB&XH đang chủ trì cùng các bộ ngành nghiên cứu xây dựng phương án mới về chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 để trình Chính phủ phê duyệt trong năm 2010.

Page 109: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

93

Lựa chọn người được hỗ trợ nhà ở thực hiện công khai

Hộ trong vùng qui hoạch “chậm triển khai” không được nhận hỗ trợ nhà ở

Người dân được quyền lựa chọn thiết kế nhà, một số bỏ thêm tiền làm nhà khang trang

Tuy nhiên, khâu giám sát, nghiệm thu, cấp vốn hỗ trợ nhà ở còn những hạn chế

Dồn điển đổi thửa tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) là một ví dụ tốt về cách làm minh bạch, công khai tại địa phương

đột phá về qui trình thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, trao quyền cho người dân trong việc xây nhà, nâng cao vai trò hỗ trợ, giám sát của cộng đồng thôn bản, và vai trò hướng dẫn, chỉ đạo của chính quyền cấp xã.

Lựa chọn người hưởng lợi được hỗ trợ làm nhà theo Quyết định 167 được thực hiện công khai tại các điểm quan trắc. Sau khi nhóm nòng cốt thôn (có thể cùng với cán bộ xã) tiến hành khảo sát thực tế và dự kiến sơ bộ danh sách những người được hỗ trợ làm nhà, các thôn bản tổ chức họp dân đề thông qua danh sách trước khi nộp lên xã. Tại Lượng Minh-NA, từng căn nhà được chụp ảnh hiện trạng để đính kèm hồ sơ.

Tại bản Pá Đông, xã Thanh Xương-ĐB, một số hộ nghèo có đất nằm trong diện giải tỏa của dự án qui hoạch trung tâm huyện (chậm thực hiện nhiều năm nay) nên không được bình xét hỗ trợ nhà, dẫn đến bức xúc cho người dân. Anh L.V.H. bản Pá Đông cho biết “Do đất nằm trong khu giải tỏa nên không được nhận nhà 167, trong khi nhiều hộ khác không khó khăn bằng lại được nhận nhưng cũng không biết làm sao”.

Thiết kế nhà tại đa số điểm quan trắc thực hiện theo cách để người dân tự chọn 1 trong số các mẫu nhà được cấp tỉnh thiết kế sẵn. Bản vẽ chi tiết của mẫu nhà được cung cấp cho từng hộ dân. Tại Phước Thành-NT, có một “nghịch lý” trong thiết kế nhà là xã miền núi, gần rừng nhưng lại thiết kế cửa nhà bằng cửa sắt chứ không dùng cửa gỗ. Theo giải thích của nhóm nòng cốt thôn Đá Ba Cái là “làm cửa sắt vì cửa gỗ cong vênh, không có gỗ tốt”.

Một số địa bàn chọn cách để người dân tự xây nhà theo ý mình miễn là đảm bảo các tiêu chí của chương trình (diện tích tối thiểu 24 m2, tuổi thọ tối thiểu 10 năm). Thực tế những hộ được bình xét hỗ trợ nhà theo Quyết định 167 không khó khăn bằng những hộ đã được hỗ trợ nhà theo Chương trình 134 (những người nghèo nhất đã được hỗ trợ nhà theo Chương trình 134), nên đa số hộ có khả năng bỏ thêm tiền để làm ngôi nhà khang trang hơn. Như tại Lượng Minh-NA, bà con thường bỏ thêm tiền để xây nhà sàn cột gỗ kê.

Giám sát, nghiệm thu nhà ở do cán bộ xã, thôn bản cùng hộ gia đình thực hiện. Tuy nhiên, ở một số nơi không thực hiện nghiệm thu đầy đủ theo 3 bước (móng, tường, hoàn chỉnh) mà chỉ nghiệm thu cuối cùng sau khi nhà đã xây dựng xong. Đối với những người dân tự xây nhà và tự bỏ tiền ứng trước thì cán bộ thôn bản cũng gặp khó khăn trong việc giám sát xây dựng. Còn xảy ra tình trạng chậm nghiệm thu bàn giao nhà, chậm giải ngân phần vốn hỗ trợ và phần vốn vay ưu đãi khiến hộ nghèo gặp khó khăn do đã phải vay mượn trước đó để xây nhà, hòa khí trong gia đình cũng bị ảnh hưởng. Anh L.V.Đ., một hộ nghèo ở bản Pá Đông, xã Thanh Xương-ĐB đã vay 6 triệu đồng để xây nhà nhưng nhà xây xong 7 tháng chưa được giải ngân, tâm sự “Hai vợ chồng cũng cãi nhau, vợ mắng là tao đã bảo mày mà không nghe, khi nào có tiền thì hãy làm. Em đành bảo, thôi đã làm rồi thì phải chịu thôi. Biết thế cứ ở cái nhà nhỏ kia”.

Các chính sách, chương trình, dự án khácNhiều chính sách, chương trình, dự án được thực hiện tại các điểm quan trắc đã được thực hiện công khai, minh bạch, dựa trên sự tham gia tích cực của người dân hơn trước, từ đó nâng cao được hiệu quả đầu tư.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của người dân, nên mọi chương trình liên quan đến đất đai luôn đòi hỏi sự minh bạch, công khai và thận trọng tối đa. Điển hình là cuộc “dồn điền đổi thửa” lần 2 tại xã Đức Hương-HT trong năm 2009 được thực hiện khá thành công. Tiểu ban chỉ đạo và Tiểu ban giám sát ở từng thôn được thành lập, có sự tham gia của cán bộ thôn, đại diện các đoàn thể và một số cụ “lão nông chi điền”. Các bước điều tra nhân khẩu, lên sơ đồ đất theo phân hạng, bốc thăm chia đất đều công khai thông qua họp thôn. Các ý kiến thắc mắc đều được đưa ra buổi họp tiểu ban và họp dân để thảo luận và giải quyết. Thực tế, hầu hết thắc mắc là việc nhận phải đất xấu. Hướng giải quyết cho trường hợp này là giải thích cho người dân, hoặc bù thêm đất. Về việc bù thêm đất cũng có quy định cụ thể: nếu hộ nào nhận được đất xấu thì được bù thêm 20%, nếu nhận phải đất cực xấu thì bù thêm 50% diện tích đất cùng loại. Chỉ tính riêng thôn Hương

Page 110: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

94

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Người dân tham gia từ khâu lập kế hoạch sẽ thuận lợi trong huy động nguồn lực và giám sát thực hiện

Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp người dân còn tham gia thụ động, thông tin chưa kịp thời

Khi thiếu sự tham gia, chất lượng và hiệu quả đầu tư bị ảnh hưởng

Thiết chế cộng đồng nông thôn rất đa dạng

Trưởng thôn bản thường kiêm nhiệm nhiều chức danh...

Tân, xã Đức Hương-HT đã tổ chức tới 15 cuộc họp thôn và 10 cuộc họp tiểu ban để giải quyết những thắc mắc của người dân.

Những công trình tại cơ sở có sự đồng lòng của người dân ngay từ khâu lập kế hoạch sẽ thuận lợi hơn nhiều trong huy động nguồn lực và giám sát thực hiện. Công trình đường nội thôn tại thôn Chăn Nuôi 2, xã Thanh Xương-ĐB là một ví dụ. Tổng kinh phí làm đường là 12,7 triệu đồng chủ yếu do người dân đóng góp công lao động, cộng thêm tiền quỹ thôn và được xã hỗ trợ 1,5 triệu đồng. Ban giám sát xây dựng của thôn gồm đại diện các đoàn thể và một số người dân có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng được bầu ra, từ đó giúp chất lượng công trình cũng được đảm bảo. Ban giám sát cũng chịu trách nhiệm công khai tài chính, giải trình minh bạch với người dân về mọi khoản thu chi sau khi công trình hoàn thành. Anh T.X.D, thôn Chăn Nuôi 2 cho biết “Mình được chủ động nên việc giám sát rất tốt, được người dân ủng hộ”.

Tuy nhiên, những ví dụ như nêu trên chưa rộng khắp. Vẫn còn những chương trình, dự án chưa hiệu quả hoặc thông tin chưa minh bạch, nhất là các công trình do cấp trên làm chủ đầu tư. Người dân vẫn còn tham gia thụ động, cơ chế giám sát cộng đồng còn mang tính hình thức ở nhiều nơi. Tại Thanh Xương-ĐB, qui hoạch xây trung tâm huyện lỵ chậm triển khai gây nhiều bức xúc cho người dân trong diện giải tỏa. Cho đến thời điểm khảo sát cuối năm 2009 vẫn chưa có thông báo cụ thể về tiến độ đền bù, khiến người dân không yên tâm đầu tư, sản xuất. Tại thôn Minh Phong, xã Thuận Hòa-HG, đường điện đang được đầu tư khiến bà con rất vui mừng. Tuy nhiên đường điện chỉ được kéo đi qua một đội trong thôn, còn một đội khác không có đường dây khiến bà con thắc mắc nhiều. Người dân cũng không biết khi nào sẽ đóng điện, lý do tại sao đóng điện quá chậm so với thông báo ban đầu.

Tại Phước Thành-NT, chương trình hỗ trợ nhà vệ sinh được thực hiện từ năm 2008 nhưng thiếu hiệu quả. Nhà nước hỗ trợ mỗi hộ 1 triệu đồng để xây nhà vệ sinh, ngoài ra hộ gia đình có thế vay thêm 4 triệu đồng từ NHCSXH để hoàn thiện. Thực tế rất hiếm có hộ nào vay thêm hay tự bỏ thêm tiền để xây lợp hoàn thiện đưa vào sử dụng. Tại thôn Ma Dú, có 20 hộ đã được hỗ trợ 1 triệu đồng để xây phần hộc (bể ngầm và mặt nền nhà vệ sinh), nhưng chỉ có 1 hộ bỏ thêm tiền xây vách và lợp mái để sử dụng, số còn lại để vậy không dùng. Thiết kế phần hộc cũng không phù hợp, hố chỉ sâu 50cm quá nông (kể cả thiết kế hố xí nông đổ tro cũng không phù hợp vì bà con không có nhiều tro để rắc), không có chỗ ngồi hợp vệ sinh tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Việc xây dựng do nhà thầu thực hiện, người dân hầu như không tham gia. Trách nhiệm giám sát cũng không thực sự rõ ràng cụ thể giữa cấp huyện và cấp xã, cấp thôn và bản thân hộ gia đình, nên thực tế công tác giám sát khó đạt yêu cầu như mong muốn.

5.2 Vai trò của các thiết chế cộng đồng trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dânCác thiết chế cộng đồng tại các điểm quan trắc rất đa dạng. Sự tham gia và trao quyền của người dân ở từng thôn bản chịu tác động của các mối quan hệ quyền lực với nhiều bên trong cộng đồng, như trưởng thôn, tổ đội tự quản, già làng, trưởng họ, các đoàn thể, các tổ nhóm nông dân...

Vai trò của trưởng thôn Trưởng thôn (làng, bản, ấp, bon, phum, sóc...) là người có uy tín, có hiểu biết, có khả năng điều hành, được người dân trong thôn bầu ra (thường theo nhiệm kỳ 2 năm). Trưởng thôn hầu hết là nam giới, phụ nữ làm trưởng thôn rất hiếm. Tại các điểm quan trắc, trưởng thôn thường kiêm nhiệm nhiều chức danh khác nhau, từ chi hội trưởng Nông dân đến tổ trưởng Tổ vay vốn, chi hội trưởng Khuyến học, Tổ trưởng phòng chống thiên tai, bảo vệ rừng... (Bảng 5.4). Công việc của một trưởng thôn rất bận rộn từ việctổ chức các hoạt động cộng đồng, các sự kiện trong thôn (trong các dịp lễ Tết, ngày Đại đoàn kết...) đến việc người triển khai tất cả các chính sách, chương trình, dự án từ cấp trên đưa xuống. Hàng tuần trưởng thôn đi họp giao ban tại xã và về triển khai các hoạt động tại thôn.

Page 111: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

95

Có thể nói, sự tham gia của người dân trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn có vai trò quyết định của trưởng thôn, với sự chỉ đạo của cấp ủy, sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong thôn. Họp thôn là kênh thông tin quan trọng nhất đối với người nghèo, và trưởng thôn luôn là người tổ chức, chủ trì các cuộc họp thôn. Khi có bất cứ việc gì cần thiết, địa chỉ đầu tiên mà người dân đến hỏi là trưởng thôn. Do đó, nâng cao năng lực cho trưởng thôn, tạo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của trưởng thôn là một biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia, trao quyền cho người dân và cộng đồng.

Hạn chế hiện nay là phụ cấp của trưởng thôn còn quá thấp, chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Trình độ văn hóa của nhiều trưởng thôn ở các vùng miền núi DTTS còn thấp. Việc bầu trưởng thôn thường có ảnh hưởng của yếu tố dòng họ, nên tâm lý “cả nể”, “ưu tiên” cho anh em họ hàng có thể xảy ra. Huy động sự tham gia, tích cực của nhóm nghèo đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn so với các nhóm khác, trong khi đó trưởng thôn có thể chưa sâu sát được người nghèo. Các năm gần đây có rất nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện, nên trưởng thôn càng bận rộn hơn. Nhiều nơi còn chưa có nhà cộng đồng hoặc trụ sở thôn, việc họp hành thường tổ chức luôn ở nhà trưởng thôn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Nhiều trưởng thôn tại các thôn bản khảo sát tâm sự không muốn làm trưởng thôn nữa để lo việc gia đình mình, nhưng do “dân tín nhiệm” nên vẫn cố gắng làm.

Một số trưởng thôn chia sẻ về những khó khăn, vất vả của mình như sau:

--- “Họ được nhà [theo Quyết định 167], mình phải đi giám sát. Một cái nhà mình phải đến xem ít nhất 3-4 lần: lúc người ta chở vật liệu đến, lúc làm móng, lúc xây tường và lúc nhà xây xong. Mà cả thôn có 27 hộ được nhà nên mình phải đi suốt. Mệt lắm. Nhiều khi việc nhà mình, mình còn không lo được vì đi suốt”... (Bác K.Đ. trưởng thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại-NT)

Trưởng thôn có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân

Tuy nhiên, phụ cấp của trưởng thôn còn thấp

BẢNG 5.4. Các chức danh chính của một trưởng bản người Thái ở bản Pá Đông, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Chức danh Phụ cấp/ Bồi dưỡng Công việc chính

Trưởng bản 260.000 đ/tháng Chỉ đạo các hoạt động của thôn theo thông báo của xãRà soát hộ nghèoChỉ đạo, giám sát và huy động nhân lực khi triển khai các dự án xây dựng CSHT tại bản

Chi hội trưởng Nông dân 103.500 đ/năm (trích từ tiền hội phí của HND)

Lập danh sách mua phân bón Theo dõi hoạt động của hội

Tổ trưởng Tổ vay vốn Được hưởng hoa hồng bằng 0,09% tiền lãi suất thu được.

Quản lý danh sách, kết nạp hội viênThu hồi vốnLàm việc với ngân hàng

Tổ trưởng Khuyến học Không có trợ cấp Đôn đốc việc học tập của các cháuPhối hợp với nhà trường động viên các cháu không nghỉ học, bỏ học

Đội trưởng Đội sản xuất Khoảng 200.000 đ/tháng (chỉ tính tháng cao điểm sản xuất nông nghiệp)

Chỉ đạo công tác làm đất, gieo, cấyĐiều tiết nướcChỉ đạo phòng trừ sâu bệnhThu thuế sản, thuế nội đồng...

Thành viên Ban Mặt trận Không có trợ cấp Tham gia hòa giải các việc tranh chấp, mâu thuẫn trong bản

Tổ trưởng Tổ phòng chống thiên tai, bảo vệ rừng

Không có trợ cấp Tham gia giải quyết các công việc của tổ khi có sự vụ xảy raĐi tuần tra, đặc biệt vào mùa hanh khô

Chi hội phó Hội Cựu chiến binh

Không có trợ cấp Vận động thanh niên nhập ngũLàm công tác tư tưởng cho các hộ gia đình

Page 112: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

96

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Đội tự quản giúp tăng cường hợp tác cộng đồng, giúp giảm nhẹ công việc của trưởng thôn

Các đoàn thể có vai trò quan trọng huy động các thành viên tham gia các chính sách, chương trình, dự án

HỘP 5.3. Trưởng thôn “nhàn” hơn nhờ các đội sản xuất hoạt động tốt

Đội sản xuất 1 của thôn Ma Hoa, xã Phước Đại bao gồm 50 hộ gia đình sống tập trung trong cùng một cụm. Tính đến tháng 9/2009 toàn đội có quỹ 6 con bò được giao cho 6 hộ gia đình nghèo nuôi rẽ theo hình thức khi bò đẻ con đầu cho nhà nuôi, đẻ con sau trả cho đội để giao cho nhà khác. Đội cũng có 4 sào rãy chung trồng đậu xanh, năm 2009 bán được 2 triệu đồng. Số tiền này dùng chi phí các cuộc họp của đội và đi thăm hỏi người ốm, người chết...

Đội trưởng và đội phó đội sản xuất chịu trách nhiệm chính cho việc liên lạc giữa Ban quản lý thôn với người dân, thực hiện công tác hòa giải, vận động người dân đưa gia súc đi tiêm phòng; đăng kí mua giống trợ giá trợ cước.... Đội thường tổ chức họp định kỳ 1-2 lần/tháng. Các hoạt động khác như bình xét hộ nghèo, xét nhà 167, vận động trẻ em đi học... cũng được cán bộ đội kết hợp với Ban quản lý thôn thực hiện. Anh K.Đ. - đội trưởng đội sản xuất 1 chia sẻ “Đi đến từng nhà, kiểm tra trâu, bò, heo gà. Nhìn vào xem có đủ ăn không. Sau đó họp đội thống nhất rồi mới đưa lên thôn, lên xã bình xét; đội đi sát dân, thực tế, rõ ràng”

Nhờ có đội sản xuất nên Trưởng thôn đỡ vất vả hơn khi thông báo và thực hiện các hoạt động ở tại địa phương. Các số liệu thống kê của thôn cần báo cáo cấp trên đều được trưởng thôn phổ biến lại cho các đội thực hiện đến từng hộ. Bác P.T - trưởng thôn Ma Hoa cho biết: “Sau khi đi họp giao ban ở xã về, mình cùng với bí thư thông báo về các đội sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện. Có các đội trưởng đội sản xuất nên mình không phải đi từng nhà dân kêu nữa, không như nhiều trưởng thôn khác, đội sản xuất không làm thì vất vả”.

Vai trò của các đoàn thể Các đoàn thể như Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên có vai trò quan trọng trong việc huy động các thành viên tham gia vào các hoạt động cộng đồng và thực hiện các chính sách, chương trình, dự án. Trong chương trình hàng năm của mình, các đoàn thể đều có hoạt động hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, hỗ trợ nhóm khó khăn, gây quỹ chung, tiết kiệm-tín dụng quay vòng, phát động các phong trào văn nghệ, thể thao... Hội Phụ nữ hoặc Hội Nông dân thường được giao chủ trì trong hoạt động tín chấp vay vốn NHCSXH. Cán bộ các đoàn thể thường được mời tham gia trong các Ban chỉ đạo, Ban giám sát thực hiện các chính sách, chương trình, dự án của địa phương. Tuy nhiên, vai

--- “Làm trưởng bản thực sự ảnh hưởng đến gia đình. Thù lao được ba trăm nghìn nhưng lúc nào cũng đi. Vợ ở nhà, các cháu đi học, nhiều lúc đến vụ, ruộng không gieo kịp, không cày kịp, vợ chồng lại hục hặc nhau... Khách trên tỉnh, huyện về bản đều vào nhà trưởng bản. Họp hành, sinh hoạt không có hội trường, bà con đến nhà vợ phải ở nhà quét dọn, đun nước. Vợ ốm nhiều khi phải đi ngủ nhờ nhà khác, nhường nhà cho công việc chung.” (anh L.V.H., trưởng bản Pá Đông, xã Thanh Xương-ĐB).

Vai trò của đội tự quản Như báo cáo tổng hợp vòng 2 đã nêu, tại các thôn bản có dân số đông thường chia thành một số đội tự quản/đội sản xuất để tổ chức, vận động người dân thực hiện nhiều công việc tại cộng đồng mà chưa cần phải họp toàn thôn. Một số đội tự quản vẫn giữ được truyền thống hợp tác cộng đồng, như làm rãy chung, góp tiền, nuôi bò rẽ để gây quĩ, vần đổi công tự nguyện.

Các đội trưởng, đội phó đội sản xuất hoạt động tự nguyện, không có phụ cấp, là “cánh tay nối dài” của trưởng thôn. Các đội sản xuất hoạt động mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho trưởng thôn và ban quản lý thôn trong việc hòa giải, thống kê số liệu, vận động người dân tham gia các công việc tại cộng đồng (Hộp 5.3).

Page 113: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

97

Có thể chia các tổ nhóm cộng đồng thành 3 loại theo mục đích hoạt động chính: (i) kinh tế; (ii) xã hội; và (iii) thực hiện các chức năng cộng đồng.

Các tổ nhóm có mục đích kinh tế được thành lập như tổ vay vốn, tổ tiết kiệm-tín dụng, tổ vần đổi công, nhóm sở thích (nuôi bò, nuôi dê, trồng ngô, trồng chè, đan lát), tổ dịch vụ nông nghiệp, tổ quản lý tài sản dùng chung (máy phụt, máy cày), CLB khuyến nông... Đây là loại hình tổ nhóm tập hợp các thành viên có chung một lợi ích hoặc một sở thích, đem lại hiệu quả cao hơn so với làm riêng rẽ từng hộ gia đình vì tạo cơ hội chia sẻ kiến

trò tư vấn, phản biện của các đoàn thể ở các điểm quan trắc còn yếu. Năng lực của cán bộ đoàn thể cấp xã và thôn bản nhiều nơi còn hạn chế. Cán bộ chi hội cấp thôn bản ở đa số điểm quan trắc không có phụ cấp.

Vai trò của các tổ nhóm cộng đồng Tại các điểm quan trắc có nhiều loại hình tổ nhóm cộng đồng. Mỗi tổ nhóm có mục đích, nội dung hoạt động riêng nhằm hỗ trợ các thành viên hoặc thực hiện một chức năng cộng đồng. Một người dân có thể tham gia nhiều tổ nhóm khác nhau (Bảng 5.5).

Người dân có thể tham gia nhiều loại hình tổ nhóm cộng đồng

Các tổ nhóm có mục đích kinh tế có thể đem lại lợi ích cho người nghèo

BẢNG 5.5. Các loại hình tổ nhóm cộng đồng tại xã Thanh Xương (Điện Biên)

Loại tổ nhóm Số lượng Hoạt động chính

Tổ tín dụng tiết kiệm Mỗi chi hội phụ nữ cơ sở có 1 tổ tín dụng tiết kiệm

Quản lý hoạt động vay vốn với nguồn vốn từ HPN huyện (tiền thân là nguồn hỗ trợ của AAV) Họp Tổ được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của Chi hội Phụ nữ thôn bản

Tổ vay vốn Mỗi thôn bản có 1 tổ vay vốn

Quản lý hoạt động vay vốn từ NHCSXH thông qua giới thiệu của 4 chi hội cơ sở (HPN, HCCB, Đoàn Thanh niên, HND), do HND quản lý chung.Họp Tổ được lồng ghép trong các buổi họp thôn bản

CLB Phát triển cộng đồng

10 CLB thôn bản (có dự án của CCD)

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới...Hỗ trợ thành viên của 10 CLB thôn bản vay vốnTừ tháng 8/2009, hoạt động dưới sự chỉ đạo chung của Trung tâm học tập cộng đồng xã

CLB Phụ nữ phát triển 1 CLB cấp xã Trao đổi, chia sử kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống HIV/AIDS, bình đẳng giới...

CLB Phòng chống HIV/AIDS

2 CLB tại 2 bản (có dự án của CCD)1 CLB xã

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS; tư vấn cách chăm sóc phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho gia đình và cộng đồngHỗ trợ áo ấm và vốn cho một số trường hợp nhiễm HIV thuộc diện hộ gia đình đặc biệt khó khăn

Tổ tự quản Thôn bản tự thành lậpCó 5-10 thành viên

Thường xuyên tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự tại thôn bản

Tổ phòng chống thiên tai - bảo vệ rừng

ITại các thôn bản có diện tích rừngCó 5-7 thành viên

Chịu trách nhiệm phòng chống, xử lý các trường hợp cháy nhà, tuần tra, chống cháy rừngHỗ trợ, giúp đỡ hộ dân khi có bão

Ban Xây dựng thôn Thôn bản tự thành lập khi có công trình tự quảnGồm cán bộ thôn và 2-3 người dân hiểu biết về xây dựng

Giám sát thi công các công trình xây dựng, huy động nguồn nhân lực, Họp bàn, công khai tài chính trước và sau hoàn thiện công trình

Page 114: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

98

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

thức, chia sẻ nguồn lực. Mức độ tích cực của người dân trong các tổ nhóm kinh tế phụ thuộc vào yêu cầu hoạt động tập thể từ thấp đến cao. Điển hình là các tổ nhóm vần đổi công phi chính thức rất có lợi cho các thành viên vào lúc mùa vụ cao điểm nhất là người nghèo thiếu lao động.

Thách thức lớn của các tổ nhóm kinh tế là đạt được hiệu quả kinh tế thực sự, có người đứng đàu tổ nhóm đủ năng lực, duy trì được động lực hợp tác giữa các thành viên có điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau, nhất là những người nghèo. Ví dụ như tổ dịch vụ nông nghiệp ở ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa-TV sau 1 năm hoạt động chưa phát huy được hiệu quả, một số thành viên là hộ nghèo không muốn tham gia nữa (Hộp 5.4).

Các tổ nhóm có mục đích xã hội thường được thành lập để hỗ trợ các nhóm khó khăn, yếu thế, như CLB gia đình hạnh phúc, CLB phòng chống HIV/AIDS, CLB bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, CLB xóa mù chữ, Hội Sằn Khụm (đồng bào Kh’mer)... Các tổ nhóm xã hội hiệu quả nhất trong việc chia sẻ và hỗ trợ giữa các thành viên khi gặp khó khăn, giúp nhau nâng cao kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ nhằm khắc phục bất lợi và chống đỡ rủi ro.

Các tổ nhóm có mục địch xã hội có thể giúp các nhóm khó khăn, yếu thế, cũng có thể là đầu mối thông tin 2 chiều quan trọng của các cơ quan, các chương trình

HỘP 5.4. Tổ dịch vụ nông nghiệp chưa phát huy hiệu quả

Dự án Nâng cao đời sống do tổ chức CIDA (Canada) tài trợ đã hỗ trợ mô hình Tổ dịch vụ nông nghiệp tại ấp Sóc Chùa, xã Thuận Hòa (Cầu Ngang, Trà Vinh) từ đầu năm 2008 bằng cách chuyển giao khoa học kỹ thuật và trang bị máy cắt xếp, máy suốt, máy sới với tổng trị giá khoảng 90 triệu đồng theo hình thức mượn vốn không lãi trong 3 năm (mỗi năm trả vốn 30%, tiền dịch vụ còn lại trừ chi phí sẽ chia cho các thành viên tham gia và trích lập quỹ).

Tuy nhiên sau một năm hoạt động, Tổ dịch vụ nông nghiệp ấp Sóc Chùa chưa phát huy được hiệu quả. Trong 2 vụ năm 2008 thu nhập thấp, không trả được tiền vốn máy của năm 2008. Người dân và cán bộ cơ sở cho biết có một số nguyên nhân dẫn đến mô hình Tổ dịch vụ nông nghiệp chưa thành công như sau:

•Ban điều hành Tổ muốn cân đối thu chi từng vụ mới phát tiền công cho anh em, nhưng nhiều người nghèo có nhu cầu tiền mặt ngay trong ngày nên thấy làm theo Tổ không phù hợp. Có người nghèo tham gia tổ máy nhưng lỡ vay tiền lúc thiếu, đến mùa phải đi làm thuê trả chủ nợ nên không theo máy liên tục được.

• Thu nhập làm dịch vụ chưa cao, đạt bình quân 50.000 đồng/người/ngày thấp hơn so với làm ngoài 70.000 đồng/người/ngày.

• Thành viên Tổ chưa quen máy, nên máy hay trục trặc, tốn chi phí sửa chữa, làm giảm năng suất và tín nhiệm. Tổ dịch vụ mới làm nên khó cạnh tranh trong tìm mối việc với các nhóm máy cũ.

• Lúa không chín đồng loạt, diện tích làm nhỏ khiến hiệu suất của máy giảm. Máy cắt làm nhỏ rạ, không thuê người gánh được, để lại trên ruộng lại ảnh hưởng đến máy cày không làm đất được.

Đến tháng 5/2009, do Tổ dịch vụ hoạt động kém hiệu quả nên Dự án có hướng tiếp tục hỗ trợ thành lập Tổ dịch vụ mới và thay đổi cách quản lý. Tổ mới có các cán bộ nòng cốt của ấp Sóc Chùa cùng tham gia. Dự án tiếp tục đầu tư cho Tổ một máy sấy lúa/bắp (dùng trấu, mặt cưa), hỗ trợ vốn lưu động 25 triệu đồng để nhóm có thể mua lúa sấy khô bán lại. Tuy nhiên cần xem xét kỹ những bài học về tổ chức, điều hành và lập kế hoạch dịch vụ để mô hình tổ nhóm dịch vụ của nông dân có tính cạnh tranh và đem lại lợi ích cho những người tham gia.

Page 115: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 2: CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH VỀ GIẢM NGHÈO

99

Xét chung cả ba loại hình tổ nhóm, hạn chế hiện nay là còn thiếu những hỗ trợ về tổ chức và vật chất ban đầu, nâng cao năng lực cho các lãnh đạo tổ nhóm, xây dựng cơ chế cụ thể để các tổ nhóm có cơ hội tham gia nhiều hơn vào việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án. Các hỗ trợ cần được thiết kế ở mức “vừa đủ”, không nên quá nhiều dễ này sinh tâm lý thụ động, ỷ lại vào hỗ trợ bên ngoài, và cũng không nên quá ít sẽ không tạo ra cú hích để có những thay đổi theo hướng tích cực. Bài toán “hỗ trợ vừa đủ”

Các tổ nhóm có mục đích thực hiện các chức năng cộng đồng thường do thôn bản tự khởi xướng, như ban giám sát cộng đồng, tổ bảo vệ rừng cộng đồng, tổ quản lý đường nước, ban xây dựng thôn, tổ tự quản, tổ liên gia... Đây là loại hình tổ nhóm có thể phát huy cao nhất sự tham gia và trao quyền của người dân trong các hoạt động cộng đồng, trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án theo cách phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng thôn bản. Các tổ nhóm do thôn bản tự khởi xướng có tính bền vững cao, vì được sự đồng thuận của người dân, giúp duy trì được những chức năng cộng đồng là nhu cầu thực sự của mọi người trong thôn bản. Điển hình là các tổ bảo vệ rừng cộng đồng ở Bản Liền-LC, ban xây dựng ở Thuận Hòa-HG, tổ liên gia ở Đức Hương-HT (Hộp 5.5).

Các tổ nhóm có mục đích thực hiện chức năng cộng đồng có tính bền vững cao

Còn thiếu những hỗ trợ “vừa đủ” cho các tổ nhóm cộng đồng

HỘP 5.5. Tổ liên gia tại xã Đức Hương thực hiện 10 chức năng cộng đồng

Xã Đức Hương (Vũ Quang, Hà Tĩnh) hiện có 46 tổ liên gia. Mỗi Tổ liên gia có quy mô khoảng 7 - 25 hộ gia đình tham gia, không phân biệt cán bộ hay nông dân, người giàu hay người nghèo. Các Tổ thường họp vào buổi tối, họp định kỳ 1 lần/tháng, họp sơ kết sau 3-6 tháng, họp tổng kết vào ngày đại đoàn kết toàn dân (18/11). Địa điểm họp luân phiên tại nhà các thành viên để tăng tính đoàn kết trong tổ. Có nhà đi họp cả vợ cả chồng. Kinh phí hoạt động của tổ do các thành viên đóng góp 2000 đồng 1 tháng.

Mười chức năng chính của Tổ liên gia ở xã Đức Hương đã thực hiện thành công như sau:

1. Hòa giải các xích mích trong gia đình và giữa các gia đình với nhau.

2. Nhắc nhở về giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm.

3. Thăm hỏi các gia đình có người ốm đau hoặc có người chết.

4. Giúp đỡ những gia đình nghèo, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Điển hình là giúp công cấy gặt cho thành viên bị ốm đau, giúp dựng lại nhà cho thành viên bị đổ nhà do bão lụt, hoặc giúp công khi một thành viên có việc gì cần nhờ đến tổ.

5. Động viên, bảo ban nhau làm ăn.

6. Làm vệ sinh thôn xóm: hàng tháng phát quang đường làng, dọn rác, thông cống rãnh.

7. Phổ biến, phân chia công việc, đôn đốc các thành viên thực hiện các việc đột xuất theo phân công của thôn (như làm đường).

8. Bình bầu những hộ gia đình được nhận các hàng cứu trợ khắc phục bão lụt và các hỗ trợ khác do thôn và các chương trình, dự án triển khai về tổ.

9. Tham gia ý kiến trong rà soát hộ nghèo hàng năm, theo cơ chế Tổ trưởng các Tổ liên gia họp với Ban mặt trận thôn.

10. Phản ánh các ý kiến, thắc mắc về các chính sách, chương trình, dự án cho ban quản lý thôn. Điển hình là phản ánh các thắc mắc của người dân liên quan đến đợt dồn điền đổi thửa trong năm 2009 để thôn giải quyết kịp thời.

Page 116: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

100

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Tham gia và trao trao quyền là chủ trương lớn của Nhà nước

Đã có nhiều tiến bộ về sự tham gia, điển hình là việc thực hiện Quyết định 167

Còn khoảng cách giữa văn bản và thực tế về sự tham gia

Phát triển các thiết chế cộng đồng là giải pháp quan trọng thúc đẩy sự tham gia và trao quyền

không có một lời giải chung, mà cần được tham vấn cụ thể với người dân, nhất là người nghèo và phụ nữ, ở từng thôn bản theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng.

5.3 Kết luận: Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho người nghèo và cộng đồng nghèoThúc đẩy sự tham gia và trao quyền là chủ trương lớn của Nhà nước, để những người nghèo và cộng đồng nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình, để nâng cao hiệu quả của các chính sách, chương trình, dự án, đồng thời để tránh tâm lý thụ động, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước.

Tại đa số điểm quan trắc đã có những tiến bộ rõ rệt về sự tham gia theo cảm nhận của người dân. Các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và các bước phổ biến thông tin, họp dân... trong các chương trình, dự án đã được cải thiện. Quá trình thực hiện Quyết định 167 hỗ trợ người nghèo về nhà ở tại các điểm quan trắc đã cải thiện sự tham gia và trao quyền cho người nghèo, cùng với tăng cường sự hỗ trợ và giám sát cộng đồng. Trong năm 2009 có nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo, vùng DTTS nghèo nên tâm lý người dân cũng quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về sự tham gia trong thời gian qua, vẫn còn có khoảng cách giữa văn bản và thực tế đang đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở.

Trưởng thôn có vai trò quyết định trong việc tăng cường sự tham gia của người dân. Họp thôn là kênh thông tin quan trọng nhất đối với người nghèo, và trưởng thôn luôn là người tổ chức, chủ trì các cuộc họp thôn. Nâng cao năng lực cho trưởng thôn, tăng phụ cấp và tạo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của trưởng thôn bàn và các cán bộ cấp thôn là biện pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự tham gia, trao quyền cho người dân và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án.

Nâng cao năng lực tham gia cho người nghèo và cộng đồng nghèo cần dựa trên việc phát huy vai trò tích cực của các thiết chế cộng đồng, bao gồm trưởng thôn, các đội tự quản, già làng, trưởng họ, tổ chức đoàn thể và các tổ nhóm cộng đồng ở cấp thôn bản. Cần chú trọng phát huy vai trò của các tổ nhóm có mục đích thực hiện các chức năng cộng đồng. Các hỗ trợ cần được thiết kế ở mức “vừa đủ”, không nên quá nhiều dễ nảy sinh tâm lý thụ động, ỷ lại vào hỗ trợ bên ngoài, và cũng không nên quá ít sẽ không tạo ra cú hích để có những thay đổi theo hướng tích cực. Bài toán “hỗ trợ vừa đủ” không có một lời giải chung, mà cần được tham vấn cụ thể với người dân, nhất là người nghèo và phụ nữ, ở từng thôn bản theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng.

Page 117: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

101

Theo dõi nghèo nông thôn giúp gợi mở về cách tiếp cận giảm nghèo

Bản chất nghèo nông thôn đã có nhiều thay đổi...

....cần những chính sách và biện pháp cải thiện thể chế giảm nghèo

Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền, nhóm dân tộc, hộ gia đình còn lớn

Hệ thống an sinh xã hội ngày càng quan trọng trong bối cảnh nhiều rủi ro và cú sốc

Phần 3: Hướng đến Giảm Nghèo Bền vững ở các Vùng Nông thôn Việt Nam Sáng kiến theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn tiếp tục tìm hiểu những diến biến nghèo theo 4 chủ đề trọng tâm là khoảng cách giàu nghèo, tình trạng dễ bị tổn thương, quan hệ giới, tham gia và trao quyền. Báo cáo tổng hợp theo dõi nghèo năm thứ ba này hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự hiểu biết sâu sắc hơn bản chất nghèo và diễn biến nghèo trong 3 năm qua. Một số đề xuất thảo luận được nêu trong báo cáo này, hy vọng góp phần gợi mở những thay đổi về cách tiếp cận giảm nghèo nông thôn trong bối cảnh mới của năm 2010, khi Việt Nam bắt đầu trở thành một nước có thu nhập trung bình, nhưng còn tiềm ẩn những rủi ro ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập.

6. ĐỀ XUẤT THẢO LUẬN

6.1 Nghèo và thể chế giảm nghèo

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giảm nghèo, nhưng tốc độ giảm nghèo đang chậm lại. Bản chất nghèo nông thôn đã có nhiều thay đổi so với 5-10 năm trước. Nghèo nông thôn ngày càng tập trung vào các “túi nghèo”, “lõi nghèo” tại các vùng DTTS miền núi xa xôi với tính đặc thù cao đối với từng nhóm dân tộc, từng thôn bản, từng hộ gia đình. Giữa hai nhóm nghèo “kinh niên” và nghèo “tạm thời” có những khác biệt cơ bản về nguồn lao động và khả năng tự kiếm sống, do đó cần những biện pháp riêng có đặt trong một hệ thống tổng thể về an sinh xã hội nông thôn. Hộ cận nghèo ngày càng đông cần có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa để tránh việc dao động xung quanh ngưỡng nghèo, hướng tới thoát nghèo bền vững.

Triển khai các biện pháp hỗ trợ phù hợp với văn hóa, tập quán, tri thức bản địa của từng nhóm DTTS ở từng địa phương đang là thách thức hàng đầu nhằm hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam. Các biện pháp hỗ trợ giảm nghèo ở vùng DTTS cho đến nay chủ yếu theo cách tiếp cận truyền thống, hướng đến cải thiện từng “khía cạnh” của nghèo. Còn thiếu các chính sách và biện pháp có tính đột phá hướng đến cải thiện “quá trình” và “không gian” giảm nghèo trong mối tương tác với thị trường và môi trường thiên nhiên, sao cho mỗi cộng đồng nghèo, mỗi người nghèo thực sự làm chủ quá trình vươn lên của mình, tránh tâm lý thụ động, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Hiện nay có nhiều chính sách, chương trình hướng đến kiềm chế và từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điển hình là Chương trình 30a. Người nghèo có cơ hội cải thiện về tiếp cận tiện ích cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, vay vốn, khuyến nông lâm, được hỗ trợ đất ở và đất sản xuất... Tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, giữa các vùng miền, giữa hộ khá và hộ nghèo ngay trong một cộng đồng còn lớn, vì nhóm khá giả vẫn có chất lượng nguồn vốn sinh kế tốt hơn, tiếp cận tốt hơn với các thể chế và tiến trình, do đó có cơ hội lựa chọn chiến lược sinh kế đem lại hiệu quả thu nhập cao hơn nhóm nghèo.

Năm 2009 các cộng đồng dân cư nông thôn tiếp tục hứng chịu những rủi ro và cú sốc, điển hình là thiên tai dồn dập và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Người nghèo nông thôn, người DTTS ở miền núi, các nhóm gặp khó khăn đặc thù là những người dễ bị tổn thương nhất với các rủi ro và cú sốc. Hệ thống an sinh xã hội có tầm quan trọng sống còn trong việc giúp người dân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý rủi ro và giảm nguy cơ bị tổn thương, nhằm đảm bảo quyền chính đáng của mọi công dân được tôn trọng, được bảo vệ và được trợ giúp khi gặp rủi ro và có một mức sống tối thiểu được xã hội chấp nhận. Hỗ trợ giảm nghèo là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống an sinh xã hội tổng thể đó.

Page 118: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

102

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

Những tiến bộ về bình đẳng giới được thấy rõ trong thời gian qua. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh phụ nữ đang phải chịu những bất lợi, thiệt thòi. Nam giới vẫn chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định sử dụng các nguồn lực và dịch vụ. Trình độ hạn chế, bận việc gia đình và định kiến về vai trò giới còn nặng nề đang cản trở sự tham gia nhiều hơn và hiệu quả hơn của phụ nữ nông thôn vào các công việc xã hội.

Đã có những tiến bộ rõ rệt về sự tham gia của người dân trong tiến trình giảm nghèo. Quá trình thực hiện Quyết định 167 hỗ trợ người nghèo về nhà ở đã cải thiện đáng kể sự tham gia và trao quyền cho người nghèo, cùng với tăng cường sự hỗ trợ và giám sát cộng đồng. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản và thực tế về sự tham gia đang đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện ở cấp cơ sở.

6.2 Hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn Việt Nam

Một số đề xuất thảo luận hướng đến giảm nghèo bền vững ở các vùng nông thôn, nhất là các vùng miền núi DTTS, đã nêu trong các phần của báo cáo này được tổng hợp lại tại đây như sau:

1. Cải cách thể chế trong các chương trình giảm nghèo theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng, trong đó chú trọng tăng cường sự tham gia và trao quyền cho cộng đồng, gắn với các công cụ lập kế hoạch có sự tham gia ở cấp xã/thôn bản và vận hành quỹ cộng đồng tự quản để thực hiện các tiểu dự án, các sáng kiến cộng đồng qui mô nhỏ. Trong tương lai cách tiếp cận phát triển cộng đồng nên được thể chế hóa trong các chương trình giảm nghèo cũng như các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp địa phương, để giúp chuyển từ hỗ trợ theo từng ngành sang hỗ trợ lồng ghép, và chuyển từ hỗ trợ cho không sang tạo điều kiện, nâng cao năng lực cho người nghèo và cộng đồng nghèo.

2. Nhìn nhận nghèo theo cách tiếp cận đa chiều, trong đó có các tiêu chí phi thu nhập như nhân lực, tài sản, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ... Một số chính sách hỗ trợ không nhất thiết gắn với tiêu chí nghèo thu nhập, mà nên gắn với các tiêu chí phi thu nhập. Cách tiếp cận nghèo đa chiều sẽ thúc đẩy việc phân cấp, trao quyền triệt để hơn cho các cấp cơ sở trong việc xác định đối tượng hưởng lợi của từng chính sách và chương trình hỗ trợ, với sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan cấp trên.

3. Hỗ trợ phát triển vốn nhân lực cho người nghèo ở các vùng miền núi DTTS đồng bộ trong 4 lĩnh vực: giáo dục cho trẻ em, trang bị kỹ năng tiếng Việt, dạy nghề và khuyến nông cho người lớn. Về giáo dục trẻ em, nên có chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho các trường phổ thông bán trú (“nội trú dân nuôi”) không phân biệt học sinh nghèo hay không nghèo theo học, và tiếp tục phát triển mạng lưới “nhân viên hỗ trợ giáo viên” ở các vùng miền núi DTTS.

4. Về dạy chữ cho người lớn, nên mở rộng cách tiếp cận “xóa mù chữ gắn với phát triển cộng đồng” dựa trên mối liên kết giữa Trung tâm học tập cộng đồng xã và các câu lạc bộ phát triển cộng đồng ở thôn bản. Về dạy nghề, nên chú trọng các nghề tạo việc làm tại chỗ (dựa trên khảo sát nhu cầu học nghề cụ thể ở từng xã, thôn bản), kết hợp với nâng cao vai trò của mạng lưới phi chính thức, tổ nhóm, cộng đồng thôn bản trong việc truyền nghề, duy trì nghề và tạo việc làm cho người học nghề. Về khuyến nông, nên mở rộng áp dụng các phương pháp khuyến nông có sự tham gia có lợi cho người nghèo đã được thử nghiệm thành công ở nhiều nơi.

Bình đẳng giới còn nhiều thách thức

Sự tham gia đã được cải thiện, nhưng còn khoảng cách giữa văn bản và thực tế

Cải cách thể chế giảm nghèo theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng

Page 119: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

PHẦN 3: HƯỚNG ĐẾN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM

103

5. Cải thiện tiếp cận thị trường dựa trên phát triển vốn xã hội của người nghèo, thông qua xây dựng các tổ nhóm nông dân, gắn với doanh nghiệp tại những nơi có điều kiện theo phương thức canh tác theo hợp đồng. Có những hỗ trợ mạnh hơn để thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp tại chỗ và hỗ trợ bà con đi làm ăn xa trong nước.

6. Thiết kế chương trình giảm nghèo không tách rời việc thiết kế một hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở vùng nông thôn, trong đó chú trọng các biện pháp trợ giúp xã hội cho các nhóm nghèo “kinh niên” và các biện pháp hỗ trợ sinh kế bền vững cho nhóm nghèo “tạm thời”. Nên bổ sung vào dự thảo Đề án “Hệ thống an sinh xã hội đối với cư dân nông thôn giai đoạn 2011-2020” một “Ma trận chính sách” nhằm xác định rõ các nhóm đối tượng cần hỗ trợ, các chính sách cần sửa đổi hoặc bổ sung, các biện pháp phối kết hợp và liên thông giữa các tầng hỗ trợ, các hình thức thực hiện ASXH phù hợp, các nguồn lực và bước đi cần thiết, các tiêu chí xác định đối tượng, vai trò của các bên liên quan. Thiết kế bổ sung một hệ chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, nhất là hộ mới thoát nghèo để giảm nghèo bền vững.

7. Thực hiện lồng ghép giới trong mọi chính sách và chương trình phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo, truyền thông về bình đẳng giới, giám sát thực hiện Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn là những biện pháp quan trọng để thúc đầy bình đẳng giới. Ở cấp cơ sở, triển khai các chương trình giảm nghèo dựa trên cách tiếp cận phát triển cộng đồng ở các địa bàn nông thôn, trong đó chú trọng hỗ trợ hoạt động của các tổ nhóm nông dân bao gồm sự tham gia của cả phụ nữ và nam giới, rất có ý nghĩa trong việc nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi hướng đến bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng.

8. Phát huy vai trò tích cực của các thiết chế cộng đồng, bao gồm trưởng thôn, đội tự quản, già làng, trưởng họ, tổ chức đoàn thể và các tổ nhóm cộng đồng ở cấp thôn bản nhằm nâng cao năng lực tham gia cho người nghèo và cộng đồng nghèo. Chú trọng hỗ trợ các tổ nhóm có mục đích thực hiện các chức năng cộng đồng. Tham vấn cụ thể với người dân, nhất là người nghèo và phụ nữ, ở từng thôn bản để thiết kế các hỗ trợ ở mức “vừa đủ” tạo cú hích cho những thay đổi tích cực nhưng không làm phát sinh tâm lý thụ động, ỷ lại của người dân và cộng đồng.

9. Các nhà tài trợ và chính phủ cần cam kết phân bổ đủ các nguồn lực cho các chương trình giảm nghèo trong thời gian tới, có tính đến yếu tố chuẩn nghèo mới và nhu cầu đầu tư cao hơn theo đầu người cho các xã nghèo nhất.

Page 120: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

104

Theo dõi Nghèo theo Phương pháp cùng Tham gia tại một số Cộng đồng Dân cư Nông thôn Việt Nam Báo cáo Tổng hợp. Vòng 3 năm 2009

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Bảo trợ xã hội”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2008, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 6-7 tháng 12, 2007

“Các dịch vụ Khuyến nông cho người Nghèo - Tổng quan tài liệu”, tháng 11/2003; , “Các vấn đề về Dân tộc thiểu số và Giới trong Khuyến nông”, tháng 11/2004; và “Trợ cấp trong khuyến nông để giảm nghèo ở Việt Nam”, tháng 9/2006, xuất bản bởi Tiểu nhóm các Dịch vụ khuyến nông cho người nghèo, Nhóm quản lý tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp bền vững (SNRM WG) thuộc Trung tâm tư liệu các tổ chức phi chính phủ (NGO Resource Center), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

“Các thể chế hiện đại”, Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3-4 tháng 12, 2009

“Chiến lược giảm nghèo: đề xuất ý tưởng cho giai đoạn 2011-2020”, các bài tham luận tại hội thảo do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 28/12/2009 tại Hà Nội.

“Điểm lại: Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam”, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 3-4 tháng 12, 2009.

“Phát triển dựa vào Cộng dồng ở Việt Nam: Đánh giá và Khuôn khổ thảo luận”, Edwin Shanks và các tác giả, 2003

Page 121: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

105

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÁNH GIÁ NGHÈO NÔNG THÔN - THỰC ĐỊA VÀ BÁO CÁO

STT Họ tên Đơn vị Trách nhiệm

1Saroj Dash Trưởng phòng các chủ đề và Quản trị nhà nước

- AAVTrưởng nhóm của AAV

2 Vũ Thị Quỳnh Hoa AAV Thành viên

3 Nguyễn Tất Quân AAV Thành viên

4 Nguyễn Ngọc Hưng AAV Thành viên

5 Lê Nghi AAV Thành viên

6 Đặng Ngọc Toàn AAV Thành viên

7 Phạm Phi Anh AAV Thành viên

8 Đinh Cao Thắng AAV (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) Thành viên

9 Trần Tú Uyên AAV (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) Thành viên

10 Phạm Thu Hằng AAV (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) Thành viên

11 Tống Xuân Thuận AAV (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) Thành viên

12 Lê Ngọc Hành AAV (huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk) Thành viên

13 Bùi Thị Cẩm Thúy AAV (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) Thành viên

14 Phạm Hùng Cường AAV (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) Thành viên

15Lê Kim Dung Điều phối viên, Chương trình Vận động chính

sách và Truyền thông – Oxfam AnhTrưởng nhóm của Oxfam

16 Steve Price Thomas Oxfam Anh Thành viên

17 Phạm Thị Hồng Nết Oxfam Anh Thành viên

18 Đinh Hương Thủy Oxfam Anh Thành viên

19 Đỗ Hồng Điệp Oxfam Anh Thành viên

20 Chamalea Thị Dung Oxfam Anh Thành viên

21 Nguyễn Thị Hoàng Yến Oxfam Anh Thành viên

22 Hoàng Lan Hương Oxfam Anh Thành viên

23 Mark Blackett Oxfam Hồng Kông Thành viên

24 Nguyễn Hiền Thi Oxfam Hồng Kông Thành viên

25 Hoang Thu Trang Oxfam Hồng Kông Thành viên

26 Lò Văn Tướng Phòng BVTV, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên Thành viên

27 Quàng Thị Vân Cán bộ CCD, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên Thành viên

28 Phạm Văn Sinh Cán bộ HĐND, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên Thành viên

29Đinh Chí Thao Phòng Thống kê, huyện Điện Biên, Tỉnh Điện

BiênThành viên

30 Nguyễn Thị Thuỷ Phòng thống kê, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Thành viên

31 Hoàng Văn Nguyên Cán bộ HCCD, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Thành viên

32 Nguyễn Thị Hương Cán bộ HCCD, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Thành viên

33Thân Văn Anh

Cán bộ HCCD, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnhprovince

Thành viên

34 Lê Văn Định Cán bộ HCCD, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Thành viên

35 Lê Thị Hoạt Cán bộ HCCD, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh Thành viên

36 Vương Khả Hùng Sở TN&MT, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk Thành viên

37 Nguyễn Văn Kiên Phòng khuyến nông, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk Thành viên

Page 122: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

106

38 Vũ Mai Anh Hội Phụ nữ, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk Thành viên

39 Vũ Như Anh Đoàn thanh niên, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk Thành viên

40 Trịnh Chí Hiếu Phòng giáo dục, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Thành viên

41Lê Văn Phi Phòng nông nghiệp, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà

Vinh Thành viên

42 Trần Thị Kim Chung Hội phụ nữ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Thành viên

43 Võ Thành Long Ban dân tộc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Thành viên

44 Trần Văn Trang Phòng thống kê, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Thành viên

45Vy Thị Ngọc

Phòng LĐ&TBXH, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Thành viên

46 Nguyễn Văn Việt Ban dân tộc, tỉnh Nghệ An Thành viên

47 Trần Thị Thanh Hội Phụ nữ, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Thành viên

48 Trần Đức Bắc Sở kế hoạch và đầu tư, tỉnh Nghệ An Thành viên

49Nguyễn Thanh Hương

Phòng thống kê, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Thành viên

50Nguyễn Thị BíchTuyền Phòng tài chính và kế hoạch, huyện Bác Ái, tỉnh

Ninh ThuậnThành viên

51 Phạm Thị Vân Anh Phòng NN&PTNT, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Thành viên

52 Pi năng Thị Nở Hội phụ nữ, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Thành viên

53 Dương Văn Tuấn Phòng LĐ&TBXH, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Thành viên

54 Nguyễn Thị Diễm Phương Phòng thống kê, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Thành viên

55 Nguyễn Đức Quang Ban đối ngoại, tỉnh Quảng Trị Thành viên

56 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Ban đối ngoại, tỉnh Quảng Trị Thành viên

57 Lê Xuân Hà Hội đồng nhân dân, tỉnh Quảng Trị Thành viên

58 Lê Chí Bính Sở NN&PTNT, tỉnh Quảng Trị Thành viên

59 Lê Thị Yến Hội phụ nữ, tỉnh Quảng Trị Thành viên

60Đậu Văn Minh Phòng tài chính và kế hoạch, huyện Hướng Hóa,

tỉnh Quảng Trị Thành viên

61 Vũ Sơn Hà Sở NN&PTNT, tỉnh Lào Cai Thành viên

62 Nguyễn Vĩnh Thắng Hội Nông dân, tỉnh Lào Cai Thành viên

63 Lồ Văn Hải Hội phụ nữ, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Thành viên

64 Cao Quang Chức Sở KHĐT, tỉnh Lào Cai Thành viên

65 Lê Hồng Thái Phòng thống kê, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Thành viên

Giấy phép XB số: 171-2010/ CXB/99-01/VHTT

Page 123: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3
Page 124: Báo cáo nghèo nông thôn - Vòng 3

Oxfam Anh22 Lê Đại HànhHà Nội Việt NamĐT: 04 - 3945 4362Fax: 04 - 3945 4365Email: [email protected]

100525/HAKI

Oxfam Hồng Kông22 Lê Đại HànhHà Nội Việt NamĐT: 04 - 3945 4406Fax: 04 - 3945 4405Email: [email protected]

ActionAid VietnamTầng 5, tòa nhà HEAC14 - 16 Hàm Long, Hà Nội Việt NamĐT: 04 - 3943 9866Fax: 04 - 3943 9872Email: [email protected]

TH

EO

I NG

O T

HE

O P

ƠN

G P

P C

ÙN

G T

HA

M G

IA T

ẠI M

ỘT

SỐ

CỘ

NG

ĐỒ

NG

N C

Ư N

ÔN

G T

N V

IỆT

NA

M

Dự án này được hỗ trợ bởi Chính phủ Ô-xtrây-li-a