PHẦN I QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

71
PHẦN I QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

description

PHẦN I QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO. Phụ lục 1. - Hướng dẫn ghi PL 1 - Bảng điểm tài sản và phúc lợi hộ gia đ ình PL 3 - Phụ lục 3a. Phụ lục 2. Hướng dẫn ghi PL 2. Danh sách các hộ ở cột 6 PL 1 và cột 3 PL 2. Phụ lục 5. Tổ chức họp dân. - PowerPoint PPT Presentation

Transcript of PHẦN I QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Page 1: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

PHẦN I QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH

HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Page 2: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Phụ lục 1- Hướng dẫn ghi PL 1- Bảng điểm tài sản và phúc lợi hộ gia đình PL 3- Phụ lục 3a

Phụ lục 2 Hướng dẫn ghi PL 2

Phụ lục 5 Danh sách các hộ ở cột 6 PL 1 và cột 3 PL 2

Page 3: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Tổ chức họp dânBiên bản họp bình xét hộ nghèo

Phụ lục 7Căn cứ hướng dẫn ghi phiếu

Phụ lục 8a

Căn cứ kết quả điều tra, rà soát và các thông tin ở phụ lục 7

Page 4: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Phụ lục 8b

- Căn cứ kết quả điều tra;- Căn cứ các thông tin tại phụ lục 7

Phụ lục 8c; 8d

- Xã báo cáo huyện- Huyện báo cáo tỉnh

Page 5: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

ĐỐI TƯỢNG ĐỂ ĐIỀU TRA

• Toàn bộ các hộ gia đình đã sinh sống trên địa bàn của thôn từ 6 tháng trở lên không phụ thuộc vào tình trạng hộ khẩu (có hay không) và tình trạng cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú hoặc thậm chí không đăng ký).

Page 6: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Hộ gia đình trong cuộc điều tra được xác định gồm:• - Những người cùng ăn, ở chung trong hộ 6 tháng

trở lên trong năm điều tra.• - Những người có chung quỹ thu chi (mọi khoản

thu nhập của thành viên đều đóng góp vào ngân sách chung của hộ và mọi khoản chi tiêu của họ đều lấy từ ngân sách đó).

• Lưu ý:- Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng không sống tại địa phương từ 6 tháng trở lên sẽ không được đưa vào điều tra.

• - Hộ gia đình di cư đến sống tại địa phương từ 6 tháng trở lên sẽ đưa vào điều tra.

Page 7: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• a. Các trường hợp sau được tính là thành viên hộ gia đình:

• - Chủ hộ (ngay cả khi người đó không ăn, ở trong hộ gia đình với thời gian hơn 6 tháng trong trường hợp vẫn duy trì mối quan hệ với gia đình).

• - Trẻ em mới sinh hoặc mới nhận làm con nuôi hợp pháp.

Page 8: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Những người tương lai sẽ ở lâu dài trong hộ, kể cả có/chưa có giấy chứng nhận (giấy đăng ký kết hôn, giấy chuyển đến, giấy xuất ngũ về với gia đình...) mặc dù sống tại hộ chưa đủ 6 tháng, bao gồm: Con dâu về nhà chồng, con rể về nhà vợ, người đi làm việc, học tập, lao động ở nước ngoài, hoặc các cơ quan xí nghiệp trong nước trở về hộ, người từ lực lượng vũ trang trở về, về nghỉ hưu, nghỉ mất sức,v.v..., vẫn được coi là thành viên của hộ.

• - Thành viên trong hộ đi học ở nơi khác trong nước mà gia đình vẫn phải nuôi dưỡng.

• - Khách đến chơi, họ hàng đã ở trong hộ 6 tháng trở lên và cùng chung quỹ thu chi.

Page 9: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

b. Các trường hợp sau không được tính là

thành viên hộ gia đình: • - Những người ở trọ, người làm thuê, người giúp

việc, họ hàng đến ở nhờ nhưng có gia đình riêng sống ở nơi khác.

• - Thành viên trong hộ đi làm xa nhà trên 6 tháng/năm, tách hẳn việc ăn uống sinh hoạt chi tiêu cùng gia đình nhưng vẫn gửi thu nhập về cho gia đình, (mặc dù thu nhập của họ vẫn được tính vào thu nhập của hộ gia đình).

• - Những người chuyển khỏi hộ có tính chất lâu dài và người chết không tính là thành viên của hộ.

Page 10: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Danh sáchHộ dân cư

Hộ có số điểm:->= 55TT; >= 43NT- <55 TT; <43 NTHộ có số yếu tố:- >2 TT; >3 NT- <2 TT; <3 NT

Hộ nghèo

Hộ không nghèo

Hộ có khả năng Nghèo, CN, hoặc

không nghèo

Phiếu B

Hộ cận nghèo

Page 11: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Mục đích của phụ lục 1• Phụ lục 1 được sử dụng để nhận dạng và phân

loại nhanh hộ gia đình dựa vào tình trạng tài sản và phúc lợi của hộ gia đình; Tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo tại cấp thôn và tương đương.

• Điều tra viên thực hiện theo quy trình điều tra xác định hộ nghèo.

Page 12: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

CÁCH GHI THÔNG TIN VÀO PHỤ LỤC 1

• Cột A: Ghi số thứ tự của hộ gia đình trong thôn từ 1 tới N, với N là tổng số hộ gia đình cần rà soát tại thôn theo định nghĩa.

• Cột B: Ghi theo sổ đăng ký hộ khẩu thường trú và tạm trú

• Nếu trong địa bàn quản lý có hai hộ trùng tên chủ hộ thì phân biệt bằng các ký tự thêm vào như A và B.

• Ví dụ: tại thôn có 2 hộ, chủ hộ cùng tên Nguyễn Văn Sỹ thì hộ đầu tiên ghi là Nguyễn Văn Sỹ A, hộ thứ hai ghi là Nguyễn Văn Sỹ B.

Page 13: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Từ cột 1 tới cột 4: • Cột 1: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 20

điểm = tổng số tài sản của nhóm * 20 điểm • Cột 2: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 5

điểm = tổng số tài sản của nhóm * 5 điểm • Cột 3: Ghi tổng điểm của nhóm tài sản/phúc lợi 3

điểm = tổng số tài sản của nhóm * 3 điểm • Cột 4: Ghi tổng điểm của 3 nhóm (1+2+3) • Ví dụ: Hộ gia đình có 2 tài sản/phúc lợi thuộc nhóm

20 điểm. Cột 1 sẽ ghi 40 (2 tài sản x 20 điểm) Có 2 tài sản/Phúc lợi thuộc nhóm 5 điểm. Có 3 tài sản/phúc lợi thuộc nhóm 3 điểm: số điểm của hộ là: 59 điểm) .

Page 14: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Quy trình tính điểm từ cột 1 đến cột 4

• Bước 1: Liệt kê tài sản/phúc lợi của hộ gia đình hiện có.

• - Chỉ liệt kê các tài sản/ phúc lợi theo Bảng điểm phân nhóm tài sản và phúc lợi của hộ gia đình

• - Đối với những loại tài sản/phúc lợi không có trong Bảng điểm phân nhóm tài sản và phúc lợi của hộ gia đình, các dịa phương căn cứ vào tình hình thực tế để xếp loại tài sản/phúc lợi đó vào nhóm điểm tương ứng.

Page 15: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Bước 2: Xác định giá trị, doanh thu của tài sản/phúc lợi và hoạt động của hộ

• a/ Xác định giá trị của tài sản/phúc lợi của hộ. • - Chỉ áp dụng đối với những tài sản/phúc lợi

yêu cầu tính giá trị. • - Giá trị là giá hiện hành của tài sản có thể

mua/bán trên thị trường. • Ví dụ, hộ có chiếc xe máy Honda Future, mua

cách đây 1 năm với giá là 28 triệu đồng. Hiện tại, nếu bán chiếc xe này chỉ được khoảng 15 triệu đồng, thì tài sản này được tính giá là 15 triệu.

Page 16: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Trường hợp tài sản được cho hoặc gia đình vay tiền để mua thì vẫn tính là tài sản của hộ gia đình.

• b/ Xác định doanh thu của hộ gia đình.• - Chỉ áp dụng đối với nhóm tài sản sản xuất (B)

gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh (cửa hàng, cửa hiệu, DN,..); Trang trại, vườn cây lâu năm, hộ sản xuất nông nghiệp; Diện tích nuôi trồng thủy sản.

• - Doanh thu thuần trong năm, được tính bằng: Tổng thu nhập – Tổng chi phí.

Page 17: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Bước 3: Xác định điểm của tài sản/phúc lợi của hộ

• Dựa vào bảng điểm phân nhóm tài sản và phúc lợi của hộ gia đình để tính điểm tương ứng của tài sản.

• Ví dụ chiếc xe máy Honda Future được tính giá trị là 15 triệu đồng ở trên được xếp vào nhóm 20 điểm, dưới 15 triệu tính 5 điểm, dưới 10 triệu tính 3 điểm

• Biểu 3 và 3a.

Page 18: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Ghi chú: Không nhất thiết phải liệt kê toàn bộ tài sản của hộ gia đình. Nếu số điểm đã vượt quá số điểm qui định (Khu vực nông thôn lớn hơn 43 điểm; khu vực thành thị lớn hơn 55 điểm) thì dừng lại

Page 19: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 5:

• Nếu hộ ở khu vực thành thị có số điểm lớn hơn hoặc bằng 55 điểm; khu vực nông thông lớn hơn hoặc bằng 43 điểm thì đánh dấu (X) vào cột 5 hộ không nghèo, không cần điều tra.

• Cột 6:

• Nếu hộ ở khu vực thành thị có số điểm nhỏ hơn 55 điểm; khu vực nông thôn nhỏ hơn 43 điểm thì đánh dấu (X) vào cột 6 hộ có khả năng nghèo, cận nghèo đưa vào danh sách điều tra thu nhập tại Phụ lục 5 (Phiếu B)

Page 20: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• PHỤ LỤC 2• Cột A: Số thứ tự• Cột B: Ghi tên tất cả các hộ nghèo hiện tại• Cột 1: Ghi số yếu tốt đặc trưng của hộ• Cột 2: Hộ có số yếu tố lớn hơn hoặc bằng 2 ở khu

vực thành thị, lớn hơn hoặc bằng 3 ở khu vực nông thôn thì đánh dấu (X) vào cột 2 hộ vẫn nghèo không cần rà soát

• Cột 3: Đánh dấu “X” vào cột 3 đối với những hộ có số yếu tố nhỏ hơn 2 đối với khu vực THÀNH THỊ và nhỏ hơn 3 ở khu vực NÔNG THÔN, Hộ có khả năng thoát nghèo cần phải tiếp tục rà soát thu nhu nhập ở phụ lục 5 (phiếu B)

• .

Page 21: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

PHỤ LỤC 5 (phiếu B)

• Từ mục 1-3 ghi đầy đủ các thông tin của hộ vào dòng tương ứng;

• 4, Thu thập thông tin về thu nhập của hộ:• Các khoản thu của hộ trong 12 tháng qua gồm

các khoản thu của tất cả các thành viên trong hộ gia đình như thu từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ; từ làm công ăn lương và các khoản thu nhập khác như: quà tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại; thu từ cho thuê nhà, máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác; thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, v. v…

Page 22: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột A, Thể hiện tất cả các nguồn thu có thể của hộ trong 12 tháng qua, bao gồm cả phần bán ra/trao đổi và phần tiêu dùng cho hộ gia đình. TÍNH TỪ THỜI ĐIỂM KHẢO SÁT THU NHẬP.

• Cột 1: Ghi giá trị tất cả các nguồn thu của hộ trong 12 tháng qua

• Tương ứng với mỗi nguồn thu ghi giá trị hộ thu được do bán/trao đổi, để lại dùng (làm thức ăn cho người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu để sản xuất, làm giống, ...) số sản phẩm thu hoạch được trong 12 tháng qua.

Page 23: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Tính giá trị sản phẩm trao đổi bằng cách tính giá trị sản phẩm đem đổi theo giá bán trên thị trường địa phương tại thời điểm đổi hàng, hoặc giá tương đương nếu phải mua các sản phẩm, hàng hoá đổi được ngoài thị trường vào thời điểm đó.

• - Tính giá trị sản phẩm để lại sử dụng bằng cách tính giá trị sản phẩm đó theo giá thị trường địa phương tại thời điểm sử dụng, hoặc giá bình quân của thời kỳ sử dụng trong 12 tháng qua (nếu sử dụng thường xuyên).

Page 24: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Các nguồn thu phụ như rơm, rạ, củi được dùng làm chất đốt; phân chuồng sử dụng cho cây trồng hay làm khí ga được lấy từ nguồn chăn nuôi, nếu hộ gia đình sử dụng đến thì phải được tính đến trong nguồn thu. Nếu không tính vào nguồn thu thì phần chi phí có liên quan cũng không được tính.

Page 25: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Ngoài công việc chính, các thành viên của hộ còn có thể làm thêm vài ba công việc phụ khác như đi cấy thuê, tuốt lúa thuê, hoặc làm thêm các việc khác như đan lát rổ rá, làm nón, sửa chữa xe máy, xe đạp, .. Tất cả các công việc làm thêm, hay việc phụ đều được tính đến cho dù không nhiều, thu nhập từ những việc làm này có thể là tiền mặt nhưng cũng có thể là hiện vật thì tính qui đổi giá trị trong trường hợp phải mua nó.

Page 26: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Các khoản thu khác bao gồm: tiền mặt và giá trị hiện vật do người ngoài hộ gia đình từ nước ngoài hoặc trong nước cho, biếu, mừng, giúp,…; lương hưu, trợ cấp mất sức, trợ cấp thôi việc 1 lần; tiền nhận từ các hình thức bảo hiểm do quỹ bảo hiểm trả cho người và tài sản bị thiệt hại của gia đình có tham gia bảo hiểm (không tính BHXH trả thay lương, bảo hiểm nhân thọ đến kỳ lĩnh); lãi tiền gửi ngân hàng, cổ phần, tín phiếu và lãi từ các hình thức cho vay, góp vốn khác; thu từ cho thuê tài sản như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất và đất chưa tính ở phần hoạt động SXKD-DV của hộ; thu từ các khoản nhận được từ các tổ chức nhân đạo, từ thiện, hiệp hội, các doanh nghiệp ủng hộ; các khoản thu khác làm tăng thu nhập chưa kể ở trên như trúng xổ số, vui chơi có thưởng,…

Page 27: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Lưu ý: Các khoản thu sau không tính vào thu nhập của hộ:

• - Cây trồng, vật nuôi, sản phẩm dở dang, chưa thu hoạch.

• - Chăn nuôi trâu, bò dùng làm công cụ sản xuất. • - Các khoản thu đột xuất, bất thường như bán /chuyển

nhượng đất đai, nhà ở, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, đồ dùng, phương tiện sinh hoạt, bán vàng bạc, đá quý, đồ trang sức, bán bản quyền tác phẩm. Các khoản rút tiết kiệm, thu nợ, lấy cổ phần, lấy họ, hụi, thanh toán tín phiếu, trái phiếu, vay nợ, tạm ứng, thanh lý tài sản cố định, …

• - Các khoản trợ giúp xã hội theo quyết định 67 và 13

Page 28: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 2: Ghi giá trị tất cả các khoản chi phí của hộ: Ghi tất cả các khoản chi phí thực tế cho các khoản thu được, kể cả chi phí từ năm trước tương ứng với khoản thu được trong 12 tháng qua, bao gồm các khoản chi phí bằng tiền và chi phí vật chất, chi phí dịch vụ và các khoản chi phí khác phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ (tính cả phần mua vào, phần hộ tự túc và có được từ các nguồn không phải trả tiền).

Page 29: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Hộ có xe máy chở khách thì phần chi phí nhiên liệu xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng, … phục vụ việc chở khách thì được tính vào các khoản mục chi phí tương ứng. Xe máy phục vụ cho sinh hoạt gia đình thì các chi phí có liên quan không được ghi vào câu này.

• Lưu ý khi ghi các khoản chi phí cho các hoạt động SXKD- DV

• - Để tính chi phí sản xuất của hộ, quy định chỉ tính các khoản chi phí do hộ tự túc hoặc nhận được đã được tính vào thu của hộ, ví dụ: thóc đã được tính vào sản lượng thu hoạch, tức là đã tính vào thu, nay đem ra làm giống để gieo trồng.

Page 30: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Không ghi những khoản chi phí do hộ tự túc hoặc nhận được (không phải mua) nhưng chưa được tính vào thu của hộ ở bất kỳ chỗ nào trong phiếu phỏng vấn hộ gia đình này, ví dụ: không cần ghi vào chi phí trồng trọt dụng cụ nhỏ tự làm dùng cho sản xuất chưa được tính vào thu của hộ.

• - Về nguyên tắc, chi phí mua ở giá nào tính chi phí thực tế cũng ở giá đó, thí dụ mua thóc giống được trợ giá thì tính chi phí theo giá đó. Không tính phần trợ giá vào thu nhập của hộ.

Page 31: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Page 32: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
Page 33: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Phần tự túc được hoặc được người khác cho và có tính trong phần thu thì ở phần chi tính theo giá bán bình quân năm tại địa bàn điều tra.

• - Chỉ tính các khoản chi phí có liên quan đến những sản phẩm đã thu hoạch trong năm; quy ước không tính chi phí sản xuất dở dang cho cây trồng chưa cho thu hoạch sản phẩm.

• - Trường hợp chi phí sản xuất có liên quan đến thu nhập của nhiều năm phải phân bổ chi phí theo các năm cho thu hoạch sản phẩm, ví dụ như tiền thuê hoặc đấu thầu đất.. Những chi phí có liên quan đến nhiều ngành thì tính phân bổ cho các ngành theo tỷ lệ thu hoặc tỷ lệ chi của mỗi ngành trong tổng số thu hoặc chi.

Page 34: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Vật tư dùng vào sản xuất nếu mua ngoài thì tính theo giá thực tế mua, tự túc tính theo giá bình quân năm của thị trường tại địa bàn điều tra.

• - Trường hợp sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu...) mất mùa một vụ trong 12 tháng qua, hay chăn nuôi do dịch bệnh toàn bộ chi phí cho sản xuất của vụ đó được hạch toán vào chi phí sản xuất.

• - Trường hợp lũ, lụt...làm mất mùa và gây thiệt hại cả những khoản đầu tư chí phí xây dựng cơ bản trong sản xuất như thiệt hại về vườn cà phê, hồ tiêu...hộ phải đầu tư trồng lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua như sau:

Page 35: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• + Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài...) được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất cho 12 tháng qua.

• + Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần phân bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn cây cà phê, vườn cao su...được tính vào chi phí sản xuất trong 12 tháng qua bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dưng cơ bản chia cho số năm sử dụng, số tiền thiệt hại tính bình quân cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong năm. Cụ thể, trong phiếu này ghi vào mục chi khác. Số còn lại không tính vào chi phí trong 12 tháng qua.

Page 36: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Ví dụ: 12 tháng qua hộ ông An có diện tích cà phê là 2 ha, ông An đã đầu tư cho cây giống là 10 triệu đồng, thuê công lao động trồng và chăm sóc cà phê là 2 triệu đồng, chi phí phân bón 1 triệu đồng, trong năm 2008 do hạn hán, gia đình không có nguồn nước tưới kịp thời nên 2/3 số cây đã bị chết. Số thiệt hại gia đình ước tính lên tới 8 triệu đồng, trong đó cây cà phê chết trị giá 7 triệu, công lao động, phân bón thiệt hại khoảng 1 triệu. Gia đình cho biết thời gian vườn cà phê cho sản phẩm là 20 năm. Theo qui ước trên, thiệt hại được tính vào chi phí sản xuất cà phê 12 tháng qua như sau:

Page 37: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Chí phí thường xuyên được tính 1 triệu vào chi phí sản xuất

• - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản phân bổ cho 20 năm là 350.000đ/năm = (7.000.000 :20 năm), số còn lại 6.650.000 đ bỏ qua không tính vào khoản chi phí trong 12 tháng qua.

• - Chi phí trong trồng trọt và chăn nuôi bao gồm: giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, chi phí thuê mướn lao động (không tính lao động của gia đình), chi phí xây dựng và sửa chữa nhỏ chuồng trại, thức ăn gia súc, chi phí dịch vụ sản xuất và các chi phí khác.

Page 38: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Chi phí sản xuất trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản bao gồm: mua sắm vật tư, công cụ sản xuất nhỏ, thức ăn chăn nuôi thuỷ hải sản...

• - Trong các ngành nghề phụ và dịch vụ bao gồm chi phí thuê lao động, mua nguyên vật liệu, chi phí bán hàng...

• - Chi phí cho đi làm thuê bao gồm mua sắm công cụ để phục vụ cho việc làm thuê, chi phí tàu xe..., không tính các khoản chi cho sinh hoạt cá nhân trong quá trình đi làm thuê như ăn, mặc, uống, thuốc lá....

Page 39: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• - Trong chi phí sản xuất, không tính các khoản đầu tư lớn có tính chất dài hạn và đầu tư tài sản cố định như xây dựng cơ sở sản xuất, đầu tư vào thiết bị, máy móc, mua trâu bò cày kéo... mà phải phân bổ cho thời gian sử dụng để tính giá trị khấu hao. Phần khấu hao (nếu có) được tính vào mục chi khác trong phiếu hỏi này.

Page 40: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Câu 5.

• - Tổng thu nhập của hộ gia đình trong 12 tháng qua: Bằng tổng thu ở cột 1 trừ đi tổng chi ở cột 2 của câu 4.

• - Thu nhập bình quân/người/tháng: Bằng giá trị tổng thu nhập của câu 5.1 chia cho số nhân khẩu của hộ rồi chia cho 12 tháng.

Page 41: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

PHẦN II

HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP

Page 42: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

HƯỚNG DẪN TỔNG HỢP PHIẾU C

1. Mục đích• Phiếu được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)

gốc ban đầu phục vụ cho quản lý hộ nghèo và hộ cận nghèo trong cả giai đoạn 2011-2015. Tổng điều tra hộ nghèo và cận nghèo năm 2010 được coi là năm gốc. Thông tin được điền vào phiếu này là căn cứ vào nhận dạng chính xác hộ gia đình thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo dựa vào một số đặc điểm theo kết quả bình xét của xã/phường/thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và theo thu nhập bình quân khẩu/tháng của các thành viên trong hộ.

Page 43: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

CÁCH GHI VÀO PHIẾU C

• 1. Họ và tên chủ hộ: Ghi đầy đủ Họ và tên chủ hộ được bình xét là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.

• Mã hộ:

• Mã hộ: Số thứ tự hộ nghi bốn chữ số có thể ghi theo tổ dân phố, thôn, xóm, bản,…miễn là các chữ số này không được trùng trong cùng 1 xã, tổ dân phố, thôn, xóm, bản,…

Page 44: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 2. Địa chỉ: Ghi đầy đủ thông tin bằng chữ về Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương; Huyện/Quận/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh, Xã/Phường/Thị trấn và Thôn/Tổ dân phố nơi hộ gia đình thường trú, tạm trú.

• 3. Khu vực: Tích vào ô mã số 1 nếu gia đình ở khu vực thành thị hoặc tích vào ô mã số 2 nếu gia đình ở khu vực nông thôn.

• 4. Thành phần dân tộc của chủ hộ: Nếu chủ hộ là người Kinh tích vào ô có mã 1 hoặc chủ hộ không phải là người Kinh tích ô có mã số 15 và ghi cụ thể tên dân tộc (Ví dụ: Chủ hộ là người dân tộc Chức, ghi mã số 15 và ghi cụ thể: Chức bên cạnh.

Page 45: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 5. Kết quả phân loại hộ: Căn cứ theo kết quả phân loại hộ của cấp xã để chọn và tích vào một trong các ô mã cụ thể sau:

• - Hộ gia đình thuộc diện nghèo tại thời điểm điều tra (gốc): mã số 1

• - Hộ gia đình thuộc diện nghèo mới phát sinh so với năm gốc: mã số 2

• - Hộ gia đình thuộc diện tái nghèo là hộ thoát nghèo lại nghèo lại: mã số 3

• - Hộ gia đình thuộc diện cận nghèo: số mã 4.• .....

Page 46: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 6. Thu nhập bình quân khẩu/tháng (đồng): Lấy kết quả điều tra thu nhập ở phiếu B

• 7. Số nhân khẩu của hộ: ghi tổng số người của hộ đang cùng sinh sống, cùng ăn và cùng ở tại gia đình từ 6 tháng trở lên vào ô trống. (theo quy định)

• 8, Thông tin về các thành viên trong hộ,• . Tình trạng nhà ở của hộ: Ghi mã vào một trong

các tình trạng nhà ở hiện tại của hộ theo các mã dưới đây:

• - Nhà kiên cố: mã 1- Nhà bán kiên cố: mã 2• - Nhà tạm: mã 3 - Chưa có nhà: .mã 4

Page 47: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 10. Nước sinh hoạt: Đánh mã tương ứng vào tình trạng nước đang sử dụng của hộ gia đình theo một trong 2 mã sau:

• - Nước sạch:…………………… mã 1

• - Nước không hợp vệ sinh:…….. mã 2

Page 48: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 11. Nguyên nhân nghèo: Khoanh tròn tối đa 2 trong số các nguyên nhân sau:

• - Thiếu vốn sản xuất……………………………mã 1• - Thiếu đất canh tác………………………..…..mã 2• - Thiếu phương tiện sản xuất…………………..mã 3• - Thiếu lao động……………………….………..mã 4• - Đông người ăn theo……………………………mã 5• - Có lao động nhưng không có việc làm………..mã 6• - Không biết cách làm ăn, không có tay nghề…..mã 7• - Ốm đau nặng hoặc …….............................……mã 8• - Mắc tệ nạn xã hội.................................................mã 9• - Chây lười lao động…………………………….mã 10• - Nguyên nhân khác………………………… mã 11

Page 49: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 12. Nguyện vọng của hộ: Khoanh tròn tối đa 2 trong số các nguyện vọng sau:

• - Hỗ trợ vay vốn ưu đãi………....... mã 1

• - Hỗ trợ đất sản xuất……………… mã 2

• - Hỗ trợ phương tiện sản xuất……. mã 3

• - Giúp học nghề………………….. mã 4

• - Giới thiệu việc làm……………… mã 5

• - Hướng dẫn cách làm ăn…………. mã 6

• - Hỗ trợ xuất khẩu lao động………. mã 7

• - Trợ cấp xã hội…………………… mã 8

Page 50: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 8. Thông tin các thành viên của hộ: từ cột 1 đến cột 9:

• Cột 1: ghi số thứ tự các thành viên trong hộ gia đình. Số thứ tự thứ nhất bao giờ cũng dành cho chủ hộ, ghi lần lượt đến hết các thành viên trong hộ.

• Cột 2: ghi đầy đủ họ tên của từng thành viên trong hộ tương ứng với số thứ tự ở cột 1, ghi bắt đầu từ chủ hộ.

Page 51: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 3: ghi rõ quan hệ với chủ hộ. Bắt đầu từ chủ hộ ghi mã số 1; vợ/chồng của chủ hộ ghi mã số 2; con (gồm cả con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể) của chủ hộ ghi mã số 3; Cha/mẹ (cả cha mẹ của vợ/chồng, cha mẹ nuôi nếu cùng ở trong một hộ) ghi mã số 4; Ông/bà của chủ hộ ghi mã số 5; Cháu nội/ngoại ghi mã số 6; Anh/chị/em ghi mã số 7 và Khác ghi mã số 8.

Page 52: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 4: Giới tính: đánh mã 1 là nam và mã 2 là nữ.

• Cột 5: Ghi rõ năm sinh của từng thành viên có 4 chữ số và là năm Dương lịch. Nếu khai năm Âm lịch sẽ chuyển đổi sang năm Dương lịch tương ứng ghi và ghi lại vào dòng của thành viên đó.

• Cột 6: Ghi thành phần dân tộc của từng thành viên trong hộ theo bảng mã cụ thể sau: …

• Dân tộc Kinh: mã 1 • Dân tộc khác : mã 15

Page 53: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 7: Đối tượng chính sách: Nếu thành viên nào trong hộ gia đình thuộc đối tượng nào thì ghi cụ thể theo mã tương ứng dưới đây, nếu không thuộc đối tương chính sách nào thì bỏ trống:

• - Thương binh - Bệnh binh: mã 1• - Thân nhân chủ yếu của liệt sỹ: mã 2• - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc

hoá học: mã 3• - Người có công giúp đỡ cách mạng: mã 4• - Đối tượng có công khác (có giấy tờ công nhận):

mã 5.

Page 54: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 8: Đối tượng đang được hưởng theo Nghị định 67 hoặc Nghị định 13: Ghi cụ thể các trường hợp thành viên của hộ đang được hưởng vào các dòng tương ứng theo các mã sau:

• 1.Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

• 2.Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa; • 3.Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu

hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;• 4.Người tàn tật nặng không có khả năng lao

động hoặc không có khả năng tự phục vụ;

Page 55: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 5.Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm;

• 6.Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo;

• 7.Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi

Page 56: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 9: Tình trạng đi học: trong cột này chỉ hỏi những thành viên trong hộ từ dưới 25 tuổi. Ghi mã tương ứng vào từng thành viên theo mã sau:

• Mẫu giáo/mầm non:………….. mã 1

• Tiểu học:………………………mã 2

• Trung học cơ sở:………………mã 3

• Trung học phổ thông:………….mã 4

• Trung cấp:……………………..mã 5

• Cao đẳng/Đại học trở lên:……. mã 6./

Page 57: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• HƯỚNG DẪN GHI BIỂU SỐ 8 (SỔ HỘ NGHÈO)

Page 58: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• 1. Mục đích:• Sổ Quản lý hộ nghèo và hộ cận nghèo được sử dụng

để Quản lý hộ nghèo và hộ cận nghèo khi chưa có điều kiện Quản lý đối tượng này bằng phần mềm máy tính. Đồng thời nhờ Sổ này giúp cấp xã có thể tổng hợp nhanh được số hộ gia đình thuộc diện nghèo và cận nghèo phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và là cơ sở quan trọng cho việc rà soát, đánh giá hoạt động về an sinh xã hội của địa phương.

• 2. Đơn vị lập sổ quản lý hộ nghèo và hô cận nghèo• Đơn vị lập sổ Quản lý hộ nghèo - hộ cận nghèo trực

tiếp là các thôn, bản và cấp xã sẽ là cấp tổng hợp và quản lý chung.

Page 59: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Sổ hộ nghèo được thiết kế 21 cột cụ thể:• Cột 1: ghi số thứ tự của các hộ đã được cấp xã

bình xét là hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo chuẩn của Chính phủ quy định.

• Cột 2: ghi số thứ tự các thành viên của một hộ gia đình tương ứng từng hộ

• Cột 3: ghi họ và tên các thành viên tương ứng của từng hộ. Ghi chữ in hoa có dấu, đầu tiên là chủ hộ sau đó theo mối quan hệ

• Ví dụ: NGUYỄN VĂN A

Page 60: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 4: ghi quan hệ với chủ hộ ở dòng tương ứng (mã sử dụng giống mã Phiếu thu thập đặc điểm hộ).

• Chủ hộ ghi: CH;• Vợ/chồng chủ hộ ghi: Vợ/chồng;• Con dẻ, dâu, rể của chủ hộ ghi: Con;• Cha/mẹ chủ hộ ghi: Cha/mẹ;• Ông/ bà của chủ hộ ghi: Ông/bà;• Cháu nội/ngoại của chủ hộ ghi: Cháu;• Anh/chị/em của chủ hộ ghi: Anh/em;• Khác của chủ hộ ghi: Khác

Page 61: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 5: Địa chỉ, ghi thôn, xóm• Cột 6, Giới tính, Nam ghi mã 1, nữ ghi mã 2• Cột 7, Năm sinh, ghi theo năm dương lịch• Cột 8, Dân tộc, nếu dân tộc Kinh ghi mã 1, dân tộc

khác ghi mã 15• Cột 9, Người có công: Nếu là người có công thì ghi

mã (hướng dẫn ghi phiếu) vào dòng tương ứng với của thành viên đó.

• Cột 10, Đối tượng BTXH: Nếu là người thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội thì ghi mã (Hướng dẫn ghi phiếu) vào ô tương ứng của thành viên đó

Page 62: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 11: Đang đi học (chỉ ghi các thành viên của hộ dưới 25 tuổi): Nếu đang đi học thì ghi mã (Hướng dẫn ghi phiếu) vào dòng tương ứng với của thành viên đó, ngược lại bỏ trống không ghi.

• Cột 12, ghi thu nhập bình quân vào dòng chủ hộ (số liệu ở PL 7)

• Cột 13, Tình trạng nhà ở: Ghi mã vào dòng chủ hộ

• Cột 14, Nước sinh hoạt: Ghi mã vào dòng chủ hộ• Cột 15, 16: Nguyên nhân nghèo do: Căn cứ vào

các nguyên nhân ghi mã vào dòng tương ứng của chủ hộ (chỉ chọn tối đa 2 nguyên nhân)

Page 63: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 16, 17: Nguyện vọng của chủ hộ: Chọn mã tương ứng ghi vào dòng chủ hộ (chỉ chọn tối đa 2 nguyện vọng

• Cột 19, 20, 21: Ghi mã vào dòng tương ứng của chủ hộ

Page 64: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

HƯỚNG DẪN

GHI BIỂU SỐ 9

(HƯỞNG CHÍNH SÁCH BHYT)

Page 65: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột A: Ghi số thứ tự từ 1 đến N với N là số hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo chuẩn của Chính phủ quy định.

• Cột B: Ghi số thứ tự các thành viên của một hộ gia đình tương ứng.

• Cột C: Ghi họ và tên tất cả các thành viên tương ứng của từng hộ. (ghi bằng chữ in hoa có dấu hoặc đánh máy: ví dụ: NGUYỄN VĂN A)

• Cột D: Ghi năm sinh của những người là NAM;• Cột E: Ghi năm sinh của những người là NỮ;

Page 66: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột G: Ghi quan hệ với chủ hộ ở dòng tương ứng;

• - Chủ hộ ghi: CH;• - Vợ/chồng chủ hộ ghi: Vợ/chồng;• - Con dẻ, dâu, rể của chủ hộ ghi: Con;• - Cha/mẹ chủ hộ ghi: Cha/mẹ;• - Ông/ bà của chủ hộ ghi: Ông/bà;• - Cháu nội/ngoại của chủ hộ ghi: Cháu;• - Anh/chị/em của chủ hộ ghi: Anh/em;• - Quan hệ khác của chủ hộ ghi: Khác

Page 67: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Từ cột 1 đến cột 9: Đánh dấu (X) vào ô tương ứng của từng thành viên trong hộ gia đình được hưởng chính sách Bảo hiểm y tế (đã được cấp thẻ BHYT) thuộc các nhóm sau:

• Cột 1: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của những người đang hưởng chính sách người có công gồm:

• Cột 2: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của những người trong hộ nghèo, hộ cận nghèo đã hưởng chính sách BHYT theo Nghị định 150 và theo Quyết định 290:

Page 68: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 3: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo thuộc đối tượng đang được hưởng chế độ theo Nghị định 67 hoặc Nghị định 13 đã có BHYT

• Cột 4: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên trong hộ nghèo là trẻ em dưới 06 tuổi.

• Cột 5: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên thuộc hộ nghèo là thân nhân của các lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ (bao gồm lực lượng phục vụ trong quân đội nhân dân và công an nhân dân) đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế

Page 69: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 6: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp gồm:

• Cột 7: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên thuộc hộ nghèo, là hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên gồm:

Page 70: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

• Cột 8: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của thành viên trong hộ nghèo đã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế thuộc các nhóm khác (đã được cấp thẻ BHYT)

• Cột 9: Đánh dấu (X) vào dòng tương ứng của các thành viên thuộc hộ gia đình nghèo chưa được hưởng (chưa được cấp) thẻ bảo hiểm y tế.

Page 71: PHẦN I    QUY TRÌNH ĐIỀU TRA XÁC ĐỊNH                   HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO