Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

70
Tháng 9 năm 2014 BÁO CÁO KHO SÁT CÔNG TÁC QUN LÝ RI RO THIÊN TAI CA CÁC DOANH NGHIP Ti các tnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định

Transcript of Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

Page 1: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

Tháng 9 năm 2014

BÁO CÁO KHẢO SÁT CÔNG TÁC

QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP

Tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái

Bình, Nam Định

Page 2: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

GIỚI THIỆU ................................................................................................................................... 1

BỐI CẢNH CHUNG ......................................................................................................................... 3

1. Tình hình thiên tai ở các tỉnh phía Bắc trong những năm gần đây ............................................... 3

2. Các cơ quan và tổ chức có liên quan đến QLRRTT ở các tỉnh khảo sát ........................................ 7

KẾT QUẢ KHẢO SÁT ...................................................................................................................... 9

1. Phương pháp đánh giá .............................................................................................................. 9

2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp ............................................................................................... 10

2.1. Thông tin các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn ..................................................................... 10

2.2. Ảnh hưởng của thiên tai đến các doanh nghiệp được phỏng vấn trong ba năm gần đây ........ 13

2.3. Nhận thức và thái độ của doanh nghiệp đối với hoạt động QLRRTT ........................................ 15

2.3.1. Nguy cơ và khả năng ảnh hưởng của thiên tai tới các hoạt động của doanh nghiệp ........ 15

2.3.2. Hiểu biết về Luật PCTT ......................................................................................................... 18

2.4. Công tác QLRRTT của doanh nghiệp .......................................................................................... 20

2.4.1. Những hoạt động thường niên của các doanh nghiệp ....................................................... 20

2.4.2. Những hoạt động doanh nghiệp đã tiến hành trước thiên tai ........................................... 22

2.4.3. Những hoạt động doanh nghiệp tiến hành trong thiên tai ................................................. 23

2.4.4. Những hoạt động doanh nghiệp thực hiện sau thiên tai .................................................... 24

2.4.5. Doanh nghiệp tự đánh giá công tác phòng chống thiên tai ............................................... 25

2.4.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác PCRRTT của doanh nghiêp, những hỗ trợ cần thiết và những kinh nghiệm chia sẻ ........................................................................................................... 27

3. Vai trò của các tổ chức và các cơ quan liên quan trên địa bàn .................................................. 29

4. Nhu cầu đào tạo và cung cấp thông tin .................................................................................... 32

4.1. Nhu cầu đào tạo về QLRRTT của các cơ quan, tổ chức ............................................................. 32

4.2. Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp........................................................................................... 33

KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 35

ĐỀ XUẤT ..................................................................................................................................... 38

PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... 41

Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 41

Phụ lục 2: Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các doanh nghiệp .................................................... 43

Phụ lục 3: Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các cơ quan liên quan .............................................. 53

Phụ lục 4. Danh sách các doanh nghiệp điều tra tại 4 tỉnh ............................................................ 57

Page 3: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

CED Trung tâm Giáo dục và Phát triển

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KCN Khu công nghiệp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PCBL Phòng chống bão lụt

PCTT Phòng chống thiên tai

PCRRTT Phòng chống rủi ro thiên tai

QLRRTT Quản lý rủi ro thiên tai

Quỹ Quỹ Châu Á

TKCN Tìm kiếm cứu nạn

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trung tâm Trung tâm Giáo dục và Phát triển

USAID Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Hoa Kz

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

UBND Ủy ban nhân dân

Page 4: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Chi cục Đê điều và PCLB các tỉnh ............................................................ 8

Hình 2: Sơ đồ tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp ............................................................ 11

Hình 3: Biểu đồ quy mô doanh nghiệp phân chia theo các lĩnh vực (số doanh nghiệp) .......... 11

Hình 4: Sơ đồ về thâm niên của doanh nghiệp được phỏng vấn ............................................. 12

Hình 5: Sơ đồ về vị trí của người tham gia phỏng vấn ............................................................. 12

Hình 6: Thiệt hại trung bình do thiên tai gây ra cho doanh nghiệp 3 năm gần đây (tỷ đồng) . 13

Hình 7: Biểu đồ về mức độ thiệt hại trung bình của các doanh nghiệp ................................... 14

Hình 8: Các loại hình thiên tai có thể xảy ra và tác động đến doanh nghiệp ........................... 16

Hình 9: Nguy cơ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến hoạt động sản xuất đối với từng lĩnh vực

hoạt động của doanh nghiệp .................................................................................................... 16

Hình 10: Năng lực phòng chống và ứng phó thiên tai và BĐKH của doanh nghiệp ................. 18

Hình 11: Các hoạt động trong Luật PCTT mà doanh nghiệp đã có ........................................... 19

Hình 12: Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thực hiện khối lượng công việc mà nhóm khảo sát đã

liệt kê ra từ luật PCTT ............................................................................................................... 19

Hình 13: Nguồn thông tin, hỗ trợ khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro

thiên tai ..................................................................................................................................... 20

Hình 14: Các dịch vụ cần thiết để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục trong thiên tai ........... 23

Hình 15: Những hoạt động sau thiên tai của doanh nghiệp .................................................... 24

Hình 16: Các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành (doanh nghiệp tự đánh giá) ............ 26

Hình 17: Nhu cầu đào tạo của các cơ quan, tổ chức ................................................................ 33

Hình 18: Các nội dung đào tạo mà doanh nghiệp quan tâm (số doanh nghiệp) ..................... 33

Hình 19: Hình thức hỗ trợ, tư vấn mà doanh nghiệp quan tâm (số doanh nghiệp) ................ 34

Page 5: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số cơn bão và áp thấp nhiệt đơi và tình hình thiệt hại từ năm 2011-2013 ................................4

Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề của mỗi tỉnh .................................................. 10

Bảng 3: Mức độ gián đoạn các hoạt động do thiên tai gây ra với các doanh nghiệp ........................... 15

Bảng 4: Các hoạt động doanh nghiệp đã có .......................................................................................... 20

Bảng 5: Các hoạt động được doanh nghiệp tiến hành trước thiên tai ................................................. 22

Bảng 6: Những hoạt động doanh nghiệp tiến hành trong thiên tai ...................................................... 23

Page 6: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

1

GIỚI THIỆU

Dự án ‘Đẩy mạnh hợp tác Công – Tư trong quản lý rủi ro thiên tai và tăng khả năng chống chịu

của cộng đồng tại Việt Nam’ do USAID tài trợ và được Quỹ Châu Á cùng với 2 đối tác chính là

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED)

thực hiện. Dự án bắt đầu từ năm 2011 với mục tiêu nhằm giảm tác động của thiên tai tai Viêt

Nam băng cach tăng cường năng lực cho các địa phương và doanh nghiệp về lập kế hoạch ứng

phó thiên tai, thuc đẩy sáng kiến trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan tới t hiên tai thông

qua viêc đây manh quan hê hơp tac công -tư trong quan l{ rủi ro thiên tai (QLRRTT). Trong 3

năm qua, Dự án đã tiến hành các hoạt động dưới đây:

- Khảo sát và đánh giá nhu cầu tại các tỉnh/thành miền Trung : Tiến hành khảo sát năm

2011 tại các tỉnh miền trung: Nghê An , Đa Năng va Khanh Hoa ; tiến hành khao sat va

đanh gia nhu câu tai cac tinh / thành phia Nam và Đồng bằng sông Cưu Long năm 2013

tại các tỉnh/ thành: Hô Chi Minh, Long An va Cân Thơ.

- Xây dựng và phát hành tài liệu đào tạo và các ấn phẩm, bao gôm: Chương trinh, tài liệu

đao tao cho giang viên va doanh nghiêp miên Trung va miên Nam ; 9 cuôn tai liêu dung

cho giang viên , doanh nghiêp va gia đinh . Xem thêm chi tiêt tai :

http://ungphothientai.com/category/an-pham/tai-lieu-in/

- Đào tạo giảng viên cho doanh nghiệp: dư an đa đao tao đươc hơn 100 giảng viên nguồn

trong 3 năm tư 2011-2013;

- Đào tạo kỹ năng lập kế hoạch QLRRTT cho doanh nghiệp: Tiến hành đào tạo cho gân

1000 đai diên doanh nghi ệp ơ khu vưc miên Trung , miên Nam va Đông Băng sông Cưu

Long. Xin xem thêm chi tiêt tai : http://ungphothientai.com/cac-khoa-dao-tao-ve-quan-

ly-rui-ro-thien-tai-cho-doanh-nghiep/

- Qua 3 năm thưc hiên , dư an đa hô trơ Trung tâm th ực hiện các chương trình truyền

thông, bao gôm : môt loạt các phóng sự dài , ngăn vê QLRRTT ; xây dưng cac clips ngăn

hương dân giang viên trong cac khoa đao tao giang viên nguôn ; xây dưng trang web

http://ungphothientai.com/ câp nhât thông tin, kiên thưc vê QLRRTT; xây dưng khoa hoc

online vê QLRRTT;

- Lập kế hoạch cho các khu công nghiệp: hô trơ 2 khu công nghiêp tai thanh phô Hô Chi

Minh (Hiệp Phước) và Quảng Ngãi (Khu kinh tế Dung Quất) phô biên thông tin , lâp kê

hoạch phòng chông, ứng phó với thiên tai;

- Tăng cường hợp tác công tư trong lĩnh vực QLRRTT: năm thư 3 của dự án, Trung tâm đa

kêt hơp vơi cac đôi tac xây dưng môt khung hanh đông hơp tac công tư cho thanh phô

Đa Năng dưa trên cac sang ki ến của các doanh nghiệp được khảo sát . Xin xem thêm chi

tiết tai: http://ungphothientai.com/category/an-pham/hop-tac-cong-tu-an-pham/

Dựa trên kinh nghiệm thực hiện dự án hiện tại ơ Việt Nam, Quỹ và các đối tác thấy cần phải mở

rộng quy mô. Trong giai đoạn tiếp theo đến tháng 9 năm 2015, Quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động

tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, đồng thời mở rộng phạm vi ra bốn tỉnh phía Bắc và Bắc

Page 7: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

2

Trung Bộ: Thái Bình , Nam Đinh , Ninh Binh va Thanh Hóa. Đây la nhưng tinh có nguy cơ ảnh

hương thiên tai, đăc biêt la bao rât lơn.

Để xây dựng nội dung và chương trình tạo phù hợp với thực tiễn các tỉnh này, Dự án tiến hành

khảo sát thực trạng công tác phòng ngừa và ứng phó của các doanh nghiệp và sự hợp tác hỗ trợ

với các cơ quan có liên quan trên địa bàn các tỉnh. Dưa vao kêt qua qua khao sat, Dự án sẽ điêu

chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn của các tỉnh này.

Page 8: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

3

BỐI CẢNH CHUNG

1. Tình hình thiên tai ở các tỉnh phía Bắc trong những năm gần đây

Trong 3 năm trở lại đây, tình hình thiên tai ở nước ta diễn ra theo chiều hướng ngày càng phức

tạp và khó dự đoán.

Năm 2011, có 7 cơn bão và 7 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); nhiều đợt mưa, lũ lớn tại các tỉnh Trung

Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cưu Long; có khoảng trên 70 đợt dông, lốc xoáy kèm mưa

đá ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Năm 2011, thiên tai đã làm 295 người chết và mất tích;

274 người bị thương; 2.170 nhà bị đổ, sập, trôi; 447.694 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 350.367

ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 9.689.559 m3 đất đá bị sạt lở,... Ước tính thiệt hại về

vật chất khoảng 12.703 tỷ đồng.

Năm 2012, có 10 cơn bão và 02 ATNĐ; 11 trận động đất có cường độ từ 3,3 đến 4,7 độ Richter

và nhiều đợt dông, lốc xoáy kèm mưa đá. Thiên tai đã làm 258 người chết và mất tích; 408

người bị thương; 6.292 nhà bị đổ, sập, trôi; 101.756 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 408.383 ha

diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; 3.240.069 m3 đất đá bị sạt lở,.. Ước tính thiệt hại về vật

chất khoảng 16.000 tỷ đồng.1

Năm 2013 được xem là năm kỷ lục của số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam trong vòng 50 năm

qua. Trong số 15 cơn bão hoạt động trên Biển Đông có đến 12 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến

nước ta và trong số 5 ATNĐ thì có 1 ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trong đó, hai cơn

bão mạnh nhất trên Tây Bắc Thái Bình Dương, gây thiệt hại nhiều nhất cho nước ta, đó là: bão

Nari (bão số 11) và bão Hải Yến (bão số 14).

Theo báo cáo của các địa phương trên cả nước, năm 2013, thiên tai đã làm 313 người chết và

mất tich; 1150 người bị thương; 6401 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; trên 692 nghìn ngôi nhà bị

ngập nước, hư hỏng; 88,2 km đê, kè và 894 km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở; gần 8

nghìn cột điện gãy, đổ; hơn 17 nghìn ha lua và 20 nghìn ha hoa màu bị mất trắng; gần 117 nghìn

ha lúa và 154 nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong

năm 2013 ước tính gần 30 nghìn tỷ đồng.2

1 Công văn 4137/BNN-TCTL, ngày 18 tháng 11 năm 2013, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về

việc cung cấp những số liệu về thiên tai từ năm 2011 đến tháng 11 năm 2013. 2 Tổng cục thông kê (online), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013, truy cập ngày 01/01/2014,

https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

Page 9: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

4

Bảng 0.1: Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới và tình hình thiệt hại từ năm 2011-2013

Số cơn bão và áp thấp nhiệt

đới

Thiệt hại và người (chết, mất tích, và

bị thương)

Thiệt hại về kinh tế

Thiệt hại về Cơ sở hạ tầng

Năm 2011 7 cơn bão và 7 ATNĐ

295 người chết và mất tich; 274 người bị thương

12.703 tỷ đồng 449.864 ngôi nhà bị sập, ngập, tốc mái

350.367 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại

Năm 2012 10 cơn bão và 2 ATNĐ, 11 trận động đất

258 người chết và mất tich; 408 người bị thương

16.000 tỷ đồng 108.048 ngôi nhà bị sập, ngập, tốc mái

408.383 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại

Năm 2013 12 cơn bão và 1 ATNĐ

313 người chết và mất tích; 1150 người bị thương

30.000 tỷ đồng 698.401 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập, tốc mái

308.000 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại

8.000 cột điện bị đổ, gãy

Năm 2014, Trung tâm Dự báo khi tượng thủy văn Trung ương dự báo sẽ có từ 10 đến 12 cơn

bão ảnh hưởng đến nước ta. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mới chỉ có 03 cơn bão và 01 ATNĐ

hoạt động trên Biển Đông, it hơn so với mức trung binh nhiêu năm qua cũng như cùng kz này

năm 2013. Tuy vậy, cơn bão số 2 (Rammasun – tư ngay 11-19/07) và số 3 (Kalmaegi – tư ngay

15-17/09) đã ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, và ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão, nhiều

nơi đã xảy ra tình trạng lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt tại các khu vực miền núi thuộc Bắc Bộ, ven

biển Trung Bộ và Tây Nguyên, gây thiệt hại nhiều về người và của. Tinh đến hết tháng 10 năm

nay, thiên tai đã làm 142 người chết và mất tich; 163 người bị thương; hơn 1,7 nghìn ngôi nhà

bị sập đổ, cuốn trôi; khoảng 44 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, ngập nước; 122 nghìn ha lúa và 42

nghìn ha hoa màu bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm ước

tính khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng.3

Theo báo cáo nhận định xu thế thời tiết, thủy văn vụ đông xuân của Trung tâm khi tượng thủy

văn Trung ương, cập nhật ngày 10/10/2014, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ có nền nhiệt độ

cao hơn trung bình các năm khoảng từ 0.5 - 1.50C; tổng lượng mưa toàn mùa đông xuân 2014-

2015 tại Bắc Bộ có khả năng thi ếu hụt từ 15 - 30% so với trung bình nhiều năm, ở Trung Bộ

thiếu hut khoang 10 - 40%; về thủy văn: trong mùa cạn năm 2014-2015, khu vực Bắc Bộ sẽ tiếp

tục xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ, riêng ở vùng Đông Bắc, vùng núi phía Bắc và vùng trung

du Bắc Bộ sẽ gay găt hơn so v ới các vùng khác, các tháng cuối của mùa can năm 2014-2015 sẽ

xuât hiên tình trạng khó khăn trong giao thông đường thủy, cấp nước và phát điện so vơi năm

2013. Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015, diễn biến thời tiết, thủy văn trên cả nước

có xu hướng thiếu hụt mưa và dòng chảy, xuất hiện khô hạn và thiếu nước; nền nhiệt độ tăng

cao nhưng rét đậm, rét hại có khả năng đến sớm; it bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông

3 Tổng cục thông kê (online), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013, truy cập ngày 01/11/2014,

https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14151

Page 10: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

5

cũng như ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam4. Như vậy có thể thấy là thời tiết tiếp tục diễn biến

phức tạp và chắc chắn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu

không có các biện pháp chuẩn bị ứng phó kịp thời.

Tình hình thiên tai tại các tỉnh khảo sát

Là các tỉnh nằm dọc theo chiều dài biển Đông nên 4 tỉnh được khảo sát hằng năm luôn bị ảnh

hưởng bởi những cơn bão đổ bộ vào miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta. Trong vòng 3 năm trở

lại đây, 4 tỉnh này bị thiệt hại nhiều nhất bởi cơn bão số 8 năm 2012 và bão số 6 năm 2013.

Thái Bình

Với cường độ cấp 12, giật cấp 14 kèm theo mưa lớn thì bão số 8 năm 2012 được đánh giá là có

cường độ mạnh nhất đổ bộ vào Thái Bình kể từ năm 1986, gây thiệt hại nặng về con người và

tài sản. Bão số 8 đã làm 3 người chết, 76 người bị thương, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản.

Tổng thiệt hại ước tinh ban đầu trên 1,4 nghìn tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng

nề. Toàn tỉnh có 5.973 hecta lua mùa đã chin bị đổ, ngập nước, sản lượng giảm từ 30-70%;

25.366 ha cây hoa màu và cây vụ đông bị dập nát, ngập úng, thiệt hại nặng; 3.022 ha cây công

nghiệp ngắn ngày bị thiệt hại nặng; 122 ha rừng ngập mặn mới trồng bị hư hỏng 10%; 80% số

cây phi lao trồng ở bãi biển và các cồn cát bị gẫy đổ. Chăn nuôi cũng bị thiệt hại nặng, với

11.130 gia súc và 337.252 gia cầm bị chết và nước cuốn trôi; trên 6.014 hecta diện tích nuôi

trồng thủy sản bị ngập, trong đó có 2.423 ha bị thiệt hại trên 70% và 3.591 hecta bị thiệt hại từ

30-70%. Toàn tỉnh có 15.668 cột điện bị gẫy, 2.430.000 m dây điện bị đứt, 21 trạm biến áp bị hư

hỏng, đã làm cho toàn tỉnh Thái Bình mất điện trong nhiều ngày, gây ảnh hưởng lớn đến công

tác khắc phục hậu quả sau bão. Cơn bão cũng đã làm 210 trạm thông tin bị hư hỏng, 1.461 cột

điện thoại và cột phát sóng Viba bị đổ, 1.065.000 m dây viễn thông bị đứt. Có 536 nhà máy, xí

nghiệp bị thiệt hại nặng, trong đó có những nhà máy đã bị sập đổ hoàn toàn; có 279 nhà dân bị

sập đổ, 40.840 nhà bị tốc mái, hàng nghìn phòng học bị hư hỏng5…. Các địa bàn bị ảnh hưởng

nhiều nhất là: Thành phố Thái Bình, huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy.

Ngoài ra, bão số 6 năm 2013 làm cho huyện Thái Thuỵ có 150 ha hoa màu bị thiệt hại nặng; 18

ha lúa bị ngập úng; 3 cột điện hạ thế bị gãy đổ, 1 dây cáp bị đứt.6

Nam Định

Nam Định cũng là một trong những tỉnh hứng chịu nhiều ảnh hưởng của cơn bão số 8 năm

2012. Các địa bàn bị ảnh nhiều là: Thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu và huyện Giao Thủy.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh Nam Định, hàng

nghìn hecta lua mùa, hoa màu và diện tich nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ bị ảnh hưởng

nghiêm trọng; nhiều trạm thu phát sóng viễn thông, cột điện cao thế bị gãy đổ gây mất điện

trên diện rộng. Do ảnh hưởng của bão, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có hàng trăm cột điện

cao thế, hàng nghìn cột hạ thế, nhiều tuyến đường dây hư hỏng, trong đó huyện Giao Thủy bị

4 Trung tâm khi tượng thủy văn Trung ương (online), Nhận định xu thế thời tiết, thủy văn vụ đông xuân 2014 –

2015, truy cập ngày 10/10/2014, http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/70/16/Default.aspx 5 Thái bình ra sức khắc phục hậu quả bão số 8, khôi phục sản xuất; truy cập 9:54 18/9/2014

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=552867 6 Bão số 6: Nam Định, Thanh Hóa thiệt hại nặng, truy cập ngày 8/8/2013 http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-

ngay/nam-dinh-thanh-hoa-thiet-hai-nang-vi-bao-c46a563261.html

Page 11: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

6

hư hại nặng nề nhất với 80% vị tri cột và đường dây bị đứt gãy. Theo thống kê thiệt hại của toàn

tỉnh ước tinh khoảng trên 840 tỷ đồng.7

Năm 2013, bão số 6 đã đánh sập 170 mét kè trong tổng số 2 km kè chạy dọc bãi tắm Quất Lâm

(huyện Giao Thủy). Ngoài sự cố kè ở Quất Lâm, bão số 6 cũng đã đánh tốc mái 170 ki-ốt tại hai

khu du lịch biển Quất Lâm (huyện Giao Thủy) và Thịnh Long (huyện Hải Hậu), làm nghiêng, đổ

10 cột điện cao thế, 200 cột hạ thế, 36 km đường điện trung thế,... Nhiều khu vực trong tỉnh

mất điện. Nhiều ao, đầm, công trình nuôi thủy sản bị hư hỏng. Theo ước tính của Sở NN-PTNT

Nam Định, bão số 6 gây thiệt hại cho tỉnh này là trên 64 tỉ đồng8.

Ninh Bình

Cơn bão số 8 năm 2012 tuy không đổ bộ vào tỉnh nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho Ninh Bình

nhất là ở các khu vực đầm nuôi ngao, tôm. Theo thống kê của tỉnh Ninh Bình thì bão đã làm đổ,

tốc mái 7.220 lều chòi, nhà cưa của người dân; riêng huyện Kim Sơn có 4.961 lều, chòi vùng bãi

bồi ven biển và nhà cấp 4 bị tốc mái; huyện Yên Khánh 2.000 nhà cấp 4 bị tốc mái... Cùng với đó

khoảng 5.392 ha cây vụ đông bi hư hỏng, 300 ha ngao bị ảnh hưởng, 5.058 cây ăn quả và cây

lấy gỗ bị đổ gãy. Ước tính thiệt hại 270 tỷ đồng.9 Các huyện bị ảnh hưởng nhiều bới cơn bão số

8 là: Kim Sơn, Yên Khánh và Yên Mô.

Nằm trong tâm bão số 6 năm 2013 nên Ninh Bình là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng

nề nhất. Bão số 6 đổ bộ kèm theo gió giật mạnh và mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn đã

khiến hơn 1.000 ha lua ở các huyện Nho Quan, Yên Mô, Kim Sơn, Gia Viễn bị ngập. 68 cột điện

bị đổ; gần 60 ngôi nhà bị sập, tốc mái,…10

Thanh Hóa

Chỉ với cơn bão số 8 năm 2012, tỉnh Thanh Hóa thiệt hại ước tính khoảng 257 tỷ đồng. Các địa

bàn bị ảnh hưởng nhiều nhất trong tỉnh là: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn, huyện

Quảng Xương, huyện Nga Sơn. Ngoài ra, bão số 8 đã làm đổ 3 căn nhà; tốc mái: 2.172 nhà và 3

phòng học. Bão gây đổ, gãy 3640 ha ngô vụ đông; 2.446 ha hoa màu các loại bị dập nát, hư

hỏng; 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng; 40 cột điện hạ thế bị đổ, gãy; 16.500

m dây điện thoại, cáp quang bị đứt; 11 km bờ biển tại Sầm Sơn, Quảng Xương và đê cưa song ở

Nga Sơn bị sạt lở. Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão số 8, có 2 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân

bị hư hỏng và chìm,….11

7 Vtc online, Thiệt hại hàng tỷ đồng do bão số 8, truy cập 11:39 18/9/2014

http://vtc.vn/thiet-hai-hang-ngan-ty-dong-do-bao-so-8.2.353625.htm 8 Tin247.com, Bão số 6: Nam Định thiệt hại trên 64 tỉ đồng, truy cập ngày 8/8/2014

http://www.tin247.com/bao_so_6_nam_dinh_thiet_hai_tren_64_ti_dong-1-22438038.html 9 Tổng kết thiệt hại do bão số 8 gây ra; truy cập ngày 22/9/2014

http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/d-thong-tin-pclb-tkcn/tong-ket-thiet-hai-do-bao-so-8-gay-ra/ 10

Hậu quả bão số 6: Ngập úng khắp các tỉnh miền Bắc; truy cập ngày 22/9/2014 http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4329:hu-bao-s-6-ngp-ung-khp-cac-tnh-min-bc&catid=60:moi-trng-nong-thon&Itemid=94 11

Toàn cảnh những thiệt hại do cơn bão số 8 gây ra; truy cập ngày 22/9/2014 http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4329:hu-bao-s-6-ngp-ung-khp-cac-tnh-min-bc&catid=60:moi-trng-nong-thon&Itemid=94

Page 12: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

7

Năm 2013, theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn

(TKCN) Thanh Hóa, bão số 6 đã làm 1 người bị thương; 14 ngôi nhà bị sập; 753 ngôi nhà bị tốc

mái, hư hỏng nặng; hơn 7.000 ha lua, mia và rau màu bị gãy, đổ; gần 3km đê sông, kè đê biển,

bờ biển bị sạt lở; 703 chòi canh nuôi trồng bị sập, tốc mái. Đặc biệt, có khoảng hơn 1.000ha

nuôi ngao của người dân thuộc các xã ven biển mất trắng do những trận sóng lớn đã cuốn ngao

dồn lại thành từng đống, khiến ngao bị va đập với nhau, dẫn đến chết hàng loạt, trong đó thiệt

hại nặng nhất là huyện Hậu Lộc, tập trung ở các xã Minh Lộc, Đa Lộc, Hải Lộc... Ước tỉnh tổng

thiệt hại khoảng 167 tỷ đồng.12

2. Các cơ quan và tổ chức có liên quan đến QLRRTT ở các tỉnh khảo sát 13

Cơ quan thực hiện chức năng quản l{ Nhà nước về đê điều và PCLB trên địa bàn các tỉnh hiện

nay là Chi cục Đê điều và PCLB (sau đây gọi tắt là Chi cục).

Chi cục là tổ chức trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), chịu sự chỉ

đạo và quản lý trực tiếp của Sở NNPTNT; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ

của Cục Quản l{ đê điều và PCLB thuộc Bộ NN&PTNT.

Chi cục các tỉnh thường kiêm Văn phòng thường trực Chỉ huy PCLB tỉnh, có nhiệm vụ xây dựng,

trình Giám đốc Sở NN&PTNT quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm; chương trình dự án, cơ

chế chính sách về quản lý, bảo vệ, tu bổ đê điều, PCLB trên địa bàn tỉnh. Các văn bản thuộc

phạm vi quản lý của Chi cục để UBND tỉnh phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung các văn

bản đã trình. Ngoài ra, Chi cục còn có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực

hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn,

quy trình, quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt; tuyên truyền

phổ biến pháp luật về chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

Tinh đến thời điểm này, Ủy ban Nhân dân (UBND) 4 tỉnh khảo sát đều đã ban hành Quyết định

phê duyệt chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và

giảm nhẹ thiên tai (GNTT) đến năm 2020. Mục tiêu chung của Chiến lược này là có thể huy động

mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai từ ngày

ban hành quyết định đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài

sản, hạn chế phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa góp phần quan

trọng bảo đảm phát triển ổn định và bền vững kinh tế xã hội đảm bảo quốc phòng an ninh. Để

đạt được những mục tiêu trên thì Chiến lược này đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể

để thực hiện, bao gồm: xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế

chinh sách trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; hoàn thiện hệ thống tổ chức; lồng

ghép nội dung Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 vào

chương trình, kế hoạch phát triển KTXH của các ngành, các địa phương; lập rà soát quy hoạch

đã có; xã hội hóa và phát triển nguồn nhân lực nâng cao nhận thức của cộng đồng; tiếp tục phát

huy kinh nghiệm truyền thống, đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công

12

Hậu quả bão số 6: Ngập úng khắp các tỉnh miền Bắc; truy cập ngày 22/9/2014 http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4329:hu-bao-s-6-ngp-ung-khp-cac-tnh-min-bc&catid=60:moi-trng-nong-thon&Itemid=94 13

Tổng hợp thông tin trên các website của Sở NN&PTNT và các Quyết định phê duyệt chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và GNTT đến năm 2020 của các tỉnh khảo sát

Page 13: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

8

nghệ về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai vào thực tế; củng cố hệ thống đê điều, hồ, đập;

hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, quản lý nghề cá; nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn; đẩy

mạnh hợp tác giao lưu trao đổi kinh nghiệm. Theo Điều khoản quy định về trách nhiệm tổ chức

thực hiện trong các quyết định này, UBND tỉnh là đơn vị chủ trì thực hiện kế hoạch. Ngoài Chi

cục Đê điều và PCLB các tỉnh các Sở, ban, ngành như Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính, Sở xây

dựng, Chi cục kho bạc nhà nước tỉnh,UBND các huyện, xã,… đều phải phối hợp chặt chẽ trong

việc tổ chức, thực hiện các chương trình, dự án nêu trong kế hoạch hành động; lồng ghép nội

dung phòng, chống, GNTT vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa

phương; định kz hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh.

Sơ đồ tổ chức Chi cục Đê điều và PCLB các tỉnh:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Chi cục Đê điều và PCLB các tỉnh

Sở NN&PTNT

Chi cục Đê điều và PCLB

Phòng Tổ chức - Hành chinh tổng

hợp

Phòng Kỹ thuật và

Thường trực chống lụt

bão

Phòng Quản l{

công trình

Phòng Quản l{ đê &

Thanh tra chuyên ngành

Các Hạt quản l{ đê

Page 14: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

9

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1. Phương pháp đánh giá

Mục tiêu: Thu thập thông tin để có thực tiễn về mức độ sẵn sàng và khả năng phòng ngừa và

ứng phó với thiên tai của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn làm cơ sở xây dựng chương trình

đào tạo và các chươg trình hỗ trợ tiếp theo của dự án.

Đối tượng và phạm vi khảo sát: Khảo sát tập trung vào 3 nhóm đối tượng, bao gồm: (i) các

DNNVV hoạt động trên địa bàn bị ảnh hưởng thiên tai (ii) Các hiệp hội doanh nghiệp và chi

nhánh VCCI đóng tại địa phương (iii) Cơ quan quản l{ nhà nước về QLRRTT câp tinh. Các doanh

nghiệp trong lĩnh vực: Sản xuất, Thương mại/Dịch vụ, Khai khoáng, Nông/lâm/thuỷ sản được

lựa chọn. Các loại hình doanh nghiệp được lựa chọn khảo sát là: Doanh nghiệp nhà nước

(DNNN) bao gồm cả các chi nhánh, Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH),

doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Khảo sát tập trung xác định mức độ nhận thức, thái độ và thực tiễn tiến hành các hoạt động

phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, cũng như đanh gia mưc đô săn sang cua doanh nghiêp va

nhu câu đao tao QLRRTT t ại các tỉnh phía Bắc, bao gôm : Thái Bình , Nam Đinh , Ninh Binh va

Thanh Hoa. Dựa trên những nội dung đào tạo đã tập huấn cho các doanh nghiệp bao gồm trong

các khóa trước, xác định mức độ quan tâm và phù hợp của các nội dung này đối với các doanh

nghiệp ở miền Bắc. Nhằm tăng cường cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp qua internet,

các thông tin liên quan đến mức độ sư dụng và truy cập internet của các doanh nghiệp cũng

được thu thập.

Địa bàn khảo sát: Khảo sát được thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Bắc , bao gôm: tỉnh Thái

Bình, Nam Đinh, Ninh Binh va Thanh Hoa va tâp trung các huyện, thị đã bị ảnh hưởng nặng nề

do thiên tai trong nhưng năm qua:

Thái Bình: Thành phố Thái Bình, Huyên Thai Thuy; Huyên Tiên Hai; Huyên Đông Hưng

Nam Đinh : Thành phố Nam Định ; Huyên Hai Hâu ; Huyên Xuân Trương ; Huyên Giao

Thủy.

Ninh Binh: Thành phố Ninh Bình, Huyên Kim Sơn; Huyên Gia Viên

Thanh Hoa : Thành phố Thanh Hóa , Huyên Hâu Lôc ; Huyên Hoăng Hoa ; Huyên Quang

Xương

Nhóm khảo sát chọn các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn trên để tiến hành phỏng vấn

sâu.

Phương pháp và công cụ thực hiện

Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp:

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan, các báo cáo đánh giá, báo cáo

liên quan đến dự án, và các tài liệu liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai tại các tỉnh khảo sát.

Dựa trên thông tin đó cùng với mục đich và yêu cầu đánh giá, nhóm đánh giá xây dựng đề

cương báo cáo, phiếu đánh giá và lựa chọn các cơ quan và doanh nghiệp để khảo sát.

Phỏng vấn sâu:

Page 15: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

10

Khảo sát đã được tiến hành từ 13-17/10/2014 trên địa bàn 4 tỉnh là: Thanh Hóa, Ninh Bình,

Nam Định, Thái Bình thông qua 56 cuộc phỏng vấn sâu, gồm 48 doanh nghiệp (14 Thanh Hóa,

15 Ninh Bình, 9 Thái Bình; 10 Nam Định) và 8 cơ quan liên quan. Danh sách các doanh nghiệp và

cơ quan tham gia phỏng vấn và khảo sát xem ở Phụ lục 4.

2. Kết quả khảo sát doanh nghiệp

2.1. Thông tin các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn

Các doanh nghiệp được khảo sát hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, như: nuôi

trồng thủy sản, sản xuất cơ khi, may mặc, xây dựng,… Các doanh nghiệp này đều nằm trên

những địa bàn thường bị ảnh hưởng nhất do thiên tai của các tỉnh. Nhóm tiến hành phỏng vấn

sâu 48 doanh nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa (14), Ninh Bình (15), Nam Định (10), Thái

Bình (9). Chi tiết thông tin về các doanh nghiệp được phỏng vấn được trình bày dưới đây.

i) Loại hình và quy mô doanh nghiệp

Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp phân theo ngành nghề của mỗi tỉnh 14

STT Tỉnh

Ngành nghề Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa Tổng cộng

1 Sản xuất công

nghiệp 1 9 5 4 19

2 Nông sản và thủy

sản 4 3 1 8

3 Thủ công, mỹ nghệ 2 4 1 7

4 Xây dựng và kinh

doanh bất động sản 1 1 2 1 5

5 Thương mại, dịch

vụ, vận tải 1 1 4 6

6 Tiện ích cộng

đồng15 3 3

Tổng 9 10 15 14 48

14

Phân loại ngành nghề doanh nghiệp theo Quyết định số 337/QĐ-BKH, ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

15 Tiện ích cộng đồng là ngành tạo ra sản phẩm ở các lĩnh vực phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt, sản

xuất, như: điện năng, khi đốt, nước sinh hoạt, nước sản xuất và xư l{ nước thải

Page 16: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

11

Hình 2: Sơ đồ tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp

Về quy mô doanh nghiệp16. Trong số 8 doanh nghiệp đăng k{ ngành nghề trong lĩnh vực nông

nghiệp và thủy sản, có 1 doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, dưới 10 lao động; 7 doanh nghiệp quy

mô nhỏ có từ trên 10 đến 300 lao động. Trong số 33 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực

liên quan đến công nghiệp và xây dựng có 32 doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lao động từ trên

10 đến 300, 1 doanh nghiệp quy mô lớn có trên 300 lao động17. Có 2/7 doanh nghiệp trong lĩnh

vực thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ và vừa với số lao động từ trên 10 đến 50; 1/7 doanh

nghiệp có quy mô nhỏ và vừa với số lao động từ trên 50 đến 100 và 4 doanh nghiệp quy mô

lớn, trên 100 lao động.

Hình 3: Biểu đồ quy mô doanh nghiệp phân chia theo các lĩnh vực (số doanh nghiệp)

16

Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa theo Nghị định số 56/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ghi chú: lĩnh vực Tiện ích cộng đồng và vận tải được gộp vào Thương mại và dịch vụ, Lĩnh vực sản xuất hành thủ công mỹ nghệ được gộp vào Công nghiệp và xây dựng 17

Công ty TNHH MTV Sông Chu – Thanh Hóa có 1100 lao động, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bỉm Sơn – Thanh Hóa có 490 lao động

39.58%

16.67%

14.58%

12.50%

10.42%

6.25%

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00%

Sản xuất, công nghiệp

Nông sản, thủy sản

Thủ công mỹ nghệ

Dịch vụ, thương mại

Xây dựng, bất động sản

Tiện ich cộng đồng

1 0 0

7

29

6

0 14

0

10

20

30

40

Nông nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại và dịch vụ

Siêu nhỏ

Nhỏ và vừa

Lớn

Page 17: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

12

ii) Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là 9.6 năm, trong đó

có 10% là dưới 5 năm thành lập; 27% từ 6-10 năm thành lập; 13% từ11-15 năm thành lập; 13%

từ 16-20 năm thành lập và 23% trên 20 năm thành lập.

Hình 4: Sơ đồ về thâm niên của doanh nghiệp được phỏng vấn

Tại các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, người được ủy quyền trả lời phỏng vấn chủ yếu giữ

vai trò quản lý chiếm tới 96%, (2 Chủ tịch hội đồng quản trị, 1 Tổng giám đốc, 1 Phó tổng giám

đốc, 30 Giám đốc, 4 Phó giám đốc, 6 quản lý và chỉ có 2 nhân viên)

Hình 5: Sơ đồ về vị trí của người tham gia phỏng vấn

iii) Tình hình lao động trong doanh nghiệp

Có 21/48 doanh nghiệp (43.75%) tham gia phỏng vấn có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên,

các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các lĩnh vực may mặc, sản xuất thủ công mỹ nghệ, vệ sinh

môi trường và sản xuất vật liệu xây dựng, trong số đó có 6 doanh nghiệp có số lượng lao động

1-5 năm5

10%

6-10 năm13

27%

11-15 năm13

27%

16-20 năm6

13%

>20 năm11

23%

Chủ tịch 2

4%

Tổng giám đốc

12%

Phó tổng giám đốc

12%

Giám đốc30

63%

Phó giám đốc4

8%

Quản lý8

17%

Nhân viên2

4%

Vị trí người tham gia phỏng vấn

Page 18: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

13

nữ chiếm trên 80%18.

Trong các công ty được phỏng vấn 14 công ty có lao động khuyết tật, đa số 64% (9/14) là có

dưới 3 lao động khuyết tật (nhiều nhất là Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thanh

Hóa, Ninh Bình với 12 lao động khuyết tật, ít nhất là Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ Tây An, Thái Bình, Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Lưu , Ninh Bình với 1 lao động

khuyết tật). Hình thức khuyết tật chủ yếu là khuyết tật vận động, khiếm thính và hoặc bất ổn

tinh thần,…).

2.2. Ảnh hưởng của thiên tai đến các doanh nghiệp được phỏng vấn trong ba năm gần đây

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 3 năm gần đây, năm 2012 là năm các doanh nghiệp bị thiệt hại

do thiên tai nhiều nhất với thiệt hại trung bình lên đến trên 4 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp bị

thiệt hại nặng nề nhất là Công ty cổ phần Đại Dương, Thái Bình với thiệt hại do cơn bão số 8

năm 2012 lên đến 110 tỷ đồng. Trung bình năm 2011 các doanh nghiệp bị thiệt hại 505 triệu,

trung bình năm 2013 là 552 triệu đồng.

Trong số 39/48 doanh nghiệp đưa ra con số thiệt hại do bão lụt từ năm 2011 đến năm 2013 thì

có 12 doanh nghiệp bị thiệt hại liên tiếp trong 3 năm (2011-2013). Trong 12 doanh nghiệp này

có 7 doanh nghiệp ở Thanh Hóa; 3 doanh nghiệp Ninh Bình và 2 doanh nghiệp ở Thái Bình. Có

15 doanh nghiệp chỉ thống kê thiệt hại năm 2012. Nguyên nhân các doanh nghiệp bị thiệt hại

nhiều nhất năm 2012 là do cơn bão số 8 năm 2012 đã ảnh hưởng trực tiếp đến 4 tỉnh như đã

phân tích ở phần trên. Có 9 doanh nghiệp không bị thiệt hại hoặc không thống kê thiệt hại.

Hình 6: Thiệt hại trung bình do thiên tai gây ra cho doanh nghiệp 3 năm gần đây (tỷ đồng)

Mức độ thiệt hại trung bình cả 3 năm của từng doanh nghiệp phổ biến là dưới 100 triệu (23/39

doanh nghiệp, chiếm 58.97%). Có 7/39 doanh nghiệp bị thiệt hại trung bình 3 năm từ 100 đến dưới

500 triệu, 5/39 doanh nghiệp bị thiệt hại trung bình từ 500 đến dưới 1 tỷ đồng, 4 doanh nghiệp bị

18

Ninh Bình: Công ty cổ phân sản xuất xuất nhập khẩu Ninh Bình (lao động nữ chiếm 200/250); Công ty chế biến nông sản Việt Xanh tỉnh (50/60 lao động); Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa (120/130 lao động); Thái Bình: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Tây An (25/30 lao động); Thanh Hóa: Doanh nghiệp tư nhân Mai Quân (170/200 lao động); Nam Định: Công ty cổ phần Trường Tiến (280/300 lao động)

0 1 2 3 4 5

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

tỷ đồng

Page 19: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

14

thiệt hại trung bình từ 1 tỷ trở lên, 4 doanh nghiệp này ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Thái Bình, trong đó

có 2 doanh nghiệp lớn là Công ty TNHH MTV Sông Chu ở Thanh Hóa (trung bình thiệt hại là 3 tỷ) và

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Minh Phú ở Thái Bình (trung bình thiệt hại là 16,7 tỷ), 2 doanh

nghiệp còn lại là 2 DNNVV: Doanh nghiệp tư nhân Mai Quân ở Thanh Hóa (trung bình thiệt hại là 1

tỷ) và Công ty cổ phần Đại Dương ở Thái Bình (trung bình thiệt hại là 37,8 tỷ).

Hình 7: Biểu đồ về mức độ thiệt hại trung bình của các doanh nghiệp

được khảo sát trong 3 năm

Các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề (trung bình trên 100 triệu) trong vòng 3 năm qua đều

nằm ở các khu vực ven biển, như các doanh nghiệp đóng, sưa chữa tàu biển, các doanh nghiệp

nuôi trồng thủy hải sản. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp tư nhân sản xuất thủ công, mỹ

nghệ, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp nhỏ, có số lao động từ 50 đến 120.

Về mức độ gián đoạn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có 5 doanh nghiệp cho biết họ

không bị ảnh hưởng bởi bão, lụt trong vòng 3 năm trở lại đây19. 43 doanh nghiệp còn lại đều bị

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có 39/48 doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiệt hại trực tiếp và 38/48 doanh

nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiệt hại gián tiếp, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng

theo các mức độ được thể hiện trong bảng dưới đây:

19

5 doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong 3 năm: Thanh Hóa: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hồng Ngọc và VISALCO Thanh Hóa; Ninh Bình: Công ty cổ phân sản xuất xuất nhập khẩu Ninh Bình, Doanh nghiệp tư nhân Tuyết Lưu và Công ty TNHH sản xuất xuất nhập khẩu Ánh Hồng

58.97%

17.95%12.82% 10.26%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

<100 triệu 100 - 500 triệu 500 triệu - 1 tỷ >= 1 tỷ

Page 20: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

15

Bảng 3: Mức độ gián đoạn các hoạt động do thiên tai gây ra với các doanh nghiệp

Các loại hình/hoạt động bị thiệt hại

< 15 ngày >15ngày < 1 tháng

>1 tháng <3 tháng

>3 tháng Tổng số doanh nghiệp

Thiệt hại trực tiếp (39/48 doanh nghiệp)

Nhà xưởng 23 4 5 4 36

Máy móc thiết bị 7 2 3 2 14

Sản phẩm hàng hoá tồn kho 15 4 3 4 26

Thiệt hại gián tiếp (38/48 doanh nghiệp)

Mất nguồn cung ứng nguyên liệu từ các nhà cung cấp

11 3 3 5 22

Công nhân nghỉ việc 24 4 4 2 34

Trong số 43 doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 8 doanh

nghiệp bị ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động mà nhóm khảo sát đã đưa ra trong phiếu phỏng

vấn, đặc biệt trong đó có một số công ty bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến các hậu quả như: làm

chậm thời gian giao hàng, mất uy tín của công ty, không vay được vốn tái sản xuất, ví dụ: Công

ty TNHH chế biến lâm sản và xuất nhập khẩu Thành Công ở Thành phố Thanh Hóa (sản xuất thủ

công mỹ nghệ) bị dừng hoạt động trên 3 tháng, Doanh nghiệp tư nhân Mai Quân ở huyện Hà

Trung, Thanh Hóa (kinh doanh khách sạn, nhà hàng) và Doanh nghiệp tư nhân Hương Nam ở

huyện Yên Khánh, Ninh Bình (sản xuất nấm) bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh đến

hơn 1 tháng.

7 doanh nghiệp liệt kê các thiệt hại khác như: thiệt hại về chất lượng hàng hóa, giao hàng chậm

ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, giảm giá thành sản phẩm do kém chất lượng, thiệt hại các

ki-ốt dọc bờ biển ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ, ảnh hưởng đến các công trình thủy lợi,

kênh mương, hồ chứa nước, cống đập trạm bơm, biến áp, hư hỏng phải sưa chữa, ảnh hưởng

đến việc vay vốn ngân hàng, ảnh hưởng đến nguyên liệu và hàng tồn trong kho chứa…

2.3. Nhận thức và thái độ của doanh nghiệp đối với hoạt động QLRRTT

2.3.1. Nguy cơ và khả năng ảnh hưởng của thiên tai tới các hoạt động của doanh nghiệp

Đánh giá nhận thức và thái độ của doanh nghiệp đối với công tác QLRRTT là một phần trong

hoạt động khảo sát, trong đó khả năng đánh giá nguy cơ và lường trước các rủi ro có thể tác

động đến con người, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 21: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

16

Hình 8: Các loại hình thiên tai có thể xảy ra và tác động đến doanh nghiệp

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, qua đồ thị ở trên, bão và ATNĐ là loại hình thiên tai có

nguy cơ xảy ra và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lớn nhất, sau bão và ATNĐ là lũ lụt, sau

lũ lụt là các hiện tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, nắng nóng, rét đậm, rét hại,… Kết

quả này cũng phù hợp với đặc điểm địa lý, thời tiết khí hậu và loại hình sản xuất, kinh doanh

của các doanh nghiệp khảo sát.

Lở đất và hạn hán không có nguy cơ cao, ngược lại, đối với các doanh nghiệp làm muối thì hạn hán

hoặc nhiệt độ tăng lại là một thuận lợi.

Theo ngành nghề các doanh nghiệp khảo sát, nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp trong mỗi lĩnh vực được thể hiện trong hình dưới đây.

Hình 9: Nguy cơ ảnh hưởng của rủi ro thiên tai đến hoạt động sản xuất đối với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

0

1

2

3

4

5

Bão và ATNĐ

Lũ lụt Lở đất Hạn hán Nhiệt độ tăng

Nước biển dâng

KHCĐ

Khả năng xảy ra

Con người

Tài sản

HĐKD

điểm trung bình

0

1

2

3

4

5

Bão và ATNĐ

Lũ Lở đất Hạn hán Nhiệt độ tăng

Nước biển dâng

KHCĐ

điểm trung bình

SXCN

NSTS

TCMN

XD

TMDV

TICĐ

Page 22: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

17

Chú thích các từ viết tắt: SXCN: Sản xuất công nghiệp; NSTS: Sản xuất nông sản và thủy sản; TCMN: Sản xuất thủ

công mỹ nghệ; XD: xây dựng; TMDV: Thương mại, dịch vụ và vận tải; TICĐ: tiện ích cộng đồng.

Rõ ràng, bão và áp thấp nhiệt đới là loại hình thiên tai có ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết các

doanh nghiệp được khảo sát. Kết quả biểu diễn trên đồ thị cho thấy, lĩnh vực xây dựng sẽ chịu

ảnh hưởng nhiều nhất khi xuất hiện bão, ATNĐ, đặc biệt là khi xuất hiện với tần suất dày, cường

độ mạnh. Đặc thù ngành xây dựng là làm việc ngoài trời, hoạt động thi công trên cao hoặc dưới

lòng đất, nên khi xảy ra bão, áp thấp nhiệt đới, không những tiến độ thi công bị gián đoạn, chất

lượng công trình bị ảnh hưởng mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người

lao động, nếu doanh nghiệp không sớm có giải pháp phòng, tránh.

Đồ thị trên phần nào cho thấy doanh nghiệp nhận thức được các loại hình thiên tai và khả năng

ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp của mình. Đối với lĩnh vực nông sản, thủy sản bão và áp

thấp nhiệt đới có mức ảnh hưởng lớn hơn nhiều, so với các loại hình thiên tai như lở đất hay

hạn hán, bởi các loại hình này ảnh hưởng đến cả hoạt động nuôi trồng và khai thác, đánh bắt.

Tuy nhiên, lũ lụt hay các hiện tượng khí hậu khác như nhiệt độ tăng, nước biển dâng, rét đậm,

rét hại cũng có nguy cơ ảnh hưởng rất cao, do quá trình sản xuất và đầu vào nguyên liệu như

cây trồng, vật nuôi hay con giống đều phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Khi lũ lụt xảy

ra thì các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó,

nắng nóng, hay rét hại, thay đổi nhiệt độ đều là các yếu tố gây bệnh hoặc chết các cây trồng và

con giống, do đó, ta thấy đường đồ thị ngành nông sản và thủy sản cao hơn hẳn so với các

đường còn lại (trừ một điểm bất thường là điểm của loại hình thiên tai lở đất).

Loại hình thiên tai có mức ảnh hưởng bình quân được các doanh nghiệp đánh giá ở mức nguy

cơ cao sau bão, áp thấp nhiệt đới chính là nhiệt độ tăng và thời tiết cực đoan. Mặc dù, có thể

đối với doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực khác nhau, mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Nhưng

có thể thấy xu hướng tác động là khá đồng nhất. Nhiệt độ tăng không những ảnh hưởng đến tài

nguyên, vật tư khai thác, sản xuất mà còn tác động đến sức khỏe, khả năng lao động của người

lao động. Không chỉ có vậy, doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng nói chung thường xuyên phải

đối mặt với các nguy cơ khác ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh trong mùa nắng nóng,

nhiệt độ cao: nguy cơ cháy, chập điện, mức tiêu hao năng lượng tăng vọt. Thời tiết cực đoan

mà trong đó điển hình là rét đậm, rét hại kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt

động của doanh nghiệp.

Năng lực của các doanh nghiệp

Nhận thức và đánh giá của chính doanh nghiệp về khả năng, về các nguồn lực của mình đối với

công tác phòng, chống thiên tai được thể hiện trong sơ đồ dưới đây.

Page 23: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

18

Hình 10: Năng lực phòng chống và ứng phó thiên tai và BĐKH của doanh nghiệp

Chú thích: KHCĐ: Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác (nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, dông, lốc,….)

Nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH cao, một phần do nội lực của doanh nghiệp và nguồn

lực từ bên ngoài còn yếu kém. Đồ thị trên cho thấy các hoạt động chuẩn bị của doanh nghiệp

cũng như sự hỗ trợ của các cơ quan chinh quyền, đơn vị chức năng chưa thiết thực. Mặt khác,

các doanh nghiệp phải tự dựa vào thực lực của mình trong công tác phòng và ứng phó RRTT, sự

hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị khác còn hạn chế.

Đồ thị trên cũng cho thấy việc chuẩn bị của doanh nghiệp trong công tác phòng chống lụt bão

và ATNĐ là tốt nhất, vì các doanh nghiệp thường bị tác động của loại hình thiên tai này nhất.

Đối với các loại hình thiên tai hoặc hiện tượng khí hậu cực đoan khác, nguồn lực của doanh còn

hạn chế như nhau.

2.3.2. Hiểu biết về Luật PCTT

Chỉ có 12/46 (26%) doanh nghiệp trả lời có biết hoặc nghe nói về Luật phòng chống thiên tai,

mặc dù Luật đã có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2014, 34 doanh nghiệp chưa được tiếp cận các

thông tin về Luật và 02 doanh nghiệp không đưa ra câu trả lời.

Tuy nhiên, nếu so sánh các hoạt động thực tiễn với các yêu cầu, hành động được đề ra trong

Luật phòng chống thiên tai, phần lớn các doanh nghiệp đã và đang thực hiện khá nhiều hoạt

động theo quy định của Luật. Các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện tốt các hoạt động theo quy

định của pháp luật, như: chấp hành lệnh huy động khẩn cấp trong tình huống khẩn cấp, chấp

hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền. Bên cạnh đó, có nhiều

doanh nghiệp thực hiện các biện pháp phòng chống và ứng phó thiên tai, như: chủ động thực

hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở

vật chất,… Các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành được biểu diễn trong hình dưới đây.

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

Bão và ATNĐ

Lũ lụt Lở đất Hạn hán

Nhiệt độ

tăng

Nước biển dâng

KHCĐ

Khả năng xảy ra

Nguồn lực trong

Nguồn lực ngoài

điểm trung bình

Page 24: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

19

Hình 11: Các hoạt động trong Luật PCTT mà doanh nghiệp đã có

Hình 12: Tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thực hiện khối lượng công việc mà nhóm khảo sát đã liệt kê ra từ luật PCTT

Có 10 doanh nghiệp thực hiện hầu hết (trên 80%) các hoạt động mà nhóm khảo sát liệt kê ra, nhóm các doanh nghiệp này chủ yếu nằm ở Thanh Hóa (5/10) và Thái Bình (3/10). Nhóm các doanh nghiệp thực hiện khoảng trên 50%, dưới 80% các hoạt động chủ yếu nằm ở tỉnh Nam Định (7/23) và Ninh Bình (8/23). Nhóm các doanh nghiệp thực hiện dưới 50% các hoạt động chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa (7/15) và Ninh Bình (6/15). Trong số 38 doanh nghiệp thực hiện dưới 80% các hoạt động, hầu như các doanh nghiệp đều không tham gia vào chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về PCTT và không đóng góp quỹ PCTT theo quy định.

Như vậy, mặc dù có rất ít doanh nghiệp biết đến luật PCTT năm 2013 nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn có nhiều hoạt động thực hiện theo nhiều nội dung được quy định trong Luật. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chủ yếu tập trung vào công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai chứ chưa chu trọng công tác phòng ngừa và chuẩn bị trước thiên tai.

88%83%

77%

67% 67%58%

48%42%

21%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

15

23

10

<50%

50-80%

>=80%

Page 25: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

20

Cơ sở để doanh nghiệp xây dựng các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho đến nay.

Hình 13: Nguồn thông tin, hỗ trợ khi doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai

Có thể thấy nguồn thông tin hỗ trợ chủ yếu cho đến nay vẫn là từ chính doanh nghiệp, từ kinh

nghiệm trong thực tiễn sản xuất kinh doanh (98%) và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của chính

doanh nghiệp (83%). Hỗ trợ từ cơ quan chinh quyền như cơ quan PCLB địa phương còn chưa

nhiều (60%) trong khi kinh nghiệm tham khảo từ các doanh nghiệp bạn còn it (40%) đặc biệt là

chỉ có 5 doanh nghiệp (11%) sư dụng tham vấn, tư vấn chuyên gia

Có 6 doanh nghiệp cho rằng thông tin từ các nguồn như thông tin dự báo thời tiết từ cơ quan

truyền thông đài báo, truyền hình, internet, trung tâm khi tượng thủy văn, … có vai trò quan trọng

trong công tác lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai của doanh nghiệp mình.

2.4. Công tác QLRRTT của doanh nghiệp

2.4.1. Những hoạt động thường niên của các doanh nghiệp

Những hoạt động doanh nghiệp thực hiện hằng năm được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 4: Các hoạt động doanh nghiệp đã có

Hoạt động Thái Bình Nam Định Ninh Bình Thanh Hóa

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thiên tai

2/9 0/10 1/15 3/14

Duyệt kinh phí QLRRTT

6/9 3/10 7/15 10/14

Hỗ trợ cộng đồng 5/9 6/10 11/15 12/14

Hỗ trợ doanh nghiệp khác

2/9 4/10 4/15 6/14

5

6

19

29

40

47

47

47

48

48

48

Cán bộ kỹ thuật và chuyên gia từ bên ngoài

Nguồn khác

Tham khảo kinh nghiệm của DN khác

Thông tin từ các cơ quan PCBL

Cán bộ kỹ thuật và chuyên gia của chinh DN

Kinh nghiệm của chinh DN

Kế hoạch phòng chống thiên tai được xây dựng từ

Page 26: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

21

i) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai

Trong sô 48 doanh nghiêp đươc phong vân, chỉ có 6 doanh nghiêp chủ động xây dựng kế hoạch

phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho doanh nghiệp mình. Và các bản kế hoạch này đều tập

trung vào hai loại hình thiên tai là bão và lụt. Tuy nhiên, bản kế hoạch của 2 doanh nghiêp xây

dưng con rât chung chung, chưa phân công cu thê cho tưng thanh viên , không co sô điên thoai

liên lac cua cac thanh viên trong ban PCLB , cũng như các thành viên khác của các phòng b an

đươc phân công.

Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn có thể xây dựng một kế hoạch phòng chống và ứng

phó thiên tai bài bản, kể cả những doanh nghiệp đã có bản kế hoạch. Có 41/48 doanh nghiệp

muốn nhận được sự hỗ trợ về thông tin, hướng dẫn kỹ thuật để xây dựng bản kế hoạch cho

doanh nghiệp mình.

ii) Kinh phí phòng chống lụt bão

Có 26/48 doanh nghiệp có kinh phí về PCLB hằng năm. Số tiền phân bổ cho công tác PCLB trung

bình khoảng 266,470,588 VNĐ, trong đó, cao nhất là 2,000,000,000 VNĐ Công ty TNHH MTV

Sông Chu (Thanh Hóa). Công ty TNHH MTV Sông Chu có 1100 lao động, hoạt động trong lĩnh

vực vệ sinh môi trường và cung cấp nước cho sản xuất, Công ty quản lý 35 hồ chứa nước trong

toàn tỉnh. Trong vòng 3 năm trở lại đây, mỗi năm Công ty này bị thiệt hại trung bình 4,5 tỷ đồng

do thiên tai, do đó rất cần nguồn kinh phí dự trù lớn cho việc tu bổ công trình thủy lợi, giao

thông và vệ sinh môi trường.

22 doanh nghiệp đưa ra ý kiến về việc không dự trù kinh phí PCLB như sau:

Doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên không dự trù riêng một khoản kinh phí, hậu quả

đến đâu khắc phục đến đó, chi phi nằm trong kế hoạch phòng ngừa rủi ro kinh doanh chung

chứ chưa tách riêng.

Do chưa có kế hoạch cụ thể nên chưa dự trù kinh phi, chưa biết cách phân bổ hiêu quả kinh phí

phòng ngừa ứng phó với thiên tai. Hoặc, do khó khăn về tài chính, quy mô doanh nghiệp còn

nhỏ, lãnh đạo chưa quan tâm do it bị thiên tai nên chưa dự phòng kinh phí riêng cho ứng phó

với thiên tai.

Bên cạnh việc ít doanh nghiệp dự trù kinh phí PCLB hàng năm, cũng không nhiều doanh nghiệp

chấp hành quy định đóng góp vào Quỹ phòng chống thiên tai theo Luật PCTT, trong số 48 doanh

nghiệp khảo sát, chỉ có 20/48 doanh nghiệp thực hiện việc này.

iii) Doanh nghiệp hỗ trợ trong thiên tai cho cộng đồng

34/48 doanh nghiệp (chiếm 70.83%) từng hỗ trợ hiên tai cho cộng đồng dưới các hình thức

khác nhau. Các doanh nghiệp có thể chủ động hỗ trợ hoặc khi có kêu gọi của chính quyền địa

phương. 26/32 doanh nghiệp trả lời về hỗ trợ cho cộng đồng đã hỗ trợ tài chính với số tiền

trung bình 36,326 triệu đồng, trong đó, nhiều nhất là 300,000,000 VNĐ (Công ty TNHH MTV

Sông Chu - Thanh Hóa). Có một số doanh nghiệp hỗ trợ cộng đồng bằng cả tiền và nhân lực,

phương tiện đi lại, như: Công ty cổ phần công trình môi trường và đô thị Bỉm Sơn (Thanh Hóa),

Công ty cổ phần Thanh Bằng (Nam Định), Công ty TNHH công nghiệp cơ khi Minh Hải (Nam

Page 27: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

22

Định),… Có 6 doanh nghiệp hỗ trợ cộng đồng bằng hiện vật (hàng hóa, dịch vụ), như : hàng hóa,

nhu yếu phẩm (gạo, mì tôm,quần áo...), phương tiện vật tư, nhân lực,…

Có 12/48 (33.33%) doanh nghiệp không hỗ trợ cộng đồng do: (i) lãnh đạo chưa quan tâm, (ii)đã

hỗ trợ nhân lực phương tiện trong phòng chống thiên tai, gia cố đê điều, đường xá, công trình

thủy lợi nên không cần hỗ trợ thêm nữa; (iii) tài chính khó khăn, doanh nghiệp chưa đủ điều

kiện tài chinh để tham gia.

Có 4 doanh nghiệp không trả lời câu hỏi này.

iv) Doanh nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác hoặc đối tác, khách hàng trong lúc

gặp phải RRTT

16/48 doanh nghiệp cho ý kiến về những hoạt động doanh nghiệp có thể hỗ trợ doanh nghiệp

khác hoặc đối tác, khách hàng trong lúc gặp phải RRTT, như: Hỗ trợ tiền mặt, nhân lực, phương

tiện (xe tải, xe cẩu,…), vật tư (gạo, hàng hóa vật chất,…), trong công tác phòng chống, giảm nhẹ

và khắc phục thiệt hại thiên tai, tham gia cứu trợ, cứu nạn (cho mượn nhà xưởng, giup đỡ nơi

ăn chốn ở trong thiên tai,…). Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ con giống, cây giống vật

nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, phương pháp phòng tránh thiên tai, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ,

giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng, giảm cước phí vận chuyển,…

2.4.2. Những hoạt động doanh nghiệp đã tiến hành trước thiên tai

Bảng 5: Các hoạt động được doanh nghiệp tiến hành trước thiên tai

Tỉnh

Hoạt động Thái Bình

Nam Định

Ninh Bình Thanh

Hóa Tổng cộng

Theo dõi, thu thập thông tin dự báo thời tiết

9 10 15 13 48

Lập phương án phòng chống lụt bão, Thành lập ban PCLB, thành lập đội phòng chống thiên tai khẩn cấp

9 9 6 8 32

Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình; gia cố nhà xưởng; tôn cao nền kho

7 9 10 6 32

Dự trữ thức ăn chăn nuôi, dự trữ hàng hóa, chuẩn bị vật dụng cần thiết

3 1 1 2 7

Báo tin cho người lao động 6 8 11 13 38

Công tác theo dõi, thu thập thông tin, dự báo thời tiết nhanh và chính xác là hành động rất

quan trọng và trên thực tế cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm. Việc theo dõi thông tin,

diễn biến của thiên tai, thời tiết quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn phương án cũng như

các hoạt động cụ thể khác của doanh nghiệp để phòng, chống cho từng thiên tai cụ thể.

Mặc dù, đa số doanh nghiệp được khảo sát đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai trong

tình huống khẩn cấp (32/48) nhưng có đến 19 doanh nghiệp cho rằng bản kế hoạch của họ

chưa thực sự hiệu quả. Một số nguyên nhân được đưa ra, như: thiếu kinh phí, thiếu kinh

nghiệm, thiếu hướng dẫn tập huấn nên chưa quan tâm và chưa muốn lập kế hoạch ứng phó

thiên tai, thói quen dựa theo kinh nghiệm, ứng phó sự vụ khi có công điện thông báo thiên tai

mới chuẩn bị và phân công nhân sự. Có 5 doanh nghiệp cho biết lý do họ chưa có kế bản kế

Page 28: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

23

hoạch phòng chống thiên tai là họ chưa bị ảnh hưởng bởi thiên tai bao giờ nên họ cũng không

quan tâm. Còn lại 2 doanh nghiệp không cho biết ý kiến cụ thể.

Công tác chuẩn bị trước thiên tai bao gồm nhiều hoạt động để đảm bảo khả năng duy trì hoạt

động của doanh nghiệp. Đối với vấn đề này, hầu hết các doanh nghiệp tập trung khá đồng đều

vào các yếu tố năng lượng, nhiên liệu, nguyên liệu và dịch vụ.

Hình 14: Các dịch vụ cần thiết để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục trong thiên tai

2.4.3. Những hoạt động doanh nghiệp tiến hành trong thiên tai

Các doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai (44/48 doanh nghiệp) đã tiến hành các hoạt động

trong thiên tai được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 6: Những hoạt động doanh nghiệp tiễn hành trong thiên tai

Tỉnh

Hoạt động

Thái Bình

Nam Định

Ninh Bình

Thanh Hóa

Tổng cộng

Theo dõi thông tin thiên tai 9 10 15 13 37

Lực lượng trực 24/24 4 2 6

Liên kết với các đơn vị khác (UBND xã, huyện, các lực lượng ứng cứu của chính quyền,…)

Chằng chống nhà xưởng, che chắn hàng hóa, nguyên vật liệu, thường xuyên kiểm tra nhà xưởng, máy móc thiết bị, bảo vệ vật nuôi

5 8 6 19

Dự trữ thức ăn chăn nuôi, dự trữ hàng hóa, chuẩn bị vật dụng cần thiết, chuẩn bị nơi trú ẩn an toàn

3 1 1 2 7

Tăng cường truyền thông cho công nhân, đảm bảo an toàn cho người lao động,

3 1 1 3 8

Ngừng hoạt động sản xuất, cho công nhân nghỉ làm

2 2 2 6

Điện48

15%

Nước48

15%

Viễn thông47

14%

Dịch vụ ngân hàng

4614%

Khí đốt44

14%

Vận chuyển45

14%

Các nguyên vật liệu cần thiết

khác44

14%

Dịch vụ cần thiết

Page 29: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

24

Những hoạt động mà doanh nghiệp đã hỗ trợ người lao động trong thiên tai

32/43 (74.42%) doanh nghiệp trả lời đã có những hoạt động hỗ trợ người lao động trong thiên

tai, 16/48 không trả lời, các hỗ trợ cụ thể là:

Tạm dừng sản xuất, cho công nhân nghỉ làm và có chế độ hỗ trợ (ví dụ hưởng nguyên lương

hoặc hỗ trợ 70% lương,…), nếu phải đi làm hoặc thường trực trong thiên tai sẽ có bồi dưỡng hỗ

trợ, tăng ngày công hỗ trợ trang thiết bị đầy đủ. Hỗ trợ bồi dưỡng người lao động trong trường

hợp xảy ra hậu quả do thiên tai. Tư vấn cho người lao động cách phòng ngừa, chuẩn bị và nơi

trú ẩn an toàn.

Thăm hỏi, động viên sau thiên tai, hỗ trợ tài chính, vật tư xây dựng lại nhà cưa, mua bảo hiểm

xã hội và bảo hiểm thân thể cho người lao động. Điều chỉnh giờ làm, tạm ứng lương hoặc hỗ trợ

tiền mặt nếu bị thiệt hại về tài sản, hỗ trợ nhu yếu phẩm trong thiên tai kéo dài và bị cắt khỏi

các nguồn cung ứng.

2.4.4. Những hoạt động doanh nghiệp thực hiện sau thiên tai

37/43 doanh nghiệp đánh giá mức độ thiệt hại sau thiên tai, 7/43 làm thủ tục bồi thường bảo

hiểm, 38/43 tiến hành gia cố lại nhà xưởng, 16/43 vay vốn phục hồi sản xuất, 21/43 hỗ trợ

người lao động, 20/43 hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng, 18/43 lên kế hoạch phòng ngừa và rút

kinh nghiệm ứng phó cho những năm sau, 1/43 có hoạt động khác cụ thể là Công ty TNHH

thương mại vật tư tổng hợp Toan Vân (Thái Bình) nêu ý kiến cập nhật thông tin, tình hình thiên

tai thông qua phương tiện truyền thông, mạng internet.

Hình 15: Những hoạt động sau thiên tai của doanh nghiệp

37/44 (84%) đánh giá mức độ thiệt hại sau thiên tai : Đánh giá mức độ thiệt hại, bằng cách lập

danh sách, bảng kê thiệt hại tài sản, thống kê tổng hợp thiệt hại, hoặc đánh giá qua tình hình

thực tế, họp đánh giá trong nội bộ để rút kinh nghiệm cho những lần sau, những thiệt hại mà

chủ công trình báo cáo cho chủ đầu tư, thu thập báo cáo cụ thể từng bộ phận, tự đánh giá, báo

2.33%

16.28%

37.21%

41.86%

46.51%

48.84%

86.05%

88.37%

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00%100.00%

Hoạt động khác

Làm thủ tục bồi thường bảo hiểm

Vay vốn phục hồi sản xuất và kinh doanh

Lên kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trong …

Hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do thiên tai

Hỗ trợ người lao động

Đánh giá mức độ thiệt hại

Gia cố nhà xưởng, cơ sở vật chất

Page 30: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

25

cáo thiệt hại gưi cho sở công thương hoặc báo cáo chính quyền địa phương, báo cáo cơ quan

thuế để được khấu trừ thuế do thiên tai, hoặc chỉ lưu ở doanh nghiệp để sư dụng nội bộ do

không biết phải báo cáo cho ai.

7/44(16%) làm thủ tục bồi thường bảo hiểm: Một số doanh nghiệp có mua bảo hiểm thiên tai,

bảo hiểm cháy nổ, phần lớn chưa gặp khó khăn gì trong công tác bồi thường bảo hiểm, bồi

thường thiệt hại do thiên tai gây ra.

38/44(86%) tiến hành gia cố lại nhà xưởng : Gia cố, tu bổ nhà xường, cơ sở vật chất định kz

trước mùa thiên tai hoặc trước khi có dự báo thiên tai, tự gia cố chằng chống hoặc thuê chuyên

gia kỹ thuật giúp gia cố.

16/44(36%) vay vốn phục hồi sản xuất : Thường thì các doanh nghiệp không gặp khó khăn khi

vay vốn để phục hồi sản xuất. Tuy nhiên các doanh nghiệp chưa được hưởng hoặc chưa được

biết các chinh sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi suất,… để vay vốn phục hồi sản xuất sau thiên tai. Một

số doanh nghiệp có gặp khó khăn trong quá trình vay vốn ví dụ như phải thế chấp tài sản và

phải chịu lãi suất cao.

21/44(48%) hỗ trợ người lao động : Các hỗ trợ theo quy định của pháp luật và các chính sách

hỗ trợ người lao động sau thiên tai như hỗ trợ bằng tài chính, tiền công làm ngoài giờ, công tác

phí khi trực ứng phó với thiên tai, tạo việc làm cho người lao động sau thiên tai, bảo hiểm xã

hội, chấm công trả lương, chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ thiệt hại tài sản bằng tiền, hàng hóa nhu

yếu phẩm hoặc các hỗ trợ khác tùy từng trường hợp cụ thể. Người lao động trong thời gian

nghỉ do thiên tai có chính sách hỗ trợ.

20/44 (45%) hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng : Hỗ trợ cộng đồng bị ảnh hưởng do thiên tai bằng

tiền và hiện vật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, đóng góp cho quỹ cứu trợ do địa phương tổ chức

và các hoạt động hỗ trợ khác, hưởng ứng các kêu gọi từ thiện, thăm hỏi cứu trợ, tham gia hoạt

động TKCN cứu trợ nhân đạo.

18/44(41%) lên kế hoạch phòng ngừa và rút kinh nghiệm ứng phó cho những năm sau : Lên

kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với thiên tai theo từng năm, và thường lấy thông tin dự báo

(thời tiết, thiên tai) từ cơ quan chinh quyền địa phương (UBND các cấp, cục chăn nuôi), hay

thông tin từ phương tiện truyền thông đại chung như đài báo (TV, VOV) , mạng internet, qua

kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp, công tác tự đánh giá, tự qua trắc

khi tượng thủy văn.

2.4.5. Doanh nghiệp tự đánh giá công tác phòng chống thiên tai

Doanh nghiệp tự đánh giá công tác PCTT của mình qua việc cho biết doanh nghiệp đã thực hiện

những việc gì trong số 12 công việc dưới đây:

1. Bạn có bao giờ nghĩ đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có

thể bị gián đoạn bởi thiên tai?

2. Bạn có bao giờ xác định bộ phận nào của doanh nghiệp mình phải tiếp tục hoạt động khi

thiên tai xảy ra?

3. Bạn có bao giờ nghĩ rằng cần phải lập kế hoạch để cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp mình không bị gián đoạn bởi thiên tai?

Page 31: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

26

4. Doanh nghiệp bạn có kế hoạch ứng phó với thiên tai để đảm bảo người lao động trong

doanh nghiệp bạn được an toàn và tự chăm sóc bản thân cho đến khi có ứng cứu?

5. Bạn có thể liên lạc được với người lao động của doanh nghiệp mình khi thiên tai xảy ra

trong giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc?

6. Trụ sở doanh nghiệp của bạn có chịu được tác động của thiên tai?

7. Các tài sản, thiết bị của doanh nghiệp bạn có được bảo vệ và sẽ không bị thiệt hại khi

thiên tai xảy ra?

8. Các hồ sơ lưu, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp có được bảo vệ để không bị ảnh

hưởng khi thiên tai xảy ra?

9. Doanh nghiệp của bạn có thể vận hành nếu không có nhà cung cấp, không tiếp cận được

với thị trường hay các dịch vụ thiết yếu khác (ví dụ: nước, đường dẫn nước thải, điện,

giao thông)?

10. Doanh nghiệp của bạn có vận hành được khi thiên tai xảy ra mà nhân viên không thể

đến được doanh nghiệp không?

11. Doanh nghiệp của bạn có làm việc với cộng đồng gần trụ sở doanh nghiệp (hay với chính

quyền địa phương và các doanh nghiệp khác) để thuc đẩy việc chuẩn bị, lập kế hoạch

cũng như hỗ trợ cộng đồng khôi phục hậu quả thiên tai không?

12. Doanh nghiệp bạn có tham khảo cơ quan bảo hiểm để xác định và đóng bảo hiểm cơ

bản của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động lại bình thường sau thiên tai?

Với quy ước, mỗi câu trả lời có là một điểm. Điểm tự đánh giá trung bình của 48 doanh nghiệp

là 7.125 điểm, phân bố điểm của doanh nghiệp được thể hiện trong biểu đồ sau.

Hình 16: Các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành (doanh nghiệp tự đánh giá)

11 doanh nghiệp đang đi đung hướng (từ 9-12 điểm) trong hoạt động lập kế hoạch ứng phó với

thiên tai, 34 doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm (5-8 điểm) để ứng phó hiệu quả với thiên tai,

chỉ có 03 doanh nghiệp chưa có hoạt động gì nhiều, những doanh nghiệp này có nguy cơ rủi ro

rất cao.

Phần lớn doanh nghiệp tự đánh giá khả năng bị gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh khi

thiên tai xảy ra, cũng như thấy sự cần thiết phải lập kế hoạch để duy trì hoạt động sản xuất kinh

doanh không bị gián đoạn bởi thiên tai, hầu hết các doanh nghiệp đều cần nhân viên đến được

23%

71%

6%

9-12 câu

5-8 câu

0-4 câu

Page 32: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

27

trụ sở để có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong thiên tai cũng như cần các nguồn

vật liệu, dịch vụ thiết yếu để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất ít doanh nghiệp đóng

bảo hiểm thiên tai cũng hay chủ động phối hợp với cộng đồng địa phương trong phòng ngừa và

khắc phục hậu quả thiên tai.

2.4.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác PCRRTT của doanh nghiêp, những hỗ trợ cần thiết

và những kinh nghiệm chia sẻ

1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa và ứng

phó với thiên tai

34 doanh nghiệp đánh giá về thuận lợi, cụ thể là:

Vì các doanh nghiệp chủ yếu bị ảnh hưởng bời bão và lũ lụt nên họ đã có kinh nghiệm trong việc

ứng phó. Do lợi ích gắn liền nên doanh nghiệp rất chủ động trong công tác phòng ngừa ứng phó

với thiên tai, một số doanh nghiệp tự chuẩn bị được nguồn vốn và nhân lực, phương tiện, đội

ngũ kỹ thuật tại chỗ. Nhận thức người lao động đối với công tác phòng ngừa ứng phó với thiên

tai rất tích cực. Doanh nghiệp cũng tự chủ về tài chính nên dễ điều chỉnh kinh phí trong công tác

phòng ngừa thiên tai.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cho biết các cơ quan chức năng cũng tich cực giup đỡ doanh

nghiệp trong thiên tai, chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ tài sản, con người. Bản thân doanh

nghiệp có hiểu biết về diễn biến thiên tai trên địa bàn, có sự phối hợp tốt với cơ quan chức

năng.

Một số doanh nghiệp nằm trên khu vực tương đối thuận lợi, ít bị ảnh hưởng thiên tai hoặc đặc

thù ngành nghề hoạt động (cơ khi chế tạo) ít bị ảnh hưởng hoặc có điều kiện thông tin liên lạc

tốt, trang bị tương đối đầy đủ để ứng phó.

44 doanh nghiệp đánh giá về khó khăn, cụ thể là:

Một số doanh nghiệp cho rằng họ bị thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ bên ngoài (chính quyền địa

phương, phòng chỉ huy PCLB cấp huyện, cấp tỉnh, …). Giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức

năng chưa có sự phối hợp hiệu quả (cơ quan chức năng, doanh nghiệp bạn, cộng đồng địa

phương, đối tác, khách hàng,…). Doanh nghiệp phải tự chủ động phòng chống thiên tai theo

kinh nghiệm chủ quan, còn lúng túng trong công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Mặt khác, các doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó và

khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác dự báo chưa chinh xác, chưa kịp thời, gây tốn kém chi

phí, chưa có kế hoạch hoặc kế hoạch phòng ngừa và ứng phó trước những thiên tai diễn biến

nhanh, bất ngờ, cường độ mạnh (bão nhiều, mưa lớn, độ ẩm cao,..). Lãnh đạo và cán bộ công

nhân còn chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của việc QLRRTT.

Một số khó khăn khác mà các doanh nghiệp thường gặp phải là: tài chinh khó khăn, thiếu

chuyên gia, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, nhà xưởng thiếu kiên cố,…

2. Những hoạt động mà doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền và các đơn vị

liên quan

Page 33: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

28

Trước thiên tai:

Hỗ trợ lập kế hoạch

Chỉ có 6/48 doanh nghiệp có bản kế hoạch phòng chống thiên tai hằng năm. Các doanh nghiệp

còn lại cần rất nhiều hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị liên quan.

Cụ thể, các mong muốn của doanh nghiệp là: nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về luật

phòng chống thiên tai, tập huấn, tư vấn, hướng dẫn kỹ năng lập kế hoạch và phương án phòng

chống rủi ro thiên tai một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với thực tiễn địa phương và khả năng

của doanh nghiệp, thông tin về địa hình, tình hình dân cư, cách đánh giá nguy cơ rủi ro thiên

tai.

Bên cạnh những hỗ trợ về kiến thức, doanh nghiệp còn muốn được hỗ trợ phương tiện, vật

dụng, trang bị, bảo hiểm cho doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí tập huấn, diễn tập,…

Hỗ trợ lập kế hoạch duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ người và tài sản:

Có 27 doanh nghiệp cho ý kiến về những hỗ trợ cần thiết từ chính quyền địa phương và từ các

nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục. Có thể nhóm

lại một số { như sau:

Cung cấp thông tin dự báo và thông tin diễn biến thiên tai chính xác, kịp thời, hướng dẫn lập kế

hoạch, tập huấn diễn tập trong tình huống thiên tai. Hỗ trợ bảo vệ nhà xưởng, tài sản, cơ sở hạ

tầng, kỹ thuật, nhân lực ứng phó với thiên tai; Chủ động phối hợp từ cơ quan chức năng, từ nhà

cung cấp dịch vụ thiết yếu ví dụ như duy trì điện, nước, viễn thông ổn định, liên tục trong thiên

tai để tránh gián đoạn sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi

sản xuất ngay sau khi thiên tai kết thúc. Hỗ trợ kinh phí ứng phó và phục hồi sau thiên tai, hỗ

trợ lãi suất vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh sau thiên tai. Một số (2 doanh nghiệp) có ý

kiến địa bàn và hoạt động ít bị ảnh hưởng thiên tai nên không cần hỗ trợ , doanh nghiệp tự lo.

43 doanh nghiệp nêu ý kiến về những hoạt động, thông tin trước thiên tai giúp doanh nghiệp

chuẩn bị phòng ngừa và ứng phó tốt hơn như:

Thông tin dự báo chính xác, kịp thời từ chính quyền (tránh bị động như trong cơn báo số 8 năm

2012), sự chủ động tự thu thập thông tin tư doanh nghiệp qua nhiều nguồn khác nhau như đài,

báo, internet, từ cơ quan chức năng … sự hỗ trợ chủ động từ các cơ quan liên quan, hướng dẫn,

đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, diễn tập, đánh giá nguy cơ rủi ro do thiên tai, lập kế

hoạch, lên phương án phòng ngừa ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, các hướng dẫn kỹ

năng, kỹ thuật phù hợp với thực tiễn, khả năng của từng doanh nghiệp cho cán bộ công nhân.

Trong thiên tai:

36/43 (83.72%) ý kiến doanh nghiệp cho rằng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan, 12/48 không trả lời.

Nhiều doanh nghiệp còn rất lúng túng khi triển khai các hoạt động phòng chống thiên tai và rất

cần sự hướng dẫn của chuyên gia, cơ quan chinh quyền trong công tác phòng chống thiên tai,

doanh nghiệp rất sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan và cộng đồng trong phòng ngừa

và ứng phó cũng như khác phục các hậu quả của thiên tai.

Page 34: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

29

Một số đề xuất hỗ trợ cụ thể như:

Hỗ trợ mặt bằng để mở rộng bãi để xe với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao

thông vận tải, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trong thiên tai và rất cần sự hỗ trợ của các

bên liên quan như (điện lực, thông tin liên lạc), hướng dẫn tuyên truyền cho công nhân bằng

mọi hình thức, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác phòng chống, lên kế

hoạch bài bản chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó hiệu quả với thiên tai.

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong công tác TKCN, khắc phục hậu quả sau thiên tai,

cần sự phối hợ giữa lực lượng của chính quyền trong công tác di dời, nhân lực trang thiết bị,

cần hỗ trợ về tài chính giảm lãi suất trong quá trình vay vốn phục hồi sản xuất, hỗ trợ cho

doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi trong quá trình vay vốn phục hồi sản xuất, hỗ trợ giup đỡ tài

chính, vật chất để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh sau thiên tai, cần hỗ trợ tập huấn nâng cao

năng lực, cung cấp vốn và kỹ thuật trong công tác phòng chống thiên tai.

Hỗ trợ thông tin dự báo chính xác, kịp thời trước khi xảy ra thiên tai, hỗ trợ khảo sát đánh giá

nguy cơ rủi ro thiên tai và đánh giá thiệt hại sau thiên tai. Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng thiết bị

chế biến, công nghệ sản xuất nấm, trợ giá thu mua nấm sản phẩm, hỗ trợ các công trình tiêu

thoát nước, kinh nghiệm giải pháp kỹ thuật gia cố nhà xưởng, công trình,…

Hỗ trợ nhân lực di dời hàng hóa đến nơi an toàn, hỗ trợ di chuyển phương tiện, máy móc thiết

bị, (xe cộ, thiết bị, tàu cá,…) đến nơi an toàn, hỗ trợ nhân lực từ chính quyền và công an bảo vệ

tài sản, con người cho doanh nghiệp.

Thông tin hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tác ứng phó với thiên tai của doanh nghiệp, tổ

chức tập huấn, diễn tập cho lãnh đạo, và cán bộ doanh nghiệp. Hướng dẫn, cung cấp thông tin,

triển khai kiểm tra đôn đốc trong công tác phòng chống thiên tai.

3. Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác

22 doanh nghiệp nêu ý kiến về những kinh nghiệm mà doanh nghiệp có thể chia sẻ với các

doanh nghiệp bạn trong công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai:

Kinh nghiệm dự báo dân gian và của doanh nghiệp, phán đoán tình hình, diễn biến thiên tai, các

công tác phòng ngừa ứng phó trước, trong và khắc phục hậu quả sau thiên tai (cắt tỉa cây xanh,

khai thông cống rãnh, công trình thoát nước,di dời, tập kết máy móc, phương tiện về nơi an

toàn, che chắn, gia cố, tôn cao, …)

Chủ động phòng ngừa, chuẩn bị tâm l{, phương tiện kỹ thuật, nhân lực vật tư, nâng cao nhận

thức lãnh đạo, nhân viên, cảnh giác, túc trực và chủ động ứng phó linh hoạt khi tình huống

thiên tai xảy ra, chủ động huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, hàng hóa, phối hợp hỗ trợ

chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương cũng như với cộng đồng, chia sẻ trách

nhiệm với cộng đồng, chuẩn bị sẵn sàng, cập nhật theo dõi sát sao thông tin dự báo và diễn

biến thiên tai, duy trì thông tin liên lạc thông suốt khi thiên tai xảy ra.

3. Vai trò của các tổ chức và các cơ quan liên quan trên địa bàn

i) Thông tin chung về cơ quan và tổ chức

Page 35: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

30

Trong thời gian khảo sát tại 4 tỉnh, nhóm khảo sát đã tiến hành phỏng vấn 8 cơ quan, tổ chức,

trong đó có 4 Chi cục Đê điều và PCLB của 4 tỉnh, 3 Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh và VCCI

Thanh Hóa.

ii) Mức độ quan tâm đối với doanh nghiệp

Tất cả các cơ quan, tổ chức được hỏi đều không nắm bắt được tình hình thiệt hai do thiên tai

của doanh nghiệp. Chi cục đê điều của các tỉnh chỉ nắm bắt được tình hình thiệt hại chung do

do thiên tai của cộng đồng. Vì, các đơn vị chính quyền từ cấp xã chỉ có báo cáo thiệt hại thiên

tai sau mỗi lần thiên tai xảy ra và có báo cáo thiệt hại cả năm cho từng xã, sau đó huyện sẽ tổng

hợp và gưi lên tỉnh. Bên cạnh đó, các Hiệp hội và VCCI chỉ biết được tình hình thiệt hại chung do

thiên tai qua báo cáo thiệt hại của Chi cục tỉnh, các doanh nghiệp không có báo cáo cụ thể gưi

lên. Theo Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đến

hoạt động thống kê thiệt hại do thiên tai.

Đối với các hoạt động hỗ trợ hay hợp tác với doanh nghiệp trong PCRRTT, có 5/8 đơn vị (62.5%)

trả lời là có hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tuy nhiên chủ yếu vẫn dừng lại ở mức cung cấp

thông tin về diễn biến thiên tai, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai. Năm 2013,

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa có tham gia dự án của Hội chữ thập đỏ, tổ chức 3 lớp

tập huấn tuyên truyền công tác PCRRTT cho doanh nghiệp. Chi cục tỉnh Thanh Hóa đã chuẩn bị

các phương án, kế hoạch chỉ đạo chung cho chính quyền địa phương và cho doanh nghiệp,

doanh nghiệp chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Ngoài việc chuẩn bị phương

án PCLB cho cộng đồng trong đó có doanh nghiệp, Chi cục tỉnh Nam Định còn phối hợp với các

doanh nghiệp trong công tác cứu trợ, như vận động đóng góp phương tiện vận chuyển (ô tô, xà

lan,…). Các cơ quan tự đánh giá rằng sự hỗ trợ của họ đối với doanh nghiệp chưa nhiều.

Một số cơ quan, tổ chức chưa có kinh phi, nhân lực để hỗ trợ. Hoặc ở tỉnh Ninh Bình, các doanh

nghiệp thường ở xa trung tâm thành phố và không có báo cáo thiệt hại sau thiên tai nên Hiệp

hội tỉnh rất khó có điều kiện hỗ trợ.

Phần lớn đơn vị được phỏng vấn (7/8 đơn vị, chiếm 87.5%) đều cho rằng vai trò của doanh

nghiệp rất quan trọng trong công tác PCRRTT. Các doanh nghiệp có phương tiện kỹ thuật, có

nhân lực đóng góp vào công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai. Các doanh nghiệp có thể

chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, phối hợp với các cơ quan chức năng giup đỡ,

cứu trợ cộng đồng trong thiên tai, hay nói cách khác, các doanh nghiệp đã góp phần tăng cường

năng lực ứng phó với thiên tai cho địa phương.

Trước khi thiên tai xảy ra, 3/8 đơn vị trả lời chưa có hoạt động cụ thể gì để hỗ trợ doanh nghiệp

(chiếm 37.5%). 5/8 (62.5%) cơ quan, tổ chức cho biết có hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách thông

báo tình hình diễn biến của thiên tai, đưa ra phương án phòng chống thiên tai cho doanh

nghiệp tham khảo, tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về cách phòng chống thiên tai

theo các dự án. Chi cuc đê điêu va PCLB tinh Nam Đinh, Thái Bình, Ninh Binh va Thanh Hoa luôn

luôn co cac công điên chi đao xuông đia phương đê thông bao tinh hinh bao , lụt khi nhận được

công điên cua Trung ương , thương xuyên theo doi dư bao thơi tiêt và chỉ đạo địa phương thực

hiên cac hoat đông phong , chông va ưng pho khân câp . Ngoài ra, Chi cuc đê điêu va PCLB Thai

Bình đã tổ chức nhiều khóa tập huấn về PCTT cho cộng đồng do tỉnh tổ chức.

Page 36: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

31

Trong khi thiên tai xảy ra, 3/8 đơn vị trả lời chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp. VCCI và

Chi cục tỉnh Thanh Hóa cho biết, khi thiên tai xảy ra, các doanh nghiệp chủ yếu tự xoay xở, khắc

phục hậu quả, tuy nhiên, các doanh nghiệp rất sẵn sàng cùng với chính quyền địa phương cứu

trợ cho cộng đồng dân cư. Các đơn vị khác có hỗ trợ doanh nghiệp trong thiên tai bằng cách

thông tin thường xuyên cho doanh nghiệp về tình hình thiên tai. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

Thanh Hóa có hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác ứng phó với thiên tai. Bên cạnh đó, các cơ

quan liên quan đều cho biết các doanh nghiệp rất sẵn sàng hỗ trợ cho cộng đồng về tiền, hàng

hóa, nhu yếu phẩm, nơi tru ẩn, hoặc nhân lực phương tiện khi có thiên tai xảy ra.

Chi cục các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình cho biết sau thiên tai, những doanh nghiệp

nào bị thiệt hại thì Chi cục có hỗ trợ khắc phục hậu quả. Riêng Chi cục tỉnh Nam Định chưa có

hoạt động gì cho doanh nghiệp. Đối với cộng đồng, cả 4 Chi cục cho biết doanh nghiệp trên địa

bàn các tỉnh luôn sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng, các Hiệp hội phối hợp với doanh nghiệp theo kêu

gọi của chương trình ủng hộ thiên tai, hoặc hiệp hội và doanh nghiệp chủ động kêu gọi tham gia

hoạt động ứng cứu đồng bào và các doanh nghiệp khác sau thiên tai.

Trong 5 năm qua, kể từ khi Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT dựa vào cộng đồng

của Chính phủ được phê duyệt (gọi tắt là Đề án 1002) thì Sở NN&PTNT các tỉnh đã chỉ đạo các

Chi cục triển khai các chương trình, hành động theo Đề án cho đối tượng là cộng đồng. Trước

các mùa mưa bão, Chi cục các tỉnh thường tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại

chung, đào tạo tập huấn cho chính quyền xã, huyện về công tác phòng chống thiên tai. Khi có

thông tin thiên tai sắp diễn ra, Chi cục các tỉnh đều có những công tác chỉ đạo cụ thể, lập những

kế hoạch để ứng phó với thiên tai cho cộng đồng. Trong những năm tới, Chi cục các tỉnh vẫn

tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cộng đồng, các

doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào các lớp tập huấn này.

Trả lời câu hỏi về việc các cơ quan, tổ chức nắm bắt tình hình thực hiện luật PCTT của doanh

nghiệp thì có 3/8 (37.5%) cơ quan, tổ chức cho biết họ chưa nắm bắt được tình hình thực thi

luật phòng chống thiên tai của các doanh nghiệp20. Chi cục tỉnh Nam Định cho biết, một số

doanh nghiệp, thường là các doanh nghiệp lớn có lập kế hoạch và nộp cho chính quyền địa

phương, địa bàn doanh nghiệp hoạt động, còn các doanh nghiệp nhỏ vẫn chưa có kế hoạch

phòng chống thiên tai cụ thể. 4 Chi cục và cơ quan còn lại (50%) đều cho rằng các doanh nghiệp

vẫn chưa biết đến và chưa thực hiện luật PCTT do luật mới ban hành và chưa phổ biến rộng rãi.

Để doanh nghiệp thực thi luật PCTT hiệu quả, các cơ quan, tổ chức đều có ý kiến là nên tuyên

truyền rộng rãi về luật cho các doanh nghiệp, cùng với đó phải có những chế tài đi kèm để cho

các doanh nghiệp thực hiện luật một cách nghiêm túc và hiệu quả. Chi cục tỉnh Thanh Hóa cho

biết, cơ quan sẽ phổ biến về luật phòng chống thiên tai trên các phương tiện thông tin truyền

thông, kết hợp với đó là in thành văn bản gưi cho các doanh nghiệp.

Về câu hỏi làm thế nào để doanh nghiệp tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến

PCRRTT và BĐKH: có 3/8 (37.5%) đơn vị cho rằng nên phổ biến rộng rãi kiến thức về luật PCTT

cho doanh nghiệp thông qua các lớp tập huấn, đào tạo miễn phí kết hợp phát tờ rơi về luật này.

Các cơ quan còn lại cho rằng nên hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp cùng địa phương xây

20

Chi cục tỉnh Thái Bình, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình

Page 37: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

32

dựng phương án phòng chống thiên tai theo luật đã quy định; tuyên truyền cho doanh nghiệp

nhận thức được { nghĩa và vai trò của việc phòng chống thiên tai đối với chính doanh nghiệp;

Chi cục tỉnh Ninh Bình cho rằng nên có chế tài xư phạt đối với những doanh nghiệp không tuân

theo luật; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình thì cho rằng tuyên truyền để doanh nghiệp sản

xuất và kinh doanh thân thiện hơn với môi trường cũng là một trong những biện pháp giúp

doanh nghiệp tham gia vào việc giảm nhẹ RRTT và chống BĐKH.

100% cơ quan, tổ chức đều cho rằng các doanh nghiệp rất cần thiết tham gia vào việc PCTT. Có

7/8 đơn vị (87.5%) cho rằng các doanh nghiệp tham gia hoạt động PCTT bằng chính những bản

kế hoạch và phương án phòng chống thiên tai cụ thể theo đung luật phòng chống thiên tai đã

quy định. Chi cục tỉnh Thanh Hóa cho rằng các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ luật PCTT,

những doanh nghiệp không chấp hành luật sẽ bị xư lý theo chế tài.

4. Nhu cầu đào tạo và cung cấp thông tin

4.1. Nhu cầu đào tạo về QLRRTT của các cơ quan, tổ chức

Cả 4 Chi cục của các tỉnh khảo sát đều đã có giảng viên về QLRRTT, tuy nhiên các giảng viên chỉ

được đào tạo theo Đề án 1002 nên chỉ chuyên về cộng đồng, hiện nay các Chi cục chưa có giảng

viên về QLRRTT cho các doanh nghiệp. Chưa hiệp hội doanh nghiệp nào có giảng viên về

QLRRTT. Riêng VCCI Thanh Hóa đã có cán bộ tham gia lớp đào tạo giảng viên về BĐKH, phát

triển xanh.

100% đơn vị được phỏng vấn đều trả lời rất muốn tham gia khóa đào tạo giảng viên về QLRRTT

và đào tạo lại cho doanh nghiệp về QLRRTT. Có 7/8 đơn vị sẵn sàng tham gia khóa đào tạo giảng

viên 5 ngày, VCCI Thanh Hóa có nguyện vọng cư 2 đến 3 cán bộ đi học. Bên cạnh đó, Chi cục

tỉnh Nam Định thì cho rằng thời gian khóa học 5 ngày là quá dài nên không thể cư cán bộ tham

gia.

Về nội dung đào tạo trong khóa tập huấn, hầu hết các đơn vị đều có nhu cầu với những nội

dung mà nhóm khảo sát đưa ra.

Page 38: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

33

Hình 17: Nhu cầu đào tạo của các cơ quan, tổ chức

4.2. Nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp

i) Nội dung đào tạo

Hình 18: Các nội dung đào tạo mà doanh nghiệp quan tâm (số doanh nghiệp)

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kếhoạch phòng ngừa và ứng phóRRTT cho doanh nghiệp trực…

BĐKH và ảnh hưởng của BĐKHđến doanh nghiệp

PCRRTT

Các biện pháp phòng ngừa và cácbước lập kế hoạch trong QLRRTTcho doanh nghiệp

Kỹ năng giảng dạy và cách tiếpcận hiệu quả đối với PCRRTTtrong doanh nghiệp

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kếhoạch phòng ngừa và ứng phóRRTT trực tiếp cho doanh nghiệp

34

39

39

40

41

42

42

42

46

46

46

47

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Những kinh nghiệm và thực tiễn của các …

Khái niệm cơ bản về QLRRTT

Những kinh nghiệm và thực tiễn tại Việt Nam

Hỗ trợ cộng đồng ứng phó với thiên tai

Cách đánh giá rủi ro thiên tai đối với DN

Đào tạo và diễn tập

Chính sách và pháp luật liên quan đến …

Tăng cường QLRRTT mang lại lợi ích gì cho …

Duy trì thông tin liên lạc trong tình huống thiên tai

Xây dựng các phương án dự phòng trong …

Các bước xây dựng bản kế hoạch ứng phó …

Các bước xây dựng bản kế hoạch ứng phó …

Nhu cầu đào tạo

Page 39: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

34

Có 2 ý kiến nội dung khác của Công ty TNHH MTV Sông Chu (Thanh Hóa) và Công ty cổ phần

Thành Đạt (Thái Bình) là tăng cường công tác dự báo; tăng cường hợp tác giữa các quốc gia

trong công tác cứu nạn và Sau khi thiên tai đề nghị các cấp chủ quản phải có kế hoạch đánh giá

mức độ thiệt hai để hỗ trợ 1 phần kinh phí cho doanh nghiệp.

ii) Tự đánh giá về năng lực thông tin

40/48 doanh nghiệp có kết nối Internet ADSL qua máy tính, trung bình 10 bộ máy tính nối

mạng, nhiều nhất là Công ty cổ phần Đại Dương (Thái Bình) với 40 máy tính, ít nhất là Công ty

chế biến nông sản Việt Xanh (Ninh Bình) với 2 máy tính.

34/46 doanh nghiệp có kết nối Wifi, 40/47 doanh nghiệp có kết nối internet bằng điện thoại di

động thông minh qua mạng 3G, GPRS (10/46) và Wifi (23/45).

37/48 doanh nghiệp có dùng Smartphone, 11 doanh nghiệp không trả lời câu hỏi này.

Hình 19: Hình thức hỗ trợ, tư vấn mà doanh nghiệp quan tâm (số doanh nghiệp)

28

30

33

35

42

0 10 20 30 40 50

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó RRTT …

Cung cấp thông tin PCRRTT qua truy cập internet bằng điện thoại di …

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó RRTT …

Cung cấp thông tin hướng dẫn qua internet (truy cập bằng máy tính)

Tập huấn kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa học PCRRTT do …

Hình thức hỗ trợ

Page 40: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

35

KẾT LUẬN

a. Các doanh nghiệp quan tâm đến quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT):

Tuy số lượng doanh nghiệp phỏng vấn ở mỗi nơi không được nhiều, nhưng nhóm đánh giá cùng

với các đối tác địa phương đã chọn mẫu ngẫu nhiên trong các ngành nghề nên kết quả cũng

mang tinh đại diện cao. Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đến từ các ngành nghề: sản xuất

công nghiệp, nông sản và thủy sản, thủ công mỹ nghệ, xây dựng và kinh doanh bất động sản,

thương mại, dịch vụ vận tải, và cung cấp các dịch vụ cộng đồng và có quy mô đa dạng. Các

doanh nghiệp có thâm niên trung bình khoảng 10 năm (10% thành lập dưới 5 năm, 27% thành

lập 6-10 năm, 27% thành lập từ 11-15 năm, 13% thành lập từ 16-20 năm và 23% thành lập trên

20 năm). Những người tham gia phỏng vấn hầu hết là quản lý doanh nghiệp (chiếm 96%), trong

đó có 80% người tham gia phỏng vẫn giữ chức vụ phó giám đốc trở lên. Điều này thể hiện sự

quan tâm thực sự của các doanh nghiệp trên các tỉnh khảo sát đến chủ đề này.

b. Thiên tai ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong những năm qua tại các tỉnh khảo

sát:

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 3 năm gần đây, năm 2012 là năm các doanh nghiệp bị thiệt hại

do thiên tai nhiều nhất với thiệt hại trung bình lên đến trên 4 tỷ đồng trong đó doanh nghiệp bị

thiệt hại nặng nề. Trong số 39/48 doanh nghiệp đưa ra con số thiệt hại do bão lụt từ năm 2011

đến năm 2013 thì có 12 doanh nghiệp bị thiệt hại liến tiếp cả 3 năm (từ năm 2011-1013). Các

doanh nghiệp bị thiệt hại nhiều nhất năm 2012 là do cơn bão số 8 năm 2012 đã ảnh hưởng trực

tiếp đến 4 tỉnh. Các doanh nghiệp bị thiệt hại trung bình trên 100 triệu trong vòng 3 năm đều

nằm ở các khu vực ven biển, như các doanh nghiệp đóng, sưa chữa tàu biển, các doanh nghiệp

nuôi trồng thủy hải sản.

c. Các doanh nghiệp nhận thức được nguy cơ thiên tai và khả năng ảnh hưởng tới

doanh nghiệp mình

Hầu hết các doanh nghiệp đều đã bị ảnh hưởng do thiên tai và đóng trên địa bàn thường xuyên

bị thiên tai, vì vậy họ nắm khá rõ những nguy cơ rủi ro về thiên tai và có thể tự đánh giá được

năng lực của doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai. Bão và áp thấp

nhiệt đới là loại hình thiên tai phổ biến và ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp, còn các loại

hình khác thì ảnh hưởng mức độ khác nhau tùy vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.

d. Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và có thể chia sẻ với các doanh nghiệp bạn trong

công tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai

Do đóng ở vùng bão lụt và đã bị ảnh hưởng nhiều, nên các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm

dự báo dân gian và của doanh nghiệp, phán đoán tình hình, diễn biến thiên tai, các công tác

phòng ngừa ứng phó trước, trong và khắc phục hậu quả sau thiên tai (cắt tỉa cây xanh, khai

thông cống rãnh, công trình thoát nước,di dời, tập kết máy móc, phương tiện về nơi an toàn,

che chắn, gia cố, tôn cao, …). Ngoài ra, các doanh nghiệp quen ứng phó với bão nên có kinh

nghiệm về nhân lực, phương tiện, vật tư, công tác trực trong bão, một số doanh nghiệp tự chủ

động được nguồn vốn và nhân lực, phương tiện (xe máy,..), đội ngũ kỹ thuật tại chỗ. Tự chủ về

tài chính nên dễ chi trả cho công tác phòng ngừa thiên tai.

Page 41: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

36

e. Các doanh nghiệp chưa chủ động tìm hiểu thông tin và kỹ thuật về phòng ngừa

Mặc dù, thiên tai ảnh hưởng và thậm chí ảnh hưởng rất nặng nề nhưng các doanh nghiệp cũng

vẫn chưa biết là luật phòng chống thiên tai (PCTT) đã ra đời và có hiệu lực (chỉ có 26% doanh

nghiệp biết là có luật này), kể cả các doanh nghiệp lớn và thiệt hại liên tiếp trong nhiều năm.

Phần lớn các doanh nghiệp đánh giá thực hiện tốt các hoạt động theo quy định của pháp luật,

và những hoạt động khi bão đã xảy ra như: chấp hành lệnh huy động khẩn cấp trong tình huống

khẩn cấp, chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền; vệ sinh

môi trường, phòng chống dịch bệnh. Còn các hoạt động phòng ngừa như: chủ động xây dựng,

bảo vệ công trình, cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền thì tỉ lệ doanh nghiệp đã thực hiện

thấp hơn nhiều.

f. Các doanh nghiệp thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài để xây dựng được các kế hoạch PCTT

hiệu quả:

Nguồn thông tin hỗ trợ chủ yếu trong phòng ngừa cho đến nay vẫn là từ chính doanh nghiệp, từ

kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất kinh doanh (98%) và đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của

chính doanh nghiệp (83%). Mặc dù, có thể nói, các doanh nghiệp có rất nhiều kinh nghiệm thực

tiễn qua các đợt thiên tai, nhưng sự hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài vẫn rất cần thiết. Hỗ trợ từ cơ

quan chính quyền như cơ quan PCLB địa phương còn chưa nhiều (60% mà chỉ chủ yếu là thông

báo và thông tin thời tiết) trong khi kinh nghiệm tham khảo từ các doanh nghiệp bạn còn ít

(40%) đặc biệt là chỉ có 5 doanh nghiệp (11%) sư dụng tham vấn, tư vấn chuyên gia. Thêm vào

đó, nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm bố tri kinh phi PCBL hàng năm và mua bảo hiểm

thiên tai vì vẫn còn quan niệm: hậu quả đến đâu khắc phục đến đó.

g. Các doanh nghiệp cần có hỗ trợ kỹ thuật để có thể tăng khả năng phòng ngừa với

thiên tai

Trong các doanh nghiệp được phỏng vấn, có 32/48 doanh nghiệp đã có bản kế hoạch. Tuy

nhiên, hầu hết các bản kế hoạch của các doanh nghiệp vẫn chưa đạt yêu cầu và nếu có thiên tai

xảy ra họ vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bản kế hoạch cũng mới chỉ nêu nhiệm vụ

và trách nhiệm chung chung và những vật tư cần chuẩn bị chứ chưa có những chi tiết theo

đung yêu cầu của một bản kế hoạch phù hợp với thực tiễn và có thể triển khai ngay khi có tình

huống xảy ra. Các doanh nghiệp cũng tự nhận thấy điều này, chỉ có 11 doanh nghiệp đánh giá là

họ khá sẵn sàng và có khả năng ứng phó với thiên tai (đã có những hoạt động chuẩn bị cần thiết

trong hoạt động lập kế hoạch ứng phó với thiên tai), 34 doanh nghiệp tự đánh giá còn nhiều

việc phải làm để có khả năng ứng phó hiệu quả với thiên tai, chỉ có 03 doanh nghiệp chưa có

hoạt động gì. Có thể thấy là những doanh nghiệp này vẫn có nguy cơ rủi ro rất cao khi thiên tai

xảy ra.

h. Những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp trong công tác phòng ngừa

Theo các doanh nghiệp thì hiện nay những khó khăn chủ yếu của doanh nghiệp là: Thiếu kiến

thức, kỹ năng lập kế hoạch phòng ngừa ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; chủ quan, nhận

thức chưa đầy đủ từ lãnh đạo và cán bộ công nhân; tài chinh khó khăn, thiếu chuyên gia, trang

thiết bị công nghệ lạc hậu, nhà xưởng thiếu kiên cố, công tác dự báo chưa chinh xác, chưa kịp

Page 42: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

37

thời, gây tốn kém chi phi, chưa có kế hoạch hoặc kế hoạch phòng ngừa và ứng phó chưa hiệu

quả, thiên tai diễn biến nhanh, bất ngờ, cường độ mạnh (bão nhiều, mưa lớn, độ ẩm cao,..

i. Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn có số lượng lao động nữ đông và có sử dụng

lao động khuyết tật nhưng các bản kế hoạch của doanh nghiệp chưa đề cập đến vấn

đề này.

21/48 doanh nghiệp (43.75%) tham gia phỏng vấn có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên, các

doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các lĩnh vực may mặc, sản xuất thủ công mỹ nghệ, vệ sinh môi

trường và sản xuất vật liệu xây dựng, trong số đó có 6 doanh nghiệp có số lượng lao động nữ

chiếm trên 80%. Trong các công ty được phỏng vấn 14 công ty có lao động khuyết tật, đa số

64% (9/14) là có dưới 3 lao động khuyết tật. Sư dụng lao động khuyết tật nhiều nhất là doanh

nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa, Ninh Bình với 12 lao động khuyết tật (khuyết

tật vận động, khiếm thính và/hoặc bất ổn tinh thần,….

j. Thiếu sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân:

Hầu hết các doanh nghiệp cho đến nay ngoài việc nhận thông tin về thời tiết, huy động khi có

thiên tai hoặc khắc phục hậu quả thiên tai từ các cơ quan và chính quyền địa phương, họ gần

như chưa có hợp tác gì với khu vực công, nhất là trong công tác phòng ngừa. Khi hỏi về kế

hoạch trong tương lai về PCTT, không có doanh nghiệp nào chọn hoạt động: “Liên kết với các

đơn vị khác (UBND xã, huyện, các lực lượng ứng cứu của chính quyền,…” trong công tác PCTT.

Mặt khác, các cơ quan liên quan được phỏng vấn, cũng chỉ nhìn nhận doanh nghiệp như những

nơi để kêu gọi hỗ trợ nguồn lực khi cần chứ chưa có hoạt động hỗ trợ hay hợp tác gì đáng kể.

k. Doanh nghiệp thiếu sự hỗ trợ từ bên ngoài

Mặc dù các doanh nghiệp đánh giá là nhìn chung cơ quan chức năng chỉ đạo sát sao công tác

bảo vệ tài sản, con người, doanh nghiệp chăn nuôi có thể chủ động dự trữ nguyên liệu thức ăn

cho vật nuôi. Nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu sự quan tâm hỗ trợ từ bên ngoài (chính quyền địa

phương,…), chưa có sự phối hợp hiệu quả với các bên liên quan (cơ quan chức năng, doanh

nghiệp bạn, cộng đồng địa phương, đối tác, khách hàng,…), doanh nghiệp phải tự phòng chống

theo kinh nghiệm chủ quan, nên còn lúng túng trong công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Page 43: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

38

ĐỀ XUẤT

Những đề xuất chung dưới đây tổng hợp từ ý kiến và đề xuất của từ các doanh nghiệp và các cơ

quan liên quan trong quá trình khảo sát và các đề xuất đưa ra dựa trên kết quả khảo sát.

Hỗ trợ lập kế hoạch

Có thể thấy nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp về hỗ trợ kỹ thuật để có bản kế hoạch

phòng chống thiên tai hằng năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn lại cần rất nhiều hỗ trợ từ các

cơ quan, đơn vị liên quan.

Cụ thể, các mong muốn của doanh nghiệp là: nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, luật

phòng chống thiên tai, tập huấn, tư vấn, hướng dẫn kỹ năng lập kế hoạch và phương án phòng

chống rủi ro thiên tai khoa học, hợp lý hợp với thực tiễn địa phương và khả năng của doanh

nghiệp, thông tin về địa hình, tình hình dân cư, cách đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai

Hỗ trợ lập kế hoạch duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ người và tài sản:

Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục, các doanh nghiệp cho ý kiến về

những hỗ trợ cần thiết từ chính quyền địa phương và từ các nhà cung cấp dịch vụ, cụ thể như

sau:

Cung cấp thông tin dự báo và thông tin diễn biến thiên tai chính xác, kịp thời, (tránh bị

động như trong cơn báo số 8 năm 2012).

Hướng dẫn lập kế hoạch, tập huấn diễn tập trong tình huống thiên tai: sự hỗ trợ chủ

động từ các cơ quan liên quan, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, diễn

tập, đánh giá nguy cơ rủi ro do thiên tai, lập kế hoạch, lên phương án phòng ngừa ứng

phó và khắc phục hậu quả thiên tai, các hướng dẫn kỹ năng, kỹ thuật phù hợp với thực

tiễn, khả năng của từng doanh nghiệp cho cán bộ công nhân.

Hỗ trợ bảo vệ nhà xưởng, tài sản, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, nhân lực ứng phó với thiên

tai, chủ động phối hợp từ cơ quan chức năng, từ nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu ví dụ

như duy trì điện, nước, viễn thông ổn định, liên tục trong thiên tai để tránh gián đoạn

sản xuất kinh doanh và giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi sản xuất ngay

sau khi thiên tai kết thúc.

Hỗ trợ kinh phí ứng phó và phục hồi sau thiên tai, hỗ trợ lãi suất vay vốn phục hồi sản

xuất kinh doanh sau thiên tai

Tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân:

Bên cạnh những hỗ trợ về kiến thức, doanh nghiệp còn muốn được hỗ trợ phương tiện, vật

dụng, trang bị, bảo hiểm cho doanh nghiệp, hỗ trợ kinh phí tập huấn, diễn tập,…

Doanh nghiệp rất cần sự hướng dẫn của chuyên gia, cơ quan chinh quyền trong công tác phòng

chống thiên tai, doanh nghiệp rất sẵn sàng phối hợp với các cơ quan liên quan và cộng đồng

trong phòng ngừa và ứng phó cũng như khác phục các hậu quả của thiên tai. Cần có cơ chế hỗ

trợ và hợp tác giữ khu vực công và khu vực tư nhân nhàm tăng cường khả năng ứng phó cho

doanh nghiệp và cho cộng đồng.

Page 44: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

39

Hỗ trợ mặt bằng để mở rộng bãi để xe với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

giao thông vận tải, duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trong thiên tai và rất cần sự hỗ

trợ của các bên liên quan như (điện lực, thông tin liên lạc), hướng dẫn tuyên truyền cho

công nhân bằng mọi hình thức, hỗ trợ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác

phòng chống, lên kế hoạch bài bản chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó hiệu

quả với thiên tai.

Sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong công tác TKCN, khắc phục hậu quả sau

thiên tai, cần sự phối hợp giữa lực lượng của chính quyền trong công tác di dời, nhân

lực trang thiết bị.

Cần hỗ trợ về tài chính giảm lãi suất trong quá trình vay vốn phục hồi sản xuất, hỗ trợ

cho doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi trong quá trình vay vốn phục hồi sản xuất, hỗ trợ

giup đỡ tài chính, vật chất để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh sau thiên tai, cần hỗ trợ

tập huấn nâng cao năng lực, cung cấp vốn và kỹ thuật trong công tác phòng chống thiên

tai.

Hỗ trợ khảo sát đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai và đánh giá thiệt hại sau thiên tai.

Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng thiết bị chế biến, công nghệ sản xuất nấm, trợ giá thu mua

nấm sản phẩm, hỗ trợ các công trình tiêu thoát nước, kinh nghiệm giải pháp kỹ thuật gia

cố nhà xưởng, công trình,…

Hỗ trợ nhân lực di dời hàng hóa đến nơi an toàn, hỗ trợ di chuyển phương tiện, máy

móc thiết bị, (xe cộ, thiết bị, tàu cá,…) đến nơi an toàn, hỗ trợ nhân lực từ chính quyền

và công an bảo vệ tài sản, con người cho doanh nghiệp.

Thông tin hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tác ứng phó với thiên tai của doanh

nghiệp, tổ chức tập huấn, diễn tập cho lãnh đạo, và cán bộ doanh nghiệp. Hướng dẫn,

cung cấp thông tin, triển khai kiểm tra đôn đốc trong công tác phòng chống thiên tai.

Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác trong công tác phòng ngừa và ứng phó với

thiên tai:

Những kinh nghiệm của các doanh nghiệp qua nhiều năm chống chọi với thiên tai cần được chia

sẻ như: dự báo dân gian và của doanh nghiệp, phán đoán tình hình, diễn biến thiên tai, các

công tác phòng ngừa ứng phó trước, trong và khắc phục hậu quả sau thiên tai (cắt tỉa cây xanh,

khai thông cống rãnh, công trình thoát nước,di dời, tập kết máy móc, phương tiện về nơi an

toàn, che chắn, gia cố, tôn cao, …).

Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần tăng cường hợp tác để chủ động phòng ngừa, chuẩn bị tâm

l{, phương tiện kỹ thuật, nhân lực vật tư, nâng cao nhận thức lãnh đạo, nhân viên, cảnh giác,

túc trực và chủ động ứng phó linh hoạt khi tình huống thiên tai xảy ra, chủ động huy động nhân

lực, vật tư, phương tiện, hàng hóa, phối hợp hỗ trợ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền

địa phương cũng như với cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng, chuẩn bị sẵn sàng, cập

nhật theo dõi sát sao thông tin dự báo và diễn biến thiên tai, duy trì thông tin liên lạc thông

suốt khi thiên tai xảy ra.

Page 45: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

40

Đề xuất nội dung và chương trình đào tạo cho dự án (nội dung, thời lượng, thời gian tập

huấn …)

Từ kết quả khảo sát và các phân tích sâu, có thể nhận thấy một khóa tập huấn nâng cao kiến

thức, kỹ năng lập kế hoạch ứng phó rủi ro thiên tai hiệu quả cho giảng viên nguồn là rất cần

thiết cho địa bàn 4 tỉnh được khảo sát. Thời lượng tập huấn đề xuất cho khóa giảng viên là 4-5

ngày, với các nội dung chủ yếu về luật phòng chống thiên tai có hiệu lực vào 1/5/2014, các khái

niệm, cách đánh giá nguy cơ rủi ro thiên tai cho doanh nghiệp, cách lập kế hoạch ứng phó với

thiên tai và duy trì sản xuất kinh doanh liên tục trong thiên tai, diễn tập , tập huấn, và các kỹ

năng tập huấn cần thiết để có thể chuyển tải được các nội dung liên quan đến chương trình.

Các giảng viên nguồn nên được chọn từ các giảng viên chương trình doanh nhân từ phòng

thương mại và công nghiệp Việt Nam tại địa phương, Chi cục PCLB địa phương và các hiệp hội

doanh nhân địa phương. Sau tập huấn các giảng viên nguồn được dự án hỗ trợ sẽ tiếp tục đào

tạo kiến thức kỹ năng ứng phó thiên tai hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình,

phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp.

Các nội dung tập huấn trực tuyến thông qua một khóa học trực tuyến xuất bản trên website

http://ungphothientai.com sẽ là kênh bổ trợ hiệu quả cho các khóa đào tạo giảng viên và đào

tạo doanh nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh đã khảo sát.

Bên cạnh đó nên cân nhắc tình huống tư vấn hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp của chuyên gia qua điện

thoại, email hay Internet để tăng cường hiệu quả cho khóa tập huấn và tăng khả năng tiếp cận

hiệu quả đến doanh nghiệp.

Đề xuất về nội dung thông tin và vai trò của các bên liên quan

Chi nhánh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội doanh nghiệp tại các

tỉnh có thể giám sát và cung cấp thông tin về các hoạt động trong suốt dự án tới các doanh

nghiệp thành viên của mình.

Ở những địa bàn chưa có chi nhánh của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì các Chi

cục PCLB địa phương có thể đóng vai trò đầu mỗi, chủ động cung cấp thông tin và tổ chức tập

huấn, đào tạo cũng như các hoạt động tiếp theo trong suốt dự án.

CED đóng vai trò điều phối, cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật để đảm bảo

chất lượng cho toàn bộ hoạt động dự án.

Page 46: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

41

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Tài liệu tham khảo

1. Công văn số 4137/BNN-TCTL, ngày 18 tháng 11 năm 2013, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn ban hành về việc cung cấp những số liệu về thiên tai từ năm 2011 đến tháng 11

năm 2013;

2. Luật Phòng, chống thiên tai năm2013;

3. Phân loại ngành nghề doanh nghiệp theo Quyết định số 337/QĐ-BKH, ngày 10 tháng 4 năm

2007 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế

của Việt Nam;

4. Phân loại quy mô doanh nghiệp dựa theo Nghị định số 56/2009 của Chính phủ về trợ giúp

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ghi chú: lĩnh vực Tiện ích cộng đồng và vận tải được

gộp vào Thương mại và dịch vụ, Lĩnh vực sản xuất hành thủ công mỹ nghệ được gộp vào

Công nghiệp và xây dựng;

5. Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng

đồng;

6. Quyết định số 2459/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc

phê duyệt thực hiện kế hoạch hành động Đề án nâng cao nhận thức của cộng đồng và quản

lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tỉnh Thanh Hóa;

7. Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 26 tháng 1 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Bình về việc

phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức của cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng

đồng, tỉnh Thái Bình;

8. Tổng hợp thông tin trên các website của Sở NN&PTNT và các Quyết định phê duyệt chương

trình, kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và GNTT đến

năm 2020 của các tỉnh khảo sát;

9. Báo dân Việt (30/10/2012), Tổng kết thiệt hại do bão số 8 gây ra

http://danviet.vn/xa-hoi/tong-ket-thiet-hai-do-bao-so-8-gay-ra-30076.html

10. Báo điện tư Đảng Cộng Sản Việt Nam (04/11/2012), Thái Bình ra sức khắc phục hậu quả

bão số 8 khôi phục sản xuất

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=5

52867

11. Hội nông dân tỉnh Hưng Yên ,Hậu quả bão số 6: Ngập úng khắp các tỉnh miền Bắc

http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id

=4329:hu-bao-s-6-ngp-ung-khp-cac-tnh-min-bc&catid=60:moi-trng-nong-thon&Itemid=94

12. Tin247.com (08/08/2013), Bão số 6: Nam Định thiệt hại trên 64 tỉ đồng

http://www.tin247.com/bao_so_6_nam_dinh_thiet_hai_tren_64_ti_dong-1-

22438038.html

13. Tin tức trong ngày (08/08/2013), Bão số 6: Nam Định, Thanh Hóa thiệt hại nặng

http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nam-dinh-thanh-hoa-thiet-hai-nang-vi-bao

c46a563261.html

14. Tổng cục thống kê (01/01/2014), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013, truy cập ngày

https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843

Page 47: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

42

15. Tổng cục thông kê (01/11/2014), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013

https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14151

16. Trung tâm khi tượng thủy văn Trung ương (10/10/2014), Nhận định xu thế thời tiết, thủy

văn vụ đông xuân 2014 – 2015.

http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/70/16/Default.aspx

17. Vtc online (30/10/2012), Thiệt hại hàng tỷ đồng do bão số 8

http://vtc.vn/thiet-hai-hang-ngan-ty-dong-do-bao-so-8.2.353625.htm

Page 48: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

43

Phụ lục 2: Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các doanh nghiệp

KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RUI

RO THIÊN TAI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BĂC

THÁNG 9 NĂM 2014

PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP

THÁNG 9 NĂM 2014

PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP (DN)

Tên DN :

Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................................................

Điện thoại:...........................................................Fax: ..........................................................................

E-mail:..................................................................Website (nếu có): ....................................................

Ngành nghề theo đăng k{ kinh doanh: ................................................................................................

Thông tin về người trả lời:

Họ và tên : ..............................................................Chức vụ: ..............................................................

Điện thoại: ...............................................................Email: ..................................................................

Năm thành lập:

1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm 16-20 năm >20 năm

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu.......................................................................................................

Số lượng cán bộ công nhân viên:...................Nam:..................Nữ:...........................................

Số cán bộ công nhân viên là người khuyết tật:.........................................................................

Page 49: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

44

PHẦN II: MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG, NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP VỚI THIÊN

TAI

1. Trong vòng 5 năm trở lại đây DN có bị thiệt hại do thiên tai không? Nếu không điều tra

viên bỏ qua và hỏi tiếp phần III. Nếu có điều tra viên hỏi thêm các câu hỏi dưới đây:

Loại thiệt hại và mức độ thiệt hại quy ra tiền tính theo năm:

- Năm 2011: .......................................................................................................................

- Năm 2012: .......................................................................................................................

- Năm 2013: .......................................................................................................................

Không thống kê thiệt hại bằng tiền (điều tra viên hỏi rõ nguyên nhân vì sao và ghi lại):

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..

Mức độ gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ảnh hưởng đến hoạt động

SXKD

< 15 ngày >15ngày

< 1 tháng

>1 tháng

<3 tháng

>3

tháng

Loại thiệt hại

Những loại thiệt hại trực tiếp ( hữu hình)

Nhà xưởng

Máy móc thiết bị

Sản phẩm hàng hoá tồn kho

Những loại thiệt hại gián tiếp (vô hình)

Mất nguồn cung ứng nguyên

liệu từ các nhà cung cấp

Công nhân nghỉ việc

Page 50: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

45

Khác (ghi rõ):

.......................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

........

2. Trong thiên tai doanh nghiệp đã có những hoạt động gì: ghi rõ cụ thể các hoạt động đã tiến hành trong các lần đã bị ảnh hưởng thiên tai.

Những hoạt động mà DN đã tiến hành (liệt kê đầy đủ):

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Những hoạt động mà DN còn cảm thấy lúng túng và cần hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước và

chính quyền địa phương: (liệt kê đầy đủ và chi tiết)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Những hoạt động mà DN hỗ trợ và bảo vệ người lao động sau thiên tai (liệt kê đầy đủ và chi

tiết)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

3. Sau thiên tai DN đã tiến hành hoạt động nào dưới đây (điều tra viên hỏi theo những câu hỏi

dưới đây, nếu doanh nghiệp trả lời có đánh dấu vào ô bên cạnh và hỏi tiếp phần bổ sung ghi

thêm bên cạnh)

Doanh nghiệp có đánh giá mức độ thiệt hại không? Nếu có bằng cách nào (điều tra viên

hỏi kỹ cách đánh giá, số liệu báo cáo cho ai...)

Làm thủ tục bồi thường bảo hiểm, có khó khăn gì không?

Gia cố nhà xưởng, cơ sở vật chất, tiến hành theo định kz?

Vay vốn phục hồi sản xuất và kinh doanh, có khó khăn gì không?

Hỗ trợ người lao động theo hình thức nào?

Hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng do thiên tai theo hình thức nào?

Lên kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trong những năm sau, thông tin

lấy từ đâu.

Page 51: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

46

Khác (ghi rõ): .........................................................................................................................

Phần III: Mức độ sẵn sàng và thực tiễn phòng ngừa tại các doanh nghiệp

Trước thiên tai

Các hoạt động doanh nghiệp tiến hành trước thiên tai (liệt kê và mô tả đầy đủ tất các các hoạt

động và quy trình tiến hành trước thiên tai):

Những hoạt động nào cần thiết để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

trong tình huống thiên tai (hoặc có thể quay trở lại SXKD nhanh nhất). Những dịch vụ nào là cần

thiết:

Điện:

Nước sạch

Viễn thông (ĐT, internet)

Dịch vụ ngân hàng:

Khi đốt, gas:

Vận chuyển (hàng hóa và nguyên vật liệu)

Các nguyên vật liệu cần thiết khác:

Đã có các bản kế hoạch ứng phó và chuẩn bị khi thiên tai xảy ra chưa?

Lưu ý cho điều tra viên: Nếu có (xin 1 bản copy), nếu chưa hỏi lý do tại sao chưa có hoặc chưa

xây dựng.

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp (đối với chính quyền địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ

thiết yếu: điện, viễn thông, nước sinh hoạt):

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Những hoạt động, thông tin cần hỗ trợ trước thiên tai để doanh nghiệp có thể phòng ngừa tốt

hơn: Lưu ý DN sẽ tự trả lời, điều tra viên ghi chép (có thể hỏi thêm nếu cần: thông tin gì DN cần?

Ví dụ thời tiết, các nguy cơ thiên tai, hướng dẫn ....)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Page 52: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

47

Những kinh nghiệm DN thấy cần chia sẻ với các DN khác (các doanh nghiệp có thể trên cùng địa

bàn và trong chuỗi cung ứng, ví dụ bạn hàng hoặc nhà cung cấp).

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Phần IV: Xác định nhu cầu đào tạo

1. Luật phòng chống thiên tai đã có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2014, anh/chị đã biết thông tin gì về luật này chưa?

Rồi chưa

2. Theo Luật PCTT thì Tổ chức kinh tế có một số nghĩa vụ cụ thể, xin anh/ chị cho biết những

việc dưới đây từ trước đến nay doanh nghiệp mình đã tiến hành hay chưa?

a) Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất,

kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai;

Rồi Chưa

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;

Rồi Chưa

c) Khi đầu tư xây dựng công trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn

trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai;

Rồi Chưa

d) Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai;

nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng,

chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa

phương;

Rồi Chưa

đ) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong

việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai;

Rồi Chưa

e) Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu

yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp;

Rồi Chưa

g) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản

lý của mình khi bị tác động của thiên tai;

Rồi Chưa

h) Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên

tai tại địa phương trong khả năng của mình;

Page 53: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

48

Rồi Chưa

i) Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.

Rồi Chưa

Lưu ý đối với điều tra viên: Nếu đa số là chưa tiến hành, hỏi nguyên nhân và lý do tại sao? Và

làm thế nào để có thể hỗ trợ họ thực hiện được vì dù muốn dù không doanh nghiệp cũng phải

đáp ứng yêu cầu của luật pháp. Nếu đa số là rồi thì hỏi họ cách họ đã tiến hành và xây dựng

dựa trên nguồn thông tin và hướng dẫn nào? Hay chỉ dựa trên kinh nghiệm. Nếu có thể xin một

bản copy.

Doanh nghiệp xây dựng các hoạt động trên dựa trên nguồn thông tin và hỗ trợ nào?

Dựa trên kinh nghiệm của chính doanh nghiệp

Tham khảo kinh nghiệm các DN khác

Cán bộ kỹ thuật và chuyên gia của chính DN

Dựa trên tư vấn kỹ thuật và chuyên gia từ bên ngoài

Thông tin từ các cơ quan PCBL địa phương

Nguồn khác (đề nghị ghi rõ):

..........................................................................................................................................................

......................................................................................

3. Luật phòng chống thiên tai đã có có hiệu lực, DN có xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng

phó với thiên tai không? Doanh nghiệp cần những hỗ trợ gì để xây dựng kế hoạch.

…………………………………………………………………………………………………….………………………………………………

…………………………………………………….………………………………………………………………………………………………

…….…………………………………………………………………………………………………….

4. Trong thời gian qua, anh/ chị đánh giá thế nào về những thuận lợi và khó khăn trong công

tác phòng ngừa và ứng phó với thiên tai (về nguồn lực, hiệu quả của các chương trình., dịch

vụ, sự hợp tác và điều phối giữa các cơ quan, ban ngành, sự tham gia của cộng đồng, xã hội

và các doanh nghiệp….)

…………………………………………………………………………………………………….………………………………………………

…………………………………………………….………………………………………………………………………………………………

…….………………………………………………………………………………………………….....

5. Doanh nghiệp có bố trí kinh phí phòng chống bão lụt hàng năm không?

Có Nếu Có, vui lòng ghi tổng kinh phí dự kiến hàng năm:...........................

Không Nếu Không, vui lòng ghi rõ lý do dưới đây:

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Page 54: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

49

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

6. Doanh nghiệp đã từng hỗ trợ thiên tai chưa

Có Nếu Có, vui lòng ghi hình thức và số tiền hỗ trợ :.................................

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Không Nếu Không, vui lòng ghi rõ lý do dưới đây:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

7. Những hoạt động nào doanh nghiệp có thể hỗ trợ cộng đồng hoặc các doanh nghiệp khác

(hoặc các đại lý, bạn hàng, khách hàng - đề nghị nêu chi tiết):

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………....

8. Những nội dung nào dưới đây, anh/chị thấy cần cho doanh nghiệp: (đánh dấu tất cả những

nội dung mà doanh nghiệp thấy cần thiết)?

Khái niệm cơ bản về quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) ở DN

Chính sách và pháp luật liên quan đến QLRRTT

Tăng cường QLRRTT mang lại lợi ích gì cho DN

Cách đánh giá rủi ro thiên tai đối với DN

Các bước xây dựng bản kế hoạch ứng phó trong tình huống thiên tai cho DN

Xây dựng hoạch ứng phó trong tình huống khẩn cấp cho người lao động

Xây dựng các phương án dự phòng trong tình huống khẩn cấp (nguyên vật liệu; người lao

động)

Duy trì thông tin liên lạc trong tình huống thiên tai

Đào tạo và diễn tập

Hỗ trợ cộng đồng ứng phó với thiên tai

Những kinh nghiệm và thực tiễn tại Việt Nam

Những kinh nghiệm và thực tiễn của các nước trong vùng

Nội dung khác (đề nghị ghi rõ):

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Page 55: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

50

9. Doanh nghiệp có kết nối internet tại cơ quan không?

Có. Nếu Có, vui lòng đánh dấu dấu vào ô thích hợp: ADSL WIFI

DN có bao nhiêu máy tính kết nối internet:.....................................................................

Không

Anh/chị có dùng mobile kết nối internet không? Nếu có xin vui lòng cho biết dịch vụ sử

dụng:

3G

GPRS

Wifi

Loại điện thoại hiện nay đang sư sụng để truy cập internet:....................................................

10. Doanh nghiệp quan tâm đến những hoạt động hỗ trợ nào dưới đây? Đánh dấu vào những

hoạt động hoặc dịch vụ mà DN quan tâm

Tập huấn kiến thức và kỹ năng thông qua các khóa học do VCCI tổ chức

Cung cấp thông tin hướng dẫn qua internet (truy cập bằng máy tính)

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trực tiếp

từ chuyên gia

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trực

tuyến qua internet, email, điện thoại di động

Cung cấp thông tin truy cập internet bằng điện thoại di động

Page 56: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

51

Doanh nghiệp tự đánh giá nhanh theo bảng dưới đây:

1 Bạn có bao giờ nghĩ đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có thể bị gián đoạn bởi thiên tai?

Không

Không chắc

2 Bạn có bao giờ xác định bộ phận nào của doanh nghiệp mình phải tiếp tục hoạt động khi thiên tai xảy ra?

Không

Không chắc

3 Bạn có bao giờ nghĩ rằng cần phải lập kế hoạch để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình không bị gián đoạn bởi thiên tai?

Không

Không chắc

4 Doanh nghiệp bạn có kế hoạch ứng phó với thiên tai để đảm bảo người lao động trong doanh nghiệp bạn được an toàn và tự chăm sóc bản thân cho đến khi có ứng cứu?

Không

Không chắc

5 Bạn có thể liên lạc được với người lao động của doanh nghiệp mình khi thiên tai xảy ra trong giờ làm việc hoặc sau giờ làm việc?

Không

Không chắc

6 Trụ sở doanh nghiệp của bạn có chịu được tác động của thiên tai?

Không

Không chắc

7 Các tài sản, thiết bị của doanh nghiệp bạn có được bảo vệ và sẽ không bị thiệt hại khi thiên tai xảy ra?

Không

Không chắc

8 Các hồ sơ lưu, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp có được bảo vệ để không bị ảnh hưởng khi thiên tai xảy ra?

Không

Không chắc

9 Doanh nghiệp của bạn có thể vận hành nếu không có nhà cung cấp, không tiếp cận được với thị trường hay các dịch vụ thiết yếu khác (ví dụ: nước, đường dẫn nước thải, điện, giao thông)?

Không

Không chắc

10 Doanh nghiệp của bạn có vận hành được khi thiên tai xảy ra mà nhân viên không thể đến được doanh nghiệp không?

Không

Không chắc

11 Doanh nghiệp của bạn có làm việc với cộng đồng gần trụ sở doanh nghiệp (hay với chính quyền địa phương và các doanh nghiệp khác) để thuc đẩy việc chuẩn bị, lập kế hoạch cũng như hỗ trợ cộng đồng khôi phục hậu quả thiên tai không?

Không

Không chắc

12 Doanh nghiệp bạn có tham khảo cơ quan bảo hiểm để xác định và đóng bảo hiểm cơ bản của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động lại bình thường sau thiên tai?

Không

Không chắc

Page 57: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

52

Đánh giá hiểm họa thiên tai và BĐKH đối với doanh nghiệp

Nguy cơ rủi ro

Khả năng có thể xảy

ra

Ảnh hưởng

đến con người

Ảnh hưởng đến tài

sản

Ảnh hưởng

đến HĐKD

Nguồn lực bên trong

Nguồn lực bên

ngoài

Tổng cộng

Ghi chú

Cao – thấp 5 - 1

Ảnh hưởng mạnh – Ít ảnh hưởng

5- 1

NL kém – NL mạnh

5-1

Bão và ATNĐ

Lũ lụt

Lở đất

Hạn hán

Nhiệt độ tăng

Nước biển dân

Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác(*)

Page 58: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

53

Phụ lục 3: Bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các cơ quan liên quan

KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BĂC

THÁNG 10 NĂM 2014

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

THÁNG 9 NĂM 2014

Mục đích đánh giá nhu cầu đào tạo để thiết kế nội dung chương trình đào tạo và nâng cao

năng lực :

Đánh giá kiến thức, thái độ của doanh nghiệp liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với

thiên tai

Xác định những thực tiễn mà hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện trong công tác

phòng ngừa và ứng phó

Xác định những nội dung mà DN quan tâm

Xác định nhu cầu thông tin và sư dụng thông tin của DN

Tất cả các thông này sẽ dùng làm cơ sở để xây dựng nội dung và chương trình đào tạo và nâng

cao năng lực cho các DN tại khu vưc miên Băc (gồm có nội dung chương trình đào tạo, đối

tượng cần tập huấn, các kênh thông tin cần thiết ….)

PHẦN I : THÔNG TIN CHUNG CƠ QUAN PHỎNG VẤN

Tên Cơ quan : .......................................................................................................................................

Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................................................

Điện thoại:...........................................................Fax: ..........................................................................

E-mail:..................................................................Website (nếu có): ....................................................

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: ................................................................................................................

Page 59: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

54

Thông tin về người trả lời:

Họ và tên : ..............................................................Chức vụ: ..............................................................

Điện thoại: ...............................................................Email: ..................................................................

Các chương trình cơ quan hiện có dành cho doanh nghiệp: liệt kê đầy đủ

PHẦN II: NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA CÁC CƠ QUAN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHU VỰC DOANH NGHIỆP

1. Anh/chị có nắm được tình hình thiệt hại do thiên tai của các doanh nghiệp trên địa bàn

không? Nếu không, tại sao? Nếu có ghi rõ thông qua kênh thông tin nào (báo chi, hay cơ

quan nào?)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

........................................................................................................................

2. Cơ quan các anh/ chị đã có hoạt động gì hỗ trợ hay hợp tác với doanh nghiệp chưa? Nếu

có thì những hoạt động gì? Nếu chưa thì tại sao? Các anh/ chị đánh giá vai trò của doanh

nghiệp trong việc tham gia vào quản lý rủi ro thiên tai

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................

3. Tổ chức các anh/ chị có thể hỗ trợ gì cho DN trong quản lý rủi ro thiên tai và doanh

nghiệp có thể hỗ trợ gì cho cộng đồng, cụ thể theo từng giai đoạn:

Trước thiên tai cơ quan có thể hỗ trợ gì cho DN và DN có thể hỗ trợ gì cho cộng đồng:

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................

Trong thiên tai có thể hỗ trợ gì cho doanh nghiệp và ngược lại DN có thể hỗ trợ gì cho cộng

đồng:

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

......................................................

Page 60: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

55

Sau thiên tai có thể hỗ trợ gì DN và DN có thể hỗ trợ gì cho cộng đồng:

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

......................................................

4. Kế hoạch thực hiện của cơ quan trong những năm tới và những hoạt động có thể liên quan tới DN (ghi chú: hỏi cụ thể về các chương trình của Chính phủ liên quan đến QLRRTT và biến đổi khí hậu – không nhất thiết phải liên quan đến DN. Vì hiện nay tất cả các chương trình đều mới chỉ quan tâm đến cộng đồng, mình cần có chi tiết để có thể gợi ý lồng ghép hay mở rộng.)

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

5. Luật PCTT đã có hiệu lực từ 1.5 năm 2014, theo đó các DN cũng cần xcaay dựng KH ứng phó và thực hiện các yêu cầu của luật. Anh/chị đã nắm thông tin và biết tình hình thực thi của luật này trong khối các DN chưa? Làm thế nào để đảm bảo các DN thực thi luật này hiệu quả?

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

6. Theo các anh/ chị làm thế nào để DN tham gia tích cực vào các hoạt động liên quan đến rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu?

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

7. Anh chị có thấy cần thiết có sự tham gia của doanh nghiệp không? Nếu không thì tại sao và nếu có thì theo anh chị họ có thể tham gia theo hình thức nào?

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Cơ quan anh/chị có giảng viên về QLRRTT không? Các giảng viên có chuyên môn về lĩnh vực

nào? Có giảng viên nào đã giảng cho DN chưa? Các anh/chị có quan tâm đến các chương trình

đào tạo DN không? Có muốn tham gia đào tạo giảng viên và đào tạo lại cho DN không?

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Anh chị có thể tham gia khóa học 5 ngày cho giảng viên được không?

Có không

Page 61: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

56

8. Những kiến thức và kỹ năng nào các anh chị cần

Rủi ro thiên tai

Biến đổi khí hậu đối với DN

Các biện pháp phòng ngừa và và các bước lập kế hoạch cho doanh nghiệp

Kỹ năng giang dạy và cách tiếp cận hiệu quả đối với DN

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trực tiếp

Tư vấn và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó cho doanh nghiệp trực

tuyến qua internet, email

Page 62: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

57

Phụ lục 4. Danh sách các doanh nghiệp điều tra tại 4 tỉnh

Ngày phỏng vấn Tên doanh nghiệp/Địa chỉ Địa chỉ/SĐT Người trả lời PV

Ngày 2/10/2014

Thái Bình

Hiêp hôi doanh nghiêp tinh Thai Binh

số 09 Trần Hưng Đạo TP Thái Bình Điên thoai:

036.3848948 Email:

[email protected]

Trân Quôc Khoa - Chu tich Hiêp hôi

ĐT: 0982.139.999

Chi cục đê điều và phòng chống lụt

bão Thai Binh

Số 01, Lê Lợi, TP. Thái Bình

Điên thoại: 036.3731.863/ Fax: 036.3737.300

Nguyên Bao Khương - Trương phong ky

thuât thương trưc chông lut bao

Email: [email protected]

Công ty cô phân Đai Dương

Xã Thụy Hai, Thái Thụy, Thái Bình

Điên thoai: 0363 712 069

Email: [email protected]

Đô Quang Dương - Tông Giam đôc

ĐT: 0912 901 133

Công ty TNHH Thương mai Dich vu

Minh Phu

Sô 149, khu 5, Diêm Điên, Thái Thụy, Thái Bình

ĐT: 0363 853 066

Email: [email protected]

Vu Trung Kiên - Giám đốc

ĐT: 0913 291 926

Công ty TNHH Thương mai Vât tư

Tông hơp Toan Vân

Lô 17/8, tô 37, Khu đô thi mơi, Phương Trân Lam, TP Thai

Bình ĐT: 0913291214

Mai Văn Toan - Giám đốc

ĐT: 0196 968 34870

Công ty Cô phân Hai San Thai Binh

Sô 22, Phô Hai Ba Trưng, Tp Thai Binh, tinh Thái Bình

ĐT: 0363 831 583 Email:

[email protected]

Trân Đưc Nguyên - Giám đốc

ĐT: 0904 379 592

Email: [email protected]

Công ty TNHH Thuân Hoa 211 Trân Thai Tông, Trân Hưng Đao, TP Thai Binh

ĐT: 0978 987789

Trân Thi Thuân Hoa - Giám đốc

ĐT: 0978 987 789

Page 63: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

58

Email: [email protected]

Công ty TNHH SX-XNK hang

TCMN Tiên Thanh

Lô B2, Khu CN Nguyên Đưc Canh, Phương Tiên Phong, TP

Thái Bình

ĐT: 0363 841 383

Email: [email protected]

Nguyên Thi Vinh - Giám đốc

ĐT: 0979 391 555

Công ty cô phân Thanh Đat

Cụm công nghiêp Đông La, xã Mê Linh, Đông Hưng, Thái

Bình

ĐT: 0912 143 150 Email:

[email protected]

Phạm Văn Chiên - Giám đốc

ĐT: 0912 143 150

Công ty TNHH Hưng Cuc

Sô 2B, Tiên Phong, thành phố Thái Bình ĐT: 0363

795 777 Email:

[email protected] Website:

gaongon4nha.com

Đăng Xuân Trương - Trương phong hanh

chinh-nhân sư

ĐT: 0167 749 6268

Email: [email protected]

Doanh nghiêp Thương mai san xuât

hàng thu công my nghê Tây An

Xom 2, xã Tây An, huyên Tiên Hai, tinh Thái Bình ĐT:

0363 781 769 / Fax: 0363 781 769/ Email:

[email protected]/

Website: mynghetayan.org.vn

Phạm Thi Ngăn - Giám đốc

ĐT: 0976 828 555

Ngày 4/10/2014

Chi cục đê điều và phòng chống lụt

bão Nam Đinh

sô 7 Trân Nhât Duât, thành phố Nam Đinh

ĐT 03503 649217 Fax: 03503 646779

Email:[email protected]

Vu Xuân Thuy - Pho chi cục trương

Email: [email protected]

Câu lac bô doanh nghiêp Xuân

Trương Xom 14, xã Xuân Kiên, Xuân Trương, Nam Đinh

Đinh Xuân Môc - Chu tich câu lạc bô

ĐT: 0912 137 890

Page 64: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

59

Nam Định

Công ty cô phân Đinh Môc Xom 14, xã Xuân Kiên, Xuân Trương, Nam Đinh

Email: [email protected]

Mai Thi Nhung

ĐT: 0986 836 916

Công ty cô phân Thanh Băng

Cụm công gnhiêp Xuân Tiên, Xuân Trương, Nam Đinh

ĐT: 0350 388 5012 Email:

[email protected]

Mai Quang Vinh - Pho giám đốc

ĐT: 0946 218 899

Email: thanhbã[email protected]

Công ty TNHH Đông Nam Cụm Công nghiêp Xuân Tiên - Xuân Trương - Nam Đinh

ĐT: 0350 3885 658

Đinh Văn Tuyên - Giám đốc

ĐT: 0988 119 786

Công ty TNHH Công nghiêp cơ khi

Minh Hai

Xom 7, xã Xuân Tiên, huyên Xuân Trương, tinh Nam Đinh

ĐT: 0350 3764 789 Email:

[email protected]

Ngô Văn Mui - Giám đốc

ĐT: 0912 660 283

Công ty cô phân chê tao điên cơ

AXUZU

Xuân Kiên, Xuân Trương, Nam Đinh ĐT: 0350

3763 076/ Fax: 0350 3763 133 Email:

[email protected]/ Website:www.axuzu.vn

Nguyên Thi Quy - kê toan trương

ĐT: 0984 019 900

Email: [email protected]

Công ty TNHH Anh Cương

Thi Trân Xuân Trương, huyên Xuân Trương, tinh Nam Đinh

ĐT: 0350 887 0133/

Email: mâ[email protected]

Nguyên Tuyêt Yên - Giám đốc

ĐT: 0948 373 999/

Email: [email protected]

Công ty cô phân Trương Tiên Xã Xuân Tiên, Xuân Trương, Nam Đinh ĐT: 0350

3762 449

Mai Văn Thiên - Giám đốc điều hành

ĐT: 0946 218 566

Email: [email protected]

Page 65: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

60

Công ty TNHH cơ khi Nhât Viêt Cụm công nghiêp Xuân Tiên - Xuân Trương - Nam Đinh

ĐT: 0350 3885384 / Webssite: nhatviennd.com

Trân Đưc Dương - Trương phong hanh chinh

ĐT: 0913 276 727

Email: [email protected]

Công ty cô phân 27-7 Sông Ninh Phô Lac Quân, Sông Ninh, Xuân Trương, Nam Đinh

ĐT: 0350 3885 453

Đô Văn Hoa - Giám đốc

ĐT: 0983 964 568

Email: tô[email protected]

Công ty TNHH xây dưng Hưng

Trương Xom 3, Xuân Tiên, Xuân Trương, Nam Đinh

Lương Xuân Trương - Giám đốc

ĐT: 0169 719 7318

Ngày 7/10/2014

Văn phòng VCCI Thanh Hoa

597 Nguyễn Chi Thanh, P.Đông Thọ, Tp.Thanh Hoa

DT: 0373 754 641, Fax: 0373 754 641

Email:[email protected]

Nguyễn Hoài Nam: Trương Phòng

pháp chê & quan hê quốc tê

DT: 0913 053 279

Email:[email protected]

Chi cục đê điều và phòng chống lụt

bão Thanh Hóa 44 C Đại lô Lê Lợi, P.Tân Sơn, Tp.Thanh Hoa

Mai Vu Sơn: pho chi cục trương

DT: 0913 293 568

Email: [email protected]

Khương Anh Tuân: Trương phòng

quan lý công trình chi cục

DT: 0904 517 567

Cty CP Nông san Phú Gia Lô D, KCN Lễ Môn, Xã Quang Hưng, Tp.Thanh Hoa

Ngô Xuân Thê

Trương phòng tổ chức hành chinh

Số DDT: 0984 791 668

Page 66: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

61

Thanh Hóa

Công ty TNHH MTV khai thác công

trình thuy lợi Sông Chu Thanh Hoa

24 Phạm Bành – P. Ngọc Trạo – TP. Thanh Hóa

TEL: 0373 852 506

Fax: 0373 726 978

Email: [email protected]

Lê Văn Nhi: Chu tich hôi đồng thành viên

DT: 0936 180 124

Email: [email protected]

Hiêp hôi DN tinh Thanh Hoa

597 Nguyễn Chi Thanh, P.Đông Thọ, Tp.Thanh Hoa

DT: 0373 720 819, Fax: 0373 718 168

Email.: [email protected]

Website: hhdnthanhhoa.vn

Đô Đình Hiêu

Pho chu tich - Tổng thư ký

DT: 0373 720 819

DD: 0912 023 432

Email: [email protected]

Cty TNHH chê biên lâm san và

XNK Thành Công

Đương Chi Lăng, phố Thành Mai,

P.Quang Thành, TP.Thanh Hoa

DT: 0373 958 014, Fax: 8037 853 024

Website: thanhcongbamboo.com.vn

GD:Nguyễn Văn Công

DT: 0904 130 468

Visalco Thanh Hóa

KCN Lễ Môn, Xã Quang Hưng, Tp.Thanh Hoa

DT: 0373 950 242

Email: [email protected]

Nguyễn Tăc Lư: Pho Tổng GD

DT: 0913 293 310

Email: [email protected]

Cty CP MT DDT và dich vụ du lich

Sầm Sơn

242 Nguyễn Trãi - P. Băc Sơn - TX. Sầm Sơn - T. Thanh

Hóa

CT: Cao Thiên Tâm

DT- 0903 496 567

Email: [email protected]

Cty CP Thương mại Miền Núi Thanh

Hóa

100 Triêu Quốc Đạt, P.Điên Biên, Tp.Thanh Hoa

DT: 0373 852 404, Fax: 0373 850 527

a Huy: Phó GD

a Lương: Trương phòng tổ chức

Page 67: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

62

DNTN Tiên Phượng

11 Tiểu Khu 3, TT.Hà Trung, tinh Thanh Hoa

DT: 0904 024 419, Fax: 0373 740 770

Email: [email protected]

GĐ : Trương Thi Oanh

DD: 0904 024 4190

Cty TNHH TM và Dich vụ Hồng

Ngọc

TK3, TT. Hà Trung, H.Hà Trung, Tinh Thanh Hoa

DT: 0373 624 457, Fax: 0373 624 457

Email: [email protected]

GĐ : Lê Thi Vẻ

DD: 0949 007 338

Cty TNHH vận tai & thương mại

Ngọc Dung

Hà Long, Hà Trung, Thanh Hóa

[email protected]

chi Ngọc: GD

DT: 0986 207 929

DNTN xây dựng Mai Quân

TK4, TT. Hà Trung, H.Hà Trung

DT: 0373 836 454

Website: maiquan.com.vn

Mai Văn Quân: GD

DT: 0913 293 172

Email: [email protected]

Cty CP công trình MT & DT Bim

Sơn

Số 76, Đương Nguyễn Văn Cừ, P.Ngọc Trạo, Thanh Hóa

DT: 0373 771 567

Email: [email protected]

Phạm Thi Kim Quy: Pho phòng KH &KT

DT: 0986 098 063

Email: [email protected]

Cty CP Vật liêu xây dựng Bim Sơn 79 Nguyễn Văn Cừ, Bim Sơn, Thanh Hoa

DT: 0972505220489

Lê Xuân Sự: Quán đốc

DT: 0912 163 030

Cty CP giống gia súc Thanh Ninh khu phố 8, P.Băc Sơn, TX.Bim Sơn, Thanh Hoa

DT: 0373 673 008

Lê Thê Thuyên: Trương phòng tổ chức

DT: 0987 624 180

Ngày 9/10/2014

Chi cục đê điều và phòng chống lụt

bão

Ninh Bình

Km số 2, đương Trần Hưng Đạo, P.Đông Thạch

, Tp.Ninh Bình

DT: 0303 873 241, Fax: 38730615

Email:[email protected]

Nguyễn Quang Vinh:

Trương Phòng PCLB

DT: 0912 655 712

Page 68: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

63

Ninh Bình

Hiêp hôi DN tinh Ninh Bình

Phô 10 phương Đông Thành, Tp Ninh Bình

DT: 0303 898 932, Fax: 0303 890 932

Email: [email protected]

Website: doanhnghiepninhbinh.com

Phạm Thi Liễu: Chuyên viên

DT: 0977 830 666

Email: [email protected]

Cty TNHH Đổi Mới

Xom 12, xã Đông Hương, huyên Kim Sơn, tinh Ninh Bình

DT: 0303 862 037, Fax: 0363 862 156

[email protected], Website: doimoi.com.vn

Đoàn Lan:GD

DT: 0913 567 584

Cty CP gạch Kim Chinh xom 9, Kim Chinh, Kim Sơn, Ninh Bình

DT: 0306 299 733

Vu Thi Mai Hương: Pho GD

DT: 0912 771 238

DN tự nhiên san xuât coi xuât khẩu

Thành Hóa

Km số 14, đương 10, đi Kim Sơn, Khánh Nhạc, Yên Khánh,

Ninh Bình

DT: 0303 841 267, Fax: 0303 841 945

Email: [email protected]

Phạm Đăng Khuyên: GD

DT: 0913 567 614

Cty chê biên nông san Viêt Xanh Chợ Dầu, Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình

Fax: 0430 376 2929, Website: vietxanhvn.com chi Loan: Pho GD

Cty TNHH My Hương

xã Minh Hai, Hoa Lư, Ninh Bình

DT: 0303 618 027

Email: [email protected]

Website: myhuongnb.com.vn

Nguyễn Văn Hai: GD

DT: 0913 292 219

Page 69: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

64

Cty TNHH MTV khoáng san Vôi

Viêt

Số 10, phố Tân Đẩu Long, P.Tân Thành, Tp. Ninh Bình

DT: 030 655 9999

Email: [email protected]

Website: giayhongdiep.com

Phạm Tuân Anh: GD

DT: 0942 385 555

Cty CP nông nghiêp Bình Minh

Thi trân Bình Minh, huyên Kim Sơn, tinh Ninh Bình

DT: 0303 863 506

Email: [email protected]

Nguyễn Văn Ngạn: GD

DT: 0912 209 002

Cty TNHH giây vơ Hồng Điêp

Cụm CN Phú Tài, P.Nam Thành, Tp.Ninh Bình

DT: 0303 876 210, Fax: 0303 886 877

Email: [email protected]

Trần Thi Hồng Lĩnh: GD

DT: 0913 391 393

DN tư nhân Tuyêt Lưu Xom 7 xã Yên Lợi, huyên Kim Sơn, tinh Ninh Bình

DT: 0914 942 609

Trương Hai Lưu: GD

DT: 0914 942 609

Cty CP san xuât xuât nhập khẩu Ninh

Bình

237 Trần Hưng Đạo, Tp.Ninh Bình

DT: 0303 873 794, Fax: 0303 871 347

Email: [email protected]

Website: primexconinhbinh.com

Nguyễn Đức Bình: GD

DT: 0903 481 145

Cty TNHH MTV đầu tư - xây dựng

Toàn Thành

Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình

DT: 0303 510 689

Email: [email protected]

Nguyễn Văn Từ: GD

DT: 0913 518 190

Page 70: Bao cao khao sat drm4 ban cuoi 12.2014

65

Cty TNHH Thành Tiên

Quang Trương 1, P.Liên Khánh, Tx.Ninh Bình

DT: 0303 776 797, Fax: 0303 776 797

Email: [email protected]

Nguyễn Văn Cửu: Quan lý

DT: 0912 607 012

Email: [email protected]

Cty Cp chê biên coi XK Kim Sơn phố Chì Chinh, huyên Kim Sơn, Ninh Bình

DT: 0303 862 082, Fax: 0303 862 082

Phạm Thi Nhung: Kê toán

DT: 0303 507 052

Email: [email protected]

Cty TNHH Nga Hai

cây xăng xã Đồng Hướng, huyên Kim Sơn, tinh Ninh Bình

DT: 0912 900 922, Fax: 0303 720 777

Email: [email protected]

Hà Thi Nga: GD

DT: 0912 900 912

Email: [email protected]

Cty TNHH Ánh Hồng xã Đồng Hướng, huyên Kim Sơn, tinh Ninh Bình

DT: 0303 875 138, Fax: 0303 871 749 Trần Ngọc Bich: GD

DNTN Hương Nam

Xom 4, xã Khánh Vê, huyên Yên Khánh, tinh Ninh Bình

DT: 0912 143 609

Email: [email protected]

Website: namhuongnam.net.vn

Phạm Quăc Hương: GD

DT:0912 143 609

Email: [email protected]