Bàn về 12 luận điểm trống đồng

11
Bàn 12 luận điểm trống đồng của Tạ Đức. Dương Đình Minh Sơn vì nhận thức trống đồng là loại nhạc khí đang ám ảnh tâm trí mọi người. Nhưng, một nhạc khí bằng đồng, thành phần hóa học- tỉ lệ thiếc phải có 17% không có chì: kim loại thiếc cho tiếng trong, đẹp như chuông, đỉnh (1) trống đồng vùng Lưởng Quảng loại không có hoa văn, đảm bảo 17% kim loại thiếc, không có chì. Còn Thần đồng của vùng sông Hồng thiếc chiếm 0,5%, kim loại chì 25% chì làm câm tiếng lại nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn (2) Vì thế, chúng tôi là nhạc sĩ, qua nghiên cứu về âm thanh và thành phần hóa học của cổ vật ấy ở vùng sông Hồng là không phải nhạc khí, nên đã bỏ từ “cổ” (trống), chỉ lấy hai từ Thần Đồng: Là vị thần thờ trong đền Thần Đồng ở Thanh Hóa và Hà Nội, cho nên ở ta có ngạn ngữ “thần đồng” để chỉ người còn bé mà tài giỏi. Cho nên, từ năm 2000 chúng tôi đi theo hướng Thần Đồng để truy cập cứ liệu, đã công bố bước đầu ở sách “ Văn hóa Nỏ Nường” nay đầy đủ hơn ở phần II sách Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường N.x.b Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành trong tháng tới, nên mới có Lời bàn này: bằng việc dẫn ra một số cứ liệu đúng, qua đó để thấy những cứ liệu sai lệch ở sách Nguồng gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn của Tạ Đức. Do vì, Tạ Đức dẫn ở hai nguồn cứ liệu: một là sách viết về Thần Đồng ra đời cách đây gần một thế kỉ, trong đó có sách của Đào Duy Anh, hoặc các tư liệu của giới học giả châu Âu, đều dựa theo phát kiến của nhà khảo cổ Thụy Điển OIov Janse trong cuốn “Viet Nam carrefour des peuples et de civilisations” é , d. France, đã kết luận: “Về Việt Nam thì nền văn minh Đông Sơn hình như phần lớn của dân nguyên thủy Mã Lai, và tầng văn minh về sau là của chủng tộc phần lớn nguồn gốcThái” (3) . Điều này,Viện sĩ Phạm Huy Thông đã từng kịch liệt phê phán: “Người phương Tây trong khi tiến hành công viêc khảo cổ ở Việt Nam, nhưng không hiểu gì về thực địa của vùng ấy; lại càng không biết gì chắc chắn cả về lịch sử xã hội và nguồn gốc của cư dân ở đó, cho nên những giả thuyết của họ đưa ra thường có vẻ có lý, nhưng cũng đều chỉ có cơ sở chủ quan mong manh như thế cả (4) . Song lời nhận định “mong manh” sai trái của OIov Janse lại có sức nặng, bởi sự “bảo lãnh” của Viện Bảo tàng Quốc gia Pháp và Viện Bảo tàng Quốc gia Mỹ. Hai Viện Bảo tàng ấy đã ủy thác cho ông nhiệm vụ khảo cổ ở Việt Nam và Philippin, tiến hành từ tháng 10 năm 1934–đến tháng 8 năm 1940. Sau đó OIov Janse sống ở Mỹ với tư cách Giao sư danh dự, cán bộ Bảo tàng và hợp tác với UNESCO (5) . Cho nên các sử gia về sau cứ theo cái sai trái ấy rồi suy diễn, bổ sung thêm thành sách đưa lên mạng Tạ Đức truy cập. Do đó, Lời bàn này là để bảo vệ nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, không vì cá nhân bởi tôi và Tạ Đức là quen biết phải ủng hộ việc làm của nhau là chính, nhưng khí việc làm ấy phải vì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Vậy, Lời bàn của tôi như sau: 1 Tạp chí Văn hóa Nghệ An đăng bài “12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn” của tác giả Tạ Đức, với lời của tác giả: hi vọng gợi ra những ý kiến trao đổi, phản biện. Nhưng không như sách Nguồn gốc người Việt – người Mường mà nói sai thì do lòng tự tôn dân tộc cho nên sách ấy bị nhiều người phản ứng. Còn sách nói về trống đồng này có thể nhiều người ủng hộ,

Transcript of Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Page 1: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Bàn 12 luận điểm trống đồng của Tạ Đức. Dương Đình Minh Sơn

vì nhận thức trống đồng là loại nhạc khí đang ám ảnh tâm trí mọi người. Nhưng, một nhạc khí bằng đồng, thành phần hóa học- tỉ lệ thiếc phải có 17% không có chì: kim loại thiếc cho tiếng trong, đẹp như chuông, đỉnh(1) trống đồng vùng Lưởng Quảng loại không có hoa văn, đảm bảo 17% kim loại thiếc, không có chì. Còn Thần đồng của vùng sông Hồng thiếc chiếm 0,5%, kim loại chì 25% chì làm câm tiếng lại nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn (2)

Vì thế, chúng tôi là nhạc sĩ, qua nghiên cứu về âm thanh và thành phần hóa học của cổ vật ấy ở vùng sông Hồng là không phải nhạc khí, nên đã bỏ từ “cổ” (trống), chỉ lấy hai từ Thần Đồng: Là vị thần thờ trong đền Thần Đồng ở Thanh Hóa và Hà Nội, cho nên ở ta có ngạn ngữ “thần đồng” để chỉ người còn bé mà tài giỏi. Cho nên, từ năm 2000 chúng tôi đi theo hướng Thần Đồng để truy cập cứ liệu, đã công bố bước đầu ở sách “Văn hóa Nỏ Nường” nay đầy đủ hơn ở phần II sách Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường N.x.b Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành trong tháng tới, nên mới có Lời bàn này: bằng việc dẫn ra một số cứ liệu đúng, qua đó để thấy những cứ liệu sai lệch ở sách Nguồng gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn của Tạ Đức.

Do vì, Tạ Đức dẫn ở hai nguồn cứ liệu: một là sách viết về Thần Đồng ra đời cách đây gần một thế kỉ, trong đó có sách của Đào Duy Anh, hoặc các tư liệu của giới học giả châu Âu, đều dựa theo phát kiến của nhà khảo cổ Thụy Điển OIov Janse trong cuốn “Viet Nam carrefour des peuples et de civilisations” é,d. France, đã kết luận: “Về Việt Nam thì nền văn minh Đông Sơn hình như phần lớn của dân nguyên thủy Mã Lai, và tầng văn minh về sau là của chủng tộc phần lớn nguồn gốcThái” (3).

Điều này,Viện sĩ Phạm Huy Thông đã từng kịch liệt phê phán: “Người phương Tây trong khi tiến hành công viêc khảo cổ ở Việt Nam, nhưng không hiểu gì về thực địa của vùng ấy; lại càng không biết gì chắc chắn cả về lịch sử xã hội và nguồn gốc của cư dân ở đó, cho nên những giả thuyết của họ đưa ra thường có vẻ có lý, nhưng cũng đều chỉ có cơ sở chủ quan mong manh như thế cả (4). Song lời nhận định “mong manh” sai trái của OIov Janse lại có sức nặng, bởi sự “bảo lãnh” của Viện Bảo tàng Quốc gia Pháp và Viện Bảo tàng Quốc gia Mỹ. Hai Viện Bảo tàng ấy đã ủy thác cho ông nhiệm vụ khảo cổ ở Việt Nam và Philippin, tiến hành từ tháng 10 năm 1934–đến tháng 8 năm 1940. Sau đó OIov Janse sống ở Mỹ với tư cách Giao sư danh dự, cán bộ Bảo tàng và hợp tác với UNESCO (5). Cho nên các sử gia về sau cứ theo cái sai trái ấy rồi suy diễn, bổ sung thêm thành sách đưa lên mạng Tạ Đức truy cập. Do đó, Lời bàn này là để bảo vệ nền văn hóa cổ truyền của dân tộc, không vì cá nhân bởi tôi và Tạ Đức là quen biết phải ủng hộ việc làm của nhau là chính, nhưng khí việc làm ấy phải vì nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Vậy, Lời bàn của tôi như sau:

1

Tạp chí Văn hóa Nghệ An đăng bài “12 luận điểm chính trong một cuốn sách mới về trống đồng Đông Sơn” của tác giả Tạ Đức, với lời của tác giả: hi vọng gợi ra những ý kiến trao đổi, phản biện. Nhưng không như sách Nguồn gốc người Việt –người Mường mà nói sai thì do lòng tự tôn dân tộc cho nên sách ấy bị nhiều người phản ứng. Còn sách nói về trống đồng này có thể nhiều người ủng hộ,

Page 2: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

1. Tự tôn dân tộc.

Một tác giả Việt Nam viết về Thần Đồng Việt Nam là phải đứng trên quan điểm dân tộc, lấy đó làm tư tưởng chính của mình. Nói thế, không có nghĩa bỏ qua tính khoa học của khách quan, nhưng cho đến nay khách quan nghiên cứu các vấn đề về Việt Nam nói chung và Thần Đồng nói riêng có hai khuynh hướng: nguồn cội và liên minh Bách Việt. Vậy tác giả Việt Nam là phải đứng về nguồi cội. Điểm này Tạ Đức chênh vênh Lòng nói nguồn cội dạ ái ân xứ người. Với tâm tưởng như thế thì làm sao sách của Tạ Đức mang tư tưởng nguồn cội được. Khi một tác giả viết sách là phải có phát kiến gì mới mang tính khoa học, rồi dẫn các cứ liệu phù hợp để chứng minh cho luận điểm mới của mình.

Nhưng với Tạ Đức chỉ cần truy cập trên mạng mà viết thành sách còn sai đúng không truy xét. Điểm này ở Tạ Đức là cái nếp, như Hội thảo trống đồng (2008) anh có bài, Trống đồng một nhạc khí-những bằng cứng rõ ràng. Nguồn cứ liệu là của vùng Lưỡng Quảng, còn trong nước thì dẫn truyền thuyết ở sách Đại Nam nhất thống chí: Ngày xưa vua Hùng đi đánh Chiêm Thành … đêm mộng thấy một vị thần xin đánh trống đồng giúp vua đánh giặc, quả hiên toàn thắng. Vua bèn phong cho thần chức Đồng Cổ đại vương. Điểm sai ở đây là vua Hùng đi đánh Chiêm Thành, nhưng nước Chiêm Thành mới có ở thế kỉ thứ 6 (6). Tôi đã phê phán truyền thuyết không chính xác này, nên N.x.b Thuận Hóa khi tái bản sách Đại Nam nhất thống chí (2011) đã lược bỏ thuyền thuyết ấy. Thế mà Tạ Đức nhà dân tộc học cứ trích dẫn vào bài viết của mình. Ba quốn sách chính của Tạ Đức đều thế cả. Trong đó, sách Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn 1999, đã dẫn về những giải mã biểu tượng văn hóa của nhiều vùng của nhiều tác giả, trong đó có điểm sai điểm đúng, điều ấy chỉ giúp cứ liệu cho người viết sách trích dẫn, như tôi khỏi truy cập trên mạng. Đến cuốn sách lần này của Tạ Đức cũng thế, song lại nói có nhiều luận điểm mới là:

Luận điểm 1 : An Dương Vương (trị vì 207-179 TCN) là người đã cho đúc và ban phát trống đồng như một biểu tượng của vương quyền và thần quyền Bách Việt. Cao Lỗ, người chế tác “nỏ thần” cũng là người lo việc đúc trống. Trống đồng Âu Lạc hay Lạc Việt, sau gọi là trống đồng Đông Sơn, thực chất là một thành quả chung của văn minh Bách Việt. Tiếp theo Luận điểm 3- An Dương Vương đúng là dòng dõi hoàng tộc nước Thục Tứ Xuyên như cổ sử và truyền thuyết Việt Nam ghi nhận và ở Luận điểm 9 - Sĩ Nhiếp hay Sĩ Vương (trị vì 187-226) là người đúc và ban phát trống đồng từ thành Luy Lâu..! Có nghĩa vua Hùng của dân tộc Kinh ở sông Hồng không phải là chủ nhân đúcThần Đồng đầu tiên!

Đó là điểm phát hiện mới của cuốn sách ư ! Đưa ra bốn điểm: 1. An Dương Vương cho đúc trống đồng- 2.Cao Lỗ phụ trách đúc trống và 3. một thành quả chung của văn minh Bách Việt, 4. Sĩ Nhiếp hay Sĩ Vương (trị vì 187-226) là người đúc và ban phát trống đồng từ thành Luy Lâu. Nói về thời điểm ra đời của trống đồng mà không có cứ liệu, hiện vật và C 14 chứng minh, chỉ chứng minh bằng cứ liệu lời nói, không mang tính khoa học thì gì mà chẳng được.

Trong khi đó, những trống đồng ở vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc, họ cho loại xấu là có sớm nhất qua C 14 cũng ra đời khoảng thế kỉ thứ 7-8 T.C.N. Còn ở Việt Nam loại đẹp như Thần Đồng Ngọc Lũ 1 qua C 14 cũng ra đời khoảng thế kỉ thứ 7-8 T.C.N (7) là phù hợp với đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN): ở bộ Gia Ninh có một dị nhân dùng ảo thuật áp phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương- “dị nhân”- Hùng Vương là pháp sư, phù thủy, “ảo thuât” của ông, đó là pha kim loại chì vào đồng đúc Thần Đồng Ngọc Lũ.

2

Page 3: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Còn chiếc trống đồng của nước Xích Quỹ Kinh Dương Vương (thế kỉ 14-12 TCN) mà Tạ Đức nói đến, là loại trống hai mặt như trống da (ảnh 1), đó là mới đúc sau khi có thuật ngữ đồng cổ do Mã Viện ngụy tạo, nên có 17% thiếc. Tiến hành C14 sẽ thấy. Nếu có loại trống đồng Xích Qũy thế kỉ 14-12 T.C.N thì các nhà khảo cổ học của Trung Quốc và Việt Nam qua C14 nói trống đồng ra đời vào khoảng thế kỉ 8-7 T.C.N là sai cả ư! Nghĩa là Tạ Đức cứ nói đại để người đọc thấy nhiều tư liệu mà không ai kiềm chứng tư liệu ấy là đúng hay sai.

Ảnh 1. Trống Xuy vưu Xích quỹ.

Một cuốn sách đưa ra 4 cứ liệu cốt tử về một cổ vật đều nói vu vơ, nhất là thời điểm ra đời của trống đồng là không đúng với C 14. Còn tư liệu Sĩ Phiếp cho đúc trống đồng thì Tạ Đức lại không hiểu về quan niệm của người Hán, đến cuối đời Hàm Thông (860- 873) thứ sử Ung Châu là Trương Hán cho là đồ vô dụng, treo ở nhà trại dùng làm mõ (8), vì loại trống mà đánh không kêu “chỉ như tiếng mai rù”(9) chăng.

2. Nghiên cứu Thần Đồng là phải

bám sát từng chi tiết của cổ vật.

Thần Đồng phân bố khắp cả vùng Đông Nam Á vì thế, việc ngiên cứu nguồn gốc của loại cổ vật này không thể chỉ bằng lời văn mà phải qua thực chất của từng chiếc, đó là phương pháp của Ph. Heger, sách Những trống kim khí ở Đông Nam á (1902). Với 164 chiếc trống đồng ở Bảo tàng và sưu tập tư gia châu Á, châu Âu ông đo kích thước các cỡ và vẽ lại hoa văn của từng chiếc. Trên cơ sở đó ông phân làm 4 loại I-II-III-IV và coi trống đồng loại I xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam (10)

(lấy trống đồng sông Đà làm điểm, chưa biết trống đồng Ngọc Lũ) nên trống đồng đúc ở sông Hồng phân bổ ở các vùng sẽ có hoa văn của trống đồng sông Đà. Hiện tôi có tập poto hoa văn các loại trống ấy của Heger, do T.S Nguễn Thế Phong ở Viện Bảo tàng quốc gia cung cấp. Xin dẫn chiếc nắp thạp ở vùng Lưỡng Quảng với hoa văn sông Hồng nhưng có một phụ nữ là người Hán (ảnh 2) .

Như vậy, chiếc nắp thạp này đúc ở bên đó, nhưng ngược lại có một chiếc trống đồng phát hiện ở Việt Nam vùng miền Tây Nghệ An lại mang hoa văn của vùng Lưỡng Quảng. Đó là trống đồng đúc ở bên ấy do tù trưởng người Thái di cư

3

Page 4: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

vào Tây Bắc Việt Nam khoảng thế kỷ 11 mang theo làm vật biểu trưng uy quyền chứ không phải đúc ở Việt Nam mà có người lầm tưởng.

Vì thế, ngày nay nghiên cứu Thần Đồng của Việt Nam là phải căn cứ vào các chỉ số thành phần hóa học đã công bố của các tác giả: Đái Chấn, Diệp Đình Hoa và hoa văn ở sách của Ph. Heger và sách Trống Đông Sơn của ba tác giả Phạm Minh Huyền- Nguyễn Văn Huyên- Trịnh Sinh và sách DONG RON DRUMSIN VIET NAM Viện Khoa học xã hội v,v, hoặc qua lời của nhà bác học Pháp L. Bezacier thừa nhận sai lầm trong nghiên cứu về Thần Đồng của một số học giả châu Âu (xem chú 7), hoặc lời phê phán cái sai ấy của Viện sĩ Phạm Huy Thông.

Còn như căn cứ vào các nguồn tư liệu khác đều sai trái cả, như Mo Mường đẻ đất đẻ nước là truyền khấu với từ “khâu” là trống hoặc “cô lộng” là trống đồng (thuật ngữ trống đồng chỉ mới được Mã Viện ngụy tạo), hoặc “Dịt dàng” là vua vủa người Kinh, nhưng không có năm tháng mà cho đó là An Dương Vương là suy diễn vô căn cứ. Chỉ dẫn một cứ liệu ấy cho thấy các cứ liệu khác mà Tạ Đức dẫn đều không chính xác thế cả.

3. Chủ nhân của Thần Đồng đầu tiên là người Kinh.

Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc gậy, cái nón của Chử Đồng Tử–Tiên Dung (Việt Nam). Về sau chiếc gậy, cái mũ ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Niệm: khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu chương Vương quyền. Đến thời cổ đại, khi có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Biểu chương vương quyền của nhà vua: Trung Quốc có Đỉnh đồng đời nhà Thương, Việt Nam có Thần Đồng- Ngọc Lũ thời Hùng Vương. Đặc biệt hoa văn Thần Đồng-Ngọc Lũ ở thời chưa có chữ viết, bằng những kí hiệu “mật mã” tạo nên hàm nghĩa bản Sử thi của dân tộc Kinh-Giao Chỉ, biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người; đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng Tuyên bố thành lập nước Văn Lang- Tức là bản Tuyên ngôn trong ngày thành lập nước(11) .

Học giả Trung Quốc cho rằng, loại trống đồng ra đời đầu tiên phải là loại xấu. Nhưng chức năng của loại cổ vật ấy là biểu chương vương quyền cho nên khi ra đời nó phải đạt tầm tư tưởng minh triết như hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ Văn Lang. Sự ra đời của Thần Đông Ngọc Lũ là hiện tượng "đột biến" của nền văn hoá Sông Hồng, qua hệ quy chiếu của quá trình hình thành, phát triển nền văn hoá tư tưởng của dân tộc Kinh-Giao Chỉ, hoa văn chữ “S” âm dương, dây cuộn thừng Tơ hồng, nói chữ “S” âm dương là họ lấy cái đường lượn giữa hình tròn có hai phần trắng đen ấy.

Trong lịch sử của nhân loại, hiện tượng "đột biết" như thế không phải trường hợp hiếm thấy, đến thời đại có chữ viết, các đạo giáo ra đời thì có Kinh Thánh nói về lịch sử ra đời của đạo giáo đó: đạo Phật có kinh Phật, đạo Cơ đốc có Kinh Thánh, đạo Hồi có kinh Koran, những Kinh thánh ấy là tuyệt bút mà đâu có dấu hiệu sơ kì. Do đó, vua Hùng được mạnh danh là bậc phù thủy thì có đủ tài năng tạo nên Thần Đồng Ngọc Lũ với ý nghĩa minh triết ngang tầm các bản Kinh thánh kia làm biểu chương vương quyền, còn Ấn tín bằng đồng thì loại nhỏ (ảnh 3).

4

Page 5: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Hoa văn Thần Đồng- Ngọc Lũ, bằng những kí hiệu mật mã- bức tranh hoành tráng, sinh động của cuộc lễ hội Vòng đời cổ truyền diễn ra trong ngày thành lập nước Văn Lang của vua Hùng- thành cuộc “Triễn lảm” về các hình thái văn hóa xã hội đương thời: các kiểu nhà, phong tục, tín ngưỡng, tư thế tự tin, phong cách sống, vũ điệu hoá trang cánh chim trời, các kiểu thuyền chiến và đất đai, rừng biển, muông thú v.v. tất cả là sự giàu có phồn thịnh của đế chế Van Lang –quê hương sáng tạo thuyết Sinh học đồng tác giả sách Kinh Dịnh nguyên thuỷ, đó là kỉ vật thiêng liêng gửi tặng các dân tộc bạn bè gần xa đương thời và tryền lại cho muôn đời hậu thế.

G.S. H. H.Loofs-Wwiosowa người Australia gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền (regalia) coi trống đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến bắc Việt Nam để xin ban các trống đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp (12)

4. Khởi nguồn hoa văn 14 cánh trên Thần Đồng Ngọc Lũ 1

Hoa văn hình 14 cánh trên Thần Đồng Ngoc Lũ đã xuất hiên từ đơn giản đến hoàn thiện: Ban đầu là những hiện vật chưa rõ nét, như hoa văn trong hiện vật vùng Hoa Lộc Thanh Hoá ( ảnh 4), các hình này có số lượng (cánh sao) chưa rõ.

Ảnh 2: Tư liệu của Hoàng Xuân Chinh, sách Các nền văn hoá cổ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2005.

Tiếp đến hoa văn của Thanh Hóa giai đoạn cao hơn cùng với hoa văn ở Phùng Nguyên Phú Thọ ( ảnh 5 a, b, c )-ảnh a tìm thấy ở khu mộ Đông Sơn, nguồn của V.Gôlubép (V.Goloubew ) các cánh chưa rõ, nhưng đến hoa văn của Phùng Nguyên ảnh b gần rõ 12 cánh và ảnh c là 14 cánh . Hình 14 cánh văn hoá Phùng Nguyên nó là cơ sở của hình 14 cánh giữa mặt Thần Đồng Ngọc Lũ -Hà (Văn Tấn).

5

Page 6: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Ảnh 3: Nguồn của Hà Văn Tấn, sách Theo dấu các văn hoá cổ, Nxb Khoa học xã hội, 1998-

5. Đội ngũ nhà khoa học trong cung đình Văn Lang.

Để tạo được vật thiêng Thần Đồng- Ngọc Lũ, vua Hùng đã tiền hành làm cuộc cách mạng với hai phương diện: một là cuộc cách mạng tư tưởng, nhận diện về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, hai là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

Thứ nhất, cuộc cách mạng tư tưởng, đó là việc tổng kết lịch sử xã hội của dân tộc Kinh-Văn Lang: từ khởi thuỷ cho đến ngày thành lập nước Văn Lang. Quá trình đó, được so sánh với hình ảnh sinh trưởng trong vòng đời của một con người bằng việc lễ hội vòng đời.

Thứ hai, là việc quy tụ, đào tạo một đội ngũ các nhà “khoa học” đương thời, họ là những nhà "thần chú" siêu phàm, giỏi luyện kim đồng thau, đúc vật "thiêng" Thần Đồng- Ngọc Lũ với kỹ nghệ chính xác và thẩm mỹ cao.

Ta biết rằng, ở thời cổ đại Thần quyền đứng trên Vương quyền -vua Hùng cũng là một phù thủy. Ở Ấn Độ kinh Rig-Vêđa là do những nhà siêu phàm thần bí Balamôn tạo ra, và chương III của Kinh Rig-Vêda là những điều thần chú (13).

Sách Việt sử lược (chữ Hán khuyết danh) cho rằng: Ở châu Vũ Ninh có người dùng pháp thuật áp phục các bộ lạc thành lập nước Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu. Người ta cho rằng “pháp thuật” mà vua Hùng dùng để áp phục các bộ lạc, đó là việc pha kim loại chì vào kim loại đồng tạo ra hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng Ngọc Lũ làm cho các bộ lạc thán phục mà về theo vua Hùng thành lập nước Văn Lang, được nói đến trong thư tịch của Trung Hoa (14).Sở dĩ Thần Đồng- Ngọc Lũ đạt được hiệu quả như thế là nhờ thuộc về loại văn hoá của đẳng cấp vương quyền. Chỉ triều đình mà vua Hùng là phù thủy thủ lĩnh của Saman giáo mới quy tụ và đào tạo được một đội ngũ các nhà thần chú siêu phàm.

Đó là đội ngũ “trí thức” độc quyền chuyên trách theo giõi các ngành khoa học thần bí, với nghĩa quản lí "thần hồn'' của dân tộc. Đội ngũ này sẽ tạo ra 8 thiết chế văn hoá: "phong tục", "lễ nhạc", "pháp luật”, "chiêm tinh", "phong thủy'', "tướng số",“sự tích”, “truyền thuyết”… và chế tác ra vật ''thiêng'' Thần Đồng, khởi nguyên là Thần Đồng –Ngọc Lũ: Hoa văn biểu đạt Vòng đời từ sự khởi nguyên hai đường máu trong quả trứng người mẹ thành bản Sử thi của dân tộc Kinh, từ khởi thuỷ cho đến văn minh Văn Lang.

Kiềm chứng khoa học, hoa văn Thần Đồng Ngọc Lũ có bốn nhóm: Thứ nhất. Hoa văn biểu tượng như chữ S, dây ngày cuộn thừng v.v;Thứ hai. Hoa văn đồ vật, nhà thuyền v.v ; Thứ ba. Hoa văn chim thú; Thứ bốn. Hoa văn hình người. Bốn nhóm ấy cọng lại là bội số của số 14 ngày trứng rụng –thụ tinh ở người mẹ và hài nhi 280 ngày trong bụng mẹ cũng bội số của 14. Với hàm nghĩa đó, vua Hùng mới cho lập đền thờ ở trên núi Khả Lao ở Thanh Hóa. Vậy, khi nói hoa văn Thần Đồng thờ thần Mặt trời với các “tia nắng”, nhưng tia sao lại có hằng số: 8-10-12-14-16, đó là bộ

6

Page 7: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

xương trong cơ thể của con người- sách cơ thể học Trường Mỹ thuật Yết Kiêu, G.S.họa sĩ Phạm công thành cung cấp.

Với ý nghĩa của Thần Đồng Ngọc Lũ như thế thì nguyên cớ đâu mà có trống đồng loại nhạc khí?

6. Cần tìm xuất xứ của tên trống đồng.

Tên gọi ban đầu của một cổ vật là thể hiện chức năng, công dụng và ý nghĩa của nó, nếu về sau thay đổi tên gọi sẽ làm chệch hướng ứng dụng và nghiên cứu của giới khoa học. Cho nên, phải tìm tên gọi ban đầu, nếu tên gọi ban đầu bị mất thì căn cứ vào phương thức sử dụng của nơi xuất xứ cổ vật ấy đó là người Kinh, vả lại, đó là vật linh của vương quyền chứ không phải của dân dã. Cho nên, phải tìm vào phương thức sử dụng cổ vật này của triều đình Đại Việt sẽ thấy chức năng, công dụng và ý nghĩa của nó. Thứ nhất,về chức năng trống đồng thứ nhạc khí thì chỉ sử dụng một lần ở Thanh Hóa, khi vua Lê Nhân Tông (1143-1169) về dâng hương ở Lam Kinh còn thời Lê Tháh Tông (1460-1497), trong Nhã nhạc bộ Đồng văn không có biên chế trống đồng. Thứ hai, về chức năng vị thần với danh hiệu: Minh chủ Linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại vương, lập đền thờ là vị thần, Minh chủ chứng giám Hội thề Trung hiếu của các quan đại thần triều Lý và Hội thề: Làm tôi tận trung làm quan trong sạch triều Tần, ai sai thề thần minh giết chết – xem đầy đủ điểm 8 ở đưới.

Trống đồng là dịch từ thuật ngữ đồng cổ của Trung Quốc do Mã Viện ngụy tạo trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng (40-43) được Phạm Việp định danh bằng Hán tự trong sách Hậu Hán thư (424-425) quyễn 54 mục Mã Viện truyện:Tường trình về việc Mã Viện lấy được trống đồng ở Giao Chỉ đưa về nước đúc thành ngựa mẫu… ngựa cao 3 thước 5 tấc (khoảng hơn 1m), vòng thân ngựa 4 thước 4 tấc (khoảng 1,5m), vua xuống chiếu đặt ngựa mẫu trước cửa điện Tuyên Đức(15) để làm ngựa mẫu (hẳn vùng đó sẽ yên).Tức là việc “trấn yểm” bởi từ vật linh biểu chương vương quyền của nước Văn Lang- Âu Lạc trở thành con ngựa cho đế chế Hán cưỡi.

Các thư tịch khởi đầu của Trung Quốc có liên quan đến trống đồng đó là thời điểm “Tam quốc” (thé kỉ thứ 3) chạy loạn, các sử gia dồn về vùng Quảng Tín nên họ viết nhiều sách có liên quan đến trống đồng, ngoài sách Hậu Hán thư còn lại đều viết về các hiện tượng diễn ra của trống đồng ở vùng Lưỡng Quảng vào thế kỉ thứ 3 mà không nói gì đến Thần Đồng của người Kinh Giao Chỉ. Bùi Thị với sách Quảng Châu kí khoảng (420-480) có đoạn viết: Người Lý ngưỡi Lão đúc đồng làm trống. Trống lấy cao lớn làm quý. Lúc mới đúc xong, treo trống giữa sân, buổi sáng bày rượu mời đồng loại. Người đến đầy cửa. Con trai con gái nhà hào phú lấy vàng bạc làm thoa lớn gõ vào trống, gõ xong để lại cho nhà chủ (16). Và sách Lỉnh biểu lục dị của Lưu Tuân làm quan tại Quảng Châu khoảng năm 889 - 903 ghi: Nhạc cụ của người Man Di có trống đồng, hình dáng như yêu cổ (trống có eo thắt lại) nhưng một đầu có mặt. Mặt trống tròn hơn hai thước. Mặt liền với thân. Đúc toàn bằng đồng. Thân trống đầy hình côn trùng, cá, hoa, cỏ. Toàn thân đều đặn dày hơn 2 phân. Đúc rất giỏi, thật là tinh xảo. Đánh trống, tiếng vang trong trẻo không kém tiếng mai rùa. Ngoai ra có câu thơ của sứ nhà Nguyên Mông Trần Cương Trung sang kiến nhà Trần, Nghe tống đồng rung tóc bạc phơ là bịa đặt. Thời Trần, Thần Đông là vị thần Minh chủ chứng giám Hội thề của các quan đại thần.

7. Âm mưu "trấn yểm" Thần Đồng

7

Page 8: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Qua các cư liệu trích dẫn ở mục 6 cho chúng ta thấy bốn điểm sau đây: Thứ nhất: Từ vật linh "Thần Đồng" Ấn tín của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc của dân tộc Kinh Giao Chỉ biến thành một nhạc cụ tầm thường thuộc bộ gõ là do Mã Viện ngụy tạo. Y còn cướp hết Thần Đồng đem về nước, rồi nấu chảy đúc thành ngựa, lấy đó làm vật "yểm" - bởi từ địa vị "Thần Đồng" Ấn tín của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc thành con ngựa cho đế chế Hán cưỡi (Hậu Hán thư ).

Thứ hai: Khi gọi Thần Đồng của người Kinh Giao Chỉ là "đồng cổ" (trống đồng) - thứ nhạc cụ là quá mới mẻ, nó chưa đi vào nhận thức của cư dân vùng Lưỡng Quảng cho nên, khi các phú hào đúc trồng đồng xong, đặt trống giữa sân (…) cầm thoa gõ vào trống, gõ xong để lại cho nhà chủ, chứ không dùng dùi đánh thử (Quảng Châu ký). Đúc trống mà không dùng dùi đánh thử. Như vậy, việc đúc trống đồng của các tù trưởng ở vùng Lưỡng Quảng là để làm vật linh biểu tượng quyền uy, chứ không nhằm làm thứ nhạc cụ .

Thứ ba: Đánh trống đồng tiếng vang trong trẻo không kém tiếng mai rùa. Tiếng mai rùa thì lịch bịch chứ làm gì có tiếng trong trẻo.

Thứ bốn: Trần Cương Trung - người Tàu sứ nhà Nguyên sang kiến nhà Trần có câu thơ: Nghe trống đồng rung, tóc bạc phơ là nói dối, nhằm làm mất tính uy linh thứ Quốc bảo ấy.

Trong ngàn năm Bắc thuộc, họ muốn xóa sổ nền văn hóa của dân tộc ta, trong đó chủ yếu là Thần Đồng vật biểu chương vương quyền của thời đại các vua Hùng-Âu Lạc. Văn hóa là gương mặt của một dân tộc, cho biết ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu, nhưng nếu như, nền văn hóa ấy bị xóa sổ thì còn gì để nói nữa. Người xưa quan niệm: cống nạp vật vật linh biểu chương vương quyền là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh chiếm vật linh và giết chết nhà vua thì nước đó không còn chủ nữa, hoặc thay đổi tên của vật linh cũng là kế sách hữu hiệu, sẽ làm chệch hướng sử dụng và nghiên cứu của giới khoa học. Cho nên, gần đây giới khảo cổ học châu Âu dày công nghiên cứu mà không tìm ra manh mối, làm cho nhà bác học Pháp L.Bezacier có những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn minh Việt Nam, và để chuẩn bị cho cuối đời, năm 1972 khi hệ thống lại các công trình của mình trong đó có bộ sách Giáo khoa về khảo cổ học ở Viễn Đông, nhan đề Việt Nam - Từ tiền sử đến cuối thời Trung Hoa chiếm đóng đã phải thốt lên: Phương Tây sau gần một thế kỷ ( giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20) nghiên cứu, hoàn toàn không hiểu, không biết gì chắc chắn cả về nguồn gốc của trống đồng, cũng như về công dụng và ý nghĩa của nó (17). Vì thế, mà nhân dân ta, người làng Ngọc Lũ ông Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Văn Ý (1893 -1894) khi đào được loại cổ vật ấy cũng gọi là trống đồng-loại nhạc khí, không ai biết ý nghĩa của những hoa văn kì bí, cổ vật giàu sang quyền quý, kiệt tác có một không hai của nhân loại.

8. Phục hồi lại giá trị củaThần Đồng

Thần Đồng vị thần của vương triều, từ thời Hùng Vương -Âu Lạc, nhưng ngàn năm Bắc thuộc, tính tâm linh biểu chương vương quyền của Thần bị chốt bỏ, thay bằng thuật ngữ đồng cổ (trống đồng) thứ nhại khí. Phải đến khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ thì việc phục hồi lại giá trị tâm linh của Thần Đồng mới được thực hiện, song do đã có từ “cổ” rồi, nên thư tịch cổ của ta gọi là thần Đồng Cổ. Đó là niềm tự hào về lịch sử của tổ tiên trước kia và tin tưởng vào vận mạnh của đất nước về sau này; thần được miêu tả như một lực lượng viện trợ cho các Vương triều trong lúc lâm nguy. Hẳn giá trị tâm linh của Thần Đồng được xuất hiện từ thời đại

8

Page 9: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

Văn Lang, nhưng sự tích của Thần đã bị thất lạc, chỉ còn ngôi đền thờ Ngài ở Thanh Hóa hàng năm nhân dân tuế cúng.

Đến thời Lý vua Lý Thái Tông (1028-1054) rước Ngài về lập đền thờ sau chùa Thánh Thọ nay là 353 đường Thụy Khuê Hà Nội làm vị thần Minh Chủ bảo vệ quốc gia và vương quyền. Thần báo mộng cho vua biết ba vương nổi lên chiếm ngôi, vua cho phòng bị nên kịp thời đánh dẹp. Qua đó, Nhà vua tổ chức Hội thề Trung hiếu cho các quan đại thần triều Lý, Thần Đồng là Minh chủ chứng giám Hội thề ấy, Đại Việt sử ký toàn thư ghi:

Đến ngày ấy, dựng đàn ở trong miếu, cắm cớ xí, chỉnh đốn đội ngũ, treo gươm giáo ở trước thần vị, đọc lời thề rằng: “Làm con bất hiếu làm tôi bất trung, xin thần minh giết chết”. Các quan từ cửa đông đi vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn thề, hàng năm lấy ngày 4 tháng 4 (âm lịch) làm lệ thường..

Sang đời nhà Trần, tuyên bố các điều khoản lễ Minh thệ, theo như lệ cũ của triều Lý và bắt đầu định việc thực hiện. Nghi thức lễ đó như sau: Hàng năm vào ngày 4 thang 4 tể tướng và trăm quan đến trực trước cửa thành từ lúc gà gáy, tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cử Hữu Lang điện Đại Minh trăm quan mặc nhung phục lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng theo hầu ra cưa Tây thành, đến đền thờ Thần Đồng, họp nhau lại uống máu ăn thề. Quan Trung thư kiêm chính tuyên đọc lời thề rằng: “Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết”( 18).

Thần Đồng không phải là vị thần của toàn dân như thần Siva của Ấn Độ mà đó là vị thần của vương triều phò tá nhà vua ở cung đình, hoặc tướng lĩnh (sắp lên ngôi) trên đường ra trận, như Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn (976) đi dẹp giặc phương Nam, khi đến sông Bà Hoà, huyện Tĩnh Gia gặp mưa to, gió lớn thuyền bè không đi được.Thần Đồng hiển linh báo mộng và giúp sức. Lê Hoàn chắp tay vái lạy, lập tức gió yên lặng, trời quang mây. Đoàn thuyền tiếp tục Nam tiến. Trận đó quân ta đại thắng. Về sau, sau khi lên ngôi, nhà vua đã đến ngôi đền tạ lễ và đề hai câu thơ, nay vẫn còn trong đền.

L ong Đình tích hiển Tam Thai lĩnh.Mả thủy Thanh lai Bán nguyệt hồ.

Đến Lý Thái Tông khi còn là Thái tử Phật Mã, phụng mạng vua cha là Thái Tổ đem binh đi dẹp loạn ở phía Nam (1020), đến Trường Châu đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, Thái tử chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử sang đánh Phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ”.Thái tử vỗ tay khen ngợi rồi tỉnh dậy luôn. Hôm sau tiến quân đến đất Chiêm, trận ấy quả nhiên đại thắng. Khi khải hoàn về qua Trường Châu, Thái tử bèn sai quân sửa sang lại miếu, lễ tạ, rồi xin rước thần vị về kinh đô thờ, để làm vị thần Minh chủ giữ nước hộ dân.

Vì thế, mặc dù bị ngụy tạo thành trống đồng–thứ nhạc cụ tầm thường, nhưng sự trường tồn, ngưỡng vọng được chuyển sâu vào cõi tâm khảm vô thức của dân tộc Kinh thể hiện ở chỗ: Từ dân dã đến vương quyền và thư tịch bác học đều không nơi nào nói đến hiện tượng "giã" Thần Đồng - người ta coi việc đánh, giã Thần Đồng là đánh vào nền văn hoá truyền thống của dân tộc, đó là điều kiêng dè, cấm kỵ-"huý".

Việt Nam đã tặng Thần Đồng Ngọc Lũ cho Liên Hợp Quốc và được vinh dự đặt ở cửa ra vào Hội trường lớn. Đã có nước đề nghị người phụ trách phòng trưng bày chuyển Thần Đồng của ta đi nơi khác nhưng việc đó đã không xảy ra.

Vậy, báu vật biểu chương vương quyền của thời đại Hùng Vương-linh thiêng tiên tổ cất dấu nay trao lại cho thế hệ lãnh đạo đất nước. Đó là động lực khích lệ lòng tự tôn dân

9

Page 10: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

tộc của đồng bào người Việt Nam đứng lên bảo vệ chủ quyền, bờ cõi đất nước của bao thế hệ tiên tổ ta nếm trải tạo dựng nên. Vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ đặt ở nhà Khánh tiết của Quốc Hội là Logo của nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn. D.Đ. 01 628 357 046

Xem Phụ lục Giải mã hoa văn Thần Đông Ngọc Lũ.

Chú thích. 1. Đái Chấn, Khảo công kí đồ, dẫn theo Nguyễn Duy Hinh Trống đồng quốc bảo Việt Nam, N.X.B Khoa học xã hội 2001, tr 46.2. Diệp Đình Hoa, Qua thành phần hóa học của những chiếc trống cổ Việt Nam Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học 1981 tr 67.3.Dẫn theo Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, N.b.b T.P.H.C.M 1998, T.2 tr 7.4.Phạm Huy Thông, Lời giới thiệu sách Dong Son Drums in Việt Nam,N.x.b Khoa học xã hội Hà Nội 1998 tr 274. 5. OIov Janse, Bí mật của cây đèn hình người, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 2000, tr 2.6.Văn hăa Chăm N.x.b. Khoa học xã hội 1991.7. Phạm Minh huền, Nguyễn Văn Huyên, Trịnh Sinh Trống Đông Sơn N.X.B K.H.X.H 1978. 8. Nguyễn Duy Hinh Trống đồng quốc bảo Việt Nam, N.X.B Khoa học xã hội 2001, tr 26.9. Dẫn theo Nguyễn Duy Hinh s.đ.d.10. Ph. Heger, Những trống kim khí ở Đông Nam á Dẫn theo Phạm Minh Huyền (chú số7.)11.Dương Đình Minh Sơn Giải mã biểu tượng văn hóa Nỏ Nường N.X.B Đại học Quốc gia Hà Nội 2017 phần hai.12. H.H.E Looc—Wiosowa. The distribủrion of Dong Son drums :somes thoughts in Peter Snoy (cd) Ethnologie und Geshiete (Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ) Trong Perter ( chủ biên) “ Dân tộc học và lịch sử ” Wicsbaden 1983 tr 410-417.13. Nguyên Đăng Thục Lịch sử triết học phương Đông –Lịch sử triết học Ân Độ-Nxb T.P.H.C.M1997 tr 18314. Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 TCN) ở bộ Gia Ninh có một dị nhân dùng ảo thuật áp phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương.15-16 Dẫn theo Nguyễn Duy Hinh (chú số 8).17. L. Bezacier, Việt Nam – từ tiền sử đến cuối thời Trung Hoa chiếm đómg, Pari 1972, dẫn theo Phạm Huy Thông Lời giới thiệu sách Dong Son Drums in Việt Nam, Viện khoa học xã hội Việt Nam,18. Đại Việt sử kí toàn thư, N.x.b Văn hóa T.T. 2003 tập 1 tr 378, tập 2, tr 12.

10

Page 11: Bàn về 12 luận điểm trống đồng

11