Baitapmicrogiaidoan2.Doc

19
Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2 CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH Bài 1. Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở Mỹ 22 xu /pao; giá cả thế giới 8,5 xu /pao… Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co giãn của cầu và cung là Ed = - 0,2; Es = 1,54. Yêu cầu: a) Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá cân bằng đường trên thị trường Mỹ. b) Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu l 6,4 tỷ pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội. c) Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng biện pháp gì? Bài 2. Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau: - Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được l 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2 ngán đồng/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ; mức tiêu thụ trong nước l 31 triệu tấn. - Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được l 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2,2 ngàn đồng/kg cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước l 29 triệu tấn. Giả sử đường cung và cầu về lúa gạo của VN l đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình đường cung và cầu được cho là: Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính l 1000 đồng/kg. a) Hãy xác định hệ số co giãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên. b) Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của VN. c) Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu l 300 đồng /kg la, hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ và phúc lợi xã hội trong trường hợp này. d) Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu l 2 triệu tấn lúa mỗi năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của mọi thành viên thay đổi ra sao? e) Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu l 5% giá xuất khẩu, điều này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên sẽ như thế nào? f) Theo các bạn, giữa việc đnh thuế xuất khẩu và áp dụng quotas xuất khẩu, giải pháp nào nên được lựa chọn. GV phụ trách: TS Hay Sinh

Transcript of Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Page 1: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANHBài 1. Trong những năm 2005, sản xuất đường ở Mỹ: 11,4 tỷ pao; tiêu dùng 17,8 tỷ pao; giá cả ở

Mỹ 22 xu /pao; giá cả thế giới 8,5 xu /pao… Ở những giá cả và số lượng ấy có hệ số co giãn của cầu

và cung là Ed = - 0,2; Es = 1,54.

Yêu cầu:

a) Xác định phương trình đường cung và đường cầu về đường trên thị trường Mỹ. Xác định giá

cân bằng đường trên thị trường Mỹ.

b) Để đảm bảo lợi ích của ngành đường, chính phủ đưa ra mức hạn ngạch nhập khẩu l 6,4 tỷ

pao. Hãy xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của

Chính phủ, và số thay đổi trong phúc lợi xã hội.

c) Nếu giả sử chính phủ đánh thuế nhập khẩu 13,5 xu/pao. Điều này tác động đến lợi ích của

mọi thành viên ra sao? So sánh với trường hợp hạn ngạch, theo bạn chính phủ nên áp dụng

biện pháp gì?

Bài 2. Thị trường về lúa gạo ở Việt Nam được cho như sau:

- Trong năm 2002, sản lượng sản xuất được l 34 triệu tấn lúa, được bán với giá 2 ngán đồng/kg cho

cả thị trường trong nước và xuất khẩu ; mức tiêu thụ trong nước l 31 triệu tấn.

- Trong năm 2003, sản lượng sản xuất được l 35 triệu tấn lúa, được bán với giá 2,2 ngàn đồng/kg cho

cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mức tiêu thụ trong nước l 29 triệu tấn.

Giả sử đường cung và cầu về lúa gạo của VN l đường thẳng, đơn vị tính trong các phương trình

đường cung và cầu được cho là: Q tính theo triệu tấn lúa; P được tính l 1000 đồng/kg.

a) Hãy xác định hệ số co giãn của đường cung và cầu tương ứng với 2 năm nói trên.

b) Xây dựng phương trình đường cung và đường cầu lúa gạo của VN.

c) Trong năm 2003, nếu chính phủ thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu l 300 đồng /kg la, hãy

xác định số thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, của người sản xuất, của chính phủ

và phúc lợi xã hội trong trường hợp này.

d) Trong năm 2003, nếu bây giờ chính phủ áp dụng hạn ngạch xuất khẩu l 2 triệu tấn lúa mỗi

năm, mức giá và sản lượng tiêu thụ và sản xuất trong nước thay đổi như thế nào? Lợi ích của

mọi thành viên thay đổi ra sao?

e) Trong năm 2003, giả định chính phủ áp dụng mức thuế xuất khẩu l 5% giá xuất khẩu, điều

này làm cho giá cả trong nước thay đổi ra sao? Số thay đổi trong thặng dư của mọi thành viên

sẽ như thế nào?

f) Theo các bạn, giữa việc đnh thuế xuất khẩu và áp dụng quotas xuất khẩu, giải pháp nào nên

được lựa chọn.

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 2: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Bài 3 Sản phẩm A có đường cầu là P= 25 – 9Q và đường cung là P = 4 + 3,5Q

P: tính bằng đồng/đơn vị sản phẩm

Q: tính bằng triệu tấn đơn vị sản phẩm.

a) Xác định mức giá và sản lượng khi thị trường cân bằng.

b) Xác định thặng dư của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng.

c) Để đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, chính phủ dự định đưa ra hai giải pháp như sau:

Giải pháp 1: ấn định giá bán tối đa trên thị trường l 8 đồng/ đơn vị sản phẩm và nhập khẩu

lượng sản phẩm thiếu hụt trên thị trường với giá 11 đồng/dvsp.

Giải pháp 2: Trợ cấp cho người tiêu dùng 2 đồng /đvsp và không can thiệp vào giá thị

trường.

Theo bạn thì giải pháp nào có lợi nhất:

c.1.Theo quan điểm của chính phủ

c.2.Theo quan điểm của người tiêu dng.

d) 4. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách giá tối đa 8 đồng/đvsp đối với sản phẩm A thì lượng

cầu sản phẩm B tăng từ 5 triệu tấn đvsp lên 7,5 triệu tấn đvsp. Hãy cho biết mối quan hệ giữa

sản phẩm A và sản phẩm B?

e) 5. Nếu bây giờ chính phủ không áp dụng hai giải pháp trên, mà chính phủ đánh thuế các nhà

sản xuất 2 đồng/ đvsp.

e.1. Xác định giá bán và sản lượng cân bằng trên thị trường?

e.2. Xác định giá bán thực tế mà nhà sản xuất nhận được?

e.3. Các nhà sản xuất hay người tiêu dùng gánh chịu thuế? Bao nhiêu?

e.4. Thặng dư của người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi như thế nào so với khi

chưa bị đánh thuế

Bài 4. Sản xuất khoai tây năm nay được mùa. Nếu thả nồi cho thị trường ấn định theo qui luật cung

cầu, thì giá khoai tây là 1000đồng/kg. Mức giá này theo đánh giá của nông dân là quá thấp, họ đòi

hỏi chính phủ phải can thiệp để nâng cao thu nhập của họ. Có hai giải pháp dự kiến đưa ra:

Gỉai pháp 1: Chính phủ ấn định mức giá tối thiểu là 1200đồng/kg và cam kết mua hết số

khoai tây dư thừa với mức giá đó.

Gỉai pháp 2: Chính phủ không can thiệp vào thị trường, nhưng cam kết với người nông dân

sẽ bù giá cho họ là 200đồng/kg khoai tây bán được.

Biết rằng đường cầu khoai tây dốc xuống, khoai tây không dự trữ và không xuất khẩu.

a) Hãy nhận định độ co giãn của cầu khoai tây theo giá ở mức giá 1000đồng/kg.

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 3: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

b) Hãy so sánh hai chính sách về mặt thu nhập của người nông dân, về mặt chi tiêu của người

tiêu dùng và của chính phủ.

c) Theo các anh chị, chính sách nào nên được vận dụng thích hợp.

CHƯƠNG II. LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ RỦI ROBài 1. Kết quả thắng thua của trò chơi tung đồng xu 2 lần được cho như sau:

0 – 0: thắng 20; 0 – P: thắng 9; P – 0: thua 7; P – P: thua 16 (0 – “sấp”, P – “ngửa”).

a) Xác định giá trị kỳ vọng của trò chơi này.

b) Hàm hữu dụng của A là U = M , trong đó M – số tiền ban đầu A có. Nếu M = 16 thì A có

nên tham gia trò chơi này không?

Bài 2. B hiện có số tiền M = 49$, B quyết định tham gia trò tung đồng xu. Nếu kết quả là “sấp” B

thắng 15$, nếu “ngửa” B thua 13$. Hàm hữu dụng của B là U = M .

a) Xác định giá trị kỳ vọng của trò chơi này

b) Tính hữu dụng kỳ vọng của B. B có nên tham gia trò chơi này không?

c) Câu trả lời sẽ thay đổi ra sao nếu số tiền thua trong trường hợp “ngửa” là 15$?

Bài 3. Mai thi đậu vào cùng lúc hai trường đại học A và B. Trường A có những đòi hỏi khắt khe hơn

về kết quả học tập nhưng lại danh tiếng hơn so với trường B. Ngoài ảnh hưởng đến việc làm trong

tương lai thì Mai bàng quan trong việc lựa chọn giữa hai trường. Chọn học trường B tỏ ra hợp lý hơn

đối với Mai vì cô ta có thể chịu đựng được cường độ học tập ở đây, và sau khi ra trường Mai nhất

định có được việc làm khá với mức lương 69 triệu đồng/năm. Nếu Mai có thể đáp ứng những điều

kiện học khắt khe ở trường A thì khi tốt nghiệp cô ta có khả năng nhận được công việc rất tốt với

mức lương 100 triệu đồng/năm (xác suất 0,6). Tuy nhiên, không loại trừ rằng Mai sẽ không thể theo

nổi cường độ học tập căng thẳng, kết quả học của cô ta rất tồi và vì vậy sau khi tốt nghiệp cô ta chỉ

có thể nhận một công việc kém hấp dẫn với mức lương 25 triệu đồng/năm (xác suất 0,4). Hàm hữu

dụng của Mai đối với tiền lương là U = M .

a) Mai sẽ chọn học trường nào để tối đa hóa hữu dụng của mình?

b) Công việc khá phải có mức lương là bao nhiêu để cả hai trường có sức hấp dẫn như nhau đối

với Mai?

Bài 4. Có hai loại cổ phiếu A và B với mức giá 1$ một cổ phiếu. Giả sử sự phân chia các cổ phiếu

này phụ thuộc vào sự thiếu hụt hoặc không thiếu hụt dầu mỏ:

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 4: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

- Nếu có thiếu hụt dầu mỏ thì cổ phiếu loại A sẽ được trả lãi 5xu/phiếu, cổ phiếu loại B sẽ được trả

lãi 7xu/phiếu.

- Nếu không có thiếu hụt dầu mỏ thì cổ phiếu loại A sẽ được trả lãi 10xu/phiếu, cổ phiếu loại B sẽ

được trả lãi 4xu/phiếu. Chú ý: ở đây có tương quan nghịch – nếu A tốt hơn thì B sẽ xấu đi.

- Khả năng thiếu hụt dầu mỏ là 1/3. Nhà đầu tư có 400 cổ phiếu A và 60 cổ phiếu B.

a) Xác định lãi suất kỳ vọng, phương sai và độ sai lệch chuẩn của cơ cấu đầu tư này.

b) Bạn có nhận xét gì về kết quả tính toán? Hãy giải thích ngắn gọn vì sao lại có kết quả này?

CHƯƠNG III & IV. ĐỊNH GIÁ VỚI QUYỀN LỰC THỊ TRƯỜNG –

CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÓMBài 1. Nếu cầu xem chiếu phim cho khách hàng ngồi tại xe là co giãn hơn đối với các cặp so với các

cá nhân riêng lẻ, thì sẽ là tối ưu đối với rạp chiếu phim nếu định một giá vào cửa cho lái xe và một

mức phí bổ sung cho những người đi cùng. Đúng hay sai? Giải thích?

Bài 2. Khi định giá bán buôn ô tô, các công ty ô tô của Mỹ thường định tỷ lệ phần trăm phí cộng

thêm đối với các danh mục cao cấp (chẳng hạn mui xe làm bằng nhựa dẻo vi-nil , thảm xe, các phần

trang trí bên trong) cao hơn nhiều so với bản thân chiếc xe hoặc những thiết bị cơ bản như tay lái

bằng điện và bộ sang số tự động. Giải thích tại sao?

Bài 3. Giả sử BMW có thể sản xuất bất kỳ sản lượng ô tô nào với chi phí biên cố định là 15.000

USD và chi phí cố định là 20 triệu USD. Bạn được đề nghị cố vấn cho tổng giám đốc định giá và

mức tiêu thụ BMW ở Châu Âu và Mỹ. Cầu về BMW trên mỗi thị trường như sau:

QE=18.000 - 400PE và QU = 5500 - 100PU

Trong đó E là Châu Âu và U là Mỹ, và tất cả giá và chi phí đều tính theo nghìn USD. Giả sử

BMW chỉ có thể hạn chế sản lượng bán tại Mỹ cho đại lý được uỷ quyền.

a) Xác định sản lượng mà BMW cần bán trên mỗi thị trường và mức giá tương ứng? Tổng

lợi nhuận là bao nhiêu?

b) Nếu BMW bị buộc phải định giá giống nhau trên từng thị trường. Tính sản lượng có thể

bán trên mỗi thị trường? giá cân bằng và lợi nhuận của mỗi công ty?

Bài 4. Một nhà độc quyền quyết định phân bổ sản lượng giữa hai thị trường. Hai thị trường này biệt

lập về mặt địa lý (bờ biển phía Đông và Trung tây). Cầu và doanh thu biên cho hai thị trường là:

P1=15-Q1 MR1=15 – 2Q1

P2=25 – 2 Q2 MR2=25 – 4Q2

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 5: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Tổng chi phí của nhà độc quyền là C = 5 + 3(Q1+Q2). Tính giá, sản lượng, lợi nhuận doanh

thu biên và khoảng mất không của hãng (i) nếu nhà độc quyền có thể phân biệt giá? (ii) nếu luật

pháp cấm định giá khác nhau cho hai vùng khác nhau?

Bài 5. Hãng hàng không Elizabets (EA) chỉ bay một tuyến đường: Chicago – Honolulu. Cầu cho mỗi

chuyến bay trên mỗi tuyến đường này là: Q = 500 – P. Chi phí thực hiện mỗi chuyến bay của hãng

EA là 30.000 USD cộng với 100USD cho mỗi hành khách.

a) Mức giá tối đa hoá lợi nhuận của Ea là bao nhiêu? Bao nhiêu khách hàng trên mỗi chuyến

bay? Và lợi nhuận của EA trên mỗi chuyến bay là bao nhiêu?

b) EA biết rằng chi phí cố định cho mỗi chuyến bay trên thực tế là 41.000 USD thay cho 30.000

USD. Liệu hãng có cơ tiếp tục kinh doanh trong thời gian dài? Mô tả câu trả lời của bạn bằng

cách sử dụng đồ thị đường cầu mà EA phải đối mặt, đường cho phí trung bình của EA khi chi

phí cố định là 30.000 USD và đường chi phí trung bình của EA khi chi phí cố định là 41.000

USD.

c) Hãy đợi! EA phát hiện ra rằng có hai loại hành khách bay tới Honolulu. Loại A là những

nhà kinh doanh với cầu là QA=260-0.4P. Loại B là sinh viên với tổng cầu là QB=240 – 0.6P.

Sinh viên thường phải lựa chọn, cho nên EA quyết định đặt giá khác nhau. Vẽ đồ thị cho mỗi

đường cầu và tổng hợp chúng theo phương ngang. Xác định mức giá mà hãng bán cho sinh

viên và các khách hàng khác? Có bao nhiêu hành khách mỗi loại trên mỗi chuyến bay?

d) Dự tính lợi nhuận của hãng cho mỗi chuyến bay? Liệu hãng có tiếp tục kinh doanh? Hãy tính

thặng dư tiêu dùng của mỗi nhóm khách hàng. Tổng thặng dư tiêu dùng là bao nhiêu?

e) Trước khi EA phân biệt giá, tính thặng dư tiêu dùng nhận được từ nhóm khách hàng loại A

và B? Tại sao tổng thặng dư tiêu dùng lại giảm khi có sự phân biệt giá, mặc dù lượng bán

không đổi?

Bài 6. Nhiều cửa hàng cho thuê video cung cấp cho khách hàng hai sự lựa chọn khi thuê phim:

a) Định giá hai phần: Trả lệ phí hội viên hàng năm (ví dụ 40 USD) và sau đó trả một lệ phí nhỏ

theo ngày cho mỗi lần thuê phim (ví dụ 2 USD/mỗi phim/ ngày).

b) Trả trực tiếp tiền thuê, không trả tiền hội viên nhưng tiền thuê hằng ngày cao hơn (ví dụ 4

USD/ ngày)

c) Logic đằng sau định giá hai phần trong trường hợp này là gì? Tại sao hãng lại cho khách

hàng hai sự lựa chọn thay vì chỉ đơn giản là định giá hai phần?

Bài 7. Bạn là quản trị viên của Suppper computer, Inc (SC) chuyên cho máy tính siêu hạng. SC

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 6: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

nhận được một khoảng tiền cho thuê cố định cho mỗi giai đoạn để cho phép sử dụng không hạn chế

máy tính với giá P xu/ giây. SC có hai loại khách hàng tiềm tàng với cùng số lượng: 10 cơ sở doanh

nghiệp và 10 viện khoa học. Mỗi doanh nghiệp có hàm cầu Q= 10-P, trong đó Q là triệu giây một

tháng, mỗi viện có hàm cầu là: Q=8-P. Chi phí biên của SC đối với mỗi đơn vị sử dụng máy tính

thêm là 2 xu/ giây bất kể số lượng là bao nhiêu.

a) Giả sử bạn có thể tách các doanh nghiệp và các viện khoa học. Lệ phí thuê bao và lệ phí

sử dụng cho mỗi nhóm khách hàng là bao nhiêu: lợi nhuận của bạn khi đó là bao nhiêu?

b) Giả sử bạn không thể tách hai loại khách hàng được và bạn sẽ không tính lệ phí thuê. Lệ

phí sử dụng máy sẽ là bao nhiêu để tối đa hoá lợi nhuận của bạn? Lợi nhuận của bạn khi

đó là bao nhiêu?

c) Giả xử bạn thiết lập một định giá hai lớp, có nghĩa là bạn định một mức lệ phí thuê và

lệ phí xử dụng chung hỗn hợp cả hai loại khách hàng. Lệ phí thuê và sử dụng sẽ là bao

nhiêu, lợi nhuận của bạn là bao nhiêu? Giải thích tại sao giá lại không bằng chi phí biên?

Bài 8. Với tư cách là chủ một câu lạc bộ tennis duy nhất ở một cộng đồng biệt lập giàu có, bạn phải

quyết định lệ phí hội viên và lệ phí cho mỗi buổi tối chơi. Có hai loại khách hàng. Nhóm “nghiêm

túc” có cầu: Q1=6-P trong đó Q là thời gian chơi/ tuần và P là lệ phí mỗi giờ cho mỗi cá nhân. Cũng

có những khách chơi không thường xuyên với cầu Q2=3-(1/2)P

Giả xử rằng có 1000 khách hàng chơi mỗi loại. Bạn có rất nhiều sân, do đó chi phí biên của

thời gian thuê sân bằng không. Bạn có chi phí cố định là 5000 USD /tuần. Những khách hàng

nghiêm túc và khách hàng chơi không thường xuyên trông như nhau và như vậy bạn phải định giá

giống nhau:

a) Giả sử để duy trì không khí chuyên nghiệp, bạn muốn hạn chế số lượng hội viên cho

những người chơi nghiêm túc. Bạn cần ấn định phí hội viên hàng năm và lệ phí cho mỗi

buổi thuê sân như thế nào?(giả sử 52 tuần/năm) để tối đa hoá lợi nhuận, hãy lưu ý sự hạn

chế này chỉ áp dụng cho những người chơi nghiêm túc. Mức lợi nhuận mỗi tuần sẽ là bao

nhiêu?

b) Một người nói với bạn rằng bạn có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn bằng cách khuyến

khích cả hai đối tượng tham gia. Ý kiến của người đó đúng không? Mức hội phí và lệ phí

thuê sân là bao nhiêu để có thể tối đa hoá lợi nhuận mỗi tuần? Mức lợi nhuận đó là bao

nhiêu?

c) Giả sử sau vài năm số nhà chuyên môn trẻ tài năng chuyển đến cộng đồng của bạn. Họ

đều là những khách chơi nghiêm túc. Bạn tin rằng bây giờ có 3000 khách chơi nghiêm

túc và 1000 khách chơi không thường xuyên. Liệu còn có lợi nếu bạn còn tiếp tục phục

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 7: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

vụ những khách chơi không thường xuyên? Mức hội phí hằng năm và phí thuê sân là bao

nhiêu để có thể tối đa hoá lợi nhuận? Mức lợi nhuận mỗi tuần là bao nhiêu?

Bài 9. Bạn đang bán hai loại sản phẩm, 1 và 2 cho một thị trượng bao gồm 3 khách hàng với các giá

sẵn sàng trả như sau:

Giá sẵn sàng trả(USD)

Sản phẩm 1 Sản phẩm 2

A 10 70

B 40 40

C 70 10

Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 20 USD.

a) Tính giá tối ưu và lọi nhuận trong trường hợp (i) bán riêng rẽ (ii) bán trọn gói (iii) bán

hỗn hợp.

b) Chiến lược nào mang lại lợi nhuận cao nhất? Tại sao?

Bài 10. Hãng của bạn sản xuất 2 sản phẩm, cầu cho mỗi loại sản phẩm độc lập với nhau. Cả hai sản

phẩm được sản xuất với chi phí biên bằng không. Bạn có bốn khách hàng (hay nhám khách hàng)

với các giá sẵn sàng trả như sau:

Giá sẵn sàng trả(USD)

Sản phẩm 1 Sản phẩm 2

A 30 90

B 40 60

C 60 40

D 90 30

a) Hãy xem xét ba chiến lược định giá khác nhau (i) bán riêng rẽ (ii) bán trọn gói (iii) bán

gói hỗn hợp. Với mỗi chiến lược, xác định mức giá tối ưu và lợi nhuận thu được. chiến

lược nào là tốt nhất?

b) Bây giờ giả sử chi phí sản xuất biên của mỗi sản phẩm là 35 USD. Điều này làm thay đổi

như thế nào câu trả kời của bạn ở phần (a)? Tại sao chiến lược tối ưu bây giờ lại khác?

Bài 11. Hãy xem xét một hãng độc quyền với đường cầu:

P=100-3Q+4A1/2

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 8: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Và có hàm tổng chi phí:

C=4Q2+10Q+A

Trong đó A là mức chi phí cho quảng cáo và P, Q là giá và sản lượng

a) Tìm giá trị của A và Q,P để tối đa hoá lợi nhuận của hãng.

b) Tính chỉ số độc quyền Lerner, L=(P-MC)/P cho hãng này tại mức A, Q, P đảm bảo tối đa

hoá lợi nhuận.

CHƯƠNG V. LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANHBài 1. Có hai hãng máy tính A và B, đang lập kế hoạch bán hệ thống mạng dành cho người quản lý

thông tin văn phòng.Mỡi hãng có thể đưa ra một hệ thống nhanh, chất lượng cao (H), hoặc hệ thống

chậm, chất lượng thấp(L).Nghiên cứu thị trường cho thấy rằng lợi nhuận của mỗi hãng ứng với mỗi

chiến lược khác nhau được cho bởi ma trận lợi ích sau

Hãng 2

Hãng 1

a) Nếu cả hai hãng cùng đưa

ra quyết định của mình cùng một lúc và theo các chiến lược cực đại tối thiểu (ít rủi ro

nhất), thì kết cục sẽ là gì.

b) Giả sử cả hai hãng đều cố gắng tối đa hoá lợi nhuận, nhưng hãng A bắt đầu trước trong

việc lập kế hoạch và có thể tự ràng buộc trước. Bây giờ, kết quả sẽ là gì ?nếu hãng B có

thể bắt đầu trước và tự ràng buộc trước.

c) Bắt Đầu trước là tốn kém (bạn phải xây dựng một đội kỹ sư lớn). Bây giờ, hãy xét trò

chơi hai giai đoạn trong đó, trong giai đoạn thứ nhất, mỗi hãng quyết định chi bao nhiêu

tiền để xúc tiến kế hoạch của mình, và thứ hai thông báo sẽ sản xuất sản phẩm nào (H

hay L).Hãng nào sẽ chi nhiều hơn để xúc tiến kế hoạch của mình? Hãng kia có nên chi gì

để bắt đầu kế hoạch của mình không?Giải thích.

Bài 2. Hai hãng ở trong thị trường sôcôla, mỗi hãng có thể chọn sản xuất cấp cao của thị trường

(chất lượng cao) và cấp thấp( chất lượng thấp). Lợi nhuận thu được được cho bởi ma trận lợi ích sau

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Thấp Cao

Thấp 30, 30 50, 35

Cao 40, 60 20, 20

Hãng 2

Thấp Cao

Hãng1 Thấp -20,-30 900; 600

Cao 100 ; 800 50 ; 50

Page 9: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

a) Kết cục, nếu có, có phải là cân bằng Nash không.

b) Nếu người quản lý của mỗi hãng là người thận trọng và theo chiến lược cực đại tối

thiểuthì kết cục sẽ là gì?

c) Kết cục mang tính hợp tác là gì?

d) Hãng nào được lợi nhiều nhất từ kết cục mang tính hợp tác ? Hãng đó nên trả bao nhiêu

để thuyết phục hãng kia cấu kết ?

Bài 3. Hai kênh truyền hình đang cạnh tranh về điểm số do khán giả đánh giá các chương trình

truyền hình vào 8:00-9:00 buổi tối và 9:00-10:00 buổi tối vào một tối trong tuần .Mỗi kênh có hai

chương trình để chiếu trong khoảng thời gian đó và đang sắp xếp nội dung của mình. Mỗi kênh có

thể chọn xếp chương trình “lớn” lên trước hoặc xếp nó xuống sau trong thời gian từ 9:00 đến 10:00

buổi tối kết hợp các quyết định dẫn đến khán giả cho điểm như sau:

a) Hãy tìm những cân bằng Nash cho trò chơi này, giả định cả hai kênh ra quyết định cùng

một lúc

b) Nếu mỗi kênh là người ghét rủi ro và sử dụng chiến lược Maximin thì cân bằng nào sẽ

xảy ra?

c) Cân bằng nào sẽ xảy ra nếu kênh 1 chọn lựa chọn trước? Nếu kênh 2 chọn trước?

d) Giả sử rằng những người quản lý hai kênh gặp nhau để phối hợp lịch trình, kênh 1 hứa

sẽ sắp xếp chương trình lớn trước. Lời hứa đó có đáng tin cậy không, và kết cục có nhiều

khả năng xảy ra sẽ là gì?

Bài 4. Chúng ta có thể nghĩ rằng các chính sách thương mại của Mỹ và Nhật là một “Tình thế lưỡng

nan của những người tù”. Hai nước đang cân nhắc các chính sách đóng hay mở cửa thị trường nhập

khẩu của mình. Giả sử ma trận lợi ích là:

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Kênh 2

Trước Sau

Kênh 1

Trước 18, 18 23, 20

Sau 4, 23 16, 16

Nhật

Mở Đóng

Mỹ

Mở 10; 10 5 ;5

Đóng -100; 5 1; 1

Page 10: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

a) Giả sử rằng mỗi nước đều biết rõ ma trận lợi ích và tin rằng nước kia sẽ hành động vì

lợi ích của chính nước ấy. Có nước nào có chiến lược ưu thế không? Các chính sách cân

bằng là gì nếu mỗi nước hành động một cách hợp lý để tối đa hoá phúc lợi của mình?

b) Bây giờ giả sử rằng Nhật không chắc chắn là Mỹ sẽ hành động một cách hợp lý. Cụ thể,

Nhật lo ngại rằng các chính khách Mỹ có thể muốn trừng phạt Nhật ngay khi không tối

đa hoá được phúc lợi của Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược của

Nhật như thế nào? Điều này có thể làm thay đổi cân bằng như thế nào?

Bài 5. Bạn là một nhà lưỡng độc quyền sản xuất sản phẩm đồng nhất. Cả bạn và đối thủ cạnh tranh

của bạn đều có chi phí biên = 0. Cầu thị trường là P = 30- Q

Trong đó Q=Q1+Q2, Q1 là sản lượng của bạn, Q2 là sản lượng của đối thủ của bạn. Đối thủ

của bạn cũng đọc quyển sách này.

a) Giả sử các bạn chơi trò chơi này chỉ một lần. Nếu bạn và đối thủ của bạn phải thông báo

sản lượng của mình cùng một lúc thì bạn chọn sẽ sản xuất bao nhiêu? Bạn dự kiến lợi

nhuận của bạn là bao nhiêu? Giải thích

b) Giả sử rằng bạn được biết bạn phải thông báo sản lượng của bạn trước khi đối thủ của

bạn thông báo. Bạn sẽ sản xuất bao nhiêu trong trường hợp này và bạn nghĩ đối thủ

của bạn sẽ sản xuất bao nhiêu? Bạn dự kiến lợi nhuận thu được của mình là bao nhiêu?

Thông báo trước là có lợi hay có hại? Bạn sẽ trả bao nhiêu để được thông báo trước hoặc

sau?

c) Giả sử rằng thay vì thế, bạn sẽ chơi vòng đầu trong một loạt 10 vòng (với cùng một đối

thủ). Trong mỗi vòng bạn và đối thủ phải thông báo cho nhau cùng một lúc về sản lượng

của mỗi bên. Bạn muốn tối đa hoá tổng lợi nhuận của bạn trong 10 vòng. Bạn sẽ sản xuất

bao nhiêu ở vòng đầu? Bạn dự kiến sẽ sản xuất bao nhiêu ở vòng thứ 10? Vòng thứ 9?

Hãy giải thích ngắn gọn?

d) Một lần nữa bạn chơi một loạt 10 vòng nhưng lần này ở mỗi vòng đối thủ của bạn thông

báo sản lượng của mình trước. Câu trả lời của bạn cho (c) sẽ thay đổi như thế nào trong

trường hợp này?

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 11: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Bài 6. Defendo đã quyết định tạo ra một cuộc cách mạng trong trò chơi điện tử mới. Với tư cách

là người đầu tiên trên thị trường, nó sẽ có vị trí độc quyền ít nhất là trong một khoảng thời gian xác

định. Khi lựa chọn loại nhà máy để xây dựng, nó có hai sự lựa chọn công nghệ. Công nghệ A đang

có sẳn và sẽ có chi phí hàng năm là:

CA(q) =10+8q

Công nghệ B là công nghệ có bản quyền được phát triển trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của

Defendo. Nó có chi phí cố định cao hơn, nhưng chí phí biên thấp hơn:

CB(q) = 60 +2q

Defendo phải quyết định áp dụng công nghệ nào. Cầu thị trường về sản phẩm mới là P =20 –Q,

trong đó Q là tổng sản lượng của ngành

a) Giả sử rằng, Defendo biết chắc là nó sẽ duy trì được vị thế độc quyền của mình trong

suốt vòng đời sản phẩm (khoảng năm năm) và không có đe doạ gia nhập. Bạn khuyên

Defendo áp dụng công nghệ nào? Lợi nhuận của Defendo là bao nhiêu với sự lựa chọn

này?

b) Giả sử rằng Đefendo dự kiến rằng một đối thủ quan trọng của mình, Offendo sẽ tính đến

việc gia nhập thị trường ngay sau khi Defendo đưa ra sản phẩm mới. Offendo sẽ chỉ có

thể có công nghệ A. Nếu Offendo gia nhập thị trường, hai hãng sẽ chơi trò chơi Cournot

(về số lượng) và đị đến một cân bằng Cournot –Nash

c) Nếu Defendo áp dụng công nghệ A và Offendo gia nhập thị trường thì lợi nhuận của cả

hai hãng sẽ là bao nhiêu? Với lợi nhuận đó, Offendo có quyết định gia nhập thị trường

hay không?

d) Nếu Defendo áp dụng công nghệ B và Offendo gia nhập thị trường thì lợi nhuận của

mỗi hãng sẽ là bao nhiêu? Offendo có gia nhập thị trường với những mức lợi nhuận này

không?

e) Bạn khuyên Defendo nên áp dụng công nghệ nào, cho trước mối đe doạ gia nhập là có

thể có? Lợi nhuận của Defendo sẽ là bao nhiêu với sự lựa chọn đó? Thặng dư tiêu dùng

trong trường hợp này là bao nhiêu?

f) Điều gì xảy ra với phúc lợi xã hội (tổng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất) khi có

mối đe doạ gia nhập thị trường này? Điều gì xảy ra với giá cân bằng? Điều này hàm ý gì

về vai trò của sự cạnh tranh tiềm năng trong việc hạn chế sức mạnh thị trường?

Bài 7. Ba đấu thủ A, B và C, mỗi người có một quả bóng bay và một khẩu súng lục. Từ những vị trí

cố định họ bắn vào những quả bóng của nhau. Khi quả bóng bị bắn trúng thì người có quả bóng đó

bị loại. Khi chỉ còn một quả bóng thì người có quả bóng đó thắng, và nhận được giải thưởng 1000

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 12: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

đôla. Cuối cùng những người cùng chơi quyết định thứ tự bắn, và mỗi người có thể chọn bất kỳ quả

bóng còn lại nào làm mục tiêu của mình. Mọi người đều biết rằng A là người bắn giỏi nhất và luôn

luôn bắn trúng mục tiêu, nhưng B bắn trúng mục tiêu với xác suất 0.9 và C bắn trúng mục tiêu với

xác suất 0.8. Ai sẽ có xác suất được 1000 đôla cao nhất? Giải thích tại sao?

CHƯƠNG VI. CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ Bài 1. Jane có 8 lít đồ uống nhẹ và 2 bánh xăng uých; Bob có 2 lít đồ uống nhẹ và 4 bánh xăng uých.

Tỉ lệ thay thế biên của 2 thứ hàng này đối với Jane là 1/3, đối với Bob là 1. Hãy dựng một đồ thị

hộp Edgeworth để biểu thị sự phân phối các tài sản như vậy có hiệu quả hay không. Nếu có, hãy giải

thích tại sao? Nếu không, những cách trao đổi nào sẽ làm cả hai bên trở nên khấm khá hơn?

Bài 2. Giả sử vàng và bạc thay thế được cho nhau và cả hai đều được dùng làm hàng rào chống lạm

phát. Cũng giả định rằng cung cấp cả vàng và bạc đều cố định trong ngắn hạn: Qg = 50 và Qs = 200.

Cầu về vàng và bạc được biểu thị bằng các phương trình sau:

Pg = 850 – Qg + 0,5Ps và Ps = 540 – Qs + 0,2Pg.

a) Xác định giá cả cân bằng của vàng và bạc.

b) Giả sử việc mới phát hiện ra vàng làm cho cung tăng: Qg = 85 đơn vị. Việc phát hiện ấy

sẽ tác động như thế nào đến giá cả của vàng và bạc?

Bài 3. Giả sử tỷ lệ thay thế biên trong tiêu dùng của cá thể A là MRSa=Ya/Xa; đối với B là: MRSb =

Yb/Xb. Tại điểm phân bổ nguồn lực ban đầu A có 10 đơn vị X và 100 đơn vị Y, B có 50 đơn vị X và

20 đơn vị Y. Biết Py = 1.

a) Xây dựng phương trình đường cầu về hàng X của cá thể A, cá thể B và tổng cầu của xã

hội. Xác định giá cân bằng cạnh tranh của X là Px.

b) Hãy xác định sự phân bổ cân bằng cạnh tranh của 2 hàng hóa giữa A và B trong hộp

Edgeworth .

Bài 4. Đường khả năng sản xuất của Robinson Crusoe được cho trước bằng phương trình f2/2 + g

= 150, trong đó f là khối lượng cá và g là khối lượng lúa gạo ông ta có thể có tùy theo cách ông ta

phân chia thời gian và nỗ lực của mình. Cho rằng g được biểu thị trên trục tung và f được biểu thị

trên trục hoành. Tỉ lệ thay thế biên trong tiêu dùng của Robinson là MRS =g/f.

a) Tìm điểm tối ưu về sản xuất và tiêu dùng R* của Robinson.

b) Giả sử Robinson được thị trường thế giới phát hiện ra, trong đó Pf =5 và Pg =1, xác định

điểm tối ưu về sản xuất Q* và tiêu dùng C*.

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 13: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

c) Dùng đồ thị để chứng minh rằng ông ta thích C* hơn so với R* là đúng.

Bài 5. Giả sử một nền kinh tế gồm có 2 cá thể A và B, tiêu dùng 2 sản phẩm X và Y. Tại điểm phân

bổ nguồn lực ban đầu A có X1 = 30 đv., Y1 = 120 đv.; B có X2 = 180 đv., Y2 = 90đv. Hàm lợi ích

của họ tương ứng là U1 = X1Y1 và U2 = X2Y2.

a) Vẽ hộp Edgeworth cho nền kinh tế này.

b) Viết các phương trình các đường bàng quan của A và B mà đi qua điểm phân bổ nguồn

lực ban đầu và biểu diễn chúng trên đồ thị.

c) Hãy tô đậm vùng thể hiện sự cải thiện Pareto so với sự phân bổ nguồn lực ban đầu của

hai cá thể này.

d) Xây dựng phương trình đường hợp đồng cho nền kinh tế này và biểu diễn lên đồ thị hộp

Edgeworth.

e) Tìm tọa độ những giao điểm của đường hợp đồng với các đường bàng quan đi qua điểm

phân bổ nguồn lực ban đầu của A và B và biểu diễn chúng lên đồ thị.

f) Giả sử A và B có thể trao đổi các sản phẩm X và Y với nhau để tăng lợi ích của mình.

Giá của X và Y là Px = 1 và Py = 2.

f.1. A và B mỗi người sẽ mua bao nhiêu đơn vị X hoặc Y? Thị trường có thỏa mãn

được yêu cầu của họ không? Tổ hợp hàng hóa này có phải là hiệu quả không?

f.2. Nếu giá của X tăng lên: Px = 3/2 và giá của Y giảm xuống: Py = 3/2 trong khi thu

nhập của các cá thể vẫn không thay đổi thì lượng cầu và cung trên thị trường có

được thỏa mãn hay không? Kết cục thì sự phân bổ các nguồn lực là có hiệu quả

hay không? Vì sao?

f.3. Sự thay đổi từ điểm phân bổ nguồn lực ban đầu đến cuối cùng có phải là sự cải

thiện Pareto hay không?

CHƯƠNG VII: THỊ TRƯỜNG VỚI THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNGBài 1. Nhiều người tiêu dùng coi nhãn hiệu nổi tiếng là một dấu hiệu của chất lượng và sẽ trả cao

hơn cho sản phẩm có danh tiếng (chẳng hạn như người ta thích mua thuốc aspirin của Bayer hơn

là thuốc aspirin thông thường; hoặc rau quả đông lạnh của Birds Eyes thay vì rau quả mang nhãn

hiệu riêng của siêu thị đó). Liệu nhãn hiệu có thể đưa ra một tín hiệu hữu ích về chất lượng hay

không? Tại sao?

Bài 2. Gary vừa tốt nghiệp đại học. Sau 6 tháng làm việc đầu tiên, anh ta cũng tiết kiệm đủ tiền

mua một chiếc xe hơi.

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 14: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

a. Gary biết rất ít về dự khác nhau giữa cấu tạo và kết cấu của các loại xe. Anh ta có thể

sử dụng tín hiệu những thị trường, danh tiếng hoặc tính tiêu chuẩn hoá như thế nào để

so sánh?

b. Bạn là một người phụ trách cho vay trong ngân hàng. Sau khi đã lựa chọn được một

chiếc xe, Gary gặp bạn để vay tiền. Bởi vì anh ta mới ra trường nên chưa có lý lịch

vay tiền lâu dài. Mặc dù vậy, ngân hàng lại có những thông tin về nhiều năm làm việc

cho những người mới ra trường vay tiền mua nhà và mua xe. Liệu những thông tin

này có hữu ích trong trường hợp của Gary hay không? Nếu có thì sẽ hữu ích như thế

nào?

Bài 3. Một trường đại học bãi bỏ việc cho điểm D hoặc F, trường giải thích cho việc làm này

bằng cách lập luận rằng, sinh viên có xu hướng học tập trên mức trung bình khi họ không phải

chịu áp lực của việc thi trượt. Trường đại học đó nói rằng, trường muốn tất cả các sinh viên của

trường đều đạt điểm A hoặc B. Nếu mục tiêu là tăng điểm số nói chung lên tới mức B hoặc trên

B thì đây có phải là một chính sách tốt hay không? Xem xét trên khía cạnh của vấn đế tâm lý

hành xử tắc trách.

Bài 4. Giáo sư Jones vừa mới được khoa Kinh tế của một trường đại học tư nhân thuê giảng

dạy. Hiệu trưởng cam kết ràng trường sẽ đào tạo sinh viên với chất lượng hàng đầu. Hai tháng

đầu của học kỳ, giáo sư Jones vẫn chưa lên lớp. Dường như ông dành toàn bộ thời gian vào việc

nghiên cứu kinh tế hơn là giảng dạy. Giáo sư Jones cho rằng, nghiên cứu của ông sẽ tạo nên

danh tiếng cho khoa và trường đại học. Liệu ông có được phép tiếp tục nghiên cứu như vậy hay

không? Hãy xem xét tình huống này trên quan điểm vấn đề than chủ và người đại diện.

Bài 5. Đứng trước một tiếng xấu là sản xuất ôtô hay phải sửa chữa, nhiều công ty ôtô của Mỹ đã

bảo hành dài hạn cho khách hàng mua xe (ví dụ như 7 năm bảo hành cho tất cả các phụ tùng và

tất cả các dịch vụ kèm theo khi xảy sự cố kỹ thuật)

a) Với kiến thức của bạn về thị trường hàng hoá không hoàn hảo, hãy giải thích tại sao đây

là một chính sách hợp lý?

b) Liệu chính sách này có tạo ra vấn đề tâm lý hành xử tắc trách hay không? Hãy giải thích.

Bài 6. Để thúc đấy cạnh tranh và lợi ích tiêu dùng, Uỷ ban thương mại liên bang yêu cầu các

hãng quảng cáo trung thực. Sự trung thực trong quảng cáo có thể làm tăng khả năng canh tranh

thế nao? Tại sao một thị trường sẽ kém cạnh tranh nếu các hãng không trung thực?

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 15: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Bài 7. Một công ty bảo hiểm đang xem xét việc phát hành 3 loại bảo hiểm hoả hoạn: (i) bảo hiểm

tổn thất toàn bộ, (ii) bảo hiểm tổn thất toàn bộ trên mức miễn trừ 10.000 USD, (iii) bảo hiểm

90% trên tổng tổn thất. Hình thức bảo hiểm nào sẽ dễ tạo ra vấn đề tâm lý hành xử tắc trách hơn?

Bài 8 Bạn đã từng xem xét tình tranh thông tin không tương xứng làm giảm chất lượng trung

bình của những sản phẩm được bán trên thị trường như thế nào, do những sản phẩm có chất

lượng thấp sẽ loại những sản phẩm có chất lượng cao ra khỏi thị trường. Đối với những thị

trường mà tình trạng thông tin bất cân xứng là phổ biến, bạn đồng ý hay không đồng ý với những

ý kiến sau:

a) Chính phủ nên trợ cấp cho tạp chí Báo cáo tiêu dùng.

b) Chính phủ nên quy định tiêu chuẩn chất lượng; ví dụ như các hãng không được bán

những mặt hàng kém chất lượng.

c) Những người sản xuất hành hoá chất lượng cao có thể muốn được bản hành dài hạn.

d) Chính phủ nên yêu cầu tất cả các hãng phải bảo hành dài hạn.

Bài 9 Hai người buôn bán xe dùng rồi cạnh tranh khốc liệt trên cùng một tuyến đường chính.

Hãng thứ nhất, bán xe chất lượng cao đã qua kiểm định cẩn thận và sẵn sàng làm dịc vụ sửa chữa

nếu cần. Chi phí trung bình để mua và bảo quản chiếc xe xủa hãng Harry là 8,000 USD. Hãng

thứ hai, hãng Lew, bán xe có chất lượng thấp. Chi phí trung bình để mua và làm dịch vụ mỗi

chiếc xe của Lew là 5,000 USD. Nếu khách hàng biết được chất lượng của những chiếc xe dùng

rồi mà họ mua thì họ sẽ sẵn lòng trả 10,000 USD cho những chiếc xe mà Harry bán và 7,000

USD cho những chiếc xe mà Lew bán.

Đáng tiếc là những người buôn xe này còn quá trẻ nên chưa tạo được uy tín. Vì vậy, khách

hàng không biết được chất lượng của mỗi chiếc xe mà họ bán. Khách hàng mua của những

hãng này nhận ra rằng, xác suất mua được xe có chẩt lượng cao của họ là 50/50 bất kể là mua

xe của ai, và vì vậy, họ sẽ trả trung bình là 8,500 USD cho một chiếc xe.

Hãng Harry có một ý tưởng – hãng sẽ cung cấp dịch vụ bảo hành hằng năm cho tất cả những

chiếc xe mà họ bán. Hãng biết rằng một dịch vụ bảo hành kéo dài là Y năm sẽ tốn trung bình

là 500Y USD và hãng biết rằng, hãng Lew cũng cố gắng đưa ra dịch vụ bảo hành tương tự,

và điều này sẽ tốn của Lew trung bình là 2000Y USD

a) Giả sử hãng Harry bảo hành một năm cho tất cả những chiếc xe mà hãng bán ra. Liệu

việc này có tạo ra một dấu hiệu đáng tin cậy về chất lượng hay không? Liệu hãng Lew

có làm theo được không, và vì vậy, dụa vào dịch vụ bảo hành, khách hàng có thể giả

định chính xác rằng xe của hãng Harry có chất lượng cao và do đó đáng giá trung bình là

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 16: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

10,000 USD một chiếc hay không?

b) Điều gì sẽ xảy ra nếu hãng Harry bảo hành 2 năm cho những chiếc xe của hãng? Liệu

điều này có tạo ra được tín hiệu đáng tin cậy về chất lượng hay không? Nếu bảo hành 3

năm thì sẽ như thế nào?

c) Nếu bạn có cơ hội khuyên hãng Harry thì thời hạn bảo hành bạn đề nghị là bao nhiêu?

Giải thích tại sao?

Bài 10 Một hãng có doanh thu được thể hiện bởi công thức R = 10e – e2, trong đó e là mức độ

cố gắng của một công nhân điển hình (tất cả các công nhân được coi như giống nhau). Một công

nhân lựa chọn mức cố gắng của anh ta để tối đa hoá mức lương ròng, sau khi đã trừ đi chi phí

cho những cố gắng của anh ta w – e (chi phí đơn vị cho sự cố gắng coi như bằng 1). Xác định

mức cố gắng và mức lợi nhuận (doanh thu trừ đi tiền lương) cho mỗi cách trả lương sau. Giải

thích tại sao những mối quan hệ thân chủ và người đại diện khác nhau này lại tạo ra những kết

cục khác nhau.

a) w = 2 nếu e ≥ 1, nếu không thì w = 0.

b) w = R/2.

a) w = R – 12.5.

CHƯƠNG VIII. NGOẠI TÁC VÀ HÀNG HÓA CÔNGBài 1. Đánh bắt tôm ở Louisiana.

Trong những năm gần đây, tôm đã trở thành một món ăn được ưa thích ở các khách sạn.

Nếu vào năm 1950 mức thu hoạch tôm ở khu vực sông Atchafalaya ở Louisiana ở mức trên 1 triệu

pao, thì năm 1981 con số này là 28,1 triệu pao. Vì đại bộ phận tôm sinh trưởng ở các nơi mà những

người đánh bắt có quyền lui tới không hạn chế, một vấn đề tài nguyên sở hữu chung đã nảy sinh –

quá nhiều tôm đã bị đánh bắt, làm cho quần thể tôm giảm xuống dưới mức có hiệu quả. Vấn đề ấy

nghiêm trọng như thế nào? Đặc biệt chi phí của xã hội ra sao do có sự lui tới không bị hạn chế của

những người đánh bắt? Có thể tìm ra câu trả lời bằng cách ước tính chi phí của tư nhân để đánh bắt

tôm (MC), chi phí biên của xã hội (MSC) và cầu (lợi ích biên) của xã hội.

Gọi Q là lượng tôm đánh bắt được tính bằng triệu pao mỗi năm (biểu thị trên trục hoành), và các

chi phí tính bằng đôla một pao biểu thị trên trục tung.

Cầu về tôm: P = 0,401 – 0,0064Q

Chi phí biên của tư nhân: MC = - 0,357 + 0,0573Q

Chi biên của xã hội: MSC = - 5,645 + 0,6509Q

Hãy xác định:

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 17: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

a) Lượng đánh bắt tôm hiện tại.

b) Lượng đánh bắt có hiệu quả về mặt xã hội.

c) Thiệt hại xã hội do đánh bắt quá mức.

d) Giả sử cầu về tôm tiếp tục gia tăng và đường cầu là: P = 0,50 – 0,0064Q. Sự thay đổi này

tác động thế nào đến lượng đánh bắt tôm hiện nay, lượng đánh bắt có hiệu quả và thiệt

hại xã hội do đánh bắt quá mức? (Giả sử các chi phí không thay đổi).

Bài 2. Giả sử khu nuôi ong được đặt ngay cạnh vườn táo, chủ sở hửu của chúng là những người khác

nhau. Cả khu nuôi ong lãn vườn táo đều hoạt động trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Tổng chi phí để sản xuất mật: TC1 = Q21 / 100

Tổng chi phí để trồng táo: TC2 = Q22 / 100 – Q1

Giá mật: P1 = 2 đơn vị tiền tệ/ đơn vị sản phẩm, giá táo P2 = 3đvtt/đvsp.

c) Xác định sản lượng cân bằng của mật và táo nếu các hãng sản xuất này hành động độc

lập với nhau.

d) Giả sử người nuôi ong và người trồng táo liên kết với nhau. Sản lượng mật và táo tối đa

hóa lợi nhuận liên doanh này sẽ là bao nhiêu?

e) Sản lượng mật có hiệu quả về mặt xã hội là bao nhiêu? Nếu các hãng này hoạt động độc

lập với nhau thì cần trợ cấp bao nhiêu cho người sản xuất mật để họ có thể sản xuất sản

lượng mật có hiệu quả về mặt xã hội?

Bài 3. Giả sử một trang trại nuôi thỏ được đặt cạnh một trang trại trồng bắp cải. Thỏ thường chạy

sang trại bên cạnh để ăn bắp cải.

Tổng chi phí để nuôi thỏ: TC1 = 0,1Q21 + 5Q1 – 0,1 Q

22

Tổng chi phí để trồng bắp cải: TC2 = 0,2Q22 + 7Q2 + 0,025 Q

21

Giá một đơn vị sản phẩm của hai trang trại: P1 = P2 = 15 đvtt. Cả hai trang trại đều hoạt động trên thị

trường cạnh tranh hoàn hảo. Mỗi trang trại đều nỗ lực tối đa hóa lợi nhuận của mình.

a) Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của mỗi trang trại nếu chúng hoạt động độc lập

với nhau. Tính lợi nhuận mỗi hãng thu được.

b) Giả sử nhà nước điều chỉnh các ngoại tác bằng thuế và trợ cấp. Xác định số thuế và/hoặc

trợ cấp tối ưu trên mỗi đơn vị sản phẩm.

c) Giả sử hai trang trại này được hợp nhất lại. Sản lượng tối ưu và lợi nhuận thu được sẽ là

bao nhiêu? So sánh với trường hợp các trang trại hoạt động độc lập với nhau.

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 18: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Bài 4. Giả sử hàm tổng chi phí của hai hãng sản xuất cùng một loại sản phẩm lần lượt là: TC1 = 2Q21 + 20Q1 – 2Q1 Q2

TC2 = 3Q22 + 60Q2

Giả sử các hãng hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và giá thị trường của sản phẩm là

P = 240.

a) Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của mỗi hãng (MC = P).

b) Xác định sản lượng tối ưu về mặt xã hội của mỗi hãng (MSC =P).

c) Xác định khoản trợ cấp có khả năng điều chỉnh các ngoại tác.

Bài 5. Giả sử ngành giấy là ngành cạnh tranh hoàn hảo. Trên thị trường có 1000 nhà sản xuất giấy,

hàm chi phí biên của mỗi nhà máy là MC = 20 + 40Q, trong đó Q là số lượng giấy sản xuất hàng

tuần (ngàn tấn).

a) Xác định giá và sản lượng cân bằng của giấy trên thị trường nếu biết đường cầu thị

trường của giấy là QD = 3500 – 15P.

b) Giả sử có một quy định mới yêu cầu ngành giấy phải áp dụng những phương pháp mới

giảm ô nhiễm nước. Quy định này làm chi phí trong sản xuất giấy tăng 25%. Xác định

giá cả và sản lượng cân bằng của giấy sau khi thực hiện quy định này.

Bài 6. Nhu cầu về hàng hóa công cộng của Robinson là MU1 = 80 – 2Q = P1 và của Thứ Sáu là MU2

= 30 – Q = P2. Chi phí biên để sản xuất hàng hóa này:

MC1 = 2 + 4Q1 và MC2 = 2 + 6Q2 .

Tìm tập hợp giá cả và khối lượng tiêu dùng có hiệu quả.

Bài 7. Giả sử có ba nhóm người trong một cộng đồng. Những đường cầu của họ về số giờ chương

trình vô tuyến truyền hình công cộng trong một giờ (T) được cho bởi các phương trình :

MU1 = 150 –T , MU2 = 200 – 2T , MU3 = 250 –T

Giả sử vô tuyến truyền hình công cộng là một hàng hóa công cộng thuần túy mà người ta có thể sản

xuất với chi phí biên không đổi là 200 đôla một giờ.

a) Con số có hiệu quả của những giờ phát vô tuyến truyền hình là bao nhiêu ?

b) Một thị trường tư nhân có sức cạnh tranh sẽ phát bao nhiêu giờ vô tuyến truyền hình công

cộng ?

GV phụ trách: TS Hay Sinh

Page 19: Baitapmicrogiaidoan2.Doc

Bài tập Kinh tế vi mô giai đoạn 2

Bài 8. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp bất kì số lượng nào

của một dịch vụ với chi phí biên không đổi MC = 4. Giả sử có 2 người tiêu dùng dịch vụ này với các

hàm số cầu :

Qa = 40 – 2P và Qb = 20 – P

Tìm số lượng có hiệu quả của dịch vụ này nếu nó là :

a) Hàng hóa cá nhân.

b) Hàng hóa công cộng.

Biểu diễn các câu trả lời trên đồ thị.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

GV phụ trách: TS Hay Sinh