BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

21
ĐẠI HC HUTRƯỜNG ĐẠI HC NGOI NGỮ KHOA VIT NAM HC --- --- MÔN HC: TÀI CHÍNH TIN TĐỀ TÀI: CUC KHNG HONG NCÔNG HY LP Ging viên: Sinh viên thc hin:  Nguyn HPhương Tho Trn ThDiu Hin Phm Ngc Kiu Trang Lương ThKhánh Nhi Dương ThNhư Ngc Trn ThThu Hà  Nguyn Tt Truyn Huế,10/2011

Transcript of BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

Page 1: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 1/21

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ 

KHOA VIỆT NAM HỌC--- ---

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI:

CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNGỞ HY LẠP

Giảng viên: Sinh viên thực hiện:

 Nguyễn Hồ Phương Thảo Trần Thị Diệu HiềnPhạm Ngọc Kiều Trang

Lương Thị Khánh NhiDương Thị Như NgọcTrần Thị Thu Hà

 Nguyễn Tất Truyền

Huế,10/2011

Page 2: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 2/21

MỤC LỤCtrang 

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I. Khái niệm nợ công ( nợ Chính phủ )

II. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

III.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp1. Đối với nền kinh tế EU và Thế giới2. Đối với nền kinh tế Việt Nam

IV. So sánh Hy Lạp với các quốc gia có tỷ lệ nợ công lớn trong khu vực V. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

VI. Bài học sau cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 3: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 3/21

LỜI MỞ ĐẦU

Quan sát sự vận động của kinh tế thế giới thời điểm hiện nay, khôngcó dự báo nào, không có nhận định nào thực sự chuẩn so với những diễn

 biến nhanh chóng và rất khó lường của kinh tế thế giới nói chung và các nềnkinh tế lớn nói riêng. Kinh tế hiện nay không chỉ dựa trên các tham số“truyền thống” như giá vàng, giá dầu mỏ và giá trị của đồng USD, mà còn“dựa” vào “tiếng nói” của các hãng đánh giá tín nhiệm. Đây quả là điều“phiền toái”, là “phiền phức” cho các nền kinh tế lớn nếu không may bị cáchãng đánh giá tín nhiệm đưa vào “tầm ngắm” mà kinh tế Mỹ trong tháng 8là ví dụ điển hình. Điều không may cho các nền kinh tế lớn nhưng lại là cơ hội cho các hãng đánh giá tín nhiệm khi thế giới đang có sự “chao đảo” dữdội như hiện nay. Thế giới thực sự bị “hoảng loạn” khi giá vàng chỉ trong

vòng hai tuần đã tăng khoảng 300 USD và đạt 1.930 USD/oz, sau đó lạigiảm mạnh 200 USD xuống gần 1.710 USD/oz. Không một nhà phân tíchhay dự báo nào có thể đoán trước giá vàng có sự tăng - giảm “khủng khiếp”như vậy. Về tổng quan, các nền kinh tế lớn đều suy giảm hay có sự chữnglại, trong đó Eurozone đang ở trong giai đoạn “mờ mịt” nhất khi chưa ngănchặn được “bão” nợ công và GDP 4 quí liền suy giảm. Tuy chưa đi hết năm2011 nhưng có thể khẳng định rằng kinh tế thế giới có một năm hoàn toàn“màu xám”, hoàn toàn “u ám” và hoàn toàn “bất thường” nếu so với các dự

 báo đã được công bố.Thế giới chưa thật sự vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu (2008) lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp,một quốc gia thành viên của Liên hiệp châu Âu (EU). Hiện tại, vấn đề nợ công quá cao và sự yếu kém của nền kinh tế khiến Hy Lạp đang phải đốidiện với rủi ro lớn mà khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Những thông tinxấu về nền kinh tế Hy Lạp đang khoét sâu thêm những lo lắng xung quanhtình hình nợ công tại khu vực châu Âu. Và tình hình kinh tế của Hy Lạpđang diễn biến hết sức phức tạp trong thời gian gần đây, thu hút sự quan tâmcủa Châu Âu và toàn thế giới.

Page 4: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 4/21

NỘI DUNG

I. Khái niệm nợ công ( hay nợ chính phủ )

Theo Bộ Tài chính, nợ chính phủ còn gọi là nợ công hoặc nợ quốc gia,là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đếnđịa phương đi vay.Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụtngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đếnmột thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người tathường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản

 phẩm quốc nội (GDP).

Ví dụ: tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ướckhoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của Chính phủ là 35,4% GDP, nợ được

Chính phủ bảo lãnh là 7,9% GDP và nợ của chính quyền địa phương là 1,4%GDP.

Khái niệm nợ công này của Bộ Tài chính hẹp hơn so với khái niệm phổ biến của quốc tế. Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính củaHội nghị của LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn

 bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộcchính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chínhquyền. Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho số liệu về nợ công của Việt Nam

trong cơ sở dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cao hơn hẳn so với số liệu củaBộ Tài chính.

 Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:- Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ 

nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).- Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến

10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).

* Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ công

Bên cạnh tốc độ tăng GDP, lạm phát và lãi suất, mức độ rủi ro của nợ công cũng phụ thuộc vào một số biến số vĩ mô khác, chẳng hạn như mứcthâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia.

Cần nhấn mạnh là việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến tráchnhiệm của Bộ Tài chính mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác. Nói mộtcách khái quát, quản lý nợ công có hai phương diện, đó là kinh tế vĩ mô vàquản lý vi mô.

Page 5: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 5/21

- Theo phương diện thứ nhất, quản lý nợ công phải được coi là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động quản lý vĩ mô tổng thể của quốc gia, trong đóquan trọng nhất là ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

- Theo phương diện thứ hai, quản lý nợ công là một thành phần củaquá trình quản lý và quản trị công. Vì vậy, để quản lý nợ công tốt, cần cómột sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung mộtcách hiệu quả của chính phủ.

* Tính bền vững của nợ côngTính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân

sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác. Đầu tiên là tốc độ tăngtrưởng GDP. Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạtthặng dư ngân sách. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tốđầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc

chắn đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm.Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ

hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Mức lãi suất, đến lượtmình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọnglạm phát trong nền kinh tế.

II. Nguyên nhân và diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở HyLạp* Vài nét về tình hình kinh tế của Hy Lạp

  Năm 1981, Hy Lạp đã vội vàng xin gia nhập Cộng đồng châu Âu(hiện nay là EU), sớm hơn các quốc gia giàu có khác như Áo, Phần Lan vàThụy Điển tới 14 năm, và sớm hơn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 5 năm. Ởthời điểm đó, Tổng thống Pháp Francois Mitterand đã phản đối sự mở rộngcủa Cộng đồng châu Âu về phía Nam, vì lo ngại những quốc gia như Hy Lạpchưa đủ điều kiện gia nhập. Tuy nhiên, những người ủng hộ chủ trương mở rộng khối đã lập luận rằng, kết nối các quốc gia bị xem là có nền dân chủmong manh như Hy Lạp, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha vào Cộng đồngChâu Âu sẽ là cách tốt nhất để cải thiện nền dân chủ ở các nước này. Cácnhà lãnh đạo châu Âu cũng cho rằng, việc đưa Hy Lạp, một quốc gia cònnghèo khó với khoảng cách địa lý xa xôi vào chung một “ mái nhà ” với cácnước Tây Âu giàu có là một “ sứ mệnh lịch sử ” - theo lời kể của cựu Bộtrưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Yannos Papantoniou trên New York Times. HyLạp gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1981 và đi tiếp vào khu vực sửdụng đồng tiền chung euro ( Eurozone ) vào tháng 01/2001.

Page 6: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 6/21

Trong thập kỷ đầu tiên là thành viên của EU, Hy Lạp đã được hưởngnhững khoản tài trợ hào phóng và nhờ đó vượt qua được nhiều khó khănkinh tế - chính trị. Tới giai đoạn 1996 - 1997, khi châu Âu chuẩn bị cho rađời một đồng tiền chung, Hy Lạp đã nhận được nhiều lời mời chào hấp dẫn,trong đó có cả những lời ca ngợi tốc độ tăng trưởng 3% khi đó của quốc gianày là phù hợp với việc sử dụng chung một đồng tiền với các quốc gia kháctrong khu vực.

Theo New York Times, về cơ bản, sự ra đời của đồng Euro mangnhiều màu sắc chính trị - điều này đồng nghĩa với việc các quy định có thểđược “ uốn cong ” khi quyết định nước nào được gia nhập.Ngay ở thời điểmnăm 2000, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bày tỏ sự quan ngại vềtình hình nợ của Hy Lạp và nhấn mạnh rằng, mức nợ này đã vượt xa cácquy định của Eurozone. Tuy nhiên, Hy Lạp vẫn cố gây áp lực và đã đượcchấp nhận vào khối Eurozone vào tháng 1/2001, sớm hơn một năm so với

mục tiêu của Athens.Khi đó, trên giấy tờ, Hy Lạp cho thấy họ đã cắt giảmđược thâm hụt ngân sách. Và dù chưa giảm được nợ tới mức chuẩn, Athensđã nhấn mạnh vào tiền lệ là một số quốc gia khác như Italy và Bỉ vẫn đượcgia nhập Eurozone khi chưa đáp ứng được đỏi hỏi về mức nợ chính phủ. Đòihỏi chính trị về việc giữ yên đồng Euro đã dìm sâu mọi lời chỉ trích vềnhững hành vi “ phá trần ” này.

Giáo sư kinh tế học Jürgen von Hagen thuộc Đại học Bonn, Đức, cho biết “ Ở thời điểm đó, đã có những bằng chứng rõ ràng cho thấy, Hy Lạpđưa ra những số liệu không trung thực, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách,nhằm đưa ra hình ảnh về tình hình tài chính công của họ “ đẹp ” hơn thực tế.

 Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu đã không phản đối. Vì lý do chính trị, họ phải cho Hy Lạp tham gia đồng Euro ”.Tới năm 2004, việc Hy Lạp công bốsố liệu kinh tế giả mạo đã rõ như ban ngày. EU đã mở cuộc điều tra đầu tiênnhằm vào tình trạng bội chi của Athens. Mặc dù Cơ quan Thống kê châu Âu(Eurostat) thu thập đủ bằng chứng về sự gian dối số liệu của Hy Lạp, nhưngcác quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏiEurozone không phải là lựa chọn của họ.

Nhưng dù Hy Lạp có tô vẽ thêm cho các con số ra sao, thì nền kinh tếcủa nước này vẫn nhanh chóng diễn biến theo chiều hướng từ xấu thành xấu

hơn. Cựu Thủ tướng Karamanlis đã chi tiêu không tiếc tay cho Thế vận hộimùa hè Athens 2004. Chi phí an ninh cho sự kiện này cao ngất ngưởng, donhững lo ngại về nguy cơ khủng bố ám ảnh suốt từ sự kiện 11/9 ở Mỹ.VàoEurozone, thay vì cắt giảm chi tiêu, các chính phủ ở Hy Lạp nối tiếp nhau“vung tay quá trán” và không chịu đưa ra những con số minh bạch cho tớikhi mọi chuyện vỡ lở như ngày hôm nay. Cũng trên tờ New York Times,giáo sư kinh tế học đoạt giải Nobel, ông Paul Krugman, mới đây đã nhận

Page 7: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 7/21

định rằng, đồng Euro chính là một trở ngại đối với sự tăng trưởng của kinhtế Hy Lạp, vì việc sử dụng đồng tiền chung không cho phép Athens phá giáđồng tiền để nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

1. Nguyên nhânCác nguyên nhân khiến Hy Lạp, một nước có tốc độ tăng trưởng kinh

tế nhanh nhất khu vực châu Âu lại rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nanxuất phát từ nợ công cao do tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài với tỷ lệcao, thêm vào đó một phần lớn khoản nợ này chính là các khoản vay từ nướcngoài…a) Trước hết, đó là việc không tuân thủ chặt chẽ các quy định trong liênminh tiền tệ

Hy Lạp chưa đủ điều kiện tham gia khu vực đồng tiền chung châu Âuvào tháng 5-1998. Nhưng hai năm sau, ngày 1-1-2001, mặc dù vẫn chưa đủ

chuẩn, Hy Lạp cũng được chấp thuận gia nhập vào khu vực đồng tiền chungvới điều kiện phải nỗ lực cải thiện mức thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ.Tuy nhiên, đến nay, các ràng buộc trên vẫn chỉ là lời hứa của Hy Lạp. Bộichi ngân sách và nợ nước ngoài không những không được cải thiện mà có xuhướng ngày càng tăng.

 b) Thứ hai, tác động tiêu cực của tiến trình hội nhập kinh tế khu vựcQuá trình hình thành đồng tiền chung được chia thành ba giai đoạn

nhằm giúp các quốc gia điều chỉnh nền kinh tế theo hướng hội nhập toàndiện và sâu rộng - hàng hóa, vốn và sức lao động được tự do hóa hoàn toàn.

Tuy nhiên, hội nhập cũng có mặt trái của nó. Đối với các quốc gia nhỏ, nănglực cạnh tranh yếu thì đây thực sự là thách thức.

Với một quốc gia có nguồn tài nguyên hạn hẹp, lợi thế thương mạithấp, năng lực cạnh tranh thấp thì họ không thể xây dựng rào cản để bảo hộnền sản xuất trong nước. Hàng hóa thiếu cạnh tranh, sản xuất đình trệ, tỷ lệthất nghiệp gia tăng, thu ngân sách giảm, chi an sinh xã hội cao.

 Ngoài ra, theo quy định của EU, các quốc gia được phép giữ lại 25%thuế xuất nhập khẩu hàng hóa vào EU để trang trải chi phí hoạt động và 75%còn lại được chuyển vào ngân sách chung của EU. Điều này có nghĩa, các

quốc gia có vị trí thuận lợi về giao thông quốc tế: sân bay, bến cảng... sẽnhận được một nguồn thu đặc biệt từ thuế nhập khẩu vào EU mà các quốcgia nhỏ hơn, ở vị trí bất lợi hơn như Hy Lạp không nhận được; thậm chí đólà khoản thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu đang tiêu thụ tại nước mình.

 Nguồn thu ngân sách của họ bị suy giảm. Ngoài ra, tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn

sóng di dân khi thực hiện tự do hóa lao động, chính phủ buộc phải gia tăng

Page 8: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 8/21

các khoản chi phúc lợi, chi an sinh xã hội cho công dân của mình. Điều nàygóp phần làm gia tăng thâm hụt ngân sách.

c) Thứ ba, tiết kiệm trong nước thấp và vay nợ nước ngoài cho chi tiêucông.

Sự nôn nóng và tham vọng khoát lên chiếc áo mới để được sánh vaicùng các quốc gia giàu mạnh trong khi thực lực kinh tế chưa đủ mạnh, đãđẩy quốc gia này chìm đắm trong những khoản nợ kếch xù. Để che giấu tìnhhình tài chính không mấy khả quan, những số liệu kinh tế không trung thựcđã được công bố, đặc biệt là về thâm hụt ngân sách.

Trong giai đoạn 2002-2007, kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bìnhquân ở mức 4,2 %/năm. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gianhập EU, tạo điều kiện cho Chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ chochi tiêu công. Thêm vào đó, tiết kiệm nội địa của nước này cũng sụt giảm

nhanh chóng. Những năm cuối của thập niên 1990, tỷ lệ tiết kiệm trong nước bìnhquân chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước Bồ Đào

 Nha, Italy và Tây Ban Nha. Do vậy, đầu tư trong nước của Hy Lạp phụthuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Đến khi khả năng thanhtoán nợ của Chính phủ Hy Lạp bị nghi ngờ, các nhà đầu tư vội vã rút vốnkhỏi Hy Lạp và không cho Chính phủ nước này vay thêm tiền nữa.

d) Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã ảnh hưởngmạnh mẽ lên các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp.

 Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ đã ảnh hưởng khámạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Hy Lạp. Doanh thu ngành dulịch và vận tải biển đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạpcũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhànước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu côngđể kích thích kinh tế. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008làm trầm trọng thêm vấn đề.

Thêm vào đó, Doanh thu ngành du lịch và vận tải biển sụt giảm mạnhtrên 15% vào năm 2009. Năm 2009, nợ công của Hy Lạp đã ở mức 108%

GDP – một tỉ lệ cao so với các nước trong Eurozone. Đến năm 2010, tỷ lệnày tăng lên mức 115% và trong năm 2011 có thể lên hơn 142%. Như vậy,tổng số nợ công của nước này hiện đã lên tới 350 tỷ Euro…

Với khoản nợ công nói trên, Hy Lạp bị khủng hoảng và khó khăntrong thanh toán nợ cũ, khó bán nợ mới ở mức giá hợp lý; thậm chí có thể bịkhai trừ hoàn toàn khỏi thị trường nợ. Tình hình tài chính công của Hy Lạpđã xấu đi trông thấy khi núi nợ của nước này được dự báo sẽ lên trên 150%

Page 9: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 9/21

GDP, đưa quốc gia này trở thành nước có tỷ lệ nợ công so với GDP cao nhấttrong số 16 quốc gia thành viên Eurozone.

e) Ngoài ra, kinh tế Hy Lạp còn phải đối mặt với những vấn đề nghiêmtrọng như tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, bộ máy quan liêu, tham nhũng vàhệ thống thuế yếu kém.

Bi kịch ngày nay của Hy Lạp, ngoài việc bắt nguồn từ thói quen tiêu“hoang” của chính phủ nước này, còn có một phần là do tham vọng nhất thểhóa bằng mọi giá của các nhà lãnh đạo châu Âu - những người bị cho là đặtvấn đề chính trị lên trên thực lực kinh tế. 2. Diễn biến

 Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International

Settements – BIS), tính đến cuối quý 3/2010, các ngân hàng Pháp đã cho HyLạp vay tới 63.6 tỷ USD; các ngân hàng của Đức cho vay 40.3 tỷ USD;trong khi đó ngân hàng Anh chỉ cho vay khoảng 15.1 tỷ USD. Cũng theothống kê này, tổng số tiền các ngân hàng trên thế giới cho Hy Lạp vay lênđến 170.7 tỷ USD.

Hiện nay, Hy Lạp gần như mất khả năng thanh toán và xác suất vỡ nợ là rất cao. Có lẽ chi phí của việc vỡ nợ vẫn sẽ thấp hơn chi phí của việc phụthuộc vào các nguồn vốn vay với các điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên, trongngắn hạn, Hy Lạp đang nỗ lực để tránh vỡ nợ. Nguyên nhân là do với mứcthâm hụt ngân sách quá lớn, vào khoảng 15.4% GDP năm 2009 và ước tính10.5% GDP năm 2010, việc vỡ nợ sẽ dẫn đến những tổn thất lớn và có khảnăng xảy ra bất ổn xã hội nếu Chính phủ Hy Lạp không thể tiếp tục vaymượn.Điều này không có nghĩa là các gói giải cứu sẽ được thông qua nhanh

chóng và dễ dàng, mà đổi lại Hy Lạp phải đưa ra các kế hoạch thắt lưng buộc bụng chi tiết trong những năm tới để kéo giảm gánh nặng nợ công. Kểtừ năm 2010, Hy Lạp đã thông qua hàng loạt các chương trình thắt lưng

 buộc bụng. Gói thắt lưng buộc bụng đầu tiên được thực hiện vào ngày9/2/2010, bao gồm việc cắt giảm tiền thưởng, tiền ngoài giờ… Sau đó, các

 biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ tiếp tục được thực hiện để nhận đượccác gói cứu trợ từ IMF và các quốc gia trong khu vực Eurozone, bất chấp

Page 10: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 10/21

những cuộc biểu tình mạnh mẽ của dân chúng như ồ ạt xuống đường biểutình phản đối những biện pháp mà chính phủ nước này đã cam kết với Liênminh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để đổi lấy gói cứu trợ 110tỷ Euro. Ngoài ra, những bất ổn xã hội, bạo loạn, đình công vẫn tiếp tục đedọa và gây áp lực lên sự ổn định, phát triển của nền kinh tế quốc gia này.

Có thể thấy, các biện pháp thắt lưng buộc bụng trong thời điểm nềnkinh tế gần như đình trệ đã không mang lại lợi ích đáng kể nào cho Hy Lạp.Theo thống kê, tăng trưởng GDP quý 2/2011 của Hy Lạp đã giảm 6.9% sovới quý 2/2010; trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng 5/2011 đã là16.6% so với con số 15.9% quý 1/2011. Ngân hàng trong nước là những chủnợ chính của Chính phủ Hy Lạp và đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán;tiếp đến là các ngân hàng của Pháp và Đức.

a) Hy Lạp có thể vỡ nợ theo các cách

Số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng chothấy đà tăng cao của lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của HyLạp đã lan sang các nước khác như Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …Sự tương quan nhìn thấy trên biểu đồ đã làm dấy lên nhiều quan ngại rằngnếu Hy lạp vỡ nợ có thể dẫn đến một sự lây lan trên diện rộng ở nhiều quốcgia trong khu vực Eurozone. Đây là lý do chính khiến cho Hy Lạp khó cókhả năng để cho vỡ nợ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khả năng vỡ nợ củaHy Lạp vẫn còn được để ngỏ nếu cần phải ngăn chặn mọi diễn biến khôngkiểm soát nổi trong khối đồng tiền chung châu Âu.

 

Page 11: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 11/21

  Hình thức Hy Lạp vỡ nợ sẽ ảnh hưởng đến những chi phí mà Hy Lạpvà khu vực Eurozone phải gánh chịu. Trên thực tế, Hy Lạp có thể chọn vỡ nợ theo ba cách sau:

* Đầu tiên, Hy Lạp có thể chọn để chuyển đổi khoản nợ hiện tại thànhkhoản nợ mới với giá trị danh nghĩa thấp hơn. Trong trường hợp này, nềnkinh tế Hy Lạp có thể ổn định trở lại nếu không có cuộc khủng ngân hàngtrong nước và không có hình phạt nào từ Ngân hàng Trung ương châu Âu(ECB). Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến vấn đề thanh khoản và trongtrường hợp xấu nhất là Hy Lạp đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh toánvì các khoản nợ Hy Lạp có thể không còn được chấp nhận như tài sản thếchấp.

* Thứ hai, Hy Lạp có thể đơn phương thay đổi khoản nợ hiện tạithành khoản nợ mới với cùng giá trị danh nghĩa nhưng với kỳ hạn dài hơn.Điều này sẽ tạm thời xoa dịu được gánh nặng nợ nần của Hy Lạp. Tuy

nhiên, nếu thay đổi kỳ hạn thanh toán và lãi suất mà Hy Lạp vẫn không cókhả năng trả nợ thì gánh nặng nợ nần vẫn còn nguyên giá trị. Ngoài ra, việcđơn phương áp đặt sự vỡ nợ lên các chủ nợ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việcđánh giá xếp hạng và hệ quả là việc vay nợ trên thị trường sẽ rất khó khăn.

* Thứ ba, Hy Lạp có thể chọn hình thức vỡ nợ thứ hai, nhưng thay vìđơn phương thay đổi, nước này có thể thương lượng những điều khoản vớicác chủ nợ. Sự thương lượng hay sự tự nguyện của các chủ nợ sẽ mang lạinhiều quyền lợi hơn cho Hy Lạp và thị trường tài chính bởi vì các hợp đồnghoán đổi rủi ro tín dụng ( Credit Default Swap – CDS ) có thể sẽ không bịkích hoạt.Trong bối cảnh mức thâm hụt ngân sách khá cao như hiện nay,việc Hy Lạp đơn phương vỡ nợ sẽ mang đến những bất ổn xã hội nếu khôngthể tìm được nguồn vốn vay trên thị trường. Có lẽ lựa chọn tốt nhất cho HyLạp là hình thức vỡ nợ thứ ba với sự thương lượng của các chủ nợ.

b) Những hệ lụy có thể xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, hàng năm chỉ đóng góp khoảng 2%

vào GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy vậy, nếu Hy Lạp mấtkhả năng thanh toán thì hậu quả sẽ lan rộng khắp châu Âu và có thể gây nênmột cuộc khủng hoảng nợ trên quy mô lớn.Chi phí đầu tiên Hy Lạp phải đối

mặt là mất khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế hoặc những điềukiện ưu đãi đi kèm khoản vay sẽ mất đi. Mặc dù không bị loại trừ khỏi thịtrường tài chính, nhưng Hy Lạp sẽ đối mặt với rủi ro bị hạ bậc tín nhiệm vàhệ quả là chi phí vay mượn sẽ tăng cao hơn. Tuy nhiên, lịch sử đã chứngminh rằng thời gian để các nước vỡ nợ có khả năng tham gia lại thị trườngtài chính đang ngày càng rút ngắn.Với khoảng 30% nợ công được nắm giữ

 bởi các nhà đầu tư trong nước, việc vỡ nợ có khả năng dẫn tới cuộc khủng

Page 12: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 12/21

hoảng tài chính trong nước, do các tổ chức tài chính bị buộc phải bán tháocác tài sản nợ.Chi phí trực tiếp của việc Hy Lạp vỡ nợ đến các tổ chức tàichính và các chính phủ châu Âu là không lớn. Tuy nhiên, chi phí ảnh hưởnglan truyền của việc vỡ nợ này đến hệ thống tài chính của khu vực nội vi châuÂu là rất lớn và hiện vẫn chưa ước tính được, bởi vì điều này còn phụ thuộcvào cách thức Hy Lạp vỡ nợ.

 Nếu các ngân hàng không phải bút toán giảm những khoản nợ ngaylập tức và nếu việc kích hoạt những hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng(CDS) không gây ra quá nhiều rối loạn, thì ảnh hưởng của nó lên hệ thốngngân hàng tuy đáng kể nhưng có thể quản lý được. Nếu các ngân hàng phải

 bút toán giảm những khoản nợ ngay lập tức và nếu việc kích hoạt những hợpđồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) gây ra những ảnh hưởng bất lợi và cótính lây lan thì những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản và khả năngthanh toán có thể xảy ra.

Trong trường hợp xấu nhất, Hy Lạp bị cho là sẽ đưa ra những điềukiện kém hấp dẫn hơn những gì nước này có thể đề nghị với các chủ nợ.Việc vỡ nợ buộc các ngân hàng trong và ngoài nước phải bút toán giảmnhững khoản nợ. Những nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Trung ươngchâu Âu (ECB) cũng sẽ từ chối chấp nhận những khoản nợ này như là tàisản thế chấp. Tuy Hy Lạp không bị bắt phải rời khỏi khu vực Eurozone,nhưng cơ quan Eurosystem có thể sẽ đưa ra những điều kiện bất lợi buộc HyLạp phải tự nguyện rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu.Điều này đếnlượt sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhàđầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến cácnước có tình trạng nợ công tương tự như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha.Vì vậy, một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ

 phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể. Điều này có thểgây nên hiện tượng tương tự như “hòn tuyết lăn” hay hiệu ứng sụp đổ hàngloạt ở các nền kinh tế khác. III. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp1. Đối với nền kinh tế EU và Thế giới

Hy Lạp là một nước thành viên nhỏ của khối các nước sử dụng đồng

tiền chung Châu Âu, chỉ đóng góp khoảng 2,4% tổng GDP của khu vực. Tuynhiên, cái người ta lo ngại là “ hiệu ứng domino ” sẽ xảy ra khi Hy Lạp vỡ nợ. Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang có nguy cơ lanrộng sang một số quốc gia EU khác khiến các nước, nhất là những nước cónợ công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tàikhóa của mình. Cuộc khủng hoảng nợ công này đã làm rung động thị trườngtài chính châu Âu và toàn cầu. Thị trường chứng khoán Thế giới đã có

Page 13: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 13/21

những phiên giao dịch diễn ra trong hoảng loạn và sự phục hồi kinh tế Thếgiới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra ở HyLạp sau đó lan tới Ailen và đang đe dọa nhiều nền kinh tế châu Âu, gây ảnhhưởng nghiêm trọng tới khu vực đồng tiền chung châu Âu. Liên minh châuÂu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế phải hỗ trợ hàng trăm tỉ Euro để ngăn chặnkhủng hoảng lan rộng và nhiều nền kinh tế khu vực này phải thực thi chínhsách “ thắt lưng buộc bụng ”.

Bạo động bùng phát, sự căng thẳng của các chính trị gia, thị trườngchứng khoán toàn cầu lao dốc, cuộc tháo chạy khỏi đồng Euro của giới đầutư quốc tế... là vài nét chấm phá về cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn

 biến theo chiều hướng xấu đi ở châu Âu. Không chỉ ở Hy Lạp, người dânnhiều nước khác ở châu Âu những ngày này cũng xuống đường biểu tình đểchống các biện pháp giảm chi tiêu công, tăng thuế của chính phủ, nhằm ngănchặn sự tấn công của khủng hoảng nợ. 

Do ảnh hưởng của những diễn biến có chiều hướng ngày càng xấu đicủa cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, thị trường chứng khoán châu Á ngày6/5 nối tiếp đà sụt giảm của các thị trường Mỹ và châu Âu đêm hôm trước.Tới buổi trưa, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Tokyo đã giảm mấtgần 3,2% số điểm.

* Sau cơn bão nợ của Hy Lạp, gói tài chính tiếp cứu khẩn cấp củakhối đồng euro và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lên đến 147 tỉ đô la Mỹ, đãtưởng tình hình có thể tạm yên. Nhưng phản ứng tệ hại của các thị trường tàichính thế giới, nhất là khi các thị trường chứng khoán Âu Mỹ và Nhật Bảnmất từ 10-15% giá trị trong tuần lễ ngay sau đó, đã cho thấy tác động củacơn bão này lớn hơn mọi dự báo của giới quan sát viên quốc tế. Phản ứngmới nhất cho rằng, cuộc hồi phục kinh tế thế giới sau khủng hoảng 2008-2009 có thể sẽ mang hình chữ W thay vì chữ V như mọi người hy vọng dạođầu năm 2010.

2. Đối với nền kinh tế Việt NamKinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệxuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệkhá cao. Nếu cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt

 Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

* Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếpvà gián tiếp vào Việt Nam

Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệthương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽchịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.

Page 14: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 14/21

Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước này và một số nước có liên quan, chúng tôi cho rằng khả năng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ khó diễn ra. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậmlại đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và đặc biệt là kinh tế châu Âu. Là khuvực có quan hệ thương mại và dòng vốn đầu tư khá lớn vào Việt Nam, nềnkinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng.

* Ổn định tỷ giá và tâm lý trên thị trường chứng khoánCác dòng vốn đầu tư từ khu vực châu Âu suy giảm, hay đà tăng

trưởng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này chậm lại đều tạo ra mối đedọa lên sự phát triển kinh tế Việt Nam và ổn định của tỷ giá tiền đồng. Tâmlý nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán cũng sẽ bị tác động không nhỏ

 bởi sự sút giảm của thị trường chứng khoán châu Âu và Thế giới. Khôngloại trừ khả năng có một đợt rút lui mạnh mẽ của dòng tiền từ nhà đầu tư

trong nước và cả nước ngoài nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.

* Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của ViệtNam

Trong thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hộiđã đưa ra cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mứccần cho phép. Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt

 Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ chothâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua ODA, vaythương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế ngày càng lớn. Dù hiệntại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đangngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn50%.

Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kíchthích kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụtngân sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quymô rất lớn như mở rộng thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dựán đường cao tốc Bắc Nam,... Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và

 phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn

vốn vay từ nước ngoài.

* Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoàisẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ

Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiếnViệt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng. Tỷ lệ đầutư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất

Page 15: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 15/21

cao so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới.Trong số hơn 40%nói trên, khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong nước.Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA và các khoảnvay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ.Với việc dòng vốnđầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinhtế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế Thế giới ngưng trệ.Tuyvậy, chúng tôi cho rằng một kịch bản xấu ít có khả năng xảy ra, và trongngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm cácdòng vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiềuvào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phảinhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp.

Kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều đến dòng vốn từ bên ngoài như hiện tại, nếu Việt Nam sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả (ICOR khoảng 3.5 - 4, bằng

mức trung bình các nước đang phát triển). Vì vậy, giải pháp dài hạn của Việt Nam vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp giảm được hàng loạt nhữngrủi ro đối với nền kinh tế.

IV. So sánh Hy Lạp với các quốc gia có tỷ lệ nợ công lớn trong khu vực 

Đúng là Hy Lạp đang phải trả giá cho những bất cẩn trong hoạt độngchi tiêu công trước kia của họ. Nhưng Giáo sư Krugman không cho rằng đólà toàn bộ câu chuyện. Thảm họa ở Hy Lạp hiện nay còn phản ánh mối hiểmnguy to lớn mà chính sách tiền tệ giảm phát (bao gồm tăng lãi suất và giảmcung tiền) có thể mang lại. Giáo sư Krugman nhận xét, điều then chốt về vấnđề của Hy Lạp là cuộc khủng hoảng này không chỉ bao gồm những khoản nợ khổng lồ. Tuy nợ công của Hy Lạp khá cao, tương đương 113% GDP,nhưng trên thực tế, nhiều quốc gia khác cũng đang hoặc đã từng gánh nhữngmức nợ tương tự mà không hề lâm vào khủng hoảng. Chẳng hạn, vào năm

Page 16: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 16/21

1946, nước Mỹ khi đó vừa ra khỏi Chiến tranh Thế giới II đã có mức nợ liên bang tương đương 122% GDP. Nhưng các nhà đầu tư khi đó không lo ngạigì, và một thập kỷ sau, tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ giảm còn một nửa.Trong những thập kỷ tiếp theo, tỷ lệ nợ công so với GDP của Mỹ tiếp tụcgiảm, xuống tới mức đáy 33% vào năm 1981. Vậy làm thế nào mà nước Mỹcó thể trả được những món nợ mà họ vay thời chiến tranh? Thực tế, nướcMỹ đã không hề làm được điều đó. Vào cuối năm 1946, Chính phủ Mỹ nợ 271 tỷ USD, và vào cuối năm 1956, mức nợ này tăng nhẹ lên 274 tỷ USD.

 Như vậy, tỷ lệ nợ so với GDP giảm không phải bởi nợ giảm mà vì GDPtăng, cụ thể là tăng gần gấp đôi tính theo USD trong vòng 1 thập kỷ. Sự giatăng của GDP tính bằng USD hầu như là kết quả của sự tăng trưởng kinh tếvà lạm phát, với cả hai yếu tố này cùng gia tăng với tốc độ khoảng 40%trong thời gian 1946-1956.

Không may cho Hy Lạp, quốc gia châu Âu này không thể kỳ vọng

điều tương tự. Lý do nằm ở đồng Euro. Cho tới gần đây, việc trở thành mộtthành viên của khu vực sử dụng đồng Euro vẫn được xem là một điều tốtđẹp đối với Hy Lạp, giúp đem tới những khoản vay lãi suất thấp và nhữngdòng vốn khổng lồ. Nhưng những dòng vốn này cũng đồng thời dẫn tới lạm

 phát và rốt cục Hy Lạp nhận thấy mình phải đương đầu với tình trạng leothang của giá cả mạnh hơn ở các nền kinh tế lớn của châu Âu.

Dần dần, Hy Lạp sẽ phải áp dụng chính sách tiền tệ giảm phát để đưatỷ lệ lạm phát về với mức “ hợp chuẩn ” với các quy định của khu vực đồngtiền Euro. Và sự giảm phát sẽ làm cho gánh nặng nợ nần của Hy Lạp thêmtồi tệ, trong khi lạm phát giúp nước Mỹ thời hậu Chiến tranh Thế giới nhẹnợ. Đó vẫn chưa phải là tất cả. Giảm phát có nhiều tác động bất lợi cho nềnkinh tế làm giảm sút tăng trưởng và việc làm. Do đó, Hy Lạp sẽ khó tìmđược đường ra cho mớ bòng bong nợ nần của họ.

Các món nợ của các nước Nam Âu thật khổng lồ và chồng chéo vớinhau. Trước hết là Hy Lạp đã được biết đến rộng rãi với món nợ 236 tỉ đô laMỹ, trong đó nợ Pháp 75 tỉ, Đức 45 tỉ và Anh 15 tỉ. Tuy nhiên khối nợ nàycòn chưa thấm vào đâu so với hai nước láng giềng cũng đang trên bờ khủnghoảng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha nợ tổng cộng 1.100 tỉđô la Mỹ, tức hơn bốn lần món nợ của Hy Lạp, bao gồm 238 tỉ với Đức, 220

tỉ với Pháp và 114 tỉ với Anh. Nước này đang có tỷ lệ thất nghiệp là 20% vàcó nền kinh tế gần như yếu nhất châu lục. Bồ Đào Nha nợ tổng cộng 286 tỉđô la Mỹ, trong đó một phần ba là nợ Tây Ban Nha (86 tỉ), rồi đến nợ Đức47 tỉ, Pháp 45 tỉ và Anh 24 tỉ; nhưng Tây Ban Nha cũng nợ chéo 28 tỉ. HyLạp cũng nợ Bồ Đào Nha gần 10 tỉ.Ngoài ra cũng đáng để ý là Ý có món nợ lớn tới 1.400 tỉ đô la Mỹ và Ireland nợ 867 tỉ đô la Mỹ, và cả hai đều mangnợ lớn với ba nước đã kể là Đức, Pháp và Anh, dù hai nước chưa bị xếp vào

Page 17: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 17/21

tình trạng “báo động nợ”. Từ nỗ lực cứu Hy Lạp đã dấy lên một làn sóng sợ hãi cho rằng một cuộc khủng hoảng nợ công tương tự có thể xảy ra tại mộtsố nước khác như Tây Ban Nha (như IMF vừa cảnh cáo) và Bồ Đào Nha,cũng như những hậu quả nghiêm trọng của nó đối với phục hồi kinh tế toàncầu và thị trường tài chính Thế giới.

Nợ công lớn và chồng chéo ở Nam ÂuSo với các nước đang chịu gánh nặng nợ công lớn trong khu vực

Eurozone, kinh tế Hy Lạp đặc biệt khó khăn hơn, khi vừa có mức thâm hụtngân sách lẫn nợ công lớn, lần lượt là 10.5% và 142.8% GDP năm 2010.Mặc dù Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đều có mức thâm hụt ngânsách lớn, nhưng tỷ lệ nợ công vẫn thấp hơn nhiều so với Hy Lạp.Thâm hụtngân sách Ireland tăng cao từ mức 14.3% trong năm 2009 lên 32.4% năm2010 là do hoạt động cứu trợ ngành ngân hàng của Chính phủ nước này, baogồm việc quốc hữu hóa các ngân hàng và chi tiền để tái cấp vốn cho một số

ngân hàng trong nước. Như vậy, khủng hoảng nợ của Ireland thực tế là dochính phủ phải đi cứu trợ cho hệ thống ngân hàng nước này, khiến cho nợ xấu từ khu vực tư nhân tạo thành gánh nặng nợ công Chính phủ; khác vớinguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy Lạp là do quản trị tài chính công yếukém với những khoản chi tiêu quá lớn và vượt kiểm soát. Trong khi đó, nếudựa vào Chỉ số thuận lợi kinh doanh ( Ease of Doing Business Index ) của

Page 18: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 18/21

 Ngân hàng Thế giới ( World Bank ), thì Ireland được xếp hạng thứ 9 trongnăm 2010; cao hơn rất nhiều so với thứ hạng 109 của Hy Lạp.

Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha lầnlượt đứng ở các thứ hạng 80, 31, 49 trong năm 2010. Chỉ số thuận lợi kinhdoanh được Ngân hàng Thế giới tính toán để đánh giá các quy tắc ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Theo nghiên cứu, ảnh hưởng củaviệc hoàn thiện những điều chỉnh để nâng bậc xếp hạng chỉ số này đối vớităng trưởng kinh tế là rất mạnh mẽ.

V. Giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy LạpĐể tránh nguy cơ nền kinh tế sụp đổ, ngày 23/4/2010, Thủ tướng Hy

Lạp George Papandreou đã khởi động chương trình xin cứu trợ. Ngay lậptức ( ngày 1/5/2010 ), EU và IMF đã đồng ý cấp cho Hy Lạp gói cứu trợ trịgiá 100 tỷ Euro ( tương đương 136,7 tỷ USD ) và đổi lại, Hy Lạp phải chấp

nhận các điều kiện hà khắc ( bao gồm việc cắt giảm chi tiêu và để làm đượcđiều đó, chính quyền Hy Lạp đã tăng thuế VAT, tăng thuế một số mặt hàngnhư thuốc lá, rượu, xăng dầu; tăng thuế bất động sản, cắt và giảm hàng loạtkhoản trợ cấp xã hội…). Nhưng sau 1 năm, 53 tỷ Euro trong gói cứu trợ trênđã được giải ngân nhưng “ phép màu ” vẫn chưa đến với Hy Lạp.

Trong cùng động thái, EU đã lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750tỷ Euro ( gần 1,000 tỷ USD ), trong đó có 250 tỷ Euro từ nguồn IMF, dànhcho các nước EU để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đe doạ sựổn định của các thị trường tài chính toàn cầu.

Trước tình cảnh khó khăn của Hy Lạp, việc giải cứu nước này đã làchủ đề chính được đưa ra trong nhiều cuộc họp và các diễn đàn kinh tế củacả châu Âu và quốc tế trong thời gian qua. Giới quan sát vẫn hy vọng châuÂu sẽ cùng nhau đứng ra bảo lãnh nợ cho Hy Lạp, và đổi lại, Hy Lạp phảicam kết thắt lưng buộc bụng chặt hơn nữa. Đây có thể là một giải pháp tốt,nhưng nếu không có sự ủng hộ của nước Đức, thì châu Âu sẽ không bao giờ đạt được giải pháp này. Hy Lạp có thể giải quyết một phần vấn đề của họ

 bằng cách rút khỏi khu vực sử dụng đồng Euro và thực hiện phá giá đồngtiền. Nhưng nếu Athens làm vậy, chắc chắn hệ thống ngân hàng của họ sẽ bịrút vốn ồ ạt. Trên thực tế, do lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, nhiều

khách hàng đã bắt đầu tháo chạy khỏi các nhà băng của nước này.Cách duynhất để Hy Lạp khắc phục khó khăn là cắt giảm chi tiêu và tăng thuế - những

 biện pháp có thể làm tỷ lệ thất nghiệp của nước này thêm đáng ngại. Và khiđó, chắc chắn là niềm tin của thị trường trái phiếu vào Hy Lạp càng bị xóimòn, đẩy quốc gia này vào tình trạng tồi tệ hơn. Ngoài ra, các cải cách vềchi tiêu công của Chính phủ Hy Lạp được đưa ra nhằm tiết kiệm số tiền 30

Page 19: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 19/21

tỷ Euro trong thời gian từ nay tới hết năm 2012. Sự cắt giảm này đồng nghĩavới cuộc sống sẽ khó khăn hơn cho người dân Hy Lạp.

VI.Bài học sau cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

Trong một bài bình luận trên chuyên mục Op - Ed của tờ New York Times, giáo sư kinh tế học đạt giải Nobel, Paul Krugman, đã chỉ ra bài họctừ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp.Theo ông, cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp đang tiến gần tới chỗ không còn đường để quay lại. Khiviễn cảnh cho một kế hoạch giải cứu Athens dường như cứ mờ mịt dần, giớiđầu tư đã ồ ạt bán tháo trái phiếu chính phủ của nước này, khiến mức lãi suấtmà Chính phủ Hy Lạp có thể phải đưa ra trong những đợt phát hành nợ sắptới, nếu có, sẽ không ngừng leo thang. Do vậy, nếu tiếp tục vay được vốn,Hy Lạp sẽ phải trả lãi nhiều hơn, khiến gánh nặng nợ nần càng thêm căngthẳng. Thực tế này đang xói mòn niềm tin của thị trường và cho thấy, tới

thời điểm hiện nay, Hy Lạp rất khó thoát khỏi vòng xoáy vỡ nợ mà họ sắpsửa sa chân vào.

Với những lập luận như vậy, Giáo sư Krugman nhấn mạnh, ngoài việcthận trọng trong chính sách tài khóa, các nước cần cẩn trọng với bẫy giảm

 phát. Ngay cả những quốc gia sử dụng đồng tiền riêng như Nhật Bản cũngcó thể rơi vào bẫy này. Riêng với nước Mỹ hiện nay, Giáo sư Krugman bàytỏ sự lo ngại về những ý kiến đòi hỏi tăng lãi suất cơ bản USD và kết thúccác biện pháp kích thích tăng trưởng từ phía những người chủ trương chốnglạm phát mặc dù thị trường việc làm mới chỉ manh nha hồi phục. Nếu những

đòi hỏi này được thực hiện, thất nghiệp ở Mỹ rất có thể sẽ tăng mạnh. Mặtkhác, Giáo sư Krugman cũng cho rằng, nợ công của Mỹ sẽ dễ kiểm soát hơnnếu chính sách tiền tệ nới lỏng được duy trì để giúp nền kinh tế tăng trưởngmạnh trở lại và lạm phát tăng lên mức vừa phải.

 Ngoài ra, khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng đang làm thức tỉnh toànThế giới về nhu cầu duy trì tính ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường thắtchặt hoạt động tài khóa để giảm bớt nợ công không thật cần thiết cho nhucầu tăng trưởng bền vững.

Tóm lại, từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấykinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá

nhiều vào dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Tình trạng của Việt Nam cũnggiống Hy Lạp ở một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếukém trong quan lý chi tiêu công… Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cảithiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăngtrưởng cao trong những năm sắp tới.

Page 20: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 20/21

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục trở thành tâm điểm của nềnkinh tế Thế giới. Không chỉ người châu Âu, mà hầu như tất cả các nền kinh

tế trên Thế giới đã vào cuộc để tránh cho cuộc khủng hoảng khu vực trở nêntồi tệ hơn, có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào một cơn suy thoáimới. Cùng với gánh nặng nợ nần hiện đứng thứ 2 trong khối sử dụng đồngtiền chung Euro sau Hy Lạp, Italy là một trong những nền kinh tế phát triển ìạch nhất thế giới và điều này đã khiến cho việc giảm nợ dài hạn của nướcnày dường như không thể thực hiện được. Không chỉ châu Âu, các nhà lãnhđạo của Thế giới cũng đang tỏ ra hết sức quan ngại về khủng hoảng nợ côngcủa khu vực. Mỹ và Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục các nhà chức tráchchâu Âu nhanh chóng đi đến biện pháp cụ thể để gỡ rối mớ bòng bong nợ 

công. Hy Lạp chỉ là một quốc gia nhỏ ở Châu Âu với đóng góp không nhiềuvào GDP hàng năm của khu vực nhưng việc vỡ nợ của Hy Lạp lại có ảnhhưởng nặng nề chưa tính toán hết được tới nền kinh tế toàn cầu. Đây là bàihọc rõ ràng cho những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con sốđẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay nhưHy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thể để lại chotương lai sẽ là một món nợ khổng lồ.

Hy Lạp đã thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ nhờ gói cứu trợ của EU và IMF.Trong bối cảnh ấy, việc nhìn nhận những vấn đề có liên quan chắc chắn sẽ là

những bài học cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách. Ngày 2/7/2011,các Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone ) đãthông qua đợt giải ngân thứ 5 cho Hy Lạp vào ngày 15/7 tới.Quyết định nàymở đường cho Hy Lạp nhận được 12 tỷ Euro tiếp theo trong gói cứu trợ chung trị giá 110 tỷ Euro mà Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốctế (IMF) đã đồng ý cho Hy Lạp vay hồi tháng 5/2010, nhằm cứu nước nàythoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. Đây được coi là chiếc “ phao cứu sinh ” được tungra đúng thời điểm nền kinh tế Hy Lạp gặp khó khăn quá mức do các khoảnnợ nần. Tuy nhiên hiện tại tình hình kinh tế của Hy Lạp vẫn không mấy khả

quan, Hy Lạp đang trải qua một thời kỳ khó khăn nhất từ trước đến nay.

Page 21: BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

8/3/2019 BÀI WORD TIỀN TỆ HOÀN CHỈNH

http://slidepdf.com/reader/full/bai-word-tien-te-hoan-chinh 21/21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp có thể thamkhảo thêm một số website như:

http://www.currency.vn

http:// www.dantri.com.vn

http:// www.taichinhchungkhoan.com.vn

http:// www.vneconomy.vn