Bài thảo luận nhóm 02

25
BÀI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 2 Các thành viên trong nhóm: 1.Phạm Hồ Hiệp 2.Vũ Thị Hồng Ánh 3.Phạm Thụy Hương Giang 4.Phan Thành Nhân 5.Nguyễn Kiều Hương 6.Nguyễn Quốc Cường

Transcript of Bài thảo luận nhóm 02

Page 1: Bài thảo luận nhóm 02

BÀI THẢO LUẬN CỦA NHÓM 2

Các thành viên trong nhóm:1.Phạm Hồ Hiệp2.Vũ Thị Hồng Ánh3.Phạm Thụy Hương Giang4.Phan Thành Nhân5.Nguyễn Kiều Hương6.Nguyễn Quốc Cường

Page 2: Bài thảo luận nhóm 02

Câu 1: 10 năm sau cuộc khủng hoảng người ta tiếp tục lo sợ điều gì?Sơ lược về khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997:

Ngày 2/7/1997 bắt đầu chính thức nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á. Vào ngày đó, Thái Lan bị cạn kiệt ngoại tệ, đã cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình trước cuộc tấn công đầu cơ lớn và buộc phải thả nổi đồng baht, vốn đã mất giá nhanh chóng

Page 3: Bài thảo luận nhóm 02

Tình trạng khủng hoảng lan nhanh khi các nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các nước có hiện tượng kinh tế tương tự như Thái Lan - đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc. Philppines, Singapores, Đặc khu Hành chính Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan cũng bị ảnh hưởng trước dòng xoáy này. Trước đây chưa bao giờ thế giới chứng kiến một sự rút vốn quy mô lớn và tốc độ nhanh như vậy, khiến các thị trường tài chính và kinh tế sụp đổ.

Page 4: Bài thảo luận nhóm 02

Kể từ thời điểm các nước Thái Lan, Indonesia ,Philippines ,Malaysia tuyên bố thả nổi tiền tệ hay không can thiệp vào thị trường ngoại hối đồng tiền của các nước này lập tức bị mất giá nghiêm trọng, chỉ số chứng khoán giảm mạnh mặc dù đã có những biện pháp mang tính tình thế để đối phó và có sự giúp đỡ của cộng đồng tài chính quốc tế.

Page 5: Bài thảo luận nhóm 02

Bảng mức độ mất giá của các đồng tiền ASEAN từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 3 năm 1998- Đơn vị tính : % - Thời điểm gốc là đầu tháng 4/1997

Đầu tháng

MalaysiaRinggit

IndonesiaRupiah

Singapore

Dollar

PhillipinePeso

ThailandBaht

4/1997 0 0 0 0 0

5 -1 -1 0 0 0

6 -2 -2 0 +3 +3

7 -3 -2 0 +3 +3

8 -7 -9 -2 -9 -19

9 -15 -19 -5 -14 -23

10 -29 -30 -7 -24 -27

11 -26 -36 -9 -25 -35

12 -30 -39 -11 -25 -371/1998 -37 -58 -15 -35 -44

2 -45 -85 -17 -40 -53

3 -32 -74 -13 -35 -42

Page 6: Bài thảo luận nhóm 02

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:

-Nền kinh tế phát triển hướng ngoại quá lệ thuộc vào nước ngoài: Sau những năm 70 các nước bị khủng hoảng đã thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu . Bản chất của chính sách này là đẩy mạnh quá trình xuất khẩu để thu ngoại tệ. Trên thực tế chiến lược phát triển kinh tế theo chính sách này đã tỏ ra thành công trong suốt thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90, giúp cho các nước này duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Song quá đề cao chiến lược phát triển hướng về suất khẩu nên nền kinh tế các nước đã lệ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.

-Vay nợ nước ngoài đặc biệt là vay nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp quá cao và đầu tư bất hợp lý ,chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản,do cán cân các nước này bị thâm hụt nên gánh nợ nước ngoài tăng vọt.

Page 7: Bài thảo luận nhóm 02

-Duy trì tỷ giá hối đoái cố định một cách cứng nhắc theo USD của các nước có nền kinh tế có dấu hiệu chững lại hoặc đi xuống, trong khi nền kinh tế của Mỹ đang phát triển đã khiến cho các nước này thay vì để đồng tiền của mình sụt giảm theo đúng giá trị của nó lại phải tiêu tốn hàng chục tỷ USD để cố gằng duy trì mức cân bằng giả tạo tới mức không thể kiềm giữ được nữa. Đặc biệt là Thái Lan, việc 13 năm liền Chính phủ Thái Lan duy trì tỷ giá cố định giữa đồng Baht và USD (khoảng 25 Baht/1 USD) là hết sức phí kinh tế, bởi trong khoảng thời gian này, các quá trình kinh tế thế giới và khu vực diễn ra rất mạnh mẽ, đồng đôla Mỹ ngày càng mạnh lên, đồng Baht đã giảm xuống còn 30,27 Baht/1 USD. Lợi dụng điều này, các nhà đầu tư đã tạo ra mức bán khổng lồ hàng chục tỷ Baht để mua vài tỷ USD. Sức mạnh theo kiểu bán khống để nâng cầu USD lên 100 lần so với bình thường và đẩy tỷ giá vượt xa tỷ giá thực. Kết quả đồng Baht bị bẻ gãy.

Page 8: Bài thảo luận nhóm 02

-Chính phủ không kiểm soát được nợ của các ngân hàng và các doanh nghiệp . Nợ nước ngoài bao nhiêu chính phủ không nắm rõ. Thêm vào đó, chính phủ lại không xây dựng được khuân khổ pháp luật về năng lực giám sát trong quá trình tự do hoá tài chính . DẪN ĐẾN trong cơ chế quản lý bảo thủ và yếu kém như vậy , các doanh nghiệp sản xuất đua nhau vay nợ một cách liều lĩnh, số nợ vượt quá tổng số vốn của doanh nghiệp từ 200-400% .

- Các khoản vay nước ngoài với lãi suất thấp được đầu tư cho vay với lãi suất cao ở hai khu vực không sinh lời trong ngắn hạn là đầu tư bất động sản và chứng khoản. Khi thị trường bất động sản mất giá các khoản vốn đầu tư này đã trở thành những khoản nợ khó đòi hoặc không thể đòi được.

Khủng hoảng kinh tế 1997 là một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ-ngân hàng và là kết quả của một nền kinh tế hướng ngoại bị lệ thuộc nặng nề vào một số ngành công nghiệp xuất khẩu,vào các khoảng vay nợ,đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn bên ngoài không được kiểm soát.Trong khi đó các nước lại duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái cố định một cách cứng nhắc với sự vận hành của hệ thống tài chính ngân hàng yếu kém.

Page 9: Bài thảo luận nhóm 02

Để khôi phục nền kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn, các nền kinh tế Châu Á bị ảnh hưởng nặng đều tiến hành các cải cách cơ cấu mạnh mẽ, gồm: cải tổ cách thức quản lý trong khu vực doanh nghiệp, cải cách tài chính, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô, và đổi mới cả phương thức tăng trưởng kinh tế.

Page 10: Bài thảo luận nhóm 02

Chính sách tỷ giá hối đoái cũng được thay đổi bằng cách gắn đồng nội tệ với một rổ ngoại tệ có tỷ trọng thương mại lớn nhất chứ không còn đơn thuần chỉ gắn với một loại ngoại tệ là USD nữa.

Page 11: Bài thảo luận nhóm 02

Sau một thập kỷ từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ, nền kinh tế của khu vực Châu Á đã dần ổn định, nhưng chưa bao giờ lấy lại được tốc độ tăng trưởng đáng nể như hồi giữa thập niên 90. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 có thể coi là sự cố nghiêm trọng nhất trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh.

Page 12: Bài thảo luận nhóm 02

Vậy mười năm sau cuộc khủng hoảng,điều làm người ta tiếp tục lo

sợ là gì?

Page 13: Bài thảo luận nhóm 02

Vấn đề về nợ:

Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997,một số nhà phân tích nhận thấy bóng ma của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 vẫn đang hiện diện trên các thị trường châu Á. Các nhà phân tích ở châu Á đang rung những hồi chuông báo động về nợ trong vùng đang tăng lên với một bước đáng lo lắng,tỉ lệ nợ của các nước Châu Á có xu hướng tăng mạnh.

Page 14: Bài thảo luận nhóm 02

Tuy các mức nợ ở Châu Á nói chung đang còn thấp hơn ở Châu Âu. Nhưng nợ đang leo thang nhanh chóng sẽ làm cho các nền kinh tế dễ tổn thương trước các cú sốc và các cú trượt thình lình. Nếu mức tăng trưởng chậm lại trong vùng trong một giai đoạn, hoặc giả những điều kiện tiền tệ đang dễ dãi bị siết lại đáng kể, việc nợ tăng ở châu Á có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Page 15: Bài thảo luận nhóm 02

• Tâm lý “tự phụ, tự mãn” là mối đe dọa lớn đối với sự phồn thịnh của châu Á, bởi tình trạng lãi suất thấp kéo dài và môi trường tài chính - tiền tệ tương đối ổn định đã gây nên tâm lý coi nhẹ những rủi ro tiềm tàng trên thị trường tài chính - tiền tệ khu vực thời gian qua.Dòng vốn toàn cầu đổ về châu Á có thể gây mất ổn định trong khi nguồn thặng dư thương mại và tiết kiệm khổng lồ của châu Á, đặt bên cạnh thâm hụt lớn của Mỹ, gây nên bài toán mất cân bằng toàn cầu chưa có lời giải đáp.

Page 16: Bài thảo luận nhóm 02

Sự phát triển “bong bóng’’Luồng vốn chảy vào các thị trường châu Á mới nổi trung bình chiếm 6-7% GDP, cùng mức với thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98. Tuy nhiên, không như hồi thập kỷ 90, hiện nay luồng vốn phần lớn là đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài (FDI và FPI) chứ không phải là đầu tư ngắn hạn.Dù vậy, giới lãnh đạo tài chính châu Á đã chỉ ra rằng tỷ lệ lãi suất thấp trong suốt một thời gian dài đã dẫn đến sự phát triển bong bóng của thị trường chứng khoán, bất động sản, thị trường hàng hóa và hoạt động đầu tư tư nhân.

Page 17: Bài thảo luận nhóm 02

Tăng trưởng kinh tế quá lệ thuộc vào xuất khẩu:

Các nước Châu Á từ trước đến nay đều tận dụng nguồn lao động rẻ để sản xuất hàng tiêu dùng để bán cho các nước phát triển.Chiến lược phát triển kinh tế này tỏ ra khá hiệu quả,các nước Châu Á đã thu hút được nguồn vốn đầu tư dồi dào từ bên ngoài, tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ, hình thành cơ sở hạ tầng hiện đại, và sản sinh ra sự thịnh vượng mà bản thân các quốc gia này không thể tự mình tạo ra được.Nhưng vì quá phụ thuộc vào xuất khẩu nên nếu nhu cầu hàng hóa của thế giới sụt giảm sẽ đặt các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu ở châu Á vào thế điêu đứng.Và tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng lao dốc theo sự sụt giảm xuất khẩu.

Page 18: Bài thảo luận nhóm 02

Bất ổn chính trị,kích động bạo lực,căng thẳng leo thang cũng là một nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế,khiến cho các nhà đâu tư lo ngại khi đầu tư vào các thị trường này.

Page 19: Bài thảo luận nhóm 02

Như vậy,nền kinh tế Châu Á mặc dù đã có những bước phục hồi và phát triển đáng lạc quan sau khủng hoảng 1997 nhưng vẫn rất dễ bị tổn thương và đang đứng trước những thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không ổn định.

Page 20: Bài thảo luận nhóm 02

Câu 2: Bài học gì bạn có thể rút ra cho Việt Nam?Về phía Việt Nam, cuộc khủng là sự cảnh báo trước

những nguy cơ Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế với chính sách như hiện nay. Việt Nam không bị ảnh hưởng bao nhiêu trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997,một phần vì kinh tế Việt Nam lúc đó còn chưa hội nhập vào với kinh tế thế giới, một phần nữa là vì sự kiểm soát chặt chẽ việc tư bản ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam. Nhưng đến năm 2007, tình hình kinh tế Việt Nam cũng như là sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu đã khác hẳn với cách đây 10 năm.

Page 21: Bài thảo luận nhóm 02
Page 22: Bài thảo luận nhóm 02

• Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế quốc gia là cơ sở quan trọng nhất đảm bảo cho phát triển bền vững và phải trở thành một mục tiêu và chỉ tiêu của quản lý kinh tế đất nước, quản lí ngành và mỗi doanh nghiệp. Cần đưa ra các chỉ tiêu như tỉ suất lợi nhuận, và tỉ suất giá trị gia tăng trên vốn riêng của doanh nghiệp theo các ngành , theo các thành phần kinh tế và theo địa phương trong cả nước, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự biến động của chỉ số ICOR với mỗi địa phương và cả nước.

Page 23: Bài thảo luận nhóm 02

Thứ hai, để các doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển bền vững thì lãi suất vốn vay để đầu tư phải tương đương với hoặc nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Vậy để phát triển bền vững ,lãi suất tín dụng chủ yếu phải hình thành từ quan hệ cung cầu vốn trên thị trường chứ không dựa vào ý chí của nhà nước. Nếu lãi suất tín dụng nhỏ hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, thì doanh nghiệp có thể sẽ càng phát triển nhanh và hiệu quả kinh doanh cao.

Page 24: Bài thảo luận nhóm 02

Thứ ba , cần có một tổ chức chuyên trách của chính phủ theo dõi sự biến động của lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng trong nước và quốc tế , cán cân tài khoản vãng lai, nợ quốc gia ,hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đề suất chính sách và điều tiết cần thiết, đảm bảo phát triển quốc gia bền vững với tăng trưởng tương đối cao.

Page 25: Bài thảo luận nhóm 02

BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 2 ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC,CẢM ƠN

THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE !!!