Bai Giang TKM Intranet

72
MC LC CHƢƠNG 1: KHẢO SÁT HTHNG MNG ............................................................ 4 1.1 Phương pháp khảo sát thiết kế mng ......................................................................... 4 1.2 Phân tích yêu cu ca khách hàng ............................................................................. 7 1.2.1 Ước lượng phm vi ca dán thiết kế mng...................................................... 7 1.2.2 Xác định thông tin yêu cu ca khách hàng ....................................................... 7 1.2.3 Thu thp yêu cu vhthng mng ................................................................... 9 1.3 Mô ththng mạng cũ .......................................................................................... 10 1.3.1 Thông tin đầu vào khách hàng.......................................................................... 10 1.3.2 Điều tra hthng mạng cũ................................................................................ 11 1.4 Mô tlưu lượng mng hin ti ................................................................................ 13 1.4.1 Các bước thu thp thông tin ............................................................................. 13 1.4.2 Các công cdùng để phân tích lưu lượng ........................................................ 14 1.4.3 Bng tham chiếu ca các thông smng ......................................................... 14 1.5 Tng kết và lp tài liu ............................................................................................ 15 CHƢƠNG 2: THIẾT KMNG MC LOGIC ......................................................... 16 2.1 Thiết kế mng mc logic ......................................................................................... 16 2.1.1 Mng phân tng ................................................................................................ 16 2.1.2 Mng phân module ........................................................................................... 19 2.2 Thiết kế mô hình cho việc gán địa chvà qun lý thiết b....................................... 24 2.2.1 Lp kế hoch cho việc gán địa chIP ............................................................... 24 2.2.2 Phương pháp cho việc gán địa chIP ............................................................... 28 2.3 La chn công nghđịnh tuyến và chuyn mch trong mng ................................ 30

Transcript of Bai Giang TKM Intranet

Page 1: Bai Giang TKM Intranet

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG MẠNG ............................................................ 4

1.1 Phương pháp khảo sát thiết kế mạng ......................................................................... 4

1.2 Phân tích yêu cầu của khách hàng ............................................................................. 7

1.2.1 Ước lượng phạm vi của dụ án thiết kế mạng...................................................... 7

1.2.2 Xác định thông tin yêu cầu của khách hàng ....................................................... 7

1.2.3 Thu thập yêu cầu về hệ thống mạng ................................................................... 9

1.3 Mô tả hệ thống mạng cũ .......................................................................................... 10

1.3.1 Thông tin đầu vào khách hàng.......................................................................... 10

1.3.2 Điều tra hệ thống mạng cũ ................................................................................ 11

1.4 Mô tả lưu lượng mạng hiện tại ................................................................................ 13

1.4.1 Các bước thu thập thông tin ............................................................................. 13

1.4.2 Các công cụ dùng để phân tích lưu lượng ........................................................ 14

1.4.3 Bảng tham chiếu của các thông số mạng ......................................................... 14

1.5 Tổng kết và lập tài liệu ............................................................................................ 15

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG MỨC LOGIC ......................................................... 16

2.1 Thiết kế mạng mức logic ......................................................................................... 16

2.1.1 Mạng phân tầng ................................................................................................ 16

2.1.2 Mạng phân module ........................................................................................... 19

2.2 Thiết kế mô hình cho việc gán địa chỉ và quản lý thiết bị ....................................... 24

2.2.1 Lập kế hoạch cho việc gán địa chỉ IP ............................................................... 24

2.2.2 Phương pháp cho việc gán địa chỉ IP ............................................................... 28

2.3 Lựa chọn công nghệ định tuyến và chuyển mạch trong mạng ................................ 30

Page 2: Bai Giang TKM Intranet

2.3.1 Tính chất của các loại giao thức định tuyến ..................................................... 30

2.3.2 Giao thức định tuyến cho mạng Enterprise ...................................................... 35

2.4 Xây dựng chiến lược bảo mật mạng ........................................................................ 38

2.4.1 Yêu cầu của bảo mật mạng ............................................................................... 38

2.4.2 Các nguy cơ trong bảo mật ............................................................................... 38

2.4.2 Chiến lược bảo mật ........................................................................................... 39

2.5 Xây dựng chiến lược quản trị mạng ........................................................................ 42

2.5.1 Mô hình quản trị mạng ..................................................................................... 42

CHƢƠNG 3: THẾT KẾ MẠNG MỨC VẬT LÝ ......................................................... 44

3.1 Lựa chọn công nghệ và thiết bị cho mạng Campus ................................................. 44

3.1.1 Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế mạng Campus ....................................... 44

3.1.2 Đặc điểm của ứng dụng mạng và các vấn đề quan tâm ................................... 44

3.1.3 Đặc điểm của môi trường và những vấn đề quan tâm ...................................... 48

3.1.3 Đặc điểm của các thiết bị hạ tầng mạng và những vấn đề quan tâm ................ 50

3.2 Lựa chọn công nghệ và thiết bị cho mạng Enterprise ............................................. 51

3.2.1 Những yêu cầu của mạng enterprise ................................................................ 52

3.2.2 Xây dựng lớp building access .......................................................................... 52

3.2.4 Xây dưng lớp core ............................................................................................ 54

3.2.5 Kết nối mạng Enterprise ra bên ngoài .............................................................. 55

CHƢƠNG 4: KIỂM THỬ, TỐI ƢU HÓA VÀ LƢU TRỮ HỒ SƠ

THIẾT KẾ MẠNG .............................................................................................. 62

4.1 Kiểm thử mạng mới ................................................................................................. 62

4.2 Tối ưu hóa mạng mới .............................................................................................. 63

4.2.1 Phương pháp nén .............................................................................................. 64

Page 3: Bai Giang TKM Intranet

4.2.2 Giao thức truyền tải thời gian thực và nén ....................................................... 64

4.2.3 Kết hợp băng thông .......................................................................................... 65

4.2.4 Kích thước cửa sổ (Windows size) ................................................................... 65

4.2.5 Tránh tắc nghẽn ................................................................................................ 66

4.2.6 Traffic Shaping and Policing to Rate-Limit Traffic Classes ............................ 66

4.2.7 Sử dụng công nghệ WAN ................................................................................. 67

4.3 Lưu hồ sơ thiết kế .................................................................................................... 67

4.3.1 Lưu hồ sơ phần khảo sát ................................................................................... 68

4.3.2 Kế hoạch lắp đặt hệ thống ............................................................................... 69

Page 4: Bai Giang TKM Intranet

CHƢƠNG 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG MẠNG

1.1 Phƣơng pháp khảo sát thiết kế mạng

Phương pháp phân tích và thiết kế mạng được trình bày tại phần này là phương pháp

PPDIOO là viết tắt của các từ tiếng Anh: Prepare, Plan, Design, Implement, Operate, and

Optimize được hãng Cisco phát triển. Phương pháp này tựa như phương pháp vòng đời

trong thiết kế phần mềm.

Hình 1.1 Phương pháp thiết kế mạng với vòng đời PPDIOO

Ý nghĩa của từng bước trong vòng đời:

Prepare (chuẩn bị): bước này bao gồm các bước thu thập các yêu cầu của khách hàng,

xây dựng mục tiêu của hệt thống mạng sau khi thiết kế, xác định thiết bị cần sử dụng ở

mức khái quát, xác định các công nghệ sẽ được áp dụng trong hệ thống mạng và quan

trọng nhất là ước lượng chi phi đầu tư cho hệ thống để đạt được mục tiêu của mạng đã

được đề xuất.

Plan (lên kế hoạch): bước này bao gồm việc chỉ ra các yêu cầu sử dụng của hệ thống

mạng dựa trên mục tiêu, nơi sẽ sử dụng, đối tượng sẽ sử dụng hệ thống mạng…Ngoài ra,

bước này con quan tâm đến hệ thống mới sẽ tương tác với hệ thống cũ như thế nào, phân

tích, đánh giá hệ thống mạng cũ từ đó quyết định yêu cầu các tài nguyên cần thiết cho hệ

Page 5: Bai Giang TKM Intranet

thông mạng mới. Phạm vi, giá thành và các thông số thiết bị cũng cần được quan tâm.

Kết quả của cùng của bước này là một tập các yêu cầu của hệ thống mạng mới.

Design (thiết kế): những yêu cầu đã được xác định ở bước Plan quyết định quá trình

thiết kế mạng của các chuyên gia. Chuyên gia thiết kế hệ thống mạng dựa trên nhưng

thông tin yêu cầu khách hàng kết hợp với những dữ liệu thu thập được trong quá trình

phân tích hệ thống mạng cũ từ người quản lý và những người sử dụng mạng khác. Quá

trình thiết kế mạng phải chỉ ra cụ thể các thiết kế đáp ứng những đặc tính của hệ thống

mạng: tính sẵn dùng, tính tin cây, tính bảo mật, tính dễ mở rộng và hiệu năng sử dụng của

hệ thống mạng. Trong bước này, kết quả cần cung cấp những thông tin cơ bản để có thể

lắp đặt hệ thống.

Implement (lắp đặt): quá trình lắp đặt và kiểm tra tính đúng đắn của hệ thống mạng sẽ

được tiến hành ngay sau khi có bản thiết kế. Hệ thống mạng và những thiết bị liên quan

được xây dựng dựa trên bản thiết kế cụ thể với mục tiêu tích hợp các thiết bị vào hệ thống

mà không làm gián đoạn việc hoạt động bình thường của hệ thống mạng cũ.

Operate (vận hành): vận hành là bước kiểm tra cuối cùng cho bản thiết kế mạng. Quá

trình này bao gồm quá trình bảo trì hệ thống giúp duy trì sự hoạt động hiệu quả cao và

giảm chi phí không đáng có. Các lỗi được phát hiện khi vận hành hệ thống sẽ được phát

hiện, sửa chữa và giám sát liên tục góp phần cung cấp dữ liệu cho bước tiếp theo trong

vòng đời thiết kế mạng.

Optimize (tối ưu): bước này loại trừ các rủi ro trước khi nó trở thành hiện thực gây tác

động xấu đến người sử dụng dựa trên các dữ liệu thu được khi vân hành thử hệ thống.

Phản ứng lại các lỗi và sửa lỗi là cần thiết trong trường hợp các lỗi không thể dự đoán và

không thể giảm bớt thiệt hại. Trong vòng đời PPDIOO, bước Optimize có thể dẫn đến

việc thiết kế mới hệ thống mạng trong trường hợp phát hiện quá nhiều vấn đề cũng như

lỗi khiến hiệu năng hoạt động của hệ thống mạng không như mong đợi cũng như khi cần

có một hệ thống mới mới đáp ứng được yêu cầu về công nghệ và yêu cầu của khách

hàng.

Page 6: Bai Giang TKM Intranet

Mặc dù Design chỉ là một trong các bước của vòng đời PPDIOO nhưng nó có mối

quan hệ khăng khít với các bước khác. Thông tin từ các bước trong PPDIOO ảnh hưởng

tới sự ra quyết định của người thiết kế:

- Prepare và Plan là cơ sở cho Design

- Implementation giúp kiểm thử hệ thống mạng trong thực tế

- Với Operate và Optimize, quá trình chạy và phân tích các tham số, chỉ ra các vấn

đề và lỗi, sửa lỗi, và tối ưu hệ thống sẽ là cơ sở để xác định hệ thống mạng thiết kế

có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không. Tuy vào mức độ lỗi, có thể hệ

thống mạng sẽ cần phải thiết kế lại.

Lợi ích của việc sử dụng vòng đời PPDIOO:

giảm chi phí

o xác định và xác định tính hợp lệ của các yêu cầu công nghệ

o có kế hoạch cho các yêu cầu thay đổi về hạ tầng và các tài nguyên liên quan

o xây dựng bản thiết kế phù hợp với yêu cầu công nghệ và mục tiêu khách

hàng

o làm nhanh thêm quá trình đưa thành công hệ thống vào hoạt động

o tăng tính hiệu quả của hệ thống cũng như đối tượng sử dụng hệ thống

o giảm chi phi vận hành bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống

tăng tính sẵn dùng của hệ thống

tăng tính hiệu quả kinh doanh

làm tăng khả năng sử dụng các ứng dụng cũng như dịch vụ mạng

Page 7: Bai Giang TKM Intranet

1.2 Phân tích yêu cầu của khách hàng

Hệ thống mạng luôn gắn liên và là một thành phần quan trọng không thể thiếu của

một đối tượng hoặc một doanh nghiệp. Để đảm bảo rằng, hệ thống mạng khi được thiết

kế ra đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng thì mục tiêu của khách hàng, hạn

chế đang tồn tại của khách hàng (về mặt ứng dụng mạng), mục tiêu công nghệ, và những

hạn chế về mặt công nghệ cần được xác định.

1.2.1 Ƣớc lƣợng phạm vi của dụ án thiết kế mạng

Ước lượng về phạm vi của một dự án thiết kế mạng vẫn cần thực hiện:

- Cho dù khi thiết kế một hệ thống mạng mới hoặc sửa đổi nâng cấp hệ thống mạng

- Cho dù thiết kế cho một hệ thống mạng chuyên nghiệp phúc tạp, một phần của hệ

thống mạng, một đoạn mạng đơn hoặc một module. Cụ thể, người thiết kế cần

phải biết chính xác mạng đang thiết kế là campus LANs, WAN, hoặc mạng kết

nối từ xa (remote-access network).

- Cho dù thiết kế chỉ quan tâm đến hệ thống chỉ có một chức năng hay toàn bộ một

mạng có đầy đủ chức năng

Mô hình tham chiếu OSI rất quan trọng trong quá trình thiết kế mạng. Người thiết kế

mạng nên cân nhắc lại phạm vi của dự án căn cứ vào chức năng của từng tầng trong mô

hình OSI qua đó cân nhắc khi hệ thống mạng thiết kế chỉ cần quan tâm đến tầng mạng

hay các tần khác cũng cần quan tâm.

Ví dụ: tầng mạng liên quan đến định tuyến và cách đánh địa chỉ, tầng ứng dụng cung

cấp các thiết kế ứng dụng truyền dữ liệu, tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu quyết định về

kiểu kết nối, công nghệ truyền dẫn sử dụng, kiểu truyền dẫn.

1.2.2 Xác định thông tin yêu cầu của khách hàng

Các thông tin về yêu cầu thiết kế thường được trích rút trong tài liệu RFP (request

for proposal) hoặc trong RFI (request for information), những tài liệu này thường ghi lại

Page 8: Bai Giang TKM Intranet

nhưng vấn đề cần quan tâm của khách hàng. Tài liệu RFP là một tài liệu chính thức gửi

tới nhà cung cấp với yêu cầu nhà cung cấp gửi lại một bản đề xuất giải pháp mạng phù

hợp với yêu cầu đã được xác định trong tài liệu. RFI là tài liệu bản thảo về một số ý

tưởng về giải pháp dựa trên các vấn đề của khách hàng đã trình bày ở RFP và các thông

tin cụ thể khác về dự án thiết kế mạng, nhằm thuyết phục khác hàng lựa chọn mình.

Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế là chuẩn bị tài liệu (chọn lọc, xử lý, sắp xếp,

dịch thuật và hơn thế nữa) cho các yêu cầu thiết kế và xem xét chúng cùng với khách

hàng để khẳng định tính hợp lệ, qua đó thu thập được dữ liệu yêu cầu khách hàng một

cách chính xác nhất. Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin cùng khách hàng như

phỏng vấn trực tiếp hay qua những form đã chuận bị sẵn.

Hình 1.2 Quá trình tương tác qua lại khi thu thập thông tin yêu cầu của khách hàng

Hình 1.2 mô tả các bước thực hiện thu thập thông tin sau:

Bước 1: trích rút thông tin lập tài liệu khởi tạo yêu cầu khách hàng (từ tài liệu RFP

hoặc RFI)

Bước 2: hỏi khách hàng về tài liệu khởi tạo yêu cầu (để chắc chắn rằng những

thông tin trích rút là chính xác và được hiểu đúng)

Bước 3: đưa ra bản thảo mô tả các yêu cầu thiết kế

Page 9: Bai Giang TKM Intranet

Bước 4: cùng với khách hàng kiểm tra lại các yêu cầu thiết kế, đạt được sự chấp

thuận của khách hàng

Bước 5: biên soạn lại tài liệu khi cần thiết nhàm loại bỏ các lỗi và các thiếu sót

Bước 2 đến bước 5 sẽ được lập lại nếu như có thêm bất cứ ý kiến bổ xung về bản

thảo.

1.2.3 Thu thập yêu cầu về hệ thống mạng

Việc thu thập yêu cầu về hệ thông mạng có thể tiến hành theo năm bước. Trải qua

các bước này, người thiết kế thảo luận với khách hàng để xác định và thu thập dữ liệu, và

các tài liệu thích hợp

Hình 1.3 Thu thập dữ liệu cho thiết kế

Bước 1: định nghĩa các ứng dụng và các dịch vụ mạng đã sử dụng

Bước 2: xác định mục tiêu của cơ quan tổ chức

Bước 3: xác định những hạn chế có thể của cơ quan tổ chức

Bước 4: xác định mục tiêu công nghệ

Page 10: Bai Giang TKM Intranet

Bước 5: xác định hạn chế về công nghệ và nó cần được đưa vào bản mô tả

Những bước này cung cấp cho người thiết kể dữ liệu, những dữ liệu này

cần được giải thích đồng thời chúng cũng cần được phân tích và đưa ra kết quả

nhằm hỗ trợ cho bản thiết kế đề xuất. Thông qua những bước này, người thiết kế

ghi chú, lập tài liệu liên quan đến các thủ tục cần tiến hành, và trình bày các phát

hiện mới nhằm thảo luận chi tiết hơn với khách hàng.

1.3 Mô tả hệ thống mạng cũ

1.3.1 Thông tin đầu vào khách hàng

Thông tin đầu vào của khách hàng bao gồm toàn bộ hệ thống mạng cũ và các tài liệu

liên quan. Một vài thông tin khác cần được người thiết kế trực tiếp yêu cầu cung cấp, và

các thông tin đó là gì phụ thuộc vào phạm vi của dự án thiết kế mạng, chúng có thể bao

gồm:

- Thông tin về địa chỉ liên hệ của các nơi lắp đặt mạng

- Thông tin về hệ thống mạng cũ (nguồn từ các mô hình vật lý và các tài liệu liên

quan, hoặc khảo sát lại hệ thống nếu cần thiết). Ví dụ:

o Vị trí và kiểu của các server, bao gồm cả các ứng dụng mạng đang sử dụng

trên nó

o Vị trí các đường cáp trong thực tế, bao gồm cả sơ đồ kết nối của các cổng

và thiết bị

o Nơi đặt và đường cáp đến các phòng mạng

o Các điều kiện môi trường, bao gồm độ nóng lên của các thiết bị, độ thoáng

gió, các yêu cầu về hệ thống điều hòa, hệ thống lọc bụi

o Vị trí đặt hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc, đâu là điểm danh giới giữa

người dùng và nhà cung cấp

Page 11: Bai Giang TKM Intranet

o Tốc độ WAN và các nơi đặt kết nối WAN

o Vị trí đặt nguồn năng lượng thay thế

- Hệ thống mạng hiện tại được ghi trong mô hình logic, bao gồm cách đánh địa chỉ

IP, loại giao thứ định tuyến sử dụng, hạ tầng dịch vụ hỗ trợ (truyền âm thanh, lưu

trữ, dịch vụ wireless)

- Các thông tin mọng đợi về chức năng của hệ thống

Tài liệu này nên cho phép người thiết kế sử dụng để xác định thông tin có trong bản

kế hoạch của hệ thống mạng cũ, nhưng thông tin bao gồm:

- Mô hình mạng: các thiết bị mạng, các đường liên kết vật lý, logic và các đường

kết nối bên ngoài vào hệ thống, băng thông của mỗi kết nối, kiểu truyền frame,

cách đánh địa chỉ IP, giao thức định tuyến…

- Dịch vụ mạng: bảo mật, QoS, khả năng sẵn dùng, khả năng truyền âm thành, khả

năng lưu trữ, kết nối không dây…

- Ứng dụng mạng: ứng dụng truyền thông điệp, truyền mail, truyền âm thanh…

Tất cả các thông tin này cần được ghi chép trong tài liệu thiết kế, nó là cơ sở để chia

hệ thống mạng lớn thành các module khi thiết kế.

1.3.2 Điều tra hệ thống mạng cũ

Mô tả hệ thống mạng cũ là bước thu thập thông tin về hệ thống mạng cũ. Quá trình

điều tra xem xét bắt đầu bằng việc củng cố các thông tin khách hàng cung cấp. Các thông

tin cập nhật có thể được thu thập bằng hệ thống phần mêm quản lý mạng hiện có. Trong

trường hợp khách hàng không có công cụ điều tra mạng thích hợp, người thiết kế tạm

thời giới thiệu thêm các công cụ phần mềm, nếu thực sự chúng có ý nghĩa sử dụng thì có

thể tiếp tục sử dụng lâu dài trong hệ thống mạng.

Các việc cần tiến hành xem xét hệ thống mạng cũ:

Page 12: Bai Giang TKM Intranet

- Liệt kê danh sách các thiết bị mạng đang sử dụng

- Chi tiết cấu hình phần cứng và hãng sản xuất, phiên bản các phần mềm chạy trên

các thiết bị mạng

- Các thông tin về hệ thống đã được người quản trị cấu hình như thế nào

- Thu thập các thông tin từ các phần mềm điều tra, xem xét mạng để chắc chắn và

củng cố thêm các thông tin từ các tài liệu có được

- Thu thập các thông tin về hiện trạng sử dụng đường link, CPU, bộ nhớ trong các

thiết bị mạng

- Lập danh sách các cổng, các module hay slot trong các thiết bị mạng mà chưa sử

dụng, thông tin này rất co giá trị để đánh giá xem hệ thống mạng cũ có thể mở

rộng hay không

Hình 1.4 Nguồn thu thập thông tin

Việc thu thập thông tin có thể tạm thời gây một số thay đổi cho hệ thống mạng đang

vận hành. Sử dụng phương pháp thu thập thông tin tự động được áp dụng cho các hệ

thống mạng lớn và phúc tạp.

Page 13: Bai Giang TKM Intranet

1.4 Mô tả lƣu lƣợng mạng hiện tại

Để hiểu rõ thêm về đặc tính của hệ thống mạng thi điều tra phân tích lưu lượng mạng

là cần thiết và khá quan trọng. Phân tích lưu lượng mạng được tiến hành một tập các ứng

dụng và giao thức được sử dụng trong hệ thống và qua thông tin thu thập được sẽ giúp

tạo ra một bản thông tin lưu lượng cho mỗi một ứng dụng. Qua phân tích lưu lượng mạng

cso thê làm bộc lộ một vài chương trình ứng dụng hoặc giao thức hiện đang chạy trên hệ

thông mạng mà người quản trị chưa biết. Mỗi một ứng dụng hay giao thức được kiểm tra

cần được mô tả theo các tiêu chí sau:

- Quan trọng đối với khách hàng

- Yêu cầu sử dụng QoS hoặc liên quan

- Yêu cầu bảo mật hoặc liên quan

- Phạm vi sử dụng (phần nào của hệ thống mạng sử dụng nó)

1.4.1 Các bƣớc thu thập thông tin

Sử dụng các bước sau để có thể thu thập được thông tin cần thiết:

Hình 1.5 Quá trình phân tích lưu lượng

Bước 1: sử dụng thông tin từ khách hàng về những ứng dụng mà họ sử dụng

Page 14: Bai Giang TKM Intranet

Bươc 2: sử dụng phương pháp phân tích lưu lượng để khảng định lại danh sách ứng

dụng khách hàng cung cấp

Bước 3: cho khách hàng xem danh sách các ứng dụng sau khi đã thự hiện phân tích

lưu lượng, thảo luận về sự không nhất quán giữa danh sách phần mềm khách hàng cung

cấp và danh sách phần mềm có được từ phân tích lưu lượng

Bước 4: lập danh sách các ứng dụng chính thức sẽ đượ sử dụng và các yêu cầu của nó

(quan trọng, QoS, bảo mật) theo nhận định của khách hàng

1.4.2 Các công cụ dùng để phân tích lƣu lƣợng

Công cụ dùng để phân tích lưu lượng mạng rất đa dạng, có thể sử dụng các câu lệnh

cung cấp bởi các thiết bị mạng trên phương diện phần cứng cũng như phần mềm hoặc có

thể sử dụng SNMP để thu thập dữ liệu. Một số công thông dụng khác bao gồm:

- Cisco IOS Network-Base Application Reognition(NBAR)

- Cisco IOS NetFlow technology

- Một số phần mềm của hãng thứ 3: open-source Cati, Network Genaral Sniffer,

WildPackets EtherPeek and AiroPeek, SolarWinds Orion, Wireshark

- Remote từ xa cũng có thể hỗ trợ phân tích lưu lượng

1.4.3 Bảng tham chiếu của các thông số mạng

Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ mạng của khách hàng, người thiết kế nên

kiểm tra lại toàn bộ các tham số dựa vào Bảng tham chiếu của các thông số mạng. Ở một

mạng hoạt động tốt, các tham số cần đạt được dưới ngưỡng cho phép.

Chú ý rằng, các tham số phụ thuộc vào kiểu lưu lượng, các ứng dụng, các thiết bị

truyền thông, mô hình mạng, vì thế các kết quả cần được đưa ra từ kinh nghiệm.

Ví dụ:

Page 15: Bai Giang TKM Intranet

- Không có đường mạng chia sẻ ethernet nào bị quá tài(không quá 40% băng thông

được sử dụng)

- Không có đường WAN nào bị quá tải(không quá 70% băng thông được sử dụng)

- Thời gian đáp ứng nhỏ hơn 10ms

- Không đoạn mạng nào có hơn 20% tổng số lượng gói tin là gói tin broadcast hoặc

multicast

- Không có đoạn mạng nào nhiều hơn 1 lần bị lặp dữ liệu trên tổng số một triệu bye

được truyền đi

- Trong một đoạn mạng sử dụng công nghệ ethernet không quá 0,1% số lượng gói

tin bị ảnh hưởng bởi xung đột

- Các router không hoạt động quá sức(quan sát trong vòng 5 phút không có thời

điểm nào CPU hoạt động quá 75%

1.5 Tổng kết và lập tài liệu

Các thông tin đầu vào khách hàng, kết quả điều tra mạng và quá trình phân tích lưu

lượng mạng cần cung cấp đủ thông tin cho phép có khả năng xác định ra lỗi của hệ thống

mạng hiện tại. Tập hợp các thông tin cần được tông hợp dưới dạng kết luậ:

- Các yêu cầu chi tiết đối với hệ thống mạng

- Có khả năng chỉ ra điểm hạn chế cũng như những vấn đề tồn tại của hệ thống cũ

- Các công việc cần tiến hành với hệ thống cũ để có thể đáp ứng được hệ thống

mạng mới

Dựa vào các thông tin này, người thiết kế sẽ biết phải cập nhật phấn cứng và phần

mềm cho phù hợp hoặc thay đổi yêu cầu thiết kế.

Page 16: Bai Giang TKM Intranet

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ MẠNG MỨC LOGIC

2.1 Thiết kế mạng mức logic

2.1.1 Mạng phân tầng

Mạng phân tầng cung cấp một framework giúp cho người thiết kế mạng có thể

chắc chắn rằng mạng được thiết kế ra sẽ là một mạng mềm dẻo, dễ dàng lắp đặt và giải

quyết sự cố.

Cấu trúc của mạng phân tầng gồm ba tầng: nhân(core), phân phối(distribution) và

tầng truy cập(access)

Hình 2.1 Mô hình mạng phân tầng

- Tầng truy cập cung cấp những kết nối nội bộ và những kết nối dành cho các mạng

từ xa hoặc người dùng từ xa

- Tầng phân phối cung cấp chính sách cở bản trong quy định các kết nối mạng

- tầng nhân cung cấp đường truyền tốc độ cao phục vụ thỏa mãn các nhu cầu truyền

dữ liệu của tầng phân phối.

Mỗi tầng trong mô hình mạng phân tầng tập trung vào các chức năng cụ thể, vì vậy

qua đó người thiết kế mạng có thể lựa chọn được những hệ thống và cấu hình thích hợp

cho từng tầng trong mô hình. Cách tiếp cân này giúp thỏa mãn tối đa các yêu cầu đồng

thời giảm chi phí thiết kế.

Page 17: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.2 Một mô hình mạng thiết kế theo mô hình phân tầng

Trong khi thiết kế không nhật thiết phải có đủ các tần trong mô hình phân tầng, tuy

vào nhu cầu sử dụng của hệ thống mạng mà quyết định những tầng nào sẽ được thiết kế

a. Vai trò của tầng truy cập

Hình 2.3 Ví dụ về tầng truy cập

Lớp Access xuất hiện ở người dùng đầu cuối được kết nối vào mạng. Các thiết bị

trong lớp này thường được gọi là các switch truy cập, và có các đặc điểm sau:

• Chi phí trên mỗi port của switch thấp.

• Mật độ port cao.

• Mở rộng các uplink đến các lớp cao hơn.

• Chức năng truy cập của người dùng như là thành viên VLAN, lọc lưu lượng

và giao thức, và QoS.

Page 18: Bai Giang TKM Intranet

• Tính co dãn thông qua nhiều uplink.

b. Vai trò của tầng phân phối

Hình 2.4 Ví dụ lướp phân phối

Lớp Distribution cung cấp kết nối bên trong giữa lớp Access và lớp Core của mạng

Campus. Thiết bị lớp này được gọi là các siwtch phân phát, và có các đặc điểm như sau:

• Thông lượng lớp ba cao đối với việc xử lý gói.

• Chức năng bảo mật và kết nối dựa trên chính sách qua danh sách truy cập

hoặc lọc gói.

• Tính năng QoS.

• Tính co dãn và các liên kết tốc độ cao đến lớp Core và lớp Access.

c. Vai trò của tầng nhân

Page 19: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.5 Ví dụ tầng nhân

Lớp Core của mạng Campus cung cấp các kết nối của tất cả các thiết bị lớp

Distribution. Lớp Core thường xuất hiện ở backbone của mạng, và phải có khả năng

chuyển mạch lưu lượng một cách hiệu quả(chuyển mạch đa lớp). Các thiết bị lớp Core

thường được gọi là các backbone switch, và có những thuộc tính sau:

• Thông lượng ở lớp 2 hoặc lớp 3 rất cao.

• Chi phí cao

• Có khả năng dự phòng và tính co dãn cao.

• Chức năng QoS

2.1.2 Mạng phân module

Có thể chia mạng ra làm module:

- Enterprise Campus

- Enterprise Edge

- Service Provider

- Enterprise Branch

- Enterprise Data Center

- Enterprise Teleworker

Page 20: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.6 Ví dụ về mạng phân module

a. Enterprise Campus module

Enterprise campus có thể bào gồm nhiều kết nối từ niều toàn nhà với tầng nhân.

Đồng thời tầng này cũng kết nối tới các server farm và các tầng của enterprise edge

module. Trên một tòa của module enterprise campus sẽ bao gồm đủ 3 lớp trong mô hình

phân lớp.(181)

b. Enterprise Adge module

Enterprise edge là tầng chịu trách nhiệm tổng hợp các đường kết nối từ rất nhiều

các thành phần mạng khác nhau kể cả từ phía ngoài vào. Enterprise edge module sử dụng

nhiều dịch vụ và các công nghệ WAN khác nhau. Chức năng thường thấy của enterprise

edge là cung cấp kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ và dẫn truyền dữ liệu tới tầng campus

core. Enterprise edge moudle sẽ đảm nhiệm thêm chức năng bảo mật khi có một tài

nguyên mạng kết nối qua mạng công cộng hoặc mạng internet. Enterprise edge module sẽ

gồm 4 phần chính:

E-commerce module: module này bao gồm các thiết bị và dịch vụ cần thiết cho một

cơ quan tổ chức để có thể chạy các ứng dụng thương mại điện tử.

Page 21: Bai Giang TKM Intranet

Internet connetivity module: module này cung cấp cho người dùng đường kết nối

tới mạng internet.

Remote access và VPN module: module là nơi kết nối của các đường VPN và các

đương quy số từ xa của người dùng.

WAN, MAN và site to site VPN module: module này cung cấp các đường kết nối

giữa các chi nhánh với trụ sở chính thông qua công nghệ WAN.

Hình 2.7 Enterprise Edge module

c. Service provider module

Bản thân một mạng enterprise không bao gồm module này, tuy nhiên chúng là cần

thiết để cho phép hệ thông mạng truyền thông với hệ thống mạng khác sử dụng nhiều

công nghệ WAN, nhà cung cấp dịch vụ(ISP) khác nhau. Module này gồm 4 chức năng

chính:

Internet service provider module

PSTN module

Page 22: Bai Giang TKM Intranet

Frame relay/ATM module

Hình 2.8 Service provider module

d. Enterprise Branch module

Enterprise branch module mở rộng mạng enterprise bằng cách cung cấp mỗi một

địa điểm với một kiến trúc mạng mềm dẻo có tích hợp bảo mật. Module này cung cấp

kết nối cho nhân viên thuộc các chi nhánh ở vị trí địa lý khác nhau. Các chi nhánh phải có

khả năng chia sẻ dữ liệu với trung tâm.

e. Enterprise Data Center module

Module này có kiến trúc tương tự như kiến trú của campus server farm. Kiến trúc

của enterprise data center cho phép mạng tạo ra flatform làm tăng cường khả năng quản

lý bảo mật, tối ưu giá thành và đáp ứng được các yêu cầu thông thường(bằng cách thích

nghi nhanh với sự biến đổi của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có mạng) đối

với các ứng dụng, các server, các giải pháp lưu trữ và các thiết bị mạng khác.

Page 23: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.9 Enterprise data module

f. Enterprise Teleworker module

Enterprise teleworker module cung cấp cho người dùng ở những vị trí địa lý khác

nhau có thể truy cập và sử dụng ứng dụng và dịch vụ của hệ thống mạng trung tâm bằng

cách sử dụng các kết nối có tính bảo mật cao. Module này hõ trợ cho các doanh nghiệp

nhỏ với nhiều người lao động làm việc tại nhà. Người lao động sử dụng dịch vụ này có

thể ở tại một vị trí cố định hoặc di động thường xuyên. Đối với người dùng từ xa có vị trí

cố định, Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như các dịch vụ WAN hiện có, người lao

có thể sử dụng dịch vụ đường truyền broadband hoặc dial-up. Đối với người người dùng

từ xa có vị trí thay đổi, người dùng có thể sử dụng các dịch vụ internet broadband và các

phần mềm trạm VPN trên các thiết bị hoặc thông qua kết nối không đồng bộ thông qua

mạng lới điện thoại của doanh nghiệp. Người dùng có thể sử dụng một router làm

gateway VPN tạo tunnel có độ bảo mật cáo kết nối với mạng intranet của doanh nghiệp.

Rất nhiều các công nghệ của các hãng khác nhau tích hợp trên các thiết bị mạng có thể dễ

dàng tạo ra ứng dụng và dịch vụ của module này.

Page 24: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.10 Enterprise teleworker module

2.2 Thiết kế mô hình cho việc gán địa chỉ và quản lý thiết bị

2.2.1 Lập kế hoạch cho việc gán địa chỉ IP

a. Lựa chọn địa chỉ IP public và IP private cho mạng Enterprise

Địa chỉ IP private được sử dụng trong các module Enterprise campus, Enterprise

branch và Enterprise teleworker. Những module sau sẽ phải sử dụng địa chỉ IP public để

có thể truyền thông ra internet:

Internet connetivity module: địa chỉ IP public giúp module có khả năng truyền

thông ra internet và cho phép các server public phía bên ngoài truy cập.

E-commerce module: địa chỉ IP public được sử dụng cho cở ở dữ liệu, các chương

trình ứng dụng và các web server.

Page 25: Bai Giang TKM Intranet

Remote access và VPN, Enterprise data center, WAN và Man, và VPN site-to-site

modul: địa chỉ ip public được sở dụng để các module có thể kết nối chăc chắn với

nhau qua hệ thông mạng công cộng.

Hình 2.11 Bố trí địa chỉ IP public và IP private

b. Xác định kích thước của mạng

Bước đầu tiên của việc lập kế cho việc gán địa chỉ IP là xác định kích thước của hệ

thống mạng để có thể thiết lập đượcc các IP subnet và số lượng địa chỉ IP cần thiết cho

một subnet. Để có được thông tin này, người thết kế cần thu thập thông tin dựa vào các

câu hỏi:

Mạng đang thiết kế bao gồm bao nhiêu các mạng ở địa điểm khác nhau? Người

thiết kế cần xác định số lượng và kiểu mạng của từng địa điểm.

Mỗi một địa điểm thì có bao nhiêu thiết bị cần được gán địa chỉ IP? Người thiết kế

cần xác định số lượng thiết bị cần đánh địa chỉ IP bao gồm hệ thống thiết bị đầu

cuối, các interface của router, các switch, các interface của firewall, và các thiết bị

khác.

Những yêu cầu cụ thể của việc đánh địa chỉ IP cho từng địa điểm? Người quản trị

cần thu thập thông tin về hệ thống sẽ sử dụng dịch vụ cấp phát địa chỉ động, những

Page 26: Bai Giang TKM Intranet

hệ thống cấn sử dụng địa chỉ IP tĩnh, những hệ thống sử dụng địa chỉ IP public, và

những hệ thống sử dụng địa chỉ IP private.

Kích thước subnet thế nào là thích hợp? Dựa trên cơ sở nhưng thông tin thu thập

được về số lượng mạng và số lượng bộ chuyển mạch sẽ sử dụng, người thiết kế

tính toán kích thước của subnet cho thích hợp. Ví dụ một bộ chuyển mạch gồm 48

cổng thì sẽ cần một subnet cung cấp được 62 host, giả sử mỗi cổng là một thiết bị

cần được đánh địa chỉ IP.

c. Xác định mô hình mạng

Mô hình mạng giúp người quản trị xác định chính xác thông tin sẽ được thu thập về

kích thước mạng và các kế hoạch đánh địa chỉ IP như vị trí đặt các mạng, loại mạng ở

mỗi vị trí. Ví dụ các thông tin có được từ sơ đồ mạng sau:

Hình 2.12 Ví dụ về một mô hình mạng

Số lượng vị trí đặt mạng là 6, gồm 1 trụ sở chính và 5 chi nhánh. Các ứng dụng và

dịch vụ sẽ được cài đặt tại trụ sở chính và các chi nhánh sẽ thông qua hệ thống mạng

WAN để sử dụng tài nguyên từ trung tâm. Các thông tin chi tiết về nhu cầu địa chỉ IP của

từng vị trí được mô tả ở bảng sau:

Page 27: Bai Giang TKM Intranet

d. Sử dụng địa chỉ IP có thứ bậc

Việc sử dụng IP có thứ bậc có nhiều ý nghĩa trong thiết kế mạng, ví dụ: khi địa chỉ

IP có thứ bậc, người quản trị sẽ dễ dàng tông hợp đường đi trong các bảng định tuyến làm

giảm kích thước bảng định tuyến... Tuy nhiên việc sử dụng địa chỉ IP có thứ bậc phụ

thuộc vào loại giao thức định tuyến đang hoạt động là giao thức định tuyến classful hay

classless.

Các thông tin về tổng hợp đường đia có thể được lập thanh một bảng dữ liệu bao

gồm giải địa chỉ ip lúc chưa tổng hợp, địa chỉ ip sau khi tổng hợp và subnet tương ứng.

Page 28: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.13 Ví dụ về một mô hình được đánh địa chỉ ip có thứ bậc

2.2.2 Phƣơng pháp cho việc gán địa chỉ IP

Một mạng thông thương bao giờ cũng bao gồm các thiết bị được đánh địa chỉ IP

public, private, địa chỉ IP static, dynamic. Việc chọn lựa đánh loại địa chỉ nào cần dựa

vào các luật:

Thiết bị nào không sử dụng địa chỉ IP của nó để truyền thông ra internet thì nên

được gán một địa chỉ IP private và ngược lại thiết bị nào sử dụng địa chỉ IP của nó

để truyền thông ra internet thì sẽ phải gán một địa chỉ IP public.

Thiết bị nào chia sẻ tài nguyên với các thiết bị khác trong hệ thống mạng thì phải

đượ gán địa chỉ IP static và ngược lại nếu thiết bị không có vai trò chia sẻ tài

nguyền với các thiết bị khác thi có thể được gán địa chỉ IP dynamic.

Page 29: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.14 Ví dụ về cách đánh địa chỉ

Việc đánh địa chỉ IP static cho thiết bị sẽ được thự hiện thủ công bởi người quản trị,

còn IP dynamic sẽ dựa vào dịch vụ DHCP để cấp phát địa chỉ cho các thiết bị cần địa chỉ

IP. Ngoài ra để tiện cho việc sử dụng dịch vụ, có thể tích hợp thêm vào hệ thống mạng

dịch vụ DNS.

Việc thiết kế và đặt các thiết bị chạy dịch vụ DHCP và DNS cũng cần đượ quan tam,

hình sau ví dụ về vị trí đặt của các thiết bị chạy DHCP và DNS:

Hình 2.15 Vị trí đặt DNS server

Page 30: Bai Giang TKM Intranet

2.3 Lựa chọn công nghệ định tuyến và chuyển mạch trong mạng

2.3.1 Tính chất của các loại giao thức định tuyến

a. Khái niệm ROUTING

Đinh tuyên la qua trinh router sư dun g đê chuyên tiêp cac packet đên mang đich .

Router đưa ra quyêt đinh dưa trên đia chi IP đich cua packet . Đê co thê đưa ra đươc

quyêt đinh chinh xac , router phai hoc cach lam sao đê đi đên cac mang ơ xa . Khi router

sư dung quá trình định tuyến động , thông tin nay se đươc hoc tư nhưng router khac . Khi

quá trình định tuyến tĩnh được sử dụng , nhà quản trị mạng sẽ cấu hình thông tin về

nhưng mang ơ xa băng tay cho router .

Bơi vi cac tuyên đươ ng tinh đươc câu hinh băng tay , nhà quản trị phải thêm và xóa

các tuyến đường tĩnh để phản ánh sự thay đổi của đồ hình mạng . Quá trình định tuyến

tĩnh có nhược điểm là không có khả năng mở rộng như định tuyến động bở i vi no đoi hoi

nhiêu công sưc cua nha quan tri .

b. Các phương thức Định tuyến

STATIC ROUTING

Các bước để cấu hình định tuyến tĩnh :

• Nhà quản trị cấu hình con đường tĩnh.

• Router se đưa con đương vao trong bang đinh tuyên .

• Con đương đinh tuyên tinh se đươc đưa vao sư dung.

Cú pháp câu lệnh:

Router(config)#ip route {destination network} {subnet mask} {nexthop ip address |

outgoing interface} <administrative distance>

Administrative distance (AD) là một tham sô tuy chon , chỉ ra độ tin cậy của một

con đương. Con đương co gia tri cang thâp thi cang đươc tin cây . Giá trị AD mặc định

của tuyến đường tĩnh là 1.

Page 31: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.16 Định tuyến tĩnh

DEFAULT ROUTE

Cú pháp: ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 {nexthop ip address | outgoing interface}

Default route đươc sư dung đê gơi cac packet đên cac mang đich ma không co

trong bang đinh tuyên . Thương đươc sư dung trên cac mang ơ dang stub network (mạng

chỉ có một con đường để đi ra bên ngoai)

Hình 2.17 Đường đi mặc định

Page 32: Bai Giang TKM Intranet

DYNAMIC ROUTING

Routing Protocol (giao thức định tuyến) Ngôn ngư giao tiêp giưa cac router . Môt

giao thưc đinh tuyên cho phep cac router chia se thông tin vê cac network . Router sư

dụng các thông tin nay đê xây dưng va duy tri bang đinh tuyên cua minh .

Các loại giao thức định tuyến:

• Distance Vector: RIP, IGRP. Hoạt động theo nguyên tắt "hàng xóm", nghỉa là

mổi router sẻ gửi bảng routing-table của chính mình cho tất cả các router được nối trực

tiếp với mình . Các router đó sau đo so sánh với bản routing-table mà mình hiện có và

kiểm xem route của mình và route mới nhận được, route nào tốt hơn sẻ được cập nhất .

Các routing-update sẻ được gởi theo định kỳ (30 giây với RIP , 60 giây đối với RIP-

novell , 90 giây đối với IGRP) . Do đó , khi có sự thay đổi trong mạng , các router sẻ biết

được khúc mạng nào down liền.

Ưu điểm : Dể cấu hình . router không phải sử lý nhiều -->CPU và MEM còn rảnh

để làm việc khác .

Tuy nhiên nhược điểm thì hơi bị nhiều :

- Thứ nhất: hệ thống metric quá đơn giản (như rip chỉ là hop-count ) nên có thể

sẩy ra việc con đường "tốt nhất" chưa phãi là tốt nhất (^-^) .

- Thứ 2: Do phải cập nhật định kỳ các routing-table , nên một lượng bandwidth

đáng kể sẻ bị chiếm , làm trong thoughput sẻ mất đi (mặc dù mạng không gì

thay đổi nhiều) .

- Cuối cùng và trầm trọng nhất là do các Router hội tụ chậm , sẻ dẩn đến việc sai

lệch trong bảng route-->Routing LOOP.

• Link-state: Linkstate không gởi routing-update, mà chỉ gởi tình trạng [state] của

các cái link trong linkstate-database của mình đi cho các router khác, để rồi tự mỗi router

sẻ chạy giải thuật shortest path first (bởi vậy mới có OSPF - open shortest path first) , tự

build bãng routing-table cho mình . Sau đó khi mạng đả hội tụ , link-state protocol sẻ

không gởi update định kỳ như Distance-vector , mà chỉ gởi khi nào có một sự thay đổi

nhất trong topology mạng (1 line bị down , cần sử dụng đường back-up)

Page 33: Bai Giang TKM Intranet

Ưu điểm:

- Scalable: có thể thích nghi được với đa số hệ thống , cho phép người thiết kế

có thễ thiết kế mạng linh hoạt , phản ứng nhanh với tình huống sảy ra.

- Do không gởi interval-update , nên link state bảo đảm được băng thông cho các

đưởng mạng .

Nhược điểm:

- Do router phải sử lý nhiều , nên chiếm nhiều bộ nhớ lẩn CPU , -->tăng

delay .

- Một khuyết điểm khá ngộ nửa là : linkstate khá khó cấu hình để chạy tốt ,

những người làm việc có kinh nghiệm lâu thì mới cấu hình tốt được , do đó

các kỳ thi cao cấp của Cisco chú trọng khá kỷ đến linkstate

Môt sô giao thưc đinh tuyên:

• Routing Information Protocol (RIP)

• Interior Gateway Routing Protocol (IGRP)

• Enhanced Interior Gateway Routing Protocol (EIGRP)

• Open Shortest Path First (OSPF)

Bản 2.1 Tính chất và cách cấu hình một số lợi giao thức định tuyến

Tên

giao

thức

Tính Chất Cấu hình

RIP - Giao thưc đinh tuyên Distance Vector

- Sư dung hop -count lam metric . Maximum

Kích hoạt giao thức định tuyến

RIP trên router băng câu lênh:

Page 34: Bai Giang TKM Intranet

hop-count la 15

- Administrative distance là 120

- Hoạt động theo kiểu tin đồn

- Gơi update đinh ky sau 30 giây. Thông tin

gơi đi la toàn bộ bảng định tuyến

- RIP v1 và RIP v2

- RIP v1: classful (không gửi subnetmask)

- RIPv2: classless, hô trơ VLSM(có kèm theo

subnetmask), authentication

Router(config)#router rip

- Khai bao cac network cân quang

bá cũng như kích hoạt các

interface đươc phep gơi va nhân

RIP update băng câu lênh:

Router(config-router)#network

<network address>

IGRP - Giao thưc đinh tuyên Distance Vector

- Sư dung k ết hợp giữa băng thông

(bandwidth) và độ trễ (delay) làm metric

- Administrative distance là 100

- Hoạt động theo kiểu tin đồn

- Gơi update đinh ky sau 90 giây. Thông tin

gơi đi la toan bô bang đinh tuyên

- classful (không gửi subnetmask)

- Là giao thức riêng của Cisco

Kích hoạt giao thức định tuyến

RIP trên router băng câu lênh:

Router(config)#router igrp <AS>

- Khai bao cac network cân quang

bá cũng như kích hoạt các

interface đươc phep gơi va nhân

IGRP update băng câu lênh:

Router(config-router)#network

<network address>

(*) AS (Autonomous System): là

một mạng được quản trị chung với

các chính sách định tuyến chung.

Giao thức IGRP sử dụng AS để

tạo các nhóm router cùng chia sẻ

Page 35: Bai Giang TKM Intranet

thông tin tìm đường với nhau.

2.3.2 Giao thức định tuyến cho mạng Enterprise

Mỗi giao thức định tuyến có khả năng hỗ trợ các mạng khác nhau với các tính chất:

VLSM, tổng hợp đường đi, mở rộng mạng, hội tụ nhanh. Không có giao thức định tuyến

nào là lựa chọn tốt nhật ho một mạng. Việc lựa chọn giao thức định tuyến phụ thuộc vào

rất nhiều yếu tố. Phần này chỉ cung cấp các thông tin về các loại giao thức định tuyến

phổ biến thường được dùng cho mạng Enterprise.

Bảng 2.2 Các loại giao thức định tuyến có thể dùng cho mạng Enterprise

Tên

giao

thức

Đặc điểm Cấu hình

EIGRP Giao thưc đôc quyên cua Cisco .

- Giao thưc đinh tuyên classless (gơi kem

thông tin vê subnet mask trong cac update).

- Giao thưc distance-vector.

- Chỉ gởi update khi có sự thay đổi trên

mạng.

- Hô trơ cac giao thưc IP, IPX va AppleTalk.

- Hô trơ VLSM/CIDR.

- Cho phep thưc hiên qua trinh

summarization tai biên mang .

- Lưa chon đương đi tôt nhât thông qua giai

thuât DUAL.

- Xây dưng va duy tri cac bang neighbor

Kích hoạt giao thức định tuyến

EIGRP:

Router(config)# router eigrp <AS

number>

- Kích hoạt các interface sẽ gởi và

nhân update , cũng như khai báo

các network cần quảng bá:

Router(config-router)# network

<network number>

- Tăt chưc năng auto -summary tai

biên mang:

Router(config-router)# no auto-

summary

Page 36: Bai Giang TKM Intranet

table, topology table va routing table.

- Metric đươc tinh dưa trên cac yêu tô :

bandwidth, delay, load, reliability.

- Cho phep cân băng tai trên cac con đương

có giá thành không bằng nhau (unequal-cost).

- Giá trị AD bằng 90.

- Khăc phuc đươc vân đê discontiguo us

network găp phai đôi vơi cac giao thưc RIPv1

và IGRP.

OSPF - Chuân mơ.

- Giao thưc link-state.

- Chỉ hỗ trợ giao thức IP.

- Gom nhom cac network va router vao trong

tưng area . Luôn tôn tai area 0 (backbone

area). Tât ca cac area khac (nêu co) đều phải

nôi vao area 0.

- Sư dung giai thuât Dijkstra đê xây dưng cây

đương đi ngăn nhât đên cac đich.

- Cho phep cân băng tai trên cac con đư ờng

băng co gia thanh băng nhau (equal-cost).

- Hô trơ VLSM/CIDR.

- Chỉ gởi update khi có sự thay đổi trên

mạng.

- Khăc phuc vân đê liên quan đên

discontiguous network.

Kích hoạt giao thức định tuyến

OSPF:

Router(config)#router ospf

<process ID>

- Câu hinh OSPF area

Router(config-router)#network

<network number> <wildcard

mask> area <area ID>

Page 37: Bai Giang TKM Intranet

- Xây dưng va duy tri cac neighbor database ,

topology database.

- Giá trị AD bằng 110.

IS-IS Được phát triển bởi hãng Digital Equipment

Corporation (DE)

- Hỗ trợ VLSM

- Hội tụ nhanh

- Khả năng mở rộng rất tốt

- Giảm băng thông dành cho gói tin định

tuyến

- Các router được chia thành các mức định

tuyên level1 và level 2

- Giá trị AD bằng 115

Khởi động IS-IS:

Router(config)# router isis [area

tag]

Nhập mạng:

Router(config)# net network-

entity-title

Cho phép một interface sử dụng

IS-IS trong một vùng:

Router(config)# interface

interface-type interface-number

Router(config-if)# ip router isis

[area tag]

Router(config-if)# ip address ip-

address-mask

Qua các thông tin có được từ các loại giao thức định tuyến có thể lựa chọn được các loại

giao thức định tuyến phù hợp

Page 38: Bai Giang TKM Intranet

Hình 2.18 Giao thức định tuyến trong mạng Enterprise

2.4 Xây dựng chiến lƣợc bảo mật mạng

2.4.1 Yêu cầu của bảo mật mạng

- Ngăn ngừa các hacker từ phía ngoài truy cập hệ thống mạng

- Chỉ cho phép những người dùng hợp pháp truy cập hệ thống mạng

- Ngăn ngừa những nguy cơ từ sự cẩu thả không cố ý của người dùng bên trong hệ

thống

- Cung cấp các mức độ truy cập vào mạng khác nhau với những người dùng khác

nhau

- Bảo vệ giữ liệu khỏi các hạnh động cẩu thả hoặc cố ý gây tổn hại

- Tuân theo luật bảo mật, chuẩn công nghiệp và chính sách của công ty

2.4.2 Các nguy cơ trong bảo mật

Có rất nhiều hình thức gây nguy hại cho hệ thống như:

- Quét và nhạn dạng những điểm yếu

- Truy cập thông qua những điểm yếu của hệ thống

Page 39: Bai Giang TKM Intranet

- Chiếm quyền truy nhập

- Tấn công từ chối dịch vụ

- Tấn công từ bên ngoài và tấn công ngay từ bên trong

Hình 2.19 Threat và Risk

2.4.2 Chiến lƣợc bảo mật

Bảo mật mạng là một quá trình liên tục được thực hiện dựa trên các chính sách bảo

mật. Các yêu cầu của tổ chức và phân tích các nguy cơ là cơ sở cho việc phát triển chính

sách bảo mật. Bỏ qua sự ràng buộc về bảo mật, một tổ chức vẫn phải vận hành và kinh

doanh tốt, nếu hoạt động của tổ chức bị ảnh hưởng bởi sự miên cưỡng, ép buộc trong

thực hiện bảo mật mạng, thì doanh nghiệp đó đang gặp phải vấn đề lớn.

a. Những vấn đề sau cần được quan tâm khi thiết kế bảo mật cho một hệ thống mạng

- Yêu cầu của cơ quan, doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn làm gì với hệ thống mạng

- Phân tích các nguy cơ: Đảm bảo sự cân đối giữa bảo mật và chi phí

- Chính sách bảo mật: chính sách bảo mật, các chuẩn, các hướng dẫn chỉ ra từ yêu

cầu và nguy cơ

- Đào tạo người sử dụng: có tính tin cậy, hiểu rõ về hệ thống mạng, và phải luyện tập

thường xuyên với các tình huống giả định

Page 40: Bai Giang TKM Intranet

- Hoạt động bảo mật: Xử lý phản hồi từ việc bât ngờ sảy ra, kiểm soát, bảo trì và theo

dõi thông số kỹ thuật hệ thống.

Hình 2.20 Vòng đời bảo mật

b. Sự cần thiết của chính sách bảo mật

Mục đích chính của chính sách bảo mật là cảnh báo cho người dùng, nhân viên và

những người quản lý về những yêu cầu và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hệ thống

và dữ liệu khỏi những truy xuất không hợp lệ. Chính sách bảo mật cụ thể hóa quy trình

làm việc để các yêu cầu bảo mật có thể thực hiện.

Mục đích khác của chính sách bảo mật là cung cấp một hiện trạng của hệ thống bảo

mật. Đồng thời chính sách bảo mật định nghĩa những hành động được phép và không

Page 41: Bai Giang TKM Intranet

được phép, thông báo cho người dùng biết trách nhiệm của họ và quyền của họ được truy

cập vào những đâu.

Một chính sách bảo mật được xây dựng cần quan tâm đến những thông tin được

lưu trữ ở tài liệu thiết kế, đồng thời cũng cần quan tâm đến sử thay đổi liên tục của công

nghệ và những thay đổi yêu cầu của khách hàng.

Hình 2.21 Bảo mật là quá trình liên tục

Secure: một giải pháp bảo mật bao gồm việc cấm hoặc ngăn chặn người dùng

không được phép hoặc một thao tác bất thường có thể anh hưởng tới hệ thống. Bảo mật

cho hệ thống mạng bao gồm cả việc thiết lập các bộ lọc, kiểm soát gói tin, chứng thực gói

tin, mã hóa gói tin, sử dụng kênh truyền ảo VPN, vá các điểm yếu, tập hợp tất cả tạo

thành chính sách bảo mật

Monitor: là một giải pháp bảo mật cần thiết để phát hiện ra điểm yếu bảo mật của

hệ thống. Monitor có thể bao gồm qua trình quan sát gói tin, phát hiện xâm nhập và phản

ứng lại theo thời gian thực, thực hiện dò tìm theo ngữ cảnh và phản ứng lại.

Page 42: Bai Giang TKM Intranet

Test: là quá trình toàn bộ chính sách bảo mật được rà soát lại dựa trên kết quả có

được từ bước monitor, bất cứ thiết bị hay chương trình ứng dụng nào cũng cần được ra

soát để đảm bảo chúng hoạt động theo đúng chính sách bảo mật.

Improve: thông tin thu được từ quá trình monitor và test sẽ được dùng để cải thiện

khả năng bảo mật của hệ thống. Có thể chính sách bảo mật cần được sửa đổi để có một hệ

thống bảo mật tốt hơn.

Như vậy việc xác định chính sách bảo mật trong quá trình thiết kế sau đó triển

khai bảo mật vào hệ thống mạng sẽ hiệu quả và dễ hơn nhiều việc thực hiện nó một cách

riêng rẽ sau khi hệ thống mạng đã được thiết kế xong.

2.5 Xây dựng chiến lƣợc quản trị mạng

2.5.1 Mô hình quản trị mạng

Hình 2.22 Mô hình quản trị mạng

Một mô hình quản trị mạng là một mô hình mà người quản trị chỉ cần ngồi tại một

vị trí nhất định trong hệ thống mạng là có thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động của hệ

thông mạng thông qua các công cụ và các giao thức.

Page 43: Bai Giang TKM Intranet

Quản trị mạng bao gồm các thành phần chính:

- Hệ thống quản trị mạng (NMS): là một hệ thống các ứng dụng hoạt động

nhàm giám sát và điều khiển thiết bị được quản lý. NMS yêu số lượng lớn

các xử lý và tài nguyên máy.

- Giao thức quản trị mạng: một giao thức quản trị mạng chịu trách nhiệm trao

đổi các thông tin quan lý giữa các NMS và các thiết bị được quản lý, bao

gồm các giao thức SNMP, MIB và RMON

- Thiết bị được quản lý: một thiết bị (ví dụ Router) được quản lý bởi một

NMS

- Tác nhân quản lý mạng: các phần mềm trên các thiết bị được quản lý có

chức năng thu thập và lưu trữ những thông tin quản lý, bao gồm tác nhan

SNMP và tác nhân RMON.

- Thông tin quản lý: dữ liệu được quan tâm thu được từ các thiết bị được

quản lý, thường được lưu ở MIB.

Rất nhiều các ứng dụng quản lý mạng khác nhau có thể được sử dụng trong quản

trị mạng, lựa chọn phần mềm nào là hoàn toàn phụ thuộc vào platform của hệ thống

mạng ( ví dụ: phần cứng, hệ điều hành của thiết bị mạng). Các thông tin quản trị tồn tại

trên các thiết bị mạng, tác nhân quản trị nằm trên các thiết bị sẽ thu thập và lưu trữ nhưng

thông tin đó theo một chuẩn đã được định ngĩa có tên là MIB. Các ứng dụng quản trị

mạng sử dụng SNMP hoặc một giao thức nào đó khác để lấy được các thông tin từ tác

nhân quản trị. Thông tin có được sẽ được xử lý và hiển thị trên môi trường đồ họa.

Ngoài các giao thức đã nói ở trên, các thiết bị mạng của cisco có tích hợp một loại

giao thức rất có ý nghĩa là CDP. Chi tiết các giao thức và các chuẩn quản trị mạng có thể

tìm thấy trong môn quản trị mạng hoặc các tài liệu tham khảo khác.

Page 44: Bai Giang TKM Intranet

CHƢƠNG 3: THẾT KẾ MẠNG MỨC VẬT LÝ

3.1 Lựa chọn công nghệ và thiết bị cho mạng Campus

3.1.1 Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế mạng Campus

Mạng campus là một loại mạng khởi nguồn cho thiết lập các ứng dụng kinh doanh,

tăng khả năng sản xuất hàng hóa, và cung cấp nhiều dịch vụ tho các người dùng đầu

cuối. Có ba đặc tính của mạng campus cần quan tâm:

- Đặc điểm của ứng dụng mạng: ví dụ băng thông, độ trễ

- Đặc điểm của môi trường: môi trường mà mạng hoạt động bao gồm cả vị trí địa lý

và môi trường truyền dẫn. Các đặc điểm này ảnh hưởng khá nhiều điến thiết kế

mạng

- Đặc điểm của các thiết bị hạ tầng: những đặc điểm của các thiết bị mạng cũng ảnh

hưởng tới việc thiết kế ví dụ: độ mềm dẻo, độ trễ truyền tin...

3.1.2 Đặc điểm của ứng dụng mạng và các vấn đề quan tâm

Những ứng dụng quan trọng với cơ quan tổ chức và những yêu cầu về hạ tầng

mạng cho những ứng dụng đó, xác định các mẫu lưu lượng bên trong mạng campus.

Những ứng dụng này ảnh hưởng tới băng thông sử dụng, thời gian đáp ứng, và ảnh

hưởng tới việc quyết định chọn loại môi trường truyền dẫn phù hợp. Mỗi ứng dụng khác

nhau khi truyền thông sẽ đòi hỏi yêu cầu về hệ thống mạng khác nhau. Có 4 loại ứng

dụng:

- Điểm – điểm (peer-peer)

- Máy trạm – máy chủ nội bộ (client-local server)

- Máy trạm – máy chủ dịch vụ (client-server farm)

- Máy trạm – máy chủ mạng biên (client-edge server)

a. Ứng dụng điểm-điểm

Page 45: Bai Giang TKM Intranet

Ứng dụng điểm-điểm là nguồn của chủ yếu của dữ liệu truyền từ Edge tới các

module khác thông qua hệ thống mạng. Những loại ứng dụng điểm điểm phổ biến bao

gồm:

- Instant messaging: său khi kết nối được thiết lập, thông tin được truyền trực tiếp

giữa hai điểm

- Cuộc gọi IP phone: sau khi kết nối, hai thiết bị sẽ truyền dữ liệu âm thanh trực tiếp

với nhau dựa vào mạng IP, tuy nhiên IP phone yêu cầu QoS trong khi truyền để

giảm độ trễ.

- Chia sẻ file: một vài hệ điều hành yêu cầu có quyền truy xuất trực tiếp đến các máy

làm việc khác.

- Hệ thống Vedeo conference: hệ thống này gần giống hệ thống IP phone tuy nhiên

yêu cầu về băng thông và QoS cao hơn so với IP phone.

Hình 3.1 Ứng dụng điểm-điểm

b. Máy tram-máy chủ nội bộ

Trước đây, các máy trạm và các máy chủ thường được lắp đặt trên cùng một đoạn

mạng LAN tuân theo luật làm việc 80/20 của các ứng dụng nghĩa là 80% lưu lượng là ở

lại đoạn mạng còn 20% lưu lượng ra khỏi đoạn mạng.

Do nhu cầu của doanh nghiệp, các server hiện nay có thể được chia ra và đặt ở rất

nhiều nơi trong mạng, mục đích của việc này là tối ưu lưu lượng mạng trong các đoạn

Page 46: Bai Giang TKM Intranet

mạng, các máy client có thể truy xuất dữ liệu trực tiếp trong đoạn mạng mạng làm giảm

lưu lượng mạng trên các đoạn mạng khác, giảm tải các thiết bị trung gian, vì thế sinh ra

thuật ngữ máy chủ nội bộ.

Hình 3.2 Mô hình máy chủ nội bộ

c. Máy trạm-máy chủ dịch vụ

Những doanh nghiệp lớn cần người dùng truy cập ứng dụng nhanh, ổn định, tin cây

và điểu khiển truy cập các ứng dụng quan trọng.

Bởi vì khả năng chuyển mạch nhanh của các switch layer 3, bởi vì giá thành đầu tư

cho băng thông giảm, việc lắp đặt các server ở trung tâm sẽ là một giải pháp tốt để giảm

chi phí quản trị, tao cho hệ thống mạng có sự mềm dẻo hơn.

Để đảm bảo nhu cầu và giảm chi phí quản trị các máy chủ được lắp đặt tại trung

tâm và gọi là các máy chủ dịch vụ. Để đảm bảo cho các máy chủ dịch vụ đặt tại trung tâm

hoạt động tốt, hệ thống mạng cần có tính bảo mật, các đường truyền dữ liệu phải có

đường dự phòng, các thiết bị chuyển mạch nhanh, băng thông đường truyền lớn.

Trong các doanh nghiệp lớn các lưu lượng ứng dụng có thể truyển qua nhiều hơn

một đoạn mạng LAN hay VLAN để đến được dịch vụ của máy chủ dịch vụ. Máy trạm-

máy chủ dịch vụ áp dụng luật 20/80 có nghĩa là 20% lưu lượng ở lại đoạn mạng và 80%

Page 47: Bai Giang TKM Intranet

lưu lượng ra khỏi đoạn mạng để kết nối với các máy chủ khác, internet...Những ứng dụng

thường thấy ở máy chủ dịch vụ bao gồm: máy chủ email, máy chủ chia sẻ file, máy chủ

cơ sở dữ liệu.

Hình 3.3 Mô hình máy trạm-máy chủ dịch vụ

d. Máy trạm-máy chủ mạng biên

Trong mô hình này máy trạm sẽ sử dụng các ứng dụng tại các máy chủ được đặt tại

mạng biên để trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các máy chủ công cộng. Một điều

hết sức quan trọng đối với các máy chủ biên là độ sẵn dùng cao. Dữ liệu được trao đổi từ

bên ngoài tới máy chủ cần ổn định. Các ứng dụng cài đặt trên các máy chủ biên có thể là

côt yếu ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với khác hạng, vì thế

giá thành có thể khá cao.

Page 48: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.4 Mô hình máy tram-máy chủ biên

Các ứng dụng thường thấy ở máy chủ biên bao gồm những ứng dụng internet: máy

chủ email, máy chủ web, máy chủ dịch vụ internet công cộng và máy chủ cho thương mại

điện tử.

3.1.3 Đặc điểm của môi trƣờng và những vấn đề quan tâm

a. Vị trí địa lý của mạng

Khoảng cách giữa các mạng sẽ là tiêu chí phân chi vị trí địa lý của mạng. Các máy

trạm và các máy chủ có thể được đặt bên trong một tòa nhà hoặ ở rất nhiều tòa nhà khác

nhau. Khoảng cách giữa các mạng là thông tin giúp người quản trị quyết định mô hình

mạng cũng như môi trường truyền dẫn giữa các mạng.

Trong một mạng campus thông thường chia ra làm 3 vị trí đặt mạng đó là: trong

một tòa nhà, bên ngoài tòa nhà và các mạng kết nối xa.

Mạng nằm trong một tòa nhà nghĩa là các kết nối mạng đều nằm phía trong tòa nhà.

hệ thống mạng trong một tòa nhà thường đươc xây dựng 2 lớp là lớp truy cập và lớp phân

phối.

Page 49: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.5 Mạng trong một tòa nhà

Mạng bên ngoài tòa nhà là mạng kết nối giữa hai tòa nhà với nhau. Khoảng cách

giữa hai tòa nhà có thể lên đến vài km, đường mạng thường là kết nối giữa hai tầng nhân

của hai tòa nhà với nhau

Hình 3.6 Mạng bên ngoài tòa nhà

Mạng kết nối từ xa là mạng có đường liên kết có khoảng cách xa (như mạng đô thị)

thường được nối giữa hai chi nhánh nằm cách xa nhau.

Page 50: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.7 Mô hình mạng kết nối từ xa

b. Môi trường truyền dẫn

Có rất nhiều môi trường truyền dẫn khác nhau như: cấp đồng, cáp quang, không

giây. Đối với mỗi mô hình mạng ta cần lựa chọn các loại cáp truyền dẫn phù hợp.

Đối với các mạng trong tòa nhà, lựa chọn tốt nhất là các đường cấp đồng UTP cho

các máy tram, cấp quang cho các đường xương sống, không giây cho các máy di động.

Đối với mạng bên ngoài tòa nhà, loại cáp phù hợp nhất là cáp quang có băng thông

cao.

Đối với mạng kết nối từ xa, kết nối mạng có thể thông qua WAN hoặc một nhà

cung cấp dịch vụ.

3.1.3 Đặc điểm của các thiết bị hạ tầng mạng và những vấn đề quan tâm

Hiện nay hệ thống hạ tầng mạng nội bộ thường được phát triển băng cá thiết bị

chuyển mạch. Công nghệ chuyển mạch cung cấp băng thông tốt cho mỗi một thiết bị

trong hệ thống mạng. Công nghệ chuyển mạch có thể hỗ trợ rất nhiều các dịch vụ mạng

như: QoS, quản lý mạng...Ngược lại các đường truyền chia sẻ thì không thể làm được.

Trước đây, công nghệ chuyển mạch chủ yêu là công nghệ chuyển mạch tầng 2.

Hiện này công nghệ chuyển mạch đa lớp giúp cho các thiết bị hoạt động ở tầng 3 và cao

hơn vì thế chúng có thể thay thế được router trong các đoạn mạng LAN

Page 51: Bai Giang TKM Intranet

Để quyết định chọn lựa công nghệ chuyển mạch nào là thích hợp cần căn cứ vào

những thông số sau:

- Quy mô của hạ tầng dịch vụ: chính là các hạ tầng dịch vụ được yêu cầu bởi

doanh nghiệp (IP multicast, QoS...)

- Kích thước của một đoạn mạng: hệ thông mạng được chia thành các đoạn mạng

thế nào và có bao nhiêu các thiết bị đầu cuối đang hoạt động ở đó, dựa trên các

đặc tính của luồn dữ liệu của từng thiết bị.

- Thời gian hội tụ: là thời gian tối đa một mạng có thể phục hồi sau lỗi.

- Giá thành: giá thành đầu tư cho hạ tầng mạng. Chú ý rằng các thiết bị chuyển

mạch đa lớp thường đăt hơn nhiều so với các thiết bị chuyển mạch tầng 2 đến 2

lần. Tuy nhiên, các thiết bị chuyển mạch đa lớp có thể thêm vào các module và

các phần mềm tương ứng để có thể hoạt động như một thiết bị chuyển mạch

tầng 2.

3.2 Lựa chọn công nghệ và thiết bị cho mạng Enterprise

Sự hoạt động của mạng enterprise được chia ra thành các module:

Hạ tầng mạng:

o Lớp Building access

o Lớp Building distribution

o Lớp core

Máy chủ dịch vụ

Mạng biên(không bắt buộc)

Page 52: Bai Giang TKM Intranet

3.2.1 Những yêu cầu của mạng enterprise

Mỗi một mạng đều có những yêu cầu riêng. Ví dụ bảng sau mô tả các module

được đặt gần hơn với người dùng cung cấp khả năng mở rộng cao vì thế mạng có thể dễ

dàng mở rộng mà không cần thiết kế lại tất cả hệ thống.

Bản 3.1 Ví dụ về một yêu cầu của hệ thống mạng

Yêu cầu Building Access Building

Distribution

Core Máy chủ

dịch vụ

Mạng

biên

Công nghệ Chuyển mạch

lớp 2 hoặc

chuyển mạch đa

lớp

Chuyển

mạch đa lớp

Chuyển

mạch

đa lớp

Chuyển

mạch đa lớp

Chuyển

mạch đa

lớp

Khả năng mở

rộng

Cao Trung bình Thấp Trung bình Thấp

Tính sẵn dùng Trung bình Trung bình Cao Cao Trung

bình

Hiệu năng Trung bình Trung bình Cao Cao Trung

bình

Giá thành trên

một cổng vật lý

Thấp Trung bình Cao Cao Trung

bình

3.2.2 Xây dựng lớp building access

Khi xây dựng lớp building access cần chú ý đến các loại cáp đang sử dụng từ tủ

mạng đến các thiết bị đầu cuối và từ tủ mạng tới phòng quản trị mạng. Những chức năng

gì ở lớp 2 cần thiết cho hệ thống mạng và số lượng đường dự phòng cho các đường

uplink. Đồng thời cũng cần quan tâm đến băng yêu cầu băng thông cho liên kết với

building distribute. Cần khảo sát và chia các VLAN cho lớp, giúp building access có hiệu

nănng hoạt động cao.

Page 53: Bai Giang TKM Intranet

Như vậy những vấn đề chính cần quan tâm là:

- Quản lý VLAN và STP

- Quản lý các đường Trunk kết nối giữa các swtich

- Quản lý các công tổng hợp băng thông

- Quan tâm đến lựa chọn giao thức định tuyến phù hợp

3.2.3 Xây dựng lớp building distribution

Lớp building distribution là lớp tổng hợp lưu lượng từ các lớp building access,

loại trừ các khả năng gây lỗi và bão broadcast từ lớp building access.

Các vấn đề cần quan tâm:

- Hiệu năng hoạt động

- Đường dự phòng

- Cá dịch vụ hạ tầng

Để có lớp building distribution đáp ứng được yêu cầu, có triển khai các giao thức

hỗ trợ đường dự phòng (HSRP, GLBP), đồng thời có thể triển khai các chuyển mạch đa

lớp nối giữa tầng distribute và tầng core. Nếu cần thiết có thể kết nối các bộ chuyển mạch

lớp 2 có hỗ trợ VLAN với bộ chuyển mạch đa lớp.

Page 54: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.8 Mô hình mạng có đường dự phòng và sử dụng bộ chuyển mạch đa lớp

3.2.4 Xây dƣng lớp core

Lớp core thường sử dụng các bộ chuyển mạch core làm giảm số lượng các đường

kết nối với lớp building distribute. Đồng thời lớp core cũng là lớp được sử dụng để gắn

các máy chủ dịch vụ. Các bộ chuyển mạch core tập trung chủ yếu vào yếu tố tốc độ

chuyển tiếp gói tin trên tất cả các cổng của nó. Nghĩa là quan tâm đến chất lượng hơn số

lượng cổng.

Đối với core của một mạng lớn thường được thiết kế như sau:

Page 55: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.9 Core của mạng lớn

Đối với core của các mạng nhỏ:

Hình 3.10 Core của mạng nhỏ

3.2.5 Kết nối mạng Enterprise ra bên ngoài

a. Liên kết nối WAN

Page 56: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.10 cho ta thấy có 3 cách mà công nghệ WAN kết nối hệ thống mạng

doanh nghiệp với thế giới bên ngoài, được đại diện bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Thông thường dùng để cung cấp các kết nối sau:

- Cung cấp kết nối giữa các module biên của doanh nghiệp và các module biên của

nhà cung cấp dịch vụ (Internet Service Provider-ISP)

- Kết nối giữa các site của doanh nghiệp thông qua hạ tầng của ISP

- Kết nối giữa các site của doanh nghiệp thông qua mạng điện thoại cố định (Public

Switched Telephone Network-PSTN)

Kết nối WAN có thể sử dụng môi trường điểm điểm (point-to-point) hay sử dụng

môi trường đa điểm (multipoint) thông qua các dịch vụ như Frame Relay hay

MultiProtocol Label Switching (MPSL)

Chú ý:Nhà cung cấp dịch vụ có sẳn hạ tầng nhưng lại hạn chế thiết kế do đó sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến quá trình lựa chọn WAN. Nên xem xét sự sẳn có của các dịch vụ từ

nhiều nhà cung cấp dịch vụ để hổ trợ cho việc thiết kế mạng WAN của bạn.

Page 57: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.11 Mỗi loại kết nối WAN sẽ tương thích với từng đối tượng sử dụng

Một trong những vấn đề chính trong kết nối WAN là lựa chọn ra các công nghệ

vật lý của mạng WAN thích hợp. Các phần sau đây sẽ giới thiệu cho ác bạn về công nghệ

WAN và công nghệ WAN truyền thống.

b. Công nghệ mạng WAN truyền thống

Mạng WAN truyền thống được giới thiệu như sau:

Leased-Line: Kết nối điểm điểm truyền không giới hạn, khác với việc thiết lập

đường truyền khi có yêu cầu. Khi thuê đường chuyền leased-line, nhà cung cấp dịch vụ

sẽ giao hẳn cho khách hàng một dây vật lý hoặc ủy quyền kênh bằng cách sử dụng phân

chia tần số hoặc ghép kênh theo thời gian ( Time-Division Multiplexing –TDM). Kết nối

leased-line thường được dùng cho việc truyền đồng bộ.

Mạng chuyển mạch kênh (Circuit-switched network ): Một loại mạng mà khi đó

khi có nhu cầu truyền dẫn sẽ thiết lập một kết nối đầu cuối đầu cuối duy nhất giữa hai kết

nối mạng và giải phóng kết nối đó khi kết thúc truyền. Mạng gọi điện thoại bàn được

thông qua hạ tầng PSTN, công ty điện thoại bảo lưu đường dẫn vật lý cụ thể với số lượng

được gọi và thời gian của cuộc gọi. Trong cùng thời gian đó không ai có thể sử dụng

được các đường vật lý có liên quan. Các ví dụ bao gồm chuyển mạch kênh truyền nối tiếp

không đồng bộ và ISDN.

Chuyển mạch gói và chuyển mạch cell(Packet-switched and cell-switched

networks): Người truyền tạo ra các mạch ảo thường trực (Permanent Cirtual Circuits –

PVC) hay chuyển mạch ảo (Switched Virtual Circuits-SVC) cung cấp các gói dữ liệu

giữa các site khách hàng. Người sử dụng cùng chia sẽ tài nguyên truyền dẫn và có hể sử

dụng các dịch vụ phổ biến và có thể sử dụng các đường dẫn khác nhau thông qua mạng

WAN (khi có tắc nghẽn hay độ trể cao thì sẽ gặp trường hợp này). Cho phép người dùng

sử dụng hiệu quả hơn hạ tầng của kênh thuê point-to-point. Ví dụ về mạng chuyển mạch

gói X.25, Frame-Relay, và Switched Multimegabit Data Service.

Page 58: Bai Giang TKM Intranet

Kênh thuê riêng và mạng chuyển mạch kênh cung cấp cho người dùng băng thông

dành riêng mà người dùng khác không thể lấy. Ngược lại thì các mạng chuyển mạch gói

có truyền thống cung cấp linh hoạt hơn và sử dụng băng thông mạng hiệu quả hơn so với

mạng chuyển mạch kênh. Chuyển mạch cell kết hợp một số khía cạnh của chuyển mạch

gói và chuyển mạch gói để tạo ra mạng với độ trể thấp và thông lượng cao.

c. Các loại chuyển mạch khi tham chiếu với mô hình OSI

Công nghệ chuyển mạch phù hợp với layer 1 khi tham chiếu đến mô hình OSI

(Open Systems Interconnection) – tầng vật lý. Layer 1 trong giao thức OSI mô tả các

phương tiện truyền thông vật lý. Ở đây sử dụng mạng PSTN, vậy sẽ sử dụng phương

pháp tương tự (analog) để mã hóa dử liệu trên đường dây điện thoại. Đối với một vài thiết

bị mạng như Router có cổng kết nối với mạng tương tự, cùng nghĩa với việc sẽ yêu cầu

mã hóa dữ liệu nhị phân ra tín hiệu tương tự. Chức năng này được cung cấp bởi bộ điều

chế và giải điều chế (modulator/demodulator) trong thiết bị modem. Mặc khác đối với

mạng ISDN sử dụng tín hiệu số. Không cần phải chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự,

vì vậy các thiết bị thích ứng với một mạng ISDN đang sử dụng không phải là modem,

nhưng lại chuyển đổi ở thiết bị đầu cuối.

Ngược lại, chuyển mạch gói và chuyển mạch cell lại hoạt động ở lớp liên kết dữ

liệu (Data Link –Layer 2). Như vậy, họ sử dụng các giao thức để định nghĩa phương pháp

để kiểm soát truy cập đến các lớp vật lý. Nhờ các khung (Frame) truyền tải nhị phân ở

Layer 2 và cung cấp địa chỉ để xác định các thiết bị đầu cuối của liên kết dử liệu. Mạch

ảo (vĩnh viễn hoặc chuyển mạch) cung cấp đường dẫn hợp lý giữa các thiết bị đầu cuối

trong cùng một các mà các công nghệ chuyển mạch tạo ra một đường dẫn vật lý.

d. Mô hình mạng chuyển mạch gói

Trong hình 3.11 cho ta thấy rằng mạng chuyển mạch gói sử dụng ba mô hình căn bản

gồm: Star, full mesh và partial mesh.

Page 59: Bai Giang TKM Intranet

Hình 3.12 Ba mô hình của mạng chuyển mạch gói

Mô hình dạng Star

Mô hình kiến trúc dạng star ( còn được gọi là mô hình liên kết hub-and-spoke)

chức năng là một kết nối Hub (ví dụ như Router trung tâm) cung cấp truy cập từ mạng

đầu xa đến Core Router . Truyền thông của các mạng từ xa chỉ thông qua Core Router.

Lợi thế của mô hình star là tiếp cận đơn giản cho việc quản lý và giảm thiểu chi phí thuê

đường chuyền, hạn chế được việc thuê nhiều mạch. Tuy nhiên chúng ta sẽ gặp một vài

khó khăn sau:

- Tại Router trung tâm tồn tại một điểm chết.

- Router trung tâm bị giới hạn hiệu suất tổng thể, vì toàn bộ các luồng dữ liệu từ các

router chi nhanh đều đi qua thiết bị này.

- Mô hình này không có khả năng mở rộng.

Mô hình dạng Full-Mesh

Page 60: Bai Giang TKM Intranet

Trong một mô hình dạng full mesh, mỗi nút định tuyến trên các ngoại vi của một

mạng chuyển mạch gói có một đường dẫn trực tiếp đến tất cả các nút khác, cung cấp đến

bất kỳ kết nối nào. Lý do quan trọng để tạo ra một môi trường full mesh là cung cấp chế

độ dự phòng cao. Tuy nhiên thì mô hình full mesh không hẳn có khả năng mở rộng cao

cho các mạng chuyển mạch gói. Các vấn đề chính bao gồm:

- Số lượng lớn các mạch ảo yêu cầu chô tất cả các kết nối giữa các router. Số lượng

các mạch cần hiết trong một mô hình full mesh là n(n-1)/2, trong dó n là số lượng các

router.

- Vấn đề liên quan đến số lượng lớn gói tin và broadcast .

- Phức tạp cho việc cấu hình router xử lý những trường hợp không hỗ trợ multicast

trong môi trường nonbroadcast.

Mô hình Partial-mesh

Là một mô hình partial-mesh khi,trong một khu vực, số lượng các router có các

kết nối trực tiếp đến tất cả các nút khác trong khu vực đó, Ở đây không phải tất cả các nút

được kết nối đến tất cả các nút khác, mô hình này không giống mô hình full-mesh, cho

một nút nonmeshed để giao tiếp với một nút nonmeshed khác, nó phải gửi lưu lượng truy

cập thông qua một trong các router đầy đủ kết nối. Ở đây chỉ có những router quan trọng

mới được kết nối trực tiếp với các nút khác, còn lại những router không quan trọng thì ta

lại không cần nhiều kết nối. chỉ một vài kết nối là đủ, để trao đổi thông tin với một router

không kết nối trực tiếp thì bắt buộc sự truyền thông phải đi qua router có nhiều kết nối

trực tiếp.

Có nhiều hình thức để xây dựng nên mô hình partial-mesh. Nói chung, với mô hình

partial mesh cho ta giảm được chi phí của đường dẫn, nhưng vẫn đảm bảo được tính dự

phòng và hiệu suất cho hệ thống.

Page 61: Bai Giang TKM Intranet

e. Công nghệ truyền tải WAN

Trong bảng 3.2 cho ta thấy sự so sánh các công nghệ WAN khác nhau, dựa trên

các yếu tố chính, ảnh hưởng đến sự lựa chọn công nghệ. Bảng này cung cấp đặc điểm cơ

bản điển hình để giúp bạn so sánh hiệu suất và tính năng được cung cấp bởi các công

nghệ khác nhau. Thông thường, các dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ hạn chế các quyết

định công nghệ của bạn.

Bảng 3.2 Bảng so sánh công nghệ truyền tải WAN

L = low (chậm), M = Medium (trung bình), H = high (tốt)

(1) Từ viết tắt chuẩn.

(2) Không cân bằng (không đối xứng) trong việc truyền và nhận.

Page 62: Bai Giang TKM Intranet

CHƢƠNG 4: KIỂM THỬ, TỐI ƢU HÓA VÀ LƢU TRỮ

HỒ SƠ THIẾT KẾ MẠNG

4.1 Kiểm thử mạng mới

Để tiến hành kiểm thử mạng mới, người quản trị có thể áp dụng một trong 2

phương pháp: xây dựng mạng prototype hặc mạng pilot.

- Một pilot thử nghiệm và kiểm tra thiết kế trước khi một mạng được lắp đặt hoặc là

một phần của hệ thống mạng đang chạy. Pilot thường được sử dụng khi thiết kế mới

hoàn toàn một mạng hoặc pilot có thể sử dụng khi ta thiết kế mới hoàn toàn một module

sau đó thêm vào hệ thống mạng cũ.

- Một prototype thử nghiệm và kiểm tra thiết kế lại trong một mạng hoàn toàn cô

lập trước khi chúng được thực tế sử dụng ở mạng hiện tại. Prototype thường được sử

dụng để kiểm tra thiết kế mà bắt buộc phải thêm vào một hạ tầng mạng có sẵn trong

tương lại gần.

Hình 4.1 Mô hình kiểm thử prototype

Là rất quan trọng khi ta sử dụng pilot hoặc prototype để kiểm tra thiết kế, khi kiểm

thử phải bao gồm các yêu cầu bắt buộc của người dùng đối với hệ thống. Ví dụ: yêu cầu

của người sử dụng là giảm tối đa thời gian đáp ứng cho người dùng từ xa. Có thể chắc

Page 63: Bai Giang TKM Intranet

chắn rằng khi kiểm thử bằng pilot hay prototype sẽ có thể kiểm tra thời gian đáp ứng tối

đa co thể chấp nhận được sẽ không bị vượt quá.

Một pilot hay prototype có thể cho một hay hai kết quả sau:

- Thành công: kết quả này là thường đủ để chứng tỏ nền tảng thiết kế.

- Thất bại: kết quả này thường là được sử dụng cho việc sửa đúng lại thiết kế; sau

khi sửa lại thiết kế tiếp tục dùng pilot hoặc prototype để kiểm tra lại. Trong trường

hợp của sự sai lệch nhỏ, thiết kế cần được sửa ngày và kiểm tra lại lập tức với pilot

hoặc progotype.

4.2 Tối ƣu hóa mạng mới

Tối ưu hóa mạng mới là công việc cần thiết sau một thời gian theo dõi và chạy thử

hệ thống mạng, từ những thống số có được từ việc quan sát hiệu năng hệ thống, từ những

nhận xét của nhân viên quản trị và của người sử dụng. Ta có thể tiến hành tối ưu hóa hệ

thống về phần cứng hay phần mềm.

Ở đây chúng ta tập chung vào tối ưu hóa đường truyền mạng WAN. Như đã biết rất

tốn kém để truyền dữ liệu qua một mạng WAN. Vì vậy, một trong những kỹ thuật khác

nhau gồm: nén dữ liệu, kết hợp băng thông, điều chỉnh kích thước cửa sổ, quản lý tắc

nghẽn, tránh tắc nghẽn và những chính sách được sử dụng để tối ưu hóa việc sử dụng

băng thông và cải thiện hiệu suất tổng thể mạng..

Có thể hiểu Nén dữ liệu ở đây là giảm kích thước dữ liệu để tiết kiệm thời gian

truyền. Nén cho phép sử dụng hiệu quả hơn băng thông sẳn có của WAN thường bị giới

hạn và gặp trường hợp nút cổ chai. Nén cho phép thông lượng cao hơn bởi vì nó ép kích

thước gói vì vậy làm tăng số lượng dữ liệu có thể được gửi thông qua một nguồn tài

nguyên truyền dẫ trong một khoảng thời gian nhất định. Nén có thể thực hiện nén toàn bộ

gói tin, tiêu đề hoặc chỉ payload. Nếu như nén được thực hiện ở lớp hai hay lớp ba.

Có thể dễ dàng đo lường được mức độ thành công của giải pháp này bằng cách sử

dụng tỉ lệ nén và độ trể. Tuy nhiên, mặc dù nén có vẻ giống như tính năng tối ưu hóa

Page 64: Bai Giang TKM Intranet

băng thông WAN khả thi, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp. Cisco IOS hỗ trợ

các loại phần mềm nén sau đây:

- FRF.9 nén trọng tải trong Frame Relay

- Thủ tục nén cân bằng tải truy cập sử dụng thuật toán Lempel-Ziv Stack (LZS),

thường được gọi là Stacker (STAC) hoặc thuật toán Predictor.

- HDLC sử dụng LZS

- Đóng gói nén X.25

- PPP sử dụng Predictor.

- RFC 1144 về kỹ thuật nén Van Jacobson cho TCP/IP.

- Nén điểm điểm của Microsoft

4.2.1 Phƣơng pháp nén

Các chức năng cơ bản của nén dữ liệu là giảm kích thước của một khung dữ liệu

được truyền qua một liên kết mạng. Các thuật toán nén dữ liệu sử dụng hai loại kỹ thuật

mã hóa, statistical và dictionary:

- Statistical compression: kỹ thuật nén mà trong đó sử dụng một phương pháp mã hóa

cố định, sử dụng cho một ứng dụng duy nhất.

- Một ví dụ về nén dictionary là thuật toán Lempel-Ziv, dựa trên một từ điển tự động

mã hóa. Các biểu tượng đại diện bởi các mã được lưu trữ trong bộ nhớ một danh sách từ

điển. Cách tiếp cận này là đáp ứng sự thay đổi trong dữ liệu hơn so với nén thống kê.

4.2.2 Giao thức truyền tải thời gian thực và nén

Giao thức truyền tải thời gian thực (Real-time Transport Protocol-RTP) được sử

dụng mang gói tin âm thanh và video qua mạng IP. RTP không dành cho dữ liệu lưu

lượng truy cập (được sử dụng giao thức TCP hay UDP). RTP cung cấp chức năng end-

to-end cho mạng dành cho các ứng dụng có yêu cầu truyền tải thời gian thực như âm

thanh, video hay dữ liệu mô phỏng các dịch vụ mạng multicast hay unicast. Vì khi nén

Page 65: Bai Giang TKM Intranet

header voice từ 40 bytes xuống còn 2 đến 4 bytes, cung cấp cho việc tiết kiệm băng

thông đáng kể.

Hổ trợ dữ liệu nén trên phần cứng đạt được những mục tiêu giống như nén phần

mềm, ngoại trừ rằng nó làm tăng tốc độ tỷ lệ nén bằng cách giảm tải công việc của CPU

chính.

4.2.3 Kết hợp băng thông

PPP thường được dùng sử dụng để thiết lập kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị, PPP là

giao thức thuộc lớp 2 kết nối qua mạch đồng bộ và không đồng bộ. Ví dụ, PPP được sử

dụng khi kết nối máy tính bằng cách sử dụng cáp nối tiếp, đường dây điện thoại, đường

trung kế, điện thoại di động, liên kết phát thanh hay các liên kết sợi quang. Các ISP sử

dụng PPP cho khách hàng dial-up truy cập internet. Hình thức đóng gói PPP ( PPPoE và

PPPoA) thường được sử dụng trong một vai trò tương tự dịch vụ DSL Internet.

MultiLink PPP (MLP) kết nối liên kết hợp lý giữa hai hệ thống khi cần thiết để

cung cấp thêm băng thông. Các băng thông của hai hay nhiều liên kết truyền thông vật

lý, chẳng hạn như modem analog, ISDN, các liên kết analog hay digital khác, được tổng

hợp một cách hợp lý dẫn đến sử gia tăng thông lượng tổng thể. MLP dựa trên chuẩn

IETF RFC 1990.

4.2.4 Kích thƣớc cửa sổ (Windows size)

Kích thước cửa sổ là số lượng tối đa của frame người gửi có thể truyền tải trước khi

nó phải chờ đợi sự báo nhận. Cửa sổ hiện tại được định nghĩa là số lượng khung (frame)

có thể được gửi tại thời điểm hiện tại, tức là số lượng luôn nhỏ hơn hay bằng kích thước

cửa sổ.

Kích thước cửa sổ là một yếu tố điều chỉnh quan trọng để đạt được thông lượng cao

vào một liên kết WAN. Giao thức cung cấp độ tin cậy như giao thức vận chuyển (ví dụ

TCP). Điều này dưới hình thức của dữ liệu báo nhận tạo một luồng dữ liệu chạy ổn định

giữa hai thiết bị đầu cuối.

Page 66: Bai Giang TKM Intranet

4.2.5 Tránh tắc nghẽn

Kỹ thuật giám sát tránh tắc nghẽn mạng có thể được dự đoán và trách trước khi nó

xẩy ra. Nếu kỹ thuật trách tắc nghẽn không được sử dụng và giao diện hàng đợi bị đầy,

các gói tin ở hàng sẽ được bỏ đi ngay lúc đó.

Tránh tắc nghẽn hoạt động tốt với lưu lượng truy cập dựa trên nền TCP. TCP đã

tích hợp sẳn trong cơ chế kiểm soát luồng khi một nguồn phát hiện một gói in giảm sẽ

làm chậm sự truyền dẫn của nó.

Weighted random early detection (WRED) là cơ chế phát hiện lỗi sớm ngẫu nhiên

(RED). RED giảm ngẫu nhiên các gói tin khi hàng được đến một mức độ qui định (khi

gần đầy). RED được thiết kế để làm việc với lưu lượng TCP. Khi các gói tin TCP bị bỏ

rơi, cơ chế kiểm soát luồng của TCP làm chậm tốc độ truyền sau đó dần dần bắt đầu tăng

nó lại.

WRED là sự mở rộng hơn RED bằng cách sử dụng các bit IP ưu tiên theo header

gói IP để xác định lưu lượng nên được giảm xuống, quá trình lựa chọn thả trọng ưu IP.

Tương tự như DSCP, WRED dựa trên sử dụng các giá trị DSCP trong header IP. WRED

chọn lọc loại bỏ ưu tiên lưu lượng thấp hơn khi cổng bắt đầu tắc nghẽn.

Từ phiên bản IOS 12.2 (8) T, Cisco thực hiện một phần mở rộng WRED được gọi

là explicit congestion notification (ECN). ECN được định nghĩa trong RFC 3168, nó sử

dụng 2 bít thấp hơn trong byte ToS. Thiết bị sử dụng 2 bit ECN để giao tiếp.

4.2.6 Traffic Shaping and Policing to Rate-Limit Traffic Classes

Traffic shaping và traffic policing, được minh họa trong hình 5.12 cũng được gọi là

cam kết tốc độ truy cập, cơ chế tương tự như thanh tra giao thông và có hành động dựa

các đặc tính khác nhau của lưu lượng truy cập.

Page 67: Bai Giang TKM Intranet

Hình 4.2 Chính sách cho việc bỏ traffic

Ví dụ, chính sách của một doanh nghiệp cho phép lưu lượng truy cập tài nguyên tốc

độ 100 kbps. Lưu lượng truy cập trên 100 kbps sẽ được đưa xuống lớp ưu tiên thấp hơn

hay loại bỏ hoàn toàn. Tương tự ta có lưu lượng truy cập MPEG-1 hay MP3 có thể bị hạn

chế, ví dụ 10% của băng thông có sẳn.

4.2.7 Sử dụng công nghệ WAN

Nhiều công nghệ WAN đang tồn tại hiện nay, và tiếp tục phát triển công nghệ này.

Việc lựa chọn công nghệ WAN thích hợp có hiệu quả cao cho sự hài lòng của khách

hàng. Các nhà thiết kế phải am hiểu tất cả các công nghệ WAN để có thể tư vấn cho

khách hàng. Dưới đây mô tả các công nghệ WAN khác nhau:

- Remote Access

- VPNs

- WAN backup

- The Internet as a backup WAN

4.3 Lƣu hồ sơ thiết kế

Phần này sẽ lưu các yêu cầu khi thiết kế, các tài liệu về thiết kế của hệ thống mạng

cũ, xác định giải pháp thiết kế và kết quả, và ghi chi tiết các kế hoạch lắp đặt khi hệ thống

mạng được thiết kế xong. Cấu trúc tổng thể được thể hiện ở hình 4.3 gồm 4 phần:

- Giới thiệu

- Các yêu cầu khi thiết kế

- Hạ tầng mạng hiện tại

Page 68: Bai Giang TKM Intranet

- Thiết kế

- Cách kiểm thử hệ thống

- Kế hoạch lắp đặt hệ thống

- Phụ lục

Ở đây chúng ta tập chung vào hai phần chính: lưu hồ sơ khảo sát(các yêu cầu khi

thiết kế, hạ tầng mạng hiện tại) và kế hoạch lắp đặt hệ thống.

4.3.1 Lƣu hồ sơ phần khảo sát

Sau khi hoàn tất bước đầu tiên của việc khảo sát hệ thống cũ, người thiết kế tạo ra

bản thảo một hồ sơ thiết kế. Hình 4.3 trình bày ví dụ mục lục của một bản thảo (một phần

chưa toàn bộ) bao gồm các phần giới thiệu về hệ thống mạng hiện tại. Yêu cầu khách

hàng và Hạ tầng mạng hiện ó là hai chương được ghi chép đầu tiên là kết quả của việc

khảo sát hệ thống mạng cũ cũng như nhưng yêu cầu của khách hàng khi thiết kế. Dữ liệu

trên hai chương này đều ảnh hưởng nhiều đến quá trình thiết kế.

Hình 4.3 Ví dụ về bản thảo hồ sơ thiết kế

Phần này thường bao gồm các mục sau:

Page 69: Bai Giang TKM Intranet

- Tô pô mạng logic(tầng 3). Chia nhỏ hệ thống thành các module nếu như hệ

thống mạng khảo sát quá lơn sơ với một trang giấy thiết kê.

- Tô pô mạng vật lý (tầng 1)

- Kết quả quan sát đánh giá hệ thống mạng bao gồm cả đặc tính lưu lượng, các

điểm tắc nghẽn…

- Tổng kết: mô tả các dịch vụ mạng chính trong mạng hiện tại, ví dụ, loại giao

thức định tuyến(OSPF, BGP, IPsec..), mô tả các vấn đề về các ứng dụng và các

dịch vụ mạng phụ vụ ứng dụng trong mạng hiện tại và mô mả các vấn đề có thể

ánh hưởng tới việc thiết kế hoặc các yêu cầu lắp đặt hệ thống mạng sau này.

- Danh sách các thiết bị sử dụng trong mạng, cấu hình, phiên bản phần mềm

- Các file cấu hình hệ thống trên các thiết bị( đính kèm file hoặc nằm trong phụ

lục)

4.3.2 Kế hoạch lắp đặt hệ thống

Lên kế hoạch và ghi lại các bước tiến hành lắp đặt là cần thiết để đảm bảo hệ

thống được lắp đặt chính xác tránh sai xót. Quá trình lắp đặt hệ thống cần phải được chi

tiết hết mức có thể. Quá trình mô tả càng chi tiết thi quá trinh lắp đặt cần ít các hiểu biết

của kỹ sư hơn. Các bước lắp đặt phức tạp thường yêu cầu các kỹ sư tiến hành lắp đặt phải

ghi lại nhật ký, cụ thể hóa các bước lắp đặt cho dù là người đã có nhiều kinh nghiệm.

Page 70: Bai Giang TKM Intranet

Hình 4.4 Tài liệu hướng dẫn lắp đặt

Quá trình lắp đặt cần lường trước được khả năng sảy ra lỗi cho dù sau khi đã kiểm

thử pilot rất thành công. Vì vậy, kế hoạch cần chỉ rõ việc kiểm thử lại hệ thống từng bước

sau lắp đặt và các tài liệu cần thiết để có thể quay lại trạng thái trước đó khi gặp lỗi. Chỉ

rõ từng bước và thời gian thực hiện từng bước đó trong tài liệu.

Hình 4.5 Cụ thể các bước lắp đặt

Nếu quá trình lắp đặt bao gồm các bước phức tạp thì cần tách từng bước và chi tiết

hóa từng bước đó. Nếu gặp lỗi nên quy lại bước ngay trước đó để tiết kiệm thời gian. Qua

Page 71: Bai Giang TKM Intranet

trình lắp đặt gồm nhiều công việc như: lắp đặt phần cứng, cấu hình hệ thống…Mỗi bước

lắp đặt sẽ phải đầy đủ thông tin sau:

- Mô tả bước lắp đặt

- Phần tham khảo trong tài liệu

- Chi tiết hướng dẫn quá trình lắp đặt

- Chi tiết quá trình quay lại bước trước đó nếu gặp lỗi

- Tính toán thời gian cần thiết dùng cho việc lắp đặt

Page 72: Bai Giang TKM Intranet

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Oppenheimer, P., Top-Down Network Design, Indianapolis, Indiana: Cisco Press,

2010.

[2] Teare, Diane, CCDA Self-Study: Designing for Cisco Internetwork Solutions

(DESGN), 2nd ed. 640-861, Indianapolis, Indiana: Cisco Press, 1996.

[3] Heywood, D., Scrimger, Networking with Microsoft TCP/IP, 1997.

[4] Black, Internet Architecture: an introduction to IP protocols Security

Fundamental, Cisco Press, 2000.