Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

47
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP LI M ĐU Ngày nay, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển mình đi lên, phát triển để mở ra một bước ngoặc mới. Với việc gia nhập tổ chức quốc tế WTO là một thành viên chính thức và những bước tiến xa hơn với nền kinh tế nước nhà. Mặt khác các quy luật của nền kinh tế thị trường luôn vận động, đặc biệt là “quy luật cạnh tranh” đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải tìm biện pháp đứng vững, khẳng định vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường. “Tối đa hóa lợi nhuận” là đích đến của mọi doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải có sự quản lý tốt về nguồn vốn, nhân lực, vật lực, đặc biệt là công nghệ tay nghề của cán bộ kỹ sư trong công ty… Đó là “đòn bẩy” để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình đề ra. Nhận thức tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, cùng với sự mong muốn học hỏi kinh nghiệm thực tế, chúng em được công ty phân công tham gia thi công tủ điện điều khiển trạm bơm. Sau 4 tuần thực tập, được sự hướng dn tận tình của các anh trong xưởng, chúng em đ biết được cách đọc bản vẽ kỹ thuật, cũng như thực hành lp đặt và kiểm tra các thiết bị liên quan. Đề tài thực tập của chúng em là “Thiết kế thi công tủ điện điều khiển nhà máy cấp nước Lam Sơn (Thanh Hóa)”. Báo cáo gồm 4 chương: Chương 1: Đặc điểm và tình hình công ty TNHH kỹ thuật Sao Mới. Chương 2: Tổng quan về PLC Schneider. Chương 3: Thiết kế và thi công tủ điện điều khiển nhà máy SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 1

description

Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

Transcript of Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

Page 1: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

LƠI MƠ ĐÂU

Ngày nay, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển mình đi lên, phát triển để mở ra một bước ngoặc mới. Với việc gia nhập tổ chức quốc tế WTO là một thành viên chính thức và những bước tiến xa hơn với nền kinh tế nước nhà. Mặt khác các quy luật của nền kinh tế thị trường luôn vận động, đặc biệt là “quy luật cạnh tranh” đòi hỏi mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển phải tìm biện pháp đứng vững, khẳng định vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường. “Tối đa hóa lợi nhuận” là đích đến của mọi doanh nghiệp. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải có sự quản lý tốt về nguồn vốn, nhân lực, vật lực, đặc biệt là công nghệ tay nghề của cán bộ kỹ sư trong công ty… Đó là “đòn bẩy” để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình đề ra.

Nhận thức tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật, cùng với sự mong muốn học hỏi kinh nghiệm thực tế, chúng em được công ty phân công tham gia thi công tủ điện điều khiển trạm bơm. Sau 4 tuần thực tập, được sự hướng dân tận tình của các anh trong xưởng, chúng em đa biết được cách đọc bản vẽ kỹ thuật, cũng như thực hành lăp đặt và kiểm tra các thiết bị liên quan. Đề tài thực tập của chúng em là “Thiết kế thi công tủ điện điều khiển nhà máy cấp nước Lam Sơn (Thanh Hóa)”.

Báo cáo gồm 4 chương:

Chương 1: Đặc điểm và tình hình công ty TNHH kỹ thuật Sao Mới.

Chương 2: Tổng quan về PLC Schneider.

Chương 3: Thiết kế và thi công tủ điện điều khiển nhà máy

cấp nước Lam Sơn.

Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.

Là sinh viên đang trong quá trình ngồi trên giảng đường và đợt đi thực tế lần này thời gian ngăn, do vậy bài báo cáo lần này em viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em mong quý thầy cô trong bộ môn thông cảm.

Cuối cùng, em xin gưi lời cảm ơn sâu săc đến ban lanh đạo công ty, cán bộ kỹ sư công ty NOVAS, toàn thể các anh tại xưởng lăp ráp công ty đa tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp lần này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 1 năm 2016

Sinh viên thực hiện

TRƯƠNG MINH HÙNG

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 1

Page 2: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

CHƯƠNG 1.

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CÔNG TY TNHH

KỸ THUẬT SAO MỚI

1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT

SAO MỚI.

Đầu năm 2005 để đáp ứng nhu cầu khách quan và sự phát triển của đất nước

nói chung cũng như TP Đà Nẵng nói riêng, công ty TNHH kỹ thuật Sao Mới được

thành lập theo quyết định của sở kế hoạch số 3202002160 cấp ngày 02/03/2005.

Tên đơn vị : Công ty TNHH kỹ thuật Sao Mới.

Tên giao dịch : NOVAS.

Trụ sở chính : 354 Điện Biên Phủ - Thanh Khê - Đà Nẵng.

Số tài khoản : 26020029. Tại ngân hàng ABC chi nhánh Thanh Khê – Đà

Nẵng.

Điện thoại: 05113.736909 – Fax: 05113.736789.

Email :[email protected]

Ma số thuế : 0400487331.

Hình thức sở hữu vốn : Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Lúc mới thành lập trụ sở của công ty đóng tại 105B Nguyễn Lương Bằng –

Đà Nẵng. Có đội ngũ cán bộ gồm 7 người, trong đó 5 trình độ đại học, 2 trình độ

trung cấp. Vì vậy khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Bằng các chiến lượt tổ

chức quản lý và sự năng động sáng tạo của tất cả các thành viên, công ty đa đạt

được những thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đa

từng bước đứng vững và doanh số liên tục ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật

lành nghề ngày càng đông, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Công ty trở

thành nòng cốt về công nghiệp tự động hóa thiết bị của thành phố và của đất nước.

1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT

SAO MỚI.

1.2.1. Chức năng.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 2

Page 3: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Hệ thống tích hợp điều khiển toàn diện.

- Mô hình hiện thực ảo.

- Hệ thống quản lý sản xuất tối ưu.

- Dịch vụ bảo trì.

- Kinh doanh thiết bị tự động hóa.

1.2.2. Nhiệm vụ.

- Khai thác có hiệu quả khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu

quả sản xuất năng lực hiện có, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đa đăng ký, chịu

trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật.

- Sư dụng bảo toàn và phát triển các loại vốn, tài sản cơ sở vật chất kỹ thuật,

xây dựng chiến lượt kế hoạch dài hạn, trung hạn, lập các phương án đầu tư,

liên doanh liên kết với khách hàng trên cở sở liên doanh, liên kết, cùng có

lợi.

- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

1.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH KỸ

THUẬT SAO MỚI.

1.3.1. Thuận lợi:

- Về mặt kinh doanh của công ty là một lợi thế vì hiện nay nhiều công trình

cung cấp và lăp đặt hệ thống tự động hóa được rất nhiều khách hàng quan

tâm cho nhu cầu cần thiết của họ.

- Mặt khác, doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ

thuật, công nhân có tay nghề cao và bề dày kinh nghiệm lớn do đó sẽ góp

phần tạo nên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhờ có sự chỉ đạo và điều hành của nhà nước, các chủ trương chính sách ưu

đai của chính phủ đa tạo được động lực và niềm tin để doanh nghiệp xây

dựng chiến lượt, phát triển lâu dài trong ngành nghề kinh doanh.

1.3.2. Khó khăn:- Vì là doanh nghiệp tư nhân nên có nhiều hạn hẹp.- Đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngày một tăng nên việc chiếm lĩnh thị

trường và tiêu thụ hàng hóa cũng bị hạn chế.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 3

Page 4: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Cuộc khủng hoảng kinh tế đa có ảnh hưởng xấu nhất định đến nền kinh tế nước ta như liên tục biến động về giá cả, lạm phát, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế đất nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 4

Page 5: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN VỀ PLC SCHNEIDER.

2.1. TỔNG QUAN VỀ PLC SCHNEIDER.

Hinh 2.1: Plc Schneider

2.1.1. Cấu trúc của PLC

(Programmable Logic Controller – gọi tăt là PLC)

Về cơ bản PLC có thể được chia làm 5 phần như sau:

1. Giao diện đầu vào (INPUT).

2. Giao diện đầu ra (OUTPUT).

3. Bộ xư lý trung tâm (CPU).

4. Bộ nhớ dữ liệu và chương trình (MEMORY).

5. Nguồn cung cấp cho hệ thống (POWER SUPPLY)

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 5

Page 6: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

Giao diện đầu vào (input) Giao diện đầu ra (output)

Bộ nhớ

CPU

Power supply

PLC

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 2.2: Cấu trúc cơ bản của PLC.

Nguồn cung cấp (Power Supply) biến đổi điện cung cấp từ bên ngoài thành

mức thích hợp cho các mạch điện tư bên trong PLC (thông thường là

220VAC ÷ 5VDC hoặc 12 VDC).

Phần giao diện đầu vào biến đổi các đại lượng điện đầu vào thành các mức

tín hiệu số (digital) và cấp vào cho CPU xư lý.

Bộ nhớ (Memory) lưu chương trình điều khiển được lập trình bởi người

dùng và các dữ liệu khác như cờ, thanh ghi tạm, trạng thái đầu vào, lệnh điều

khiển đầu ra,... Nội dung của bộ nhớ được ma hóa dưới dạng ma nhị phân.

Bộ xư lý trung tâm (CPU) tuần tự thực thi các lệnh trong chương trình lưu

trong bộ nhớ, xư lý các đầu vào và đưa ra kết quả kết xuất hoặc điều khiển

cho phần giao diện đầu ra (output).

Phần giao diện đầu ra thực hiện biến đổi các lệnh điều khiển ở mức tín hiệu

số bên trong PLC thành mức tín hiệu vật lý thích hợp bên ngoài như đóng

mở rơle, biến đổi tuyến tính số tương tự....

Thông thường, PLC có kiến trúc kiểu module hóa với các thành phần chính

ở trên có thể được đặt trên một module riêng và có thể ghép với nhau tạo thành một

hệ thống PLC hoàn chỉnh.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 6

Page 7: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

Cấp điện cho PLC

Khởi tạo

Kiểm tra nội

bộ

Thực hiện

chương trình

Xử lý thời gian quét

Cập nhật các đầu

vào ra

Phục vụ yêu cầu từ cổng truyền thông

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

2.1.2. Hoạt động của PLC

Hình 2.3 dưới là lưu đồ thực hiện trong PLC, trong đó 2 phần quan trọng

nhất là thực hiện chương trình và cập nhật đầu vào. Quá trình này được thực hiện

liên tục không ngừng theo một vòng kín gọi là scan hay cycle hoặc sweep. Phần

thực hiện chương trình gọi là program scan chỉ bị bỏ qua khi PLC chuyển sang chế

độ Program.

Hinh 2.3:Lưu đồ thực hiện trong PLC.

2.1.3. Giới thiệu về Compactlogix 1769 – L32E

Hinh 2.4: Cấu trúc một bộ CompactLogix 1769 - L32E

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 7

Page 8: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Compactlogix – L32E là một dòng PLC của hang Rockwell là giải pháp điều

khiển cho những hệ thống trung bình và nhỏ, những ứng dụng yêu cầu Input,

Output, kết nối mạng, điều khiển sự chuyển động.

Một hệ thống đơn giản có thể bao gồm một PLC, 1 bank I/O modules và

DeviceNet Communication. Hệ thống phức tạp hơn có thể bao gồm nhiều

PLC giao tiếp với nhau qua mạng và có thể trao đổi dữ liệu với nhau.

Compactlogix là sự lựa chọn lý tưởng cho những hệ thống riêng lẻ hoặc

những hệ thống điều khiển kết nối qua mạng EtherNet/IP, ControlNet hoặc

DevideNet.

Một số đặc tính kỹ thuật của PLC CompactLogix L32E và các Modules:

TT Tên modul Hinh ảnh Đặc điểm

1 1769 CPU –

L32E

Truyền thông bằng

RS232 và Etherner/IP.

Tốc độ xư lý của CPU

cao.

Bộ nhớ 750kb, hỗ trợ

Card nhớ 1784-CF64/CF128.

Có khả năng ghép tối

đa 16 modul I/O số mở rộng.

Có 6 Task điều khiển.

Đi kèm với pin

Lithium-1769 BA

2 1769 Power

Supply PA2

Điện áp ngõ vào 85-265

VAC.

Điện áp ngõ ra 24 VDC

Dòng điện định mức:

1A tại 24VDC; 2A tại 5 VDC

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 8

Page 9: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

3 1769 DC

Input IB32

32 ngõ vào DC 24V.

Lựa chọn ngõ vào loại

sinking hoặc sourcing.

Điện áp hoạt động:

10÷30 VDC tại 30oC ;

10÷26,4 VDC tại 60oC

Dòng điện định mức

170mA tại 5,1VDC

Cách ly quang với ngõ

vào tránh hiện tượng ngăn

mạch.

Có 32 đèn báo trạng

thái của 32 ngõ vào.

4 1769 DC

Output OB32

32 ngõ ra DC 24V.

Ngõ ra loại sourcing.

Điện áp hoạt động:

20,4÷26,4 VDC.

Dòng điện định mức:

300mA tại 5,1 VDC.

Cách ly quang với ngõ

ra tránh hiện tượng ngăn

mạch.

Có 32 đèn báo trạng

thái của 32 ngõ ra.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 9

Page 10: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

5 1769 Analog

Input IF4

Có 4 ngõ vào Analog

dạng vi sai hoặc đơn cực.

Tầm phát hiện 0-20mA,

4-20mA; 0-10V,0-5V,1-5V,

±10V.

Dòng điện định mức:

145mA tại 5,1V; 125mA tại

24V.

Độ phân giải: 14bits

(Đơn cực) và 14bits với bit

dấu (Lưỡng cực).

6 1769 Analog

Output OF2

Có 2 ngõ ra Analog

dạng đơn cực.

Tầm phát hiện từ: 0-

20mA, 4-20mA, 0-10V, 0-5V,

1-5V, ±10

Độ phân giải: 14bits

(Đơn cực) và 14bits với bit

dấu (Lưỡng cực).

Dòng điện định mức:

120mA.

2.2. TỔNG QUAN VỀ RSLOGIX 5000.

2.2.1. Giới thiệu về RSLOGIX 5000.

Rockwell Automation đa giới thiệu và phát triển Kiến trúc tích hợp hệ thống

(Integrated Architecture -IA) mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Theo đó, toàn bộ

hệ thống tự động hóa trong mô hình nhà máy sản xuất được tổ chức thành một kiến

trúc tổng thể từ lớp thiết bị trường, thiết bị điều khiển đến các lớp thông tin quản lý

kinh doanh. Trước khi đi vào tìm hiểu các phần mềm của Rockwell, ta cần hiểu cơ

bản về kiến trúc này, có 3 điểm quan trọng của kiến trúc tích hợp này là:

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 10

Page 11: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Logix Platform: Toàn bộ lớp điều khiển được tích hợp thành một nền tảng chung mà Rockwell gọi là Logix

Factorytalk Platform: Toàn bộ lớp thông tin trong hệ thống tự động hóa được tích hợp thành một nền tảng chung gọi là Factorytalk

Ethernet/IP: Không cần nhiều loại mạng công nghiệp nữa. Một mạng Ethernet/IP cho toàn bộ kiến trúc điều khiển, từ I/O đến các máy tính.

Theo kiến trúc tích hợp, toàn bộ lớp điều khiển (Logix) gồm các bộ PAC chủ yếu là Controllogix và Compactlogix. Và phần mềm duy nhất để lập trình, cấu hình cho toàn bộ lớp Logix này chính là Rslogix 5000. Nghĩa là ta chỉ cần một phần mềm duy nhất để cấu hình cho toàn bộ lớp Logix (Compactlogix, Controllogix)

2.2.2. Cài đặt phần mềm RSLOGIX 5000.

Yêu cầu về phần cứng (khuyên dùng) để phát huy tối đa hiệu năng:

Intel Core i5 2.4GHz processor 8 GB RAM Ổ cứng trống 20GB DirectX 9 graphics device with WDDM 1.0 or higher driver

Hệ điều hành hỗ trợ:

Microsoft Windows 7 Professional (64-bit) with Service Pack 1 Microsoft Windows 7 Home Premium (64-bit) with Service Pack 1 Microsoft Windows 7 Home Premium (32-bit) with Service Pack 1 Microsoft Windows Vista Business (32-bit) with Service Pack 2 Microsoft Windows XP Professional with Service Pack 3 Microsoft Windows Server 2008 R2 Standard Edition with Service Pack 1 Microsoft Windows Server 2008 Standard Edition with Service Pack 2 Microsoft Windows Server 2003 R2 Standard Edition with Service Pack 2

Kinh nghiệm cá nhân sư dụng trên hệ điều hành Windows 7 Pro 64 bit rất ổn định.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 11

Page 12: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

a/

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 12

Page 13: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

b/

Hinh 2.5a và b: Tông quan chương trinh Rslogix 5000

1. Trong chương trình Rslogix 5000, các Routine là nơi viết chương trình. Khi lập trình, người viết phải tổ chức các Routine, Program, Task sao cho dễ quản lý.

2. Khu vực viết chương trình, là nơi gõ các lệnh.3. Thanh công cụ, nơi lấy các lệnh để viết chương trình.

Đến đây, các bạn thư băt tay viết cho mình chương trình đầu tiên.

Hinh 2.6: Kết nôi thiết bi ngoại vi

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 13

Page 14: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 2.7: Ngôn ngư lập trinh Lader

Ngôn ngư Nên sử dụng cho

Ladder

Xư lý Logic như điều khiển ON/OFF Xư lý logic phức tạp, Discrete Control Chương trình dùng cho bảo trì, sưa chữa máy Motion

FBD

Điều khiển quá trình (Process Control) Loop Control Các tính toán điều khiển theo mạch vòng (như PID) Drive Control

SFC

Batch Control Máy trạng thái Các dạng điều khiển tuần tự từng bước, bước sau phụ thuộc bước trước

ST

Tính toán các phép toán phức tạp Tính toán tra bảng phức tạp Xư lý truyền thông ASCII,…

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 14

Page 15: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

CHƯƠNG 3.

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TRẠM BƠM NƯỚC THẢI HC2

3.1. THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án : Dự án đầu tư cở sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng.Gói thầu B15b : Mở rộng hệ thống thoát nước tại Quận Cẩm Lệ.Hạng mục : Trung tâm điều khiển và tủ điệnơ; điều khiển 6 trạm bơm.Chủ đầu tư : Sở giao thông vận tải Thành Phố Đà Nẵng.Quản lý dự án : Ban quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.Tư vấn dự án : Black & Veatch International (Mỹ).Nhà thầu chính : Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.Địa điểm : Quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng.

3.2. MÔ TẢ SƠ BỘ DỰ ÁN Gói thầu B15b mở rộng hệ thống thoát nước tại Quận Cẩm Lệ : Hạng mục

trung tâm điều khiển và tủ điện điều khiển các trạm bơm gồm 2 phần chính là phần trung tâm điều khiển và phần tủ điện điều khiển cho 6 trạm bơm.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 15

Page 16: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Trung tâm điều khiển có chức năng giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) của 6 trạm bơm nói trên cũng như có thể mở rộng để giám sát, điều khiển các trạm bơm nước thải khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Trung tâm điều khiển gồm 1 máy tính Server, 1 máy tính Client được cấu hình theo cấu trúc Server – Client và 1 máy in màu. Máy Server được kết nối trực tiếp đến các bộ điều khiển của các trạm bơm qua đường truyền MegaWan, máy Client kết nối đến máy Server để giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ các trạm bơm.

Tủ điện điều khiển các trạm bơm: mỗi trạm bơm được điều khiển bằng một bộ điều khiển PLC và một màn hình cảm ứng điều khiển tại chỗ, các PLC này kết với cổng Ethernet cho phép kết nối vào mạng Wan chung với máy Server.

Mỗi trạm bơm có 3 bơm. Chi tiết về hoạt động của hệ thống xem trong đề cương thiết kế chi tiết hệ

thống.

3.3. PHẠM VI CÔNG VIỆC CẦN GIẢI QUYẾT

Thiết kế chi tiết hệ thống Trình duyệt các thiết kế chi tiết và các thiết bị được chọn theo đúng thiết kế. Cung cấp thiết bị và phần mềm theo biên bản đa được phê duyệt. Cung cấp tủ điện điều khiển 6 trạm bơm. Thi công hệ thống tiếp địa cho 6 trạm bơm. Lăp đặt các thiết bị phòng điều khiển và tủ điện điều khiển 6 trạm bơm. Cài đặt phần mềm điều khiển cho các trạm bơm và trung tâm điều khiển. Kết

nối trung tâm điều khiển với 6 trạm bơm. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu hướng dân vận hành và hồ sơ hoàn công sau khi

hoàn thành.

3.4. THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN TRẠM BƠM NƯỚC THẢI, TRUNG TÂM GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN VÀ THU THẬP DỮ LIỆU(SCADA).

3.4.1. Mô tả chung :

Hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu gồm 3 phần chính:

- Phần điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu tại các tủ điện điều khiển của mỗi trạm bơm.

- Phần mềm SCADA giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu chung cho toàn bộ hệ thống được lăp đặt tại trung tâm điều khiển.

- Phần đường truyền kết nối và truyền dữ liệu giữa các trạm bơm, giữa trạm bơm và trung tâm điều khiển.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 16

Page 17: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

3.4.2. Mô tả chi tiết:3.4.2.1. Phần điều khiển, giám sát và thu thập dư liệu tại các tủ điện điều khiển của mỗi trạm bơm:

3.4.2.1.1. Chế độ điều khiển:

Tại mỗi trạm bơm có 3 chế độ điều khiển chính là bằng tay,tự động và chế độ dừng bơm,cụ thể như sau:

- Chế độ bằng tay: điều khiển các bơm bằng cách nhấn nút nhấn trên mặt tủ không phụ thuộc vào bộ điều khiển PLC. Bảo vệ dừng bơm bằng bộ cảm biến điện cực.

- Chế độ tự động: Các bơm được điều khiển chạy/dừng, chuyển bơm tự động theo mực nước cài đặt, theo chương trình điều khiển của bộ PLC. (Ngoài ra: Ơ chế độ tự động khi trạm bơm sau không hoạt động thì các trạm bơm ở đầu dòng sẽ tự động ngừng theo chế độ liên động được cài đặt.)

- Chế độ ngừng bơm: các bơm ngừng làm việc hoàn toàn.3.4.2.1.2. Các nhóm dư liệu được giám sát và cài đặt:

3.4.2.1.2.1. Dòng điện.o Dòng điện các bơm đang hoạt động.

3.4.2.1.2.2. Mực nước.o Cảnh báo mức nước cao nhất, thấp nhất và nước chảy tràn bằng các dòng

cảnh báo trên màn hình hiển thị và đèn led trên mặt tủ.3.4.2.1.2.3. Lưu lượng, thể tích.

o Lưu lượng của trạm bơm tại thời điểm giám sát.3.4.2.1.2.4. Công suất, năng suất bơm

o Công suất định mức từng bơm (có thể cài đặt), công suất thực tế đang vận hành.

o Hệ số công suất các bơm (có thể cài đặt).o Điện năng tiêu hao trong ngày của trạm bơm: được tính toán tương đối dựa

vào tổng điện năng tiêu thụ của các bơm.3.4.2.2. Phần điều khiển và thu thập dư liệu tại trung tâm:

3.4.2.2.1. Tông quan hệ thông- Tại máy tính của phòng điều khiển trung tâm được cài đặt một bộ phần mềm

SCADA, phần mềm này có giao diện gồm một trang tổng quan và các giao diện của một trạm bơm.

- Phần mềm với trang tổng quan là sơ đồ của hệ thống của trạm bơm được đặt trên nền bản đồ mô tả toàn bộ hệ thống, trên đó có thể quan sát được toàn bộ hệ thống, có thể quan sát các trạm bơm nào đang hoạt động, trạm bơm nào gặp sự cố bằng hình ảnh và màu săc : bơm chạy được thể hiện bằng màu xanh, bơm dừng được thể hiện bằng màu đỏ và bơm lỗi được thể hiện bằng

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 17

Page 18: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

nhấp nháy vàng. Khi rê chuột đến vị trí hình ảnh của một trạm bơm thì sẽ thể hiện ra những thông số chính sau:o Tổng lưu lượng, công suất của trạm bơm tính đến thời điểm hiện tại.o Số máy bơm đang hoạt động.o Tổng giờ chạy của từng bơm.o Mực nước hiện tại của giếng bơm.

- Trên trang tổng quan của hệ thống có thể kích chuột vào một biểu tượng của trạm bơm để đi đến trang chi tiết của trạm bơm đó.

3.4.2.2.2. Chi tiết từng trạm bơm.3.4.2.2.2.1. Trang màn hinh chính.

Trang màn hình chính: là một hình ảnh mô phỏng trạm bơm tương ứng với số lượng bơm của trạm đó, thể hiện một số thông số sau:

Thời gian thật tại thời điểm hiện tại. Mức nước của bơm. Lưu lượng dòng nước vào trạm bơm(1/s). Lưu lượng dòng nước ra khỏi trạm bơm(1/s). Thời gian bơm hoạt động của từng bơm(h) ( tính đến thời điểm hiện tại). Tổng số lần khởi động của từng bơm ( tính đến thời điểm hiện tại). Tổng lưu lượng bơm tính đến thời điểm hiện tại (m3). Biểu tượng trạng thái chạy/ dừng/ lỗi của từng bơm với màu săc khác nhau:

chạy - màu xanh, dừng – màu đỏ, lỗi – nhấp nháy vàng/đỏ. Biểu tượng cho biết mức nước của trạm bơm bằng màu xanh nước biển. Biểu tượng trạng thái từng mức nước chạy/ dừng của 1 bơm, 2 bơm, 3

bơm..., mức nước thấp, mức nước tràn.(Theo thông số cài đặt từ bộ cảm biến mức nước kiểu chìm).

Các biểu tượng nhấp nháy vàng thể hiện các báo động.3.4.2.2.2.2. Trang màn hinh phụ:

Trang cảnh báo :

Liệt kê các báo động của một trạm bơm như :

Mức nước tràn, cao, thấp( với số liệu cụ thể với mức và thời gian). Sự cố bơm: bơm quá tải: bơm quá nhiệt, dòng điện cao so với định mức,

bơm không lên áp ( có số liệu và thời gian). Có người xâm nhập trạm bơm ( có thời gian). Số lần khởi động quá nhiều trên một giờ. Mất kết nối đến trạm bơm ( do sự cố về đường truyền dữ liệu hoặc trạm

bơm mất điện hoàn toàn). Sự cố nguồn cung cấp ( lỗi chung từ bộ bảo vệ đưa tín hiệu về có thể do

ngược pha, mất pha, tụt áp hoặc quá áp).

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 18

Page 19: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Lỗi về khởi động bơm : do bộ khởi động bơm báo tín hiệu về. Áp suất tuyến ống nâng cao. Cảnh báo thời gian bảo trì bơm ( có cài đặt). Báo động mức tràn.

Các đường đặc tính:

Các đường đặc tính được vẽ và lưu lại trong 30 ngày ( tần suất lấy mâu là 1 phút).

Mức nước tại trạm/bể. Dòng điện của từng bơm. Lưu lượng vào giếng. Thể tích bơm. Áp suất tuyến ống nâng chính.

Các báo cáo:

Có thể lựa chọn báo cáo theo từng ngày, tuần, quý, tháng hoặc năm được lưu ở dạng file .xls . Từ file excel này có thể truy xuất sang các dạng khác như. pdf (cần phần mềm hỗ trợ) hoặc .doc.

Có thể lựa chọn một hoặc nhiều thông số để báo cáo: Tổng lưu lượng của trạm bơm. Tổng thời gian hoạt động mỗi bơm tính đến thời điểm hiện tại. Số lần khởi động. Lưu lượng trung bình vào/ ra trạm bơm. Lượng điện tiêu thụ của trạm bơm.

3.4.2.2.2.3. Tính năng điều khiển từ xa

Phần mềm có thể điều khiển từ xa các trạm bơm tại phòng điều khiển trung tâm: chạy/dừng bơm, thay đổi các thông số vận hành, cập nhật thay đổi chương trình và dữ liệu.

Lưu ý: Trường hợp tủ điện trạm bơm đang bảo trì thì không điều khiển từ xa được.

3.4.2.2.2.4. Phương thức truyền dư liệu giưa trạm bơm và trung tâm điều khiển.

Các trạm bơm và trung tâm điều khiển được liên kết với nhau qua đường truyền với dữ liệu MegaWan. Đây là một mạng riêng ảo được thuê riêng đường truyền dữ liệu cao, bảo mật, không cho phép truy cập trực tiếp từ xa đến các trạm bơm qua mạng internet.

3.4.2.2.3. Khả năng mở rộng của hệ thông SCADA

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 19

Page 20: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Dễ dàng nâng cấp các trạm bơm cũ và đưa vào hệ thống ( thay bộ FMC đang có bằng bộ PLC tương ứng với thiết kế của hệ thống).

- Dễ dàng kết nối với các trạm bơm đang dùng PLC của các hang sản xuất khác nhau thông qua chuẩn kết nối mở OPC và đường truyền MegaWan.

- Có thể dễ dàng thêm các trạm bơm mới vào hệ thống ( tối đa tới 80 trạm bơm), điều kiện là các trạm mới phải được thiết kế tương tự như các trạm đang hoạt động.

- Có khả năng giám sát và báo cáo mọi lúc mọi nơi thông qua mạng internet (cần mua thêm gói phần mềm giám sát qua mạng internet).

3.5. THUYẾT MINH THIẾT KẾ VÀ CÁC THIẾT BỊ CHÍNH SỬ DỤNG TRONG TRẠM BƠM

3.5.1. Căn cứ thiết kế

Thiết kế điện cho các trạm bơm được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn của ủy ban kỹ thuật điện quốc tế IEC.- TCVN – 4756 : 1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.3.5.2. Phần thiết kế chung

3.5.2.1. Quy định về phân pha- Đối với các thiết bị điện 3 pha 4 cực : Các pha được phân theo thứ tự L1,

L2, L3, N theo thứ tự lần lượt là pha A, B, C trung tính. Thứ tự màu lần lượt là Đỏ, Vàng, Xanh, Đen.

- Dây tiếp địa cho thiết bị được đánh dấu là màu xanh lá _ vàng.3.5.2.2. Phần tủ điện.

- Chiều cao tối đa của tủ là 2100 mm, chiều sâu tối thiểu là 550 mm, bề rộng mỗi ngăn tối thiểu là 600 mm.

- Khoảng cách tối thiểu từ mặt đáy tủ đến sàn là 100mm, có bố trí các lỗ luồn cáp và có các roan cao su để chống côn trùng xâm nhập.

- Chân tủ được khoan các lỗ để định vị tủ lên trên các bệ bê tông bằng bulong.- Phía trên tủ bố trí các mái dốc về hai bên để tránh nước mưa, và bố trí sẳn

các móc để dễ dàng cho việc vận chuyển, cẩu, lăp.- Vỏ tủ điện được làm bằng thép không gỉ SUS 316 dày 2mm.

3.5.2.3. Hệ thông thanh cái

- Toàn bộ hệ thống tủ điện cho các trạm bơm đều được bố trí các thanh cái cho phần nguồn tổng, thanh cái được làm bằng đồng có kích thước là 20*5mm.

- Mỗi tủ đều có 4 thanh cái cho các pha A, B, C, N chiều dài các thanh tùy thuộc vào mỗi tủ.

- Các thanh cái đều được găn trên các bách sứ cách điện và găn trên mặt tủ theo chiều ngang, được bọc bởi ống có cách điện để che chăn an toàn.3.5.2.4. Phần đấu dây trong tủ điện

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 20

Page 21: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Toàn bộ dây điện dùng để đấu nối trong tủ điện là loại dây đồng có vỏ bọc cách điện PVC, tiết diện dây tùy thuộc vào dòng làm việc mỗi thiết bị.

- Các đầu dây đều được găn số và ký hiệu tương ứng với chức năng làm việc của nó.3.5.2.5. Các áp tô mát MCCB, MCB, CB.

- Các MCCB dùng cấp nguồn cho trạm bơm của hang Schneider, tùy thuộc vào dòng làm việc mỗi trạm bơm mà bố trí các áp tô mát với dòng định mức khác nhau.

- Các MCB cấp nguồn cho động cơ bơm của Schneider chuyên dùng cho động cơ, dòng làm việc của các MCB tùy thuộc vào công suất mỗi động cơ.

- Các CB cấp nguồn 1P + N cho các thiết bị trong tủ điện cũng là dòng sản phẩm của Schneider, tất cả các CB dùng loại có dòng làm việc 10A.

- Tất cả các MCCB, MCB, CB trên đều đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế IEC 947 và các tiêu chuẩn khác tương đương.

3.5.2.6. Các đèn tín hiệu.

Toàn bộ đèn tín hiệu và nút bấm dùng trong các trạm bơm là dòng sản phẩm XB7 của Schneider, màu săc từng đèn và nút bấm được quy định như sau :

- Tín hiệu báo làm việc : màu xanh.- Tín hiệu báo lỗi : màu vàng.- Tín hiệu báo dừng : màu đỏ.

3.5.2.7. Các chế độ hiển thị- Toàn bộ các bộ hiển thị như : hiển thị điện áp, dòng điện, màn hình dùng loại

lăp ngầm bảng, được bố trí trên bề mặt cưa trong tủ.- Bộ hiển thị dòng điện của các động cơ dùng bộ hiển thị số của Autonics,

ngoài tính năng hiển thị dòng điện còn tính năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều 0 – 5A sang dải đo 4 – 20m ADC đưa về bộ điều khiển PLC.3.5.2.8. Bảo vệ kỹ thuật sô động cơ

- Tất cả các động cơ của trạm bơm đều được bảo vệ bởi bộ bảo vệ kỹ thuật số động cơ. Công suất và dòng làm việc của mỗi bộ bảo vệ kỹ thuật số tùy thuộc vào công suất động cơ. Đối với động cơ có dòng bảo vệ lớn hơn 60A thì bộ bảo vệ kỹ thuật số được lăp thêm các bộ biến dòng để hạ thấp dòng điện bảo vệ.

- Bộ bảo vệ kỹ thuật số động cơ có chức năng bảo vệ chống mất pha, đảo pha và kẹt roto.3.5.2.9. Chế độ khởi động

- Đối với các động cơ có công suất từ 11kw trở xuống thì khởi động trực tiếp.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 21

Page 22: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Đối với các động cơ có công suất trên 11kw thì khởi động bằng bộ khởi động mềm Soft – Starter của Schneider. Tùy thuộc vào công suất mỗi động cơ mà chọn các bộ Soft – Starter có công suất khác nhau.

- Việc khởi động cho các động cơ dùng Soft – Starter là khởi động từng cấp, 1 bộ Soft – Star khởi động lần lượt cho từng động cơ.3.5.2.10. Cảm biến mức kiểu chim

- Cảm biến mức kiểu chìm dùng loại LTU501 0 ~ 10m của Flygt, dải đo 0 – 10m tương ứng đầu ra 4 – 20m ADC. Có khả năng kết nối bộ điều khiển PLC.

- Cảm biến kiểu chìm được lăp trong ống thép không rỉ SUS 316 đường kính D=100 mm, phía dưới ống có bịt đáy, khoan lỗ và bọc lưới để tránh các chất thải chui vào.3.5.2.11. Cảm biến mức kiểu điện cực

- Bộ đo mức bằng rơ le kiểu điện cực chống chạy bằng tay, sư dụng loại 05 điện cực dòng 61F – G3 của Omron.

- Các điện cực được lăp trong ống thép không rỉ SUS 316 đường kính D = 100 mm, phía dưới ống có bịt đáy, khoan lỗ và bọc lưới để tránh các chất thải chui vào.3.5.2.12. Rơ le bảo vệ nguồn

Nguồn điện cung cấp cho các trạm bơm được bảo vệ bởi bộ rơ le bảo vệ nguồn, chống đảo pha, quá áp, sụt áp của Schneider.

3.5.3. Bộ điều khiển lập trinh và modem3.5.3.1. Bộ điều khiển lập trinh

Tất cả các trạm bơm trong tiểu hợp phần B15b tại mỗi vị trí đều bố trí các bộ điều khiển lập trình PLC đi kèm với nó là một bộ phận màn hình điều khiển và hiển thị, để thực hiện các chức năng sau:

- Chọn các chế độ chạy bơm.- Điều khiển chạy dừng các bơm.- Hiển thị trạng thái bơm.- Hiển thị lưu lượng.- Thời gian chạy bơm.- Áp lực đường ống.- Mức nước trong trạm.- Báo tràn trạm bơm.- Kết nối và giám sát các trạm bơm về phòng điều khiển trung tâm thông qua

các modem mạng MegaWan.- Bộ điều khiển lập trình PLC được chọn ở đây là bộ 1769 - L32E của

Rockwell với một số thông số đặc điểm như sau:

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 22

Page 23: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

- Bộ nhớ người sư dụng 750 KB.- Bộ nhớ mở rộng 64 MB.- Trang bị 1 cổng Ethernet/IP và 1 cổng RS232.- Số modun có thể mở rộng tối đa là 16 modun.

3.5.3.2. Màn hinh cảm ứng

Cùng với bộ PLC là bộ màn hình cảm ứng 2711P – T6C20D :

- Loại cảm ứng màu với phần cảm ứng rộng 5,5 inches.- Bộ nhớ RAM 64KB.- Cổng truyền thông gồm 1 cổng Ethernet và 1 cổng RS232.- Nguồn cấp 24VDC.

3.6. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG TRẠM BƠM.3.6.1. Bộ khởi động mềm ATS48D38Q

Hinh 3.1 : Bộ khởi động mềm ATS48D38Q.

Thông tin chi tiết sản phẩm

o Soft starter ATS48D38Qo Bộ khởi động mềmo Dòng điện định mức: 38A.o Dòng điện cho phép : 28.5A.o Điện áp cho phép : 230 – 415 Vo Tần số : 50 - 60 Hz.o Sư dụng cho động cơ: 3 pha 230V/ 9 kWo Sư dụng cho động cơ: 3 pha 400 VAC/ 18.5kW.o Khởi động và dùng mềm bằng phương pháp momen TCS.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 23

Page 24: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

o Ứng dụng: Bơm, quạt. Máy có quán tính lớn.

o 4 ngõ vào tiếp điểm.o 2 ngõ ra tiếp điểm.o 3 ngõ ra Relay.o 1 ngõ ra analog 4-20mA.o Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ.o Bảo vệ quá tải, non tải với ngưỡng bảo vệ. o Bảo vệ trường hợp Roto bị khóa, điều khiển chiều quay (thứ tự pha).o Đa cài đặt sẵn các thông số để khởi động quay.o Cài đặt thông số qua màn hình tích hợp sẵn hoặc phần mềm Powersuite.o Khởi động và ham nhiều động cơ (dạng nối tầng).o Tích hợp giao tiếp mạng Modbus.o Giao tiếp mạng kiểu FIPIO, Profibus DP, DeviceNet, Ethernet.o Trọng lượng: 5.00 kg.o Kích cỡ: W x D x H: 160 x 260 x 190.

Với giải pháp điều khiển momen TCS được cấp bằng phát minh độc quyền ATS48 là một giải pháp lý tưởng cho một hệ thống máy, yêu cầu khả năng điều khiển hoàn hảo quá trình khởi động và ham theo phương pháp điều khiển momen TCS cho hệ thống máy bơm. ATS48 hạn chế tổn hao năng lượng và giảm phát nóng cho động cơ, bảo vệ quá nhiệt, quá tải, non tải cho động cơ, ngoài ra ATS48 dễ dàng tích hợp vào các hệ thống tự động hóa cho các ứng dụng từ dải công suất 4 đến 1200kw, cài đặt sẳn các tham số ngầm định để khởi động ngay. Tích hợp nhiều chức năng và giao tiếp truyền thông.

o Bộ khởi động và dừng từ 17A đến 1200A.o Điện áp cung cấp từ 220 đến 415 VAC.

3.6.2. Khởi động từ 3 pha, aptomat:

3.6.2.1. Khởi động từ

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 24

Page 25: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 3.2: Khởi động từ 3 pha.

Khởi động từ là khí cụ điện dùng để điều khiển từ xa việc đóng, căt, đảo chiều quay và bảo vệ quá tải động cơ điện xoay chiều và rơ le nhiệt, lăp trong cùng một hộp.

o Khởi động từ có một công tăc tơ gọi là khởi động từ đơn, thường dùng để điều khiển đóng căt động cơ điện.

o Khởi động từ có 2 công tăc tơ gọi là khởi động từ kép, dùng để khởi động, điều khiển đảo chiều quay động cơ điện.

3.6.2.2. Aptomat

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 25

Page 26: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 3.3: Aptomat.

3.6.3. Bộ điều khiển mức nước : 61F- 3G

Hinh 3.4: Bộ điều khiển mức nước : 61F- 3G

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 26

Page 27: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Công dụng :

Bộ điều khiển mức chất lỏng 16F, dùng để điều khiển bơm tự động .

- Tiện lợi cho loại chất lỏng dân điện.- Thích hợp cho hệ thống bơm tự động cấp thoát nước hay dung dịch.- Độ bền, độ tin cậy cao, tránh được các nhược điểm của hệ cơ học.- Đầu đo là các thanh kim loại ( electrodes) chính là các thanh điện cực được

nhúng trong bể chứa chất lỏng. Các thanh điện cực này thường được làm bằng rỉ hoặc hợp kim titan dùng cho chất lỏng ăn mòn, 1 bộ tiếp điểm rơ le đầu ra (số lượng tùy loại) : 5A, 250VAC – Chỉ thị: đèn LEDo Nguồn: 110/220 hoặc 120/ 240 VAC.o 61F –G3 AC110/220 : Điều khiển cấp xả nước 2 mức ON – OFF, báo

động mức thấp, cao.

Cấu tạo :

o Bộ điều khiển cấp thoát nước 61F –G3 gồm 5 cực.o Nguồn cấp : 110 -220 VAC.o Điện áp cực : 8 VAC.o Khoảng cách nối điện cực: 1km.Max.o Ngõ ra : công tăc 5A, 220 VAC ( thuần trở).o Nhiệt độ làm việc : -10C 55Co Tuổi thọ : Điện : 5000000 tối thiểu.

Cơ : 5000000 tối thiểu.

3.6.4. Hệ thống đèn báo hiệu va nut nhấn

Đèn báo hiệu các chế độ làm việc cho người vận hành.Đèn màu xanh cho báo chế độ làm việc bình thường, đèn màu vàng báo hiệu chế độ lỗi (sự cố), đèn màu đỏ cho biết hệ thống dừng động cơ.

a/

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 27

Page 28: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

b/

Hinh 3.5. Các loại đèn báo hiệu(a) và nút nhấn (b)

3.6.5. Hinh ảnh các thiết bị khác có trong tủ điện :

Hinh 3.6: Bộ bảo vệ kỹ thuật sô EOCR – DS3_T

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 28

Page 29: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 3.7: Bộ chông sét 4 cực (15688)

Hinh 3.8: Bộ chông sét 1 pha + N

Hinh 3.9: Thiết bị chông dòng rò.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 29

Page 30: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

Hinh 3.10: Thiết bị chông sét đường dây điện thoại.(UTBSA)

Và một số thiết bị cần thiết khác.

3.7. CÁC HÌNH ẢNH TỪ TRẠM BƠM.

Ngoài việc được tìm hiểu các thiết bị, cách vận hành trên lý thuyết các trạm bơm, chúng em còn được tham quan, xem xét các thiết bị và cách vận hành ở ngoài thực tế nhằm cũng cố lại các kiến thức trên lý thuyết đa được học,sau đây là những hình ảnh thực tế chúng em quan sát thực hành :

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 30

Page 31: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 31

Page 32: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 32

Page 33: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

CHƯƠNG 4.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.

4.1 NHẬN XÉT.

4.1.1 Ưu điểm.

Về cách tô chức và quản lý công ty: Công ty gồm có: 1 giám đốc,phó giám đốc,và các trưởng phòng khác: kỹ thuật, kế toán, kinh doanh, nhân sự….đảm bảo cho việc giám sát, quản lý, điều khiển công ty,công trình thi công một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn.

Về nguồn lực và bộ phận kỹ thuật: nguồn lực của công ty vừa đủ để hoàn thành tốt công việc,họ có một tinh thần và trách nhiệm cao đối với công việc của từng người. Riêng về bộ phận kỹ thuật của công ty thì có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công ty có đầy đủ máy móc và dụng cụ nên luôn hoàn thành các công trình thi công đúng hạn vì thế rất đảm bảo uy tín với khách hàng của mình.

Vềviệc giư gin, lưu trư các thiết kế của các công trinh đã hoàn thành: Về việc này thì công ty rất chú trọng,các bản vẽ thi công cũng như các chứng từ liên quan đến một công trình nào đó được lưu trữ một cách khoa học,vừa theo thời gian và vừa theo nội dung. Vì vậy đa giúp rất nhiều cho việc tìm kiếm, theo dõi, đối chiếu, quản lý và khó thất lạc tài liệu.

4.1.2 Nhược điểm

Tuy nhiên ngoài những ưu điểm mà công ty đa đạt được thì bên cạch đó công ty cũng còn một số nhược điểm cần khăc phục.

Nguồn nhân lực còn tương đối ít nên số lượng công trình còn ở qui mô nhỏ. Vì vậy cần có sự phân công công việc cụ thể để trách sự chồng chéo công việc trên một nhân viên, làm khó khăn cho việc đối chiếu và giám sát tốt công trình.

4.2 KIẾN NGHỊ:

4.2.1 Đôi với công ty TNHH Kỹ thuật Sao Mới.

Về công tác quản lý: Do công ty áp dụng mô hình quản lý bộ phận kỹ thuật tập trung được bố trí gọn nhẹ, thuận tiện cho việc quản lý. Các phòng ban, bộ phận có chuyên môn cao, đội ngũ nhân viên lành nghề nên công việc được diễn ra liên tục đảm bảo cho hoạt động công ty ngày càng phát triển.

Về giám sát thi công: Với 6 tuần thực tập, nhìn chung công tác giám sát thi công tại công ty so với lý thuyết tại trường học thì quá trình giám sát thi công

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 33

Page 34: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

được phản ánh kịp thời, chặt chẽ tạo điều kiện cho việc báo cáo chính xác và nhanh chóng. Đồng thời phòng kỹ thuật đảm bảo giám sát chặt chẽ tránh gây thất thoát tài sản của công ty, đảm bảo công trình đang thi công tiến hành đúng tiến độ đặt ra.

4.2.2 Đôi với nhà trường.

Về kiến thức chuyên môn: Qua quá trình học tập tại trường, em nhận ra rằng công tác giảng dạy của nhà trường sát với thực tế, kiến thức tương đối rộng, trong thời gian học có thời gian thực hành, do vậy giúp em có thêm một phần kiến thức khi đi thực tập cũng như là công việc của em sau này. Tuy nhiên, theo em nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều áp dụng khoa học công nghệ cho việc giám sát, thi công, thiết kế, đặc biệt là các phần mềm chuyên dụng được nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Do vậy, em hi vọng rằng các khóa sau nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên có thời gian thực hành trên các phần mềm nhiều hơn để sinh viên khỏi bỡ ngỡ khi bước vào thực tế.

Về sự thông nhất giưa nội dung thực hành và thực tập tôt nghiệp: Qua thờigian thực tập tại công ty, em nhận thấy nội dung thực hành tương đối đầy đủ và giống với thực tế tại công ty mà em đang thực tập.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 34

Page 35: Bai Bao Cao Tttnn Khoa Spkt

BÁO CÁO TH C T P T T NGHI PỰ Ậ Ố Ệ

KẾT LUẬN

Sau khoảng thời gian 6 tuần thực tập ở công ty NOVAS, dưới sự cho phép của ban lanh đạo công ty, sự chỉ dân nhiệt tình của kỹ sư Nguyễn Như Kỳ, anh em công nhân ở xưởng, cuối cùng chúng em cũng đa hoàn thành xong đợt thực tập này.

Qua đợt thực tập, phần nào chúng em cũng đa hiểu được các công việc chính trong thiết kế, lăp đặt một tủ điện điều khiển trạm bơm nói riêng, và các thiết bị tự động trong ngành điện nói chung. Việc này là rất quan trọng trong công việc chúng em sau này, đây có thể nói là nền tảng, là bước đầu trong việc thực tế hóa lý thuyết được học trên trường; giúp chúng em không bị bị động khi đứng trước các thiết bị điện thực tế để làm tốt công việc sau này.

Tất nhiên, trong quá trình thực tập còn vấp phải những thiếu sót nhất định. Lý do ở đây là chưa có đủ kinh nghiệm cũng như chưa hệ thống hết lại kiến thức liên quan để áp dụng, điều này làm mất thời gian giải thích của các anh trong xưởng cũng như phần nào dân đến giảm năng suất lao động.Chúng em rất xin lỗi về điều đó. Nhưng đáp lại, các anh ở đây rất vui vẻ, nhiệt tình chỉ dân dù là chi tiết nhỏ nhất, giúp đỡ chúng em rất nhiều trong quá trình thực tập, đó là điều làm chúng em cảm thấy biết ơn sâu săc. Xin chân thành cảm ơn.

Đà Nẵng, ngày … tháng …. năm 2013.

SVTH: TRƯƠNG MINH HÙNG Trang 35