BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO...

190
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BNÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIN KHOA HC THULI VIT NAM NGUYỄN ĐỨC VIT NGHIÊN CỨU XÂY DNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRPHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THY LỢI CHO CÁC TỔ CHC THY LỢI CƠ SỞ TI VÙNG QUẢN L- PHNG HIP LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC HÀ NỘI, NĂM 2017

Transcript of BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO...

Page 1: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC VIỆT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ

TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

HÀ NỘI, NĂM 2017

Page 2: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM

NGUYỄN ĐỨC VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ

TẠI VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP

CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

MÃ SỐ: 62 58 02 12

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN TỈNH

PGS. TS. ĐOÀN THẾ LỢI

HÀ NỘI, NĂM 2017

Page 3: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

i

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không trùng

lặp với bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu

được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, tuân thủ đúng nguyên tắc và

chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được

cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Việt

Page 4: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

ii

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới

PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh, giáo viên hướng dẫn chính cho công trình nghiên cứu

khoa học này bởi sự hỗ trợ liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu sinh vừa qua.

Với bề dày kinh nghiệm quản lý nhà nước tại Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ Nông nghiệp

và PTNT, cùng vốn kiến thức khoa học uyên thâm của mình, Ông đã định hướng và

giữ cho tôi sự kiên định, bền bỉ để dũng cảm đi theo con đường nghiên cứu về phân

cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, góp phần hoạch định các chính sách tốt

hơn trong lĩnh vực thủy lợi.

Tác giả xin cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đoàn Thế Lợi (người hướng dẫn

khoa học thứ hai), PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt

Nam), Tiến sĩ Chu Thái Hoành, Tiến sĩ Douglas L. Vermillion (Viện Quản lý Nước

Quốc tế) và Tiến sĩ Lê Văn Chính (Đại học Thuỷ lợi) đã cho tôi những ý kiến

chuyên môn quý báu cũng như thường xuyên đặt ra những câu hỏi khó, mang tính

phản biện, giúp tôi mở rộng nghiên cứu này theo nhiều hướng khác nhau.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực

toán học như GS.TS. Vũ Triều Minh (Khoa Tự động hoá, Đại học Tallinn, Estonia),

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Thế (Đại học Kinh tế Quốc dân), Tiến sĩ Lê Hùng Nam

(Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT) đã chia sẻ những kiến thức từ căn bản đến nâng

cao của bộ môn toán học xác xuất thống kê, các vấn đề về tối ưu hoá để làm cơ sở

thực hiện, giải quyết các chuyên đề khó trong luận án Tiến sĩ này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt, Tiến sĩ Phạm

Hồng Cường (Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam), Tiến sĩ Hà Hải Dương (Viện

Nước, Tưới tiêu và Môi trường), Tiến sĩ Bent Jörgensen (Đại học Gothenburg, Thụy

Điển), Tiến sĩ Alan AtKisson (Trung tâm chuyển đổi bền vững, Hoa Kỳ) và Thạc sĩ

Nguyễn Hồng Khanh (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) đã cung cấp cho tôi cơ

hội tham gia mạng lưới nghiên cứu và cộng tác với họ trong thời gian thực địa và

viết luận án của tôi. Nếu không có những sự hỗ trợ quý báu đó, tôi sẽ không thể tiến

hành nghiên cứu này theo đúng thời hạn như mong đợi.

Page 5: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

iii

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tác giả xin cảm ơn các thành viên của Hội đồng nghiên cứu sinh cấp cơ sở

tại Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam như PGS.TS. Đoàn Doãn Tuấn, PGS.TS.

Trần Chí Trung, PGS.TS. Nguyễn Thế Quảng, PGS.TS. Hà Lương Thuần, Tiến sĩ

Đặng Hoàng Thanh, Thạc sĩ Lê Mai Hương đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời

gian nghiên cứu sinh vừa qua.

Tác giả xin cảm ơn các cơ sở đào tạo trực thuộc Viện Khoa học Thuỷ lợi

Việt Nam, cụ thể là Viện Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi (IWEM), Viện Nước, Tưới

tiêu và Môi trường (IWE); và một số chương trình, tổ chức Quốc tế khác liên quan

như Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cộng hòa Liên bang Đức (TERMA), Chương

trình nghiên cứu về Nước, Đất và Hệ sinh thái (WLE), Chương trình Phát triển bền

vững Tài nguyên nước vùng ven bờ (ISCD), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực

Liên hiệp quốc (FAO) đã giúp đỡ tôi bổ sung các kiến thức và kinh nghiệm thực

tiễn thông qua các buổi trao đổi học thuật, hội thảo, đào tạo chuyên môn ngắn ngày

để góp phần hoàn thành tốt nghiên cứu của bản thân.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại Tổng cục Thuỷ lợi cùng

các bạn nghiên cứu sinh khoá 2012 bởi những buổi thảo luận đầy căng thẳng, những

đêm không ngủ để tìm lời giải cho luận án, sự động viên và cho cả những niềm vui

mà chúng tôi đã có trong quãng thời gian học tập, nghiên cứu cùng nhau trong suốt

bốn năm qua.

Tác giả cũng rất biết ơn Tiến sĩ Đặng Ngọc Hạnh (Viện Kinh tế và Quản lý

Thuỷ lợi) đã cho tôi cái nhìn đầu tiên về nghiên cứu đầy thử thách này.

Để hoàn thành được luận án này, cuối cùng và ngắn gọn nhưng không kém

phần quan trọng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và những người

bạn đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 6: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

iv

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... vii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... viii

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................................................................................................ xi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................. 1

2. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 3

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 4

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........ 5

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................................... 6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI ............................................................................................................................ 7

1.1. Một số khái niệm nghiên cứu .............................................................................. 7

1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL ............................................. 7

1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan ..................................................................... 8

1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới .................... 9

1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam ................. 13

1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL ........................... 16

1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi ............................................. 16

1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở .......................... 19

1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu ........................................ 21

1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL ..................... 22

1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính .................................................. 25

1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh ...................................... 26

1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL ............................ 28

1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE .................................................................... 28

1.5.2. Phương pháp định chuẩn Benchmarking ...................................................... 30

1.5.3. Phương pháp chất lượng dịch vụ tưới, tiêu ................................................... 31

1.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL nhỏ, nội đồng .................................. 32

Page 7: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

v

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu và vấn đề phân cấp ..................................... 33

1.6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ..................... 33

1.6.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................ 37

1.6.3. Hiện trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi .......................................... 39

1.6.4. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ............... 40

1.7. Xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................... 42

1.8. Kết luận Chương 1............................................................................................. 44

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CHO CÁC TỔ CHỨC THUỶ LỢI CƠ SỞ ........ 46

2.1. Phương pháp luận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL ............................ 46

2.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu và nhận thức ................................ 46

2.1.2. Giả thuyết và giả thiết nghiên cứu ................................................................. 49

2.2. Phương pháp tiếp cận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL ...................... 49

2.2.1. Hướng tiếp cận phân cấp quản lý, khai thác CTTL ....................................... 49

2.2.2. Đề xuất quy trình hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL ......................... 50

2.3. Phương pháp cụ thể hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL ......................... 52

2.3.1. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL ................................... 52

2.3.2. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN .......................... 55

2.3.3. Đề xuất ma trận hỗ trợ phân cấp theo phương pháp AHP ............................ 60

2.3.4. Phương pháp thiết kế điều tra, khảo sát thực địa .......................................... 64

2.3.5. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo trong thống kê ......................... 65

2.3.6. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến ................................ 66

2.3.7. Phương pháp tối ưu cho hàm đa mục tiêu (đa biến) ..................................... 68

2.4. Kết luận Chương 2............................................................................................. 72

CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÂN CẤP CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI HỆ THỐNG THUỶ LỢI QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP .................................................................................................................... 74

3.1. Phương án thiết kế điều tra, khảo sát tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ........................ 74

3.1.1. Mục đích, yêu cầu điều tra, khảo sát ............................................................. 74

3.1.2. Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát ........................................................... 74

3.1.3. Nội dung điều tra, khảo sát ............................................................................ 75

3.1.4. Thiết kế chọn mẫu điều tra, khảo sát ............................................................. 75

3.1.5. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin .................................................... 77

3.2. Kết quả khảo sát tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp ............................................. 78

Page 8: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

vi

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.2.1. Đánh giá độ tin cậy chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN ........................... 78

3.2.2. Phân tích tương quan giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL ......................... 93

3.2.3. Phân tích hồi quy giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL của NSDN ............. 97

3.3. Xây dựng hàm tối ưu đa mục tiêu giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN ................................................................................................... 102

3.3.1. Xây dựng hàm đa mục tiêu về hiệu quả khai thác CTTL ............................. 102

3.3.2. Kết quả tính toán tối ưu nhận thức về CTTL của người sử dụng nước ....... 103

3.4. Đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp ............ 107

3.4.1. Phân tích kết quả tối ưu các điểm nhận thức về CTTL của NSDN .............. 107

3.4.2. Kết quả đề xuất nhiệm vụ quản lý, khai thác tương ứng nhận thức CTTL .. 108

3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở .... 114

3.5.1. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại thời điểm nghiên cứu ...... 114

3.5.2. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo kịch bản tối ưu .............. 115

3.6. Đề xuất lộ trình thực hiện phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ................ 116

3.7. Kết luận Chương 3........................................................................................... 118

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 120

1. Kết luận ........................................................................................................... 120

2. Kiến nghị ......................................................................................................... 122

3. Giới hạn của nghiên cứu .................................................................................. 122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 124

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................... 132

Page 9: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

vii

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại tỉnh Sóc Trăng. .......................................... 2

Hình 2. Kênh mương thủy lợi nội đồng tại tỉnh Cà Mau. ............................................ 2

Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL xây dựng tổ chức quản lý thủy lợi ........ 7

Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới. .................... 11

Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại Ecuador, giai đoạn 1993-2005. ................................................................................... 12

Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới từ năm 1980 đến nay. .......................................................................................... 13

Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản ................... 18

Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới .................... 20

Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi. .................... 27

Hình 1.8. Ảnh vệ tinh về tình trạng vi phạm công trình trên kênh. ........................... 39

Hình 1.9. Xây dựng trái phép công trình trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp. ............... 39

Hình 2.1. Sơ đồ chuyển đổi các nhân tố thành phần. ................................................. 47

Hình 2.2. Phân cấp giữa khu vực nhà nước và tổ chức thuỷ lợi cơ sở. ...................... 49

Hình 2.3. Tổ hợp các bước hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. ............. 51

Hình 2.4. Sơ đồ tổ hợp các thuật toán trong mô hình thuật toán. .............................. 52

Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc cây thứ bậc AHP theo Saaty 1980. .................................... 61

Hình 2.6. Sơ đồ cây thứ bậc AHP của ma trận hỗ trợ phân cấp. ............................... 61

Hình 2.7. Tập hợp lồi đa diện (màu xám) của bài toán quy hoạch tuyến tính. .......... 70

Hình 3.1. Ý nghĩa kiểm định của biến giả lập D.KC1. .............................................. 78

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố nhận thức NT1 theo khoảng cách. .................................. 79

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố nhận thức NT2 theo khoảng cách. .................................. 80

Hình 3.4. Biểu đồ phân bố nhận thức NT3 theo khoảng cách. .................................. 81

Hình 3.5. Biểu đồ phân bố nhận thức NT4 theo khoảng cách ................................... 82

Hình 3.6. Biểu đồ phân bố nhận thức NT5 theo khoảng cách. .................................. 83

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố nhận thức NT6 theo khoảng cách. .................................. 84

Hình 3.8. Biểu đồ phân bố nhận thức NT7 theo khoảng cách. .................................. 85

Hình 3.9. Biểu đồ phân bố nhận thức NT10 theo khoảng cách. ................................ 87

Hình 3.10. Biểu đồ phân bố nhận thức NT11 theo khoảng cách. .............................. 88

Hình 3.11. Biểu đồ phân bố nhận thức NT13 theo khoảng cách. .............................. 89

Hình 3.12. Biểu đồ phân bố nhận thức NT14 theo khoảng cách. .............................. 90

Page 10: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

viii

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 3.13. Phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm IBM - SPSS. ......................... 98

Hình 3.14. Đường hồi quy giữa hiệu quả khai thác và nhận thức về CTTL. ............. 99

Hình 3.15. Biểu đồ xu thế nhận thức tối ưu về CTTL của NSDN. .......................... 107

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65 ............. 16

Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi ............................................................... 17

Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản. ........... 21

Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. .............................. 23

Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE. .............................. 29

Bảng 1.6. Bộ chỉ số quản lý khai thác CTTL Benchmarking. ................................... 30

Bảng 1.7. Dân số tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp ...................................................... 35

Bảng 1.8. Thống kê diện tích đất nông nghiệp tại vùng QL-PH. .............................. 35

Bảng 1.9. Thu nhập hộ gia đình trồng lúa mỗi vụ tại QL-PH.................................... 36

Bảng 1.10. Thu nhập ròng của các hộ gia đình theo mô hình canh tác. .................... 37

Bảng 1.11. Một số công trình vừa và lớn tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. .............. 37

Bảng 1.12. Nguồn chi thủy lợi phí cấp bù tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. ............. 40

Bảng 1.13. Một số căn cứ phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại QL-PH. ................ 40

Bảng 2.1. Thang đo chỉ số HQ4ed theo nồng độ mặn trên mặt ruộng. ....................... 55

Bảng 2.2. Phân loại cấp công trình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. ........................ 62

Bảng 2.3. Nhận thức yêu cầu trong khai thác CTTL của NSDN. .............................. 63

Bảng 2.4. Mức độ tương ứng giữa loại hình tổ chức và nhận thức. .......................... 63

Bảng 2.5. Thiết lập ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp. ....................... 64

Bảng 2.6. Thang đánh giá tương quan Pearson (r). ................................................... 67

Bảng 2.7. Hướng dẫn lập bảng Pay-off các giá trị tối ưu đơn lẻ. .............................. 71

Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. ..................... 76

Bảng 3.2. Nhận thức về CTTL đầu mối theo khoảng cách. ....................................... 79

Bảng 3.3. Thống kê nhận thức các cấp kênh theo khoảng cách. ............................... 80

Bảng 3.4. Thống kê nhận thức điểm giao nước trên kênh theo khoảng cách. ........... 81

Bảng 3.5. Thống kê nhận thức công trình điều tiết nội đồng theo khoảng cách........ 82

Bảng 3.6. Thống kê nhận thức chủ thể quản lý CTTL theo khoảng cách.................. 83

Bảng 3.7. Thống kê nhận thức nước tưới từ CTTL theo khoảng cách. ..................... 84

Page 11: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

ix

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 3.8. Nhận thức về phí dịch vụ thủy nông nội đồng theo khoảng cách. ............ 85

Bảng 3.9. Thống kê nhận thức chất lượng dịch vụ và phí thủy nông nội đồng. ........ 86

Bảng 3.10. Thống kê nhận thức về vận hành phân phối nước theo khoảng cách. ..... 86

Bảng 3.11. Nhận thức bảo dưỡng, sửa chữa CTTL theo khoảng cách. ..................... 88

Bảng 3.12. Thống kê nhận thức vai trò của cống NM-GN theo khoảng cách. .......... 89

Bảng 3.13. Thống kê mức độ sẵn sàng tham gia tài chính theo khoảng cách. .......... 90

Bảng 3.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha. .................. 91

Bảng 3.15. Kết quả tương quan giữa hiệu quả nội tại và nhận thức về CTTL. ......... 94

Bảng 3.16. Kết quả tương quan giữa hiệu quả bên ngoài và nhận thức CTTL. ........ 95

Bảng 3.17. Kết quả phân tích ANOVA. .................................................................... 99

Bảng 3.18. Kết quả phân tích hệ số tương quan (coefficients). ............................... 100

Bảng 3.19. Kết quả nghiệm tối ưu nhận thức hàm đơn lẻ Y(NTi)→Max. .............. 104

Bảng 3.20. Bảng Pay-off giá trị hàm mục tiêu theo từng phương án tối ưu. ........... 104

Bảng 3.21. Kết quả tính toán tối ưu theo từng kịch bản. ......................................... 106

Bảng 3.22. So sánh kết quả nhận thức tối ưu với hiện trạng tại HTTL QL-PH. ..... 107

Bảng 3.23. Khung phân tích nhận thức về CTTL của người sử dụng nước tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. ............................................................................................... 109

Bảng 3.24. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại thời điểm nghiên cứu ở HTTL QL-PH. ............................................................... 110

Bảng 3.25. Đề xuất ma trận hỗ trợ ra quyết định tối ưu hoá phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại HTTL QL-PH. ................................................................................... 112

Hình 3.26. Lộ trình phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL QL-PH. .......... 117

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục bảng 1. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến tài chính. . 134

Phụ lục bảng 2. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến O&M. ...... 136

Phụ lục bảng 3. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình thủy lợi tại một số nghiên cứu trên thế giới. ..................................................................... 138

Phụ lục bảng 4. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo đơn vị diện tích tưới (ha) tại một số nghiên cứu trên thế giới. ................................................................... 140

Phụ lục bảng 5. Chuyển giao tưới (IMT) theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL ở một số nước trên thế giới. ......................................................................................... 142

Phụ lục bảng 6. Xác định chỉ số I-1 của Bộ chỉ số RAP/MASSCOTE. ................. 144

Phụ lục bảng 7. Hướng dẫn tính toán Bộ chỉ số Benchmarking. ............................ 146

Page 12: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

x

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 8. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống thủy lợi QL-PH ............ 149

Phụ lục bảng 9. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống phân ranh mặn ngọt ...... 151

Phụ lục bảng 10. Tên biến xây dựng phân cấp quản lý, khai thác CTTL. .............. 153

Phụ lục bảng 11. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hàm hồi quy đa biến. ........ 154

Phụ lục bảng 11.1. Biến phụ thuộc (trục Y). .......................................................... 154

Phụ lục bảng 11.2. Biến độc lập (trục X). ............................................................... 160

Phụ lục bảng 11.3. Biến giả lập (dummy trong phần mềm SPSS). ........................ 168

Phụ lục hình 1. Bản đồ phân vùng, phân khu thủy lợi của ĐBSCL. ...................... 170

Phụ lục hình 2. Bản đồ hệ thống công trình thuỷ lợi vùng QL-PH ........................ 171

Phụ lục hình 3. Bản đồ xâm nhập mặn vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp. ...................... 172

Phụ lục hình 4. Thiết kế, lập phương án điều tra, khảo sát vùng QL-PH ............... 173

Phụ lục hình 5. Mã Code Matlab giải bài toán tối ưu đa biến. ............................... 174

Phụ lục hình 6. Một số hình ảnh khảo sát, đo đạc tại Quản Lộ - Phụng Hiệp ........ 177

Page 13: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

xi

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

CTTL Công trình thủy lợi

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng

FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc

HTTL Hệ thống thủy lợi

HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp

IDMC Công ty TNHH MTV khai thác CTTL

IMT Chuyển giao quản lý tưới

MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MAX Giá trị lớn nhất

MIN Giá trị nhỏ nhất

NĐ Nghị định

NM-GN Ngăn mặn-giữ ngọt

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSDN Người sử dụng nước (cá nhân/hộ gia đình)

NTM Nông thôn mới

O&M Vận hành và bảo dưỡng

PIM Quản lý tưới có sự tham gia

PPP Đối tác nhà nước-tư nhân

QĐ Quyết định

QLKT Quản lý, khai thác

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TCDN Tổ chức dùng nước

TCHTDN Tổ chức hợp tác dùng nước

TCTL Tổng cục Thủy lợi

TT Thông tư

WB Ngân hàng Thế giới

Page 14: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

1

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển của nhân loại, nông nghiệp là

ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các công trình thủy lợi (CTTL) [1]. Thống

kê của FAO (2007) cho thấy sản lượng lương thực trung bình trên mỗi hecta được

tưới bằng các CTTL cao gấp khoảng 2,30 lần so với khi không được tưới, đã cho

thấy tầm quan trọng của các hệ thống thủy lợi (HTTL) [2]. Tuy nhiên, hiệu quả

phân phối nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp

hiện mới chỉ đạt 40% [3]. Như nhiều quốc gia có nền nông nghiệp có tưới khác trên

thế giới, tại Việt Nam, hiệu quả tưới cũng còn ở mức thấp, ước khoảng 50-60% [4].

Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do sự hoạt động thiếu hiệu quả của

các CTTL, đặc biệt là ở các công trình nhỏ, nội đồng [5]–[7].

Quản Lộ-Phụng Hiệp là một trong 05 vùng có HTTL (cùng tên gọi) lớn nhất

ở ĐBSCL, điều kiện đặc thù về CTTL của vùng là ở dạng mở và bán mở, tính liên

thông cao, nằm xen lẫn trong mạng lưới sông ngòi chằng chịt (Hình 1); phần lớn

các trục kênh, cống đều kết hợp các nhiệm vụ tưới, tiêu, cấp nước, thau chua, xổ

phèn, ngăn lũ, giữ ngọt, lấy phù sa... để bảo đảm phục vụ tưới cho gần 300.000 ha

đất sản xuất nông nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục hình 1). HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp

hiện có hơn 350 lao động trực tiếp quản lý, khai thác hàng nghìn công trình đầu

mối, chủ yếu là kênh trục chính, cấp 1 và các cống ngăn mặn-giữ ngọt [8]. Như vậy,

tính trung bình, mỗi lao động thuỷ lợi của vùng đang phụ trách khoảng 50 km kênh,

mương và 01 cống vừa hoặc lớn. Thêm vào đó, các CTTL tại HTTL Quản Lộ-

Phụng Hiệp thường nằm trên địa bàn rộng, trải từ tỉnh này sang tỉnh khác, huyện

này sang huyện khác, nên chỉ với nguồn lực của các đơn vị khai thác CTTL Nhà

nước là không đủ để đồng bộ, khép kín công tác quản lý, khai thác công trình từ đầu

mối đến mặt ruộng. Do không đủ nhân lực, nhiều CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp

hiện không có chủ thể quản lý thực sự (Hình 2); hậu quả là nhiều CTTL đang bị

xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến việc lãng phí, thất thoát nguồn nước tưới, đặc biệt

trong bối cảnh tình hình BĐKH và nước biển dâng đang tác động ngày càng lớn đến

Page 15: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

2

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

toàn vùng ĐBSCL nói chung và Quản Lộ-Phụng Hiệp nói riêng [9], [10]. Nhằm

nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có, bên cạnh các giải pháp công trình thì

một giải pháp phi công trình đã được nhiều chuyên gia tưới quốc tế khuyến nghị

thực hiện tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là cần đẩy nhanh quá trình phân cấp quản

lý, khai thác CTTL các tổ chức thủy lợi cơ sở như ban quản lý thủy lợi liên xã,

TCHTDN, HTXDVNN, tổ hợp tác, tổ dịch vụ… Khuyến nghị trên là phù hợp với

xu thế cải cách quản lý tưới đang diễn ra tại Châu Á [11]–[15].

Hình 1. Kênh mương thủy lợi nội đồng tại tỉnh Cà Mau.

Hình 2. Cống điều tiết nước bỏ hoang tại tỉnh Sóc Trăng.

Để hỗ trợ xây dựng đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ

chức thuỷ lợi cơ sở, trong thời gian qua, các địa phương tại vùng Quản Lộ-Phụng

Hiệp đã áp dụng theo những hướng dẫn phân cấp tại Thông tư số 65/2009/TT-

BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đây cũng là cơ sở pháp

lý phân cấp duy nhất tại Việt Nam với một số tiêu chí cụ thể là đơn vị diện tích tưới

(km2, hecta...), loại hình công trình (đầu mối, điều tiết, phân phối nước...), quy mô

công trình (cấp 1, 2, 3 hoặc nội đồng) [16]. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai

thực hiện, báo cáo của các địa phương đã cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc

trong quá trình thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp như: (i) chưa phù hợp với điều

kiện đặc thù CTTL; (ii) chưa phát huy được các yếu tố thị trường; (iii) chưa khuyến

khích, thúc đẩy được xã hội hóa công tác thủy lợi; (iv) chưa thực sự hiệu quả và bền

vững [7], [8]. Nguyên nhân là do những tiêu chí phân cấp còn khá cứng nhắc, thiếu

tính linh hoạt nên không phù hợp để áp dụng cho những HTTL còn thiếu các tổ

chức quản lý, khai thác thuỷ lợi như Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Page 16: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

3

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Xuất phát từ những lý do và yêu cầu thực tiễn trên, cần thiết phải nghiên cứu

xây dựng một phương pháp toàn diện hơn để hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác

CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Theo hướng tiếp cận khác với những nghiên cứu đã có, luận án đề xuất 01

tiêu chí phân cấp là nhận thức về CTTL của NSDN làm nền tảng, kết hợp cùng các

bộ chỉ số và thuật toán (thống kê, xác xuất, tối ưu…) để xây dựng và hoàn chỉnh

nên 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở. Theo đó, 02 giả thuyết cũng được đặt ra để hỗ trợ thực hiện nghiên cứu,

cụ thể là: (i) Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của

NSDN với giả thiết là giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân và thị

trường khác... tác động đến hiệu quả khai thác CTTL là không đáng kể; (ii) Giá trị

hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của NSDN.

Kết quả chứng minh 02 giả thuyết nghiên cứu trên sẽ góp phần xây dựng,

thiết kế và hoàn chỉnh các đề xuất về phân cấp quản lý, khai thác CTTL, làm cơ sở

thực hiện chuyển giao quản lý tưới (IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đáp ứng

theo 03 yêu cầu: (i) Hiệu quả; (ii) Bền vững; (iii) Linh hoạt [17]. Nghiên cứu điển

hình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp thuộc vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.

2. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu chung:

Nghiên cứu xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác công

trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại hệ thống thủy lợi liên tỉnh Quản Lộ-

Phụng Hiệp, vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Nhằm xác định những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện phân

cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở ở trong và ngoài nước;

xác định vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.

- Nhằm xây dựng, hoàn chỉnh một phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý,

khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Page 17: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

4

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Xây dựng, kiểm định tính khách quan và độ tin cậy cho 02 bộ chỉ số đánh

giá: (i) Hiệu quả khai thác CTTL; (ii) Nhận thức về CTTL của NSDN.

- Xây dựng cơ sở khoa học (gồm phương pháp luận, tiếp cận và cụ thể) của

phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ

sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu.

- Áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, phân tích và

lựa chọn 01 kịch bản phù hợp nhất với thực tiễn sản xuất của Vùng, làm cơ sở xây

dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT theo phân cấp quản lý, khai thác cho tổ chức

thuỷ lợi cơ sở.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

- Mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của

NSDN tại thời điểm nghiên cứu và sau khi phân cấp (theo kịch bản giả định).

- Các công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác

các công trình đó; tập trung là những người sử dụng nước.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ

sở, tập trung vào 2/3 nhóm nhiệm vụ của phân cấp quản lý, khai thác theo TT 65 là:

(i) Quản lý nước; (ii) Quản lý công trình.

- Về không gian: các công trình thủy lợi và chủ thể trực tiếp quản lý, khai

thác công trình từ đầu mối đến mặt ruộng ở HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Về thời gian: tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước được cập

nhật đến thời điểm nghiên cứu.

4.3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp kế thừa: từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước làm rõ

bản chất, vai trò và quy luật của phân cấp quản lý, khai thác CTTL đối với các tổ

Page 18: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

5

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

chức thuỷ lợi cơ sở và chuyển giao quản lý tưới (IMT) trên thế giới và Việt Nam;

xác định vấn đề (khoảng trống khoa học) cần tiếp tục nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra: khảo sát đối tượng gồm các CTTL và những NSDN

trên một diện rộng của 01 HTTL, thu thập thông tin định tính và định lượng nhằm

tạo cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu khám phá.

- Phương pháp toán học: bao gồm các thuật toán thống kê, xác xuất để phân

tích số liệu nhằm khám phá ra bản chất, quy luật vận động và mối tương quan giữa

nhận thức về CTTL của NSDN và hiệu quả khai thác CTTL.

- Phương pháp chuyên gia: nhằm khai thác trí tuệ, ý kiến của các chuyên

gia có trình độ cao nhằm xem xét, nhận định và giúp định hướng giải pháp tối ưu

cho vấn đề tồn tại cần tiếp tục giải quyết của nghiên cứu.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Đã luận chứng được mối quan hệ giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận

thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,68; kết quả tương

quan thể hiện qua các phương trình toán học cụ thể và có độ tin cậy cao.

- Đã phát triển được 02 bộ chỉ số áp dụng tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, cụ

thể là: (i) Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL (gồm 07 chỉ số); (i) Bộ chỉ số

đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN (gồm 14 chỉ số).

- Đã xây dựng được 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác

CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở dựa trên các bộ chỉ số và thuật toán tối ưu.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Phương pháp hỗ trợ sẽ góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong

quá trình đề xuất phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng

Hiệp. Kết quả đề xuất đã được các địa phương đánh giá là phù hợp với tình hình

thực tiễn sản xuất tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Kết quả của nghiên cứu là 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai

thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở, đây là 01 giải pháp phân cấp có cơ sở lý

Page 19: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

6

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

luận và thực tiễn đã được chứng minh, có thể áp dụng cho những HTTL có điều

kiện đặc thù về CTTL tương đồng như Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Ma trận hỗ trợ phân cấp là kết quả đầu ra sau khi áp dụng phương pháp hỗ

trợ phân cấp, đây sẽ là một cơ sở tin cậy giúp các cơ quan có thẩm quyền điều

chỉnh, ban hành những chính sách phân cấp ở vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp tại thời

điểm nghiên cứu và góp phần xây dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở trong những năm tiếp theo.

6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đã xây dựng 01 phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở; áp dụng phương pháp trên tại HTTL Quản Lộ-Phụng

Hiệp đã luận chứng được có mối tương quan giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận

thức về CTTL của NSDN thông qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,70.

- Đã đề xuất 01 bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN, thông qua

việc kiểm định độ tin cậy, tính khách quan và hợp lý đã lựa chọn được 10/14 chỉ số

từ Bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là phù hợp với điều kiện sản

xuất nông nghiệp tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Page 20: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

7

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

1.1. Một số khái niệm nghiên cứu

1.1.1. Khái niệm về phân cấp quản lý, khai thác CTTL

Hoạt động quản lý nhà nước có 02 khái niệm liên quan là phân quyền và

phân cấp [18]–[20]. Trong khuôn khổ nghiên cứu này sẽ không đi sâu phân tích các

vấn đề của phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước, mà tập trung nghiên cứu

về các vấn đề liên quan đến phân cấp quản lý, khai thác CTTL của lĩnh vực thủy lợi.

Một số khái niệm phân cấp quản lý, khai thác CTTL:

- Theo nghiên cứu của Huppert (2001) thực hiện tại New Zealand: là quá

trình phân giao nhiệm vụ, nhân lực và tài chính từ Chính phủ cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả khai thác CTTL [21].

- Theo nghiên cứu của A. Elsageer Ahmed (2004) và D. Kumar Das (2008):

là quá trình phân giao đúng, đủ và hợp lý các nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL,

kèm theo đó là nguồn nhân lực, tài chính cho từng đơn vị, bộ phận của một tổ chức

quản lý thủy lợi [12], [22] (Hình 1.1).

Hình 1.1. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL trong xây dựng mô hình tổ chức quản

lý thủy lợi

- Theo quy định tại Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của

Bộ NN&PTNT, hoạt động phân cấp quản lý, khai thác CTTL bao gồm:

+ Nhiệm vụ 1- Quản lý nước: điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng,

hợp lý trong HTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân

sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.

+ Nhiệm vụ 2- Quản lý công trình: kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp

thời các sự cố trong HTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa

Page 21: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

8

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo

đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả

và sử dụng lâu dài.

+ Nhiệm vụ 3- Tổ chức và quản lý kinh tế: xây dựng mô hình tổ chức hợp lý

để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao

nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi,

kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.

Phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở nhằm góp

phần khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng kinh tế thị

trường, phát huy cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở, thúc đẩy xã

hội hoá thuỷ lợi, giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước [23], nhưng kết quả cuối

cùng vẫn phải được thể hiện qua chất lượng dịch vụ tưới, tiêu, sản lượng, năng suất

cây trồng và thu nhập của nông dân [24].

1.1.2. Một số khái niệm khác liên quan

1. Phương pháp khoa học là hoạt động sử dụng những cách thức, công cụ để

tác động, khám phá đối tượng nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu; xây

dựng một phương pháp khoa học mới cần có: (i) Phương pháp luận; (ii) Phương

pháp tiếp cận; (iii) Phương pháp nghiên cứu cụ thể [25], [26].

2. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối,

cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SXNN, NTTS, sản xuất muối; kết hợp cấp,

tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống

thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH và bảo đảm an ninh nước [27], [28].

3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập,

hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và

công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi [28].

4. Hệ thống công trình thủy lợi là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên

quan với nhau [27], [28].

5. Thuỷ lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước

tưới, tiêu phạm vi từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28].

Page 22: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

9

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

6. Chủ quản lý công trình thuỷ lợi là cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc

Bộ Nông nghiệp và PTNT; cơ quan chuyên môn về thủy lợi thuộc UBND các cấp;

tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng CTTL. [28].

7. Đơn vị khai thác công trình thuỷ lợi là tổ chức, cá nhân được chủ quản lý

giao vận hành, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi [27], [28].

8. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng nước (NSDN),

dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình

thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng [28].

9. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác

công trình thủy lợi [28].

10. Nhận thức về CTTL của người sử dụng nước là mức độ hiểu biết của

người dùng nước về vai trò, tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ thủy lợi, khả

năng vận dụng sự hiểu biết đó trong các hoạt động quản lý, vận hành, tu sửa và bảo

vệ các CTTL trong đời sống và sản xuất hàng ngày [7], [24].

1.2. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL trên thế giới

Ước tính trên thế giới có khoảng 240 triệu hecta (chiếm khoảng 17%) diện

tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới bằng các CTTL [29], do vậy, đầu tư phát

triển thủy lợi là nhu cầu tất yếu đối với những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới;

theo đó là sự vận động về công tác quản lý, khai thác CTTL [23], phân cấp quản lý,

khai thác CTTL cũng là một phần của quá trình vận động đó và được tóm tắt qua

các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1950-1970, hầu hết HTTL trên thế giới được đầu tư quản lý, khai

thác từ nguồn Ngân sách nhà nước, phổ biến theo mô hình nhà nước quản lý tập

trung các CTTL. Tuy nhiên, với phương thức quản lý cứng nhắc “từ trên xuống -

top & down” đã cơ bản không còn đáp ứng được các yêu cầu tưới tiêu ngày càng

phức tạp và hiện đại [2]. Mô hình nhà nước quản lý tập trung các CTTL đã bộc lộ

ngày càng nhiều vấn đề, thể hiện ở bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu, tham

nhũng, trì trệ, tại một số quốc gia việc sản xuất nông nghiệp đình trệ và làn sóng đòi

dân chủ ngày càng tăng lên [30].

Page 23: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

10

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Giai đoạn 1980-1990, khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra, Chính phủ một số

quốc gia như Indonexia, Philippine, Bangladesh… đã khuyến khích, tăng cường sự

tham gia của các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm duy trì hoạt động của CTTL trong bối

cảnh nguồn vốn dành cho lĩnh vực thủy lợi đang ngày càng bị thu hẹp, nhất là tại

các nước đang phát triển [31], đặc biệt là quản lý tưới có sự tham gia của người dân

(PIM) [5]. Cải cách tổ chức quản lý thủy lợi trong giai đoạn này thường gắn với hai

khái niệm cơ bản là phân cấp quản lý, khai thác CTTL và chuyển giao quản lý tưới

(IMT) cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở [2], [32].

Nghiên cứu xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL là điều kiện

tiên quyết để thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Trong thực tế, có trường

hợp tất cả nhiệm vụ quản lý, khai thác đều được chuyển giao, nhưng cũng có trường

hợp chỉ thực hiện IMT một phần trong các nhiệm vụ theo khả năng có thể quản lý,

tiếp nhận của các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Thống kê của FAO (2007), cuối thế kỷ 20, thực hiện IMT theo đề xuất phân

cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở đã trở thành chương

trình mục tiêu quốc gia của nhiều nước, cụ thể như sau:

- Trước thập niên 60: Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Pháp.

- Thập niên 60: Đài Loan, Bangladesh và Mỹ.

- Thập niên 70: Mali, New Zealand và Colombia.

- Thập niên 80: Philippines, Mexico, Tunisia và nước cộng hòa Dominica.

- Thập niên 90: Morocco (1990), Australia (1994), Thổ Nhĩ Kỳ (1994), Peru

(1995), Albania (1996) và Zimbabwe (1997).

Đầu thế kỷ 21, có hàng chục quốc gia tiếp tục xây dựng đề án phân cấp quản

lý, khai thác CTTL như Pakistan, Georgia, Ethiopia, Guatemala, Việt Nam... Theo

kết quả rà soát của C. G. Restrepo và G. Muñoz năm 2007, có trên 60 quốc gia đã

và đang tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở để áp dụng phù hợp hơn với thực tiễn sản xuất của từng

quốc gia và vùng lãnh thổ [2]. Động lực thúc đẩy các quốc gia thực hiện IMT theo

phân cấp quản lý, khai thác CTTL là nhằm tiết kiệm ngân sách (tại hầu hết các

Page 24: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

11

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

quốc gia) và đảm bảo sự hoạt động bền vững cho các CTTL (tại Mexico, Chi Lê)

hoặc là để cải thiện hiệu quả cấp nước tưới cho SXNN (tại vùng Andhra Pradesh,

Ấn Độ). Còn động lực từ phía những NSDN là muốn giành quyền chủ động trong

quản lý nguồn nước tưới (tại Columbia, Mỹ và Úc) và kiểm soát hợp lý các chi phí

thuỷ lợi (tại Columbia và CHDC Dominica) [33]. Một số vai trò chính của phân cấp

quản lý, khai thác CTTL cụ thể như sau:

1. Đối với công tác xây dựng tổ chức quản lý, khai thác CTTL:

Thống kê của FAO năm 2007, có 57 quốc gia đã thực hiện đổi mới lại các tổ

chức quản lý thủy lợi theo 08 loại mô hình [2] (Hình 1.2) như sau:

Hình 1.2. Mô hình chuyển giao quản lý, khai thác CTTL trên thế giới.

Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007

Page 25: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

12

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Đặc trưng của các mô hình IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên là trừ các

mô hình số 01, 06 và 08 tại Hình 1.2, các mô hình còn lại là đều dựa trên đề xuất

phân cấp quản lý, khai thác CTTL.

2. Đối với công tác tài chính quản lý, khai thác CTTL:

Thống kê của FAO năm 2007, 76% số các quốc gia thực hiện IMT theo đề

xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã giảm được chi phí vận hành CTTL; 11%

không có sự thay đổi đáng kể về tài chính; 13% bị thất bại là do không phù hợp với

khả năng tiếp nhận tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở [2].

Cụ thể tại Ecuador (2005), các tổ chức thủy lợi cơ sở đã tự chủ được chi phí

quản lý và vận hành trên 01 hecta/năm đã tăng dần từ 400 USD (năm 1993) lên

khoảng 1.550 USD (năm 2005), góp phần giảm chi cho Ngân sách nhà nước từ

1.500 USD (năm 1993) xuống dưới 200 USD (năm 2005) (Hình 1.3) [34]. Tuy

nhiên, không phải quốc gia nào cũng đạt được kết quả như Ecuador, tại Thổ Nhĩ Kỳ

và Peru, các tổ chức thủy lợi cơ sở chỉ đảm bảo được chi phí vận hành, bảo dưỡng

trong một thời gian ngắn, sau đó do không đủ năng lực, kỹ năng cung ứng dịch vụ

tưới, tiêu nên các tổ chức này bị tê liệt, tan rã; hậu quả là nhiều công trình bị xuống

cấp nghiêm trọng và Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thuỷ

lợi của địa phương [35], [36] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 1).

Hình 1.3. Chi phí quản lý và vận hành của Nhà nước và tổ chức thủy nông cơ sở tại Ecuador, giai đoạn 1993-2005.

Nguồn: Báo cáo IMT của Ecuador, C. G. Restrepo 2007

Page 26: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

13

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3. Đối với công tác quản lý, vận hành và bảo dưỡng CTTL:

Hầu hết các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng sau khi thực hiện IMT

theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL đã góp phần cải thiện được chất lượng vận

hành và bảo dưỡng các công trình [2] (Chi tiết tại Phụ lục bảng 2). Nghiên cứu tại

Philippine, Sri Lanka, Nepal và Ấn Độ cho thấy sự hài lòng cao của NSDN đối với

dịch vụ tưới tiêu sau khi thực hiện IMT [12], [31], [37].

Tại Việt Nam, trong những năm đầu tiên thực hiện IMT, phân tích số liệu tại

01 trạm bơm ở ĐBSH sau khi phân cấp cho TCHTDN ở địa phương cho thấy: sau

04 năm từ 1995-1999, diện tích tưới đã tăng từ 934 ha lên 1.600 ha. Hiệu quả tưới

đã tăng từ 50% lên 81% do công tác quản lý, khai thác CTTL đã được cải thiện,

lượng nước tiêu thụ giảm từ 8.000 m3/ha trồng lúa xuống còn 5.120 m3/ha, tiết kiệm

được 36% tổng lượng nước tưới và sản lượng lúa đã tăng từ 1,7-2,5 lần so với trước

khi thực hiện phân cấp, chuyển giao tưới [38].

Tóm lại, quá trình cải cách quản lý tưới từ 1980 đến nay cho thấy phân cấp

quản lý, khai thác CTTL có mối quan hệ chặt chẽ với IMT. Sự phát triển cao nhất

của một đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL chính là việc áp dụng khả thi các

kết quả đề xuất phân cấp đó cho thực hiện IMT, đây cũng là cơ sở để đổi mới mô

hình quản lý, khai thác CTTL (Hình 1.4).

Hình 1.4. Quá trình cải cách quản lý tưới tại những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới từ năm 1980 đến nay.

Nguồn: Nguyễn Đức Việt và Đoàn Thế Lợi, 2016

1.3. Tổng quan lịch sử phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Việt Nam

Việt Nam là một nước với 70% dân số lao động làm việc trong ngành sản

xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Thống kê của Tổng cục

Phân cấp quản lý, khai thác CTTL

Chuyển giao quản lý tưới (IMT)

Đổi mới mô hình quản lý, khai thác CTTL

Khủng hoảng kinh tế và nhu cầu sản xuất

Page 27: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

14

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Thủy lợi năm 2013, cả nước có 7,5 triệu ha đất trồng lúa (Đông Xuân 3,1 triệu ha,

Hè Thu 2,06 triệu ha, Mùa 2,3 triệu ha); 1,7 triệu ha đất trồng rau và cây công

nghiệp [39]. Để phục vụ tưới, tiêu cho gần 10 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp

trên, ngành thủy lợi đã được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng; kết quả sau

hàng chục năm đầu tư, cả nước hiện có: 6.700 hồ chứa, 10.000 trạm bơm điện lớn,

5.500 cống lớn, 1.500 đập dâng lớn, 234.000 km kênh mương và 25.960 km đê các

cấp; có trên 3,5 triệu hecta được tưới bằng hình thức động lực [40].

Giai đoạn 1956-1986, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “Bao cấp”, Nhà nước

chỉ công nhận 02 nền kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể và cũng chỉ có

02 chủ sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong các ngành kinh tế, trong

đó có lĩnh vực thủy lợi. Trong giai đoạn này, có 386 đơn vị khai thác CTTL Nhà

nước (trực thuộc Bộ, tỉnh, huyện) trực tiếp quản lý, khai thác các CTTL của nhà

nước; trên 16.000 hợp tác xã (HTX) được nhà nước phân giao trực tiếp quản lý các

công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng. Như vậy, bản chất của phân cấp quản lý, khai

thác CTTL tại Việt Nam đã xuất hiện cách thời điểm thực hiện nghiên cứu này

(năm 2012) từ hơn 30 năm về trước [5], nhưng chưa được thể hiện rõ nét bằng các

văn bản pháp luật.

Năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ “Đổi mới”, ngành nông nghiệp có sự

chuyển biến mạnh mẽ, trên cùng 01 diện tích đất trồng lúa, người nông dân đã thâm

canh, tăng vụ từ 1-2 vụ lúa/năm lên 2-3 vụ lúa/năm kết hợp cây vụ Đông khiến cho

nhu cầu nước tưới phục vụ trồng trọt tăng lên nhanh chóng [41]. Để đáp ứng yêu

cầu chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng đòi hỏi công tác quản lý, khai thác CTTL

cũng cần có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhưng xuất hiện một số khó khăn, vướng

mắc tại thời điểm này là: (i) Các CTTL được xây dựng từ thời kỳ Đại thủy nông

(1960-1980) bắt đầu xuống cấp theo thời gian; (ii) Khủng hoảng kinh tế cuối thời

kỳ “Bao cấp” (năm 1985); (iii) Áp lực của trên 16.000 HTX với 90% nông dân còn

đang phụ thuộc vào nền kinh tế bao cấp [42].

Giai đoạn 1988-1992, Việt Nam đang trong thời kỳ “Đổi mới”, được đánh

dấu bằng các chính sách “Khoán 10” và “Khoán 100” với nội dung căn bản là giao

Page 28: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

15

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

quyền sử dụng ruộng đất ổn định cho người nông dân, kinh tế tư nhân được khuyến

khích và phát triển, giảm dần vai trò của các HTX và trả về cho chính quyền xã

[43]. Một số địa phương đã phân giao các CTTL nhỏ, nội đồng từ các HTX cho các

tổ chức thủy lợi cơ sở tham gia quản lý, khai thác nhằm giảm gánh nặng cho Ngân

sách nhà nước [38]. Kinh phí hoạt động của tổ chức thuỷ lợi cơ sở thu theo phần

trăm sản lượng trung bình của ruộng đất, ví dụ như hình thức tưới trọng lực thu từ 4

- 6,5% sản lượng lúa [44]. Tuy nhiên, mức thu thủy lợi phí này là còn khá cao nên

đã tạo gánh nặng cho người nông dân [45].

Giai đoạn 2008 đến nay, nhằm giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người

nông dân và giúp cho các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước (trực thuộc Bộ và tỉnh)

ổn định nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp các CTTL, Chính phủ đã ban

hành Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 với nội dung miễn, giảm

thủy lợi phí cho người nông dân từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh; từ cống

đầu kênh đến mặt ruộng, người nông dân vẫn phải trả phí thủy nông nội đồng cho tổ

chức thủy lợi cơ sở để đảm bảo công tác phân phối nước [46], [47]. Theo đó, để có

cơ sở phân bổ nguồn thủy lợi phí cấp bù giữa đơn vị khai thác CTTL Nhà nước và

tổ chức thủy lợi cơ sở, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 65/2009/TT-

BNNPTNT ngày 12/10/2009 về việc “Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp

quản lý, khai thác CTTL” [48]. Đây cũng là giai đoạn mà công tác phân cấp thủy lợi

được triển khai mạnh mẽ ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thống kê của Tổng cục Thủy lợi năm 2014, Việt Nam có 55/63 tỉnh đã triển

khai xây dựng Đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo hướng dẫn tại TT65

(Bảng 1); trên cơ sở đó, UBND các tỉnh tiến hành thực hiện IMT các CTTL cho tổ

chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm thực hiện TT65 (2010-2015), đã có

39/63 tỉnh trên cả nước (chiếm 62%) thực hiện IMT theo đề án phân cấp; số lượng

CTTL đã chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là: 3.191 hồ chứa, 11.500 đập

dâng, 7.036 trạm bơm điện, 4.068 cống và hàng chục nghìn kênh các cấp; riêng tại

ĐBSCL đã tiến hành phân cấp được: 13/14 hồ chứa, 2.327/3.127 trạm bơm điện,

3.503 cống các cấp và 12.715/67.183 km kênh [49].

Page 29: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

16

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1.1. Kết quả thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo TT65

TT Tỉnh/ Thành phố Tổng số Trong đó

Phù hợp với TT65

Đã sửa theo TT65

Xây mới theo TT65

Cả nước 39 11 14 14

1 Miền núi Phía Bắc 10 2 4 4

2 Đồng bằng sông Hồng 8 1 2 5

3 Bắc Trung Bộ 4 2 - 2

4 Duyên hải Nam Trung Bộ 4 1 3 -

5 Tây Nguyên 3 1 1 1

6 Đông Nam Bộ 4 1 2 1

7 ĐBSCL 6 3 2 1

Nguồn: Báo cáo rà soát thực hiện TT65 của các địa phương, 2014

1.4. Tổng quan tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL

1.4.1. Tiêu chí phân cấp theo cấp công trình thủy lợi

Để việc thực hiện IMT phù hợp với năng lực của các tổ chức thủy lợi cơ sở,

dựa trên kinh nghiệm, các chuyên gia sẽ đánh dấu, phân loại CTTL theo các cấp (từ

cao đến thấp) trên bản đồ tưới (quy mô từ 01 khu tưới cho đến cả 01 vùng lãnh thổ).

Căn cứ các lớp theo cấp công trình trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân cấp

nhiệm vụ cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Cơ sở để phân cấp công trình được căn cứ theo năng lực phục vụ, đặc tính kỹ

thuật (kết cấu, vật liệu), quy mô phục vụ (ha) của những công trình có chung nguồn

cấp từ một công trình đầu mối; trong đó, nhiệm vụ công trình là tiêu chí cao nhất để

xác định cấp công trình thuỷ lợi [50]. Điển hình một số cấp công trình như sau:

- Công trình thủy lợi đầu mối: là hạng mục công trình ở vị trí khởi đầu của

hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở

vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước [28].

- Công trình thủy lợi cấp 1, 2, 3, 4: được xác định dựa trên năng lực phục vụ

của công trình, ví dụ tại Việt Nam được căn cứ trên diện tích được tưới, tiêu tự

nhiên (ha) hoặc chiều cao của đập (m), lưu lượng đối với các công trình cấp nước

cho các ngành sử dụng nước khác (m3/s), cụ thể tại Bảng 1.2:

Page 30: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

17

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1.2. Phân loại cấp công trình thủy lợi

Loại công trình và năng lực phục vụ

Loại nền

Cấp công trình

Đặc biệt I II III IV

CTTL có diện tích được tưới hoặc diện tích tự nhiên khu tiêu (103 ha).

- >50 >10-50 >2-10 ≤2

Hồ chứa nước có dung tích ứng với MNDBT (106 m3).

>1.000 >200-1.000

>20-200

≥3-20 ≤2

Công trình cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước (m3/s).

>20 >10-20 >2-10 ≤2 -

Đập vật liệu đất, đất-đá có chiều cao lớn (m).

A >100 >70-100 >25-70 >10-25 ≤10

B - >35-75 >15-35 >8-15 ≤8

C - - >15-25 >5-15 ≤5

Đập bê tông, bê tông cốt thép các loại và các CTTL chịu áp khác có chiều cao (m).

A >100 >60-100 >25-60 >10-25 ≤10

B - >25-50 >10-25 >5-10 ≤5

C - - >10-20 >5-10 ≤5

Tường chắn có chiều cao (m) A - >25-40 >15-25 >8-15 ≤8

B - - >12-20 >5-12 ≤5

C - - >10-15 >4-10 ≤4

Nguồn: QCVN 04-05:2012/BNNPTNT

- Công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng: là những công trình, kênh mương trực

tiếp dẫn nước từ điểm giao nhận dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác [28].

Tuỳ vào điều kiện văn hoá bản địa, kinh tế-xã hội của từng địa phương hoặc

vùng lãnh thổ, giá trị để phân loại các cấp CTTL như tại Bảng 1.2 sẽ có những điều

chỉnh khác nhau; đây cũng là căn cứ giúp các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn

những CTTL phù hợp theo năng lực, kinh nghiệm của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở để

xây dựng đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL.

Một ví dụ cụ thể tại Nhật Bản: Chính phủ phân cấp quản lý, khai thác theo 04

cấp công trình (A, B, C và D) phù hợp theo năng lực của từng chủ thể quản lý. Phần

lớn công trình được chuyển giao cho các Tổ chức dùng nước cơ sở (LIDs) của địa

phương. Đơn vị khai thác CTTL Nhà nước chỉ quản lý những CTTL lớn, hồ chứa,

đập dâng ở cấp quốc gia, đặc biệt là những hồ chứa nước đa mục tiêu [13].

Page 31: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

18

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Minh họa phân cấp quản lý, khai thác tại Nhật Bản tại Hình 1.5:

Hình 1.5. Phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình tại Nhật Bản

Nguồn: Viện Nghiên cứu Tưới tiêu Nhật Bản, 2007

Trong đó:

- CTTL loại A: Các công trình ở cấp nội đồng (kênh, mương, cống lấy nước

mặt ruộng, bậc nước, máng đo nước...).

- CTTL loại B: Các công trình ở cấp đầu mối nhỏ (cống đầu kênh, kênh trục

chính, kênh cấp 1 và 2 hoặc vượt cấp).

- CTTL loại C: Các công trình ở cấp đầu mối lớn (đập dâng, hồ chứa, trạm

bơm, cống và cống vùng triều).

- CTTL loại D: Các công trình ở cấp trọng điểm quốc gia (hồ thủy điện, đập

lớn, hồ chứa nước đa mục tiêu...).

Đến nay, tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo cấp công trình được các chuyên gia

nhận xét là khá phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản [51].

Tiêu chí phân cấp này cũng được áp dụng phổ biển ở những quốc gia khác như

Colombia, Trung Quốc, Iran... (Chi tiết tại Phụ lục bảng 3) do ưu điểm là có thể

triển khai IMT cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trên một khu vực tưới, tiêu rộng lớn

[20], [52]. Tuy nhiên, rất khó áp dụng trong thực tế, do việc xác định được chủ thể

quản lý, khai thác ở từng cấp CTTL phụ thuộc vào trình độ của từng loại hình tổ

chức quản lý, khai thác CTTL ở từng địa phương, từng khu tưới.

Page 32: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

19

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1.4.2. Tiêu chí phân cấp theo sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở

Sự phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở phụ thuộc nhiều vào đặc điểm về điều

kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế-xã hội của từng địa phương. Theo nghiên cứu của

Trung tâm tư vấn PIM thực hiện năm 2007 tại ĐBSCL [53], ví dụ về sự phát triển

của một số loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở điển hình qua các thứ bậc sau:

- Bậc 1- Hộ hoặc nhóm hộ sử dụng nước: là mô hình tự phát, không thống

nhất về tổ chức, mỗi hộ hoặc nhóm hộ nông dân tự đầu tư máy bơm để thực hiện

dịch vụ tưới tiêu, tự hiệp thương trong nhóm về phí dịch vụ duy tu, bảo dưỡng.

Phạm vi phục vụ chủ yếu trong xã hoặc ấp/ thôn.

- Bậc 2- Tổ dịch vụ thủy lợi: được hình thành từ nhóm vài hộ sử dụng nước,

được cộng đồng bầu ra để thực hiện bơm tưới cho các hộ khác; quy mô từ 3-5

người; máy bơm được mượn của các hộ trong vùng tưới đã có sẵn để phục vụ;

người dân chỉ đóng tiền trả công và chi phí nhiên vật liệu, khấu hao trong quá trình

vận hành máy bơm.

- Bậc 3- Tổ hợp tác: do những nhóm hộ nông dân năng động (3-5 người)

góp vốn hoặc huy động từ cộng đồng để đầu tư trạm bơm thực hiện cung ứng dịch

vụ tưới, tiêu. Các tổ hợp tác này không có con dấu, tài khoản riêng và không có văn

phòng hoạt động. Phạm vi hoạt động thường trong 01 ấp hoặc thôn.

- Bậc 4- Hợp tác xã nông nghiệp hoặc tổ chức hợp tác dùng nước: các

thành viên chủ yếu là những NSDN, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách

nhiệm về tài chính và làm dịch vụ thủy lợi ở cấp xã. HTXNN/ TCHTDN là mô hình

khá phổ biến tại HTTL Bắc Vàm Nao (chiếm khoảng 70%) và HTTL Ô Môn - Xà

No (chiếm từ 5-10%). Phạm vi hoạt động của HTXNN/ TCHTDN theo quy mô liên

xã, xã, liên ấp, ấp hoặc các vùng đê bao.

- Bậc 5- Ban quản lý thủy lợi liên xã: được hình thành theo mô hình quản lý

nước tổng hợp, liên xã. Thành viên của Ban là đại diện những NSDN có uy tín từ

các xã có liên quan (do nông dân bầu). UBND huyện ký quyết định thành lập Ban,

có điều lệ hoạt động, có tư cách pháp nhân. Phạm vi quản lý của Ban là 01 khu hoặc

ô thủy lợi khép kín, liên quan đến nhiều xã.

Page 33: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

20

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Căn cứ theo các thứ bậc của các loại hình phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở,

những quốc gia như Thái Lan, Philippine, Nepal… đã tiến hành phân giao những

CTTL nhỏ, nội đồng, cấp 3 cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở trực tiếp quản lý. Bên

cạnh những tổ chức điển hình trên tại Mêxicô, một số tổ chức dùng nước ở các kênh

cấp 3 đã hiệp thương, liên kết lại thành Liên hiệp các Tổ chức dùng nước để có

năng lực, nguồn lực cao hơn và kiến nghị Chính quyền chuyển giao cho quản lý,

khai thác kênh cấp 1, cấp 2 có diện tích tưới tiêu lên đến 10.000 ha [54].

Xác định sự phát triển của các tổ chức thủy lợi cơ sở là một căn cứ có độ tin

cậy cao để hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phân cấp quản lý,

khai thác CTTL vì tiêu chí này có xem xét đến khả năng quản lý, tài chính của

những tổ chức đó. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp sau khi thực hiện IMT

theo tiêu chí này cũng đem lại kết quả tích cực, cụ thể theo kết quả nghiên cứu của

Aditi Mukherji, Viện Quản lý tưới Quốc tế (IWMI) thực hiện năm 2010 tại 108

HTTL lớn trên thế giới sau một thời gian áp dụng mô hình PIM, nhiều TCHTDN đã

bị tê liệt, tan rã, điển hình ở Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Kazakhstan, Iran (Hình

1.6)... ước tính chỉ còn khoảng 40% tổ chức PIM còn hoạt động được sau khi IMT

theo các đề xuất phân cấp [55].

Hình 1.6. Kết quả thực hiện mô hình PIM của 108 HTTL trên thế giới

Nguồn: Mukherji et al. 2009b

Page 34: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

21

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1.4.3. Tiêu chí phân cấp theo quy mô diện tích tưới, tiêu

Trên thế giới, diện tích tưới, tiêu trồng lúa (đơn vị là hecta, km2) hiện đang là

một trong những căn cứ pháp lý để thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở [2], [16]. Thông qua diện tích tưới, tiêu sẽ góp phần xác

định được quy mô, tầm ảnh hưởng của các CTTL của khu vực tưới, tiêu đó; diện

tích để làm căn cứ hỗ trợ phân cấp là khác nhau ở từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Thống kê trên 20 nghiên cứu trên thế giới cho thấy tại CHDC Dominica đề xuất

phân cấp các CTTL có tiêu chí diện tích phục vụ [≤1.000 ha]; lưu vực sông Volta

của Ghana là [≤100 ha], Indonesia là [≤500 ha]; Nepal đối với vùng núi là [≤500

ha] và đồng bằng là [≤2.000 ha]; Zimbabwe là [≤80 ha]; Philippine là [<1.000 ha];

Đài Loan là [<270 ha]… Tùy theo các đơn vị diện tích trên, các tổ chức thủy lợi cơ

sở cũng được thành lập tương ứng theo quy mô khác nhau để có thể tiếp nhận công

tác quản lý, khai thác CTTL. Theo Salman năm 1997, các tổ chức thủy lợi cơ sở

trên thế giới tham gia quản lý với diện tích chủ yếu từ [200-300 ha] cho đến 5.000

ha, quy mô tương ứng từ [10-20 người] cho đến 2.000 người [56], có trường hợp

căn cứ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu lên tới hơn 10.000 ha như tại Mêxicô [57]

(Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 4). Trong đó, diện tích tưới, tiêu phổ biến nhất

để thực hiện IMT cho các tổ chức dùng nước chủ yếu từ 100-300 ha, cụ thể tại Nhật

Bản như Bảng 1.3 [51].

Bảng 1.3. Số lượng LIDs được phân cấp CTTL theo diện tích tại Nhật Bản.

Diện tích

>5000 ha

1.000- 5.000 ha

500-1.000 ha

300-500 ha

100-300 ha

<100 ha Tổng

LIDs 71 576 564 562 1.499 2.826 6.103

Nguồn: Báo cáo thực hiện IMT, FAO, 2007

Tại Việt Nam, Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ

Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các chủ thể là TCHTDN, hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí diện tích phục vụ cho

từng loại hình CTTL như sau: (i) Trạm bơm điện từ 100-500ha; (ii) Kênh mương

diện tích phục vụ ≤500ha; (iii) Cống đầu kênh từ 50-400ha.

Page 35: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

22

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tuy nhiên, một thực tế tại Việt Nam là các địa phương thực hiện phân cấp

theo tiêu chí diện tích tưới, tiêu thường nhỏ hơn so với quy định tại TT65, chủ yếu

từ [<50ha] tại các tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Thái Nguyên, Hải Dương…) và

[<100ha] tại các tỉnh phía Nam (An Giang) [58]. Lý do là năng lực quản lý, khai

thác CTTL của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở ở các vùng, miền là không đồng đều.

Rà soát nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy các kết quả mới chỉ

thống kê được giá trị diện tích để đề xuất tiêu chí hỗ trợ phân cấp, nhưng chưa có

bất kỳ cơ sở nào cho việc xác định, lựa chọn diện tích tưới, tiêu như đã trình bày

trên là có hay không phù hợp với năng lực, khả năng tiếp nhận quản lý, khai thác

của các tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Kết quả nghiên cứu của C. Garcés Restrepo năm

2001 chỉ ra rằng thực hiện IMT theo diện tích lớn quy mô lớn hơn 10.000 ha tại

Mêxicô đã phát sinh một số vấn đề nghiêm trọng do công tác vận hành, bảo dưỡng

và bảo vệ CTTL vượt trên tầm khả năng tài chính, kỹ thuật của các tổ chức thuỷ lợi

cơ sở [2], [59]. Bên cạnh đó, tiêu chí phân cấp theo diện tích tưới, tiêu chịu ảnh

hưởng rất lớn bởi đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng của khu vực tưới nên rất khó để

tìm được chủ thể nhận trách nhiệm quản lý, khai thác cho những công trình ở những

khu vực nằm cuối các HTTL do những chi phí phát sinh về xăng, dầu, điện cho

trạm bơm và duy tu, nạo vét kênh… nên các tổ chức thuỷ lợi cơ sở thường chỉ đủ

khả năng bảo đảm dẫn nước cho những khu tưới gần công trình đầu mối [60].

1.4.4. Tiêu chí phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL

Đánh giá mức độ từ đơn giản đến phức tạp của công tác vận hành và bảo

dưỡng của từng loại hình CTTL (đập, kênh, cống, trạm bơm…) là một trong những

tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở

[20], tiêu chí này dựa trên việc:

1. Đánh giá mức độ vận hành CTTL gồm các nội dung:

- Tính toán yêu cầu cung cấp nước.

- Điều hành, phân phối nước.

- Phân phối nước trong thời kỳ khan hiếm nước do hạn, xâm nhập mặn.

- Hồi quy nước sau tưới, tiêu trở lại HTTL.

Page 36: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

23

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Đánh giá mức độ bảo dưỡng của CTTL: đối với những CTTL có yêu cầu

vận hành phức tạp thì đòi hỏi trình độ, kỹ năng tu sửa, bảo dưỡng công trình của tổ

chức thủy lợi cơ sở cũng phải ở mức cao hơn. Theo nghiên cứu D.L. Vermillion

năm 2001, Ông cho rằng việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm trong công tác duy tu,

bảo dưỡng CTTL của NSDN cần được thực hiện trước khi thực hiện IMT cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở [61]; nhưng quan điểm trên cũng mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra

khuyến nghị chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề này. Tuy vậy, cũng

có quan điểm liên quan của R.R. Javier và H. Kuscu chỉ ra rằng để nhận xét năng

lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL có thể dựa trên kết quả đầu ra là sự

hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL của người nông dân. Cụ thể tại

nghiên cứu “Phương pháp đánh giá hiệu quả hệ thống tưới từ nhận thức của người

nông dân” do R.R. Javier và H. Kuscu thực hiện tại 02 HTTL Betmera và

Gumselassa, vùng Tigray, Ethiopia (2013) và 01 nghiên cứu trước đó về “Đánh giá

hiệu quả quản lý nước tưới: một nghiên cứu điển hình tại HTTL Karacabey, Thổ

Nhĩ Kỳ” của H. Kuscu (2008) đã nghiên cứu, xây dựng 01 công cụ KIS để đo lường

sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới từ các CTTL, đối tượng để áp dụng đánh giá

là những NSDN, xác định mối tương quan sẽ giúp đánh giá năng lực, kinh nghiệm

vận hành, bảo dưỡng CTTL.

Bảng 1.4. Bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Biến phụ thuộc

Y Sự hài lòng (1) và không hài lòng (0) về chất lượng dịch vụ thủy lợi.

Biến độc lập

X1 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về việc cấp nước đầy đủ.

X2 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về phân phối nước công bằng trong hệ thống thủy lợi.

X3 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về cấp nước kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.

X4 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về thủy lợi phí.

X5 Đánh giá tích cực (1) và tiêu cực (0) về vận hành, duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi.

Nguồn: Hayrettin Kuscu, Filiz Eren Bölüktepe và Ali Osman Demir, 2008

Page 37: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

24

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Theo Bảng 1.4, các chỉ số đánh giá của công cụ KIS bao gồm 01 biến phụ

thuộc Y (chất lượng dịch vụ thủy lợi) và 05 biến độc lập Xi (hoạt động vận hành,

bảo dưỡng CTTL), tuy nhiên, các chỉ số đánh giá còn khá sơ sài. Kết quả đánh giá

năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL theo phương pháp KIS thể hiện

bằng phương trình Logarit như sau:

1 2 i

ii 1 2 i-(β +β X )

i i

P1 1P = E Y= = Li = ln = β + β X

X 1+e 1-P

Nghiên cứu kết luận: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới tỷ lệ thuận theo

năng lực, kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng CTTL của NSDN [62].

Như vậy, cho thấy sự cần thiết phải đào tạo tập huấn các kỹ năng vận hành,

bảo dưỡng cho những NSDN thuộc các tổ chức thủy lợi cơ sở. Một ví dụ nữa ở Tây

Ban Nha, chính quyền địa phương đã thực hiện lộ trình IMT theo đề xuất phân cấp

nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở từ đơn giản đến

phức tạp, song song với đó là các khóa tập huấn kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng cho

những thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở, chủ yếu là những NSDN với một số

nội dung chính sau: (i) Sửa chữa, bảo dưỡng CTTL (trạm bơm, kênh, cống); (ii)

Quy trình vận hành CTTL; (iii) Kỹ năng huy động vốn để đảm bảo kinh phí khắc

phục sự cố công trình; (iv) Kỹ năng xử lý sự cố công trình [63]; nhờ vậy, Chính phủ

đã tiết kiệm đáng kể chi phí và nhân lực vận hành và bảo dưỡng [64]. Tại Việt Nam,

một số địa phương là Hà Giang, Sơn La, Tuyên Quang, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu,

Tiền Giang, Đồng Tháp và Bạc Liêu đã phân giao cho các tổ chức thủy cơ sở các

công trình có mức độ vận hành, bảo dưỡng đơn giản như nâng cửa tràn, đóng/mở

cống, nạo vét kênh mương nội đồng... Thực tế cho thấy đối với các tỉnh Trung du

MN phía Bắc, việc áp dụng theo tiêu chí này là khá phù hợp; nhưng đối với các

CTTL tại ĐBSCL, quy trình tiêu thoát lũ của các cống ngăn mặn-giữ ngọt đòi hỏi

phải có kỹ thuật vận hành phức tạp thì việc chuyển giao cho các tổ chức thủy lợi cơ

sở để quản lý, khai thác là chưa phù hợp [8].

Tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo mức độ vận hành và bảo dưỡng CTTL được

đánh giá là mang tính hiệu quả, bền vững hơn so với những tiêu chí khác do có xem

(1-1)

Page 38: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

25

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

xét đến việc đánh giá năng lực, kỹ thuật của các tổ chức thủy lợi cơ sở; tuy nhiên,

do còn thiếu cơ sở khoa học nên cần được tiếp tục nghiên cứu.

1.4.5. Tiêu chí phân cấp theo địa giới hành chính

So với những tiêu chí phân cấp đã nêu, đây là tiêu chí hỗ trợ phân cấp được

áp dụng phổ biến nhất sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới (1980-1990),

nhằm giảm áp lực về tài chính trong quản lý, khai thác CTTL, Chính phủ ở nhiều

quốc gia như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippine… đã thực hiện IMT theo các đề xuất

phân cấp dựa trên địa giới hành chính.

Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013, địa giới hành chính là ranh

giới các đơn vị hành chính kèm theo địa danh và một số yếu tố chính về tự nhiên,

kinh tế, xã hội; được xác định bằng các mốc giới cụ thể thể hiện toạ độ vị trí đó

[65]. Hiện nay, Việt Nam được chia thành 03 cấp địa giới hành chính là: cấp tỉnh,

cấp huyện và cấp xã; đây cũng là xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhưng cũng có những quốc gia có diện tích lớn như Trung Quốc lại chia thành 05

cấp là: cấp tỉnh, cấp địa khu, cấp huyện, cấp xã và cấp thôn [66].

Bằng cách thống kê và lập danh mục cho tất cả các CTTL thuộc địa giới

hành chính của 01 tỉnh, huyện, xã hoặc thôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định

việc thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL

ở cấp hành chính là 01 xã hoặc 01 thôn. Ví dụ tại Chương trình “Hỗ trợ phát triển

sinh kế nông thôn Andhra Pradesh, Ấn Độ” do Bộ Phát triển Quốc tế Anh thực hiện

năm 2001 hỗ trợ bang Andhra Pradesh phân cấp 575.000 giếng khoan cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở, mặc dù ranh giới thuỷ lực của khu tưới là các lưu vực sông,

nhưng để quản lý dễ dàng hơn các chuyên gia đã khoanh vùng dọc theo đường ranh

giới hành chính với diện tích tối đa là 500 ha, tức là chỉ tương đương đơn vị hành

chính của 01 thôn; như tổ chức thủy lợi cơ sở tại thôn Bhairkhanpalle được Chính

quyền bang Andhra Pradesh chuyển giao 30 giếng khoan để tự quản lý và một

khoản hỗ trợ vận hành, bảo dưỡng hàng năm khoảng 50.000 rupees, mục đích là để

huy động được các nguồn lực địa phương và kiến thức bản địa của cộng đồng trong

công tác quản lý, khai thác các giếng khoan [67]. Tại Việt Nam, theo kết quả rà soát

Page 39: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

26

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

năm 2015, hầu hết các địa phương đều áp dụng ranh giới hành chính phạm vi 01 xã

để hỗ trợ phân cấp các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng cho các tổ chức thủy lợi cơ

sở quản lý, khai thác [49].

Phân cấp theo địa giới hành chính là tiêu chí hỗ trợ tối ưu nhất để hoàn thành

việc triển khai thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở trong một thời gian

ngắn. Tuy nhiên, cũng như tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo diện tích tưới, tiêu, nhược

điểm của tiêu chí này là chỉ áp dụng hiệu quả cho những nơi có các CTTL phân bố

rời rạc không theo hệ thống như các giếng khoan, công trình cống, mó lấy nước đơn

giản trên vùng cao; còn đối với các HTTL có nhiều công trình liên huyện, liên xã thì

việc phân cấp theo địa giới hành chính tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột lợi ích sử

dụng nước giữa NSDN ở đầu và cuối HTTL.

1.4.6. Tiêu chí phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh

Trong một số trường hợp đặc biệt, có những kênh thủy lợi liên tỉnh, liên

huyện và chạy qua những khu vực có địa hình phức tạp, rất khó để tổ chức quản lý,

khai thác một cách hiệu quả, dẫn đến các chi phí vận hành, bảo dưỡng công trình

lớn nên nhu cầu thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở là hết sức cấp thiết.

Nhưng với các tiêu chí hỗ trợ phân cấp như trên thì khó để thực hiện, do tính chất

của các CTTL là khác nhau trên mỗi khu tưới, chính vì vậy, các chuyên gia Nam

Phi đã đưa ra một tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo số điểm lấy nước trên kênh.

Tiêu chí phân cấp này dựa trên kết quả thống kê tất cả các điểm lấy nước trên

kênh, sau đó phân loại các điểm đó theo các lớp có những tính chất tương đồng với

nhau như: (i) Các điểm lấy nước ở khu tưới tự chảy; (ii) Các điểm lấy nước ở khu

tưới động lực- vùng đồng bằng; (iii) Các điểm lấy nước ở khu tưới động lực- vùng

cao. Căn cứ các lớp điểm lấy nước trên, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân giao các

điểm lấy nước cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tương ứng ở từng khu vực, như vậy, sẽ

dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ chi phí và nội dung đào tạo vận hành, bảo dưỡng đặc

thù cho các thành viên ở mỗi tổ chức thủy lợi cơ sở.

Một ví dụ về tiêu chí hỗ trợ theo số điểm lấy nước trên kênh được áp dụng tại

HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi (Hình 1.7).

Page 40: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

27

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 1.7. Sơ đồ phân cấp tại HTTL Thabina, tỉnh Limpopo, Nam Phi.

Nguồn: Gert Jan Veldwisch 2006

Kênh R36 (dài 25km) có nhiệm vụ dẫn nước từ đập dâng trên sông Thabina

(công suất 700 m3/h) để phục vụ tưới, tiêu cho 234 thửa ruộng trồng lúa của 04 khu

tưới có cao độ từ thấp đến cao; trong đó, nhiệm vụ khó khăn nhất là bơm nước cấp

nguồn phục vụ tưới cho khu ruộng 04 (Hình 1.7). Trước khi thực hiện IMT (năm

1998), trên mỗi kênh cấp 2 sau các điểm lấy nước của kênh R36 có rất nhiều đường

ống lấy nước tưới (đường kính 75-100 mm) vào ruộng mà không có sự quản lý, dẫn

đến xung đột gay gắt giữa những NSDN ở khu tưới 01 và khu tưới 04. Chính quyền

tỉnh Limpopo quyết định cứ 04 điểm lấy nước trên kênh R36 giao cho 01 TCHTDN

quản lý, mỗi khu ruộng có từ 3-5 TCHTDN được điều hành chung bởi Ban quản lý

thủy lợi kênh R36. Bên cạnh đó, riêng các TCHTDN tại khu ruộng 04 còn được hỗ

trợ đào tạo kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng trạm bơm cấp nguồn lên hồ chứa Nước

Đêm bảo đảm phục vụ nước cho khu tưới này [68].

Page 41: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

28

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tuy nhiên, nhược điểm của tiêu chí này là phạm vi áp dụng chỉ giới hạn cho

loại hình CTTL là kênh, mương. Nhưng trong thực tế, trên một khu vực tưới có rất

nhiều các loại hình CTTL nên tiêu chí hỗ trợ phân cấp trên chưa thể trở thành một

giải pháp phổ biến cho nhiều vùng, miền khác nhau.

Bên cạnh đó, ngoài 06 tiêu chí chính hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi

cơ sở như đã trình bày trên, cũng còn có một số tiêu chí không phổ biến khác như

căn cứ vào số hộ hưởng lợi từ CTTL hoặc là dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng

công trình. Cụ thể tại tỉnh Hà Giang, UBND huyện phân cấp cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác CTTL như hồ, đập phục vụ tưới tiêu cho trên

30 hộ; các tổ, đội dịch vụ thủy lợi của thôn quản lý dưới 30 hộ; tỉnh Sơn La lại thực

hiện phân cấp dựa trên nguồn gốc đầu tư xây dựng công trình, cụ thể là đơn vị khai

thác thủy lợi Nhà nước chỉ quản lý các: (i) Công trình đầu mối, kênh chính; (ii)

Công trình trên kênh chính do Nhà nước đầu tư; (iii) Công trình đầu mối, kênh

chính được Nhà nước đầu tư một phần [69].

1.5. Tổng quan phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL

1.5.1. Phương pháp RAP/MASSCOTE

Bộ chỉ số RAP (Rapid Appraisal Procedure) là công cụ đánh giá nhanh hiện

trạng của 01 HTTL theo phương pháp MASSCOTE, giúp chỉ ra những vấn đề còn

tồn tại về công trình cũng như công tác quản lý, vận hành và đề xuất kế hoạch sửa

chữa, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống tưới [70] với 2 nhóm chỉ số sau:

1. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả nội tại (Internal indicators) gồm có: (i)

Hiệu quả điều tiết nước của toàn bộ hệ thống tưới; (ii) Chất lượng dịch vụ phân phối

nước cho NSDN; (iii) Xác định các vấn đề về phần cứng, kỹ thuật và quy trình điều

tiết công trình. Kết quả đánh giá hiệu quả khai thác CTTL sử dụng thang đo chỉ số

từ [0-4], đặc biệt đã đề xuất được các trọng số cho các thông số thành phần, phân

tích ví dụ cụ thể cho chỉ số I-1:

- Chỉ số truyền tải nước thực tế cho các đối tượng sử dụng nước (cá nhân, hộ

gia đình) là chỉ số bậc 01 (Primary Indicator). Ký hiệu là I-1.

- Chỉ số I-1 được tổng hợp bởi 04 thông số thành phần (Sub-Indicator):

Page 42: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

29

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

+ Thông số I-1A: đo lượng nước thực cấp đến mặt ruộng.

+ Thông số I-1B: tính linh hoạt trong khi truyền tải.

+ Thông số I-1C: độ tin cậy trong khi truyền tải.

+ Thông số I-1D: tính công bằng, đầy đủ.

- Thông số thành phần cũng được đánh giá theo thang đo [0-4], cụ thể cho

thông số I-1A (lượng nước thực đo trên mặt ruộng) như Bảng 1.5.

Bảng 1.5. Ý nghĩa thang đo thông số I-1A, RAP/MASSCOTE.

□ 4 điểm Phương pháp thực đo rất tốt và có các thiết bị vận hành điều khiển, lưu trữ số liệu tự động.

□ 3 điểm Phương pháp thực đo hợp lý và có các thiết bị vận hành, lưu trữ số liệu trung bình.

□ 2 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả nhưng các thiết bị đo lưu lượng và vận tốc dòng chảy hoạt động kém hiệu quả.

□ 1 điểm Phương pháp thực đo đạt hiệu quả về vận tốc dòng chảy nhưng không có các thiết bị đo lưu lượng.

□ 0 điểm Không thực hiện đo lượng nước đến trên mặt ruộng.

Nguồn: Báo cáo hướng dẫn sử dụng RAP, FAO 2002

- Giá trị trọng số của thông số thành phần thể hiện mức độ đóng góp cho chỉ

số, ví dụ chi tiết cho chỉ số I-1 theo công thức (2-3):

I-1 = 0,09 I-1A + 0,18 I-1B + 0,36 I-1C + 0,36 I-1D

(Chi tiết tham khảo tại Phụ lục bảng 6)

2. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả bên ngoài (External indicators) gồm các

chỉ số ngoại lai như: (i) Tổng lượng nước tiêu thụ trên tổng lượng nước cấp vào

HTTL; (ii) Năng suất cây trồng so với lượng nước được phân phối... Ví dụ qua công

thức tính của một vài chỉ số điển hình sau:

- Chỉ số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước của HTTL:

d

TT

W Luong nuoc can = (%)

W Tong luong nuoc co san

- Chỉ số liên quan đến hiệu quả của năng suất cây trồng:

c

n

Y Nang suat cay trong =

W Luong nuoc phan phoi den mat ruong

(1-2)

(1-3)

(1-4)

Page 43: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

30

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả bên ngoài thường không cung cấp các thông

tin để đề xuất các giải pháp cải thiện hoạt động của hệ thống tưới, nhưng lại hữu ích

để đánh giá được hiệu quả của chất lượng dịch vụ tưới tiêu.

Tại Việt Nam, phương pháp đánh giá nhanh RAP/MASSCOTE đã được

Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đồng ý cho thực hiện tại 23 HTTL

lớn như Phú Ninh, Kẻ Gỗ, Nam Sông Mã, Đại Lải, Liễn Sơn...[71] Tuy nhiên, bộ

chỉ số RAP mới chỉ đánh giá được hiệu quả vận hành, bảo dưỡng của nhân viên

thuộc các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước và phù hợp cho những HTTL được định

hình hoàn chỉnh từ đầu mối đến mặt ruộng. Như vậy, đối với HTTL Quản Lộ-

Phụng Hiệp, nơi có những điều kiện đặc thù như địa bàn rộng lớn, kênh mương

chằng chịt, thiếu tổ chức quản lý thuỷ lợi từ đầu mối đến mặt ruộng thì rất khó để áp

dụng phương pháp RAP/MASSCOTE.

1.5.2. Phương pháp định chuẩn Benchmarking

Bộ định chuẩn Benchmarking gồm 22 chỉ số và 29 thông số được Tổng cục

Thuỷ lợi ban hành năm 2013 [72]; đối tượng là các tổ chức quản lý thuỷ lợi từ đầu

mối đến mặt ruộng, mục đích để đánh giá hiện trạng công trình, nguồn nước, quản

lý kinh tế thủy lợi, môi trường nước, tổ chức hợp tác dùng nước... (Bảng 1.6), làm

cơ sở để so sánh, theo dõi tình hình quản lý, khai thác CTTL qua các năm.

Bảng 1.6. Bộ chỉ số quản lý khai thác CTTL Benchmarking.

TT Kí hiệu Tên và chỉ số Đơn vị chỉ số

NHÓM CHỈ SỐ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH

1 C1 Suất chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên đồng/ha

2 C2 Mức độ kiên cố hóa kênh mương % 3 C3 Kiểm tra quan trắc % 4 C4 An toàn công trình %

NHÓM CHỈ SỐ QUẢN LÝ NƯỚC

5 N1 Mức tưới m3/ha

6 N2 Mức sử dụng nước mặt ruộng m3/ha 7 N3 Hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp đồng/m3

8 N4 Hiệu quả tưới so với thiết kế %

9 N5 Hiệu quả tưới so với kế hoạch %

Page 44: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

31

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

10 N6 Hiệu quả cấp nước cho nhu cầu ngoài nông nghiệp % 11 N7 Hiệu quả tiêu nước nông nghiệp %

NHÓM CHỈ SỐ QUẢN LÝ KINH TẾ

12 K1 Mức lao động quản lý khai thác của hệ thống ha/người 13 K2 Trình độ quản lý của hệ thống % 14 K3 Trình độ công nhân vận hành của hệ thống % 15 K4 Tỉ suất chi phí của hệ thống % 16 K5 Tỉ suất chi phí nhân công của hệ thống % 17 K6 Tỉ suất chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên %

NHÓM CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

18 M1 Chất lượng nước tưới

NHÓM CHỈ SỐ TỔ CHỨC DÙNG NƯỚC

19 T1 Mật độ kênh nội đồng km/ha 20 T2 Sự tham gia của người dùng nước đồng/ha 21 T3 Tỉ suất chi phí cấp bù của TCDN % 22 T4 Tỉ suất thu thủy lợi phí nội đồng của TCDN %

Nguồn: Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL, Bộ NN&PTNT

(Chi tiết 29 thông số tại Phụ lục bảng 7).

1.5.3. Phương pháp chất lượng dịch vụ tưới, tiêu

Đây là phương pháp do R.R. Javier và H. Kuscu xây dựng, phát triển từ năm

2008 đã được các tác giả áp dụng thử nghiệm và kiểm định độ tin cậy tại 02 HTTL

Betmera và Gumselassa (Ethiopia 2013) và HTTL Caracabey (Thổ Nhĩ Kỳ 2008)

[62], qua đó đề xuất đánh giá hiệu quả khai thác CTTL thông qua chất lượng dịch

vụ tưới, tiêu với các nhóm chỉ số sau:

1. Nhóm 2 chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL:

- Chỉ số RI: tỉ lệ diện tích tưới (ha) = diện tích đất được tưới (ha)/ diện tích

đất sản xuất nông nghiệp (ha) (trọng số 0,1).

- Chỉ số RWS: khả năng cung cấp nước = tổng lượng nước cấp (m3)/ nhu cầu

nước cho cây trồng (m3) (trọng số 0,2).

2. Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính:

- Chỉ số EFC: hiệu quả thu thuỷ lợi phí = số tiền được thu/ tổng số tiền cần

thu thuỷ lợi phí (trọng số 0,1).

Page 45: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

32

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Chỉ số FSS: tự chủ tài chính = doanh thu của IDMC hàng năm/ tổng chi của

IDMC hàng năm (trọng số 0,2).

- Chỉ số SNA: số lượng nhân viên thuỷ lợi trên một đơn vị diện tích = tổng số

nhân viên tham gia vào cung ứng dịch vụ tưới, tiêu/tổng diện tích được tưới từ các

công trình của hệ thống thuỷ lợi (trọng số 0,3).

3. Nhóm chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của NSDN về chất lượng dịch vụ

tưới tiêu, bao gồm 06 chỉ số là:

- Đánh giá việc cấp nước đầy đủ.

- Đánh giá việc phân phối nước công bằng trong HTTL.

- Đánh giá việc cấp nước kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá về mức thu phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng.

- Đánh giá về vận hành, duy tu và bảo dưỡng công trình thủy lợi.

Phương pháp đánh giá hiệu quả khai thác CTTL thông qua các giá trị đo

lường gián tiếp là chất lượng dịch vụ tưới, tiêu; chính vì vậy đã giải quyết được vấn

đề khó để hội tụ giá trị của các chỉ số đánh giá ở những phương pháp khác như

RAP/MASSCOTE hay Benchmarking. Tuy nhiên, nhược điểm là tính đại diện các

chỉ số không cao do mới được nghiên cứu, đề xuất ở mức độ đơn giản.

1.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả CTTL nhỏ, nội đồng

Năm 2014, Tổng cục Thủy lợi đã phối hợp với Viện KHTL Việt Nam xây

dựng dự thảo bộ tiêu chuẩn “Đánh giá hiệu quả khai thác hệ thống thuỷ lợi nội

đồng do cấp xã quản lý” bao gồm 05 tài liệu hướng dẫn là:

1. Đánh giá hệ thống kênh mương và công trình nội đồng.

2. Đánh giá chất lượng thủy lợi cấp xã.

3. Đánh giá công trình hồ chứa, đập dâng quy mô nhỏ.

4. Đánh giá tổ chức dùng nước quản lý CTTL.

5. Đánh giá công trình trạm bơm điện quy mô nhỏ.

Bên cạnh đó là dự thảo bộ “Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp

CTTL” do ĐH Thủy lợi nghiên cứu năm 2014, kết quả đánh giá hiệu quả khai thác

của một HTTL được tổng hợp từ 6 bộ tiêu chuẩn nhỏ hơn, cụ thể là:

Page 46: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

33

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cấp, thoát nước cho sinh hoạt dân cư.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phòng chống thiên tai.

3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội.

4. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả phục vụ chăn nuôi.

5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả môi trường.

6. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tiêu nước tổng hợp.

Dự thảo các bộ chỉ số trên sẽ là cơ sở giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh

giá được toàn diện các hoạt động khai thác CTTL từ công trình đầu mối đến mặt

ruộng do đối tượng áp dụng là cho cả các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước và các

tổ chức thuỷ lợi cơ sở. Tuy nhiên, sau khi áp dụng thí điểm tại một số địa phương

cho thấy việc thu thập thông tin là khá phức tạp, đa chiều, nhiều chỉ số còn thiếu cơ

sở khoa học, không phù hợp với các điều kiện đặc thù CTTL của các vùng, miền

dẫn đến khó áp dụng trong thực tế. Chính vì vậy, hiện nay, hai bộ chỉ số trên vẫn

đang tiếp tục được các chuyên gia nghiên cứu, hoàn chỉnh.

1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu và vấn đề phân cấp

1.6.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp

a) Phân vùng thủy lợi:

Quản Lộ-Phụng Hiệp gồm 03 tiểu vùng chính là: (i) Quản Lộ-Phụng Hiệp;

(ii) Ba Rinh-Tà Liêm; (iii) Tiếp Nhật. Diện tích đất tự nhiên khoảng 403.000 ha của

5 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Hậu Giang, vị trí cụ thể của

mỗi tiểu vùng (Phụ lục Hình 1) như sau:

1. Tiểu vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp gồm đất của 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp là kênh dẫn nước ngọt chính, trong khi đó, kênh Xáng

Cà Mau-Bạc Liêu là kênh dẫn nước mặn chính.

2. Tiểu vùng Ba Rinh-Tà Liêm chủ yếu là đất của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở phía

Đông của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, trong vùng có 3 kênh lớn dẫn nước ngọt

chính phục vụ tưới.

3. Tiểu vùng Tiếp Nhật thuộc tỉnh Sóc Trăng, nằm ở phía Đông của vùng Ba

Rinh-Tà Liêm, nằm giữa kênh Nhũ Gia và sông Hậu.

Page 47: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

34

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

b) Chế độ thủy văn và xâm nhập mặn

Quản Lộ-Phụng Hiệp nằm ở trung tâm của bán đảo Cà Mau (Chi tiết tại Phụ

lục Hình 2), do vậy, chế độ thủy văn của vùng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (i)

Chế độ dòng chảy của sông Hậu; (ii) Chế độ triều biển Đông và biển Tây; (iii) Mưa,

lũ; (iv) Chế độ, quy trình vận hành CTTL, đặc biệt là các nhà máy thủy điện đầu

nguồn; (v) Cơ cấu cây trồng, mùa vụ và nhu cầu nước; (vi) Địa hình, đất đai thổ

nhưỡng… Trong đó, chế độ triều biển Đông là có tác động lớn nhất tới lưu lượng

dòng chảy cả về không gian và thời gian [9], [73].

Theo kết quả đo mặn tại 11 địa điểm trên HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp do

Viện Kỹ thuật Biển-Viện KHTL Việt Nam thực hiện qua các năm từ 2012-2016

(Chi tiết tại Phụ lục hình 3) cho thấy:

- Theo không gian, mặn chủ yếu xâm nhập ngược từ phía Cống Cà Mau theo

kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, nguyên nhân là do: (i) Cống Cà Mau và nhiều cống

khác thường xuyển để mở 2 chiều; (ii) Còn 23 cửa kênh (sông) hở thông với các

nguồn mặn hiện chưa có cống kiểm soát; (iii) Quy trình vận hành các cống chưa

hoàn chỉnh, đồng bộ.

- Do tác động của thời tiết, đặc biệt vào mùa khô, nước nội đồng thấp, ít có

nguồn bổ sung, lại chịu tác động mạnh bởi triều biển Đông và hiện tượng El-Nino,

gây khô hạn. Một số kênh rạch có khả năng tiêu thoát nước kém, bị tù đọng nên khi

gặp nắng nóng sẽ bốc hơi làm tăng nồng độ mặn trong nước của kênh.

- Do một số diện tích đất nông nghiệp của huyện Thới Bình (Cà Mau) và

Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản nên có nhu cầu sử

dụng nguồn nước mặn vào là nguyên nhân làm tăng độ mặn của vùng và xâm nhập

mặn vào sâu hơn trong nội đồng.

c) Điều kiện kinh tế-xã hội

1. Dân cư:

Thống kê năm 2015, tổng số dân tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp là 1.741.044

người, trong đó, đô thị là 433.510 người và nông thôn là 1.307.533 người, mật độ

dân số trung bình 400 người/ km2, chi tiết tại Bảng 1.7.

Page 48: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

35

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1.7. Dân số tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp

Đơn vị: người

Tiểu vùng Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Quản Lộ - Phụng Hiệp 1.222.770 607.889 614.881 282.910 939.860

Ba Rinh - Tà Liêm 251.886 124.204 127.684 76.472 175.414

Tiếp Nhật 266.388 132.086 134.302 74.129 192.259

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015

2. Kinh tế:

Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (GDP) năm 2015 của vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp

tăng dần trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất nông nghiệp

chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế dẫn đến thu nhập bình quân đầu người ở

mức 1.200 USD, thấp hơn trung bình cả nước (2.000 USD).

Cơ cấu lao động trong các ngành, nghề như sau:

- Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 63%.

- Công nghiệp, xây dựng chiếm 8,8%.

- Dịch vụ chiếm 20%.

- Các lĩnh vực kinh doanh khác là 5,2%.

Trong đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chính của vùng (chiếm 63% lực

lượng lao động) với cơ cấu sử dụng đất lúa, tôm, chi tiết tại Bảng 1.8.

Bảng 1.8. Thống kê diện tích đất nông nghiệp tại vùng QL-PH.

Đơn vị: ha

TT Huyện, tỉnh Diện tích tự nhiên Đất chuyên lúa

Đất lúa + tôm

Đất chuyên tôm Diện tích Tỷ lệ (%)

1 Sóc Trăng 182.065 45,13% 54.005 0 732

2 Bạc Liêu 156.355 38,76% 49.878 21.976 26.306

3 Cà Mau 46.991 11,65% 0 26.847 0

4 Kiên Giang 11.358 2,81% 0 5.083 0

5 Hậu Giang 3.386 1,65% 0 1.000 0

Cộng 403.335 100% 103.883 53.906 27.038

Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2016

Page 49: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

36

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3. Phân tích kinh tế hộ gia đình

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của một hộ gia đình ở vùng Quản Lộ-

Phụng Hiệp là 1,59 ha, cụ thể Sóc Trăng là 1,51 ha/hộ, Cà Mau là 1,61 ha/hộ và Bạc

Liêu là 1,66 ha/hộ; cao hơn trung bình của ĐBSCL (1,21 ha/hộ) và cả nước (0,81

ha/hộ). Trong đó, diện tích thu hoạch trung bình theo vụ của 01 hộ gia đình là 0,74

ha, chiếm khoảng 47% diện tích thửa ruộng của mỗi hộ gia đình (1,59 ha). Năng

suất lúa bình quân thu hoạch được là 4.86 tấn/ha, trong đó năng suất của vụ Hè Thu

là cao nhất (5.39 tấn/ha), thấp nhất là vụ Thu Đông (4,27 tấn/ha).

Trung bình mỗi hộ gia đình sản xuất được 3.596 kg lúa/vụ, trong đó 3.088 kg

hay 86% sản lượng lúa mang bán, 46kg (khoảng 1%) để làm lúa giống và 462 kg

(khoảng 13%) để tiêu thụ trong gia đình. Giá lúa trung bình là khoảng 7.000

đồng/kg. Căn cứ trên sản lượng và giá lúa, ước tính được tổng thu nhập từ bán lúa là

cho mỗi vụ là từ 18-21,5 triệu đồng/hộ (Bảng 1.9).

Bảng 1.9. Thu nhập hộ gia đình trồng lúa mỗi vụ tại QL-PH.

Mùa vụ Diện tích thu hoạch

(Ha)

Năng suất

(Tấn/ha)

Sản lượng

(Kg)

Mục đích Tổng thu nhập

(Triệu đồng)

Làm giống

(Kg)

Để bán (Kg)

Để ăn (Kg)

Hè Thu 0,74 5,39 3.974 69 3,541 384 21,48

Thu Đông 0,76 4,27 3.256 26 2,662 568 17,96

Đông Xuân 0,73 4,79 3.483 38 2,971 474 18,94

Trung bình 0,74 4,86 3.596 46 3.088 462 19,59

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, 2012

Chi phí đầu tư cho canh tác lúa ước khoảng 13,1 triệu đồng, bao gồm: (i)

Nhân công khoảng 8,99 triệu đồng; (ii) Phân bón ước tính khoảng 4,48 triệu đồng.

Như vậy, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư, thu nhập ròng/ vụ/ hộ là khoảng

6,48 triệu đồng/ 0,74 ha, nếu quy đổi sang 01 hecta thì 01 hộ gia đình thu nhập

khoảng 13 triệu đồng/ vụ.

Cũng với phương thức tính đầu tư, chi phí, thu nhập như trên cho các mô

hình lúa và nuôi trồng thuỷ sản khác cho kết quả như Bảng 1.10.

Page 50: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

37

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1.10. Thu nhập ròng của các hộ gia đình theo mô hình canh tác.

STT Mô hình Thu nhập ròng (đồng)

Hộ gia đình Trên 01 hecta canh tác

1 Lúa 1 vụ 4.497.000 11.097.000

2 Lúa 2 vụ 14.580.000 27.974.000

3 Lúa 3 vụ 19.077.000 39.071.000

4 Lúa – Tôm 43.193.000 34.846.000

5 Tôm quảng canh 81.897.000 42.684.000

6 Tôm chuyên canh 86.569.000 47.457.000

Nguồn: Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, 2012

1.6.2. Hiện trạng hệ thống thủy lợi tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp

Do điều kiện đặc thù về tự nhiên, nên HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp có yêu

cầu vận hành phức tạp nhất ĐBSCL, thống kê một số cống và kênh cấp 1 có ảnh

hưởng liên huyện, liên vùng tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp như Bảng 1.11.

Bảng 1.11. Một số công trình vừa và lớn tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

TT Tỉnh Kênh chính

và kênh cấp 1 Cống ngăn

mặn - giữ ngọt Quy hoạch đề nghị bổ sung

thêm các cống

1 Sóc Trăng 32,3 km kênh chính 120,1 km kênh cấp 1 gồm 8 tuyến.

5 cống lớn. Xây thêm 10 cống thuộc dự án phân ranh mặn ngọt, hiện 9 cống đã hoàn thành.

2 Bạc Liêu 57,0 km kênh chính

236,7 km kênh cấp 1 gồm 13 tuyến.

23 cống lớn. Đang xây thêm 53 cống thuộc dự án phân ranh mặn ngọt, hiện một số cống đã hoàn thành.

3 Cà Mau 10,7 km kênh chính

51,6 km kênh cấp 1 gồm 3 tuyến.

4 cống lớn. Quy hoạch xây thêm 6 cống.

Toàn hệ thống

100 km kênh chính.

426,2 km kênh cấp 1 (gồm 24 tuyến có b= 18 ÷ 90m).

28 cống ngăn mặn- giữ ngọt và 4 cống nằm trong hệ thống.

Bổ sung thêm 62 cống và 1 tuyến kênh chính từ Phụng Hiệp tới Giá Rai, hiện một số cống đã hoàn thành.

Nguồn: Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, 2015

Page 51: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

38

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Hệ thống kênh các cấp đã được hình thành và dần hoàn chỉnh để đáp ứng

các yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, bao gồm:

- Kênh trục chính Quản Lộ-Phụng Hiệp: bề rộng mặt nước từ 68-90 m, đáy

từ 8-40 m, cao trình đáy từ [-2,0 m] đến [-4,0 m].

- Hệ thống kênh cấp 1: mặt nước nhỏ nhất rộng 18m (kênh Xẻo Chít), lớn

nhất là kênh Cạnh Đền-Hộ Phòng có bề rộng mặt nước gần 90 m.

- Hệ thống kênh cấp 2: có bề rộng đáy từ 5-8 m, khoảng cách 1-2 km/ kênh,

cao trình đáy từ [-1,5 m] đến [-2,0 m].

- Hệ thống kênh cấp 3, mương nhỏ, nội đồng: có bề rộng đáy từ 3-5 m, cao

trình đáy từ [-1,5 m] đến [-2,0 m], nằm lẫn theo các kênh, mương chằng chịt và

rộng khắp toàn vùng.

2. Hệ thống trạm bơm: hàng nghìn trạm bơm điện có quy mô vừa và nhỏ,

mỗi trạm phục vụ tưới tiêu cho khoảng 100-500 ha; hàng chục ngàn máy bơm dầu

nhỏ, phạm vi phụ trách khoảng từ 1-50 ha. Bên cạnh đó là hệ thống cống ngăn mặn-

giữ ngọt có kích thước từ 1- 25 m, phục vụ kiểm soát mặn và tiêu thoát lũ (Chi tiết

tại Phụ lục bảng 8, 9).

3. Nhiệm vụ chính của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là:

- Ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng sản xuất lúa ở phía Đông và phía Bắc của

HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp thuộc các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.

- Kiểm soát mặn phục vụ vùng chuyển đổi sản xuất lúa-tôm và chuyên tôm ở

phía Tây của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Tiêu úng, xổ phèn và thoát nước ô nhiễm cho vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.

4. Hiện nay, HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp đang phải đối mặt với một vấn đề

là tình hình vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ CTTL. Thống kê của Viện

Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi năm 2015, diện tích mặt nước của trên 100 km kênh

trục chính chỉ còn 570 ha (khoảng 60% so với thiết kế ban đầu) với 15.800 công

trình xây dựng trái phép; đối với 426 km kênh cấp 1 còn khoảng 46% với hơn

17.000 công trình... [8]. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng lực truyền dẫn,

thoát nước của toàn hệ thống tưới (Hình 1.8 và 1.9).

Page 52: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

39

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 1.8. Ảnh vệ tinh về tình trạng vi phạm công trình trên kênh.

Hình 1.9. Xây dựng trái phép công trình trên kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp.

1.6.3. Hiện trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Tổ chức quản lý, khai thác CTTL

- Cấp vùng: hiện có 01 Hội đồng quản lý HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp được

thành lập theo Quyết định số 3335/QĐ-BNN-TCCB ban hành ngày 29/11/2005 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Cấp tỉnh: là các mô hình đơn vị khai thác CTTL Nhà nước, cụ thể: (i) Công

ty Cổ phần thủy lợi Sóc Trăng; (ii) Trung tâm Quản lý khai thác CTTL Bạc Liêu;

(iii) Trung tâm Quản lý khai thác CTTL Cà Mau.

- Cấp xã, thôn: UBND xã giao cho Ban giao thông-thủy lợi thực hiện giám

sát các hoạt động khai thác CTTL và kết quả hiệp thương giá dịch vụ thủy lợi nội

đồng giữa nông dân và tổ chức thủy lợi cơ sở.

- Tổ chức thuỷ lợi cơ sở: như tổ hợp tác, tổ dịch vụ thủy lợi, HTXNN,

TCHTDN và Ban quản lý thủy lợi liên xã với các thành viên chủ yếu là NSDN,

kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn cấp bù thuỷ lợi phí.

2. Cơ chế tài chính thủy lợi:

Từ năm 2016 trở về trước, Nhà nước cấp bù thủy lợi phí cho các tỉnh thực

hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL. Trong đó, 10-15% kinh phí cấp bù được

giao cho các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước, chủ yếu để chi lương cán bộ, hành

chính, sửa chữa thường xuyên; 85-90% kinh phí còn lại được phân bổ cho chính

quyền huyện, xã để lập các dự án nạo vét kênh, mương (Bảng 1.12). Bắt đầu từ năm

2017, thủy lợi phí được chuyển sang thực hiện theo giá dịch vụ thủy lợi.

Page 53: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

40

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 1.12. Nguồn chi thủy lợi phí cấp bù tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Năm 2010 (Triệu đ) Năm 2011 (Triệu đ) Năm 2013 (Triệu đ)

Tỉnh Tổng TLP Phục vụ

quản lý

CTTL

Tổng TLP Phục vụ

quản lý

CTTL

Tổng TLP Phục vụ

quản lý

CTTL

Sóc Trăng 57.110 3500 57.910 4000 57.910 5150

Bạc Liêu 52.052 5700 52.052 5700 52.052 7956,5

Cà Mau 89.022 8000 89.022 10.000 89.022 11.500

Tổng số 198.184 17.200

(8,68%)

198.984 19.700

(9,9%)

198.984 26.606

(12,37%)

Nguồn: Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi, 2015

1.6.4. Phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp

Để thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền

tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp đã áp dụng 3/6 tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai

thác CTTL, cụ thể là: (i) Theo cấp CTTL; (ii) Theo địa giới hành chính; (iii) Theo

mức độ phức tạp vận hành, bảo dưỡng công trình. Thống kê tại 2/5 tỉnh của HTTL

Quản Lộ-Phụng Hiệp như Bảng 1.13.

Bảng 1.13. Một số tiêu chí phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại QL-PH.

TT Tỉnh Quy mô công trình

Cấp kênh Ranh giới hành chính

Tính chất phức tạp

1 Hậu Giang

Công ty khai thác CTTL

Công trình lớn, vừa Liên huyện, liên xã

Phức tạp

TCHTDN Công trình nhỏ Trong 1 xã Đơn giản

2 Bạc Liêu

Công ty khai thác CTTL cấp tỉnh

- Công trình thuỷ lợi lớn, các hệ thống cống, bọng

Kênh cấp 1,2 Liên huyện Phức tạp

TCHTDN - Kênh nhánh tưới, kênh nội đồng

Trong 1 ấp, 1 xã, liên xã

Đơn giản

Nguồn: Trần Chí Trung, 2009.

Kế thừa các kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế năm 2014, đánh giá thực

hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo một số

loại hình chính như sau:

Page 54: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

41

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Phân cấp công trình kênh, mương:

- Kênh trục chính, cấp 1: được phân cấp cho các đơn vị khai thác CTTL Tỉnh

quản lý theo phạm vi ảnh hưởng liên tỉnh, liên huyện và mức độ quan trọng trong

phân phối nước tưới, tiêu và điều tiết lũ.

- Kênh cấp 2, liên huyện: được phân cấp cho đơn vị khai thác CTTL cấp tỉnh

quản lý dựa trên tầm quan trọng của việc phân phối nước, điều tiết lũ, ngăn mặn

hoặc với diện tích phục vụ từ 3001-1.000 ha2.

- Kênh cấp 3, nội đồng (kênh trong bờ bao): được phân cấp cho tổ chức thủy

lợi cơ sở quản lý, cụ thể là cho những NSDN.

- Một số địa phương áp dụng phương pháp phân cấp kênh, mương theo diện

tích phục vụ từ 500-5.000 ha. Ví dụ kênh cấp 1 ở An Giang, tiêu chí diện tích phục

vụ từ 5.000 ha trở lên trong khi ở Cà Mau chỉ có khoảng 500 ha.

2. Phân cấp cống, cống ngầm và đập:

- Cống ngăn mặn-giữ ngọt và đập dâng đầu mối: được phân cấp cho Tỉnh

quản lý chủ yếu căn cứ vào tầm quan trọng và phạm vi phục vụ.

- Đối với cống, đập: được phân cấp cho huyện quản lý nhưng hầu như không

được tổ chức vận hành, nếu được vận hành thì chủ yếu là do NSDN.

- Đối với cống nội đồng: được phân cấp cho xã quản lý, chủ yếu là các công

trình được xây dựng từ ngân sách nhà nước hoặc vốn xã hội hóa.

3. Phân cấp các trạm bơm điện:

- Trạm bơm vừa, lớn có nguồn Ngân sách nhà nước: được phân cấp đơn vị

khai thác CTTL cấp tỉnh quản lý, khai thác.

- Cấp huyện hầu như không được phân cấp quản lý, khai thác trạm bơm.

- Các trạm bơm phân cấp cho xã quản lý chủ yếu do NSDN tự đầu tư nên họ

có trách nhiệm cao trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng.

4. Phân cấp đê, kè và phòng chống thiên tai: phân cấp quản lý, khai thác

các loại hình công trình này chủ yếu cho Tỉnh, mục đích để xác định chủ đầu tư khi

cần sửa chữa, nâng cấp và xây mới công trình.

1 Căn cứ phân cấp của tỉnh Cà Mau 2 Căn cứ phân cấp của tỉnh An Giang từ 500-5.000ha.

Page 55: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

42

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tuy nhiên, mặc dù hầu hết các tỉnh trong hệ thống như Cà Mau, Bạc Liêu

(trước khi có TT65) và Sóc Trăng (theo hướng dẫn TT65) đã xây dựng xong đề án

phân cấp quản lý, khai thác CTTL, nhưng vì danh mục các CTTL phân cấp cho các

tổ chức thủy lợi cơ sở được đề xuất một cách chủ quan, duy ý chí nên trong quá

trình triển khai thực tế tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp đã gặp phải nhiều khó khăn,

vướng mắc. Theo ý kiến chuyên gia, nguyên nhân là do hiện chưa có bất kỳ một cơ

sở khoa học nào để chỉ ra những CTTL nào sẽ phù hợp với năng lực, khả năng quản

lý, khai thác của NSDN, làm căn cứ đề xuất phân cấp và thực hiện IMT cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở [74]. Do vậy, sau một thời gian, các địa phương chủ yếu sử

dụng các nội dung của đề án phân cấp làm căn cứ để phân bổ tài chính nạo vét

kênh, mương; như vậy là không đúng với ý nghĩa của việc xây dựng đề án phân cấp

quản lý, khai thác CTTL.

Xuất phát từ lý do trên, nên hiện toàn vùng chưa huy động được sự tham gia

quản lý, khai thác CTTL của các tổ chức thủy lợi cơ sở, dẫn đến thiếu nguồn lực

quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình từ đầu mối đến mặt ruộng, đặc biệt là

các công trình thuỷ lợi nhỏ, nội đồng như các kênh cấp 3, cống nhỏ và trạm bơm dã

chiến. Đến nay, tính trung bình, một lao động thủy lợi của hệ thống có trách nhiệm

phải bảo đảm vận hành, bảo dưỡng cho khoảng 65 km kênh, mương các cấp; trong

đó, kênh trục chính, kênh cấp 1 và cấp 2 lần lượt là 7 km, 22 km và 36 km. Số liệu

thống kê trên đã cho thấy công tác quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-

Phụng Hiệp hầu như còn đang bị bỏ ngỏ [8].

1.7. Xác định vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ các bài học kinh nghiệm phân cấp trên thế giới và vùng Quản Lộ-Phụng

Hiệp, rút ra một số tồn tại trong các tiêu chí hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác

CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở như sau:

1. Từ trước tới nay, phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở vẫn còn mang tính áp đặt theo hướng tiếp cận từ trên-xuống, chủ yếu căn

cứ theo địa giới hành chính (xã, thôn/xóm); ít khi được xem xét đến việc đề xuất

phân cấp có hay không sự phù hợp với khả năng tiếp nhận của những NSDN thuộc

Page 56: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

43

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

các tổ chức thủy lợi cơ sở; dẫn đến có nơi thực hiện IMT tốt, có nơi lại không tốt.

Thể hiện qua bài học kinh nghiệm ở 108 HTTL áp dụng mô hình PIM theo dẫn

chứng trên.

2. Đề án phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở

xây dựng chủ yếu theo phương thức tổng hợp những kinh nghiệm phân cấp thực

tiễn đã có ở nhiều vùng, miền khác nhau; sau đó, được các cơ quan có thẩm quyền

thể chế thành các chính sách phân cấp có phạm vi áp dụng chung cho một vùng

rộng lớn; như vậy, rất khó để phù hợp với các điều kiện đặc thù về CTTL ở từng

khu vực tưới, tiêu. Ví dụ ở Việt Nam, tiêu chí hỗ trợ phân cấp theo cấp CTTL tại

Thông tư số 65/2009/BNNPTNT là khá phù hợp cho các HTTL ở ĐBSH, nơi mà

các CTTL đã được định hình rõ ràng theo các cấp (đầu mối, kênh cấp 1, cấp 2, cấp

3, nội đồng) nhưng lại không phù hợp đối với ĐBSCL, nơi có nhiều CTTL nằm rải

rác, xen lẫn trong các hệ thống kênh, rạch tự nhiên hoặc Trung du MN phía Bắc, nơi

có nhiều CTTL nhỏ lẻ, phân tán.

3. Nghiên cứu khảo sát, đo đạc và các thuật toán thống kê, dự báo hiệu quả

khai thác CTTL trước khi đề xuất phân cấp các nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL

cho các tổ chức thủy lợi cơ sở thường bị bỏ qua trong các đề án phân cấp, nếu có

thường chỉ được đưa vào trong các báo cáo đánh giá tác động sau khi thực hiện

IMT. Dẫn đến một thực tế là việc đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL nhiều

khi bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người ra quyết định, cơ quan có thẩm

quyền hoặc tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia.

4. Để đạt được hiệu quả khai thác CTTL cần có sự đóng góp của các tổ chức

thủy lợi cơ sở, bản chất là những người sử dụng nước. Tuy nhiên, hiện nay ngành

thủy lợi vẫn còn thiếu một cơ sở khoa học vững chắc để hỗ trợ đánh giá, xác định

khả năng có thể tham gia quản lý, vận hành, bảo dưỡng, bảo vệ các CTTL của

NSDN, làm cơ sở ra quyết định phân cấp hợp lý các nhiệm vụ cụ thể về quản lý,

khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở.

Tóm lại, xuất phát từ những lý do trên, nhằm hỗ trợ phân cấp quản lý, khai

thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở một cách hiệu quả, bền vững và linh hoạt

Page 57: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

44

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp thì bản chất của vấn đề cần được giải quyết là cần

phải đánh giá được khả năng có thể tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của các

tổ chức thủy lợi cơ sở nhưng cũng cần phải hướng đến kết quả là nâng cao hiệu quả

khai thác CTTL hiện có.

1.8. Kết luận Chương 1

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan về phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thuỷ lợi cơ sở ở trong và ngoài nước, rút ra một số nhận xét sau:

- Phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở là cần

thiết đối với những quốc gia có nền nông nghiệp có tưới, phân cấp sẽ góp phần

khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng kinh tế thị trường,

phát huy cơ chế tự chủ tài chính của các tổ chức thủy lợi cơ sở, thúc đẩy xã hội hoá

thuỷ lợi và giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước.

- Những tiêu chí hỗ trợ phân cấp hiện nay chủ yếu dựa trên những căn cứ

như: (i) cấp công trình thủy lợi; (ii) sự phát triển của các tổ chức thủy lợi cơ sở; (iii)

diện tích tưới, tiêu; (iv) mức độ vận hành, bảo dưỡng CTTL; (v) địa giới hành

chính; (vi) số điểm lấy nước trên kênh và một số tiêu chí không phổ biến khác như

số hộ gia đình và nguồn gốc đầu tư công trình.

- Tuy nhiên, do chưa có cơ sở khoa học vững chắc nên việc đề xuất phân cấp

còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cơ quan có thẩm quyền hoặc người ra

quyết định phân cấp, dẫn đến nhiều công trình sau khi thực hiện IMT đã vượt quá

năng lực quản lý, khai thác của các tổ chức thủy lợi cơ sở nên xuất hiện những hiện

tượng như “chuyển giao ngược” các CTTL cho các đơn vị khai thác CTTL Nhà

nước quản lý, thất bại của quá trình IMT dẫn đến hậu quả là sự gia tăng áp lực lên

nguồn Ngân sách nhà nước.

- Bên cạnh đó, để thực hiện IMT theo đề xuất phân cấp đạt hiệu quả, bền

vững thì trước và sau khi thực hiện phân cấp rất cần phải có công cụ hỗ trợ đánh giá

hiện trạng hiệu quả khai thác CTTL, cũng như dự báo hiệu quả sau khi phân cấp.

Những phương pháp hỗ trợ đánh giá hiệu quả khai thác CTTL như RAP/

MASSCOTE, Benchmarking, mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tưới, tiêu…

Page 58: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

45

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

hiện đã được nhiều nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên, những phương pháp trên còn

chưa phù hợp với vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp do có những điều kiện đặc thù về

CTTL như thường xuyên phải chịu tác động của xâm nhập mặn, công trình nằm lẫn

trong các hệ thống tự nhiên, nhỏ lẻ, phân tán… Chính vì vậy, cần phải xây dựng 01

bộ chỉ số mới phù hợp cho vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp dựa trên việc lựa chọn, kế

thừa ở những bộ chỉ số ở trong và ngoài nước.

- Để đáp ứng chất lượng dịch vụ tưới, tiêu đến mặt ruộng cho người nông

dân trong những điều kiện khác nhau về CTTL cần những yêu cầu kỹ thuật đặc thù

khác nhau, tùy theo quy mô của từng loại hình công trình thì nhất thiết phải có yêu

cầu trình độ kỹ thuật tương đương để vận hành và phân phối nước. Do vậy, bản chất

của vấn đề cần được giải quyết là phải đánh giá được khả năng có thể tiếp nhận

quản lý, khai thác CTTL của các tổ chức thủy lợi cơ sở; nhưng việc tiếp nhận, quản

lý khai thác cũng cần phải hướng đến kết quả là góp phần nâng cao hiệu quả khai

thác CTTL.

Page 59: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

46

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ PHÂN

CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

CHO CÁC TỔ CHỨC THUỶ LỢI CƠ SỞ

2.1. Phương pháp luận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL

2.1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu và nhận thức

Theo các kết luận của Chương 1, vấn đề đặt ra để tiếp tục nghiên cứu trước

khi xây dựng một đề án phân cấp là cần phải đánh giá được khả năng có thể tiếp

nhận quản lý, khai thác CTTL của các tổ chức thủy lợi cơ sở. Trong khi đó, khái

niệm tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những NSDN cùng hợp tác đầu tư xây

dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng [28], do vậy,

bản chất của đánh giá khả năng tiếp nhận cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở chính là

đánh giá khả năng cho những NSDN.

Đối với mỗi NSDN đều có những khả năng cá nhân nhất định thể hiện năng

lực tham gia quản lý, khai thác CTTL. Theo chuyên gia phát triển nguồn nhân lực

Sharlyn Lauby (2014), năng lực cá nhân được hiểu là kiến thức, kỹ năng và hành vi

mà người lao động cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và là

yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác [75]. Theo

đó, với sự tham gia quản lý tưới của những NSDN, để nâng cao hiệu quả khai thác

một HTTL trên nền của một tư liệu lao động chung là những CTTL hiện có thì bản

thân những NSDN cũng cần phải liên tục phát triển, không ngừng nâng cao năng

lực bản thân về khai thác CTTL.

Theo kết quả tổng hợp từ hàng trăm nghiên cứu liên quan trong cuốn sách

“Động lực công việc” của tác giả V.H. Vroom, Đại học Yale, Canada (1964), kết

quả sản xuất của người lao động thể hiện tại công thức 2-1:

Kết quả sản xuất = f (năng lực, động lực)

Trong đó, luận giải ý nghĩa của các đại lượng trên như sau:

- Kết quả: là đại lượng cân, đong, đo, đếm được, trong một số trường hợp, có

thể sử dụng yếu tố hiệu quả là thước đo để đánh giá kết quả sản xuất.

- Năng lực: được giải thích qua khái niệm nhận thức, do vậy, nâng cao nhận

thức cũng sẽ góp phần cải thiện năng lực.

(2-1)

Page 60: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

47

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Động lực: là sự thỏa mãn về nhu cầu, khi được xác định đủ lớn, người lao

động sẽ hành động với trách nhiệm để đem lại hiệu quả cao nhất.

Kết hợp các luận điểm đã được phân tích như trên, công thức (2-1) sẽ được

chuyển đổi lại như Hình 2.1:

Hình 2.1. Sơ đồ chuyển đổi các nhân tố thành phần.

Qua phân tích trên cho thấy có sự tương đồng năng lực và nhận thức. Tuy

nhiên, năng lực là khái niệm được chủ yếu sử dụng cho các đối tượng là tổ chức,

doanh nghiệp và đơn vị; còn đối với những cá nhân như người sử dụng nước thì

nhận thức mới là khái niệm được sử dụng phổ biến.

Khái niệm về nhận thức là một quá trình gồm 02 cấp độ là sự “nhận biết” ở

mức độ thấp và sự “hiểu biết” ở mức độ cao [76]. Bản chất hoạt động nhận thức của

con người là một quá trình phức tạp để phản ánh các sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan, từ đó tạo thành tư duy khởi nguồn cho mọi hoạt động trong đời

sống sản xuất. Theo Marx-Lenin [77], trong quá trình sản xuất, CTTL là những tư

liệu lao động, NSDN là những đối tượng lao động, hai đối tượng này luôn có sự tác

động qua lại với nhau để tạo ra sản phẩm lao động, cụ thể là đối với những NSDN

cung ứng dịch vụ nước tưới thì đó là các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; nhưng đối với

NSDN trực tiếp khai thác nguồn nước phục vụ nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng, chăn

nuôi… thì sản phẩm lao động là năng xuất cây trồng, vật nuôi.

Tiến hành phân tích một ví dụ với các sự vật như [cống; nước; lúa], theo quy

trình tự nhiên, đối tượng lao động là NSDN sẽ tác động vào tư liệu lao động là

cống, thực hiện việc đóng/mở, cấp nước bảo đảm cho sự sinh trưởng của lúa, tạo ra

sản phẩm lao động là kg lúa/ha theo quy luật [cống→lúa→nước]. Tuy nhiên, giả

thiết có một nguyên nhân khiến cửa cống bị rò rỉ nước, khi đó quá trình phản ánh

Kết quả Năng lực Động lực

Hiệu quả Nhận thức Hành động Trách nhiệm

Page 61: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

48

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

các sự vật đó được chuyển hóa thành hiện tượng [cống lúa nước] khác với quy

luật thông thường và phản hồi lại NSDN thông qua các giác quan (nghe, nhìn, sờ,

nắm…), đòi hỏi phải có xử lý, đây chính là quá trình nhận thức, NSDN sẽ vận dụng

hiểu biết vốn có của họ về cái cống đó và kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân vào

quá trình tư duy xử lý (phân tích, tổng hợp, so sánh…); nhưng kết quả xử lý lại phụ

thuộc nhiều vào tư duy của mỗi NSDN, rõ ràng là đối với một NSDN hiểu biết các

đặc điểm cấu tạo, kinh nghiệm tu sửa liên quan đến cống nước đang bị hỏng thì sẽ

dễ dàng nhận biết được vấn đề và đề ra phương án sửa chữa hiệu quả vấn đề đó và

tiếp tục đưa công trình vào khai khác sử dụng, nhưng kết quả chắc chắn sẽ không

được như vậy đối với một NSDN có mức độ “hiểu biết” và “nhận biết” thấp hơn.

Như vậy, lý do kết quả lao động không đồng đều trong lao động sản xuất chính là

mức độ nhận thức (hiểu biết và nhận biết) ở mỗi NSDN là khác nhau.

Trong lĩnh vực thuỷ lợi, khi tiến hành đề xuất phân cấp CTTL cho NSDN tức

là giai đoạn chuẩn bị cho 01 quá trình nghiên cứu nhằm thiết lập danh mục CTTL

và các nhiệm vụ quản lý, khai thác phù hợp để trao cho NSDN trực tiếp thực hiện;

quá trình trên bắt đầu từ việc xác định những yếu tố nhận thức cần thiết, sau đó sử

dụng và khai thác các đặc tính nhận thức đó của NSDN đưa ra kết luận về mức độ

tham gia hợp lý của NSDN theo nguyên tắc là NSDN có nhận thức về CTTL đúng

đắn thì mới có được khả năng hành động đúng để đem lại hiệu quả khai khác

CTTL. Vì vậy, ngay cả sau khi thực hiện IMT, cũng cần thường xuyên đánh giá và

đào tạo, bồi dưỡng nhận thức cho NSDN để đáp ứng với yêu cầu quản lý, khai thác

ngày một cao hơn, hiển nhiên việc này sẽ đòi hỏi liên tục có sự điều chỉnh lại các

nhiệm vụ về phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở nhằm

phát huy cao nhất hiệu quả sản xuất.

Tóm lại, xác định và xây dựng các cấp độ tiêu chuẩn về nhận thức cho

NSDN ở từng vị trí công việc chuyên môn khác nhau trong các hoạt động quản lý,

khai thác CTTL là hết sức quan trọng để nhằm: (i) Đánh giá năng lực tiếp nhận

quản lý, khai thác CTTL của NSDN; (ii) Hoạch định nhân sự; (iii) Đào tạo và phát

triển kỹ năng khai thác CTTL cho những NSDN.

Page 62: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

49

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2.1.2. Giả thuyết và giả thiết nghiên cứu

Để hỗ trợ đánh giá khả năng có thể tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của

NSDN, nghiên cứu đưa ra 02 giả thuyết như sau:

1. Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của NSDN;

với một số giả thiết là giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân và các

yếu tố thị trường khác... tác động đến hiệu quả khai thác CTTL là không đáng kể.

2. Giá trị hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của

người sử dụng nước.

2.2. Phương pháp tiếp cận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL

2.2.1. Hướng tiếp cận phân cấp quản lý, khai thác CTTL

Do đối tượng nghiên cứu liên quan đến phân cấp quản lý, khai thác CTTL

nên việc lựa chọn hướng tiếp cận cần được xem xét tổng thể theo chiều dọc của tổ

chức quản lý thuỷ lợi trong một HTTL từ đầu mối đến mặt ruộng (Hình 2.2).

Hình 2.2. Phân cấp giữa khu vực nhà nước và tổ chức thuỷ lợi cơ sở.

Khu vực Nhà nước

(Đơn vị khai thác CTTL Nhà nước)

Phân bổ nguồn nước

Tổ chức thủy lợi cơ sở

(HTXNN, TCHTDN, tổ dịch vụ, NSDN…)

Cung ứng dịch vụ tưới

HỆ

TH

ỐN

G C

ÔN

G T

RÌN

H T

HỦ

Y L

ỢI

Hiệu quả khai thác

CTTL

- Hiện trạng CTTL.

- Hiệu quả tổ chức khai thác CTTL.

- Nhận thức về CTTL của NSDN.

- Quy hoạch phát triển KT-XH vùng.

- Quy hoạch phát triển thủy lợi vùng.

SỐ LIỆU ĐẦU VÀO

TỔ CHỨC QUẢN LÝ THUỶ LỢI

Page 63: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

50

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Trong đó:

Đường ranh giới phân cấp quản lý, khai thác CTTL.

Loại hình CTTL: cống, trạm bơm, kênh cấp 1, 2, 3 và nội đồng.

Điểm nhận thức về CTTL của người sử dụng nước.

Khoảng cách điều chỉnh phân cấp quản lý, khai thác CTTL.

Theo hình 2.2 đã thể hiện hai phương án tiếp cận để xây dựng phương pháp

hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL, cụ thể như sau:

1. Phương án 01 (từ trên-xuống): đánh giá năng lực quản lý, khai thác của

các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước, từ đó đề xuất phân cấp tối đa cho khu vực

nhà nước, phần còn lại sẽ giao cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

2. Phương án 02 (từ dưới-lên): đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN, từ

đó xác định khả năng cao nhất có thể tham gia quản lý, khai thác của họ và đề xuất

phân cấp tối đa cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu các ngành kinh tế tại Việt Nam với nội

dung căn bản là thúc đẩy, khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động có nguồn

đầu tư công lớn như giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế [78]. Do vậy, nghiên cứu

này lựa chọn phương án 02 để thực hiện xây dựng phương pháp hỗ trợ phân cấp

quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở.

2.2.2. Đề xuất quy trình hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL

Theo phương án tiếp cận từ dưới-lên, CTTL và NSDN trực tiếp quản lý, khai

thác công trình từ đầu mối đến mặt ruộng của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là đối

tượng nghiên cứu. Do vậy, trình tự hỗ trợ phân cấp cần phải khai thác, nổi bật được

những thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, ví dụ như nhận thức về các

hoạt động khai thác CTTL của NSDN hoặc hiện trạng kỹ thuật của các CTTL. Tuy

nhiên, do các đối tượng nghiên cứu nằm trong cùng một HTTL nên dự đoán có tồn

tại những mối quan hệ giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của

NSDN, để có cơ sở chứng minh được giả thuyết nghiên cứu trên cần có những chỉ

số, thuật toán được tổ hợp tác động, khám phá đối tượng nhằm thu thập và xử lý

thông tin trước khi đánh giá, phân tích (Chi tiết tại Hình 2.3).

Page 64: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

51

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 2.3. Tổ hợp các bước hỗ trợ phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Nhằm dự báo xu thế nhận thức về CTTL của NSDN dựa trên cơ sở dữ liệu

được thu thập, khảo sát tại thời điểm nghiên cứu, bên cạnh những thuật toán thống

kê, cần có sự trợ giúp của thuật toán tối ưu đa mục tiêu. Để giải quyết yêu cầu

nghiên cứu trên, đề xuất sơ đồ khối mô hình thuật toán của phương pháp hỗ trợ

phân cấp như Hình 2.4, trình tự các bước cụ thể như sau:

1. Đánh giá hiệu quả khai thác CTTL bằng các chỉ số nội tại và bên ngoài

[Quy định là nhóm biến phụ thuộc (HQi)]; đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN

[Quy định là nhóm biến độc lập (NTi)].

2. Phân tích, xác định và làm rõ mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ số “hiệu

quả-nhận thức” để trả lời giả thiết nghiên cứu “Nhận thức về CTTL của NSDN có

thực sự góp phần vào hiệu quả khai thác CTTL không?”.

3. Do vậy, cần có số liệu điều tra, khảo sát và phỏng vấn tại khu vực nghiên

cứu là HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Page 65: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

52

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

4. Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê IBM-SPSS, xác định những chỉ số

nhận thức về CTTL của NSDN có tác động đến hiệu quả khai thác CTTL, gọi là

điểm nhận thức hiệu quả. Phân tích hồi quy, tính tối ưu về hiệu quả khai thác CTTL

với kỳ vọng cao nhất (Max), xác định các điểm nhận thức tối ưu.

5. Căn cứ giá trị của các điểm nhận thức hiệu quả và nhận thức tối ưu để

đánh giá khả năng có thể tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của NSDN, làm cơ sở

đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Hình 2.4. Sơ đồ tổ hợp các thuật toán trong mô hình thuật toán.

2.3. Phương pháp cụ thể hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL

2.3.1. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL

a) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL nội tại (03 chỉ số)

Page 66: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

53

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Chỉ số hiệu quả sửa chữa và bảo dưỡng CTTL (HQ1-ID)

- Ý nghĩa: chỉ số đánh giá hiệu quả sửa chữa, bảo dưỡng các công trình thuỷ

lợi nhỏ, nội đồng của NSDN.

- Công thức: HQ1id = 0,6×HQ1.1id + 0,3×HQ1.2id + 0,1×HQ1.3id (điểm)3

Trong đó:

+ HQ1.1id: tỷ lệ kiên cố hóa hoặc gia cố chống sạt lở bờ kênh nội đồng trên

diện đất canh tác của hộ gia đình.

+ HQ1.2id: chất lượng công trình kênh mương tại hộ gia đình.

+ HQ1.3id: chất lượng công trình hỗ trợ phân phối trên kênh nội đồng (cửa

phai, cống dẫn nước...) thuộc diện tích đất canh tác của hộ gia đình.

2. Chỉ số hiệu quả vận hành CTTL (HQ2-ID)

- Ý nghĩa: chỉ số đánh giá hiệu quả vận hành CTTL cấp 3 và nội đồng.

- Công thức: chi tiết tính tại tại phụ lục Bảng 11.1.

3. Chỉ số hiệu quả bảo vệ CTTL (HQ3-ID)

- Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả bảo vệ công trình thuỷ lợi và các công trình phụ

trợ khác trên HTTL của NSDN.

- Công thức: HQ3id = id idHQ3.1 + HQ3.2

2 (điểm)

Trong đó:

+ HQ3.1id: mức độ bảo vệ các CTTL trước sự xuất hiện các công trình lấy/

xả nước trái phép trên kênh cấp 3, nội đồng.

+ HQ3.2id: đánh giá các hoạt động phá hoại của NSDN đối với các công trình

thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng trên kênh.

b) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác bên ngoài (04 chỉ số)

1. Chỉ số chất lượng dịch vụ thủy nông nội đồng (HQ1-ED)

- Ý nghĩa: chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ thuỷ nông nội đồng mà NSDN

được nhận từ các CTTL theo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

- Công thức: HQ1ed = 0,7×HQ1.1ed + 0,2×HQ1.2ed + 0,1×HQ1.3ed (điểm) 4

3 Trọng số 0,6:0,3:0,1 tham khảo tại dự thảo TCVN hướng dẫn đánh giá, công nhận đạt chỉ số thủy lợi NTM. 4 Trọng số 0,7:0,2:0,1 được lấy trung bình theo ý kiến chuyên gia.

Page 67: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

54

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Trong đó:

+ HQ1.1ed: chất lượng dịch vụ tưới phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và

nuôi trồng thủy sản.

+ HQ1.2ed: chất lượng dịch vụ tiêu úng và bảo vệ mùa màng.

+ HQ1.3ed: chất lượng dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

2. Chỉ số bền vững của công tác quản lý khai thác CTTL (HQ2-ED)

- Ý nghĩa: đánh giá tính bền vững trong công tác quản lý, khai thác CTTL

xuất phát từ nhận thức của NSDN, cách tính được kế thừa từ Bộ chỉ số RAP.

- Công thức: HQ2ed = ed ed ed ed edHQ2.1 +HQ2.2 +HQ2.3 +HQ2.4 +HQ2.5

5 (điểm)

Trong đó:

+ HQ2.1ed: có sự thỏa thuận cung ứng dịch vụ tưới bằng văn bản về lưu

lượng và chất lượng nước.

+ HQ2.2ed: linh hoạt trong cấp nước đến mặt ruộng.

+ HQ2.3ed: tính tin cậy đối với từng NSDN.

+ HQ2.4ed: mức phù hợp trong chi trả phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

+ HQ2.5ed: tính công bằng đối với từng NSDN.

3. Chỉ số hiệu quả sản phẩm trên một đơn vị diện tích (HQ3-ED)

- Ý nghĩa: đánh giá hiệu quả sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Công thức: HQ3ed = HQ3.1ed + HQ3.2ed + HQ3.3ed + HQ3.4ed

Trong đó:

+ HQ3.1ed: thu hoạch trồng lúa (tấn/ha - vụ).

+ HQ3.2ed: thu hoạch nuôi trồng cá (tấn/ha - vụ).

+ HQ3.3ed: thu hoạch nuôi trồng tôm (tấn/ha - vụ).

+ HQ3.4ed: thu hoạch từ các dịch vụ khác có dùng nước của CTTL.

4. Chỉ số thích ứng xâm nhập mặn (HQ4-ED)

- Ý nghĩa: mức độ bảo đảm chất lượng nước (mặn và ô nhiễm) tại ruộng/ao

sau khi cống thủy lợi vùng triều mở sau một thời gian lan truyền5.

- Công thức đo HQ4ed như Bảng 2.1: 5 Khoảng thời gian tính từ thời điểm đo mặn tại cống thủy lợi vùng triều đến cống đầu kênh nội đồng.

Page 68: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

55

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 2.1. Thang đo chỉ số HQ4ed theo nồng độ mặn trên mặt ruộng.

Mức điểm Lúa nảy mầm6 Lúa trổ bông7

□ 0: điểm > 1,2 g/l > 5 g/l

□ 1: điểm 0,8-1,2 g/l 2-5 g/l

□ 2: điểm 0,7-0,8 g/l 1-2 g/l

□ 3: điểm 0,5-0,6 g/l 0-1 g/l

□ 4: điểm 0-0,5 g/l

Do có một số chỉ số được lựa chọn, kế thừa từ bộ chỉ số đánh giá nhanh

RAP/MASSCOTE đã có sẵn thang đo [0-4] [79], nên khi đề xuất các chỉ số đánh

giá hiệu quả khai thác CTTL cũng sử dụng theo thang đo [0-4]. Trọng số của bộ chỉ

số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL tại phụ lục Bảng 11.1 cũng được tham khảo,

kế thừa từ những nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm đảm bảo độ tin cậy.

2.3.2. Đề xuất bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN

Quy trình đề xuất các chỉ số và thông số thành phần của bộ chỉ số đánh giá

nhận thức về CTTL của NSDN được thực hiện dựa trên phân tích các hoạt động liên

quan đến công tác quản lý, khai thác CTTL. Chi tiết 14 chỉ số đánh giá nhận thức về

CTTL của NSDN như sau:

1. Chỉ số nhận thức về công trình thủy lợi đầu mối (NT1)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về CTTL đầu mối các

cấp như hồ chứa, cống lấy nước, cống vùng triều, đập dâng, đập tràn, trạm bơm…

- Thang đo:

□ 0: không biết Người sử dụng nước (NSDN) hầu như không biết bất cứ thông tin nào về các CTTL đầu mối.

□ 1: biết rất ít NSDN xác định đúng từ 3 ÷ 10% số lượng công trình đầu mối từ vị trí lấy nước đến điểm đầu và cuối của kênh cấp 2.

□ 2: biết một phần NSDN xác định đúng từ 10 ÷ 30% số lượng CTTL.

□ 3: biết NSDN xác định đúng từ 30 ÷ 70% số lượng CTTL.

□ 4: biết rất rõ NSDN xác định đúng từ > 70% số lượng CTTL cùng nhiệm vụ của các CTTL đó.

6 Theo Nghiên cứu Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. 7 Theo Nguyễn Thanh Tướng, ĐH Cần Thơ, 2013.

Page 69: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

56

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Chỉ số nhận thức các cấp kênh (NT2)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về các cấp kênh (cấp 1,

2, 3 và nội đồng) trong hệ thống thủy lợi.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN quan điểm nước tưới là nước từ sông, ngòi tự nhiên.

□ 1: biết rất ít NSDN xác định đúng kênh nội đồng dẫn nước vào ruộng hoặc thuỷ sản của hộ gia đình.

□ 2: biết một phần NSDN xác định đúng kênh cấp 3 và nội đồng dẫn nước vào ruộng hoặc thuỷ sản của hộ gia đình.

□ 3: biết NSDN xác định đúng kênh cấp 2, 3 và nội đồng dẫn nước vào ruộng hoặc thuỷ sản của hộ gia đình.

□ 4: biết rất rõ NSDN xác định đúng kênh cấp 1, 2, 3 và nội đồng dẫn nước vào ruộng hoặc thuỷ sản của hộ gia đình.

3. Chỉ số nhận thức về các điểm giao nước (NT3)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về các điểm giao dẫn

nước trên các cấp (kênh cấp 1, 2, 3 và nội đồng).

- Công thức: NT3 = 0,1×NT3.1 + 0,2×NT3.2 + 0,3×NT3.3 + 0,4×NT3.48

Trong đó:

- NT3.1: nhận thức của người sử dụng nước về kênh cấp 1.

- NT3.2: nhận thức của người sử dụng nước về kênh cấp 2.

- NT3.3: nhận thức của người sử dụng nước về kênh cấp 3.

- NT3.4: nhận thức của người sử dụng nước về kênh mương nội đồng.

(Chi tiết cách tính thông số thành phần tại Phụ lục bảng 11.2)

4. Chỉ số nhận thức về công trình điều tiết nước (NT4)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về công trình điều tiết

nước nội đồng như cống nội đồng, cầu máng, xi phông, dốc nước, bậc nước…

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không nắm được bất cứ thông tin nào về công trình điều tiết nước nội đồng.

□ 1: biết rất ít NSDN xác định đúng 3÷10 % số lượng các công trình điều tiết nước nội đồng.

8 Trọng số 0,1:0,2:0,3:0,4 được lấy trung bình theo ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý thuỷ lợi cơ sở.

Page 70: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

57

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

□ 2: biết một phần NSDN xác định đúng 10÷30 % số lượng các công trình điều tiết nước nội đồng.

□ 3: biết NSDN xác định đúng 30÷70 % số lượng các công trình điều tiết nước nội đồng.

□ 4: biết rất rõ NSDN xác định đúng >70 % số lượng các công trình điều tiết nước nội đồng.

5. Chỉ số nhận thức về chủ thể quản lý CTTL (NT5)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về chủ quản lý công

trình thủy lợi như xã, huyện, tỉnh, IDMC…

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không biết thông tin nào về chủ thể quản lý CTTL.

□ 1: biết rất ít NSDN xác định đúng cấp quản lý thủy lợi ở xã hoặc TCDN.

□ 2: biết một phần NSDN xác định đúng cấp quản lý thủy lợi ở huyện.

□ 3: biết NSDN xác định đúng cấp quản lý thủy lợi ở IDMC, Ban...

□ 4: biết rất rõ NSDN xác định đúng cơ cấu và cấp quản lý thủy lợi các cấp.

6. Chỉ số nhận thức nguồn nước tưới tiêu từ CTTL (NT6)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức được nguồn nước tưới từ hệ thống thuỷ lợi.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN quan điểm nguồn nước trên HTTL là tự nhiên.

□ 1: biết rất ít NSDN quan điểm nguồn nước tưới tiêu từ HTTL.

□ 2: biết một phần NSDN quan điểm nguồn nước tưới tiêu từ sông và được phân phối qua các kênh thủy lợi bằng hình thức tự chảy.

□ 3: biết NSDN biết nguồn nước tưới phân phối qua các CTTL.

□ 4: biết rất rõ NSDN biết nguồn nước tưới được phân phối thông qua công tác quản lý, vận hành liên hoàn các CTTL.

7. Chỉ số nhận thức về thủy lợi phí (NT7)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của NSDN về phí dịch vụ nội đồng và việc thụ

hưởng thuỷ lợi phí cấp bù hàng năm từ Ngân sách nhà nước.

- Công thức: NT7 = HQ7.1 + HQ7.2

2

Trong đó:

- NT7.1: nhận thức của người sử dụng nước về thủy lợi phí cấp bù.

- NT7.2: nhận thức người sử dụng nước về phí dịch vụ thủy lợi nội đồng.

Page 71: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

58

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

8. Chỉ số nhận thức quyền hiệp thương giá nước (NT8)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về quyền thương thảo

hợp đồng với các tổ chức/đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ tưới.

- Công thức: NT8 = HQ8.1 + HQ8.2

2

Trong đó:

- NT8.1: nhận thức của người sử dụng nước về quyền lợi khách hàng khi

được cung ứng dịch vụ tưới.

- NT8.2: nhận thức của người sử dụng nước về quyền thương thảo hợp đồng

các tổ chức/ đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ tưới.

(Chi tiết cách tính thông số thành phần tại Phụ lục bảng 11.2)

9. Chỉ số nhận thức về thuỷ lợi phí đến chất lượng dịch vụ (NT9)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của NSDN về chất lượng dịch vụ tưới phụ thuộc

vào phí dịch vụ thủy nông nội đồng (chỉ số kế thừa từ phương pháp KIS).

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không quan tâm (cho đó là trách nhiệm của Nhà nước).

□ 1: có biết NSDN đồng ý với ý nghĩa của chỉ số NT9.

10. Chỉ số kỹ năng vận hành, phân phối nước (NT10)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về cách tổ chức vận

hành, phân phối nước trên HTTL.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN tự lấy nước theo quan điểm là nguồn nước tự nhiên.

□ 1: biết rất ít NSDN tự lấy nước đạt yêu cầu, theo kinh nghiệm bản thân nhưng không quan tâm đến tác động (lưu lượng và chất lượng) tới những NSDN khác.

□ 2: biết một phần NSDN tự lấy nước đạt yêu cầu, theo các thông tin tuyên tuyền qua loa, đài và có quan tâm đến tác động (lưu lượng và chất lượng) tới những NSDN khác.

□ 3: biết NSDN được cấp nước đạt yêu cầu, theo thông báo vận hành công trình của thủ cống và có quan tâm đến tác động (lưu lượng và chất lượng) tới những NSDN khác.

Page 72: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

59

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

□ 4: biết rất rõ NSDN được cấp nước đạt yêu cầu, theo quy trình vận hành chung của các CTTL thuộc hệ thống.

11. Chỉ số kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CTTL (NT11)

- Ý nghĩa chỉ số: người sử dụng nước biết tự bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ

kênh mương và các công trình thuỷ lợi nhỏ và nội đồng thuộc HTTL.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không biết các kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ kênh mương và CTTL nhỏ, nội đồng theo chỉ số NT 11.

□ 1: biết rất ít NSDN biết cách bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ kênh mương và CTTL nhỏ, nội đồng thuộc hộ gia đình.

□ 2: biết một phần NSDN biết cách bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ kênh mương và CTTL nhỏ, nội đồng từ vị trí lấy nước đến kênh cấp 3.

□ 3: biết NSDN biết cách bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ kênh mương và CTTL nhỏ, nội đồng từ vị trí lấy nước đến kênh cấp 2.

□ 4: biết rất rõ NSDN biết cách bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ kênh mương và CTTL nhỏ, nội đồng từ vị trí lấy nước đến kênh cấp 1.

12. Chỉ số xây dựng kế hoạch tài chính (NT12)

- Ý nghĩa: người sử dụng nước biết cách xây dựng kế hoạch tài chính phục

vụ quản lý, khai thác CTTL cho tổ chức thuỷ lợi cơ sở.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không có kỹ năng để xây dựng kế hoạch tài chính.

□ 1: có biết NSDN có kỹ năng cơ bản để xây dựng kế hoạch tài chính.

13. Chỉ số nhận thức vai trò cống ngăn mặn-giữ ngọt (NT13)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về vai trò của cống ngăn

mặn-giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Thang đo:

□ 0: không biết NSDN không biết thông tin nào về cống ngăn mặn-giữ ngọt.

□ 1: biết rất ít NSDN xác định đúng cống ngăn mặn-giữ ngọt nhưng không

biết vai trò ngăn mặn, giữ ngọt của cống.

□ 2: biết một phần NSDN xác định đúng cống ngăn mặn-giữ ngọt và vai trò ngăn

mặn, giữ ngọt của cống.

Page 73: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

60

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

□ 3: biết NSDN xác định đúng cống ngăn mặn-giữ ngọt và quy trình vận

hành đóng mở cửa cống.

□ 4: biết rất rõ NSDN xác định đúng cống ngăn mặn-giữ ngọt và và biết thời

điểm lấy nước theo quy trình vận hành của cống.

14. Chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia tài chính (NT14)

- Ý nghĩa chỉ số: nhận thức của người sử dụng nước về mức độ sẵn sàng

tham gia tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

- Thang đo:

□ 0: phản đối NSDN quan điểm không phải trách nhiệm của bản thân.

□ 1: không đồng ý NSDN không đồng ý đóng góp tài chính (vì thấy không cần thiết, nghèo, chưa tin tưởng...).

□ 2: có thể NSDN không chắc chắn về việc đóng góp tài chính.

□ 3: đang suy nghĩ NSDN tham gia nhưng xem xét theo mức độ đóng góp.

□ 4: đồng ý NSDN cam kết tham gia tài chính thường xuyên để được nhận dịch vụ tưới tiêu tốt hơn.

Thang đo các chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là [0-4] nhằm

tương đồng trong phân tích tương quan với bộ chỉ số hiệu quả khai thác CTTL.

Tuy nhiên, do bộ chỉ số đánh giá về nhận thức CTTL của NSDN tại Phụ lục

bảng 11.2 là một công cụ mới nên cần được kiểm định độ tin cậy, tính khách quan

và hợp lý để lựa chọn ra những chỉ số phù hợp với các điều kiện đặc thù về CTTL

của khu vực nghiên cứu. Trình tự kiểm định [80] gồm các bước sau:

- Bước 1: đề xuất chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN.

- Bước 2: lập phương án và kế hoạch điều tra.

- Bước 3: lựa chọn phương pháp thu thập thông tin.

- Bước 4: thực hiện quy trình xử lý thông tin.

- Bước 5: phân tích kết quả phân tích thống kê mô tả.

- Bước 6: nhận định tính khách quan, hợp lý của các chỉ số.

- Bước 7: nhận định độ tin cậy của các chỉ số, thông số thành phần.

2.3.3. Đề xuất ma trận hỗ trợ phân cấp theo phương pháp AHP

Ma trận hỗ trợ phân cấp là công cụ hỗ trợ biến đổi dữ liệu từ dạng định tính

sang định lượng nhằm giảm sự chủ quan trong quá trình ra quyết định. Một trong

Page 74: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

61

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

các phương pháp hỗ trợ xây dựng ma trận hỗ trợ ra quyết định là phương pháp phân

tích cây thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process), đây là phương pháp hỗ trợ ra

quyết định được đề xuất bởi Thomas Saaty (1980) nhằm hỗ trợ cho lập kế hoạch,

giải quyết xung đột, phân tích lợi ích/chi phí và phân bổ nguồn lực [81], gồm 03

nguyên tắc chính là: (i) phân tích; (ii) đánh giá; (iii) tổng hợp để giúp phân tích một

vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ bậc [82] như Hình 2.5.

Hình 2.5. Sơ đồ cấu trúc cây thứ bậc AHP theo Saaty 1980.

Vận dụng lý thuyết AHP đề xuất phân cấp cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở

thông qua cây thứ bậc gồm 05 mức theo thang [0-4], cụ thể là: Bậc 1↔0 điểm; Bậc

2↔1 điểm; Bậc 3↔2 điểm; Bậc 4↔3 điểm; Bậc 5↔4 điểm (Hình 2.6).

Hình 2.6. Sơ đồ cây thứ bậc AHP của ma trận hỗ trợ phân cấp.

Mục tiêu

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Phương án 1 Phương án 2

NTtb yêu cầu = 3 điểm

NTtb yêu cầu = 4 điểm

NTtb yêu cầu = 2 điểm

NTtb yêu cầu = 1 điểm

Bậc 1

Đề xuất chủ thể quản lý CTTL

Loại hình tổ chức Nhận thức CTTL

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

NTtb yêu cầu = 0 điểm

NTtb yêu cầu = 3 điểm

NTtb yêu cầu = 4 điểm

NTtb yêu cầu = 2 điểm

NTtb yêu cầu = 1 điểm

Bậc 1

Đề xuất vận hành, phân phối nước

Loại hình CTTL Nhận thức CTTL

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

NTtb yêu cầu = 0 điểm

HỒ TRỢ PHÂN CẤP CHO CÁC TỔ CHỨC THUỶ LỢI CƠ SỞ

Page 75: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

62

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Trong đó, NTtb yêu cầu là giá trị trung bình của các nhận thức theo yêu cầu.

Ví dụ, để đáp ứng nhiệm vụ vận hành, phân phối nước cho kênh thì NSDN cần phải

có các chỉ số nhận thức NT1, NT2, NT3...

Mặt khác, căn cứ Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2/3 nhóm hoạt động chính của phân cấp quản

lý, khai thác CTTL là quản lý nước và quản lý công trình, qua đó có thể được chia

thành 04 nhiệm vụ chính như sau:

1. Nhiệm vụ 01: chủ thể quản lý công trình thủy lợi.

2. Nhiệm vụ 02: vận hành và phân phối nước.

3. Nhiệm vụ 03: bảo vệ, giám sát chất lượng nước trong HTTL.

4. Nhiệm vụ 04: bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi.

Đánh giá hiện trạng HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp cho thấy hiện có chủ yếu 03

loại hình CTTL là kênh, cống, trạm bơm được theo các cấp công trình sau:

Bảng 2.2. Phân loại cấp công trình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

STT Loại hình công trình

Cấp công trình thủy lợi Quy mô công trình

1 Kênh

Kênh trục chính Toàn hệ thống

Kênh cấp 1 500-700 ha

Kênh cấp 2 (2-3 km) 500 ha

Kênh cấp 3 (1-2 km) 300-400 ha

Kênh mương nhỏ, nội đồng (300-500 m) 150-200 ha

2 Cống

Cống ngăn mặn-giữ ngọt >2.000 ha

Cống đầu kênh cấp1 1-2 huyện

Cống đầu kênh cấp 2 1-2 xã

Cống đầu kênh cấp 3, nội đồng 300-400 ha

3 Trạm bơm

Trạm bơm lớn/ thuyền trên kênh >300 ha

Trạm bơm dã chiến 100-300 ha

Trạm bơm nhỏ nội đồng 5-100 ha

Nguồn: Kết quả khảo sát thực địa HTTL QL-PH, Nguyễn Đức Việt 2014.

Page 76: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

63

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tham khảo một số quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT [83], đề

xuất các chỉ số nhận thức về CTTL mà NSDN cần có để đáp ứng yêu cầu khai thác

CTTL tương ứng theo từng nhiệm vụ khai thác CTTL như tại Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Nhận thức yêu cầu trong khai thác CTTL của NSDN.

Ý nghĩa Loại hình CTTL

Nhiệm vụ 1 Nhiệm vụ 2 Nhiệm vụ 3 Nhiệm vụ 4

Nhận thức yêu cầu đáp ứng

nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL.

Kênh NT2, NT3, NT5, NT10, NT119

NT2, NT3, NT10, NT11

NT2, NT6, NT11

NT6, NT8, NT9, NT11, NT14

Cống NT1, NT3, NT6, NT13

NT1, NT10, NT11, NT13

NT3, NT4, NT11, NT13

NT6, NT8, NT9, NT11, NT13, NT14

Trạm bơm NT3, NT4, NT10

NT9, NT10, NT11

NT11, NT14 NT8, NT11, NT14

Tiếp tục phân tích nội dung hoạt động của một số loại hình tổ chức thuỷ lợi

cơ sở, kết hợp ý kiến chuyên gia đã đưa ra mức điểm nhận thức yêu cầu về CTTL

để bảo đảm tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của NSDN như tại Bảng 2.3.

Bảng 2.4. Mức độ tương ứng giữa loại hình tổ chức và nhận thức.

STT Loại hình tổ chức Loại hình CTTL Điểm nhận thức

1 Hộ/ nhóm hộ gia đình Nội đồng 0 điểm

2 Tổ dịch vụ thuỷ lợi Cấp 3 1 điểm

3 Tổ hợp tác Cấp 2 2 điểm

4 HTXNN/TCHTDN Cấp 1 3 điểm

5 Ban quản lý thuỷ lợi liên xã Đầu mối 4 điểm

Theo cây thứ bậc AHP tại Hình 2.6, mỗi cặp tiêu chí là loại hình tổ chức

quản lý và loại hình CTTL đều được so sánh với tiêu chí nhận thức, do vậy, tiêu chí

nhận thức về CTTL của NSDN sẽ là yếu tố chỉ thị cho 02 tiêu chí còn lại. Từ đó, ma

trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở sẽ được

khởi tạo theo Bảng 2.5. Như vậy cứ mỗi giá trị nhận thức về CTTL sẽ chỉ thị được

loại hình tổ chức thuỷ lợi cơ sở và loại hình CTTL tương ứng mà NSDN có thể tiếp

nhận và tham gia trực tiếp quản lý, khai thác.

9 Ý nghĩa các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN chi tiết tại Mục 2.3.2, Chương 2.

Page 77: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

64

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 2.5. Thiết lập ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp.

Đề xuất thành lập loại hình tổ chức.

Nhiệm vụ 01: Đề xuất chủ thể quản lý công trình thủy lợi.

KÊNH CỐNG

Kênh trục chính

Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp 3 Kênh nội đồng

Điểm 4 3 2 1 0 …

Bậc 1 0

Bậc 2 1

Bậc 3 2

Bậc 4 3

Bậc 5 4

Trong đó: là giá trị trung bình các nhận thức yêu cầu để bảo đảm thực hiện

nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL tương ứng của NSDN.

2.3.4. Phương pháp thiết kế điều tra, khảo sát thực địa

Trong các nội dung thiết kế, điều tra khảo sát thực địa thì phương pháp chọn

mẫu là yếu tố quyết định đến kết quả nghiên cứu, trong đó, cách đơn giản nhất là

dựa vào các nghiên cứu có cùng nội dung đã được thực hiện trước đó để xác định cỡ

mẫu tương đồng. Nhưng đối với những nghiên cứu mới thì phải sử dụng công thức

tính cỡ mẫu 2-2 như sau:

12

12

1 1 1n =

N (1 )

N k

N P P z

Trong đó:

N- tổng thể số lượng mẫu của khu vực khảo sát.

P- tỷ lệ tổng thể.

K- sai số cho phép.

- Trường hợp số lượng mẫu của khu vực nghiên cứu nhỏ hơn 10.000, thì cỡ

mẫu cần khảo sát được tính theo công thức 2-3 sau:

2

Nn =

1+N(e)

Trong đó:

n- kích thước mẫu được tính;

(2-2)

(2-3)

Page 78: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

65

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

e- sai số tiêu chuẩn;

N- tổng thể số lượng mẫu của khu vực khảo sát.

- Trường hợp số lượng mẫu của khu vực nghiên cứu lớn hơn 10.000,

Cochran (1963) đã phát triển công thức tính cỡ mẫu (n) 2-4 [84] như sau:

2

2

z (p×q)n=

e

Trong đó:

- z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy được lựa chọn, ví dụ: giả sử độ

tin cậy 95% ứng z = 1,96; tin cậy 94% ứng z = 1,88.

- p: ước tính phần trăm trong tập hợp, thông thường p sẽ được tham khảo ở

một vài nghiên cứu trước đó, trong trường hợp không có thông tin liên quan đến p,

có thể thiết lập giá trị của p = 0.5.

- q: tính theo công thức [1– p], thường tỷ lệ p và q được ước tính [50%-50%],

đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể.

- e: sai số (ví dụ với giá trị +/-3, 4 hoặc 5%), chiếm 1/2 độ rộng của khoảng

tin cậy, sai số càng nhỏ thì kích thước mẫu càng lớn.

Bên cạnh đó, cũng cần bảo đảm một số nguyên tắc lựa chọn mẫu nghiên cứu

như sau: (i) tính đại diện; (ii) tính đầy đủ; (iii) tính chính xác; (iv) tính thích hợp; (v)

mẫu thuận tiện; (vi) không có sự trùng lặp; (vii) đảm bảo sai số thống kê cho phép.

Hiện có 05 phương pháp chọn mẫu được áp dụng phổ biến là: (i) mẫu ngẫu nhiên

đơn giản; (ii) mẫu ngẫu nhiên hệ thống; (iii) mẫu chùm; (iv) mẫu phân tầng; (v)

mẫu nhiều giai đoạn [85].

2.3.5. Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo trong thống kê

Để đánh giá độ tin cậy của các chỉ số trong thống kê thường sử dụng 02 hệ số

là: (i) Hệ số Cronbach Alpha; (ii) Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total

Correlation). Trong đó, hệ số Cronbach’s Alpha là phương pháp kiểm định được sử

dụng phổ biến nhất [86]. Mục đích của kiểm định này để tìm hiểu xem các biến

quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không, giá trị đóng góp

nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng. Qua đó, cho phép

(2-4)

Page 79: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

66

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Công thức tính hệ số

Cronbach’s Alpha 2-5 như sau:

i

test

n vα = 1-n-1 v

Trong đó:

- n: số lượng câu hỏi.

- Vi: phương sai10 của điểm số trên mỗi câu hỏi.

- Vtest: tổng phương sai của tổng điểm số của toàn bộ bài toán kiểm định.

Theo đó, tổng hợp nhiều nghiên cứu đã thống nhất đưa ra một mức các giá

trị mà khi hệ số Cronbach’s Alpha thuộc khoảng cho phép thì có thể cho rằng số

liệu điều tra cho chỉ số đó là đảm bảo độ tin cậy, tiếp tục đưa vào phân tích hồi quy.

Nghiên cứu của Hair (2006) có mức độ giá trị tin cậy như sau:

- [<0,6]: độ tin cậy của các chỉ số/biến số này là không phù hợp.

- [0,6÷0,7]: hệ số Cronbach’s Alpha đủ để thực hiện các nghiên cứu mới.

- [0,7÷0,8]: hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho một nghiên cứu.

- [0,8÷0,95]: hệ số Cronbach’s Alpha rất tốt.

- [≥0,95]: hệ số Cronbach’s Alpha chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem

xét các chỉ số biến số có thể có hiện tượng trùng biến.

2.3.6. Phương pháp phân tích tương quan và hồi quy đa biến

a) Phương pháp đánh giá tương quan:

Phân tích, đánh giá mối tương quan thường được nhận định thông qua hệ số

tương quan Pearson (r), đây là một chỉ số thống kê đo lường mối liên hệ tương quan

giữa hai biến số, cụ thể với 2 biến số x và y có cùng cỡ mẫu n, hệ số tương quan

Pearson được tính theo công thức 2-6:

n __ __

i ii=1

2 2n n__ __

i ii=1 i=1

x - x y - yr =

x - x y - y

10 Phương sai là trung bình của bình phương khoảng cách của mỗi điểm dữ liệu tới trung bình, ký hiệu var (x).

(2-5)

(2-6)

Page 80: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

67

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Trong đó:

- Hệ số tương quan có giá trị từ [-1 ÷ 1].

- Nếu (r <0) có nghĩa là x và y tương quan nghịch.

- Nếu (r >0) có nghĩa là x và y tương quan thuận.

Tổng hợp nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, đưa ra thang đánh giá mức

độ mạnh yếu của hệ số tương quan Pearson (r) như Bảng 2.6:

Bảng 2.6. Thang đánh giá tương quan Pearson (r).

Hệ số tương quan Ý nghĩa tương quan

±0.01 đến ±0.1 Mối tương quan quá thấp, không đáng kể.

±0.2 đến ±0.3 Mối tương quan thấp.

±0.4 đến ±0.5 Mối tương quan trung bình.

±0.6 đến ±0.7 Mối tương quan cao.

±0.8 trở lên Mối tương quan rất cao.

Nguồn: Nguyễn Văn Tuấn, 2012

b) Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy nhằm dự báo một biến (biến phụ thuộc) trên cơ sở giá trị

đã cho của các biến khác (biến độc lập). Nguyên tắc là: hồi quy thì chắc chắn tương

quan hay nói cách khác điều kiện để hồi quy thì trước hết phải tương quan.

Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến:

- Mục tiêu của phân tích hồi quy là đánh giá tác động của nhiều biến độc lập

(Xi) đối với biến phụ thuộc (Yi) theo phương trình tuyến tính 2-7:

Y = α + β1X1 + β2X2 + … + βkXk

- Điều kiện xây dựng phương trình tuyến tính 2-7 là cần có k biến độc lập Xi

và 01 biến phụ thuộc Y có cùng cỡ mẫu (n).

- Để đánh giá mức độ chặt chẽ tương quan tuyến tính đa biến, sử dụng hai hệ

số tương quan: (i) Hệ số xác định R2; (ii) Hệ số tương quan bội (R), khái niệm và

công thức tính như sau:

+ Hệ số xác định R2: được định nghĩa là tỷ lệ (hoặc %) sự biến động của biến

phụ thuộc Y được giải thích bằng các biến số độc lập Xi theo công thức 2-8:

(2-7)

Page 81: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

68

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2 2SSR SSER = = 1 - 0 R 1

SST SST

Trong đó:

n2i

i=1

SSE = e : Tổng bình phương sai số.

2n _

ii=1

SSR = y - y : Tổng bình phương hồi quy.

2n _2i

i=1

SST = e + iy y : Tổng bình phương tổng cộng.

+ Hệ số tương quan bội R: giải thích mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa

biến phụ thuộc Y và các biến số độc lập Xi theo công thức tính 2-9:

2R = R -1 R 1

+ Hệ số xác định đã hiệu chỉnh _

2R : nhằm xác định có/không thêm 01 biến

Xi+1 mới vào phương trình hồi quy khi giá trị này tăng lên theo công thức 2-10:

_2

SSEn-k-1

R = 1-SSTn-1

hay _ _

2 2 n-1R = 1- 1-R

n-k-1 (k: số biến độc lập Xi)

2.3.7. Phương pháp tối ưu cho hàm đa mục tiêu (đa biến)

Tối ưu hóa (Max) về công tác quản lý, khai thác CTTL của một HTTL dựa

trên kết quả hồi quy tuyến tính đơn lẻ của từng chỉ số hiệu quả khai thác CTTL và

các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN, sau đó, một hệ các phương trình tuyến

tính sẽ thiết lập thành một hàm đa mục tiêu như sau:

f (Y) = [Xi; Y(Yj)]

Giá trị (j) là số lượng các hàm mục tiêu. Một số điều kiện biên cho các biến

tại phương trình 2-11 được thiết lập như phương trình 2-12:

gh (X) (≤, =, ≥) bh, h=1,2…m

nX Z R

Trong đó:

- gh (X): là hàm bất đẳng thức ràng buộc thứ h.

(2-8)

(2-9)

(2-10)

(2-11)

(2-12)

Page 82: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

69

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- bh: là giá trị các điều kiện biên.

- m: là số lượng bất đẳng thức ràng buộc.

- Z: là miền ràng buộc.

- Rn: là những biến quyết định hoặc không gian lựa chọn nghiệm.

Như vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý, khai thác CTTL thì

hàm f(Y)→ Max, theo đó, nghiệm tối ưu của hàm 2-11 với các điều kiện ràng buộc

2-12 như sau:

- Mỗi giá trị 1 2 n nX= X , X ..., X R thỏa mãn hệ điều kiện 2-12 được gọi là

một phương án hoặc là kịch bản của bài toán.

- Một phương án *nX R làm cho hàm mục tiêu f(X) đạt cực đại (Max)

*f(X ) f(X), X Z thì được gọi là phương án/kịch bản tối ưu của bài toán.

Để hỗ trợ giải bài toán quy hoạch tuyến tính tối ưu đơn hoặc đa mục tiêu, căn

cứ trên 03 định lý cơ bản [87], [88] sau:

- Định lý 2.1: Tập hợp Z các phương án của bài toán quy hoạch tuyến tính

(dạng bất kỳ) là một tập hợp lồi. Hơn nữa là một tập hợp lồi đa diện (khúc lồi).

- Định lý 2.2: Nếu quy hoạch tuyến tính có ít nhất một phương án và hàm

mục tiêu bị chặn trên đối với bài toán Max trong miền ràng buộc thì bài toán chắc

chắn có phương án tối ưu.

- Định lý 2.3: Nếu x0 là một phương án tối ưu của bài toán quy hoạch tuyến

tính (dạng bất kỳ) và nếu x1, x2 (x1 ≠ x2) là hai phương án thỏa mãn: x0 = λx1 + (1-

λ) x2, thì x1 và x2 cũng là các phương án tối ưu.

Phương pháp giải hàm tuyến tính 01 mục tiêu đa biến:

Mục đích của phân tích hồi quy đa biến là để đánh giá tác động của các biến

độc lập (Xi) cho mỗi biến phụ thuộc (Y), dạng tổng quát tại phương trình 2-7. Một

phương pháp hỗ trợ giải là thuật toán đơn hình do G.B. Dantzig [89] đề xuất năm

1947 dựa trên 02 tính chất quan trọng sau:

1. Nếu quy hoạch tuyến tính chính tắc có phương án tối ưu thì cũng phương

án cực biên tối ưu, nghĩa là có ít nhất một đỉnh của miền ràng buộc là lời giải cho

bài toán tối ưu.

Page 83: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

70

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Mỗi điểm cực tiểu hoặc cực đại của hàm tuyến tính trên một tập hợp lồi là

một điểm cực tiểu hoặc cực đại tuyệt đối như Hình 2.7.

Hình 2.7. Tập hợp lồi đa diện (màu xám) của bài toán quy hoạch tuyến tính.

Hiện nay, có khá nhiều chương trình máy tính để hỗ trợ giải thuật toán đơn

hình, trong đó, MATLAB là công cụ rất mạnh để giải quyết vấn đề này do Công ty

MATHWORKS thiết kế với ngôn ngữ lập trình có cùng tên gọi là MatLab dựa trên

nền tảng là các phần tử cơ bản của ma trận hàm và các điều kiện ràng buộc khác có

liên quan [90].

Phương pháp giải hàm tuyến tính đa mục tiêu đa biến:

Tại phương trình 2-11, nhiều hàm mục tiêu có thể đối lập nhau, mục đích

giải bài toán qui hoạch tuyến tính đa mục tiêu là tối ưu đồng thời nhiều hàm mục

tiêu độc lập với nhau trên một miền chấp nhận được. Một trong những phương pháp

hỗ trợ giải những bài toán tối ưu (Min hoặc Max) tuyến tính đa mục tiêu đa biến là

áp dụng lý theo thuyết thoả dụng tập mờ (Fuzzy Set Method). Trình tự và kỹ thuật

giải cụ thể như sau:

1. Bước khởi tạo cơ sở dữ liệu:

- Từ các hàm tuyến tính một mục tiêu Yi = α + β1X1 + β2X2 + … + βkXk kèm

theo đó là các điều kiện ràng buộc.

- Giải từng hàm đơn lẻ, xác định các phương án nghiệm tối ưu (X1, X2,

X3,…, Xk) của từng hàm đơn mục tiêu theo phương pháp đơn hình với sự hỗ trợ của

các phần mềm như LINGO, RST2ANU, MATLAP...

- Tổng hợp và thiết lập bảng giá trị Pay-off (Bảng 2.7), từ đó xác định được

giá trị cận trên BiY và giá trị cận dưới w

iY của mục tiêu Yi (i = 1,2,…, k).

Page 84: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

71

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 2.7. Hướng dẫn lập bảng Pay-off các giá trị tối ưu đơn lẻ.

Phương án Kịch bản tối ưu tương ứng Y1 Y2 … Yk

Y1 tối đa ( 11X , 1

2X , 13X ,…, 1

kX ) Y1 max

Y2 tối đa ( 21X , 2

2X , 23X ,…, 2

kX ) Y2 max

… … …

Yk tối đa ( k1X , k

2X , k3X ,…, k

kX ) Yk max

- Xác định các hàm thoả dụng mờ 1μ Y , 2μ Y ,…, kμ Y cho từng mục

tiêu dựa vào thông tin từ bảng Pay-off theo công thức 2-13:

w

Bi i

iiw

i

Y -YY

Y -μ = , i

Y = 1, k

- Đặt k = 1, xét bước lặp thứ k.

2. Bước xây dựng hàm mục tiêu tổ hợp từ các hàm thoả dụng:

1 2 k1 2 ku = w μ +w μ +...+w μY Y Y MAX

Trong đó: w1, w2, w3, w4, w5, w6 là trọng số phản ánh tầm quan trọng của

từng hàm thoả dụng trong hàm mục tiêu tổ hợp theo các điều kiện sau:

w1 + w2 + … + wk = 1 và 0 ≤ w1, w2,…, wk ≤ 1.

3. Bước lựa chọn phương án tối ưu cho hàm thỏa dụng:

- Theo phương trình 2-14, bài toán tối ưu đa mục tiêu trở thành quy hoạch

tuyến tính đa biến, có thể giải được bằng thuật toán đơn hình với các điều kiện ràng

buộc 2-15 nhằm xác định kịch bản tối ưu tại bước lặp thứ k là X(k).

- Nếu người thực hiện chưa hài lòng với các giá trị đạt được của các hàm

mục tiêu thì phương án X(k) chưa phải là kịch bản tối ưu nhất. Khi đó, thay k bởi

[k+1], quay về bước 1.

- Nếu người thực hiện đã cảm thấy thoả mãn thì kịch bản tối ưu thu được sẽ

là X(k), kết thúc vòng lặp và xuất kết quả.

Hiện nay, tác giả Nguyễn Hải Thanh (2006) đã phát triển được một phần

mềm MULTIOPT phiên bản 2.0 để hỗ trợ việc giải các bài toán tối ưu cho hàm

tuyến tính đa mục tiêu đa biến [91].

(2-13)

(2-14)

(2-15)

Page 85: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

72

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2.4. Kết luận Chương 2

Để xây dựng luận cứ nhằm làm rõ và giải quyết vấn đề nghiên cứu đã đặt ra,

tại Chương 2, luận án đã nghiên cứu đề xuất một phương pháp hỗ trợ phân cấp quản

lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở bao gồm: (i) phương pháp luận;

(ii) phương pháp tiếp cận; (iii) phương pháp cụ thể khác, tóm tắt một số nét chính

của phương pháp hỗ trợ phân cấp như sau:

- Theo định nghĩa tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những NSDN, theo

đó, bản chất của việc đánh giá khả năng tiếp nhận cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở

chính là việc đánh giá năng lực tiếp nhận, khai thác CTTL cho những NSDN. Căn

cứ theo những học thuyết nhận thức rút ra nhận xét ban đầu là người sử dụng nước

cần có những nhận thức về CTTL đúng đắn thì mới có khả năng hành động đúng để

đem lại hiệu quả khai khác CTTL.

- Tuy nhiên, hiện chưa có những nghiên cứu liên quan để đánh giá mối quan

hệ giữa hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của NSDN tại Việt Nam

cũng như trên thế giới. Vì vậy, để luận chứng theo quan điểm dựa trên nhận thức có

thể đề xuất phân cấp, thì cần có một số giả thuyết để hỗ trợ nghiên cứu như sau: (i)

Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của NSDN; (ii) Giá trị

hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của NSDN.

- Trong thực tế, xây dựng đề phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở thường có 02 phương án tiếp cận, cụ thể là phương án thứ nhất

nhằm đánh giá năng lực quản lý, khai thác của các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước

và đề xuất phân cấp tối đa cho khu vực nhà nước, các nhiệm vụ còn lại sẽ phân cấp

cho các tổ chức thủy lợi cơ sở; phương án thứ hai nhằm đánh giá nhận thức về

CTTL của NSDN và đề xuất phân cấp tối đa cho các tổ chức thủy lợi cơ sở. Theo

tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nghiên cứu đã lựa chọn phương án

thứ hai theo hướng tiếp cận từ dưới-lên để thực hiện đề xuất phân cấp tại HTTL

Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Theo đó, nghiên cứu cũng tiến hành đề xuất một quy trình tổng thể bằng

cách tổ hợp các phương pháp bộ chỉ số và thuật toán. Trong đó, công cụ bộ chỉ số

Page 86: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

73

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

bao gồm việc đánh giá về hiệu quả khai thác CTTL và nhận thức về CTTL của

NSDN; các chỉ số, thông số, trọng số trên được đề xuất, kế thừa từ các nghiên cứu

liên quan. Nhưng riêng đối với bộ chỉ số đánh giá về nhận thức CTTL của NSDN,

do là công cụ mới nên cần tiếp tục phải kiểm định độ tin cậy, tính khách quan và

hợp lý để lựa chọn ra những chỉ số đánh giá phù hợp với các điều kiện đặc thù về

CTTL của khu vực nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, nhờ áp dụng những thuật toán như phân tích độ tin cậy

Cronbach's Alpha trong thống kê, tương quan Pearson (r) và hồi quy đa biến sẽ giúp

xây dựng hàm đa mục tiêu đa biến về hiệu quả khai thác CTTL. Nhưng không dừng

lại ở mức độ khám phá, đánh giá các thông tin nhận thức về của NSDN và đề xuất

phân cấp tại thời điểm nghiên cứu, các thuật toán tối ưu đa mục tiêu cũng giúp dự

báo yêu cầu và xu thế phát triển nhận thức về CTTL của NSDN trong những năm

tiếp theo; làm cơ sở đề xuất ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Page 87: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

74

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

PHÂN CẤP CHO CÁC TỔ CHỨC THỦY LỢI CƠ SỞ TẠI HỆ

THỐNG THUỶ LỢI QUẢN LỘ-PHỤNG HIỆP

3.1. Phương án thiết kế điều tra, khảo sát tại Quản Lộ-Phụng Hiệp

3.1.1. Mục đích, yêu cầu điều tra, khảo sát

1. Đối với đánh giá hiệu quả khai thác CTTL:

- Thu thập, khảo sát đánh giá hiện trạng các CTTL và theo dõi phân tích diễn

biến tình hình xâm nhập mặn tác động đến kết quả sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hoạt động khai thác CTTL theo chủ quản lý khai thác, vận hành

và bảo dưỡng các công trình đó.

2. Đối với đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN:

- Thu thập, phỏng vấn sâu NSDN11 và phân tích dữ liệu về quan điểm, hiểu

biết của NSDN về các công trình được khảo sát.

- Xác định tính khách quan, hợp lý cho các chỉ số nhận thức về CTTL của

NSDN theo khoảng cách trên các tuyến kênh.

3.1.2. Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát

1. Đối tượng điều tra, khảo sát:

Kinh tế hộ gia đình đang là lực lượng sản xuất quan trọng ở vùng Quản Lộ-

Phụng Hiệp, do vậy, nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá nhận thức về CTTL của

NSDN là: (i) cá nhân; (ii) hộ gia đình; (iii) nhóm hộ gia đình thực hiện hoặc tự cung

ứng các dịch vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2. Phạm vi điều tra, khảo sát:

- NSDN trong độ tuổi lao động (không phân biệt nam/nữ).

- NSDN thuộc vùng hưởng lợi của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- NSDN được lựa chọn ngẫu nhiên, phân bố theo khoảng cách trên các cấp

kênh được chọn tại 03 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

- NSDN được điều tra không gồm các nhận viên của đơn vị khai thác CTTL

Nhà nước; nhưng được phỏng vấn sâu để lấy thông tin kiểm chứng.

11 Đặc thù vùng ĐBSCL tại vùng khảo sát: nhóm cung ứng dịch vụ sử dụng nước cũng là người sử dụng nước.

Page 88: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

75

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.1.3. Nội dung điều tra, khảo sát

1. Thông tin điều tra, khảo sát

- Thông tin cá nhân: tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa điểm.

- Thông tin ngành nghề: loại hình canh tác, diện tích canh tác.

- Thông tin hiện trạng khai thác công trình thuỷ lợi và nhận thức về CTTL

của NSDN theo bảng hỏi.

2. Phiếu điều tra, khảo sát

Điều tra thực địa sử dụng 02 loại phiếu là: (i) Phiếu điều tra hiệu quả khai

thác CTTL; (ii) Phiếu điều tra nhận thức về CTTL của NSDN.

3. Thời gian điều tra, khảo sát

- Thời điểm điều tra: ngày 29/11/2014, việc đánh giá hiệu quả khai thác

CTTL trùng thời điểm đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN.

- Thời gian điều tra: 30 ngày kể từ ngày 29/11/2014.

3.1.4. Thiết kế chọn mẫu điều tra, khảo sát

1. Xác định quy mô (cỡ) mẫu:

Do số lượng mẫu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp là rất lớn, ước tính có

khoảng 430.000 NSDN, nên sẽ áp dụng công thức Cochran (1977) với kỳ vọng sai

số 5% và độ tin cậy là 95%, khi đó số lượng mẫu là:

2

2

1,96 × 0,5 × (1 - 0,5)n = = 384,16

0,05

Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, chọn cỡ mẫu là: n = 384 mẫu.

Trước khi tiến hành điều tra chính thức, luận án đã thực hiện khảo sát thử nghiệm

10% tổng mẫu (40 mẫu) để hoàn thiện bảng hỏi sao cho phù hợp với các điều kiện ở

HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

2. Lựa chọn địa điểm lấy mẫu nghiên cứu:

Do HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp có số lượng NSDN khoảng 430.000 NSDN

và phạm vi lên đến 300.000 ha, nên để đảm bảo tính khách quan của số liệu khảo

sát, luận án áp dụng việc lựa chọn bị trí lấy mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn

Page 89: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

76

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

mẫu nhiều giai đoạn (Chi tiết tại Phụ lục hình 4). Quy trình gồm 04 giai đoạn cụ

thể như sau:

- Giai đoạn 1- lựa chọn tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, có đặc điểm:

(i) diện tích hưởng lợi lớn nhất; (ii) đại diện cho 03 điểm khảo sát đầu, giữa và cuối

kênh của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- Giai đoạn 2- lựa chọn kênh cấp 2: gồm các kênh Cái Nhúc-Cây Trâm ở Cà

Mau, kênh Phó Sinh ở Bạc Liêu, kênh Quản Lộ-Nhu Gia ở Sóc Trăng và kênh Xáng

Cà Mau-Bạc Liêu là tuyến kênh dự phòng với một số đặc điểm là: (i) kênh cấp 2 có

nguồn nước từ kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp; (ii) cuối kênh có các cống ngăn mặn-giữ

ngọt; (iii) phục vụ tưới tiêu cho nhiều thôn/ấp, khóm.

- Giai đoạn 3- lựa chọn khóm/ấp: 05 khóm/ấp được chọn để khảo sát trên

mỗi tuyến kênh cấp 2, có đặc điểm: (i) Sản xuất nông nghiệp từ nguồn nước tưới

của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp; (ii) Khoảng cách phân bố các khóm/ấp là tương

đối bằng nhau trên tuyến kênh cấp 2 đó. Chi tiết tại Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

TT Kênh Thôn/ ấp Xã/ phường Huyện Tỉnh

1 Cái Nhúc - Cây Trâm

Khóm 1 P. Tân Thành TP. Cà Mau Cà Mau

Khóm 2

Khóm 3

Ấp 3 Tân Thành

Ấp 4

Ấp 5

Ấp Bình Định

2 Xáng Cà Mau - Bạc Liêu

Ấp Cái Rô Định Bình TP. Cà Mau Cà Mau

Ấp Bùng Binh Hoà Tân

Ấp Bùng Binh 2

Ấp Hoà Đông

3 Phó Sinh Ấp 21 Phong Tân Giá Rai Bạc Liêu Ấp 15

Ấp 14

Ấp 20 Phong Thạnh

Ấp 19

Page 90: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

77

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

4 Quản Lộ - Nhu Gia

4.1 Xáng Mỹ Phước Ấp Tân Lập B Long Tân Ngã Năm Sóc Trăng 4.2 Quản Lộ - Nhu Gia Ấp Phước Ninh Mỹ Phước Mỹ Tú

Ấp Phước An B Mỹ Thuận

Ấp Phước An A

Ấp Phước An

Nguồn: Nguyễn Đức Việt và các cán bộ thuỷ lợi địa phương, 2014

- Giai đoạn 4- xác định đối tượng phỏng vấn: 20 NSDN được chọn khảo sát

trên một khóm/ấp, theo tiêu chí sau: (i) trực tiếp cung ứng hoặc tự lấy nước tưới; (ii)

lao động trực tiếp tham gia trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất canh tác

ở khóm/ấp đó. Sử dụng phương pháp xác suất tỉ lệ với kích thước (PPS) [84], [86]

xác định cụ thể đối tượng như sau:

+ Liệt kê danh sách cá nhân/ hộ gia đình trong mỗi khóm/ấp đã chọn, lũy tích

số lượng này bằng cách cộng dồn tất cả NSDN ở khóm/ấp đó.

+ Khoảng cách mẫu (k) được tính bằng cách chia tổng số NSDN đã được lũy

tích đó cho 20.

+ Một NSND (x) ngẫu nhiên nằm trong khoảng giữa 1 và khoảng cách mẫu

(k) sẽ được chọn. Những NSDN tiếp theo sẽ được chọn theo công thức sau: (x+k),

(x+2k), (x+3k), …(x+19k).

Như vậy, tổng số lượng mẫu cần được điều tra, khảo sát là:

n = (4 tuyến kênh) x (5 khóm/ấp) x 20 = 400 mẫu

Thực tế, sau quá trình lấy mẫu kéo dài 01 tháng, nghiên cứu đã thu thập,

phỏng vấn và xử lý được 400 mẫu đạt yêu cầu.

3.1.5. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp kiểm chứng số liệu: các biểu mẫu đánh giá được thiết kế theo

những tài liệu được cung cấp của các cán bộ, nhân viên trực tiếp thuộc các đơn vị

quản lý, khai thác CTTL Nhà nước và địa phương.

- Phương pháp phỏng vấn: trực tiếp tiếp xúc với NSDN, trao đổi điền thông

tin vào phiếu điều tra; áp dụng cho cả NSDN thuộc đối tượng điều tra nhưng không

có khả năng tự đọc, viết phiếu điều tra (Phụ lục hình 6).

Page 91: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

78

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Phương pháp thực đo: sử dụng các loại máy đo mặn cầm tay (ví dụ như

HANNA HI 9835, AZ8602, EXTECH EC170...) để xác định độ mặn (‰) trên mặt

ruộng hoặc ao, vuông nuôi trồng thủy sản.

3.2. Kết quả khảo sát tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp

3.2.1. Đánh giá độ tin cậy chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN

3.2.1.1. Đánh giá tính khách quan, hợp lý cho các chỉ số nhận thức

Luận cứ lý thuyết để đánh giá tính khách quan, hợp lý cho các chỉ số đánh

giá nhận thức là nhận thức của con người về một sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào

khoảng cách quan sát của chủ thể [92], [93].

Trong thực tế, trên cùng một tuyến kênh được khảo sát thì nhận thức về

CTTL của từng NSDN là không đồng đều, nó phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách

từ vị trí công trình lấy nước của NSDN đến các CTTL khác. Do vậy, cần thiết đề

xuất 01 biến giả lập để đánh giá tính khách quan, hợp lý cho các chỉ số đánh giá

nhận thức về CTTL của NSDN, cụ thể là biến D.KC1.

Biến giả lập D.KC1 được định nghĩa là: khoảng cách từ vị trí lấy nước của

NSDN đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2 (Hình 3.1).

Hình 3.1. Ý nghĩa kiểm định của biến giả lập D.KC1.

Sau khi tiến hành thu thập số liệu tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp theo như

phương án thiết kế điều tra, khảo sát thực địa tại Mục 3.1, sử dụng phần mềm IBM-

SPSS phân tích mối quan hệ giữa 14 chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN

và biến giả lập D.KC1 cụ thể như sau:

Page 92: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

79

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Nhận thức về CTTL đầu mối (NT1) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.2. Nhận thức về CTTL đầu mối theo khoảng cách.

NT về công trình đầu mối các cấp

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 51 70.8% 40 52.6% 29 39.7% 28 37.3% 38 43.2%

Biết rất ít 21 29.2% 34 44.7% 43 58.9% 43 57.3% 49 55.7%

Biết một phần 0 0.0% 2 2.6% 1 1.4% 4 5.3% 1 1.1%

Biết 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Số lượng NSDN không nắm được bất kỳ thông tin nào về CTTL đầu mối là

tương đối cao chiếm 186/384 người (48,4%); biết rất ít từ 3-10% là 190 người

(49,5%) và số biết rất ít (2,1%). Đánh giá chung thì mức độ hiểu biết của NSDN về

CTTL đầu mối còn hạn chế.

Biểu đồ mức độ nhận thức của NSND theo khoảng cách từ điểm đầu kênh

đến cuối kênh cấp 2 thể hiện tại Hình 3.2:

Hình 3.2. Biểu đồ phân bố nhận thức NT1 theo khoảng cách.

Kết quả cho thấy số lượng NSDN biết rất ít về những CTTL đầu mối ở đầu

kênh ít hơn nhiều so với cuối kênh cấp 2, số liệu thống kê này là hoàn toàn hợp lý

với thực tiễn tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp do vị trí các CTTL đầu mối chủ yếu là

cống ngăn mặn-giữ ngọt thường nằm ở cuối các kênh cấp 2.

51

40

29

28

38

21

34

43

43

49

2

1

4

1

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 LkênhCuối kênh

Không biết (0 - 3 %) 5140292838Biết rất ít (3 - 10%) 2134434349Biết một phần (10 - 30%) 02141Biết (30 - 70%) 00000Biết rất rõ (> 70 %) 00000

Page 93: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

80

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Nhận thức các cấp kênh (NT2) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.3. Thống kê nhận thức các cấp kênh theo khoảng cách.

NT về các cấp kênh trong HTTL của NSDN

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 16 22.2% 17 22.4% 17 23.3% 29 38.7% 55 62.5%

Biết rất ít 0 0.0% 13 17.1% 38 52.1% 43 57.3% 30 34.1%

Biết một phần 13 18.1% 31 40.8% 18 24.7% 3 4.0% 3 3.4%

Biết 33 45.8% 12 15.8% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Biết rất rõ 10 13.9% 3 3.9% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Thống kê cho thấy có 134/384 NSDN không biết về thứ tự, tên của các cấp

kênh trên HTTL, chiếm một tỷ lệ khá cao là 34,9%; số biết rất ít là 124/384 người

(32,3%) và biết rất rõ chỉ có 13 người (3,4%). Biểu đồ mức độ nhận thức các cấp

kênh của được mô tả tại Hình 3.3:

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố nhận thức NT2 theo khoảng cách.

Số lượng NSDN biết về thứ tự các cấp kênh giảm dần từ đầu kênh đến cuối

kênh, do họ thường chỉ nắm được những thông tin liên quan đến các CTTL gắn với

các hoạt động sản xuất hàng ngày như kênh cấp 3, nội đồng, cống hoặc hộp chia

nước đầu kênh cấp 3…

16

17

17

29

55

13

38

43

30

13

31

18

3

3

33

12

10

3

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 LkênhCách 1/2 LkênhCách 3/4 LkênhCuối kênhKhông biết 1617172955Biết rất ít 013384330Biết một phần 13311833Biết 3312000Biết rất rõ 103000

Page 94: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

81

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3. Nhận thức về các điểm giao nước (NT3) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.4. Thống kê nhận thức điểm giao nước trên kênh theo khoảng cách.

NT về các điểm giao nước trên kênh của NSDN

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 35 48.6% 29 38.2% 30 41.1% 40 53.3% 55 62.5%

Biết rất ít 23 31.9% 38 50.0% 33 45.2% 29 38.7% 26 29.5%

Biết một phần 14 19.4% 9 11.8% 10 13.7% 6 8.0% 7 8.0%

Biết 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Biểu đồ mức độ nhận thức các điểm giao nước trên kênh của NSDN theo

khoảng cách từ đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.4:

Hình 3.4. Biểu đồ phân bố nhận thức NT3 theo khoảng cách.

Kết quả khảo sát có 189/384 chiếm 49,2% số NSDN hiện không xác định

được các điểm giao dẫn nước trên các cấp kênh gần vị trí lấy nước của họ, số lượng

biết rất ít là 149 người (38,8%) và biết một phần là 46 người (12%).

Qua số liệu thống kê trên cho thấy xu thế là càng gần đầu kênh thì mức độ

nhận thức về các điểm giao nước của NSDN càng cao, theo đó, chỉ số NT3 được

đánh giá là khách quan, hợp lý với thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại HTTL Quản

Lộ-Phụng Hiệp.

35

29

30

40

55

23

38

33

29

26

14

9

10

6

7

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 LkênhCách 1/2 LkênhCách 3/4 LkênhCuối kênhKhông biết 3529304055Biết rất ít 2338332926Biết một phần 1491067Biết 00000Biết rất rõ 00000

Page 95: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

82

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

4. Nhận thức về công trình điều tiết nước (NT4) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.5. Thống kê nhận thức công trình điều tiết nội đồng theo khoảng cách.

NT về công trình điều tiết nước nội đồng

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 13 18.1% 10 13.2% 13 17.8% 19 25.3% 24 27.3%

Biết rất ít 11 15.3% 5 6.6% 8 11.0% 12 16.0% 16 18.2%

Biết một phần 24 33.3% 31 40.8% 31 42.5% 27 36.0% 28 31.8%

Biết 22 30.6% 25 32.9% 17 23.3% 16 21.3% 20 22.7%

Biết rất rõ 2 2.8% 5 6.6% 4 5.5% 1 1.3% 0 0.0%

Tại Bảng 3.5, thống kê có 141/384 chiếm 36,7% số NSDN xác định đúng từ

10÷30% công trình điều tiết nước nội đồng; số xác định đúng từ 30÷70% công trình

điều tiết có 100/384 người chiếm 26%.

Biểu đồ nhận thức về công trình điều tiết nước nội đồng của NSDN theo

khoảng cách từ đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.5:

Hình 3.5. Biểu đồ phân bố nhận thức NT4 theo khoảng cách D.KC1.

Nhận xét: mức độ nhận thức về công trình điều tiết nước nội đồng của NSDN

là không rõ nét theo khoảng cách, họ chỉ nhận thức được những công trình điều tiết,

phân phối nước xung quanh vị trí canh tác hàng ngày của họ. Như vậy, cũng thể

hiện sự phù hợp với thực tế của chỉ số NT4.

13

10

13

19

24

11

5

8

12

16

24

31

31

27

28

22

25

17

16

20

2

5

4

1

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 LkênhCuối kênh

Không biết 1310131924Biết rất ít 11581216Biết một phần 2431312728Biết 2225171620Biết rất rõ 25410

Page 96: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

83

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

5. Nhận thức về chủ thể quản lý CTTL (NT5) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.6. Thống kê nhận thức chủ thể quản lý CTTL theo khoảng cách.

NT về chủ thể quản lý CTTL

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 61 84.7% 60 78.9% 39 53.4% 48 64.0% 54 61.4%

Biết rất ít 10 13.9% 11 14.5% 15 20.5% 14 18.7% 5 5.7%

Biết một phần 1 1.4% 4 5.3% 17 23.3% 11 14.7% 25 28.4%

Biết 0 0.0% 1 1.3% 2 2.7% 2 2.7% 4 4.5%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Kết quả có 262/384 NSDN không xác định được chủ thể quản lý CTTL, thể

hiện tính phù hợp của NT5 ở HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, nơi có hệ thống kênh

rạch chằng chịt và thiếu sự quản lý các công trình thủy lợi nhỏ, nội đồng.

Biểu đồ mức độ nhận thức về chủ thể quản lý CTTL của NSDN theo khoảng

cách từ đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.6:

Hình 3.6. Biểu đồ phân bố nhận thức NT5 theo khoảng cách.

Nhận xét: số lượng những NSDN biết về chủ thể quản lý CTTL có chiều

hướng tăng nhẹ từ đầu kênh đến cuối kênh, kết quả cho thấy NSDN chủ yếu biết về

các cống ngăn mặn-giữ ngọt cuối kênh cấp 2.

61

60

39

48

54

10

11

15

14

5

1

4

17

11

25

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 LkênhCuối kênh

Không biết 6160394854Biết rất ít 101115145Biết một phần 14171125Biết 01224Biết rất rõ 00000

Page 97: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

84

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

6. Nhận thức nguồn nước tưới từ CTTL (NT6) so với khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.7. Thống kê nhận thức nước tưới từ CTTL theo khoảng cách.

NT nguồn nước tưới từ hệ thống CTTL

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 11 15.3% 7 9.2% 12 16.4% 19 25.3% 28 31.8%

Biết rất ít 20 27.8% 23 30.3% 27 37.0% 18 24.0% 25 28.4%

Biết một phần 35 48.6% 40 52.6% 31 42.5% 34 45.3% 31 35.2%

Biết 6 8.3% 6 7.9% 3 4.1% 4 5.3% 4 4.5%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Kết quả có 77/384 chiếm 20% số NSDN có quan điểm rằng nguồn nước tưới

từ các kênh, rạch tự nhiên; nhưng cũng có 171/384 NSDN cho rằng nước tưới là từ

sông, rạch tự nhiên và được phân phối qua các kênh thủy lợi theo hình thức tự chảy,

không cần vận hành, điều tiết.

Biểu đồ mức độ nhận thức về nguồn nước tưới từ CTTL của NSDN theo

khoảng cách từ đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.7:

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố nhận thức NT6 theo khoảng cách.

Nhận xét: số lượng những NSDN không xác định được nguồn nước tưới là từ

các CTTL có xu hướng tăng dần từ đầu kênh đến cuối kênh, do vị trí lấy nước của

NSDN nằm xa vị trí của các CTTL đầu mối lớn.

11

7

12

19

28

20

23

27

18

25

35

40

31

34

31

6

6

3

4

4

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 LkênhCách 1/2 LkênhCách 3/4 LkênhCuối kênhKhông biết 117121928Biết rất ít 2023271825Biết một phần 3540313431Biết 66344Biết rất rõ 00000

Page 98: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

85

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

7. Nhận thức về thủy lợi phí (NT7) so với khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.8. Nhận thức về phí dịch vụ thủy nông nội đồng theo khoảng cách.

NT phí dịch vụ thủy nông nội đồng

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 22 30.6% 26 34.2% 18 24.7% 27 36.0% 39 44.3%

Biết rất ít 30 41.7% 41 53.9% 45 61.6% 38 50.7% 41 46.6%

Biết một phần 14 19.4% 5 6.6% 10 13.7% 9 12.0% 7 8.0%

Biết 6 8.3% 4 5.3% 0 0.0% 1 1.3% 1 1.1%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Số lượng NSDN biết rõ về phí dịch vụ thủy nông nội đồng và thuỷ lợi phí

cấp bù là 252/384 (65,6%), nhưng 50% trong số đó không phân biệt được 2 loại phí

đó với nhau và cho rằng nhà nước có trách nhiệm chi trả tất cả chi phí vận hành,

bảo dưỡng các CTTL nội đồng.

Biểu đồ mức độ nhận thức về thuỷ lợi phí của NSDN theo khoảng cách từ

đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.8:

Hình 3.8. Biểu đồ phân bố nhận thức NT7 theo khoảng cách.

8. Nhận thức quyền hiệp thương giá nước (NT8) theo khoảng cách D.KC1:

Do phần lớn các tổ chức thủy lợi cơ sở tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp mới

phát triển ở mức độ nhỏ lẻ, tự phát nên việc hiệp thương giá nước giữa NSDN với

các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước còn chưa được quan tâm.

Page 99: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

86

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

9. Nhận thức chất lượng và phí thủy nông (NT9) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.9. Thống kê nhận thức chất lượng dịch vụ và phí thủy nông nội đồng.

Mức đánh giá NSDN Tỉ lệ % Giá trị % Tỉ lệ % (cộng dồn)

Không 58 15.1 15.1 15.1

Có 326 84.9 84.9 100.0

Tổng 384 100.0 100.0

Kết quả thống kê tại Bảng 3.9 cho thấy:

- 58/384 NSDN (chiếm 15,1%) có quan điểm là có hay không đóng phí thuỷ

nông thì họ vẫn luôn có nước tưới trên các kênh, rạch của HTTL.

- 326/384 NSDN (chiếm 84.9%) đồng ý với quan điểm là cần thiết phải đóng

phí thủy nông nội đồng để nhận được chất lượng dịch vụ tưới tốt hơn.

- NSDN sẵn sàng chi trả phí dịch vụ thuỷ lợi nội đồng nếu đem lại hiệu quả

sản xuất cao hơn, đây cũng là điểm nổi bật thể hiện tính khách quan, phù hợp với

thực tế của chỉ số NT9.

10. Kỹ năng vận hành, phân phối nước (NT10) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.10. Thống kê nhận thức về vận hành phân phối nước theo khoảng cách.

Biết cách tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 13 18.1% 11 14.5% 12 16.4% 23 30.7% 20 22.7%

Biết rất ít 39 54.2% 39 51.3% 50 68.5% 30 40.0% 37 42.0%

Biết một phần 18 25.0% 23 30.3% 9 12.3% 18 24.0% 24 27.3%

Biết 2 2.8% 3 3.9% 2 2.7% 4 5.3% 7 8.0%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

- Có 195/384 NSDN (chiếm 50,8%) có khả năng tự lấy nước theo kinh

nghiệm của bản thân nhưng không quan tâm đến những tác động xấu tới những

NSDN khác ở trên hệ thống.

- Có 92/384 NSND (chiếm 24%) biết cách tự lấy nước tưới đạt yêu cầu về

chất lượng vào ao/ruộng thông qua loa, đài hoặc theo thông báo của trưởng

khóm/ấp về vận hành cống ngăn mặn-giữ ngọt.

Page 100: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

87

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Có 79 NSDN (chiếm 20,6%) lấy nước tự do theo nhu cầu, không có sự

kiểm soát vì họ có quan điểm đó là nguồn nước của tự nhiên.

Biểu đồ đánh giá khả năng có thể của NSDN về khả năng tổ chức, vận hành

liên hoàn các CTTL để phân phối nước theo khoảng cách từ đầu kênh đến cuối kênh

cấp 2 như Hình 3.9:

Hình 3.9. Biểu đồ phân bố nhận thức NT10 theo khoảng cách.

Một số nhận xét chỉ số NT10:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những nguồn sinh kế quan

trọng của NSDN tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp.

- NSDN vẫn luôn tìm cách làm tốt nhất trong khả năng có thể để tự dẫn nước

về ruộng/ao của họ, thậm chí là khi không có sự quan tâm quản lý, điều tiết phân

phối nước của các đơn vị khai thác CTTL Nhà nước.

- Do vậy, chỉ số NT10 không bị phụ thuộc vào khoảng cách; đây là điểm thể

hiện tính khách quan, hợp lý của chỉ số NT10 với thực tiễn sản xuất của Vùng.

13

11

12

23

20

39

39

50

30

37

18

23

9

18

24

2

3

2

4

7

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 LkênhCách 1/2 LkênhCách 3/4 LkênhCuối kênhKhông biết 1311122320Biết rất ít 3939503037Biết một phần 182391824Biết 23247Biết rất rõ 00000

Page 101: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

88

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

11. Kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CTTL (NT11) theo D.KC1:

Bảng 3.11. Nhận thức bảo dưỡng, sửa chữa CTTL theo khoảng cách.

Biết bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CTTL

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 13 18.1% 11 14.5% 14 19.2% 21 28.0% 27 30.7%

Biết rất ít 19 26.4% 23 30.3% 22 30.1% 15 20.0% 27 30.7%

Biết một phần 34 47.2% 35 46.1% 31 42.5% 33 44.0% 28 31.8%

Biết 6 8.3% 7 9.2% 6 8.2% 6 8.0% 6 6.8%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Kết quả số lượng NSDN biết cách bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ các CTTL

chiếm tỷ lệ tương đối cao, chiếm khoảng 77,6%. Thực tế, NSDN có khả năng tự tổ

chức lại thành các nhóm cộng đồng để cùng xử lý các sự cố trên kênh 2 là 8%, kênh

cấp 3 là 42% và kênh nội đồng là 28%. Biểu đồ tại Hình 3.10.

Hình 3.10. Biểu đồ phân bố nhận thức NT11 theo khoảng cách.

Nhận xét: số NSDN không có kỹ năng xử lý các sự cố tại cuối kênh cấp 2 là

nhiều nhất (30,7%), do cuối các kênh cấp 2 có những cống hiện đang không có chủ

quản lý thực sự, trong khi đó, kỹ năng duy tu, sửa chữa cống ngăn mặn-giữ ngọt

còn ngoài những kinh nghiệm vốn có của NSDN.

13

1114

21

27

19

23

22

15

34

35

31

33

28

6

7

6

6

6

Đầu kênh

Cách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 LkênhCuối kênh

Không biết 1311142127Biết rất ít 1923221527Biết một phần 3435313328Biết 67666Biết rất rõ 00000

Page 102: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

89

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

12. Khả năng xây dựng kế hoạch tài chính TCHTDN (NT12) theo D.KC1:

Tại các vị trí khảo sát hiện chưa có loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở có khả

năng thực hiện các kế hoạch tài chính.

13. Nhận thức về vai trò của cống ngăn mặn-giữ ngọt (NT13) theo D.KC1:

Bảng 3.12. Thống kê nhận thức vai trò của cống NM-GN theo khoảng cách.

NT vai trò của Cống ngăn mặn- giữ ngọt phục vụ SXNN

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến cuối kênh cấp 2 hoặc cống vùng triều

Cuối kênh Cách 3/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 1/4 Lkênh Đầu kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Không biết 3 3.4% 7 9.3% 21 28.8% 37 48.7% 60 83.3%

Biết rất ít 20 22.7% 35 46.7% 35 47.9% 34 44.7% 12 16.7%

Biết một phần 42 47.7% 26 34.7% 16 21.9% 5 6.6% 0 0.0%

Biết 23 26.1% 7 9.3% 1 1.4% 0 0.0% 0 0.0%

Biết rất rõ 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

Kết quả số lượng NSDN biết về vai trò của cống ngăn mặn-giữ ngọt là tương

đối cao (chiếm 70%); số người biết rất ít hoặc chỉ biết tên cống nhưng không xác

định được vai trò có 136/384 người (chiếm 35%).

Biểu đồ mức độ nhận thức vai trò của cống ngăn mặn-giữa ngọt theo khoảng

cách từ vị trí lấy nước đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.11:

Hình 3.11. Biểu đồ phân bố nhận thức NT13 theo khoảng cách.

3

7

21

37

60

20

35

35

34

12

42

26

16

5

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Cuối kênh

Cách 3/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 1/4 Lkênh

Đầu kênh

Cuối kênh Cách 3/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 1/4 Lkênh Đầu kênhKhông biết 3 7 21 37 60Biết rất ít 20 35 35 34 12Biết một phần 42 26 16 5 0Biết 23 7 1 0 0Biết rất rõ 0 0 0 0 0

Page 103: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

90

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

14. Mức độ sẵn sàng tham gia tài chính (NT14) theo khoảng cách D.KC1:

Bảng 3.13. Thống kê mức độ sẵn sàng tham gia tài chính theo khoảng cách.

Mức độ đồng ý sẵn sàng tham gia tài chính trong QLKT CTTL

Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2

Đầu kênh Cách 1/4 Lkênh Cách 1/2 Lkênh Cách 3/4 Lkênh Cuối kênh

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Số lượng

Tỷ lệ

N (%)

Phản đối 1 1.4% 1 1.3% 10 13.7% 6 8.0% 3 3.4%

Không đồng ý 6 8.3% 13 17.1% 12 16.4% 23 30.7% 22 25.0%

Có thể 17 23.6% 15 19.7% 18 24.7% 18 24.0% 18 20.5%

Đang suy nghĩ 39 54.2% 27 35.5% 20 27.4% 17 22.7% 21 23.9%

Đồng ý 9 12.5% 20 26.3% 13 17.8% 11 14.7% 24 27.3%

Biểu đồ mức độ sẵn sàng tham gia tài chính trong khai thác CTTL của

NSDN theo khoảng cách từ đầu kênh đến cuối kênh cấp 2 như Hình 3.12:

Hình 3.12. Biểu đồ phân bố nhận thức NT14 theo khoảng cách.

Nhận xét: mức độ sẵn sàng tham gia tài chính của những NSDN ở đầu và

cuối kênh là khá cao, do các hoạt động sản xuất thường xuyên bị ảnh hưởng trực

tiếp bởi ô nhiễm trên kênh chính ở đầu kênh và xâm nhập mặn qua các cống ngăn

mặn-giữ ngọt ở cuối kênh.

3.2.1.2. Kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha

12/14 chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là có số liệu thống kê

tại HTTL Quản Lộ - Phụng Hiệp.

11

10

6

3

613

12

23

22

3927

2017

21

920

1311

24

Đầu kênhCách 1/4 LkênhCách 1/2 LkênhCách 3/4 Lkênh

Cuối kênh

Đầu kênhCách 1/4 Lkênh

Cách 1/2 Lkênh

Cách 3/4 LkênhCuối kênh

Phản đối 111063Không đồng ý 613122322Có thể 1715181818Đang suy nghĩ 3927201721Đồng ý 920131124

Page 104: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

91

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Kết quả phân tích mô hình Cronbach’s Alpha cho 12/14 chỉ số bằng phần

mềm thống kê IBM-SPSS PHIÊN BẢN 22 như tại Bảng 3.14:

Bảng 3.14. Kết quả kiểm định độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha.

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng (Corrected

Item-Total Correlation)

Hệ số Cronbach's

Alpha nếu loại biến

Id-NT1: Nhận thức về công trình đầu mối các cấp (hồ chứa, cống lấy nước, cống vùng triều, đập dâng, đập tràn, trạm bơm).

14.059 40.296 0.463 0.842

ID-NT2: Nhận thức về các cấp kênh trong HTTL của NSDN.

13.432 36.525 0.437 0.845

ID-NT3: Nhận thức về các điểm giao nước trên các cấp kênh.

13.771 37.671 0.840 0.825

ID-NT4: Nhận thức về công trình điều tiết nước nội đồng (cống nội đồng, cầu máng, xi phông, dốc nước và bậc nước…).

12.820 31.789 0.831 0.810

ID-NT5: Nhận thức về chủ thể quản lý CTTL.

14.080 41.351 0.160 0.859

ID-NT6: Nhận thức nguồn nước tưới từ hệ thống CTTL.

13.231 35.066 0.772 0.819

ID-NT7.1: Nhận thức thủy lợi phí cấp bù của Nhà nước.

13.827 37.551 0.691 0.828

ID-NT7.2: Nhận thức phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

13.760 36.404 0.752 0.823

ID-NT9: Nhận thức về chất lượng dịch vụ cấp nước phụ thuộc vào phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

13.747 41.321 0.502 0.844

ID-NT10: Biết cách tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn có hệ thống từ đầu kênh cấp 3 đến vị trí lấy nước (có tính đến nhận thức xung đột trong HTTL).

13.468 37.498 0.586 0.833

ID-NT11: Biết bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CTTL thuộc hệ thống.

13.239 34.040 0.830 0.814

ID-NT13: Nhận thức vai trò của Cống ngăn mặn- giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

13.536 42.958 0.724 0.872

ID-NT14: Mức độ đồng ý sẵn sàng tham gia tài chính trong quản lý khai thác CTTL.

12.179 38.395 0.275 0.860

Page 105: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

92

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Kết luận hệ số Cronbach’s Alpha tại Bảng 3.14:

- Hệ số Cronbach’s Alpha (α) = 0.848, thỏa mãn yêu cầu [> 0,6] và [<0,95].

- Hai chỉ số nhận thức có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item-Total

Correlation) nhỏ hơn 0,4 → độ tin cậy thấp, cần loại bỏ khỏi bộ chỉ số là:

+ Chỉ số ID-NT5: Nhận thức về chủ thể quản lý công trình thủy lợi.

+ Chỉ số ID-NT14: Mức độ sẵn sàng tham gia tài chính của NSDN trong

quản lý, khai thác CTTL.

- 10/14 chỉ số còn lại có hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item-Total

Correlation) đều lớn hơn 0,4 (từ 0,810 ÷ 0,872).

3.2.1.3. Thảo luận bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL cấp cộng đồng.

Đánh giá tính khách quan, phù hợp bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL

của NSDN qua một số kết quả thảo luận như sau:

- Hầu hết NSDN không xác định được các công trình đầu mối, kênh chính,

kênh cấp 1 của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh cấp 2 thì biết rất ít (NT1).

- Người sử dụng nước biết khá rõ về kênh cấp 3 và nội đồng, càng xa vị trí

lấy nước thì nhận thức về các kênh trục chính, cấp 1 và cấp 2 càng giảm (chiếm

khoảng 2/3) (chỉ số NT2).

- Hầu hết người sử dụng nước không xác định được các điểm giao nước từ

kênh cấp 2 đến kênh cấp 3 và nội đồng (chỉ số NT3).

- Hầu hết NSDN xác định được về công trình điều tiết nước trên kênh nội

đồng và cấp 3 (chỉ số NT4).

- Hiện chưa có loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ - Phụng

Hiệp, NSDN đang tự lấy nước vào ruộng/ao (chỉ số NT5).

- Hầu hết NSDN không nhận thức được rằng để có nguồn nước tưới, tiêu thì

cần phải có phải có tác động của công tác quản lý, khai thác CTTL (chỉ số NT6).

- Hầu hết NSDN không hiểu về sự tồn tại và vai trò hoạt động của các cống

ngăn mặn-giữ ngọt. Càng gần vị trí cống thì số lượng người hiểu biết càng tăng và

ngược lại (chỉ số NT13).

Page 106: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

93

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Đa số NSDN nhận thức sẵn sàng trả phí dịch vụ thủy nông nội đồng nếu họ

được nhận dịch vụ tưới tiêu có chất lượng tốt hơn (Chỉ số NT9 và NT14).

- Hầu hết NSDN đều nhận thức được trách nhiệm đóng góp phí dịch vụ thủy

nông nội đồng (chỉ số NT10).

- Hầu hết NSDN (chiếm 77,6%) biết cách tự bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ

các công trình thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng (chỉ số NT11).

Tóm lại, sau khi đánh giá tính khách quan, phù hợp và kiểm định theo hệ số

Cronbach’s Alpha cho 14 chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của người sử dụng

nước rút ra một số kết luận sau:

- Toàn bộ 14 chỉ số đều thể hiện tính khách quan, phù hợp qua các kết quả so

sánh với biến giả lập D.KC1, kết luận này phù hợp với thực tiễn sản xuất tại HTTL

Quản Lộ - Phụng Hiệp.

- 10/14 chỉ số có độ tin cậy cao (thỏa mãn 0,6 < α = 0,848 < 0,95 và hệ số

tương quan biến- tổng đều [>0,4]) theo kiểm định Cronbach’s Alpha, các chỉ số

này đủ điều kiện để tiếp tục đưa vào bước phân tích tương quan với các chỉ số đánh

giá hiệu quả khai thác CTTL.

- Tuy nhiên, 04/14 chỉ số nhận thức về CTTL còn lại cũng có ý nghĩa nhất

định, đối với những HTTL khác nên cần tiếp tục điều tra và kiểm định 14 chỉ số

nhận thức tại những HTTL khác để có những kết luận rõ nét hơn.

3.2.2. Phân tích tương quan giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL

Hệ số tương quan Pearson (r) được lựa chọn để kiểm tra mối liên hệ mạnh

hoặc yếu giữa các biến độc lập (hiệu quả khai thác CTTL) và biến phụ thuộc (nhận

thức về CTTL).

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha tại Mục

3.2.1.2, đã lựa chọn được 10/14 chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN để

tiến hành phân tích tương quan với nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL

là: (i) Nhóm chỉ số nội tại (Internal indicators) là ID_HQ1, ID_HQ2 và ID_HQ3;

(ii) Nhóm chỉ số bên ngoài (External indicators) là ED_HQ1, ED_HQ2, ED_HQ3

và ED_HQ4.

Page 107: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

94

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.2.2.1. Tương quan giữa hiệu quả nội tại và nhận thức về CTTL cấp cộng đồng

Bảng 3.15. Kết quả tương quan giữa hiệu quả nội tại và nhận thức về CTTL.

Chỉ số nhận thức CTTL tại cấp cộng đồng [NT]

[ID_HQ1] -

Hiệu quả quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp III và nội đồng.

[ID_HQ2] - Hiệu quả vận hành CTTL

cấp III và nội đồng.

[ID-HQ3] - Hiệu quả bảo vệ CTTL cấp

III và nội đồng.

[NT1] – Nhận thức về công trình đầu mối các cấp (hồ chứa, cống lấy nước, cống vùng triều, đập dâng…)

Tương quan Pearson .246 .415 .375

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT2] – Nhận thức về các cấp kênh trong HTTL của ngờời sử dụng nước.

Tương quan Pearson .310 .502 .320

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT3] – Nhận thức về các điểm giao nước trên các cấp kênh.

Tương quan Pearson .668 .797 .564

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT4] – Nhận thức về công trình điều tiết nước nội đồng (cống nội đồng, cầu máng, xi phông, dốc nước…)

Tương quan Pearson .539 .902 .585

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT6] – Nhận thức nguồn nước tưới từ hệ thống công trình thủy lợi.

Tương quan Pearson .494 .710 .523

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT7] – Nhận thức về thủy lợi phí cấp bù và phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

Tương quan Pearson .520 .744 .538

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT9] – Nhận thức về chất lượng dịch vụ cấp nước phụ thuộc vào phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

Tương quan Pearson .314 .396 .299

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT10] – Biết cách tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn có hệ thống từ đầu kênh cấp 3 đến vị trí lấy nước (có tính đến nhận thức xung đột trong HTTL)

Tương quan Pearson .366 .539 .318

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT11] – Biết bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình thủy lợi nội đồng.

Tương quan Pearson .518 .847 .742

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT13] – Nhận thức vai trò của Cống ngăn mặn- giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tương quan Pearson -.003 -.009 .041

Sig. (2-tailed) .955 .865 .427

N 384 384 384

Page 108: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

95

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

1. Đối với hệ số tương quan Pearson (r):

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ID_HQ1:

có 9/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, riêng chỉ

số NT13 có giá trị r = -0,003 < 0,2 → không tương quan.

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ID_HQ2:

có 9/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, riêng chỉ

số NT13 có giá trị r = -0,009 < 0,2 → không tương quan.

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ID_HQ1:

có 9/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, riêng chỉ

số NT13 có giá trị r = 0.041 < 0,2 → không tương quan.

Như vậy, NT13 đều không tương quan với các biến phụ thuộc ID_HQ1,

ID_HQ2 và ID_HQ3, nên loại biến nay ra khỏi bước phân tích hồi quy.

2. Đánh giá Sig. (2-tailed) của kiểm định Pearson:

- Có 9/10 chỉ số đánh giá nhận thức đồng thời có các giá trị Sig. (2-tailed) <

5% so với các chỉ số đánh giá hiệu quả, do vậy, kết luận là xuất hiện tương quan

giữa các biến này với nhau.

- Có 01/10 chỉ số đánh giá nhận thức có 2/3 giá trị Sig. (2-tailed) > 5% là chỉ

số NT13 (nhận thức về vai trò của cống ngăn mặn - giữ ngọt phục vụ sản xuất nông

nghiệp), do vậy, chỉ số NT13 không tương quan với các chỉ số đánh giá hiệu quả

khai thác CTTL.

Tóm lại, xuất hiện tương quan giữa 9/10 chỉ số đánh giá nhận thức với 03 chỉ

số đánh giá hiệu quả nội tại khai thác CTTL.

3.2.2.2. Tương quan giữa hiệu quả bên ngoài và nhận thức về CTTL

Bảng 3.16. Kết quả tương quan giữa hiệu quả bên ngoài và nhận thức CTTL.

Chỉ số nhận thức CTTL tại cấp cộng đồng [NT]

[ED_HQ1] -Hiệu quả chất lượng dịch vụ thủy nông nội

đồng.

[ED-HQ3] - Hiệu quả giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác.

[ED-HQ4] –

Hiệu quả thích ứng xâm nhập mặn đảm bảo phục vụ SXNN từ CTTL vùng triều.

[NT1] – Nhận thức về công trình đầu mối các cấp (hồ chứa, cống vùng

Tương quan Pearson .328 .373 .179

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

Page 109: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

96

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

triều, đập dâng, tràn, trạm bơm).

N 384 384 384

[NT2] – Nhận thức về các cấp kênh trong HTTL của người sử dụng nước.

Tương quan Pearson .421 .388 .271

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT3] – Nhận thức về các điểm giao nước trên các cấp kênh.

Tương quan Pearson .610 .613 .394

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT4] – Nhận thức về công trình điều tiết nước nội đồng (cống nội đồng, cầu máng, xi phông, dốc nước và bậc nước…).

Tương quan Pearson .704 .682 .468

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT6] – Nhận thức nguồn nước tưới từ hệ thống công trình thủy lợi.

Tương quan Pearson .554 .517 .362

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT7] – Nhận thức về thủy lợi phí cấp bù và phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

Tương quan Pearson .543 .590 .424

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT9] – Nhận thức về chất lượng dịch vụ cấp nước phụ thuộc vào phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

Tương quan Pearson .368 .319 .181

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT10] – Biết cách tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn có hệ thống từ đầu kênh cấp 3 đến vị trí lấy nước (có tính đến nhận thức xung đột trong HTTL)

Tương quan Pearson .430 .350 .303

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N

384 384 384

[NT11] – Biết bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình thủy lợi nội đồng.

Tương quan Pearson .635 .643 .411

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 384 384 384

[NT13] –NT vai trò của Cống ngăn mặn- giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tương quan Pearson -.041 .036 -.008

Sig. (2-tailed) .426 .479 .875

N 384 384 384

1. Đối với hệ số tương quan Pearson (r):

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ED_HQ1:

có 9/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, riêng chỉ

số NT13 có giá trị r = -0,041 < 0,2 → không tương quan.

- Chỉ số hiệu quả ED_HQ2 không có số liệu đánh giá.

Page 110: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

97

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ED_HQ3:

có 9/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, riêng chỉ

số NT13 có giá trị r = 0,036 < 0,2 → không tương quan.

- Tương quan giữa các chỉ số nhận thức (NT) với chỉ số hiệu quả ED_HQ4:

có 7/10 chỉ số nhận thức thể hiện tương quan với giá trị Pearson (r) > 0,2, có 3 chỉ

số NT1, NT9 và NT13 có các giá trị r lần lượt là [0,179 0,181 -0.008] < 0,2 →

không tương quan.

Như vậy, chỉ số NT13 không tương quan với các biến phụ thuộc ED_HQ1,

ED_HQ2 và ED_HQ4 nên sẽ loại biến NT13 ra khỏi bước phân tích hồi quy. Riêng

NT1, NT9 sẽ bị loại ra khỏi phân tích hồi quy với biến ED_HQ4.

2. Đánh giá Sig. (2-tailed) của kiểm định Pearson:

- Có 09/10 chỉ số đánh giá nhận thức đồng thời có các giá trị Sig. (2-tailed) <

5% so với các chỉ số đánh giá hiệu quả, do vậy, kết luận là các biến này có tương

quan với nhau.

- Có 01/10 chỉ số đánh giá nhận thức có 1/3 giá trị Sig. (2-tailed) > 5% là chỉ

số NT13 (nhận thức vai trò của cống ngăn mặn- giữ ngọt phục vụ sản xuất nông

nghiệp), do vậy, chỉ số NT13 không tương quan với các chỉ số đánh giá hiệu quả

khai thác CTTL.

Tóm lại, xuất hiện tương quan của 9/10 chỉ số đánh giá nhận thức với 03 chỉ

số đánh giá hiệu quả bên ngoài khai thác CTTL.

3.2.3. Phân tích hồi quy giữa hiệu quả và nhận thức về CTTL của NSDN

Hồi qui là thuật toán thống kê được sử dụng để dự đoán giá trị của biến phụ

thuộc (dependence variable), sử dụng phần mềm IBM-SPSS chạy phân tích hồi quy

của từng chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL (biến phụ thuộc) với các chỉ số

nhận thức về CTTL của NSDN (biến độc lập) như Hình 3.13:

Page 111: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

98

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 3.13. Phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm IBM - SPSS.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến bằng module hồi quy (regression) trong

phần mềm thống kê IBM-SPSS được diễn toán như sau:

1. Hiệu quả sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ1)

Model Summary

Model R R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

ID_HQ1 0.673a 0.672 0.439 18.67826

a. Predictors (Constant): NT1, NT2, NT3, NT4, NT6, NT7, NT9, NT10, NT11.

b. Dependent Variable: ID_HQ1

Tham số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ (%)

sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Đối với

nghiên cứu này, 67,2% sự biến đổi của chỉ số ID_HQ1 có thể được giải thích bằng

một số chỉ số nhận thức về CTTL (NTi).

Giá trị của Sig ( P-value) của bảng ANOVA (Bảng 5.16) dùng để đánh giá

sự phù hợp (tồn tại) của mô hình. Giá trị Sig nhỏ (thường <5%) thì mô hình hồi quy

tồn tại.

Page 112: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

99

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 3.17. Kết quả phân tích ANOVA.

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 107790.124 9 11976.680 34.329 .000b

Residual 130480.121 374 348.877

Total 238270.246 383

a. Dependent Variable: Hiệu quả quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp III và nội đồng

b. Predictors: (Constant): NT1, NT2, NT3, NT4, NT6, NT7, NT9, NT10, NT11.

Nhưng vì đây là một hướng nghiên cứu mới, nên hiện chưa có bất kỳ tham

khảo nào về dạng đường quan hệ (Linear, Quadratic, Logarithmic, Cubic, Power…)

là phù hợp nhất để mô phỏng dữ liệu mẫu. Do vậy, cần thiết phải chạy hồi qui nhiều

dạng đường khác nhau (Hình 3.14), sau đó lựa chọn ra dạng đường mô phỏng phù

hợp nhất.

Hình 3.14. Đường hồi quy giữa hiệu quả khai thác và nhận thức về CTTL.

Qua Hình 3.14 cho thấy dạng đường thẳng (Linear) là phù hợp nhất để mô

phỏng mẫu dữ liệu đã có tại nghiên cứu này.

Kết quả phân tích hệ số tương quan (coefficients) giữa chỉ số đánh giá hiệu

quả sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp 03 và nội đồng (ID_HQ1) (biến phụ thuộc)

với các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN (biến độc lập) bằng phần mềm IBM-

SPSS được thể hiện tại Bảng 3.18.

Page 113: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

100

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Bảng 3.18. Kết quả phân tích hệ số tương quan (coefficients).

Coefficientsa

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số Beta đã chuẩn

hóa

T Sig.

Thống kê đa cộng tuyến (Collinearity

Statistics)

B Std. Error Beta Tolerance VIF

ID_HQ1 (Constant) 28.170 2.589 10.881 .000

[NT1] - NT về công trình đầu mối các cấp.

1.437 2.029 .009 .215 .038 .760 1.316

[NT2] - NT về các cấp kênh trong HTTL của NSDN.

1.873 1.043 .040 .837 .003 .656 1.523

[NT3] - NT về các điểm giao nước trên các cấp kênh.

2.574 3.665 .732 1.887 .000 .216 1.630

[NT4] - NT về công trình điều tiết nước nội đồng (cống nội đồng, cầu máng, xi phông, dốc nước và bậc nước…).

1.012 1.744 .001 .007 .004 .231 1.330

[NT6] - NT nguồn nước tưới từ hệ thống CTTL.

1.686 1.822 .059 .925 .035 .364 1.749

[NT7] - Nhận thức thủy lợi phí cấp bù và nội đồng.

-.249 2.693 -.007 -.092 .027 .292 1.429

[NT9] - NT về chất lượng dịch vụ cấp nước phụ thuộc vào phí dịch vụ thủy nông nội đồng.

2.342 3.071 .034 .763 .000 .751 1.331

[NT10] - Biết cách tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn có hệ thống từ đầu kênh cấp 3 đến vị trí lấy nước.

.221 1.516 .007 .146 .004 .641 1.560

[NT11] - Biết bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ CTTL thuộc hệ thống.

3.162 2.129 .116 1.485 .013 .239 1.184

a. Biến độc lập (ID_HQ1): Hiệu quả quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp 3 và nội đồng.

- Thông qua giá trị độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương

sai VIF (Variance inflation factor) đều [<2] cho thấy không xuất hiện hiện tượng đa

cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Page 114: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

101

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Giá trị Sig trong bảng Coefficients tại Bảng 3.18 cho thấy các tham số hồi

qui có ý nghĩa hay không theo điều kiện độ tin cậy 95% thì Sig<5%.

- Hệ số tương quan Pearson (r) cho biết mức độ tương quan giữa biến phụ

thuộc và biến độc lập.

Tóm lại, phương trình hồi quy mô phỏng tương quan giữa Chỉ số đánh giá

hiệu quả quản lý, sửa chữa và bảo dưỡng CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ1) với

các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN như sau:

Y(ID_HQ1) = 2.170 + 1.437×NT1 + 1.873×NT2 + 2.574×NT3 +

1.012×NT4 + 1.686×NT6 – 0.249×NT7 + 2.342×NT9 +

0.221×NT10 + 3.162×NT11. (3-1)

2. Hiệu quả vận hành CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ2)

Với các bước phân tích hồi quy như trên, có phương trình hồi quy toán học

giữa chỉ số ID_HQ2 với các chỉ số nhận thức (NTi) là:

Y(ID_HQ2) = 0.395 + 0×NT1 + 1.023×NT2 + 2.048×NT3 +

0.575×NT4 + 0×NT6 + 0.088×NT7 + 0×NT9 +

0.030×NT10 + 0.387×NT11. (3-2)

3. Hiệu quả bảo vệ CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ3)

Phương trình hồi quy toán học giữa chỉ số ID_HQ3 với các chỉ số nhận thức

(NTi) là:

Y(ID_HQ3) = 2.4 + 0.69×NT1 + 0.07×NT2 + 1.150×NT3 +

0.23×NT4 +0×NT6 + 0×NT7 + 0×NT9 +

1.09×NT10 + 0.612×NT11. (3-3)

4. Hiệu quả chất lượng dịch vụ thủy nông nội đồng (ED_HQ1)

Phương trình hồi quy toán học giữa chỉ số ED_HQ1 với các chỉ số nhận thức

(NTi) là:

Y(ED_HQ1) = 4.041 + 0×NT1 + 1.49×NT2 + 1.369×NT3 +

3.897×NT4 + 0.552×NT6 + 0×NT7 + 2.334×NT9 +

1.139×NT10 + 3.389×NT11. (3-4)

5. Hiệu quả giá trị sản phẩm trên một đơn vị canh tác (ED_HQ3)

Phương trình hồi quy toán học giữa chỉ số ED_HQ3 với các chỉ số nhận thức

(NTi) là:

Page 115: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

102

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Y(ED_HQ3) = 1.278 + 0.113×NT1 + 0.013×NT2 + 0.017×NT3 +

0.398×NT4 + 0×NT6 + 0.231×NT7 + 0×NT9 +

1.101×NT10 + 0.258×NT11. (3-5)

6. Hiệu quả thích ứng xâm nhập mặn bảo đảm SXNN (ED_HQ4)

Phương trình hồi quy toán học giữa chỉ số ED_HQ4 với các chỉ số nhận thức

(NTi) là:

Y(ED_HQ4) = 2.581 + 0×NT1 + 0.04×NT2 + 0×NT3 +

0.183×NT4 + 0×NT6 + 0×NT7 + 0×NT9 +

0.039×NT10 + 0.039×NT11. (3-6)

3.3. Xây dựng hàm tối ưu đa mục tiêu giữa hiệu quả khai thác CTTL và

nhận thức về CTTL của NSDN

3.3.1. Xây dựng hàm đa mục tiêu về hiệu quả khai thác CTTL

Nhằm nâng cao hiệu quả khai thác CTTL hiện có, thì nhận thức về CTTL

của NSDN cần có sự biến động để thỏa mãn yêu cầu thực tiễn trên.

Phát biểu hàm tối ưu đa mục tiêu về hiệu quả khai thác CTTL như sau:

Hàm mục tiêu (Objective): f (Y) = [NTi; Y(HQi)] → MAX hoặc MIN[-f(Y)];

Điều kiện ràng buộc (Constraints):

0.5412 ≤ NT1 ≤ 313;

1.16 ≤ NT2 ≤ 3;

0.82 ≤ NT3 ≤ 414;

1.78 ≤ NT4 ≤ 4;

1.36 ≤ NT6 ≤ 4;

0.80 ≤ NT7 ≤ 4; (3-7)

0.85 ≤ NT9 ≤ 4;

1.13 ≤ NT10 ≤ 4;

1.36 ≤ NT11 ≤ 3;

NT4 - NT6 ≥ 0

NT10 + NT11 - NT6 ≥ 0

NT1 ≤ NT2 ≤ NT3 ≤ NT415

12 Giá trị trung bình nhận thức CTTL của người sử dụng nước tại thời điểm nghiên cứu. 13 Giá trị trung bình cao nhất theo ý kiến của cán bộ thuỷ lợi xã. 14 Giá trị Maximum của thang đo [0;4]. 15 Nhận thức CTTL của người sử dụng nước ở gần sẽ rõ nét hơn ở xa vị trí lấy nước.

Page 116: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

103

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.3.2. Kết quả tính toán tối ưu nhận thức về CTTL của người sử dụng nước

Giải tối ưu lần lượt cho 6 hàm mục tiêu đơn lẻ [3-1]÷ [3-6] với các ràng buộc

3-7 bằng phần mềm MATLAB Version R2015a với mã Code:

----------------------

%% Muiti-Ojective Optimization between Awareness and Efficiency % Find min [-f(x)] = - max [f(x)] values of functions f1, f2, f3, f4, f5, f6 % NT1 = x(1); NT2 = x(2); NT3 = x(3); NT4 = x(4); NT6 = x(5) % NT7 = x(6); NT9 = x(7); NT10 = x(8); NT11 = x(9). %% Constraint function % NT1 < NT2 < NT3 < NT4 % x(1) - x(2) + 0x(3) + 0x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % 0x(1) + x(2) - x(3) + 0x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % 0x(1) + 0x(2) + x(3) - x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % - NT4 + NT6 ≤ 0; % 0x(1) + 0x(2) + 0x(3) + x(4) + 0x(5) - x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % NT10 + NT11 - NT6 ≥ 0; % 0x(1) + 0x(2) + 0x(3) + 0x(4) + 0x(5) + x(6) + 0x(7) - x(8) - x(9) < 0; %% Matlab Code >> A = [1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 -1 -1]; % Constraints A*x < b; >> b=[0 0 0 0 0]; % Constraints Aeq*x + beq >> Aeq = []; >> beq = []; % Constraints lb ≤ x ≤ ub >> lb= [0.54 ; 1.16; 0.82; 1.78; 1.36; 0.80; 0.85; 1.13; 1.36]; >> ub = [3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 3]; >> f1 = [-1.437 -1.873 -2.574 -1.012 -1.686 0.249 -2.342 -0.221 -3.162]; % d1 = 2.170; >> [x1,fval1] = linprog(f1,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f1 >> Y_ID_HQ1_max = fval1 + 28.170 % function f1 + offset 28.170

...

>> f6 = [0 -0.04 0 -0.183 0 0 0 -0.039 -0.039]; % d6 = 2.581; >> [x6,fval6] = linprog(f6,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f6 >> Y_ED_HQ3_max = fval6 + 2.581 % function f6 + offset 2.581

-----------------------

(Chi tiết tại Phụ lục hình 5)

Page 117: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

104

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Nghiệm tối ưu của 6 hàm mục tiêu đơn lẻ Y(NTi) tại Bảng 3.19:

Bảng 3.19. Kết quả nghiệm tối ưu nhận thức hàm đơn lẻ Y(NTi)→Max.

>> Matlabcode_Vietnd_PhD_Max1

Opt. x1 x2 x3 x4 x5 x6 x7 x8 x9 fval

NTi NT1 NT2 NT3 NT4 NT6 NT7 NT9 NT10 NT11 Y (Xi)

1 3.00 3.00 4.00 4.00 4.00 4.00 0.85 4.00 3.00 44.552

% Optimization terminated Y(ID_HQ1) 2 0.73 3.00 4.00 4.00 1.36 4.00 0.85 4.00 3.00 15.589

% Optimization terminated Y(ID_HQ2) 3 3.00 3.00 4.00 4.00 1.36 4.00 0.85 4.00 3.00 16.396

% Optimization terminated Y(ID_HQ3) 4 0.72 3.00 4.00 4.00 4.00 4.00 0.85 4.00 3.00 48.490

% Optimization terminated Y(ED_HQ1) 5 3.00 3.00 4.00 4.00 1.36 4.00 0.85 4.00 3.00 9.418

% Optimization terminated Y(ED_HQ3) 6 0.91 3.00 3.14 4.00 1.36 4.00 0.85 4.00 3.00 3.706

% Optimization terminated Y(ED_HQ4)

Từ đó, xác định giá trị tối đa của các hàm mục tiêu Y(NTi) theo từng phương

án tại bảng Pay-off như tại Bảng 3.20:

Bảng 3.20. Bảng Pay-off giá trị hàm mục tiêu theo từng phương án tối ưu.

Mục tiêu Giá trị fval tương ứng Y(ID_HQ1) Y(ID_HQ2) Y(ID_HQ3) Y(ED_HQ1) Y(ED_HQ3) Y(ED_HQ4)

Y(ID_HQ1) tối đa

44.553 36.840 40.102 41.276 40.102 34.885

Y(ID_HQ2) tối đa

15.589 15.589 15.589 15.589 15.589 13.828

Y(ID_HQ3) tối đa

16.396 14.830 16.396 14.823 16.396 13.965

Y(ED_HQ1) tối đa

48.490B 47.033B 47.033B 48.490B 47.033B 45.855B

Y(ED_HQ3) tối đa

9.418 9.161 9.418 9.160 9.418 9.167

Y(ED_HQ4) tối đa

3.706w 3.706w 3.706w 3.706w 3.706w 3.706w

Theo các giá trị tại Bảng 3.20, xác định được hàm thoả dụng mờ phụ thuộc

vào từng mục tiêu hiệu quả quản lý khai thác CTTL lần lượt như sau:

1. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả sửa chữa và

bảo dưỡng CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ1):

ID_HQ1 ID_HQ1 ID_HQ1ID_HQ1

ID_

w

B wHQ1 ID_HQ1

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 784

4.

Page 118: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

105

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả vận hành

CTTL cấp 3 và nội đồng (ID_HQ2):

ID_HQ2 ID_HQ2 ID_HQ2ID_HQ2

ID_

w

B wHQ2 ID_HQ2

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 327

3.

3. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả bảo vệ CTTL

cấp 3 và nội đồng (ID_HQ3):

ID_HQ3 ID_HQ3 ID_HQ3ID_HQ3

ID_

w

B wHQ3 ID_HQ3

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 327

3.

4. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả chất lượng dịch

vụ thủy nông nội đồng (ED_HQ1):

ED_HQ1 ED_HQ1 ED_HQ1ED_HQ1

ED_

w

B wHQ1 ED_HQ1

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 784

4.

5. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả giá trị sản

phẩm trên một đơn vị canh tác (ED_HQ3):

ED_HQ3 ED_HQ3 ED_HQ2ED_HQ3

ED_

w

B wHQ3 ED_HQ3

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 327

3.

6. Hàm thoả dụng mờ phụ thuộc vào mục tiêu tối đa hiệu quả thích ứng xâm

nhập mặn đảm bảo SXNN vùng triều (ED_HQ4):

ED_HQ4 ED_HQ4 ED_HQ4ED_HQ4

ED_

w

B wHQ4 ED_HQ4

Y Y Y 3.706Yμ =

Y Y 4 149

2.

Như vậy, hàm thoả dụng tập mờ tổ hợp 06 mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả khai

thác CTTL tại HTTL Quản Lộ - Phụng Hiệp có dạng:

ID_HQ1 ID_HQ2 ID_HQ3

ED_HQ1 ED_H

1 2

Q3

3

4 5 E _ Q6 D H 4

u = w μ w μ w μ

Y

w μ w μ

Y Y

Y w μY Y (3-8)

Trong đó: w1, w2, w3, w4, w5, w6 lần lượt là các trọng số của hàm thoả dụng

tập mờ 3-8 phụ thuộc vào biến hiệu quả thoả mãn các điều kiện:

w1 + w2 + w3 + w4 + w5 + w6 = 1 và 0 ≤ w1, w2, w3, w4, w5, w6 ≤ 1. (3-9)

Page 119: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

106

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Ứng dụng phần mềm MULTIOPT phiên bản 2.0 giải hàm thoả dụng tập mờ-

máy tính 3-8 với các điều kiện ràng buộc 3-9 cho các phương án tối ưu theo các

biến nhận thức (NT). Cụ thể là 03 kịch bản của hàm (u) đạt Max theo thứ tự từ trên

xuống như tại Bảng 3.21:

Bảng 3.21. Kết quả tính toán tối ưu theo từng kịch bản.

Mã biến X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 X8 X9

Nhận thức NT1 NT2 NT3 NT4 NT6 NT7 NT9 NT10 NT11

KỊCH BẢN 1 w1 = w2 = w3 = w6 = 0.2 và w4 = w5 = 0.1

Tối ưu 0.77 1.46 1.76 2.78 3.36 2.15 0.85 3.13 3.63

Mức đề xuất 1 1 2 3 3 2 1 3 4

KỊCH BẢN 2 w1 = w2 = 0.1 và w3 = w4 = w5 = w6 = 0.2

Tối ưu 1.46 1.46 1.76 2.00 2.36 1.15 1.85 2.33 3.63

Mức đề xuất 1 1 2 2 2 1 2 2 4

KỊCH BẢN 3 w1 = w2 = w3 = w6 = 0.1 và w4 = w5 = 0.2

Tối ưu 1.77 2.25 2.11 1.78 1.16 1.15 0.85 1.13 2.63

Mức đề xuất 2 2 2 2 1 1 1 1 3

Căn cứ theo những yếu tố phát triển kinh tế-xã hội tại vùng Quản Lộ-Phụng

Hiệp, lựa chọn kịch bản tối ưu nhận thức về CTTL của NSDN cần bảo đảm theo các

yếu tố sau:

1. Hỗ trợ đào tạo nâng cao nhận thức: hiện nay, thông qua các dự án vốn vay

ODA (WB, ADB, JICA), việc xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nhận thức của

NSDN đang đẩy mạnh việc áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật trong công tác

quản lý, khai thác CTTL tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp. Trên cơ sở đó, dự báo giá

trị của các chỉ số nhận thức đều sẽ tăng lên, như vậy, cả 03 kịch bản đều đáp ứng

yêu cầu này, trong đó, Kịch bản 01 có các giá trị tăng là cao nhất.

2. Xã hội hoá công tác thuỷ lợi: ĐBSCL nói chung và Quản Lộ-Phụng Hiệp

nói riêng có tiềm năng lớn để phát triển SXNN theo định hướng kinh tế thị trường

[94], do vậy, khả năng tự chủ trong công tác quản lý, khai thác CTTL của NSDN

thể hiện ở các biến NT9, NT10, NT11 được nhận định sẽ tăng lên so với tại thời

điểm nghiên cứu (năm 2014). Như vậy, cả 03 kịch bản đều đáp ứng, nhưng Kịch

bản 03 có sự chuyển biến giá trị là yếu nhất.

3. Khả năng tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của NSDN: thể hiện thông

qua giá trị nhận thức của các chỉ số NT1, NT2, NT3 và NT4 sẽ có xu thế tỉ lệ

Page 120: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

107

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

nghịch với cấp độ CTTL so với tại thời điểm nghiên cứu (năm 2014). Như vậy, chỉ

có kịch bản 01 và 02 đáp ứng được tính logic của yếu tố này.

Tóm lại, sau khi phân tích, đánh giá và so sánh với các điều kiện đặc thù về

CTTL tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp cho thấy kịch bản 01 có mức độ phù hợp là

cao nhất với thực tiễn sản xuất của vùng. Vì vậy, lựa chọn KỊCH BẢN 1 là phương

án tối ưu để tiếp tục phân tích đề xuất phân cấp.

3.4. Đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL tại Quản Lộ-Phụng Hiệp

3.4.1. Phân tích kết quả tối ưu các điểm nhận thức về CTTL của NSDN

Kết quả tính toán tối ưu hàm đa mục tiêu đã xác định được các điểm nhận

thức tối ưu về CTTL mà NSDN cần đạt đến để hiệu quả khai thác CTTL đạt được là

cao nhất theo KỊCH BẢN 1. So sánh với các giá trị nhận thức về CTTL của NSDN

tại thời điểm nghiên cứu như Bảng 3.22:

Bảng 3.22. So sánh kết quả nhận thức tối ưu với hiện trạng tại HTTL QL-PH.

PA NT1 NT2 NT3 NT4 NT6 NT7 NT9 NT10 NT11

Hiện tại 0.54 1.16 0.82 1.78 1.36 0.80 0.85 1.13 1.36

Mức đề xuất 1 1 1 2 1 1 1 1 1

Tối ưu 0.77 1.46 1.76 2.78 3.36 2.15 0.85 3.13 3.63

Mức đề xuất 1 1 2 3 3 2 1 3 4

Sơ đồ đánh giá xu thế các điểm nhận thức tối ưu như Hình 3.15:

Hình 3.15. Biểu đồ xu thế nhận thức tối ưu về CTTL của NSDN.

Page 121: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

108

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Theo Hình 3.15 cho thấy hiệu quả khai thác CTTL tại HTTL Quản Lộ-

Phụng Hiệp sẽ đạt giá trị cao nhất khi:

- NSDN nhận thức được nguồn nước tưới sử dụng để sản xuất nông nghiệp là

từ hệ thống thủy lợi (chỉ số NT6).

- NSDN cần có kỹ năng tổ chức vận hành, phân phối nước liên hoàn từ đầu

kênh cấp 3 đến vị trí lấy nước, đặc biệt là khả năng tự giải quyết được các xung đột

trong quá trình lấy nước tưới (chỉ số NT10).

- NSDN cần có kỹ năng bảo dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình thủy lợi

nhỏ, thủy lợi nội đồng (chỉ số NT11).

- 07/9 chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN có giá trị tăng hơn so với tại thời

điểm nghiên cứu; 02/9 chỉ số là NT2 và NT9 có giá trị không đổi.

3.4.2. Kết quả đề xuất nhiệm vụ quản lý, khai thác tương ứng nhận thức CTTL

Theo kết quả tính toán nhận thức về CTTL tại thời điểm nghiên cứu (năm

2014) và kịch bản tối ưu tại Bảng 3.22 sẽ góp phần xác định được các mục tiêu cần

hướng đến của NSDN. Lộ trình tiến đến các mục tiêu đó sẽ làm thay đổi các chính

sách và quyết định phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở

theo từng giai đoạn như tại Bảng 3.23.

Cùng với xu thế phát triển của các tổ chức thủy lợi cơ sở tại vùng ĐBSCL từ

Bậc 1→ Bậc 5, áp dụng phương pháp AHP xây dựng ma trận hỗ trợ phân cấp

nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo từng loại

hình công trình tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. Kết quả đề xuất phân cấp được thể

hiện tại:

1. Ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL

tại thời điểm nghiên cứu (Bảng 3.24).

2. Ma trận hỗ trợ ra quyết định thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL

theo kết quả tối ưu nhận thức (Bảng 3.25).

Page 122: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

T

rang

109

L

uận

án T

iến

sĩ Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Bản

g 3.

23. K

hung

phâ

n tí

ch n

hận

thức

về

CT

TL

của

ngư

ời s

ử dụ

ng n

ước

tại H

TT

L Q

uản

Lộ-

Phụ

ng H

iệp.

N

T1

NT2

N

T3

NT4

N

T5

NT6

N

T7

NT8

N

T9

NT1

0 N

T11

NT1

2 N

T13

NT1

4

1

1

1

2

0

1

1

0

1

1

1

0

0

0

Tối ư

u N

T H

iện

trạn

g

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

4

3

2

1

0

Ý ng

hĩa

nhận

thứ

c (P

hụ lụ

c b ả

ng

11.2

).

Nhậ

n th

ức

về c

ông

trìn

h đầ

u m

ối c

ác

cấp.

Nhậ

n th

ức

về c

ác c

ấp

kênh

tr

ong

HTT

L củ

a N

SDN

.

Nhậ

n th

ức

về c

ác

điểm

gia

o nư

ớc tr

ên

kênh

.

Nhậ

n th

ức

về C

T đi

ều

tiết n

ước

nội đ

ồng.

Nhậ

n th

ức

về c

hủ th

ể qu

ản lý

CT

TL.

Nhậ

n th

ức

nguồ

n nư

ớc tư

ới

từ h

ệ th

ống

CTTL

.

Nhậ

n th

ức

thủy

lợi

phí c

ấp b

ù và

nội

đồ

ng.

Nhậ

n th

ức

về q

uyền

hi

ệp

thươ

ng

giá

nước

.

Nhậ

n th

ức

về d

ịch

vụ

tưới

phụ

th

uộc

vào

phí t

hủy

nông

.

Biết

các

h tổ

ch

ức v

ận

hành

, phâ

n ph

ối n

ước.

Biết

bảo

ỡng,

sử

a ch

ữa

và b

ảo v

ệ CT

TL n

ội

đồng

.

Biết

xây

d ự

ng k

ế ho

ạch

tài

chín

h ph

ục v

ụ Q

LKTC

TTL.

Nhậ

n th

ức v

ai

trò

của

cống

ngă

n m

ặn -

giữ

ngọt

.

Mức

độ

sẵn

sàng

th

am g

ia

tài c

hính

tr

ong

QLK

TCTT

L.

Hiệ

n tr

ạng

nhận

thứ

c CT

TL c

ủa

NSD

N

(Phụ

lục

b ảng

11

.2).

NSD

N x

ác

định

đún

g 3

÷ 10

%

số lư

ợng

CTTL

đầu

m

ối từ

vị

trí l

ấy

nước

.

NSD

N x

ác

định

đún

g kê

nh n

ội

đồng

dẫn

ớc v

ào

ruộn

g ho

ặc th

uỷ

sản

của

gia

đình

.

NSD

N x

ác

định

đún

g 3

÷ 10

%

các

điểm

gi

ao c

hính

tr

ên k

ênh

cấp

1, 2

, 3

và n

ội

đồng

.

NSD

N x

ác

định

đún

g 10

÷ 3

0 %

số

lượn

g cá

c cô

ng

trìn

h đi

ều

tiết n

ước

nội đ

ồng.

NSD

N

khôn

g bi

ết b

ất

cứ th

ông

tin n

ào v

ề ch

ủ th

ể qu

ản lý

CT

TL c

ác

cấp.

NSD

N

quan

đi

ểm

nguồ

n nư

ớc tư

ới

tiêu

từ

HTT

L.

NSD

N

khôn

g bi

ết t

hủy

lợi p

hí c

ấp

bù; q

uan

điểm

phí t

huỷ

nông

nội

đồ

ng.

NSD

N

khôn

g nắ

m đ

ược

quyề

n hi

ệp

thươ

ng

giá

nước

.

NSD

N

khôn

g qu

an tâ

m

(cho

đó

trác

h nh

iệm

của

N

nước

).

NSD

N tự

lấ

y nư

ớc

đạt y

êu c

âu

theo

kin

h ng

hiệm

; kh

ông

quan

m đ

ến

các

NSD

N

khác

.

NSD

N tự

bi

ết b

ảo

dưỡn

g,

sửa

chữa

bảo

vệ

kênh

các

CTTL

nộ

i đồn

g củ

a hộ

.

NSD

N

khôn

g có

kỹ

năn

g để

xây

dự

ng k

ế ho

ạch

tài

chín

h.

NSD

N

khôn

g bi

ết th

ông

tin n

ào v

ề cố

ng n

găn

mặn

- giữ

ng

ọt.

NSD

N q

uan

điểm

kh

ông

phải

tr

ách

nhiệ

m c

ủa

bản

thân

.

Tối ư

u nh

ận th

ức

CTTL

của

N

SDN

(P

hụ lụ

c bả

ng

11.1

).

NSD

N x

ác

định

đún

g 3

÷ 10

%

số lư

ợng

CTTL

đầu

m

ối từ

vị

trí l

ấy

nước

.

NSD

N x

ác

định

đún

g kê

nh n

ội

đồng

dẫn

ớc v

ào

ruộn

g ho

ặc th

uỷ

sản

của

gia

đình

.

NSD

N x

ác

định

đún

g 10

÷ 30

%

các

điểm

gi

ao c

hính

tr

ên k

ênh

cấp

1, 2

, 3

và n

ội

đồng

.

NSD

N x

ác

định

đún

g 30

÷ 7

0 %

số

lượn

g cá

c cô

ng

trìn

h đi

ều

tiết n

ước

nội đ

ồng.

NSD

N

khôn

g bi

ết b

ất

cứ th

ông

tin n

ào v

ề ch

ủ th

ể qu

ản lý

CT

TL c

ác

cấp.

NSD

N b

iết

nguồ

n nư

ớc tư

ới

phân

phố

i liê

n ho

àn

qua

các

CTTL

.

NSD

N b

iết

thủy

lợi

phí c

ấp

bù; q

uan

điểm

phí t

huỷ

nông

nội

đồ

ng.

NSD

N

khôn

g nắ

m đ

ược

quyề

n hi

ệp

thươ

ng

giá

nước

.

NSD

N

khôn

g qu

an tâ

m

(cho

đó

trác

h nh

iệm

của

N

nước

).

NSD

N tự

lấ

y nư

ớc

đạt y

êu c

âu

theo

kin

h ng

hiệm

; qu

an tâ

m

đến

các

NSD

N k

hác

cuối

kên

h.

NSD

N tự

bi

ết b

ảo

dưỡn

g,

sửa

chữa

bảo

vệ

kênh

các

CTTL

đế

n kê

nh

cấp

1.

NSD

N

khôn

g có

kỹ

năn

g để

xây

dự

ng k

ế ho

ạch

tài

chín

h.

NSD

N

khôn

g bi

ết th

ông

tin n

ào v

ề cố

ng n

găn

mặn

- giữ

ng

ọt.

NSD

N q

uan

điểm

kh

ông

phải

tr

ách

nhiệ

m c

ủa

bản

thân

.

1111

1122

0011

1100

1111

1100

00 00

33 22

33 22

3344

Page 123: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

T

rang

110

L

uận

án T

iến

sĩ Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Bản

g 3.

24. Đ

ề xu

ất m

a tr

ận h

ỗ tr

ợ ra

quy

ết đ

ịnh

phân

cấp

quả

n lý

, kha

i thá

c C

TT

L tạ

i thờ

i điể

m n

ghiê

n cứ

u ở

HT

TL

QL

-PH

.

Điể

m

ĐỀ

XU

ẤT

PH

ÂN

CẤ

P Q

UẢ

N L

Ý K

HA

I T

C C

TT

L C

HO

C Đ

ỐI

ỢN

G S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C T

ẠI

TH

ỜI

ĐIỂ

M N

GH

IÊN

CỨ

U Ở

HT

TL

QU

ẢN

LỘ

- P

HỤ

NG

HIỆ

P.

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 1

: C

HỦ

TH

Ể Q

UẢ

N L

Ý C

ÔN

G T

RÌN

H T

HU

Ỷ L

ỢI

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T3,

NT

5, N

T10

, N

T11

16

(G

iá trị T

B =

0.8

) N

T1,

NT

3, N

T6,

NT

13

(G

iá trị T

B =

0.7

5)

NT

3, N

T4,

NT

10

(G

iá trị T

B =

1)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

3 =

1;

NT

5 =

0;

NT

10 =

1; N

T11

= 1

] [N

T1=

1; N

T3

= 1

; NT

6 =

1; N

T13

= 0

] [N

T3

= 1

; N

T4

= 1

; N

T10

= 1

]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 2

: VẬ

N H

ÀN

H V

À P

N P

HỐ

I N

ƯỚ

C

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T3,

NT

10,

NT

11

(Giá

trị T

B =

1)

NT

1, N

T10

, N

T11

, N

T13

(G

iá trị T

B =

0.7

5)

NT

9, N

T10

, N

T11

(G

iá trị T

B =

1)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

3 =

1;

NT

10 =

1;

NT

11 =

1]

[NT

1= 1

; NT

10 =

1; N

T11

= 1

; NT

13 =

0]

[NT

9 =

1;

NT

10 =

1;

NT

11 =

1]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

16

Ý n

gh

ĩa c

ủa

c n

hận

th

ức

tha

m k

hả

o tạ

i Bả

ng

3.2

3 v

à P

hụ

lụ

c b

ảng

11

.2.

Page 124: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

T

rang

111

L

uận

án T

iến

sĩ Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 3

: BẢ

O V

Ệ,

GIÁ

M S

ÁT

TH

EO

I C

HẤ

T L

ƯỢ

NG

ỚC

TR

ON

G H

Ệ T

HỐ

NG

TH

UỶ

LỢ

I

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T6,

NT

11

(Giá

trị T

B =

1)

NT

3, N

T4,

NT

11, N

T13

(G

iá trị T

B =

0.7

5)

NT

11,

NT

14

(Giá

trị T

B =

0.5

)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

6 =

1;

NT

11 =

1]

[NT

3= 1

; NT

4 =

1; N

T11

= 1

; NT

13 =

0]

[NT

11 =

1;

NT

14 =

0]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 4

: BẢ

O D

ƯỠ

NG

, SỬ

A C

HỮ

A C

ÁC

NG

TR

ÌNH

TH

UỶ

LỢ

I

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

6, N

T8,

NT

9, N

T11

, N

T14

(G

iá trị T

B =

0.6

) N

T6,

NT

8, N

T9,

NT

11,

NT

13,

NT

14

(G

iá trị T

B =

0.5

) N

T8,

NT

11,

NT

14

(G

iá trị T

B =

0.3

3)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

6 =

1;

NT

8 =

0;

NT

9 =

1;

NT

11 =

1; N

T14

= 0

] [N

T6=

1; N

T8

= 0

; NT

9 =

1; N

T11

= 1

; N

T13

= 0

; N

T14

= 0

] [N

T8

= 0

; N

T11

= 1

; N

T14

= 0

]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n ( 5

0-30

0 ha

)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (3

0-10

0 ha

)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Tro

ng đ

ó:

L

oại h

ình

công

trìn

h th

uỷ lợ

i đượ

c đề

xuấ

t phâ

n cấ

p qu

ản lý

, kha

i thá

c ch

o ng

ười s

ử dụ

ng n

ước.

T

rách

nhi

ệm th

ực h

iện

quản

lý, k

hai t

hác

công

trìn

h th

ủy lợ

i của

Nhà

nướ

c.

Page 125: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

T

rang

112

L

uận

án T

iến

sĩ Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Bản

g 3.

25. Đ

ề xu

ất m

a tr

ận h

ỗ tr

ợ ra

quy

ết đ

ịnh

tối ư

u ho

á ph

ân c

ấp q

uản

lý, k

hai t

hác

CT

TL

tại H

TT

L Q

L-P

H.

Điể

m

ĐỀ

XU

ẤT

TỐ

I Ư

U H

PH

ÂN

CẤ

P Q

UẢ

N L

Ý K

HA

I T

C C

TT

L C

HO

C Đ

ỐI

ỢN

G S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C T

ẠI

HT

TL

QU

ẢN

LỘ

- P

HỤ

NG

HIỆ

P.

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 1

: C

HỦ

TH

Ể Q

UẢ

N L

Ý C

ÔN

G T

RÌN

H T

HU

Ỷ L

ỢI

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T3,

NT

5, N

T10

, N

T11

17

(G

iá trị T

B =

2)

NT

1, N

T3,

NT

6, N

T13

(Giá

trị T

B =

1.5

) N

T3,

NT

4, N

T10

(Giá

trị T

B =

1.6

7)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

3 =

2;

NT

5 =

0;

NT

10 =

3; N

T11

= 4

] [N

T1=

1; N

T3

= 2

; NT

6 =

3; N

T13

= 0

] [N

T3

= 2

; N

T4

= 3

; N

T10

= 0

]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 2

: VẬ

N H

ÀN

H V

À P

N P

HỐ

I N

ƯỚ

C

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T3,

NT

10,

NT

11

(Giá

trị T

B =

2.5

) N

T1,

NT

10,

NT

11,

NT

13

(Giá

trị T

B =

2)

NT

9, N

T10

, N

T11

(G

iá trị T

B =

2.6

7)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

3 =

2;

NT

10 =

3;

NT

11 =

4]

[NT

1= 1

; NT

10 =

3; N

T11

= 4

; NT

13 =

0]

[NT

9 =

1;

NT

10 =

3;

NT

11 =

4]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

i á t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đ ồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

17

Ý n

gh

ĩa c

ủa

c n

hận

th

ức

tha

m k

hả

o tạ

i Bả

ng

3.2

3 v

à P

hụ

lụ

c b

ảng

11

.2.

Page 126: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

T

rang

113

L

uận

án T

iến

sĩ Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 3

: BẢ

O V

Ệ,

GIÁ

M S

ÁT

TH

EO

I C

HẤ

T L

ƯỢ

NG

ỚC

TR

ON

G H

Ệ T

HỐ

NG

TH

UỶ

LỢ

I

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

2, N

T6,

NT

11

(G

iá trị T

B =

2.6

7)

NT

3, N

T4,

NT

11,

NT

13

(G

iá trị T

B =

2.2

5)

NT

11,

NT

14

(G

iá trị T

B =

2)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

2 =

1;

NT

6 =

3;

NT

11 =

4]

[NT

3= 2

; NT

4 =

3; N

T11

= 4

; NT

13 =

0]

[NT

11 =

4;

NT

14 =

0]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

iá t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Điể

m

Nh

iệm

vụ

đề

xuất

N

HIỆ

M V

Ụ 4

: BẢ

O D

ƯỠ

NG

, SỬ

A C

HỮ

A C

ÁC

NG

TR

ÌNH

TH

UỶ

LỢ

I

Tên

ng

trì

nh

K

ÊN

H

CỐ

NG

T

RẠ

M B

ƠM

Nh

ận t

hứ

c yê

u c

ầu

NT

6, N

T8,

NT

9, N

T11

, N

T14

(G

iá trị T

B =

2)

NT

6, N

T8,

NT

9, N

T11

, N

T13

, N

T1

4

(Giá

trị T

B =

1.3

3)

NT

8, N

T11

, N

T14

(Giá

trị T

B =

1.3

3)

Giá

trị

nh

ận t

hứ

c

[NT

6 =

3;

NT

8 =

0;

NT

9 =

3;

NT

11 =

4; N

T14

= 0

] [N

T6=

3; N

T8

= 0

; NT

9 =

1; N

T11

= 4

; N

T13

= 0

; N

T14

= 0

] [N

T8

= 0

; N

T11

= 4

; N

T14

= 0

]

Đề

xuất

th

ành

lập

(G

i á t

rị T

B lớ

n nh

ất)

K

ênh

cấp

1 K

ênh

cấp

2 K

ênh

cấp

3 K

ênh

nội

đ ồng

C

ống

NM

-G

N

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 1

C

ống

đầu

kênh

cấp

2

Cốn

g đầ

u kê

nh c

ấp 3

, nộ

i đồn

g

Trạ

m b

ơm

lớ

n/ th

uyền

tr

ên k

ênh

Trạ

m b

ơm

chiế

n (1

00-

300

ha)

Trạ

m b

ơm

nh

ỏ nộ

i đồn

g (5

-100

ha)

0 H

ộ/

nh

óm

hộ

thể

1 T

ổ d

ịch

vụ

2 T

ổ h

ợp

tác

3 H

TX

NN

/TC

HT

DN

4 B

QL

th

uỷ

lợi l

iên

Tro

ng đ

ó:

L

oại h

ình

công

trìn

h th

uỷ lợ

i đượ

c đề

xuấ

t phâ

n cấ

p qu

ản lý

, kha

i thá

c ch

o ng

ười s

ử dụ

ng n

ước.

T

rách

nhi

ệm th

ực h

iện

quản

lý, k

hai t

hác

công

trìn

h th

ủy lợ

i của

Nhà

nướ

c.

Page 127: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 114

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu về phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở

3.5.1. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại thời điểm nghiên cứu

Theo ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở tại Bảng 3.24, đề xuất phân cấp tại thời điểm nghiên cứu (năm 2014) theo

một số nội dung cụ thể sau:

1. Thành lập các tổ thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp:

- NSDN trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng được khuyến

khích, tạo điều kiện để thành lập và phát triển thành các tổ chức thủy lợi cơ sở theo

hai loại hình sau: (i) Hộ/nhóm hộ sử dụng nước; (ii) Tổ dịch vụ thuỷ lợi.

2. Phân cấp quản lý, khai thác cho các tổ chức thủy lợi cơ sở:

a) Phân cấp nhiệm vụ quản lý, khai thác cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo

tiêu chí loại hình CTTL như dưới đây:

- Nhiệm vụ làm chủ thể quản lý CTTL đối với: (i) Kênh nội đồng; (ii) Cống

đầu kênh cấp 3, nội đồng; (iii) Trạm bơm nhỏ phục vụ từ 5-100 ha.

- Nhiệm vụ vận hành, phân phối nước đối với: (i) Kênh nội đồng; (ii) Cống

đầu kênh cấp 3, nội đồng; (iii) Trạm bơm nhỏ phục vụ từ 5-100 ha.

- Nhiệm vụ bảo vệ, giám sát và theo dõi chất lượng nước đối với: (i) Kênh

nội đồng; (ii) Cống đầu kênh cấp 3, nội đồng; (iii) Trạm bơm nhỏ từ 5-100 ha.

- Nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng đối với: (i) Kênh nội đồng; (ii) Cống đầu

kênh cấp 3, nội đồng.

b) Đối với những loại hình CTTL khác như kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3; cống

ngăn mặn-giữ ngọt, cống lớn và trạm bơm có diện tích tưới [>100 ha] đòi hỏi nhận

thức cao hơn về CTTL của NSDN thì vẫn phải do các đơn vị khai thác CTTL Nhà

nước tiếp tục tổ chức quản lý, khai thác.

c) Nguồn nhân lực và tài chính thực hiện phân cấp:

Theo đề xuất phân cấp nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL như trên, Bộ Nông

nghiệp và PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng phối hợp

các đơn vị nghiên cứu để xác định đúng, đủ nguồn lực bảo đảm yêu cầu.

Page 128: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 115

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

3.5.2. Đề xuất phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo kịch bản tối ưu

Theo ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức thủy

lợi cơ sở tại Bảng 3.25, nghiên cứu đề xuất phân cấp tại thời điểm NSDN đạt được

những yêu cầu nhận thức theo kịch bản 01 (Bảng 3.21), cụ thể như sau:

1. Thành lập các tổ thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp:

- Nguyên tắc cơ bản của phân cấp là phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo

khả năng cao nhất có thể tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của NSDN.

- NSDN trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng được khuyến

khích, tạo điều kiện để thành lập và phát triển thành các tổ chức thủy lợi cơ sở theo

một trong các loại hình sau:

+ Hộ/ nhóm hộ sử dụng nước.

+ Tổ dịch vụ thuỷ lợi nhỏ (3-5 người).

+ Tổ hợp tác.

+ HTXNN hoặc TCHTDN.

2. Phân cấp quản lý, khai thác cho các tổ chức thủy lợi cơ sở:

a) Phân cấp nhiệm vụ quản lý, khai thác cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo

tiêu chí loại hình CTTL như dưới đây:

- Phân giao nhiệm vụ chủ thể quản lý CTTL cho: (i) Hộ/ nhóm hộ sử dụng

nước; (ii) Tổ dịch vụ; (iii) Tổ hợp tác để trực tiếp tham gia quản lý, khai thác các

loại hình CTTL sau:

+ Kênh cấp 3 và kênh nội đồng.

+ Cống đầu kênh cấp 2, cấp 3, nội đồng.

+ Trạm bơm nhỏ nội đồng (5- 30 ha) và trạm bơm dã chiến (100-300 ha).

- Phân giao nhiệm vụ vận hành, phân phối nước cho: (i) Hộ/ nhóm hộ sử

dụng nước; (ii) Tổ dịch vụ; (iii) Tổ hợp tác; (iv) HTXNN/TCHTDN để trực tiếp

tham gia quản lý, khai thác các loại hình CTTL sau:

+ Kênh cấp 2, cấp 3 và nội đồng, trong đó, riêng đối với hộ/nhóm hộ cá thể

và tổ dịch vụ chỉ tham gia quản lý, khai thác đến kênh cấp 3.

Page 129: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 116

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

+ Cống đầu kênh cấp 2, cấp 3 và nội đồng, trong đó, riêng đối với hộ/nhóm

hộ cá thể và tổ dịch vụ chỉ tham gia quản lý, khai thác đến kênh cấp 3.

+ Trạm bơm nhỏ nội đồng (5-100 ha) và trạm bơm dã chiến (100-300 ha).

- Phân giao nhiệm vụ bảo vệ, giám sát và theo dõi chất lượng nước cho: (i)

Hộ/nhóm hộ sử dụng nước; (ii) Tổ dịch vụ; (iii) Tổ hợp tác; (iv) HTXNN/TCHTDN

để trực tiếp tham gia quản lý, khai thác các loại hình CTTL sau:

+ Kênh cấp 2, cấp 3 và nội đồng.

+ Cống đầu kênh cấp 2, cấp 3 và nội đồng, trong đó, riêng đối với hộ/nhóm

hộ cá thể và tổ dịch vụ chỉ tham gia quản lý, khai thác đến kênh cấp 3.

+ Trạm bơm nhỏ nội đồng (5-100 ha) và trạm bơm dã chiến (100-300 ha).

- Phân giao nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho: (i) Hộ/ nhóm hộ sử dụng

nước; (ii) Tổ dịch vụ; (iii) Tổ hợp tác để trực tiếp tham gia quản lý, khai thác các

loại hình CTTL sau:

+ Kênh cấp 3 và nội đồng.

+ Cống đầu kênh cấp 3 và nội đồng.

+ Trạm bơm nhỏ nội đồng (5-100 ha).

b) Đối với những loại hình CTTL khác như kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3, cống

ngăn mặn-giữ ngọt, cống lớn và trạm bơm có diện tích tưới [>100 ha] đòi hỏi nhận

thức cao hơn về CTTL của NSDN thì vẫn phải do các đơn vị khai thác CTTL Nhà

nước tiếp tục tổ chức quản lý, khai thác.

c) Về nhân lực và tài chính thực hiện:

Theo đề xuất phân cấp nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL như trên, Bộ Nông

nghiệp và PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng phối hợp

các đơn vị nghiên cứu để xác định đúng, đủ nguồn lực bảo đảm yêu cầu.

3.6. Đề xuất lộ trình thực hiện phân cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở

Đề xuất xây dựng lộ trình thực hiện phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp được dự kiến trong giai

đoạn 2014-2020 như tại Bảng 3.26:

Page 130: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 117

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Hình 3.26. Lộ trình phân cấp cho tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL QL-PH.

STT Các hoạt động Hoạt động chi tiết và

khung thời gian

Giải pháp để

thực hiện

Đơn vị liên quan

1 Phát triển các tổ

chức thủy lợi cơ

sở tại HTTL

Quản Lộ-Phụng

Hiệp.

- GĐ 2014-2018:

khoảng 50% số

NSDN trở thành Tổ

dịch vụ thuỷ lợi.

- GĐ 2018-2020:

100% NSDN thành

Tổ dịch vụ thuỷ lợi,

Tổ hợp tác và

HTXNN/TCHTDN.

- Tập huấn nâng

cao nhận thức về

CTTL18 cho

NSDN.

- Hướng dẫn

NSDN thành lập

tổ chức thủy lợi cơ

sở và thực hiện

PIM.

1. UBND tỉnh ban

hành chính sách

hỗ trợ thành lập

các tổ chức thủy

lợi cơ sở.

2. Sở NN&PTNT,

UBND xã xây

dựng kế hoạch và

chỉ đạo thực hiện.

2 Đào tạo, nâng

cao nhận thức

cho NSDN tại

HTTL Quản Lộ-

Phụng Hiệp.

- GĐ 2014-2018:

NSDN đạt được mức

độ nhận thức về

CTTL tối thiểu như

Bảng 3.23.

- GĐ 2018-2020:

NSDN đạt được mức

độ nhận thức về

CTTL tối đa như

Bảng 3.23.

- Tổ chức trao đổi,

chia sẻ kiến thức

cho NSDN về

thông tin, vận

hành và bảo

dưỡng CTTL tại

các chương trình

hội nghị đầu bờ.

1. Sở NN&PTNT,

UBND xã xây

dựng kế hoạch và

chỉ đạo thực hiện.

2. IDMC cử cán

bộ tham gia chia

sẻ kiến thức về hệ

thống thủy lợi.

3. Thôn/ấp tăng

cường thông tin

qua loa, đài…

3 Thực hiện IMT

theo đề xuất

phân cấp cho

các tổ chức thủy

lợi cơ sở tại

HTTL Quản Lộ-

Phụng Hiệp.

- GĐ 2014-2018:

khoảng 50% NSDN

tham gia quản lý hết

kênh cấp 3, nội đồng.

- GĐ 2014 -2020:

100% số NSDN quản

lý hết kênh cấp 3 và

nội đồng; 20% tổ chức

thủy lợi cơ sở sẽ tham

gia quản lý đến đầu

kênh cấp 2.

- Thực hiện hoạt

động 1 và 2 tại

Bảng 3.26.

- Thực hiện IMT

cho các tổ chức

thủy lợi cơ sở gồm

có nhiệm vụ, nhân

lực và tài chính.

1. UBND tỉnh ban

hành văn bản pháp

lý để phân cấp

quản lý, khai thác

cho các tổ chức

thủy lợi cơ sở.

2. Sở NN&PTNT,

UBND xã xây

dựng kế hoạch và

chỉ đạo thực hiện.

18 Nội dung cần thiết đào tạo, tập huấn cho NSDN căn cứ theo Bảng 3.22

Page 131: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 118

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Kế hoạch phân cấp tại Bảng 3.26 đóng vai trò như một bản chỉ dẫn cho

những cơ quan có thẩm quyền xây dựng, ban hành các chính sách để thúc đẩy quá

trình thực hiện IMT cho các tổ chức thủy lợi cơ sở theo đề xuất phân cấp tại vùng

Quản Lộ-Phụng Hiệp.

3.7. Kết luận Chương 3

Sau khi áp dụng phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho

các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, một số kết quả phân tích,

khám phá được rút ra như sau:

- 14 chỉ số của bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN là công cụ

mới của luận án nên cần được kiểm định độ tin cậy và đánh giá tính khách quan,

hợp lý. Thông qua biến giả lập D.KC1 (Khoảng cách từ vị trí lấy nước của NSDN

đến điểm giao giữa kênh cấp 1 và cấp 2), kết quả có 12 chỉ số phù hợp với điều

kiện sản xuất của HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. Tiếp đó, thực hiện kiểm định độ tin

cậy 12/14 chỉ số trên theo phương pháp Cronbach’s Alpha (α), chỉ còn 10/14 chỉ số

thoả mãn đồng thời hai yêu cầu là: (i) 0,6< Hệ số Cronbach’s Alpha (α)< 0,95; (ii)

Hệ số tương quan biến-tổng có giá trị [>0,4].

- Phân tích tương quan giữa hai bộ chỉ số, kết quả lần lượt chỉ ra 9/14 chỉ số

nhận thức về CTTL về NSDN có giá trị [Sig. (2-tailed)< 5%], kết luận là có sự

tương quan giữa hiệu quả và nhận thức trong công tác quản lý, khai thác CTTL của

NSDN. Phân tích hồi quy dựa trên cơ sở các mối tương quan đã có, cho thấy từ 65-

70% sự biến động của một chỉ số hiệu quả khai thác CTTL có thể được giải thích

bằng các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN.

- 06 phương trình hồi quy toán học là kết quả diễn toán mối liên hệ giữa hai

bộ chỉ số, kết hợp với các điều kiện ràng buộc nhằm xây dựng hàm đa mục tiêu đa

biến f(Y)= [NTi; Y(HQi)] về hiệu quả khai thác CTTL. Với kỳ vọng đạt hiệu quả

khai thác CTTL là cao nhất, quy về việc giải bài toán tối ưu cho hàm f (Y)→ Max.

Theo lý thuyết thoả dụng tập mờ, đưa ra 03 kịch bản tối ưu về nhận thức CTTL của

NSDN, phân tích lựa chọn 01 kịch bản phù hợp nhất với thực tiễn sản xuất của

Page 132: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 119

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp, là dữ liệu đầu vào cho ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý,

khai thác CTTL cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở.

- Ma trận hỗ trợ đã thể hiện các nội dung cơ bản của phân cấp, theo đó, tùy

theo sự phát triển của tổ chức thuỷ lợi cơ sở, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành

phân giao cho các tổ chức đó những nhiệm vụ quản lý, khai thác CTTL tương ứng

với mỗi loại hình CTTL. Bên cạnh đó, ma trận cũng đóng vai trò như một bản chỉ

dẫn cho những nhà hoạch định chính sách xây dựng lộ trình thúc đẩy thực hiện IMT

cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại vùng Quản Lộ-Phụng Hiệp.

Page 133: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 120

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Nghiên cứu đã hoàn thiện một phương pháp hỗ trợ phân cấp quản lý, khai

thác CTTL cho các tổ chức thủy lợi cơ sở tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp đáp ứng

theo yêu cầu của 01 phương pháp khoa học mới gồm 03 nội dung chính sau:

- Phương pháp luận: theo nghiên cứu tổng quan, vấn đề đặt ra trước khi đề

xuất phân cấp là cần đánh giá được khả năng có thể tiếp nhận quản lý, khai thác

CTTL của các tổ chức thủy lợi cơ sở, nhưng do tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của

những NSDN, bản chất chính là đánh giá khả năng cho những NSDN. Phân tích các

học thuyết liên quan cho thấy việc quyết định khả năng tham gia quản lý và đem lại

hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về CTTL của NSDN.

Do vậy, nhận thức được lựa chọn để trở thành một tiêu chí mới để nghiên cứu thực

hiện phân cấp bên cạnh những tiêu chí đã có như cấp công trình, diện tích tưới, loại

hình tổ chức thủy lợi cơ sở, địa giới hành chính, số điểm lấy nước…

- Phương pháp tiếp cận: căn cứ tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Việt

Nam, nghiên cứu đã lựa chọn hướng tiếp cận từ dưới-lên để thực hiện đề xuất phân

cấp tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp. Theo đó, sẽ nghiên cứu, tìm kiếm các phương

pháp để đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN, làm cơ sở đề xuất phân cấp tối đa

cho các tổ chức thủy lợi cơ sở, nhưng cũng cần phải hướng đến kết quả là góp phần

nâng cao hiệu quả khai thác CTTL. Để đáp ứng nội dung nghiên cứu trên, một quy

trình tổng thể tổ hợp các phương pháp bộ chỉ số và thuật toán được để xuất.

- Phương pháp cụ thể: gồm 03 công cụ hỗ trợ nghiên cứu đề xuất là: (i) Bộ

chỉ số đánh giá hiệu quả khai thác CTTL; (ii) Bộ chỉ số đánh giá nhận thức về

CTTL của NSDN; (iii) Ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ

chức thủy lợi cơ sở. Theo đó, những thuật toán như phân tích độ tin cậy Cronbach's

Alpha trong thống kê, tương quan Pearson (r) và hồi quy đa biến sẽ giúp xây dựng

hàm đa mục tiêu đa biến về hiệu quả khai thác CTTL; sau đó áp dụng thuật toán tối

ưu đa mục tiêu cũng giúp dự báo yêu cầu và xu thế phát triển nhận thức về CTTL

Page 134: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 121

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

của NSDN trong những năm tiếp theo tạo dữ liệu đầu vào cho ma trận hỗ trợ phân

cấp, đây cũng là kết quả đầu ra của phương pháp hỗ trợ phân cấp.

Riêng bộ chỉ số đánh giá nhận thức về CTTL của NSDN (14 chỉ số), do đây

là đề xuất mới nên luận án đã thực hiện kiểm định độ tin cậy, tính khách quan, hợp

lý tại khu vực nghiên cứu điển hình là HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp, kết quả đã lựa

chọn được 10/14 chỉ số đánh giá phù hợp theo các điều kiện sản xuất nông nghiệp

của vùng. Tuy nhiên, vì có sự khác nhau giữa các giá trị thống kê ở vùng Quản Lộ-

Phụng Hiệp với các vùng, khu vực tưới khác nên không phải tất cả 04/14 chỉ số bị

loại là không có ý nghĩa khoa học.

Nhằm có luận cứ thực tiễn kiểm chứng cho phương pháp hỗ trợ phân cấp

như đã đề xuất, nghiên cứu đã áp dụng thí điểm tại HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp kết

quả phân tích, khám phá để trả lời được 02 giả thuyết nghiên cứu sau:

- Hiệu quả khai thác CTTL phụ thuộc vào nhận thức về CTTL của NSDN;

với một số giả thiết là giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân và các

yếu tố thị trường khác... tác động đến hiệu quả khai thác CTTL là không đáng kể.

Sự phụ thuộc này thể hiện qua chỉ số Pearson (r) từ 0,65-0,7, nghĩa là có khoảng 65-

70% sự biến động của một chỉ số hiệu quả khai thác CTTL có thể được giải thích

bằng các chỉ số nhận thức về CTTL của NSDN. Do đây một nghiên cứu mới, nên

kết quả khám phá trên là có ý nghĩa khoa học, đáp ứng yêu cầu [(r)> 0,6].

- Giá trị hiệu quả khai thác CTTL tỉ lệ thuận với nhận thức về CTTL của

người sử dụng nước: kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh giữa chúng có

mối quan hệ tương hỗ với nhau, khi các giá trị của các chỉ số nhận thức về CTTL

của NSDN (Xi) tăng thì giá trị tổng fval (Y) của hiệu quả khai thác CTTL cũng tăng

lên và ngược lại.

Từ việc luận chứng được 02 giả thuyết nghiên cứu trên đã cho thấy việc sử

dụng tiêu chí nhận thức về CTTL của NSDN để xác định và xây dựng các cấp độ

tiêu chuẩn cho mỗi vị trí công việc chuyên môn trong hoạt động quản lý, khai thác

CTTL là hoàn toàn có cơ sở khoa học vững chắc.

Page 135: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 122

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

2. Kiến nghị:

Những kết quả tính toán sau khi áp dụng phương pháp hỗ trợ phân cấp đã

đưa ra kết quả là ma trận hỗ trợ phân cấp quản lý, khai thác CTTL cho các tổ chức

thủy lợi cơ sở, từ các kết quả trực quan trên có một số kiến nghị phân cấp cụ thể tại

HTTL Quản Lộ-Phụng Hiệp như sau:

- Tại thời điểm nghiên cứu (năm 2014): các loại hình tổ chức thuỷ lợi cơ sở

được khuyến nghị để phát triển là hộ/ nhóm hộ sử dụng nước và tổ dịch vụ thuỷ lợi

(từ 3-5 người). Cơ quan có thẩm quyền phân cấp cho 02 loại hình tổ chức trên quản

lý, khai thác các loại hình công trình sau: (i) kênh cấp 3, nội đồng; (ii) Cống đầu

kênh cấp 3, nội đồng; (iii) Trạm bơm nhỏ nội đồng (5- 30 ha).

- Theo kịch bản tính tối ưu: khuyến kích phát triển 04 loại hình tổ chức thủy

lợi cơ sở như sau: (i) Hộ/ nhóm hộ sử dụng nước; (ii) Tổ dịch vụ; (iii) Tổ hợp tác;

(iv) HTXNN/TCHTDN. Trong đó, để đạt giá trị cao về hiệu quả khai thác CTTL thì

loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở cần được thành lập là HTXNN/TCHTDN, tuỳ theo

từng nhiệm vụ khai thác, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành phân giao các loại

hình CTTL tương ứng, ví dụ kênh cấp 2, cống đầu kênh cấp 2 hoặc các trạm bơm

dã chiến phục vụ từ 50-300 ha.

- Để thúc đẩy lộ trình phân cấp từ thời điểm nghiên cứu (năm 2014) cho đến

khi đạt được theo kịch bản tối ưu (sau khi phân cấp) tại HTTL Quản Lộ-Phụng

Hiệp, cần nâng cao khả năng tiếp nhận quản lý, khai thác CTTL của các tổ chức

thuỷ lợi, bản chất chính là nâng cao nhận thức về CTTL của NSDN. Do vậy, NSDN

cần được tham gia đào tạo, tập huấn để nâng cao sự nhận biết và hiểu biết về hiện

trạng kỹ thuật công trình, vận hành, bảo dưỡng, tu sửa và bảo vệ CTTL.

3. Giới hạn của nghiên cứu:

Nhằm hoàn thiện và trở thành một công cụ tin cậy hỗ trợ cho công tác đề

xuất phân cấp trong thời gian tới, một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu là:

- Tăng số mẫu điều tra, xem xét lựa chọn thêm các vị trí khảo sát có cơ cấu

cây trồng cạn sử dụng nguồn nước từ các CTTL.

Page 136: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 123

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

- Trong thực tiễn sản xuất, luôn có nhiều hơn một yếu tố góp phần nâng cao

hiệu quả khai thác CTTL, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chỉ số đánh

giá về giống vật nuôi, cây trồng, kỹ thuật canh tác, chế độ bón phân, văn hoá bản

địa và các yếu tố thị trường khác…

- Nghiên cứu dừng lại ở kết quả đề xuất phân cấp quản lý, khai thác CTTL

cho các tổ chức thủy lợi cơ sở, do vậy, việc áp dụng, kiểm chứng kết quả nghiên

cứu trong thực tế còn cần nhiều thời gian; đây cũng là thách thức khó giải quyết

trong việc nghiên cứu thực thi các chính sách liên quan đến tài nguyên nước nói

chung và lĩnh vực thuỷ lợi nói riêng.

- Để kết quả nghiên cứu khả thi và đi vào thực tiễn sản xuất, cần tiếp tục

nghiên cứu các nội dung về xây dựng mô hình tổ chức quản lý, khai thác thuỷ lợi và

cơ chế tài chính dựa trên những đề xuất phân cấp cho các tổ chức thuỷ lợi cơ sở tại

luận án này./.

Page 137: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 124

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. Hamdy and C. Lacirignola, “Capacity building and irrigation water management: the role of institutions and human resources,” Mediterranean Agronomic Institute, Bari, Italy, 1997.

[2] C. Garces-Restrepo, D. Vermillion, and G. Muñoz, “Irrigation management transfer- Worldwide efforts and results,” Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Italia, pp. 159–167, 2007.

[3] A. Hasanain, S. Ahmad, M. Z. Mehmood, S. Majeed, and G. Zinabou, “Irrigation and water use efficiency in South Asia,” Global Development Network (GDN), India, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan and the Maldives, 2012.

[4] Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Hồng Khanh, and Lê Văn Chính, “Đánh giá kết quả hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi năm 2014 (Theo bộ chỉ số Benchmarking),” Tổng cục Thủy lợi, Hà Nội, 2015.

[5] Nguyễn Xuân Tiệp, “Nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi và những vấn đề đang đặt ra,” Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, pp. 25–32, 2008.

[6] N. D. Viet, N. Van Tinh, N. T. Phong, and D. N. Hanh, “Optimizing Decentralization of Management and Exploitation of Irrigation Works in Quan Lo-Phung Hiep Region, Mekong River Delta,” Journal of Agricultural Science and Technology A 6, pp. 314–323, 2017.

[7] Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Văn Tỉnh, and Lê Văn Chính, “Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng ĐBSCL- Một tiếp cận dựa trên nhận thức cấp cộng đồng,” Tạp chí Khoa học thủy lợi Việt Nam, ISSN 1859-4255, no. 32, pp. 20–28, 2015.

[8] Đặng Ngọc Hạnh and Đoàn Thế Lợi, “Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế chính sách phù hợp cho hoạt động quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long,” Viện Kinh tế và Quản lý Thuỷ lợi, Hà Nội, 2015.

[9] Lê Sâm, “Giám sát mặn Đồng bằng Sông Cửu Long,” Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2010.

[10] Lê Sâm, “Thủy nông Đồng bằng Sông Cửu Long,” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, pp. 32–35, 2010.

[11] Nguyễn Thị Xuân Lan, “Tác động của chính sách thủy lợi phí đối với hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam,” Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II, TP. Hồ Chí Minh, 2010.

Page 138: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 125

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

[12] D. K. Das, “Decentralized governance of irrigation infrastructure for sustainable agriculture,” Water and Land Management Institute (WLMI), India, 2005.

[13] K. Yamaoka, “Guidelines for On-farm Irrigation Development and Management in Monsoon Asian Countries,” Japanese Institute of Irrigation and Drainage (JIID), Japan, 2007.

[14] J. Ojendal, “Sharing the Good: Modes of Managing Water Resources in the Lower Mekong River Basin,” Göteborg University, Sweden, 1992.

[15] S. Johnson, M. Svendsen, and F. Gonzalez, “Options for institutional reform in the irrigation sector, a paper prepared for the international seminar on participatory irrigation management,” Department for International Development, Beijing, China, 2002.

[16] Tổng cục Thủy lợi, “Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp, quản lý khai thác công trình thủy lợi,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2009.

[17] D. L. Vermillion, “Creating an enabling environment for productive and sustainable water users associations, Paper presented at the 7th Seminar of the International Network,” International Water Management Institute (IWMI), Albania, 2004.

[18] Đinh Văn Ân, “Một số khái niệm và lý luận về phân cấp trong quản lý kinh tế,” Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội, 2009.

[19] Uông Chu Lưu, “Một số vấn đề về áp dụng lý thuyết phân cấp quản lý nhà nước vào bộ máy nhà nước và những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý ở Việt Nam,” Tạp chí Dân chủ pháp luật, Hà Nội, 2001.

[20] K. T. Hoegskolan, “Decentralization: the way to go for developing countries,” Royal Institute of Technology, Sweden, 2004.

[21] W. Huppert, “Water Management in the Moral Hazard Trap,” Journal of Applied Irrigation Science, vol. 37, no. 2000, pp. 1–18, 2005.

[22] A. Elsageer Ahmed and J. Stephen, “Does decentralization have a positive impact on the use of natural resources?,” The Center for Development Research (ZEF), University of Bonn, Germany, 2004.

[23] C. Chou, N. Phirun, I. Whitehead, P. Hirsch, and A. Thompson, “Decentralised governance of irrigation water in Cambodia: Matching Principles to Local Realities,” University of Sydney, Australia, 2011.

[24] P. Gosselink et al., “How do water users perceive the quality of their irrigation services,” International Irrigation Management Institute (IIMI),

Page 139: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 126

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Pakistan, 1995.

[25] Phạm Văn Hiền, “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,” Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, 2014.

[26] Trần Thiên Tú, “Phương pháp, phương pháp luận và vai trò của phương pháp luận Triết học Mác Lênin,” Trường Chính trị Lê Duẩn, Quảng Trị, 2016.

[27] Ủy Ban thường vụ Quốc hội, “Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,” Hà Nội, Việt Nam, 2001.

[28] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, “Luật Thuỷ lợi,” Hà Nội, Việt Nam, 2017.

[29] J. C. M. A. Geijer, M. Svendsen, and D. L. Vermillion, “Transferring irrigation management responsibility in Asia: Results of a workshop,” Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Bangkok and Chiang Mai, Thailand, 1995.

[30] V. Douglas, W. Xinyuan, Z. Xiying, and M. Xuesen, “Institutional reform in two irrigation districts in North China: A case study from Hebei Province,” Shijiazhuang Institute of Agricultural Modernization, Chinese Academy of Sciences, China, 1994.

[31] E. K. Araral, “The Impact of Decentralization on Large Scale Irrigation: Evidence from the Philippines,” National University of Singapore, Singapore, 2011.

[32] G. Shivakoti, D. Vermillion, W. Lam, E. Ostrom, U. Pradhan, and R. Yoder, “Asian irrigation in transition: Responding to challenges,” International Irrigation Management Institute (IIMI), Delhi, Indi, pp. 291–309, 2005.

[33] M. Giordano, M. Samad, and R. Namara, “Assessing the outcomes of IWMI’s research and interventions on irrigation management transfer,” International Water Management Institute (IWMI), Sri Lanka, 2006.

[34] R. Boelens, J. Hoogesteger, and M. Baud, “Water reform governmentality in Ecuador: Neoliberalism, centralization, and the restraining of polycentric authority and community rule-making,” journal homepage: www.elsevier.com/locate/geoforum, Netherlands, pp. 1–2, 2013.

[35] Z. Kadirbeyoglu, “Decentralization and Democratization: The Impact of Inequalities on Participation in Turkey,” ECPR Joint Sessions, Helsinki; 7--12 May, Finland, 2007.

[36] D. Lawrence, “Reform and decentralization of agricultural services - A policy framework,” Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Rome, Italy, pp. 203–222, 2001.

Page 140: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 127

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

[37] P. Ganesh, “Management transfer of Agency-managed irrigation systems in Nepal: Are there any lessons to be learned from farmer-managed irrigation systems?,” Institute of Agriculture and Animal Sciences, Tribhuvan Universisty, Rampur, Nepal, 1997.

[38] J. P. Fontenelle, “Decentralization of irrigation in the Red River Delta-Vietnam,” Wageningen Agricultural University, Netherlands, 1999.

[39] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có,” Hà Nội, pp. 4–6, 2014.

[40] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, “Quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL về việc phê duyệt kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi,” Hà Nội, pp. 1–8, 2015.

[41] N. M. Ta, “Irrigation Management Transfer in Vietnam,” Department of Irrigation, MARD Vietnam, Hanoi, Vietnam, 1980.

[42] B. Bruns, “Participatory management for agricultural water control in Vietnam: Challenges and opportunities, a background paper for the national seminar on participatory irrigation management,” Vinh, Vietnam, 1997.

[43] Đinh Vũ Thanh and Hà Lương Thuần, “Cơ hội, thách thức và các giải pháp nâng hiệu quả dịch vụ thuỷ nông trong giai đoạn mới,” Tạp chí Khoa học Thủy lợi, Hà Nội, pp. 77–81, 2008.

[44] Nguyễn Trung Dũng, “Ý kiến bàn luận và phân tích thủy lợi phí dưới góc độ kinh tế học,” Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, Hà Nội, Việt Nam, pp. 2–4, 2015.

[45] Nguyễn Xuân Tiệp, “Thư ngỏ gửi Thủ tướng về thuỷ lợi phí,” Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2006.

[46] Trần Chí Trung, “Phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Việt Nam,” Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Hà Nội, 2009.

[47] Hà Lương Thuần, Nguyễn Đình Ninh, Đào Trọng Tứ, Nguyễn Xuân Tiệp, and Phạm Thị Dung, “Đối thoại Tài chính trong dịch vụ thủy nông,” Nhà xuất bản nông nghiệp, pp. 12–17, 2007.

[48] Hoàng Văn Phức, “Miễn thu thủy lợi phí đối với nông dân, ngư dân sản xuất nông nghiệp và thủy sản - Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi?,” Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam, pp. 98–118, 2007.

[49] Tổng cục Thủy lợi, “Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi,” Báo Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2014.

Page 141: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 128

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

[50] Đại học Thủy lợi, “QCVN 04-05: 2012/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia công trình thủy lợi-các quy định chủ yếu về thiết kế,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, pp. 9–11, 2012.

[51] Y. Sato, “Participatory Irrigation Management Participatory Irrigation Management in Japan in Japan,” The University of Tokyo, Tokyo, Japan, 2004.

[52] Y. Chai and M. Schoon, “Institutions and government efficiency: decentralized irrigation management in China,” Guangdong University of Finance and Economics, China, 2016.

[53] Trung tâm tư vấn PIM, “Hợp phần CPMU-HP1.04 ‘Tư vấn hỗ trợ thành lập các tổ chức dùng nước’ thuộc Dự án ‘Quản lý thuỷ lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6),’” Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Hà Nội, 2016.

[54] S. H. Johnson, “Irrigation Management Transfer in Mexico: A Strategy to Achieve Irrigation District Sustainability,” International Irrigation Management Institute, Colombo and Sri Lanka, 1997.

[55] A. Mukherji, T. Facon, D. Molden, and C. Chartres, “Growing more food with less water: How can revitalizing Asia’s irrigation help?,” International Water Management Institute (IWMI), Rome, Italy, pp. 4–9, 2010.

[56] A. Zinzani, “The logics of water policies in Central Asia,” The IWRM Implementation in Uzbekistan and Kazakhstan, Zurich, Germany, pp. 36–37, 2014.

[57] S. Ardila, R. Kaplan, C. E. Ludena, H. R. Malarin, G. M. Llamas, and C. Volpe, “Assessing the Effectiveness of Agricultural Interventions,” lnter-American Development Bank (IDB), Chile, 2010.

[58] Tổng cục Thủy lợi, “Báo cáo rà soát thực hiện Thông tư 65/2009-BNNPTNT của các địa phương,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2014.

[59] C. Garcés Restrepo, “Irrigation management devolution in Mexico,” International E-mail Conference on Irrigation Management Transfer, Mexico, pp. 3–8, 2001.

[60] X. Chen and R. Ji, “Overview of irrigation management transfer in China,” Department of Rural Water Conservancy, Ministry of Water Resources, China, pp. 25–34, 1992.

[61] D. L. Vermillion and J. Sagardoy, “Transfer of irrigation management services- Guidelines,” The International Irrigation Management Institute (IWMI), Sri Lanka, pp. 33–37, 1999.

Page 142: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 129

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

[62] H. Kuscu, F. E. Boluktepe, and A. O. Demir, “Performance assessment for irrigation water management: A case study in the Karacabey irrigation scheme in Turkey,” African Journal of Agricultural Research Vol. 4 (2), Turkey, pp. 124–132, 2009.

[63] M. V. O. Reig, “Collective Management of Irrigation in Eastern Spain Integration of New Technologies and Water Resources,” University of Politècnica de València, Spain, 2015.

[64] S. A. Kulkarni and A. C. Tyagi, “Participatory Irrigation Management: Understanding the Role of Cooperative Culture,” International Commission on Irrigation and Drainage, Spain, pp. 4–6, 2012.

[65] Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Luật Đất đai,” Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Hà Nội, 2013.

[66] Division for Public Administration and Development Management, “People’s republic of China Public Administration Country Profile,” The Secretariat of the United Nations, China, pp. 3–8, 2006.

[67] K. V. Raju, “Participatory irrigation management in India (Andhra Pradesh),” Institute for Social and Economic Change, Bangalore, India, 2001.

[68] G. J. Veldwisch, “Local Governance Issues after Irrigation Management Transfer: A Case Study from Limpopo Province, South Africa,” Centre for Development Research (ZEF), Bonn, Germany, 2006.

[69] Trần Chí Trung, “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất chính sách về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi,” Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Hà Nội.

[70] D. Renault, T. Facon, and R. Wahaj, “Modernizing irrigation management - the MASSCOTE approach,” Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Rome, Italy, 2007.

[71] Vũ Hải Nam, “Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện RAP/MASSCOTE tại Việt Nam,” Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam, Hà Nội, 2015.

[72] Tổng cục Thủy lợi, “Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 về việc ban hành bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2013.

[73] Nguyễn Phú Quỳnh, “Nghiên cứu các giải pháp xây dựng mới và nâng cấp các công trình kiểm soát mặn ở ĐBSCL nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu,” Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2012.

[74] Nguyễn Đức Việt and D. Vermillion, “Kết quả thảo luật về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới,” Hà

Page 143: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 130

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Nội, 2016.

[75] S. Lauby, “The Difference between Knowledge, Skills, and Abilities,” South Florida Small Businesses, America, 2014.

[76] V. I. Lênin, “Tài liệu dịch: bàn về sự nhất trí giữa phép biện chứng, logic và lý luận nhận thức trong chủ nghĩa duy vật biện chứng,” Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, Nga, 1980.

[77] V. I. Lênin, “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P1.III.1,” Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, Nga, 1980.

[78] Toàn văn các văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020,” Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2011.

[79] T. G. Facon and C. Burt, “Rapid Appraisal Process (RAP) and Benchmarking Explanation and Tools,” Food and Agriculture Organization of the United Nations, Bangkok, Thailand, 2001.

[80] W. H. Kloezen and C. Garcés-Restrepo, “Assessing irrigation performance with comparative indicators: The case of the Alto Rio Lerma Irrigation District,” International Water Management Institute, Mexico and Sri Lanka, 1998.

[81] T. L. Saaty, “Decision making with the analytic hierarchy process,” University of Pittsburgh, America, pp. 83–98, 2008.

[82] Trần Thị Mỹ Dung, “Tổng quan về ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng,” Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2012.

[83] Tổng cục Thủy lợi, “Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi,” Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội, 2011.

[84] W. G. Cochran, “Sampling Techniques,” John Wiley and Sons, New York, America, 1963.

[85] T. Baker, “Bản dịch: Thực hành nghiên cứu xã hội,” Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội, Việt Nam, pp. 155–240, 1998.

[86] Phạm Văn Quyết and Nguyễn Quý Thanh, “Phương pháp nghiên cứu xã hội học,” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, pp. 65–84, 2001.

[87] Phan Quốc Khánh and Trần Huệ Nương, “Quy hoạch tuyến tính,” Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003.

[88] T. Tanino, H. Nakayama, and Y. Sawaragi, “Theory of multiobjective optimization,” Academic press inc., London, UK, 1985.

Page 144: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 131

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

[89] G. B. Dantzig, “Linear Programming,” Stanford University, Stanford, California 94305-4023, America, pp. 42–47, 2002.

[90] Thái Duy Quý, “Bài giảng tóm tắt MATLAB căn bản dành cho sinh viên khối tự nhiên- công nghệ,” Khoa công nghệ thông tin - Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng, 2013.

[91] Nguyễn Hải Thanh, “Tối ưu hóa- Giáo trình cho ngành tin học và Công nghệ thông tin,” Nhà xuất bản Bách khoa, Hà Nội, 2006.

[92] V. I. Lênin, “Triết học toàn tập- Tập 18,” Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, Nga, 1980.

[93] Phạm Như Cương and I. U. . Xa-trơ-cốp, “Triết học- Khoa học tự nhiên- Cách mạng KHKT,” Nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, Nga, 1987.

[94] Nguyễn Thế Bình, “Nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thực trạng, cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập,” Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2015.

Page 145: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 132

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

[1] Nguyen Duc Viet, Nguyen Van Tinh, Nguyen Tung Phong and Dang Ngoc Hanh, “Optimizing decentralization of management and exploitation of irrigation works in Quan Lo-Phung Hiep region, Mekong River Delta,” in Journal of Agricultural Science and Technology A, ISSN 2161-6256, Volume 6, Number 5A, pp.314-323, December 2016.

[2] Nguyen Duc Viet, Dao Trong Tu, “Rationale for implementing the irrigation management transfer that aim to improve efficiency of water supply and river’s health case study: Red River Delta,” in the International Conference: Mekong, Salween and Red Rivers: Sharing Knowledge and Perspectives Across Borders, Faculty of Political Science Chulalongkorn University, Bangkok, Thailand, pp. 231-250, 12th November 2016.

[3] NCS. Nguyễn Đức Việt, PGS.TS. Nguyễn Văn Tỉnh, TS. Lê Văn Chính, “Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - Một tiếp cận dựa trên nhận thức cấp cộng đồng”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ISSN 1859-4255, Số 32, trang 20-28, tháng 04/2015.

[4] Nguyen Tuan Anh, Nguyen Duc Viet, Handbook “Guidelines to select technology for new rural development”, Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), LOA- FAVIE 04/2015-UNJP/VIE/051/UNJ, August 2015.

[5] NCS. ThS. Nguyễn Đức Việt, “Kinh nghiệm quản lý thủy lợi Israel đối với các vùng hạn hán tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ISSN 1859-4255, Số 23, trang 118-124, tháng 10/2014.

[6] ThS. Nguyễn Đức Việt, “Nâng cao khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp thông qua cải tiến quy trình vận hành tại hệ thống trạm bơm Tứ Câu, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, ISSN 1859-4255, Số 7, trang 24-30, tháng 3/2012.

Page 146: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 133

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

PHỤ LỤC

Page 147: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 134

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

PHỤ LỤC BẢNG

Phụ lục bảng 1. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến tài chính.

Tác giả và địa điểm nghiên cứu

Tác động sau IMT theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL của một số HTTL

Oorthuizen & Kloezen 1995, Philippines, SI

Giảm chi phí cho nông dân; giảm 75% Ngân sách nhà nước. Mức thu lệ phí tăng từ 20- 81%.

Wijayaratna & Vermillion 1994, Philippines, SI

Doanh thu từ tiền nước tăng từ 24% năm 1979 lên 60% vào năm 1990; Giảm số lượng cán bộ, công nhân vận hành và khai thác CTTL. Đa dạng hóa nguồn doanh thu.

Bagadion 1994, Philippines, LI

Ngân sách tăng lên nhờ nguồn thu quản lý và vận hành. Tỷ lệ thu lệ phí tăng từ 27- 60%.

Svendsen 1992, Philippines, LI, SI

Giảm thâm hụt cho Ngân sách nhà nước; tăng doanh thu từ tiền nước và thu nhập khác, giảm 29% các chi phí vận hành. Giảm đội ngũ công nhân từ 13- 75%. Trợ cấp của chính phủ giảm từ 25 triệu Peso vào năm 1976 bằng 0 vào năm 1982.

Johnson & Reiss 1993, Indonesia, LI

Chi phí bơm nước tăng 5-7 lần.

Johnson et al. 1995, China

Chi phí nước tưới mỗi ha tăng 2,5 lần, đặc biệt là các khoản thu khác của doanh nghiệp tư nhân như nước cho sinh hoạt, thủy sản, công nghiệp.

IIMI & BAU 1996, Bangladesh, LI

Chi phí quản lý và vận hành không đổi sau khi tư nhân quản lý các công trình thủy lợi.

Olin 1994, Nepal Chi phí tiền nước giảm 40-50%.

Mishra & Molden 1996, Nepal

Chi trả tiền nước của nông dân tăng 6,77 USD/ ha và có khoảng 77% nông dân trả tiền nước.

Kloezen 1996, Sri Lanka Chính phủ tiếp tục trợ cấp cho O & M các CTTL. Chi phí của Chính phủ hàng năm giảm 33%. Đa dạng hóa các nguồn thu.

Pant 1994, Ấn Độ Giảm 50% trong chi phí nước tưới. Thâm hụt ngân sách chuyển sang thặng dư.

Shah et al. 1994, Ấn Độ Giảm 50% trong chi phí nước tưới.

Kalro & Naik 1995, Ấn Độ

Tăng chi phí cho nông dân. Phục hồi tỷ lệ thu thủy lợi phí. Giảm chi tiêu của Chính phủ cho vận hành và bảo dưỡng các CTTL.

Azziz 1994, Ai Cập Giảm đáng kể chi phí bảo trì công trình, hạn chế hư hỏng lớn. Trên một hecta chi phí bơm giảm từ 68- 79 USD đến 45- 50USD sau khi thực hiện IMT.

DSI, EDI, & IIMI 1996, Thổ Nhĩ Kỳ

Phí nước tăng trung bình từ 38- 72% ngay trong năm đầu tiên sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp.

Maurya 1993, Nigieria Mức thu phí sử dụng nước đã tăng từ 50- 90%.

Yap-Salinas 1994, CH Tiền nước tăng 1.500% trong 8 năm. Tỉ lệ thu thủy lợi phí tăng

Page 148: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 135

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tác giả và địa điểm nghiên cứu

Tác động sau IMT theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL của một số HTTL

Dominica từ 12- 80%.

Vermillion và Garcés-Restrepo 1996, Colombia

Chính phủ cắt giảm được 44% tổng số công nhân thủy lợi. Nông dân không có sự thay đổi lớn trong chi phí tưới tiêu. Giá của các sản phẩm liên quan đến nước giảm 27%. Đa dạng hóa các nguồn thu ngoài thủy lợi phí, chiếm khoảng 10- 20% doanh thu hàng năm. Thâm hụt ngân sách chuyển sang thặng dư.

Garcés-Restrepo và Vermillion 1994, Colombia

Xu hướng giảm phí thu. Giảm 38% tổng số nhân viên thủy lợi. Chuyển từ thâm hụt ngân sách sang thặng dư.

Johnson 1996; Gorriz Subramanian, & Simas 1995, Mexico

Phí nước tưới tăng 45-180%. Tăng tỷ lệ thu thủy lợi phí từ 15% (ban đầu) lên 80- 100%. Giảm thâm hụt ngân sách trên cả nước từ 66 triệu USD xuống còn 41 triệu USD mỗi năm. Doanh nghiệp tư nhân tự chủ kinh phí O&M tăng từ 43- 78%.

Svendsen & Vermillion 1994, Mỹ

Giảm 86% nhân viên ngành thủy lợi. Phí nước tưới giảm 16%. Đa dạng hóa nguồn doanh thu.

Farley 1994, New Zealand

Chi phí vận hành và bảo dưỡng giảm khoảng 66%.

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan, IMII.

Page 149: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 136

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 2. Tác động sau khi chuyển giao tưới theo phân cấp đến O&M.

Tác giả và địa điểm nghiên cứu

Tác động đến vận hành các CTTL Tác động đến bảo dưỡng các CTTL

Oorthuizen & Kloezen 1995, Philippines, SI

Tính công bằng thấp hơn khi phân phối nước.

Kém.

Wijayaratna & Vermillion 1994, Philippines, SI

Cải thiện tính công bằng trong phân phối nước; mở rộng diện tích tưới vào mùa khô.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Bagadion 1994, Philippines, LI

Không có sự thay đổi. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Svendsen 1992, Philippines, LI, SI

Nâng cao tính công bằng trong phân phối nước và mở rộng 7% diện tích tưới trong mùa khô.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Johnson & Reiss 1993, Indonesia, LI

Không có khả năng do thiếu kỹ năng. Các trạm bơm vừa và nhỏ bị xuống cấp.

Johnson et al. 1995, China

Giảm tổn thất nước đến mặt ruộng là 36%. Diện tích được tưới tăng 71%.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

IIMI & BAU 1996, Bangladesh, LI

Giảm tính công bằng và kịp thời hơn khi phân phối nước.

Chủ yếu là sự cố đối với các trạm bơm vừa và nhỏ do thiếu phụ tùng thay thế và kinh phí sửa chữa.

Olin 1994, Nepal Giảm 50% tổn thất nước mặt ruộng. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Rana et al. 1994, Nepal, SI

Diện tích tưới tăng 4 lần. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Mishra & Molden 1996, Nepal

Tăng khả năng cấp nước tưới từ 2,2 m3/s- 7,9 m3/s (26- 93% năng lực thiết kế ban đầu của hệ thống).

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Kloezen 1996, Sri Lanka

Không có sự thay đổi. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Uphoff 1992, Sri Lanka

Nâng cao khả năng phân phối nước. Chi phí bảo dưỡng tăng.

Pant 1994, Ấn Độ Giảm thời gian cấp nước tưới đến mặt ruộng.

Chi phí bảo dưỡng tăng.

Srivastava & Brewer 1994, , Ấn Độ

Tăng tính công bằng, tăng 27% lượng nước cấp đến cuối kênh; tăng 20% diện tích tưới trong mùa khô.

Nhiều hoạt động duy tu, bảo dưỡng được hướng dẫn thực hiện.

Shah et al. 1994, Ấn Độ

Tăng tính công bằng trong phân phối nước.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Kalro & Naik 1995, Ấn Độ

Công bằng và tin cậy hơn trong phân phối nước.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Azziz 1994, Ai Cập Giảm thời gian cấp nước đến mặt Không có khả năng do

Page 150: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 137

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tác giả và địa điểm nghiên cứu

Tác động đến vận hành các CTTL Tác động đến bảo dưỡng các CTTL

ruộng, công bằng hơn. thiếu kỹ năng, tài chính.

DSI, EDI, & IIMI 1996, Thổ Nhĩ Kỳ

Năm đầu tiên, diện tích tăng 20- 40%. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Wester và Oorthuizen 1995, Senegal

Mở rộng diện tích tưới. Các trạm bơm vừa và nhỏ bị xuống cấp.

Maurya 1993, Nigieria Tăng 12% lượng nước cấp đến đoạn giữa và cuối HTTL.

Tăng các hoạt động bảo dưỡng công trình.

Yap-Salinas 1994, CH Dominica

Hiệu quả tưới cải thiện 25-30%. Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Vermillion và Garcés-Restrepo 1996, Colombia

Trách nhiệm của NSDN cao hơn, từ 40- 45% NSDN có thể vận hành được các CTTL nội đồng. Diện tích tưới tăng lên.

Duy tu tốt hơn, 92- 98% NSDN cho rằng chất lượng dịch vụ không đổi.

Johnson 1996; Gorriz Subramanian, & Simas 1995, Mexico

Không có sự thay đổi trong phân phối nước trong khu tưới.

Không có khả năng do thiếu kỹ năng, tài chính.

Svendsen & Vermillion 1994, Mỹ

Trách nhiệm quản lý khai thác CTTL của NSDN cao hơn. Hiệu quả cấp nước không đổi. Tính công bằng tăng.

Tốt nhưng có xu thế giảm.

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan, IMII

Page 151: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 138

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 3. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo cấp công trình thủy lợi tại một số nghiên cứu trên thế giới.

Tên nước Quy mô chuyển giao HTTL cho KV Tư nhân

Phân giao chủ thể quản lý CTTL (lớn nhất)

Mức độ chuyển giao O&M

Albania Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Argentina Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Armernia Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Australia (Victoria)

Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Bangladesh Hầu hết HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Bulgaria Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

China (GuanZhong)

Thí điểm CTTL phân phối nước Toàn bộ

China (Hebel) Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

China (Hulbei) Tất cả HTTL Kênh chính Toàn bộ

China (Hunan) Thí điểm CTTL phân phối nước Một phần

China (Liaoning)

Thí điểm CTTL phân phối nước Một phần

China (Ningxia) Tại 02 HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Colombia Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Costa Rica Chưa xác định CTTL đầu mối Toàn bộ

CH Dominica HTTL phục vụ > 1000 ha CTTL phân phối nước Một phần

Ecuador Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Ghana (Volga) HTTL phục vụ < 1000 ha CTTL phân phối nước Một phần

Ấn Độ (Andhra Pradesh)

Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Ấn Độ (Karnataka)

Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Ấn Độ (Madhya Pradesh)

Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Ấn Độ (Orissa) Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Ấn Độ (Rajasthan)

Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Indonesia (SSI) Tất cả HTTL < 500 ha CTTL đầu mối Toàn bộ

Indonesia (Watsal)

Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

CH Kyrgyz Tất cả HTTL và trang trại tập thể

CTTL phân phối nước Toàn bộ

Mali Thí điểm Kênh chính Một phần

Page 152: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 139

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tên nước Quy mô chuyển giao HTTL cho KV Tư nhân

Phân giao chủ thể quản lý CTTL (lớn nhất)

Mức độ chuyển giao O&M

Mexico Tất cả HTTL cấp huyện Giai đoạn 1: Kênh chính Giai đoạn 2: CTTL đầu mối

Toàn bộ

Morocco Tất cả HTTL vừa và nhỏ CTTL phân phối nước Toàn bộ

Nepal Tất cả HTTL: vùng đồi <500 ha; vùng đồng bằng <2000 ha

CTTL đầu mối Toàn bộ

New Zealand Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Nigeria Tất cả HTTL CTTL đầu mối Toàn bộ

Pakistan Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Peru Tất cả HTTL Kênh chính Toàn bộ

Philippines Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Romania Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Senegal Tất cả HTTL Kênh chính/ kênh nhánh Toàn bộ

Sri Lanka Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Sudan (Gezira) 01 HTTL lớn nhất nước CTTL phân phối nước Toàn bộ

Tunisia Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Thổ Nhĩ Kỳ Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Toàn bộ

Mỹ Tất cả HTTL CTTL phụ trợ Toàn bộ

Uzbekistan Tất cả HTTL CTTL phân phối nước Một phần

Zimbabwe Tất cả HTTL < 80 ha CTTL phân phối nước, HTTL nhỏ <800ha

Một phần

Nguồn: Báo cáo Nước, FAO 2007

Page 153: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 140

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 4. Phương pháp phân cấp quản lý, khai thác theo đơn vị diện tích tưới (ha) tại một số nghiên cứu trên thế giới.

Nghiên cứu và địa điểm

Loại hình CTTL

Đơn vị diện tích

(ha)

Nhiệm vụ chuyển giao Chủ thể quản lý CTTL

O&M Tài chính

Oorthuizen và Kloezen 1995, Philippines, SI

Toàn bộ HTTL

150- 200 Một phần Một phần Chính phủ

Wijayaratna và Vermillion 1994, Philippines, SI

Toàn bộ HTTL

500- 5.000 Một phần Một phần Chính phủ

Bagadion 1994, Philippines, LI

Kênh phân phối nước

2.500 Một phần Một phần Chính phủ

Svendsen 1992, Philippines, LI, SI

Kênh phân phối nước

<5.000 Một phần Một phần Chính phủ

Johnson và Reiss 1993, Indonesia, LI

Giếng cấp nước tưới

5- 200 Một phần Toàn bộ Chính phủ

Johnson et al. 1995, China

HTTL nhỏ 5.000 Toàn bộ Toàn bộ Chính phủ

IIMI và BAU 1996, Bangladesh, LI

Trạm bơm nhỏ

<100 Toàn bộ Toàn bộ Tư nhân

Olin 1994, Nepal HTTL nhỏ 500- 2.000 Một phần Một phần Chính phủ

Mishra và Molden 1996, Nepal

Toàn bộ HTTL

8.700 Một phần Một phần Chính phủ

Kloezen 1996, Sri Lanka

Kênh phân phối nước

80- 260 Một phần Một phần Chính phủ

Uphoff 1992–Sri Lanka

Kênh nội đồng

50- 150 Toàn bộ Một phần Chính phủ

Pant 1994, Ấn Độ Giếng 84 Toàn bộ Một phần Chính phủ

Shah et al. 1994, Ấn Độ

Kênh phân phối nước

14.000 Một phần Một phần Chính phủ

Rao 1994–India Kênh cấp 3 và nội đồng

359- 513 Một phần Một phần Chính phủ

Shah et al. 1994–India

Giếng 50- 150 Một phần Một phần Chính phủ

Kalro & Naik 1995, Ấn Độ

Kênh nhỏ nằm rìa HTTL

<400 Toàn bộ và một phần

Toàn bộ và một phần

Chính phủ

Azziz 1994, Ai Cập Kênh nội đồng

20- 60 Toàn bộ Một phần Chính phủ

Samad & Dingle 1995–Sudan

Trạm bơm nhỏ

80- 4.000 Một phần Một phần Chính phủ

Page 154: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 141

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

DSI, EDI, & IIMI 1996, Thổ Nhĩ Kỳ

HTTL và các CT trên kênh

50- 34.000 Toàn bộ Toàn bộ Chính phủ

Maurya 1993, Nigieria

Kênh phân phối nước

126- 271 Một phần Một phần Chính phủ

Wester, During, & Oorthuizen 1995–Senegal

CTTL nằm rìa HTTL

20 Toàn bộ Toàn bộ Tư nhân

Yap-Salinas 1994, CH Dominica

HTTL liên vùng/ tỉnh

5.240- 9.240

Một phần Một phần Chính phủ

Vermillion và Garcés-Restrepo 1996, Colombia

HTTL cấp huyện

14.000 Một phần Toàn bộ Chính phủ

Garcés-Restrepo và Vermillion 1994, Colombia

Toàn bộ HTTL

1.000- 25.000

Toàn bộ Toàn bộ Chính phủ

Johnson 1996; Gorriz Subramanian, & Simas 1995, Mexico

Theo phân khu thủy lợi

5.000- 30.000

Toàn bộ Toàn bộ Chính phủ

Svendsen & Vermillion 1994, Mỹ

HTTL cấp quận

77.000 Toàn bộ Toàn bộ Chính phủ

Farley 1994, New Zealand

Toàn bộ HTTL

2.000 Toàn bộ Toàn bộ Tư nhân

Nguồn: Báo cáo số 11 về IMT, IIMI 2014

Page 155: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 142

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 5. Chuyển giao tưới (IMT) theo phân cấp quản lý, khai thác CTTL ở một số nước trên thế giới.

Tên nước Địa điểm chuyển giao

Năm thực hiện

Mục tiêu (ha)

Diện tích chuyển giao (ha)

Tỷ lệ thực hiện (%)

Albania Cả nước 1996 180.000 110.000 61

Argentina Tỉnh Mendoza 1985 360.000 360.000 100

Armernia Cả nước 1995 200.000 90.000 45

Australia Bang Victoria 1994 - 243.557 -

Bangladesh Cả nước 1960 160.000 - -

Bulgaria Cả nước 1995 - - -

China Tỉnh Shaanxi 1998 456.485 323.710 71

China Tỉnh Liaoning 2001 8.542,4 5.034,5 59

China Tỉnh Hebei 2000 4.121 3.910 95

China Tỉnh Hulbei 1995 38.800 70.300 181

China Tỉnh Ningxia 1998 275 120 44

China Tỉnh Hunan 1994 60.000 27.000 45

Colombia Cả nước 1990 337.283 238.000 71

Costa Rica Một số HTTL - - - -

CH Dominica Một số HTTL 1987 270.000 107.000 40

Ecuador Cả nước 1995 67.637 70.830 105

Ghana Lưu vực sông Volga

1999 - 200 -

Ấn Độ Bang Andhra Pradesh

1997 4.840.000 4.840.000 100

Ấn Độ Bang Karnataka

1987 - 15.000 -

Ấn Độ Bang Madhya Pradesh

2000 2.000.000 1.500.000 75

Ấn Độ Bang Orissa 1996 2.700.000 702.000 26

Ấn Độ Bang Rajasthan

1990 2.000.000 50.000 25

Indonesia (SSI) Cả nước (HTTL lớn và vừa)

1997 1.470.000 235.000 16

Indonesia (Watsal)

Cả nước (HTTL nhỏ)

1987 854.214 446.000 52

CH Kyrgyz Cả nước 1997 1.000.000 550.000 55

Mali Niger 1993 60.000 60.000 100

Mexico Cả nước 1989 3.400.000 3.236.000 95

Page 156: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 143

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Tên nước Địa điểm chuyển giao

Năm thực hiện

Mục tiêu (ha)

Diện tích chuyển giao (ha)

Tỷ lệ thực hiện (%)

Morocco Cả nước 1990 - 333.360 -

Nepal Cả nước 1995 50.000 30.000 60

New Zealand Cả nước 1989 118.858 118.858 100

Nigeria Cả nước 1982 12.500 12.500 100

Pakistan Tỉnh Punjab và Sindh

2000 - 87.166 -

Peru Cả nước 1995 400.000 200.000 50

Philippines Cả nước 1984 678.549 534.389 79

Romania Cả nước 1999 - 200.000 -

Senegal Lưu vực sông Senegan

1987 12.928 80.903 626

Sri Lanka Cả nước 1996 350.000 205.000 59

Sudan HTTL Gezira 2001 54.000 3.000 6

Tunisia Cả nước 1987 215.000 130.000 60

Thổ Nhĩ Kỳ Cả nước 1994 2.000.000 1.600.000 80

Mỹ Lưu vực Columbia

1969 230.000 230.000 100

Uzbekistan Thung lũng Ferghana

2000 2.000.000 ? ?

Zimbabwe Cả nước 1997 12.000 4.000 33

Nguồn: Báo cáo Nước, FAO 2007

Page 157: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 144

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 6. Xác định chỉ số I-1 của Bộ chỉ số RAP/MASSCOTE.

Ký hiệu

Chỉ số Thông số Thang điểm đánh giá Trọng số

I-1 Truyền tải nước thực tế cho các đối tượng sử dụng nước.

I-1= 0,09×I-1A + 0,18×I-1B + 0,36×I-1D + 0,36×I-1D

I-1A Đo lượng nước thực cấp đến mặt ruộng [0-4].

4 điểm- Phương pháp thực đo rất tốt và có các thiết bị vận hành điều khiển, lưu trữ số liệu tự động. 3 điểm- Phương pháp thực đo hợp lý và có các thiết bị vận hành, lưu trữ số liệu trung bình. 2 điểm- Phương pháp thực đo đạt hiệu quả nhưng các thiết bị đo lưu lượng và vận tốc dòng chảy hoạt động kém hiệu quả. 1 điểm- Phương pháp thực đo đạt hiệu quả về vận tốc dòng chảy nhưng không có các thiết bị đo lưu lượng. 0 điểm- Không thực hiện đo lượng nước đến trên mặt ruộng.

1

I-1B Tính linh hoạt trong khi truyền tải [0-4].

4 điểm- Lưu lượng, tốc độ và thời gian không giới hạn, nhưng sắp xếp bởi người sử dụng nước trong một vài ngày. 3 điểm- Lưu lượng, tốc độ cố định và phải xắp xếp thời gian. 2 điểm- Cấp nước luân phiên nhưng vẫn đảm bảo theo sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng. 1 điểm- Cấp nước luân phiên nhưng lịch trình tưới không chắc chắn. 0 điểm- Không theo quy luật.

2

I-1C Độ tin cậy trong khi truyền tải [0-4].

4 điểm- Nước tưới được cấp luôn đảm bảo về lưu lượng, kịp thời và lịch trình như trong hợp đồng thoả thuận. Người sử dụng nước được biết tổng lượng nước cấp. 3 điểm- Tin cậy về lưu lượng, kịp thời nhưng thỉnh thoảng bị chậm một vài ngày so với lịch tưới. Người sử dụng nước được biết tổng lượng nước cấp. 2 điểm- Nước sẽ cấp khi người sử dụng

4

Page 158: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 145

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

nước có nhu cầu chính xác theo giá tiền được thoả thuận. Người sử dụng nước không biết tổng lượng nước cấp. 1 điểm- Người sử dụng nước không biết tổng lượng nước cấp, nhưng đáng tin cậy, thời gian cấp nước chậm ít hơn 50% so với yêu cầu. 0 điểm- Lưu lượng được cấp không đáng tin cậy, thời gian và tính kịp thời luôn chậm hơn 50% so với yêu cầu.

I-1D Tính công bằng, đầy đủ [0-4].

4 điểm- Tất cả các ruộng trong khu tưới của hệ thống thuỷ lợi đều được nhận một loại dịch vụ tưới tiêu. 3 điểm- Các khu tưới của hệ thống thuỷ lợi đều nhận được một lượng nước như nhau, nhưng trong một khu tưới, dịch vụ cung ứng nước đến mặt ruộng đôi chỗ khác nhau. 2 điểm- Các khu tưới của hệ thống thuỷ lợi đều nhận được một lượng nước khác nhau, nhưng trong một khu tưới, dịch vụ cung ứng nước là giống nhau. 1 điểm- Có sự bất bình đẳng trong các khu tưới và giữa các khu tưới trong hệ thống thuỷ lợi. 0 điểm- Có sự khác biệt lớn hơn 50% về lưu lượng, thời gian giữa các khu tưới trong hệ thống thuỷ lợi.

4

Nguồn: Báo cáo “Hướng dẫn sử dụng Bộ công cụ RAP/MASCOTE”, FAO 2002

Page 159: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 146

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 7. Hướng dẫn tính toán Bộ chỉ số Benchmarking.

Nhóm 1: chỉ số quản lý công trình thuỷ lợi

1. Suất chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (C1):

C1 = TS14/ TS2

2. Mức độ kiên cố hóa kênh mương (C2):

C2 = (TS8/TS9)x100%

3. Kiểm tra quan trắc (C3)

C3 = (TS10/TS11)x100%

4. An toàn công trình (C4)

C4 = (TS16/TS15)x100%

Nhóm 2: chỉ số quản lý nước

5. Mức tưới (N1)

N1 = TS12/TS2

6. Mức sử dụng nước mặt ruộng (N2)

N2 = TS29/TS12

7. Hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp (N3)

N4 = (TS17/TS12)x100%

TS14: Chi phí vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (đồng)

TS2: Diện tích gieo trồng được tưới (ha)

TS8: Tổng chiều dài kênh đã kiên cố trên hệ thống (km)

TS9: Tổng chiều dài kênh trên hệ thống (km)

TS10: Số điểm quan trắc thực tế (điểm)

TS11: Tổng số điểm quan trắc theo quy định (TCVN 8215: 2009) (điểm)

TS16: Chi phí khắc phục sự cố CTTL (đồng)

TS15: Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (đồng)

TS12: Lượng nước tưới (m3)

TS2: Diện tích gieo trồng được tưới (ha)

TS29: Lượng nước tưới tại mặt ruộng (m3)

TS12: Lượng nước tưới (m3)

TS17: Giá trị sản phẩm nông nghiệp (đồng)

TS12: Lượng nước tưới (m3)

Page 160: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 147

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

8. Hiệu quả tưới so với thiết kế (N4)

N4 = (TS2/TS3)x100%

9. Hiệu quả tưới so với kế hoạch (N5)

N5 = (TS2/TS4)x100%

10. Hiệu quả cấp nước cho các nhu cầu ngoài nông nghiệp (N6)

N6 = (TS18/TS19)x100%

11. Hiệu quả tiêu nước nông nghiệp (N7)

N7 = (1 – TS5/TS6)x100%

Nhóm 3: chỉ số quản lý kinh tế

12. Mức lao động quản lý khai thác của hệ thống (K1)

K1 = TS2/TS24

13. Trình độ cán bộ quản lý hệ thống (K2)

K2 = (TS25/TS26) x 100%

14. Trình độ công nhân vận hành của hệ thống (K3)

K3 = (TS27/TS28) x 100%

TS2: Diện tích gieo trồng được tưới (ha) TS3: Diện tích tưới thiết kế

TS12: Lượng nước tưới (m3) TS4: Diện tích tưới theo kế hoạch (ha)

TS18: Doanh thu từ cấp nước cho các nhu cầu ngoài nông nghiệp (đồng)

TS19: Tổng doanh thu của hệ thống (đồng)

TS5: Diện tích nông nghiệp bị ngập úng (có năng suất giảm trên 30%) (ha)

TS6: Diện tích hợp đồng tiêu (ha)

TS2: Diện tích gieo trồng được tưới (ha)

TS24: Tổng số lao động của hệ thống (người)

TS25: Số lượng cán bộ quản lý có trình độ từ cao đẳng trở lên (người)

TS26: Tổng số cán bộ quản lý của hệ thống (người)

TS27: Số lượng công nhân vận hành có trình độ từ bậc 4 trở lên (người)

TS26: Tổng số công nhân vận hành hệ thống (người)

Page 161: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 148

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

15. Tỉ suất chi phí của hệ thống (K4)

K4 = (TS20/TS19) x 100%

16. Tỉ suất chi phí nhân công của hệ thống (K5)

K5 = (TS21/TS20) x 100%

17. Tỉ suất chi phí vận hành và sửa chữa thường xuyên của hệ thống (K6)

K5 = (TS15/TS20) x 100%

Nhóm 5: chỉ số đánh giá hoạt động của tổ chức dùng nước

19. Mật độ kênh nội đồng (T1)

T1 = (TS7/TS1) x 100%

20. Sự tham gia của người dùng nước (T2)

T2 = (TS13/TS2) x 100%

21. Tỉ suất chi phí cấp bù của TCDN (T3)

T3 = (TS22/TS23) x 100%

22. Tỉ suất thu thủy lợi phí nội đồng của TCDN (T4)

T4 = (TS13/TS23) x 100%

TS20: Tổng chi phí của hệ thống (đồng)

TS19: Tổng doanh thu của hệ thống (đồng)

TS21: Chi phí tiền công của hệ thống (đồng)

TS20: Tổng chi phí của hệ thống (đồng)

TS15: Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên (đồng)

TS20: Tổng chi phí của hệ thống (đồng)

TS7: Chiều dài kênh nội đồng (km) TS1: Diện tích canh tác (ha)

TS13: Tổng thu thủy lợi phí nội đồng (đồng) TS2: Diện tích gieo trồng được tưới (ha)

TS22: Tổng chi phí cấp bù của TCDN (đồng) TS23: Tổng chi phí của TCDN (đồng)

TS13: Tổng thu thủy lợi phí nội đồng (đồng) TS23: Tổng chi phí của TCDN (đồng)

Page 162: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 149

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 8. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống thủy lợi QL-PH

TT Tên công trình Thuộc tỉnh Nhiệm vụ

I VÙNG TIẾP NHẬT

1 Cống Bao Biển Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

2 Cống Cái Xe Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

3 Cống Cái Oanh Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

4 Cống Long Phú Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

5 Cống Ngàn Rô Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

6 Cống Bãi Giá Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

7 Cống Gòi Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

8 Cống Trà Đuốc Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

9 Cống Chín Sáu Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

10 Cống An Nô Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

11 Cống Tiếp Nhật Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

12 Hệ thống cống dưới đê Phú Hữu- Mỹ Thanh

Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

II VÙNG BA RINH–TÀ LIÊM

13 Cống An Tập Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

14 Cống Bố Thảo Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

15 Cống Rạch Rê Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

16 Cống Tam Sóc Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

17 Cống Xẻo Gừa Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

18 Cống Mỹ Tú Sóc Trăng Tiếp ngọt, ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

19 Cống Thị Trấn Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

Page 163: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 150

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

20 Hệ thống cống qua đê Trà Quít

Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

III VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP

21 Cống Thạnh Trị Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

22 Cống Mỹ Phước Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

23 Cống Cái Trầu Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

24 Cống Sa Keo Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

25 Cống Tuân Túc Sóc Trăng Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

26 Cống Trà Kha Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

27 Cống Cầu Sập Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

28 Cống Vĩnh Mỹ Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

29 Cống Xóm Lung Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

30 Cống Láng Tròn Bạc Liêu Ngăn mặn, tiêu úng, xổ phèn

31 Cống Giá Rai

(Phó Sinh)

Bạc Liêu Điều tiết mặn cho vùng chuyển đổi của tỉnh Bạc Liêu.

Kiểm soát mặn, tiêu úng, xổ phèn và nước ô nhiễm.

32 Cống Hộ Phòng

(Chủ Chí)

Bạc Liêu

33 Cống Láng Trâm Bạc Liêu

34 Cống Nọc Nạng Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn

35 Cống Sư Son Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn

36 Cống Cây Gừa Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn

37 Cống Khúc Tréo Bạc Liêu Điều tiết mặn, tiêu úng, xổ phèn

38 Hệ thống cống phân ranh mặn-ngọt (Danh mục cống như Phụ lục 11)

Bạc Liêu Ngăn mặn cho 2 khu vực: (i) Đông kênh Ngàn Dừa-Bắc kênh QL-PH và (ii) Đông kênh Phó Sinh-Nam kênh QL-PH

39 Cống Tắc Vân Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn

40 Cống Đường Xuồng Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn

41 Cống Bạch Ngưu Cà Mau Lấy mặn, tiêu úng, xổ phèn

42 Cống Cà Mau Cà Mau Tiêu úng, xổ phèn và ô nhiễm

Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, 2016

Page 164: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 151

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục bảng 9. Danh mục cống điều tiết thuộc hệ thống phân ranh mặn ngọt

TT Tên công trình Thuộc tỉnh Nhiệm vụ

I VÙNG QUẢN LỘ - PHỤNG HIỆP

1 Cống Đường Trâu Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

2 Cống Đá Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

3 Cống Bảy Tươi Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

4 Cống Bảy Trê Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

5 Cống Kênh Mới Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

6 Cống Đập Đá Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

7 Cống Chiến Lũy Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

8 Cống Nàng Rền Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

9 Cống Út Sang Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

10 Cống Năm Kiều Sóc Trăng Phân ranh mặn-ngọt

11 Cống Sóc So Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

12 Cống Kênh Mới Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

13 Cống Dì Oán Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

14 Cống Lái Viết 2 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

15 Cống Xẻo Ro Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

16 Cống Ngàn Trâu Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

17 Cống Thống Nhất Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

18 Cống Ngàn Dừa 2 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

19 Cống Sáu Hỷ Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

20 Cống Tư Tảo Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

21 Cống Cô Cai Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

22 Cống Lái Viết Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

23 Cống Cái Tàu Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

24 Cống Ninh Qưới Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

25 Cống 30-4 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

26 Cống Le Le Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

27 Cống Ba Đồng Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

Page 165: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 152

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

28 Cống Tư Tâm Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

29 Cống Rạch Cá Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

30 Cống Bà Hiền Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

31 Cống Ngàn Dừa 1 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

32 Cống Đập Đá Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

33 Cống Đìa Muống Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

34 Cống Hòa Bình Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

35 Cống Thầy Thép Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

36 Cống Hoa Rô Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

37 Cống Phước Long Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

38 Cống Vĩnh Phong Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

39 Cống Xã Thoản Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

40 Cống Vườn Cò Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

41 Cống Vĩnh Phong 6 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

42 Cống Kênh Ranh Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

43 Cống Vĩnh Phong 8 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

44 Cống Thầy Út Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

45 Cống Kênh 16 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

46 Cống Rạch Cụt Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

47 Cống Lung Nướng Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

48 Cống Vĩnh Phong 10 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

49 Cống Vĩnh Phong 12 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

50 Cống Vĩnh Phong 14 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

51 Cống Cây Dương Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

52 Cống Vĩnh Phong 16 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

53 Cống Vĩnh Phong 18 Bạc Liêu Phân ranh mặn-ngọt

Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, 2016

Page 166: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

53

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c b

ảng

10. T

ên b

iến

sử d

ụng

để x

ây d

ựng

phâ

n cấ

p qu

ản lý

, kha

i thá

c C

TT

L.

BIẾ

N Đ

ỘC

LẬ

P (

TR

ỤC

X)

N

T 1

N

hận

thứ

c C

TT

L đầ

u m

ối.

NT

2

Nhậ

n th

ức

về c

ấp k

ênh

. N

T 3

N

hận

thứ

c về

các

điể

m g

iao

nướ

c.

NT

4

Nhậ

n th

ức

về c

ông

trìn

h đi

ều t

iết

nướ

c.

NT

5

Nhậ

n th

ức

về c

hủ t

hể q

uản

lý C

TT

L.

NT

6

Nhậ

n th

ức

nguồ

n nư

ớc

tướ

i từ

CT

TL.

N

T 7

N

hận

thứ

c về

thủ

y lợ

i phí

. N

T 8

N

hận

thứ

c qu

yền

hiệ

p th

ươ

ng g

iá n

ướ

c.

NT

9

Nhậ

n th

ức

về c

hất

lượ

ng v

à ph

í th

ủy

nôn

g.

NT

10

Biế

t tổ

chứ

c, v

ận

hành

phâ

n ph

ối n

ướ

c.

NT

11

Biế

t bả

o dư

ỡng

, sử

a ch

ữa

và b

ảo v

ệ C

TT

L.

NT

12

Biế

t xâ

y dự

ng k

ế ho

ạch

tài c

hính

TC

HT

DN

. N

T 1

3 N

hận

thứ

c va

i trò

côn

g ng

ăn

mặn

– g

iữ n

gọt.

N

T 1

4 M

ức

độ s

ẵn s

àng

tha

m g

ia t

ài c

hính

.

BIẾ

N P

HỤ

TH

UỘ

C (

TR

ỤC

Y)

Nh

óm

ch

ỉ số

nộ

i tạ

i (I

D-H

Q)

Hiệ

u q

uả

bảo

dưỡ

ng, s

ửa

chữ

a C

TT

L ID

-HQ

1

Hiệ

u q

uả

vận

hàn

h C

TT

L ID

-HQ

1

Hiệ

u q

uả

bảo

vệ C

TT

L ID

-HQ

1 N

m c

hỉ

số b

ên

ng

oài

( E

D-H

Q)

Hiệ

u q

uả

chất

lượ

ng d

ịch

vụ th

ủy

nôn

g

ED

-HQ

1

T

ính

bền

vững

củ

a cô

ng

tác

quản

lý K

TC

TT

L

ED

-HQ

2

H

iệu

qu

ả sả

n ph

ẩm tr

ên m

ột đ

ơn

vị d

iện

tích

E

D-H

Q3

Hiệ

u q

uả

thíc

h ứ

ng v

ới x

âm

nhậ

p m

ặn

ED

-HQ

4

B

IẾN

GIẢ

LẬ

P (

DU

MM

Y)

K

hoản

g cá

ch từ

vị t

rí lấ

y n

ướ

c đế

n đầ

u kê

nh c

ấp 1

cấp

2

D.K

C1

K

hoản

g cá

ch từ

vị t

rí lấ

y n

ướ

c đế

n cố

ng n

găn

mặn

-giữ

ngọ

t D

.KC

2

Tu

yên

tru

yền

thô

ng t

in C

TT

L đế

n N

SD

N c

ủa H

TT

L D

.TT

S

ự q

uan

tâm

của

chí

nh q

uyề

n đ

ịa p

hươ

ng

D

.CQ

T

ừ n

hận

thứ

c đế

n hà

nh đ

ộng

của

NS

DN

D

.NT

toH

D

Sự

i lòn

g c

ủa

ngư

ời s

ử d

ụng

nướ

c về

HT

TL

hiện

D

. HL

Page 167: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

54

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c b

ảng

11. B

ảng

tổng

hợp

các

chỉ

tiêu

đán

h gi

á hà

m h

ồi q

uy đ

a bi

ến.

Ph

ụ lụ

c b

ảng

11.1

. Biế

n ph

ụ th

uộc

(trụ

c Y

).

HIỆ

U Q

UẢ

KH

AI

TH

ÁC

CT

TL

DỰ

A T

N K

ẾT

QU

Ả K

O S

ÁT

TỔ

CH

ỨC

, CÁ

NH

ÂN

SỬ

DỤ

NG

ỚC

(k

ý h

iệu

: H

Q)

NH

ÓM

CH

Ỉ S

Ố N

ỘI

TẠ

I Đ

ÁN

H G

IÁ C

TT

L C

ẤP

III

NỘ

I Đ

ỒN

G (

Inte

rnal

indi

cato

rs)

Ch

ỉ số

Ý n

ghĩa

chỉ

số

Th

ông

số

Ý n

ghĩa

th

ông

số

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

ID_

HQ

1

Hiệ

u q

uả

qu

ản lý

, sử

a ch

ữa

và b

ảo

ỡng

CT

TL

cấp

II

I và

nội

đồn

g.

HQ

1 =

0,6

*HQ

1.1

+

0,3*

HQ

1.2

+

0,1*

HQ

1.3

(điể

m)

Giá

trị q

uy đổi

: [0

-20]

: 0 đ

iểm

[2

0-40

]: 1

điể

m

[40-

60]:

2 đ

iểm

[6

0-80

]: 3

điể

m

[80 -

100]

: 4 đ

iểm

HQ

1.1

=

HQ

1.1

.2/ H

Q 1

.1.1

*10

0 (%

) (*

) T

hang

quy

đổi

điể

m:

- Đ

ạt Q

Đ 4

91/T

Tg:

100

đi

ểm

- N

ếu >

75%

: 80

điểm

-

Nếu

50

÷ 75

%: 5

0 đi

ểm

- N

ếu <

50%

: 0 đ

iểm

(*

*) Q

Đ 4

91/T

Tg:

vùn

g Đ

BSC

L đ

ạt l

à 45

% (

tham

kh

ảo S

ửa đ

ổi Q

Đ 4

91 v

à T

T41

).

Tỷ

lệ d

iện

tích

tướ

i ti

êu c

hủ đ

ộng

(Tiê

u ch

í 3.

1,

Sửa

đổi

491

TT

41).

H

Q 1

.1.1

= D

iện

tích

đất s

ản x

uất n

ông

nghi

ệp c

ủa m

ột

hộ g

ia đ

ình:

vụ

lúa

và th

ủy s

ản (

lúa

- m

àu -

khá

c) (

m2 ).

H

Q 1

.1.2

= D

iện

tích

tổ

chức

/ cá

nhâ

n có

khả

năn

g tự

ch

ủ cấ

p nư

ớc b

ằng

các

phươ

ng t

iện

tự c

ó (m

áy b

ơm,

ống

dẫn

nước

...).

HQ

1.2

=

HQ

1.2

.1 +

HQ

1.2

.2 +

H

Q 1

.2.3

+ H

Q 1

.2.4

+

HQ

1.2

.5 +

HQ

1.2

.6

(điể

m)

Chấ

t lư

ợng

công

tr

ình

kênh

m

ương

tạ

i hộ

gia

đình

.

H

Q 1

.2.1

= T

ình

trạn

g du

y tu

, sử

a ch

ữa b

ảo d

ưỡng

nh

mươ

ng

– T

hang

đo

: T

hườn

g xu

yên/

kh

ông

thườ

ng x

uyên

/ khô

ng.

HQ

1.2

.2 =

Chi

ều d

ài k

ênh

dẫn

nước

bị

xâm

phạ

m b

ởi

các

công

trì

nh k

hác

– T

hang

đo:

(0%

)/ (

0 ÷

30%

)/

(>30

%) .

H

Q 1

.2.3

= X

ử lý

các

sự

cố t

rong

quá

trì

nh v

ận h

ành

– T

hang

đo:

kịp

thời

/ khô

ng k

ịp th

ời/ k

hông

. H

Q 1

.2.4

= M

ặt c

ắt l

òng

kênh

bị

bồi

lắng

, th

u hẹ

p –

Tha

ng đ

o: (

0 ÷

5%)/

(5

÷ 10

%)/

(>

10%

) .

HQ

1.2

.5 =

vật c

ản tr

ở dò

ng c

hảy

tron

g lò

ng k

ênh

– T

hang

đo:

có/

khô

ng c

ó.

Page 168: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

55

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

HQ

1.2

.6 =

tổ m

ối,

tổ c

huột

trê

n bờ

kên

h, g

ây

thấm

, m

ất n

ước

khôn

g ki

ểm s

oát

– T

hang

đo:

có/

kh

ông

có.

HQ

1.3

=

HQ

1.3

.1 +

HQ

1.3

.2 +

H

Q 1

.3.3

+ H

Q 1

.3.4

+

HQ

1.3

.5 +

HQ

1.3

.6 +

H

Q 1

.3.7

(đi

ểm)

Chấ

t lư

ợng

công

tr

ình

trên

kên

h nộ

i đ ồ

ng

(cửa

ph

ai,

cống

dẫn

nướ

c …

) th

uộc

diện

tíc

h đấ

t ca

nh t

ác c

ủa h

ộ gi

a đì

nh.

H

Q 1

.3.1

= T

ình

trạn

g du

y tu

, sử

a ch

ữa b

ảo d

ưỡng

ng tr

ình

trên

kên

h –

Tha

ng đ

o: T

hườn

g xu

yên/

khô

ng

thư ờ

ng x

uyên

/ khô

ng.

HQ

1.3

.2 =

Xử

lý c

ác s

ự cố

tro

ng q

uá t

rình

vận

hàn

h –

Tha

ng đ

o: k

ịp th

ời/ k

hông

kịp

thời

/ khô

ng.

HQ

1.3

.3 =

Mức

độ

hư h

ỏng

phần

xây

đúc

thâ

n cô

ng

trìn

h –

Tha

ng đ

o: C

ấp 1

/ cấ

p 2/

cấp

3/

khôn

g hỏ

ng

hoặc

khô

ng c

ó (*

).

HQ

1.3

.4 =

Mức

độ

hư h

ỏng

hèm

pha

i, dà

n va

n cô

ng

tác

(nếu

có)

– T

hang

đo:

Cấp

1/

cấp

2/ c

ấp 3

/khô

ng

hỏng

hoặ

c kh

ông

có (

*).

HQ

1.3

.5 =

Đán

h gi

á hi

ện t

rạng

ph

ần t

iếp

giáp

giữ

a ph

ần x

ây đ

úc v

à đấ

t có

hiện

tượn

g lú

n, s

ụt, s

ạt lở

, rò

rỉ,

thẩm

lậu

nước

– T

hang

đo:

có/

khô

ng c

ó.

HQ

1.3

.6 =

Côn

g tr

ình

khôn

g có

vật

nổi

, rác

tụ m

ắc k

ẹt

gây

c ản

trở

dòng

chả

y –

Tha

ng đ

o: c

ó/ k

hông

có.

(*

) Cấp

1:

Côn

g tr

ình đá

p ứn

g được

yêu

cầu

sử

dụng

nh thườ

ng, mặc

có một

số

chỗ

hư hỏn

g nhẹ

Cấp

2:

Kết

cấu

côn

g tr

ình

xuất

hiệ

n ng

uy h

iểm

cục

bộ

, vẫn

khả

năng

sử

dụng

Cấp

3:

Côn

g tr

ình

hư hỏn

g nặ

ng k

hông

đảm

bảo

u cầ

u hoạt

độn

g.

ID_

HQ

2

Hiệ

u q

uả

vận

h

ành

CT

TL

cấp

II

I và

nội

đồn

g.

T

hể

hiện

sự

dễ

ng c

ủa v

iệc

vận

hành

nh,

cống

cấ

p II

I và

nội

đồn

g th

eo m

ục t

iêu

vận

hành

hi ệ

n tạ

i.

□ 0

: rất

kém

V

ận h

ành

thiế

t bị

đón

g, m

ở cá

nh c

ống

khôn

g đá

p ứn

g yê

u cầ

u cu

ng c

ấp n

ước

vào

ruộn

g/ao

.

□ 1

: kém

V

ận h

ành

nặng

nề,

khó

khă

n ho

ặc n

guy

hiểm

, tr

ong

1 và

i tr

ường

hợp

hầu

như

khô

ng đ

áp ứ

ng đ

ược

yêu

cầu

vận

hành

.

□ 2

: tru

ng b

ình

Vận

hàn

h nặ

ng n

ề, k

hó k

hăn

nhưn

g vẫ

n đó

ng m

ở đư

ợc.

Page 169: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

56

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

□ 3

: tốt

V

ận h

ành

dễ d

àng,

nha

nh c

hóng

.

□ 4

: rất

tốt

Vận

hàn

h rấ

t dễ

dàn

g. P

hần

cứng

dịc

h ch

uyển

nha

nh

chón

g và

dễ

dàng

, ho

ặc p

hần

cứng

các

bộ p

hận

tự

đ ộng

làm

việ

c tố

t. V

iệc

chia

nướ

c ho

ặc d

òng

chảy

thể

được

điề

u ti

ết d

ễ dà

ng n

ếu m

uốn.

ID_

HQ

3

Hiệ

u q

uả

bảo

vệ

CT

TL

cấp

III

nội

đồn

g.

HQ

3 =

0,5

*HQ

3.

1 +

0,5

*HQ

3.2

HQ

3.1

H

iệu

quả

bảo

vệ

CT

TL

tr

ước

sự

xuất

hiệ

n cá

c cô

ng

trìn

h lấ

y/xả

ớc

trái

phé

p tr

ên k

ênh

cấp

III

và n

ội đ

ồng.

□ 0

: rất

kém

N

hiều

hơn

10%

số

công

trì

nh l

ấy/x

ả nư

ớc t

ừ cá

c vị

trí

tr

ái p

hép.

□ 1

: kém

T

ừ 6

÷ 10

% s

ố cô

ng t

rình

lấy

/xả

nước

từ

các

vị t

rí t

rái

phép

□ 2

: tru

ng b

ình

Từ

3 ÷

6 %

số

công

trì

nh l

ấy/x

ả nư

ớc t

ừ cá

c vị

trí

trá

i ph

ép.

□ 3

: khá

T

ừ 0

÷ 3

% s

ố cô

ng t

rình

lấy

/xả

nước

từ

các

vị t

rí t

rái

phép

.

□ 4

: tốt

K

hông

bằng

chứ

ng v

ề vi

ệc c

ác t

ổ ch

ức,

cá n

hân

sử

dụng

nướ

c có

các

cửa

lấy/

xả tr

ái p

hép.

HQ

3.2

Đ

ánh

giá

về

các

hoạt

độn

g ph

á ho

ại

công

tr

ình

trên

nh c

ấp I

II v

à nộ

i đồ

ng.

□ 0

: rất

kém

C

ó nh

iều

hơn

10 %

số

lượn

g cô

ng tr

ình

bị p

há h

oại.

□ 1

: kém

C

ó từ

6 ÷

10

% s

ố lư

ợng

công

trìn

h bị

phá

hoạ

i.

□ 2

: tru

ng b

ình

từ 3

÷ 6

% s

ố lư

ợng

công

trìn

h bị

phá

hoạ

i.

□ 3

: khá

C

ó từ

0 ÷

3 %

số

lượn

g cô

ng tr

ình

bị p

há h

oại.

□ 4

: tốt

X

ác n

hận

khôn

g có

bất

cứ

sự p

há h

oại

công

trì

nh n

ào

của

tổ c

hức,

nhân

sử

dụng

nướ

c.

NH

ÓM

CH

Ỉ S

Ố B

ÊN

NG

I Đ

ÁN

H G

IÁ C

TT

L C

ẤP

III

NỘ

I Đ

ỒN

G (

Ext

ern

al in

dica

tors

)

ED

_ H

Q 1

H

iệu

qu

ả ch

ất

lượ

ng

dịch

vụ

th

ủy

nôn

g n

ội

đồn

g.

HQ

1 =

0,7

*HQ

1.

1 +

0,

2*H

Q 1

.2

HQ

1.1

=

(1-

HQ

1.1

.2/ H

Q

1.1.

1)*1

00 (

%)

Chấ

t lư

ợng

dịch

vụ

tưới

ch

o nh

u cầ

u sả

n xu

ất

nông

ng

hiệp

nu

ôi

trồn

g th

ủy s

ản c

ủa

hộ g

ia đ

ình.

H

Q 1

.1.1

= D

iện

tích

đất s

ản x

uất n

ông

nghi

ệp c

ủa m

ột

hộ g

ia đ

ình:

vụ

lúa

và th

ủy s

ản (

lúa

- m

àu -

khá

c) (

m2 ).

H

Q 1

.1.2

= D

iện

tích

bị

ảnh

hưởn

g do

thi

ếu n

ước

của

một

hộ

gia

đình

(m

2 ).

HQ

1.2

=

(1-

HQ

1.2

.2/ H

Q

Chấ

t lư

ợng

dịch

vụ

tiêu

úng

bảo

vệ

H

Q 1

.2.1

= D

iện

tích

đất

sản

xuất

nôn

g ng

hiệp

của

hộ

gia

đình

: vụ

lúa

và th

ủy s

ản (

lúa

- m

àu -

khá

c) (

m2 ).

Page 170: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

57

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

+ 0

,1*H

Q

1.3

(%)

Giá

trị q

uy đổi

: [0

-30]

: 0 đ

iểm

[3

0-50

]: 1

điể

m

[50-

80]:

2 đ

iểm

[8

0-95

]: 3

điể

m

[95-

100]

: 4 đ

iểm

1.2.

1)*1

00 (

%)

m

ùa m

àng

của

hộ

gia

đình

. H

Q 1

.2.2

= D

iện

tích

bị

úng

ngập

tro

ng m

ùa m

ưa l

ũ (m

2 ) gâ

y ản

h hư

ởng

đến

năng

suấ

t.

HQ

1.3

=

(1-

HQ

1.3

.2/ H

Q

1.3.

1)*1

00 (

%)

(*) Đối

với

nhữ

ng k

hu

vực

khôn

g có

dịc

h vụ

cho

c hoạt

độn

g sả

n xuất

ph

i nôn

g ng

hiệp

khá

c th

ì trọn

g số

HQ

1.3

bằn

g 0.

Chấ

t lư

ợng

dịch

vụ

cho

các

hoạt

độn

g sả

n xu

ất p

hi n

ông

nghi

ệp k

hác

của

hộ

gia

đình

.

H

Q 1

.3.1

= S

ố th

áng

hộ g

ia đ

ình

sản

xuất

ngo

ài n

ông

nghi

ệp c

ó dù

ng n

ước

(thá

ng).

H

Q 1

.3.2

= S

ố th

áng

hộ g

ia đ

ình

phải

ngừ

ng s

ản

xuất

quá

03

ngày

(th

áng)

.

ED

_ H

Q 2

T

ính

bền

vữ

ng

của

côn

g tá

c q

uản

kh

ai t

hác

C

TT

L n

ội đ

ồng.

H

Q 2

=(H

Q2.

1 +

H

Q2.

2 +

H

Q2.

3 +

H

Q2.

4 +

H

Q2.

5)/5

iểm

)

HQ

2.1

C

ó sự

th

ỏa

thuậ

n bằ

ng v

ăn b

ản v

ề số

ợng

chất

ợng

nước

tưới

.

□ 0

: điể

m

Khô

ng c

ó vă

n bả

n th

ỏa th

uận.

□ 4

: điể

m

văn

bản

thỏa

thuậ

n.

HQ

2.2

L

inh

hoạt

tron

g cấ

p nư

ớc

đến

mặt

ru

ộng.

□ 0

: điể

m

Khô

ng c

ó qu

y đị

nh.

□ 1

: điể

m

Lịc

h ph

ân p

hối n

ước

có p

hần

khôn

g ch

ắc c

hắn.

□ 2

: điể

m

Luâ

n ph

iên

theo

chỉ

địn

h, t

ương

đối

phù

hợp

với

loạ

i hì

nh s

ản x

uất (

lúa,

lúa-

tôm

, lúa

-cá)

.

□ 3

: điể

m

Cố

định

thời

gia

n lấ

y nư

ớc, l

ưu lư

ợng

và s

ố lầ

n.

□ 4

: điể

m

Đáp

ứng

lưu

lượ

ng,

thời

gia

n lấ

y nư

ớc, k

hông

hạn

chế

số

lần

lấy

nướ

c nh

ưng

NSD

N p

hải

dàn

xếp

với

nhau

ho

ặc v

ới T

CD

N tr

ong

vài n

gày.

HQ

2.3

T

ính

tin

cậy

đối

với

từng

tổ

ch

ức,

ngườ

i sử

dụ

ng

nước

đơn

lẻ.

□ 0

: điể

m

Hơn

50%

thờ

i gi

an N

SD

N b

ị cu

ng c

ấp n

ước

khôn

g đủ

số

lần,

lưu

lượn

g, c

hất l

ượng

.

□ 1

: điể

m

< 5

0% t

hời

gian

NS

DN

đượ

c cu

ng c

ấp n

ước

nhưn

g th

ời g

ian

phân

phố

i nướ

c kh

ông

đáng

tin

cậy.

□ 2

: điể

m

Nướ

c đế

n kh

i cần

, đủ

tưới

như

ng c

hưa

đủ n

ước.

□ 3

: điể

m

Tin

cậy

một

phâ

n về

thờ

i gi

an l

ấy n

ước

và l

ưu l

ượng

nh

ưng

đôi k

hi b

ị chậ

m đ

ến v

ài n

gày.

□ 4

: điể

m

Thỏ

a m

ãn y

ếu c

ầu v

ề số

lượ

ng, l

ưu lư

ợng,

thờ

i gi

an v

à

Page 171: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

58

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

chất

lượn

g nư

ớc tư

ới.

HQ

2.4

M

ức

chi

trả

phí

dịch

vụ

thủy

nôn

g nộ

i đồ

ng

phù

h ợp

với

tại

thời

đi

ểm h

iện

tại.

□ 0

: điể

m

Mức

chi

trả

phí d

ịch

vụ là

quá

thấp

/ cao

so

với h

iệu

quả

sản

xuất

– H

oặc

NS

DN

khô

ng p

hải đ

óng

phí t

hủy

nông

nộ

i đồn

g.

□ 1

: điể

m

Mức

chi

trả

phí

dịc

h vụ

tươn

g đố

i ph

ù hợ

p so

với

hi

ệu q

uả s

ản x

uất

nhưn

g ch

ất l

ượng

dịc

h vụ

cấp

nướ

c ch

ưa đ

ạt y

êu c

ầu.

□ 2

: điể

m

Mức

chi

trả

phí

dịc

h vụ

phù

hợp

so v

ới h

iệu

quả

sản

xuất

, chấ

t lượ

ng d

ịch

vụ c

ấp n

ước

bình

thườ

ng.

□ 3

: điể

m

Mức

chi

trả

phí

dịc

h vụ

phù

hợp

so v

ới h

iệu

quả

sản

xuất

, chấ

t lượ

ng d

ịch

vụ c

ấp n

ước

tốt.

□ 4

: điể

m

Mức

chi

trả

phí

dịc

h vụ

rất

phù

hợp

so v

ới h

iệu

quả

sản

xuất

, chấ

t lượ

ng d

ịch

vụ c

ấp n

ước

cũng

rất

tốt.

HQ

2.5

T

ính

công

bằn

g đố

i vớ

i từ

ng

nhân

, tổ

chứ

c ho

ặc n

gười

sử

dụn

g nư

ớc đ

ơn

lẻ.

□ 0

: điể

m

sự k

hác

nhau

giữ

a cá

c hộ

sử

dụng

nướ

c (N

SD

N t

ự ướ

c lư

ợng

khi >

50%

lượn

g nư

ớc v

ào m

ặt r

uộng

).

□ 1

: điể

m

sự c

ông

bằng

ở m

ức t

rung

bìn

h so

với

các

hộ

khác

tr

ong

vùng

(th

ôn/ấ

p).

□ 2

: điể

m

thể

công

bằn

g tr

ong

vùng

như

ng l

ại c

hênh

lệc

h lớ

n vớ

i các

vùn

g kh

ác.

□ 3

: điể

m

Côn

g bằ

ng g

iữa

các

vùng

, nh

ưng

dịch

vụ

cấp

nước

khác

nha

u.

□ 4

: điể

m

Côn

g bằ

ng g

iữa

các

vùng

dịch

vụ

cấp

nước

như

nhau

.

ED

_ H

Q 3

H

iệu

qu

ả gi

á tr

ị sả

n p

hẩm

trê

n

một

đơ

n v

ị diệ

n

tích

can

h t

ác.

HQ

3 =

HQ

3.1

+

HQ

3.2

+

HQ

3.3

+

HQ

3.1

T

hu

hoạc

h tr

ồng

lúa/

m

(Tấn

/ha-

Đôn

g X

uân )

.

□ 0

: điể

m (

<5

tấn)

1: đ

iểm

(5-

6 tấ

n)

□ 2

: điể

m (

6-7

tấn)

3: đ

iểm

(7-

8 tấ

n)

□ 4

: điể

m (

>8

tấn)

Đượ

c tí

nh d

ựa t

rên

tổng

số

tấn

thóc

thu

hoạ

ch đ

ược

trên

một

01

hect

a củ

a m

ột v

ụ T

hu-

Đôn

g nă

m 2

014

tại

HT

TL

Qu ả

n L

ộ -

Phụ

ng H

iệp.

HQ

3.2

T

hu h

oạch

nuô

i C

á (T

ấn/h

a-vụ

).

□ 0

: điể

m (

<5

tấn)

1: đ

iểm

(5-

6 tấ

n)

□ 2

: điể

m (

6-7

tấn)

Đượ

c tín

h dự

a tr

ên t

ổng

số t

ấn c

á th

u ho

ạch

được

trê

n 01

hec

ta c

ủa 0

1 vụ

năm

201

4 tạ

i H

TT

L Q

uản

Lộ

- P

h ụng

Hiệ

p.

Page 172: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

59

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

HQ

3.4

iểm

).

(*) Đơn

vị

tấn/

ha/vụ đợ

c qu

y đổ

i san

g th

ang

điểm

từ 0

-4.

□ 3

: điể

m (

7-8

tấn)

4: đ

iểm

(>

8 tấ

n)

HQ

3.3

T

hu

hoạc

h nu

ôi

Tôm

(T

ấn/ h

a- v

ụ).

□ 0

: điể

m (

<2

tấn)

1: đ

iểm

(2-

4 tấ

n)

□ 2

: điể

m (

4-6

tấn)

3: đ

iểm

(6-

7 tấ

n)

□ 4

: điể

m (

>7

tấn)

Đượ

c tí

nh d

ựa tr

ên tổ

ng s

ố tấ

n tô

m th

u ho

ạch

được

trên

01

hec

ta c

ủa 0

1 vụ

năm

201

4 tạ

i H

TT

L Q

uản

Lộ

- P

h ụng

Hiệ

p.

HQ

3.4

T

hu

hoạc

h từ

c dị

ch

vụ

khác

ng

nước

từ

c C

TT

L

(tấn

/ha-

vụ)

(Mía

19).

□ 0

: điể

m (

<12

0 tấ

n)

□ 1

: điể

m (

120-

135

tấn)

2: đ

iểm

(13

5-14

5 tấ

n)

□ 3

: điể

m (

145-

155

tấn)

4: đ

iểm

(>

155

tấn)

Đượ

c tí

nh d

ựa tr

ên tổ

ng s

ố tấ

n th

u ho

ạch

được

trên

một

01

hec

ta c

ủa m

ột v

ụ câ

y tr

ồng

(cây

Mía

).

(*)

Thờ

i giá

năm

201

4.

ED

_ H

Q 4

H

iệu

qu

ả th

ích

ng

xâm

nh

ập

mặn

đảm

bảo

p

hụ

c vụ

SX

NN

từ

C

TT

L v

ùn

g tr

iều

. (*

) Á

p dụ

ng c

ho

vùng

ĐB

SCL

.

HQ

4.1

N

guồn

nướ

c đủ

đảm

bảo

chấ

t lư

ợng

tại r

uộng

/ao

khi C

ống

thủy

lợi

vùng

triề

u m

ở sa

u 01

thời

gia

n la

n

tru

yền20

(kh

ông

mặn

ô nh

iễm

).

Mức

điể

m

a n

ảy m

ầm21

L

úa

trổ

bôn

g22

□ 0

: điể

m

> 1

,2 g

/l

> 5

g/l

□ 1

: điể

m

0,8

– 1,

2 g/

l 2

– 5

g/l

□ 2

: điể

m

0,7

– 0,

8 g/

l 1

– 2

g/l

□ 3

: điể

m

0,5

– 0,

6 g/

l 0.

5 –

1 g/

l

□ 4

: điể

m

0 –

0,5

g/l

0 –

0.5

g/l

BIẾ

N Đ

ỘC

LẬ

P Đ

Ể X

ÁC

ĐỊN

H T

RỌ

NG

SỐ

HỒ

I Q

UY

C N

M C

HỈ

SỐ

ID

ED

TH

UỘ

C B

ẢN

G N

ÀY

HL

S

ự h

ài lò

ng

của

ngư

ời s

ử d

ụng

n

ướ

c vớ

i dịc

h v

thủ

y n

ông

nội

đ

ồng

tại t

hời

điể

m

kh

ảo s

át.

□ 0

: điể

m

khôn

g hà

i lòn

g

□ 1

: điể

m

ít h

ài lò

ng

□ 2

: điể

m

bình

thườ

ng

□ 3

: điể

m

hài l

òng

□ 4

: điể

m

rất h

ài lò

ng

19

Cây

trồn

g c

ạn đ

ặc t

rưng

tại H

TT

L Q

uả

n L

ộ -

Ph

ụng

Hiệ

p.

20 K

hoả

ng t

hờ

i gia

n t

ính

từ

th

ời đ

iểm

đo

mặ

n tạ

i cốn

g t

hủy

lợi v

ùn

g t

riều

đến

cố

ng

đầ

u k

ênh

nộ

i đồ

ng.

21

Th

eo N

ghiê

n c

ứu

Đạ

i họ

c C

ông

ngh

iệp

thự

c p

hẩm

TP

.HC

M.

22 T

he

o N

gu

yễn

Tha

nh T

ướ

ng, Đ

H C

ần T

, 20

13.

Page 173: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

60

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c b

ảng

11.2

. Biế

n độ

c lậ

p (t

rục

X).

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

NT

1

Nh

ận t

hứ

c về

côn

g tr

ình

đầu

mối

các

cấp

(h

ồ ch

ứa,

cốn

g lấ

y n

ướ

c, c

ống

vùn

g tr

iều

, đập

dân

g, đ

ập

tràn

, trạ

m b

ơm).

(*

) Đ

iều

tra

cho

05

nhóm

phâ

n bố

theo

kh

oảng

các

h tr

ên 0

1 trục

kên

h.

□ 0

: khô

ng b

iết

Ngư

ời s

ử dụ

ng n

ước

(NSD

N)

hầu

như

khôn

g nắ

m

được

bất

cứ

thôn

g tin

nào

về

các

CT

TL

đầu

mối

. S

ố lư

ợng

các

CT

TL

đầ

u m

ối

theo

ngư

ời

sử d

ụng

nước

trả

lời

tron

g B

ảng

hỏi.

Số

lượn

g cá

c C

TT

L

đầu

mối

đư

ợc li

ệt

kê r

a bở

i cá

n bộ

qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

xác

địn

h đú

ng t

ừ 3

÷ 10

% s

ố lư

ợng

CT

TL

đ ầ

u m

ối t

ừ vị

trí

lấy

nướ

c đế

n đi

ểm đ

ầu v

à cu

ối c

ủa

kênh

cấp

2.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

từ 1

0 ÷

30 %

số

lượn

g C

TT

L.

□ 3

: biế

t N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

từ 3

0 ÷

70 %

số

lượn

g C

TT

L.

□ 4

: biế

t rất

NS

DN

xác

địn

h đú

ng l

ớn h

ơn 7

0 %

số

lượn

g C

TT

L

cùng

nhi

ệm v

ụ củ

a cá

c C

TT

L đ

ó.

NT

2

Nh

ận t

hứ

c về

các

cấp

k

ênh

tro

ng H

TT

L

của

NS

DN

.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

qua

n đi

ểm n

ước

tưới

là n

ước

từ s

ông,

ngò

i tự

nhiê

n.

Tên

các

C

TT

L đ

ược

ngườ

i sử

dụng

nướ

c tr

ả lờ

i tro

ng

Bản

g hỏ

i.

Tên

CT

TL

đư

ợc li

ệt

kê r

a bở

i cá

n bộ

qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

xác

địn

h đú

ng k

ênh

nội

đồng

dẫn

nướ

c và

o ru

ộng

hoặc

thuỷ

sản

của

gia

đìn

h.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

kên

h cấ

p 3

và n

ội đ

ồng

dẫn

nước

vào

ruộ

ng h

oặc

thuỷ

sản

của

gia

đìn

h.

□ 3

: biế

t N

SDN

xác

địn

h đú

ng k

ênh

cấp

2, 3

nội

đồng

dẫn

ớc v

ào r

uộng

hoặ

c th

uỷ s

ản c

ủa g

ia đ

ình.

□ 4

: biế

t rất

NS

DN

xác

địn

h đú

ng k

ênh

cấp

1, 2

, 3

và n

ội đ

ồng

dẫn

nước

vào

ruộ

ng h

oặc

thuỷ

sản

của

gia

đìn

h.

NT

3

Nh

ận t

hứ

c về

các

đ

iểm

gia

o d

ẫn n

ướ

c tr

ên c

ác c

ấp (

kên

h cấ

p I

, II,

III

nội

NT

3.1

N

hận

thức

nh c

ấp

1

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

nắm

đượ

c bấ

t cứ

thô

ng t

in n

ào v

ề kê

nh c

ấp 1

. S

ố lư

ợng

các

điểm

gi

ao/d

ẫn

nước

theo

Số

lượn

g cá

c đi

ểm

giao

/dẫn

ớc đ

ược

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

3 ÷

10%

các

điể

m g

iao

chín

h tr

ên k

ênh

cấp

1.

Page 174: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

61

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

đ

ồng)

. N

T 3

= 0

,1*N

T 3

.1 +

0,

2*N

T 3

.2 +

0,3

*NT

3.

3 +

0,4

*NT

3.4

(*

) Đ

iều

tra

cho

nhóm

sử

dụn

g nước

phâ

n bố

tạ

i cấp

kên

h thấp

nhấ

t có

thể,

tùy

theo

điề

u kiện

thực

tế.

(**)

Nếu

điề

u tr

a ch

o cá

c cá

n bộ

quả

n lý

thủy

lợi t

hì trọn

g số

sẽ

là “

0,4

: 0,

3 :

0,2

: 0,

1”.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

xác

địn

h đú

ng 1

0 ÷

30 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

1.

ngườ

i sử

dụng

nướ

c tr

ả lờ

i tro

ng

Bản

g hỏ

i.

liệt

ra

bởi c

án b

ộ qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 3

: biế

t N

SDN

xác

địn

h đú

ng 3

0 ÷

70 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

1.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

> 7

0 %

CT

TL

các

điể

m g

iao/

dẫ

n nư

ớc tr

ên k

ênh

cấp

1.

NT

3.2

N

hận

thức

nh c

ấp

2

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

nắm

đượ

c bấ

t cứ

thô

ng t

in n

ào v

ề kê

nh c

ấp 2

. S

ố lư

ợng

các

điểm

gi

ao/d

ẫn

nước

theo

ng

ư ời s

ửdụ

ng n

ước

trả

lời t

rong

B

ảng

hỏi.

Số

lượn

g cá

c đi

ểm

giao

/dẫn

ớc đ

ược

liệt

ra

bởi c

án b

ộ qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

3 ÷

10%

các

điể

m g

iao

chín

h tr

ên k

ênh

cấp

2.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

xác

địn

h đú

ng 1

0 ÷

30 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

2.

□ 3

: biế

t N

SDN

xác

địn

h đú

ng 3

0 ÷

70 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

2.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

> 7

0 %

CT

TL

các

điể

m g

iao/

dẫ

n nư

ớc tr

ên k

ênh

cấp

2.

NT

3.3

N

hận

thức

nh c

ấp

3

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

nắm

đượ

c bấ

t cứ

thô

ng t

in n

ào v

ề kê

nh c

ấp 3

. S

ố lư

ợng

các

điểm

gi

ao/d

ẫn

nước

theo

ng

ười s

ửdụ

ng n

ước

trả

lời t

rong

B

ảng

hỏi.

Số

lượn

g cá

c đi

ểm

giao

/dẫn

ớc đ

ược

liệt

ra

bởi c

án b

ộ qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

3 ÷

10%

các

điể

m g

iao

chín

h tr

ên k

ênh

cấp

3.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

xác

địn

h đú

ng 1

0 ÷

30 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

3.

□ 3

: biế

t N

SDN

xác

địn

h đú

ng 3

0 ÷

70 %

CT

TL

các

điể

m

giao

/ dẫn

nướ

c tr

ên k

ênh

cấp

3.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

hơn

70

% C

TT

L c

ác đ

iểm

gi

ao/ d

ẫn n

ước

trên

kên

h cấ

p 3.

Page 175: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

62

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

NT

3.4

N

hận

thức

nh n

ội

đồng

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

cho

rằn

g đó

nước

tự

nhiê

n, k

hông

xuấ

t ph

át từ

CT

TL

nào

cả.

S

ố lư

ợng

các

điểm

gi

ao/d

ẫn

nước

theo

ng

ười s

ửdụ

ng n

ước

trả

lời t

rong

B

ảng

hỏi.

Số

lượn

g cá

c đi

ểm

giao

/dẫn

ớc đ

ược

liệt

ra

bởi c

án b

ộ qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N b

iết

nguồ

n nư

ớc t

ưới/

tiê

u đư

ợc p

hân

phối

bở

i hệ

thốn

g th

ủy lợ

i.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

xác

địn

h đú

ng 1

0 ÷

30 %

các

điể

m g

iao/

dẫn

ớc c

hính

trên

kên

h nộ

i đồn

g.

□ 3

: biế

t N

SDN

xác

địn

h đú

ng 3

0 ÷

70 %

các

điể

m g

iao/

dẫn

ớc c

hính

trên

kên

h nộ

i đồn

g.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N x

ác đ

ịnh

đúng

> 7

0 %

các

điể

m g

iao/

dẫn

ớc c

hính

trên

kên

h nộ

i đồn

g.

NT

4

Nh

ận t

hứ

c về

côn

g tr

ình

điều

tiế

t n

ước

n

ội đ

ồng

(cốn

g nộ

i đ

ồng,

cầu

mán

g, x

i p

hôn

g, d

ốc n

ước

bậc

ớc…

).

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

nắm

đượ

c bấ

t cứ

thô

ng t

in n

ào v

ề cô

ng tr

ình.

V

ị trí

các

ng tr

ình

điều

tiết

ớc đ

ược

ngư ờ

i sử

dụng

nướ

c tr

ả lờ

i tro

ng

Bản

g hỏ

i.

tả v

ị trí

ng tr

ình

điều

tiết

ớc đ

ược

b ởi c

án b

ộ qu

ản lý

th

ủy lợ

i địa

ph

ương

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

xác

địn

h đú

ng 3

÷ 1

0 %

số

lượn

g cá

c cô

ng

trìn

h đi

ều ti

ết n

ước

nội đ

ồng.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

10

÷ 30

% s

ố lư

ợng

các

công

tr

ình

điều

tiết

nướ

c nộ

i đồn

g.

□ 3

: biế

t N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

30

÷ 70

% s

ố lư

ợng

các

công

tr

ình

điều

tiết

nướ

c nộ

i đồn

g.

□ 4

: biế

t rất

NS

DN

xác

địn

h đú

ng >

70

% s

ố lư

ợng

các

công

tr

ình

điều

tiết

nướ

c nộ

i đồn

g.

NT

5

Nh

ận t

hứ

c về

ch

ủ t

hể

qu

ản lý

côn

g tr

ình

th

ủy

lợi.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

khô

ng b

iết

thôn

g tin

nào

về

chủ

thể

quản

CT

TL

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

xác

địn

h đú

ng c

ấp q

uản

lý th

ủy l

ợi ở

hoặc

T

CD

N.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

cấp

quả

n lý

thủy

lợi ở

huy

ện.

□ 3

: biế

t N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

cấp

quả

n lý

thủ

y lợ

i ở

IDM

C,

Page 176: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

63

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

B

an,..

.

□ 4

: biế

t rất

NS

DN

xác

địn

h đú

ng c

ơ cấ

u và

cấp

quả

n lý

thủ

y lợ

i cá

c cấ

p.

NT

6

Nh

ận t

hứ

c đ

ượ

c n

guồn

ớc

tưới

từ

h

ệ th

ống

CT

TL

.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

qua

n đi

ểm n

guồn

nướ

c tr

ên

HT

TL

tự

nhiê

n.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

qua

n đi

ểm n

guồn

nướ

c tư

ới ti

êu từ

HT

TL

.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N q

uan

điểm

ngu

ồn n

ước

tưới

tiê

u từ

sôn

g và

đư

ợc p

hân

phối

qua

các

kên

h th

ủy l

ợi b

ằng

hình

th

ức tự

chả

y.

□ 3

: biế

t N

SDN

biế

t ngu

ồn n

ước

tưới

phâ

n ph

ối li

ên h

oàn

qua

các

CT

TL

.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N b

iết

nguồ

n nư

ớc t

ưới

được

phâ

n ph

ối t

hông

qu

a cô

ng tá

c qu

ản lý

, vận

hàn

h liê

n ho

àn c

ác C

TT

L.

NT

7

Nh

ận t

hứ

c về

th

ủy

lợi

ph

í. N

T7

= 0

,5*N

T7.

1 +

0,

5*N

T7.

2

NT

7.1

Nhậ

n th

ức

về th

ủy

lợi p

cấp

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

biế

t th

ông

tin

thủy

lợi

phí

cấp

của

Nhà

nướ

c.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N c

ó bi

ết t

hông

tin

thủ

y lợ

i ph

í cấ

p bù

của

Nhà

ớc n

hưng

khô

ng b

iết q

uyền

lợi đ

ã đư

ợc h

ưởng

.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

biết

thô

ng t

in t

hủy

lợi

phí

cấp

bù c

ủa N

nước

ngườ

i nôn

g dâ

n là

đối

tượn

g th

ụ hư

ởng.

□ 3

: biế

t N

SDN

biết

thô

ng t

in t

hủy

lợi

phí

cấp

bù c

ủa N

nước

ngườ

i nô

ng d

ân đ

ã đư

ợc h

ưởng

thô

ng q

ua

các

Tổ

chức

, đơn

vị q

uản

lý k

hai t

hác

CT

TL

.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N c

ó bi

ết t

hông

tin

thủ

y lợ

i ph

í cấ

p bù

của

Nhà

ớc v

à %

phâ

n bổ

ngu

ồn c

ấp b

ù.

NT

7.2

N

hận

thức

về

phí

0: k

hông

biế

t N

SDN

khô

ng h

iểu

về p

hí d

ịch

vụ t

hủy

nông

nội

đồ

ng.

Page 177: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

64

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

dị

ch v

ụ th

ủy n

ông

nội đ

ồng

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N c

ó bi

ết n

hưng

nhầ

m s

ang

thủy

lợi

phí

cấp

của

NN

.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

biết

như

ng c

ho r

ằng

đây

là c

hi p

hí l

ao

động

để

tự tu

sửa

, bảo

dưỡ

ng k

ênh

mươ

ng.

□ 3

: biế

t N

SDN

nắm

đượ

c ý

nghĩ

a cơ

bản

của

phí

thủ

y nô

ng

nội đ

ồng.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N h

iểu

rõ ý

ngh

ĩa c

ủa p

hí t

hủy

nông

nội

đồn

g và

vai

trò

của

ngư

ời h

ưởng

lợi

(đó

ng g

óp p

hục

vụ

quản

, vậ

n hà

nh,

tu

sửa

bảo

vệ

- TT

65

:200

9/B

NN

).

NT

8

Nh

ận t

hứ

c về

qu

yền

h

iệp

th

ươ

ng

giá

ớc

đối

với

TC

DN

. N

T 8

.1

Nhậ

n th

ức

về q

uyền

lợ

i khá

ch

hàng

tr

ong

sử

dụng

ớc

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N k

hông

nắm

đượ

c qu

yền

lợi c

ủa b

ản th

ân.

□ 1

: có

biết

N

SDN

hiể

u đư

ợc b

ản t

hân

chín

h là

khá

ch h

àng

của

các

TC

DN

.

NT

8.2

N

hận

thức

về

quy

ền

hiệp

th

ương

gi

á nư

ớc

□ 0

: khô

ng b

iết

Khi

NS

DN

khô

ng đ

ược

đáp

ứng

nước

the

o yê

u cầ

u –

họ c

ũng

khôn

g họ

p để

hiệ

p th

ương

lại g

iá n

ước

với

tổ c

hức/

doan

h ng

hiệp

cun

g ứn

g dị

ch v

ụ tư

ới ti

êu.

□ 1

: có

biết

K

hi N

SD

N k

hông

đượ

c đá

p ứn

g nư

ớc t

heo

yêu

cầu,

họ

tiế

n hà

nh h

ọp đ

ể hi

ệp t

hươn

g lạ

i gi

á nư

ớc v

ới

TC

DN

.

NT

9

Nh

ận t

hứ

c về

ch

ất

lượ

ng

dịch

vụ

cấp

n

ướ

c p

hụ

th

uộc

vào

p

hí d

ịch

vụ

th

ủy n

ông

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

khô

ng q

uan

tâm

(ch

o đó

trác

h nh

iệm

của

N

hà n

ước)

.

□ 1

: có

biết

N

SD

N đ

ồng

ý vớ

i ý n

ghĩa

của

chỉ

số

NT

9.

Page 178: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

65

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

n

ội đ

ồng.

NT

10

Kỹ

năn

g tổ

ch

ức

vận

h

ành

, ph

ân p

hối n

ướ

c li

ên h

oàn

hệ t

hốn

g từ

đầu

kên

h c

ấp 3

đ

ến v

ị trí

lấy

ớc

(có

tín

h đ

ến n

hận

th

ức

xun

g độ

t tr

ong

HT

TL

).

□ 0

: khô

ng b

iết

NSD

N t

ự lấ

y nư

ớc t

heo

quan

điể

m l

à ng

uồn

nước

tự

nhiê

n.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N t

ự lấ

y nư

ớc đ

ạt y

êu c

ầu,

theo

kin

h ng

hiệm

b ả

n th

ân n

hưng

khô

ng q

uan

tâm

đến

tác

độn

g (l

ưu

lượn

g và

chấ

t lư

ợng)

tới

nhữ

ng n

gười

dùn

g nư

ớc

khác

.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

tự

lấy

nước

đạt

yêu

cầu

, th

eo c

ác t

hông

tin

tu

yên

tuyề

n qu

a lo

a, đ

ài v

à có

qua

n tâ

m đ

ến tá

c độ

ng

(lưu

lượ

ng v

à ch

ất l

ượng

) tớ

i nh

ững

ngườ

i dù

ng

nước

khá

c.

□ 3

: biế

t N

SDN

đượ

c cấ

p nư

ớc đ

ạt y

êu c

ầu,

theo

thô

ng b

áo

vận

hành

côn

g tr

ình

của

thủ

cống

có q

uan

tâm

đ ế

n tá

c độ

ng (

lưu

lượn

g và

chấ

t lư

ợng)

tới

nhữ

ng

ngườ

i dùn

g nư

ớc k

hác.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N đ

ược

cấp

nước

đạt

yêu

cầu

, th

eo q

uy t

rình

vậ

n hà

nh c

hung

của

các

CT

TL

thuộ

c hệ

thốn

g.

NT

11

Kỹ

năn

g bả

o d

ưỡ

ng,

sử

a ch

ữa

và b

ảo v

ệ C

TT

L t

hu

ộc h

ệ th

ống.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

khô

ng b

iết

các

kỹ t

huật

bảo

dưỡ

ng, s

ửa c

hữa

và b

ảo v

ệ kê

nh m

ương

CT

TL

nhỏ

, nội

đồn

g th

eo

chỉ s

ố N

T 1

1.

□ 1

: biế

t rất

ít

NSD

N b

iết

cách

bảo

dưỡ

ng,

sửa

chữa

bảo

vệ

kênh

mươ

ng v

à C

TT

L n

hỏ,

nội

đồng

thu

ộc h

ộ gi

a đì

nh.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SDN

biế

t cá

ch b

ảo d

ưỡng

, sử

a ch

ữa v

à bả

o vệ

nh m

ương

CT

TL

nhỏ

, nộ

i đồ

ng t

ừ vị

trí

lấy

ớc đ

ến k

ênh

cấp

3.

□ 3

: biế

t N

SDN

biế

t cá

ch b

ảo d

ưỡng

, sử

a ch

ữa v

à bả

o vệ

Page 179: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

66

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

nh m

ương

CT

TL

nhỏ

, nộ

i đồ

ng t

ừ vị

trí

lấy

ớc đ

ến k

ênh

cấp

2.

□ 4

: biế

t rất

NSD

N b

iết

cách

bảo

dưỡ

ng,

sửa

chữa

bảo

vệ

kênh

mươ

ng v

à C

TT

L n

hỏ,

nội

đồng

từ

vị t

rí l

ấy

nước

đến

kên

h cấ

p 1.

NT

12

Kỹ

năn

g xâ

y d

ựn

g kế

h

oạch

tài

chí

nh

ph

ục

v ụ q

uản

lý k

hai t

hác

C

TT

L c

ho

tổ/ đ

ội

ng

ớc.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

khô

ng c

ó kỹ

năn

g để

xây

dựn

g kế

hoạ

ch t

ài

chín

h.

□ 1

: có

biết

N

SDN

kỹ n

ăng

cơ b

ản đ

ể xâ

y dự

ng k

ế ho

ạch

tài

chín

h.

NT

13

Nh

ận t

hứ

c va

i trò

củ

a C

ống

ngă

n m

ặn-

giữ

n

gọt

ph

ục

vụ S

XN

N.

(*)

Chỉ

áp

dụng

cho

ng Đ

BSC

L.

□ 0

: khô

ng b

iết

NS

DN

khô

ng b

iết

thôn

g ti

n nà

o về

cốn

g ng

ăn m

ặn-

giữ

ngọt

.

□ 1

: biế

t rất

ít

NS

DN

xác

địn

h đú

ng c

ống

ngăn

m

ặn-

giữ

ngọt

nh

ưng

khôn

g nắ

m đ

ược

vai t

rò c

ủa c

ống.

□ 2

: biế

t một

phầ

n N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

cốn

g ng

ăn m

ặn-

giữ

ngọt

vai t

rò.

□ 3

: biế

t N

SD

N x

ác đ

ịnh

đúng

cốn

g ng

ăn m

ặn-

giữ

ngọt

quy

trìn

h vậ

n hà

nh đ

óng

mở

cửa

cống

.

□ 4

: biế

t rất

NS

DN

xác

địn

h đú

ng c

ống

ngăn

mặn

- gi

ữ ng

ọt v

à và

biế

t th

ời đ

iểm

lấy

nướ

c th

eo q

uy t

rình

vận

hàn

h củ

a cố

ng.

NT

14

Mứ

c đ

ộ sẵ

n s

àng

tham

gia

tài

ch

ính

tron

g q

uản

lý k

hai

th

ác C

TT

L.

□ 0

: phả

n đố

i N

SD

N q

uan

điểm

khô

ng p

hải

trác

h nh

iệm

của

bản

th

ân.

□ 1

: khô

ng đ

ồng

ý

NS

DN

khô

ng đ

ồng

ý đó

ng g

óp t

ài c

hính

(do

thấ

y kh

ông

cần

thiế

t, ng

hèo,

chư

a ti

n tưởn

g,...

).

□ 2

: có

thể

NS

DN

khô

ng c

hắc

chắn

về

việc

đón

g gó

p tà

i chí

nh.

Page 180: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

67

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

NH

ẬN

TH

ỨC

NG

TR

ÌNH

TH

ỦY

LỢ

I C

ỦA

NG

ƯỜ

I S

Ử D

ỤN

G N

ƯỚ

C (

ký h

iệu

: N

T)

Ch

ỉ ti

êu

Ý n

ghĩa

T

hôn

g số

Ý

ngh

ĩa

Th

ang

đo

Các

h x

ác đ

ịnh

Gh

i ch

ú

Kết

qu

ả k

hảo

sát

T

ên c

ác

CT

TL

□ 3

: đan

g su

y ng

NS

DN

tha

m g

ia n

hưng

xem

xét

the

o m

ức đ

ộ đó

ng

góp.

□ 4

: đồn

g ý

NSD

N c

am k

ết t

ham

gia

tài

chí

nh t

hườn

g xu

yên

để

được

nhậ

n dị

ch v

ụ tư

ới ti

êu tố

t hơn

.

Page 181: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

68

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c b

ảng

11.3

. Biế

n gi

ả lậ

p (x

ác lậ

p bi

ến d

umm

y tr

ong

phần

mềm

SP

SS

).

(*)

Biế

n nhận

thức

(N

T)

cần

xem

xét

và đá

nh g

iá sự

biến

độn

g th

eo yếu

tố k

hoản

g cá

ch, h

ành độ

ng, t

hông

tin,

chí

nh q

uyền

MỘ

T S

Ố C

ÁC

YẾ

U T

Ố Ả

NH

ỞN

G K

C Đ

ẾN

NH

ẬN

TH

ỨC

Chỉ

tiê

u Ý

ngh

ĩa

Th

ông

số

Ý n

ghĩa

T

han

g đ

o C

ách

xác

địn

h

D_K

C 1

K

hoản

g cá

ch t

ừ v

ị trí

lấy

nước

đế

n đi

ểm g

iao

giữ

a kê

nh

cấp

1

và c

ấp 2

.

□ 0

: đầu

kên

h

□ 1

: các

h ¼

Lkê

nh

□ 2

: các

h ½

Lkê

nh

□ 3

: các

h ¾

Lkê

nh

□ 4

: cuố

i kên

h

D_K

C 2

K

hoản

g cá

ch t

ừ v

ị trí

lấy

nước

đ ế

n cu

ối k

ênh

cấp

2 h

oặc

cốn

g vù

ng

triề

u.

□ 0

: đầu

cốn

g

□ 1

: các

h ¼

Lkê

nh-c

ống

□ 2

: các

h ½

Lkê

nh-c

ống

□ 3

: các

h ¾

Lkê

nh-c

ống

□ 4

: đầu

kên

h

D_T

T

Phả

n á

nh

sự

tru

yên

tru

yền

thôn

g ti

n C

TT

L v

à lị

ch c

ấp

nướ

c ch

o n

gười

sử

dụn

g nư

ớc.

□ 0

: khô

ng

Khô

ng c

ó bấ

t kỳ

hình

thức

thôn

g ti

n nà

o.

□ 1

: khô

ng th

ường

xu

yên

C

ó th

ông

báo

qua

loa

đài n

hưng

ngư

ời s

ử dụ

ng n

ước

khôn

g rõ

hết

thôn

g ti

n.

□ 2

: thư

ờng

xuyê

n C

ó th

ông

báo

qua

loa

đài v

à qu

a họ

p th

ôn/ ấ

p.

D_C

Q

Phả

n á

nh

sự

qu

an t

âm c

ủa

chín

h qu

y ền

địa

ph

ươ

ng (

cấp

xã)

tron

g cô

ng

tác

thủy

lợi.

□ 0

: khô

ng

Khô

ng c

ó bấ

t kỳ

hìn

h th

ức t

hông

tin

nào

của

chí

nh

quyề

n đị

a ph

ương

về

công

tác

thủy

lợi.

□ 1

: khô

ng th

ường

xu

yên

C

ó th

ông

báo

về c

ông

tác

thủy

lợi

như

ng c

hỉ ở

các

cu

ộc h

ọp c

hính

quy

ền x

ã và

đại

diệ

n th

ôn/ ấ

p.

□ 2

: thư

ờng

xuyê

n C

ông

tác

thủy

lợi

đượ

c ph

ổ bi

ến,

tổ c

hức

thực

hiệ

n từ

đến

các

thôn

/ấp.

D_N

Tto

HD

P

hản

án

h t

ừ n

hận

thứ

c đ

ến

□ 0

: rất

kém

N

SD

N n

hận

thức

đượ

c nh

ưng

khôn

g th

am g

ia b

ất

Page 182: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

69

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

hành

độn

g củ

a n

gười

sử

dụn

g nư

ớc.

(*)

Hàn

h đ ộ

ng: t

ham

gia

quả

n lý

, kh

ai th

ác v

à b ả

o vệ

CT

TL

từ v

ị trí

lấ

y nư

ớc đ

ến h

ết k

ênh

cấp

2.

(**)

Chỉ

tiêu

này

đượ

c đá

nh g

sâu

hơn

cho

các

NSD

N c

ó nh

ận

thức

tốt.

cứ h

oạt đ

ộng

nào.

□ 1

: kém

N

SD

N

nhận

th

ức

được

nh

ưng

tham

gi

a kh

ông

thườ

ng x

uyên

.

□ 2

: bìn

h th

ường

N

SD

N n

hận

thức

đượ

c nh

ưng

chỉ

tham

gia

hàn

h độ

ng th

ường

xuy

ên tạ

i khu

vực

vị t

rí lấ

y nư

ớc.

□ 3

: tốt

N

SD

N n

hận

thức

đượ

c và

tha

m g

ia h

ành

động

đến

hế

t kên

h cấ

p 3.

□ 4

: rất

tốt

NS

DN

nhậ

n th

ức đ

ược

và t

ham

gia

hàn

h độ

ng đ

ến

hết k

ênh

cấp

2.

Page 183: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 170

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

PHỤ LỤC HÌNH

Phụ lục hình 1. Bản đồ phân vùng, phân khu thủy lợi của ĐBSCL.

Nguồn: Báo cáo “Quy hoạch tổng thể thủy lợi”, 2012

Thống kê giai đoạn 1996-2005, tổng vốn đầu tư cho cácng tác thủy lợi ở

vùng ĐBSCL là 7.260 tỷ đồng; giai đoạn 2006-2012 là 14.870 tỉ đồng (chiếm gần

50% tổng vốn đầu tư thủy lợi trên cả nước). Trong 10 năm qua, mỗi năm nhà nước

đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng cho xây dựng thủy lợi vùng ĐBSCL, cộng với trên

1.000 tỷ đồng/năm cho đầu tư nâng cấp, nạo vét và hoàn thiện các HTTL. Kết quả

của các nguồn đầu tư trên là toàn vùng ĐBSCL hiện có: 12 hồ chứa lớn, 160 đập

dâng tạm; 1.400 trạm bơm vừa, lớn và hàng nghìn trạm bơm nhỏ; 14.300 km kênh

trục cấp 1, 28.200 km kênh cấp 2 và 24.700 km kênh cấp 3 nằm xen kẽ trong mạng

lưới sông ngòi chằng chịt; đảm bảo diện tích tưới thực tế đạt 1.9 triệu lượt ha, chiếm

hơn 70% diện tích đất SXNN.

Các công trình thủy lợi của vùng ĐBSCL hiện đang được quản lý, khai thác,

vận hành và bảo vệ bởi 08 cơ quan quản lý thuộc khu vực Nhà nước với tổng số

khoảng 1.400 cán bộ, công nhân; ít hơn 10 lần so với vùng ĐBSH (14.800 người).

Trong đó, số cán bộ tại các Chi cục Thủy lợi là 400 người; cán bộ, công nhân tại

đơn vị trực tiếp quản lý khai thác là 1.000 người.

Page 184: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

71

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c h

ình

2. B

ản đ

ồ hệ

thốn

g cô

ng tr

ình

thuỷ

lợi v

ùng

Quả

n L

ộ –

Phụ

ng H

iệp

Page 185: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Tra

ng 1

72

Luậ

n án

Tiế

n sĩ

Kỹ

thuậ

t tài

ngu

yên

nước

Ph

ụ lụ

c h

ình

3. B

ản đ

ồ xâ

m n

hập

mặn

vùn

g Q

uản

Lộ

– P

hụng

Hiệ

p.

Page 186: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 173

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục hình 4. Thiết kế, lập phương án điều tra, khảo sát vùng QL-PH

Nguồn: Nguyễn Đức Việt và các cán bộ thuỷ lợi địa phương, 2014

Page 187: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 174

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục hình 5. Mã Code Matlab giải bài toán tối ưu đa biến.

------------------- %% Muiti-Ojective Optimization between Awareness and Efficiency % Find min [-f(x)] = - max [f(x)] values of functions f1, f2, f3, f4, f5, f6 % NT1 = x(1); NT2 = x(2); NT3 = x(3); NT4 = x(4); NT6 = x(5) % NT7 = x(6); NT9 = x(7); NT10 = x(8); NT11 = x(9). %% Constraint function % NT1 < NT2 < NT3 < NT4 % x(1) - x(2) + 0x(3) + 0x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % 0x(1) + x(2) - x(3) + 0x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % 0x(1) + 0x(2) + x(3) - x(4) + 0x(5) + 0x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % - NT4 + NT6 ≤ 0; % 0x(1) + 0x(2) + 0x(3) + x(4) + 0x(5) - x(6) + 0x(7) + 0x(8) + 0x(9) < 0; % NT10 + NT11 - NT6 ≥ 0; % 0x(1) + 0x(2) + 0x(3) + 0x(4) + 0x(5) + x(6) + 0x(7) - x(8) - x(9) < 0; %% Matlab Code >> A = [1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 -1 -1]; % Constraints A*x < b; >> b=[0 0 0 0 0]; % Constraints Aeq*x + beq >> Aeq = []; >> beq = []; % Constraints lb ≤ x ≤ ub >> lb= [0.54 ; 1.16; 0.82; 1.78; 1.36; 0.80; 0.85; 1.13; 1.36]; >> ub = [3; 3; 4; 4; 4; 4; 4; 4; 3]; >> f1 = [-1.437 -1.873 -2.574 -1.012 -1.686 0.249 -2.342 -0.221 -3.162]; % d1 = 2.170; >> [x1,fval1] = linprog(f1,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f1 >> Y_ID_HQ1_max = fval1 + 28.170 % function f1 + offset 28.170 >> f2 = [0 -1.023 -2.048 -0.575 0 -0.088 0 -0.03 -0.387]; % d2 = 0.395; >> [x2,fval2] = linprog(f2,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f2 >> Y_ID_HQ2_max = fval2 + 0.395 % function f2 + offset 0.395 >> f3 = [-0.69 -0.07 -1.150 -0.23 0 0 0 -1.09 -0.612]; % d3 = 2.4; >> [x3,fval3] = linprog(f3,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f3 >> Y_ID_HQ3_max = fval3 + 2.4 % function f3 + offset 2.4 >> f4 = [0 -1.49 -1.369 -3.897 -0.552 0 -2.334 -1.139 -3.389]; % d4 = 4.041; >> [x4,fval4] = linprog(f4,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f4 >> Y_ED_HQ1_max = fval4 + 40.041 % function f4 + offset 40.041 >> f5 = [-0.113 -0.013 -0.017 -0.398 0 -0.231 0 -1.101 -0.258]; % d5 = 1.278; >> [x5,fval5] = linprog(f5,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f5 >> Y_ED_HQ2_max = fval5 + 1.278 % function f5 + offset 1.278 >> f6 = [0 -0.04 0 -0.183 0 0 0 -0.039 -0.039]; % d6 = 2.581; >> [x6,fval6] = linprog(f6,A,b,Aeq,beq,lb,ub) % x and max of function f6 >> Y_ED_HQ3_max = fval6 + 2.581 % function f6 + offset 2.581

Page 188: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 175

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Y(ID_HQ1) = 2.170 +

1.437×NT1 + 1.873×NT2 +

2.574×NT3 + 1.012×NT4 +

1.686×NT6 – 0.249×NT7 +

2.342×NT9 + 0.221×NT10

+ 0.162×NT11.

Y(ID_HQ2) = 0.395 +

0×NT1 + 1.023×NT2 +

2.048×NT3 + 0.575×NT4 +

0×NT6 + 0.088×NT7 +

0×NT9 + 0.030×NT10 +

0.387×NT11.

Y(ID_HQ3) = 2.4 +

0.69×NT1 + 0.07×NT2 +

1.150×NT3 + 0.23×NT4 +

0×NT6 + 0×NT7 + 0×NT9 +

1.09×NT10 + 0.612×NT11.

Page 189: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 176

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Y(ED_HQ1) = 40.041 +

0×NT1 + 1.49×NT2 +

1.369×NT3 + 8.897×NT4 +

0.552×NT6 + 0×NT7 +

2.334×NT9 + 1.139×NT10

+ 4.389×NT11.

Y(ED_HQ3) = 1.278 +

0.113×NT1 + 0.013×NT2 +

0.017×NT3 + 0.398×NT4 +

0×NT6 + 0.231×NT7 +

0×NT9 + 1.101×NT10 +

0.258×NT11.

Y(ED_HQ4) = 2.581 +

0×NT1 + 0.04×NT2 +

0×NT3 + 0.183×NT4 +

0×NT6 + 0×NT7 + 0×NT9 +

.039×NT10 + .039×NT11.

Page 190: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT tao/2017/LATS 190TR... · BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VI ... Với bề dày kinh nghiệm

Trang 177

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước

Phụ lục hình 6. Một số hình ảnh khảo sát, đo đạc tại Quản Lộ - Phụng Hiệp