AN toàn trong PTN

4
Chuyên đề: AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM MỤC LỤC I. Kí hiệu và chữ viết tắt ……………………………………………1 II. Mở đầu……………………………………………………………1 III. Nội dung 1. Phòng thí nghiệm an toàn……………………………………………..1 2. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm…………………………..1 a. Trang bị bảo hộ……………………………………………......1 b. Hoạt động……………………………………………………..2 c. Sử dụng hóa chất………………………………………………2 d. Sử dụng các dụng cụ thủy tinh…………………………………2 e. Sử dụng thiết bị điện……………………………………………2 3. Sơ cứu………………………………………………………………….3 4. Bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm……………………………3 5. Kết luận…………………………………………………………………3 IV. Danh mục tra cứu……………………………………………………3 KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT PTN……….phòng thí nghiệm MỞ ĐẦU Hiện nay tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiều nhà máy xí nghiệp đều có phòng thí nghiệm. Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhân viên PTN và học sinh, sinh viên phải đối diện với nguồn độc hại cao. Nhiều tai nạn xảy ra, một phần do nguyên nhân khách quan nhưng đa số do con người, đặc biệt là do chưa nắm được các nguyên tắc an toàn trong PTN. Sau đây là 1 số nội dung cơ bản đảm bảo an toàn trong PTN. NỘI DUNG

description

Phòng thí nghiệm

Transcript of AN toàn trong PTN

Page 1: AN toàn trong PTN

Chuyên đề: AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

MỤC LỤCI. Kí hiệu và chữ viết tắt ……………………………………………1II. Mở đầu……………………………………………………………1III. Nội dung1. Phòng thí nghiệm an toàn……………………………………………..12. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm…………………………..1

a. Trang bị bảo hộ……………………………………………......1b. Hoạt động……………………………………………………..2c. Sử dụng hóa chất………………………………………………2d. Sử dụng các dụng cụ thủy tinh…………………………………2e. Sử dụng thiết bị điện……………………………………………2

3. Sơ cứu………………………………………………………………….34. Bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm……………………………35. Kết luận…………………………………………………………………3IV. Danh mục tra cứu……………………………………………………3

KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

PTN……….phòng thí nghiệm

MỞ ĐẦU

Hiện nay tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và nhiều nhà máy xí nghiệp đều có phòng thí nghiệm. Làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhân viên PTN và học sinh, sinh viên phải đối diện với nguồn độc hại cao. Nhiều tai nạn xảy ra, một phần do nguyên nhân khách quan nhưng đa số do con người, đặc biệt là do chưa nắm được các nguyên tắc an toàn trong PTN. Sau đây là 1 số nội dung cơ bản đảm bảo an toàn trong PTN.

NỘI DUNG

I. Phòng thí nghiệm an toàn: 1. Có 2 cửa thoát hiểm, không khóa, không để vật dụng, túi, áo khoác… che cửa

thoát hiểm.2. Có kho hóa chất, lấy hóa chất đủ dùng.3. Bàn phòng thí nghiệm lát gạch chịu nhiệt, axit, kiềm, bố trí theo chiều dọc.4. Có hệ thống điện an toàn, vật dụng điện phải tiếp đất, định kì kiểm tra an toàn

điện.5. Có tủ thuốc sơ cứu, bình cứu hỏa.6. Diện tích trung bình 6m²/người.

II. Nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:

hp, 10/28/12,
Em tìm hiểu trên mạng thêm về cách làm 1 mục lục tự động. Khá đơn giản và bổ ích đó em.
hp, 10/28/12,
Mục đích?
hp, 10/28/12,
Thế nào là an toàn?
hp, 10/28/12,
Tại sao? Có nhận định gì với PTN trường mình không?
Page 2: AN toàn trong PTN

1. Trang bị bảo hộ:- Đeo kính bảo hộ, dù có hoặc không trực tiếp thực hành. Không đeo kính sát

tròng, dù đã dùng kính bảo hộ vì kính sát tròng làm tổn thương dưới mắt nghiêm trọng.

- Mặc áo lab khi vào phòng thí nghiệm, phải giặt ngay trong ngày sau khi rời PTN.- Mang giày kín mũi, mặc quần dài để hạn chế tối đa tổn thương phần chân, không

mang dép, xăng-đan, quần sooc vào PTN.- Tóc búi cao (đối với nữ).

2. Hoạt động:- Nghiêm cấm ăn, uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm.- Không nhảy, đùa giỡn trong phòng thí nghiệm.-Các thí nghiệm với các chất độc, chất bay hơi phải  tiến hành trong tủ hút.-Cặp, túi để trên kệ riêng.-Không được nếm bất cứ chất gì trong phòng, không ngửi trực tiếp bất cứ khí hay chất có mùi, tuân theo phương pháp chuẩn để định mùi với bàn tay.- Dùng bóp cao su lấy hóa chất lỏng. - Đeo bao tay khi tiếp xúc với hóa chất.-Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm. - Không để hóa chất dây, bắn vào người khác.- Hóa chất rơi đổ ra ngoài phải dọn ngay.-Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng gồm thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, hoá chất cấp cứu...

3. Sử dụng hóa chất:- Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các ký hiệu vật tư ghi trên các chai lọ đựng hóa chất.- Các chất, dung môi dễ cháy không để gần lửa, không đun ngọn lửa trần.- Các chất, dung môi độc khi pha chế và sử dụng tiến hành trong tủ hút và phải cẩn thận. VD: không đổ nước vào acid đậm đặc, natri kim loại không để gần nước...- Không ngửi trực tiếp các chất dễ cháy, dễ bay hơi...- Các dung môi đã sử dụng nên thu gom riêng vào các can, thùng chứa riêng để xử lý, tuyệt đối không xả vào nguồn nước thải.

4.Sử dụng các dụng cụ thủy tinh:

- Khi cho ống thủy tinh qua nút phải cẩn thận rất dễ gãy.

- Không được cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh hoặc ở nhiệt độ thường, rất dễ vỡ.

- Các dụng cụ thủy tinh vỡ nên thu gom riêng với các loại rác thải khác.

5. Sử dụng thiết bị điện:

- Không dùng thiết bị hư hỏng.

hp, 10/28/12,
Nhận định gì d/v DH KHTN?
hp, 10/28/12,
Là gì?
hp, 10/28/12,
Em tìm hiểu thêm về cái này và cho VD
hp, 10/28/12,
Đây là pp gì? Nội dung ra sao?
hp, 10/28/12,
Tủ hút la gì?
Page 3: AN toàn trong PTN

- Không sử dụng thiết bị khi tay có nước hoặc thiết bị bị đổ nước, hóa chất vào.

- Rút dây cắm khỏi nguồn điện khi dùng xong.

III. Sơ cứu:

1. Đứt tay: dùng cồn 90º hoặc nước oxi già rửa vết thương rồi dùng băng cá nhân băng lại.

2. Bỏng do nhiệt: làm mát bằng nước lạnh ít nhất 10 phút. Nếu bỏng trên 30% thì dùng vải sạch che vết thương lại rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Bỏng do hóa chất: bỏng do axit thì ngâm trong nước lạnh rồi rửa sạch bằng dung dịch NaHCO3.

4. Cháy: tắt đèn cồn, đưa vật dễ cháy, đặc biệt là hóa chất ra xa; dùng vải dày trùm lên ngọn lửa để dập tắt đám cháy. Nếu tay áo cháy thì dùng khăn dày chụp lên ngọn lửa. Đám cháy quá lớn thì lập tức rời khỏi PTN rồi gọi người đến dập lửa. Phải bình tĩnh trong mọi tình huống.

V. Bảo quản hóa chất trong PTN:

1. Chất oxi hóa: để trong tủ chống cháy, không có vật liệu cháy.

2. Chất ăn mòn: để trong dụng cụ chịu axit.

3. Chất độc: để trong tủ có khóa riêng.

4. Dung môi dễ bắt lửa: giữ ở thùng phuy, container dưới đất, ngoài PTN.

KẾT LUẬN

Việc đảm bảo an toàn trong PTN phụ thuộc chủ yếu vào bản thân mỗi chúng ta. Hi vọng các nguyên tắc cơ bản trên giúp phần nào giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hành thí nghiệm. Chúc thành công!

DANH MỤC THAM KHẢO

1. violet.vn2. vietlongbook.com3. dayhoahoc.com

hp, 10/28/12,
Lý do?