An Toan Lao Dong Trong CNHH

34
MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU.....................................3 1. Mục đích môn học..................................3 2. Ý nghĩa...........................................3 3. Tính chất.........................................3 CHƯƠNG 2: TAI NẠN LAO ĐỘNG...........................4 1. Khái niệm.........................................4 2. Phân biệt tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệp. . .4 3. Điều kiện lao động................................4 4. Các yếu tố nguy hiểm và có hại....................5 5. Các biển báo......................................5 6. Nguyên nhân gây tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp...............................................6 6.1. Nguyên nhân về kỹ thuật.......................7 6.2. Nguyên nhân do con người......................7 Nguyên nhân do người sử dụng lao động....................7 Nguyên nhân do người lao động..........................7 6.3. Nguyên nhân do môi trường lao động............8 CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG...........................9 1. Khái niệm An toàn lao động........................9 2. Các biện pháp an toàn lao động....................9 2.1. Các biện pháp về tổ chức......................9 2.2. Biện pháp kỹ thuật............................9 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh...............................9 Biện pháp kỹ thuật an toàn đối với các máy móc, thiết bị........10 2.3. Các yêu cầu chung trong công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc, thiết bị. .................................................. 11 2.4. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu.....12 2.5. Các quy tắc an toàn khi đi lại...............12 2.6. Các quy tắc an toàn nơi làm việc.............13 2.7. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể.....13 2.8. Các quy tắc khi tiếp xúc với chất độc hại....14 2.9. Các quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ phương tiện bảo vệ cá nhân...............................14 2.10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc.....15 3. Trang bị bảo hộ cá nhân..........................16 3.1. Bảo vệ thính giác............................16 3.2. Bảo vệ đường hô hấp..........................16

description

An Toan Lao Dong Trong CNHH

Transcript of An Toan Lao Dong Trong CNHH

Page 1: An Toan Lao Dong Trong CNHH

MỤC LỤC

Chương 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................31. Mục đích môn học..............................................................................................32. Ý nghĩa................................................................................................................33. Tính chất.............................................................................................................3CHƯƠNG 2: TAI NẠN LAO ĐỘNG....................................................................41. Khái niệm............................................................................................................42. Phân biệt tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệp...............................................43. Điều kiện lao động..............................................................................................44. Các yếu tố nguy hiểm và có hại..........................................................................55. Các biển báo.......................................................................................................56. Nguyên nhân gây tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.....................................6

6.1. Nguyên nhân về kỹ thuật.............................................................................76.2. Nguyên nhân do con người..........................................................................7

Nguyên nhân do người sử dụng lao động.......................................................7Nguyên nhân do người lao động.....................................................................7

6.3. Nguyên nhân do môi trường lao động.........................................................8CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG..................................................................91. Khái niệm An toàn lao động...............................................................................92. Các biện pháp an toàn lao động..........................................................................9

2.1. Các biện pháp về tổ chức.............................................................................92.2. Biện pháp kỹ thuật.......................................................................................9

Biện pháp kỹ thuật vệ sinh...............................................................................9Biện pháp kỹ thuật an toàn đối với các máy móc, thiết bị............................10

2.3. Các yêu cầu chung trong công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc, thiết bị..................................................................................112.4. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu....................................................122.5. Các quy tắc an toàn khi đi lại.....................................................................122.6. Các quy tắc an toàn nơi làm việc...............................................................132.7. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể....................................................132.8. Các quy tắc khi tiếp xúc với chất độc hại..................................................142.9. Các quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ phương tiện bảo vệ cá nhân.....142.10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc..............................................15

3. Trang bị bảo hộ cá nhân....................................................................................163.1. Bảo vệ thính giác........................................................................................163.2. Bảo vệ đường hô hấp.................................................................................163.3. Bảo vệ đầu..................................................................................................173.4. Bảo vệ mắt.................................................................................................173.5. Bảo vệ tay...................................................................................................183.6. Bảo vệ chân................................................................................................183.7. Quần áo bảo hộ..........................................................................................18

CHƯƠNG 4: AN TOÀN HÓA CHẤT................................................................191. Sự độc hại của hóa chất....................................................................................19

1.1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người................................19Qua đường hô hấp.........................................................................................19Hấp thụ hóa chất qua da...............................................................................19

Page 2: An Toan Lao Dong Trong CNHH

2

Qua đường tiêu hóa.......................................................................................191.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc....................................................................201.4. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc..............................................................20

2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguời.................................................202.1. Kích thích...................................................................................................20

Kích thích đối với da.....................................................................................21Kích thích đối với mắt...................................................................................21Kích thích đối với đường hô hấp...................................................................21

2.2. Dị ứng........................................................................................................21Dị ứng da.......................................................................................................21Dị ứng đường hô hấp....................................................................................21

2.3. Gây ngạt.....................................................................................................21Ngạt thở đơn thuần........................................................................................22Ngạt thở hóa học...........................................................................................22

2.4. Gây mê và gây tê........................................................................................222.5. Gây tác hại tới hệ thống các cơ quan của cơ thể........................................22

3. Các biện pháp phòng ngừa...............................................................................233.1. Kiểm soát hệ thống....................................................................................23

3.1.1. Nhận diện hóa chất.............................................................................233.1.2. Nhãn dán.............................................................................................243.1.3. Bản dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS)................................................24

Page 3: An Toan Lao Dong Trong CNHH

3

Chương 1: MỞ ĐẦU

1. Mục đích môn học- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về an toàn lao động nhằm tránh

được những rủi ro trong lao động, đặc biệt là lao động trong công nghệ hóa học.- Giúp sinh viên hiểu rõ hơn các quy định trong nhà máy, nhằm nâng cao kỉ

luật đối với sinh viên khi thực tập tốt nghiệp- Xử lý tình huống khi có tai nạn lao động

2. Ý nghĩa- Hiểu được an toàn lao động là bảo vệ cho chính mình và cho xã hội- An toàn lao động cần phải được cung cấp cho tất cả mọi người, từ công

nhân vận hành, người giám sát lao động đến giám đốc nhà máyVì vậy, có thể nói An toàn lao động mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc.

3. Tính chấtĐể công tác an toàn lao động đạt được mục tiêu như đã đề ra như trên thì

công tác an toàn lao động nhất thiết phải mang đầy đủ ba tính chất: - Tính chất khoa học kỹ thuật: sử dụng các kiến thức và phương pháp pháp

khoa học để nghiên cứu đưa ra các biện pháp xử lý, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Tính chất pháp luật: các luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, nội quy, quy định về công tác an toàn lao động thể hiện các giải pháp về khoa học, các biện pháp về tổ chức và xã hội có liên quan đến công tác an toàn lao động

- Tính chất quần chúng: công tác an toàn lao động mang tính quần chúng rộng rãi bởi vì tất cả mọi người kể cả người sử dụng lao động cho đến người lao động đều là các đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng phải tham gia vào việc tự bảo vệ chính bản thân họ và người khác.

Page 4: An Toan Lao Dong Trong CNHH

4

CHƯƠNG 2: TAI NẠN LAO ĐỘNG

1. Khái niệmTai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất, công tác

do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể, nhiễm độc cấp tính cũng được coi là tai nạn lao động.

Theo quy định của Nhà nước căn cứ vào số ngày nghỉ để điều trị thương tích thì tai nạn lao động được phân ra thành các loại như sau:

Tai nạn lao động chết ngườiTai nạn lao động nặngTai nạn lao động nhẹ

2. Phân biệt tai nạn lao động với bệnh nghề nghiệpBệnh nghề nghiệp là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp

liên quan đến nghề nghiệp do quá trình tiếp xúc thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.

Các nhà khoa học cho rằng công nhân bị bệnh nghề nghiệp cần được hưởng chế độ đền bù về vật chất để có thể bù đắp phần nào sức khoẻ bị thiệt hại, giúp họ khôi phục lại sức khoẻ hoặc bảo đảm cho họ có được phần thu nhập mà do bị bệnh nghề nghiệp mà họ mất đi sức lao động nên mất đi phần thu nhập đó. Cho nên chế độ đền bù về bệnh nghề nghiệp ra đời.

Hiện nay Tổ chức lao động quốc tế đã xếp thành 29 nhóm bệnh khác nhau bao gồm nhiều loại bệnh nghề nghiệp khác nhau.

Ở Việt Nam chúng ta nhà nước đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp được Nhà nước bảo hiểm như sau:

Bệnh bụi phổi so SilicBệnh bụi phổi AmiăngBệnh bụi phổi bôngBệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia XBệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồnBệnh rung chuyển nghề nghiệpBệnh xạm da nghề nghiệpBệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.Bệnh lao nghề nghiệp Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp

Bệnh nhiễm độc Chì và các hợp chất ChìBệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của BenzenBệnh nhiễm độc Thuỷ ngân và hợp chất Thuỷ ngânBệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất ManganBệnh nhiễm độc TNTBệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất AsenBệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệpBệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệpBệnh do leptospira nghề nghiệpBệnh giảm áp nghề nghiệp

Page 5: An Toan Lao Dong Trong CNHH

5

3. Điều kiện lao động.Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về mặt tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ

thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại giữa chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.

Trong quá trình hoạt động sản xuất thì ngoài trình độ tay nghề chuyên môn thì điều kiện lao động, môi trường lao động đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Để đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất thì công tác an toàn lao động phải đi sâu nghiên cứu về tác động của điều kiện lao động tới người lao động

Cụ thể là chúng ta phải nghiên cứu về các công cụ lao động, phương tiện lao động, quy trình sản xuất, về sự tác động của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió, nồng độ hơi khí độc, nồng độ bụi...tới người lao động như thế nào.

Đặc biệt là tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong suốt quá trình lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành quả lao động, và là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như thiệt hại sức khoẻ người lao động.

Công tác an toàn lao động có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu về các yếu tố của điều kiện lao động cũng như sự tác động của chúng đối với người lao động để từ đó đề ra các biện pháp cải thiện cho tốt hơn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.

4. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.Trong quá trình lao động sản xuất luôn tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại

ảnh hưởng tới người lao động. Các yếu tố nguy hiểm và có hại đó tồn tại ở một số dạng như sau:

- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại, bụi, tiếng ồn, rung động....

- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại ký sinh trùng...

- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động như không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, không thuận tiện về tâm sinh lý...

- Các yếu tố nguy hiểm như điện, làm việc trên cao…

5. Các biển báoMục đích:

- Cấm các hành vi có thể gây ra tai nạn lao động (thường là biển hình tròn, màu trắng, viền đỏ)

- Cảnh báo các sự cố tiềm ẩn trong các thiết bị, phương tiện lao động. (thường là biển tam giác màu vàng, viền đỏ)

- Chỉ dẫn, đưa các thông tin cho phép, các thủ tục (thường là biển màu xanh)Yêu cầu:

- Biển báo cần phải đặt ở vị trí thích hợp, gắn liền với thiết bị, dễ quan sát

Page 6: An Toan Lao Dong Trong CNHH

6

- Dễ hiểu, đặc trưng, chứa đựng được các thông tin cần thiết. Có thể cần ghi chú thích để làm rõ các thông tin

6. Nguyên nhân gây tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.Tai nạn lao động và bệnh nghiệp thường xảy ra trong quá trình lao động sản

xuất do sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với cơ thể con người. Do vậy nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chủ yếu do các nguyên nhân chính sau đây:

- Nguyên nhân do kỹ thuật - Nguyên nhân do con người- Nguyên nhân do môi trường lao động

6.1. Nguyên nhân về kỹ thuật.Đây là một nguyên nhân cố hữu luôn tồn tại trong mọi điều kiện lao động,

bởi lẽ tất cả các máy móc thiết bị dù hiện đại đến đâu thì vẫn còn tồn tại các yếu tố nguy hiểm, các vùng nguy hiểm xung quanh và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, tác hại của các yếu tố này cũng không thể đo được:

- Kích thước kết cấu máy móc thiết bị không phù hợp với kích thước nhân trắc học của người Việt nam.

- Các bộ phận chi tiết của máy móc thiết bị độ bền cơ lý không đảm bảo cho nên trong quá trình vận hành thường xảy ra các hiện tượng hư hỏng, văng bắn...

- Bản thân các thiết bị máy móc thiếu các thiết bị che chắn, cơ cấu an toàn...

- Các thiết bị thiếu các thiết bị phòng ngừa quá tải như phanh hãm, khoá liên động, thiết bị khống chế hành trình, van an toàn...

- Các máy móc thiết bị khi vận hành do công nghệ cũ không đảm bảo về các tiêu chuẩn vệ sinh hoặc là trong quá trình vận hành sinh ra các yếu tố gây mất vệ sinh như bụi nhiều, tiếng ồn lớn...

- Các máy móc thiếu các thiết bị hỗ trợ cơ giới hoá, tự động hoá trong những công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm như vận chuyển vật liệu nặng lên cao, cấp dỡ vật liệu và xỉ lò ở các lò luyện, nồi hơi, máy nghiền...

- Trong quá trình vận hành không thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định về an toàn, không kiểm tra các thông số an toàn của máy móc trước khi vận hành như thử tải đối với các búa máy khí nén khi làm việc, các thiết bị như cần cẩu, cầu trục, pa lăng...

- Trang bị và sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân không đảm bảo đúng theo quy chuẩn hoặc không thích hợp về kích thước, chất lượng và chủng loại.6.2. Nguyên nhân do con người.Nguyên nhân do người sử dụng lao động.

- Không tổ chức bộ máy quản lý, đôn đốc việc thực hiện các công tác về an toàn cũng như công tác kiểm tra về việc thực hiện các nội quy an toàn.

- Người sử dụng lao động không quan tâm đến công tác an toàn và vệ sinh lao động như không có các nội quy, quy định về an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động.

- Người sử dụng lao động không tuân thủ theo các quy định của nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động đối với các máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng.

Page 7: An Toan Lao Dong Trong CNHH

7

- Người sử dụng lao động phân công lao động không hợp lý, không huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động cho người lao động.

- Người sử dụng lao động không trang cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động khi làm việc.

- Không kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm các nội quy về an toàn và vệ sinh lao động cũng như có các biện pháp khen thưởng kịp thời cho những người có thành tích trong công tác an toàn và vệ sinh lao động.

- Việc tổ chức huấn luyện công tác an toàn vệ sinh lao động cho người lao động không đạt yêu cầu, không theo định kỳ, không kịp thời, không có các biển khuyến cáo về an toàn, mất an toàn những nơi có nhiều các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trính sản xuất...Nguyên nhân do người lao động.

- Người lao động không chấp hành các quy định về an toàn và vệ sinh lao động do người sử dụng lao động đề ra.

- Không mang đúng và đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân được trang cấp khi làm việc.

- Khi phát hiện thấy có các nguy cơ, các nguyên nhân gây tai nạn lao động không báo cáo cho các cấp lãnh đạo để kịp thời xử lý.6.3. Nguyên nhân do môi trường lao động.

Bao gồm các yếu tố như: không gian, khí thải, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn), vệ sinh, xây dựng, tổ chức lao động

- Trong quá trình tiến hành công việc vi phạm các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp như việc bố trí các nguồn phát sinh hơi khí độc ở những nơi đầu hướng gió, đầu hành trình của quy trình công nghệ, không tiến hành khử độc, lọc bụi trong những môi trường có phát sinh ra nhiều yếu tố bụi, hơi khí độc hoặc trước khi thải ra môi trường...

- Môi trường lao động không đảm bảo vệ sinh như thông gió, hơi khí độc, ánh sáng, nhiệt độ vượt quá các tiêu chuẩn cho phép hoặc dưới tiêu chuẩn cho phép, có chứa nhiều các bức xạ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, không đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc

- Môi trường tự nhiên xung quanh nơi làm việc không đảm bảo vệ sinh như quá chật trội.

- Tình hình chiếu sáng không đảm bảo độ sáng cho người lao động làm việc hoặc ánh sáng quá chói, phân bố không đều khi làm việc gây chói loá hoặc quá tải gây khó khăn cho người lao động khi làm việc...

- Cường độ của yếu tố tiếng ồn, mức độ rung động rất cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép

- Tổ chức làm việc không hợp lý như việc bố trí các máy móc thiết bị không theo các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như an toàn, các máy móc khi vận hành thì luôn tồn tại các vùng nguy hiểm tác động đến cả hệ thống và con người hoặc là sự cố xảy ra trên một máy thì ảnh hưởng đến cả dây truyền..

- Việc xây dựng các nhà xưởng không theo đúng các tiêu chuẩn vệ sinh như không gian nhà xưởng chật hẹp, tư thế lao động không thoải mái gò bó...

- Việc bố trí mặt bằng sản xuất như các đường đi lại, các lối thoát hiểm khi cần thiết, khoảng các của đường đi không đủ gây ra chật hẹp trong quá trình vận chuyển cũng như việc bố trí các đường vận chuyển không đảm bảo như gồ ghề, giao cắt nhau phức tạp...

Page 8: An Toan Lao Dong Trong CNHH

8

- Việc bảo quản các thành phẩm trong các nhà xưởng không theo dúng các quy tắc về an toàn như việc bối trí sắp xếp chồng chéo nhau, xếp chồng quá cao, lẫn lộn các chất có thể kết hợp với nhau tạo ra các hợp chất có nguy cơ gây cháy nổ cao...

- Các biện pháp vệ sinh công nghiệp tại các máy móc, thiết bị, nhà xưởng không đúng quy định, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

- Các biện pháp tổ chức vệ sinh cá nhân cho người lao động như không có nhà vệ sinh hoặc không đủ nhà vệ sinh cho những công nhân nữ.

Page 9: An Toan Lao Dong Trong CNHH

9

CHƯƠNG 3: AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Khái niệm An toàn lao động.An toàn lao động (chủ yếu là công tác an toàn và vệ sinh lao động) là các

hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Trong sản xuất công tác an toàn lao động gắn liền với mọi hoạt động sản xuất và công tác của con người. Công tác an toàn lao động phát triển phụ thuộc vào trình độ nền kinh tế, khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Công tác an toàn lao động nhằm bảo vệ người lao động phòng tránh các tai nạn lao động và giảm thiểu bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động sản xuất. Để làm được việc đó công tác an toàn lao động tham gia tích cực vào việc cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất.

2. Các biện pháp an toàn lao động2.1. Các biện pháp về tổ chức.

- Việc tổ chức phân công lao động phải rõ ràng và phù hợp với từng công việc và trình độ của người lao động để phát huy cao nhất khả năng của họ cũng như hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất an toàn do trình độ và công việc không phù hợp.

- Phải có tổ chức quản lý công tác an toàn và vệ sinh lao động từ trên cấp cao nhất xuống đến người lao động theo quy định của nhà nước.

- Phải tổ chức tuyên truyền, huấn luyện công tác an toàn và vệ sinh lao động đối với tất cả người lao động.

- Phải tổ chức hướng dẫn cho người lao động biết sử dụng và sử dụng đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cá nhân khi làm việc.2.2. Biện pháp kỹ thuật.Biện pháp kỹ thuật vệ sinh.

- Việc xây dựng nhà xưởng phải đảm bảo các thông số về an toàn và vệ sinh công nghiệp như thông thoáng, cao ráo, không ẩm ướt... Đối với nền nhà xưởng phải đảm bảo độ bền chắc, bằng phẳng, không trơn trượt

- Việc bố trí máy móc thiết bị trong nhà xưởng phải đảm bảo theo đúng yêu cầu về an toàn như máy móc thiết bị phải được bố trí theo đúng quy trình, máy móc phải bố trí theo đúng khoảng cách an toàn là không nhỏ hơn 1m, những khu vực nguy hiểm có thể là không được thấp hơn 2m, không bố trí các máy móc thiết bị có sinh ra nhiều các yếu tố nguy hiểm và độc hại ảnh hưởng tới xung quanh cũng như toàn bộ nhà xưởng...

- Mặt bằng nhà xưởng phải gọn gàng, ngăn nắp, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm, phế rác thải phải theo đúng nơi quy định, không gây cản trở cho người đi lại thao tác và phương tiện vận chuyển.

Page 10: An Toan Lao Dong Trong CNHH

10

- Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng tại các vị trí làm việc đặc biệt là tại các vị trí làm việc có yêu cầu cao về ánh sáng, tại các cầu thang, đuờng đi, trong hầm ngầm...

- Phải đảm bảo các tiêu chuẩn về thông gió, hút bụi cho toàn bộ nhà xưởng, nhất là những nơi có phát sinh nồng độ bụi, tiếng ồn lớn, phải có các biện pháp ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm phát sinh trong quá trình làm việc để đảm bảo không ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh.

- Việc bố trí khoảng cách giữa các hàng thiết bị phải rộng ít nhất 2.5m, trong các gian sản xuất có các máy vận chuyển bên trong thì giữa các bộ phận chuyển động(toa xe, goòng, băng chuyền, xe lăn...) và các phần nhô ra của các kết cấu công trình (tường, cột) cần phải chừa lối qua lại rộng ít nhất 1m.

- Các đường ống dẫn nước, hơi, khí, máng thông gió hoặc các thiết bị khác duới trần nhà xưởng ở các lối qua lại không được phép thấp hơn 2.2m.

- Các máy móc thiết bị có sinh ra tiếng ồn lớn và rung động mạnh (vận tốc rung v 2) thì phải bố trí vào những nơi nhà riêng và phải được xử lý giảm tiếng ồn và rung động.

- Tất cả các thiết bị, máy móc đều phải có đầy đủ các nội quy an toàn vận hành sử dụng, Các nội quy phải biên soạn ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc và được treo, gắn cố định ngay tại nơi làm việc của người lao động.

- Đối với các vùng nguy hiểm, các khu vực cấm thì phải có các biển cảnh báo về các yếu tố nguy hiểm, các loại áp phích an toàn lao động phù hợp như biển báo cấm, biển cảnh báo, biển báo ra lệnh, biển báo chỉ thị....

- Phải xây dựng hệ thống các giấy cho phép làm việc đối với những công việc có yếu cầu nghiêm ngặt về an toàn, những công việc có phát sinh nhiều các yếu tố nguy hiểm và độc hại, và phải có các biện pháp theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng các loại giấy phép làm việc.

- Các loại máy móc, thiết bị đều phải được kiểm nghiệm và kiểm định về an toàn thiết bị thường xuyên theo định kì để đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị khi vận hành.Biện pháp kỹ thuật an toàn đối với các máy móc, thiết bị. - Phải tiến hành thiết kế lắp đặt các thiết bị an toàn như van an toàn, chốt an toàn, các thiết bị phòng chống quá tải, không chế hành trình, tốc độ của các bộ phận thực hiện các chuyển động tịnh tiến hoặc quay tròn như khóa liên động, rơ le tự ngắt...

- Các thiết bị che chắn cho các hệ thống chuyển động, bụi, ồn, hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các hào hố sâu...

- Các tín hiệu còi, đèn báo động...- Các biển báo an toàn như biển cấm, biển cảnh báo;- Các trang thiết bị an toàn phải đảm bảo độ bền chắc dưới tác động của

các yếu tố cơ, nhiệt, hoá và không gây biến dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn, không làm hạn chế khả năng về công nghệ cũng như công tác bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp.2.3. Các yêu cầu chung trong công tác vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc, thiết bị.

Page 11: An Toan Lao Dong Trong CNHH

11

- Khi tiến hành vận hành máy móc, thiết bị thì ngưới lao động phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với từng công việc, từng môi trường làm việc, từng kích thước nhân trắc của người lao động.

- Tất cả các máy móc, thiết bị khi vận hành phải đảm bảo có đầy đủ các thiết bị an toàn như các thiết bị che chắn, bảo vệ, khống chế hành trình, vận tốc, chống quá tải phù hợp ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm và có hại xuất hiện.

- Các thiết bị điều khiển, tín hiệu đèn báo phải đặt ở những nơi thuận tiện dễ thao tác cũng như dễ quan sát.

- Tuyệt đối không được tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong khi dang vận hành hoặc đang thử máy. Chỉ được tiến hành khi các máy móc thiết bị đã ngừng không làm việc, tất cả hệ thống điện liên quan đến máy móc, thiết bị đều đã ngắt.

- Phải tiến hành bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị theo đúng quy định.

- Sau khi sửa chữa bảo dưỡng song phải tiến hành chạy thử đảm bảo máy móc chạy trở lại bình thường trước khi đưa vào vận hành.2.4. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp vật liệu

- Vật liệu nên xếp riêng theo từng loại và theo thứ tự thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

- Các vật liệu dễ cháy nổ thì phải có các biện pháp bảo quản và sắp xếp theo đúng các yêu cầu an toàn riêng.

- Dùng đế kê và định vị chắc chắn khi bảo quản vật dễ lăn... 2.5. Các quy tắc an toàn khi đi lại

- Chỉ được đi lại ở các lối đi lại giành riêng cho người đã được xác định.- Khi lên, xuống thang phải vịn tay vào lan can.- Không nhảy từ vị trí trên cao xuống đất.- Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đường.- Không bước, dẫm qua máy cắt, góc máy, vật liệu, thiết bị và đường

giành riêng cho vận chuyển.- Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo

ở trên.- Không đi vào khu vực dang có chuyển tải bằng cẩu...- Nhất thiết phải dùng mũ khi đi lại phía dưới các công trình đang xây

dựng, các máy móc đang hoạt động.

2.6. Các quy tắc an toàn nơi làm việc- Không bảo quản chất độc ở nơi làm việc.- Khi làm việc bên trên nên cấm người đi lại phía dưới, không ném đồ,

dụng cụ xuống dưới.- Nơi làm iệc phải luôn được giữ sạch sẽ, dụng cụ, vật liệu được sắp xếp

gọn gàng.- Thực hiện theo các biển báo, các quy tắc an toàn cần thiết.

2.7. Các quy tắc an toàn khi làm việc tập thể- Khi làm việc tập thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau.- Chỉ định người chỉ huy và làm việc theo tín hiệu của người chỉ huy.- Sử dụng dụng cụ bảo hộ thích hợp trước khi làm việc.

Page 12: An Toan Lao Dong Trong CNHH

12

- Tìm hiểu kỹ trình tự và cách làm việc, tiến hành theo đúng trình tự; khi đổi ca phải bàn giao công việc một cách tỉ mỉ.

- Trước khi vận hành thiết bị phải chú ý quan sát người xung quanh.

2.8. Các quy tắc khi tiếp xúc với chất độc hại - Cần phân loại, dán nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi quy định.

- Không ăn uống, hút thuốc ở nơi làm việc.- Sử dụng dụng cụ bảo hộ (mặt nạ phòng khí độc, áo quần chống hoá chất,

găng tay...), dụng cụ phòng hộ.- Những người không liên quan không được vào khu vực chứa chất độc.- Thật cẩn thận khi sử dụng các chất kiềm, axit.- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống.

2.9. Các quy tắc an toàn khi sử dụng dụng cụ phương tiện bảo vệ cá nhân- Cần sử dụng ủng bảo hộ, mũ bảo hộ khi làm việc ngoài trời, trong môi

trường nguy hiểm, độc hại.- Không sử dụng găng tay vải khi làm việc với các loại máy quay như máy

khoan, tiện...- Dử dụng kinh chống bụi khi làm các công việc phát sinh bụi, mùn... như

cắt mài, gia công cơ khí...- Sử dụng áo, găng tay chống hoá chất, kính bảo hộ khi tiếp xúc với hoá

chất- Sử dụng kính bảo vệ khi làm việc ở nơi có tia độc hại; những ngừơi kiểm

tra, sửa chữa máy điện, dụng cụ điện, dây tải, dây cấp điện cần sử dụng mũ cách điện, găng tay cao su cách điện

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hô hấp, máy cấp không khí, mặt nạ dưỡng khí khi làm việc trong môi trường có nồng đô ôxy dưới 18%

- Trong môi trường có nồng độ khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, cần sử dụng dụng cụ cung cấp khí trợ hộ hấp

- Khi phải tiếp xúc với vật, chất nóng hoặc làm việc ở môi trường quá nóng cần sử dụng găng tay và áo chống nhiệt

- Cần sử dụng dụng cụ bảo vệ như nút tai chống ồn, bịt tai chống ồn khi làm việc trong môi trường có cường độ tiếng ồn vượt 80-85 dB

- Cần sử dụng áo, mặt nạ phòng độc ở nơi có khí, khói, hơi độc; sử dụng mặt nạ chống bụi ở nơi có nhiều vụn, bụi bay...

- Sử dụng găng tay chuyên dụng khi nung chảy, hàn ga, hàn hồ quang- Sử dụng thiết bị an toàn kiểu xà đeo khi làm việc ở nơi dễ bị ngã hoặc

nơi có độ cao từ 2m trở lên- Sử dụng dụng cụ bảo vệ mặt khi làm việc trong môi trừơng dễ bị bắn

mùn, hơi, chất độc vào mặt- Sử dụng áo, găng chống phóng xạ khi làm việc gần thiết bị có sử dụng

phóng xạ đồng vị. 2.10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc

- Ngoài người phụ trách ra, không ai được khởi động, điều khiển máy- Trước khi khởi động máy phải kiểm tra các thiết bị an oàn và vị trí đúng- Trước khi đi làm việc khác phải tắt máy, không để máy hoạt động khi

không có người điều khiển

Page 13: An Toan Lao Dong Trong CNHH

13

- Khi muốn điều chỉnh máy, phải tắt động cơ và chờ cho tới khi máy dừng hẳn; không dùng tay hoặc gậy để làm dừng máy

- Khi vận hành máy cần sử dụng phuơng tiện bảo vệ cá nhân, không mặc áo quá dài, không quấn khăn quàng cổ, không đeo cà vạt, nhẫn, găng tay

- Kiểm tra máy thường xuyên và trước khi vận hành- Trên máy hỏng cần treo biển ghi “máy hỏng”- Tắt máy trước khi lau chùi và dùng dụng cụ chuyên dùng để lau chùi.

3. Trang bị bảo hộ cá nhânTại các vị trí làm việc, mọi người lao động đều phải sử dụng các trang thiết bị

an toàn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn của Nhà nước hay Quốc tế bao gồm nhưng không giới hạn những thứ sau:

Ủng bảo hộ. Mũ bảo hộ. Kính an toàn lao động Găng tay bảo hộ Chụp bảo vệ thính giác Quần áo an toàn lao độngTuỳ thuộc vào từng vị trí làm việc cụ thể để sử dụng thêm, bớt các trang thiết

bị an toàn lao động khác cho thích hợp.3.1. Bảo vệ thính giác.Việc bảo vệ thính giác nhằm hạn chế về tiếng ồn tránh bị bệnh điếc nghề nghiệp. Các phương thức kiểm soát bao gồm: Kiểm soát nguồn phát sinh tiếng ồn Kiểm soát việc truyền dẫn liên quan tới suy hao hoặc giảm mức ồn (cửa, bọc

cách âm,...).Các thiết bị bảo vệ thính giác phải sử dụng liên tục khi làm việc trong môi trường độ ồn vượt quá 85dB(A) với thời gian làm việc hàng ngày quá 8 giờ hay khi mức ồn xung vượt quá 130 dB(C). Không được để người lao động tiếp xúc với tiếng ồn gây tổn hại đến thính lực. Phải có dấu hiệu cảnh báo đặt ở lối vào khu vực có độ ồn cao.

Cần hạn chế người lao động tiếp xúc với tiếng ồn càng nhiều càng tốt, và trước hết phải bằng các biện pháp kỹ thuật. Mức âm ở những khu vực khác nhau tại nơi làm việc cần phải phù hợp với thực tế mà kỹ thuật hiện hành có thể đạt được và tối thiểu phải thoả mãn TCVN 3985-1999.

Các trang thiết bị, quá trình phải được xác định với dấu hiệu chỉ báo nguy hiểm nếu độ ồn vượt quá 83 dB(A), đồng thời phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác cá nhân trong khi chờ các biện pháp kiểm soát khả thi được thực hiện. Các biển báo được thiết lập để chỉ rõ các khu vực ồn và yêu cầu người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác trước khi bước vào các khu vực đó.Mọi cá nhân và khách tới thăm sẽ phải đeo các thiết bị bảo vệ thính giác.Nút bịt tai hay chụp tai chống ồn được dùng khi:

Tại khu vực có máy phát điện hoặc các máy có độ ồn cao. Sử dụng máy mài, búa , dụng cụ thiết bị có độ ồn cao. Ở trong xưởng cơ khí có độ ồn cao.

Page 14: An Toan Lao Dong Trong CNHH

14

Có biển báo sử dụng hoặc khi giám sát yêu cầu. Chụp tai chống ồn phải được lau chùi sạch sẽ hàng ngày. 3.2. Bảo vệ đường hô hấp.Các nguyên tắc dưới đây phải được tuân thủ để bảo vệ người lao động khỏi các mối nguy hiểm về đường hô hấp:

Không cá nhân nào phải tiếp xúc trực tiếp trong bầu không khí mà có thể có hại cho sức khoẻ của họ.

Trong những trường hợp, khi bầu không khí có thể bị nhiễm độc, phải dùng một hệ thống thường xuyên đo thử bầu không khí xung quanh nơi làm việc do người được huấn luyện đúng cách sử dụng trang thiết bị thích hợp.

Phải thực hiện mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn việc thải các chất độc hại vào môi trường làm việc. Đạt được điều này bằng cách chấp nhận các phương pháp và điều kiện an toàn và bằng cách thực hiện việc kiểm soát các chất thải.

Nếu mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn hay kiểm soát mối nguy hiểm này không thành công thì phải cung cấp và sử dụng các thiết bị bảo vệ đường thở.

Các thiết bị sản xuất ra bụi và khói (vd. thiết bị hàn, động cơ Diesel,...) sẽ phải bố trí ở những nơi thích hợp kèm theo kiểm soát về mặt kỹ thuật.

Những khu vực đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị bảo vệ đường hô hấp phải được gắn biển báo.

Khẩu trang, mặt nạ ngăn bụi khói được sử dụng để ngăn cản bụi và khói có thể gây hại trong không khí. Loại này không thích hợp để sử dụng trong môi trường có khí độc hoặc có nồng độ ôxy thấp. Phải đánh giá cẩn thận khu vực làm việc với những nguy hiểm có thể có trước khi sử dụng loại thiết bị này.

Tại những khu vực nêu trên mọi nhân viên và khách tham quan đều phải đeo thiết bị bảo vệ.3.3. Bảo vệ đầu.Phải đội mũ bảo hiểm khi làm việc ngoài trời, công trường xây dựng, hầm mỏ...Người sử dụng phải thực hiện đúng các quy định dưới đây:

Mũ không được sơn lại Chỉ được dán những nhãn dính cho phép lên trên mũ. Không được rửa/làm sạch mũ bằng các sản phẩm xăng dầu hay các chất

làm sạch tương tự. Không được khoan lỗ trên mũ. Chỉ sử dụng mũ để bảo vệ đầu. Phải thay thế các mũ bị hỏng hay có vỏ bị hư. Dây giữ trong mũ phải được duy trì ở tình trạng tốt. Sau khi va đập mạnh trên vỏ mũ, mũ phải được kiểm tra và thay thế nếu

thấy cần thiết.Tại các khu vực lao động, mọi nhân viên và khách tham quan phải đội mũ bảo

hộ.Tất cả các cá nhân phải đội mũ bảo hộ trong những khu vực có nguy cơ gây chấn thương đầu. Không được phép sử dụng những mũ thông thường, nón nhôm, sắt cứng và mũ cứng không có khả năng bảo vệ đầu.

Mũ bảo hộ không được biến dạng, sơn hoặc dính các hoá chẩt. Nếu xảy ra như vậy thì phải thay nón khác ngay lập tức.3.4. Bảo vệ mắt.

Page 15: An Toan Lao Dong Trong CNHH

15

Khi không có khả năng loại bỏ hay kiểm soát được các mối nguy hiểm cho mắt, phải cấp các trang thiết bị bảo vệ mắt cho người lao động. Kính bảo vệ gắn kèm tấm chắn cung cấp sự bảo vệ đầy đủ khỏi đa số các mẩu bụi bay từ những địa điểm làm việc phía trước người làm việc.

Đeo kính bảo vệ có tấm chắn được coi là mức bảo vệ tối thiểu.Kính bảo vệ không được thiết kế hay chủ định dùng bảo vệ chống các miếng

rơi vụn có năng lượng gây ảnh hưởng ở mức trung bình hoặc cao. Tại nơi công việc đòi hỏi ở mức bảo vệ lớn hơn phải trang bị loại kính tròn có gọng rộng, tấm che mặt hay mũ trùm đầu.

Các trang thiết bị bảo vệ mắt bổ sung/tuỳ chọn sẽ phải đeo khi thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:

- Mài: Tấm che toàn bộ và kính gọng to bảo vệ mắt- Hàn: Mặt nạ hàn, mũ hàn, kính bảo vệ - Cắt khí: Kính cắt đặc chủng- Sử dụng hoá chất: Kính bảo vệ có gọng to và tấm che mặt khi được yêu

cầu.- Hoạt động trong môi trường bụi: Kính bảo vệ ôm sát mắtKhi phải bảo vệ khỏi ánh sáng chói của mặt trời hay ánh chói từ tia xạ nhìn

thấy được, phải cung cấp trang thiết bị bảo vệ mắt có lắp mắt kính râm màu nhẹ. Nếu yêu cầu bảo vệ chống lại tia cực tím hay tia hồng ngoại, tia laser phải sử dụng loại bảo vệ đặc biệt đúng yêu cầu. Những khu vực yêu cầu phải đeo phương tiện bảo vệ mắt phải có biển báo phù hợp. Mọi nhân viên và khách tham quan phải đeo phương tiện bảo vệ mắt ở những khu vực nêu trên.3.5. Bảo vệ tay.

Trang bị bảo vệ tay có thể ở dạng găng tay hoặc găng tay dài và phải được sử dụng ở những khu vực có nguy cơ gây chấn thương tay.

Phải đeo găng tay cao su chống hóa chất khi tiếp xúc với các sản phẩm dầu, xút, axít, hoá chất và chất hòa tan mạnh.

Phải đeo găng tay da để bảo vệ tay khi thực hiện các công việc nhiệt độ cao, ma sát lớn hoặc vật liệu có bề mặt gồ ghề sắc nhọn, khi cầm dây cáp, nhưng chú ý găng tay có thể bị kéo và cuốn vào thiết bị máy đang quay. Các găng tay cao su cách điện được sử dụng khi thực hiện các công việc về điện.

Trang thiết bị bảo vệ tay cần được cung cấp đầy đủ. Loại găng tay sử dụng cho công việc sẽ tuỳ thuộc vào loại vật liệu hay thiết bị được cầm.

Làm việc bình thường - Găng vải hay da Hàn - Găng da Bảo vệ chống nóng - Găng da hay tráng lớp cách nhiệtHoá chất - Găng cao su nitrile hoặc vải bọc PVCBảo vệ chống cạnh sắc - Găng có đệm lòng bàn tay bằng cao su tổng hợp

hoặc da chrome.3.6. Bảo vệ chân.

Giầy hoặc ủng bảo hộ là những thứ bắt buộc tại các khu vực làm việc của Công ty. Giày bảo hộ phải là loại có mũi thép bảo vệ bàn chân, có khả năng chống trượt và phải được sử dụng ở các nơi làm việc, công trường, khu vực sản

Page 16: An Toan Lao Dong Trong CNHH

16

xuất và những nơi có nguy cơ gây thương tổn đến chân. Khi làm việc khu vực ẩm ướt hoặc có thể bị ướt thì phải sử dụng ủng bảo hộ không sử dụng giày, ủng bảo hộ không còn khả năng bảo vệ.

Phải sử dụng giày, ủng bảo hộ đúng kích cỡ và buộc chặt phù hợp. Các loại giày, ủng bảo vệ hỏng phải thay thế ngay.Mọi cá nhân và khách tham quan đều phải đi giầy hoặc ủng bảo vệ tại các khu vực bắt buộc.3.7. Quần áo bảo hộ.

Quần áo an toàn lao động phải luôn được sử dụng khi làm việc. Quần áo an toàn lao động phải phù hợp, đúng quy định và vừa vặn cho người sử dụng.

Quần áo an toàn lao động luôn phải giữ sạch sẽ, tránh dây bẩn bởi dầu mỡ, hoá chất. Các quần áo vải bạt phải được sử dụng khi thực hiện các công việc với Axit hay các hoá chất độc hại. Không được mặc các quần áo bảo hộ rộng hay rách khi thực hiện các công việc gần các thiết bị quay.

Không đeo các trang sức như dây chuyền, nhẫn khi làm việc tại những nơi mà chúng có thể gây vướng và làm bị thương người đeo.

Page 17: An Toan Lao Dong Trong CNHH

17

CHƯƠNG 4: AN TOÀN HÓA CHẤT

Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều là ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.

Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Do vậy cần thiết phải quan tâm tới tất cả các hóa chất.

1. Sự độc hại của hóa chất   Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc

tính vật lí của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.hóa chất độc hại có:

-Độc cấp tính, độc mãn tính,gây kích ứng vs con ng,gây ung thư or có nguy cơ gây ung thư,gây biến đổi gen,độc vs sinh sản,tích lũy sinh học,ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy,độc hại vs môi tr.(dễ nổ,oxy hóa mạnh,ăn mòn mạnh,dễ cháy) 1.1. Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể con người Qua đường hô hấp

Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở (khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ô xy từ không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí. Hấp thụ hóa chất qua da

Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của da cùng với sự đổ mổ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da.

Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau:- Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; - Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da. - Xâm nhập qua da vào máu. 

Qua đường tiêu hóa Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn,

uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa 1.2. Loại hóa chất tiếp xúc  

Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tương ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất:

+ Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xương, bạc vàng ở trong da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất.

+ Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh.

+ Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc.

Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá trình biến đổi sinh học: oxy hóa, khử oxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình

Page 18: An Toan Lao Dong Trong CNHH

18

này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc, song có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc

Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xẩy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích luỹ với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính.1.4. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc

Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu hiện gì.

Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe... Thí dụ: trẻ em nhạy cảm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cảm với hóa chất... Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể.

 2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con nguời Như đã giải thích ở trên, những ảnh hưởng của hóa chất có thể là cấp

tính hoặc mãn tính tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc. Hóa chất cũng gây ra những phản ứng khác nhau do kiểu và dạng tiếp xúc khác nhau.

Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau đây:

- Kích thích gây khó chịu:làm cho phần tx vs hóa chất bị xấu đi như da,mắt, đường hô hấp - Gây dị ứng.- Gây ngạt.- Gây mê và gây tê.- Tác động đến hệ thống các cơ quan chức năng.- Gây ung thư.- Hư bào thai. - Ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai (đột biến gien).- Bệnh bụi phổi.Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:¸ Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như- Axít đặc, Kiềm...¸ Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, amoni ắc,SO3,...¸ Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxít các bon (CO2, CO), mê tan(CH4)...¸ Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối)xăng...¸ Nhóm 5: Chất gây độc hại cho hệ thống cơ thể như hđrôcacbon (gây độc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chì, asen

3. Các biện pháp phòng ngừa  Mục đích chung của việc kiểm soát hóa chất là loại trừ hoặc làm giảm tới

mức thấp nhất mọi rủi ro bởi các hóa chất nguy hiểm, các sản phẩm từ hóa chất gây ra cho con người và môi trường. Để đạt được điều này chiến lược 4 điểm trong việc kiểm soát được áp dụng để loại trừ hoặc làm giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất được đặt ra.

Page 19: An Toan Lao Dong Trong CNHH

19

  Bốn nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm soát1/ Thay thế: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng thứ khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa.2/ Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa người lao động và hóa chất nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động.3/ Thông gió: sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí chẳng hạn như khói, khí, bụi, mù.4/ Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

 

3.1. Kiểm soát hệ thống Kiểm soát hệ thống là một bộ phận của chương trình kiểm soát sự tiếp xúc

với hóa chất để xem xét, đánh giá những hiệu quả của những biện pháp kiểm soát khác trên cơ sở tập trung vào những biện pháp và những quy trình quản lý.

Nội dung kiểm soát tập trung vào những nội dung sau:- Nhận diện tất cả các hóa chất nguy hiểm đang sử dụng; Dán nhãn;

Cung cấp và sử dụng các tài liệu an toàn hóa chất; An toàn của kho; Thủ tục vận chuyển an toàn; An toàn trong quản lý và sử dụng; Biện pháp quản lý công việc; Thủ tục loại bỏ; Điều khiển sự tiếp xúc; Kiểm tra sức khỏe; Lưu giữ hồ sơ; Huấn luyện và giáo dục;

3.1.1. Nhận diện hóa chất Nguyên tắc cơ bản của việc nhận diện hóa chất nguy hiểm là để biết

những hóa chất gì đang được sử dụng hoặc sản xuất; chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách nào, gây tổn thương và bệnh tật gì cho con người; chúng gây hại như thế nào đối với môi trường.

Thông tin này có thể thu thập qua nhãn, các tài liệu về sản phẩm. Những thông tin chủ yếu gồm:

-    Hướng dẫn cách sử dụng hóa chất như liều lượng, sự tương tác với các hóa chất khác;

-    Ngày hết hạn sử dụng của hóa chất; -    Những chỉ dẫn an toàn cần thiết như mặc quần áo bảo vệ, những điều cần

phải làm khi xảy ra sự cố.-  Những chỉ dẫn cơ bản về điều kiện lưu giữ thích hợp, việc xử lý các chất dư

thừa và các vật chứa đã dùng hết hóa chất.-   Những chỉ dẫn về sơ cứu và lời khuyên đối với bác sỹ nhằm xử lý những

trường hợp ngộ độc, những biện pháp giải độc đặc biệt cho những sản phẩm đặc thù.

-   Những cảnh báo nhằm tránh tác hại đối với các vật nuôi, sinh vật hoang dã và môi trường.

 3.1.2. Nhãn dán         Mục đích của nhãn là để truyền đạt thông tin về các nguy cơ của hóa chất,

những chỉ dẫn an toàn và các biện pháp khẩn cấp (Hình).*Nhãn thường gồm những thông tin sau:

-    Đặc điểm nhận dạng của hóa chất-    Biểu tượng các nguy cơ

Page 20: An Toan Lao Dong Trong CNHH

20

-    Tên chung và tên  thương mại hóa chất -    Tên và lượng của các hoạt chất -    Công dụng của sản phẩm

-    Số đăng ký của sản phẩm nếu như nó là sản phẩm cần phải được đăng ký theo quy định của pháp luật -    Tên và địa chỉ của người sản xuất, người phân phối hoặc các đại lý -    Các biện pháp làm việc an toàn

-    Bất cứ vấn đề gì do pháp luật quốc gia yêu cầu chẳng hạn như phải có sự chứng nhận của cơ quan thẩm quyền theo quy định của các điều luật đặc biệt ...

Những vật chứa quá nhỏ mà nhãn dán lên không thể bao gồm đầy đủ thông tin theo yêu cầu phải có tờ chỉ dẫn được đính chắc vào vật chứa.

Muốn sử dụng hóa chất một cách an toàn thì trước hết người sử dụng phải đọc, hiểu và tuân thủ những chỉ dẫn ghi trên nhãn. Nếu không hiểu những chỉ dẫn thì phải hỏi người có kinh nghiệm. Nếu nhãn quá nhỏ và không thể đọc được thì phải dùng kính phóng to hoặc nhờ người nào tinh mắt đọc giúp. Nếu như nhãn bị rách hoặc bị nhầu nát phải yêu cầu người cung cấp đổi vật chứa khác có nhãn hợp pháp.

Hóa chất có thể được rót từ vật chứa có dán nhãn sang vật chứa hoặc thiết bị khác. Khi đó, những người có trách nhiệm trong việc chuyển rót hóa chất phải dán nhãn chính xác tất cả các vật chứa.

Bất kì một hóa chất nào mà không có nhãn thì sẽ không được chuyển rót. Nhãn mới ít nhất phải có các nội dung sau:

-      Công dụng, thành phần và các nguy cơ;-      Cách sử dụng sản phẩm an toàn; và-      Các biện pháp khẩn cấp. 

Ghi nhớ: Mỗi một vật chứa hóa chất tại nơi làm việc dù lớn hay nhỏ đều phải có nhãn hợp lệ3.1.3. Bản dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS)

 Với mỗi hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong doanh nghiệp phải luôn có sẵn những bản dữ liệu về an toàn hóa chất. Trong đó, tối thiểu phải có những thông tin cơ bản hướng dẫn cách sử dụng hóa chất an toàn, đạt hiệu quả; thông tin về các biện pháp phòng ngừa thích hợp (gồm cả hạng mục trang thiết bị bảo vệ cá nhân) và các biện pháp khẩn cấp.*Bản dữ liệu an toàn hóa chất thường bao gồm các thông tin sau:

- Tên của hóa chất (kèm theo tên thương mại và tên thường gọi nếu có)- Thành phần của hóa chất- Tên và địa chỉ của người cung cấp hoặc nơi sản xuất- Các nguy cơ đã được xác định- Những biện pháp sơ cứu, những biện pháp phòng chống cháy, biện pháp xử lí khí độc

1. Cách sử dụng và lưu giữ hóa chất- Kiểm soát sự tiếp xúc và bảo vệ cá nhân- Tính chất vật lí và tính chất hóa học- Thông tin về độc học- Thông tin về sinh thái học- Thông tin về mua bán, vận chuyển- Thông tin về các quy định của pháp luật (các quy đinh về nhãn, dấu...)

- Những thông tin khác (gồm cả tài liệu tham khảo).

Page 21: An Toan Lao Dong Trong CNHH

21

Ghi nhớ: Nếu thiếu bản dữ liệu an toàn hóa chất, thì phải yêu cầu người cung cấp đáp ứng ngay lập tức.

Để làm việc an toàn với hóa chất xúc tác cần:

1.Đọc MSDS 2.Tuân thủ các cảnh báo 3.Tiến hành kiểm tra khí 4.Sử dụng

thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp 5.Tuân thủ quy trình làm việc an toàn 6.Vệ

sinh sau khi sử dụng hóa chất, xúc tác

Mối nguy là nguồn gốc, tình huống hoạt động tiềm ẩn kha năng gây nguy hại

như gây thương tật hoặc ảnh hưởng đến tâm sinh lý ng lđ, or cả 2. Các mối

nguy như:

Sinh học: mối nguy lien quan đến việc tiếp xúc với virus,vi khuẩn, côn trùng

Bức xạ: mối nguy từ vc txuc vs các nguồn phóng xạ:tia tử ngoiaj từ a.s mặt trời,hàn hồ quang,bức xạ hồng ngoại..

Tâm lý:áp lực công vc:làm vc ca kíp,bạo lực nơi làm việc… Điện: cháy nổ, cơ khí,khí độc

Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của 1 sự kiện có nguy hiểm hay là sự phơi nhiễm và sự nghiêm trọng của thương tật hay sức khỏe bị bệnh có thể gây ra do sựu kiện hay các sự phơi nhiễm đó.Rủi ro= tần suất * mức độ nghiêm trọng R=F*S Biện pháp kỹ thuật để kiểm soát mối nguy:loại bỏ->thay thế->kỹ thuật->biện pháp hành chính->tbi BVCN: 3 bước để duy trì mtr làm vc an toàn1-nhận diện – 2đánh giá- 3kiểm soát mối nguyCác biện pháp an toàn:-bp kỹ thuật –bp bảo hộ lao động –bp hành chính Là kỹ sư atlđ cần đặt nhiệm vụ phân tích hệ thống lên hàng đầu. Các bước lập kế hoạch ứng phó sự cố về hóa chất:1.nhận diện các mối nguy của tất cả các hóa chất tại nơi làm vc.2.soạn thảo quy trình ứng phó sự cố phù hợp vs các mối nguy đo3.đào tạo và chuẩn bị sẵn sang các tbi để ứng phó vs các sự cố theo quy trình này. Quy trình ứng phósự cố tràn đổ hóa chất:Môtả chi tiếttừngbước thực hiện khixảy rasự cố baogồm:ß Quy địnhvề trách nhiệm;ß Phương thức trao đổi thông tin;ß Hướng dẫnsử dụng thiết bị ứng phósự cố;ß Thu gom và xử lý hóa chất tràn đổ. :Nội dungcủa quy trình ứng phó cũng đề cập đến:

Page 22: An Toan Lao Dong Trong CNHH

22

Ÿ Danhmục các PTBVCN, thiếtbị an toàn vàvật liệu thấm hút cần thiết cho việc ứng phósự cố hóa chất (găng tay, thiếtbị hô hấp,….) vàhướngdẫnsử dụng;ÿ Quy trình xác định vùng nguy hiểm;ÿ Thiếtbị PCCC;ÿ Các thùng chứavật liệu thấm hút;ÿ Quy trình thực hiệnsơ cấpcứu. quy trình xử lý sự cố tràn đổ hóa chất:1 Khixảy rasự cố, ngaylậptứccảnh báo cho giám sát và những người làm việctrong khuvựcxảy rasự cố ròrỉ hoặc tràn đổ hóa chất biết. Thực hiênsơ tán nếu cần thiết;2 Trong trườnghợp có cháy hoặc có người bị thương thì phảigọi ngay cho đội ứng cứu khẩncấp;3 Giúp đỡ ngườibị hoặc nghi ngờ bị nhiễm hóa chất,cởibỏ ngay áo quần bị nhiễm hóa chất và rửa vùng da bằng nước sạch ít nhất 15 phút; 4 Nếu hóa chấtbị ròrỉ hoặc tràn đổ là hấtdễ bayhơi, chấtdễ cháy thì ngay lậptứccảnh báo, kiểm soát nguồnlửa và thông gió khuvực;5 Người thực hiện xử lý hóa chất đổ tràn phải sử dụng PTBVCN phù hợp.6 Bảovệ hệ thống thoátnước, ngăn ngừa hóa chất thấm vào trong đất đá vànước ngầm. Trong trườnghợpcần thiết,vật liệuhấp thụ có thể được đặt xung quanhcống rãnh7 Khi hóa chất tràn đổđã được thấm/hấp thụ, dùng chổi và xúc để thu gom vào thiết bị chứa phùhợp.8 Dán nhãn thùng chứa hóa chất,vật liệu hấp thụ được thu gom9 Làm sạch bề mặt nơi xảy ra tràn đổ hóa chấtsử dụng chất tẩy rửa nhẹ hoặc nước khi có thể10Báo cáosự cố Chú ý khi sử dụng thiết bị bảo vệ hôhấp:1 Việcsử dụng thiếtbị hỗ trợ hôhấp haymặtnạ dưỡng khí (SCBA) phải qua đàotạo và được kiểm tra sức khỏe.2 ĐỪNG BAO GIỜđi vào vùng không khíbị ô nhiễm hóa chất khi không có PTBVCN hoặcsử dụng thiếtbị bảovệ hôhấp khi chưa được đàotạo.3 Khisử dụng thiếtbị bảovệ hôhấp đểđi vào vùng không khíô nhiễm phải chắc chắn có người gác ở bên ngoài. Trong trườnghợp khẩncấp mà không cóngười bên ngoài thì phải chờ đội ứngcứu khẩncấp đến. ptbvcn in tràn đổ hóa chất-kính chống hóa chất (chemical splash goggles)-găng tay chống hóa chất (khuyến cáosử dụnggăng tay Silver Shield hoặc 4H)-giầy chống hóa chất, chổi, xẻng, miêng thấm dầu, sdt khẩn cấp,biển cảnh báo-q.áo chống hóa chất hoặctậpdề chống hóa chất, Vật liệu: -Vật liệu thấm hút/hấp thụ: gối thấm hóa chất tràn: Vd: 3M POWERSORBtúi hút hóa chất (spill sock): vd: 3M POWERSORB-vl trung hòa: = Vật liệu trung hòa axit= Vật liệu trung hòa bazơ+ cácvật liệu thươngmại như: Neutrasorb (cho axit) và Neutracit-2 (cho bazo) có màusắc thay đổi chỉ thị cho việc trung hòa đã hoàn thành.= dung môi trung hòa

Page 23: An Toan Lao Dong Trong CNHH

23

+ các dung môi thươngmại như: Solusorb có tácdụng giảm lượnghơi hóa chất vàtăng điểm flashpointcủahỗnhợp Công cụ thu gom1.Gạt xúcvật liệu Polypropylene hoặcxẻng ÿ Chổi thu gom (Polypropylene)2. 2 túi Polypropylene ÿ Băng keo dán (sealing tape) ÿ Giấy quỳ kiểm tra p3. Nhãn chất thải ÿ Biểncảnh báo sơ cứuTIẾP XÚC VỚI DA VÀ ÁO QUẦN-Ngaylậptứcrửa (flush)sạchbằngnước ít nhất 15 phút (ngoại trừ Hydroflouric axit, chất rắndễ cháy, hóa chất có hàmlượng phenol>10%).Sử dụng vòi hoa sen (safety shower) đốivới trườnghợp hóa chất tràn đổ nhiều. -Trong khirửa (rinse), nhanh chóngcởibỏ tất cả quần áo hoặc đồ trangsứcbị nhiễm hóa chất. Chúý khicởi áo pull hoặc áocổ chui tránh để hóa chất dính vàomắt. -Tham khảo MSDS để nhận biết các tác độngtiềm tàngcủa hóa chất. -KHÔNG ĐƯỢCRỬA dabằng dung môi: dung môisẽảnhhưởng đếnlớpdầutự nhiênbảovệ da và có thể gây kích ứng và viêm da. --Trongmột số trườnghợp dung môi có thể làm giatăngsự hấp thụ của hóa chất độc.-Dabị dính chấtrắndễ cháy: trước tiên phải làmsạch chấtrắn trên da (phủi, quét) , sau đó thực hiện cácbướcxử lý nêu trên.-Dabị dính Hydrofluoric axit: rửabằngnướcsạch 5 phút và calcium gluconate gel. Sau đó làm theohướngdẫncủa bácsỹ.-Dabị dính phenol >10%: rửa (flush)bằngnướcsạch 15 phút hoặc chođến khi vùng da chuyểntừ trắng sanghồng. Bôi polyethylene glycol.KHÔNG được dùng ethanol. Sau đó tiếptục cácbước nêu trên. TIẾP XÚC VỚI MẮT1 Ngaylậptứcrửa (flush)mắtbằngnướcsạch ít nhất 15 phút.Mắt phải đượcmở để rửa, nhãncầu phải được luân chuyển để tấtcả các diện tíchbề mặt đượcrửasạch. Nênsử dụng vòinước phun để rửamắt để tay đượctự do giữ chomắtmở.Nếu không có vòirửa mắt, đổ nước vàomắt,rửatừ mũi ra ngoài để tránh nhiễm vùng mắt khôngbịảnhhưởng.2 Tháo kính áp tròng (nếu có) trong khirửamắt (rinse)3 Tham khảo ý kiến của bác sĩ HÍT PHẢI 1.đóng tbi/thùng chứa hóa chất, mở cửa để thông gió or biện pháp # để thông gió.di chuyển đến nơi có ải trong lành.2. nếu phát hiện có các triệu chứng như:đau đầu, kích ugwns mũi vf cổ họng, chóng mặt,buồn ngủ kéo dài thì gọi ngay cho y tế3. tham khảo MSDS để xđ các ảnh hưởng tiềm tàng đối vs sk QFD (Quality Function Deployment)• Các bước thực hiện tối ưu an toàn lao độngBước 1: Xác định các nhóm liên quan cũng như kỳ vọng của họ, từ đó thiết lập các chuẩn đầu ra. Các nhóm liên quan có thể là nhà công nhân vận hành, kĩ sư thiết kế, giám đốc nhà máy cũng như các nhóm khác.Bước 2: Xác định các yếu tố rủi ro có trong nhà máy/phân xưởng và đưa ra nguyên nhân của các rủi ro đó.Bước 3: Xác định mức độ rủi ro cho các nguy cơ trên

Page 24: An Toan Lao Dong Trong CNHH

24

Bước 4: So sánh Bước 5: Đánh giá các rủi ro hiện tại và xác định các thay đổi cần thiết.Bước 6: Lựa chọn các yếu tố rủi ro để cải tiến.• Bước 3 có vai trò quan trọng trong kĩ thuật an toàn lao động. Do đó, bước này được chọn để giới thiệu cách thực hiện theo QFD. Tiếng ồn• Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số gây ra cho con người cảm giác khó chịu• Các nguồn phát sinh: tự nhiên hoặc nhân tạo• Khi thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các tổn thương cấp tính có khả năng hồi phục sẽ chuyển thành không hồi phục và thành bệnh mãn tínhBiện pháp kĩ thuật - Cách ly, cô lập tiếng ồn -Sử dụng quy trình công nghệ có mức ồn thấp, bảo dưỡng các thiết bị định kì để giảm tiếng ồn -Sử dụng điều khiển từ xa, tự động hóaBảohộ lao độngNút tai,Bịt tai, Sử dụng nút tai hoặc bịt tai có thể giảm được 28 dB ở giải tần số (1200-2400 Hz) Các biện pháp an toàn lao động*Biện phápkĩ thuật• An toàn khi khiêng vác hàng hóa• An toàn khisử dụng xe đẩy• Tư thế ngồi• Mặtbằng làm việc, ánh sáng, tiếng ồn• An toàn làm việc khi làm việcvới hóa chất*Trang thiếtbị bảohộ cá nhân• Phương tiệnbảovệ cá nhân• Bảovệ mắt• Bảovệ tay Công thái họcMáy móc, thiết bị phải phù hợp với sinh lý của ng lđ, k để ng lđ pahir làm việc trong tư thế gò bò hoặc quá căng thẳng, đối vs các máy móc có kích thước chiều cao k phù hợp vs ng.