A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

36
A. BANDURA, J. ROTTER HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH A. Sơ lược tiểu sử : Albert Bandura: sinh ngày 04 tháng 12 năm 1925, tại thị trấn nhỏ ở miền bắc Mundare Alberta, Canada. Ông là một nhà tâm lí học nổi tiếng trong thế kỉ XX với Thuyết nhận thức xã hội. Ông nhận bằng cử nhân tâm lý học ở Đại học British Columbia vào năm 1949. Ông đã đi vào Đại học Iowa, nơi ông nhận bằng Tiến sĩ vào năm 1952. Đây là nơi ông đã chịu ảnh hưởng của truyền thống hành vi và lý thuyết học tập. Năm 1953, ông bắt đầu dạy tại trường Đại học Stanphord. Ông cộng tác với Richard Walters, kết quả là họ đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên: Nổi loạn nơi tuổi dậy thì (Adolsecent Agression) vào năm 1959. Ngay từ đầu những năm 60, ông đã nêu giả thuyết về Thuyết hành vi và ngay từ đầu ông đã 13CTL - NHÓM 6 1 A. BANDURA, J. ROTTER HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Transcript of A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Page 1: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨCTRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

A. Sơ lược tiểu sử :

Albert Bandura: sinh ngày 04 tháng 12 năm 1925, tại thị trấn nhỏ ở

miền bắc Mundare Alberta, Canada. Ông là một nhà tâm lí học nổi tiếng

trong thế kỉ XX với Thuyết nhận thức xã hội. Ông nhận bằng cử nhân

tâm lý học ở Đại học British Columbia vào năm 1949. Ông đã đi vào Đại

học Iowa, nơi ông nhận bằng Tiến sĩ vào năm 1952. Đây là nơi ông đã

chịu ảnh hưởng của truyền thống hành vi và lý thuyết học tập. Năm

1953, ông bắt đầu dạy tại trường Đại học Stanphord. Ông cộng tác với

Richard Walters, kết quả là họ đã hoàn thành cuốn sách đầu tiên: Nổi

loạn nơi tuổi dậy thì (Adolsecent Agression) vào năm 1959. Ngay từ đầu

những năm 60, ông đã nêu giả thuyết về Thuyết hành vi và ngay từ đầu

ông đã xác định là Thuyết hành vi xã hội, sau này gọi là Thuyết nhận

thức xã hội.

Julian B. Rotter: sinh tháng 10 năm 1916 tại Brooklyn. Rotter quan tâm

đến tâm lý học bắt đầu khi ông còn học trung học và đọc sách của

Freud và Adler. Rotter tham dự Brooklyn College, nơi ông bắt đầu tham

dự các cuộc hội thảo được đưa ra bởi Adler và các cuộc họp của Hội

Tâm lý học cá nhân trong nhà của Adler. Rotter theo học tại Đại học

13CTL - NHÓM 6 1

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 2: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Iowa. Sau khi hoàn thành bằng thạc sĩ, Rotter mất một tập trong tâm lý

học lâm sàng - một trong số ít có sẵn tại thời điểm đó - tại Bệnh viện

nhà nước Worcester Massachusetts. Ông đã xuất bản Học Xã hội và

Tâm lý lâm sàng vào năm 1954 . Rotter đã từng là chủ tịch của các đơn

vị tâm lý Mỹ của Hiệp hội Tâm lý học Xã hội và Nhân cách và Tâm lý lâm

sàng. Năm 1989, ông đã được trao giải thưởng American Psychological

sắc của Hiệp hội đóng góp khoa học.

13CTL - NHÓM 6 2

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 3: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

B. Nội dung học thuyếtI. Albert Bandura với cách tiếp cận nhận thức xã hội đối với nhân cách

con người

Đầu những năm 60, ông đã nêu giả thuyết về Thuyết hành vi của mình,

trong đó ngay từ đầu ông đã xác định là Thuyết hành vi xã hội, sau này

gọi là Thuyết nhận thức xã hội. Thuyết nhận thức xã hội có nghĩa là

nghiên cứu hành vi ở cấp độ hình thành và thay đổi trong những tình

huống xã hội.

1. Cấu trúc của nhân cách

Những nghiên cứu của Bandura dựa vào sự quan sát hành vi của những nghiệm thể trong quá trình quan sát. Hệ thống của Bandura không chỉ mang tính chất hành vi mà còn mang cả tính chất nhận thức. Các quá trình nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất trong Thuyết nhận thức xã hội, việc xem xét chúng là sự khác biệt cơ bản về quan điểm của Bandura với hệ thống Skinner.

Ông đưa ra mô hình hành vi như sau: Kích thích - Nhận thức - Phản ứng - Củng cố. Tuy cùng đề cập đến vấn đề hiệu quả của hành vi tạo tác trong việc củng cố hành vi lặp lại, nhưng giữa Skinner và Bandura có sự hiểu khác nhau về vai trò của nó (của kết quả). Đối với những nhà hành vi tạo tác, kết quả đóng vai trò là kích thích củng cố, làm tăng cường độ và tần số xuất hiện của hành vi lặp lại. Còn theo Bandura, kết quả của hành vi có vai trò cung cấp thông tin về những hành động phù hợp hay không, tạo ra kỳ vọng và động cơ ở chủ thể hướng tới hành động mới. Những hoạt động nhận thức không mang tính tự trị - kích thích và củng cố kiểm soát tính chất và sự xuất hiện của chúng. Như vậy theo mô hình cấu trúc của Bandura, nhận thức là nhân tố cốt lõi của nhân cách. Bandura thừa nhận vai trò của củng cố trong việc điều chỉnh hành vi của con

13CTL - NHÓM 6 3

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 4: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

người, nhưng ông cũng tin - thậm chí còn chứng minh bằng thực nghiệm rằng con người tiếp thu hầu như tất cả các dạng hành vi mà không trực tiếp nhận được một sự củng cố nào cả. Chúng ta không phải lúc nào cũng đòi hỏi củng cố, chúng ta có thể học qua kinh nghiệm của người khác và hậu quả của những hành vi đó.

2. Động cơ hệ

Theo A. Bandura, phản ứng hành vi không vận hành một cách

tự động bởi các tác nhân kích thích bên ngoài như đã xảy ra trong rô

bốt hay máy móc. Ngược lại, phản ứng đối với kích thích là những

phản ứng tự kích hoạt.

a. Nhận thức: Quá trình nhận thức tác động mạnh, quyết định đến hành vi

của con người. Nhận thức có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lí làm thay đổi (tăng hay giảm) một hành vi nào đó.

Theo Bandura, nhận thức có liên quan đến sự đánh giá về việc con người có thể tổ chức tốt như thế nào và quản lý lộ trình hành động đòi hỏi giải quyết các tình huống tương lai chứa đựng nhiều yếu tố căng thẳng khó dự báo.

Như vậy quá trình nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất, là nhân tố cốt lõi cho việc thúcđẩy hành vi của con người.

b. Niềm tin:

Bandura nhấn mạnh ảnh hưởng của những tâm thế như niềm tin, kỳ vọng đến hành vi của con người. Theo Bandura, sự tự tin là nhận thức về năng lực, niềm tin rằng chúng ta sở hữu các kỹ năng cá nhân và khả năng hành động sẽ giúp ta tiếp xúc một cách trực tiếp và thành công trong những tình huống khó khăn định trước. Theo ông, các cá nhân sở hữu niềm tin rằng họ

13CTL - NHÓM 6 4

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 5: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

có khả năng để thực hành việc đo lường sự kiểm soát các ý nghĩ, xúc cảm và hành động. Ông cho rằng, tiến trình của sự sáng tạo và sử dụng các niềm tin vào bản thân là khá đơn giản: Các cá nhân thực hiện hành vi, giải thích những thành tựu về hoạt động của họ, dùng những sự thể hiện để phát triển niềm tin về năng lực, nhằm tiến hành các hành vi tiếp theo trong các lĩnh vực tương tự và hành động hoà hợp với niềm tin đã tạo ra…

Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Bandura đã thực hiện cuộc nghiên cứu giúp nhận ra yếu tố tự tin có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của các nhà lãnh đạo kinh doanh. Làm việc cùng với nhiều sinh viên từ các trường đại học kinh doanh hàng đầu, Bandura nói với một nửa trong số các sinh viên rằng họ được đánh giá dựa trên các khả năng cố hữu của họ để quản lý một tổ chức mô phỏng. Số sinh viên còn lại được nói rằng họ được đánh giá dựa trên khả năng thích nghi và tìm kiếm các kỹ năng cần thiết để thành công trong một tổ chức được mô phỏng vi tính hoá. Các sinh viên được đề nghị tự phân công lẫn nhau các nhiệm vụ sao cho hiệu quả nhất và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đề ra. Những nhà nghiên cứu đặt ra các mục tiêu ở mức độ rất cao để quan sát các sinh viên chống đỡ và linh hoạt ra sao với thách thức, kết quả rất ấn tượng. Những sinh viên tin rằng họ được tự do thích nghi và cải thiện vẫn duy trì sự dẻo dai và bền bỉ, đặc biệt trong suy nghĩ và sự tự tin quản lý của họ. Họ giữ cho tổ chức ở mức khát vọng lớn. Các suy nghĩ lý trí của họ mang tính hệ thống rất cao và họ đảm bảo yếu tố sáng tạo cho tổ chức luôn ở mức cao. Ngược lại, những sinh viên tin rằng các kỹ năng vốn có và nhất định của họ đang được đặt vào cuộc thử nghiệm rất nhanh chóng suy sụp. Việc ra quyết định của họ trở nên thất thường ngay khi họ đụng phải khó khăn và họ từ bỏ những khát

13CTL - NHÓM 6 5

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 6: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

vọng lớn cho tổ chức. Bandura cho biết thông điệp ở đây chính là tầm quan trọng của niềm tin mỗi con người về việc đối phó với các yêu cầu hoạt động phức tạp

Từ đó ông đã đề ra mô hình tự tin như sau:

Qua mô hình trên ta có thể thấy đoán trước đầu ra là sự tri giác thấy tình huống không mang lại đáp ứng nào, sẽ gây ra trừng phạt hoặc không thể chịu đựng được thay vì dựa vào điều tri giác thấy khả năng bất cập của mình. Còn tri giác thấy sự bất cập của bản thân sẽ dẫn tới những điều đoán trước hiệu năng. Mô hình tự tin của Bandura đặt những điều đoán trước về hiệu năng ở vị trí giữa con người với ứng xử của mình; những đoán trước đầu ra được đặt ở vị trí giữa ứng xử và đầu ra (hậu quả) được đoán trước.

Qua đó ta cũng thấy rằng: Những ai tin rằng sự đáp ứng là vô ích vì lí do kém lòng tự tin thì phải phát triển tài năng nhằm khích lệ sự tri giác về hiệu năng của mình. Mặt khác khi một người tin rằng sự đáp ứng là vô ích vì lí do những tiên đoán về hậu quả, sau đó lí do môi trường chứ không phải vì lí do con

13CTL - NHÓM 6 6

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 7: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

người, thì có thể cần làm thay đổi nhằm tăng cưòng khả năng đáp ứng.

Chẳng hạn, nếu ta lúng túng trong việc sử dụng chiếc máy vi tính của một người bạn, thì phải chăng vì ta sử dụng sai hoặc vì lí do có trục trặc nào đó trong chiếc máy tính. Nếu tin vào lí do trên thì ta phải phát huy kỹ năng và hiệu năng của mình. Nếu tin vào lí do sau thì có lẽ cần có ai đó sửa lại cái máy

c. Củng cố giao tiếp:Theo A. Bandura củng cố chỉ mang tính chất gián tiếp, nó

góp phần thúc đẩy hành vi của con người. Theo ông, củng cố bao gồm:

Sự củng cố trong quá khứ, đây là nét chính của thuyết hành vi truyền thống.

Sự củng cố được hướng trước, phục vụ như một phần thưởng mà chúng ta tưởng tượng ra.

Sự củng cố ngầm, hiện tượng chúng ta nhìn và nhớ về mô hình được củng cố.

Bandura nói rằng những sự củng cố này không kích thích chúng ta học nhưng kích thích chúng ta thể hiện những gì chúng ta đã học được. Đây là cách ông nhìn vào động cơ của chúng ta.

3. Sự phát triển nhân cách

Thuyết nhận thức xã hội của Bandura cho thấy rằng nhân cách

con người là có sự thay đổi về chất, và ông cũng nhấn mạnh tính

liên tục của sự phát triển, con người luôn luôn học tập và phát

triển qua tất cả các giai đoạn. Albert Bandura xem xét nhân cách

13CTL - NHÓM 6 7

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 8: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

dưới dạng một khuôn mẫu phức tạp của những ảnh hưởng qua lại

liên tục của cá thể, hành vi và tình huống.

a. Học từ quan sát hay rập khuôn:

Theo ông, sự phát triển nhân cách chính là sự phát triển của hành vi. Hành vi được phát triển thông qua quá trình quan sát, mô hình hóa và bắt chước. Bandura cho rằng các nhà hành vi truyền thống đã xem xét không đúng mức ảnh hưởng mạnh mẽ mà mô hình hoá và bắt chước đối với việc hình thành hành vi của con người. Tầm quan trọng của mô hìnhđược thấy trong cách giải thích của Bandura về cái gì đã xảy ra như là kết quả quan sát người khác.

Người quan sát có thể thu được các phản ứng mới.

Việc quan sát mô hình có thể làm mạnh lên hoặc yếu đi các phản ứng sẵn có.

Việc quan sát mô hình có thể làm tái xuất hiện phản ứng đã bị lãng quên.

A. Bandura đã tiến hành những nghiên cứu qui mô lớn về đặc điểm của những mô hình có ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta (video)

Trong nghiên cứu kinh điển, Bandura đã nghiên cứu tác động của các mô hình sống, bạo lực của con người trên phim ảnh, trong phim hoạt hình đến hành vi bạo lực của trẻ em trước tuổi học. Ông đã cho quay bộ phim do một nữ sinh viên học trò của ông đóng vai cố ý đánh đập một con búp bê trứng bobo (bobo doll). Sinh viên nữ này trong lúc đấm đá quả trứng nhựa ấy và la lên: Sockeroo! Chị ta đá quả trứng, ngồi lên nó, đánh bằng búa, đồng thời la lối với nhiều câu nói mang nội dung thù địch. Sau đó Bandura đem cuốn phim này đem chiếu

13CTL - NHÓM 6 8

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 9: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

cho các em nhỏ học lớp mẫu giáo xem. Sau đó các em được cho ra chơi trong căn phòng có một con búp bê trứng và mấy cái búa nhựa. Một nhóm các nhà nghiên cứu ngồi quan sát với giấy bút để chuẩn bị ghi chép. Như đã được ông tiên đoán và những người quan sát đã ghi nhận rằng một sốđông các em xúm vào đánh đập con búp bê trứng bobo rất hăng hái. Các em vừa đánh con búp bê trứng vừa la hét " Sockeroo", các em đá con búp bê, ngồi lên nó, đánh nó bằng búa y như các em đã nhìn thấy trong video. Nói khác đi các em bắt chước cô sinh viên trong cuốn phim và các em bắt chước khá chính xác. Điều này diễn biến như đã dựđịnh ban đầu, nhưng điểm đáng chú ý Bandura đưa ra là những trẻ em này thay đổi hành vi của mình mà chẳng cần phải được thưởng hay có những tính toán trước đó. Ông gọi đây là hiện tượng học băng cách quan sát hay rập khuôn. Bandura làm một số lớn những dạng biến thể của nghiên cứu này. Mô hình trên được giới thiệu thêm phần thưởng và hình phạt dưới nhiều cách khác nhau và khi trẻ em được thưởng cho hành vi bắt chước của mình đã tỏ vẻ không còn hào hứng và không còn thích thú nữa. Nhiều người chất vấn ông và cho rằng con búp bê quả trứng bobo là để bị đấm đá. Vì thế Bandura đã quay một bộ phim mới. Lần này cô sinh viên trẻ đấm đá một anh hề sống thật. Khi vào phòng chơi, các em bé xúm vào và bắt chước y hệt trong phim, thi nhau đấm đá túi bụi anh hề sống kia.

Từ những kinh nghiệm nghiên cứu, Bandura thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình mô hình hóa. Hay nói cách khác đó là quá trình học tập thông qua quan sát, dựa trên sự tiếp nhận và chọn lọc thông tin theo nhu cầu khả năng riêng của mỗi người.

13CTL - NHÓM 6 9

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 10: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Từ những kinh nghiệm nghiên cứu, Bandura thiết lập một hệ thống thao tác thực nghiệm bao gồm các bước cho toàn bộ quá trình mô hình hóa. Hay nói cách khác đó là quá trình học tập thông qua quan sát, dựa trên sự tiếp nhận và chọn lọc thông tin theo nhu cầu khả năng riêng của mỗi người. Bandura phân biệt bốn giai đoạn trong tiến trình học tập (một hành vi mới) thông qua quan sát như sau:

Chú ý: Nếu muốn nhận ra một hành vi nhất định nào đó trong môi trường, chúng ta sẽ tập trung tư tưởng. Tương tự, tất cả những cản trở trong quá trình tập trung sẽ làm giảm khả năng học tập qua cách quan sát. Nếu bạn buồn ngủ, mệt mỏi, phân tâm, say thuốc, lúng túng, đau ốm, sợ hãi, hay trong trạng thái quá khích, bạn sẽ không thể tiếp thu tốt được. Ví dụ: Khi cố gắng bắt chước mô hình mẫu, nếu mô hình mẫu hấp dẫn, đầy màu sắc và có những hứa hẹn khả thi, chúng ta sẽ chú ý tập trung nhiều hơn. Một mô hình mẫu gần gũi với cá nhân ở những khía cạnh nào đó sẽ khiến một cá nhân sẽ tập trung nhiều hơn

Giữ lại: Là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung chú ý vào. Nghĩa là tái tạo hành vi mong muốn bằng cách duy trì hành vi quan sat được bằng biểu tượng. Hành vi, kỹ năng được thiết kế càng đơn giản thì càng dễ ghi nhớ.

Các quá trình tái tạo vận động: Cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Điều này xảy ra cho phép mỗi chúng ta có khả năng lập lại và tái diễn hành vi ban đầu (vốn là mô hình mẫu để ta bắt chước). Một điểm quan trọng khác về quá trình lập lại là khả năng bắt chước của chúng ta sẽ tiến bộ qua nhiều lần thực tập những hành vi cần được tái diễn. Một điều bất ngờ khác nữa là khả năng tái diễn của chúng ta sẽ tốt hơn nếu

13CTL - NHÓM 6 10

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 11: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

chúng ta liên tục tưởng tượng mình đang thao tác hành vi ấy. (Ví dụ: Rất nhiều vận động viên đã tưởng tượng về những thao tác thi đấu trước khi họ chính thức thi đấu.)

Động cơ: Là một bộ phận quan trọng trong quá trình học tập một thao tác mới. Chúng ta có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ, và khả năng bắt chước. Nhưng nếu không có động cơ bắt chước, ít nhất là một lí do tại sao ta phải bắt chước hành vi này, ta sẽ không học tập hiệu quả được. Theo ông, việc cảm nhận kết quả từ hành vi đã thực hiện hoặc hình dung đã thực hiện từ đó hình thành động cơ để tiếp tục hoặc từ bỏ hành vi. Kết quả có thể ở ba dạng:

o Trực tiếp: Cảm giác hoặc cảm xúc khi thực hiện hành vi, lợi ích hoặc tổn thất vật chất cụ thể trước mắt, phản ứng trực tiếp của người xung quanh. Hành vi càng tạo cảm giác thích thú, được người xung quanh khen thì càng có nhiều cơ hội để được thực hiện.

o Cảm xúc gián tiếp: Xuất hiện khi tưởng tượng mình đang thực hiện hành vi.

o Cảm xúc tự do suy nghĩ: Những ý nghĩa mà cá nhân tự gán cho hành vi của mình dựa trên một chuẩn mực xã hội nào đó. Đây là một yếu tố tác động mạnh hơn cả kết quả trực tiếp Nếu tạo được những chuẩn mực xã hội ủng hộ cho hành vi thì sẽ tác động mạnh trong việc thúc đẩy sự thực hiện và duy trì của hành vi.

13CTL - NHÓM 6 11

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 12: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

b. Tự kiểm soát:

Tự kiểm soát là quá trình kiểm soát hành vi của chính chúng ta, đây chính là bộ máy vận hành tạo nhân cách của mỗi chúng ta. Ông đề nghị có 3 bước sau:

Tự quan sát mình: Khi chúng ta nhìn vào bản thân mình và những hành vi của chúng ta, chúng ta thường kiểm soát những hành vi này trong một chừng mực nhất định.

Đánh giá cân nhắc: Chúng ta so sánh những gì chúng ta nhìn thấy với một hệ tiêu chuẩn nào đó. Chẳng hạn, chúng ta thường so sánh hành vi của mình với tiêu chuẩn truyền thống trong xã hội, như luật xử thế, cách sống, gương mẫu. Hoặc chúng ta có thể tự tạo cho mình những thang tiêu chuẩn riêng của mình (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn chung).

Cơ năng tự phản hồi: Nếu ta bằng lòng với việc so sánh với tiêu chuẩn của mình, ta sẽ tự thưởng mình qua cơ năng tự phản hồi. Nếu ta không thoả mãn với kết quả so sánh này, chúng ta cũng có thói quen tự phạt mình qua cơ năng tự phản hồi. Những cơ năng tự phản hồi này thể hiện qua nhiều mức độ khác nhau, từ việc thưởng cho mình một bát phở, đi xem một bộ phim hay, tự hào về bản thân. Hoặc ta sẽ có những dằn vặt, tự đày đoạ mình trong hằn học bất mãn.

Trong tâm lý học cũng có một khái niệm quan trọng gần gũi với khái niệm tự kiểm soát là khái niệm bản thân hay còn gọi là lòng tự trọng hay niềm tự hào về bản thân mình.

Sau đó, ông tiến thêm một bước xa hơn nữa. Ông bắt đầu nhìn vào nhân cách như một quá trình tiếp cận giao thoa (interaction) giữa ba đại lượng: Môi trường - Hành vi - Quá trình phát triển tâm lí của cá nhân. Theo ông, quá trình phát triển tâm lí của một cá nhân tập trung vào khả năng giữ cho

13CTL - NHÓM 6 12

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 13: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

mình một ấn tượng trong tâm thức và quá trình phát triển ngôn ngữ của chúng ta. Thuyết Bandura làm nổi bật một tương tác phức hợp giữa các yếu tố ứng xử cá nhân với các kích thích do môi trường tạo ra. Mỗi yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoặc làm thay đổi các yếu tố khác, và hướng thay đổi hiếm khi xảy ra một chiều, nó mang tính hỗ tương hoặc hai chiều.

4. Tâm bệnh lí

Nhiều nghiên cứu của Bandura đã chứng tỏ rằng những quan

niệm liên quan đến hiệu quả cá nhân có ảnh hưởng quan trọng

đến nhiều khía cạnh của hoạt động con người. Theo ông, hiệu quả

cá nhân là ý thức tự trọng, tự đánh giá và sự thành thạo của cá

nhân khi giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Những người có

hiệu qủa cá nhân thấp, khi gặp những hoàn cảnh sống khác nhau

cảm thấy mình bất lực; họ cho rằng ở bản thân họ có ít hoặc hoàn

toàn không có sức mạnh để có thể tác động vào tình huống sẵn

có. Nếu như họ gặp phải vấn đề hoặc trở ngại và cố gắng đầu tiên

không mang lại kết quả thì họ nhanh chóng từ bỏ những cố gắng

tiếp theo. Những người như thế tin rằng không có gì lệ thuộc vào

họ cả. Theo Bandura, lòng tự tin thấp có thể dẫn đến sự định giá

thứ cấp khiến một sự kiện khó lòng được kiểm soát và do đó tạo

nên stress.

13CTL - NHÓM 6 13

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 14: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

5. Sức khoẻ tâm lí

Công trình nghiên cứu của Bandura đã chứng tỏ rằng, những

người có hiệu quả cá nhân cao thường cho rằng họ có thể xử

lí được những sự kiện và hoản cảnh sống bất lợi. Họ chờ đợi ở bản

thân năng lực khắc phục những trở ngại. Tự họ tìm kiếm những

thử thách, làm phức tạp thêm nhiệm vụ, và trong khát vọng của

mình tiến đến thắng lợi, họ duy trì mức độ tự tin cao vào sức

mạnh của bản thân.

Những người có hiệu qủa cá nhân cao xem xét nhiều phương

án lựa chọn đường công danh và thường xuyên đạt được kết quả.

Họ nhận được điểm số cao trong học tập, đặt ra cho mình những

mục đích cao hơn và nói chung có sức khoẻ tốt về thể chất và tinh

thần hơn so với người có hiệu qủa cá nhân thấp. Nhìn chung nam

giới hành động có hiệu qủa hơn so với nữ giới. Cả ở nam và nữ

giới đều có hiệu qủa cá nhân đạt mức độ cao nhất vào khoảng

giữa cuộc đời và dần dần giảm đi sau 60 tuổi.

Theo quan điểm của Bandura, ai kiểm soát đựơc ‘’mô hình"

trong xã hội, người đó kiểm soát được hành vi của mình.

6. Sự thay đổi nhân cách dưới tác dụng của liệu pháp tâm lý

Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để thay đổi những dạng hành vi

mà xã hội xem như là không mong muốn hay không bình thường.

13CTL - NHÓM 6 14

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 15: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Bandura đã tập trung chú ý đến những biểu hiện bề ngoài của sự

bất thường - tức là đến hành vi - chứ không phải vào những

xung đột bên trong có ý thức hay tiềm thức được giả định. Việc

chữa trị những triệu chứng, theo Bandura, đồng thời cũng là sự

chữa trị chính những rối loạn, vì triệu chứng và bệnh được coi là

một thể thống nhất.

Để thay đổi những hành vi lệch chuẩn, ông đưa ra hai liệu

pháp:

a. Liệu pháp tự kiểm soát: Đây là ý tưởng đằng sau khái niệm tự phản hồi được ứng dụng vào những kĩ năng liệu pháp gọi là tự kiểm soát. Đây là lối trị liệu tương đối có hiệu quả với những vấn đề đơn giản về thói quen như: muốn bỏ thuốc lá, thói ăn vặt, hay thói quen chểnh mảng và lười biếng trong học tập. Dưới đây là từng bước áp dụng:

Biểu đồ cá nhân: Đây là quá trình tự quan sát, yêu cầu một cá nhân phải để mắt thật kĩ đến hành vi của mình trước và sau khi áp dụng liệu pháp. Điều đó sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về mảng liên quan, từ đó các vấn đề sẽ được xử lí tận gốc. Chẳng hạn đơn giản như việc bạn đếm xem mình đã hút bao nhiêu điếu thuốc lá một ngày. Sau đó bạn sẽ viết nhật kí ghi lại cảm xúc của mình, trong đó bao gồm cả những lôi kéo, ví dụ như: Hút thuốc những lúc nào, nơi nào, với ai, sau hay trước bữa cơm, hút thuốc khi uống cà phê, lúc bạn buồn chán,… Điều đó sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về mảng liên quan, từ đó các vấn đề sẽ được xử lí tận gốc.

13CTL - NHÓM 6 15

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 16: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Kế hoạch cải tạo môi trường sinh hoạt: Đây là bước kế tiếp sau khi đã có một khái niệm về cội nguồn của vấn đề qua việc khảo sát kĩ biểu đồ hành vi của mình. Chẳng hạn bạn sẽ cắt bỏ đi một số lôi kéo có thể tạo điều kiện dẫn đến hành vi của mình. Hãy ném đi cái gạt tàn thuốc lá đẹp nhất, thay đổi từ uống cà phê sang uống trà, tránh gặp mặt người hút thuốc, nên nhai kẹo cao su,…Hãy lên kế hoạch cải tạo môi trường để tránh né tất cả những nguyên nhân cám dỗ.Hãy lên kế hoạch cải tạo môi trường để tránh né tất cả những nguyên nhân cám dỗ.

Tự kí kết hợp đồng với mình: Sau cùng, bạn có thể sắp xếp một chế độ tự thưởng nếu như bạn gắn bó với kế hoạch mình đã đề ra và tìm cách kỉ luật bản thân nhưng tránh đừng tự trừng phạt mình. Bạn có thể viết xuống bản hợp đồng cá nhân với chính mình, ghi xuống cụ thể những điều cần làm và cần tránh: Tôi sẽ đi ăn phở nếu tôi giảm hút thuốc xuống còn 5 điếu một ngày. Tôi sẽ đọc cuốn sách ấy trong tuần tới trước khi làm bất cứ một điều gì khác…Bạn có thể vận động người thân và bạn bè giúp bạn trong chế độ thưởng và phạt, nếu như bạn có vẻ quá dễ dãi với mình. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe họ bằng cảm xúc tình thân. Vì nhiều điều người thân nhắc nhở sẽ là điều khó nghe.

b. Liệu pháp mô hình: Khi thay đổi hành vi, người ta sử dụng mô hình hoá: nghiệm thể cần quan sát mô hình trong những tình huống mà họ cảm thấy bị đe doạ hay gây ở họ cảm giác lo lắng. Chẳng hạn, những trẻ em sợ chó quan sát xem một đứa trẻ cùng độ tuổi mình tiếp cận chó và chơi với nó như

13CTL - NHÓM 6 16

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 17: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

thế nào. Với khoảng cách an toàn, những đứa trẻ này nhìn thấy bạn bè cùng tuổi dần dần tiếp cận chó, xoa mõm chó và chơi đùa vui vẻ với nó. Nhờ dạy bằng ví dụ trực quan như thế, nỗi sợ hãi do chó gây ra ở trẻ sẽ dần dần suy giảmđáng kể. Các phương pháp trị liệu hành vi do Bandura soạn thảo trong thực tiễn lâm sàng, trong kinh doanh và trong lĩnh vực giáo dục đã được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, chúng còn có ích trong điều trị loạn thần kinh chức năng ám ảnh, rối nhiễu tình dục, một vài trạng thái lo âu cũng như giúp cho việc nâng cao hiệu quả cá nhân.

13CTL - NHÓM 6 17

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 18: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

II. Julian Rotter với cách tiếp cận vấn đề nhân cách thông qua lý

thuyết học tập

1. Cấu trúc nhân cách

Julian Rotter cũng giống như Bandura, cho rằng có sự tồn tại các thể

nghiệm chủ quan bên trong, đó là nhận thức. Ngòai ra, ông còn cho rằng

những tác nhân kích thích bên ngoài và những củng cố của chúng ta được

đảm bảo có thể ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng bảng chất và

mức độ ảnh hưởng đó là do nhân tố nhận thức của chủ thể quy định.

Qua nghiên cứu, ông đã chứng tỏ: một số người tin rằng củng cố phụ

thuộc vào hành vi của họ, khi đó họ có tiêu điểm kiểm soát bên trong.

Những người khác thì lại cho rằng: củng cố được qui định bởi những nhân

tố bên ngoài, những người này có tiêu điểm kiểm soát bên ngoài. Hai

nguồn gốc kiểm soát này dẫn đến những tác động khác nhau đối với hành

vi.

2. Động cơ hệ

Trong lý thuyết xã hội học tập Julian Rotter cho rằng tính cách đại diện

cho một sự tương tác của cá nhân của môi trường.

Không ai có thể tập trung vào các hành vi như là một phản ứng tự

động với một mục tiêu các kích thích môi trường. Thay vào đó, để hiểu

hành vi người ta phải mất cả hai: cá nhân (tức là cuộc sống của mình lịch

sử học tập và kinh nghiệm) và môi trường (ví dụ những kích thích rằng

người đó biết và đáp ứng).

13CTL - NHÓM 6 18

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 19: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Rotter có bốn thành phần chính để mô hình lý thuyết xã hội học tập

dự đoán hành vi của mình. Đây là những hành vi tiềm năng, thọ, tăng

cường giá trị, và tình hình tâm lý

Hành vi tiềm năng. Hành vi tiềm năng là khả năng tham gia vào một hành vi cụ thể trong một tình huống cụ thể. Đối với mỗi hành vi có thể có một tiềm năng hành vi. Các cá nhân sẽ biểu hiện bất cứ hành vi có khả năng cao nhất. Nghĩa là chúng ta có sẵn thái độ chủ quan đối với kết quả hành vi của mình trong các thuật ngữ về số lượng, chất lượng củng cố có thể diễn ra sau hành vi đó.

Thọ. Thọ là xác suất chủ quan mà một hành vi nhất định sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể, hoặc một củng cố nhất định. Và trên cơ sở những đính giá đó điều chỉnh hành vi của mình.

Tăng cường giá trị gia cố. Tăng cường là một tên khác cho kết quả của các hành vi của chúng ta. Tăng cường giá trị đề cập đến những mong muốn của các kết quả này. Cũng có thể hiểu là chúng ta gán cho các củng cố khác nhau những mức độ quan trọng khác nhau và đánh giá giá trị tương đối của chúng trong các tình huống khác nhau.

Đoán trước Công thức hành vi tiềm năng (BP), thọ (E) và giá trị gia cố (RV) có thể được kết hợp vào một công thức tiên đoán cho hành vi:BP = f (E & RV)

Công thức này có thể được đọc như sau: hành vi tiềm năng là một chức năng của thọ và giá trị tăng cường. Nếu thọ và giá trị cốt đều cao, sau đó hành vi tiềm năng sẽ cao. Nếu một trong hai giá trị cốt thọ hoặc là thấp, sau đó hành vi tiềm năng sẽ thấp hơn.

13CTL - NHÓM 6 19

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 20: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Tâm lý tình hình. Mặc dù tình trạng tâm lý không tìm trực tiếp vào công thức để dự đoán hành vi của Rotter, Rotter tin rằng nó luôn luôn là quan trọng để ghi nhớ rằng những người khác nhau giải thích cùng một tình huống khác nhau. Vì chúng ta sống trong các môi trường tâm lý khác nhau, các môi trường này là đa dạng , tổng hợp, độc đáo đối với chúng ta cũng như đối với mỗi cá nhân, nên rõ ràng là cùng một số củng cố nhất định có thể gây ra những tác động khác nhau đến những người khác nhau.

Như vậy, theo Rotter, những thể nghiệm chủ quan và kỳ vọng của chúng ta là những trạng thái nhận thức bên trong quy định ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài tác động đến chúng ta đến mức nào.

3. Sự phát triển nhân cách:

Những công trình nghiên cứu của Rotter đã giả thiết rằng tiêu điểm

kiểm sóat của cá nhân được hình thành ở thời thơ ấu, trên cơ sửo phụ

huynh hay các thầy cô giáo tiếp xúc như thế nào với trẻ.

Thông thường những bậc cha mẹ có tiêu điểm kiểm sóat trong là

những người có khả năng trợ giúp cho con mình, họ hào phóng trong lời

khen khi chúng đạt thành tích, có sự nhất quán trong những đòi hỏi của

mình về kỷ luật và không độc đóan, áp đặt trong quan hệ tương tác.

4. Tâm bệnh lí:

Ông quan niệm nguyên nhân của các vấn đề tâm lý là hành vi thích nghi

không tốt mang lại bởi những kinh nghiệm học tập bị lỗi hoặc không đầy

đủ. Đối với Rotter, các triệu chứng của bệnh lý giống như tất cả các hành

vi, điều phải được học hỏi.

13CTL - NHÓM 6 20

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 21: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Theo Rotter, bệnh lý có thể phát triển do khó khăn tại bất kỳ điểm nào

trong công thức tiên đoán của mình. Hành vi có thể được thích nghi

không tốt, bởi vì các cá nhân không bao giờ biết được hành vi thích nghi

hơn.

Kỳ vọng có thể dẫn đến bệnh lý khi mọi người có kỳ vọng thấp, họ không tin rằng hành vi của họ sẽ được tăng cường. Do đó, họ đặt ít nỗ lực vào hành vi của họ.Tăng cường giá trị vấn đề này có thể dẫn đến bệnh lý. Tăng cường là những mục tiêu chúng ta tìm kiếm trong cuộc sống. Nếu mọi người đặt ra mục tiêu thực tế cao thì họ khó có thể đạt được cho bản thân. Nếu họ không cố gắng để thành công, họ có thể thất bại. Và khi họ thất bại, nó khẳng định kỳ vọng của họ thấp. Quá trình này làm giảm kỳ vọng là một sự xuất hiện phổ biến trong các bệnh lý được biết đến như là một vòng luẩn quẩn.

5. Sức khỏe tâm lý

Những nghiên cứu của Rotter chỉ rõ ràng những người có tiêu điểm

kiểm sóat trong thường khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần so với

những người có tiêu điểm kiểm soat ngoài. Nhìn chung, họ có huyết áp

thấp, ít mắc bệnh tim mạch hơn, mức lo âu và trầm nhược thấp. Họ

thường có số điểm cao trong học tập và cho rằng cuộc sống của mình có

sự lựa chọn rộng rãi các khả năng. Các kỹ năng xã hội thành thạo, nổi

tiếng và ý thức tự đánh giá cao hơn so với người có tiêu điểm kiểm sóat

ngòai.

13CTL - NHÓM 6 21

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 22: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

6. Sự thay đổi nhân cách dưới tác dụng của liệu pháp tâm lý

Điều trị nên được coi là một tình hình học tập trong những hành vi

thích ứng và nhận thức có được dạy. Các mối quan hệ nhà trị liệu- khách

hàng được xem là tương tự với một mối quan hệ giáo viên-học sinh. Có

một mối quan hệ nồng ấm giữa khách hàng và nhà trị liệu sẽ cho giá trị

tăng cường nhà trị liệu nhiều hơn cho khách hàng. Điều này cho phép các

bác sĩ chuyên khoa dễ dàng tác động đến hành vi của khách hàng thông

qua nhiều lời khen ngợi và khuyến khích.

Theo Rotter, bệnh lý có thể phát triển do những khó khăn tại bất kỳ

điểm nào trong công thức tiên đoán của mình. Hành vi có thể được thích

nghi không tốt, bởi vì các cá nhân không bao giờ học được hành vi lành

mạnh hơn. Trong trường hợp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra đề

nghị trực tiếp về hành vi mới để thử và sẽ sử dụng các kỹ thuật như vai

trò-chơi trò chơi để phát triển các kỹ năng đối phó hiệu quả hơn.

Khi khách hàng có kỳ vọng thấp, các nhà liệu pháp nỗ lực để tăng sự tự

tin của khách hàng bằng cách sử dụng ảnh hưởng của mình để giúp điều

trị khách hàng có được cái nhìn sâu sắc vào sự phi lý của họ và kỳ vọng,

hành vi của nỗ lực họ đã tránh ra khỏi nỗi sợ thất bại. Nhìn chung, các nhà

trị liệu học tập xã hội luôn luôn cố gắng để nâng cao kỳ vọng khách hàng

của họ để gia cố.

Trong họ đặt ra mục tiêu quá cao, không thực hiện được, dẫn đến

làm giảm kỳ vọng, nhà trị liệu sẽ giúp khách hàng giảm mục tiêu tối thiểu

13CTL - NHÓM 6 22

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 23: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

của họ, phát triển hợp lý, tiêu chuẩn đạt được cho bản thân. Tính linh

hoạt trong thiết lập mục tiêu tối thiểu là một trong những dấu hiệu của

sức khỏe tâm thần tốt. Nó là tốt hơn để phấn đấu, từng bước một, để đạt

được một loạt các mục tiêu hơn là để thiết lập một xa, mục tiêu cao cả

cho chính mình. Một bác sĩ chuyên khoa Rotter cũng muốn khách hàng để

xem xét những hậu quả lâu dài của hành vi, chứ không phải chỉ là những

hậu quả ngắn hạn.

13CTL - NHÓM 6 23

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 24: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

C. KẾT LUẬNI. Nét tương đồng và khác biệt trong thuyết hành vi của Bandura so

với Rotter

Thuyết hành vi của Bandura và Rotter đều ít bảo thủ hơn Skinner, xem

trọng vai trò của yếu tố nhận thức trong cấu trúc nhân cách. Cả hai đều tin

rằng có sự tồn tại của thể nghiệm chủ quan bên trong ( niềm tin, kỳ

vọng…). Và khi đối mặt với những khó khăn trong tình trạng các thể

nghiệm chủ quan đang ở trạng thái tiêu cực thì sẽ dễ dẫn đến những rối

loạn.

Tuy nhiên, J. Rotter xem quá trình nhận thức rộng hơn so với A. Bandura,

ông cho rằng các yếu tố nhận thức có để quy định bản chất và mức độ ảnh

hưởng của kích thích bên ngòai cũng như những củng cố đến chủ thể.

Ngòai ra, trong khi Bandura ít đề cập đến ý nghĩa của sự thưởng phạt thì

Rotter lại cho rằng yếu tố này có thể tác động đến sự phát triển nhân cách

và sự thay đổi hànhe vi.

II. Nét tương đồng và khác biệt trong thuyết hành vi của Bandura và Rotter so với Skinner

Cả ba hệ thống lý thuyết đều mang tính chất hành vi nhưng khác

với Skinner cho rằng hành vi được xác định bởi môi trường thì

Bandura và Rotter lại cho rằng hành vi là tự ý thức.

Họ đều công nhận vai trò của yếu tố củng cố đối với việc điều

chỉnh hành vi. Tuy nhiên, so với Skinner thì Bandura và Rotter lại

xem nhẹ vai trò của yếu tố cũng cố hơn.

Bandura cho rằng mối liên hệ giữa kích thích và phản ứng hành vi

và củng cố không mang tính chất trực tiếp như hệ thống của

13CTL - NHÓM 6 24

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH

Page 25: A. Bandura, J. Rotter với hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách

Skinner đã nêu, ông đưa vào giữa kích thích và phản ứng một

yếu tố trung gian là quá trình nhận thức.

Theo quan điểm Skinner ai kiểm soat được củng cố, người đó

kiểm soát được hành vi. Còn Bandura thì ai kiểm soát được “Mô

hình” trong xã hội, người đó kiểm soat được hành vi.

Skinner và Bandura đều đề cập đến vấn đề hiệu quả của hành vi

tạo tác trong việc củng cố hành vi lặp lại, nhưng lại có sự hiểu

khác nhau về vai trò của nó. Với Skinner thì kết quả đóng vai trò

là kích thích củng cố, làm tăng cường độ và tần số xuất hiện của

hành vi lặp lại. Còn Bandura lại cho rằng kết quả của hành vi có

vai trò cung cấp thông tin về những hành động phù hợp hay

không, tạo ra kỳ vọng và động cơ ở chủ thể hướng tới hành động

mới.

Giống như Skinner, Bandura đã tập trung chú ý đến những biểu

hiện bề ngòai của sự bất thường – tứ là hành vi – chứ không phải

nhũng xung đột bên trong có ý thức hay tiềm thức được giả định

Sự khác biệt cơ bản nữa giữa Bandura và Rotter so với Skinner là

họ nghiên cứu trên những con người đang tương tác với nhau

chứ không dùng các lòai động vật nhất định.

Nhìn chung thì dù cách tiếp cận và quan điểm có khác nhau thì

đến cuối cùng họ đều muốn xây dựng các mô hình kỹ thuật,

mang tính chất công nghệ, nhằm điều khiển quá trình hình thành

và thay đổi hành vi của con người, góp phần cải thiện cuộc sống

cả cá nhân và xã hội nói chung.

13CTL - NHÓM 6 25

A. BANDURA, J. ROTTERVÀ HƯỚNG XÃ HỘI NHẬN THỨC TRONG LÝ THUYẾT NHÂN CÁCH