10 trần huy cường 4093659

107
Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp CẦN THƠ - 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH T - QU ẢN TRỊ KINH DOANH LU ẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TI ẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NHNo&PTNT TAM BÌNH PGD SONG PHÚ CÁN B Ộ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HI ỆN Nguy ễn Thị Kim Phượng Trần Huy Cường Mã s ố SV : 4093659 L ớp : Kinh T ế Học K35

Transcript of 10 trần huy cường 4093659

Page 1: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng i SVTH: Trần Huy Cường

CẦN THƠ - 2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI

NHNo&PTNT

TAM BÌNH PGD SONG PHÚ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC

HIỆN

Nguyễn Thị Kim Phượng Trần Huy CườngMã số SV: 4093659

Lớp: Kinh Tế Học K35

Page 2: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng i SVTH: Trần Huy Cường

LỜI CẢM TẠ

Sau khoảng thời gian học tập, được sự chỉ dẫn nhiệt tình, cũng như sự giúp

đỡ của thầy cô Trường Đại học Cần thơ, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế-

Quản trị kinh doanh, cùng với thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và

phát triển nông thôn huyện Tam Bình PGD Song Phú tôi đã học được n hững bài

học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn giúp ích cho bản thân, để nay tôi có thể

hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy, cô Khoa Kinh

tế- Quản trị kinh doanh– Trường Đại học Cần thơ, đặc b iệt tôi xin gửi lời biết ơn

sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn của tôi là cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã trực

tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn chú Lưu Hoàng Sơn, Giám đốc Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn PGD Song Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

thực tập tại đơn vị và anh Lê Tuấn Anh, Trưởng phòng tín dụng đã nhiệt tình chỉ

dẫn, cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi, cùng với các anh chị Phòng tín

dụng và Phòng kế toán luôn ân cần hướng dẫn, nhiệt tình giải đáp thắc mắc và

đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành bài luận văn của mình.

Cuối lời tôi xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh

và cô Nguyễn Thị Kim Phượng , Ban lãnh đạo cùng các anh chị tại Ngân hà ng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGD Song Phú nhiều sức khỏe, luôn thăng

tiến trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 11 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trần Huy Cường

Page 3: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng ii SVTH: Trần Huy Cường

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề

tài khoa học nào.

Vĩnh Long, ngày 26 tháng 11 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Trần Huy Cường

Page 4: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng iii SVTH: Trần Huy Cường

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Page 5: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng iv SVTH: Trần Huy Cường

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------------------------------------------

Cần Thơ, ngày….. tháng….. năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

Page 6: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng v SVTH: Trần Huy Cường

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................

Cần thơ, ngày…..tháng…..năm 2012

Giáo viên phản biện

Page 7: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng vi SVTH: Trần Huy Cường

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1

1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2

1.3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 3

1.3.1. Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 3

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

1.4.1. Phạm vi về không gian ............................................................................ 3

1.4.2. Phạm vi về thời gian ................................................................................ 3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4

1.5. Lược khảo tài liệu ....................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 7

2.1. Phương pháp luận ....................................................................................... 7

2.1.1. Các vấn đề về tín dụng hộ gia đình ......................................................... 7

2.1.2. Quy chế và quy trình cho vay của NHNo&PTNT Tam Bình ................ 9

2.1.3. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối nông thôn ..................................... 14

2.2. Sơ đồ nghiên cứu. ........................................................................................ 16

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17

2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu. ..................................................... 17

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17

2.3.3. Các phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 18

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN TAM

BÌNH VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................ 28

3.1. Khái quát về huyện Tam Bình và NHNo&PTNT.................................... 28

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội. ...................................... 28

3.1.2. Đánh giá chung về tín dụng đối với hộ sản xuất ................................... 30

Page 8: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng vii SVTH: Trần Huy Cường

3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT huyện Tam Bình- Tỉnh

Vĩnh Long ............................................................................................................ 31

3.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban trong NHNo&PTNT. ... 32

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tam Bình từ

năm 2009-6.2012 ................................................................................................ 33

3.2.1. Thu nhập ................................................................................................ 34

3.2.2. Chi phí ................................................................................................... 36

3.2.3. Lợi nhuận ............................................................................................... 37

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP

CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI

NHNo&PTNT HUYỆN TAM BÌNH PGD SONG PHÚ ................................ 39

4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ gia đình ở huyện Tam Bình ............. 39

4.1.1. Số lao động chính trong gia đình. ........................................................... 39

4.1.2. Số người phụ thuộc trong gia đình ......................................................... 40

4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ. ................................................................. 41

4.1.4. Giới tính của chủ hộ . .............................................................................. 42

4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ .......................................................... 42

4.1.6 Có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ . ................................. 43

4.1.7. Địa vị xã hội của chủ hộ ......................................................................... 44

4.1.8. Tổng diện tích đất sản xuất và nhà ........................................................ 45

4.1.9. Tổng chi phí cho sản xuất kinh doanh và tiêu sài gia đình trong năm ... 46

4.1.10. Tiết kiệm. .............................................................................................. 47

4.2 Thực trạng vay vốn của các HGĐ tại huyện Tam Bình........................... 48

4.2.1 Thực trạng chung ..................................................................................... 48

4.2.2. Mục đích vay. ......................................................................................... 49

4.2.3. Tình hình về lượng vốn vay, thời hạn vay, số lần vay. .......................... 50

4.2.4. Mức độ hài lòng về lượng vốn vay được tại NHNo&PTNT .................. 53

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng

vốn vay của hộ gia đình tại ngân hàng ............................................................. 53

4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của hộ gia

đình đối với NHNo&PTNT ................................................................................. 53

Page 9: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng viii SVTH: Trần HuyCường

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của hộ gia đình

đối với NHNo&PTNT ......................................................................................... 59

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỘ GIA ĐÌNH NÂNG CAO

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CŨNG NHƯ CHẤT LƯỢNG TÍN

DỤNG ĐỐI VỚI NHNo&PTNT SONG PHÚ ................................................ 64

5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực hoạt động của NH........... 64

5.1.1. Thuận lợi ................................................................................................ 64

5.1.2. Khó khăn ................................................................................................ 65

5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng đối với HGĐ ..... 66

5.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của

NHNo&PTNT .................................................................................................... 67

5.3.1. Trong công tác hoạt động tín dụng ......................................................... 67

5.4. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của HGĐ..... 68

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................70

6.1. Kết luận........................................................................................................ 70

6.2. Kiến nghị...................................................................................................... 71

6.2.1. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình ......................................... 71

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................ 71

6.2.3. Đối với hộ gia đình.... ............................................................................. 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO . ............................................................................... 73

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN

TÍN DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN TAM BÌNH... ............................ 74

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS MÔ TẢ MẪU . ................................. 78

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ CHẠY HÀM PROBIT VÀ TOBIT

TRÊN STATA.................................................................................................... 92

Page 10: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng ix SVTH: Trần Huy Cường

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình hồi quy Probit .... 23

Bảng 2.2. Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình hồi quy Tobit ..... 27

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Tam Bình từ

năm 2009-6.2012 .. .............................................................................................. 35

Bảng 4.1. Số lao động chính trong gia đình giữa hai nhóm hộ.... ....................... 40

Bảng 4.2. Số người phụ thuộc trong gia đình giữa hai nhóm hộ ........................ 40

Bảng 4.3. Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................... 41

Bảng 4.4. Giới tính của chủ hộ ............................................................................ 42

Bảng 4.5. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ ....................................................... 43

Bảng 4.6. Tình hình có quen biết với nhân viên ngân hàng của hai nhóm hộ gia

đình ..................................................................................................................... 44

Bảng 4.7. Tình hình địa vị xã hội của hai nhóm hộ gia đình............................... 44

Bảng 4.8. Tổng diện tích đất sản xuất và nhà của hai nhóm hộ gia đình. ........... 45

Bảng 4.9. Tổng chi phí của hai nhóm hộ gia đình .............................................. 46

Bảng 4.10. Tiết kiệm trung bình của hai nhóm hộ gia đình trong năm ............... 47

Bảng 4.11. Thực trạng vay vốn của hai nhóm hộ. ............................................... 48

Bảng 4.12.Thực trạng mục đích vay của hộ gia đình đối với NHNo&PTNT ..... 49

Bảng 4.13. Thực trạng về số tiền vay của hộ gia đình đối với NHNo&PTNT .. 50

Bảng 4.14.Thực trạng về thời hạn vay của hộ gia đình đối với NHNo&PTNT . 51

Bảng 4.15.Thực trạng số lần vay tại NHNo&PTNT ........................................... 52

Bảng 4.16. Mức độ hài lòng của hộ gia đình về lượng vốn đ áp ứng từ

NHNo&PTNT...................................................................................................... 53

Bảng 4.17. Kết quả hồi quy mô hình Probit về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

gia đình đối với NHNo&PTNT ........................................................................... 55

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy mô hình Tobit về lượng vốn vay của hộ gia đình đối

với NHNo&PTNT. .............................................................................................. 60

Page 11: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng x SVTH: Trần Huy Cường

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình cho vay của NHNo&PTNT huyện Tam Bình ..................... 13

Hình 2.2 Sơ đồ nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của HGĐ đối với

NHNo&PTNT PGD Song Phú ............................................................................ 16

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tam Bình ........... 32

Page 12: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng xi SVTH: Trần Huy Cường

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHNo&PTNTNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHTMNgân hàng thương mại

NHNNNgân hàng Nhà nước

NHCSNgân hàng chính sách

UBNDỦy ban nhân dân

CMNDChứng minh nhân dân

TCTDPNHTổ chức tín dụng phi ngân hàng

GĐGia đình

HGĐHộ gia đình

PGDPhòng giao dịch

SXNNSản xuất nông nghiệp

SXPNNSản xuất phi nông nghiệp

TDTín dụng

NHNgân hàng

HĐTDHoạt động tín dụng

HĐDVHoạt động dịch vụ

Page 13: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng xii SVTH: Trần Huy Cường

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài này nhằm xác định cá c nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cập tín dụng của các hộ gia đình đối với NHNo&PTNT huyện Tam Bình PGD

Song Phú. Từ đó, có thể đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp hộ gia đình

nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cũng như chất lượng tín dụng t ừ phía ngân

hàng nghiên cứu. Với mục tiêu đó đề tài được thực hiện theo sáu phần chính:

- Tìm hiểu lý thuyết về kinh tế hộ và các vấn đề cơ bản về tín dụng nông

thôn.

- Tìm hiểu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn

năm (2009– 6.2012).

- Thông qua số liệu thu thập từ 100 hộ gia đình trong địa bàn huyện Tam

Bình và sử dụng các phương pháp: thống kê mô tả, kiểm định chi bình phương,

kiểm định Independent T– test, để tìm hiểu thực trạng vay vốn của hai nhóm hộ.

- Đồng thời ứng dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến

việc vay vốn được hay không đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn của các hộ gia đình . Và sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh

hưởng đến lượng vốn vay được của hộ gia đình từ phí a ngân hàng nghiên cứu.

- Trên cơ sở các kết quả phân tích được về thực trạng kinh doanh của ngân

hàng, tình hình vay vốn của các hộ gia đình, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay được. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến

nghị cần thiết cho ngân hàng và hộ gia đình.

Page 14: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 1 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong bối cảnh kinh tế- xã hội nước ta những năm gần đây có nhiều khó

khăn và thách thức. Giá các loại hàng hóa chủ yếu trên thị trường thế giới biến

động theo hướng gia tăng. Nền kinh tế trong nước mặc dù vừa phục hồi sau

khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng cũng đang ẩn chứa nhiều rủi ro, ảnh

hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư của phần lớn

hộ gia đình. Bên cạnh, không phải lúc nào hộ gia đình cũng được mùa và được

giá, các vấn đề về thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… hơn nữa bản chất trong quá trình

sản xuất của hộ gia đình là tự cung, tự cấp nguồn vốn và bỏ vốn ra sau một thời

gian mới có thể thu hồi lại được…Vậy, họ làm thế nào để có đủ nguồn lực tài

chính để tiếp tục sản xuất cũng như mở rộng kinh doanh trong điều kiện nền kinh

tế như hiện nay trong khi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì có hạn. Do đó,

cung cấp vốn tín dụng cho các hộ gia đình là rất cần thiết.

Và đơn vị có thể đáp ứng nhu cầu về vốn cần thiết này không ai khác hơn

đó chính là ngân hàng. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát

triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, mỗi hệ thống ngân hàng ra đời với

các mục đích cụ thể và lấy đó làm mục tiêu phát triển lâu dài cho mình. Ví dụ

như: Ngân Hàng Phát Triển Nhà Và Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn liền với

mục đích huy động vốn và cho vay hỗ trợ nhân dân xây dựng và phát triển nhà ở;

đối với Ngân Hàng Công Thương thì lấy việc phát triển công nghiệp với thương

mại dịch vụ làm mục tiêu hoạt động; còn đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp Và

Phát Triển Nông Thôn (NHNo&PTNT) thì ra đời với mục đích chính là cho vay

phát triển nông nghiệp.

Huyện Tam Bình là một huyện nông thôn của tỉnh Vĩnh Long, là một vùng

đất giàu tiềm năng để phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch

vụ nhưng đặc biệt là nông nghiệp. Nhiều năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Đảng

và Nhà nước thì nền kinh tế huyện đã đạt được những thành tựu to l ớn, góp phần

phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống người dân, xóa đói g iảm

nghèo, quy mô sản xuất mở rộng, xây dựng nhiều khu đô thị- khu công nghiệp

mới.v.v.. Và những thành tựu đó của huyện có được chúng ta không thể bỏ qua

Page 15: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 2 SVTH: Trần Huy Cường

sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng. Cụ thể, Ngân Hàng Nông Nghiệp Và

Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Tam Bình giữ vại trò chủ đạo trong việc

điều tiết vốn cho khu vực, hỗ trợ quan trọng cho nông nghiệp góp phần tích cực

vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Ngân Hàng Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Th ôn Tam Bình luôn tự đổi mới, đa dạng và nâng

cao chất lượng các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng

nông thôn.

Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình trong huyện đều có những nguồn lực khác nhau,

hiệu quả sử dụng- quản lý nguồn vốn khác nhau. Bên cạnh, không những nhu cầu

về vốn mà khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng cũng rất khác nhau giữa

các hộ. Nên vấn đề đặt ra là : đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

tín dụng của các hộ gia đình tại địa bàn và mục đích tìm ra nguyên nhân– giải

pháp để nâng cao hiệu quả của việc cấp tín dụng tại ngân hàng huyện, cũng như

giúp hộ gia đình có thể sử dụng vốn vay hiệu quả hơn . Từ nhận định trên, nên tôi

chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

của hộ gia đình đối với NHNo&PTNT Tam Bình PGD Song Phú” để phân

tích và tìm hiểu về vấn đề trên.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .

1.2.1. Mục tiêu chung.

Phân tích và tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín

dụng của hộ gia đình đối với NHNo&PTNT Tam Bình PGD Song Phú. Để biết

được những nhân tố chính ảnh hưởng, thông qua đó giúp ngân hàng hiểu được

nhu cầu tiếp cận tín dụng của người dân và đề xuất một số giải pháp cần thiết

giúp ngân hàng ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng đối với nhóm đối tượng

quan trọng này.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Mục tiêu 1: Phân tích một số chỉ tiêu về kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến

khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình.

- Mục tiêu 2: Phân tích về thực trạng vay vốn của các hộ gia đình.

- Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín

dụng và lượng vốn vay của hộ gia đình tại ngân hàng.

Page 16: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 3 SVTH: Trần Huy Cường

- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp hộ gia đình nâng

cao khả năng tiếp cận tín dụng cũng như chất lượng tín dụng từ phía ngân hàng

nghiên cứu.

1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .

1.3.1. Kiểm định giả thuyết.

H1: Không có sự giống nhau về các chỉ tiêu kinh tế xã hội giữa hai nhóm hộ

SXNN và SXPNN.

H2: Có sự khác nhau về thực trạng vay vốn của hộ gia đình đối với ngân

hàng.

H3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín

dụng và lượng vốn vay của hộ gia đình đối với ngân hàng là như nhau.

1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .

- Nhu cầu về vốn của hộ gia đình như thế n ào?

- Thực trạng vay vốn của các hộ gia đình ra sao? Lượng vốn cung cấp cho

các hộ gia đình từ ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu của họ không?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vay được vốn hay không của các hộ

gia đình?

- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của từng hộ gia

đình?

- Hiện tại, có cần bổ sung những giải pháp nào để đáp ứng nhu cầu tín dụng

của hộ gia đình ngày càng hoàn thiện hơn hay không?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .

1.4.1. Phạm vi về không gian.

Do giới hạn về thời gian cũng như khả năng còn là sinh viên đang ngồi trên

ghế nhà trường nên đề tài chỉ được thực hiện tại PGD Song Phú của

NHNo&PTNT huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long và khu vực sinh sống của các hộ

gia đình ở một số xã thuộc huyện Tam Bình.

1.4.2. Phạm vi về thời gian.

- Số liệu thu thập bao gồm:

+ Số liệu thứ cấp thu thập được qua ngân hàng giai đoạn từ năm 2009 đến

tháng 6 năm 2012.

+ Số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn các hộ gia đình.

Page 17: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 4 SVTH: Trần Huy Cường

- Thời gian thực hiện đề tài từ 27/08/2012 đến 05/11/2012.

1.4.3. Đối tượng nghi ên cứu.

Đề tài chỉ nghiên cứu đối tượng là nhu cầu tiếp cận tín dụng của hộ gia đình

ở huyện Tam Bình, Vĩnh Long.

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Hồng Hoàng Anh, (2008), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp

cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế

Sách, tỉnh Sóc Trăng”. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu 4 mục tiêu cụ thể:

(1) Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực trạng sử dụng vốn

vay của nông hộ ở huyện Kế Sách- tỉnh Sóc Trăng. (2) Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ. (3)

Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập của hộ gia đình. (4) Đề xuất

một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn vay

cũng như góp phần phá t triển kinh tế huyện. Để thực hiện được mục tiêu quan

trọng thứ hai tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình

kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit. Kết quả phân tích cho thấy: có

6 yếu tố tác động đến việc vay vốn chính thức của nông hộ là: tổng diện tích

ruộng đất của hộ, giá trị tài sản của hộ, chi tiêu trung bình của hộ, địa vị xã hội

của chủ hộ, có tham gia của chủ hộ và tiết kiệm của chủ hộ; Có tám yếu tố ảnh

hưởng đến lượng vốn vay của hộ là: tổng diện tích đất có bằng đỏ, thu nhập trước

khi vay của hộ, chi tiêu cho sản xuất kinh doanh, giá trị của đất, giá trị của nhà

cửa, địa vị của chủ hộ, có tham gia của chủ hộ, có quen biết của chủ hộ và tổng

chi cho sinh hoạt.

Bùi Thị Minh Thơ, (2010), “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long” .

Đề tài tập trung bốn mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phân tích khái quát tình hình

sản xuất và nhu cầu sử dụng nguồn vốn tín dụng của nông hộ ở huyện Trà Ôn.

(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

thuộc khu vực chính thức của các hộ nông dân trong sản xuất lúa ở địa bàn này.

(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. (4) Đề ra những phương

hướng, giải pháp hợp lý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

của hộ gia đình. Để thực hiện được các mục tiêu cụ thể, đề tài tiến hành và thu

Page 18: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 5 SVTH: Trần Huy Cường

thập sau đó phân tích số liệu sơ cấp do phỏng vấn 60 hộ nông dân. Cụ thể, với

mục tiêu (1) sử dụng phương pháp thông kê mô tả để mô t ả tổng quát về thực

trạng sản xuất, nhu cầu vốn sản xuất của hộ gia đình. Kết quả phân tích cho thấy

có các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn như: Thu nhập, có thể vay mượn

người khác, không biết cách thức vay, mức độ đáp ứng vốn vay của ngân hàng…

Bên cạnh, với mục tiêu (2), (3) sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, cụ thể

bằng việc sử dụng mô hình Probit, chỉ ra rằng các nhân tố: số lao động, khoảng

cách từ nhà đến huyện, có điện thoại, mức độ quen biết trong xã hội, thu nhập và

giới tính có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận tín dụng của hộ gia đình; với mô

hình Tobit, để thực hiện mục tiêu (3) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến lượng

vốn vay là: giới tính, trình độ, mục đích vay và diện tích đất. Thông qua việc

thực hiện các mục tiêu trên, tác giả thấy được thực trạng, nhu cầu vốn tín dụng

của hộ nông dân, những thiếu sót của ngân hàng địa phương trong việc cấp tín

dụng cho hộ nông dân, để từ đó thực hiện mục tiêu (4).

Lê Minh Tiến, (2007), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn

vay và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ nông dân ở Huyện Tam Bình, Tỉnh

Vĩnh Long”. Với bốn mục tiêu cơ bản là: (1) Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - xã

hội có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các hộ gia đình. (2) Xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. (3) Xác định nhu cầu vay vốn của các hộ gia

đình. (4) Đề xuất một số ý kiến đến chính quyền địa phương, ngân hàng và các

hộ nông dân nhằm nâng cao lượng vốn vay. Mục tiêu (1), đề tài sử dụng phương

pháp thông kê mô tả, Custom Tables để phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội,

mục đích vay vốn, thời hạn vay cũng như số lần vay. Đến mục tiêu (3), tác giả đã

sử dụng mô hình Logistic để phân tích nhu cầu vay và không vay của hộ, với

kiểm định Independent- sample T test để kiểm định sự giống nhau và khác nhau

giữa các hộ gia đình. Kết quả cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay

như: tiếp kiệm, số thành viên trong hộ, diện tích đất canh tác, rủi ro trong sản

xuất. Đồng thời với việc sử dụng hồi quy tương quan bằng mô hình Tobit đề tài

xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay như: Quy mô nhân khẩu,

tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, thu nhập, diện tích đất,

các khoản chi tiêu, nhu cầu tiết kiệm đã thực hiện ở mục tiêu thứ hai. Với mục

tiêu (4), đề tài sử dụng ma trận SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu,

Page 19: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 6 SVTH: Trần Huy Cường

cơ hội và thách thức từ ngân hàng huyện, từ đó đề xuất ý kiến nhằm nâng cao

lượng vốn vay cho hộ nông dân.

Hà Mỹ Trang, (2010), “Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân

Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh- Phòng giao dịch thành

phố Trà Vinh” . Đề tài tập trung nghiên cứu 6 mục tiêu: (1) Phân tích tình hình

tài chính tại MHB Trà Vinh. (2) Phân tích tình hình huy động vốn tại MHB Trà

Vinh. (3) Phân tích tình hình dư nợ. (4) Phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình

huy động tín dụng của PGD. (5) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín

dụng tại ngân hàng của các hộ gia đình ở thành phố Trà Vinh. (6) Đề ra các giải

pháp để thỏa mãn nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình và nâng cao khả năng

canh tranh của phòng giao dịch. Đối với các mục tiêu (1), (2), (3), (4) đề tài sử

dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối và các chỉ số tài chính để phân

tích tình hình tài chính, cho vay của ngân hàng. Mục tiêu (5), tác giả dùng các

phương pháp phân tích: nhân tố, thông kê mô tả, phân tích bảng chéo, Custom

Table, kiểm định Independent Sample Test để phân tích thực trạng chung về các

hộ gia đình và nhu cầu tín dụng của từng hộ. Kết hợp với việc sử dụng thang đo

Likert 5 mức độ để đánh giá sự hài lòng của các hộ gia đình về thực trạng vay

vốn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu tín dụng tại ngân

hàng. Đồng thời sử dụng mô hình phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xác

định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của hộ gi a đình,

kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của hộ

gia đình là: Số thành viên trong gia đình, tiết kiệm trung bình của gia đình, sự

cần thiết về vốn của khách hàng, ảnh hưởng của quy định về lãi suất và thời gian

trả nợ. Tổng hợp từ các kết quả phân tích trên tác giả đưa ra một số giải pháp để

thỏa mãn nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình và nâng cao khả n ăng cạnh tranh

của phòng giao dị ch.

Page 20: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 7 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.

2.1.1. Các vấn đề về tín dụng hộ gia đình.

2.1.1.1. Khái niệm và phân loại hộ gia đình .

- Tại điều 106 Bộ Luật Dân sự năm 2005 định nghĩa hộ gia đình là chủ thể

của quan hệ dân sự, khi các thành viên trong một gia đình có tài sản chung, cùng

có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, định đoạt và cùng có trách nhiệm dân sự

đối với số tài sản đó. Như vậy, hộ gia đình phải có quan hệ huyết thống, quan hệ

hôn nhân, hoặc quan hệ về nuôi dưỡng lẫn nhau.

- Còn đối với điều 107 có ghi: “Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng

góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh nào đó do pháp

luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự có liên quan; hộ gia đình mà

đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự”.

- Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp (SXNN): là hộ chuyên sản xuất trong

lĩnh vực nông nghiệp, ví dụ như: trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và

một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông ngh iệp. Có tính

chất là tự sản xuất ra vật chất, do cá nhân làm chủ hộ và tự chịu trách nhiệm về

toàn bộ kết quả sản xuất.

- Hộ gia đình sản xuất phi nông nghiệp (SXPNN): bao gồm các hoạt động

dưới hình thức làm thuê, công nhân viên tham gia vào sản xuất, các hộ kinh

doanh, buôn bán nhỏ lẻ, sản xuất cơ khí…

- Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật cho hộ, và được các thành viên

trong hộ đồng ý.

2.1.1.2. khái niệm nhu cầu tín dụng của hộ gia đình .

Là lượng vốn mà gia đình cần được cung cấp để thỏa mãn và phục vụ nhu

cầu cần thiết nào đó của gia đình . Ví dụ như: xây dựng nhà cửa, mua đất kinh

doanh, đầu tư sản xuất… Và nguồn vốn này thường được cung cấp bởi một tổ

chức tín dụng nào đó hay các ngân hàng thương mại .

Page 21: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 8 SVTH: Trần Huy Cường

Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu t ín dụng:

+ Nhân tố thuộc về bản thân chủ thể đi vay: cá nhân (tuổi, giới tính, trình

độ học vấn, thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,…) và tổ chức (quy mô tổ chức, thời

gian thành lập, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, doanh thu, chi

phí…).

+ Nhân tố thuộc về ảnh hưởng từ quá trình tiếp cận tín dụng: sự đa dạng và

các quy định về lãi suất, thủ tục vay vốn, tài sản đảm bảo, lượng vốn được cấp,

thời gian trả nợ, uy tín của tổ chức tín dụng, loại hình ngân hàng…

2.1.1.3. Khái niệm về tín dụng nông thôn và phân loại tín dụng.

a) Khái niệm tín dụng nông thôn.

Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định

dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định từ người

sở hữu tín dụng sang người sử dụng và khi đến hạn thì người sử dụng phải trả lại

cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Và khoản giá trị

chênh lệch này gọi là lợi tức tín dụng.

Hoạt động tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử

dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông

nghiệp. Và tương tự, hoạt động tín dụng của hộ sản xuất phi nông nghiệp là việc

tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng

cho hộ sản xuất phi nông nghiệp .

b) Phân loại tín dụng.

+ theo kỳ hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là

loại tín dụng phổ biến trong cho vay hộ gia đình ở nông thôn, các tổ chức tín

dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy

động là các khoản tiền gữi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông

thôn. Mục đích của hộ gia đình vay là để phục vụ cho sản xuất như: mua giống,

phân bón, thuốt trừ sâu, cải tạo đất,… hay vay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cần

thiết của cá nhân như: tiêu dùng các dịp tết đến, các ngày đầu mùa thu hoạch…

Và lãi suất của các khoản vay này thường rất thấp.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng

để cho vay vốn, mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như: mua giống,

Page 22: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 9 SVTH: Trần Huy Cường

vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít

phổ biến ở thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn .

- Tín dụng dài hạ n: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng

để cấp vốn sản xuất cho các đối tượng hộ gia đình cải tiến và mở rộng sản xuất

có quy mô lớn, kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị

trường nông thôn và rủi ro cao.

+ Phân loại theo hình thức tín dụng:

- Tín dụng chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép

của Nhà Nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và

chi phối của NHNN. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật

ngân hàng như: sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay… Và những

dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ

chức tài chính chính thức bao gồm: Các ngân hàng Thương Mại (N HTM), ngân

hàng chính sách xã hội (NHCS), các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Quỹ tín

dụng nhân dân, các đoàn thể xã hội, công ty tài chính, cho thuê tài chính,…

- Tín dụng phi chính thức: các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của

nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như

cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè , họ hàng,

cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi… Lãi suất cho vay và những quy định trên thị

trường này do người cho vay và người đi vay quyết định.

2.1.2. Quy chế và quy trình cho vay của NHNo&PTNT Tam Bình .

2.1.2.1. Quy chế cho vay.

a) Nguyên tắc vay vốn.

Căn cứ thể lệ tín dụng ban hành kèm theo quyết định số

1627/2001/QĐ.NHNN ngày 31/12/2001 có hiệu lực thi hành ngày 1/2/2002 của

thống đốc ngân hàng nông thôn Việt Nam ban hành quy chế cho vay của các

TCTD đối với khách hàng. Khách hàng vay vốn ở TCTD phải đả m bảo các

nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Phải hoàn trả nợ gốc, lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Page 23: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 10 SVTH: Trần Huy Cường

b) Điều kiện vay vốn.

Ngân hàng Nông Nghiệp và phát tr iển nông thôn huyện Tam Bình xem xét

và quyết định cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh phải có đủ các điều kiện

sau:

- Có đủ năng luật pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách

nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong t hời hạn cam kết.

- Mục đích sử dụng vay vốn hợp pháp.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi và có

hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp

với quy định của pháp luật.

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ

và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

c) Đối tượng vay vốn.

- Các nhu cầu về vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và đầu tư tại các lĩnh

vực: Nông nghiệp, Ngư nghiệp, Công nghiệp, Chế biến, Tiểu thủ công nghiệp,

ngành nghề Giao thông, Xây dựng bưu chính viễn thông, Thương mại, Dịch vụ,

Cung ứng vật tư, Du lịch, tài trợ xuất khẩu, cơ sở hạ tầng…

- Các nhu cầu vốn để xây dựng nhà ở, phục vụ đời sống, tiêu dùng…

- Các nhu cầu tài chính của khách hàng.

- Không cho vay các đối tượng, nhu cầu tài chính mà pháp luật cấm mua

bán, chuyển đổi, giao dịch …

d) Thời hạn cho vay.

- Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: trên 60 tháng.

e) Mức lãi suất cho vay .

- Mức lãi suất do ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp

với quy định của NHNN và NHNo về lãi suất cho vay tại thời điểm kí kết hợp

đồng tín dụng. Ngân hàng nơi cho vay có trách nhiệm công bố công khai các

mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết .

Page 24: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 11 SVTH: Trần Huy Cường

- Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được trong kỳ so

với số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định. Thông thường lãi suất

tính cho năm, quý, tháng.

- Lãi suất là cơ sở tính cho giá trị thu hồi được của vốn vay sau một thời

gian nhất định, bao gồm số tiền cho vay gốc và lợi tức (phụ thuộc vào mức lãi

suất). Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn thì phải áp dụng mức lãi

suất nợ quá hạn theo mức quy định của ngân hàng.

f) Mức cho vay.

- NHNo nơi cho vay quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn

của khách hàng, giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay (nếu khoảng vay áp dụng

đảm bảo bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn

vốn của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp .

+ Đối với cho vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu là 10%

trong tổng nhu cầu vốn.

+ Đối với cho vay trung và dài hạn thì khách hàng phải có vốn tự có tối

thiểu là 20% trong tổng nhu cầu vốn.

- Trường hợp khách hàng có tín nhiệm (được xếp loại A theo tiêu thức phân

loại khách hàng của NHNo Việt Nam), khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông,

lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải đảm bảo bằng tài sản, nếu có vốn tự có thấp

hơn quy định trên, thì sẽ giao cho giám đốc NHNo nơi cho vay quyết định.

- Đối với khách hàng được NHNo nơi cho vay lựa chọn áp dụng cho vay có

đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, mức vốn tự có tham gia theo quy

định hiện hành của chính phủ, thống đốc NHNN Việt Nam.

g) Phương thức cho vay:

+ Cho vay từng lần: mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng

làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định

và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc

theo chu kì sản xuất kinh doanh.

+ Cho vay theo dự án đầu tư : Tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn để

thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các

phương án phục vụ đời sống.

Page 25: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 12 SVTH: Trần Huy Cường

+ Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức

tín dụng làm mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.

+ Cho vay trả góp: Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận

một số tiền vay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ

hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên

vay khi trả đủ nợ gốc và lãi.

+ Cho vay theo hạn mức dự phòng : Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn

sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ

chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng

và mức phí trả cho hạn mức tín dụng.

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng : tổ chức

tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn trong phạm vi hạn mức

tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút

tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của các tổ chức tín dụng.

h) Bộ hồ sơ cho vay.

- Hồ sơ do khách hàng lậ p và cung cấp:

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác:

Giấy chứng minh nhân dân , sổ hộ khẩu.

Các tài liệu chứng minh năng luật pháp luật dân sự và năng luật hành vi

dân sự.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất do ủy ban nhân dân huyện cấp.

Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ chức đoàn thể:

Ngoài các hồ sơ trên phải có thêm dan h sách các thành viên có xác nhận của

UBND xã.

+ Đối với khách hàng đi vay đời sống:

Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của thủ trưởng đơn vị (đối với cán bộ

công nhân viên).

Page 26: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 13 SVTH: Trần Huy Cường

- Hồ sơ do ngân hàng lập:

Báo cáo thẩm định, tái thẩm định.

Các loại thông báo: thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông

báo gia hạn, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn.

Báo cáo sử dụng vốn vay.

Sổ theo dõi cho vay.

- Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập:

Hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn.

Hợp đồng đảm bảo tiền vay.

2.1.2.2. Quy trình xét duyệt cho vay.

Hình 2.1: Quy trình cho vay của NHNo&PTNT huyện Tam Bình

Giải thích quy trình:

(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn, đến ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ

trách địa bàn, trình bày dự án sản xuất kinh doanh của mình và các giấ y tờ có

liên quan như: chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở

hữu tài sản của mình.

(2) Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi và các giấy tờ

hợp lệ theo quy định, kế tiếp cán bộ tín dụng sẽ thẩm định thực tế phương án sản

xuất kinh doanh, nếu thấy khả thi có thể cho vay thì sẽ hướng dẫn khách hàng

ghi nội dung vào bộ hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất những nộ i

dung cần thiết của hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ, ký tên vào

hồ sơ và chuyển cho trưởng phòng tín dụng.

(3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp

của hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem

xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiê m

4

8

Trưởng phòng Tín dụng

Cán bộ Tín dụng

Khách hàng Phòng Ngân quỹ

Phòng Kế toán

Giám đốc

1

3 5

672

Page 27: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 14 SVTH: Trần Huy Cường

làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định và trình Giám đốc quyết

định.

(4) Giám đốc chi nhánh NHNo nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định do

phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng

tín dụng.

Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo quy định hiện hành

của NHNN Việt Nam.

(5) Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng báo cho khách hàng biết và nói

rõ lý do không cho vay.

(6) Nếu cho vay thì cán bộ tín dụng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng,

hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản) và

chuyển đến cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán.

(7) Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý và

sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định, nếu đảm bảo thì mở sổ lưu cho vay, lưu giữ

hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải ngân, sau đó hồ sơ được chuyển cho thủ quỹ.

(8) Thủ quỹ căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải

ngân cho khách hàng.

2.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nông thôn .

* Cung cấp vốn, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn:

+ Cung cấp vốn: Qua từng thời kỳ phát triển, Đảng và Nhà nước ban hành

nhiều văn kiện hướng dẫn NHNo&PTNT đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, đã

tạo ra môi trường pháp lý để mở rộng cho vay. Do đó, doan h số cho vay mà đối

tượng là các tổ chức, các thành phần kinh tế nông thôn, nhất là hộ sản xuất nông

nghiệp ngày càng tăng dư nợ ngày càng nhiều. Số vốn đó đã làm thay đổi bộ mặt

nông thôn, thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải thiện nâng cao đời sống hộ

sản xuất nông nghiệp.

+ Hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn. Trong những năm gần đây cùng

với công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng khối lượng tín dụng cho kinh tế

nông nghiệp– nông thôn theo hướng cơ chế thị trường, đã góp phần làm giảm bớt

tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Từ đó tạo cơ hội làm ăn tốt hơn cho hộ

sản xuất nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn.

Page 28: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 15 SVTH: Trần Huy Cường

* Đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng:

Nguồn vốn từ Ngân hàng giúp người nông dân kiến tạo một cơ sở vật chất

kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có khả năng chống thiên tai, dịch hại, đưa sản xuất

nông nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên. Để đáp ứng nhu cầu lương

thực, thực phẩm trong tương lai. Và để nông nghiệp phát triển ổn định việc sử

dụng đất đai đầy đủ, hợp lý thì vấn đề cơ bản là phải có khoa học kỹ thuật và vốn

tín dụng đóng vai trò rất lớn trong việc giải quyết vấn đề này.

* Khuyến khích nông dân làm ăn có hiệu quả:

Từ khi Đảng, nhà nước ta tiến hành chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao

cấp sang cơ chế thị trường, sang kinh tế hộ gia đình nhất là hộ sản xuất nông

nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các hộ gia đình phải tự chủ về

sản xuất và kết quả kinh doanh của mình. Chính vì những điều đó đa phần nông

dân đã tự ý thức được nhà nước không còn bao cấp nên việc sử dụng vật tư, tiền

vốn, đặc biệt là vốn vay Ngân hàng tốt hơn, có hiệu quả hơn, vay trả sòng phẳng

hơn, từng bước đã thích nghi dần với cơ chế.

Mặt khác, cho nông dân vay với lãi suất thị trường, người nông dân không

ỷ lại sự chiếu cố của nhà nước. Với lãi suất thị trường như vậy buộc họ phải suy

nghĩ cách làm ăn để sau một chu kỳ sản xuất, họ phải có thu nhập sao cho lợi

nhuận vừa trả được nợ cho Ngân hàng đồng thời còn dư ra để cải thiện đời sống.

Chính vì vậy sẽ làm cho sức mạnh sản xuất tăng thêm, từ đó đồng vốn cho vay

có hiệu quả hơn. Thành tích đó đã được khẳng định trong những năm qua, nông

nghiệp và đặc biệt là sản xuất lương thực đã có những bước tiến vượt bậc.

* Xóa đói giảm nghèo, đưa nông thôn ngày càng giàu đẹp:

Trong những năm gần đây đối với cộng đồng người nghèo được Đảng và

nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo. Vốn

đầu tư của Ngân hàng tạo điều kiện cho nông dân khai hoang, tăng vụ, làm các

công trình tưới tiêu, tạo điều kiện cho nô ng dân có thu nhập cao hơn, là tiền đề

cho sự đóng góp cho Ngân sách nhà nước, đóng góp vào quỹ phúc lợi địa

phương xây dựng cơ sở vật chất đưa nông thôn ngày thêm đổi mới.

Page 29: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 16 SVTH: Trần Huy Cường

2.2. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU .

Hình 2.2: Sơ đồ nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của HGĐ đối với

NHNo&PTNT PGD Song Phú.

Số liệu thứ cấp Số liệu sơ cấp

Thông tinchung vềhộ gia đình

Thông tin vềthực trạng vayvốn của HGĐ

Xác định các yếu tốảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận tín dụngvà lượng vốn vay

Phân tích các yếutố ảnh hưởng đếnviệc vay vốnđược hay không

Phân tích các yếutố ảnh hưởng đếnlượng vốn vayđược của HGĐ

H1: không có sựgiống nhau về cácchỉ tiêu KT-XHgiữa hai nhómHGĐ.

Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng từ phía hộ gia đình và chất lượng tín dụng đối với ngân hàng

H2: Có sự khác nhauvề thực trạng vayvốn của các HGĐ

H3: Mức ảnh hưởngcủa các yếu tố tácđộng đến khả năngtiếp cận tín dụng vàlượng vốn vay củaHGĐ tại ngân hànglà như nhau

Phân tích kếtquả hoạt độngkinh doanhcủa NH

Page 30: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 17 SVTH: Trần Huy Cường

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .

2.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .

Hiện nay, địa bàn hoạt động chính của PGD Song Phú chủ yếu là 4 xã:

Song Phú, Phú Thịnh, Long Phú và Tân Phú. Vì vậy, đề tài sẽ chọn nghiên cứu

tại các xã này và xung quanh khu vực phòng giao dịch.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp.

Số liệu được thu thập từ các sổ tay tín dụng, báo cáo hoạt động tín dụng của

NHNo&PTNT huyện Tam Bình qua các năm 2009, 2010, 2011, 6 tháng đầu năm

2012. Cùng những thông tin từ báo, internet, những tư liệu tín dụng tại ngân

hàng.

2.3.2.2 Số liệu sơ cấp.

Số liệu được thu thập qua quá trình phỏng vấn từ bảng câu hỏi, phỏng vấn

trực tiếp các hộ gia đình theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện trên

địa bàn nghiên cứu . Nội dung phỏng vấn xoay quanh những thông tin chung về

thực trạng cũng như nhu cầu tiếp cận tín dụng của hộ gia đình đối với ngân hàng

nghiên cứu.

Cỡ mẫu: được xác định theo công thức:

Trong đó:

n: là cỡ mẫu .

p(1-p): độ biến động của dữ liệu.

MOE: sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ .

Z: biến chuẩn tắc trong sai số chuẩn tắc (là giá trị tra bảng của phânphối chuẩn Z ứng với độ tin cậy).

Trong thực tế nghiên cứu, thường sử dụng tin cậy 95% (hay α = 5%).

Zα/2 = 1,96 và dữ liệu biến động cao nhất khi p= 0,5; sai số cho phép là

10%.

Từ các giá trị trên, ta có cỡ mẫu n= (1,96)2 x (0,25) / (0,1)2 = 96 quan sát.

Đề tài này sử dụng bộ số liệu gồm 100 quan sát đã đủ l ớn để tiến hành

nghiên cứu.

2

22

)]1([Z

MOE

ppn

Page 31: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 18 SVTH: Trần Huy Cường

2.3.3. Các phương pháp phân tích số liệu.

2.3.3.1. Phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối.

Mục đích nhằm khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT

chi nhánh huyện Tam Bình qua các năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm

2012 thông qua chỉ số này.

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ

phân tích so sới kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y = y1 – y0

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước.

y1: chỉ tiêu năm sau.

y: phần chênh lệch tăng hoặc giảm của các chi tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu

năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến

động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể.

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa hiệu số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước.

y1: chỉ tiêu năm sau.

y: y1 – y0.

Y: tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước (%) .

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ

tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa

các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiê u. Từ đó tìm ra nguyên

nhân và biện pháp khắc phục.

2.3.3.2. Với mục tiêu 1: Kiểm định giả thuyết H1: Không có sự giống nhau

về các chỉ tiêu kinh tế xã hội giữa hai nhóm hộ sản xuất nông nghiệp và sản xuất

phi nông nghiệp. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích thống kê mô tả với

100%0

Page 32: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 19 SVTH: Trần Huy Cường

các chỉ tiêu như: số trung bình, tỷ lệ, tần suất… để phân tích thực trạng vay vốn

và xác định nhu cầu tiếp cận tín dụng của hộ gia đình . Đồng thời thông qua kiểm

định Independent T- Test, để kiểm định sự giống nhau và khác nhau về các chỉ

tiêu kinh tế xã hội giữa hai nhóm hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và sản xuất

phi nông nghiệp. Ví dụ như về: tuổi, kinh nghiệm sản xuất, quy mô nhân khẩu,

số người lao động trong gia đình, diện tích đất sản xuất, thu nhập, chi tiêu, tiết

kiệm…

Dùng các phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực

kinh tế bằng cách rút ra các kết luận dựa trên nhữ ng số liệu và thông tin thu thập

được.

Thống kê mô tả là một trong hai chức năng quan trọng của thống kê. Mục

đích của thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và

trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như: số trung bình

(mean), số trung vị, phương sai (variance), độ lệch chuẩn… Trong thống kê mô

tả, các đại lượng thống kê chỉ được tính đối với các biến định lượng.

Phân tích bảng chéo (Cross- Tabulation).

Là phương pháp thống kê mô tả hai, ba biến cùng lúc và kết quả sẽ phản

ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hay phân

biệt.

Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập

(Independent- sample T test).

Đây là loại kiểm định dùng để so sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên

cứu nào đó giữa hai đối tượng đang xét.Phép kiểm định này cần có hai biến: biến định lượng (khoảng hoặc tỷ lệ) để

tính trị trung bình; biến định tính để chia nhóm so sánh (2 nhóm).Mục đích khi sử dụng phương pháp này là để so sánh trị trung bình của hai

nhóm tổng thể: trong đề tài này là so sánh giữa hai nhóm hộ gia đình sản xuất

nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp về độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất, quy

mô nhân khẩu, số người lao động trong gia đình, diện tích đất sản xuất, thu nhập,

chi tiêu, tiết kiệm, số tiền vay tại NHNo&PTNT Tam Bình PGD Song Phú.

2.3.3.3. Với mục tiêu 2: Nhằm kiểm định giả thuyết H2: có sự khác nhau

về thực trạng vay vốn của hộ gia đình tại ngân. Bên cạnh dùng kiểm định

Page 33: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 20 SVTH: Trần Huy Cường

iij

k

jji uxy

1

*

Independent- samples T test với mục đích phân tích lượng vốn vay, thời hạn

vay, số lần vay… ở thời điểm hiện tại để thấy được có sự khác nhau hay không

về các yếu tố này giữa hai nhóm hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và sản xuất

phi nông nghiệp. Hơn nữa đề tài sẽ sử dụng thêm phương pháp kiểm định- chi

bình phương để phân tích thực trạng vay vốn, mục đích vay trong hiện tại để

thấy được có mối liên hệ hay không giữa mục đích vay vốn và lĩnh vực sản xuất.

Kiểm định Chi- bình phương.

Mục đích của kiểm định này sẽ cho chúng ta biết được có tồn tại mối liên

hệ giữa hai biến hay không trong một tổng thể. Tuy nhiên, kiểm định này không

cho chúng ta biết độ mạnh yếu của mối liên hệ giữa chúng và kiểm định này chỉ

sử dụng cho mối liên hệ giữa biến định danh với nhau.

Giả thuyết H0: Lĩnh vực sản xuất của hộ gia đình có liên hệ với mục đích

vay, trình độ học vấn, số lần vay vốn cũng như nhu cầu vay vốn hay không?.

2.3.3.4. Với mục tiêu 3: Kiểm định lại giả thuyết H3: Mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của hộ

gia đình tại ngân hàng là như nhau.

Với mục tiêu quan trọng này bài viết sử dụng phương pháp phân tích hồi

quy bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit để phân

tích các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi phỏng vấn kết hợp quá trình phân

tích ở mục tiêu (1) về các chỉ tiêu kinh tế xã hội .

Mô hình Probit (xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn được

hay không từ ngân hàng).

Mô hình này được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến giả,

dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là hàm số của biến

độc lập (chẳng hạn như các yếu tố kinh tế- xã hội). Trong nghiên cứu này, mô

hình Probit được sử dụng nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh đến khả năng

vay vốn được không của hộ gia đình từ NHNo&PTNT. Ta có mô hình tổng quát

như sau:

Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét

biến giả yi được khai báo như sau:

Page 34: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 21 SVTH: Trần Huy Cường

Yi: Biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu hộ gia đình có

vay vốn tại NHNo&PTNT, là 0 nếu hộ gia đình không có vay vốn từ

NHNo&PTNT .

Xij: là các biến độc lập, đây là các yếu tố tác động đến hộ gia đình có được

vay vốn hay không như: Số người lao động chính, trình độ học vấn, tổng chi

phí, kinh nghiệm, tổng diện tích đất, có quen biết với nhân viên ngân hàng,

có địa vị xã hội của chủ hộ, giới tính của chủ hộ . Để thấy được những yếu tố

nào sẽ ảnh hưởng đến việc có vay vốn được hay không của hộ gia đình từ phía

ngân hàng. Và thông qua phương trình hồi quy rút ra từ mô hình Probit để nhận

xét mức độ tác động từ các yếu tố này.

Giả sử rằng chúng ta có mô hình hồi quy:

Y = 1 + 2X + u i

Trong đó Y là biến nhị phân nhận hai giá trị:

Y = 0: Hộ không thể tiếp cận được nguồn vốn tại NHNo&PTNT.

Y = 1: Hộ có thể tiếp cận được nguồn vốn tại NHNo&PTNT

X: yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tại ngân hàng

của hộ gia đình.

ui : là sai số của mô hình.

Qua lược khảo tài liệu có liên quan, đề tài được xây dựng phương trình khả

năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ gia đình từ ngân hàng như sau:

Vay (có vay được hay không) = 0 + 1Laodongchinh + 2Hocvan +

3Tongchiphi + 4Kinhnghiem + 5Tongdientichdat + 6Coquenbiet +

7Diavixahoi + 8Gioitinh + u i

Các biến trong mô hình có ý nghĩa như sau:

Vay là biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng từ ngân hàng của hộ gia đình, là

biến phụ thuộc. Vay là biến giả, nhận giá trị là 0 nế u hộ gia đình không vay vốn

từ NHNo&PTNT và nhận giá trị là 1 nếu hộ gia đình có vay vốn từ

NHNo&PTNT.

yi = 1 nếu yi* > 0

0 trường hợp khác

Page 35: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 22 SVTH: Trần Huy Cường

- Giải thích các biến độc lập như sau:

+ Số người lao động chính : được hiểu là số người lao động chính trong gia

đình của hộ, bao gồm những người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao

động như vẫn tạo ra được thu nhập cho hộ gia đình , hộ có số người lao động

càng đông thì thu nhập của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng

cao để phục vụ cho nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của hộ khi cần thiết .

Do đó, hộ có số người lao động trong gia đình đông như thế thì khả năng đáp

ứng vốn từ phía ngân hàng cũng cao hơn bởi vì nguồn thu nhập của họ nhiều và

đa dạng, khả năng đảm bao nợ vay từ phía ngân hàng nhiều hơn, biến này được

kỳ vọng là dương trong mô hình probit.

+ Trình độ học vấn: được hiểu là số năm đến trường của chủ hộ. Theo

nghiên cứu cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính

toán đầu tư hiệu quả hơn và khả năng đem lại thu nhập cũng cao hơn nên khả

năng trả nợ sẽ cao. Đồng thời, trình độ học vấn cao cũng sẽ giúp các chủ hộ dễ

nắm bắt và thỏa mãn yêu cầu của các tổ chức tín dụng nên sẽ dễ dàng tiếp cận tín

dụng hơn. Biến này được kỳ vọng là dương trong mô hình.

+ Tổng chi phí: bao gồm chi phí trong quá trình sản xuất kinh d oanh và chi

tiêu của hộ gia đình, nếu lượng chi phí này lớn thì nó sẽ làm giảm đi ý nghĩa của

thu nhập khi đó lượng tiền tiết kiệm của hộ sẽ thấp đi và có thể sẽ dẫn đến rủi ro

trả nợ cho ngân hàng, chính vì vậy nếu hộ gia đình có tổng chi phí càng cao thì

khả năng cấp tín dụng cho hộ sẽ giảm đi, biến này được kỳ vọng là âm trong mô

hình nghiên cứu.

+ Kinh nghiệm sản xuất: được hiểu là số năm làm việc trong nghề của các

hộ gia đình. Với số năm làm việc càng cao chứng tỏ họ đã quen biết với việc làm

rất nhiều từ đó họ đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báo để xử lý các

trường hợp bất trắc xảy ra khi làm việc, do đó hiệu quả, năng suất làm việc của

họ cao và sẽ tạo ra thu nhập nhiều. Từ đó , khi các cán bộ ngân hàng nhìn vào lí

lịch người đi vay đã có kinh nghiệm trong nghề lâu năm thì khả năng cấp tín

dụng cho họ cũng sẽ cao hơn. Và biến này được kỳ vọng là dương trong mô hình

nghiên cứu.

+ Tổng diện tích đất: là diện tích đất đai được sở hữu bởi các hộ gia đình .

Bao gồm các loại đất sản xuất: đất thổ cư, đất vườn, đất nông nghiệp và các loại

đất khác như: đất nhà . Đây là nhân tố liên quan đến giá trị tài sản thế chấp cho

Page 36: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 23 SVTH: Trần Huy Cường

ngân hàng. Bởi vậy cả hai lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hay sản xuất phi nông

nghiệp thì diện tích đất vẫn được coi là một tài sản quan trọng và nó là cơ sở đầu

tiên để ngân hàng làm căn cứ xét duyệt cho việc cấp tín dụng. Biến này được kỳ

vọng là dương trong mô hình nghiên cứu.

+ Có quen biết với nhân viên ngân hàng: tức những chủ hộ có quen biết

hoặc có quan hệ thân thuộc với nhân viên ngân hàng . Khi đó, họ sẽ dễ dàng trong

việc tiếp cận tín dụng từ phía ngân hàng hơn, quá trình trình bày phương án được

mạnh dạng hơn. Hơn nữa việc minh bạch thông tin từ quen biết sẽ giúp cán bộ

tín dụng nắm bắt được thông tin của khách hàng nhiều hơn. Từ đó thủ tục cấp tín

dụng cũng nhanh hơn. Đây là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ có quen

biết với nhân viên ngân hàng và 0 nếu chủ hộ không có quen biết. Biến này được

kỳ vọng là dương cả trong mô hình Probit và Tobit.

Bảng 2.1: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG TRONG

MÔ HÌNH HỒI QUY PROBIT.

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vị Kỳ vọng

Số lao động chính Ldchinh Người +

Trình độ học vấn Hv Lớp +

Tổng chi phí Tcp Triệu đồng -

Kinh nghiệm sản xuất Kn Năm +

Tổng diện tích đất Dt M2 +

Có quen biết với

Nhân viên NHQuenbiet

Có = 1

Không = 0+

Địa vị xã hội DvxhCó = 1

Không = 0+

Giới tính GtNam = 1

Nữ = 0+

+ Địa vị xã hội: tức những hộ có địa vị xã hội thì dễ dàng hơn trong việc

tiếp cận nguồn vốn vay do quen biết nhiều và được ngân hàng tin tưởng hơn

những hộ không có địa vị. Những hộ có địa vị xã hội thường nắm thông tin

nhanh hơn và cũng có uy tín nhất định nên việc vay vốn đối với họ tương đối dễ

Page 37: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 24 SVTH: Trần Huy Cường

dàng. Đây cũng là một biến giả được mã hó a là 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội

trong làng xã và 0 nếu chủ hộ không có địa vị gì. Và biến này được kỳ vọng là

dương trong mô hình.

+ Giới tính: là giới tính của chủ hộ. Nó là một biến giả được mã hóa là 1

nếu chủ hộ là nam và 0 nếu chủ hộ là nữ. Theo Tr ần Thơ Đạt (1998), chủ hộ là

nữ ít thích tiếp cận với hình thức tín dụng chính thức. Họ thích vay từ những

chương trình hỗ trợ vốn của phụ nữ hơn vì thủ tục đơn giản và không cần phải

thế chấp tài sản.

Mô hình Tobit.

Ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là hàm số của các biến

độc lập. Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ (số

lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong bài mô hình

Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được

của hộ gia đình.

Mô hình Tobit có dạng như sau:

a1 + a2 Xi + ui nếu y* >0

Yi = y* =

0 nếu không thuộc trường hợp trên

Trong đó:

Yi : là biến phụ thuộc là lượng vốn vay mà HGĐ nhận được từ

NHNo&PTNT.

Xi: là vector của các biến giải thích bao gồm: số ngườ i phụ thuộc trong

gia đình, tổng diện tích đất, có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ

hộ, tiết kiệm, trình độ học vấn, số lần vay, mục đích vay, địa vị xã hội của

chủ hộ.

Sau khi chạy hàm kinh tế lượng ta sẽ được một phương trình hồi quy từ mô

hình Tobit, từ đó sẽ rút ra được những nhận xét về mức ảnh hưởng của các nhân

tố này tác động đến lượng vốn vay như thế nào.

- Giải thích các biến độc lập trong mô hình Tobit như sau:

+ Số người phụ thuộc .

Với một gia đình có số thành viên đông nhưng trong đó có số người phụ

thuộc nhiều hơn so với số người lao động, thì gánh nặng về chi phí gia đình của

Page 38: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 25 SVTH: Trần Huy Cường

các người lao động sẽ tăng cao dẫn đến thu nhập còn lại sau khi trừ đi tất cả các

khoản chi phí sẽ ít, qua đó khả năng trả nợ của họ sẽ giảm đi tương đương với số

người phụ thuộc trong gia đình nên lượng vốn được đáp ứng cho hộ từ ngân hàng

thường ít đi . Biến này được kỳ vọng là âm trong mô hình tobit .

+ Tổng diện tích đất.

Là diện tích của đất có bằng đỏ của chủ hộ được tính theo đơn vị m2. Biến

này bao gồm đất ruộng, đất nhà, đất vườn, đất thổ cư, diện tích ao nuôi cá và

những loại đất khác. Đất có thể được dùng cho việc thế chấp để vay vốn cho hình

thức tín dụng chính thức như là điều kiện đảm bảo việc vay vốn từ phía ngân

hàng. Những hộ gia đình có tổng diện tích đất càng lớn có thể vay được nhiều

vốn của Ngân hàng hơn. Biến này được kỳ vọng là dương trong mô hình nghiên

cứu.

+ Có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ.

Tức những chủ hộ có quen biết hoặc có quan hệ thân thuộc với nhân viên

ngân hàng. Khi đó, họ sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng từ phía ngân hàng

hơn, quá trình trình bày phương án được mạnh dạng hơn. Hơn nữa việc minh

bạch thông tin từ quen biết sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm bắt được thông tin của

khách hàng nhiều hơn. Từ đó thủ tục cấp tín dụng cũng nhanh hơn và lượng vốn

vay được có thể cũng nhiều hơn. Đây là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ

hộ có quen biết với nhân viên ngân hàng và 0 nếu chủ hộ không có quen biết.

Biến này được kỳ vọng là dương cả trong mô hình Probit và Tobit .

+ Tiết kiệm.

Cũng là nhân tố được mong đợi ảnh hưởng tiêu cực đến lượng vốn vay của

các hộ gia đình, các hộ gia đình có năng lực tài chính tốt có thể mở rộng sản xuất

kinh doanh từ nguồn tích lũy, tiết kiệm hàng ngày của họ, lượng tiết kiệm được

càng nhiều chứng tỏ họ không bị lệ thuộc nhiều vào lượng vốn vay cho nên cho

nên biến này sẽ có ảnh hưởng nghịch chiều với lượng vốn vay và được kỳ vọng

là âm.

+ Trình độ học vấn .

Các biến này cho người ta thấy được năng suất làm việc của họ những

người có trình độ học vấn càng cao và độ tuổi phù hợp với việc làm thì thường

các hộ này khá giả và có thu nhập cao khuyến khích các hộ này có nhu cầu mở

Page 39: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 26 SVTH: Trần Huy Cường

rộng sản xuất và đầu tư lớn nên lượng vốn họ muốn vay từ ngân hàng dĩ nhiên sẽ

cao hơn bình thường. Biến này được kỳ vọng là dương trong mô hình tobit.

+ Số lần vay .

Thường thì các tổ chức tín dụng hay đối mặt với các thông tin bất đối xứng

từ các hộ gia đình đi vay (nghĩa là các tổ chức tín dụng không hiểu biết rõ về

người đi vay) nên thường hạn chế cho vay với những người không đủ điều kiện.

Do đó, số lần vay sẽ quyết định được lượng vốn vay vì nếu hộ gia đình vay nhiều

lần và trả nợ đầy đủ thì sẽ giảm được tình trạng thô ng tin bất đối xứng hay các hộ

gia đình chứng tỏ được uy tín của mình, bên cạnh khi họ vay nhiều lần thì họ đã

nắm rõ được quy trình cũng như thủ tục vay nên lượng tiền vay sẽ dễ dàng được

chấp nhận hơn, trong nghiên cứu này biến này kỳ vọng là dương so với lượng

vốn vay.

+ Mục đích vay.

Đây là biến giả trong mô hình, có giá trị là 1 nếu hộ có mục đích là sản xuất

nông nghiệp còn là 0 nếu có mục đích khác như: tiêu dùng, trả nợ,…Biến này

được kỳ vọng là dương trong mô hình do vay để sản xuất thì vốn vay sẽ được

sinh lợi và khả năng trả nợ cao hơn dẫn đến NHNo&PTNT sẽ cấp lượng vốn vay

cho họ cũng nhiều hơn.

+ Địa vị xã hội của chủ hộ .

Tức những hộ có địa vị xã hội trong làng xã thì dễ dàng hơn trong việc tiếp

cận nguồn vốn vay do quen biết nhiều và được ngân hàng tin tưởng hơn những

hộ không có địa vị xã hội. Những chủ hộ có địa vị xã hội thường có uy tín nhất

định nên lượng vốn vay được của họ cũng sẽ nhiều hơn những hộ không có địa

vị gì trong xã hội . Đây là biến giả trong mô hình, có giá trị là 1 nếu hộ có địa vị

xã hội trong làng xã còn là 0 nếu không có địa vị gì. Biến này được kỳ vọng là

dương trong mô hình.

Page 40: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 27 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 2.2: TỔNG HỢP CÁC BIẾN VỚI DẤU KỲ VỌNG TRONG MÔ

HÌNH HỒI QUY TOBIT.

Biến độc lập Ký hiệu Đơn vịDấu kỳ

vọng

Số người phụ thuộc npt Người -

Tổng diện tích đất dt m2 +

Có quen biết nhân viên

NHquenbiet

Có quen = 1

Không quen = 0+

Tiết kiệm tk Triệu đồng -

Trình độ học vấn tdhv Lớp +

Số lần vay solan Lần +

Mục đích vay vốn mdSXNN = 1

SXPNN = 0+

Địa vị xã hội diaviCó = 1

Không = 0+

2.3.3.5. Với mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp hộ gia

đình nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cũng như chất lượng tín dụng từ phía

ngân hàng cung cấp, thông qua các thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong quá

trình hoạt động từ trước tới nay.

Page 41: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 28 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NHNO&PTNT HUYỆN TAM BÌNH

VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH VÀ NHNo&PTNT.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội .

3.1.1.1. Vị trí địa lý .

Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam, cách trung

tâm thành phố Vĩnh Long- trung tâm kinh tế, văn hóa- xã hội của tỉnh Vĩnh Long

32km, cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh 162km, và trung tâm thành phố Cần Thơ

28km. Diện tích đất tự nhiên là 279,72 km2. Phía Bắc giáp với huyện Long Hồ,

Phía Nam giáp với huyện Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và 1 thị trấn. Dân số

hơn 163.841 người. Trên 80% diện tích của huyện là vùng nông thôn, dân cư

nông thôn chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Quan hệ với các địa phương trong địa bàn tỉnh là trục của trung tâm thành

phố Vĩnh Long- Long Hồ- Mang Thít- Tam Bình- Trà Ôn và huyện Bình Minh

thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có quốc lộ 1A,

Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp 5, đường thủy

có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài suốt ranh giới Đông-

Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bố đều trên địa bàn huyện. Với

lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho huyện Tam Bình có một vị thế vô

cùng quan trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh và đặc biệt là đã tạo

điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao lưu

trao đổi hàng hóa.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên .

Địa hình của huyện Tam Bình tương đối bằng phẳng , cao độ giữa các vùng

chênh lệch 0,3 - 0,5m từ phía Đông và Đông Bắc và thấp dần về phía Tây và Tây

Nam, có cao trình 0,5 – 0,7m so với mực nước biển nên rất thuận lợi cho dòng

chảy của nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nhất là phát triển vườn

cây ăn trái. Về địa chất cấu tạo đất, Tam Bình có những loại đất mềm như: Đất

sét, đất cát và đất các pha tạp chất hữu cơ. Về thổ nhưỡng có 3 loại nhóm đất:

Đất phèn 17.849 ha , đất phù sa 83.845 ha và đất giồng khoáng sản rất quý giá;

Page 42: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 29 SVTH: Trần Huy Cường

đất sét với trữ lượng lớn thuận lợi dùng làm nguyên liệu cho việc xây dựng các

nhà máy sản xuất gạch, ngói, gốm mỹ nghệ xuất khẩu…

Khí hậu nhiệt đới gió mùa mát mẻ quanh năm, có chế độ nhiệt tương đối

cao và bức xạ dồi dào, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và phát triển những

loại cây ăn trái vùng nhiệt đới. Về thủy văn chịu ả nh hưởng của chế độ bán nhật

triều không đều của biển Đông. Mực nước biển và biên độ triều khá ca o, cường

độ thủy triều mạnh, bên cạnh có hệ thống sông ngòi đa dạng và rộng lớn nên đây

là tiềm năng tự chảy cho cây trồng khá lớn, khả năng rút nước tốt nên í t bị ảnh

hưởng nhiều bởi các đợt lũ hằng năm gây ra. Và hiện tại thì Huyện Tam Bình đã

phát triển 3 vụ trồng lúa trong năm, thuận lợi cho cơ giới hóa thâm canh tăng vụ.

3.1.1.3. Điều kiện xã hội.

a) Nguồn nhân lực.

Là một huyện với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên lao động trong

nông nghiệp ở huyện chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu khoảng 85-87%.

Cùng với quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp và

nông thôn, quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, đã dẫn đến nền kinh tế huyện

Tam Bình đang trong tình trạng thừa lao động, đòi hỏi phải có việc làm. Và đây

chính là nguồn lao động có thể sử dụng cho phát triển công nghiệp và các ngành

dịch vụ, vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo thích hợp để phát triển tốt lực lượng

lao động dồi dào này, nhằm sử dụng hiệu quả cho quá trình thúc đẩy nền kinh tế

huyện trong giai đoạn phát triển những năm về sau.

b) Trình độ lao động.

Hiện nay lực lượng lao động có trình độ chuyên môn còn thấp, đây không

chỉ là thách thức đối với huyện mà còn đối với tỉnh, với một trình độ lao động

như thế đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh tế của các vùng

ĐBSCL nói chung và địa bàn huyện Tam Bình nói riêng.

3.1.1.4. Điều kiện kinh tế.

Hiện tại kinh tế của huyện Tam Bình còn phụ thuộc vào nông nghiệp và

kinh tế nông thôn. Chính quyền tập trung lãnh đạo phát triển nông ngư nghiệp

theo hướng toàn diện, đã tạo một bước đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi bò, trồng

nấm rơm, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa có chất lượng cao, phát triển mạnh

kinh tế vườn, xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển mạng

Page 43: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 30 SVTH: Trần Huy Cường

lưới dịch vụ nông nghiệp tạo nên giá trị sản xuất trên một đơ n vị diện tích không

ngừng gia tăng đáng kể. Tuy nông nghiệp có nhiều phát triển, nhưng các sản

phẩm nông nghiệp vẫn còn lệ thuộc vào cung cầu của thị trường. Ngành chăn

nuôi chưa phát triển được theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Hoạt động của các

hợp tác xã còn nhiều điểm yếu kém, cùng với các trang trại đầu tư theo quy mô

nhỏ chưa thực sự làm nòng cốt cho phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn.

Về phát triển công nghiệp, nhất là chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp

và dịch vụ với hơn 2.000 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nhiệp. Huyện đã huy

hoạch tổng thể 2 cụm tuyến công nghiệp cặp quốc lộ 1A như: Phú An (xã Phú

Thịnh) và Phú Lợi (xã Song Phú) với tổng diện tích được Ủy ban Nhân dân tỉnh

phê duyệt là 139,4 ha; huy hoạch nhiều cụm tuyến công nghiệp phân tán theo

quốc lộ 1A, quốc lộ 53, 54, đường tỉnh 904, 905, cặp sông Mang Thít thu hút

nhiều doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng nhà máy, phân xưởng gia công tách hạt

điều, giày da, đóng bao bì, sản xuất thức ăn chăn nuôi, đóng xà lan, lắp ráp xe

ôtô… Hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp bình quân

tăng 19,55%. Tam Bình hiện đang phát trển 9 làng nghề: đa n thảm lục bình, kết

cườm, sản xuất bánh tráng giấy, xe bông dây kẽm, tách vỏ hạt điều, may túi da,

đan giỏ ny-long… Ủy ban Nhân dân tỉnh đã công nhận 3 làng nghề đan thảm lục

bình ở xã Bình Ninh, Ngãi Tứ và làng nghề sản xuất bánh tráng giấy ở xã Tường

Lộc. Hàng năm giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt gần 88 tỷ đồng,

thương mại- dịch vụ đạt 1.342 tỷ đồng.

3.1.2. Đánh giá chung về tín dụng đối với hộ sản xuất.

Về quy trình cho vay, cụ thể là nghiệp vụ cho vay áp dụng cho các thành

phần kinh tế cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên có những cơ chế, chính sách nhà

nước là khác nhau, đồng thời tính chất hoạt động của các khách hàng vay cũng

có nhiều điểm khác nhau. Do đó việc thực hiện quy trình cũng đòi hỏi cán bộ tín

dụng phải thực hiện các tác nghiệp khác nhau (phương pháp thẩm định, bộ hồ sơ

cho vay, hình thức cho vay,…), riêng đối với hộ nông dân là một lĩnh vực rất đa

dạng, có rất nhiều hoạt động sản xuất, trình độ dân trí cũng khác nhau nên sẽ tác

động rất nhiều đến việc mở rộng khối lượng tín dụng cũng như nâng cao chất

lượng tín dụng. Do đó dòi hỏi cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói

riêng cần mở rộng nghiên cứu, không ngừng học hỏi và nâng cao nghiệp vụ

Page 44: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 31 SVTH: Trần Huy Cường

nhằm trao dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm góp phần đạt được kết quả cao

nhất trong các nhiệm vụ được giao.

3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT huyện Tam Bình-

Tỉnh Vĩnh Long.

Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Tam

Bình là Ngân Hàng cấp II trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành

lập theo quyết định số 400/CP ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng

(nay là thủ tướng chính phủ). Lúc đầu lấy tên là NHNo&PTNT huyện Tam Bình

là một trong 8 chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, ngoài trụ sở chính

tại khóm 2, thị trấn Tam Bình còn có 4 phòng giao dịch: Song Phú, Bình Ninh,

Cái Ngang, Hòa Hiệp để tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân

hàng thuận lợi hơn .

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng là thực hiện cho vay các doanh nghiệp,

hợp tác xã, pháp nhân, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các phương án, dự án

sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống. Ngoài ra ngân hàng còn

chuyển khoản, nhận tiền gữi khách hàng để có thêm doanh thu và huy động thêm

nguồn vốn nhàn rỗi của người dân trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động tín

dụng.

Về lĩnh vực Nông Nghiệp, trong thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT

huyện tam bình đã tập trung khai thác các nguồn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng

cường quỹ cho vay, giúp bà con nông dân có vốn để sản xuất, đa dạng hóa cây

trồng, vật nuôi, bên cạnh đó còn p hục vụ nhu cầu trang thiết bị- kĩ thuật vào canh

tác nông nghiệp góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, từ

bước nâng cao đời sống nhân dân địa phương.

Trong lĩnh vực đời sống, NHNo&PTNT Tam Bình cho vay phát triển mạng

lưới giao thông nông thôn, xây dựng nhà ở, chương trình cấp nước sạch… góp

phần chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn ngày nay.

Về tiểu thủ công nghiệp, NHNo&PTNT Tam Bình đã cho vay phát triển

ngành nghề truyền thống tại địa phương, từng bước tăng quy mô sản xuất và làm

cho ngành nghề truyền thống được phát huy.

Về thương mại - dịch vụ, thì trong thời gian qua ngân hàng đã cho vay luân

chuyển hàng nghìn tấn hàng hóa phục vụ cho nhân dân trong địa bàn huyện.

Page 45: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 32 SVTH: Trần Huy Cường

Tuy nhiên, do địa bàn hoạt động của ngân hàng rộng lớn, nhu cầu vay v ốn

trong sản xuất của người dân không ngừng tăng lên, đối tượng đầu tư ngày càng

nhiều trong khi biên chế cán bộ lại ít. Mặt khác, đầu tư trên lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp chịu ảnh hưởng của thiên tai làm hại đến cây trồng, vật nuôi, dẫn

đến nợ quá hạn phát sinh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân

hàng. Qua hơn 30 năm hoạt động, bằng sự nổ lực hết mình của các cấp lãnh đạo,

cán bộ ngân hàng đã góp phần đẩy nhanh hoạt động của NHNo&PTNT huyện

Tam Bình ngày một đi lên, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống

ngân hàng, xứng đáng là điểm tựa tin cậy cho bà con nông dân, góp phần vào

việc quản lý vĩ mô của nền kinh tế.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng của các phòng ban trong NHNo&PTNT

3.1.4.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tam Bình

3.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

Giám đốc: Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành

nghiệp vụ kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng trong phạm v i được ủy

quyền.

- Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định

cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ PHÒNG TÍNDỤNG

PGDSONG PHÚ

PGDCÁI NGANG

PGDHÒA HIỆP

PGDBÌNH NINH

Page 46: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 33 SVTH: Trần Huy Cường

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân

hàng và khách hàng cùng lập.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện

pháp xử lý đối với khách hàng.

Phó Giám đốc: điều hành hoạt động ngân hàng khi Giám đốc đi vắng.

- Phó Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban được ủy quyền.

- Giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc việc

thực hiện các quy tắc đề ra.

Phòng tín dụng:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay vốn, lập

hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, thẩm định trước khi cho vay, trình giám đốc k ý

hợp đồng tín dụng.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn,

kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn, có

quyền thu hồi vốn trước thời hạn nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn không

đúng mục đích.

Phòng kế toán– ngân quỹ:

+ Kiểm tra doanh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn.

+ Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.

+ Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc hay người được

ủy quyền.

+ Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, thu lãi

chuyển tiền.

+ Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn theo quy định hiện hành

về chế độ kế toán.

+ Lưu giữ hồ sơ vay vốn của khách hàng, hồ sơ pháp lý doanh nghiệp.

3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN

TAM BÌNH TỪ NĂM 2009-6.2012.

Bất kỳ hình thức kinh doanh nào thì mục đích cuối cùng vẫn là lợi nhuận,

và NHNo&PTNT huyện Tam Bình cũng không ngoại lệ. Có thể nói rằng lợi

nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động tốt nhất. Nó là hiệu số giữa tổng thu nhập

và tổng chi phí. Mặc dù trong những năm qua có sự cạnh tranh gay gắt giữa các

Page 47: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 34 SVTH: Trần Huy Cường

NHTM và các TCTD nên việc kinh doanh của ngân hàng phải chịu một sức ép

không nhỏ. Nhưng do có những chiến lược và biện pháp phù hợp, Ban lãnh đạo

có năng lực và sự phấn đấu không ngừng của tập thể nhân viên nên dẫn đến kết

quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009-6.2012

đều có lãi và điều này được thể hiện như sau:

Qua bảng 3.1 ta thấy, từ năm 2009 đến năm 6.2012 mặc dù ngân hàng kinh

doanh có lãi nhưng không cao và có chiều hướng giảm. Nguyên nhân dẫn đến

điều này là do đâu? Sau đây, ta sẽ phân tích các thành phần liên quan tác động

đến vấn đề đã nêu ra.

3.2.1. Thu nhập.

Nhìn chung thu nhập của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm

nhưng không đồng đều giữa các năm. Cụ thể, thu nhập năm 2010 là 55.087 triệu

đồng, tăng 15,22% so với năm 2009 và đạt 77.531 triệu đồng vào năm 2011, tăng

40,74% so với năm 2010, nhưng bước sang 6 tháng năm 2012 chỉ đạt 41.458 triệu

đồng tăng 7,94% so với cùng kì năm trước. Trong đó, có sự biến động to lớn của

sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn năm 2010 và 2011. Và nguyên nhân

được giải thích là do ngân hàng thực hiện các chiến lược huy động tích cực

nguồn vốn rãnh rỗi trong phần lớn dân cư sau đó đẩy mạnh cho vay, bên cạnh

cùng với mức lãi suất cho vay tăng lên trong thời kỳ này đã làm cho doanh số

cho vay của ngân hàng tăng khủng khiếp trong giai đoạn này (từ 495.959 triệu

đồng năm 2010 tăng lên thành 576.763 triệu đồng năm 2011). Trong đó việc thu

nợ trong giai đoạn này được các cán bộ tín dụng hoạt động một cách hiệu quả

nên doanh số thu nợ cũng tăng không nhỏ (từ 449.642 triệu đồng năm 2010 tăng

lên 557.796 triệu đồng năm 2011). Sau đây, bằng việc phân tích từng nguồn thu

của ngân hàng sẽ cho thấy rõ hơn vấn đề trên:

Qua bảng số liệu 3.1 cho thấy, hoạt động chính tạo ra thu nhập cho ngân

hàng là từ hoạt động tín dụng, biểu hiện ở tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân

hàng. Cụ thể, năm 2009 thu từ hoạt động tín dụng là 38.039 triệu đồng, chiếm

79,56% trong tổng thu nhập, năm 2010 nguồn thu này là 51.991 triệu đồng,

chiếm 94,38% trong tổng thu nhập, tiếp theo là 71.439 triệu đồng và chiếm

92,14% trong tổng thu nhập cho năm 2011, sau cùng là giai đoạn 6.2012 thu

được 36.477 triệu đồng chiếm 87,99% trong tổng thu nhập.

Page 48: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 35 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN TAM BÌNH TỪ NĂM 2009-6.2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệchNăm

2010 so với 2009 2011 so với 2010 6.2012 so với 6.2011KHOẢN MỤC

2009 2010 2011 6.2011 6.2012 Số tiền Tỷ lệ(%)

Số tiền Tỷ lệ(%)

Số tiền Tỷ lệ(%)

Tổng thu nhập 47.810 55.087 77.531 38.407 41.458 7.277 15,22 22.444 40,74 3.051 7,94

Thu từ HĐTD 38.039 51.991 71.439 34.047 36.477 13.952 36,68 19.448 37,41 2.430 7,14

Thu từ HĐDV 506 738 831 405 433 232 45,85 93 12,60 28 6,91

Thu khác 9.265 2.358 5.261 3.955 4.549 -6.907 -74,55 2.903 123,11 594 15,02

Tổng chi phí 38.483 48.538 72.267 34.062 37.520 10.055 26,13 23.729 48,89 3.458 10,15

Chi HĐTD 27.685 39.865 53.710 26.818 28.041 12.180 43,99 13.845 34,73 1.223 4,56

Chi HĐDV 442 339 351 163 143 -103 -23,30 12 3,54 -20 -12,27

Chi khác 10.356 8.334 18.206 7.081 9336 -2.022 -19,52 9.872 118,45 2255 31,85

Lợi nhuận 9.327 6.549 5.264 4.345 3.938 -2.778 -29,78 -1.285 -19,62 -407 -9,37(Nguồn: Phòng Kế toán NHNo&PTNT huyện Tam Bình)

Page 49: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 36 SVTH: Trần Huy Cường

Bên cạnh, do đời sống người dân ở nông thôn chủ yếu là sử dụng tiền mặt

để thanh toán, chưa tiếp xúc nhiều với các dịch vụ thanh toán của ngân hàng nên

khoản thu từ dịch vụ không cao. Các khoản thu từ dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

trong tổng thu nhập (điều 0,01% trong tổng thu nhập qua các năm 2009, 2010,

2011 kể cả 6.2012) nên sự tăng giảm của khoản thu này không ảnh hưởng nhiều

đến tổng thu nhập của ngân hàng.

Thêm vào đó còn có các khoản thu khác như: Thu phí dịch vụ, kinh doanh

ngoại tệ, thanh lý tài sản , thu từ kiều hối, dịch vụ chuyển tiền… các khoản này

tuy không đạt thu nhập cao nhưng qua bảng số liệu thấy rằng ngân hàng đang mở

rộng dần những hoạt động phụ đó, nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân

hàng. Như năm 2011 khoản thu này là 5.261 triệu đồng tăng 23,11% so với năm

2010, chiếm tỷ trọng 6,79% trong tổng thu nhập.

3.2.2. Chi phí.

Song song với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng liên tục trong

giai đoạn này. Cụ thể, năm 2009 chi 38.483 triệu đồng, năm 2010 tăng lên

48.538 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 72.267 triệu đồng, và tháng 6.2012 con số

đó là 37.520 triệu đồng, khoản chi vụt lên 3.458 triệu đồng so với cùng kì năm

trước. Nguyên nhân chi phí tăng liên tục là vì nguồn vốn hoạt động chủ yếu của

ngân hàng là vốn huy động nên khi nhu cầu vay vốn của người dân tăng lên thì

nguồn vốn mà ngân hàng huy động cũng tăng lên và ngân hàng phải trả chi phí

để sử dụng nguồn vốn này. Bên cạnh đó, do chính sách thay đổi lãi suất liên tục

của NHNN, tình hình lạm phát năm 2010 (tỷ lệ lạm phát 11,75%) năm 2011 (tỷ

lệ lạm phát lên đến 18%) cũng ảnh hưởng mạnh đến sự tăng lên của chi phí.

Thêm vào đó, với mức chi khác khổng lồ năm 2011 là 3.463 triệu đồng phần nào

đã làm cho chi phí trong năm này cao rất nhiều so với các năm trước đó. Ngoài

ra để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn ngân hàng cần

phải mở rộng lĩnh vực hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngân

hàng thường có những chính sách khuyến mãi đối với khách hàng có số dư tiền

gửi lớn, để thu hút nguồn vốn đảm bảo cho tính thanh khoản của ngân hàng. Bên

cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách

hàng truyền thống, những khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp

nông thôn. Do đó ngân hàng phải tăng thêm các khoản chi phí như: chi quảng

Page 50: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 37 SVTH: Trần Huy Cường

cáo, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, chi về tài sản, chi cho nhân viên (lương,

trợ cấp, phụ cấp), chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi…Điều này cho thấy sự gia

tăng của chi phí cao hơn sự gia tăng của thu nhập (năm 2010 thu nhập tăng

15,22% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 40,74% so với năm 2010 trong khi

đó chi phí năm 2010 so với 2009 tăng 26,13% và năm 2011 so với năm 2010

tăng 48,89%). Đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm trong

giai đoạn từ 2009-6.2012.

3.2.3 Lợi nhuận.

Lợi nhuận là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi

nhuận nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng quản trị, phương thức điều hành của

các cấp lãnh đạo của ngân hàng, và ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: thị

trường, chi phí phát sinh… Lợi nhuận của NHNo&PTNT từ năm 2009 đến

6.2012 mặc dù tăng trưởng nhưng với tốc độ tăng giảm dần. Cụ thể là:

Những tháng đầu năm 2009 được đánh giá là chịu sự dư âm của nền kinh tế

khủng hoảng năm 2008 đầy khó khăn và thách thức với ngành ngân hàng. Bắt

nguồn từ chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát, các ngân hàng đã cắt

giảm hạn mức tín dụng, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó

khăn… Nhưng những tháng sau đó bằng những sự phấn đấu của các cán bộ tín

dụng trong quá trình đẩy mạnh nghiệp vụ của mình cũng như tận dụng cơ hội về

các chính sách kích cầu, bơm vốn cho nền kinh tế … nên phần nào giúp ngân

hàng không chỉ vượt qua khó khăn mà còn đạt được thành tựu như: đạt mức lợi

nhuận cuối năm cao và cao hơn hẳn so với các năm sau đó (9.327 triệu đồng năm

2009, 6.549 triệu đồng năm 2010 và năm 2011 là 5.264 triệu đồng).

Nhưng sang năm 2010, mặc dù doanh thu tăng 15,22% so với năm trước

nhưng chi phí cũng tăng theo (tăng 26,13%) với tốc độ vượt qua cả doanh thu. Vì

vậy, lợi nhuận chỉ còn 6.549 triệu đồng giảm đi 2.778 triệu đồng so với 2009.

Trong giai đoạn này, ngân hàng áp dụng nhiều chính sách để huy động mọi

nguồn vốn nên phải trả lãi tiền gửi cao hơn để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn

ngày càng nhiều của khách hàng, một mặt nâng cao uy tín và mặt khác là mở

rộng thị phần.

Và đặc biệt là năm 2011 với mức doanh thu tăng cao nhất và nhiều nhất

trong giai đoạn 2009-2011 là 77.531 triệu đồng, tăng 40,74% so với năm 2010.

Page 51: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 38 SVTH: Trần Huy Cường

Dù vậy, kết quả hoạt động ngân hàng vẫn có lợi nhuận nhưng ít hơn so với năm

trước. Cho nên lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt 5.264 triệu đồng giảm 1.285 triệu

đồng so với năm 2010. Với mức lợi nhuận đạt được ở năm 2011 thì chỉ 6 tháng

đầu năm ngân hàng đã đạt 4.345 triệu đồng. Vậy lợi nhuận năm 2011 giảm là do

ở 6 tháng cuối năm ngoài sự gia tăng trong chi phí hoạt động tín dụng thì còn

xuất hiện thêm một khoản chi khác không nhỏ 3.463 triệu đồng để ngân hàng đầu

tư xây dựng, sữa chữa máy móc, đầu tư trang thiết bị với mục đích tăng khả năng

cạnh tranh với các ngân hàng hiện tại.

Sang năm 2012 do cơ sỡ hạ tầng được trang bị hiện đại nên ng ân hàng mở

rộng hoạt động, cung cấp nhiều dịch vụ thu hút được nhiều khách hàng đến giao

dịch. Cho nên lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 đã được nâng lên mặc dù chưa

đạt mức lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2011 với mức lợi nhuận đạt được là 3.938

triệu đồng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 407 triệu đồng.

Nhìn chung, nguyên nhân tạo nên sự biến động lợi nhuận như thế phần lớn

do chi phí ngân hàng tạo nên. Tuy nhiên, với các khoản chi tương đối lớn như

vậy không thể khẳng định là ngân hàng không kiểm soát tốt chi phí của mình, bởi

những điều kiện khách quan buộc ngân hàng phải chi trong thời gian ngắn. Trái

lại, chính những hoàn cảnh khó khăn đó mà tạo cho ngân hàng có cái nhìn sâu

hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh

doanh của mình. Có như vậy mới góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Không những vậy mà còn góp phần phát triển KT -XH của địa phương, làm thay

đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Đồng thời tạo cho ngân hàng có một

vị thế vững chắc để cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập.

Page 52: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 39 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN

TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI

NHNo&PTNT HUYỆN TAM BÌNH PGD SONG PHÚ

4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN TAM

BÌNH.

Để phục vụ cho mục tiêu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tín dụng của hộ gia đình , đề tài tập trung phân tích một số chỉ tiêu về đặc

điểm về kinh tế- xã hội liên quan đến các hộ gia đình ở huyện Tam Bình như: số

lao động chính, người phụ thuộc, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm, có

quen biết nhân viên ngân hàng, địa vị xã hội, diện tích đất sản xuất, tổng chi tiêu,

tiết kiệm… Trong mỗi nguồn lực chọn ra một số chỉ tiêu để phân tích, đồng thời

đề tài còn kết hợp so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai nhóm gia đình:

sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp về các đặc điểm kinh tế- xã

hội thông qua phương pháp indenpent- samples T test nhằm kiểm định lại giải

thuyết H1: Không có sự giống nhau về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa hai nhóm

hộ sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp.

4.1.1. Số lao động chính trong gia đình.

Lao động chính trong hộ gia đình là những người trong và ngoài độ tuổi lao

động có tham gia vào sản xuất tạo ra thu nhập cho gia đình. Các hộ gia đình ở

huyện Tam Bình có số lượng từ 1 đến 2 người/hộ chiếm tới 57% và từ 3 đến 4

người/hộ chiếm 37% trên tổng số hộ. Với số lao động trung bình khoảng từ 2 đến

3 người/hộ, thì đây là nguồn lao động chính tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình và

góp phần phát triển huyện nhà.

Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, sig = 0,135 > 0,05 cho biết

không có sự khác biệt nhau về trị trung bình số lượng người lao động chính giữa

hai nhóm hộ gia đình.

Page 53: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 40 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 4.1: LAO ĐỘNG CHÍNH TRONG GIA ĐÌNH GIỮA HAI NHÓM HỘ

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Lao động chính Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Từ 1-2 người 24 72,7 33 49,3 57 57,0

Từ 3-4 người 7 21,2 30 44,7 37 37,0

Từ 5-6 người 2 6,1 4 6,0 6 6,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình ( người ) 2,42 2,75 2,64

Kiểm định T Df = 98, Sig. = 0,135

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

4.1.2. Số người phụ thuộc trong gia đình.

Bảng 4.2: SỐ NGƯỜI PHỤ THUỘC TRONG GĐ GIỮA HAI NHÓM HỘ

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Người phụ thuộc Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Từ 0-1 người 15 45,4 19 28,4 34 34,0

Từ 2-3 người 17 51,6 46 68,6 63 63,0

Từ 4-5 người 1 3,0 2 3,0 3 3,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình (người) 1,45 1,94 1,78

Kiểm định T Df = 98, Sig. = 0,022

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Người phụ thuộc trong gia đình chính là những người hoàn toàn không có

tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra thu nhập cho gia đình. Ví dụ như: người

còn đang đi học, người già, người mất khả năng lao độ ng… Các hộ gia đình ở

huyện Tam Bình có số lượng từ 0 đến 1 người/hộ chiếm 34% và từ 2 đến 3

Page 54: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 41 SVTH: Trần Huy Cường

người/hộ chiếm tới 63% trên tổng số hộ. Với số người phụ thuộc trung bình

khoảng gần 2 người trên hộ cho thấy đây hầu như là một gánh nặng chi phí

không nhỏ trong các hộ gia đình . Nó có thể sẽ làm suy giảm nguồn tài chính hộ

cũng như khả năng cấp tín dụng từ phía ngân hàng.

Kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, sig = 0,022 < 0,05 cho biết có sự

khác biệt nhau về trị trung bình số lượng ngườ i phụ thuộc giữa hai nhóm hộ gia

đình. Cụ thể nhóm hộ sản xuất nông nghiệp sẽ có số lượng người phụ thuộc lớn

hơn nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp.

4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ.

Bảng 4.3: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Cấp 1 9 27,2 15 22,4 24 24,0

Cấp 2 11 33,3 30 44,7 41 41,0

Cấp 3 13 39,5 22 32,9 35 35,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình (lớp) 8,33 7,85 8,01

Kiểm định T Df = 98, Sig. = 0,450

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Nhìn chung, trình độ học vấn của các chủ hộ ở huyện Tam Bình đã được

nâng cao. Cụ thể: học vấn cấp 2 và cấp 3 chiếm tới 76% tổng số hộ quan sát,

không có tỷ lệ mù chữ, cấp 1 cũng chiếm tới 24%. Mặc dù hộ có trình độ học vấn

trên cấp 3 rất ít nhưng với học vấn trung bình là lớp 8 thì các hộ cũng dễ dàng

tiếp cận được các thông tin sản xuất kinh doanh, có thể theo kịp những tiến bộ

khoa học cũng như nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Mặt khác, xét riêng về

từng nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp thì cho thấy

không có sự khác biệt về trình độ học vấn trung bình của chủ hộ. Do kết quả

kiểm định T, sig = 0,45 > 0,05 tương ứng với mức ý nghĩa = 5%. Qua khảo sát

được biết những hộ có trình độ học vấn cao t hường là cán bộ viên chức hay

những hộ sản xuất kinh doanh và họ hay rơi vào những hộ sản xuất phi nông

Page 55: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 42 SVTH: Trần Huy Cường

nghiệp, đây chính là những đối tượng có khả năng đưa ra những phương hướng

sản xuất, kinh doanh hiệu quả tương ứng với bộ óc thông minh của mình .

4.1.4. Giới tính của chủ hộ.

Bảng 4.4: GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Giới tính chủ hộ Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Nữ 14 42,4 13 19,4 27 27,0

Nam 19 57,6 54 80,6 73 73,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Chi bình phương df = 1, Sig. = 0,015

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Qua bảng 4.4 về giới tính của hộ gia đình cho thấy trong tổng số 100 hộ gia

đình được khảo sát thì có đến 73 hộ gia đình có nam làm chủ hộ chiếm đến 73%.

Và qua kiểm định chi bình phương cho thấy có mối quan hệ giữa lĩnh vực sản

xuất và giới tính. Cụ thể, nếu là nhóm hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thì đa số

nam làm chủ hộ (54 người, chiếm trên 80%) do hầu hết các hộ này hình thành

lâu đời nên tình trạng người đàn ông làm ch ủ gia đình còn rất nhiều, hơn nữa đối

với lĩnh vực nông nghiệp thường do những người đàn ông đảm nhận các công

việc nặng nhọc này. Bên cạnh , họ cũng là những trụ cột cho gia đình trong những

quyết định lớn.

4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.

Xét về kinh nghiệm sản xuất trung bình của chủ hộ, số năm kinh nghiệm từ

15 năm trở xuống chiếm 44% và nhóm từ 26– 25 năm chiếm 30% trong tổng số

hộ gia đình và số năm trung bình là khoảng 20 năm. Điều đó cho thấy kinh

nghiệm sản xuất của các nhóm hộ cũng tương đối cao, với trung bình 20 năm

hoạt động sản xuất, chủ các hộ gia đình có thể học hỏi và thu được nhiều kinh

nghiệm trong sản xuất, có thể xây dựng những phương án sản xuất khả thi và dễ

dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn.

Page 56: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 43 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 4.5: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA CHỦ HỘ.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Từ 15 năm trở

xuống22 66,5 22 32,9 44 44,0

Từ 16 đến 25 năm 8 24,5 22 32,9 30 30,0

Từ 26 đến 35 năm 1 3,0 18 26,9 19 19,0

Trên 35 năm 2 6,0 5 7,3 7 7,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình (năm) 14,48 22,49 19,85

Kiểm định T Df = 98, Sig. = 0,000

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Với kết quả kiểm định T, mức ý nghĩa 5%, sig = 0,00 < 0,05 cho biết có sự

khác biệt nhau về trị trung bình số năm hoạt động sản xuất giữa hai nhóm hộ gia

đình. Cụ thể, nhóm hộ sản xuất nông nghiệp có số năm hoạt động sản xuất là 22

năm lớn hơn nhiều so với số năm hoạt động của nhóm hộ sản xuất phi nông

nghiệp 14 năm. Do huyện Tam Bình lâu nay là vùng đất nông nghiệp cùng với

truyền thống lúa nước của ông bà để lại nên hầu hết các hộ gia đình tiếp cận với

nông nghiệp từ rất sớm nên đương nhiên họ sẽ có những kinh nghiệm về nông

nghiệp lâu năm.

4.1.6. Có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ.

Thông qua khảo sát cho thấy, trong 100 hộ thì có đến 36 hộ có quen biết với

nhân viên ngân hàng, ta thấy ở nhóm hộ sản xuất nông nghiệp thì mức độ quen

biết với nhân viên ngân hàng cao hơn nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp , do ở

ngân hàng nông nghiệp thì các món vay về nông nghiệp là chủ yếu và hay xảy ra

thường xuyên theo các mùa vụ từ đó qua nhiều lần vay vốn sẽ tạo nên sự quen

biết lẫn nhau trong hợp tác. Sự quen biết này rất có lợi cho cả đôi bên . Đối với hộ

gia đình thì các món vay sau này có thể dễ được chấp nhận hơn, còn đối với ngân

hàng sự quen biết làm cho thông tin khách hàng đầy đủ hơn, tránh được rủ i ro

trong kinh doanh hơn.

Page 57: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 44 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH CÓ QUEN BIẾT VỚI NHÂN VIÊN NGÂN

HÀNG CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Quen biết Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Không có quen 23 69,7 41 61,2 64 64,0

Có quen 10 30,3 26 38,8 36 36,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

4.1.7. Địa vị xã hộ i của chủ hộ.

Bảng 4.7: TÌNH HÌNH ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA HAI NHÓM HGĐ .

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Qua bảng 4.7 về địa vị xã hội của hộ gia đình cho thấy trong tổng số 100 hộ

gia đình được khảo sát thì có 16 hộ gia đình có địa vị xã hội làm chủ h ộ chiếm

16% tổng số hộ. Thông qua kiểm định chi bình phương cho thấy có mối quan hệ

giữa lĩnh vực sản xuất và địa vị xã hội . Cụ thể, ở nhóm hộ sản xuất phi nông

nghiệp chỉ trong 33 hộ mà có đến 9 hộ đã có địa vị xã hội cho thấy ngày nay

trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Đa số việc học vấn luôn được các hộ

gia đình này quan tâm, bởi vì phần lớn công việc của họ sử dụng nhiều trí lực và

quen biết nên với trình độ học vấn cao kèm theo sự quen biết thì đây là tiền đề

tạo nên địa vị xã hội của chủ hộ.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Địa vị xã hội Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Không có địa vị 24 72,7 60 89,6 84 84,0

Có địa vị 9 27,3 7 10,4 16 16,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Chi bình phương df = 1, Sig. = 0,031

Page 58: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 45 SVTH: Trần Huy Cường

4.1.8. Tổng diện tích đất sản xuất và nhà.

Bảng 4.8: TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT VÀ NHÀ CỦA

HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Diện tích đất sản xuất đóng vai trò không kém so với nguồn lực con người

vì nó là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như

kinh doanh đồng thời cũng là tài sản đảm bảo giúp các hộ gia đình có thể tiếp cận

các nguồn vốn tín dụng từ phía ngân hàng.

Đất sản xuất của hộ gia đình bao gồm đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất nuôi

trồng thủy sản và đất để sản xuất kinh doanh. Đất là yếu tố rất quan trọng trong

việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vì đất là một tài sản quan trọng mà

các hộ gia đình dùng để đảm bảo khi muốn vay vốn tại ngân hàng.

Qua kết quả khảo sát, diện tích đất sản xuất trung bình khoảng 6 .200 m2/hộ,

thì đây là nguồn tài nguyên quan trọng giúp hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tạo

ra thu nhập. Đồng thời với diện tích đất sở hữu khá lớn còn giúp các hộ gia đình

trong huyện dễ dàng tiếp cận các nguồn tín dụng vì có tài sản thế chấp thỏa mãn

điều kiện vay vốn.

Bên cạnh, với kết quả kiểm định T, mức ý nghĩa 5%, sig = 0,00 < 0,05 cho

biết có sự khác biệt nhau về trị trung bình số diện tích đất sản xuất giữa hai nhóm

hộ gia đình. Cụ thể, nhóm hộ sản xuất nông nghiệp có diện tích đất trung bình là

8.200m2 trong khi đó ở nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp thì diện tích đất chỉ có

khoảng 2.400m2 nhỏ hơn rất nhiều so với nhóm hộ sản xuất nông nghiệp.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Diện tích đất

trung bình (m2/hộ)2.354 8.197 6.269

Kiểm định T df = 98, Sig. = 0,000

Page 59: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 46 SVTH: Trần Huy Cường

4.1.9. Tổng Chi phí cho sản xuất kinh doanh và chi tiêu gia đình trongnăm.

Bảng 4.9: TỔNG CHI PHÍ CỦA HAI NHÓM HỘ GIA ĐÌNH

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Tổng chi phí của các hộ gia đình thuộc huyện Tam Bình dao động từ 24 –

120 triệu/năm, trong đó nhóm chi phí từ 36 – 72 triệu/năm chiếm phần lớn (43%

tổng hộ gia đình, tức khoảng từ 3– 6 triệu/tháng). Với mức chi phí trung

bình/năm/hộ khoảng 78 triệu, cho thấy đươc chi phí sản xuất của các hộ gia đình

là rất cao, do tình hình kinh tế khó khăn của năm 2011 cũng như giá các chi phí

đầu vào sản xuất tăng lên kèm theo mức lãi suất ngân hàng giai đoạn này cũng

cao. Hơn nữa, đầu ra của các sản phẩm nông nghiêp lại thất thường không có

tính ổn định như giá lúa, thịt heo biến động theo chiều hướng giảm phần nào đã

gây khó khăn không ít cho các hộ sản xuất, nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp .

Bên cạnh, với chi phí cao như vậy phần nào cũng ảnh hưởng đáng kể đến lượng

tiền tiết kiệm còn lạ i của các hộ.

Theo phân tích thì nhóm hộ sản xuất nông nghiệp có chi tiêu nhiều hơn so

với nhóm hộ sản xuất phi nông nghiệp. Do kết quả kiểm định có sự khác nhau về

số tiền chi phí trung bình của hai nhóm hộ gia đình (sig = 0,013 < 0,05, = 5%).

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Tổng chi phí 1 năm Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Dưới 36 triệu 10 30,2 2 2,9 12 12,0

Từ 36 đến dưới 72 triệu 13 39,3 30 44,8 43 43,0

Từ 72 đến dưới 108 triệu 6 18,3 23 34,2 29 29,0

Từ 108 triệu trở lên 4 12,2 12 18,1 16 16,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình (triệu/năm) 60,69 87,46 78,63

Kiểm định T df =98, Sig. = 0,013

Page 60: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 47 SVTH: Trần Huy Cường

4.1.10. Tiết kiệm.

Bảng 4.10: TIẾT KIỆM TRUNG BÌNH CỦA HAI NHÓM

HỘ GIA ĐÌNH TRONG NĂM.

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Từ kết quả kiểm định T cho thấy, không có sự khác biệt về trị trung bình số

tiền tiết kiệm/năm/hộ (sig = 0,087 > 0,05 với = 5%). Và lượng tiền tiết kiệm

trung bình trong năm của các hộ gia đình là gần 24 triệu/năm.

Điều đó cho thấy lượng tiết kiệm được của các hộ gia đình là không cao cho

lắm. Hơn nữa, trong các đặc điểm về kinh tế- xã hội của các hộ gia đình thuộc

huyện Tam Bình qua khảo sát cho biế t: một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp

có lượng người phụ thuộc khá đông đồng thời số người lao động chính trong gia

đình lại ít, kèm theo nếu các hộ này lại rơi vào tình trạng các hộ có diện tích đất

sản xuất ít thì lượng tiền tiết kiệm của họ thường rất nhỏ . Cũng như đối với các

hộ sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua với các mô hình chăn nuôi heo khá

lớn, do giá thị heo năm vừa qua giảm nhưng chi phí nuôi, tiêm ngừa lại không

ngừng tăng cao. Điều đó cho thấy rằng đời sống vật chất và tinh thần của người

dân huyện Tam Bình năm vừa qua không khả quan cho lắm. Hơn nữa để có vốn

đầu tư sản xuất cho năm nay như: cả i tiến chất lượng sản phẩm nông nghiệp,

chuyển đổi sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh… nên cần một nguồn vốn lớn.

Trong hoàn cảnh đó thì vốn vay ngân hàng là sự lựa chọ n cần thiết của họ.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Tiết kiệm trong năm Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Dưới 12 triệu 11 33,3 25 37,3 36 36,0

Từ 12 đến dưới 36 triệu 13 39,2 32 48,0 45 45,0

Từ 36 đến dưới 60 triệu 4 12,2 8 11,8 12 12,0

Từ 60 triệu trở lên 5 15,3 2 2,9 7 7,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Trung bình (triệu/năm) 31,45 19,75 23,61

Kiểm định T df =41 , Sig. = 0,087

Page 61: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 48 SVTH: Trần Huy Cường

4.2 THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA CÁC HGĐ TẠI HUYỆN TAM BÌNH

Trong phần này, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm định giả thuyết:

H2: Có sự khác nhau về thực trạng vay vốn của hộ gia đình đối với ngân

hàng

4.2.1 Thực trạng chung.

Bảng 4.11: THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA HAI NHÓM HỘ

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Trong năm 2011 và 2012, qua tổng số 100 hộ gia đình được khả o sát, có 38

hộ không vay vốn tại ngân hàng chiếm 38% tổng số hộ, trong 38 hộ gia đình đó

thì có 12 hộ đã từng vay nhưng vì một lý do nào đó, ví dụ: đã có đủ vốn kinh

doanh hay vì tình trạng sức khỏe mà giờ đây họ không có nhu cầu vay nữa và 26

hộ chưa từng tiếp cận vốn từ ngân hàng. Trong đó có 18 hộ là sản xuất phi nông

nghiệp và 20 hộ làm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh có 62% hộ gia đình đã từng

vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp.

Kết quả kiểm định Chi– bình phương cho thấ y có mối liện hệ giữa việc có

và không vay vốn giữa 2 nhóm hộ gia đình (sig = 0,017 < 0,05). Cụ thể do là

ngân hàng nông nghiệp mục đích cho vay phát triển hay hỗ trợ sản xuất nông

nghiệp nên khả năng tiếp cận được nguồn vốn là rất cao nếu như hộ sản xuất

nông nghiệp.

Trong số các hộ gia đình không vay vốn ngân hàng, có một số hộ không

tiếp cận được nguồn vốn này, nguyên nhân là do họ không có tài sản thế chấp

hoặc tài sản có giá trị nhỏ so với số vốn cần vay nên không thể vay vốn. Một số

hộ khác do không lập được phương án sản xuất khả thi hay không có nguồn vốn

tự có nên cũng không thể vay vốn. Nhưng phần lớn hộ không vay là do không có

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Vay được không Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Không vay được 18 54,5 20 29,9 38 38,0

Có vay được 15 45,5 47 70,1 62 62,0

Tổng 33 100,0 67 100,0 100 100,0

Chi bình phương df = 1, Sig. = 0,017

Page 62: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 49 SVTH: Trần Huy Cường

nhu cầu vay hay không có điều kiện tài chính , thường những hộ không có điều

kiện tài chính này đa số thu nhập thấp và gánh nặng về chi phí có thể do người

phụ thuộc quá nhiều trong gia đình nên họ không vay, tâm lý họ luôn sợ rằng

không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh, một trong số đó cho rằng, lãi

suất vay cao, hoặc cho rằng số tiền vay được ít hơn so với nhu cầu nên không

muốn vay.

4.2.2 Mục đích vay.

Bảng 4.12: THỰC TRẠNG MỤC ĐÍCH VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH

ĐỐI VỚI NHNo&PTNT

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến gần 68% hộ vay tại NHNo&PTNT

PGD Song Phú với mục đích là trang trải chi phí cho sản xuất nông nghiệp như:

chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất, vườn, và mua máy nông

nghiệp.

Kết quả kiểm định Chi– bình phương cho thấy có mối quan hệ giữa lĩnh vực

sản xuất và mục đích vay vốn (sig = 0,00 < 0,05, ở mức ý nghĩa = 5%). Vì

phần lớn các hộ gia đình ở huyện Tam Bình làm sản xuất nông nghiệp, điều kiện

kinh tế còn khó khăn, thiếu vốn sản xuất vì thế họ xin vay vốn để giải quyết khó

khăn trong sản xuất. Mặt khác, do hiện tại dưới sự hỗ trợ củ a Đảng và Nhà nước

nên các hộ gia đình đã mạnh dạng đưa các mô hình tiên tiến vào sản xuất: sử

dụng máy móc nông nghiệp, mở rộng quy mô, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất; phát triển các ngành nghề truyền thống kết hợp với kỹ thuật

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Mục đích vay vốn Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

SXPNN

(tiêu dùng, kinh doanh)13 86,7 7 14,9 20 32,3

SXNN

(trồng trọt, chăn nuôi)2 13,3 40 85,1 42 67,7

Tổng 15 100,0 47 100,0 62 100,0

Chi bình phương Df = 1, Sig. = 0.000

Page 63: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 50 SVTH: Trần Huy Cường

hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp, đáp ứng tốt nhu

cầu xuất khẩu, điều đó đã thúc đẩy các hộ gia đình trong huyện vay vốn để sản

xuất.

4.2.3 Tình hình về lượng vốn vay, thời hạn vay và số lần vay .

4.2.3.1 Lượng vốn vay.

Bảng 4.13: THỰC TRẠNG VỀ SỐ TIỀN VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH

ĐỐI VỚI NHNo&PTNT

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Theo kết quả điều tra cho thấy lượng vốn vay trung bình tại NHNo& PTNT

Song Phú khoảng 40 triệu đồng, lượng vốn tín dụng đến 50 triệu chiếm đến 87%

tổng số vốn vay và không có sự khác biệt về lượng vốn tín dụng trung bình vay

đối với mỗi nhóm hộ gia đình. Do kết quả kiểm định T, Sig = 0,93 > 0,05, với

mức ý nghĩa 5%.

Thật vậy với tình hình hiện tại ở ngân hàng nông nghiệp thì với những hộ

sản xuất nông nghiệp có diện tích đất nhiều , thì tài sản thế chấp ở ngân hàng

nhiều cùng với những phương án mở rộng nông nghiệp chăn nuôi trồng trọt với

quy mô lớn thì lượng vốn cần vay của họ cũng rất nhiều không thua gì những

phương án kinh doanh lớn của các hộ sản xuất phi nông nghiệp như: kinh doanh

lúa gạo, buôn bán phân bón… bên cạnh, ở NHNo hiện nay thì hầu như các món

vay lớn như vậy ngân hàng thường hay án dụng hình thức cho vay theo hạn m ức

tín dụng cho các hộ gia đình với mức vốn khoảng 50 triệu đồng chiếm đại đa số.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Lượng vốn vayđược Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%)Từ 1 đến 50 triệu 11 73,3 43 91,4 54 87,1

Từ 51 đến 100 triệu 2 13,3 2 4,3 4 6,5

Từ 101 đến 150 triệu 1 6,7 2 4,3 3 4,8

Trên 150 triệu 1 6,7 0 0,0 1 1,6

Tổng 15 100,0 47 100,0 62 100,0

Trung bình (triệu) 55,67 34,91 39,93

Kiểm định T df = 44, Sig. = 0,93

Page 64: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 51 SVTH: Trần Huy Cường

4.2.3.2 Thời hạn vay .

Bảng 4.14: THỰC TRẠNG VỀ THỜI HẠN VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH

ĐỐI VỚI NHNo&PTNT.

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Với kết quả kiểm định T, Sig = 0,16 > 0,05, với mức ý nghĩa 5%. Ta có thể

kết luận không có sự khác biệt về thời hạn vay giữa hai nhóm hộ sản xuất nông

nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp . Và thời hạn vay trung bình của các hộ là

khoảng 10 tháng. Bên cạnh, theo kết quả điều tra cho thấy thời hạn vay vốn chủ

yếu của các hộ gia đình tại NHNo&PTNT Song Phú là ngắn hạn chiếm 100%

tổng số hộ vay. Cụ thể với thời hạn vay là 12 tháng chiếm 87% tổng số hộ. Do là

ngân hàng nông nghiệp nên thường những món vay về nông nghiệp chiếm đại đa

số, với mục đích để hộ vay có thể trang trải cho chi phí sản xuất nông nghiệp

ngắn hạn theo thời vụ. Bên cạnh các cán bộ tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp

thường hay áp dụng các món vay 12 tháng để một phần giúp đỡ các người dân

duy trì sản xuất trong năm, giảm bớt gánh nặng lãi vay. Một phần khác là hiện

nay để cạnh tranh với các ngân hàng khác với các hình thức cho hộ vay lâu

nhưng sẽ không tính phí khi trả trước hạn.

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Thời hạn vay vốn Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

1 tháng 1 6,7 0 0,0 1 1,6

3 tháng 3 20,0 4 8,5 7 11,3

12 tháng 11 73,3 43 91,5 54 87,1

Tổng 15 100,0 47 100,0 62 100,0

Trung bình (tháng) 9,47 11,23 10,65

Kiểm định T df = 17, Sig. = 0,16

Page 65: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 52 SVTH: Trần Huy Cường

4.2.3.3 Số lần vay.

Bảng 4.15: THỰC TRẠNG SỐ LẦN VAY TẠI NHNN&PTNT.

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

Kết quả khảo sát cho biết số lần vay của các hộ dao động từ 1 đến 7 lần,

trong đó chiếm cao nhất là từ 1 – 2 lần (chiếm 58,1%), trung bình là 2 lần/hộ.

Điều đó cho thấy mức độ tiếp cận với ngân hàng của các hộ gia đình trong huyện

chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, 2 lần có thể thấy họ đã dần quen với các

nguyên tắc hay cách sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, và dần dần họ

sẽ xây dựng đượ c mối quan hệ thân thuộc với ngân hàng, xóa bỏ những vấn đề

mặc cảm khi tiếp cận nguồn vốn.

Theo kết quả kiểm định T, với mức ý nghĩa 5%, Sig = 0,014 cho biết số lần

vay vốn của hai nhóm hộ gia đình là khác nhau. Cụ thể, số lần vay vốn của

những hộ sản xuất nông nghiệp là khoảng gần 3 lần cao hơn số lần vay vốn của

các hộ sản xuất phi nông nghiệp (2 lần).

4.2.4 Mức độ hài lòng về lượng vốn vay được tại NHNo&PTNT .

Khi được hỏi: “Ông/Bà nhận thấy lượng vốn vay tại ngân hàng Nông

nghiệp có đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình không?”, kết quả trả lời đa số là Có

đối với những hộ làm sản xuất nông nghiệp, còn những hộ sản xuất phi nông

nghiệp thường tỷ lệ không hài lòng cao hơn.

Vì thường những hộ sản xuất nông nghiệp vay số tiền vừa đủ để trang trải

chi phí sản xuất nông nghiệp, còn những hộ sản xuất phi nông nghiệp không hài

lòng với số vốn vay được là do đa phần họ vay nhằm mục đích sản xuất kinh

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Số lần vay vốn Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Từ 2 lần trở xuống 14 77,7 29 51,8 43 58,1

Từ 3 đến 5 lần 4 22,3 19 34,0 23 31,1

Trên 5 lần 0 0,0 8 14,2 8 10,8

Tổng 18 100,0 56 100,0 74 100,0

Trung bình (lần) 1,89 2,79 1,90

Kiểm định T df = 49, Sig. = 0,014

Page 66: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 53 SVTH: Trần Huy Cường

doanh nên cần lượng vốn lớn nhưng do lượng vốn vay không tương xứng với giá

trị tài sản thế chấp hoặc một số hộ do chưa có được uy tín hay mức độ quen biết

với ngân hàng chưa cao, hơn nữa đối với ngân hàng trong những lần vay đầu tiên

ngân hàng chưa nắm rõ hết thông tin từ khách hàng, với lại hạn chế rủi ro về

thông tin bất đối xứng từ phía người đi vay nên khi hộ gia đình tiếp xúc với ngân

hàng trong những lần vay đầu thì lượng vốn vay được thường sẽ không đáp ứng

đủ nhu cầu của hộ.

Bảng 4.16: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH VỀ LƯỢNG

VỐN ĐÁP ỨNG TỪ NHNo&PTNT.

(Nguồn: Điều tra các HGĐ ở huyện Tam Bình năm 2012)

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP

CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP.

4.3.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay đư ợc hay không của hộ

gia đình đối với NHNo&PTNT.

Trong mục tiêu nghiên cứu này, đề tài sẽ sử dụng Mô hình Probit với mục

đích xác định các yếu tố ảnh đến khả năng vay vốn được không của hộ gia đình

từ NHNo&PTNT. Mô hình này được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc

là biến giả, dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là hàm số

của biến độc lập (chẳng hạn như các yếu tố kinh tế- xã hội).

Trong mô hình Probit các biến được đưa vào có các đặc điểm sau :

Số người lao động chính (X 1): đây là lực lượng lao động chính của hộ gia

đình, thành phần tạo ra thu nhập cho hộ. Biến này có đơn vị tính là người .

NHÓM HỘ

SXPNN

NHÓM HỘ

SXNN

TỔNG

Đáp ứng nhu cầu Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ(%)

Không đáp ứng đủ 3 20,0 2 4,3 5 8,1

Đáp ứng đủ 12 80,0 45 95,7 57 91,9

Tổng 15 100,0 47 100,0 62 100,0

Page 67: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 54 SVTH: Trần Huy Cường

Trình độ học vấn (X2): đây chính là trình độ học vấn của chủ hộ. Biến

này có đơn vị tính là lớp .

Tổng chi phí (X3): biến này bao gồm tổng chi phí cho sản xuất kinh

doanh và số tiền chi tiêu của hộ trong một năm. Biến này có đơn vị tính là triệu

đồng.

Kinh nghiệm (X4): chính là tổng số năm canh tác của hộ trong lĩnh vực

tạo ra thu nhập nhiều nhất cho gia đình. Biến này có đơn vị tính là năm.

Tổng diện tích đất (X5): biến này bao gồm diện tích đất để sản xuất và

diện tích đất nhà có bằng đỏ. Và đơn vị tính của biến này là m 2.

Có quen biết với nhân viên ngân hàng (X6): biến này xem xét chủ hộ có

quen biết với các cán bộ ngân hàng thông qua những lần vay vốn hay có người

thân trong gia đình làm việc trong ngân hàng. Đây là biến giả được khai báo là 1

nếu có quen biết với cán bộ ngân hàng và ngược lại là 0 nếu chủ hộ không có

quen biết.

Có địa vị xã hội của chủ hộ (X7): biến này xem xét chủ hộ có địa vị xã

hội hay không. Nó được khai báo là 1 nếu có địa vị xã hội trong làng xã và

ngược lại là 0 nếu chủ hộ không có địa vị xã hội gì .

Giới tính của chủ hộ (X8): đây chính là giới tính của chủ hộ. biến này

cũng là biến giả được khai báo là 1 nếu chủ hộ là nam và 0 nếu chủ hộ là nữ.

Nhận xét: Đây là mô hình Probit về các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình. Qua mô hình ta thấy có 2 biến

có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đó là các biến: số người lao động chính và tổng

diện tích đất. Và 3 biến có ý nghĩa ở mức thống kê 10% đó là: trình độ học vấn,

tổng chi phí và có quen biết với nhân viên ngân hàng. Giá trị kiểm định Pearson

chi bình phương kiểm tra sự phù hợp của mô hình Probit với giá trị P tương ứng

là 0,6881 > 0,05 tức chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình

không có bỏ sót biến. Phần trăm dự báo đúng của mô hình là 77% và xác suất lơn

hơn giá trị chi bình phương là 0,0000 nó chứng minh rằng mô hình là phù hợp và

mức độ phù hợp của mô hình ở mức khá cao.

Page 68: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 55 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 4.17: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HGĐ ĐỐI VỚI NHNo&PTNT

Biến Hệ số góc Hệ số P

Số người lao động chính 0,129 0,038 (*)

Trình độ học vấn 0,034 0,072 (**)

Tổng chi phí 0,003 0,077 (**)

Kinh nghiệm -0,011 0,110

Tổng diện tích đất 0,51x10-4 0,005 (*)

Có quen biết với nhân viên ngân hàng 0,186 0,094 (**)

Có địa vị xã hội của chủ hộ -0,096 0,511

Giới tính của chủ hộ -0,133 0,270

Tổng số quan sát

Số quan sát dương

Phần trăm dự báo đúng

Giá trị log của hàm gần đúng

Giá trị kiểm định chi bình phương

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương

100

62

77%

-45,71

41,39

0,000

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1 (**)Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,05 (*)

Giải thích kết quả hồi quy mô hình Probit: Trong mô hình các hệ số

của hàm hồi quy không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và

biến độc lập nên ở đây ta sẽ dùng hệ số góc để giải thích sự thay đổi của biến độc

lập lên khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ gia đình ở huyện

Tam Bình.

Trong mô hình có 2 biến có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% và

3 biến ở mức 10% và cùng dấu kỳ vọng. Để xem xét tác động của từng biến giải

thích lên mỗi biến phụ thuộc trong mô hình Probit ta sẽ xem xét lần lược các biến

như sau:

Số người lao động chính: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cùng

dấu với kỳ vọng và nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng.

Với hộ gia đình có nhiều người lao động dĩ nhiên nhu cầu sản xuất kinh doanh

Page 69: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 56 SVTH: Trần Huy Cường

của họ nhiều, từ đó sẽ có những phương án cần nhiều lượng vốn nhất định, khi

đó họ sẽ có nhu cầu tiếp cận vốn đối với ngân hàng nông nghiệp.

Hơn nữa, đứng từ góc độ ngân hàng thì những hộ gia đình có nhiều lao

động thường thì thu nhập đem lại cho gia đình của họ cũng không ít , từ đó khả

năng đảm bảo trả nợ vay cũng cao hơn nên khả năng cung cấp vốn cho những hộ

gia đình này cũng cao hơn.

Trong mô hình này biến này có giá trị dương thể hiện nếu số lao động

chính trong gia đình tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận được vố n tín dụng từ

NHNo&PTNT tăng lên 0,129% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Trình độ học vấn của chủ hộ: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức

10% cùng dấu với kỳ vọng. Những hộ có trình độ học vấn cao thường rơi vào các

hộ sản xuất phi nông nghiệp do phần lớn những người này có độ tuổi trẻ, chưa có

tích lũy tài sản được nhiều và có ít diện tích đất canh tác. Nên đảm bảo cho họ

trang trải cuộc sống thì họ thường có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, còn những

hộ sản xuất nông nghiệp mà có trình độ học vấn cao thì họ thường áp dụng các

khoa học kĩ thuật vào canh tác, tăng vụ và có xu hướng tăng mở rộng sản xuất để

tăng thu nhập cho gia đình mà để thực hiện được việc đó thì họ rất cần vốn từ

ngân hàng.

Và đứng từ góc độ ngân hàng thì với những hộ có trình độ cao thể hiện

những người làm việc bằng nhiều trí óc, công việc sản xuất - kinh doanh của họ

thường cũng có hiệu quả hơn những hộ có trình độ học vấn thấp nên khả năng

đáp ứng vốn cho họ từ phía ngân hàng cũng cao hơn.

Trong mô hình này biến này có giá trị dương thể hiện nếu trình độ học vấn

của chủ hộ tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận được vố n tín dụng từ

NHNo&PTNT tăng lên 0,034% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tổng chi phí: biến này bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi tiêu

của hộ gia đình. Biến này có ý nghĩa ở mức thống kê 10% và ngược dấu với kỳ

vọng. Thường những hộ có tổng chi phí cao thì đây chín h là các hộ có các

phương án sản xuất lớn và nếu phương án của họ hợp lý thì khả năng được đáp

ứng vốn rất cao. Mặc dù những hộ sản xuất nông nghiệp với các phương án nuôi

heo với quy mô lớn cần lượng vốn cao nhưng thường họ hay kết hợp m ô hình

chăn nuôi hỗn hợp cùng với sản xuất lúa truyền thống để tiết kiệm chi phí đem

Page 70: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 57 SVTH: Trần Huy Cường

lại lợi nhuận tối đa cho gia đình . Hơn nữa, đây chính là các phương án chủ yếu

của các hộ gia đình khi tiếp cận vốn từ NHNo&PTNT và hầu hết các phương án

này đều được chấp nhận bởi các cán bộ tín dụng.

Trong mô hình này biến này có giá trị dương thể hiện nếu tổng chi phí của

hộ gia đình tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận được vốn tín dụ ng từ

NHNo&PTNT tăng lên 0,003% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Tổng diện tích đất: biến này bao gồm diện tích đất sản xuất và diện tích

đất nhà của chủ hộ. Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và cùng dấu với kỳ

vọng. Những hộ có diện tích đất thường có nhu cầu mở rộng sản xuất để gia tăng

thêm lợi nhuận. Bên cạnh, hiện nay các hộ hay áp dụng khoa học- kỹ thuật vào

đồng ruộng, máy móc trang bị cho nông nghiệp đã đầy đ ủ nên rất dễ dàng canh

tác không cần nhiều nhân công lao động khi sản xuất với quy mô lớn. Và để có

thể làm được những việc đó thì lượng vốn đầu tư rất lớ n và cần thiết, nhất là

những dự án mua máy gặt đập, máy xới, dự án nuôi heo với số lượng hàng chục

con… nên các hộ gia đình này có xu hướng đến tiếp cận vốn từ ngân hàng.

Và đứng từ góc độ ngân hàng, đất là một tài sản vô cùng quan trọng và

không bị mất giá theo thời gian, nó là điều kiện đầu tiên để các ngân hàng xét

duyệt cấp tín dụng. Với những hộ có diện tích đất nhiều thì tài sản thế chấp ở

ngân hàng lớn nên khả năng cấp tín dụng cho các hộ này thường cao hơn.

Trong mô hình này biến này có giá trị dương thể hiện nếu tổng diện tích đất

của hộ gia đình tăng lên 1% thì khả năng tiếp cận được vốn tín dụng từ

NHNo&PTNT tăng lên 0,51x10-4%.

Có quen biết với nhân viên ngân hàng: biến này có ý nghĩa thống kê ở

mức 10%. Thông qua nhiều lần tiếp xúc với ngân hàng thì hộ gia đình sẽ tạo nên

mối quan hệ quen biết với các cán bộ ngân hàng . Khi đó sẽ hạn chế được tình

trạng thông tin bất đối xứng của khách hàng. Hơn nữa, uy tín trả nợ của khàng

hàng lại được nâng cao nếu như các hộ gia đình thực hiện đúng thủ tục vay, sử

dụng vốn vay hợp lý và trả nợ vay đúng thời hạn. Khi đó nếu các hộ gia đình có

nhu cầu về vốn sản xuất thì từng mối quan hệ đó sẽ làm cho thủ tục vay vốn

nhanh hơn, đơn giản hơn và khả năng cấp vốn cũng cao hơn.

Page 71: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 58 SVTH: Trần Huy Cường

Trong mô hình này biến này có giá trị dương thể hiện nếu hộ gia đình có

quen biết với nhân viên ngân hàng thì khả năng tiếp cận được vốn tín dụng từ

NHNo&PTNT sẽ cao hơn hộ không có quen biết.

Như đã phân tích, có một số biến trong mô hình không có ý nghĩa thống

kê. Cụ thể, biến kinh nghiệm của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê là do các

hộ có càng nhiều năm kinh nghiệm chứng tỏ họ đã làm việc trong nghề càng lâu

và canh tác có hiệu quả, họ tích lũy được một số tài sản đất hay tiền nhất định

nên họ đã có đủ vốn để sản xuất và khả năng tiếp cận vốn của họ cũng hạn chế .

Biến địa vị xã hội của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê do thông qua quá trình

khảo sát biết được thường những hộ có địa vị xã hội như: làm việc trong cơ quan

nhà nước, xã, bộ đội, hội phụ nữ, dân quân, cụ chiến binh…thường nếu họ có

nhu cầu vay vốn thì họ h ay vay ở các ngân hàng chính sách hơn là NHNo do

được hưởng lãi suất thấp hơn và thời hạn dài hơn. Cuối cùng là biến giới tính

cũng không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình trong bài nghiên cứu này là do

hiện nay chế độ xã hội là bình đẳng nam nữ, và với nền kinh tế hiện đại như ngày

nay phụ nữ đều đi làm và cũng có những chức vụ quan trọn g và to lớn như nam,

hơn nữa phụ nữ rất siêng năng, kĩ lưỡng nên họ cũng có nhu cầu sản xuất, đầu tư

kinh doanh để tạo thu nhập nên nhu cầu vay vốn của chủ hộ là nữ cũng rất cao.

Khi đó với lượng vốn hạn hẹp từ ngân hàng chính sách hay các chương trình hội

phụ nữ sẽ không đủ cho nên họ cũng có nhu cầu vay thêm ở ngân hàng nông

nghiệp.

4.3.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN

VAY ĐƯỢC CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NHNo&PTNT.

Đối với mục tiêu nghiên cứu này, đề tài sẽ sử dụng Mô hình Tobit với mục

đích xác định các yếu tố ảnh đến lượng vốn vay được của hộ gia đình đối với

NHNo&PTNT. Mô hình Tobit thường dùng để ước lượng xác suất xảy ra của

biến phụ thuộc như là hàm số của các biến độc lập. Và nghiên cứu mối quan hệ

tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến

độc lập.

Thông qua số liệu thu thập được, ta có kết quả xử lý mô hình Tobit như

trong bảng 4.18. Và qua kết quả kiểm định ma trận tương quan cho thấy mô hình

không có hiện tượng đa cộng tuyến .

Page 72: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 59 SVTH: Trần Huy Cường

Trong mô hình khảo sát 8 biến giải thích thì có 5 biến có ý nghĩa về mặt

thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương là 0,0000

nó chứng minh rằng mô hình là phù hợp. Để xem xét tác động của từng biến giải

thích lên mỗi biến phụ thuộc trong mô hình Tobit ta sẽ xem xét lần lược các biến

như sau:

Tổng diện tích đất: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% trong việc

tác động đến lượng vốn vay của hộ gia đình đối với NHNo&PTN T và cùng dấu

với kỳ vọng. Thực tế cho thấy biến này có ý nghĩa là rất phù hợp vì diện tích đất

càng lớn chứng tỏ hộ gia đình có thể vay được vốn nhiều hơn do tài sản thế chấp

ở ngân hàng đảm bảo cho lượng vốn vay của họ lớn. Hơn nữa đứng ở góc độ

ngân hàng thì những hộ có diện tích đất lớn thì việc xác định cấp tín dụng cho họ

cũng an tâm hơn.

Trong mô hình tobit, biến này có giá trị dương thể hiện nếu hộ gia đình có

diện tích đất càng lớn thì lượng vốn đáp ứng từ NHNo&PTNT sẽ cao hơn hộ có

diện tích đất ít.

Có quen biết đối với nhân viên ngân hàng: biến này có ý nghĩa thống

kê ở mức 5% và cùng dấu với kỳ vọng. Cho thấy nếu các hộ gia đình có quen

biết với nhân viên ngân hàng thì đã tạo cho ngân hàng có một lòng tin nhất định

đối với khách hàng. Hơn nữa, có quen biết thì việc minh bạch thông tin cũng rõ

ràng hơn từ đó đủ điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng với một mức cao hơn.

Trong mô hình thì biến này có giá trị dương thể hiện nếu hộ gia đình có

quen biết với nhân viên ngân hàng thì lượng vốn đáp ứng từ NHNo&PTNT sẽ

cao hơn những hộ không có quen biết.

Page 73: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 60 SVTH: Trần Huy Cường

Bảng 4.18: KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH TOBIT VỀ LƯỢNG VỐN

VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI NHNo&PTNT

Biến Hệ số góc Hệ số P

Người phụ thuộc trong GĐ 0,4845 0,917

Tổng diện tích đất 0,0017 0,043 (*)

Có quen biết với nhân viên NH 21,2742 0,031 (*)

Tiết kiệm 0,5585 0,001 (*)

Trình độ học vấn của chủ hộ 3,6956 0,024 (*)

Số lần vay vốn 4,2103 0,137

Mục đích vay vốn 25,1096 0,018 (*)

Địa vị xã hội của chủ hộ -14,2783 0,264

Tổng số quan sát

Số quan sát dương

Giá trị log của hàm gần đúng

Giá trị kiểm định chi bình phương

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương

100

62

-334,273

53,73

0,0000

Ghi chú: Có ý nghĩa ở mức 10% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,1 (**)Có ý nghĩa ở mức 5% nếu giá trị P nhỏ hơn 0,05 (*)

Tiết kiệm: biến này thuộc dạng rất có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (0,001

< 0,05) và ngược dấu với kỳ vọng. Điều này được lý giải như sau: những hộ có

tiết kiệm lớn đa số rơi và o những hộ sản xuất phi nông nghiệp, mà đặc điểm của

các hộ này thường là có diện tích đất ít nhưng trình độ học vấn cao, nên để trang

trải được cuộc sống hàng ngày thì họ phải nỗ lực đầu tư kinh doanh, với những

dự án khả thi đã giúp họ sinh ra nhiều lợi nhuận và tiết kiệm được chi phí, từ đó

họ có động cơ đầu tư nhiều hơn với lượng vốn bản th ân và lượng vốn vay từ

ngân hàng lớn hơn . Còn đứng ở góc độ ngân hàng thì những dự án vừa phải và

khả thi mà đem lại nhiều lợi nhuận, và quan trọng hơn l à nếu họ kiểm soát được

chi tiêu hằng ngày thì tất yếu sinh ra tiết kiệm lớn và đây chính là nhân tố giúp

họ đảm bảo được khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Trong mô hình thì biến này có giá trị dương thể hiện nếu lượng tiền tiết

kiệm của hộ gia đình càng lớn thì lượng vốn đáp ứng từ NHNo&PTNT cho

những hộ này sẽ cao hơn những hộ có lượng tiết kiệm ít .

Page 74: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 61 SVTH: Trần Huy Cường

Trình độ học vấn của chủ hộ: biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

và cùng dấu với kỳ vọng. Cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì

những phương án họ đầu tư thường rất lớn và cần nhiều lượng vốn. Do đó họ

luôn có nhu cầu xin vay vốn ở ngân hàng nông nghiệp do mức lãi suất ở đây rất

hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác. Còn đứng ở góc độ ngân hàng cho thấy

các hộ có trình độ học vấn cao thì kiến thức của họ rất sâu và rộng, khả năng tính

toán hiệu quả, sẽ ít rủi ro trong kinh doanh của họ hơn là các hộ có trình độ học

vấn thấp, nên khả năng cấp tín dụng cũng nhiều hơn.

Trong mô hình này thì biến này có giá trị dương, thể hiện nếu chủ hộ có

trình độ học vấn càng cao thì lượng vốn đáp ứng từ NHNo&PT NT cho những hộ

này cũng sẽ cao hơn những hộ có trình độ học vấn thấp.

Mục đích vay vốn: đối với ngân hàng nông nghiệp, khi chỉ nhìn qua tên

ngân hàng thì chúng ta đã biết ngay lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng là

chủ yếu phục vụ phát triển cho nông nghiệp. Cho nên mục đích sử dụng vốn của

hộ gia đình khi đi vay là rất quan trọng. Từ kết quả kiểm định mô hình Tobit cho

thấy biến này có ý nghĩa ở mức 5%. Cũng như qua quá trình thu thập số liệu cho

thấy nhiều hộ sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, diện tích đất trên 10.000m2

thường thì những hộ này luôn vay tại ngân hàng với mức vốn khá cao khoảng

40-50 triệu đồng với mục đích là sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là các phương án

VAC mở rộng: nuôi heo số lượng khoảng 20-30 con kết hợp với cá là chủ yếu.

Hơn nữa, từ phía ngân hàng luôn kỳ vọng rằng cho vay với mục đích sản xuất

nông nghiệp thì sẽ tạo ra của cải vật chất sinh ra lợi nhuận và khả năng trả nợ cao

hơn, ít rủi ro hơn so với mục đích là kinh doanh quy mô lớn nên lượng vốn cho

vay cũng cao hơn.

Trong mô hình, biến này có giá trị dương, thể hiện nếu mục đích vay vốn là

sản xuất nông nghiệp thì không những khả năng đáp ứng tín dụng mà lượng tín

dụng được đáp ứng từ NHNo&PTNT cho những hộ này cũng sẽ cao hơn.

Còn lại, có ba biến trong mô hình không có ý nghĩa thống kê là: người

phụ thuộc trong gia đình, số lần vay vốn và địa vị xã hội của chủ hộ, với biến

người phụ thuộc không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu này là do biến này

chỉ phần nào phản ánh một số tiền nhỏ thuộc về chi tiêu hàng ngày trong tổng chi

phí của hộ, chứ những hộ có phương án đầu tư lớn đem lại thu nhập cao thì chi

Page 75: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 62 SVTH: Trần Huy Cường

phí của biến này không tác động nhiều cho lắm , nên có khả năng không ảnh

hưởng đến lượng tín dụng được cấp. Còn biến số lần vay vốn có thể được giải

thích như sau do ngân hàng nông nghiệp là của nhà nước và chịu sự q uản lý rất

chặt chẽ nên mặc dù vay vốn nhiều lần nhưng quy trình xét duyệt và cấp tín dụng

phần nào đã nằm trong khuôn khổ của nhà nước quy định . Cuối cùng là biến địa

vị xã hội của chủ hộ, như đã đề cập ở trên nếu chủ hộ có địa xã hội thì khả năng

đi vay ở ngân hàng nông nghiệp là thấp do đa số họ đều xin vay ở ngân hàng

chính sách để được hỗ trợ về lãi suất cho vay.

Nhận xét chung:

Nhìn chung, các hộ gia đình trong huyện làm sản xuất nông nghiệp là chủ

yếu, một số vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm một số nghề khác để tăng thêm

thu nhập cho gia đình như: buôn bán nhỏ, làm thuê, làm công nhân tại các xí

nghiệp…và số ít hộ sản xuất kinh doanh. Giữa hai nhóm hộ gia đình, không có

sự khác biệt về: số người lao động chính, trình độ học vấn, tiết kiệm, thời hạn

vay tại NHNo&PTNT PGD Song Phú. Mặt khác, nhóm hộ sản xuất phi nông

nghiệp có số người có địa vị xã hội nhiều hơn nhóm hộ sản xuất nông nghiệp

nhưng lại ít hơn nhóm hộ sản xuất nông nghiệp về các biến: người phụ thuộc,

diện tích đất, tổng chi phí, số lần vay vốn. Hơn nữa nhóm hộ sản xuất nông

nghiệp lại có số người nam làm chủ hộ nhiều hơn, kèm theo mục đích đi vay là

sản xuất nông nghiệp là chính.

Thêm vào đó, khả năng tiếp cận vốn và lượng vốn vay của nhóm hộ sản

xuất nông nghiệp cao hơn nhóm sản xuất phi nông nghiệp. Mặc dù đặc thù của

sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ nhưng lượng vốn vay của các hộ sản

xuất nông nghiệp hiện nay có xu hướng nhiều hơn , do hiện nay các yếu tố khoa

học nông nghiệp đã phát triển, hộ gia đình có chiều hướng thâm canh 3 vụ trên

năm, chăn nuôi heo với số lượng lớn, chi phí sản xuất tăng so với các năm trước,

nên giờ đây họ hay yêu cầu các món vay lớn và đa số được NHNo&PTNT hỗ trợ

hết mình về vốn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp nên các hộ này thường

hài lòng với lượng vốn mà ngân hàng đáp ứng.

Ngoài ra, kết quả phân tích mô hình Probit cho biết rằng: số người lao động

chính, tổng chi phí… có ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

gia đình. Còn mô hình phân tích Tobit cho thấy các biến: Tiết kiệm, mục đích

Page 76: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 63 SVTH: Trần Huy Cường

vay vốn… có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ gia đình. Riêng các biến:

Tổng diện tích đất, trình độ học vấn, quen biết với nhân viên ngân hàng thì có

ảnh hưởng lên cả hai khía cạnh trên.

Page 77: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 64 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỘ GIA ĐÌNH NÂNG CAO KHẢ NĂNG

TIẾP CẬN TÍN DỤNG CŨNG NHƯ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI NHNo&PTNT SONG PHÚ

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG LĨNH VỰC HOẠT

ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG.

5.1.1 Thuận lợi.

Để đạt được kết quả như trên, bên cạnh sự phấn đấu và nỗ lực của cán bộ

ngân hàng thì NHNo&PTNT Song Phú đã tranh thủ được một số thuận lợi sau:

- Là một Ngân hàng thương mại nhà nước, luôn có tình hình tài chính ổn

định, thực thi theo chính sách và chủ trương của chính phủ trong việc phục vụ

cho thị trường nông nghiệp nông thôn nên nguồn tín dụng mà ngân hàng cung

cấp thường có sự ưu đãi về lãi suất. Đây chính là một trong những yếu tố thuận

lợi giúp cho ngân hàng đẩy mạnh thị phần cho vay nhằm gia tăng thu nhập hàng

năm.

- NHNo&PTNT là một trong những ngân hàng có thời gian h oạt động lâu

năm với chất lượng uy tín cao, bề dày kinh nghiệm trong hoạt động ngành ngân

hàng và đạt được nhiều thành quả xuất sắc. Từ nền tảng vững chắc mà ngân hàng

đã xây dựng, NHNo&PTNT Song Phú cũng tạo được lòng tin cho người dân khi

đến thực hiện giao dịch tại ngân hàng.

- Là ngân hàng duy nhất tại địa bàn, sự lựa chọn duy nhất cho khách hàng

tiến hành các giao dịch nên ngân hàng có được một lượng lớn khách hàng truyền

thống có uy tín, lâu năm.

- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn n ghiệp vụ cao, có

kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại địa bàn, có tâm huyết với ngành, có mối

quan hệ thân thiết đối với từng hộ vay, đồng thời nắm rõ tình hình sản xuất

chung của mỗi hộ. Bên cạnh ngân hàng cho thấy sự chặt chẽ trong quản lí cũng

như kiểm soát các hộ vay. Cụ thể, tại PGD Song Phú phụ trách 4 xã trong huyện

và tại mỗi xã sẽ có 1 cán bộ ngân hàng quản lý , các cán bộ này luôn nắm rõ đặc

điểm của từng địa bàn họ thụ lý nên công tác tín dụng được mạnh mẽ và hạn chế

phần nào rủi ro kinh doanh.

Page 78: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 65 SVTH: Trần Huy Cường

5.1.2 Khó khăn.

Nhìn chung, ngân hàng cũng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc đáp

ứng nhu cầu vay vốn của hộ gia đình. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, ngân

hàng cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp tháo gỡ là:

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng mà điển hình là cuộc chạy đua

lãi suất huy động những năm qua đã làm cho chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy

động tăng cao, tạo áp lực không nhỏ cho các nhà lãnh đạo Ngân hàng trong việc

kiểm soát chi phí và tìm kiếm kênh đầu tư h iệu quả để có thể đạt được tỷ suất lợi

nhuận như mong đợi.

- Hộ vay có nhu cầu vay vốn nhưng lại không đáp ứng được điều kiện vay

trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng, thường là phần tài sản thế chấp không

thỏa điều kiện, hay do tài sản thế chấp không hợp pháp, hoặc là phương án kinh

doanh không thật sự thuyết phục mang lại hiệu quả kinh tế, không có vốn tự có ,

do đó cũng gây ảnh hưởng và làm thấp đi số lượng nhu cầu vay vốn.

- Trong việc tiếp cận nguồn tín dụng nông thôn, cũng có một số hộ gia đình

trình độ thấp. Do đó, họ ngại đến với ngân hàng nên đôi khi phát sinh tình trạng

“cò tín dụng” làm khó cho người vay. Những người thật sự cần vốn thì không

tiếp cận tín dụng, khó khăn cho việc tư vấn họ sử dụng vốn đúng mục đích và

hiệu quả. Bên cạnh, thông qua “cò tín dụng” làm cho chi phí các món vay cao

hơn thực tế nhiều ,phần nào làm hạ uy tín cũng như sự ưu đãi của ngân hàng

dành cho khách hàng.

- Phần đông người dân trên địa bàn huyện sinh sống và sản xuất bằng nghề

nông, không chủ động phòng tránh được trư ớc những thay đổi khách quan của

thời tiết hay giá cả thị trường. Điều này cho thấy rủi ro về tín dụng cao, phần nào

ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của các hộ và khả năng trả nợ vay đối với ngân

hàng.

- Số ít hộ dân có tâm lý lo sợ không thể hoàn trả nợ va y đúng hạn, có sự

mặc cảm về trình độ học vấn kém nên do đó không dám đến ngân hàng để vay

vốn làm ăn.

- Trình độ của người dân trong địa bàn huyện còn nhiều hạn chế , nhất là các

chủ hộ có độ tuổi cao khi tiếp cận vốn cho con kinh doanh sản xuất thì việc giải

thích cho họ hiểu về phương án, hình thức vay vốn còn khó khăn, đòi hỏi nhiều

Page 79: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 66 SVTH: Trần Huy Cường

thời gian và công sức của cán bộ tín dụng.

- Vốn thực hiện đối với các chương trình tín dụng phụ thuộc nhiều vào

nguồn vốn được điều chuyển từ ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó vốn huy động

từ các tổ chức, cá nhân khác lại hạn chế, vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu vay

vốn ngày càng nhiều của hộ gia đình chưa cao.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH.

- Quá trình minh bạch thông tin cũng như uy tín của hộ gia đình rất quan

trọng trong việc tiếp cận tín dụng từ ngân hàng. Do đó, hộ gia đình cần chú ý sử

dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích cần thiết. Đặc biệt, hộ gia đình phải luôn có

trách nhiệm với món nợ vay, để làm được điều này thì hộ gia đìn h cần quan tâm

nhiều hơn đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và chi tiêu trong gia đình hợp lý sẽ

tạo ra được một phần tiết kiệm rất lớn, lượng tiền tiết kiệm này rất quan trọng, nó

có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Về lâu dài sẽ dần tạo nên mức độ quen biết lẫn nhau kèm theo lòng tin từ ngân

hàng thì việc tiếp cận các món vay sau này thậm chí với lượng vốn lớn cũng sẽ

không gì khó khăn khi cán bộ xem xét cấp tín dụng.

- Đổi mới điều kiện vay vốn, rút ngắn thời gian thẩm định và đơn giản hóa

các thủ tục vay để hạn chế bớt các thủ tục rườm rà , phức tạp với các khoản vay

nhỏ. Chú ý và nới rộng mức vốn vay nhiều hơn với những phương án hiệu quả

mặc dù tài sản thế chấp không cao…nhằm tạo cơ hội tiếp cận vốn vay đối v ới hộ

vay được thuận lợi và dễ dàng hơn.

- Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ gia đình thì cũng cần nâng

cao trình độ học vấn của hộ bởi vì sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ mắc nợ ngân

hàng mà một số hộ cần vốn nhưng không dám tiếp cận nguồn tín dụng chính

thức để nâng cao hoạt động sản xuất của mình. Phần nào hạn chế đi tình trạng

‘‘cò tín dụng’’ làm xấu đi chi phí thực của lãi vay. Thêm vào đó, nếu hiểu biết

thủ tục vay vốn ngân hàng thì họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín

dụng này.

- Tích cực mở các lớp tập huấn hướng dẫn người dân sản xuất làm ăn có

hiệu quả, giới thiệu phương pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào trong

sản xuất.

Page 80: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 67 SVTH: Trần Huy Cường

5.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA NHNo&PTNT.

5.3.1 Trong công tác hoạt động tín dụng.

Do hoạt động tín dụng chi phối cơ bản tình hình hoạt động kinh doanh tại

ngân hàng nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là vấn đề trọng tâm và

là một trong những nhiệm vụ hàng đầ u đối với toàn thể chi nhánh NHNo&PTNT

huyện Tam Bình. Nhìn chung, qua 3 năm Ngân hàng luôn đạt được sự tăng

trưởng khá tốt về quy mô hoạt động tín dụng song vẫn còn một số hạn chế cần

khắc phục như sau:

- Cần mở rộng quy mô tín dụng đến tất cả các xã trên địa bàn huyện Tam

Bình, do hiện nay phòng giao dịch chỉ hoạt động chủ yếu với 4 xã trong 16 xã

thuộc huyện, chủ động mang vốn vay đến với những đối tượng thuộc vùng ít có

cơ hội tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng thông qua các chương trình hội nông

dân. Hơn nữa, kết hợp với các cấp chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền

về hoạt động tín dụng mở rộng và ưu đãi về lãi suất vay đối với các đối tượng có

nhu cầu vay vốn. Bên cạnh, ngân hàng nên chủ động tìm đến c ác doanh nghiệp

trong vùng đẩy mạnh các món vay trung và dài hạn.

- Cần có sự cân đối, hợp lý hơn về tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn trong cơ

cấu cho vay của Ngân hàng, cụ thể Ngân hàng cần gia tăng nguồn vốn cho vay

trung và dài hạn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư phát triển của các đối tượng vay

vốn.

- Đi cùng với giải ngân vốn trung và dài hạn . Cán bộ ngân hàng phải tăng

cường tiếp cận tình hình thực tế, kiểm tra chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của

khách hàng, đối chiếu với hộ vay vốn về tình hình dư nợ, trả nợ, trả lãi của hộ

vay nhằm hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích. Đồng thời qua đối chiếu trực

tiếp để có thể rút ra những mặt được, chưa được, những vướng mắc của người

vay để phản ánh với lãnh đạo ngành các cấp có thẩm quyền xem xét cho ý kiến

giải quyết kịp thời nhằm hạn chế nợ quá hạn gia tăng. Riêng các hộ sản xuất cần

mua bảo hiểm cây lúa, vườn cây ăn quả nhằm phục vụ tình trạng thiệt hại mất

mùa hàng loạt khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Page 81: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 68 SVTH: Trần Huy Cường

- Ngoài hoạt động tín dụng thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ cũng rất

quan trọng đối với ngân hàng, nên cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ

như: bán chéo sản phẩm để góp phần tạo thêm thu nhập cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giao dịch viên thông qua việc thường xuyên

tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng khả năng giao tiếp nhằm giúp cho các giao

dịch viên tăng cường khả năng tư vấn về thông tin, giải thích vụ thể cho các hộ

gia đình hiểu rõ về phương án của họ cũng như các dịch vụ tiện ích tại Ngân

hàng.

- Thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng với các đối tượng khác, không

riêng gì các đối tượng thuộc nhóm ngành nông nghiệp, ngân hàng cũng cầ n chú ý

đến các đối tượng thuộc nhóm ngành thương mại– dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.

5.4 CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH.

Trước hết muốn sử dụng vốn vay tốt và có hiệu quả các hộ gia đình phải sử

dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hồ sơ vay vốn tuyệt đối không dùng số

tiền vay được để trả nợ hay đem tiêu dùng v ì như vậy đến kỳ hạn trả nợ hộ gia

đình không trả được nợ và ngân hàng sẽ không cho vay tiếp.

Thứ hai, các cán bộ ngân hàng cần tư vấn hỗ trợ và gi ám sát việc sử dụng

vốn của hộ gia đình để kịp thời phát hiện những trường hợp sử dụng vốn sai mục

đích sẽ ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ sau này.

Thứ ba, chính quyền địa phương cần giúp đỡ hộ gia đình trong việc tư vấn

hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, cũng như có các chương trình nhằm giúp hộ gia đình có

thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để cùng nhau làm ăn có hiệu quả, những mô

hình làm ăn có hiệu quả sẽ được cán bộ tuyên truyền để các hộ còn lại có thể học

hỏi kinh nghiệm tìm được một mô hì nh làm ăn có hiệu quả giúp hộ gia đình có

thể thoát nghèo và làm giàu.

Thứ tư, các hộ gia đình cần trao đổi, học hỏi kinh kinh nghiệm sản xuất lẫn

nhau thông qua các các tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân,…Đồng thời các

thành viên của hội có thể hỗ trợ cho nhau để sản xuất như: cây giống, con

giống,…Đối với những hộ làm ăn có hiệu quả cần chia sẽ kinh nghiệm cho các

thành viên còn lại để có thể tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

Page 82: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 69 SVTH: Trần Huy Cường

Thứ năm, để tăng thu nhập các hộ gia đình cần giảm các khoản chi phí sản

xuất bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để có thể giảm chi phí

xuống đến mức thấp nhất có thể như: chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, cây

giống, con giống…

Page 83: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 70 SVTH: Trần Huy Cường

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN.

Qua giai đoạn từ năm 2009- 6.2012, NHN0&PTNT chi nhánh huyện Tam

Bình tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành tích đáng nghi nhận trong hoạt

động kinh doanh của mình. Cụ thể, nguồn vốn huy động gia tăng qua các năm

đánh dấu sự ảnh hưởng cũng như uy tín Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong thời gian tới. Ngoài nguồn vốn tự huy

động, NHNo&PTNT huyện Tam Bình còn nhận được sự hỗ trợ sâu sắc của Ngân

hàng cấp trên trong việc đảm bảo nguồn cung tín dụng đủ lớn để phục vụ cho

nhu cầu vay vốn của người dân tại địa bàn. Ch ính nhờ vào những điều kiện này,

tình hình hoạt động tín dụng những năm qua của Ngân hàng đã có những bước

tiến triển khá tốt. Dư nợ gia tăng qua các năm đã giúp cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của người dân được tiến hành thuận lợi, thu nhập cuộc sống d ần ổn

định, kích thích kinh tế địa phương phát triển theo đúng tiến độ. Đồng thời nguồn

vốn cho vay của Ngân hàng cũng được sử dụng hiệu quả, đem lại sự gia tăng về

thu nhập, đặc biệt là nguồn thu nhập từ lãi.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì NHN0&PTNT huyện Tam Bình

cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Tình hình kinh tế biến

động phức tạp, lạm phát tăng cao làm cho ngân hàng trở thành kênh đầu tư kém

hấp dẫn đối với nhiều khách hàng. Điều này gây không ít khó khăn cho tình hình

huy động vốn tại chi nhánh. Để giữ vững niềm tin khách hàng, ngân hàng đã tiến

hành nhiều chương trình ưu đãi để thu hút nguồn vốn huy động, kết quả làm cho

chi phí cũng gia tăng theo. Ngoài ra, sự mất cân đối về kỳ hạn trong cơ cấu

nguồn vốn của Ngân hàng (vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với vốn trung,

dài hạn) cũng là một vấn đề ngân hàng cần lưu tâm để tránh những căng thẳng về

thanh khoản ảnh hưởng không tốt đến hoạt động ngân hàng.

Page 84: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 71 SVTH: Trần Huy Cường

6.2 KIẾN NGHỊ.

6.2.1 Đối với NHNo&PTNT chi nhánh Tam Bình .

- Ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức cho vay, mở rộng cho vay theo

hạn mức tín dụng đối với các khoản vay lớn, tăng cường nguồn vốn cho vay đối

với các phòng giao dịch để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của khách hàng.

- Ngân hàng nên trang bị thêm một số máy móc thiết bị, cải tiến phần mềm,

hệ thống mạng giao dịch, nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, rút ngắn thời

gian giao dịch. Về máy ATM, nên đặt thêm tại một số điểm giao dịch quan trọng,

cũng như hiện nay tại phòng giao dịch song phú vẫn chưa có máy A TM nào, các

chợ có quy mô lớn trong huyện để giúp cho việc rút tiền và thu hút thêm khách

hàng nhiều hơn.

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời

coi trọng phát triển sản phẩm mới, đặc biệt đa dạng hóa các hình thức thanh toá n

không dùng tiền mặt để thu hút khách hàng.

- Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả

năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Để thực hiện tố t công tác

hỗ trợ lãi suất cho các hộ gia đình , cần chú ý đến mức lãi suất cho vay phải phù

hợp với từng đối tượng, địa bàn, mục đích vay và tùy điều kiện kinh tế địa

phương.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương .

- Chính quyền địa phương cần tích cực giúp đỡ ngân hàng trong việc xử lý

nợ quá hạn, giải quyết nhanh các tài sản bảo đảm tiền vay và hồ sơ vay để khách

hàng không phải chờ lâu.

- Cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về

khách hàng, cũng như trong việc thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động của ngân

hàng được thuận lợi hơn.

- Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp huyện, xã.

- Cần khuyến khích bà con nông dân mua bảo hiểm sản xuất nông nghiệp

nhằm khắc phục thiệt hại do mất mùa, dịch bệnh xảy ra và cũng cần kết hợp với

Ngân hàng trong việc lựa chọn những biện pháp khắc phục những thiệt hại trên.

Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có những chính sách khắc phục

Page 85: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 72 SVTH: Trần Huy Cường

hậu quả giúp bà con bị thiệt hại ổn định sản xuất.

- Tích cực triển khai chính sách xóa mù chữ, thực hiện có hiệu quả chương

trình phổ cập giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn cho người dân. Điều này

có ý nghĩa rất lớn cả về mặt xã hội và kinh tế. Với trình độ học vấn cao hơn,

người nông dân dễ dàng tiếp cận với các phươn g thức sản xuất mới, đồng thời

thuận lợi tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình phát triển nông

thôn của Nhà nước. Như vậy, việc sử dụng đồng vốn vay sẽ thật sự hiệu quả hơn

và đời sống người dân ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nên kết hợp với ngân hàng thường

xuyên mở các buổi trò chuyện trưng cầu ý dân theo định kỳ để nắm bắt kịp thời

nhu cầu, nguyện vọng và những khó khăn của các hộ gia đình. Từ đó có những

biện pháp giúp đỡ họ.

6.2.3 Đối với hộ gia đình.

- Tích cực và tự giác tham gia các lớp phổ cập giáo dục, tập huấn về ngành

nghề sản xuất để nâng cao trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất.

- Hộ gia đình cần có kế hoạch chi tiêu trong đời sống sinh hoạt và trong sản

xuất thật hợp lý để gia tăng lợi ích kinh tế gia đình, nâng cao mức sống.

- Thực hiện chủ trương kế hoạch hóa gia đình, hạn chế tăng nhân khẩu,

cũng là hạn chế gia tăng lượng lao động thất nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hộ gia đình thường xuyên có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng để biết

cách sử dụng vốn vay hợp lý, đúng mục đích và trả nợ đúng hạn quy định trong

hợp đồng nhằm tạo uy tín đối với ngân hàng, tạo thuận lợi cho lần vay sau.

Page 86: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 73 SVTH: Trần Huy Cường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Hoàng Anh (2008), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp

cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế

Sách, tỉnh Sóc Trăng” .

2. Thái Văn Đại (2010), Nghiệp vụ ngân hàng, Đại học Cần Thơ.

3. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.9.

4. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín

dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp

chí Ngân hàng số 02 tháng 10/2010.

5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS , NXB Thống kê, TPHCM.

6. Bùi Thị Minh Thơ (2010), “Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín

dụng của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Trà Ôn, Tỉnh Vĩnh Long”.

7. Lê Minh Tiến (2007), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng

vốn vay và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ nông dân ở Huyện Tam Bình,

Tỉnh Vĩnh Long”.

8. Hà Mỹ Trang, (2010), “Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại

Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh- Phòng giao dịch

thành phố Trà Vinh”

9. Các trang web:

- Ngân hàng nông nghiêp và phát triên nông thôn (13/04/2010). Cho vay hộ

nông dân theo quyết định 67/1998/QĐ-TTg, www.agribank.com.vn.

- Uỷ ban nhân dân huyện Tam Bình (22/12/2010). Tiềm năng và định

hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Bình năm 2010,

http://htb.vinhlong.gov.vn/ NewsContent.aspx?id=587

Page 87: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 74 SVTH: Trần Huy Cường

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG

CỦA HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN TAM BÌNH

Xin chào! Tôi tên Trần Huy Cường, hiện là sinh viên lớp Kinh Tế Học của khoa

Kinh Tế-QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ. Nay tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp về :

“Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia

đình đối với NHNo&PTNT Tam Bình PGD Song Phú”. Do nhu cầu về tìm hiểu

thông tin của quý ông/bà để hoàn thành cho bài luận văn. Tôi xin phép được hỏi ông bà

một số câu hỏi. tôi cam đoan các thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho bài luận văn

và tất cả thông tin cá nhân của ông bà sẽ được bảo mật tuyệt đối .

I. THÔNG TIN CHUNG: Xin Ông/Bà vui lòng cho biết một số thông tin:

Họ và tên chủ hộ:…………………… Ngày phỏng vấn:……………………….

1. Số người trong gia đình: ………….Người.

2. Số người lao động chính trong gia đình là :………. Người.

3. Giới tính của chủ hộ:

a) Nữ b) Nam

4. Độ tuổi của chủ hộ:……….. Tuổi.

5. Trình độ học vấn của chủ hộ:.…….….. Lớp.

6. Ngành nghề của gia đình hiện tại:

a) Sản xuất nông nghiệp b) Sản xuất phi nông nghiệp

7. Ông/bà làm việc trong nghề được bao nhiêu năm:…..……….Năm.

8. Diện tích đất mà ông/bà sử dụng để sản xuất, kinh doanh? ……………...…..m2.

Đất nhà ?…………………m2

9. Ông bà có quen biết hay có mối quan hệ với các nhân viên ngâ n hàng không ?

a) Có b) Không

10. Ông bà có làm những chức vụ gì trong xã hay không? Ví dụ như: làm việc cho các

cơ quan nhà nước ở xã, hay các tổ chức tín dụng, hợp tác xã, hội phụ nữ…

a) Có b) Không

Nếu có thì Ông bà đảm nhận chức vụ gì…………………………………………

Page 88: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 75 SVTH: Trần Huy Cường

11. Thu nhập hàng tháng của ông/ bà là……………..………………….. Đồng.

Trồng trọt (lúa, cây

ăn trái, hoa màu…)

Chăn nuôi (Gà, vịt,

heo, bò,…)

Kinh doanh (buôn bán

ở chợ, nhà máy, máy

móc sản xuất,…)

Khác (làm thuê, làm

sản phẩm tại nhà,…)

Diện tích trồng

…………………….

Số lần nuôi/1năm

………………….

Loại hình kinh doanh

…………………………

Loại hình ………….

…………………….

Số vụ/1năm:

…………………….

Số con nuôi/ 1lần

……………………

Tiền thu được trong ngày

,tháng …………………

Tiền thu trong ngày,

tháng ………………

Số sp thu hoạch/ 1vụ

……………………

Số kg/1con khi bán

……………………..

Thu nhập khác của HGĐ (nhận tiền trợ cấp, lương hưu, tiền lương nhân viên công chức, tiền

lãi ngân hàng, tiền từ con đi làm gữi về, kiều hối nước ngoài,..) …………………...........................

12. Chi tiêu hàng tháng của ông/bà là…………….……................ Đồng.

Trồng trọt (lúa, cây

ăn trái, hoa màu…)

Chăn nuôi (Gà, vịt,

heo, bò,…)

Kinh doanh (buôn bán ở

chợ, nhà máy, máy móc sản

xuất,…)

Khác (làm thuê,

làm sản phẩm tại

nhà,…)

Tiền mua hạt giống/1vụ

………………….

Tiền mua 1 đơn vị con

giống………………Số tiền CP đầu vào….

…………………….

Tiền phân bón, thuốc

trừ sâu

……………………

Tiền mua thức ăn,

thuốc…

…………………….

CP vận hành (nhà máy, máy

móc, nhân công)………

……………………….

Tiền nhân công thuê

mướn thu hoạch

……………………

Tiền thuê mặt bằng (buôn bán)

………………………….

Tiền chi tiêu hàng ngày..............................................................................................

Tiền trả nợ (lãi vay nếu có)………………………………………………………….

Chi phí khác (tiền cho con đi học, điện nước, ...)……………………………………

Page 89: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 76 SVTH: Trần Huy Cường

II NỘI DUNG CỤ THỂ :Về thực trạng vay vốn của hộ:

13. Ông/bà vui lòng cho biết gia đình mình trong năm vừa qua có từng vay vốn tại các

tổ chức tín dụng không?

a) Không ( sang câu 14 ) b) Có ( sang câu 15 )

14. Nếu không vay vốn tại ngân hàng, nguyên nhân là :

14a. Không muốn vay, do: ( chỉ chọn một đáp án cụ thể ).

a) Không muốn vay vốn.

b) Thủ tục phức tạp.

c) Số tiền vay ít hơn nhu cầu.

d) Không muốn thiếu nợ.

e) Thời gian giải ngân lâu để có thể sử dụng vốn.

f) Sợ không có khả năng trả nợ

g) Lí do khác:………………………………………..

14b. Muốn vay nhưng vay không được, do: ( chỉ chọn một đáp án cụ thể )

a) Không có tài sản thế chấp.

b) Không có người bảo lãnh.

c) Có khoản vay quá hạn

d) Không biết thủ tục vay vốn

e) Không lập được kế hoạch đi vay để ngân hàng chấp nhận

f) Khác……………………………………………………….

15. Nếu đã từng vay vốn, xin ông/bà vui lòng cho biết:

15a. Địa điểm vay vốn:

a) NHNo&PTNT Tam Bình PGD Song Phú

b) Ngân hàng chính sách

c) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

d) Khác……………………………………..

15b. Số lần vay ………………………..Lần.

15c. Số tiền vay/lần……………….…. .Đồng/lần.

15d. Mức lãi suất ngân hàng cho vay………..%/tháng

15e. Thời hạn vay…………………….. Tháng.

15f. Mục đích vay.

a) Sản xuất nông nghiệp.

b) Tiêu dùng hàng ngày.

c) Kinh doanh.

d) Khác…………………………….

Page 90: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 77 SVTH: Trần Huy Cường

16. Lượng vốn vay được tại ngân hàng nông nghiệp( nếu có), đã đáp ứng được nhu cầu

của gia đình không ?

a) Có. b) Không.

Bảng câu hỏi tới đây là kết thúc! Chân thành cám ơn quý Ông/Bà, chúc quý Ông/Bà

có nhiều sức khỏe và thành công trong công viêc.

Page 91: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 78 SVTH: Trần Huy Cường

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ XỬ LÝ SPSS MÔ TẢ MẨU

Phân tích bảng chéo (Cross- Tabulation)

LAO ĐỘNG CHÍNH

ldchinh * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 24 33 571-2

% within linhvuc 72.7% 49.3% 57.0%

Count 7 30 373-4

% within linhvuc 21.2% 44.7% 37.0%

Count 2 4 6

ldchinh

5-6

% within linhvuc 6.1% 6.0% 6.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

NGƯỜI PHỤ THUỘC

nphuthuoc * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 15 19 340-1

% within linhvuc 45.4% 28.4% 34.0%

Count 17 46 632-3

% within linhvuc 51.6% 68.6% 63.0%

Count 1 2 3

Nphuthuoc

4-5

% within linhvuc 3.0% 3.0% 3.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 92: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 79 SVTH: Trần Huy Cường

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

tdhv * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 9 15 24Cap1

% within linhvuc 27.2% 22.4% 24.0%

Count 11 30 41Cap2

% within linhvuc 33.3% 44.7% 41.0%

Count 13 22 35

tdhv

Cap3

% within linhvuc 39.5% 32.9% 35.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ

gioitinh * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 14 13 27nu

% within linhvuc 42.4% 19.4% 27.0%

Count 19 54 73

gioitinh

nam

% within linhvuc 57.6% 80.6% 73.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 93: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 80 SVTH: Trần Huy Cường

KINH NGHIỆM SẢN XUẤT

kinhno * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 22 22 44<=15

% within linhvuc 66.5% 32.9% 44.0%

Count 8 22 3016-25

% within linhvuc 24.5% 32.9% 30.0%

Count 1 18 1926-35

% within linhvuc 3.0% 26.9% 19.0%

Count 2 5 7

kinhno

>35

% within linhvuc 12.1% 7.3% 7.0%

Count 33.0 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

ĐỊA VỊ XÃ HỘI CỦA CHỦ HỘ

Dvxh * linhvuc Crosstabulation

linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 24 60 84khong co dia vi xa hoi

% within linhvuc 72.7% 89.6% 84.0%

Count 9 7 16

dvxh

co dia vi xa hoi

% within linhvuc 27.3% 10.4% 16.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 94: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 81 SVTH: Trần Huy Cường

TỔNG CHI PHÍ

tongcp * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 10 2 12<36

% within linhvuc 30.2% 2.9% 12.0%

Count 13 30 4336-<72

% within linhvuc 39.3% 44.8% 43.0%

Count 6 23 2972-<108

% within linhvuc 18.3% 34.2% 29.0%

Count 4 12 16

tongcp

>=108

% within linhvuc 12.2% 18.1% 16.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

TIẾT KIỆM

tietkiem * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 11 25 36<12

% within linhvuc 33.3% 1.5% 36.0%

Count 13 32 4512-<36

% within linhvuc 39.2% 1.5% 45.0%

Count 4 8 1236-<60

% within linhvuc 12.2% 1.5% 12.0%

Count 5 2 7

tietkiem

>=60

% within linhvuc 15.3% 1.5% 7.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 95: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 82 SVTH: Trần Huy Cường

VAY ĐƯỢC KHÔNG

vayduocko * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 18 20 38khong co vay von tai NHNN

% within linhvuc 54.5% 29.9% 38.0%

Count 15 47 62

Vayduocko

co vay von tu NHNN

% within linhvuc 45.5% 70.1% 62.0%

Count 33 67 100Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

MỤC ĐÍCH VAY

mucdich * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 13 7 20SXPNN

% within linhvuc 86.7% 14.9% 32.3%

Count 2 40 42

mucdich

SXNN

% within linhvuc 13.3% 85.1% 67.7%

Count 15 47 62Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 96: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 83 SVTH: Trần Huy Cường

LƯỢNG VỐN VAY

luongvon * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 11 43 541-50

% within linhvuc 73.3% 91.4% 4.8%

Count 2 2 451-100

% within linhvuc 13.3% 4.3% 1.6%

Count 1 2 3101-150

% within linhvuc 6.7% 4.3% 1.6%

Count 1 0 1

luongvon

>150

% within linhvuc 6.7% 0.0% 8.1%

Count 15 47 62Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

THỜI HẠN VAY VỐN

thoihan * linhvuc Crosstabulation

linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 1 0 11

% within linhvuc 6.7% .0% 1.6%

Count 3 4 73

% within linhvuc 20.0% 8.5% 11.3%

Count 11 43 54

thoihan

12

% within linhvuc 73.3% 91.5% 87.1%

Count 15 47 62Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 97: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 84 SVTH: Trần Huy Cường

SỐ LẦN VAY

solan * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 14 29 43<=2

% within linhvuc 77.7% 51.8% 58.1%

Count 4 19 233-5

% within linhvuc 22.3% 34.0% 31.1%

Count 0 8 8

solan

>5

% within linhvuc 0.0% 14.2% 10.8%

Count 18 56 74Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

ĐÁP ỨNG

dapung * linhvuc Crosstabulation

Linhvuc

SXPNN SXNN Total

Count 3 2 5khong dap ung

% within linhvuc 20.0% 4.3% 8.1%

Count 12 45 57

dapung

co dap ung

% within linhvuc 80.0% 95.7% 91.9%

Count 15 47 62Total

% within linhvuc 100.0% 100.0% 100.0%

Page 98: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 85 SVTH: Trần Huy Cường

GROUP STATISTICS

Group Statistics

linhvuc N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

SXNN 67 2.7463 .92676 .11322Ldchinh

SXPNN 33 2.4242 1.14647 .19957

SXNN 67 1.9403 .93551 .11429Nphuthuoc

SXPNN 33 1.4545 1.06334 .18510

SXNN 67 7.8507 2.80829 .34309Tdhv

SXPNN 33 8.3333 3.34166 .58171

SXNN 67 22.4925 8.93982 1.09217Kinhno

SXPNN 33 14.4848 10.32025 1.79653

SXNN 67 8.1965E3 5634.36090 688.34674Dientich

SXPNN 33 2.3542E3 3923.83911 683.05271

SXNN 67 87.4554 52.58262 6.42399Tongct

SXPNN 33 60.6900 42.63001 7.42093

SXNN 67 19.2214 19.74536 2.41228Tietkiem

SXPNN 33 31.4524 37.61869 6.54857

SXNN 47 34.9149 28.29567 4.12735Luongvon

SXPNN 15 55.6667 57.62770 14.87941

SXNN 47 11.2340 2.53851 .37028Thoihan

SXPNN 15 9.4667 4.37308 1.12912

SXNN 56 2.7857 1.81623 .24270Solan

SXPNN 18 1.8889 1.07861 .25423

Page 99: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 86 SVTH: Trần Huy Cường

Independent Samples Test

Levene's Testfor Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference

F Sig. T DfSig. (2-tailed)

MeanDifference

Std. Error Difference Lower Upper

Equal variancesAssumed

.878 .351 1.508 98 .135 .32203 .21348 -.10162 .74567ldchinh

Equal variances not assumed

1.403 53.239 .166 .32203 .22945 -.13815 .78221

Equal variancesAssumed

1.750 .189 2.333 98 .022 .48575 .20822 .07254 .89896nphuthuoc

Equal variances not assumed

2.233 57.031 .029 .48575 .21754 .05013 .92137

Equal variancesAssumed

2.425 .123 -.758 98 .450 -.48259 .63650 -1.74571 .78053tdhv

Equal variances not assumed

-.715 54.913 .478 -.48259 .67535 -1.83606 .87088

Equal variancesAssumed

.004 .948 4.000 98 .000 8.00769 2.00183 4.03512 11.98026kinhno

Equal variancesnot assumed

3.809 56.296 .000 8.00769 2.10246 3.79644 12.21894

Page 100: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 87 SVTH: Trần Huy Cường

Independent Samples Test

Levene's Testfor Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference

F Sig. T DfSig. (2-tailed)

MeanDifference

Std. Error Difference Lower Upper

Equal variancesAssumed

1.174 .281 5.346 98 .000 5842.31072 1092.87002 3673.54574 8011.07570dientich

Equal variances not assumed

6.025 86.663 .000 5842.31072 969.73308 3914.75559 7769.86585

Equal variancesAssumed

.074 .785 2.540 98 .013 26.76542 10.53844 5.85223 47.67860tongct

Equal variances not assumed

2.727 76.972 .008 26.76542 9.81519 7.22077 46.31006

Equal variancesAssumed

6.630 .012 -2.136 98 .035 -12.23098 5.72499 -23.59203 -.86992tietkiem

Equal variances not assumed

-1.753 40.908 .087 -12.23098 6.97875 -26.32580 1.86384

Equal variancesAssumed

5.302 .023 -.106 98 .915 -.81049 7.61900 -15.93015 14.30916luongvon

Equal variances not assumed

-.090 43.818 .928 -.81049 8.95731 -18.86487 17.24389

Page 101: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 88 SVTH: Trần Huy Cường

Independent Samples Test

Levene's Testfor Equality of

Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference

F Sig. T DfSig. (2-tailed)

MeanDifference

Std. Error Difference Lower Upper

Equal variancesAssumed

13.799 .000 1.944 60 .057 1.76738 .90934 -.05158 3.58633thoihan

Equal variances not assumed

1.487 17.113 .155 1.76738 1.18829 -.73843 4.27319

Equal variancesAssumed

4.209 .044 1.980 72 .052 .89683 .45294 -.00609 1.79974solan

Equal variances not assumed

2.552 49.420 .014 .89683 .35148 .19065 1.60300

Page 102: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 89 SVTH: Trần Huy Cường

CHI- SQUARE TEST

GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square 5.945a 1 .015

Continuity Correctionb 4.834 1 .028

Likelihood Ratio 5.735 1 .017

Fisher's Exact Test .018 .015

Linear-by-Linear Association 5.886 1 .015

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 8.91.

b. Computed only for a 2x2 table

QUEN BIẾT VỚI NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square .694a 1 .405

Continuity Correctionb .374 1 .541

Likelihood Ratio .704 1 .402

Fisher's Exact Test .508 .272

Linear-by-Linear Association .687 1 .407

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 11.88.

b. Computed only for a 2x2 table

Page 103: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 90 SVTH: Trần Huy Cường

ĐỊA VỊ XÃ HỘI

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square 4.657a 1 .031

Continuity Correctionb 3.489 1 .062

Likelihood Ratio 4.396 1 .036

Fisher's Exact Test .043 .033

Linear-by-Linear Association 4.610 1 .032

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 5.28.

b. Computed only for a 2x2 table

VAY ĐƯỢC KHÔNG

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square 5.723a 1 .017

Continuity Correctionb 4.723 1 .030

Likelihood Ratio 5.653 1 .017

Fisher's Exact Test .028 .015

Linear-by-Linear Association 5.666 1 .017

N of Valid Casesb 100

a. 0 cells (.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 12.54.

b. Computed only for a 2x2 table

Page 104: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 91 SVTH: Trần Huy Cường

MỤC ĐÍCH VAY VỐN

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square 26.806a 1 .000

Continuity Correctionb 23.622 1 .000

Likelihood Ratio 26.630 1 .000

Fisher's Exact Test .000 .000

Linear-by-Linear Association 26.373 1 .000

N of Valid Casesb 62

a. 1 cells (25.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.84.

b. Computed only for a 2x2 table

ĐÁP ỨNG ĐỦ NHU CẦU

Chi-Square Tests

Value Df

Asymp. Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (2-

sided)

Exact Sig. (1-

sided)

Pearson Chi-Square 3.802a 1 .051

Continuity Correctionb 1.975 1 .160

Likelihood Ratio 3.209 1 .073

Fisher's Exact Test .086 .086

Linear-by-Linear Association 3.741 1 .053

N of Valid Casesb 62

a. 2 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.21.

b. Computed only for a 2x2 table

Page 105: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 92 SVTH: Trần Huy Cường

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ CHẠY HÀM PROBIT VÀ TOBIT TRÊN STATA

Kết quả chạy hàm mô hình Probit trên stata

dprobit vayduockhong ldchinh hv tct kn dt quen dv gt

Iteration 0: log likelihood = -66.406413Iteration 1: log likelihood = -49.576475Iteration 2: log likelihood = -46.137256Iteration 3: log likelihood = -45.71913Iteration 4: log likelihood = -45.71012Iteration 5: log likelihood = -45.710115

Probit regression, reporting marginal effects Number of obs = 100 LR chi2(8) = 41.39 Prob > chi2 = 0.0000Log likelihood = -45.710115 Pseudo R2 = 0.3117

-----------------------------------------------------------------------------------------------vayduo~g | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [ 95% C.I. ]------------+--------------------------------------------------------------------------------- ldchinh | .1297201 .0618672 2.07 0.038 2.64 .008463 .250978 hv | .0336646 .0187917 1.80 0.072 8.01 -.003166 .070496 tcp | .0031844 .001732 1.77 0.077 78.6228 -.00021 .006579 kn | -.0110776 .0067065 -1.60 0.110 19.85 -.024222 .002067 dt | .0000511 .000017 2.80 0.005 6268.53 .000018 .000084 quen*| .1859156 .1034252 1.68 0.094 .36 -.016794 .388625 dv*| -.0956162 .1510505 -0.66 0.511 .16 -.39167 .200437

gt*| -.1334284 .1087462 -1.10 0.270 .73 -.346567 .07971------------+--------------------------------------------------------------------------------- obs. P | .62

pred. P | .7258272 (at x-bar)-----------------------------------------------------------------------------------------------(*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| correspond to the test of the underlying coefficient being 0

Page 106: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 93 SVTH: Trần Huy Cường

Kiểm định chi bình phương. lfit

Probit model for vayduockhong, goodness-of-fit test

number of observations = 100 number of covariate patterns = 100 Pearson chi2(91) = 83.90

Prob > chi2 = 0.6881

Kiểm định sự phù hợp của mô hình probit

. lstat

Probit model for vayduockhong

--------- True --------Classified | D ~D | Total-----------+--------------------- +-----------

+ | 51 12 | 63- | 11 26 | 37

-----------+--------------------- +----------- Total | 62 38 | 100

Classified + if predicted Pr(D) >= .5True D defined as vayduockhong != 0------------------------------------------------------------Sensitivity Pr ( +| D) 82.26%Specificity Pr( -|~D) 68.42%Positive predictive value Pr( D| +) 80.95%Negative predictive value Pr(~D| -) 70.27%------------------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr ( +|~D) 31.58%False - rate for true D Pr ( -| D) 17.74%False + rate for classified + Pr(~D| +) 19.05%False - rate for classified - Pr ( D| -) 29.73%------------------------------------------------------------Correctly classified 77.00%------------------------------------------------------------

Page 107: 10 trần huy cường 4093659

Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng 94 SVTH: Trần Huy Cường

Kết quả chạy hàm mô hình Tobit trên stata

tobit lv npt dt quenbiet tk tdhv solan md diavi, ll(0)

Tobit regression Number of obs = 100LR chi2(8) = 53.73

Prob > chi2 = 0.0000Log likelihood = -334.27397 Pseudo R2 = 0.0744

----------------------------------------------------------------------------------------------- lv | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]-------------+-------------------------------------------------------------------------------- npt | .484497 4.661524 0.10 0.917 -8.773692 9.742686 dt | .0016628 .0008103 2.05 0.043 .0000534 .0032722 quenbiet | 21.27424 9.683027 2.20 0.031 2.042909 40.50557 tk | .5584943 .1650068 3.38 0.001 .2307766 .886212 tdhv | 3.695564 1.61539 2.29 0.024 .4872595 6.903868 solan | 4.210276 2.804273 1.50 0.137 -1.359253 9.779805 md | 25.10957 10.41206 2.41 0.018 4.430317 45.78883 diavi | -14.27831 12.70088 -1.12 0.264 -39.50336 10.94673 _cons | -68.84389 19.86494 -3.47 0.001 -108.2974 -29.3904-------------+------------------------------------------------------------------------------- /sigma | 39.04926 3.6849 31.73074 46.36779---------------------------------------------------------------------------------------------- Obs. summary: 38 left-censored observations at lv<=0 62 uncensored observations 0 right-censored observations

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

. corr(obs=100)

| lv npt dt quenbiet tk tdhv solan md diavi----------- +-------------------------------------------------------------------------------------------- lv | 1.0000 npt | -0.0074 1.0000 dt | 0.3760 -0.0249 1.000 quenbiet | 0.3918 -0.0387 0.2252 1.0000 tk | 0.3706 -0.0910 0.2257 0.1685 1.0000 tdhv | 0.1719 -0.1006 -0.0615 0.1786 0.0560 1.0000 solan | 0.2131 0.1353 0.3096 0.3679 -0.1465 -0.0163 1.0000 md | 0.1948 -0.0358 0.3806 0.2291 -0.0940 -0.0779 0.3874 1.0000 diavi | -0.0893 0.0142 0.0030 0.0610 0.0955 0.0811 -0.0356 -0.2056 1.0000