+ Đến năm 2025

188
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG __________________ QUY HOẠCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Transcript of + Đến năm 2025

Page 1: + Đến năm 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

__________________

QUY HOẠCHCÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014

Page 2: + Đến năm 2025

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1I. Giới thiệu................................................................................................................1II. Căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch.....................................................................4

1. Những căn cứ chung..........................................................................................42. Những căn cứ liên quan đến định hướng, quy định phát triển ứng dụng và công nghiệp CNTT................................................................................................53. Những căn cứ liên quan đến lập quy hoạch:......................................................6

III. Vai trò và vị trí ngành CNTT...............................................................................71. Các sản phẩm của ngành CNTT........................................................................72. CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội..............................................................73. Công nghiệp CNTT là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố .......................................................................................................................9

IV. Sự cần thiết thực hiện quy hoạch........................................................................10PHẦN II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN..................12

I. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và khu vưc......................121. Công nghệ di động...........................................................................................122. Các ứng dụng trên di động và HTML 5...........................................................123. Điện toán đám mây cá nhân............................................................................124. Internet c ủa mọi thứ........................................................................................135. Sự lai ghép giữa công nghệ thông tin và điện toán đám mây..........................136. Chiến lược dữ liệu lớn.....................................................................................137. Phân tích hành vi.............................................................................................148. Công nghệ xử lý ngay trong bộ nhớ trong.......................................................149. Hệ sinh thái tích hợp........................................................................................1410. Kho ứng dụng doanh nghiệp.........................................................................14

II. Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.............................151. Nền kinh tế tri thức..........................................................................................152. Xã hội thông tin...............................................................................................163. Xu hướng phát triển thành phố thông minh.....................................................19

III. Đánh giá những xu hướng phát triển công nghệ thông tin nói chung có khả năng tác động đến phát triển công nghệ thông tin tha nh phô Hô Chí Minh....................20

PHẦN III. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..........................................................22

I. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên............................................................................22II. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hô Chí Minh.............................................23

1. Trạng thái phát triển kinh tế:............................................................................23

Page 3: + Đến năm 2025

2. Kế hoạch đến năm 2020..................................................................................25III. Vai trò của thành phố Hô Chí Minh trong việc phát triển kinh tê phía Nam và cả nước 26IV. Đánh giá tác động của kinh tế xã hội đến sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin....................................................................................................................27

PHẦN IV. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................................................32

I. Những nét khái quát về hiện trạng CNTT TP.......................................................32II. Hiện trạng công nghiệp CNTT (CNpCNTT) TP HCM.......................................33III. Hiện trạng ứng dụng CNTT...............................................................................38

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và một số dịch vụ chủ yếu (nhà trường và bệnh viện)............................................................................................382. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp.......................................................433. Công nghệ thông tin trong cộng đồng dân cư.................................................45

IV. Nhân lực CNTT..................................................................................................46V. Một số nhận định chung.......................................................................................47

1. Về ứng dụng CNTT.........................................................................................472. Về công nghiệp CNTT....................................................................................48

PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025.................................................50

I. Định hướng - tầm nhìn - mục tiêu tổng quát phát triển CNTT TPHCM..............50II. Quan điểm phát triển...........................................................................................50III. Các phương án phát triển CNTT........................................................................51

1. Phương án 1:....................................................................................................512. Phương án 2:....................................................................................................51

PHẦN VI. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025...........54

I. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................541. Cơ sở hạ tầng CNTT........................................................................................542. Ứng dụng CNTT..............................................................................................543. Công nghiệp CNTT.........................................................................................614. Nhân lực CNTT...............................................................................................62

II. Nội dung qui hoạch (định hướng phát triển).......................................................631. Phát triển hạ tầng CNTT..................................................................................632. Ứng dụng công nghệ thông tin........................................................................643. Phát triển công nghiệp CNTT..........................................................................784. Phát triển nguồn nhân lực CNTT, nghiên cứu triển khai.................................825. Hợp tác, hỗ trợ phát triển CNTT trong Vùng kinh tế phía Nam.....................82

Page 4: + Đến năm 2025

PHẦN VII. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................83I. Các nhóm giải pháp chính.....................................................................................83

1. Nhóm về thể chế, chính sách...........................................................................832. Nhóm về huy động vốn (tài chính)..................................................................843. Nhóm về hợp tác quốc tế.................................................................................854. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm.....................................................855. Nhóm về bảo vệ sở hữu trí tuệ.........................................................................866. Nhóm về tuyên truyền, truyền thông...............................................................86

II. Các dự án, đề án, chương trình trọng điểm.........................................................87III. Tổ chức thực hiện...............................................................................................87

1. Sở Thông tin và Truyền thông:........................................................................872. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:............................................................883. Các sở-ban-ngành của Thành phố:..................................................................884. Ủy ban nhân dân các quận-huyện:...................................................................885. Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin:.............89

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CNTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..................................................................................................90PHỤ LỤC 2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT THÀNH PHỐ..........92PHỤ LỤC 3. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT THÀNH PHỐ..........................98PHỤ LỤC 4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG..........................110PHỤ LỤC 5. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC TRỌNG ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.....................................122

Page 5: + Đến năm 2025

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. Giới thiệuNgày 15 tháng 5 năm 2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành

Quyết Định 2475/QĐ-UBND về việc duyệt Đề cương Quy hoạch công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

Thực hiện Quyết định này, Sở TTTT đã nghiên cứu và xây dựng bản Quy Hoạch Phát triển công nghê thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Quy hoạch gồm các nội dung sau đây:

Phần I – Mở đầuPhần II – Xu hướng phát triển Công nghệ thông tinPhần III – Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí MinhPhần IV – Hiện trạng Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí MinhPhần V – Định hướng và các phương án phát triển Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.Phần VI – Quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025Phần VII – Giải pháp và tổ chức thực hiệnKèm theo là các Phụ lục:

Phụ lục 1. Danh mục các chương trình ứng dụng CNTT thành phố; Phụ lục 2. Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT thành phố; Phụ lục 3. Hiện trạng ứng dụng CNTT thành phố;Phụ lục 4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng; Phụ lục 5. Danh mục các dự án, hạng mục trọng điểm tại thành phố giai đoạn 2013 – 2020;

Công nghệ thông tin là ngành kinh tế đang đứng ở vị trí hàng đầu các ngành kinh tế thế giới chỉ sau khoảng chưa đầy 40 năm xuất hiện và trưởng thành kể từ thập niên 80 thế kỷ trước.

Công nghệ thông tin là sự kế tục phát triển của ngành kỹ thuật Máy Tính Điện tử, được bắt đầu từ những năm 50 thế kỷ trước. Trong khoảng 30 năm đầu, kỹ thuật máy tính điện tử phát triển như một nhánh bên trong ngành công nghiệp điện tử, còn những vấn đề ứng dụng của nó thì được xem như một bộ phận của khoa học tính toán ứng dụng. Sự ra đời của công nghiệp vi mạch, mà sản phẩm quan trọng nhất trên nền tảng vi mạch là máy vi tính, vào những thâp kỷ 70 – 80 thế kỷ trước đã nhanh chóng biến nhánh kỹ thuật máy tính của ngành công

1

Page 6: + Đến năm 2025

nghiệp điện tử cùng với phân nhánh toán học ứng dụng trở thành một ngành kinh tế ngày càng lớn mạnh, đó là ngành kinh tế CNTT. Đến đầu thế kỷ này ngành kinh tế CNTT đã trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, vượt lên cả công nghiệp ô tô và chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí (nhận định và số liệu của IDC từ những năm đầu thế kỷ 21). Đến nay, tổng thị trường CNTT-VT thế giới đạt khoảng 4000 tỷ USD / năm, trong khi tổng thị trường công nghiệp ô tô năm 2013 đạt khoảng 2000 tỷ USD và tổng thị trường công nghiệp dầu khí khoảng gần 7 tỷ USD. Đó là những ngành công nghiệp lớn nhất hiện nay.

Ngành kinh tế CNTT bao gồm 2 lĩnh vực hoạt động chính: Một là lĩnh vực ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động kinh tế xã hội với vai

trò là một công cụ đặc biệt thiết yếu cho mọi sự phát triển. Hai là lĩnh vực công nghiệp CNTT với tư cách là một ngành công nghiệp

có quy mô thuộc tốp đầu và có tốc độ phát triển cao nhất trong các ngành công nghiệp.

Về vai trò quan trọng của CNTT, Tuyên Ngôn Thiên Niên Kỷ của Liên Hợp Quốc được thông qua tại Phiên họp toàn thể thứ 8 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 8 tháng 9 năm 2000 đã khẳng định. Chúng ta thấy cùng với những mục tiêu về Hòa Bình, An Ninh, Xóa Đói Giảm Nghèo và nhiều mục tiêu lịch sử khác thì trong Tuyên Ngôn có đoạn viết: “Chúng tôi quyết tâm bảo đảm lợi ích của các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông, đến được với mọi người …”.

Như vậy, chúng ta thấy việc đưa Công Nghệ Thông Tin đến với mọi người là một sứ mệnh, là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại ngày nay.

Vai trò của CNTT ở nước ta đã được chỉ rõ trong Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa 8 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta:

“Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu...”.

Vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, nước ta còn là “vùng trắng” CNTT (theo cách nói của một số thống kê về CNTT quốc tế những năm đầu thập kỷ 90) với chỉ 0,27 máy vi tính /1000 dân vào năm 1993, trong khi vào thời gian đó, Indonesia đã đạt 3 máy /1000 dân, gấp hơn 10 lần Việt Nam. Nhưng với những nỗ lực to lớn của cả nước, VN đã thoát khỏi “vùng trắng CNTT”, vươn lên để có 8, 9, 10, 20, 40 máy vi tính cho 1.000 dân vào các năm 2000, 2001,

2

Page 7: + Đến năm 2025

2002, 2003, 2004. So với các con số của Indonesia cũng vào những năm đó là: 10, 11, 12, 13, 14 máy, chúng ta đã vượt xa Indonesia về chỉ số này kể từ 2003 khi mà 10 năm trước họ gấp 10 lần hơn chúng ta. Hiện ở nước ta số máy tính trên 1000 dân là khoảng 80 máy.

Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm luôn là ngọn cờ đầu của CNTT cả nước. Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây. Năm 2012, tỉ trọng đóng góp ngành công nghệ thông tin đạt mức 3,5% GDP của thành phố. Thành phố đã tạo lập được thương hiệu thành phố HCM trên bản đồ CNTT thế giới với vị trí là luôn trong tốp 20 thành phố có năng lực gia công phần mềm triển vọng nhất trên thế giới.

Để thành phố phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, thành phố văn minh và hiện đại theo kịp các thành phố tiên tiến trên thế giới thì công nghệ thông tin tại thành phố có một sứ mệnh vô cùng lớn lao, đặc biệt trong khoảng 10 năm tới đây, 10 năm để Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Bản quy hoạch sẽ trình bày rõ hiện trạng CNTT thành phố, trên cơ sở đó sẽ trình bày về tầm nhìn, mục tiêu, những nhiệm vụ (định hướng phát triển) chính và các giải pháp cho sự phát triển CNTT TP tới năm 2025.

Về phát triển các ứng dụng CNTT – TT, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của mọi ngành kinh tế, mọi hoạt động xã hội của thành phố, Quy Hoạch sẽ nêu rõ những nhiệm vụ quan trọng trong việc tiếp tục đưa CNTT vào mọi mặt hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà Nước, làm tăng cường đáng kể hiếu quả công tác và năng lực phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp; Quy Hoạch cũng sẽ nêu rõ những công việc mà các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội cần làm để làm cho CNTT thực sự là vũ khí sắc bén giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc nâng cao năng lực quản lý, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ lên một mức đáng kể nhờ ứng dụng CNTT.

Về phát triển ngành công nghiệp CNTT như một ngành kinh tế trọng điểm của TP HCM, Quy Hoạch sẽ nêu rõ những mục tiêu cần đạt được về quy mô, về tốc độ tăng trưởng của những nhánh công nghiệp quan trọng của công nghiệp CNTT, bao gồm công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp dịch vụ.

Các nội dung về công nghiệp viễn thông, công nghiệp điện tử dân dụng, công nghiệp tự động hóa sẽ được đề cập trong các kế hoạch riêng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy hoạch này.

II. Căn cứ pháp lý xây dựng quy hoạch1. Những căn cứ chung- Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

3

Page 8: + Đến năm 2025

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 08 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

- Quyết định số 910/1997/QĐ-TT ngày 24 tháng 10 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ giai đoạn từ nay đến năm 2010;

- Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;

- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU ngày 26 tháng 07 năm2012 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 08 năm2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương

4

Page 9: + Đến năm 2025

trình hành độngsố 27-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 1293/2012/QĐ-BTTTT ngày 19 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến 2025;

- Căn cứ các yêu cầu phát triển và vai trò của thành phố Hồ Chí Minh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

2. Những căn cứ liên quan đến định hướng, quy định phát triển ứng dụng và công nghiệp CNTT

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Khu công nghệ thông tin tập trung;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 05 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến 2010 và tầm nhìn 2020;

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- Quyết định số 880/QĐ-TTG ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 về phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 14/2007/QĐ-BBCVT ngày 15 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, viễn thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và truyền thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

5

Page 10: + Đến năm 2025

- Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm2007 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020;

- Chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước;

- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 06 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình phát triển Công nghệ Thông tin – Truyền thông giai đoạn 2011 - 2015;

- Quyết định số 5867/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2012 – 2015;

- Quyết định số 6319/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng và triển khai an toàn an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012 - 2015;

- Quyết định số 5852/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành;

- Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020;

- Quyết định số 6219/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015;

- Các chỉ đạo của Thành ủy thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố về các vấn đề tổ chức thực hiện, nội dung triển khai nhằm phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Căn cứ kết quả nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế về công nghệ thông tin;

3. Những căn cứ liên quan đến lập quy hoạch:- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính

phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt

6

Page 11: + Đến năm 2025

và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 08 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ;

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

III. Vai trò và vị trí ngành CNTT1. Các sản phẩm của ngành CNTTĐối với các công ty trong ngành CNTT, một số các sản phẩm, dịch vụ có

thể cung cấp như:- Phần cứng: bao gồm phụ tùng, linh kiện, thiết bị số bao gồm các thiết

bị điện tử, máy tính, viễn thông, truyền dẫn, thu phát sóng vô tuyến điện và các thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.

- Phần mềm: các sản phẩm phần mềm, bao gồm phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm điều khiển, tự động hóa và các sản phẩm tương tự khác; cung cấp các giải pháp cài đặt, bảo trì, hướng dẫn sử dụng.

- Nội dung số: các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học - giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí trên môi trường mạng và các sản phẩm tương tự khác.

Các sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung số này được tạo ra và cung cấp cho người dùng, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước, thông tin liên lạc, giải trí… sẽ được trình bày ở các mục tiếp theo.

2. CNTT trong phát triển kinh tế - xã hộiNgày nay, CNTT là một phần không thể thiếu trong hầu hết các doanh

nghiệp. Một số các ứng dụng công nghệ thông tin mà một doanh nghiệp trong các ngành khác sử dụng có thể kể ra như:

- Đăng ký kinh doanh qua mạng;- Kế toán, quản lý thu chi, lương bổng;- Quản lý nhân sự, khách hàng;- Quản lý công việc;- Email, lịch họp;- Thông tin liên lạc (qua các hệ thống nhắn tin, hội nghị truyền hình…)- Làm việc từ xa;- Xác định tuyến đường vận tải;

7

Page 12: + Đến năm 2025

- Nghiên cứu thị trường;- Tạo trang web công ty;- Thiết kế và vẽ quảng cáo;- Quảng cáo trên mạng;- Các bảng quảng cáo tín hiệu số;- Tìm kiếm thông tin;- Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu nội bộ;- Điều khiển máy móc, dây chuyền sản xuất- Camera chống trộm- Gửi công văn, thư mời…- Tổ chức sự kiện, hội thảo…- …Với một số ứng dụng tiêu biểu được kể trên, ta có thể thấy rằng công nghệ

thông tin có khả năng cung cấp một loạt các ứng dụng vô cùng rộng rãi, hữu ích, có thể giải quyết được rất nhiều bài toán mà doanh nghiệp yêu cầu, hỗ trợ phát triển mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công nghệ thông tin ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào quá trình phát triển kinh tế toàn thế giới, Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài xu thế này. Đây chính là một trong những vai trò quan trọng nhất của công nghệ thông tin: là động lực phát triển nền kinh tế.

Về tác động xã hội, từ khi Việt Nam chính thức hòa vào mạng Internet toàn cầu vào cuối năm 1997 cho đến nay, công nghệ thông tin đã có sự thâm nhập mạnh mẽ và sâu sắc vào đời sống của mọi tầng lớp người dân trong xã hội.

- Theo khảo sát của Net Index vào năm 2011, Internet đã vượt báo giấy và radio để trở thành phương tiện thông tin phổ biến tại Việt Nam.

- Thư điện tử và tin nhắn trở nên vô cùng phổ biến trong công việc cũng như trong đời sống hàng ngày.

- Điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến tại các thành phố lớn của nước ta do nhu cầu kết nối, thông tin liên lạc mọi lúc mọi nơi.

- Các mạng xã hội của thế giới được truy cập rất nhiều để chia sẻ thông tin, kết nối con người.

- Khả năng truy cập, tìm kiếm thông tin được tăng cường, với những nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn như Google, Microsoft, Yahoo…

- Công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu trong việc tăng cường tính hiệu quả trong quản lý nhà nước, khái niệm chính quyền điện tử ngày càng trở nên quen thuộc và là một bước đi chiến lược của Nhà nước ta.

- …Công nghệ thông tin đã thực sự bổ sung và làm thay đổi rất nhiều về cách

thức làm việc, học tập, giao tiếp, kết nối… của con người, hình thành nên những khái niệm chưa từng có trước đây như: mạng ảo, công dân mạng… và dần dần

8

Page 13: + Đến năm 2025

hình thành nên một hình thái xã hội mới được gọi tên là xã hội thông tin cùng với một nền kinh tế tri thức đặt căn bản trên thông tin, kết nối.

Với những vấn đề đã phân tích, ta có thể nhìn thấy rõ tính đúng đắn và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ được thể hiện tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với khẳng định: “Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải được lồng ghép trong các chương trình, hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ và an ninh quốc phòng.”

Và tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” một lần nữa khẳng định: “Công nghệ thông tin và truyền thông là động lực quan trọng góp phần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân”.

3. Công nghiệp CNTT là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố

Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm.”

Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28/06/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xác định: “Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực… công nghệ thông tin là một trong 9 ngành dịch vụ và là một trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm được tập trung phát triển”.

9

Page 14: + Đến năm 2025

IV. Sự cần thiết thực hiện quy hoạchVới những phân tích ở phần trên, ta có thể thấy ngày nay, công nghệ

thông tin đã trở thành một động lực quan trọng của sự phát triển. Công nghệ thông tin đang là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là yếu tố có tính chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu quả lao động. Trước nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ngày càng trở nên bức thiết, Bộ Chính trị (Khoá VIII) đã ra Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chỉ rõ: "Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong nhiều năm qua thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, không chỉ trong các cơ quan nhà nước mà còn thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin trong đời sống kinh tế xã hội. Đến nay, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên rộng khắp, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giải trí… của người dân. Chính vì vậy, có thể nói CNTT đã trở thành một thực thể rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của thành phố. Cùng với sự phát triển của xã hội tiến đến xã hội thông tin, CNTT đã trở thành hạ tầng thiết yếu, không thể thiếu của toàn xã hội, nếu một xã hội hiện đại không thể thiếu điện, nước, đường xá… thì cũng không thể không có CNTT. Do đó, sự phát triển của CNTT là cần thiết cho sự phát triển cao độ của thành phố.

Nhìn thấy được vai trò quan trọng có tính quyết định của CNTT, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 phê duyệt đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, đề ra mục tiêu “tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%”.

Tuy nhiên, với nhiều khó khăn về công nghệ, nguồn nhân lực và vốn, ngành công nghệ thông tin thành phố vẫn chưa theo kịp sự mong đợi, chưa thể hiện được vai trò là “hạ tầng của hạ tầng” trong mọi hoạt động kinh tế xã hội hiện đại, cũng chưa thể hiện được vai trò là 1 trong 4 ngành kinh tế trọng yếu của thành phố. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước hiện vẫn còn rời rạc, chưa có sự liên thông, cũng như chưa có một kiến trúc tổng thể để xây dựng chính quyền điện tử một cách bài bản. Chính vì

10

Page 15: + Đến năm 2025

vậy, việc phát triển CNTT từ nay đến năm 2020-2025 vẫn chưa có được một lộ trình thực hiện chi tiết.

Do đó, để hoàn thành các mục tiêu chỉ đạo của Trung ương, cũng là để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của thành phố một cách bài bản và có định hướng, hơn bao giờ hết, thành phố cần phải nhanh chóng xây dựng được Quy hoạch công nghệ thông thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Quy hoạch công nghệ thông tin là một quy hoạch ngành nhằm định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Có thể nói, Quy hoạch CNTT là một kế hoạch chiến lược, định hướng và xác định các nội dung cần thực hiện, giúp thành phố có được một tầm nhìn cụ thể, từ đó vạch ra được lộ trình phát triển ngành công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, phát huy tối đa vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố đều nhận thức được công nghệ thông tin thực sự là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, là nền tảng xây dựng xã hội trong thời đại của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

11

Page 16: + Đến năm 2025

PHẦN II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. Xu hướng phát triển công nghệ thông tin trên thế giới và khu vựcTheo nghiên cứu của các công ty công nghệ thông tin lớn và có uy tín trên

thế giới, trong khoảng 10 năm tới, những xu hướng phát triển công nghệ thông tin nổi bật của thế giới là:

1. Công nghệ di độngTừ năm 2013, duyệt web từ điện thoại di động, đặc biệt là điện thoại di

động thông minh, sẽ vượt qua máy tính cá nhân, máy tính xách tay truyền thống, sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cũng đang dần phổ biến. Do vậy từ năm 2013 sẽ nổ ra “trận chiến” trên điện thoại di động thông minh của các công nghệ chạy trên các hệ điều hành Android, iOS, Windows phone. Việc các tổ chức quyết định ứng dụng trên những nền tảng nào hay các công ty công nghệ đầu tư vào phát triển các giải pháp dựa trên công nghệ nào cũng phụ thuộc rất nhiều từ kết quả của cuộc chiến trên điện thoại di động này, mà kết quả quyết định sẽ sẽ phụ thuộc vào xu hướng của số đông người sử dụng. 

2. Các ứng dụng trên di động và HTML 5HTML5 l à phiên bản sửa đổi thứ 5 của ngôn ngữ World Wide Web.

HTML5 sẽ cho phép một lớp ứng dụng web mới ra đời, hỗ trợ nội dung đa phương tiện và các tính năng mà không cần đến những công nghệ độc quyền đi kèm. Nhóm Web Hypertext Applicati on Technology Working Group (WHATWG) đã bắt đầu nghiên cứu về các đặc tính của HTML5 từ tháng 10/2009, dưới dự án Web Applications 1.0 và đây được xem như là  công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa.Các ứng dụng hiện nay thườ ng phụ thuộc vào nền tảng hệ điều hành mà nó được phát triển. Đà phát triển nhanh của các thiết bị di động, đặc biệt là điện thoại di động thông minh sẽ nảy sinh nhu cầu có các ứng dụng chạy được trên tất cả các nền tả ng, độc lập với thiết bị. HTML 5 đã được phát triển hứa hẹn sẽ giải quyết được vấn đề đó. HTML 5 hỗ trợ đa phương tiện như video, giọng nói và tương tác tốt hơn,… Nhiều tính năng của HTML5 được xây dựng để h ỗ trợ các thiết bị di động. Hiện HTML5 đã cơ bản hoàn thiện nhưng chưa được đưa ra thành một chuẩn và các nhà phát triển trình duyệt đang nhanh chóng cập nhật và nâng cấp để hỗ trợ HTML5.

3. Điện toán đám mây cá nhân Khoảng năm 2014, điện toán đám mây cá nhân (Personal Cloud) sẽ là đầu

mối thông tin và các hoạt động của người dùng cá nhân. Người sử dụng cá nhân sẽ dùng các thiết bị cá nhân khác nhau của mình để “truy cập cuộc sống số” (gồm tất cả các dữ liệu liên quan đến cá nhân như các tài liêu, chương trình tivi, ca nhạc, ảnh,…) của mình thông qua đám mây cá nhân và có thể chia sẻ với bạn

12

Page 17: + Đến năm 2025

bè.4. Internet c ủa mọi thứ  Dữ liệu được sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ các hệ thống công

nghệ thông tin, các thiết bị vật lý như các thiết bị kiểm soát, các bộ cảm biến, GPS, các dữ liệu từ mạng xã hội,... Trước đây chưa có công nghệ nào có thể khai thác hiệu quả mối liên kết giữa các dữ liệu này. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của Internet cho phép kết nối các dữ liệu này và các công nghệ phân tích xử lý dữ liệu mà đặc biệt là dữ liệu lớn. Các dữ liệu sẽ được khai thác, phân tích để phục vụ cho giao dịch đời sống và kinh doanh, khi đó thế giới của chúng ta sẽ là một thế giới được kết nối theo đúng nghĩa của nó. Ví dụ là người dùng có thể theo dõi với tình hình giao thông hiện tại, xe buýt đang ở địa điểm nào với thời gian thực. 

5. Sự lai ghép giữa công nghệ thông tin và điện toán đám mây Hiện nay các tổ chức sử dụng điện toán đám mây (Cloud Computing)

công cộng và tư nhân để rút ngắn thời gian triển khai, giảm chi phí quản lý và vận hành. Tuy nhiên bên cạnh đó các tổ chức vẫn phải duy trì các hệ thống công nghệ thông tin - truyền thống do tính đặc thù, các cam kết về dịch vụ và các quy định chính sách của tổ chức. Do vậy hai mô hình công nghệ thông tin - truyền thống và điện toán đám mây vẫn cần song song tồn tại, các tổ chức sẽ cần cân bằng giữa việc duy trì các hệ thống công nghệ thông tin - truyền thống đồng với việc giảm chi phí khi sử dụng các hệ thống trên điện toán đám mây.

6. Chiến lược dữ liệu lớn Dữ liệu lớn (Big Data) là một khái niệm chỉ khối lượng dữ liệu rất lớn, có

tốc độ sinh ra cực nhanh và sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau (như các mạng xã hội, các thiết bị vật lý, không giống như dữ liệu truyền thống là được tạo ra bởi tổ chức hoặc một số nguồn nhất định) và bao gồm cả dữ liệu có cấu trúc và không có cấu trúc. Về mặt công nghệ để xử lý khối lượng dữ liệu lớn hay dữ liệu có tốc độ sinh ra nhanh đã có trước đây, tuy nhiên lúc đó các tổ chức không nhận ra hoặc không có khả năng khai thác để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích kinh doanh của mình. Với các ứng dụng trong tương lai cần, chỉ cần có một biểu mẫu tìm kiếm và phân tích dữ liệu theo yêu cầu, người sử dụng có thể lấy ra các thông tin mà mình muốn từ khối dữ liệu lớn.

Dữ liệu lớn đang dịch chuyển từ việc tập trung vào các dự án cá nhân đến ảnh hưởng tới kiến trúc thông tin chiến lược của doanh nghiệp. Việc xử lý khối lượng lớn, đa dạng, nhanh chóng và phức tạp của dữ liệu sẽ buộc phải thay đổi nhiều cách tiếp cận truyền thống. Điều này sẽ làm cho các tổ chức hàng đầu từ bỏ khái niệm về một kho dữ liệu (Data Warehouse) của doanh nghiệp vốn chứa tất cả các thông tin cần thiết để ra các quyết định. Thay vào đó, họ đang hướng tới nhiều hệ thống, bao gồm cả quản lý nội dung, kho dữ liệu, kho dữ liệu cục bộ (data marts), và hệ thống tập tin chuyên ngành cùng gắn với các dịch vụ dữ liệu

13

Page 18: + Đến năm 2025

và siêu dữ liệu, và đó sẽ là kho dữ liệu "hợp lý" của doanh nghiệp.7. Phân tích hành vi Hiện nay công nghệ thông tin đã tiến tới mức cho phép thực hiện phân

tích và giả lập cho các hoạt động trong kinh doanh từ khối lượng dữ liệu lớn. Việc này không chỉ được thực hiện bởi các hệ thống trong trung tâm dữ liệu (Data Center) mà các thiết bị di động phải có khả năng truy cập và có khả năng thực hiện các phân tích, cho phép sử dụng sự tối ưu hóa và giả lập ở bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu. Với sự cải tiến về hiệu suất và chi phí, các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin có thể đủ khả năng để thực hiện phân tích và mô phỏng cho tất cả các hành động trong kinh doanh.

8. Công nghệ xử lý ngay trong bộ nhớ trong Với sự xuất hiện và phát triển của điện toán đám mây, dữ liệu lớn,… việc

phải xử lý khối lượng dữ liệu lớn và tốc độ nhanh đã đặt ra vấn đề đối với bộ nhớ trong (In-Memory Computing - IMC). Công nghệ IMC sẽ lưu trữ toàn bộ các dữ liệu và tiến hành xử lý, phân tích ngay trong bộ nhớ trong, thay vì lưu trong các cơ sở dữ liệu quan hệ và chỉ xử lý theo lô (Batch processing) như trước đây. Việc xử lý theo lô mất hàng tiếng đồng hồ và nếu sử dụng công nghệ In-Memory Computing chỉ mất một vài phút hoặc một vài giây, các kết quả được đưa ra với thời gian thực hoặc gần thời gian thực. Nhiều nhà cung cấp sẽ cung cấp trong các giải pháp dựa trên bộ nhớ trong hai năm tới thúc đẩy cách tiếp cận này vào sử dụng chính thống.

9. Hệ sinh thái tích hợp Việc sử dụng thiết bị máy chủ (Server applicance) đang tồn tại những hạn

chế khi tổ chức cần thêm các yêu cầu, chức năng mới. Một xu hướng mới đây là Virtual Appliance (thiết bị ảo), theo đó các nhà cung cấp giải pháp có thể cung cấp các giải pháp đầy đủ bao gồm từ phần mềm tới hạ tầng phần cứng tới khách hàng trong môi trường ảo, khách hàng không cần có thiết bị phần cứng vật lý nào. Theo Gartner dự đoán Virtual Appliance sẽ phát triển mạnh trong vòng 5 năm tới, tuy nhiên nó sẽ không hoàn toàn thay thế cho sử dụng thiết bị máy chủ vật lý mà sẽ là một lựa chọn khác hoặc kết hợp vì lý do bảo mật, các yêu cầu đặc thù về phần cứng….

Thị trường đang trải qua một sự thay đổi các hệ thống tích hợp nhiều hơn. Yếu tố dẫn dắt xu hướng này là người sử dụng mong muốn chi phí thấp, đơn giản và an ninh đảm bảo hơn. Hơn nữa, các nhà cung cấp có khả năng có kiểm soát nhiều hơn các kho giải pháp và có được lợi nhuận lớn hơn trong việc bán cũng như đưa ra một gói giải pháp đầy đủ trong một môi trường được kiểm soát, mà không cần cung cấp bất kỳ phần cứng thực tế nào.

10. Kho ứng dụng doanh nghiệp Do sự phát triển mạnh của các thiết bị di động, hiện nay nhiều tổ chức cho

phép các nhân viên của mình làm việc qua thiết bị di động, sử dụng các ứng 14

Page 19: + Đến năm 2025

dụng trên Internet như Apple Store, Google Store hoặc ứng dụng do tổ chức đó tự phát triển theo yêu cầu và đặc thù của nghiệp vụ kinh doanh… Đến năm 2014, theo Gartner, nhiều tổ chức sẽ cung cấp các ứng dụng điện thoại di động cho người lao động thông qua các kho ứng dụng riêng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào các tổ chức có thể quản lý các ứng dụng nào cho phép nhân viên của mình sử dụng trong môi trường làm việc, phân quyền, quản lý truy cập và đảm bảo bảo mật. Hiện nay nhiều hãng công nghệ đã cung cấp các giải pháp và dịch vụ kho ứng dụng doanh nghiệp, cho phép tổ chức thiết lập một kho ứng dụng cho riêng mình có chức năng giống như Apple store hay Google Stores. Hiện có rất nhiều hãng công nghệ đã phát triển các giải pháp và dịch vụ giúp các tổ chức có thể làm được điều này như AirWatch, Appcentral, Apperian.

II. Xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin1. Nền kinh tế tri thứcNền kinh tế tri thức (knowledge economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào

tri thức để tạo ra các giá trị vật chất hữu hình và vô hình. Nền kinh tế tri thức được xem là giai đoạn cuối của việc tái cấu trúc nền kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới hiện nay đã trải qua các giai đoạn: nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp (khoảng giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20), nền kinh tế hậu công nghiệp (từ khoảng giữa thế kỷ 20, với ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao), và hiện tại là nền kinh tế tri thức (từ cuối thế kỷ 20).

Một số điểm khác biệt của một nền kinh tế tri thức so với nền kinh tế truyền thống có thể kể ra như sau:

- Nền kinh tế phát triển cao. Thay v ì cạn kiệt dần như nhiều nguồn tài nguyên hữu hình (dầu mỏ, khoáng sản…), thông tin và tri thức có thể được chia sẻ và tăng lên trong quá trình sử dụng.

- Nguồn lực con người là thành phần quan trọng nhất trong một nền kinh tế tri thức.

- Công nghệ thông tin và truyền thông trở thành hạ tầng của các luồng tri thức.

- Sự đổi mới nhanh chóng trong phát triển và ứng dụng công nghệ trở thành động lực phát triển nền kinh tế.

- Các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng tri thức cao sẽ có giá trị và giá thành cao hơn các sản phẩm tương đương nhưng có hàm lượng tri thức thấp hơn.

Các nhân tố thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức:- Quá trình toàn cầu hóa tạo nên sự trao đổi các tài nguyên trên phạm vi

toàn cầu, trong đó có nguồn tài nguyên tri thức và các sản phẩm của tri thức.- Sự ra đời và phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi bộ mặt của

thế giới, cách tiếp cận, chia sẻ và sử dụng thông tin:15

Page 20: + Đến năm 2025

+ Mạng thông tin toàn cầu đưa con người lại gần nhau hơn, các rào cản thông tin về mặt địa lý dần dần bị phá bỏ.

+ Sự phát triển của truyền thông dựa trên công nghệ thông tin giúp trao đổi thông tin ở mức độ mà trước đây chưa bao giờ có.

+ Thông tin, tri thức được tạo ra, lưu chuyển và khai thác nhiều hơn bao giờ hết.

Bốn thành tố để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế tri thức bao gồm:

- Cơ cấu tổ chức nhà nước và nền kinh tế: cần phải tạo được sự thúc đẩy cho việc sử dụng thông tin, tri thức một cách hiệu quả.

- Mức độ đào tạo và kỹ năng của người dân: để có thể tạo ra, chia sẻ và sử dụng tốt tri thức.

- Sự nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ: với các trường, viện, doanh nghiệp, các chuyên gia có khả năng kết nối với kho tri thức toàn cầu và sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của khu vực.

- Công nghệ thông tin và truyền thông: tạo điều kiện cho việc tạo ra, truyền tải và xử lý thông tin.

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế tri thức trở thành một xu hướng toàn cầu, tất yếu và không thể quay ngược lại. Xu hướng này tạo ra ảnh hưởng ở mọi nơi trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Theo xếp hạng Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 102 năm 2008 và 104 năm 2012 trên bảng chỉ số về nền kinh tế tri thức (đứng thứ 7/11 so với khu vực Đông Nam Á). Điều này cho thấy chúng ta vẫn đang dậm chân tại chỗ và chưa tạo được sự đột phát trong việc phát triển một nền kinh tế tri thức, giúp tăng giá trị sản phẩm tạo ra và phát triển lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Đây là một trong những yếu tố khiến cho chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chưa cao, các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp, sự phát triển kinh tế vẫn còn dựa nhiều vào việc tăng trưởng bề ngang với việc tăng vốn và số lượng lao động.

Với các điều kiện của Việt Nam, thách thức được đặt ra là chính là việc tích hợp công nghệ thông tin – truyền thông vào sự phát triển của kinh tế nhằm tham gia vào nền kinh tế tri thức của thế giới, và điều này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và có chiến lược. Cần phải xây dựng các chính sách quốc gia về công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho nền tảng kinh tế mới, giúp thức đẩy việc tạo ra tri thức và sử dụng công nghệ thông tin truyền thông để hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo được đề ra.

2. Xã hội thông tinXã hội thông tin (information soiety) là xã hội mà trong đó việc tạo ra,

phân phối và sử dụng thông tin là một hoạt động quan trọng đối với nền kinh tế, 16

Page 21: + Đến năm 2025

chính trị và văn hóa.Theo các nhà xã hội học lý thuyết, sự thay đổi dần từ xã hội công nghiệp

theo hướng xã hội thông tin bắt đầu diễn ra từ sau thập niên 70 của thế kỷ 20, chính vì vậy xã hội thông tin còn được gọi bằng các thuật ngữ như xã hội hậu công nghiệp hay xã hội công nghiệp hiện đại… Trong x ã hội hậu công nghiệp này, các hoạt động cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn tổng sản phẩm quốc dân (GNP) so với nông nghiệp và công nghiệp. Đồng thời, các hoạt động về kiến thức, thông tin và hoạch định trở thành các hoạt động nổi bật.

Sự phát triển theo hướng xã hội thông tin dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ về khối lượng thông tin được tạo ra và luân chuyển. Trong đó, những thông tin có khả năng lượng hóa được tính toán dựa trên khả năng lưu trữ thông tin về mặt kỹ thuật. Theo ước tính, năm 1986 thế giới có khả năng lưu trữ 2,6 exabytes, tương ứng với chưa tới 1 đĩa CD mỗi người; đến năm 2007, thế giới đã lưu trữ 295 exabytes, tương ứng với 60 đĩa CD mỗi người (1 exabyte tương đương với 1 tỷ tỷ bytes). Sự tăng trưởng về khả năng lưu trữ thông tin tăng khoảng 25% mỗi năm. Ngoài ra, cũng trong năm 2007, thế giới có khả năng tiếp nhận qua đường mạng một chiều một khối lượng thông tin tương ứng với 174 tờ báo mỗi người mỗi ngày.

Tất cả những thay đổi trên đều xuất phát từ 1 vấn đề: việc truy cập thông tin là một vấn đề thiết yếu và xuất phát từ nhu cầu căn bản của con người. Từ nhu cầu căn bản đó, con người đã tạo ra ngày càng nhiều phương tiện để xử lý và truyền tải thông tin. Chính vì đó, thế kỷ 20 đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong cách mà con người tiếp cận với thông tin cùng với công nghệ thông tin và truyền thông. Công nghệ thông tin và truyền thông đã cách mạng hóa phương thức làm việc của con người, biến đổi nền kinh tế, tạo nên ảnh hưởng lên đời sống của con người, và định hình nên một xã hội thông tin mới.

Viễn cảnh về một xã hội thông tin:- Dịch vụ rộng rãi và truy cập rộng rãi: thông tin và dịch vụ cần phải

được tiếp cận từ mọi nơi bởi tất cả mọi người. Đây là một mục tiêu lâu dài và đòi hỏi việc phát triển hạ tầng, phủ sóng công nghệ thông tin và truyền thông đến tất cả mọi nơi, đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

- Bình đẳng về cơ hội: các yếu tố về văn hóa, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, ngôn ngữ, dân tộc... sẽ không còn là rào cản trong việc tiếp cận và xử lý thông tin.

- Sự đa dạng về nội dung: sự đa dạng về nội dung thông tin được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử lâu đời. Công nghệ thông tin và truyền thông trở thành công cụ hữu hiệu trong việc lưu trữ, truyền tải và xử lý các thông tin đó. Với công nghệ thông tin, con người trên khắp thế giới có thể và ngày càng trao đổi với nhau và hợp tác với nhau nhiều hơn, khiến cho các thông tin ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với lượng thông tin dồi dào và khả năng truy

17

Page 22: + Đến năm 2025

cập ngày càng dễ dàng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc đào tạo, phát triển con người.

- Tự do ngôn luận và tự do truy cập thông tin.Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong việc hình thành xã

hội thông tin:- Cầu nối giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển;- Là công cụ cho việc phát triển kinh tế và xã hội;- Trụ cột chính cho việc xây dựng một nền kinh tế xã hội có nền tảng là

tri thức;- Là một công cụ mạnh để vượt qua các giới hạn địa lý.Để hoàn thành các vai trò của công nghệ thông tin – truyền thông trong

việc hình thành xã hội thông tin, giúp phát triển sự giao tiếp xã hội và đẩy mạnh nền kinh tế, điều đầu tiên cần thực hiện đó là phát triển thật nhiều phần mềm ứng dụng cần thiết. Một số ứng dụng nổi bật của công nghệ thông tin – truyền thông trong giai đoạn mới:

- Thương mại điện tử (E-commerce): công nghệ mới được ứng dụng trong kinh doanh giúp xóa bỏ trở ngại về khoảng cách địa lý, tạo ra cơ hội tiếp cận với kinh doanh toàn cầu, mang đến những cơ hội kinh doanh và những thị trường mới, đặc biệt là cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Đào tạo điện tử (E-education): khả năng tương tác, mô phỏng, tính linh động, trực quan giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng trong giáo dục - đào tạo, giảm chi phí, xóa bỏ khoảng cách, giúp học sinh, sinh viên ở mọi nơi có được cơ hội tiếp cận được những chương trình đào tạo tốt nhất.

- Y tế điện tử (E-health): công nghệ thông tin – truyền thông giúp các nhà nghiên cứu cập nhật thông tin một cách mau chóng, giúp người bệnh tiếp cận được dịch vụ khám chữa bệnh từ xa ngay lập tức, với hiệu quả cao và chi phí thấp nhất.

- Chính quyền điện tử (E-government): việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông sẽ giúp cho việc quản lý nhà nước được thuận tiện, dễ dàng hơn, phục vụ người dân tốt hơn, giảm nhẹ các thủ tục hành chính, giúp người dân có đời sống chính trị sô nổi hơn và phát huy nền dân chủ của đất nước.

- Các lĩnh vực khác: trong th ời đại mới công nghệ thông tin – truyền thông chính là hạ tầng của mọi ngành nghề, giúp hỗ trợ thúc đẩy, tạo điều kiện cho các ngành nghề phát triển nhanh chóng hơn, quản lý nhà nước được dễ dàng, hiệu quả hơn, đáp ứng được các nhu cầu ngày một gia tăng của xã hội. Và trên hết, công nghệ thông tin – truyền thông là công cụ để phát triển và xác định một nền xã hội thông tin trong kỷ nguyên mới.

18

Page 23: + Đến năm 2025

3. Xu hướng phát triển thành phố thông minhCũng như nhiều khái niệm lớn đang dần hình thành trong tâm trí của con

người ngày nay, thành phố thông minh (smart city) chưa có được một định nghĩa thống nhất và rõ ràng. Theo Bách khoa toàn thư mở của thế giới, một thành phố có thể được gọi là thông minh khi sự đầu tư vào nguồn lực con người và xã hội, vào hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững, với mức sống cao, có sự quản lý tài nguyên khôn ngoan, thông qua sự hợp tác và cam kết. Từ đó, khái niệm thành phố thông minh nhấn mạnh vào tính hiệu quả, thông qua sự quản lý thông minh, với sự tham gia tích cực của người dân, trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông.

Tùy vào góc nhìn của mỗi người mà thành phố thông minh có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau:

- Đối với người quản lý nhà nước: thành phố thông minh là một thành phố ứng dụng được các công nghệ tiên tiến vào việc cải tạo hạ tầng, tối ưu hóa sử dụng năng lượng và các nguồn tài nguyên.

- Đối với người dân: thành phố thông minh cũng cấp được các dịch vụ mang lại sự tiện dụng, giảm thời gian di chuyển và cho phép mọi người trong công đồng kết nối với nhau.

- Đối với những doanh nghiệp, nhà đầu tư: thành phố thông minh có năng lực cạnh tranh cao, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh, làm gia tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí.

Thành phố thông minh có thể được đánh giá và xếp hạng thông qua 6 tiêu chí như sau:

- Năng lực cạnh tranh (kinh tế thông minh);- Giao th ông vận tải và công nghệ thông tin – truyền thông (vận động

thông minh);- Tài nguyên thiên nhiên (môi trường thông minh);- Nguồn lực con người và xã hội (con người thông minh);- Chất lượng cuộc sống (đời sống thông minh);- Sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước (quản lý thông minh).Thành phố thông minh được xem là giai đoạn tiếp theo của quá trình đô

thị hóa. Các đặc điểm thường được xem xét khi thảo luận về một thành phố thông minh:

- Mức độ phát triển hạ tầng. Hạ tầng ở đây không chỉ là giao thông vận tải, hay điện, nước… mà được hiểu là hạ tầng thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội, bao gồm công nghệ thông tin – truyền thông (điện thoại, truyền hình, vệ tinh, mạng viễn thông, giao dịch trực tuyến…), các dịch vụ doanh nghiệp, dịch vụ nhà đất, giải trí, y tế, giáo dục… Thông tin được kết nối và liên thông ở khắp

19

Page 24: + Đến năm 2025

mọi nơi, các tiện ích được gia tăng tạo nên sự thuận tiện cho đời sống kinh tế - xã hội của người dân.

- Khả năng tạo ra một môi trường cạnh tranh. Một thành phố được gọi là thông minh phải có khả năng tạo ra tính cạnh tranh cao và sự giàu có, thịnh vượng của chính thành phố đó cũng như toàn khu vực. Như vậy thành phố thông minh phải là một đô thị phát triển, có nền kinh tế tri thức phát triển cao, với tri thức, sự sáng tạo và công nghệ là những động lực chính của sự phát triển. Với hạ tầng phát triển cao, các thông tin được đo đạc bởi các cảm biến ở khắp nơi được sử dụng cho việc xử lý và hoạch định chiến lược một cách hiệu quả nhất.

- Có sự phát triển cao về con người và tính bền vững. Trong một thành phố thông minh, công dân là chủ của thành phố đó, có sự tham gia tích cực và chủ động vào việc kiến tạo thành phố. Vai trò của người dân được nhấn mạnh và đầu tư phát triển thông qua giáo dục và việc phát triển các dịch vụ hạ tầng phục vụ người dân. Tính bền vững cũng là một yếu tố then chốt mà thành phố thông minh hướng đến. Những thách thức lớn của quá trình đô thị hóa như tình trạng nhân mãn, sự thiếu hụt về công việc và lương thực, sự già đi của lực lượng lao động… là những vấn đề mà một thành phố thông minh phải giải quyết để đạt được sự bền vững lâu dài. Ngoài ra, sự bền vững về môi trường xanh sạch, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản (đang trở nên ngày càng khan hiếm), vấn đề khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không phá vỡ hệ sinh thái của nó… cũng được nhấn mạnh.

- Một số ví dụ về các thành phố trên thế giới đang sử dụng tên gọi thành phố thông minh như Amsterdam, Dubai, Lyon, Malta, Songdo, Verona, Vi-enna…

III. Đánh giá những xu hướng phát triển công nghệ thông tin nói chung có khả năng tác động đến phát triển công nghệ thông tin tha nh phố Hồ Chí Minh

Hầu hết các xu hướng công nghệ thông tin của thế giới, khu vực và Việt Nam đã nêu ở phía trên đều sẽ có những ảnh hưởng hữu hình hay vô hình đến sự phát triển và hình ảnh của ngành công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, với bối cảnh nền kinh tế hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh với nền kinh tế năng động hàng đầu đất nước chắc chắn sẽ có sự tham gia mạnh mẽ vào những biến đổi lớn trong tương lai.

Công nghệ thông tin ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc thay đổi cách thức sinh hoạt của con người, cách thức giao dịch, thương mại và cách thức quản lý của nhà nước. Chính vì thế, khi các nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao, ngành công nghệ thông tin của thành phố sẽ buộc phải phát triển mạnh mẽ hơn để đáp ứng được nhu cầu này.

Với vai trò là xa lộ thông tin, các hệ thống mạng viễn thông, mạng

20

Page 25: + Đến năm 2025

Internet, mạng điện thoại, mạng 3G… đang cho thấy sự bùng nổ trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển hơn nữa vào những năm tới. Các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến việc sử dụng mạng Internet để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh, nhà nước đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ người dân qua mạng, đăng ký kinh doanh trực tuyến, các giao dịch điện tử, các mạng xã hội phục vụ nhu cầu của người dân… Tất cả đều phụ thuộc vào hệ thống mạng viễn thông. Do đó hệ thống này chắc chắn sẽ được đầu tư phát triển, xứng đáng là nền tảng hạ tầng thông tin của toàn xã hội.

Xu hướng dịch chuyển sản xuất đến các quốc gia có giá lao động thấp và nhu cầu về chủ quyền số quốc gia sẽ là động lực đẩy mạnh sự phát triển nền công nghiệp vi mạch trong tương lai. Thành phố Hồ Chí Minh đã nhìn thấy được xu thế này và có kế hoạch hành động thông qua Quyết định số 6358/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2020. Với tầm nhìn này, dự báo nền công nghiệp vi mạch sẽ nhanh chóng hình thành và phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xu hướng sử dụng điện toán đám mây ở mức ứng dụng đang thực hiện một cuộc cách mạng về phương thức cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng. Thành phố hiện cũng đang nỗ lực áp dụng mô hình này để cung cấp các dịch vụ đến cho người dân một cách thuận tiện và dễ dàng sử dụng nhất.

Ngoài ra, các xu hướng khác cũng đang hứa hẹn sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghệ thông tin thành phố trong thời gian tới như: thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến qua mạng, điện thoại thông minh… Tất cả sẽ tạo nên một ngành công nghệ thông tin phát triển năng động, sôi nổi tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, trong tất cả các lĩnh vực về phần cứng, phần mềm và nội dung số…

PHẦN III. TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiênTổng quan về thành phố Hồ Chí Minh:- Diện tích: 2.095,01 km2

- Dân số: 7.791.789 người, trong đó:o Nam chiếm 48,2%; nữ chiếm 51,8%o Thành thị chiếm 82,3%; nông thôn chiếm 17,7%

- Mật độ dân số: 3.719 người/ km2

- Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện.

21

Page 26: + Đến năm 2025

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o10’ - 10o38 độ vĩ Bắc và 106o22’ – 106o54’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Gi-ang.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Là thành phố lơn, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Có hai hướng gió chính, chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc.

Thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa nên thuỷ triều truyền vào rất sâu và mạnh.

Thiên tai:- Thành phố ít có bão, trong các năm qua chỉ có 2 lần có bão vào năm

1997 và 2006.- Trung bình mỗi năm có 10 cơn lốc xoáy, chủ yếu ở các quận huyện

ven thành phố.- Triều cường và ngập úng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại của

người dân. Vấn đề chống ngập úng là 1 trong 6 chương trình đột phá của thành phố.

- Những năm gần đây việc xâm nhập mặn từ nước biển vào sâu trong đất liền ở nên gay gắt ở thành phố, đặc biệt vào mùa khô.

- Động đất: ít xảy ra ở thành phố, thường chỉ ảnh hưởng dư chấn nhẹ.

22

Page 27: + Đến năm 2025

- Nước biển dâng: đây là hiện tượng toàn cầu, có gây ảnh hưởng đến cả nước cũng như thành phố nói riêng.

Bản đồ hành chính Tp HCM

II. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh1. Trạng thái phát triển kinh tế:Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2012 do Cục Thống kê Thành

phố ban hành, ta có:- GDP thành phố: 658.675 tỷ đồng, trong đó:

o Nông, lâm thủy sản đóng góp 7.140 tỷ đồng, chiếm 1,1%o Công nghiệp và xây dựng góp 265.368 tỷ đồng, chiếm 40,3%o Dịch vụ đóng góp 386.167 tỷ đồng, chiếm 58,6%

23

Page 28: + Đến năm 2025

7140

265368

386167

Cơ cấu kinh tế (tỷ đồng)

Nông lâm nghiệp và thủy sảnCông nghiệp - Xây dựngDịch vụ

- GDP bình quân: 84,5 triệu đồng/ người/ năm- GDP theo giá so sánh năm 2010:Năm 2010 2011 2012

GDP theo giá so sánh năm 2010 (tỷ đồng)

463.295 510.785 557.612

Tốc độ phát triển (%) 12% 10,3% 9,2%

- Thu ngân sách nhà nước năm 2012: 236.173 tỷ đồng, bằng 35,9% GDP thành phố

- Các ngành kinh tế tính theo mức đóng góp vào GDP thành phố:

STT Ngành GDP - % Sản phẩm chính1 Nông - Lâm

nghiệp và Thủy sản

7.140 tỷ đồng, chiếm 1,1%

Nông nghiệp chiếm 76,1% (trong đó chăn nuôi chiếm 59,9%)

2 Công nghiệp – Xây dựng

265.368 tỷ đồng, chiếm 40,3%

Công nghiệp chiếm 86,2% (trong đó Cơ khí chế tạo chiếm 17,4%; hóa dược, cao su, nhựa 18,6%; chế biến lương thực thực phẩm 15,9%; dệt may 13,7%)

3 Dịch vụ 386.167 tỷ đồng, chiếm 58,6%

Thương nghiệp chiếm 22,2%, Tài chính, tín dụng chiếm 18,8%

GDP toàn thành phố

658.675 tỷ đồng

- Dịch chuyển cơ cấu:24

Page 29: + Đến năm 2025

Năm 2010 2011 2012

Nông lâm nghiệp và thủy sản

1,1% 1,0% 1,1%

Công nghiệp – Xây dựng 42,9% 41,2% 40,3%

Dịch vụ 56,0% 57,8% 58,6%

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh: (số liệu từ Kết quả điều tra dân số TP.HCM năm 2009 trích quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020)

STT Ngành Số lao động Giá trị SX bình quân hàng năm

1 Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

92.733 người 47 triệu đồng/người/năm

2 Công nghiệp – Xây dựng

1.580.020 người 93,15 triệu đồng/người/năm

3 Dịch vụ 1.893.884 người 96,45 triệu đồng/người/nămCả thành phố 3.566.636 người 93,70 triệu đồng/người/năm

2. Kế hoạch đến năm 2020Theo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH thành phố đến năm 2020, các

mục tiêu kinh tế cụ thể đặt ra là:- Tốc độ phát triển kinh tế:

+ Điều kiện bình thường: giai đoạn 2011-2015 đạt 10 % – 10,5 %, giai đoạn 2016-2020 đạt 9,5 % – 10 %, và giai đoạn 2021-2025 đạt 8,5 % – 9 %

+ Điều kiện khó khăn: giai đoạn 2011-2015 đạt 9%, giai đoạn 2016-2020 đạt 9%, và giai đoạn 2021-2025 đạt 8%.

+ Điều kiện đầu tư mang tính đột phá: giai đoạn 2011-2015 đạt 10,5%, giai đoạn 2016-2020 đạt 12%, và giai đoạn 2021- 2025 đạt 11%.

- Đến 2015 GDP bình quân đạt khoảng 100,8 triệu đồng/người (~4.800USD/người), đến 2020 là 178,5 triệu đồng/người (~8.500USD/người). - Tỷ trọng các ngành:

+ Đến năm 2015 NN – CNXD – DV = < 1 % – 44,24% đến 45,27% – 56,41% đến 57,41%.

+ Đến năm 2020: < 1 % – 43,23% đến 45,26% – 58,16% đến 60,07%.

25

Page 30: + Đến năm 2025

+ Đến năm 2025: < 1 % – 41,25% đến 44,2% – 59,29% đến 61,10%- Xuất khẩu:

+ Điều kiện bình thường: giai đoạn 2011-2015 đạt 36.322 - 37.155 triệu USD, giai đoạn 2016-2020 đạt 57.179 - 59.838 triệu USD, và giai đoạn 2021-2025 đạt 100.769 - 105.456 triệu USD.

+ Điều kiện khó khăn: giai đoạn 2011-2015 đạt 34.701 triệu USD, giai đoạn 2016-2020 đạt 53.391 triệu USD, và giai đoạn 2021-2025 đạt 94.093 triệu USD.

+ Điều kiện đầu tư mang tính đột phá: giai đoạn 2011-2015 đạt 37.155 triệu USD, giai đoạn 2016-2020 đạt 65.480 triệu USD, và giai đoạn 2021- 2025 đạt 115.397 triệu USD.

- Tổng thu ngân sách chiếm khoảng 40% GDP: 2015 đạt 380 - 389 ngàn tỷ, 2020 đạt 800 - 840 ngàn tỷ, năm 2025 đạt 1,6 - 1,7 triệu tỷ.

III. Vai trò của thành phố Hồ Chí Minh trong việc phát triển kinh tế phía Nam và cả nước

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm các tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

Với vị trí trung tâm và tỷ trọng GDP cao đối với toàn khu vực, Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng, là hạt nhân kinh tế của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam bộ.

Do nằm ở vị trí trung tâm, thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng trong nhiều mặt như giao thông, vận tải, thương mại trong khu vực, các luồng hàng hóa trong và ngoài khu vực thường xuyên phải đi qua thành phố Hồ Chí Minh trước khi đến các tỉnh thành khác. Để thấy rõ vai trò này, có thể tham khảo tại Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đã nêu rõ chiến lược phát triển các tuyến giao thông quan trọng liên thông giữa các tỉnh thành trong vùng như sau:

- Xây dựng các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Trung Lương và Tây Ninh; triển khai xây dựng sân bay Long Thành

- Đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, đây là trục giao thông quan trọng đảm bảo giao lưu giữa Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long

- Đầu tư xây dựng trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, tuyến này còn là tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi sân bay quốc tế Long Thành

26

Page 31: + Đến năm 2025

- Nâng cấp quốc lộ 13, nâng cấp đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Thủ Dầu Một.

- Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu

- Xây dựng hệ thống đường sắt kết nối hệ thống cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch

Với nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội, từ nhiều năm qua thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước cũng như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp 1/5 tổng sản phẩm quốc nội, khoảng 50% GDP của vùng và 1/3 tổng thu ngân sách cả nước, tức là hơn một nửa thu ngân sách vùng. Nhờ sự phát triển năng động và đa dạng trong nhiều lĩnh vực ngân hàng, tài chính, sản xuất, du lịch… thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra nguồn lực hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của toàn vùng.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung hàm lượng chất xám cao, có sự phát triển khoa học công nghệ cao. Nhờ sự thuận lợi về phát triển kinh tế, thành phố có điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, giao lưu học hỏi, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến. Khu Công nghệ cao được Chính phủ quy hoạch là tâm điểm đặc biệt thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực công nghệ của thành phố cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục lớn của vùng, với hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) đặc biệt là hệ thống trường đại học quốc gia, không chỉ tạo ra nguồn lao động chất lượng cao cho thành phố mà cho toàn vùng. Đây là một yếu tố thúc đẩy, hỗ trợ đem lại lợi ích lâu dài mà thành phố Hồ Chí Minh đóng góp cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

IV. Đánh giá tác động của kinh tế xã hội đến sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin

Ngày nay, với các xu hướng hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, công nghệ thông tin đã và đang trở thành một phần quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự xâm nhập sâu rộng của công nghệ thông tin vào mọi khía cạnh của đời sống đã thể hiện được 2 điều:

- Nhu cầu của các ngành nghề, các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi những phương pháp tiếp cận mới, những cách giải quyết vấn đề mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc và khả năng cạnh tranh;

27

Page 32: + Đến năm 2025

- Khả năng của công nghệ thông tin trong việc giải quyết các vấn đề mà các ngành nghề, lĩnh vực khác đặt ra.

Chính nhu cầu của xã hội đã trở thành động lực thúc đẩy cho sự phát triển của công nghệ thông tin. Vì vậy, sự phát triển của công nghệ thông tin không do ý muốn chủ quan của bất cứ ai, mà luôn được định hướng bởi những nhu cầu thiết yếu xuất phát từ các vấn đề của cuộc sống. Chính vì vậy, để có khả năng dự báo được phương hướng phát triển, hình hài của công nghệ thông tin thành phố trong tương lai, ta cần phải có cái nhìn thật rõ ràng về những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra cho công nghệ thông tin để giải quyết. Tuy nhiên, các nhu cầu trong cuộc sống thì rất đa dạng và phong phú, vì vậy bên dưới chỉ phân tích một số những nét chính về ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành nghề đang trở thành xu hướng hiện nay và trong tương lai tới.

Giáo dục đào tạo:- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phương pháp giảng dạy và

học tập đang ngày càng được quan tâm để nâng cao hiệu quả giáo dục. Công nghệ thông tin giúp cho giáo viên có nhiều tư liệu hơn để cung cấp cho học sinh, sử dụng màn chiếu thay cho phấn bảng, các phim tài liệu, minh họa sẽ giúp việc giảng dạy trở nên dễ dàng và dễ hiểu hơn. Trong khi đó, học viên sẽ được tiếp cận nguồn kiến thức phong phú, dồi dào hơn để có thể phát triển tốt hơn việc học của mình.

- Phương pháp đào tạo từ xa đã được ứng dụng trên thế giới trong nhiều năm qua. Hiện nay, nhà nước ta và thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến nhằm giải quyết các khó khăn của người học về mặt địa lý, giảm thiểu thời gian lãng phí trong việc di chuyển, góp phần nâng cao chất lượng học tập.

- Ngày nay, với số lượng học sinh sinh viên cả nước lên đến hàng triệu người mỗi năm, việc quản lý sổ sách, các thông tin về học viên, học phí, điểm danh, cơ sở vật chất trường học… ngày càng chiếm nhiều thời gian của giáo viên, trong khi nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục luôn luôn là nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, ngành giáo dục hiện nay đặt ra cho công nghệ thông tin bài toán quản lý ở số lượng lớn một cách hiệu quả và nhanh chóng thông qua việc xây dựng và các phát các phần mềm ứng dụng cho giáo dục: quản lý học sinh sinh viên, điểm số, lịch học, đóng học phí qua mạng…

- Trong công tác quản lý nhà nước, bài toán đặt biệt quan trọng mà nhà nước đang đặt ra là làm cách nào để liên thông cơ sở dữ liệu các sở giảo dục, các trường… trong một hệ thống duy nhất, để có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và thống nhất, từ đó có thể khai thác và phân tích các dữ liệu một cách hiệu quả để phục vụ cho công tác quản lý của ngành giáo dục.

Y tế:

28

Page 33: + Đến năm 2025

- Sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin cho phép tạo ra những thiết bị y tế ngày càng tiên tiến, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh. Sự kết hợp trí tuệ và kinh nghiệm của các bác sĩ cùng với độ chính xác của máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu rủi ro do con người và nâng cao hiệu quả điều trị.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp khả năng khám và chữa bệnh từ xa đã bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ thế kỷ 20. Điều này phát sinh từ nhu cầu khám chữa bệnh hiệu quả hơn cho những khu vực chưa có sự phát triển cao, thiếu thốn về tiền bạc và nguồn nhân lực chất lượng cao về y học. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh từ xa, các bệnh viện, trung tâm điều trị cao cấp với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể khám và điều trị cho những bệnh nhân ở những khu vực xa, thiếu điều kiện, nâng cao hiệu quả chữa bệnh và giảm khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển xa để được điều trị.

- Trong công tác quản lý, công nghệ thông tin giúp các bệnh viện, trung tâm y tế các cơ sở quản lý tốt hơn các thông tin về bệnh nhân, về tình trạng bệnh tật, sức khỏe… từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân.

- Hiện nay, việc liên thông kết nối cơ sở dữ liệu giữa các trung tâm y tế và các sở y tế… cũng đang là một nhu cầu cấp thiết nhằm phục vụ công tác quản lý của ngành y tế, giúp kịp thời đánh giá tình hình y tế tại các địa phương để có phương án nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tài nguyên môi trường:- Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, công nghệ thông tin được

ứng dụng để thu thập và xử lý nhanh chóng các số liệu về đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc bản đồ… Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép quản lý một cách chi tiết và trực quan các tài nguyên này, với khả năng xử lý một khối lượng dữ liệu khổng lồ mà nếu không có công nghệ thông tin gần như không thể thực hiện được. Các ứng dụng về dự báo thời tiết, dự báo biến đổi khí hậu, nước biển dâng… cho thấy những thành tựu lớn của công nghệ thông tin trong lĩnh vực này.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin cho phép xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn và liên thông với nhau, giúp xử lý thông tin nhanh và chính xác hơn, giúp cho việc quy hoạch cũng như thẩm định sử dụng đất đai… được nhanh chóng, giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, mang lại hiệu quả và tính minh bạch trong việc phục vụ người dân.

Giao thông vận tải:- Do điều kiện của nước ta là đất hẹp người đông, cũng như sự tập trung

dân số ở các đô thị lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, tình hình giao thông vận tải ở thành phố ngày càng trở nên quá tải, người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển vào giờ cao điểm, vận chuyển hàng hóa chậm, khả năng tai nạn

29

Page 34: + Đến năm 2025

cao, gây lãng phí thời gian và tiền của. Chính vì vậy, hiện nay ngành giao thông vận tải đang đặt ra một bài toán lớn cho công nghệ thông tin trong việc giảm thiểu kẹt xe, nâng cao hiệu quả giao thông ngắn hạn cũng như dài hạn.

- Về mục tiêu ngắn hạn, ứng dụng công nghệ thông tin cho phép thiết lập các bản đồ điện tử, sử dụng các cảm biến để xác định lưu lượng xe cộ qua lại trên các tuyến đường, từ đó xác định được tuyến đường nào quá tải và có biện pháp định hướng luồng giao thông phù hợp. Ngoài ra, việc xác định được các tuyến đường có lưu lượng xe cộ lớn sẽ cho phép các nhà quản lý có cái nhìn rõ nét về giao thông thành phố, từ đó có phương án quy hoạch phù hợp, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường vành đai, xây lắp cầu vượt, quy hoạch các tuyến xe buýt, xe điện ngầm… và cải thiện vấn đề giao thông về lâu dài.

Hạ tầng đô thị thông minh: - Ngày nay, đô thị thông minh đang trở thành một xu thế phát triển của

thế giới. Một đô thị thông minh sử dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề bên trong, tăng cường sự tiện nghi, quản lý một cách thông minh, và có sự kết nối rộng rãi các loại hình dịch vụ phục vụ cuộc sống của con người một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay, thành phố đang nắm bắt xu thế này, và trong vài năm tới, sẽ nhìn thấy sự ứng dụng của công nghệ thông tin trong cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng thông minh, tiết kiệm điện của thành phố. Việc cấp thoát nước cũng sẽ được tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, và giải quyết bài toán chống ngập của thành phố. Các kết nối Wi-Fi, 3G… sẽ được mở rộng, tăng cường khả năng kết nối của con người và khả năng tiếp cận các dịch vụ công qua mạng mọi lúc mọi nơi. Hạ tầng đô thị thông minh chắc chắn sẽ là xu hướng lớn với sự góp mặt của công nghệ thông tin trong thời gian tới.

Văn hóa, thể thao và du lịch:- Gần đây, với nhiều thông tin trên các diễn đàn, các công ty bán vé

phòng khách sạn, các địa điểm du lịch dễ dàng được tìm thấy trên mạng, việc đi du lịch không còn phải phụ thuộc vào các công ty du lịch. Thanh niên ngày nay thích tự tìm kiếm thông tin và đi du lịch phù hợp với sở thích và điều kiện của bản thân (phượt, du lịch bụi…). Công nghệ thông tin sẽ được tiếp tục ứng dụng để cung cấp thêm nhiều thông tin hơn, tạo ra các kết nối di động ở khắp nơi, các mạng xã hội cho phép chia sẻ thông tin, hình ảnh với bạn bè ngay trong lúc đi du lịch…

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, công nghệ thông tin giúp hỗ trợ quản lý các thông tin về các hoạt động văn hóa trong thành phố, các lễ hội, đường sách, đường hoa… giúp quảng bá, đưa thông tin về các hoạt động đến người dân một cách hiệu quả, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Ngoài ra, công nghệ thông tin cũng được dùng để quảng bá hình ảnh của thành phố Hồ Chí Minh, thu hút khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

30

Page 35: + Đến năm 2025

Chính quyền điện tử:- Với khả năng về lưu trữ, tích hợp và xử lý thông tin, công nghệ thông

tin là công cụ đắc lực cho các cơ quan trong việc quản lý, cung cấp các dịch vụ đến cho người dân cũng như hoạch định chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc… đã thực hiện những bước tiến lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử như là một chiến lược quan trọng trong việc phát triển đất nước.

- Hiểu rõ điều này, trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực rất lớn để ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý các ngành, tiến tới sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy… và từng bước xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Việc xây dựng chính quyền điện tử sẽ cần đến hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại tại các cơ quan, đặc biệt là Trung tâm tích hợp dữ liệu của thành phố (đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung, do Sở Thông tin và Truyền thông và Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông quản lý), cùng với việc nâng cấp hạ tầng mạng đô thị băng thông rộng Metronet, xây dựng, nâng cấp và triển khai hàng loạt các phần mềm ứng dụng dùng trong quản lý, các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân… Tất cả hạ tầng công nghệ thông tin trên cần được xây dựng và phát triển hài hòa, hiệu quả và có sự đảm bảo về mặt an toàn an ninh thông tin. Đây sẽ là một trong những nhu cầu lớn mà công nghệ thông tin thành phố cần đáp ứng được trong những năm tới.

31

Page 36: + Đến năm 2025

PHẦN IV. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

I. Những nét khái quát về hiện trạng CNTT TPCó thể nêu ba nét chính về hiện trạng CNTT thành phố là:Một là CNTT thành phố đang là một ngành mới, còn non trẻ nhưng thực

sự phát triển như một cấu phần quan trọng của hoạt động kinh tế - xã hội thành phố trong khoảng mười năm gần đây. Đóng góp trực tiếp của ngành kinh tế CNTT vào thành quả chung của kinh tế thành phố còn chưa cao so với một số ngành truyền thống khác, mới chỉ chiếm khoảng 4,9% tổng giá trị các ngành công nghiệp, trong khi chẳng hạn ngành hóa – dược – cao su – nhựa chiếm đến trên 19%. Tuy nhiên, ngành này đã và đang là ngành có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao và là cao nhất trong các ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng năm 2013 so với năm 2012 là khoảng 18% trong khi các ngành công nghiệp khác cao nhất là khoảng 7%. Mặc dù vậy việc gia công trong ngành công nghiệp phần mềm của Thành phố Hồ Chí Minh đã nổi lên trong tốp 20 trong số 100 thành phố hàng đầu về gia công phần mềm. Trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp CNTT từ công nghiệp phần mềm và dịch vụ, công nghiệp phần cứng, và công nghiệp nội dung số.

Hai là sự phát triển CNTT TP đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố. Trong các đánh giá và xếp hạng nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức khác nhau, vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa phải là vị trí số 1, nhưng luôn ở mức cao. Duy trì ở mức cao cho một thành phố với quy mô kinh tế, dân cư gấp hàng chục lần các địa phương khác (có thể có thứ hạng cao hơn trong các xếp hạng đó) là một kết quả rất đáng tự hào, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung cả nước. Trong các tiêu chí được nghiên cứu để hình thành thứ hạng, nói chung còn chưa có việc tách phần đóng góp của CNTT, nhưng chúng ta có thể khẳng định vai trò của CNTT trong kết quả chung đó. Chẳng hạn, về mặt kinh tế, chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện thì năm 2013 Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10 trong số 63 tỉnh thành cả nước. Trong xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính của Bộ Nội Vụ (PAR Index) thì năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 3. Năng lực cạnh tranh hay cải cách hành chính là tổng hợp của nhiều yếu tố từ người dân đến chính phủ, từ thể chế đến điều hành ở các cấp, tuy nhiên, rõ ràng thiếu công cụ CNTT thì những vấn đề lớn lao đó không thể phát triển thuận lợi.

Ba là sự phát triển CNTT thành phố trong nhiều năm qua đã đóng vai tr ò rất đáng kể trong phát triển CNTT cả nước, góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương lớn của Đảng (Chỉ Thị 58 của Bộ Chính Trị về phát triển CNTT

32

Page 37: + Đến năm 2025

ở nước ta), của Chính phủ (Đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT, …). Trong kết quả chung doanh thu ngành Công nghiệp CNTT cả nước năm 2012 là 24,5 tỷ USD (sách trắng CNTT VN 2013) thì doanh thu Công nghiệp CNTT TP HCM đạt 5,5 tỷ USD (111 ngàn tỷ đồng – Sở TTTT) đạt tỷ lệ 18% doanh thu Công nghiệp CNTT cả nước.

Tr ước khi đi vào từng khía cạnh cụ thể, một cái nhìn khái quát tình hình phát triển CNTT thành phố có thể thấy qua chỉ số ICT Index do Văn phòng Ban Chỉ Đạo Quốc Gia về CNTT công bố. Báo cáo này đánh giá về mức độ phát triển CNTT củ a các tỉnh thành. Việc xem xét báo cáo này cho ta một cái nhìn tổng quan về mức độ phát triển CNTT của thành phố, cũng như vị trí của CNTT thành phố trong bối cảnh CNTT của cả nước. Xếp hạng chi tiết các chỉ số thành phần như sau:

Tiêu chí 2011 2012 2013

Hạ tầng kỹ thuật 2 1 1

Hạ tầng nhân lực 6 1 2

Ứng dụng CNTT 10 3 4

Sản xuất kinh doanh CNTT 3 3 4

Môi trường tổ chức – chính sách 1 12 10

Nh ư vậy, năm 2013, ứng dụng CNTT thành phố ở vị trí 4 trong cả nước, công nghiệp CNTT cũng ở vị trí 4, hạ tầng nhân lực ở vị trí 2, hạ tầng kỹ thuật ở vị trí 1 và môi trường tổ chức – chính sách ở vị trí 10.Về tổng thể thì Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí số 2, như trong bảng sau.

Sau đây là một số số liệu cơ bản về hiện trạng CNTT Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ hơn những nhận định tổng quát nêu trên.

II. Hiện trạng công nghiệp CNTT (CNpCNTT) TP HCMDoanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin năm 2013 ước đạt

111.526,25 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm 2012. Trong đó, sản xuất phần cứng ước đạt 91.421,24 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước; doanh thu từ công

33

Page 38: + Đến năm 2025

nghiệp phần mềm ước đạt 17.202,41 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước (chiếm 15,42% doanh thu toàn ngành), doanh thu từ nội dung số đạt 2.902,7 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước.

Doanh thu ng ành điện tử - công nghệ thông tin TP HCMLĩnh vực\Năm 2011 2012 2013Đơn vị tính: tỷ đồng

Doanh thu

Doanh thu

Tăng trưởng

Doanh thu

Tăng trưởng

Phần cứng 45,277.73 76,237.05 68% 91,421.24 20%

Phần mềm 12,118.60 15,707.38 30% 17,202.41 10%

Nội dung số 1,956.85 2,764.48 41% 2,902.70 5%

Tổng 59,353.18 94,708.91 60% 111,526.35 18%Bảng sau cho ta thấy tỷ trọng công nghiệp CNTT thành phố so với cả

nước là khoảng 20%.

Năm Doanh thu CNTT TP.HCM (t ỷ đồng) – tốc độ tăng trưởng (%)1

Doanh thu CNTT c ả nước (tỷ đồng)2

Tỷ trọng CNTT TP.HCM so với cả nước

2011 59.353 284.573 21%

2012 94.708 530.239 18%

2013 111.526 - -

Số liệu thống kê về lực lượng lao động trong ngành công nghiệp CNTT cho thấy: nhìn chung năng xuất bình quân của người lao động trong công nghiệp CNTT ở thành phố là tương đối cao trong bình diện chung cả nước.

Cụ thể, thống kê năm 2012 cho thấy hình ảnh sau:

1Số liệu Sở TTTT thành phố Hồ Chí Minh2S ách trắng CNTT, Bộ TTTT

34

Page 39: + Đến năm 2025

Nghĩa là với khoảng 10% lực lượng lao động trong công nghiệp CNTT, thành phố đạt 18% giá trị tổng sản lượng ngành.

So với những ngành công nghiệp truyền thống khác tại thành phố thì tổng gia trị sản lượng của công nghiệp CNTT còn tương đối khiêm tốn, chỉ mới chỉ chiếm khoảng 4,9% tổng sản lượng công nghiệp thành phố.

Ngành công nghiệp

% tổng sản lượng công nghiệp TP (2011)

2012 2013

Cơ khí chế tạo 20,2 17,4 17,5

Điện tử - viễn thông - tin học 3,5 4,9 4,9Hóa dược, cao su, nhựa 19,1 18,6 19,1

Chế biến lương thực, thực phẩm 16,0 15,9 16,4

Dệt may 11,9 13,7 11,7

Giày da 6,1 7,04 6,3

Bảng so sánh tỷ trọng của công nghiệp CNTT so với các ngành công nghiệp khác

Tuy nhi ên, thực tiễn phát triển đã chứng tỏ đây là ngành có tiềm năng phát triển cao, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng hàng năm trong tương quan so sánh với các ngành công nghiệp khác.

35

Page 40: + Đến năm 2025

Tốc độ tăng trưởng năm (2011)

2012 2013

Ngành cơ khí 8,9 3,4 6,2

Ngành điện tử - công nghệ thông tin 6,9 15,8 15,9

Ngành hóa chất – cao su – nhựa 0,1 12,7 6,1

Ngành chế biến lương thực thực phẩm 21,9 11,7 6,7

Dệt may 18,6 4,2 3,5

Giày da 1,0 10,2 7,1

Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp CNpCNTT toàn thành phố tăng đều với khoảng 500 doanh nghiệp đăng ký mới hàng năm. Bảng sau cho số lượng cụ thể các doanh nghiệp đang thực sự hoạt động.

Năm 2011 2012 2013Số doanh nghiệp CNTT TP.HCM (DN) 3

1720 1930 1997

Quy mô lao động của các doanh nghiệp cho ta thấy nhìn chung các doanh nghiệp còn tương đối nhỏ (Niên giám thống kê 2012).

50 – 199 người

200 – 299 người

300 – 499 người

> 500 người

Thông tin truyền thông 111 10 4 14

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

28 4 6 12

Khu Công viên phần mềm Quang Trung vẫn là địa điểm thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp CNTT. Hiện có 110 doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động tại QTSC (65 doanh nghiệp trong nước, 45 doanh nghiệp nước ngoài). Tổng doanh thu trong năm 2013 ước tính đạt 2.865 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2012. Thị trường xuất khẩu vẫn giữ vai trò quan trọng, giá trị xuất khẩu ước đạt hơn 1.456 tỷ đồng (tương đương 70,85 triệu USD), tăng 39,7% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu ước đạt 1.356 tỷ đồng (tương đương 60,76 triệu USD), tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2013, xuất khẩu ước đạt 32 triệu USD (tăng 18,9% so với cùng kỳ).

3S ố liệu Sở TTTT thành phố Hồ Chí Minh36

Page 41: + Đến năm 2025

Theo báo cáo của Tập đoàn Tholons, thì năm 2013 Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 17 trong số 100 thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mêm trên thế giới. Điều này cho thấy tiềm năng được quốc tế công nhận trong lĩnh vực gia công phần mềm. Tuy nhiên, do quy mô của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhỏ như trên đã thống kê, làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng tham gia của các doanh nghiệp để thực hiện các dự án lớn, đòi hỏi yêu cầu cao về số lượng và chất lượng nhân lực.

Ngoài Khu CVPM Quang Trung, trên địa bàn thành phố còn có các Khu CVPM khác như: Khu Công nghệ phần mềm tập trung e.town: thuộc sở hữu tư nhân, là một cụm văn phòng cho thuê với 5 tòa nhà, diện tích văn phòng cho thuê 725 m2. Diện tích văn phòng đang sử dụng là 603 m2, với 47 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động. Khu Trung tâm công nghệ phần mềm Sài Gòn (SSP) - thành lập năm 1998 theo Quyết định của UBND thành phố, tổng diện tích đất 2.618 m2, diện tích văn phòng cho thuê là 2.891 m2. Hiện tại tỷ lệ diện tích văn phòng sử dụng là 90%, có 40/47 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động với tổng số nhân lực CNTT là 396 người, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp CNTT trong khu là 180 tỷ đồng. Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia TP.HCM - thành lập năm 2003 với chủ đầu tư là Đại học Quốc gia TP.HCM, tổng diện tích đất 23 ha, diện tích văn phòng cho thuê là 5.092 m2. Hiện tại tỷ lệ diện tích văn phòng sử dụng đã đạt 100% Khu I, có 26 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động (6 doanh nghiệp nước ngoài) với tổng số nhân lực CNTT là 700 người, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp CNTT trong khu là 58,9 tỷ đồng.

Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: được thành lập năm 2002 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích đất là 913 ha. Hiện tại Khu Công nghệ cao có 20/38 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động, với nguồn nhân lực CNTT là 4.869 người. Hiện nay Khu Công nghệ cao thu hút tổng vốn đầu tư là 2.256 triệu USD, năm 2013 tổng doanh thu là 2.362 triệu USD và tổng giá trị xuất khẩu là 3.730 triệu USD.

Đặc biệt, trong vài năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại thành phố. Lãnh đạo thành phố đã phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020”. Đây là chương trình có tính chiến lược và độ tập trung cao, vì sản phẩm của ngành công nghiệp vi mạch điện tử là một trong 9 sản phẩm quốc gia, là phương thức quan trọng để chuyển hóa các thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại. Việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch tại Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới việc tạo nên một sự phát triển đột phá trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin của thành phố nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Một số dự án nghiên cứu – triển khai theo hướng này đã được khởi động và có những kết quả ban đầu. Thành phố đã phê duyệt 2 dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thực hiện: “Xây dựng thư viện Lõi IP (Giai đoạn 1) thuộc đề án xây dựng trung tâm thiết kế vi mạch

37

Page 42: + Đến năm 2025

(Design House)”, 6 đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực vi mạch cũng đã được phê duyệt triển khai.

III. Hiện trạng ứng dụng CNTTĐến nay, không có nơi nào, không có lĩnh vực nào, ngành nào tại Thành

phố HCM mà không có sự hiện diện của CNTT. Đúng như tinh thần của Chỉ Thị 58 của Bộ Chính trị, chúng ta thấy rất rõ ứng dụng CNTT ở nước ta nói chung và tại thành phố nói riêng đã góp phần quan trọng vào việc hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Chúng ta đã thấy về tổng thể thực trạng ứng dụng CNTT của thành phố qua xếp hạng của ICT Index nêu ở phần trên. Năm 2013, thành phố đứng ở vị trí số 4 trong cả nước.

Đi sâu hơn vào một số khu vực ứng dụng để thấy rõ nét hơn thực trạng triển khai các ứng dụng CNTT ở thành phố.

1. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và một số dịch vụ chủ yếu (nhà trường và bệnh viện)

a) Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước thì bức tranh chung cho thấy ở khu vực này, thành phố đã có những kết quả rất đáng kể.

Các phần mềm ứng dụng cơ bản đã triển khai phục vụ hoạt động tác nghiệp tại các cơ quan nhà nước như: các phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài chính – kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định,…đã được sử dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, cải cách thủ tục hành chính.

Cụ thể các phần mềm ứng dụng cơ bản đã triển khai được phân nhóm theo số liệu thống kê ICT Index 2012 như sau:

Phần mềm Quản lý văn bản: 66/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 85,71%. Phần mềm quản lý văn bản tại các đơn vị được trang bị từ đề án 112 hoạt động tốt, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế (chỉ đáp ứng nhu cầu gửi nhận văn bản, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý tác nghiệp, chưa có phân hệ chỉ đạo điều hành) và có lỗi phát sinh, nên đã được thay thế bằng phần mềm quản lý văn bản mới để phát huy hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước. Về khả năng tích hợp, liên thông, hệ thống quản lý văn bản mới đã được tích hợp, trao đổi văn bản liên đơn vị giữa các Sở ban ngành, quận huyện với nhau nên phục vụ rất tốt cho việc giải quyết công việc một cách thông suốt trên môi trường mạng.

Phần mềm “Một cửa điện tử”: 32/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 07 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 41,56%.

38

Page 43: + Đến năm 2025

Phần mềm Quản lý nhân sự: 77/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 100%.

Phần mềm Quản lý tài chính – kế toán (IMAS): 77/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 100%.

Số lượng dịch vụ công trực tuyến các mức được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp hiện nay như sau:

- Dịch vụ công mức độ 1 và 2 (cung cấp thông tin và biểu mẫu điện tử hành chính công cho người dân và doanh nghiệp): cung cấp 2362/2534 dịch vụ hành chính công của Thành phố, chiếm tỉ lệ 93,21%;

- Dịch vụ công mức độ 3 (là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ): cung cấp 168/2534 dịch vụ, chiếm tỉ lệ 6,63%;

- Dịch vụ công mức độ 4 (là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng): cung cấp 04/2534 dịch vụ, chiếm tỉ lệ 0,16%.

Báo cáo đánh giá của Bộ Thông Tin Truyền Thông về công tác quản lý, triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên cả nước (các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thì thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 04/63 tỉnh thành(sau Đà Nẵng, Hà Nội và Thanh Hóa).

Theo đánh giá bảng xếp hạng PAR Index (do Bộ Nội Vụ thực hiện) thì Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 3/63 tỉnh thành về chỉ số cải cách hành chính. PAR Index đánh giá theo 8 chỉ tiêu, trong đó có 2 chỉ tiêu liên quan CNTT, đó là:

- Hiện đại hóa hành chính đạt 80,75%- Cơ chế 1 cửa liên thông đạt 93,11%Theo đánh giá chỉ số PAPI Index 2013 (chỉ số Hiệu quả Quản trị và

Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam: đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc UNDP thực hiện) thì Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí 11/63 tỉnh thành và nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất.

39

Page 44: + Đến năm 2025

Bảng trên cho ta thấy: trong 6 chỉ tiêu đánh giá thì Thành phố Hồ Chí Minh có:

- 2 chỉ tiêu thuộc nhóm đạt điểm cao nhất (công khai minh bạch và cung ứng dịch vụ công);

- 2 chỉ tiêu thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao (kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và thủ tục hành chính công);

- 1 chỉ tiêu thuộc nhóm đạt điểm trung bình thấp (trách nhiệm giải trình với người dân);

- 1 chỉ tiêu thuộc nhóm đạt điểm thấp nhất (tham gia của người dân ở cấp cơ sở).

- Những chỉ tiêu được đánh giá cao như “công khai minh bạch”, “cung ứng dịch vụ công”, “thủ tục hành chính công” là do nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng có sự đóng góp quan trọng của ứng dụng CNTT trong các hoạt động này.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại thành phố đã trở nên sâu rộng.

Ngành Giáo dục áp dụng nhiều phần mềm quản lý như phần mềm EMIS (hệ thống thông tin quản lý giáo dục), PMIS (hệ thống thông tin quản lý nhân sự) thống nhất trong toàn ngành, đây là các chương trình quản lý thông tin giáo dục nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu về các trường học để phục vụ các cấp quản lý là

40

Page 45: + Đến năm 2025

Phòng, Sở và Bộ Giáo dục - Đào tạo; sử dụng hệ thống thư điện tử (e-mail), website để trao đổi, gửi/nhận email, truyền tải công văn qua mạng.

Trong những năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã tổ chức nhiều đợt tập huấn phần mềm V.EMIS bao gồm các phân hệ: quản lý cán bộ, giáo viên (PMIS), phần mềm Thống kê giáo dục (EMIS), quản lý học sinh, quản lý thư viện. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã sử dụng hiệu quả phần mềm EMIS và PMIS.

Một số phần mềm khác cũng được sử dụng trong công tác quản lý như: thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh lớp 10, xếp thời khóa biểu và kế toán, tài chính.

Ngành Giáo dục – Đào tạo đã thiết lập và đưa vào sử dụng website có tên miền http://edu.hochiminhcity.gov.vn/ và http://hcm.edu.vn . Sở cũng đã xây dựng hệ thống webmail (http://mail.hcm.edu.vn) cho c án bộ, giáo viên trong ngành, tổ chức họp, tập huấn từ xa qua mạng (web conference) với các phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường trực thuộc. Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư mỗi cán bộ, công chức 01 máy vi tính.

Tất cả các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, các trường THPT đều sử dụng các phần mềm văn phòng, gửi/nhận email, truyền công văn qua mạng. Các cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố có ít nhất 01 phòng máy để phục vụ việc dạy và học. Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thông qua việc soạn thảo bài giảng điện tử, dạy học trực tuyến. 100% cán bộ, giáo viên biết ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.

Đưa ứng dụng CNTT vào trong quản lý nên các thông tin về học sinh được quản lý chặt chẽ hơn, thông tin về tình hình học tập của học sinh được tổng hợp nhanh hơn từ đó dẫn đến việc phản hồi thông tin học sinh cho phụ huynh kịp thời và đã nhận được kết quả đánh giá cao. Bảng đánh giá PAPI Index 2013 trong lĩnh vực giáo dục thì mức độ Phụ huynh hài lòng về mức độ nhận được phản hồi (hơn 80%) từ phía nhà trường cũng là một thành công của việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý nhà trường.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế đã hỗ trợ đáng kể cho công tác quản lý khám chữa bệnh, dù còn rất nhiều việc cần tiếp tục đẩy mạnh.

B ảng thống kê dưới đây cho một cái nhìn toàn cảnh về việc triển khai các ứng dụng CNTT trong ngành y tế thành phố.

41

Page 46: + Đến năm 2025

Trong đánh giá chỉ số PAPI Index 2013 (chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam: đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân), về dịch vụ bênh viện chúng ta thấy với thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà người bệnh đổ về từ cả vùng phía Nam nhưng đã có tỷ lệ hơn 85% người dân hài lòng với dịch vụ y tế tại các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã cho thấy một phần nào đó đóng góp của các ứng dụng CNTT. Hiển nhiên, ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý bệnh viện chỉ là một phần nhỏ trong dịch vụ y tế nhưng điều đó cũng góp phần vào sự đánh giá hài lòng của người dân về dịch vụ y tế nói chung.

Hình trên trích từ đánh giá của PAPI về dịch vụ y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đường màu đỏ là chỉ mức độ hài lòng của người dân (tỷ lệ khoảng 85%).

Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 09/05/2013 về phê duyệt

42

Page 47: + Đến năm 2025

“Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012-2015” nhằm tăng cường đầu tư CNTT phục vụ hỗ trợ cho công việc của ngành Y tế Thành phố. Chương trình sẽ đặt nền móng vững chắc để xây dựng Hệ thống thông tin y tế cho toàn Thành phố, cho phép các cơ sở y tế các tuyến kết nối v à chuyển tải các thông tin y tế một cách thống nhất và toàn diện, từ tuyến cơ sở (trạm y tế, bệnh viện quận huyện) đến tuyến Thành phố (bệnh viện khu vực, bệnh viện thành phố); cho phép các cơ sở y tế ở các tuyến sử dụng phư ơng tiện công nghệ thông tin để phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.

2. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệpĐây là mảng ứng dụng CNTT vô cùng quan trọng. Về mặt nội bộ doanh

nghiệp thì thế giới đã xác nhận ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực quản lý điều hành, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm – dịch vụ, là những cơ sở của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về mặt đối ngoại của doanh nghiệp thì ứng dụng CNTT góp phần quyết định tạo ra khả năng mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế của hoạt động sả n xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, đây còn là thị trường quan trọng hàng đầu cho ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT (CNpPM&DVCNTT). Chỉ có phát triển tốt các ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp chúng ta mới có thị trường tốt cho công nghiệp CNTT nói chung, đặc biệt là CNpPM&DV.

Trên căn bản, chúng ta thấy hầu hết các doanh nghiệp có quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý doanh nghiệp, điều hành sản xuất, kinh doanh. Hầu như 100% các doanh nghiệp cỡ vừa trở lên đều đã có các hệ thống CNTT hỗ trợ nhiều mặt quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Điển hình là các doanh nghiệp ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là lớn nhất cả nước. Các ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng CNTT rất hiệu quả. Người dân có thể thấy rõ nhiều tiện ích ngân hàng do CNTT mang lại. Đóng góp của hệ thống ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng làm cho các bộ: Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Công thương đứng đầu bảng về xếp hạng của ICT Index.

Cũng theo ICT index 2012, thì số các tổ chức, doanh nghiệp có website trên toàn Thành phố là 36.430 / 177.151 doanh nghiệp, chiếm 20,56%. Đây là tỷ

43

Page 48: + Đến năm 2025

lệ khá cao vì chỉ các doanh nghiệp có quy mô tương đối khá, với các sản phẩm và dịch vụ tương đối phong phú, ổn định mới có nhu cầu hiện diện trên Internet với các web site phục vụ phát triển thị trường và quản lý doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhà nước quy mô tương đối lớn của Thành phố Hồ Chí Minh đều có nhiều ứng dụng CNTT trong nhiều năm qua, phục vụ tốt các mặt quản lý, chẳng hạn:

- Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn với trên 20 đơn vị thành viên thì tất cả các đơn vị đều đã sử dụng các phần mềm quản lý nghiệp vụ để phục vụ các công tác chuyên môn nghiệp vụ, đều có sự quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu, quảng bá thông tin, hình ảnh và sản phẩm dịch vụ thông qua web-site, và việc cập nhật dữ liệu thông tin trên website được thực hiện tương đối thường xuyên liên tục nhằm chuyển tải thông tin đến khách hàng và đối tác, các đơn vị cũng đ ã sử dụng email trong giao dịch, tiếp thị (trao đổi thông tin, báo giá, thương thảo hợp đồng…) giúp cho việc trao đổi thông tin hình ảnh được thuận lợi và nhanh chóng hơn;

- Tổng Công ty Saigontourist với 18 đơn vị trực thuộc và gần 100 đối tác góp vốn trong và ngoài nước thì cơ sở hạ tầng CNTT của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên được trang bị khá đầy đủ trên cơ cở đó, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã triển khai và đang sử dụng những hệ thống ứng dụng phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý;

- Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn với Công ty mẹ và 26 đơn vị thành viên thì đã ban hành các quy chế, quy định liên quan trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin như: Quy định “Về việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin điện tử tại Tổng Công ty”, Quy chế “Về quản lý, sử dụng và cung cấp thông tin lên trang thông tin điện tử của Tổng Công ty”. Nhìn chung, những ứng dụng CNTT cơ bản đáp ứng yêu cầu hiện tại của công tác quản lý tại Tổng Công ty;

Một số Tổng Công ty khác như: Tổng Công ty Xây Dựng Sài Gòn – Sageco, Tổng Công ty CÔNG NGHIỆP – IN – BAO BÌ LIKSIN, TCT Địa Ốc Sài Gòn, … đều có tình trạng chung về ứng dụng CNTT tương tự mấy đơn vị kể trên.

Cùng với những mặt hiệu quả đó thì nhìn chung ứng dụng CNTT tại các đơn vị nói trên còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cập nhật những ứng dụng có tính chất hệ thống, sử dụng những thành tựu công nghệ hiện đại của CNTT – TT. Khá nhiều ứng dụng tại các đơn vị còn dừng lại ở những công nghệ của thời kỳ đầu phát triển máy vi tính, công nghệ của những năm 2000, thậm chí của thập kỷ 90 thế kỷ trước mà nét quan trọng là các ứng dụng không thể liên kết và khả năng bảo vệ không cao.

Với toàn thể khối các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thì hiện chúng ta còn chưa nắm được phần đầu tư của các doanh nghiệp tại TP cho ứng

44

Page 49: + Đến năm 2025

dụng CNTT trong những năm qua. Trên thế giới, đầu tư trung bình của từng ngành công nghiệp cho ứng dụng CNTT có khác nhau. Chẳng hạn ngành hóa chất trung bình đầu tư khỏang 1,3% doanh số, ngành giao thông khoảng 3%, ngành ngân hàng khoảng 6,5%, v.v...trung bình toàn thể là khoảng 3 – 4%.

Nhìn chung các doanh nghiệp đã chú trọng triển khai nhiều ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho quản lý và cho cả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp tự phát là chính, hệ thống chính sách của nhà nước thì chưa có gì đáng kể. Chắc chắn đây là vấn đề cần nhiều đổi mới trong những năm tới, thể hiện vai trò của nhà nước góp phần hỗ trợ trong việc định hướng, tư vấn, đào tạo về công nghệ, làm cho CNTT có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện thật hiệu quả các yêu cầu cả trong quản lý, điều hành và cả trong mọi hoạt động trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó nâng cao năng lực canh tranh, năng lực hội nhập của các doanh nghiệp, sức mạnh kinh tế của thành phố và chính cũng là điều kiện cần để phát triển mạnh công nghiệp phần mềm và dịch vụ của ngành công nghiệp CNTT.

Chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index – chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện thì năm 2013 Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 10 trong số 63 tỉnh thành cả nước với số điểm là 61,19 (cao nhất là Đà Nẵng với 66,45 điểm). Dĩ nhiên, năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành phố không chỉ là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì cũng không chỉ là vấn đề ứng dụng tốt CNTT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vị trí chưa thật cao này phần nào đó có nguyên nhân là đầu tư ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp còn có những hạn chế.

3. Công nghệ thông tin trong cộng đồng dân cưCNTT trong cộng đồng dân cư một mặt thể hiện trình độ phát triển của

thành phố, mặt khác thể hiện khả năng tiếp cận thông tin của người dân, tiếp cận các dịch vụ mà hệ thống chính quyền và các hệ thống dịch vụ xã hội có thể mang lại trên cơ sở các dịch vụ trên mạng đang được phát triển ngày càng nhiều.

Theo s ố liệu của Sở TTTT và sách trắng CNTT 2013 (Bộ TTTT) thì ta có các số liệu sau:

STT Số liệu Việt Nam 2012

Ước TP.HCM 06/2012

1 Số thuê bao điện thoại cố định 9.556.089 1.620.000

2 Số thuê bao điện thoại cố định / 100 dân

10,76 21,31

3 Số thuê bao điện thoại di động 131.673.724 14.284.205

4 Số thuê bao điện thoại di động / 100 dân

148,33 187,94

45

Page 50: + Đến năm 2025

5 Số thuê bao Internet 20.098.185 3.502.513

6 Số thuê bao Internet / 100 dân 22,64 46,08

7 Số lượng máy vi tính để bàn, xách tay

6.980.353 760.998

8 Số lượng máy vi tính để bàn, xách tay / 100 dân

7,86 10,01

Các con số trên cho thấy mật độ máy tính (số máy tính / trên 100 dân) ở Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 10 máy so với gần 8 máy trong cả nước, một con số cũng chưa phải thật cao so với một đô thị lớn.

Nền tảng phát triển CNTT trong cộng đồng dân cư chính là thành tích đáng kể của ngành giáo dục đã chú trọng thỏa đáng việc giảng dạy Tin học trong nhà trường trên địa bàn Thành phố. Với hơn 1.800 trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì 100% các trường học đều có ứng dụng CNTT, 100% các trường đều có chương trình dạy tin học cho học sinh. Đó chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển CNTT trong cộng đồng nói riêng và cho sự nghiệp phát triển CNTT nói chung tại thành phố.

IV. Nhân lực CNTTTheo số liệu điều tra của Sở TTTT cùng Hội Tin học thành phố, năm

2012, số lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT thành phố khoảng 34.000 người, trong đó khoảng 26.000 người làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp CNTT và khoảng 8.000 người làm việc t rong các bộ phận ứng dụng CNTT tại các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, thương mại,...).

Một thống kê khác “Niên giám thống kê thành phố năm 2012” cho con số của năm 2011 là số lao động trong lĩnh vực CNTT khoảng 54.000 người, trong đó lao động trong lĩnh vực phần cứng khoảng 30.000 người, lao động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT khoảng 24.000 người. Tuy nhiên, phải thấy rằng Niên giám đưa vào lực lượng này cả số lao động trong các ngành điện tử dân dụng, viễn thông, và một số nhánh nhỏ khác như tự động, quang học, v.v…

Một khảo sát khác được thực hiện bởi Hội Tin Học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) vào giữa năm 2012 cho con số khoảng 42.000 ng ười đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp CNTT (cả viễn thông, tuy con số rất nhỏ, chỉ chưa đầy 1.000 ng ười). Trong đó riêng tại các công ty phần mềm là khoảng 21.000 ng ười, chiếm 50%, trong các doanh nhiệp phần cứng là trên 7.000 ng ười và trong các doanh nghiệp khác bao gồm nhiều phân nhóm chi tiết như dịch vụ, nội dung số, tích hợp giải pháp, … là khoảng 13.000 ng ười.

Tổng hợp lại, chúng ta có thể thấy bức tranh nhân lực CNTT th ành phố hiện tại như sau:

46

Page 51: + Đến năm 2025

- Trong các đơn vị phần mềm khoảng: 20.000 – 23.000 ng ười;- Trong c ác đơn vị phần cứng khoảng: 20.000 – 25.000 ng ười;- Trong c ác lĩnh vực khác của CNpCNTT khoảng: 13.000 – 14.000 ng

ười;- Trong c ác bộ phận làm ứng dụng CNTT tại các tổ chức khác nhau

khoảng: 8.000 – 9.000 ng ười;- Tổng cộng khoảng: 61.000 – 71.000 người.Khi cần làm các so sánh chung thì chúng ta có thể lấy con số lao động

trong CNTT (cả trong doanh nghiệp CNTT và các tổ chức ứng dụng) hiện nay là khoảng 65.000 người.

Với doanh thu khoảng 100.000 tỷ hiện nay thì năng suất trung bình của lao động ngành này đạt khoảng 1,5 tỷ/năm. Trong đó, năng suất lao động bình quân trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ CNTT ước đạt 450 triệu đồng/người/năm (nguồn: QTSC).

Theo kh ảo sát của HCA thì trên 70% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghiệp CNTT có trình độ cao đẳng và đại học trở lên.

Hiện hàng năm các đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyển vào khoảng 18.000 sinh viên ngành CNTT, tức hàng năm, các trường sẽ cung ứng khoảng 15.000 lao động có trình độ ĐH – CĐ cho ngành CNTT thành phố.

V. Một số nhận định chungQua nh ững số liệu trình bày trên, chúng ta có thể có một số nhận định

chung về hiện trạng CNTT TP như sau.1. Về ứng dụng CNTTThành phố đã có nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực

cạnh tranh của các ngành kinh tế của thành phố, góp phần làm tăng cường hiệu quả bộ máy hành chính, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Tuy nhi ên, chúng ta cũng thấy các đánh giá của nhiều tổ chức trên nhiều khía cạnh liên quan đến ứng dụng CNTT thì TP HCM tuy không bị đánh gía thấp nhưng cũng chưa thật cao. Chúng ta cần đặc biệt chú ý tập trung vào một số vấn đề sau:

Trước hết và quan trọng nhất là tập trung phát triển việc ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế của thành phố mà khâu trọng tâm là CNTT trong các doanh nghiệp. CNTT ph ải trở thành một trong những nguồn sức mạnh quan trọng để phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần có các chính sách thích hợp cho vấn đề này, cần có nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như các chương trình xúc tiến, tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp về các giải pháp ứng dụng hiệu quả CNTT trong doanh nghiệp. Hơn thế nữa, việc ứng dụng CNTT trong

47

Page 52: + Đến năm 2025

các doanh nghiệp còn là thị trường sống còn của công nghiệp CNTT TP. Với doanh số ước chừng của các ngành kinh tế thành phố khoảng 1.000.000 tỷ đồng (khoảng 50 tỷ USD) như hiện nay thì nếu các doanh nghiệp chi khoảng 2% doanh số cho ứng dụng CNTT (tỷ lệ bình quân trên thế giới như đã nêu trên là 3 – 4%) thì công nghiệp CNTT sẽ có một thị trường khoảng 1 tỷ USD tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động hành chính nhà nước (cơ quan công quyền và cơ quan dịch vụ) phải ưu tiên phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp với lộ trình triển khai hợp lý, có trọng tâm, hoàn thành dứt điểm và có đánh giá một cách nghiêm túc hiệu quả đầu tư - đặc biệt là hiệu quả phục vụ người dân. Trong đó, cần nhanh chóng nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng công nghệ tiến tiến (điện toán đám mây, công nghệ di động, dữ liệu lớn, mạng xã hội) để xây dựng và phát triển chính quyền điện tử thành phố hiện đại, chuyên nghiệp.

2. Về công nghiệp CNTTDo tính lịch sử và đi đầu nên trong nhiều năm, CNTT Thành phố Hồ Chí

Minh thường là 50% CNTT cả nước. Trong những năm gần đây, các địa phương khác cũng đã ngày càng chú trọng phát triển công nghiệp CNTT. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội mới hội đủ điều kiện, có khả năng phát triển ngành công nghiệp điện tử - phần cứng với công nghiệp lõi là công nghiệp vi mạch bán dẫn. Trong điều kiện hiện nay và khoảng mươi năm tới đây, chỉ các thành phố lớn mới có khả năng phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, ngành kinh tế tập trung mật độ trí tuệ rất cao, có thể coi là một bộ phận quan trọng của kinh tế tri thức. Thành phố càng lớn và có vị trí hội nhập quốc tế thuận lợi thì tiềm năng này càng lớn. Trong những năm qua, thực tiễn phát triển công nghiệp phần mề và dịch vụ CNTT ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã xác nhận điều đó. Tuy nhi ên, chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng to lớn này. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tại thành phố còn khá chậm và yếu so với tiềm năng có thể về thị trường và nhân lực mà một trong những nguyên nhân căn bản là chúng ta chưa nắm được, chưa khơi dậy được một cách thích đáng mảng ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp như phần trên đã nêu. Khơi dậy được một cách vững chắc thị trường này thì nền kinh tế TP chắc chắn sẽ có những phát triển đột biến về nhiều mặt do tác động của CNTT trong các hoạt động quản lý, điều hành, trong các khâu sản xuất, kinh doanh của chính các doanh nghiệp mọi ngành và nhờ đó mà công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT tại thành phố sẽ có thị trường nội địa khá lớn và bền vững bên cạnh thị trường quốc tế mà Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có vị trí được thừa nhận.

Hướng công nghiệp Phần Cứng có khả năng phát triển nhưng trước mắt có thể chưa có nhiều cơ hội thị trường vì cần sự đầu tư lớn từ trong n ước, đặc biệt là từ chính phủ. Theo hướng này, việc bắt đầu phát triển công nghiệp vi

48

Page 53: + Đến năm 2025

mạch (CNpVM) là một hướng có nhiều triển vọng, có khả năng từ đây hình thành công nghiệp máy tính nội địa các loại trong tương lai.

Tóm lại, công nghiệp CNTT (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm và dịch vụ, công nghiệp nội dung số) là thế mạnh của thành phố so với các tỉnh thành trong cả nước và khu vực. Để nước Việt Nam là nước mạnh về CNTT thì tất yếu Thành phố Hồ Chí Minh phải là thành phố đầu tiên phát triển mạnh về CNTT và bằng CNTT. Thành phố cần xây dựng bằng được các thương hiệu mạnh và quy mô đủ lớn, có uy tín tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể nhận và hoàn thành các đơn hàng lớn trong và ngoài nước. Cần đầu tư có trọng điểm nguồn lực kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học vào công nghiệp CNTT, ngành phát triển nhanh nhất và ngắn nhất khi chuyển từ nghiên cứu sang sản xuất, ứng dụng, sản xuất (từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn) và thương mại hóa một cách hiệu quả các sản phẩm chủ lực.

49

Page 54: + Đến năm 2025

PHẦN V. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025

I. Định hướng - tầm nhìn - mục tiêu tổng quát phát triển CNTT TPHCM

Đến năm 2020:Ứng dụng CNTT rộng rãi và hiệu quả trong mọi hoạt động phát triển

kinh tế-văn hoá-xã hội làm cơ sở để phục vụ cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, thúc đẩy tiến bộ xã hội, tăng cường an ninh mạng, an toàn thông tin.

Phát triển công nghiệp CNTT thành ngành kinh tế chủ lực với lợi thế là công nghiệp phần mềm, dịch vụ phần mềm, nội dung số gắn với phát triển các Khu công viên phần mềm trọng điểm quốc gia, chuỗi công viên phần mềm trong Vùng; phát triển công nghiệp vi mạch – hình thành một hệ sinh thái cho ngành công nghiệp vi mạch, công nghiệp điện tử hướng đến thị trường nội địa và từng bước tham gia thị trường khu vực, góp phần quan trọng phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành dịch vụ chủ yếu của kinh tế thành phố với nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, các doanh nghiệp mạnh và đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tầm nhìn đến năm 2025:Phát triển CNTT trở thành nền tảng của thành phố học tập, thành phố

thông tin và đô thị thông minh trên cơ sở kết nối hiệu quả giữa chính quyền điện tử với công dân điện tử và tổ chức, doanh nghiệp điện tử, làm cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức những năm tiếp theo.

II. Quan điểm phát triểnCNTT là nền tảng quan trọng, một phương thức phát triển mới cho sự

phát triển bền vững của TPHCM - một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học- công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.

CNTT là một hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; được ưu tiên phát triển và phải đi trước nhằm tạo công cụ tham gia xây dựng, quản lý và phát triển toàn bộ kết cấu hạ tầng đô thị đặc biệt như thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển công nghiệp CNTT cần dựa trên lợi thế so sánh của thành phố với các khu công viên phần mềm, khu công nghệ cao; đội ngũ doanh nhân năng động; nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao và một (cửa ngõ) thị trường hội nhập quốc tế.

Ứng dụng CNTT là điều kiện và công cụ quan trọng hàng đầu để cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng công vụ, nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống.

50

Page 55: + Đến năm 2025

Tập trung ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực bức xúc, cấp bách phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội như: giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giảm ngập, chống biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới.

Đào tạo nguồn nhân lực gắn với hoạt động nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ, đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Đầu tư cho CNTT là đầu tư cho kết cấu hạ tầng thiết yếu, đầu tư cho con người và qua đó góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng. Phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để tận dụng mọi nguồn lực và lợi thế trong nước, chủ động hợp tác quốc tế và tăng cường thu hút đầu tư, công nghệ tiên tiến, tri thức từ bên ngoài để phát triển CNTT hiệu quả.

Phát triển CNTT của thành phố cần lan toả và gắn với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long.

III. Các phương án phát triển CNTT1. Phương án 1:Ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực phát triển ứng dụng CNTT trong các

cơ quan nhà nước (phục vụ người dân, tổ chức doanh nghiệp), trongcác doanh nghiệp nhà nước, trong các lĩnh vực bức xúc, cấp bách phục vụ 6 Chương trình đột phá của thành phố - phát triển nhân lực, kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội (giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chống ngập, chống biến đổi khí hậu, xây nông thôn mới). Đồng thời, thúc đẩy phát triển công nghiệp phầm mềm, dịch vụ CNTT với trọng tâm là xây dựng Khu công viên phần mềm trọng điểm quốc gia, chuỗi công viên phần mềm.

Phát triển công nghiệp vi mạch với lõi là thiết kế và sản xuất con chip mang thương hiệu Việt Nam kết hợp ứng dụng vi mạch trong sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông phục vụ an sinh xã hội và an ninh quốc phòng, tạo điều kiện phát triển công nghiệp điện tử, CNTT thành ngành kinh tế chủ lực, mũi nhọn, góp phần quan trọng đưa thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Phương án 2: Ưu tiên, tập trung phát triển công nghiệp điện tử, CNTT thành ngành

công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ chủ yếu của kinh tế thành phố với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, doanh nghiệp CNTT mạnh, nguồn nhân lực CNTT đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.

Phát triển ứng dụng rộng rãi, hiệu quả CNTT trong các cơ quan nhà nước, mọi lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng; tập trung vào

51

Page 56: + Đến năm 2025

các lĩnh vực sau: giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp ứng dụng CNC, chống ngập, chống biến đổi khí hậu, xây nông thôn mới.

Cả hai phương án đều bám sát định hướng- tầm nhìn- mục tiêu phát triển tổng thể CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, Phương án 1 hướng đến ưu tiên phát triển ứng dụng CNTT như một nền tảng, hạ tầng của mọi kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, một công cụ, trục kết nối quan trọng, thiết yếu có tính chất quyết định góp phần thực hiện thành công 03 đột phá chiến lược – thể chế, hạ tầng và nhân lực do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua và 6 chương trình đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX quyết nghị. Còn Phương án 2 ưu tiên tập trung phát triển trục công nghiệp CNTT – với thế mạnh là các Khu công viên phần mềm trọng điểm quốc gia, chuỗi công viên phần mềm và công nghiệp vi mạch gắn với khu công nghệ cao tạo ra các sản phẩm phần mềm, phần cứng, dịch vụ CNTT và doanh nghiệp CNTT mạnh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố theo chiều sâu – lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực trên cơ sở áp dụng thành tựu mới về khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại đã được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX quyết nghị.

Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế phát triển kinh tế-xã hội thành phố nói chung và phát triển CNTT thành phố nói riêng, Phương án chọn để phát triển CNTT của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là Phương án 1 với những lý do sau đây:

(1) 03 đột phá khâu chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội đất nước và 6 Chương trình đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2016-2020);

(2) Mục tiêu “đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” – trong đó, có sự đóng góp của công nghiệp điện tử, CNTT dự báo sẽ cán đích vào năm 2025 với những nỗ lực, đầu tư và huy động nguồn lực trong và ngoài nước;

(3) Tập trung phát triển ứng dụng CNTT rộng rãi, hiệu quả trong mọi ngành lĩnh vực sẽ luôn là nền tảng của sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng theo chiều sâu và theo hướng hiện đại;

(4) Để ứng dụng CNTT thành công thì bắt buộc phải kéo theo việc phát triển công nghiệp phầm mềm và dịch vụ CNTT.

(5) Dự án phát triển khu công viên phần mềm Quang Trung 2, chuỗi công viên phần mềm và chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố với quyết tâm từ thành phố, kết hợp với sự tham gia đầu tư từ Trung ương đến năm

52

Page 57: + Đến năm 2025

2019-2020 mới bắt đầu phát huy hiệu quả rõ ràng. Và trong 5 năm kế tiếp (năm 2020-2015) sẽ cần tập trung ưu tiên phát triển mạnh.

53

Page 58: + Đến năm 2025

PHẦN VI. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN

NĂM 2025

I. Mục tiêu cụ thể 1. Cơ sở hạ tầng CNTT+ Đến năm 2020:Hạ tầng cáp quang phát triển đồng bộ, bền vững, ngầm hoá toàn bộ, đảm

bảo cung cấp đến từng hộ gia đình – đồng thời tín hiệu viễn thông, truyền hình, internet.

Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 60-70 thuê bao/100 hộ dân, tỷ lệ máy tính cá nhân/máy tính bảng trên 70 máy/100 hộ dân…

100% sở ban ngành, UBND quận huyện xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng CNTT phục vụ “cơ quan điện tử” (máy tính, mạng, an ninh mạng).

Hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu: dân cư, đất đai-xâydựng, kết cấu hạ tầng đô thị, doanh nghiệp, khoa học công nghệ.

Xây dựng ba trung tâm dữ liệu dự phòng cho thành phố và các tỉnh.+ Đến năm 2025Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 80-90 thuê bao/100 hộ dân; Tỷ lệ

máy tính cá nhân/máy tính bảng trên 90 máy/100 hộ dân.Duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống Metronet, các Trung tâm dữ liệu của

thành phố (cả các Trung tâm dự phòng) đảm bảo hệ thống thông tin của chính quyền điện tử thành phố hoạt động ổn định, an toàn thông tin, an ning mạng.

2. Ứng dụng CNTTa) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước

+ Đến 2020:- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực

quản lý hành chính nhà nước của các cấp chính quyền.

- 100% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

- 100% quận huyện, 90% sở và 80% ngành có hệ thống thông tin tác nghiệp trong hoạt động quản lý.

54

Page 59: + Đến năm 2025

- 80% cán bộ công chức sử dụng thành thạo các phần mềm tác nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và các ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến khác.

- 80% phần mềm ứng dụng được triển khai phục vụ công tác tác nghiệp tại các cơ quan nhà nước trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nguồn mở dưới dạng dịch vụ.

- 70% cơ sở dữ liệu được tiến hành tích hợp, chuẩn hóa, phân tích, hoạch định nghiệp vụ, mô hình hóa và dự báo kết quả phục vụ hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các cấp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

+ Đến 2025:- 100% quận huyện, sở ban ngành có hệ thống thông tin tác nghiệp

trong hoạt động quản lý;

- 100% cán bộ công chức sử dụng thành thạo các phần mềm tác nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và các ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến khác.

- 100% phần mềm ứng dụng được triển khai phục vụ công tác tác nghiệp tại các cơ quan nhà nước trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây nguồn mở dưới dạng dịch vụ.

- 100% cơ sở dữ liệu được tiến hành tích hợp, chuẩn hóa, phân tích, hoạch định nghiệp vụ, mô hình hóa và dự báo kết quả phục vụ hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các cấp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố

b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân+ Đến năm 2020

- 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, Sở, Ban, ngành hoặc có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.

- 70% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 40% các dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 4 tại các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành.

- 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện được triển khai phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp

55

Page 60: + Đến năm 2025

- 20% công dân của thành phố được tạo hồ sơ và lưu trữ thông tin lý lịch điện tử phục vụ cho việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến qua mạng

- 50% bệnh viện tuyến quận huyện cấp thẻ khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

+ Đến năm 2025- 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 70% các

dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 4 tại các các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành

- 100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã, thị trấn được triển khai phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp

- 50% công dân của thành phố được tạo hồ sơ và lưu trữ thông tin cá nhân điện tử phục vụ cho việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến qua mạng, 50% hồ sơ khai thuế của người dân qua mạng.

- 100% bệnh viện tuyến quận huyện cấp thẻ khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp+ Đến 2020:

- Trên 70% doanh nghiệp có website để cung cấp, tìm kiếm thông tin và giao dịch.

- Xây dựng hạ tầng đảm bảo cho 100% doanh nghiệp tham gia giao dịch điện tử.

- Tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng;

- Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

- 70% doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh được triển khai ứng dụng CNTT một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả.

56

Page 61: + Đến năm 2025

+ Đến 2025:- 100% doanh nghiệp có website để cung cấp, tìm kiếm thông tin và

giao dịch.

- 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng;

- 100% doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh được triển khai ứng dụng CNTT một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả

d) Ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực cấp báchY tế: + Đến 2020- Xây dựng các quy chế và quy định làm cơ sở pháp lý cho việc vận

hành và khai thác các thông tin cho Hệ thống thông tin y tế thành phố.

- Xây dựng được một trung tâm dữ liệu y tế thống nhất làm cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng các mạng thông tin quản lý y tế, mạng thông tin y tế điều trị, mạng thông tin y tế công cộng và mạng thông tin BHYT.

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng quận huyện được trang bị hệ thống mạng LAN, đường truyền Internet và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố.

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc trong quá trình chỉ đạo điều hành và báo cáo kết quả thực hiện công việc cho lãnh đạo các cấp.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế thành phố được quản lý trên phần mềm quản lý cán bộ công nhân viên chức nhằm quản lý đầy đủ, chi tiết quá trình công tác của từng đối tượng.

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố thông qua các mạng thông tin y tế điều trị và mạng thông tin y tế công cộng.

- 100% các trạm y tế phường xã kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố thông qua mạng thông tin y tế công cộng.

57

Page 62: + Đến năm 2025

- 50% các bệnh viện quận huyện và thành phố có hệ thống thông tin bệnh viện và kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố thông qua mạng thông tin y tế điều trị.

- 100% các cơ quan bảo hiểm xã hội của thành phố và quận huyện kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố thông qua mạng thông tin BHYT.

+ Đến 2025- 100% các bệnh viện quận huyện và thành phố có hệ thống thông tin

bệnh viện và kết nối với Hệ thống thông tin y tế thành phố thông qua mạng thông tin y tế điều trị.

- 100% các bệnh viện cấp thành phố và quận-huyện tiến hành tích hợp thông tin về trung tâm dữ liệu của thành phố; tiến hành đồng bộ và liên thông kết nối chia sẻ dữ liệu về thông tin khám và chữa bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân được cấp thẻ điện tử quản lý thông tin bệnh nhân.

- 100% các bệnh viện cấp thành phố và quận huyện có hệ thống chẩn đoán và chữa bệnh từ xa kết nối với các bệnh viện cấp trung ương và các bệnh viện nước ngoài. Có hệ thống kết nối vả hỗ trợ chẩn đoán từ xa đến 63 tỉnh, thành phố.

- Triển khai nhân rộng hệ thống khám và chữa bệnh tại nhà. Bệnh nhân có thể tự động gửi dữ liệu về nồng độ đường trong máu, huyết áp và chế độ ăn tới trung tâm chăm sóc sức khỏe ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào bằng cách sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng. Kết nối bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân thông qua hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Giáo dục:+ Đến 2020- Xây dựng các quy chế và quy định làm cơ sở pháp lý cho việc vận

hành và khai thác các thông tin cho Hệ thống thông tin giáo dục thành phố;

- Xây dựng được một trung tâm dữ liệu giáo dục thống nhất làm cơ sở hạ tầng cho việc xây dựng các mạng thông tin quản lý ngành giáo dục, mạng thông tin giáo dục học đường, mạng thông tin giáo dục cộng đồng;

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục các quận-huyện và trường học các cấp được trang bị hệ thống mạng LAN, đường truyền Internet và các thiết bị phục vụ cho việc kết nối với Hệ thống thông tin giáo dục thành phố;

58

Page 63: + Đến năm 2025

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, trường học các cấp sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc trong quá trình chỉ đạo điều hành và báo cáo kết quả thực hiện công việc cho lãnh đạo các cấp;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục thành phố được quản lý trên phần mềm quản lý cán bộ công nhân viên chức nhằm quản lý đầy đủ, chi tiết quá trình công tác của từng đối tượng;

- Tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, trường học các cấp kết nối với Hệ thống thông tin giáo dục thành phố thông qua các mạng thông tin giáo dục học đường;

- 100% các trường học và Sở Giáo dục có hệ thống thông tin giáo dục và kết nối với Hệ thống thông tin giáo dục thành phố thông qua mạng thông tin giáo dục học đường;

- 70% phụ huynh học sinh tương tác với nhà trường và các cơ sở giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông điện tử như mạng máy tính, các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng,..);

- Xây dựng cổng thông tin tích hợp về giáo dục cộng đồng bao gồm hệ thống đào tạo từ xa và học trực tuyến (e-learning), hệ thống thư viện điện tử, hệ thống bài giảng điện tử phục vụ người dân.

+ Đến 2025- 100% trường học các cấp được triển khai tập trung phần mềm quản lý

trường học lưu trữ thông tin quản lý học sinh, giáo viên tại trung tâm dữ liệu của thành phố. Hệ thống thông tin giáo viên, học sinh được chia sẻ giữa trường học các cấp phục vụ quá trình quản lý dạy và học của học sinh và giáo viên.

- 100% phụ huynh học sinh tương tác với nhà trường và các cơ sở giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông điện tử như mạng máy tính, các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng,..);

- 100% trường học các cấp được trang bị thiết bị trợ giúp công nghệ thông tin trong việc giảng dạy. Giáo viên giảng dạy thông qua hình thức chủ yếu giáo án điện tử. Việc tổ chức thi và chấm điểm cho học sinh thông qua hệ thống trắc nghiệm trên máy tính.

59

Page 64: + Đến năm 2025

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống mạng thông tin giáo dục học đường, tất cả các tài liệu dạy và học được cập nhật liên tục phục vụ việc tra cứu thông tin giảng dạy và học của giáo viên, học sinh.

- Hệ thống đào tạo từ xa qua mạng (e-learning) được triển khai rộng rãi trên địa bàn thành phố.

Xây dựng nông thôn mới:+ Đến năm 2020- Phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông nông thôn bảo đảm cho các hoạt

động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan nhà nước tại các xã, thị trấn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực quản lý bộ máy chính quyền nông thôn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: xây dựng quy hoạch và quản lý các lĩnh vực: đất đai - xây dựng, rừng phòng hộ, kinh tế (nuôi - trồng), thủy lợi và bảo vệ môi trường, văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, an ninh quốc phòng, v.v…;

- Ứng dụng CNTT kết hợp với ứng dụng công nghệ cao (công nghệ sinh học,...) phục vụ sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh tại các xã nông thôn mới; ứng dụng CNTT, viễn thông hỗ trợ phát triển kinh tế biển huyện Cần Giờ.

Đến năm 2025.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông giúp hiện đại hoá

nông thôn, nâng cao chất lượng tăng trưởng nông nghiệp, nguồn nhân lực cho nông thôn.

Quản lý và phát triển đô thị:Đến năm 2020:- 100% các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chính (Đường giao thông,

mạng lưới cấp thoát nước, nhà cao tầng, mạng viễn thông..) được tạo lập dữ liệu số hóa và được tích hợp về một Trung tâm dữ liệu Quản lý đô thị.

- 100% thông tin về quy hoạch, hiện trạng xây dựng, sử dụng đất, các công trình ngầm, dữ liệu môi trường được cung cấp qua môi trường mạng máy tính đến người dân, doanh nghiệp và các cơ quan tổ chức

60

Page 65: + Đến năm 2025

- Các tuyến đường giao thông chính được triển khai giải pháp giao thông thông minh (camera giám sát, đèn tín hiệu điều khiển tự động và kết nối về trung tâm điều khiển chung)

- Việc quản lý thông tin về các cơ sở hạ tầng đô thị (cầu cống, đường xá, cây xanh, nhà cửa, đất đai, mạng lưới cấp thoát nước, mạng viễn thông) được thực hiện hoàn toàn bằng các giải pháp phần mềm trên mạng máy tính.

- Dữ liệu về hiện trạng và biến động của các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được cập nhật liên tục về Trung tâm dữ liệu Quản lý đô thị thông qua mạng máy tính.

3. Công nghiệp CNTTĐến năm 2020.

- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin Thành phố thành một ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng cao (trung bình 20%/ năm), làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố, xây dựng Thành phố thành trung tâm công nghệ thông tin.

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2 - 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10%.

a) Công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT- Tốc độ tăng trưởg trung bình của công nghiệp phần mềm và nội dung

số đạt 25%/năm. Đến năm 2020, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt 4,5 tỷ USD.

- Năng suất lao động bình quân trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và nội dung số đạt 50.000 USD/người/năm.

- Hoàn thành xây dựng công viên phần mềm Quang Trung 2, hình thành chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung – tạo ra Công viên phần mềm trọng điểm quốc gia, một trung tâm dịch vụ CNTT của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

- Hình thành ít nhất 4 khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút đầu tư nhiều tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới.

- Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của thành phố phát triển mạnh mẽ, nằm trong số 10 thành phố hấp dẫn nhất về gia công phần mềm và nội dung số. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm phần mềm và nội dung số.

61

Page 66: + Đến năm 2025

b) Công nghiệp phần cứng (điện tử, vi mạch)- Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15% năm. Đến năm 2020, doanh thu

công nghiệp phần cứng đạt 15 tỷ USD.- Thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về lĩnh vực vi mạch điện tử đầu

tư và hoạt động tại tại thành phố. Ươm tạo được khoảng 25 doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử. Xây dựng nhà máy chế tạo vi mạch đầu tiên của Việt Nam.

- Đào tạo được khoảng 2000 kỹ sư, kỹ thuật viên... hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử

- Sản phẩm điện tử viễn thông có sử dụng vi mạch được thiết kế và chế tạo tại Việt Nam sẽ có giá trị gia tăng từ 15% đến 30%

Đến năm 2025- Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục duy

trì tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm. - Công nghiệp phần mềm và nội dung số tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng

trung bình 30%/năm, công nghiệp phần cứng là 20% năm.- Phát triển thương hiệu Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung trở

thành thương hiệu hàng đầu trong các công viên phần mềm và dịch vụ công nghệ thông trên thế giới.

- Công nghiệp vi mạch đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN. Tiếp tục phát huy năng lực của nhà máy sản xuất vi mạch các sản phẩm chip điện tử cho các thị trường trong nước và nước ngoài.

4. Nhân lực CNTTĐến năm 2020100% cán bộ lãnh đạo sở ngành, UBND quận huyện chỉ đạo điều hành

công việc qua hệ thống mạng văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống hộp thư điện tử dùng chung của thành phố; 100% sở ban ngành, 80% UBND quận huyện có lãnh đạo phụ trách CNTT và chuyên trách CNTT.

100% CBCC cấp sở ban ngành, quận huyện xử lý hồ sơ công việc, thủ tục hành chính qua ISO điện tử.

Đến năm 2025100% UBND quận huyện có lãnh đạo phụ trách CNTT và chuyên trách

CNTT. 100% CBCC cấp xã/phường xử lý hồ sơ công việc, thủ tục hành chính

qua ISO điện tử.

62

Page 67: + Đến năm 2025

II. Nội dung qui hoạch (định hướng phát triển) 1. Phát triển hạ tầng CNTTGiai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020:- Xây dựng và phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông (viễn thông)

đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin của toàn thành phố với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị – thực hiện cáp quang hoá và ngầm hoá, dùng chung hạ tầng. Kết nối hệ thống hạ tầng thông tin và truyền thông thành phố với xa lộ thông tin quốc gia và liên kết quốc tế.

- Thực hiện rà soát, chuẩn hóa toàn bộ hệ thống hạ tầng máy tính (máy chủ, máy trạm) , mạng máy tính, thiết bị kết nối theo hướng ảo hóa và điện toán đám mây, quy hoạch tài nguyên đảm bảo vận hành cho các ứng dụng dùng chung của thành phố.

- Thực hiện chuẩn hóa, trang bị hạ tầng công nghệ thông tin tại các đơn vị sở ban ngành, quận huyện theo hướng công nghệ hiện đại.

- Thực hiện rà soát, nâng cấp hệ thống Mạng băng thông rộng của thành phố (Metronet) đảm bảo vận hành ổn định cho hệ thống phần mềm ứng dụng triển khai tập trung trên hệ thống Trung tâm dữ liệu của thành phố, đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp và liên thông kết nối dữ liệu giữa các đơn vị.

- Thực hiện triển khai hệ thống định danh tập trung tại trung tâm dữ liệu của thành phố đảm bảo nâng cao khả năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, phục vụ cho việc chuẩn hóa, đồng bộ tên người dùng hướng đến việc sử dụng duy nhất 1 tài khoản để đăng nhập vào tất cả hệ thống, dịch vụ trong tương lai: cổng thông tin, hệ thống thư điện tử, hệ thống chứng thực, quản lý văn bản và HSCV, và các ứng dụng dùng chung khác.

- Triển khai hệ thống chứng thực chữ ký số tại các cơ quan nhà nước trên toàn thành phố nhằm bảo đảm tính pháp lý của văn bản trao đổi và an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Thực hiện triển khai chữ ký số ở cấp đơn vị và lãnh đạo đơn vị tất cả Sở - Ban - Ngành, Quận - Huyện, phường xã, thị trấn và các cơ quan nhà nước khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Định hướng đến năm 2025:

63

Page 68: + Đến năm 2025

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống hạ tầng máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, thiết bị kết nối và an ninh thông tin tại Trung tâm dữ liệu của thành phố trên nền tảng công nghệ hiện đại; Cung cấp hạ tầng cho cho đơn vị Sở-ban-ngành, Quận-huyện dưới dạng dịch vụ đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

- Nâng cấp hệ thống dự phòng cho Trung tâm dữ liệu thành phố, đảm bảo hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị hoạt động ổn định và an toàn an ninh thông tin 24/24.

- Thực hiện rà soát, nâng cấp hệ thống Mạng băng thông rộng của thành phố (Metronet) tại các đơn vị sở, ban, ngành, quận, huyện đảm bảo hệ thống phần mềm ứng dụng triển khai tập trung trên hệ thống Trung tâm dữ liệu của thành phố vận hành ổn định, đáp ứng được yêu cầu tác nghiệp của các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã và các cơ quan nhà nước và liên thông kết nối dữ liệu giữa các đơn vị.

- Hoàn thiện và phát triển hệ thống hệ thống xác thực, chứng thực và chữ ký số, hệ thống tích hợp ứng dụng và các cơ sở hạ tầng thông tin khác đảm bảo tra cứu, xử lý thông tin của cơ quan nhà nước và truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thức khác nhau.

2. Ứng dụng công nghệ thông tina) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nướcGiai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020:- Nâng cấp hệ thống Một cửa điện tử thành phố tích hợp với cổng dịch

vụ công thành phố và cổng thông tin thành phố, công khai minh bạch tình trạng xử lý hồ sơ hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các Sở ngành, Quận-Huyện, Phường xã tham gia hệ thống một cửa điện tử thành phố.

- Phát triển và hoàn thiện hệ thống giao ban trực tuyến của Thành phố và đảm bảo các cuộc họp giao ban giữa UBND TP với các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã, thị trấn được thực hiện trực tuyến. Đến hết năm 2020, hoàn tất việc triển khai họp trực tuyến đến tất cả các Sở-Ban-Ngành, Quận-Huyện, Phường-xã, thị trấn.

- Hoàn thiện hệ thống thư điện tử của Thành phố, tăng cường đẩy mạnh công tác sử dụng thư điện tử thành phố tại các cơ quan nhà nước đảm an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử

64

Page 69: + Đến năm 2025

một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Đến năm 2020, 100% cán bộ công chức tại các Sở-Ban-Ngành, Quận-Huyện, Phường-xã, thị trấn sử dụng thư điện tử thành phố giao dịch nội bộ cơ quan và bên ngoài trên hệ thống thư điện tử nguồn mở của thành phố.

- Hoàn thiện các phần mềm phục vụ chỉ đạo điều hành như phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ công việc, chỉ đạo điều hành, khiếu nại tố cáo, lịch công tác,.. tại tất cả các cơ quan nhà nước theo hướng hiệu quả hơn, có khả năng tích hợp và mở rộng trên nền tảng đám mây nguồn mở. Cụ thể, triển khai liên thông kết nối phần mềm Quản lý văn bản – Hồ sơ công việc và chỉ đạo điều hành cho tất cả các Sở - Ban - Ngành, Quận - Huyện, Phường xã, thị trấn và triển khai liên thông kết nối với Văn phòng chính phủ, các tỉnh thành phố trên cả nước, đảm bảo 100% văn bản trao đổi dưới dạng điện tử, toàn bộ văn bản sẽ được trao đổi hoàn toàn qua mạng không còn sử dụng văn bản giấy (trừ văn bản mật), hệ thống phần mềm khiếu nại tố cáo được triển khai liên thông từ cấp thành phố đến tất cả các Sở - Ban - Ngành, Quận – Huyện.

- Xây dựng và triển khai phần mềm khai thác thông minh thông tin; tiến hành tích hợp và khai thác 50% dữ liệu về văn hóa-xã hội, đô thị, kinh tế, khoa học công nghệ phục vụ quản lý và chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố được thể hiện dưới dạng hình ảnh không gian 3 chiều và hệ thống mô phỏng đối với các lĩnh vực quốc phòng, đô thị và khoa học công nghệ,…

- Xây dựng, hoàn thiện và triển khai các phần mềm tác nghiệp chuyên ngành chung đồng bộ từ Sở ngành đến quận huyện, phường xã và các phần mềm khác theo định hướng chung của thành phố (các chương trình do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt) hình thành các hệ thống thông tin văn hóa - xã hội, Kinh tế, Quản lý đô thị và Khoa học công nghệ. Cụ thể, thành phố thực hiện triển khai 23 dự án trọng điểm về hệ thống thông tin chuyên ngành (đính kèm danh sách 23 dự án). Đến hết năm 2020, tập trung triển khai phần mềm hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu đầu kỳ, số hóa tài liệu tại các đơn vị; bước đầu xây dựng hệ thống thông tin logistics. 50% dữ liệu sẽ được tiến hành chia sẻ dữ liệu giữa các Sở-Ban-Ngành, Quận-Huyện, hình thành hệ thống báo cáo số liệu tự động phục vụ công tác chỉ đạo của lãnh đạo thành phố các cấp.

Đến năm 2025:- Tiếp tục nâng cấp và phát triển hệ thống Một cửa điện tử thành phố

100% các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã tham gia công khai minh

65

Page 70: + Đến năm 2025

bạch tình trạng xử lý hồ sơ hành chính và tăng số lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên hệ thống một cửa điện tử thành phố.

- Nâng cấp và phát triển hệ thống thư điện tử của Thành phố, tăng cường đẩy mạnh công tác sử dụng thư điện tử thành phố tại các cơ quan nhà nước đảm an toàn, an ninh thông tin để thực hiện trao đổi thông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộ từng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

- Xây dựng, phát triển, triển khai 100% các phần mềm tại các quận huyện, phường xã theo mô hình chung của thành phố trên nền tảng đám mây nguồn mở dưới dạng dịch vụ (software service).

- Triển khai 100% phần mềm dùng chung và phần mềm tác nghiệp chuyên ngành tại các sở ngành trên Trung tâm dữ liệu của thành phố trên nền điện toán đám mây phục vụ cho các quy trình quản lý, nghiệp vụ chuyên ngành, các giao dịch và cung cấp các dịch vụ công.

- Hoàn chỉnh và phát triển phần mềm khai thác thông minh thông tin; thực hiện tích hợp 80% các dữ liệu về văn hóa-xã hội, đô thị, kinh tế, khoa học công nghệ phục vụ quản lý phục vụ công tác báo cáo của các sở ngành và hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo thành phố các cấp.

- Liên thông, tích hợp các hệ thống thông tin đã được xây dựng và hoàn chỉnh dữ liệu của thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống thông tin quốc gia.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dânGiai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020:- Mở rộng và hoàn thiện Cổng thông tin điện tử Thành phố (HCM City-

web) trên nền tảng công nghệ hiện đại, nội dung thông tin cập nhật kịp thời, phong phú và các dịch vụ công mức 3 và mức 4 phục vụ công dân và doanh nghiệp.

- Nâng cấp, hoàn thiện cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin đầy đủ theo Nghị định 43 và tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Thành phố.

- Nâng cấp, hoàn thiện cổng thông tin dịch vụ công thành phố. Thực hiện triển khai dịch vụ công kết hợp với dịch vụ nhận và chuyển phát của bưu điện thành phố. Đến năm 2020, cung cấp 70% dịch vụ công mức độ 3 và 40% dịch vụ công mức độ 4.

66

Page 71: + Đến năm 2025

- Hoàn thiện và triển khai phần mềm đánh giá độ hài lòng của người dân tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc tại các cơ quan nhà nước. Đến năm 2020, triển khai phần mềm cho tất cả các Sở-Ban-Ngành, Phường xã, thị trấn.

- Hoàn thiện và triển khai phần mềm một cửa liên thông tại các Sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã thị trấn kết nối với phần mềm tác nghiệp chuyên ngành, cổng thông tin điện tử và các thiết bị tra cứu phục vụ việc tra cứu hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai phần mềm ứng dụng tạo hồ sơ và lưu trữ thông tin lý lịch điện tử công dân phục vụ cho việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4 qua mạng.

- Triển khai cấp thẻ điện tử cho công dân sử dụng các giao dịch điện tử và các dịch vụ liên quan đến y tế, bảo hiểm xã hội.

Đến năm 2025:- Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện Cổng thông tin điện tử Thành phố

(HCM Cityweb) và các cổng thông tin thành viên trên nền tảng công nghệ hiện đại, nội dung thông tin cập nhật kịp thời, phong phú phục vụ công dân và doanh nghiệp.

- Tiếp tục thực hiện triển khai dịch vụ công kết hợp với dịch vụ nhận và chuyển phát của bưu điện thành phố. 100% các dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và 70% các dịch vụ hành chính công trực tuyến ở mức độ 4 tại các các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Tiếp tục nhân rộng triển khai phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của người dân đến phường xã, thị trấn. Hoàn tất 100% các đơn vị sở, ban, ngành, quận, huyện, phường xã, thị trấn được triển khai phần mềm đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020:- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng

công nghệ thông tin trong hiện đại hoá sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

67

Page 72: + Đến năm 2025

- Các công ty, tổng công ty nhà nước thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị theo đề án khung đã được thành phố thẩm định, phê duyệt. Đến năm 2020, 50% các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoàn toàn ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp (ERP) trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng sàn giao dịch thông minh, cung cấp các hạ tầng, sản phẩm công nghệ thông tin trên nền tảng điện toán đám mây hướng dịch vụ, hỗ trợ các công ty tạo thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng cổng giao dịch thương mại điện tử của thành phố hỗ trợ cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tiếp cận ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, chào bán, chào mua; tuyển dụng nhân lực và một số hoạt động về phát triển công nghiệp và thương mại, đồng thời cung cấp các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp; cơ hội đầu tư và các hoạt động xúc tiến thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trang giới thiệu doanh nghiệp trên cổng (đối với các doanh nghiệp chưa có website) đảm bảo 70% các doanh nghiệp đều có website.

Đến năm 2025:- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về

ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hoá sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất lao động, sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

- Hoàn chỉnh và phát triển sàn giao dịch thông minh, cung cấp các hạ tầng, sản phẩm công nghệ thông tin trên nền tảng điện toán đám mây hướng dịch vụ, hỗ trợ các công ty tạo thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh

- Hoàn chỉnh và phát triển cổng giao dịch thương mại điện tử của thành phố . Tiếp tục rà soát và thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trang giới thiệu doanh nghiệp trên cổng (đối với các doanh nghiệp chưa có website) đảm bảo 100% các doanh nghiệp đều có website.

- 100% các doanh nghiệp lớn ứng dụng các phần mềm quản lý tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP, CRM) với đầy đủ các chức năng như: Quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hàng hoá và bán hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng, quản lý dây chuyền cung cấp nguyên liệu. Ứng dụng các phần mềm

68

Page 73: + Đến năm 2025

tự động hoá dây chuyền sản xuất và phần mềm nhúng để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất. Các doanh nghiệp này có website và có tham gia sàn giao dịch điện tử.

- 100% các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet, sử dụng thư điện tử và các hình thức giao dịch khác và sử dụng các phần mềm để quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tra cứu thông tin trên Internet và kinh doanh thông qua giao dịch điện tử.

- 100% các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước thông qua hình thức giao dịch trực tuyến trên mạng.

d) Ứng dụng CNTT trong an ninh mạng, an toàn thông tinGiai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020:- Hoàn chỉnh các qui định, chính sách về an toàn thông tin, an ninh

mạng.

- Chuẩn hóa toàn bộ hệ thống theo hướng ảo hóa và điện toán đám mây, quy hoạch tài nguyên đảm bảo vận hành cho các ứng dụng dùng chung của thành phố; Bổ sung nhiều giải pháp an toàn thông tin cao cấp để bảo vệ cho hệ thống.

- Xây dựng hệ thống phòng chống thảm họa cho Trung tâm dữ liệu thành phố, đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống ở mức cao khi có các thảm họa xảy ra (thiên tai, tấn công, hư hỏng hệ thống nghiêm trọng…).

- Tập trung chuyển đổi hệ thống máy chủ và các ứng dụng dùng chung của các Sở-Ban-Ngành, Quận-Huyện lên Trung tâm dữ liệu của thành phố.

- Triển khai mô hình ảo hóa máy trạm cho Lãnh đạo cao cấp của thành phố;

- Xây dựng hệ thống bảo vệ nâng cao cho máy trạm và hộp thư điện tử của Lãnh đạo thành phố;

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng hạ tầng mạng nội bộ và thay thế trang thiết bị máy trạm không đáp ứng nhu cầu sử dụng của các cán bộ công chức nhằm đảm bảo cho hệ thống máy tính tại các cơ quan quản lý nhà nước được vận hành liên tục và đáp ứng được nhu cầu sử dụng các ứng dụng chuyên ngành.

69

Page 74: + Đến năm 2025

- Triển khai và duy trì mạng đô thị băng thông rộng thành phố tại các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố và đường truyền dự phòng cho các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố;

- Đầu tư các công cụ an ninh mạng và phát triển hệ thống dùng cho việc kiểm tra, rà soát và tăng cường an toàn thông tin cho hệ thống mạng thành phố;

- Xây dựng hệ thống mạng ảo dùng cho mục đích đào tạo nhân lực an toàn thông tin và diễn tập tác chiến điện tử;

- Đầu tư thiết bị tường lửa bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong hệ thống mạng thành phố.

- Triển khai phần mềm chống mã độc và hỗ trợ xử lý các sự cố liên quan đến mã độc tại các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Cung cấp và duy trì chứng thư số cho tất cả các cơ quan quản lý Nhà nước theo hệ thống của Trung tâm chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ nhằm phục vụ ký số cho các văn bản điện tử được ban hành và các ứng dụng khác.

- Hoàn chỉnh hệ thống định danh tập trung của thành phố. Tập trung hóa việc quản trị người dùng, máy tính. Thiết lập chính sách an toàn thông tin tập trung;

- Tạo cơ sở dữ liệu dùng chung cho tất cả các phần mềm ứng dụng, làm nền tảng cho việc liên thông kết nối.

- Thiết lập hệ thống quản lý nội dung truy cập Internet nhằm hạn chế các thông tin có nội dung vi phạm, tạo môi trường mạng trong sạch cho thành phố.

- Xây dựng Đội ứng cứu khẩn cấp, chuyên nghiệp về an ninh mạng, các phương án ứng cứu, bảo vệ, xử lý đối với các hệ thống thông tin thành phố; đầu tư trang thiết bị dự phòng cần thiết cho công tác ứng cứu sự cố khẩn cấp tại các cơ quan quản lý Nhà nước.

Đến năm 2025:- Tiếp tục nâng cấp, phát triển Công ty TNHH một thành viên phát triển

công viên phần mềm Quang Trung và Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông thực hiện vai trò đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho toàn thành phố.

70

Page 75: + Đến năm 2025

- Hoàn chỉnh và phát triển hệ thống phòng chống thảm họa cho Trung tâm dữ liệu thành phố, đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống ở mức cao khi có các thảm họa xảy ra (thiên tai, tấn công, hư hỏng hệ thống nghiêm trọng…).

- Tiếp tục đầu tư các công cụ an ninh mạng và phát triển hệ thống dùng cho việc kiểm tra, rà soát và tăng cường an toàn thông tin cho Trung tâm dữ liệu thành phố

- Duy trì và phát triển hệ thống quản lý nội dung truy cập Internet nhằm hạn chế các thông tin có nội dung vi phạm, tạo môi trường mạng trong sạch cho thành phố.

e) Ứng dụng CNTT trong một số ngành, lĩnh vực cấp bách+ Ứng dụng công nghệ thông tin giảm ùn tắc giao thông

- Xây dựng kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture - EA) phục vụ mục đích đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào áp dụng trong ngành giai đoạn 2013 – 2016.

- Ứng dụng các giải pháp công nghệ xây dựng các hệ thống quan trắc giao thông, hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và hệ thống thông tin giao thông.

- Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống lưu trữ dữ liệu và các công cụ tính toán cho các giải pháp về giao thông thông minh

- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng giao thông; công cụ thu thập, tích hợp, lưu trữ và cung cấp dữ liệu giao thông đô thị theo thời gian thực

- Hình thành Trung tâm quản lý điều hành giao thông làm đầu mối kết nối toàn bộ hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu và trong tương lai như hệ thống đường sắt đô thị, đường cao tốc, hệ thống thu phí, các bãi đậu xe, các hệ thống camera giám sát….

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc quản lý và vận hành hệ thống giao thông thông minh – Intelligent Transpostation System (ITS)

- Nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm công nghệ và thiết bị phục vụ hệ thống giao thông đô thị

- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ quản lý và vận hành hệ thống giao thông đô thị

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông hiện hữu, kết nối và khai thác thông tin phục vụ triển khai Hệ thống giao thông thông minh

Đến năm 2025:

71

Page 76: + Đến năm 2025

Hoàn thiện nâng cấp Trung tâm điều hành giao thông thông minh của thành phố kết hợp nâng cấp cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng giao thông;

Tiếp tục ứng dụng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ CNTT và viễn thông tiên tiến (mạng xã hội, Internet of Thing, điện toán đám mây, di động) trong quản lý giao thông thông minh.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảm ngập, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảm ngập làm cơ sở định hướng việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác chống ngập tại thành phố.

- Xây dựng các lớp dữ liệu phục vụ công tác chống ngập trên nền Hệ thống thông tin địa lý (GIS) về: hệ thống cống thoát nước; hệ thống kênh rạch, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống đê bao, tình hình lấn chiếm, san lấp kênh rạch, các dự án chống ngập, các nguồn xả nước,…

- Xây dựng Trung tâm tính toán, điều hành chống ngập nước thành phố làm đầu mối tích hợp và cung cấp dữ liệu, triển khai các hệ thống tính toán, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chống ngập nước cho các cơ quan quản lý Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành cho từng lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường, kết nối hình thành các hệ thống thống thông tin chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên đất đai; Hệ thống thông tin nền địa lý toàn thành phố; Hệ thống thông tin về tài nguyên nước; Hệ thống thông tin về tài nguyên khoáng sản; Hệ thống thông tin về môi trường; Hệ thống thông tin khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu; Hệ thống thông tin đo đạc và bản đồ; Hệ thống thông tin về quản lý biển và đảo.

Đến năm 2025:Hoàn thiện, nâng cấp Trung tâm tính toán có khả năng tiếp nhận xử lý

không ảnh vũ trụ để dự báo về biến đổi khí hậu tác động đến triều, mưa, lũ gây gập; từ đó có giải pháp điều chỉnh kịch bản nước biển dâng, bản đồ nguy cơ ngập; tiến tới chủ độngnắm thông tin và giải quyết căn bản tình trạng ngập do mưa và triều cường trên địa bàn thành phố.

Ứng dụng CNTT tích hợp với các công nghệ tiên tiến khác (vật liệu mới) trong giảm phát thải khí thải nhà kính, tăng khả năng hấp thụ khí thải nhà kính; phát triển năng lượng mới.

+ Giáo dục- Xây dựng kiến trúc tổng thể ngành giáo dục – đào tạo: kiến trúc, các

chuẩn, tiêu chí cho việc liên thông kết nối và tích hợp;

72

Page 77: + Đến năm 2025

- Xây dựng quy chế vận hành và khai thác thông tin trên Hệ thống thông tin Giáo dục thành phố, bao gồm các quy định kết nối và cung cấp thông tin, phân quyền quản lý và tổng hợp thông tin, chia sẻ và chuyển tải thông tin, truy xuất và kết xuất thông tin, … .

- Xây dựng hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT cho ngành giáo dục thành phố bao gồm hoàn chỉnh hạ tầng CNTT tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục các quận-huyện và trường học các cấp theo mô hình hình thành hệ thống hạ tầng dùng chung trong ngành.

- Thiết kế và xây dựng một trung tâm dữ liệu giáo dục thống nhất chứa đựng các thông tin tích hợp từ tất cả các thông tin quản lý giáo dục và các thông tin dạy và học đã được tổng hợp, trích lọc và tích hợp từ các thông tin trên các mạng thông tin quản lý giáo dục, mạng thông tin giáo dục dạy và học.

- Triển khai cho Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục quận-huyện và trường học các cấp hệ thống phần mềm dùng chung (như cho các sở ban ngành): Hệ thống thư điện tử; Hệ thống quản lý hồ sơ công việc-chỉ đạo điều hành; Hệ thống quản lý cán bộ công chức-viên chức; Hệ thống quản lý tài sản công; Hệ thống quản lý khiếu nại-khiếu tố; Hệ thống quản lý thi đua-khen thưởng.

- Triển khai một mạng thông tin quản lý giáo dục thống nhất với đầu mối tại Sở Giáo dục và Đào tạo, phục vụ cho công tác quản lý thông tin giáo dục và đào tạo ở các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục quận-huyện và các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành: phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm quản lý đào tạo, phần mềm tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo về tình hình giáo dục và đào tạo tại thành phố;… và các hệ thống phục vụ quản lý: hệ thống họp trực tuyến; thẻ học sinh điện tử;…

- Xây dựng và triển khai các hệ thống phục vụ cho công tác dạy và học sau: Cổng thông tin điện tử tích hợp dành cho các đối tượng giáo viên, học sinh và phụ huynh phục vụ cho công tác dạy và học; Hệ thống bài giảng điện tử, sách giáo khoa điện tử dành cho các đối tượng giáo viên và học sinh; Kênh giao tiếp giữa nhà trường với giáo viên, học sinh và phụ huynh thông qua cổng thông tin, hệ thống thư điện tử và hệ thống tin nhắn trên các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng).

73

Page 78: + Đến năm 2025

- Xây dựng các cổng thông tin tích hợp giáo dục cộng đồng của các tổ chức đoàn thể như: Hệ thống đào tạo trực tuyến của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố; Mạng xã hội Mực tím trực tuyến (MTO) của Thành đoàn; Cổng thông tin của Trung tâm khuyến nông…

Đến năm 2025:- Thực hiện đầu tư bổ sung trang thiết bị trợ giúp công nghệ thông tin

phục vụ quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh. Công tác giảng dạy được thực hiện hầu hết trên giáo án điện tử.

- Hoàn chỉnh và phát triển phần mềm quản lý trường học tại Trung tâm dữ liệu của thành phố trên nền tảng điện toán đám mây; Thực hiện triển khai phần mềm quản lý trường học cho tất cả trường học các cấp theo hướng dịch vụ; Thực hiện chia sẻ hệ thống thông tin giáo viên, học sinh được giữa trường học các cấp.

- Triển khai phần mềm tổ chức thi và chấm điểm thi cho tất cả hệ thống các trường học tại thành phố đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong công tác thi cử tại các trường.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hệ thống mạng thông tin giáo dục học đường, tất cả các tài liệu dạy và học được cập nhật liên tục phục vụ việc tra cứu thông tin giảng dạy và học của giáo viên, học sinh.

- Triển khai nhân rộng hệ thống đào tạo từ xa qua mạng (e-learning) trên địa bàn thành phố.

+ Y Tế- Xây dựng quy chế vận hành và khai thác thông tin trên Hệ thống

thông tin y tế thành phố, bao gồm các quy định kết nối và cung cấp thông tin, phân quyền quản lý và tổng hợp thông tin, chia sẻ và chuyển tải thông tin, truy xuất và kết xuất thông tin, ….

- Xây dựng hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT cho ngành y tế thành phố bao gồm hoàn chỉnh hạ tầng CNTT tại Sở Y tế, các bệnh viện quận huyện và trung tâm y tế dự phòng quận huyện theo mô hình hình thành hệ thống hạ tầng dùng chung trong ngành.

- Thiết kế và xây dựng một trung tâm dữ liệu y tế thống nhất chứa đựng các thông tin tích hợp từ tất cả các thông tin quản lý y tế và các thông tin sức khỏe đã được tổng hợp, trích lọc và tích hợp từ các thông tin trên các mạng

74

Page 79: + Đến năm 2025

thông tin quản lý y tế, mạng thông tin y tế điều trị, mạng thông tin y tế công cộng và mạng thông tin BHYT. Triển khai các phần mềm dùng chung .

- Xây dựng và triển khai một mạng thông tin quản lý y tế thống nhất với đầu mối tại Sở Y tế, phục vụ cho công tác quản lý y tế ở các phòng ban chuyên môn của Sở Y tế và các cơ quan trực thuộc, bao gồm các phần mềm quản lý chuyên ngành như: Quản lý người hành nghề và hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố; Quản lý cấp giấy phép và theo dõi hoạt động của các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm (Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm); Quản lý, tổng hợp số liệu thống kê và báo cáo về tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình tại thành phố (Chi cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình); các phần mềm đặc thù khác.

- Xây dựng hệ thống báo cáo, thống kê y tế qua mạng trong lĩnh vực khám chữa bệnh theo định dạng dữ liệu thống nhất và sử dụng các chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

- Triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong điều trị tại các bệnh viện tuyến quận huyện và triển khai mạng y tế công cộng trên toàn thành phố.

- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp, kết xuất, trao đổi thông tin từ cấp phường xã đến thành phố phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, các chương trình sức khỏe quốc gia và của thành phố; công tác báo cáo, thống kê; phòng chống dịch bệnh v.v… Hệ thống có thể tự động tiếp nhận thông tin tại từng cấp và tổng hợp dữ liệu, xuất báo cáo gởi cơ quan nhận báo cáo cấp trên.

- Tiếp tục hoàn chỉnh và triển khai hệ thống hỗ trợ chẩn đoán từ xa trên nền tảng của Hệ thống thông tin y tế thành phố trên phạm vi cả nước

Đến năm 2025:- Hoàn chỉnh, phát triển hệ thống quản lý bệnh viện mô hình cấp thành

phố và mô hình cấp quận huyện; thực hiện triển khai hệ thống quản lý bệnh viện theo hướng dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây.

- Thực hiện tích hợp dữ liệu các bệnh viện cấp thành phố, quận huyện về về trung tâm dữ liệu của thành phố; liên thông kết nối chia sẻ dữ liệu về thông tin khám và chữa bệnh của bệnh nhân. 100% bệnh nhân được cấp thẻ điện tử quản lý thông tin bệnh nhân.

75

Page 80: + Đến năm 2025

- Hoàn thiện, nhân rộng hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa cho tất cả các bệnh viện cấp thành phố và quận huyện kết nối với các bệnh viện cấp trung ương, 63 tỉnh thành phố và các bệnh viện nước ngoài.

- Triển khai nhân rộng hệ thống khám và chữa bệnh tại nhà. Bệnh nhân có thể tự động gửi dữ liệu về nồng độ đường trong máu, huyết áp và chế độ ăn tới trung tâm chăm sóc sức khỏe ở bất kì đâu, bất kì thời điểm nào bằng cách sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng. Kết nối bác sĩ, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân thông qua hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

+ Ứng dụng CNTT phục vụ nông nghiệp ứng dụng CNC- Xây dựng Trung tâm xử lý Hệ thống thông tin nông nghiệp và phát

triển nông thôn: CSDL về nông sản, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; CSDL về thị trường, kỹ thuật canh tác, người nông dân, v.v...

- Thử nghiệm ứng dụng CNTT cho cơ chế tự động hóa hay bán tự động hóa tưới tiêu, đặc biệt là đối với các loại cây cảnh, cây ăn trái và tùy từng địa phương, từng vùng sinh thái;

- Hiện đại hóa sử dụng năng lượng điện, nhất là nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện quang, v.v...) và các cơ chế giám sát thông minh nhằm tiết kiệm điện;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thủy lợi và bảo vệ môi trường tại nông thôn mới: Triển khai các giải pháp phục vụ công tác thủy lợi và môi trường như: Triển khai các trạm quan trắc môi trường;Triển khai hệ thống quản lý các cửa cống và điều tiết mực nước tự động tại các kênh mương.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp: Tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống nghiên cứu phát triển (viện, trường đại học, Khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, v.v...); Công nghệ sinh học: cơ sở dữ liệu về các tiến bộ trong ngành công nghệ sinh học áp dụng vào sản xuất nông nghiệp Việt Nam như công nghệ gen, nuôi cấy mô, các loại giống mới, v.v...; Công nghệ vật liệu mới: cơ sở dữ liệu về các sản phẩm vật liệu mới dùng trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam như tấm lót nền ruộng muối, vật liệu xây nhà ở vùng sống chung với lũ, vật liệu nano, v.v...; Công nghệ giống cây trồng, vật nuôi: cơ sở dữ liệu các sản phẩm của các viện, trường đại học, trung tâm khuyến nông, v.v...; Quy trình sản xuất tiên tiến: cơ sở dữ liệu về các quy trình sản xuất khoa học, hiệu quả kinh tế cao như quy trình nuôi tôm, cá, hàu, ba ba, v.v...Cung cấp thông tin logistics toàn diện cho nhà

76

Page 81: + Đến năm 2025

nông (các loại giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, nhà cung cấp, phí vận chuyển, v.v...).

+ Xây dựng nông thôn mới- Đẩy mạnh triển khai các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong

quản lý Nhà nước thuộc chương trình Chính phủ điện tử của thành phố có liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin cấp xã, thị trấn, đặc biệt là các xã, thị trấn thuộc danh sách xây dựng nông thôn mới.

- Triển khai Kiosk thông tin đến các xã, thị trấn thuộc các huyện nhằm tạo kênh thông tin chính xác, kịp thời và phù hợp với nhu cầu của người dân tại địa phương.

- Đầu tư và nâng cấp hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin tại Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn bảo đảm đáp ứng các yêu cầu ứng dụng trong quản lý, điều hành.

- Xây dựng Cổng thông tin về nông thôn mới nhằm cung cấp thông tin cho người dân cũng như cơ chế chính sách, chương trình của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông dân; Phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo Chương trình Xây dựng nông thôn mới của thành phố; Triển khai các giải pháp cung cấp thông tin trên mạng di động cung cấp cho người dân tại nông thôn.

- Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tp. HCM: Tất cả các văn bản pháp lý, các ý kiến chỉ đạo, v.v... đều được công bố; Tất các Sở, Ngành, Huyện, v.v... tham gia đều có thể tự cập nhật thông tin triển khai dự án theo nội dung được phân công;

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn cho các cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại huyện, xã, thị trấn thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nhận thức về an toàn thông tin cần thiết trong việc vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị.

- Tổ chức các lớp đào tạo công nghệ thông tin cho học sinh, sinh viên và người dân có nhu cầu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch và quản lý đất đai - xây dựng, quản lý rừng: Ứng dụng GIS trong công tác quản lý quy hoạch, đất đai - xây dựng, vùng cây trồng và vùng chuyên canh; Ứng dụng GIS

77

Page 82: + Đến năm 2025

trong quản lý tài nguyên rừng (nguyên sinh, phòng hộ, v.v...) và quản lý danh mục hệ động thực vật của từng loại rừng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh tại nông thôn mới: Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các giải pháp, phần mềm phục vụ sản xuất và nuôi trồng; Thúc đẩy hệ thống thương mại điện tử như: sàn giao dịch, xúc tiến thương mại, giao dịch, mua bán qua mạng, v.v...;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, giáo dục phục vụ xây dựng nông thôn mới như: Ứng dụng GIS trong quản lý dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, v.v...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học tại các trường học thuộc các xã nông thôn mới; các Trung tâm khuyến nông, v.v...Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế tại các xã nông thôn mới: Quản lý y tế công cộng, Chẩn đoán từ xa, Bệnh án điện tử, v.v...

+ Quản lý hạ tầng và phát triển đô thịXây dựng mô hình, kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin theo định

hướng tập trung, thống nhất và chi sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hạ tầng và phát triển đô thị.

Tạo lập cơ sở dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền Hệ thống thông tin địa lý (GIS), bao gồm dữ liệu địa chính, dữ liệu địa hình, dữ liệu về công trình giao thông, tài nguyên môi trường, mạng viễn thông, cấp thoát nước,…làm cơ sở để khai thác phục vụ công tác quản lý, quy hoạch phát triển đô thị

Triển khai các phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý đô thị, đặc biệt là công tác quản lý xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, chống ngập, bưu chính viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp tổng hợp để cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, giảm ngập nước, nâng cao chất lượng giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

3. Phát triển công nghiệp CNTTa) Phát triển công nghiệp phần mềm- Thúc đẩy thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của

các dự án trong Khu CVPM Quang Trung, Khu CVPM tại Khu chế xuất Tân Thuận; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển Công viên phần mềm Quang Trung là trung tâm xuất khẩu phần mền, dịch vụ gia công thuê ngoài (BPO, ITO,…) của thành phố.

- Xây dựng Khu CVPM Quang Trung 2, chuỗi CVPM Quang Trung – thành CVPM trọng điểm quốc gia với một số nội dung chủ yếu sau đây:

+ Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh cho khu C30 (cùng các đơn vị của Bộ TTTT đang có dự án tại C30);

78

Page 83: + Đến năm 2025

+ Xây dựng chính sách, thu hút đầu tư trong và ngoài nước hướng tới mục tiêu đây là Trung tâm dịch vụ CNTT lớn nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á, chiếm lĩnh các thị trường tiềm năng về dịch vụ CNTT của khu vực và thế giới. + Phát triển một hệ sinh thái sáng tạo giữa các Viện Trường với doanh nghiệp, kết hợp đầu tư PPP, biến công viên phần mềm thành một “đô thị sáng tạo” với các thành phần “đô thị thông minh”, “đô thị xanh”, “đô thị giáo dục”, làm nền tảng cho nền kinh tế tri thức với lực lượng sản xuất tri thức.+ Hỗ trợ và cùng một số tỉnh có điều kiện xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang Trung (Đà Lạt-Lâm Đồng, Nam Định), tạo ra một mô hình khu CVPM trọng điểm quốc gia.- Hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ưu tạo doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ

CNTT, nội dung số tại các Vườn ưu của KCNC, CVPM Đại học Quốc gia TPHCM, các Viện, Trường và Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

- Tập trung phát triển phầnmềm ứng dụng và dịch vụ trên nền các hệ điều hành phổ biến; ứng dụng công nghệ mã nguồn mở. Phát triển phần mềm nhúng và phần mềm thiết kế mẫu.

b) Phát triển công nghiệp vi mạch- Đầu tư nghiên cứu, triển khai để nắm vững các công nghệ nền, nghiên

cứu các công nghệ mới hướng tới đáp ứng thị trường nội địa đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và từng bước tham gia thị trường quốc tế.

- Tập trung đào tạo, thu hút đội ngũ kỹ sư, cán bộ khoa học kỹ thuật chất lượng cao – ưu tiên các lĩnh vực thiết kế, chế tạo vi mạch tích hợp và xây dựng các ứng dụng dựa trên thành quả từ các trường, viện, trung tâm nghiên cứu.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp vi mạch nhằm theo kịp sự phát triển chung của thế giới.

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghiệp vi mạch điện tử vào những lĩnh vực trọng điểm được Chính phủ ưu tiên phát triển như quốc phòng, giao thông, nông nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục... nhằm tối ưu hóa quy trình quản lý, sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của những ngành này.

- Nghiên cứu, cung cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Chính phủ trong lĩnh vực quốc phòng, giảm dần sự phụ thuộc và tiến đến thay thế hoàn toàn các sản phẩm điện tử của nước ngoài nhằm tăng cường an ninh quốc phòng và an ninh đô thị.

79

Page 84: + Đến năm 2025

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực vi mạch điện tử đầu tư và hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, gây tiếng vang và khẳng định vị trí của nước ta trên thương trường thế giới.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực vi mạch điện tử, hỗ trợ các ngành khác tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

c) Phát triển công nghiệp điện tử- Rà soát, tổng hợp những khó khăn, rào cản và giải pháp khắc phục,

thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp lắp ráp thiết bị điện tử để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiêp điện tử: xây dựng chương trình liên kết, kênh thông tin giữa doanh nghiệp các Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao – nhất là các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước nhằm góp phần đẩy mạnh đầu tư và chuyển giao công nghệ , mô hình quản lý, R&D sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử. Ưutiên thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đả ký giữa hai nước).

- Tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, CNTT lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng cường năng lực sản xuất linh kiện.

- Nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, linh kiện phụ kiện điện tử, cơ điện tử thông dụng – tập trung vào nhóm các sản phẩm: máy tính và thiết bị văn phòng; thiết bị đo lường, giám sát, cảnh báo điện tử; sản xuất màn hình chuyên dụng; thiết bị y tế phục vụ chuẩn đoán bệnh; thiết bị điện tử dân dụng như thiết bị SetToBox, lắp ráp TV Internet, thiết bị nghe nhìn, Internet of thing (IoT),…

Đến năm 2025:- Công nghiệp phần mềm: Phát triển chuỗi công viên phần mềm Quang Trung hoạt động hiệu quả,

hướng đến phân khúc thị trường giá trị cao về CNTT với việc ứng dụng các công nghệ mới của phầm mềm, dịch vụ (như Bio-IT, R&D, Innovation, data sci-ence, tính toán hiệu năng cao, phân tích dữ liệu lớn); là một “thành phố sáng tạo” – một hệ sinh thái kết hợp giữa các trường đại học với doanh nghiêp công nghiệp theo phương thức kết hợp công –tư (PPP), tạo tiền đề phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất tri thức. là thương hiệu mạnh của công nghiệp phần mềm cả nước và đạt chuẩn quốc tế.

Phấn đấu cung cấp 90% nhu cầu phần mềm thương hiệu Việt Nam cho nhu cầu ứng dụng trong các lĩnh vực phát triển và quản lý của thành phố.

80

Page 85: + Đến năm 2025

- Công nghiệp điện tử, vi mạch: Đầu tư, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), tiến đến làm chủ

công nghệ sản xuất vi mạch; đa dạng hóa chủng loại mẫu mã các thiết kế phần cứng, chất lượng hệ sinh thái từ thiết kế, sản xuất, dịch vụ sau bán hàng đối với sản phẩm điện tử thương hiệu Việt Nam.

Phát triển mạnh các ứng dụng vi mạch trong các lĩnh vực mang tính lưỡng dụng phục vụ dân sinh và quốc phòng như điện tử điều khiển vũ khí, điện tử viễn thông do thám và tìm kiếm; điện tử trong các thiết bị bay không người lái…

Thiết bị, công nghệ hoàn toàn chuyển sang công nghệ kỹ thuật số.Hình thành các cụm công nghiệp điện tử (cluster) thành phố Hồ Chí

Minh.

d) Phát triển dịch vụ CNTT:- Phát triển ngành dịch vụ dữ liệu, hình thành một số doanh nghiệp

chuyên nghiệp về cung cấp dịch vụ dữ liệu, đủ sức chiếm lĩnh thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: quản lý hành chính nhà nước, chính phủ điện tử, ngân hàng, tài chính, thuế, hải quan, an toàn an ninh thông tin, giao thông, quản lý đô thị, môi trường, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nghiên cứu, phát triển các dịch vụ gia công xuất khẩu về CNTT, gia công xuất khẩu quy trình kinh doanh (BPO), dịch vụ dữ liệu, điện toán đám mây.

- Phát triển các sản phẩm, ứng dụng nội dung cho thiết bị di động, mạng Internet, phát triển dịch vụ truyền hình Internet và các trang mạng xã hội.

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, giải pháp phần mềm nguồn mở phục vụ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường phần mềm nguồn mở của thành phố.

e) Phát triển doanh nghiệp CNTT- Hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp CNTT, hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi,

cung cấp các dịch vụ tư vấn cơ chế, chính sách, pháp lý, môi trường đầu tư nhằm phát triển mạnh doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ.

- Lựa chọn từ 10-20 doanh nghiệp CNTT của thành phố có quy mô trên 500 nhân lực để định hướng phát triển thành doanh nghiệp CNTT lớn cấp toàn cầu, xây dựng năng lực nghiên cứu – phát triển mạnh.

81

Page 86: + Đến năm 2025

- Lựa chọn top 10 sản phẩm CNTT chủ lực của thành phố hỗ trợ phát triển thành sản phẩm đại diện cho thương hiệu của Thành phố về công nghiệp CNTT.

- Phát triển các vườn ươm doanh nghiệp CNTT trong các Khu CNTT tập trung để hỗ trợ thương mại hóa các ý tưởng, kết quả nghiên cứu khoa học.

4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT, nghiên cứu triển khai- Phát triển đội ngũ nhân lực CNTT chuyên nghiệp cả về số lượng và

đảm bảo đáp ứng các chuẩn kỹ năng CNTT quốc tế. Ưu tiên tập trung đào tạo kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức và nghiệp vụ cho cán bộ công chức chuyên trách về công nghệ thông tin của sở ban ngành, quận huyện.

- Xây dựng và tạo Mô hình mẫu sau đó nhân rộng về mô hình liên kết giữa Trường đại học- Hội ngành nghề-doanh nghiệp CNTT kết nối định hướng xu hướng công nghệ, chuyên ngành chuyên sâu cho sinh viên ngành CNTT, Điện tử. Đưa sinh viên thực tập tại doanh nghiệp để trải nghiệm giữa lý thuyết học ở trường và thực hành theo xu hướng công nghệ của thị trường. Tạo cầu nối để doanh nghiệp và trường học có các đặt hàng đáp ứng nhân lực cho doanh nghiệpCNTT đảm bảo khi sinh viên kết thúc khóa học đáp ứng với công việc.

- Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp ngành công nghiệp vi mạch, điện tử và hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước, các kỹ sư mới ra trường ngành vi mạch, điện tử.

- Nghiên cứu và đề xuất sử dụng hiệu quả các Quỹ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của thành phố.

- Tập trung xây dựng chương trình, hợp tác trong và ngoài nước cho đào tạo nhân lực an toàn thông tin, an ninh mạng đáp ứng tình hình cấp bách về đảm bào an ninhmạng, an toàn thôngtin nhất là cho khối các cơ quan nhà nước.

5. Hợp tác, hỗ trợ phát triển CNTT trong Vùng kinh tế phía Nam- Chuyển giao, đào tạo nhân lực, hỗ trợ các tỉnh phía Nam trong xây dựng

chính quyền điện tử theo mô hình tập trung, mã nguồn mở và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.

- Hỗ trợ phòng, xử lý kịp thời các tình huống an toàn thông tin, thông tin mạng.

- Hỗ trợ xây dựng chuỗi công viên phần mềm Quang Trung tại một số tỉnh có đủ điều kiện.

82

Page 87: + Đến năm 2025

PHẦN VII. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆNI. Các nhóm giải pháp chính1. Nhóm về thể chế, chính sách- Ban hành các quy định vận hành, sử dụng và khai thác bắt buộc các hệ

thống dùng chung của thành phố như hệ thống một cửa điện tử thành phố, Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc qua mạng, chia sẻ và sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung,...

- Ban hành các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trung hạn và dài hạn trong từng lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, văn hóa, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, ứng phó với bei61n đổi khí hậu, nông thôn mới,….

- Rà soát các văn bản quy định; chuẩn hóa các quy trình, biểu mẫu liên quan đến các hệ thống các phần mềm ứng dụng dùng chung; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Cụ thể hoá và thể chế hoá chính sách đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Thực hiện chính sách ưu đãi về đầu tư đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới quản lý, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

- Ban hành chính sách thu hút, giữ chân nhân lực CNTT giỏi – ưu tiên các vị trí chuyên rách và phụ trách CNTT tại các sở ban ngành, quận huyện.

- Rà soát, đề xuất các biện pháp khắc phục các rào cản nhằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CNTT nhanh chóng, thuận tiện nhất theo quy đinh.

- Xây dựng gói chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư vào Khu CVPM Quang Trung 2, chuỗi CVPM Quang Trung (đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư hoạtđộng CNTT) và một số dự án từ các tập đoàn CNTT lớn.

- Xây dựng chính sách cho công nghiệp vi mạch của thành phố (nghiên cứu, chuyển giao, nắm bắt công nghệ, hàng rào kỹ thuật cho sản phẩm sử dụng chip sản xuất trong nước, đào tạo nhân lực,…).

- Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu tạo, khởi nghiệp doanh nghiệp CNTT hướng tới các sản phẩm tiềm năng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển các mô hình xã hội hóa đào tạo theo nhu cầu của thị trường, mô hình đào tạo liên kết Doanh nghiệp – Viện –

83

Page 88: + Đến năm 2025

Trường, mô hình liên danh, liên kết quốc tế... đáp ứng nhu cầu thị trường nguồn nhân lực Công nghệ thông tin đủ về số lượng và chất lượng.

- Thực hiện cơ chế đối thoại định kỳ với doanh nghiệp – khi cần mời lãnh đạo UBND thành phố chủ trì để lắng nghe, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

2. Nhóm về huy động vốn (tài chính)a) Vốn từ ngân sách nhà nước: - Đề xuất chính sách hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương đầu tư cho

Khu CVPM Quang Trung, chuỗi CVPM Quang Trung; một số hạng mục quan trọng trong Chương trình phát triển côngnghiệp vi mạch thành phố (thiết kế, R&D Lab, đào tạo nhân lực vi mạch).

- Đảm bảo cấp vốn từ ngân sách thành phố hằng năm (tập trung, sự nghiệp) đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở, ban ngành, quận, huyện, phường xã thị trấn, các hệ thống ứng dụng dùng chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố. Đến năm 2020, dành 1,5% ngân sách thành phố đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT và truyền thông.

b) Vốn huy động trong các doanh nghiệp: - Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và của người Việt Nam ở nước

ngoài vào xây dựng hạng mục trọngtâm liên quan đến công nghệ, R&D, đào tạo, phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển sản xuất, nâng cao chất ượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Đặc biệt kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đầu tư và cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin nhằm giảm các chi phí triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị.

- Bên cạnh đó, cần phải kêu gọi, thu hút các nguồn tài trợ từ tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài thành phố đầu tư phát triển về hạ tầng, nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin đối với các ngành giáo dục, y tế, giao thông, nông thôn mới của thành phố.

84

Page 89: + Đến năm 2025

3. Nhóm về hợp tác quốc tế- Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức, tập đoàn đa quốc gia, cá nhân trong

nước và nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển CNTT – ưu tiên các hoạt động đào tạo, nghiên cứu triển khai (R&D), chuyển giao công nghệ, chia sẻ thôngtin, tri thức và kinh nghiệm … trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển như công nghiệp vi mạch, công nghiệp phần mềm, mã nguồn mở, dịch vụ CNTT,….

- Phát huy vai trò của các Hội nghề nghiệp về CNTT và truyền thông trong hợp tác quốc tế phát triển CNTT.

- Tham gia vào các diễn đàn, hội thảo quốc tế, hiệp hội nghề nghiệp (phần mềm nguồn mở, vi mạch bán dẫn,…) của khu vực và quốc tế để tăng cường khả năng hợp tác, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình phát triển CNTT.

4. Nhóm giải pháp về thị trường và sản phẩm- Xác định rõ các sản phẩm điện tử, vi mạch chủ đạo để làm cơ sở thúc

đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Phát triển thị trường trong nước đối với sản phẩm ngành công nghiệp vi mạch, điện tử: nghiên cứu, phân tích định hướng thị trường; đề xuất chính sách mới để hỗ trợ sản phẩm điện tử trong nước (hàng rào an ninh kỹ thuật), chính sách (thuế, quỹ đất, đào tạo nhân lực) cho doanh nghiệp trong nước sản xuất kinh doanh sản phẩm điện tử sử dụng vi mạch do Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.

- Phát triển thị trường lao động công nghệ thông tin (đặc biệt là lao động sản xuất, dịch vụ phần mềm và nội dung số), hỗ trợ và tạo điều kiện xuất khẩu lao động CNTT (sản xuất, dịch vụ phần mềm), có chính sách thu hút và ưu đãi lao động ngành công nghệ thông tin và truyền thông trong nước và quốc tế vào thành phố .

- Ưu tiên sử dụng phần mềm ứng dụng do các công ty CNTT trong nước, tại thành phố xây dựng trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử, ứng dụng CNTT trong các ngành y tế, giao dục, giao thông, lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới… tại thành phố Hồ Chí Minh. Đào tạo, chuyển giao sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin trong chính quyền điện tử cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.

85

Page 90: + Đến năm 2025

- Tăng cường lồng ghét phối hợp hoạt động xúc tiến thương mại cho công nghiệp CNTT trong chương trình xúc tiến của thành phố, cả nước. Phối hợp hoặc hỗ trợ với doanh nghiệp, hiệp hội nghiên cứu tìm kiếm thì trường, dự báo thị trường, thông tin thương mại. Ưu tiên tập trung thúc đẩy phát triển mạnh kiêm ngạch xuất khẩu tại các thị trường truyền thông: Nhật Bản; Châu Âu, Bắc Mỹ…

5. Nhóm về bảo vệ sở hữu trí tuệ- Thực thi nghiêm chỉnh qui định về sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt

Nam và tuân thủ đầy đủ các điều ước, cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã cam kết.

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành phápluật về sở hữu trí tuệ cho xã hội; tăng cường công tác đào, bồi dưỡng kiến thức tạo về sở hữu trí tuệ.

6. Nhóm về tuyên truyền, truyền thôngĐẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền – đặc biệt nâng cao chất

lượng, hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp và người dân về CNTT – như một nền tảng quan trọng của phương thức phát triển mới, về nội dung đồ án qui hoạch này. Tập trung tuyên truyền vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Xây dựng chính quyền điện tử hướng đến phục vụ người dân, tổ chức doanh nghiệp, hỗ trợ quản lý và phát triển đô thị thông minh; trong đó, cần nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông tại đơn vị mình.

- Phát triển công nghiệp CNTT với các điểm nhấn: chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, xây dựng CVPM Quang Trung 2 và chuỗi CVPM Quang Trung.

- Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

- Huy động mọi nguồn lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin là đầu tư quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

- Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát triển cộng

86

Page 91: + Đến năm 2025

đồng, là công cụ hữu hiệu để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế thành phố, là nền tảng của kinh tế tri thức.

II. Các dự án, đề án, chương trình trọng điểmTập trung các nguồn lực, tổ chức thục hiện các dự án, chương trình trọng

điểm sau đây:1. Dự án xây dựng nền tảng và khung kiến trúc tổng thể cho Chính quyền

điện tử TPHCM.2. Chương trình phát triển ứng dụng CNTT trên công nghệ mã nguồn

mở, ISO điện tử kết hợp triển khai dịch vụ công trực tuyến;3. Chương trình đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh

nghiệp;4. Chương trình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp nhà nước;5. Chương trình an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước;6. Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành;7. Chương trình ứng dụng KHCN giảm ùn tắc giao thông;8. Chương trình ứng CNTT giảm ngập;9. Chương trình ứng dụng CNTT xây dựng nông thôn mới;10.Chương trình ứng dụng CNTT bảo vệ môi trường, ứng phó với biến

đổi khí hậu;11.Các dự án ứng dụng CNTT trong quản lý và phát triển hạ tầng đô thị;12.Chương trình ứng dụng CNTT trong ngành y tế;13.Chương trình ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục;14.Chương trình đào tạo nhân lực CNTT, an toàn thông tin15.Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch thành phố;16.Chương trình phát triển công nghiệp điện tử;17.Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp điện

tử, vi mạch18.Đề án thành lập Khu CVPM Quang Trung 2, Chuỗi CVPM Quang

Trung.19. Dự án đầu tư xây dựng Khu CVPM Quang Trung 2;20. Chương trình hợp tác phát triển CNTT trong vùng phía Nam.

Danh mục chi tiết các dự án được nêu trong Phụ lục….III. Tổ chức thực hiện1. Sở Thông tin và Truyền thông:- Tổ chức công bố, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi Quy hoạch này.

87

Page 92: + Đến năm 2025

- Chủ trì, phối hợp với các sở-ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận-huyện trên địa bàn Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm (kề cả kế hoạch dự án trung hạn ứng dụng, phát triển CNTT) theo đúng định hướng Quy hoạch, gắn liền với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố điều chỉnh Quy hoạch khi không phù hợp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cân đối, ưu tiên bố trí nguồn

vốn từ ngân sách Thành phố, ngân sách trung ương (phân bổ cho Thành phố) chi đầu tư, chi sự nghiệp phát triển để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, Đề án, dự án được nêu trong Quy hoạch.

3. Các sở-ban-ngành của Thành phố:- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị có trách nhiệm phối

hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.

- Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của đơn vị và ngành theo nội dung Quy hoạch, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân các quận-huyện:Chủ động xây dựng kế hoạch và ưu tiên bố trí, đảm bảo ngân sách về triển

khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác; Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin của đơn vị và ngành theo nội dung Quy hoạch, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

88

Page 93: + Đến năm 2025

5. Các doanh nghiệp, hội, hiệp hội trong lĩnh vực công nghệ thông tin:

Xây dựng, đề xuất kế hoạch hành động cụ thể, chuẩn bị và huy động nguồn lực, các sáng kiến, chính sách nhằm triển khai đạt mục tiêu của Quy hoạch.

89

Page 94: + Đến năm 2025

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CNTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các Chương trình phát triển công nghệ thông tin – truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 của Thành phố:

- Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghệ thông tin – truyền thông giai đoạn 2011 - 2015”.

- Quyết định số 5852/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Hệ thống thông tin chuyên ngành”.

- Quyết định số 5867/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt chương trình Phát triển ứng dụng CNTT trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2013 - 2015.

- Quyết định số 6219/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt chương trình phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhà nước thành phố giai đoạn 2012 – 2015.

- Quyết định số 6233/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành “Mô hình đất đai xây dựng tại TPHCM”.

- Quyết định số 6319/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt chương trình xây dựng và triển khai an toàn an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012 – 2015.

- Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013 - 2020”.

- Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2015.

- Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2015.

90

Page 95: + Đến năm 2025

- Quyết định số 4326/QĐ-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn đến 2020.

- Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin ngành văn hóa, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt “Chương trình xây dựng Hệ thống thông tin quản lý ngành tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2020”.

91

Page 96: + Đến năm 2025

PHỤ LỤC 2. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT THÀNH PHỐ

1. Đặc điểm nguồn nhân lực công nghệ thông tina) Về đào tạo:Theo báo cáo Computing Curricula 2005 (ACM và IEEE), các ngành đào

tạo về lĩnh vực điện toán trên thế giới chủ yếu bao gồm:- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering – CE): xuất phát từ kỹ thuật

điện, tập trung về thiết kế và lập trình cho các chip điều khiển. - Khoa học máy tính (Computer Science – CS): chuyên sâu về lý thuyết

và thiết kế hệ thống điện toán.- Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering – SE): thiết kế, lập trình và

kiểm lỗi các phần mềm ứng dụng.- Hệ thống thông tin (Information System – IS): sử dụng các hệ thống

mạng phần cứng và phần mềm để thu thập, chọn lọc, xử lý và phân bổ thông tin dữ liệu.

- Ứng dụng công nghệ thông tin (Information Technology – IT): ứng dụng máy tính và các thiết bị truyền thông để lưu trữ, thu thập và xử lý số liệu, thường là phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Trong khi đó, theo báo cáo đề tài dự báo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo Quản trị Doanh nghiệp (BR&T), thuộc Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 - 2020 thực hiện, đa số các trường đại học tại Việt Nam hiện nay đào tạo công nghệ thông tin theo 5 ngành sau:

- Khoa học máy tính;- Kỹ thuật máy tính;- Kỹ thuật phần mềm;- Hệ thống thông tin;- Mạng máy tính và viễn thông (Networking and Telecommunication).Theo đó, Việt Nam thiếu 1 chuyên ngành ứng dụng công nghệ thông tin

(tuy một số đại học như FPT sử dụng khung giáo trình theo ACM đưa ra).Hiện nay một số trường đại học có đào tạo CNTT với chất lượng được

kiểm định tương đương với các nước trong khu vực, như Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính), Đại học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh (khoa Công nghệ thông tin).

b) Về nhân lực làm việc trong ngành CNTT:92

Page 97: + Đến năm 2025

Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, trong đó phân ngành công nghiệp công nghệ thông tin thành 3 nhóm: hoạt động công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung số. Do đó, về đội ngũ nhân lực đang hoạt động trong ngành CNTT cũng có thể được phân chia vào 3 nhóm này:

- Phần cứng: chủ yếu là lắp ráp, sản xuất và cung cấp các thiết bị, linh kiện điện tử, máy tính, viễn thông ...

- Phần mềm: xây dựng, phát triển các phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu của khách hàng; gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài …

- Nội dung số: phát triển các dịch vụ trên mạng, thông tin điện tử, thiết kế đồ họa, các dịch vụ xem phim, nghe nhạc trực tuyến, các loại hình trò chơi trực tuyến, mạng xã hội …

2. Thực trạng nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minha) Về đào tạo:Theo số liệu do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo Quản trị Doanh

nghiệp (BR&T), thuộc Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thu thập được, ta có thống kê về số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng CNTT như sau:

Năm 2001 Năm 2009TP. HCM 4.410 15.921

Cả nước 10.991 61.241

Như vậy, từ năm 2001 đến năm 2009, số lượng tuyển sinh ngành CNTT của thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,6 lần và đến năm 2009 chiếm khoảng 26% lượng tuyển sinh cả nước.

Để dự báo số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành CNTT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm BR&T sử dụng 2 phương pháp dự báo có sử dụng số liệu quá khứ là mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả.

Mô hình chuỗi thời gian sử dụng dữ liệu theo thời gian Yt = f(t). Đây là phương pháp dự báo dựa vào số liệu tuyển sinh thực tế trong những năm gần đây, từ đó suy ra được phương trình phát triển ở hiện tại và tương lai gần. Với biến số t không xa so với hiện tại, mô hình cho ra kết quả tương đối chính xác, với sai số ở mức cho phép, vì vậy phù hợp với việc dự báo kết quả tuyển sinh.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, Trung tâm BR&T phát hiện ra các biến số dân số Thành phố Hồ Chí Minh và biến số GDP Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan nhân quả đối với số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng CNTT thành phố.

Sử dụng mô hình chuỗi thời gian, mô hình nhân quả theo dân số và GDP, 93

Page 98: + Đến năm 2025

Trung tâm BR&T xây dựng được 3 phương trình dự báo số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng CNTT thành phố như sau:

SV ĐH&CĐHCM = 1419,93 t + 2720,33 (t = 1 tương ứng năm 2001)SV ĐH&CĐHCM = 6562,55 dân số HCM - 29732,49 SV ĐH&CĐHCM = 575,52 GDP HCM + 1995,5Tuy nhiên, do khi dự báo số tuyển sinh đại học và cao đẳng CNTT thành

phố từ 2010 đến 2020, nhóm nghiên cứu của Trung tâm BR&T sử dụng giá trị dự báo dân số và GDP của thành phố từ năm 2010 đến 2020, nên sai số của 2 phương trình này tăng lên theo sai số dự báo dân số và GDP.

Do đó, ở đây đề nghị sử dụng số liệu dự báo theo mô hình chuỗi thời gian để có dự báo tương đối chính xác về số lượng đào tạo CNTT thành phố trong các năm tới:

t Năm Số lượng tuyển sinh CNTT thành phố (SV)

14 2014 22.599

15 2015 24.019

16 2016 25.439

17 2017 26.859

18 2018 28.279

19 2019 29.699

20 2020 31.119

b) Về nhân lực đang làm việc trong ngành CNTT:Về mặt số lượng, năm 2008 cả nước có khoảng 200.000 lao động

CNTT&TT (theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông), phân bổ vào các phân ngành như sau:

- Công nghiệp phần cứng: 110.000 người (55%)- Công nghiệp phần mềm: 57.000 người (28,5%)- Công nghiệp nội dung số: 33.000 người (16,5%)Theo kết quả nghiên cứu dựa vào Bảng cân đối liên ngành I-O thành phố

Hồ Chí Minh năm 2007 của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Đào tạo Quản trị Doanh nghiệp (BR&T), thì số lượng lao động trong ngành công nghiệp phần cứng tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính là 14.846 lao động trong năm 2007.

Vì hiện tại không có được kết quả thu thập chính xác số liệu lao động trong từng phân ngành CNTT ở thành phố, ta tạm xem như cơ cấu ngành CNTT của thành phố giống với cơ cấu cả nước, tức là số lượng nhân sự trong công

94

Page 99: + Đến năm 2025

nghiệp phần cứng chiếm 55% toàn ngành, công nghiệp phần mềm chiếm 28,5% và công nghiệp nội dung số chiếm 16,5%. Khi đó số lượng nhân sự CNTT thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 được phân bổ như sau:

- Tổng số nhân sự trong ngành CNTT: 26.993 người- Công nghiệp phần cứng: 14.846 người - Công nghiệp phần mềm: 7.693 người - Công nghiệp nội dung số: 4.454 người Để dự báo số lượng nhân sự trong ngành CNTT các năm tới, Trung tâm

BR&T sử dụng phương pháp luận như sau:- Bảng I-O cho biết tổng cầu cuối cùng của ngành.- Đặt giả thiết tổng cầu các năm tới sẽ tăng tương ứng với tăng trưởng dự

báo tăng trưởng ngành Công nghiệp – Xây dựng các năm tới là 11%/năm theo Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX nhiệm kỳ 2011 - 2015 (Trung tâm BR&T xây dựng 2 phương án, tuy nhiên xét thấy phương án tốc độ tăng trưởng 30%/năm có thể quá cao so với thực tế, ở đây chọn sử dụng số liệu dự báo theo phương án tăng trưởng 11%/năm).

- Tổng cầu tăng tương ứng với giá trị gia tăng, trong đó có thành phần thu nhập của người lao động, từ đó dự báo được tổng quỹ lương của ngành các năm tới.

- Đặt 2 giả thiết thu nhập bình quân của ngành bằng thu nhập bình quân cả nước, và thu nhập bình quân tăng 5%/năm giai đoạn 2008 - 2010 và 10%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Từ đó dự báo thu nhập bình quân của người lao động trong ngành trong các năm tới.

- Khi đã dự báo được thu nhập bình quân của người lao động trong ngành hàng năm, lấy tổng quỹ lương chia cho thu nhập sẽ tính được số lượng lao động trung bình trong ngành.

Sử dụng phương pháp luận trên cùng 1 số giả thiết, Trung tâm BR&T dự báo số lượng lao động ngành phần cứng của thành phố trong các năm tới như sau:

Năm 2007 2008 2010 2015 2020

Lao động phần cứng

(NLĐ)

14.846 17.699 24.144 32.571 37.028

Vẫn sử dụng giả thiết cơ cấu ngành không đổi trong các năm tới, suy ra được lao động toàn ngành trong các năm tới như sau:

Năm 2007 2008 2010 2015 2020

95

Page 100: + Đến năm 2025

Lao động toàn ngành (NLĐ)

26.993 32.180 43.898 59.220 67.324

Lao động phần cứng (NLĐ)

14.846 17.699 24.144 32.571 37.028

Lao động phần mềm (NLĐ)

7.693 9.171 12.511 16.878 19.187

Lao động nội dung số (NLĐ)

4.454 5.310 7.243 9.771 11.109

Do việc thiếu số liệu thống kê chính xác, cũng như các số liệu giả thiết và số liệu dự báo không thể đúng hoàn toàn với số liệu thực tế hàng năm, các số liệu trên sẽ không chính xác hoàn toàn với thực tế. Tuy nhiên, với phương pháp luận phù hợp, tương đối chặt chẽ có thể cho ra số liệu mang tính định hướng, ít nhiều cũng vẽ ra được bức tranh khái quát về nhu cầu nguồn nhân lực CNTT thành phố trong tương lai để có sự chuẩn bị và hoạch định tốt hơn.

3. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, tại các cơ quan quản lý nhà nước (các Sở - Ban - ngành, Quận - Huyện, Phường - Xã) trên địa bàn thành phố chưa có nhân sự chuyên trách về công nghệ thông tin (riêng Sở Thông tin và Truyền thông quản lý về CNTT - TT nên có các cán bộ phụ trách về CNTT cùng với Trung tâm CNTT - TT trực thuộc là lực lượng kỹ thuật chủ chốt). Hầu hết các cơ quan này khi có việc cần thực hiện liên quan đến CNTT thì giao cho một vài cán bộ, nhân viên văn phòng có kiến thức trong lĩnh vực này phụ trách. Tuy nhiên, do lực lượng này rất mỏng, không thể phụ trách toàn bộ vấn đề phát triển CNTT trong cơ quan, nên thường cần phải thuê đơn vị ngoài hoặc phụ thuộc vào Trung tâm CNTT - TT thực hiện những vấn đề như bảo trì máy móc, khắc phục sự cố máy chủ, máy trạm, đường truyền, cài đặt, bảo trì phần mềm, website…

Chính vì phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, công việc của các cán bộ này có những lúc quá tải, khiến việc phát triển công nghệ thông tin của từng đơn vị chưa đáp ứng kịp nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực quản lý, cải cách thủ tục hành chính tại các đơn vị.

Trong khi đó, không giống với nhiều ngành khác, với đặc thù riêng mang tính phục vụ của CNTT, Sở TTTT không chỉ quản lý lĩnh vực thông tin và truyền thông của thành phố, mà còn xây dựng và triển khai phát triển ứng dụng CNTT để phục vụ công tác của hơn 500 đơn vị quản lý nhà nước với hơn 10.000 cán bộ viên chức thành phố (tại các Sở - Ban - Ngành, Quận - Huyện, Phường - Xã) thông qua Trung tâm CNTT - TT. Với khối lượng công việc khổng lồ trong việc xây dựng chính quyền điện tử của thành phố, nhân sự CNTT trong quản lý nhà nước cần được tăng cường bổ sung rất nhiều để CNTT có thể thực hiện tốt vai trò là hạ tầng hỗ trợ sự phát triển của mình.

96

Page 101: + Đến năm 2025

97

Page 102: + Đến năm 2025

PHỤ LỤC 3. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT THÀNH PHỐ

1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nướcCác phần mềm ứng dụng cơ bản đã triển khai phục vụ hoạt động tác

nghiệp tại các cơ quan nhà nước như: các phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý tài chính – kế toán, phần mềm quản lý tài sản cố định, … đã được sử dụng rộng rãi, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, cải cách thủ tục hành chính.

Cụ thể các phần mềm ứng dụng cơ bản đã triển khai được phân nhóm theo số liệu thống kê ICT Index 2012 như sau:

Phần mềm Quản lý văn bản: 66/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 57,14%. Phần mềm quản lý văn bản tại các đơn vị được trang bị từ đề án 112 hoạt động tốt, tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế (chỉ đáp ứng nhu cầu gửi nhận văn bản, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý tác nghiệp, chưa có phân hệ chỉ đạo điều hành) và có lỗi phát sinh, nên đã được thay thế bằng phần mềm quản lý văn bản mới để phát huy hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước. Về khả năng tích hợp, liên thông, hệ thống quản lý văn bản mới đã được tích hợp, trao đổi văn bản liên đơn vị giữa các Sở ban ngành, quận huyện với nhau nên phục vụ rất tốt cho việc giải quyết công việc một cách thông suốt trên môi trường mạng.

Phần mềm “Một cửa điện tử”: 32/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 07 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 41,56%.

Phần mềm Quản lý nhân sự: 77/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 100%.

Phần mềm Quản lý tài chính – kế toán (IMAS): 77/77 đơn vị (gồm Văn phòng UBND Thành phố, 52 Sở ban ngành và 24 quận huyện), đạt tỉ lệ 100%.

Ngoài ra, một số phần mềm phục vụ tác nghiệp tại đơn vị cũng được triển khai như: phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải tại Sở Giao thông Vận tải. Phần mềm quản lý cán bộ công chức đã được Sở Nội vụ triển khai đến các đơn vị sở ban ngành, quận huyện, phường xã, thanh tra, trường viện, báo chí, bảo tàng, câu lạc bộ ... trên phạm vi toàn Thành phố. Hiện tại thành phố đang tập trung đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin trọng yếu, liên thông khai thác các cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố (như cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu hộ tịch ...) nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT và quản lý thông tin.

98

Page 103: + Đến năm 2025

Hệ thống thư điện tử của chính quyền Thành phố (@tphcm.gov.vn) được trang bị nhằm phục vụ cho CBCC với mục tiêu giảm tải việc gửi nhận văn bản qua giấy tờ. Tổng cộng có 10.452 hộp thư điện tử đã cấp cho CBCC trên địa bàn Thành phố, từng bước tạo thói quen trao đổi thông tin qua thư điện tử trong công việc của CBCC. Với tỷ lệ lớn CBCC đã được cấp hộp thư điện tử, tỷ lệ CBCC (đã có hộp thư điện tử) thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc cũng đạt mức rất cao (hiện nay có 9.070 CBCC, chiếm 86,78 %, sử dụng thư điện tử trong công việc (theo báo cáo ICT Index 2012); Nhiều cán bộ lãnh đạo gương mẫu sử dụng thư điện tử trong công tác quản lý, điều hành; UBND Thành phố đã có ban hành Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND về ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử thành phố Hồ Chí Minh, phù hợp với yêu cầu về tăng cường sử dụng thư điện tử theo Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đã có tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng thư điện tử trong công việc.

Thành phố cũng đã ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 về phê duyệt Chương trình Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trên công nghệ nguồn mở giai đoạn 2012 - 2015 với các mục tiêu lớn:

- Phát triển CNTT nhằm thực hiện các mục tiêu của Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và các mục tiêu của Đề án “Đưa Việt Nam sớm thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của thành phố: đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng;

- Đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở trong xây dựng mô hình và kiến trúc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc phát triển Chính phủ điện tử tại thành phố giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm xây dựng một nền Chính phủ điện tử đảm bảo Luật Sở Hữu trí tuệ, bảo vệ quản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệpCổng thông tin điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh trên mạng Internet

(Website thành phố Hồ Chí Minh) bao gồm trang thông tin chủ (www.hochiminhcity.gov.vn) và các trang thành viên của 84 Sở, ngành, quận, huyện, đoàn hội, các cơ quan đại diện và tổng công ty trong thành phố. Trang chủ có Ban Biên tập, có quy chế đưa tin và cập nhật thông tin. Tháng 04/2013,

99

Page 104: + Đến năm 2025

Bộ TTTT đã chính thức công bố Báo cáo đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2012.

- Xếp hạng về Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 12/63;

Địa phương Xếp hạng 2012

Xếp hạng 2011

Xếp hạng 2010

Thành phố Hồ Chí Minh 12 12 07

Nguồn: Báo cáo đánh giá trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2012

- Xếp hạng về Website/ Portal (cung cấp thông tin, chức năng hỗ trợ người sử dụng và công tác quản lý): 35/63 tỉnh/thành;

Địa phương Xếp hạng 2012

Xếp hạng 2011

Xếp hạng 2010

Thành phố Hồ Chí Minh 35 13 22

Nguồn: Báo cáo đánh giá trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2012

- Về xếp hạng tổng thể mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí 03/63 tỉnh/thành. Việc đánh giá căn cứ từ 2 thành phần:

+ Số lượng dịch vụ công trực tuyến các mức được cung cấp: 2534 (2362 DVC mức 1-2, 168 DVC mức 3, 4 DVC mức 4)

+ Mức độ truy cập Website/Portal các tỉnh: 03/63

Địa phương Xếp hạng 2012

Xếp hạng 2011

Xếp hạng 2010

Thành phố Hồ Chí Minh 10 18 01

Nguồn: Báo cáo đánh giá trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2012

Năm 2012, Số lượng dịch vụ công trực tuyến các mức được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp có thay đổi so với năm 2011. Trong đó:

100

Page 105: + Đến năm 2025

- Dịch vụ công mức độ 1 và 2 (cung cấp thông tin và biểu mẫu điện tử hành chính công cho người dân và doanh nghiệp): cung cấp 2362/2534 dịch vụ hành chính công của Thành phố, chiếm tỉ lệ 93,21%;

- Dịch vụ công mức độ 3 (là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ): cung cấp 168/2534 dịch vụ, chiếm tỉ lệ 6,63%;

- Dịch vụ công mức độ 4 (là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng): cung cấp 04/2534 dịch vụ, chiếm tỉ lệ 0,16%.

2010 2011 20120

500

1000

1500

2000

2500

3000

DCCTT m

ức độ 1 và 2

DCTT m

ức độ 3

Biểu đồ tăng trưởng số lượng dịch vụ công trực tuyến

- Về đẩy mạnh giao tiếp với người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước thông qua Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh dưới hình thức hỏi đáp trực tuyến chưa được triển khai thực hiện.

- Ngoài các dịch vụ công, trên Cổng thông tin điện tử còn cung cấp kênh thông tin Công báo thành phố Hồ Chí Minh là thông tin pháp lý chính thức của Ủy ban nhân dân Thành phố, có chức năng công bố các văn bản pháp luật trên Internet. Trang thông tin điện tử Công báo thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện chủ trương công khai, minh bạch hóa chính sách, pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trang thông tin điện tử Công báo cung cấp thông tin về văn bản pháp luật cho mọi đối tượng có yêu cầu, đảm bảo văn bản pháp luật sau khi ban hành được công bố chính xác, kịp thời theo đúng quy định pháp luật và thường xuyên rà soát, cập nhật hiệu lực theo nội dung văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành; là một hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phục vụ công tác quản lý nhà nước và công tác ban hành, kiểm

101

Page 106: + Đến năm 2025

tra văn bản quy phạm pháp luật của các cấp, các ngành trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Đánh giá chung: Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin, dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp đã đạt được những hiệu quả khai thác, sử dụng nhất định. Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng chỉ mới dừng lại việc cung cấp thông tin cơ bản, nội dung thông tin chưa phong phú, số lượng các dịch vụ công mức độ 3 và 4 tương đối ít. Trong thời gian tới cần chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân và tăng cường về số lượng, chất lượng cung cấp thông tin kịp thời cho người dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội để cổng thông tin của Thành phố là kênh thông tin chính thống và đầy đủ nhất.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạoNgành Giáo dục áp dụng nhiều phần mềm quản lý như phần mềm EMIS

(hệ thống thông tin quản lý giáo dục), PMIS (hệ thống thông tin quản lý nhân sự) thống nhất trong toàn ngành, đây là các chương trình quản lý thông tin giáo dục nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu về các trường học để phục vụ các cấp quản lý là Phòng, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng hệ thống e-mail, website để trao đổi, gửi/nhận email, truyền tải công văn qua mạng.

Trong những năm học vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM đã tổ chức nhiều đợt tập huấn phần mềm V.EMIS bao gồm các phân hệ: quản lý cán bộ, giáo viên (PMIS), phần mềm Thống kê giáo dục (EMIS), quản lý học sinh, quản lý thư viện. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã sử dụng hiệu quả phần mềm EMIS và PMIS.

Một số phần mềm khác cũng được sử dụng trong công tác quản lý như: thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh lớp 10, xếp thời khóa biểu và kế toán, tài chính. Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. HCM cũng đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản để lưu trữ, xử lý văn bản đến. Riêng các văn bản điều hành tác nghiệp được gửi/nhận thông qua website hcm.edu.vn và hộp thư điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo cấp.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành Giáo dục – Đào tạo đã thiết lập và đưa vào sử dụng website có tên miền http://edu.hochiminhcity.gov.vn/ và http://hcm.edu.vn. Ngoài ra Sở cũng đã xây dựng hệ thống webmail (http://mail.hcm.edu.vn) cho cán bộ, giáo viên trong ngành, tổ chức họp, tập huấn từ xa qua mạng (web conference) với các phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường trực thuộc. Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư mỗi cán bộ, công chức 01 máy vi tính.

Tất cả các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, các trường THPT đều sử dụng các phần mềm văn phòng, gửi/nhận email, truyền công văn qua mạng. Các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố có ít nhất 01 phòng máy để phục vụ việc dạy và học. Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp và

102

Page 107: + Đến năm 2025

nâng cao hiệu quả trong giảng dạy thông qua việc soạn thảo bài giảng điện tử, dạy học trực tuyến. 100% cán bộ, giáo viên biết ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.

Việc giảng dạy Tin học trong nhà trường trên địa bàn Thành phố được chú trọng. Theo ICT index năm 2012 thì tỉ lệ trường tiểu học, trường THCS, trường THPT có dạy Tin học và trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành công nghệ thông tin trên địa bàn Thành phố đều đạt 100%.

Tuy nhiên, hiện tại nhân lực cho việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành GD-ĐT Thành phố. Vì vậy, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 3326/QĐ-UBND ngày 24/06/2013 về phê duyệt “Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục đào tạo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015” nhằm mục đích đẩy mạnh việc phát triển CNTT để hỗ trợ các công tác quản lý và ứng dụng giảng dạy của ngành. Chương trình tập trung xây dựng Hệ thống thông tin giáo dục cho toàn thành phố, cho phép các cơ sở giáo dục các cấp kết nối và chuyển tải các thông tin giáo dục một cách thống nhất và toàn diện, từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến phòng giáo dục các Quận - Huyện và trường học các cấp (mầm non, cấp 1, 2 và 3); sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để thực hiện công tác quản lý ngành và phục vụ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh; góp phần hình thành cơ sở dữ liệu quản lý nguồn nhân lực của thành phố.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tếNhìn chung về việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị y tế:Hạ tầng đường truyền: hầu hết đã có đường truyền Internet và mạng LAN

nội bộ.

Đơn vị Số đơn vị LAN Internet

BV tuyến thành phố 31 29 31

Trung tâm chuyên ngành 11 8 12

BV quận huyện 23 23 23

Trung tâm Y tế Dự phòng quận huyện 24 13 24

Tình hình ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên ngành:

- Phần lớn quản lý thông tin bằng những phần mềm nhỏ, riêng lẻ (viết bằng Microsoft Accees, Excel…).

- Một vài đơn vị đã có hệ thống quản lý thông tin tương đối hoàn chỉnh:

+ Phần mềm báo cáo bệnh viện trực tuyến (DHIS2) phục vụ Chương trình Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

103

Page 108: + Đến năm 2025

+ Hệ thống thu thập số liệu của chương trình phòng chống HIV/AIDS…

- Hạ tầng và nhân lực CNTT tương đối thiếu và yếu so với khu vực bệnh viện.

Tình hình ứng dụng CNTT tại tuyến phường xã, quận huyện:

- Chưa có hệ thống quản lý thông tin tổng thể, đồng bộ từ cấp Phường xã lên đến cấp tỉnh/thành.

- Đối với các Trung tâm Y tế Dự phòng Quận huyện:

+ Phải thực hiện thu thập, trao đổi thông tin với nhiều đơn vị nhưng chưa có hệ thống quản lý thông tin.

+ Không có sự chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các hệ thống thu thập thông tin.

- Chủ yếu dùng Microsoft Excel. Vẫn còn dùng văn bản giấy; điện thoại ...

- Nhân lực và hạ tầng CNTT thiếu và yếu.

Về dịch vụ hành chính công:Tính đến tháng 10/2012, Sở Y tế hiện đang thực hiện cung cấp dịch vụ

hành chính công thuộc các lĩnh vực khám chữa bệnh; dược, mỹ phẩm; y dược học cổ truyền; quảng cáo trang thiết bị y tế và công trình cho người dân trên địa bàn thành phố. Các lĩnh vực trên bao gồm 76 thủ tục hành chính khác nhau từ mức độ 2. Sở Y tế TPHCM đã triển khai thực hiện cơ chế ‘một cửa” đối với các dịch vụ hành chính công do Sở cung cấp. Tất cả các hoạt động tác nghiệp liên quan đến dịch vụ hành chính công đều được quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, tất cả hồ sơ và quá trình thụ lý hồ sơ của khách hàng đều được quản lý trên phần mềm Quản lý hồ sơ ISO.

Về sử dụng thư điện tử:Để tăng cường trao đổi thông tin qua mạng, giảm việc in ấn, phát hành

văn bản giấy. Sở Y tế đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cấp hộp thư điện tử thuộc hệ thống thư điện tử thành phố cho tất cả các đơn vị thuộc ngành y tế thành phố (kể cả Phòng Y tế, Trạm y tế). Riêng các đơn vị y tế ngoài công lập (gồm hơn 50 bệnh viện và 20 doanh nghiệp) đã được Sở Y tế cấp hộp thư điện tử thuộc hệ thống thư điện tử riêng của Sở Y tế. Tất cả cán bộ công chức thuộc cơ quan Sở cũng được cấp hộp thư điện tử cá nhân để phục vụ công việc quản lý, chuyên môn hằng ngày.

Đến giữa năm 2009, Sở Y tế đã hoàn tất việc triển khai gửi/nhận văn bản, thư mời, báo cáo … với các đơn vị qua thư điện tử và đưa hoạt động trao đổi thông tin, gửi/nhận văn bản qua thư điện tử đi vào nề nếp ổn định. Hiện nay, ước lượng có khoảng 80% văn bản trao đổi giữa Sở Y tế với các đơn vị được chuyển qua hệ thống thư điện tử.

104

Page 109: + Đến năm 2025

Về ứng dụng khám chữa bệnh từ xa:Từ năm 2011, Sở Y tế Tp.Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Thông tin và

Truyền thông thực hiện đầu tư hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa cho một số bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, phục vụ chẩn đoán, điều trị tốt hơn cho người dân. Hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa được đầu tư trang thiết bị nghe nhìn hiện đại tại các bệnh viện tuyến hỗ trợ bao gồm Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện tuyến nhỏ hỗ trợ là Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi. Trong giai đoạn đầu sử dụng, hệ thống đã hoạt động tốt và đạt hiệu quả thực tế, tạo tiền đề tốt để triển khai ứng dụng trên diện rộng trong thời gian tới.

Từ hiện trạng thực tế cho thấy đầu tư cho CNTT trong ngành y tế, Thành phố đã và đang tăng cường việc nâng cao cơ sở hạ tầng, đường truyền và ứng dụng CNTT, các hệ thống phần mềm trong y tế điều trị và y tế công cộng. Tuy nhiên, nhân lực chuyên môn về CNTT tại các cơ sở y tế và các đơn vị y tế vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của ngành, đây được coi là điểm yếu rất cơ bản. Một yếu tố khách quan là chưa có kiến trúc tổng thể về ứng dụng CNTT của toàn ngành; các chuẩn thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ do đó nhiều đơn vị đã không thành công khi triển khai ứng dụng CNTT.

Đánh giá chung:Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong báo cáo thống kê y tế

được tập trung nhiều vào mảng khám chữa bệnh qua những phần mềm báo cáo thống kê qua mạng được Sở Y tế, Bộ Y tế triển khai áp dụng từ rất sớm.

Có rất nhiều phần mềm quản lý bệnh viện do các công ty khác nhau phát triển được sử dụng tại các bệnh viện. Thậm chí, trong một đơn vị có đến 4 - 5 công ty tham gia viết cho các phân hệ khác nhau. Các phần mềm này có quy mô và đặc thù khác nhau, sử dụng nền tảng công nghệ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng khác nhau. Nên việc trao đổi dữ liệu giữa tất cả các phần mềm này với một phần mềm tổng hợp dữ liệu của cơ quan tiếp nhận báo cáo hầu như không thể thực hiện được nếu không chuyển đổi sang một dạng dữ liệu trung gian.

Hầu như chưa có một chương trình phục vụ báo cáo thống kê đồng bộ nào được triển khai xuyên suốt từ cấp phường xã lên đến cấp tỉnh/thành phố mà bao gồm được hết các chỉ tiêu y tế cần thu thập để tạo ra các biểu mẫu báo cáo theo quy định.

Việc thống kê số liệu gặp nhiều khó khăn do không có một cơ sở dữ liệu chung, các dữ liệu không được kết nối, chia sẻ, không chủ động kiểm soát được việc cập nhật đối với một số nguồn thông tin.

Nhân lực và hạ tầng CNTT nhìn chung tương đối thiếu và yếu so với nhu cầu phát triển và ứng dụng CNTT trong ngành Y tế thành phố.

Định hướng của Thành phố về phát triển ứng dụng CNTT trong ngành Y tế:

105

Page 110: + Đến năm 2025

UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 09/05/2013 về phê duyệt “Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2015” nhằm tăng cường đầu tư CNTT phục vụ hỗ trợ cho công việc của ngành Y tế Thành phố. Chương trình sẽ đặt nền móng vững chắc để xây dựng Hệ thống thông tin y tế cho toàn Thành phố, cho phép các cơ sở y tế các tuyến kết nối và chuyển tải các thông tin y tế một cách thống nhất và toàn diện, từ tuyến cơ sở (trạm y tế, bệnh viện quận huyện) đến tuyến Thành phố (bệnh viện khu vực, bệnh viện thành phố); cho phép các cơ sở y tế ở các tuyến sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân; hỗ trợ chẩn đoán, chữa bệnh từ xa.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực văn hóa – thông tinHiện nay, việc trang bị máy vi tính phục vụ các nhu cầu học tập, giải trí

trong nhân dân trở nên phổ biến, góp phần nâng cao đời sống, nâng cao dân trí, nhất là nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo ICT index năm 2012, số hộ gia đình trong Thành phố có máy tính là 1.446.372/1.928.497, chiếm 75%; số hộ gia đình có kết nối Internet băng thông rộng là 674.975/1.928.497, chiếm 35%.

Tuy nhiên, việc tiếp cận CNTT ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa với thành thị vẫn còn khoảng cách khá xa.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện đầu tư trang thiết bị CNTT và kết nối vào hệ thống mạng Metronet của thành phố để chia sẻ thông tin, liên lạc với các đơn vị. Ứng dụng các phần mềm báo cáo thống kê trong việc quản lý, phần mềm theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp… Thông qua website, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện đưa thông tin khoa học, công nghệ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thông tin thị trường nông sản, chương trình trọng điểm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến với người dân. Tuy nhiên, việc cập nhật thường xuyên các thông tin về giá cả thị trường chưa được triển khai thực hiện. Các dịch vụ công cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp được đưa lên trang thông tin điện tử chủ yếu là dịch vụ công mức 1 và 2.

Theo kết quả điều tra và sếp hạng chỉ số ICT Index 2012 ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dựa trên 4 nhóm chỉ tiêu: Hạ tầng kỹ thuật; Ứng dụng; Hạ tầng nhân lực; Môi trường tổ chức – chính sách thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh giữ ở vị trí 11/63 trong tổng số bảng sếp hạng của cả nước. Cụ thể như sau:

STT Tên đơn vị

Xếp hạng2012

2011

2010

106

Page 111: + Đến năm 2025

1 Sở NN & PTNT Quảng Ninh 1 15 10

2 Sở NN & PTNT Đà Nẵng 2 4

3 Sở NN & PTNT An Giang 3 14 2

4 Sở NN & PTNT Hà Tĩnh 4 18 18

5 Sở NN & PTNT Bình dương 5 11 12

6 Sở NN & PTNT Thanh Hóa 6 12 17

7 Sở NN & PTNT Bình Định 7 3 3

8 Sở NN & PTNT Bạc Liêu 8 34

9 Sở NN & PTNT Quảng Ngãi 9

10 Sở NN & PTNT Trà Vinh 13 37 49

11 Sở NN & PTNT Bắc Ninh 19 24 32

12 Sở NN & PTNT Nghệ An 16 9

13 Sở NN & PTNT Cần Thơ 10 21 47

14 Sở NN & PTNT Hồ Chí Minh 11 7 11

15 Sở NN & PTNT Thái Bình 12 20 13

16 Sở NN & PTNT Tiền Giang 14 26 38

17 Sở NN & PTNT Nam Hà 15 8 24

18 Sở NN & PTNT Vũng Tàu 17 17 15

19 Sở NN & PTNT Tuyên Quang 21

20 Sở NN & PTNT Đồng Nai 22 16 9

(ICT Index của Bộ NN&PTNT)Hiện tại Thành phố đang tích cực tăng cường ứng dụng CNTT vào việc

phát triển nông thôn mới, giúp đưa các thông tin về giải pháp kỹ thuật, mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến và giá cả thị trường đến cho người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đã triển khai cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ các doanh nghiệp trong Thành phố giao dịch với thị trường trong nước và quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút du lịch (http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn).

Hầu hết các doanh nghiệp quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý doanh nghiệp, điều hành sản xuất, kinh doanh. Ngành ngân hàng đã

107

Page 112: + Đến năm 2025

đầu tư nhiều vào hệ thống mạng: đường truyền có băng thông cao, hệ thống máy chủ mạnh; ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ở hầu hết các khâu nghiệp vụ.

Ngoài các phần mềm thông dụng như quản lý văn phòng, quản lý nhân sự… tùy theo đặc điểm riêng, các doanh nghiệp đầu tư các phần mềm chuyên dùng: Doanh nghiệp xây dựng ứng dụng các phần mềm lập dự toán xây dựng, phần mềm thiết kế; Điện lực có hệ thống Thông tin Quản lý Khách hàng (CMIS) quản lý và kinh doanh điện năng; công ty thương mại sử dụng phần mềm quản lý siêu thị đạt hiệu quả cao ... Hầu hết các doanh nghiệp đã chú trọng ứng dụng máy tính có kết nối mạng nội bộ và Internet vào khai thác và phát triển thương mại điện tử tại doanh nghiệp, trong giao dịch doanh nghiệp, giới thiệu quảng bá doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, sử dụng mạng Internet tìm kiếm thông tin, thị trường, bước đầu hình thành thương mại điện tử. Theo ICT index 2012, các tổ chức, doanh nghiệp có website trên toàn Thành phố là 36.430/177.151 doanh nghiệp, chiếm 20,56%.

Các doanh nghiệp nhỏ đang dần ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành, sản xuất cũng như điều kiện và áp lực kinh tế thị trường, sự cạnh tranh. Nhận thức của doanh nghiệp về các lợi ích về thương mại điện tử mang lại ngày càng được nâng cao và sử dụng nhiều hơn.

7. Đánh giá chung Được sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền, sự cố gắng của các Sở

ban ngành, Quận Huyện mặc dù gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế nhưng công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn Thành phố đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Cụ thể:

- Dấu hiệu tích cực là càng ngày các đối tượng ứng dụng CNTT càng nhận thấy rõ hơn vai trò phục vụ tích cực của CNTT và vì thế ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là từng bước nâng cao được nhận thức của cán bộ công chức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT đã tạo môi trường làm việc văn minh hiện đại và giảm bớt thời gian, chi phí trong công việc và phục vụ người dân nhanh chóng, tiện lợi hơn.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ công chức cũng được tăng cường. Ngoài ra, việc giảng dạy Tin học trong nhà trường cũng đươc chú trọng.

- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành bước đầu có kết quả tốt và đang có xu hướng nhân rộng mà mục tiêu trước mắt là ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp, mục tiêu lâu dài là ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy phát triển mọi mặt đời sống xã hội theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đã đề ra.

- Nhìn chung, kinh phí dành cho dự án ứng dụng CNTT còn rất hạn chế nhiều dự án được đặt mục tiêu triển khai nhưng lại không có nguồn kinh phí thực hiện. Vì vậy việc ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực kinh tế xã hội chưa

108

Page 113: + Đến năm 2025

đạt được hiệu quả mong muốn, các kết quả thu được trong tất cả các lĩnh vực vẫn chưa đạt được bước tiến lớn, như trong ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước (mới ở mức trao đổi thông tin và hỗ trợ giao dịch), trong kinh tế (đang dần áp dụng giao dịch điện tử qua Internet), trong giáo dục (mới ở bắt đầu tiếp cận và thử nghiệm giáo dục điện tử ở một số nơi), trong y tế (mới bắt đầu ứng dụng công nghệ chẩn đoán bệnh từ xa) và trong nông nghiệp (ở mức cung cấp thông tin).

- Theo quan điểm phát triển CNTT hiện đại thì việc ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực KTXH của thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là chưa đạt (giống như hình ảnh của trên 60 tỉnh thành phố trong cả nước hiện nay). Lý do chính là không có một ứng dụng nào được triển khai đúng theo quy trình chuẩn mà quốc tế đã công nhận: Bắt đầu từ việc xây dựng kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture - EA) một cách nghiêm túc. Nếu không theo quy trình đó thì mọi ứng dụng CNTT đều không phát huy được tốt nhất khả năng phục vụ của chúng.

109

Page 114: + Đến năm 2025

PHỤ LỤC 4. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nướcMạng đô thị băng rộng đa dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh (mạng

Metronet) của thành phố là mạng trục thông tin hạ tầng cáp quang, băng thông tốc độ cao kết nối các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Quận/Huyện, Sở, Ban, Ngành và Phường/xã.

Hệ thống mạng MetroNet của Thành phố bao gồm trục cáp quang với băng thông 100 Mbps. Các đơn vị lân cận nối với mạng trục bằng cáp đồng hoặc cáp quang băng thông từ 128 Kbps đến 100 Mbps. Hệ thống mạng MetroNet đã đi vào hoạt động phục vụ cho các Sở, Ngành và Quận, Huyện, thị trấn trong TP. Hồ Chí Minh.

Băng thông Số lượng128K 5

256K 23

512K 92

1M 362

2M 57

4M 3

6M 1

8M 14

10M 6

12M 1

20M 5

100M 2

Tổng cộng 571Số lượng đường truyền của hệ thống mạng MetroNetCác dịch vụ, hệ thống đã và sẽ khai thác trên hạ tầng hệ thống mạng

Metronet của thành phố:+ Liên thông kết nối các ứng dụng CNTT giữa các Sở/Ban/Ngành,

Quận/Huyện và Phường/Xã trên địa bàn thành phố. + Trung tâm Quản lý vận hành và giám sát hệ thống mạng Metronet cho

toàn thành phố (NOC).110

Page 115: + Đến năm 2025

+ Hệ thống Trung tâm dữ liệu (Datacenter): dịch vụ cho phép lưu trữ dữ liệu tập trung cho toàn thành phố.

+ Hệ thống thư điện tử (Email): đã được triển khai và đặt tại Trung tâm dữ liệu của QTSC.

+ Dịch vụ thoại (VoIP) đựa trên đường truyền mạng Metronet Tp.HCM.+ Hệ thống hội nghị truyền hình (Video Conferencing): phục vụ hội nghị

trực tuyến thông điểm – điểm, điểm – đa điểm qua hạ tầng đường truyền mạng Metronet.

+ Dịch vụ kết nối Internet: cho phép các Sở ban ngành quận huyện kết nối và khai thác thông tin một cách hiệu quả.

- Hạ tầng công nghệ thông tin trong nội bộ các đơn vị (năm 2013)

STT Tên đơn vịMáy

chủ

Máy trạm

Sở Ngành1 Sở Y tế 9 160

2 Sở Xây dựng 4 110

3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 52

4 Sở Giáo dục và Đào tạo 8 180

5 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 7 150

6 Sở Khoa học và Công nghệ 5 69

7 Sở Lao động Thương binh và Xã hội 2 144

8 Sở Kế hoạch và Đầu tư 0 97

9 Sở Thông tin và Truyền thông 11 75

10 Sở Tài chính 3 141

11 Sở Công Thương 6 112

12 Sở Nội vụ 7 71

13 Sở Tư pháp 7 100

14 Sở Giao thông vận tải 7 170

15 Sở Tài nguyên và Môi trường 6 200

16 Sở Quy hoạch - Kiến trúc 4 97

111

Page 116: + Đến năm 2025

17 Sở Ngoại vụ 8 93

18 Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 5 197

Quận Huyện19 Văn phòng UBND Quận 2 4 236

20 Văn phòng UBND Quận 3 5 150

21 Văn phòng UBND Quận 4 5 160

22 Văn phòng UBND Quận 5 8 235

23 Văn phòng UBND Quận 6 5 176

24 Văn phòng UBND Quận 7 5 198

25 Văn phòng UBND Quận 8 5 158

26 Văn phòng UBND Quận 9 5 200

27 Văn phòng UBND Quận 10 7 190

28 Văn phòng UBND Quận 11 5 153

29 Văn phòng UBND Quận 12 5 308

30 Văn phòng UBND Quận Thủ Đức 8 198

31 Văn phòng UBND Quận Gò Vấp 12 300

32 Văn phòng UBND Quận Tân Phú 4 287

33 Văn phòng UBND Quận Phú Nhuận 6 108

34 Văn phòng UBND Quận Bình Tân 7 222

35 Văn phòng UBND Quận Bình Thạnh 5 100

36 Văn phòng UBND Huyện Nhà Bè 5 141

37 Văn phòng UBND Huyện Hóc Môn 5 240

38 Văn phòng UBND Huyện Củ Chi 7 160

39 Văn phòng UBND Huyện Cần Giờ 5 177

40 Văn phòng UBND Huyện Bình Chánh 8 210

Ban Ngành

41 Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP HCM 8 66

42 Toà án nhân dân thành phố 6 350

43 Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Tp.HCM 4 60

112

Page 117: + Đến năm 2025

44 Thanh tra thành phố Hồ Chí Minh 5 130

45 Lực lượng thanh niên xung phong thành phố 6 125

46 Ban Quản lý Khu Nam 3 58

47 Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông TP HCM 6 78

48 Liên đoàn lao động 2 60

49 Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM 4 110

50 Ban quản lý đường sắt và đô thị 3 280

51 Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm 3 60

52 Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP HCM 4 100

53 Liên minh hợp tác xã 2 27

54 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố 4 230

Tổng cộng 296 8259

Hiện nay, 100% các cơ quan quản lý Nhà nước đều trang bị máy tính phục vụ công việc. Tổng số máy trạm của các cơ quan quản lý Nhà nước là 8259 và số máy chủ là 296.

Hạ tầng CNTT-TT cấp tỉnh và huyện: 100% cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố có mạng máy tính nội bộ (LAN), đa số các phòng, ban và UBND các Quận, Huyện, Phường, Xã, thị trấn đều được trang bị máy vi tính, được kết nối với nhau.

- 100% các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, Thị xã đã thiết lập mạng máy tính nội bộ (mạng LAN).

- 100% các cơ quan Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện, Thị xã đều được trang bị máy chủ.

Hầu hết các đơn vị cơ quan nhà nước đều được trang bị tường lửa: ASA 5500, Checkpoint và Microsoft ISA / TMG và Switch Layer 3 có khả năng phân chia VLAN để tăng cường an toàn thông tin. Đa số các cơ quan nhà nước đều có hệ thống chống sét trực tiếp và hệ thống chống sét lan truyền trên đường điện và đường dữ liệu.

Do đầu tư thiết bị mạng dàn trải qua nhiều năm nên khoảng 50% các thiết bị đã hết hạn khấu hao và hư hỏng một phần.

113

Page 118: + Đến năm 2025

Hệ thống mạng MetroNet còn bao gồm cả DataCenter đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC).

- Hệ thống Cityweb triển khai trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây của hãng IBM cung cấp 60 máy chủ ảo, đang hosting khoảng 78 trang web của các đơn vị Quận/Huyện/Sở/Ban/Ngành đã hoạt động chính thức và đang đi vào sự ổn định. Dự kiến nhu cầu về tài nguyên phục vụ cho những Website đó sẽ tăng lên trong năm 2013 do việc đăng tải bài viết, tin tức, hình ảnh ... Tuy nhiên, hiện nay các máy chủ chỉ mới sử dụng tài nguyên được cấp phát khoảng 35,43%.

2. Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ xã hội Toàn thành phố hiện có 06 doanh nghiệp viễn thông gồm Vinaphone,

MobiFone, Viettel, Vietnamobile, G-Tel Mobile và FPT. Trong đó, có 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động: Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile, G-Tel Mobile và S-Fone. Trong đó:

114

Page 119: + Đến năm 2025

115

Page 120: + Đến năm 2025

116

Page 121: + Đến năm 2025

3. Hiện trạng an toàn an ninh thông tin thành phốa) Hiện trạng ATTT trong các cơ quan nhà nước Tại Trung tâm dữ liệu:- H ệ thống Trung tâm dữ liệu là hệ thống đặc biệt quan trọng vì chứa

toàn bộ hệ thống Cổng thông tin điện tử, hệ thống Mail của hơn 10.000 cán bộ viên chức cũng như nhiều hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung khác với cơ sở dữ liệu lớn. Do đó, hệ thống Trung tâm dữ liệu đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về an to àn thông tin để hệ thống vận hành ổn định hiệu quả và an toàn. Các giải pháp bảo mật tại Trung tâm dữ liệu hiện nay bao gồm:

+ Hệ thống Network IPS: cảnh báo và ngăn chặn tấn công xâm nhập.+ Tường lửa lớp ngoài: kiểm soát kết nối.

117

Page 122: + Đến năm 2025

+ Tường lửa lớp trong: kiểm soát kết nối.+ Hệ thống tường lửa ứng dụng web: bảo vệ Cổng thông tin điện tử

(Cityweb) và các ứng dụng web.+ Hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm SIEM: giám sát hệ thống, cảnh báo

tấn công.+ Hệ thống phòng chống antivirus: phòng chống mã độc.+ Tình hình tấn công vào hệ thống Trung tâm dữ liệu Thành phố:+ Số lượng thăm dò tìm kiếm lỗ hổng và tấn công vào Trung tâm dữ liệu

là rất lớn. - Hàng tuần, hệ thống cảnh báo và ngăn chặn xâm nhập ghi nhận và ngăn

chặn được khoảng 10.000 hành vi dò quét và khoảng 2.000 - 3.000 hành vi tấn công trên đường mạng; tường lửa ứng dụng web ngăn chặn lên đến trên 100.000 hành vi tấn công ở mức độ cao vào hệ thống Cổng thông tin điện tử Cityweb.

- Trung Quốc là nước có số nguồn tấn công vào hệ thống nhiều nhất. Một số nước khác có các nguồn thường tấn công hệ thống gồm có Mỹ, Nga, Nhật Bản … và đặc biệt là có cả các nguồn tấn công từ Việt Nam.

- Đặc biệt trong năm 2013 ghi nhận 2 lần hệ thống Cổng thông tin điện tử của Thành phố bị tấn công thay đổi giao diện. Ngoài ra, có 1 trường hợp tấn công chiếm được quyền sử dụng hộp thư điện tử Thành phố của người dùng, và gửi thông tin sai lạc đến những người dùng khác. Các tấn công này đã vượt qua được hệ thống phòng thủ của Trung tâm dữ liệu, dù được xử lý kịp thời nhưng đã cho thấy nhiều mối đe dọa từ bên ngoài luôn tìm cách tấn công quyết liệt vào hệ thống. Với đợt tấn công từ chối dịch vụ trên quy mô lớn vào các trang báo mạng (sẽ trình bày ở bên dưới) cho thấy việc tăng cường mức độ đầu tư vào các giải pháp và con người để bảo vệ Trung tâm dữ liệu đã trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết.

Trong các cơ quan nhà nước:Về bảo vệ an toàn thông tin:- Từ năm 2010, Sở TTTT Thành phố đã có nghiên cứu mô hình an toàn

thông tin chuẩn để khuyến cáo cho các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố áp dụng theo, nhằm tạo tiền đề chuẩn về an toàn thông tin cho các đơn vị.

- Tất cả các đơn vị đều đã được lắp đặt hệ thống chống sét tòa nhà và hầu hết đều có hệ thống chống sét phòng máy chủ.

- Tính đến nay, hầu hết các quận huyện và phần lớn các sở đã được triển khai dự án đảm bảo an toàn thông tin tại đơn vị, bao gồm việc đầu tư một số giải pháp an toàn thông tin như tường lửa, thiết bị chuyển mạch lớp 3, thiết bị sao lưu dự phòng … Tuy nhiên các ban ngành vẫn chưa được đầu tư nhiều cho an toàn thông tin.

118

Page 123: + Đến năm 2025

- Ngoài ra, thống kê năm 2012 cho thấy mới có 45/77 đơn vị được đầu tư thiết bị tường lửa để bảo vệ đơn vị. Ngoài ra, các tường lửa được đầu tư hầu hết chỉ hoạt động ở lớp 3 nên chưa đạt hiệu quả cao. Điều này cho thấy cần phải khẩn trương đầu tư đầy đủ thiết bị tường lửa cho các đơn vị còn lại cũng như thay đổi phương án đầu tư, sử dụng tường lửa lớp 7 (có khả năng phòng chống mã độc, cảnh báo và ngăn chặn tấn công, kiểm soát web và ứng dụng…) để đạt hiệu quả phòng thủ cao nhất cho hệ thống.

Tình hình an toàn thông tin trong các năm gần đây:- Tuy Thành phố đã có một số đầu tư về an toàn thông tin, nhưng các sự

cố phát sinh trong quá trình vận hành là không thể tránh khỏi.- Trong năm 2011 và 2012, mỗi năm phát sinh gần 200 sự cố về đường

truyền băng thông rộng của Thành phố (Metronet), hơn 250 sự cố về thiết bị hạ tầng và hệ thống (và hàng ngàn các sự cố nhỏ lẻ trong quá trình bảo trì định kỳ tại các đơn vị), trên 100 sự cố về phần mềm ứng dụng và website. Nhìn chung, các sự cố phát sinh đa phần liên quan đến mã độc, hư hỏng thiết bị phần cứng và một số lỗi về hoạt động của phần mềm ứng dụng.Ngoài ra, trong năm 2013, hàng tuần đều có khoảng 40 - 60 sự cố phát sinh được Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông hỗ trợ xử lý. Điều này cho thấy nhu cầu hiện nay về phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin là rất cao để có thể đáp ứng hệ thống ngày càng tăng trưởng.

- Ngoài ra, tuy không có sự cố tấn công nghiêm trọng nào vào các cơ quan quản lý nhà nước được ghi nhận trong vài năm gần đây nhưng tình hình tấn công thường xuyên và phức tạp vào hệ thống Trung tâm dữ liệu của Thành phố cho thấy cần phải tăng cường cảnh giác và nâng cao bảo vệ an toàn thông tin cho các đơn vị cả về giải pháp kỹ thuật lẫn đội ngũ nhân sự.

Các bước đi của Thành phố trong việc tăng cường An toàn thông tin nhằm đáp ứng với nhu cầu tăng cao trong các năm gần đây:

- Từ năm 2011, Thành phố cũng đã triển khai đầu tư phòng chống phần mềm độc hại trên diện rộng theo mô hình quản lý tập trung nhằm hạn chế và kiểm soát tình trạng lây nhiễm mã độc gây ảnh hưởng đến công việc của các cán bộ, viên chức. Tuy nhiên, mô hình này cần được duy trì bản quyền hàng năm cũng như mở rộng thêm để bảo vệ toàn bộ các cơ quan quản lý nhà nước trước các nguy cơ liên quan đến mã độc.

- Nắm bắt được nhu cầu khắc phục nhanh sự cố phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống, từ năm 2011, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thành phố đã được giao làm đầu mối tiếp nhận và xử lý các sự cố phát sinh tại các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn.

- Năm 2012, Thành phố đã ban hành Quyết định số 6319/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 về phê duyệt “Chương trình xây dựng và triển khai an toàn an ninh thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2012 -

119

Page 124: + Đến năm 2025

2015” nhằm định hướng cho các hoạt động đầu tư, tăng cường bảo vệ an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố trong các năm tới.

b) Hiện trạng ATTT trong xã hộiNăm 2008, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về an

toàn thông tin, các doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam đã tổ chức nên Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), là tổ chức xã hội nghề nghiệp phi lợi nhuận đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo mật thông tin được nhà nước Việt Nam công nhận. VNISA tập hợp các cá nhân, tổ chức làm công tác nghiên cứu giảng dạy, ứng dụng và phát triển an toàn thông tin nhằm hướng dẫn thực hiện các chủ trương đường lối của nhà nước trong việc ứng dụng và phát triển kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin, đưa ra đề xuất, khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển ngành. VNISA cũng đã thiết lập chi hội VNISA phía Nam, đặt trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước tiến lớn trong nhận thức về an toàn thông tin trong các doanh nghiệp. Hiện tại Hiệp hội VNISA nói chung và Chi hội phía Nam nói riêng có những hoạt động hết sức sôi nổi, tham gia vào việc phát triển an toàn thông tin cả nước cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hàng năm Hiệp hội có tổ chức ngày An toàn thdông tin Việt Nam để tổng kết, cập nhật và nhìn lại các thông tin mới, các sự kiện nổi bật về an toàn thông tin xảy ra trong năm và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho việc phát triển an toàn thông tin trong năm tiếp theo.

Tình hình chung về ATTT trong vài năm gần đây:- Xu hướng thế giới: + Thị trường mã độc thế giới tiếp tục phát triển mạnh với 80 ngàn mã độc

mới xuất hiện mỗi ngày. Đặc biệt là mã độc trên các thiết bị di động đã bắt đầu bùng nổ nhanh chóng.

+ Công nghệ tấn công trở nên cao cấp hơn, và khái niệm nguy cơ thường trực đã trở nên phổ biến.

+ Sự phát triển mạnh về thiết bị di động và điện toán đám mây tạo ra thách thức về an toàn thông tin trên các lĩnh vực này.

+ Xuất hiện mối nghi ngờ về việc các phần mềm gián điệp hay mã độc có thể nằm trong các thiết bị phần cứng.

+ Tại Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh:+ Một công ty chuyên về đảm bảo an toàn thông tin của Việt Nam bị tấn

công cho thấy các tấn công ngày càng táo tợn và tinh vi hơn.+ Các trang thông tin của Việt Nam tiếp tục là mục tiêu tấn công của các

tin tặc. + Số lượng máy tính Việt Nam bị nhiễm mã độc tiếp tục ở mức độ cao, là

nguy cơ lớn về an toàn thông tin.120

Page 125: + Đến năm 2025

+ Tháng 7/2013, nhiều tờ báo mạng của Việt Nam bị tấn công từ chối dịch vụ ở quy mô lớn dẫn đến không truy cập được vào hệ thống. Đây là đợt tấn công rất lớn, có chuẩn bị kỹ lưỡng và gây ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề an toàn thông tin của cả nước cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đợt tấn công đã cần đến sự huy động rất nhiều lực lượng khác nhau từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, các Ủy ban nhân dân thành phố và các doanh nghiệp để tham gia xử lý sự cố, ngăn chặn tấn công.

- Số liệu khảo sát sơ bộ tại hơn 200 tổ chức Tại thành phố Hồ Chí Minh của Chi hội VNISA phía Nam cho thấy 1 số xu hướng ATTT đáng chú ý trong năm 2012 như sau:

+ Bị lây nhiễm mã độc, tấn công từ chối dịch vụ, dò tìm, làm tê liệt hệ thống là các hình thức tấn công gây thiệt hại nhiều nhất cho các tổ chức.

+ Việc sử dụng VPN, mật khẩu, mã hóa, công cụ bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu, công nghệ sinh trắc học … cũng tăng lên theo nhu cầu về an toàn thông tin.

+ Tường lửa vẫn là thành phần cơ bản, chủ chốt trong vấn đề bảo vệ hệ thống mạng của các tổ chức và tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, các tổ chưa đầu tư nhiều vào các hệ thống cảnh báo và ngăn chặn tấn công xâm nhập.

+ Phần lớn các tổ chức đánh giá rằng nhận thức về an toàn thông tin chưa đầy đủ chính là rào cản lớn nhất trong việc bảo vệ an toàn thông tin và mức độ đầu tư cho an toàn thông tin hiện nay là chưa đầy đủ.

121

Page 126: + Đến năm 2025

PHỤ LỤC 5. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC TRỌNG ĐIỂM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

1. Các dự án, hạng mục đầu tư hạ tầng CNTT- Thuê hạ tầng mạng đô thị băng thông rộng đa dịch vụ tại Thành phố Hồ

Chí Minh.- Thuê hệ thống điều khiển mạng băng thông rộng của Thành phố

(NOC).- Thuê hạ tầng và vận hành trang thông tin tích hợp Thành phố (HCMCi-

tyweb).- Hệ thống thư điện tử thành phố.- Thuê hạ tầng trung tâm dữ liệu (DataCenter) triển khai các ứng dụng

dùng chung.- Đầu tư trang thiết bị tại các Sở - Ban - Ngành, Quận - Huyện.2. Các hạng mục đầu tư ứng dụng CNTT- Xây dựng Kiến trúc tổng thể khung chính quyền điện tử TP.HCM

(egov framework).- Mua sắm phần mềm phục vụ triển khai cho chính quyền điện tử.- Triển khai liên thông, kết nối hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.- Xây dựng và triển khai phần mềm khai thác dữ liệu thông minh (BI).- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong phát triển kinh tế - xã hội.- Triển khai dịch vụ công cấp 3, 4 tại các sở, ban, ngành, quận, huyện.- Nâng cấp, triển khai cổng thông tin điện tử tại các Sở - Ban - Ngành,

Quận - Huyện.- Ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại di động phục vụ công tác

chỉ đạo điều hành.- Ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng UBND thành phố.- Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Quận, Huyện.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Y tế.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và Đào tạo.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giao thông Vận tải.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tài nguyên Môi trường.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Lao động thương binh và

xã hội.

122

Page 127: + Đến năm 2025

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thông tin và Truyền thông.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Công nghiệp và Thương

mại.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Quy hoạch Kiến trúc.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Thuế.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quản lý đầu tư.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Quản lý cán bộ.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý Khiếu nại Tố cáo.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý Dân cư.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong An ninh Quốc phòng.- Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện 6 chương trình đột phá.- Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Ban ngành.3. Các dự án, hạng mục đầu tư an toàn an ninh thông tin- Xây dựng hệ thống kiểm soát an toàn thông tin.- Tăng cường an toàn an ninh thông tin.- Đảm bảo vận hành hệ thống.- Triển khai ứng dụng chữ ký số tại các cơ quan quản lý Nhà nước.- Đảm bảo an ninh mạng trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành

phố.- Triển khai hệ thống định danh.- Xây dựng hệ thống phòng chống và khối phục sau thảm họa cho Data-

Center.- Xây dựng hệ thống quản lý truy cập Internet.- Xây dựng và phát triển đội ứng cứu công nghệ thông tin thành phố.- Đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin phục vụ cho hệ thống mạng

thành phố.- Phát triển nguồn nhân lực quản trị mạng thành phố.- Tổ chức diễn tập tác chiến điện tử.4. Các chương trình, dự án đầu tư cho công nghiệp vi mạch

123

Page 128: + Đến năm 2025

- Đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch.- Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng.- Đề án phát triển thị trường vi mạch điện tử.- Chương trình nghiên cứu thiết kế và sản xuất thử nghiệm vi mạch.- Đề án nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ

phát triển công nghiệp vi mạch thành phố Hồ Chí Minh.- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch.- Dự án xây dựng Nhà thiết kế.

124