BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG...

141
Y BAN NHÂN DÂN TNH BC GIANG BÁO CÁO TNG HP QUY HOCH VÙNG NÔNG NGHIP NG DNG CÔNG NGHCAO TNH BC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 BC GIANG, 06/2017

Transcript of BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG...

Page 1: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG

ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BẮC GIANG, 06/2017

Page 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang ii

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH ....................................................................... 1 II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH ................................................................. 2

1. Căn cứ pháp lý ...................................................................................................... 2 2. Căn cứ thực tiễn .................................................................................................... 5

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH ............................. 5 1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 6

IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH.................................................................... 6

PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NNƯDCNC Ở VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO BẮC GIANG .............................................................................................. 7

1. Công nghệ cao ...................................................................................................... 7 2. Hoạt động công nghệ cao ..................................................................................... 7 3. Sản phẩm công nghệ cao ...................................................................................... 7 4. Nông nghiệp CNC ................................................................................................ 7

4.1. Khái niệm ...................................................................................................... 7 4.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 8 4.3. Nội dung của NNƯDCNC ............................................................................ 8

5. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................................................. 9 6. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ........................................................ 9

6.1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 6.2. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC .................................................................. 9 6.3. Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC ......................................................... 9 6.4.Tiêu chí xác định vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.................... 10

7. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC ....................................................... 11 7.1. Khái niệm .................................................................................................... 11 7.2. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC .................................... 11 7.3. Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp NNƯDCNC........................... 11

Page 3: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang iii

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................................. 11

1. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới ........................... 11 1.1. Nhật Bản ...................................................................................................... 12 1.2. Israel ............................................................................................................ 12 1.3. Hà Lan ......................................................................................................... 13 1.4. Ấn Độ .......................................................................................................... 13 1.5. Trung Quốc ................................................................................................. 14 1.6. Hàn Quốc .................................................................................................... 14

2. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam ........................... 15 2.1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................................. 15 2.2. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ................................ 17 2.3. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao........................... 19 2.4. Các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC .................................................... 19

3. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra ............................................................ 20 III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ............................................................................... 23

1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 23 1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 23 1.2. Địa hình ....................................................................................................... 24 1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 24 1.4.Nguồn tài nguyên ......................................................................................... 25

2. Thực trạng kinh tế - xã hội ................................................................................. 27 2.1.Tăng trưởng kinh tế ...................................................................................... 27 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................... 27

3.Thực trạng phát triển sản xuất ngành nông nghiệp thời gian qua ....................... 28 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp............................................................. 28 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp .............................................................. 28 3.3. Đánh giá đầu tư và quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp ............... 37

4. Đánh giá thực trạng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang ............................................................................................................... 38

4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 38 4.2. Các nguồn lực về khoa học công nghệ ........................................................ 50 4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ..................................................................................................... 52 4.4. Những chính sách và hình thức tổ chức quản lý về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Bắc Giang ................................................ 54

5. Đánh giá chung ................................................................................................... 55

Page 4: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang iv

5.1. Những lợi thế và kết quả đạt được .............................................................. 55 5.2. Những khó khăn, hạn chế ............................................................................ 56 5.3 Nguyên nhân ................................................................................................ 58

PHẦN THỨ HAI: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ...... 60

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO .............................................................. 60

1. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhu cầu và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước ..................... 60

1.1. Dự báo thị trường trong nước ..................................................................... 60 1.2. Thị trường xuất khẩu ................................................................................... 62 1.3. Dự báo nhu cầu vốn và khả năng huy động doanh nghiệp ......................... 63

2. Dự báo các công nghệ trong nước và quốc tế đáp ứng mục tiêu phát triển cho vùng NNƯDCNC tại Bắc Giang ............................................................................ 64

2.1. Áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao trong chăm sóc, sản xuất rau, hoa, dược liệu, thủy sản có chất lượng cao: ............................................................... 64 2.2. Trồng cây trong dung dịch (thủy canh), đặc biệt đối với các loại rau, củ, hoa. ..................................................................................................................... 66 2.3. Phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa ................. 67 2.4. Công nghệ tế bào ......................................................................................... 68 2.5. Kỹ thuật và công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp lâu năm .................................................................................... 68 2.6. Công nghệ trong chăn nuôi ......................................................................... 68 2.7. Cơ giới hóa, tự động hóa ............................................................................. 69 2.8. Công nghệ sau thu hoạch ............................................................................ 69 2.9. Công nghệ thông tin ................................................................................... 69

3. Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả công nghệ cao áp dụng trong nông nghiệp tại Bắc Giang và hướng khắc phục .................................................... 70 4. Dự báo các cây trồng, vật nuôi có khả năng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng mục tiêu nâng cao năng suất, giá trị thương phẩm ............................ 70 5. Dự báo lựa chọn sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang và sẽ là sản phẩm chủ lực tại địa phương, được tiêu thụ nội tỉnh, liên tỉnh cũng như xuất khẩu, và nằm trong vùng quy hoạch vùng sản xuất trọng điểm của địa phương ................................... 72 6. Dự báo về nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp có khả năng đáp ứng .......................................................................... 73

II. QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG............................................................................................................... 74

1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch các vùng và khu NNƯDCNC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ...................................................................................... 74

Page 5: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang v

1.1. Quan điểm ................................................................................................... 74 1.2. Mục tiêu ...................................................................................................... 74

2. Quy hoạch vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ................................................................................................................ 76

2.1. Các điều kiện của vùng NNƯDCNC .......................................................... 76 2.2. Các tiêu chí chủ yếu để lựa chọn quy hoạch vùng NNƯDCNC ................. 76 2.3. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC ................................................................ 77 2.4. Quy hoạch các vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 .............. 77 2.6. Định hướng phát triển vùng NNƯDCNC đến năm 2030 ........................... 93

III. ĐỀ XUẤT CÁC VÙNG ƯU TIÊN ....................................................................... 96

PHẦN THỨ BA: GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÁC VÙNG NNƯDCNC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ................... 98

I. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP ........................................................................................ 98 1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền .................................................................. 98 2. Giải pháp về quy hoạch, sử dụng đất đai............................................................ 98 3. Giải pháp về vốn và cơ chế, chính sách ............................................................. 99 4. Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực............................................. 100 5. Giải pháp về khoa học và công nghệ ................................................................ 100 6. Giải pháp về thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm................... 101 7. Giải pháp về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất ................................................ 102

7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ..................................................................... 102 7.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất ................................................................... 102

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ........................................................... 103 1. Hiện trạng môi trường ...................................................................................... 103 2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án ........ 104 3. Đánh giá tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch ...................... 105

3.1. Đối tượng chịu tác động ............................................................................ 105 3.2. Xác định nguồn gây tác động: ................................................................... 105 3.3. Đánh giá tác động: .................................................................................... 105

4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu và ứng phó sự cố môi trường ................... 106 III. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH ............... 107

1. Dự toán nhu cầu vốn đầu tư.............................................................................. 107 1.1.Vốn đầu tư .................................................................................................. 107 1.2. Nguồn vốn đầu tư ...................................................................................... 108

2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường ................................................................ 109 2.1. Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 109 2.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................................... 110 2.3. Hiệu quả môi trường ................................................................................. 110

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH ............................................................ 111

Page 6: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang vi

1. Kế hoạch thực hiện ........................................................................................... 111 2. Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 111

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 115

I. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115 II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 115

PHỤ LỤC

Page 7: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang vii

DANH MỤC CÁC BẢNG Trang

Bảng 1. Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam .......... 16 Bảng 2. Hiện trạng phát triển NN ƯDCNC tỉnh Bắc Giang .............................. 45 Bảng 3. Kết quả thực hiện mô hình nhà lưới, nhà màng trong sản xuất rau, hoa ở Bắc Giang ........................................................................................................... 49 Bảng 4. Phân tích SWOT cho nông nghiệp công nghệ cao của Bắc Giang ....... 59 Bảng 5. Một số chỉ tiêu NN CNC Bắc Giang đến 2025, định hướng 2030 ....... 75 Bảng 6. Quy hoạch các vùng rau ứng dụng CNC đến năm 2025 ...................... 79 Bảng 7. Quy hoạch các vùng hoa ứng dụng CNC đến năm 2025 ...................... 81 Bảng 8. Quy hoạch các vùng chè ứng dụng CNC đến năm 2025 ...................... 83 Bảng 9. Quy hoạch các vùng vải thiều ứng dụng CNC đến năm 2025 .............. 85 Bảng 10. Quy hoạch các vùng cây có múi ứng dụng CNC đến năm 2025 ...... 87 Bảng 11. Quy hoạch vùng nấm ƯDCNC đến năm 2025 ................................. 89 Bảng 12. Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn ƯDCNC đến năm 2025 .................. 90 Bảng 13. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà ƯDCNC đến năm 2025 .................... 92 Bảng 14. Quy hoạch các vùng rau ứng dụng CNC giai đoạn 2025- 2030 ....... 94 Bảng 15. Quy hoạch các vùng vải ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030 ................. 95 Bảng 16. Quy hoạch vùng CAQ có múi ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030 ........ 95 Bảng 17. Quy hoạch vùng nấm ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030 ...................... 95 Bảng 18. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030 ........ 96 Bảng 19. Ưu tiên các vùng nông nghiệp ƯDCNC ........................................... 96 Bảng 20. Tổng hợp vốn đầu tư ....................................................................... 108 Bảng 21. Vốn đầu tư NN ƯDCNC (phần Ngân sách NN) ............................. 108 Bảng 22. Tổng hợp vốn đầu tư phân theo nguồn ........................................... 109 Bảng 23. Kế hoạch thực hiện dự án ................................................................ 111

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ... 28

Hình 2. Cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006 – 2016 ... 29

Hình 3. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (2005-2016) ................................... 30

Page 8: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BNN-KHCN - Bộ nông nghiệp, Bộ khoa học công nghê

CLT - Cây lương thực

CAQ - Cây ăn quả

CNC - Công nghệ cao

DT - Diện tích

GDP - Tổng sản phẩm quốc nội

GTSX - Giá trị sản xuất

KHCN - Khoa học công nghệ

KH-UBND - Kế hoạch ủy ban nhân dân

NGTK - Niên giám thống kê

NN - Nhà nước

NNCNC - Nông nghiệp công nghệ cao

NNƯDCNC - Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

NQ-HĐND - Nghị quyết Hội đồng nhân dân

NQ-TU - Nghị quyết Tỉnh ủy

NTS - Nuôi thủy sản

QĐ-TTg - Quyết định Thủ tướng Chính phủ

TĐBQ - Tốc độ bình quân

TDMNPB - Trung du miền núi phía Bắc

TS - Thủy sản

ƯDCNC - Ứng dụng công nghệ cao

Page 9: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 1

MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là tất yếu trong quá

trình CNH-HĐH của phần lớn các quốc gia có nền nông nghiệp. Nông nghiệp CNC sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan… đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái. Đối tượng sản phẩm chính là rau, hoa, quả, cây cảnh, chăn nuôi, thủy sản,…

Tỉnh Bắc Giang có điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý, kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, với nhiều sản phẩm thế mạnh như vải thiều Lục Ngạn, cây có múi, rau chế biến, gia súc, gia cầm, lúa gạo chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, ...

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn, nhất là từ khi có Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng từng bước ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại, duy trì tăng trưởng sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản bền vững, phát huy thế mạnh từng vùng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa từng bước ứng dụng công nghệ cao như các vùng sản xuất rau, quả, hoa, chăn nuôi lợn, gà, thủy sản, ... Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn có một số tồn tại, hạn chế đó là: Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn tự phát, chưa có quy hoạch; các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán và chậm nhân ra diện rộng, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp chưa cao; công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chậm phát triển; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp; chưa thu hút được doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính và công nghệ để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn; nguồn lực đầu tư bao gồm cả tài chính và nhân lực đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao chưa tương xứng, nên chưa tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp; phương

Page 10: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 2

thức tổ chức sản xuất và quan hệ sản xuất chậm đổi mới..., chưa có các vùng, các khu nông nghiệp ứng dụng CNC để trở thành hạt nhân đi đầu trong ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Nhằm đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bắc Giang cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc lập “Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là rất cấp thiết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH 1. Căn cứ pháp lý

* Các văn bản của Trung ương

- Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội.

- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 về quy hoạch quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.

- Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

- Văn bản số 1452/BNN-KHCN, ngày 03 tháng 05 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc đề xuất nhiệm vụ, đề án, dự án thực hiện “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” thực hiện từ năm 2014.

Page 11: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 3

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 05 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020.

- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

- Quyết định số 66/2015/QĐ -TTg ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Văn bản số 2613/BNN-KHCN, ngày 4/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định 738/BNN-KHCN ngày 17 tháng 3 năm 2017, của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao và phụ lục danh mục công nghệ cao áp dụng.

* Các văn bản của Địa phương

- Nghị quyết số 130-NQ/TU ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020.

- Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HDND tỉnh Bắc Giang về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017 - 2020.

- Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020.

Page 12: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 4

- Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 809/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 120 /QĐ-UBND ngày 25/01/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng 2030.

- Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Quy hoạch thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

- Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Quy hoạch vùng rau an toàn và rau chế biến tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

- Quyết định số 1121/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

- Quyết định 2371/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 2109 /QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 318/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang, ban hành quy định về quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Quyết định số 1838/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập: Quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Và các quy hoạch ngành khác trên địa bàn tỉnh có liên quan.

Page 13: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 5

2. Căn cứ thực tiễn

- Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Giang, điểm xuất phát về công nghệ trong nông nghiệp, căn cứ vào các sản phẩm thế mạnh, điều kiện tự nhiên đất đai, con người, và điều kiện thị trường của các sản phẩm nông nghiệp, trong hiện tại và tương lai để bố trí quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với công nghệ phù hợp, khả thi đem lại hiệu quả kinh tế cao, lợi ích về xã hội, môi trường.

- Căn cứ vào điều tra khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng và tiềm năng của các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang trong phát triển nông nghiệp; tình hình ứng dựng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ; khả năng về đầu tư, thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia vào công nghệ cao; đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn nhân lực, khả năng tiếp nhận công nghệ, v.v.

- Căn cứ vào các đề xuất của UBND các huyện, thành phố về quy hoạch, định hướng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cho giai đoạn 2017-2025, và định hướng 2030.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH 1. Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao như: vi khí hậu, thời tiết, đất đai, địa hình, nguồn nước, chế độ thủy văn và đặc trưng ở các tiểu vùng.

- Các hệ thống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, các quy trình canh tác, sơ chế bảo quản, chế biến, tiêu thụ hiện tại và tiềm năng cho sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

- Các loại giống cây trồng, vật nuôi chủ yếu của ngành nông nghiệp như: cây ăn quả, lúa chất lượng cao, rau, hoa màu các loại, chăn nuôi (lợn, gia cầm), thủy sản ...

- Hệ thống cơ sở hạ tầng (đất đai, thủy lợi, giao thông, các cơ sở dịch vụ kỹ thuật, thương mại...) phục vụ phát triển sản xuất hàng hóa tại vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Các công nghệ tiên tiến ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đối tượng nguồn nhân lực: số lượng lao động, trình độ, khả năng tiếp nhận ứng dụng công nghệ cao ở các vùng quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao.

- Các thành phần, chủ thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông nghiệp.

Page 14: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 6

2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

+ Thị trường, yêu cầu của thị trường, dự báo thị trường, xuất khẩu, nội địa đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

+ Những vấn đề về công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất giống, sản xuất sản phẩm có chất lượng an toàn và chuyển giao vào thực tế của địa phương.

+ Các loại hình ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Nhu cầu và khả năng liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

+ Nghiên cứu sơ bộ đầu tư với các hạng mục công trình phục vụ các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

IV. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH - Phương pháp kế thừa có chọn lọc, hệ thống thông tin, tư liệu về quy

hoạch NNƯDCNC đã được phê duyệt ở các tỉnh.

- Phương pháp tiếp cận đa chiều và liên ngành.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: làm việc, phỏng vấn, các ban ngành, liên quan ở các huyện thành phố, các đơn vị Sở, ban ngành của Tỉnh; đi thực địa các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khảo sát các vùng sản xuất nông nghiệp, hiện trạng đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, và khả năng tiếp nhận công nghệ cao, ...

- Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng trong điều kiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các vùng NNƯDCNC cũng như các loại sử dụng đất dự kiến sẽ thay thế khi quy hoạch thành vùng NNƯDCNC.

- Phương pháp phân tích thống kê - kinh tế sử dụng trong tổng hợp, phân tích thông tin và bố trí quy hoạch vùng NNƯDCNC.

- Phương pháp GIS xây dựng bản đồ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Phương pháp chuyên gia, hội thảo.

Page 15: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 7

PHẦN THỨ NHẤT

KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NNƯDCNC Ở VIỆT NAM, CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ CAO BẮC GIANG

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAO

Theo Luật Công nghệ cao, Điều 3, khoản 1, 2, 3 có định nghĩa về một số nội dung CNC như sau:

1. Công nghệ cao

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Nhà nước tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1) Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4) Công nghệ tự động hóa.

2. Hoạt động công nghệ cao

Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệp CNC.

3. Sản phẩm công nghệ cao

Sản phẩm CNC là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

4. Nông nghiệp CNC

4.1. Khái niệm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT: “NNCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững” (Chuyên đề nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, CIS, 2017, số 3, trang 5).

Page 16: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 8

4.2. Nhiệm vụ

Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;

- Phòng, trừ dịch bệnh;

- Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;

- Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;

- Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;

- Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC;

- Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

Công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồng và xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo.

4.3. Nội dung của NNƯDCNC

Phát triển sản xuất NNƯDCNC bao gồm:

- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá, những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến. Ứng dụng CNTT vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường.

- Sản phẩm NNƯDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường.

- Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường.

- Phát triển NNƯDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tùy tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.

Page 17: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 9

- Sản xuất NNƯDCNC có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa.

- Sản xuất NNƯDCNC thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.

- NNƯDCNC góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có được những tri thức khoa học.

5. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Trong đề án phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đã đưa ra khái niệm:“Nông nghiệp ứng dụng CNC là nền nông nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường”

6. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

6.1. Khái niệm

Theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg, điều 2, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được định nghĩa là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

6.2. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC

• Sản xuất sản phẩm NNƯDCNC;

• Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

• Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

6.3. Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC

• Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC;

Page 18: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 10

• Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kết với các khu NNƯDCNC;

• Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp;

• Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao;

• Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa với số lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60% tổng số lao động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp;

• Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế.

6.4.Tiêu chí xác định vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo Quyết định 66/2015/QĐ-TTg, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau:

• Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết. Có đầu mối là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã;

• Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng;

• Công nghệ ứng dụng là công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống, và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi;

• Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính của một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.

• Đối tượng và quy mô: sản xuất hoa diện tích tối thiểu là 50ha, sản xuất rau an toàn diện tích tối thiểu là 100ha, sản xuất giống lúa diện tích tối thiểu là 100ha, nhân giống, sản xuất nấm ăn diện tích tối thiểu là 5 ha; cây ăn quả diện tích tối thiếu là 300ha, cây công nghiệp lâu năm (chè, cao su, cà phê, tiêu) diện tích tối thiểu là 300ha, thủy sản, diện tích làm giống tối thiểu là 20ha, nuôi thương phẩm 200ha, chăn nuôi bò sữa số con nuôi tối thiểu là 10.000con, bò thịt 20.000 con, chăn nuôi lợn thịt số con tối thiểu là 40.000con/năm, lợn sinh sản (lợn nái) là 2.000con/năm; chăn nuôi gia cầm số con tối thiểu là 50.000con/lứa.

Page 19: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 11

7. Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC

7.1. Khái niệm

Doanh nghiệp NNCNC là doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị gia tăng cao.

7.2. Điều kiện công nhận là doanh nghiệp NNƯDCNC

- Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng CNC để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

- Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao;

- Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành.

7.3. Chế độ ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp NNƯDCNC

- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

- Được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC.

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới

Khu CNC xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939, đến đầu những năm 1980 đã có đến hơn 100 khu khoa học CNC phân bố trên các bang của Mỹ. Ở Anh, năm 1961 đã xây dựng khu CNC (vườn khoa học Jian Qiao) và đến năm 1988 đã có 38 vườn khoa học với sự tham gia của hơn 800 doanh nghiệp. Phần Lan và các nước Bắc Âu xây dựng khu NNƯDCNC vào năm 1981 và đến năm 1996 đã có 9 khu NNƯDCNC. Phần lớn các khu này đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng thành tựu KHCN mới, kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Page 20: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 12

1.1. Nhật Bản

Năm 1961, Nhật Bản đã suy nghĩ chuẩn bị xây dựng thành phố khoa học tại Zhubo cách Tokyo 60km. Đến năm 1964 bắt tay vào xây dựng, năm 1974 khánh thành Đại học Zhubo, đến cuối thập kỷ 80 dân số thành phố khoa học Zhubo đã lên đến 150.000 người, trong đó nhân viên nghiên cứu là 6.500 người, học sinh 9.000 người. Trong thành phố khoa học có trường đại học, viện nghiên cứu, công viên và khu chung cư. Có trên 50 đơn vị dạy học, nghiên cứu, trong đó các viện khoảng 15 - 16 đơn vị, ví dụ như viện công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, môi trường, dâu tằm, quy hoạch đất, công trình nông nghiệp, công trình sinh vật, giống, kho gen…

Công nghệ cao trong nông nghiệp Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hóa học; hoàn thiện công tác quản lý và kỹ thuật tưới tiêu nước cho lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất. Nhật Bản cũng rất nhanh nhạy với vấn đề này khi cho thành lập Viện quốc gia về Khoa học Nông nghiệp ở cấp Nhà nước, tăng cường nghiên cứu liên kết giữa các viện khoa học với các trường Đại học, hội khuyến nông, để thắt chặt và nâng cao công tác quản lý. Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nhờ áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, giá trị sản xuất trên 1 ha đã tăng mạnh lên 70.000-100.000USD/1 ha/năm trong vòng 10 năm; giá trị xuất khẩu các nông sản công nghệ cao chiếm trong xuất khẩu nông sản đạt 80-90% đã góp phần tạo uy tín, thương hiệu nông sản Nhật Bản trên thị trường thế giới. Tại thị trường Hong Kong, 1 quả dâu tây của Nhật giá 250HK $, thị trường Trung Quốc cũng dùng nhiều sản phẩm của Nhật vì không tin tưởng vào các nhà sản xuất của trong nước.

1.2. Israel

Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, Israel đã xây dựng được 10 khu NNƯD CNC với doanh thu từ trồng trọt đạt mức kỷ lục 200.000 USD/ha. Công nghệ nhà kính có thể cho năng suất cà chua tới 300 tấn/ha, tức gấp 4 lần nếu trồng ngoài đồng. Israel chỉ với 360.000 ha đất sản xuất nông nghiệp khô cằn, thiếu nước tưới lại phân bố trên nhiều kiểu khí hậu rất đa dạng, khác biệt nhưng đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu. Trong 5 thập niên gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%. Hiện nay, một nông dân Israel sản xuất nông nghiệp đủ nuôi 100 người.

Thành công của nông nghiệp Israel nhờ ý chí kiên định và sức sáng tạo liên tục của các nhà khoa học cũng như nông dân. Thế mạnh của họ không chỉ là các nông sản chất lượng cao mà còn là sản phẩm công nghệ làm ra chúng cũng được thương mại hóa. Do vậy, họ kiên trì chủ trương đầu tư tạo ra công nghệ mới để phát triển những ứng dụng đồng bộ trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Page 21: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 13

Đạt được thành công trên là do Chính phủ Israel đã xây dựng kế hoạch mang tầm quốc gia để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo kiểu chìa khóa trao tay gồm các khâu: lập kế hoạch, xây dựng dự án và tham gia quản lý các dự án nông nghiệp ứng dụng CNC. Israel hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về phân bổ ngân sách cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

1.3. Hà Lan

Hà Lan tuy không phải một quốc gia được ưu đãi về mặt tài nguyên nông nghiệp, với nguồn đất ít lại trũng, thường xuyên đối mặt với lụt lội, nhưng bằng những chính sách thông minh và đầu tư mạnh vào NNCNC của chính phủ, Hà Lan đã trở thành một trong những đất nước có nền nông nghiệp đáng ngưỡng mộ trên thế giới. Trong nhiều năm qua, Hà Lan tự hào trở thành quốc gia đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các mặt hàng khoai tây, cà chua, trứng, pho mát, bia. Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11.000 ha, chiếm 25% tổng diện tích nhà kính trên toàn thế giới. Trong đó, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5 - 6 lần sản xuất ngoài trời. Giá trị nông sản công nghệ cao trong xuất khẩu nông sản của Hà Lan đạt 50-67%, theo Euromonitor.

Tại Hà Lan, hàng năm Nhà nước đầu tư 140 triệu Euro để cải tạo đất, bình quân 4000 Euro/ha năm. Nhà nước tài trợ quy hoạch đất đai, dồn điền đổi thửa, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá. Hà Lan không những tập trung đầu tư vào “Công nghệ cứng” mà còn chú trọng phát triển “Công nghệ mềm” về quản lý và tổ chức để có thể phát triển cao hơn nữa “Công nghệ cứng”.

1.4. Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới, với 1,2 tỉ người, chỉ đứng sau Trung Quốc. Sau khi giành được độc lập, quốc gia này thường xuyên phải đối mặt với nạn đói do khả năng cung ứng của ngành nông nghiệp không đủ so với dân số. Nhận thức được vấn đề này, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” từ năm 1963, thay đổi toàn bộ cục diện ngành nông nghiệp Ấn Độ nói riêng và trở thành một “hiện tượng” của ngành nông nghiệp thế giới nói chung.

Việc áp dụng CNC vào nông nghiệp được thể hiện rõ nhất qua các chính sách áp dụng công nghệ tiên tiến vào lai tạo và cải thiện giống. Cuộc “cách mạng xanh” của Ấn Độ thực chất chính là áp dụng CNC vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp với hai công tác chính bổ sung và hỗ trợ cho nhau là: (1) tạo ra những giống mới, năng suất cao (chủ yếu là cây lương thực) và (2) sử dụng tổ hợp các biện pháp kỹ thuật để phát huy khả năng của các giống mới. Thành công của nông nghiệp cũng được đóng góp một phần đáng kể bởi chính sách áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này. Áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Ấn Độ đã góp phần tăng năng suất, sản lượng, theo báo cáo India Economic Review, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha nông nghiệp công nghệ cao đạt 25.000-

Page 22: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 14

32.000$/ha/năm, gấp 4-5 lần so với canh tác truyền thống. Sự phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ cũng góp phần đóng góp vào nông sản xuất khẩu 20-22,8%.

1.5. Trung Quốc

Trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở cửa, tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích đất canh tác bị mất hàng năm trên 1 triệu ha, trong khi dân số của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các khu NNƯDCNC với 3 đặc trưng cơ bản là: (1) nơi sáng tạo phát triển mới của sản xuất nông nghiệp; (2) điểm tăng trưởng trong việc xây dựng mới hiện đại hóa nông nghiệp và (3) tiếp điểm của sự kết hợp giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn và 5 chức năng chủ yếu là: (1) sản xuất sản phẩm tinh xảo, chế biến; (2) trình diễn; (3) lôi kéo; (4) giáo dục và (5) nghỉ ngơi tham quan. Các khu NNƯDCNC ở Trung Quốc đều có đặc điểm chung là áp dụng KHCN vào nông nghiệp, lấy công trình xây dựng nông nghiệp làm chủ thể, tổ chức sản xuất nông nghiệp thâm canh và xí nghiệp hóa kinh doanh đã có tác dụng to lớn trong tăng trưởng nông nghiệp. Chỉ sau 8 năm (1998 - 2006), Trung Quốc đã xây dựng được hơn 405 khu NNƯDCNC, trong đó có 01 khu cấp quốc gia, 42 khu cấp tỉnh và 362 khu cấp thành phố. Ngoài ra, còn hàng ngàn cơ sở NNƯDCNC trên khắp đất nước. Những khu này đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên đến 42% so với tổng giá trị sản phẩm tăng thêm và đạt giá trị sản lượng bình quân từ 40.000 - 50.000 USD/ha/năm, gấp 40 - 50 lần so với sản xuất cũ.

1.6. Hàn Quốc

Điều kiện sinh thái: địa hình, đất, khí hậu ở Hàn Quốc ít thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp nên từ đầu những năm 1990 đã tiếp cận và chuyển sang NNƯDCNC thông qua việc ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, hóa học và sử dụng năng lượng điện vào nông nghiệp để nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phẩm. Chương trình phát triển khu nông nghiệp ứng dụng CNC được thực hiện đến cấp huyện, tất cả các huyện đều có từ 2 khu NNƯDCNC trở lên với hệ thống chính sách đồng bộ của Chính phủ bao gồm: đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng đầy đủ, hỗ trợ về vốn vay và giảm thuế đối với nhà đầu tư. Ở mỗi khu NNƯDCNC, nhà nước tiến hành quy hoạch thiết kế xây dựng đường giao thông, đường điện, cấp nước đến khu vực sản xuất, nhà điều hành, đảm bảo mỗi khu NNƯDCNC là trung tâm hoạt động nông nghiệp của vùng. Đến nay, diện tích nhà kính ở Hàn Quốc là 21.000ha; thu nhập từ sản xuất dưới nhà kính trồng cây ăn quả, hoa đã tăng 8,8 nghìn USD/ha/năm (năm 1990) lên 24,4 nghìn USD/ha/năm (năm 2016), gấp 8 lần so với sản xuất nông nghiệp truyền thống, ngoài trời.

Page 23: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 15

2. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

2.1. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khu NNCNC chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Hiện nay cả nước đã có 7 khu NNƯDCNC đi vào hoạt động là: TP. Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao, du lịch, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng); Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất), Hải Phòng (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo rau, hoa, giống cây con); Sơn La (nghiên cứu giống, sản xuất rau, hoa, quả); Khánh Hòa (nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao giống lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài, heo, cá), Phú Yên (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao giống mía, bông, cây ăn quả, gia súc, gia cầm), Bình Dương (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao rau, quả, cây dược liệu). Riêng khu NNCNC Hậu Giang đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đang ở giai đoạn đầu tư xây dựng. Đặc điểm của mô hình này là UBND các tỉnh/thành phố quy hoạch thành khu tập trung với quy mô từ 60 - 400 ha tùy điều kiện quỹ đất của từng địa phương. Tiến hành thiết kế quy hoạch phân khu chức năng theo hướng liên hoàn từ nghiên cứu, sản xuất, chế biến, giới thiệu sản phẩm. Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ: giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, xử lý môi trường… đến từng phân khu chức năng, quy định các tiêu chuẩn công nghệ và loại sản phẩm được ưu tiên phát triển trong khu NNCNC. Các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được quyền đăng ký và đầu tư vào khu để phát triển sản phẩm. TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên xây dựng khu NNCNC theo mô hình đa chức năng, gắn nghiên cứu, trình diễn, chuyển giao công nghệ với việc tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái đồng thời thu hút đầu tư của các doanh nghiệp. Quy mô diện tích là 88 ha được thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ. Mô hình tổ chức quản lý của khu NNCNC này dự kiến giai đoạn đầu là đơn vị sự nghiệp có thu, tự túc một phần kinh phí hoạt động. Qua hoạt động đã có nhiều ý kiến cho rằng “Chỉ có chuyển sang hình thức doanh nghiệp với sự tự chủ về tài chính sẽ thúc đẩy doanh nghiệp khu NNCNC đầu tư vào chiều sâu và ngày càng năng động hơn trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển NNƯDCNC đến năm 2020, rất nhiều địa phương đã triển khai dự án quy hoạch chi tiết các khu NNƯDCNC như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Lâm Đồng. Các sản phẩm được lựa chọn để phát triển trong khu quy hoạch này là nhân giống các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao bằng công nghệ cấy mô thực vật, sản xuất giống cây trồng vật nuôi sạch bệnh, sản xuất rau hoa cao cấp, nấm dược liệu, vắcxin, quy trình công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản….Đến tháng 3/2017, đã có 21 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong cả nước (CIS, 2017, trang 48-54).

Page 24: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 16

Bảng 1. Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam

Vùng/tỉnh Tên Chủ đầu tư

Diện tích (ha)

Năm xây dựng/ địa điểm

Vốn đầu tư (tỷ đ)

Chức năng/sản phẩm

I. Tây Bắc 1.Sơn La

Khu NN ƯDCNC

Mộc Châu

UBND tỉnh

200 2004/Nông trường Mộc

Châu 30,0

Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/rau,

hoa, quả

II. ĐBSH

2.Hà Nội Khu NN ƯDCNC Cầu Diễn

UBND TP

10,71 2004; Cầu Diễn,

Từ Liêm 23,7

Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/rau,

hoa

3.Hải Phòng Khu NN ƯDCNC

Hải Phòng

UBND TP

7,42

2006; TT giống &phát triển nông lâm

nghiệp

23,8 Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/rau,

hoa

III. DHNTB

4. Phú Yên Khu NN ƯDCNC Phú Yên

UBND tỉnh 460

Thôn Thạch Lâm, xã Hòa Quang, huyện

Phú Hòa

21,77

Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/ giống mía, bông, cây ăn quả,

gia súc, gia cầm

5.Khánh Hòa Khu NN ƯDCNC Suối Dầu

UBND tỉnh 65,85

2007; xã Suối Cát, huyện Cam

Lâm 32,0

Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/giống lúa, ngô, rau, hoa, mía, điều, xoài, lợn, cá

IV. ĐNB

6.TPHCM NT Phan Văn Cội

UBND TP 88,17

2004; Nông trường Phan Văn

Cội 752,6

Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao, du lịch/rau, hoa quả, cá

cảnh

7.Bình Dương KhuNN ƯDCNC An Thái

CTCP U&I 471,0 2011; xã An

Thái, Phú Giáo 380,9 Nghiên cứu, SX, đào tạo, chuyển giao/rau,

quả, cây dược liệu

(Nguồn: Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020; Bộ NN và PTNT, 2013).

Ưu điểm: Đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia sản xuất trong khu có sản lượng hàng hóa tập trung, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng nông sản, giảm được chi phí đầu tư về cơ sở hạ tầng trên một đơn vị diện tích. Được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước về thuê đất, thuế….

Page 25: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 17

Hạn chế: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu lớn nên khả năng thu hồi vốn chậm, không thích hợp với một số đối tượng cây con đòi hỏi diện tích sử dụng đất, không gian cách ly lớn. Các doanh nghiệp có nguồn vốn thấp khó có thể tham gia đầu tư vào khu.

So với tiêu chí khu NNƯDCNC thì các khu NNƯDCNC của Việt Nam (trừ khu NNƯDCNC ở TP. HCM) chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nghiên cứu, ứng dụng và hiệu quả, nguyên nhân:

- Chưa lựa chọn được mô hình khu NNƯDCNC phù hợp. - Việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giải phóng mặt

bằng và sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan. - Cơ chế chính sách chưa thực sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp

trong và ngoài nước. - Mới chỉ tập trung phát triển các mô hình trình diễn, chuyển giao, quảng

bá thương hiệu cho doanh nghiệp nên rất khó kêu gọi đầu tư vì các nhà đầu tư hạn chế về diện tích.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ nhập khẩu không phù hợp hoặc lạc hậu (điển hình khu NNƯDCNC ở Hà Nội, Hải Phòng).

- Hiện nay do việc kiểm soát chất lượng sản phẩm còn hạn chế, việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có lúc tiêu thụ còn khó khăn, giá sản phẩm rẻ.

2.2. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đây là loại hình có ý nghĩa thực tiễn sản xuất nông nghiệp của nước ta trong điều kiện hiện nay, nhiều địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất NNƯDCNC.

- TP. Hồ Chí Minh đã có trên l.000 ha trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, đặc biệt là diện tích rau sản xuất trồng nhà lưới cho giá trị đạt 120 - 150 triệu đồng/ha/vụ, hơn 700 ha trồng hoa - cây cảnh áp dụng công nghệ cao cho thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/năm.

- Tại Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa ở Đà Lạt, vùng trồng chè Ôlong của Bảo Lộc… Các công nghệ tại đây được ứng dụng nhiều như trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt. Có tới 95,9% số hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Người trồng hoa có thể đạt bình quân thu nhập hàng năm 600 – 700 triệu đồng/ha.

- Tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất giống cây lâm nghiệp, chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc, chăn nuôi gà quy mô công nghiệp theo công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, các loại hình sản xuất này cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh tùy theo điều kiện về tự nhiên, về lao động và thế mạnh của tỉnh.

Page 26: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 18

- Ở tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, như vùng cà rốt 450 ha tại các huyện Lương Tài, Gia Bình; vùng rau diện tích 50 ha tại huyện Thuận Thành, đến nay, 10 ha dưa chuột được trồng và đã xuất khẩu. Đối với thuỷ sản, có vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm cá rô phi đơn tính, tổng diện tích 50 ha.

- Ở Hà Nam đã triển khai vùng rau CNC 63 ha ở xã Yên Bình, Xuân Khê của doanh nghiệp Vineco, tạo công ăn việc làm thu nhập cao cho người nông dân sau khi Nhà nước thuê đất lâu dài, đã áp dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới của Nhật Bản, Israel; công nghệ tưới tiêu tự động Israel; công nghệ cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin và truyền thông cùng các hệ thống giám sát các thông số môi trường đất, nước, không khí và sinh trưởng cây trồng trong sản xuất rau hàng hóa, có giá trị kinh tế cao.

- Ở Thái Bình, tập đoàn TH thực hiện thuê đất lâu dài 10-20 năm của nông dân với diện tích đất thuê tập trung là 3.000ha và thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với các hoạt động trồng rau củ chế biến, trồng lúa hữu cơ, ..theo tiêu chuẩn GLOBALGAP và organic. Vừa qua, UBND Tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, thu hút được trên 20 doanh nghiệp tham gia, với tổng số vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng.

- Ưu điểm: Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi áp dụng các kết quả nghiên cứu CNC trong sản xuất nông nghiệp trên một vùng chuyên canh với khối lượng hàng hóa lớn; tận dụng được các lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động tại vùng. Chỉ sử dụng một số công nghệ phù hợp với một số khâu canh tác nên chi phí đầu vào giảm, phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân nên dễ triển khai vào thực tiễn sản xuất.

- Hạn chế: Do áp dụng công nghệ cao không đồng bộ nên chất lượng sản phẩm vẫn chưa đồng đều và cao. Khâu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các hợp đồng với các doanh nghiệp nên chưa ổn định. Tuy nhiên, đây là loại hình cần khuyến khích phát triển ở các tỉnh nông nghiệp, tùy theo điều kiện về tự nhiên, lao động và thế mạnh của từng tỉnh nhưng trong quá trình quy hoạch và phát triển vùng NNƯDCNC cần:

- Xác định quy mô và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp.

- Thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng cho các nông thủy sản để đảm bảo sản phẩm được chứng nhận.

- Phát triển công nghệ chế biến sâu để nâng cao giá trị của mặt hàng NTS.

- Có sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, đến chế biến và tiêu thụ. Trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò là người định hướng cho nông dân và những người sản xuất khác thay đổi cơ cấu sản xuất tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường,

Page 27: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 19

ứng dụng kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

2.3. Các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đến 2016, cả nước có 25 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó, có Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Rừng Hoa Đà Lạt, Công ty TNHH Agrivina (Dalat Hasfarm) và Công ty TNHH Đà Lạt G.A.P đều ở Lâm Đồng và Công ty TH True Milk ở Nghệ An. Quy mô và loại sản phẩm tùy theo khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.

- Uu điểm: Loại hình này có quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự hoạt động mang tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh định hướng sản phẩm linh hoạt theo yêu cầu của thị trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.

- Hạn chế: Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất, khả năng lan tỏa và chuyển giao công nghệ khó, một phần do yêu cầu bí mật công nghệ của doanh nghiệp. Chi phí đầu tư cho 1 đơn vị diện tích sản xuất rất cao, khó tạo ra một số lượng sản phẩm lớn.

2.4. Các mô hình sản xuất nông nghiệp CNC

* Trong lĩnh vực cây trồng

Các mô hình thông thường do một doanh nghiệp đầu tư, quy mô tùy theo khả năng đầu tư vốn và sản phẩm của mô hình là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp. Ví dụ:

- Như ở TP. Hồ Chí Minh, Công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây đã đầu tư trại sản xuất hạt giống rau với việc nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt giống lai F1 cùng với việc đầu tư phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học, xưởng chế biến hạt giống phục vụ cho công tác nghiên cứu, lai tạo và chế biến hạt giống đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tại Lâm Đồng Công ty Dalat Hasfarm sản xuất các lọai hoa ôn đới cao cấp. Sản phẩm chính là hoa cắt cành, bao gồm hoa hồng, lily, cúc đơn, cúc chùm, cẩm chướng đơn, cẩm chướng chùm, đồng tiền, baby, sao tím, salem và các loại lá trang trí, hoa trồng chậu. Ngoài việc cung cấp cho thị trường trong nước, thông qua mạng lưới phân phối vững chắc và rộng khắp, Dalat Hasfarm còn xuất khẩu sang Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Đài Loan, Campuchia,... Các loại hoa được trồng trong nhà kính ở Đà Lạt với công nghệ hiện đại và theo quy trình hết sức nghiêm ngặt (từ diện tích kho lạnh 600m2 có đầy đủ trang thiết bị để giữ hoa tốt nhất, đến quy trình đóng gói, bảo quản và vận chuyển liên hoàn). Công ty đã thực hiện việc trồng hoa trong nhà kính giúp ngăn ngừa được mưa gió, côn trùng, sâu

Page 28: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 20

bọ. Cấu trúc nhà kính rất dễ dàng để cài đặt hệ thống cơ giới hóa, giúp tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển…

- Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ thu hút nhiều hộ nông dân tham gia sản xuất và ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa.

- Tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Mô hình trồng nấm với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an toàn (với công thức 5 cấm trong rau sạch và 3 chỉ tiêu an toàn) cho sản lượng 25.000 tấn/năm, mô hình trồng hoa tại huyện Mê linh có 1.000 ha chuyên sản xuất hoa cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã áp dụng các công nghệ mới gồm tạo giống tốt, nhà lưới, vườn uơm, kho mát bảo quản đóng gói.

* Trong lĩnh vực chăn nuôi : Ví dụ như: Tại thành phố Hồ chí Minh Công ty Bò sữa đã đầu tư mô hình

chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với hệ thống chuồng trại khá hoàn chỉnh, có hệ thống phun sương, chuồng ép 50% tự động để thụ tinh nhân tạo, khám thai, điều trị phẫu thuật, xây dựng thâm canh 300 ha đồng cỏ, 4 hố ủ chua có sức chứa 3.000 tấn thức ăn/hố.

- Ưu điểm: Loại hình này có quy mô đầu tư phù hợp với khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự hoạt động mang tính độc lập và tự chủ giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh định hướng sản phẩm linh hoạt theo yêu cầu của thị trường và khả năng đầu tư vốn của doanh nghiệp.

3. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra

Từ những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và thế giới, ta có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau:

(1) Về các công nghệ ứng dụng trong sản xuất NNCNC

Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC được xác định lĩnh vực đột phá là công nghệ sinh học đã tạo ra các giống cây trồng chuyển gen với các đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh; công nghệ nuôi cấy mô thực vật invitro. Công nghệ cao trong canh tác và điều khiển các yếu tố ngoại cảnh phù hợp với thời kỳ sinh trưởng phát triển cây trồng trước hết là công nghệ trồng cây trong nhà kính, nay được gọi là nhà màng do việc sử dụng mái lợp bằng màng polyethylen thay thế cho kính (green house) hay nhà lưới (net house). Công nghệ trồng cây thủy canh (hydroponics) dựa trên cơ sở cung cấp dinh dưỡng qua nước (fertigation), kỹ thuật khí canh (aeroponics) - dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng phun sương và kỹ thuật trồng cây trên giá thể - dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp ở dạng lỏng qua giá thể trơ. Kỹ thuật trồng cây trên giá thể (solid

Page 29: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 21

media culture) thực chất là biện pháp cải tiến của công nghệ trồng cây thủy canh. Công nghệ tưới tiết kiệm nước theo hình thức nhỏ giọt bán thấm và tưới phun mưa kết hợp với bón phân. Lượng dung dịch tưới được lập trình theo nhu cầu nước và dinh dưỡng của cây thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng. Công nghệ tưới có thể ứng dụng ở nhiều điều kiện khác nhau như trong nhà kính, nhà lưới, cây trồng ngoài đồng ruộng, vườn ươm sản xuất cây giống, trang trại trồng cây ăn quả... Israel là nước ứng dụng rất thành công và hiệu quả công nghệ tưới cho nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới.

(2) Về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển NNƯDCNC

Nhìn vào thực trạng NNƯDCNC của các quốc gia trên thế giới cho thấy hầu hết các nước áp dụng NNƯDCNC đều có chung đặc điểm là quỹ đất canh tác khiêm tốn nên công tác cải tạo và tiết kiệm đất được đặt lên hàng đầu. Kinh nghiệm của các nước trong phát triển NNƯDCNC đã đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu, thiết kế có chọn lọc đối với nội dung lập quy hoạch phát triển NNƯDCNC như sau:

- Chiến lược phát triển NNƯDCNC phải được coi là bộ phận cấu thành của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi sản xuất các sản phẩm nông nghiệp được nghiên cứu từ các khu NNƯDCNC.

- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

- Đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực làm chủ CNC trong nông nghiệp.

- Xây dựng chính sách đặc thù để phát triển các khu và vùng sản xuất NNƯDCNC như bài học của Trung Quốc và Hàn Quốc.

(3) Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Việc đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp ƯDCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý. Do đó, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

Page 30: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 22

(4) Về lao động

Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp ƯDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất.

Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

(5) Về mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.

Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản.

(6) Về vai trò quản lý của Nhà nước

Vai trò của nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trước hết, là trong công tác qui hoạch đất đai để tạo quỹ đất sản xuất ổn định, tâm lý an tâm cho người nông dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Tiếp đến, là hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, việc phát triển các công nghệ cao chủ yếu là các công nghệ mới và vốn đầu tư tương đối lớn nên nhà nước cần phải kết hợp nguồn lực từ ngân sách với khơi dậy nguồn lực từ trong dân với các hình thức khác nhau để triển khai thực hiện đầu tư các mô hình thí điểm một cách hiệu quả. Từ đó tạo ra hiệu ứng “lan toả” tiến tới nhân rộng toàn vùng.

Hơn nữa, việc tập huấn, chuyển giao công nghệ cũng phải được Nhà nước quan tâm nhằm giúp người dân tiếp cận với công nghệ mới và có thể ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả.

Page 31: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 23

Và cuối cùng Nhà nước cần có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ bảo hộ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, tránh các hiện tượng trà trộn, đưa các sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm truyền thống của nhà sản xuất, thương lái, vào thị trường, gây mất niềm tin, xóa nhòa sự phân biệt giữa các sản phẩm, làm mất giá đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Nhà nước hỗ trợ phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, góp phần lành mạnh thị trường tiêu thụ nông sản công nghệ cao.

(7) Đẩy mạnh công tác khuyến nông- lâm- ngư

Công tác khuyến nông có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao trình độ kiến thức cho bà con nông dân, góp phần đưa đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, trên hết là tạo mối liên hệ khăng khít giữa người nông dân – nhà quản lý và nhà khoa học. Cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng hệ thống đến tận cơ sở. Tích cực thông tin tuyên truyền các chính sách, chủ trương hỗ trợ phát triển của Nhà nước và đào tạo, tập huấn, triển khai mô hình trình diễn cho nông dân, kịp thời phản hồi tâm tư nguyện vọng của người dân đến các Sở, ban ngành có liên quan để có phương án giải quyết thỏa đáng.

(8) Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư:

Tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức doanh nghiệp UDNNCNC; các hộ nông dân liên kết với nhau để hình thành các vùng NNƯDCNC, cánh đồng mẫu lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị và kinh nghiệm của nông dân.

III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nước ta, ở tọa độ địa lý từ: 21o07’ đến 21o37’ vĩ độ Bắc; 105o53’ đến 107o02’ kinh độ Đông. Tỉnh có địa giới hành chính như sau: Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Phía Đông và Đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên; phía Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải DươngVới diện tích tự nhiên là 389.548,3 ha, tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện. Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn.

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến vùng đồng bằng Sông Hồng, thuộc vùng thủ đô Hà Nội và nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Page 32: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 24

Ninh. Tỉnh có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi với hệ thống đường bộ, đường sắt và đường sông.

Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn cuả “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh và là thị trường tiêu thụ lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Địa hình

Địa hình của tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500 m xuống còn khoảng 100 m so với mặt nước biển và từ khoảng 200 xuống gần 00), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, hồ. Địa hình của tỉnh bao gồm 2 tiểu vùng:

- Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng, độ cao trung bình 100 ÷ 150m, độ dốc từ 10 ÷150. Vùng trung du có điều kiện phát triển nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thủy sản khác.

- Vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đây là vùng núi vừa và núi cao, địa hình chia cắt mạnh, tiếp giáp với đỉnh Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh và vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1.086 m), độ dốc phần lớn trên 25o, thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi núi có thể trồng được nhiều cây ăn quả, cây công nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc...; thuận tiện để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Vùng đồng bằng, trung du có địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp với các loại cây trồng như: lúa, rau mầu, hoa, thủy sản,...

Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

1.3. Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hoà.

Page 33: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 25

Biên độ nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23o-24o C; lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang khoảng 1.600 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè, gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão do nằm sâu trong đất liền; Số giờ nắng trung bình ở tỉnh khoảng từ 1.200 đến 1.450 giờ.

1.4.Nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo báo cáo thuyết minh và bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Giang năm 2005, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 12,90% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,01% diện tích tự nhiên. Với một loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm 1,68% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất, nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 250.882,09 ha, chiếm 64,40% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,26% diện tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy Yên Tử và giáp Thái Nguyên.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,83 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

Page 34: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 26

- Sông suối, ao hồ, núi đá: Diện tích sông suối, ao hồ là 18.945 ha, chiếm khoảng 4,86% diện tích đất tự nhiên. Diện tích núi đá có khoảng 211,6 ha, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên tự nhiên.

Từ kết quả trên cho thấy các loại đất trong tỉnh rất phong phú, đây chính là thuận lợi để bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi loại đất, đặc biệt là các nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu tích cực đầu tư cải tạo có thể nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên.

b. Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt của tỉnh Bắc Giang chủ yếu do hệ thống sông hồ cung cấp. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chảy qua là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam cùng hệ thống suối, ngòi, hồ chứa, vì vậy nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú, cụ thể:

+ Sông Cầu: Chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang là 101 km, diện tích lưu vực 6.030 km2, lưu lượng nước hàng năm là 4,2 tỷ m3

+ Sông Thương: Chiều dài 157 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang là 87 km, diện tích lưu vực 3.650 km2, lưu lượng nước hàng năm là 1,46 tỷ m3.

+ Sông Lục Nam: Chiều dài 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh là 150 km, diện tích lưu vực 3.070 km2, lưu lượng nước hàng năm 1,86 tỷ m3.

+ Hồ, đập: Bắc Giang có 618 hồ chứa (trong đó có 38 hồ chứa vừa và lớn) tổng diện tích mặt nước gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm Sơn (307 triệu m3), hồ Khuôn Thần (16,1 triệu m3), hồ Làng Thum (8,14 triệu m3), hồ Suối Nứa (6,27 triệu m3); hồ Hố Cầu Rỗ (6,15 triệu m3)...

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước mặt của tỉnh Bắc Giang vẫn còn tốt, tuy xuất hiện dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm dinh dưỡng nhưng không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước mặt, thích hợp cho các sinh vật thủy sinh cư trú. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tổng hợp nguồn nước phát triển nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,du lịch, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân trong vùng…

- Tài nguyên nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình điều tra cụ thể về đánh giá tài nguyên nước ngầm của Bắc Giang. Song qua điều tra khảo sát cho thấy nguồn nước ngầm của tỉnh khá phong phú (ước trữ lượng đạt 0,131 tỷ m3/năm). Khảo sát các giếng đào dùng cho sinh hoạt của dân cư với độ sâu trung bình 5 - 10m, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nước ngầm phân bố không đồng đều tập

Page 35: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 27

trung tại khu vực trung du như huyện Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng.

c. Tài nguyên sinh vật

Theo kết quả điều tra, hiện tại trên địa bàn tỉnh có nhiều cây trồng có ưu thế như cây vải, các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, lạc, cây dược liệu đang được phát triển theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, vùng nông nghiệp hàng hóa, cũng tương tự cây trồng thì vật nuôi có thế mạnh trên địa bàn tỉnh được phát triển theo mô hình trang trại như trâu, bò, lợn, gà, nuôi cá ...

2. Thực trạng kinh tế - xã hội

2.1.Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, mặc dù kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nước khó khăn nhưng tỉnh Bắc Giang đã đạt được các thành tựu quan trọng phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. GDP toàn tỉnh (theo giá SS 2010) năm 2010 đạt 21.922,6 tỷ đồng; năm 2016 đạt 43.746 tỷ đồng (đạt tốc độ tăng trưởng 12,2%/năm giai đoạn 2010 - 2016). Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh thể hiện ở cả 3 lĩnh vực trong sản xuất, trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất (18,3%/năm); khu vực nông lâm nghiệp thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (5,96%/năm). Cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2005 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 4,92 triệu đồng; năm 2010 đạt 13,99 triệu đồng. Năm 2016 đạt 37,1 triệu đồng.

Năm 2016, dân số trung bình của tỉnh là 1.659 nghìn người. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,16%/năm. Trong đó, số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 1.093 ngàn người, chiếm 67,3% dân số. Trong đó tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản là 53,6%.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước và phát huy được lợi thế so sánh về vị trí địa lý và tiềm năng của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm nông lâm nghiệp thủy sản. Năm 2005 cơ cấu ngành nông lâm nghiệp và thủy sản là 36,07%, Công nghiệp - xây dựng 33,05%; dịch vụ 30,88%. Năm 2010 tương tự là: 28,54%; 31,48 %; 37,96%. Năm 2016, tương tự là: NLTS 22,3%, CN XD 42,2%, và DV 35,5%.

Page 36: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 28

3.Thực trạng phát triển sản xuất ngành nông nghiệp thời gian qua

3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Theo Sở Tài nguyên Môi trường, hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Bắc Giang như sau: tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Bắc Giang là 389.548,3 ha; Diện tích đất nông nghiệp có 302.158,7 ha; trong đó, đất trồng lúa 75.734,2 ha, đất trồng cây hàng năm khác 8.990,7 ha; đất trồng cây lâu năm 63.224,1 ha; đất rừng phòng hộ 22.569,1ha, đất rừng đặc dụng 13.186,6 ha, Đất rừng sản xuất 110.080,2 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 8.202,6 ha; đất phi nông nghiệp có 79.634,6 ha; và đất chưa sử dụng còn 7.755 ha.

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp

3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Theo số liệu ước tính, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện cả năm 2016 đạt 18.277 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (2006-2016) đạt 7,26%/năm. Trong giai đoạn 2006-2016, thủy sản là ngành có sự phát triển mạnh mẽ nhất (tốc độ tăng trưởng bình quân của GTSX là 20,8%, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26,4%/năm; còn khai thác thủy sản tự nhiên có sự chững lại. Tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp có phát triển khá 12,3%, chủ yếu do giá trị thu được từ khai thác gỗ và lâm sản khác (15,6%); Ngành nông nghiệp có tốc độ phát triển thấp nhất gần 6,6%, chủ yếu do sự phát triển của nhóm ngành chăn nuôi (gần 12%). Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, giá trị của nhóm dịch vụ chưa cao (dịch vụ nông nghiệp có xu hướng phát triển chậm lại 6%, dịch vụ lâm nghiệp phát triển chưa tương xứng tiềm năng 0,7%).

Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang, 2016)

Page 37: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 29

Hình 2. Cơ cấu GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006 – 2016

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang, 2016)

Trong cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2006-2016 (thể hiện trong hình 2) nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng (chiếm tỷ trọng cao trên 90%); tuy nhiên đang có sự chuyển dịch dần sang thủy sản và lâm nghiệp, cụ thể: ngành nông nghiệp năm 2005 chiếm 94,13%, năm 2016 giảm xuống 90,85%; cơ cấu ngành lâm nghiệp tăng dần, năm 2005 chiếm 3,65%, đến năm 2016 chiếm 4,04%; ngành thủy sản cũng tương tự, năm 2005 chiếm 2,22%, đến năm 2016 chiếm 5,1%.

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã có bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực; giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 62,37% năm 2005 xuống còn 49,74% năm 2016), tăng tỷ trọng chăn nuôi (từ 34,5% năm 2005 lên 47,34% năm 2016), ngành dịch vụ nông nghiệp giảm từ 3,1% năm 2005 xuống còn 2,92% năm 2016. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.

a. Lĩnh vực trồng trọt

Nhóm cây hàng năm: Tỷ trọng giá trị của cây rau, đậu tăng từ 13,42% (năm 2005) lên 19,67% (năm 2016); ngược lại tỷ trọng của cây lương thực có hạt giảm từ 55,96% (năm 2005) xuống còn 35,12% (năm 2016). Giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Page 38: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 30

Nhóm cây lâu năm: Tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm cây ăn quả tăng từ 18,15% năm 2005 lên 31,25% năm 2016; nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng nhẹ từ 0,13% năm 2005 lên 0,26 % năm 2016.

Hình 3. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (2005-2016)

(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang, 2016)

b. Lĩnh vực chăn nuôi

Trên địa bàn tỉnh, bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện như: huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, … Chăn nuôi đã hướng vào phát triển những con gia súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. Tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm gia cầm có xu hướng tăng nhanh, từ 15,76% năm 2005 tăng lên 33,90% năm 2016, trong đó nhóm gia súc tăng chậm và có xu hướng giảm dần, cụ thể tỷ trọng giá trị sản xuất từ lợn từ 72,24% năm 2005 xuống còn 57,93% năm 2016.

c. Ngành lâm nghiệp

Theo số liệu năm 2016; khai thác gỗ và lâm sản khác chiếm tỷ trọng cao 84,94%; lĩnh vực trồng và chăm sóc rừng chiếm 10,20%; thu nhặt sản phẩm từ rừng chiếm 3,27%, dịch vụ lâm nghiệp chiếm 1,58%. Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khai thác gỗ và lâm sản và giảm dần tỷ trọng dịch vụ lâm nghiệp.

d. Ngành thủy sản

Trong những năm qua, ngành thủy sản Bắc Giang đã có bước tăng trưởng nhanh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Nuôi trồng thủy sản có

Page 39: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 31

tỷ trọng cao và chiếm vị trí chủ đạo khoảng 84,86%. Tỷ trọng của khai thác thủy sản có xu hướng giảm dần từ 26,61% năm 2005 xuống còn 8,02% năm 2016.

3.2.3. Thực trạng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có lợi thế

3.2.3.1. Nông nghiệp

a-Trồng trọt

* Cây lương thực có hạt

Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của tỉnh Bắc Giang năm 2015 đạt 398 kg/người/năm, giảm 12 kg so với năm 2010 (thấp hơn bình quân chung của vùng TDMNPB là 447,9 kg/người/năm; của cả nước 552,9kg/ người/năm).

+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa cả năm (năm 2016) là 109.232 ha. Sản lượng đạt 618.041 tấn; do áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, đưa các giống có năng suất cao vào thâm canh nên năng suất lúa liên tục tăng từ 48,81 tạ/ha năm 2005 lên 53,24 tạ/ha năm 2010 và 56,6 tạ/ha năm 2016. So với các tỉnh khác trong vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), năng suất lúa Bắc Giang đứng thứ 1/14 tỉnh. Sản lượng thóc bình quân đầu người của tỉnh năm 2016 đạt 372,60 kg/người/năm. Các địa phương có diện tích gieo cấy lúa lớn gồm Hiệp Hòa, Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang. Diện tích lúa của 4 huyện này chiếm trên 56,5% diện tích lúa toàn tỉnh.

+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô năm 2016 là 10,80 nghìn ha (giảm 2,506 nghìn ha so với năm 2005). Năng suất ngô tăng đều qua các năm từ 33,30 tạ/ha năm 2005 lên 40 tạ/ha năm 2016 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất. Sản lượng 42,27 nghìn tấn. Ngô hạt chủ yếu dùng cho chăn nuôi trong các hộ gia đình và chế biến thức ăn gia súc tại các cơ sở công nghiệp chế biến trên địa bàn của tỉnh. Một số giống ngô đang được trồng trên địa bàn là: LVN4, LVN61, NK4300, CP888, CP999, LVN99,…Cây ngô được bố trí nhiều trên đất chuyên maù vụ xuân, vụ mùa và một phần đất lúa 2 vụ. Diện tích ngô tập trung nhiều ở các huyện Lục Ngạn, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang và Sơn Động.

* Cây rau, đậu

Cây rau đậu các loại: Năm 2016, diện tích rau, đậu các loại là 23.481 ha (tăng 127 ha so với năm 2005). Năng suất rau tăng đều qua các năm (từ 121,45 tạ/ha năm 2005 tăng lên 173,9 tạ/ha năm 2016), sản lượng đạt 408.259 tấn.

Đã hình thành các vùng sản xuất rau chế biến tập trung như: Cao Xá, Quang Tiến, Phúc Sơn - Tân Yên; Quang Thịnh, Tân Thịnh, Hương Sơn - Lạng Giang; Cảnh Thụy, Tư Mại - Yên Dũng; Bảo Đài, Đông Hưng - Lục Nam; Hoàng Lương – Hiệp Hòa ... với các loại sản phẩm chủ yếu là dưa chuột bao tử, cà chua

Page 40: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 32

bi, dưa chuột Nhật, khoai tây chế biến Atlantics, hành lá, ... rau đậu là sản phẩm thế mạnh của tỉnh, lợi thế về thị trường, có giá trị kinh tế hiện nay cũng như tương lai; là cơ sở để phát triển thành vùng rau công nghệ cao.

Trong tổ chức sản xuất, đã hình thành các mô hình sản xuất có liên kết giữa "4 nhà" như: mô hình sản xuất khoai tây chế biến tại xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, mô hình rau an toàn tại xã Song Mai, thành phố Bắc Giang; rau cần tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà...

* Cây công nghiệp ngắn ngày

Cây lạc: Diện tích cây lạc năm 2016 đạt 11.474 ha. Năng suất lạc ngày càng tăng, từ 22,12 tạ/ha năm 2005 lên 25,2 tạ/ha năm 2016. Tuy diện tích gieo trồng lạc tỉnh Bắc Giang đứng thứ 4, nhưng sản lượng lạc lại đứng thứ 3 cả nước. Diện tích lạc tập trung tại các huyện: Tân Yên 2.736 ha, Lục Nam 2.532 ha, Hiệp Hòa 2.114 ha, Yên Thế 1.305 ha …..

* Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp lâu năm: Cây chè: Diện tích chè 2016 là 527 ha, năng suất và sản lượng chè lại tăng lên rõ rệt. Sản lượng chè năm 2005 là 1.688 tấn, năm 2016 đạt 4.293 tấn.

* Cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng tập trung ở Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên (chiếm khoảng 72% diện tích cây ăn quả toàn tỉnh). Nhóm cây ăn quả chính là vải, nhãn, cam, xoài, bưởi... (chiếm 82,9% diện tích diện tích cây ăn quả toàn tỉnh).

Cây vải là cây trồng có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Năm 2005 toàn tỉnh đã có 40.629 ha vải. Nhiều nơi vải được trồng không theo quy hoạch và khuyến cáo của cơ quan chức năng (diện tích vải lấn rừng, lấn ruộng trũng, trồng trên độ dốc lớn,...) dẫn đến cây vải phát triển kém và cho hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2016, tổng diện tích vải toàn tỉnh còn 30.881 ha, giảm 9.748 ha so với năm 2005 (tốc độ giảm bình quân 2,1%/năm). Tuy nhiên diện tích cho sản phẩm đạt 30.212 ha, trong đó, tổng diện tích vải an toàn VietGAP của tỉnh đạt khoảng 12.800 ha, chiếm đến 41,45% diện tích vải của tỉnh.

Nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT trong trồng, chăm sóc đã làm tăng đáng kể năng suất vải của tỉnh những năm qua. Năng suất vải toàn tỉnh tăng từ 20,7 tạ/ha năm 2005 lên 32,5 tạ/ha năm 2010 và đạt 47,9 tạ/ha vào năm 2016. Sản lượng vải trong giai đoạn này tăng nhanh; năm 2005 đạt 68.997 tấn, năm 2016 đạt 148.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn 2005-2016 đạt 7,93%/năm. Diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 12.800 ha tập trung tại huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên... Vải là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quả vải không chỉ phục vụ người dân trong nước mà đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Page 41: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 33

Cây cam : Năm 2016, toàn tỉnh có 2.545 ha cam, tăng so với năm 2005 là 986 ha. Sản lượng cam năm 2016 đạt 13.500 tấn. Cam được tiêu thụ chủ yếu tại các chợ làng, xã của các huyện và thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhiều giống cam có năng suất, hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào sử dụng như giống cam Đường Canh, cam Vinh,... Diện tích cam trồng mới chủ yếu được trồng trên đất trồng vải, trồng cây ăn quả khác có hiệu quả sản xuất thấp, đất lúa kém hiệu quả, đất lúa xen kẹp trong khu dân cư, đất đồi trồng cây ăn quả,...

Cây bưởi: Diện tích bưởi năm 2016 đạt khoảng 2.117 ha, tăng 26% so với năm 2015 (trong đó bưởi Diễn chiếm khoảng 70%), sản lượng đạt 9.817 tấn (tăng 50% so với năm ); năng suất trung bình ước tính 90 tạ/ha. Cây bưởi được trồng nhiều ở huyện Lục Ngạn, Hiệp Hòa... với nhiều giống Bưởi Diễn, Bưởi Da xanh,... Bên cạnh đó, trong năm 2016, huyện Tân Yên đã đưa vào trồng thử nghiệm giống Bưởi đỏ Hòa Bình theo Đề án “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống Bưởi đỏ Hòa Bình tại xã Việt Ngọc và Ngọc Vân”.

Nhìn chung, trong trồng trọt, đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung và bước đầu ứng dụng các công nghệ, TBKT và quy trình sản xuất mới, đã xây dựng được thương hiệu, thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, đây là những cơ sở, tiền đề để phát triển lên vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

b-Chăn nuôi

- Quy mô đàn vật nuôi: Quy mô đàn trâu có xu thế giảm; đàn bò tăng 3,22%/năm; đàn gia cầm tăng 6,482%/năm, đàn lợn tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006 - 2016, sản lượng thịt hơi các loại có xu thế tăng (đạt 9,4%/năm), trong đó tăng nhanh nhất là đàn bò (18,63%/năm), gia cầm (16,17%/năm) do chất lượng đàn vật nuôi của Bắc Giang ngày càng được nâng cao.

- Phân bố các loại vật nuôi:

* Đàn trâu : Trước kia, các hộ nuôi trâu chủ yếu để phục vụ cày kéo. Trong những năm gần đây, đàn trâu liên tục giảm từ 91,99 nghìn con (năm 2005) xuống còn 51,00 nghìn con năm 2016, tốc độ giảm bình quân 5,21%/năm. Nguyên nhân giảm do hiện nay làm đất đã được cơ giới hóa, việc sử dụng trâu để làm đất không còn nhiều, hiện giờ trâu được nuôi với mục đích để lấy thịt. Đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở Lục Ngạn (chiếm 24,16% tổng đàn); Lục Nam (chiếm 16,07%); Sơn Động (chiếm 17,43% tổng đàn); Yên Thế (chiếm 12,03% tổng đàn).

* Đàn bò : Năm 2016 tổng đàn bò của tỉnh là 137 nghìn con, số lượng bò nuôi nhiều tại các các địa phương: Hiệp Hòa 38,59 nghìn con (chiếm 28,75%); Lạng Giang 22,17 nghìn con (chiếm 16,52%)…. Đàn bò đang được chuyển dần sang chăn nuôi hướng thịt. Chương trình "Zebu" đàn bò đang được mở rộng trên địa bàn tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh bò lai Zebu chiếm 73%.

Page 42: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 34

* Đàn lợn : Tỉnh Bắc Giang có số lượng lợn đứng đầu vùng TDMNPB và đứng thứ 3 trên toàn quốc. Quy mô đàn lợn năm 2016 đạt 1.306 nghìn con (tăng so với năm 2005 là 377,77 nghìn con), tốc độ tăng bình quân 3,13%/năm. Đàn lợn nuôi tập trung ở huyện Tân Yên (17,32% tổng đàn), Lạng Giang (16,99%); huyện Hiệp Hòa (11,76%); huyện Lục Ngạn (11,13%); …. Về lợn nái, năm 2015 tỷ lệ nái ngoại chiếm 25%, nái lai 50% và nái nội 25%.

* Đàn gia cầm : Tổng đàn gia cầm năm 2016 đạt 17.000 nghìn con (đạt tốc độ tăng trưởng 5,87%/năm giai đoạn 2006-2016). Nuôi tập trung nhiều tại huyện Yên Thế, Tân Yên, Lục Ngạn, Hiệp Hòa, số lượng gia cầm nuôi tại 04 địa phương này chiếm 63,79%/tổng đàn gia cầm toàn tỉnh; các địa phương khác có qui mô đàn gia cầm đạt từ 1,6% đến 10,03%/tổng đàn gia cầm toàn tỉnh.

* Chăn nuôi khác : Ngoài các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên, Bắc Giang còn có một số loại hình chăn nuôi khác, trong đó có nuôi dê 19.336 con, ngựa 3.340 con..

- Thực trạng tổ chức sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

+ Chăn nuôi thủ công quy mô hộ: Chăn nuôi ở Bắc Giang vẫn phổ biến là chăn nuôi hộ gia đình, hiện trên 80% số hộ nông nghiệp tham gia chăn nuôi. Chăn nuôi hộ gia đình trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, cả về năng suất và quy mô, đã đóng góp phần đáng kể trong việc gia tăng sản phẩm chăn nuôi và tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang.

+ Chăn nuôi quy mô trang trại: Những năm gần đây, chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng tập trung quy mô trang trại với công nghệ tiên tiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng…Năm 2016, toàn tỉnh có 469 trang trại chăn nuôi, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi lợn và gà. Chuồng trại được đầu tư và bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao hơn, thời gian nuôi rút ngắn, vòng quay vốn nhanh hơn so với chăn nuôi nhỏ, lẻ trong nông hộ (theo số liệu khảo sát, các trang trại chăn nuôi thường sử dụng mức lao động bình quân trên 6,5 người/trang trại, tổng vốn đầu tư: 700 – 1.200 triệu đồng/trại; tổng doanh thu hàng năm của trang trại chăn nuôi đạt trung bình 2,5 tỷ đồng/trang trại).

Nhìn chung, ngành chăn nuôi của tỉnh đã có bước phát triển khá, với 2 sản phẩm mạnh là gà, lợn, trong sản xuất bước đầu ứng dụng công nghệ, TBKT đem lại hiệu quả kinh tế, đã xây dựng thương hiệu, thực hiện liên kết sản xuất, đây cũng là những tiêu chí tiền để để hình thành vùng chăn nuôi ƯDCNC.

3.2.3.2. Lâm nghiệp

- Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích rừng: Theo kết quả kiểm kê năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 173.636,61 ha, trong đó:

Page 43: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 35

+ Diện tích đất có rừng: 141.959,56 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 60.244,46 ha, rừng trồng 81.715 ha.

+ Diện tích đất chưa có rừng: 31.677,05 ha, trong đó: Đất có rừng trồng mới, chưa hình thành rừng là 14.477,05 ha; đất trống có cây gỗ tái sinh 429,23 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh 10.431,64 ha; đất có cây nông nghiệp 4.334,33 ha; đất khác 2.004,35 ha.

- Trữ lượng gỗ các loại rừng: Năm 2016, tổng trữ lượng gỗ của tỉnh Bắc Giang là: 8.526.257 m3, cụ thể như sau: (Trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp: 7.549.609 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch: 976.647 m3), trong đó:

+ Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên: 5.310.099 m3 (trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp: 4.982.510 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch: 327.598 m3)

+ Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng: 3.216.157 m3 (trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp: 2.567.099 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch: 649.058 m3)

- Quản lý và bảo vệ rừng: Đến nay trên địa bàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm; xây dựng hệ thống biển báo, bảng nội quy về quản lý bảo vệ rừng ở những nơi có nguy cơ xâm hại rừng cao... Thành lập Tổ công tác của tỉnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg và Chỉ thị số 08/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ.

Nhìn chung công tác quản lý bảo vệ rừng đã được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả khả quan. Hoàn thành công tác rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng. Thực hiện tốt công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; đến nay tỷ lệ che phủ đạt 37,3% (chưa tính 14.477,50 ha đất mới trồng rừng chưa thành rừng). Bắc Giang đã hoàn thành việc kiểm kê rừng; cơ bản hoàn thành việc giao rừng, đối với nhiệm vụ này, là một trong những tỉnh triển khai và hoàn thành sớm so với cả nước.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng: Thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã tập trung đầu tư cho công tác khoanh nuôi tái sinh rừng. Đã có phương án ưu tiên khoanh nuôi tái sinh rừng thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, xung yếu thuộc các công trình thủy lợi, lưu vực sông, suối lớn, các đèo dốc, dọc các tuyến đường giao thông và các khu rừng đặc dụng.

- Trồng rừng: Trồng rừng tập trung giai đoạn từ 2011 - 2015 đạt 29.011 ha, bình quân trồng trên 5.800 ha/năm. Trong đó diện tích rừng gỗ lớn ước đến hết năm 2015 đạt 5.461 ha, chiếm 18,8%. Trong trồng rừng kinh tế đã áp dụng biện pháp thâm canh rừng, sử dụng các giống có chất lượng, phù hợp điều kiện sinh thái tại địa phương, năng suất rừng trồng được nâng lên 80m3/ha/chu kỳ (tăng 30 m3/ha/chu kỳ so với giai đoạn 2006-2010).

Page 44: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 36

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh và chế biến lâm sản : Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có tổng số: 1.487 cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động; sản phẩm chế biến chủ yếu là đồ mộc dân dụng, băm dăm, ván bóc….Trong đó có 56 doanh nghiệp (22 doanh nghiệp sản xuất băm dăm, 12 doanh nghiệp sản xuất ván bóc, 09 doanh nghiệp sản xuất đồ mộc, 10 doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, 02 doanh nghiệp sản xuất bao bì, 01 doanh nghiệp sản xuất giấy) và 1.431 hộ gia đình sản xuất và kinh doanh đồ mộc gia dụng.

3.2.3.3. Thủy sản

Diện tích NTS năm 2016 đạt 12.320 ha, tăng 2.555 ha so với năm 2005 (đạt tốc độ TTBQ về diện tích nuôi là 2,26%/năm). Tổng sản lượng NTS năm 2016 đạt 38.900 tấn, tăng 32.872 tấn so với năm 2005 (đạt tốc độ TTBQ về sản lượng là 14,29%/năm). Giá trị NTS theo giá hiện hành năm 2016 đạt 1.476.000 triệu đồng, tăng 1.193,144 triệu so với năm 2005.

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu huyện Lục Nam (chiếm 17,05% diện tích NTS toàn tỉnh); huyện Tân Yên (chiếm 13,60%); huyện Việt Yên (chiếm 10,80%) huyện Hiệp Hòa (chiếm 10,63%)…

+ Năng suất trung bình toàn tỉnh năm 2016 là 31,5 tạ/ha; sản lượng đạt 38.900 tấn (đạt tốc độ tăng trưởng 14,29%/năm giai đoạn 2006 -2016); Huyện có sản lượng lớn nhất là huyện Tân Yên 7.303 tấn (chiếm 20,2% sản lượng TS toàn tỉnh); TP. Băc Giang 3.137 tấn (chiếm 8,67% sản lượng toàn tỉnh), huyện Lục Nam là huyện có diện tích NTS cao nhất của tỉnh (chiếm 17,0% diện tích NTS toàn tỉnh), tuy nhiên sản lượng trên địa bàn huyện không cao, chỉ đạt 4.421 tấn (chiếm 12,22% sản lượng TS toàn tỉnh).

- Các hình thức nuôi trồng:

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển đa dạng bao gồm các hình thức nuôi chuyên canh, thâm canh (TC), bán thâm canh (BTC), phát triển NTS kết hợp chăn nuôi, kết hợp lúa cá và mô hình NTS theo hình thức QCCT ở mặt nước lớn. Diện tích NTS theo các hình thức TC và BTC ngày càng được mở rộng và diện tích NTS theo các hình thức nuôi kết hợp, nuôi QCCT có xu hướng giảm trong giai đoạn vừa qua.

+ Diện tích NTS theo hình thức chuyên canh giai đoạn 2011-2016 đạt tốc độ tăng bình quân 2,27%/năm. Đến năm 2016 tổng diện tích nuôi chuyên canh là 5.400 ha chiếm 43,83 % tổng diện tích NTS.

+ Diện tích NTS theo hình thức TC giai đoạn 2006-2016 đạt tốc độ tăng bình quân 8,94%/năm. Đến năm 2016 tổng diện tích nuôi TC là 1.320 ha chiếm 10,71 % tổng diện tích NTS.

+ Diện tích NTS theo hình thức BTC giai đoạn 2006-2016 đạt tốc độ tăng

Page 45: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 37

trưởng 7,9%/năm. Đến năm 2016 tổng diện tích nuôi BTC là 2.400 ha chiếm 19,48 % tổng diện tích NTS.

+ Diện tích NTS ATSH mới bắt đầu được áp dụng từ năm 2012 (5ha), đến 2016 đạt 310 ha. Tuy diện tích NTS ATSH chưa nhiều nhưng trong thời gian tới mô hình nuôi ATSH sẽ được nhân rộng trên toàn tỉnh.

- Đối tượng, mùa vụ nuôi:

Các đối tượng thủy sản được nuôi ở tỉnh Bắc Giang chủ yếu là các đối tượng cá truyền thống (mè, trôi, trắm,...) các đối tượng cá truyền thống chiếm tới 50% sản lượng và diện tích nuôi; các đối tượng khác có giá trị kinh tế cao như: chép V1, chim trắng, diêu hồng, lóc bông, rô phi đơn tính, rô đầu vuông, trắm đen, ba ba, cá lăng, cá tầm... mới bắt đầu phát triển nuôi trong thời gian qua, diện tích và sản lượng nuôi các đối tượng này còn it, chiếm khoảng 10-15%.

3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư và quản lý Nhà nước về phát triển nông nghiệp

3.3.1. Thực trạng đầu tư nông nghiệp, nông thôn

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 trên 107.000 tỷ đồng (bình quân 3.270 tỷ đồng/năm), bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý, vốn hỗ trợ mục tiêu Trung ương, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng ưu đãi) chiếm 15,5%; vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm 22,2%; vốn đầu tư khu vực dân cư chiếm 44,3%.

Trong đó, tổng vốn đầu tư phát triển đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 khoảng 3.959 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, gồm: Nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn này khoảng 2.239 tỷ đồng, nguồn vốn này kết hợp cùng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thông qua quá trình triển khai thực hiện các đề án, dự án, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 1.720 tỷ đồng đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các Chương trình phát triển nông nghiệp, phù hợp với chủ trương và quy hoạch được duyệt.

Năm 2015, tổng vốn đầu tư thực hiện cho các ngành kinh tế là 30.467,29 tỷ đồng, tăng 20.791,66 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó đầu tư cho ngành nông lâm nghiệp thủy sản chỉ là 562,88 tỷ đồng (chiếm 1,85% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh và chỉ bằng 7,4% so với GDP ngành nông lâm nghiệp và thủy sản). Theo số liệu thống kê, riêng lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 đóng góp 24,32% GDP cho toàn tỉnh, trong khi đó khu vực này chỉ nhận được 1,85% tổng vốn đầu tư trên toàn tỉnh. Đây là điều bất hợp lý cần khắc phục theo hướng cần tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản, trước hết là vận dụng tốt các chính sách của nhà nước, trong đó có nhiều hạng mục được ngân sách hỗ trợ.

Page 46: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 38

3.3.2. Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nông nghiệp, bên cạnh việc

triển khai những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp chung của Trung ương đã ban hành, Tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều đề án, cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất nông nghiệp thông qua các Nghị quyết, các Quyết định, Quy định của UBND tỉnh trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; các chính sách hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ cơ giới hóa vào sản xuất, chính sách dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu …Ngoài ra tỉnh còn ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất.

Các chính sách trên đã trở thành động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; từng bước thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp hàng hoá; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân; góp phần xoá đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới, là cơ sở cho sự phát triển những năm tiếp theo.

4. Đánh giá thực trạng phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Giang

4.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

4.1.1. Lĩnh vực nông nghiệp

a. Trồng trọt

Ngành trồng trọt liên tục giành được những kết quả khá toàn diện; cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ chuyển dịch theo hướng tích cực có năng suất, chất lượng; đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh; giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp không ngừng được nâng lên (năm 2010 là 47 triệu đồng, năm 2015 đạt 80 triệu đồng).

* Sản xuất lúa: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phong trào xây dựng cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng với quy mô hàng chục nghìn ha phát triển mạnh ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là ở các huyện sản xuất lúa trọng điểm như: Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà, Lạng Giang..., tiêu biểu có cánh đồng diện tích lên đến 50 ha như cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng tại xã Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng), xã Vân Trung (huyện Việt Yên),...

Trong sản xuất cây lương thực có hạt đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống theo hướng tăng diện tích xuân muộn, mùa sớm, sử dụng các giống lúa lai, lúa chất lượng vào sản xuất. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật, biện pháp canh tác mới được áp dụng vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng

Page 47: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 39

như: kỹ thuật SRI, "3 giảm 3 tăng", áp dụng cơ giới hoá vào các khâu làm đất, cấy, thu hoạch,…

Việc nghiên cứu, ứng dụng các giống lúa lai hai dòng, ba dòng, giống lúa chất lượng, giống lúa cực ngắn ngày chất lượng cao, kháng rầy nâu như: LC25, Việt lai 50, HĐT8, ĐS1, QR1, RVT, VS1, BG6, P6ĐB,… đã góp phần mở rộng diện tích lúa chất lượng, lúa hàng hoá của toàn tỉnh. Diện tích gieo trồng các giống lúa chất lượng (giống HT1, BG1, BG6, BC15, Thiên ưu 8) được mở rộng. Vùng trồng lúa chất lượng tập trung chủ yếu tại các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn. Xây dựng vùng sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại huyện Tân Yên. Dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng từ diện tích mô hình 40 ha đã nhân rộng lên 400 ha, giá bán tăng trung bình 2.000 đồng/kg, thị trường tiêu thụ khá ổn định.

Trong quá trình sản xuất, đã thực hiện đưa cơ giới các khâu, tỷ lệ cơ giới hoá làm đất 95%; gieo xạ, máy cấy 30%; gặt 40-50%; tưới cho cây trồng 60%; vận chuyển vật tư, nông sản: 90%; đập tách hạt trên 90%; Đối với những khu cánh đồng mẫu thì tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, tách hạt đạt 100%.

Đã xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất- tiêu thụ lúa Nhật (Japonica) trên địa bàn huyện Lạng Giang bằng giống Nihonmai, năng suất đạt 55-60 tạ/ha, hiệu quả kinh tế tăng 30-35% so với trồng giống lúa thường ở địa phương.

* Sản xuất lạc: Trong sản xuất lạc đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như công nghệ che phủ nilon, sử dụng các loại phân bón vi sinh, phân bón lá, đưa các giống mới như: L14, L26, L23,… vào sản xuất, mang lại hiệu quả cao. Đã hình thành một số vùng sản xuất lạc hàng hoá lớn ở các huyện Tân Yên, Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Nam và Lạng Giang. Trong đó đã xây dựng được thương hiệu “lạc giống Tân Yên” có thị trường tiêu thụ ổn định.

Phục tráng và phát triển nguồn gen giống lạc đỏ Bắc Giang nhằm chọn lọc giữ được những đặc tính tốt của giống, cung cấp hạt giống có chất lượng góp phần tăng năng suất từ 5-10% và tăng thu nhập cho người trồng lạc. Nghiên cứu, trồng thử nghiệm một số giống lạc đen CNC1, LĐ13, LĐ Đài Loan có năng suất tăng 20-30% so với giống lạc tại địa phương, có hàm lượng dinh dưỡng cao; phát triển một số giống lạc chịu hạn có chất lượng tốt góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lạc của tỉnh.

* Sản xuất rau chế biến, rau an toàn: Đã hình thành các mô hình sản xuất có sự liên kết giữa "4 nhà", là tiền đề của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: mô hình khoai tây chế biến tại xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, mô hình rau an toàn tại xã Song Mai, thành phố Bắc Giang; rau cần tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hoà....

Page 48: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 40

Trong sản xuất, đã ứng dụng tiến bộ KH&CN cà chua bi, dưa chuột bao tử sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất rau an toàn theo VietGAP bằng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất- bảo quản- tiêu thụ, như liên kết rau ở huyện Yên Dũng, nhằm đáp ứng nhu cầu rau an toàn, nâng cao giá trị sản xuất và tăng thu nhập cho người trồng rau ở địa phương; trong sản xuất khoai tây giống, các công nghệ vật liệu được áp dụng, như công nghệ nhà màn, nhà khí canh, và công nghệ sinh học như nuôi cấy mô,...

Sau thu hoạch, đã ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản cà chua bi, dưa chuột bao tử, ớt, hành, rau cần…Các sản phẩm rau chế biến đang có thị trường tiêu thụ khá ổn định thông qua hợp đồng liên kết giữa các đơn vị sản xuất với các nhà máy chế biến và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sang Nga, EU, Nhật Bản.

* Sản xuất hoa chất lượng cao: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng các giống hoa đào mới tại thành phố Bắc Giang bằng các giống đào bích GL2-1, đào phai GL2-2, đào bạch GL2-3 nhằm bổ sung và thay thế một phần các giống đào truyền thống, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích từ 1,5-2,0 lần so với những chủng loại cây đã có ở địa phương; thu nhập ước đạt 450-500 triệu đồng/ha/năm. Phát triển sản xuất hoa chất lượng cao (Lyli, lan Hồ Điệp, Tuylip,…) bằng mô hình nhà lưới hiện đại có thể điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ và mô hình nhà lưới đơn giản dễ đầu tư. Đến nay mô hình trồng hoa Lyli tại xã Song Mai đạt xấp xỉ 0,1 ha cho giá trị kinh tế cao.

* Sản xuất nấm: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến một số giống nấm mới tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và Trung tâm Giống nấm Bắc Giang. Tiếp nhận thành công công nghệ sản xuất giống từ cấp 1 đến cấp 2; công nghệ nuôi trồng và chế biến một số loại nấm ăn, nấm dược liệu (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, nấm chân dài, nấm đùi gà, mộc nhĩ, linh chi,…). Phát triển sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến một số giống nấm cao cấp mới như nấm đùi gà, nấm chân dài,… là những loại nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần mở rộng đối tượng trồng nấm của tỉnh ngoài những sản phẩm thông dụng. Đã đào tạo đội ngũ cán bộ nắm bắt và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm.

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 30 mô hình sản xuất nấm với khoảng 500 hộ tham gia sản xuất trên địa bàn 21 xã của 6 huyện, sản lượng nấm tươi hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, doanh thu khoảng 25-30 tỷ đồng/năm, tập trung ở các huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên...

* Sản xuất chè: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nhân giống vô tính, trồng, thâm canh, cải tạo nương chè già cỗi bằng một số giống chè mới và chế biến chè an toàn tại huyện Yên Thế. Đã xây dựng mô hình vườn giâm cành chè 4.000 m2 công suất 100 vạn giống/năm; mô hình vườn giống gốc 1,5 ha với 3,3 vạn cây; trồng chè giống mới LDP1 và PH1 30,6 ha năng suất năm thứ 3 đạt 6-7 tấn/ha, đồng thời cải tạo 30,6 ha giống chè trung du của địa phương. Ứng

Page 49: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 41

dụng mô hình thâm canh một số giống chè mới (LDP1, PH11, PH8, Kim Tuyên) năng suất dự kiến sau năm thứ 3 đạt 2,0-3,0 tấn/ha bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng chè xuất khẩu, tạo vùng sản xuất chè bền vững. Xây dựng mô hình chế biến chè xanh quy mô 3 tấn búp tươi/ngày; xây dựng nhà máy sản xuất chè CTC diện tích 1.200 m2 đi vào hoạt động, công suất chế biến 5 tấn búp tươi/ngày. Các dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Thế, nâng diện tích chè lên trên 400 ha, trở thành cây công nghiệp có thế mạnh của huyện.

* Sản xuất cây ăn quả: Đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất vải hàng hoá lớn nhất toàn quốc, với diện tích khoảng 30.881 ha, chiếm 74% tổng diện tích cây ăn quả; sản lượng bình quân hàng năm đạt 150.000 tấn; tập trung chủ yếu huyện Lục Ngạn với diện tích cây vải 18.595 ha, sản lượng khoảng 120.000 tấn. Nâng cao chất lượng và dải vụ thu hoạch cho cây vải. Diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được nhân rộng đạt 12.800 ha, sản lượng đạt 81.920 tấn; diện tích vải GlobalGAP đạt 5 ha (năm 2015). Việc triển khai thực hiện sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn GAP đã góp phần tăng giá trị từ 20-30% so với vải thiều sản xuất thông thường, đáp ứng một số yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo sản xuất vải đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Mỹ, năm 2016 diện tích này đạt 190 ha, sản lượng đạt 600 tấn.

KH&CN đóng góp tích cực hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả và tập đoàn cây ăn quả đa dạng, chất lượng, hiệu quả cao. Một số loại cây ăn quả mới, đặc biệt là nhóm cây có múi được mở rộng diện tích sản xuất: bưởi Diễn (1.200 ha, sản lượng trên 11.000 tấn, đạt 300-350 triệu đồng/ha/năm), cam Đường Canh (1.200 ha, sản lượng trên 10.000 tấn, đạt 1.300-1.500 triệu đồng /ha), cam Vinh (290 ha), táo Đài Loan (100 ha). Giá trị thu từ các loại cây ăn quả mới ước đạt khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình VietGAP trong canh tác cây ăn quả; xây dựng vườn ươm giống cam sạch bệnh bằng giống V2, CS1. Triển khai đề tài nghiên cứu thực trạng sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây cam đường canh trên địa bàn huyện Lục Ngạn giúp tăng năng suất lên 15%. Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây vú sữa tại huyện Tân Yên, cây bưởi tại huyện Hiệp Hòa,…

Công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch đã được Tỉnh quan tâm. Tỉnh đang nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của Công ty Juran (Israel) bảo quản tươi quả vải và một số loại quả khác phục vụ xuất khẩu; ứng dụng công nghệ CAS của Nhật Bản bảo quản vải thiều. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản và nâng cao chất lượng quả vải Lục Ngạn bằng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản vải thiều và kéo dài thời gian bảo quản tối thiểu 4 tuần, ổn định chất

Page 50: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 42

lượng và màu sắc quả. Đối với rau quả, đã thực hiện bảo quản rau quả tươi tại chỗ theo hướng bọc màng bán thấm, ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng đối với một số loại rau quả tươi xuất khẩu;

* Nhìn chung sản xuất trồng trọt, chế biến, bảo quản sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ở mức thấp, mô hình trình diễn, quy mô nhỏ.

b. Chăn nuôi

Tổng đàn vật nuôi của tỉnh có tốc độ phát triển khá và ổn định, sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh. Nhiều năm qua, Bắc Giang luôn xác định con lợn và con gà là hai đối tượng vật nuôi chủ lực.

* Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được chú trọng. Tỷ lệ chăn nuôi trang trại và an toàn sinh học năm 2015 ước đạt 30%. Chăn nuôi trang trại, gia trại quy mô trên 1.000 con/lứa phát triển mạnh, có trang trại quy mô từ 5.000-10.000 con lứa; số trang trại chuyên chăn nuôi gà có 220 trang trại đạt tiêu chí, tập trung chủ yếu tại Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang. Từng bước xây dựng cơ sở chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh, tạo sản phẩm chăn nuôi theo yêu cầu của thị trường, góp phần bảo vệ thương hiệu “gà đồi Yên Thế” hiện nay đang tiêu thụ tốt tại thị trường trong nước, nhất là thị trường Hà Nội.

Cơ cấu giống gia cầm nội được nuôi tại địa phương vẫn là chủ yếu, với tỷ lệ: gà Ri lai chiếm 35%, gà lai Mía chiếm 60%, còn các giống khác như: Ri lai cải tiến, Lương Phượng, Kabir, Tam Hoàng…chiếm khoảng 5%. Trong tỉnh có khoảng trên 200 cơ sở ấp nở gia cầm, cung ứng được 50% nhu cầu con giống cho địa phương, số còn lại được nhập từ các cơ sở sản xuất giống ngoài tỉnh. Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, quy mô chăn nuôi dưới 100 con chiếm tỷ lệ 88%, từ 100 - 2.000 con chiếm tỷ lệ 11,8%, chăn nuôi trang trại trên 2.000 con chiếm tỷ lệ 0,2%.

Đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ các phụ phẩm nông nghiệp của tỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 2265:2007.

* Chăn nuôi lợn: Hiện nay chăn nuôi bán công nghiệp tập trung, chăn nuôi trang trại, gia trại theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang có xu hướng tăng, chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình giảm dần. Tỷ lệ chăn nuôi lợn an toàn sinh học năm 2015 chiếm khoảng 20% tổng đàn. Toàn tỉnh có 250 trang trại chuyên chăn nuôi lợn đạt tiêu chí, tập trung chủ yếu tại các huyện: Tân Yên, Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hoà...

Cơ cấu giống là 25% lợn nái ngoại, 50% lợn nái lai và 25% lợn nái nội; tỷ lệ lợn nạc trên 50% chiếm 65%; lợn ngoại chủ yếu được nuôi tại các trang trại,

Page 51: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 43

còn đa số các hộ nuôi trong dân là lợn lai và lợn nội. Ứng dụng tiến bộ KH&CN để sản xuất giống và nuôi thương phẩm lợn 3, 4 máu ngoại cho kết quả tốt, đang được triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện Việt Yên, Hiệp Hòa,...

Trong chăn nuôi lợn, một số trang trại quy mô đã áp dụng các công nghệ chuông trại, chuồng kín, hệ thống máng cho ăn, uống tự động, xử lý sinh học (hầm biogas, đệm lót sinh học), hệ thống quạt mát, lạnh, …

KH&CN đã góp phần xây dựng mô hình chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thịt lợn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện Tân Yên nhằm phát triển chăn nuôi lợn bền vững ở địa phương. Đã hỗ trợ Hội chăn nuôi lợn sạch Tân Yên đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Lợn sạch Tân Yên”.

* Chăn nuôi trâu, bò: Đã ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải thiện chất lượng đàn trâu bằng giống Muhra bước đầu cho kết quả tốt. Phát triển đàn bò thịt cũng đang là một lợi thế của địa phương, từ năm 2000 đến nay, nhờ có các chương trình dự án của tỉnh đã đưa tỷ lệ bò lai Zêbu lên 73% tổng đàn.

* Mặc dù chưa hình thành được vùng và doanh nghiệp chăn nuôi CNC, nhưng trên thực tế, một số CNC trong chăn nuôi (giống, thiết bị, phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường…) đã được tiếp cận, chuyển giao và ứng dụng nhưng tỷ lệ ứng dụng CNC còn ở mức thấp.

4.1.2. Lĩnh vực lâm nghiệp

Nghiên cứu thực trạng phân bố rừng dẻ tái sinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh; xây dựng vườn nhân giống và chăm sóc vườn giống dẻ tại Trung tâm Giống cây trồng Bắc Giang; xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo, thâm canh rừng Dẻ, năng suất quả đạt 2 tấn/ha. Xây dựng thành công mô hình vườn cây đầu dòng và trồng cây Bạch đàn, Keo tai tượng với các giống mới có chất lượng UP35, UP54, UP72, UP99, UP95 tại huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn bằng nguồn giống giâm hom và nuôi cấy mô. Giống mới có năng suất cao hơn giống cũ ít nhất là 20%, thích ứng với điều kiện lập địa nơi trồng rừng, chống chịu được sâu bệnh hại và phù hợp điều kiện sản xuất của tỉnh. Các công ty lâm nghiệp sản xuất giống đã đạt được chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Hội đồng quản trị rừng FSC, như năm 2016, công ty TNHH MTV Yên Thế được cấp chứng chỉ cho 2.202,3 ha rừng trồng, rừng sản xuất.

Kết quả ứng dụng tiến bộ KH&CN đã góp phần nâng diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2011 - 2015 đạt 29.011 ha, bình quân trồng trên 5.800 ha/năm. Trong đó diện tích rừng gỗ lớn ước đến hết năm 2015 đạt 5.461 ha, chiếm 18,8%. Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng bình quân hàng năm ước đạt trên 255 nghìn m3. Trong trồng rừng kinh tế đã áp dụng biện pháp thâm canh rừng, sử dụng các giống có chất lượng, phù hợp điều kiện sinh thái tại địa phương, năng suất rừng trồng được nâng lên 80m3/ha/chu kỳ (tăng 30 m3/ha/chu

Page 52: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 44

kỳ so với giai đoạn 2006-2010). Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất nguyên liệu gỗ tập trung tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động và Yên Thế, với tổng diện tích trên 70.000 ha.

Việc đưa máy móc vào sản xuất lâm nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. 70% khối lượng công việc vẫn được làm bằng thủ công. Việc áp dụng cơ giới hóa chỉ mới được thực hiện hai khâu chặt hạ và vận chuyển, còn nhiều khâu sản xuất quan trọng chiếm tỷ lệ khối lượng công việc lớn như trồng, chăm sóc, vận xuất và bốc xếp thì tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa thấp, (cuốc hố trồng cây, đóng bầu ươm cây giống, trồng cây đều làm bằng tay…).

Trong việc chữa cháy rừng hiện nay cũng chủ yếu là dùng cành lá để dập lửa, chỉ một số rất ít trung tâm chữa cháy rừng được trang bị một số thiết bị nhưng còn hạn chế và hiệu quả thấp. Đặc biệt, đến nay chưa được trang bị thiết bị phun thuốc trừ sâu bệnh hại.

4.1.3. Lĩnh vực thuỷ sản

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh nuôi cá tập trung như: xã Nghĩa Trung huyện Việt Yên, xã Ngọc Châu, Cao Thượng huyện Tân Yên, xã Thái Đào huyện Lạng Giang, xã Lão Hộ huyện Yên Dũng,...Chăn nuôi thuỷ sản với hình thức thâm canh, bán thâm canh và an toàn sinh học, VietGAP cho năng suất cao đã được người dân quan tâm và có xu hướng phát triển mạnh qua các năm.

Kết quả nghiên cứu- ứng dụng KH&CN đã giúp Trung tâm Giống thủy sản cấp I Bắc Giang làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số thủy sản có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh như: cá Lăng chấm, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá chim trắng...

Diện tích nuôi cho năng suất cao tăng đã làm cho sản lượng và năng suất thuỷ sản tăng nhanh. Cơ cấu loài nuôi thuỷ sản dần được thay đổi với các loài có năng suất, giá trị, được thị trường ưa dùng như chép lai, trắm cỏ, rô phi đơn tính, chim trắng… Sản xuất con thuỷ đặc sản cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây, lượng ba ba giống sản xuất hàng năm đạt 85.000 con, sản lượng ba ba thịt đạt bình quân 45 tấn/năm.

Trong nuôi trồng thủy sản tỷ lệ cơ giới hóa đạt 32%. Trong đó tỷ lệ cơ giới hoá các khâu chế biến thức ăn, phun mưa, quạt nước, xục khí lên 30 - 40% số trang trại nuôi thâm canh. Áp dụng cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản sẽ nâng cao sức khỏe cá nuôi, chủ động kiểm soát môi trường nước ao nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu dùng máy quạt nước, máy phun mưa sẽ tăng được mật độ thả cá khoảng 1-1,5 con/m2; hệ số thức ăn giảm từ 1,7 xuống 1,6; tỷ lệ nuôi sống đạt cao hơn từ 5-8%; trọng lượng bình quân khi thu hoạch đạt cao hơn 0,1

Page 53: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 45

kg/con; năng suất nuôi tăng gần 7 tấn/ha và nâng hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 50 triệu đồng/ha.

Bảng 2. Hiện trạng phát triển NN ƯDCNC tỉnh Bắc Giang

TT Mục Thực trạng sản xuất NN ƯDCNC

1 Tỷ lệ giá trị SX NN ứng dụng CNC/giá trị SX NN (%): 13,2%

2 Lúa

+Tỷ lệ áp dụng SRI, 3 giảm 3 tăng : 40%; +Tỷ lệ diện tích sử dụng giống mới: 30%; + Tỷ lệ cơ giới hoá làm đất 95%; gieo xạ, máy cấy 30%; gặt 40-50%; tưới cho cây trồng 60%; vận chuyển vật tư, nông sản: 90%; + Hiệu quả kinh tế giống mới tăng 30-35% so với giống địa phương; + Giá trị 1 ha/năm: 90-100 Tr.đồng;

3 Lạc

+Tỷ lệ áp dụng giống mới: 20-30% diện tích + Áp dụng công nghệ che phủ nylon, sử dụng phân bón vi sinh, phân bón lá: 20% diện tích + Năng suất lạc giống mới tăng 20-30% so với truyền thống; + Giá trị 1ha: 200-250 Tr.đồng

4 Rau

+ Tỷ lệ sử dụng các giống rau mới: 10-12%; + Tỷ lệ diện tích VietGAP: 35-40% + Tỷ lệ diện tích áp dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng: 10-12%; + Giá trị 1ha: 700-800 Tr.đồng

5 Hoa + Áp dụng nhà lưới, nhà kính nhà màng: 10% diện tích; +Áp dụng các giống hoa mới: 10-12%; + Giá trị 1ha: 500-600 Tr.đồng.

Chè + Áp dụng giống mới, cải tạo vườn chè: 5-6% + Áp dụng tưới nhỏ giọt, phun mưa: 1-2%; + Giá trị 1ha: 150-200 Tr.đồng

6 Vải thiều +Tỷ lệ diện tích VietGAP: 12%; Global GAP: 1%; + Giá trị 1 ha: 200-220 Tr.đồng

7 Cam, quýt + Áp dụng các giống mới: 20-30%; \ Giá trị 1ha: 500-550 Tr.đồng.

8 Nấm +Áp dụng công nghệ sản xuất giống; + Giá trị 1ha: 2-3 tỷ đồng;

9 Nuôi gà

+ Áp dụng thức ăn, thuốc sinh học, xử lý môi trường: 70-80% số trang trại; + Nuôi gà VietGAHP: 20-30% số trang trại; Nuôi gà an toàn sinh học: 30%; + Giá trị doanh thu 1 trang trại: 1-1,2 tỷ đồng;

10 Nuôi lợn + Áp dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn , nước uống tự đồng, hệ thống làm mát, …: 70% số trang trại;

Page 54: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 46

TT Mục Thực trạng sản xuất NN ƯDCNC +Chăn nuôi lợn ATSH chiếm 20% tổng đàn; +Tỷ lệ giống nái ngoại, nái lai: 75% +Giá trị doanh thu 1 trang trại: 2-3 tỷ đồng;

11 Lâm

nghiệp, trồng rừng

+Tỷ lệ áp dụng giống mới: 3-5%; + Áp dụng cơ giới hóa, làm đất, đóng bầu; + Giá trị 1ha: 20-25 Tr.đồng/năm

12 Nuôi cá

+ Tỷ lệ áp dụng giống mới: 7-9%; + Tỷ lệ nuôi cá theo VietGAP: 3-5%; + Tỷ lệ áp dụng xục khí, xử lý môi trường nước: 7-8%; + Giá trị 1 ha: 400-500 Tr.đồng

(Nguồn: Điều tra, khảo sát 2016 )

Một số mô hình, điểm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh

* Mô hình trồng trọt

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22 mô hình rau hoa, nấm trong nhà lưới, nhà màng ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 41.178m2, một số mô hình cụ thể, như:

+ Mô hình rau CNC của hộ anh Nguyễn Văn Thiện, với quy mô 200m2 nhà lưới, thôn Bình Minh, xã Quế Nham, huyện Tân Yên trồng rau an toàn trong nhà lưới, sử dụng nguồn nước sạch tưới, sản phẩm sản xuất ra cung cấp cho thị trường Hà Nội. Mô hình đã lắp hệ thống tưới nước phun sương, cứ cách hơn 2 m bố trí một ống tưới, chỉ cần bật công tắc, là trong vòng 10-15 phút, hệ thống đã đưa nước tưới khắp các luống, đã tiết kiệm nước được 20-30%, và năng suất, chất lượng cải thiện.

+ Mô hình rau thủy canh CNC của anh Kỷ, huyện Tân Yên, với quy mô 500 m2 nhà kính, trồng rau trên giá thể, với hệ thống cấp dinh dưỡng cho cây hiện đại, đầu tư chi phí 1 tỷ đồng, và có đối tác bao tiêu sản phẩm.

+ Mô hình rau CNC của HTX Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, với cơ sở sản xuất, thu mua, sơ chế rau chế biến (dưa chuột, cà chua bi, …) có kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, đơn vị, nhà trường. Mô hình có diện tích kho chứa với 1.000m2, trong đó có phần kho lạnh để bảo quản sản phẩm 30m2. Công nghệ bảo quản lạnh các sản phẩm rau thực phẩm và chế biến, góp phần giữ sản phẩm tươi, có thể tiềm năng mở rộng và phát triển. Doanh thu hàng năm của cơ sở đạt 1,2-1,5 tỷ đồng.

+ Mô hình hoa CNC của HTX Thủy Lan (xã Song Mai, TP Bắc Giang) đầu tư hệ thống nhà lưới hiện đại, diện tích gần 1 nghìn m2 trồng lan hồ điệp, đem thu nhập hàng tỷ đồng. Khả năng nhân rộng công nghệ trồng lan hồ điệp nuôi cấy mô rất lớn, có thị trường tiêu thụ, hạn chế là việc đầu tư ban đầu quá cao.

Page 55: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 47

+ Mô hình trồng nấm CNC của hộ anh Hoàng Viết Chương, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, với quy mô lán trại 1.200m2, áp dụng công nghệ cao, có máy tạo ẩm và quạt hút gió đảm bảo môi trường sạch, đạt doanh thu 3-4 triệu/ngày, tỷ suất lợi nhuận 40-50%.

+ Mô hình cam CNC của hộ anh Bùi Đức Long ở phố Kép, xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn, với quy mô 0,2 ha và mô hình sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên cây cam đường canh, hệ thống tưới nước nhỏ giọt cho cây cam đã phát huy nhiều ưu điểm tích cực như: tiếp kiệm thời gian, lượng nước tưới và công lao động; bón phân dễ dàng với hiệu quả cao; lượng nước được thấm sâu giữ ẩm tốt nên cây phát triển xanh tốt, mặc dù cây mới được 2 năm tuổi nhưng đã cao to như cây 3 – 4 tuổi. Trong ba năm gần đây, sản lượng cam nhà anh Long luôn đạt từ 50 - 65 tấn quả, doanh thu đạt từ 1,8 tỷ - 3,8 tỷ đồng/năm.

+ Mô hình chè CNC ở bản Ven, huyện Yên Thế, với quy mô 20 ha và 20 hộ tham gia HTX Thân Trường, xây dựng tưới phun mưa tự động, có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, thu lãi 200-250 triệu đồng/ha.

* Mô hình chăn nuôi + Mô hình nuôi lợn hữu cơ HTX Trường Thành, Hiệp Hòa, nuôi lợn hữu

cơ, với lợn thương phẩm 3300 con/năm; có cơ sở giết mổ hiện đại, cấp đông, đóng gói, cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao cho các trường mầm non; thực hiện trồng rau sạch trong nhà lưới diện tích 2.000m2. Các công nghệ vật liệu mới nhà lưới được áp dụng, cho phép trồng rau an toàn, sạch, không bị sâu bệnh xâm nhập, và khả năng mở rộng diện tích nhà lưới của HTX còn rất lớn.

+ Mô hình nuôi lợn sạch CNC của HTX Tín Nhiệm, xã Đồng Sơn sản xuất và mở 7 điểm bán thịt lợn an toàn. Có 6 trại chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn của CP Việt Nam, với quy mô 20 nghìn lợn thịt/lứa, trang bị hệ thống quạt thông gió, phân khu theo lứa tuổi của vật nuôi. Chất thải được thu gom, xử lý bằng hầm biogas.

+ Mô hình nuôi lợn VietGAP của hộ anh Nguyễn Văn Nghiệp ở Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, chăn nuôi theo quy trình VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng tháng cung cấp ra thị trường 25-30 tấn thịt lợn, đạt doanh thu 500-600 triệu/tháng.

+ Mô hình sản xuất giống gia cầm CNC của HTX Hồng Xuân, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, sản xuất giống gia cầm, với lò ấp trứng hệ thống ấp tự động, quy mô 40.000 con/mẻ, sử dụng hệ thống nước uống tự động.

+ Mô hình nuôi gà thịt CNC hộ anh Hoàng Văn Tuấn, xã Quỳnh Sơn, huyện Yên Dũng, sử dụng chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học, góp phần giảm chi phí, giá thành, bảo vệ môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Page 56: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 48

* Mô hình lâm nghiệp + Mô hình trại sản xuất giống cây lâm nghiệp của Công ty TNHH lâm

nghiệp một thành viên, huyện Lục Ngạn sử dụng công nghệ giâm hom, mỗi năm sản xuất và cung ứng ra thị trường 250-300 nghìn cây giống F1.

+ Mô hình Công ty TNHH 1 thành viên Lục Nam, Công ty TNHH 1 thành viên Yên Thế, áp dụng công nghệ giâm hom, mỗi năm sản xuất và cung ứng ra thị trường 200-250 nghìn cây giống F1 (keo lai, keo tai tượng, thông, kim ngân,...).

* Mô hình thủy sản: + Mô hình nuôi cá thâm canh của Anh Nguyễn Văn Dũng, thôn Đông

Khoát, Tân Yên đầu tư xây bờ bao thành các ô riêng biệt thả cá, nuôi rô phi đơn tính, chim trắng, chép lai, thu lãi 300-400 triệu đồng mỗi năm.

+ Mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính của Anh Thân Văn Doanh ở thôn Phúc Hạ, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, quy mô ao nuôi là 5.000m2 thu lãi gần 36 triệu đồng, mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính có xử lý môi trường nước trong điều kiện ao nuôi khó thay nước, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, sử dụng vôi bột, thuốc sát khuẩn, chế phẩm sinh học xử lý định kỳ ao nuôi, nhằm nâng cao chất lượng đáy, nước ao, giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình nuôi mang lại, khống chế mầm bệnh. Đặc biệt, không sử dụng thuốc kháng sinh, phân hữu cơ để nuôi cá nhằm tạo ra sản phẩm sạch đến với người tiêu dùng.

+ Mô hình nuôi cá thâm canh của HTX ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên, chăn nuôi thuỷ sản thâm canh cao với diện tích 150 ha mang lại doanh thu 20 tỷ đồng/năm.

+ Mô hình ương nuôi cá giống của anh Lượng, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, với quy mô 3ha, ương nuôi loại cá mè, cá trôi, cá trắm, rô phi đơn tính,… thu nhập 1 tỷ đồng/năm.

Page 57: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 49

Bảng 3. Kết quả thực hiện mô hình nhà lưới, nhà màng trong sản xuất rau, hoa ở Bắc Giang

TT Huyện TP Địa chỉ

Quy mô nhà lưới

nhà màng (m2)

Ghi chú

1 Việt Yên

Tĩnh Lộc- Nghĩa Trung (Đề án rau 2016-2020)

720 Mới đưa vào sản xuất rau

Kiểu - Bích Sơn 1100 SX rau thu nhập 600-700 triệu/năm

Dĩnh Sơn- Trung Sơn 570 Sx rau

Thôn 8- Việt Tiến 1200 Sx rau

Công ty CP Toàn Cương thôn Đạo Ngạn 2- Quang Châu

2500 Sx nấm thu nhập 900 triệu/năm, lợi nhận 250 triệu/năm.

2 Yên Dũng

Tân Mỹ - Cảnh Thụy (Dự án Sở KHCN)

2800 Mới đưa vào sản xuất rau

Xã Lão Hộ 360 Sx rau

Tân Mỹ- Cảnh Thụy (Đề án rau 2016-2020)

768 Mới đưa vào hoạt động

3 Yên Thế Hiện chưa có mô hình nào

4 Lạng Giang Quang Hiển - Quang Thịnh ( NS huyện Lạng Giang hỗ trợ)

10000 Mới xây dựng xong

5 Lục Nam Vân Động- TT Đồi Ngô 400 Sản xuất rau

Gai- TT Đồi Ngô 1400

6 Hiệp Hòa Đồng Tâm 3- Thường Thắng

2100 Mới xây dựng xong

7 Sơn Động Thị trấn Thanh Sơn 1080 Sản xuất rau an toàn

8 Lục Ngạn Hiện chưa có mô hình nhà lưới nào.

9 TP Bắc Giang Mai Đình- Đa Mai (Đề án rau 2016-2020)

960 Mới đưa vào sản xuất rau

Xã Tân Mỹ 1500 Sản xuất hoa

Page 58: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 50

TT Huyện TP Địa chỉ

Quy mô nhà lưới

nhà màng (m2)

Ghi chú

HTX Thủy Lan xã Song Mai (Dự án Bộ KHCN)

960 Sản xuất hoa Lan hồ Điệp thu nhập 1,1 tỷ/năm; lợi nhuận 500-600 triệu/năm

10 Tân Yên

HTX Cao Xá 1000 Sản xuất rau

Xã Quế Nham 360 Sản xuất rau

Xã Song Vân 300 Sản xuất hoa

11 CTCP Giống cây trồng Bắc

Giang

2200 Phục vụ cho việc khảo nghiệm giống dưa lưới.

12

Trung Tâm Giống cây trồng Bắc

Giang

2700 Phục vụ cho công tác khảo nghiệm giống cây trồng.

13

Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHKT Sở

KHCN

6200 Phục vụ cho công tác sản xuất giống.

(Nguồn: Chi cục Trồng trọt Bắc Giang, 2017).

* Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ƯDCNC của Bắc Giang mới là bước đầu. Các vùng nhỏ lẻ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ, quy trình kỹ thuật mới, tiên tiến, hình thành mang tính thích ứng thị trường. Các mô hình NN ƯDCNC được sự hỗ trợ Tỉnh đang hình thành ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, chưa bài bản, nên hiệu quả còn chưa cao.

4.2. Các nguồn lực về khoa học công nghệ

Sở Khoa học công nghệ là cơ quan quản lý Nhà nước, hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ vào các lĩnh vực nói chúng và nông nghiệp nói riêng; Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh có trường Đại học nông lâm Bắc Giang (ở Việt Yên), trung tâm giống cây trồng Bắc Giang, trung tâm khuyến nông tỉnh, trung tâm giống nấm Bắc Giang ở huyện Lạng Giang, trung tâm giống thủy sản cấp I ở xã Phi Mô, Lạng Giang, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp, Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang và Công ty cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang, là đơn vị hướng dẫn, xây dựng các mô hình, ứng dụng TBKT vào sản xuất

Page 59: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 51

nông nghiệp. Ở các huyện, TP có các phòng NN &PTNT, kinh tế là cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ, và thúc đẩy phát triển nông nghiệp ƯDCNC tại địa phương.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ở Bắc Giang gồm: Chi cục Trồng trọt và BVTV trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 10 Trạm Trồng trọt và BVTV của các huyện, thành phố, với 63 cán bộ công chức, viên chức tỉnh, huyện, 209 cán bộ khuyến nông xã kiêm nghiệm công tác bảo vệ thực vật. Với đội ngũ cán bộ ở tuyến tỉnh và huyện có trình độ chuyên môn cao có nhiệm vụ tham mưu về công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật, phòng trừ sinh vật gây hại thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng, thanh tra chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, xã với đội ngũ cán bộ đã được đào tạo đúng chuyên ngành và có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật…

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về chăn nuôi - thú y ở Bắc Giang gồm: Chi cục chăn nuôi - thú y tỉnh và 10 trạm chăn nuôi - thú y huyện, thành phố, 03 trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, với 97 cán bộ thú y tỉnh, huyện, 230 cán bộ chăn nuôi - thú y xã, phường, thị trấn. Với đội ngũ cán bộ thú y ở tuyến tỉnh và huyện có trình độ chuyên môn cao là lực lượng chuyên trách nên công tác quản lý nhà nước về công tác thú y như: tổ chức phòng, chống dịch bệnh vật nuôi, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y,…được triển khai thực hiện khá tốt và hiệu quả.

Trên địa bàn Bắc Giang có 76 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 73 cơ sở đang hoạt động và 03 cơ sở đang tạm thời đình chỉ hoạt động dạy nghề có quy mô đào tạo 86.785 học viên/năm (có 50 cơ sở dạy nghề tư thục, trong số này có 26 cơ sở kinh doanh đăng ký hoạt động dạy nghề sơ cấp và dạy nghề thường xuyên với quy mô đào tạo hàng năm đạt 10.000 học viên/năm). Mỗi năm những cơ sở này đào tạo cho hàng ngàn lượt học viên là lao động nông thôn tham gia học nghề. Trong đó bao gồm: nhóm nghề phi nông nghiệp (may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, làm mi giả..); nhóm nghề nông nghiệp (chăn nuôi thú y, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật trồng nấm). Đây là cơ sở giúp thay đổi cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề và thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và toàn tình nói chung.

Từ năm 2011 đến 2015 trên địa bàn tỉnh triển khai 16 dự án khoa học công nghệ cấp nhà nước; 55 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh và 234 mô hình, đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN được đưa vào hoạt động nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại địa phương.

Đầu tư cho KH&CN của Bắc Giang còn rất khiêm tốn, đầu tư ngân sách cho sự nghiệp KH&CN chiếm 0,22% tổng chi ngân sách. Tổng ngân sách đầu tư cho KH&CN trong 5 năm (2011- 2016) trên 135 tỷ đồng (trong đó từ nguồn ngân

Page 60: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 52

sách của tỉnh là 63 tỷ đồng và nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN của Trung ương là 72 tỷ đồng). Tổng số nhân lực KH&CN của tỉnh là 27.359 người.

Hoạt động khoa học và công nghệ đã đạt được một số tiến bộ và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống; công tác xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, đối với các sản phẩm của tỉnh, nhất là các sản phẩm nông nghiệp như vải thiều Lục Ngạn, Vải sớm Phúc Hòa, Lúa thơm Yên Dũng, Lạc giống Tân Yên, Rau an toàn Đa Mai, gà đồi Yên Thế… được quan tâm, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tham gia hội nhập quốc tế.

4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a. Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi của Bắc Giang được chia thành 5 vùng chính gồm: Vùng thủy lợi sông Cầu (bao gồm đất đai của các huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà, và một phần thành phố Bắc Giang); vùng thủy lợi sông Sỏi (bao gồm đất đai của huyện Yên Thế và một phần diện tích vùng cao của huyện Tân Yên); vùng thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn (gồm đất đai của các huyện Lạng Giang, Lục Nam - hữu sông Lục Nam, một phần huyện Yên Dũng và một phần thành phố Bắc Giang); vùng thủy lợi sông Lục Nam (bao gồm đất đai của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và một phần Lục Nam - tả sông Lục Nam); vùng thủy lợi Nam Yên Dũng (một phần đất đai của huyện Yên Dũng nằm phía hữu sông Thương, một phần diện tích 03 xã của huyện Việt Yên và 01 phường của thành phố Bắc Giang).

+ Hệ thống công trình: Toàn tỉnh hiện có 1.643 công trình thuỷ lợi phục vụ cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất gồm: 618 công trình hồ chứa, 203 đập dâng và phai tạm, 822 công trình trạm bơm tưới và tưới tiêu kết hợp;

+ Hệ thống kênh tưới, tiêu: Tổng số 7.924,4 km kênh mương tưới tiêu các cấp (trong đó có 6.481,9 km kênh mương tưới các cấp, hiện tại đã kiên cố hoá được 2.792,2 km (đạt 43%); Kênh tiêu dài 1.443,3km toàn bộ là kênh đất.

Đến năm 2015, năng lực tưới chủ động của các công trình: Lúa vụ đông xuân đạt 73,30%, lúa vụ mùa đạt 76,71% so với diện tích đất trồng lúa; cây mùa: đảm bảo tưới 7.552 ha vụ đông xuân, 7.917 ha vụ mùa, 24.629 ha vụ đông; 6.110 ha cây ăn quả; cấp nước cho 2.100 ha nuôi trồng thủy sản.

Qua trên cho thấy các công trình được đầu tư tu sửa nâng cấp và xây dựng mới cơ bản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của giai đoạn quy hoạch đề ra, điều này góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo môi trường sinh thái.

Page 61: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 53

b. Hệ thống giao thông:

Bắc Giang có hệ thống giao thông đa dạng, phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng cơ bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Đường bộ: Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài 9.864 km, trong đó: quốc lộ 251,8 km; đường tỉnh 411,8 km; 8.921,5km đường giao thông nông thôn (đường huyện, xã, đường thôn) và khoảng 281,7 km đường đô thị.

Đường thuỷ: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 sông chính chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam, với tổng chiều dài khoảng 354 km; trong đó 222 km do Trung ương quản lý, đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 - 500 tấn qua lại được; 132 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện thuỷ loại nhỏ hoạt động; ngoài ra còn có các sông nhánh và 2 hồ lớn thuộc huyện Lục Ngạn là hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn dài 167 km, đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 55 km, tuyến Quảng Nimh - Kép - Thái Nguyên đoạn qua tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km.

Qua trên cho thấy hệ thống giao thông của tỉnh rất thuận tiện cho việc giao lưu với các tỉnh lân cận, nối liền giữa trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện, xã, đây cũng là lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, một số tuyến đã xuống cấp gây khó khăn trong đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa cần được đầu tư, nâng cấp.

c. Hệ thống điện sản xuất

Tỉnh Bắc Giang được cung cấp điện từ lưới điện Quốc gia thông qua trạm 220KV/110KV/22KV. Trên địa bàn tỉnh có 6 trạm 110 KV với tổng công suất 338 MVA. Ngoài ra còn có Trạm biến áp 500KV Hiệp Hòa có quy mô và công suất lớn nhất nước đã hoàn thành đưa vào vận hành góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Nhìn chung, mạng lưới điện của tỉnh đã đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của các đô thị, khu công nghiệp và cung cấp điện sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn.

d. Hệ thống chợ nông thôn, trung tâm Thương mại

+ Hệ thống chợ nông thôn: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 131 chợ, trong đó có 2 chợ hạng I (có 01 chợ đầu mối), 22 chợ hạng II, 107 chợ hạng III. Tổng diện tích đất của 131 chợ là 564.852 m2, diện tích nhà chợ đã được xây dựng khoảng 110.298 m2, phần lớn là chợ bán lẻ, phục vụ nhu cầu dân sinh, có 01 chợ đầu mối nhưng hoạt động không hiệu quả, chủ yếu vẫn là chợ truyền thống nằm rải rác khắp các xã, phường trên từng huyện, thị…

Page 62: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 54

+ Hệ thống trung tâm Thương mại: Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 siêu thị loại III, các siêu thị này đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích xây dựng là 8.160 m2; diện tích kinh doanh 13.793 m2. Các siêu thị cơ bản tập trung trên địa bàn thành phố Bắc Giang, với mục đích phục vụ nhu cầu mua sắm và giới thiệu sản phẩm của tỉnh. Đây là cơ sở và đầu mối cho phân phối và tiêu thụ sản phẩm lương thực, thực phẩm sạch an toàn và sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai.

4.4. Những chính sách và hình thức tổ chức quản lý về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Bắc Giang

a.Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Trong những năm qua, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp một

cách bền vững, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng, ngoài những chủ trương, chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Giang đã ban hành một số chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, bao gồm:

- Quyết định số 2067/2014/QD-UBND ngày 23/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang về phê duyệt Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.

- Nghị quyết số 130/2016/NQ-TU ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020.

- Nghị quyết số 46 /2016/NQ-HDND ngày 08/12/2016 của HDND tỉnh Bắc Giang về việc quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017-2020.

- Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 2303/QD-UBND ngày 25/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giống gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 668/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);

Page 63: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 55

- Quyết định số 650/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án phát triển vùng nuôi thủy sản tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.

- Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm gắn với ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016-2020.

b. Hình thức tổ chức quản lý phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Sở Khoa học Công nghệ, cơ quan quản lý khoa học công nghệ của tỉnh, thực hiện lựa chọn công nghệ và tổ chức triển khai xây dựng, nhân rộng các đề tài, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; tổ chức nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao; tổng kết kinh nghiệm sản xuất ở địa phương;công tác hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản hàng hóa; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu khoa học.

- Sở NN và PTNT, đặc biệt là trung tâm khuyến nông tỉnh, phối hợp với các cơ quan liên quan giới thiệu, trình diễn, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Triển khai các hoạt chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân. Tổ chức quản lý, triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định.

5. Đánh giá chung

5.1. Những lợi thế và kết quả đạt được

- Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng.

- Sự đa dạng của khí hậu cùng tài nguyên sinh học cho phép tỉnh phát triển một cơ cấu cây trồng phong phú bao có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới ôn đới là điều kiện thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao như các loại rau, hoa ở những vùng có ưu thế vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Tân Yên. rau, đậu thực phẩm, vùng chè Yên Thế, gà Yên Thế, chăn nuôi lợn ...Các vùng này có điều kiện khá thuận lợi cho việc xây dựng những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với đa dạng sản phẩm nông nghiệp.

- Tỉnh Bắc Giang đã có chủ trương và ban hành một số cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, nhất là từ khi có Quyết định số 1859/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung lớn trong đó bước đầu có ƯDCNC vào sản xuất thâm canh; tạo lập, quản lý, phát triển, bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước cho nhiều

Page 64: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 56

sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, như: chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế, nhãn hiệu tập thể gạo thơm Yên Dũng, mỳ Chũ, mỳ Kế, rau cần Hoàng Lương, nếp cái hoa vàng Thái Sơn...

- Kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong sản xuất và đời sống có bước phát triển hiệu quả và đang được nhân rộng để tăng quy mô, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Các lớp tập huấn, hội thảo về chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân được triển khai thường xuyên đã giúp trình độ canh tác và năng lực sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nông dân từng bước được nâng cao; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ, giống mới vào sản xuất - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngày càng được quan đầu tư phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, kích thích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

- Nhân dân các dân tộc Bắc Giang có truyền thống cách mạng, có lực lượng lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, đây là điều kiện để phát triển sản xuất NNƯDCNC góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

- Tỉnh có điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng hạ tầng, dồn điền đổi thửa đã được thực hiện trong thời gian qua (diện tích tương đối lớn) có thể kết hợp tốt với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; rất phù hợp và thuận lợi để thực hiện.

5.2. Những khó khăn, hạn chế

Phát triển nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh Bắc Giang chỉ là bước đầu và còn nhiều khó khăn, thách thức như: Sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ lẻ còn nhiều; thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực để hỗ trợ, giải quyết vấn đề liên kết trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp CNC trong nội tỉnh và liên kết với cả vùng; còn lúng túng trong việc lựa chọn, kế thừa các thành tựu khoa học CNC ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp... Bên cạnh đó là những thách thức về sự cạnh tranh của thị trường nông sản cả trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn. Do vậy, sản xuất nông nghiệp cần phải được tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu của thị trường, phải không ngừng hợp tác và cải thiện để phát triển mạnh về số lượng, tiến bộ rõ về chất lượng. Mặc khác, sản xuất khối lượng sản phẩm lớn đạt yêu cầu cao và ổn định về chất lượng sản phẩm sẽ đặt ra thách thức lớn là phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo mô hình mới. Mô hình sản xuất này đòi hỏi phải ứng dụng kỹ thuật và công nghệ trên diện rộng, vốn đầu tư lớn, do đó kiểu sản xuất nhỏ của các nông hộ riêng lẻ hiện nay sẽ phải thay đổi...

Diện tích đất sản xuất được xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Kết cấu hạ tầng nông

Page 65: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 57

nghiệp, nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, mới tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng thủy lợi, còn giao thông nội đồng, cơ sở sản xuất giống, bảo quản, chế biến, thông tin thị trường,... chưa được quan tâm đúng mức. Phát triển còn mang tính tự phát; giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng thấp trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Vấn đề tích tụ ruộng đất, nông dân cho thuê đất còn khó khăn, doanh nghiệp muốn đầu tư, thuê lại đất của nông dân làm nông nghiệp công nghệ cao còn khó khăn, tỷ lệ diện tích thuê được rất thấp, phần lớn đòi hỏi chế độ ngoài chính sách, nhất là về giá, hơn nữa khi cho thuê đất nông dân áp đơn giá theo quy định bồi thường, nên đơn giá rất cao (2,25 tỷ đồng/ha).

Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa đồng đều ở các địa phương, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chưa trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ, phương thức canh tác hiện địa còn bất cập; quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán chưa bền vững vì phụ thuộc nhiều vào thị trường. Chất lượng các mặt hàng nông sản trong tỉnh không đồng đều, an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế; công tác sản xuất giống cây trồng còn nhiều bất cập chưa chủ động được nguồn giống tốt phục vụ sản xuất nhất là các giống lúa lai, giống khoai tây, giống rau mầu khác. Công nghiệp chế biến nông sản, nhất là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch phát triển chậm. Nông sản chủ yếu ở dạng sơ chế, ít được chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giá trị gia tăng thấp. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa có nơi còn hạn chế. Thu nhập của người lao động khu vực nông nghiệp thấp và chịu nhiều rủi ro lớn, thua thiệt nhiều so với lao động ở các khu vực kinh tế khác. Việc xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao còn ít, chậm, quy mô nhỏ.

Quá trình chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đã bộc lộ nhiều hạn chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đang có xu hướng giảm, sản xuất nông nghiệp nhìn chung quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, ứng dụng cơ giới hoá còn chậm, năng suất, chất lượng sản phẩm thiếu sức cạnh tranh. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn kém hiệu quả. Một số nông sản, thực phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh có chất lượng cao nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định. Các mô hình liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm đã bước đầu xuất hiện nhưng chưa thực sự chặt chẽ, còn mang tính hình thức thiếu tính bền vững. Chưa hình thành doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể của tỉnh đối với doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khó khăn. Chưa hình thành nhiều chuỗi liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ nông sản. Đầu tư cho KH&CN còn hạn chế.

Page 66: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 58

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được đẩy mạnh, song kết quả của công tác này còn hạn chế. Còn có một số địa phương và người dân chưa hiểu hết ý nghĩa, vai trò của khoa học và công nghệ là động lực quan trọng phát triển kinh tế- xã hội.

Khó khăn về nguồn nhân lực: Do quá trình công nghiệp hóa, nhân lực trẻ, có trình độ đa phần sang làm doanh nghiệp công nghiệp, gây thiếu hút lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm; việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận dân cư nông thôn còn khó khăn. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa nông dân với công nhân và các nhóm xã hội khác có chiều hướng gia tăng.

5.3 Nguyên nhân

Những tồn tại, bất cập trên đây, do một số nguyên nhân như sau:

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, còn khá mới mẻ, sản phẩm đầu ra chưa có sự phân biệt về giá so với các sản phẩm cùng loại làm theo cách truyền thống; nên giá trị và lợi nhuận chưa có sự khác biệt, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chưa được bảo vệ.

Chưa có quy hoạch nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng là nguyên nhân chưa phát triển được nông nghiệp, do người dân chưa khai thác được hết lợi thế so sánh, lợi thế về công nghệ, để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng, Nhận thức của cấp ủy, chính quyền về nông nghiệp công nghệ cao còn xem nhẹ, chưa coi trọng, còn phó mặc cho đơn vị chuyên môn và chưa coi đây là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức của người dân còn hạn chế về việc chi trả cao cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm an toàn, sạch bệnh, khiến cho người sản xuất không có lợi nhuận nên hạn chế sự đầu tư vào công nghệ cao của nông dân;

Các chính sách công nghệ cao còn chưa đồng bộ, cấp ủy chính quyền còn xem nhẹ công nghệ cao, chưa đánh giá được vai trò công nghệ cao trong thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, đem đến lợi nhuận , nâng cao thu nhập của nông dân, người làm công nghệ cao.

Page 67: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 59

Bảng 4. Phân tích SWOT cho nông nghiệp công nghệ cao của Bắc Giang

Thuận lợi (Strength) Điểm yếu (Weakness) + Có vị trí địa lý, tự nhiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao; + có sự đa dạng khí hậu, tài nguyên sinh học phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi + Có sự quan tâm, ban hành chính sách khoa học công nghệ, bảo hộ bảo vệ sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm công nghệ cao; + Kết cấu hạ tầng tương đối tốt; + Có nguồn nhân lực dồi dào, nếu được đào tạo tốt sẽ tạo đầu vào tốt cho nông nghiệp công nghệ cao;

+ Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, phân tán, khó áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tin học, hóa vào sản xuất, + Thiếu các nhà đầu tư mạnh, hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, + Vấn đề liên kết, chuỗi giá trị, + Lúng túng trong lựa chọn công nghệ phù hợp, + Ứng dụng công nghệ còn chưa đồng đều, + Sản phẩm sản xuất ra còn ít

Cơ hội (Opportunity) Đe dọa, rủi ro (Threats)

+ Hội nhập sâu rộng của Việt Nam của Bắc Giang, + Thị trường Trung quốc triển vọng cao, yêu cầu về sản phẩm chất lượng cao rất lớn; giá cả phù hợp chấp nhận được; + Các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ , đầu mối cho tiêu thụ sản phẩm, giao dịch xuất khẩu, ổn định đầu ra.

+ Cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm ngoại nhập, các sản phẩm công nghệ cao của các tỉnh khác, + Sản phẩm chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu khó tính; + Sản phẩm làm ra không có thị trường, ế thừa.

Page 68: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 60

PHẦN THỨ HAI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

1. Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhu cầu và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước

1.1. Dự báo thị trường trong nước

Hiện nay, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 70% lượng nông sản sản xuất. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tiêu thụ nội địa giữa các ngành hàng: theo Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020, và năm 2030, cho biết, những ngành đạt tỷ lệ tiêu dùng trong nước cao là ngô, đậu tương, bông, trứng, sữa 100%, đường gần 100%, sản phẩm chăn nuôi trên 95%, gạo 75 - 80%, rau quả 85%; những ngành có tỷ lệ tiêu thụ thấp ở thị trường nội địa là cà phê, hạt tiêu, hạt điều dưới 5%, cao su 15%, chè 30 - 35%. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước chủ yếu của tỉnh Bắc Giang gồm: Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn…

- Rau các loại: Nhu cầu về rau đến năm 2030 ước khoảng 9 - 11 triệu tấn, riêng dân đô thị là 3 triệu tấn. Trong đó, sản phẩm rau chế biến, đóng hộp, đóng lọ và các loại rau quả thực phẩm tươi thái sẵn để nấu ăn sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều. Các loại rau cao cấp, rau sạch sẽ có nhu cầu cao, đây là cơ hội cho nông nghiệp công nghệ cao của Bắc Giang tham gia vào chuỗi rau. Theo nghiên cứu của IFPRI, khi người dân có thu nhập cao, nhu cầu tiêu thụ rau sẽ nhiều hơn. Hiện nay rau sản xuất ra 85% tiêu thụ trong nước, trong đó, rau theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP chỉ chiếm 1-2%, rau an toàn 7-8% (theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản xuất phân phối rau an toàn theo chuỗi), do vậy, có thể nói nhu cầu, khát rau sạch của thị trường từ nay đến 2025 là rất lớn. Đến năm 2020, các tỉnh đều triển khai nông nghiệp công nghệ cao, thì khối lượng sản phẩm sản xuất ra vẫn không cao để cung cấp ra thị trường (cả Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội, có thế mạnh về rau, song diện tích sản xuất rau công nghệ cao vẫn ít (chưa đến 1% diện tích rau của mỗi tỉnh), sẽ không thể đáp ứng được 10% nhu cầu rau sạch, rau an toàn của thị trường nội địa). Vấn đề ở đây là tổ chức quản lý, tạo niềm tin từ khách hàng đối với sản phẩm rau sạch, rau công nghệ cao, và có sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với các siêu thị, cửa hàng rau tiện lợi, …

- Hoa: Thị trường hoa Việt Nam tuy phát triển đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn được coi là thị trường còn non trẻ. Nhu cầu hoa cắt đang tăng nhanh ở nước ta, tốc độ tăng hàng năm đạt trên 7%. Hoa cắt cành được sử dụng

Page 69: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 61

nhiều nhất cho các mục đích thờ cúng, lễ hội, tiếp tân và giao lưu. Thị trường hoa Việt Nam còn là một thị trường hầu như khép kín. Hầu hết hoa sản xuất ra được tiêu dùng trong nước. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu hoa khoảng 8-9 tỷ cành. Sản xuất hoa công nghệ cao của Bắc Giang sẽ có năng suất cao, chủ yếu sẽ đáp ứng các nhu cầu về hoa tiêu dùng trong tỉnh, một phần dành cho xuất khẩu;

- Quả các loại: Dự báo mức tiêu thụ quả trong nước đến năm 2030 khoảng 14 triệu tấn (120 kg/người/năm). Trong đó, trái cây ngon, an toàn thường bán với giá cao, nhu cầu ngày càng lớn. Đặc biệt nhu cầu vải trong nước tăng đều hàng năm. Đến năm 2030, theo VINANET, dự báo nhu cầu về vải thiều tiêu thụ trong nước 50-60% sản lượng sản xuất ra, ước đạt 140-150.000 tấn, ( trong đó, yêu cầu về sản phẩm vải chất lượng cao, an toàn, sản xuất từ vùng nông nghiệp công nghệ cao sẽ chiếm 80-90%).

- Nấm: Được coi là một loại thực phẩm cao cấp, xu thế tiêu dùng ngày càng tăng. Giá nấm thế giới liên tục tăng qua các năm (giá nấm rơm muối năm 2009 là 1.300 USD/tấn, năm 2010 là 1.800 USD/tấn và hiện đang mức trên 2.000 USD/tấn). Nhu cầu về nấm, là sản phẩm sạch an toàn, sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, đến năm 2030, nhu cầu nấm của thế giới dự báo khoảng 35 triệu tấn/năm, (ở nước ta nhu cầu tiêu thụ nấm của nước ta vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 1,7 triệu tấn nấm các loại); và giá trung bình đạt 2.500-3.000USD/tấn. Ngoài ra, nhu cầu chuyên biệt về nấm đùi gà, nấm linh chi, nấm sò, nấm dược liệu sẽ ở mức cao.

- Thịt và trứng gia cầm: Theo tính toán của các nhà hoạch định chiến lược quốc tế, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của các nước đang phát triển từ nay đến năm 2030 về thịt lợn là 2,8%, thịt bò 2,8%, thịt gia cầm 3,1% và sữa 3,3%, trong khi tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là 6,1%, vì vậy nhu cầu sản phẩm chăn nuôi tiếp tục tăng mạnh ở nước ta. Hiện nay, tiêu thụ bình quân đầu người về thịt ở nước ta vẫn còn thấp so với các nước, do đó, trong tương lai, đây là dư địa lớn, nhu cầu về thịt sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt thịt lợn, thịt bò, thịt gà; dự báo đến năm 2030, nhu cầu về thịt lợn 4,2 triệu tấn. Theo nghiên cứu gần đây, thịt lợn là nguồn thức ăn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam trong số các sản phẩm thịt. Năm 2016, mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người của Việt Nam đạt 32kg/năm, tương đương với mức tăng trưởng trung bình 6,3%/năm trong vòng 10 năm. Sự gia tăng nhu cầu thịt lợn bắt nguồn từ việc thu nhập của người dân ngày một tăng cao và do sự thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm giàu protein.

Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng được ghi nhận như là nguyên nhân khác dẫn tới sự gia tăng mức tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc động vật. Mặc dù chỉ chiếm 25% tổng dân số, song người tiêu dùng tại khu vực thành thị tiêu thụ tới 50% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất ra trên cả nước. Theo kết quả điều tra về tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của Tổng cục Thống kê,

Page 70: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 62

năm 2015, thịt lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất (40%) trong tổng chi tiêu của hộ cho các sản phẩm thịt, tiếp sau đó là cá, thịt gia cầm và thịt bò. Tại khu vực thành thị, mức chi tiêu cho thịt lợn khá tương đồng giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Tại khu vực nông thôn, mức chi tiêu cho thịt lợn trong tổng chi tiêu của hộ có phần cao hơn đối với các hộ tiêu dùng có thu nhập cao. Mặc dù nguồn cung thịt lợn đã tăng gấp đôi kể từ sau thời kỳ mở cửa thị trường, song không thể đáp ứng kịp sự gia tăng nhanh chóng về nhu cầu thịt lợn ở Việt Nam

Xu hướng người dân ngày một chú trọng đến sử dụng các sản phẩm sạch, thực phẩm an toàn. Những sản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghệ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sẽ là sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của đông đảo người dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, Bắc Giang là tỉnh phát triển về du lịch, dự báo tới năm 2020 sẽ có 1,5 triệu lượt khách du lịch, đây sẽ là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Hơn nữa, các khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp mọc lên nhanh chóng trên địa bàn tỉnh, khi lượng công nhân lấp đầy, thì đây sẽ là nhu cầu lớn về sản phẩm sạch, an toàn, và sẽ là cơ hội cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các hệ thống siêu thị đang được đầu tư phát triển, sẽ có sự liên kết cung cấp các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn cho công nhân, cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện thuận để sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Tỉnh tiếp cận và tiêu thụ ở các thị trường lớn, như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn...

1.2. Thị trường xuất khẩu

- Thị trường rau: Các mặt hàng nông sản như rau cao cấp, ớt, tỏi, lạc ở nước ta hiện được xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Irắc và Châu Âu. Bắc Giang là tỉnh có lợi thế và tập quán sản xuất các loại nông sản trên, có điều kiện mở rộng để tham gia xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, và các nước ASEAN.

- Thị trường hoa: Là sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng xuất khẩu hoa mới chỉ đạt 50 triệu USD/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do không đảm bảo được các điều kiện về nhà kính, cơ sở hạ tầng, quá trình đóng gói, xử lý sản phẩm sau thu hoạch,... Công nghệ nhân giống, canh tác và bảo quản chưa tốt hoa khiến mẫu mã chưa đẹp, hoa không để tươi lâu được để vận chuyển đi các thị trường xa. Để khắc phục những điểm yếu này, Việt Nam đang triển khai một số chương trình hợp tác nhằm thúc đẩy ngành trồng hoa xuất khẩu. Đối với phát triển hoa của Bắc Giang, thị trường xuất khẩu sẽ nhắm tới các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật bản, và Hàn Quốc.

- Thị trường quả các loại: với nhiều chủng loại phong phú và đa dạng. Các thị trường chính xuất khẩu quả của nước ta chính là: Trung Quốc, Italia, Nhật Bản, Mỹ… Với đà tăng trưởng trên, Việt Nam đã lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới (sau các nước Mỹ, Hà Lan, Mexico, Thái lan). Thị

Page 71: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 63

trường thế giới có nhu cầu rất lớn về các loại quả như vải, nhãn, na, cam, bưởi ... ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc, vải và một vài hoa quả của Bắc Giang đã xuất khẩu đi Mỹ, Malaixia, Singapo, kết quả thu được đáng khích lệ. Hoa quả Bắc Giang có khả năng tham gia xuất khẩu tới các thị trường quốc tế lớn nếu nâng cao chất lượng, chế biến tốt và hạ giá thành sản phẩm. Đổi với vải thiều nhu cầu của các nước rất cao, sau khi Việt Nam, quảng bá quả vải sang Malaysia, Mỹ, Úc, New Zealand, đây cũng là thị trường khó tính, do đó, đây là cơ hội cho phát triển quả vải Bắc Giang thực hiện CNC trong sản xuất.

- Thị trường chè: Chè Việt Nam đã được thị trường thế giới chấp thuận lâu đời từ những năm đầu thế kỷ 20 và đến nay đã xuất khẩu đi hơn 70 thị trường thế giới. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu chè đứng thứ năm thế giới (sau Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc và Sri Lanka) và đứng thứ hai về sản xuất chè xanh (sau Trung Quốc). Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chè Việt Nam thời gian qua là Pakistan, Đài Loan, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ... Mặc dù, sản xuất chè của Bắc Giang có diện tích không lớn, nhưng phát triển chè công nghệ cao (sản xuất và chế biến), và đa dạng hóa các sản phẩm thì cơ hội cho chè Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN là rất lớn.

- Thị trường sản phẩm chăn nuôi: Các sản phẩm chăn nuôi như lợn siêu nạc, lợn sữa, mật ong... hiện đang được xuất sang thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... Bắc Giang có điều kiện phát triển các loại sản phẩm trên để tham gia các thị trường này, đó là thịt lợn đã xuất sang Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu gà sạch của Nhật Bản cũng rất cao, do đó thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào nuôi gà công nghệ cao và xuất khẩu sang Nhật có thể được xem xét (như trường hợp công ty Koyu Unitek ở Đồng Nai).

1.3. Dự báo nhu cầu vốn và khả năng huy động doanh nghiệp

Để thực hiện sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bắc Giang, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, đơn giản là gấp nhiều lần so với đầu tư cho nông nghiệp truyền thống. Ví dụ, nếu đầu tư nông nghiệp truyền thống 1 ha rau, chúng ta chi cần 40- 50 triệu đồng/1ha, thì đối với nông nghiệp công nghệ cao có thể lên đến 500-900 triệu đồng/1 ha, tùy theo mức độ và loại hình công nghệ áp dụng. Dự báo nhu cầu vốn ít nhất đạt 1500-2000 tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Hiện nay, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có những chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nếu tỉnh có cơ chế tốt, chính sách hỗ trợ (chính sách đất đai, chính sách tín dụng, vốn vay,...) thì triển vọng thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là rất lớn. Dự báo số doanh nghiệp tham gia vào sản xuất nông nghiệp của Tỉnh sẽ là 2-5 doanh nghiệp; ngoài ra, sẽ có một lực lượng lớn khác là 7-10 hợp tác xã mô hình kiểu mới tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Page 72: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 64

2. Dự báo các công nghệ trong nước và quốc tế đáp ứng mục tiêu phát triển cho vùng NNƯDCNC tại Bắc Giang

Ứng dụng CNC trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã được nhiều nước trên thế giới và khu vực quan tâm áp dụng từ nhiều thập kỷ qua, với lộ trình thực hiện một cách bài bản và thật sự có hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC nhiều nước đã đạt tầm: có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tích hợp được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới và làm hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Kỹ thuật và công nghệ áp dụng là kỹ thuật công nghệ tiên tiến (gọi chung là công nghệ cao) trong sản xuất nông nghiệp, như công nghệ trồng cây trong nhà lưới, nhà kính, công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh) đối với các loại rau và hoa, phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa, công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản,... tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao.

Công nghệ sinh học: như đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, lai xa, nuôi cấy mô tế bào,…Công nghệ sinh học hiện đại gồm công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật/công nghệ lên men, công nghệ enzym và CNSH môi trường.

Tỉnh Bắc Giang có thể áp dụng những công nghệ nuôi cấy mô, phương pháp nhân giống cây trồng,.. để tự sản xuất ra những giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu giống tốt của tỉnh; công nghệ nhà lưới, nhà kính, công nghệ làm đất, công nghệ tưới hiện đại (tưới nhỏ giọt, tưới phun tự động, tưới kèm phân), công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản (làm lạnh nhanh, CAS), công nghệ thủy canh, giá thể.

2.1. Áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao trong chăm sóc, sản xuất rau, hoa, dược liệu, thủy sản có chất lượng cao:

a. Áp dụng mô hình nhà kính (Nhà Plastic), nhà màn và nhà lưới:

Mô hình này chủ yếu áp dụng đối với sản xuất giống cây con sau phòng nuôi cấy mô và áp dụng cho sản xuất sản phẩm thương phẩm có chất lượng cao như hoa và rau an toàn, rau sạch để có thể sản xuất nhiều vụ trong năm. Yêu cầu đối với mô hình này là phải có đầu tư đồng bộ từ cải tạo xây dựng mặt bằng sản xuất, đầu tư nhà kính, nhà lưới có mái che (để hạn chế tác hại của các yếu tố bất thường của thời tiết), xây dựng hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh với nguồn nước tưới sạch cả về lý, hoá và vi sinh vật học. Cây giống đưa vào sản xuất là cây sạch bệnh sản xuất theo quy trình thâm canh cao, giám sát dịch hại theo quy trình IPM để sản xuất ra sản phẩm sạch, năng suất cao, quy cách mẫu mã và chất lượng sản phẩm có tính đồng nhất cao.

Page 73: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 65

Nhà kính, nhà màn và nhà lưới là một giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu trong lĩnh vực trồng trọt. Sử dụng nhà kính, nhà màn, nhà lưới mang lại nhiều lợi ích so với phương pháp trồng thông dụng tự nhiên. Có thể liệt kê các lợi điểm sau:

- Nhà lưới ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại côn trùng, sâu bọ, nên không cần thiết sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, hoặc chỉ dùng một lượng rất ít ở giai đoạn nhất định cho phép.

- Nhờ các loại nhà lưới thiết kế khác nhau, cây cối được bảo vệ chống lại mọi thời tiết bất lợi như nắng, mưa, gió, bão, sương lạnh. Vì vậy, có thể tổ chức sản xuất quanh năm, rải vụ theo kế hoạch và nhu cầu của thị trường.

- Trong nhà lưới cây sinh trưởng và phát triển nhanh, thu hoạch sớm hơn bên ngoài 10 - 15% thời gian, và nhờ chủ động cải tiến nhiều kỹ xảo canh tác, làm cho năng suất tăng khoảng 20 - 30% so với bên ngoài.

- Đặc biệt, trong không gian được khống chế và kiểm soát có điều kiện để thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật khác nhau làm cho rau quả trở nên sạch - an toàn, đạt dưới ngưỡng cho phép các tiêu chuẩn quốc tế về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng và không có vi sinh vật gây bệnh, rau quả tăng phẩm chất, mẫu mã đẹp, không có vết sâu hại, màu sắc tươi thắm.

- Cuối cùng, nhờ đạt tiêu chuẩn rau sạch, nhờ trồng trái vụ, nhờ mẫu mã đẹp, phẩm chất ngon và ổn định, nên giá cả sản phẩm trồng trong nhà lưới luôn luôn cao hơn so với trồng bên ngoài.

Tóm lại, trồng trọt trong nhà kính, nhà lưới là giải pháp tổng hợp để đạt được một sản phẩm cao cấp, ổn định và liên tục.

b. Sử dụng các loại vật liệu mới, bền vững:

- Sử dụng loại nhà Plastic, nhà màng mái lợp bằng tấm nhựa, hoặc vải nhựa, kiểm soát được một phần thành phần quang phổ, và cường độ ánh sáng.

- Lưới sợi nilon bền, và kích thước mặt lưới phù hợp chống côn trùng, thoát nhiệt tốt.

- Hệ thống dẫn và tưới nước, vòi và kim tưới thiết kế chính xác, chịu hoá chất giá rẻ chấp nhận được với sản xuất nông nghiệp.

- Công nghệ chế biến đất và giá thể trồng cây: trấu hun, mùn cưa, vỏ xơ dừa chế biến vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt.

c. Phương pháp canh tác sạch bệnh, sạch côn trùng và ký sinh trùng:

Thông qua việc áp dụng các biện pháp xử lý, trước khi đưa vào sử dụng các nguồn nước, phân bón và thuốc trừ sâu, bệnh. Cũng như xu hướng phát triển nhanh trồng thuỷ canh để sản xuất rau sạch.

Page 74: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 66

d. Áp dụng các biện pháp để định lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:

Với việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tin học có thể áp dụng để chủ động thực hiện các thao tác như: Điều chỉnh được nhiệt độ, cường độ ánh sáng, lượng và thành phần phân bón, chế độ tưới nước, tạo độ ẩm; Điều khiển thời vụ gieo trồng, ra hoa, kết quả v.v... Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều được kế hoạch hoá cao độ, và sự trợ giúp của hệ thống điều khiển bằng máy tính. Và trên cơ sở đó sẽ xác lập được sự tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt, và ở các thời gian lựa chọn trong năm (ở Việt Nam công ty Oxfam tại Đà Lạt đã thực hiện được quy trình công nghệ như trên).

e. Sử dụng kho lạnh và dây chuyền xử lý, đóng gói bảo quản và cấp chứng chỉ an toàn sinh học:

Có thể xác định cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong khâu nhân giống, nhà kính nhà lưới để chăm sóc cây giống thì việc đầu tư xây dựng các kho lạnh cũng như các dây chuyền xử lý đóng gói sản phẩm là yêu cầu bắt buộc không thể thiếu đối với một khu nông nghiệp công nghệ cao.

Tùy mức độ và quy mô của khối lượng sản phẩm của dự án sẽ đầu tư xây dựng kho lạnh và các dây chuyền cho phù hợp

f. Áp dụng công nghệ cao, kết hợp công nghệ sinh thái bền vững.

Với mục tiêu khai thác tổng hợp và khai thác giá trị về giá trị nhân văn, từng bước sẽ áp dụng các hình thức khai thác du lịch phù hợp để nâng dần tầm giá trị của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không phải thuần tuý về lĩnh vực kinh tế mà có nhiều giá trị về nhân văn (Mà điển hình có thể áp dụng theo mô hình của Trung Quốc).

2.2. Trồng cây trong dung dịch (thủy canh), đặc biệt đối với các loại rau, củ, hoa.

Khái niệm: Trồng cây trong dung dịch là kỹ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng.

Trồng cây trong dung dịch có ưu điểm là: Không cần đất canh tác, không cần cấy cày, không cỏ dại. Hoàn toàn chủ động về thời vụ, luân canh, trồng được nhiều vụ và trái vụ. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ dại. Năng suất cao hơn từ 25-50%, chất lượng sản phẩm hoàn toàn sạch. Sử dụng một cách hiệu quả lao động và thời gian. Có xu hướng công nghệ và đồng nhất, dễ thương mại hoá. Có giá trị thương mại cao, hiệu quả kinh tế cao (rau xuất khẩu hoặc sản xuất tại chỗ).

Page 75: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 67

Có ý nghĩa xã hội nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ, nâng cao sự hiểu biết, tạo công ăn việc làm, tránh tích luỹ chất độc, chống ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm là: Đầu tư cơ bản lớn, giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ.

Kỹ thuật trồng cây trong dung dịch đã và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore. Ở Việt Nam, kỹ thuật trồng rau trong dung dịch đã ứng dụng ở nhiều nơi: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Rau quả, Viện Di truyền Nông nghiệp, các cơ sở nông nghiệp ứng dụng CNC ở Đà Lạt, TPHCM. Tuy nhiên, phương pháp sản xuất này chưa phát triển mạnh vì giá thành sản phẩm còn cao, ít được người tiêu dùng chấp nhận.

2.3. Phương pháp trồng cây trên giá thể đối với các loại rau và hoa

a. Khái niệm:

Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng. Trong nhiều hệ thống trồng trọt, hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cây giống. Các kỹ thuật sản xuất ở giai đoạn vườn ươm đặc biệt quyết định đến chất lượng của cây giống như độ nẩy mầm, tỷ lệ sống, sức sinh trưởng…. Một trong các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của giai đoạn này, nhất là trong hệ thống sản xuất cây con, cây giống với số lượng lớn phục vụ sản xuất ở qui mô công nghiệp, chính là giá thể trồng cây.

Việc sử dụng các giá thể phù hợp đặc biệt có ý nghĩa trong nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Do sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, các cây được đưa ra vườn ươm từ nuôi cấy mô thường yêu cầu chế độ chăm sóc đặc biệt, trong đó giá thể thường có vai trò quyết định đến tỷ lệ sống của cây đưa ra. Các thí nghiệm trên một loạt các loại giá thể khác nhau cho một loạt các cây Invitro của nhiều loại cây trồng khác nhau chỉ rõ giá thể có ảnh hưởng quyết định đến sức sống của cây Invitro khi thích nghi ra ngoài vườn ươm.

b. Các loại giá thể:

Các giá thể được sử dụng hiện nay gồm: Than, dớn, xơ dừa, trấu hun, cát, rễ lục bình, vỏ cây. Các giá thể này dùng để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp dinh dưỡng.

- Than gỗ: Dùng với mục đích giữ ẩm. Than là một giá thể tốt vì không có mầm bệnh, không bị mục và có khả năng giữ nước, vì thế than hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình bón phân và thải dần qua sức hút rất mạnh của rễ cây. Tránh dùng các loại than gỗ rừng xác vì hàm lượng NaCl trong than cao dễ làm chết cây.

- Trấu hun: Giá thể trấu hun là một loại giá thể trơ, hoàn toàn sạch nấm bệnh, giữ nước và cung cấp nước cũng như chất dinh dưỡng cho cây rất thuận lợi.

Page 76: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 68

- Việc sử dụng cát làm giá thể, trộn vào các vật liệu như trấu làm giá thể cho kết quả tốt, tuy nhiên cần loại bỏ hết các mầm thực vật trong cát.

Nhìn chung sản xuất rau, hoa trên giá thể và trong môi trường thuỷ canh sẽ được áp dụng ở mức độ từ nhỏ tới quy mô lớn hơn, phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thử nghiệm.

2.4. Công nghệ tế bào

Về công nghệ tế bào, các nước đều đã sử dụng rộng rãi kỹ thuật nuôi cấy mô để tạo ra các dòng cây sạch bệnh (ví dụ khoai tây sạch virut) hoặc nhân nhanh các giống quý hiếm hay là có giá trị kinh tế cao. Việc nuôi cấy tế bào có thể dùng làm nơi lưu giữ nguồn gen, có thể gây đột biến để dùng trong chọn giống. Việc nuôi cấy tế bào động vật còn để dùng làm môi trường sản xuất nhiều loại vacxin virut. Để nuôi cấy tế bào có thể dùng phương pháp nuôi cấy bề mặt, nuôi cấy chìm, nuôi cấy lắc, nuôi cấy huyền phù, nuôi cấy phân đợt, nuôi cấy liên tục, nuôi cấy phân đoạn - liên tục,...

2.5. Kỹ thuật và công nghệ về nhân giống cây trồng đối với cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp lâu năm

a) Công nghệ nuôi cấy mô tế bào

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là khả năng của 1 tế bào hình thành 1 cây hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, do trong tế bào có chứa bộ AND (NST) hoàn chỉnh, chứa toàn bộ thông tin di truyền cho 1 chu kì sống hoàn chỉnh.

b) Giâm hom

Là phương pháp bán hiện đại cho phép nhân giống vô tính - sản xuất cây giống có đủ phẩm chất trong các điều kiện cách ly tái nhiễm, chủ động chế độ tưới và chế độ ánh sáng. Bằng phương pháp giâm cành có thể sản xuất trực tiếp cây giống hoặc sử dụng làm gốc ghép sạch bệnh áp dụng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng, sản xuất cây giống sạch bệnh (với cây ăn quả).

2.6. Công nghệ trong chăn nuôi

Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi từ khâu sản xuất con giống, thức ăn, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn mà thị trưởng cần, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chăn nuôi lợn: Áp dụng các kiểu chuồng nuôi tiên tiến, lựa chọn công nghệ trong việc xây dựng chuồng trại (công nghệ chuồng kín, sử dụng chuồng có

Page 77: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 69

hệ thống làm mát, nuôi trên nền đệm lót sinh học,...); ứng dụng chế phẩm sinh học Probiotics,… trong chăn nuôi, mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi công nghệ cao tại Việt Nam là hướng đi trong giai đoạn tới.

- Chăn nuôi gà: Ứng dụng các mô hình chăn nuôi gà ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình chăn nuôi khép kín và tự động, nhà nuôi gà gắn hệ thống máy lạnh làm mát và hút mùi, trại gà được xây dựng kiên cố bằng khung thép, bê tông, cửa ra vào nhà lạnh có các thiết bị cảm ứng tự động điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ khoảng 22-24oC. Hệ thống chuồng trại khép kín, từ việc vệ sinh chuồng, cho ăn, uống nước… đều tự động. Nuôi nhốt với chuồng trại phù hợp, đảm bảo vệ sinh, nuôi trên nền đệm lót sinh học, …

2.7. Cơ giới hóa, tự động hóa

Trên lĩnh vực trồng trọt, đã có một số chủng loại máy mới cần đưa vào sản xuất tại các khâu công việc như: làm đất, vận chuyển, đập tách hạt, bơm nước; gieo mạ khay, khâu cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, gặt lúa,….

Trên lĩnh vực chăn nuôi, có máy móc cơ giới hóa vào một số khâu như vệ sinh, làm mát chuồng trại, chế biến và cung cấp thức ăn, nước uống cho vật nuôi, xử lý chất thải trong chăn nuôi,…

2.8. Công nghệ sau thu hoạch

Hiện nay, trong các công đoạn sau thu hoạch, có các công nghệ đông lạnh, công nghệ sấy, đóng bao, trong đó, công nghệ làm lạnh nhanh (cell alive system CAS), đây là một công nghệ bảo quản đông lạnh tiên tiến của Nhật Bản, luôn giữ ở nhiệt độ lạnh từ -35 độ C trở lên nhưng vẫn không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ được độ ngon, tươi lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống, đối với vải thiều có thể giữ được 11 tháng. Ngoài ra, có các công nghệ khác, như đóng hộp, trữ kho lạnh, đóng mác và mã vạch. Các công nghệ bảo quản cho rau quả, thực phẩm ngoài công nghệ làm lạnh nhanh, còn có thể thực hiện bảo quản bằng các phương pháp bảo quản lạnh, bảo quản sử dụng hóa chất, phương pháp khí quyển điều chỉnh (MAP), chiếu xạ, bảo quản bằng màng gồm chitosan, màng bán thấm, chất tạo màng, ...

2.9. Công nghệ thông tin

Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ ngày càng được ứng dụng phổ biến tạo nguồn lực có tính đột phá thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong các hoạt động sản xuất, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh tự động hóa, phát triển lưu thông nhờ đáp ứng nhanh chóng, chính xác về thông tin phục vụ cho đầu tư sản xuất và lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Khả năng ứng dụng máy tính, điện thoại giám sát, theo

Page 78: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 70

dõi, các điều kiện sản xuất, cũng như điều khiển, tự động hóa xu hướng sẽ rất cao trong những thập kỷ tới.

3. Dự báo biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hiệu quả công nghệ cao áp dụng trong nông nghiệp tại Bắc Giang và hướng khắc phục

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể nhận biết được thông qua sự thay đổi giá trị trung bình hoặc sự biến thiên các đặc tính của nó, và duy trì trong các thời đoạn kéo dài, theo tiêu chuẩn thường là hàng thập niên hoặc dài hơn.

Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đang gia tăng, tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống con người như nước, lương thực, năng lượng, sức khỏe, môi trường và vấn đề phát triển bền vững.

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những vấn đề đang được quan tâm ngày càng có tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp (SXNN) và đời sống của con người ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng như nắng nóng kéo dài, rét hại, bão lụt, hạn hán, mực nước biển dâng… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động SXNN. Tỉnh Bắc Giang là tỉnh TDMNBB có điều kiện khí hậu, nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, thuận lợi cho phát triển SXNN song cũng chứa đựng nhiều mối đe dọa, rủi ro do bão, lũ lụt, hạn hán, biến đổi thời tiết,… ảnh hưởng đến hoạt động SXNN. Để ứng phó với BĐKH chúng ta có thể giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu, nhanh chóng có những hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu như chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,...

Một trong những hướng khắc phục, giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp là phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất (nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như: Áp dụng mô hình nhà kính (Nhà Plastic), nhà màn và nhà lưới, công nghệ tưới tiết kiệm nước, sử dụng các loại vật liệu mới, bền vững, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ sau thu hoạch,...

4. Dự báo các cây trồng, vật nuôi có khả năng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng mục tiêu nâng cao năng suất, giá trị thương phẩm

- Trong sản xuất nông nghiệp, phát triển dựa trên các lợi thế của tỉnh để cung cấp sản phẩm cho thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương và một số tỉnh khác trong khu vực với các sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả (vải thiều, bưởi, cam), sản xuất nấm ăn, chăn nuôi (gà, lợn) và

Page 79: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 71

thủy sản (cá, baba, ), trong đó, nhà nước có vai trò hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định; doanh nghiệp và nông dân thực hiện sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với chế biến sâu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đầu tư xây dựng các trung tâm giống chất lượng cao với các giống như gà, lợn, lạc, khoai tây, thủy sản... để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và một số tỉnh trong khu vực, hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Giang trở thành trung tâm cung cấp các loại giống cây, con cho khu vực và cả nước.

- Sản xuất rau, hoa ƯDCNC: để tạo ra các loại hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, có lợi thế cạnh tranh cao, Bắc Giang có điều kiện thiên nhiên ưu đãi, khí hậu 4 mùa, có cả vùng cao, vùng thấp, có điều kiện phát triển các cây chủ lực là rau và hoa. Mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ.

- Sản xuất cây ăn quả ƯDCNC: Bắc Giang có tiềm năng đất đai, khí hậu rất đa dạng, thích hợp cho ƯDCNC phát triển cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao (vải, bưởi, cam, nhãn, na...).

- Sản xuất chè ƯDCNC: là tỉnh có điều kiện ưu đãi về khí hậu đất đai, thích hợp với phát triển chè xanh, đã có thương hiệu nổi tiếng chè Yên Thế, là cơ sở tiền đề cho phát triển chè ƯDCNC, áp dụng công nghệ tưới, dàn phun, tưới nhỏ giọt, và công nghệ giống, công nghệ sao, tẩm để nâng cao năng suất, chất lượng chè.

- Sản xuất nấm ăn ƯDCNC: Trên địa bàn tỉnh, đã hình thành vùng nấm chất lượng, như Lạng Giang, với 100 hộ sản xuất nấm ăn các loại: nấm sò, nấm chân dài, kim châm, mộc nhĩ, ...đấy có thể là tiền đề, đưa công nghệ cao vào vùng sản xuất nấm, đem lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

- Chăn nuôi lợn ƯDCNC: các công nghệ cao có thể áp dụng mạnh để nâng cao năng suất, chất lượng, như áp dụng các giống mới, ứng dụng các công nghệ chuồng trại (hệ thống máng ăn, uống tự động, ...), ứng dụng sinh học trong xử lý môi trường; ứng dụng sinh học thức ăn, thuốc uống cho lợn,

- Chăn nuôi gà ƯDCNC: thế mạnh của tỉnh, hoàn toàn có thể áp dụng CNC với hình thức bán chăn thả, (nuôi bán thâm canh), hệ thống chuồng trại, có mái che, có hệ thống làm mát, sensor nhiệt độ, ...cửa tự động mở cửa theo giờ cho gà ra chơi, trong vườn có dào lưới thép chắn, ...

- Trồng rừng gỗ lớn ƯDCNC: đây là một trong thế mạnh của tỉnh, sử dụng các giống nuôi cấy mô, để tăng năng suất, với một số giống mô hiện nay cho năng suất cao từ 50-60 m3/ha/chu kỳ; sử dụng máy móc cơ giới trong khâu làm đất, đóng bầu, di chuyển cây, thu hoạch, đốn tỉa, ...

Page 80: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 72

- Cây dược liệu ứng dụng CNC: Các loại cây dược liệu (Ba kích, Hà thủ ô đỏ) có thế mạnh trên địa bàn và cũng là một loại cây trồng đặc thù trên địa bàn có khả năng ƯDCNC.

- Nuôi thủy sản ƯDCNC: Tỉnh Bắc Giang có diện tích nuôi thủy sản lớn, đắc biệt có các hệ thống hồ chứa lớn, có thể lấy nước nuôi cá tầm, như ở Cấm Sơn, Lục Ngạn; các hệ thống ao nuôi có thể áp dụng sinh học trong xử lý môi trường nước, thức ăn hữu cơ, thực hiện cơ giới, bơm ô xy, sục khí, ...

5. Dự báo lựa chọn sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang và sẽ là sản phẩm chủ lực tại địa phương, được tiêu thụ nội tỉnh, liên tỉnh cũng như xuất khẩu, và nằm trong vùng quy hoạch vùng sản xuất trọng điểm của địa phương

Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và định hướng đến 2030 và Rà soát Điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, một số sản phẩm nông lâm thủy sản đang và sẽ là sản phẩm chủ lực tại địa phương, được tiêu thụ nội tỉnh, liên tỉnh cũng như xuất khẩu và nằm trong vùng quy hoạch vùng sản xuất trọng điểm của địa phương sẽ đi đầu trong việc ứng dụng CNC, gồm:

- Cây ăn quả là thế mạnh của Bắc Giang. Trong đó, cây vải thiều được xác định là cây chủ lực của tỉnh Bắc Giang. Căn cứ quỹ đất thích hợp cho cây vải, điều chỉnh quy mô diện tích trồng vải toàn tỉnh tới năm 2030 là 30.000 ha. Ngoài ra, các cây khác, như bưởi, cam, nhãn, na, theo quy hoạch đến năm 2030 cây bưới 2.300 ha, cây cam 3000 ha, cây nhãn 2.500 ha; cây na 2.500 ha.

- Rau các loại: Theo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; diện tích sản xuất rau các loại đến năm 2030 là 28.000 ha; trong đó diện tích trồng rau tập trung, ứng dụng công nghệ cao trên 3.000 ha; tập trung vào các loại rau cà chua, dưa chuột, bắp cải, ngô ngọt, rau cần, rau muống, đậu đỗ, khoai tây,...

- Hoa: Với định hướng quy hoạch đến năm 2030 ổn định 300 ha hoa, hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, tập trung vào những sản phẩm hoa cao cấp, hoa lily, hoa lay ơn, hoa đào, hoa lan, hoa trồng chậu, ...

- Chè: Định hướng đến năm 2030 ổn định là 800 ha. Cây chè cũng là một trong những cây trồng có lợi thế ở tỉnh, thích nghi điều kiện tự nhiên, khí hậu, có tên tuổi lâu đời. Cần đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP), tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt công nghệ Israel, thực hiện công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến chè,...

- Nấm: Đầu tư hình thành vùng sản xuất nấm ứng dụng công nghệ cao tại Lạng Giang, Việt Yên. Đến năm 2030, có 30 mô hình chuỗi liên kết sản xuất và

Page 81: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 73

tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh. Sản lượng nấm toàn tỉnh đạt 20.000-30.000 tấn/năm, giá trị đạt khoảng 400 - 600 tỷ đồng .

- Chăn nuôi: Chăn nuôi lợn, gà là thế mạnh của địa phương.

+ Nuôi lợn: Đến năm 2030, tổng đàn lợn là 1,6 triệu con; ổn định sản lượng thịt hơi trên 235 ngàn tấn. Tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi lợn hàng hoá theo hướng gia trại, trang trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm trên 70%; giảm dần tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Đàn lợn sẽ được bố trí ở hầu hết các huyện trong tỉnh, và các huyện có số lượng lớn sẽ là Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng ...

+ Nuôi gà: Tổng đàn gia cầm quy hoạch đến năm 2030, khoảng 23 triệu con, sản lượng thịt đạt khoảng 96,2 ngàn tấn, 250 triệu quả trứng. Đàn gia cầm sẽ được bố trí ở các huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn...

6. Dự báo về nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp có khả năng đáp ứng

Năm 2016, dân số trung bình của tỉnh là 1.659 nghìn người. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,16%/năm. Trong đó, số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 1.093 ngàn người, chiếm 67,3% dân số. Trong đó tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản là 53,6%. Đến năm 2030, dự báo dân số trung bình là 1.815 ngàn người. Số lao động trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động 1.052 ngàn người, chiếm 57,96% dân số. Trong đó, nguồn nhân lực cho vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sẽ khoảng 20% đội ngũ lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đội ngũ này sẽ được đào tạo, tập huấn về chuyên môn kỹ thuật và công nghệ cao, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Mặt khác, trên địa bàn có các đơn vị khoa học công nghệ, nghiên cứu về nông nghiệp như: Đại học nông, lâm Bắc Giang, các Trung tâm giống cây trồng Bắc Giang, Trung tâm giống thủy sản cấp I Bắc Giang, Trung tâm giống nấm Bắc Giang, Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang và các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, các hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, ... Với định hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao của tỉnh, nguồn nhân lực công nghệ cao và đội ngũ quản lý; hệ thống dịch vụ nông nghiệp trong giai đoạn tới hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu.

Page 82: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 74

II. QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG

1. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch các vùng và khu NNƯDCNC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

1.1. Quan điểm

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để phục vụ quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; khai thác có hiệu quả lợi thế tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng, con người, kinh nghiệm canh tác của địa phương để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực, đáp ứng nhu cầu của thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển ngành, địa phương, phù hợp với yêu cầu của thị trường; có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hòa với nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh; Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với đổi mới tổ chức sản xuất, tạo mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phải lấy doanh nghiệp, HTX làm nòng cốt để tạo sự lan tỏa; khuyến khích cá nhân, hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình NNƯDCNC phù hợp.

Xã hội hoá tối đa đầu tư xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ, các nguồn đầu tư nước ngoài, các chương trình dự án và chương trình xây dựng nông thôn mới.

1.2. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có sự tham gia hợp tác, liên kết của các thành phần kinh tế với đầy đủ tiêu chí về quy mô, địa điểm, loại hình công nghệ cao, quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm, quản lý dịch hại, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, có sức cạnh tranh cao góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

b. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2017-2025:

- Hình thành và phát triển 18 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

Page 83: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 75

theo tiêu chí của Quyết định 66/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, với các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện của từng khu vực, tiểu vùng sinh thái trong tỉnh, có thị trường tiêu thụ ổn định như: rau, hoa, chè, vải thiều, CAQ có múi, nấm, lợn, gà.

- Đưa giá trị sản lượng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2025 chiếm từ 20-23% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; giá trị gia tăng 20-30%; có từ 1-2 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

* Định hướng 2030: - Tiếp tục phát triển có hiệu quả 18 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ

cao hiện có, từng bước mở rộng quy mô và đối tượng; đồng thời hình thành và phát triển thêm 17 vùng NN ƯDCNC mới, nâng tổng số vùng NNUDCNC lên 35 vùng vào năm 2030.

- Đưa giá trị sản lượng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2030 chiếm từ 30-32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; giá trị gia tăng 20-30%; có từ 2-3 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.

- Hình thành 1 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô khoảng 100 ha để tổ chức nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới trong nông nghiệp, gắn kết cơ sở nghiên cứu (Trung tâm, Trường đại học) với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Bảng 5. Một số chỉ tiêu NN CNC Bắc Giang đến 2025, định hướng 2030

TT Hạng mục Hiện trạng 2016 2025 2030

1 Tỷ lệ giá trị SX NN ƯDCNC/Giá trị SX NN (%) 13,2% 20-23% 30-32%

2 Số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 18 35

3 Giá trị tăng thêm (VA) 20-30% 20-30%

4 Số doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

- 1-2 2-3

5 Số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - - 1

Page 84: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 76

2. Quy hoạch vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2.1. Các điều kiện của vùng NNƯDCNC

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nơi sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất một hoặc một số sản phẩm nông sản hàng hóa có lợi thế của vùng đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường.

- Vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp, thuộc vùng chuyên canh sản xuất tập trung một hoặc một số sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, sản phẩm tại địa phương.

- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thuỷ lợi, điện; thuận lợi cho các doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân tổ chức sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao.

- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm có lợi thế của vùng, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

- Có các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và đầu tư về vốn.

2.2. Các tiêu chí chủ yếu để lựa chọn quy hoạch vùng NNƯDCNC

- Vùng sản xuất ra sản phẩm phải có thị trường tiêu thụ ổn định (nội địa hoặc xuất khẩu), được chứng nhận về chất lượng của các tổ chức có uy tín ở trong nước và quốc tế, tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao; quy mô diện tích và điều kiện sản xuất phù hợp.

- Vùng phải có tiềm năng về đất đai để phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao; có vùng sản xuất tập trung, phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh, của huyện; có mặt bằng sản xuất thuận lợi cho cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch và ứng dụng công nghệ.

- Vùng phải có hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp cho việc ứng dụng CNC như: giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa; hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ: tưới phun, tưới tự chảy, tưới thấm hoặc tưới kết hợp bón phân, có hệ thống điện, thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu sản xuất; hệ thống sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm.

- Vùng NNƯDCNC phải có doanh nghiệp liên kết với nông dân áp dụng CNC để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Người sản xuất trong vùng NNƯDCNC được tập huấn về công nghệ cao.

Page 85: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 77

2.3. Nhiệm vụ của vùng NNƯDCNC

- Tổ chức sản xuất các sản phẩm NNƯDCNC, tập trung vào các sản phẩm hàng hóa chiến lược của tỉnh.

- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm NNƯDCNN.

- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

- Tạo ra các sản phẩm hàng hóa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và từng vùng sinh thái.

2.4. Quy hoạch các vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025

2.4.1.Chức năng của các vùng NNƯDCNC

- Vùng rau ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, an toàn ra thị trường, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao; có kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

- Vùng hoa ƯDCNC: Cung cấp các sản phẩm tốt, chất lượng cao ra thị trường, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, áp dụng các công nghệ tiên tiến, quy trình canh tác, sử dụng các thiết bị cơ giới, thu hoạch, vận chuyển trong vùng NN ƯDCNC, là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

- Vùng chè ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao về giống, thủy lợi,... áp dụng các quy trình canh tác, thu hoạch tiên tiến, sử dụng các thiết bị công nghệ chế biến chè CTC, OTC; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

- Vùng vải thiều ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình canh tác, thu hoạch tiên tiến, sử dụng các thiết bị công nghệ sơ chế, bảo quản tiến bộ; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

- Vùng CAQ có múi ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình canh tác, thu hoạch tiên tiến, sử dụng các thiết bị công nghệ sơ chế, bảo quản tiến bộ; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

- Vùng nấm ƯDCNC: là nơi ứng dụng các công nghệ cao, sử dụng các thiết bị máy móc tiên tiến, trong sản xuất, thu hoạch, sử dụng các thiết bị sơ chế

Page 86: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 78

bảo quản, là nơi thực hành các kỹ thuật sản xuất nấm và chuyển giao sang các vùng nấm truyền thống.

- Vùng chăn nuôi lợn ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình nuôi VietGAP, nuôi hữu cơ, sử dụng các thiết bị công nghệ nuôi, áp dụng cơ giới, tự động trong quá trình nuôi, sử dụng các thiết bị công nghệ sơ chế, bảo quản tiến bộ; ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất giống, chăn nuôi, kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người. Đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm từ khâu nuôi dưỡng - giết mổ - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu thụ - bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ, và chuyển giao sang các vùng chăn nuôi lợn truyền thống khác.

- Vùng chăn nuôi gà ƯDCNC: là nơi ứng dụng công nghệ cao, áp dụng các quy trình nuôi VietGAP, nuôi an toàn sinh học; sử dụng các thiết bị công nghệ nuôi, áp dụng cơ giới, tự động trong quá trình nuôi, sử dụng các thiết bị công nghệ sơ chế, bảo quản tiến bộ; ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất giống, kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh có thể lây lan sang người. Đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia cầm từ khâu nuôi dưỡng - giết mổ - chế biến - bảo quản - phân phối - tiêu thụ - bàn ăn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; là nơi thực hành các TBKT, công nghệ và chuyển giao sang các vùng sản xuất truyền thống.

2.4.2. Dự kiến xây dựng các vùng sản xuất NNƯDCNC đến năm 2025 Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC phù hợp với mục tiêu, nhiệm

vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC có diện tích đủ lớn để tổ chức sản xuất và hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, điện, thông tin…) thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Đến năm 2025, quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể như sau:

(1) Vùng rau ứng dụng CNC * Quy mô: Quy hoạch vùng sản xuất rau ƯDCNC đến năm 2025 là 7 vùng rau theo

QĐ 66 với tổng diện tích là 710 ha, tập trung ở các huyện có thế mạnh và truyền thống sản xuất rau đó là: Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lục Nam. Giá trị doanh thu bình quân trên 1ha ước tính đạt 600-700 triệu đồng/ha/năm. Chi tiết theo địa bàn huyện như sau:

Page 87: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 79

Bảng 6. Quy hoạch các vùng rau ứng dụng CNC đến năm 2025

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 710

1 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Quang Thịnh-Tân Thịnh) 110 xã Quang Thịnh + xã Tân

Thịnh, huyện Lạng Giang

2 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Tiến Dũng 100 xã Tiến Dũng, huyện Yên

Dũng

3 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Lương Phong 100 xã Lương Phong,, huyện

Hiệp Hòa,

4 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Đông Phú 100 xã Đông Phú , huyện Lục

Nam

5 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Ngọc lý, Ngọc Thiện) 100

xã Ngọc Lý + Ngọc Thiện, huyện Tân Yên

6 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Cảnh Thụy - Tư Mại) 100 xã Cảnh Thụy+Tư Mại,

huyện Yên Dũng

7 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Đông Lỗ 100 xã Đông Lỗ, huyện Hiệp

Hòa

* Lý do lựa chọn:

Các vùng này có đặc điểm tự nhiên thuận lợi, đất đai bằng phẳng, có nguồn nước tưới đảm bảo. Đặc điểm thổ nhưỡng là đất phù sa, có dung trọng trung bình 1,17g/m3, lân dễ tiêu 9,58mg/100g đất, kali dễ tiêu 9,71 mg/100g đất, (chi tiết loại đất xem thêm Phụ lục) thích nghi cao với trồng các cây hàng năm, như cây rau. Đây cũng là các vùng hiện trạng có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đương trục chính và đường nội đồng, phần lớn đã được bê tông hóa, phục vụ đời sống và sản xuất trồng rau (giao thông, điện), bên cạnh đó, các hộ nông dân ở các vùng này có kinh nghiệm, truyền thống trồng rau sạch, rau an toàn, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Hiện trạng đây cũng là các vùng trồng rau, trong sản xuất đã áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, như cơ giới làm đất, thu hoạch, một số nhà lưới, nhà màng, áp dụng quy trình rau sạch, rau an toàn...

* Công nghệ cao áp dụng đối với vùng rau:

Page 88: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 80

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng rau, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất:

- Áp dụng công nghệ về giống, sử dụng các giống rau cao cấp có năng suất, chất lượng trong sản xuất (cà chua, dưa bao tử, ngô ngọt, rau cần, cà chua bi, bắp cải, đậu đỗ, đậu tương rau, ...), các giống ăn củ (khoai tây, su hào, ...); sử dụng công nghệ tế bào trong nhân giống các dòng khoai tây sạch bệnh.

- Áp dụng công nghệ vật liệu mới trong sản xuất, xây dựng nhà lưới, nhà kính, nhà Plastic, nhà màng, có mái lợp bằng tấm nhựa, hoặc vải nhựa, áp dụng công nghệ tin học và cơ giới mái che di động, đóng mở, kiểm soát quang phổ và cường độ ánh sáng trong trồng rau cao cấp, trồng rau an toàn vệ sinh thực phẩm; áp dụng vật liệu nylon che phủ, mái che cho các các vườn ươm cây rau các loại (giống cà chua, dưa bao tử, rau cải họ thập tự,...).

- Sản xuất rau theo các quy trình sản xuất tiến bộ như: VietGAP, GlobalGAP, quy trình sản xuất hữu cơ, đem đến sản phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho các nhóm khách hàng trung bình và cao cấp.

- Áp dụng công nghệ trồng rau thủy canh (aquaponic), khí canh (aeroponics) trong điều kiện có thể; thực hiện trồng rau trên giá thể phù hợp với điều kiện kinh phí, và vật liệu sẵn có ở địa phương; giá thể đảm bảo độ sạch (sạch mầm mống gây bệnh, nguồn cỏ dại…), đảm bảo độ thông thoáng có khả năng giữ và thoát nước tốt, có chứa hoặc có khả năng giữ chất dinh dưỡng để cung cấp dần cho cây. Áp dụng các công nghệ chế biến đất và giá thể trồng cây: trấu hun, mùn cưa, vỏ xơ dừa chế biến vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt để phục vụ trồng rau thủy canh, khí canh.

- Công nghệ sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học cung cấp dinh dưỡng cho rau trong sản xuất (phân bón lá sinh học, các chế phẩm EM, Trichomix, ...).

- Công nghệ tưới: Áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, như tưới đường ống, nước được xử lý tại trạm xử lý nước sau đó nước được đẩy vào đường ống tưới cho rau bằng các hình thức tưới nhỏ giọt, vòi phun,...Hệ thống dẫn và tưới nước, vòi và kim tưới được thiết kế chính xác, chịu hoá chất, có giá rẻ chấp nhận được.

- Ứng dụng công nghệ tin học, di dộng, máy tính để điều khiển và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, tưới nước trong nhà kính, nhà lưới,... điều khiển thời vụ gieo trồng, ra hoa, kết quả v.v... Tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều được kế hoạch hoá cao độ với sự trợ giúp của hệ thống điều khiển bằng Computer. Và trên cơ sở đó sẽ xác lập được sự tối ưu hoá các điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhằm đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt, và ở các thời gian lựa chọn trong năm.

Page 89: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 81

- Áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau; không sử dụng thuốc trừ sâu, chất hóa học, nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch - Ứng dụng các máy móc cơ giới hiện đại trongkhâu thu hoạch rau, đảm

bảo rau không dập nát, không tốn sức lao động; ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong bảo quản.

- Xây dựng các kho lạnh bảo quản sản phẩm cũng như các dây chuyền xử lý đóng gói sản phẩm; ứng dụng các công nghệ cho phân loại các loại rau, sơ chế, dán nhãn đối với sản phẩm, ...

- Lắp đặt hệ thống làm sạch và khử trùng đối với sản phẩm rau bằng công nghệ Ozone, nước ozone, chlorine (bột chloramin).

- Áp dụng các công nghệ bao bì, sử dụng bao khí quyển biến đổi MAP, màng bọc, để giữ rau tươi lâu.

* Các sản phẩm chủ yếu:

Vùng rau ƯDCNC sẽ có các sản phẩm chủ yếu là cà chua, su hào, bắp cải, đậu long châu, dưa chuột bao tử, cà chua bi, ngô ngọt, đậu tương rau,...dưới dạng tươi, rau chế biến, đóng hộp,...

(2) Vùng hoa ƯDCNC

*Quy mô:

Đến năm 2025, quy hoạch 02 vùng hoa ƯDCNC theo tiêu chí QĐ66 với diện tích 100 ha, địa bàn bố trí ở TP Bắc Giang và Hiệp Hòa. Giá trị doanh thu bình quân trên 1 ha ước tính đạt 700-800 triệu đồng/ha/năm. Chi tiết các vùng hoa ƯDCNC như sau:

Bảng 7. Quy hoạch các vùng hoa ứng dụng CNC đến năm 2025

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Tổng số 100

1 Vùng hoa ƯDCNC xã Song Mai 50 Xã Song Mai, TP. Bắc Giang

2 Vùng hoa ƯDCNC xã Xuân Cẩm 50 Xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa

Page 90: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 82

*Lý do lựa chọn:

Là các vùng có lợi thế trồng hoa, có đặc điểm thổ nhưỡng đất xám, đất vàng đỏ, dung trọng 1,28g/cm3; lân dễ tiêu trung bình 6,83mg/100g đất, kali dễ tiêu 7,89mg/100g đất, ...(chi tiết xem thêm Phụ lục); là vùng có điều kiện hạ tầng tương đối tốt, đường trục chính đền vùng hoa dải nhựa, bê tông hóa; đã tạo được các liên kết tiêu thụ sản phẩm; các hộ có kinh nghiệm trồng hoa lâu năm, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong canh tác từ khá đến cao; trong vùng đã ứng dụng một số công nghệ mới như nhà màn, nhà lưới, ứng dụng các giống hoa mới, giống nuôi cấy mô, ...; hiện trạng sử dụng đất là trồng hoa, rau, lúa.

*Công nghệ cao áp dụng:

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng hoa, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất

- Áp dụng công nghệ về giống: sử dụng các giống hoa mới, cao cấp, hoa lay ơn, hoa đào, lili, hoa cúc, hoa lan, hoa trồng chậu, ... Sử dụng các giống nuôi cấy mô, giống ghép chất lượng cao, giống nhập khẩu như: giống lan cấy mô địa phương, lan hồ điệp, ...Trong công tác sản xuất giống, có thể áp dụng các kỹ thuật mới vườn ươm (giá thể, vật liệu bầu-tự huỷ, đóng bầu). Liên kết, chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ thuật, đặc biệt là giống hoa mới, giống nhập nội.

- Áp dụng công nghệ vật liệu mới: Sử dụng nhà lưới, nhà màng và kỹ thuật điều khiển nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm; Mô hình này chủ yếu áp dụng đối với sản xuất giống cây con sau phòng nuôi cấy mô và áp dụng cho sản xuất hoa có chất lượng ; có thể sản xuất nhiều vụ trong năm; có hệ thống tưới tiêu hoàn chỉnh với nguồn nước tưới sạch cả về lý, hoá và vi sinh vật học. Cây giống đưa vào sản xuất là cây sạch bệnh sản xuất theo quy trình thâm canh cao, giám sát dịch hại theo quy trình IPM, quy cách mẫu mã và chất lượng sản phẩm có tính đồng nhất cao.

- Áp dụng các công nghệ canh tác, trồng hoa thủy canh, khí canh ...ở các vùng có điều kiện; đây là hình thức không cần đất canh tác, không cần cấy cày, không cỏ dại. Hoàn toàn chủ động về thời vụ, luân canh, trồng được nhiều vụ và trái vụ. Không phải sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại. Năng suất cao hơn từ 25-50%, chất lượng sản phẩm hoàn toàn sạch, an toàn, tiết kiệm chi phí lao động và thời gian.

- Áp dụng công nghệ mới trong canh tác: sử dụng các loại phân bón chức năng, áp dụng các công nghệ tưới tiến bộ, tưới kết hợp bón phân, tưới phun sương. Sử dụng hệ thống dẫn và tưới nước, vòi và kim tưới thiết kế chính xác, chịu hoá chất, giá rẻ chấp nhận được.

Page 91: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 83

- Áp dụng công nghệ sinh học, hữu cơ trong phòng chống dịch hại đối với cây hoa, như sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, các loài thiên địch, thực hiện chương trình IPM, ...đảm bảo sản phẩm hoa có chất lượng, an toàn với người tiêu dùng.

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch

- Áp dụng các hình thức cơ giới hóa, tự động hóa trong khâu thu hoạch hoa, như có các hệ thống băng chuyền, bao gói, đóng gói, cùng với các hệ thống kho lạnh bảo quản lạnh trước khi đưa ra thị trường;

- Áp dụng công nghệ cơ giới, tin học trong bao gói, nhãn mác, vận chuyển hoa tới nơi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, và xuất khẩu.

- Áp dụng các công nghệ bao bì, sử dụng bao khí quyển biến đổi MAP, màng bọc, để giữ hoa tươi lâu.

(3) Vùng chè ứng dụng CNC

* Quy mô:

Đến năm 2025, quy hoạch 01 vùng sản xuất chè ƯDCNC Yên Thế theo tiêu chí QĐ số 66, có quy mô 300 ha. Giá trị doanh thu bình quân ước tính trên 1ha đạt 250-300 triệu đồng/ha/năm. Chi tiết như sau:

Bảng 8. Quy hoạch các vùng chè ứng dụng CNC đến năm 2025

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 300

1 Vùng chè ƯDCNC xã Xuân Lương, Canh Nậu, 300

Xã Xuân Lương + Canh Nậu, huyện Yên Thế

*Lý do lựa chọn:

Đây là vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết phù hợp phát triển cây chè, đã tạo ra thương hiệu chè Yên Thế nổi tiếng; có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, gồm các đường trục chính vào vùng chè, đường nội vùng chè, Chè ở đây trồng chủ yếu trên các loại đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs). Đây cũng là vùng hộ nông dân có kinh nghiệm, truyền thống trong sản xuất chè, trình độ áp dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật từ trung bình đến cao; hiện trạng sử dụng đất đang trồng

Page 92: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 84

chè, một số công nghệ tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, như tưới nhỏ giọt, sử dụng các giống chè mới năng suất có thể đạt 6-7 tấn/ha.

* Công nghệ cao áp dụng đối với vùng chè:

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng chè, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất

- Áp dụng công nghệ giống tiên tiến, như sử dụng các giống mới năng suất cao, chất lượng chủ yếu trong phục vụ sản xuất chè xanh, như các giống Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, PH1, PH8, PH9 ...

- Áp dụng công nghệ, tiến bộ trong canh tác chè: Cải tiến, nâng cao hiệu quả quy trình công nghệ sản xuất giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính (giâm hom).

- Áp dụng công nghệ vật liệu mới: xây dựng nhà lưới điều tiết ánh sáng, nhiệt độ và lượng mưa; trong nhà lưới, áp dụng các công nghệ tưới hiện đại như tưới phun sương mù, tưới nhỏ giọt tự động để tiết kiệm nước;

- Áp dụng các công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá trong nghiền trộn giá thể, đóng bầu chè .

- Ứng dụng công nghệ trong canh tác ,thâm canh chè: Trồng cây che bóng, nhà lưới; sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh; sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học;

- Áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến: Thực hiện sản xuất chè theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ để có sản phẩm chè sạch an toàn, hữu cơ tốt với sức khỏe

- Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến: hệ thống tưới tiết kiệm nước, kết hợp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt tự động trong sản xuất chè sạch.

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch - Thực hiện đăng ký các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an

toàn như: UTZ, RFA, chè hữu cơ; xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè.

- Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực sơ chế, chế biến chè: sao tẩm ướp tạo hình với máy móc hiện đại; Ứng dụng cơ giới hoá, tự động hoá cho các khâu chế biến chè: sao, vò, đánh hương, phân loại sản phẩm, đóng gói. Sử dụng công nghệ chế biến chè xanh của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sử dụng thiết bị công nghệ sao chè tự động sử dụng nhiên liệu gas theo công nghệ Đài Loan; áp dụng công nghệ chế biến chè OLong (công nghệ Đài Loan,

Page 93: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 85

Trung Quốc); công nghệ chế biến chè ướp hương; Công nghệ chế biến chè túi lọc, bột chè (chè Matcha công nghệ Nhật Bản).

- Chế biến chè xanh truyền thống: Cơ giới hoá những khâu chủ yếu nhằm giảm chi phí công lao động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Chế biến chè xanh hương thơm tự nhiên (chè hương nhài, hương hoa, hương lài,... ), đa dạng hóa sản phẩm chè xanh

- Công nghệ bảo quản chè: Bao gói, hút chân không, bảo quản trong môi trường lạnh, khô nhằm kéo dài chất lượng chè thành phẩm; công nghệ phân loại sản phẩm.

- Công nghệ đóng gói, đa dạng hóa sản phẩm, in bao bì, mã vạch, truy xuất nguồn gốc;

* Các sản phẩm chính của vùng chè ƯDCNC: chè các loại, chè xanh an toàn, chè hữu cơ; được chế biến sâu, có đóng gói, đóng hộp, có nhãn mác, thương hiệu, và truy xuất nguồn gốc.

(4) Vùng vải thiều ƯDCNC

*Quy mô:

Đến năm 2025, quy hoạch 02 vùng vải thiều NNƯDCNC đạt tiêu chí theo QĐ số 66 với quy mô 800 ha, là vùng vải thiều ƯDCNC Lục Ngạn, vùng vải sớm Tân Yên. Giá trị doanh thu bình quân ước tính trên 1ha đạt 200-250 triệu đồng/ha/năm. Chi tiết các vùng như sau:

Bảng 9. Quy hoạch các vùng vải thiều ứng dụng CNC đến năm 2025

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 800

1 Vùng vải thiều ƯDCNC xã Hồng Giang 300

Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn

2 Vùng vải sớm ƯDCNC Phúc Hòa+Liên Sơn 500

Xã Phúc Hòa + xã Liên Sơn, huyện Tân Yên

* Lý do lựa chọn:

Là vùng có điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu thích nghi với cây vải thiều, cho chất lượng thơm ngon, được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng; có cơ sở hạ tầng tương đối tốt (đường trục chính vào vùng dải nhựa, đường nội vùng bê tông hóa, cấp phối), thuận lợi cho trao đổi, vận chuyển sản phẩm; đã xây

Page 94: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 86

dựng được các liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thị trường Hà Nội, các tỉnh, và đi nước ngoài (Trung Quốc, Úc, Mỹ, …); vải được trồng trên các loại đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đặc điểm lý, hóa tính là có dung trọng 0,82 g/cm3, lân dễ tiêu 4,79 mg/100g đất, ka li dễ tiêu 13,65 mg/100g đất, …(chi tiết xem thêm phụ lục), có thích nghi cao đối với cây vải thiều; là vùng có hộ nông dân có truyền thống, kinh nghiệm trồng vải thiều nhiều năm; trình độ áp dụng công nghệ tiến bộ kỹ thuật từ trung bình đến cao, đã ứng dụng một số công nghệ như quy trình VietGAP, GLOBALGAP, tưới nước nhỏ giọt,… hiện trạng sử dụng đất đang trồng vải thiều chuyên canh.

*Công nghệ áp dụng:

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng vải, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất

- Áp dụng công nghệ trong sản xuất giống: Áp dụng các kỹ thuật vườn ươm (Giá thể, vật liệu bầu - tự huỷ, đóng bầu nhẹ) trong sản xuất cây con giống vải thiểu; Áp dụng các kỹ thuật làm sạch bệnh, chống tái nhiễm; kỹ thuật vi ghép, gốc ghép tạo sản phẩm trái vụ, chất lượng cao (vải sớm, vải muộn,...). Áp dụng công nghệ xử lý ra hoa chính vụ trong điều kiện biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ tăng cao trong thời gian phân hóa mầm hoa.

- Áp dụng các quy trình tiến bộ trong sản xuất: Thực hiện sản xuất theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…; Thực hiện các kỹ thuật tạo hình, tạo tán; Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; Ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, tưới kết hợp bón phân, thuốc BVTV.

- Áp dụng công nghệ sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, (chế phẩm SP1, SP2), sử dụng phân bón vi sinh để giúp tăng hàm lượng đường, hạn chế nấm gây hại trên cây vải,

- Áp dụng các công nghệ trong canh tác: áp dụng biện pháp xử lý tăng khả năng ra hoa, đậu quả, như: khoanh cành, xử lý lộc đông trên vải,...

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch

- Áp dụng các công nghệ bảo quản: áp dụng công nghệ làm lạnh nhanh CAS, xây dựng khu chiếu xạ, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu tới các thị trường trong và ngoài nước. Áp dụng các công nghệ bảo quản lạnh, khí quyển biến đổi, bảo quản bằng hóa chất, bằng màng, bao bì khí quyển biến đổi MAP, phương pháp làm mát tường ướt, ...tùy theo yêu cầu của thị trường.

- Đầu tư hệ thống bao gói, bảo quản tại các vùng sản xuất tập trung; xây

Page 95: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 87

dựng hệ thống kiểm soát chất lượng/cấp chứng chỉ, thương hiệu; giám sát tiêu chuẩn, xuất xứ, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả.

- Áp dụng các công nghệ sấy, đóng hộp, để đa dạng hóa sản phẩm.

* Các sản phẩm chính của vùng vải thiều ƯDCNC:

Vùng vải thiều ƯDCNC sẽ cung cấp các sản phẩm vải thiều tươi, có các vụ vải dải đều trong năm (chính, trung và sớm), có thể cung cấp quả vải quanh năm nếu áp dụng công nghệ CAS (với công nghệ này có thể giữ vải 11 tháng tươi ngon) cho các thị trường trong và ngoài nước; có các loại vải sấy khô, mứt, vải đóng hộp, nước vải, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

(5) Vùng CAQ có múi ƯDCNC

*Quy mô: Đến năm 2025, quy hoạch 01 vùng CAQ có múi ƯDCNC theo tiêu chí QĐ 66 có quy mô 300ha tại huyện Lục Ngạn. Giá trị doanh thu bình quân ước tính đạt 700-900 triệu đồng/ha/năm. Chi tiết các vùng cây ăn quả có múi như sau:

Bảng 10. Quy hoạch các vùng cây có múi ứng dụng CNC đến năm 2025

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 300

1 Vùng CAQ có múi xã Tân Quang 300

Xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn

* Lý do lựa chọn:

Là các vùng có đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp với phát triển các loại cây ăn quả có múi, như cam, bưởi, … là vùng với các loại đất xám có tầng sét loang lổ, có đặc điểm lý và hóa tính dung trọng 1,31g/cm3, độ xốp 49,7%; ka li dễ tiêu là 9,80mg/100g đất, lân dễ tiêu 15,13 mg/100g đất, …(chi tiết xem phụ lục các loại đất); là vùng có điều kiện về cơ sở hạ tầng tương đối tốt, bao gồm đường trục chính vào các vùng, và đường giao thông nội vùng gắn kết, đã đưa các giống mới vào như bưởi Diễn, cam đường Canh, cam Vinh, các hộ nông dân có kinh nghiệm, và truyền thống sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam, bưởi nói riêng, hiện trạng đang áp dụng một số công nghệ, tiến bộ kỹ thuật như tưới nước nhỏ giọt, quy trình kỹ thuật VietGAP, áp dụng các giống mới như cam V2, CS1, …hiện trạng sử dụng đất đang trồng các loại cam, bưởi.

* Công nghệ cao đối với vùng CAQ

Page 96: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 88

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng CAQ, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất

- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất giống, cây con: Áp dụng các kỹ thuật vườn ươm (Giá thể, vật liệu bầu - tự huỷ, đóng bầu nhẹ), áp dụng các kỹ thuật làm sạch bệnh, chống tái nhiễm.

- Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, sạch: Thực hiện sản xuất theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP…; trong quá trình canh tác, áp dụng các kỹ thuật vi ghép, gốc ghép tạo sản phẩm trái vụ, chất lượng cao; áp dụng các kỹ thuật tạo hình, tạo tán.

- Áp dụng công nghệ sinh học: Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc, thụ phấn, ...

- Áp dụng công nghệ tưới nước: Ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm, tưới kết hợp bón phân, và thuốc BVTV.

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch - Sử dụng các công cụ, thiết bị trong thu hoạch sản phẩm; kho chứa bảo

quản lạnh, bên cạnh đó, sử dụng các chất sinh học bảo quản sản phẩm, không ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm trước khi xuất ra thị trường.

- Đầu tư hệ thống đóng gói, bao gói, dãn nhãn tự động, in mã vạch, có thể truy xuất nguồn gốc, đối với các sản phẩm quả tại các vùng sản xuất NN ƯDCNC.

- Sử dụng các vật liệu mới trong bao gói sản phẩm, như bao bì biến đổi khí hậu MAP, màng, khử trùng ozon, nước ozon (bột chloramin),

- Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng/cấp chứng chỉ, thương hiệu đối với các vùng quả NN ƯDCNC, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

- Các cơ quan liên quan thực hiện giám sát tiêu chuẩn, xuất xứ, xây dựng hệ thống tiếp thị hiệu quả; quảng bá sản phẩm, thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

* Sản phẩm chủ yếu của vùng quả có múi NN ƯDCNC: Các loại quả tươi, cam, bưởi, bưởi sấy khô, nước cam, bưởi ép đóng chai,

mứt, jam, ... phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.

Page 97: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 89

(6) Vùng nấm ƯDCNC * Quy mô: Đến năm 2025, quy hoạch 01vùng nấm ƯDCNC là 5 ha (tương đương 10

cơ sở, quy mô lán trại bình quân >500m2) ở Lạng Giang. Sản lượng ước tính 3 nghìn tấn/năm và doanh thu 60 tỷ đồng/năm. Bảng 11. Quy hoạch vùng nấm ƯDCNC đến năm 2025

TT Vùng Số cơ sở, quy mô lán >500m2 Địa điểm

Toàn tỉnh 5 ha, 10 cơ sở

1 Vùng nấm ƯDCNC xã Tiên Lục

5ha, 10 cơ sở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang

*Lý do lựa chọn:

Là vùng có điều kiện phát triển nấm, kinh nghiệm và truyền thống, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt, phục vụ vận chuyển giao lưu hàng hóa, có nguồn nguyên liệu làm meo nấm, bịch nấm, trình độ ứng dụng công nghệ từ khá đến cao, hiện trạng đang áp dụng các công nghệ sản xuất meo giống cấp 1, cấp 2, phun sương, giữ ẩm, …đã tạo sự liên kết tiêu thụ sản phẩm, cung cấp ra thị trường các sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu cao cấp, nấm sò, nấm kim châm, chân dài, nấm linh chi, …

* Công nghệ cao áp dụng đối với vùng nấm

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất nấm ăn, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a. Công đoạn sản xuất

- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất giống, sử dụng các giống nấm cao cấp trong sản xuất: linh chi, nấm sò, nấm rơm, mộc nhĩ, kim châm, chân dài, ... đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xây dựng phòng nhân giống, có phương tiện khử trùng, đầu tư xây dựng lò hấp khử trùng bằng công nghệ khí hóa trấu.

- Áp dụng công nghệ bảo quản trong sản xuất giống: Đầu tư, sử dụng tủ mát trong việc giữ meo giống, đảm bảo ở nhiệt độ 18-24oC. - Áp dụng các công nghệ tưới: Trong quá trình sản xuất áp dụng hệ thống tưới phun sương bán tự động, tự động đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển từ 63-65% đối với nấm sò và 60-70% đối với nấm rơm. - Áp dụng công nghệ làm ấm bằng đèn compact: trong những tháng mùa mưa, nhiệt độ xuống thấp và độ ẩm không khí lên cao có thể đưa vào sử dụng hệ

Page 98: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 90

thống đèn điện compact tiết kiệm điện nhằm tạo ánh sáng nhân tạo và gia tăng nền nhiệt trong các phòng trồng nấm. - Áp dụng công nghệ vật liệu mới: xây dựng nhà lưới, nhà màn, nhà lạnh trong sản xuất nấm.

b. Công đoạn thu hoạch, sau thu hoạch - Thực hiện cơ giới, tự động trong sơ chế phân loại chế biến, nấm đóng

hộp, nấm khô. - Áp dụng công nghệ sấy khô nấm bằng lò sấy lạnh và đóng gói sản phẩm nhằm tăng thêm giá trị thương phẩm và giữ nấm được lâu cho mục tiêu xuất khẩu. Về lâu dài, có thể chế biến các loại trà, rượu… từ nấm linh chi để tăng giá trị hàng hoá và thu nhập cho người dân.

- Sau khi thu hoạch nấm, sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phân huỷ các chất thải như bã trấu, rơm, mùn cưa… làm phân hữu cơ vi sinh bón cho cây.

- Xây dựng kho bảo quản lạnh, để đảm bảo giữ tươi nấm trước khi đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh.

- Xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; máy đóng gói nhãn mác để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

* Sản phẩm của vùng nấm ƯDCNC: các loại nấm sạch, nấm đặc sản, nấm sò, nấm kim châm, chân dài, nấm linh chi bột...tươi và đóng hộp.

(7) Vùng chăn nuôi lợn ƯDCNC

Đến năm 2025, quy hoạch 02 vùng nuôi lợn ƯDCNC với quy mô 50 cơ sở, đàn 120.000 con/lứa; tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Yên và Sơn Động. Giá trị doanh thu bình quân 1 cơ sở chăn nuôi lợn (quy mô 5.000 lợn thịt/lứa) đạt 20-30 tỷ đồng/năm. Chi tiết là như sau:

Bảng 12. Quy hoạch vùng chăn nuôi lợn ƯDCNC đến năm 2025

TT Vùng Quy mô Địa điểm

Toàn tỉnh 50 cơ sở, 120.000 con/lứa

1

Vùng nuôi lợn ƯDCNC liên xã Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Vân

20 cơ sở; 50.000 lợn/lứa

các xã: Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, huyện Tân Yên

2 Vùng nuôi lợn ƯDCNC xã Long Sơn, Dương Hưu

30 cơ sở, 70.000con/lứa

các xã Long Sơn, Dương Hưu, huyện Sơn Động

Page 99: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 91

*Lý do chọn vùng:

Là vùng có thế mạnh chăn nuôi ở địa phương trong nhiều năm qua, khả năng phát triển đàn tốt, đã xây dựng được thương hiệu như lợn Tân Yên, ...tạo dựng được các liên kết trong tiêu thụ sản phẩm; bố trí vùng lợn ở Sơn Động để giảm áp lực về tác động môi trường; bên cạnh đó, các hộ dân đã có kinh nghiệm trong nuôi lợn quy mô, hiện nay 10.000 con/lứa; trình độ áp dụng công nghệ tiến bộ kỹ thuật từ khá đến cao, hiện tại các công nghệ áp dụng như đệm lót sinh học, xử lý phân bằng xây hầm biogas, hệ thống chuồng kín, lạnh, có quạt, hệ thống máng ăn uống tự động.

* Công nghệ cao áp dụng đối với nuôi lợn: Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng nuôi

lợn, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

a.Công đoạn sản xuất - Áp dụng công nghệ tiến bộ về giống: Sử dụng giống lợn có năng suất,

chất lượng cao, có kiểm định, công nhận, giống lai, hướng nạc, với các giống thuần ngoại, như Landrace, Yorkshire, Pierdan,...;

- Áp dụng công nghệ về thức ăn: Sử dụng các loại axit amin, vitamin, men tiêu hoá, khoáng hữu cơ, phụ gia trong chăn nuôi lợn;

- Ứng dụng công nghệ ELISA, PCR, các bộ kít trong chẩn đoán nhanh bệnh động vật; sử dụng các loại vác xin phòng bệnh chế tạo bằng công nghệ cao;

- Áp dụng các công nghệ về chuồng trại: Đối với lợn, áp dụng chuồng trại khép kín, có hệ thống máy tính điều khiển tự động nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dây chuyền máng ăn máng uống tự động; áp dụng công nghệ tin học trong theo dõi, giám sát sinh sản, tăng trưởng của đàn lợn, …

- Áp dụng các quy trình nuôi tiến bộ: Thực hiện chăn nuôi theo các quy trình VietGAHP, an toàn sinh học, nuôi lợn hữu cơ, lợn “chè xanh” công nghệ Nhật bản,

- Ứng dụng các công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, môi trường chăn nuôi: sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để giảm thiểu ô nhiễm ở các công đoạn khác nhau của quá trình chăn nuôi, đặc biệt khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn thịt; xử lý chất thải bằng chất sinh học, (Biosut), chuyển giao công nghệ xử lý môi trường tiên tiến (trong đó có công nghệ khí sinh học); công nghệ SAIBON Nhật Bản, công nghệ ép tách phân sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất trồng trọt.

b.Sơ chế, giết mổ, chế biến - Áp dụng công nghệ giết mổ tiên tiến. - Dây truyền công nghệ giết mổ “Treo” gia súc bán tự động đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm hiệu quả.

Page 100: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 92

- Áp dụng công nghệ trong chế biến thực phẩm, áp dụng công nghệ bảo quản, công nghệ tự động hoá trong chế biến thịt lợn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Các sản phẩm vùng nuôi lợn ƯDCNC: thịt lợn tươi, thịt cấp đông; các sản phẩm thịt lợn chế biến (giò, chả, xúc xích, ...), thịt lợn quay, thịt hộp, patê, salami, lạp xườn, dăm bông.

(8) Vùng chăn nuôi gà ƯDCNC

*Quy mô:

Đến năm 2025, quy hoạch 02 vùng nuôi gà ƯDCNC quy mô 500.000 con/lứa ở Yên Thế và Tân Yên. Giá trị doanh thu bình quân 1 cơ sở (10.000 gà) là 1,5-2,0 tỷ đồng/lứa/cơ sở. Chi tiết vùng gà ƯDCNC như sau:

Bảng 13. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà ƯDCNC đến năm 2025

TT Vùng Quy mô Địa điểm

Toàn tỉnh 260 cơ sở, 500.000con/lứa

1

Vùng gà ƯDCNC liên xã Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Đồng Vương

200 cơ sở, 400.000con/lứa

xã Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Đồng Vương, huyện Yên Thế.

2 Vùng nuôi gà ƯDCNC liên xã Cao Thượng, Hợp Đức

60 cơ sở, 100.000con/lứa

xã Cao Thượng và xã Hợp Đức, huyện Tân Yên.

* Lý do lựa chọn: đây là các vùng truyền thống về chăn nuôi, có gà là sản phẩm thế mạnh. Điều kiện hạ tầng tương đối tốt (đường trục chính) tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu sản phẩm cung cấp cho các tỉnh trong nước. Hiện trạng các hộ đang nuôi gà thả vườn, quy mô bình quân 15.000-20.000 gà; trình độ áp dụng công nghệ từ trung bình đến cao; các công nghệ như sử dụng các giống gà mới, có chất lượng, như Lương Phượng lai ri, lai Chọi, ...áp dụng các chất sinh học cho thức ăn, nước uống, hệ thống máng ăn tự động, bán tự động, áp dụng các quy trình nuôi VietGAHP, nuôi an toàn sinh học.

*Công nghệ cao áp dụng trong chăn nuôi gà:

Từng bước áp dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện từng vùng nuôi gà, phù hợp với đối tượng sản xuất, về khả năng nguồn vốn, trình độ tiếp nhận công nghệ, ...

Page 101: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 93

a.Công đoạn sản xuất

- Áp dụng các công nghệ về giống: Sử dụng giống gà mới, tiến bộ có năng suất, chất lượng cao (Lương Phượng, Lương phượng lai ri, lai chọi, ...).

- Áp dụng công nghệ thức ăn: Sử dụng các loại axit amin, vitamin, men tiêu hoá, khoáng hữu cơ, phụ gia trong chăn nuôi.

- Ứng công nghệ ELISA, PCR, các bộ kít trong chẩn đoán bệnh gà; sử dụng vác xin phòng bệnh chế tạo bằng công nghệ cao.

- Áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến: Áp dụng hình thức chăn nuôi gà bán chăn thả (vừa có chuồng vừa có bãi chăn được rào chắn), trong chuồng có máy tính điểu khiển tự động nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mở cửa ra bãi chăn; tự động mở theo giờ cho gà ra bãi chăn có hàng rào chắn.

- Thực hiện chăn nuôi theo các quy trình VietGAHP, an toàn sinh học, truy xuất nguồn gốc.

- Công nghệ về môi trường: Ứng dụng các công nghệ về vi sinh vật để giảm thiểu ô nhiễm ở các công đoạn khác nhau của quá trình chăn nuôi, đặc biệt khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học; xử lý chất thải bằng chất sinh học (Biosut), công nghệ xử lý môi trường tiên tiến (trong đó có công nghệ khí sinh học) để xử lý môi trường trong chăn nuôi gia cầm; công nghệ sản xuất phân bón từ chất thải chăn nuôi, như công nghệ SAIBON Nhật Bản, công nghệ ép tách phân, sản xuất các loại phân hữu cơ phục vụ sản xuất trồng trọt.

- Công nghệ tin học: theo dõi đàn, môi trường nuôi, điều khiển tự động cho ăn, cho uống đối với gia cầm.

b. Sơ chế, giết mổ, chế biến + Áp dụng công nghệ giết mổ tự động, bán tự động. + Dây truyền công nghệ giết mổ “Treo” gia súc, gia cầm, bán tự động đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công nghệ bảo quản như bảo quản lạnh, cấp đông. + Áp dụng công nghệ chế biến thực phẩm công nghiệp, tự động hoá đảm

bảo an toàn thực phẩm. + Công nghệ cơ giới, tự động đóng gói, in nhãn. * Các sản phẩm vùng nuôi gà ƯDCNC: gà thịt, trứng, các sản phẩm chế

biến từ gà (xúc xích, giò gà, ...). 2.6. Định hướng phát triển vùng NNƯDCNC đến năm 2030 Giai đoạn 2025 đến 2030, tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô các vùng sản

xuất nông nghiệp ƯDCNC đã có; đồng thời hình thành và phát triển thêm 17 vùng nông nghiệp ƯDCNC mới. Dự kiến đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh hình

Page 102: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 94

thành 35 vùng nông nghiệp ƯDCNC với các sản phẩm như: rau, hoa, nấm, chè, vải thiều, CAQ có múi (cam, bưởi, ...), gà, lợn, cụ thể như sau:

(1) Vùng rau ƯDCNC Đến năm 2030, quy hoạch thêm 10 vùng rau ƯDCNC, nâng tổng số

vùng rau UDCNC trên địa bàn lên 17 vùng với diện tích vùng 1.710 ha, tập trung ở các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Hiệp Hòa, Tân Yên, và Yên Dũng.

Bảng 14. Quy hoạch các vùng rau ứng dụng CNC giai đoạn 2025- 2030

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 1.000

1 Vùng sản xuất rau ƯDCNC liên xã Đại Lâm, Thái Đào 100 Các xã Đại Lâm+ xãThái Đào

huyện Lạng Giang

2 Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC xã Bảo Đài 100 xã Bảo Đài, huyện Lục Nam

3 Vùng sản xuất rau ƯDCNC xã Tam Dị 100 xã Tam Dị, huyện Lục Nam

4 Vùng sản xuất rau ƯDCNC xã Đức Giang 100 xã Đức Giang, huyện Yên

Dũng

5 Vùng sản xuất rau ƯDCNC liên xã (Đồng Việt - Đồng Phúc)

100 Xã Đồng Việt+xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng

6 Vùng sản xuất rau ƯDCNC xã Quang Minh 100 Xã Quang Minh, huyện Hiệp

Hòa

7 Vùng sản xuất rau ƯDCNC xã Mai Trung

100 Xã Mai Trung, huyện Hiệp Hòa

8 Vùng sản xuất rau ƯDCNC xã Cao Xá 100 Xã Cao Xá -Tân Yên

9 Vùng sản xuất rau ƯDCNC liên xã (Lam Cốt, Phúc Sơn) 100 Xã Phúc Sơn+xã Lam Cốt,

huyện Tân Yên

10 Vùng sản xuất rau ƯDCNC liên xã (Đại Hóa, Quang Tiến) 100 Xã Đại Hòa+xã Quang Tiến,

huyện Tân Yên (2) Vùng vải thiều ƯDCNC

Đến năm 2030, quy hoạch thêm 01vùng vải thiều tại huyện Lục Nam, nâng tổng số vùng sản xuất vải UDCNC trên địa bàn lên 03 vùng với diện tích vùng 1.300 ha.

Page 103: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 95

Bảng 15. Quy hoạch các vùng vải ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030

TT Vùng Diện tích (ha) Địa điểm Toàn tỉnh 500

1 Vùng vải ƯDCNC Đông Phú, Đông Hưng

500 Xã Đông Phú (200ha) + xã Đông Hưng (300ha), huyện Lục Nam

3) Vùng cây có múi ƯDCNC

Dự kiến đến năm 2030, quy hoạch thêm 01 vùng CAQ có múi ƯDCNC theo tiêu chí QĐ 66 tại huyện Lục Nam, nâng tổng số vùng CAQ có múi UDCNC trên địa bàn lên 02 vùng với diện tích vùng 600 ha.

Bảng 16. Quy hoạch vùng CAQ có múi ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030

TT Vùng Diện tích (ha)

Địa điểm

Toàn tỉnh 300

1 Vùng CAQ có múi ƯDCNC Bình Sơn

300 Xã Bình Sơn, huyện Lục Nam

(4) Vùng nấm ƯDCNC

Đến năm 2030, quy hoạch thêm 02 vùng nấm ƯDCNC, quy mô 10 ha (20 cơ sở), quy mô lán trại bình quân >500m2 ở Lạng Giang, nâng tổng số vùng nấm UDCNC trên địa bàn lên 03 vùng với diện tích vùng 15 ha.

Bảng 17. Quy hoạch vùng nấm ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030

TT Vùng Quy mô Địa điểm

Toàn tỉnh 10 ha ( 20 cơ sở)

1 Vùng sản xuất nấm UDCNC xã Tân Thanh

5ha (10 cơ sở) Xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang

2 Vùng sản xuất nấm xã Nghĩa Hưng

5 ha ( 10 cơ sở) Xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang

Page 104: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 96

(5) Vùng chăn nuôi gà ƯDCNC

Đến năm 2030, quy hoạch thêm 03 vùng gà ƯDCNC, quy mô 140 cơ sở, đàn có 350.000 con/lứa tại huyện Tân Yên, Lục Ngạn, và Lạng Giang, nâng tổng số vùng chăn nuôi gà UDCNC trên địa bàn lên 05 vùng với quy mô 400 cơ sở, quy mô đàn 850.000 con/lứa.

Bảng 18. Quy hoạch vùng chăn nuôi gà ƯDCNC giai đoạn 2025- 2030

TT Vùng Quy mô Địa điểm

Toàn tỉnh 140 cơ sở, đàn 350.000con/lứa

1 Vùng gà ƯDCNC xã Tân Trung, Phúc Hòa, Liên Sơn

80 cơ sở, đàn 200.000 con/lứa

ở xã Tân Trung, Phúc Hòa, Liên Sơn, huyện Tân Yên

2

Vùng gà ƯDCNC xã Phong Minh, Xa Lý, Tân Sơn , Cấm Sơn, Phong Vân, Hộ Đáp

40 cở sở, đàn 100.000con/lứa

ở xã Phong Minh, Xa Lý, Tân Sơn , Cấm Sơn, Phong Vân, Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn

3 Vùng gà ƯDCNC xã Quang Thịnh

20 cơ sở; đàn 50.000con/lứa

Xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang

III. ĐỀ XUẤT CÁC VÙNG ƯU TIÊN Ưu tiên lựa chọn một số vùng nông nghiệp ƯDCNC có lợi thế về đất đai,

khí hậu, lao động, trình độ tiếp thu công nghệ,… lập các dự án, mô hình thí điểm, sau đó nhân rộng, để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện ngay sau khi Quy hoạch này được UBND tỉnh phê duyệt, bao gồm:

Bảng 19. Ưu tiên các vùng nông nghiệp ƯDCNC

STT Tên vùng NNUDCNC Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2020-2025

1 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Quang Thịnh, Tân Thịnh), huyện Lạng Giang

ü

2 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Tiến Dũng, huyệnYên Dũng

ü

3 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa

ü

4 Vùng sản xuất vải UDCNC liên xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn

ü

Page 105: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 97

STT Tên vùng NNUDCNC Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2020-2025

5 Vùng chè UDCNC liên xã (Xuân Lương+ Canh Nậu), huyệnYên Thế

ü

6 Vùng cây ăn quả có múi (cam, bưởi,...) UDCNC xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn

ü

7

Vùng chăn nuôi gà UDCNC liên xã (Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Đồng Vương), huyệnYên Thế

ü

8 Vùng sản xuất hoa UDCNC xã Song Mai,TP Bắc Giang

ü

9 Vùng sản xuất nấm UDCNC xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang

ü

10 Vùng sản xuất vải UDCNC liên xã (Phúc Hòa, Liên Sơn), huyệnTân Yên

ü

11 Vùng cây ăn quả có múi (Cam, Bưởi,...) UDCNC xã Bình Sơn, huyện Lục Nam

ü

12 Vùng chăn nuôi lợn lợn thịt UDCNC liên xã (Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Vân), huyện Tân Yên

ü

Page 106: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 98

PHẦN THỨ BA

GIẢI PHÁP VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH CÁC VÙNG NNƯDCNC ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về CNC, kết quả ứng dụng, mô hình phát triển và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC. Thông tin về các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia.

- Thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên website của Sở NN-PTNT và của tỉnh; giới thiệu các chợ đầu mối nông sản, các siêu thị và hệ thống bán lẻ để tiêu thụ sản phẩm NNCNC.

- Tuyên truyền cho người dân thấy hiệu quả của sản xuất NNUDCNC (năng suất, sản lượng, chất lượng và giá bán), cách thức tổ chức sản xuất thông qua các mối liên kết theo chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra; người tiêu dùng thấy lợi ích từ việc dùng các sản phẩm nông sản có nguồn gốc, có chất lượng, sản phẩm sạch, an toàn như VietGAP hay GlobalGAP. Đồng thời với đó cần tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý các hàng hóa nông sản làm nhái, làm giả, làm kém chất lượng tiêu thụ trên thị trường, như thế chúng ta sẽ tạo môi trường cạnh tranh sòng phẳng cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

2. Giải pháp về quy hoạch, sử dụng đất đai

- Nhà nước hỗ trợ các chi phí để lập quy hoạch chi tiết vùng NNƯDCNC.

- Các Doanh nghiệp, HTX, tổ chức cá nhân được hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng. Đối với các doanh nghiệp NNƯDCNC được ưu tiên giao đất ở những vị trí thuận lợi cho sản xuất NNƯDCNC và được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 điều 5, khoản 2 và 5 điều 6, khoản 1 và 2 điều 7 và khoản 1 điều 8 chương II của Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013.

- Có chính sách hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý cho các Doanh nghiệp, HTX, tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Page 107: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 99

- Đa dạng hóa và áp dụng đồng thời các hình thức tích tụ, tập trung đất đai quy mô đủ lớn cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Hiện nay đã và đang có một số mô hình tích tụ ruộng đất có thể tham khảo như sau:

+ Mô hình góp đất: Hỗ trợ hình thành các hợp tác xã thực hiện tổ chức, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận công nghệ, sử dụng quyền sử dụng đất làm cổ phần, dạng HTX “nông nghiệp CNC”, doanh nghiệp tập thể; (mô hình của các nước phát triển, Canada, Úc, New Zealand, Trung Quốc, ...). Theo cách thức này, giám đốc HTX sẽ vận động người dân có đất tham gia HTX góp đất làm cổ phần, và ăn chia lợi nhuận, lợi tức theo cổ phần góp, hơn nữa, hộ dân được lao động và tính công (đã có một số mô hình trong tỉnh như ở Hiệp Hòa); và hình thức khác là, nông dân ký hợp đồng góp đất với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, theo cơ chế ăn chia sản phẩm, (thực hiện thành công ở Lai Châu, trường hợp doanh nghiệp cao su).

+ Mô hình giải phóng mặt bằng sạch: Chính quyền thực hiện giải phóng mặt bằng sạch, và ký thuê lại diện tích sản xuất của hộ dân có đất sản xuất, thanh toán 1 đợt, hoặc nhiều đợt tùy theo, sau đó chính quyền ký cho doanh nghiệp thuê lại đất lâu dài (20-50 năm), ưu tiên thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về nhân lực, tài chính (mô hình của Hà Nam thu hút Công ty Vineco; Thái Bình thu hút công ty T &H); theo cách này, như ở Hà Nam, UBND xã ký thuê đất 50 năm đối với các hộ nông dân có đất, với giá thuê là 150 kg ngô/sào và thanh toán 1 lần; và hộ cho thuê đất sẽ có 1 lao động được làm thuê trong vùng nông nghiệp ƯDCNC của doanh nghiệp; ở Thái Bình, mỗi héc ta đất lúa công ty T&H thuê từ 20 - 25 triệu đồng/năm; giá thuê đất trồng rau quả khoảng 25 - 30 triệu đồng/năm. Giá thuê đất này được điều chỉnh theo chu kỳ 5 năm/lần. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cam kết mỗi gia đình có đất cho thuê được ưu tiên tuyển dụng 1 lao động với mức lương tối thiểu không dưới 5 triệu đồng/tháng.

3. Giải pháp về vốn và cơ chế, chính sách

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển nguồn nhân lực, thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ theo điều 9 Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012.

- Nguồn vốn của Doanh nghiệp, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm NNUDCNC, đầu tư xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, xử lý sau thu hoạch và tồn trữ sản phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đầu tư sản xuất, hoạt động dịch vụ trong vùng NNƯDCNC, thực hiện cổ phần hóa các công ty, đơn vị sự nghiệp, làm dịch vụ nông nghiệp, phát huy nguồn lực này trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Page 108: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 100

- Chính sách về hỗ trợ sản xuất: Vận dụng các chính sách của nhà nước, của tỉnh đã ban hành dành cho người tham gia sản xuất, các doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản, sản xuất NNUDCNC. Có chính sách về vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Chính sách về xây dựng hạ tầng: Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm: nâng cấp, cải tạo, xây mới đường giao thông đến vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đường giao thông, nội vùng, nội đồng, hệ thống điện, nước và xử lý môi trường ở vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Các chính sách hỗ trợ khác: Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, các nhân tổ chức tham gia vùng NNUDCNC; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến; hỗ trợ xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm vùng NNUDCNC.

4. Giải pháp về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

- Đào tạo lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và quản lý chuyên ngành thông qua các Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo, từng bước xây dựng đội ngũ có trình độ quản lý và kỹ thuật chuyên nghiệp, phục vụ phát triển NNƯDCNC. Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về ứng dụng công nghệ trong quy trình nhân và sản xuất giống cây, con cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm ở các khu, vùng NNƯDCNC.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo tại khu, vùng NNƯDCNC để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên ƯDCNC trong nông nghiệp.

- Có chính sách thu hút cán bộ, nhà khoa học từ các viện, trường, cơ quan nghiên cứu khoa học tham gia làm việc trong khu, vùng NNƯDCNC.

5. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Triển khai các hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp phục vụ phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Bố trí cơ cấu giống, lựa chọn giống cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái; tiếp tục phát huy thế mạnh của các giống cây, con có thế mạnh của địa phương. Tuyển chọn, nhân giống cây có năng suất, chất lượng cao, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng. Đẩy mạnh cải tạo và thay thế những giống có năng suất, chất lượng thấp, nhất là cây chè đã già cỗi.

Page 109: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 101

Lựa chọn những công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện của tỉnh để đầu tư ứng dụng có hiêu quả cao nhất.

+ Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn. Tổ chức, xây dựng nhiều mô hình trình diễn về kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật, … nên đầu tư tập trung và tranh thủ nguồn kinh phí của Trung ương, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn GAP.

+ Có các công trình, đề tài nghiên cứu, trọng tâm là về thị trường tiêu thụ, các tiêu chuẩn, các rào cản kỹ thuật của các thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước.

+ Liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị quản lý trồng trọt, chăn nuôi, thú y, ...thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng tỷ lệ sử dụng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

- Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, bền vững môi trường tại vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

6. Giải pháp về thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Trước tiên cần phải thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần lựa chọn những loại sản phẩm đang có nhu cầu lớn để tổ chức sản xuất. Thị trường cho các sản phẩm đầu ra mà vùng NNƯDCNC hướng đến được chia làm ba mảng chính: (1) cung cấp cho nội bộ tỉnh; (2) cung cấp hàng hóa cho thị trường tiêu thụ trong nước và (3) mở rộng hơn thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản.

- Các giải pháp “thương mại hóa sản phẩm” và “xây dựng thương hiệu” cho các sản phẩm của vùng NNCNC và cho nhà đầu tư là yêu cầu cần thiết để vừa thực hiện mục tiêu của quy hoach phát triển NNƯDCNC (giới thiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao ra sản xuất đại trà), về lâu dài vừa tạo nguồn thu cho nhà đầu tư và cho hoạt động của vùng NNƯDCNC.

- Củng cố, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm về nông sản và sản phẩm chế biến trong khu vực và cả nước. Liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối, hệ thống siêu thị tại những thành phố lớn, … và tìm thị trường xuất khẩu. Tăng cường công tác quảng bá nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được chứng nhận và tiếp tục thực hiện xây dựng các nhãn hiệu hàng hóa các loại rau, hoa và chè. Kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với kinh doanh du lịch sinh thái.

Page 110: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 102

7. Giải pháp về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất

7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

Thành lập BCĐ tỉnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Ban này có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh. Sở Nông nghiệp là cơ quan trực tiếp quản lý và triển khai quy hoạch.

Đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập về sản xuất, cung ứng giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản.

7.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Doanh nghiệp và HTX sẽ có vai trò chính trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Thực hiện thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, Nhà nước hỗ trợ về hành chính, đất đai, để doanh nghiệp tham gia vào các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm công nghệ cao, bao gồm, sản xuất, sơ chế, chế biến và tiệu thụ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao; bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương phát triển nông nghiệp công nghệ cao;

- Hình thành và phát triển hợp tác kiểu mới, doanh nghiệp tập thể tham gia vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Vận động nông dân liên kết sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp gắn với vùng sản xuất rau, quả, chè, gà lợn, nấm theo hướng mô hình ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tranh thủ các chương trình xúc tiến thương mại, tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào nông nghiệp ứng dụng CNC ở các khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa có lợi thế trên địa bàn.

Trên đây là các nhóm giải pháp đề xuất đưa ra để phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh, tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương, của từng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, của người sản xuât, có thể linh hoạt áp dụng một hoặc nhiều giải pháp, đảm bảo tính hiệu quả, tính phù hợp, và khả thi, Trong quá trình thực hiện, triển khai Quy hoạch, căn cứ vào các dự án cụ thể, tiếp tục thống nhất giữa các bên liên quan, thực hiện điều chỉnh phù hợp với thực tế, góp phần phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Tỉnh thành công, đảm bảo năng suất, chất lượng cao.

Page 111: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 103

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1. Hiện trạng môi trường

Trong báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 đã đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh như sau:

- Hiện trạng môi trường nước:

Nước mặt: Nước các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, khai khoáng có hiện tượng chất lượng nước bị suy giảm. Một số ao hồ, kênh mương tiếp nhận nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, vi sinh. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh, chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng.

Ở một số hồ ao lớn, chất lượng nước mặt có chất lượng tốt có thể sử dụng làm nước sinh hoạt.

Nước ngầm: Chất lượng nước ngầm của tỉnh vẫn tương đối ổn dịnh, hàm lượng các chất vi lượng, kim loại đều đạt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm đã có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực làng nghề, khu đô thị.

- Môi trường không khí và tiếng ồn: Đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực như: khu vực công ty Phân Đạm và hóa chất Hà Bắc, tại các nút giao thông khu vực trung tâm thị trấn, thành phố và tại các khu vực làng nghề. Trong đó đã xuất hiện ô nhiễm tiếng ồn tại các nút giao thông quốc lộ và tỉnh lộ đi qua các khu dân cư trong tỉnh.

-Môi trường đất: Môi trường đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, hàm lượng một số kim loại nặng như Cu, Zn... đang có xu hướng tăng ở hầu hết các huyện. Môi trường đất có xu thế thoái hóa cằn cỗi, bạc màu do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ, khô hạn, ngập úng, lũ, trượt lở đất, sử dụng không hợp lý. Nguyên nhân được cho xuất phát từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, y tế và làng nghề.

- Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt đô thị mới được thu gom khoảng 92% (trong đó thành phố Bắc Giang đạt 94%); một số khu đã được đầu tư lò đốt rác và dây chuyền ủ phân hữu cơ, một số bãi chôn lấp hợp vệ sinh như bãi rác Tam Tiến, Đa Mai. Tuy nhiên, ở phần lớn các bãi rác khác, khâu tập trung xử lý chôn lấp vẫn còn nhiều tồn tại, nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường do quy mô xử lý tập trung còn nhỏ, chôn lấp không hợp vệ sinh.

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn: đạt tỷ lệ thu gom khoảng 54,6% ; thu gom, xử lý CTR còn thô sơ chủ yếu bằng các xe cải tiến, xe đẩy tay… CTR được tập kết ở các bãi chôn lấp tạm thời, phát sinh nhiều bãi rác tự phát, việc chôn lấp

Page 112: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 104

không đúng quy định làm rò rỉ nước thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất với tổng lượng 180 tấn/ngày. Việc vận thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp thông thường do các cơ sở tự chịu trách nhiệm. Với CTR nguy hại, các chủ nguồn thải hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Chất thải rắn y tế: phát sinh từ hoạt động khám, chữa bệnh với khối lượng khoảng 3,6 tấn/ngày. Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện đã phân loại CTR y tế tại nguồn, đã đầu tư lò đốt rác thải y tế; tại các trung tâm y tế, chất thải y tế được đốt thủ công hoặc chôn lấp ngay trong khuôn viên.

- Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học: Bắc Giang có nhiều loài động, thực vật; công tác bảo tồn đa dạng sinh học đang có nhiều thách thức đó là sự xâm nhập của các loài ngoại lai; tình trạng chặt, phá rừng, cháy rừng, săn bắt trái phép động vật vẫn diễn ra ở nhiều nơi.

2. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án

- Đối với môi trường đất: Đất bị ô nhiễm, nguyên nhân thứ nhất do tích lũy các kim loại nặng, các hóa chất độc hại khác có trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; thứ hai là các loại chất thải trong hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, giao thông và thứ ba, đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc.

Như vậy, với sự phát triển thì sẽ xuất hiện một số tác động của tự nhiên gây biến đổi chất lượng đất, nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên đất.

Nếu các dự án nông nghiệp công nghệ cao không được quy hoạch rõ ràng, đúng nơi, đúng cách thì sẽ làm cho đất bị thay đổi cấu trúc, giảm độ phì nhiêu, tăng khả năng ô nhiễm môi trường đất, hàm lượng các kim loại nặng và các độc tố trong đất làm giảm khả năng phân giải các chất hữu cơ của đất do số lượng vi sinh vật thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Đối với môi trường nước: Sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi, dẫn đến nguồn nước bị suy giảm cả về chất lẫn lượng.

Như vậy, cần thiết có những biện pháp thực hiện hợp lý các dự án vệ sinh thoát nước, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tập trung nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt đối với sản phẩm rau, hoa, yêu cầu nước tưới sạch, an toàn không bị ô nhiễm, nên cần sử dụng hiệu quả nguồn nước.

Page 113: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 105

3. Đánh giá tác động đối với môi trường khi thực hiện quy hoạch

3.1. Đối tượng chịu tác động

Dân cư nông thôn theo số liệu thống kê năm 2015 là 1.455.228 người (chiếm 88,67% dân số tỉnh), trong đó đặc biệt là người dân tham giam sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn nước tưới từ nước mặt của sông hồ ô nhiễm cục bộ; người dân sống xung quanh các khu vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi có nguy cơ ô nhiễm cao.

3.2. Xác định nguồn gây tác động:

- Không gian sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích thâm canh nông nghiệp có sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón không cân đối; không có các hố đựng rác thải vật tư nông nghiệp...; vùng chăn nuôi và điểm giết mổ gia súc gia cầm.

- Ngoài ra, nguồn gây tác động đến môi trường nông thôn còn xuất phát từ hoạt động của dân cư đô thị, bệnh viện, hoạt động công nghiệp khai thác khoáng sản và du lịch.

3.3. Đánh giá tác động:

- Tác động đến môi trường nước:

Phát triển chăn nuôi tập trung mà không có phương án xử lý chất thải vật nuôi, trồng trọt tập trung mà sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ không đúng quy trình sẽ tác động đến môi trường nước nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì chất thải từ của động vật, xác bã thực vật, kết hợp với chất NO3

- (Nitrat), từ phân bón vô cơ linh động dễ bị rửa trôi xuống nguồn nước mặt và nước ngầm sẽ gây nên hiện tượng nước mặt các ao hồ, sông suối bị phú dưỡng tạo môi trường độc hại cho sinh vật, làm thủy hải sản chết hàng loạt do thiếu Oxy. Ngoài ra, nó còn thẩm thấu, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư nông thôn, những người đang sử dụng nước giếng khoan như nguồn nước sinh hoạt chủ yếu, là tác nhân gây nên bệnh trẻ xanh ở trẻ em và ung thư dạ dày ở người lớn.

Ô nhiễm do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến nguồn nước do sự phóng đại sinh học, tích lũy theo chuỗi thức ăn từ các sinh vật phù du đến các loại sò, ốc, hến rồi cá, chim, động vật có vú và con người; có thể gây ung thư, sinh sản và di truyền bất túc.

Yêu cầu chất lượng nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp vào nguồn nước mặt cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

- Tác động đến môi trường không khí:

Page 114: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 106

Các khu chăn nuôi tập trung và giết mổ tập trung không đảm bảo các tiêu chuẩn về vị trí so với khu dân cư, không có các tiêu chuẩn về xử lý chất thải rắn sẽ gây nên mùi khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân. Đối với chăn nuôi công nghệ cao, việc ô nhiễm môi trường sẽ ít hơn so với chăn nuôi truyền thống, ngoài việc áp dụng đệm lót sinh học, hầm biogas, ...giảm tác động ô nhiễm mùi, ô nhiềm đất, nước từ chất thải chăn nuôi.

- Tác động đến môi trường đất:

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thông qua quá trình san ủi và san lấp các khu vực có địa hình thấp hơn để tạo mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp dẫn đến nguy cơ sạt lở và sụt lún đất, ảnh hưởng đến tài nguyên đất. Tăng quy mô thâm canh cây trồng, tăng vụ do đó dễ xảy ra việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trên khoảng diện tích canh tác có giới hạn.

Việc sử dụng phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng không theo quy trình, việc xả thải bề mặt từ các làng nghề sẽ dẫn đến thoái hóa chất lượng môi trường đất ở chỉ số hàm lượng kim loại nặng. Trong trồng trọt, các cây trồng, vải thiều, rau hoa, quả có múi, ...công nghệ cao, sử dụng ít phân bón hóa học, thiên về sử dụng các phân bón hữu cơ, sử dụng chất sinh học, chương trình IPM trong kiểm soát sâu bệnh, do đó, thực hiện nông nghiệp công nghiệp sẽ giảm bớt các ô nhiễm môi trường đất, (ô nhiễm đất từ các chất hóa học, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, ...).

4. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu và ứng phó sự cố môi trường

4.1.Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn lập quy hoạch Lập quy hoạch tuân theo các quy định về môi trường với các vùng sản xuất

nông nghiệp tập trung và quy hoạch các điểm giết mổ, chăn nuôi tập trung.. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý

chất thải rắn; - Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành

luật bảo vệ và phát triển rừng; - Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; - Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và

Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 4.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quá trình triển khai thực

hiện quy hoạch: - Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn:

Page 115: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 107

+ Khuyến khích các cơ sở chế biến đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, hiện đại hóa các công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống.

+ Trong sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ sinh học, để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường đất.

+ Tạo cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh. Trong giai đoạn tiếp theo, cần đưa nội dung thẩm định tác động đối với môi trường của các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm trước khi cho phép hoạt động.

- Kiểm soát ô nhiễm nước: + Giảm chảy tràn phân hóa học bằng cách sử dụng đúng phương pháp, trên

các diện tích đất đồi dốc, cần có các biện pháp lập băng cây, vùng đệm giữa vùng sản xuất với vực nước; thực hiện luân canh các loại cây theo đúng quy trình. Không sử dụng phân tươi, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân xanh và chất thải động vật đã qua xử lý đúng quy trình

+ Giảm lượng hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến hiện đại như GAP hoặc canh tác hữu cơ, trong đó khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học.

- Khống chế nguồn thải tập trung: + Trong hoạt động chăn nuôi, điều chỉnh mật độ vật nuôi, đặt vị trí chuồng

trại ở khoảng cách hợp lý với nước mặt; có các công trình trữ chất thải, khuyến khích xử lý, ủ chất thải vật nuôi thành phân compost cho cây trồng.

- Kiểm soát ô nhiễm không khí: +Đối với chăn nuôi, sử dụng các công nghệ biện pháp giảm mùi, ô nhiễm

không khí từ các chất thải chăn nuôi, như áp dụng đệm lót sinh học, hầm biogas, công nghệ tách phân, sản xuất phân hữu cơ bón ruộng, ...

+ Với các hạt bụi lơ lửng có thể sử dụng loại bỏ các hạt bụi lơ lửng bằng phương pháp phun sương hoặc điện tích.

III. NHU CẦU VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH 1. Dự toán nhu cầu vốn đầu tư

1.1.Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 1.516.600 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước 303.320 triệu đồng. (bình quân mỗi năm đầu tư 23.000 triệu đồng). Bao gồm các hạng mục sau:

Page 116: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 108

Bảng 20. Tổng hợp vốn đầu tư

Đơn vị: Triệu đồng

STT Hạng mục Tổng số

Giai đoạn 2017-2020 2020-2025 2025-2030

Tổng vốn ĐT 1.516.600 303.320 758.300 454.980 1 Đào tạo tập huấn 28.750 5.500 14.625 8.625 2 Tuyên truyền 2.000 300 1.100 600

3 Xây dựng mô hình điểm vùng NNƯDCNC 540.100 20.109 356.961 163.030

4 Hỗ trợ lãi suất DN, đơn vị NNƯDCNC 35.750 5.045 20.980 9.725

5 Xây dựng cơ sở hạ tầng NN ƯDCNC 910.000 272.366 364.634 273.000

Bảng 21. Vốn đầu tư NN ƯDCNC (phần Ngân sách NN)

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục Tổng số

Giai đoạn STT 2017-

2020 2020-2025

2025-2030

Ngân sách đầu tư cho NN UDCNC 303.320 60.664 151.660 90.996

1 Đào tạo, tập huấn, nâng cao tay nghề NN UDCNC 28.750 5.500 14.625 8.625

2 Tuyên truyền NN UDCNC 2.000 300 1.100 600 3 Xây dựng mô hình điểm vùng

NNUDCNC 115.500 20.109 59.741 35.650

4 Hỗ trợ lãi suất DN, đơn vị NNUDCNC 35.750 5.045 20.980 9.725

5 Xây dựng cơ sở hạ tầng NN UDCNC 121.320 29.710 55.214 36.396

1.2. Nguồn vốn đầu tư

- Đối với vùng nông nghiệp công nghệ cao: Nhà nước hỗ trợ thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện... đến vùng NN ƯDCNC (theo quy định tại quyết định 1895/QĐ-TTg), hỗ trợ công nghệ, đào tạo, tập huấn, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.

Page 117: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 109

Bảng 22. Tổng hợp vốn đầu tư phân theo nguồn

Đơn vị: Triệu đồng

STT Hạng mục

Tổng số Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2020-2025

Giai đoạn 2025-2030

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng vốn đầu tư 1.516.600 100 303.320 100 758.300 100 454.980 100

1 Ngân sách Nhà nước 303.320 20,0 60.664 20,0 151.660 20,0 90.996 20,0

- Ngân sách TW 60.664 20,0 12.133 20,0 30.332 20,0 18.199 20,0 - Ngân sách Tỉnh 151.660 50,0 30.332 50,0 75.830 50,0 45.498 50,0

- Ngân sách huyện, TP 90.996 30,0 18.199 30,0 45.498 30,0 27.299 30,0

2 Vốn tự có của dân 758.300 50,0 151.660 50,0 379.150 50,0 227.490 50,0

3 Vốn của doanh nghiệp, HTX 303.320 20,0 60.664 20,0 151.660 20,0 90.996 20,0

4 Vốn tín dụng 75.830 5,0 15.166 5,0 37.915 5,0 22.749 5,0

5 Vốn khác 75.830 5,0 15.166 5,0 37.915 5,0 22.749 5,0

- Vốn đầu tư từ 2017 – 2020: 303.320 triệu đồng, trong đó, ngân sách nhà

nước 60.644 triệu đồng, (NS TW: 12.133 triệu đồng, NS tỉnh: 30.332 triểu đồng, NS huyện: 18.199 triệu đồng).

- Vốn đầu tư giai đoạn 2020-2025 khoảng 758.300 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 151.660 triệu đồng (ngân sách TW 30.332 triệu đồng, Tỉnh 75.830 triệu đồng, Huyện là 45.498 triệu đồng); các vốn khác (vốn của doanh nghiệp, HTX và vốn khác (vốn vay, ODA, FDI): 606.640 triệu đồng, chiếm 80%.

- Vốn đầu tư từ 2026 - 2030 khoảng 454.980 triệu đồng, Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 90.996 triệu đồng (NS tỉnh là: 63.697 triệu đồng, NS huyện là: 27.299 triệu đồng), vốn còn lại từ dân, doanh nghiệp, khác: 363.984 triệu đồng, chiếm 70%.

2. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

2.1. Hiệu quả kinh tế

Sử dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình công nghệ canh tác tiên tiến, nên năng suất và giá trị sản xuất được nâng lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Nông nghiệp công nghệ cao sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 6%/năm; góp phần tạo bước chuyển lớn trong sản xuất nông, lâm nghiệp, làm gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, với giá trị sản xuất cao/1đơn vị diện tích đất nông nghiệp, giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác tăng 20-30% so với nông nghiệp truyền thống vào năm 2030. Tỷ

Page 118: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 110

lệ giá trị sản lượng nông nghiệp công nghệ cao đạt 30-32% trong tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp vào năm 2030.

Sản phẩm rau, quả, chè, gà, lợn,...sản xuất với công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp thương phẩm có chất lượng cao cho người tiêu dùng. Xây dựng được những vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các vùng sản xuất có quy mô lớn tập trung, các sản phẩm chủ lực của Tỉnh cạnh tranh được trên thị trường. Đến năm 2030, giá trị gia tăng (VA) ước tính đạt 421.360 triệu đồng (tính theo giá so sánh 2010), và hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt 1,39 lần.

2.2. Hiệu quả xã hội

Việc xây dựng vùng nông nghiệp ƯDCNC ngoài hiệu quả kinh tế mang lại, quy hoạch còn mang lại hiệu quả xã hội cao:

Giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư trên địa bàn với trình độ sản xuất tiên tiến, có thu nhập ổn định. Nâng cao trình độ, năng lực của người lao động, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp; Tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, góp phần vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo từ 3-5%/năm và xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện thành công về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sẽ là các mô hình để tiếp tục nhân rộng ra nhiều địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nâng cao trình độ nhận thức của cư dân sống ở khu vực nông thôn; thay đổi nhận thức sản xuất và tập quán sản xuất lạc hậu của nông dân, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; giảm chi phí sản xuất; nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân. Góp phần đẩy mạnh phổ biến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi tập quán canh tác theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở và tỉnh. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng chống dịch bệnh, giảm nhẹ thiên tai, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Ổn định về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo bền vững.

2.3. Hiệu quả môi trường

Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC theo đúng định hướng quy hoạch của tỉnh. Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, tạo cảnh quan môi trường thúc đẩy du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển ngành du lịch bền vững.

Dự án được thực hiện tạo môi trường trong sạch cho vùng, hình thành một vùng sinh thái tốt. Đất đai vùng dự án (vùng nông nghiệp ƯDCNC) được sử dụng

Page 119: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 111

hiệu quả, đúng mục đích và đem lại nguồn lợi kinh tế cao và tạo môi trường sinh thái bền vững.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần cải thiện tốt hơn điều kiện môi trường, hạn chế ô nhiễm đất, nước, không khí do sử dụng hóa chất trong phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật..

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Kế hoạch thực hiện

Tiến độ thực hiện quy hoạch khu và vùng NNƯDCNC tỉnh Bắc Giang:

Bảng 23. Kế hoạch thực hiện dự án

STT Nội dung công việc 2017 2017 –

2025 2026 - 2030

1 Phê duyệt quy hoạch vùng NNƯDCNC

2 Công bố quy hoạch vùng NNƯDCNC

3

Lập dự án quy hoạch chi tiết các khu, vùng NNƯDCNC và dự án ưu tiên thực hiện đến năm 2025

4 Lập và trình duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật các hạng mục công trình thực hiện

5 Triển khai xây dựng các vùng NNƯDCNC và các dự án ưu tiên trong quy hoạch được duyệt

6 Triển khai xây dựng các vùng NNƯDCNC và các dự án ưu tiên còn lại trong quy hoạch được duyệt

2. Tổ chức thực hiện

- Cơ quan chủ quản : UBND tỉnh Bắc Giang

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Quy hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Quy hoạch; phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng NNUDCNC.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các huyện, thành phố, thị xã

Page 120: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 112

hướng dẫn thực hiện các hoạt động đối với các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

Chủ trì thẩm định vùng nông nghiệp ứng dụng CNC (theo tiêu chí của tỉnh kèm theo quyết định phê duyệt đề án của UBND tỉnh và tiêu chí theo QĐ số 66/QĐ-TTg) trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận.

Tham mưu xây dựng, cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; chủ trì phối hợp các Sở, Ngành, địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo phân cấp ngân sách của UBND tỉnh.

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, Ngành liên quan trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới; tham mưu cho UBND tỉnh hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học và công nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước lĩnh vực ngành phụ trách trong vùng nông nghiệp ứng dụng CNC;

Thực hiện chế độ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Quy hoạch.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; tham mưu cho UBND tỉnh cân đối các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao; thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp (chế biến, tiêu thụ) tham gia vào chuỗi sản phẩm công nghệ cao; xây dựng các giải pháp huy động, bố trí lồng ghép các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; phối hợp với các Sở, Ngành thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Sở Tài chính: Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố thẩm định, bố trí nguồn kinh phí theo phân cấp chi hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, hỗ trợ lãi suất tín dụng theo chính sách được phê duyệt.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ nguồn ngân sách nhà nước; nhân rộng dự án ứng dụng khoa học, công nghệ hiệu quả;

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về công nghệ, thiết bị công nghệ cao ứng dụng vào

Page 121: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 113

nông nghiệp; hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý; quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; tham mưu đề xuất các thủ tục liên quan về giao đất, thuê đất, chuyển mục địch sử dụng đất, dồn điển đổi thửa; hướng dẫn quy định về môi trường của các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Sở Công thương: Chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực thương mại và lưu thông hàng hóa nông sản, đặc biệt là nông sản ứng dụng CNC (chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiêu thụ nông sản; hỗ trợ xúc tiến thương mại và xuất khẩu các loại nông sản.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở ngành, địa phương tuyên truyền nhận thức của người dân, doanh nghiệp về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp CNC.

- Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp - PTNT, Sở Khoa học và công nghệ, Sở Lao động - TBXH và các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực CNC trong nông nghiệp.

- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan triển khai thực hiện nội dung Quy hoạch trên địa bàn huyện, thành phố.

Bố trí đất đai cho các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC theo Quy hoạch; xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Quy hoạch trên địa bàn huyện, thành thị, cho các hoạt động trong vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, dự kiến bố trí nguồn kinh phí, trình tỉnh phê duyệt, phân công tổ chức thực hiện.

Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các hoạt động đối với các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; phối hợp thẩm định vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

Tham mưu xây dựng, cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành, thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo phân cấp.

Thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước lĩnh vực ngành phụ trách trong vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn quản lý; thực hiện chế độ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Quy hoạch trên địa bàn qua cơ quan thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT).

Page 122: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 114

- Hội Nông dân, Mặt trận và các Đoàn thể: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động, giúp đỡ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quy trình kỹ thuật vào sản xuất; phát động các phong trào thi đua, khuyến khích phát triển, nhân rộng điển hình tiến tiến trong quản lý, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở và hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nhệ cao: Trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình UDCNC vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện sản xuất ứng dụng CNC theo đúng quy hoạch, quy trình kỹ thuật, đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị, an toàn thực phẩm.

Page 123: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN 1. Áp dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu để có một

nền nông nghiệp hiện đại, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tỉnh Bắc Giang đã áp dụng công nghệ, và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, có các sản phẩm có thế mạnh, sức cạnh tranh, như vải thiều, rau, gà, lợn, ...

2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được xây dựng với mục tiêu chuẩn bị các bước đi ban đầu cho việc khai thác tiềm năng, nguồn lực của tỉnh để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Đến năm 2030, quy hoạch toàn tỉnh có 35 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, bao gồm: các sản phẩm thế mạnh của Tỉnh là rau, hoa, vải thiều, cây ăn quả có múi, sản xuất nấm ăn, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà.

II. KIẾN NGHỊ 1. Trung ương sớm ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng cho vùng NNƯDCNC được quy hoạch để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển NNƯDCNC.

2. Do quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, do vậy cần có các chính sách ưu đãi hơn về hạn điền và thời gian thuê đất, hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực, tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp để họ yên tâm giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao./.

Page 124: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 116

PHỤ LỤC

Page 125: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 117

PHỤ LỤC 1: CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP ƯDCNC BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2017-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030

STT Tên vùng NNUDCNC Năm 2025 Năm 2030

GTSX NN CNC

2025 (triệu đồng)

GTSX NN CNC

2030 (Triệu đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

I Vùng sản xuất Rau UDCNC 710 300 85200 1710 320 218880 426000 1094400

1 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã ( Quang Thịnh 70 ha, Tân Thịnh 40 ha) -Lạng Giang

110 300 13200 110 320 14080 66000 70400

2 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Đông Phú -Lục Nam 100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

3 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Tiến Dũng - Yên Dũng 100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

4 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Lương Phong -Hiệp Hòa 100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

5 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Ngọc lý, Ngọc Thiện) -Tân Yên

100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

6 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Đại Lâm 50 ha, Thái đào 50 ha) -Lạng Giang

100 320 12800 0 64000

7 Vùng sản xuất rau ứng dụng CNC xã Bảo Đài-Lục Nam 100 320 12800 0 64000

8 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Tam Dị -Lục Nam 100 320 12800 64000

Page 126: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 118

STT Tên vùng NNUDCNC Năm 2025 Năm 2030

GTSX NN CNC

2025 (triệu đồng)

GTSX NN CNC

2030 (Triệu đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

9 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Đức Giang -Yên Dũng 100 320 12800 64000

10 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Đồng Việt - Đồng Phúc) -Yên Dũng

100 320 12800 64000

11 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Cảnh Thụy - Tư Mại) -Yên Dũng

100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

12 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Quang Minh -Hiệp Hòa 100 320 12800 0 64000

13 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Đông Lỗ -Hiệp Hòa 100 300 12000 100 320 12800 60000 64000

14 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Mai Trung -Hiệp Hòa 100 320 12800 64000

15 Vùng sản xuất rau UDCNC xã Cao Xá -Tân Yên 100 320 12800 64000

16 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Lam Cốt, An Dương) -Tân Yên

100 320 12800 64000

17 Vùng sản xuất rau UDCNC liên xã (Đại Hóa, Quang Tiến) -Tân Yên

100 320 12800 64000

II Vùng sản xuất Hoa UDCNC 100 40000 4000000 100 45000 4500000 120000 135000

Page 127: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 119

STT Tên vùng NNUDCNC Năm 2025 Năm 2030

GTSX NN CNC

2025 (triệu đồng)

GTSX NN CNC

2030 (Triệu đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

1 Vùng sản xuất hoa UDCNC xã Song Mai-TP Bắc Giang (* Năng suất: cành/ha)

50 40000 2000000 50 45000 2250000 60000 67500

2 Vùng trồng hoa UDCNC xã Xuân Cẩm-Hiệp Hòa (NS: cành/ha)

50 40000 2000000 50 45000 2250000 60000 67500

III Vùng sản xuất nấm UDCNC 30 20 60 30 25 75 120000 150000

1 Vùng sản xuất nấm UDCNC xã Tiên Lục (SL: cơ sở)-Lạng Giang'

10 20 20 10 25 25 40000 50000

2 Vùng sản xuất nấm UDCNC xã Tân Thanh (SL: cơ sở)-Lạng Giang

10 20 20 10 25 25 40000 50000

3 Vùng sản xuất nấm UDCNC xã Nghĩa Hưng (SL: cơ sở)-Lạng Giang

10 20 20 10 25 25 40000 50000

IV Vùng cây ăn quả UDCNC 1100 100 11000 1700 110 18700 380000 616000

1 Vùng sản xuất vải UDCNC liên xã Hồng Giang, Thanh Hải.- Lục Ngạn

300 100 3000 300 110 3300 90000 99000

2 Vùng sản xuất vải UDCNC liên xã (Phúc Hòa, Liên Sơn)-Tân Yên

500 100 5000 500 110 5500 200000 220000

3 Vùng sản xuất vải UDCNC liên xã (Đông Phú 200 ha, Đông Hưng 300 ha)-Lục Nam

300 110 3300 0 99000

Page 128: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 120

STT Tên vùng NNUDCNC Năm 2025 Năm 2030

GTSX NN CNC

2025 (triệu đồng)

GTSX NN CNC

2030 (Triệu đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

4 Vùng cây ăn quả có múi (cam, bưởi,...) UDCNC liên xã Hồng Giang, Thanh Hải, Nghĩa Hồ -Lục Ngạn

300 100 3000 300 110 3300 90000 99000

5 Vùng cây ăn quả có múi (Cam, Bưởi,...) UDCNC liên xã (Bình Sơn 100 ha, Vô Tranh 100 ha, Trường Sơn 100 ha)-Lục Nam 300 110 3300 0 99000

V Vùng sản xuất chè UDCNC 300 100 3000 300 120 3600 45000 54000

1 Vùng sản xuất chè UDCNC liên xã (Xuân Lương, Canh Nậu)-Yên Thế

300 100 3000 300 120 3600 45000 54000

VI Vùng chăn nuôi gà UDCNC 2640 3520 184800 246400

1 Vùng chăn nuôi gà UDCNC liên xã (Đồng Tâm, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Tam Tiến, Tiến Thắng, Canh Nậu, Đồng Vương)-Yên Thế

300ha, 400000 1760 1760 123200 123200

2 Vùng chăn nuôi gà UDCNC liên xã (Cao Thượng, Hợp Đức)-Tân Yên 120ha,

100000 440 440 30800 30800

3 Vùng chăn nuôi gà UDCNC liên xã (Tân Trung, Phúc Hòa, Liên Sơn)-Tân Yên 100ha,

100000 440 440 30800 30800

4 Vùng chăn nuôi gà UDCNC liên xã (Phong Minh, Xa Lý, Tân Sơn, Cấm Sơn, Phong Vân, Hộ Đáp)-Lục Ngạn

100ha, 100000 440 0 30800

5 Vùng chăn nuôi gà UDCNC xã Quang Thịnh (thôn Trường Thịnh)-Lạng Giang

100ha, 100000 440 0 30800

Page 129: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 121

STT Tên vùng NNUDCNC Năm 2025 Năm 2030

GTSX NN CNC

2025 (triệu đồng)

GTSX NN CNC

2030 (Triệu đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lương (tấn)

VII Vùng chăn nuôi lợn UDCNC 21600 27000 1080000 1350000

1 Vùng chăn nuôi lợn giống, lợn thịt UDCNC liên xã (Long Sơn, Dương Hưu)- Sơn Động 100ha,

70000 12600 200ha, 100000 18000 630000 900000

2 Vùng chăn nuôi lợn lợn thịt UDCNC liên xã (Ngọc Châu, Ngọc Thiện, Ngọc Vân)-Tân Yên 100ha,

50000 9000 100ha, 50000 9000 450000 450000

A GTSX nông nghiệp công nghệ cao vùng QH 2355800 3645800

B GTSX NN CNC vùng, điểm, mô hình HT 2802000 4678000

C GTSX NN 23815000 27608000

D Tỷ lệ (%) GTSX NN CNC/GTSXNN 21,7 30,1

Page 130: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 122

PHỤ LỤC 2: SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU QUY HOẠCH NN ƯDCNC

TT Mục ĐVT Nông

nghiệp UDCNC

Nông nghiệp truyền thống

So sánh NN ƯDCNC và

truyền thống (%)

1 Vải thiều

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 240 200 20,00

- Năng suất Tạ/ha 55 45 22,22

2 Rau

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 700 550 27,27

- Năng suất Tạ/ha 200 170 17,65

3 CAQ

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 1200 900 33,33

- Năng suất Tạ/ha 300 240 25,00

4 Lúa

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 240 190 26,32

- Năng suất Tạ/ha 60 55 9,09

5 Nấm

- Giá trị 1 trại 5000m2 Tỷ đồng 12 9 33,33

- Năng suất Tấn/trại 1 0,7 42,86

6 Nuôi gà

- Giá trị 1 trại 50.000 con Tỷ đồng 10,5 7 50,00

- Năng suất Tấn/trại 150 130 15,38

7 Nuôi lợn

- Giá trị 1 trại 40.000 lợn Tỷ đồng 250 220 13,64

Page 131: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 123

TT Mục ĐVT Nông

nghiệp UDCNC

Nông nghiệp truyền thống

So sánh NN ƯDCNC và

truyền thống (%)

- Năng suất Tấn/trại 3600 3000 20,00

8 Rừng kinh tế

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 25 20 25,00

- Năng suất M3/ha 2,5 2 25,00

9 Nuôi thủy sản

- Giá trị 1 ha Tr.đồng 175 150 16,67

- Năng suất Tạ/ha 70 50 40,00

Chênh lệch bình quân giữa NN ƯDCNC và truyền thống (%) 27,57

Page 132: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 124

PHỤ LỤC 3: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI ĐẤT Ở VÙNG NN CNC

(1)Nhóm đất phù sa:

- Diện tích, phân bố: Nhóm đất phù sa có diện tích 23.033,02 ha, chiếm 5,98% tổng diện tích tự nhiên và 8,11% diện tích đất điều tra. Phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh, tập trung nhiều nhất ở các huyện: Lục Nam (5.354,0 ha), Yên Dũng (4.972,99 ha), Sơn Động (2.777,99 ha), Hiệp Hòa (2.775,21 ha), Việt Yên (1.976,56 ha), Lục Ngạn (1.835,74 ha), Lạng Giang (1.288,31 ha), TP. Bắc Giang (1.098,58 ha),...

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất phù sa:

Bảng 3.1. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất phù sa glây

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát đến thịt pha sét

2. Dung trọng g/cm3 1,17 1,13 1,22 Đất hơi chặt

3. Tỷ trọng g/cm3 2,50 2,44 2,56 Mùn trung bình

4. Độ xốp % 53,1 52,0 54,1 Đạt yêu cầu tầng canh tác

5. Độ ẩm % 29,8 28,4 31,1 Trung bình

6. OC % 2,11 2,03 2,19 Cao

7. N % 0,17 0,15 0,18 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,09 0,07 0,11 Trung bình đến giàu

9. K2O tổng số % 1,34 1,18 1,49 Trung bình

10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 9,58 7,71 11,45 Trung bình đến giàu

11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 9,71 7,93 11,49 Nghèo đến trung bình

12. pHH2O 5,1 4,9 5,3 Chua

13. pHKCl 4,2 3,9 4,4 Rất chua

14. Tổng cation meq/100g đất 4,12 3,60 4,63 Thấp đến trung bình

15. CEC đất meq/100g đất 14,97 13,62 16,32 Trung bình

16. BS % 27,6 24,2 31,0 Thấp đến trung bình

Page 133: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 125

Bảng 3.2. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất phù sa có tầng biến đổi

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát đến thịt pha sét 2. Dung trọng g/cm3 1,26 1,22 1,30 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,57 2,52 2,61 Mùn trung bình đến thấp 4. Độ xốp % 51,0 50,3 51,8 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 22,7 20,7 24,7 Thấp 6. OC % 1,53 1,38 1,68 Trung bình 7. N % 0,14 0,12 0,15 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,12 0,10 0,14 Giàu 9. K2O tổng số % 1,12 0,94 1,30 Nghèo đến trung bình 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 13,45 10,71 16,19 Giàu 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 10,40 7,32 13,49 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 5,2 5,1 5,4 Chua 13. pHKCl 4,4 4,1 4,7 Rất chua đến chua vừa 14. Tổng cation meq/100g đất 4,03 3,20 4,86 Thấp đến trung bình 15. CEC đất meq/100g đất 14,09 12,58 15,60 Trung bình 16. BS % 28,1 21,1 35,1 Thấp đến trung bình

Page 134: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 126

(2) Nhóm đất glây:

- Diện tích, phân bố: Nhóm đất này có diện tích ít nhất trong các nhóm đất tại Bắc Giang, với diện tích vào khoảng 2.139,29 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên và 0,75% diện tích đất điều tra. Loại đất này phân bố tại các huyện Yên Dũng (1.535,45 ha), Việt Yên (332,74 ha), TP. Bắc Giang (191,99 ha), Lục Nam (79,11 ha).

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất glây:

Bảng 3.3. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất glây giàu mùn

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát đến thịt pha sét 2. Dung trọng g/cm3 1,15 1,12 1,18 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,45 2,41 2,48 Mùn trung bình 4. Độ xốp % 53,0 51,7 54,3 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 36,5 35,2 37,9 Tốt 6. OC % 2,89 2,79 2,99 Cao 7. N % 0,21 0,19 0,22 Trung bình đến giàu

8. P2O5 tổng số % 0,12 0,11 0,13 Giàu 9. K2O tổng số % 1,35 1,27 1,44 Trung bình 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 10,20 8,42 11,98 Trung bình đến giàu 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 10,66 9,55 11,77 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 5,1 4,9 5,3 Chua 13. pHKCl 4,2 3,9 4,4 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 4,89 4,38 5,39 Trung bình 15. CEC đất meq/100g đất 14,70 14,02 15,39 Trung bình 16. BS % 33,3 30,4 36,3 Trung bình

Bảng 3.4. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất glây có độ no bazơ thấp

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét đến sét 2. Dung trọng g/cm3 1,13 1,09 1,17 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,48 2,46 2,49 Mùn trung bình

Page 135: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 127

Chỉ tiêu Đơn vị Thông số thống kê Đánh giá

4. Độ xốp % 54,3 52,6 56,1 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 36,4 32,1 40,6 Tốt 6. OC % 2,50 2,19 2,80 Cao 7. N % 0,21 0,20 0,21 Giàu

8. P2O5 tổng số % 0,13 0,11 0,15 Giàu 9. K2O tổng số % 1,76 1,72 1,80 Trung bình 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 6,62 5,64 7,60 Trung bình 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 11,09 10,17 12,01 Trung bình 12. pHH2O 5,0 4,9 5,0 Chua 13. pHKCl 4,1 4,0 4,1 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 5,63 5,54 5,71 Trung bình 15. CEC đất meq/100g đất 16,12 15,28 16,95 Trung bình 16. BS % 34,9 32,6 37,3 Trung bình

(3) Nhóm đất có tầng sét loang lổ:

- Diện tích, phân bố: Đất có tầng sét loang lổ có diện tích 8.121,59 ha, chiếm 2,11% tổng diện tích đất tự nhiên và 2,86% diện tích đất điều tra. Loại đất này phân bố hầu khắp các huyện của Bắc Giang trừ 2 huyện Sơn Động và Yên Thế. Diện tích tập trung chủ yếu ở một số huyện như: Hiệp Hòa (2.369,73 ha), Lạng Giang (1.898,35 ha), Việt Yên (1.430,67 ha), Lục Ngạn (1.007,07 ha),...

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất có tầng sét loang lổ:

Bảng 3.5. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất có tầng sét loang lổ có tầng bạc trắng

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Cát pha thịt đến thịt pha cát 2. Dung trọng g/cm3 1,30 1,25 1,35 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,60 2,53 2,66 Mùn trung bình đến thấp 4. Độ xốp % 50,0 49,2 50,8 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 20,1 18,4 21,7 Thấp 6. OC % 1,17 1,07 1,28 Trung bình 7. N % 0,12 0,11 0,13 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,11 0,09 0,14 Trung bình đến giàu 9. K2O tổng số % 0,30 0,19 0,41 Rất nghèo đến nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 14,93 12,20 17,65 Giàu 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 9,93 7,03 12,83 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 5,3 5,1 5,5 Chua đến hơi chua

Page 136: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 128

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

13. pHKCl 4,4 4,3 4,6 Rất chua đến chua vừa 14. Tổng cation meq/100g đất 3,06 2,64 3,48 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 10,57 9,11 12,04 Thấp đến trung bình 16. BS % 29,4 24,9 33,8 Thấp đến trung bình

(4) Nhóm đất xám:

- Diện tích, phân bố: Nhóm đất xám có diện tích 75.897,49 ha, chiếm 19,72% tổng diện tích đất tự nhiên và 26,72% diện tích đất điều tra. Phân bố ở hầu hết các huyện, như sau: Lục Ngạn (15.667,12 ha), Lục Nam (10.558,67 ha), Yên Thế (9.688,32 ha), Tân Yên (9.567,42 ha), Lạng Giang (8.019,70 ha), Hiệp Hòa (6.756,57 ha), Sơn Động (5.856,70 ha), Việt Yên (5.359,5 7ha), Yên Dũng (2.943,12 ha), TP. Bắc Giang (1.480,30 ha).

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất xám:

Bảng 3.6. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất xám bạc màu

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Cát pha thịt đến thịt pha cát 2. Dung trọng g/cm3 1,26 1,23 1,29 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,55 2,52 2,59 Mùn trung bình 4. Độ xốp % 50,6 50,0 51,3 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 18,8 17,1 20,4 Thấp 6. OC % 1,32 1,13 1,51 Trung bình 7. N % 0,13 0,11 0,15 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,11 0,08 0,14 Trung bình đến giàu 9. K2O tổng số % 0,36 0,27 0,45 Rất nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 16,12 11,56 20,69 Giàu đến rất giàu 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 8,21 5,84 10,59 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 5,2 5,0 5,4 Chua đến hơi chua 13. pHKCl 4,3 4,0 4,6 Rất chua đến chua vừa 14. Tổng cation meq/100g đất 2,67 2,09 3,25 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 9,81 8,78 10,83 Thấp đến trung bình 16. BS % 27,1 21,8 32,4 Thấp đến trung bình

Page 137: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 129

Bảng 3.7. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất xám có sét loang lổ

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Cát pha thịt đến thịt pha cát 2. Dung trọng g/cm3 1,31 1,29 1,34 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,61 2,57 2,65 Mùn trung bình đến thấp

4. Độ xốp % 49,7 48,8 50,6 Không đạt yêu cầu tầng canh tác đến gần đạt

5. Độ ẩm % 19,6 17,9 21,3 Thấp 6. OC % 1,22 1,11 1,34 Trung bình 7. N % 0,12 0,11 0,14 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,13 0,10 0,16 Giàu 9. K2O tổng số % 0,36 0,26 0,45 Rất nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 15,13 9,37 20,89 Trung bình đến rất giàu 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 9,80 7,52 12,07 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 5,5 5,4 5,7 Chua đến hơi chua 13. pHKCl 4,6 4,3 4,8 Rất chua đến chua vừa 14. Tổng cation meq/100g đất 3,15 2,47 3,83 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 10,91 9,75 12,19 Thấp đến trung bình 16. BS % 29,4 23,3 35,2 Thấp đến trung bình

(5) Nhóm đất vàng đỏ

- Diện tích, phân bố: Đất đỏ vàng là nhóm có diện tích lớn nhất với 159.971,04 ha, chiếm 41,55% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 56,31% diện tích đất điều tra. Phân bố ở hầu hết các huyện/TP trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở một huyện như: Sơn Động (62.064,58 ha), Lục Ngạn (47.465,29 ha), Lục Nam (27.872,05 ha), Yên Thế (14.331,21 ha),...

- Tính chất lý, hóa học của nhóm đất vàng đỏ:

Bảng 3.8. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất mùn vàng đỏ trên núi

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát 2. Dung trọng g/cm3 0,82 0,74 0,90 Đất hơi chặt

Page 138: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 130

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

3. Tỷ trọng g/cm3 1,29 1,20 1,36 Mùn trung bình đến khá 4. Độ xốp % 63,9 61,5 66,3 Đất canh tác đến hơi rỗng 5. Độ ẩm % 18,8 17,0 20,7 Thấp 6. OC % 2,76 2,49 3,04 Cao 7. N % 0,26 0,20 0,32 Giàu đến rất giàu

8. P2O5 tổng số % 0,09 0,07 0,11 Trung bình đến giàu 9. K2O tổng số % 0,67 0,51 0,83 Nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 4,79 3,59 5,99 Nghèo 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 13,65 10,68 16,62 Trung bình 12. pHH2O 4,4 4,2 4,7 Rất chua đến chua nhiều 13. pHKCl 4,0 3,8 4,3 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 3,60 2,55 4,65 Thấp đến trung bình 15. CEC đất meq/100g đất 9,73 8,55 10,90 Thấp đến trung bình 16. BS % 13,7 11,0 16,5 Thấp

Bảng 3.9. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất vàng đỏ điển hình

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê Đánh giá

Trung bình Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát đến thịt pha sét

2. Dung trọng g/cm3 1,28 1,25 1,31 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,59 2,56 2,61 Mùn trung bình đến thấp 4. Độ xốp % 50,7 49,9 51,5 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 17,8 16,1 19,5 Thấp 6. OC % 1,57 1,39 1,75 Trung bình 7. N % 0,12 0,11 0,14 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,07 0,06 0,08 Trung bình 9. K2O tổng số % 0,62 0,43 0,82 Nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 6,83 4,68 8,98 Nghèo đến trung bình 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 7,89 5,12 10,65 Nghèo đến trung bình 12. pHH2O 4,9 4,6 5,2 Chua nhiều 13. pHKCl 4,1 3,8 4,3 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 3,18 2,74 3,62 Thấp

Page 139: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 131

15. CEC đất meq/100g đất 11,59 10,55 12,63 Trung bình 16. BS % 27,5 22,7 32,3 Thấp đến trung bình

(6) Nhóm đất tầng mỏng:

- Diện tích, phân bố: Đất tầng mỏng có diện tích 11.915,36 ha, chiếm 3,10% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 4,19% diện tích đất điều tra. Phân bố ở các huyện/TP, như: Lục Ngạn (8.007,95 ha), Lục Nam (1.882,06 ha), Sơn Động (1.369,43 ha), Việt Yên (522,33 ha), TP. Bắc Giang (94,09 ha) và Tân Yên (39,05 ha).

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất tầng mỏng:

Bảng 3.10. thống kê về tính chất lý hóa học của đất tầng mỏng điển hình

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê

Đánh giá Trung bình

Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha cát đến thịt pha sét 2. Dung trọng g/cm3 1,30 1,28 1,32 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,61 2,59 2,63 Mùn trung bình đến thấp 4. Độ xốp % 50,2 49,5 50,9 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 19,8 18,3 21,3 Thấp 6. OC % 1,58 1,45 1,71 Trung bình 7. N % 0,13 0,12 0,13 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,06 0,04 0,07 Nghèo đến trung bình 9. K2O tổng số % 0,69 0,63 0,74 Nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 7,34 6,57 8,11 Trung bình 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 8,63 7,52 9,74 Nghèo 12. pHH2O 5,2 4,9 5,4 Chua nhiều 13. pHKCl 4,4 4,2 4,5 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 2,42 2,17 2,67 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 12,51 11,84 13,17 Trung bình 16. BS % 19,4 17,4 21,4 Thấp

(7) Nhóm đất dốc tụ:

- Diện tích, phân bố: Đất dốc tụ có diện tích 3.016,81 ha, chiếm 0,78% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 1,06% diện tích đất điều tra. Phân bố ở các huyện: Lục Ngạn (989,99 ha), Sơn Động (969,06 ha), Lục Nam (543,59 ha), Lạng Giang (409,38 ha), Yên Dũng (64,79 ha), Việt Yên (34,17 ha) và Hiệp Hòa (5,83 ha).

Page 140: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 132

- Tính chất lý hóa học của nhóm đất dốc tụ:

Bảng 3.11. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất dốc tụ glây

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê Đánh giá

Trung bình Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha sét và cát 2. Dung trọng g/cm3 1,21 1,20 1,23 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,51 2,49 2,54 Mùn trung bình 4. Độ xốp % 51,7 51,3 52,1 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 23,9 21,9 25,8 Thấp 6. OC % 2,61 2,44 2,78 Cao 7. N % 0,20 0,20 0,21 Giàu

8. P2O5 tổng số % 0,12 0,11 0,13 Giàu 9. K2O tổng số % 0,46 0,40 0,52 Nghèo 10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 7,89 7,31 8,46 Trung bình 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 7,59 6,74 8,43 Nghèo 12. pHH2O 5,0 4,8 5,1 Chua nhiều 13. pHKCl 4,1 4,0 4,2 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 3,04 2,80 3,27 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 10,88 10,29 11,47 Trung bình 16. BS % 28,1 25,6 30,5 Thấp đến trung bình

Bảng 3.12. Thống kê về tính chất lý hóa học của đất dốc tụ đọng nước

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê Đánh giá

Trung bình Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

1. TPCG Thịt pha cát đến thịt pha sét 2. Dung trọng g/cm3 1,29 1,25 1,32 Đất hơi chặt 3. Tỷ trọng g/cm3 2,60 2,55 2,64 Mùn trung bình đến thấp 4. Độ xốp % 50,5 49,7 51,3 Đạt yêu cầu tầng canh tác 5. Độ ẩm % 18,4 17,1 19,8 Thấp 6. OC % 2,11 1,72 2,50 Trung bình đến cao 7. N % 0,15 0,13 0,17 Trung bình

8. P2O5 tổng số % 0,08 0,07 0,10 Trung bình đến giàu 9. K2O tổng số % 0,37 0,28 0,46 Rất nghèo

Page 141: BÁO CÁO TỔNG HỢP · BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH VÙNG NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Quy hoạch vùng nông nghiệp ƯDCNC tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 133

Chỉ tiêu

phân tích Đơn vị

Thông số thống kê Đánh giá

Trung bình Ngưỡng dưới

Ngưỡng trên

10. P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 4,84 2,98 6,70 Nghèo đến trung bình 11. K2O dễ tiêu mg/100g đất 7,50 5,63 9,37 Nghèo 12. pHH2O 4,8 4,4 5,1 Chua nhiều đến chua 13. pHKCl 4,0 3,7 4,3 Rất chua 14. Tổng cation meq/100g đất 1,39 1,12 1,65 Thấp 15. CEC đất meq/100g đất 7,12 6,29 7,95 Thấp 16. BS % 19,8 16,5 23,0 Thấp