ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN LLVT TỈNH GIA LAI - 72 NĂM XÂY...

25
ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN LLVT TỈNH GIA LAI - 72 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƢỞNG THÀNH (07/11/1945 - 07/11/2017) Nhân dân cách mạng và anh hùng đã sản sinh ra quân đội nhân dân cách mạng và anh hùng. Trải qua 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Gia Lai càng thêm phấn khởi và tự hào là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, có sự chi viện to lớn của Trung ương và các tỉnh Nam Trung bộ; dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân các dân tộc, LLVT tỉnh đã đoàn kết chiến đấu, không ngừng phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam anh hùng, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với bộ đội chủ lực; trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, LLVT tỉnh luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhờ đó đã từng bước trưởng thành ngày càng vững chắc qua các giai đoạn cách mạng. I. CHẶNG ĐƢỜNG 72 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƢỞNG THÀNH 1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 01/10/1945, Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở Gia Lai được thành lập. Chi bộ đã nhanh chóng bắt tay vào tổ chức, xây dựng, củng cố và phát triển các LLVT cách mạng quần chúng, lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, cùng nhân dân cả nước chống xâm lược của thực dân Pháp. Sau một thời gian củng cố và tập hợp lực lượng, gồm những thanh niên ưu tú trong phong trào cách mạng, những trí thức yêu nước, những “hạt giống đỏ” trong các bu ôn làng, đồn điền, công sở, được sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 5, ngày 07 tháng 11 năm 1945, tại Pleiku, Chi đội Tây Sơn được thành lập, là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh Gia Lai, sau đó sáp nhập Chi đội Phan Đình Phùng, do đồng chí Phan Phong làm Chi đội trưởng, đồng chí Phan Thêm-Bí thư Tỉnh ủy làm Chính trị viên. Chi đội nhanh chóng thành lập chi bộ và ổn định biên chế, tổ chức gồm 3 phân đội: phân đội Nguyễn Huệ (đóng ở An Khê), phân đội Nguyễn Nhạc (đóng ở Pleiku) và phân đội Nguyễn Lữ (đóng ở Kon Tum); là các đội vũ trang tuyên truyền có nhiệm vụ vừa đánh địch, vừa tích cực xây dựng, phát triển cơ sở và lực lượng cách mạng quần chúng rộng khắp trên địa bàn Gia Lai - Kon Tum. Ngay sau khi được thành lập, lực lượng của Chi đội được tăng cường bổ sung, tham gia mặt trận phía tây, ngăn chặn bước tiến của địch từ Buôn Mê Thuột sang trên đường 14 và từ Campuchia sang trên đường 19. Tháng 7/1946, sau khi tham gia ngăn chặn địch tại phòng tuyến đèo Mang Yang và đèo An Khê, đơn vị được lệnh lui về đồng bằng; theo biên chế, sắp xếp lực lượng của cấp trên, một số đồng chí cán bộ, chiến sỹ người Kinh của Chi đội Tây Sơn sáp

Transcript of ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN LLVT TỈNH GIA LAI - 72 NĂM XÂY...

ĐỀ CƢƠNG TUYÊN TRUYỀN

LLVT TỈNH GIA LAI - 72 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ

TRƢỞNG THÀNH (07/11/1945 - 07/11/2017)

Nhân dân cách mạng và anh hùng đã sản sinh ra quân đội nhân dân cách

mạng và anh hùng. Trải qua 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT

tỉnh Gia Lai càng thêm phấn khởi và tự hào là một bộ phận của Quân đội nhân

dân Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân

dân các dân tộc trong tỉnh, có sự chi viện to lớn của Trung ương và các tỉnh Nam

Trung bộ; dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng, được sự chỉ đạo trực

tiếp của Đảng bộ tỉnh, sự đùm bọc, chăm sóc của nhân dân các dân tộc, LLVT

tỉnh đã đoàn kết chiến đấu, không ngừng phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp

của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam anh hùng, phối hợp chặt

chẽ và thường xuyên với bộ đội chủ lực; trong suốt hai cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây

Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, LLVT tỉnh luôn

phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhờ đó đã từng bước

trưởng thành ngày càng vững chắc qua các giai đoạn cách mạng.

I. CHẶNG ĐƢỜNG 72 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ

TRƢỞNG THÀNH

1. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày

01/10/1945, Chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở Gia Lai được thành lập. Chi

bộ đã nhanh chóng bắt tay vào tổ chức, xây dựng, củng cố và phát triển các

LLVT cách mạng quần chúng, lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn

kết, cùng nhân dân cả nước chống xâm lược của thực dân Pháp. Sau một thời

gian củng cố và tập hợp lực lượng, gồm những thanh niên ưu tú trong phong

trào cách mạng, những trí thức yêu nước, những “hạt giống đỏ” trong các buôn

làng, đồn điền, công sở, được sự chỉ đạo của Khu ủy Khu 5, ngày 07 tháng 11

năm 1945, tại Pleiku, Chi đội Tây Sơn được thành lập, là đơn vị vũ trang tập

trung đầu tiên của tỉnh Gia Lai, sau đó sáp nhập Chi đội Phan Đình Phùng, do

đồng chí Phan Phong làm Chi đội trưởng, đồng chí Phan Thêm-Bí thư Tỉnh ủy

làm Chính trị viên. Chi đội nhanh chóng thành lập chi bộ và ổn định biên chế, tổ

chức gồm 3 phân đội: phân đội Nguyễn Huệ (đóng ở An Khê), phân đội Nguyễn

Nhạc (đóng ở Pleiku) và phân đội Nguyễn Lữ (đóng ở Kon Tum); là các đội vũ

trang tuyên truyền có nhiệm vụ vừa đánh địch, vừa tích cực xây dựng, phát triển

cơ sở và lực lượng cách mạng quần chúng rộng khắp trên địa bàn Gia Lai - Kon

Tum.

Ngay sau khi được thành lập, lực lượng của Chi đội được tăng cường bổ

sung, tham gia mặt trận phía tây, ngăn chặn bước tiến của địch từ Buôn Mê

Thuột sang trên đường 14 và từ Campuchia sang trên đường 19. Tháng 7/1946,

sau khi tham gia ngăn chặn địch tại phòng tuyến đèo Mang Yang và đèo An

Khê, đơn vị được lệnh lui về đồng bằng; theo biên chế, sắp xếp lực lượng của

cấp trên, một số đồng chí cán bộ, chiến sỹ người Kinh của Chi đội Tây Sơn sáp

2

nhập vào các đơn vị đồng bằng, số đông anh em người dân tộc sáp nhập thành

tiểu đoàn Ama Trang Lơng.

Tháng 9/1946, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, tỉnh quyết định

thành lập Đại đội Đinh Drong tại An Khê, chủ yếu gồm các thanh niên người

Bahnar, do đồng chí Kpa Yao phụ trách. Lực lượng biên chế ban đầu gồm 44 cán

bộ, chiến sỹ, trang bị chủ yếu là giáo mác, cung tên. Cuối năm 1947, quân số đơn

vị đã phát triển lên 114 đồng chí, được biên chế lại thành 2 đại đội: đại đội Ybin

Nam, phụ trách hoạt động vùng nam An Khê (nam đường 19) và Đại đội Ybin

Bắc, phụ trách hoạt động vùng bắc An Khê (bắc đường 19), phối hợp tác chiến

cùng các lực lượng Quân khu, vừa chiến đấu, vừa củng cố và xây dựng lực lượng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Khu ủy Khu 5 và Đảng bộ tỉnh, Lực

lượng vũ trang tỉnh Gia Lai không ngừng trưởng thành và lớn mạnh cả về số

lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược, quân và dân tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng ngăn chặn bước tiến của

kẻ thù, bảo toàn được cơ sở và lực lượng cách mạng, xây dựng được cơ sở ở

214/400 làng trong toàn tỉnh, tạo thế trận chiến tranh du kích rộng khắp; từ chỗ

chỉ có vũ khí, trang bị thô sơ cung nỏ, giáo mác, cạm bẫy, lại chưa có kinh

nghiệm chiến đấu với một kẻ thù được trang bị đầy đủ; vừa xây dựng, vừa chiến

đấu, vừa làm, vừa học, lấy súng địch để đánh địch, từng bước tự nâng cao mình

trong chiến tranh nhân dân địa phương; LLVT tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua

mọi gian khổ, hy sinh, đem hình ảnh “Cụ Hồ” đến với từng buôn làng, thôn

xóm, tuyên truyền, vận động nhân dân làm cách mạng; cùng với Đảng bộ và

nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng nên những chiến khu cách mạng ở Đe

HBình, Xóm Ké, Ya Hội, Cửu An, Đe Chơ Gang, Đất Bằng, đưa chiến tranh du

kích của địa phương phát triển qui mô vừa và nhỏ, liên tiếp gây cho địch những

thất bại nặng nề.

Theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, đầu năm 1950, Quân khu quyết định

thành lập Trung đoàn 120, với 8 đại đội độc lập và 10 đội vũ trang tuyên truyền,

hoạt động trên địa bàn bắc Tây Nguyên. Đây là bước quyết định làm chuyển

biến toàn bộ cục diện chiến trường trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum,

tạo điều kiện cho phong trào cách mạng của tỉnh phát triển cả về qui mô và tổ

chức. Cùng với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tháng 3/1950,

tỉnh phát động tổng phá tề ở Tân Phong-An Khê, bắt hơn 80 dân vệ, phá 27 cầu

cống, diệt 28 tên ác ôn, bắt 14 tên. Tháng 3/1951, ta tổ chức phá khu dồn Đăk

Pơt, giải phóng hơn 6.000 dân phía đông sông Ba.

Đặc biệt trong chiến dịch Đông-Xuân 1952-1953, trên mặt trận An Khê,

phối hợp cùng bộ đội chủ lực, sau 12 ngày đêm chiến đấu, ta diệt 245 tên, bắt 326

tên, thu 900 khẩu súng, trong đó có 1 đại bác 155mm, 15 đại liên, 39 trung liên và

30 tấn đạn, vùng giải phóng được mở rộng rộng trên 100km2, với 20.000 dân.

Chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954, trên toàn bộ khu vực bắc Tây Nguyên,

ta tiêu diệt 28.271 tên, thu 7.592 khẩu súng các loại, giải phóng toàn bộ vùng

nông thôn Gia Lai với gần 90% đất đai, 80% dân số toàn tỉnh. Với chiến thắng

vang dội Đăk Pơ (26/4/1954), Đảng bộ và nhân dân Gia Lai đã cùng với nhân

dân cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

3

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, sát cánh cùng với bộ đội chủ lực

Khu 5, LLVT tỉnh trong những ngày đầu tuy còn non trẻ, song đã kế thừa và thể

hiện được tinh thần thượng võ, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân các

dân tộc Tây Nguyên; với trí sáng tạo, chủ động đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc,

kết hợp vũ khí thô sơ, tự tạo với trang bị mới, tận dụng địa vật, địa hình rừng núi

hiểm trở, giành nhiều thắng lợi lớn, từ trận PLôk, Ake (1948) đến chiến thắng

An Khê (1950), Kan Nak- Tú Thủy (1953), Đăk Pơ (1954),… Vừa tác chiến

đánh địch, vừa sát cánh cùng nhân dân xây dựng làng xã chiến đấu, xây dựng

thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện, rộng khắp ở địa phương. LLVT tỉnh đã

góp phần làm nên những kỳ tích của chiến tranh nhân dân địa phương, với các

xã chiến đấu điển hình, kiểu mẫu: Ya Hội (1949-1952), làng chiến đấu Stơr,…

và những người con ưu tú: Đỗ Trạc, Vi Dân, Ngô Mây, Bok Wừu, Đinh Núp…

mãi mãi còn sống trong lòng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Gia Lai.

2. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1954 – 1975)

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, Hiệp định

Giơnevơ được ký kết, hòa bình lập lại ở Đông Dương. Miền Bắc hoàn toàn được

giải phóng và đi lên Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời vẫn còn nằm dưới sự

chiếm đóng của kẻ thù. Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, Đế quốc

Mỹ đã hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào miền Nam với tham vọng quyết tiêu

diệt phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam

thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ để tiến công ra miền Bắc lập

phòng tuyến ngăn chặn CNXH phát triển xuống đông Nam Châu Á…Tại Nam

Trung Bộ chúng tập trung nhiều lực lượng và phương tiện chiến tranh, xây dựng

nhiều căn cứ quân sự, thí điểm nhiều quốc sách, biện pháp chiến lược, nhiều âm

mưu thủ đoạn thâm độc, tàn bạo, đồng thời xây dựng bộ máy ngụy quyền phản

động, hiếu chiến, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng. Do đó cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường Nam Trung Bộ diễn ra rất gay go,

quyết liệt, có ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện toàn chiến trường miền Nam.

Tháng 9/1954, Trung ương Đảng chỉ rõ: “Kẻ thù trước mắt của nhân dân

ta hiện nay là đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và bọn tay sai của chúng”. Đảng bộ,

quân và dân trong tỉnh cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới

trường kỳ, quyết liệt hơn.

Cuối tháng 10/1954, Hội nghị cán bộ của tỉnh ở Tà Lốc (Vĩnh Thạnh) đã

xác định phương châm đấu tranh trước mắt của giai đoạn mới: “Bảo tồn lực

lượng, trường kỳ tồn tại, nắm vững ngọn cờ hoà bình, thống nhất, vững bước

đưa phong trào đi lên”.

Từ 1954-1959, thực hiện phương châm của tỉnh, ta kiên trì củng cố cơ sở,

xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng các vùng căn cứ chiến đấu lâu dài, vừa

đẩy mạnh đấu tranh chính trị quần chúng đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, vừa

tích cực phát triển LLVT tại chỗ, từng bước đặt nền móng cho xây dựng thế trận

chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng các đơn vị vũ trang tập trung, tháng

7/1959, Tỉnh ủy ra Nghị quyết thành lập các đội tự vệ đỏ (tự vệ M). Chỉ trong

4

một thời gian ngắn, lực lượng du kích, tự vệ đỏ của tỉnh đã phát triển lên trên

2.000 đội viên; khắp các cơ sở, từ xã, thôn đều đã thành lập các đội du kích.

Tháng 9/1959, đoàn cán bộ quân sự từ miền Bắc do đồng chí Kpă Thìn

(tức Ba Hâm) làm trưởng đoàn đã về tới Gia Lai, cùng Tỉnh ủy xúc tiến việc

thành lập các đơn vị vũ trang tập trung:

- Tháng 10/1959, tỉnh thành lập 3 trung đội đầu tiên tại khu 1, 2, 8 (lấy tên

là làng 10, làng 20, làng 30).

- Tháng 02/1960, thành lập 3 trung đội tiếp theo tại khu 2, khu 6 và khu 7

(gọi là làng 40, 50 và 60).

Để thống nhất tổ chức và lãnh đạo trực tiếp LLVT, thực hiện các nhiệm

vụ của tỉnh Đảng bộ, tháng 11/1959, tỉnh thành lập Ban quân sự tỉnh do đồng chí

Võ Trung Thành (tức Năm Vinh), Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, đồng chí Kpă

Thìn làm Phó ban phụ trách quân sự.

Ngày 10/3/1960, tại khu căn cứ của tỉnh thuộc khu 2 (Kbang), tỉnh thành

lập Ban chỉ huy quân sự tỉnh (Tỉnh đội), chỉ định đồng chí Kpa Thìn làm Tỉnh

đội trưởng, đồng chí Lê Hoàn (Trung), Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chính trị viên.

Ban chỉ huy Tỉnh đội chính thức biên chế các bộ phận, gồm: Tham mưu, Chính

trị, Hậu cần và các đơn vị bảo đảm, trực thuộc,… có nhiệm vụ tác chiến đánh

địch, bảo vệ căn cứ, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân; đồng thời làm chỗ

dựa vững chắc cho phát triển phong trào đấu tranh chính trị quần chúng, xây

dựng và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Mặc dù lực lượng ban đầu còn ít, trang bị còn thô sơ, song ngay từ khi

vừa thành lập, các đơn vị LLVT tỉnh đã thực sự là lực lượng nòng cốt, chỗ dựa

vững chắc để phát triển phong trào cách mạng của địa phương.

Cùng với nhân dân miền Nam, đêm 23, rạng ngày 24 tháng 10 năm 1960,

mở đầu cho đợt phát động “Phong trào thương dân, yêu nước, đứng lên làm

cách mạng” mà thực chất là phong trào đồng khởi, LLVT tỉnh phối hợp với

LLVT Quân khu tiến công tiêu diệt cứ điểm Kan Nak, một cứ điểm kiên cố của

địch nằm trên cửa ngõ khu 2 (Kbang), diệt và bắn bị thương trên 100 tên, bắt

sống 200 tên, phá hủy 2 xe Zeep, 4 xe GMC, thu 80 khẩu súng, 5 tấn gạo, 1 tấn

đạn dược. Chiến thắng Kan Nak đã đánh dấu bước trưởng thành của LLVT tỉnh

Gia Lai, khẳng định vai trò, sức chiến đấu của LLVT tỉnh trong thế trận chiến

tranh nhân dân địa phương; thắng lợi này đã mở đầu cho phong trào đồng khởi

trên phạm vi toàn tỉnh, cổ vũ trên 100 làng đồng bào người dân tộc Bahnar phía

đông của tỉnh đứng lên giành quyền làm chủ; tạo cơ sở và điều kiện cho các

LLVT cùng nhân dân phía tây đường 14 vùng lên tiến công hàng loạt các đồn

bốt, cứ điểm địch ở Thanh An, Lệ Thanh, Phú Nhơn, B4, B5, B6,…, loại khỏi

vòng chiến đấu trên 400 tên địch, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống tổ chức tề

ngụy của địch trên địa bàn, đưa chiến tranh nhân dân địa phương chuyển sang

giai đoạn mới-giai đoạn tiến công tiêu hao, tiêu diệt địch, đẩy chúng ngày càng

lún sâu vào thế phòng ngự, bị động.

Theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, tháng 01/1961, tỉnh thành lập Đại đội

1, gồm 3 trung đội (làng 10, 20, 30), đứng chân tại huyện 2 (Kbang), do các

đồng chí Tiến, Ngọc (Đề) chỉ huy.

5

Tháng 7/1961, Trung ương điều cho Gia Lai 2 khung cán bộ quân sự, mỗi

khung 28 đồng chí, từ cán bộ tiểu đội trưởng đến đại đội trưởng. Tỉnh khẩn

trương tuyển thêm quân và thành lập 2 đại đội; Đại đội 2 gồm anh em dân tộc

Bahnar, đứng chân tại huyện 7 (Kông Chro) do đồng chí Nguyện phụ trách, tác

chiến trên địa bàn khu 6, khu 7; Đại đội 3 gồm các anh em dân tộc Jrai, đứng

chân tại khu 5 (Chư Prông), do đồng chí Điểm và Tuấn phụ trách, tác chiến trên

địa bàn phía tây đường 14 gồm khu 4 và khu 5 (Chư Păh + Chư Prông).

Cùng với sự phát triển của bộ đội tập trung, các huyện hình thành các Ban

quân sự huyện (Huyện đội), trong đó có 7/9 huyện thành lập được trung đội tập

trung, mỗi huyện 1-2 đội công tác. Cơ quan tỉnh, ngoài các ban Tham mưu,

Chính trị, Hậu cần được kiện toàn, tỉnh xây dựng đại đội đặc công, các trung đội

trinh sát, công binh, thông tin, vận tải và các bộ phận quân giới, quân nhu. Ngay

từ khi thành lập, Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo tiến hành công tác Đảng, công

tác chính trị cho các đơn vị tập trung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của

LLVT tỉnh, huyện, phải làm tốt 3 nhiệm vụ chủ yếu là: chiến đấu giỏi, công tác

vận động quần chúng nhân dân giỏi và là đội quân lao động, sản xuất tự túc giỏi.

Các đơn vị tập trung tỉnh có trách nhiệm vừa xây dựng mình trưởng thành, vừa

kèm cặp bộ đội huyện và dân quân du kích chiến đấu, xây dựng tốt. Quán triệt

tinh thần đó, vừa xây dựng, huấn luyện, tổ chức đánh giặc giữ làng, bảo vệ các

khu căn cứ, bảo vệ các tuyến hành lang vận chuyển, vừa sản xuất tự cấp tự túc,

bám sát cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, LLVT tỉnh đã mang

“trái tim Cụ Hồ” đến với lòng dân nơi thôn, buôn, làng góp phần xây dựng, củng

cố vùng căn cứ cách mạng, LLVT tỉnh cũng từ đó mà ngày càng phát triển,

trưởng thành, gắn bó với nhân dân, đảm trách được các nhiệm vụ mà Đảng bộ

và nhân dân giao phó.

Theo sự chỉ đạo của trên, ngày 02/01/1963, LLVT tỉnh phối hợp với Tiểu

đoàn đặc công 407 tiến công trại biệt kích Tu Mơ Rông, diệt và loại khỏi vòng

chiến đấu trên 400 tên địch.

Ngày 20/11/1963, đáp ứng sự phát triển của phong trào cách mạng địa

phương, tỉnh thành lập Tiểu đoàn H15 (thiếu) tại khu 6; tháng 5/1964, thành lập

Liên đại 45 nhằm tăng cường hoạt động tác chiến trên địa bàn phía tây đường

14. Tháng 10/1965, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Tiểu đoàn H15

(đủ) gồm 4 đại đội, do các đồng chí Phạm Hồng, Lê Ngọc Điểm, Phan Kinh

luân phiên làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phan Anh Tuấn làm Chính trị viên.

Cùng với sự phát triển của bộ đội tập trung, thời gian này lực lượng du kích toàn

tỉnh cũng đã phát triển trên 7.000 đội viên; một số huyện như khu 2, khu 4, khu

5, khu 6 đã thành lập đại đội tập trung.

Đi đôi với sự trưởng thành về tổ chức, LLVT tỉnh đã có bước phát triển

về mặt tác chiến đánh địch. Chỉ riêng năm 1964, LLVT tỉnh đã tổ chức đánh 761

trận, loại khỏi vòng chiến đấu trên 4.000 tên địch, trong đó có 31 tên Mỹ (du

kích diệt 2.500 tên, có 9 tên Mỹ), bắt sống 298 tên, phá hủy 236 xe quân sự, bắn

rơi 9 máy bay; tổ chức bố phòng 24 triệu cây chông, 280.000 hầm chông, 387

hầm chống cơ giới, trên 30.000 mang cung bẫy đá; đã phát động 763 cuộc đấu

tranh chính trị trực diện, với trên 162.000 lượt người tham gia, phá ấp chiến lược

ở 79 làng, giải phóng 15.000 người dân, thế trận chiến tranh nhân dân địa

6

phương ngày càng được củng cố và phát triển, đã góp phần quan trọng đánh bại

“chiến lược chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước.

Sau thất bại của “chiến lược chiến tranh đặc biệt”, tháng 9/1965, quân

chiến đấu Mỹ chính thức vào tham chiến tại Gia Lai. Quân và dân Gia Lai bước

vào một cuộc chiến đấu mới, trực tiếp đương đầu với đội quân sừng sỏ của chủ

nghĩa đế quốc, hơn hẳn ta cả về vũ khí và trang bị. Thực hiện quyết tâm đánh

Mỹ và thắng Mỹ theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Hễ còn một tên

xâm lược trên đất nước ta, thì chúng ta còn phải chiến đấu, quét sạch chúng

đi”, tháng 10/1965, phối hợp với bộ đội chủ lực Mặt trận Tây Nguyên, quân và

dân tỉnh ta đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại trong chiến dịch Pleime; sau

30 ngày đêm chiến đấu ác liệt, ta đã diệt và đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Mỹ,

diệt gọn 1 tiểu đoàn cơ giới, 1 tiểu đoàn bộ binh Ngụy; phá 89 xe quân sự, bắn

rơi và phá hủy 59 máy bay, diệt gần 3.000 tên (có 1.700 tên Mỹ).

Thực hiện chỉ thị của Bộ Tư lệnh Quân khu và Tỉnh ủy Gia Lai, LLVT

tham gia cùng chính quyền và nhân dân xây dựng “Vành đai diệt Mỹ” ở An Khê

và vùng ven thị xã Pleiku. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ cuối năm 1965 đến

đầu 1966, hàng chục triệu cây chông đã được cài cắm; hàng chục làng, xã chiến

đấu được củng cố và xây dựng thành những phòng tuyến, trận địa tiến công

địch; kết hợp vũ khí thô sơ với hiện đại, với thế trận rộng khắp, toàn dân, toàn

diện, xây dựng nên một hình thức nghệ thuật chiến tranh nhân dân đặc sắc trên

địa bàn rừng núi Tây Nguyên. Những địa danh như xã chiến đấu Ya Hội, xã A1,

A3, B4, B6, xã Gào,… mãi mãi còn in đậm trong những trang sử truyền thống

của Đảng bộ và LLVT tỉnh, nhắc nhở một thời hào hùng, oanh liệt trong sự

nghiệp 30 năm chiến tranh giải phóng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tháng 6/1967, Mặt trận B3 điều Tiểu đoàn 2 (thuộc Trung đoàn 95) về hoạt

động trên đường 19, Tiểu đoàn 6 và Tiểu đoàn 31 (sau là K31) pháo ĐKB về hoạt

động tại khu 4. Để phối hợp hiệu quả với bộ đội chủ lực trên địa bàn, Quân khu hỗ

trợ tỉnh thành lập thêm 3 đại đội công binh, chuyên trách đánh giao thông: X17,

X18 và X19. Ngay sau khi thành lập, các đơn vị chuyên trách đã trực tiếp tham gia

đợt hoạt động đánh phá giao thông trên toàn tỉnh, phá hủy trên 300 xe quân sự, bắn

rơi và bắn cháy trên 100 máy bay, đánh sập 5 cầu lớn, phá 8.000m đường; kết hợp

với đấu tranh chính trị và binh vận đánh bại 358 cuộc càn lớn nhỏ của địch, giành

và giữ được 23.000 dân vùng giải phóng. Tiêu biểu như đội du kích khu 4, do đồng

chí Rơmah Sao phụ trách đánh diệt 19 xe trên đường 5A; du kích huyện 2 phá hủy

36 xe quân sự trên đường 19 và đường 7B; ngày 28/11/1967, ta diệt đoàn xe gần

100 chiếc trên đường 19; ngày 04/12, Tiểu đoàn 15 cùng X17 và đại đội huyện 7

phá hủy 70 xe trên đoạn đường Hà Tam-Đăk Pơ…

Để đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng thế trận chiến đấu chống Mỹ,

ngụy, được sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây

Nguyên, ngày 15/12/1967, tỉnh thành lập Tiểu đoàn đặc công 408, chuyên trách

đánh hậu cứ và cứ điểm kiên cố của địch, do đồng chí Văn Đình Dư làm Tiểu

đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Cầm làm Chính trị viên. Ngay sau khi thành

lập, ngày 27/12, đơn vị đã tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Lệ Chí, diệt gọn đại

đội bảo an số 95 (105 tên), phá hủy 2 cối 81mm, 1 cối 61mm, 2 kho đạn, thu 12

7

súng trung liên, 13 cacbine, 1 máy vô tuyến điện; trận đánh nhanh, gọn, bất ngờ,

đã làm bọn địch ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn II kinh hoàng.

Thực tiễn qua các trận chiến đấu, LLVT tỉnh không ngừng lớn mạnh, từng

bước kiện toàn về tổ chức, lực lượng; trình độ kỹ, chiến thuật trong tác chiến

độc lập và tác chiến phối hợp ngày càng được nâng cao, cùng toàn dân trong

tỉnh tham gia cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Trong chiến

dịch Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân toàn tỉnh đã

loại khỏi vòng chiến đấu 3.500 tên địch, trong đó có 1.300 tên Mỹ; phá hủy, phá

hỏng trên 500 xe quân sự, 35 khẩu pháo, giải phóng 18.000 dân vùng ven quận

lỵ, đồn bốt. Để có được chiến thắng vinh quang đó, 350 cán bộ, chiến sỹ đã ngã

xuống trong chiến đấu ở thị xã Pleiku, 1.849 đồng bào bị bắt, 177 người bị

thương và mất tích. Tuy vậy, LLVT tỉnh đã kịp thời củng cố lực lượng, giữ vững

thế chủ động tiến công, góp phần cùng nhân dân toàn miền làm thất bại hoàn

toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ-Ngụy. LLVT tỉnh trưởng thành

thêm một bước, tiến hành củng cố toàn diện trên các mặt, chuẩn bị bước vào

những chiến dịch lớn, góp phần cùng toàn quân và dân cả nước đánh bại hoàn

toàn “chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mỹ-Ngụy.

Đáp ứng yêu cầu tình hình mới, Tiểu đoàn H15 được củng cố lại và đổi

tên thành Tiểu đoàn 67 (X67); Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 95) được Bộ Tư lệnh

B3 biên chế hẳn về cho Tỉnh đội Gia Lai. Thế trận tiến công trên toàn tỉnh đã

được triển khai.

Năm 1971, trong chiến dịch “B81”, phối hợp với Mặt trận Tây Nguyên,

LLVT tỉnh đã mở đợt tiến công vào các công sở chính quyền trên diện rộng, loại

khỏi vòng chiến đấu 1.600 tên, có 75 cố vấn Mỹ; phá hủy, phá hỏng 362 xe quân

sự, bắn rơi 9 máy bay lên thẳng, thu 158 súng các loại.

Tham gia chiến dịch giải phóng xuân – hè 1972, quân và dân Gia Lai mở

chiến dịch tiến công và nổi dậy, mở rộng vùng giải phóng, đưa số dân làm chủ lên

130.000 người. Tác chiến trong năm, cả 3 lực lượng (tỉnh, huyện và du kích) đã

đánh 729 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu trên 3.000 tên; diệt gọn 12 trung

đội cộng hòa; làm tan rã 1 đại đội biệt động, 4 trung đội dân vệ, 4 trung đội bảo

an, 13 liên toán phòng vệ dân sự; thu 475 khẩu súng các loại; giải phóng 10 khu

dồn và 21 ấp chiến lược. Với chiến thắng vang dội của năm 1972, quân và dân

trong tỉnh đã cùng với quân và dân toàn miền Nam đánh bại “chiến lược Việt Nam

hoá chiến tranh” của Mỹ -Ngụy, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước của toàn dân tộc bước sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến công chiến lược

mở rộng vùng giải phóng, tiến tới giải phòng hoàn toàn miền Nam.

Kết hợp xây dựng lực lượng, đến tháng 12/1974, lực lượng du kích toàn

tỉnh đã lên tới 13.345 đội viên, biên chế thành 128 trung đội du kích xã, 30 tiểu

đội trinh sát đặc công, 19 tiểu đội công binh. Vừa giữ vững vùng giải phóng, bảo

vệ vùng căn cứ, vừa tích cực đẩy mạnh hoạt động nhằm đẩy lực lượng Ngụy vào

thế sa lầy toàn diện trên chiến trường, LLVT tỉnh đã phối hợp cùng các lực

lượng từng bước chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ

kính yêu: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Trưa ngày 17/3/1975, nằm

trong đội hình của đoàn quân giải phóng, mũi nhọn của Đại đội 70,Tiểu đoàn

đặc công 408, do đồng chí Chu Quang Tuỳ chỉ huy, cùng một số bộ phận dân

8

chính của thị xã tiến vào tòa hành chính tỉnh trưởng Pleiku, hạ lá cờ 3 sọc và

treo lá cờ giải phóng, ghi nhớ giờ phút lịch sử, giờ phút giải phóng hoàn toàn

tỉnh Gia Lai.

Ngay sau khi tiếp quản thị xã, thị trấn, các quận lỵ, các đơn vị LLVT khẩn

trương tiến hành truy quét tàn quân ngụy, đã diệt 513 tên ngoan cố, bắt trên

7.000 tên, buộc ra trình diện 16.000 tên; thu 4.265 khẩu súng các loại.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, phát huy sức mạnh

đại đoàn kết dân tộc, bằng sự nỗ lực cố gắng cao độ, với tinh thần tự lực tự

cường, quân và dân Gia Lai đã cùng với quân dân cả nước kết thúc vẻ vang cuộc

kháng chiến thần thánh, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại kéo dài suốt 30

năm, đưa đất nước thống nhất một nhà, non sông thu về một mối. Sự nghiệp

cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển sang một

thời kỳ mới, thời kỳ cả nước cùng bắt tay xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ

quốc Việt Nam XHCN.

Lực lượng vũ trang tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng

đáng với niềm tin cậy, yêu mến của Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc

trong tỉnh. Quá trình củng cố và phát triển chiến tranh nhân dân địa phương

cũng là quá trình xây dựng, củng cố và phát triển LLVT tỉnh. Từ chỗ chỉ có các

lực lượng du kích nhỏ, hoạt động mang tính bộ phận, chưa được chỉ đạo tập

trung thống nhất, tỉnh đã nhanh chóng xây dựng LLVT tập trung từ trung đội

đến cấp tiểu đoàn, với đủ các binh chủng, phát triển cả 3 lực lượng, 3 thứ quân,

có sự chỉ huy thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã, thôn; tác chiến tập trung, đảm

bảo khả năng tác chiến độc lập với những trận vừa và nhỏ, đảm bảo được nhiệm

vụ và trong phối hợp tác chiến các chiến dịch lớn cùng bộ đội chủ lực.

Tổng cộng qua hai cuộc kháng chiến, các LLVT Gia Lai đã đánh 13.500

trận vừa và nhỏ; diệt và làm bị thương 72.000 tên địch, trong đó có trên 3.000

tên Mỹ; bắt sống gần 2.000 tên; làm đào rã ngũ gần 13.000 tên; phá hủy trên

8.500 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 1.700 máy bay; đánh sập 1.270 nhà lính,

800 lô cốt, 133 hầm ngầm, 2 khu rađa; đánh sập hỏng 119 cầu, 14 cống, 1.670m

ống dẫn dầu; đốt cháy 45 kho xăng; phá hủy 228 kho đạn, 310 pháo lớn; thu

hàng chục nghìn khẩu súng các loại. Làm tan rã bộ máy chính quyền từ tỉnh đến

thôn làng.

3. Thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế từ năm

1975 đến nay

Phát huy truyền thống anh dũng bám trụ kiên cường, bất khuất trong

chiến tranh giải phóng, quân và dân tỉnh Gia Lai cùng cả nước ra sức thực hiện 2

nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT tỉnh Gia Lai tiếp tục chiến đấu trên các trận

tuyến mới: Khắc phục hậu quả chiến tranh, truy quét FULRO, bảo vệ biên giới,

tham gia giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng của chế độ Pôn

Pốt và không ngừng xây dựng, trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt.

3.1 Công tác truy quét FULRO:

Đối với lực lượng FULRO, theo kế hoạch “hậu chiến” đã được quan thầy

Mỹ hỗ trợ chuẩn bị sẵn; chúng dự kiến khoảng cuối tháng 6 năm 1975 phải tổ

9

chức được lực lượng tập trung, tháng 7 năm 1975 bắt đầu hành động chống phá.

Chúng triển khai bọn tay chân về các làng dân tộc thiểu số địa phương để tổ

chức lực lượng chiến đấu tập trung và lực lượng tiếp tế (dự kiến mỗi làng xây

dựng 01 tiểu đội chiến đấu và 01 tiểu đội tiếp tế). Từ tháng 4 đến tháng 6 năm

1975, chúng đã tổ chức được một số lực lượng ở khu vực huyện 11 (Ayun Pa)

vùng Buôn Thâm, Phú Thiện; vùng nam huyện 5 (Chư Prông), Chư Sang (huyện

4 - Chư Păh); vùng Chư Nâm (huyện 3-Đak Đoa, Mang Yang),… Ta kịp thời

phát hiện và tổ chức truy quét; bước đầu kế hoạch của chúng bị thất bại; ta phát

hiện một số tổ chức bí mật của FULRO. Qua khai thác bọn bị bắt và tài liệu thu

được, ta đã nắm được ý định của chúng là hướng tới thành lập sư đoàn cấp tỉnh,

trung đoàn ở các huyện. Trên thực tế chúng mới cố gắng tập trung lực lượng để

thành lập được tiểu đoàn, chúng đã thành lập được một số khung cấp tiểu đoàn,

đại đội (trên danh nghĩa, có phong cấp bậc, chức vụ), tổ chức lực lượng của

chúng là dựa vào số lính bại trận chạy về và lôi kéo thanh niên các làng dân tộc

thiểu số tham gia.

Thực hiện chiến dịch Z10, ta đã tạo được chuyển biến tích cực, phát hiện

và tìm ra số tàn quân, lực lượng phản động lẩn trốn và các tổ chức phản động

như FULRO; số ngụy quân, ngụy quyền còn lẩn trốn trên các địa bàn tiếp tục ra

trình diện chính quyền cách mạng. Sau chiến dịch, số ngụy quân trình diện và bị

bắt tăng lên 8.398 tên, ngụy quyền 6.567 tên (trong số ngụy quân, ngụy quyền

này có 700 tên tự khai là FULRO), diệt 256 tên FULRO, làm phá sản kế hoạch

tổ chức xây dựng lực lượng trở lại hoạt động trong tháng 6, tháng 7 năm 1975

của tổ chức phản động FULRO trên một số địa bàn. Tình hình an ninh chính trị,

trật tự xã hội trên toàn tỉnh sau giải phóng được giữ vững, vấn đề tàn quân và

các tổ chức phản động cơ bản được giải quyết, mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá

của lực lượng phản động ta kịp thời phát hiện và dập tắt

Trong lúc ta nỗ lực tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình

hình sau giải phóng, bọn phản động FULRO tranh thủ móc nối, cấu kết với các tổ

chức phản động đội lốt tôn giáo, bọn tàn quân ngoan cố lẩn trốn không ra trình

diện, tiến hành chống phá ta quyết liệt bằng các hoạt động vũ trang, tập kích các

cơ quan, trụ sở chính quyền cơ sở, đơn vị vũ trang, đe dọa, phục kích các tuyến

giao thông, khống chế cán bộ cơ sở, cướp giật lương thực, vũ khí, tổ chức xây

dựng lực lượng, lôi kéo hàng ngàn thanh niên ra rừng hoạt động chống đối.

Sau khi có Chỉ thị 04 của Trung ương (ngày 02/02/1977), đề ra biện pháp

giải quyết FULRO trên địa bàn Tây Nguyên, Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập

Ban chỉ đạo 04, sau đó các huyện, thị cũng thành lập Ban chỉ đạo 04, trực tiếp

lập kế hoạch, tổ chức lực lượng phối hợp chuyên trách giải quyết vấn đề

FULRO trên địa bàn; thành lập các đội trinh sát vũ trang, đội “chuyên săn đặc

biệt”; kết hợp tăng cường cán bộ xuống cơ sở, để vận động quần chúng với vũ

trang truy quét. Một bộ phận quan trọng FULRO mất chỗ dựa, bọn cầm đầu

Quân khu I, Quân khu II buộc phải chạy sang Campuchia ẩn náu.

Truy quét từ năm 1975 đến năm 1990: loại khỏi vòng chiến đấu trên

1.000 tên, gọi ra đầu thú 2.155 tên, buộc ra trình diện 5.200 tên, thu trên 1.000

súng các loại, cùng nhiều tài liệu quan trọng khác.

10

- Từ năm 1979-1982: Đánh 246 trận, diệt 256 tên, bị thương 62 tên, bắt

528 tên, hàng 105 tên, trình diện 8.323 tên (cả số liên quan đến FULRO; thu 355

khẩu súng các loại, 120 lựu đạn, 21 quả mìn, 5.000 viên đạn, 153 ba lô, 10 lá cờ

FULRO, 4 con dấu FULRO, 2 địa bàn, 1 PRC 25w. Bóc gỡ trên 100 cơ sở

ngầm, giải tán 12 khung chính quyền ngầm; đánh phá 2 căn cứ đầu não của 2 sư

đoàn, 2 trung đoàn, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn Đam Dăn và Trung đoàn 51;

diệt gần hết 4 khung đơn vị cấp tiểu đoàn.

- Từ năm 1983-1985: Thực hiện chiến dịch Z85, các lực lượng truy quét đã

đánh 105 trận, loại 168 tên: diệt 40 tên, bức hàng 18 tên, về hàng 61 tên, bắt sống

49 tên; trong số bị loại có 34 tên sỹ quan, thu 63 khẩu súng. Tại Mang Yang, ta đã

xoá sổ cơ quan chỉ huy tiền phương Quân khu II, diệt tên trung tá Ama Hoang,

phó Tư lệnh Quân khu; đánh diệt các toán ZG24, ZG27 (vùng An Khê); đánh

thiệt hại nặng các toán ZG23 (vùng Pleiku), ZG25 (vùng Chư Sê - Chư Prông).

Phía Kon Tum ta đánh ZG12, ZG16 và cơ quan chỉ huy Vùng I, bắt được tên

YBhiu BuYá- thiếu tá, Tư lệnh Vùng I và 7 tên đầu sỏ khác; diệt nhiều tên của

các toán FE, HE. Ngày 10 tháng 9, ta tấn công toán FE, triệt phá 13 căn cứ đứng

chân của chúng, chặn đứng kế hoạch khai thông hành lang phía đông Gia Lai-

Kon Tum từ An Khê đến Kom Plong xuống các vùng phía tây các tỉnh đồng

bằng. Ngày 27 tháng 6, ta đánh vào căn cứ Vùng II (nam núi Chư Prông), diệt 4

tên, thu 2 súng, cắt đứt sự liên lạc chỉ đạo từ ngoại biên vào nội địa. Ngày 09

tháng 8, ta đánh toán AAC và diệt được tên Toán trưởng-trung tá Y Xite Ban,…

Riêng lực lượng dân quân có nhiều tiến bộ, trong năm đã đánh 19 trận,

diệt 20 tên, bắt 24 tên, hàng 34 tên, thu 32 khẩu súng. Về phát động quần chúng,

đã tổ chức phát động 30/68 xã bị FULRO khống chế (số xã trọng điểm), có

30.000 người tham gia, qua đó 1.886 người có liên quan đến FULRO ra tự thú,

có 280 người là cơ sở ngầm; phá được 30 khung tề xã, thôn; một số xã yếu hơn

đã chuyển biến, tập trung ở Mang Yang và Chư Prông.

Tổng cộng từ năm 1983 - 1985 ta đánh 177 trận, diệt 95 tên (có 2 trung tá,

trong đó có tên Phó Tư lệnh Quân khu II, 5 thiếu tá, 10 đại uý, 1 Quận trưởng và

18 sỹ quan cấp trung uý, thiếu uý); bắt 124 tên, hàng 110 tên, diệt và bắt gọn 8

toán nhỏ. Thu 149 súng các loại cùng nhiều tài liệu quan trọng. Phá 4 căn cứ

FULRO, bóc gỡ 1.170 cơ sở ngầm trong dân, làm tan rã 82 khung chính quyền

ngầm xã, thôn, ra trình diện 2.861 người có dính líu đến FULRO.

- Từ năm 1986-1989: Ta đánh 66 trận, diệt tại chỗ 36 tên, gọi hàng 131

tên, thu 97 khẩu súng các loại và hàng ngàn viên đạn. Trong đó từ năm 1986-

1988 ta đánh 36 trận, diệt 26 tên, bị thương 19 tên, ra hàng 34 tên, phát hiện 1

kho súng ngoài rừng có 25 khẩu; bóc gỡ 106 cơ sở ngầm của địch cài cắm trong

dân (có 5 đối tượng là cán bộ xã, thôn), ra trình diện trên 500 cơ sở có liên quan

đến FULRO; bóc gỡ và vô hiệu hoá 728 cơ sở, xoá 7 khung chính quyền xã và

42 khung chính quyền thôn; xoá sổ 4 khung ZG trên địa bàn (đến năm 1988, ta

đã bóc gỡ 26.804 cơ sở ngầm, có 1.568 tên cầm đầu các toán, xoá bỏ 45 khung

chính quyền mật của chúng ở cấp xã, 288 khung cấp thôn, 7 khung tiểu đoàn

nằm trong các làng, phá 4 hầm bí mật ngoài rừng. Ta đã củng cố hệ thống

chính trị ở 196 xã trong các huyện, thị, đưa ra khỏi bộ máy những phần tử có

dính líu đến FULRO. LLVT toàn tỉnh đã đánh 459 trận, làm tan rã 983 tên, diệt

11

421 tên, bắt 673 tên (có nhiều tên cầm đầu), gọi hàng 369 tên; thu 1.039 súng

các loại, 27.170 viên đạn, 440 quả mìn và lựu đạn, 7 súng cối, 2.160 quả đạn

M79, 16 hộp thuốc nổ, 1 máy thông tin cùng nhiều tài liệu, trang bị khác).

- Từ năm 1989-1991: Các lực lượng tỉnh đánh 25 trận, diệt 13 tên, bắt 27

tên, thu 21 khẩu súng, 16 quả M79, bóc gỡ 181 cơ sở ngầm, xoá sổ toán ZG23,

đánh thiệt hại nặng ZG25.

- Từ giữa năm 1991, hoạt động vũ trang của FULRO trên địa bàn tạm

thời hạn chế, một số FULRO chạy dần sang Campuchia và Thái Lan, các khung

FULRO còn lại tự giải tán. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, FULRO và các phần tử

phản động vẫn còn ẩn náu trong dân, ngấm ngầm hoạt động chờ cơ hội để ngóc

đầu dậy cấu kết với bọn phản động bên ngoài tiếp tục chống phá ta. Cuối năm

1991, tình hình Campuchia chuyển biến, các căn cứ FULRO ở Campuchia giải

tán, bọn đầu sỏ FULRO nộp vũ khí cho lực lượng UNTAC và được đưa đi định

cư ở Mỹ (tháng 12-1992)

- Từ năm 2004 – 2014: Phối hợp với các lực lượng phát hiện ngăn chặn

3.429 trường hợp có hoạt động vượt biên, đấu tranh xóa bỏ 296 khung FULRO,

323 khung “Tin lành ĐêGar” từ cấp tỉnh đến làng, vận động trình diện, tự thú 1.324

đối tượng, vận động 5.529 đối tượng “Tin lành Đêgar” quay về tin lành Việt Nam

(Miền Nam); phối hợp quản lý giáo dục 4.388 đối tượng FULRO, “Tin lành

Đêgar” tại cộng đồng, góp phần giữ vững an ninh chính trị,

Ta còn phát hiện và phá 19 vụ nhen nhóm tổ chức phản cách mạng khác,

có 1.847 đối tượng tham gia, trong đó có “tổ chức thanh niên chống Cộng” có

trên 400 đối tượng; ta bắt và xử lý 301 đối tượng, thu toàn bộ tang vật, tài liệu,

trừng trị 7 tên cầm đầu có nhiều tội ác.

3.2. Tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế

Do bản chất hiếu chiến, phản động, từ tháng 4 năm 1975 tập đoàn phản

động Pôn Pốt-Iêng Xary đẩy cả dân tộc Campuchia vào thảm hoạ diệt chủng,

đồng thời công khai chống phá quyết liệt cách mạng Việt Nam. Chúng đưa quân

đổ bộ lên đảo Phú Quốc (03/5/1975), đánh chiếm các đảo Thổ Chu (10/5/1975),

Cô Tang, đảo Vai và tiến hành lấn chiếm biên giới trên bộ (có cả biên giới thuộc

tỉnh Ratanakiri, với tỉnh Gia Lai).

Ngày 25 tháng 12 năm 1975, bọn Pôn Pốt đột nhập vào làng Xộp, xã Mo

Rai, huyện Sa Thầy, đốt phá kho tàng, bắt một số dân làng.

Đêm 12, rạng ngày 13 tháng 6 năm 1977, Khơme đỏ xâm nhập biên giới,

móc nối với bọn phản động nội địa kích động, lôi kéo 422 người dân ở Đức Cơ

vượt biên sang Campuchia. Ta vận động quay lại 105 người; qua đó phát hiện

16 tên do Pôn Pốt đào tạo đưa về cài cắm trong dân vùng huyện Đức Cơ.

Đêm 16, rạng ngày 17 tháng 11 năm 1977, quân Pôn Pốt tập kích 3 lần

liên tục vào chốt tây Sa Thầy, phục kích tại tọa độ (726.328), đoạn từ đồn 763

đến khu vực Tiểu đoàn 304, bắn hỏng 1 ôtô, làm ta bị thương 3 đồng chí.

Từ cuối năm 1977, chiến trường ngày càng căng thẳng ác liệt. Địch đưa

trung đoàn (thiếu) thọc sâu vào đất ta. Tháng 01 năm 1978, địch dùng cả tiểu

đoàn vây đồn biên phòng số 23, đánh phá ác liệt; Tỉnh đội đưa Tiểu đoàn 4 lên

giải vây 3 ngày, ta diệt tại chỗ 28 tên, thu 10 súng các loại.

12

Đầu Xuân 1978, địch lại vây chốt Đại đội 187 của Huyện đội Đăk Tô.

Trong 4 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta đánh thiệt hại 1 tiểu đoàn địch, giữ vững

được chốt.

Suốt mùa mưa năm 1978, các đơn vị của tỉnh thay nhau chốt giữ cao điểm

165, bảo vệ hành lang trên trục đường 19 nối liền tỉnh Gia Lai-Kon Tum đi

Campuchia.

Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1978, địch tăng cường các đơn vị chủ lực,

các Trung đoàn: 81, 82, 83 thuộc Sư đoàn 801 đánh phá liên tục dùng súng cối,

pháo 105mm, súng 12,7mm đánh vào các chốt, bắn chặn từ phía sau đội hình ta,

âm mưu cố đánh bật ta ra xa biên giới. Tháng 9 năm 1978, chúng tăng cường

thêm Trung đoàn 15, thuộc Sư đoàn 260, lực lượng ta kiên quyết bám trụ và lần

lượt đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng, buộc chúng phải rút về thế

phòng ngự.

Cuối tháng 7/1978, Ban chấp hành Trung ương (khóa IV) họp Hội nghị

lần thứ 4 ra Nghị quyết về vấn đề Việt Nam - Campuchia. Nghị quyết xác định:

Tập đoàn Pôn Pốt là kẻ thù của nhân dân ta, chúng gây chiến chống Việt Nam,

đánh phá biên giới Tây Nam nước ta, chúng cấu kết với đế quốc Mỹ và các thế

lực phản động khác làm suy yếu nước ta… và nhân dân Campuchia sẽ lâm vào

cuộc diệt chủng ngày càng khủng khiếp.

Thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh của trên, quân và dân Gia Lai-Kon Tum

tích cực triển khai các mặt hoạt động, phối hợp cùng lực lượng bộ đội chủ lực

Quân khu,đánh địch lấn chiếm biên giới và thể theo lời kêu gọi Đảng nhân dân

cách mạng Campuchia, LLVT tỉnh đã cùng với các đơn vị chủ lực Quân khu

tiến công tiêu diệt Pôn Pốt giải phóng các tỉnh Đông bắc Campuchia, giúp nhân

dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng.

- Tham gia bố phòng biên giới năm 1978: LLVT huy động trên 2.000 lượt

cán bộ, chiến sỹ, cùng với 3.934 dân quân, tự vệ phục vụ cho chiến đấu và trực

tiếp tham gia chiến đấu (chưa kể lực lượng thanh niên xung kích). Rào được 62

km đường biên Việt Nam-Campuchia, rộng 500-1.000m; cài cắm 875.708 cây

chông, 2.620 bàn chông sắt, đào 3.700 hầm chông, gài 200 quả mìn; rào 9 làng

chiến đấu ở 2 xã Ia Pnôn (Đức Cơ) và Ia Pốc (Đăk Tô).

- Xây dựng LLVT tỉnh năm 1978: Tháng 09/1978, thành lập trung đoàn

143 và tiếp nhận trung đoàn 726 do Quân khu chuyển giao. Củng cố 03 tiểu

đoàn bộ binh, thành lập thêm một số đại đội binh chủng gồm pháo binh, pháo

phòng không, đại đội đặc công; một số huyện, thị xã Pleiku thành lập từ 1 đến 2

đại đội tập trung.

- Kết quả hoạt động tác chiến năm 1978:

+ Trung đoàn 143: đánh 28 trận, diệt 254 tên địch, đánh thiệt hại nặng 1

tiểu đoàn địch; thu 5 súng các loại; phá hủy 2 súng ĐKZ, 1 súng 12,7mm; bảo

vệ thông suốt hành lang của ta.

+ Trung đoàn 726: đánh 143 trận, diệt 86 tên; thu 1AK, 1M79 và một số

đạn dược.

Các đại đội: An Khê, Ayun Pa, thị Pleiku, Mang Yang, Kom Plông đã

đánh được địch, bảo vệ chốt và đảm bảo các mặt công tác khác.

13

+ Tổng cộng chung: Đánh 211 trận lớn nhỏ, diệt 380 tên; thu 52 súng các

loại (có 1 khẩu cối 60mm), 117 quả mìn, 42 lựu đạn, 11 thùng đạn K56, 76

thùng đạn đại liên và K44, 138 đạn B40-B41, 3 quả đạn ĐKZ 75, 18 đạn cối

60mm, 1 địa bàn, 1 ống nhòm, 18 xẻng và nhiều vật dụng khác. Phá hủy 2 ĐKZ

75, 1 súng máy phòng không 12,7mm.

- Tổng kết 10 năm tham gia chiến tranh biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế

ở Campuchia, LLVT tỉnh Gia Lai-Kon Tum đã tham gia đánh 329 trận lớn nhỏ,

diệt 992 tên, gọi hàng 38 tên; thu 131 khẩu súng các loại, 366 quả mìn, 15 kho

lương thực; phá hủy 220 súng các loại và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

+ Công tác dân vận: Đã vận động đưa 17.500 dân Bạn về làng cũ. Cải tạo,

giáo dục 179 lính Pôn Pốt ra đầu thú; tổ chức Ban tự quản cho 40 xã, thôn; đào

tạo giúp Bạn 180 cán bộ (có 28 nữ).

+ Chuyên gia quân sự giúp Bạn trong 10 năm: 91 đồng chí.

+ Đào tạo giúp Bạn về công tác hành chính: 70 đồng chí.

+ Viện trợ giúp Bạn: 300 tấn gạo, 324 tấn giống lương thực, thực phẩm,

10 tấn nông cụ cầm tay; xây dựng 6 công trình nhà cấp 4; xây dựng cho Bạn 01

Đài truyền thanh, 01 hệ thống đàm thoại hữu tuyến.

Tháng 3 năm 1979, Quân khu thành lập Sư đoàn 315. Trung đoàn 143 của

tỉnh Gia Lai-Kon Tum được chuyển sang nằm trong đội hình của Sư đoàn 315,

tiếp tục làm nhiệm vụ, hoạt động tại Campuchia.

- Tháng 4 năm 1979, Quân khu điều Trung đoàn 726 của tỉnh Gia Lai-

Kon Tum chuyển sang trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu, làm nhiệm vụ mới tại

Campuchia.

Lực lượng còn lại của tỉnh Gia Lai-Kon Tum (Tiểu đoàn 304, Tiểu đoàn 2

và một số đại đội trực thuộc), một số cán bộ được chuyển sang làm chuyên gia

giúp Bạn, trực thuộc Mặt trận 579, còn lại chuyển toàn bộ về tỉnh củng cố, huấn

luyện, bảo đảm nhiệm vụ hậu phương SSCĐ ở tuyến sau theo nhiệm vụ, kế

hoạch cụ thể do Bộ Tư lệnh QK giao.

Thắng lợi của chiến dịch tiến công giải phóng Campuchia 07/1/1979 đã

góp phần đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, bảo vệ vững

chắc vùng biên giới của Tổ quốc, góp phần giải phóng nhân dân Campuchia

khỏi thảm hoạ diệt chủng, thực hiện hồi sinh đất nước, đánh bại một bước âm

mưu của các tập đoàn phản động quốc tế đối với Việt Nam.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng, chiến đấu bảo vệ

Tổ quốc, LLVT tỉnh đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu cao

quí: Anh hùng LLVT nhân dân, vào ngày 06/11/1978, cùng với 52 tập thể, đơn

vị và 20 cá nhân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVT, 193 bà mẹ được

phong, truy tặng danh hiệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng. LLVT tỉnh được trao

tặng 10 Huân chương Thành đồng Hạng nhất, nhì, ba (trong các năm từ 1965

đến 1973) và 30 Huân chương Quân công qua các thời kỳ kháng chiến.

Năm 1984, Đảng bộ tỉnh đã tặng lực lượng vũ trang tỉnh Bức trướng thêu

4 dòng chữ: “Đoàn kết chiến đấu, Kiên cường bám trụ, Trưởng thành nhanh

chóng, Chiến thắng vẻ vang”.

Năm 1985, Nhà nước đã trao tặng cho quân, dân và cán bộ tỉnh Gia Lai-

Kon Tum Huân chương Sao vàng về thành tích 40 năm chiến đấu chống ngoại

14

xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Tập thể Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ngoài số liệu tổng kết chiến tranh biên giới năm 1978, trong chiến tranh

biên giới Tây Nam có 03 đơn vị được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT

nhân dân: Đồn biên phòng 23; Đại đội 187-bộ đội địa phương huyện Đăk Tô

(nay thuộc Kon Tum); đại đội 02/ tiểu đoàn bộ binh 50.

Trung đoàn 143 và Trung đoàn 726 được tặng thưởng Huân chương

Chiến công Hạng nhất. Các Tiểu đoàn 1, 6, 3 được tặng thưởng Huân chương

Chiến công Hạng nhì. Bệnh xá 2 Tiền phương được tặng Huân chương Chiến

công Hạng nhì. Các Đại đội 11/d4/e143, Đại đội vận tải/e143, Đại đội vận

tải/e726, Đại đội 3/d5/e726 và Đại đội trinh sát tỉnh được tặng thưởng Huân

chương Chiến công Hạng ba.

Với những thành tích đã đạt được trong giai đoạn cách mạng mới, từ năm

2005 đến nay, LLVT tỉnh được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Bảo vệ Tổ

quốc hạng Ba; được Chính phủ, UBND tỉnh, Quân khu tặng Cờ thi đua và nhiều

hình thức khen thưởng khác.

II. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trải qua chặng đường hơn 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành,

LLVT tỉnh Gia Lai đã sát cánh cùng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh

vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, làm nên những chiến thắng vinh quang, đóng góp

những thành tích xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Các thế

hệ cán bộ, chiên sỹ LLVT tỉnh đã chiến đấu anh dũng, hàng ngàn đồng chí đã cống

hiến, hy sinh để lại cho thế hệ cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh hôm nay những bài học

lịch sử quí giá cần được phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn cách mạng mới:

1. Thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực

tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với mọi hoạt động của LLVT

Ra đời trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,

trải qua hơn 72 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, vượt qua muôn vàn

khó khăn, gian khổ và thử thách, đối mặt với kẻ thù được trang bị những loại vũ

khí hiện đại và nhiều mưu mô, thủ đoạn nham hiểm; song đội ngũ các thế hệ cán

bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh Gia Lai luôn tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt

đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; luôn kiên định mục tiêu độc

lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,

sẵn sàng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong chiến đấu, xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, cán bộ, chiến sỹ

LLVT tỉnh luôn tỉnh táo, nhận rõ kẻ thù, kiên quyết đấu tranh chống mọi quan

điểm, thái độ sai trái, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trước mọi

gian khổ, hy sinh.

Truyền thống anh hùng, quyết chiến quyết thắng của LLVT tỉnh bắt

nguồn từ lòng tin tuyệt đối vào mục tiêu, lý tưởng cao cả của cách mạng, vào

đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt

Nam, từ truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội ta và truyền thống

đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân khu ủy và Tỉnh ủy, qua mỗi

thời kỳ cách mạng, Ban cán sự và Ban chỉ huy Tỉnh đội cùng cấp ủy, chỉ huy các

15

cấp đã tổ chức, kiên trì giáo dục, huấn luyện bộ đội nhằm nâng cao truyền thống

yêu nước, lòng căm thù giặc trong mỗi cán bộ, chiến sỹ luôn hoà quyện với

niềm tin tưởng tuyệt đối vào đường lối quân sự, đường lối chiến tranh nhân dân

của Đảng. Luôn giữ vững niềm tin sắt đá vào thắng lợi của sự nghiệp cách

mạng. Từ đó không ngừng tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt của

Đảng trong các thời kỳ cách mạng; ra sức xây dựng Đảng bộ quân sự vững

mạnh về tư tưởng và tổ chức, kiên định đường lối, phương châm công tác. Quá

trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, các cấp lãnh đạo đã có sự vận dụng sáng

tạo vào điều kiện, tình hình cụ thể trên địa bàn để hoàn thành nhiệm vụ xây

dựng và chiến đấu giành nhiều thắng lợi.

Là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, sinh ra từ nhân dân,

được nhân dân nuôi dưỡng và vì dân mà chiến đấu; LLVT tỉnh gắn bó máu thịt

với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tạo nên sự thống

nhất cao trong ý chí và hành động; LLVT tỉnh luôn tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo

của Đảng bộ, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Đảng bộ

để tổ chức thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ.

Trong kháng chiến chống Pháp, sau khi Tỉnh chủ trương xây dựng và đẩy

mạnh hoạt động vùng sau lưng địch, Ban cán sự tỉnh thực hiện chủ trương hợp

nhất quân, dân, chính, Đảng; Ban cán sự tỉnh và Ban cán sự Trung đoàn địch

hậu 120 sáp nhập làm một, cùng hướng về mục tiêu xây dựng cơ sở, xây dựng

lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích. Từ đó hướng hoạt động của LLVT vào

tập trung xây dựng thực lực cơ sở, xây dựng làng, xã chiến đấu, cùng nhân dân

đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tự túc lương thực, thực phẩm, xây dựng nguồn hậu

cần tại chỗ, từng bước hình thành nên những vùng căn cứ, những chiến khu du

kích đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, nhanh chóng xây dựng và phát

triển lực lượng của ta.

Chăm lo xây dựng LLVT, lực lượng chính trị nòng cốt mạnh cả về tư

tưởng và tổ chức, Đảng bộ luôn coi trọng việc nâng cao năng lực lãnh đạo, tổ

chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ các cấp, xem đó là khâu quyết định thực hiện

thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trên chiến trường. Nắm chắc hình thái chiến

trường, từng bước diễn biến cụ thể của tình hình chiến tranh nhân dân địa

phương, Tỉnh ủy quyết định cử những cán bộ có phẩm chất, năng lực sang chỉ

huy, chỉ đạo cơ quan quân sự cấp tỉnh, huyện: Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chính trị

viên Tỉnh đội, Bí thư Huyện ủy làm Chính trị viên Huyện đội, Thị đội. Đặc biệt,

theo yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ, Tỉnh ủy điều một số Huyện ủy viên nữ

người dân tộc thiểu số địa phương có kinh nghiệm và trình độ sang làm Huyện

đội trưởng, Huyện đội phó, Chính trị viên phó, nhằm tăng cường bám nắm và

xây dựng cơ sở, xây dựng lực lượng dân quân du kích trên từng địa bàn làm

nòng cốt cho đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp cùng các lực lượng đánh

bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.

Mặc dù có những thời kỳ chỉ được tổ chức dưới hình thức các đội công

tác, đội vũ trang tuyên truyền, hoặc các đơn vị tập trung nhỏ, nhưng dưới hình

thức nào, LLVT tỉnh đều luôn được các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo trực

tiếp, tuyệt đối về mọi mặt; được tạo nguồn từ trong dân, thường xuyên bổ sung

quân số, rèn luyện về chính trị, huấn luyện về kỹ-chiến thuật, từng bước phát

16

triển, trở thành lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quân sự, làm chỗ dựa cho

phong trào đấu tranh chính trị, góp phần đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn và các

kiểu chiến lược chiến tranh của Mỹ và các thế lực thù địch. Ngoài công tác

chính trị tư tưởng, rèn luyện kỹ-chiến thuật, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ

huy, phải hết sức quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong Quân đội. Xây

dựng Đảng bộ, Chi bộ trong sạch vững mạnh, thống nhất ý chí hành động, nắm

và thực hiện tốt các chính sách nhất là chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính

sách thương binh, liệt sỹ. Quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số.

Chúng ta đang xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế

trận an ninh nhân dân toàn diện, rộng khắp, xây dựng tỉnh, huyện thành khu vực

phòng thủ vững chắc, với yêu cầu “xây dựng chính trị là cốt lõi, kinh tế-văn hoá-

xã hội là trọng tâm, quốc phòng- an ninh là trọng yếu”, lấy xây dựng xã, phường

vững mạnh toàn diện là khâu trung tâm xuyên suốt của khu vực phòng thủ. Do

đó, phải tập trung xây dựng và củng cố tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, nhất

là xã, phường, coi đây là khâu then chốt. Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải chăm lo

xây dựng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng về chính trị, tư

tưởng và tổ chức, nhất là phát huy chức năng của chính quyền trong chỉ đạo,

điều hành toàn bộ các hoạt động kinh tế, quân sự ở địa phương, đồng thời phải

phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo xây dựng, củng cố lực

lượng dân quân tự vệ, thông qua phong trào cách mạng quần chúng mà bồi

dưỡng, phát triển các phần tử trung kiên và không ngừng tăng cường lãnh đạo

lực lượng chính trị quần chúng tại cơ sở.

Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ sở và chi bộ trong thôn, bản. Điều

quan trọng trước hết là phải quán triệt sâu sắc đường lối phát triển kinh tế, xã

hội, đường lối quân sự của Đảng, Nhà nước không chỉ trong cán bộ, đảng viên

mà cả trong mọi tầng lớp nhân dân. Nắm vững được đường lối, phương châm

rồi, lại phải biết vận dụng một cách sáng tạo, thích hợp với địa phương, làng xã

mình trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội cũng như hoạt

động quốc phòng-an ninh, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng,

toàn dân, của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa

phương theo cơ chế thống nhất: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý,

điều hành, cơ quan quân sự, công an và các ban, ngành làm tham mưu theo chức

năng nhằm thực hiện hiệu quả cơ chế 28/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị định

19/CP của Chính phủ về công tác quốc phòng.

2. Xây dựng LLVT vững mạnh toàn diện làm nòng cốt cho toàn dân

đánh giặc; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an

ninh nhân dân ngày càng vững mạnh.

Trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng cũng như trong giai đoạn cách

mạng mới, LLVT tỉnh luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu

thốn về nhiều mặt. Nhưng từ trong gian nan, thử thách, LLVT tỉnh đã không

ngừng nỗ lực vươn lên, rèn luyện tinh thần tự lực, tự cường, không ngừng củng

cố về tinh thần và tổ chức xây dựng lực lượng, đấu tranh chiến thắng mọi kẻ thù.

Thực tế trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có những giai

đoạn, những thời điểm phong trào cách mạng đứng trước nhiều khó khăn, thử

17

thách tưởng như khó vượt qua. Trước sự tập trung đánh phá liên tục và ác liệt

của kẻ địch bằng bom đạn, chất độc hoá học, bằng chiến tranh tâm lý, phong toả

vùng căn cứ của ta, LLVT tỉnh không tránh khỏi có lúc bị tổn thất, thiếu hụt về

quân số, vũ khí, trang bị, hậu cần, lương thực, thuốc men,… Nhưng toàn thể cán

bộ, chiến sỹ từ các đơn vị tập trung cho đến các đội công tác vũ trang đều đã

kiên trì chịu đựng, lần lượt vượt qua mọi hy sinh, gian khổ và những khó khăn

khắc nghiệt nhất để vươn lên củng cố đơn vị, xây dựng và phát triển lực lượng

trên khắp các địa bàn; lấy vũ khí địch để đánh địch, kết hợp cách đánh thô sơ,

truyền thống với cách đánh hiện đại để giành thắng lợi trong từng trận đánh,

từng chiến dịch, tiến lên hiệp đồng tác chiến với lực lượng bộ đội chủ lực của

Bộ, của Mặt trận Tây Nguyên và lực lượng Quân khu.

Từ những trung đội tập trung được thành lập cuối năm 1959, các đơn vị

LLVT tỉnh đã phát triển lên cấp đại đội (1961), cấp tiểu đoàn (1963-1965); và

đến chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã xây dựng đến cấp Trung đoàn (1978),… Quá

trình xây dựng và phát triển lực lượng của LLVT tỉnh luôn đáp ứng kịp thời mọi

yêu cầu nhiệm vụ của mỗi thời kỳ trong thế trận phát triển của chiến tranh nhân

dân địa phương; nhờ đó đã giành được những chiến thắng vẻ vang, đóng góp

những thành tích xuất sắc vào sự nghiệp chiến tranh giải phóng cũng như sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành LLVT của tỉnh

chẳng những có kinh nghiệm trong chiến đấu chống đội quân thiện chiến của

Pháp, Mỹ và tay sai, mà còn có kinh nghiệm trong việc giải quyết “GOUM” thời

chống Pháp và bọn phản động FULRO sau ngày miền Nam được giải phóng.

Đối với GOUM và FULRO phải kết hợp giữa tác chiến với vận động cảm hóa,

trong đó vai trò của dân quân tự về và lực lượng quần chúng nhân dân có tính

quyết định.

Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo

của Đảng, LLVT tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng và củng cố

sức mạnh tổng hợp, khả năng SSCĐ, bảo đảm cùng toàn dân thực hiện thắng lợi

hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát huy

truyền thống đơn vị anh hùng LLVT nhân dân, với tinh thần tự lực, tự cường,

Đảng ủy- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLVT

cách mạng, chính qui, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; tăng cường giáo dục chính

trị, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sỹ; không ngừng

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tổ chức chỉ huy và khả năng

hiệp đồng tác chiến trong khu vực phòng thủ cho đội ngũ cán bộ, chỉ huy các cấp;

xây dựng lực lượng đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, gắn

với địa bàn dân cư trong khu vực phòng thủ; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh

thổ, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn và an ninh quốc gia.

Nhận thức đầy đủ việc xây dựng LLVT địa phương, xây dựng nền quốc

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân là những quan điểm cơ bản

của Đảng ta, là một kinh nghiệm quí báu của chiến tranh nhân dân trên địa bàn

tỉnh trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng cũng như trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Để làm tốt chức năng tham mưu, LLVT tỉnh

cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương để

18

tuyên truyền, giáo dục về quan điểm, đường lối nhiệm vụ quốc phòng toàn dân

của Đảng cho cán bộ các cấp, trong hệ thống chính trị của địa phương, nhằm đẩy

mạnh xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân

dân, phát huy các tiềm lực sẵn có, xây dựng tỉnh (huyện) thành khu vực phòng

thủ vững chắc, xây dựng LLVT địa phương thực sự là lực lượng chính trị nòng

cốt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân

trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Xây dựng lực lượng DQTV vững mạnh và rộng khắp làm nòng cốt trong

xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận

an ninh nhân dân ở cơ sở, nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc bảo vệ

buôn làng, bảo vệ địa phương khi có chiến tranh xảy ra.

DQTV là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân ở nông thôn, là

nền tảng để xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương. Trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, DQTV là một trong những công cụ chủ

yếu của nền chuyên chính vô sản ở cơ sở, có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với lực

lượng bộ đội, công an thường xuyên giữ vững sự ổn định an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội ở địa phương. Khi có chiến tranh, DQTV phối hợp cùng với bộ

đội địa phương làm lực lượng nòng cốt của đấu tranh vũ trang ở địa phương.

Gắn bó với nhân dân, DQTV là lực lượng vũ trang kết hợp chặt chẽ nhất với

quần chúng, trực tiếp giữ vững và phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng

ở cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của

toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô

luận kẻ địch hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch

nào cũng phải tan rã”.

Muốn cho lực lượng DQTV thực sự có vai trò chiến lược và làm tròn

nhiệm vụ chiến lược, nhất thiết phải coi trọng nó, phải xây dựng, củng cố cả về

số lượng và chất lượng. Phải lấy việc xây dựng DQTV ở xã, phường, thôn bản

làm cơ sở, làm nền tảng, coi trọng xây dựng và phát triển lực lượng cơ động, lực

lượng binh chủng. Đồng thời phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức quân sự

cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thôn đội; tổ chức huấn luyện cho từng đối tượng

theo nội dung, chương trình sát với yêu cầu nhiệm vụ địa bàn hoạt động, phù

hợp với sở trường, cách đánh truyền thống của từng lực lượng, kết hợp chỉ đạo

phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng với DQTV, công

an nhân dân, các lực lượng khác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở

cơ sở.

Trong các buôn làng Tây Nguyên, những năm qua, nhất là từ khi triển

khai thực hiện Pháp lệnh về DQTV, công tác xây dựng và củng cố lực lượng

DQTV ở cơ sở từng bước được nâng cao, hoạt động của DQTV có hiệu quả

thiết thực, tạo lòng tin ở cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Song, bên cạnh đó

cũng còn một số cấp ủy, chính quyền và ban, ngành địa phương chưa nhận thức

rõ vị trí, vai trò chiến lược của lực lượng DQTV trong tình hình mới, nên việc tổ

chức xây dựng, huấn luyện và hoạt động còn hạn chế. Nhiều xã chỉ mới chú

trọng vào xây dựng lực lượng dân quân cơ động, tập trung; lực lượng dân quân

tại chỗ trong các buôn làng chưa được chú trọng, chất lượng chính trị còn yếu,

tổ chức và hoạt động chưa đạt hiệu quả, dẫn đến việc chỉ đạo phối hợp giữa lực

19

lượng bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở cơ sở còn nhiều hạn chế, lúng túng trong

giải quyết các vụ việc (các điểm nóng). Yêu cầu nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi các

cấp, các ngành cần khẩn trương củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ ban chỉ huy

quân sự xã, phường đủ số lượng, nâng cao chất lượng. Tiến hành rà soát lại việc

xây dựng, củng cố lực lượng DQTV ở cơ sở có số lượng phù hợp, chất lượng

cao, nhất là chất lượng chính trị, coi trọng các xã vùng biên giới, vùng dân tộc,

tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng,… Kết hợp nâng cao chất

lượng huấn luyện, chất lượng hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo đủ sức

phối hợp cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, giữ vững ổn

định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

3. Tăng cường đoàn kết quân dân, luôn luôn thắt chặt mối quan hệ

máu thịt với nhân dân; động viên sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đấu

tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku (tháng 4

năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “… Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường

hay Mán, GiaRai hay Êđê, Xê Đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều

là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau,

sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau…”1.

Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ và quan điểm “Cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng”; thực tế qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng

thành, LLVT tỉnh đã thể hiện được mối quan hệ gắn bó sâu sắc, bền chặt với

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã phát huy được bản chất anh

hùng, cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam: “Từ nhân dân mà ra, vì

nhân dân mà chiến đấu”.

Sinh ra và trưởng thành từ phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân

các dân tộc trong tỉnh, trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ, cũng như trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay,

LLVT tỉnh luôn nhận được sự đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng của nhân dân các

dân tộc. Có những thời kỳ địch đánh phá ác liệt, nhân dân phải rời buôn làng,

sản xuất bị đình trệ, người già, trẻ em phải chung cảnh đói cơm, lạt muối; song

đồng bào vẫn hăng hái tích cực đóng góp nuôi quân, nhường cơm sẻ áo để nuôi

dưỡng thương binh, ăn củ rừng để nhường lương thực cho bộ đội đánh giặc. Có

thể nói, mỗi một chiến công của LLVT tỉnh đều có công sức đóng góp của nhân

dân các dân tộc, nhân dân các vùng căn cứ.

Quán triệt, vận dụng đúng đắn các quan điểm lãnh đạo của Đảng, trong

chiến đấu và hoạt động, LLVT tỉnh luôn chú trọng chăm lo xây dựng khối đại

đoàn kết dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu chia rẽ, kích động của

kẻ thù; đã cùng với các tổ chức Đảng tranh thủ tập hợp được các già làng,

trưởng thôn, nhân sỹ người dân tộc tiêu biểu đứng vào hàng ngũ cách mạng,

lãnh đạo và tổ chức cho hàng vạn đồng bào các dân tộc tự nguyện đấu tranh

dưới ngọn cờ của Đảng. LLVT cùng nhân dân thực hiện “bám đất, bám dân,

bám địch” để đẩy mạnh thế tiến công của chiến tranh nhân dân địa phương, nhờ

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tập 4, trang 218

20

đó mà xây dựng, củng cố được niềm tin và sức mạnh đoàn kết giữa LLVT với

quần chúng.

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta chủ trương đoàn kết mọi tầng lớp trong

đại gia đình các dân tộc Việt Nam trên cơ sở lợi ích tối cao của dân tộc, lấy đại

nghĩa dân tộc làm trọng, giải quyết hài hoà lợi ích riêng, lợi ích chung, lợi ích cá

nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và quốc tế vì mục tiêu giữ

vững độc lập, thống nhất và sự phồn vinh của dân tộc. Quán triệt và vận dụng

các nghị quyết, chủ trương của Đảng về công tác dân vận, vận động quần chúng

trong tình hình mới, LLVT tỉnh đã cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân

địa phương chủ động tham gia và đóng góp vai trò nòng cốt trong xây dựng nền

quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực

phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc, xây dựng trận địa lòng dân từng bước đi vào

chiều sâu, hiệu quả hơn, trên cơ sở biết dựa vào dân, phát huy sức mạnh nguồn

lực tại chỗ của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh bại mọi âm mưu, thủ

đoạn “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù. Hình ảnh “Bộ đội Cụ

Hồ” luôn khơi dậy sâu đậm trong lòng nhân dân.

Xây dựng làng xã vững mạnh toàn diện là một trong những nội dung

trọng tâm để xây dựng tỉnh, huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc. Để củng

cố và nâng cao chất lượng, sức mạnh của khu vực phòng thủ, phải kết hợp chặt

chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, gắn lợi ích kinh tế với lợi

ích quốc phòng, gắn xây dựng xã, phường vững mạnh toàn diện với xây dựng

khu vực phòng thủ vững chắc. Thường xuyên nâng cao nhận thức, quan điểm,

trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối với sự nghiệp quốc phòng

toàn dân. Phải kết hợp chặt chẽ giữa việc lập dự án và tổ chức thực hiện các dự

án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội với củng cố quốc phòng-an

ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng cơ sở

vững mạnh toàn diện, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của

các tầng lớp dân cư, trên cơ sở đó tạo thế trận phòng thủ vững chắc, xây dựng

thế trận quốc phòng- an ninh, đặc biệt là thế trận lòng dân ở các xã biên giới, các

khu vực trọng điểm, đối phó có hiệu quả với chiến lược “Diễn biến hoà bình”,

bạo loạn lật đổ của kẻ thù.

Đối với các đơn vị đứng chân trên địa bàn, điều cốt yếu là tích cực tham

gia xây dựng các xã biên giới, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng

nhằm phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng quốc phòng-an ninh vững mạnh, làm

chủ biên giới, chống địch xâm nhập, góp phần tích cực vào việc phòng chống

các tiêu cực, tệ nạn xã hội trên tuyến biên giới. Mặt khác, cần tổ chức hợp đồng

chặt chẽ giữa bộ đội, công an, DQTV và các lực lượng chức năng khác trong

việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

4. Luôn nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đoàn kết, thủy chung,

son sắt, chí nghĩa vẹn tình.

Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc gắn liền với sức mạnh thời đại. Mở rộng

và tăng cường đoàn kết quốc tế, thêm bạn bớt thù, tranh thủ phân hoá nội bộ

địch, tập trung vào kẻ thù chủ yếu nhất luôn là phương châm chỉ đạo chiến lược

của cách mạng nước ta trong mọi thời kỳ. Chính nhờ đoàn kết được lực lượng

21

toàn dân, đoàn kết quốc tế mà dân tộc ta đã làm thất bại âm mưu thâm độc nhất

của kẻ thù, chia rẽ để xâm lược và thôn tính đất nước ta.

Tỉnh Gia Lai nói riêng và Gia Lai - Kon Tum nói chung có quan hệ hàng

xóm gần gũi, thân mật với nước Bạn Lào và Campuchia. Trải qua những năm

tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bọn phản động quốc tế, quân dân

ba nước đã cùng đồng cam, cộng khổ, vượt qua mọi gian khổ, hy sinh, cùng

chiến đấu chống kẻ thù chung. Với tinh thần quốc tế trong sáng, son sắt, thủy

chung, quân dân ba nước đã không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ

truyền thống lâu đời, được xây đắp nên bởi biết bao xương máu của các thế hệ

cha anh. Tình cảm đoàn kết quốc tế của quân dân ba nước đã trở thành tài sản vô

giá, là giá trị kinh nghiệm truyền thống đối với dân tộc ta, quân đội ta.

Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, thống

nhất và đi lên CNXH. Trong khi bọn phản động nước lớn kích động, xúi dục tập

đoàn Pôn Pốt-Iêng Xari phản bội lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân

Campuchia, hòng biến Campuchia thành căn cứ, bàn đạp để thực hiện âm mưu

chống phá cách mạng Việt Nam. Nằm trong đội hình của LLVT Quân khu,

LLVT tỉnh đã tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam,

vừa đáp lại lời kêu gọi của Bạn, giúp nhân dân Campuchia giải phóng đất nước,

thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng.

Trong 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp Bạn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp

của Đảng ủy- Bộ Tư lệnh Quân khu 5, LLVT tỉnh đã quán triệt và thấm nhuần

sâu sắc “sức mạnh đoàn kết quốc tế”, “giúp Bạn là tự giúp mình”. Thông qua

thực tiễn giúp Bạn, không ngừng tăng cường xây dựng và củng cố mối quan hệ

đoàn kết láng giềng sâu nặng, phối hợp chặt chẽ trong củng cố chính quyền nhân

dân, củng cố quân đội, xây dựng phòng tuyến an ninh biên giới,… góp phần

quan trọng đánh bại âm mưu của bọn phản động lưu vong và các hoạt động

chống phá của tổ chức phản động FULRO trong nội địa.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bài học kinh nghiệm trên

vẫn luôn có ý nghĩa giá trị lịch sử truyền thống phải được trân trọng và phát huy

theo phương châm, chính sách đối ngoại của Đảng ta như tinh thần Nghị quyết

Đại hội X đã nêu: “Quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; đồng

thời phát triển quan hệ tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ

chức quốc tế theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,…; theo phương châm:

Chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”.

III. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG 72 NĂM QUA, LLVT

TỈNH GIA LAI PHẤN ĐẤU VƢƠN LÊN HOÀN THÀNH XUẤT SẮC

MỌI NHIỆM VỤ TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

1. Truyền thống chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của Lực lƣợng vũ

trang tỉnh Gia Lai

Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, về mọi mặt của Đảng, được sự chỉ đạo trực

tiếp của Đảng bộ tỉnh, sự cưu mang, đùm bọc, của nhân dân các dân tộc, LLVT

tỉnh đã đoàn kết chiến đấu, không ngừng phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp

của Quân đội nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam anh hùng, phối hợp

22

chặt chẽ và thường xuyên với bộ đội chủ lực; trong suốt hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như trong chiến tranh bảo vệ biên

giới Tây Nam của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, LLVT

tỉnh luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, truyền thống

đó được thể hiện trên những nét chính như sau:

1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung

thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc

lập tự do của Tổ quốc; luôn nắm vững mục tiêu lý tưởng chiến đấu và nhiệm vụ

được giao trong từng giai đoạn cách mạng. Các thế hệ cán bộ, chiến sỹ, nhân

viên LLVT tỉnh luôn nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, truyền thống tốt

đẹp Bộ đội Cụ Hồ và tinh thần bất khuất của các dân tộc Tây nguyên, nêu cao

tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường đánh thắng kẻ thù góp phần quan

trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa

vụ quốc tế.

2. Luôn quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng, và nghệ thuật

chiến tranh nhân dân, nắm vững đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu

dài, dựa vào sức mình là chính do Đảng ta lãnh đạo để xây dựng và phát triển

chiến tranh nhân dân địa phương, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời

kỳ cách mạng.

3. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, luôn luôn gắn bó máu thịt

với nhân dân địa phương; nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, bám sát dân,

chiến đấu tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ cho dân, dựa vào dân mà xây

dựng, chiến đấu và trưởng thành.

4. Luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, khắc phục mọi

khó khăn gian khổ, giữ nghiêm kỷ luật, tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh

toàn diện; không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến

đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

5. Luôn nêu cao tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, đoàn kết thủy chung,

coi “giúp Bạn là tự giúp mình”, son sắt, chí nghĩa, vẹn tình.

2. Phát huy truyền thống, ra sức xây dựng Lực lƣợng vũ trang tỉnh

vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến

lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chống phá cách mạng nước ta. Mục tiêu

nhất quán và xuyên suốt của chúng là xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá

bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, “phi chính trị hóa” Quân đội. Vì vậy, chúng đang

tìm mọi âm mưu đẩy nhanh tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, lợi dụng các

vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ

của Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục phát triển,

quốc phòng - an ninh được củng cố, song còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn

định, trọng tâm là địa bàn Tây Nguyên; mặt khác tình hình thiên tai diễn biến phức

tạp, khó lường, đó là những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện

nhiệm vụ của LLVT tỉnh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, LLVT tỉnh quyết

tâm phấn đấu hoàn thành tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

23

Một là, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, xây dựng cấp

ủy, tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong LLVT tỉnh trong sạch, vững

mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đủ sức tham mưu cho cấp ủy,

chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa

phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Xây dựng LLVT tỉnh

vững mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phải đặt lên hàng đầu việc

kiên định và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt

của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với LLVT tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới cấp

ủy, tổ chức đảng các cấp trong Đảng bộ và LLVT tỉnh cần phải nâng cao năng lực

lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; gắn xây

dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì, xây dựng tổ chức đảng trong

sạch, vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; đề cao tính tiền

phong gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy và chỉ huy đơn vị; giữ vững

nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách; tăng

cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị,

tư tưởng; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài

năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về

“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển

hóa" trong nội bộ”. Tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối quân sự và

quốc phòng của Đảng, nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược, tập trung sức xây dựng

nền quốc phòng toàn dân, trọng tâm là xây dựng các huyện trên địa bàn thành khu

vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; gắn xây dựng thế trận quốc phòng

toàn dân với thế trận an ninh nhân dân; đẩy mạnh xây dựng LLVT tỉnh theo

hướng “cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, trong đó lấy xây

dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến

đấu của LLVT tỉnh.

Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng,

xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có

đạo đức, lối sống tốt, có năng lực trí tuệ và hoạt động thực tiễn. Tăng cường lãnh

đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị; xây dựng đội ngũ

cán bộ các cấp trong LLVT tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung

thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; có phẩm chất đạo đức cách mạng, ý

thức tổ chức kỷ luật nghiêm; có kiến thức, phương pháp, tác phong công tác tốt,

năng lực hoạt động thực tiễn; có sức khỏe, độ tuổi phù hợp; có số lượng và cơ cấu

hợp lý, đồng bộ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc giữa các thế hệ cán

bộ, đáp ứng sự phát triển về nhiệm vụ, tổ chức biên chế, trang bị vũ khí của

LLVT tỉnh trong thời kỳ mới. Đồng thời đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy

thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, xứng đáng

là lực lượng nòng cốt, trực tiếp xây dựng LLVT tỉnh về chính trị, tư tưởng. Ngăn

chặn có hiệu quả, xử lý kiên quyết mọi cán bộ, đảng viên quan liêu, tham nhũng,

lãng phí, sống buông thả, vi phạm tư cách đảng viên nhằm giữ nghiêm lỷ luật

Đảng, kỷ luật Quân đội.

24

Ba là, tiếp tục củng cố, ổn định tổ chức biên chế quân đội thời bình theo

kế hoạch, bảo đảm tinh gọn, mạnh, cơ động nhanh, SSCĐ cao; không ngừng

chăm lo nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng SSCĐ của bộ đội

thường trực, dân quân tự vệ và dự bị động viên. Tiếp tục củng cố, ổn định tổ

chức biên chế bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo kế hoạch tổ chức quân đội

thời bình, bảo đảm tinh gọn, mạnh, cơ động nhanh, SSCĐ cao. Thực hiện đồng

bộ các giải pháp, nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ SSCĐ của LLVT tỉnh,

bảo đảm đủ khả năng làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và

xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị chủ

lực tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện theo phương

châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc”; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu,

sát với yêu cầu nhiệm vụ, tình huống, thực tế chiến đấu và tổ chức biên chế, địa

bàn hoạt động của từng đơn vị, nhất là huấn luyện bộ đội giỏi tác chiến bằng vũ

khí, trang bị hiện có trong biên chế và khi được tăng cường binh khí kỹ thuật,

tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xây dựng lực

lượng DQTV bảo đảm “vững mạnh, rộng khắp”, có số lượng hợp lý, quy mô tổ

chức phù hợp với từng loại hình cơ sở. Cơ quan quân sự các cấp, các đơn vị

được giao tiếp nhận huấn luyện lực lượng dự bị động viên cần làm tốt công tác

đăng ký, phúc tra, tổ chức gọi động viên; coi trọng nâng cao chất lượng huấn

luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp, sẵn sàng huy động khi có nhu cầu.

Bốn là, tăng cường các biện pháp phòng thủ SSCĐ, phối hợp với các lực

lượng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn, xử lý

các tình huống không để địch tạo cớ can thiệp. Duy trì nghiêm chế độ SSCĐ ở

các cấp; tăng cường các biện pháp theo dõi, nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ

đoạn chống phá của các thế lực thù địch, chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp chủ

động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với

các lực lượng công an, biên phòng kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống xảy

ra, không để bị động bất ngờ và mắc mưu địch để chúng tạo cớ can thiệp; đồng

thời thường xuyên rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn kiện SSCĐ, kế

hoạch phòng chống bão lụt, tìm kiếm, cứu nạn, cháy nổ, cháy rừng; tăng cường

tổ chức huấn luyện, diễn tập theo phương án, nâng cao trình độ SSCĐ và khả

năng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đủ khả năng hoàn

thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, đặc biệt là trên tuyến biên giới, bảo vệ

vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội

trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội,

góp phần cùng toàn quân và cả nước xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm là, phát huy tinh thần “độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, sáng

tạo” chuẩn bị cơ sở vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực hiện

nhiệm vụ của LLVT tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Ngành Hậu

cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” và Cuộc vận động “Quản lý, khai thác

vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”.

Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động để cổ vũ, động viên cán

bộ, chiến sĩ nỗ lực, khắc phục khó khăn, đề cao ý thức cần, kiệm, tự lực, tự

25

cường, tinh thần trách nhiệm, không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật,

tích cực tham mưu xây dựng thế trận hậu cần trong khu vực phòng thủ, bảo đảm

tốt hậu cần cho nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất và chuẩn bị hậu cần khi có tình

huống; đồng thời khắc phục những hạn chế, phát huy cao nhất tính năng tác

dụng, hiệu quả, làm tăng thời gian sử dụng, khả năng thích nghi với thời tiết, địa

hình của vũ khí, trang bị kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu huấn luyện, công tác, xây

dựng chính quy, sẵn sàng chiến đấu… Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tăng gia

sản xuất, làm kinh tế có hiệu quả, đúng hướng, đúng pháp luật và qui định của

Quân đội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội, xây dựng cơ

quan, đơn vị có môi trường văn hoá lành mạnh, nếp sống văn minh, chính quy,

sẵn sàng chiến đấu cao.

72 năm qua, một chặng đường với biết bao thách thức, khó khăn gian khổ;

dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà trực tiếp là Đảng ủy -

Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chăm sóc, nuôi dưỡng đùm

bọc của nhân dân trên địa bàn; với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi của các

thế hệ cán bộ, chiến sĩ, LLVT tỉnh đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh,

cùng quân dân cả nước đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân

Pháp, đế quốc Mỹ, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và làm tròn

nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của

các thế lực thù địch, phản động, giữ vững ổn định chính trị, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đẩy mạnh huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy,

tham gia phát triển kinh tế xã hội. Kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống là dịp để

mỗi cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh ôn lại lịch sử vẻ vang, truyền thống tốt đẹp,

những chiến công oanh liệt, những tấm gương hy sinh cao cả. Qua đó, khơi dậy

niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí

quật cường, ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn thử thách; nguyện ra

sức phấn đấu xây dựng, củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, xây dựng thế

trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực

phòng thủ của tỉnh, huyện trên địa bàn, xây dựng LLVT tỉnh theo hướng cách

mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

trong thời kỳ mới, góp phần cùng quân dân cả nước xây dựng thành công chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH GIA LAI