BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

13
BÀI THI TÌM HIỂU “ 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG LLVT ĐỒNG NAI” Trường: THPT Xuân Lộc Lớp 10C4 Họ và tên: Nguyễn Thụy Thảo Vy Câu 1: Nêu sự kiện và ý nghĩa ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Đồng Nai, những phần thưởng cao quí qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành Trả lời: Trước Cách mạng tháng 8-1945, các tổ chức đấu tranh vũ trang ở Đồng Nai đã hình thành. Tiêu biểu như Đội Xích Vệ trong cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng (năm 1930) và Đội vũ trang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Những tổ chức này đã góp phần rất lớn cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng tháng 8-1945 vang dội, giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Sau ngày thực dân Pháp tái chiếm Biên Hòa (24-10- 1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở Đồng Nai lần lượt hình thành các tổ chức vũ trang như: Trại du kích Bình Đa - Vĩnh Cửu, Quân giải phóng quận Châu Thành, Long Thành và Biên Hòa. Đầu năm

Transcript of BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

Page 1: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

BÀI THI TÌM HI UỂ

“ 65 NĂM L CH S V VANG LLVT Đ NG NAI”Ị Ử Ẻ Ồ

Trường: THPT Xuân Lộc

Lớp 10C4

Họ và tên: Nguyễn Thụy Thảo Vy

Câu 1: Nêu sự kiện và ý nghĩa ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Đồng Nai, những phần thưởng cao quí qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Trả lời: Trước Cách mạng tháng 8-1945, các tổ chức đấu tranh vũ trang ở Đồng Nai đã hình thành. Tiêu biểu như Đội Xích Vệ trong cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng (năm 1930) và Đội vũ trang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Những tổ chức này đã góp phần rất lớn cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng tháng 8-1945 vang dội, giành lại độc lập tự do cho nước nhà.

Sau ngày thực dân Pháp tái chiếm Biên Hòa (24-10-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở Đồng Nai lần lượt hình thành các tổ chức vũ trang như: Trại du kích Bình Đa - Vĩnh Cửu, Quân giải phóng quận Châu Thành, Long Thành và Biên Hòa. Đầu năm 1946, các lực lượng vũ trang trên thống nhất lại và thành lập Chi đội 10 Biên Hòa do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng. Tuy nhiên,

vào thời điểm ấy, các tổ chức vũ trang tồn tại trong tình trạng thiếu sự thống nhất về tổ chức và hệ thống lãnh đạo, chỉ huy; lực lượng vũ trang chưa được đưa vào guồng máy kháng chiến chung do Đảng lãnh đạo. Mãi đến tháng 5-1946 (sau này được xác định là ngày 15-5-1946), tại hội nghị Cù lao Vịt và hội nghị Xóm Đèn (thuộc xã Tân Hòa, quận Tân Uyên), Tỉnh ủy Biên Hòa triệu tập hội nghị quân sự toàn tỉnh, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang và lấy tên là Vệ quốc

Page 2: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

đoàn Biên Hòa - tiền thân của lực lượng vũ trang Đồng Nai ngày nay và xây dựng Chiến khu Đ thành căn cứ kháng chiến của tỉnh.

Vì vậy sự kiện ngày 15/5/1946 đã đánh dấu sự ra đời của Lực lương vũ trang tỉnh Đồng Nai. Căn cứ vào quyết định 159/2007/QĐ-BQP ngày 29/10/2007 của Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy chế ngày truyền thống và các hoạt động kỉ niệm nhân ngày truyền thống của Quân đội và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam. Dựa vào các cứ liệu lịch sử về quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai; tầm quan trọng của Hội nghị Quân sự toàn tỉnh Biên Hòa( 15 tháng 5 năm 1946, tại Xóm Đèn, xã Tân Hòa, quận Tân Uyên). Đến ngày 16/11/2009 Bộ Tư lệnh quân khu 7 đã ra quyết định số 1672/QĐ-BTL lấy ngày 15/5/1946 là ngày truyền thống của Lực lương vũ trang tỉnh Đồng Nai. Và đến nay năm 2011 Lực lương vũ trang Đồng Nai đã tròn 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Kể từ khi các lực lượng vũ trang tỉnh có sự lãnh đạo tập trung, toàn diện của Đảng nên đã không ngừng lớn mạnh. Đầu năm 1948 đến cuối năm 1949, Chi đội 10 Biên Hòa lần lượt chuyển thành Trung đoàn 310, liên Trung đoàn 310-301. Tháng 5-1951, lực lượng vũ trang tỉnh được tổ chức lại thành Tiểu đoàn 303, các đại đội độc lập, các huyện đội và du kích các xã. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đầu năm 1956, Đội vũ trang tỉnh Biên Hòa được thành lập. Tiếp theo từ các năm 1957-1965, trên địa bàn tỉnh thành lập thêm các đơn vị Đại đội: 50, 250, 308, 240 (về sau phát triển thành Tiểu đoàn 240); Đội vũ trang Long Khánh; các trung đội địa phương của các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và Thị đội Đặc công U1 Biên Hòa.

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang Đồng Nai không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế. Những địa danh lịch sử, văn hóa của Đồng Nai ngày nay còn in đậm những chiến công của lực lượng vũ trang tỉnh nhà như các trận chiến thắng: Gia Huynh, Trảng Bom, Bảo Chánh, Bàu Cá... Trong đó, đỉnh cao là chiến thắng La Ngà vào ngày 1-4-1948 - trận đánh

Page 3: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

giao thông lớn nhất trong thời kỳ chống Pháp, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Và đặc biệt, trận đánh đặc công tiêu diệt tháp canh cầu Bà Kiên là trận mở đầu cho sự hình thành và phát triển bộ đội đặc công của Quân đội nhân dân Việt Nam. Rồi trận đánh vào Tổng kho liên hợp quân sự Long Bình, sân bay Biên Hòa của ngụy trong thời kỳ chống Mỹ... đã tô điểm thêm cho những chiến công của lực lượng vũ trang Đồng Nai.

Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp kháng chiến, Lực lượng vũ trang Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và được nhân dân che chở, nuôi dưỡng, đã lần lượt hình thành và gắn liền với các phong trào Cách mạng của nhân dân, gắn liền với từng bước đi của lịch sử miền Đông, lịch sử dân tộc. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, qua 20 năm kháng chiến vì nền độc lập Lực lương vũ trang Đồng Nai đảm nhiệm vai trò nồng cốt trong việc bảo vệ căn cứ (chiến khu D, chiến khu Rừng Sác), là lực lượng chủ lực trong phong trào cách mạng của nhân dân các vùng nông thôn, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Kế thừa truyền thống vẻ vang đó, sau ngày đất nước thống nhất, lực lượng vũ trang Đồng Nai tiếp tục đi đầu trong việc đấu tranh triệt phá nhiều tổ chức phản động, tổ chức rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất, xây dựng cuộc sống mới. Năm 1977, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam bùng nổ, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Đồng Nai lên

đường chiến đấu bảo vệ vũng chắc biên giới và làm tròn nhiệm vụ quốc tế.

Sau chiến thắng 30/4/1975, hơn 30 năm ngày miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất Lực lượng vũ trang Đồng Nai vẫn là lực lượng nòng cốt phong trào bảo vệ an ninh chính trị, giữ vững sự ổn định trên địa bàn tỉnh; tích cực truy quét, diệt và bắt bọn tàn quân, bọn phản động chống phá Cách mạng, là công cụ sắc bén của Đảng, bảo vệ chính quyền Cách mạng, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vững mạnh về mọi mặt , sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

Page 4: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

Trong giai đoạn đất nước hòa bình và hội nhập quốc tế, lực lượng vũ trang Đồng Nai đã không ngừng rèn luyện sẵn sàng chiến đấu, tập trung xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đủ sức bảo vệ địa phương, Tổ quốc trong mọi tình huống. Với chức năng được giao, lực lượng vũ trang tỉnh nhà còn chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chính quyền các địa phương triển khai thực hiện tốt các mặt công tác quân sự địa phương, kết hợp tốt phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang tỉnh cũng đã chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên phù hợp với tình hình thực tế địa phương, nâng cao chất lượng huấn luyện, chiến đấu cho lực lượng này sát với địa bàn và điều kiện vũ khí trang bị, sẵn sàng nhận lãnh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống. Lực lượng vũ trang Đồng Nai suốt hơn nửa thế kỉ qua vẫn luôn giữ vững truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống quê hương “Miền Đông gian lao mà anh hùng”.

Với những đóng góp to lớn đó, Lực lượng vũ trang Đồng Nai đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

Tập thể: - 1 Huân chương Sao vàng- 13 Huân chương Thành đồng hạng

nhất, nhì, ba- 1 Huân chương Quân công hạng nhất- 26 Huân chương Giải phóng hạng

nhất, nhì , ba- 1 Cờ thưởng của Bộ Quốc Phòng- 46 đơn vị được tặng thưởng danh

hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân

Cá nhân:- 8 Huân chương Độc Lập - 149 Huân chương Quân công (các hạng)- 143 Huân chương Quân kỳ quyết thắng- 4 491 Huân chương Chiến công (các hạng)

Page 5: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

- 36 Huân chương Chiến công giải phóng- 18 199 Huân chương Chiến sĩ giải phóng- 258 Huân chương, Huy chương Chiến thắng- 5 704 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (các hạng)- 1 706 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc- 1 050 Huân chương Hữu nghị- 289 Bà mẹ Việt nam Anh hùng- 22 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Câu 2: Hãy nêu 10 trận đánh tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ trên địa bàn Đồng Nai.

Trả lời: Các trận đánh tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ trên địa bàn Đồng Nai là :

1. Chiến thắng La Ngà:- Ngày 1/4/1948, đoạn đường từ cầu La Ngà đến huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, tiêu diệt được 59 xe các loại, 150 lính và 25 sĩ quan Pháp, trong đó có Đại tá Patruit, tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương; Đại tá Sérigné, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 13 quân lê dương Pháp...2. Chiến thắng Sân bay Biên Hòa:- Đêm 30 rạng sáng ngày 31/10/1964, Sân bay Biên Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Thiêu hủy 59 chiếc máy bay, trong đó có 21 chiếc B.57; 01 chiếc U 2; 11 chiếc AD 6; 01 kho đạn pháo 105 ly; 01 kho xăng, 18 trại lính, 293 tên giặc lái và chuyên viên kỹ thuật cao cấp của Mỹ bị

diệt.3. Trận đánh Nhà Xanh:- Thời gian: ngày 7/7/1959, Nhà Xanh, phường Thống Nhất, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.4. Chiến dịch Xuân Lộc- Từ ngày 9 đến ngày 21/4/1975, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, gây nhiều thiệt hại nặng cho địch, hàng chục xe tăng, hằng trăm Việt Cộng bị tiêu diệt.5. Trận đánh Tháp canh, Cầu Bà Kiên:- đêm 22 rạng sáng 23-3-1950, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân

Page 6: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

Uyên, tỉnh Bình Dương).6. Giải phóng Tân Phú – Định Quán:- ngày 20/3/1975, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, thu 50 súng các loại, đồn 125 bị diệt, xã 125 được giải phóng.7. Chiến thắng Tổng kho hậu cần Long Bình:- ngày 28/10/1966, phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai8. Chiến thắng Trảng Bom - Biên Hòa:- ngày 20/7/1951, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.9. Đồng khởi- Ngày 16 tháng 3 năm 1961 tại Thị xã Biên Hòa10. Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài:- Là một trận đánh do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam diễn ra vào 10 đến 11 tháng 6năm 194511. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân 1968 - Do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy diễn ra mạnh mẽ tại tỉnh Biên Hòa.

12. Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc- Là chiến dịch quyết định giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam cộng hòa trước cửa ngõ Sài Gòn trong Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975. Chiến dịch diễn ra vào khoảng 9/4/1975 - 22/4/1975

Câu 3: Chọn viết 1 trong 2 câu sau:

- Viết cảm nghĩ không quá 500 từ về đồng chí Huỳnh Văn Nghệ người chỉ huy trưởng đầu tiên sau khi hợp nhất LLVT Đồng Nai?

- Viết cảm nghĩ không quá 500 từ về hình ảnh người chiến sỹ LLVT Đồng Nai hôm nay và hôm qua?

Trả lời:

Page 7: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

Trong số chúng ta, những người con của nước Việt –có chút học hành dù chỉ loáng thoáng thi thư sách vở , có mấy ai không từng nghe, từng đọc ít nhất vài lần câu thơ :Ai đi về Bắc ta theo với Thăm lại non sông giống Lạc –HồngTừ thuở mang gươm đi mở cõiNgàn năm thương nhớ đất Thăng long.Những vần thơ hào sảng mà tha thiết tình non nước cứ vang vang trong tâm tưởng người đọc tạo ra những cảm xúc vừa hùng tráng , vừa tha thiết như tan vào dòng máu đang cuộn chảy trong tim những người VN đầy lòng tự tôn dân tộc. Lúc sinh thời, nhà hoạt động chính trị-nhà văn-nhà nghiên cứu văn hóa Trần bạch Đằng đã từng thốt lên:’’Không còn nghi ngờ gì nữa, đây có thể gọi là những câu THƠ THẦN-TUYỆT BÚT của thời đại !’’.

Những câu thơ ‘’thần’’ đó chính là một đoạn trích bài thơ ‘’NHỚ BẮC’’ của HUỲNH VĂN NGHỆ một nhà thơ –chiến sĩ sinh ra tại NAM BỘ .Một nhà thơ mặc áo lính có cuộc đời rất đặc biệt và mặc dù sau này chỉ mang quân hàm thượng tá Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng được nhân dân miền đông Nam bộ mến mộ vinh danh là ‘’thi tướng rừng xanh’’!

Ông sinh tại làng Tân Tịch, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) năm 1914. Sau khi học xong sơ học ở trường Pétrus Ký, Ông bắt đầu tìm đến với cách mạng. Khi khởi nghĩa Nam Kỳ bị thất bại, thực dân Pháp đàn áp dã man người yêu nước, ông qua Thái Lan và tham gia phong trào cách mạng của Việt kiều. Giữa thập kỷ 1940, ông trở lại Sài Gòn và tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Khi Nam Bộ kháng chiến nổ ra, ông tập hợp lực lượng, lập chiến khu, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn, rồi làm Tư lệnh khu VII Đây chính là thời kì tiếng tăm ''thi- tướng rừng xanh'' của ông vang danh lừng lẫy .Tướng BẢY VIỄN thủ lĩnh nhóm Bình xuyên - ngày đó còn theo C.M kháng chiến, mặc dù nổi tiếng anh hùng kiểu lục lâm -thảo khấu cũng vô cùng kính nể Ông . Năm 1953(Không phải tập kết năm 1954 như rất nhiều tài liệu đã viết) Ông được điều ra Bắc học tập và được bổ nhiệm chức vụ phó thủ trưởng Cục Quân huấn với quân hàm thượng tá, sau đó chuyển ngành qua Bộ Lâm nghiệp. Năm 1965 ông lại trở về

Page 8: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

chiến trường Miền nam với cương vị Trưởng ban hậu cứ TW Cục , phó ban kinh tài Miền. Đầu năm 1975, ông tham gia trong đoàn quân chiên thắng trở lại Sài Gòn - Gia Định, thành phố đã hằn dấu chân tuổi trẻ của ông trong những ngày sóng gió.Với hàm thứ trưởng bộ lâm nghiệp, Ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1977.(Theo: Nhân vật lịch sử Huỳnh văn Nghệ)Di sản văn nghệ của ông không nhiều nhưng chỉ riêng với những dòng thơ trong bài thơ “Nhớ Bắc” cũng đủ để tên tuổi của ông sống với nhiều thế hệ người Việt Nam - trong đó có quân dân miền Đông Nam Bộ gian lao mà anh dũng. Những

trang văn - thơ của HUỲNH VĂN NGHỆ, thấm đẫm tình cảm của một nhà thơ - chiến sĩ - đối với xã hội, về cuộc đời và với quê hương, với bạn bè, đồng chí. Tấm lòng ông là tiêu biểu của những tấm lòng của người đi mở cõi - vẫn ngời rạng cùng đất miền Đông, cùng Nam Bộ thành

đồng.Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài năng, kiên cường với cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, vẻ vang mà còn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết trong các hoạt động báo chí, văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là ở lĩnh vực thơ ca. Qua các tác phẩm của ông, người đọc có thể hiểu thêm về quê hương, gia đình, cuộc đời binh nghiệp, văn nghiệp của ông, về cuộc chiến đấu gian khổ, trường kỳ, oanh liệt của nhân dân miền Đông Nam Bộ. Cuộc đời HUỲNH VĂN NGHỆ là cuộc đời của một con người văn võ toàn tài , anh hùng hào sảng .Thơ và con người ông mang đậm tố chất rất đặc trưng của đất phương NAM phóng khoáng hào hùng !Tố chất đặc trưng của CON NGƯỜI NAM BỘ gân guốc ngang tàng nhưng chứa chan tình nghĩa! Xung quanh HUỲNH VĂN NGHỆ được phủ trùm ánh hào quang như huyền thoại của nhiều câu chuyện làm thơ và đánh giặc .Ông tới đâu thì nhân dân và chiến sĩ hân hoan chào đón ! Ông tới đâu thì kẻ thù kinh sợ nể phục coi chừng ! Con người chiến sĩ CM của ông thấp thoáng hình ảnh anh hùng Lương sơn bạc !Thơ của ông giản dị mà hào sảng nhưng chất trữ tình cứ sáng lên lấp lánh. Đâu phải ngẫu nhiên mà nhân dân vùng kháng chiến miền

Page 9: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

ĐÔNG đã yêu mến đặt cho ông cái danh :” thi tướng rừng xanh”!Bài thơ ‘’NHỚ BẮC’’ của ông , theo những nghiên cứu gần đây cho ta thấy, ông viết vào khoảng năm 1940 (chép sổ tay cá nhân) và sau đó hoàn thiện thêm vào năm 1944 (chép sổ tay tặng một người bạn) và lần đầu được in, phát hành năm 1946 tại chiến khu

Có một giai thoại về HUỲNH VĂN NGHỆ liên quan đến bài thơ NHỚ BẮC như sau : Sau Hiệp định sơ bộ 9-3-1946, thực dân Pháp mưu sâu kế hiểm, chúng đề nghị mở một cuộc họp Pháp - Việt ở Thiên Ân (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu) Biên Hòa. Trưởng Khu 7 lúc bấy giờ là Tướng Nguyễn Bình cử một phái đoàn đại biểu của Khu đi dự họp. Ðoàn gồm bốn người: Giáo sư Lê Ðình Chi, Giáo sư Phạm Thiều, ông Võ Bá Nhạc và ông Huỳnh Văn Nghệ. Tại cuộc họp, viên đại tá Pheo-lơ - Chỉ huy trưởng quân đội Pháp ở Ðông Nam Bộ gặp HUỲNH VĂN NGHỆ, biết ông là tác giả bài "Nhớ Bắc" liền hỏi:- Ông là người bắc?- HUỲNH VĂN NGHỆ thản nhiên gật đầu.Ðại tá Pheo-lơ trợn mắt ngạc nhiên hỏi lại:-Vraiment, vous êtes Tonkinois?(Có thật ông là người bắc?)HUỲNH VĂN NGHỆ từ tốn khẳng định:Oui! Je suis Tonkinois... mais depuis trois cent ans!(Ðúng vậy, tôi là người BẮC.., nhưng từ hơn 300 năm trước !).Câu trả lời của HUỲNH VĂN NGHỆ rất khôn khéo và cũng rất thâm trầm, đồng thời làm tôn vinh bài thơ Nhớ Bắc của mình... và lại rất... "văn nghệ".(Theo ‘’Sóng nước cửu long’-NXB Đồng nai)’Bài thơ không dài, nhưng âm hưởng hào hùng da diết của nó đem lại trong lòng chúng ta thật đặc biệt khó mà diễn đạt hết .Nỗi lòng nhớ BẮC nhớ Thăng long của tác giả chính là nỗi nhớ nguyên sơ tiềm ẩn trong tâm thức con người Nam bộ hướng về cội nguồn, hướng về đất tổ , hướng về chiếc nôi sinh ra dân tộc mà những người con đất Việt từ đó ra đi hơn 300 trăm năm tìm đường ‘’mở cõi’’.Với bao thăng trầm: vinh quang cùng cay đắng , oanh liệt và bi tráng để có non nước VIỆT hôm nay. Bài thơ đó thật xứng đáng để ta kết luận : "Nhớ Bắc" là một thi phẩm trữ tình và cảm động của một nhà thơ yêu nước văn võ song toàn. Điều khiến ta trân trọng, tâm phục ở HUỲNH VĂN NGHỆ là ông đã trải lòng ra với một tình cảm vô cùng cao đẹp - Lòng chung thuỷ với cội nguồn thể hiện qua tình cảm Bắc -Nam ruột thịt. Ta đinh ninh phẩm chất quí giá này sẽ được minh chứng cụ thể ở mọi người dân Việt Nam dòng giống Lạc Hồng, không chỉ trong quá khứ mà đến cả muôn sau như tâm sự, ước mong của “Thi tướng rừng xanh”.Bài thơ "Nhớ Bắc" của HUỲNH VĂN NGHỆ chắc chắn và mãi mãi sẽ là Bài ca

Page 10: BÀI THI TÌM HIỂU 65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG llvt ĐỒNG NAI

"Nhớ Bắc", một “Bài ca không quên” mà giai điệu tuyệt vời của nó ắt còn vang vọng không dứt qua thời gian và không gian trên đất nước Tiên-Rồng.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông là Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp miền Nam, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Ngày 5/3/1977, ông mất tại Bệnh viện Thống Nhất sau thời gian lâm bệnh nặng, thọ 63 tuổi.

Một Huỳnh Văn Nghệ mưu lược, văn võ song toàn, xông pha trận mạc làm quân thù nghe danh bạt vía kinh hồn nhưng đồng chí, đồng bào, đồng đội luôn hướng về ông với sự ngưỡng mộ, cảm phục, và trìu mến gọi ông với cái tên thân thiết: anh Tám Nghệ. Cuộc đời Huỳnh Văn Nghệ đã khắc họa trong lòng nhân dân Nam Bộ một hình ảnh tuyệt đẹp của - Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ.