MẬT TÔNG CĂN BẢN - thientinhmat.com · KHÓA 2015 HT THÍCH ... của Mật pháp ví như...

Post on 14-Apr-2018

237 views 8 download

Transcript of MẬT TÔNG CĂN BẢN - thientinhmat.com · KHÓA 2015 HT THÍCH ... của Mật pháp ví như...

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY

MẬT TÔNG

CĂN BẢN KHÓA 2015

HT THÍCH NHẬT QUANG

CHÙA LONG PHƯỚC, THÁNG 1/2015

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Trang 2 / 34

Bài 1: Lời khai thị pháp môn Thiền - Tịnh - Mật

I.Quá trình giáo hóa chúng sanh và thực trạng thời mạt pháp:

Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni ra đời nhằm mục đích giáo hóa chúng sanh từ mê lầm đến giác ngộ, từ sanh tử khổ đau đến chổ an vui giải thoát.

Suốt quãng đường đời độ sanh của Ngài, Ngài phương tiện nói ra rất nhiều pháp môn (84.000 pháp môn) mà chúng sanh từ vô lượng kiếp mãi lầm đường mê chấp trôi lăn trong 3 nẻo 6 đường

chịu nhiều thống khổ.

Trên lịch trình giáo hóa, Ngài dùng mọi phương chước phù hợp: khế lý, khế cơ; tiểu thừa, trung thừa, đại thừa; tùy theo căn cơ trình độ của chúng sanh. Pháp môn phương tiện ấy không những

thích nghi tại thời điểm đó mà vẫn thích nghi cho thời mạt pháp sau này. Thời mà văn minh khoa học vật chất luôn dụ dẫn cuốn hút tâm địa con người chạy theo vật chất không phút giây dừng

nghĩ, căn tánh trở thành si mê đần độn; tham vọng, móng khởi luôn bừng cháy. Thậm chí khi tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật, cúng Phật lòng tham vọng mong cầu lợi dưỡng cũng biến thành sự trao đổi qua lại 2 chiều. Nói xa hơn lòng tham muốn “Trực chỉ chơn tâm, thấy tánh thành Phật”,

tâm ham muốn niệm Phật mau được vãng sanh Tịnh độ, lúc trì chú cũng mong 1 vạn biến để đạt thành tựu sở nguyện v/v..Tóm lại, giữa tánh năng và sở chưa vắng lặng làm sao kiến tánh thành

Phật, làm sao trở về Di Đà tự tánh, làm sao nhiếp hộ của chư Phật và các chúng bộ thần. Do tâm bệnh của chúng sanh quá nhiều nên đức Phật định chế ra nhiều pháp môn để trị tâm bệnh ấy.

Trang 3 / 34

II.Tâm pháp của Thiền – Tịnh – Mật :

Trên phương diện tu trì của hành giả hiện nay, riêng về Việt Nam có 3 pháp môn chính yếu: 1 là Thiền tông, 2 là Tịnh độ tông, 3 là Mật tông

Pháp môn Tịnh độ (niệm Phật): 1 trong 3 pháp môn trên, là pháp môn xét ra rất dễ tu và ai ai

cũng biết, câu Nam mô A Di Đà Phật, từ già đến trẻ, từ bình dân đến tri thức, từ chánh tín đến mê tín, ai cũng biết và dùng câu A Di Đà Phật v/v..và có ảnh hưởng rất lớn đến người Việt chúng ta. Đấy chỉ trên phương diện hình thức. Còn niệm Phật để trở về với Di Đà tự tánh,…vấn đề này

hành giả cần nắm rõ tâm pháp niệm Phật để đạt kết quả, hành giả phải trải qua khóa học và được ấn ký của vị minh sư (Tịnh độ sư) để trong lúc tu tập có gặp chướng duyên gì, mau mau trình

bạch lên vị minh sư để được hướng dẫn,…

Pháp môn Thiền tông: Thiền tông của Phật giáo Việt Nam, ảnh hưởng khá sâu đậm trong lòng dân tộc. Trên phương diện hình thức là cách xưng gọi trong chùa chiền Phật giáo như Thiền môn, chốn am Thiền, cửa Thiền, nhà Thiền, v/v..(chốn tịch mịch). Nhưng đứng về ứng dụng

pháp môn Thiền hầu như pha trộn trong pháp môn Tịnh độ, còn chuyên thẳng về Thiền hầu như bị phôi pha khoảng 2,3 thế kỷ trước đây. Thứ 1, hoàn cảnh chiến tranh khói lửa, bom đạn, chạy

giặc,..Thứ 2 cao trào văn minh vật chất lan tỏa qua các nước nghèo đói, lạc hậu v/v..Sau chiến tranh, áp lực kinh tế đã khiến thầy trò lo nhiều về khôi phục kinh tế, khôi phục chùa chiền nên pháp môn Thiền đã không đủ duyên để an tâm truyền thừa, mở lớp giảng dạy, khai thị, thoại đầu,

thị quán, công án,..từ đó tâm pháp Thiền tông bị nhạt nhòa gần như mất gốc. Tuy nhiên, cũng có khi căn cơ khế ngộ giữa thầy và đệ tử vẫn được truyền thừa. Như Tịnh độ nói trên, thiếu Thiền

sư dẫn đạo.

Pháp môn Mật tông: Riêng về Mật tông không ảnh hưởng nhiều trong Phật giáo Việt Nam. Có chăng chỉ 1 số thần chú, ấn khuyết và mẫu án tự,..để ứng dụng cho đàn pháp cần thiết. Pháp đàn trên hầu hết nằm trong Mật tông chính thống do chư Phật, chư Bồ Tát nói ra nằm rải rác trong

các Kinh tạng. Chư tổ nương đấy mà truyền thừa và kế tục đến nay. Riêng về Mật sư tu chứng cũng có nhưng rất hiếm ví dụ: tổ Chi Cứng Lương, Khương Tăng Hội, Không Lộ Pháp Sư, Mật

Ứng Đại Sư, Linh Ứng Đại Sư,..Các Ngài nắm giữ tâm pháp Mật tông (chân ngôn tông) nhằm trợ duyên và hỗ trợ cho người tu hành thẳng tiến đường tu và thành đạt trong sự nghiệp của cuộc đời và từ đó mà dẫn dắt họ hộ trì chánh pháp. Tâm pháp Mật tông không truyền thừa rộng rãi nên

ít có ai trong giới tu hành nắm bắt 1 cách rõ ràng để chuyên tu pháp môn này. Vả lại pháp môn Mật tông dễ đưa hành giả vào đường thần Đạo, tăng trưởng ngả tướng, danh vị, quyền lợi và tình

cảm. Nên chư Tổ chọn người truyền trao. Ngoài ra chỉ ứng dụng trợ lực những pháp môn Thiền và tịnh để hành giả mau thằng tiến trên lộ trình giải thoát.

III.Phần tổng yếu:

Đa số trí giả, hành giả đặt vấn đề, tất cả các tông pháp của Đức Phật thuyết ra, chúng sinh nào có

duyên với pháp môn đó thì nương theo đó mà ứng dụng tu trì. Riêng về Phật giáo Việt Nam có 3 tông phái chính yếu, đó là Thiền – Tịnh – Mật được ứng dụng trong chốn Thiền gia cũng như hành giả tu tập hằng ngày. Nhưng tại sao không hành trì pháp môn nào cho ra pháp môn đó, mà

lại pha trộn 1 lần cả 2,3 pháp?

Trang 4 / 34

Thắc mắc nêu trên rất đúng nhưng 3 tông pháp được kết hợp để hành giả ứng dụng, có lẽ Chư Phật, Chư Tổ muốn cho chúng sanh trong thời mạt pháp nương theo đây mà hành trì với các lý do sau đây:

1.Thời Đức Phật còn tại thế, con người thuộc hàng lợi căn lợi trì, nên khi Phật thuyết ra (thoại

đầu, công án) họ ngộ ngay. Phật biết chúng sanh thời mạt pháp đa phần thuộc hàng độn căn, độn trí không thể nào “Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật” được. Phật vì thương chúng sanh và

cũng nhân nơi Vua Tần Bà Sa La, Phật giới thiệu cảnh giới Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà, cầu vãng sanh về cảnh giới Tịnh độ đó (Tịnh độ tông)

2.Suy luận: từ lòng từ bi của Đức Phật nhằm dẫn dắt chúng sanh từ bờ mê qua bờ giác

Thí dụ: 1 cây cầu độc mộc bắt qua sông để cho người từ bờ bên này sang bờ bên kia để cho

người đi tắt qua bờ giải thoát. Nhưng đối với người có đôi chân cứng cáp, rắn rỗi (hàng lợi căn) họ trực chỉ qua cầu 1 cách dễ dàng (cây cầu tượng trưng cho trực chỉ chơn tâm kiến tánh thành Phật)

Đức Phật biết chúng sanh thời mạt pháp (độn căn) như trẻ thơ mới biết đi chập chững, muốn từ

bờ bên đây qua cầu sang bờ bên kia..thử hỏi 10 em qua bờ bên kia được mấy em? Đức Phật phương tiện tra thêm 1 cây vịn để nương vịn qua cầu, cây vịn ấy là cây Tịnh độ. Vậy cầu là

nhiếp tâm, là trực chỉ, là chơn tâm. Nhiếp tâm (Thiền), niệm Phật (cây vịn Tịnh độ) thì 10 em sang bờ bên kia chắc chắn 80 – 90% sẽ qua được.

Thêm vào đó, 10 phương Chư Phật, Chư Bồ Tát và các bộ chúng Thiện Thần, tiếp nối lòng từ bi

của Phật lại phát nguyện: Nếu chúng sanh sau này, ai muốn cầu giải thoát 1 cách an tâm và mau lẹ hãy kêu đến tên tôi hoặc đọc lên thần chú này chúng tôi tức khắc đến trợ giúp cho người đó thành đạt ý nguyện,..

Phật, Bồ Tát, chúng bộ thần (Mật tông) là những người đã từng quen đi cầu độc mộc, đến nắm 1

tay trẻ thơ (hành giả) dẫn dắt qua cầu, tất nhiên kết quả trăm phần trăm. Tóm lại: nhiếp tâm (Thiền), niệm Phật (tịnh), trì chú (Mật). 3 pháp môn không lìa hở như: cầu, vịn và người nắm tay

dìu dắt.

IV.Phần thí dụ:

1.Mật tông trợ duyên như 1 phương tiện:

Mật tông là một năng lực nó chỉ có sức mạnh để trợ duyên ví dụ như xe máy, xe ô tô, máy bay,.. để đưa hành giả đi đến mục đích nhanh nhất. Nhưng nó lệ thuộc vào người điều khiển. Người

điều khiển ngay, đúng thì nó ngay, đúng. Còn người điều khiển vào gốc cây, hầm hố,..thì nó cũng đưa người và phương tiện vào hầm, sụp hố,..nên thường nói “Mật tông là con dao 2 lưỡi”, người chánh nó chánh, người tà nó tà. Hơn nữa trong Mật tông nó có nhiều bí pháp (Kim Cang

tạng) cơ cấu lại (thai tạng) trở thành năng lực của Mật pháp ví như chiếc xe, máy bay,..cấu tạo có nhiều bộ phận như: nơi chứa acquy điện, nhớt, xăng; bộ khởi động, kèn, xi nhan, thắng trước,

sau,..đòi hỏi người điều khiển phải rành rẽ mọi thao tác. Người tu trì Mật tông cũng vậy.

2.Thiền tông như người chủ điều khiển phương tiện:

Trang 5 / 34

Có xe tốt (Mật tông) nhưng quan trọng là người điều khiển lúc di hành, nếu không chánh tâm, nhiếp niệm, không chủ ý để tâm phóng túng, điên đảo vọng tưởng thì khó có thể đến mục đích như ý muốn mà luôn bị va quẹt, đâm vào cột đèn, sa xuống hố. Sự shú ý cẩn trọng nêu trên là

Thiền tông. Tâm pháp của Thiền là cục đá mồ côi, ổ gà, cành cây, cây đinh, sương mù, ảo giác,..tất cả là nội ma (ngũ ấm), ngoại ma (ngoại chướng) hành giả tu Thiền phải hiểu rõ và nắm

vững thì đường đến chân tâm kiến tánh (hay Tịnh độ) rất mau lẹ.

3.Tịnh độ như mục tiêu được xác định rõ ràng:

Chính yếu là Tịnh độ. Tịnh độ là điểm đến, là mục tiêu có định hướng, xe tốt, người điều khiển xe có nhiếp tâm nhưng mục tiêu đi về đâu? Đi về điểm chân tâm kiến tánh hay vãng sanh về cực

lạc của Phật A Di Đà hoặc giải thoát v/v..ít ra nó phải có định hướng rõ ràng, chứ lên xe chạy mà không biết đi đâu thì thử hỏi sẽ như thế nào? Tóm lại, Tịnh độ là 1 định hướng, là điểm đến. Nhưng từ khởi hành cho đến điểm đích; lộ trình ấy vô cùng phức tạp; không biết bao nhiêu ngã

rẻ; đèn xanh, đèn đỏ; ngỏ hẹp, ngỏ to, đường tốt, đường xấu. Những cái đó gọi là yếu chỉ tâm pháp Tịnh độ. Người giao thông trên đường đó không cẩn trọng cũng khó đạt đến mục tiêu.

V.Kết luận:

Thiền – Tịnh – Mật là cái kiềng (đỉnh) 3 chân, đều liên đới Mật thiết không thể thiếu được.

Trong Thiền phải có Tịnh độ, trong Tịnh độ phải có Thiền, Thiền – Tịnh cần phải có phương tiện hay gọi là năng lực, kiên trì mọi cần thiết của sức lực (Mật tông)

Nên Chư tổ thấy trong thời mạt pháp người tu hành cầu giải thoát cần đủ 3 pháp môn, nên định

chế nghi thức tụng niệm trong chốn Thiền gia vào thời kinh (tu trì) phải: Tịnh tam nghiệp – Tịnh pháp giới – Tịnh khẩu nghiệp chơn ngôn và tụng chú Đại bi,..đó là Mật tông. Xong mới tụng trì các phần Kinh Di Đà, pháp hoa,v/v..hình thức tụng trì ấy là Tịnh độ. Sau cùng, phải tụng bát nhã

tâm kinh (Thiền tông).Vậy 3 pháp có gắn kết với nhau không? Lìa 1 có đủ không?

Kính mong quý trí giả bình tâm xét kỹ lời khai thị này, nếu thấy phù hợp thì nương đấy làm hành trang tu tập.

(HT Thích Nhật Quang)

Đồng Tháp, ngày 14/1/2015

Trang 6 / 34

Bài 2: Các bài chú căn bản

1.CHÚ TRÊN GIƯỜNG BƯỚC XUỐNG ĐẤT

Tùng triêu dần đán trực chí mộ

Nhứt thiết chúng sanh tự hồi hộ

Nhược ư túc hạ tán kỳ hình

Nguyện nhử tức thời sanh

Án Dật đế luật ni tóa ha (3 lần)

Dịch nghĩa:

Từ sáng đến tối

Tất cả chúng sanh phải tự trốn tránh

Nếu đôi chân ta đạp nát thân hình

Nguyện cho các người liền sanh Tịnh độ

2. CHÚ BƯỚC ĐI

Nhược cử ư túc, đương nguyện chúng sanh

Xuất sanh tử hải, cụ chúng Thiện Pháp

Án Địa rị nhựt rị tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Dỡ chân bước đi cầu cho chúng sanh

Thoát biển sanh tử đủ các pháp lành

Trang 7 / 34

3. CHÚ ĐẠI TIỆN

Đại tiểu tiện thời, đương nguyện chúng sanh

Khí tham sân si, quyên trừ tội pháp.

Án Ngận lỗ đà da tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Khi đi đại tiện ,cầu cho chúng sanh

Bỏ tham sân si dứt hết các tội

4.CHÚ TIỂU TIỆN

Ngủ trược hổn uế

Khử trừ nghiệp căn

Kinh an khoái nhiên

Thân thể vô ngại

Án Định ma ba tra toá ha (3 lần)

Dịch nghĩa:

Năm trược ô uế

Lìa bỏ nghiệp căn

Nhẹ nhàng an lạc

Thân thể vô ngại

Trang 8 / 34

5. CHÚ RỬA TAY

Dĩ thủy quán chưởng, đương nguyện chúng sanh

Đắc thanh tịnh thủ, thọ trì Phật Pháp

Án Chủ ca ra da tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Dùng nước rửa tay cầu cho chúng sanh

Được tay thanh tịnh giữ gìn Phật pháp

6. CHÚ RỬA MẶT

Dĩ thủy tẩy diện, đương nguyện chúng sanh

Đắc tịnh pháp môn, vĩnh vô cấu nhiểm

Án Lam tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Dùng nước rửa mặt cầu cho chúng sanh

Được tịnh pháp môn, rằng không nhơ bợn

Trang 9 / 34

7. CHÚ XÚC MIỆNG

Thấu khẩu liên tâm tịnh

Dẫn thủy bá hoa hương

Tam nghiệp hằng thanh tịnh

Đồng Phật vãng Tây Phương

Án Hám án hản tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Xúc miệng lắng lòng sạch

Ngậm nước thơm trăm hoa

Ba nghiệp thường trong sạch

Đồng Phật qua Tây phương

Trang 10 / 34

8. CHÚ MẶC ÁO TRÀNG

Thiện tai giải thoát phục

Bát tra lễ sám y

Ngã kim đãnh đái thọ

Thế thế thế thường đắc phi.

Nam Mô Ca Sa Tràng Bồ Tát (3 lần).

Dịch nghĩa:

Lành thay mặc áo giải thoát

Áo bát tra rằng lễ sám

Con nay cuối đầu nhận

Đời đời đều mang mặc

9. CHÚ ĐỐT HƯƠNG

Hương yên kiết thể, thông xuất tam giới

Ngủ uẩn thanh tịnh, tam độc liểu nhiên

Án phúng ba tra tá hạ (3 lần).

Dịch nghĩa:

Khói hương kết quyện thông suốt ba cỏi

Năm uẩn thanh tịnh ba độc rủ sạch

Trang 11 / 34

10. CHÚ LÊN CHÁNH ĐIỆN

Nhược đắc kiến Phật

Đương nguyện chúng sanh

Đắc vô ngại nhản

Kiến nhứt thiết Phật

Án a mật lặc đế hống phấn tra (3 lần).

Dịch nghĩa:

Nếu được thấy Phật

Cầu cho chúng sanh

Được mắt vô ngại

Thấy tất cả Phật

11. CHÚ CẦM CHUỔI

Bồ Đề nhứt bá bát, diệt tội đẳng hà sa

Viễn ly tam đồ khổ, xích sắt biến liên hoa

Ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba

Dục thoát luân hồi lộ, tảo cấp niệm Di Đà

Nam mô Tây phương cực lạc Thế giới Đại từ Đại bi A DI ĐÀ PHẬT (3 lần).

Dịch nghĩa:

Bồ đề 108, diệt tiêu hà sa tội

Xa lìa khổ tam đồ, xích xiềng biến liên hoa

Sóng ái gợn lao xao, biển khổ gợn ba đào

Muốn thoát đường luân hồi, mau gấp niệm Di Đà

Trang 12 / 34

12. CHÚ QUÁN BÁT KHÔNG

Nhược kiến không bát, đương nguyện chúng sanh

Cứu cánh thanh tịnh, không vô phiền não

Nam mô Thanh tịnh pháp thân Tỳ lô giá na Phật

Dịch nghĩa:

Khi thấy chén không, cầu cho chúng sanh

Rốt ráo trong sạch dứt hết phiền não

13. CHÚ QUÁN BÁT ĐẦY

Nhược kiến mãn bát, đương nguyện chúng sanh

Cụ túc Thạnh mãn, nhứt thiết thiện pháp

Nam mô viên mãn báo thân lô xá Na Phật.

Dịch nghĩa:

Khi thấy chén đầy cầu cho chúng sanh

Đầy đủ sung túc tất cả thiện pháp

14. CHÚ CẦM ĐỦA

Chấp trì tịnh trợ, đương nguyện chúng sanh

Trợ khiêu nhứt thiết, vật đắc thanh lương

Nam mô Thanh lương Địa Bồ Tát (3 lần).

Dịch nghĩa:

Cầm nắm đôi đũa, cầu cho chúng sanh

Gấp trợ tất cả các món thanh lương

Trang 13 / 34

15. KỆ TAM ĐỀ

Nguyện đoạn nhứt thiết ác (miếng thứ nhứt)

Nguyện tu nhứt thiết thiện (miếng thứ hai)

Thệ độ nhứt thiết chúng sanh (miếng thứ ba)

Dịch nghĩa:

Nguyện đoạn các việc ác

Nguyện tu các việc lành

Nguyện độ tất cả chúng sanh

16. KỆ NGŨ QUÁN

Nhứt kế công đa thiểu lượng bỉ lai xứ

Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng

Tam phòng tâm ly quá tham đẳng vi tông

Tứ chánh sự hương dược vị liệu hình khô

Ngủ vi thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực.

Dịch nghĩa:

Một tính công nhiều ít so kia đem đến

Hai xét đức hạnh đủ thiếu thọ cúng

Ba gửi lòng không, bỡi nghiệp tham là gốc

Bốn sự ăn là liều thuốc trị bệnh đói gầy

Năm quyết tâm thành đạo nghiệp mới dùng cơm này

Trang 14 / 34

17. CHÚ TRIỂN BÁT

(Dâng bát ngang tráng)

Như Lai ứng lượng khí, ngả kim đắc phu triển

Nguyện cúng nhứt thiết chúng

Đẳng tam luân không tịch

Án tư mạ ma ni tóa ha (3 lần).

Dịch nghĩa:

Bưng bát của Như Lai

Ta nay được mở bày

Nguyện cúng tất cả chúng

Đạt đến tam luân không tịch

18. CHÚ TẨY BÁT

Dĩ thử Tẩy bát thủy, Như Thiên cam lồ vị

Thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bảo mãn.

Án ma hưu ra tất tóa ha (3 lần).

19. CHÚ XỈA RĂNG

Tước dương chi thời, đương nguyện chúng sanh

Kỳ tâm điều tịnh phệ chư phiền não

Án a mô dà di ma lệ nễ, phạ ca ra tăng du đà nễ, bát đầu ma cu ma ra nễ, phạ tăng du đà

da, đà ra, tố di ma lê tá phạ hạ (3 lần).

Trang 15 / 34

20. CHÚ UỐNG NƯỚC

Phật quán nhứt bát thủy

Bát vạn tứ thiên trùng

Nhược bất trì thử chú

Như thực chúng sanh nhục.

Án phạ tất ba ra ma ni tóa ha (3 lần).

21. CHÚ ĐI NGỦ

Dĩ thời tẩm tức, đương nguyện chúng sanh

Thân đắc an ổn, tâm vô loạn động

Nam mô định tâm Vương Bồ Tát (3 lần).

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT (đến khi ngủ quên)./.

22. CUNG THỈNH TAM BẢO TÔN

Kiến Phật tướng hảo đương nguyện chúng sanh

Thành tựu Phật thân chứng vô tướng pháp

Án mâu ni, tam mâu ni, tát phạ hạ./.

23. CUNG THỈNH CHƯ TÔN HỒI QUY BẢN VỊ

Hồi hướng nhân duyên tam thế Phật

Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Tự Tại

Chư tôn, Bồ tát Ma ha tát

Ma ha bát nhã ba la mật

Cung thỉnh chư tôn hồi quy bản vị

24. CHÚ DÂNG HƯƠNG

Ngàn màng nghìn phố lố mò hò bót lai, ngàn màng nghìn ngàn khiếm ngàn khì, quây mò

này khía, quầy mo nì khì, ngàn khúc khích, hùng hùng hùng, phấn phấn phấn, tóa ha

Trang 16 / 34

25. CHÚ TẮM GỘI

Tẩy dục thân thể đương nguyện chúng sanh

Thân tâm vô khấu nội ngoại quan khiết

Án bạt chiếc ra, não ka tra tóa ha./.

26.BÀI KỆ ĐĂNG BẢO TỌA

Bảo tọa cao cao vô ngại

Thượng hữu thiên thùy bảo cái

Ngả kim đăng đài chánh tọa

Bất chuyển tâm an tánh định

Nam mô Đăng Bảo Tọa Bồ Tát (3L)

Trang 17 / 34

Bài 3: Những điều căn bản cho hành giả tu trì Mật Tông

Chơn tâm được bao bọc dày đặc bởi ngũ uẩn và màng vô minh từ vô thỉ kiếp

I. Phá màng vô minh khởi đầu bằng việc dứt trừ tham vọng:

Tham lam và móng tưởng của con người là lớn nhất, hầu như ai ai cũng có tâm tham vọng mong cầu vật chất mọi thứ, để đáp ứng cho sự sống. Lòng tham ấy không lúc nào vơi cạn (túi tham

không đáy), cũng từ lòng tham ấy chất chứa mọi khổ đau.

- Tham được như ý, thì mê mẫn, vùi mài có khi quên ăn mất ngủ, đầu óc luôn có tính tới không bao giờ biết dừng, lâu ngày sanh ra tâm bệnh lẫn thân bệnh,..là khổ đau

- Tham cầu nếu không được toại ý, thì tâm ngợi nghĩ mông lung, tính toán đủ thứ, dùng mọi thủ

đoạn miễn sao đáp ứng được mọi tham cầu. Từ thân, khẩu, ý,..bất kể tội lỗi nào, thậm chí biến Tiên, Phật, Thánh, Thần trở thành công cụ,.. phải phù hộ cho ta đạt thành sở muốn. Nếu ông

Tiên, Phật, Thánh, Thần mà ta đã vái lạy không được như ý, thì các vị đó không linh đành dẹp bỏ và kiếm ông khác thờ, vái lạy, cầu tiếp,..

Người biết Đạo, phát tâm tu hành đôi khi cũng bị lòng tham muốn, vọng tưởng lôi cuốn. Tham muốn ở đây không phải vật chất. Ví dụ: tham muốn mau thành Phật, mau giải thoát, mau vãng

Trang 18 / 34

sanh, mau chứng đạo quả,...Thoáng nghe qua đều là đúng, bởi có tham muốn mới có tinh tấn, nếu không có tham muốn “Thôi kệ, ta cứ tu từ từ cũng được” (giãi đãi). Như trên, lòng tham muốn là động lực đưa người mau thành đạt mục đích, lòng ham muốn ấy phải có trí tuệ thì rất

tốt. Nếu như lòng tham chỉ biết cho mau chóng kết quả là “tham vọng” mà cái gì “vọng” từ tâm là cái đó không chân thật, coi chừng nó trở thành ảo “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu

ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” (Kinh Kim Cang) hay là “Niệm Phật, niệm Tâm, Tâm niệm Phật, tham Thiền, tham Tánh, Tánh tham Thiền”

Vậy người tu trì trước tiên phải cắt đứt tham vọng từ cuộc sống hằng ngày đến tham vọng chấp cố về đường tu. Tất cả chỉ coi nó là phương tiện để đạt đến cứu cánh (muốn mau hóa ra chậm)

II. Đoạn diệt lớp vật chất ngoài cùng gồm: Danh – Lợi – Tình

1.Danh: như tên tuổi, tiếng tăm, đề cao danh vị, chức tước v/v..Tất cả nói trên đều xuất phát từ bản ngã (ngã tướng). Trên cỏi đời này ai cũng chấp vào ngã tướng (cái ta). Ngã tướng là cái cốt bên trong nó được cấu tạo bằng những chất liệu tứ đại, ngũ đại, lục đại hòa hợp cùng 12 nhân

duyên để thành, tất cả do chất keo bụi vô minh ướp vào làm nên thân tướng, tinh túy của nó là ngã tướng. Chung quy lại đều giả hợp mà ra. Đã chấp nhận ngã tướng lại khoát bên ngoài lớp áo

danh vị, địa vị, chức tước, đề cao, những cái giả ưu việt ấy luôn tô bồi cho ngã tướng, lúc bấy giờ nó cảm thấy thích thú, khoái lạc. Bằng ngược lại nó cảm thấy đau khổ, tủi hờn,..tóm lại danh vị, địa vị, chức tước chỉ là lớp áo là phấn son tô bồi cho “cái cốt ngã tướng”. Tất cả đều là giả, là

không thật có, người tu trì phải sám hối và đoạn trừ, nếu không hành giả sẽ bị chấp giả cho là thật (nguy hiểm)

2.Lợi: nói chung là tiền của, vật chất, quyền lợi về vật chất dùng tất cả những thứ trên để vun

vén cho xác thân giả huyển,..bởi xác thân thọ bẩm các duyên mà tạo thành, còn gọi là sắc chất (cỏi dục) mà hình thành, đương nhiên nó phải đòi hỏi nhu cầu về vật chất để cung phụng cho nó. Chúng sanh mê lầm, chấp chặt của cải vật chất là vật sở hữu của “ta” từ ấy say mê ôm giữ nó đâu

biết rằng vật chất chỉ là cái dáng bên ngoài huyển hóa hợp tan. Giống như dòng sông (sắc thân) và bèo nổi trên dòng sông (vật chất). Dòng sông vốn vô thường không dừng trụ, bèo là dáng trên

mặt nước có – không – tan – hợp vô định hướng. Người tu trì phải biết như thế, sớm đoạn diệt tâm ái nhiễm vật chất đừng để vật chất trói buộc, chỉ xem vật chất (quyền lợi) là phương tiện trợ duyên cho sắc thân giả huyễn.

3.Tình: là sự thân thương, yêu kính thành thật hay nịnh hót, vuốt ve cho bản ngã…Thông

thường “tình” là sự thuận ý. Có 2 loại tình, tình riêng và tình chung tất cả đều vừa lòng cho bản ngã (ta), ngược lại là nghịch ý (tình địch) từ chổ tình có đối đãi, thuận, nghịch, hợp hoặc bất hòa

hợp. Bản ngã (ta) bao giờ cũng ôm ấp cái gì thuận ý, hợp ý cho đó là tình, rồi luyến ái, xây dựng, củng cố để hậu thuẫn cho bản ngã. Người tu trì nên quán chiếu “tình cảm” riêng tư chuyển sang “từ bi” bao la (chung) “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”. Phật tánh là một thể, không có

thân sơ.

Tóm lại, hành giả tu trì Mật Tông nếu không đoạn trừ Danh – Lợi – Tình chắc chắn dễ lạc vào ma đạo, biến Mật Tông thành Tà Pháp. Đơn cử, thần chú mẫu tự Sanskrit nó có uy lực mạnh mẻ

cho hành giả nào nhiếp tâm tu trì, nếu không chế tâm chỉ 1 câu chú, 1 chú án tự trợ giúp cho tha nhân có kết quả, lời đồn đãi lan truyền,..tên tuổi (danh) mỗi ngày mỗi bậc,..chính đó làm cho “ta

khoái” đương nhiên đi theo danh là sở “lợi”. Danh – Lợi có rồi thì tình cảm cuốn theo (đông nhiều trở thành bè phái tà đạo)

Trang 19 / 34

III.Giữ vững ba nghiệp thanh tịnh làm căn bản:

Ba nghiệp: Thân – Khẩu - Ý nó làm chướng ngại trên đường tu tập.

1.Về nghiệp thân có 3: 1.Sát sanh, 2.Trộm cướp, 3.Tà dâm.

- Sát sanh: ngoài tướng sát, quan trọng nhất là Tâm sát. Ví dụ: ai hơn mình, nếu ai ác với mình, nếu ai cắn mổ, châm chích mình,..mặc dù ta không giết để trả hận nhưng Tâm mình luôn: thù

hận mong cho người ấy sạt nghiệp, hoặc gặp tai bay họa gởi, hoặc chết bất đắc kỳ tử v/v..tuy thân không cầm dao sát, tâm khởi ý, niệm trên còn hơn cầm dao giết. Nên người tu hành phải giữ không cho thân hành động, tâm gợi lên 1 ý niệm về sát.

- Trộm cướp: ngoài việc trộm cắp bằng hành động (thân) cho dù tâm gọi lên mãi mai chiếm đoạt của cải, vật chất cũng không nên

- Tà dâm: không những thân hành động, lời nói trêu trọc, mắt liếc ngó không chơn chánh, ý nghĩ tà tâm v/v..cũng không nên

2.Về khẩu nghiệp có 4 gồm: vọng ngôn (nói không chơn thật), ỷ ngữ (trau chuốt lời phù phiếm,

diễn trình để khơi gợi sở thích của người đem lợi dưỡng về mình, lưỡng thiệt (nói lưỡi đôi chiều, đến đây nói kia,..), ác khẩu (lời nói thô tục, cai nghiệt,..)

3.Về ý nghiệp có 3 gồm: tham (tài, sắc, danh,thực, thùy, ngũ dục lạc); sân hận, bực tức; si mê,

mù quán, tâm tối, mê tín, không phân rõ chánh tà,..

Tóm lại: cả 3 nghiệp trên phải năng sám hối và giữ gìn cho thanh tịnh, từ thân tướng hành động cho đến ý nghĩ móng khởi. Có thanh tịnh thì sự tu hành mới mau đạt kết quả.

Trì thần chú Tịnh tam nghiệp:

Người tu trì, 3 nghiệp trên thuộc về thân nếu có, phải sám hối cho thân nghiệp được thanh tịnh,

thì sự tu trì mới mau kết quả hoặc có thể thường trì chú tịnh tam nghiệp

- Khi thân nghiệp nặng hành giả có thể trì thần chú: “Án ta phạ, bà phạ” (mãn 1 hơi) xong tiếp theo câu “Bà phạ, thuật độ hám”, đọc như trên 3 biến

- Khi khẩu nghiệp nặng hành giả có thể trì thần chú: “Thuật đà, ta phạ” (mãn 1 hơi) xong tiếp

theo câu “Bà phạ, thuật độ hám” , đọc như trên 3 biến

- Khi ý nghiệp nặng hành giả có thể trì thần chú: “Đạt mạ, ta phạ” (mãn 1 hơi) xong tiếp theo câu “Bà phạ, thuật độ hám” , đọc như trên 3 biến

- Còn nếu cả 3 nghiệp nặng như nhau thì ứng dụng trọn vẹn: “Án ta phạ, bà phạ. Thuật đà, ta

phạ. Đạt mạ, ta phạ. Bà phạ, thuật độ hám”

Trang 20 / 34

IV.Lời dẫn dụ:

Dẫn dụ này không chỉ riêng cho hành giả tu trì Mật Tông mà gồm cả Thiền và Tịnh. Bởi tam

nghiệp mà không đoạn trừ, chẳng khác chiếc thuyền hoặc chiếc xe bị dây buộc ở phía sau vào gốc cây (chấp ngã). Nếu hành giả chưa tháo gở sợi dây bị buộc vào gốc cây mà vội vã lên thuyền

(xe) chạy đi, không khéo sợi dây tam nghiệp giật trở lại. Càng chèo nhanh, có khi thuyền (xe) bị lật. Cây tam nghiệp có 10 chùm rể lớn bám sâu vào lòng đất từ vô lượng kiếp. Chúng ta bị buộc chặt vào nó phải mau tháo gở trước khi bắt đầu tu tập.

Trang 21 / 34

Bài 4 : Phát nguyện tu trì

Trong tất cả các pháp môn, người tu trì bao giờ cũng khởi lòng phát nguyện vì như vậy hành giả phải nương theo đó mà tinh tấn tu hành, đồng thời làm mực thước để gắn kết ý chí

Phát nguyện giống như tuyên thệ (lời thề) nung nấu ý chí của hành giả hiện tại và tương lai.

- Hiện tại phát nguyện: hành giả giữ 1 lập trường không thay đổi, nổ lực tu tập cho đạt mục đích

(sau khi trí tuệ đã chọn lọc kỹ)

- Tương lai phát nguyện: hành giả sau khi đạt được mục đích sẽ thực hiện điều gì đó..cứu khổ, cứu nạn, cứu bệnh, cứu hoạn hay làm lợi lạc cho chúng sanh v/v..

Trong Mật pháp của Phật chỉ nói ra tất cả vì chúng sanh và hồi hướng cho chúng sanh (đương

nguyện chúng sanh), còn lời giải thích về công năng của thần chú chư Bồ tát, chư Tổ muốn cho hành giả ham thích mà tinh tấn tu trì vì như cục kẹo khích lệ em bé siêng năng học hành, như

ông trưởng giả dụ các con ra khỏi nhà lửa: “mau ra cha cho các con đủ thứ xe,..”. Hành giả phải hiểu chổ huyền nghĩa này, đừng tham vọng những vật chất thế gian mà phát nguyện tham cầu (trong nhà lửa tam giới) mà phải phát nguyện mong cầu thoát ly tam giới. Không hiểu được ý

này, thì Mật tông sẽ đưa hành giả trở thành phù thủy, thầy bùa, thầy pháp, dị dạng, kỳ hình, ông lên bà xuống, thiên cơ, huyển hoặc và trở thành ma đạo, tà đạo

Điều hành giả đáng lưu ý nhất khi tu trì Mật pháp:

Có lúc nào đó hành giả do nhiếp tâm, tinh tấn vô tình hoặc vì tác động nào đó mà khởi lên ý

niệm vật chất (cầu mua may, bán đắc, v/v..) để trợ duyên cho sự tu tập, lúc đó sẽ đạt theo sở nguyện nhưng phải nhớ đừng tham luyến, trái lại nên phát nguyện dõng mãnh bằng cách chia lợi nhuận đạt được ra làm 3 phần:

1. 1/3 nuôi sống gia đình

2. 1/3 làm vốn tái đầu tư cho việc làm ăn mỗi ngày tăng thêm lợi nhuận

3. 1/3 cúng dường Tam Bảo hay từ thiện giúp đỡ chúng sanh

Ba điều phát nguyện trên hành giả giữ đúng thì cuộc sống y báo cùng chánh báo sẽ được lâu bền. Bằng ngược lại (quên đi lời phát nguyện) chỉ 1 lúc nào đó nó sẽ tàn lụi hoặc ma tham dẫn hành giả vào đường tham đắm trụy lạc.

Trang 22 / 34

Bài 5 : Quy tắc đàn pháp trong tu trì Mật Tông

Nghi thức trì chú nằm trong 1 quy tắc của đàn Pháp để cho hành giả tu trì Mật Tông nương theo đấy mà hành trì. Có 8 điều cần thiết sau đây:

Điều 1: Cần cầu vị Mật Sư khai đạo và thọ ký, ấn chứng. Mật Tông gọi là quán đảnh, hành giả

mới được phép tu trì. Không nên tự ý nghe 1 vài bài giảng, kinh sách, băng đĩa, hoặc trên mạng rồi áp dụng tu tập rất nguy hiểm

Điều 2: Mật chú là bí mật pháp môn, nói rõ hơn là tín hiệu như tiếng đánh Morse nó không cần

giải thích hay cần phải đúng tiếng (âm thanh tít te) người kia mới nhận được, tóm lại âm thanh “tít te” là âm thanh trường đoản (ngắn và dài) gỏ bất kỳ vật gì miễn phát ra âm thanh thì người có học lớp morse sẽ nhận và hiểu được ngay tín hiệu cần thiết.

Vậy thần chú trong Mật Tông, không nhất thiết phải trì tụng bằng tiếng Phạn (Sanskrit) thì Chư

Phật, Thánh, Thần mới hiểu. Còn tụng bằng tiếng Hoa, tiếng Việt thì không có hiệu quả (Phật không hiểu, không chứng)

Điều 3: Hành giả không nên chấp hoặc lời truyền đạt phải tụng chú bằng tiếng Phạn (Sanskrit)

mới có hiệu lực, rồi vùi đầu học và bám víu vào nó. Hành giả không ý thức điểm này, không khéo nó đưa ta vào ngả mạn cống cao, bản ngã trồi lên rằng chỉ có “TA” tụng thần chú chính

thống của Phật nói, binh nghiêm gấp 10 lần mấy người tụng bằng tiếng Hoa, tiếng Việt.

Điều 4: Mật Tông còn gọi là Chân Ngôn Tông, trong đó rất nhiều thần chú và ấn khuyết. Chư Phật 10 phương, chư Bồ Tát và các bộ chúng thiện thần ủng hộ chúng sanh tuyên thuyết thần chú cũng rất nhiều. Tuy nhiên thiên ma, tà ma ngoại đạo cũng nương theo lòng từ bi của Phật nói ra

cũng không ít. Vì vậy, kết tập lại thành 1 tạng Mật Tông (Mật Tạng) tất cả thần chú nói trên đều có oai lực rất lớn, người tu trì Mật Tông phải hết sức cẩn trọng. Như lời khai thị đã nói: Mật

Tông chỉ là năng lực nhằm đưa hành giả đi nhanh mau đến mục đích. Nhưng mục đích ấy chánh hay tà, chơn hay ngụy đều đáng lưu tâm là chổ đó, không khéo tu 1 thời gian trở thành tà ma, ngoại đạo, phù thủy, bùa phép, kỳ hình, dị tướng. Tóm lại, Mật Tông như con dao 2 lưỡi.

Điều 5: Như trên đã nói thần chú trong Mật Tông rất nhiều, hành giả không phải trì tụng hết

hoặc tự ý chọn lựa mấy bài chú bí hiểm trì tụng, hay bài chú đúng chổ tham cầu của mình mà trì tụng. Trái lại không rõ xuất xứ của Phật, Bồ Tát hay thiên ma, ngoại đạo.

Điều 6: Quán Án tự: mục đích chính để cho tư tưởng an trụ, không bị phóng dật và loạn động

nhiếp tâm vào 1 điểm (gọi là thiền quán) hành giả không phải quán cho hết 1 bài mẫu tự chú mà quán chữ nào cũng được

Phép quán phải có Mật sư chỉ dẫn phương pháp, tự ý không nắm bắt phương pháp dễ bị nhức

đầu, loạn óc có khi dẫn đến các bệnh về thần kinh rất nguy hại

Lên cấp nữa quán viên minh bố liệt phạn thơ đồ, quán trì minh tạng nghi quỹ v/v..cấp này rất cao và sâu mầu,..hành giả trước phải tu trì cấp cơ bản cho thuần thục và hiệu quả, sau đó cầu vị Mật sư truyền chỉ cho cấp này, không nên tự ý quán định dễ bị nội ma (ngũ ấm) và ngoại ma (ngoại

chướng) quấy nhiễu (tẩu hỏa nhập ma)

Trang 23 / 34

Điều 7: Ấn khuyết là ký hiệu, hay dấu hiệu (Semafoite) chỉ cần ra dấu hiệu không cần ngôn ngữ, người có am tường Semafoite dấu hiệu đưa lên người kia sẽ nhận được ngay (như dấu hiệu cho

người bị câm điếc)

Trang 24 / 34

Ấn khuyết cũng như thế, nhưng ký hiệu này lưu xuất từ thức thứ 7 (mạc-na thức theo Duy Thức học). Chư Phật, chư Bồ Tát khi nhiếp chế được mạc-na không còn khởi sanh đưa các pháp vào chủng tử (A lại da thức) và chuyển thức này thành trí (Bình đẳng tánh trí). Lúc bấy giờ chỉ cần

khởi động (kiết ấn) đều hợp với tất cả chúng sinh, và tất cả chúng sanh đều cảm thọ được, bởi nó thể nhập tánh bình đẳng chúng. Tóm lại, ấn khuyết (dấu hiệu – ký hiệu) có 3 trường hợp:

1. Phật ra dấu với chư Phật, chư Bồ Tát và ấn khả cho chúng sanh

2. Hành giả ra dấu cho chư Phật, chư Bồ Tát,..

3. Không được phép ra dấu đối với chư Phật, chư Bồ Tát

Vậy khi thủ ấn, hành giả phải học và hiểu qua các bộ ấn, ứng dụng đúng lúc đúng chổ, nếu

không biết, ứng dụng bừa bãi sẽ bị tổn giảm phức đức (có tội rất lớn) đồng thời tạo điều kiện cho thiên ma, ngoại đạo án vị chư Phật quấy nhiễu chúng sanh (trao gậy ông đập lưng ông) đại trọng

tội

Điều 8: Hành giả tu trì Mật Tông trước tiên phải ăn chay, giữ giới đúng mức thì sự tu trì mau đạt kết quả. Thức ăn không nên kiểu cọ, giả thức ăn mặn: tôm kho tàu, đùi gà, bò, heo, gà

tiềm,..hành giả dễ bị động tâm (tác ý)

Trong khi ăn chay để tu trì, nên kiên cử ngũ vị tân: tỏi, nén, kiệu, hành / hẹ, ớt những món cay nồng ăn vào những thứ này trì chú kém hiệu quả. Cộng thêm quỷ Tỳ ca nại da rất khoái thích mùi này, nó sẽ ám dựa để xúi dục đi vào con đường tà đạo.

Tóm lại nếu ăn chay trường được càng quý, bằng không chỉ áp dụng những ngày tu trì mà hành

giả đã phát nguyện

Trang 25 / 34

Bài 6 : Nghi thức áp dụng đàn pháp

I.An trí đàn nghi:

1.Đàn nghi thông thường:

Đàn nghi là đàn tràng (chổ thờ phụng), nghi là nghi tắc (có quy củ). Đàn nghi chổ thờ phụng thanh tịnh và trang nghiêm, không nên bày biện tạp vật, mùi xủ uế hòa quyện, con cháu chạy

giởn, phóng uế trong phạm vi đàn nghi,..nhứt nhứt đều an trí đúng pháp để nói lên lòng thành kính, an vị Phật tùy nghi, tượng cốt, ảnh giấy,..đều được cả.

Đàn nghi được bày trí gồm: tượng Phật, ảnh Phật bao giờ cũng an trí chính giữa cao hơn, 2 bên

Chư Bồ Tát thấp hơn; tất cả đều tôn trí trên bục nghi cao ráo. Bên dưới là lễ vật cúng, tuyệt đối không được đặt để lễ vật lên cao hơn tượng, ảnh Phật, Bồ Tát

2.Đàn nghi kiết giới tất địa:

Đàn nghi này cũng như trên, trang nghiêm, thanh tịnh,..chổ thờ tương đối rộng hơn 1 chút, bày

biện y như trên, tuy nhiên cần có 1 cái bàn thấp hơn chổ thờ Phật (thành 2 cấp bàn) nơi bàn cấp dưới để kinh pháp, xông trầm, kính đàn hoặc ảnh tượng Bồ Tát mà hành giả nguyện hành trì (ví dụ: trì chú đại bi nên an trí thánh tượng, hình thiên thủ, thiên nhãn v/v..) 4 góc tường treo 4 tấm

vãi 4 màu (xanh, đỏ, trắng, đen) chính giữa treo 1 tấm vãi màu vàng phủ ngang bàn Phật (gọi là ngũ phương tất địa mạn đà la), 5 vãi màu tượng trưng cho Ngũ Trí Như Lai

Đàn pháp này gồm có nội giới đàn và ngoại giới đàn gọi là tướng giới

- Tướng nội giới rộng khoảng 1,5 m vuông (vừa chổ hành giả lạy và ngồi trì tụng)

- Tướng ngoại giới là nguyên khuông viên nơi thờ phụng (vuông của phạm vi 4 tấm vãi biểu

tượng tứ phương), trong gia đình hoặc bạn đạo muốn lễ bái thì từ nội giới đàn ra ngoại giới đàn, không được phép bước vào tướng nội giới, như thế sẽ bị phạm

II.Lễ vật chuẩn bị cho đàn pháp:

1.Hương: hương thơm (trầm, tốc)

2.Hoa: tươi tốt, không quá 2 đêm phải thay nước hoặc cúng hoa mới

3.Đăng (đèn): đèn lưu ly đừng cho tắt dùng dầu ô liu, cát tường, không dùng dầu hôi (dầu hỏa)

4.Đồ (nước): nước cúng nên dùng nước vô căn thủy còn gọi là thanh tịnh thủy, cam lồ thủy

5.Quả: trái cây nên lựa trái cây ngon và tươi tốt cúng không quá 2 đêm

6.Nhạo (thực): thức ăn như: bánh, mức, chè, xôi,..cho thanh khiết

Trang 26 / 34

Ở trên gọi là dâng lục cúng, lục cúng đây chỉ áp dụng trong thời gian hành giả phát nguyện tu trì 1 ngày 1 đêm, 3 ngày, 7 ngày, 12 ngày hoặc 21, 49 ngày

III.Chuẩn bị trước khi hành lễ:

1.Tiểu tiện (đọc chú)

2.Rửa tay (đọc chú)

3.Rửa mặt (đọc chú)

4.Xúc miệng (đọc chú)

5.Mặc áo tràng (đọc chú)

6.Đăng đạo tràng (đọc chú)

7.Đốt hương (đọc chú) và nguyện hương

8.Dâng hương (đọc chú)

9.Phụng thỉnh Tam Bảo (kiết ấn đọc chú), xướng phổ lễ Tam Bảo

10.Phụng thỉnh Kim Cang trấn nhiếp đàn tràng, xướng thỉnh và kiết ấn

11.Đăng bảo tọa (Kiết ấn đọc chú)

12.Ngồi xuống (đọc chú)

13.Bắt đầu tụng kinh, trì chú cho đến mãn thời..tự quy y..

14.Cung thỉnh chư tôn hồi quy bản vị (kiết ấn xã đàn)

14 nghi thức trên hành giả phải học thuộc nằm lòng, tuần tự cho đến ấn khuyết, thực hành đúng như vậy thì tăng trưởng công đức rất lớn, sự tu trì mau đạt kết quả.

Trang 27 / 34

Bài 7 : Tâm pháp khai đàn nghi quỷ

Hành giả tu Mật Tông, trước hết tập sự kiết các bộ ấn căn bản và thiết lập đàn tràng thích

hợp

I.Kiết Ấn:

1.ẤN ĐĂNG ĐÀN

2.ẤN PHỤNG THỈNH TAM BẢO TÔN

3.ẤN PHỤNG THỈNH KIM CANG TRẤN NHIẾP ĐÀN TRÀNG

4.ẤN PHỔ LỄ TAM BẢO

5.ẤN ĐĂNG BẢO TỌA

6.ẤN PHỔ CÚNG DƯỜNG

Chú ý: hành giả cần phải được Thầy trao Ấn, không tùy tiện kiết Ấn theo phim, ảnh trên các

phương tiện Internet

II.Đàn pháp:

1.Chọn khu vực làm đàn pháp: gọi là NỘI GIỚI ĐÀN, hay còn gọi là NGŨ PHƯƠNG TẤT

ĐỊA MẠN ĐÀ LA

Có thể chọn khu vực thờ Phật làm đàn pháp tùy nghi rộng hẹp theo điều kiện thực tế của hành giả

2.Sinh hoạt gia đình, người thân biết khu vực đàn pháp như sau:

- Khu vực đàn pháp ở vị trí nào trong khuôn viên nhà, các ranh giới của đàn pháp.

- Kể từ khi kiết giới xong cho đến ngày xả đàn, khu vực này tuyệt đối không ai được phép bước

vào.

2.Quy định thời gian kiết đàn pháp như sau: 1 ngày 1 đêm, 3 ngày 3 đêm, 7 ngày 7 đêm, 1 tháng đến 3 tháng v/v..tùy thời gian của hành giả

3.Trang trí tại đàn pháp:

- Trong đàn pháp thờ trên hết là đức giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Đại Nhựt Như Lai, A Di

Đà Như Lai v/v..cấp dưới thờ một trong các ảnh tùy hành giả chuyên trì.

Ví dụ: Trì Đại Bi, thờ ảnh Quán Âm, Trì Uế Tích Kim Cang, Chuẩn Đề v/v..(trì chú nào thờ ảnh đó)

Trang 28 / 34

- Bốn gốc đàn và chính giữa treo 5 tấm vải màu (nếu thiếu phương tiện hoặc không gian hẹp có thể may tấm màn kéo ngang đàn pháp, tấm màn ấy cũng đủ 5 màu), trình tự sắp xếp như sau:

+ Màu xanh lục tượng trưng Đông Phương A SÚC PHẬT

+ Màu đỏ tượng trưng cho Nam Phương BẢO SANH PHẬT

+ Màu trắng tượng trưng Tây Phương A DI ĐÀ PHẬT

+ Màu đen (nâu) tượng trưng cho Bắc Phương THÀNH TỰU PHẬT

+ Màu vàng tượng trưng cho Trung Ương TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT

Ghi chú: Nếu điều kiện không cho phép hành giả có thể sử dụng cờ Phật giáo vẫn được

4.Thời gian phát nguyện khai đàn trì chú

Chánh thân đoan tọa đương nguyện chúng sanh, tọa bồ đề tòa tâm vô sở trước. ÁN PHẠ TÂT RA, A NI BÁC RA NI ẤP ĐA DA TÓA HA (3 lần)

III.Tu tập trong đàn giới:

Hành giả có thể lựa chọn TỤNG KINH – NIỆM PHẬT – TRÌ CHÚ tùy theo ý nguyện của

mình

Trang 29 / 34

IV.Hồi hướng:

Hồi hướng nhân duyên tam thế Phật

Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Tự Tại

Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật

(Kiết Ấn xả đàn) cung thỉnh Chư Hiền Thánh hồi qui bản vị

Trang 30 / 34

Bài 8: Trì Minh tạng nghi quỷ

Sau khi áp dụng tâm pháp khai đàn nghi quỉ xong. Bước vào đàn hành đúng như pháp trước đây. Hành giả ngồi ngay thẳng (chánh thân đoan tọa,…), đọc chú và dùng nước hoa tổng tẩy uế nội đàn.

Thần chú:

ÁN TU RỊ MA RỊ, MA MA RỊ, MA RỊ TU TU RỊ, XÓA HA (3 hơi thở)

Trang 31 / 34

I.An Kính Đàn:

1.Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt chú thần nhìn vào chữ Án (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Thượng miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT HRỊ (1 hơi thở) xả Ấn phóng vô chữ Án (trong kính đàn)

2. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vô chữ Chiết (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Trung miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ ĐẠI LUÂN MINH VƯƠNG BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả Ấn phóng vô chữ Chiết (trong kính đàn)

3. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vô chữ Lệ (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Hạ. Miệng xương xanh hiệu

NAM MÔ ĐẠI PHẨN NỘ BẤT ĐỘNG TÔN MINH VƯƠNG BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vô chữ Lệ (trong kính đàn)

4. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Chủ: (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Thượng. Miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ TỨ TÚY PHẬT THÂN NHƯ LAI HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vô chữ Chủ (trong

kính đàn)

5. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Lệ: (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Trung miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ BẤT KHÔNG QUYỀN TÁC, QUÁN TỰ TẠI NHƯ LAI HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vô chữ Lệ (trong kính đàn)

6. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Chuẩn (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Hạ. Miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ ĐẠI TÔN NA BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vô chữ Chuẩn (trong kính đàn)

7. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Đề (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Thượng. Miệng xướng danh hiệu

Trang 32 / 34

NAM MÔ KIM CANG TÁT ĐỎA BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vô chữ Đề (trong kính đàn)

8. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Tóa (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Trung. Miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ Y CA NẠC TRA BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vào chữ Tóa (trong kính

đàn)

9. Kính đàn để ngang tầm mắt. Mắt nhìn vào chữ Ha (xem hình)

Tay kiết Ấn Chuẩn Đề Hạ. Miệng xướng danh hiệu

NAM MÔ PHẠ NHỰT RA NẴNG KHƯ MINH VƯƠNG BỒ TÁT HRỊ (1 hơi thở) xả phóng Ấn vào chữ Ha (trong kính đàn)

II.Quán trì Minh Tạng:

1.Quán chữ Án nơi đỉnh đầu, ánh sáng như mặt trăng, phóng vô lượng quang, tiêu trừ tất cả

các tội chướng

2.Quán chữ Chiết nơi đôi mắt, thấy ánh sáng màu nhựt nguyệt, phá trừ mọi u ám, phát sinh trí huệ minh

3.Quán chữ Lệ nơi cổ, ánh sáng màu lưu ly, hiển bày các sắc tướng đầy đủ Như Lai Trí

4.Quán chữ Chủ nơi ngực, thấy ánh sáng trong trắng như tơ, tâm được thanh tịnh, mau đến đạo

quả vô thượng bồ đề

5.Quán chữ Lệ nơi 2 vai, ánh sáng màu huỳnh kim, thường mặt giáp tinh tấn

6.Quán chữ Chuẩn nơi rốn, thấy sắc vàng trắng đẹp chống lên diệu đạo tràng, không thối chuyển bồ đề tâm

7.Quán chữ Đề nơi 2 bắp vế, thấy ánh sáng màu vàng lợt, mau chứng Đạo Bồ Đề, sớm ngồi tòa

kim cang

8.Quán chữ Tóa nơi 2 bắp chân, thấy ánh sáng đỏ rực rỡ, mau chuyển được pháp luân

9.Quán chữ Ha nơi 2 bàn chân, thấy ánh sáng như trăng tròn mau đến đạo viên tịch

III.Pháp sám hối

Hành giả quỳ hoặc đứng tùy nghi xướng và lạy

1.Chí tâm đảnh lễ:

Trang 33 / 34

- Lô Xá Na Mâu Ni Thế Tôn

- A Súc Thế Tôn

- Bảo Sanh Thế Tôn

- Quán Tự Tại Vương Thế Tôn

- Bất Không Thành Tựu Thế Tôn

- Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Thế Tôn

- Thập Phương Pháp Giới Chư Phật Thế Tôn

- Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Đại Chuẩn Đề Đà La Ni

- Thập Phương Pháp Giới Tu Đa La Tạng Nhứt Thiết Đà La Ni Môn

- Tỳ Lô Giá Na Cung Diện Thất Câu Chi Chuẩn Đề Phật Mẫu Bồ Tát Ma Ha Tát

- Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

- Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát

- Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

- Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát

- Kim Cang Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát

- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát

- Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát

- Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

- Vô Năng Thắng Bồ Tát Ma Ha Tát

- Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát

- Thập Phương Pháp Giới Nhất Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát

- Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Đại Thinh Văn Tăng

- Thập Phương Pháp Giới Nhứt Thiết Tam Thừa Hiền Thánh Tăng

Trang 34 / 34

2.Trì chú:

Lễ xong hành giả ngồi kiết già, bán già. Tay phải lần Châu, tay trái Kiết Ấn Định Tâm, mắt nhìn tượng Chuẩn Đề Bồ Tát, miệng trì chú Chuẩn Đề (vô đầu 3 lần khể thủ,…) sau đó Án Chiết Lệ…tùy nghi 108, 200, 300,…

3.Hồi hướng (tụng cả đoạn hoặc 4 câu cuối cùng):

Trì chú công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phước giai hồi hướng,

Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh,

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ Tát đạo.

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung,

Cửu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,

Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công đức,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Ngã đẳng dữ chúng sanh,

Giai cộng thành Phật đạo.

Kiết Ấn hồi hướng xã đàn, hồi hướng v/v..