Download - Tim hieu ve piping

Transcript
Page 1: Tim hieu ve piping

Bài 1: GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG (PIPING

FUNDAMENTAL)Thành Tr ầ n

Piping

Tuesday, January 26, 2016

PHẦN 1: PIPING FOUNDAMENTAL

CHƯƠNG 1: PIPING VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG PIPING1.1. PipingTrong công nghiệp, Piping là một hệ thống nhiều thành phần liên kết với nhau, bao

gồm pipe, fitting, instruments ,bolts, gaskets, valves, supports… dùng để chuyển tải lưu chất

từ điểm này tới điểm khác.

Piping được chia thành 3 loại chính (theo Size):

Ống có đường kính lớn (Large bore pipe): thường bao gồm ống có đường kính

lớn hơn 2 inch.

Ống có đường kính nhỏ (Small bore pipe): thường bao gồm ống có đường

kính nhỏ hơn hoặc bằng 2 inch.

Tubing bao gồm các ống có đường kính lên đến 4 inch nhưng có độ dày thành

ống nhỏ hơn hai loại trên và được kết nối với các compression fittings

(instruments).

Hệ thống ống bao gồm:

 Pipe

 Fittings (e.g. elbows, reducers, branch connections, etc.)

 Flanges, gaskets, bolting

 Valves

 Pipe supports

Page 2: Tim hieu ve piping

 Instruments.

1.1.1. Piping classcificationCó 7 class sau (Theo ASME): 150, 300, 400, 600, 900, 1500 và 2500.

Chia Class của piping căn cứ vào dải áp suất-nhiệt độ của thành phần chịu áp yếu

nhất.

1.1.2. Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra codes và material specification cho hệ

thống đường ống:Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra codes cho hệ thống đường ống:

 ASME - American Society of Mechanical Engineers

 ANSI - American National Standardization Institute

Các tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến nghị kỹ thuật cho việc thiết kế hệ thống ống

của các nhà máy năng lượng và hóa chất. Chúng bao gồm:

 Các công thức để tính toán độ dày của đường ống.

 Các công thức để tính toán độ dày extra mà một ống phải có khi kết nối với

một nhánh.

 Các quy tắc cho việc phân tích ứng suất.

 Các bảng tra ứng suất lớn nhất cho phép đối với vật liệu kim loại được xác

nhận theo ANSI.

Page 3: Tim hieu ve piping

Piping Codes:

ASME B31.1 - Power Piping

ASME B31.2 - Fuel Gas .Piping

ASME B31.3 - Process Piping

ASME B31.4 - Liquid Piping

ASME B31.5 - Refrigeration Piping

ASME B31.8 - Gas Distribution and Transportation

ASME B31.9 - Building Service Piping

ASME B31.11 - Slurry Piping

Các tiêu chu ẩ n li ê n quan đ ế n vi ệ c t ạ o ra material specification cho piping:

ASTM - American Society for Testing Materials

 ASTM xây dựng một bộ tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật vật liệu được sử dụng

trong các ngành công nghiệp.

 Specifications bắt đầu bằng chữ “A” được sử dụng cho thép. Specifications

bắt đầu bằng chữ “B” được sử dụng cho kim loại màu (đồng thau, đồng thiếc,

hợp kim đồng Niken, hợp kim nhôm.v.v.). Specifications bắt đầu bằng chữ

“D” được sử dụng cho vật liệu plastic (nhựa PVC).

 Một ASTM specification không chỉ thể hiện các thành phần hóa học cơ bản

của vật liệu mà còn thể hiện quá trình hình thành hình dạng cuối cùng của sản

phẩm.

API-American Petroleum Institute

 Các nguyên tắc, ứng dụng và các tiêu chuẩn dầu khí được ban hành bởi viện

được áp dụng cho hầu hết các công ty dầu khí trên thế giới.

 Trong số nhiều tiêu chuẩn được ban hành bởi viện, có tiêu chuẩn API standard

Page 4: Tim hieu ve piping

5L được sử dụng cho thiết kế đường ống Pipelines.1.2. Các thành phần piping: pipe, fitting, bolts, gaskets, valves, supports…1.2.1. Pipe

 Pipe: Ống có mặt cắt tròn có kích thước phù hợp với tiêu chuẩn:

+ ASME B36.10M: welded and seamless wrought steel pipe

+ ASME B36.19M: Stainless steel pipe Kích thước của pipe: Được xác định bởi đường

kính ngoài của Pipe (OD) và độ dầy pipe:

 Norminal pipe size (NPS): Đây là kích thước danh nghĩa của pipe theo hệ inch.

 Các NPS thường được sử dụng:

1/8”, ¼”, 3/8”, ½”, ¾”, 1”, 1 ½”, 2”, 3”, 4”, 6”, 8”, 10”,12”, 14”, 16”, 18”, 20”, 24”,

28”, 30”, 32”, 36”, 40”, 44”, 48”52”, 56”, 60”

 Các NPS sau thường không được sử dụng: 1 ¼”, 2 ½”, 3 ½”, 5”

 Đối với các ống có NPS ≤ 12 thì OD ≥ NPS.

 Đối với các ống có NPS ≥ 14 thì OD = NPS

Ví dụ: Một pipe có ghi kích thước là NPS 2 thì có nghĩa là đường kích ngoài của pipe là

2.375 inch (Tra bảng kích thước tương ứng trong ASME B36.10).

 Nominal diameter (DN): Đây cũng là đường kính danh nghĩa của pipe nhưng ghi trong

hệ Mét (Metric).

Page 5: Tim hieu ve piping

Ví dụ: DN 50 thì tương ứng với NPS 2 (chú ý: Pipe với NPS 2 thì không phải tương ứng với

pipe DN 2x25.4 =50.8).

 Độ dầy của Pipe: Được xác định bằng Schedule (SCH) hoặc chỉ chính xác độ dầy

thành ống (WT – Wall thickness).

 Schedule (SCH) được kí hiệu bởi dãy chữ số:

5, 5S, 10, 10S, 20, 20S, 30, 40, STD, 40S, 60, 80, XS, 80S, 120,140,160, XXS

STD: standard wall thickness, XS: extra, XXS: double extra

Page 6: Tim hieu ve piping

Kí hiệu S sau số SCH (10S, 20S…) chỉ ra rằng Pipe theo tiêu chuẩn ASME B36.19M, cho

Stainless steel pipe.

 Đối với các ống có NPS ≤ 10, SCH 40 = STD

 Đối với các ống có NPS ≤ 8, SCH 80 = XS

Dựa vào NPS (DN) và SCH ta tra bảng ra chiều dầy của ống tương ứng.

Bảng một số thông số của pipe

Bảng. 1.2. Một số thông số của Pipe

Ví dụ: Với Pipe NPS 2; SCH STD sẽ có đường kính ngoài 2.375 inch, wall thickness

0.154 inch

=> http://engineervn.blogspot.com/2015/12/bai-2-piping-material.html - See more at: http://www.engineeringvn.com/2015/12/gioi-thieu-co-ban-ve-he-thong-uong-ong_3.html#sthash.yEnBvjM1.dpuf

Page 7: Tim hieu ve piping

Bài 9 : Tìm hiểu bản vẽ Piping ( P& ID , ISOMETRIC ) part 1

Thành Tr ầ n

Piping

Tuesday, January 26, 2016

  Ch ươ ng 1:  Tìm hiểu bản vẽ Piping ( P & ID )

A. M ụ c ti ê u sau b à i h ọ c :

-     Hiểu được P&ID là gì? Làm thế nào để đọc được P&ID? Giúp các kỹ sư, giám sát, operation hiểu được nguyên lý hoạt động của một nhà máy, một giàn khai thác, một giàn công nghệ xử lý trung tâm. Từ đó đưa ra các phương án thicông piping hợp lý, khoa học, giúp việc quản lý thi công dễ dàng, hiệu quả đồng thời giúp các operation, production team dễ dàng theo thao tác, bảo hành về sau.

-         Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của P&ID.-         Các biểu tượng và ký hiệu chính trên P&ID.-         Vai trò của P&ID.

-         Hạn chế của P&ID. 

B. Phạm vi của bài học :

-     Nội dung khóa học chỉ giới hạn cho các giám sát trưởng, piping supervisor, các piping engineer mới ra trường ở XCKLM nên vẫn còn nhiều thiếu sót. Do đó, tài liệu này không được dung cho các process engineer hay các vấn đề lien quan về thiết kế, mua sắm.

      C. Lời mở đầu :

Page 8: Tim hieu ve piping

-       Như ta đã biết, rất nhiều kỹ sư mới ra trường hoặc đã tham gia nhiều dự án nhưng lại vẫn không chắc rằng mình có kiểm soát được bản vẽ P&ID? Hiểu được tổng thể về nguyên lý vận hành của một nhà máy, một giàn khai thác đầu giếng hay một giàn công nghệ xử lý trung tâm như giàn xử lý trung tâm PQP của Biển Đông 1 chẳng hạn thông qua bản vẽ P&ID. Đã làm nhiều dự án nhưng các kỹ sư, giám sát vẫn chưa hiểu rỏ về P&ID để đưa ra các Phương án thi công khoa học, quản lý thi công dễ dàng và quản lý được các hệ thống mình đang phụ trách. Do đó, tài liệu này một phần giúp các kỹ sư, giám sát hiểu và quản lý công việc thi công tốt hơn thông qua P&ID.

      I. P&ID LÀ GÌ?  -     P&ID (Piping and Instrumentation Diagram: Là bản vẽ sơ đồ bao gồm hệ

thống piping, thiết bị, instrument và các tín hiệu điều khiển (nó gần giống bản vẽ PFDS) nhưng chi tiết hơn bản vẽ sơ đồ dòng chảy (EFD: Engineering Flow Diagram, MFD: Mechanical Flow Diagram, P&ID, SFD: System Flow Diagram). P&ID thể hiện quá trình mô tả, quá trình thiết kế ở tất cả các khía cạnh của một nhà máy, một giàn khai thác đầu giếng hay một giàn công nghệ xử lý trung tâm. Trên bản vẽ này ta biết được các thông số kỹ thuật và tên các thiết bị, tên các line, kích thước pipe và các fitting, đường đi của các loại tín hiệu điều khiển tới các thiết bị bao gồ

     Thiết bị lớn và nhỏ – Sự khác biệt giữa những gì lớn so với thiết bị nhỏ là những thiết bị nào là chính.

     Van các loại – bao gồm: Manual valves, instrument valves, bộ phân áp (bleeder), van an toàn (Pressure safety valve, Pressure relief valve).

     Các thiết bị, bao gồm các thiết bị được sử dụng để liên tục đo lưu lượng, áp lực, nhiệt độ hoặc một số thông số dùng cho phân tích như pH, độ nhớt, nồng độ…

     Bộ điều khiển độc lập – Có thể hoạt động độc lập để thực hiện một chức năng cụ thể, giống như điều khiển PID hoặc bộ đếm thời gian chuyển tiếp.

     Các nút ấn – Sử dụng để kiểm soát động cơ và các thiết bị, có loại ấn, loại chuyển đổi và một số loại khác.

     Động cơ và bộ truyền động – Nhiều động cơ có tốc độ duy nhất, không đảo chiều, nhưng có nhiều loại khác có nhiều cấp tốc độ khác nhau và có thể chuyển động theo cả 2 hướng.

Page 9: Tim hieu ve piping

     Các thiết bị hạn chế – bao gồm các thiết bị mà chỉ có một trạng thái làm việc, ví dụ như một bồn có một thiết bị hàn chế mức chất lỏng, hoặc một van hoặc thiết bị truyền động cụ thể như là công tắc giới hạn hành trình.

     Đường ống - Tất cả các đường ống, đường ống cho các công nghệ và các đường ống utility, đường cứu hoả, đường nước thải,... Không chỉ là quá trình đường ống vốn có quá trình cụ thể, ngay cả các thiết bị khác cũng có( hơi nước, không khí, nhiều liệu…).

     Các thiết bị ảo trên màn hình điều khiển máy tính (thường là đối tượng đại diện phản ánh thế giới thực) được sử dụng để tương tác với nhà máy từ phòng điều khiển/bảng. Chúng bao gồm những thứ có thể bấm để khởi động hoặc dừng thiết bị, vận hành van, điều chỉnh các thiết lập bộ điều khiển, báo động, … Các phần mềm liên kết thường bị hạn chế bởi vì nó khó khăn trong việc truyền đạt kiểm soát hoàn toàn có nghĩa là chúng chỉ sử dụng các ký kiệu. Tuy nhiên, nó không phải là vấn đề quan trọng nếu quá trình đang chạy trên một dự án, sử dụng các phần mềm PDMS, Model review, các phần mềm demo.

     Rõ ràng, có rất nhiều thông tin thể hiện trên một P&ID. Và vì lý do này, có nhiều mức độ chi tiết khác nhau mà một công ty thiết kế cụ thể nói chung sẽ chọn để hiển thị. Không có tiêu chuẩn chính thức cho số lượng các thông tin mà một bản vẽ P&ID phải bao gồm. Thay vào đó, nó sẽ theo ý của các process engineers tham gia, piping engineer, E&I engineer, HSE,..

     Trong các điều khoản về chi tiết bản vẽ được cấp, một bản vẽ P&ID sẽ có sự cân bằng rõ ràng không lẫn lộn. Nếu ta không thể nhìn thấy rõ quá trình cho tất cả các biểu tượng, sau đó nó có thể là quá trớn. Thông thường, các process engineer phải layout và chỉnh sửa liên tục để cho tinh gọn một bản vẽ P&ID, dễ phân biệt các thiết bị, các quá trình và các biểu tượng rất logic và khoa học nhất. 

I.      CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN :

Trước khi chúng ta bắt đầu, hãy nhớ rằng đọc và hiểu P&ID là một yêu cầu cốt lõi

của một kỹ sư đường ống. Trong thực tế, ta phải biết công cụ này trước khi ta bắt

đầu một dự án, và là thành viên trong nhóm phân tích mối nguy hiểm.

Là một kỹ sư, giám sát piping, phải xem P&ID là KEY DOCUMENT để đảm bảo rằng mình hiểu đầy đủ về một nguyên lý hoạt động của một giàn khai thác và các chức năng của nó để đưa

Page 10: Tim hieu ve piping

ra các kế hoạch thi công phù hợp, khoa học đáp ứng yêu cầu của Ban dự án và Client, đảm bảo tiến độ, hiệu quả, an toàn.  

II.    NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI ĐỌC P&ID:

Bản Vẽ P&ID dự án Biển Đông

Đọc từ TRÁI QUA PHẢI và từ TRÊN XUỐNG DƯỚI

Đọc các line chính, hệ chính sau đó các nhánh kết nối vào

Các thiết bị, valve, được kết nối với nhau trên cùng 1 tuyến

Mỗi bản vẽ P&ID sẽ thể hiện các quá trình kết nối vào 1 thiết bị hay nhiều thiết bị

tuỳ vào thiết bị đó có nhiều quá trình kết nối vào hay không.

Page 11: Tim hieu ve piping

Mỗi bản P&ID sẽ có sự cân bằng về các quá trình kết nối với nhau, hay nói khác

hơn thường các hệ utility hay process mà có mối quan hệ với nhau. Ví dụ: Gas phải

có VENT và DRAIN, các thiết bị đo áp suất, nhiệt độ,…

Muốn đọc hiểu nhanh P&ID phải đọc PFD hoặc UFD trước.

 Bản vẽ quy trình (PFDs: Process Flow Diagram, UFD: Utility Flow diagram) là bản vẽ dòng chảy đơn giản để minh họa các dòng chảy trong nhà máy nói chung, các thiết bị chính và các vòng điều khiển chính. Chúng cũng cung cấp hàng loạt các chi tiết, dữ liệu cân bằng năng lượng cùng với các dòng thành phần và tính chất vật lý. P&ID bắt nguồn từ PFD.

Đường ống và các chi tiết kỹ thuật vật liệu.

Trang thiết bị và thông số kỹ thuật. Phần mềm CAD hiện đại được sử dụng để tạo

ra bản vẽ P&ID đôi khi được gọi là thông minh bởi vì nó có thể kết hợp các chi tiết

kỹ thuật, tiêu chuẩn và chi tiết mà đi vào thiết kế.

Các tài liệu kiểm soát chức năng và quá trình, chúng mô tả chi tiết cách mà một số giàn khai thác hoạt động. Một số sẽ bao gồm các tiêu chuẩn ưu tiên cho sử dụng trên màn hình điều khiển.

3.2.1       CÁC KÝ HIỆU TRÊN P&ID 

A. Thiết bị nhỏ :

 Hình dưới thể hiện các ký hiệu chính của các loại van vận hành tay và các bộ điều tiết

của các van tự động. Đây là một ví dụ điển hình trong việc sử dụng các ký hiệu tượng

trưng để cung cấp các thông tin quan trọng có ý nghĩa đối với các kỹ sư .

Page 12: Tim hieu ve piping

Mô tả thiết bị

Page 13: Tim hieu ve piping

Mô tả valve trên bản vẽ P&ID

B.   Mã, thẻ và nhãn.

Page 14: Tim hieu ve piping

Mã- Nhãn- Quy định đặt tên trên P&ID

C.   Numbering system.

Page 15: Tim hieu ve piping

Numbering system.

-         Ta chú ý các tờ chỉ dẫn này chứa đến 90% thông tin là giống nhau. Mặc dù có những dự án chỉ đơn giản 2 trang ký hiệu, nhưng cũng có dự án có tới 4 hoặc thậm chí là 5. (như BD1 Project) .

-         Có thể nhiều hơn thế nữa nhưng chỉ để chứng minh một điều số lượng các tờ ghi chú không phải là quan trọng. Điều quan trọng là nó có tổ chức hợp lý để các thẻ, các biểu tượng có thể được đọc một cách dễ dàng. Tổ chức kém và cung cấp thông tin không đầy đủ sẽ là điều bất cập, do đó điều quan trọng là giữ chúng gọn gang, súc tích và hợp lý.

Page 16: Tim hieu ve piping

-         Liên quan đến nội dung trong trang chỉ dẫn trên, ta có thể thấy một sự vắng mặt các thiết bị lớn. VD: Các Process/Utility vessel, các loại bơm, các thứ lặt vặt khác… Nhưng sẽ chuyên nghiệp hơn khi ta không cho các thiết bị này vào bởi vì:

   Nó hầu như luôn luôn hiển nhiên là một biểu tượng đại diện cho các thiết bị chính và.

   Ngay cả khi nó không rõ ràng, thiết bị chính luôn được gắn thẻ và được đặt tên với một số chi tiết kỹ thuật chung được cung cấp dọc theo một cạnh của bản vẽ.Ngoài những lý do này, nên rất khó để cập nhật một tờ ghi chú khi có một thiết bị mới phi

tiêu chuẩn được thêm vào bản vẽ.

Page 17: Tim hieu ve piping

Numbering system.

D.   Giải thích thêm:-         Dòng đơn nằm ngang – Nằm trên một bảng điều khiển chính gần

phòng điều khiển hoặc một số màn hình máy tính trong phòng điều khiển chính.

-         Không có đường ngang – được đặt ở một nơi nào đó trong khu vực, có lẽ gần với khu vực chung trên bản P&ID.

Page 18: Tim hieu ve piping

-         Hai đường song song nằm ngang – trên một số bảng điều khiển địa Phương (vệ tinh) trong phạm vi.

-         Đường gạch đứt nằm ngang – không thể tiếp cận hoặc không thường nằm nơi nó có thể dễ dàng truy cập hoặc quan sát. Cũng có thể được sử dụng những vùng được bảo vệ bằng mật khẩu của hệ thống điều khiển.  

-         Các biểu tượng chính được sử dụng cho dụng cụ và điều khiển (I&C) được biểu thị trong bảng trên. Khi ta phát hiện chúng trong bản vẽ P&ID, ta sẽ có thể lấy các thông tin sau từ nó bao gồm:

1.   Thiết bị đó là gì?2.   Nó nằm ở đâu?3.   Tại sao có nó?

-         Các mục (1) và (2) có thể xác định thông qua các ký hiệu dạng biểu tượng trên bản vẽ. (1) được xác định dựa trên tên viết tắt đặt trong biểu tượng được tạo thành bởi hai thành phần trong danh sách thẻ, bao gồm:

   Một chữ việt tắt cho những thiết bị (dựa trên ISA S5.1), kết hợp với   Số vòng lặp dựa trên hệ thống số ưa thích của nhà thiết kế.

-         Ta cần làm quen với một số từ khóa đơn giản. Thiết bị hiển thị áp suất có viết tắt là PI, thiết bị chỉ nhiệt độ có tên viết tắt là TI. Tương tự ta có các thiết bị chỉ lưu lượng và chỉ mức tương ứng là FI và LI. Và khi mà môt giàn xử lý có nhiều các thiết bị cùng loại, một số duy nhất được áp dụng để xác định thiết bị giống như số chứng minh thư vậy.

Page 19: Tim hieu ve piping

Instrument tagging

1.   Dòng trên – viết tắt cho chức năng của thiết bị (dựa trên ISA 5.1).2.   Dòng dưới – số thứ tự của loại thiết bị đó hoặc khu vực có liên quan.

Sự kết hợp giữa dòng trên và dòng dưới tạo ra một thẻ nhận dạng duy nhất của thiết bị.Các biểu tượng muốn thể hiện cái gì?

-         Nhìn vào hàng đầu tiên trong bảng trên. Một biểu tượng vòng tròn đơn giản đại diện cho bất kỳ thiết bị vật lý nào trong bảng điều khiển. Việc nó là một chiếc máy báo mức hay một đồng hồ đo lưu lượng, đo áp suất hay một số thiết bị hiển thị khác đều không phải vấn đề. Miễn là nếu nó là một thiết bị vật  lý có tác dụng đo lường và hiển thị, nó sẽ được minh họa bằng việc sử dụng một vòng tròn trên bản vẽ P&ID.

-         Có một số các ký tự kết hợp mà ta có khả năng gặp nhiều. Một số trong chúng được liệt kê trong hình dưới. Các ví dụ này sẽ giúp ta có được một số hiểu biết thực tế về các từ viết tắt được sử dụng cho các biểu tượng điều khiển. Ở ví dụ dưới đây tất cả đều thể hiện các thiết bị gắn ngoài. Chúng ta biết được điều đó vì chúng chỉ là các biểu tượng hình vòng tròn đơn giản và không có đường thẳng nằm ngang nào qua chúng. Điều này đã được đề cập đến các mục trên.

Page 20: Tim hieu ve piping

Common primary device symbols

- Trong nhiều trường hợp, chúng hữu ích để biết “trong nháy mắt” rằng một van

là FC hay DI. Hãy tham khảo bảng này khi bạn thấy các từ viết tắt này bên

cạnh biểu tượng.- See more at: http://www.engineeringvn.com/2015/12/bai-9-tim-hieu-ban-ve-piping-p-id.html#sthash.iLFEOL1h.dpuf

Bài 10 : Tìm hiểu bản vẽ Isometric ( piping isometric)

Page 21: Tim hieu ve piping

Thành Tr ầ n

Piping

Tuesday, January 26, 2016

Piping isometric

I. LỜI MỞ ĐẦU.Trong ngành kỹ thuật nói chung và ngành Dầu khí nói riêng bản vẽ là công cụ chính để phát

triển các ý tưởng thiết kế đến với thực tế thi công. Bản vẽ là cơ sở chính để chế tạo lắp đặt và

kiểm tra các chi tiết đơn giản đến cụm thiết bị phức tạp,do đó những thông tin từ bản vẽ cung

cấp rất đa dạng và phong phú. Có bản không hề có kích thước nhưng lại mang tầm quan trọng

bậc nhất (P&ID), có những bản vẽ có kích thước nhưng lại không đúng tỉ lệ (Isometric), có bản

vẽ lại chỉ thể hiện mặt bằng các sàn (Piping GA), lại có bản vẽ chi tiết đến từng mặt cắt (Pipe

Support)

II. PHẠM VI BÀI HỌC- Nội dung khóa học chỉ giới hạn cho các giám sát, các piping engineer mới ra trường nên vẫn

còn nhiều thiếu sót. Do đó, tài liệu này không được dung cho các process engineer hay các

vấn đề lien quan về thiết kế, mua sắm.

1. P&ID

P&ID (Piping and Instrumentation Diagram: Là bản vẽ sơ đồ bao gồm hệ thống piping, thiết bị,

instrument và các tín hiệu điều khiển (Được hướng dẫn chi tiết ở tài liệu khác). P&ID cung cấp

các thông tin cơ bản nhưng khá đầy đủ về các loại thiết bị, bảng điều khiển, giải thích các kí

hiệu (áp dụng cho cả bản vẽ Isometric), phạm vi công việc (Onshore hay Offshore, Instrument

hay Piping...), vị trí tiếp xúc giữa 2 loại vật liệu hay hai loại Class trên cùng một đường ống... 

Page 22: Tim hieu ve piping

P&ID Drawing

2. ISOMETRIC.Đây là bản vẽ dùng để triển khai thi công gồm có 2 loại là bản vẽ AFC (Aproved for

Construction) và bản vẽ shop hay còn gọi là IFC (Issue for construction). 

Hướng dẫn đọc bản vẽ piping isometric Nghi Son Project 

Bản vẽ AFC là bản chính thức ta nhận từ nhà Thiết kế để triển khai thi công. Đây là cơ sở để so

sánh, kiểm tra nếu trong quá trình chế tạo, lắp đặt có phát sinh bất cứ vấn đề gì. Một số bản

AFC cũng chỉ ra scope công việc giữa các bộ phận để tiện cho việc triển khai vẽ shop

Bản vẽ IFC hay gọi là Bản vẽ shop là phần triển khai chi tiết hơn về số đoạn cắt, số mối hàn và

đặc biệt là quy trình hàn, các điểm Vent, Drain)

Các ví dụ về bản vẽ isometric:

Page 23: Tim hieu ve piping

Piping isometric Nghi Son project.

Struture support for pipe SS7 project

Page 24: Tim hieu ve piping

Pipeline SS7 project 

- Một số bản vẽ isomectric từ các dự án hóa dầu nghi sơn, SS7… etc.

Gồm piping isometric, pipeline isomectric, structure isometric for pipeline.

- Các thông tin cần thiết trên bản vẽ Shop mà các giám sát cần nắm vững để theo dõi trong

quá trình thi công.

a. Các vị trí interface với thiết bị.

b. Vật liệu chế tạo, bao gồm chủng loại và số lượng.

c. Vật tư để lắp đặt cũng bao gồm chủng loại và số lượng.

d. Số mối hàn và quy trình hàn

e. Số đoạn cắt và chiều dài từng đoạn.

f. Các bản vẽ tham chiếu (GA, P&ID)

g. Các yêu cầu về NDT (PWHT, Phần trăm RT, MPI, DPI...)

h. Các yêu cầu về Testing (áp suất, phương pháp thử...)

Một số điểm chính cần chú ý với bản vẽ shop:

- Các tọa độ và sizing của Flange khi kết nối với thiết bị thường hay sai khác.

- Các kí hiệu lắp SpectacleBlind đôi khi mâu thuẫn với bản vẽ P&ID. Trong trường hợp này cần

phải lắp theo P&ID

- Quy trình hàn không chi tiết đến từng mối đối với bản vẽ có hơn một loại vật tư.

Page 25: Tim hieu ve piping

III. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU PIPING ISOMETRIC1. Các nguyên tắc khi bắt đầu tìm hiểu bản vẽ isometric :

- Tìm hiểu các ký hiệu trong bản vẽ từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Thông thường các

bản vẽ piping isometric đều có phần ghi chú thích các ký hiệu, các thiết bị, vật tư cần đấu nối,

các mối hàn, và quy trình hàn ...v.v.v ( nên việc đọc và hiểu các mục này thường không khó ).

- Xác định đúng loại bản vẽ, tên bản vẽ, line bản vẽ, và quan trọng hơn là kiểm tra xem có phải

bản vẽ cho thi công AFC hay IFC hay không hay là bản vẽ NFC ( not for construction).

- Ở nội dung này ta sẽ tìm hiểu chủ yếu bản vẽ piping isometric, còn structure isometric sẽ để ở

các bài tiếp theo.

2. Bản vẽ Piping isometric dự án Nghi Sơn – Thanh Hóa (2014-2017) :

Page 26: Tim hieu ve piping

Hướng dẫn tìm hiểu bản vẽ piping Isometric dự án Nghi Sơn Project.

Hướng dẫn đọc bản vẽ piping isometric Nghi Son Project 

- Để nhận biết hướng đi của ống, ta cần nắm được hướng chính của bản vẽ ( N) và các hướng

còn lại S,E,W để so sánh hướng đi của ống cũng như các góc xoay của các co ( eblow),

- Nắm bắt được độ cao EL+ ..., cùng với ký hiệu góc xoay, nắm được 4 hướng cơ bản ta sẽ nhìn

ra được hướng đi của ống.

slope 

Page 27: Tim hieu ve piping

Ký hiệu độ dốc trên bản vẽ isometric

- Các ký hiệu trên bản vẽ sẽ có phụ lục chú thích đi kèm :

Page 28: Tim hieu ve piping

Chú thích trong bản vẽ isometric 

- Các chi tiết được liệt kê bên hình trên như pipe, valve, elbow, reducer.... mình đã nêu rõ ở

BÀI 1. Các bạn xem lại.

Hướng dẫn tìm hiểu bản vẽ piping isometric

- Số revision để thực hiện thi công >= 0, khi lên số hiệu này sẽ có sự chỉnh sữa trong bản vẽ.

- Cần chú ý tên bản vẽ, nhóm vật liệu,kích thước vật tư được sử dụng, các quy định bọc gia

cách nhiệt hay làm ủ nhiệt được yêu cầu trong bản vẽ và trong quy trình hàn.

Page 29: Tim hieu ve piping

- Tất cả các nhóm mã vật liệu có nêu ở những bài trước, các kỹ sư, giám sát... có thể đọc và

tìm hiểu ở những tài liệu khác liên quan,

TỔNG KẾT CUỐI KHÓA:- Có được cái nhìn cơ bản vễ bản vẽ piping isomectric cũng như structure isometric.

- Giúp các bạn sinh viên mới ra trường có được các khái niệm cơ bản về bản vẽ piping

isometric- See more at: http://www.engineeringvn.com/2015/12/bai-10-tim-hieu-ban-ve-isometric.html#sthash.TY3dCwp9.dpuf