Download - KINHTẾVÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN LÀ GÌ? SINH VIÊN TỐT NGHIỆP …ntu.edu.vn/Portals/62/Gioi thieu nganh/To roi nganh KTTS.pdf · “Kinh tếvà quản lý thủy sản”

Transcript
Page 1: KINHTẾVÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN LÀ GÌ? SINH VIÊN TỐT NGHIỆP …ntu.edu.vn/Portals/62/Gioi thieu nganh/To roi nganh KTTS.pdf · “Kinh tếvà quản lý thủy sản”

KINH TẾVÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN LÀ GÌ?

Kinh tế và Quản lý thủy sản là ngành đầu

tiên của Khoa Kinh tế, trường ĐH Thủy sản trước

đây (ĐH Nha Trang ngày nay), đã có lịch sử phát

triển hơn 30 năm.

“Kinh tế và quản lý thủy sản” nằm trong

khối ngành kinh tế, đào tạo cử nhân kinh tế

chuyên về thủy sản, có nhiệm vụ đào tạo cán bộ

quản lý phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát

triển nông thôn cả nước trong lĩnh vực thủy sản.

Sinh viên ra trường có thể:

- Tham gia xây dựng chiến lược và hoạch định

chính sách phát triển kinh tế thủy sản của cả nước

và các địa phương; quản lý các dự án đầu tư trong

ngành thủy sản;

- Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thủy sản;

- Tổ chức thu mua nguyên liệu, nghiên cứu tiếp

thị sản phẩm và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm

thủy sản, nhằm đáp ứng những yêu cầu hội nhập

kinh tế quốc tế;

- Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh

doanh trong các doanh nghiệp thủy sản.

SINH VIÊN TỐT NGHIỆP RA TRƯỜNG

LÀM VIỆC Ở ĐÂU?

- Cơ quan quản lý trong ngành nông nghiệp và

phát triển nông thôn; các cơ quan quản lý về tài

nguyên môi trường tại các địa phương trong cả

nước;

- Doanh nghiệp thủy sản và các loại hình doanh

nghiệp khác trong nền kinh tế;

- Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên

cứu về thủy sản, hoặc làm giảng viên tại các

trường có đào tạo về lĩnh vực thủy sản;

- Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể

tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,

nghiên cứu tiếp thị sản phẩm thủy sản, …

Hình: Các tân cử nhân ngành Kinh tế và Quản lý thủy sản

Khóa 49 trong niềm vui ngày nhận bằng tốt nghiệp.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo đại học “Kinh tế và Quản

lý thủy sản” được thiết kế theo hệ thống tín chỉ,

chú trọng đến đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn đào

tạo lý thuyết với thực hành, thực tế và tham quan

thực địa. Những môn học chính bao gồm:

1. Kinh tế học nghề cá

2. Qui hoạch và quản lý ngành thủy sản

3. Quản trị doanh nghiệp thủy sản

4. Quản trị chất lượng thủy sản

5. Thương mại thủy sản

6. Kinh tế tài nguyên và môi trường

7. Marketing thủy sản

8. Lập và thẩm định dự án đầu tư

9. Phương pháp nghiên cứu kinh tế

10. Dự báo kinh tế và kinh doanh

11. Quản trị chuỗi cung ứng

12. Thiết kế bản đồ qui hoạch bằng công nghệ

GIS

13. Các kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, khai thác

thủy sản

14. Các kỹ năng mềm (làm việc nhóm; giải quyết

vấn đề).

Page 2: KINHTẾVÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN LÀ GÌ? SINH VIÊN TỐT NGHIỆP …ntu.edu.vn/Portals/62/Gioi thieu nganh/To roi nganh KTTS.pdf · “Kinh tếvà quản lý thủy sản”

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Hằng năm sinh viên chuyên ngành

Kinh tế và Quản lý thủy sản được tham

quan kiến tập tại một số nơi liên quan đến

nghề nghiệp như: Khu bảo vệ Hệ sinh thái

biển Rạn Trào, Khu bảo tồn biển Hòn Mun,

cảng cá Hòn Rớ, một số doanh nghiệp chế

biến thuỷ sản tại khu công nghiệp Suối Dầu,

Khánh Hòa.

Hình: Sinh viên tham quan kiến tập tại Khu bảo vệ Hệ

sinh thái biển Rạn Trào, xã Vạn Hưng, huyện Vạn

Ninh, tỉnh Khánh Hoà.

NHỮNG CỰU SINH VIÊN TIÊU BIỂU:

Vương Vĩnh Hiệp, Tổng Giám đốc Cty

TNHH Long Sinh;

Huỳnh Ngọc Diệp, Chủ tịch Hội đồng quản

trị Công ty CP Thủy sản 585 Nha Trang;

Trần Trọng Thanh, Trưởng phòng

Marketing, công ty CP Thủy sản 585 Nha

Trang;

Phạm Anh Loan – K38, Giám đốc công ty

thu mua và xuất khẩu thủy sản;

Đỗ Quốc Hiệu – K38, Giám đốc ty giống

Thủy sản Ninh Thuận;

Ngyễn Ánh Dương – K46, PGĐ Cty CP

Thủy sản Ánh Dương , Q. Tân Bình,

TP.HCM;

Nguyễn Việt Dũng – K44, PGĐ Ngân

hàng Đông Á - Khánh Hòa….

----------------------

Văn phòng: Bộ môn Kinh tế thủy sản - Khoa Kinh

tế. Số 02 NguyễnĐình Chiểu, TP. Nha Trang.

Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Văn Ngọc

Tel.: 0914-199-444

Email: [email protected]