YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản,...

10
SỐ RA THÁNG 4/2018 | Một ấn phẩm của TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE 6 YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH DOANH

Transcript of YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản,...

Page 1: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

SỐ RA THÁNG 4/2018 | Một ấn phẩm của TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE

6 YẾU TỐ QUAN TRỌNG

ĐỂ CHUYỂN ĐỔIMÔ HÌNH KINH DOANH

Page 2: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

Chúng ta thường liên kết việc chuyển đổi mô hình kinh doanh với việc áp

dụng một công nghệ mới. Mặc dù sự tiến bộ của công nghệ rất quan trọng, nhưng một mình chúng cũng không thể làm xoay chuyển cả một ngành công nghiệp được. Những chuyển đổi chỉ thành công khi một mô hình kinh doanh có thể liên kết sử dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ví dụ, sự chuyển đổi của công nghệ MP3 là một ví dụ rõ nét. Thời kỳ đầu, các thiết bị MP3 chỉ thực hiện tăng dung lượng của băng từ và đĩa CD để người dùng có thể lưu trữ hàng ngàn bài hát trên một thiết bị nhỏ. Nhưng các máy nghe nhạc MP3 chỉ thực sự có bước cách mạng hoá trong thị trường thiết bị âm thanh sau khi Apple kết hợp giữa iPod và iTunes vào một mô hình kinh doanh mới,

nhanh chóng chuyển doanh số kinh doanh sản phẩm âm nhạc từ thế giới vật lý sang thế giới ảo.Vậy, chính xác thì điều gì cho phép chuyển đổi một mô hình kinh doanh dựa trên tiềm năng của công nghệ? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi bắt tay vào phân tích và nghiên cứu 40 công ty thuộc nhiều ngành công nghiệp đã từng thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh. Một số đã thành công trong việc thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp của họ; một số khác thì có khởi đầu đầy hứa hẹn nhưng cuối cùng đã thất bại. Các mô hình kinh doanh hoạt động như thế nào?Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “mô hình kinh doanh”, nhưng hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng, chúng mô tả cách thức một công ty tạo ra và thu về các giá trị.

6 YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ CHUYỂN ĐỔIMÔ HÌNH KINH DOANH

Theo Harvard Business Review - Diễn đàn của các tư tưởng gia quản trị hàng đầu thế giới

(Được lược dịch bởi Trường PACE)

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “mô hình kinh doanh”, nhưng hầu hết mọi người sẽ đồng ý rằng, chúng mô tả cách thức một công ty tạo ra và thu về các giá trị. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác, thường theo những cách phức tạp, để xác định sự thành công của công ty.

Mô hình này bao gồm các yếu tố xác định cơ chế định giá và cam kết giá trị của sản phẩm/dịch vụ được cung cấp đến khách hàng, cho thấy cách công ty sẽ tự điều phối như thế nào và sẽ hợp tác với ai để tạo ra giá trị đó, đồng thời chúng xác định rõ cấu trúc chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác, thường theo những cách phức tạp, để xác định sự thành công của công ty.

Trong bất kỳ ngành nào, mô hình kinh doanh trọng yếu sẽ có xu hướng thay đổi theo thời gian. Nếu trong trường hợp thị trường không thay đổi, mô hình kinh doanh sẽ phản ánh cách hiệu quả nhất để phân bổ và tổ chức các nguồn lực. Hầu hết các nỗ lực để giới thiệu một mô hình kinh doanh mới thường thất bại - nhưng thỉnh thoảng một số ít sẽ thành công trong việc lật đổ mô hình cũ, thường là bằng cách tận dụng công nghệ mới. Và khi ‘người đương nhiệm’ bị thay thế, hoặc đối thủ cạnh tranh cũng đồng ý chạy đua trên con đường mới này thì ngành công nghiệp đó sẽ bắt đầu chuyển đổi.

Một ví dụ điển hình là cách Airbnb đã gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp khách sạn. Được thành lập vào năm 2008, Airbnb đã có sự phát triển đáng kinh ngạc: Hiện nay hệ thống của Airbnb có số phòng cho thuê nhiều hơn cả chuỗi khách sạn InterContinental Hotels hay Hilton Worldwide. Hiện Airbnb chiếm 19,5% thị trường cung cấp phòng khách sạn ở New York và hoạt động ở 192 quốc gia.

Page 3: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

Những người sáng lập Airbnb đã nhận ra rằng nền tảng công nghệ đã giúp tạo ra một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới có thể thách thức được cách thức kinh doanh khách sạn truyền thống. Không giống như các chuỗi khách sạn truyền thống, Airbnb không sở hữu hoặc quản lý tài sản - nó cho phép người dùng thuê bất kỳ không gian sống động nào (từ ghế sofa đến biệt thự) thông qua một nền tảng kết nối trực tuyến những người đang cần tìm kiếm chỗ ở với những chủ nhà sẵn sàng chia sẻ phòng hoặc nhà riêng. Airbnb quản lý nền tảng công nghệ đó và thu tỷ lệ phần trăm trên mức tiền thuê.

Do doanh thu không phụ thuộc vào việc sở hữu hoặc quản lý tài sản vật chất nên Airbnb không cần đầu tư nhiều để mở rộng quy mô và do đó có thể có mức giá thấp hơn (thường thấp hơn 30% so với phí thuê phòng ở khách sạn). Hơn nữa, vì các chủ sở hữu nhà chịu trách nhiệm quản lý và duy trì tài sản hay bất kỳ dịch vụ nào họ có thể cung cấp, nên rủi ro của Airbnb (không kể chi phí hoạt động) thấp hơn nhiều so với các khách sạn truyền thống. Về phía khách hàng, mô hình kinh doanh của Airbnb tái xác định lại giá trị bằng cách cung cấp một dịch vụ có tính cá nhân hơn - với mức phí rẻ hơn.

Trước khi nền tảng công nghệ tồn tại, quả thật không có lý do gì để thay đổi mô hình kinh doanh khách sạn. Nhưng sau khi xuất hiện, mô hình kinh doanh truyền thống không còn là phương án tối ưu vì giờ đây có thể tận dụng công nghệ để tạo ra một đề xuất giá trị hấp dẫn hơn cho khách hàng. Mô hình kinh doanh mới giống như một giao diện kết hợp giữa khả năng vượt trội của công nghệ và nhu cầu của thị trường.

Dưới đây, hãy cùng xem xét 6 yếu tố có thể dẫn đến chuyển đổi một mô hình kinh doanh.

6 CON ĐƯỜNG ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KINH DOANH

Trong số 40 mô hình kinh doanh chuyển đổi mà chúng tôi đã nghiên cứu thì chỉ một số ít là đạt được thành công. Sau những phân tích về điểm chung của các trường hợp thành công, chúng tôi tìm ra được 6 thành tố quan trọng. Dù không có công ty nào có đủ cả 6 thành tố này, nhưng chúng ta sẽ thấy, đa số chúng thường có mối tương quan chặt chẽ đến cơ hội thành công trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.

1. Sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa hơn

Nhiều mô hình kinh doanh mới cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ được thiết kế phù hợp và linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng. Các công ty thường sử dụng công nghệ để đạt được điều này với giá cả cạnh tranh.

2. Quy trình kinh doanh khép kín

Nhiều mô hình kinh doanh mới xuất hiện thay thế cho quá trình kinh doanh một chiều (nghĩa

là các sản phẩm được tạo ra, sử dụng, và sau đó vứt đi) bằng một quy trình kinh doanh khép kín, trong đó các sản phẩm đã qua sử dụng sẽ được tái chế. Sự thay đổi này giúp giảm đáng kể chi phí tài nguyên tổng thể.

3. Chia sẻ tài sản

Một số mô hình đổi mới thành công vì chúng cho phép chia sẻ chi phí kinh doanh. Ví dụ Airbnb cho phép chủ sở hữu nhà chia sẻ chỗ ở với khách du lịch, và Uber thì chia sẻ tài sản với các chủ sở hữu xe hơi. Đôi khi tài sản có thể được chia sẻ thông qua một chuỗi cung ứng. Sự chia sẻ này thường diễn ra thông qua các thị trường trực tuyến cho phép cả hai bên hợp tác cùng có lợi. Ví dụ như Airbnb, chủ nhà nhận được tiền từ việc cho thuê những phòng trống và người thuê thì có một nơi rẻ hơn, và đôi lúc là đẹp hơn để ở.

Sự chia sẻ tài sản này cũng giúp giảm rào cản gia nhập vào nhiều ngành công nghiệp, bởi vì một thành viên không nhất thiết phải sở hữu tài sản để bắt đầu kinh doanh trong ngành, họ có thể hoạt động như một đơn vị trung gian.

Page 4: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

4. Định giá theo giá trị sử dụng

Một số mô hình kinh doanh thực hiện tính phí khách hàng tùy vào mức độ họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ, thay vì yêu cầu họ mua hẳn chúng để toàn quyền sở hữu. Khi đó, khách hàng được hưởng lợi bởi vì họ chỉ phải trả phần chi phí tương đương với giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ đó cung cấp; và công ty cũng có lợi vì với mô hình kinh doanh này số lượng khách hàng có thể mở rộng nhanh chóng.

5. Xây dựng một “hệ sinh thái” kinh doanh hợp tác hơn

Một số đổi mới thành công là vì công nghệ mới giúp cải thiện sự hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng và giúp phân bổ rủi ro kinh doanh một cách thích hợp hơn, giúp giảm chi phí vận hành.

6. Xây dựng một tổ chức thích ứng tốt với sự thay đổi

Các nhà đổi mới đôi khi sử dụng công nghệ để tránh xa các mô hình phân cấp truyền thống, giúp việc ra quyết định nhanh chóng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Kết quả là đem đến giá trị lớn hơn cho khách hàng và chi phí thấp hơn cho công ty.

Mỗi tính năng trong danh sách này có mối quan hệ chặt chẽ với các xu hướng dài hạn trong cả

công nghệ và nhu cầu khách hàng: Về mặt công nghệ, xu hướng hiện nay là phát triển các bộ cảm biến cho phép thu thập dữ liệu với quy mô rộng hơn và chi phí rẻ hơn. Thứ hai là xu hướng của dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và khả năng tự cải thiện của máy móc (machine learning) đã cho phép các công ty chuyển một lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc thành các quy tắc và giúp đưa ra quyết định. Thứ ba là các thiết bị kết nối (internet of things) và công nghệ đám mây cho phép thao tác và phân tích các dữ liệu phân tán và lan rộng. Thứ tư là sự phát triển trong sản xuất (công nghệ nano và in ấn 3 chiều) đang tạo ra nhiều khả năng cho việc phân phối và sản xuất quy mô nhỏ.

Về phía thị trường, mặc dù các nước đang phát triển đã có những bước tiến bộ đều đặn giúp gia tăng nhu cầu một cách ổn định trên toàn cầu, nhưng đồng thời cũng làm cho ý thích của khách hàng phức tạp hơn, khó đo lường hơn (cả trong và ngoài nước). Các công ty muốn giành thị phần sẽ gặp nhiều thách thức vì các quy định siết chặt về giá thành, về tác động của ngành đến môi trường và đạo đức kinh doanh.

Tất cả 6 yếu tố trên đại diện cho các giải pháp tiềm năng để liên kết nhu cầu thị trường với khả

năng của công nghệ. Ví dụ, tính cá nhân hóa cao hơn trong việc đáp ứng sự đa dạng sở thích của người tiêu dùng có thể được thực hiện bởi các bộ cảm biến thu thập dữ liệu từ công nghệ đám mây, giải pháp dữ liệu lớn, từ đó chuyển thành các dịch vụ, chẳng hạn như các khuyến nghị và cảnh báo khác nhau cho mỗi người dùng.

Để đánh giá về một tính năng, trước tiên cần phải xác định ý nghĩa thực sự của chúng trong ngành kinh doanh mà bạn đang hoạt động. Ví dụ, tính cá nhân hóa trong dịch vụ tài chính có thể có nghĩa là các khoản cho vay phù hợp (bao gồm lãi suất, thanh toán hàng tháng, và thời hạn cho vay); trong khi đó tính cá nhân hóa trong ngành bán lẻ thời trang có thể có nghĩa là các thiết kế độc đáo của trang phục. Trong giáo dục có thể có nghĩa là những khoản hỗ trợ được cung cấp linh hoạt cho sinh viên tùy theo những điểm mạnh và điểm yếu của họ,...

Chỉ khi hiểu rõ được từng tính năng, công ty mới có thể phát triển các thước đo để đánh giá và so sánh với các tính năng chính, từ đó nghĩ cách để tận dụng công nghệ mới cho việc hiện thực hóa chúng.

Theo Stelios Kavadias, Kostas Ladas, Christoph Loch, Tạp chí Harvard Business Review

Được lược dịch bởi Trường Doanh Nhân PACE

Page 5: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

BÀI HỌC KINH DOANH TỪ TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

1. Kết nghĩa đào viên: Một mục tiêu, một lý tưởng

Đối với đọc giả Tam quốc, sự kiện kết nghĩa vườn đào của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi có lẽ đã quá quen thuộc. Và, hoàn cảnh của một Tây Thục có phần chắp vá khi đó không khác là mấy so với những gì mà một startup phải trải qua: Xuất phát điểm ban đầu chỉ là ý tưởng. Trong khi Ngụy hay Ngô sở hữu đầy đủ mọi nguồn tài nguyên cần thiết và cả một đế chế “chống lưng” phía sau, Thục không có gì ngoài 3 “nhà đồng sáng lập” với tài sản duy nhất là một ước mơ chung, một lý tưởng chung và một mục tiêu chung.

Khi ấy, dù có tiếng là mang trong mình dòng máu hoàng thất, song Lưu Bị và hai người anh em thực sự không có bất cứ thứ gì ngoài khát vọng khôi phục nhà Hán. Thành thực mà nói, mãi sau trận Xích Bích, Thục mới có khái niệm gọi là kinh đô đóng quân. Và, dù nhiều lần Lưu Bị phải nương nhờ dưới trướng người khác, song, sợi dây liên kết giữa 3 anh em Lưu - Quan - Trương không vì thế mà bị cắt đứt.

Bài học kinh doanh: Để khởi nghiệp thành công, các nhà sáng lập nhất thiết phải có chung một mục tiêu và lý tưởng. Bởi vì, khi đi lên từ hai bàn tay trắng, khó khăn và vấp ngã là điều không thể nào tránh khỏi. Việc sở hữu một mục tiêu chung cũng như một lý tưởng chung sẽ giúp cho các thành viên sáng lập đoàn kết hơn trước những tình huống khó khăn hay mâu thuẫn, vốn xuất phát từ sự khác biệt trong suy nghĩ và cách thức làm việc. Nếu không thể chia sẻ cùng một mục tiêu và lý tưởng, thì chắc chắn những thành viên sáng lập - hạt nhân của startup - không thể đi cùng nhau đến ngày cuối cùng.

2. Tiến chiếm Thành Đô: Xác định đúng thị trường

Gia Cát Lượng đã tâu với Lưu Bị tiến chiếm Thành Đô và lựa chọn nó làm kinh đô của Thục. Nguyên do là nơi đây địa thế hiểm trở, dễ giữ, khó đánh, lại có đất đai màu mỡ, sản vật phong phú và giao thông thuận lợi, vô cùng thích hợp cho việc phát triển kinh tế cũng như xây dựng quân đội. Nhưng, quan trọng hơn, Thành Đô được Gia Cát Lượng lựa chọn vì nó sở hữu vị trí đắc địa, phù hợp để Thục đối trọng với 2 nước Ngụy và Ngô.

Bài học kinh doanh:  Xác định đúng thị trường mục tiêu là chìa khoá cho kinh doanh thành công. Đối với doanh nghiệp của bạn, “Thành Đô” sẽ là nơi nào? Xác định đúng thị trường mục tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp có chiến lược marketing đúng đắn, giảm chi phí truyền thông và tạo lợi thế cho cạnh tranh.

Ngoài ra, việc xác định đúng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược thích nghi phù hợp với đặc thù của từng thị trường địa phương. Chẳng hạn như việc Amazon Ấn Độ có dịch vụ bán hàng, chính sách hoa hồng và phí vận chuyển hoàn toàn khác so với Amazon Mỹ. Một người bán hàng trên Amazon Mỹ phải trả 8% hoa hồng với mỗi chiếc điện thoại bán được (không bao gồm phí hàng năm là 40 USD). Song, tại Ấn Độ, người bán chỉ phải trả 5% (không phải chịu phí hằng năm). Nguyên do là vì giữa Amazon và Flipkart tại Ấn Độ có sự cạnh tranh quyết liệt về số lượng người bán hàng mới.

3. Trận Xích Bích: Hợp tác chiến lược

Trước trận Xích Bích, Nguỵ là quốc gia có thực lực mạnh nhất trong 3 nước và Tào Tháo đang dẫn quân bình định phương Nam với số lượng áp đảo. Trước tình thế đó, Thục nhận ra bản thân quá yếu để có thể chiến đấu một mình. Trong khi đó, Đông Ngô lại là quốc gia sở hữu vị trí then chốt, vì họ vốn quen thuộc với thủy chiến. Thế nên, để đẩy lùi Ngụy, Gia Cát Lượng, bằng tài ngoại giao của mình, đã thuyết phục Đông Ngô liên minh để kháng quân Tào.

Bài học kinh doanh: Nếu là một startup hay đơn giản là một doanh nghiệp nhỏ, bạn hoàn toàn có thể tự liên hệ mình với tình thế của Tây Thục. Khi kinh doanh, thông thường, doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải một đối thủ như Bắc Ngụy - lớn, mạnh hơn về mọi mặt và sẵn sàng thâu tóm toàn bộ thị trường. Nhưng, cũng sẽ có những công ty khác giống như Đông Ngô - quy mô trung bình và có tiềm năng tốt.

Sẽ có lúc, bạn buộc phải chấp nhận sự thật rằng không thể đương đầu trực diện với một đối thủ lớn mà cần thiết phải có kế hoạch liên minh chiến lược. Dù việc thuyết phục một ông chủ như “Đông Ngô” thiết lập quan hệ đối tác là không dễ dàng, song đó là điều cần thiết để đảm bảo sự sống sót của doanh nghiệp trong cuộc chiến giành thị phần.

(Nguồn: Sưu tầm)

Page 6: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

The World Renowned Speaker / Diễn giả Quốc tế:

Xây dựng Thương hiệu bằng “Tốc độ của Niềm tin”

INTERNATIONAL SEMINAR ON MANAGEMENTHỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Building Trusted Brandwith “Speed of Trust”

8:30-17:00, June 20, 2018 | Nikko Saigon Hotel

Author of “The Speed of Trust” Book & Father of “The Speed of Trust” Method.Tác giả sách “Tốc độ của Niềm tin” và là Cha đẻ của Phương pháp Kiến tạo văn hóavà Xây dựng Thương hiệu bằng “Tốc độ của Niềm tin”. Hiện phương pháp nổi tiếng

này đang được áp dụng rộng rãi tại hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới.

The World Leading Expert on Culture Building & Brand BuildingChuyên gia hàng đầu thế giới về Kiến tạo văn hóa & Xây dựng thương hiệu

Stephen M.R. Covey

Đăng ký tham dự:Email: [email protected]: 0963.415.353Điện thoại: +84 (028) 3837.0208

Tiền đề của “Tốc độ của Niềm tin”:Xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc của Bộ phận Marketing hay của Ban Lãnh Đạo tổ chức, mà là công việc của tất cả mọi người trong toàn tổ chức.

Xây dựng thương hiệu tổ chức không chỉ bắt đầu từ cá nhân mỗi thành viên trong tổ chức, mà bắt đầu từ “bên trong con người” của mỗi cá nhân trong tổ chức.

Mục đích hội thảo: Cung cấp một hệ thống lý luận nền tảng, cũng như một bộ công cụ và phương pháp đầy đủ để giúp những người tham dự biết cách xây dựng “High-Trust Culture” (văn hóa đáng tin) và “Trusted Brand” (thương hiệu uy tín) cho chính mình và cho doanh nghiệp của mình.

Đối tượng tham dự: Lãnh đạo doanh nghiệp (Business Leaders), Lãnh đạo nhân sự (HR Leaders), Lãnh đạo marketing (Marketing Leaders), Lãnh đạo kinh doanh (Sales Leaders),...

Ngôn ngữ hội thảo: Tiếng Anh-Việt (có phiên dịch cabin trực tiếp qua tai nghe cá nhân)

Kinh phí tham dự: 380 USD/người; Phí ưu đãi: 350 USD/người (nếu chuyển phí trước ngày 20/05/2018). Mức phí này đã bao gồm tài liệu, ăn trưa tại khách sạn và chứng nhận tham dự.

Page 7: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

FRANKLINCOVEY VIỆT NAM - MỘT ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TRƯỜNG DOANH NHÂN PACEĐăng ký tham dự hội thảo quốc tế về quản trị kinh doanh Building Trusted Brand with “Speed of Trust”Email: [email protected] | Hotline: 0963.415.353 | Điện thoại: +84 (028) 3837.0208

Bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn xây dựng được một thương hiệu (nhãn hiệu thương mại) cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng.

Và “Tốc độ của niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những cuốn sách hay nhất, cũng là một trong những phương pháp hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà tôi từng biết.

Phương pháp này chỉ ra rằng, muốn có thương hiệu uy tín (Trusted Brand) thì cần phải có một tổ chức đáng tin (Trusted Organization / High-Trust Culture Organization); muốn có một tổ chức đáng tin thì cần phải có đội ngũ đáng tin (Trusted Team); muốn có đội ngũ đáng tin thì cần phải có con người đáng tin (Trusted People).

Khi một người muốn được tin cậy bởi người khác (Trusted by Others) thì trước hết người đó phải có “tự trọng / sự đáng tin từ bên trong” (Self-Trust). Nếu tự mình thấy mình không đáng tin thì sẽ không bao giờ có được sự tin cậy của người khác. Ngược lại, khi mình thực sự có “Self-Trust” (có thiện căn và đức tin, có lương tri và phẩm giá ở bên trong con người mình) thì mặc nhiên mình sẽ nhận được sự tin cậy của người khác.

Như vậy, một thương hiệu uy tín (Trusted Brand) sẽ là hệ quả của những con người đáng tin (Trusted People), đội ngũ đáng tin (Trusted Team) và tổ chức đáng tin (Trusted Organization). Nói cách khác, hành trình từ “Tự trọng cá nhân” (Self-Trust) đến “Thương hiệu tổ chức” (Trusted Brand) cũng chính là cách thức xây dựng thương hiệu hay nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất đối với mọi tổ chức và mọi doanh nghiệp.

Với phương cách độc đáo này, xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc của bộ phận Marketing hay công việc của Ban lãnh đạo Công ty như lâu nay, mà đó còn là trách nhiệm thực sự của mỗi thành viên trong toàn tổ chức. Nói cách khác, mỗi nhân viên đều là người xây dựng thương hiệu công ty.

Giá trị lớn nhất của doanh nghiệp không phải là “cái hiệu” mà là “cái hiệu được thương” (thương hiệu); Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không phải là con người, mà là con người đáng tin. Và “đáng tin” không chỉ là “thương hiệu”, là “tài sản”, là “văn hóa” (văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức, văn hóa xã hội...), mà còn là “doanh thu”, là “chi phí” của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có thương hiệu mạnh thì doanh thu sẽ tăng, chi phí sẽ giảm và hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng nhanh và tăng bền vững.

GIẢN TƯ TRUNGTác giả sách “Đúng Việc - Một góc nhìn về câu chuyện khai minh”

Hiệu trưởng Trường Doanh Nhân PACE, Viện trưởng Viện Giáo Dục IRED

KIẾN TẠO VĂN HÓA VÀXÂY DỰNG THƯƠNG HIỆUBẰNG “SPEED OF TRUST”

Page 8: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

Lãnh đạo một tổ chức, dù lớn hay nhỏ, là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Phải đáp ứng những nhu cầu khác nhau của những người mà bạn có trách nhiệm phục vụ luôn là một cuộc chiến không ngừng nghỉ.

Sự phức tạp của thế kỉ XXI đã làm nảy sinh nhu cầu về thuật lãnh đạo mới: “Quản trị bằng tự trị” hay “Quản trị bằng văn hóa” hay “Quản trị mà không cần quản trị”. Và phương cách quản trị mới này chính là tương lai của quản trị, và đây cũng là giải pháp chủ chốt cho các “căn bệnh kinh niên” của lãnh đạo hiện nay.

Có thể nói, một công ty có trở nên thành công và thành công bền vững hay không, trước hết là do “năng lực kiến tạo” của người đứng đầu và của đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp ấy. Và mọi nhà lãnh đạo trong thời đại ngày nay đều đang đi tìm đáp án cho hai câu hỏi nan giải:

• Đâu là tinh thần lãnh đạo phù hợp mà tôi nên có trong thời đại ngày nay?

• Làm thế nào để tinh thần ấy được lan tỏa trong toàn doanh nghiệp của tôi?

Chương trình đào tạo Lãnh đạo Kiến tạo / Proactive Leadership ra đời nhằm đem tới giải pháp cho các chủ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có mong muốn giải quyết được những vấn đề trên.

Chương trình sẽ được khai giảng vào ngày 21/06/2018. Vui lòng xem chi tiết chương trình và đăng ký tham dự TẠI ĐÂY.

Sau gần 30 năm triển khai chương trình đào tạo “7 Thói quen Hiệu quả / The 7 Habits of Effective People” trên toàn thế giới, FranklinCovey đã nghiên cứu và đưa ra phiên bản mới của giải pháp này - chương trình đào tạo “7 Thói quen Hiệu quả” phiên bản 4.0, và phiên bản mới 4.0 này đã có mặt tại Việt Nam. Đây được xem là một kiệt tác trong lĩnh vực đào tạo, một chương trình đào tạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại và là một hành trình khai phá và đào luyện bản thân đầy thách thức mà cũng đầy thú vị với bất kỳ nhà lãnh đạo hay cá nhân nào.

FranklinCovey đã làm việc với hàng ngàn tổ chức ở hầu hết các ngành và nhận ra tính hiệu quả của bất kỳ tổ chức nào cũng đều dựa trên các nguyên lý nền tảng của 7 Thói quen Hiệu quả. Hơn 90% tập đoàn trong “Fortune 100” (Top 100 Tập đoàn lớn nhất thế giới theo bình chọn của Tạp chí Fortune) hiện đang sử dụng các giải pháp

đẳng cấp thế giới của FranklinCovey để phát triển lãnh đạo và cải biến tổ chức của mình.

FranklinCovey Vietnam (một đơn vị thành viên của Trường Doanh Nhân PACE) là đại diện độc quyền của FranklinCovey Worldwide để triển khai chương trình đào tạo “7 Thói quen Hiệu quả” phiên bản 4.0 tại Việt Nam, khóa học sẽ được khai giảng vào ngày 03/08/2018. Vui lòng xem chi tiết và đăng ký tham dự TẠI ĐÂY.

TIN TỨC

LÃNH-ĐẠO-MÀ-KHÔNG-LÃNH-ĐẠOQUẢN-TRỊ-MÀ-KHÔNG-QUẢN-TRỊ

KHAI GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ” PHIÊN BẢN 4.0

Page 9: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

Hội nghị Nhân sự SHRM thường niên (Annual SHRM Conference) là sự kiện nhân sự lớn nhất, lâu đời nhất, có ảnh hưởng nhất và được giới nhân sự toàn cầu hưởng ứng và tham gia đông nhất. Hàng năm, có khoảng trên dưới 20.000 người làm nghề quản trị nhân sự từ hơn 100 quốc gia tham gia hội nghị thường niên này tại Hoa Kỳ.

Hội nghị Nhân sự SHRM năm 2018 của Hiệp hội Quản trị Nhân Sự Hoa Kỳ (Society for Human Resource Management / SHRM) sẽ được diễn ra từ ngày 17-20/06/2018 tại Chicago, Hoa Kỳ.

Vui lòng xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY.

Người tham dự từ Việt Nam sẽ nhận được ưu đãi về phí và được hỗ trợ các thủ tục, nếu đăng ký tham dự Hội nghị này thông qua Trường Doanh Nhân PACE - đối tác độc quyền của SHRM tại Việt Nam.

Với xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới, tổ chức nào sở hữu nguồn nhân lực “thực tài” sẽ là một trong những bảo chứng của thành công. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà Quản trị Nhân sự phải luôn

chủ động tìm hiểu và tiếp cận kiến thức mới để nâng tầm năng lực theo chuẩn mực toàn cầu là điều thiết yếu. Mô hình năng lực SHRM (Hiệp hội quản trị Nhân sự Hoa Kỳ) với 3 nhóm Năng lực Hành vi và 3 nhóm Năng lực Chuyên môn là cơ sở khoa học đáng tin cậy nhất cho việc phát triển năng lực toàn diện của giới nhân sự.

Để đồng hành cùng giới Nhân sự Việt Nam trên hành trình chinh phục chuẩn mực toàn cầu, PACE đã ký kết hợp tác với SHRM và trở thành đối tác độc quyền của SHRM để triển khai chương trình đào tạo Quản trị Nhân sự Quốc tế - International HR Management (IHRM) – chương trình đào tạo đặc biệt dựa trên Khung Năng lực và Kiến thức SHRM (SHRM Body of Competency & Knowledge™), nhằm quốc tế hóa trình độ quản trị nhân sự của những người làm nghề nhân sự tại Việt Nam theo chuẩn mực và đẳng cấp quốc tế. 

• Lịch khai giảng tại TP.HCM: 13/09/2018

Vui lòng  xem chi tiết chương trình và đăng ký tham dự TẠI ĐÂY.

HỘI NGHỊ NHÂN SỰ SHRM 2018 TẠI CHICAGO

KHAI GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “QUẢN TRỊ NHÂN SỰ QUỐC TẾ” / “INTERNATIONAL HUMAN RESOURCES MANAGEMENT” (IHRM)

TIN TỨC

Page 10: YẾU TỐ QUAN TRỌNG CHUYỂN ĐỔI · chuỗi cung ứng sẽ như thế nào. Về cơ bản, mô hình kinh doanh là một hệ thống có nhiều tính năng tương tác,

Trụ sở chính: Tòa nhà PACE341 Nguyễn Trãi, Quận 1, TP.HCMĐiện thoại: (028) 3837.0208

Văn phòng Hà Nội: Int’l Center (2nd Floor)17 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: (024) 3646.2828

[email protected]@PACE.edu.vnwww.PACE.edu.vn

Song song với các chương trình đào tạo tại Trường (Open-Enrollment Programs) nói trên, Trường PACE cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo tại Doanh nghiệp (Custom Programs), được thiết kế theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

17/05/2018

14/07/2018

10/06/2018

21/04/2018

07/05/2018

20/05/2018

18/06/2018

08/05/2018

21/04/2018

22/04/2018

16/04/2018

Phân công phân nhiệm và Ủy thác công việcEffective Assignment & Delegation

Đàm phán thương lượngSuccessful Negotiation

Kỹ năng quản lý thời gianTime Management Skills

Kỹ năng Trình bày thuyết trình & Chủ trì cuộc họpPresentation & Meeting Skills

Kỹ năng giao tiếp hiệu quảEffective Communication Skills

Tạo động lực làm việc cho nhân viênMotivating Skills

Đào tạo & Huấn luyện nhân viên hiệu quảEffective Training & Coaching Skills

Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụngInterviewing Skills

Tinh Thần TEAMWORKTeamwork Spirit

Phương pháp tư duy và Kỹ năng giải quyết vấn đềCritical Thinking & Problem Solving Skills

Năng lực Giám sát Bán hàngSales Supervisor

Kỹ năng Bán hàng chuyên nghiệpProfessional Selling Skills

Chăm sóc khách hàngCustomer Care & Customer Service

Kỹ năng quản trị & Thu hồi công nợDebt Collection & Management Skills

24/07/2018

08/05/2018

17/04/2018

10/06/2018

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “TIẾP THỊ - BÁN HÀNG”

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “KỸ NĂNG CHUYÊN NGHIỆP”

09/04/2018

21/04/2018

04/08/2018

CEO - Giám Đốc Điều Hành Chief Executive Officer

CEO - Giám Đốc Điều Hành Chief Executive Officer

Quản trị cuộc đời (LMP)Life Management Program

14/05/2018

17/05/2018

21/04/2018

11/06/2018

BỘ CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO “CẤP QUẢN LÝ & LÃNH ĐẠO”

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT “ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC”

Tài chính dành cho lãnh đạoFinance for Leaders

Kế toán dành cho lãnh đạoAccounting for Leaders

Kiến thức thuế dành cho lãnh đạoTaxation Knowledge for Leaders

CFO - Giám đốc Tài chính Chief Financial Officer

14/05/2018

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN”

Phân tích báo cáo tài chínhFinancial Statements Analysis

19/06/2018

17/04/2018

17/07/2018

12/06/2018

Tài chính dành cho lãnh đạoFinance for Leaders

Kế toán dành cho lãnh đạoAccounting for Leaders

Kiến thức thuế dành cho lãnh đạoTaxation Knowledge for Leaders

CFO - Giám đốc Tài chínhChief Financial Officer

CHRO - Giám đốc Nhân sự Chief Human Resources Officer

Năng lực quản trị cho quản lý cấp trungManagement for Middle Managers (MMM)

Văn hóa doanh nghiệpCorporate Culture

Văn hóa doanh nghiệpCorporate Culture

Năng lực quản trị cho quản lý cấp trungManagement for Middle Managers (MMM)

Quản lý con ngườiManaging People

21/04/2018

18/06/2018

11/04/2018

08/05/2018

22/04/2018

Kỹ Năng Phỏng Vấn Tuyển DụngInterviewing Skills

Tinh Thần TEAMWORKTeamwork Spirit

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “NHÂN SỰ - NHÂN LỰC”

CHRO - Giám đốc Nhân sựChief Human Resources Officer

Đào Tạo & Huấn Luyện Nhân Viên Hiệu QuảEffective Training & Coaching Skills

Quản lý con ngườiManaging People

CCO - Giám đốc Kinh doanh Chief Customer Officer

CCO - Giám đốc Kinh doanhChief Customer Officer

CPO - Giám đốc Sản xuất Chief Production Officer

19/06/2018

17/04/2018

17/07/2018

11/04/2018

17/04/2018

04/08/2018

04/08/2018

07/05/2018

THỰC HỌC vì DOANH TRÍ - Trường Doanh Nhân PACE

05/04/2018

21/06/2018

25/05/2018

Lãnh Đạo Kế NghiệpNextGen Leaders (NextGen)

Lãnh đạo Kiến tạoProactive Leadership

Tái tạo Doanh nghiệpReinventing Enterprises (Reinvent)

BỘ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI