[YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên...

84
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013 Tên công trình Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn Nhóm ngành: KD2 Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Transcript of [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên...

Page 1: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

---------o0o---------

Công trình tham dự Cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại thương 2013

Tên công trình

Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh

Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

Nhóm ngành: KD2

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Page 2: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

1

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................3

B. NỘI DUNG .......................................................................................................................................7

Chương I:Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào EU ...............................................7

1. Thị trường EU và tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam vào EU .......................................7

2. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU .............................................................11

2.1 Thuỷ hải sản……………………………………………………………………………………………………………………11

2.2 Cà phê……………………………………………………………………………………………………………………………17

2.3 Giày dép…………………………………………………………………………………………………………………………20

2.4 Hàng dệt may………………………………………………………………………………………………………………….22

2.5 Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất……………………………………………………………………………………………26

Chương II: Mô hình hấp dẫn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

vào EU ............................................................................................................................................ 33

1.Giới thiệu về mô hình hấp dẫn ...................................................................................................33

1.1 Khái niệm và tính chất…………………………………………………………………………………………………….33

1.1.1 Giới thiệu…………………………………………………………………………………………………………33

1.1.2 Phân tích các yếu tố của mô hình…………………………………………………………………….35

1.1.2.1 Biến phụ thuộc…………………………………………………………………………………35

1.1.2.2 Biến độc lập…………………………………………………………………………………... 36

a. Các biến có ảnh hưởng cố định…………………………………………………. 36

b. Các yếu tố hấp dẫn…………………………………………………………….37

c. Ma sát thương mại…………………………………………………………….37

d. Chính sách thương mại………………………………………………………37

1.2 Tổng quan nghiên cứu về mô hình hấp dẫn……………………………………………………………………37

1.2.1 Biến giá trị xuất nhập khẩu………………………………………………………………………….39

Page 3: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

2

1.2.2 Biến khoảng cách…………………………………………………………………………………………47

1.2.3 Biến dân số………………………………………………………………………………………………….49

1.2.4 Biến GDP……………………………………………………………………………………………………..50

2.Ước lượng ....................................................................................................................................52

Chương III: Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 53

1. Mô tả và đánh giá diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU ..........................................53

1.1 Dân số…………………………………………………………………………………………………………………………….54

1.2 GDP…………………………………………………………………………………………………………………………………55

2. Các vấn đề còn tồn tại và kiến nghị ............................................................................................62

2.1 Tồn tại…………………………………………………………………………………………………………………………….63

2.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………………………………………………………70

C. KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 77

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 80

Page 4: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

3

A. LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ thương

mại với các nước trên thế giới, trong đó nổi lên mối quan hệ hợp tác ngày càng

có hiệu quả của Việt Nam và EU. Hai bên đã bình thường hóa quan hệ (10-1990)

và cao hơn nữa là Hiệp định khung (17/7/1995) là nền tảng, cơ sở pháp lý cho

việc thúc đầy quan hệ, đặc biệt là quan hệ thương mại với sự gia tăng nhanh

chóng của các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU. Mối quan hệ giữa Việt

Nam và EU đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần phát

triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như sự

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian gần đây.

Tuy nhiên, trong trao đổi thương mại với thị trường EU, đặc biệt là lĩnh vực

xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, bên cạnh những lợi ích trông thấy, chúng ta cũng

gặp phải nhiều khó khăn, thách thức bởi EU là một trong những đối tác chịu ảnh

hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và tương đối

khó tính trong lĩnh vực nhập khẩu. Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ

thương mại tiềm năng này bằng việc đánh giá ngành nào, mặt hàng xuất khẩu

nào mang lại lợi thế cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp thiết

và quan trọng. Hiện nay mô hình lực hấp dẫn với tính ưu việt của nó đã trở thành

một trong những công cụ hữu ích giúp phân tích hiệu quả nhiều biến số kinh tế,

mang lại tính ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có thương mại nói chung

và xuất nhập khẩu nói riêng.

Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ thương mại giữa Việt

Nam với EU cũng như những lợi ích trong việc nghiên cứu các ngành xuất khẩu

của nước ta sang thị trường này và dựa trên những hiểu biết về mô hình lực hấp

Page 5: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

4

dẫn, nhóm nghiên cứu chọn đề tài: ”Đánh giá hiệu quả các ngành xuất khẩu của

Việt Nam sang EU dựa trên mô hình hấp dẫn”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Mô hình hấp dẫn là một mô hình thực nghiệm thành công trong kinh tế. Cuộc

khảo sát Leamer và Levisohn (1995) nhận định quan điểm mô hình hấp dẫn đã

đưa ra được những phát kiến nổi bật nhất trong kinh tế. Thành công của mô hình

là đưa ra cách lý giải và đánh giá tác động của các nhân tố tới quan hệ thương

mại giữa hai quốc gia, khu vực. Bắt đầu với Timbergan(1962), qua nửa thế kỉ

phát triển, mô hình hấp dẫn đã được đề cập tới qua rất nhiều bài nghiên cứu bao

phủ rất nhiều lĩnh vực, vùng miền và thời gian. Anderson (1979) đã đưa ra lý

thuyết nền tảng cho mô hình này, sau đó mô hình được phát triển với nhiều biến

số và kết quả mới với các tác giả như Bergstrand và cộng sự (2001) với nghiên

cứu về sự phát triển của thuế quan, chi phí vận chuyển, thu nhập tương đồng

trong quan hệ thương mại thế giới; Keithand JohnRies (2008) vớii nghiên cứu về

đầu ra của thị trường lý thuyết và thực tế; hay Bergrstrand và cộng sự (2011) với

nghiên cứu về mô hình hấp dẫn và va chạm kinh tế trong nền kinh tế thế giới…

Tuy các tài liệu nghiên cứu về mô hình này khá nhiều nhưng lại chưa có tác giả

nào nghiên cứu dưới góc nhìn về ngành hàng xuất khẩu, trong khi việc nghiên

cứu này có vai trò đánh giá, dự đoán quan trọng cho chiến lược xuất khẩu, đó

cũng là một trong số những lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài này.

3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

* Đối tượng nghiiên cứu: các ngành xuất khẩu của VN sang EU: hàng may sẵn,

hàng thủy sản, giày dép, gạo, cà phê , hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mỹ nghệ,

cao su, than đá, hàng rau quả, đặc biệt là các ngành chủ lực là giầy dép, thủy hải

Page 6: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

5

sản, đồ nội thất, may mặc và cà phê, đây là những ngành tiêu biểu và chiếm tỉ

trọng lớn trong xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

*Mục tiêu: đánh giá các ngành xuất khẩu về tính hiệu quả mà Việt Nam đã và

đang thực hiện cũng như đưa ra những đánh giá, dự báo, đề xuất dựa trên mô

hình hấp dẫn.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu có kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu về các mô hình hấp

dẫn ,sử dụng phần mềm stata để tính toán và ước lượng hiệu quả xuất khẩu của

Việt Nam và EU làm cơ sở lý luận và tham khảo.

Hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU chịu tác động của

nhiều yếu tố,phương pháp được sử dụng chủ yếu đồng thời kết hợp thu thập dữ

liệu,nghiên cứu trường hợp,tình huống cụ thể để đánh giá.

5. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành KT&KDQT, tập trung vào đánh giá hiệu

quả của các ngành xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Về không gian: Chủ yếu tập trung vào tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào 7

nước châu Âu chủ yếu là Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, I ta li a, Tây Ban Nha, Bỉ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu muốn xác định giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào

những nước gia nhập sau nhằm đánh giá trên phương diện trước và sau khi nước

đó gia nhập EU.

Về thời gian: Tính từ năm 1986, tập trung chủ yếu vào các cột mốc kinh tế quan

trọng : năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, năm 1997 khủng hoảng tàu chính

Châu Á, năm 2006 gia nhập WTO, năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới từ

năm 2011 đến nay cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu

Page 7: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

6

6. Kết cấu của đề tài

Chương I:Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào EU

1. Thị trường EU và tình hình xuất khẩu chung của Việt Nam vào EU

2. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU

Chương II: Mô hình hấp dẫn cho các ngành hàng xuất khẩu

của Việt Nam vào EU

1. Giới thiệu về mô hình hấp dẫn

2. Ước lượng

Chương III: Kết quả nghiên cứu

1. Mô tả và đánh giá diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU

2. Các vấn đề còn tồn tại và kiến nghị

Page 8: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

7

B. Nội dung

Chương I:Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam vào EU

1. Thị trường EU và tình hình xuất khẩu

chung của Việt Nam vào EU

Trong giai đoạn từ 2011 – 2013, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan

(GSP) với mức thuế suất giảm trung bình 3,5 điểm %, với tỷ trọng mặt hàng

đang được hưởng GSP là khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

vào EU. EU cũng đang có ý định xem xét và điều chỉnh quy định GSP cho giai

đoạn 2013 theo xu hướng giảm ưu đãi cho những nước có khả năng cạnh tranh,

tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt

Nam) nâng cao tính cạnh tranh.

Như ở bảng sau cho thấy cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng đáng kể:

xuất khẩu tăng 20,31% và nhập khẩu tăng 13,48%. Năm 2011, xuất khẩu của

Việt Nam vào EU đạt 16,5 tỷ USD và nhập khẩu đạt 7,74 tỷ USD trong khi năm

2012 là 20,32 và 8,79 tỷ đồng.

Kim ngạch XNK Việt Nam - EU

2012 2011 Tăng/giảm

XK 20.320,82 16.545,28 20,31%

NK 8.791,34 7.747,06 13,48%

Tổng KN 29.094,16 24.292,34 19,77%

Nguồn: Bộ công thương

Các nước EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt

Nam, kim ngạch hai chiều luôn tăng trưởng ở mức cao. Trong năm 2011, các

mặt hàng xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày dép 2,61 tỷ USD, dệt may 2,57 tỷ

Page 9: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

8

USD, thủy sản 1,36 tỷ USD, cà phê 1,07 tỷ USD, vali, ví,túi xách, mũ & ô dù

441 triệu USD... Do phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung

xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam sang EU không ngừng tăng với tốc độ khá cao, năm

2001 đạt 3 tỷ USD, đến năm 2004 đạt trên 4,9 tỷ USD và năm 2005 đạt 5,5 tỷ

USD. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch thương mại giữa EU và

Việt Nam đạt hơn 10 tỷ euro, trong đó, VN nhập khẩu từ EU đạt hơn 2 tỷ euro,

còn xuất khẩu từ Việt Nam vào EU đạt hơn 8 tỷ, tăng 41,43% so với cùng kì

năm 2011.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU trong năm 2012

bao gồm: giày dép đạt khoảng 1,6 tỷ USD, dệt may đạt 2,4 tỷ USD, điện thoại và

linh kiện đạt 5,3 tỷ USD, cà phê đạt 1,3 tỷ USD, hải sản đạt 1,25 tỷ USD, máy vi

tính và linh kiện đạt 1,6 tỷ USD, gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 698 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU năm 2012

THỊ

TRƯỜNG

T12/2012 Năm 2012

Trị giá (USD) Trị giá (USD)

Đức 377.522.974 4.095.247.034

Anh 302.286.162 3.033.585.926

Hà Lan 244.424.456 2.476.305.760

Italia 164.885.906 1.876.669.404

Tây Ban

Nha

203.968.510 1.793.732.814

Pháp 233.935.975 2.163.596.623

Page 10: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

9

Áo 153.517.947 1.065.231.610

Thụy Điển 82.349.737 673.769.525

Ba Lan 31.0302.214 328.165.106

Slovakia 31.836.301 290.935.399

Đan Mạch 26.817.570 276.068.019

Séc 15.348.707 180.053.491

Bồ Đào

Nha

19.016.028 173.337.007

Ixraen 25.218.377 170.750.038

Hy Lạp 16.222.865 150.576.368

Phần Lan 8.099.039 99.695.311

Rumani 7.178.633 80.605.700

Latvia 5.713.544 72.513.943

Hungari 4.951.216 57.576.917

Bungari 3.081.478 37.016.279

Lítva 2.034.856 36.880.978

Slôvenia 4.687.521 35.445.672

Lucxămbua 2.151.097 29.073.657

Manta 1.660.919 19.843.409

Síp 1.603.697 17.661.448

Extonia 1.337.501 11.538.125

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ EU trong năm 2012 bao gồm:

máy móc và thiết bị đạt 2,1 tỷ USD, dược phẩm đạt 932 triệu USD, sữa và sản

Page 11: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

10

phẩm sữa đạt 301 triệu USD, sản phẩm hoá chất đạt 364 triệu USD, phương tiện

vận tải đạt 1,26 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hoa của Việt Nam với EU luôn đạt thặng dư và

tăng liên tục qua các năm.Cụ thể, mức xuất siêu với các nước thành viên EU

trong năm 2005 chỉ là 2,92 tỷ USD, đến năm 2010 con số này đã lên đến hơn 5

tỷ USD, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2010 và năm 2011 mức thặng dư đạt gần

8,8 tỷ USD, tăng 75% so với năm trước.

Tính đến hết năm 2012, cán cân thương mại của Việt Nam với EU đạt con

số thặng dư lên đến 11,51 tỷ USD, tăng 30,8% so với năm 2011.Trong tổng số

27 thị trường của khối EU thì có tới 23 thị trường Việt Nam xuất siêu (dẫn đầu là

4 thị trường Anh, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha với tổng mức xuất siêu đạt 7,49 tỷ

USD, chiếm 65,1% mức thặng dư của Việt Nam với tất cả thành viên EU) và chỉ

có 3 thị trường nhập siêu (nhập siêu từ Ailen đứng đầu với 566 triệu USD) .

Cán cân thương mại của Việt Nam với các thị trường thuộc khối EU năm

2012

Page 12: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

11

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong giai đoạn kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, một số nước thành viên EU

đang phải đối diện với khủng hoảng nợ công, việc kim ngạch hai chiều tiếp tục

tăng trưởng và hai Bên chính thức tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự

do là các tín hiệu tích cực, cho thấy sự hợp tác giữa EU và Việt Nam đang ngày

càng phát triển.

2. Các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU

2.1 Thủy hải sản

Page 13: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

12

Việt Nam nằm trong số mười nước xuất khẩu thuỷ hải sản hàng đầu thế giới.

Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3300km và có vùng thuỷ triều lớn, tạo ra

những điều kiện thuận lợi cho ngành đánh bắt hải sản. Việt Nam cũng sở hữu

những vùng nước ngọt và nước lợ phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản. Việt Nam

nuôi trồng thuỷ sản ngoài khơi, vùng bờ biển và vùng nước ngọt. Hải sản bao

gồm cá, tôm, động vật thân mềm như bạch tuộc và mực, và các loại động vật

thân mềm khác. Ngành thuỷ sản có đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Lĩnh vực này rất quan trọng trong việc thu hút nhân công, với lực lượng lao động

khoảng 3,4 triệu người và có vai trò tích cực trong xoá đói giảm nghèo cho cư

dân vùng biển. Hoạt động trong ngành này chủ yếu là những doanh nghiệp tư

nhân cỡ nhỏ.

Sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam

cũng phát triển khá nhanh. Hiện nay thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất

khẩu đem lại doanh thu lớn nhất cho Việt Nam, bên cạnh dầu thô, hàng may mặc

và giày dép. Từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới” từ giữa những năm 1980,

xuất khẩu hải sản hàng năm đều tăng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình mỗi năm từ

năm 1990 đến 2004 khoảng 20%. Theo các số liệu thống kê của Việt Nam, năm

2004 Việt Nam đã xuất khẩu hải sản trị giá xấp xỉ 2,4 triệu USD.

Phân tích SWOT mặt hàng thuỷ hải sản

Điểm mạnh

Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho

đánh bắt và nuôi trồng hải sản:

đường bờ biển dài (3.260km) và các

Điểm yếu

Thiếu nguồn nguyên liệu giữa hai

mùa thu hoạch

Giá trị gia tăng thấp, do Việt Nam

Page 14: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

13

vùng nước ngọt, nước lợ lớn

Việt Nam có nhiều loại thuỷ sản có

giá trị cao như tôm, cá vây, các loài

động vật thân mềm

Nhiều công ty đáp ứng được yêu cầu

của các thị trường quốc tế về chất

lượng, mức độ an toàn vệ sinh thực

phẩm, an toàn hải sản, đáp ứng các

tiêu chuẩn HACCP

Có kinh nghiệm trong nuôi trồng các

sản phẩm hữu cơ (đặc biệt tôm hùm,

hiện nay đã có kinh nghiệm trong

nuôi trồng nhiều sản phẩm khác)

Ngành nuôi trồng thuỷ sản dự định

sẽ phát triển một cách bền vững và

ứng dụng các thực tiễn nuôi trồng

thuỷ sản hiệu quả và Luật quản lý

nuôi trồng thuỷ sản.

chủ yếu xuất khẩu hải sản dưới dạng

nguyên liệu thô

Hiện nay chất lượng sản phẩm vẫn

còn chưa đồng nhất

Chỉ có khoảng 60% các nhà máy chế

biến đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ

sinh và các quy định về an toàn hải

sản

Những khó khăn trong kiểm soát vi

lượng kháng sinh, chất cặn trong hải

sản xuất khẩu

Thiếu hợp tác giữa các nhà xuất

khẩu, do đó không có thế mạnh trong

việc mặc cả giá

Các đặc điểm về đóng gói và tiện lợi

của sản phẩm chưa phù hợp

Hầu như không có thương hiệu, và

hầu như không có danh tiếng

Hầu như không có những thông tin

về thị trường nhập khẩu

Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng trong

Page 15: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

14

các kế hoạch sản xuất dài hạn

Thiếu vốn đầu tư

Cơ hội

Các nguồn tài nguyên biển ở độ sâu

lớn vẫn chưa được khai thác

Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có thể

tăng gấp đôi

Nhập khẩu hải sản vẫn đang tăng

trên các thị trường quốc tế

Nhu cầu ngày càng tăng về các mặt

hàng thuỷ sản sạch và hữu cơ ở các

thị trường phương tây

Đa dạng hoá sản phẩm để thích nghi

với nhu cầu đang thay đổi (các sản

phẩm ăn liền hoặc đã chế biến đóng

gói nhỏ để bán tại các cửa hàng bán

lẻ)

Sự tăng trưởng của các nền kinh tế

Trung Quốc và Ấn Độ đã làm tăng

nhu cầu trong dài hạn (nhưng không

tăng sự cạnh tranh)

Thách thức

Cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng

Giá hải sản có xu hướng giảm

Các vụ kiện chống phá giá đối với cá

da trơn của Việt Nam (tra hoặc basa)

và tôm

Page 16: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

15

Uỷ ban Thuỷ sản EU quyết định hạn

chế hạn ngạch đánh bắt tự do

EU là đối tác tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cung cấp

nhiều loại sản phẩm khác nhau đến thị trường này, tuy nhiên xuất khẩu cá tra

chiếm ưu thế tuyệt đối và góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào

EU, đưa EU trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam. Cá tra

xuất khẩu sang EU tương đối ổn định về sản lượng, song giá biến động theo

chiều hướng ngày càng thấp hơn. Năm 2011 là năm đầu tiên trong vòng 3 năm

qua, xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm hơn 1 %.

Bù lại, xuất khẩu tôm vào EU đã có dấu hiệu tốt trong 2 năm gần đây và dự

báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Năm 2011, xuất khẩu tôm vào

EU tăng 20,3% so với năm 2010, đưa Việt Nam vào vị trí thứ 5 trong nhóm xuất

khẩu tôm hàng đầu vào EU với thị phần tăng từ 6, 1% năm 2010 lên 7,5% năm

2011.

Cơ cấu các mặt hàng XK vào EU năm 2011: cá tra 39,5% (-1%), tôm 31%

(+20,3%), cá ngừ 5,97% (+19,2%), mực bạch tuộc 9.28% (+29,6%); nhuyễn thể

2 mảnh vỏ 3.87% (-6,89%); hải sản khác: 10.38% (tính theo giá trị).

Page 17: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

16

Theo số liệu của Hải quan và tổng hợp của VASEP, Giá trị xuất khẩu thủy

sản 8 tháng đầu năm 2012 sang EU và Nga vẫn tiếp tục sụt

giảm, lần lượt là 13,7% và 19,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó,

xuất khẩu thủy sản sang 5 nước nhập khẩu chính trong khối EU (Đức, Italia, Hà

Lan, Tây Ban Nha và Pháp) đều giảm từ 7 – 19% về giá trị so với cùng kỳ năm

trước. Đáng chú ý là kể từ đầu năm xuất khẩu thủy sản sang 5 Việt Nam chỉ tăng

trong tháng 2, còn lại các tháng khác đều giảm, dẫn đến nhập khẩu thủy sản của

EU từ Việt Nam tiếp tục sụt giảm, trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 755,3 triệu

USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2011 . Đây là một trong những lý do

khiến Mỹ vượt EU trở thành thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt

Nam với giá trị đạt 809,6 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Page 18: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

17

Eu là thị trường lớn thứ 2 sau Mĩ nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam, trong đó

Tây Ban Nha là thịtrường có tốc độ tăng trưởng giá trị NK cá ngừ từ Việt Nam

mạnh nhất, lên tới 4 con số. Ngoài ra, Đức và Italy là hai thị trường lớn trong

khối EU cũng tăng giá trị NK mặt hàng này từ Việt Nam lần lượt là 141,4% và

82,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, giá trị XK cá ngừ sang EU trong

tháng 8 tăng tới 75,9% và 8 tháng đầu năm nay tăng 51,5% so với cùng kỳ năm

2011.

Trái với xu hướng đi lên của cá ngừ, xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm

và cá tra liên tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi

2.2 Cà phê

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của

Việt Nam. Năm 2001, ngành cà phê thu hút 600.000 lao động lâu dài và

khoảng gần 1 triệu lao động bán thời gian, vì thế góp phần giảm đói nghèo ở

khu vực nông thôn. Lĩnh vực cà phê của Việt Nam luôn hướng về xuất khẩu,

với lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 95% sản lượng. Sản xuất cà phê, chủ yếu

là cà phê Robusta, đã tăng rất nhanh kể từ cuối những năm 1980 và có một

thời kỳ ngắn, Việt Nam là quốc gia lớn trong số các nước xuất khẩu của cả

thế giới. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai xét về mặt khối

lượng (sau Brazil với thị phần trên thế giới khoảng 15%) và là nước xuất

khẩu lớn thứ ba xét về mặt giá trị (sau Brazil và Columbia).

Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu cà phê có khả năng cạnh tranh

cao do điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi, chi phí sản xuất thấp, và

sản lượng thuộc dạng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn

ở thứ hạng thấp do các thiết bị sấy khô và chế biến và công nghệ hậu thu

hoạch nghèo nàn; cà phê Việt Nam không có thương hiệu và các nhà xuất

Page 19: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

18

khẩu vẫn còn hạn chế về kỹ năng marketing. Do đó, cà phê Việt Nam có giá

thấp hơn so với mức trung bình của thế giới. Việt Nam có tiềm năng nâng cao

chất lượng của cà phê xanh xuất khẩu thông qua đầu tư nghiên cứu, đầu tư

vào công nghệ hậu thu hoạch, dự trữ và chế biến, và bằng cách chuyển sang

sản xuất các loại cà phê Arabica là loại cà phê có giá cao hơn. Có những lựa

chọn khác như những loại cà phê ngách như cà phê hữu cơ, nhưng số lượng

còn nhỏ. Chế biến nội địa cà phê hoà tan đang được phát triển.

Do Việt Nam có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới và có nhiều cơ hội

nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình chế biến và hậu thu hoạch, tiềm

năng xuất khẩu của ngành cà phê được coi là cao, tuy nhiên nhu cầu phát

triển xuất khẩu chỉ ở mức trung bình.

Phân tích SWOT cho cà phê và các sản phẩm từ cà phê Việt Nam

Điểm mạnh

Các điều kiện tự nhiên phù hợp cho

cà phê

Chi phí sản xuất và lao động thấp

Sản lượng cao do đất đai màu mỡ

Có kinh nghiệm trong trồng cà phê

Sản xuất tập trung gần cảng

Khoảng cách vận chuyển trên đất

liền ngắn ảnh hưởng tích cực đến

Điểm yếu

Thiếu hệ thống tưới tiêu, lạm dụng

thuốc trừ sâu và phân bón

Diện tích trồng cà phê quá bành

trướng

Thiếu phương tiện dự trữ, dịch vụ

marketing

Thiếu quản lý rủi ro (ví dụ bảo hiểm

cho người trồng cà phê)

Thị trường tương lai, sàn giao dịch

Page 20: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

19

phần thu từ giá xuất khẩu mà người

nông dân Việt Nam nhận được

Thị phần xuất khẩu lớn, đặc biệt là

cà phê Robusta

Phát triển xuất khẩu tư nhân

kém phát triển

Các tiêu chuẩn Việt Nam chưa tương

xứng với các tiêu chuẩn quốc tế

Không có thương hiệu cho cà phê

xuất khẩu, vì thế xuất khẩu qua trung

gian

Cơ hội

Sự phục hồi của thị trường thế giới

Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Phát triển kỹ thuật chế biến ướt

Hỗ trợ của chính phủ để phát triển

thương hiệu, xúc tiến thương mại

Thách thức

Sự cạnh tranh từ các mặt hàng khác

Sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu

khác

Diện tích trồng cà phê Robusta quá

bành trướng

Kế hoạch phát triển cà phê Arabica

không hiệu quả

Giá xuất khẩu không ổn định

Hạn hán

Hạn chế nguồn nước

EU là thị trường chiếm tỉ trọng 40-50% kim ngạch xuất khẩu cà phê của

VN. Nổi bật là năm 2003, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là

391.000 tấn, đạt 262 triệu USD, chiếm trên 50% tỷ trọng cà phê xuất khẩu.

Page 21: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

20

lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 5/2012 là hơn 203 nghìn tấn, tăng 21%

so với tháng trước. Tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của nước ta trong 5

tháng qua là 904 nghìn tấn, trị giá là 1,89 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng

8% về trị giá so với 5 tháng/2011.

Biểu đồ: Lượng xuất khẩu cà phê các tháng từ năm 2010 đến tháng 5/2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thuế nhập khẩu của EU đối với nhom mặt hàng cà phê là rất thấp (

cà phê hạt là 0%) . Như vậy là cà phê là mặt hàng tiềm năng, giúp đẩy

mạnh xuất khẩu vào EU, nhất là đối với nguyên liệu và bán thành phẩm

2.3 Giày dép:

Xuất khẩu da giày của Việt Nam đã trải qua một quá trình tăng trưởng

mạnh mẽ kể từ đầu những năm 90. Trong chưa đầy một thập kỷ, ngành da giày

đã nổi lên như là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng nhất của Việt

Page 22: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

21

Nam. Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đạt 2.9 tỷ USD, khiến Việt Nam trở thành

nhà xuất khẩu giày dép lớn thứ tư trên thế giới. Từ năm 1999 đến 2003 tăng

trưởng trung bình đạt tới mức kỷ lục là 18%/năm, điều này khá quan trọng xét về

đặc thù là ngành có khả năng cạnh tranh cao. Theo các số liệu thống kê của Việt

Nam, năm 2004 xuất khẩu da giày đã vượt mục tiêu tới 100 triệu USD. Thị

trường xuất khẩu hàng đầu là EU, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam. Việt Nam là nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh cao trên thị

trường EU, đứng thứ hai sau Trung quốc. Sau khi Hoa kỳ thực hiện chế độ tối

huệ quốc MFN đối với Việt Nam, khối lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường này đã tăng đột biến.

Tính cạnh tranh của Việt Nam nằm trong sự kết hợp của một bên là chi phí

nhân công thấp nhất Châu á và một bên là lực lượng lao động có trình độ văn

hóa, dễ đào tạo và có tính kỷ luật. Tuy nhiên, năng suất trong ngành công nghiệp

này của Việt Nam được xem là khá thấp, tạo thành một cái vòng luẩn quẩn: để

duy trì cạnh tranh thì tiền lương vẫn tiếp tục thấp. Ngành công nghiệp da giày

của Việt Nam dựa phần lớn vào hợp đồng gia công, các đối tác đang dẫn đầu thị

trường này cung cấp kiểu dáng, nguyên vật liệu và đôi khi là cả máy móc. Da

giày là một ngành công nghiệp lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu, tỷ lệ nhập khẩu

chiếm khoảng 80% trị giá đầu ra.

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, tiềm năng xuất khẩu da giày được coi là

cao, mặc dù ngành này sẽ phải tập trung vào những sản phẩm chủ chốt, có khả

năng cạnh tranh và hợp thời trang, nhằm giành được mục tiêu tăng trưởng xuất

khẩu. Ngành công nghiệp này đã yêu cầu Chính phủ ban hành các chính sách ưu

đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong sản xuất nguyên vật liệu thô và các

Page 23: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

22

phụ kiện trong nước, nhằm làm giảm chi phí đầu vào. Phát triển xuất khẩu cần

phải tập trung tăng cường cung cấp đầu vào trong nước để sản xuất, nâng cao

năng suất, đa dạng hóa sản xuất để có được những sản phẩm có giá trị cao hơn,

khai thác các kỹ năng của lao động Việt Nam bằng việc nâng cao khả năng thiết

kế, giảm chi phí, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm và tăng cường hoạt động

marketing.

Phân tích SWOT đối với ngành da giày

Điểm mạnh

- Chí phí nhân công thấp

- Chất lượng sản phẩm cao

- Chi phí cho các phương tiện

giao thông vận tải và chuyên

chở quốc tế hợp lý

- Tăng cường sản xuất da thuộc

từ năm 2004

Điểm yếu

- Ngành công nghiệp non trẻ với

sự thiếu hụt về kinh nghiệm,

thiếu bí quyết trong thiết kế và

marketing

- Chi phí sản xuất cao bởi nhập

khẩu hóa chất, máy móc và

phụ kiện

- Kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu

Cơ hội

- Được đối xử ưu đãi thuế quan

phổ cập từ EU (GSP)

- Thuế suất thấp trong thị

trường AFTA tới năm 2006

- Thuế quan cực kỳ thấp trong

thị trường Hoa Kỳ nhờ vào

Thách thức

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ

Trung quốc bởi chi phí sản

xuất của nước này thấp

Page 24: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

23

hiệp định thương mại song

phương (USBTA)

Giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam

vào thị trường EU. Từ ngày 01/07/1999, bằng việc được hường chế độ ưu đãi

thuế phổ cập GPS, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU được hưởng

mức thuế nhập khẩu thấp hơn các nước khác, chỉ bằng 70% mức thuế thông

thường. Chính điều này đã giúp giày dép của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh

về giá cả cũng như các lợi thế so sánh khác. Theo thống kê của Tổng cục hải

quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng đầu năm 2011 lên đến gần 920

triệu euro, và đạt gần 960 triệu euro trong 6 tháng đầu năm 2012, tăng 4,2% so

với cùng kì năm trước. Có thể nói, EU cũng đồng thời là thị trường trọng tâm,

tiêu thụ số lượng lớn nhất hàng giày dép của Việt Nam so với các thị trường lớn

khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản.

Năm 2006, Việt Nam bị EU áp đặt thuế chống bán phá giá lên mặt hàng

giày dép, thuế này hết hạn vào 1/4/2011. Tuy nhiên khi trở lại thế cạnh tranh

công bằng với các nước xuất khẩu giày dép trên thị trường EU, kim ngạch xuất

khẩu mặt hàng này vẫn tăng trưởng khá chậm, nguyên nhân là do sự canh tranh

của các mặt hàng đến từ Trung Quốc, với ưu điểm là sự đa dạng và đẹp về mẫu

mã, trong khi công nghệ của chúng ta chưa cao, sản phẩm chưa có sự khác biệt

lớn.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2009-2010

Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; tăng %

Page 25: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

24

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009-2010

Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá tăng

Tổng KN XK

vào EU

10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2 22.700 6,7

KNXK các

mặt hàng chủ

lực

6.990 17,6 7.430 6,3 8.300 11,7 15.730 6,0

Dệt May 1.750 20,7 1.850 5,7 2.100 13,5 3.950 6,4

Giày dép 2.600 21,3 2.750 5,8 3.000 9,1 5.750 5,0

Thuỷ sản 1.100 20,6 1.250 13,6 1.450 16,0 2.700 9,9

Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 1.650 1,3

Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 2.400 7,9

Hiện nay, cần thiết phải có sự tăng cường xuất khẩu giày dép vào thị trường

EU, vì một số lí do sau:

- Eu là một thị trường lớn, tiêu thụ hàng đầu mặt hàng giày dép của Việt

Nam, là một trong những mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nước trên thế giới.

- EU là một thị trường rất khó tính với các hàng rào kĩ thuật và thị hiếu

người tiêu dung tương đối cao, nhu cầu giày dép để đi lại thì ít mà làm đẹp thì

nhiều. Vì vậy, nếu đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nêu trên, không

những chúng ta có chỗ đứng trong thị trường EU mà còn dễ dàng thâm nhập các

thị trường khác trên thế giới, đây là phương pháp đi vòng mà Nhật Bản đã từng

áp dụng.

Page 26: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

25

- Xuất khẩu giày dép đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong tổng

kim ngạch của Việt Nam, mang lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào, chỉ đứng sau dầu

khí và dệt may.

2.4 Hàng dệt may.

May mặc là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam.

Với hơn 2 triệu nhân công, khoảng ¼ tổng số lao động trong các ngành công

nghiệp, ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò là một nguồn việc làm then

chốt, đặc biệt đối với lao động nữ, và đây cũng là ngành công nghiệp dẫn đầu

cho sự tăng trưởng toàn ngành và quá trình công nghiệp hóa. Mặc dù Việt Nam

phải đối mặt với các điều kiện thâm nhập thị trường có phân biệt đối xử ở một số

nước, nhưng thành tích xuất khẩu của Việt Nam trong lĩnh vực này đầy ấn

tượng.

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam được thực hiện hầu hết dưới hình thức

gia công cho các công ty nước ngoài. Tiền lương của nhân công trong ngành dệt

may của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, và sản lượng dường như

cũng thấp hơn so với Trung quốc và các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực

Châu á. Hơn thế nữa, các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước cũng không đáp

ứng được nhu cầu của ngành may: ngành dệt trong nước không có khả năng

cung cấp nguyên vật liệu cần có cho sản xuất hàng may mặc (70-80% nhập khẩu

từ nước ngoài), điều này phần nào giải thích được tại sao quá trình sản xuất hàng

may mặc của Việt Nam dài hơn so với Trung quốc.

Cho đến nay, sự thành công của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may dựa trên chi

phí nhân công thấp và là một điạ chỉ hấp dẫn trong việc thuê nhân công sản xuất

từ các nhà sản xuất Châu á, nhưng nhiều thay đổi lớn đang diễn ra trên thị trường

toàn cầu đặc biệt kể từ khi Hiệp định dệt may (ATC) hết hiệu lực vào đầu năm

Page 27: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

26

2005. Hiện nay ngành may mặc Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh

mạnh mẽ từ Trung quốc và Ấn độ. Hơn nữa, cho tới khi Việt Nam gia nhập tổ

chức thương mại thế giới WTO, các quốc gia nhập khẩu vẫn có thể tiếp tục duy

trì hạn ngạch đối với Việt Nam mà không vi phạm vào các qui định của WTO.

Sự gia nhập WTO là cơ hội nhằm nâng cao cơ hội thâm nhập của Việt Nam vào

thị trường thế giới.

Phân tích SWOT đối với ngành may

Điểm mạnh

- Chi phí nhân công thấp

- Thị trường nội địa được bảo

hộ

- Lực lượng lao đông lành nghề

đối với mặt hàng thủ công (ví

dụ hàng thêu)

- Vải tơ lụa nguyên liệu có chất

lượng cao

Điểm yếu

- Hầu hết sản xuất theo hợp

đồng ủy thác cho các đối tác

nước ngoài

- Năng suất thấp

- Thiếu lao động và kỹ thuật

viên lành nghề

- Kỹ năng quản lý kinh doanh

yếu và không có sự quản lý ở

tầm trung

- Các ngành công nghiệp phụ

trợ trong nước yếu kém

- Quá trình sản xuất tốn nhiều

thời gian hơn so với các đối

thủ cạnh tranh khác trong cùng

khu vực

- Phân bổ hạn ngạch gặp nhiều

Page 28: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

27

vấn đề khó khăn

- Chi phí vận chuyển cao hơn

Trung quốc 20%

Cơ hội

- Thâm nhập vào thị trường Hoa

Kỳ

- Sự gia nhập WTO

- Qui mô sản xuất nhỏ với các

hợp đồng nhỏ cho những mặt

hàng cần kỹ thuật tinh xảo (thị

trường ngách)

Thách thức

- Hiệp định dệt may hết hiệu lực

- Ngành công nghiệp may mặc

Trung quốc

- Sự cạnh tranh gay gắt trong thị

trường nội địa

Theo số liệu từ tổng cục hải quan Việt Nam, trong tháng 5/2012 xuất khẩu nhóm

hàng này đạt 1,24 tỷ USD, tăng mạnh 20,7% so với tháng trước, nâng tổng kim

ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước trong 5 tháng/2012 lên 5,46 tỷ

USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy Mỹ là thị trường lớn nhất của hàng may mặc Việt Nam, nhưng EU

cũng chiếm thị phần đáng kể của ngành hàng này. Xuất khẩu dệt may vào EU đạt

giá trị kim ngạch lớn thứ 2 chỉ sau giày dép, biến EU trở thành một trong những

miền đất hứa với dệt may Việt Nam.

Sau năm 1992, khi Việt Nam và EU thiết lập mối quan hệ thương mại với

nhau, xuất khẩu dệt may sang EU tăng nhanh.. Kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường này năm 1996 đạt 223 triệu USD.. Năm 1997, dù ở trong cuộc khủng

hoảng chung khu vực, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU vẫn tăng lên 366

triệu USD.

Page 29: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

28

Năm 2005, bằng việc được dỡ bỏ quota, hàng may mặc Việt Nam được tự

do xuất khẩu sang thị trường EU, tạo cơ hội lớn để được canh tranh công bằng

với các mặt hàng đến từ các nước khác. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may xuất

sang EU năm 2005 đạt 800 triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng trị giá nhập khẩu

may mặc của EU. Năm 2006, xuất khẩu may mặc sang thị trường này đạt 1,243

tỷ USD. Đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt

14,04 tỷ USD, trong đó xuất sang thị trường EU tới 2,57 tỷ USD chiếm 33,6%.

Trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 737.363.532, tăng 2,15% so với cùng kì năm

trước.

Nhìn chung, hàng dệt may Việt Nam đang dần tìm được chỗ đứng trên thị

trường châu Âu, từng bước chứng tỏ được uy tín trên thị trường EU. Sản phẩm

của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt, giá thành cạnh tranh, đa dạng

về chủng loại, lực lượng tham gia xuất khẩu ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công gần đây tại các nước châu Âu EU đã

đặt ra nhiều thách cho các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc Việt Nam. Người

dân tại các nước EU chi tiêu dè sẻn hơn, họ đòi hỏi cao hơn về chất lượng và giá

thành (giá thành vừa phải nhưng vẫn đạt được chất lượng tốt). Bên cạnh đó, các

sản phẩm dệt may Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng Trung Quốc trên thị

trường Pháp, trong khi đó các đối thủ khác là Bangladesh, Campuchia là hai

nước được xuất khẩu hàng dệt may vào EU với thuế suất bằng 0, sắp tới đây có

thêm Mianmar. Trong thời gian tới, EU sẽ áp dụng những quy định về bảo vệ

sức khỏe người tiêu dung, và nghiêm ngặt hơn trong việc bảo vệ môi trường sản

xuất.

2.5 Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất

Là nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có

vẻ tương đối yếu. Theo dữ liệu từ TradeMap data, Việt Nam xuất khẩu gỗ và các

Page 30: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

29

sản phẩm gỗ trị giá gần 140 triệu đô năm 2003. Với thị phần 0.2%, Việt Nam chỉ

chiếm một phần nhỏ lượng cung thế giới. Tuy nhiên, tình hình của Việt Nam

trong giai đoạn 1999-2003 lại trái ngược với thế giới: lượng xuất khẩu tăng

chậm, chỉ 3%/năm nhưng giá trị lại tăng với mức đáng kể, 23%/năm. Gần ¾

lượng xuất khẩu của Việt Nam là sang các nước láng giềng Đông Á: Nhật Bản

(hơn 50%), Trung Quốc và Đài Loan. Việt Nam có thể đa dạng hóa thị trường

xuất khẩu sang các nền kinh tế chuyển đổi đang phát triển ở Châu Âu như

Croatia và Hungary.

Xuất khẩu lâm sản của Việt Nam đạt hơn 1 tỉ đô năm 2004, trong đó sản phẩm

gỗ chiếm gần 95% theo thống kê của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập

một lượng lớn nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là gỗ), chiếm khoảng 60% giá trị

xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam cũng có kế hoạch hỗ trợ mặt hàng nông sản.

Từng là nước có diện tích rừng che phủ lớn, Việt Nam đã có thời kì phai chịu

nạn chặt phá rừng từ những năm 50 đến những năm 80. Trong những năm 90,

Việt Nam đã ngăn chặn được nạn chặt phá rừng và là một trong số các nước

thành công trên thế giới trong vấn đề tăng diện tích trồng rừng. Chương trình “5

triệu ha rừng tái tạo” đã phần vào thành công này.

Thị trường EU là một mảnh đất màu mỡ với ngành xuất khẩu đồ gỗ và nột

thất. Năm 2003, EU tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đồng thời tiêu thụ gỗ

và các mặt hàng gỗ đứng thứ 2 (sau Mỹ). Không những thế, nhu cầu nhập khẩu

đồ gỗ của EU ngày một tăng lên, không chỉ để phục vụ cho tiêu dung nội bộ mà

còn để chế biến và tái xuất khẩu. Năm 2002, tổng kim ngạch nhập khẩu của EU

chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới.

Nhập khẩu đồ nội thất từ Việt Nam theo nhóm sản phẩm

Page 31: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

30

Đ ơn vị tính: 1000 EUR/tấn

Tên mặt hàng 2000 2001 2002

Giá trị Sản

lượng

Giá trị Sản

lượng

Giá trị Sản

lượng

Nội thất phòng ăn và phòng

khách

24868 8994 29888 11035 37113 14207

Ghế chưa nhồi đệm 86840 33352 72364 27244 77619 29836

Nội thất phòng ngủ 5457 2104 7550 3087 8875 3591

Nội thất mây 24700 8659 34169 11515 29857 10548

Các loại nội thất khác 55352 22662 59175 23390 75856 33372

Phụ kiện 6624 2617 3586 1873 3560 2501

Tổng cộng 203.84

1

78.388 206.73

2

78.144 232.88

0

94.055

Trong số 27 thành viên EU, các nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Italia,

Hà Lan, Thụy Điển là những thị trường nội thất lớn nhất châu Âu. Năm 2004,

các nước trên chiếm 80% tổng tiêu dùng hàng nội thất của EU, đạt 70 tỷ USD.

Hiện nay, Trung Quốc là nước dẫn đầu về xuất khẩu gỗ vào thị trường EU.

Đồ gỗ Việt Nam đang hưởng mức thuế GSP với mức thuế suất chủ yếu là

0% (một số mặt hàng là 2,1%), từ đó giúp Việt Nam có những lợi thế nhất định

về giá khhi cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Indonesia, Braxin, Malaysia...,

do các Việt Nam không được hưởng GSP.

Kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức

tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài

Page 32: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

31

trời. Trong năm 2006 đạt 501,9 triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất

khẩu cả nước, riêng 3 tháng đầu năm 2007 đạt 200,72 triệu USD. Tuy nhiên so

với mặt bằng chung và nhu cầu nhập khẩu của Eu thì mức xuất khẩu đồ gỗ và

nội thất của Việt Nam còn rất khiêm tốn và chưa phản ánh hết tiềm năng.

Ngoài ra, về lĩnh vực xuất khẩu này, Eu cũng đặt ra những quy định về bảo

vệ an toàn, sức khỏe cho người lao động, các yêu cầu về môi trường sinh thái và

đặc biệt là bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng.

Xét tất cả các mặt hàng, trong năm 2012, Việt Nam chủ yếu xuất sang EU

các nhóm hàng chính như: điện thoại các loại & linh kiện, giày dép, dệt may,

máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, cà phê, hàng thủy sản, máy móc thiết

bị dụng cụ & phụ tùng,...Đa số các sản phẩm xuất khẩu sang EU có tỷ trọng khá

cao trong tổng kim ngạch sản phẩm đó của nước ta xuất sang tất cả các thị

trường trên thế giới.

Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính

của Việt Nam sang EU năm 2012

Stt Mặt hàng Kim ngạch

(TriệuUSD)

Tốc độ

tăng/giảm

(%)

Tỷ

trọng

1 (%)

Tỷ

trọng

2 (%)

1 Điện thoại các loại & linh kiện 5.663 93,0 27,9 44,5

2 Giày dép 2.650 1,6 13,1 36,5

3 Dệt may 2.456 -4,5 12,1 16,3

4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử &

linh kiện 1.601 98,3 7,9 20,4

5 Cà phê 1.298 22,3 6,4 35,3

6 Hàng thủy sản 1.133 -16,7 5,6 18,6

Page 33: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

32

7 Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ

tùng 653 47,1 3,2 11,8

8 Gỗ & sản phẩm từ gỗ 654 7,2 3,2 14,0

9 Túi xách, ví, vali, mũ & ôdù 437 -1,0 2,2 28,8

10 Sản phẩm từ chất dẻo 427 3,9 2,1 26,8

11 Hàng hóa khác 3.331 1,1 16,4 6,9

Tổng cộng 20.303 22,7 100,0 17,7

Ghi chú: 1.Tốc độ tăng/giảm là tốc độ tăng/giảm nhóm hàng đó năm 2012 so

với năm 2011

2. Tỷ trọng 1 là tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng trong

tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

3. Tỷ trọng 2 là tỷ trọng trị giá xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam sang

EU so với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của cả nước sang tất cả các thị

trường.

Page 34: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

33

Chương II: Mô hình hấp dẫn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

vào EU

1. Giới thiệu về mô hình hấp dẫn

1.1. Khái niệm, tính chất

1.1.1 Giới thiệu

Năm 1929, Jan Tinbergen nhận bằng tiến sĩ vật lý từ trường Đại học Leiden với

đề tài mang tên “Tối thiểu hóa những vấn đề giữa vật lý và kinh tế” dưới sự

hướng dẫn của Paul Ehrenfest – một người bạn thân của Albert Einstein’s.

Nghiên cứu về các lý thuyết vật lý là nghề kiếm cơm của ông cho tới khi ông bắt

đầu chú ý tới nguyên nhân của sự nghèo khổ của tầng lớp lao động ở nơi ông

sống, điều đó khiến ông chuyển sang lĩnh vực kinh tế. Ông đề xuất thành lập một

nhóm những người bạn ở trường đại học, cùng nghiên cứu về việc xác định mô

hình thông thường hay tiêu chuẩn của thương mại quốc tế sẽ chiếm ưu thế nếu

như không có các rào cản thương mại. Tinbergen đã nảy ra một ý tưởng về một

mô hình kinh tế lượng dựa trên định luật trọng lực của Newton. Năm 1962, bảy

năm trước khi đạt giải Nobel Kinh tế , trong khi đang xây dựng một phân tích

thực nghiệm trong báo cáo tài chính cho một quỹ từ thiện của New York, công

việc này gợi cho ông nhớ lại ý tưởng từ thời sinh viên.

Bất cứ một ý tưởng nào dù đơn giản hay phức tạp, đều có câu chuyện của riêng

nó. Và sinh ra nó cũng có sự đóng góp của rất nhiều người. Trước Tinbergen,

Ravenstien (1885) và Zipf (1946) đã sử dụng định nghĩa về trọng lực vào mô

hình dòng chảy di cư. Độc lập với Tinbergen, Pöyhönen (1963), được truyền

cảm hứng bởi Leo Tornqvist, cũng đã công bố một bài nhiên cứu với cùng một

cách tiếp cận. Sinh viên của Tinbergen đồng thời cũng là thành viên trong

nhóm, Hans Linnemann, cũng công bố nghiên cứu tiếp theo mở rộng và thảo

Page 35: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

34

luận về nền tảng lý thuyết của mô hình trọng lực sử dụng mô hình Walrasian.

Những năm 1970, mô hình trọng lực nhận được sự quan tâm lớn. Cuốn sách nổi

tiến về thương mại quốc tế của Edward Leamer và Robert dành gần như cả một

chương viết về nó. Tóm lại, từ những bước đi đầu tiên của Tinbergen (1962), mô

hình trọng lực đã được sử dụng rất nhiều trong phân tích thực nghiệm thương

mại giữa các quốc gia. Mô hình trọng lực được định nghĩa như là một

“workhouse”(thứ được người khác trông cậy để làm nhiều việc nặng nhọc) của

thương mại quốc tế và được quan tâm như là thực tế của cuộc sống trong lĩnh

vực nghiên cứu này (Deardorff, 1998). Năng lực của mô hình này trong việc ước

lượng gần đúng dòng chảy thương mại song phương khiến cho nó trở thành một

trong những tương quan thực nghiệm ổn định nhất (Leamer và Levinsohn,

1995).

Trong phiên bản của Tinbergen, Xij là kích cỡ của dòng chảy thương mại giữa

bất kì cặp nước nào được xác định ngẫu nhiên bằng:

o Mi : lượng hàng xuất khẩu mà nước i có khả năng cung cho nước j, phụ

thuộc và kích cỡ của nền kinh tế (được đo lường bởi GNP quy theo đồng

US dollars)

o Mj : kích cỡ của thị trường nhập khẩu (được đo lường bởi GNP quy theo

đồng US dollars)

o ᶲij: khoảng cách địa lý giữa hai nước trên 1000 hải lý, nó là một phương

pháp thô sơ đo chi phí vận chuyển hoặc một chỉ số thông tin về thị trường

xuất khẩu

Mô hình được thể hiện ở dạng log-log, nên độ co giãn của dòng chảy thương mại

là hằng số (a1, a2,a3) với mối tương quan đến ba biến giải thích. Dòng chảy

Page 36: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

35

thương mại được đo bởi cả xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Kết quả đưa ra

không có sự khác nhau nhiều giữa việc sử dụng xuất khẩu hay nhập khẩu. Đất

nước láng giềng có vẻ như có cường độ thương mại lớn hơn là chỉ xét riêng về

mặt khoảng cách, sự liền kề được đại diện bởi biến giả Nij lấy giá trị 1 nếu hai

nước có chung đường bien giới trên đất liền. Cuối cùng, phương trình được thêm

vào các yếu tố chính trị hay nửa kinh tế như biến giả Vij đại diện cho hàng hóa

được nhận những đối xử ưu đãi của nước nhập khẩu. Thông thường, biến ngẫu

nhiên ᶓij được thêm vào.

Dạng của phương trình:

Ln Xij = ln G + a1ln M i + a2 ln M j +a3 ᶲ ij + a 4 N ij + a5 V ij +ᶓ ij

1.1.2 Phân tích các yếu tố của mô hình

1.1.2.1 Biến phụ thuộc

Có hai vấn đề liên quan tới biến nằm ở vế trái của phương trình. Một là vấn đề

về hoán đổi giá trị xuất nhập khẩu và lạm phát. Hai là loại hàng hóa hay hoạt

động kinh tế được tính đến trong định nghĩa của dòng chảy thương mại: nhập

khẩu, xuất khẩu, thương mại hàng hóa hay bất yếu tố gì trong mối quan hệ

thương mại giữa 2 nước i và j.

o Bắt đầu với vấn đề về loại hàng hóa, biến phụ thuộc trong đa số các

nghiên cứu đều là sự đo lường thương mại hàng hóa song phương. Có ba

sự lựa chọn cho việc đo dòng chảy thương mại khi các nhà nghiên cứu

chọn biến phụ thuộc trong mô hình trọng lực cổ điển: giá trị xuất khẩu, giá

trị nhập khẩu hoặc dòng chảy thương mại song phương trung bình. Dòng

chảy thương mại song phương trung bình là trung bình của giá trị xuất

khẩu từ nước i sang nước j và giá trị xuất khẩu của nước j sang nước i. Vì

Page 37: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

36

mỗi dòng chảy thương mại đều được quan sát ở khía cạnh xuất khẩu bởi

nước chủ nhà và nhập khẩu ở nước đến, mà hầu hết các nước đều xuất

khẩu nhập khẩu từ cùng đối tác thương mại, do đó bốn giá trị điển hình

này được lấy trung bình và xét dưới dạng tuyến tính logarit:

Tij = E (xij, xji, mij, mji)

Nhầm lẫn có thể xảy ra ở đây nếu người nghiên cứu sử dụng log của tổng giá trị

thương mại ở vế trái thay cho tổng của các log. Rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh

vực phân tích thương mại, bao gồm nhiều nghiên cứu gần đây cũng có gặp lỗi sai

này. Sự nhầm lẫn này sẽ không gây sai lệch nếu thương mại song phương là cân

bằng. Trong những trường hợp khác, dùng log của tổng (sai trình tự) đã đánh giá

cao hơn so với tổng của log ( trình tự đúng)

o Chuyển sang vấn đề về hoán đổi tiền tệ, vấn đề đầu tiên trong hai vấn đề

kể trên, thương mại được ước tính theo giá trị danh nghĩa và nó nên được

biểu diễn dưới dạng một đơn vị tính toán thông thường. Số liệu thương

mại không nên được giảm trừ theo chỉ số giá. Giảm trừ theo chỉ số giá

không chỉ sai về mặt nền tảng lý thuyết mà còn dẫn đến sự biến chứng

trong thực nghiệm và thiếu sót. Thực tế là không thể có một chỉ số giá

hàng hóa đủ tốt cho thương mại song phương, thậm chí là ở mức trung

bình.

1.1.2.2 Biến độc lập

a. Các biến có ảnh hưởng cố định

Lợi thế của sử dụng biến này là ở chỗ đây là giải pháp đơn giản nhất để kiểm tra

mô hình trọng lực: chúng cho phép sử dụng phương pháp OLS và không yêu cầu

phải thực hiện phép thử ad-hoc phức tạp.

Page 38: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

37

Tuy nhiên cũng nên cẩn trọng khi sử dụng hiệu ứng cố định trong xử lý số liệu.

Hiệu ứng cố định của nước xuất và nhập khẩu có thể biến thiên theo thời gian.

Cặp hiệu ứng cố định (nước xuất khẩu-nước nhập khẩu) có thể được sử dụng nếu

sự có mặt của nó không gây ra tính cộng tuyến với các biến giải thích khác.

b. Các yếu tố hấp dẫn

Các yếu tố hấp dẫn phản ánh sự tiêu dùng ở nước đến và cung ở nước chủ nhà.

GDP, GNP và dân số thường được sử dụng. GDP trên đầu người (Frankel, 1997)

và ước tính về sự phát triển của cơ sở hạ tầng (Limao và Venables, 2001) cũng

được sử dụng.

Nên lưu ý rằng, hầu hết các yếu tố hấp dẫn nhìn chung đều biến thiên chậm theo

thời gian. Vì lý do này mà người nghiên cứu cần thận trọng khi đưa chúng vào

hiệu ứng cố định.

c. Ma sát thương mại

Một trong những quy tắc đầu tiên của địa lý được Waldo Tobler phát biểu: “bất

kì thứ gì đều có mối quan hệ tới mọi thứ khác, tuy nhiên những thứ gần nhau sẽ

liên quan chặt chẽ với nhau hơn là xa nhau”. Vậy tại sao? Như ta nói ở đầu, ý

tưởng của Tinbergen là khoảng cách địa lý là một phương pháp đo lường thô sơ

cho chi phí vận chuyển và chi phí thông tin. Ước lượng kinh tế lượng cho hệ số

co giãn của thương mại với khoảng cách thường ở khoảng -0,7 và -1,2 (Disdier

and Head 2008) và sự ảnh hưởng của khoảng cách rất bền bỉ theo thời gian(Brun

et al. 2005).

Trong những năm đầu của nghiên cứu thực nghiệm thương mại song phương,

nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào ước tính chính xác khoảng cách thương mại

Page 39: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

38

hơn là khoảng cách trong hình học Euclidean giữa hai đối tác thương mại. Tuy

nhiên, không có lý do nào để khẳng định khoảng cách và khối lượng thương mại

liên hệ với nhau bằng một hàm tuyến tính. Chi phí thương mại phụ thuộc nhiều

vào đặc điểm của hàng hóa như tính dễ vỡ, dễ hỏng, kích cỡ, khối lượng… Thêm

vào đó, chi phí thương mại còn phụ thuộc vào mỗi quốc gia cụ thể, phụ thuộc

vào khoảng cách và chuyên môn hóa giữa các vùng miền.

d. Chính sách thương mại

Phân tích sự hiện diện của các khu vực mậu dịch tự do hay bất kì chế độ chính

sách thương mại ưu đãi nào ( GSP – Generalised System of Preferences, ACP –

African, Caribbean and Pacific partnership, EU – European Union). Trong tất cả

các trường hợp, ảnh hưởng của chính sách ưu đãi tới thương mại là ảnh hưởng

cận biên của biến giả lấy giá trị một nếu chính sách thương mại ưu đãi có ảnh

hưởng đến nhập khẩu từ nước j đến nước i. Lợi thế của chiến lược này là việc dễ

dàng thực hiện. Nhược điểm là ở chỗ ta đã coi các nước trong liên kết kinh tế ta

đang xét chịu ảnh hưởng như nhau bởi các chính sách này, điều này chỉ đúng

trong đối xử Non – discrimination của WTO. Hơn nữa, câu hỏi về ảnh hưởng

của tự do hóa trong các chính sách thương mại không thể được trả lời nếu dùng

biến giả và tính co giãn của thương mại đối với sự thay đổi chính sách cũng

không được ước lượng. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cũng đang chuyển hướng

từ sử dụng biến giả sang biến liên tục

Tóm lại, trên đây là những giới thiệu căn bản nhất về mô hình trọng lực, những

kết quả trong nghiên cứu của các nhà khoa học dựa trên mô hình sẽ được đề cập

trong phần Tổng quan tài liệu.

1.2 Tổng quan nghiên cứu về mô hình hấp dẫn

Page 40: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

39

Nếu như trong vật lý học, lực hấp dẫn giữa hai vật phản ánh sự tương tác

của chúng phụ thuộc vào khoảng cách và khối lượng thì trong kinh tế học, mô

hình lực hấp dẫn là công cụ dự đoán trao đổi thương mại song phương giữa hai

nền kinh tế trong mối quan hệ với khoảng cách, quy mô và các biến số phụ thuộc

khác đặc trưng cho mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ. Chính vì sự hữu ích và tính

ứng dụng cao trong thực tiễn bối cảnh thương mại quốc tế đang phát triển sâu và

rộng như hiện nay nên mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) đã trở thành đề tài

nghiên cứu của không ít các tác giả, các nhà kinh tế tên tuổi trên thế giới. Nhìn

lại quá trình tìm hiểu của các học giả đi trước để phân tích và đánh giá hoạt động

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu thông qua mô hình trọng lực,

chúng tôi sẽ phân chia các bài nghiên cứu theo các biến số kinh tế như sau:

1.2.1 Biến giá trị xuất nhập khẩu

Giovanni Dell’ariccia (1999) trong bài viết “Exchange rate of Fluctuations

and Trade flows: Evidence from European Union”, trên cơ sở dữ liệu của 15

nước thành viên EU và Thuỵ Sỹ, tổng cộng là 2100 quan sát viên trong 20 năm

(từ năm 1975 đến năm 1994) và bằng phương pháp Fixed effect và Random

effect, đã chỉ ra rằng: Trong những lĩnh vực hoạt động xuất khẩu đòi hỏi đầu tư

lớn, thương mại được chứng minh là nhạy cảm với biến động của tỷ giá hối đoái

hơn trong các lĩnh vực hoạt động xuất khẩu ngắn hạn.

Trong “Trade flows and spatial effects: The gravity model revisted”, Tiến

sỹ A. Pororan(2000) đã căn cứ vào số liệu của EU, đặc biệt là các thành viên

tiềm năng, bằng phương pháp ước lượng OLS, để chứng tỏ rằng:

Một là, khi hiệu ứng không gian về vốn có trong dữ liệu được sử dụng để

ước tính được kết hợp trong phân tích, thay đổi đáng kể xảy ra ở độ lớn

Page 41: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

40

và có ý nghĩa thống kê của các ước tính các thông số. Lượng vốn dẫn tới

sự thay đổi về các quyết đinh chính sách dựa trên mô thức thương mại.

Hai là, những ước lượng tham số càng chính xác thì việc đánh giá hiểu

quả thương mại càng chính xác qua việc hội nhập khu vực cũng như tiềm

năng thương mại.

Celine Carrere(2002) thông qua phương pháp OLS để số liệu của 130 nước

từ năm 1962 đến năm 1996, đã nhận định rằng: Các thỏa thuận thương mại khu

vực làm tăng xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên, tuy nhiên phần còn lại

của thế giới thì phải trả giá cho sự tăng lên đó trong ”Revisiting the effects of

regional trade agreements on trade flows with proper specification of the gravity

model”

Cùng năm 2002, “Augmented gravity model: An empirical application to

Mercosur - European Union Trade flows” ( Inmaculada Martinez - Zarzoso và

cộng sự, 2002) trên cơ sở nghiên cứu số liệu của 20 quốc gia (Chile, 4 quốc gia

thuộc Mercosur và 15 quốc gia thược EU) bằng phương pháp Fixed effect và

Random effect đã nêu lên được những điểm chính sau:

Thứ nhất, thu nhập của cả nước xuất và nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực

đến giá trị xuất nhập khẩu

Thứ hai, dân số của nước xuất khẩu có ảnh hưởng lớn và tiêu cực với giá

trị xuất khẩu, trong khi đó dân số nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn và

tích cực đến giá trị xuất khẩu. Nước lớn hơn nhập khẩu nhiều hơn nước

nhỏ.

Thứ ba, vai trò của các biến cơ sở hạ tầng, sự khác biệt thu nhập và tỷ giá

hối đoái là rất quan trọng đối với xuất nhập khẩu.

Page 42: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

41

Cuối cùng, đối với quan hệ thương mại Mercosur - EU có vẻ như chỉ cơ

sở hạ tầng của nước xuất khẩu mới thúc đẩy thương mại, do đó đầu tư cải

thiện cơ sở hạ tầng đối tác kinh doanh không có lan tỏa lợi ích cho nhà

đầu tư của nước xuất khẩu.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét đến sự khác nhau của tác động tạo lập

thương mại và chuyển hướng thương mại.

Chan Huyn Sohn và Yokohama(2005) thì lại tạo dựng mô hình thương mại

Hàn Quốc áp dụng theo mô hình Hecksher – Ohlin bằng phương pháp ước lượng

OLS trong “Korea's trade flows” . Với sô liệu về quan hệ thương mại song

phương giữa Hàn Quốc và 30 nước đối tác chủ yếu trong 23 ngành năm 1995, họ

đã chứng tỏ rằng: Dòng thương mại của Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào các yếu

tố như lợi thế so sánh, sự khác biệt thu nhập và các giai đoạn phát triển khác hơn

là quy mô kinh tế hay sự đa dạng sản phẩm. Dòng thương mại đó phụ thuộc chủ

yếu vào ngành công nghiệp liên thương mại và một mức độ thấp hơn về thương

mại nội ngành theo chiều dọc.

Thierry Mayer và Soledad Zignago(2005) đã thu thập số liệu từ 67 nước

phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1976-1999 và ước lượng chúng

bằng gravity model border effect. Trong “Market Access in Global and Regional

Trade”, các tác giả đã đưa ra những đánh giá của mình:

Thứ nhất, phát triển phương pháp đánh giá mới độ mở cửa của thị trường

giữa các quốc gia có nhiều điểm chung( cùng là nước PT hoặc đang PT)

giữa các ngành công nghiệp và giữa các năm

Page 43: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

42

Thứ hai, khó khăn phải đối mặt về phát triển xuất khẩu và thâm nhập thị

trường nội địa các nước phát triển của các nước đang phát triển là cao

hơn so với các nước xuất khẩu phía Bắc.

Tiếp tục các nghiên cứu trong năm 2005, Scott L. Baier và Jeffrey H.

Bergstrand với các dữ liệu của 96 nước trong các năm 1960, 1965, 1970, ...và

2000 đồng thời sử dụng Fixed effect, Random effect và OLS đã cho ra đời “Do

Free Trade Agreements Actually Increase Members’ International Trade?”. Mục

đích của bài viết này là để trả lời các câu hỏi đặt ra trong tiêu đề: “Hiệp định

thương mại tự do có làm tăng giá trị xuất nhập khẩu của các thành viên?” và câu

trả lời là có. Ước tính cho thấy rằng: Một FTA trung bình tăng thương mại hai

nước thành viên khoảng 86% sau 15 năm.

Sử dụng phương pháp OLS trong nghiên cứu: “The impact of rules of

origin on trade flows” (Patricia Augier và cộng sự, 2005) đã đi đến kết luận:

Quy tắc xuất xứ thương mại gây cản trở thương mại thế giới, việc cắt

giảm và hạn chế quy tắc này có thể làm thương mại thế giới tăng 50%.

Có bằng chứng cho thấy rằng việc thiếu tích lũy là quan trọng đối với

thương mại trung gian hơn là so với thương mại sản xuất.

Mức thuế càng cao càng có tác động càng nhỏ với tích lũy.

Claudio Montenegr và Isidro Soloaga(2006) đã dùng Fixed effect và OLS

để phân tích bộ số liệu của 120 nước chiếm hơn 90% thương mại thế giới từ năm

1988 đến năm 2003 và cho ra đời “NAFTA’S trade effect: New evidence with a

gravity model”. Trong đó, hai tác giả đã chỉ ra rằng:

Page 44: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

43

Trước tiên là trước và sau khi có NAFTA, nhập khẩu của Mỹ từ Mexico,

Canada, và từ CARICOM Andean, MERCOSUR cho thấy không có sự

thay đổi có ý nghĩa thống kê, trong khi nhập khẩu của Mỹ từ các quốc

gia CACM tăng.

Thứ đến là chuyển hướng thương mại có lợi cho Mexico và Canada, bất

lợi cho Mỹ Latinh và các nước vùng Caribe.

Với số liệu của 178 nước giai đoạn 1950 – 2005 và phương pháp ước lượng

OLS, Shujiro Urata và Misa Okabe (2007) đã viết “The Impacts of Free Trade

Agreements on Trade Flows: An Application of the Gravity Model Approach”

và nhận thấy FTA mang lại hiệu ứng tạo ra thương mại và rằng hiệu ứng chuyển

hướng thương mại bị hạn chế. Bên cạnh đó, họ nhận ra tác động chuyển hướng

thương mại cho nhiều sản phẩm trong trường hợp của EU, NAFTA và

MERCOSUR nhưng không phải đối với trường hợp của AFTA.

Cùng năm đó, với “Singapore's Bilateral Merchandise Trade Linkages with

Japan and the United States: Trends, Patterns and Comparisons”, (Ramkishen S.

Rajan, 2007) đã đưa ra một số khẳng định dựa trên việc ước lượng OLS thông

qua số liệu giao thương của Singapore với Mỹ và Nhật Bản. Tác giả đã có những

liên kết khá sâu sắc của Singapore với Mỹ và Nhật đồng thời khẳng định sự phát

triển mạnh mẽ gần đây của Singapore cũng một phần nhờ sự suy yếu của kinh tế

các nước nam Á:

Sự chuyển hướng thương mại có thể giảm xuông tối thiểu với những

chính sách giảm thuế suất cỉa Singapore, tuy nhiên trên thực tế Singapore

lại là nước nhập khẩu thuế quan bên ngoài của Mỹ (điều này khá giống

với trường hợp của NAFTA).

Page 45: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

44

Trong trường hợp của FTA với Nhật Bản, một số nền kinh tế Đông Á

thực sự có thể tồi tệ hơn.Điều này là doNhật Bản Đã cung cấp các ưu đãi

thương mại rộng lớn với một số các nền kinh tế Đông Á trên cơ sở GSP

(Generalised Preference System of Preferences), và với một FTA, những

lợi ích này có thể bị thu hồi cùng với sự hạ thấp các mức thuế.

“Trade and migration flows between some CEE countries and the UK”

(Subrata Ghatak và cộng sự, 2008) lại khẳng định: Số dân di cư là một yếu tố

quan trọng cho dòng chảy của di dân mới và xuất khẩu từ Vương quốc Anh có

thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ của việc di cư nhờ vào số liệu của một số nước

CEE gia đoạn 1996-2003 và phương pháp Fixed effect.

Năm 2008 cũng là thời điểm ra đời “The Determining Role of EU in

Turkey’s Trade Flows: A Gravity Model Approach” (Erkan Erdil, 2008). Với sự

hỗ trợ dữ liệu từ Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ 1992 – 2006 và phương pháp Fixed

effect, tác giả đã đưa ra một số khẳng định:

Thương mại Thổ Nhĩ Kì phụ thuộc lớn vào xu thế toàn cầu hóa và khu

vực hóa.

Quy mô kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác thương mại của nó ảnh

hưởng tích cực và quan trọng trong xác định dòng chảy thương mại của

Thổ Nhĩ Kỳ, dân số có ảnh hưởng tiêu cực và quan trọng, và mức độ

khác biệt về thu nhập bình quân đầu người là không đáng kể. Các hiệu

ứng cố định cho thấy khoảng cách địa lý giữa các quốc gia có ý nghĩa.

“Assessing the impact of the main East-Asian free trade agreements using a

gravity model” (Laetitia Guilhot, 2010) đã sử dụng số liệu của 3 khu vực

Page 46: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

45

ASEAN, ASEAN-China, ASEAN-South Korea trong giai đoạn 1985-2007 cùng

với phương pháp Specific effect cũng như Fixed effect để làm rõ: AFTA kích

thích xuất nhập khẩu trong khu vực, tác động của nó đối với thương mại với

phần còn lại của thế giới thay đổi theo loại dòng chảy thương mại: đó là tích cực

trong trường hợp xuất khẩu và tiêu cực trong trường hợp nhập khẩu. Tác động

tổng thể của AFTA về thương mại đa phương là tích cực. Nó có thể được coi là

một khối xây dựng. Tuy vậy, các hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa

các nước ASEAN,Trung Quốc và Hàn Quốc chưa được coi là yếu tố trong khu

vực.

Marie M Stack và Eric J Pentecost(2010) với nghiên cứu “Trade creation

and diversion revisited: Accounting for model uncertainty and natural trading

partner effects” lại xuất phát từ dữ liệu Ghosh và Yamarik (2004) và dữ liệu

Subramanian và Wei (2007) đồng thời sử dụng Bayesian Model Averaging

(BMA) để cụ thể hoá nghiên cứu của mình. Theo tác giả, sự tạo lập của PTA

thương mại là mạnh mẽ và tạo ra các hệ số dự đoán giúp giải quyết một số câu

đố thực nghiệm. Nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu, đó là:

Khẳng định lại tác động mạnh mẽ của PTA với dữ liệu của Ghosh and

Yamarik;

Cho thấy ảnh hưởng của PTA phản ánh sự đa dạng của PTA và những

cấp độ cắt giảm thuế quan kèm theo chúng.

Dựa vào cơ sở dữ liệu thương mại qua các năm và phương pháp phân tích

các yếu tố, “The returns to exporting: evidence from UK firms” (Richard Kneller

và Mauro Pisu, 2010) đã:

Page 47: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

46

Đánh giá tác động của xuất khẩu đến một vài cách thức vận hành của

một vài cấp độ công ty: xuất khẩu cho phép các công ty nắm vai trò cao

hơn về định giá và nó có ảnh hưởng đến sự tận dụng năng suất lao động;

Cho thấy lợi ích từ việc xuất khẩu không bị hạn chế với những nhà xuất

khẩu mới.

Tuy thế, thiếu sót của bài viết là kết quả đạt được chưa thực sự đạt được câu

trả lời rõ ràng bởi số liệu chưa được đầy đủ và chi tiết.

Dựa vào số liệu xuất khẩu của các hãng ở Pháp từ năm 1992, Thomas

Chaney (2011) đã hoàn thành “The Gravity Equation in International Trade: An

Explanation”và đi đến kết luận: Các công ty chỉ có thể xuất khẩu vào các thị

trường mà ở đó họ có một mối liên hệ. Họ có được sự liên hệ này bằng cách

thông qua cá mối liên hệ khác. Doanh thu cao trong xuất khẩu, với các công ty

thường là ở khối tư nhân, và khoảng cách địa lý gây cản trở cho việc liên lạc ban

đầu, sau đó khi đã có quan hệ thương mại, giá trị xuất nhập khẩu tỷ lệ thuận với

kích thước đất nước, và tỉ lệ nghịch với khoảng cách.

Hai tác giả Việt Nam: Võ Trí Thanh và Nguyễn Ánh Dương (2011) cũng có

bài nghiên cứu “Revisiting Exports and Foreign Direct Investment in Vietnam”

dựa trên các cơ sở dữ liệu thương mại và các con số thống kê tài chính của IMF

và phân tích CMS. Theo như bài viết này, cùng các cải cách mạnh mẽ trong thực

hiện chính sách thương mại va FDI, Việt Nam đã thực hiện khá tốt xuất khẩu.

Điều này cho thấy lợi ích từ việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ cấu về

xuất khẩu cũng có những chuyển biến tích cực hơn mặc dù tỉ lệ mặt hàng tài

nguyên vẫn còn cao Sự đa dạng trong xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng

gần với xu hướng chung của thế giới, hàng hóa có khả năng thâm nhập tốt vào

các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Lợi thế năng động và lợi thế so

Page 48: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

47

sánh ngày càng được phát huy Vốn FDI có hiệu quả tích cực trong việc kích

thích xuất khẩu của Việt Nam.

Một nghiên cứu khá gần đây của tác giả Surya Bahadur Thapa (2012) mang

tên “Nepal's Trade Flows: Evidence from Gravity Model” đã sử dụng Fixed

effect trên cơ sở số liệu Chỉ số phát triển thế giới năm 2011,

website:www.indo.com/distanceand

và website:www.cepii.fr để đưa ra các đánh giá và nhận định.

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tiềm năng thương mại của

Nepal bằng cách sử dụng mô hình lực hấp dẫn. Mô hình hấp dẫn ở đây

giải thích rằng khối lượng thương mại giữa các cặp của các nước bị ảnh

hưởng tích cực bởi kích thước của hai nước và tiêu cực bởi khoảng cách

giữa chúng

Kết quả ước tính giá trị xuất nhập khẩu của Nepal cho thấy Nepal đã

vượt quá tiềm năng thương mại với 10 đối tác kinh doanh, bao gồm cả

các nước láng giềng khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, và vẫn còn tiềm

năng thương mại với 9 đối tác thương mại bao gồm nước láng giềng

Bangladesh.

1.2.2 Biến khoảng cách

Chan Hyun Sohn (Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc và Đại học

quốc gia Yokoham) (2005)với số liệu của 30 đối tác thương mại lớn nhất của

Hàn Quốc trong 23 ngành chính từ năm 1995 cùng phương pháp ước lượng OLS

đã cho ra đời bài viết “Does the gravity model explain South Korea’s trade

flows” . Nghiên cứu đã đo lường ảnh hưởng của khoảng cách tương đối của các

quốc gia và chỉ ra rằng quan hệ thương mại với các quốc gia có vị trí địa lý xa

Page 49: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

48

xôi làm giảm thương mại với các nước gần gũi hơn về mặt địa lý , trong khi đó

thương mại với các nước ở gần lại tăng nhanh hơn so với các nước ở xa.

Trong “Market Access in Global and Regional Trade”, Thierry Mayer và

Soledad Zignago(2005) đã lấy số liệu từ 67 nước phát triển và đang phát triển từ

năm 1976 - 1999 và ước lượng bằng phương pháp OLS để chứng tỏ rằng: Hệ số

khoảng cách ở nơi khác nhau có sự khác nhau lớn; Nhật Bản, Mỹ và Canada

nhạy cảm hơn với khoảng cách hơn là các nước EU trong mô hình thương mại

của họ với các nước đang phát triển.

Bài viết “The Puzzling Persistence of the Distance Effect on Bilateral

Trade” của tác giả Anne-C´elia Disdier và Keith Head (2006) đã sử dụng 1467

ước lượng và 103 bài viết cùng với 3 phương pháp ước lượng: Fixed effect,

Random effect và OLS. Theo đó, sử dụng ước tính kéo dài hơn một thế kỷ,

chúng ta thấy rằng hiệu ứng khoảng cách giảm nhẹ từ năm 1870 đến 1950và sau

đó bắt đầu tăng lên. Những phát hiện này là một thách thức cho những người tin

rằng sự thay đổi công nghệ đã cách mạng hóa nền kinh tế thế giới làm tác động

của sự chia tách bởi không gian giảm hoặc biến mất.

Với số liệu của 3 khu vực ASEAN, ASEAN-China và ASEAN - South

Korea trong giai đoạn 1985 – 2007, phương pháp Specific effect và Fixed effect,

Laëtitia Guilhot LEPII-CNRS (2011) đã viết bài nghiên cứu “Assessing the

impact of the main East-Asian free trade agreements using a gravity model” và

chỉ ra rằng: Khoảng cách địa lý đại diện cho sự ảnh hưởng của chi phí vận

chuyển đối với thương mại. Các biến địa lý được sử dụng ở đây có tính đến

khoảng cách giữa hai thủ đô đo bởi tỷ lệ dân số của những người sống ở thủ đô.

Không giống như khoảng cách tiêu chuẩn đo đạc, tính toán này xem xét phân bố

Page 50: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

49

địa lý của dân số, và do đó, làm suy giảm ảnh hưởng của thủ đô từ đó cung cấp

một ý tưởng thực tế hơn về việc phân phối các dòng chảy thương mại giữa các

quốc gia. Hai nước xa nhau về mặt địa lý với những nước khác có xu hướng

tham gia thương mại với nhau hơn hơn hai quốc gia bị chia cách bởi cùng một

khoảng cách tuyệt đối, nhưng lại gần về mặt địa lý gần gũi hơn với các thị

trường khác.

1.2.3 Biến dân số

“Augmented gravity model: An empirical application to Mercosur -

European Union Trade flows”, do tác giả Inmaculada Martinez - Zarzoso (Đại

học Jame I) và Felicitas Nowak - Lehmann (Đại học Goettinggen) (2001) viết

trên cơ sở số liệu của 20 quốc gia gồm Chile, 4 quốc gia thuộc Mercosur và 15

quốc gia thuộc EU, đã sử dụng Fixed effect, Random effect và Linder effect làm

phương pháp ước lượng. Theo như bài nghiên cứu này, dân số của nước xuất

khẩu có ảnh hưởng lớn và tiêu cực với giá trị xuất khẩu, trong khi đó dân số

nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn và tích cực đến giá trị xuất khẩu. Nước lớn

hơn nhập khẩu nhiều hơn nước nhỏ.

Inmaculada Martinez – Zarzoso (2003) đã chứng tỏ: Biến dân số nước xuất

khẩu có tác động tiêu cực, kích thước của nước xuất khẩu càng lớn, giá trị xuất

khẩu càng thấp. Tuy nhiên, hệ số ước tính tương ứng với dân số nước nhập khẩu

chỉ tiêu cực cho đến năm 1990. Từ năm 1991 trở đi, dấu hiệu này tích cực và có

tầm quan trọng ngày càng tăng với quy mô và kích thước thị trường. Nhận định

này của tác giả được thể hiện trong “Gravity Model: An Application to

TradeBetween Regional Blocs”, một bài nghiên cứu ước lượng bằng phương

pháp Fixed effect và OLS và lấy số liệu của 47 nước từ năm 1980 đến năm 1999.

Page 51: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

50

Subrata Ghatak (Khoa Kinh tế, Đại học Kingston, Luân Đôn, Anh và cộng

sự (2008)đã cùng nhau cho ra đời bài nghiên cứu ”Trade and migration flows

between some CEE countries and the UK”. Họ đã đi đến kết luận: Số dân di cư

là một yếu tố quan trọng cho dòng chảy của di dân mới và xuất khẩu từ Vương

quốc Anh có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ của việc di cư trên cơ sở ước lượng

Fixed effect từ số liệu của một số nước CEE gia đoạn 1996 - 2003.

Từ việc nghiên cứu nhóm D8 trong giai đoạn 1995 – 2010 và bằng việc kết

hợp 2 phương pháp ước lượng Random effect và Fixed effect, “The

Determinants of Trade Flows between D-8 Group Members through Gravity

Mode” của Somayeh Razzaghi và cộng sự (2012) đã đạt được một số thành công

nhất định. Theo như nghiên cứu này, Biến dân số có hệ số tiêu cực đối với các

nước, trong đó lưu ý sự tồn tại của hiệu ứng thay thế nhập khẩu: kích thước ngày

càng tăng của thị trường khuyến khích sản xuất trong nước. Ngoài ra sự tồn tại

của hiệu ứng hấp thụ cũng được ghi nhận. Nó có nghĩa rằng mặc dù dân số tăng

lên và có lợi sản xuất, nhưng hàng hoá được sản xuất ra được tiêu thụ ở thị

trường nội địa thay vì xuất khẩu ra nước ngoài.

1.2.4 Biến GDP

Chan Hyun Sohn (Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc và Đại học

quốc gia Yokoham) (2005) với số liệu từ 30 đối tác thương mại lớn nhất của Hàn

Quốc trong 23 ngành chính từ năm 1995 đã ước lượng OLS và chỉ ra trong bài

nghiên cứu “Does the Gravity Model explain South Korea’s Trade Flows?” rằng:

Khối lượng thương mại gia tăng cùng với sự gia tăng về quy mô kinh tế. Tuy

nhiên, hệ số ước lượng cho thấy, các yếu tố khác không đổi, tăng 1 phần trăm

trong GDP sẽ dẫn đến tăng khoảng 0,72 phần trăm trong dòng chảy thương mại

song phương của Hàn Quốc.

Page 52: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

51

Bài viết “Assessing the impact of the main East-Asian free trade

agreements using a gravity model”, do Laëtitia Guilhot LEPII-CNRS (2010)

bằng phương pháp Specific effect và Fixed effect và lấy số liệu của 3 khu vực

ASEAN,ASEAN-China,ASEAN-South Korea trong giai đoạn 1985 – 2007, đã

nhìn nhận như sau: GDP của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu có ảnh hưởng

đáng kể và tích cực đối với sự chỉ đạo của dòng chảy thương mại giữa 34 quốc

gia. Sự hiện diện của các thỏa thuận khu vực ở Đông Á củng cố ảnh hưởng của

kích thước của nền kinh tế. Như vậy, trong giai đoạn 1985-2007, tăng 1% trong

GDP của nước xuất khẩu dẫn đến tăng 1,45% trong thương mại với các nước

nhập khẩu.

Kết hợp thành công OLS, Random GLS và Robust để nghiên cứu các chỉ

số kinh tế của Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Hàn Quốc và Nhật Bản giai

đoạn 2004 – 2008, Shasha Yu và Eui Burm Park (2011) đã viết “East Asian

Trade Flows of Cultural Goods: A Gravity Model Approach” và cho rằng: Tính

chất đặc biệt nhất của hàng hóa di sản văn hóa là GDP của cả nước xuất và nhập

khẩu đều không có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại của họ. Bởi vì hàng hóa

Di sản Văn hóa bao gồm cả văn hoá vật thể, chẳng hạn như xây dựng, tác phẩm

nghệ thuật và đồ tạo tác, chúng thường duy nhất và không thể thay thế nên chính

phủ luôn luôn cố gắng hết sức bảo vệ chúng khỏi sự trao đổi.

Somayeh Razzaghi và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng tác động của GDP là

tích cực và đáng kể và kết quả này cho thấy các nước giàu hơn tham gia vào

thương mại quốc tế nhiều hơn nhờ vào việc nghiên cứu nhóm D8 trong giai đoạn

1995 – 2010 với phương pháp Random effect và Fixed effect trong bài viết “The

Page 53: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

52

Determinants of Trade Flows between D-8 Group Members through Gravity

Model” của mình.

Như vậy, trong những năm qua đã có không ít các nghiên cứu của các tác

giả khác nhau về Mô hình trọng lực và tính ứng dụng của nó trong thúc đẩy quan

hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương. Mặc dù mỗi bài viết mới chỉ

đánh giá những khía cạnh nhỏ trong mối quan hệ quốc tế phức tạp của bối cảnh

hội nhập và toàn cầu hoá cũng như còn nhiều hạn chế trong đánh giá các tác

động nhưng chúng đã đóng góp những tư liệu đáng kể cho quá trình nghiên cứu

tiếp theo.

2. Ước lượng

Phương trình trọng lực cho xuất khẩu Việt Nam vào EU được tính trong giai

đoạn 1997-2011 do sự sẵn có của các số liệu thống kê thương mại song phương

trong giai đoạn này.Các số liệu thương mại song phương được thu thập với 27

nước đối tác thương mại ở EU từ cơ sở dữ liệu thống kê của ngân hàng thế

giới,tổng cục thống kê và tổng cục hải quan.Các nước đối tác thương mại này

chiếm trên 90% kim ngach xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu,cho thấy mô

hình trọng lực bao quát khá tốt hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam

trong những năm vừa qua.Số liệu về GQP,dân số được thu thập từ dữ liệu của

ngân hàng thế giới còn số liệu về khoảng cách giữa các nước được thu thập từ

CEPII

Kết quả của mô hình trọng lực được trình bày trong bảng,Kết quả ước tính này

cho thấy các hệ số đều có dấu như dự tính.Hệ số R-squared là 0,803 cho thấy mô

hình trọng lực giải thích khá tốt thương mại của Việt Nam,về mặt xuất khẩu sang

EU,trong những năm vừa qua.

Page 54: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

53

Biến GDP thể hiện quy mô của nền kinh tế có dấu dương trong phương trình,cho

thấy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và ở nước đối tác đều có tác động dương

đến thương mại Việt Nam.Bên cạnh đó biến khoảng cách thì có dấu âm phù hợp

với phân tích của mô hình trọng lực.Nhìn vào phương trình có thể thấy thương

mại liên ngành chiếm ưu thế trong thương mại Việt Nam,hay trong những năm

vừa qua thì xuất khẩu của Việt Nam dựa trên sự khác biệt của các yếu tố sản

xuất.Nhìn vào biến giả Việt Nam gia nhập WTO thì thấy có dấu dương cho thấy

việc gia nhập WTO tác đông tích cực đến thương mại của Việt Nam

Chương III: Kết quả nghiên cứu

1. Mô tả và đánh giá diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam vào EU

Các hệ số thì đều có ý nghĩa thông kê ở mức 1% (***)

Số quan sát là 395 với 27 nước châu Âu trong 1997-2011 (15 năm)

Mô hình

Ln export= -19.9384 - 0.386986 ln distance + 0.530076 ln population +0.713777

ln gdp + 1.07943 wto

Model 1: OLS, using observations 1-395

Dependent variable: l_TradeValue_in_1000_USD

Heteroskedasticity-robust standard errors, variant HC1

Coefficient Std. Error t-ratio p-value

const -19.9384 2.63303 -7.5724 <0.00001 ***

l_distance -0.386986 0.330318 1.1716 0.24209

l_pop 0.530076 0.111034 4.7740 <0.00001 ***

Page 55: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

54

l_gdp 0.713777 0.0828774 8.6124 <0.00001 ***

wto 1.07943 0.107866 10.0072 <0.00001 ***

1.1 Dân số

Dân số đông thì nhập khẩu năm mặt hàng chính từ Việt Nam tăng ( tương ứng

với xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng)

Dân số tăng 1% thì nhập khẩu năm mặt hàng chính từ Việt Nam của bên EU

(tương ứng với xuất khẩu của Việt Nam sang EU) tăng 1000.0,530076=530,076

USD

Biểu đồ về dân số và giá trị xuất nhập khẩu của EU từ Việt Nam (2001-2011)

475000000

480000000

485000000

490000000

495000000

500000000

505000000

0

2000000

4000000

6000000

8000000

10000000

12000000

14000000

16000000

18000000

dân số

giá trị nhập khẩu từ VN

Page 56: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

55

1.2 GDP

GDP nước đối tác lớn thì cũng nhập khẩu lớn (hay xuất khẩu VN tăng) GDP của

cả khối EU tăng 1% thì giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang EU 713,777 USD

Biểu đồ giá trị xuất khẩu cảu Việt Nam sang EU và GDP của toàn khối EU

(2001-2011)

Biểu đồ giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Đức và GDP của Đức (1997-2011)

0

2E+12

4E+12

6E+12

8E+12

1E+13

1.2E+13

1.4E+13

1.6E+13

1.8E+13

2E+13

0

2000000

4000000

6000000

8000000

10000000

12000000

14000000

16000000

18000000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

giá trị nhập khẩu

gdp

Page 57: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

56

Từ các biểu đồ trên ta thấy sau năm 2008, GDP của EU giảm, giá trị nhập khẩu

từ Việt Nam cũng giảm theo, điều tương tự đúng với cả quá trình từ 2001 đến

2011. Những biến động gần như tương đồng cũng xuất hiện trong số liệu về

GDP và giá trị nhập khẩu của Đức với Việt Nam (1997-2011)

0

5E+11

1E+12

1.5E+12

2E+12

2.5E+12

3E+12

3.5E+12

4E+12

0

500000

1000000

1500000

2000000

2500000

3000000

3500000

4000000

giá trị nhập khẩu

gdp

Page 58: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

57

Biểu đồ GDP các nước trong khối EU (2007)

GDP 2007

Austria

Belgium

Bulgaria

Cyprus

Czech Republic

Germany

Denmark

Spain

Estonia

Finland

France

United Kingdom

Greece

Hungary

Ireland

Italy

Lithuania

Latvia

Malta

Netherlands

Page 59: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

58

Biểu đồ giá trị nhập khẩu từ Việt Nam năm 2007

Trong năm 2007, sáu nước dẫn đầu về giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam là

Đức, Anh, Ba Lan, Pháp,Bỉ và Tây Ban Nha cũng đồng thời là những nước dẫn

đầu về GDP. Năm 2008 chúng kiến hiện tượng tương tự nhưng có sự thay thế

của Hà Lan với Ba Lan trong sáu nước dẫn đầu.

Austria1%

Belgium9%

Bulgaria0%

Cyprus0%

Czech Republic1%

Germany20%

Denmark2%Spain

8%

Estonia0%Finland

1%

France10%

United Kingdom16%

Greece1%

Hungary1%

Ireland1%

Italy9%

Lithuania0%Latvia

0%

Malta0%

Netherlands0%

Poland13%

Portugal2%

Romania1%

Slovak Republic

0%Slovenia

1%0%

2%

giá trị nhập khẩu 2007

Page 60: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

59

Biểu đồ GDP các nước trong khối EU (2008)

GDP 2008

Austria

Belgium

Bulgaria

Cyprus

Czech Republic

Germany

Denmark

Spain

Estonia

Finland

France

United Kingdom

Greece

Hungary

Ireland

Italy

Lithuania

Latvia

Malta

Netherlands

Page 61: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

60

Biểu đồ giá trị nhập khẩu từ Việt Nam (2008)

Bảng thống kê tổng kim ngạch, tỷ trọng & thứ hạng của một số thành viên

EU trong thương mại với Việt Nam năm 2012

Kim ngạch, tỷ

trọng & thứ

hạng

Đức Pháp Anh Hà

Lan

Itali

a

Tây

Ban

Nha

Bỉ Áo Thụy

Điển

Ai

len

Austria1%

Belgium9%

Bulgaria1%

Cyprus0% Czech Republic

1%

Germany19%

Denmark2%

Spain9%

Estonia0%

Finland1%

France9%

United Kingdom14%

Greece1%

Hungary1%

Ireland0%

Italy9%

Lithuania0%

Latvia0%

Malta0%

Netherlands14%

Poland2%

Portugal1%

Romania1% Slovak Republic

1%Slovenia0%

2%

giá trị nhập khẩu 2008

Page 62: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

61

Xuất nhập khẩu

Kim ngạch

(Triệu USD) 6.473 3.752 3.576 3.180 2.849 2.077 1.558 1.223 915 728

Tỷ trọng so với

tổng các thị

trường EU của

Việt Nam (%)

22,2 12,9 12,3 10,9 9,8 7,1 5,4 4,2 3,1 2,5

Thứ hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xuất khẩu

Kim ngạch

(Triệu USD) 4.096 2.163 3.034 2.476 1.877 1.794 1.147 1.065 674 81

Tỷ trọng so với

tổng các thị

trường EU của

Việt Nam (%)

46,6 24,6 34,5 28,2 21,3 20,4 13,0 12,1 7,7 0,9

Thứ hạng 1 4 2 3 5 6 7 8 9 10

Thống kê số liệu xuất nhập khẩu năm 2012 của Tổng cục Hải quan cho thấy,

chiếm 85% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên EU

tập trung ở 8 thị trường lớn: Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ

và Áo.

Trong đó, Đức là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với

kim ngạch đạt gần 4,1 tỷ USD, tiếp theo là Anh: 3,03 tỷ USD, Hà Lan: 2,48 tỷ

USD, Pháp: 2,16 tỷ USD,...

1.3 WTO

Trước năm 2007, cả khối chỉ có Áo đã gia nhập WTO, từ năm 2007, cả khối đều

Page 63: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

62

gia nhập WTO. Sau sự gia nhập này, có sự tăng lên về giá trị nhập khẩu từ Việt

Nam, nhưng tác động này không kéo dài được đến 2009 do cuộc khủng hoảng

nợ công. Tuy nhiên, theo mô hình, việc gia nhập WTO của các nước EU mang

lại tác động dương cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

3. Các vấn đề còn tồn tại và kiến nghị

Mặc dù bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng toàn cầu, song kim ngạch thương mại

giữa Việt Nam và EU trong năm 2009 đã đạt 15,2 tỷ USD, tăng hơn so với mục

tiêu ban đầu 15 tỷ USD. Thị trường EU vẫn luôn là một trong những thị trường

nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, EU đã có nhiều chinh sách tích cực trong quan hệ

thương mại với Việt Nam, mặc dù EU vẫn có những ưu tiên hơn đối với Châu

0 5000000 10000000 15000000 20000000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

giá trị nhập khẩu

giá trị nhập khẩu

Page 64: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

63

Phi, Caribê và nhóm các nước thuộc Thái Bình Dương. Với hệ thống ưu đãi thuế

quan phổ cập, dành cho các nước kém phát triển dành cho năm nước thuộc

ASEAN như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Vì vậy,

doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong quan hệ thương mại với EU.

EU với 27 nước thành viên, thói quen tiêu dùng cũng như văn hóa kinh doanh

khác nhau, quy định trong nhập khẩu hàng hóa của EU là khá phức tạp và tương

đối khó hiểu so với với các nước trong các khu vực khác nhau. Như mới đây, EU

đưa ra quy định về chống khai thác và đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp (IUU),

mỗi đơn hàng đều phải có cam kết của nhà máy về nguồn gốc đánh bắt thủy hải

sản, điều này đã gây không ít cản trở đối với các ngư dân, các công ty chế biến

và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Để có thể hợp tác tốt, doanh nghiệp

Việt Nam nên tập trung nghiên cứu nội dung của các quy định này trước khi tiến

hành một đơn hàng cụ thể. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang EU trong thời gian tới,

theo ông Matthias Duchn – Giám đốc của EuroCham cho biết doanh nghiệp Việt

Nam nên xem xét nhu cầu của khách hàng, có thể tập trung vào những sản phẩm

tốt cho sức khỏe và môi trường.

Việt Nam đang khởi động đàm phán Hiệp định tự do thương mại (FTA) với các

nước EU, theo đó, đây sẽ là cơ hội mới cho các nhà xuất khẩu trong việc đơn

giản hóa các thủ tục, giảm thuế và các rào cản khác khi đưa hàng hóa Việt Nam

vào thị trường đầy tiềm năng này.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu và xác định chính sách cụ thể cho ngành

hàng có thể chỉ là một phần của những hoạt động tầm cỡ hơn nhiều nhằm giải

quyết những vấn đề thực tế đang có Thách thức xảy ra ở Việt Nam. Hiện đang có

sự tranh cãi giữa các chuyên gia và những nhà lập pháp về lợi ích của việc “dọn

Page 65: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

64

sẵn cỗ” (picking winners), nghĩa là nâng đỡ một số khu vực ngành hàng nhưng

lại làm phương hại đến những lĩnh vực khác, chứ không phải là thuần túy “tạo ra

một sân chơi bình đẳng” nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho tất cả các

ngành. Trên thực tế, có nhiều chính phủ đang thực hiện cách tiếp cận rất thực

dụng, đó là lách vào giữa hai tình thế và như vậy sẽ có được cả hai yếu tố. Cho

dù ở trong trường hợp cụ thể nào đi chăng nữa, chẳng hạn như trong trường hợp

thất bại trên thị trường thì sẽ có những can thiệp mang tính mục tiêu nhằm vào

những ngành hàng cụ thể để điều chỉnh và cũng sẽ có những ưu tiên nhất định để

tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nhân cả ở trong và ngoài nước.

Do vậy, chính phủ nên đề ra các chiến lược cho ngành hàng cùng với các chính

sách thích hợp nhằm đối phó với những vấn đề lớn đang nổi lên.

2.6 Những vấn đề chính còn tồn tại

Mặc dù đã gặt hái nhiều thành công trong các năm gần đây, nhưng các nhà

xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Trong các

cuộc phỏng vấn đã tiến hành với các các doanh nghiệp và các các cán bộ từ các

hiệp hội ngành hàng, tất cả đều nêu ra một số những lĩnh vực đang gặp trở ngại

mà phần lớn những vấn đề lại này lại liên quan đến phía nhà cung cấp hàng trong

nước (bảng 43), đó là:

- Chất lượng thấp và sản phẩm không đa dạng: Một trong số những cản

trở chính đối với sự tăng trưởng xuất khẩu ở một số khu vực (dầu và một

số loại nông sản) đó là những sản phẩm này được xuất khẩu ở dạng thô

hoặc chỉ được sơ chế. Việc xuất khẩu như vậy vô hình chung hạn chế khả

năng tăng giá trị gia tăng và sự đa dạng của sản phẩm. Khi mà sự cạnh

tranh và những yêu cầu về giảm giá thành sản phẩm ngày càng mạnh mẽ

Page 66: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

65

thì vấn đề về sản phẩm chất lượng thấp chính là điều cấn cá ở một số khu

vực sản xuất, đặc biệt là đối với sản phẩm công nghiệp. Chất lượng thấp

và sản phẩm đơn điệu không chỉ liên quan đến khía cạnh kỹ thuật sản xuất

(như sự lạc hậu về công nghệ) mà còn là sự yếu kém về phương thức quản

lý, thiết kế và marketing.

Giá trị gia tăng hạn chế do phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu thô

và nguyên liệu trung gian. Ở một số lĩnh vực, sản phẩm được xuất khẩu

dưới dạng đã được chế biến nhưng phải nhập khẩu nguyên liệu thô và các

nguyên liệu trung gian. Như vậy, do thuế nhập khẩu cao và chi phí vận

chuyển lớn dẫn tới giá thành sản phẩm tăng và nguồn cung cấp hàng

không được đảm bảo ổn định. Các loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của

Việt Nam như quần áo và giầy dép đều phụ thuộc lớn vào nhập khẩu

nguyên liệu, giá trị gia tăng thấp. Hiện tại, Việt Nam chủ yếu vẫn hoạt

động với vai trò là một nhà thầu phụ, không có những mối liên hệ trực tiếp

với thị trường.

- Lạc hậu về kỹ thuật. Kỹ thuật chế biến sử dụng ở nhiều lĩnh vực đã lỗi thời mà

nguyên do là vì khả năng tài chính eo hẹp của các doanh nghiệp.

- Khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính. Nhiều công ty, đặc biệt là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực tư nhân đều thiếu vốn để mở rộng quy mô

đầu tư, mua máy móc và đầu tư cho nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp cũng cần

có sự hỗ trợ để xây dựng kế hoạch kinh doanh hoặc xây dựng chiến lược cùng

những chỉ dẫn cụ thể để thực hiện đúng các quy trình của các tổ chức tài chính.

- Cơ sở hạ tầng không tương xứng. Chẳng hạn như hạ tầng cho vận chuyển hàng

quần áo đắt hơn khoảng 20% so với Thái Lan và Trung Quốc. Các hệ thống cơ

Page 67: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

66

sở hạ tầng hỗ trợ khác như kho bãi và giữ lạnh không đáp ứng được yêu cầu của

hàng nông sản. Ví dụ như đối với gạo, những thất thoát sau khi thu hoạch rất lớn,

chiếm khoảng 10-12% vụ mùa mà chủ yếu là do công nghệ thu hoạch lạc hậu,

phương tiện vận chuyển thô sơ và cơ sở hạ tầng cũ kỹ.

- Giá cả không cạnh tranh. Ở một số khu vực sản xuất, hàng xuất khẩu của Việt

Nam còn nhiều mặt hạn chế do giá thành sản xuất cao mặc dù chi phí nhân công

rẻ. Chính phủ và các bên hữu quan cần lưu ý đến hai nhân tố chi phí chính trong

đó bao gồm cả sức cạnh tranh của Việt Nam là: chi phí theo đơn vị lao động (chi

phí nhân công theo đơn vị sản phẩm, là phương thức cân bằng với tỉ lệ chi phí

nhân công và năng xuất lao động) và các chi phí khác như nguyên liệu trung gian

và vận chuyển. Chẳng hạn như sản phẩm giầy dép, chi phí nhân công thấp nhưng

chi phí sản xuất lại cao do phải nhập khẩu các hoá chất, máy móc và phụ kiện.

Trong khi trên thế giới cả chi phí nhân công và năng xuất có xu hướng giảm đi

thì chi phí cho lao động có tay nghề cao ở một số khu vực sản xuất lại cao hơn so

với các nước khác ở khu vực.

Phân tích SWOT cho các ngành hàng xuất khẩu ở Việt Nam

Điểm mạnh (để xây dựng)

Ổn định tài chính, xã hội và chính trị

Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu

vực năng động

Các nhân tố cho sản xuất rất phong phú

Điểm yếu (để khắc phục)

Nạn tham ô và tham nhũng.

Chi phí lao động có tay nghề cao hơn

so với các nước khác trong khu vực.

Năng xuất thấp.

Sản phẩm chất lượng thấp.

Page 68: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

67

(nhân công, nông nghiệp, lâm nghiệp

và ngư nghiệp)

Chi phí nhân công khá rẻ

Lực lượng lao động có kỷ luật.

Công nghệ sản xuất lạc hậu.

Giá trị gia tăng trong sản xuất ít do hạn

chế về nguồn nguyên liệu thô và

nguyên phụ liệu.

Cơ sở hạ tầng không tương xứng.

Chi phí vận chuyển nội địa cao so với

các nước khác trong khu vực.

Hạn chế về bí quyết trong thiết kế và

marketing.

Khoảng cách giữa các ngành ở nông

thôn và thành thị khá lớn.

Quá trình giảm bớt thuế VAT của

chính phủ còn chậm.

Chưa xây dựng được thương hiệu cho

hàng nông sản

Cơ hội (để nắm bắt)

Gia nhập WTO

Hội nhập khu vực (đáng chú ý là Hiệp

định Khu vực Tự do Thương mại

ASEAN - AFTA) và các hiệp định

thương mại song phương trong tương

Thách thức (để đối phó)

Sức cạnh tranh tăng cả ở thị trường nội

địa và quốc tế do giảm bớt bảo hộ cho

các ngành trong nước.

Không còn rào cản về thuế quan.

Page 69: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

68

lai.

Đa dạng về thị trường và sản phẩm.

Chuyển giao công nghệ do đầu tư trực

tiếp nước ngoài.

Cải tiến chất lượng sản phẩm và cơ sở

hạ tầng

- Kiến thức thị trường nước ngoài và tình hình thương mại quốc tế còn

hạn chế. Thông tin về thị trường quốc tế có vai trò rất quan trong đối với những

doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường quan trọng như

Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu vẫn rất còn rất

hạn chế về kiến thức thị trường nước ngoài và vẫn cần phải qua khâu trung gian

ở rất nhiều ngành hàng. Theo kết quả của quá trình tự do hoá thương mại ở Việt

Nam, sức tăng trưởng ngày càng mạnh ở những doanh nghiệp cả tư nhân và nhà

nước là do hoạt động thương mại hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, những doanh

nghiệp này đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và khó khăn như thiếu

thông tin thị trường và không có khả năng sử dụng những nguồn thông tin một

cách có hiệu quả. Mặt khác, cơ sở hạ tầng về thông tin của Việt Nam vẫn bị xem

là yếu kém và đắt đỏ cho dù đã có nhiều cải tiến tiến trong những năm gần đây.

Phương thức quản lý bán hàng vẫn còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp vẫn có

thói quen chờ đợi khách hàng một cách thụ động chứ không phải là tự mình đi

tìm kiếm một cách tích cực để nắm bắt nhanh những cơ hội mới. Sự phối hợp

giữa các cơ quan và chính quyền địa phương đã được cải thiện đáng kể, tuy

nhiên sự phối hợp này vẫn còn lỏng lẻo.

Page 70: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

69

- Chưa hoàn toàn cởi mở đối với các nhà đầu tư quốc tế. Mặc dù Việt

Nam đã tiếp nhận những luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng, nhưng

các công ty nước ngoài vẫn gặp phải nhiều vấn đề về thủ tục hành chính và

khung pháp lý của trong nước. Hơn nữa, hệ thống thuế quan chưa tạo điều kiẹn

thuận lợi cho đầu tư và cơ sở hạ tầng về thông tin còn nhiều yếu kém và đắt đỏ.

2.7 Một số khuyến nghị chính

Các doanh nghiệp ở Việt Nam phải phải tìm cách thích nghi để ứng phó

với tình hình quốc tế đang có nhiều biến động và những thách thức chủ yếu như

đã đề cập ở trên. Điều này đặc đặc biệt quan trọng nếu Việt Nam muốn đạt được

vị thế hàng đầu ít nhất là đối với một vài sản phẩm hay quy trình sản xuất đạt

chất lượng cao. Với sự gia tăng các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng với

quá trình cải cách đang được thúc đẩy nhanh chóng ở khu vực doanh nghiệp nhà

nước và sự nổi lên của các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh ở Việt

Nam thường xuyên có sự biến đổi. Điều này có nghĩa là một lĩnh vực không thể

giải quyết được tất cả những vẫn đề có Thách thức, tuy nhiên, lĩnh vực đó lại có

thể nêu bật lên những hoạt động được lựa chọn để ưu tiên nhằm cải thiện hơn

nữa khả năng cạnh tranh và tiềm năng xuất khẩu của các ngành hàng đã được

khảo sát.

- Cải tiến chất lượng sản phẩm và thiết kế. Cho đến nay, đối với nhiều

ngành hàng, chiến lước chủ yếu của Việt Nam vẫn là chuyên về tiêu chuẩn hoá

và sản xuất hàng loạt các sản phẩm. Đối với những sản phẩm này, giá cả là tiêu

chuẩn lựa chọn chính trên thị trường và việc giảm giá là chiến lược duy nhất mà

các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để cạnh tranh trên thị trường, là nơi mà

sự cạnh tranh quốc tế rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm có thể được phân

Page 71: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

70

biệt bởi chất lượng (không chỉ liên quan đến những nhân tố khách quan như độ

tin cậy và dịch vụ sau bán hàng mà còn có những tiêu chuẩn mang tính chủ quan

như thiết kế và tiếng tăm) và điều này làm tăng sự lựa chọn cho các công ty đối

với những lĩnh vực họ mong muốn cạnh tranh. Một tỉ lệ về chất lượng-giá cả hợp

lý có thể được tìm thấy ở những khu vực thị trường có bình diện thấp và cao.

Trong khi các công ty ở những nước phát triển có xu hướng theo đuổi mục tiêu

về giá cao, chất lượng tốt tại một số khu vực (ở khu vực đó, việc trả lương cũng

phải cao), thì các công ty ở các nước đang phát triển lại thường phải lựa chọn

khu vực giá cả thấp, chất lượng thấp và trả lương cũng thấp. Các công ty của

Việt Nam cần phải củng cố hơn nữa sự chuyên môn hoá của mình. Tuy nhiên,

việc chuyên môn hoá cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đầu tư một cách thích

hợp vào chất lượng nguyên liệu thô, kỹ thuật sản xuất, cơ sở hạ tầng, quản lý

hiệu quả và nguồn nhân lực.

- Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế và giảm thiếu

những Thách thức ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng nông sản. Chất lượng

không đáp ứng được yêu cầu phần lớn là do thiếu tiêu chuẩn chất lượng và

không có các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra. Cần phải có phương

thức phù hợp để thích nghi hoá tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn

quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm nông sản và thuỷ sản

là những sản phẩm mà thị trường thế giới áp dụng những quy định rất khắt khe

về an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng như nguồn gốc xuất xứ. Trong những năm

gần đây, những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là những rào cản kỹ thuật trong

thương mại (TBT) và những quy định về vệ sinh trong Hiệp định SPS đóng vai

trò ngày càng quan trọng do tâm lý lo ngại của khách hàng (đặc biệt ở những

nước phát triển) về những ảnh hưởng của môi trường và vệ sinh. Bên cạnh đó,

Page 72: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

71

còn có những vấn về liên quan đến sức khoẻ như cúm gia cầm và SARs. Điều

quan trọng là cần có biện pháp nhằm giảm thiểu những Thách thức ảnh hưởng

đến sức khoẻ và môi trường thiên nhiên bằng cách thiết lập một hệ thống hiệu

quả về thú y, hệ thống bảo vệ thực vật và cảnh báo thiên tai. Để thực hiện được

việc này, các nhà chế biến và sản xuất cần phải nâng cao khả năng quản lý chất

lượng thông qua dây chuyền đáng tin cậy từ việc canh tác/nuôi trồng và thu

hoạch/đánh bắt đến vận chuyển và chế biến. Việc nâng cao chất lượng và tiêu

chuẩn hoá cũng cần thiết đối với sản phẩm công nghiệp. Các hãng sản xuất cần

thực hiện theo quy trình quản lý chất lượng (ISO).

- Xây dựng thương hiệu. Nâng cao khả năng nhận thức về tầm quan trọng

của nhãn mác và số lượng nhãn hiệu thương mại của sản phẩm được xuất khẩu là

điều hết sức cần thiết. Chẳng hạn như có khoảng 90% sản phẩm nông sản của

Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhưng không có nhãn mác,

điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hàng năm mất đi hàng trăm triệu đôla

Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu không có đủ

thông tin về thị trường xuất khẩu, không nhận thức đúng về tầm quan trọng của

nhãn mác thương mại và không hiểu rõ quy trình và chi phí về đăng ký thương

hiệu, tên tuổi và nhãn mác.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và khoa học & công nghệ. Một hệ thống

cơ sở hạ tầng kém hiệu quả chính là một trở ngại nghiêm trọng cho xuất khẩu

của Việt Nam. Ví dụ như đối với ngành thuỷ sản và nông nghiệp, hiện có nhu

cầu về đầu tư vào các khâu sau khi thu hoạch và vào lĩnh vực chế biến. Chẳng

hạn như vấn đề lớn hiện nay là trang thiết bị của kho giữ lạnh hoặc giữ ấm còn

nghèo nàn. Theo như khảo sát vào năm 2002 của Viện Nghiên cứu Chính sách

lương thực quốc tế (IFPRI) thì chưa đến 3% công ty kinh doanh rau quả của Việt

Page 73: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

72

Nam có kho giữ lạnh. Đối với sản phẩm thuỷ sản, một phần ba giá trị cá đánh bắt

được bị mất đi do thiếu trang thiết bị giữ lạnh và phương tiện vận chuyển. Đối

với ngành này, cần nâng cấp loại hình cơ sở hạ tầng hiện đại như cầu cảng cùng

các biện pháp đảm bảo an toàn cho ngư dân như hệ thống báo bão và lũ. Điều

cần nữa là đầu tư vào các máy móc hiện đại và công nghệ mới để cải thiện sản

lượng và chất lượng sản phẩm đồng thời làm tăng giá trị gia tăng. Chẳng hạn như

nghiên cứu về lĩnh vực sản phẩm lương thực có thể cải tiến chất lượng và đề xuất

ra những kỹ thuật sản xuất có hiệu quả hơn.

- Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành hỗ trợ và cải thiện hiệu suất

của những ngành này. Các công ty tiên tiến thường tập trung vào những mảng

mà họ có khả năng thực hiện tốt nhất và mua những nguyên liệu và dịch vụ khác

trên thị trường. Mục tiêu của những ngành hỗ trợ này là làm tăng sức cạnh tranh

của các hãng lắp ráp, do đó, điều quan trọng là những công ty này có thể đáp ứng

được tiêu chí về chất lượng, chi phí và chuyển giao. Mặc dù những ngành hỗ trợ

đang bắt đầu triển khai ở Việt Nam, nhưng những nhà hoạch định chính sách và

doanh nghiệp, cả công ty nhà nước và tư nhân cần phải hiểu được tầm quan

trọng của những ngành hỗ trợ để vừa có sự sáng tạo và vừa triển khai những

ngành này bằng nỗ lực của chính mình. Do đó, cần làm rõ và dễ hiểu về những

nhân tố liên quan như pháp luật, các biện pháp xúc tiến có hiệu quả và các chính

sách hỗ trợ. Theo các chuyên gia từ Bộ Công nghiệp, ngành thiết bị gia dụng là

ngành có tiềm năng và đã trở thành ngành trụ cột ban đầu nâng đỡ cho những

ngành hỗ trợ ở Việt Nam. Nguyên liệu trung gian của ngành này tương đương

với 70-80% sản phẩm. Những ngành có nhu cầu lớn về ngành hàng hỗ trợ là

hàng điện tử nghe nhìn trong tiêu dùng hàng ngày và ngành công nghiệp tự động

Page 74: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

73

hiện trong nước đang có nhu cầu và cũng là ngành đòi hỏi trình độ công nghệ

khá cao.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ nhóm đối tượng. Sức

cạnh tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử dụng những tài sản hiện có

của mình và có được phương thức tiếp cận với những nguồn mới hiệu quả như

thế nào thông qua hợp tác với những hãng và tổ chức khác. Chính phủ nên cân

nhắc việc tổ chức và triển khai đồng bộ cho nhóm các nhà chế tạo và các công ty

cùng nằm ở một khu vực địa lý, cùng có những khách hàng chung và những nhà

cung cấp nguyên liệu hoặc dịch vụ chung. Các công ty có thể chuyên vào sản

xuất công cụ, phụ kiện và trang thiết bị hoặc là những nguyên phụ liệu khác.

Hợp tác khu vực sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho Việt Nam.

- Cải thiện việc tiếp cận thông tin. Thông tin cập nhật và phù hợp thực sự

thiết yếu đối với sự sống còn ở những thị trường cạnh tranh mạnh mẽ. Những

nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu cần thông tin về thị trường quốc tế như mẫu

mã, xu hướng sản xuất (ví dụ như xu hướng về nguồn nguyên liệu, màu sắc và

kiểu dáng), tiêu dùng, thị trường, những đặc trưng, tiếp cậnh thị trường (các hàng

rào thuế quan và phi thuế quan), kênh phân phối, kho bãi, đóng gói và nhãn mác,

giá cả và triển vọng về thị trường. Nếu tập trung được những thông tin cập nhật

và cung cấp cho các công ty sẽ hỗ trợ cho họ rất nhiều trong kinh doanh.

- Đa dạng hoá các thị trường và triển khai các hoạt động xúc tiến thương

mại. Các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ở một số khu vực có hình thức rất

tập trung theo vị trí địa lý. Do tính đa dạng của thị trường, cần thiết phải có

phương thức làm giảm đi sự nhạy cảm của những cú sốc về nguồn cầu ở những

thị trường đơn lẻ. Ví dụ như vào năm 2003, chiến tranh ở I-rắc làm mất đi nhu

Page 75: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

74

cầu chè của Việt Nam ở nước này. Các hoạt động xúc tiến thương mại cần thúc

đẩy hơn nữa nhằm mở rộng những thị trường hiện có và tìm kiếm được những

khách hàng mới. Các ngành hàng nên tập trung vào những hoạt động marketing

ở những thị trường chính (Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU) và ở những thị trường tiềm

năng được lựa chọn và ở những thị trường đó nhập khẩu đóng vai trò quan trọng

hoặc có sức tăng trưởng nhanh, đồng thời đó là những thị trường mở hoặc có

những hiệp định thương mại ưu đãi với Việt Nam.

- Đảm bảo tiếp cận nguồn nguyên liệu thô. Ở một số ngành hàng, cung

cấp nguyên liệu thô và nguyên liệu trung gian cho sản xuất trong nước không

đáp ứng được nhu cầu dẫn đến chi phí cho sản xuất tăng (thuế nhập khẩu và chi

phí cho vận chuyển cao) và đôi khi làm gián đoạn hoạt động sản xuất vì nguồn

cung từ nước ngoài không ổn định. Để đảm bảo việc cung cấp cho các ngành chế

biến, cần có kế hoạch cụ thể nhằm tạo ra và phát triển nguồn nguyên liệu thô ổn

định. Đối vói sản phẩm ngư nghiệp, đã có kế hoạch về đầu tư vào nghề nuôi

trồng thuỷ sản. Đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nội thất và chế tạo sản

phẩm từ gỗ, chương trình trồng cây gây rừng không chỉ đảm bảo một nguồn

nguyên liệu thô ổn định với chi phí thấp mà còn cải thiện được điều kiện sinh

thái, nâng cao sức khỏe cộng đồng, giảm thiên tai và tạo thêm thu nhập cho

người nông dân. Cần phải có một tổ chức có uy tín và đủ đủ năng lực để chứng

nhận rằng rừng được quản lý đúng và có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ FSC.

- Thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ và linh hoạt giữa các bên hữu quan

và củng cố vai trò của các hiệp hội kinh doanh. Chính phủ, hiệp hội ngành hàng

và doanh nghiệp phải cùng làm việc nhằm giải quyết những vấn đề đang có

Thách thức xảy ra và củng cố sức cạnh tranh của Việt Nam. Điều quan trọng là

tất cả các bên trong một ngành cụ thể như những người nông dân, nhà chế biến

Page 76: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

75

và các nhà xuất khẩu cần hoạt động gắn kết cùng nhau và cùng do một Bộ và

hiệp hội ngành hàng điều phối. Do đó, vai trò của hiệp hội có thể cũng được

nâng lên khi mà hoạt động của nó là để phục vụ những quyền lợi chung của các

thành viên, hơn thế, hiệp hội còn có vai trò đầu mối, thay mặt cho ngành đệ trình

những mong muốn, những đề xuất và khuyến nghị lên chính phủ hay các cấp có

thẩm quyền liên quan đến chính sách và thực hiện các quy định pháp luật.

- Thu hút đầu tư nước ngoài. Sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển

nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất khốc liệt, ví dụ như đầu tư -

đầu tư chung dưới hình thức liên doanh hoặc 100% doanh nghiệp vốn nước

ngoài – đang ngày một tăng và được nhìn nhận như một công cụ chủ yếu cho

phát triển kinh tế, tiềm năng kinh tế và là dấu hiệu của hưng thịnh của toàn bộ

nên kinh tế quốc gia. FDI là một hình thức có hiệu quả nhằm nâng cấp công

nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý và chuyển giao bí quyết trong kinh doanh với

những tác động lan toả không chỉ đơn thuần bên trong khuôn khổ các doanh

nghiệp nước ngoài nữa. Bên cạnh đó, FDI có xu hướng kích thích hội nhập kinh

tế và mang đến phương thức tiếp cận cùng với các kênh phân phối và marketing

toàn cầu, đặc biệt khi đầu tư hướng vào xuất khẩu và công ty mục tiêu nằm trong

hệ thống sản xuất thống nhất của công ty đầu tư. Mặc dù Việt Nam đã rất thành

công trong việc thu hút đầu tư FDI và đầu tư lại chủ yếu vào chất lượng và chi

phí cho các nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam cần phải khắc phục những hạn chế

cố hữu nếu muốn trở thành một địa điểm hấp dẫn, thu hút đầu tư cần. Đó là việc

thiếu sự minh bạch và tính nhất quán về khung chính sách và pháp lý, ví dụ như

những vấn đề liên quan đến thuế, những trở ngại đối với đầu tư, môi trường kinh

doanh chung, các thủ tục còn cồng kềnh, nạn quan liêu và hối lộ.

Page 77: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

76

- Đầu tư vào con người. Rõ ràng, lực lượng lao động dồi dào, có kỷ luật

và có chất lượng của Việt Nam là một tài sản quan trọng và quí giá nhất. Tuy

nhiên, do lực lượng lao động thiếu đi những năng lực về mặt kỹ thuật nên đã cản

trở nhiều sức cạnh tranh toàn diện. Chẳng hạn như, hầu hết tất cả những nhà máy

chế biến thuỷ sản ở Việt Nam hiện nay đang cần những công nhân được đào tạo

và có tay nghề với khả năng về kỹ thuật và những kiến thức về vệ sinh, an toàn

thực phẩm… để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Trong tương lai, nguồn

cung thiết yếu về nguồn nhân lực được đào tạo, đặc biệt là tầng lớp kỹ sư và thợ

cơ khí là thực sự cần thiết đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào. Một chiến

lược trọng điểm để thúc đẩy xuất khẩu đó là củng cố hơn nữa nguồn nhân lực

thông qua việc tiếp tục đầu tư vào tất cả các cấp độ giáo dục và đào tạo: giáo dục

cơ sở, đào tạo nghề và ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và đào tạo ở bậc đại học.

Chính phủ nên đề ra chiến lược đào tạo ở hai cấp độ: đào tạo nghề cho công

nhân ở các nhà máy nhằm giảm các chi phí cho doanh nghiệp và đào tạo các nhà

quản lý để họ có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình một cách có hiệu

quả. Các hoạt động đào tạo có thể được tổ chức hoặc thực hiện thông qua các

hiệp hội ngành hàng riêng.

- Đầu tư vào Việt Nam đến 2050. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam tạm

thời là những hoạt động “do yếu tố định hướng” (dựa vào khả năng của nguồn tài

nguyên và lực lượng lao động dồi dào, xem bảng 16) và “các hoạt động do đầu

tư định hướng” (chính phủ có thể vẫn nắm giữ vai trò lãnh đạo trong khi đưa ra

quyết định ngành nào là mũi nhọn và tập trung vốn để đầu tư). Việc thực các

hoạt động “do qúa trình đổi mới định hướng” của Việt Nam tạm thời vẫn xếp

bên lề. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo, phân bổ và khai thác kiến thức và thông tin

hiện nay được coi như một nhân tố chính làm nền tảng cho sức tăng trưởng của

Page 78: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

77

kinh tế và khả năng cạnh tranh của các công ty ở nhiều nước phát triển (OECD,

2001). Những tài sản không nhìn thấy được của một công ty như đầu tư cho

nghiên cứu và phát triển (R&D), nguồn nhân lực (đào tạo), phần mềm máy tính,

sự thay đổi về tổ chức và marketing và những sản phẩm hay hoạt động phi vật

chất khác được đem ra so sánh với những tài sản có thể nhìn thấy được như đầu

tư vào các trang thiết bị và nhà máy. Những nhân tố không nhìn thấy được đang

ngày càng thay thế những yếu tố sản xuất truyền thống như nguồn tài nguyên

(thiên nhiên), nguồn vốn (sức khoẻ) và lao động (bằng tay) và những nhân tố này

có vai trò quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở những

nước tiên tiến. Sự tăng trưởng kinh tế là do bắt nguồn từ những ý tưởng chứ

không phải là sự phân bổ những nguồn tài nguyên khan hiếm. Chính phủ Việt

Nam hoàn toàn có thể lựa chọn tiến trình này cho Việt Nam. Nền kinh tế dựa

trên cơ sở tri thức không đơn thuần là một sự thay đổi về nền kinh tế mà còn

kích thích sự thay đổi cả về văn hoá (cách chúng ta nghĩ) và cách thức tổ chức

(cách trao đổi kiến thức và thông tin). Tự do hoá về tự do tri thức và sáng kiến

trong lĩnh vực tư nhân có thể là một nhân tố quan trọng nhất nếu Việt Nam mong

muốn tạo ra những bước tiến đối với những ngành dựa vào tri thức và đặt nền

móng cho một Việt Nam đổi mới và sáng tạo trong thế kỷ 21.

C. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hai bên đã không ngừng tạo cho nhau những thuận

lợi, ưu tiên trong thương mại cũng như các lĩnh vực khác, như EU công nhận

Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, tạo thuận lợi cho hàng hoá của Việt

Nam khỏi sự phân biệt, hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN), GSP. Bên cạnh đó

một việc làn hết sức có ý nghĩa là EU sẽ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng

hoá xuất khẩu của Việt Nam, ủng hộ Việt Nam vào WTO. Đây là những việc

Page 79: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

78

làm mà phía đối tác mong muốn được qua hệ lâu dài và toàn diện với Việt Nam,

từng bước tạo cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hai bên đã coi

nhau là những đối tác quan trọng phía Việt Nam cũng đã đóng góp to lớn cho

mối quan hệ song phương này như với cương vị là chủ tịch của ASEAN , là

thành viên của APEC, Việt Nam ngày càng chứng tỏ vị thế quan trọng của mình

trong khu vực là cầu nối cho mối quan hệ hợp tác á- Âu và ASEAN. Đồng thời

việc EU thiết lập mối quan hệ với Việt Nam, EU sẽ có lợi thế quan trọng tại khu

vực Đông Nam Á, rộng hơn châu Á-Thái Bình Dương. Thông qua Việt Nam, EU

sẽ mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khu vực cũng như những ảnh

hưởng vè chính trị. Một Liên minh châu Âu sẽ mạnh hơn trong thời gian tới

không thể không tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị thế cũng như tầm quan trọng trong quan hệ

thương mại Việt Nam-EU, chung ta tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ được phát

triển mạnh hơn và mở rộng hơn trong thời gian tới. Bởi vì nó được can cứ vào

những việc làm thực tiễn mà hai bên đã đạt được đó là Hiệp định khung về hợp

tác đã được hai bên ký kết ngày 17/7/1995 tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho sự

hợp tác lâu dài. Đồng thời, cả Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ không thể

thiếu nhau trong một thế giới đang có những chuyển mình mạnh mẽ trong thế kỷ

21-xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng đan xen lợi ích chặt chẽ hơn

trên tinh thần các bên cùng có lợi.

Tuy nhiên mối quan hệ thương mại Việt Nam-EU trong thời gian tới sẽ

không gặp ít những trở ngại cũng như những thách thức mà cần đến sự dỡ bỏ và

hợp tác chặt chẽ của đôi bên để đưa ra những giải pháp phù hợp. Đây là những

việc làm cần phải được xúc tiến ngay từ bây giờ. Có như vậy chúng ta mới tin

Page 80: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

79

tưởng mối quan hệ thương mại sẽ có những kết quả cao hơn nữa trong thời gian

tới.

Quan hệ hợp tác quốc tế nói chung và với EU nói riêng có vai trò hết sức

quan trọng trong phát triểu kinh tế, xã hội của Việt Nam. Hiệp định hợp tác giữa

Cộng đồng châu Âu và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cơ hội cho

quan hệ hợp tác toàn diện của hai bên tốt đẹp. Các cuộc gặp cấp cao, những cuộc

họp làm việc của các quan chức cấp cao Chính phủ hai phía, các doanh nhân tìm

hiểu thị trường.. đang từng bước làm vững chắc và nâng cao hiệu quả quan hệ

hợp tác.

Page 81: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

80

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Celine Carrere, Revisiting the effects of regional trade agreements on

trade flows with proper specification of the gravity model, 2002

2. Shujiro Urata* and Misa Okabe, The Impacts of Free Trade Agreements

on Trade Flows: An Application of the Gravity Model Approach, 2007

3. Inmaculada Martinez-Zarzoso & Felicitas Nowak-Lehmann, Augmented

gravity model: An empirical application to Mercosur _ European Union

Trade flows, 2002

4. Subrata Ghatak, Monica loana Pop Silaghi & Vince Daly, Trade and

migration flows between some CEE countries and the UK, 2008

5. Laetitia Guilhot(LEPII-CNRS), Assessing the impact of the main East-

Asian free trade agreements using a gravity model, 2010

6. GIOVANNI DELL'ARICCIA* (IMF), Exchange Rate Fluctuations and

Trade Flows: Evidence from the European Union, 1999

7. Dr. A. Porojan, Trade flows and spatial effects: the gravity model

revisited, 2000

8. Surya Bahadur Thapa, Nepal's Trade Flows: Evidence from Gravity

Model, 2012

9. Thomas Chaney, The Gravity Equation in International Trade:An

Explanation, 2011

10. .Chan huyn sohn & Yokohama, Korea's trade flows, 2005

Page 82: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

81

11. 1.Claudio Montenegro & Isidro Soloaga, NAFTA’S trade effect: new

evidence with a gravity model, 2006

12. Thierry Mayer & Soledad Zignago, Market Access in Global and

Regional Trade, 2005

13. Scott L. Baier & Jeffrey H. Bergstrand, Do Free Trade Agreements

Actually Increase Members’ International Trade?, 2005

14. Patricia Augier, Michael Gasiorek, Charles Lai Tong, The impact of rules

of origin on trade flows, 2005

15. Ramkishen S. Rajan, Singapore's Bilateral Merchandise Trade Linkages

with Japan and the United States: Trends, Patterns and Comparisons,

2007

16. Marie M Stack& Eric J Pentecost, Trade creation and diversion revisited:

Accounting for model uncertainty and natural trading partner effects,

2010

17. Vo Tri THANH, Nguyen Anh DUONG, Revisiting Exports and Foreign

Direct Investment in Vietnam, 2011

18. Richard Kneller, Mauro Pisu, The returns to exporting: evidence from UK

firms, 2010

19. Erkan Erdil, The Determining Role of EU in Turkey’s Trade Flows: A

Gravity Model Approach, 2008

20. LEPII-CNRS, Assessing the impact of the main East-Asian free trade

agreements using a gravity model., 2010

Page 83: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

82

21. CHAN-HYUN SOHN-Korea Institute for International Economic Policy

and Yokohama National University, DOES THE GRAVITY MODEL

EXPLAIN SOUTH KOREA’S TRADE FLOWS, 2005

22. Thierry Mayer&Soledad Zignago, Market Access in Global and Regional

Trade, 2005

23. Anne-C´elia Disdier & Keith Head, The Puzzling Persistence of the

Distance Effect on Bilateral Trade, 2006

24. Inmaculada Martinez-Zarzoso (University Jame I) and Felicitas Nowak-

Lehmann (University of Goettinggen), Augmented gravity model: An

empirical application to Mercosur _ European Union Trade flows, 2002

25. 1.Subrata Ghatak (School of Economics,Kingston

University,London,UK)

2.Monica loana Pop Silaghi (Economics and Business

Administration,Babes-Bolyai University,Cluj-Napoca,Romania)

3.Vince Daly (School of Economics,Kingston University,London,UK),

Trade and migration flows between some CEE countries and the UK

26. INMACULADA MARTINEZ-ZARZOSO, INMACULADA

MARTINEZ-ZARZOSO, Gravity Model: An Application to Trade

Between Regional Blocs2003

27. Somayeh Razzaghi & Motafakker ,Azad Yusef Sofi, The Determinants of

Trade Flows between D-8 Group Members through Gravity Model, 2012

Page 84: [YRC 2013] Xác định tiềm năng các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu dựa trên mô hình hấp dẫn

83

28. PGS.TS Đinh Công Tuấn (Viện Nghiên cứu châu Âu) , Quan hệ kinh tế

Việt Nam – EU năm 2007: Thực trạng và triển vọng

29. Tiến sỹ Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công

Thương, Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị

trường tiêu thụ nông sản Việt Nam

30. Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/default.aspx

31. Tổngcụcthốngkê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

32. World bank group, http://www.worldbank.org/