Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2....

9
Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark Tài liệu hướng dẫn Mục lục Trình độ Ngôn ngữ xx/ Vietnamese Giới thiệu G1 / L1

Transcript of Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2....

Page 1: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

Ý nghĩa của Biểu tượngLogo WoolmarkTài liệu hướng dẫn

Mục lụcTrình độNgôn ngữ xx/ Vietnamese

Giới thiệuG1 / L1

Page 2: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

3THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO2

Ý NGHĨA CỦA LOGO WOOLMARK TRANG

GIỚI THIỆU 4

1. Tiêu chuẩn và Kiểm định 6

1.1. Đặc trưng chất lượng TWC cho sản phẩm mặc 6

1.2. Thành phần len hoặc xơ dệt khác 7

1.3. Trọng lượng lông bề mặt của vải 7

1.4. Chất ngoại lai trích qua hóa chất CH2Cl2 7

1.5. Độ bền kéo đứt 8

1.6. Độ bền nén thủng 8

1.7. Độ bền mài mòn 8

1.8. Đường may hỏng 8

1.9. Vón kết 8

1.10. Đặc tính co/giãn 91.11. Đồ bền màu

1. Bền màu ánh sáng

2. Bền màu ma sát

3. Bền màu nước

4. Bền màu kiềm ướt

5. Bền màu giặt

9-10

1.12. Chất lượng giặt và làm sạch1. Ổn định kích thước giặt khô

2. Ổn định kích thước giặt máy và giặt tay

3. Ngoại quan sau giặt

4. Ổn định kích thước hơi nhiệt

11

1.13. Chống thấm dầu và nước 12

1.14. Ngoại quan trong quá trình sản xuất 12

2. Các thương hiệu phụ 13

3. Tóm tắt 14

THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

NỘI DUNG

Page 3: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 5THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO4 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

Logo Woolmark là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của ngành dệt may thế giới, và cho hầu hết tất cả mọi người biết rằng sản phẩm được làm từ Len Mới Nguyên chất 100%. Những sản phẩm này đạt tiêu chuẩn chất lượng cao – cung cấp cho người tiêu dùng sự tự tin rằng đã mua một sản phẩm chất lượng.

Logo Woolmark được thiết kế bởi nghệ sĩ đồ họa người Ý Francesco Saroglia và được đưa vào sử dụng từ năm 1964 tại USA, Tây Âu và Nhật Bản. Kể từ đó nó được lan tỏa và được sử dụng trên các thành phẩm tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Thiết lập năm 1999, Len Pha chứa từ 30-49% Len Mới, với dung sai +/-3%. Chỉ một thành phần không-len cho phép trong sợi đơn pha mật thiết.

Bên cạnh Woolmark, Woolmark Pha (giàu len) và Len Pha, còn có nhiều thương hiệu phụ, sẽ được miêu tả sau.

Ngày nay thương hiệu Woolmark, Woolmark Pha và Len pha, cùng với các thương hiệu phụ được sở hữu và quản lý bởi Công ty Woolmark (TWC) và các chi nhánh của nó.

Những biểu tượng hoặc logo này không chỉ là thương hiệu, được sử dụng ví dụ cho mục đích quảng cáo. Các sản phẩm mang biểu tượng này bắt buộc phải đạt được các tiêu chuẩn chất lượng cao của Công ty Woolmark, được hỗ trợ bởi các phương pháp kiểm tra Woolmark. Công ty Woolmark đã xác định rõ ràng các thông số kỹ thuật sản phẩm, chia thành các loại sản phẩm như các sản phẩm Bán Gia công, Quần Áo, Chăm sóc Áo Quần, Nội thất, Thảm, Sản phẩm B2B và các Sản phẩm Da cừu. Các thông số này được áp dụng cho tất cả các đơn vị có lit-xăng và có thể tải về từ woolmark.com trong chương mục Licensee Area.

Những thông số kỹ thuật tổng thể này được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo rằng tiêu chuẩn chất lượng Woolmark được duy trì. Để sử dụng bất kỳ một logo nào, một thành phẩm cần được kiểm tra và đảm bảo đạt được các thông số kỹ thuật sản phẩm.

Cũng như xác định thành phần len hoặc xơ khác, các thử nghiệm đánh giá sản phẩm trông như thế nào và có đủ bền trong quá trình mặc và giặt.

Các thông số kỹ thuật Woolmark bao gồm bốn nhóm:

• Thành phần len

• Các tính chất cơ lý liên quan đến hoạt động mặc

• Độ bền màu

• Tính ổn định kích thước

Ngoài ra, TWC còn đánh giá trang phục cả dệt thoi và dệt kim về chất lượng ngoại quan sản phẩm theo các lỗi như: nút thắt, lỗ thủng, v.v., như một phần của quá trình đảm bảo ổn định chất lượng.

Một danh sách các phòng thí nghiệm được Công ty Woolmark ủy quyền để tiến hành các kiểm tra độc lập nhằm xác định sản phẩm có đạt các thông số kỹ thuật của Cty Woolmark hay không, và có thể tìm thấy trên mục Licensee Area của woolmark.com

Với các hạng mục của quần áo (dệt kim, dệt thoi và phụ kiện), tài liệu huấn luyện này miêu tả các tiêu chuẩn Woolmark và các phương pháp kiểm tra cũng như đối chứng với thực tế như thế nào.

LEN PHA (ÍT LEN)

100% Len Mới Nguyên chất. Cho phép đến 0.3% xơ ngẫu nhiên.

Kể từ khi có logo Woolmark, thể hiện sản phẩm làm từ 100% Len Mới Nguyên chất, hai logo khác đưa thêm vào để thể hiện các hỗn hợp len với các loại xơ khác.

WOOLMARK

Chứa ≥ 50% len mới với dung sai +/-3%.

Chỉ một thành phần không-len cho phép trong các sợi đơn làm nên sợi xe pha len hoặc vải len pha. Theo cách này chúng ta có lý do để tin rằng sản phẩm làm từ len mới. Việc cho phép hỗn hợp nhiều thành phần trong các sợi đơn có thể gây khó khi từ chối chất lượng sản phẩm len tái sinh, trong đó thường có chứa nhiều loại xơ không-len. Len và xơ polyester trong một sợi đơn hình thành một hỗn hợp mật thiết. Sợi đơn polyester nguyên chất chập với một sợi đơn len nguyên chất thì không phải là một hỗn hợp mật thiết. Cũng như vậy các sợi polyester nguyên chất dệt với sợi len nguyên chất trong cùng một mảnh vải thì cũng không phải là một hỗn hợp mật thiết.

WOOLMARK PHA (GIÀU LEN)

Page 4: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

6 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 7THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN(TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc)

Phương pháp kiểm tra TM155 được sử dụng để xác định lượng len thực tế, và đó là bằng chứng cho việc cấp thương hiệu. Thành phần xơ có thể được xác định bằng 3 cách: phần I Chất lượng thông qua kính hiển vi; Phần II Chất lượng thông qua sự phân hủy đơn giản và phần III Chất lượng thông qua sự phân hủy tuần tự và, trong trường phức tạp, có thể là kết của của cả ba cách. Trong trường hợp các sản phẩm dệt thoi, mẫu thử sẽ luôn luôn được phân tích trước để tách biệt sợi ngang và sợi dọc, hoặc trong một vài trường hợp là tách các sợi chập.

XƠ TRANG TRÍ: Các xơ có thể nhận thấy (bằng mắt thường), thuần túy để trang trí và không vượt quá phần trăm cho phép của trọng lượng thành phẩm, không cần đề cập đến trong nhãn thành phần xơ.

Nếu xơ hoặc sợi thêm vào không thể nhận thấy dễ dàng thì đó không phải để trang trí. Ngoại lệ duy nhất cho quy tắc nhận thấy này là việc sử dụng các filament để tạo ra các vòng sợi trên các sợi trang trí. Lý do là, không có filament, không thể tạo ra các hiệu ứng trang trí được.

Ở một số quốc gia cho phép 5 % xơ không-len cho các hiệu ứng kỹ thuật.

Diện tích thêu có thể áp dụng đến 10% diện tích bề mặt. Ở Ấn Độ, diện tích thêu được cho phép cao hơn trên khăn choàng và khăn quàng cổ nhưng phải có nhãn đặc biệt.

1.3. TRỌNG LƯỢNG LÔNG BỀ MẶT VẢI(TM277 áp dụng cho các sản phẩm dệt thoi)

Trọng lượng lông bề mặt là trọng lượng của tất cả lông có thể xén từ 1 đơn vị diện tích bề mặt. Trọng lượng lông xén được tính từ sự khác nhau về khối lượng của vải trước và sau xén. Việc xác định trọng lượng lông bề mặt của vải được sử dụng để đảm bảo rằng lớp lông đủ độ dày để đảm bảo chất lượng trang phục.

1.1. 1.1 CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TWC CHO CÁC SẢN PHẨM QUẦN ÁO

CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KIỂM TRA1

1.4. VẤN ĐỀ CHIẾT XUẤT ĐI-CLO-RÔ-MÊ-TAN (DCM) ĐỂ XÁC ĐỊNH TỔNG LƯỢNG CHẤT BÉO (TFM)(TM136 áp dụng cho các sản phẩm đan kim len chải thô)

Các sản phẩm len chải thô có chứa dầu hoặc các chất phụ gia thêm vào hỗm hợp xơ trong quá trình kéo sợi. Số lượng dư thừa của các nguyên liệu này, như dầu, trong trang phục có thể trở thành mùi hôi theo thời gian và gây ra mùi khó chịu. Dầu hoặc chất phụ gia tương tự cũng có thể gây vết ố vàng trong quá trình sấy khô và dễ hút bụi đất. Dầu cũng có thể đóng

vai trò như một chất bôi trơn cho phép các xơ di chuyển ra khỏi sợi và cấu trúc vải và hình thành nên hiện tượng vón kết.

Chiết xuất DCM là phép kiểm tra được sử dụng để xác định tổng lượng chất béo (TFM) và sử dụng chiết xuất Soxhlet với một dung môi hữu cơ. Sau khi chiết xuất, dung môi bốc hơi hết và phần còn lại được cân lên. Kết quả được tính toán thành phần tram so với trọng lượng len sạch và khô.

FIBRE DIAMETER MICROSCOPIC TEST

SOXHLET OIL EXTRACT APPARATUS

THÔNG SỐ KỸ THUẬT WOOLMARK CÁC SẢN PHẨM ÁP DỤNG VỚI THÔNG SỐ KỸ THUẬT NÀO

THÔNG SỐ AK-1 CÁC SẢN PHẨM QUẦN ÁO DỆT KIM

Áo len sweaters bao gồm áo len khoác mỏng và áo gi-lê; áo jacket và áo khoác dầy; quần; váy ngắn; váy dài; áo choàng dài; áo sơ mi và áo khoác mỏng; nội y; đồ ngủ; tất (bao gồm cả quần tất và tất đùi); quần bó; trang phục nhiều mảnh bao gồm cả com-lê nam và nữ; phụ kiện (mũ, khăn, găng tay, cà vạt).

THÔNG SỐ AK-2MERINO CỰC MỊN

Các sản phẩm may mặc dệt kim Woolmark nhưng không phải sản phẩm Woolmark Pha và Len Pha.

THÔNG SỐ AK-3MERINO SIÊU MỊN

Các sản phẩm may mặc dệt kim Woolmark nhưng không phải sản phẩm Woolmark Pha và Len pha.

THÔNG SỐ AW-1 CÁC SẢN PHẨM MAY MẶC DỆT THOI PHẲNG, DỆT THOI LÔNG VÀ ÉP CO KẾT

Các sản phẩm làm từ vải dệt thoi phẳng bao gồm: áo choàng (bao gồm áo gi-lê); com-lê (có nghĩa là áo khoác và quần); quần; váy; kimono; đồ ngủ; phụ kiện (mũ, khăn choàng, khăn quàng cổ, găng tay, cà vạt); áo khoác; bộ trang phục (áo khoác và váy); váy; áo choàng dài; áo sơ mi và quần. Chỉ Woolmark có thể áp dụng cho các sản phẩm làm từ vải lông ép co kết, trang phục hoặc vải dệt thoi có lông.

THÔNG SỐ AW-2 CÁC SẢN PHẨM CO GIÃN TỰ NHIÊN

Chỉ có thể áp dụng cho các sản phẩm dệt thoi Woolmark nhưng không phải là sản phẩm Woolmark Pha và Len Pha.

THÔNG SỐ AC-1TRANG PHỤC LEN LẠNH

Các trang phục Woolmark và Woolmark Pha bao gồm áo len sweaters và áo khoác len mỏng; áo khác dầy; áo khoác; com-lê và quần; bộ trang phục; váy ngắn; váy dài; kimono; áo sơ mi và quần; tất; nội y. Biểu tượng Len Pha không sử dụng cho các sản phẩm Len Lạnh.

THÔNG SỐ AM-1 TRANG PHỤC MERINO LẠNH

Trang phục Woolmark và Woolmark Pha bao gồm áo len sweaters và áo khoác len mỏng; áo khoác dầy; áo khoác; com-lê và quần; bộ trang phục; nội y; váy ngắn; váy dài; kimono; áo sơ mi và quần; tất.

THÔNG SỐ AM-2 LEN MERINO NGUYÊN CHẤT

Tất cả các sản phẩm may mặc Woolmark nhưng không phải Woolmark Pha hoặc Len Pha.

THÔNG SỐ AL-1 SẢN PHẨM LEN CÓ LYCRA®

Các sản phẩm may mặc dệt thoi hoặc dệt kim gồm cả tất nhưng ngoại trừ phụ kiện, nội y và đồ ngủ.

Page 5: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

8 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 9THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

1.5. ĐỘ BỀN ĐỨT(TM4 áp dụng cho sản phẩm dệt thoi)

Độ bền đứt là lực cần có để làm đứt một mảnh vải dệt thoi khi tác dụng một lực cùng hướng lên tấm vải. Kết quả độ bền đứt cả dọc và ngang của vải được tính bằng Newtons. Mảnh vải mỏng hơn thường cho kết quả thấp hơn, điều này rất hữu ích để đánh giá độ bền của vải khi mặc hoặc tính phù hợp của vải đối với sản phẩm cuối cùng.

1.6. ĐỘ BỀN NÉN THỦNG(TM29 áp dụng cho sản phẩm dệt kim)

Độ bền chống tạo lỗ thủng trên trang phục trong quá trình mặc là rất quan trọng cho hàng dệt kim làm từ sợi len chải thô hoặc các xơ mảnh. Độ bền nén thủng thể hiện sức bền của sản phẩm dệt kim. Trong quá trình kiểm tra, mẫu vải được kẹp trên một màng ngăn có thể căng rộng ra. Màng ngăn sau đó được thổi phồng bởi khí nén hay áp thủy lực cho đến khi vải bị phình lên đến điểm vỡ. Kết quả được ghi lại bằng kiloPascals (kPa); đó là áp suất yêu cầu để làm vỡ mẫu vải.

1.7. ĐỘ BỀN MÀI MÒN(TM112 áp dụng cho sản phẩm dệt thoi)

Độ bền mài mòn là khả năng của một loại vải chống lại sự xuống cấp ngoại quan và chức năng của nó khi cọ xát. Các loại vải có độ bền mài mòn cao thì rất bền và tồn tại lâu. Nguyên tắc thí nghiệm độ bền ma sát của TWC là mẫu vải được ma sát với một chất mài mòn tiêu chuẩn sử dụng máy thử nghiệm Martindale cho đến khi hai sợi bong ra ra hoặc vải bị biến màu. Kết quả được tính theo ngàn lần cọ xát. Tiêu chuẩn yêu cầu phụ thuộc vào công dụng cuối cùng của vải.

1.8. ĐƯỜNG MAY TRƯỢT(TM117 áp dụng cho sản phẩm dệt thoi)

Đường may trượt là xác định các điểm nhảy mũi may khỏi đường may trên vải. Khi đường may chịu tải khác nhau hoặc hình thành các lỗ thủng trên đường may. Thí nghiệm bao gồm kéo các sợi ngang và dọc tách khỏi nhau, nhưng không làm đứt sợi. Trong quá trình thí nghiệm, mẫu vải được may với nhau theo chiều rộng dưới điều kiện may đặc biệt. Tải trọng được áp dụng lên mẫu vuông góc với đường may đến mức đường may tách ra và ghi lại kết quả. Kết qủa đo được phụ thuộc vào mật độ vải, kiểu dệt và loại đường may.

1.9. VÓN KẾT (TM152 & TM196 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc)

Trong quá trình mặc, trang phục dệt kim qua các hoạt động cọ xát làm cho các xơ bị lỏng và nhô ra. Những xơ này xoắn vào nhau hình thành các điểm kết nhỏ, được gọi là là vón kết, bám chặt trên bề mặt vải.

Trong phương pháp thử TM152, được TWC sử dụng cho hàng dệt kim, các mẫu vải được cuộn tròn và sấy trong một hộp đặc biệt trong một khoảng thời gian. Dụng cụ kiểm tra là Hộp kiểm tra kết ICI.

Phương pháp thử TM196 sử dụng cho các sản phẩm dệt thoi, các mẫu vải được ma sát với một mẫu vải khác trong máy Martindale và được đánh giá sau 1000 lần ma sát.

Mức độ kết được đánh giá khi so sánh với các bức ảnh tiêu chuẩn ở mức từ 5 đến 1; 5 là tốt nhất.

Có rất nhiều yếu tố thể ảnh hưởng đến xu hướng tạo kết và chúng cũng ảnh hưởng đến cảm giác tay của sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là độ mềm mại. Không có một giải đáp nào đơn giản cho sự kiểm soát hiện tượng này hoặc tìm ra điểm cân bằng tối ưu giữa hiện tượng tao kết và cảm giác tay.

MÁY THỬ NÉN THỦNG TRONG VẬN HÀNH ĐO ĐỘ MỞ CỦA ĐƯỜNG MAY

1.10. ĐẶC TÍNH CO/GIÃN (TM179 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)

So với vải dệt thoi có độ giãn thấp hơn nhiều, vải dệt kim có thể co giãn hơn và sẽ “mang lại” khả năng phục hồi độ giãn rất nhanh, dẫn đến sự thoải mái và đạt sự vừa khít hoàn hảo. Các loại vải dệt thoi với tính năng co giãn bổ sung có thể được chuẩn bị bằng cách sử dụng kỹ thuật hoàn tất phù hợp trên các loại vải len nguyên chất hoặc các hỗn hợp elastan. Tính năng co giãn được xác định từ sự giãn ra của một loại vải dưới tác động của tải trọng riêng. Tính năng giãn dài là độ giãn không thể phục hồi còn dư lại trên vải sau khi kéo căng nó ra đến độ dài xác định trong một khoảng thời gian cụ thể. Kiểm tra co giãn nghĩa là xác định tỉ lệ giãn dài của vải. Kết quả cho biết % độ giãn không thể phục hồi. Kết quả này dự báo khả năng rão vải.

1.11. ĐỘ BỀN MÀU

Vải dệt thay đổi màu sắc; khi sử dụng và như hệ quả của các nhân tố môi trường. Giặt ướt hoặc giặt khô, ánh sáng và mồ hôi đều làm cho vải đổi màu. Độ bền màu được xác định từ sự đổi màu và, trong trường hợp làm sạch, mức độ loang màu của thuốc nhuộm sang bề mặt vải kế bên nó. Dự đoán hoặc biết được độ bền màu của sản phẩm là rất quan trọng để đảm bảo rằng nó được người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận.

Các kết quả kiểm tra độ bền màu được so sánh với một hệ thống phân cấp (sử dụng thang màu xám) từ 1 đến 5. Mức độ 5 thểphaann bền màu tốt nhất trong khi mức độ 1 là thấp nhất.

1. Bền màu ánh sáng (TM5 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Là sự đổi màu của hàng dệt do tiếp xúc quá lâu với ánh sáng. Phép thử được tiến hành bằng cách đặt mẫu vải dưới ánh sáng xenon (thay thế cho ánh sáng ban ngày) với sự kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm. Các tiêu chuẩn nhuộm xanh (tham chiếu len xanh), với đặc điểm phai màu dần, được tiếp xúc cùng nguồn ánh sáng với mẫu vải. Độ bền màu với ánh sáng được đánh giá khi so sánh sự đổi màu của mẫu vải với mẫu khác của các tiêu chuẩn nhuộm xanh. Phân cấp độ bền màu ánh sáng phù hợp với số liệu tham chiếu len xanh trên thang độ bền màu ánh sáng cho thấy sự tương phản tương tự.

TIÊU CHUẨN XANH & MẪU VẢI

THANG XÁM – SỰ ĐỔI MÀU KIỂM TRA CO GIÃN VẢI DỆT KIM

Page 6: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

10 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 11THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

1.12. GIẶT HOẶC LÀM SẠCH CHẤT LƯỢNG CAO

Trang phục luôn có một nhãn chăm sóc nhằm hướng dẫn người tiêu dùng giặt, sấy và ủi trang phục như thế nào để giữ hình dạng sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình làm sạch có thể ảnh hưởng đến nhiều thuộc tính của sản phẩm như sự ổn định kích thước, độ bền màu và ngoại quan chung, v.v. Để đảm bảo trang phục được chăm sóc đúng, nhiều phương pháp kiểm tra đã được phát triển để phân cấp chất lượng trong giặt và làm sạch.

1. Ổn định Kích thước khi Giặt Khô (TM177 áp dụng với tất cả sản phẩm may mặc)Một số trang phục nên được đưa đến các nhà giặt khô chuyên nghiệp để giữ được chất lượng sản phẩm. Sự ổn định kích thước khi giặt khô là phương pháp kiểm tra mô phỏng giặt khô và tạo nên những thay đổi kích thước xảy ra trong quá trình giặt. Mẫu vải được đánh dấu và dung môi được đưa vào một chiếc hộp hình trụ đóng kín và gắn với một rô-to để lắc, công việc cần cho việc giặt. Kích thước mẫu vải được đo sau khi giặt và sấy để tính độ co tuyến tính theo chiều dọc và ngang độc lập. Bên cạnh đó, có 3 qui trình giặt khô được chấp nhận như là một phương pháp thử trong đó không dùng thiết bị mô phỏng qui trình giặt khô.

2. Ổn định Kích thước khi Giặt Tay hoặc Máy (TM31 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)Khi một trang phục được giặt, thay đổi kích thước có thể xảy ra do hiệu ứng của việc đảo trộn, nước và nhiệt độ. Với các sản phẩm len, có hai dạng thay đổi kích thước tùy thuộc mức độ mạnh yếu của chu kỳ giặt. Thay đổi kích thước tĩnh (co/giãn) gây ra do sự giải phóng các nội lực đã được hình thành trong quá trình sản xuất vải và trang phục. Thay đổi dạng này chỉ có trên các thành phẩm. Thay đổi kích thước nỉ hóa (động) là sự co rút không thể phục hồi gây ra bởi quá trình các xơ kết lại với nhau dưới tác động của nhiệt và khuấy đảo trong môi trường nước.

Phương pháp kiểm tra ổn định kích thước của hàng len khi giặt có thể áp dụng cho tất cả các công nghệ giặt (Giặt Tay, Giặt Máy hoặc Dễ Chăm sóc Tổng hợp [TEC]). Kiểm tra được tiến hành với một máy giặt đặc biệt gọi là Wascator, dựa trên chu trình giặt 7A (thay đổi kích thước tĩnh và nỉ hóa) và 5A (chỉ thay đổi kích thước nỉ hóa) chu trình giặt lập chương trình sử dụng chất tẩy được mô tả và lên máy. Việc lựa chọn chu trình giặt và số lượng chu trình được sử dụng tùy thuộc vào hướng dẫn chăm sóc và dạng sản phẩm. Với sản phẩm TEC, ảnh hưởng của sấy thùng quay làm thay đổi kích thước và ngoại quan cũng được đánh giá.

Với tất cả sản phẩm, kết quả kiểm tra phải bao gồm thay đổi kích thước tĩnh, nỉ hóa và thay đổi kích thước tổng thể được đo theo cả chiều dài và chiều rộng và được thể hiện bằng phần trăm.

3. Ngoại quan Sau Giặt (TM298 & TM281 áp dụng cho sản phẩm TEC)Ngoài việc đạt ổn định kích thước và độ bền màu tốt, trang phục giữ được ngoại quan và dáng cũng rất quan trọng, thể hiện trang phục vẫn có giá trị đồng tiền.

Với trang phục dệt kim, phương pháp kiểm tra được sử dụng là TM298: Đánh giá Ngoại quan Bề mặt hàng Dệt kim sau Giặt và Sấy. Ngoại quan sau-giặt của mẫu được phân cấp từ 1 đến 5, bằng cách so sánh với tiêu chuẩn đã biết. Tiêu chuẩn đánh giá chung cũng bao gồm điểm nỉ hóa, độ đều màu, độ lệch canh, tính đối xứng và độ nhăn của trang phục.

Với trang phục dệt thoi, kiểm tra ngoại quan sau giặt, TM281, áp dụng cho các sản phẩm giặt máy. Vải hoặc trang phục dệt thoi được giặt với chu kỳ giặt phù hợp và sấy khô, sau đó được đánh giá bằng mắt thường về mặt vải, độ phẳng đường may và giữ nếp gấp trang phục. Mẫu thử được so sánh với các tiêu chuẩn đặc biệt của Woolmark về độ phẳng của vải và giữ nếp gấp, trong khi độ nhăn của đường may lại được đánh giá theo tiêu chuẩn AATCC. Kết quả được đánh giá theo hệ thống phân cấp từ 1 (tồi) đến 5 (xuất sắc).

4. Ổn định Kích thước Hơi nhiệt (TM290 áp dụng cho sản phẩm dệt thoi với sức căng khuyến cáo)Xơ len rất nhạy cảm với nhiệt và hơi ẩm. Trong khi là hơi, hiện tượng co rút có thể xảy ra với trang phục hoặc vải. Một lượng nhỏ co rút tĩnh có thể cần để nó hỗ trợ định hình trang phục trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, co rút quá mức có thể dẫn đến vấn đề về kích thước và biến dạng trang phục. Kiểm tra này nhằm xác định sự thay đổi kích thước vải dệt thoi trong quá trình hấp nhiệt. Mẫu vải được là hơi trên cầu là phẳng, không kéo căng và sau đó đo để xác định thay đổi kích thước. Kết quả thể hiện thay đổi kích thước theo dài và rộng, tính ra phần trăm.

Ngoài việc đánh giá thay đổi kích thước vải khi là hơi, kiểm tra này cũng đảm bảo rằng các nhà cắt may sẽ không gặp bất kỳ bất ngờ nào về độ co giãn của vải.

2. Độ bền màu ma sát (TM165 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)Độ bền màu ma sát được xác định từ mức độ chạy màu từ bề mặt màu này sang bề mặt khác (thường có màu sáng) khi các loại vải được cọ xát với nhau. Dụng cụ kiểm tra được gọi là máy đo Crockmeter. Mẫu dệt gắn trên thiết bị được cọ xát với một mảnh vải trắng tiêu chuẩn và kết quả được xác định từ sự dính màu trên mảnh vải trắng đó. Khi mảnh vải trắng tiêu chuẩn bị ướt, kết quả cho biết độ bền màu ma sát ướt của sản phẩm.

3. Độ bền màu Nước (TM6 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)Là phép thử được sử dụng để kiểm tra sự di chuyển màu tự nhiên từ bề mặt màu này sang bề mặt khác, khi cả hai đều ướt và tiếp xúc với nhau. Nó có thể được dùng để kiểm tra bất kì thuốc nhuộm nào không ngấm chưa được loại bỏ trong quá trình sản xuất. Mẫu vải được kẹp cùng với một băng vải nhiều thành phần cùng kích thước, ngâm trong nước và đặt giữa tấm nhựa chịu nén trong máy thử bền màu mồ hôi Perspirometer. Thiết bị và mẫu vải được giữ ở nhiệt độ xác định trong thời gian nhất định trong lò sấy. Phân cấp phai màu được xác định bằng cách đánh giá sự đổi mầu của mẫu vải và độ giây màu trên mẫu vải nhiều thành phần.

4. Bền màu trong môi trường kiềm ướt (TM174 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)Trang phục nhuộm màu luôn tiếp xúc với mồ hôi người có thể bị đổi màu từng vùng. Màu – chạy từ trang phục – có thể di chuyển đến bề mặt khác khi cả hai nguyên liệu đều ướt và tiếp xúc với nhau.

Độ bền màu trong môi trường kiềm ướt là một phương pháp kiểm tra được sử dụng để đánh giá độ bền màu của mẫu len trong môi trường kiềm ẩm, giống với mồ hôi, hoặc trong điều kiện hàng len phải chịu trong máy giặt tự động khi chu trình giặt đã kết thúc. Quá trình kiểm tra và đánh giá cũng tương tự như Độ bền Màu Nước ngoại trừ mẫu vải ngâm trong dung dịch kiềm i-xti-din trong quá trình kiểm tra.

5. Độ bền Màu Giặt (TM193 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)Độ bền màu giặt được xác định để đánh giá sự ổn định màu sau khi giặt nhiều lần tại nhà như là một phần của cách chăm sóc thường xuyên. Nó là nhân tố tiên quyết dẫn đến sự không hài lòng của người tiêu dùng. Kiểm tra độ bền màu giặt là một kiểm tra giặt nhanh tương đương với năm lần hoặc hơn khi giặt tại nhà hoặc ngoài tiệm. Mẫu được đính cùng bang vải nhiều thành phần và giặt trong một hộp nhỏ được đặt trong máy giặt được gọi là máy thử độ phai màu khi giặt Launderometer. Chất giặt tiêu chuẩn được sử dụng. Đánh giá kết quả tương tự như cách đánh giá độ bền màu nước.

Page 7: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

12 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 13

Cty Woolmark đưa ra các thương hiệu phụ để phân biệt một số thuộc tính len cụ thể. Các thương hiệu phụ cũng được sử dụng để hỗ trợ kỹ thuật và đổi mới sản phẩm trong nâng cao chất lượng vải và trang phục len.

LỢI ÍCH CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU PHỤ

THƯƠNG HIỆU PHỤ2

THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

THƯƠNG HIỆU PHỤ TÍNH NĂNG NGƯỜI TIÊU DÙNG HƯỞNG LỢI CÁC YÊU CẦU

LEN MERINO NGUYÊN CHẤT

Chỉ rõ rằng sản phẩm được làm từ len Merino với cảm giác tự nhiên mịn hơn, dễ chịu trên da và thể hiện sự mềm mại và sang trọng.

Đường kính xơ len trung bình nhỏ hơn 22.5μm (tối đa tuyệt đối).

MERINO CỰC MỊN Loại len Merino cao cấp này cung cấp cảm giác tay tốt hơn, sự mềm mại và dễ chịu trên da.

Đường kính xơ trung bình nhỏ hơn 19.5 μm. Dung sai 0.25 μm cho phép khi kiểm tra, nghĩa là giới hạn tuyệt đối 19.75 μm.

MERINO SIÊU MỊN Đây là giới hạn của sự sang trọng trong xúc giác với cả độ tuyệt vời về ngoại quan và cảm giác.

Đường kính xơ trung bình nhỏ hơn 17.5 μm. Dung sai 0.25 μm cho phép khi kiểm tra, nghĩa là giới hạn tuyệt đối 17.75 μm

LEN LẠNHĐược làm từ các sợi len chọn lọc mang lại cho sản phẩm cảm giác đặc biệt thoải mái quanh năm và tạo nên khả năng đặc biệt nhất của len về thoáng khí và giữ mát cho người mặc.

Sợi len chải kỹ nên được sử dụng, bề mặt sản phẩm sang và sạch và trọng lượng sản phẩm không vượt quá 190g/m2. Giới hạn tuyệt đối tối đai về đường kính xơ trung bình là 22.5 μm. Với sản phẩm dệt kim thẳng, nên sử dụng sợi với chỉ số nhỏ nhất là Nm12.

MERINO LẠNHNhãn này áp dụng cho các sản phẩm trọng lượng nhẹ, thoáng khí và mềm sang trọng trên da cho tất cả các mùa. Với độ chảy tự nhiên hoàn hảo. Merino Lạnh là bản chất của phong cách.

Thành phần len nhiều hơn 50% và đường kính xơ trung bình nhỏ hơn 22.5 µm. Nên sử dụng sợi chải kỹ và bề mặt sản phẩm phải sang và sạch. Trọng lượng lớn nhất của vải phair thấp hơn 165g/m2. Cấp máy nhỏ nhất của sản phẩm dệt kim thời trang là 14.

CO GIÃN TỰ NHIÊNNhãn này áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc dệt thoi Len Mới Nguyên chất được hoàn tất đặc biệt để mang lại độ co giãn và cung cấp sự thoải mái và tự do di chuyển với phong cách và chất lượng.

Các sản phẩm dệt thoi làm từ 100% Len Mới Nguyên chất với độ co giãn hai chiều tối thiểu 10% hoặc 12% theo chiều ngang hay dọc. Độ giãn không-hồi phục không vượt quá 3%. Thay đổi kích thước trên vải dệt thoi trong quá trình là hơi không co quá 3%.

LEN CÓ CÀI XƠ LYCRA®

Việc thêm xơ Lycra® vào vải len sẽ tăng cường sự thoải mái và hiệu quả của nó bởi cải thiện khả năng co giãn và phục hổi. Điều này làm tang thêm sức sống cho len để tạo ra các sản phẩm hiện đại.

Thành phần len mới trong sản phẩm phải cao hơn 50%. Phần trăm tối đa thành phần Lycra® phụ thuộc vào loại sản phẩm. Chi tiết được lập trong thông số kỹ thuật sản phẩm AL-1. Co giãn hai chiều của vải ít nhất là 15% hoặc 18% theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Độ giãn không-hồi phục không vượt quá 3%. Thay đổi kích thước trên vải dệt thoi trong quá trình là hơi không co quá 3%.

SUPER S

Nhãn Super S được quản lý bởi Công ty Woolmark thay mặt IWTO. Hệ thống Super S được thiết kế cho vải len mịn. Nó bao gồm một loạt các con số từ Super 80’s đến Super 250’s. Số “S” càng cao, len càng mảnh và vì thế mềm hơn. Mô tả vải Super S có thể được sử dụng kết hợp với biểu tượng Woolmark nếu sản phẩm đáp ứng được cả hai thông số kỹ thuật của TWC và IWTO. TWC, thay mặt cho IWTO, cấp phép sử dụng logo “S” cho các sản phẩm Super S. Nếu một công ty có một giấy phép của Woolmark thì nó có thể đạt được một nhãn kết hợp thể hiện cả Woolmark và “S”.

Sản phẩm phải được sản xuất từ Len Mới Nguyên chất như định rõ trong Mã Thực hành IWTO 2/102[2011]. Đường kính xơ trung bình tối đa phải phù hợp với phiên bản mới nhất của Mã Thực hành của IWTO cho “Super S”.

1.13. CHỐNG THẤM NƯỚC VÀ DẦU(TM258 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc có khuyến cáo chống thấm dầu/nước)

Các hoàn tất chức năng như chống giây bẩn, đất hoặc nước rất phổ biến trong hàng may mặc, đặc biệt hàng thể thao và sản phẩm dễ chăm sóc.

Phương pháp kiểm tra này đánh giá tính năng chống thấm dầu và nước của sản phẩm len bằng cách nhỏ các dung dịch tiêu chuẩn khác nhau lên sản phẩm và đánh giá nếu các giọt dung dịch này thấm vào sản phẩm sau một khoảng thời gian hay không.

Để đánh giá chống thấm dầu, tám loại dầu tiêu chuẩn có sức căng hoạt động bề mặt khác nhau được sử dụng, còn dung dịch nước/propan-2-ol được sử dụng cho đánh giá chống thấm nước.

Phân cấp chống thấm được xác định theo lượng dung dịch thử nghiệm lớn nhất ngấm hoặc không ngấm vào sản phẩm. Mẫu thử được đánh giá mức 8 là chống thấm tốt nhất, mức 0 là kém nhất.

1.14. NGOẠI QUAN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT(TM206 & TM288 áp dụng cho tất cả sản phẩm may mặc)

Trên thị trường thời trang chóng-thay đổi, chỉ có trang phục đẹp và không lỗi mới có thể khơi dậy sự quan tâm của người tiêu dùng và mua chúng. Vì thế, để đảm bảo trang phục không có lỗi và có vẻ bề ngoài như mong đợi, quá trình kiểm tra nên được tiến hành. Do các quá trình sản xuất và yêu cầu sản phẩm khác nhau, có các quy trình kiểm tra riêng cho trang phục dệt kim (TM206) và trang phục may đo dệt thoi (TM288).

Với kiểm tra hàng dệt kim, việc đánh giá được tiến hành như nhận được hoặc sau giặt. Các lỗi được ghi lại và phân loại bằng cách sử dụng các code về lỗi. Các lỗi được tìm thấy ở vị trí nổi bật hoặc dễ nhìn được phân loại là lỗi lớn. Bên cạnh các lỗi trang phục, ngoại quan sau giặt bao gồm màu sắc, sự đối xứng, biến dạng đường may và điểm nỉ hóa cũng là các tiêu chí kiểm tra. Báo cáo kiểm tra thể hiện số lượng lỗi lớn và tình trạng đạt/không của các mẫu đại diện cho từng mẻ.

Với trang phục dệt thoi, mẫu được kiểm tra và bất kỳ lỗi nào tìm thấy được đánh giá như “được chấp nhận” và “không chấp nhận” theo các tiêu chí thích hợp. Các nhãn và thẻ may cũng được kiểm tra tính phù hợp với yêu cầu của TWC. Đây thường là kiểm tra chủ quan và không phá hủy nhưng mục đích là để quyết định xem trang phục có đạt chất lượng thương mại hay không.

KIỂM TRA CHỐNG THẤM DẦU VÀ NƯỚC

KIỂM TRA ĐƯỜNG MAY (NỐI)

Page 8: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO 1514 THE MEANING BEHIND THE WOOLMARK LOGO

Thương hiệu Woolmark và các thương hiệu phụ của nó được sử dụng để chứng nhận các sản phẩm liên quan đến thành phần xơ, phù hợp với mục đích, và ngoại quan khi mặc và chăm sóc để đảm bảo đạt được các kỳ vọng của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn khách quan và hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập để đảm bảo các thương hiệu Woolmark được sử dụng một cách nhất quán trên toàn thế giới. Các thông số kỹ thuật và phương pháp kiểm tra được thường xuyên xem xét để đảm bảo rằng chúng phù hợp với thời hiện tại. Điều này cung cấp cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng sự an tâm thông qua sự đảm bảo chất lượng.

TÓM TẮT3

Page 9: Ý nghĩa của Biểu tượng Logo Woolmark · PDF file6 G L LG G L LG 7 1.2. THÀNH PHẦN XƠ HOẶC LEN (TM155 áp dụng cho tất cả các sản phẩm may mặc) Phương

Vui lòng liên hệ với Quản lý Tài khoản của bạn để biết thêm thông tin hoặc nhóm phát triển sản phẩm Cty Woolmark.

A: Sydney Head Office. Level 30, HSBC Centre, 580 George St, Sydney NSW 2000, Australia T: +61 2 8295 3100 F: +61 2 8295 4100

www.woolmark.com

Công ty The Woolmark Company Pty Ltd, cán bộ, nhân viên, các nhà thầu và bất kỳ bên đóng góp tài liệu này (gọi là “chúng tôi”) đã nỗ lực một cách hợp lý để đảm bảo rằng các thông tin có trong tài liệu này là chính xác và được cập nhật đến thời điểm công bố, bên sử dụng tài liệu phải có trách nhiệm xác nhận tính chính xác, độ tin cậy, sự phù hợp, đơn vị tiền tệ để phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Trong phạm vi pháp luật cho phép, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả các điều kiện, bảo hành, bảo lãnh, các điều khoản, nghĩa vụ quy định bởi pháp luật. Chúng tôi cũng sẽ không chịu trách nhiệm về các thông tin trong tài liệu này, việc sử dụng tài liệu này của đối tác và cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm với đối tác, cho dù phát sinh dưới bất kỳ nguyên nhân nào về trách nhiệm đối với tổn thất hoặc thiệt hại (bao gồm cả thiệt hại gián tiếp hoặc thiệt hại do hậu quả, thiệt hại đặc biệt, mất mát lợi nhuận hoặc mất cơ hội kinh doanh) phát sinh từ hoặc liên quan tới tài liệu này hoặc việc sử dụng tài liệu này của đối tác.

Công ty The Woolmark Company Pty Ltd Bao gồm tất cả các quyền. Tài liệu này được bảo hộ theo luật bản quyền. Ngoại trừ trường hợp được luật bản quyền của nước sở tại cho phép, không ai được phép sao chép lại bất cứ phần nào của tài liệu này dưới mọi hình thức nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu bản quyền tác giả. Không được phép lưu trữ thông tin này dưới bất kể hình thức điện tử nào mà không nhận được sự cho phép bằng văn bản của chủ sở hữu quyền tác giả.

GD0186_VI