ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

32
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 5044 /KH-UBND Bình Thuận, ngày 24 tháng 12 năm 2020 KẾ HOẠCH Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2025 I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Tình hình chung - Tnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 08 huyện (có 01 huyện đảo), 01 thxã, 01 thành phố; với 124 xã, phường, thtrn (gồm: 93 xã, 12 thtrấn và 19 phường). Trong đó: 06 huyện, thxã, thành phố ven biển (có 31 xã, phường, thtrn ven biển; 05 xã, phường, thtrấn đồng bằng; 08 xã, phường, thtrấn trung du; 28 xã, thị trn min núi; 06 xã vùng cao); 03 huyện nội địa (có 02 xã, thị trấn đồng bằng; 03 xã, thị trấn trung du; 11 xã vùng cao, 26 xã, thị trn min núi); 01 huyện đảo Phú Quý (có 03 xã hải đảo). Trung tâm tỉnh là thành phPhan Thiết. a) Địa hình: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cc Nam Trung B, ni lin gia miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên khoảng 7.812,8 km 2 ; vi 400.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, 151.300ha đất canh tác nông nghiệp; địa hình của tnh phc tp, bao gm crừng núi, đồng bng ven biển và biển đảo (4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển); có nhiều núi cao vừa là ranh giới hành chính, vừa là đường phân thuỷ của các sông suối, nhiều dãy núi đâm ngang ra biển chia cắt địa bàn thành những khu vc nh, hẹp. Ngoài khơi có một sđảo, trong đó có các đảo ca huyện Phú Quý; Bắc và Tây Bắc dựa vào cao nguyên Lâm Đồng; sông, suối nh, hp, ngắn, độ dốc cao nên vào mùa mưa thường có lũ lớn gây ngập lt các khu vực hlưu. b) Thi tiết, khí hậu: Tỉnh Bình Thuận nm trong khu vc nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình 26 - 27°C; lượng mưa trung bình từ 800 - 1.150 mm (thp hơn trung bình cả nước); độ ẩm tương đối 79%; tng sginng 2.459 giờ. Khí hu thy văn của Bình Thuận có những nét đặc sắc riêng do có sự tác động ca vtrí địa lý, địa hình và ba vùng khí hậu khác nhau (Đông Nam bộ, Nam Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ) nên dù là một tỉnh không lớn nhưng lại có đặc điểm khí hậu thy văn phức tp, khc nghiệt, khác biệt với các tỉnh lân cận và phân hoá mạnh giữa các vùng trong tỉnh. - Bão và áp thấp nhiệt đới: Khnăng trong năm chịu ảnh hưởng trc tiếp t1 - 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào các tháng cuối mùa mưa (tháng 9, 10, 11).

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 5044 /KH-UBND Bình Thuận, ngày 24 tháng 12 năm 2020

KẾ HOẠCH

Phòng thủ dân sự tỉnh Bình Thuận

giai đoạn 2021 - 2025

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Tình hình chung

- Tỉnh Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 08 huyện (có 01

huyện đảo), 01 thị xã, 01 thành phố; với 124 xã, phường, thị trấn (gồm: 93 xã,

12 thị trấn và 19 phường). Trong đó: 06 huyện, thị xã, thành phố ven biển (có 31

xã, phường, thị trấn ven biển; 05 xã, phường, thị trấn đồng bằng; 08 xã, phường,

thị trấn trung du; 28 xã, thị trấn miền núi; 06 xã vùng cao); 03 huyện nội địa (có

02 xã, thị trấn đồng bằng; 03 xã, thị trấn trung du; 11 xã vùng cao, 26 xã, thị trấn

miền núi); 01 huyện đảo Phú Quý (có 03 xã hải đảo). Trung tâm tỉnh là thành

phố Phan Thiết.

a) Địa hình: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nối liền

giữa miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên khoảng

7.812,8 km2; với 400.000ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, 151.300ha đất

canh tác nông nghiệp; địa hình của tỉnh phức tạp, bao gồm cả rừng núi, đồng

bằng ven biển và biển đảo (4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát

và cồn cát ven biển); có nhiều núi cao vừa là ranh giới hành chính, vừa là đường

phân thuỷ của các sông suối, nhiều dãy núi đâm ngang ra biển chia cắt địa bàn

thành những khu vực nhỏ, hẹp. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó có các đảo

của huyện Phú Quý; Bắc và Tây Bắc dựa vào cao nguyên Lâm Đồng; sông, suối

nhỏ, hẹp, ngắn, độ dốc cao nên vào mùa mưa thường có lũ lớn gây ngập lụt ở

các khu vực hạ lưu.

b) Thời tiết, khí hậu:

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;

nhiệt độ trung bình 26 - 27°C; lượng mưa trung bình từ 800 - 1.150 mm (thấp

hơn trung bình cả nước); độ ẩm tương đối 79%; tổng số giờ nắng 2.459 giờ. Khí

hậu thủy văn của Bình Thuận có những nét đặc sắc riêng do có sự tác động của

vị trí địa lý, địa hình và ba vùng khí hậu khác nhau (Đông Nam bộ, Nam Tây

Nguyên và duyên hải Trung Bộ) nên dù là một tỉnh không lớn nhưng lại có đặc

điểm khí hậu thủy văn phức tạp, khắc nghiệt, khác biệt với các tỉnh lân cận và

phân hoá mạnh giữa các vùng trong tỉnh.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Khả năng trong năm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ

1 - 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào các tháng cuối mùa mưa (tháng 9, 10, 11).

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

2

- Mưa: Thường chính thức bắt đầu cuối tháng 5 (năm 2017 mưa bão xuất

hiện sớm hơn bình thường), có thể chậm hơn vào cuối tháng 6 và kéo dài đến

tháng 11, 12. Mưa bắt đầu thường từ các huyện Đức Linh, Tánh Linh; riêng các

huyện Bắc Bình, Tuy Phong mùa mưa có thể bắt đầu từ tháng 7; đầu mùa mưa

thường có lốc xoáy, mưa đá, sét đánh…

- Lũ: Trong những năm qua và dự kiến những năm tới lũ có khả năng xảy ra

nhiều hơn; trên diện rộng với tính chất phức tạp, cường độ mạnh. Cần đề phòng

những hiện tượng thời tiết, thủy văn đột biến nguy hiểm có thể xảy ra như lũ ngập

sâu, lũ quét, thủy triều dâng cao và sạt lở bờ biển… ở các địa bàn: Tuy Phong,

Phan Thiết, thị xã La Gi, Đức Linh, Tánh Linh.

c) Vị trí địa lý:

- Từ 10033'42" đến 11033'42" vĩ độ Bắc.

- Từ 107023'41" đến 108052'42" kinh độ Đông.

- Phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu.

- Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

d) Hồ, đập lớn trên địa bàn tỉnh:

- Tuy Phong: Hồ Lòng Sông (xã Phong Phú), hồ Đá Bạc (xã Vĩnh Hảo);

- Bắc Bình: Hồ Đại Ninh, hồ Sông Lũy (xã Phan Sơn), hồ Cà Giây (xã

Phan Lâm);

- Hàm Thuận Bắc: Hồ Hàm Thuận Đa Mi (xã Đa Mi), hồ Sông Quao (xã

Hàm Trí), hồ Suối Đá (xã Hồng Sơn), hồ Cẩm Hang (xã Hàm Hiệp);

- Hàm Thuận Nam: Hồ Sông Móng (xã Hàm Thạnh), hồ Tân Lập, hồ Tà

Mon (xã Tân Lập);

- Hàm Tân: Hồ Sông Dinh 3 (thị trấn Tân Nghĩa);

- Đức Linh: Hồ Trà Tân (xã Trà Tân).

e) Sông ngòi:

Trên địa bàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính gồm: Sông Lòng Sông (Tuy

Phong), sông Lũy (Bắc Bình), sông Cái (Hàm Thuận Bắc), sông Cà Ty (Tp.

Phan Thiết), sông Phan (Hàm Thuận Nam), sông Dinh (Hàm Tân - La Gi) và

sông La Ngà (Tánh Linh - Đức Linh). Đặc điểm sông ngắn, độ dốc lớn, lòng

sông hẹp, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa

nắng sông khô hạn.

f) Biển, đảo và các cửa biển:

- Tỉnh có bờ biển dài 192km, cách bờ biển Phan Thiết 56 hải lý về hướng

Đông - Đông Nam là huyện Phú Quý (đảo Cù Lao Thu);

- Phần lớn các sông đều đổ ra biển tạo nên các cửa biển: Cửa Liên Hương

(Thị trấn Liên Hương - sông Lòng Sông), cửa Phan Rí Cửa (Thị trấn Phan Rí

Cửa - sông Lũy), cửa Phú Hải (Phú Hài - Sông Cái), cửa Thương Chánh (Đức

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

3

Thắng - sông Cà Ty), cửa Ba Đăng (Tân Hải - Sông Phan), cửa La Gi (Phước

Lộc - Sông Dinh);

- Các cửa sông chính hiện đang được xây dựng làm cảng cá và nơi trú ẩn

cho tàu thuyền vào tránh bão như: Cửa Liên Hương (sông Lòng Sông), Phan Rí

Cửa (sông Lũy), Phú Hài (sông Cái), Cảng Phan Thiết (sông Cà Ty), Ba Đăng

(sông Phan), La Gi (sông Dinh) và cửa Hà Lãng (sông Chùa). Đặc biệt ở thượng

nguồn lưu vực các sông này, hiện nay đều đã xây dựng các hồ chứa nước với

dung tích chứa từ 10 triệu m3 trở lên nhằm phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, sản

xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy điện, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa

điều tiết cắt lũ cho khu vực hạ du.

g) Cơ sở hạ tầng giao thông:

- Đường bộ: Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam; hiện

nay, Bình Thuận có bốn tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp,

mở rộng hoàn toàn: Quốc lộ 1A (chiều dài qua tỉnh 178 km); Quốc lộ 55 đi từ

Hàm Tân đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi huyện

Di Linh và Quốc lộ 28B từ huyện Bắc Bình đi huyện Đức Trọng/ Lâm Đồng;

+ Tuyến đường ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú (chiều dài 23 km) đưa vào

sử dụng năm 2016, ngoài mục tiêu phục vụ kinh tế - xã hội, thúc đẩy du lịch

biển còn là điều kiện thuận lợi để củng cố, giữ vững an ninh - quốc phòng, di

dời, sơ tán dân tại huyện Bắc Bình và Tuy Phong.

+ Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng

kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các

nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất,

lưu thông hàng hóa và đi lại của Nhân dân. Tỉnh còn mở nhiều tuyến xe buýt đi

các nơi, rất thuận tiện cho việc giao thông đi lại của người dân.

- Đường sắt Bắc - Nam: Tuyến đường sắt qua tỉnh với chiều dài 190 km

và qua 11 ga; trong đó ga chính quan trọng nhất của tỉnh là ga Bình Thuận (ga

Mương Mán cũ). Ga mới Phan Thiết được xây dựng trên đường Lê Duẩn, xã

Phong Nẫm nhằm phục vụ du lịch, vận chuyển hàng hóa giữa Bình Thuận và

Thành phố Hồ Chí Minh;

- Đường biển: Là tỉnh duyên hải có vùng biển rộng 52.000km2, có hải đảo,

nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, Cảng biển Phú Quý có khả năng tiếp

nhận tàu 1.000 tấn ra vào; Cảng Phan Thiết tiếp nhận tàu 1.000 tấn. Cảng Tổng

hợp Vĩnh Tân được xây dựng tại xã Vĩnh Tân/ Tuy Phong để đáp ứng nhu cầu

xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh;

- Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du

lịch tỉnh đang đầu tư xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay các dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường bộ cao

tốc Bắc - Nam đều đi qua tỉnh Bình Thuận, đây cũng là thế mạnh của tỉnh.

2. Dự báo các loại hình thảm họa và mức độ thiệt hại có thể xảy ra

a) Dự báo các loại hình thảm họa:

- Ứng phó thảm họa cháy rừng;

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

4

- Ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ ống,

sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra;

- Ứng phó thảm họa tràn dầu;

- Ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô thị,

khu dân cư;

- Ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi, đập thủy điện và xả lũ;

- Ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường;

- Ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và hàng không dân dụng;

- Ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh.

b) Đánh giá mức độ thiệt hại nếu có thảm họa xảy ra:

- Khi xảy ra thảm họa sẽ gây thiệt hại nặng về người, tài sản của Nhà

nước và Nhân dân.

- Trong quá trình ứng phó các thảm họa, không loại trừ khả năng các thế

lực thù địch, đối tượng chống đối chính trị lợi dụng, xuyên tạc, chống phá gây

mất ANCT-TTATXH trên địa bàn.

3. Khả năng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó các thảm họa

a) Lực lượng chuyên trách tại chỗ: Quân số trong biên chế của các đơn vị

thuộc cơ quan Quân sự, Biên phòng, Công an cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan,

đơn vị Quân đội, Công an của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng quân trên địa

bàn; lực lượng của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân địa phương.

b) Lực lượng cơ động: Thành lập các Đội Cơ động: Cứu sập, cứu thương,

tải thương; xây dựng, sửa chữa các công trình bị hư hỏng; bảo đảm giao thông,

điện, nước; phòng dịch, vệ sinh môi trường; tiêu độc, khử trùng; hộ đê, an toàn

đập, hồ chứa nước. Thành phần gồm cán bộ, chiến sĩ trong LLVT và cán bộ, nhân

viên các Sở, ban, ngành địa phương;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 369 đồng chí (cơ quan Bộ CHQS tỉnh và các

đơn vị trực thuộc 144đ/c, 09 huyện, thị xã, thành phố 225đ/c (mỗi địa phương

25đ/c gồm 05đ/c SQ,QNCN; 20đ/c dân quân));

- Công an: 619 đồng chí (cơ quan Công an tỉnh 250đ/c, 09 huyện, thị xã,

thành phố 369đ/c (mỗi địa phương 41đ/c));

- Biên phòng tỉnh: 130 đồng chí (cơ quan Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh 20đ/c;

các Đồn, Hải đội, Tiểu đoàn HL-CĐ 110đ/c)

- Lực lượng các Sở, ngành: 1/3 quân số cơ quan

c) Lực lượng hiệp đồng: Sư đoàn BB302 50đ/c; Trường bắn Quốc gia KV3

50đ/c, Tiểu đoàn hóa học 38đ/c; Lữ đoàn Hải quân 681; Tiểu đoàn CSCĐ

4/Trung đoàn CSCĐ 25đ/c; Công an Trại Z30D/Bộ Công an;

* Lực lượng hiệp đồng trên đảo Phú Quý: Trạm Rađa 55/e292/fPK377,

Trạm Rađa 575/Vùng 4 HQ, Trạm Rađa 23 Tầm xa/HQ, Tiểu đoàn ĐC5/Lữ

đoàn 5 Đặc công/Bộ Tư lệnh Đặc công, Nhà ga sân bay/e937/fKQ370, Tiểu

đoàn CB887/Lữ đoàn CB83/HQ.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

5

II. NHIỆM VỤ PHÒNG THỦ DÂN SỰ

A. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA THẢM HỌA

1. Các cấp thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Văn bản,

Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội về công tác

phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là Nghị định số 02/2019/NĐ-

CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự, Quyết định số

1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch

triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP của Chính phủ về phòng thủ

dân sự; Quyết định số 4837/QĐ-BQP ngày 29/10/2019 của Bộ Quốc phòng ban

hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về phòng thủ dân

sự trong Quân đội…

2. Các cấp phối hợp tổ chức khảo sát, xây dựng các Kế hoạch, Phương án

ứng phó với các thảm họa, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức

năng, các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn, sẵn sàng xử trí các tình huống.

3. Nghiên cứu, đề xuất áp dụng cơ chế lãnh đạo, chỉ huy điều hành; kiện

toàn Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, xây dựng quy chế hoạt động của Ban

Chỉ huy.

4. Nghiên cứu, dự báo, cảnh báo và thông báo, báo động kịp thời về thảm

họa thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa.

5. Xây dựng Kế hoạch, phương án, lực lượng, phương tiện, trang bị phòng

thủ dân sự, chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với các tình huống.

6. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, lấy

lực lượng vũ trang làm nòng cốt; huy động tiềm lực nội tại của địa phương và sự

hỗ trợ của bên ngoài tiến hành các biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả thiên

tai, thảm họa, địch họa.

7. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, chất lượng các công trình xây dựng,

gắn việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với việc quy hoạch các nội dung

phòng chống thiên tai, thảm họa. Phát huy mọi nguồn nhân lực, vật lực, cơ sở vật

chất, kỹ thuật theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”.

8. Tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện

truyền thông đại chúng như: Báo, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử

(internet); tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, tờ bướm.

9. Lập Kế hoạch bảo đảm ngân sách hoạt động thường xuyên, đầu tư xây

dựng các công trình và mua sắm trang thiết bị cho thực hiện nhiệm vụ.

B. CÔNG TÁC ỨNG PHÓ CÁC THẢM HỌA

1. Thiết lập Sở Chỉ huy thống nhất, hệ thống thông tin chỉ huy lãnh đạo,

chỉ đạo, chỉ huy, điều hành công tác ứng phó thảm họa.

2. Tổ chức sử dụng lực lượng theo Kế hoạch (nếu vượt quá khả năng đề

nghị cấp trên chi viện) thực hiện các biện pháp ứng phó.

Cấp tỉnh và các địa phương thành lập các đội cơ động ứng phó cơ bản đối

với các tình huống gồm: Đội PCCC; đội ứng phó sập đổ công trình đường hầm,

hầm lò, nhà cao tầng; đội ứng phó với các thảm họa hóa chất độc, sinh học, bức

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

6

xạ hạt nhân; đội ứng phó thảm họa hàng không dân dụng; đội ứng phó với thảm

họa tàu, thuyền trên biển (căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình thực tế mỗi địa

phương, đơn vị thành lập 01 đội ứng phó đối với từng loại hình thảm họa, có đội

chính thức và dự bị). Chú trọng thành lập lực lượng xung kích, các tổ, đội cơ

động để phản ứng nhanh với các tình huống.

3. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm ANCT-TTATXH và các

chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương, góp phần giữ vững

ổn định ANCT-TTATXH tại địa phương.

4. Các địa phương, đơn vị sẵn sàng chi viện lực lượng, phương tiện cho

các địa phương, đơn vị bạn theo sự chỉ huy, điều hành của Ban Chỉ huy phòng

thủ dân sự tỉnh.

5. Trong trường hợp cần thiết đề xuất việc cách ly xã hội hoặc áp dụng

thực hiện thiết quân luật để nâng cao hiệu quả khắc phục thảm họa.

C. CÔNG TÁC KHẮC PHỤC SAU KHI XẢY RA THẢM HỌA

1. Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị

thương, bị kẹt trong thảm họa, tìm kiếm người bị mất tích.

2. Nhanh chóng thực hiện các biện pháp hồi phục các hoạt động sản xuất

kinh tế, hoạt động xã hội tại địa phương.

3. Thực hiện các biện pháp cấp bách khắc phục về môi trường sống.

4. Tiếp tục thực hiện các chính sách về an sinh xã hội và giải quyết hậu quả

thiệt hại về người và tài sản cho các gia đình, tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

5. Điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa, giám định thiệt hại, tổng kết rút

kinh nghiệm công tác ứng phó, tổ chức biểu dương, khen thưởng theo quy định.

III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ CÁC THẢM HỌA

A. TƯ TƯỞNG, PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO

1. Tư tưởng: Sẵn sàng ứng phó, chủ động ứng phó, ứng phó nhanh, hiệu

quả lấy phòng là chính.

2. Phương châm

- Phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” tại địa phương, nơi xảy ra thiên tai,

thảm họa để chủ động ứng phó, phòng tránh kịp thời, khắc phục nhanh thảm họa;

- Huy động tổng lực về người, phương tiện, cơ sở vật chất tại chỗ, bằng

mọi cách ứng cứu kịp thời; hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài

sản của Nhân dân và Nhà nước;

- Khi xảy ra thiên tai, địch họa… phải cứu người trước, cứu tài sản sau, các

đơn vị được quyền sử dụng lực lượng đi ứng cứu trước và báo cáo UBND tỉnh sau.

3. Nguyên tắc

- Lực lượng PTDS các cấp thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ hoạt động

quốc phòng, an ninh sẵn sàng chiến đấu, đối phó với tình huống có thể diễn ra;

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

7

- Hoạt động của các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả thảm họa phải

đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, huyện, thị, thành ủy, sự

thống nhất điều hành của UBND các cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị và toàn dân trong đó lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng

làm nòng cốt tham gia khắc phục hậu quả, ổn định tình hình;

- Chủ động hiệp đồng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu 7

đứng chân trên địa bàn tỉnh, sẵn sàng huy động tham gia khắc phục hậu quả các

tình huống thiên tai, địch họa;

- Lãnh đạo, chỉ huy của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương phát

huy trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bám sát cơ sở, sẵn sàng xử lý các

tình huống phức tạp có thể xảy ra ở các khu vực, địa bàn gặp thảm họa.

B. KHU VỰC ỨNG PHÓ CÁC THẢM HỌA

1. Ứng phó thảm họa cháy rừng

- Tuy Phong: Tiểu khu 12, 13, 27, 29;

- Bắc Bình: Tiểu khu 139, 132, 133, 77, 83, 84, 86, 88;

- Hàm Thuận Bắc: Tiểu khu 200, 172, 168, 178, 179, 166, 167; Rừng

phòng hộ thuộc khu vực (BN01);

- Hàm Thuận Nam: Tiểu khu từ 263 - 266, 276 - 278, 297 - 304;

- Hàm Tân: Tiểu khu 415, 416, 393C;

- Tánh Linh: Tiểu khu 303, 304, 307, 316, 290, 291, 293;

- Đức Linh: Tiểu khu 421B, 427B, 247.

2. Ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ

ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra

- Bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường:

+ Khu vực trọng điểm: Các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận

Nam, Hàm Tân, Phú Quý, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết;

+ Mục tiêu trọng điểm: Các doanh trại, kho tàng, công trình quân sự trên đảo và

ven biển. Các phương tiện tàu thuyền trên biển, các cảng biển, khu neo đậu tàu thuyền,

khu nuôi trồng thủy sản; khu dân cư, khu trọng điểm kinh tế, khu công nghiệp, Trung

tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân/ Tuy Phong, khu du lịch và các địa phương ven biển.

- Lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất:

+ Khu vực trọng điểm: Các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam,

Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết.

+ Mục tiêu trọng điểm: Các doanh trại, kho tàng, công trình Quân sự. Khu

dân cư, trường học, khu kinh tế, khu công nghiệp, Trung tâm nhà máy Nhiệt

điện Vĩnh Tân/ Tuy Phong, khu du lịch.

3. Ứng phó thảm họa tràn dầu

a) Trên biển:

- Các mỏ dầu khí ngoài khơi;

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

8

- Vị trí các tàu neo đậu kinh doanh xăng dầu ven biển, vị trí các tàu đâm,

va gây tai nạn, tràn dầu trên biển;

- Cảng Quốc tế Vĩnh Tân, cảng trung chuyển xăng dầu LPG (Hòa

Phú/Tuy Phong); cảng vận tải Phú Quý.

b) Ven bờ:

- Đoạn đường bờ từ mũi La Gàn đến Mũi Né chỉ số nhạy cảm môi trường

(ESI) là mức cao (ESI=5);

- Đoạn đường bờ từ Mũi Né đến Kê Gà (ESI=5);

- Đoạn đường bờ từ Mũi Kê Gà đến cửa Sông Đu Đủ chỉ số nhạy cảm môi

trường (ESI) từ mũi Kê Gà đến cửa sông Đu Đủ là ở mức trung bình cao (ESI=4);

- Bờ biển xung quanh đảo Phú Quý: Tây Bắc đảo (khu vực mũi Mom) là

nơi xảy ra mài mòn, xâm thực mạnh. Đoạn bờ có khả năng tích tụ yếu, tập trung

ở các vịnh nhỏ, kín ở phía Nam của đảo thuộc khu vực Lạch Chỏi, mũi Cây Thẻ,

Tây Hòn Tranh;

- Khu vực cần ưu tiên: Đảo Phú Quý, các cụm du lịch, cụm nuôi trồng

thủy hải sản.

4. Ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô

thị, khu dân cư

- Thành phố Phan Thiết: Nhà làm việc Công an tỉnh tại đường Cao Thắng,

Kho bạc Nhà nước tỉnh, khách sạn TTC, khu công nghiệp; các khu chung cư

Phú Tài, Hoàng Quân, Lê Quý Đôn;

- Khu đô thị, dân cư; khu công nghiệp, các công trình trọng điểm quốc

gia; các cơ sở sản xuất, chế biến, nhà kho; nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương

mại, siêu thị của các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam,

Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong và thị xã La Gi.

5. Ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi, đập thủy điện và xả lũ

- Khu vực trọng điểm: Hồ Sông Quao/Hàm Thuận Bắc; hồ Đa Mi/Tánh

Linh; hồ Sông Móng/Hàm Thuận Nam; hồ Sông Lũy/Bắc Bình; hồ Lòng

Sông/Tuy Phong; hồ Sông Dinh 3/Hàm Tân.

- Mục tiêu trọng điểm:

+ Các doanh trại, kho tàng gồm: Kho trang bị, vũ khí, đạn, xăng dầu của

tỉnh, huyện; công trình quốc phòng, nhà xưởng của các địa phương nằm trong

khu vực ảnh hưởng của vỡ đê, hồ đập khi có sự cố xảy ra;

+ Khu dân cư, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; vùng hạ du

của các sông, hồ có nguy cơ bị sập, đổ, ngập, lũ lụt; hệ thống đê, kè, đập; đường

giao thông; hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, y tế…

6. Ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường

- Các nhà máy của Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân/Tuy Phong;

- Các tuyến xe, tàu chở hóa chất;

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

9

- Khu công nghiệp Phan Thiết 1,2; Nhà máy xử lý nước tại thành phố Phan

Thiết;

- Khu Công nghiệp Hàm Kiệm 1,2/Hàm Thuận Nam;

- Các đơn vị kinh doanh hóa chất trên địa bàn tỉnh.

7. Ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và hàng không dân dụng

Tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh, khu vực quản lý

trên không của tỉnh.

8. Ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh

- Đối với các bệnh không mang tính truyền nhiễm: Tùy theo mức độ, áp

dụng ngay từ cộng đồng dân cư đến các trung tâm y tế, bệnh viện các cấp;

- Đối với các bệnh mang tính truyền nhiễm và gây tử vong cao: Các khu

vực phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng; các bệnh viện, trung tâm y tế và

các khu bệnh viện dã chiến.

C. TỔ CHỨC SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG

Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, bổ sung các thành viên

lực lượng đơn vị hiệp đồng của Bộ Quốc phòng và Quân khu 7.

1. Ứng phó thảm họa cháy rừng

a) Lực lượng tại chỗ:

- Bộ phận bảo đảm TTATXH: Công an, Quân sự địa phương;

- Bộ phận chữa cháy: Kiểm lâm, Công an, Quân sự, đoàn thanh niên của

địa phương và Đồn Biên phòng (nếu có);

- Bộ phận phát quang đường băng ngăn lửa: Kiểm lâm, Bảo tồn, dân quân

các địa phương;

- Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

- Bộ phận hậu cần, kỹ thuật: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

- Bộ phận chữa cháy: Kiểm lâm, Quân sự, Công an, Biên phòng tỉnh;

- Bộ phận vận chuyển: Sở Giao thông vận tải điều động;

- Bộ phận cứu thương: Quân sự tỉnh, Sở Y tế điều động lực lượng.

c) Lực lượng phối hợp: Sư đoàn BB302 50đ/c; Trường bắn QGKV3 50đ/c;

Công an Trại Z30D.

2. Ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ

ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận sơ tán, di dời: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn Biên

phòng (nếu có);

+ Bộ phận tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn

Biên phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

10

+ Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của các địa phương;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội, đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh;

+ Bộ phận cứu thương: Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh, Sở Y tế;

+ Bộ phận vận chuyển: Sở Giao thông vận tải điều động;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Lực lượng các Sở, ngành của tỉnh.

c) Lực lượng phối hợp: Sư đoàn BB302 50đ/c; Trường bắn QGKV3 50đ/c;

Lữ đoàn Hải quân 681; Công an Trại Z30D.

3. Ứng phó thảm họa tràn dầu

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận thông báo, báo động: Sở Tài nguyên và Môi trường, Biên

phòng tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh

(Chi cục Biển và Hải đảo);

+ Bộ phận xử lý, thu gom: Công an, Quân sự và đoàn thể địa phương;

Đồn Biên phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

+ Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của địa phương;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận khoanh vùng khu vực: Quân sự, Biên phòng tỉnh, Sở Tài

nguyên và Môi trường, Cảng vụ Bình Thuận;

+ Bộ phận xử lý môi trường: Sở Tài nguyên và Môi trường, Quân sự,

Biên phòng tỉnh;

+ Bộ phận vận chuyển: Sở Giao thông vận tải điều động phương tiện;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Lực lượng các Sở, ngành của tỉnh.

c) Lực lượng phối hợp: Lực lượng Vùng 3 Cảnh sát biển, Vùng 4/Hải

quân; Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam, Công ty Cổ phần

SOS Môi trường, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III.

4. Ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô

thị, khu dân cư

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận bảo đảm TTATXH: Công an, Quân sự;

+ Bộ phận chữa cháy: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn Biên phòng

(nếu có);

+ Bộ phận sơ tán, cứu người: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn Biên

phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

11

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận chữa cháy: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Biên phòng tỉnh;

+ Bộ phận tiếp nước: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh;

+ Bộ phận sơ tán, cứu người: Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh;

+ Bộ phận cứu thương: Sở Y tế điều động lực lượng.

c) Lực lượng phối hợp: Lực lượng Quân khu 7 tăng cường.

5. Ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi, thủy điện, xả lũ

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận sơ tán, di dời: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn Biên

phòng (nếu có);

+ Bộ phận tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự các địa phương; Đồn Biên

phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

+ Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của các địa phương;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự, Biên phòng tỉnh;

+ Bộ phận cứu thương: Quân sự tỉnh, Sở Y tế điều động lực lượng;

+ Bộ phận vận chuyển: Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải điều động

phương tiện;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Lực lượng các Sở, ngành của tỉnh.

c) Lực lượng phối hợp: Sư đoàn BB302 50đ/c; Trường bắn QGKV3

50đ/c; Công an Trại Z30D.

6. Ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

- Bộ phận trinh sát, khoanh vùng khu vực: Lực lượng Quân sự, Công an, Đồn

Biên phòng (nếu có), cơ quan y tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường các địa phương;

- Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

- Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của các địa phương;

- Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

- Bộ phận xử lý ngăn chặn nguồn phát tán và tiêu tẩy độc: Sở Y tế, Sở

Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Bộ phận lấy mẫu, phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm: Sở Tài nguyên và

Môi trường, Cảnh sát môi trường;

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

12

- Bộ phận cứu thương: Sở Y tế, Bộ CHQS tỉnh.

c) Lực lượng phối hợp: Tiểu đoàn hóa học 38/ Quân khu 7.

7. Ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và hàng không dân dụng

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận trinh sát, bảo đảm TTATXH: Công an, Quân sự các địa phương;

+ Bộ phận chữa cháy (nếu có): Công an, Quân sự các địa phương;

+ Bộ phận tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự các địa phương và Đồn Biên

phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

+ Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của các địa phương;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh:

+ Bộ phận trinh sát, tìm kiếm cứu nạn: Công an, Quân sự, Biên phòng

tỉnh, Sở Giao thông vận tải;

+ Bộ phận cứu thương: Quân sự tỉnh, Sở Y tế điều động;

+ Bộ phận vận chuyển: Sở Giao thông vận tải điều động.

c) Lực lượng phối hợp: Sư đoàn BB302 50đ/c; Trường bắn QGKV3

50đ/c; Công an Trại Z30D.

8. Ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh

a) Lực lượng tại chỗ, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận trinh sát, bảo đảm TTATXH: Công an, Quân sự các địa phương;

+ Bộ phận điều tra, đánh giá, khoanh vùng khu vực: Sở Y tế, Cảnh sát

môi trường;

+ Bộ phận thực hiện cách ly: Lực lượng Quân sự, Công an các địa phương

và Đồn Biên phòng (nếu có);

+ Bộ phận cứu thương: Y tế địa phương;

+ Bộ phận vận chuyển: Lực lượng cơ động của các địa phương;

+ Bộ phận bảo đảm hậu cần: Các hội, đoàn thể của địa phương.

b) Lực lượng cơ động của tỉnh, tổ chức các bộ phận gồm:

+ Bộ phận xử lý khu vực nhiễm: Sở Y tế;

+ Bộ phận lấy mẫu, phân tích, đánh giá mức độ: Sở Y tế, Sở Công

thương, Cảnh sát môi trường;

+ Bộ phận cứu thương: Sở Y tế, Quân sự tỉnh;

+ Bộ phận vận chuyển: Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải điều động.

c) Lực lượng phối hợp: Lữ đoàn Hải quân 681, Công an Trại Z30D.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

A. KHI CHƯA XẢY RA THẢM HỌA

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

13

1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chủ trì tham mưu Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh các văn bản triển

khai thực hiện và tổng hợp kết quả xây dựng, hoạt động của phòng thủ dân sự

trên phạm vi toàn tỉnh, tổ chức thống kê, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết,

khen thưởng công tác phòng thủ dân sự. Hướng dẫn theo dõi các Sở, ngành, địa

phương thực hiện Kế hoạch phòng thủ dân sự; trên lĩnh vực được phân công;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp ứng phó với các thảm họa; theo

dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các Sở,

ban, ngành và Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố;

- Phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự

tỉnh chỉ đạo xây dựng các công trình phòng, chống chiến tranh, ứng phó thảm

họa, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền

quản lý làm nhiệm vụ khi có thảm họa xảy ra;

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông,

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các Sở, ngành có liên quan xây dựng

chương trình, nội dung tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, diễn tập, bồi dưỡng

kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng nòng cốt, cán bộ, đảng viên, công

chức, học sinh, sinh viên, học viên và toàn dân trên lĩnh vực được phân công;

- Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và

công nghệ về phòng thủ dân sự;

- Theo dõi, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ xây dựng

phòng thủ dân sự; giúp Trưởng Ban Chỉ huy tổ chức kiểm tra về phòng thủ dân

sự ở các cơ quan, tổ chức, địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang; đánh giá,

nhận xét sau từng đợt kiểm tra báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy;

- Tham mưu xây dựng Kế hoạch và theo dõi việc sơ kết, tổng kết về xây

dụng phòng thủ dân sự của các Sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố;

- Tham mưu UBND tỉnh các Kế hoạch:

+ Kế hoạch khảo sát, quy hoạch khu sơ tán các Sở, ban, ngành;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu trên đất liền;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa vũ khí hủy diệt lớn;

+ Kế hoạch phòng không nhân dân;

+ Kế hoạch ngụy trang nghi binh;

+ Kế hoạch xây dựng đường hầm, công trình ngầm, cải tạo hang động

thiên nhiên.

2. Công an tỉnh

- Đề xuất với Ban Chỉ huy các biện pháp, giải pháp thực hiện chương

trình, Kế hoạch xây dựng phòng thủ dân sự theo chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan, tổ chức do mình làm đại diện và chỉ đạo tổ chức thực hiện;

- Nắm tình hình và báo cáo Ban Chỉ huy về kết quả chỉ đạo, tổ chức thực

hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

14

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ xây dựng và

hoạt động phòng thủ dân sự trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ

chức, ngành mình phụ trách;

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm

họa, chiến tranh;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và các địa phương xây

dựng Kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, sự cố, thiên

tai, dịch bệnh;

- Chỉ đạo lực lượng Công an xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy

lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; Kế hoạch, phương án

tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; Kế hoạch

phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn của các thế lực

thù địch, chống đối lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá;

- Phối hợp với các lực lượng vũ trang và đơn vị liên quan tổ chức lực

lượng, phương tiện sẵn sàng, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn theo quy định;

- Chủ trì nghiên cứu tham mưu Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh về các

âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống đối lợi dụng thảm họa, sự cố

để kích động chống phá; trao đổi thông tin cho các Bộ, ngành, Trung ương, địa

phương tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nhận thức, phòng tránh.

3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Nắm tình hình và báo cáo Ban Chỉ huy về kết quả chỉ đạo, tổ chức thực

hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công.

Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ huy về thực hiện nhiệm vụ xây dựng và

hoạt động phòng thủ dân sự trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan, tổ

chức, ngành mình phụ trách;

- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vùng biển, biên giới, hải đảo; phối hợp

với các lực lượng vũ trang và đơn vị liên quan tổ chức lực lượng, phương tiện

sẵn sàng, ứng phó thảm họa, tìm kiếm cứu nạn theo quy định;

- Tham mưu xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu, thuyền trên biển.

4. Sở Y tế

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, các đơn vị trực

thuộc thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng, huấn luyện lực

lượng huy động ngành y tế;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Bộ CHQS tỉnh đề xuất quy

hoạch, đầu tư hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh quân dân y khu vực biên giới,

trên biển, đảo, tăng cường năng lực hệ thống y tế phòng thủ dân sự;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn;

- Tham mưu UBND tỉnh các Kế hoạch ứng phó thảm họa sinh học, dịch

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

15

bệnh; Kế hoạch bảo đảm y tế ứng phó với các thảm họa.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ các

biện pháp giảm nhẹ hậu quả thảm họa thiên tai theo quy định của pháp luật về

phòng, chống thiên tai;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan

tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân ở các khu vực có công trình thủy điện,

thủy lợi, vùng hạ du các đập, hồ chứa nước các biện pháp ứng phó;

- Tham mưu UBND tỉnh các Kế hoạch:

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét,

lũ ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa sạt lở bờ sông, bờ biển;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa tàu khai thác thủy, hải sản và tàu dịch vụ

hậu cần nghề cá trên biển;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa hạn hán trên diện rộng;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa cháy rừng;

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh chỉ đạo tổ chức kiểm tra,

xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn việc xác định

thiệt hại và việc tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường;

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch ứng phó thảm họa môi trường; Kế

hoạch ứng phó thảm họa tràn dầu.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài chính và các Sở, ngành có

liên quan thẩm định các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn

bản hướng dẫn, bảo đảm sự kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với đáp ứng yêu

cầu phòng thủ dân sự trong thời bình và thời chiến; cân đối ngân sách đầu tư

phát triển trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo các Sở, ngành, địa

phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

8. Sở Tài chính

Hướng dẫn về công tác quản lý và sử dụng ngân sách thực hiện phòng thủ

dân sự; theo khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh

bố trí kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo phân cấp ngân

sách; phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện chi trả khi trưng dụng tài

sản, phương tiện của Nhân dân theo quy định của các Bộ, ngành, Trung ương.

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

16

9. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các

địa phương tham mưu Kế hoạch triển khai các phương án về sử dụng hạ tầng

giao thông, các trang thiết bị, phương tiện, vật tư vận tải trong phạm vi phụ trách

để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự. Khi xảy ra thảm họa, chiến tranh bảo

đảm các phương tiện tổ chức sơ tán Nhân dân, tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo

của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh;

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch ứng phó thảm họa hàng không dân

dụng; Kế hoạch ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

10. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan ban hành các

văn bản hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các công trình, xây dựng tầng

hầm thuộc các nhà cao tầng, dự án đầu tư theo các yêu cầu về phòng thủ dân sự;

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định quy

hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng dự án công trình phòng

thủ dân sự ở từng cấp, từng địa phương đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự theo

quy định của pháp luật;

- Triển khai thực hiện Luật Xây dựng, các văn bản quy phạm pháp luật

của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh liên quan đến công tác ứng phó sự cố sập đổ công

trình, nhà cao tầng. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục tăng cường công

tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;

- Nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn

thiết kế xây dựng các công trình, nhà ở, chung cư nhằm nâng cao khả năng chịu

được động đất, gió, bão, lốc xoáy có cường độ cao, nhất là ở những khu vực

thường xuyên, trực tiếp chịu ảnh hưởng;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, các chủ đầu tư và

UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình

xây dựng, nhà cao tầng có nguy cơ xảy ra thảm họa sập đổ ảnh hưởng đến an

toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng;

- Tham mưu UBND tỉnh các kế hoạch:

+ Kế hoạch ứng phó thảm họa sập đổ công trình, nhà cao tầng;

+ Kế hoạch xây dựng công trình ngầm, nhà cao tầng ứng phó với các

thảm họa.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thống nhất quy định các

tần số trực canh, cấp cứu khẩn cấp, xây dựng Kế hoạch bảo đảm quyền ưu tiên

sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành trên các

lĩnh vực về phòng thủ dân sự;

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng

mạng thông tin liên lạc, thông báo, báo động giữa các đài quan sát, trạm quan

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

17

sát, trung tâm nghiên cứu với cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các cấp

theo quy định;

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền cho Nhân dân

nhận thức, cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống đối

lợi dụng thảm họa, sự cố để kích động chống phá;

- Triển khai các phương án bảo đảm an toàn, an ninh mạng, thông tin liên lạc

phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

tiến hành tuyên truyền, giáo dục về phòng thủ dân sự cho toàn dân theo quy định;

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch thông tin và truyền thông công tác

phòng ngừa và khi xảy ra các thảm họa.

12. Sở Công thương

- Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, khai thác điện nguyên tử, hóa chất độc hại, vật

liệu nổ công nghiệp để hạn chế nguy cơ xảy ra thảm họa trong lĩnh vực công nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn việc xử lý

các vụ nổ, sập hầm, lò ở các cơ sở sản xuất, khai thác điện nguyên tử, than, dầu

mỏ, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Kế hoạch dự trữ nguồn

năng lượng để duy trì các hoạt động quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và

phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

- Ổn định giá cả thị trường, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu cho Nhân dân

trong vùng xảy ra thảm họa và khi có chiến tranh;

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, hồ, đập thủy

điện và xả lũ; Kế hoạch ứng phó thảm họa tản phát hóa chất độc môi trường.

13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Sở Tài chính hướng dẫn chế độ, chính sách

đối với lực lượng phòng thủ dân sự khi huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ

phòng thủ dân sự;

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch thực hiện công tác chính sách ứng phó

với các thảm họa.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục cấp dưới triển khai các quy định của

pháp luật về phòng thủ dân sự vào nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cho công

chức, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, người học thuộc giáo dục phổ thông, giáo

dục đại học, giáo dục thường xuyên, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm;

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức đào tạo

nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.

15. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể khác

- Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, các Sở, ngành liên quan ban hành và trình

cấp có thẩm quyền các văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực

được phân công;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

18

lao động thuộc quyền quản lý về nội dung, biện pháp phòng thủ dân sự;

- Chỉ đạo rà soát lực lượng, phương tiện có khả năng và đủ điều kiện tham

gia ứng phó và thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng huy động tham

gia ứng phó thiên tai, thảm họa theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền;

- Theo chức năng nhiệm vụ được giao sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo

phân công, chỉ đạo của UBND tỉnh.

16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

- Ban hành các văn bản hướng dẫn về phòng thủ dân sự ở địa phương theo

thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng thủ

dân sự; nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự

trong phạm vi địa phương quản lý;

- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phòng thủ dân sự, Kế hoạch xây dựng thế

trận phòng thủ dân sự của địa phương và cấp dưới thuộc quyền quản lý; Kế

hoạch ứng phó với các thảm họa và triển khai thực hiện các Kế hoạch. Huy động

lực lượng, phương tiện, vật tư của địa phương, của các cơ quan, tổ chức, Trung

ương hoạt động tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo sự chỉ

đạo của cơ quan phòng thủ dân sự cấp trên;

- Chỉ đạo giáo dục, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức

người lao động, Nhân dân tham gia phòng thủ dân sự; nâng cao ý thức cảnh giác cho

các tầng lớp Nhân dân tại địa phương, đặc biệt là ở những vùng sâu, xa về nguy cơ

và cách phòng tránh thảm họa thiên tai để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho Nhân dân;

- Bố trí ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự và đầu tư trang thiết bị

phương tiện phòng thủ dân sự;

- Chỉ đạo tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyện và diễn tập về phòng

thủ dân sự cho các lực lượng thuộc quyền quản lý;

- Tổ chức các lực lượng thuộc quyền quản lý thực hiện các biện pháp

phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ Nhân dân khi có chiến tranh;

- Kiến nghị với các cơ quan phòng thủ dân sự cấp trên để huy động lực

lượng, phương tiện thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự trong trường hợp

vượt quá khả năng ứng phó của cấp mình;

- Thực hiện chế độ, chính sách bảo đảm cho công tác phòng thủ dân sự;

- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo

cáo, khen thưởng về phòng thủ dân sự ở địa phương;

- Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên về phòng thủ dân sự.

B. KHI XẢY RA THẢM HỌA

1. Ứng phó thảm họa cháy rừng

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nắm chắc tình hình, thông báo, báo động và báo cáo kịp thời;

- Chủ trì, tham mưu Ban Chỉ huy triển khai phương án ứng phó thảm họa

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

19

cháy rừng; triển khai cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng triển khai

phương án phòng chống tại chỗ;

- Tổng hợp tình hình thiệt hại, báo cáo UBND tỉnh, đề xuất phương án

khắc phục.

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Huy động lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên phối hợp với lực

lượng cơ động sử dụng các trang thiết bị tham gia phát đường băng cản lửa, tiếp

nước, bằng mọi biện pháp dập tắt đám cháy;

- Huy động lực lượng cơ động của tỉnh, sử dụng bộ đội, xe chữa cháy

nhanh chóng cơ động phối hợp với lực lượng tại chỗ dập tắt đám cháy;

- Hiệp đồng với các lực lượng, các đơn vị đứng chân trên địa bàn phối

hợp tham gia chữa cháy.

d) Công an tỉnh:

- Huy động lực lượng cơ động phối hợp tham gia chữa cháy, bảo vệ TTATXH;

- Dẫn đường cho lực lượng tiếp ứng vận chuyển máy móc, thiết bị chữa

cháy đến hiện trường.

e) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Huy động lực lượng cơ động phối

hợp tham gia chữa cháy.

f) Sở Giao thông vận tải: Huy động tối đa các phương tiện để phối hợp

tham gia chữa cháy.

g) Sở Y tế:

- Huy động tối đa các phương tiện, nhân lực để tổ chức cấp cứu, vận

chuyển và điều trị cho người bị nạn;

- Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc phối hợp trong việc chăm sóc sức khỏe

cho các lực lượng tham gia chữa cháy.

h) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng; tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác ứng phó;

- Chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,

thù địch trong phòng, chống dịch, nhất là những thông tin phản ánh không đúng

sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

i) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương,

đơn vị; khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống; điều

hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng

thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa

theo Kế hoạch;

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

20

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

2. Ứng phó thảm họa bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, lũ quét, lũ

ống, sạt lở đất và các sự cố khác do thiên nhiên gây ra

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình đê điều, đập dâng, hồ, đập,

cống tràn, kênh mương; công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội; công trình an

ninh, quốc phòng bảo đảm an toàn;

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Đánh giá thiệt hại đê kè, kênh mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm; diện

tích nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền bị thiệt hại. Lập báo cáo tổng hợp thiệt

hại sau thiên tai phạm vi toàn tỉnh và đề xuất Trung ương hỗ trợ khẩn cấp;

- Hướng dẫn khắc phục sa bồi thủy phá, tu sửa kênh mương, hàn khẩu đê

điều, khôi phục trạm bơm để phục vụ sản xuất; khử trùng chuồng trại không để

phát sinh dịch bệnh trong gia súc, gia cầm.

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng

ngập lũ, vùng sạt lở đến nơi trú, tránh an toàn;

- Chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn trên đất liền,

sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; chỉ huy lực lượng thường trực, xung

kích, dân quân tự vệ địa phương giúp Nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở

tạm, ổn định đời sống Nhân dân.

d) Công an tỉnh:

- Triển khai các lực lượng bảo vệ ANTT, bảo vệ an toàn các công trình,

mục tiêu trọng điểm về an ninh - quốc phòng, tài sản của Nhân dân, Nhà nước;

- Điều động lực lượng tham gia công tác Phòng chống tiên tai - Tìm kiếm

cứu nạn;

- Huy động lực lượng tiến hành công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong

các nhà bị sập, bị đất đá vùi lấp, bị lũ cuốn trôi,... chuyển dần tới nơi an toàn.

e) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Thông báo diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để tàu thuyền chủ động

phòng tránh; hướng dẫn tàu thuyền di chuyển thoát ra khỏi hoặc không đi vào

khu vực nguy hiểm;

- Kiểm đếm tàu thuyền ở các ngư trường; phối hợp kêu gọi di chuyển tàu

thuyền, phương tiện, vật nuôi thuỷ sản trên biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy

hiểm; hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tại các bến, kiểm đếm, sắp xếp bảo đảm an

toàn, không cho ngư dân ở lại trên tàu khi bão đổ bộ;

- Chủ trì phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển tìm kiếm

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

21

ngư dân bị mất tích, hỗ trợ cứu nạn tàu thuyền bị chìm; hỗ trợ ổn định cuộc sống

ngư dân.

f) Sở Công thương:

- Kiểm tra đánh giá, tổng hợp thiệt hại của các công trình đập thủy điện,

hướng dẫn bảo trì, nâng cấp hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm

vận hành an toàn công trình nhà máy thủy điện; hệ thống điện, thiết bị bảo đảm

cung cấp điện an toàn;

- Tham mưu việc cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho

người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.

g) Sở Giao thông vận tải:

- Đánh giá thiệt hại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, đường

thủy, bến cảng; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; đề xuất biện pháp triển khai tái

lập lại các tuyến giao thông sau sự cố;

- Phối hợp với các lực lượng chức năng điều tiết, hướng dẫn giao thông,

cắm biển cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh;

- Tổ chức khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng

(đường do địa phương quản lý hoặc được ủy thác quản lý); đồng thời phối hợp

với cơ quan quản lý đường bộ khu vực khắc phục đối với các tuyến quốc lộ do

Bộ Giao thông vận tải quản lý để bảo đảm giao thông bước 1.

h) Sở Xây dựng: Đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, công trình xây

dựng theo lĩnh vực quản lý, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

i) Sở Y tế:

- Triển khai công tác cấp cứu, tiếp nhận, điều trị người bị nạn; cung cấp

thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi

trường không để dịch bệnh bùng phát; triển khai các biện pháp để đảm bảo an

toàn cho các cơ sở y tế và bệnh nhân;

- Huy động đội ngũ y, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp

cứu, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng chịu ảnh hưởng;

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

tỉnh, Công an tỉnh trong công tác cấp cứu của các Đội cứu hộ, cứu nạn.

k) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Triển khai các biện pháp làm sạch môi trường, huy động lực lượng tham

gia ứng phó thảm họa;

- Kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo giám sát môi trường và đánh giá thiệt hại

môi trường và kinh tế.

l) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, thống kê thiệt hại về

người, nhà ở của Nhân dân. Nắm rõ số người chết, người mất tích, người bị

thương; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng nặng. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người

và nhà ở, đề xuất UBND tỉnh cứu trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, chú ý ưu

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

22

tiên gia đình chính sách và hộ nghèo;

- Phối hợp chính quyền địa phương rà soát hộ gia đình có nhà sập, hư hỏng

nặng để hỗ trợ xây cất lại; rà soát hộ thiếu đói để cấp phát lương thực cứu trợ.

m) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng; tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác ứng phó;

- Chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,

những thông tin phản ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

n) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp các Sở, ngành, địa phương

tham mưu triển khai phương án bảo vệ người, khách du lịch và các công trình

văn hóa.

p) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, đơn vị; triển

khai phương án sơ tán Nhân dân đến khu vực an toàn; bảo đảm trang bị, phương

tiện bảo vệ cá nhân, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt

thiết yếu cho người trong khu vực xảy ra thảm họa;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật

tư chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu

quả thảm họa theo kế hoạch;

- Tổ chức tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế và các vật

chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, kịp thời cứu trợ và bảo đảm đời sống,

sinh hoạt cho Nhân dân ở những vùng, khu vực bị chia cắt do thảm họa gây ra;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

3. Ứng phó thảm họa tràn dầu

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tham mưu Ban Chỉ huy phương án khắc phục thảm họa và đưa ra giải

pháp xử lý dầu ô nhiễm sau khi thu gom các chất thải lẫn dầu, chịu trách nhiệm

tìm nơi chứa tạm thời; tham mưu về kỹ thuật và biện pháp khắc phục hậu quả sự

cố tràn dầu;

- Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo giám sát môi trường và đánh giá thiệt hại môi

trường và kinh tế.

c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Huy động lực lượng, phương tiện

tham gia thực hiện công tác trục vớt dầu.

d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tổ chức các lực lượng tham gia ứng phó sự

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

23

cố tràn dầu; triển khai làm sạch đường bờ biển theo hướng dẫn kỹ thuật của cố

vấn về môi trường.

e) Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo ANTT,

thành lập hành lang an toàn trên bờ, sơ tán phương tiện và người dân không có

trách nhiệm ra khỏi khu vực sự cố.

f) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu về kỹ thuật trong quá trình Ứng phó sự cố tràn dầu (ƯPSCTD);

phối hợp, đôn đốc và chỉ đạo ƯPSCTD tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển;

- Chỉ đạo đội tàu đánh bắt ngoài khơi phát hiện vệt dầu và tham gia ứng

phó sự cố tràn dầu; chỉ đạo các cơ sở nuôi tôm đóng các nguồn lấy nước vào khu

nuôi trồng thủy sản.

g) Sở Giao thông vận tải: Huy động phương tiện vận chuyển theo yêu cầu.

h) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng;

- Chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,

những thông tin phản ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

i) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương,

đơn vị; khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật

tư chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu

quả thảm họa theo Kế hoạch.

4. Ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu công nghiệp, khu đô

thị, khu dân cư

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Công an tỉnh.

- Chủ trì, đề xuất Ban Chỉ huy triển khai phương án xử trí; huy động tối

đa lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn;

- Đảm bảo an ninh trật tự, không để các đối tượng, phần tử xấu lợi dụng

phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và Nhân dân; đảm bảo giao thông

thông suốt thạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ;

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Khi xảy ra tình huống cháy ở khu vực, địa bàn nào; tiến hành chỉ đạo cơ

quan, đơn vị có xảy ra cháy nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện tại

chỗ phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn, sơ tán vật

chất ra khỏi vùng nguy hiểm;

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

24

- Triển khai lực lượng cơ động phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy;

triển khai các biện pháp xử lý nguy cơ sập đổ công trình, xử lý chất độc (nếu có).

d) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp đảm bảo an ninh trật tự

khu vực xảy ra cháy; nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện phối hợp

các lực lượng tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn, sơ tán vật chất ra khỏi vùng

nguy hiểm.

e) Sở Giao thông vận tải: Khi nhận được lệnh, huy động các lực lượng trong

và ngoài ngành tham gia xử lý các sự cố và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện

nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy. Huy động các phương tiện (xe đang

chờ khách trong các bến xe, các xe taxi…) để đón, đưa lực lượng đến tham gia

chữa cháy, vận chuyển phương tiện, trang thiết bị chữa cháy và tài sản cứu được.

f) Sở Xây dựng: Khi nhận được lệnh điều động các chuyên viên kỹ thuật

đến xác định tình trạng của các cấu kiện xây dựng và cả công trình xây dựng

dưới tác động của nhiệt độ khi cháy để phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu

người, cứu tài sản hoặc khắc phục hậu quả vụ cháy. Phối hợp huy động xe, cần

cẩu, xe ủi, xe xúc của các đơn vị hoạt động về xây dựng để hỗ trợ cứu sập, cứu

người, chống cháy lan và chữa cháy theo yêu cầu của Ban Chỉ huy chữa cháy.

g) Sở Y tế: Khi nhận được lệnh, điều động xe cấp cứu của ngành và tổ

chức chữa trị kịp thời cho nạn nhân do cháy, nổ gây ra; chăm sóc, cứu chữa cho

nạn nhân, cán bộ chiến sĩ và các lực lượng tham gia giải quyết sự cố cháy, nổ.

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu

ADN trong trường hợp có các nạn nhân chưa xác định được danh tính, nhận

dạng do sự cố cháy nổ gây ra, bảo quản thi thể nạn nhân bị thiệt mạng theo đúng

quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân. Phối hợp với các đơn vị chức năng

vệ sinh, làm sạch môi trường ở nơi xảy ra cháy.

h) Sở Công thương: Phối hợp trong công tác xử lý các sự cố hóa chất,

nắm tình hình và đặc điểm các chất cháy nổ; đề xuất các biện pháp ngăn chặn

cháy lan, khống chế cháy một cách hiệu quả.

i) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Khi có yêu cầu của Ban chỉ huy chữa cháy ưu tiên và đảm bảo thông tin

thông suốt, đáp ứng yêu cầu liên lạc phục vụ công tác chỉ huy điều hành chữa

cháy. Chỉ đạo định hướng thông tin dư luận hiểu theo đúng bản chất về vụ việc;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

k) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương,

đơn vị; khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống; điều

hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng

thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa

theo kế hoạch;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng;

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

25

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

5. Ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi, đập thủy điện và xả lũ

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Chủ trì tham mưu phương án ứng phó thảm họa vỡ đê, đập, hồ thủy lợi:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình đê điều, đập dâng, hồ, đập,

cống tràn, kênh mương; công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội; công trình an

ninh, quốc phòng bảo đảm an toàn;

- Tổng hợp tình hình thiệt hại về nông lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản.

Đánh giá thiệt hại đê, kè, kênh, mương, hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm; diện

tích nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền bị thiệt hại. Lập báo cáo tổng hợp thiệt

hại sau thiên tai phạm vi toàn tỉnh và đề xuất Trung ương hỗ trợ khẩn cấp;

- Hướng dẫn khắc phục sa bồi thủy phá, tu sửa kênh mương, hàn khẩu đê

điều, khôi phục trạm bơm để phục vụ sản xuất; khử trùng chuồng trại không để

phát sinh dịch bệnh trong gia súc, gia cầm.

c) Chủ trì tham mưu phương án ứng phó thảm họa vỡ đập, hồ, đập thủy

điện và xả lũ: Sở Công thương.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, chủ đập thủy điện triển

khai các biện pháp phòng chống theo Kế hoạch ứng phó thảm họa vỡ đê, hồ, đập

thủy điện, xả lũ; phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;

phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp hồ chứa, thủy điện; phương án bảo

vệ đập, hồ chứa, thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Kiểm tra đánh giá, tổng hợp thiệt hại của các công trình đập thủy điện,

hướng dẫn bảo trì, nâng cấp hạng mục công trình đầu mối, các thiết bị bảo đảm

vận hành an toàn công trình nhà máy thủy điện;

- Tổ chức cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân

nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng.

d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Kịp thời huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ sơ tán người dân vùng

ngập lũ, vùng sạt lở đến nơi trú, tránh an toàn;

- Chủ trì phối hợp UBND cấp huyện, tìm kiếm người bị nạn trên đất liền,

sơ cấp cứu và đưa về cơ sở y tế điều trị; chỉ huy lực lượng thường trực, xung

kích, dân quân tự vệ địa phương giúp Nhân dân sửa chữa nhà cửa, làm nhà ở

tạm, ổn định đời sống Nhân dân.

e) Công an tỉnh:

- Triển khai các lực lượng bảo vệ ANTT, bảo vệ an toàn các công trình,

mục tiêu trọng điểm về an ninh - quốc phòng, tài sản của Nhân dân, Nhà nước,

ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng khi bão xảy ra để trộm cắp, cướp giật;

- Huy động lực lượng tiến hành công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong

các nhà bị sập, bị đất đá vùi lấp, bị lũ cuốn trôi,… chuyển dần tới nơi an toàn.

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

26

f) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Huy động lực lượng tiến hành

công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong các nhà bị sập, bị đất đá vùi lấp, bị lũ

cuốn trôi,... chuyển dần tới nơi an toàn.

g) Sở Giao thông vận tải:

- Đánh giá thiệt hại các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt, đường

thủy, bến cảng; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh;

- Phối hợp với các lực lượng chức năng điều tiết, hướng dẫn giao thông,

cắm biển cảnh báo để người dân chủ động phòng tránh;

- Tổ chức khắc phục đoạn đường bị sạt lở, các cầu, cống bị hư hỏng

(đường do địa phương quản lý hoặc được ủy thác quản lý); đồng thời phối hợp

với cơ quan quản lý đường bộ khu vực khắc phục đối với các tuyến quốc lộ do

Bộ Giao thông vận tải quản lý để bảo đảm giao thông bước 1.

h) Sở Xây dựng: Đánh giá thiệt hại các trụ sở cơ quan, công trình xây

dựng theo lĩnh vực quản lý; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

i) Sở Y tế:

- Triển khai công tác cấp cứu, tiếp nhận, điều trị người bị nạn; cung cấp

thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, khử trùng làm sạch nguồn nước, vệ sinh môi

trường không để dịch bệnh bùng phát; triển khai các biện pháp để đảm bảo an

toàn cho các cơ sở y tế và bệnh nhân;

- Huy động đội ngũ y sĩ, bác sĩ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để sơ cấp

cứu, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi sơ tán và vùng ảnh hưởng;

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

tỉnh, Công an tỉnh trong công tác cấp cứu của các Đội cứu hộ, cứu nạn.

k) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp UBND các huyện, thị

xã, thành phố kiểm tra, thống kê thiệt hại về người, nhà ở của Nhân dân. Nắm rõ

số người chết, người mất tích, người bị thương; số nhà sập đổ, nhà bị hư hỏng

nặng. Trên cơ sở đánh giá thiệt hại về người và nhà ở, đề xuất UBND tỉnh cứu

trợ khẩn cấp cho gia đình bị thiệt hại, chú ý ưu tiên gia đình chính sách và hộ

nghèo.

l) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng; tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác ứng phó;

- Chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,

thông tin phản ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

m) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, đơn vị; triển

khai phương án sơ tán Nhân dân đến khu vực an toàn; bảo đảm trang bị, phương

tiện bảo vệ cá nhân, lương thực thực phẩm, nước uống và các đồ dùng sinh hoạt

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

27

thiết yếu cho người dân trong khu vực xảy ra thảm họa;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng; điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật

tư chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu

quả thảm họa theo Kế hoạch;

- Tổ chức tiếp tế nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc y tế và các vật

chất cần thiết khác đến các khu vực bị nạn, kịp thời cứu trợ và bảo đảm đời sống,

sinh hoạt cho Nhân dân ở những vùng, khu vực bị chia cắt do thảm họa gây ra;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

6. Ứng phó thảm họa tán phát hóa chất độc môi trường

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Công thương.

- Giữ vai trò đầu mối trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin và báo cáo cho

Trưởng Ban Chỉ huy. Thiết lập hệ thống tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho việc đánh

giá phân tích hóa chất;

- Xử lý chuyên môn, nắm tình hình và đặc điểm các chất cháy nổ, phối

hợp với Công an PCCC&CHCN trong công tác xử lý các sự cố hóa chất;

- Phối hợp với doanh nghiệp điều tra nguyên nhân gây nên sự cố hóa chất,

đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quản lý, hướng dẫn công tác lưu giữ, bảo

quản hóa chất trên địa bàn. Trường hợp sự cố hóa chất gây ra chưa xác định

được nguyên nhân thì Sở Công thương trong quyền hạn và trách nhiệm của

mình, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố và bố

trí lưu giữ cho phù hợp.

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Nắm tình hình, chuẩn bị lực lượng, phương

tiện, trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố hóa chất.

d) Công an tỉnh:

- Phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp

thời khi xảy ra sự cố hóa chất. Quyết định các biện pháp chữa cháy ban đầu, sử

dụng mọi biện pháp để cứu người bị nạn, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy

lan. Đảm bảo an toàn cho con người, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại

về con người và của cải vật chất;

- Phối hợp nắm tình hình tại nơi xảy ra thảm họa, điều tra nguyên nhân

gây ra sự cố, tổ chức phân luồng giao thông, điều tiết các phương tiện đi ra khỏi

khu vực xảy ra vụ việc.

e) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Nắm tình hình, chuẩn bị lực lượng,

phương tiện, trang thiết bị thực hiện ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố hóa chất.

f) Sở Y tế:

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thuốc và lực lượng y, bác sĩ cứu chữa

người bị nạn. Phối hợp trong điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất;

- Tổ chức Trạm sơ cấp cứu ban đầu tại khu vực sự cố ngoài phạm vi vùng

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

28

cách ly ban đầu và vùng chịu ảnh hưởng cuối hướng gió;

- Tổ chức cấp cứu tất cả các nạn nhân, kiểm tra sức khỏe cho những người

được sơ tán khỏi vùng cách ly ban đầu, tiếp tục theo dõi những người có biểu hiện

nhiễm độc hóa chất hoặc chịu tác động khác đến sức khỏe do sự cố hóa chất;

- Phân loại nạn nhân và tổ chức vận chuyển bệnh nhân về các cơ sở y tế

để điều trị.

g) Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các

biện pháp để khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu, ngăn ngừa nạn ô

nhiễm nước ngầm và nước mặt do chất thải nguy hại sinh ra trong quá trình xảy

ra sự cố hóa chất.

h) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng; chỉ đạo tăng

cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, những thông tin phản

ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

i) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương, đơn

vị; khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống; điều hành,

chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng thuộc phạm

vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa theo Kế hoạch;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

7. Ứng phó thảm họa đường bộ, đường sắt và hàng không dân dụng

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Giao thông vận tải.

- Sau khi nhận được thông tin phải kịp thời báo cáo tình hình cho Ban

Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không, Cục

Hàng hải để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các lực lượng của tỉnh

thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn;

- Huy động, điều động phương tiện thuộc quyền quản lý tham gia phối

hợp thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông đến ngay hiện trường để phối

hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện điều tiết, phân

luồng giao thông; thông báo cho đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với các lực

lượng chức năng thực hiện phương án phân luồng giao thông từ xa để tránh ùn

tắc tại khu vực xảy ra tai nạn.

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

29

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Sau khi

nhận được thông tin sẵn sàng điều động phương tiện, lực lượng đến ngay hiện

trường khu vực xảy ra tai nạn để phối hợp bảo vệ vòng ngoài, hiện trường, đảm

bảo ANTT, đảm bảo giao thông, không cho người và phương tiện vào khu vực

cứu hộ, cứu nạn; điều động phương tiện, lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

d) Công an tỉnh:

- Sau khi nhận được thông tin phải điều động phương tiện, lực lượng đến

ngay hiện trường khu vực xảy ra tai nạn điều tiết, phân luồng giao thông, phong

tỏa hiện trường, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, điều tra nguyên nhân tai

nạn và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan;

- Huy động lực lượng tham gia phối hợp cứu hộ cứu nạn, sơ tán người

dân, cấp cứu người bị thương;

- Phối hợp điều tra nguyên nhân gây ra thảm họa, phát hiện, đấu tranh với

số đối tượng thù địch, khủng bố gây ra thảm họa (nếu có).

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trường hợp máy bay rơi trên

địa bàn vùng rừng núi hoặc vùng biển thuộc địa bàn tỉnh): Chỉ đạo lực lượng

Kiểm lâm, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng nơi khu vực xảy ra tai nạn xác định

tọa độ, địa hình khu vực máy bay rơi và phân công lực lượng dẫn đường cho các

lực lượng cứu hộ, cứu nạn đến hiện trường, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện

pháp phòng, chống cháy rừng; thông báo, huy động lực lượng Kiểm ngư, các tàu

thuyền đánh cá trong khu vực tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển theo yêu cầu

của cấp có thẩm quyền.

f) Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận (trường hợp máy bay rơi trên vùng biển

do Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận quản lý): Sau khi nhận được thông tin phải

báo cáo ngay cho Cục Hàng hải và thông báo, đề nghị Trung tâm Phối hợp tìm

kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực để phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm, cứu

nạn khi có yêu cầu của tỉnh.

g) Sở Y tế:

- Huy động tối đa các phương tiện, nhân lực để tổ chức cấp cứu, vận

chuyển và điều trị cho những người bị nạn; trường hợp cần thiết phải báo cáo Bộ

Y tế điều động phương tiện, nhân lực y tế của các tỉnh lân cận hoặc bệnh viện

tuyến trên hỗ trợ công tác cấp cứu;

- Phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc giám định mẫu ADN khi các

nạn nhân không rõ danh tính hoặc chưa được gia đình nhận dạng trước khi chôn

cất. Tổ chức phòng, chống dịch, xử lý vệ sinh môi trường.

h) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Văn phòng thường

trực Ban An toàn giao thông tỉnh và các địa phương tham mưu cho Trưởng Ban

An toàn giao thông tỉnh tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân hoặc gia đình nạn

nhân theo quy định.

i) Sở Thông tin và Truyền thông:

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

30

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về công tác ứng phó thảm họa của các lực lượng; chỉ đạo tăng

cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, những thông tin phản

ánh không đúng sự thật trên mạng xã hội;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

k) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Phát hiện kịp thời, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương,

đơn vị; khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống; điều

hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng

thuộc phạm vi quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa

theo Kế hoạch;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

8. Ứng phó thảm họa sinh học, dịch bệnh

a) Chỉ huy chung: Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh.

b) Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Y tế.

- Khẩn trương triển khai Kế hoạch ứng phó với các tình huống xảy ra;

- Thực hiện công tác thu dung, cách ly, điều trị, quản lý ca bệnh theo quy

định. Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế, kiểm

soát nhiễm khuẩn, xử lý môi trường và chất thải bệnh viện để phòng ngừa lây

nhiễm cho nhân viên y tế, người nhà và cộng đồng;

- Thực hiện công tác giám sát, cách ly, xử lý y tế theo quy định;

- Trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các đơn vị theo tình trạng đáp

ứng nhu cầu khẩn cấp phòng chống thảm họa.

c) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

- Chỉ đạo lực lượng vũ trang thuộc quyền quản lý phối hợp chặt chẽ với

các Sở, ngành, địa phương bảo đảm tốt công tác tiếp nhận, cách ly và bảo vệ an

toàn các cơ sở cách ly;

- Chỉ đạo Lực lượng 47 tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan

điểm sai trái, thù địch trên các trang, mạng về phòng, chống dịch.

d) Công an tỉnh:

- Phối hợp xác minh, quản lý người nước ngoài và công dân đi từ vùng

thảm họa sinh học, dịch bệnh về địa phương, thực hiện các biện pháp phòng, ngừa

theo quy định, nắm hộ, nắm người, đảm bảo ANTT tại khu vực xảy ra thảm họa;

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông phòng ngừa, xử lý các trường

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

31

hợp tung tin không đúng sự thật, gây hoang mang trong cộng đồng. Kiên quyết

xử lý nghiêm các đối tượng trốn, tránh kiểm dịch, rời khỏi nơi cách ly và khai

báo y tế không rõ ràng.

e) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ biên giới

biển, đảo; đặc biệt là huyện Phú Quý kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ra - vào

đảo Phú Quý để phòng, chống dịch;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị, y tế bảo đảm đủ điều kiện sẵn sàng bảo

đảm cho nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly khi có yêu cầu.

f) Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh, huy động, trưng

dụng (khi cần thiết) phương tiện vận tải đưa, đón người đến các khu vực cách ly

và hoàn thành thời gian cách ly ra bến xe, bến tàu, sân bay… về nơi cư trú.

g) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên trang

mạng xã hội về phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh và tại các khu vực cách ly;

chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

trong phòng, chống dịch, nhất là những thông tin phản ánh không đúng sự thật

trên mạng xã hội;

- Phối hợp với Công an tỉnh kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm những

trường hợp thông tin sai lệch và âm mưu xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước

của các thế lực phản động trong phòng, chống dịch;

- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông và truyền hình cáp triển khai đảm

bảo thông tin liên lạc trong công tác ứng phó.

h) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

- Thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy

PCTT&TKCN tỉnh, thông báo, báo động cho các cơ quan, địa phương, đơn vị;

khẩn trương triển khai phương án ứng phó, xử lý các tình huống; nhanh chóng phát

hiện, cách ly người bị nhiễm bệnh, dịch không để lây lan trong xã hội, cộng đồng;

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức các lực lượng ứng phó

theo hiệp đồng; tổ chức các cơ sở cách ly bảo đảm theo yêu cầu; điều hành, chỉ

huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng thuộc phạm vi

quản lý để xử lý các tình huống, khắc phục hậu quả thảm họa theo Kế hoạch;

- Tổng hợp tình hình xảy ra trên địa bàn, kịp thời báo cáo, đề xuất cho cơ

quan cấp trên theo quy định.

V. NỘI DUNG CHÍNH VỀ HIỆP ĐỒNG BẢO ĐẢM

1. Hiệp đồng

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …

32

- Giao cho Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự

tỉnh tổ chức hội nghị hiệp đồng lực lượng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng,

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tham gia ứng phó thiên tai, thảm họa trên địa bàn;

- Các Sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc trao đổi thông tin;

thông báo, báo động; huy động lực lượng, phương tiện;

- Khi xảy ra thiên tai, thảm họa tổ chức trực chỉ huy, trực ban 24/24.

2. Bảo đảm

- Thông báo, báo động: Sử dụng tín hiệu báo bão, hệ thống còi hụ và hệ

thống thông tin di động, cố định, đài truyền thanh các cấp;

- Cơ động: Các Sở, ngành, địa phương chủ động khảo sát đường cơ động,

bố trí phương tiện bảo đảm cho nhiệm vụ.

VI. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

- Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

- Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất điều hành các lực lượng, phương tiện

tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa;

- Ban Chỉ huy PTDS của tỉnh trực tiếp tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây

dựng phương án xử lý các tình huống;

- Chỉ huy trưởng cơ quan Quân sự thống nhất chỉ huy LLVT thuộc quyền

quản lý tham gia khắc phục hậu quả theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy PTDS;

- Thủ trưởng các cơ quan chỉ huy lực lượng thực hiện nhiệm vụ theo phân

công của Ban Thường trực PTDS;

- Khi xảy ra tình huống, Ban Chỉ huy PTDS thiết lập Sở Chỉ huy để điều

hành; vị trí (xác định trong các Kế hoạch ứng phó với tình huống thiên tai, thảm

họa cụ thể).

VII. CÁC MỐC THỜI GIAN CHÍNH

- Xây dựng hệ thống Kế hoạch các cấp: Xong trước 30/12/2020;

- Hiệp đồng lực lượng, phương tiện và công tác bảo đảm xong trong Quý I/2021;

- Từ ngày 01/01/2021 triển khai thực hiện các Kế hoạch;

- Hàng năm nếu có điều chỉnh hoàn thành trước tháng 3 hàng năm./.

Nơi nhận:

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Tư lệnh Quân khu 7;

- Văn phòng Chính phủ;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh;

- Các Cơ quan thuộc UBND tỉnh;

- Các huyện, thị xã, thành phố;

- Lưu: VT, NCKSTTHC, Thuận ( )

CHỦ TỊCH

Nguyễn Ngọc Hai