ỦY BAN NHÂN DÂNlaichau.gov.vn/upload/2000066/20200417/CV_758_da... · tham gia của các bên...

12
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Số: /UBND-KTN V/v thực hiện hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về hành động ứng phó với dịch Covid-19 đối với Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lai Châu, ngày tháng 4 năm 2020 Kính gửi: - Sở Nông nghiệp và PTNT; - Sở Y tế; - Sở Giáo dục và Đào tạo. Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 549/TCTL-NN ngày 09/4/2020 của Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB) về hành động ứng phó với dịch Covid-19 đối với Chương trình 21 tỉnh (Sao gửi kèm theo). Sau khi xem xét, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau: Giao các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, hướng dẫn các đơn vị tham gia Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” (đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị tư vấn thiết kế,…) thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới về hành động ứng phó với dịch Covid-19, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh. Căn cứ nội dung Công văn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - UBND tỉnh: U1; (B/c) - Văn phòng UBND tỉnh: V1, V3; - Lưu: VT, Kt6. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Trọng Hải

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂNlaichau.gov.vn/upload/2000066/20200417/CV_758_da... · tham gia của các bên...

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH LAI CHÂU

Số: /UBND-KTN

V/v thực hiện hướng dẫn của Ngân

hàng Thế giới về hành động ứng

phó với dịch Covid-19 đối với

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ

sinh và nước sạch nông thôn dựa

trên kết quả”

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Lai Châu, ngày tháng 4 năm 2020

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Sở Y tế;

- Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 549/TCTL-NN ngày

09/4/2020 của Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thực hiện

hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB) về hành động ứng phó với dịch

Covid-19 đối với Chương trình 21 tỉnh (Sao gửi kèm theo). Sau khi xem xét,

Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

Giao các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo nghiên

cứu, hướng dẫn các đơn vị tham gia Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và

nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” (đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát,

đơn vị tư vấn thiết kế,…) thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Ngân hàng

Thế giới về hành động ứng phó với dịch Covid-19, đảm bảo phù hợp với các

quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh.

Căn cứ nội dung Công văn này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu

Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: - Như trên;

- UBND tỉnh: U1; (B/c)

- Văn phòng UBND tỉnh: V1, V3;

- Lưu: VT, Kt6.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Hà Trọng Hải

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY LỢI

Số: /TCTL-NN

V/v thực hiện hướng dẫn của WB về hành

động ứng phó với dịch COVID-19 đối với

Chương trình 21 tỉnh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2020

Kính gửi:

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang,

Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai,

Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk

Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Cao Bằng, Bắc

Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện

Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang,

Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, và Bình Thuận;

- Ban Xây dựng năng lực và Thực hiện các dự án ODA ngành nước,

tỉnh Ninh Thuận;

- Kiểm toán nhà nước;

- Uỷ ban Dân tộc;

- Cục Quản lý môi trường y tế- Bộ Y tế;

- Vụ Giáo dục thể chất- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thanh Tra Bộ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để đảm bảo an

toàn về sức khỏe cho các đơn vị trong quá trình thực hiện dự án, Ngân hàng Thế

giới đã hướng dẫn thực hiện dự án có sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới trong

ứng phó với sự lan rộng của dịch bệnh. Tổng cục Thủy lợi gửi đến Quý Cơ quan

02 tài liệu để tham khảo, triển khai gồm: (1) Hành động ứng phó của nhóm

Ngân hàng Thế giới đối với dịch COVID-19, kế hoạch dự phòng tại các công

trường của dự án; và (2) Tài liệu kỹ thuật tham vấn cộng đồng và huy động sự

tham gia của các bên liên quan trong các dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ khi

có hạn chế về thực hiện các cuộc họp đông người (gửi kèm theo 02 tài liệu).

Tổng cục Thủy lợi gửi đến Quý Cơ quan biết, triển khai./.

Nơi nhận: - Như trên;

-TTr. Nguyễn Hoàng Hiệp (để b/c);

- TCT. Nguyễn Văn Tỉnh (để b/c);

- Ngân hàng Thế giới;

- Lưu VT, NN (10b).

Chuyên viên: Lê Thị Huyền

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Lương Văn Anh

Hành động ứng phó của Nhóm Ngân hàng Thế giới đối với dịch COVID-19

Kế hoạch dự phòng tại các công trường của dự án

Giới thiệu

Việc thực hiện các dự án xây lắp cần tập hợp lao động cùng với các đơn vị cung cấp, cũng như các đơn vị

chức năng và dịch vụ hỗ trợ, và có thể dẫn đến việc tập họp một số lượng lớn người tham gia. Các dự án

có thể có người lao động đến từ các thị trường lao động quốc tế, quốc gia, khu vực và/hoặc địa phương và

yêu cầu người lao động phải sống tại công trường, sống cùng người dân gần công trường và/hoặc trở về

nhà sau khi đi làm. Có thể có các đơn vị dịch vụ hỗ trợ thường xuyên đến và đi, như dịch vụ ăn uống và

vệ sinh, cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu, và phải tương tác với các nhà thầu phụ tham gia cung thực

hiện một số công việc trong công trình.

Khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm trong các dự án rất cao. Ngoài ra, các dự án có thể có một lượng lớn

người lao động bị ốm và sẽ cần xem xét điều trị cho họ như thế nào và liệu điều này có ảnh hưởng đến

hoạt động y tế tại địa phương hay không, đặc biệt khi các dự án ở vùng sâu vùng xa mà các cơ sở y tế địa

phương có thể dễ dàng bị quá tải. Sự hiện diện của người lao động nước ngoài, đặc biệt nếu họ đến từ các

quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao, cũng có thể gây căng thẳng xã hội giữa lao động nước ngoài và dân cư

địa phương.

Chuẩn bị ứng phó đối với dịch COVID-19

Ban quản lý dự án cần làm việc với nhóm công tác của Ngân hàng Thế giới (NHTG) để đảm bảo các dự

án đều đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa đầy đủ để chuẩn bị cho sự bùng phát của dịch COVID-

19. Tại mỗi dự án có người lao động tham gia, Ban quản lý dự án cần yêu cầu người quản lý cấp cao của

những lao động đó (ví dụ như giám đốc quản lý dự án của nhà thầu) cung cấp thông tin chi tiết về các

hoạt động chuẩn bị đang được triển khai trên công trường, và hỗ trợ các dự án trong những hoạt động

chuẩn bị này nếu cần thiết. Giám đốc quản lý dự án nên tham khảo ý kiến của các cán bộ y tế cũng như

các chuyên gia về sức khỏe và an toàn của mình khi chuẩn bị trên công trường, mặc dù Ban quản lý dự

án cũng có thể cần hỗ trợ, ví dụ như phối hợp các hoạt động ứng phó và/hoặc kết nối các công trường của

dự án với các chuyên gia y tế trung ương/địa phương.

Mỗi dự án nên tiến hành các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng và ngăn chặn sự lây lan của vi rút khi

người lao động di chuyển, đảm bảo công trường của dự án được chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi có dịch,

xây dựng và diễn tập các kế hoạch dự phòng để người lao động biết phải làm gì khi có dịch và việc điều

trị sẽ được thực hiện như thế nào. Các biện pháp chuẩn bị này cần được thông báo đến không chỉ người

lao động mà cả cộng đồng địa phương, để trấn an người dân địa phương rằng việc di chuyển của lao động

trong dự án được kiểm soát và đảm bảo giảm bớt sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử trong trường hợp bùng

phát dịch.

Tài liệu này hướng dẫn các hoạt động chuẩn bị và tổ chức công việc cần được xem xét. Trong hầu hết các

trường hợp, dự kiến sẽ có những thay đổi trong các điều khoản của hợp đồng thi công công trình hiện

hành. Trong một số trường hợp, có thể cần phải điều chỉnh bằng một phụ lục hợp đồng nếu các biện pháp

này làm chi phí tăng cao.

Vui lòng xem thêm thông tin về việc chuẩn bị công trường để ứng phó với dịch COVID-19 ở đây.

Di chuyển người lao động

Việc người lao động di chuyển có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch COVID-19 đến công trường và cộng

đồng địa phương.

Người lao động ở nước ngoài, quốc tế và tạm thời cần tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn trong nước liên

quan đến COVID-19 khi đi đến hoặc rời đi từ công trường.

Người lao động đến từ hoặc đi qua các quốc gia/khu vực có trường hợp bị nhiễm vi-rút (xem thông tin

hiện nay về những quốc gia báo cáo các ca nhiễm COVID19 ở đây):

Không nên quay lại nếu có các triệu chứng

Nên tự cách ly trong 14 ngày sau khi trở về

Tất cả những lao động đã đến công trường trong 14 ngày trước khi ban hành hướng dẫn này từ hoặc đi

qua một quốc gia có báo cáo các trường hợp nhiễm COVID-19 nên được chuyển ngay đến các cơ sở cách

ly để nhân viên y tế của công trường đánh giá. Những lao động này có thể được yêu cầu ở lại cách ly cho

đến khi họ không có triệu chứng trong 14 ngày.

Tự cách ly:

Đối với trường hợp tự cách ly, người lao động cần được cung cấp một phòng đơn thoáng khí (nghĩa là có

cửa sổ mở và cửa ra vào mở). Nếu không thể thu xếp cho mỗi người lao động một phòng đơn, cần có đủ

diện tích để duy trì khoảng cách ít nhất là 2m và một tấm màn để ngăn cách những người ở chung một

phòng. Nam giới và nữ giới không nên ở chung một phòng. Các cơ sở cách ly nên có phòng tắm riêng, và

cũng nên có phòng tắm riêng cho nam và nữ.

Người lao động bị cách ly nên hạn chế di chuyển trong những khu vực mà những người khác không bị

nhiễm bệnh cũng dùng chung), và nên tránh sử dụng các khu vực này khi những người khác không bị

nhiễm bệnh đang có mặt. Nếu người lao động bị cách ly cần sử dụng các không gian chung (như nhà

bếp/căng tin), nên sắp xếp để làm sạch trước và sau khi họ sử dụng các thiết bị. Số lượng nhân viên tham

gia chăm sóc những người bị cách ly, bao gồm cung cấp thức ăn và nước uống, nên được giữ ở mức tối

thiểu và những người này cần sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp.

Các khu vực cách ly phải được dọn sạch ít nhất mỗi ngày một lần và hàng ngày có cán bộ y tế đến thăm

người lao động ở khu vực cách ly. Nhân viên vệ sinh và cán bộ y tế nên mặc thiết bị bảo hộ cá nhân thích

hợp và đảm bảo vệ sinh khi đến thăm người lao động ở khu vực cách ly. Vui lòng xem thêm thông tin của

WHO về chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân nghi ngờ mắc vi-rút corona chủng mới (COVID-19) ở đây.

Không nên cho phép khách đến thăm cho đến khi người lao động không có dấu hiệu và triệu chứng trong

14 ngày.

Chuẩn bị trước khi bùng phát dịch

Nhân viên y tế tại các cơ sở cần được đào tạo và cập nhật theo hướng dẫn của WHO

(https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/technical-guidance) và các khuyến

nghị về những đặc điểm cụ thể của dịch COVID- 19. Các cơ sở nên dự trữ thiết bị và thuốc chữa bệnh

ngay tại công trình và đảm bảo có nguồn cung cấp đầy đủ cho bất kỳ phương pháp điều trị cần thiết nào,

bao gồm cả thuốc paracetamol/acetaminophen và ibrobufen.

Cần đảm bảo các cơ sở y tế có đủ dự trữ và được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân y tế, tối thiểu

phải gồm:

Quần áo bảo hộ

Khẩu trang y tế và một số mặt nạ phòng độc (N95 hoặc FFP2)

Găng tay

Bảo vệ mắt (kính bảo hộ hoặc màn che mặt)

Nhân viên vệ sinh cũng cần được cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân và chất khử trùng. Thiết bị bảo hộ cá

nhân tối thiểu được sử dụng khi vệ sinh các khu vực đã hoặc đang nghi ngờ bị nhiễm COVID-19 bao

gồm:

Quần áo bảo hộ

Khẩu trang y tế

Găng tay

Bảo vệ mắt (kính bảo hộ hoặc màn che mặt)

Giày cổ cao hoặc giày lao động kín

Nhân viên vệ sinh cần được cán bộ y tế đào tạo về cách mặc và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân một cách

an toàn, trong điều kiện vệ sinh cần thiết (bao gồm cả rửa tay bằng xà phòng) trước, trong và sau khi làm

vệ sinh, và khi kiểm soát chất thải (bao gồm cả thiết bị bảo hộ cá nhân và vật liệu làm sạch đã sử dụng).

Cán bộ y tế/quản lý nên triển khai các chiến dịch nâng cao nhận thức, đào tạo và dán các áp phích, biển

báo và thông báo hướng dẫn phù hợp tại công trường để hướng dẫn cho người lao động về cách giảm

thiểu sự lây lan của bệnh, bao gồm:

tự cách ly nếu họ cảm thấy bị bệnh hoặc nghĩ rằng họ có thể đã tiếp xúc với vi-rút và cảnh báo

cho cán bộ y tế;

thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch - nhiều lần trong ngày;

cách tránh lây lan bệnh khi ho/hắt hơi (ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay hay khăn giấy, sau đó vứt

bỏ ngay lập tức) và không được khạc nhổ;

đứng cách xa đồng nghiệp ít nhất 2m trở lên;

Cần bố trí những điểm rửa tay tại các vị trí quan trọng trên khắp công trường, bao gồm cả cổng vào/ra

công trường, tại nơi có nhà vệ sinh, căng tin/nơi ăn uống, hoặc chỗ ngủ, nơi đổ rác, tại các cửa hàng và

cơ sở của xã. Mỗi công trường nên có một nguồn cung cấp nước sạch, dung dịch xà phòng và khăn giấy

(để làm khô tay), và thùng đựng rác (đựng khăn giấy đã qua sử dụng) thường xuyên được đổ và đưa đến

cơ sở xử lý chất thải được phê duyệt (không nên chỉ đổ ra bãi rác).

Trường hợp không thể bố trí điểm rửa tay (ví dụ tại các công trường ở vùng sâu vùng xa), nên thu xếp

rửa tay bằng cồn.

Nên tăng cường hoạt động vệ sinh, bao gồm làm sạch thường xuyên và kỹ bằng các chất khử trùng tại

các cơ sở phục vụ ăn uống/căng tin/chỗ bán thức ăn và đồ uống, nhà vệ sinh/phòng tắm, khu vực chung,

bao gồm tay nắm cửa, sàn nhà và tất cả các bề mặt được chạm thường xuyên (đảm bảo nhân viên vệ sinh

mặc thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ khi vệ sinh phòng tư vấn và phương tiện được sử dụng để điều trị

bệnh nhân nhiễm bệnh). Chỗ ở của người lao động mà đáp ứng đủ hoặc vượt các yêu cầu về chỗ ở cho

người lao động của IFC/EBRD (ví dụ như loại sàn, số lượng (xấp xỉ) người lao động, số lượng “giường

có đệm ấm”, nước uống, nơi giặt giũ, phòng tắm,…) phải ở trong tình trạng tốt để giữ sạch sẽ và vệ sinh,

và cần dọn sạch nhằm giảm thiểu lây nhiễm.

Nên xem xét và thay đổi các phương pháp làm việc khi cần để giảm nhu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ cá

nhân, trong trường hợp nguồn cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân trở nên khan hiếm hoặc khó tiếp cận. Ví

dụ, hệ thống tưới nước tại máy nghiền và bãi vật liệu phải hoạt động tốt, xe tải được che chắn, tăng cường

phun nước tại công trường và giảm giới hạn tốc độ trên đường vận chuyển để giảm nhu cầu về mặt nạ

chống bụi (N95).

Kế hoạch dự phòng trong trường hợp bùng phát dịch

Kế hoạch dự phòng được xây dựng tại mỗi công trường nên đưa ra các quy trình sẽ được áp dụng trong

trường hợp dịch COVID-19 lan đến nơi đó. Cần xây dựng kế hoạch dự phòng sau khi tham vấn các cơ sở

y tế trung ương và địa phương, để đảm bảo có các hình thức tổ chức hoạt động hiệu quả nhằm ngăn chặn,

chăm sóc và điều trị người lao động bị nhiễm COVID-19. Kế hoạch dự phòng cũng nên xem xét cách ứng

phó nếu có một số lượng lớn người lao động bị bệnh, khi đó có thể sẽ hạn chế ra vào công trường để tránh

lây lan.

Các phương án dự phòng cần được xây dựng và phổ biến cho người lao động bao gồm:

Quy trình cách ly và xét nghiệm cho người lao động (và những người mà họ đã tiếp xúc) có

biểu hiện triệu chứng;

Chăm sóc và điều trị cho người lao động, bao gồm cả việc chăm sóc và điều trị này sẽ được

cung cấp ở đâu và như thế nào;

Nhận đủ nguồn cung cấp nước sạch, thực phẩm, vật tư y tế và thiết bị làm sạch trong trường

hợp bùng phát dịch bệnh tại công trường, đặc biệt khi việc ra vào công trường hoặc vận

chuyển vật tư bị hạn chế.

Kế hoạch cần vạch ra những hành động cụ thể nếu ai đó có thể bị nhiễm bệnh COVID-19 tại công trường,

bao gồm:

Nêu cách sắp xếp để đưa người đó vào một phòng hoặc khu vực nơi họ sẽ bị cách ly với

những người khác tại công trường, hạn chế số người tiếp xúc với người đó và liên hệ với cơ

quan y tế địa phương;

Xem xét cách xác định những người có rủi ro cao (ví dụ do có sẵn bệnh lý nền như bệnh tiểu

đường, bệnh tim và phổi, hoặc do tuổi cao), và hỗ trợ họ, mà không gây sự kỳ thị và phân biệt

đối xử tại công trường; và

Xem xét phương án dự phòng và tổ chức hoạt động liên tục nếu dịch bùng phát trong khu dân

cư lân cận.

Kế hoạch dự phòng nên xem xét các sắp xếp để lưu trữ và loại bỏ chất thải y tế, mà có thể tăng về khối

lượng và vẫn còn khả năng lây nhiễm trong vài ngày (tùy thuộc vào vật liệu). Cần thảo luận và thống nhất

về sự hỗ trợ mà cán bộ y tế tại công trường có thể cần, cũng như sắp xếp vận chuyển (không gây nguy cơ

lây nhiễm chéo) những người lao động bị bệnh đến các cơ sở chăm sóc đặc biệt hoặc đến điều trị tại

những cơ sở y tế quốc gia.

Các kế hoạch dự phòng cũng nên xem xét làm thế nào để duy trì sự an toàn của người lao động và cộng

đồng tại công trường trong trường hợp công trình bị đình chỉ hoặc dịch bệnh ảnh hưởng đến một lượng

lớn người lao động tại bất kỳ thời điểm nào. Điều quan trọng là các biện pháp an toàn tại công trường

được một chuyên gia về an toàn xem xét và được thực hiện trước khi công trường bị đình chỉ.

Khi lập kế hoạch dự phòng, các dự án nên trao đổi với những dự án/nhóm lao động khác trong khu vực,

để phối hợp ứng phó và chia sẻ kiến thức. Điều quan trọng là các đơn vị y tế địa phương phải tham gia

trong quá trình phối hợp này, để giảm thiểu những thay đổi đối với các cơ sở tại địa phương bị quá tải khi

dịch bệnh bùng phát và không thể phục vụ cộng đồng.

Phổ biến kế hoạch

Để giảm nguy cơ kỳ thị hoặc phân biệt đối xử và đảm bảo nêu rõ vai trò và trách nhiệm của các cá nhân,

các biện pháp chuẩn bị và kế hoạch dự phòng cần được phổ biến rộng rãi. Người lao động, nhà thầu phụ,

nhà cung cấp, cộng đồng lân cận, các dự án/nhóm lao động gần đó và cơ quan y tế địa phương phải được

biết về công tác chuẩn bị đã được thực hiện.

Khi phổ biến đến người lao động, cần nêu rõ vai trò và trách nhiệm của họ và nhấn mạnh tầm quan trọng

đối với đồng nghiệp, cộng đồng địa phương và gia đình của họ để người lao động tuân theo kế hoạch.

Người lao động có thể cần được trấn an rằng họ sẽ không bị trả thù hay phân biệt đối xử nếu họ tự cách ly

do cảm thấy bị bệnh, và cũng cần được biết về các thỏa thuận bồi thường hoặc bảo hiểm hiện có.

Vui lòng xem thêm hướng dẫn về ngăn ngừa sự kỳ thị xã hội do COVID-19 gây ra tại đây.

Tài liệu kỹ thuật: Tham vấn cộng đồng và huy động sự tham gia của các bên liên quan

trong các dự án do NHTG hỗ trợ khi có hạn chế về thực hiện các cuộc họp đông người

Với sự bùng phát và lây lan của dịch COVID-19, mọi người đã được khuyên, hoặc phải tuân thủ

quy định của chính phủ hoặc chính quyền địa phương, về thực hiện cách ly xã hội và đặc biệt là

tránh các cuộc tụ họp đông người để ngăn ngừa và giảm nguy cơ lây lan vi-rút. Các quốc gia đã

thực hiện những biện pháp hạn chế khác nhau, một số áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với

các cuộc tụ họp đông người, các cuộc họp nhóm và việc di chuyển của người dân, còn một số

nước khác khuyên không nên tham gia các sự kiện nhóm đông người. Đồng thời, công chúng

ngày càng nhận thức và quan tâm đến các rủi ro lây lan dịch bệnh, đặc biệt thông qua tương tác

xã hội tại các cuộc tụ họp lớn.

Những hạn chế này có tác động đến các dự án do Ngân hàng Thế giới (NHTG) hỗ trợ. Cụ thể là

ảnh hưởng đến các yêu cầu của NHTG về tham vấn cộng đồng và huy động sự tham gia của các

bên liên quan trong cả quá trình thực hiện và chuẩn bị dự án. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã

ban hành hướng dẫn kỹ thuật về ứng phó đối với dịch COVID-19, bao gồm: (i) Hướng dẫn kế

hoạch hành động truyền thông về rủi ro và huy động sự tham gia của cộng đồng (RCCE) để

chuẩn bị và ứng phó; (ii) Sẵn sàng và ứng phó trong truyền thông về rủi ro và huy động sự tham

gia của cộng đồng (RCCE); (iii) Gói truyền thông về rủi ro do dịch COVID-19 cho các cơ sở y

tế; (iv) Chuẩn bị nơi làm việc để sẵn sàng ứng phó đối với dịch COVID-19; và (v) Hướng dẫn

ngăn ngừa và xử lý sự kỳ thị xã hội liên quan đến dịch COVID-19. Tất cả các tài liệu này đều

được đăng tải trên trang web của WHO trên trang internet sau:

https://www.who.int/emergencies/disease/nigs-coronavirus-2019/technical-guidance.

Tài liệu này đưa ra đề xuất để tư vấn cho các Ban Quản lý Dự án (BQLDA) và tư vấn về việc

quản lý tham vấn cộng đồng và huy động sự tham gia của các bên liên quan trong những dự án

của mình, trên cơ sở công nhận là tình hình dịch bệnh đang thay đổi rất nhanh và cần quan tâm

đặc biệt đến các yêu cầu trong nước và những hướng dẫn cập nhật do WHO ban hành. Điều quan

trọng là các cách khác để quản lý tham vấn cộng đồng và huy động sự tham gia của các bên liên

quan phải phù hợp với luật pháp và chính sách hiện hành tại địa phương, đặc biệt là những

phương pháp liên quan đến các phương tiện truyền thông và phổ biến thông tin. Các đề xuất

được nêu dưới đây phải được xác nhận là phù hợp với những quy định pháp luật hiện hành được

áp dụng cho dự án.

Dự án đầu tư đang triển khai. Tất cả các dự án đang triển khai đều có thể có các hoạt động

tham vấn cộng đồng và huy động sự tham gia của các bên liên quan đã được lên kế hoạch và cam

kết thực hiện trong thiết kế dự án. Các hoạt động này có thể được nêu trong nhiều tài liệu dự án

và sẽ liên quan đến nhiều bên liên quan. Cách thường được lên kế hoạch để huy động sự tham

gia như vậy là các buổi họp công cộng, các cuộc họp cộng đồng, thảo luận nhóm tập trung, khảo

sát thực địa và phỏng vấn cá nhân. Với mối quan tâm ngày càng tăng về nguy cơ lây lan vi-rút,

cần nhanh chóng điều chỉnh cách tiếp cận và phương pháp để tiếp tục tham vấn và huy động sự

tham gia của các bên liên quan. Sau khi xem xét sự cần thiết phải xác nhận tuân thủ các yêu cầu

theo quy định pháp luật quốc gia, tài liệu này đưa ra một số gợi ý để các nhóm công tác cân nhắc

khi tư vấn cho khách hàng của mình:

Ban quản lý dự án với sự hỗ trợ của nhóm công tác sẽ rà soát lại dự án của mình nhằm:

Xác định và xem xét các hoạt động trong kế hoạch của dự án cần có sự tham gia của các

bên liên quan và tham vấn cộng đồng.

Đánh giá mức độ huy động sự tham gia trực tiếp được đề xuất với các bên liên quan, bao

gồm địa điểm và quy mô của các cuộc tụ họp được đề xuất, tần suất tham gia, các nhóm

bên liên quan khác nhau (quốc tế, trung ương, địa phương), v.v…

Đánh giá mức độ rủi ro của việc lây lan vi-rút trong các buổi tham gia này và mức độ của

các biện pháp hạn chế đang có hiệu lực trong nước/khu vực dự án sẽ ảnh hưởng đến

những buổi tham gia này.

Xác định các hoạt động của dự án mà hoạt động tham vấn/tham gia có ý nghĩa quan trọng

và không thể hoãn lại mà không gây tác động lớn đến các mốc thời gian chính của dự án.

Ví dụ, lựa chọn các phương án tái định cư cho những người bị ảnh hưởng trong quá trình

thực hiện dự án. Đối với từng hoạt động cụ thể, cần xem xét các phương tiện khả thi để

có được ý kiến cần thiết từ các bên liên quan (xem thêm phần bên dưới).

Đánh giá trình độ và hạ tầng CNTT của các nhóm bên liên quan chính, để xác định loại

kênh liên lạc có thể được sử dụng hiệu quả trong bối cảnh dự án.

Dựa trên những thông tin trên, Ban quản lý dự án cần thảo luận và thống nhất với nhóm công tác

của NHTG các về các kênh liên lạc cụ thể nên được sử dụng khi tiến hành các hoạt động tham

vấn và huy động sự tham gia của các bên liên quan. Sau đây là một số cân nhắc khi lựa chọn các

kênh liên lạc trong bối cảnh tình hình COVID-19 hiện nay:

Tránh các cuộc tụ họp đông người (có tính đến những biện pháp hạn chế trong nước),

bao gồm các cuộc họp đông người, hội thảo và các buổi họp cộng đồng;

Nếu được phép tổ chức các cuộc họp nhỏ hơn, hãy tiến hành tham vấn trong các phiên

họp nhóm nhỏ, chẳng hạn như họp nhóm tập trung. Nếu không được phép, hãy triển khai

mọi hành động hợp lý để tiến hành các cuộc họp thông qua các kênh trực tuyến, bao gồm

họp qua webex, zoom và skype;

Đa dạng hóa phương tiện truyền thông và phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện

truyền thông xã hội và các kênh trực tuyến. Nếu có thể và phù hợp, hãy tạo các nền tảng

và nhóm trò chuyện trực tuyến chuyên dụng phù hợp với mục đích, dựa trên loại và danh

mục của các bên liên quan;

Sử dụng các kênh truyền thông truyền thống (TV, báo, đài, đường dây điện thoại chuyên

dụng và thư) khi các bên liên quan không tiếp cận được đến các kênh trực tuyến hoặc

không sử dụng chúng thường xuyên. Các kênh truyền thống cũng có thể có hiệu quả cao

trong việc truyền đạt thông tin liên quan đến các bên liên quan và cho phép họ đưa ra ý

kiến phản hồi và đề xuất;

Khi cần sự tham gia trực tiếp của người bị ảnh hưởng bởi dự án hoặc người thụ hưởng,

ví dụ như khi xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư hoặc Kế hoạch phát triển dân tộc

thiểu số, hãy xác định các kênh để liên lạc trực tiếp với từng hộ gia đình bị ảnh hưởng

bằng các phương tiện phù hợp với bối cảnh như email, thư, nền tảng trực tuyến, đường

dây điện thoại chuyên dụng có nhân viên trực tổng đài am hiểu;

Mỗi kênh được đề xuất để huy động sự tham gia cần nêu rõ cách thức để các bên liên

quan có thể cho ý kiến góp ý và đề xuất;

Có thể triển khai một cách tiếp cận phù hợp khi huy động sự tham gia của các bên liên

quan trong hầu hết các bối cảnh và tình huống. Tuy nhiên, trong trường hợp không có

phương tiện liên lạc nào nêu ở trên được coi là phù hợp để thực hiện hoạt động tham vấn

cần thiết với các bên liên quan, nhóm công tác nên thảo luận với Ban quản lý dự án về

việc liệu hoạt động này trong dự án có thể được dời lại vào thời gian sau hay không, khi

có thể thực hiện tham vấn có ý nghĩa với các bên liên quan. Trong trường hợp không thể

hoãn hoạt động đó (chẳng hạn như khi đang thực hiện tái định cư) hoặc thời gian hoãn có

thể kéo dài hơn một vài tuần, BQLDA cần tham khảo ý kiến của NHTG để được tư vấn

và hướng dẫn.

Dự án đầu tư đang trong quá trình chuẩn bị. Khi các dự án đang được chuẩn bị và sự tham

gia của các bên liên quan sắp bắt đầu hoặc đang diễn ra, chẳng hạn như trong quá trình lập kế

hoạch môi trường và xã hội của dự án, các hoạt động tham vấn và huy động sự tham gia của các

bên liên quan không nên được hoãn lại, mà được thiết kế để phù hợp với mục đích nhằm đảm

bảo tham vấn hiệu quả và có ý nghĩa để đáp ứng yêu cầu của dự án và các bên liên quan. Phần

dưới đây đưa ra một số gợi ý để tư vấn cho khách hàng về huy động sự tham gia của các bên liên

quan trong những tình huống như vậy. Những đề xuất này tùy thuộc vào tình hình dịch virus

corona ở trong nước và các biện pháp hạn chế do chính phủ quy định. Nhóm công tác và Ban

quản lý dự án nên:

Xem xét tình hình lây lan COVID-19 của quốc gia trong khu vực dự án và những biện

pháp hạn chế của chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của vi-rút;

Xem xét dự thảo Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP, nếu đã có)

hoặc các sắp xếp để huy động sự tham gia của các bên liên quan đã được thống nhất

khác, đặc biệt là cách tiếp cận, phương pháp và hình thức tham gia được đề xuất và đánh

giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến lây lan vi-rút khi tiến hành huy động sự tham gia;

Hãy chắc chắn rằng tất cả các thành viên trong nhóm công tác và Ban quản lý dự án đều

nắm rõ và bày tỏ những hiểu biết của mình về hành vi xã hội và thực hành vệ sinh tốt, và

các sự kiện huy động sự tham gia phải tiến hành trước với quy trình thủ tục nêu rõ những

hành vi vệ sinh đó.

Tránh những cuộc tụ họp đông người (có tính đến những biện pháp hạn chế của quốc

gia), bao gồm các cuộc họp công cộng, hội thảo và các buổi họp cộng đồng, và giảm

thiểu sự tương tác trực tiếp giữa các cơ quan dự án và người thụ hưởng/người bị ảnh

hưởng;

Nếu được phép tổ chức các cuộc họp nhỏ hơn, hãy tiến hành tham vấn trong các phiên

họp nhóm nhỏ, chẳng hạn như họp nhóm tập trung. Nếu không được phép, hãy triển khai

mọi hành động hợp lý để tiến hành các cuộc họp thông qua các kênh trực tuyến, bao gồm

họp qua webex, zoom và skype.

Đa dạng hóa phương tiện truyền thông và phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện

truyền thông xã hội và các kênh trực tuyến. Nếu có thể và phù hợp, hãy tạo các nền tảng

và nhóm trò chuyện trực tuyến chuyên dụng phù hợp với mục đích, dựa trên loại và danh

mục của các bên liên quan.

Sử dụng các kênh truyền thông truyền thống (TV, báo, đài, đường dây điện thoại chuyên

dụng và thư) khi các bên liên quan không tiếp cận được đến các kênh trực tuyến hoặc

không sử dụng chúng thường xuyên. Các kênh truyền thống cũng có thể có hiệu quả cao

trong việc truyền đạt thông tin liên quan đến các bên liên quan và cho phép họ đưa ra ý

kiến phản hồi và đề xuất.

Sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến để thiết kế các hội thảo ảo trong những tình

huống cần thực hiện các cuộc họp và hội thảo lớn, do dự án mới trong giai đoạn chuẩn

bị. Webex, Skype, và họp trực tuyến qua điện thoại khi năng lực CNTT không cao, có

thể là các công cụ hiệu quả để thiết kế các hội thảo ảo. Định dạng của các hội thảo như

vậy có thể bao gồm các bước sau:

o Người tham gia đăng ký ảo: Người tham gia có thể đăng ký trực tuyến thông qua

một nền tảng chuyên dụng.

o Phát tài liệu hội thảo cho người tham gia, bao gồm chương trình, tài liệu dự án, bài

thuyết trình, bảng câu hỏi và chủ đề thảo luận: Những tài liệu này có thể được phát

trực tuyến cho người tham gia.

o Xem xét những tài liệu đã được phát: Người tham gia được dành một khoảng thời

gian dự kiến cho việc này, trước khi lên lịch thảo luận về những thông tin được cung

cấp.

o Thảo luận, thu thập và chia sẻ ý kiến góp ý:

Người tham gia có thể được phân nhóm vào nhóm hoặc bàn “ảo” theo chủ đề với

điều kiện họ đồng ý với điều này.

Có thể tổ chức thảo luận theo nhóm hoặc bàn thông qua các phương tiện truyền

thông xã hội, chẳng hạn như webex, skype hoặc zoom, hoặc gửi ý kiến góp ý

trên bản mềm của bảng câu hỏi hoặc mẫu cho ý kiến có thể được gửi lại qua

email.

o Kết luận và tóm tắt: Chủ tịch của hội thảo sẽ tóm tắt nội dung thảo luận trong cuộc

hội thảo ảo, đưa ra kết luận và chia sẻ qua mạng với tất cả những người tham gia.

Trong trường hợp khó thực hiện tương tác trực tuyến, có thể phổ biến thông tin qua các

nhóm trên nền tảng kỹ thuật số (nếu có) như Facebook, Twitter, WhatsApp, liên kết

web/trang web của dự án, và phương tiện truyền thông truyền thống (TV, báo, đài, gọi

điện thoại và thư với nội dung mô tả rõ ràng về các cơ chế cung cấp ý kiến góp ý qua thư

và/hoặc đường dây điện thoại chuyên dụng. Tất cả các kênh liên lạc cần xác định rõ cách

thức để các bên liên quan có thể cung cấp ý kiến góp ý và đề xuất của họ.

Huy động sự tham gia với các bên liên quan trực tiếp trong các cuộc điều tra hộ gia

đình: Có thể có các hoạt động lập kế hoạch yêu cầu sự tham gia của các bên liên quan

trực tiếp, đặc biệt là trên thực địa. Ví dụ như lập kế hoạch tái định cư, trong đó cần tiến

hành khảo sát để xác định tình trạng kinh tế-xã hội của những người bị ảnh hưởng, kiểm

kê tài sản bị ảnh hưởng của họ và tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận liên quan đến lập

kế hoạch di dời và sinh kế. Các hoạt động khảo sát như vậy đòi hỏi sự tham gia tích cực

của các bên liên quan tại địa phương, đặc biệt là những cộng đồng có khả năng bị ảnh

hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, có thể có các tình huống liên quan đến cộng đồng dân tộc

thiểu số hoặc các cộng đồng khác mà không tiếp cận được đến nền tảng hoặc phương tiện

truyền thông kỹ thuật số, các nhóm công tác nên xây dựng các phương pháp huy động sự

tham gia của các bên liên quan được thiết kế đặc biệt sao cho phù hợp với bối cảnh cụ

thể.

Trong những tình huống không thể tiến hành hoạt động tham vấn có ý nghĩa rất quan

trọng đối với việc tiến hành một hoạt động dự án cụ thể mặc dù đã thực hiện mọi giải

pháp hợp lý, BQLDA nên thảo luận với NHTG xem có thể hoãn lại các hoạt động dự án

được đề xuất sau vài tuần vì nguy cơ lây lan virus hay không. Điều này sẽ phụ thuộc vào

tình hình COVID-19 ở trong nước và các yêu cầu chính sách của chính phủ để ngăn chặn

vi-rút lây lan. Trong trường hợp không thể hoãn hoạt động đó (chẳng hạn như khi đang

thực hiện tái định cư) hoặc thời gian hoãn có thể kéo dài hơn một vài tuần, BQLDA nên

tham khảo ý kiến của NHTG để được tư vấn và hướng dẫn.