Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

6
46 Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có biện pháp phòng chống thì mỗi năm hàng trăm tấn đất và dinh dưỡng sẽ bị mất và chỉ sau vài năm đất trở nên thoái hóa không còn khả năng canh tác. Vì vậy khi canh tác trên đất dốc nhất thiết phải áp dụng các biện pháp chống xói mòn. Từ năm 1990 Bộ môn Khoa học Đất đã tập trung nghiên cứu và với thực tiễn của khu vực miền núi phía Bắc đã đưa ra các biện pháp chống xói mòn có hiệu quả. Các biện pháp chống xói mòn đã được xây dựng thành hàng ngàn mô hình ở nhiều tỉnh miền núi, góp phần chặn đứng thoái hóa đất và duy trì sản xuất bền vững trên đất dốc. Tạo hàng rào cây xanh theo đường đồng mức để giảm tốc độ dòng chảy nên giảm được lượng đất trôi 50 - 60% so với đối chứng. Năng suất cây trồng tăng 15 - 25%. + SALT I. Là kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc đơn giản: Bao gồm các băng cây xanh và cây nông nghiệp cộng cây lâm nghiệp (60 % là cây nông nghiệp). + SALT II. Như SALT I nhưng đưa thêm hợp phần kỹ thuật chăn nuôi vào mô hình và dành 20 % diện tích trồng cây thức ăn gia súc. + SALT III như SALT I nhưng tỷ lệ cây lâm nghiệp chiếm 60 % (gọi là mô hình lâm nông kết hợp bền vững). Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày là biện pháp hữu hiệu nhất cho canh tác bền vững trên đất dốc.

Transcript of Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

Page 1: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

46

Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có biện pháp phòng chống thì mỗi năm hàng trăm tấn đất và dinh dưỡng sẽ bị mất và chỉ sau vài năm đất trở nên thoái hóa không còn khả năng canh tác. Vì vậy khi canh tác trên đất dốc nhất thiết phải áp dụng các biện pháp chống xói mòn.

Từ năm 1990 Bộ môn Khoa học Đất đã tập trung nghiên cứu và với thực tiễn của khu vực miền núi phía Bắc đã đưa ra các biện pháp chống xói mòn có hiệu quả. Các biện pháp chống xói mòn đã được xây dựng thành hàng ngàn mô hình ở nhiều tỉnh miền núi, góp phần chặn đứng thoái hóa đất và duy trì sản xuất bền vững trên đất dốc.

Tạo hàng rào cây xanh theo đường đồng mức để giảm tốc độ dòng chảy nên giảm được lượng đất trôi 50 - 60% so với đối chứng. Năng suất cây trồng tăng 15 - 25%. + SALT I. Là kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc đơn giản: Bao gồm các băng cây xanh và cây nông nghiệp cộng cây lâm nghiệp (60 % là cây nông nghiệp). + SALT II. Như SALT I nhưng đưa thêm hợp phần kỹ thuật chăn nuôi vào mô hình và dành 20 % diện tích trồng cây thức ăn gia súc. + SALT III như SALT I nhưng tỷ lệ cây lâm nghiệp chiếm 60 % (gọi là mô hình lâm nông kết hợp bền vững).

Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày là biện pháp hữu hiệu nhất cho canh tác bền vững trên đất dốc.

Page 2: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

47tài nguyên - môi trường

Làm ruộng bậc thang hoàn chỉnh hoặc bậc thang dần là biện pháp chống xói mòn có hiệu quả cao. Tạo bờ đồng mức, trồng cây theo hàng, rãnh, luống đồng mức Che phủ mặt đất vào mùa mưa: bằng cây hoặc các loại vật liệu khác. Tổ hợp cơ cấu cây trồng theo nông lâm kết hợp cho hiệu quả chống xói mòn tốt.

Địa chỉ liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thế Đặng – Trưởng Bộ môn Khoa học Đất - Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tel: 0280 654649 / Fax: 0280852921; E-mail: [email protected]

Page 3: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

48

Khoai Môn Sọ (Colocasia escu-lenta L. Schott) được trồng phổ biến ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Đồng bào dân tộc vùng cao trồng nhiều trên nương rãy. Sản phẩm Môn Sọ vừa làm lương thực vừa làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chọn đất có độ dốc <200. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng. Cuốc hốc 50 x 60 cm. Kích thước hốc 15 x 20 x 20 cm. Mật độ 28000 đến 30000 cây/ha Phân bón: 1tấn vôi bột: 70N : 40P2O5 : 70K2O/ha. Đặt củ ngay ngắn, phủ đất dày 3-5 cm. Làm cỏ đợt 1 khi cây có 2 – 3 lá, không cần vun đất vào gốc Làm cỏ đợt 2 khi cây có 4 – 5 lá, vun đất vào gốc Làm cỏ đợt 3 sau trồng 5 tháng. Tỉa chỉ để 4 – 6 nhánh/khóm, tỉa nhánh liên tục. Phòng trừ sâu bệnh hại, đặc biệt là rệp hại thân lá và bệnh thối nhũn do Virus. Thu hoạch khi khoai đã xuống hết dọc. Cắt bỏ cuống cách đỉnh củ 3 – 5 cm. Bảo quản Bằng giàn tre nứa. Bảo quản bằng cát ẩm. Bảo quản ở gầm sàn nhà. Bảo quản trên đồng ruộng. Khi bảo quản cần kiểm tra loại bỏ củ thối, nhiễm bệnh.

Cơ quan chuyển giao: Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

ĐT: 0280 753 035; Fax: 0280 842 921

Địa chỉ áp dụng: Được áp dụng ở các địa phương như: Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ,

Lạng Sơn

Page 4: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

49tài nguyên - môi trường

Page 5: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

50

1.Tên quy trình/ công nghệ. “Quy trình xử lý môi trường chăn nuôi bằng đệm sinh học” 2. Xuất xứ của công nghệ. - Công nghệ vi sinh đầu tiên hay Chế phẩm EM (“Effective microoganisms”) được phát minh từ năm 1980 do GS.TS. Ter-uo Higa người Nhật. Đây được coi là giải pháp cho một nền nông nghiệp sạch và xử lý vệ sinh môi trường có hiệu quả. Chế phẩm E.M đã được biết đến ở nước ta từ những năm 1994 nhưng đến tháng 4/1997 mới được chính thức nghiên cứu, ứng dụng tại Việt Nam. Năm 2001 tỉnh Thái Nguyên được tiếp nhận công nghệ do Trung tâm phát triển công nghệ Việt-Nhật chuyển giao. - Từ các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp: rơm, rạ, trấu…. - Từ các đề tài NCKH cấp nhà nước về hiệu quả của chế phẩm EM đối với MT 3. Một số thông tin đặc điểm chính của công nghệ/ quy trình. 3.1. Lợi ích của việc chăn nuôi trên nền đệm lót. + Làm tiêu hết phân, khử mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm + Không phải thay chất độn trong suốt quá trình nuôi lâu dài, do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn. + Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết (gà đẻ 5%, gà thịt 2%), từ đó giảm chi phí thú y. + Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm.

+ Hạch toán kinh tế người chăn nuôi sẽ được lợi:chi phí chung giảm, thu nhập tăng lên. 3.2. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học. 3.2.1. Kỹ thuật làm đệm lót bằng chế phẩm EM Bokasi dạng bột. Áp dụng đối với nền chuồng bằng xi măng hoặc gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền bằng đất sẽ giảm chi phí xây dựng.Thực hiện làm đệm lót cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước sau: Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm – 20 cm, sau đó thả gà vào. Bước 2: Sau 7 - 10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng cào cào sơ qua lớp mặt đệm lót (cần quây gọn gà về 1 phía để tránh gây xáo trộn đàn gà). Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men lên toàn bộ bề mặt chất độn, tiếp tục dùng tay xoa trên bề mặt để men được phân tán đều khắp. (Cách làm chế phẩm men: Lấy khoảng 5-8 kg cám ngô. Sau đó phun chế phẩm EM2 lên và trộn đều sao cho độ ẩm đạt khoảng 30 – 35 %. Có thể kiểm tra trực tiếp bằng tay (Khi nắm chặt thì không rỉ nước ra kẽ tay, khi bóp nhẹ thì tan ra), sau đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 5 - 7 ngày (mùa đông cần chú ý giữ nhiệt độ ủ ấm, để không làm giảm chất lượng đệm lót). 3.2.2. Phương pháp làm đệm lót bằng chế phẩm EM2 dạng lỏng. Thực hiện làm đệm lót cho 30 - 50 m2 nền chuồng theo các bước sau:

Page 6: Xói mòn là một hiểm họa đối với đất dốc ở Việt Nam. Nếu không có ...

51tài nguyên - môi trường

Bước 1: Rải đều trấu hoặc mùn cưa với độ dày 10 -20 cm lên toàn bộ diện tích sàn nuôi. Bước 2: Kiểm tra đệm lót nếu khô quá thì phun qua một lớp nước trắng Bước 3: Lấy khoảng 5-8 kg cám ngô sau đó phun EM2 vào trộn đều sao cho đạt độ ẩm 30 -35%. Và rải đều lên bề mặt nền chuồng (vừa rắc vừa đảo trộn đều đệm lót) Bước 4: Tiếp tục phun trực tiếp EM2 lên bề mặt đệm lót với độ ẩm 30 -35%. Kiểm tra độ ẩm bằng tay (dùng tay bốc một nắm mùn cưa hoặc trấu, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Bước 5: Gom toàn bộ đệm lót, đậy bằng bạt và ủ trong thời gian 5 -7 ngày. Bước 6: Sau 5- 7 ngày ta sẽ san đều đệm lót ra rồi thả gà vào nuôi. 3.3. Sử dụng và bảo dưỡng: - Thường xuyên làm tơi xốp bề mặt đệm lót. - Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, bổ sung thêm chế phẩm men, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió - Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có gà vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian

để làm vào buổi chiều mát sẽ ít ảnh hưởng đến gà. - Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót. 4. Địa bàn đã triển khai/ Số lượng nông dân đã áp dụng. - Năm 2011: Triển khai làm đệm lót sinh học cho 300 hộ dân tại 10 xã của huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang. - Năm 2012 đã triển khai làm đệm lót tại một số các hộ dân: + Trại gà gia đình cô Bắc Dũng – Làng Đồng Tâm xã Cao Ngạn - thành phố Thái Nguyên với quy mô 6000 con gà đẻ. + Trại gà gia đình cô Hằng Nguyên xóm Hợp Thành xã Cao Ngạn TP Thái Nguyên với quy mô 3000 con gà thịt + Gia đình bác Hoàng Thị Nga phường Quang Vinh – TP Thái Nguyên với quy mô 20 con lợn thịt và 20 con gà đẻ 5. Địa bàn có thể áp dụng tại Thái Nguyên. Tất cả các trang trại, các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm. 6. Một vài hình ảnh chăn nuôi trên nền đệm lót.

Khoa Tài Nguyên và Môi trường – Đại học Nông Lâm Thái NguyênSố điện thoại: 0978.066.998

Email: [email protected]