XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông...

8
Vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đã chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) giữa hai tỉnh với sự tham dự của đại diện lãnh đạo UBND hai tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương của Lâm Đồng và Lào Cai. Với nhiều điểm tương đồng về khí hậu và thổ nhưỡng, năm 2015, tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng đã tiến hành hợp tác phát triển NNƯDCNC thông qua kế hoạch hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư và xúc tiến thương mại. Hai tỉnh đã cử nhiều đoàn thực tế tại 2 địa phương; trong đó Lâm Đồng đã giúp 2 đoàn Lào Cai học tập về kỹ thuật sản xuất, quy trình ƯDNNCNC; hỗ trợ công nghệ,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước VĂN HÓA - XÃ HỘI Đức Phổ - xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Cát Tiên TRANG 5 CHÍNH TRỊ Ở đâu cũng rừng, đi đâu cũng rừng Bài 3: Thành tích lùi sau, thách thức phía trước TRANG 2 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở Di Linh TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4909 - THỨ BA NGÀY 31/10/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 7 Lâm Đồng đang triển khai Đề án bảo hiểm bò sữa ở 6 huyện, thành phố. Ảnh: C.Thành Vì Đà Lạt luôn trong tim… TRANG 4 TRANG 3 TRANG 4 Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. (Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, THÁNG 6/1968) Phát triển du lịch bền vững đang được xem là xu hướng chung. Lâm Đồng đang có những giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững ngành thế mạnh này, trong đó các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển. Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệp Vai trò doanh nghiệp lữ hành trong phát triển du lịch Lâm Đồng - Lào Cai tiếp tục hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao XEM TIẾP TRANG 3 78 cuộc phản ánh qua đường dây nóng Y tế Theo Sở Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn ngành Y tế tiếp nhận 78 cuộc gọi phản ánh của bệnh nhân đến đường dây nóng, trong đó phản ánh đúng phạm vi tiếp nhận là 75 cuộc. Cụ thể: 10 cuộc gọi phản ánh về thái độ của cán bộ trong ngành Y tế; 40 cuộc phản ánh về quy trình chuyên môn; phản ánh về chế độ bảo hiểm y tế và viện phí là 6 cuộc; phản ánh về cơ sở vật chất là 18 cuộc; có 4 cuộc gọi khen ngợi. Kết quả phản ánh được xử lý: Cải tiến quy trình khám chữa bệnh là 5 trường hợp; khen thưởng cán bộ, nhân viên y tế là 1 trường hợp; xử lý cắt thi đua 10 cán bộ, nhân viên y tế; xử lý khác là 62 trường hợp. AN NHIÊN

Transcript of XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông...

Page 1: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

Vừa qua, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đức Quận và đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai đã chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) giữa hai tỉnh với sự tham dự

của đại diện lãnh đạo UBND hai tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và địa phương của Lâm Đồng và Lào Cai.

Với nhiều điểm tương đồng về khí hậu và thổ nhưỡng, năm 2015, tỉnh Lào Cai và Lâm Đồng đã tiến hành hợp tác phát triển NNƯDCNC thông qua kế hoạch hợp tác, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nguồn

nhân lực, xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư và xúc tiến thương mại. Hai tỉnh đã cử nhiều đoàn thực tế tại 2 địa phương; trong đó Lâm Đồng đã giúp 2 đoàn Lào Cai học tập về kỹ thuật sản xuất, quy trình ƯDNNCNC; hỗ trợ công nghệ,...

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đức Phổ - xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Cát Tiên

TRANG 5

CHÍNH TRỊỞ đâu cũng rừng, đi đâu cũng rừng

Bài 3: Thành tích lùi sau, thách thức phía trước

TRANG 2

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTPhòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở Di Linh

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4909 - THỨ BA NGÀY 31/10/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 7Lâm Đồng đang triển khai Đề án bảo hiểm bò sữa ở 6 huyện, thành phố. Ảnh: C.Thành

Vì Đà Lạt luôn trong tim…

TRANG 4

TRANG 3 TRANG 4

Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

(Ý KIẾN VỀ VIỆC LÀM VÀ XUẤT BẢNLOẠI SÁCH “NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”, THÁNG 6/1968)

Phát triển du lịch bền vững đang được xem là xu hướng

chung. Lâm Đồng đang có những giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững ngành thế mạnh này, trong đó các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệp

Vai trò doanh nghiệp lữ hành trong phát triển du lịch

Lâm Đồng - Lào Cai tiếp tục hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao

XEM TIẾP TRANG 3

78 cuộc phản ánh qua đường dây nóng Y tế

Theo Sở Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn ngành Y tế tiếp nhận 78 cuộc gọi phản ánh của bệnh nhân đến đường dây nóng, trong đó phản ánh đúng phạm vi tiếp nhận là 75 cuộc. Cụ thể: 10 cuộc gọi phản ánh về thái độ của cán bộ trong ngành Y tế; 40 cuộc phản ánh về quy trình chuyên môn; phản ánh về chế độ bảo hiểm y tế và viện phí là 6 cuộc; phản ánh về cơ sở vật chất là 18 cuộc; có 4 cuộc gọi khen ngợi.

Kết quả phản ánh được xử lý: Cải tiến quy trình khám chữa bệnh là 5 trường hợp; khen thưởng cán bộ, nhân viên y tế là 1 trường hợp; xử lý cắt thi đua 10 cán bộ, nhân viên y tế; xử lý khác là 62 trường hợp.

AN NHIÊN

Page 2: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

2 THỨ BA 31 - 10 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Độ che phủ rừng nhanhTỷ lệ độ che phủ rừng ở Lâm

Đồng ngày càng tăng cao nhất khu vực Tây Nguyên một phần có hành động quyết liệt về QLBVR như đã nêu ở bài báo trước, phần khác, đặc biệt là tích cực trồng và chăm sóc rừng. Ở Lâm Đồng, tổng diện tích rừng chăm sóc hiện nay là 497,64 ha thuộc rừng thay thế và 139,1 ha rừng sau giải tỏa. Riêng rừng trồng, các năm gần đây đạt trên 90% đến gần 100% kế hoạch: năm 2014, trồng được 250.932 cây; kinh phí đầu tư hơn 5,122 tỷ đồng; năm 2015 trồng 230.721 cây, kinh phí hơn 7,284 tỷ đồng. Năm 2016, trồng hơn 2.058 ha rừng thay thế và gần 471.000 cây phân tán, đạt 100% kế hoạch; chăm sóc rừng trồng các năm đạt 100% kế hoạch với 2.034,4 ha; khoán QLBVR 395.546 ha/418.873 ha, đạt 94,4%. Năm 2017, kế hoạch toàn tỉnh trồng rừng 2.783 ha; chăm sóc rừng trồng các năm 7.357 ha; giao khoán QLBVR 418.500 ha, trồng cây phân tán 143.400 cây; trong đó, 9 tháng đầu năm 2017 đã trồng được 102.356 cây, kinh phí 2,7 tỷ đồng, đạt hơn 70% kế hoạch.

Tỉnh Lâm Đồng đã hoàn tất Đề án trồng cây phân tán trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 với tổng số cây trồng trong 5 năm là 1.297.085 cây; bình quân mỗi năm trồng 259.417 cây; tổng kinh phí đầu tư cả giai đoạn là 24,91 tỷ đồng.

Cũng cần thiết nêu số liệu sau đây của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 14/10/2017: “Khu vực Tây Nguyên diện tích rừng tiếp tục giảm, với diện tích rừng hiện có 2.558,646 ha, giảm 3.170 ha so với năm 2015, trong đó, rừng tự nhiên 2.234,441 ha, giảm 11.473 ha, rừng trồng tăng 8.304 ha”. Đáng buồn là trồng mới không bù lấp được mức độ rừng đã mất đi! Chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng tăng được 539 ha (rừng tự nhiên giảm 478 ha và rừng trồng tăng 1.017 ha), còn lại cả 4 tỉnh đều giảm: Đắk Nông giảm 2.337 ha, rừng tự nhiên giảm 8.132 ha, rừng trồng tăng 5.785 ha; Gia Lai giảm 1.151 ha, rừng tự nhiên giảm 1.894 ha, rừng trồng tăng 743 ha; Kon Tum giảm 194 ha, rừng tự nhiên giảm 525 ha, rừng trồng tăng 331 ha; Đắk Lắk giảm 180 ha, rừng tự nhiên giảm 597 ha, rừng trồng tăng 417 ha.

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI “BÚA LIỀM VÀNG”

Ở đâu cũng rừng, đi đâu cũng rừngBài 3: Thành tích lùi sau, thách thức phía trướcTại phiên bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh Lâm Đồng lần thứ 3 khóa IX, ngày 12/7/2017, ông Đoàn Văn Việt - Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: “QLBV&PTR được xem như là nhiệm vụ quan trọng thứ hai sau thu ngân sách”; và “Trong chuyển biến cũng cảm thấy lo lắng, trong những tiến bộ chúng ta cũng thấy những đắn đo, trong những thành tích chúng ta cũng thấy những cái đang tồn tại, yếu kém”. Đó là niềm vui gắn với trách nhiệm và trăn trở của vị đứng đầu chính quyền tỉnh, người đồng thời giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy và vai trò Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Lâm Đồng muốn gửi gắm đến toàn Đảng bộ và cử tri trong tỉnh.

Quản trị rừng tổng lực H i ệ n t h ự c h ó a c ô n g t á c

QLBV&PTR ở Lâm Đồng còn bằng rất nhiều thành tố nội và ngoại lực khác. Đó là triển khai linh hoạt kết hợp, lồng ghép nhiều giải pháp, nhiều kế hoạch, chương trình, dự án... Lâm Đồng là tỉnh tiên phong và đạt hiệu quả cao về các mô hình, từ thành lập Ban lâm nghiệp xã, phát triển kinh tế hộ kết hợp vườn-ao-chuồng-BVR đến chia sẻ lợi ích từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), quản trị rừng bằng hành động đa dạng sinh học (ĐDSH), khai thác hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án quốc tế như Kế hoạch hành động REDD+, Dự án “Tăng cường Năng lực quản lý dựa vào cộng đồng” của tổ chức JICA...

Trong 5 năm Lâm Đồng thực hiện chính sách chi trả theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, tổng số tiền đã chi trả cho các chủ rừng để QLBVR khoảng 576,8 tỷ đồng; diện tích rừng được khoán bảo vệ hàng năm từ 272.500 ha (năm 2011) lên 357.650 ha (năm 2015); số hộ được hưởng lợi từ 12.100 hộ (năm 2011) lên 16.400 hộ (năm 2015)... Theo Quyết định 841/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng, tổng kinh phí sử dụng DVMTR năm 2016 hơn 280 tỷ đồng; tổng dự toán chi trả hơn 225 tỷ đồng (bao gồm kinh phí giao khoán BVR, quản lý, trồng rừng, trồng cây phân tán...). Năm 2017, tổng diện tích được xác nhận cam kết BVR cung ứng DVMTR 341.892,588 ha...

Ngày 22/3/2015, tỉnh Lâm Đồng công bố và triển khai Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh giai đoạn 2016-2020 trước đại diện lãnh đạo các ngành trung ương, các tổ chức quốc tế. Đây là cơ hội lớn để Lâm Đồng nỗ lực thực hiện “hạn

chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng”. Mấy năm nay, Lâm Đồng tích cực điều chỉnh theo hướng hạn chế chuyển diện tích đất rừng thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng; rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy điện theo hướng đưa ra khỏi quy hoạch những dự án nhỏ hiệu quả thấp, những dự án chiếm nhiều diện tích rừng, đất rừng. Tại Quyết định 247, ngày 21/1/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng, khái toán tổng nhu cầu vốn để thực hiện là 1.749 tỷ đồng; chủ yếu cho các hoạt động BV&PTR, hỗ trợ sinh kế, xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững. Theo đó, năm 2014-2015 là 235 tỷ đồng, từ năm 2016-2020 là 1.114 tỷ đồng, bình quân 222,8 tỷ đồng/năm. Tổng vốn sẽ phân bổ cho các hoạt động trực tiếp làm giảm phát thải và gia tăng khả năng hấp thụ các bon rừng, trong đó, 1.175 tỷ đồng cho BVR và 544 tỷ đồng cho PTR... Chuyên gia các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao và ghi nhận

nhiều bài học thành công trong công tác BVR nói chung và chương trình hành động REDD+ của Lâm Đồng. Nhờ đó, nhà tài trợ tiếp tục ủng hộ nhiệt tình đối với cách làm hay của Lâm Đồng nhằm chia sẻ những kinh nghiệm đến các tỉnh khác.

Trao đổi với lãnh đạo Sở TN&MT Lâm Đồng (cơ quan chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch và chương trình hành động ĐDSH), nguyên Phó Giám đốc Lương Văn Ngự từng cho tôi biết: “Thời gian qua, cùng nỗ lực chung của các cấp, các ngành, công tác bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả rất khả quan. Tài nguyên ĐDSH chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả. Khi đã có định hướng rõ, vấn đề là hành động quyết liệt, đồng bộ, từ các cấp quản lý, cơ quan chức năng, đơn vị, địa phương liên quan và cộng đồng dân cư…”. Việc ban hành Quyết định số 169/QĐ-UBND, ngày 23/1/2017 “Phê duyệt quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là hành động

rất tích cực và đáng khích lệ của tỉnh. Dự án bảo tồn ĐDSH này có tổng kinh phí dự kiến thực hiện các nhóm nhiệm vụ, dự án 1.329,2 tỷ đồng (gồm 3,46% vốn địa phương; 33,13% vốn trung ương; 51,21% vốn xã hội hóa và 12,20% vốn nước ngoài); trong đó giai đoạn 2017-2020 là 510,2 tỷ đồng; từ 2021-2025 là 716,5 tỷ đồng và từ 2026-2030 là 102,5 tỷ đồng. Có như vậy mới giữ được giá trị ĐDSH rất cao ở đây (số liệu mới nhất, các hệ sinh thái trên cạn đã xác định được 3.490 loài thực vật rừng và 393 loài nấm, trong đó có 131 loài được nêu trong Sách Đỏ Việt Nam 2007; 45 loài được liệt kê trong Danh lục đỏ IUCN 2012 và 43 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP...)...

Khó khăn, thách thức và giải pháp Ngoài những khó khăn trong công

tác QLBV&PTR ở Lâm Đồng như đã nêu ở các bài trước, tôi muốn nhấn mạnh đến vấn đề dân di cư tự do (DCTD) từ các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa,... vào. Ngày 21/10/2017, Sở NN&PTNT Lâm Đồng cung cấp cho tôi, chỉ tính riêng DCTD hiện đang ở trong rừng và ven rừng trên địa phận tỉnh là 2.195 hộ, với 7.183 nhân khẩu; bao gồm các huyện: Di Linh 1.552 hộ với 4.656 nhân khẩu, Đam Rông 391 hộ/1.639 khẩu, Lạc Dương 33 hộ/115 khẩu và Bảo Lâm 219 hộ/773 khẩu.

Đam Rông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước được thụ hưởng chính sách đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; dân số gần 12.100 hộ, gần 49.000 nhân khẩu, nhưng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gốc Tây Nguyên chiếm tới 73%. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện gần 86.100 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm gần 67.000 ha, hơn 77%. Huyện giáp ranh với huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông, mấy năm nay, bà con các dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Sán Chỉ từ 9 tỉnh phía Bắc DCTD tràn sang. Đối diện với thực trạng này, tỉnh Lâm Đồng đã nỗ lực giải quyết bằng đầu tư điện, đường, trường, trạm... và ổn định cuộc sống được bốn điểm định canh, định cư cho 456 hộ dân với 2.291 nhân khẩu tại các xã Rô Men, Phi Liêng và Liêng S’rônh. Tuy nhiên, sau chuyến đi của Phó Chủ tịch Phạm S và các ban, ngành của tỉnh, huyện vòng qua tỉnh Đắk Nông để tiếp cận đầu tháng 3/2017, hiện ở các tiểu khu 180, 181, 182, 179 và khu vực Tây Sơn, xã Liêng S’rônh vẫn là bài toán khó giải vì vướng vào chủ trương quy hoạch 3 loại rừng và gánh nặng vốn đầu tư các cơ sở hạ tầng... Ngày 14/10, kết luận Hội nghị trực tuyến công tác QL, BV&PTR, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ...

Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu về diện tích trồng rừng, trồng cây phân tán ở Tây Nguyên. Ảnh: M.Đạo

XEM TIẾP TRANG 8

Lâm Đồng đã nỗ lực sắp xếp định cư cho bà con dân tộc H’Mông di cư tự do vào xã Phi Liêng. Ảnh: M.Đạo

Page 3: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

3 THỨ BA 31 - 10 - 2017KINH TẾ

... cung cấp các loại hạt giống chất lượng cao để thực hiện nhiều mô hình sản xuất ƯDNNCNC tại các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa. Hai bên thường xuyên liên kết, trao đổi thông tin, xúc tiến đầu tư để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn 2 tỉnh đầu tư vào lĩnh vực NNƯDCNC.

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ, năm 2016, Lâm Đồng có 4.108 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động trong lĩnh vực NNƯDCNC; giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp và thủy sản đạt trên 35.200 tỷ đồng; thu ngân sách từ ngành nông nghiệp đạt gần 50% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Với Lào Cai, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có gần 800 ha sản xuất NNƯDCNC; góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao bình quân đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm, giá trị sản xuất NNƯDCNC đạt trên 110 tỷ đồng.

Từ nay đến năm 2018, hai tỉnh sẽ tiếp tục hợp tác phát triển

Lâm Đồng - Lào Cai tiếp tục hợp tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao TIẾP TRANG 1

NNƯDCNC, trong đó, tập trung hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; tăng cường liên kết đầu tư, xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh hợp tác tuyên truyền sản xuất NNƯDCNC. Vì vậy, các đại biểu tham dự đã tập trung bàn luận, đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp rất cụ thể. Bí thư

Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận tiếp tục khẳng định giá trị to lớn của nền kinh tế NNƯDCNC của mỗi địa phương, cần tiếp tục phát huy lợi thế của vùng địa kinh tế này ở tầm cao hơn nữa.

Trước hội nghị, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đến thăm một số

mô hình sản xuất NNƯDCNC tại Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại nông sản Phong Thúy, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Trường Hoàng, Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm, Công ty Cổ phần chè Cầu Đất và học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. M.ĐẠO

Hội nghị hợp tác phát triển NNƯDCNC Lâm Đồng - Lào Cai.

Hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành góp phần quảng bá thông tin điểm đến

cho du khách, ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến của du khách và phối hợp với các dịch vụ khác (nhà hàng, khách sạn…) tạo thành “gói” sản phẩm du lịch. Đồng thời, hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ảnh hưởng đến truyền thông, góp phần nâng cao chất lượng du lịch mà còn liên quan đến các vấn đề bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường… Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch.

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, hiện toàn tỉnh có 56 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển du lịch với 16 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Tỉnh hiện có 1.007 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 16.355 phòng; có 335 khách sạn từ 1-5 sao với 9.117 phòng, bao gồm 27 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.644 phòng. 34 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư và khai thác kinh doanh, cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí tạo nên sự đa dạng, phong phú đối với các tour, tuyến du lịch.

Trong đó, hoạt động chủ yếu đã được đa số doanh nghiệp lữ hành thực hiện là: thiết kế các tour du lịch thích hợp với từng nhóm du khách, đào tạo hướng dẫn viên, nhân viên có kiến thức cơ bản về danh lam thắng cảnh của tỉnh, đồng thời, khuyến khích các hướng dẫn viên thường xuyên phát triển trình độ chuyên môn như tham gia các khóa đào tạo, hội thảo… của các chuyên gia hoặc của các tổ chức uy tín. Mặt khác, các hoạt động này cũng góp phần phát triển du lịch bền vững,

Vai trò doanh nghiệp lữ hành trong phát triển du lịchPhát triển du lịch bền vững đang được xem là xu hướng chung. Lâm Đồng đang có những giải pháp trọng tâm để phát triển bền vững ngành thế mạnh này, trong đó các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò cầu nối góp phần thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

bởi gia tăng mức độ thỏa mãn của du khách khi đến Đà Lạt, Lâm Đồng và có ấn tượng tốt về Lâm Đồng.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Lâm Đồng nhận định: Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển các sản phẩm du lịch là rất lớn và tăng trưởng ngành du lịch cũng cần sự nỗ lực lớn của các doanh nghiệp lữ hành. Doanh nghiệp lữ hành là một tế bào, một đơn vị cấu thành nên ngành du lịch. Nó có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành du lịch. Nếu mỗi doanh nghiệp lữ hành kinh doanh có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho toàn ngành du lịch nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Hiện tại ,các doanh nghiệp tại Lâm Đồng cũng đã có những đóng góp đáng ghi nhận

như việc phát triển các tour, tuyến mới hấp dẫn du khách, đem đến sự hài lòng và từng bước nâng cao chất lượng du lịch cho du khách đến với Lâm Đồng.

Thực tế, mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường, và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật đó. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Hiện nay đi du lịch trở thành một nhu cầu thiết yếu với mọi người cùng với sự phát triển của kinh tế. Du khách đi du lịch sẽ được tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên

Thống kê mới nhất, đến tháng 9/2017, cả nước có 1.780 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 8 doanh nghiệp nhà nước, 560 doanh nghiệp cổ phần, 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 1.192 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, hiện cả nước có hơn 19 nghìn hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ, trong đó có gần 8.000 hướng dẫn viên quốc tế.

hơn, du khách được mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa, xã hội cũng như lịch sử của điểm đến, và doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giúp khách hàng thỏa mãn nhu cầu đó. Khi mua các chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch đã tiết kiệm được cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp bố trí cho chuyến du lịch của họ. Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. Thêm một lợi thế khác là mức giá thấp của các chương trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có khả năng giảm giá thấp hơn rất nhiều so với mức giá công bố của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có giá hấp dẫn đối với khách.

Ông Đoàn Hải Đăng - Giám đốc điều hành Công ty Du lịch Vietravel tại Đà Lạt cũng chia sẻ: Các tour đến Đà Lạt cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng

của công ty khi quyết định chọn tour nội địa, Đà Lạt đang ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt du khách và các công ty du lịch lữ hành chính là cầu nối, chất lượng của tour, tuyến đó có làm hài lòng du khách hay không cũng quyết định ấn tượng của du khách đến với địa phương đó.

Hay ông Đoàn Thế Anh - Giám đốc công ty TNHH Song Châu Đà Lạt cũng cho rằng: Sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành cũng quyết định lượng khách và phát triển của ngành du lịch địa phương. Cùng với nhu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn của du khách, bản thân chính các công ty du lịch chúng tôi cũng phải tự ý thức trong vấn đề kinh doanh của mình, ghi điểm trong mắt họ, điều này không hề đơn giản vì một tour du lịch là sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều dịch vụ. Tại Lâm Đồng, các điểm đến ngày càng phong phú, các công ty lữ hành cũng lên nhiều tour mới, sáng tạo hơn, đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các đơn vị quản lý nhà nước để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà cũng chính là quyền lợi cho doanh nghiệp.

Rõ ràng, không thể phủ nhận đóng góp của ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Muốn phát triển du lịch cần thúc đẩy doanh nghiệp lữ hành kinh doanh hiệu quả, qua đó làm gia tăng hệ số lưu trú qua đêm, tăng chi tiêu trong du lịch, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng. Và trong bối cảnh các lễ hội du lịch lớn của Lâm Đồng sắp đến, các công ty du lịch lữ hành cũng đang tăng tốc với những tour, tuyến hấp dẫn, đem lại sự hài lòng cho du khách, góp phần phát triển bền vững ngành du lịch và kinh tế tỉnh nhà. DIỄM THƯƠNG

Tour du lịch mạo hiểm vượt thác. Ảnh: D.Thương

ĐÀ LẠT: Năng suất cà phê giảm

Thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt cho biết,

niên vụ cà phê 2017, nông dân thiệt hại khá lớn do dịch

bệnh và giá cà phê giảm. Được biết, theo tính toán của Phòng Kinh tế, năng

suất cà phê Đà Lạt năm nay giảm xấp xỉ 20% do chịu ảnh

hưởng bởi sâu đục thân và bọ xít muỗi gây hại, trung

bình một ha chỉ đạt khoảng 20 tấn trái tươi so với năng

suất từ 25-30 tấn trái tươi như mọi năm. Ngoài ra,

giá cà phê tươi trong tháng 10/2017 chỉ đạt mức 8 ngàn đồng/kg so với giá 11 ngàn

đồng/kg cùng kỳ. Thành phố Đà Lạt có xấp xỉ 4.000

ha cà phê, chủ yếu là cà phê Arabica, một giống cà phê

khá cao cấp, là nguyên liệu cho những sản phẩm cà phê

chất lượng. D.Q

Page 4: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

4 THỨ BA 31 - 10 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Từ năm 2010 đến nay, việc sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước đã được Đảng

bộ và chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm và không ngừng cải thiện, coi đó là chìa khóa đầu tiên để mở ra sự phát triển. Lâm Đồng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu của cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước. Phần mềm văn phòng điện tử eOffice được triển khai sử dụng đồng bộ tại các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Hiện nay việc liên thông gửi nhận văn bản điện tử trên phần mềm eOffice đã được thực hiện giữa 59 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thông qua trục liên thông do Sở Thông tin - Truyền thông quản lý.

Hệ thống thư điện tử công vụ đã được thực hiện đến các đơn vị cấp tỉnh, huyện, thành phố. Tính đến thời điểm này đã triển khai được 6.041 tài khoản thư điện tử công vụ cho tổ chức, cá nhân từ cấp tỉnh tới cấp xã, phường, thị trấn, bao gồm cả khối Đảng, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó, 100% đơn vị thuộc khối Đảng và khối các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện được cấp hộp thư điện tử công vụ; 80% huyện - thành phố đã triển khai hộp thư điện tử đến cấp

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tintrong quản lý nhà nướcThời gian qua, Lâm Đồng không ngừng nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng nền hành chính công hiện đại, vì dân phục vụ.

xã - phường - thị trấn. Mỗi địa chỉ thư cá nhân có dung lượng 4Gb, thư điện tử của tổ chức, đơn vị có dung lượng 10 Gb. Hệ thống thư điện tử đã không ngừng phát huy tác dụng và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí chuyển - nhận văn bản trong cơ các cơ quan nhà nước của tỉnh.

Hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã kết nối liên thông, tích hợp hệ thống dịch vụ công mức độ 3 và mức độ 4 của tỉnh với cổng thông tin điện tử của Chính phủ tại chuyên trang “Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của địa phương”, qua đó đã đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính. Tính đến thời điểm hiện nay, cả tỉnh có 18 cơ quan cấp tỉnh, 12/12 UBND huyện và thành phố,

19 UBND cấp xã đã được trang bị hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến. Các đơn vị cấp tỉnh đã cung cấp được 235 thủ tục đạt mức độ 3 cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ, các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng; và 46 thủ tục đạt mức độ 4 cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến, việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện.

Hệ thống phục vụ hội nghị truyền hình trực tuyến sử dụng đường truyền cáp quang đã được triển khai lắp đặt tại 28 điểm cầu trên địa bàn toàn tỉnh, và không ngừng

được nâng cấp với phần mềm mới “Giải pháp VMEET” của tập đoàn VNPT đạt chuẩn truyền hình HD, đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho tất cả các cuộc họp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh với các đơn vị. Đã đảm bảo chỉ đạo thông suốt từ đơn vị cấp trên xuống cơ sở, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại. Hệ thống camera giám sát công cộng (Trung tâm thông tin chỉ huy - Công an tỉnh) góp phần phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Đà Lạt. Hệ thống mạng Campus và hệ thống thiết bị công nghệ thông tin của tất cả các cơ quan, đơn vị có trụ sở tại Trung tâm Hành chính tỉnh, với trên 1.500 người dùng, 51 máy chủ tập trung của các đơn vị, 2 đường truyền chuyên dụng, 37 đường kết

nối Internet. Hệ thống đảm bảo hoạt động liên tục, không có sự cố gây gián đoạn, tắc nghẽn. Hệ thống cổng thông tin điện tử và thư điện tử công vụ hoạt động liên tục 24/7 phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của tất cả các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh.

Toàn tỉnh đã triển khai 51/83 phần mềm, hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai thống nhất từ TW đến địa phương, đặc biệt đối với các hệ thống thông tin chuyên ngành do các bộ, ngành chủ trì. Đến nay nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu đã được các đơn vị đưa vào khai thác sử dụng phục vụ công tác điều hành tác nghiệp của các đơn vị như: phần mềm quản lý giấy phép lái xe, phần mềm quản lý hệ thống đăng kiểm xe cơ giới, hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc, phần mềm quản lý giá cả, phần mềm xử lý đơn thư, phần mềm dạy học dùng chung cho các môn cơ bản của các cấp học, phần mềm quản lý phổ cập giáo dục các cấp...

“Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước đã thực sự làm công khai, minh bạch nền hành chính công, góp phần xây dựng chính quyền điện tử hiện đại, dân chủ, vì dân phục vụ, làm cho mọi người dân đều hài lòng, tin cậy”, ông Trần Ngọc Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã nhận định về những thành tựu ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhà nước của tỉnh trong thời gian qua.

THÁI AN

Một ngày đầu đông, tiết trời Đà Lạt se lạnh vẫn không ngăn được bước chân của

cụ ông hơn 90 tuổi Đỗ Xương Toản đến với nhiều địa điểm có học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. Đây là lần trở về Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt với cụ Toản, bởi cụ được trực tiếp đi thăm và trao tặng học bổng cùng các thành viên trong Quỹ học bổng Ánh Dương dành cho học sinh nghèo vượt khó. Không phải người gốc Đà Lạt, nhưng cụ Toản gắn bó gần cả cuộc đời với thành phố này từ những năm 50 của thế kỷ trước, khi là họa viên bản đồ cho Nha địa dư Đà Lạt (nay là Cục Bản đồ Đà Lạt). Vì vậy, khi các con của cụ sinh ra, lớn lên rồi công tác ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc và cả ở nước ngoài, cụ luôn dặn dò “dù có đi đâu, làm gì cũng phải quay về đóng góp cho quê hương”. Vâng lời cha, những người con trong gia đình cụ, mỗi người một công việc ở nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới đã cùng nhau sáng lập ra Quỹ học bổng Ánh Dương để hỗ trợ cho

những học sinh khó khăn ở Đà Lạt được bước tiếp đến trường.

Đưa tay sửa lại chiếc khăn ấm trên cổ cha, chị Đỗ Thị Phúc Hiền - người cùng sáng lập ra Quỹ học bổng Ánh Dương và cũng là chị gái của anh Christopher Nghĩa Đỗ cho hay: Chị đã có những năm tháng gắn bó với Đà Lạt khi còn là giáo viên tiếng Anh ở đây, đến khi nghỉ hưu chị sang Úc định cư cùng gia đình. Tuy nhiên, trong chị Đà Lạt luôn là nơi chị hướng về. Bởi ở đó, chị luôn trăn trở với những hoàn cảnh học sinh khó khăn phải dang dở việc học hành. Khi đồng lòng cùng em trai Christopher Nghĩa Đỗ sáng lập ra Quỹ học bổng Ánh Dương, chị mãn nguyện mỗi khi một trường hợp nào đó được nhận học bổng này mà thành công trong cuộc sống.

14 năm Quỹ học bổng Ánh Dương ra đời đã “tiếp sức” cho hàng ngàn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đến trường. Trong câu chuyện kể về những học sinh trưởng thành từ học bổng này, anh Christopher Nghĩa Đỗ không khỏi

tự hào khi nhắc đến cô bé Nguyễn Thị Thùy Ngân. Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn khiến Ngân tưởng phải bỏ học, nhưng được nhận học bổng Ánh Dương suốt 8 năm liền, giờ Ngân đang học tiến sĩ Toán ở Mỹ. Hay như Đoàn Nguyễn Ngọc Phượng, 12 năm liền được nhận học bổng Ánh Dương và sau khi tốt nghiệp đại học năm vừa rồi, Phượng được giữ lại làm giảng viên

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với anh Christopher Nghĩa Đỗ - Chủ tịch Quỹ học bổng Ánh Dương, anh không muốn nói nhiều về việc mình làm. Cũng giống như những năm đầu mới thành lập Quỹ, hàng năm anh và các thành viên trong gia đình đều dành ra một phần để duy trì Quỹ. Những năm sau đó, biết được việc làm đầy ý nghĩa của

gia đình anh nên nhiều người bạn ở khắp nơi trên thế giới cùng chung tay để Quỹ ngày càng phát triển. Trung bình mỗi năm, Quỹ học bổng Ánh Dương tặng học bổng cho học sinh vượt khó Đà Lạt khoảng 300 triệu đồng. Có những năm, Quỹ mở rộng đối tượng học sinh đến 12 huyện, thành phố trong toàn tỉnh với tổng giá trị học bổng hơn 700 triệu đồng.

Bên cạnh đó, vào những dịp về Đà Lạt, gia đình anh Christopher Nghĩa Đỗ đều dành thời gian đến các địa điểm có nhiều học sinh khó khăn để thăm hỏi và tặng quà. Trong lần đến thăm Trường Khiếm thính Lâm Đồng mới đây, các thành viên của Quỹ học bổng Ánh Dương đã xúc động khi một học sinh dùng ngôn ngữ bằng tay mà qua cô giáo chủ nhiệm phiên dịch mọi người mới hiểu em vui mừng khi được Quỹ tặng cho trường 3 bộ giường tầng: “con rất vui vì thấy chiếc giường mới này, giường rất đẹp, lại có tủ đựng đồ, có cầu thang lên tầng trên, có thanh chắn cho khỏi ngã, chắc nằm ngủ trên chiếc giường này sẽ rất ngon”. “Đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục duy trì Quỹ học bổng Ánh Dương”, anh Christopher Nghĩa Đỗ chia sẻ.

TUẤN HƯƠNG

Vì Đà Lạt luôn trong tim…Bằng tất cả tình yêu dành cho Đà Lạt, gia đình anh Christopher Nghĩa Đỗ - người sáng lập Quỹ học bổng Ánh Dương đã “tiếp sức” cho hàng ngàn học sinh phố núi vượt khó vươn lên trong học tập có thêm cơ hội đến trường. Đó cũng là cách “đền đáp” lại nơi sinh ra và lớn lên của những người tạo dựng học bổng đầy ý nghĩa này.

Học sinh Trường Khiếm thính Lâm Đồng trong niềm vui khi có chiếc giường mớivà chụp hình lưu niệm với các thành viên của Quỹ học bổng Ánh Dương. Ảnh: T.H

Ứng dụngcông nghệthông tinvào giải quyếtthủ tụchành chínhmột cửa.Ảnh: Q.U

Page 5: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

5 THỨ BA 31 - 10 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ban Quản lý Khu Di tích khảo cổ Cát Tiên vừa tổ chức

buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về Di tích khảo cổ

Cát Tiên với các giáo viên dạy Lịch sử đến từ các trường THPT

trên địa bàn Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai.

Buổi tọa đàm nhằm trao đổi, chia sẻ những thông tin xung

quanh Di tích khảo cổ Cát Tiên, như: các ý kiến về chủ nhân của

di tích Cát Tiên là ai, quá trình khai quật và những hiện vật

được tìm thấy nói lên điều gì, giá trị về lịch sử và khảo cổ của

Di tích khảo cổ Cát Tiên...Di tích khảo cổ Cát Tiên được phát hiện vào năm 1985. Trải

qua các cuộc khai quật khảo cổ từ năm 1994 đến năm 2006 đã

phát lộ nhiều kiến trúc đền tháp, mộ tháp, nhà dài, tượng... Quá

trình khai quật còn tìm thấy hơn 1.000 hiện vật, gồm nhiều chất

liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, đá quý, gốm, đá...

Năm 1997, Khu Di tích khảo cổ Cát Tiên được Bộ Văn hóa

- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia. Tiếp đó,

năm 2014, Khu di tích được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng di tích cấp quốc

gia đặc biệt. T.ĐỒNG

Trên 91% sinh viênCao đẳng Nghề Đà Lạtcó việc làm sau tốt nghiệp

Đó là số liệu dựa trên kết quả khảo sát về tỷ lệ sinh viên ra

trường tìm được việc làm của Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt.

Thực hiện phương châm “đào tạo theo nhu cầu của xã hội”,

trường thường xuyên hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp để tạo cơ

hội việc làm cho sinh viên. Hàng năm, trường tổ chức ngày hội

việc làm và tọa đàm kết nối với doanh nghiệp, qua đó, tạo được tiếng nói chung trong việc xác

định nội dung chương trình đào tạo, hỗ trợ thực hành, thực tập

và tuyển dụng. Do vậy, tỷ lệ học sinh hệ trung cấp có việc làm sau

khi ra trường đạt trên 82%, còn đối với sinh viên hệ cao đẳng đạt

trên 91%. T.HƯƠNG

Nói chuyện chuyên đề về Di tích khảo cổCát Tiên

Ngày 29/10, Chi hội Văn nghệ Dân gian (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng) đã tổ chức trọng thể Đại hội lần thứ III (2017 - 2022) với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội VHNT, Trường Đại học Đà Lạt cùng các hội viên là những nhà nghiên cứu Folklor.

Chi hội Văn nghệ Dân gian Lâm Đồng có 19 hội viên ở cả 3 độ tuổi, chủ yếu là độ tuổi trên dưới 40 được

đào tạo bài bản, đa số hội viên có trình độ cử nhân trở lên, trong đó có 1 PGS. Tiến sĩ, 4 tiến sĩ, 7 thạc sĩ đang nghiên cứu sinh, 13/19 hội viên là đảng viên... đã không ngừng khẳng định vai trò của chi hội, hội viên trong việc sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu vốn văn hóa các dân tộc anh em trên dải đất Tây Nguyên. Trong 5 năm qua, chi hội đã đạt được nhiều thành tích nổi bật với nhiều công trình theo

các hướng nghiên cứu liên ngành văn hóa - văn học, nghiên cứu dân tộc học - nhân học về các dân tộc trên địa bàn Đắk Nông, Lâm Đồng. Chi hội đã công bố 2 công trình văn hóa, văn nghệ dân gian tập thể: “So sánh Folklore” - NXB Thanh niên 2012, “Nghiên cứu Folklore theo hướng tiếp cận liên ngành” - NXB ĐHQG Hà Nội 2015. Bên cạnh đó, gần 200 tác phẩm đã được công bố trên các

tạp chí khoa học, văn hóa, văn nghệ. Các hội viên đã phát hành 4 cuốn sách in riêng; 13 cuốn sách in chung; 5 phim ca nhạc. Qua đó, chi hội đã đoạt được nhiều giải thưởng.

Trong 5 năm tới, chi hội phấn đấu có 2 công trình tập thể về văn hóa, văn nghệ dân gian. Mỗi hội viên có tối thiểu 2 bài viết/năm đăng trên các tạp chí chuyên ngành, đồng thời không ngừng phát huy nội lực, phấn

đấu thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành trở thành nhà phản biện xã hội có uy tín. Kết nạp mới từ 2 - 3 hội viên mới.

Đại hội đã bầu BCH chi hội gồm 3 thành viên: TS. Lê Hồng Phong được tín nhiệm bầu làm chi hội trưởng, ThS. Lê Thị Quỳnh Hảo và ông Ngọc Lý Hiển được bầu làm chi hội phó; bầu Hội đồng nghệ thuật gồm 3 thành viên. Q.UYỂN

ĐẠI HỘI CHI HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN LẦN THỨ III (2017 - 2022)

Nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn

Cũng như nhiều địa phương khác của huyện Cát Tiên, Đức Phổ là xã kinh tế mới (KTM) của các tỉnh miền

Trung, miền Bắc. Người dân trong xã chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, với nghề trồng lúa là chủ yếu. Là địa phương KTM, kết cấu hạ tầng cơ sở vừa yếu, vừa thiếu đồng bộ, sản xuất thuần nông là chủ yếu, nên đời sống của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, việc huy động sức dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đầu tư phát triển KT-XH gặp nhiều hạn chế. Nhận thức được điều đó, nên năm 2011, triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, Đảng ủy xã dựa trên Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM tại xã. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được rằng hưởng lợi trực tiếp từ NTM là người dân, do đó người dân là chủ thể của xây dựng NTM, người dân trực tiếp làm, Nhà nước hỗ trợ. Mặt khác, chính quyền địa phương phải có cách làm sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân, từ đó động viên khuyến khích người dân tích cực tham gia chương trình xây dựng NTM.

Thực hiện quan điểm đó, Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Cát Tiên đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thông qua các buổi họp dân, các đợt sinh hoạt chính trị, các đợt triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án… Các tổ chức đoàn thể như Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân… đều phát động các phong trào thi đua xây dựng NTM như: “Nông dân thi đua sản xuất giỏi, đoàn kết, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững”, “Đoàn Thanh niên chung tay

Đức Phổ - xã nông thôn mới đầu tiêncủa huyện Cát TiênVới quyết tâm xây dựng thành công huyện NTM vào năm 2019 theo lộ trình đã đăng ký, Ban Thường vụ Huyện ủy Cát Tiên đã có Nghị quyết chuyên đề và UBND huyện có nhiều chủ trương, chính sách hợp lý trong huy động nhân lực, vật lực để xây dựng NTM. Trên cơ sở Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy và chỉ đạo sát sao, cụ thể, hợp lý của UBND huyện, nhiều xã trong huyện đã có cách làm hay, sáng tạo, nên đã vượt qua được khó khăn của địa phương, xây dựng thành công xã NTM. Một trong những xã về đích sớm nhất NTM của huyện Cát Tiên là xã Đức Phổ.

xây dựng NTM”, Hội Phụ nữ với “Gia đình 5 không, 3 sạch”… Cùng với đó, gắn tuyên truyền NTM với việc thực hiện các phong trào thi đua khác như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Dân vận khéo trong xây dựng NTM”…

Đặc biệt, Đảng ủy xã ngoài việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về NTM, còn tập trung xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh để nâng cao vai trò lãnh, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tuyên truyền, vận động của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH (nói chung), xây dựng NTM (nói riêng), UBND xã xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và Đề án phát triển sản xuất, chăn nuôi dựa trên thế mạnh của xã, xây dựng phương án huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở; thiết chế văn hóa, đảm bảo ANCT-TTATXH… Kết quả, năm 2015, xã Đức Phổ có đến 442 ha lúa chất lượng cao, đạt giá trị 75 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm. Nhờ vậy, đã tạo điều kiện cho xã Đức Phổ huy động được nguồn lực xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 được 67,983 tỷ đồng, trong đó,

ngân sách Trung ương đầu tư 809 triệu đồng, ngân sách tỉnh 18,100 tỷ đồng, ngân sách huyện 27,036 tỷ đồng, ngân sách xã 150 triệu đồng, các doanh nghiệp hỗ trợ 80 triệu đồng, vốn vay các ngân hàng 15,683 tỷ đồng và người dân đóng góp lên đến gần 5 tỷ đồng. Đó là chưa kể hàng ngàn ngày công do người dân đóng góp, cũng như giá trị hàng ngàn m2 đất do người dân tình nguyện hiến để xây dựng đường GTNT, hoặc các công trình phúc lợi khác. Điều đáng nói nữa là trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi, để tạo sự đồng thuận cao của người dân, xã Đức Phổ có chủ trương thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, phát huy vai trò của các tổ tự quản, tổ kiểm tra, giám sát của cộng đồng. Theo đó, tại các cuộc họp thôn, người dân chủ động bàn bạc, thảo luận, thống nhất những hạng mục xây dựng trong xây dựng NTM theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau”, những gì gắn với lợi ích thiết thực của người dân thì làm, những gì không gắn với lợi ích của người dân, không phù hợp với đặc điểm của địa phương thì kiên quyết không làm. Trong quá trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, thiết chế văn hóa

Trường THCSĐức Phổđược xây dựng khá khang trang.

NTM, thông qua tổ tự quản, tổ giám sát cộng đồng, người dân kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát, kém chất lượng.

Bằng cách làm đó, Đức Phổ đã thực hiện thành công 19/19 tiêu chí quốc gia về NTM và được công nhận là xã đầu tiên đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Tuy đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM sớm nhất của huyện, nhưng Đảng bộ, chính quyền xã Đức Phổ không chủ quan, xem nhẹ việc củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được trong xây dựng NTM. Ông Cao Xuân Nghiêm - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Quản lý xây dựng NTM xã Đức Phổ cho biết: Sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, xã Đức Phổ tiếp tục xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ phát triển KT-XH phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do địa phương phát động, nhằm huy động sức dân ngày càng lớn vào việc củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM đã đạt được. Vì thế, năm 2017, qua rà soát, đánh giá đúng đắn, khách quan, các tiêu chí về NTM đã đạt được ở xã NTM Đức Phổ không những được giữ vững, mà còn được nâng cao, nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội.

HOÀNG KIẾN GIANG

Page 6: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

6 THỨ BA 31 - 10 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

TAND huyện Đạ Tẻh vừa mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Lại Thị Phượng (29 tuổi, ngụ Tổ dân phố 5A, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội đánh bạc. Ngoài ra, tòa còn tuyên buộc bị cáo Phượng phải bồi thường bổ sung 5 triệu đồng.

Theo cáo trạng, lúc 15 giờ 30 ngày 31/8/2017, Phượng đang ghi bán số đề tại đường 26/3, Tổ dân phố 1A, thị trấn Đạ Tẻh thì bị Công an thị trấn Đạ Tẻh bắt giữ. Tại hiện trường, công an thu giữ 1 điện thoại di động, 1 phơi đề và một số tài sản khác. Cơ quan điều tra Công an huyện Đạ Tẻh xác định tổng số tiền mà Phượng đánh bạc bằng hình thức ghi bán số đề hơn 5,4 triệu đồng.

Tại phiên tòa, Phượng đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. HĐXX đã áp dụng Khoản 1, Điều 248 Bộ Luật Hình sự để tuyên phạt bị cáo Phượng mức án như trên. TRỊNH CHU

Lãnh án 6 tháng tù vì ghi bán số đề

Vụ việc xảy ra vào ngày 23/10/2017 tại khu phòng trọ (thuộc Thôn 1, xã Mađaguôi, Đạ Huoai). Theo Công an huyện Đạ Huoai, anh Nguyễn Văn Thịnh, Lương Văn Chuyên và Vũ Phát (31 tuổi, ngụ tại xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên) đều là công nhân thi công công trường và ở chung phòng. Lợi dụng lúc anh Thịnh và anh Chuyên đang ngủ trưa nên Phát đã lén lấy một điện thoại hiệu Samsung J5 của anh Thịnh và một điện thoại hiệu Oppo A37 của anh Chuyên đang xạc pin ở tại phòng. Sau khi lấy được điện thoại, Phát thuê xe ôm đi về huyện Định Quán, Đồng Nai. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày thì hai anh Thịnh, Chuyên thức dậy và phát hiện điện thoại bị mất. Không thấy Phát ở phòng nên hai anh nghi ngờ Phát lấy trộm nên đã hô hào mọi người đi tìm và báo với công an. Sau đó, Phát bị bắt giữ tại huyện Định Quán cùng tang vật là 2 chiếc điện thoại. Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đạ Huoai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với Phát về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS. BẢO CHÂU

Trộm điện thoại của bạn cùng phòng

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới (SX, ĐM) và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (CTNLN). Tham dự có lãnh đạo Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan và đầu cầu tỉnh Lâm Đồng do ông Nguyễn Văn Yên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành liên quan, lãnh đạo của 8 công ty lâm nghiệp trên địa bàn.

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, đã có 40/41 phương án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể SX, ĐM và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của 40 tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty, trong đó có tỉnh Lâm Đồng (vào năm 2015). Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mô hình SX, ĐM công ty nông, lâm nghiệp của 252/254 CTNLN, trong đó Lâm Đồng có 8 công ty lâm nghiệp...

Phát biểu ý kiến kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, vấn đề SX, ĐM, nâng cao hiệu quả các CTNLN hết sức quan trọng, nằm trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), liên quan lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, tiến độ SX, ĐM ở một số đơn vị còn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ quan là chính. Một số địa phương thiếu chỉ đạo quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức công tác này, thiếu phối hợp với các bộ, ngành... Vì vậy, thời gian tới, phải hoàn thành các việc điều chỉnh, phê duyệt phương án trong quý 4 này. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể, các địa phương phải khẩn trương có đề án thực hiện, phấn đấu hoàn thành công tác SX, ĐM cuối năm 2018. Bộ NN&PTNT phối hợp Ban Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc SX, ĐM các CTNLN, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ mọi khó khăn, nhất là về đất đai, phương án sử

dụng, vướng mắc trong cổ phần hoá, nợ đọng tín dụng...; sớm tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các phương án SX, ĐM; tổng hợp định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ liên quan như Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc cùng vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ như Nghị quyết 30-NQ/TW đã đề ra.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh cho biết, ngày 11/8/2017, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án SX, ĐM và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của 8 công ty lâm nghiệp. Hiện nay, 8 đơn vị này đang xây dựng phương án chi tiết về sử dụng đất, sử dụng lao động, tài chính, đo đạc... Tỉnh Lâm Đồng cũng nêu những đề xuất, kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương một số khó khăn trong quá trình triển khai để cùng giải quyết, tháo gỡ. M.ĐẠO

Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

Từ đầu năm 2017 đến nay, Công an huyện Di Linh đã triệt xóa 3 băng nhóm tội phạm gồm 9 đối tượng (trong đó có 2 nhóm tội phạm trộm

cắp tài sản với 5 đối tượng và 1 nhóm đánh bạc gồm 4 đối tượng); khởi tố 3 vụ, 9 bị can. Tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên có 4 vụ, 9 đối tượng; khởi tố 2 vụ, 4 bị can; thu hồi 810 kg cà phê nhân, 1 laptop; xử lý vi phạm hành chính 2 vụ, 4 đối tượng; cảnh cáo 1 đối tượng.

Chủ động mở 2 đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ, tết, bảo vệ vụ thu hoạch cà phê cho nhân dân. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, gọi răn đe, giáo dục 146 đối tượng hình sự, ma túy; lập hồ sơ quản lý 185 đối tượng nghiện ma túy, vận động 7 đối tượng tự nguyện đi cai nghiện tại trung tâm.

Tiến hành điều tra làm rõ 21 vụ, 46 đối tượng tội phạm về trật tự xã hội (trong đó có 1 vụ trọng án); khởi tố 9 vụ, 19 bị can. Đồng thời, chuyển 1 vụ, 4 đối tượng cho Công an tỉnh điều tra xử lý theo thẩm quyền; xử phạt hành chính 2 đối tượng, thu hồi tài sản trên 100 triệu đồng; ra quyết định khởi tố 5 vụ, 14 bị can; xử lý hành chính 13 đối tượng; hiện đang thu thập tài liệu triệt xóa 2 băng nhóm với 23 đối tượng. Đặc biệt, tích cực điều tra khám phá nhanh vụ giết người, bắt 4 đối tượng và phối hợp với Công an Đức Trọng điều tra làm rõ 1 vụ 2 đối tượng cướp tài sản tại địa bàn để xử lý. Phối hợp vận động xác minh truy bắt 7 đối tượng truy nã.

Trong lĩnh vực kinh tế, qua công tác trinh sát phát hiện 2 vụ, 2 đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng; 2 vụ, 1 bị can vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng; lập biên bản vi phạm hành chính 24 vụ, 31 đối tượng; ra quyết định xử phạt hành chính 17 vụ, 19 đối tượng và phạt tiền 61 triệu đồng.

Lĩnh vực ma túy, tiến hành răn đe giáo dục 82 lượt đối tượng nghiện, liên quan đến ma túy; triệt xóa 7 điểm mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt 7 đối tượng; ra quyết định khởi tố 7 vụ 7 bị can; xử phạt hành chính 4 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy.

Tăng cường quản lý cư trú, hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức đăng ký cho 5.361 lượt người đến địa phương lưu trú, tạm trú làm ăn theo thời vụ; kiểm tra phát hiện lập biên bản 252 hộ với 1.004 trường hợp vi phạm về cư trú, phạt hành chính 31,2 triệu đồng; tổ chức kiểm tra 195 lượt cơ sở lưu trú, phát hiện lập biên bản 5 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính 19 triệu đồng. Vận động, thu hồi 47 súng các loại và hàng chục dao, mã tấu, hung khí nguy hiểm. Tổ chức 681 ca tuần tra kiểm soát giao thông, phát hiện lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 2.060 trường hợp với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Ban chỉ đạo các xã, thị trấn của huyện Di Linh tăng cường công tác tuyên truyền công tác này tại 207 thôn, tổ dân phố, 15 trường học, cho 15.680 lượt người tham gia. Cấp phát 9.500 tờ rơi thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm cho nhân dân, hộ kinh doanh buôn bán, đại lý cà phê để nâng cao ý thức cảnh giác phòng chống tội phạm. Tổ chức cho 12.500 học sinh và 750 hộ kinh doanh tạp hóa cam kết không kinh doanh, tàng trữ, mua bán, đốt pháo trong dịp tết; có 552 hộ kinh doanh buôn bán cam kết không lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè. Lập hồ sơ, kiểm điểm trước dân 15 đối tượng, tiến hành bàn giao 270 lượt đối tượng vi phạm cho các ngành, đoàn thể nhận quản lý giáo dục. Qua phát động quần chúng cung cấp cho công an nhiều nguồn tin có giá trị, giúp điều tra khám phá 10 vụ phạm tội về trật tự xã hội, bắt và xử lý 25 đối tượng, thu hồi nhiều tài sản có giá trị. Tại các xã, thị trấn có 223 mô hình tổ chức làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng mới 22 mô hình tiếng kẻng với 53 cổng rào an ninh, củng cố duy trì 116 điểm đăng ký tạm trú…

Đến nay, Tòa án nhân dân huyện đưa ra xét xử 270 vụ án các loại, trong đó án hình sự 38 vụ với 69 bị cáo; án dân sự 62 vụ, đã giải quyết 32 vụ; án hôn nhân gia đình 170 vụ, đã giải quyết 135 vụ. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn, lồng ghép đưa nội dung phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội vào quy ước, hương ước thôn, xóm, tổ dân phố, kết quả đã có 185/ 207

tổ dân phố, thôn được công nhận thôn, tổ dân phố văn hóa; 5 xã công nhận đạt xã văn hóa.

Trong ngành Giáo dục triển khai đề án Phòng chống bạo lực học đường, đã tổ chức cho 48.045 học sinh ký cam kết chấp hành pháp luật, không mua bán, tàng trữ, đốt pháo, sử dụng đèn trời, vũ khí, hung khí trái phép. Phối hợp xử lý 2 vụ, 6 học sinh có hành vi vi phạm đánh nhau gây rối tại trường học; nhà trường đã xử lý kiểm điểm, phê bình 30 vụ với 69 học sinh vi phạm quy chế nhà trường.

Ủy ban MTTQ VN huyện và các đoàn thể đã tổ chức 125 buổi tuyên truyền cho hơn 45 nghìn lượt hội viên, quần chúng nhân dân nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm, phối hợp nhận cảm hóa giáo dục 65 đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng. Duy trì các mô hình Phụ nữ với kiến thức pháp luật, Tổ gia đình tình cảm tại xã Hòa Bắc; Gia đình không bạo lực tại xã Gia Hiệp; Chi hội phụ nữ không có hội viên, người thân theo đạo trái phép tại các xã Tân Thượng, Liên Đầm; mô hình không có hội viên, chồng, con nghiện ma túy, vi phạm pháp luật tại thị trấn Di Linh; nhận cảm hóa giáo dục 49 đối tượng tại cộng đồng. Hội Nông dân duy trì hiệu quả CLB Nông dân với pháp luật có 95 hội viên; tham gia mô hình Tổ tự quản tuần tra, phòng chống tội phạm, nhận cảm hóa giáo dục 52 đối tượng vi phạm tại cộng đồng. Hội Cựu chiến binh duy trì 36 mô hình 1+1, 1+2, 1+3, mô hình Tổ tự quản. Đoàn Thanh niên duy trì các CLB Tuổi trẻ phòng chống tội phạm và mô hình Thanh niên xung kích an ninh tại các xã, thị trấn, nhận cảm hóa giáo dục 47 đối tượng vi phạm tại cộng đồng.

Ngành Y tế tuyên truyền kiến thức phòng chống AIDS tại 19 xã, thị trấn có 1.470 lượt người tham gia; phối hợp với các đoàn thể, gia đình chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà và cộng đồng đối với 54/100 trường hợp nhiễm HIV. Phòng Tư pháp huyện đã cấp phát 435 cuốn sách pháp luật, 2.060 tờ rơi, tờ gấp, 1.100 bộ tài liệu tuyên truyền và các văn bản luật; trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và 2 xã trọng điểm về an ninh trật tự với 451 lượt người dự và 195 đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý trên các lĩnh vực. AN NHIÊN

Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở Di LinhTheo đánh giá của bà Lâm Thị Phước Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (gọi tắt là BCĐ) của huyện Di Linh cho biết: Trong thời gian qua, BCĐ của huyện đã quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác này cùng với nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 09/NQ-CP của Chính phủ nên đã đạt được nhiều kết quả. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm được nâng lên, hoạt động của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được kiềm chế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Lật xe chở Alumin trong đêmĐến sáng 30/10, công tác cứu hộ

chiếc xe chở Alumin bị lật tối 29/10 mới hoàn tất. Trước đó, vào rạng sáng ngày 29/10, chiếc xe container chở Alumin mang BKS 51R 166.68 đã bị lật khi đang di chuyển từ nhà máy Alumin ra hướng Bảo Lộc. Vị trí xe bị lật nằm ngay khúc cua dốc Nhà thờ Tân Rai trên địa phận huyện Bảo Lâm. Theo một số nhân chứng, chiếc xe đã lao hẳn về bên trái đường và lật nghiêng vào một vườn cà phê bên đường. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt hại về người. Rất nhiều bao Alumin trên xe bị văng xuống đường và bị vỡ.

Đến sáng nay, lực lượng cứu hộ đã được điều động đến để cẩu các bao Alumin còn nguyên vẹn. Chiếc xe bị nạn cũng đã được cẩu ra khỏi hiện trường.

ĐÔNG ANH

Page 7: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

7 THỨ BA 31 - 10 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Sở N ô n g n g h i ệ p v à Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng

thông tin, hơn một năm trở lại đây đã có hàng trăm hộ dân nuôi heo không liên kết (TP Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đức Trọng, Lâm Hà), trồng điều (huyện Đạ Tẻh), rau hoa công nghệ cao (TP Đà Lạt),… đã gặp cảnh khó khăn, thiếu vốn tái sản xuất do điều kiện thời tiết bất lợi, giá cả thị trường biến động, dịch bệnh,... với ước tính thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng.

“Nhiều hộ không biết có bảo hiểm nông nghiệp”Tại các xã trọng điểm nuôi

heo ở huyện Đức Trọng hơn tháng nay người dân lại đứng ngồi không yên khi giá heo giảm giá khá sâu, chỉ còn 28.000 - 33.000 đồng/kg heo hơi. Với mức giá trên, mỗi con heo khoảng 100 kg, người nuôi lỗ khoảng 500.000 - 700.000 đồng. Ông Võ Đức Chính (45 tuổi, ngụ xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng), hộ nuôi 300 con heo cho biết, do giá bấp bênh kéo dài nên gần năm nay ông lỗ liên tiếp 2 lứa heo. “Từ đầu năm tới tháng 6/2017 giá heo hơi rất thấp, tôi đã bị lỗ hơn 200 triệu. Bây giờ nếu gây đàn, mở rộng trang trại vốn ít, không còn khả năng” - ông Chính cho hay. Tuy nhiên, khi được hỏi ông từng nghe có gói bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi hay không?, ông Chính cho biết chưa từng nghe nói tới. “Nếu có loại hình bảo hiểm trên triển khai tại địa phương chắc chắn tôi sẽ tham khảo để lựa chọn vì nuôi heo lỗ hoài mình cũng sợ” - ông Chính nói.

Tương tự như ông Chính, hằng trăm hộ tại các vùng trọng điểm nuôi heo như TP Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, Lâm Hà,... đều bị thua lỗ bởi giá heo xuống thấp thời gian dài trong năm 2017. Đặc biệt, với những hộ mới đầu tư chuồng trại nuôi heo từ cuối năm 2016, sau 3 tới 4 lứa bị lỗ liên tục, người dân gần như không còn vốn để tái sản xuất, đầu tư mở rộng chăn nuôi thêm hay chuyển sang nuôi trồng thay thế các loại cây, con khác.

Còn trong hoạt động sản xuất rau, hoa công nghệ cao tại TP Đà Lạt, việc người dân cần tới bảo hiểm nông nghiệp cho những vụ mùa thất bát do thời tiết xấu cũng không phải nhỏ. Như tại xã Xuân Thọ trong tháng 4/2017, hàng chục hộ dân trồng hoa công nghệ cao gần như mất trắng bởi các trận mưa đá, lốc xoáy. Chỉ tính riêng số nhà kính của nông dân tại Xuân Thọ đã bị hư hại, hoa bị ngập úng,… thiệt hại đã lên đến cả chục tỷ đồng/mùa vụ.

Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệp10 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng bởi dịch bệnh, thiên tai gây ra. Điều này nói lên nhu cầu mua các gói bảo hiểm từ người dân để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là không nhỏ nhưng lĩnh vực trên lại gần như “dậm chân tại chỗ” lâu nay.

Hay như dịch bệnh hoành hành trên cây điều (huyện Cát Tiên) đã làm 6.629,7 ha trong tổng số 7.064,6 ha điều đang canh tác trên địa bàn bị thiệt hại nặng nề (chiếm trên 93,8% diện tích) với 3.837 hộ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ước tính tổng thiệt hại từ cây điều trong 6 tháng đầu năm 2017 tại Cát Tiên đã lên tới trên 120 tỷ đồng.

“Hầu hết người dân chúng tôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh rất ít nghe hoặc hiểu chưa rõ về loại hình bảo hiểm nông nghiệp. Điều chúng tôi mong thời gian tới Nhà nước có chính sách hỗ trợ, sớm đưa ra các gói bảo hiểm để giảm bớt phần nào rủi ro trong hoạt động sản xuất” - ông Nguyễn Văn Mạnh, ngụ xã Xuân Thọ, Đà Lạt.

“Doanh nghiệp chưa mặn mà”Thông tin từ Sở NN&PTNT

Lâm Đồng, theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, Lâm Đồng

không thuộc 20 tỉnh, thành được chọn để thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, UBND tỉnh đã xúc tiến các giải pháp thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (trên cây cà phê) nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tham gia. Vấn đề đặt ra là sau một thời gian thực tế làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, người dân đã nảy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn nên chưa triển khai được tới người dân.

Ông Hoàng Sỹ Bích - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng cho biết: Hiện nay, mỗi năm thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại hằng trăm tỷ đồng trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như 10 tháng đầu năm 2017, dịch bệnh đã làm năng suất cây điều tại huyện Cát Tiên giảm mạnh, ước tính thiệt hại khoảng 120 tỷ đồng; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thiệt hại trên 100 tỷ đồng, công tác tiêm phòng, khử độc trên gia súc, gia cầm đã lên tới 17 tỷ đồng; dịch bệnh bọ xít muỗi trên cà phê chè tại huyện Lạc Dương ảnh hưởng trên 3.000 ha; dịch vàng lùn, xoắn lá trên cây cà chua, sâu đục thân, rầy nâu trên cây lúa,… đều bị thiệt hại lớn. Vì vậy, người dân có nhu cầu mua bảo hiểm nông nghiệp là hoàn toàn chính đáng nhằm giảm thiểu rủi ro và góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, hướng tới tính bền vững trong sản xuất

nông nghiệp tại địa phương.“Khó khăn lớn nhất hiện nay

là việc các doanh nghiệp chưa mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp vì rủi ro cao và khó đánh giá mức độ thiệt hại. Trong khi đó, nếu phí bảo hiểm quá cao người dân cũng không lựa chọn sử dụng là một rào cản khác. Qua tham khảo các ý kiến của một số ngân hàng lớn, bước đầu chúng tôi nhận thấy họ muốn triển khai loại hình bảo hiểm trên với các trang trại, công ty làm nông nghiệp quy mô lớn, ổn định, mức độ rủi ro thiên tai, dịch bệnh thấp. Còn đối với hình thức triển khai bảo hiểm nông nghiệp do Nhà nước hỗ trợ chính đối với các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn cũng gặp không ít vướng mắc về kinh phí, quy định khi triển khai trong phạm vi thí điểm trên 20 tỉnh, thành từ năm 2011” - ông Bích chia sẻ.

Cũng theo ông Bích, hiện Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị định về bảo hiểm nông nghiệp trình Quốc hội xem xét, phê duyệt. Sau khi Nghị định ban hành, các chính sách hỗ trợ sẽ được áp dụng cụ thể, chi tiết, từ đó UBND tỉnh mới có căn cứ, thuận lợi trong triển khai các gói bảo hiểm nông nghiệp rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.

C.THÀNH

Triển khai bảo hiểm bò sữa trên 6 huyện, thành phốSở NN&PTNN Lâm Đồng cho biết, hiện đơn vị đang hoàn tất “Đề án bảo hiểm bò sữa tỉnh Lâm Đồng

giai đoạn 2017-2020” để trình UBND tỉnh phê duyệt. Đề án trên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi bò sữa trên địa bàn cũng như san sẻ gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong trường hợp dịch bệnh, thiên tai gây ra. Theo Đề án, ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 8,1% kinh phí thực hiện kế hoạch, ngân sách huyện 2,5% và vốn đối ứng của doanh nghiệp, người dân là 89,4%. Mục tiêu của Đề án là tới năm 2020 đàn bò sữa nuôi tập trung của các tổ chức, cá nhân sẽ có trên 90% tổng đàn thuộc diện tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Trong đó, đàn bò sữa trong dân chiếm trên 50% tham gia mua bảo hiểm. Các địa phương tham gia Đề án gồm huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.

Lâm Đồng đang triển khai Đề án bảo hiểm bò sữa trên 6 huyện, thành phố. Ảnh: C.Thành

CÁT TIÊN: Trên 160 tỷ đồng đầu tư các công trình xây dựng cơ bản

Văn phòng UBND huyện Cát Tiên cho biết, trong năm 2017,

UBND huyện làm chủ đầu tư 138 công trình xây dựng cơ bản, với

tổng vốn đầu tư trên 160 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh trên 107 tỷ đồng, nguồn vốn

từ ngân sách huyện gần 44,7 tỷ đồng. Trong tổng số 138 công trình đang được đầu tư, có 46 công trình

chuyển tiếp, với tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng, 92 công trình khởi

công mới, với tổng vốn đầu tư gần trên 60 tỷ đồng. Đến nay, giá trị giải ngân và tạm ứng vốn ước đạt 128 tỷ

đồng, bằng 79,96% kế hoạch vốn. Cùng với việc làm chủ đầu

tư tổng số vốn nói trên, 10 tháng đầu năm 2017, huyện Cát Tiên đã

tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, hoặc kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước

để triển khai thực hiện 6 công trình trọng điểm trên địa bàn huyện gồm:

Nhà máy cung cấp nước sạch đô thị Phước Cát, Trung tâm Văn hóa thể thao huyện, đường giao thông

ven sông Đồng Nai đoạn qua thị trấn Cát Tiên, hồ chứa nước Đạ Sỵ,

đường giao thông Tiên Hoàng - Đồng Nai Thượng, cầu Hai Cô.

Hiện nay, UBND huyện đang chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư phối hợp với các ngành chức năng của huyện

đôn đốc các đơn vị trúng thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công

trình để sớm đưa vào sử dụng.HOÀNG VƯƠNG MỸ

Công nhận thêm64 sáng kiến

64 cá nhân với 64 sáng kiến vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng công

nhận đợt 2 năm 2017, trong đó chiếm phần lớn đang công tác trong ngành

giáo dục. Theo đó, những sáng kiến đáng

kể của giáo viên như: “Một số giải pháp nâng cao năng lực điều hành lớp của hội đồng tự quản theo mô hình trường tiểu học mới VNEN”

(Giáo viên Chế Thị Thu Hồng, Trường Tiểu học Trưng Vương, Đà

Lạt); “Kết hợp một số phương pháp dạy học với phương pháp sử dụng

bản đồ tư duy trong dạy Lịch sử lớp 6” (Giáo viên Đặng Quang Minh,

Trường Trung học cơ sở Quang Trung, Đà Lạt); “Một số giải pháp diệt trừ ve sầu làm ảnh hưởng đến

hoạt động dạy và học tại Trường THPT Nguyễn Thái Bình, Đức

Trọng” (ông Chu Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thái

Bình, Đức Trọng). Hoặc những sáng kiến trên lĩnh vực khác gồm: “Xây dựng quy

trình bào chế, kiểm nghiệm trà túi lọc húng chanh và khảo sát hoạt tính sinh học của chế phẩm trên

invitro” (bà Tăng Lê Quỳnh Trinh, Phó Trưởng Khoa dược, Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng); Phát

triển, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng

viên năm 2016 (ông Trần Tưởng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh

nghiệp Lâm Đồng)…MẠC KHẢI

Page 8: XEM TIẾP TRANG 3 Khoảng trống trong bảo hiểm nông nghiệpbaolamdong.vn/upload/others/201710/26192_BLD_ngay_31.10.2017.pdf · Lâm Đồng đang triển khai Đề án

8 THỨ BA 31 - 10 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁOMời tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng

Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng xin thông báo mời Quý nhà đầu tư có quan tâm tham gia làm Nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng, như sau:1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp cổ phần hóa:- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng;- Địa chỉ: Số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;- Điện thoại: 02633 822240 Fax: 02633 824050- Website: www.lawaco.com.vn2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:- Sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho khu đô thị và công nghiệp, thu gom và xử lý nước

thải trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;- Tư vấn thiết kế, dự toán, lập dự án, thi công, giám sát, thẩm định công trình xây dựng dân

dụng, công nghiệp, công trình cấp, thoát nước, thủy lợi; thẩm tra dự án đầu tư, đánh giá tác động môi trường;

- Tư vấn lập quy hoạch, quy hoạch xây dựng hệ thống cấp thoát nước, dân dụng; tư vấn lập hồ sơ mời thầu, xét thầu; tư vấn quản lý dự án; khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường.

- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;- Thi công xây dựng công trình khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, vườn sinh thái; - Sản xuất và kinh doanh dịch vụ vật tư ngành nước; 3. Vốn điều lệ Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Lâm Đồng: 788.000.000.000 đồng (Bảy

trăm tám mươi tám tỷ đồng).4. Tỷ lệ phần vốn nhà nước nắm giữ sau khi cổ phần hóa: Tối đa là 40% tổng số cổ phần.5. Số lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược và số lượng cổ phần bán đấu 

giá công khai: Do Ban chỉ đạo Cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng xem xét và trình UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.6. Về tiêu chí, trình tự lựa chọn, phương thức và giá bán cổ phần cho Nhà đầu tư 

chiến lược và thủ tục, hồ sơ đăng ký: Xem chi tiết đăng tại website: www.lawaco.com.vn và website: lamdong.gov.vn.7. Thời gian nộp hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 28/11/2017.8. Các nội dung khác: Nhà đầu tư quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và liên hệ

theo các địa chỉ như sau:- Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng+ Địa chỉ: số 36 Trần Phú, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 0263.3822104. - Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng;+ Địa chỉ: Số 50 Hùng Vương, Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;+ Điện thoại: 02633 822240 Fax: 02633 824050+ Website: www.lawaco.com.vn email: [email protected] chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng rất mong

nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý nhà đầu tư.

... vấn đề này và cho biết sẽ có một hội nghị riêng về DCTD ở Tây Nguyên tới đây. Trong lúc chờ Chính phủ, Lâm Đồng tiếp tục có nhiều biện pháp, giải pháp để giữ cho được rừng và đất rừng. Hiện trên địa bàn huyện Đam Rông còn 612 hộ với 2.852 nhân khẩu dân DCTD chưa thể sắp xếp bố trí ổn định được cuộc sống.

Ông Liêng Hót Ha Hai - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đam Rông nói với tôi: “Mặc dù vậy, không thể bỏ rơi bà con, địa phương nỗ lực huy động cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở và các đơn vị chủ rừng thường xuyên kiểm tra, vận động, tuyên truyền để bảo đảm an ninh trật tự, hạn chế việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng. Đồng thời, chăm lo về an sinh xã hội như cấp thẻ bảo hiểm y tế, cử đội ngũ y tá, bác sỹ định kỳ vào chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh; đầu tư xây dựng nhà bán trú để vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho con em các hộ DCTD này được tới trường”. Còn ông Phạm S cho biết: “Lâm Đồng đã có ý kiến và đang chờ Chính phủ quyết định để tháo gỡ bằng cách chuyển đổi mục đích quy hoạch rừng. Vẫn theo hướng đưa diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tăng lên để đảm bảo tích cực về mặt môi trường, nhưng quy hoạch lại diện tích 3 loại rừng. Bản thân đất mà số đồng bào DCTD đang ở đây không còn rừng mà là đất nông nghiệp mấy chục năm nay”.

Niềm vui của Lâm Đồng là tỷ lệ diện tích rừng tự nhiên còn rất cao (hơn 80%) và trữ lượng gỗ rất lớn (hơn 60 triệu m3), nhưng cũng là nỗi lo canh cánh làm sao giữ cho được. Trong khi nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu BV&PTR với mức 10 triệu đồng/ha là còn rất thấp, mặc dù tỉnh đã tích cực vận dụng linh hoạt, nhưng nguồn thu ngân sách của tỉnh chưa cao và đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nên rất khó khăn và bất cập. Ví dụ, công tác đo đạc và lập bản đồ thực hiện sắp xếp đổi mới và phát triển đối với các công ty lâm nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 30/NQ-TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ đến nay Lâm Đồng đã đạt 75% tổng khối lượng. Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 28/10/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Do thời gian dài quản lý không chặt chẽ nên không đầy đủ và ranh giới đất đai biến động nhiều; địa hình phức tạp, diện tích đất của các công ty lâm nghiệp manh mún, phân tán trên địa bàn nhiều xã và nhiều khu vực cách biệt nhau, nhiều thửa đất độc lập có diện tích nhỏ nên công tác đo đạc, cắm mốc sẽ gặp nhiều khó khăn, mất thời gian”. Trong lúc, kinh phí rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty đến nay chỉ bố trí khoảng 43 tỷ đồng/100 tỷ đồng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

Tôi hỏi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S về điều tâm huyết nhất, ông trả lời: “Tâm huyết của tôi, cũng như Tỉnh ủy, UBND tỉnh là hiện nay Lâm Đồng có diện tích rừng tự nhiên nhiều, do đó thực hiện công tác QLBVR cho được để giữ được rừng tự nhiên và đảm bảo tính ĐDSH. Thứ hai là Đà Lạt và huyện Lạc Dương là địa bàn nằm phụ cận và trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, do đó công tác QLBVR ở đây tập trung quyết liệt. Triển khai mọi giải pháp trong giai đoạn tới đưa diện tích đất rừng dân lấn chiếm vào trồng rừng để đảm bảo độ che phủ rừng theo Nghị quyết X của Tỉnh ủy là 55% vào năm 2020. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo việc trồng rừng thay thế để tất cả các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc; muốn tạo màu xanh đa dạng thì trồng rừng, trồng cây phân tán luôn luôn phải quan tâm”.

Ông Phạm S cho biết thêm: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ với những giải pháp mang tính đồng bộ, thống nhất. Có chính sách, giải pháp di dân phù hợp, quy hoạch đất định canh, định cư, hỗ trợ cấp đất sản xuất kết hợp giải quyết việc làm, ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là đồng bào DTTS; tiếp tục kiểm tra thu hồi các dự án thiếu năng lực triển khai hoặc thiếu trách nhiệm để rừng bị xâm hại, xử lý nghiêm các loại tội phạm liên quan

đến chức vụ trên lĩnh vực QLBVR. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý nhân, hộ khẩu để nắm thông tin, lai lịch... của số đối tượng làm thuê (số đối tượng hành nghề thợ rừng gồm: thợ cưa, bốc xếp, vận chuyển...) tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa có các hoạt động khai thác, vận chuyển chế biến lâm sản nhằm phục vụ tốt công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm và vi phạm pháp luật về QLBV&PTR.

Đó còn là, lực lượng kiểm lâm chủ động, phối kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an (có kế hoạch, thông tin kịp thời) khi triển khai kế hoạch, nhất là đối với địa bàn trọng điểm, tại những thời điểm nhạy cảm... để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chống người thi hành công vụ, vừa tránh oan sai trong thực thi pháp luật. Đối với các địa bàn giáp ranh, phải chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương chỉ đạo nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế phối hợp trong công tác QLBVR; định kỳ tổ chức giao ban nhằm phân tích, đánh giá các mặt làm được, chưa làm được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, các cấp chính quyền địa phương cần chăm lo, tạo điều kiện cho người dân ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập bằng các giải pháp như thâm canh tăng vụ, ứng dụng giống mới, khoa học và sản xuất,...

Ghi chép: MINH ĐẠO

Ở đâu cũng rừng... TIẾP TRANG 2

9 dự án y tế với tổng vốn hơn 112 tỷ đồngTheo kế hoạch xây dựng cơ bản năm

2017 của ngành Y tế là 112,493 tỷ đồng được bố trí cho 9 dự án, gồm 7 dự án chuyển tiếp và 2 dự án khởi công mới. Trong đó: vốn ODA là 44,579 tỷ đồng; vốn đối ứng 8,7 tỷ đồng; ngân sách địa phương 31,481 tỷ đồng; vốn 2016 kéo dài thanh toán trong năm 2017 là 27,733 tỷ đồng.

Đến nay, các dự án đã hoàn thành và đưa vào hoạt động gồm: Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, Khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng và Trạm Y tế thị trấn Liên Nghĩa. Dự án xây dựng Bệnh viện II Lâm

Đồng hiện nay đã hoàn thành, chủ đầu tư đang hoàn chỉnh các thủ tục nghiệm thu để đưa vào sử dụng.

Hiện còn Dự án Chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2 chưa khởi công được do Ban Quản lý dự án Trung ương hoàn chỉnh hồ sơ dự toán, thiết kế chậm nên hiện nay đang tổ chức lựa chọn nhà thầu và dự kiến triển khai trong tháng 12/2017.

Ước số vốn đã giải ngân trong 9 tháng đầu năm 2017 là 37,214 tỷ đồng.

AN NHIÊN

Lâm Hà thiệt hại hơn 3 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốcThống kê của Phòng NN&PTNT Lâm Hà

cho biết, 9 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn huyện Lâm Hà liên tục xảy ra nhiều đợt mưa lớn kèm theo gió lốc, ước tính tổng thiệt hại tài sản khoảng hơn 3 tỷ đồng.

Những địa bàn của huyện Lâm Hà chịu hậu quả nghiêm trọng của thiên tai nói trên như: xã Phi Tô có 38 ha cà phê và 2 ha rau, màu gặp mưa đá bị thiệt hại từ 30 - 65%; xã Đạ Đờn với hơn 10 ha cà phê vùi lấp vì sạt lở đất; xã Tân Văn và thị trấn Nam Ban

mưa lớn ngập lụt 16 ha đất sản xuất nông nghiệp và gây mất an toàn trong sinh hoạt đối với gần 25 hộ gia đình, trong đó có 2 căn nhà của 2 hộ gia đình bị nứt tường, phải tổ chức di dời khẩn cấp.

Cùng thời gian trên ở huyện Lâm Hà đã xảy ra nhiều đợt gió lốc đã làm tốc mái tôn 3.000 m2 nhà ở của 50 hộ gia đình; đáng kể trong những ngày mưa lớn có 3 người chết do trượt chân té ngã khi đi qua sông, suối, mương thủy lợi… VŨ VĂN

527 ca tử vong do AIDSCông tác giám sát, phát hiện người nhiễm

HIV được các cơ sở y tế trong tỉnh triển khai thường xuyên và định kỳ. Từ đầu năm đến nay đã thực hiện 37.471 mẫu xét nghiệm, phát hiện 90 mẫu dương tính với HIV; có 35 trường hợp nhiễm HIV mới đưa vào quản lý, nâng số tích lũy 1.277 ca nhiễm HIV trong toàn tỉnh. Có thêm 5 trường hợp mắc AIDS mới, tích lũy 271 trường hợp bệnh nhân AIDS và có 8 trường hợp tử vong do AIDS, tích lũy 527 ca tử vong do AIDS; số người nhiễm HIV còn sống được quản lý tại

địa phương là 499 trường hợp. Tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 1.267

khách hàng, phát hiện 27 trường hợp dương tính với HIV. Triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV năm 2017 có 665 lượt người với 588 người nghiện chích ma túy tiếp cận được chương trình bơm kim tiêm; 344 lượt với 178 phụ nữ bán dâm được tiếp cận và sử dụng chương trình cấp phát bao cao su, đạt trên 100% kế hoạch giao.

D.HIỀN