dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/sach-huong-dan-xay-dung-chuong... · XÁc ĐỊNH...

78

Transcript of dhsptn.edu.vndhsptn.edu.vn/uploads/news/2014_02/sach-huong-dan-xay-dung-chuong... · XÁc ĐỊNH...

i

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Mục lục

lời nói đầu ...................................................................................................................1

chương 1. Xác định nhu cầu văn bản bà nhu cầu xã hội - Điều tra công giới ......11.1. Giới thiệu ...............................................................................................................21.2. Mục đích điều tra ...................................................................................................51.3. Phương pháp điều tra .............................................................................................51.4. Kế hoạch thực hiện điều tra công giới ...................................................................61.5. Kết quả điều tra ......................................................................................................71.6. Kết luận ................................................................................................................101.7. Các đề xuất ...........................................................................................................11

chương 2. Khung nghề nghiệp ...............................................................................122.1. Định nghĩa khung nghề nghiệp ............................................................................122.2. Chuyển đổi kết quả khảo sát công giới thành khung nghề nghiệp ......................12

chương 3. Khung năng lực ......................................................................................15

3.1. Định nghĩa về diễn giải về khung năng lực .........................................................153.2. Chuyển tải từ khung nghề nghiệp sang khung năng lực ......................................15

chương 4. Khung chương trình ..............................................................................224.1. Yêu cầu của khung chương trình và sự phân bố các mô-đun ..............................224.2. Học trình (credits) và các môn học của mỗi mô-đun ...........................................234.3. Ma trận các năng lực ............................................................................................274.4. Khung chương trình .............................................................................................364.4.1. Khung chương trình Quản trị Lữ hành .............................................................364.4.2. Khung chương trình Quản trị khách sạn ...........................................................39

chương 5. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá trong chương trình

POHE ........................................................................................................................435.1. Nguyên tắc giảng dạy và học tập trong chương trình POHE ..............................435.2. Cấu trúc môn học và chương trình học trong POHE ...........................................455.3. Các phương pháp giảng dạy trong POHE ............................................................505.4. Phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ........................52

chương 6. Đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng ...................................55

6.1. Các vấn đề chung .................................................................................................556.2. Nội dung và phương pháp đánh giá và đảm bảo chất lượng ................................56

ii

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phụ lục: Phiếu đánh giá mô-đun của sinh viên ......................................................61

chương 7. Sự hợp tác với công giới trong chương trình POHE tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ......................................................................................................65

7.1. Phát triển giáo dục theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và vai trò của công

giới ..............................................................................................................................65

7.2. Quan hệ với công giới trong chương trình POHE tại Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân ..............................................................................................................................67

7.3. Các tổ chức mối quan hệ hợp tác vbowis công giới trong chương trình đào tạo

POHE tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ............................................................69

7.4. Các chương trình hợp tác với công giới trong chương trình POHE tại Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân .................................................................................................72

iii

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DANH Mục SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Hình 1: Khung chương trình .......................................................................................22

Hình 2: Phân bổ các học phần trong chương trình .....................................................23

Hình 5.1. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo ...................................................49

Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra công giới khu vực kinh doanh khách sạn ..9

Bảng 1.2: Cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra công giới khu vực kinh doanh lữ hành ....10

Bảng 4.1: Số đơn vị học trình (credits) của các học phần (modules) .........................23

Bảng 4.2: Các môn học trong mỗi học phần (module) (Đối với Quản trị lữ hành) ....24

Bảng 4.3: Các môn học trong các học phần (modules)

(Đối với quản trị khách sạn) .......................................................................................26

Bảng 4.4: Ma trận năng lực của chuyên ngành quản trị lữ hành ................................28

Bảng 4.5: Ma trận năng lực của chuyên ngành quản trị khách sạn.............................32

Bảng 4.6: Chương trình và thời lượng học của Quản trị Lữ hành ..............................36

Bảng 4. 7: Chương trình và Thời lượng Quản trị Khách sạn ......................................39

Bảng 7.1. Dự báo về nguồn nhân lực du lịch 2010-2015 ở Việt Nam ........................66

iv

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

lỜI NÓI ĐẦU

Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (hay còn gọi là đào tạo đại học khoa học ứng dụng), hình thức đào tạo đại học tập trung vào cung cấp những năng lực thực tiễn cho người học để ra trường đáp ứng ngay được nhu cầu của giới tuyển dụng, là hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học ở nhiều nước phát triển trên thế giới trong những thập kỷ gần đây. Khác với hệ thống đào tạo truyền thống theo định hướng nghiên cứu, giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng lấy nhu cầu tuyển dụng và các yêu cầu về năng lực thực tiễn làm xuất phát điểm để xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo. Công nghệ giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng chú trọng vào sự hợp tác của giới tuyển dụng, các phương pháp đào tạo rèn luyện kỹ năng, các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại và phát triển đội ngũ giảng viên mạnh về năng lực thực hành.

Trong chiến lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam, phát triển hệ thống giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là một trong những ưu tiên chiến lược để đến năm 2010 có trên 70% số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam được học từ các chương trình này. Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan (PROFED) giữa chính phủ hai nước, được thực hiện từ năm 2005 là một trong những dự án tiên phong nhằm chuyển giao công nghệ đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng tại Việt Nam. Dự án được thực hiện tại 8 trường đại học trong cả nước.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn, là một trong 8 trường đại học tham gia dự án PROFED. Sau gần 5 năm phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phát triển được 02 chương trình đào tạo hai chuyên ngành Quản trị Lữ hành và Quản trị Khách sạn. Cùng với hệ thống giáo trình, với sự đầu tư của Nhà trường và tài trợ của Chính phủ Hà Lan, các điều kiện học tập, và thực hành như phòng học chuyên dụng, phòng thực hành, Khách sạn trường, Trung tâm lữ hành trường đã được xây dựng để thực hiện chương trình đào tạo. Nhà trường cũng thành lập Chương trình POHE ngành Du lịch và Khách sạn trực thuộc Nhà trường nhằm quản lý và phát triển hệ thống giáo dục theo định hướng nghề nghiệp đã được xây dựng. Chương trình tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm học 2008-2009.

Tài liệu này cung cấp những thông tin giới thiệu về cơ sở hình thành (các điều tra giới tuyển dụng về nhu cầu lao động), cách tiếp cận, phương pháp phát triển, cấu trúc, những yêu cầu và các nội dung liên quan tới Chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên, giảng viên, giới tuyển dụng và những người quan tâm. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương. Chương 1 trình bày những nhu cầu xã hội về lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch và khách sạn thông qua kết quả khảo sát giới tuyển dụng được thực hiện vào năm 2007. Chương 2 trình bày khung nghề nghiệp trong ngành quản trị lữ hành và quản trị khách sạn dựa trên kết quả điều tra. Trên cơ sở các công việc này, khung năng lực mà người học cần phải có được phát triển trong Chương 3. Chương 4 trình bày cấu trúc chương trình học cùng với những nội dung cụ thể về kết cấu các môn học trong chương trình. Chương 5 giới thiệu các tiếp cận về giảng dạy, học tập và đánh giá trong chương trình POHE. Chương 6 cung cấp cách tiếp cận và các công cụ để thực hiện kiểm soát chất lượng trong chương trình POHE. Chương 7 giới thiệu về nguyên

2

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

tắc và các hoạt động hợp tác giữa Chương trình POHE ngành Du lịch và Khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và những nhà tuyển dụng.

Sách Hướng dẫn Chương trình POHE ngành Du lịch và Khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là kết quả của quá trình nghiên cứu, học hỏi và phát triển một loại hình đào tạo mới cho ngành Du lịch và Khách sạn tại Việt Nam. Sách do những giảng viên Du lịch và Khách sạn của Trường, những người trực tiếp xây dựng chương trình từ những bước đi đầu tiên nhằm phát triển chương trình này từ năm 2005 biên soạn: Ths. Ngô Đức Anh (Chương 1), PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh (Chương 2), PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa (Chương 3), TS. Phạm Trương Hoàng (Chương 4,5), Ths. Nguyễn Thị Hồng Minh (Chương 6), Ths. Hoàng Thị Lan Hương (Chương 7). Tập thể tác giả xin cảm ơn những tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia Trường Đại học Stenden Hà Lan và các chuyên gia khác tham gia dự án PROFED, cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Hà Lan và sự chỉ đảo, ủng hộ của Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc thực hiện dự án này.

Tháng 10 năm 2009 Tập thể tác giả

3

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 1

XÁc ĐỊNH NHU cẦU cĂN BẢN VÀ NHU cẦU XÃ HỘI –

ĐIỀU TRA cÔNG GIỚI1

1.1. GIỚI THIỆUTừ năm 1986, chính sách đổi mới nền kinh tế của Việt Nam đã chuyển đổi từ nền

kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức độ cao và tương đối ổn định. Vào những năm 1990 tổng sản phẩm trong nước đạt ở mức bình quân là (GDP) 7.5%, GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Năm 2004, GDP tăng 7.7%; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm bình quân trên 7,2% giai đoạn 2001- 20041. Từ khi ký kết hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) vào cuối năm 2001 và tiến trình hội nhập Tổ chức thương mại Thế giới của Việt Nam (WTO) vào năm 2005, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển một cách bền vững. Trong bối cảnh phát triển kinh tế của khu vực, Việt Nam đã được lợi từ sự cam kết tiếp tục của mình đối với tổ hợp kinh tế quốc tế với các thể chế về việc mở rộng thương mại và đầu tư cũng như các quy định và luật lệ minh bạch và công bằng.

Tiến trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sự khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ mang lại một sự nhìn nhận mới đối với ngành khách sạn và du lịch của Việt Nam. Ngành Du lịch Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể từ năm 1990 với số lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam tăng từ 20.000 đến gần 3.5 triệu người trong năm 2005. Số lượng khách du lịch nội địa tăng từ 1 triệu người năm 2000 lên 15 triệu người năm 2005 và tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đem lại đã tăng lên 25% mỗi năm. Hiệp hội Du lịch Quốc tế (ITA) dự đoán rằng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ tăng 8,3% mỗi năm trong 10 năm tới. Theo Hiệp hội Du lịch Châu á Thái Bình dương (PATA), Việt Nam đã chào đón 3,9 triệu khách du lịch vào năm 2006 và 3,9 triệu khách du lịch vào năm 2007. Việt Nam còn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngòai. Các nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành Du lịch cũng khá lạc quan về tương lai của ngành này.

Du lịch Việt Nam bắt đầu cất cánh. Số lượng khách du lịch tăng lên gần đây chỉ ra rằng Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển Du lịch. Mặc dù có một số rào cản lớn về phát triển Du lịch mà Việt Nam phải đối mặt, đặc biệt liên quan đến hình ảnh quốc tế của đất nước không được chú trọng, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng yếu kém. Cơ sở hạ tầng công cộng của Việt Nam yếu kém là một hạn chế chính đối với sự tăng trưởng của ngành khách sạn và du lịch. Đường xá nghèo nàn, nhiều hốc trên đường. Giao thông giữa miền Bắc và Nam của đất nước không thuận tiện. Ngập úng trên đường xảy ra thường xuyên sau các trận mưa lớn ở những khu vực có các điểm đến du lịch, gây ra sự không thuận tiện và thoải mái đối với du khách. Hệ thống đường sắt rất yếu và không đạt tiêu chuẩn. Những chiếc tàu, vẫn sử dụng máy hơi nước, chậm chạp và chất

1 Data from Vietnam Economics Review, CIEM

4

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

lượng thấp. Hệ thống và phương tiện giao thông nghèo nàn đã làm trở ngại việc đi du lịch của các du khách quốc tế trong lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra sự thiếu hụt về những số liệu thống kê căn bản và chính xác và sự dự đoán về khách du lịch và xu hướng du lịch, những thông tin quan trọng đối với các nhà đầu tư mong muốn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược phát triển ngành. Vô số doanh nghiệp tham gia và thiếu những con số thống kê kịp thời và thực tế về lịch sử tạo ra sự khó khăn cho việc hiểu biết về ngành du lịch Việt Nam. Đầu tư trong ngành du lịch bị cản trở bởi thiếu các quỹ đầu tư do chính phủ Việt Nam thiếu vốn. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải vay và dựa vào các khoản hỗ trợ tài chính của các ngân hàng nước ngoài.

Thêm vào đó, là một lĩnh vực của nền kinh tế, du lịch có đặc thù riêng của nó và gắn với các lĩnh vực khác, các địa phương và nhiều bên liên quan. Du lịch cũng có những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của một ngành dịch vụ. Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch là vấn đề quan trọng bậc nhất, đặc biệt đội ngũ các nhà quản lý ngành du lịch, quản lý khách sạn, hướng dẫn du lịch, nhân viên lễ tân, đầu bếp, quản lý quầy, nhân viên phục vụ phòng, nhân viên phục vụ bàn. Hiện tại, ngoài các trường đại học ra còn có các Học viện đào tạo bậc đại học, các học viện đào tạo nghề bậc cao đẳng cũng cung cấp chương trình đạo tạo về du lịch nằm dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đại học và các Bộ tương ứng khác. Tổng Cục Du lịch có hệ thống đào tạo riêng về du lịch từ cấp đào tạo nghề cho đến cấp đào tạo cao đẳng, có khả năng làm thỏa mãn chỉ một phần nhu cầu đối với dịch vụ cao cấp được đề cập ở trên. Đặc biệt, hệ thống đào tạo hỗ trợ ngành du lịch và khách sạn bằng việc quy định đầu vào của các cấp quản lý đã gặp phải nhiều trở ngại, những trở ngại này ảnh hưởng tới các phương pháp sử dụng cho việc đào tạo một đội ngũ sinh viên có trình độ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch và khách sạn. Nhu cầu đối với các nhà quản lý có năng lực đang tăng lên; kết quả đăng ký và nhập học vào chương trình bốn năm về quản lý khách sạn bắt đầu tăng. Các điều kiện tốt về kinh tế vào cuối thế kỷ này đã tác động đến việc đăng ký và tham gia của người học vào chương trình đào tạo về khách sạn và du lịch, tuy nhiên những nhân viên có năng lực vẫn còn thiếu. Đào tạo du lịch và khách sạn hiện tại cần phải xác định lại chương trình học nhằm để đáp ứng nhu cầu của ngành. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, một trường đầu ngành ở Việt Nam đề xuất một bằng cấp về quản trị khách và du lịch ở cấp trường, bắt đầu từ việc xem xét lại khung chương trình học hiện tại về quản trị khách sạn và du lịch và thiết kế lại khung chương trình học mới hướng tới việc học tập trên cơ sở thực hành. Điều tra các doanh nghiệp là bước đầu tiên để thiết kế và xây dựng lên khung chương trình mới này. Do vậy, mục tiêu của cuộc điều tra này là kiểm tra sự cảm nhận của những người tuyển dụng trong ngành du lịch và khách sạn và đánh giá của họ về các chương trình đào tạo du lịch và khách sạn trong mối quan hệ với việc học tập trên cơ sở năng lực của người học. Điều tra này đã đánh giá được cảm nhận của người tuyển dụng về việc khi nào và ở đâu những nội dung, chủ đề được lựa chọn sẽ được giảng dạy và học tập một cách tốt nhất đối với ngành cũng như những năng lực nào là cần thiết. Một bảng hỏi được phát cho các nhà tuyển dụng trong ngành khách sạn và lữ hành và các viện của ngành. Đối tượng được hỏi tập trung vào các công ty lữ hành, các tổ chức du lịch và khách sạn nơi mà các cựu sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang làm việc. Nội dung của bảng hỏi về các kỹ năng cần thiết về du lịch và khách sạn sau khi

5

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

sinh viên tốt nghiệp và nhận thức về các kỹ năng mà người học nên có khi làm việc trong ngành này. 1.2. Mục ĐÍcH ĐIỀU TRA

Mục đích của điều tra là nhằm xác định những năng lực phù hợp đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch và khách sạn cần có. Một mục tiêu khác là sử dụng kết quả đó để xây dựng hệ thống đánh giá đối với sinh viên thuộc ngành quản lý khách sạn và du lịch. Câu hỏi chính của điều tra này là: những năng lực nào là ít quan trọng nhất, ít quan trọng, tương đối quan trọng, quan trọng và quan trọng nhất? và những loại năng lực nào mà trường có thể cung cấp cho sinh viên thông qua khung chương trình hiện tại; những loại năng lực nào nên được cung cấp theo khung chương trình mới.Do vậy, điều tra này tập trung vào ba mục tiêu chính sau:

Xác định các năng lực quản lý mà các doanh nghiệp/tổ chức trong phạm vi ngành •du lịch và khách sạn kỳ vọng ở những sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch và khách sạn; Xác định những năng lực quản lý của sinh viên có được phát triển trong giai đọan •thực tập của chương trình cử nhân của ngành Du lịch và khách sạn của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hay không; và Xác định các năng lực quản lý của sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân của •khoa du lịch và khách sạn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân có đáp ứng được kỳ vọng của các nhà quản lý trong các tổ chức/công ty của ngành hay không.Mô hình hóa các chủ đề được lựa chọn phù hợp nhất với môi trường đào tạo và môi •trường việc làmTập hợp thành bộ hồ sơ về các năng lực cần thiết từ đánh giá của các nhà tuyển •dụng của ngành.Đánh giá năng lực của các giáo viên trong khoa •

1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRABa nhóm điều tra (10 giáo viên và 02 cựu sinh viên) sử dụng cả hai phương pháp

phỏng vấn và phát bảng hỏi. Phỏng vấn được tiến hành theo cách mà các thành viên trong nhóm thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt nhằm chỉ ra được những năng lực mà một sinh viên tốt nghiệp ra trường cần phải có để có thể thỏa mãn được nhu cầu của công giới “World of Work”.

Một phần của bảng hỏi được gửi thư đến các sinh viên đã tốt nghiệp, những người làm trong lĩnh vực đào tạo và các nhà tuyển dụng. Bảng hỏi được thiết kế theo kiểu tích vào ô thích hợp: ít quan trọng nhất (1), ít quan trọng (2), tương đối quan trọng (3), quan trọng (4), và quan trọng nhất (5). Các kết quả được lập thành bảng để xác định giá trị bình quân (mean) của mỗi năng lực nhằm để đánh giá thứ tự của các năng lực từ 1 đến 5 (từ thấp nhất đến cao nhất). Các kết quả được viết lại thành báo cáo theo thứ tự sắp xếp của các năng lực, dựa trên nhóm những đối tượng được điều tra là các nhà tuyển dụng, các nhà làm công tác đào tạo và sự kết hợp của cả hai nhóm đó.Ngoài ra, những thông tin phỏng vấn sâu được tổng hợp và đánh giá trong báo cáo.

6

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1.4. KẾ HOẠcH THỰc HIỆN ĐIỀU TRA cÔNG GIỚITổng số người đi điều tra: (10 giáo viên và 02 cựu sinh viên)•

Nhóm 1: - Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng nhóm) - Vương Quỳnh Thoa (Thư ký) - Trương Tử Nhân - 01 cựu sinh viên

Nhóm 2: - Ngô Đức Anh (Trưởng nhóm) - Lê Trung Kiên - Trần Thị Hạnh (Thư ký) - 01 cựu sinh viên Nhóm 3: - Hoàng Lan Hương (Trưởng nhóm) - Trần Thị Minh Hòa - Nguyễn Đình Hòa - Phạm Thị Nhuận (Thư ký)Kế hoạch điều tra•

Nhóm 1: Hà Nội – Hà Tây – Hòa Bình - Quảng Ninh - Lào Cai -Nhóm 2: Huế - Đà Nẵng – Tp. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Nha Trang -Nhóm 3: Nam Định – Thanh Hóa – Vinh - Quảng Bình – Ninh Bình -

Kế hoạch thực hiện:•

Chuẩn bị bảng hỏi và đào tạo kỹ năng điều tra: 23/12, 2005 -Thời gian điều tra: Từ 20/1/2006 – 11/3/2006 -Phân tích dữ liệu và viết báo cáo (11/3 – 20/3/2006) -Tổ chức hội thảo đánh giá (27/3/2006) -

Thực hiện điều tra•

Phỏng vấn: 25 tổ chức hành chính thuộc ngành du lịch, 150 công ty lữ hành và -khách sạn của các thành phố và các tỉnh được liệt kê ở phần trên, 30 sinh viên đã tốt nghiệp.Điều tra: 20 tổ chức hành chính thuộc ngành du lịch, 100 công ty lữ hành và -khách sạn trong cả nước và 100 sinh viên đã tốt nghiệp.

Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực khách sạn tập trung vào sáu nhóm năng lực chính: (1) Năng lực lãnh đạo và quản lý chung; (2) Quản trị lễ tân; (3) Quản trị ăn uống; (4) Quản trị buồng, (5) Giám sát; (6) Quản trị an toàn, sức khỏe và đánh giá các chương trình thực hành khách sạn

Điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn các nhà tuyển dụng lữ hành tập trung vào sáu nhóm năng lực: (1) Năng lực lãnh đạo và quản lý chung; (2) Lập kế hoạch và phát triển

7

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

sản phẩm; (3) Điều hành; (4) Giám sát; (5) Bán hàng và tiếp thị; (6) Quản trị sự kiện và hội họp và đánh giá các chương trình thực hành lữ hành.

Những thông tin về nhân khẩu học bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, năm công tác trong ngành du lịch và khách sạn, và những năm làm công tác tuyển dụng. Các câu hỏi về giáo dục và đào tạo liên quan đến những vấn đề mà các nhà tuyển dụng nghĩ đến như thời lượng đào tạo nên được cung cấp bởi trường và ngành. Những kỹ năng học được nhiều nhất ở trường hoặc từ ngành. Đối với vấn đề này các nhà tuyển dụng được hỏi những kỹ năng nào đối với người học thì nên học ở đâu là tốt nhất. Những kỹ năng cần thiết đối với các sinh viên tốt nghiệp khi làm việc cho ngành. Đối với vấn đề này các nhà tuyển dụng được yêu cầu cho điểm về tầm quan trọng của mỗi kỹ năng theo thang điểm 5.Những hạn chế

Do thời gian và kinh phí có hạn, điều tra chỉ tập trung và các nhà tuyển dụng trong nước về lĩnh vực khách sạn và du lịch và chỉ tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Những thông tin và dữ liệu nền tảng được thu thập trên cơ sở tự ghi chép của những người thực hiện cuộc phỏng vấn và sẽ không được biết đến nếu như các dữ liệu đó không được tổng hợp lại theo các nhóm đối tượng điều tra. Nghiên cứu này còn bị hạn chế bởi nghiên cứu chỉ áp dụng đối với Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam và chỉ có thể giúp cho những người làm công tác đào tạo du lịch và khách sạn phát triển khung chương trình của mình. 1.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRAĐánh giá chung từ cuộc phỏng vấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu ngành trong nhóm các trường kinh tế ở Việt Nam. Trải qua 50 năm phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có những đóng góp lớn lao cho sự phát triển kinh tế đất nước. Hiện tại trường có tất cả 22 khoa và bộ môn. Khoa Du lịch và Khách sạn được thành lập vào năm 1989 và là khoa đầu tiên của trường cung cấp các khóa đào tạo về du lịch và khách sạn trong lĩnh vực kinh tế và quản lý cho các sinh viên ở Việt Nam.

Theo dòng lịch sử, trước “đổi mới”, đào tạo đại học trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam theo định hướng quản lý kinh tế kiểu kế hoạch hóa tập trung. Trường đã đào tạo được các chuyên viên kinh tế về lập kế hoạch và cho các ngành. Sinh viên tốt nghiệp kinh tế đã làm việc trong các lĩnh vực quản lý kinh tế khác nhau như thống kê, kế hoạch, định giá, tài chính, tín dụng, xây dựng tiền lương, thương mại, cung cấp công nghệ, quản lý ngành, nông nghiệp, xử lý và kiểm soát các thông tin kinh tế.

Đổi mới nền kinh tế đã làm nảy sinh những yêu cầu mới đối với đào tạo, phát triển khung chương trình và tính tập trung. Nói chung, các mục tiêu đào tạo mới là nhằm đào tạo các nhà kinh tế và các doanh nhân cho nền kinh tế thị trường. Với lý do này, vào năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường đại học thiết kế lại các khung chương trình mới cho bậc đại học sao cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Một hội đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được thành lập giúp tư vấn cho Bộ thiết kế khung chương trình học về kinh tế và quản trị kinh doanh được sử dụng

8

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

trên toàn nước. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đào tạo đại học về kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm 05 mảng: kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính và ngân hàng, kế tóan, thống kê và quản lý hệ thống thông tin

Do vậy, khung chương trình được tập trung xoay quanh các lĩnh vực đó. Dựa vào khung chương trình được thiết kế của Bộ, các trường đại học bao gồm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thiết kế khung chương trình riêng cho trường. Khung chương trình bao gồm các môn học cơ bản về nền kinh tế thị trường, chẳng hạn môn lịch sử các học thuyết kinh tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển và kinh tế quốc tế. Một số môn bắt buộc (chủ yếu các môn nghiên cứu tư tưởng chính trị) là có trong hầu hết các khung chương trình.

Khung chương trình không phù hợp hướng tới việc đào tạo dựa trên năng •lực:Hầu hết các giảng viên, các sinh viên đã tốt nghiệp và các nhà tuyển dụng đều cho

rằng khung chương trình hiện tại là không phù hợp để đưa ra một chương trình đào tạo theo nghề nghiệp. Hầu hết các giảng viên và các nhà tuyển dụng nghĩ rằng những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và quản lý được trường đưa ra là phù hợp nhưng chiếm quá nhiều học trình

Quá nhiều giờ học trên lớp và quá nhiều giờ giảng lý thuyết•

Sinh viên có rất ít thời gian tự nghiên cứu và dành cho các chương trình thực tập. Hầu hết các giảng viên vẫn theo đuổi công việc giảng dạy của mình bằng cách nhai đi nhai lại bài giảng hoặc một cuốn sách nào đó ở trên lớp. Có một số giảng viên đã áp dụng các bài tập tình huống và phương pháp giảng dạy hiện đại. Thêm vào đó, vì khung chương trình kém linh hoạt so với các môn học tự chọn, sinh viên không được phép lựa chọn các môn học phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. Sự lựa chọn môn học hoàn toàn do khoa yêu cầu.

Sách giáo khoa, tài liệu học và nội dung môn học•

Hiện tại Khoa Du lịch và Khách sạn không có bất kỳ một phòng chuyên dụng nào dành cho đào tạo định hướng nghề nghiệp. Do hạn chế về tài chính, quy mô lớp lớn, bình quân 50 sinh viên trên một lớp. Do vậy, rất khó khăn cho các sinh viên khi học môn ngoại ngữ một cách hiệu quả

Thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa công giới “world of work” và trường•

Một vấn đề nữa đối với Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là dịch vụ tư vấn việc làm không được trường quan tâm. Các hội chợ việc làm và dịch vụ tư vấn việc làm thực sự rất hữu ích đối với sinh viên nhưng những hoạt động này không được tổ chức một cách thường xuyên tại trường.

Theo đánh giá chủ quan của cả giáo viên và sinh viên, sách và các tài liệu học vẫn chưa phù hợp. Một số môn vẫn thiếu sách giáo khoa. Hầu hết các môn được dịch ra từ các cuốn sách nước ngoài mà không có sự bổ sung, điều chỉnh cần thiết và đưa các ví dụ phù hợp của Việt Nam vào. Ngoài ra, còn có sự chồng chéo giữa các cuốn sách. Với các cuốn sách và các tài liệu không phù hợp như vậy, nội dung của các môn học cũng được xem trên mức trung bình “average above average”. Theo điều tra, nhiều lý do gây

9

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

ra các cuốn sách và tài liệu học tập có chất lượng kém. 66,2% cho rằng sự hạn chế về tài chính là lý do quan trọng nhất, 56,34% cho rằng thiếu tài liệu tham khảo và 40,14% cho rằng thời gian không phù hợp. Ngoài ra còn có vấn đề về cơ chế. Các quỹ dành cho đánh giá lại các cuốn sách còn hạn chế. Các giảng viên phải dành hầu hết thời gian của họ vào việc giảng dạy mà không còn thời gian dành cho việc viết sách.Thiếu phương tiện giảng dạy

Khoa hiện tại đang tập trung vào nâng cao những phần trọng tâm khác của chương trình thông qua việc cập nhật thêm các phương tiện giảng dạy nhưng khoa vẫn thiếu chỗ để thực hành khách sạn, nhà hàng, quầy bar. Do vậy, những phương tiện này nên được hỗ trợ càng sớm càng tốt để nâng cao chất lượng đào tạo. các kết quả chi tiết

Tần suất và phần trăm được xử lý trên tất cả các dữ liệu của 140 bảng hỏi được thu thập lại từ cuộc phỏng vấn các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực khách sạn được đề cập ở trên. Tỷ lệ phản hồi là 88% của 140 bảng hỏi được phát ra. Đối tượng điều tra được yêu cầu điền vào mục giới tính. Trong 124 người được hỏi có 63% là nam, 37% là nữ. Các đối tượng điều tra được yêu cầu điền vào nhóm tuổi. Trong 124 người được hỏi 54% trong độ tuổi 25-34, 22% trong độ tuổi 35-50 và 24% trong độ tuổi 50-60.

Bảng 1.1: cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra công giới khu vực kinh doanh khách sạn

Số bảng hỏi (124) Sở hữu nhà nướcĐầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI)/Liên doanh

Tư nhân

2 sao 13 153 sao 28 12 254 sao 3 8 75 sao 6

Không liên quan 744 26 54

Nguồn: Kết quả từ điều tra - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007Tương tự, tần suất và phần trăm được xử lý trên tất cả các dữ liệu của 110 bảng hỏi.

Tỷ lệ phản hồi là 95% của 110 bảng hỏi được phát ra cho các công ty lữ hành đã được trình bày ở trên. Các đối tượng hỏi được yêu cầu điền vào mục giới tính, tuổi, số năm tốt nghiệp và loại hình công ty. Các đối tượng điều tra được yêu cầu điền vào các nhóm tuổi. Trong 105 người được hỏi, 35% trong độ tuổi 18-34, 52% trong độ tuổi 35-50 và 23 % trong độ tuổi 50-60. Các đối tượng điều tra còn được yêu cầu điền vào số năm họ đã làm việc trong ngành và xác định chất lượng của khung chương trình hiện tại và những điều cần phải được nâng cấp trong khung chương trình hiện tại.

10

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bảng 1.2: cơ cấu mẫu phỏng vấn điều tra công giới khu vực kinh doanh lữ hành

Số lượng công ty lữ hành được điều tra

(Tỷ lệ phản hồi 95% của 110 công ty)Loại hình kinh doanh

Loại hình sở hữu Sở hữu nhà nước

FDI và liên doanh

Tư nhân và góp vốn

Số lượng 35 28 52

Nguồn: Kết quả từ điều tra - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1007Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của nhà quản lý doanh nghiệp/

tổ chức “world of work” về chương trình đào tạo quản lý du lịch và khách sạn trong mối quan hệ với chương trình đào tạo trên cơ sở năng lực. Phần này thể hiện kết quả với những thông tin ban đầu, sau đó là thảo luận về giáo dục và đào tạo, các kỹ năng học được tốt nhất tại trường hoặc ngành, và các kỹ năng cần thiết của các sinh viên tốt nghiệp khi làm việc trong ngành. Cuối cùng là mối quan hệ giữa các biến độc lập sẽ được tập hợp lại. Các kết quả được kiểm tra và phân tích bởi chương trình phần mềm thống kê SPSS (Statistical Program for the Social Sciences).

Các câu hỏi liên quan đến điều mà nhà tuyển dụng nghĩ rằng những kỹ năng cần thiết đối với những sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch và khách sạn và thời lượng đào tạo được cung cấp bởi khoa Du lịch và khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các nhà tuyển dụng được yêu cầu cho điểm về tầm quan trọng của mỗi kỹ năng cần thiết của các sinh viên tốt nghiệp vào làm việc cho ngành du lịch theo thang điểm 5 của Likert. 1.6. KẾT lUẬN

Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra nhận thức của các nhà tuyển dụng du lịch và khách sạn về chương trình đào tạo hiện tại của Khoa Du lịch, Trường Kinh tế Quốc dân và các kỹ năng cần thiết đối với các sinh viên tốt nghiệp. Nghiên cứu này đã điều tra cảm nhận của các nhà tuyển dụng về các chủ đề được lựa chọn yếu kém ở chỗ nào và khi nào thì nên nâng cao để đáp ứng với nhu cầu thế giới việc làm của ngành du lịch.Bốn mục tiêu chính của nghiên cứu này là:

Nhu cầu của các doanh nghiệp/tổ chức (WoW) về các sinh viên tốt nghiệp Trường 1 Đại học Kinh tế Quốc dân có kỹ năng và đánh giá khung chương trình hiện tại trên cơ sở học tập định hướng nghề nghiệp. Kiến thức và kỹ năng cần thiết của sinh viên tốt nghiệp. 2 Khung nghề nghiệp đối với các sinh viên tốt nghiệp khi đi làm.3 Khung năng lực đối với khung chương trình mới.4 Ngoài ra, các nhà tuyển dụng còn được yêu cầu lựa chọn nơi mà các kỹ năng đó

được đào tạo một cách tốt nhất. Các kỹ năng cần thiết của các sinh viên tốt nghiệp khi làm việc cho ngành. Với vấn đề này, các nhà tuyển dụng được yêu cầu cho điểm về tầm quan trọng của mỗi kỹ năng theo thang điểm 5 của likert.

11

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Sau khi kiểm tra kết quả dữ liệu, nhiều kết luận được đúc kết trên cơ sở những dữ liệu về nhân khẩu học và các dữ liệu điều tra về nội dung chính của nghiên cứu. Ở mục 1, (kỹ năng quản lý và lãnh đạo chung) qua điều tra thấy rằng hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng đối với tất cả các nhân viên mới được tuyển dụng đều yêu cầu được đào tạo thêm. Ở mục 3-4 (điều hành, tiếp thị và bán hàng, quản trị lễ tân và quản trị buồng), hầu hết các công ty lữ hành và các khách sạn yêu cầu ngành nên hỗ trợ các cơ sở đào tạo về du lịch và khách sạn trong việc phát triển nội dung của khung chương trình có mục đích hơn và được định hướng theo nghề nghịêp nhiều hơn. Ở mục đánh giá chung, các nhà tuyển dụng được hỏi là làm cách nào để Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nâng cao được chất lượng đào tạo trên cơ sở định hướng theo nghề nghiệp. Hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng khung chương trình mới nên bao gồm nhiều môn được đào tạo trên cơ sở thực hành nhiều hơn với phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm và giảm bớt số môn học chung chung về hàn lâm.1.7. cÁc ĐỀ XUẤT

Nghiên cứu này đã cố gắng tìm ra điều mà các nhà tuyển dụng nghĩ rằng các sinh viên chuyên ngành Du lịch và Khách sạn cần để chuẩn bị khi ra trường và làm việc trong ngành. Nghiên cứu này đã hỏi các nhà tuyển dụng các kỹ năng này được đào tạo ở đâu là tốt nhất, ở trường hay từ ngành. Nghiên cứu đã tìm thấy rằng phần lớn các môn học được chỉ ra trong điều tra là quan trọng đối với các nhà tuyển dụng. Nghiên cứu này còn tìm thấy rằng hầu hết các nhà tuyển dụng cho rằng hầu hết các kỹ năng được đào tạo một cách tốt nhất với các phương tiện hỗ trợ thực hành hoặc thực hành trên công việc. Hầu hết các nhà tuyển dụng được điều tra trong nghiên cứu đồng ý rằng các sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần các khóa đào tạo thực hành nhiều hơn và phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm. Đó là cơ sở giúp cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc ngay trong ngành. Do vậy, ngành cần phải có sự hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo phát triển khung chương trình của họ. Khoa Du lịch và Khách sạn nên tập trung vào xem xét và điều chỉnh lại khung chương trình mới để đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp/tổ chức (WoW). Do vậy, hội đồng doanh nghiệp/tổ chức (WoW) nên được thành lập để hỗ trợ khoa xây dựng nội dung của khung chương trình cần thiết cho nhu cầu hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp, ngành và sự phát triển nghề nghịêp đối với mỗi nhân viên của họ.

Một đề xuất hết sức cần thiết là khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc (NEU) tập trung vào nghề nghiệp tương ứng với các môn trong khung chương trình để đáp ứng nhu cầu hiện tại của ngành, và ngành nên giúp các cơ sở đào tạo phát triển chương trình đào tạo giúp hạn chế được các chi phí đào tạo và chi phí vận hành. Một đề xuất nữa là các cơ sở đào tạo nên tập trung và xem xét yếu tố nguồn nhân lực và kỹ năng của nguồn nhân lực là một phần phát triển khung chương trình của họ. Các kỹ năng cần thiết của các sinh viên tốt nghiệp khi làm việc trong ngành được xem như là một phần kinh nghiệm có được từ chương trình đào tạo mà hiện tại không nhiều lớp có thể cung cấp được các kỹ năng này. Các vấn đề về môn học này trở vấn nạn đối với các sinh viên tốt nghiệp, khi các chương trình đào tạo đầu vào các nhà quản lý mới trở nên ngắn hơn.

12

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 2

KHUNG NGHỀ NGHIỆP

Chương này bao gồm hai nội dung chính:Định nghĩa khung nghề nghiệp �Chuyển đổi từ kết quả khảo sát công giới (WoW) thành khung nghề nghiệp. �

2.1. ĐỊNH NGHĨA KHUNG NGHỀ NGHIỆP Khung nghề nghiệp được hiểu là sự thực thi công việc bằng các nhiệm vụ và hoạt

động cụ thể (với sự cần thiết của kiến thức, kỹ năng và thái độ) trong ngành Du lịch và Khách sạn. Sinh viên cần được trang bị kiến thức kỹ năng và hình thành thái độ để thực thi công việc sau khi tốt nghiệp (tức là phải dạy họ những gì họ có thể làm trong tương lai).

Công việc của nghề quản lý, giám sát điều hành dịch vụ khách sạn và du lịch là rất đa dạng. Tuy nhiên sinh viên tốt nghiệp phần lớn làm các công việc trong lĩnh vực phát triển kinh doanh dịch vụ. Họ phải làm việc với khách hàng, làm việc trong tổ chức (doanh nghiệp) và làm việc với chính bản thân họ. 2.2. cHUYỂN ĐỔI KẾT QUẢ KHẢO SÁT cÔNG GIỚI THÀNH KHUNG NGHỀ NGHIỆP

Đến nay cả nước đã có 39 cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng về du lịch. Hàng năm có khoảng 3500 sinh viên tốt nghiệp. Nhu cầu về nhân lực có trình độ đại học của ngành du lịch rất lớn, nhưng sinh viên ra trường tìm được việc làm không dễ mà nguyên nhân chính vẫn là do chương trình đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của ngành.

Về cơ bản chương trình đào tạo hiện nay của hầu hết các cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng quản trị du lịch và khách sạn vẫn chỉ dậy cái mà nhà trường có, theo quy định chương trình khung của Bộ GD &ĐT đã ban hành cho ngành Quản trị kinh doanh, chưa đào tạo (kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người lao động) mà người sử dụng lao động của ngành du lịch và khách sạn cần. Được sự hỗ trợ của dự án “Tăng cường năng lực thể chế giáo dục đại học có định hướng thực hành - ứng dụng cho một số trường đại học được lựa chọn ở Việt Nam (PROFED) (NPT/ VNM/058), Khoa Du lịch và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong 8 trường được lựa chọn đã tiến hành cuộc nghiên cứu nhằm đánh giá chương trình đào tạo với việc hình thành và phát triển các năng lực chuyên ngành cho sinh viên sau khi ra trường. Các yêu cầu về năng lực của người lao động mà các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành du lịch và khách sạn mong đợi. Kết quả nghiên cứu tại 250 cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, đại diện các sở du lịch trên phạm vi cả nước có sử dụng lao động được đào tạo ở khoa này như sau :

Thứ nhất� , đa phần các nhà quản lý du lịch và các cựu sinh viên được phỏng vấn hoặc trả lời vào phiếu trưng cầu ý kiến đều cho rằng sinh viên tốt nghiệp ra trường có kiến thức cơ bản chung về kinh tế và quản trị kinh doanh vào loại khá. Đạt điểm

13

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

trung bình 3,76 /5 với sai số 0,59.Thứ hai� , các kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể ở từng bộ phận trong doanh nghiệp thì rất mơ hồ. Các kỹ năng cụ thể được đánh giá yếu nhất là thao tác các công việc cụ thể trong điều hành ở từng bộ phận, giao tiếp bằng ngoại ngữ, quản lý nhân sự, marketing và bán hàng, tài chính, kế toán…Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng ngay được các công việc sau khi ra trường. Cụ thể tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn nội địa là trên 80% và tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế , khách khách sạn 4-5 sao và các khu nghỉ mát (Resort) là trên 90%. Thứ ba,� thái độ đối với công việc chưa nhiệt tình, nhận thức về lao động phục vụ chưa cao. Nhiều ý kiến của lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp du lịch cho rằng tâm lý muốn làm nhà quản lý chỉ huy chứ không muốn làm “lính” đã ngự trị sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường. Tâm lý này làm ảnh hưởng nhiều đến các kỹ năng tác nghiệp của họ, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ (hospitality).

Chất lượng đầu ra của các cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng quản trị du lịch và khách sạn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn nói trên là do:

Một là� , ngành quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn nhà hàng không có mã ngành riêng trong hệ thống mã ngành đào tạo của quốc gia, trong khi nó đã được đào tạo và xã hội thừa nhận 20 năm nay ở Việt Nam. Không biết từ đâu người ta ép ngành này vào ngành quản trị kinh doanh với tư cách là chuyên ngành của ngành quản trị kinh doanh. Vì là chuyên ngành trong ngành mà nhiều môn học lẽ ra trong lĩnh vực du lịch không cần nhưng theo chương trình đã ban hành buộc phải theo. Ví dụ như kinh tế lượng, toán cao cấp, lịch sử học thuyết kinh tế…Trong khi các môn học khác cần hơn thì phải cắt xén thời gian hoặc không được học. Một mặt chương trình đào tạo bị gò ép, mặt khác phương pháp đào tạo lạc hậu, nặng về lý thuyết ít thực hành thậm chí là không có thực hành vì không có điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dẫn đến năng lực nghề nghiệp của sinh viên kém.Hai là� , không đào tạo theo chuyên ngành hẹp của ngành, thiếu tính chuyên nghiệp. Mỗi thứ học một tí cho biết, nhưng để làm một việc hoàn chỉnh thì không biết làm. Cái gì cũng biết nhưng không biết làm gì. Mục tiêu đào tạo không cụ thể rõ ràng, chưa định hướng đúng địa chỉ của nhà tuyển dụng như các doanh nghiệp lữ hành, các doanh nghiệp lưu trú du lịch, các khu du lịch nghỉ mát, vui chơi giải trí. Mỗi địa chỉ này cần một năng lực hành nghề cụ thể cho phù hợp chứ không chung một chương trình đào tạo. Ba là� , chuyên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thi tuyển đầu vào khối A (Toán, Lý, Hóa) dẫn đến nhiều sinh viên bị ép buộc vào ngành học mà họ không thích, điểm xuất phát ngoại ngữ thấp. Qua tìm hiểu lý do vào học chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn có khoảng 40% sinh viên trả lời rằng họ không còn đường lựa chọn khác, hoặc do hoàn cảnh đưa đẩy.Bốn là� , thiếu liên kết chặt chẽ giữa người sử dụng lao động ngành và cơ sở đào tạo. Trình độ thực hành quản lý, thao tác công việc cụ thể tại các doanh nghiệp du lịch khách sạn của đội ngũ giảng viên ở mức độ thấp.

14

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Căn cứ vào kết quả khảo sát trên đây, Khoa Du lịch và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xác định khung nghề nghiệp đào tạo là nghề quản trị (MANAGER) cho ngành Du lịch với chuyên ngành cụ thể: Một là Quản trị Du lịch. Hai là Quản trị khách sạn .

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng thực hiện các nhiệm vụ quản trị trong các tổ chức (doanh nghiêp) thuộc ngành Du lịch và khách sạn. Sau khi tôt nghiệp sinh viên có khả năng điều hành các công việc với tư cách là nhà quản lý lữ hành và nhà quản lý khách sạn:

Nhà quản trị lữ hành bao gồm: marketing và bán dịch vụ du lịch, lữ hành, �chuyên viên chăm sóc khách hàng, điều hành Tour, quản trị sự kiện, bán buôn sản phẩm lữ hành, hướng dẫn du lịch, quản lý tour/ lãnh đạo tour, quản trị điều hành trong công ty lữ hành, quản lý đại lý lữ hành, văn phòng du lịch, tư vấn và bán dịch vụ lữ hành, quản trị nhân lực trong du lịch, phát triển sản phẩm du lịch. Nhà quản trị khách sạn bao gồm:Quản trị đón tiếp, giám sát đăng ký đặt �chỗ,giám sát lễ tân, quản lý quan hệ với khách, thu ngân, kiểm toán đêm, quản trị thực phẩm và đồ uống, giám sát quầy bar, cung ứng vật tư, quản trị kho, quản trị dịch vụ buồng, trợ lý bộ phận kinh doanh buồng,giám sát dịch vụ buồng, quản trị nhân sự, huấn luyện và phát triển đội ngũ, quản trị marketing và bán sản phẩm lưu trú, kiểm soát tài chính,trợ lý Tổng giám đốc.

Với khung nghề nghiệp này chương trình đào tạo bao gồm: Quản trị dịch vụ lữ hành và du lịch (gọi tắt là Quản trị lữ hành)và Quản trị dịch vụ ăn uống và lưu trú (gọi tắt là quản trị khách sạn).

Chương trình đào tạo Quản trị Lữ hành. Mã 404…�

Chương trình đào tạo quản trị lữ hành là chương trình chuẩn bị cho sinh viên để quản lý lữ hành trong mối liên hệ với doanh nghiệp và trong mối liên hệ với các hội nghị để cung ứng các dịch vụ du lịch. Bao gồm: chỉ dẫn trong các đại lý lữ hành, quản trị sắp đặt và thực hiện chương trình du lịch, lập kế hoạch cho các sự kiện và hội nghị, sản xuất và điều hành công nghiệp lữ hành, marketing và chiến lược xúc tiến du lịch, tư vấn lữ hành, luật lữ hành, hoạt động lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, chính sách du lịch và lữ hành.

Chương trình đào tạo Quản trị Khách sạn . Mã 404…�

Chương trình đào tạo quản trị khách sạn là chương trình chuẩn bị cho sinh viên để quản lý hoạt động và tiện nghi cung cấp dịch vụ lưu trú cho lữ khách. Bao gồm: chỉ dẫn nguyên tắc thực hiện và tiêu dùng dịch vụ của ngành khác sạn, kiểm soát mua sắm cung ứng vật tư, quản trị kho, lập kế hoạch và thiết kế các trang thiết bị tiện nghi cho khác sạn, luật khách sạn, quản trị nhân sự và quan hệ với người lao động, quản trị tài chính, xúc tiến bán và marketing sản phẩm khách sạn, quản trị sự kiện và hội nghị, điều hành đón tiếp, quản dịch vụ ăn. Đại lý thu mua và phân phối, điều hành đại lý đặc quyền và mạng lưới kinh doanh, luật kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp …

15

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 3

KHUNG NĂNG lỰc

3.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DIỄN GIẢI VỀ KHUNG NĂNG lỰcNăng lực là sự hợp nhất của kiến thức, kỹ năng và thái độ đòi hỏi đối với nhà quản

trị du lịch ở cấp quản lý trung và cao cấp sẽ được trang bị trong suốt quá trình đào tạo.

Khung năng lực: Mô tả những năng lực mà sinh viên cần phải có sau khi đã theo học chương trình đào tạo của ngành “Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn”.3.2. cHUYỂN TẢI TỪ KHUNG NGHỀ NGHIỆP SANG KHUNG NĂNG lỰc

Mô tả những mục tiêu và những kết quả học tập (về kiến thức, kỹ năng và thái a) độ) của chương trình đào tạo Đào tạo bậc cử nhân chuyên ngành “Quản trị Lữ hành” cũng như chuyên ngành

“Quản trị Khách sạn” của chương trình đào tạo “Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn” là trực tiếp thấm nhuần cho sinh viên 10 năng lực cụ thể sau:1. Thực hiện và cung cấp các dịch vụ khách sạn và các dịch vụ du lịch

Cung cấp các dịch vụ khách sạn, các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch và khách địa phương.

Kiến thức:Kiến thức về điều hành các dịch vụ du lịch và dịch vụ khách sạn•

Hiểu được sự mong đợi của khách về dịch vụ•

Hiểu được chu trình tiêu dùng của khách trong kinh doanh khách sạn và du •lịchHiểu được quá trình cung ứng dịch vụ•

Kỹ năng:Kỹ thuật phục vụ khách trong khách sạn•

Kỹ thuật thực hiện chương trình du lịch•

Thái độ:Yêu ngành dịch vụ, mến khách và sẵn sàng giúp đỡ•

Có sự cảm thông và quan tâm đến khách•

Cầu tiến•

2. Lập kế hoạch và phát triển ý tưởng kinh doanhLập kế hoạch và phát triển ý tưởng kinh doanh tạo thuận lợi trong việc nhìn nhận

trước được những cơ hội và thách thức khi khởi sự và thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.

16

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Kiến thức:Hiểu được môi trường kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.•

Hiểu được các khía cạnh trong điều hành kinh doanh (tài chính, luật pháp, •nhân sự)Hiểu được những nét đặc trưng của ngành công nghiệp du lịch và khách sạn. •Biết được những rủi ro cũng như những thành quả có thể có khi khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn.

Kỹ năng:Có khả năng soạn thảo những văn bản chính thống, hợp đồng và thư giao •dịch thương mại.Kỹ năng đàm phán.•

Làm chủ được những tình huống khủng hoảng.•

Xây dựng kế hoạch kinh doanh. •

Thái độ:Có hoài bão •

Chấp nhận rủi ro•

Có trách nhiệm đối với xã hội •

Chuyên nghiệp •

Hợp tác•

3. Bước đầu xây dựng tầm nhìn, chiến lược và chính sách đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Hiểu được môi trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh doanh đặc trưng của lĩnh vực du lịch và khách sạn và những tác động qua lại trong môi trường đó nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam nói chung và cho ngành du lịch và khách sạn nói riêng.

Kiến thức:Hiểu được chiến lược phát triển của Chính phủ.•

Hiểu được những yếu tố của môi trường kinh tế, chính trị tác động đến các •chính sách của doanh nghiệp.Hiểu được những thủ tục hành chính.•

Biết cách thu thập và xử lý nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. •

Biết các phương pháp thống kê và dự báo.•

Kỹ năng:Tư duy phân tích và khoa học. •

Có những kỹ năng lập kế hoạch và điều phối cần thiết đối với quá trình xây •dựng chính sách của doanh nghiệp.

17

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng.•

Thái độ:Hợp tác •

Có trách nhiệm•

Khách quan, trung lập và không thiên vị•

Trung thành đối với đất nước.•

4. Quản lý và cải tiến quy trình kinh doanhHiểu được những quy trình về tài chính, luật pháp, kỹ thuật trong kinh doanh du

lịch và khách sạn và có khả năng cải tiến những quy trình đó nhằm tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Kiến thức:Hiểu được quy trình cung ứng dịch vụ trong du lịch và khách sạn •

Hiểu được chuỗi giá trị trong kinh doanh du lịch và khách sạn•

Hiểu được quản trị chất lượng dịch vụ•

Hiểu được quản trị tác nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn•

Hiểu được quản trị thay đổi•

Hiểu được quản trị tài chính trong kinh doanh deu lịch và khách sạn•

Hiểu được những vấn đề về pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản trị dịch •vụHiểu được quy trình nghiên cứu (trong lĩnh vực dịch vụ)•

Tạo ra, phân tích và kiểm soát các chỉ số thực hiện về tài chính•

Kỹ năng:Kỹ năng đàm phán•

Tư duy khoa học và lôgic•

Kỹ năng huấn luyện và tư vấn•

Kỹ năng thuyết trình•

Thái độ:Độc lập •

Sáng tạo•

Phê phán•

Ham hiểu biết•

5. Quản lý con ngườiSử dụng phương pháp quản trị hiện đại về con người và nguồn nhân lực nhằm

tuyển được đúng người vào đúng việc; khuyến khích nhân viên nhằm giữ được họ và

18

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

khuyến khích họ tự phát triển. Giám sát và khuyến khích nhân viên trong môi trường kinh doanh du lịch và khách sạn với nhiều nhiệm vụ đặc trưng nhằm tạo ra những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

Kiến thức:Lý thuyết về quản trị nhân lực•

Những quan điểm hiện đại về quản trị nhân lực•

Những lý thuyết về tạo động lực•

Quản trị nhân sự•

Những lý thuyết về người lãnh đạo•

Kỹ năng:Giao tiếp để đánh giá việc thực hiện công việc, để phỏng vấn tuyển nhân •viênKỹ năng đàm phán•

Kỹ năng khuyến khích người khác•

Kỹ năng lãnh đạo•

Thái độ:Yêu ngành dịch vụ•

Có trách nhiệm•

Trung thực•

Thẳng thắn•

Cởi mở•

Tích cực •

Tôn trọng•

Hòa nhập•

6. Phát triển và tiêu thụ dịch vụPhát triển và tiêu thụ dịch vụ du lịch và khách sạn nhằm tạo ra giá trị cho khách

hàng và các bên liên quan. Kiến thức:

Marketing •

Kỹ thuật bán hàng•

Hành vi người tiêu dùng•

Thương mại điện tử•

Thiết kế sản phẩm•

Phát triển sản phẩm•

19

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Duy trì sản phẩm•

Kênh phân phối•

Kỹ năng:Kỹ năng bán hàng•

Kỹ năng kiểm soát marketing và kiểm soát sự phát triển sản phẩm (Kiểm •soát nguồn lực)Kỹ năng đàm pháưn•

Giao kèo•

Thái độ:Trung thực •

Tôn trọng đối với đối tác•

Tích cực•

Nhiệt huyết•

7. Giao tiếpGiao tiếp với nhân viên, với khách hàng, với các bên liên quan trong lĩnh vực du

lịch và khách sạn theo cách phù hợp và bằng ít nhất hai ngoại ngữ.Kiến thức:

Các kiểu giao tiếp•

Các phương pháp giao tiếp khác nhau•

Những kiến thức liên quan đến giao tiếp•

Kỹ năng:Kỹ năng về ngoại ngữ•

Các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ•

Kỹ năng soạn thảo thư tín thương mại•

Kỹ năng vi tính•

Thái độ:Chính xác•

Tôn trọng người nghe•

Trọng tâm•

8. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanhChú trọng đến hành vi quản trị và hành vi kinh doanh - từ nhìn nhận cá nhân về

cuộc sống đến những giá trị cốt lõi để đóng góp vào sự phát triển của nhân loại và thế giới.

20

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Kiến thức:Những chuẩn mực về đạo đức và nhân cách nói chung và trong lĩnh vực kinh •doanh du lịch nói riêng.Những giá trị về đạo đức và nhân cách của Việt Nam •

Những giá trị cá nhân•

Kỹ năng:Hòa nhập những quan điểm, những hệ thống khác nhau về giá trị•

Chuyển tải những giá trị cá nhân vào các công việc hàng ngày•

Thái độ:Có trách nhiệm•

Trung thực•

Cởi mở •

Tôn trọng•

Tiếp thu •

9. Nhận biết và thích nghi với sự khác biệt của các nền văn hóaHiểu và nhận biết các nền văn hóa khác nhau bao gồm những nguyên tắc và những

giá trị nhằm ứng xử theo cách phù hợp. Tạo ra sự giao tiếp thoải mái với những người khác làm tăng giá trị đối với khách hàng và các bên liên quan trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn.

Kiến thức:Nhận thức về văn hóa•

Hiểu được bản chất của văn hóa •

Những xu hướng đặc trưng của cuộc cách mạng văn hóa•

Hiểu được những hiểu biết của các nhân về văn hóa•

Kỹ năng:Giải quyết mâu thuẫn•

Khuyếch trương những hiểu biết về giao thoa văn hóa •

Chuyển tải từ nhận thức vào hành động•

Thái độ:Cởi mở•

Tôn trọng•

Chấp nhận sự khác biệt•

10. Xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển các nhânQuản lý sự phát triển cá nhân với mong muốn học tập có định hướng, sáng tạo;

21

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

hành động độc lập và linh hoạt. Sự nỗ lực liên tục để phát triển thái độ chuyên nghiệp. Tư duy và phản ánh về trách nhiệm của hành động của cá nhân theo cách phê bình và tự phê bình.

Đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực du lịch và khách sạn theo cách là thành viên tích cực của các hiệp hội nghề, các ấn phẩm; đóng góp vào các hội nghị về giáo dục, đào tạo.

Kiến thức:Hiểu được bản chất của sự phát triển của cá nhân•

Hiểu được tầm quan trọng của danh tiếng trong công việc•

Hiểu được tính chuyên nghiệp. •

Kỹ năng:Có khả năng quản lý thời gian•

Có thể học theo kế hoạch đã vạch ra•

Kiểm soát được những cảm xúc tự nhiên•

Tìm được cách dung hòa giữa công việc và nghỉ ngơi (giải tỏa căng thẳng)•

Có khả năng tự phê bình hành vi và cá tính.•

Linh hoạt •

Thái độ:Ham học hỏi •

Cầu tiến•

22

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 4

KHUNG cHƯƠNG TRÌNH

Dưới đây là phần trình bày các năng lực của từng chuyên ngành trong phần III. Phần này phân bổ các năng lực cho từng chuyên ngành và từng môn học trong mỗi chuyên ngành cũng như cấu trúc chương trình. Trước tiên chúng ta kiểm tra sự phân bố mức độ của các năng lực trong bốn năm học của chương trình và các học phần của các năng lực đó. Sau đó là phần trình bày sự phân bố của từng môn học trong chương trình.4.1. YÊU cẦU cỦA KHUNG cHƯƠNG TRÌNH VÀ SỰ PHÂN BỔ cÁc MÔ-ĐUN

Bốn năm học của chương trình tập trung vào nâng cao cấp độ về kiến thức và kỹ năng (hình 1). Năm đầu tiên cung cấp nền kiến thức căn bản về kinh tế và hệ tư tưởng. Các mô - đun này xây dựng khả năng cho sinh viên và quan trọng hơn là định hướng cho sinh viên phương pháp học theo các vấn đề có tính khoa học – xã hội.

Các mô-đun của năm thứ hai cung cấp những kiến thức và kỹ năng liên quan đến ngành du lịch và khách sạn, kinh tế và quản trị kinh doanh. Những kiến thức và kỹ năng này được tổ chức theo một trình tự trong đó các kỹ năng tác nghiệp xếp đầu tiên sau đó là các kỹ năng và kiến thức về quản lý được xếp sau đó. Tương tự như vậy, kiến thức về kinh tế và kinh doanh được cung cấp ở năm thứ hai trong khi đó các kiến thức và kỹ năng về chiến lược và tổng hợp được cung cấp ở năm thứ tư.

Hình 1: Khung chương trình

23

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bên cạnh phần cung cấp các bài giảng chương trình còn có hai đợt thực tập ở năm thứ 3 và năm thứ 4. Đợt thực tập ở năm thứ 3 cho phép sinh viên xem xét lại và áp dụng các kỹ năng tác nghiệp vào trong công việc thực tế.

Hình 2: Phân bổ các học phần trong chương trình

4.2. HỌc TRÌNH (cREDITS) VÀ cÁc MÔN HỌc cỦA MỖI MÔ-ĐUNSố đơn vị học trình (credits) và các môn học chi tiết của mỗi mô-đun được trình bày

ở bảng 1,2,3 dưới đây:Bảng 4.1: Số đơn vị học trình (credits) của các mô-đun

TT cơ cấu kiến thức của chương trình credits Ghi chú

Kiến thức đại cương 1 Triết học và Tư tưởng Hồ Chí Minh 162 Tóan cao cấp 113 Kinh tế học 11

Kiến thức ngành của chuyên ngành quản trị du lịch và lữ hành

4 Tổng quan du lịch 9

24

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5

Quản trị kinh doanh lữ hành 21đối với quản trị lữ hành

Quản trị kinh doanh khách sạn 27Đối với quản trị khách sạn

6 Quản trị kế toán và tài chính doanh nghiệp du lịch 13

7 Marketing trong du lịch và khách sạn 14

8 Quản trị điểm đến trong du lịch

19đối với quản trị lữ hành

12Đối với quản trị khách sạn

9 Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh du lịch và khách sạn 6

10 Quản trị chiến lược và quản trị nguồn nhân lực trong du lịch và khách sạn 12

Thực tập và chuyên đề tốt nghiệp 25+5

Thi cuối khóa 5

Bảng 4.2: các môn học trong mỗi mô-đun (module) (Đối với Quản trị lữ hành)

TT cơ cấu môn học trong chương trình credits

I Kiên thức đại cương Mô-đun 1: Triết học Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 16*

1 Triết học Mác – Lê nin 32 Kinh tế Chính trị Mác – Lê nin 53 Chủ nghĩa xã hội khoa học Mác – Lê nin 24 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 35 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3

Mô-đun 2: Toán kinh tế 116 Toán cao cấp 37 Lý thuyết xác suất và thống kê tóan 48 Ứng dụng CNTT trong KDDL 4

Giáo dục thể chất (5 credits) Giáo dục quốc phòng (165 class-hour)

II Kiến thức ngành (Nhóm kiến thức căn bản về kinh tế và quản trị kinh doanh) Mô-đun 3: Kinh tế học 11

9 Kinh tế vĩ mô 410 Kinh tế vi mô 4

25

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

11 Kinh tế Quốc tế HOẶC 3(***)Lập kế hoạch và kinh tế vùng 3(***)

III Kinh thức chuyêng ngành Quản trị du lịch và lữ hànhMô-đun 4: Tổng quan về Du lịch 9

12 Định hướng phát triển nghề nghiệp 213 Nhập môn Du lịch 414 Nhập môn quản trị khách sạn HOẶC 3(***)

Nhập môn quản trị lữ hành 3(***)Mô-đun 5 : Quản trị lữ hành 21

15 Điều hành CTDL (Lý thuyết và thực hành) 616 Hướng dẫn du lịch (Lý thuyết và thực hành) 617 Thiết kế CTDL (Lý thuyết và thực hành) 618 Quản trị Du lịch và lữ hành 3

Mô-đun 6: Quản trị kế toán và tài chính DNDL 1319 Kế tóan trong DNDL 520 Tài chính DNDL 521 Thành toán Quốc tế trong Du lịch 3

Mô-đun 7: Marketing trong du lịch và khách sạn 1422 Xã hội học 323 Kỹ năng giao tiếp trong Du lịch và Khách sạn 324 Marketing trong Du lịch và Khách sạn 525 Hành vi khách hàng trong du lịch và khách sạn HOẶC 3

Tư vấn du lịch và du lịch điện tử 3Mô-đun 8: Quản trị điểm đến du lịch 18

26 Quản trị điểm đến HOẶC 3 (***)Lập kế hoạch du lịch 3(***)

27 Văn hóa Việt Nam và giao thoa các nền văn hóa 328 Lịch sử văn minh thế giới HOẶC 3(***)

Di sản Việt Nam HOẶC 3(***)Nghệ thuật ẩm thực và tôn giáo 3(***)

29 Quản trị sự kiện 330 Du lịch sinh thái HOẶC 3(***)

Du lịch cộng đồng 3(***)31 Địa lý du lịch 3

Mô-đun 9: Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh Du lịch và khách sạn 6

32 Pháp luật đại cương 333 Pháp luật trong du lịch và khách sạn HOẶC 3(***)

Đạo đức trong kinh doanh du lịch 3(***)Mô-đun 10: Quản trị nguồn nhân lực và quản trị chiến lược trong du lịch và khách sạn 12

34 Quản trị học căn bản 435 Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch và khách sạn 536 Quản trị chiến lược DNDL HOẶC 3(***)

Khởi sự doanh nghiệp trong du lịch 3(***)Thực tập 20Ngoại ngữ I (Tiếng Anh) 40Ngoại ngữ II (Tiếng Trung – Pháp - Nhật) 9

26

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Thực tập đợt I 5Thực tập đợt II và chuyên đề tốt nghiệp 15Thi cuối khóa: Chủ nghĩa khoa học của Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh(Chọn một trong ba môn: Triết học Mác – Lê nin hoặc Kinh tế chính trị hoặc chủ nghĩa xã hội khoa học)

5

Ghi chú: (*): Phần tuân theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam). (**) Số credits về ngoại ngữ không được tính vào credit của học phần. (***) Môn học lựa chọn.

Bảng 4.3: các môn học trong các mô- đun (modules) (Đối với quản trị khách sạn)

TT cơ cấu môn học trong chương trình credits

I Kiến thức đại cương Mô-đun 1: Triết học Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh 16*

1 Triết học Mác – Lê nin 32 Kinh tế chính trị Mác – Lê nin 53 Chủ nghĩa xã hội khoa học Mác – Lê nin 24 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 35 Tư tưởng Hồ Chí Minh 3

Mô-đun 2: Tóan kinh tế 116 Toán cao cấp 37 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 49 Ứng dụng CNTT trong KDDL 4

Giáo dục thể chất (5 credits) Giáo dục quốc phòng (165 class-hour)

II Kiến thức ngành (Mhóm kiến thực ngành kinh tế và quản trị kinh doanh)Mô-đun 3: Kinh tế học 11

10 Kinh tế vĩ mô 411 Kinh tế vi mô 412 Kinh tế quốc tế HOẶC 3(***)

Lập kế hoạch và kinh tế vùng 3(***)III Kiến thức chuyên ngành quản trị khách sạn

Mô-đun 4: Tổng quan du lịch 1213 Định hướng phát triển nghề nghiệp 214 Nhập môn du lịch 415 Nhập môn quản trị khách sạn HOẶC 3(***)

Nhập môn quản trị lữ hành 3(***)16 Địa lý kinh tế 3

Mô-đun 5 : Quản trị kinh doanh khách sạn 2717 Quản trị lễ tân (lý thuyết và thực hành) 618 Quản trị ăn uống (lý thuyết và thực hành) 619 Quản trị buồng (lý thuyết và thực hành) 620 Quản trị khách sạn 321 Quản trị sự kiện 322 Nghệ thuật ẩm thực và tôn giáo HOẶC 3(***)

27

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Quản trị an toàn trong khách sạn 3(***)Mô-đun 6: Quản trị kế toán và tài chính doanh nghiệp trong du lịch 13

23 Kế toán trong DNDL 524 Tài chính trong DNDL 525 Thanh toán quốc tế trong Du lịch 3

Mô-đun 7: Marketing trong du lịch và khách sạn 1426 Xã hội học 327 Kỹ năng giao tiếp trong du lịch và khách sạn 328 Marketing trong du lịch và khách sạn 529 Hành vi khách hàng trong du lịch và khách sạn HOẶC 3

Tư vấn du lịch và du lịch điện tử 3Mô-đun 8: Quản trị điểm đến du lịch 12

30 Đại lý du lịch 331 Quản trị điểm đến HOẶC 3(***)

Lập kế hoạch du lịch 3(***)32 Văn hóa Việt Nam và giao thoa các nền văn hóa 333 Lịch sử văn minh thế giới HOẶC 3(***)

Hướng dẫn du lịch 3(***)Mô-đun 9: Pháp luật và đạo đức kinh doanh trong du lịch và khách sạn 6

34 Pháp luật đại cương 335 Pháp luật trong du lịch và khách sạn HOẶC 3(***)

Đạo đức trong kinh doanh du lịch 3(***)Mô-đun 10: Quản trị nguồn nhân lực và quản trị chiến lược trong Du lịch và khách sạn 12

36 Quản trị học căn bản 437 Quản trị nguồn nhân lực trong DNDL và khách sạn 538 Quản trị chiến lược trong DNDL và khách sạn HOẶC 3(***)

Khởi sự doanh nghiệp du lịch 3(***)Thực tập 20Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh) 40Ngoại ngữ 2 (tiếng Trung – Pháp - Nhật) 9Thực tập đợt 1 5thực tập đợt 2 và chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15Thi cuối khóa: Chủ nghĩa khoa học của Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh(Chọn một trong ba môn: Triết học Mác – Lê nin hoặc Kinh tế chính trị hoặc chủ nghĩa xã hội khoa học)

5

Ghi chú: (*): Phần tuân theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam). (**) Số credits về ngoại ngữ không được tính vào credit của học phần. (***) Môn học lựa chọn.

4.3. MA TRẬN cÁc NĂNG lỰcChương trình này bao gồm 54 môn học (bao gồm cả các môn học lựa chọn) được

thiết kế để cung cấp 10 năng lực cho sinh viên. Một môn có thể đóng góp được một số năng lực. Đóng góp của môn học có thể là nhiều, hay ít hoặc rất ít. Bảng 4 và 5 chỉ ra ma trận về các năng lực trong mỗi môn học.

28

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.3.

1. C

huyê

n ng

ành

Quả

n tr

ị lữ

hành

B

ảng

4.4:

Ma

trận

năn

g lự

c củ

a ch

uyên

ngà

nh q

uản

trị l

ữ hà

nh

Học

kỳ

Môn

học

Đv ht

1. T

hực

hiện

cung

cấ

p cá

c dị

ch v

ụ lữ

hàn

h

2. L

ập

kế h

oạch

phá

t tri

ển ý

ởng

kinh

do

anh

3. B

ước

đầu

xây

dựng

tầ

m n

hìn,

ch

iến

lược

chín

h sá

ch đ

ối

với s

ự ph

át tr

iển

của

doan

h ng

hiệp

kh

ách

sạn

4.

Quả

n lý

cải

tiến

quy

trình

ki

nh

doan

h

5.

Quả

n lý

con

ng

ười

6.

Phát

tri

ển

tiêu

thụ

dịch

vụ

7.

Gia

o tiế

p

8.

Trác

h nh

iệm

hội

đạo

đứ

c ki

nh

doan

h

9. N

hận

biết

thíc

h ng

hi v

ới

sự k

hác

biệt

giữ

a cá

c nề

n vă

n ho

á

10.

Xây

dự

ng v

à qu

ản lý

kế

hoạ

ch

phát

triể

n cá

nhâ

n

1.1

Triế

t học

Mác

-Lê

nin

(1)

452

2

1.1

Kin

h tế

chí

nh tr

ị Mác

-Lê

nin

(1)

602

21

1.1

Chủ

ngh

ĩa x

ã hộ

i kho

a họ

c60

21

2

1.1

Lịch

sử

Đản

g C

ộng

sản

Việ

t N

am60

11

21

2

1.1

Tư tư

ởng

Hồ

Chí

Min

h45

21

21.

1N

goại

ngữ

601

11

21

11.

1To

án c

ao c

ấp (1

)60

11

1.1

Địn

h hư

ớng

phát

triể

n ng

hề

nghi

ệp30

11

12

1.1

Nhậ

p m

ôn D

u lịc

h60

21

11

1.1

Pháp

luật

đại

cươ

ng45

11

12

1.2

Triế

t học

Mác

-Lê

nin

(2)

452

2

29

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1.2

Kin

h tế

chí

nh tr

ị Mác

-Lê

nin

(2)

602

21

1.2

Lý th

uyết

xác

xuấ

t và

thốn

g kê

toán

451

11

1.2

Kin

h tế

vĩ m

ô60

11.

2K

inh

tế q

uốc

tế45

11

1.2

Kin

h tế

kế h

oạch

vùn

g45

11

1.2

Ngo

ại n

gữ60

11

12

11

1.2

Nhậ

p m

ôn Q

uản

trị K

hách

sạ

n45

21

1

1.2

Nhậ

p m

ôn Q

uản

trị L

ữ hà

nh2

11

11.

2X

ã hộ

i học

451

11

11

1.2

Kỹ

năng

gia

o tiế

p tro

ng d

u lịc

h và

k/s

ạn45

11

11

21

1

2.1

Kin

h tế

vi m

ô60

12.

1N

goại

ngữ

601

11

21

1

2.1

Hướ

ng d

ẫn d

u lịc

h (lý

thuy

ết

và th

ực h

ành)

90

22

11

1

2.1

Địa

lý d

u lịc

h 45

11

11

2.1

Văn

hóa

VN

giao

thoa

các

nề

n vă

n hó

a 45

11

11

12

2.1

Lịch

sử

văn

min

h th

ế gi

ới

hoặc

Các

di

sản

và d

anh

thắn

g V

iệt N

am45

11

2.1

Văn

hóa

ẩm

thực

tôn

giáo

12

2

2.1

Pháp

luậ

t tro

ng K

inh

doan

h D

u lịc

h 45

11

11

12

1

30

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.1

Đạo

đức

tron

g K

inh

doan

h D

u lịc

h45

12

11

2.1

Ứng

dụ

ng

công

ng

hệ

TT

trong

KD

DL

452

11

11

2.2

Điề

u hà

nh C

TDL

(lý t

huyế

t và

thực

hàn

h)

902

21

11

2.2

Quả

n trị

kin

h do

anh

lữ h

ành

452

21

2.2

Ngo

ại n

gữ60

11

12

11

2.2

Kế

toán

do

anh

nghi

ệp

du

lịch

751

11

1

2.2

Mar

ketin

g du

lịc

h và

khá

ch

sạn

752

22

11

11

1

2.2

Hàn

h vi

ngư

ời ti

êu d

ùng

452

12

11

2.2

Tư v

ấn d

/lịch

KD

d/lị

ch

trực

tuyế

n45

21

1

3.1

Thiế

t kế

CTD

L (lý

thuy

ết v

à th

ực h

ành)

90

22

11

1

3.1

Tài

chín

h do

anh

nghi

ệp d

u lịc

h75

11

3.1

Tiến

g A

nh c

huyê

n ng

ành

du

lịch

160

11

12

11

3.1

Ngo

ại n

gữ h

ai45

11

12

11

3.1

Quả

n trị

điể

m đ

ến h

oặc

quy

hoạc

h du

lịch

451

11

1

3.1

Du

lịch

sinh

thá

i h

oặc

Du

lịch

cộng

đồn

g45

11

11

3.2

Quả

n trị

học

60

12

21

31

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3.2

Tiến

g A

nh c

huyê

n ng

ành

du

lịch

260

11

12

11

3.2

Quả

n trị

sự k

iện

452

11

1

3.2

Quả

n trị

ngu

ồn n

hân

lực t

rong

D

ND

L75

11

11

21

11

3.2

Ngo

ại n

gữ h

ai45

11

12

11

4.1

Than

h to

án q

uốc

tế tr

ong

du

lịch

452

11

1

4.1

Tiến

g A

nh c

huyê

n ng

ành

du

lịch

360

11

12

11

4.1

Ngo

ại n

gữ h

ai60

11

12

11

4.1

Quả

n trị

chi

ến lư

ợc D

/ngh

iệp

D/lị

ch45

11

21

11

4.1

Khở

i sự

và tạ

o lậ

p D

/ngh

iệp

D/lị

ch45

12

11

11

Th

ực tậ

p đợ

t 115

0

Th

ực tậ

p đợ

t 2

C

huyê

n đề

tốt n

ghiệ

p

Th

i cuố

i khó

a

Prim

ary

Con

tribu

tion

138

52

10

119

26

Seco

ndar

y C

ontri

butio

n25

2220

1318

2413

723

12

32

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.3.

2. C

huyê

n ng

ành

Quả

n tr

ị Khá

ch sạ

nB

ảng

4.5:

Ma

trận

năn

g lự

c củ

a ch

uyên

ngà

nh q

uản

trị k

hách

sạn

Học

kỳ

Môn

học

Đvh

t

1. T

hực

hiện

cung

cấ

p cá

c dị

ch v

ụ kh

ách

sạn

dịch

vụ

bổ su

ng

2. L

ập

kế

hoạc

h và

ph

át

triển

ý

tưởn

g ki

nh

doan

h

3. B

ước

đầu

xây

dựng

tầ

m n

hìn,

ch

iến

lược

chín

h sá

ch

đối v

ới

sự p

hát

triển

của

do

anh

nghi

ệp

khác

h sạ

n

4.

Quả

n lý

cải

tiến

quy

trình

ki

nh

doan

h

5.

Quả

n lý

con

ng

ười

6.

Phát

tri

ển

và ti

êu

thụ

dịch

vụ

7.

Gia

o tiế

p

8.

Trác

h nh

iệm

hội

đạ

o đứ

c ki

nh

doan

h

9.

Nhậ

n bi

ết v

à th

ích

nghi

vớ

i sự

khác

bi

ệt

giữa

c nề

n vă

n ho

á

10.

Xây

dựn

g và

quả

n lý

kế

hoạc

h ph

át

triển

nhân

1.1

Triế

t học

Mác

-Lê

nin

(1)

452

2

1.1

Kin

h tế

chí

nh t

rị M

ác;L

ê ni

n (1

)60

22

1

1.1

Chủ

ngh

ĩa x

ã hộ

i kho

a họ

c60

21

2

1.1

Lịch

sử

Đản

g C

ộng

sản

Việ

t N

am60

11

1

1.1

Tư tư

ởng

Hồ

Chí

Min

h45

1.1

Ngo

ại n

gữ60

11

12

11

1.1

Toán

cao

cấp

601

1

1.1

Địn

h hư

ớng

phát

tri

ển

nghề

ng

hiệp

301

11

2

33

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1.1

Nhậ

p m

ôn D

u lịc

h60

21

11

1.1

Pháp

luật

đại

cươ

ng45

11

12

1.2

Triế

t học

Mác

-Lê

nin

(2)

452

2

1.2

Kin

h tế

chí

nh t

rị M

ác;L

ê ni

n (2

)60

22

1

1.2

Lý th

uyết

xác

xuấ

t và

thốn

g kê

to

án45

11

1

1.2

Kin

h tế

vĩ m

ô60

1

1.2

Kin

h tế

kế h

oạch

vùn

g ho

ặc

Kin

h tế

quố

c tế

451

1

1.2

Ngo

ại n

gữ60

11

12

11

1.2

Nhậ

p m

ôn Q

uản

trị K

hách

sạn

452

11

1.2

Nhậ

p m

ôn Q

uản

trị L

ữ hà

nh

452

11

11.

2Ứ

ng d

ụng

CN

TT tr

ong

KD

DL

452

11

11

1.2

Kỹ

năng

gia

o tiế

p tro

ng d

u lịc

h và

k/s

ạn45

11

11

21

1

2.1

Kin

h tế

vi m

ô60

2.1

Ngo

ại n

gữ60

11

12

11

2.1

Q/tr

ị và

c ng

hiệp

dị

ch

vụ

buồn

g90

22

11

1

2.1

Địa

lý d

u lịc

h 45

11

11

2.1

Văn

hóa

VN

giao

tho

a cá

c nề

n vă

n hó

a 45

11

11

12

2.1

Pháp

luật

tron

g K

inh

doan

h D

u lịc

h45

11

11

12

1

2.1

Đạo

đức

tron

g K

DD

u lịc

h45

12

11

2.1

Quả

n trị

học

60

12

21

34

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2

Q/tr

ị và

tác

nghi

ệp D

V ă

n uố

ng90

22

11

12.

2Q

uản

trị k

inh

doan

h K

hách

sạn

452

21

22.

2N

goại

ngữ

601

11

21

12.

2K

ế to

án d

oanh

ngh

iệp

du lị

ch75

11

11

2.2

Mar

ketin

g du

lịch

khác

h sạ

n75

22

21

11

11

2.2

Hàn

h vi

ngư

ời t

iêu

dùng

tro

ng

du lị

ch45

21

21

1

2.2

Tư v

ấn d

/lịch

KD

d/lị

ch tr

ực

tuyế

n45

21

1

3.1

Q/tr

ị và

tác

nghi

ệp D

V đ

ón ti

ếp90

22

11

1

3.1

Văn

hóa

ẩm

thực

tôn

giáo

451

22

3.1

Q/tr

ị an

toà

n và

an

ninh

tro

ng

KS

452

11

11

3.1

Tài c

hính

doa

nh n

ghiệ

p du

lịch

751

1

3.1

Tiến

g Anh

chuy

ên n

gành

du

lịch

160

11

12

11

3.1

Ngo

ại n

gữ h

ai45

11

12

11

3.1

Quả

n trị

điể

m đ

ến h

oặc

quy

hoạc

h du

lịch

451

11

1

3.1

Lịch

sử

văn

min

h th

ế gi

ới h

oặc

Hướ

ng d

ẫn d

u lịc

h45

11

3.2

hội h

ọc45

11

11

1

3.2

Quả

n trị

sự k

iện

452

11

1

3.2

Tiến

g Anh

chuy

ên n

gành

du

lịch

260

11

12

11

3.2

Ngo

ại n

gữ h

ai45

11

12

11

3.2

Q/tr

ị ng

uồn

nhân

lự

c tro

ng

DN

DL

751

11

12

11

1

35

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.1

Than

h to

án q

uốc

tế t

rong

du

lịch

452

11

1

4.1

Quả

n trị

chi

ến lư

ợc D

/ngh

iệp

D/

lịch

451

12

11

1

4.1

Khở

i sự

và tạ

o lậ

p D

ND

L60

12

11

11

4.1

Tiến

g Anh

chuy

ên n

gành

du

lịch

360

11

12

11

4.1

Ngo

ại n

gữ h

ai1

11

21

1

Thực

tập

đợt 1

10

Thực

tập

đợt 2

30

C

huyê

n đề

tốt n

ghiệ

p12

Th

i cuố

i khó

a4

Prim

ary

Con

tribu

tion

148

52

20

117

24

Seco

ndar

y C

ontri

butio

n23

2118

1418

2313

822

13

36

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.4. KHUNG cHƯƠNG TRÌNHChương trình học của hai chuyên ngành chính Quản trị khách sạn và Quản trị lữ

hành được trình bày ở hai bảng dưới đây4.4.1. Khung chương trình Quản trị lữ hành

Khung chương trình Quản trị Lữ hành được trình bày ở bảng 6 dưới đây:Bảng 4.6: chương trình và thời lượng học của Quản trị lữ hành

Học kỳ Môn học loại

Thời lượng môn học

Tính thời lượng cho sinh viên

Thời lượng giảng của giáo viên

Học lý thuyết

Thảo luận, bài tập

Thời lượng học ở

trường

Thời lượng tự học

Tổng thời

lượng học

1.1Các nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lê Nin (1)

A 60 60 0 60 30 90 60

1.1 Ngoại ngữ B 120 60 60 120 120 240 1801.1 Pháp luật đại cương A 45 30 15 45 22.5 67.5 601.1 Nhập môn Du lịch B 60 30 30 60 60 120 902.1 Kinh tế vi mô A 60 45 15 60 30 90 751.1 Toán cao cấp B 60 45 15 60 60 120 75

1.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp A 30 15 15 30 15 45 45

Student lecture/week 29 19 10 29 22.5 51.5 39

1.2

Nhập môn Quản trị Khách sạn hoặc Nhập môn Quản trị Lữ hành

B 45 30 15 45 45 90 60

1.2 Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin A 60 60 0 60 30 90 60

1.2 Kỹ năng giao tiếp trong du lịch và k/sạn B 45 30 15 45 45 90 60

1.2 Ngoại ngữ B 120 60 60 120 120 240 1801.2 Đề án kinh tế du lịch 30

1.2 Lý thuyết sắc xuất và thống kê toán B 45 30 15 45 45 90 60

1.2Kinh tế và kế hoạch vùng hoặc Kinh tế quốc tế

A 45 30 15 45 22.5 67.5 60

1.2 Kinh tế vĩ mô A 60 30 30 60 30 90 90

37

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Student lecture/week 28 18 10 28 22.5 52.5 38 2.1 Xã hội học A 45 30 15 45 22.5 67.5 602.1 Ngoại ngữ B 90 45 45 90 90 180 135

2.1Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin (3)

A 60 60 0 60 30 90 60

2.1Hướng dẫn du lịch (lý thuyết và thực hành) (1)

B 45 30 15 45 45 90 60

2.1Điều hành CTDL (lý thuyết và thực hành) (1)

B 45 30 15 45 45 90 60

2.1 Địa lý du lịch B 45 30 15 45 45 90 60

2.1 Thực tập tại cơ sở thực hành của Trường B 45 90 22.5

Student lecture/week 25 15 7 22 18.5 46.5 457.5

2.2

Hành vi người tiêu dùng trong du lịch hoặc Tư vấn d/lịch và KD d/lịch trực tuyến

B 45 30 15 45 45 90 60

2.2Thiết kế CTDL (lý thuyết và thực hành) (1)

B 45 22.5 22.5 45 45 90 67.5

2.2Điều hành CTDL (lý thuyết và thực hành) (2)

B 45 30 15 45 45 90 60

2.2Hướng dẫn du lịch (lý thuyết và thực hành) (1)

B 45 30 15 45 45 90 60

2.2Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin (4)

A 45 45 0 45 22.5 67.5 45

2.2 Ngoại ngữ B 90 45 45 90 90 180 135

2.2 Marketing du lịch và khách sạn B 75 45 30 75 75 150 105

2.2 Thực tập tại cơ sở thực hành của Trường B 45 45 90 22.5

Student lecture/week 29 16.5 9.5 26 27.5 56.5 555

38

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3.1Thiết kế CTDL (lý thuyết và thực hành) (2)

B 45 22.5 22.5 45 45 90 67.5

3.1

Pháp luật trong Kinh doanh Du lịch hoặc Đạo đức trong KD Du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.1 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 1 B 60 30 30 60 60 120 90

3.1 Thực tập đợt 1 B 200 400 753.1 Ngoại ngữ hai B 45 15 30 45 45 90 75

3.1 Ứng dụng CNTT trong KDDL A 45 30 15 45 22.5 67.5 60

Student lecture/week 29.33 8.5 7.5 16 14.5 57.2 28.5

3.2 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 2 B 60 30 30 60 60 120 90

3.2 Quản trị kinh doanh lữ hành B 45 30 15 45 45 90 60

3.2 Văn hóa VN và giao thoa các nền văn hóa B 45 30 15 45 45 90 60

3.2Lịch sử văn minh thế giới hoặc Hướng dẫn du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.2 Ngoại ngữ hai B 45 15 30 45 45 90 753.2 Quản trị học A 60 30 30 60 30 90 90

3.2Quản trị điểm đến hoặc quy hoạch du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.2 Kế toán doanh nghiệp du lịch B 75 45 30 75 75 150 105

Student lecture/week 28 15 12 27 22.5 54 585

4.1

Quản trị chiến lược D/nghiệp D/lịch hoặc Khởi sự và tạo lập DNDL

B 45 30 15 45 45 90 60

4.1 Quản trị sự kiện B 45 30 15 45 45 90 60

4.1 Q/trị nguồn nhân lực trong DNDL B 75 45 30 75 75 150 105

4.1 Tài chính doanh nghiệp du lịch A 75 45 30 75 37.5 112.5 105

4.1 Thanh toán quốc tế trong du lịch B 45 30 15 45 45 90 60

39

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.1 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 3 B 60 30 30 60 60 120 90

4.1 Ngoại ngữ hai B 60 30 30 60 60 120 90

Student lecture/week 27 16 11 27 24.5 51.5 570 4.2 Thực tập đợt 2 6004.2 Chuyên đề tốt nghiệp 1904.2 Thi cuối khóa 50

4.4.2. Khung chương trình Quản trị Khách sạnKhung chương trình Quản trị Khách sạn được trình bày ở bảng 7 dưới đây:

Bảng 4. 7: chương trình và Thời lượng Quản trị Khách sạn

Học kỳ Môn học loại

Thời lượng môn học

Dành cho sinh viên Thời lượng giảng của giáo viên

Học lý thuyết

Thảo luận, bài tập

Thời lượng học ở

trường

Thời lượng tự học

Tổng thời

lượng học

1.1Các nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lê Nin (1)

A 60 60 0 60 30 90 60

1.1 Ngoại ngữ B 120 60 60 120 120 240 180

1.1 Pháp luật đại cương A 45 30 15 45 22.5 67.5 60

1.1 Nhập môn Du lịch B 60 30 30 60 60 120 902.1 Kinh tế vi mô A 60 45 15 60 30 90 75

1.1 Toán cao cấp B 60 45 15 60 60 120 75

1.1 Định hướng phát triển nghề nghiệp A 30 15 15 30 15 45 45

Student lecture/week 29 19 10 29 22.5 51.5 39

1.2

Nhập môn Quản trị Khách sạn hoặc Nhập môn Quản trị Lữ hành

B 45 30 15 45 45 90 60

1.2Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin

A 60 60 0 60 30 90 60

40

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1.2Kỹ năng giao tiếp trong du lịch và k/sạn

B 45 30 15 45 45 90 60

1.2 Ngoại ngữ B 120 60 60 120 120 240 180

1.2 Đề án kinh tế du lịch 30

1.2 Lý thuyết xác xuất và thống kê toán B 45 30 15 45 45 90 60

1.2Kinh tế và kế hoạch vùng hoặc Kinh tế quốc tế

A 45 30 15 45 22.5 67.5 60

1.2 Kinh tế vĩ mô A 60 30 30 60 30 90 90

Student lecture/week 28 18 10 28 22.5 52.5 38

2.1 Xã hội học A 45 30 15 45 22.5 67.5 602.1 Ngoại ngữ B 90 45 45 90 90 180 135

2.1Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin (3)

A 60 60 0 60 30 90 60

2.1 Q/trị và tác nghiệp dịch vụ buồng (1) B 45 30 15 45 45 90 60

2.1 Q/trị và tác nghiệp DV ăn uống (1) B 45 30 15 45 45 90 60

2.1 Địa lý du lịch B 45 30 15 45 45 90 60

2.1

Q/trị an toàn và an ninh trong KS hoặc Văn hóa ẩm thực và tôn giáo

B 45 30 15 45 45 90 60

2.1 Thực tập tại KS trường B 45 90 22.5

Student lecture/week 28 17 8 25 21.5 52.5 34.5

2.2

Hành vi người tiêu dùng trong du lịch hoặc Tư vấn d/lịch và KD d/lịch trực tuyến

B 45 30 15 45 45 90 60

2.2 Q/trị và tác nghiệp DV đón tiếp (1) B 45 22.5 22.5 45 45 90 67.5

2.2 Q/trị và tác nghiệp dịch vụ buồng (2) B 45 30 15 45 45 90 60

2.2 Q/trị và tác nghiệp DV ăn uống (2) B 45 30 15 45 45 90 60

41

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2Các nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê Nin (4)

A 45 45 0 45 22.5 67.5 45

2.2 Ngoại ngữ B 90 45 45 90 90 180 135

2.2 Marketing du lịch và khách sạn B 75 45 30 75 75 150 105

2.2 Thực tập tại KS trường B 45 45 90 22.5

Student lecture/week 29 16.5 9.5 26 27.5 56.5 555

3.1 Q/trị và tác nghiệp DV đón tiếp (2) B 45 22.5 22.5 45 45 90 67.5

3.1

Pháp luật trong Kinh doanh Du lịch hoặc Đạo đức trong KD Du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.1 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 1 B 60 30 30 60 60 120 90

3.1 Thực tập đợt 1 B 150 300 753.1 Ngoại ngữ hai B 45 15 30 45 45 90 75

3.1 Ứng dụng CNTT trong KDDL A 45 30 15 45 22.5 67.5 60

Student lecture/week 26 8.5 7.5 16 14.5 50.5 28.5

3.2 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 2 B 60 30 30 60 60 120 90

3.2 Quản trị kinh doanh Khách sạn B 45 30 15 45 45 90 60

3.2Văn hóaVN và giao thoa các nền văn hóa

B 45 30 15 45 45 90 60

3.2Lịch sử văn minh thế giới hoặc Hướng dẫn du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.2 Ngoại ngữ hai B 45 15 30 45 45 90 753.2 Quản trị học A 60 30 30 60 30 90 90

3.2Quản trị điểm đến hoặc quy hoạch du lịch

B 45 30 15 45 45 90 60

3.2 Kế toán doanh nghiệp du lịch B 75 45 30 75 75 150 105

Student lecture/week 28 15 12 27 22.5 54 585

42

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4.1

Quản trị chiến lược D/nghiệp D/lịch hoặc Khởi sự và tạo lập DNDL

B 45 30 15 45 45 90 60

4.1 Quản trị sự kiện B 45 30 15 45 45 90 60

4.1 Q/trị nguồn nhân lực trong DNDL B 75 45 30 75 75 150 105

4.1 Tài chính doanh nghiệp du lịch A 75 45 30 75 37.5 113 105

4.1 Thanh toán quốc tế trong du lịch B 45 30 15 45 45 90 60

4.1 Tiếng Anh chuyên ngành du lịch 3 B 60 30 30 60 60 120 90

4.1 Ngoại ngữ hai B 60 30 30 60 60 120 90

Student lecture/week 27 16 11 27 24.5 51.5 570

4.2 Thực tập đợt 2 600

4.2 Chuyên đề tốt nghiệp 190

4.2 Thi cuối khóa 50

Ghi chú: A: Tỷ lệ gjữa thời lượng học trên lớp và thời lượng tự học là 1-0.5

B: Tỷ lệ giữa thời lượng học trên lớp và thời lượng tự học là 1-1

43

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 5

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HỌc TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG cHƯƠNG TRÌNH POHE

5.1. NGUYÊN TẮc GIẢNG DẠY VÀ HỌc TẬP TRONG cHƯƠNG TRÌNH POHE 5.1.1. Rèn luyện về ý thức – thái độ

Mục đích của đào tạo đại học nói chung và đào tạo theo POHE nói riêng là cung cấp cho người học những năng lực cần thiết để làm việc và phát triển công việc trong tương lai. Năng lực được tạo thành bởi thái độ (ý thức), kiến thức và kỹ năng. Nền tảng của quá trình hình thành năng lực là thái độ của người học (và người làm việc sau này) về công việc và việc tham gia của mình. Ngoài những kiến thức được trang bị, người học cũng cần rèn luyện để có những kỹ năng thực hiện được các công việc.

Ngành du lịch và khách sạn, với tư cách là một ngành dịch vụ đặc thù, đặt ý thức – thái độ của người học (và là người lao động sau này) lên hàng đầu. Người học cần hiểu và có thái độ rõ ràng, đánh giá cao ngành du lịch – khách sạn, có ý thức về một công việc lý thú với không ít đam mê nhưng đòi hỏi mức độ tiêu chuẩn hóa mang tầm quốc tế cao với những áp lực của một công việc dịch vụ. Thái độ này được thể hiện và rèn luyện không chỉ qua từng môn học mà còn qua các hoạt động tại trường. Chẳng hạn sinh viên không chỉ nên ăn mặc đẹp (hay mặc đồng phục khi cần thiết) mà còn luôn thể hiện sự hiếu khách, chia sẻ, bao dung với người ngoài, bạn bè. Những hành vi như nói xấu bạn bè, đồng nghiệp, không giữ gìn môi trường, vệ sinh, trật tự … không được chấp nhận.5.1.2. Vai trò trung tâm của học viên trong quá trình đào tạo

Sinh viên là đối tượng chính mà các giảng viên hướng tới và là trung tâm của toàn bộ chương trình. Những nguyện vọng, mong đợi của sinh viên cần được biết tới và quan tâm một cách đầy đủ. Sinh viên cảm thấy rằng họ thực sự được quan tâm và chỉ dẫn đúng hướng nếu có được một môi trường cởi mở để sinh viên đưa ra những câu hỏi, những nhận xét và gợi ý. Việc khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên cũng là cần thiết nhằm xây dựng ý thức – thái độ của sinh viên và phát huy khả năng sang tạo, tích lũy và phát triển của sinh viên. Ngược lại, những ý kiến phản hồi nghiêm túc, thấu đáo và cân nhắc kỹ từ giáo viên cũng luôn cần thiết. Giảng viên cũng cần quan tâm tiếp xúc với sinh viên, quan tâm tới quá trình tiến triển của họ và nghề nghiệp của họ sau này.

Nguyên tắc lấy người học làm trung tâm cũng yêu cầu sinh viên phải chủ động sáng tạo trong học tập. Một mặt, chương trình đào tạo được thiết kế với yêu cầu sinh viên chủ động, sáng tạo thông qua các phương pháp đào tạo, một hệ thống các bài tập, thực hành yêu cầu các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và làm việc chủ động của sinh viên. Các hoạt động sinh viên cũng là điều kiện phát huy tính năng động, sôi nổi của sinh viên ngành du lịch và khách sạn.5.1.3. Kết cấu chương trình học và quá trình tự học

Quá trình đào tạo 4 năm của chương trình POHE được chia thành nhiều giai đoạn,

44

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

hướng tới sự phát triển dần dần, từng bước của năng lực chuyên nghiệp của sinh viên. Năm đầu tiên tập trung vào xây dựng phương pháp học tập, làm việc và những kiến thức nền tảng, xã hội cho sinh viên. Đây cũng là giai đoạn chuyển hướng và xây dựng thái độ, ý thức làm việc trong ngành du lịch. Tiếp theo, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng tác nghiệp dịch vụ du lịch và những kiến thức nền tảng về quản lý du lịch và khách sạn tại năm thứ 2,3. Quá trình này được xây dựng kết hợp giữa đào tạo lý thuyết và thực hành. Sinh viên cũng làm việc tại khách sạn trường 1 năm để luyện tập những kỹ năng thực tế này. Năm thứ 4 cung cấp những kiến thức quản trị nâng cao về quản lý nhân sự, chiến lược …Phương pháp đào tạo được mô tả như sau:

Học từng phần•

Tiếp cận có thứ tự từng chủ đề (các vấn đề được xuất phát từ thực tế và liên kết •với nhau)Học tập dựa vào một vấn đề•

Tiếng anh là ngôn ngữ ………..•

Kết hợp giữa thực tế và lý thuyết•

Chương trình học được chia thành các mô-đun và các môn học được phân bổ trong 4 năm học, 8 kỳ. Nội dung học được xây dựng từ cấp độ điều hành sang chiến lược. Mỗi năm học đề cập tới một hoặc một số chủ đề riêng, tập trung cung cấp cho sinh viên những nhóm kiến thức, kỹ năng riêng cần thiết cho ngành quản trị du lịch và khách sạn.

Khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh trong học tập và công việc là thiết yếu trong lĩnh vực quản trị du lịch và khách sạn. Chương trình giảng dạy tiếng Anh được thiết kế riêng cho chương trình, tăng cường ngoại ngữ trong giáo tiếp và công việc. Các môn học tăng cường sử dụng tài liệu tham khảo tiếng Anh như những tài liệu tham khảo chính. Các môn học tiến tới giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên ra trường phải đạt những tiêu chuẩn tiếng Anh cần thiết để đảm bảo khả năng làm việc bằng tiếng Anh sau khi ra trường.

Việt kết hợp giữa lý thuyết và thực hành là một nguyên lý quan trọng trong giáo dục nhằm xây dựng năng lực làm việc của người học. Việc kết hợp này được thực hiện trong từng môn học, từng mô-đun học và trong suốt chương trình học. Sinh viên học trong chương trình POHE ngành du lịch và khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có cơ hội thực hành thường xuyên trong các môn học, trực tiếp làm việc tại khách sạn trường trong thời gian học, làm việc, thực tập tại các cơ sở kinh doanh bên ngoài và cuối cùng là đợt thực tập cuối khóa trong 4 tháng.

Chương trình đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa học tập tại trường và quá trình tự học của sinh viên. Để có được 1 giờ học trên lớp có hiệu quả, sinh viên phải tự học từ 1-2 giờ tại nhà tùy theo từng môn học. Chương trình được xây dựng đảm bảo thời gian làm việc trong tuần của sinh viên không vượt quá 48h/ tuần. Nội dung giảng dạy các môn học cũng đẩy mạnh yêu cầu tự học của sinh viên tại nhà. Hệ thống tài liệu tham khảo, DVD, CD ROMs hỗ trợ sinh viên học tập. Yêu cầu tự học đòi hỏi sinh viên phải có kế

45

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

hoạch làm việc và sử dụng thời gian hiệu quả, phân bổ cho việc thảo luận nhóm, chuẩn bị bài học, bài tập, thực hành …5.1.4. lựa chọn phương pháp học tập và giảng dạy

Áp dụng những phương pháp giảng dạy mới, linh hoạt, hướng tới xây dựng năng lực là một trong những trong tâm xây dựng chương trình POHE. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy trước hết dựa một số vấn đề sau:

Nguyên tắc định hướng: Định hướng chính là chức năng quan trọng của giáo •dục đại học với mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu và kích thích quá trình tự tìm hiểu, khám phá của sinh viên. Với những kiến thức cơ bản được cung cấp qua bài giảng, sinh viên tự xác định cho mình những mục tiêu học tập, tự học và trao đổi với nhau, trao đổi với giảng viên nhằm tìm ra những các giải quyết vấn đề hiệu quả.Đào tạo mang tính chất thực tiễn: Nguyên tắc này được nhấn mạnh trong chương •trình đào tạo POHE với mục tiêu cung cấp những năng lực công việc cụ thể. Các phương pháp đào tạo được lựa chọn kích thích sinh viên tự tìm hiểu thực tiễn, phát hiện và giải quyết vấn đề. Ví dụ như phương pháp giảng dạy thông qua giải quyết vấn đề hoặc đề án môn học (dự án) sinh viên yêu cầu sinh viên phải thâm nhập vào thực tế để phát hiện và giải quyết vấn đề.Đánh giá sinh viên: Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy đi kèm với các phương •thức đánh giá hiệu quả. Đánh giá là một yêu cầu của đào tạo nhằm xác định mức độ yêu cầu chuẩn về kiến thức và kỹ năng của sinh viên. Các công cụ đánh giá được sử dụng linh hoạt cho các phương pháp đào tạo mới với việc tăng cường tự học và thảo luận, báo cáo của sinh viên.Ý kiến phản hồi: Việc giảng dạy và đánh giá đi kèm với quá trình phản hồi của •giảng viên với sinh viên. Ý kiến phản hồi được thực hiện qua các bài kiểm tra, qua phản hồi trực tiếp tại các buổi thảo luận.

Các phương pháp giảng dạy được giới thiệu trong mục III của chương này. Các phương pháp giảng dạy được sử dụng kết hợp và linh hoạt trong mỗi môn học. Các giảng viên môn học lựa chọn các phương pháp giảng dạy đáp ứng với những yêu cầu của từng môn và điều kiện giảng dạy thực tế. Việc điều hòa giữa các môn học trong từng mô-đun và cả chương trình là cần thiết để đảm bảo những mục tiêu chung của từng mô-đun và cả chương trình.5.2. cẤU TRÚc MÔN HỌc VÀ cHƯƠNG TRÌNH HỌc TRONG POHE 5.2.1. Một số thuật ngữ liên quan

Chương trình đào tạo POHE ngành du lịch và khách sạn được xây dựng trên cơ sở tham khảo mô hình đào tạo du lịch của các nước châu Âu, nhất là Hà Lan. Nằm trong hệ thống đào tạo đại học Việt Nam và cấp bằng của Việt Nam, chương trình cũng đảm bảo thực hiện những yêu cầu có liên quan về đào tạo khác tại Việt Nam. Một số thuật ngữ liên quan tới cấu trúc và chương trình học cần tìm hiểu là:

Năng lực (competence): là tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thái độ của mỗi cá nhân nhằm thực hiện một công việc cụ thể.

46

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Giờ kiểm soát (control hours): là giờ học trên lớp của sinh viên do giáo viên truyền đạt bài giảng hoặc hướng dẫn, kiểm soát quá trình thảo luận.

Mô-đun (mô-đun): là một khối kiến thức cung cấp cho người học một tập hợp những năng lực cần thiết để thực hiện các công việc của một bộ phận hoặc một chức năng trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.

Đơn vị học trình (đvht): là đơn vị được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết.

Học phần (hay còn gọi là môn học): là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho người học tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng kiến thức từ 2-5 đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một kỳ hoặc hai kỳ liền nhau.

Thời gian thực học của sinh viên: bao gồm cả thời gian lên lớp (kể cả thảo luận) và thời gian tự học ở nhà. Với một số môn (như Xã hội học trong mô-đun này), thời gian học ở nhà được tính theo công thức 1 tiết học trên lớp cần 0,5 tiết học ở nhà. Với các môn học khác (các môn còn lại trong mô-đun này), thời gian học ở nhà được tính theo công thức: 1 tiết học trên lớp cần 1 tiết học ở nhà. Thời gian thực học của sinh viên sẽ bằng 2 lần thời gian học trên lớp.

Tín chỉ: Theo một số hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do đặc thù đào tạo ở Việt Nam (về phương pháp và điều kiện giảng dạy), thời gian học được quy đổi thành tín chỉ theo công thức: 3 đvht = 2 tín chỉ. Mặc dù phương pháp và điều kiện giảng dạy đã được cơ bản thay đổi trong chương trinh học này nhưng để thống nhất với hệ thống giáo dục đại học hiện hành, việc quy đổi vẫn được thực hiện theo các hướng dẫn kể trên.5.2.2. Tín chỉ và cấu trúc môn học

Chương trình POHE đào tạo theo phương pháp tín chỉ, kết hợp với những yêu cầu cụ thể của các mô-đun. Một số môn chung ngoài chuyên ngành du lịch và khách sạn (cụ thể là với các mô-đun về chính trị - tư tưởng và toán kinh tế), sinh viên có thể tích lũy tín chỉ trong quá trình học. Cần lưu ý là việc tích lũy các môn học trong hai mô-đun này có thể là điều kiện bắt buộc để học một số môn học khác. Với các môn chuyên ngành, việc tích lũy tín chỉ cũng phải đảm bảo khả năng tích lũy kiến thức theo các mô đun. Việc sắp xếp các mô-đun được thể hiện như tại chương 4.

Thời lượng giảng dạy và học tập của các môn học kết hợp giữa giảng dạy trên lớp, thảo luận, bài tập, thực hành, bài tập giải quyết vấn đề (PBL). 5.2.3. Tài liệu tham khảo trong môn học

Tài liệu tham khảo trong môn học được hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn môn học và được giảng viên giới thiệu, bổ sung khi giới thiệu về môn học. Việc sử dụng tài liệu tham khảo được giảng viên hướng dẫn trong từng môn học.5.2.4. Hệ thống quản lý trong POHE5.2.4.1. Quản lý Chương trình POHE Bộ máy quản lý

Với tính chất là một hệ thống đào tạo tiên phong, chương trình POHE là bộ phận

47

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

độc lập do Ban Giám hiệu trường ĐHKTQD trực tiếp chỉ đạo. Hệ thống quản lý của Chương trình POHE bao gồm:

Ban quản lý Chương trình:• được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập với các thành viên là các trưởng bộ phận chức năng trong trường và giảng viên nòng cốt của Chương trình. Chương trình có một Trưởng Ban, một Phó Ban, một Thường trực, các thành viên và thư ký.Thường trực chương trình: • thực hiện việc điều hành hoạt động hàng ngày của chương trình bao gồm quản lý cơ sở vật chất, giáo vụ, chuyên môn, khách sạn trường …Quản lý chuyên môn: • bao gồm Hội đồng Khoa học Chương trình, Phụ trách chuyên môn Chương trình, Trưởng các module. Hội đồng Khoa học Chương trình được triệu tập theo yêu cầu của Trưởng Ban Quản lý để thảo luận và tư vấn cho Ban quản lý về vấn đề chuyên môn. Phụ trách chuyên môn của Chương trình thực hiện việc quản lý chuyên môn trực tiếp của toàn bộ chương trình. Các Trưởng mô-đun có trách nhiệm quản lý chuyên môn liên quan đến mô-đun của mình.

Ngoài các bộ phận quản lý của Chương trình, Hội đồng WoW cũng là một bộ phân tư vấn về nội dung theo yêu cầu công việc thực tế, tư vấn cho Chương trình trong quá trình phát triển, chỉnh lý và thực hiện giảng dạy.

Việc quản lý giáo vụ do cán bộ chương trình thực hiện. Các giảng viên và sinh •viên có thể liên hệ trực tiếp với Cô Nguyễn Thu Phương (Phòng 105, Nhà 11) khi có những câu hỏi về giáo vụ.Phối hợp các bộ phận chức năng:• ngoài các bộ phận quản lý chương trình trực tiếp ở trên

5.2.4.2. Tích lũy tín chỉ, môn học, tốt nghiệpĐể được công nhận tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy đủ … tín chỉ đối với chuyên

ngành kinh doanh khách sạn và … với chuyên ngành kinh doanh lữ hành. Sinh viên cũng phải hoàn thành các nghĩa vụ khác như nộp học phí. Thời gian học của sinh viên là 4 năm, 8 kỳ, kể cả thời gian thực hành và viết luận văn cuối khóa. Các yêu cầu về tạm dừng học, thôi học … được thực hiện theo Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Để tích lũy được một học phần, sinh viên phải đảm bảo các điều kiện bắt buộc về thời gian học, đánh giá kết quả học tập … Các điều kiện này do các giảng viên quy định và công bố trước với sinh viên.5.2.4.3. Hệ thống học liệu

Hệ thống học liệu liên quan tới chương trình bao gồm:Sách hướng dẫn Chương trình: giới thiệu tổng quan về triết lý, phương pháp xây •dựng, kết cấu, phương pháp học tập, đánh giá, làm việc với WoW và các nội dung khác trong chương trình. Tài liệu này được sử dụng cho giảng viên, sinh viên và những người có liên quan.

48

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hướng dẫn môn học (Submodule): hướng dẫn cho sinh viên về nội dung, •phương pháp, yêu cầu … đối với sinh viên học tập từng môn học. Sinh viên cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn môn học để đảm bảo việc học tập hiệu quả. Giảng viên cũng cần cập nhật tài liệu theo nội dung giảng dạy.Bài giảng: là tài liệu do giảng viên sử dụng để tổ chức quá trình giảng dạy. Bài •giảng không được xuất bản mà chỉ lưu hành nội bộ trong nội bộ giảng viên các môn học.Giáo trình: là tài liệu xuất bản của từng môn học là tài liệu tham khảo chính cho •sinh viên. Việc biên soạn giáo trình trong Chương trình POHE được thực hiện từng bước theo tiến trình phát triển các môn học.Sách hướng dẫn giảng dạy môn học: là sách xuất bản được sử dụng nội bộ •nhằm hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên. Việc xây dựng sách hướng dẫn giảng dạy môn học được thực hiện từng bước theo tiến trình phát triển của môn học.Sách bài tập: là sách xuất bản với nội dung là bài tập của từng môn học theo đặc •thù và yêu cầu của một số môn.Sách tham khảo: bao gồm cả sách tiếng Việt và tiếng Anh. Chương trình có một •thư viện với những tài liệu, sách chuyên ngành riêng. Ngoài ra giảng viên từng môn học cũng giới thiệu cho sinh viên các tài liệu tham khảo khác.

5.2.4.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học của Chương trình bao gồm các chương trình nghiên

cứu của sinh viên và giáo viên. Các hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện theo những các chương trình, hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Các hoạt động này sẽ có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra Chương trình POHE còn khuyến khích các hoạt động nghiên cứu của giảng viên và sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong các lĩnh vực du lịch và khách sạn và đặc biệt là lĩnh vực đào tạo du lịch theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp.5.2.4.5. Chương trình đào tạo POHE

Chương trình đào tạo POHE được xây dựng dựa trên kết quả của Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan. Chương trình được xây dựng theo quá trình như sau:

49

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hình 5.1. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

Chương trình khung thể hiện danh mục và kết cấu các môn học được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phê duyệt. Chương trình chi tiết của các mô-đun, các môn học sẽ do các giảng viên xây dựng, các trưởng mô-đun, Phụ trách chuyên môn chương trình, Hội đồng chuyên môn và Ban quản lý chương trình phê duyệt.

Đặc điểm của chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng là nó phải được cập nhật theo yêu cầu lao động thực tế. Ở cấp độ các môn học, mô-đun, các giảng viên tiến hành cập nhật thông tin hoàn thiện bài giảng thường xuyên theo yêu cầu giảng dạy và thực tế. Ở cấp độ chương trình, định kỳ (10 năm 1 lần), chương trình sẽ tiến hành điều chỉnh tổng thể và thực hiện quy trình xây dựng và hoàn thiện chương trình từ đầu.5.2.4.6. Cơ sở vật chất

Ngoài hệ thống cơ sở vật chất được sử dung chung trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chương trình còn có các phòng học chuyên dụng (bao gồm cả giảng đường chuyên dụng và các phòng thực hành chuyên dụng), các cơ sở thực hành (đặc biệt là nhà khách trường). Việc sử dụng các cơ sở vật chất này được thực hiên theo những quy định chung của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và những quy định cụ thể riêng của chương trình.

50

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5.2.4.7. Chế độ thu chi trong chương trình

Với tính chất đặc thù về chuyên ngành, nội dung, yêu cầu, phương pháp đào tạo, nhất là các yêu cầu về trang thiết bị và CSVCKT, chương trình có chế độ thu học phí và thanh toán toán giảng dạy riêng. Chế độ thu học phí do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hàng năm, căn cứ vào mức thu thông báo trước đó và những điều chỉnh tương ứng với mức độ thay đổi học phí của đào tạo đại học Việt Nam nói chung. Học phí được thông báo hàng kỳ để sinh viên được biết.

5.3. cÁc PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG POHE

5.3.1. Phương pháp thuyết giảng

Đây là phương pháp giảng dạy đại học khá truyền thống thông qua bài giảng của giảng viên trên lớp. Bài giảng của giảng viên có thể kết hợp với những yêu cầu chuẩn bị tham gia tiết học đối với sinh viên như đọc, nghiên cứu trước tài liệu, bài tập, trắc nghiệm trước buổi giảng. Thời lượng giảng lý thuyết trong chương trình POHE giảm so với các chương trình đào tạo đại học truyền thống và được kết hợp với các phương pháp giảng dạy khác.

5.3.2. PBl (Problem-based learning: học qua giải quyết vấn đề)

PBL là phương pháp giảng dạy hiện đại, mới được phát triển trên thế giới trong vài thập kỷ qua và được giới thiệu vào Việt Nam trong những năm gần đây. Bài tập PBL đưa ra một tình huống đòi hỏi sinh viên tự phân tích, xác định vấn đề, đưa ra chiến lược và giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề, báo cáo về việc giải quyết vấn đề. Đây là quá trình làm việc của sinh viên theo nhóm. Trong quá trình làm việc, sinh viên phải tự tìm kiếm, sàng lọc, học hỏi thông tin; tổ chức trao đổi thông tin, thảo luận nhóm; phân tích, báo cáo và trình bày. Quá trình học theo phương pháp PBL đòi hỏi khả năng tự học lớn của sinh viên cũng như các kỹ năng làm việc theo nhóm, báo cáo, trình bày. Phương pháp PBL được thực hiện qua từng bước cụ thể. Để thực hiện phương pháp giảng dạy này có hiệu quả sinh viên cần được tập huấn kỹ nội dung, các thực hiện bài tập và những kỹ năng đi kèm.

5.3.3. cBl (cased-based learning: học qua giải quyết tình huống)

CBL là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong đào tạo đại học các ngành xã hội, kinh tế nói chung và trong ngành quản trị kinh doanh du lịch nói riêng. Với phương pháp này, giảng viên cung cấp một tình huống và đưa ra những câu hỏi cụ thể cho sinh viên phân tích, tìm kiếm thông tin và trả lời. Quá trình làm việc của sinh viên có thể là theo nhóm hoặc làm việc cá nhân.

5.3.4. Bài tập nhóm

Một phương pháp làm việc được khuyến khích khác trong chương trình đào tạo POHE là bài tập theo nhóm. Sinh viên được phân chia thành các nhóm có quy mô khác nhau theo yêu cầu của từng giảng viên. Với một bài tập, một vấn đề đặt ra, nhóm sinh viên sẽ tự tổ chức làm việc, viết báo cáo và trình bày nếu được yêu cầu. Phương pháp này đòi hỏi khả năng tổ chức, làm việc nhóm và khả năng làm việc độc lập của sinh viên.

51

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5.3.5. Bài tập cá nhân Ngoài các bài tập theo nhóm, các môn học, mô-đun cũng có những bài tập cụ thể

cho từng cá nhân sinh viên. Các yêu cầu của từng bài tập được giảng viên giảng dạy hướng dẫn.5.3.6. Đề án môn họcĐây là một dạng bài tập lớn, được thực hiện với nhiều công sức của sinh viên. Bài tập có thể cho từng cá nhân nhưng thường là bài tập theo nhóm. Đề án môn học (hay dự án sinh viên) trong chương trình POHE yêu cầu sinh viên làm việc trực tiếp với thực tế (qua WoW) để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra trong doanh nghiệp. Trong đề án môn học, người “đặt hàng”, đưa ra vấn đề chính là thành viên của WoW. Các nhóm sinh viên tiếp cận với doanh nghiệp, nghiên cứu, phân tích và đề xuất những phương án giải quyết cho vấn đề đặt ra. Việc đánh giá kết quả đề án môn học có sự tham gia của WoW.5.3.7. Thảo luận

Thảo luận trên lớp là hình thức tổ chức giảng dạy cho phép sinh viên có thể chủ động, sáng tạo trong việc phân tích, đưa ra ý kiến, lập luận và bảo vệ quan điểm với những vấn đề học tập được đưa ra. Thảo luận có thể được tổ chức theo các nhóm nhỏ hoặc thảo luận trên lớn. Với khả năng tăng cường các kỹ năng trình bày và thể hiện của sinh viên, thảo luận được khuyến khích trong chương trình POHE.5.3.8. Thực hành

Xây dựng kỹ năng là yêu cầu trọng tâm của chương trình POHE ngành Du lịch và Khách sạn. Quá trình này đi kèm với việc thực hành của sinh viên. Hệ thống thực hành của sinh viên POHE ngành du lịch và khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm 3 hoạt động chính (không kể thực tập tốt nghiệp):

Thực hành tại môn học: với các môn học tác nghiệp, chương trình được kết cấu •với một tỷ lệ lớn thực hành (30-50% thời lượng). Thực hành môn học cung cấp những kỹ năng, năng lực cụ thể theo yêu cầu từng môn học.Thực hành tại khách sạn trường và trung tâm lữ hành NEU: sinh viên có 400 giờ •thực hành tại trường trong giai đoạn cuối năm 1 và năm 2. Sinh viên được yêu cầu làm việc tại khách sạn trường, trung tâm lữ hành với những yêu cầu công việc như làm việc tại các doanh nghiệp bên ngoài. Để hoàn thành phần thực tập này, sinh viên phải đảm bảo đúng các công việc được yêu cầu tại khách sạn trường, trung tâm lữ hành với các nội quy, công việc … được xác định cụ thể.Thực hành tại các cơ sở kinh doanh bên ngoài: sinh viên phải thực hiện đợt thực •hành kéo dài 600 giờ tại các cơ sở kinh doanh khách sạn và lữ hành có liên kết với Chương trình. Việc đánh giá thực tập được kết hợp giữa giảng viên trong chương trình và những cán bộ của các cơ sở liên kết.

5.3.9. Thực tập tốt nghiệp và báo cáo tốt nghiệp Trong chương trình học, sinh viên có 4 tháng tham gia đợt thực tập tốt nghiệp và

phải hoàn thành một chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Quá trình thực tập tốt nghiệp có sự

52

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

hướng dẫn của các giảng viên trong chương trình.5.4. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨc, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌc TẬP cỦA SINH VIÊN 5.4.1. lựa chọn hình thức và tổ chức kiểm tra, thi

Hình thức và tổ chức kiểm tra, thi của từng môn học do giảng viên của môn học đó quyết định, thông qua Trưởng mô-đun báo cáo Thường trực chương trình (Phụ trách chuyên môn Chương trình). Việc lựa chọn được thực hiện trước khi bắt đầu môn học và được thông báo cho sinh viên.

Hình thức và tổ chức kiểm tra, thi của các môn học trong từng mô-đun cần được thảo luận giữa các giảng viên giảng dạy môn học. Để tăng hiệu quả của cách tiếp cận giảng dạy theo mô-đun, chương trình khuyến khích các hình thức kiểm tra, thi phối hợp giữa các môn học theo nhiều hình thức khác nhau.

Chương trình cũng khuyến khích cách cho điểm trong quá trình theo đó điểm cho bài thi cuối môn học chiếm trọng số không cao. Thay vào đó, các điểm kiểm tra/thi giữa kỳ, điểm thực hành, điểm bài tập, điểm tham gia lớp học … cũng tham gia và chiếm một tỷ trọng đáng kể để quyết định điểm môn học. 5.4.2. Thang điểm

Thang điểm đánh giá môn học trong chương trình theo thang điểm 10. Sinh viên được đánh giá là đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 5 trở lên. Sinh viên đạt từ 5 đến cận 6.5 được xếp loại trung bình, từ 6,5 tới 7 được xếp loại trung bình khá, từ trên 7 đến cận 8 loại khá, từ trên 8 tới cận 9 loại giỏi, từ trên 9 đến 10 loại xuất sắc. Điểm cho các bài tập, thực hành, thảo luận … trong từng môn do giảng viên quy định và thông báo cho sinh viên.5.4.3. các điều kiện bắt buộc đối với sinh viên tham gia môn học

Để tham dự các môn học, sinh viên cần có những điều kiện tích lũy đủ các môn học (mô-đun) khác. Các điều kiện này được quy định trong tài liệu hướng dẫn môn học của mỗi môn học và được thông báo cho sinh viên trước khi chọn môn học.5.4.4. Điều kiện đỗ và trượt môn học

Sinh viên được đánh giá là đỗ (tích lũy đủ) một môn học khi hoàn thiện các yêu cầu trong môn học bao gồm thời gian lên lớp, bài kiểm tra/thi giữa kỳ, bài kiểm tra/thi cuối kỳ, bài tập, thảo luận, thực hành. Các điều kiện đỗ, trượt của từng môn học được quy định trong tài liệu hướng dẫn môn học và được thông báo cho sinh viên trước khi tham gia môn học. Cách tính điểm cho môn học được quy định trong tài liệu hướng dẫn các môn học.5.4.5. Tốt nghiệp của sinh viên

Sinh viên tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo yêu cầu, đảm bảo các yêu cầu khác về công nhận tốt nghiệp (có chứng chỉ giáo dục quốc phòng, tích lũy đủ các môn học giáo dục thể chất …) được công nhận tốt nghiệp. Việc công nhận tốt nghiệp của sinh viên được thực hiện theo quy chế đào tạo đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những quy định của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

53

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5.4.6. làm lại bài tập, kiểm tra lại, thi lại

Khi sinh viên không đạt yêu cầu các bài tập, bài kiểm tra, bài thi, theo yêu cầu của giảng viên, sinh viên sẽ thi lại hoặc học lại môn học. Sinh viên chỉ được thi lại môn học 01 lần. Nếu thi lại không đạt, sinh viên phải học lại môn học từ đầu.

5.4.7. các phương pháp đánh giá sinh viên

Các phương pháp đánh giá sinh viên cho mỗi khóa học cần được xây dựng có hệ thống, được thực hiện từ đầu và khuyến khích việc học tập tích cực từ đầu và thường xuyên của sinh viên trong toàn khóa học. Các nội dung và phương pháp đánh giá được áp dụng như sau:

5.4.7.1. Đánh giá kiến thức

Đánh giá kiến thức được thực hiện qua các hình thức kiểm tra/ thi viết, kiểm tra/ thi nói. Các hình thức câu hỏi có thể là trình bày, bình luận, lựa chọn (trắc nghiệm) với những câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở.

5.4.7.2. Đánh giá năng lực

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các năng lực khác nhau của sinh viên, cho từng kỹ năng hoặc cho tổng hợp các năng lực. Việc đánh giá năng lực được thực hiện thông qua những bài thi thực hành. Việc đánh giá có thể do giảng viên thực hiện hoặc phối hợp với WoW.

Với các kỹ năng nghiệp vụ thực hành tại khách sạn trường và trung tâm lữ hành, quá trình đánh giá thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng và quy trình được thực hiện hàng ngày.

5.4.7.3. Đánh giá tiến trình

Được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ (nhất là về kiến thức) của sinh viên trong khóa học. Với một số môn học thực hiện dài hạn như ngoại ngữ, phương pháp này được thực hiện định kỳ.

5.4.7.4. Đánh giá thông qua bài tập lớn

Có thể là các bài tập trong các môn học, theo các mô-đun học. Các bài tập này có thể quy tụ và tích hợp nhiều năng lực của sinh viên, kết nối các kiến thức và kỹ năng đào tạo trong cả một quá trình. Việc đánh giá có thể qua bản báo cáo tổng hợp cuối cùng hoặc/và trình bày của học viên.

Đối với dự án theo nhóm, việc đánh giá cần chú ý tới đánh giá cá nhân thông qua quá trình đóng góp (họp nhóm, ý kiến của cá nhân …). Việc đánh giá có thể thông qua đánh giá chéo của sinh viên, qua báo cáo tiến trình, qua các biên bản cuộc họp nhóm của sinh viên

5.4.7.5. Đánh giá kết hợp với WoW

Có thể sử dụng giới tuyển dụng (nơi thực tập) đánh giá sinh viên để có thể đánh giá chính xác các năng lực và kỹ năng thực tế của sinh viên. Để làm được điều này, cần sử dụng một tiêu chí chung và tài liệu hướng dẫn do cơ sở đào tạo sử dụng

54

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5.4.7.6. Luận văn/chuyên đề tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp là bài thi tổ hợp tất cả các kiến thức học trong cả khóa. Sinh

viên phải thể hiện khả năng tổng hợp và ứng dụng toàn bộ kiến thức, kỹ năng của mình trong quá trình thực tập, viết và bảo vệ chuyên đề/ luận văn.

55

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 6

ĐÁNH GIÁ cHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐẢM BẢO cHẤT lƯỢNG

Ở chương 5 đã trình bày về phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá sinh viên áp dụng trong chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên ngành quản trị lữ hành và khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong chương 6 sẽ tập trung vào vấn đề đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng của Chương trình. Chương này gồm 2 phần. Phần I, Các vấn đề chung, bắt đầu bằng việc đưa ra khái niệm, phân tích mục tiêu, những người tham gia, và các trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng. Phần 2, Nội dung và phương pháp đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng, trình bày nội dung và các phương pháp để đánh giá và đảm bảo chất lượng, bao gồm: Chương trình đào tạo, kết quả học tập của sinh viên, năng lực sinh viên ra trường, giảng viên, quản lý và tổ chức chương trình, và cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy. Ở phần cuối cùng của Chương sẽ giới thiệu mẫu phiếu điều tra đối với sinh viên được sử dụng trong quá trình đánh giá.6.1. cÁc VẤN ĐỀ cHUNG6.1.1. Đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng là gì?

Đánh giá Chương trình là việc thu thập và đánh giá một cách liên tục và có hệ thống các dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng chương trình. Chương trình được đánh giá trên các khía cạnh (Mục đích và mục tiêu, chất lượng đầu vào, chất lượng của quá trình đào tạo, chất lượng của đầu ra).

Đánh giá Chương trình chỉ ra sự khác biệt trên những khía cạnh sau:Chất lượng của đầu vào (chất lượng của sinh viên đầu vào, các mục tiêu của a) chương trình, kết quả học tập kỳ vọng, thiết kế chương trình) Chất lượng của quá trình đào tạo (nội dung chương trình, các môn học, quản b) lý và tổ chức, giảng viên, hỗ trợ học tập sinh viên, cơ sở vật chất phục vụ học và dạy)Chất lượng của đầu ra (tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, xếp hạng sinh viên tốt nghiệp, tỷ c) lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên môn, tỷ lệ sinh viên được thăng tiến, mức độ sử dụng kiến thức được đào tạo ở nhà trường vào công việc)

6.1.2. Tại sao phải đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượngMục đích chung của đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng là nhằm thu thập

được thông tin của các bên có liên quan về chất lượng chương trình, trên cơ sở đó xác định những nội dung và lĩnh vực cần cải tiến để đảm bảo đạt được chất lượng chương trình như mục tiêu đề ra. Nói cách khác, đánh giá chương trình xác định tính hợp lý và tính hiện thực của các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của chương trình. Quá trình đánh giá sẽ cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu ích về quá trình và kết quả thực hiện chương trình, cả về mặt số lượng và chất lượng. Cụ thể, hoạt động đánh giá chương trình và đảm bảo chất lượng nhằm các mục tiêu chính

56

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

sau:Thứ nhất, cung cấp thông tin về tiến độ và mức độ thực hiện chương trình nhằm xác -định liệu chương trình có đáp ứng yêu cầu của các bên hữu quan: của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, của các Trường/Chương trình đối tác quốc tế, và của giới tuyển dụng;Thứ hai, giúp phát hiện những sai lệch trong thực hiện chương trình và điều chỉnh -Chương trình dựa trên những đánh giá Thứ ba, đảm bảo rằng chương trình được thực hiện theo đúng yêu cầu, chất lượng -và kế hoạch đặt raThứ tư, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng và cải tiến chương trình, thu hút sinh -viên mới (trong đó có sinh viên nước ngoài)

6.1.3. Ai tham gia đánh giá? Những bên tham gia đánh giá bao gồm:

Sinh viên•

Cựu học viên•

Giảng viên •

Nhà tuyển dụng•

Trong khi cựu học viên với tư cách là đối tượng được đánh giá và nhà tuyển dụng với tư cách là chủ thể đánh giá, thì giảng viên và sinh viên giữ vai trò kép, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng đánh giá. Không chỉ là đối tượng được đánh giá, giảng viên còn là chủ thể để đánh giá chất lượng học tập của sinh viên. Tương tự như vậy, cùng với tư cách là đối tượng đánh giá, sinh viên còn là chủ thể đánh giá chất lượng các mô-đun, chất lượng giáo viên cũng như các hoạt động hỗ trợ học tập khác.6.1.4. các trách nhiệm và nghĩa vụ

Giám đốc Chương trình có trách nhiệm cao nhất quyết định thông qua kế hoạch đánh giá Chương trình và đảm bảo chất lượng: cần tiến hành cuộc khảo sát nào để phục vụ đánh giá chương trình, thời gian như thế nào, ai tham gia… Giám đốc Chương trình cũng quyết định những nội dung cần cải tiến dựa trên báo cáo đánh giá của chuyên gia đánh giá và đảm bảo chất lượng của Chương trình

Bộ phận hành chính văn phòng dự án có trách nhiệm tiến hành các khảo sát, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề để lấy ý kiến chuyên gia đã được thông qua.

Với các dữ liệu từ điều tra, các kết quả lấy ý kiến chuyên gia, báo cáo quan sát, chuyên gia đánh giá và đảm bảo chất lượng của Chương trình sẽ phân tích dữ liệu và viết báo cáo. Trong các báo cáo một mặt đánh giá được các nội dung như đề cập ở trên, mặt khác đưa ra các đề xuất nhằm cải tiến chất lượng chương trình trong trường hợp cần thiết 6.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ ĐẢM BẢO cHẤT lƯỢNG

Với các mục tiêu chính được trình bày ở mục I, việc đánh giá và đảm báo chất

57

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

lượng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên ngành quản trị lữ hành và khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được tiến hành trên các khía cạnh chính sau: Chương trình đào tạo, kết quả học tập của sinh viên, năng lực sinh viên ra trường, giảng viên, quản lý và tổ chức chương trình, và cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy. Với các nội dung đánh giá khác nhau sẽ áp dụng các phương pháp đánh giá khác nhau. Một điểm chung cần lưu ý là tất cả các nội dung đánh giá đều đưa ra báo cáo cuối cùng. Dựa trên các báo cáo này Ban quản lý Chương trình sẽ quyết định những nội dung cần điều chỉnh và tiến hành các hoạt động nhằm điều chỉnh với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và cải tiến chương trình.6.2.1. chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn bao gồm một hệ thống các module (10 mô-đun) với tổng số 53 môn học, 2 đợt thực tập, khóa luận tốt nghiệp và thi cuối khóa. Đánh giá thiết kế chương trình đào tạo để đảm bảo rằng chương trình đào tạo là phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên ngành cũng như các kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá thiết kế chương trình đào tạo tập trung vào 2 khía cạnh: đánh giá khung chương trình và đánh giá các môn học.Thứ nhất, khung chương trình.

Việc đánh giá khung chương trình đã được tiến hành từ trước khi đưa chương trình đào tạo đi vào hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình tiến hành đào tạo thì việc đánh giá khung chương trình một cách định kỳ là vẫn cần thiết để đảm bảo rằng chương trình đào tạo được thiết kế và thực hiện đúng với mục tiêu và yêu cầu đặt ra, đồng thời phát hiện ra những vấn đề cần bổ sung, thay đổi. Đánh giá khung chương trình được tiến hành định kỳ 4 năm/lần. Các vấn đề cần giải quyết (hay các câu hỏi cần trả lời) trong khi đánh giá khung chương trình là:

Mục tiêu của chương trình đào tạo có đáp ứng chuẩn mực khoa học?•

Mục tiêu của chương trình đào tạo có đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển •dụng? Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp không? •

Dung lượng kiến thức của chương trình có hợp lý? •

Thứ tự các module và môn học có hợp lý? •

Sự phân bổ thời lượng giữa các module và môn học có hợp lý không? •

Tính liên kết của chương trình (với trình độ đầu vào của học viên và với yêu cầu •để tiếp tục học tập bậc cao học).

Thứ hai, các môn học Cũng giống như đánh giá khung chương trình, đánh giá nội dung các môn học cũng

được bắt đầu tiến hành từ trước khi đưa chương trình vào hoạt động, nhưng được duy trì trong suốt quá trình đào tạo, định kỳ 4 năm/lần. Các môn học được đánh giá trên cơ sở đề cương chi tiết môn học, trong đó đi sâu vào đánh giá:

Mục tiêu môn học có phù hợp và nhất quán với mục tiêu của Chương trình đào •

58

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

tạo định hướng nghề nghiệp chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn ? Phân bổ thời gian có hợp lý (tổng thời gian học có bị quá tải? Phân bổ thời lượng •giữa học trên lớp, làm bài tập, thực hành, thảo luận… có hợp lý theo chuẩn đào tạo định hướng nghề nghiệp)? Các nội dung môn học có phù hợp với chương trình đào tạo cử nhân theo định •hướng nghề nghiệp? Các nội dung môn học có đảm bảo cung cấp đủ các kiến thức và kỹ năng cần •thiết trong phạm vi môn học?

Phương pháp chủ yếu để đánh giá khung chương trình và các môn học là lấy ý kiến chuyên gia. Hai hình thức lấy ý kiến chuyên gia là:

gửi khung chương trình đào tạo và đề cương các môn học đến các nhà khoa học, (i) các chuyên gia, các nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo chuyên ngành quản trị du lịch và khách sạn để lấy ý kiến; và tổ chức hội thảo chuyên đề để lấy ý kiến chuyên gia.(ii)

Đối tượng lấy ý kiến là các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo quản trị du lịch và khách sạn và giới tuyển dụng (gồm các nhà quản lý vĩ mô, các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành)6.2.2. Kết quả học tập của sinh viên

Nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên đã được trình bày tại chương 5. Trong chương này chỉ tập trung vào các vấn đề: (i) Hình thức kiểm tra và thi; (ii) Thang điểm; (iii) Các điều kiện bắt buộc đối với sinh viên tham gia môn học; (iv) Điều kiện đỗ và trượt môn học

Hình thức kiểm tra và thi•

Thang điểm•

Các điều kiện bắt buộc đối với sinh viên tham gia môn học•

Điều kiện đỗ và trượt môn học•

(Xem chương 5)6.2.3. Năng lực sinh viên ra trường

Việc đánh giá năng lực sinh viên được thực hiện thông qua lấy ý kiến từ bên ngoài – công giới. Bốn năm một lần Chương trình sẽ tiến hành khảo sát để lấy ý kiến đánh giá của các nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp chương trình. Chương trình gửi bảng hỏi đến các công ty có tuyển dụng số lượng lớn sinh viên để có thông tin đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên. Đối tượng phỏng vấn thường là trưởng phòng nhân sự và/hoặc trưởng bộ phận nơi cựu học viên của Chương trình đang làm việc. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số đối tượng thuộc nhóm này.

Bảng hỏi được thiết kế trong đó hệ thống các câu hỏi được phân thành 3 nhóm, liên quan đến 3 loại năng lực của sinh viên là (i) Kiến thức, (ii) Kỹ năng, và (iii) Thái độ trong công việc của sinh viên.

59

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Thứ nhất, về kiến thức của sinh viên. Khảo sát sẽ tập trung vào hai loại kiến thức:

Kiến thức chung•

Kiến thức chuyên môn•

Thứ hai, về kỹ năng của sinh viên. Khảo sát sẽ tìm hiểu đánh giá của nhà tuyển dụng về sinh viên trên hai góc độ:

Kỹ năng chuyên môn•

Các kỹ năng khác (như kỹ năng giao tiếp, trình bầy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ •năng quản lý…)

Thứ ba, về thái độ trong công việc của sinh viên. Khảo sát sẽ lấy ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng về

Ý thức kỷ luật•

Tính tự giác•

Khả năng làm việc độc lập•

Tinh thần học hỏi•

Tính sáng tạo •

Tính chủ động•

Sự nhiệt tình…•

Bên cạnh điều tra để có đánh giá đối với sinh viên từ phía nhà tuyển dụng, Chương trình sẽ tiến hành điều tra đối với sinh viên ra trường để biết tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Trên website của Chương trình www.tourismneu.edu.vn sẽ mở diễn đàn cho học viên và cựu học viên để tăng sự giao lưu giữa các học viên/ cựu học viên cũng như tăng sự gắn bó của học viên/ cựu học viên với Chương trình, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy ý kiến của các sinh viên cũ khi họ đã tốt nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, Chương trình thiết kế một tập dữ liệu lưu giữ thông tin về các học viên sau khi ra trường, trong đó có lưu và cập nhật địa chỉ, email, số điện thoại của cựu sinh viên để tiện liên lạc. Hai năm một lần, Chương trình sẽ gửi phiếu điều tra đến các cựu học viên để biết các thông tin như: nơi làm việc, vị trí, mức lương, việc đào tạo lại tại công ty khi mới tuyển dụng, đào tạo nâng cao… Thông qua điều tra sẽ có được tổng hợp đánh giá về sinh viên ra trường với các thông số như:

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm•

Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên môn•

Tỷ lệ sinh viên được thăng tiến•

Mức độ sử dụng kiến thức được đào tạo ở nhà trường vào công việc.•

6.2.4. Giảng viênĐa số các giảng viên tham gia giảng dạy Chương trình đều đã được đào tạo các kỹ

năng và phương pháp giảng dạy đại học theo định hướng nghề nghiệp. Trước khi tham gia vào Chương trình, Ban Điều hành dự án cũng đã tiến hành gặp gỡ giảng viên, phổ

60

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

biến mọi yêu cầu cũng như trách nhiệm ở từng vị trí giảng viên. Việc đánh giá giảng viên được tiến hành sau mỗi module, thông qua việc gửi phiếu

đánh giá cho sinh viên để lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về giảng viên. Các nhóm nội dung đánh giá chính bao gồm:

Thứ nhất, về kiến thức chuyên môn Thứ hai, về phương pháp sư phạmThứ ba, về thái độ giảng dạy của giảng viên

Sự nhiệt tình•

Thái độ giao tiếp với sinh viên…•

6.2.5. Quản lý và tổ chức chương trìnhHoạt động quản lý và tổ chức chương trình được đánh giá trên các khía cạnh sau:

Quản lý hành chính •

Quản lý chuyên môn•

Tính minh bạch và khoa học trong quản lý tài liệu, hồ sơ•

Người quản lý lớp, cố vấn học tập•

Giải quyết các vấn đề của sinh viên •

Quan hệ với giáo viên và sinh viên•

Việc đánh giá hoạt động quản lý và tổ chức chương trình được tiến hành 2 năm một lần. Phương pháp được sử dụng là quan sát của chuyên gia, mời chuyên gia đánh giá. Ngoài ra trong bảng hỏi phỏng vấn sinh viên sau từng module cũng có mục hỏi về các nội dung này. Các kết quả về nội dung này trong bảng hỏi phỏng vấn sinh viên sẽ được lưu giữ, tổng hợp và được chuyên gia đánh giá đưa vào báo cáo (định kỳ 2 năm)6.2.6. cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy

Cơ sở vật chất phục vụ học tập và giảng dạy của chương trình được đánh giá trên các khía cạnh sau:

Phòng học: Hệ thống âm thanh, ánh sáng, bàn ghế -Phòng chuyên dụng -Cơ sở thực hành: mô hình NEU Hotel -Thiết bị hỗ trợ học tập và giảng dạy: máy tính, máy chiếu, hệ thống Internet -Thư viện -

Phương pháp chủ yếu được sử dụng là quan sát của chuyên gia, được tiến hành hàng năm vào đầu năm học. Ngoài ra, lấy ý kiến của sinh viên thông qua bảng hỏi phỏng vấn sau từng module cũng cung cấp nhiều thông tin về các nội dung này để phục vụ viết báo cáo đánh giá.

61

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PHụ lục: PHIẾU ĐÁNH GIÁ MÔ-ĐUN cỦA SINH VIÊN

Tên Mô-đun: ………….…………Năm học: ……………………….. cảm ơn bạn đã dành thời gian trả lời bảng hỏi này. chương trình thực sự

đánh giá cao những đóng góp của bạn trong việc cung cấp thông tin nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp chuyên ngành quản trị lữ hành và khách sạn tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.1. chủ đề và mục tiêu của mô-đun:(Xin vui lòng đánh dấu vào ô mà bạn lựa chọn)

Hoàn toàn

đồng ýĐồng ý Trung

lậpKhông

đồng ý

Hoàn toàn

không đồng

ý

ACác mục tiêu của

mô-đun là rõ ràng □ □ □ □ □

B

Các nội dung của

mô-đun phù hợp với chủ đề mô-đun

□ □ □ □ □

C Mô-đun có cấu trúc/ được tổ chức tốt □ □ □ □ □

D Sinh viên học được nhiều kiến thức từ mô-đun này

□ □ □ □ □

ESinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng từ mô-đun này

□ □ □ □ □

62

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. c

ác m

ôn h

ọc:

(Hãy

cho

điể

m th

eo th

ang

điểm

5 đ

ối v

ới c

ác n

ội d

ung

đánh

giá

cho

từng

môn

học

, tro

ng đ

ó: 5

: Hoà

n to

àn đ

ồng

ý; 4

: Đồn

g ý;

3:

Trun

g lậ

p; 2

: Khô

ng đ

ồng

ý;

1: H

oàn

toàn

khô

ng đ

ồng

ý)

Stt

T

ên m

ôn h

ọc

Nội

dun

g đá

nh g

Môn

học

AM

ôn h

ọc B

Môn

học

CM

ôn h

ọc D

Môn

học

E

5

4

3

2

1

5

4

3

2

15

4

3

2

1

5

4

3

2

15

4

3

2

1

1M

ục ti

êu m

ôn h

ọc p

hù h

ợp, r

õ rà

ng

2N

ội d

ung

môn

học

phù

hợp

3D

ung

lượn

g m

ôn h

ọc p

hù h

ợp

4Si

nh v

iên

tích

lũy

được

nhi

ều k

iến

thức

từ m

ôn h

ọc n

ày

5Si

nh v

iên

rèn

luyệ

n nh

iều

kỹ n

ăng

chuy

ên m

ôn từ

môn

học

này

6M

ôn h

ọc g

iúp

sinh

viê

n ph

át tr

iển

kỹ n

ăng

viết

7M

ôn h

ọc g

iúp

sinh

viê

n ph

át tr

iển

kỹ n

ăng

trình

bày

vấn

đề

8M

ôn h

ọc g

iúp

sinh

viê

n ph

át tr

iển

kỹ n

ăng

tư d

uy v

à ph

ân tí

ch

9M

ôn h

ọc g

iúp

sinh

viê

n ph

át tr

iển

kỹ n

ăng

giải

quy

ết v

ấn đ

10M

ôn h

ọc n

ày g

iúp

sinh

viê

n ph

át

triển

kỹ

năng

làm

việ

c tậ

p th

63

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3. G

iảng

viê

n(H

ãy c

ho đ

iểm

theo

than

g đi

ểm 5

đối

với

các

nội

dun

g đá

nh g

iá c

ho từ

ng m

ôn h

ọc, t

rong

đó:

5: H

oàn

toàn

đồn

g ý;

4: Đ

ồng

ý; 3

: Tr

ung

lập;

2:

Khô

ng đ

ồng

ý; 1

: Hoà

n to

àn k

hông

đồn

g ý)

Stt

Tên

giả

ng v

iên

Nội

dun

g đá

nh g

Giả

ng v

iên

AG

iảng

viê

n B

Giả

ng v

iên

CG

iảng

viê

n D

Giả

ng v

iên

E

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

5

4

3

2

1

5

4

3

2

15

4

3

2

1

1Tr

ình

bày

các y

êu cầ

u và

mục

tiêu

m

ôn h

ọc rõ

ràng

ưa r

a cá

c tiê

u ch

í đá

nh g

iá r

õ rà

ng đ

ối v

ới h

ọc v

iên

3G

ắn c

ác n

ội d

ung

môn

học

với

ng v

iệc

thực

tiễn

ưa ra

các v

í dụ

phù

hợp

với c

ông

việc

thực

tiễn

5G

iao

bài

tập

góp

phần

nân

g ca

o ki

ến th

ức củ

a học

viê

n về

môn

học

6G

iao

bài t

ập g

óp p

hần

nâng

cao

c kỹ

năn

g củ

a họ

c vi

ên l

iên

quan

đến

môn

học

7K

huyế

n kh

ích

sinh

viê

n áp

dụn

g ki

ến t

hức

để g

iải

quyế

t vấ

n đề

th

ực ti

ễn8

Luôn

hỗ

trợ si

nh v

iên

khi c

ần th

iết

9N

hiệt

tình

tron

g gi

ảng

dạy

và h

ỗ trợ

sinh

viê

n

10Tạ

o m

ôi tr

ường

học

tập

thuậ

n lợ

i ch

o si

nh v

iên

64

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

4. T

ổ ch

ức, q

uản

lý c

hươn

g tr

ình

và c

ơ sở

vật

chấ

t phụ

c vụ

học

tập

(Xin

vui

lòng

đán

h dấ

u và

o ô

bạn

lựa

chọn

)

Hoà

n to

àn

đồng

ýĐ

ồng

ýTr

ung

lập

Khô

ngđồ

ng ý

Hoà

n to

àn

khôn

g đồ

ng

ý

AC

ố vấ

n họ

c tậ

p hỗ

trợ

học

viên

rất

nhi

ều tr

ong

quá

trình

học

mod

ule

này

□□

□□

BC

ác v

ấn đ

ề ph

át s

inh

liên

quan

đến

học

tập

của

sinh

viê

n đư

ợc g

iải q

uyết

kịp

thời

□□

□□

CC

hất l

ượng

phò

ng h

ọc đ

ảm b

ảo p

hục

vụ h

ọc tậ

p (H

ệ th

ống

âm th

anh,

ánh

sáng

, bàn

ghế

)□

□□

□□

D

Chấ

t lượ

ng th

iết b

ị hỗ

trợ đ

ảm b

ảo p

hục

vụ h

ọc

tập

và g

iảng

dạy

(máy

tính

, máy

chi

ếu, h

ệ th

ống

Inte

rnet

)□

□□

□□

EC

hất

lượn

g cơ

sở

thực

hàn

h (N

EU h

otel

) đả

m

bảo

phục

vụ

thực

hàn

h m

ôn h

ọc□

□□

□□

ESi

nh v

iên

dễ d

àng

mượ

n sá

ch từ

thư

viện

□□

□□

EC

ác đ

ầu s

ách

của

thư

viện

đủ

phục

vụ

việc

học

tậ

p và

ngh

iên

cứu

của

sinh

viê

n□

□□

□□

65

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

cHƯƠNG 7

SỰ HỢP TÁc VỚI cÔNG GIỚI TRONG cHƯƠNG TRÌNH POHE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌc KINH TẾ QUỐc DÂN

7.1 PHÁT TRIỂN GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP cHO SINH VIÊN VÀ VAI TRÒ cỦA cÔNG GIỚI

Theo Đề án Đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 14/2005/NQ-CP Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp – ứng dụng để đến năm 2010 có từ 70 đến 80% sinh viên tốt nghiệp đại học đã được đào tạo theo hình thức này. Muốn thế các sinh viên được đào tạo theo các chuyên ngành sâu cần phải có khả năng xác định rõ ràng và đúng định hướng nghề nghiệp cho mình ngay từ đầu. Họ cũng cần phải có lòng say mê yêu nghề để trở thành những nhà quản trị thực sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và du lịch. Điều đó sẽ là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu của giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) tại Việt Nam. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động giảng dạy theo nội dung cốt lõi theo hướng hướng nghiệp cho sinh viên có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng và thiết thực trong việc khuyến khích phát triển nghề nghiệp cho sinh viên. Chính vì vậy cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với công giới trong suốt quá trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp.

Định hướng nghề nghiệp và vai trò của công giới với sinh viên chuyên ngành �du lịch ở Việt Nam: Ngành kinh doanh du lịch cung cấp các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối

tượng khách hàng đặc biệt khó tính – những người có khả năng thanh toán cao với những đòi hỏi đặc biệt cao vì vậy nguồn nhân lực của ngành du lịch phải bao gồm những người không chỉ được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng nghề nghiệp, mà còn phải có thái độ làm việc tốt, có nhận thức tốt về nghề cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực mang tính chuyên nghiệp cao và vì thế công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch cũng phải luôn theo sát với các tiêu chuẩn cao của thực tế đòi hỏi của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và du lịch và chuẩn mực quốc tế.

Thực tế nhân lực của ngành du lịch Việt Nam đang ở tình trạng vừa thiếu và vừa yếu. Theo dự báo của ngành du lịch Việt Nam đến năm 2015 còn thiếu khoảng gần 500.000 nhân lực được đào tạo tốt.

66

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bảng 7.1. Dự báo về nguồn nhân lực du lịch 2010-2015 ở Việt Nam Đơn vị tính: người

Số TT chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015

Tổng số lao động trực tiếp trong du lịch 333.414 503.2021. Phân theo cơ cấu lao động1.1 Công chức, viên chức 2.658 3.110

1.2. Lao động quản lý trong các doanh nghiệp du lịch (từ cấp trưởng, phó bộ phận trở lên) 22.670 33.156

1.3 Lao động theo các nghề 308.086 466.9362 Phân theo ngành nghề kinh doanh2.1 Lao động trong khách sạn, nhà hàng 168.632 240.0702.2 Lao động trong lữ hành, vận chuyển du lịch 45.896 63.7622.3 Lao động trong các dịch vụ khác 118.276 199.370

(Nguồn: Chương trình phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015, Tổng cục Du lịch)Chất lượng của nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam hiện nay được đánh giá

còn đang ở tình trạng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu ở cả 3 tiêu chuẩn: Thái độ phục vụ: chưa tốt, chưa nhiệt tình niềm nở, chưa tận tâm với khách •hàng, chưa hết lòng với công việc và khả năng tự kiềm chế kém.Kỹ năng nghề nghiệp: chưa được đào tạo chuyên sâu, khả năng thực hành kém, •chưa thực sự thạo nghề.Kiến thức: còn nhiều hạn chế. Kiến thức chuyên ngành và các kiến thức văn hóa •xã hội chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công việc và nhu cầu giao tiếp (đặc biệt là giao tiếp bằng ngoại ngữ với người nước ngoài còn rất hạn chế).

Rõ ràng việc tạo cơ hội cho sinh viên được gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động phục vụ trực tiếp khách du lịch ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường là điều kiện tốt giúp các sinh viên nhận biết chính xác những khiếm khuyết cần bổ sung của đội ngũ nhân lực hiện tại để có ý thức tự hoàn thiện. Mặt khác giúp họ có nhận thức đúng về nghề nghiệp từ đó tăng khả năng vận dụng những kiến thức trên sách vở vào thực tế và có khả năng hòa nhịp với yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp du lịch. Có thể nói sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo về du lịch với công giới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục nhận thức, định hướng nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với đào tạo chuyên ngành du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Vấn đề nhận thức của sinh viên Việt Nam về nghề nghiệp hiện nay: �

Thực tế cho thấy việc làm và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng đều được xã hội đặc biệt chú trọng và ngày nay được Đảng và Nhà nước ta xác định là vấn đế cấp bách trong công tác định hướng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Khi nhu cầu của xã hội ngày càng cần đến những người đáp ứng công việc trình độ cao và sự cân bằng giữa các ngành nghề, việc định hướng nghề nghiệp đã

67

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

thật sự trở thành vấn đề nghiêm túc cần được quan tâm. Theo một cuộc khảo sát về định hướng nghề nghiệp của những sinh viên tốt nghiệp đại học của Dự án Giáo dục Đại học (nguồn từ Bộ GD-ĐT) gần đây đã kết luận: có đến 57,34% số sinh viên ra trường phải học thêm các ngành nghề khác, thậm chí phải học lại các ngành nghề đã học trong trường, 58,05% phải học thêm tin học, 60,06% phải học thêm ngoại ngữ... để phù hợp hơn với yêu cầu nghề nghiệp, hoặc để có thể phát triển nghề nghiệp, thích ứng với với yêu cầu của thị trường lao động đòi hỏi. Thực tế này đã gióng lên hồi chuông báo động đối với các cơ sở đào tạo ở bậc đại học ở Việt Nam và khẳng định cần phải có sự giáo dục và định hướng nhận thức về nghề nghiệp cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường để họ hiểu hơn về những yêu cầu cần thiết về nghề nghiệp trong tương lai. Hiểu về những thiếu hụt kiến thức và năng lực thực hành mà các nhà tuyển dụng đang cần để những sinh viên tự hoàn thiện hoặc tìm cách bổ sung trước khi tốt nghiệp. Rõ ràng giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên thực sự đã và sẽ phải là xu hướng tất yếu trong những năm tới ở nước ta.7.2. QUAN HỆ VỚI cÔNG GIỚI TRONG cHƯƠNG TRÌNH POHE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌc KINH TẾ QUỐc DÂN

các tổ chức công giới trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam:

Hiện tại ở Việt Nam các tổ chức công giới trong lĩnh vực du lịch có khả năng kết hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đào tạo POHE có thể được phân loại theo các nhóm tổ chức và doanh nghiệp sau đây:

Các tổ chức quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương, địa phương như: Tổng •cục du lịch Việt Nam, các Sở Văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh.Các tổ chức nghiên cứu về du lịch như: Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt •Nam. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú và ăn uống du lịch như: các khách sạn, nhà •hàng, các nhà nghỉ, nhà khách, làng du lịch….Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các đại lý du lịch•

Các văn phòng đại diện của các công ty du lịch nước ngoài tại Việt Nam, đại •diện của các hãng hàng không…Các doanh nghiệp khác như các công ty vận chuyển du lịch, các trung tâm vui •chơi giải trí…Vai trò của công giới với đào tạo POHE

Mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong hệ thống đào tạo theo định hướng nghề nghiệp đòi hỏi phải được xây dựng và phát triển một cách bền vững và toàn diện. Các trường đào tạo theo định hướng nghề nghiệp cần có sự tham gia tích cực của công giới trong toàn bộ quá trình đào tạo xuyên suốt. Vai trò của công giới trong sự phối hợp với công tác đào tạo POHE tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:

Tham gia trực tiếp vào quá trình góp ý xây dựng, bổ sung và hoàn thiện khung •chương trình đào tạo và nội dung chương trình đào tạo theo định hướng nghề

68

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

nghiệp. Quá trình tham gia này của công giới phải được diễn ra thường xuyên. liên tục.

Giúp nâng cao chất lượng đào tạo hướng nghiệp, chú trọng đến đào tạo các năng •lực làm việc và kỹ năng thực hành theo nhu cầu của các doanh nghiệp được cập nhật và phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trên thị trường thông qua các cuộc hội thảo về chất lượng đào tạo, các cuộc tọa đàm giữa công giới với cơ sở đào tạo…

Phối hợp với • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong việc cung cấp thông tin tư liệu đầu vào cho các bài tập tình huống, bài tập nghiên cứu vấn đề thông qua các vấn đề đang nảy sinh và đang được đặt ra tại các doanh nghiệp du lịch.

Đặt hàng cho nhà trường về hoạt động tư vấn hoặc nghiên cứu ứng dụng về •những vấn đề thực sự vướng mắc tại cơ sở kinh doanh thông qua các hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn và nghiên cứu với đề tài cụ thể và thiết thực.

Giúp cung cấp cơ sở thực hành đạt chuẩn mực cao hoặc bổ sung phần còn thiếu •về cơ sở vật chất kỹ thuật thực hành còn hết sức hạn chế của trường đại học thông qua các dự án liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp du lịch với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tham gia giảng dạy trực tiếp các chuyên đề mang tính tác nghiệp chuyên sâu •trên lớp cho sinh viên. Từ đó giúp tăng khả năng áp dụng những kiến thức và kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên trong tương lai. Các nhà quản lý giàu kinh nghiệm của các tổ chức công giới là nguồn bổ sung tốt nhất các cán bộ giảng dạy có giàu kinh nghiệm thực tế tốt nhất cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong đào tạo POHE.

Giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên về nghề nghệp và góp phần uốn nắn tính •chuyên nghiệp cho sinh viên một cách toàn diện ngay từ khi còn đang học tại trường thông qua các buổi nói chuyện của khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch về các chuyên đề cụ thể do nhà trường đặt hàng.

Giúp tăng cường khả năng thích ứng của sinh viên mới ra trường với các chuẩn •mực và các yêu cầu mới của các nhà tuyển dụng thông qua chương trình thực tập định kỳ tại các doanh nghiệp du lịch, tham quan thực tế tại thực địa… nhờ đó sinh viên sẽ có khả năng hòa nhập và thích nghi với văn hóa doanh nghiệp nhanh chóng, giảm thời gian tìm hiểu bỡ ngỡ ban đầu cho sinh viên.

Ký kết các hợp đồng tài trợ đỡ đầu cho những sinh viên giỏi trong quá trình học •tập tại trường nhằm giúp sinh viên có khả năng có việc làm nhanh chóng và phù hợp ngay tại các doanh nghiệp tài trợ. Đây là sự phối hợp thiết thực đem lại lợi ích cho cả ba bên: doanh nghiệp, sinh viên và trường đại học.

Tham gia vào công tác đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên; đánh giá •và kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo; thông tin phản hồi ngay cho nhà trường về những vấn đề chưa phù hợp trong nội dung, phương pháp đào tạo để điều chỉnh kịp thời.

69

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

7.3. cÁcH THỨc TỔ cHỨc MỐI QUAN HỆ HỢP TÁc VỚI cÔNG GIỚI TRONG cHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO POHE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌc KINH TẾ QUỐc DÂN

cách thức tổ chức công giới tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hiện tại:a) Quan hệ phối hợp giữa công giới với nhà trường trong đào tạo từ lâu mới chỉ dừng

lại ở mức đơn giản, thiếu tính tổ chức và chưa mang tính bền vững. Quan hệ hợp tác này mới chủ yếu được thực hiện thông qua các mối quan hệ của cá nhân với các doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp du lịch có quan hệ hợp tác trong đào tạo với trường chủ yếu đều là cựu sinh viên cũ của khoa du lịch hoặc là người quen cũ của cán bộ giáo viên ngành du lịch. Với tình cảm và lòng nhiệt tình đối với sự nghiệp đào tạo nhân lực cho ngành du lịch của nhà trường, họ tham gia vào công tác đào tạo trên cơ sở lời mời theo từng đặt hàng cụ thể ở từng thời điểm cụ thể. Ví dụ như nhận sinh viên vào thực tập tại cơ sở, đến nói chuyện với sinh viên về một chủ đề nhất định liên quan tới quản lý kinh doanh du lịch, giao lưu với những sinh viên mới vào học chuyên ngành…Các hoạt động hợp tác thường mang tính “phi vụ”, lẻ tẻ và chủ yếu tập trung vào cung cấp một số thông tin và tạo điều kiện cho sinh viên trong việc tìm chỗ thực tập cuối khóa. Các tổ chức công giới chưa tham gia vào cả quá trình đào tạo từ khi xây dựng chương trình đào tạo cho đến khi sử dụng nguồn nhân lực đầu ra của quá trình đó. Các hoạt động hợp tác liên quan tới cung cấp các dịch vụ cho công tác đào tạo mang tính hai chiều chưa được đề cập một cách thích đáng. Thời gian của những quan hệ hợp tác cũng chỉ mang tính ngắn hạn. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan chưa được quy định rõ ràng, đặc biệt là cơ chế về tài chính có liên quan chưa có. Thêm vào đó là tư tưởng “quan liêu bao cấp” còn nặng nề trong các trường đại học công lập và sức ép của sự cạnh tranh chưa cao nên các trường này chưa thực sự có động lực thay đổi và nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo theo định hướng nghề nghiệp nói riêng.

Trong tương lai:b) Cần phải hình thành một ban điều hành của công giới (Hội đồng công giới) tham

gia vào Dự án Giáo dục Đại học Việt Nam – Hà Lan tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bao gồm những người đại diện cho những nhóm ngành chính trong lĩnh vực du lịch. Họ phải là những nhà quản lý của các tổ chức và doanh nghiệp du lịch có giàu kinh nghiệm thực tế, tâm huyết, nhiệt tình, tích cực gắn bó với sự nghiệp đào tạo của trường. Những nhà quản lý này phải được nhà trường mời chính thức và có quyết định trong danh sách Hội đồng công giới của dự án POHE. Trong đó phải ghi rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của Hội đồng công giới trong đào tạo của trường đại học kinh tế quốc dân.

Để đảm bảo cho quan hệ hợp tác trở trành chính thức và bền vững cần thiết phải có cơ chế hoạt động cụ thể. Các quy định có thể được cụ thể hóa như sau:

Trách nhiệm:�

Hội đồng công giới phải thực hiện các trách nhiệm như:Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng •đào tạo hướng nghiệp

70

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cùng với nhà trường hoàn thiện không ngừng chất lượng của chương trình •đào tạo POHE và phát triển ứng dụng chương trình ở mức cao hơn.Đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện chất lượng chương trình về nội •dung và phương pháp đào tạo theo hướng hướng nghiệp. Tham gia vào hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng đào tạo và chất •lượng chương trình đào tạo của dự án POHE.Tham gia vào các hoạt động tìm kiếm, huy động và điều phối giáo viên kiêm •chức là chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh du lịch tại Việt Nam.Tạo điều kiện tốt cho hoạt động tổ chức thực tập định kỳ, tham quan thực tế •và thực hành tại các doanh nghiệp du lịch cho sinh viên POHE.Tham gia vào hoạt động đánh giá kỹ năng thực hành của sinh viên.•

Là cầu nối trong công tác hợp tác tư vấn và nghiên cứu khoa học theo hướng •ứng dụng giữa nhà trường với các doanh nghiệp du lịch. Kêu gọi các đối tác liên kết đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp các •dịch vụ phục vụ cho hoạt động đào tạo thực hành cho sinh viên tại trường.Trung gian cho các tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong việc tài trợ, đỡ đầu •cho những sinh viên giỏi và xuất sắc trong quá trình theo học tại trường. Tư vấn việc làm cho sinh viên chuyên ngành du lịch theo hướng hướng nghiệp sau khi ra trường.Giúp thông tin quảng bá về dự án với công giới.•

Quyền lợi: �

Hội đồng công giới dược hưởng một số quyền lợi sau:Được là khách mời danh dự của • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong các lễ kỷ niệm.Được mời tham gia các chương trình hội thảo, hội nghị, tọa đàm về chất •lượng đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Được nằm trong danh sách giáo viên kiêm chức của • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.Được tham gia vào hoạt động hướng dẫn thực hành hoặc trực tiếp giảng dạy •theo yêu cầu và đặt hàng cụ thể của dự án về lĩnh vực hoạt động liên quan tới chuyên môn sâu của mỗi chuyên gia.Được tham gia vào việc đánh giá các kỹ năng thực hành của sinh viên cũng •như đánh giá kết quả thi và kiểm tra một số môn tác nghiệp của sinh viên trong dự án POHE.Được ưu tiên trong việc lựa chọn tài trợ đỡ đầu cho những sinh viên giỏi của •các khóa đào tạo và được quyền tuyển mộ lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp sau mỗi khóa tốt nghiệp.Được ưu tiên trong việc tham gia đấu thầu cung cấp các dịch vụ liên quan tới •

71

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

đào tạo như hợp tác liên kết đầu tư vào cơ sở thực hành, liên kết trong hoạt động thực hành hướng nghiệp cho sinh viên như nhà khách trường, dịch vụ lữ hành, dịch vụ bán vé máy bay ….

Nghĩa vụ: �

Các thành viên của Hội đồng công giới có các nghĩa vụ cụ thể sau:Duy trì việc tham gia và tổ chức các cuộc họp định kỳ (1 tháng một lần) và •họp đột xuất của các thành viên hội đồng công giới theo nhu cầu của chương trình dự án POHE.Đề xuất ý kiến để cập nhật, hoàn thiện, bổ sung khung chương trình và •chương trình đào tạo của chuyên ngành khi có các thông tin phản hồi từ công giới theo hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn.Tìm kiếm, giới thiệu và giúp điều phối giáo viên kiêm chức là các chuyên •gia du lịch vào đầu học kỳ theo yêu cầu của chương trình đào tạo.Trực tiếp giảng dạy một số phần trong các mô đun về tác nghiệp dịch vụ du •lịch trong từng học kỳ.Cùng ban điều hành dự án POHE kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất kỹ thuật của •khách sạn trường thường xuyên.Góp ý và giúp dự án lên kế hoạch phân công bố trí sinh viên thực tập tại •khách sạn trường và duy trì hoạt động của khách sạn trường theo niên khóa học.Nhận sinh viên thực tập tại các cơ sở kinh doanh của mình hoặc giới thiệu •cơ sở thực tập cho sinh viên hàng năm.Cùng giáo viên đánh giá kỹ năng thực hành cho sinh viên trong các giờ học •thực hành tại khách sạn trường.Đánh giá chất lượng chương trình và chất lượng đào tạo của dự án khi được •dự án huy động.Tài trợ hoặc giới thiệu tài trợ học bổng cho sinh viên theo các khóa đào •tạo.Đề xuất, giới thiệu các cơ hội hợp tác về nghiên cứu khoa học và dịch vụ đào •tạo với các tổ chức công giới khi có nhu cầu.Trực tiếp đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp •các dịch vụ hỗ trợ đào tạo của dự án khi có nhu cầu.Giới thiệu quảng cáo và quảng bá hình ảnh của dự án POHE với công giới.•

Giới thiệu cơ hội việc làm cho sinh viên của dự án khi đã tốt nghiệp.•

Hình thức làm việc của hội đồng công giới tại đại học kinh tế quốc dân: Hội đồng công giới làm việc theo lịch trình cụ thể theo định kỳ của năm học. Mỗi

học kỳ hội đồng công giới họp mặt ít nhất 3 lần để bàn bạc và thống nhất với nhà trường về những vấn đề cần giải quyết và những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình đào tạo

72

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

của POHE. Hình thức làm việc của Hội đồng công giới là:

Gặp mặt trực tiếp trong các cuộc họp. •

Tham gia tham luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm hay hội nghị.•

Đóng góp bằng văn bản hoặc qua email.•

Thông qua các cuộc phỏng vấn, điều tra… •

7.4. cÁc cHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁc VỚI cÔNG GIỚI TRONG cHƯƠNG TRÌNH POHE TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌc KINH TẾ QUỐc DÂN

Phát triển và kiểm soát chương trình đào tạo.•

Tham gia giảng dạy trực tiếp các kỹ năng thực hành cho sinh viên.•

Tham gia các chương trình hợp tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho •công tác học thực hành của sinh viên tại trường.Nhận sinh viên thực hành và thực tập tại doanh nghiệp.•

Tham gia các cuộc nói chuyện không chính thức, tọa đàm hoặc các cuộc hội •thảo khoa học một cách chính thức liên quan tới đào tạo hướng nghiệp trong POHE. Hỗ trợ sinh viên trong giải quyết các bài tập và dự án nghiên cứu ứng dụng.•

Tài trợ học bổng cho sinh viên khá, giỏi.•

Các chương trình hỗ trợ khác•