file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c...

34
ĐỀ TÀI : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN CÁC KÊNH RẠCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP. Giới thiệu: Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, đây cũng là ngôi nhà của rất nhiều sinh vật. Nhưng do sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên đã gây ra một hậu quả ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến sự đa dạng sinh học cũng như sức khỏe của con người. mặt khác, đây cũng là nguyên nhân hủy hoại tài nguyên nước của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi thu hút nguồn nhân lực dồi dào. Trong quá trình mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế, thành phố không ngừng nổ lực cải thiện và bảo vệ môi trường song vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng

Transcript of file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c...

Page 1: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

ĐỀ TÀI:

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN CÁC KÊNH RẠCH Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP.

Giới thiệu:

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Bên cạnh đó, đây cũng là ngôi nhà

của rất nhiều sinh vật. Nhưng do sự phát triển nhanh của nền kinh tế nên đã gây ra một

hậu quả ảnh hưởng đe dọa trực tiếp đến sự đa dạng sinh học cũng như sức khỏe của con

người. mặt khác, đây cũng là nguyên nhân hủy hoại tài nguyên nước của nước ta.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nơi thu

hút nguồn nhân lực dồi dào. Trong quá trình mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế, thành

phố không ngừng nổ lực cải thiện và bảo vệ môi trường song vẫn còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, ô nhiễm kênh rạch đang là một vấn đề lớn và khó giải quyết của các ngành

chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Thực trạng ô nhiễm tại các con kênh trong

thành phố đã được biết đến từ lâu và đã có nhiều công trình được xây dựng nhằm cải tạo

mức độ ô nhiễm nhưng trong khi chờ các công trình này hoàn thành thì hàng ngày, những

người dân ở đây vẫn đang phải gánh chịu ảnh hưởng, hậu quả của nó.

Sự ô nhiễm trên các kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng trở

thành nỗi lo của chính quyền và người dân. Phải làm gì để cứu lấy những kênh, rạch? Đó

là câu hỏi lớn đặt ra mà chưa có giải pháp triệt để. Đề tài “Ô nhiễm môi trường nước trên

các kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh – nguyên nhân và giải pháp” nhằm tìm hiểu

nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.

Page 2: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Nội dung:

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN CÁC KÊNH RẠCH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

I.1. Vị trí địa lý của Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và

106022’ – 106054 ’ kinh độ Đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh

Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng

Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư

quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam , từ Đông sang Tây, là tâm điểm

của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim

bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với

hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước , cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu

tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm

thành phố 7km.

Là thành phố lớn nhất Việt Nam, diện tích 2.056,50 km2 với dân số gần 7 triệu

người, dây là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và sản xuất công nghiệp lớn; trung

tâm về thương mại, dịch vụ, tài chính của Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,

bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An,

Tây Ninh và Tiền Giang – một khu vực có diện tích 24.754,37 km2 dân số đông 10 triệu

người, có thị trường sôi động nhất và có sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài lớn nhất nước.

Page 3: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

I.2. Kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh.

I.2.1. Kênh rạch là gì?

Kênh rạch là công trình dẫn nước được đào, đắp trên mặt đất, phục vụ cho thuỷ lợi, sản xuất và giao thông.

I.2.2. Vai trò của kênh rạch đối với Thành phố Hồ Chí Minh.

Kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao

thông đường thủy; tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình trạng ngập úng; điều hòa không khí

và làm sạch môi trường.

I.2.3. Sự phân bố kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh có 156 hệ thống kênh rạch chằng chịt dài hơn 700 km, chảy

qua 24 quận huyện. Nét đặc trưng của hệ thống kênh rạch thành phố là bị ảnh hưởng

mạnh bởi thuỷ triều , một vài kênh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng. Bao gồm các khu

vực sau:

a. Khu vực phía Bắc và phía Tây: kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật.

Hệ thống kênh Tham Lương chạy thành hình vòng cung từ Đông Bắc đến Tây Nam

khu trung tâm Thành phố, nối liền sông Sài Gòn ở phía Đông và sông Chợ Đệm ở phía

Tây Nam. Trong đó đoạn Vàm Thuật hiện còn rất rộng, lưu thông thủy và thoát nước khá

tốt. Riêng đoạn Tham Lương, từ Cầu Chợ Cầu đến thượng nguồn đã bị bồi lấp thu hẹp

dòng chảy và ô nhiễm nghiêm trọng.

b. Khu vực phía Đông Bắc: kênh rạch quận Thủ Đức.

Các kênh rạch khảo sát chính là Gò Dưa, Ông Dầu và Cầu Ngang. Vùng này chủ yếu

là đất nông nghiệp và đôi khi bị ngập do nước sông Sài Gòn khi triều cao tràn vào vì

không đủ hệ thống đê bao dọc sông.

c. Khu vực phía Đông Nam: kênh rạch quận 2.

Page 4: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Vùng này có mạng lưới kênh rạch dày đặc và các kênh chính được khảo sát là Rạch

Chiếc, Giồng Ông Tố, Cá Trê…Vùng này chủ yếu là đất nông nghiệp và một số khu dân

cư được vừa được phát triển gần đây. Khu vực này hệ thống cống thoát nước còn ít

nhưng có mạng lưới kênh rạch rất dày đặc. Nước mưa và nước thải theo các mương rãnh

thoát ra các kênh rạch nói trên rồi chảy ra sông Sài Gòn và Đồng Nai.

d. Khu vực trung tâm:

Riêng khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh có 5 hệ thống kênh rạch chính với

tổng chiều dài khoảng 55 km đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành,

bao gồm:

Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: là hệ thống thoát nước chính tự nhiên cho

nhiều lưu vực thuộc các quận nội thành Thành phố Hồ Chí Minh (Tân Bình, Gò

Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 10, quận 3 và quận 1) đổ ra sông Sài Gòn. Hệ

thống này có lưu vực khoảng gần 3000 ha, chiều dài dòng chính của kênh là

9470m, các chi lưu có chiều dài tổng cộng 8716m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả.

Hệ thống kênh Tân Hoá – Lò Gốm: nằm trong khu cận trung tâm của nội thành

Thành phố Hồ Chí Minh , tuyến kênh chính có có diện tích khoảng 1.484ha, chiều

dài khoảng 7.6 km chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Thành phố đi ngang

qua các quận: Tân Bình, quận 11, quận 6, quận 8 và kết thúc tại điểm nối với kênh

Tàu Hũ.

Hệ thống kênh Tàu Hũ – kênh Đôi – kênh Tẻ: được đào vào năm 1819 nằm ngay ở

phía Nam quận thương mại trung tâm thành phố. Hệ thống kênh này chảy qua 7

quận : 4, 5, 6, 7, 8 và 11 với tổng độ dài 19.5km. Kênh bị giới hạn bởi rạch Cần

Giuộc và sông Sài Gòn ở hai đầu.

Hệ thống kênh Bến Nghé: bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y dài 3.15km.

Cao độ đáy chênh lệch là 0.61m , độ dốc đáy rạch 0.019% , tại cửa rạch Bến Nghé

là sông Sài Gòn bờ trái có bãi đất bồi cao độ lên đến 1-1.2m so với đáy kênh hiện

hữu. Mặt cắt lớn nhất của kênh là 88- 92m, nhỏ nhất là 60-58m. Cao độ đáy rạch

Page 5: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

từ 2.2m cho đến 1.87m . Ở giữa kênh phần mặt cắt bị thu hẹp cao độ 1.75m. Dọc

kênh là hai con đường : đường bến Vân Đồn ở quận 4 và đường bến Chương

Dương ở quận 1.

Hệ thống kênh Tham Lương – Bến Cát – Vàm Thuật: là một tuyến rạch quan trọng

ở phía Bắc thành phố, nằm ngay ranh giới nội thành (cũ) của TpHCM . Tuyến

kênh dài 12km, trong đó đoạn Vàm Thuật hiện còn rất rộng , lưu thông thuỷ và

thoát nước khá tốt . Riêng đoạn kênh Tham Lương, từ cầu Chợ Cầu đến thượng

nguồn đã bị bồi lấp , thu hẹp dòng chảy và ô nhiễm đến mức bao động.

(daibangxanh,06/11/2009).

e. Khu vực phía Nam: quận 7 - huyện Bình Chánh - quận 8.

Các kênh rạch chính trong vùng như rạch Bà Lào, Xóm Củi, Ông Lớn, Cây Khô, rạch

Đĩa, sông Mương Chuối. Đây là vùng đất thấp với hệ thống kênh rạch dày đặc và chủ yếu

là đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, vùng này có một số dự án phát triển kinh

tế do nước ngoài đầu tư. Nước mưa và nước thải theo các kênh rạch nhỏ thoát ra các kênh

trên và cuối cùng chảy ra sông Nhà Bè.

I.3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên các kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh.

I.3.1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.

Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

I.3.2. Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên các kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên các kênh rạch ở thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nghiêm trọng và lan ra trên diện rộng. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh nguồn nước kênh, rạch trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục bị ô nhiễm ở mức cao mặc dù thành phố đã có nhiều nỗ lực ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm trong thời gian qua.

Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm

Page 6: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép. Điển hình như các kênh Thầy Cai và kênh An Hạ (Củ Chi), kênh B và kênh C (huyện Bình Chánh), kênh Bà Búp và kênh Trần Quang Cơ (Hóc Môn) nước có màu nâu đen, mùi hôi rất nặng, nhiều chỉ tiêu đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm nước.

Vấn đề môi trường Chỉ tiêu Đơn vịÔ nhiễm nước BOD mg/l

COD mg/lDO mg/lN2 mg/l

P mg/lH2S mg/lNH3 mg/lpHColiform MNP/100 mlE.Coli MNP/100 ml

Bùn lắng Khối lượng m3

Các cơ quan chức năng thường quan trắc nước kênh rạch ở khu vực nội thành để đánh

giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Hệ thống các trạm quan trắc nước kênh rạch nội thành

thành phố:

Ø     Cầu Tham Lương và cầu An Lộc (kênh Tham Lương  – Vàm Thuật);

Ø     Cầu Lê Văn Sỹ và cầu Điện Biên Phủ (kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè);

Ø     Cầu Chà Và và rạch Ruột Ngựa (kênh Tàu Hủ – Bến Nghé);

Ø     Cầu Nhị Thiên Đường và bến Phú Định (kênh Đôi – Tẻ);

Ø     Cầu Ông Buông và cầu Hoà Bình (kênh Tân Hoá - Lò Gốm)

Page 7: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường, chất lượng nước kênh rạch trong khu vực nội thành

năm 2010: mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật ở tất cả các kênh đang có xu hướng cải

thiện dần dù còn rất chậm (so với năm 2009). Ngoại trừ kênh Tham Lương – Vàm Thuật

nồng độ ô nhiễm vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm lại so với các năm

trước. Ô nhiễm chủ yếu ở các kênh này là ô nhiễm hữu cơ và vi sinh với nồng độ BOD

vượt quy chuẩn từ 1,5 – 6,8 lần và hàm lượng Coliform vượt quy chuấn 1,18 – 6.661 lần.

Bảng 2. Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành năm 2011

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM)

Kênh Triều

Thông số

pH BOD5(mg/l) COD(mg/l) COLIFORM

(MNP/100ml)

Nhiêu Lộc – Thị Nghè L 7,06 23,8 61 8,9x105

R 7,1 43 139 5,1x106

Tham Lương – Bến

Cát – Vàm Thuật

L 7,2 44 94 2x106

R 7,2 49,6 131 1,3x106

Tân Hóa – Lò Gốm L 7,06 86 175 5,7x106

R 7,1 112 207 1,6x107

Tàu Hủ - Bến Nghé L 7,05 27 57 1,2x106

R 7,07 75,4 116 9,8x106

Đôi – Tẻ L 7,04 11,4 28 1,2x106

R 7,02 35,3 58 1,6x106

QCVN

08:2008/BTNMT loại

B2

5,5-9 <25 <50 <10.000

QCVN 08:2008/BTNMT loại B2: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt phục vụ cho Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước

chất lượng thấp.

Hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:

Page 8: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

- Nồng độ BOD5 năm 2011 trên đoạn kênh này dao động từ 3,4 – 91,9 mg/l, trong

đó có 56% số mẫu vượt QCVN (loại B2: BOD<25 mg/l), tập trung chủ yếu vào

thời điểm nước ròng.

- Nồng độ COD dao động từ 10,9 – 194mg/l, trong đó 88% số mẫu vượt QCVN

(loại B2: COD<50 mg/l).

- So với năm 2010, nhìn chung tình trạng ô nhiễm tại đoạn kênh này có chiều hướng

giảm: vào thời điểm nước lớn BOD giảm 1,5 lần, COD giảm 1,56 lần; vào thời

điểm nước ròng BOD giảm 1,9 lần, COD giảm 1,3 lần. Hàm lượng vi sinh trung

bình giảm 2 lần lúc nước lớn, giảm 2 lần lúc nước ròng.

Hệ thống kênh Tham Lương – Vàm Thuật:

- Nồng độ BOD5 năm 2011 trên đoạn kênh này dao động từ 2,8 - 108 mg/l, có 56%

số mẫu vượt QCVN 08:2008/BTNMT, tập trung chủ yếu ở trạm cuối nguồn Tham

Lương.

- Nồng độ COD dao động từ 12,8 – 289 mg/l, trong đó 88% số mẫu vượt QCVN.

- So với năm 2010, BOD và COD trung bình có xu hướng giảm: thời điểm nước lớn

BOD giảm 1,25 lần, COD giảm 1,56 lần; vào thời điểm nước ròng BOD giảm 2,95

lần, COD giảm 1,38 lần. Hàm lượng vi sinh trung bình tăng 1,6 lần lúc nước lớn,

giảm 41,8 lần lúc nước ròng.

Hệ thống kênh Tân Hóa - Lò Gốm:

Nồng độ BOD dao động từ 12,6 – 235 mg/l, 69% vượt QCVN. Nồng độ BOD dao

động từ 98 – 307 mg/l, 100% số mẫu vượt QCVN 08:2008/BTNMT. Mặc dù ô nhiễm

hữu cơ trên kênh này vẫn còn khá cao nhưng so với năm 2010 có xu hướng giảm nhẹ.

Hàm lượng vi sinh trung bình năm có xu hướng giảm: 5 lần lúc nước lớn, 4,2 lần lúc

nước ròng.

Hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:

Page 9: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

- Nồng độ BOD năm dao động từ 3 – 369 mg/l, có 31% số mẫu vượt quá QCVN.

- Nồng độ COD dao động từ 14 – 410 mg/l, có 69% số mẫu vượt QCVN.

- So với 2010, BOD trung bình năm 2011 giảm 1,2 lần lúc nước lớn nhưng tăng 1,4

lần lúc nước ròng. COD trung bình lúc nước lớn giảm 1,4 lần nhưng lúc nước ròng

tăng 1,3 lần. Hàm lượng vi sinh trung bình năm giảm 1,5 lần lúc nước lớn và giảm

1,3 lần lúc nước ròng.

Hệ thống kênh Đôi – Tẻ:

- Nồng độ BOD năm dao động từ 2,7 – 121 mg/l, có 31% số mẫu vượt quá QCVN.

- Nồng độ COD dao động từ 12,8 – 86 mg/l, có 56% số mẫu vượt QCVN.

- So với 2010, BOD trung bình năm 2011 tăng 1,17 lần lúc nước lớn và tăng 1,7 lần

lúc nước ròng. COD trung bình lúc nước lớn giảm 1,6 lần và giảm 1,3 lần lúc nước

ròng. Hàm lượng vi sinh trung bình năm có chiều hướng tăng: 7,7 lần lúc nước lớn

và 2 lần lúc nước ròng.

Theo kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch trong khu vực nội thành năm

2011 ngoại trừ kênh Đôi – Tẻ có các thông số quan trắc BOD và COD dưới hoặc

xấp xỉ Quy chuẩn cho phép thì tại các kênh còn lại mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi

sinh vẫn còn ở mức cao, nhất là vào lúc nước ròng điển hình là Tân Hóa – Lò

Gốm: BOD vượt QCVN 4,5 lần, COD vượt 4,1 lần và Coliform vượt 1.574 lần.

So với năm 2010, trong khi nhin chung mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật tại

các đoạn kênh khác đang có xu hướng được cải thiện thì tại kênh Đôi – Tẻ nồng

độ BOD sau nhiều năm liên tục ở dưới hoặc xấp xỉ Quy chuẩn cho phép thì trong

năm 2011 lại có xu hướng tăng cùng với hàm lượng Coliform: nước lớn BOD tăng

1,17 lần, Coliform tăng 7,7 lần; nước ròng BOD tăng 1,73 lần, Coliform tăng gấp

2 lần. Bên cạnh đó kênh Tàu Hủ - Bến Nghé vào thời điểm nước ròng tình trạng ô

nhiễm hữu cơ cũng có xu hướng tăng: BOD tăng 1,4 lần, COD tăng 1,3 lần.

I.3.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm.

Page 10: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do nhiều năm liền công tác quản lý môi

trường yếu kém, phương tiện giao thông đang trở nên quá tải, sản xuất công nghiệp chưa

chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và ý thức người dân trong bảo vệ môi trường

chưa cao.

- Công nghiệp phát triển dẫn đến việc gia tăng chất thải cả về lượng và mức độ độc

hại. Nhiều cơ sở sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề nước thải.

- Hệ thống kênh rạch chằng chịt ảnh hưởng đến việc vận chuyển các chất thải gây ra

ứ đọng.

- Dân số tăng nhanh dẫn đến việc gia tăng lượng chất thải sinh hoạt thải ra kênh

rạch.

- Chi phí cải tạo kênh rạch còn hạn chế nên nhiều kênh rạch bị hư hại nặng, cửa xả

quá cũ làm cho năng lực thoát nước giảm.

CHƯƠNG II: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở KÊNH BA BÒ – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

II.1. Vị trí và vai trò của kênh Ba Bò.

Kênh Ba Bò nằm ở vị trí giáp ranh giữa phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, thành phố

Hồ Chí Minh với xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi dòng kênh đổ ra

cuối cùng là sông Sài Gòn.

Theo Phòng quản lý Tài nguyên Môi trường quận Thủ Đức, kênh Ba Bò dài khoảng 1,7

km và rộng trung bình 1,5 m. Là khu vực đất cao 15 – 19 m so với mực nước biển. Kênh

Ba Bò có diện tích lưu vực khoảng 1.560ha, bao gồm 1.400ha thuộc Huyện Dĩ An tỉnh

Bình Dương và 160ha thuộc TPHCM.

Kênh được đào để tưới tiêu, phục vụ nhu cầu phát triển nông nghiệp địa phương, phục

vụ nước sinh hoạt của người dân, là tuyến kênh thoát nước lũ khi có mưa lớn. Tuy nhiên,

hiện nay kênh Ba Bò đã trở thành tuyến nhận nước thải của một số khu công nghiệp ở

TP.HCM như Linh Trung 2, Bình Chiểu và của tỉnh Bình Dương.

Page 11: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

II.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở kênh Ba Bò – Thành phố Hồ Chí Minh.

Kênh tiêu Ba Bò là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa

bàn TP. HCM hiện nay. Nước kênh có màu đen đặc quánh, có lúc có màu vàng hôi

thối. Nhiều tảng bọt trắng xóa như bọt xà phòng, bốc mùi hóa chất khó chịu, hiện

tượng sủi bọt nhiều tại cống. Nước của kênh tồn tại nhiều hóa chất đặc trưng của nước

thải công nghiệp.

Hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã biến con kênh thành “kênh thúi”

hay “kênh chết”. Tại cống Ba Bò (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức), tồn tại một

khối bọt trắng xóa, cao cỡ 2 – 3 m sủi trên miệng cống gây mất mỹ quan cả khu vực

(Thu Sương, 2010). Người dân xung quanh quen gọi với tên “cống hôi”.

Qua kết quả giám sát của Chi cục Bảo vệ Môi trường từ năm 2004 đến nay cho

thấy chất lượng nước kênh Ba Bò đã bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc

sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước

sông Sài Gòn.

Hiện có 3 tuyến thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương đổ vào thượng nguồn

kênh Ba Bò như sau:

Tuyến thoát nước số 01(Đ1)

Tuyến thoát nước số 01 là mương thoát nước bắt nguồn từ khu công nghiệp Sóng

Thần 1 chạy dọc theo đường DT 743 rồi chảy về phía sau khu công nghiệp Bình

Chiểu và đổ vào đập nước Quân đoàn 4, tổng chiều dài của mương thoát nước khoảng

1,5 km.

Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của khu dân cư thị trấn Dĩ An và

các doanh nghiệp nằm trong các khu công nghiệp Sóng Thần I chưa đấu nối vào Nhà

máy sử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp.

Page 12: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Tuyến thoát nước số 02(Đ2)

Tuyến thoát nước số 02 là đường hào chống tăng của Quân đoàn 4 bắt nguồn từ

DT 743 (gần ngã tư 550) chạy qua phía sau khu dân cư của tổ 11 đến tổ 16 thuộc xã

Bình Hòa, huyện Thuận An rồi chảy qua cổng khu công nghiệp Đồng An và đổ vào

đập nước, chiều dài của tuyến thoát nước này khoảng 2,5 km.

Tuyến thoát nước này hiện nay tiếp nhận các nguồn nước thải: nước thải sinh hoạt

của các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần II chưa đấu nối vào Nhà

máy xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp; và nước thải sinh hoạt của các hộ

dân và phòng trọ từ tổ 11 đến tổ 16 của xã Bình Hòa.

Tuyến thoát nước số 03( Đ 3, Đ 8, Đ 9 )

Tuyến thoát nước này là tuyến thoát nước nước trong khu công nghiệp Sóng Thần

I ra hào chống tăng của Quân đoàn 4 tại vị trí gần cổng khu công nghiệp Đồng An.

Hồ chứa nước trong khu công nghiệp Sóng Thần I hiện nay là nguồn tiếp nhận nước

thải sau xử lý của khu công nghiệp Sóng Thần I, khu công nghiệp Sóng Thần II và

nước thải của một số doanh nghiệp nằm trong cụm kho Graico của Khu công nghiệp

Sóng Thần I.

Bảng 3. Thống kê số liệu năm 2011 theo vị trí.

(Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM)

Điểm pH COD BOD DO Coliform

Đ1 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 5.42 45 16 0.12 2.70E+04

Trung bình 6.98 145 59 1.21 9.86E+06

Tối đa 9.41 374.5 147 2.70 4.67E+07

Đ2 Số mẫu 12 11 11 12 12

Tối thiểu 6.37 46 16 0.10 1.20E+04

Trung bình 6.67 170 65 1.15 4.58E+07

Page 13: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Tối đa 7.145 636 235 3.16 3.20E+08

Đ3 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 5.24 26 7 2.30 0.00E+00

Trung bình 6.82 47 14 3.28 6.21E+02

Tối đa 8.045 123 45 4.35 2.85E+03

Đ4 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 6.75 58 18 0.10 1.75E+05

Trung bình 7.01 128 49 1.16 3.05E+07

Tối đa 7,21 237 105 2.74 2.85E+08

Đ5 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 6.69 35 24 0.10 2.93E+05

Trung bình 6.93 163 68 0.67 8.64E+07

Tối đa 7.405 247 99 2,17 2.70E+08

Đ6 Số mẫu 12 11 11 12 11

Tối thiểu 6.75 47 19 0.11 2.95E+04

Trung bình 6.94 100 37 1.08 7.54E+06

Tối đa 7.22 226 85 2.67 2.62E+07

Đ7 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 6.85 63 28 0.10 3.55E+05

Trung bình 6.98 109 42 1.01 1.56E+07

Tối đa 7.27 209 78 2.04 5.97E+07

Đ8 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 7.04 47 15 0.23 1.05E+03

Trung bình 7.18 88 33 1.79 2.72E+04

Tối đa 7.34 140 58 2.53 2.09E+05

Đ9 Số mẫu 12 12 12 12 12

Tối thiểu 6.89 61 29 0.57 1.00E+05

Trung bình 7.12 121 47 1.33 8.27E+06

Tối đa 7.51 208 79 2.26 3.62E+07

Page 14: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Chất lượng nước qua các chỉ tiêu:

pH

Giá trị pH từ tháng 1 – 12/2011 dao động từ 5.24 ÷ 9.41, trong đó 2% số liệu vượt

quy chuẩn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT (B).

Giá trị pH giữa năm 2010 và 2011 không chênh lệch nhiều.

COD

Giá trị COD từ tháng 1 – 12/2011 tại các điểm dao động từ 26 ÷ 636 mg/l, 54% số

liệu COD tại các điểm vượt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (B), vượt từ 1.04

÷ 7.07 (lần trừ điểm Đ3). Trong đó, điểm Đ4 và Đ5 ô nhiễm cao hơn so với các

điểm khác.

Giá trị COD tại điểm Đ3 – trạm xử lý nước thải KCN Sóng thần II đạt quy chuẩn

trong tất cả các đợt khảo sát. Tại điểm Đ8 – Trạm xử lý nước thải KCN Sóng thần

I vận hành chưa hiệu quả, 50% số liệu COD vượt quy chuẩn trong các đợt khảo

sát.

Nhìn chung, từ tháng 1 – 12 /2011 giá trị COD có xu hướng giảm dần. So với năm

2010 cho thấy, giá trị COD năm 2011 thấp hơn từ 1.01 ÷ 1.60 lần, như vậy mức độ

ô nhiễm bởi COD giảm.

BOD5

Giá trị BOD5 từ tháng 1 – 12/2011 tại các điểm dao động từ 6.5 ÷ 234.5 mg/l, 34%

số liệu BOD5 tại các điểm vượt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (B), vượt 1.02

÷ 5.21 lần. Điểm Đ5 ô nhiễm nặng nhất.

Page 15: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Giá trị BOD5 tại điểm Đ3 – trạm xử lý KCN Sóng thần II và Đ8 – trạm xử lý KCN

Sóng thần I đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Giá trị BOD5 có xu hướng giảm dần từ tháng 1 – 12/2011. So với năm 2010 cho

thấy, giá trị BOD5 năm 2011 thấp hơn từ 1.08 ÷ 1.59 lần, như vậy mức độ ô nhiễm

bởi BOD5 giảm.

DO

Giá trị DO từ tháng 1 – 12/2011 dao động từ 0.10 – 4.35 mg/l, trong đó 73% số

liệu không đạt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (B), vượt từ 1.01 ÷ 20 lần.

Điểm Đ5 – nhánh thoát nước mưa KCN Sóng thần II ô nhiễm nặng nhất.

Giá trị DO tại điểm Đ3 – trạm xử lý nước thải KCN Sóng thần II đạt quy chuẩn

trong tất cả các đợt khảo sát. Tại điểm Đ8 – trạm xử lý KCN Sóng thần I vận

hành chưa hiệu quả, 50% số liệu DO vượt quy chuẩn trong các đợt khảo sát.

Nhìn chung, giá trị DO có xu hướng tăng dần từ tháng 1 – 9/2011, nhưng từ tháng

10 – 12/2011 thì giảm dần.

Giá trị DO năm 2011 tại các điểm cao hơn so với năm 2010 từ 1.35 ÷ 2.46 lần,

như vậy mức độ ô nhiễm bởi DO giảm.

COLIFORM

Biểu thị số vi trùng Coliforms có trong một đơn vị thể tích nước. Chỉ tiêu này biểu

thị mức độ ô nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột trong nguồn nước.

Giá trị Coliforms từ tháng 1 – 2/2011 dao động từ 0 ÷ 7.45E+08 mg/l, 86% số liệu

vượt quy chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT (B), vượt từ 1.14 ÷ 165555 lần. Trong

đó, điểm Đ5 vượt quy chuẩn nhiều nhất.

Giá trị Coliforms từ tháng 1 – 2/2011 có xu hướng giảm. So với năm 2010, giá trị

Coliforms năm 2011 tăng tại tất cả các điểm, tăng từ 1.55 ÷ 64.67 lần.

Page 16: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Mức độ ô nhiễm từ tháng 1 – 12/2011 từng tuyến thoát nước là:

- Tuyến thoát nước số 1 (Đ1): là mương thoát nước bắt nguồn từ khu công nghiệp

Sóng Thần I và nước thải sinh hoạt của khu dân cư Đường Sắt, có giá trị COD

vượt 1.17 ÷ 4.16 lần, BOD vượt 1.51 ÷ 3.27, TSS vượt 1.01 ÷ 1.14, DO thấp hơn

1.16 ÷ 16.67, CHĐBM vượt 1.48 ÷ 6, Coliform vượt 6 ÷10384 lần.

- Tuyến thoát nước số 2 (Đ2): là tuyến tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân

từ tổ 11 đến tổ 16 của xã Bình Hòa và nột phần nước thải từ KCN Sóng Thần II,

có giá trị COD vượt 1.17 ÷ 7.07, BOD vượt 1.07 ÷ 5.12, T.N vượt 1.19 ÷1.71, Fe

vượt 1.1 ÷3.84, Ni vượt 1.35 ÷ 1.52, DO thấp hơn 1.04 ÷ 20, CHĐBM vượt 1.62 ÷

5.6, Coliform vượt 2.67 ÷ 71214 lần.

- Tuyến thoát nước số 3: (Đ3, Đ8, Đ9)

Tại đầu ra của HTXLNT KCN Sóng Thần II (Đ3) còn vượt ở các chỉ tiêu

sau: Fe vượt 1.28 ÷ 4.19, Ni vượt 1.89 ÷ 2.51, CHĐBM vượt 1.2 ÷ 6.6 lần.

Tại đầu ra của HTXLNT KCN Sóng Thần I (Đ8): có giá trị COD vượt 1.04

÷ 1.56, BOD vượt 1.02 ÷ 1.29, T.N vượt 1.05 ÷ 1.5, DO thấp hơn 1.01 ÷

8.89, CHĐBM vượt 1.4 ÷ 9, Coliform vượt 1.14 ÷ 46.44, Cd vượt 1.44 ÷

1.56 lần.

Điểm Đ9: tại miệng cống xã nước chảy tràn từ hồ chứa nước trong trạm xử

lý và nước thải sau HTXLNT KCN Sóng Thần I , II có giá trị COD vượt

1.08 ÷ 2.31, BOD vượt 1.04 ÷1.76,TSS vượt 1.11 ÷ 2.62, T.N vượt 1.06 ÷

1.13, Fe vượt 1.61 ÷ 4.57, DO thấp hơn 1.02 ÷ 3.54, CHĐBM vượt 2.6 ÷ 6,

Coliform vượt 22.22 ÷ 8033 lần.

- Tuyến thoát nước mưa của KCN Sóng Thần II (Đ5): nhánh thoát nước mưa của

KCN Sóng Thần II, nước thải từ hồ chứa trong KCN Sóng Thần I, và nước thải

khu dân cư Xóm Nghèo, khu tái định cư Sóng Thần, có giá trị COD vượt 1.08 ÷

2.74, BOD vượt 1.16 ÷ 2.2, T.N vượt 1.21 ÷ 1.39, DO thấp hơn 1.3 ÷ 20, CHĐBM

vượt 1.04 ÷ 8.60, Coliform vượt 65 ÷ 60000 lần.

- Hợp lưu của tuyến thoát nước số 2, số 3 và tuyến thoát nước mưa KCN Sóng Thần

II (Đ4): có giá trị COD vượt 1.13 ÷ 2.63, BOD vượt 1.29 ÷ 2.33, TSS vượt 1.04 ÷

Page 17: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

3.05, Fe vượt 1.25 ÷ 2.23, DO thấp hơn 1.03 ÷20, CHĐBM vượt 2 ÷ 5.6, Coliform

vượt 38.89 ÷ 63348 lần.

- Vị trí dòng chảy trước khi vào hồ điều tiết (Đ6): là nơi tiếp nhận chủ yếu nước thải

sinh hoạt và nước thải công nghiệp từ các tuyến thoát nước phía thượng nguồn, có

giá trị COD vượt 1.04 ÷ 2.51, BOD vượt 1.04 ÷ 1.88, TSS vượt 1.21 ÷ 3.23, T.N

vượt 1 ÷ 1.89, Fe vượt 1.13 ÷ 1.96 , DO thấp hơn 1.02 ÷ 19.05, CHĐBM vượt

1.66 ÷ 12.6, Coliform vượt 6.56 ÷ 165555 lần.

- Tại đầu ra của hồ điều tiết (Đ7): chất lượng nước sau khi ra khỏi hồ điều tiết

không cải thiện hơn mà mức độ ô nhiễm còn tăng ở một số chỉ tiêu, giá trị COD

vượt 1.06 ÷ 2.32, BOD vượt 1.31 ÷ 1.72, TSS vượt 1.01 ÷ 4.53, T.N vượt 1.01 ÷

1.45, Fe vượt 1.08 ÷ 1.81, DO thấp hơn 1.03 ÷ 20, CHĐBM vượt 1.84 ÷ 11,

Coliform vượt 78.89, Cd vượt 1.44 ÷ 2.06 lần.

Bên cạnh đó, lượng rác trên kênh cũng rất nhiều đến nỗi gây ùng tắc dòng chảy.

Nhiều lúc nước thải chưa qua xử lý vẫn tràn kênh.

Chất lượng nước tại các tuyến thoát nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương đổ vào kênh

tiêu Ba Bò bị ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD,T.N), thiếu hụt oxy

trong nước (DO), chất lơ lửng (TSS), chất hoạt động bề mặt và vi sinh.

II.3. Nguyên nhân.

Nước thải công nghiệp:

Theo kết quả khảo sát ban đầu thì nguồn ô nhiễm chính của kênh Ba Bò là do

nước thải từ các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình

Dương. Điển hình là KCN Sóng Thần I, Sóng Thần II và các đơn vị sản xuất thuộc

huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương giáp ranh với phường Bình Chiểu, quận Thủ

Đức.

Đa số các doanh nghiệp sản xuất này đều chưa đấu nối vào nhà máy xử lý nước

thải tập trung của khu công nghiệp mà thải trực tiếp xuống dòng kênh làm cho

Page 18: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hay là tình trạng xả thải lén lút về đêm của

các doanh nghiệp làm cho dòng kênh ô nhiễm gấp nhiều lần so với ban ngày.

Bên cạnh đó, tuy có một số doanh nhiệp đã đưa vào hoạt động các nhà máy xử

lý nước thải công nghiệp tập trung nhưng thực tế thì lượng nước thải mà họ thải ra

lại lớn hơn công suất mà nhà máy xử lý đang vận hành. Do đó, cũng sẽ có một

lượng nước thải không qua xử lý sẽ được thải lén ra ngoài.

Ngoài ra, là do trước đây không có quy hoạch cụ thể khi xây dựng và phát triển

các khu công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có tình trạng tự phát làm các đường dẫn

nước thải và tự ý xả thải công nghiệp thẳng ra kênh.

Hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người: Ý thức bảo vệ môi trường

của người dân nơi đây chưa cao.

Trong khu vực này tập trung nhiều nhà trọ và hộ dân sống xung quanh nên

lượng nước thải sinh hoạt thải trực tiếp ra kênh chưa xử lý cũng là một trong

những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước chưa được kiểm soát.

Ngoài việc xả nước thải sinh hoạt, các hộ dân nơi đâycòn thải xuống kênh và

khu vực ven hai bờ kênh lượng rác thải khá lớn. Chủ yếu là bọc nilong, thức ăn

thừa, chai nhựa,… .

Công tác quản lý:

o Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường còn yếu kém.

o Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng và yếu về

chất lượng.

o Hình thức kiểm tra xử lý không thật sự mạnh của các cơ quan chức năng,

làm tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.

II.4. Ảnh hưởng của kênh Ba Bò đến môi trường và đời sống người dân.

II.4.1. Ảnh hưởng đến môi trường.

Page 19: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Hầu hết các điểm đo đạc đều có nồng độ oxy hòa tan không đạt tiêu chuẩn nước

mặt loại B. Giá trị oxy hòa tan từ tháng 1 – 12 /2011 dao động từ 0.10 ÷ 4.35mg/l

trong đó 73% số liệu không đạt quy chuẩn gây chết hầu hết các loại cá.

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc làm cho chất lượng không khí bị ô nhiễm bởi các

chỉ tiêu H2S và NH3 .

Chất lượng nước ngầm tại khu vực kênh Ba Bò có sự ô nhiễm nguồn nước ngầm

với chỉ số kim loại cao. Ở khu vực đầu nguồn kênh Ba Bò, nước ngầm hầu như bị

nhiễm bẩn hết. Giếng sâu tầm 30 – 35 m là nước không còn xài được, phải khoan

cỡ 70 m trở lên.

Bùn đen đặc sánh gây mất mỹ quan đô thị.

II.4.2. Ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hiện trạng ô nhiễm trầm trọng của kênh Ba Bò đã gây ra nhiều bức xúc cho người

dân bởi khả năng nguy hại của nó. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, môi trường

nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh, khả năng lây truyền dịch bệnh và

do đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Tầng nông nước ngầm của cả khu vực gần như không còn sử dụng được nữa, nước

giếng có màu vàng tanh hôi dẫn đến việc thiếu nguồn nước sạch để sử dụng.

Xảy ra hiện tượng oxy hóa rất nhanh: tôn lợp nhà sử dụng khoảng 2 năm là bị mục

và thủng, một số vật dụng trong nhà cũng bị rỉ sét,… .

Một số người dân trong khu vực đã mắc một số bệnh về đường hô hấp. Hơi nước

ngấm vào da làm ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Những đứa trẻ gầy còm, xanh xao.

Những trận mưa kéo dài sẽ khiến lượng nước từ các khu công nghiệp ở Bình

Dương đỗ về lớn làm cho nước thải công nghiệp trộn lẫn với nước mưa tràn vào

nhà dân tạo nên cảnh ngập lụt.

Page 20: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

Dọc con kênh đất đai hai bên bờ đang bị sạt lỡ nặng làm cho nhiều ngôi nhà bị lún

nghiêng, nứt ra.

Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của các hộ dân như cho

thuê nhà trọ, buôn bán thức ăn…

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP.

III.1. Giải pháp chung cho kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh.

Cần phải xử lý nước trước khi xả ra các kênh. Nên xây dựng các trạm xử lý nước

thải tại có khu công nhiệp, khu chế xuất thường thải chất thải ra kênh hoặc nhà

máy xử lý nước thải tập trung với công suất lớn cần để xử lý nước thải sinh hoạt

lẫn công nghiệp.

Tháng 2/2012, Sở Tài nguyên và Môi trường TP vừa đề xuất UBND TP.HCM cấp

lại kinh phí để phục hồi việc vớt rác trên các tuyến kênh lớn nhằm cải thiện môi

trường và bảo đảm mỹ quan đô thị.

Di dời các hộ dân sống ven kênh, hỗ trợ chi phí tái định cư. Theo báo cáo của Sở

Xây dựng TPHCM, tính đến tháng 7/2010, thành phố đã thực hiện di dời, giải

phóng mặt bằng, tái định cư 7.358 hộ dân sống trên và ven kênh rạch.

Chính quyền Thành phố tăng cường huy động vốn cho việc cải tạo kênh.

Xây dựng bờ tường bao quanh các kênh rạch, giảm thiểu thói quen vứt rác của

người dân. Cũng như chống sạt lở các kênh rạch.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống thoát nước sinh hoạt cho người dân.

Thành lập một trung tâm chịu trách nhiệm về việc quản lý nạo vét các con kênh

trên phạm vi thành phố.

Xử phạt nặng với các trường hợp cố tình vi phạm xả nước thải sản xuất chưa qua

xử lý hoặc xử lý chưa tốt xuống kênh.

III.2. Giải pháp khắc phục sự ô nhiễm ở kênh Ba Bò – Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án cải tạo kênh Ba Bò của Trung tâm Điều hành chống ngập nước TPHCM

đang thực hiện, kết quả quan trắc nước năm 2011 cho thấy tình trạng ô nhiễm

Page 21: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

giảm nhờ xây dựng hồ sinh học cải thiện dòng thải từ khu công nghiệp Sóng

Thần I.

Định kỳ nạo vét bùn một năm một lần.

Các cơ sở sản xuất cần xử lý nước thải triệt để hơn trước khi thải trực tiếp ra

kênh, điển hình như khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II…

Cơ quan chức năng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý khắc khe đối với

các trường hợp vi phạm như buộc ngưng hoạt động, thu hồi giấy phép kinh

doanh.

Xây dựng tường chắn dọc hai bờ kênh.

Chính quyền cần hỗ trợ lắp đặt thùng rác công cộng dọc kênh, và giảm 50%

chi phí thu gom rác cho các hộ dân sống ven kênh.

Chính quyền hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

khác thay cho đổ ra kênh.

Tuyên truyền vận động người dân sống xung quanh khu vực kênh không vứt

rác xuống lòng kênh.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước kênh rạch qua các chương trình giáo

dục, tuyên truyền vận động.

Page 22: file · Web viewĐỀ tÀi: Ô nhi. Ễ. m mÔi trƯ. Ờ. ng nƯ. Ớ. c trÊn cÁc kÊnh r. Ạ. ch . Ở. thÀnh ph. Ố. h. Ồ. chÍ minh – nguyÊn nhÂn vÀ gi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&DT – Khoa học môi trường, NXB Giáo dục.

2. Báo cáo kết quả quan trắc, Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, năm 2011.

3. Báo cáo giám sát chất lượng môi trường kênh rạch tỉnh Bình Dương ảnh hưởng

đến kênh tiêu Ba Bò quận Thủ Đức, Chi cục Bảo vệ Môi trường, năm 2011.

4. Lê Xuân Huỳnh Đức - Ô nhiễm kênh rạch ở TPHCM, Đại học dân lập Văn Lang,

tháng 6/2010. (http://docx.vn/tai-lieu/24352/O-nhiem-kenh-rach-o-

TPHCM.tailieu).

5. Trần Thị Ngọc Phương - Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm ở kênh Ba Bò và các giải

pháp, Đại học dân lập Văn Lang, tháng 6/2010.

(http://docx.vn/tai-lieu/24449/Slide-o-nhiem-o-kenh-Ba-Bo.tailieu ).

6. Đoàn Hữu Phúc - Kênh Ba Bò, hiện trạng ô nhiễm và ảnh hưởng của nó.

(www.scribd.com/doc/24224681/kenh-ba-bo ).

7. Hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước của TP.HCM.

(http://yeumoitruong.com/forum/showthread.php?6869-H%E1%BB%87-th

%E1%BB%91ng-k%C3%AAnh-r%E1%BA%A1ch-ti%C3%AAu-tho%C3%A1t-

n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BB%A7a-TP.HCM ).

8. Vị trí thành phố Hồ Chí Minh. (http://www.go.vn/diendan/showthread.php?

580251-Dia-ly-TP-Ho-Chi-Minh)