22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_09/db162013.doc · Web viewTháng 7/2013.- Số 7 Trên cơ...

141
01. Lê Hồng Minh. ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ HUYỆN MAI SƠN QUA MỘT NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XI) / Lê Hồng Minh // Tạp chí Quốc phòng toàn dân.- Tháng 7/2013.- Số 7 Trên cơ sở kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ủy Quân sự huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đã lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm đã chỉ ra, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng và rèn luyện cán bộ, đảng viên. Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ Quân sự huyện Mai Sơn có 5 chi bộ trực thuộc; trong đó, có 2 chi bộ đội công tác xây dựng cơ sở hoạt động ở các địa bàn trọng yếu. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, trực tiếp là Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) huyện luôn coi trọng xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các mặt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, trọng tâm là xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện thực sự là nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương ở một huyện miền núi, biên giới, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc…, nên việc chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân sự huyện vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức càng trở nên bức thiết. Chính vì lẽ đó, việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng là cơ hội tốt để Đảng bộ tự soi lại những việc đã Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 1

Transcript of 22thuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_09/db162013.doc · Web viewTháng 7/2013.- Số 7 Trên cơ...

01. Lê Hồng Minh. ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ HUYỆN MAI SƠN QUA MỘT NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XI) / Lê Hồng Minh // Tạp chí Quốc phòng toàn dân.- Tháng 7/2013.- Số 7

Trên cơ sở kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ủy Quân sự huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đã lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ nghiêm túc khắc phục những khuyết điểm đã chỉ ra, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng và rèn luyện cán bộ, đảng viên.

Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ Quân sự huyện Mai Sơn có 5 chi bộ trực thuộc; trong đó, có 2 chi bộ đội công tác xây dựng cơ sở hoạt động ở các địa bàn trọng yếu. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, trực tiếp là Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) huyện luôn coi trọng xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các mặt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, trọng tâm là xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện thực sự là nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương ở một huyện miền núi, biên giới, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc…, nên việc chăm lo xây dựng Đảng bộ Quân sự huyện vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức càng trở nên bức thiết. Chính vì lẽ đó, việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng là cơ hội tốt để Đảng bộ tự soi lại những việc đã làm được và chưa làm tốt, từ đó kịp thời rút kinh nghiệm, đưa Đảng bộ đi lên.

Yêu cầu được ĐUQS huyện xác định khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là phải đề cao tự phê bình và phê bình trung thực, tự giác, cầu thị của từng chi bộ và mọi cán bộ, đảng viên (CB, ĐV). Trên cơ sở đó, xác định rõ ưu điểm, khuyết điểm, tìm ra được nguyên nhân, trách nhiệm, làm cơ sở xây dựng chương trình khắc phục khuyết điểm sát với yêu cầu của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ theo đúng tinh thần Nghị quyết đã đề ra. ĐUQS huyện cũng yêu cầu, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình phải thực chất thiết thực, không chung chung, hình thức, né tránh, phải thực sự tạo được chuyển biến về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, tính tích cực của đội ngũ CB, ĐV, thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn. Qua kiểm điểm, Đảng ủy đã kết luận: Trong toàn Đảng bộ không có tổ chức đảng và CB, ĐV suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Công tác cán bộ được ĐUQS huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đã tạo được sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách được thực hiện và

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 1

phát huy hiệu quả trong mọi hoạt động của các cấp ủy và chi bộ. Tuy nhiên, do đặc thù của đơn vị quân sự địa phương và những khó khăn của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn, nên việc triển khai học tập chỉ thị, nghị quyết của các cấp có lúc chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao; công tác quy hoạch cán bộ có lúc còn lúng túng, chưa chủ động, phụ thuộc nhiều vào cấp trên; việc kiểm tra, đôn đốc và đi cơ sở để bám, nắm tình hình thiếu thường xuyên, chưa thật chủ động, nên có nhiệm vụ kết quả đạt thấp; một số CB, ĐV có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, sự phấn đấu, rèn luyện chưa rõ nét.

Những hạn chế, khuyết điểm trên được Đảng ủy chỉ rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm; đồng thời, là cơ sở để xây dựng chương trình hành động khắc phục khuyết điểm của Đảng bộ. Để bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho đội ngũ CB, ĐV, ĐUQS huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; lấy trọng tâm là thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật; duy trì nghiêm túc các chế độ quy định, tổ chức có nền nếp, hiệu quả Ngày Chính trị - văn hóa - tinh thần gắn với Ngày Pháp luật tại đơn vị. Đảng ủy yêu cầu từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm quy định nêu gương của người đứng đầu gắn với thực hiện chuẩn mực đạo đức của CB, ĐV theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiến hành rà soát, bổ sung quy chế, quy định, các chương trình, kế hoạch của tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân và duy trì mọi hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời, yêu cầu các cấp ủy, chi bộ phải tăng cường công tác đấu tranh, chống mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; tích cực phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong CB, ĐV. Mặt khác, phải kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực; xử lý dứt điểm các biểu hiện vi phạm, có khuyết điểm mà không nhận hoặc nhận rõ sai sót mà không tích cực sửa chữa trong Đảng bộ, cơ quan, đơn vị. Một trong những biện pháp được ĐUQS huyện quan tâm trong khắc phục khuyết điểm là duy trì nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt tự phê bình và phê bình, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của từng chi bộ và mọi CB, ĐV; gắn thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Quy định về những điều đảng viên không được làm, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, phát huy tính tích cực, tự giác trong rèn luyện của CB, ĐV.

Đối với công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, ĐUQS huyện thống nhất lãnh đạo và quản lý cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) theo phạm vi phân công; phát huy trách nhiệm của chính trị viên, chỉ huy trưởng và các cơ quan giúp việc, bảo đảm theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Các vấn đề về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, nhận xét, đánh giá,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 20132

đề bạt, bổ nhiệm, chuyển ra, cũng như việc khen thưởng, kỷ luật, công tác chính sách cán bộ… đều do ĐUQS huyện thảo luận, quyết định tập thể, không có hiện tượng độc đoán, mất dân chủ. Đồng thời, tích cực, chủ động tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện trong việc nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ dân quân tự vệ của huyện (trọng tâm là BCHQS cấp xã, trung đội dân quân cơ động…), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện nghiêm việc phối hợp với đảng ủy các xã, trị trấn, đơn vị tự vệ để tiến hành công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên theo Nghị quyết số 24 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XII). Các cấp ủy đã thường xuyên rà soát, bổ sung kế hoạch, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì bảo đảm có lớp kế cận, kế tiếp; quản lý, kiện toàn, sắp xếp ổn định đội ngũ cán bộ hiện có, tránh biến động, ảnh hưởng đến chất lượng công tác xây dựng Đảng và đơn vị, nhất là đối với đội ngũ cán bộ trẻ; chủ động đề xuất với các cơ quan chức năng giải quyết chính sách đất ở, nhà ở cho cán bộ và chế độ an dưỡng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe quân nhân và chính sách hậu phương quân đội.

Nhằm bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới phương pháp, tác phong công tác, trong chương trình khắc phục khuyết điểm, ĐUQS huyện chỉ đạo phải tập trung rà soát, bổ sung, sửa đổi kịp thời các quy chế không còn phù hợp, ban hành các quy chế còn thiếu, như: Quy chế lãnh đạo việc mua sắm tài sản công, Quy chế chi tiêu nội bộ của BCHQS huyện; phát huy dân chủ trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra các mặt công tác. Đồng thời, duy trì thực hiện nghiêm túc các quy chế của ĐUQS, BCHQS huyện đã ban hành và mối đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, chỉ huy đơn vị theo tinh thần Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX); giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập thể ĐUQS huyện và cá nhân các đồng chí đảng ủy viên.

Qua một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, với nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt, công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ Quân sự huyện Mai Sơn đã có chuyển biến tích cực; đội ngũ CB, ĐV luôn có bản lĩnh vững vàng, trách nhiệm chính trị cao, đoàn kết, chủ động, nhạy bén trong xử lý các tình huống, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh. Tập thể ĐUQS và từng đảng ủy viên chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn đoàn kết, thống nhất, không có biểu hiện mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong LLVT huyện. Đặc biệt, đã triển khai thực hiện tốt Quy định 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về trách nhiệm nêu gương của CB, ĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; xây dựng chuẩn mực và kế hoạch tự rèn luyện phấn đấu; những hiện tượng thiếu tích cực tu dưỡng, rèn luyện, ngại khó,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 3

ngại khổ hoặc vi phạm kỷ luật trong từng cơ quan, đơn vị dần được khắc phục. Nhờ làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nên khi thực hiện quyết định giải thể các đội công tác cơ sở theo Chỉ thị 181 của Bộ Quốc phòng, đơn vị không có biến động lớn về tư tưởng; tuyệt đại đa số CB, ĐV chấp hành nghiêm sự điều động của tổ chức, yên tâm công tác. Việc thực hành tiết kiệm được đẩy mạnh; không có biểu hiện tham nhũng, lãng phí trong sử dụng, mua sắm tài sản công. Công tác cán bộ có chuyển biến tốt; chú trọng gắn xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi m ới cơ chế chính sách; quy hoạch cán bộ chủ trì với kiện toàn cấp ủy; nguồn vào đội ngũ cán bộ với nguồn phát triển đảng viên. Vì vậy đến nay, đội ngũ cán bộ các cấp trong LLVT huyện đã từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng (đạt 100% so với nhu cầu biên chế; số có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 40%); phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, chỉ huy và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, đáp ứng khá tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Đội ngũ sĩ quan dự bị được chuẩn bị từng bước cho nhu cầu động viên thời kỳ đầu chiến tranh; cán bộ là người dân tộc thiểu số được tăng cường, nhất là cán bộ ở các BCHQS cấp xã. Các quy chế, quy định của đơn vị được triển khai thực hiện nghiêm túc; hoạt động kiểm tra, giám sát được tăng cường, vai trò của các tổ chức quần chúng được phát huy mạnh mẽ. Chỉ huy trưởng và chính trị viên luôn thể hiện vai trò của người đứng đầu trong đề xuất và tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể về các lĩnh vực công tác; không có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, tranh công đổ lỗi, tạo được sự đồng thuận cao trong đơn vị.

Những chuyển biến tích cực trên đây chính là cơ sở để Đảng bộ Quân sự huyện Mai Sơn tiếp tục xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, LLVT huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

02. H.P. TU BỔ DI TÍCH LỊCH SỬ NGÃ BA CÒ NÒI / H.P // Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch.- Ngày 8/8/2013.- Số 10361

Tại văn bản số 2788/ BVHTTDL-KHTC, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã đồng ý thỏa thuận dự án tu bổ di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La theo đề nghị của Sở VHTTDL tỉnh Sơn La. Theo đó, Bộ VHTTDL cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích Ngã ba Cò Nòi, bao gồm các hạng mục: Cải tạo, chỉnh trang khu vực tượng đài, nhà trưng bày, đón tiếp và sân đỗ xe. Hồ sơ báo cáo được lập cơ bản đáp ứng các nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Tuy nhiên, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Sơn La cần yêu cầu đơn vị tư vấn lập dự án bổ sung nội dung đánh giá tình trạng kỹ thuật trên bản vẽ hiện trạng và ghi chú giải pháp cải tạo trên bản vẽ tu bổ các hạng mục.

Về nguồn vốn đầu tư, các hạng mục như cụm tượng đài, các bức phù điêu, nhà trưng bày hiện vật đã được xây dựng từ trước khi di tích được xếp hạng. Vì vậy, đề

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 20134

nghị UBND tỉnh Sơn La xem xét lựa chọn hạng mục di tích gốc để được hỗ trợ kinh phí từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa Bộ VHTTDL sẽ xem xét cân đối hỗ trợ một phần kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014. Ngoài ra, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Sơn La báo cáo UBND tỉnh cân đối ngân sách địa phương và có biện pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL tỉnh Sơn La căn cứ vào ý kiến nêu trên chỉ đạo đơn vị tư vấn lập dự án bổ sung hoàn thiện dự án và trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt và gửi quyết định phê duyệt dự án về Bộ VHTTDL (Vụ Kế hoạch, Tài chính) để có cơ sở xem xét bố trí vốn.

03. PV. THÀNH LẬP MỚI 10 HỢP TÁC XÃ / PV // Đại biểu nhân dân.- Ngày 15/08/2013.- Số 227

Từ đầu năm đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với các huyện, thành phố thành lập mới 10 hợp tác xã, hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực: Chăn nuôi và chế biến thức ăn gia cầm, kinh doanh tổng hợp, nuôi trồng thủy sản, nâng tổng số hợp tác xã trong toàn tỉnh lên 255 hợp tác xã. Các hợp tác xã mới thành lập đã đi vào hoạt động giúp các xã viên và nông dân giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ tốt cho sản xuất... tạo việc làm ổn định cho xã viên và người lao động.

04. Minh Duy. XÂY DỰNG ĐỀN THỜ TRẦN NHÂN TÔNG / Minh Duy // Đại đoàn kết.- Ngày 16/08/2013.- Số 228

Dự án xây dựng khu công viên văn hóa lịch sử và đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông tại Thành phố Sơn La sẽ là một điểm nhấn có giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh tại Tây Bắc Việt Nam.

Chính phủ vừa có Công văn gửi Bộ VH,TT&DL, UBND tỉnh Sơn La và Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam thông báo về dự án xây dựng Khu công viên văn hóa lịch sử và Đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông tại TP.Sơn La, tỉnh Sơn La. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh ý tưởng dự án xây dựng Khu công viên văn hóa lịch sử gắn với Đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La như đề nghị của Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam, đồng thời yêu cầu Trung tâm này làm việc cụ thể với Ban Tôn giáo tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La làm rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng ngôi đền để phù hợp, hài hòa trong tổng thể Khu công viên văn hóa lịch sử. Bên cạnh đó, việc lập dự án phải dựa trên cơ sở khả năng cân đối vốn của địa phương và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác; lấy ý kiến thẩm định của Bộ VH,TT&DL về quy mô và nội dung chuyên môn của dự án theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và phê duyệt theo thẩm quyền.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 5

Dự án xây dựng Khu công viên văn hóa lịch sử và đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông tại Thành phố Sơn La sẽ là một điểm nhấn có giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh, có giá trị giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; giáo dục tinh thần đoàn kết các dân tộc; giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh người hiền tài… cho các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.

Đức vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là vị vua nhân từ, trí tuệ, một nhà chiến lược tài ba, luôn nêu cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, hết lòng vì nước vì dân. Trong chiến đấu thì kiên cường, mưu lược. Trong hòa bình thì dành hết tâm sức, tìm kế sách khoan hòa trong nhân dân, đề ra chính sách dưỡng dân, an dân để xây dựng, mở mang đất nước. Người ra sức chăm lo việc nông tang cày cấy, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân; mở mang dân trí, chiêu dụ nhân tài, khuyến khích thi cử, phát triển văn hóa. Trong xử thế thì nghiêm khắc với những việc làm sai trái của vua quan, quần thần, kể cả với con mình khi đã làm vua; khoan thứ cho người có lỗi đã biết hối cải, xóa bỏ mọi tỵ hiềm, tập hợp mọi người chung tay xây dựng đất nước…

Ông cũng là người có công sáng lập, phát triển Thiền phái Trúc Lâm trong đạo Phật ở Việt Nam. Vì vậy, ông là người duy nhất được người dân tôn kính gọi là Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài ra, ông cũng là một nhà sáng tác và là tác giả của nhiều tác phẩm về Phật học cũng như nhiều bài thơ Thiền xuất sắc trong dòng văn học thời Lý - Trần.

05. PV. TIN VẮN / PV // Dân tộc và phát triển.- Ngày 16/8/2013.- Số 66

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc bổ sung chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, dự án đi dân, tái định cư Thủy điện Sơn La. Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La thực hiện rà soát lại, xác định chính xác diện tích, giá đất, tổng giá trị đất sản xuất bị thu hồi tại nơi đi và diện tích, giá đất, tổng giá trị sản xuất được cấp tại nơi đến của hộ tái định cư dự án xây dựng khu tái định cư mẫu, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu. Các bộ ngành, địa phương liên quan kiểm tra, thống nhất diện tích, mức hỗ trợ, nguồn vốn hỗ trợ cho người bị thu hồi đất của dự án trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

06. Vàng Nỏ Sếnh. BẮT GIỮ TRÊN 100G HEROIN / Vàng Nỏ Sếnh // Biên phòng.- Ngày 16/8/2013.- Số 66

Hồi 17 giờ, ngày 12/8, tại địa phận bản Phát, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, Sơn La, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập phối hợp với Đội DC 05 và Đội 1, Đoàn Đặc nhiệm miền Bắc, Cục Phòng chống tội phạm ma túy bắt quả tang đối tượng Tráng Láo Tòng, SN 1988, trú tại bản A Lá, xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, Sơn La đang vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật lực lượng chức năng thu

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 20136

giữ, gồm: 109,40g heroin, 1 xe máy, 2 điện thoại di động.Hiện, Phòng Phòng chống tội phạm ma túy, BĐBP Sơn La đã hoàn chỉnh hồ

sơ bàn giao người và tang vật cho cơ quan Công an tỉnh xử lý theo pháp luật.

07. Hà Châu. “TÀNG KEANGNAM” VÀ BÍ ẨN CHỐN HẬU CUNG LẦN ĐẦU ĐƯỢC TIẾT LỘ / Hà Châu; Hải Minh // Gia đình và xã hội.- Ngày 16/8/2013.- Số 98; Người Hà Nội cuối tuần.- Ngày 18 – 24/8/2013.- Số 18

BÀI 2: CÂU CHUYỆN BUỒN CỦA NGƯỜI VỢ LẼSơn nữ Giàng Thị Mái (SN 1995) chấp nhận làm vợ lẽ của Tàng một phần

vì choáng trước vẻ giàu sang, phần vì ông trùm đã hào phóng bỏ ra 50 triệu đồng để giúp gia đình cô. Nhưng kiếp chồng chung của Mái lại rơi vào bi kịch bởi sự kìm kẹp của bà vợ cả.

“BÀ TRÙM” VÀ NGÔI VỊ SỐ 1Khi Tráng A Tàng quyết định tách ra lập một đường dây riêng buôn bán ma

túy từ bên Lào về, hắn phất lên nhanh chóng, xây nhà lầu, mua xe sang, tiêu tiền như nước. Tàng trở thành người mà nhiều sơn nữ mong muốn kết tóc xe duyên, trong đó có Giàng Thị Sua (SN 1989). Với mong ước được sung sướng, không phải suốt ngày lặn lội lên nương rẫy, Giàng Thị Sua đã xin gia nhập đường dây ma túy của Tàng và tìm mọi cách tiếp cận ông trùm.

Mặc dù nhan sắc chỉ ở mức trung bình nhưng với lòng quyết tâm theo đuổi không mệt mỏi, năm 2004, Sua chính thức lên chức “bà trùm”, trở thành trợ thủ đắc lực trong những phi vụ buôn bán lớn của Tàng. Có tiền sau những phi vụ làm ăn, Sua nhanh chóng trở thành người sành điệu nhất cao nguyên Mộc Châu với lối tiêu tiền không phải nghĩ. Thường ngày, “bà trùm” chỉ có mỗi việc là lái ô tô đưa con đi học, sau đó lượn lờ khắp phố mua sắm. Tàng là người trăng hoa, nhiều bóng hồng vây quanh, biết chồng bồ bịch nhưng Sua vẫn chấp nhận, miễn là không ảnh hưởng đến vị trí của mình.

Đầu năm 2012, ngôi vị số 1 của Sua có nguy cơ lung lay khi Tàng bất ngờ dẫn về một cô vợ xinh đẹp, tràn đầy sức sống tên Giàng Thị Mái. Tàng tuyên bố với bà cả là Mái chính thức trở thành bà hai. Cũng trong năm này, Tàng định cưới thêm cô vợ ba tên là Giàng Thị C khi hắn đã làm người phụ nữ này có bầu. Để bảo vệ ngôi vị số 1, Sua đã nổi trận lôi đình buộc ông trùm phải từ bỏ giấc mơ ba vợ. Theo nhiều nguồn tin thì khi rời bỏ Giàng Thị C, Tàng đã hào phóng cho cô này khoảng 1 tỷ đồng để sinh con.

Giàng Thị Sua sau khi đánh bật được Giàng Thị C đã ra sức chăm chút cho chồng từng tý một, mua đủ cao lương mỹ vị về “bồi dưỡng” theo lời của thầy mo. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Tráng A Tàng lăn ra đổ bệnh, nằm viện nhiều ngày vào tháng 6/2013. Đến tháng 7/2013, mặc dù chưa khỏe

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 7

hẳn nhưng không muốn thất hứa với đối tác, bà vợ cả quyết định cùng với chồng đánh một chuyến hàng ma túy khủng lên Lạng Sơn. Và đó cũng là ngày cáo chung cho một ông trùm ma túy lừng lẫy phố núi.

TỦI PHẬN LÀM LẼ ÔNG TRÙMKhông thể gạt bỏ người vợ hai là Giàng Thị Mái, Sua nghĩ mưu thể hiện bản

lĩnh làm chủ chốn hậu cung. Sua luôn là người chủ động buộc Mái phải làm những việc nặng nhọc trong nhà, không cho ăn cơm cùng với gia đình. Đặc biệt, tối đến Sua bắt Tàng phải ngủ cùng với mình và đứa con trai nhỏ tuổi, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của chồng. Vì thế, suốt mấy tháng trời, dù cô vợ lẽ lúc nào cũng mơn mởn sức sống nhưng Tàng đành bất lực.

Nói thêm về Giàng Thị Mái, sau khi về làm vợ lẽ nhà ông trùm, cô đổi sang tên khác, mỹ miều hơn cho hợp với sự giàu sang là Giàng Sao Mai. Theo tìm hiểu của phóng viên, giàu sang thì có, nhưng đổi lại sơn nữ này phải chấp nhận một cuộc sống như người làm công trong nhà Tàng dưới sự kìm kẹp của bà vợ cả. Họa hoằn lắm thì cô mới được chung chăn gối với Tàng khi Giàng Thị Sua vắng nhà.

Gia cảnh nhà Mái nghèo, bố mẹ nợ nần chồng chất, Mái luôn tâm niệm sẽ kiếm một tấm chồng giàu có, hưởng thụ một cuộc sống sung sướng. Đầu năm 2012, Mái quen Tàng và ưng bụng ngay. Khi cô dẫn ông trùm về nhà, bố mẹ cô ra điều kiện phải có đủ 50 triệu để trả nợ thì mới được phép cưới con gái mình. Không một chút đắn đo, Tàng ra xe ô tô ôm ngay một cục tiền vào, vẻ mặt lạnh tanh để lên bàn rồi ung dung ra về với Mái.

Khi đưa Mái về biệt phủ, Tàng xếp cho cô một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi, sắm ngay chiếc xe tay ga và trang sức nhẫn, vòng vàng chờ đến tối để “động phòng”. Nhưng Giàng Thị Sua cao tay hơn, buổi tối thị kêu con trai bị ốm mệt, yêu cầu Tàng phải ngủ cùng mình để trông coi. Và những đêm sau nữa, không lúc nào Sua cho phép chồng mò vào phòng của Mái cả. Mọi hoạt động của Tàng đều bị kiểm soát chặt chẽ.

Được một tháng đầu, vỡ mộng về một cuộc sống nhàn hạ sung sướng, nhiều lúc cô tủi phận ngồi khóc rấm rứt. Để an ủi, Tàng dúi vào tay Mái 20 triệu đồng, bảo cô thích tiêu gì thì tiêu, hết sẽ đưa tiếp. Biết chuyện, Sua không cho Mái nấu cơm, đến bữa, bà vợ cả lại bắt Tàng đi ra ngoài ăn. Vì thế, Mái thường phải đi ra ngoài mấy quầy tạp hóa mua bánh kẹo về ăn. Được mấy hôm, cô phát hiện số tiền lớn giấu dưới gối trong phòng của mình biến mất. Dù biết thủ phạm là ai nhưng Mái đành im lặng.

Sua còn có độc chiêu là khi trời tối, lúc mà Mái đi ra ngoài mua đồ, bà vợ cả liền tranh thủ khóa kín cửa, đồng thời cấm Tàng ra mở, coi như không biết. Báo hại Mái cứ đứng khóc lóc cả đêm, gọi mãi không ai dậy. Nhiều lần như thế, người vợ lẽ này chỉ còn biết tranh thủ những lúc vợ chồng ông trùm đi ăn tối mới dám ra ngoài

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 20138

mua bánh trái, còn không thì chấp nhận nhịn đói. Sau khoảng 5 tháng không chịu được cuộc sống tủi cực trong nhà Tàng, Mái bỏ về nhà bố mẹ.

Về phần Tàng, mất cô vợ trẻ đẹp anh ta cũng tiếc nuối đôi chút nhưng không dám làm phật lòng vợ cả. Hơn ai hết hắn hiểu yếu huyệt của mình bởi vợ cả Giàng Thị Sua là người nắm toàn bộ bí mật tội ác mà hắn đang muốn chôn giấu.

08. Trọng Đạt. KHÁM PHÁ VỤ MA TÚY, THU 1 BÁNH HEROIN VÀ 206 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / Trọng Đạt // Công an nhân dân.- Ngày 17/8/2013.- Số 2943

Hồi lh30’ ngày 16/8, tại bản Thèm Luông, Chiềng Đông, Yên Châu, Công an huyện Yên Châu chủ trì phối hợp với Chi cục Hải quan Sơn La bắt quả tang đối tượng: Nguyễn Văn Sơn, SN 1966, trú tại Tiểu khu 6, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 1 bánh heroin có trọng lượng 344,69 gam, 206 viên ma túy tổng hợp, 1 xe máy, 3 điện thoại di động và hơn 5 triệu đồng.

09. PV. 15,9 TỶ ĐỒNG CHO NÔNG DÂN VAY PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA SÚC / PV // Đại biểu nhân dân.- Ngày 19/8/2013.- Số 231

Trong 7 tháng qua, có 802 hộ nông dân vay 15,9 tỷ đồng mua trâu, bò tăng đàn theo chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc của HĐND tỉnh. Riêng trong tháng 7, các ngân hàng cho 118 hộ vay 1,5 tỷ đồng mua trâu bò tăng đàn, trong đó: Ngân hàng Chính sách giải ngân cho 80 hộ vay 800 triệu đồng (tại Mộc Châu); Ngân hàng Nông nghiệp đã giải ngân cho 38 hộ vay 765 triệu đồng (tại Bắc Yên 10 hộ, Mường La 10 hộ, Sông Mã 9 hộ, Quỳnh Nhai 9 hộ). Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông tăng cường hướng dẫn nông dân quản lý tốt số trâu, bò đực giống đã bình tuyển, trong tháng 7 đàn bò sinh được 206 bê lai; chăm bón tốt diện tích cỏ đã trồng, vận động trồng mới 67ha cỏ voi, cỏ VA06.

10. Kiều Thiện. HẬU DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA: CÁN BỘ VÀ DÂN KÊU KHỔ / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 20/8/2013.- Số 199

BÀI 1: KHÓ KHĂN Ở VÙNG ĐẤT MỚIDự án di dân tái định cư (DDTĐC) Thủy điện Sơn La được rất nhiều

người biết và quan tâm đến, bởi nó là dự án đồ sộ nhất Đông Nam Á, là cuộc DDTĐC lớn nhất trong lịch sử xây dựng Việt Nam. Dự án đã hoàn thành tháng 5/2010. Và bây giờ, nhiều khó khăn đang hiện diện trong cuộc sống của người dân ở các vùng đất mới...

“Thời điểm này, nếu không bị dân chửi bới, vác dao rượt đuổi thì không phải là cán bộ DDTĐC. Thực ra người dân cũng bức xúc lắm rồi, cán bộ cũng khổ không

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 9

kém…” - ông Vũ Huy Hùng - Trưởng Ban quản lý Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La của huyện Thuận Châu (Sơn La) tâm sự.

NHỮNG THÁNG NGÀY SÔI ĐỘNGĐể nhanh chóng đưa dân ra khỏi vùng lòng hồ, đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Nhà máy Thủy điện Sơn La và sớm tích nước để dự án điện sinh lời, các tỉnh trong vùng dự án đã huy động hết công suất, cả nhân tài, vật lực vào cuộc đại di dân này. Tháng 1/2002, pháo hoa đã được bắn lên cùng cầu truyền hình trực tiếp đêm giao thừa - mở đầu cho cuộc di dân tại bản Hua Lon, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Rồi băng rôn, biểu ngữ, áp phích, tranh cổ động; các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; các đoàn lãnh đạo các cấp, người dân cả nước thực hiện “Chung tay vì Thủy điện Sơn La”. Những đoàn xe ô tô chở người, vật liệu nối đuôi nhau chạy khắp nơi trong tỉnh; những điểm thi công làm việc ngày đêm.

Ông Lù Bình - Trưởng Ban quản lý Dự án Di dân tái định cư tỉnh Sơn La nhớ lại: Đấy là thời điểm chúng tôi hầu như suốt ngày ở dưới cơ sở, lãnh đạo tỉnh và huyện cũng vậy. Chỉ cần vận động thêm được một hộ dân tự nguyện di dân là đã coi như một thành công, bởi người dân chẳng ai muốn rời khỏi quê hương bản quán của mình để đến một nơi xa lạ. Ở các điểm đón dân cũng khó khăn không kém bởi phải vừa làm hết tốc lực, vừa điều chỉnh các hạng mục đầu tư cho hợp lý, đúng luật, đảm bảo những yếu tố thuận lợi nhất cho người dân ổn định và phát triển lâu dài. Cả tỉnh này khi ấy là một đại công trường, một đại chiến dịch vận động và hưởng ứng cuộc vận động. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cũng lăn xả vào cuộc, giúp các địa phương tháo gỡ rất nhiều vấn đề…

Khó khăn là vậy nhưng ở thời điểm ấy, công tác DDTĐC Thủy điện Sơn La ở 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu cũng có không ít thuận lợi nhất định. Đó là sự đồng thuận cao của nhân dân cả nước, nhất là người dân vùng TĐC Thủy điện Sơn La. Người di dân sẵn sàng dứt áo ra đi, lập nghiệp trên vùng quê mới. Người nơi đón dân cũng nhường cơm, sẻ áo, dành đất canh tác, đất rừng, đất ở, công sức, tiền của để giúp các hộ chuyển đến sớm ổn định cuộc sống và sản xuất. “Đấy là thời điểm sức mạnh của cả hệ thống chính trị và tình đoàn kết các dân tộc được phát huy cao độ, chan chứa tình người” - bà Cầm Thị Sơn - nguyên Chủ tịch UBND huyện Mai Sơn (Sơn La) thời điểm đón dân TĐC Thủy điện Sơn La, nói vậy.

GÁNH NẶNG TRÊN VAI NGƯỜI DÂN… Tại tỉnh Sơn La, nơi chiếm tới 2/3 số dân tái định cư trong Dự án Thủy

điện Sơn La và là một trong những tỉnh làm tốt nhất công tác DDTĐC nhưng cuộc sống của bà con nông dân nhiều nơi vẫn khó khăn chồng chất. Anh Vì Văn Tấm - Bí thư chi bộ bản Sơn Pha, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Sơn La, thật thà tâm sự: Chúng tôi được bố trí đất ở, đất sản xuất tại địa bàn thuận lợi về giao thông, có nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phát triển hơn nơi ở cũ. Lúc đầu bà con cũng

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201310

hứng khởi lắm, chăm chỉ làm ăn, cố gắng làm giàu. Nhưng đất đai có hạn mà vốn liếng thì Nhà nước chưa thanh toán các khoản bồi thường chênh lệch. Vì thế, có muốn vươn lên cũng khó, cố lắm cũng chỉ ở mức không nghèo thôi. Mà bản chúng tôi là một trong những bản có nhiều thuận lợi của dân TĐC, chắc chắn sẽ có những bản khác khó khăn hơn nhiều!

Anh Điêu Chính So - Trưởng bản Quỳnh Thuận, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, Sơn La, cho biết: Tôi cũng đến nhiều điểm TĐC trong tỉnh và thấy rằng Thuận Châu là một huyện làm tốt công tác đón dân TĐC. Nhưng nếu không có vốn và không tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ thì người dân TĐC vẫn rất khó khăn. Cứ tính bình quân mỗi hộ đang bị Nhà nước nợ khoảng 30 - 40 triệu đồng tiền bù giá chênh lệch đất giữa nơi chuyển đi và nơi đến trong mấy năm vừa qua đã thấy chúng tôi thiệt thòi thế nào. Với số tiền ấy, chúng tôi có thể mua mỗi hộ 1 cặp trâu bò và đến nay, sau 5 năm TĐC, ít nhất mỗi cặp trâu bò ấy cũng đã được nhân đôi. Đó là chưa tính những thiệt thòi khi chúng tôi chuyển đến nơi ở mới là không còn được hưởng chính sách khám chữa bệnh ưu đãi, mất luôn cả khoản cấp báo Nông thôn ngày nay hàng ngày…

Theo ông Lù Bình - Trưởng Ban quản lý Dự án DDTĐC Thủy điện Sơn La tỉnh Sơn La thì: Người dân TĐC Sơn La và cả người dân vùng sở tại đón dân TĐC đang phải gánh chịu nhiều thiệt thòi và họ cũng rất bức xúc bởi những thiệt thòi ấy. Thực ra, cán bộ chúng tôi cũng đang “lực bất tòng tâm”, khổ lắm chứ…!

11. Xuân Quảng. THĂM LẠI SƠN LA / Xuân Quảng // Đại đoàn kết.- Ngày 20/8/2013.- Số 232

Đến thăm Nhà tù Sơn La những ngày cả nước đang sục sôi hào khí kỷ niệm Cách mạng tháng 8, chúng tôi đã hiểu rõ hơn về những chứng tích cách mạng và tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên trung năm xưa. Nén hương thơm được thắp lên cũng là lời tri ân và tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh ở nơi này.

Giờ đây, thành phố Sơn La đã trở thành một đô thị giữa rừng núi Tây Bắc. Giữa lòng thành phố đang phát triển đó có ngọn đồi mang tên Khau Cả nằm soi mình bên dòng suối Nậm La. Trên ngọn đồi đó có Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ XX để đầy ải các chiến sĩ cộng sản.

Nhà tù Sơn La là nơi lưu giữ chứng tích lịch sử và minh chứng của một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng, tinh thần bất khuất của những người cộng sản kiên cường đã bị đầy ải bởi thực dân Pháp giam cầm. Nơi đây đã giam giữ tổng cộng 1.007 lượt tù nhân cộng sản, trong đó có nhiều đồng chí là Thành ủy, Xứ ủy, Ủy viên Trung ương Đảng như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Xuân Thủy, Song Hào...

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 11

Giặc Pháp muốn biến nhà tù thành nơi đè bẹp ý chí đấu tranh cách mạng của những chiến sĩ trung kiên, mượn nơi rừng thiêng, nước độc này để thủ tiêu những người cộng sản. Thế nhưng, sự hà khắc, tàn ác của thực dân Pháp không làm nhụt chí những chiến sĩ cộng sản. Cuối năm 1935, với quyết tâm biến chốn tù đày thành nơi rèn luyện ý chí của người cộng sản, tổ chức Hội đồng thống nhất do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch được bí mật thành lập. 4 năm sau, Chi bộ lâm thời Nhà tù Sơn La được hình thành, đồng chí Nguyễn Lương Bằng được cử làm Bí thư chi bộ. Tổ chức Đảng được bí mật thành lập đã lãnh đạo các tù nhân ở Nhà tù Sơn La khôn khéo đấu tranh để không ra gốc ổi - có nghĩa là đấu tranh để sống trong hàng ngũ, để sống với Đảng, với cách mạng, không phải gửi nắm xương tàn nơi nghĩa địa gốc ổi. Chi bộ Nhà tù Sơn La bắt liên lạc với bên ngoài thông qua hộp thư cây đa bản Hẹo. Nhiều quần chúng tốt được giác ngộ cách mạng, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Tiêu biểu là Lò Văn Giá - một thanh niên người dân tộc Thái đã mưu trí, dũng cảm dẫn đường cho đoàn tù vượt ngục thành công. Hoạt động của Chi bộ Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi của nhiều đảng viên cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu.

Cảm phục ý chí kiên cường của những người tù cộng sản bị giam cầm tại nhà tù Sơn La, Bác Hồ đã viết: “Biến cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận. Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằng, chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn cản được bước tiến của cách mạng. Mà trái lại nó đã trở nên một thứ lửa thử vàng, nó rèn luyện cho người cách mạng càng thêm cứng rắn…”.

Cô hướng dẫn viên của Bảo tàng tỉnh Sơn La đưa chúng tôi vào thăm quan các điểm di tích, nơi đã từng giam giữ những người tù trung kiên của cách mạng. Chẳng hạn như xà lim ngầm bên trên có bể nước để xả nước xuống tra tấn hoặc thủ tiêu các chiến sĩ cộng sản bất cứ lúc nào. Rồi đến xà lim chéo, trại ba gian làm chúng tôi rùng mình căm phẫn vì sự hà khắc, tàn ác của giặc Pháp đối với những chiến sĩ cách mạng của ta. Điển hình là người chiến sĩ cộng sản dân tộc Tày tham gia hoạt động cách mạng rất sớm Đàm Văn Lý, vào Đảng năm 1932, năm 1936 là Châu ủy viên châu Hà Quảng, năm 1939 bị bắt, bị đày lên Nhà tù Sơn La. Năm 1940, ông vượt ngục nhưng chẳng may bị bắt lại. Bọn cai ngục đã sát hại ông, chặt đầu bêu trước cổng Nhà tù Sơn La để uy hiếp tinh thần các chiến sĩ cộng sản.

Cô hướng dẫn viên cho chúng tôi biết: Thời Pháp thuộc, cứ mỗi lần nhắc đến Sơn La là người ta thường gắn với cụm từ “lam sơn chướng khí” “rừng thiêng, nước độc”. Hồi đó, không riêng gì người tù mà cả những người dân nơi đây thường mắc các căn bệnh như phù thũng, kiết lỵ, thương hàn, sốt rét. Thực dân Pháp lợi dụng sự khắc nghiệt về thời tiết là những trận gió Lào, dịch bệnh làm vũ khí để giết dần, giết

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201312

mòn tù nhân cộng sản. Chính vì vậy, trong một lá thư mật gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ, Công sứ Sơn La Xanhpulôp đã viết: “... Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hòa”.

Đến thăm Nhà tù Sơn La những ngày cả nước đang sục sôi hào khí kỷ niệm Cách mạng tháng 8, chúng tôi được nghe kể, tận mắt ngắm nhìn và cảm nhận sự khó khăn, vất vả nhưng rất đỗi vinh quang của những người chiến sĩ cộng sản trong tù đầy đã sáng tạo, tuyên truyền, giác ngộ, nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng không chỉ cho những người tù cộng sản mà cho cả những quần chúng yêu nước ở địa phương thời kỳ ấy; cùng thắp nén hương thơm để tri ân và tưởng nhớ các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh nơi này để có được ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám của dân tộc thành công…

Trải qua hai trận đánh phá bằng bom của giặc. Lần thứ nhất vào năm 1952, khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã cho máy bay thả bom phá nhà tù nhằm xóa dấu vết bao tội ác trời không dung, đất không tha do bọn chúng gây ra ở địa ngục trần gian. Lần thứ hai vào năm 1965, đế quốc Mỹ khi đánh phá thị xã Sơn La đã thả bom phá hủy phần còn lại của Nhà tù Sơn La.... Mặc dù Nhà tù Sơn La bị phá hủy gần hết nhưng như có một phép màu kỳ lạ, cây đào do đồng chí Tô Hiệu gieo trồng bên cửa sổ nơi bị giam giữ vẫn như còn nguyên vẹn. Cây đào tiếp tục bám rễ, vươn cành và nở hoa mỗi dịp Tết đến, xuân về như một chứng nhân của lịch sử, khẳng định sức sống vĩnh hằng, ý chí quật cường, đấu tranh gian khổ của những con người cộng sản trung kiên, giành độc lập cho dân tộc, cho đất nước.

Sau ngày hòa bình thống nhất, năm 1980, Bảo tàng tỉnh Sơn La bắt đầu tiến hành phục chế lại nhà tù; xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Đặc biệt là cây đào Tô Hiệu và hậu duệ của nó được chăm sóc cẩn thận, nhân giống để trồng ra nhiều nơi.

Hàng năm, tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng vạn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mỗi người đến đây không chỉ để được trải nghiệm, hồi tưởng lại cuộc chiến tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua mà quan trọng hơn là nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với những gì mà các bậc tiền bối đã dày công gây dựng cho hôm nay.

12. PV. SƠN LA CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 / PV // Đại biểu nhân dân.- Ngày 21/8/2013.- Số 233

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La cho biết, ngoài tổ chức các hoạt động

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 13

thường niên như: Trại văn hóa các dân tộc Mộc Châu; Lễ hội Hết Chá tại rừng thông Bản Áng..., năm nay Sơn La còn tổ chức thêm 2 chương trình mới là Vũ hội đường phố và Hội thi thuyết minh viên du lịch tại huyện Mộc Châu. Điểm nhấn sẽ là chương trình biểu diễn nghệ thuật Vũ hội đường phố, tổ chức ngày 2/9, tại 5 địa điểm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Khách sạn Hương Sen, bến xe khách, Nhà văn hóa và Sân vận động huyện. 5 đoàn nghệ nhân đại diện cho 5 dân tộc Dao, Mường, Thái, Mông, Kinh sẽ luân phiên biểu diễn những điệu múa đặc sắc: Múa chuông, múa sạp, múa xòe, nhảy tha kềnh...

13. T. Thư. HƯỚNG TỚI LOẠI TRỪ LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON / T. Thư // Gia đình và xã hội.- Ngày 21/8/2013.- Số 100

Với chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015”, năm nay, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Sơn La đã được Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tài trợ triển khai tại 4 huyện (Mai Sơn, Thuận Châu, Sông Mã và TP. Sơn La) với 26 xã, phường.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 29.000 phụ nữ mang thai được tư vấn và làm xét nghiệm HIV miễn phí, đã phát hiện 127 người nhiễm HIV; 98 trẻ em do mẹ nhiễm HIV sinh ra được điều trị dự phòng.

14. Anh Đài. TIN VẮN / Anh Đài // Gia đình và xã hội.- Ngày 21/8/2013.- Số 100

Ngày 20/8, UBND huyện Sốp Cộp (Sơn La) cho biết đang khẩn trương xử lý vụ sập cầu sắt bắc qua suối Nậm Lạnh hôm 18/8 do xe tải gây ra. Lực lượng chức năng địa phương đã làm cầu tạm cho người dân qua lại. Được biết, xe tải có tổng trọng lượng khi chở hàng là gần 25 tấn, trong khi cầu chỉ cho phép xe dưới 5 tấn đi qua.

15. PV. XÁC CHẾT SAU NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN / PV // An ninh thủ đô.- Ngày 22/8/2013.- Số 3892

Ngày 20/8, người dân phát hiện anh Nguyễn Văn Bao (SN 1984), trú tại xã Chiềng Khoa, huyện Mộc Châu, chết ở phía sau nhà máy thủy điện bản Nà Chá, xã Chiềng Khoa, huyện Mộc Châu. Lực lượng Công an huyện đang phối hợp với Công an tỉnh tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi và tiến hành điều tra làm rõ.

16. Nguyễn Minh Nhật. CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Ở TỈNH SƠN LA: NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG / Nguyễn Minh Nhật // Tạp chí Gia đình và trẻ em.- Ngày 22/8/2013.- Số 34

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201314

Sơn La là một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn, trên 80% ngân sách cần có sự đầu tư của Trung ương. Các chương trình mục tiêu cho trẻ em hầu như do Trung ương hỗ trợ. Nhưng bằng nỗ lực của mỗi gia đình, mỗi địa phương, sự ủng hộ, đóng góp của cộng đồng và sự đầu tư, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trẻ em Sơn La đã từng bước được chăm sóc tốt hơn. Kết quả ngày hôm nay cho chúng ta nhiều kỳ vọng.

Sơn La là tỉnh miền núi vùng Tây Bắc Việt Nam, có 250km đường biên giới với Lào, diện tích tự nhiên trên 14.000km2, dân số ước trên 1,1 triệu người, có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 82%. Tổng số trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh gần 270.000 em, chiếm 24% dân số.

Toàn tỉnh có trên 84.000 trẻ em hiện đang sống trong các hộ gia đình nghèo, có gần 6.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (HCĐBKK). Xác định sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSGDTE) là sự nghiệp của toàn dân, mọi cấp, mọi ngành và trong mỗi gia đình, 8 năm qua, tỉnh Sơn La thường xuyên phát động phong trào “Hãy dành cho trẻ em những gì mà ta có”. Đây là khẩu hiệu hành động, là định hướng cho các hoạt động vì trẻ em của tỉnh.

Trong 8 năm qua, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình hành động Vì trẻ em của tỉnh đã đạt kết quả đáng khích lệ: Trẻ em đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được hưởng nền giáo dục chất lượng; Tỷ lệ học sinh đi học ngày càng cao; Các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em ngày càng được quan tâm. Trẻ em có HCĐBKK được toàn xã hội quan tâm, chăm sóc; Các quyền cơ bản và bổn phận trẻ em được bảo đảm; Các vụ vi phạm Quyền Trẻ em được các cơ quan pháp luật xử lý nghiêm khắc; Trẻ em vi phạm pháp luật được giáo dục kịp thời. Tỉnh Sơn La đã hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học. Các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe trẻ em được triển khai có kết quả, tỷ lệ trẻ em tử vong do mắc bệnh giảm đáng kể. Trẻ em được khám, chữa bệnh miễn phí theo qui định của Chính phủ. Các em đã có nơi vui chơi, được khuyến khích phát triển trí tuệ, được tham gia các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến về quyền lợi của mình...

Từ khi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện, cùng với quan tâm phát triển kinh tế, công tác BVCSGDTE được tỉnh Sơn La chú trọng hơn. Các quyền cơ bản của trẻ em được các cấp, các ngành trong tỉnh thường xuyên chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

Trên cơ sở đó, phương hướng công tác BVCSGDTE giai đoạn tới của tỉnh Sơn La là: “Tiếp tục tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, nhân dân các dân tộc Sơn La thi hành triệt để Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Tăng cường quản lý Nhà nước về sự nghiệp BVCSGDTE bằng pháp luật; Kết hợp chặt chẽ giữa ba

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 15

môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội, trong đó chủ yếu là gia đình; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Xử lý nghiêm và kịp thời, công khai các vụ vi phạm quyền trẻ em; Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được hưởng các quyền và làm tốt bổn phận của mình”.

17. Thái Sinh. CUỘC THIÊN DI VĨ ĐẠI CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN / Thái Sinh // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 22/8/2013.- Số 168

BÀI 1: QUAM TÔ MƯƠNG - BẢN HÙNG CA LỊCH SỬ CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN

Tôi đã nhiều năm sống với người Thái Đen ở Nậm Sỏ (Tân Uyên, Lai Châu), nên hiểu khá kỹ về các phong tục tập quán của họ và nói được tiếng Thái. Không ít người nhầm tưởng tôi là người Thái, dân bản coi tôi như con em họ. Từ lâu tôi đã đặt câu hỏi: Người Thái Đen từ đâu tới?

Năm 1975, tôi mới ra trường được điều về xã Nậm Sỏ dạy học. Khi đó tôi mới 21 tuổi, vừa mới trút bộ quần áo giáo sinh đến vùng khó khăn bậc nhất của huyện Than Uyên, khi đó chưa tách thành hai huyện Than Uyên và Tân Uyên như bây giờ. Tôi dạy học ở đó 4 năm, cả xã chỉ có khoảng 10 người biết nói tiếng Kinh, sống trong môi trường như thế tôi phải tự học tiếng Thái từ chính người dân và học sinh của mình.

Đường vào Nậm Sỏ dài hơn 30 km đường rừng đèo núi quanh co, có chỗ chỉ vừa hai người tránh nhau có 3 cái dốc dài kinh khủng, đó là dốc Phiêng Ban, Huổi Mèn và Ngam Kha. Từ trên đỉnh dốc Ngam Kha nhìn xuống, xã Nậm Sỏ nằm trong một thung lũng dài và hẹp dọc theo hai con suối Nặm Ngò và Nặm Sỏ, ruộng bậc thang vân vi quanh các sườn núi. Chỉ một con đường duy nhất đến được Nậm Sỏ, đó là con đường từ trên đỉnh núi xuống. Người dân Nậm Sỏ chủ yếu là dân tộc Thái Đen, họ lập thành từng bản đông đúc, nhà sàn làm bằng những cây cột khá to điều đó muốn nói họ đến lập cư trên mảnh đất này đã khá lâu. Họ từ đâu tới? Đó là câu hỏi nhiều người lắc đầu.

Do sống trên núi cao nên người dân mắc nhiều bệnh tật, nhất là vào mùa mưa và những ngày giáp hạt. Đói thường sinh nhiều bệnh tật, mùa mưa ẩm ướt cũng sinh bệnh. Người dân xã Nậm Sỏ ngày ấy được phát không thuốc chữa bệnh, nhưng chủ yếu là: Thuốc cảm, đau đầu, sốt rét...

Bản Nà Ngò nằm ngay dưới chân dốc Ngam Kha, bản có khoảng hơn ba chục nóc nhà, nhưng lại có bốn ông thầy cúng, người ta gọi là ông mo. Ông mo có tên là Lò Văn Cứu, dáng ông gầy nhỏ nhà nằm gần cuối bản, biết nói tiếng Kinh nhưng không thạo lắm. Ông bảo: Thầy giáo ạ. Tao không biết chữ phổ thông đâu, ngày xưa có học chữ Thái, nhưng lâu rồi không nhớ nữa... Tôi kinh ngạc, ông không biết chữ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201316

nhưng các bài cúng ông đọc thâu đêm. Hỏi ra mới hay ông học truyền miệng từ người thầy mo từ lúc ông tám chín tuổi. Tôi không tin các thầy cúng có thể đuổi được ma tà, nhưng thích xem các thầy cúng, bởi giọng cúng của họ là những câu văn vần, họ cúng như hát.

Thầy cúng được dân bản kính trọng, họ chính là trí thức bản địa nơi họ sinh sống. Tôi hỏi ông Cứu: Người Thái từ đâu tới đây, họ tới Nậm Sỏ theo đường nào? Ông Cứu trả lời: Theo các cụ kể lại người Thái Đen tới Nậm Sỏ theo dòng Nậm Mu rồi ngược dòng Nặm Sỏ lên. Còn từ đâu tới thì không ai biết...

Câu hỏi ấy gần 40 năm sau tôi mới được trả lời. Ông Lò Văn Biến, một trí thức bản địa người dân tộc Thái Đen hiện đang sống ở bản Cang Nà, phường Trung Tâm, TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái kể cho tôi nghe cuộc thiên di vĩ đại của tổ tiên ông từ vùng đất Xíp Xong Ba Na nơi thượng nguồn sông Hồng thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác. Do cuộc chiến tranh sắc tộc kéo dài liên miên giữa dân tộc Hán và các bộ tộc thiểu số khác, người Thái dạt xuống miền núi phía Bắc Việt Nam, Điện Biên là nơi họ đặt chân đầu tiên vào khoảng thế kỷ 7 rồi tỏa đi khắp vùng Đông Nam châu Á và phía Nam tỉnh Vân Nam.

Hai anh em rể người Thái Đen có tên là Tạo Xuông và Tạo Ngân, đã dẫn đoàn di cư theo dòng sông Hồng xuôi về phương Nam. Tới Văn Yên họ gặp dòng suối Thia nước xanh như lá chuối chảy từ trong rừng ra, Tạo Xuông và Tạo Ngân nhìn dòng nước bảo: Phía đầu nguồn dòng suối kia là vùng đất yên bình và màu mỡ, họ dẫn đoàn người ngược dòng Thia vào khai phá đất Mường Lò.

Từ Pú Lo nhìn xuống cánh đồng Mường Lò bạt ngàn lau lách và cây rừng giống chư chiếc chảo nấu rượu Tạo Xuông gọi là Lo Lẩu. Sau khi chặt cây dựng nhà lập bản trên núi Pú Lo, Tạo Xuông tổ chức khai phá ruộng nương, vợ Tạo Xuông đẻ ra một người con trai, đặt tên là Tạo Lò, khi về già Tạo Xuông trao quyền cho Tạo Lò cai quản vùng đất Lo Lẩu, người dân gọi là Mường Lò. Tên Mường Lò được gọi từ đó đến nay.

Vợ Tạo Lò sinh ra được bảy người con trai đặt tên là: Ta Lúc, Ta Lẳu, Lặp Li, Lò Li, Lạng Ngạng, Lạng Quang, Lạng Chượng. Ông chia cho mỗi con cai quản một vùng đất Mường Lò, khu vực vùng ngoài Văn Chấn rồi ngược lên Gia Hội, Tú Lệ. Người con út Lạng Chượng do sinh sau đẻ muộn không có đất lại có tới 27 người con, ông quyết định ngược Khau Phạ sang Mường Chiến (Sơn La) lập bản, lập mường. Đi tới sông Đà thì gặp người Khơ Mú, hai bên đánh nhau dữ dội, quân của Lạng Chượng thua to. Lạng Chượng cho người quay lại Mường Lò cầu cứu viện binh. Nhờ có viện binh quân của Lạng Chượng đánh lui quân Khơ Mú, thủ lĩnh quân của Khơ Mú là Khum Ăm Poi bỏ đất Mường La cho quân Lạng Chượng rút lên đất Viêng Hai nay là TP. Sơn La lập ấp xây đồn. Biết không thể thắng Khum Ăm Poi, Lạng Chượng xin làm con rể Khum Ăm Poi lấy Nàng An một nữ tướng làm vợ. Sau

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 17

đó Lạng Chượng bày rượu lập mưu giết Khum Ăm Poi, quân Khơ Mú mất chủ tướng bỏ chạy về Mộc Châu, Lạng Chượng giao lại cho quân sĩ cai quản vùng đất nhỏ còn mình dẫn đại quân vượt qua Tuần Giáo, Mường Ả, Mường Phăng tiến về Mường Theng nay gọi là Mường Thanh một vùng đất rộng lớn, cây cối tốt tươi chinh phục các bộ tộc nơi đây trong đó có những người Thái đã tới đây từ thế kỷ 7 để lập mường. Do biết cha mình bị giết bởi bàn tay của Lạng Chượng, Nàng An mới lập mưu cưa cầu bắc qua sông Nậm Rốm để giết Lạng Chượng trả thù cho cha là Khum Ăm Poi. Sau khi Lạng Chượng mất, nhưng con cháu của Lạng Chượng và Nàng An tiếp tục cuộc thiên di về các vùng đất Lai Châu, Hòa Bình, Thanh Hóa rồi vượt núi rừng sang Lào, Thái Lan, Miến Điện... lập nên những bản làng người Thái Đen.

Quam Tô Mương được viết bằng chữ Thái cổ là bản hùng ca bi tráng, biên niên sử của người Thái Đen trong cuộc thiên di vĩ đại đi mở đất lập mường do nhà Thái học Nguyễn Văn Hòa sưu tầm và tổ chức biên dịch từ bản chép tay trên giấy dó đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.

Qua bản trường ca này đã cho chúng ta biết con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngân hiện đang có mặt ở khắp nơi trên vùng núi phía Bắc Việt Nam và một số nước Đông Nam châu Á. Người Thái Đen Việt Nam và một số nước đã coi Mường Lò là đất tổ của mình, họ gọi Mường Lò là “Đin pẩu pú” hay “Bản pẩu mương pú”, nghĩa là đất tổ tiên của người Thái Đen, coi Tạo Xuông, Tạo Ngân là thủy tổ của mình.

Hằng năm những người Thái Đen ở khắp nơi trong đó không ít người từ Lào, Thái Lan và Mỹ... đã hành hương về Mường Lò thăm lại quê cha đất tổ. Hội người Thái Đen ở Thái Lan đã in thành lịch treo trong nhà để nhắc nhở cháu con luôn nhớ về vùng đất của tổ tiên mình.

18. Kiều Thiện. GIÚP DÂN VÙNG THỦY ĐIỆN PHÁT HUY LỢI THẾ / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 23/8/2013.- Số 202

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.

Sau khi di dân khỏi lòng hồ Thủy điện Sơn La, điều kiện sản xuất của ND Quỳnh Nhai thay đổi do phần lớn đất ruộng bị ngập chìm, diện tích canh tác chủ yếu trên đất nương, dốc và mặt nước lòng hồ với nghề mới là chăn nuôi, đánh bắt thủy sản.

TÍCH CỰC SẢN XUẤTÔng Hoàng Văn Khơi, ND bản Hé, xã Mường Chiên, cho biết: Sau khi lòng

hồ tích nước, diện tích lúa ruộng bị ngập hết, cán bộ Hội ND cùng khuyến nông hướng dẫn chúng tôi nhanh chóng chuyển đổi sản xuất với nhiều loại cây, con giống phù hợp với điều kiện mới. Cây lúa nương, cây sắn, cây ngô bây giờ là 3 loại cây

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201318

trồng chủ yếu của chúng tôi. Vật nuôi cũng được chú trọng nhân đàn để làm hàng hóa, tăng nguồn thu. Ít vốn thì nuôi vịt, nuôi gà; nhiều vốn hơn thì nuôi lợn, dê, bò... Nhờ thế, tuy điều kiện sống và sản xuất thay đổi lớn nhưng thu nhập của người dân vẫn đảm bảo, tâm lý bà con ổn định nhanh hơn. Nuôi cá theo hướng sản xuất hàng hóa là một nghề mới với ND Quỳnh Nhai để tận dụng lợi thế rất lớn của địa phương với hàng triệu m2 mặt nước. Hội đã phối hợp với các doanh nghiệp, khuyến nông chuyển giao thành công nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cho ND.

ĐÓNG GÓP VIỆC CÔNGNgay trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, việc tiêm phòng dịch trước đây chưa

được bà con chú trọng nhưng nay thì đã thay đổi nhiều. Ông Lò Văn Tăng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, cho biết: Nhận thức về việc tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm của bà con Quỳnh Nhai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con chủ động đề xuất, thông tin với cán bộ thú y để phối hợp bảo vệ tốt vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại và nhân đàn nhanh. Khi một hộ ND biết tự giác bảo vệ vật nuôi thì lợi thế về con vật nuôi hàng hóa của cả địa bàn sẽ được nâng lên.

Không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình, hội viên, ND Quỳnh Nhai còn tích cực đóng góp ngày công, tiền của vào công việc chung mỗi khi Hội ND vận động. Bà Hoàng Thị Thành - Chủ tịch Hội ND huyện Quỳnh Nhai cho biết: Từ đầu năm đến nay, Hội đã vận động bà con sửa chữa được 181 công trình thủy lợi, dọn được 125,5km kênh, mương dẫn nước với khối lượng đất, đá, rác thải lên tới cả ngàn m3. Số ngày công nhân dân đóng góp lên tới gần 20.000 công và trên 4.200 cây tre, nứa. Trị giá huy động sức dân lên tới gần 1 tỷ đồng. Điều đó phần nào nói lên hiệu quả hoạt động hội với ND huyện Quỳnh Nhai.

“Khi nước lòng hồ mới dâng, nhìn mặt nước mênh mông đã thấy run, chả mấy ai dám ra hồ bắt cá. Nay thì khác rồi, ai cũng biết cách kiếm cơm từ lòng hồ này: Thả đó, trúm, lờ, đánh lưới, kéo vó, hớt tôm dạt... Tính ra ngày ít cũng thu được khoảng trăm ngàn đồng”. Chị Hoàng Thị Thuyết, ND bản Kích, xã Pắc Ma Pha Khinh

19. Đức Tuấn. SƠN LA KIÊN TRÌ ĐẨY LÙI MA TÚY / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 23/8/2013

Sơn La vốn là địa bàn trọng điểm trong toàn quốc về ma túy. Hơn bảy năm qua, với sự vào cuộc kiên trì, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, được sự đồng thuận của nhân dân, công tác đấu tranh đẩy lùi ma túy ra khỏi đời sống xã hội đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ.

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, tình trạng trồng, buôn bán, vận chuyển, nghiện hút ma túy ở Sơn La rất phức tạp. Tình hình buôn bán ma túy trên địa bàn ngày càng tinh vi, táo tợn, có tổ chức, hình thành đường dây buôn bán với số lượng

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 19

lớn. Các đối tượng buôn bán ma túy ngày càng liều lĩnh, sử dụng cả vũ khí nóng, gây bất ổn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo thống kê, đến năm 2005, toàn tỉnh có 9.487 người nghiện ma túy. Khi thực hiện rà soát chặt chẽ, tố giác người nghiện và các đối tượng buôn bán, con số này đã tăng lên 26.652 người nghi nghiện, sau rà soát kết luận có 21.202 người mắc nghiện, con số này tương đương 2% số dân toàn tỉnh.

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Kết luận số 03 ngày 7/1/2006, về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống ma túy, thành lập Ban chỉ đạo 03 Tỉnh ủy. Ở các huyện, thị ủy đến cấp xã, bản, đồng chí bí thư hoặc phó bí thư chi bộ trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ đạo 03. Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy các cấp thành lập 4.122 ban chỉ đạo ba cấp huyện, xã, bản, với 28.121 thành viên làm công tác phòng, chống ma túy.

Ban chỉ đạo 03 Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực, tháo gỡ khó khăn, chỉ đạo mở các đợt tiến công triệt phá các ổ, nhóm, đường dây buôn bán ma túy. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Ban chỉ đạo 03 Tỉnh ủy đã hai lần sửa đổi quy chế làm việc, sáu lần kiện toàn bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế; ban hành 1.044 văn bản, in 14 tập sách, xây dựng hai đĩa VCD, in sao bằng ba thứ tiếng (tiếng phổ thông, Thái, Mông) để tuyên truyền; toàn tỉnh đã mở 23 hội nghị cán bộ chủ chốt bàn chuyên đề về phòng, chống ma túy; mở chín đợt tiến công truy quét tội phạm ma túy.

Sự khác biệt trong công tác phòng, chống ma túy ở Sơn La thời gian qua là có cách làm sáng tạo, dựa vào nhân dân để truy quét các tệ nạn ma túy. Theo đó, tổ chức tuyên truyền vận động đến từng nhà, rà soát từng đối tượng, có hồ sơ quản lý từng người nghiện, xây dựng quy trình cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, làm cho công tác này đi vào thực chất; tổ chức cai nghiện tại các trung tâm giáo dục lao động cho 12.877 người nghiện. Số còn lại tự cai tại gia đình và cộng đồng. Ðến nay, đã có 12.828 người không tái nghiện, đủ điều kiện ra khỏi danh sách quản lý. Trong đó, 6.690 người hoàn thành dứt điểm quy trình cai nghiện, 1.650 người chuyển khỏi địa bàn... Hiện nay còn 8.374 người đang tiếp tục phải quản lý, tỷ lệ người không tái nghiện chiếm 93%. Song song với công tác phát hiện, quản lý cai nghiện, Sơn La đã tập trung triệt phá cây thuốc phiện, các tụ điểm buôn bán ma túy, nhất là các đường dây buôn bán ma túy lớn qua biên giới. Bảy năm qua, toàn tỉnh đã bắt giữ 6.355 vụ, 9.738 đối tượng về ma túy, thu giữ 327,85 kg heroin, 78,5 kg nhựa thuốc phiện, 89.491 viên ma túy tổng hợp, 1,64 kg ma túy đá, 82 súng các loại...

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động của Ban chỉ đạo 03, tỉnh Sơn La đã đúc kết được chín việc lớn tiêu biểu, đó vừa là thành tích, vừa là cách làm và bài học kinh nghiệm cho công tác phòng, chống ma túy thời gian tới. Tỉnh ủy Sơn La đã thông

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201320

báo Quyết định số 585/QÐ-TU ngày 18/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về kết thúc hoạt động Ban chỉ đạo 03. Ðây vừa là kết quả của việc sắp xếp lại bộ máy, tránh chồng chéo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Ðảng, vừa là thời điểm thích hợp bàn giao nhiệm vụ này cho Ban chỉ đạo 50. Ðánh giá về việc chuyển giao nhiệm vụ này, chúng tôi gặp đồng chí Nguyễn Văn Ký, nguyên Bí thư Ðảng bộ phường Quyết Tâm, là một địa bàn khó khăn, phức tạp nhất về tệ nạn ma túy thời gian qua ở thành phố Sơn La, đồng chí cho rằng: "Nếu không có Ban chỉ đạo 03 thì ma túy nó "cướp" hết con cháu mình rồi! Bà con nhân dân phường Quyết Tâm giờ đã ăn ngon, ngủ yên". Câu nói ấy có thể hiểu rằng, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội ở Sơn La đã ổn định, cuộc sống của bà con nhân dân đã bình yên trở lại.

Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8/2013, Công an tỉnh Sơn La đã phối hợp Ban chỉ đạo 279 tiến công phá nhiều chuyên án lớn. Ðáng chú ý là tên Tráng A Tàng, trùm ma túy vùng Tây Bắc có biệt danh là "Tàng Keangnam" đã sa lưới pháp luật. Một loạt các chuyên án lớn, đường dây buôn bán ma túy qua biên giới đã bị bóc gỡ, triệt phá. Ðây là tín hiệu đáng mừng nhằm "cắt" nguồn cung cấp ma túy chủ yếu vào Việt Nam.

20. PV. ĐỘT NHẬP “THÁNH ĐỊA MA TÚY” MỘC CHÂU SAU KHI ÔNG TRÙM “TÀNG ĐÔ LA” BỊ BẮT / PV // Gia đình và cuộc sống.- Ngày 16, 20 23/8/2013.- Số 61,62,63

BÀI 2: CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ THÂN PHẬN “TỲ NỮ” TRONG DINH THỰ CỦA “TRÙM TÀNG”

Chuyện có nhiều vợ đối với ông trùm ma túy ở Mộc Châu cũng chẳng có gì là mới. Ai cũng thế, có tiền là đầy rẫy các bóng hồng vây quanh. Tráng A Tàng cũng vậy. Dù vừa thấp vừa béo, lại xấu xí nhưng với kiểu sống trên tiền và quyền lực vô hạn trong lãnh địa của mình, gã luôn có cả tá các bóng hồng vây quanh. Điều đáng nói, tất cả đều có chung một kết cục chẳng mấy tốt đẹp.

GÃ TRAI NHIỀU VỢKhông tính đến chuyện Tàng cặp kè với hàng tá các cô gái đẹp khác trong

huyện, cho tiền sinh sống, mở quán buôn bán, thì ít ra gã cũng có 2 người vợ chính thức. Người vợ đầu của gã ở cùng bản Lũng Xá, Loóng Luông, tên là Giàng Thị Sua (SN 1989). Cưới nhau năm 2004 và có với nhau 3 đứa con trai. Người vợ 2 tên là Giàng Thị Mái (SN 1995) ở xã Vân Hồ, được Tàng đưa về Tiểu khu 70 đầu năm 2012, chỉ ở với gã được 5 tháng, ông trùm còn định cưới thêm người thứ ba nữa tên Giàng Thị Chớ, cũng ở trong bản Lũng Xá, khi đã khiến người phụ nữ này có bầu trong một lần “rong chơi”. Tuy nhiên, trước sự ghen tuông, phản đối quyết liệt của cô vợ đầu, Tàng buộc phải chấp nhận “buông” và không quên “ném” cho Chớ 1 tỷ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 21

đồng, gọi là để dưỡng thai.Thuở hàn vi, khi mà Tráng A Tàng quyết định tách ra lập đường dây riêng vận

chuyển và buôn bán ma túy từ Lào về, tiền tiêu như nước, gã trở thành “mục tiêu” theo đuổi của nhiều cô gái ở bản Lũng Xá, trong đó có Giàng Thị Sua. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tàng giàu lên một cách khủng khiếp, sắm sửa nội thất trong nhà toàn những thứ đắt tiền, tiêu pha bằng đô la, mua cả xe Lexus giá 2,5 tỷ phục vụ cho việc “kinh doanh”. Những lúc rảnh rỗi, Tàng lại đánh xe đi du lịch khắp nơi, vung tiền hưởng thụ cuộc sống vương giả. Với mong ước được sung sướng, không phải suốt ngày lặn lội lên nương rẫy, Sua đã xin gia nhập đường dây của Tàng và tìm mọi cách tiếp cận ông trùm. Mặc dù nhan sắc cũng thuộc loại bình thường, nhưng “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, năm 2004, Sua chính thức lên chức bà trùm, trở thành trợ thủ đắc lực trong những phi vụ buôn bán lớn của chồng.

Có tiền, năm 2008 gia đình Tàng kéo về Tiểu khu 70, thị trấn Nông trường Mộc Châu sinh sống. Kể từ đó, cô vợ đầu trở nên nổi tiếng về khoản ăn chơi và mua sắm không tiếc tay, thích cái gì mua cái ấy. Hàng ngày, bà trùm chỉ có mỗi việc là lái ô tô đưa con đi học, sau đó lượn lờ khắp phố. Mặc dù biết Tàng thuộc loại “máu dê” và luôn sẵn tiền trong người, Sua vẫn chấp nhận cho chồng đi ong bướm bên ngoài, miễn là không ảnh hưởng đến vị trí của mình. Đồng thời, Sua cũng không để bất cứ một ai khác tham dự vào công việc “kinh doanh” của cả hai vợ chồng.

Lúc Tàng đưa vợ hai về sống chung, cũng là lúc Sua phát huy bản lĩnh của một bà trùm. Sua ganh ghét Mái ra mặt, bắt “tình địch” làm những việc nặng nhọc trong nhà, không cho ăn cơm cùng với gia đình và lúc nào cũng chửi bới thậm tệ. Đặc biệt, tối đến Sua bắt Tàng phải ngủ cùng với mình và đứa con trai nhỏ tuổi, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của chồng. Bởi sự “quản thúc” ấy nên suốt mấy tháng, mặc dù cô vợ lẽ lúc nào cũng mơn mởn nhưng mà Tàng chẳng “xơ múi” được gì. Ông trùm cũng không dám liều lĩnh bởi bà vợ cả là một mắt xích chủ chốt trong đường dây của mình. Một thời gian ngắn sau, cô vợ lẽ phải ra đi trong uất ức.

Sau khi đánh bật các bóng hồng khác, lại vốn mê tín, Sua càng ra sức chăm chút cho chồng từng tí một. Cô ả mua đủ cao lương mỹ vị về bồi dưỡng cho chồng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến Tàng đổ bệnh hồi tháng 6 vừa rồi. Hắn phải nằm viện cả tháng trời. Bác sĩ kết luận Tàng bị gút. Đến tháng 7/2013, mặc dù chưa khỏe hẳn nhưng không muốn thất hứa với đối tác, bà vợ cả quyết định cùng chồng đánh chuyến hàng khủng lên Lạng Sơn. Và, chuyến hàng đó là chuyến “làm ăn” cuối cùng của đôi vợ chồng đại gia này.

DÙNG TIỀN ĐỂ... CÂU GÁINhắc đến cô vợ chính thức thứ hai của Tráng A Tàng, nhiều người dân ở tiểu

khu 70 vẫn không giấu được sự thương hại. Một bà lão bán hàng tạp hóa gần nhà trùm ma túy chia sẻ, bà đã từng khuyên nhủ rất nhiều lần nhưng Mái (tên cô vợ thứ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201322

hai) vẫn không nghe, quyết bám lấy Tàng những mong đổi đời.Sinh năm 1995, năm nay mới 18 tuổi, Mái xinh đẹp nổi tiếng, về nhà ông

trùm, Mái đổi sang một cái tên rất hiện đại là Sao Mai. Phụ nữ H’Mông thường lập gia đình sớm. Gia cảnh nghèo, bố mẹ nợ nần chồng chất, Mái luôn muốn kiếm một tấm chồng giàu có để hưởng thụ cuộc sống sung sướng. Năm 15 tuổi, đám trai bản đã suốt ngày ong ve sớm chiều nhưng cô chưa đồng ý làm vợ ai cả. Đầu năm 2012, trong một lần Tráng A Tàng dừng xe uống nước bên đường Quốc lộ 6, gã đã ngây ngất trước nhan sắc trời phú của Mái nên buông lời tán tỉnh, gạ gẫm. Vốn biết danh tiếng và sự giàu có của ông trùm ma túy, Mái đã ưng bụng. Khi dẫn Tàng về nhà, bố mẹ Mái ra điều kiện phải có đủ 50 triệu để trả nợ thì mới được phép cưới con gái mình. Không một chút đắn đo, Tàng nhảy ra xe ô tô ôm ngay một cục tiền vào coi như là “đặt lễ”.

Về nhà “chồng”, Mái chưng hửng khi biết mình chỉ là vợ lẽ. Và, đương nhiên, cô đau đớn khi suốt ngày phải đối mặt với sự ghen tuông, nanh nọc của bà vợ cả. Việc đầu tiên của Tàng là xếp một phòng riêng với đầy đủ tiện nghi, sắm một chiếc xe tay ga và trang sức bằng vàng cho Mái. Khi ấy, Tàng đã hớn hở chờ đến đêm “động phòng hoa chúc”. Nhưng, việc ấy chẳng thể xảy ra bởi Giàng Thị Sua, vợ đầu của Tàng cao tay hơn. Tối nào thị cũng viện lý do để bắt chồng ngủ cùng mình.

SỐNG KIẾP... NÔ TỲNhững công việc trong nhà như nấu nướng, rửa bát, lau dọn... Sua không thuê

người làm mà bắt Mái phải đảm nhận toàn bộ. Thậm chí, ăn uống Mái cũng phải chờ mọi người ăn xong thì mới đến lượt cô. Sống được hơn tháng, vỡ mộng về cuộc sống nhàn hạ và sung sướng, nhiều lúc cô tủi phận ngồi khóc rấm rứt. Để an ủi, Tàng dấm dúi nhét vào tay Mái 20 triệu đồng, bảo cô thích tiêu gì thì tiêu, hết sẽ đưa tiếp. Biết chuyện, Sua không cho nấu cơm nữa, đến bữa, Sua lại bắt Tàng đi ra ngoài ăn. Ở nhà, đói bụng quá, Mái phải ra mấy quầy tạp hóa mua bánh kẹo về ăn. Nhưng được mấy hôm, Mái phát hiện số tiền Tàng cho giấu dưới gối trong phòng mình biến mất. Dù biết thủ phạm là ai nhưng cô cũng phải im lặng.

Sự hành hạ của Sua dành cho Mái chưa dừng lại ở đó. Một tối, nhằm lúc Mái ra ngoài mua đồ, Sua liền nhanh chân khóa kín cửa. Đêm đó, Mái cứ đứng khóc lóc cả đêm ở ngoài đường bởi gọi mãi không ai dậy.

Sống ở “nhà chồng” được khoảng 4, 5 tháng, không chịu nổi “nhiệt”, Giàng Thị Mái chấp nhận “bỏ của chạy lấy người”. Đồ đạc, tư trang mà ông trùm ma túy mua sắm cho, bà vợ cả kiên quyết giữ rịt lại. Buồn cho thân phận mình, mấy lần Mái đi tìm lá ngón định tự tử nhưng ý định không thực hiện được vì bị người nhà can ngăn và giám sát.

Được một thời gian bình tĩnh lại, vốn sắc nước hương trời, Mái lại xiêu lòng trước những lời gạ gẫm đường mật của một gã chuyên buôn bán ma túy ở dưới

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 23

Loóng Luông tên Tủa. Viễn cảnh về một cuộc sống giàu sang được dựng lên, cô chấp nhận trốn bố mẹ và người thân để chạy theo người tình mới. Nhưng Tủa cũng nhanh chóng bị công an bắt giữ sau khi quen Mái ít lâu. Không chồng, không nhà cửa, Mái lang thang nay đây mai đó và thành đối tượng mua vui cho những kẻ lắm tiền nhiều của khác ở đất cao nguyên này.

BÀI 3: LÃNH ĐỊA MA TÚY RUNG CHUYỂN SAU KHI TÀNG “ĐÔ LA” SA LƯỚI

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc bắt giữ Tráng A Tàng trong phi vụ 265 bánh heroin, đã nằm trong một chuyên án kéo dài hơn 2 năm. Lực lượng trinh sát đã phải nằm gai nếm mật, thâm nhập thực tế để nắm vững đường đi nước bước của các đối tượng trong đường dây ông trùm. Việc Tàng “đô la” bị bắt sẽ làm rung chuyển những đường dây buôn ma túy Việt – Lào khác, cũng như nguồn cung ma túy vào nội địa.

“NỘI BẤT XUẤT, NGOẠI BẤT NHẬP”Một số người dân ở tiểu khu 70, thị trấn Nông trường Mộc Châu xác nhận, khi

Tráng A Tàng xây ngôi nhà 3 tầng cũng là lúc một số anh em họ hàng của ông trùm này ra thị trấn và mua 4 ngôi nhà ở gần đó sinh sống. Ông trùm Tàng sống khép kín với những người xung quanh. Trong vụ sinh nhật của Tàng đầu năm 2013, người ta thấy ô tô xếp cả dãy, toàn các dòng xe sang trọng. Trong đó, có nhiều nhân vật có máu mặt ở bản Lũng Xá, xã Loóng Luông, nơi xuất xứ của Tàng "đô la", đã được nhận diện.

Sau khi trùm ma túy Tàng bị bắt, tiểu khu 70 bỗng trở nên yên ắng lạ thường. Mấy ngôi nhà được xác định là anh em họ hàng của tên này suốt ngày đóng cửa im ỉm, không một ai qua lại, lũ trẻ cũng được cha mẹ cho đi nơi khác cư trú. Thỉnh thoảng mới thấy có người tìm đến ngó nghiêng xung quanh xong rồi lại lặng lẽ khóa kín cửa, âm thầm rút đi. Xác minh thông tin, phóng viên báo Gia đình và cuộc sống được biết, gần như tất cả những gia đình có mối quan hệ thân thiết với Tráng A Tàng đều rút hết về sống trong bản Lũng Xá.

Quay trở lại xã Loóng Luông, khung cảnh, cuộc sống và con người hai bên Quốc lộ 6 vẫn bình yên như chưa có việc gì xảy ra. Dưới sự hướng dẫn của một trinh sát ma túy đã nằm vùng ở đây được hơn 1 năm, chúng tôi leo lên một mỏm núi ven đường, phóng tầm mắt quan sát. Địa thế nơi đây thật đặc biệt, bản Cô Tang và cả bản Tà Dê, Lũng Xá nằm ở trong những thung lũng nhỏ, chỉ có một con đường độc đạo lên xuống dốc dẫn vào bản, thấp thoáng vẫn thấy những mái nhà lợp tôn xanh đỏ, trông trù phú và bình yên, nhưng ẩn sau đó là những hiểm họa khôn lường, là nơi trú ẩn của những tên trùm ma túy.

Một trinh sát (xin được giấu tên) cho biết, việc Tàng sa lưới pháp luật đã thực

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201324

sự làm rung chuyển các lãnh địa ma túy, nhất là ở bản Cô Tang, Lũng Xá, Tà Dê, nơi 100% người dân tộc H’Mông sinh sống. Các bản này đều “bế quan tỏa cảng”, không ai đi ra khỏi bản, không giao tiếp với bất cứ người lạ mặt nào. Lương thực, nhu yếu phẩm, chỉ có những người quen biết, thân tín mới có thể mang vào. Tuy nhiên những người này cũng chỉ đến ngoài rìa bản, có người trong bản sẽ đích thân ra lấy, không thể tiến vào khu trung tâm. Đối với các đối tượng trong tầm ngắm của cơ quan CSĐT, biết bị bắt chắc chắn “dựa cột”, cho nên chúng đều trang bị vũ khí nóng và sẵn sàng chống trả quyết liệt nếu có biến.

Cô Tang, Lũng Xá, Tà Dê từ lâu đã là những điểm nóng về tệ nạn buôn bán ma túy ở xã Loóng Luông, nhiều ông trùm đã sinh ra và lớn lên ở đây, trong đó có Tráng A Tàng ở bản Lũng Xá. Nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán “hàng trắng” đã khiến nhiều thanh niên trai gái hồn nhiên như cây măng cây mận trên rừng bỗng chốc biến thành những con cáo già sành sỏi trong việc giao dịch, buôn bán ma túy. Mặt khác, do có rất nhiều tiền, nên các đối tượng đã khống chế và mua chuộc hầu hết những hộ dân khác, làm tai mắt cho chúng mỗi khi có người lạ xuất hiện. Lắp đặt camera ở khắp nơi và trong vòng bán kính 5km tính từ trung tâm bản, dày đặc đội ngũ “chim lợn”, ngày đêm lượn như đèn cù, sẵn sàng cấp báo mọi thông tin cho các ông trùm.

PHÓNG VIÊN SUÝT BỎ MẠNG VÌ ĐÁNH LIỀU THÂM NHẬP LÃNH ĐỊA MA TÚY

Theo một số nguồn tin riêng, thì bản Lũng Xá, Tà Dê là nơi nguy hiểm nhất. Bố của Tàng là trưởng bản, sau khi con trai bị bắt, Lũng Xá đóng cửa bản hoàn toàn, không giao tiếp với thế giới bên ngoài, tựa như một ốc đảo trên cao nguyên Mộc Châu. Từ Quốc lộ 6, gần trung tâm xã Loóng Luông tiến vào khoảng 3km, qua mấy con dốc sẽ có ngã ba, một lối độc đạo rẽ đi Tà Dê, lối còn lại vào Lũng Xá. Tuy nhiên ngay ngã ba đã có một quán nước nhỏ mọc lên, cho nên mỗi khi có người lạ vào bản đều nhanh chóng bị phát hiện. Nếu đông người cùng tiến vào thì hẳn cũng đủ thời gian cho đám đầu nậu ma túy tẩu tán tang vật, rút lên mấy đỉnh núi xung quanh và sẵn sàng chống trả cơ quan chức năng đến cùng khi cần thiết.

Khi biết chúng tôi có ý định tiến vào thám thính nhà của ông trùm Tàng, người trinh sát ra sức ngăn cản, bảo rất nguy hiểm, không đoán trước được việc gì sẽ xảy ra. Thuyết phục không được, anh khuyên chỉ nên đi đến ngã ba lối rẽ vào Lũng Xá rồi dừng lại, có bất cứ sự việc gì phải thông tin kịp thời để bên ngoài vào ứng cứu.

Bạn đồng hành của tôi tên D., trước đó cũng đã từng vào trong và quen biết một số dân bản ở đó. Được dặn dò kỹ lưỡng, tôi không mang theo bất cứ một đồ đạc cá nhân nào cả, ngoài chiếc điện thoại rẻ tiền chỉ có chức năng nghe và gọi. Riêng ông bạn cầm theo một xấp thẻ Viettel đủ các mệnh giá, đóng giả người vào bản bán

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 25

thẻ điện thoại.Giữ khoảng cách an toàn với một chiếc ô tô hiệu Lexus đang lái về Lũng Xá,

chiếc xe Wave biển số Sơn La chở hai “nhân viên Viettel” chỉ mới vượt qua 2 con dốc, thì bất ngờ phía sau đã thấy xuất hiện một người đàn ông lạ mặt chạy xe Win quấn xích bám theo sát nút. Qua gương chiếu hậu, tôi quan sát thấy gã rút điện thoại ra gọi cho ai đó. Thỉnh thoảng, gã lại phóng vượt lên phía trước, rồi giả vờ hỏng xe máy, dựng chân chống để sửa xe, đồng thời không quên quăng ánh mắt không mấy thiện cảm về phía chúng tôi.

Đi được thêm một đoạn ngắn nữa, gần đến ngã ba, Lũng Xá đã hiện ra trong tầm mắt thấp thoáng những mái tôn đỏ, chiếc xe 7 chỗ dựng ngay đầu bản. Tuy nhiên, chưa kịp bảo anh bạn rút điện thoại ra chụp hình thì máy của tôi có tin nhắn, nội dung được gửi từ một số máy lạ hoắc: “Ra ngay, trong bản đã có báo động”. Quyết định đánh liều dừng xe lại ngay trên đỉnh dốc, anh bạn đồng hành khẳng định đã đi nhiều và quen biết dân bản, sẽ vào được. Anh vác theo túi xách nhỏ nhảy xuống đi bộ tiến về phía Lũng Xá.

Một mình tôi tha thẩn, cố làm ra vẻ bình thường, ngồi xuống vệ đường hút thuốc. Chưa được 2 phút đã nghe tiếng máy nổ giòn leo dốc, xuất hiện hai con xe RSX Wave 110 phân khối cùng một chiếc xe SH, kèm theo 4 gã thanh niên với khuôn mặt lạnh tanh, áo phía sau lưng nổi cộm lên, nghi là có súng. “Mày vào làm gì, sao dám vào đây?”, “Dạ, bọn em là nhân viên Viettel, em chở bạn vào bán thẻ, bạn em tên D., ở thị trấn Mộc Châu...”. Quan sát thấy tôi đi người không, mấy gã dựng xe phía bên kia đường dò xét. Đánh bạo, tôi rút bao thuốc ra mời và bắt chuyện, bất ngờ thanh niên ngồi trên xe SH quay sang hỏi một câu lạ hoắc: “Thế mày dùng điện thoại gì?”. Ngay tức khắc tôi rút ra chiếc Nokia 1110i cùi, không thẻ nhớ, không máy ghi âm, không máy ảnh.

Đoàng, một tiếng súng khô khốc vang lên dưới chân núi. Tự dưng tôi thấy bủn rủn cả tay chân, lạnh sống lưng, sởn hết cả gai ốc. D., bạn đồng hành của tôi đang vào bản, không lẽ... Mấy thanh niên này cũng đứng hết dậy, nghe ngóng, rồi rút điện thoại ra xì xồ tiếng dân tộc. Được một lúc sau, tôi mới thở phào nhẹ nhõm khi thấy bóng dáng của D. đang lập cập đi lên, nhưng phía sau là một người đàn ông đằng đằng sát khí, kèm theo một họng súng đen ngòm gí sát vào lưng. Lên đến đỉnh dốc cũng là lúc cơn mưa giông bất chợt kéo đến, gã nhảy lên một con xe của đồng bọn quay trở vào bản, không quên rít qua kẽ răng bằng thứ tiếng phổ thông trọ trẹ: “Không buôn bán gì hết, lần sau chúng mày mà vào đây, tao bắn...”.

Lúc này, mặc cho mưa đổ xuống sầm sập, đường đất trơn trượt ngã mấy lần, chúng tôi vẫn cố nhanh chóng thoát khỏi cung đường độc đạo. Ra đến ngoài Quốc lộ 6, người trinh sát ma túy cùng đồng nghiệp của tôi vẫn ngồi chờ ở quán nước ven đường. Khi được hỏi về số điện thoại lạ đã nhắn tin, anh cho biết đó là vì công việc,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201326

nếu trường hợp xấu, tôi bị tịch thu điện thoại thì dân trong Lũng Xá cũng không biết được là ai đã nhắn. Quay sang “nhân viên Viettel”, khuôn mặt D. đã bớt tái xanh, nhưng tay chân vẫn run lập cập không biết vì cái lạnh của cao nguyên hay vì sợ hãi. Uống vội ngụm chè nóng, D. lẩm bẩm: “Tớ đến đầu bản Lũng Xá, may mà họ còn kịp nhận ra người quen, không thì ngày này... năm sau... rồi. Phát súng đó tuy chỉ bắn chỉ thiên, nhưng tớ đã suýt tè ra cả quần…”.

BÀI CUỐI: “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” CỦA NHỮNG ÔNG TRÙM MA TÚY TÂY BẮC

Theo các số liệu thống kê chưa chính thức, đường dây buôn bán của các đối tượng do Tàng “đô la” cầm đầu luôn tàng trữ và lưu hành lượng ma túy lên tới cả ngàn bánh heroin. Số hàng trắng này được “tập đoàn ma túy” thu gom tại biên giới Việt - Lào, sau đó tuồn vào nội địa, đến địa bàn trung chuyển rồi cuối cùng vận chuyển trái phép qua Trung Quốc.

“TAM GIÁC VÀNG” VÀ “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA” CỦA NHỮNG TRÙM MA TÚY TÂY BẮC

Nếu như thế giới biết đến Tam giác vàng (khu vực này nằm trên bờ sông Mê Kông thuộc địa phận thành phố Chiang Rai - một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, giáp với cả Lào, Myanma) nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, thì ở Mộc Châu (Sơn La, Việt Nam) các địa danh Vân Hồ - Loóng Luông - Loóng Sập cũng được biết đến như “Tam giác vàng” về ma túy khu vực Tây Bắc. Địa hình cao, hiểm trở được bao bọc bởi những cánh rừng già khiến cao nguyên Mộc Châu trở thành vùng “đắc địa” đối với các hoạt động của tội phạm ma túy. Phần lớn các vụ vận chuyển ma túy qua vùng này có số lượng lớn, nên các đối tượng đều mang vũ khí “nóng” và sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng đến cùng để tẩu thoát khi bị phát hiện.

Đỉnh Pha Luông được coi là nóc nhà ở tỉnh Sơn La, nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, vì thế thuận lợi trở thành cái rốn trong những hoạt động buôn bán ma túy chính ở “tam giác vàng”. Phong cảnh nơi đây tuyệt đẹp, song chính không gian đó, mỗi đêm, lại xuất hiện những vết chân vượt biên mang “cái chết trắng” vào nội địa. Dựa vào địa hình hiểm trở, khó quan sát, chúng vạch ra những cung đường định sẵn, đi thành từng nhóm để “tương trợ” cho nhau.

Một trinh sát ma túy đã nhắc nhở chúng tôi, để lên đỉnh Pha Luông không phải việc dễ dàng. Đỉnh Pha Luông nằm cách 2 xã Chiềng Xuân và Tân Xuân không xa nhưng đường lên rất khó khăn và hiểm trở. Trừ những người thân quen trong các bản lân cận có thể vận chuyển lương thực tiếp tế lên đây, hoặc một số “khách hàng” đã gọi điện từ trước, sẽ có người dẫn đến tận nơi. Bởi Pha Luông được xem là “đại bản doanh” của ma túy nên “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, trở thành những pháo đài

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 27

bất khả xâm phạm. Lên đến đây muốn mua thứ “hàng trắng” thì dễ như mua rau. Nơi đây có những con đường mòn xuyên núi, sang bên kia là đất Lào. Con đường này ngày trước là đường lên núi của người dân bản địa nhưng lâu nay không sử dụng nên cỏ cây rậm rạp che kín lối đi, con đường mòn vắt cheo leo trên sườn núi chỉ đủ một người đi. Nguồn ma túy được tuồn từ Lào qua đỉnh Pha Luông, về Tân Xuân, Chiềng Xuân, từ đó lại tỏa ra các hướng như Lũng Xá, Tà Dê, Pa Háng và các đường tiểu ngạch khác. Các ông trùm thường gọi đây là “con đường tơ lụa” của hoạt động buôn bán ma túy Mộc Châu. Các lực lượng phòng chống ma túy đã mật phục nhiều lần nhưng tội phạm ma túy vô cùng tinh vi, cộng với địa bàn rộng nên việc bắt giữ rất khó khăn.

Tàng “đô la” cùng những nhân vật trong đường dây của mình thường di chuyển, trú ngụ tại các bản giáp ranh hai bên biên giới của huyện Sốp Bâu (Lào) và Mộc Châu (Sơn La). Trùm Tàng nổi tiếng trong giới buôn bán ma túy miền Bắc, là một trong số những đầu nậu cung cấp ma túy với số lượng lớn nhất từ trước tới nay.

AK, LỰU ĐẠN VÀ NHỮNG CÁI ĐẦU “LẠNH”Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được, vào lúc cao điểm, một đêm

có thể có 2, 3 chuyến các đối tượng mang “hàng trắng” bắt đầu vượt biên trái phép và tìm mọi cách tuồn ma túy vào nội địa. Sau khi Tráng A Tàng bị bắt, các hoạt động buôn bán lớn trên đỉnh Pha Luông gần như bị ngưng trệ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những chuyến hàng nhỏ lẻ được đánh về các bản.

Thông thường thì các đối tượng ở những bản sát biên giới, hoặc phía bên Lào sẽ tính toán thời gian cụ thể để việc vận chuyển được thuận lợi nhất. Chúng bắt đầu xuất phát từ các bản dân tộc giáp Lào, và căn giờ, di chuyển đến địa phận Việt Nam trong khoảng 11 - 12h đêm. Bằng cách nào đó khi đã vào được Việt Nam chúng sẽ tỏa ra nhiều hướng hoặc các lán trên đỉnh Pha Luông, giao hàng xong chúng quay về trời cũng vừa sáng.

Khi đi đánh hàng, các đối tượng trong đường dây buôn ma túy khi vận chuyển thường đi 10 - 15 người chia thành ba tốp, sử dụng bộ đàm để liên lạc. Trong đó, tốp đầu có nhiệm vụ dẫn đường và thám thính, thấy có động ngay tức khắc báo về tẩu tán tang vật dọc đường. Tốp thứ 2 trực tiếp mang theo “hàng”, còn tốp cuối đi đoạn hậu, bảo vệ cũng như ứng cứu trong những trường hợp khẩn cấp. Khi ma túy được vận chuyển đến điểm tập kết, đội tiền trạm ra ám hiệu chứ không bao giờ dùng các phương tiện như điện thoại, bộ đàm tránh bị theo dõi. Ám hiệu do các mối hàng quy định với nhau từ trước, thay đổi liên tục, các kiểu mỗi lần mua bán ma túy, có thể lúc thì bật tắt đèn pin, lúc thì giả tiếng vượn hú, hoặc gặp nhau hỏi mua chim, mua phong lan... Đúng mật khẩu rồi, chúng sẽ mang hàng ra, nhận tiền và nhanh chóng rút về phía bên kia biên giới.

Các đối tượng vận chuyển ma túy chủ yếu được các đầu nậu thuê. Mỗi chuyến

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201328

hàng chúng thường mang theo một số lượng lớn ma túy. Và tất nhiên, xác định nếu bị bắt chắc chắn “dựa cột”, cho nên khi vận chuyển với số lượng quá 10 bánh, tất cả đều được các ông trùm ma túy trang bị súng AK, lựu đạn để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng đến cùng hòng thoát thân.

THÂM NHẬP “CON ĐƯỜNG TƠ LỤA”Đại úy Đinh Văn Quang, Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Xuân khi biết

chúng tôi muốn thâm nhập đỉnh Pha Luông để tận mắt “con đường tơ lụa” của các trùm ma túy Tây Bắc, đã mách nước nên đi người không và tất nhiên là đi dưới hình thức “khách du lịch”. Đại úy Quang căn dặn, không được nhìn ngó lung tung, không được cười nói và nếu hỏi thì trả lời là giáo viên cắm bản ở tỉnh khác lên đây chơi, không được leo lên đến đỉnh chỗ các lán ma túy, vì các đầu nậu ở thời điểm hiện tại chỉ cần thấy người lạ là nổ súng, khi cảm thấy nguy hiểm phải báo ngay cho lực lượng biên phòng kịp thời ứng cứu...

Từ bản Cột Mốc thuộc xã Tân Xuân, bắt đầu đi vào con đường rừng cỏ cây phủ kín lối đi, lên đến lưng chừng đỉnh Pha Luông, không khó để chúng tôi bắt gặp đủ các loại vỏ chai nước uống, bò húc, cô-ca và các mảnh giấy bạc dùng để hít heroin khi các đối tượng vận chuyển dừng nghỉ chân, bỏ lại bên đường. Người trinh sát đi cùng chúng tôi cho biết, trước khi Tàng “đô la” bị bắt, nhiều đêm mưa, vắng người qua lại, các toán người Lào không giao ma túy trên núi mà thậm chí còn ngang nhiên đi từ đường mòn này, vượt qua đường liên xã Tân Xuân, rồi từ đây, đi sâu vào khu vực xã Xuân Nha, Vân Hồ, Loóng Luông giao ma túy cho các đối tượng người bản địa.

Đoàn chúng tôi có 4 người, nhận được thông tin mật, quyết định để 2 người quay về bản Xuân Nha, tôi cùng người lính trinh sát ở lại Pha Luông thêm một đêm. Không khó để phát hiện ra một cái hang có dấu vết đốt lửa, vỏ lon cô-ca vương vãi. Bất chấp nguy hiểm, chọn một địa điểm ẩn thân ở mỏm núi gần đó đủ tầm mắt quan sát, chúng tôi chấp nhận nhịn đói, nằm im thở khẽ suốt mấy tiếng đồng hồ. Gần 2h sáng, đã thấy lờ mờ xuất hiện mấy bóng người chụm vào bàn tán, lôi nước ngọt ra uống, súng ống đeo đầy mình. Người trinh sát nói nhỏ “cậu xem nhé”, rồi tay cầm một hòn đá ném xuống nghe tiếng bịch ngay gần cửa hang. Ngay tức một loạt đạn AK vang lên xé tan núi rừng âm u, tĩnh mịch. Sau đó, chúng còn rọi đèn pin khắp nơi, lùng sục, lại bắn thêm vài phát chỉ thiên nữa trong khi 2 người chúng tôi nằm bẹp sau hốc đá. Chừng một lúc sau không thấy động tĩnh gì, chắc tưởng thú rừng, mấy gã xì xồ tiếng dân tộc rồi nhanh chóng rút men theo con đường mòn lên đỉnh Pha Luông.

Để đảm bảo an toàn, người trinh sát quyết định không tiến lên đỉnh Pha Luông nữa, đến trưa hôm sau, chúng tôi mới dám rời khỏi chỗ ẩn nấp. Đi đường vòng về bản Cột Mốc xã Tân Xuân, nơi các đồng nghiệp của tôi đang chờ sẵn. Gặp một cái

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 29

lán nhỏ ven sườn núi, anh bạn đồng hành cho biết, ban ngày nó chỉ là nơi nghỉ chân của dân bản địa mỗi khi lên núi, nhưng vào những lúc cao điểm, nó cũng là một trong những địa chỉ giao dịch “hàng trắng”.

“Các đối tượng buôn bán ma túy nơi đây hoạt động rất có tổ chức, bọn chúng được trang bị vũ khí nóng, luôn luôn sẵn sàng khạc đạn. Các thủ đoạn buôn bán lại tinh vi, xảo quyệt. Sau khi trùm Tàng bị bắt, các ông trùm cỡ lớn khác đang nằm im, may chăng chỉ có những đối tượng nhỏ lẻ vẫn thường xuyên đi đánh hàng. Sau một thời gian không lâu nữa, “con đường tơ lụa” này sẽ lại được “thông” và hoạt động bình thường trở lại”, người trinh sát ma túy cho biết thêm.

21. Nguyên Linh. ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ THỦY ĐIỆN SƠN LA, LAI CHÂU / Nguyên Linh; Hải Minh // Nông thôn ngày nay.- Ngày 23/8/2013.- Số 202; Diễn đàn doanh nghiệp.- Ngày 23/8/2013.- Số 68; Quân đội nhân dân.- Ngày 22/8/2013

Ngày 21/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát công trình Thủy điện Sơn La, Lai Châu, giao ban công trường về tiến độ triển khai dự án. Tại cuộc giao ban công trường, của chủ đầu tư, nhà thầu và các địa phương Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã báo cáo về tiến độ, các đầu việc chính của cả 2 dự án Thủy điện Sơn La và Thủy điện Lai Châu.

Dự án Thủy điện Sơn La sau khi nghiệm thu, đưa vào sử dụng đang hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy. Việc lập hồ sơ quyết toán công trình đến nay đã hoàn thành hồ sơ quyết toán 7.988/26.658 tỷ đồng giá trị trong tổng mức đầu tư điều chỉnh. Dự kiến đến tháng 6/2014 sẽ hoàn thành toàn bộ hồ sơ quyết toán công trình. Các tỉnh đang tiếp tục triển khai dự án di dân, tái định cư (TĐC) ổn định sản xuất, đời sống người dân cùng với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ tiến hành tháo gỡ vướng mắc và bổ sung hỗ trợ vốn di dân, TĐC Dự án Thủy điện Sơn La, triển khai các công trình hạ tầng phục vụ…

…Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng báo cáo về một số vấn đề nổi lên trong triển khai 2 dự án. Liên quan đến Thủy điện Sơn La, công tác thu hồi đất và giao đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Điện Biên và công tác xây dựng phương án chuyển đổi ngành nghề cho các hộ TĐC phi nông nghiệp của cả 3 tỉnh vẫn còn chậm. Trong khi đó, Dự án Thủy điện Lai Châu dù công tác thi công công trình chính đang bám sát mục tiêu tiến độ nhưng công tác triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm TĐC còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ di chuyển dân theo quy hoạch tổng thể được duyệt.

Trực tiếp thị sát công trường và giao ban tiến độ triển khai các đầu việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý đối với Thủy điện Sơn La là việc sớm giao đất, giúp người dân ổn định trong sản xuất, an cư lạc nghiệp tại nơi TĐC. Nhà máy Thủy

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201330

điện Sơn La đảm bảo hoàn thành công tác thử nghiệm, hiệu chỉnh chế độ chạy bù đồng bộ 3 tổ máy trong năm 2013, đồng thời phải cơ bản hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình.

22. Trần Trung. HỘI TRẠI TÔN VINH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO / Trần Trung; Lê Duy; Xuân Hải // Tạp chí Nhân đạo.- Tháng 8/2013.- Số 16

Với tinh thần làm nhiều hơn, làm tốt hơn, vươn xa hơn, chung sức vì nhân đạo. Hội trại tình nguyện viên, thanh, thiếu niên chữ thập đỏ (CTĐ) toàn quốc lần thứ IV-2013 được tổ chức tại TP. HCM là sự kiện quan trọng, hành động thiết thực góp phần thực hiện thông điệp năm 2013 của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế “150 năm - Hành động vì nhân đạo”.

Hội trại lần này là dịp tôn vinh các giá trị nhân đạo của lực lượng tình nguyện viên, thanh, thiếu niên CTĐ trong những năm qua; Nêu gương các điển hình cá nhân, tập thể, là dịp chia sẻ, học tập kinh nghiệm bạn bè trong nước và quốc tế. Đồng thời qua đó nhằm khích lệ, động viên và giáo dục lòng nhân ái, trách nhiệm cộng đồng, đồng thời tiếp tục khẳng định sự phát triển, vai trò nòng cốt và vị thế xã hội của lực lượng tình nguyện viên, thanh, thiếu niên CTĐ trong giai đoạn mới. Phóng viên Tạp chí Nhân đạo có cuộc phỏng vấn ngắn với các tình nguyện viên, thanh thiếu niên CTĐ đến từ mọi miền đất nước và quốc tế.

… EM DƯƠNG THÙY LINH: LỚP 9A ĐẾN TỪ TRƯỜNG THCS CHIỂNG AN, TP. SƠN LA, TỈNH SƠN LA: CHÚNG EM ĐƯỢC THỀ HIỆN SỨC MẠNH TUỔI TRẺ

Em rất vinh dự và tự hào thay mặt cho hơn 1000 thanh thiếu niên CTĐ tỉnh Sơn La đi dự Hội trại. Đến với Hội trại lần này, chúng em được giao lưu, học hỏi với các bạn tình nguyện viên Chữ thập đỏ trong nước và quốc tế; Được ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thông qua các chuyến thăm địa danh lịch sử truyền thống như: Bến Nhà Rồng (nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước), Bảo tàng Cách mạng, Dinh Thống Nhất, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Thành phố, Địa đạo Củ Chi.

Từ đó, chúng em có dịp thể hiện vai trò, sức trẻ, kỹ năng sinh hoạt tập thể, giao tiếp quốc tế, sự chia sẻ cộng đồng qua nhiều hoạt động lý thú và bổ ích như: Thi thao diễn sơ cấp cứu, thi kỹ năng tuyên truyền, thi dân vũ, thi tổ chức các trò chơi vận động...

23. Thào Xuân Sùng. “DÂN VẬN KHÉO THÌ VIỆC GÌ CŨNG THÀNH CÔNG” – KINH NGHIỆM TỪ CÔNG CUỘC DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA / Thào Xuân Sùng // Tạp chí Dân vận.- Tháng 8/2013.- Số 8

Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất nước ta, được đầu tư

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 31

xây dựng trên sông Đà, tại tuyến Pá Vinh II, xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Công trình có công suất thiết kế 2.400 MW, được khởi công xây dựng vào tháng 12/2005, tháng 12/2010 phát điện tổ máy đầu tiên, tháng 12/2012 hoàn thành toàn bộ Dự án.

Xây dựng công trình Thủy điện Sơn La đã đặt ra cho 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên nhiệm vụ lịch sử to lớn, nặng nề là tổ chức vận động, tuyên truyền và di chuyển 18.897 hộ dân với 91.100 nhân khẩu dự tính đến năm 2010 hoàn thành. Trong đó, Sơn La là tỉnh bị tác động, ảnh hưởng, thiệt hại và di dân tái định cư lớn nhất với diện tích tự nhiên bị ngập khoảng 16.000 ha ở 3 huyện với 17 xã, 145 bản, 01 trung tâm huyện lỵ, 12.479 hộ với 62.394 nhân khẩu phải di dời.

Di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La là nhiệm vụ đầy khó khăn, thách thức với nhiều yếu tố nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt, lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội; tổ chức di dân, chuyển dân trong thời gian ngắn, đồng bào lại cư trú hầu hết ở những thôn bản đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, dân trí không đồng đều; kết cấu hạ tầng ở các điểm tái định cư không được đầu tư xây dựng đồng bộ, điều kiện đầu tư và thi công các công trình thiết yếu rất khó khăn; cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành trên một lĩnh vực chưa đồng bộ, kịp thời và phù hợp thực tiễn phát sinh tại cơ sở....

Với vinh dự và trách nhiệm “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc” cùng cách làm và bước đi đúng đắn, phù hợp, đặc biệt là thực hiện tốt công tác dân vận, chỉ sau hơn sáu năm, tỉnh Sơn La đã tổ chức di chuyển và thực hiện việc tái định cư 100% số hộ dân bị ảnh hưởng vùng mặt bằng xây dựng công trình đến 56 khu và 260 điểm tái định cư (54 khu và 209 điểm tái định cư tập trung nông thôn, 02 khu và 13 điểm tái định cư đô thị, 38 điểm tái định cư xen ghép), đảm bảo an toàn tuyệt đối và về đích trước 2 năm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử di dân tái định cư dự án thủy điện. Từ thực tiễn trực tiếp chỉ đạo quá trình di dân tái định cư công trình thủy điện tại tỉnh Sơn La, xin được chia sẻ một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, nâng cao năng lực, nâng tầm tư duy của đội ngũ cán bộ, tìm tòi cách làm sáng tạo vì nhân dân tái định cư

Tỉnh ủy Sơn La xác định nhiệm vụ trọng tâm, bao trùm của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La từ năm 2003 đến năm 2010 là phải thực hiện thắng lợi nhiệm vụ di dân tái định cư dự án thủy điện. Với tư duy sát thực và tinh thần trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc và sáng tạo sự lãnh đạo của Trung ương, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở, Tỉnh ủy Sơn La đã tìm được cách làm và bước đi phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Có thể nói, quá trình nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế quản lý và chính sách di dân tái định cư dự án Thủy điện Sơn La là một quá trình khá dài, công phu, bám sát thực

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201332

tiễn và theo đúng tinh thần, phương châm công tác dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Về quan điểm, Tỉnh ủy chỉ đạo công tác quy hoạch các khu, điểm bố trí di dân tái định cư phải gắn với điều chỉnh lại dân cư, bố trí lại sản xuất và phân bố lại lao động phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy cao độ nội lực của tỉnh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Trung ương; tổ chức di dân tái định cư gắn với xây dựng nông thôn mới với các hình thức thích hợp, đảm bảo nhân dân tái định cư và nhân dân sở tại có điều kiện sống tốt hơn. Thực hiện tốt phương châm: “Nhân dân và Nhà nước cùng hợp tác để xây dựng khu tái định cư”, phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường và chủ động sáng tạo. Trung ương hỗ trợ và địa phương làm quy hoạch tái định cư, đảm bảo việc xây dựng các mô hình định cư phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, được cán bộ cơ sở và nhân dân thuộc diện phải di chuyển tham gia ý kiến đối với các phương án tái định cư theo cơ chế: “Tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát, huyện giúp cơ sở làm quy hoạch và đầu tư để tiếp nhận nhân dân, xã làm chủ đầu tư nhất là hình thức tái định cư xen ghép và tổ chức thực hiện”. Tiến độ quy hoạch và đầu tư xây dựng khu tái định cư, di dân ra khỏi vùng sẽ bị ngập phải nhanh hơn, đi trước tiến độ xây dựng công trình Thủy điện Sơn La, chủ động di dân và không chờ nước dâng mới di chuyển dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đồng bào các dân tộc trong tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện công tác bồi thường, di dân tái định cư.

Về các chủ trương và giải pháp thực hiện, đồng thời với việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động, Tỉnh ủy Sơn La đặc biệt quan tâm tập trung thể chế hóa và cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương vào điều kiện thực tiễn của địa phương, xây dựng cơ chế quản lý theo hướng phân cấp cho cơ sở thực hiện, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Về hình thức tổ chức di dân tái định cư, Tỉnh ủy xác định thực hiện theo ba hình thức là di dân tái định cư tập trung, di dân tái định cư xen ghép, di dân tái định cư tự nguyện; trong đó di dân tái định cư tập trung là chủ yếu, khuyến khích hình thức di dân tái định cư xen ghép và các hộ gia đình tự làm nhà ở để cộng đồng dân cư giúp đỡ.

Trên cơ sở làm điểm rút kinh nghiệm mô hình di dân tái định cư tại xã Tân Lập (huyện Mộc Châu), Tỉnh ủy Sơn La đã xây dựng thành công mô hình thứ hai tại bản Nà Nhụng (xã Mường Chùm, huyện Mường La), tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, nhất là nhân dân tái định cư; đây được coi là một điểm mấu chốt góp phần vào thành công của công cuộc di dân.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 33

Thứ hai, có sự điều hành thống nhất từ bộ máy tổ chức chuyên trách làm công tác di dân tái định cư

Thành lập bộ máy tổ chức bao gồm: Cấp tỉnh có Ban chỉ đạo di dân tái định cư, Hội đồng thẩm định, Hội đồng nghiệm thu; cấp huyện có Ban chỉ đạo di dân tái định cư, Hội đồng bồi thường di dân tái định cư, các Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban thực hiện và các Tổ công tác; cấp xã có Ban tái định cư và quản lý dự án.

Ban chỉ đạo dự án bồi thường di dân tái định cư Thủy điện Sơn La do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Phó trưởng ban thường trực. Tiếp đó, thành lập Ban quản lý dự án di dân tái định cư, cơ quan chuyên môn giúp Ban chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La giao.

Các tổ chức, đơn vị chuyên trách trên được quy định thực thi những nhiệm vụ cụ thể; có quy định ràng buộc trách nhiệm, cơ chế phối hợp chặt chẽ và tất cả đều phải tuân thủ phương châm, phong cách dân vận trong quy trình công tác.

Thứ ba, sớm công bố công khai quy hoạch tổng thể di dân tái định cư, được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ

Tỉnh ủy và Ban chỉ đạo di dân tái định cư tỉnh đã tập trung nghiên cứu, khảo sát và xác định được 83 khu (83 xã) với 218 điểm thuộc 10 vùng (10 huyện) có thể bố trí được 100% số hộ dân tái định cư. Trên cơ sở đó tổ chức tốt công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các điểm tái định cư có đủ các điều kiện về đất ở, đất sản xuất và các điều kiện thiết yếu khác gắn với quy hoạch phát triển sản xuất, đảm bảo cho nhân dân đến tái định cư ổn định đời sống và sản xuất sớm nhất.

Ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ quy trình di dân tái định cư theo đúng các giai đoạn: Chuẩn bị di dân, di chuyển và tiếp nhận dân. Theo đó, đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chế độ, chính sách của Nhà nước, chuẩn bị của địa phương nơi có dân đi và nơi có dân đến. Chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng và quyền lợi của các xã, bản, doanh nghiệp, nông lâm trường khi tiếp nhận các hộ dân tái định cư đều được thực hiện chi trả đầy đủ và hỗ trợ kịp thời. Cơ chế quản lý tiền đền bù và tiền trợ cấp cho các hộ dân được gửi tại Quỹ tiết kiệm, các hộ được hưởng lãi suất tiết kiệm và rút tiền theo tiến độ, nhu cầu được Ban quản lý xã thẩm định.

Trong quá trình triển khai thực hiện công tác quy hoạch đầu tư xây dựng và di chuyển dân theo các giai đoạn, tỉnh đã tăng cường phân cấp quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ sản xuất và đời sống theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ sở; tăng cường cán bộ chuyên môn cho huyện, thị xã và thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong để giúp đỡ cơ sở thực hiện đúng quy

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201334

định, đảm bảo xây dựng đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng tại các điểm tái định cư và dựng lại nhà ở của các hộ dân đúng tiến độ trong mùa khô, tổ chức di chuyển dân và tài sản của dân được an toàn.

Thứ tư, huy động được sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của hệ thống chính trị và sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong suốt quá trình di dân tái định cư

Tính đồng bộ, kịp thời được thể hiện rõ ở sự phân công, phân cấp cụ thể, từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo tính đồng bộ, thông suốt, tính thống nhất và tập trung, sâu sát thực tế, phù hợp tâm lý của đồng bào các dân tộc trong quá trình thực hiện dự án; từ công tác vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách để tạo được bước chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của nhân dân các dân tộc đến các khâu công tác khác. Chú trọng tính hiệu quả, sự lan tỏa của dân vận dân, sự nêu gương của cán bộ với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Một điểm nhấn là, Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai “chiến dịch vận động, di chuyển dân nước rút” chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các huyện, thành phố tập trung triển khai công tác vận động, tuyên truyền đối với 454 hộ dân tại huyện Quỳnh Nhai còn lại dưới cốt (cos) ngập 218m di chuyển, trong đó 299 hộ đã ký cam kết, 155 hộ chưa ký cam kết di chuyển. Với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng đồng bào”, các tổ công tác đều được lựa chọn kỹ, có cán bộ nói thành thạo tiếng Thái đã trực tiếp đi vào tận các bản, đối thoại và lắng nghe ý kiến của cán bộ cơ sở và nhân dân với sự công tâm, tình cảm chân thành. Tiếp đó tổ chức cho các hộ dân lựa chọn hình thức và địa điểm ký cam kết di chuyển; di chuyển an toàn về người và tài sản về nơi ở mới. Chiến dịch nước rút đã hoàn thành tốt đẹp, góp phần vào công cuộc di dân tái định cư lịch sử của tỉnh mà không phải cưỡng chế một hộ nào.

Thứ năm, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể thường xuyên coi trọng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhân dân

Hệ thống chính trị của tỉnh đảm bảo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện, lắng nghe ý kiến đề xuất của cơ sở để có định hướng chỉ đạo giải quyết đúng đắn, kịp thời, đảm bảo “vừa đúng chủ trương của Trung ương, vừa trúng lòng dân”.

Những khó khăn, vướng mắc được phát hiện, tổng hợp, phân tích; 9 vấn đề được Tỉnh ủy tập trung giải quyết thành công, trong đó phải kể đến: (1) Thống nhất được chủ trương Nhà nước không xây dựng nhà ở cho dân, mà hỗ trợ tiền để nhân dân tháo dỡ nhà ở cũ, bổ sung vật liệu để các hộ dân tự dựng lại nhà tại nơi ở mới, vừa tránh được những chi phí trung gian không cần thiết, đẩy nhanh được thời gian

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 35

dựng nhà và tiến độ di dân tái định cư. (2) Quyết định chủ trương quy hoạch tái định cư vùng bán ngập ven hồ Thủy điện Sơn La và tổ chức hình thức di dân xen ghép trong từng bản, loại bỏ được phương án di dân ra ngoài tỉnh. (3) Tổ chức tốt quy trình di dân, bố trí cho các hộ dân đến thăm, quan sát trực tiếp địa điểm nơi ở mới, nhất trí bố trí nền nhà đảm bảo ưng ý về phong thủy và đất sản xuất. Các hộ dân đồng ý cam kết di chuyển mới tiến hành san ủi nền nhà và thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch và kế hoạch.

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư dự án thủy điện, với cuộc vận động, tuyên truyền sâu rộng, Tỉnh ủy Sơn La đã triển khai nhiều nhiệm vụ công tác hỗ trợ như gắn chặt công tác vận động, tuyên truyền với công tác tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy tổ chức và cán bộ với việc phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số; giải quyết tốt tình hình phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn biên giới với giữ vững ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh của tỉnh. Qua đó đã đúc rút quy trình 5 bước công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là: Điều tra, tuyên truyền, tổ chức, huấn luyện và hướng hành động.

Những kinh nghiệm trong công cuộc di dân tái định cư Thủy điện Sơn La thể hiện sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”; thêm một lần nữa khẳng định: Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân; nói đi đôi với làm; làm chủ động, sáng tạo, có hiệu quả vì hạnh phúc nhân dân mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của mình. Đó cũng là yêu cầu đổi mới mạnh mẽ để tiếp tục nâng cao tầm tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 25 khóa XI của Đảng về công tác dân vận nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình đổi mới của đất nước.

24. Vân Giang. THU TRÊN THẢO NGUYÊN XANH / Vân Giang // Giáo dục và thời đại.- Tháng 8/2013.- Số 8

Đến Mộc Châu (Sơn La) những ngày chớm thu, bạn đã bỏ lỡ mùa mận và mùa đào chín. Nhưng Mộc Châu vẫn quyến rũ bạn bởi vẻ đẹp dịu dàng và rất đỗi thân thương của con người và cảnh vật thấm đẫm chất Tây Bắc.

Những ngày đầu thu, Mộc Châu se lạnh khi về đêm và sáng ra sương mù bay bảng lảng... Thảo nguyên xanh quyến rũ lòng người với cánh đồng cỏ mênh mang xa ngút tận chân trời, thác Dải Yếm mềm mại, rừng thông bản Áng thơ mộng, những thung lũng ngập tràn hoa dại, những bản làng thấp thoáng trong mây... Và có một sự kiện đặc biệt ở Mộc Châu vào những ngày đầu thu này mà những ai đã yêu Mộc Châu đều không thể bỏ qua, đó là ngày Tết Độc lập của người Mông.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201336

Các cụ già người Mông ở Mộc Châu kể lại: Từ khoảng cuối những năm 50 thế kỷ trước, vào ngày Tết Độc lập mùng 2 tháng 9, thị trấn Mộc Châu treo nhiều cờ đỏ mừng Quốc khánh. Bà con ở bản làng trên núi xuống thị trấn chơi, thổi khèn, múa hát với nhau, nhận nhau là anh em, rủ nhau đi tâm tình... đến sáng thì chia tay, hẹn nhau ngày này năm sau gặp lại. Tết Độc lập năm sau lại đông hơn năm trước. Người Mông ở khắp các bản xa, bản gần đều tụ về thị trấn Mộc Châu. Dần dần, Tết Độc lập ở Mộc Châu trở thành tết chung của đồng bào các dân tộc vùng cao, các dân tộc anh em như Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... Thậm chí cả người dân ở các vùng biên giới bên nước bạn Lào cũng về vui Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu.

Và tới nay, vào ngày Tết Độc lập, có cả nghìn người đổ về đây. Những ngày này, trên con đường Quốc lộ số 6 vắt qua dốc Cun, đèo Thung Khe, qua cao nguyên Mộc Châu, đèo Pha Đin... là những dòng người trang phục rực rỡ như một dòng sông hoa chảy về Mộc Châu.

Chia tay Mộc Châu, những đồng cỏ, đồi chè xanh biếc, những cung đường uốn lượn quanh co, những trập trùng đồi núi và mây bay... sẽ khiến bạn sẽ mãi lưu luyến và muốn trở lại nơi này.

25. Thanh Thùy. TIN VẮN / Thanh Thùy // Văn hóa.- Ngày 23/8/2013.- Số 2357

Hiện nay, thành phố Sơn La có 280 đội văn nghệ quần chúng, 60 câu lạc bộ thể thao thường xuyên hoạt động, 79 Khu dân cư văn hóa, 17.897 hộ đạt gia đình văn hóa.

26. Công Hải. VẬN CHUYỂN 6.600 VIÊN MA TÚY TỔNG HỢP / Công Hải // Pháp luật Việt Nam.- Ngày 24/8/2013.- Số 236

Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 22/8, tại địa phận bản Đốc, xã Khoen On, huyện Than Uyên (Lai Châu), Công an huyện Than Uyên đã phá thành công Chuyên án 0813K, được xác lập từ ngày 15/8, bắt quả tang đối tượng Mùa A Ký, 29 tuổi, ở bản Phiêng Ban B, xã Phiêng Ban, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) về hành vi vận chuyển trái phép 6.600 viên ma túy tổng hợp. Tại cơ quan điều tra, bước đầu đối tượng Mùa A Ký khai nhận đã mua số ma túy trên của một đối tượng người Lào.

27. S. Thu. TIN VẮN / S. Thu // Lao động.- Ngày 26/8/2013.- Số 196

Liên đoàn lao động tỉnh Sơn La: Tập trung hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2010 - 2015” và đề án giáo dục “5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt năm 2013”.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 37

28. Hoàng Anh. BẮT VỤ VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP 24.000 VIÊN HỒNG PHIẾN / Hoàng Anh // Đại đoàn kết.- Ngày 26/8/2013.- Số 238; Nhân dân.- Ngày 26/8/2013

Ngày 24/8, trong khi làm nhiệm vụ tại bản Cồn Huốt 1 (Phiêng Khoài, Yên Châu, Sơn La) tổ công tác liên ngành gồm Chi cục Hải quan Sơn La và Đồn Biên phòng Chiềng On đã phát hiện hai đối tượng điều khiển xe máy có nhiều biểu hiện nghi vấn nên ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, thay vì chấp hành, các đối tượng đã vứt bỏ xe máy rồi nhanh chân tẩu thoát. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã thu giữ: Một túi thể thao bên trong chứa khoảng 24.000 viên hồng phiến cùng một xe máy, hai biển kiểm soát xe máy: 26 B1-644.29, 21 Bl-192.48. Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Sơn La đang tiếp tục điều tra, truy tìm tung tích hai đối tượng đã bỏ trốn.

29. H.T.T. TIN VẮN / H.T.T // Lao động.- Ngày 27/8/2013.- Số 197

Liên đoàn lao động tỉnh Sơn La: Qua nguồn vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của Tổng LĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh đã phân bổ cho 7 huyện, 2 công đoàn ngành và 1 công đoàn cơ sở với 12 dự án, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 234 lao động. Nhờ đó, các hộ gia đình đã tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống.

30. Võ Thu. TRUYỀN THÔNG GIẢM TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT TẠI SƠN LA / Võ Thu // Gia đình và xã hội.- Ngày 28/8/2013.- Số 103

BÀI 2: ĐẮNG LÒNG SINH 4, MẤT 3Người phụ nữ ngồi trước chúng tôi mới ngoài 30 tuổi. Tính cả đứa con

trai xanh xao, còi cọc 1 tuổi đang bế trên tay, chị đã 4 lần mang nặng đẻ đau nhưng 3 đứa đầu đã mất khi mới lọt lòng mẹ. Chị bảo không biết nguyên nhân, nhưng cán bộ dân số cho chúng tôi biết một phần do vợ chồng chị đã kết hôn cận huyết thống…

CHUNG ÔNG BÀ NỘI, VẪN BỊ ÉP CƯỚIĐường vào nhà chị Cà Thị Ngân (bản Còong, xã Phổng Lăng, huyện Thuận

Châu, Sơn La) ngoằn ngoèo. Gọi là đường nhưng thực ra đó là lối mòn nhỏ. Trời mưa, bùn ngang bắp chân, đi không khéo là trượt ngã. Cũng giống như bao nóc nhà sàn ở bản Coòng này, mái ấm của gia đình chị Ngân nhỏ xíu, lọt thỏm bên rừng nứa.

Lúc chúng tôi đến, chị Ngân đang dỗ con trai ăn trưa. Căn nhà sàn đơn sơ, trống hoác, tường bao bằng nứa, lọt rõ ánh mặt trời, bước đi thật khẽ vẫn rõ tiếng cọt kẹt. Cạnh chị, một cô bé chừng 8 tuổi, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn đi lấy nước mời khách. “Con nuôi chị Ngân đấy! Tục của người Thái Đen là nếu sinh con mà không nuôi được thì phải xin con nuôi mới có hi vọng giữ được con trong nhà” (?!), chị Lò Thị

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201338

Suổi - cộng tác viên dân số bản Coòng nói nhỏ với chúng tôi.Bên bát nước lá, chị Ngân rầu rĩ kể câu chuyện buồn của gia đình bằng tiếng

Thái. Chúng tôi phải nhờ cán bộ dân số dịch hộ: 16 tuổi, chị lấy chồng. Chồng chị là anh Cà Văn So, hơn vợ 2 tuổi đồng thời cũng là con của anh trai bố chị. “Hai người cùng ông bà nội mà vẫn cưới nhau. Sao chị không từ chối?”, tôi hỏi. “Ông bà, bố mẹ hai bên cho phép mà! Tục của nhà mình là thế mà!”. “Thế trước khi cưới, chị có biết chồng mình cũng là anh họ không? Hai người có thời gian yêu đương, tìm hiểu không?”, tôi hỏi tiếp, chị Ngân lắc đầu. “Chị có ngại không khi chuyển từ gọi bác, sang gọi mẹ?” - “Có gì đâu, chỉ là chuyển từ “ải lung”, “ải ộ” (bác trai, bác gái), sang “ải êm” (bố mẹ) thôi mà!”, chị vô tư đáp.

Một năm sau khi lấy chồng, chị Ngân sinh con đầu lòng. “Chị ấy sinh dễ lắm! Sinh tại nhà. Con đủ tháng, đủ cân...”, chị Cà Thị Nốt, nữ hộ sinh Trạm Y tế xã Phổng Lăng - người trực tiếp đỡ đẻ cho chị Ngân nhớ lại. Ấy vậy mà 3 ngày sau, “Cứ thấy người con lạnh dần, tím ngắt rồi chết...”, chị Ngân xoa đầu con trai kể lại. 4 năm sau, đứa thứ 2 rồi thứ 3 lần lượt chào đời. Nhưng cũng thế, đứa sau nhìn thấy ánh mặt trời hơn đứa trước vẻn vẹn 2 ngày, rồi cũng “đi” theo anh nó. Chỉ khác là đứa thứ 3 chị lên bệnh viện huyện đẻ. Bác sĩ bảo cháu bị viêm não, trả về nhà lo ma chay. “Tôi sợ lắm! Cả nhà chẳng ai nghĩ do chúng tôi là anh em họ gần nên con cái cứ sinh ra là “bỏ” đi. Mọi người cứ nghĩ Giàng bắt mất...” - người phụ nữ 4 lần sinh nở chỉ giữ được 1 kể.

Bảy năm sau ngày xin con nuôi, vợ chồng chị Ngân sinh cháu út. Sợ hãi, lo lắng, đếm từng ngày chờ em bé qua tháng đầu tiên. “Cháu út đã tròn 12 tháng tuổi, nhưng suốt ngày ở bệnh viện vì ốm, ho, phải đi cấp cứu. Cháu sinh ra được 3 cân, nhưng nuôi mãi 1 năm rồi mà mới có 6,5 cân, giờ chỉ biết bò một đoạn ngắn”, chị xót xa.

Lúc chúng tôi ra về, chị cứ cầm tay tôi: “Mình sợ lắm rồi, không đẻ nữa đâu. Sợ lại không giữ được con! Đau đớn lắm! Giờ chỉ ước được cho phép bỏ chồng là mình bỏ ngay!”.

TIẾC TIỀN, CƯỚI LUÔN CHÁU RUỘT CHO CONTrời Tây Bắc xâm xẩm tối, chúng tôi tới nhà ông Lò Văn Thương (64 tuổi,

bản Nà Xa, xã Phổng Lăng, Thuận Châu). Chỉ còn em Lường Thị Lanh và cháu nội vừa đầy tháng ở nhà. Phải đợi mãi, ông Thương mới đi làm nương về. Ông có 8 người con, 2 trai, 6 gái. Đông quá nên phải mất một lúc ông Thương mới nhớ hết tên, tuổi con mình. Các con ông đều đã lập gia đình, “Cũng loanh quanh lấy trong họ, trong anh em cả thôi!”, ông nói. Dâu rể nhà ông, xa thì họ vài đời, gần nhất là em Lanh - con của em trai vợ.

“Sao em lại lấy anh họ của mình?” - tôi gợi chuyện với người mẹ trẻ vừa bước sang tuổi 14. Lanh bảo: “Thương bác thôi. Một hôm bác tới nhà, bảo bác khổ lắm, về

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 39

làm dâu nhà bác để bác đỡ khổ. Thế là cưới. Mà em là vợ 3 của chồng em đấy!”. “Thế nhà chồng em đặt vấn đề có lâu không?” - “Nhanh lắm. Hai bên thống nhất là được, em chỉ biết theo về thôi!”, Lanh vừa nựng con vừa nói.

“Hai vợ trước của thằng Liễn (chồng em Lanh), là người trong xã, nhưng họ xa, làm đám cưới tốn kém lắm. Mỗi đám hết 17 triệu. Rồi cũng bỏ nhau. Lấy đứa vợ 3 này chỉ hết 10 triệu thôi. Lấy người trong họ, càng gần càng ít tiền vì hai bên gia đình hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của nhau mà!”, ông Thương góp chuyện. “Trước là anh em, giờ là thông gia, càng dễ hiểu nhau hơn đấy!”, ông thật thà khoe.

Anh Trần Đình Thuận - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La nói thêm: Người Thái ở đây quan niệm hai người không cùng họ có thể lấy nhau. Con gái đi lấy chồng, phải đổi luôn họ. Do đó, con hai dì (con chị - em gái ruột), con cậu - con cô (anh/em trai - chị/em gái) có thể “thoải mái” lấy nhau. Nhưng cũng có những trường hợp con chú - con bác lấy nhau, vì một phần quan niệm: Người trong nhà lấy nhau thì của cải, người trong nhà không mất đi, kinh tế sẽ càng khá giả, con gái lại xinh xắn (?!).

Theo các chuyên gia y tế: Những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ kết hôn cận huyết thống sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về máu cao gấp 10 lần so với những em bé bình thường khác.

Điển hình của các bệnh về máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền) và các bệnh chuyển hóa khác. Cả hai bệnh lý về máu này đều đòi hỏi người bệnh phải điều trị suốt đời để có cuộc sống bình thường. Ngoài những bệnh lý về máu, bố mẹ kết hôn cận huyết thống còn gây ra cho các em bé một số bệnh lý khác như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá… làm suy giảm chất lượng dân số, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

31. Nguyễn Thành Long. ĐẤT NGHÈO KHÁT CHỮ / Nguyễn Thành Long // Đời sống và tiêu dùng.- Ngày 22 – 29/8/2013.- Số 33

Vùng đất huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nơi đồng bào H’Mông sinh sống bao đời nay, đến giờ còn không ít xã vẫn chưa có điện, không chợ búa, giao thông đi lại hết sức khó khăn... Trong hoàn cảnh gian nan ấy, những đôi chân trần trẻ thơ vẫn ngày ngày băng rừng vượt đường xa tới lớp để học lấy cái chữ.

GIAN NAN HỌC CÁI CHỮĐiểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là trường phổ thông dân tộc bán trú

(PTDTBT) tiểu học Hồng Ngài, cách thị trấn Bắc Yên khoảng 20 km. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những dáng hình nhỏ thó, lem luốc và có phần nhút nhát của các em học sinh khi tiếp xúc với những người khách lạ. Vào tận nơi, chứng kiến tận mắt điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh Hồng Ngài mới thấu hiểu

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201340

được hành trình học cái chữ của các em gian nan, vất vả thế nào.Đi sâu vào khu nội trú là dãy nhà cấp bốn, bên trong, ngoài những chiếc

giường với chiếu cũ và chăn mỏng, dưới mỗi chiếc giường là một vài bó củi, chiếc nồi nhôm đen nhẻm và một chiếc hòm đựng sách vở thì không có vật dụng gì đáng giá khác. Khu bếp của học sinh được xây theo từng ô một, mỗi ô khoảng lm chỉ để cho một người ra vào. Bếp không có kiềng đun nấu, không cánh cửa, không đèn mà chỉ là vài ba viên đá xếp ba góc đủ để đặt một chiếc nồi lên trên. Tận mắt chứng kiến bữa cơm của các em, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi: Không thịt, không canh, chỉ có một ít cơm và vài miếng măng rừng muối. "Lắm khi không đủ gạo ăn, các em phải ăn bí ngô luộc với măng ớt thay cơm", một em nói.

Ông Nguyễn Thanh Chương, Hiệu trưởng trường PTDTBT Hồng Ngài cho biết: "Năm học 2012 - 2013 trường có 8 điểm trường với 33 lớp, học sinh toàn trường có 602 em, hầu hết các em là người dân tộc Mông ở các bản nằm rải rác. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, cả trường còn 14 phòng học là nhà tạm, nhiều bảng đen chưa đúng quy cách, chất lượng kém. Hơn nữa, các điểm truờng nằm rải rác, dân cư không tập trung, giao thông nối liền giữa các bản, các xã không thuận lợi. Điều kiện sinh hoạt của học sinh nơi đây còn rất nhiều khó khăn. Để đi học, có những em phải đi bộ hơn 10 km. Những em ở nội trú mới 7 - 8 tuổi nhưng phải tự đi kiếm củi, tự lấy nước ở các moong nước sâu trong núi để dùng uống và nấu ăn chứ không có nước tắm, muốn tắm lại ra các suối, ao ở rất xa, vất vả lắm...".

Những đôi chân trần nhỏ bé vẫn cứ băng qua các con đường rừng men theo các núi để đến lớp học hàng ngày. Sự vất vả trong hành trình đến lớp và cả những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống sinh hoạt không ngăn được ước mơ của học sinh nơi đây, đó là khao khát được học cái chữ.

NOONG Ọ B - "BẢN KHỐN KHÓ NHẤT"Bà Mùa Thị Máy, Trưởng Ban Dân vận huyện Bắc Yên dẫn chúng tôi tiếp tục

cuộc hành trình đến với bản Noong Ọ B, xã Tạ Khoa huyện Bắc Yên, nơi được mệnh danh là "bản khốn khó" nhất tỉnh Sơn La. Cách thị trấn Bắc Yên hơn 30 km, đường dẫn đến bản Noong Ọ B rất khó đi với những đoạn đất đá lởm chởm, ngoằn ngoèo bắt ngang qua các con suối. Cách bản Noong Ọ B 8 km là đường dốc nhỏ hẹp nằm cheo leo men theo sườn núi, rất khó đi. Phương tiện duy nhất phù hợp với địa hình dốc và uốn lượn nơi đây có lẽ là những chiếc Minsk dã chiến. Xe của chúng tôi di chuyển chậm trên cung đường gập ghềnh, hiểm trở. Để vào được trong bản, với chúng tôi, những người không quen đường núi, đó là cả một "chiến công".

Bản Noong Ọ B nằm trơ trọi trên đỉnh núi cao với 77 hộ dân gồm 463 người sống năm này qua năm khác trong hoàn cảnh không điện, không nước, không chợ búa. Do cách xa trung tâm huyện, đi lại không thuận tiện nên cái nghèo vẫn đeo bám từng nóc nhà, từng con người nơi đây.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 41

Cô Nguyễn Thị Tình, giáo viên trường Tiểu học Tạ Khoa dẫn chúng tôi đến thăm lớp học của bản Noong Ọ B. Đó là những lớp học hết sức tuềnh toàng lợp bằng tre nứa lá, gió thốc vào lạnh buốt. Lên công tác ở Tạ Khoa đã được 2 năm, cô giáo Nguyễn Thị Tình thấu hiểu những khó khăn của học sinh nơi đây trong việc học cái chữ thế nào. "Các em còn bé nhưng để đi học, có em phải đi bộ rất xa và hầu như là đi chân đất đến trường. Nhưng chưa thấy có em nào bỏ học trong hai năm qua", cô giáo quê gốc Thanh Hóa chia sẻ.

32. Thụy Nguyên. NGÔ PHI LONG – “CÂY” HUY CHƯƠNG QUỐC TẾ ĐƯỢC MỌC TỪ VÙNG CAO / Thụy Nguyên // Tuổi trẻ và đời sống.- Ngày 26/8/2013.- Số 213

Trong lịch sử các kỳ thi Olympic Quốc tế mà đoàn Việt Nam tham dự đến nay, Ngô Phi Long là duy nhất đến từ một tỉnh miền núi. Đáng tự hào hơn, cả 5 lần mang trí tuệ Việt ra đấu trường quốc tế, Long đều giành huy chương. Với 3 Huy chương Vàng (HCV), 2 Huy chương Bạc, Ngô Phi Long được mệnh danh là “cậu bé vàng của vật lý Việt Nam”.

CHỌN CHUYÊN TOÁN ĐỂ HỌC... VẬT LÝ TỐT HƠNDáng thư sinh, gương mặt ngộ nghĩnh, ăn nói dè dặt nhưng chắc chắn là

những ấn tượng của chúng tôi khi gặp gỡ và trò chuyện với Ngô Phi Long. Mới trở về từ kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế diễn ra tại Đan Mạch (từ ngày 5 - 15/7 vừa qua) với chiếc HCV danh giá, kỉ niệm của Long vẫn còn nguyên vẹn: “Ở kỳ thi lần này, em chỉ nhớ nhất việc mình phải... đi bộ nhiều quá thôi, lắm lúc rã rời cả chân tay ra ấy ạ". Ở nhà em cũng chăm chơi thể thao lắm, nhưng chuyến đó, có ngày em phải đi bộ đến hàng chục địa điểm tham quan. Thực sự mệt nhưng cũng biết thêm được nhiều về danh thắng, văn hóa, đất nước và con người Đan Mạch”, Long cho biết.

Đạt được rất nhiều thành tích đáng nể mà hiếm một học sinh trường chuyên nào có được, Long vẫn khiêm tốn, em coi đó chỉ như những cuộc chơi để thử sức mình. Những thành công đó đến với Long không phải chỉ bằng một vài năm phấn đấu, nỗ lực. Long vốn là "con nhà nòi", cả bố và mẹ em đều là những giáo viên dạy giỏi môn vật lý của Trường THPT Chuyên Sơn La. Nên dù ít dù nhiều, từ khi sinh ra, Long đã mang trong mình phần gen trội của bố mẹ.

Cô giáo Trần La Giang - giáo viên vật lý Trường Chuyên Sơn La và cũng là mẹ của Long kể rằng, ngày bé khi chưa được học vật lý, Long đã tự lấy sách và tài liệu của bố mẹ để đọc. Vợ chồng cô không thể nào quên dấu ấn đầu tiên về vật lý của con: Bố em (thầy giáo Ngô Quang Tuấn) được một người bạn tặng cuốn sách "Vật lý đại chúng" dày hơn 500 trang, thầy đã ngỡ ngàng khi chứng kiến cậu con trai lật đọc từng trang sách. Bấy giờ Long mới học... lớp 1.

Cô Giang, thầy Tuấn chia sẻ với chúng tôi rằng, ngày nhỏ Long cứ đọc tài liệu

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201342

của bố mẹ theo kiểu "đọc vẹt" thôi, chưa hiểu gì nhưng có lẽ là cái duyên nên ngày ngày vẫn thấy Long lân la bên giá sách của bố mẹ. Dần dần, Long biết thấu kính có khả năng hội tụ ánh sáng mặt trời, em đã dùng kính lúp làm cho tờ giấy bốc cháy giữa trời nắng. Nhiều khi em còn tháo những thiết bị của đồng hồ đã hỏng để khám phá về động cơ của các thiết bị đó.

Long lớn lên với những trò chơi con trẻ và những cuốn sách về kiến thức vật lý của bố mẹ. Đến năm học lớp 6, dù xác định vật lý là năng khiếu và hướng đi lâu dài cho con, song cô Giang, thầy Tuấn vẫn hướng cho Long học toán. Em xin sang đội tuyển toán với sự ngạc nhiên của bạn bè và thầy cô. Cậu bé 12 tuổi khi đó đã nhớ câu nói của thiên tài Anh-xtanh: "Tôi học toán để học vật lý cho tốt". Long bảo: "Cả nhờ bố mẹ định hướng, cả trong quá trình học vật lý, em nhận ra là vật lý cần rất nhiều kiến thức về toán học. Ngoài ra, khi em yếu môn vật lý thì bố mẹ có thể bổ sung kiến thức và bồi dưỡng cho em. Còn toán học thì chưa phải là sở trường của bố mẹ nên em sang đội tuyển toán để có nhiều cơ hội trau dồi kiến thức cho mình hơn, như thế thì sau này con đường vật lý của mình sẽ có nhiều lợi thế".

"EM MUỐN MỌI NGƯỜI BIẾT RẰNG: VÙNG CAO CŨNG CÓ NGƯỜI TÀI"Luôn là cậu học trò xuất sắc nên sau khi tốt nghiệp THCS, Long thi đỗ cả hai

trường chuyên là Khối chuyên của Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội và Trường THPT Chuyên Sơn La. Dù không muốn cậu con trai non nớt phải xa nhà quá sớm, song cô Giang, thầy Tuấn vẫn tôn trọng hỏi ý kiến về nguyện vọng của con. Họ cũng bất ngờ khi thấy con có những suy nghĩ khá "già" so với tuổi. Long chọn học chuyên toán ở Trường THPT Chuyên Sơn La. "Em quyết định học ở Sơn La để gần bố mẹ và em gái, cũng là để chứng minh không phải cứ ở quê thì môi trường học không bằng các thành phố lớn. Em nghĩ kiến thức ở đâu cũng như nhau thôi, quan trọng là nỗ lực phấn đấu của bản thân. Với lại em có một em gái nhỏ, nên em cũng muốn học ở nhà để có thời gian giúp bố mẹ bảo ban em học". Long lại như "ông cụ non": "Em nghĩ mình là người miền núi, không có nhiều lợi thế như các bạn miền xuôi nên phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực hết mình. Em muốn mọi người biết rằng, vùng cao cũng có người tài".

Chia sẻ về những thành công mà mình gặt hái được, Long nói: “Nhà em có rất nhiều sách vật lý của bố mẹ, em đọc từ bé, hồi ấy chỉ biết là trong đó viết về... cái gì gì đó thôi ạ, khó hiểu nhưng lại giải thích được nhiều thứ nên em cũng tò mò thích thú từ nhỏ, rồi thành đam mê lúc nào không biết. Khi lớn hơn một chút em đã quyết là phải làm thế nào để nắm được những điều đó và có thể giải thích được những thứ xung quanh mình".

Cũng như nhiều bạn bè của Long, chúng tôi hỏi Long rằng cả bố và mẹ đều là giáo viên vật lý, đều là thầy cô giáo của mình như thế, thì Long có bao giờ thấy áp lực trong quá trình học tập hay không? Cậu học trò phố núi cười hiền: "Điều này

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 43

không hoàn toàn đúng, cũng không hoàn toàn sai. Bố mẹ là người định hướng, còn lại thì do tự bản thân em phải nỗ lực. Em cũng không phải là mọt sách đâu, những lúc tâm lý thoải mái thì em mới ngồi vào bàn học, khi đó học đến đâu sẽ nắm vững đến đó. Ngoài ra em còn chọn học những phần nào mà mình đang hứng thú nhất, nắm thật vững cho đến khi nảy ra những hứng thú mới quanh vấn đề đó, thế là lại có thể đào sâu tìm hiểu tiếp. Thế nên chẳng bao giờ em thấy áp lực trong việc học cả".

Ngay cả trong kỳ ôn những cuộc thi quan trọng, Long vẫn dành thời gian chơi thể thao, giúp mẹ làm việc nhà, dạy em gái học. "Có lẽ vì em không quá nặng nề việc kết quả nên tâm lý em luôn thoải mái, vững vàng để xử lý và trình bày bài thi. Khi đọc đề, không chỉ với môn vật lý đâu mà với tất cả các môn khác cũng thế, em tưởng tượng xem bài sẽ diễn ra như thế nào rồi mới làm. Cũng có lúc em gặp phải dạng đề chưa từng làm qua, biết chắc là mình không thể hoàn thiện được nhưng em vẫn làm vì chắc chắn là sẽ kiếm được một phần điểm. Khó khăn của em ở các kỳ thi quốc tế là sự thay đổi về môi trường, phong cách sống và khẩu vị thôi. Hồi thi ở Ấn Độ, em không ăn được gì trong những ngày đầu mới sang, vì người dân bên đó toàn ăn cà ri. Còn trong thời gian ở Đan Mạch vừa qua, em khá bỡ ngỡ với việc thay đổi múi thời gian" - Long chia sẻ.

Nhiều năm qua, Ngô Phi Long đã dự định theo đuổi con đường khoa học cơ bản và kỹ thuật, em luôn ấp ủ ước mơ trở thành một nhà khoa học trong ngành vật lý ứng dụng. Long vừa kết thúc một tháng nghỉ ngơi và đi du lịch cùng gia đình. Thời gian này em đang tăng cường trau dồi tiếng Anh để có thể sớm thực hiện ước mơ du học ở ngôi trường danh tiếng - Học viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ. Long bảo có thể sau thời gian được đào tạo ở nước ngoài, kiến thức của em sẽ được mở rộng hơn, để khi trở về em sẽ phục vụ đất nước được tốt hơn. "Em nghĩ rằng dù có đi đến đâu cũng không thể tìm thấy một Việt Nam thứ 2 được", Long tự hào.

Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã từng khẳng định trong chuyến đón đoàn học sinh Olympic châu Á vinh quang trở về: Với việc Ngô Phi Long liên tiếp giành được những HCB và HCV trong các kì Olympic khu vực Châu Á và toàn thế giới đã khẳng định một điều là tài năng không phải lúc nào cũng đến từ những nơi có điều kiện học tập tốt nhất. Ngay cả những nơi còn nhiều khó khăn như tỉnh miền núi Sơn La, nếu học sinh có đam mê, biết phấn đấu vươn lên trong học tập sẽ thành tài.

Một số thành tích mà Long đã được: Giải Nhất kì thi học sinh giỏi Quốc gia môn Vật Lý năm 2012, Giải Nhì kì thi học sinh giỏi Vật lý Quốc gia năm 2013; Huy chương Bạc Olympic châu Á môn Vật lý năm 2012, Huy chương Vàng Olympic Quốc tế môn Vật Lý năm 2012; Huy chương Vàng Vật lý châu Á năm 2013, Huy chương Vàng Olympic Quốc tế môn Vật lý năm 2013, gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc về lĩnh vực học tập năm 2013…

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201344

33. Đức Tuấn. BẢO ĐẢM ĐẤT SẢN XUẤT CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA / Đức Tuấn; Hoàng Vĩnh; Vũ Lâm // Nhân dân.- Ngày 27/8/2013

Sau khi những hộ dân cuối cùng di dời khỏi vùng ngập thuộc dự án Thủy điện Sơn La, vấn đề đất sản xuất đã được các tỉnh Sơn La và Lai Châu tập trung giải quyết. Nhiều nơi có những mô hình tốt trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tuy vậy, để đồng bào có cuộc sống ổn định lâu dài, vấn đề đất sản xuất vẫn còn những điều đáng quan tâm...

CÓ ĐẤT SẢN XUẤT CUỘC SỐNG MỚI ỔN ĐỊNH Dự án di dân TÐC Thủy điện Sơn La là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến

nay, trải rộng trên địa bàn ba tỉnh Sơn La, Ðiện Biên, Lai Châu. Theo quy hoạch, số dân phải di chuyển ra khỏi vùng ngập là 20.260 hộ, 95.733 nhân khẩu, với tổng mức đầu tư lên tới 20.293 tỷ đồng. Trong đó, Sơn La nằm ở vị trí cuối của vùng ngập là địa bàn trọng điểm về di dân, số hộ phải di chuyển lên tới 12.584 hộ, chiếm hai phần ba số hộ phải di chuyển của ba tỉnh. Thực tế số dân di chuyển đã tăng lên và tổng mức đầu tư dự kiến cũng tăng thêm khoảng 4.000 tỷ đồng do điều chỉnh về quy hoạch, quy mô dự án thành phần, bổ sung các chính sách hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về đất. Diện tích vùng ngập lớn, số dân di chuyển nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí, sắp xếp lại dân cư của cả vùng Tây Bắc.

Công việc còn lại sau khi hoàn thành công tác di chuyển dân là ổn định dân cư, chăm lo sản xuất cho đồng bào. Ba năm qua, mặc dù công tác thu hồi, thanh toán bồi thường đất, giao đất sản xuất gặp nhiều vướng mắc, nhưng các địa phương đã có nhiều cố gắng, tháo gỡ khó khăn, tập trung mọi nguồn lực nhằm ổn định đời sống sản xuất, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay các tỉnh đã tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại các khu, điểm TÐC với tổng diện tích là 19.566 ha/23.573 ha theo quy hoạch tổng thể, đạt 83% kế hoạch. Ngày 5/8 vừa qua, Quỳnh Nhai là huyện cuối cùng trong tám huyện của tỉnh Sơn La công bố hoàn thành việc giao đất sản xuất cho dân. Toàn tỉnh đã thu hồi và giao đất sản xuất nông nghiệp cho 9.773 hộ TÐC nông thôn, với diện tích 14.635 ha/14.648 ha, đạt 99,9%, bình quân đạt 1,5 ha/hộ.

Nhìn chung, tiến độ giao đất cho bà con vùng di dân TÐC Thủy điện Sơn La còn chậm. Do đặc điểm từng vùng, từng tỉnh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giao cho bà con có sự chênh lệch lớn, không đồng đều. Việc khai thác, sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cũng khác nhau, đây là những điều các nhà quản lý và chính quyền địa phương cần tiếp tục nghiên cứu.

NHỮNG MÔ HÌNH HIỆU QUẢ

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 45

Nếu tính từ khi tám hộ dân đầu tiên của bản Nà Kè, thị trấn Ít Ong (Mường La, Sơn La) di chuyển về điểm TÐC Tân Lập ngày 10/3/2003 thì nay đã hơn 10 năm thực hiện việc di dân đầy khó khăn vất vả, nhưng cũng đã mang lại kết quả đáng phấn khởi. Ðối với bà con, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn để hòa nhập cuộc sống mới, cung cách làm ăn mới. Ở đây đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, bà con đang dần ổn định, nhiều điểm TÐC, nhiều hộ gia đình có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

Trong chuyến công tác tìm hiểu về giải quyết đất sản xuất cho đồng bào vùng di dân, chúng tôi gặp đồng chí Lù Bình, Trưởng ban QLDA di dân TÐC tỉnh Sơn La, người có thâm niên công tác 35 năm từ di dân Thủy điện Hòa Bình, nay đến Thủy điện Sơn La. Ðồng chí đúc kết một điều: "Ðối với bà con dân tộc vùng Tây Bắc, điều quan trọng nhất để bảo đảm đời sống là cần có đất và nước". Ðến thăm bản Sơn Pha, xã Cò Nòi (Mai Sơn, Sơn La), gặp Bí thư chi bộ Lừ Văn Tấm chúng tôi được biết, khi di chuyển về quê mới, 68 hộ trong bản được chia 97,6 ha đất, trong đó 87,6 ha đất sản xuất, bình quân một hộ được chia 400 m2 đất ở, từ 1 đến 1,6 ha đất sản xuất tùy theo số nhân khẩu. Diện tích đất được giao thấp hơn nhiều so với quê cũ, bù lại giá trị sử dụng đất, hiệu quả kinh tế lại cao hơn. Toàn bộ diện tích đất sản xuất trong bản, bà con đều trồng mía, năng suất trên dưới 100 tấn/ha, giá bán cho nhà máy 950 đồng/kg, bình quân mỗi hộ thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng. Cùng với thu nhập từ chăn nuôi, cây trồng khác, thời gian rỗi đi lao động thuê, mỗi ngày công được 200 nghìn đồng, nhiều hộ đã có tích lũy. Bí thư Tấm phân trần, theo Quyết định số 12 của tỉnh thì giao đất như vậy là đủ, nhưng lại áp dụng giao đất ở trần thấp nhất. Trong khi đó bà con sở tại đều có từ 2 đến 3 ha đất sản xuất, nếu bà con TÐC có thêm đất sản xuất thì làm giàu không khó. Ở Sơn La còn nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, thu nhập trên dưới 100 triệu đồng, như: Ðiểm TÐC Mô Cổng (Thuận Châu) trồng chè, cà phê, cây quả, chăn nuôi; Ðiểm TÐC Mường Lựm (Yên Châu) trồng ngô, lúa ruộng, chăn nuôi, kết hợp bảo vệ rừng; Ðiểm TÐC Noong Luông (Mai Sơn) trồng ngô có hộ thu 30 đến 40 tấn...

ÐỂ NGƯỜI DÂN ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNGÐiều chúng tôi băn khoăn trước khi chia tay bà con TÐC Thủy điện Sơn La là,

một số hộ dân ở bản Bỉa, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đã TÐC ổn định nhưng lại có nguyện vọng muốn di chuyển đi nơi khác. Với lý do đất đai ở đây quá chật hẹp, không đủ để sản xuất. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi được biết, theo quy hoạch, xã Chiềng Bằng bố trí được 335 hộ TÐC tại xã, nhưng đến nay do nhiều lý do, số hộ dân TÐC trên địa bàn lên đến gần 1.000 hộ, khi thực hiện chia đất sản xuất, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ còn được 630 m2. Huyện Quỳnh Nhai và tỉnh Sơn La đang từng bước giải quyết vấn đề này, tìm hướng chuyển đổi ngành nghề, cách làm ăn mới nhằm ổn định đời sống cho bà con, nhưng xem ra vẫn còn khó khăn.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201346

Như vậy, việc bố trí, sắp xếp lại dân cư cơ bản đã bảo đảm theo quy hoạch, người dân đã được quan tâm giao đất ở, đất sản xuất và các điều kiện sống, hạ tầng cơ sở tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, trừ một số điểm TÐC có điều kiện đất đai màu mỡ, thuận lợi, còn lại việc quy hoạch, bố trí đất đai cho các khu, điểm TÐC phần lớn đều chật, diện tích được giao còn ít so với mong muốn của người dân. Tới đây, triển khai chủ trương của Chính phủ theo tinh thần Công văn số 883/TTg-KTN sẽ hỗ trợ thêm 48 triệu đồng/ha cho diện tích đất sản xuất bị thu hồi tại vùng ngập và các khu, điểm TÐC là 28.620 ha, với tổng nguồn vốn là 1.373,760 tỷ đồng. Ðây sẽ là sự động viên, hỗ trợ rất lớn của Ðảng, Nhà nước đối với bà con di dân TÐC Thủy điện Sơn La.

Ðể người dân đến nơi ở mới bảo đảm cuộc sống, còn nhiều việc phải làm. Trên cơ sở điều kiện hiện có, các địa phương cần đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích canh tác, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, miền. Gắn việc xây dựng bản mới TÐC với xây dựng nông thôn mới phù hợp miền núi phát triển bền vững.

34. Hoàng Anh. ĐỔI THAY TÂY BẮC / Hoàng Anh // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 27 - 28/8/2013.- Số 171+172

BÀI 2: NGƯỜI ĐƯA BỘ GIẢI PHÁP TIỀN TỶ VỀ LÓNG PHIÊNGNông dân trồng ngô ở xã Lóng Phiêng (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La)

vốn làm theo kiểu tự nhiên, năng suất dù ổn định nhưng chưa cao. Mấy năm trước, một ông cán bộ về hưu bỏ phố lên bản trồng ngô theo bộ giải pháp vô cùng bài bản. Ngô Lóng Phiêng trở thành số một huyện Yên Châu.

THAY MÁU TÀ VÀNGNông dân Bùi Văn Hạ, bản Tà Vàng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu vốn là

cán bộ Nhà nước. Sau khi về hưu, ông quyết định bán nhà cửa khang trang ở thị trấn Yên Châu rồi dắt díu vợ con vào bản Tà Vàng làm nông dân trồng ngô.

Tà Vàng, Lóng Phiêng thuở ấy còn trồng ngô theo kiểu được thua mặc trời. Đất đai rộng lớn nhưng không có ruộng. 90% dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Người Thái, người Mông, người Xinh Mun… Chỉ lác đác vài hộ dân người Kinh lên khai hoang làm kinh tế mới. Ngô là cái ăn, cái mặc, ngô là sự sống đấy, nhưng trồng ngô được chăng hay chớ, năng suất tầm 3 - 4 tấn/ha đã là kỷ lục rồi.

Cây ngô là thế mạnh, nhưng thiếu đủ bề. Thiếu quy trình sản xuất, thiếu sự đầu tư chăm sóc. Lắm vụ ngô trồng lên thấp hơn cả cỏ, thu hoạch bắp xẹp lép, chẳng được ăn. Bản thân cán bộ về hưu, nhiều kinh nghiệm như ông Hạ, vậy mà khi bắt tay làm nông dân trồng ngô cũng hoang mang, không biết phải làm gì.

Kỹ thuật thiếu, giống thiếu, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thiếu… Suốt một

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 47

thời gian dài, nông dân trồng ngô phải mua thuốc xịt muỗi về sử dụng để bảo vệ ngô trước sự tấn công của côn trùng, sâu bọ. “Đất trồng ngô chủ yếu là đồi núi, mối, kiến rất nhiều. Ngô vừa ươm xuống, gặp đất khô kiểu gì cũng mất. Dùng thuốc xịt muỗi thì diệt được kiến, mối, nhưng hạt ngô bị nóng quá cũng hỏng theo luôn. Chưa kể, tập quán canh tác của bà con, thích gieo dày, gieo thưa thì tùy, không theo khuôn mẫu nào cả”, Trưởng bản Tà Vàng, ông Vì Văn Khăn chia sẻ.

Trồng ngô kiểu ấy nên đã có những thời điểm, người dân ào ào phá ngô để chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Hết cây này đến cây khác lần lượt thất bại. Lóng Phiêng dường như là mảnh đất chỉ có cây ngô mới có thể giúp dân bản thoát nghèo.

Từ nhiều năm trước, Công ty Syngenta đã đưa các giống ngô năng suất cao như NK54, NK67 lên với Lóng Phiêng mang theo tham vọng sẽ làm nên một cuộc cách mạng ở mảnh đất có diện tích trồng ngô lớn nhất huyện Yên Châu này. Tham vọng đó từng bị đe dọa nghiêm trọng do cách làm của bà con chưa hiệu quả, giống ngô năng suất cao thành năng suất thấp do làm không đúng quy trình.

Xác định nguyên nhân hạn chế chính là phương thức canh tác, những cán bộ vùng của Công ty Syngenta bèn tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân, lựa chọn những nông dân tiên phong truyền đạt kinh nghiệm cho làng bản. Và trong một lần tập huấn như thế, sự nghiệp cây ngô ở Lóng Phiêng thay đổi.

Năm 2012, ông Bùi Văn Hạ là nông dân tiêu biểu nhất của bản Tà Vàng và xã Lóng Phiêng được lựa chọn đi tập huấn ở huyện Mai Sơn. Mấy ngày ở thủ phủ ngô vỡ ra cho ông nhiều bài học. Đó cũng là dịp ông có cơ hội tiếp cận với bộ giải pháp trồng ngô tiên tiến của Công ty Syngenta.

Bộ giải pháp ấy bao gồm: Các giống ngô NK54, NK67, NK7328, NK66, NK6326 và các loại thuốc BVTV như Cruiser Plus, Amistar Top, thuốc cỏ Gramoxone, Lumax. Đây được xem là bước đột phá lớn nhất, có tính quyết định đến vận mệnh cây ngô ở Lóng Phiêng. Lân la tìm hiểu rồi ông đưa trọn bộ giải pháp của công ty về áp dụng cho địa phương mình.

Trên diện tích 4 ha, gia đình ông Hạ áp dụng quy mô sản xuất trọn bộ gải pháp của Syngenta và giành thắng lợi liên tiếp. Hai giống ngô được ông chọn canh tác là NK54 và NK7328. Đó là vụ ngô đầu tiên ở Lóng Phiêng mà cán bộ Syngenta, cán bộ khuyến nông địa phương và người dân vạch kế hoạch sản xuất chi tiết ngay từ đầu vụ.

Sau khi lựa chọn giống, hạt giống được xử lý bằng công nghệ kết hợp với thuốc Cruiser Plus giúp nông dân kiểm soát một cách hiệu quả các loại côn trùng gây bệnh, cây ngô khỏe, phát triển nhanh, tiền đề quan trọng nhất quyết định đến năng suất sau này. Kế tiếp là công nghệ trừ cỏ sớm.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201348

Những vụ ngô trước, cỏ dại khiến năng suất ngô ở Lóng Phiêng giảm từ 20 - 80% tùy theo mức độ ảnh hưởng. Nhưng hai vụ ngô vừa rồi, chỉ duy nhất một lần phun Lumax từ lúc gieo hạt đến thời điểm thu hoạch cỏ sạch trơn. Khi cây ngô tầm 70 cm thì phun thêm một lần thuốc BVTV Amistar Top nữa là chắc chắn sẽ trúng mùa to. Ngay vụ đầu tiên áp dụng trọn bộ sản phẩm trồng ngô, năng suất vọt lên 12 tấn/ha. Đến vụ này, ông Hạ khẳng định rằng, người trồng ngô ở Lóng Phiêng chắc chắn sẽ cán mốc 14 tấn/ha, một con số kỷ lục ở Sơn La, thủ phủ ngô vùng Tây Bắc.

Năng suất quan trọng nhất, nhưng việc áp dụng trọn bộ sản phẩm của gia đình ông Hạ mang lại lợi nhuận cực lớn khi giảm được rất nhiều chi phí đầu vào, đặc biệt là tiền công. “Bình thường, mỗi vụ ngô, nông dân phải thuê 2 người làm trong vòng 3 tháng. Mỗi công 120 ngàn. Mỗi ha thuê nhân công hết khoảng 2,4 triệu đồng tiền làm cỏ. Nếu áp dụng trọn bộ sản phẩm của Syngenta thì công làm cỏ chỉ mất vỏn vẹn có 2 ngày. Tức giảm được chi phí đầu vào khoảng 10 lần”, ông Hạ phấn khởi.

BẢN TRIỆU PHÚVới cách trồng ngô này, chỉ trong vòng hai năm, bộ mặt bản Tà Vàng, bộ mặt

xã Lóng Phiêng thay đổi hoàn toàn. Tà Vàng bây giờ đã trở thành bản triệu phú, còn nông dân xã Lóng Phiêng thay đổi quan niệm: Muốn giàu thì phải trồng ngô, đã trồng ngô theo bộ giải pháp thì không thể không giàu. 4 ha ngô gia đình ông Hạ, tất tần tật chi phí đầu vào hết khoảng 18 - 20 triệu. Mỗi ha thu về 12 tấn bắp, thu nhập xấp xỉ cũng 45 triệu đồng. Thành thử ông bảo, hai năm làm ngô theo bộ giải pháp của Syngenta hơn mười năm làm ngô kiểu truyền thống, nhờ trời.

Hơn 100 hộ nông dân bản Tà Vàng bây giờ đều sống nhờ cây ngô hết. Nhà nào cũng xe máy, tivi, thậm chí là ô tô bốn bánh. Tất cả đều nhờ trồng ngô theo bộ giải pháp mà ông Hạ mang về.

Trưởng bản Khăn tính thế này: "Bình quân mỗi gia đình trong bản có khoảng 3 ha đất trồng ngô. Giống, thuốc được cung ứng tận nơi. Sản xuất theo hình thức tạm ứng, đến mùa thu hoạch, bán ngô sẽ trả nên không sợ thiếu. Mỗi ha ngô trừ đi chi phí còn lãi ít nhất cũng 30 triệu đồng.

Trước đây, phần lớn các gia đình không ai có nổi 500 ngàn tiền mặt trong nhà, còn bây giờ mỗi nhà sắm một két bạc rồi. Nhờ ngô, đúng hơn là nhờ giống ngô và bộ giải pháp mà ông Hạ mang về”.

Hiếm có nơi nào như Tà Vàng. Người Xinh Mun, người Thái, người Mông… lái ô tô bán tải leo đồi xem ngô. Vào những vụ thu hoạch, tiền giao dịch lên đến cả tỷ đồng. Từ trong tiềm thức họ vẫn luôn nhớ đến công lao ông Bùi Văn Hạ, người mang bộ giải pháp trồng ngô tiên tiến của Công ty Syngenta về với Lóng Phiêng.

Bộ giải pháp trồng ngô tiên tiến của Syngenta theo mục đích đầu tư đúng, trúng mùa ngô. Theo đó, để thực hiện trọn bộ giải pháp này người nông dân phải phối hợp với cán bộ Công ty Syngenta, cán bộ khuyến nông lên kế hoạch từ đầu vụ:

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 49

Sử dụng giống, công nghệ bảo vệ giống, xử lý hạt giống Cruiser Plus.Công nghệ trừ cỏ bằng việc sử dụng các loại thuốc BVTV như Gramoxone,

Lumax, thuốc trừ sâu Amistar Top... Với công nghệ này, năng suất luôn luôn vượt trội so với diện tích không sử dụng từ 2 - 3 tấn/ha.

BÀI 3: TRỒNG NGÔ CHO BÒ, TRỞ THÀNH TỶ PHÚHai vợ chồng ông Nguyễn Thạch Lỏi và bà Lại Thị Tươi ở thị trấn Nông

trường Mộc Châu (Sơn La) có 10 ha đất sản xuất, trong đó 6,5 ha trồng cỏ, còn lại 3,5 ha trồng ngô. Hơn 10 năm trước, cỏ trồng cho bò, ngô trồng cho người. Ngày nay, cỏ hay ngô gì cũng trồng cho bò hết. Nghe thì lạ, nhưng nhờ cái lạ ấy mà họ giàu.

ĐI TRƯỚC GIÀU NHANHỦ ướp bây giờ là hình thức tích trữ thức ăn gia súc phổ biến ở những vùng

chăn nuôi bò sữa. Ở thị trấn Nông trường Mộc Châu, các xã Vân Hồ, Tân Lập…, cây ngô được băm vụn ngay tại bãi trồng, sau đó xe tải chở về các dịch vụ hầm chứa, ủ để tích trữ thức ăn cho bò sữa vào mùa khô.

Tùy vào số lượng bò mà mỗi gia đình có thể có một hay nhiều hầm ủ ướp có kích thước, khả năng tích trữ khác nhau. Thông thường, mỗi hầm ủ ướp tích trữ tầm 100 tấn.

Thực ra, mô hình trồng ngô làm ăn chăn nuôi ủ ướp do Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu phát động, nhưng nếu chỉ tính riêng các hộ gia đình thì cách làm, hiệu quả của vợ chồng Lỏi - Tươi là số một. Ngày mới xuất hiện mô hình chuyển trồng ngô lấy bắp sang trồng ngô ủ ướp, nông dân Mộc Châu, ngoại trừ những gia đình thuộc “biên chế” nông trường ngày trước thì chẳng mấy ai mặn mà.

Ai đời ngô đang mơn mởn, bắp đang chuẩn bị bước vào thời kỳ chắc hạt lại chặt đi, phí quá. Thậm chí có những hộ chấp nhận làm theo cách mới với điều kiện là cho họ bẻ bắp đi. Cũng may, đã có những người nghĩ khác, và vợ chồng Lỏi - Tươi là trường hợp đầu tiên.

“Chú tính xem, một ha ngô nếu trồng rồi ủ ướp làm thức ăn cho bò thì thu hoạch tất tần tật được 80 tấn, bán giá 1.400 đ/kg. Đầu vào đầu ra đều không phải lo. Đầu vào thì chi phí tối đa khoảng 32 - 35 triệu đồng, đầu ra mới chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu thức ăn của đàn bò sữa. Chi phí giảm được rất nhiều công đoạn như chăm sóc, phân bón, vận chuyển…

Cũng là trồng ngô trên cùng một diện tích đất nhưng trồng để bán ủ ướp sẽ cho thu lãi gấp rưỡi đến gấp đôi trồng thu bắp. Ngô làm ủ ướp thường trồng sớm từ cuối tháng 1 đến tháng 6, khi cây ngô ra bắp, hạt còn ngậm sữa là thu hoạch nên có thể rút ngắn thời gian SX, trồng 2 vụ/năm.

Trồng ngô ủ ướp thường dày gấp 2, 3 lần trồng ngô lấy bắp nên tận dụng được

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201350

diện tích đất, năng suất cao hơn. Thu nhập hàng trăm triệu đồng thì thử hỏi có nên làm hay không?”, ông Lỏi bảo thế.

Khởi nghiệp từ cây ngô, sống được nhờ cây ngô, nhưng chỉ từ khi chuyển từ trồng ngô bán bắp sang trồng ngô làm thức ăn ủ ướp cho bò thì gia đình ông mới trở thành tỷ phú.

Bây giờ, gia đình ông bà nuôi 100 con bò sữa. Mỗi năm cần 100 tấn ngô ủ ướp làm thức ăn nhưng 3,5 ha chỉ đạt gần 250 tấn, còn lại phải đi mua. Ông Lỏi nửa đùa nửa thật rằng, đàn bò sữa gia đình ông chẳng khác nào một nhà máy thức ăn chăn nuôi thu nhỏ.

Người ta hạch toán, 1 ha trồng ngô theo hình thức ủ ướp nếu đạt 80 tấn thì lãi ít nhất cũng 40 triệu đồng, đều như vắt chanh, lại chẳng bao giờ thất bại.

NK 6326 LÀ NHẤTKhi tổng đàn bò sữa ở Mộc Châu ngày một phát triển thì cũng là lúc mô hình

trồng ngô ủ ướp làm thức ăn cho bò đến quãng thời gian cực thịnh. Tính bình quân, mỗi con bò sữa tiêu thụ từ 8 - 10 tấn thức ăn ủ ướp/năm.

Với những hộ gia đình như ông Lỏi, nuôi hàng trăm con bò sữa thì lượng ngô cây được thu mua hàng năm lên đến hàng nghìn tấn. Nhưng thị trường lớn nhất của ngô ủ ướp vẫn là Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu, tổng sản lượng thu mua gần 10.000 tấn/năm.

Bài toán đầu ra của cây ngô trên đất Mộc Châu được giải bằng phương pháp ủ ướp. Vấn đề quan trọng nữa là chọn giống nào cho phù hợp, chăm sóc ra sao để năng suất cao, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng khi làm thức ăn cho bò sữa?

Vợ chồng Lỏi - Tươi lại lĩnh ấn tiên phong tìm lời giải. Mày mò thử nghiệm, tham khảo ý kiến ở nhiều nơi, cuối cùng ông bà quyết định nhận giống NK 6326 của Công ty Syngenta về trồng và bây giờ không có ý định chuyển sang giống nào khác nữa.

Mỗi vụ ngô, 3,5 ha trồng NK 6326 thu về gần 250 tấn thức ăn ủ ướp cho bò sữa. Giá mỗi kg chỉ có 1.400 đồng, trong khi đó thức ăn được chế biến bán ngoài thị trường thấp nhất cũng 4.700 đ/kg, trong khi thành phần dinh dưỡng chẳng khác nhau nhiều.

“Theo kinh nghiệm của gia đình tôi và nhiều hộ dân trồng ngô khác ở Mộc Châu, nếu trồng ngô ủ ướp làm thức ăn cho bò sữa thì giống ngô lai NK 6326 vẫn là số một.

Đây là giống ngô có thể trồng mật độ dày, bắp to, cây to, chắc khỏe, xanh được lâu, năng suất cao mà thời gian sinh trưởng lại ngắn. Chọn NK 6326 để trồng ủ ướp có thể tiết kiệm tối đa diện tích đất SX, mật độ dày hạn chế tối đa cỏ dại, tiết kiệm cả công chăm sóc”, ông Lỏi chia sẻ.

Không chỉ chia sẻ kinh nghiệm bằng miệng, ông Lỏi còn đứng ra làm trại thử

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 51

nghiệm cho nông dân trồng ngô ở Mộc Châu có điều kiện tham khảo, học tập kinh nghiệm. Chính ông là người đưa giống NK 6326 về bán, bình quân mỗi vụ tiêu thụ hết khoảng 20 tấn giống.

"Điều cốt yếu là tìm được hướng đi hiệu quả nhất cho bà con nông dân. Bây giờ nông dân Mộc Châu đã có thể làm giàu từ cây ngô. Vụ này, thị trấn Nông trường và các xã lân cận đều chọn NK 6326 để trồng ngô ủ ướp", ông Lỏi khẳng khái.

35. Trung Kiên. THĂM LẠI NGỤC TÙ SƠN LA / Trung Kiên; Chu Lương // Lao động và xã hội.- Tháng 8/2013.- Số Đặc biệt

"Xin ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hỏa Lò là những hạng hung hăng khó trị, thì rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng sáu tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng suy nhược và trở nên hiền hòa" - Nội dung bức thư do viên Công sứ Sơn La Xanhpulôp viết gửi cho Thống sứ Bắc Kỳ, đã đủ nói lên sự tàn độc máu lạnh của chế độ thực dân Pháp đối với các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đô hộ nước ta. Có điều, chúng đâu biết rằng, súng đạn và sự tra tấn dã man về thể xác đã không thể nào khuất phục được tinh thần, ý chí cách mạng Việt Nam.

BIẾN NGỤC TÙ ĐẾ QUỐC THÀNH TRƯỜNG HỌC CÁCH MẠNGVới địa thế hiểm trở “thâm sơn cùng cốc”, nơi “rừng thiêng nước độc”, Nhà tù

Sơn La xưa - nay là di tích lịch sử cách mạng. Nhà tù Sơn La, nằm trên đồi Khau Cả, thuộc tổ 8 phường Tô Hiệu (TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) được thực dân Pháp xây dựng năm 1908, với diện tích ban đầu 500m2, bịt kín bằng gạch và đá khá kiên cố, mái lợp bằng tôn chủ yếu dùng để giam cầm những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong thời gian chúng đô hộ, cai trị Việt Nam.

Vào năm 1930, khi phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lên đến đỉnh điểm, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân ở đồn điền Phú Riềng, nhà máy dệt Nam Định, nhà máy xe lửa Trường Thi, đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, để có chỗ giam giữ những “tù nhân nguy hiểm”, thực dân Pháp mở rộng diện tích Nhà tù Sơn La gấp ba lần. Ngoài 5 nhà giam chính với 4 tháp canh, bọn chúng còn bí mật xây dựng hệ thống xà lim ngầm nằm sâu trong lòng đất, gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể. Nhưng có lẽ, đối với thực dân Pháp bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để kìm hãm phong trào đấu tranh của nhân dân ta trên khắp cả nước. Vì thế đến năm 1941, một lần nữa Thống sứ Bắc Kỳ tiếp tục ra lệnh xây thêm nhà giam mới với diện tích 4.000m2 ở ngay sát bên cạnh Nhà tù Sơn La.

Từ năm 1930 đến năm 1945, 1.007 lượt chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã bị thực dân thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam, điều chúng không thể ngờ rằng, chính nơi tù đày tăm tối này đã tôi luyện ý chí cách mạng những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam ngày càng cao, thắp sáng và lan tỏa ngọn lửa

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201352

đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc. Nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng để rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng những chiến sĩ cộng sản xuất sắc như các đồng chí Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân và bao đồng chí trung kiên khác.

Với chủ trương của Chi bộ Nhà tù Sơn La là “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng", để phù hợp với điều kiện sinh hoạt trong tù, các lớp học được tổ chức thành từng tổ, nhóm, mỗi tổ có từ 7 - 10 tù nhân. Phương pháp học của các chiến sĩ cách mạng nơi ngục tù chỉ đơn giản là cùng nhau thảo luận, dùng các mẩu gạch, mẩu than viết lên sàn đá, sàn xi măng. Đồng chí Xuân Thủy kể về không khí học tập sôi nổi: “Sau giờ lao động nặng nhọc, trên những sàn đá, sàn xi măng, sàn gỗ đầy rệp, từng đám người náo nhiệt, chỗ này học văn hóa, chỗ kia học chính trị, chỗ nọ là nhóm binh vận, dân vận, đây là ban biên tập báo Suối Reo...”. Nhờ việc học tập trong tù, trình độ nhận thức chính trị, giác ngộ cách mạng của tù nhân được nâng cao, nhiều đồng chí khi vào tù chưa biết chữ, sau khi ra tù đã sử dụng nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Trung.

CÒN NGUYÊN CHỨNG TÍCH TỘI ÁC...Thăm di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Sơn La vào ngày giữa tháng Tám, dù

di tích nhà tù chỉ được phục dựng trên nền gạch đổ nát, chúng tôi vẫn như thấy còn nguyên chốn ngục tù địa ngục trần gian của giặc. Để ngăn chặn các chiến sĩ cộng sản trốn khỏi Nhà tù Sơn La ngày đó, ngay trên nền đất chúng tôi đang đứng, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống tường bao kiên cố vững chắc, cao 4 - 5m, bao bọc bởi những hàng dây thép gai và những miếng thủy tinh sắc lẹm được cắm chi chít trên những bức tường rào.

Hoàng Thị Hằng Nga - hướng dẫn viên du lịch người dân tộc Thái, cho tôi hay, với hình thức giam cầm, kiểm soát chặt, các tường thành được bịt kín, xây cách âm nên mọi thông tin của chính những tù nhân trong tù cũng không thể truyền cho nhau. Hơn thế, lợi dụng trình độ dân trí thấp của người dân bản địa lúc bấy giờ, bọn cai ngục còn dùng những thủ đoạn dụ dỗ, tuyên truyền rằng “những tù nhân bị đày ở duới xuôi lên đều là những kẻ cướp của, giết người". Đặc biệt, thực dân Pháp treo giải thưởng rất cao, nếu ai lấy được đầu một tù nhân cộng sản bỏ trốn sẽ được thưởng 20 đồng bạc trắng và 5 tạ muối. Cai ngục răn đe tù nhân: “Đừng tìm cách trốn thoát, bởi thổ dân sẽ đem đầu các anh về để đổi lấy muối, do đó nếu vượt ngục bị bắt sẽ coi như hết cơ may sống sót”. Chế độ tù đày ở chốn địa ngục trần gian khắc nghiệt đến mức tù nhân viết thành thơ mô tả: “Nằm bên nhà xác xa vài bước/ Ngửi cứt cầu tiêu suốt bốn mùa”. Và, Nhà tù Sơn La được ví như “chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở đem chôn”!

Hoạt động của Chi bộ Nhà tù Sơn La gắn liền với tên tuổi của nhiều đảng viên

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 53

cộng sản trung kiên, nổi bật nhất là vai trò của đồng chí Tô Hiệu. Vì bị bệnh lao phổi nặng, làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La trong một thời gian ngắn, nhưng đồng chí đã để lại dấu ấn lớn khi lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng đấu tranh, tiếp tục chủ trương vượt ngục sau cuộc trốn thất bại của hai đồng chí Đàm Văn Lý và Đàm Văn Sàng. Sau khi bị bọn phản động địa phương giết hại trong cuộc vượt ngục, chúng còn chặt đầu đồng chí Đàm Văn Lý về bêu ở nhà tù, ngầm “răn đe” các chiến sĩ cách mạng.

Tháng 3/1945 quân Nhật hất cẳng Pháp. Giám ngục Lơpông cho di chuyển toàn bộ tù nhân ở Nhà tù Sơn La sang Nhà tù Nghĩa Lộ. Giữa đường, hay tin các tù nhân ở Nhà tù Nghĩa Lộ đã nổi dậy phá ngục thành công, bọn lính áp giải hoang mang cực độ. Chi bộ Nhà tù Sơn La đã nhân cơ hội này cảm hóa, thuyết phục được quân lính áp giải và tổ chức cho 200 tù nhân là cán bộ đảng viên cốt cán của Đảng nhanh chóng tỏa về các địa phương lãnh đạo phong trào cách mạng, rồi sau đó góp phần làm nên chiến thắng vang dội của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Giới thiệu với khách du lịch, hướng dẫn viên Hằng Nga giải thích, di tích Nhà tù Sơn La hiện chỉ còn là bãi gạch đá tan hoang bởi năm 1952, trước khi rút lui khỏi Sơn La, thực dân Pháp đã thả bom nhằm phá sạch xóa dấu tích tội ác của chúng. Đến năm 1965, đế quốc Mỹ khi đánh phá thị xã Sơn La cũng thả bom phá hủy phần còn lại của Nhà tù Sơn La. Sau khi đất nước thống nhất, Bảo tàng Sơn La mới có điều kiện phục chế lại hai tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xà lim ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Đặc biệt, cây đào Tô Hiệu vẫn được giữ nguyên và vẫn tốt tươi cho đến ngày nay, như một chứng tích tượng trưng cho tinh thần, ý chí cách mạng Việt Nam bất khuất. Hiện nay, di tích Nhà tù Sơn La không những là một bằng chứng, di tích cách mạng, mà còn là nơi nhắc nhở, giáo dục cho hàng vạn lượt du khách, học sinh đến đây tham quan mỗi năm.

36. Đại Sơn. TÀN PHÁ RỪNG TÀ XÙA / Đại Sơn // Nông nghiệp Việt Nam.- Ngày 28 - 29/8/2013.- Số 172 + 173

BÀI 1: NGƯỢC NÚI XEM PƠ MU BỊ "GIẾT"Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa rộng 17.650 ha. Về hành chính, Khu

Bảo tồn thuộc địa bàn xã Suối Tọ và xã Mường Thải, huyện Phù Yên; xã Háng Đồng và xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La). Đây là Khu Bảo tồn có tính đa dạng sinh học cao với 613 loài thực vật, 348 loài động vật... Tuy nhiên, từ năm 1990 đến nay, rừng nơi đây liên tục bị phá, nhất là loại gỗ pơ mu đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi lên Làng Sáng, xã Háng Đồng (Bắc Yên, Sơn La), nơi có 82 hộ dân tộc Mông sinh sống, nằm chon von trên những đỉnh núi quanh năm được ủ trong những làn sương trắng bạc. Đây cũng là điểm giáp ranh

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201354

với xã Suối Tọ (Phù Yên) và xã Bản Mù (Trạm Tấu, Yên Bái), khu vực mà người dân phản ánh về tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

NGƯỜI DÂN CHỈ ĐIỂM Đường vào Háng Đồng vô cùng khó khăn, nhất là khi có những đợt mưa. Sau

5 tiếng xuất phát từ Hà Nội để có mặt tại huyện Bắc Yên, chúng tôi phải mất thêm gần 4 tiếng đồng hồ đi xe ôm vượt qua hơn 20 km đường đất, con dốc như có ai cố tình đổ mỡ ra mặt đường để có mặt tại trung tâm xã Háng Đồng.

Cũng bởi đường đi lại khó khăn như vậy nên đồng bào nơi đây đã có sáng kiến cuốn xích vào bánh sau cho dễ đi hay để an toàn hơn là đi “xe của bộ”.

8 giờ tối, khi mưa đã giăng kín các cánh rừng cũng là lúc chúng tôi đặt những bước chân rệu rã tại trung tâm xã Háng Đồng. Như đã thống nhất từ trước, sau khi vào tá túc tại nhà một người dân, mọi người lặng lẽ cơm nước rồi nghỉ ngơi lấy sức để mai ngược núi chứng kiến những thân cây pơ mu 3 - 4 người ôm bị tàn sát ra sao.

Gần 5 giờ sáng, khi cái lạnh, mưa và sương mù còn bao trùm những đỉnh núi và những mái nhà gỗ nơi đây thì cũng là lúc chủ nhà đánh thức chúng tôi dậy: Các cháu dậy ăn sáng rồi chuẩn bị lên đường. Đợi lát nữa là nó (người dẫn đường cho chúng tôi) sẽ đến. Các cháu phải nhớ không được nói mình là nhà báo nhé. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến những người thông tin và dẫn đường khi tới khu vực giáp ranh.

Gần 5 giờ 30 phút, mưa có phần nặng hạt hơn. Sau khi chuẩn bị các vật dụng thiết yếu cho mấy ngày xuyên rừng sắp tới, trong đó không thể thiếu là chiếc gậy đi đường và gói cơm trưa do chủ nhà chuẩn bị cho. Lúc này, người dẫn đường đã tới và chúng tôi 5 người lầm lũi khoác áo mưa hướng vào phía rừng đặc dụng Tà Xùa.

Khoảng 1 tiếng đồng hồ xuất phát từ trung tâm xã, chúng tôi có mặt tại khu vực cửa rừng, nơi đường ô tô mở đến đây thì tạm dừng thi công vì lý do cần phải giữ rừng. Bởi trước đó, khi đường ô tô mở tới đâu là người dân lại di chuyển đến đó với mục đích khai thác gỗ.

Cũng bởi tạm dừng thi công tuyến đường lên Làng Sáng nên trong chuyến này không còn bắt gặp những chiếc lán căng bạt do người dân dựng lên để tiện việc khai thác gỗ như năm 2010.

Bắt đầu từ khu vực cửa rừng, hình ảnh rừng đặc rụng Tà Xùa bị tàn sát hiện ra trước mắt rõ hơn với những thân cây nằm chỏng lỏng phía tà luy âm hay những gốc cây có chu vi 2 - 3 người ôm đã bị lâm tặc xẻ trước đó cùng những hộp gỗ nằm hai ven đường.

Chỉ tay về phía những hộp gỗ nằm ven đường, người dẫn đường giải thích: Gỗ đó là gỗ dổi, kích thước đó là do người dân sở tại xẻ để làm nhà. Còn loại gỗ do lâm tặc xẻ trộm cho các đầu nậu dưới huyện Phù Yên là gỗ pơ mu, có kích cỡ khác. Cứ đi khoảng 30 phút nữa là sẽ thấy ngay thôi.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 55

Đúng như lời người dẫn đường, tiếng là rừng đặc dụng nhưng suốt từ khu vực cửa rừng, chúng tôi bắt gặp rất nhiều khu vực rừng bị tàn sát với những bìa bắp, thân, cành của loại gỗ pơ mu do lâm tặc bỏ lại sau khi đã lấy hết những phần có giá trị.

Trong đó có khá nhiều những gốc pơ mu có chu vi 3 - 4 người ôm do lâm tặc chặt hạ trước đó nằm trơ ra như những chiếc cọc cắm trên mặt đất. Cứ khu vực nào có gốc pơ mu bị chặt là y rằng cây cối nơi đó bị đổ theo, làm quang cả một khoảng rừng...

Cũng theo lời người dẫn đường, đây chỉ là ven đường đi, nếu tỏa ra hai bên đường thì hình ảnh pơ mu bị tàn sát sẽ còn nhiều hơn. Tuy nhiên, mục đích chính của chúng tôi là hướng về khu vực Làng Sáng, nơi mà theo thông tin người dân điện thoại thông tin rằng “có khoảng 1.000 hộp gỗ do lâm tặc xẻ đang chuẩn bị được chuyển xuống Phù Yên và sang bên kia huyện Trạm Tấu thuộc Yên Bái”.

SÚNG NỔCàng đi vào sâu trong rừng đặc dụng, đường càng khó đi, dốc nhiều hơn,

đường đất dính hơn bởi mưa vẫn không ngừng rơi. Lúc này, thời gian cả nhóm xuyên rừng đã gần 4 tiếng đồng hồ. Mặc dù, trời đã sáng nhưng mây mù và mưa vẫn bao trùm lên khu vực chúng tôi có mặt.

Ngạc nhiên hơn là cùng với hình ảnh loại gỗ pơ mu bị tàn sát trong rừng đặc dụng, còn bắt gặp cả những khoảng rừng do người dân xâm lấn trồng lúa nương, những tiếng cưa máy thi thoảng lại rền vang hay những tiếng súng nổ trong rừng (theo người dẫn đường thì đó là tiếng súng kíp).

Suốt chặng đường qua, bắt gặp không ít những thân cây pơ mu nằm vắt ngang lối đi do lâm tặc chặt hạ trước đó nhưng chưa kịp xẻ và đã xẻ được một phần hay những đống gỗ dùng để làm nhà được chất thành đống...

Trên đường tới gần bản Làng Sáng, ngoài việc bắt gặp cảnh người dân gùi những tấm gỗ pơ mu về làm nhà thì dưới chân chúng tôi hiện rõ những vết gỗ vừa mới được kéo qua hằn trên mặt đất.

Thậm chí, khi cách trung tâm bản khoảng 3 km đi bộ còn nhìn thấy cảnh người dân kéo gỗ phía xa từ trên dốc xuống phía dưới mà theo lời người dẫn đường là khu vực tập kết gỗ của lâm tặc, để xuống được đó phải mất hơn tiếng đồng hồ...

Lúc này đã gần 5 giờ chiều, cả nhóm vào tá túc nhà một người dân ở bản là người quen của người dẫn đường. Đây cũng là nơi chúng tôi sẽ ngủ qua đêm để lấy sức cho sáng mai còn thâm nhập vào nơi tập kết gỗ dưới khu vực suối Làng Sáng. Bởi chặng đường xuống khu vực đó chủ yếu là dốc, đường rất trơn do mưa.

Sau bữa cơm, cả nhóm quây quanh bếp lửa của gia chủ bàn bạc cách thức ngày mai thâm nhập xuống khu vực tập kết gỗ làm sao để an toàn và thuận tiện. Tuy nhiên, qua lời chủ nhà được biết, đội quân phá rừng hơn 30 người đến từ bản Tà

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201356

Ghênh (Trạm Tấu) và bản Phai Làng (Phù Yên) đã rời đi từ 2 hôm trước rồi, chỉ còn lại 2 hay 3 người ở lại trông gỗ thôi.

Bởi trước đó, có 2 đoàn gồm cả lãnh đạo, công an xã và nhà báo tỉnh xuống chụp ảnh nên họ đã tạm rời đi vì họ tưởng đó là lực lượng chức năng tới bắt gỗ. Toàn bộ số gỗ đã được chuyển đi một phần xuôi theo suối Làng Sáng hay sang phía bên kia vùng giáp ranh, chỉ còn lại khoảng 700 hộp gỗ với một nửa đã được tập kết dưới khu vực suối, một số được giấu ven rừng và tại nhà một người trong bản.

BÀI 2: NGÀNH CHỨC NĂNG NÓI GÌ?Sau 3 ngày xuyên rừng, chứng kiến rừng bị “xẻ thịt” cùng một lượng gỗ

pơ mu không phải là nhỏ được lâm tặc tập kết, chúng tôi đã tìm gặp các ngành chức năng. Tuy nhiên, những hình ảnh ghi được lại khá mới mẻ đối với những người có trách nhiệm, thậm chí họ còn khẳng định mấy năm gần đây phá rừng đã giảm nhiều.

DỄ DÀNG GẶP GỖ BỊ ĐỐN HẠSáng hôm sau, tiếp tục theo chân người dẫn đường, mất hơn tiếng đồng hồ tụt

con dốc trơn trượt hằn những vết kéo gỗ, chúng tôi đã có mặt tại khu vực suối Làng Sáng (xã Háng Đồng, Bắc Yên, Sơn La). Khi còn cách suối khoảng 500 m, mùi thơm đặc trưng của loại gỗ thuộc nhóm IIA pơ mu xộc vào mũi chúng tôi. Ngay sát bờ suối, 3 đống gỗ với những hộp pơ mu còn nguyên mùi nhựa được xếp chồng lên nhau để chuẩn bị trôi suối về phía xã Suối Tọ (Phù Yên). Thật may khi chúng tôi tiếp cận khu vực này không có đội quân lâm tặc hơn 30 người như phản ánh của người dân. Bởi trước đó mấy ngày họ đã rút đi vì nghe tin sẽ có lực lượng chức năng lên đây.

Ngay khi chúng tôi tiếp cận và chụp ảnh khu vực này, đã đếm được hơn 300 hộp gỗ pơ mu kích cỡ 12cm x 22cm x 2m2. Một người dân (xin giấu tên) tại khu vực này cho biết: Chỗ này nhiều năm nay là nơi tập kết gỗ của lâm tặc để chuyển theo suối xuống xã Suối Tọ cho một chủ gỗ ở đó. Sau đó, gỗ sẽ tiếp tục được chuyển xuống huyện Phù Yên cho một chủ gỗ khác lớn hơn bằng xe máy hoặc ô tô.

Để đảm bảo an toàn, sau khi chụp đủ hình ảnh, chúng tôi lại ngược trở lại con dốc trơn trượt trước đó đã qua. Sau hơn 2 tiếng ngược dốc, chúng tôi đã tiếp cận khu vực mà theo thông tin phản ánh là có trên 400 đầu gỗ cùng kích cỡ được cất giấu ven rừng và tại nhà một người dân của bản. Tại đây, sau khi bí mật tiếp cận, chúng tôi tiếp tục chụp được những đống gỗ khoảng 250 hộp được che chắn bằng bạt ở hai bên chái nhà một người dân.

Đi ngược lên phía trên rừng cách bản khoảng 100 m, tiếp tục đếm được hơn 100 hộp gỗ pơ mu được giấu trong các lùm cây. Tuy nhiên, do lúc này có nhiều người dân chú ý đến và người dẫn đường yêu cầu quay trở lại để đảm bảo an toàn nên không thể tiếp tục ngược lên được phía trên.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 57

Bởi theo thông tin phản ánh thì đi lên phía trên khoảng 2 tiếng đi bộ sẽ đến gần khu vực giáp ranh với huyện Trạm Tấu (Yên Bái) sẽ còn nhiều gỗ tập kết tại đó. Và cũng tại khu vực này sẽ thấy rõ hơn quang cảnh của rừng pơ mu bị tàn sát...

CHƯA LÀM HẾT TRÁCH NHIỆMTại buổi làm việc với ông Đào Văn Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù

Yên, chúng tôi được cho biết: Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản đã giảm nhiều so với trước đây, chưa thấy lực lượng chức năng huyện báo cáo về các vụ vận chuyển lớn.

Vừa rồi, huyện đã thành lập đoàn liên ngành ra quân kiểm tra về vấn đề phá rừng. Huyện cũng đã chỉ đạo rất mạnh về vấn đề này và sẽ xử lý nghiêm với những trường hợp buông lỏng, thiếu trách nhiệm. Thậm chí, trước đây lãnh đạo huyện còn trực tiếp tham gia cùng các lực lượng chức năng để phục bắt các vụ vận chuyển gỗ trái phép do người dân thông tin...

Cũng theo ông Nguyên thì việc người dân vẫn vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép là bởi sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với cơ sở, chủ rừng và người dân còn thiếu chặt chẽ; một số cán bộ chưa làm hết trách nhiệm của mình.

Được biết, để khai thác một lượng gỗ lớn như vậy lâm tặc phải mất vài tháng trời ăn rừng, ngủ rừng. Và mỗi hộp gỗ kéo từ rừng về bản được chủ gỗ trả 120 ngàn đồng; kéo từ bản xuống suối được trả thêm 50 ngàn đồng và mang xuống đến khu vực suối thuộc xã Suối Tọ (mất khoảng 4 - 5 ngày trôi suối hoặc cả tháng nếu vào mùa khô) sẽ được trả thêm 100 đến 150 ngàn đồng/hộp.

Để làm rõ hơn tình trạng phá rừng ở Tà Xùa, chúng tôi đã làm việc với ông Đinh Văn Thiêng, Hạt trưởng Kiểm lâm Rừng đặc dụng Tà Xùa. Ông Thiêng cho biết: Không còn tình trạng khai thác, vận chuyển lớn như trước nữa bởi đã có sự phối hợp, tuần tra thường xuyên giữa các lực lượng với chính quyền địa phương.

Vừa rồi Hạt đã ra quyết định thành lập lực lượng chia làm 2 tổ đi kiểm trong rừng. Hiện anh em kiểm lâm đang nằm trên các chốt và sẽ làm quyết liệt.

Trung tuần tháng 8 vừa rồi, cũng tại địa bàn huyện Phù Yên, ngay khi đoàn liên ngành của huyện vừa kết thúc kiểm tra thì lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phát hiện và bắt giữ được ngay tại đây một xe ô tô chở 3,7m3 gỗ pơ mu cùng các xe máy chở gỗ được vận chuyển từ rừng đặc dụng Tà Xùa.

Tuy nhiên, lạ một điều là từng đó lượng gỗ đã qua trót lọt sự kiểm soát của các lực lượng trên khu vực xã Suối Tọ và chính quyền cơ sở. Đặc biệt, đường lên xã Suối Tọ thời điểm đó đang bị sạt lở, gây tắc đường. Ấy vậy mà một lượng gỗ không phải là nhỏ lại có thể vận chuyển trót lọt được xuống tới huyện và chỉ có lực lượng kiểm lâm tỉnh bí mật nằm vùng ở đây mới bắt được.

Với những nội dung trên, qua làm việc với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Cừ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, thẳng thắn nói: Chúng tôi quan niệm

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201358

rằng sai đến đâu sửa đến đó, sai đến đâu xem xét đến đó. Đồng thời xử lý nghiêm, kiên quyết triệt để đối với những cán bộ làm chưa hết trách nhiệm của mình, để từ đó có những biện pháp, phương pháp tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phát triển rừng tốt hơn.

Trước khi báo chí phản ánh, Chi cục đã chỉ đạo anh em tập trung tăng cường kiểm tra những khu vực trọng điểm, trong đó có huyện Phù Yên. Thậm chí, còn chỉ đạo anh em vờ rút lực lượng rồi bí mật quay lại để đánh lạc hướng các đối tượng vận chuyển gỗ bằng ô tô, xe máy.

Sau đợt này, trực tiếp tôi sẽ tiếp tục lên kiểm tra việc quản lý, bảo vệ rừng của lực lượng tại địa bàn báo chí đã phản ánh để kịp thời chấn chỉnh những sai phạm nếu có...

Cũng về vấn đề này, ông Hờ Lao Cang, bí thư Đảng ủy xã Háng Đồng (Bắc Yên) nói: Đề nghị các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng kiểm lâm là cơ quan tham mưu chính cần phối hợp tốt hơn với cơ sở, cần xử lý mạnh tay hơn với những đối tượng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.

Về việc rừng bị phá, xã chúng tôi cũng có phần trách nhiệm. Mấy năm nay, qua vận động tình trạng dân trong xã vào rừng khai thác gỗ đã giảm rất nhiều. Xã đã chỉ đạo lực lượng địa bàn tham gia kiểm tra, phát hiện rất nhiều vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.

Tuy nhiên, cái khó nhất là việc quản lý các đối tượng từ địa bàn khác, nhất là dân khu vực giáp ranh, họ vẫn sang khu vực này khai thác trái phép gỗ pơ mu. Việc này cần phải có sự vào cuộc của các lực lượng chức năng...

Xin nhắc lại, tình trạng phá rừng, nhất là khai thác trái phép gỗ pơ mu khu vực rừng đặc dụng Tà Xùa diễn ra từ năm 1990 và đỉnh điểm là từ năm 2008. Lực lựơng chức năng cũng đã ra quân, phối hợp truy quét và kiểm tra. Thậm chí, khi đó, đã có rất nhiều cơ quan báo chí phản ánh về tình trạng này. Tuy nhiên, cho đến nay rừng vẫn bị phá, một lượng gỗ không nhỏ vẫn được vận chuyển ra khỏi rừng.

37. Đức Tuấn. CAO SU XANH TRÊN BẢN MỚI MƯỜNG LA / Đức Tuấn // Nhân dân.- Ngày 29/08/2013

Thực hiện chủ trương của tỉnh Sơn La về phát triển cây cao su, đến nay huyện Mường La đã có ba xã, 23 bản, với 1.626 hộ dân tham gia góp đất trồng 2.114 ha cây cao su, chiếm một phần ba diện tích cao su toàn tỉnh. Ðáng quan tâm là từ khi phát triển cây cao su, tâm trạng bà con phấn khởi, đời sống được nâng lên, diện mạo bản mới đang có nhiều thay đổi.

Gặp đồng chí Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Mường La Nguyễn Ðình Giai tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 59

nông dân, nông thôn của tỉnh Sơn La, chúng tôi được biết, xây dựng nông thôn mới ở Mường La, thực chất là tiếp tục xây dựng mô hình Bản mới phát triển toàn diện mà tỉnh đã triển khai mấy năm. Bà con hiểu nôm na là cơ sở hạ tầng được cứng hóa, kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.

Mường La là một trong 62 huyện nghèo đặc biệt khó khăn của cả nước. Cách đây hơn bảy năm, trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của mình, Ðảng bộ huyện Mường La đã lựa chọn phát triển cây cao su gắn với mô hình Bản mới phát triển toàn diện. Ðây cũng là huyện đầu tiên ở tỉnh Sơn La mạnh dạn thí điểm trồng cây cao su. Khi triển khai dự án còn có ý kiến khác nhau, người dân thì lạ lẫm, chưa từng biết về loại cây trồng này nên gặp nhiều khó khăn. Nhờ công tác tuyên truyền và có chính sách rõ ràng, Công ty Cao su Sơn La góp vốn, bà con góp đất, người dân được tuyển làm công nhân nên cây cao su đã phát triển mở rộng diện tích. Ðến nay, sau hơn bảy năm, những cây cao su đầu tiên trồng tại đội cao su Ít Ong cạo mủ thử nghiệm cho kết quả tốt. Cây cao su đã phủ xanh đồi núi trọc, đang khép tán, tô điểm thêm vẻ đẹp cho công trình Thủy điện Sơn La. Cây cao su bây giờ không còn xa lạ, mà đã trở thành câu chuyện trong bữa cơm, giấc ngủ, trong sinh hoạt hằng ngày của người dân Mường La.

Chúng tôi đến thăm bản Tìn, thị trấn Ít Ong, Trưởng bản Quàng Văn Lẻ cho biết: Bản Tìn có 76 hộ, 354 nhân khẩu. Trước kia, bà con trồng lúa nương, năng suất thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi được tuyên truyền chính sách trồng cây cao su, thấy được lợi ích của loại cây trồng này nên bà con bản Tìn nhất trí góp đất trồng được gần 200 ha cây cao su. Ðến nay, cả hai bản Tìn và Nà Trang thành lập chung đội cao su Ít Ong, trồng được 466 ha, trong số 176 hộ gia đình hai bản đã có 221 người được tuyển vào làm công nhân Công ty Cao su Sơn La. Theo thống kê, đến nay, 100% số dân hai bản đều có ti-vi, xe máy, 85% số hộ có tủ lạnh, 20% có máy tính. Thu nhập bình quân một hộ trồng cao su là 47,3 triệu đồng/năm từ lương và các sản phẩm phụ khác được trồng xen kẽ với cây cao su. Theo tính toán, khi cao su cho khai thác mủ, được chia lợi tức từ góp giá trị sử dụng đất thì thu nhập sẽ còn tăng thêm. Theo trưởng bản Lẻ, để làm giàu không thể chỉ nhìn vào cây cao su, các hộ phải trồng xen, chăn nuôi và làm dịch vụ. Nhưng rõ ràng, từ khi có cây cao su, bộ mặt bản Tìn đã có nhiều đổi thay, nhiều công trình được đầu tư. Khi người dân được tuyển vào làm công nhân thì làm việc có giờ giấc, sinh hoạt đoàn thể cũng sôi nổi, nhất là văn hóa văn nghệ. Rà soát, đối chiếu các tiêu chí theo quyết định 1880/QÐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Sơn La ban hành bộ tiêu chí tạm thời về mô hình Bản mới phát triển toàn diện thì hai bản Tìn và Nà Trang đạt 9/18 tiêu chí.

Hiện nay, huyện Mường La có ba xã gồm: Ít Ong, Mường Bú, Tạ Bú, với 23 bản, 1.626 hộ tham gia trồng cây cao su, trong đó có hai bản tái định cư Thủy điện

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201360

Sơn La. Theo chính sách của công ty, các hộ tham gia góp đất từ một ha trở lên, đáp ứng được một số điều kiện thì công ty tuyển làm công nhân. Ðến nay, công ty đã tuyển được 1.356 công nhân, trong đó tuyển chính thức 519 công nhân, tạm tuyển 837 công nhân. Lương được trả theo kết quả công việc, bình quân đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng, có công nhân đạt 2,5 - 3 triệu đồng. Ngoài ra, người lao động còn được công ty mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia tổ chức công đoàn và hưởng đầy đủ các chế độ về thai sản, ốm đau, tai nạn lao động... Với các hộ gia đình tham gia trồng cao su được công ty cho vay vốn phát triển chăn nuôi bò không tính lãi, bình quân một hộ được vay 6 triệu đồng trừ dần vào phần lương được hưởng hằng tháng trong ba năm đầu. Cùng với việc lồng ghép các dự án của huyện, đến nay, công ty đã đầu tư nâng cấp 3 km đường nhựa vào đội cao su Ít Ong đi qua bản Tìn và bản Nà Trang; hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc của thị trấn Ít Ong; đầu tư chín hạng mục công trình tại các bản góp đất trồng cây cao su có diện tích hơn 100 ha trở lên như: Trường mẫu giáo, nhà văn hóa, đường ra khu sản xuất, đường liên bản nối với các đội cao su.

Nhìn những hàng cây cao su thẳng tắp, xanh tươi, tràn nhựa sống trải dọc theo sông Ðà, cùng với niềm vui trên gương mặt của bà con dân bản, chúng tôi cảm nhận được những đổi thay của nơi đây. Nói về điều này, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mường La Nguyễn Văn Tâm cho biết: "Nếu trước đây bà con còn băn khoăn, lo lắng thì nay đã có sự đồng thuận cao. Cây cao su bây giờ đã "bám" được vào đất này". Trong câu chuyện với người cán bộ làm nông nghiệp huyện, chúng tôi được biết, tới đây Công ty Cao su Sơn La phối hợp huyện Mường La sẽ trồng mới thêm khoảng 1.400 ha (giai đoạn 2013-2015) trên địa bàn các xã Tạ Bú, Mường Chùm, Chiềng Hoa, Chiềng San. Từ kết quả trồng cây cao su ở Mường La, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục thực hiện chương trình trồng cây cao su gắn với xây dựng nông thôn mới và Bản mới phát triển toàn diện.

38. Quỳnh Văn. NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG Ở HUYỆN QUỲNH NHAI / Quỳnh Văn // Tạp chí Thanh niên.- Tháng 8/2013.- Số 31

Ngay sau khi Nhà máy Thủy điện Sơn La tích nước, tranh thủ nguồn vốn từ Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30A/CP của Chính phủ, Dự án hỗ trợ sản xuất di dân tái định cư Thủy điện Sơn La, Chương trình xây dựng mô hình khuyến nông tái định cư, hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và Tập đoàn Cá tầm Việt Nam. Đến nay theo dọc lòng hồ, trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã có 6 hợp tác xã thủy sản với khoảng 160 lồng có diện tích nuôi trồng là 235 ha và hàng chục xã viên tham gia.

Sau mấy ngày thời tiết xấu do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, gần cuối buổi chiều khi thời tiết trở nên tốt hơn, được sự bố trí của UBND huyện chúng tôi mới tới

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 61

được một số cơ sở nuôi cá lồng ở gần cầu Pá Uôn. Ghé vào thăm bè cá lồng mới được đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4 năm nay, anh Lò Văn Binh ở bản Hát Củ, xã Chiềng Ơn ngừng tay cho cá ăn, cho biết: Hợp tác xã có 7 xã viên, gia đình anh có 4 ô trong lồng vừa mới đầu tư 80 kg cá giống gồm 2 loại cá trắm và cá chép với tổng chi phí đầu tư 32 triệu đồng. Hàng ngày anh vừa chèo thuyền sang bên kia sông làm ruộng vừa tranh thủ vào bè cho cá ăn, cuối ngày lại thả tấm lưới kiếm mớ cá về cải thiện cho gia đình. Theo anh cá nuôi ở lồng lớn trông thấy chỉ còn phụ thuộc vào thời tiết nữa mà thôi.

Chúng tôi đến thăm bè nuôi cá lồng của Hợp tác xã (HTX) thủy sản Hạnh Lợi - đơn vị nuôi cá lồng điển hình ở Quỳnh Nhai. Ông Hà Văn Chài, một trong ba người làm nhiệm vụ tại đây cho biết, vừa tháng trước bị giông lốc đã cuối trôi gần hết lồng bè làm thiệt hại cho HTX hàng trăm triệu đồng, bây giờ bè đang được khôi phục lại. Trước đây, cá tầm là thế mạnh chính của HTX sau do cạnh tranh của cá tầm Trung Quốc, HTX đã mở rộng sang nuôi một số loài cá nước ngọt truyền thống được ưa chuộng trên thị trường như cá trắm, cá chép và rô phi. Ngắm nhìn đàn cá vun vút lao lên đớp mồi làm cho mặt nước hồ phẳng lặng bỗng trở lên rộn ràng, trông thật thích mắt. Trên bè có cả phòng bảo vệ, phòng kho và phòng ăn ở dành cho cả ba người. Ông Chài thong thả nói thêm, mỗi ngày cho cá ở gần 50 ô ăn ngày 4 lần, ngoài ra còn thường xuyên theo dõi mực nước lên xuống của hồ để kịp thời kéo lồng bè lên xuống cho phù hợp với mực nước. Trên lồng còn có những thùng xốp trồng ớt và rau gia vị để cải thiện cho bữa ăn. Theo ông đây là công việc rất vui và cho hiệu quả kinh tế nếu như không bị thiên tai bất thường xảy ra. Anh Lò Văn Thủy - Bí thư Huyện Đoàn đưa tôi đi thăm bè cá lồng do ông Hà Văn Đăm làm Chủ nhiệm, anh chỉ cho tôi xem lồng cá mới được Thụy Điển hỗ trợ đầu tư rất kiên cố và chắc chắn. Anh cho biết: Nếu các lồng cá đều được trang bị như thế này thì nguy cơ thiệt hại do giông lốc gây ra sẽ giảm đi đáng kể. Nhận thấy nuôi cá lồng là một hướng đi có lợi và cho thu nhập cao, năm 2012 Huyện Đoàn đã thành lập HTX thủy sản Thanh niên với sự tham gia của 15 bạn trẻ ở xã Mường Chiên, nhưng do chưa được vay vốn ưu đãi nên đến nay sản lượng nuôi trồng của HTX còn nhỏ lẻ. Được biết mỗi năm sản lượng tôm cá nuôi của bà con trong huyện khoảng 410 tấn, sản lượng tôm cá đánh bắt tự nhiên khoảng 350 tấn, đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho bà con, góp phần cải thiện đời sống.

Thiết nghĩ, nghề nuôi cá lồng ở Quỳnh Nhai có nhiều tiềm năng và lợi thế, do vậy chính quyền địa phương cần có các bước đi mạnh mẽ và quyết liệt hơn để giúp đỡ bà con và thanh niên địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng gắn với phát triển du lịch lòng hồ để nâng cao đời sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên việc phát triển nghề nuôi cá lồng và khai thác các nguồn thủy

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201362

lợi sản sẵn có của vùng lòng hồ cũng phải đi đôi với tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ để tránh làm ô nhiễm lòng hồ, gây dịch bệnh cho thủy sản và khai thác cạn kiệt các nguồn lợi tự nhiên; đảm bảo vừa tăng thu vào ngân sách địa phương cũng như phát triển việc nuôi cá lồng một cách bền vững.

39. Quỳnh Văn. NIỀM VUI PHIÊNG KHOÀI / Quỳnh Văn // Tạp chí Thanh niên.- Tháng 8/2013.- Số 31

Một ngày trước khi ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2013 của Huyện Đoàn Yên Châu (tỉnh Sơn La), tôi đã có mặt. Tất cả 05 cán bộ của Huyện Đoàn đều tập trung cho chiến dịch với khí thế sôi nổi, khẩn trương. Tại Đoàn xã Chiềng Sàng, khi tôi đến đã thấy chị Lường Thị Hồi (Bí thư Đoàn xã) cắt cử xong đoàn viên thanh niên tham gia đội hình tình nguyện, đồng thời phần gạo nước cho anh em đem đi Chiến dịch trong cả 05 ngày cũng đã được gói ghém sẵn sàng. Anh Lò Văn Trường (Phó Bí thư Đoàn xã) bày tỏ sự tiếc nuối bởi vì anh đang ốm nên không được tham dự chiến dịch TNTN năm nay. Sau khi đưa tôi đi tìm hiểu con đường nông thôn mới tại bản Thàn thuộc xã Chiềng Pằn, chàng trai trẻ Quàng Anh Tuấn - cán bộ Huyện Đoàn vội về chuẩn bị những phần việc còn lại để đầu giờ chiều nay hành quân trước vào Phiêng Khoài chuẩn bị cho Lễ ra quân Chiến dịch TNTN Hè 2013 vào sáng mai.

Chiến dịch TNTN Hè 2013, được Huyện Đoàn Yên Châu tổ chức tại bản Hang Căn, xã Phiêng Khoài với 32 ĐVTN trong toàn huyện tham gia. Sau lễ ra quân và tuyên truyền an toàn giao thông, Đội thanh niên tình nguyện sẽ tiến hành sửa chữa đường giao thông liên bản từ bản Tà Ẻn tới điểm trường bản Hang Căn dài chừng 06 km, tu sửa lớp học cắm bản tại điểm trường bản Hang Căn, làm hàng rào xung quanh điểm trường Hang Căn, đồng thời làm công trình vệ sinh mẫu cho 5 hộ gia đình và giúp đỡ 3 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn làm cỏ ngô trên nương và kiếm củi. Chỉ với 05 ngày tình nguyện ngắn ngủi, nhưng những việc làm có ý nghĩa thiết thực và thấm đượm tình cảm của tuổi trẻ Yên Châu đã để lại biết bao niềm vui cho học sinh, giáo viên, bà con trong bản cũng như bà con các xã, bản lân cận: Niềm vui mang tên Phiêng Khoài!

40. Tiến Bắc. MƯỜI NGÀY LÀM “CHIẾN SĨ NHÍ” / Tiến Bắc // Tạp chí Văn hóa quân sự.- Tháng 8/2013.- Số 96

Chương trình “Học kỳ Quân đội” (HKQĐ) tỉnh Sơn La năm 2013 với chủ đề: “Thép đã tôi thế đấy” được tổ chức từ ngày 26/6 đến ngày 5/7/2013 tại Tiểu đoàn Bộ binh 1, Trung đoàn 754, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Tỉnh đoàn và Bộ CHQS tỉnh phối hợp tổ chức chương trình này

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 63

nhằm giúp các em thanh, thiếu niên có được sân chơi lành mạnh, bổ ích và thiết thực vào mỗi dịp hè.

Chương trình năm nay có 105 em, độ tuổi từ 12 đến 17 đăng ký tham gia. Cùng với các em cư trú trên địa bàn thành phố, thì lần đầu tiên năm nay còn có nhiều em đến từ các huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên và Quỳnh Nhai tham gia và cũng là năm có số lượng các em đăng ký tham gia chương trình cao nhất so với hai lần tổ chức trước đây.

Trong buổi lẽ tiếp nhận học viên và khai mạc chương trình, nhìn các em mặc trên mình những bộ quân phục mới và tinh thần háo hức muốn được khám phá của các em, đã làm cho những người tổ chức chương trình và các bậc phụ huynh như thấy vui hơn, vì các em đã có một tinh thần tốt để chuẩn bị vượt qua thử thách của chương trình. Chúng tôi cũng hiểu rằng, các em tình nguyện tham gia chương trình, với mong muốn trưởng thành và hoàn thiện mình hơn.

5 giờ sáng ngày thứ 2 của chương trình, khi tiếng kèn báo thức vang lên, nhiều “chiến sĩ nhí” uể oải, len lén thở dài, rồi các em lóng ngóng tập làm quen với các bài tập thể dục buổi sáng. Trong không khí trong lành của buổi sớm, trên gương mặt của nhiều chiến sĩ còn ngái ngủ. Bài thể dục buổi sáng, sẽ giúp các em chuẩn bị cho tinh thần, thể chất tỉnh táo và sảng khoái, để bắt đầu bước vào một ngày mới.

Sắp xếp nội vụ là một trong những bài học đầu tiên mà các “chiến sĩ nhí” phải học khi trải nghiệm cuộc sống của một người lính. Không đơn giản chút nào, như trong nội dung gấp chăn vuông, chiếc màn phải gấp đúng cách, sao cho khéo, và chăn phải được vuốt các góc vuông thành sắc cạnh như “viên gạch” để trên đầu giường. Mới ngày đầu, nhiều “chiến sĩ nhí” còn lóng ngóng, loay hoay mãi không biết làm thế nào cho đạt yêu cầu. Dần dà, tỉ mỉ và được sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ khung huấn luyện, các em đã vượt qua khá tốt bài học đầu tiên này. Đây không chỉ tạo lập một thói quen mới là gấp chăn màn ngay ngắn mà hoạt động này chính là để rèn luyện tính gọn gàng, sạch sẽ, kiên trì, tỉ mỉ, vệ sinh, ngăn nắp trong cuộc sống cho các em. Cùng với đó các em phải thực hiện việc chủ động và tự giác trong việc chấp hành các chế độ quy định trong ngày, trong tuần, tự chăm sóc bản thân, như: Tự vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, rửa bát, quét dọn vệ sinh nơi ở và sinh hoạt...

Trong giờ học môn điều lệnh đội ngũ tay không, từng khuôn mặt, mà có lẽ mới đây thôi khi những ngày ở với gia đình, nhà trường vẫn còn nũng nịu, trẻ con, nhưng khi trên sân tập các em được rèn luyện như những chiến sĩ thực thụ. Tuy thời tiết mưa nắng thất thường, bộ quân phục nhiều khi lấm lem bùn đất, trên gương mặt và vai áo lấm tấm những giọt mồ hôi, nhưng hầu như không làm giảm đi tinh thần học tập hăng say của các “chiến sĩ nhí”. Mỗi em một tính cách, mỗi em một hoàn

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201364

cảnh, nhưng các em đã bắt nhịp và hòa đồng với nhau rất nhanh, cùng nhau tâm tình, chia sẻ những khó khăn ngay từ những lúc bỡ ngỡ ban đầu. Trong quá trình huấn luyện, đội ngũ cán bộ các cấp đã tận tình chỉ bảo, uốn nắn các em làm quen và thực hiện các nội dung.

Cùng với nội dung huấn luyện điều lệnh đội ngũ tay không, các em còn được học cách tháo lắp súng tiểu liên AK, 16 động tác võ thể dục và các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu. Những nội dung này nhằm giúp các em tính tự chủ và bản lĩnh, nề nếp kỷ luật và tác phong chính quy của người chiến sĩ quân đội nhân dân. Với những giờ học tập, tìm hiểu về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Sơn La, 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật của quân nhân, đã giúp các em tìm hiểu và trau dồi thêm lòng tự hào với những trang sử vẻ vang và bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội ta cũng như lực lượng vũ trang tỉnh nhà.

Trong khuôn khổ chương trình, các “chiến sĩ nhí” đã có 40% thời gian được tham gia các hoạt động tìm hiểu về nhận thức rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng vượt qua thử thách khắc phục khó khăn thực hiện ước mơ, sở thích lành mạnh, tâm sự về bản thân để các bạn cùng chia sẻ... Những hoạt động đó sẽ giúp các em tự tin, trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội, biết quan tâm, chia sẻ với gia đình, người thân và bạn bè xung quanh. Sau thời gian huấn luyện các nội dung quân sự và rèn luyện kỹ năng, các “chiến sĩ nhí” lại được cùng hòa mình trải nghiệm với nhiều hoạt động thú vị như: Học dân vũ Quốc tế, tham gia lễ hội té nước, trò chơi thể lực, các trò chơi hướng dẫn phương pháp hoạt động nhóm, xem những bộ phim ngắn về tinh thần vượt khó của những người có hoàn cảnh cuộc sống kém may mắn hơn mình, nghe những câu chuyện kể về tình thương yêu của bố mẹ, ông bà với con cháu, hành động ứng xử có tình, có nghĩa trong cộng đồng... Và một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc là các em viết thư cho bố mẹ và người thân... Nhiều lá thư đã được các em viết với cả tấm lòng, với sự thấu hiểu về tình thương yêu của ông bà, cha mẹ và người thân đang dành cho mình; thấu hiểu chia sẻ với những khó khăn trong cuộc sống mà ông bà, cha mẹ và người thân đang phải trải qua... cũng như tự vấn lại những việc đúng, việc sai của bản thân trong cuộc sống hiện tại.

Trong những ngày cuối của chương trình, các em đã được tham gia hoạt động hành quân dã ngoại thăm cột mốc biên giới chủ quyền tại cửa khẩu Chiềng Khương huyện Sông Mã và xem một số bộ phim về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày bế mạc khóa học đã thực sự gây xúc cảm mạnh đối với các bậc phụ huynh và các đại biểu, khi được chứng kiến các “chiến sĩ nhí” trải lòng trong giây phút chia tay bùi ngùi, xúc động, bên giai điệu trào dâng dạt dào, đầy lưu luyến của ca khúc “Tạm biệt” một sáng tác của nhạc sĩ Ngọc Châu...

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 65

Khép lại một hành trình dù ngắn ngủi, các em sẽ dành thời gian để nghĩ về những ngày đã qua, những người đã gặp và những điều đã được trải nghiệm. Một hành trình chỉ có 10 ngày, nhưng chắc chắn đối với nhiều em, đó sẽ là những ngày thật đẹp và ý nghĩa.

41. Võ Thu. TRUYỀN THÔNG GIẢM TẢO HÔN, KẾT HÔN CẬN HUYẾT TẠI SƠN LA / Võ Thu // Gia đình và xã hội.- Ngày 30/8/2013.- Số 104

BÀI CUỐI: SỐNG CÙNG CHA MẸ ĐẺ VẪN LÀ CON NGOÀI GIÁ THÚ

Đang sống cùng cha, mẹ đẻ vẫn phải làm con ngoài giá thú - đó chỉ là một trong nhiều hậu quả mà những đứa bé của các cặp vợ chồng tảo hôn phải gánh chịu!

TRỚ TRÊU!Năm 2012, tại xã Hua La, TP. Sơn La có 102 cặp đi đăng ký kết hôn. Anh

Lường Văn Ương – Cán bộ tư pháp xã Hua La cho chúng tôi biết một thông tin trớ trêu: “Hầu như các cặp vợ chồng đều tự chung sống với nhau trước, thậm chí sinh con đề huề, chờ đủ tuổi mới đăng ký kết hôn. Có những đối tượng cưới sớm quá, khi con 3 tuổi đi học mẫu giáo, nhà trường yêu cầu giấy khai sinh. Lúc đó bố mẹ chưa đăng ký kết hôn (vì vẫn chưa đủ tuổi - PV), họ đành phải đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú. Khi nào em bé đủ tuổi mới làm thủ tục nhận con”.

Năm 2012, có khoảng 15 - 20 cháu tại xã Hua La đăng ký khai sinh quá hạn. Phần đông là các bé 1 - 3 tuổi. Anh Ương cũng cho biết, 6 tháng đầu năm 2013, cũng có nhiều trường hợp quá hạn, chủ yếu là do tảo hôn. Tại xã Phổng Lăng, Phổng Lái (huyện Thuận Châu), tình trạng con được 8 - 9 tuổi mới được đăng ký khai sinh là chuyện “rất bình thường”.

Chị Lù Thị Phong – Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) TP. Sơn La cho hay: Là địa phương có số tảo hôn thấp nhất tỉnh Sơn La, nhưng số liệu từ năm 2010 đến tháng 6/2013 cho thấy, toàn TP. Sơn La có 382 trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Tại phường Chiềng Sinh ngay trung tâm thành phố, con số này là 37 trường hợp. 6 tháng đầu năm, phường này có 12 trường hợp; còn tại xã Hua La có 40 trường hợp tảo hôn – dẫn đầu toàn thành phố.

Ông Sa Văn Khuyên – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La thông tin: Tảo hôn “phủ khắp” 204/204 xã, phường toàn tỉnh. Tỷ lệ tảo hôn theo điều tra năm 2009 toàn tỉnh là 23,9%. Trên thực tế, số liệu còn cao hơn nhiều. Nguyên nhân của vấn nạn này thì nhiều, nhưng chủ yếu là do phong tục tập quán của người dân vùng sâu, vùng xa, lấy vợ lấy chồng sớm để có

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201366

sức lao động trong gia đình, chưa hiểu được tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết… Ngay trung tâm thành phố cũng cưới sớm cho “bằng chị bằng em”.

Vậy tại sao ở ngay TP. Sơn La, tảo hôn cũng không “tha” bất kỳ xã, phường nào, thậm chí còn có dấu hiệu tăng lên theo từng năm? Bác sĩ Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho rằng: Các bạn trẻ ở gần thành phố do có nhiều điều kiện nên tuổi dậy thì đến sớm hơn, tâm lý lứa tuổi muốn khám phá cơ thể, chứng minh mình là người lớn. Môi trường tiếp xúc, giao lưu với bạn bè của các em nhanh và rộng hơn trong khi kiến thức về cuộc sống, bản thân vẫn thiếu sót. Ngành Dân số, ngành Tư pháp đã đẩy mạnh tuyên truyền về sức khỏe sinh sản (SKSS), Luật Hôn nhân Gia đình, nhưng nhiều khi sự có mặt của các bạn trẻ chưa đầy đủ, thậm chí thờ ơ chưa nghĩ đến sức khỏe sinh sản, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…

“Qua thực tế triển khai các câu lạc bộ sinh hoạt về SKSS/KHHGĐ, nếu tổ chức ở vùng sâu, vùng xa, khi mời họ đến dự, đối tượng chưa kết hôn tham dự rất đông, trao đổi các vấn đề rất mạnh dạn. Trong khi ở thành phố, rất khó để mời các em ấy, nếu đến rồi thì cũng chỉ “cho có” và còn gượng gạo”, ông Thuận thừa nhận. Còn theo bà Lù Thị Phong: “Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, cổ hủ thậm chí một số nơi, con gái con trai mới 16 - 17 tuổi bị coi là “già”, là “quá lứa”. Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng con người khác lấy được mà con mình không lấy được là ganh tỵ ngay”.

Một nguyên nhân khác được các cán bộ dân số, lãnh đạo chính quyền cơ sở đều đồng tình, đó là chế tài xử phạt vi phạm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống chưa có hoặc chưa đủ mạnh.

Ông Cà Văn Ki - Phó Chủ tịch UBND xã Hua La, TP. Sơn La chia sẻ: “Chúng tôi can thiệp bằng nhiều biện pháp nhưng chưa áp dụng chế tài xử phạt, xã chỉ mới đang soạn thảo thôi. Việc áp dụng khó khăn lắm do nhận thức của nhân dân chưa hiểu. Về việc phạt, một số gia đình có kinh tế khá, người ta sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để nộp nhưng có nơi chỉ 20.000 - 50.000 đồng cũng là khó cho bà con”. Trên thực tế, không ít các cán bộ xã, bản cũng không răn đe nổi con cháu mình, đành “bó tay” để con cháu tảo hôn.

CẦN MỘT CHẾ TÀI ĐỒNG BỘ“Qua điều tra, khảo sát, gặp gỡ cán bộ xã, huyện cho thấy, hiện chế tài xử lý

tảo hôn (dù luật đã quy định) chưa được cụ thể, đồng bộ, chưa có văn bản hướng dẫn mà phụ thuộc vào hương ước, quy ước của bản, làng. Việc đăng ký kết hôn muộn hiện chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo bằng lời nói, nhắc nhở, xử lý hành chính…”, ông Trần Đình Thuận – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chia sẻ thêm.

“Tôi cũng được biết qua báo chí, một số nơi đã áp dụng hình thức nếu cưới tảo hôn, kết hôn cận huyết, cán bộ xã, bản không được tham dự, nếu tham dự sẽ bị

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 67

phạt; những cán bộ có con em tảo hôn, kết hôn cận huyết cũng bị phạt. Đối với Sơn La hiện nay, một số nơi đã đưa biện pháp này vào hương ước, quy ước thôn, bản. Còn đại đa số là chưa có biện pháp và mô hình nào thực sự quyết liệt. Nếu Sơn La triển khai được mô hình này thì rất tốt. Tôi tin nếu chế tài răn đe tốt, biện pháp cứngthì vấn nạn tảo hôn sẽ giảm dần...”, ông Thuận thẳng thắn.

Ông Sa Văn Khuyên thông tin thêm: Từ năm 2009 - 2010, Sơn La được Trung ương đầu tư triển khai thí điểm mô hình can thiệp giảm thiểu tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại 13 xã. Năm 2011 - 2015, từ nguồn kinh phí địa phương, Sơn La đã đầu tư mở rộng mô hình ra 26 xã, 11 điểm Trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDT) tại 11 huyện, thành phố toàn tỉnh. Đây sẽ là các đơn vị làm điểm, làm mẫu cho các địa phương khác. Công tác truyền thông, vận động vẫn được xác định là giải pháp hàng đầu, thông qua các tổ nhân viên thường trực, cộng tác viên dân số, qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ SKSS tại các xã mô hình để triển khai nhiều nội dung về DS-KHHGĐ. Năm 2013, chúng tôi đã lồng ghép nội dung khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh vào 26 xã này.

“Qua so sánh tình hình tại 26 xã, tôi cho rằng tỷ lệ tảo hôn đã có dấu hiệu giảm, những xã nào không được can thiệp thì tăng lên. Điều này chứng tỏ, nếu được đầu tư, đào tạo con người cho 100% xã thì rất tốt”, ông Thuận nói.

Báo cáo về tình hình tảo hôn, kết hôn cận huyết thống của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho thấy, tính riêng năm 2012, 10/26 xã có số tảo hôn tăng nhẹ so với năm 2011, 3/26 xã có số kết hôn cận huyết tăng. Đặc biệt, tại 11 điểm Trường PTDT nội trú trong năm 2012 chỉ còn 1 trường hợp bỏ học lấy chồng, 8 tháng đầu năm 2013 không có trường hợp nào.

“Trường PTDT nội trú là minh chứng rõ ràng cho việc cần phải đưa nội dung tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ, mang thai ngoài ý muốn, các biện pháp tránh thai, tình dục an toàn, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết vào trường học, ngay từ cấp THCS để các em có nhận thức cơ bản về vấn đề này. Trong đó, vai trò của ngành giáo dục là rất lớn”.

Chia sẻ quan điểm khi chúng tôi đề cập đến vấn đề tham mưu như thế nào để có thể đưa ra những văn bản quy định chế tài xử phạt? Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Sơn La Nguyễn Đình Thuận cho biết: “Chi cục DS - KHHGĐ đã tính đến phương án xây dựng Nghị quyết chuyên đề ban hành về xử lý những cá nhân, đơn vị làm chưa tốt công tác chống tảo hôn; khen thưởng cho những đối tượng, cơ sở, đơn vị làm tốt. Đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, cấp ủy chính quyền có con, cháu tảo hôn thì phải xử lý ra sao. Chúng tôi đã đăng ký với tỉnh để ban hành Nghị quyết đó, dự kiến vào năm 2015”.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201368

Số liệu điều tra của ngành DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho thấy, năm 2009, tỷ lệ tảo hôn toàn tỉnh Sơn La là 23,9%. Tại một số huyện, tỷ lệ này rất cao như Sốp Cộp (57%), Mai Sơn (36,2%), Thuận Châu (33%). Đối với kết hôn cận huyết thống, tỷ lệ là 2,7%. Huyện Sốp Cộp tiếp tục “dẫn đầu” với 8,5%...42. Thùy Linh. GẶP TRUYỀN NHÂN LỄ HỘI CỔ CỦA NGƯỜI THÁI TÂY BẮC / Thùy Linh // Gia đình và xã hội.- Ngày 30/8/2013.- Số 104

Được mệnh danh là “Đà Lạt của Tây Bắc”, Mộc Châu (Sơn La) đầu thu bung biêng lạnh với những đồi chè, những đồng cỏ xanh mướt mỗi sáng và vàng ngọt sắc nắng mỗi chiều. Cao nguyên xanh nhiều hương sắc quyện chân người và có cả một thứ suýt “thất truyền”: Lễ hội Hết Chá. Ông Hoàng Văn Xuyên, một truyền nhân của lễ hội cổ này bảo vậy!

TRUYỀN NHÂN NỨC DANH BẢN ÁNGChúng tôi tìm về xã Đông Sang, nơi được coi là “thủ phủ” của lễ hội cổ người

Thái này. Anh Vi Văn Tuyền, cán bộ văn hóa Đông Sang hào hứng đón khách bằng câu chuyện về con người, phong tục tập quán của địa phương mình. Đông Sang gồm 12 bản với các dân tộc Thái, Kinh, Mông… Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng và được thể hiện rõ nhất qua các lễ hội. Đáng chú ý là lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái Trắng, từng có thời gian dài bị lãng quên. Nói về lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa này, còn lại hôm nay, anh Tuyền bảo phải nhớ đến công lao của nghệ nhân Hoàng Văn Xuyên, một trong những bậc cao niên của bản Áng.

Lễ hội Hết Chá của bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có từ lâu đời. Ngày xưa, cứ đến mùa xuân, khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng là người dân nơi đây tổ chức lễ hội Hết Chá. Nghệ nhân Hoàng Văn Xuyên năm nay đã 70 tuổi được biết đến là hậu duệ đời thứ 3 của một trong 3 nghệ nhân Hết Chá nổi tiếng nhất trong vùng.

Ông nội ông Xuyên là cụ Hoàng Văn Chôm, sinh đầu thế kỷ XIX là một trong những nghệ nhân Hết Chá nổi danh. Cùng thế hệ cụ Chôm còn có các cụ Lữ Văn Tống, cụ Vì Văn Hượng cũng là những nghệ nhân Hết Chá nổi tiếng. Các cụ đã truyền cho con cháu đời sau là các cụ Hoàng Văn Ong, cụ Vì Văn Năm, cụ Lường Văn Tự. Đây cũng chính là những nghệ nhân Hết Chá có tiếng của bản Áng và nổi danh khắp vùng vào những năm 1960.

Tuy nhiên, lễ hội Hết Chá chỉ phát triển mạnh nhất từ năm 1963 trở về trước. Khi xảy ra chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, toàn dân chung sức cho công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, lớp nghệ nhân già mất đi nên việc tổ chức lễ hội Hết Chá cũng dần bị lãng quên.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 69

Là một trong những truyền nhân Hết Chá có tiếng, ông Xuyên buồn đau trước sự mai một của lễ hội độc đáo, giàu bản sắc này của người Thái Trắng. Từ lâu ông đã nung nấu ý tưởng khôi phục lại sinh hoạt đầy tính nhân văn, tính giáo dục và rất có ý nghĩa gắn kết cộng đồng này.

TÔN VINH “BÁC SỸ” BẢN MƯỜNGÔng Xuyên tâm sự: “Hàng chục năm trước, khi tôi xem trên ti vi thấy người ta

giới thiệu về những lễ hội của nhiều dân tộc, trong đầu tôi đã nghĩ ngay đến lễ hội Hết Chá của bản mình cũng không kém phần đặc sắc nhưng mai một lâu quá mà đau lòng. Tôi yêu quý nó, muốn nó tồn tại đến muôn đời nên tôi quyết tâm. Vậy nhưng, phục dựng đã khó, giữ gìn và phát huy nó còn khó hơn, nên tôi có một giấc mơ muốn quảng bá cho nhiều người biết để lễ hội cổ truyền của bản mình không bị mai một theo năm tháng”.

Từ đầu năm 2005, cấp ủy, chính quyền bản Áng đã họp và ra nghị quyết nghiên cứu, sưu tầm và khôi phục lại lễ hội Hết Chá. Việc này được giao cho Hội Người cao tuổi của bản và ông Xuyên được giao nhiệm vụ sưu tầm, khôi phục, đạo diễn lại đội Xòe Chá.

Sau một thời gian nghiên cứu, sưu tầm và chuẩn bị, cuối năm 2005 đội Xòe Chá của bản được thành lập. Sau 4 tháng miệt mài tập luyện, đến cuối tháng 4/2006 lễ hội Hết Chá đã được công diễn phục vụ cho nhân dân và duy trì thường xuyên cho đến nay. Lễ hội Hết Chá còn được gọi là “Kin chiêng boác mả”, tức là “thầy mo (thầy cúng) nhận quà của con nuôi trong dịp tết hoa mạ, hoa ban”. Lễ hội Hết Chá gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Đây cũng là hình thức ăn Tết chia tay mùa xuân để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ mùa mới trong năm đạt kết quả tốt.

Theo như ông Xuyên cùng các vị già làng trong bản kể lại: Xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo (thầy cúng). Thầy mo cũng có 3 hệ. Hệ “Mo Mương” chuyên cúng bản, cúng mường cầu mưa thuận gió hòa, làng bản bình yên. Hệ “Mo Miếu” chuyên cúng chuyện hiếu, hỉ tiễn biệt người chết. Hệ “Mo Mun” là thầy cúng chữa bệnh cho mọi người dân (được coi như “bác sỹ” vậy!) và nhận họ làm con nuôi sau khi chữa khỏi. Các thầy “Mo Mun” thường dùng các bài thuốc bằng thuốc Nam nên đã chữa được bệnh cho dân bản. Mang ơn “Mo Mun”, nhiều người xin được làm con nuôi. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn “Mo Mun”, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho Tết nên thầy ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.

“ĐƯỢC ĂN ĐỪNG QUÊN ĐŨA!”Hết Chá là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Thái ở Mộc Châu. Phần lễ mang tính nhân văn sâu sắc, dạy đạo lý, nhân nghĩa thể hiện trong câu hát Chá: “Đáy kịn sớ nha lưu thú; Đáy dú nha lúm công lưm khun”

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201370

(Tức là: “Được ăn đừng quên đũa, được ở đừng quên ơn” với ý hàm ơn những người đã giúp mình trong lúc ốm đau). Hết Chá còn mang nét đẹp văn hóa ứng xử của tình yêu đôi lứa khi đây là dịp để trai gái tìm hiểu nhau. Phần hội với những trò chơi dân gian vui nhộn, các hội thi, hội múa truyền thống. Truyền nhân lễ hội cổ Hoàng Văn Xuyên bảo, dịp lễ Quốc khánh 2/9 đang cận kề, người dân Sơn La đang háo hức đón Ngày hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu mà Hết Chá là một trong những lễ hội được nhiều người mong đợi.

“Lễ hội Hết Chá của bản tôi từng bị lãng quên, nhưng nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự tâm huyết muốn phục dựng lại lễ hội của ông Xuyên mà một lần nữa Lễ hội Hết Chá được duy trì, là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tôi thấy tự hào vì bản sắc dân tộc mình được sống lại trong thế hệ trẻ bây giờ”. Ông Lương Văn Sọ, Bí thư chi bộ bản Áng 1.

43. PV. KIỂM TRA TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG / PV // Đại biểu nhân dân.- Ngày 30/8/2013.- Số 242

UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh vừa đến kiểm tra tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng tại TP. Sơn La. Đoàn đã đi thị sát một số dự án trọng điểm như: Xử lý nút giao thông từ quốc lộ 6 đi Chiềng Ngần; đường vào trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh; đường Chu Văn An; Công viên 308; Sân vận động Chiềng Lề và 1 số điểm chợ cần phải di chuyển trên địa bàn Thành phố… Đoàn đã nghe lãnh đạo Thành phố báo cáo tình hình thực hiện triển khai các dự án trọng điểm của Thành phố và công tác đầu tư xây dựng, đặc biệt là công tác chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng Khu trung tâm hành chính - chính trị mới… Thời gian tới, Thành phố cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn; phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn trong triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

44. PV. BAN CHỈ ĐẠO DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƯ TỈNH SƠN LA: THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ VÀ SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 / PV // Tạp chí Cộng sản.- Tháng 8/2013.- Số 80

Công trình Thủy điện Sơn La đã được khánh thành vào sáng 23/12/2012, về đích trước 3 năm. Đây là công trình quan trọng quốc gia quy mô lớn nhất Việt Nam và cũng là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Công trình Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 400 MW) được xây dựng trên địa bàn xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Nhiệm vụ chính của công trình là cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia với sản lượng trung bình hằng năm là 10,246 tỷ kWh; chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 71

cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Trong quá trình thực hiện dự án, Sơn La và các địa phương liên quan đã thực hiện thành công công tác di dân, tái định cư. Sau 6 năm triển khai quyết liệt, đến giữa tháng 4/2010, Sơn La đã hoàn thành di chuyển 12.584 hộ dân ra khỏi vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La (ở 3 huyện, 16 xã, 169 bản) đến 221 điểm tái định cư tập trung, 38điểm tái định cư xen ghép.

Trong 6 tháng đầu năm, Ban chỉ đạo di dân tái định cư tỉnh đã đôn đốc, chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung hoàn thành công tác thu hồi, giao đất, bù chênh giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến cho các hộ thuộc diện di dân. Đã lập, thẩm định, phê duyệt phương án bù chênh cho 10.797 hộ, giá trị hơn 609 tỷ đồng; nâng số hộ được lập phương án bù chênh và phê duyệt toàn tỉnh lên 11.301/11.349 hộ, đạt 99,5% số hộ phải bù chênh; chi trả kinh phí bù chênh cho 6.088 hộ, giá trị trên 335 tỷ đồng, đạt 53,6%; các huyện đã giao thêm hơn 7.700 ha đất, nâng tổng diện tích đất đã giao lên 25.985 ha, đạt 78,4%; khởi công xây dựng 52 dự án; hoàn thành 189 dự án, tương ứng mức đầu tư 808 tỷ đồng; đã hoàn thành đưa vào sử dụng hơn 1.600 công trình, đạt 72%...

Để phấn đấu thực hiện cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án di dân, tái định cư, nhằm từng bước ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho nhân dân vùng lòng hồ thủy điện sau tái định cư. Qua đó, đại diện lãnh đạo huyện Quỳnh Nhai, các huyện, thành phố có dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La đã báo cáo kết quả, kinh nghiệm tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện công tác quy hoạch, bồi thường, triển khai các dự án thành phần, công tác hỗ trợ sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo chuyển đổi ngành nghề; đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác di dân tái định cư Thủy điện Sơn La trong 6 tháng cuối năm 2013.

Tỉnh ủy đã biểu dương những nỗ lực của Ban chỉ đạo di dân, tái định cư tỉnh, cùng các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong công tác liên quan đến di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, đồng thời đề nghị, những tháng cuối năm, cần tiếp tục tập trung cao cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi trả các khoản bồi thường, hỗ trợ còn lại cho các hộ tái định cư; tiếp tục làm việc với các bộ liên quan, Văn phòng Chính phủ để sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La; chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần, kiên quyết xử lý những nhà thầu chậm tiến độ; tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; đẩy nhanh việc thanh quyết toán các công trình đã hoàn thành; tăng cường kiểm tra tình hình đời sống của bà con tái định cư... bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra…

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201372

45. PV. DOANH NGHIỆP THANH TÙNG – NƠI GỬI GẮM NIỀM TIN CỦA NGƯỜI DÂN SƠN LA / PV // Tạp chí Cộng sản.- Tháng 8/2013.- Số 80

Doanh nghiệp Thanh Tùng có đội ngũ kỹ sư chuyên ngành, tâm huyết với công việc, cùng với máy móc hiện đại, bảo đảm chất lượng công trình, giá thầu lại phù hợp... vì vậy, khách hàng tìm đến với doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Doanh nghiệp còn nhận thầu các công trình xây dựng ngoài tỉnh, như Điện Biên, Hòa Bình... thành công trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sang lĩnh vực dịch vụ thương mại, như xây dựng khách sạn Sao Xanh tại thành phố Sơn La (một trong những khách sạn 2 sao sớm nhất tại Sơn La), đồng thời, mở rộng mạng lưới kinh doanh khách sạn, đã xây dựng khách sạn Biển Xanh (3 sao) tại bãi biển Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Kết hợp với dịch vụ khách sạn, Doanh nghiệp Thanh Tùng còn đầu tư hàng chục tỷ đồng mở thêm dịch vụ taxi Sao Xanh tại Sơn La để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.

Từ năm 2006, Doanh nghiệp Thanh Tùng đã thực hiện mô hình chăn nuôi bò kết hợp giữa nông dân với doanh nghiệp. Doanh nghiệp bỏ vốn làm chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, giống cỏ. Hình thức này, ban đầu khi chưa có thu nhập từ việc bán bò, doanh nghiệp đã ứng trước một phần tiền để hỗ trợ đời sống, tạo niềm tin cho người nông dân để họ tập trung vào việc chăm sóc đàn bò và đây cũng là giải pháp hiệu quả để gắn kết trách nhiệm của người nông dân trong việc bảo vệ tài sản chung. Mô hình liên kết “2 nhà” từ cách làm đơn giản nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn đã giúp người dân thay đổi được nếp nghĩ, cách làm, tiếp cận cách chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế tăng thu nhập, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường sống.

Thành công trên nhiều lĩnh vực trên, Doanh nghiệp Thanh Tùng còn đầu tư sang lĩnh vực giáo dục. Năm 2000, doanh nghiệp chính thức khởi công xây dựng Trường mầm non tư thục Ngọc Linh, trường tư thục đầu tiên xuất hiện tại Sơn La và đạt trường chuẩn quốc gia. Trường có quy mô 2 tầng, 15 lớp học. Ngọc Linh đang là nơi mà hàng trăm bậc cha mẹ ở thành phố Sơn La tin tưởng trao gửi niềm tin khi đưa con, em mình vào trường học tập. Tiếp tục quan tâm tới sự nghiệp trồng người, Doanh nghiệp Thanh Tùng đã đầu tư 27 tỷ đồng xây dựng Trường Tiểu học tư thục Ngọc Linh, tại xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La. Công trình có tổng diện tích 4.500 m2, gồm 2 nhà 3 tầng với 25 phòng học, 25 phòng nghỉ, nhà ăn và sân chơi cho học sinh. Đây là mô hình trường tiểu học bán trú tư thục có chất lượng cao, góp phần thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn.

46. PV. TỈNH SƠN LA LÀM TỐT GIẢM NGHÈO NHỜ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG / PV // Tạp chí Cộng sản.- Tháng 8/2013.- Số 80

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 73

Sau hơn bốn năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (2008 - 2013) tỉnh Sơn La đã tích cực triển khai việc giao khoán, quản lý bảo vệ rừng cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình, nhằm phát triển quỹ rừng một cách hiệu quả, giúp người dân có điều kiện tăng thêm thu nhập, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng.

Sơn La đã áp dụng thí điểm cho 157 xã của 9 huyện, thành phố gồm: Phù Yên, Mộc Châu, Yên Châu, TP. Sơn La, Mai Sơn, Bắc Yên, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La với tổng diện tích rừng được xác định là 422 nghìn héc ta. Qua đó, tỉnh cũng xác định hai loại dịch vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng là dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước và dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ.

Để thực hiện hiệu quả chính sách Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh luôn chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng; tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo; xây dựng và phát hành tờ rơi, panô, biển báo khu vực chi trả; triển khai...

Sơn La có nhiều thuận lợi do diện tích rừng lớn, nhiều người dân sống bằng nghề rừng; bên cạnh đó, còn có nhiều nhà máy thủy điện. Do đó hiện tỉnh đang tiến hành thực hiện phát triển Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở cả ba cấp. Cấp xã sẽ tiến hành xác định các chủ rừng, loại rừng được hưởng dịch vụ, sau khi được phê duyệt sẽ mở tài khoản, niêm yết công khai danh sách tại các thôn, bản và thông báo cho các chủ rừng. Sau mười ngày, nếu không có ý kiến phản hồi, xã sẽ tiến hành chi trả tiền dịch vụ dựa trên sổ giao đất, giao rừng của các chủ rừng.

Đến xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai mới thấy đời sống của người dân nơi đây bước đầu đã có sự đổi thay, người dân đã phần nào có được một công việc ổn định, đời sống tinh thần của người dân từ đó cũng từng bước được cải thiện. Mường Chiên là một xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, người dân nơi đây đa số sống dựa vào tự nhiên là chủ yếu, chính cái nghèo đói là một trong những nguyên nhân gián tiếp làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên rừng. Từ khi Chính phủ ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân đã có công việc ổn định hơn, không tự ý chặt phá rừng bừa bãi nữa. Đây là một trong những chính sách mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao ý thức vai trò và trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đối với nhân dân các dân tộc trên địa bàn, nhất là đối với các đối tượng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng.

Anh Lò Văn Dơi, người dân xã Mường Chiên chia sẻ: Từ khi được Nhà nước giao đất, giao rừng gia đình tôi đã có một công việc ổn định để làm cải thiện đời

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201374

sống chứ không còn phải sống phụ thuộc vào nương rẫy như trước nữa. Nhờ chính sách này, không chỉ riêng tôi mà còn nhiều nhà trong bản có của ăn của để, đời sống được nâng cao, không còn tình trạng lên núi phá rừng, đốn củi bừa bãi, ý thức bảo vệ rừng cũng được người dân trong bản thực hiện tốt hơn.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách có chu trình dài, do vậy tính ưu việt của chính sách mới này là rất lớn. Không chỉ vậy, khi diện tích rừng có chủ, quyền lợi của người dân nhận khoán và bảo vệ rừng được bảo đảm thì nhận thức của người dân từng bước được nâng lên, đặc biệt là trách nhiệm của các hộ gia đình trong bảo vệ rừng, như việc ngăn chặn chặt cây tươi làm củi, khai thác gỗ trái phép. Đặc biệt, chính sách này còn giải quyết được nhiều vấn đề; trong đó, trọng tâm là 3 vấn đề cơ bản về môi trường, kinh tế và xã hội, góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng... Việc chi trả cho công tác bảo vệ rừng đã tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng, giảm được tiền đầu tư bảo vệ rừng từ ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

47. Nguyễn Minh Nhật. SƠN LA LÀM TỐT CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT / Nguyễn Minh Nhật // Tạp chí Gia đình và trẻ em.- Ngày 29/8/2013.- Số 35

Tỉnh Sơn La hiện có trên 113.000 trẻ em sống trong các gia đình nghèo; trong đó có 2.891 trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi không nơi nương tựa. Bằng khả năng của địa phương, với sự đóng góp của nhân dân, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (TECHCĐBKK) tỉnh Sơn La đã được hưởng các chế độ, chính sách dành riêng cho trẻ em. Công tác trợ giúp TECHCĐBKK được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện qua các hành động cụ thể.

Thực hiện Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 19/02/2013 của Tỉnh ủy Sơn La về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (BVCSGDTE) trong tình hình mới, Sở Lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BVCSGDTE giai đoạn 2012 - 2020.

Sau khi Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh Sơn La được phê duyệt, Sở LĐTBXH xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ về BVCSGDTE trên địa bàn toàn tỉnh. Các huyện, thành phố đang xây dựng kế

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 75

hoạch cụ thể, sát thực tế của địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 2055/QĐ-UBND; Chỉ đạo UBND cấp xã, các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện các hoạt động BVCSGDTE tại địa phương.

Nhân Tháng Hành động Vì trẻ em, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tặng 70 suất quà cho trẻ em trong ngành có thành tích trong học tập, tặng quà các cháu nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, thăm hỏi tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Các huyện, thành phố đã thăm và tặng quà cho trẻ em tổng số tiền: 223.600.000 đồng. Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức giải cờ vua truyền thống thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ XXI năm 2013 với sự tham gia của 57 vận động viên. Sở LĐTBXH phối hợp với Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội, cấp 30.158 thẻ bảo hiểm y tế và khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; Phối hợp với Trung tâm II và Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khám phân loại 667 trẻ em khuyết tật, phẫu thuật cho 128 trẻ em khuyết tật; Phối hợp với Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam trao 100 suất học bổng và quà cho trẻ em nghèo vượt khó, học giỏi năm học 2012 - 2013, với tổng số tiền và quà trên 100 triệu đồng; Phối hợp với Bệnh viện Vimec tổ chức phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng cho 17 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch; Trao 50 suất quà cho học sinh nghèo học giỏi tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, mỗi suất 300.000 đồng; Tổ chức trao 76 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi năm học 2012 - 2013; Đầu tư trang thiết bị vui chơi ngoài trời cho hai trường mầm non Hòa Bình (xã Bó Sinh, huyện Sông Mã) và trường Mầm non Bình Minh (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu); Lập đề án đề nghị Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đầu tư xây dựng hai nhà bán trú cho hai trường mầm non của xã Pá Long, huyện Thuận Châu và xã Chiềng Khoong, huyện Quỳnh Nhai.

Tuy nhiên, số TECHCĐBKK được hưởng trợ cấp và các chính sách khác còn ít so với tổng số TECHCĐBKK toàn tỉnh. Còn nhiều trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La cần được các tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nữa.

Những hành động cụ thể đã đem lại kết quả thiết thực, làm tiền đề cho những bước tiến xa hơn trong công tác BVCSGDTE của tỉnh Sơn La.

Đến nay, đã có trên 1.310 trẻ em được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Hầu hết TECHCĐBKK của tỉnh Sơn La đã được chăm sóc dưới mọi hình thức.

48. Thanh Thùy. TIN VẮN / Thanh Thùy // Văn hóa.- Ngày 30/8/2013.- Số 2360

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201376

Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTTDL, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức văn hóa - xã hội tỉnh năm 2013 cho 80 học viên, đến từ 7 huyện, thành phố.

49. Minh Châu. 14 NĂM CHẠY TRỐN TỘI ÁC CỦA KẺ GIẾT NGƯỜI “THẤY TIỀN RƠI NGOÀI ĐƯỜNG CŨNG KHÔNG DÁM NHẶT” / Minh Châu; Minh Anh; Đình Khánh // Câu chuyện pháp luật.- Ngày 30/8/2013.- Số 131

Lao theo cuộc tình với người đàn bà hơn mình 5 tuổi, Cà Văn Sơ (SN1970, ngụ tại bản Pin, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) đã đánh mất mình để rơi vào vòng xoáy tội ác do người tình chủ mưu. Trở thành một tên tội phạm giết người trốn chui, trốn lủi gần 14 năm ròng rã, Sơ luôn bị ám ảnh, mặc cảm bởi những tội lỗi mình đã gây ra. Bị bắt và phải trả giá bằng một bản án chung thân dài dằng dặc, Sơ bật khóc khi nghĩ về gia đình, về hạnh phúc. Gã luôn ước mong đến ngày về được bế con và làm lại cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục của mình...

CUỘC TÌNH VỚI “MÁY BAY BÀ GIÀ”Một ngày cuối năm 1988, trong tiết trời u ám, buốt giá bởi cái rét cắt da cắt

thịt của mùa đông nơi biên giới ở bản Pin (xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) bỗng xuất hiện một người phụ nữ miền xuôi lạ mặt. Thấy người đàn bà này ngơ ngác như đang tìm kiếm điều gì, Cà Văn Sơ (còn có tên gọi khác là Lường Văn Hải hay Sau) khi đó đang là một chàng trai 18 tuổi liền tiến lại hỏi chuyện. Sau vài phút làm quen, Sơ đã mời người khách lỡ đường về nhà mình ở lại chơi vài hôm. Chẳng chút ngại ngùng, e thẹn, cô gái gật đầu đồng ý.

Thời gian ở lại nhà của Sơ, người phụ nữ cho biết tên là Nguyễn Thị Xuân (SN 1965, trú tại xóm 1, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ). Theo những ký ức của Sơ, cô gái này tuy không đẹp, không nghề nghiệp cũng chẳng được học hành tới nơi tới chốn nhưng được trời phú cho cái duyên nói cười lưu loát, như thể hút hồn người đối diện mỗi khi cất lời. Thời gian này, Xuân cũng thường xuyên rủ rỉ, tâm sự cho Sơ nghe về những mâu thuẫn trong gia đình khiến cô phải bỏ nhà lang bạt, tha phương. Nghe chuyện buồn của Xuân, chẳng biết tự bao giờ chàng trai trẻ động lòng thương cảm, rồi đem lòng thương yêu với người đàn bà hơn mình tận 5 tuổi.

Khi phát hiện con trai mình có tình ý với người đàn bà này, ông Cà Văn Tiêng (bố đẻ Sơ) đã ra sức ngăn cản. Trong buổi họp gia đình, ông Tiêng đã quyết định đuổi Xuân ra khỏi nhà. Thế nhưng do đã trót vướng "lưới tình" không thể thoát ra được nữa, Sơ cãi lại lời bố và kiên quyết giữ Xuân ở lại. Cuối cùng, vì bị mọi người phản đối kịch liệt, Xuân đã phải gói ghém ra đi. Thấy người mình yêu không còn ở

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 77

bên cạnh, gã trai mới lớn đã quyết định bỏ nhà để được sống cùng Xuân, chính vì cái quyết định đó mà sau này Cà Văn Sơ phải thốt lên rằng: "Đó là quyết định sai lầm nhất cuộc đời tôi, tất cả những cay đắng và tủi nhục sau này của cuộc đời tôi cũng từ đó mà ra".

Sau khi bỏ nhà đi, hai người thuê một căn nhà nhỏ ở ngã ba xã Chiềng Khoong. Cuộc sống "già nhân ngãi, non vợ chồng" hạnh phúc kéo dài chẳng được bao lâu khi đôi trẻ ngày ngày phải đứng trước mối lo "cơm áo gạo tiền". Bí bách vì không có tiền trang trải, Xuân bàn bạc với người tình trẻ làm một phi vụ cướp tài sản của... người tình cũ của Xuân. Ban đầu, Sơ hoảng sợ từ chối, nhưng rồi nghe lời dỗngon ngọt của Xuân, cuối cùng Sơ cũng chịu làm theo.

Tiếp đó, Xuân lên kế hoạch sẽ hẹn anh Đoàn Thế Bồng (là người tình cũ của Xuân) đang làm việc tại bưu điện huyện Sông Mã ra một chỗ kín đáo, ít người qua lại để quan hệ tình cảm. Sau đó, Sơ sẽ xuất hiện để "bắt quả tang", phạt vạ anh Bồng và buộc anh này phải đưa tiền. Nếu phi vụ này được thực hiện trót lọt, với số tiền cướp được, cả hai sẽ "cao chạy, xa bay" để được sống hạnh phúc bên nhau. Theo kế hoạch, chiều tối 20/11/1989, Xuân chủ động hẹn anh Bồng ra một nơi kín đáo để ôn lại chuyện cũ. Lâu ngày gặp lại người tình, anh Bồng cũng không hề biết rằng có "kẻ thứ ba" đang rình rập cách đó vài bước chân. Trong quá trình nói chuyện, anh Bồng đề nghị người tình cũ cho mình được "vui vẻ" và được Xuân đồng ý.

Đứng cách đó không xa, thấy người tình đang "quấn quýt" với anh Bồng, Sơ lao ra với tất cả giận dữ. Thay vì "bắt quả tang" như kế hoạch ban đầu, Sơ cầm đoạn tre mang theo vụt tới tấp vào người anh Bồng, tới khi nạn nhân không còn động đậy nữa mới dừng tay. Lúc này, cơn giận qua đi, Sơ mới thực sự sợ hãi và rùng mình với việc mình vừa làm. Khi Sơ đang còn bần thần nhìn thi thể anh Bồng đang tím tái dần, Xuân vội giục: "Còn đứng đó làm gì nữa, lục túi lấy tiền và dắt xe máy đi mau". Sơ vừa sợ, vừa run, chỉ biết làm theo lệnh của người tình như một cái máy. Cả hai lục túi anh Bồng lấy được 20.000 đồng, một số tư trang cá nhân và chìa khóa xe máy. Trước khi đi, Xuân còn lấy cỏ xung quanh phủ lên người nạn nhân rồi mới cùng Sơ lấy chiếc xe máy của nạn nhân, nhanh chóng rời khỏi hiện trường.

HÀNH TRÌNH TRỐN CHẠYĐôi tình nhân quyết định về quê của Xuân để "lánh nạn". Về đến nơi, Sơ giấu

đi thân phận thật của mình bằng cách lấy tên là Lường Văn Hải. Bẵng đi hai năm từ ngày con gái bỏ nhà ra đi, ông Nguyễn Văn Chín (bố đẻ Xuân) vô cùng vui mừng và bất ngờ khi thấy con gái trở về. Mừng vì con gái đã biết lỗi và trở về nhà, bất ngờ bởi Xuân đưa về theo một chàng trai chân chất, cục mịch nhưng tỏ ra rất lễ phép, biết cư xử trước sau. Ông Chín còn làm mấy mâm cơm mời họ hàng tới chia vui với gia đình.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201378

Từ đó, Sơ bắt đầu cuộc sống không hôn thú với Xuân. Tuy nhiên, cả hai tuyệt nhiên không một lần nhắc lại tội ác đã gây ra năm nào. Sống với nhau đến năm 1994, Xuân sinh một lèo cho Sơ (lúc đó mang tên Hải) ba người con: Một trai, hai gái. Tuy nhiên, người con gái đầu của Sơ xấu số nên mất sớm và từ đó Sơ cũng trở nên ít nói, lầm lì hơn hẳn. Suốt thời gian sống bên người “vợ hờ” và hai đứa con, Sơ không tài nào quên được tội lỗi của y. Cuộc sống có phần ngột ngạt và lúc nào cũng nơm nớp lo bị công an bắt, nên Sơ quyết định từ bỏ mối tình "phi công trẻ" với Xuân.

Sau một cuộc cãi nhau kịch liệt, Sơ lẳng lặng khăn gói vẻn vẹn hai bộ quần áo bỏ đi không lời từ biệt. "Bữa đó, tôi vào giường, hôn lên trán hai đứa con nhỏ dại đang say ngủ rồi lẳng lặng gạt nước mắt mà bỏ đi. Trong đêm tối, chẳng biết đi đâu về đâu, chỉ sợ gặp phải công an nên theo kinh nghiệm đi rừng, cứ nhìn sao Bắc Đẩu, cắt góc ra đường quốc lộ rồi đi nhờ một chuyến xe khách đêm về lại Sơn La", Sơ kể lại. Hỏi Sơ tại sao lại quay lại nơi chính mình đã từng gây tội ác, gã cười: "Tôi nghĩ nơi nguy hiểm lại là nơi an toàn nhất nên đã quay lại Sơn La".

Về đến Thị xã Sơn La, Sơ tìm đến xin việc ở một công trường xây dựng để tạo vỏ bọc hợp pháp cho mình. Trong một lần theo chân công trình làm việc tại xã Chiềng Xôm, Sơ làm quen rồi yêu cô gái bản tên là Lù Thị Phòng. Trước tình yêu chân thật của cô gái, Sơ quyết định không chạy trốn nữa mà định cư tại bản Tông, xã Chiềng Xôm (quê nhà vợ). Đám cưới nhà trai chỉ có duy nhất ông bác họ của Sơ đến đại diện. Sơ lấy lý do gia đình neo người, lại ly tán khắp nơi nên chỉ còn lại một ông bác. Gia đình nhà gái cũng chẳng mảy may nghi ngờ nên đám cưới đã diễn ra vui vẻ, hạnh phúc.

LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNGTrở lại với vụ án, khoảng một tuần sau khi Sơ và Xuân ra tay giết hại anh

Bồng, người dân địa phương khi đi qua bãi cỏ hoang thấy có mùi hôi thối nồng nặc cực kỳ khó chịu. Khi mọi người lật những đám cỏ khô nơi phát ra mùi khó chịu thì mới phát hiện một xác người đang trong thời kỳ phân hủy mạnh. Kết hợp thông tin mà chị Lê Thị Tụ (SN 1960, trú tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) báo tin chồng mình mất tích đã mấy ngày nay, kết quả khám nghiệm tử thi khẳng định đó chính là anh Đoàn Thế Bồng, đã tử vong bởi những tác động ngoại lực ở vùng đầu và cổ. Nạn nhân đã bị giết và cướp tài sản gồm chiếc xe máy và một số tư trang cá nhân mang theo.

Kết quả điều tra và sàng lọc các đối tượng nghi vấn, cơ quan công an gặp vô vàn khó khăn bởi vụ án không có nhân chứng, các chứng cứ có tại hiện trường đều rất "mờ". Thêm nữa là các mối quan hệ của anh Bồng rất rộng nên lực lượng trinh sát đã phải nhọc công tìm kiếm, khoanh vùng các đối tượng nghi vấn. Sau 8 tháng, một nguồn tin cho hay, vào chiều ngày 20/11/1989, một cán bộ bưu điện Sông Mã nhìn thấy có một cô gái đến tìm nạn nhân. Hai người đã nói chuyện rất vui vẻ, sau đó cô

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 79

gái còn ôm nạn nhân trước khi ra về, thông tin này khiến các trinh sát hình sự đặc biệt chú ý. Đây chắc chắn là một mối quan hệ "trên mức bình thường" nhưng nó lại không được nhiều người biết đến, kể cả vợ anh Bồng.

Từ thông tin trên, các trinh sát tiếp tục công cuộc tìm kiếm cô gái mà nạn nhân gặp lần cuối trước khi bị sát hại. Trên đường thu thập thông tin, các trinh sát vô tình có được thông tin từ một người dân tại huyện Chương Mỹ cho hay, chiếc xe mà anh này đang đi có đặc điểm trùng với miêu tả của lực lượng công an. Từ manh mối vô cùng quan trọng này, các trinh sát nắm được thông tin người bán chiếc xe tên Lường Văn Hải. Điều này khiến các điều tra viên đặt ra nghi vấn, hung thủ sát hại anh Bồng còn có đồng phạm khác tham gia tích cực vào vụ án. Từ đó các điều tra viên đã đưa ra giả thuyết, cô gái gặp anh Bồng đã cùng người khác lập mưu dụ nạn nhân vào bẫy. Theo hướng phán đoán này, lệnh truy nã Lường Văn Hải được ban bố. Tuy vậy, khi đến nơi Lường Văn Hải trú ngụ, các trinh sát được biết gã đã bỏ vợ con đi đâu không ai biết từ cách đây đã hơn một năm. Công cuộc tìm kiếm nghi can của vụ án gây chấn động huyện Sông Mã như "mò kim đáy bể".

Tuy nhiên, đến đầu tháng 10/2002, cơ quan điều tra nhận được thông tin về một người đàn ông đang sinh sống tại xã Chiềng Xôm có nhiều đặc điểm nhận dạng giống với lệnh truy nã của Công an tỉnh Sơn La. Ngay lập tức một tốp trinh sát được lệnh lên đường nhận dạng đối tượng. Trưa ngày 3/10/2002, lực lượng công an xã Chiềng Xôm mời Cà Văn Sơ lên trụ sở công an làm việc. Sơ không mảy may nghi ngờ, trước khi đi còn cười dặn vợ: "Tôi lên xã một lát có tí việc, mẹ nó và con đợi cơm tôi một lúc nhé". Khi lên tới nơi, thấy sự hiện diện của những cán bộ công an lạ mặt, Sơ như có linh cảm rằng tội ác năm nào của mình đã bị lần ra. Khi một trinh sát hỏi: "Cà Văn Sơ, anh còn có tên Lường Văn Hải. Anh có biết vụ án xảy ra tại bãi cỏ hoang tại xã Chiềng Khoong không?". Sơ bủn rủn chân tay và cúi đầu đáp: "Tôi biết rồi sẽ có ngày này...". Nói đoạn, Sơ đưa tay mình vào còng số 8. Lời dặn đợi cơm của Sơ với vợ con cũng từ đó thành dang dở. Cho đến ngày bị bắt, Sơ đã trốn lệnh truy nã 13 năm 11 tháng.

Sau khi bắt được Sơ, một tốp trinh sát Công an tỉnh Sơn La tiếp tục tìm về Thanh Oai. Lúc này Xuân cũng đã có một gia đình mới. Khi nhìn thấy lực lượng công an có mặt, người phụ nữ nổi tiếng buôn bán khắp các chợ vùng Kim Thư ngồi phịch xuống, không nói thành lời. Ngày 14/7/2003, phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh Sơn La mở lưu động tại bản Pin, xã Chiềng Khoong thu hút gần như tất cả người dân trong xã, thậm chí cả những xã lân cận đến chứng kiến.

Tại phiên tòa, cả hai bị cáo đã tường thuật lại chi tiết hành vi tội ác của mình. Duy chỉ có điều, Xuân phủ nhận việc đã chỉ đạo Sơ làm theo ý mình. Tuy nhiên, các chứng cứ và lời khai đều khẳng định chính Xuân là kẻ khởi xướng và dùng tình cảm để sai khiến Sơ làm theo ý của mình. Việc gây ra cái chết của anh Bồng cũng nằm

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201380

trong kế hoạch đánh ngất, cướp tài sản của Xuân đặt ra. Việc tiêu thụ tài sản cướp được cũng do Xuân sắp đặt, Sơ chỉ là đồng phạm tích cực gây nên thảm án. Kết thúc phiên tòa, do có một số tình tiết giảm nhẹ như hoàn cảnh gia đình, Xuân đang có con nhỏ nên cả hai đều bị tuyên án tù chung thân về tội "Giết người".

Sơ nhớ lại: "Suốt cả phiên tòa, tôi và Xuân đều không nói với nhau câu nào. Nhớ hồi cô ấy bị bắt, cô ấy nhìn thấy tôi, chỉ nói cộc lốc: "Khai ngu!". Tôi thì thấy việc thành khẩn khai báo để được nhẹ tội thì chẳng có gì là ngu cả". Sau khi tuyên án, Xuân và Sơ mỗi người phải chấp hành án tại một nơi khác nhau. Trong khi Xuân được điều chuyển về Trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) thì Sơ phải về thụ án tại Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam).

THẤM THÍA HAI CHỮ "TỰ DO”Tiếp xúc với chúng tôi, mỗi khi nhắc lại chuyện quá khứ, phạm nhân Sơ đều

lắc đầu ngao ngán. "Cuộc đời tôi chìm trong bóng tối và những đêm mất ngủ triền miên từ sau cái đêm đánh chết anh Bồng. Có lẽ, quyết định sai lầm lớn nhất cuộc đời tôi chính là chạy theo tình yêu với Xuân để rồi phạm pháp, sống chui lủi suốt bao nhiêu năm trời. Nghĩ lại tội lỗi đã gây ra trong những ngày chạy trốn, đến tiền rơi ngoài đường tôi cũng chẳng dám nhặt vì sợ nếu ai đó nhận ra mình", Sơ tâm sự.

Chấp hành án phạt ở Trại giam Nam Hà gần 10 năm qua, niềm vui lớn nhất của phạm nhân này là được "bẻ án", từ chung thân xuống còn hình phạt tù có thời hạn vào năm 2012 khi Sơ có liên tiếp 10 năm cải tạo xếp loại khá. Niềm vui khôn xiết vì hy vọng về một ngày về đã mở ra trước mắt khiến Sơ không ngủ được 3 đêm liền. Phạm nhân Sơ kể: "Tôi đã rất vui khi biết nỗ lực cải tạo của mình đã được giảm án nhưng lại nhanh chóng buồn vì cũng gần 10 năm qua, vợ tôi mới chỉ xuống thăm được duy nhất một lần. Đường xá xa xôi, đi lại cách trở, cô ấy lại ốm yếu liên tục nên sau lần xuống thăm hồi tôi mới xuống trại thì không thấy xuống thêm lần nào nữa". Hỏi phạm nhân Sơ vợ có viết thư bao giờ không thì người đàn ông này đáp: "Cô ấy gửi ảnh hai mẹ con cho tôi và điểm chỉ vào sau bức ảnh. Cô ấy không biết chữ nhưng tôi biết cô ấy thương và yêu tôi thật lòng. Án phạt của tôi còn 9 năm nữa, tôi hy vọng mình sẽ cải tạo nỗ lực hơn để được giảm án thêm".

Trong câu chuyện với chúng tôi, Sơ bảo điều khiến phạm nhân này day dứt nhất là việc mình nông nổi mà từ bỏ gia đình. Đó là điều không thể tha thứ được. Thế nên, khi nghe tin bố mất, phạm nhân Sơ đã rất đau khổ vì không thể về chịu tang cha. "Giá như tôi nghe lời khuyên của bố ngày ấy thì chắc hôm nay tôi đã không phải chịu cảnh tù tội như thế này", Cà Văn Sơ rơm rớm nước mắt nói.

Cuộc đời phạm nhân Cà Văn Sơ có hai người phụ nữ, một mang lại đau khổ, tủi cực và những ngày tháng tăm tối nên mỗi khi nhắc đến người đàn bà xui khiến mình sa chân vào con đường tội lỗi, Sơ như trầm hẳn. Câu chuyện với chúng tôi vì thế có đôi lúc ngắt quãng, nửa chừng. Duy có hai người con chung với Xuân, gã bảo

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 81

nếu được ra tù sẽ về lại quê Xuân để thăm nom các con. "Hai con chung của tôi với Xuân đều đã lớn, tôi chỉ mong chúng hiểu và tha thứ cho cả hai chúng tôi. Phần đời còn lại của mình, tôi chỉ muốn vun đắp cho gia đình, nơi tôi thực sự tìm thấy hạnh phúc. Cũng vì mái ấm gia đình ấy, tôi lại càng thấm thía hai chữ tự do mà mình đã đánh mất", phạm nhân Sơ tâm sự.

50. Kiều Thiện. TỶ PHÚ TRÊN CAO NGUYÊN NÀ SẢN / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 31/8/2013.- Số 209+210+211

“Mỗi năm ông Khởi thu cả tỷ đồng từ bán cà phê, sắn, làm dịch vụ nông sản. Giàu có nhưng ông ấy sống rất giản dị, hay giúp đỡ mọi người nên ai cũng quý mến” - anh Đinh Văn Dũng ở bản Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, Sơn La nhận xét.

Năm 1993, ông Khởi cùng vợ con chuyển về sinh sống ở mảnh đất này trước sự can ngăn của rất nhiều bạn bè, bởi ở cái đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” trên cao nguyên ấy, đến cỏ cũng không mọc được, nói gì tới làm giàu... Nhưng ông Khởi lại nghĩ khác: “Mình là nông dân, có đất sản xuất là quý rồi. Cây trồng có năng suất hay không còn do việc cải tạo, chăm sóc của mình”.

“Cả nhà quây quần trong cái lán tạm, chẳng tivi, đài đóm. Cứ ăn xong là lăn ra ngủ để lấy sức mai lại làm vườn. Tôi làm quần quật vì ngày ấy có tiền đâu mà thuê người giúp. Chỉ khi mua giống, mua phân mới vay vốn ngân hàng mà cũng chẳng được bao nhiêu bởi mình không có gì thế chấp” - ông Khởi nhớ lại. Mảnh đất ông chọn lập nghiệp vốn là một doanh trại bộ đội. Ông cũng đóng quân ở đây trong thập kỷ 80 vừa qua nên chẳng lạ gì thứ đất đỏ bazan trộn sỏi, đến cây chó đẻ cũng quắt queo nắng gió, không lên nổi vì thiếu nước, thiếu chất. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, thiếu vốn ông trồng cà phê theo kiểu “vết dầu loang”, mỗi năm thêm một ít. Diện tích còn lại ông trồng sắn, ngô, đậu tương... và chăn nuôi thêm con vịt, con gà… để nuôi nghiệp lớn.

Tích cóp, vay mượn được tí vốn nào, ông lại đầu tư mở rộng vườn tược. “Có lúc sức yếu, vốn ít, tôi phải cho dân bản mượn bớt đất để họ trồng ngô. Năm 1999, diện tích cà phê của tôi lên tới gần 2ha, thu nhập cũng đã kha khá. Không còn cảnh đói nghèo lần bữa thì đùng một cái gặp sương muối nặng, cây chết hàng loạt, tôi thì đứt ruột...”- ông Khởi nhớ lại.

Theo ông Khởi, làm nông nghiệp thời cơ chế thị trường ngoài sự may mắn, kiên trì, nhẫn nại, vốn liếng dư dả cũng phải biết tính toán, không tham cái tiếng giỏi, cái miếng ăn to. “Giờ tôi có 7ha đất, mỗi năm riêng thu từ vườn tược của tôi ngót tỷ đồng, nhưng tôi vẫn phải tính toán đầu tư cho hợp lý. Giá nông sản lên xuống thất thường, nếu không tỉnh táo có lúc mất ăn cả vụ, thậm chí sạt nghiệp” - ông Khởi bảo.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201382

51. Thanh Xuân. “MÙA VÀNG” TRÊN ĐẤT SƠN LA / Thanh Xuân; Minh Huệ // Nông thôn ngày nay.- Ngày 31/8/2013.- Số 209+210+211

Với 162.000ha ngô mỗi vụ, sản lượng bình quân 600.000 - 700.000 tấn, Sơn La đang là “vựa” ngô lớn nhất cả nước. Năm nay, nông dân Sơn La rất phấn khởi vì ngô vừa được mùa, vừa được giá.

“MÙA VÀNG”Có mặt tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, chúng tôi được chứng kiến cảnh

đồng bào Mông địa phương đang tất bật bẻ ngô trên đồi. Những bắp ngô căng tròn, vàng óng được nhét đầy vào bao tải rồi chuyển xuống mé đường để thương lái cân đong, thu mua trực tiếp. Ở đây, bà con thường làm đổi công cho nhau nên có lúc, mấy chục người cùng bẻ một nương ngô, chỉ trong buổi sáng đã thu hoạch được vài tấn bắp.

Bà Hà Thị Phương, dân tộc Thái ở xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu) trồng hơn 40kg giống ngô DK 6919 vui vẻ nói: Năm nay ngô tốt lắm, bắp đều hơn nên năng suất cũng cao hơn. Bao nhiêu ngô bẻ xuống đều bán tươi cả cho thương lái, giá từ 3.000 – 3.700 đồng/kg, nhận tiền ngay nên chẳng phải lo nghĩ tới tách hạt, phơi sấy. Có tiền chúng tôi trả nợ cho các đại lý giống, phân bón, rồi tiếp tục mua giống trồng vụ mới. Nhờ trồng ngô, nhiều hộ trong xã đã xây được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi…

Theo bà Sa Thị Hân – Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Khoa, hiện hầu hết các hộ trong xã đều trồng ngô, bình quân mỗi hộ gieo 30kg giống (1ha hết khoảng 20kg giống), thậm chí có nhà gieo tới 200kg giống, trừ chi phí, các hộ thu lãi 50 - 60 triệu đồng/năm.

Bà Võ Thị Vân Anh - Trưởng phòng Kế hoạch đào tạo (Trung tâm Khuyến nông Sơn La) cho biết: Bây giờ bà con Sơn La không trồng ngô theo thời vụ rõ ràng như trước, mà cứ chỗ nào thu hoạch xong là người dân gieo ngay lứa ngô mới, không cho đất nghỉ. Vì thế mà có chỗ ruộng này đang thu hoạch, ruộng bên cạnh mới trổ cờ phun râu. Ngô Sơn La không chỉ trồng để lấy hạt, chế biến thức ăn chăn nuôi mà còn trồng với mật độ cao để làm thức ăn ủ chua cho bò sữa. Vùng nào là ngô hạt, vùng nào là ngô sữa đều được quy hoạch rõ ràng. Cây ngô không chỉ phủ kín khắp các thung lũng, đồi cao, mà còn được bà con tận dụng gieo trồng cả ở ven đường, ven suối. Tuy nhiên, khó khăn của các hộ trồng ngô hiện nay là không có nơi phơi sấy, bảo quản nên chủ yếu phải bán bắp tươi cho thương lái hoặc các lò tách hạt, lò sấy, do đó không chủ động được giá.

Hiện, trên địa bàn tỉnh Sơn La và các khu vực lân cận đang có vài trăm lò sấy, đại lý thu mua và xay xát ngô. Chủ đại lý xay xát ngô Bàn Văn Tuấn, người Dao ở xã Tân Sơn (Mai Châu - Hòa Bình) cho biết, bình quân, mỗi ngày anh thu mua 50 -

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 83

60 tấn ngô, chủ yếu là từ vựa ngô Sơn La về để xay xát. Sau khi sơ chế, giá bán cho các thương lái mang về xuôi tiêu thụ thường đạt 5.000 - 5.300 đồng/kg, tùy chất lượng, độ ẩm. Theo ông Tuấn, vựa ngô năm nay cũng dễ mua do người dân phấn khởi vì được mùa, giá bán ổn định nên bà con ít cất trữ trong nhà.

Ông Hà Quyết Nghị - Giám đốc Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Sơn La cho biết, do tăng cường thâm canh, sử dụng các giống ngô lai (hiện ngô lai đang chiếm tới 90% diện tích) nên năng suất ngô bình quân ở Sơn La đã tăng lên 8 lần so với năm 2009, đạt hơn 3 tấn/ha, cá biệt có khu vực thâm canh cao đạt tới 6 - 7 tấn/ha.

GIỐNG NGÔ MỚI TRÊN VÙNG ĐẤT NGÔTrò chuyện với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ka, số nhà 20, tiểu khu 20, thị

trấn Hát Lót (Mai Sơn), chủ đại lý cung ứng giống ngô cấp 1 lớn nhất Sơn La cho biết: Những năm gần đây, nông dân địa phương rất chịu khó tìm tòi, thử nghiệm các giống ngô mới nhằm thay thế giống ngô bản địa năng suất chất lượng thấp. Hiện, bộ giống ngô lai của Công ty Dekalb và Sygenta đang chiếm khoảng 80 – 90% cơ cấu giống ngô ở Sơn La. Mỗi năm, hệ thống đại lý của tôi (100 đại lý cấp 2 - 3 phân bố khắp tỉnh Sơn La – PV) bán ra khoảng 1.800 tấn ngô giống, trong đó giống của Dekabl đạt khoảng 1.200 tấn.

Ông Nghị cho biết thêm, tỉnh Sơn La đang định hướng cho các doanh nghiệp tìm những bộ giống tốt, chất lượng cao để nâng cao hơn nữa sản lượng ngô cho bà con, từ đó tăng thu nhập. Do vậy, rất cần có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học và doanh nghiệp, đặc biệt là phải đẩy mạnh khâu khảo nghiệm.

Được biết, Công ty TNHH Dekalb đang là một trong những doanh nghiệp rất tích cực đầu tư cho công tác khảo nghiệm nhằm lựa chọn những bộ giống ngô mới chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện khí hậu bất lợi, phục vụ tốt cho quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại Sơn La cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc. Bà Nguyễn Thị Hạnh Nguyên - Giám đốc kỹ thuật khu vực miền Bắc (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam) cho biết, Dekalb đã và đang triển khai 30 điểm khảo nghiệm ở Sơn La. Tiêu chí chọn giống là phải cho năng suất cao, chất lượng; tính thích nghi rộng và ổn định. Theo đó, giải pháp chúng tôi đưa ra là trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Độ ẩm của hạt khi thu hoạch phải thấp, tỷ lệ tách hạt cao, màu sắc đẹp, dễ bảo quản và chế biến. Hiện, hầu hết các giống ngô lai của chúng tôi không những chịu trồng dày với mật độ cao nhất mà tỷ lệ tách hạt còn đạt tới 83%.

Thực tế sản xuất tại Sơn La cho thấy, từ khi áp dụng các giống ngô lai thế hệ mới, thu nhập của người trồng ngô cao hơn hẳn. Bà Sa Thị Hân cho biết, trước đây bà con thường gieo bằng giống ngô địa phương và giống thuần, diện tích cũng nhiều nhưng sản lượng và chất lượng ngô thấp, khiến giá bán bấp bênh. Vài năm gần đây,

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201384

khi các doanh nghiệp đưa ngô lai vào sản xuất, sản lượng ngô của xã tăng lên rõ rệt, giá bán ổn định hơn, bà con yên tâm mở rộng diện tích nên nhiều hộ đã trở thành tỷ phú.

“Hiện Sơn La đang áp dụng bộ giống ngô mới, với khoảng 50 giống đã khảo nghiệm và đưa vào sản xuất, trong đó có 40 giống đưa vào sản xuất thường xuyên. Hàng năm, Sơn La tiêu thụ khoảng 50.000 tấn ngô giống và chính những giống ngô lai mới này góp phần tăng năng suất”. Ông Hà Quyết Nghị.

52. Kiều Thiện. CHUNG SỨC BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN / Kiều Thiện // Nông thôn ngày nay.- Ngày 31/8/2013.- Số 209+210+211

Trong những chuyến công tác tại địa bàn biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, tôi luôn chuẩn bị giấy tờ đầy đủ theo luật định; trong đó không thể thiếu giấy giới thiệu của bộ đội biên phòng các tỉnh. Nếu không có đủ giấy tờ, tôi sẽ phải... về không bởi sự cảnh giác cao độ của bà con vùng biên.

… “3 CÙNG” VÀ “3 KHÔNG”Huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La là một trong những địa bàn nóng nhất cả nước

về tệ nạn buôn bán ma túy; trong đó các xã Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Sơn, Lóng Sập, Loóng Luông là cửa ngõ nóng nhất với hàng trăm vụ bắt giữ, đụng độ ác liệt. Tại bản Thín, bản Tưn của xã Xuân Nha, chuyện người dân tham gia cùng bộ đội biên phòng bắt ma túy không hiếm. Gần đây nhất, bà con hỗ trợ bộ đội đấu lại với một đối tượng mang ma túy, có súng K54. Tuy nhiên, khi tôi tới hỏi về những chuyện này, bà con đều trả lời “không biết”, cho tới khi tôi phải trình giấy giới thiệu ra...

Trung tá Bàn Văn Chanh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tân Xuân (Mộc Châu, Sơn La) kể: Hôm ấy 2 trinh sát đã quật ngã đối tượng ngay ở khu vực cầu bản Thín, đá tung được súng của nó ra đường trước khi nó bóp cò. Nhưng nó to khỏe quá nên 2 trinh sát vật lộn lắm cũng chỉ ghì được nó xuống đường chứ không thể buông nó ra mà nhặt súng hoặc rút súng của mình. “May mà người dân đã kịp đến hỗ trợ nên khống chế được đối tượng, không ai thương tích, thương vong” - anh Chanh nói.

Chuyện người dân vùng biên “3 cùng” với bộ đội biên phòng là chuyện thường ngày. Dân sẵn lòng cùng đi tuần tra biên giới, cùng xây dựng đường biên, cột mốc; cùng bộ đội giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng đời sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Nhưng người dân cũng sẵn sàng “không biết, không nghe, không thấy” với người lạ về những vấn đề an ninh. Nhờ vậy mà đất nước có những đường biên giới bình yên, vững mạnh...

“Bộ đội biên phòng chúng tôi hoàn thành tốt được nhiệm vụ cũng là nhờ sự chung sức, chung lòng và cảnh giác cao độ của bà con nơi đây. Biên giới chỉ vững vàng khi quân với dân một ý chí”. Trung tá Bàn Văn Chanh.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 2013 85

53. PV. ĐẨY NHANH THI CÔNG CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN BẢO ĐẢM TIẾN ĐỘ THỦY ĐIỆN SƠN LA - LAI CHÂU / PV // Nhân dân.- Ngày 31/8/2013

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 332/TB-VPCP thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La - Lai Châu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thành phần bảo đảm tiến độ Dự án Thủy điện Sơn La - Lai Châu. Phó Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành hồ sơ quyết toán dự án xây dựng công trình Thủy điện Sơn La trước ngày 30/6/2014. Đối với dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La, cần hoàn thành các hạng mục, dự án thành phần trực tiếp phục vụ sản xuất trong năm 2013 hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ các dự án thành phần trong năm 2014; đồng thời hoàn thành quyết toán dự án di dân tái định cư trong năm 2015…

54. Hiếu Quỳnh. BẮT DỐI TƯỢNG ĐÁNH BẠC TRỐN TRUY NÃ / Hiếu Quỳnh // Công an nhân dân.- Ngày 31/8/2013.- Số 2957

Ngày 29/8, Công an huyện Mộc Châu, Sơn La phối hợp với Phòng 3 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm bắt truy nã đối tượng Trần Quang Huy, 25 tuổi, trú tại tổ 14, phường Tân Hà, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đối tượng Huy bị cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang truy nã theo Quyết định truy nã số 02 ngày 11/8 về hành vi đánh bạc. Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ ban đầu để bàn giao đối tượng cho Công an huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Sơn La qua báo chí Trung ương.- Số 16 năm 201386