€¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU...

57
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN THẾ HỆ MỚI SỬ DỤNG BĂNG TẦN 700/800/900/1800MHZ” NĂM 2018 ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN: “NGHIÊN CỨU, ĐỊNH HƯỚNG, PHÂN BỔ LẠI CÁC BĂNG TẦN 700/1800/1800 MHz ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH, QUỐC PHÒNG” Mã số: ĐTĐL-CN-01/16 Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số Vô tuyến điện Bộ Thông tin và Truyền thông Chủ nhiệm đề tài/dự án: ThS. Đoàn Quang Hoan Người thực hiện chuyên đề (Họ tên và chữ ký) 1

Transcript of €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU...

Page 1: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ

TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN THẾ HỆ MỚI

SỬ DỤNG BĂNG TẦN 700/800/900/1800MHZ”

NĂM 2018

ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN: “NGHIÊN CỨU, ĐỊNH HƯỚNG, PHÂN BỔ LẠI

CÁC BĂNG TẦN 700/1800/1800 MHz ĐÁP ỨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- XÃ HỘI, AN NINH, QUỐC PHÒNG”

Mã số: ĐTĐL-CN-01/16

Cơ quan chủ trì đề tài/dự án: Trung tâm kỹ thuật – Cục Tần số Vô tuyến điện

Bộ Thông tin và Truyền thông

Chủ nhiệm đề tài/dự án: ThS. Đoàn Quang Hoan

Người thực hiện chuyên đề (Họ tên và chữ ký)

Nguyễn Văn Thư

Hà Nội – 2018

1

Page 2: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Chuyên đề 1. Nghiên cứu phương pháp đo đạc khảo sát các yếu tố gây

ảnh hưởng can nhiễu cho các hệ thống thông tin vô tuyến điện thế hệ mới

sử dụng băng tần 1800MHz.

1. Các yếu tố nhiễu khi triển khai hệ thống WCDMA, LTE và LTE-

Ad trong băng tần 1800MHz.

Khi triển khai hệ thống WCDMA, LTE và LTE-Ad trong băng 1800MHz,

nguy cơ xảy ra can nhiễu do các yếu tố sau đây :

1.1. Ảnh hưởng từ các trạm gốc thông tin di động cùng tồn tại .

- Các trạm gốc không bảo đảm qui chuẩn kỹ thuật về phát xạ không mong

muốn (phát xạ ngoài băng và phát xạ giả) cũng là nguyên nhân dẫn đến các hệ

thống thông tin di động bị can nhiễu lẫn nhau.

- Các hệ thống thông tin di động được lắp đặt trong cùng phạm vị hẹp

hoặc trên cùng cột anten, nếu các hệ thống này không tuân thủ qui định về bức

xạ cũng dẫn đến gây nhiễu lẫn nhau.

1.2. Ảnh hưởng từ các yếu tố khác

- Tại các thành phố lớn, mật độ nhà cửa lớn, một số khu vực có mức thu

tín hiệu thấp do bị suy hao đường truyền, do nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin

di động của người dân chưa được đáp ứng thỏa mãn, nên người dân tự trang bị

và lắp đặt các thiết bị kích sóng tại hộ gia đình. Các thiết bị kích sóng không đáp

ứng qui chuẩn kỹ thuật và lắp đặt không đúng kỹ thuật sẽ gây nhiễu cho các hệ

thống thông tin di động trong băng 1800MHz.

- Các thiết bị được sử dụng trong công nghiệp có các bức xạ trong đoạn

băng tần 1800MHz cũng có thể gây can nhiễu hệ thống thông tin di động.

- Khi Việt Nam đã triển khai hệ thống thông tin di động thế hệ mới trong

băng 1800MHz, nếu không phối hợp tần số vùng biên giới với các nước láng

giềng, thì khả năng bị nhiễu lẫn nhau tại khu vực biên giới giữa các mạng thông

tin di động.

2. Phương pháp đo

2.1. Đo ảnh hưởng từ các trạm gốc thông tin di động cùng tồn tại .

2

Page 3: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Máy phát tín hiệu chuẩn

EUT Thiết bị ghép nối

Bộ lọc chặn cơ sở

Thiết bị đo

Tải đầu cuối

Phép đo được thực hiện tại trạm gốc của hệ thống WCDMA, LTE và

LTE-Ad theo sơ đồ sau đây:

Thiết bị nối ghép (coupling device): sử dụng bộ ghép nối để dẫn một phần

năng lượng phát xạ từ EUT vào thiết bị đo. Các đặc tính truyền dẫn của thiết bị

ghép nối (trở kháng, mức suy hao hoặc khuếch đại) phải phù hợp với đặc tính

của máy phát tại tần số cơ sở và đặc tính đầu vào của thiết bị đo. Các đặc tính

truyền dẫn của thiết bị ghép nối phải được xác định để làm cơ sở tính toán kết

quả đo.

Tải đầu cuối (terminal load): Công suất tiêu thụ và trở kháng phối hợp của

tải đầu cuối phải phù hợp với EUT.

Bộ lọc chặn cơ sở: Bộ lọc chặn cơ sở (bao gồm các bộ lọc thông thấp, lọc

thông cao, lọc thông dải, lọc chắn dải) được sử dụng để làm suy giảm mức tín

hiệu các tần số cơ sở (tần số phát của EUT) trước đầu vào của thiết bị đo nhằm

mục đích giảm thiểu méo phi tuyến và cải thiện dải động của thiết bị đo. Bộ lọc

chặn cơ sở chỉ được sử dụng đối với phép đo phát xạ giả.

Máy phát tín hiệu chuẩn : sử dụng để hiệu chuẩn đường dẫn tín hiệu của

toàn bộ hệ thống thiết bị đo trước khi thực hiện đo với EUT.

Thiết bị đo: Thiết bị đo cần được lựa chọn để phù hợp với đặc điểm kỹ

thuật của EUT và đặc điểm của tham số cần đo:

Đối với đo phát xạ giả: băng thông phân giải (đo tại điểm -3 dB của bộ lọc

trung tần) của máy thu đo phải bằng băng thông tham chiếu trong phần quy định

3

Page 4: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

về giới hạn mức phát xạ giả. Khi băng thông phân giải nhỏ hơn băng thông tham

chiếu, kết quả phải được kết hợp với băng thông tham chiếu. Khi băng thông

phân giải lớn hơn băng thông tham chiếu, kết quả đo phát xạ giả băng rộng phải

được chuẩn hoá với hệ số băng thông. Không cần phải chuẩn hoá các phát xạ giả

rời rạc (băng hẹp). Hệ số hiệu chỉnh tuỳ thuộc vào băng thông phân giải thực

của máy thu đo (ví dụ băng thông phân giải -6 dB) và bản chất phát xạ giả đo

được (ví dụ tín hiệu xung hay tạp âm Gaussian).

Đối với đo phát xạ giả và phát xạ ngoài băng, sử dụng các thiết bị đo có

khả năng đo mức công suất của phát xạ và các tần số tương ứng như máy thu đo,

máy phân tích phổ, máy phân tích tín hiệu, v.v… Dải tần số hoạt động của thiết

bị đo phải thỏa mãn các giới hạn về miền phát xạ giả và phát xạ ngoài băng áp

dụng cho EUT. Dải động của thiết bị đo cần đảm bảo đủ lớn để đo được cả mức

công suất cao tại tần số cơ sở và các mức công suất thấp trong miền phát xạ giả.

Băng thông phân giải/ băng thông đo của thiết bị đo cần điều chỉnh được để dễ

phù hợp với băng thông tham chiếu của phép đo. Mức phát xạ giả của thiết bị đo

tại điều kiện đo quy định phải nhỏ hơn mức giới hạn về phát xạ giả áp dụng cho

EUT.

Các phép đo kiểm được tiến hành ở điều kiện môi trường hoạt động bình

thường như sau:

- Nhiệt độ: 150C ÷ 350C

- Độ ẩm tương đối: 20 ÷ 75 (%)

- Nguồn điện: trong suốt quá trình đo kiểm, EUT được cấp nguồn để hoạt

động bình thường.

2.1.2. Các bài đo.

Khi đo để xác định mức độ ảnh hưởng giữa trạm gốc WCDMA, LTE và

LTE-Ad băng 1800MHz và các hệ thống khác, trong từng trường hợp cụ thể,

cần xem xét đo các bài đo sau đây và so sánh với các giá trị giới hạn (các giá trị

giới hạn đã ghi cụ thể trong báo cáo chuyên đề) :

4

Page 5: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

2.1.2.1. Đo các phát xạ trong miền phát xạ ngoài băng của trạm gốc

a. Đối với trạm gốc sử dụng công nghệ LTE

Những phát xạ không mong muốn nằm trong 10MHz thấp hơn tần số nhỏ

nhất của trạm gốc và 10MHz cao hơn tần số lớn nhất của trạm gốc, các yêu cầu

về phát xạ không mong muốn được áp dụng cho bất kỳ loại máy phát (một sóng

mang hay nhiều sóng mang) và được áp dụng cho tất cả các phương thức phát

vô tuyến.

- Δf là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và điểm danh định

3dB của bộ lọc đo gần nhất với tần số sóng mang.

- f_offset là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và trung tâm của

bộ lọc đo.

- f_offsetmax = max( 10MHz; sai lệch tần số so với biên băng tần phát của

trạm gốc)

- fmax = f_offsetmax – ½ độ rộng của bộ lọc đo

Đối với trạm gốc có nhiều sóng mang, thì các khái niệm trên được áp

dụng tại biên thấp nhất của sóng mang có tần số nhỏ nhất và biên cao nhất của

sóng mang có tần số lớn nhất.

Độ rộng băng thông phân giải của thiết bị đo bằng độ rộng băng thông đo.

Tuy nhiên, để cải thiện độ chính xác phép đo, độ nhạy và hiệu quả, độ rộng băng

thông phân giải có thể nhỏ hơn độ rộng băng thông đo. Khi độ rộng băng thông

phân giải nhỏ hơn độ rộng băng thông đo, thì kết quả nên tính toán trên toàn bộ

độ rộng băng thông đo để đạt được độ rộng băng thông tạp âm tương đương của

độ rộng băng thông đo.

b. Đối với trạm gốc sử dụng công nghệ LTE-Ad

Những phát xạ không mong muốn nằm trong 10MHz thấp hơn tần số nhỏ

nhất của trạm gốc và 10MHz cao hơn tần số lớn nhất của trạm gốc, các yêu cầu

về phát xạ không mong muốn dưới đây được áp dụng cho bất kỳ loại máy phát

(một sóng mang hay nhiều sóng mang) và được áp dụng cho tất cả các phương

thức phát vô tuyến.

5

Page 6: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

- Δf là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và điểm danh định

3dB của bộ lọc đo gần nhất với tần số sóng mang.

- f_offset là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và trung tâm của

bộ lọc đo.

- f_offsetmax = max( 10MHz; sai lệch tần số so với biên băng tần phát của

trạm gốc)

- fmax = f_offsetmax – ½ độ rộng của bộ lọc đo

Đối với trạm gốc có nhiều sóng mang hoặc trạm gốc kết hợp sóng mang

liền nhau trong cùng băng tần hoặc trạm gốc kết hợp sóng mang không liền nhau

trong cùng băng tần, thì các khái niệm trên được áp dụng tại biên thấp nhất của

sóng mang có tần số nhỏ nhất và biên cao nhất của sóng mang có tần số lớn

nhất.

Đối với trạm gốc kết hợp sóng mang không liền nhau, thì được hiểu như

sau :

- Δf là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và điểm danh định

3dB của bộ lọc đo của biên tần số kênh gần nhất.

- f_offset là khoảng cách tần số giữa biên tần số của kênh và trung tâm của

bộ lọc đo.

- f_offsetmax = ½ khoảng cách giữa hai kênh

- fmax = f_offsetmax – ½ độ rộng của bộ lọc đo

Theo nguyên tắc chung, độ rộng bộ lọc phân giải của thiết bị đo bằng với

độ rộng băng thông đo. Tuy nhiên, để nâng cao độ chính xác, độ nhạy và hiệu

quả của phép đo, độ rộng phân giải băng thông đo của thiết bị đo có thể nhỏ hơn

độ rộng băng thông đo, trong trường hợp này, cần phải tính toán kết quả đo theo

công thức chuyển đổi theo đúng độ rộng băng thông đo.

c. Đối với trạm gốc sử dụng công nghệ WCDMA

Trạm thu phát gốc UTRA phát một sóng mang độc lập và có mức công

suất của các phát xạ không mong muốn không được vượt quá mức giới hạn

trong các bảng sau:

6

Page 7: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

f là sai lệch tần số giữa tần số sóng mang và điểm danh định -3dB gần

nhất với tần số sóng mang của bộ lọc đo.

f_offset là sai lệch tần số giữa tần số sóng mang và trung tâm bộ lọc đo.

f_offsetmax là giá trị lớn hơn giữa 12,5MHz và khoảng cách tần số đến

biên của băng tần phát của BS.

fmax = f_offsetmax – ½ băng thông của bộ lọc đo

2.1.2.2. Đo phát xạ giả máy phát

a. Đo phát xạ giả đối với trạm gốc LTE và LTE-Ad

Công suất của phát xạ giả không được vượt quá những giới hạn nêu trong

bảng sau:

Băng tần Mức tín hiệu Băng

thông đo9 kHz 150 kHz –36 dBm 1 kHz

150 kHz 30 MHz –36 dBm 10 kHz

30 MHz 1 GHz –36 dBm 100 kHz

1 GHz 12.75 GHz –30 dBm 1 MHz

12.75 GHz hài bậc 5 của biên tần số giới hạn

trên của băng tần dành cho đường xuống

(GHz).

–30 dBm 1 MHz

b. Đo phát xạ giả đối với trạm gốc WCDMA

Công suất của phát xạ giả không được vượt quá những giới hạn nêu trong

bảng sau:

Băng tần Mức tín hiệu Băng thông đo9 150 kHz –36 dBm 1 kHz150 kHz 30 MHz –36 dBm 10 kHz30 MHz 1 GHz –36 dBm 100 kHz1 GHz Flow – 10 MHz –30 dBm 1 MHzFlow – 10 MHz Fhigh + 10 MHz –15 dBm 1 MHzFhigh + 10 MHz 12.75 GHz –30 dBm 1 MHz12.75 GHz đến hài bậc 5 của tần số lớn –30 dBm 1 MHz

7

Page 8: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

nhất của băng tần chiều xuống (GHz)

2.1.2.3. Đo tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận

a. Tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận đối với LTE

Tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận được định nghĩa là một bộ lọc vuông có

độ rộng bằng độ rộng băng thông truyền dẫn của tín hiệu phát (BWconfig) được đo

tại trung tâm kênh tần số ấn định và một bộ lọc được đo tại tần số trung tâm của

kênh lân cận theo những bảng dưới đây.

Độ rộng

băng thông,

BWChannel

(MHz)

Sai lệch tần số giữa

tần số trung tâm

kênh lân cận với

tần số kênh thấp

nhất hoặc tần số

kênh cao nhất của

trạm gốc

Sóng mang

kênh tần số

lân cận

(có chứa thông

tin)

Bộ lọc trên kênh

lân cận và bộ lọc

của tín hiệu phát

Giới

hạn

ACLR

1.4, 3.0, 5,

10, 15, 20

BWchannel LTE cùng BW Vuông (BWconfig) 44.2 dB

2 × BWchannel LTE cùng BW Vuông (BWconfig) 44.2 dB

BWchannel/2

+ 2.5 MHz

3.84 Mchip/s

WCDMA

RRC (3.84

Mchip/s)

44.2 dB

BWchannel/2

+ 7.5 MHz

3.84 Mchip/s

WCDMA

RRC (3.84

Mchip/s)

44.2 dB

b. Tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận đối với LTE-Ad

Tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận được định nghĩa là một bộ lọc vuông có

độ rộng bằng độ rộng băng thông truyền dẫn của tín hiệu phát (BWconfig) được đo

tại trung tâm kênh tần số ấn định và một bộ lọc được đo tại tần số trung tâm của

kênh lân cận theo những bảng dưới đây.

8

Page 9: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Độ rộng

băng thông,

BWChannel

(MHz)

Sai lệch tần số giữa

tần số trung tâm

kênh lân cận với

tần số kênh thấp

nhất hoặc tần số

kênh cao nhất của

trạm gốc

Sóng mang

kênh tần số

lân cận

(có chứa thông

tin)

Bộ lọc trên kênh

lân cận và bộ lọc

của tín hiệu phát

Giới

hạn

ACLR

1.4, 3.0, 5,

10, 15, 20

BWChannel BWChannel Vuông (BWConfig) 44.2 dB

2 ×BWChannel BWChannel Vuông (BWConfig) 44.2 dB

BWChannel /2 + 2.5

MHz

3.84 Mchip/s

WCDMA

RRC (3.84 Mcps) 44.2 dB

BWChannel /2 + 7.5

MHz

3.84 Mchip/s

WCDMA

RRC (3.84 Mcps) 44.2 dB

BWChannel và BWConfig là độ rộng của kênh và độ rộng băng thông tín hiệu truyền dẫn

của sóng mang.

c. Tỉ số công suất rò rỉ kênh lân cận đối với WCDMA .

Đối với máy phát đơn kênh hay đa kênh UTRA, công suất phát và công

suất thu đều được đo bằng bộ lọc (bộ lọc nâng cosin và hệ số uốn 0,22) có độ

rộng băng công suất tạp âm bằng tốc độ chip.

Khoảng tần số (thấp hơn tần số thấp nhất của kênh

tần số đầu tiên hoặc cao hơn tần số cao nhất của

kênh tần số cuối cùng) (MHz)

Giới hạn ACLR

(dB)

5 44.210 49.2

2.1.2.4. Cùng tồn tại với những hệ thống khác

a. WCDMA cùng tồn tại với những hệ thống khác trong cùng khu

vực địa lý

Những yêu cầu này có thể được áp dụng để bảo vệ UE, MS và/hoặc BS

đang hoạt động băng tần khác nhưng cùng khu vực địa lý. Những yêu cầu này 9

Page 10: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

có thể áp dụng trong một khu vực địa lý có UTRA FDD và một hệ thống đang

hoạt động ở trong băng tần khác. Hệ thống hoạt động trong băng tần khác là

GSM900, DCS1800, PCS1900, GSM850, E-UTRA FDD và/hoặc UTRA FDD.

b. Hệ thống LTE và LTE-Ad cùng tồn tại với những hệ thống khác

trong cùng khu vực địa lý.

Những yêu cầu này được áp dụng để bảo vệ UE, MS và/hoặc BS đang

hoạt động trong những băng tần khác nhau nhưng trong cùng khu vực địa lý.

Những yêu cầu này cũng có thể áp dụng ở những khu vực địa lý có triển khai hệ

thống E-UTRA và GSM900, DCS1800, PCS1900, GSM850, UTRA FDD/TDD

và/hoặc E-UTRA khác tần số sử dụng.

2.1.2.5. Trạm gốc băng 1800MHz cùng vị trí với những trạm gốc khác

a. Hệ thống UTRA đặt cùng vị trí và cùng cột anten với các hệ thống

khác

Những yêu cầu này được áp dụng để bảo vệ máy thu BS GSM900,

DCS1800, PCS1900, GSM850, E-UTRA FDD và/hoặc UTRA FDD được đặt

cùng vị trí với BS UTRA FDD.

b. Hệ thống LTE và LTE-Ad cùng vị trí với trạm gốc khác

Những yêu cầu này được áp dụng để bảo vệ máy thu BS GSM900,

DCS1800, PCS1900, GSM850, UTRA FDD, UTRA TDD và/hoặc E-UTRA khi

đặt gần BS E-UTRA.

2.1.2.6. Bảo vệ máy thu của trạm gốc

a. Bảo vệ máy thu của trạm gốc LTE

Yêu cầu này được áp dụng để bảo vệ những máy thu của BS E-UTRA

FDD không bị suy giảm độ nhạy do ảnh hưởng từ những phát xạ của máy phát

BS. Thực hiện đo tại cổng anten phát của BS có chung thu/phát hoặc đo tại

những cổng anten riêng biệt của thu/phát.

Công suất phát xạ giả không vượt quá giới hạn trong bảng 4.50.

Băng tần hoạt độngMức cực

đại

Băng

thông đoBS cở lớn (Wide Area BS) FUL_low – FUL_high –96 dBm 100 kHz

10

Page 11: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

BS cục bộ (Local Area BS) FUL_low – FUL_high –88 dBm 100 kHzBS trong nhà (Home BS) FUL_low – FUL_high –88 dBm 100 kHz

b. Bảo vệ máy thu của trạm gốc LTE-Ad

Yêu cầu này được áp dụng để bảo vệ những máy thu của trạm gốc LTE-

Ad không bị suy giảm độ nhạy do ảnh hưởng từ những phát xạ của máy phát

BS. Thực hiện đo tại cổng anten phát của trạm gốc có chung thu/phát hoặc đo tại

những cổng anten riêng biệt của thu/phát.

Băng hoạt động Băng tần Mức cực đại Băng thông đoTrạm gốc diện rộng Đường lên –96 dBm 100 kHzTrạm gốc diện vừa Đường lên –91 dBm 100 kHzTrạm gốc cục bộ Đường lên –88 dBm 100 kHz

Trạm gốc trong nhà Đường lên –88 dBm 100 kHz

c. Bảo vệ máy thu của trạm gốc WCDMA

Công suất phát xạ giả trạm gốc WCDMA không vượt quá giới hạn trong

bảng sau:

Băng tần Mức cực đại Băng thông đo1 710-1 785 MHz –96 dBm 100 kHz

Giới hạn phát xạ giả của BS diện rộng để bảo vệ máy thu của BS

Băng tần Mức cực đại Băng thông đo1 710-1 785 MHz –86 dBm 100 kHz

Giới hạn phát xạ giả của BS diện vừa để bảo vệ máy thu của BS

Băng tần Mức cực đại Băng thông đo1 710-1 785 MHz –82 dBm 100 kHz

Giới hạn phát xạ giả của BS cục bộ và BS trong nhà để bảo vệ máy thu của BS

2.1.3. Đo để xác định các nguồn nhiễu khác.

11

Page 12: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Báo cáo ITU-R BT.2339-0 đã đưa ra công thức tính toán mức cường độ

trường tín hiệu nhiễu tối đa để bảo vệ trạm gốc di động. Việc tính toán đánh giá

dựa vào thông số bảo vệ nhiễu I/N theo băng thông đo bằng độ chiếm dụng băng

thông cần thiết của tín hiệu WCDMA/LTE triển khai trong băng 1800MHz.E∫ ¿≤ EN + I

N+D DIR+DPOL¿¿

Với

EN : cường độ trường nền nhiễu tổng cộng tương đương đo được máy

thu trạm gốc (dBµV/m)

I/N : Tỉ số nhiễu trên tạp âm (dB)

DDIR : Độ phân biệt hướng anten của trạm gốc (dB)

DPOL: Độ phân biệt phân cực anten (dB)

2.1.3.1. Mức cường độ trường tối đa để bảo vệ trạm gốc.

Giá trị cường độ trường tối đa trong bảng dưới đây được tính đối với

trường hợp suy hao cáp là 3dB, tùy theo từng trường hợp, có thể tính toán giá trị

cường độ trường theo giá trị suy hao cáp của trạm gốc và bỏ qua độ phân biệt

phân cực và định hường của anten trạm gốc trong tính toán (DDIR=0 and DPOL=0)

giá trị cường độ trường tín hiệu nhiễu tối đa cho phép.

- Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các BS WCDMA

1800MHz với I/N = –6 dB

Dạng tín hiệu

cần bảo vệ

Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các

BS (dBμV/m)Thành phố Khu dân cư Nông thôn

WCDMA 1800 26.3387 22.9434 19.9851

- Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các BS LTE

1800MHz với I/N = –6 dB

Dạng tín

hiệu cần

bảo vệ

Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các BS

(dBμV/m)Thành phố Khu dân cư Nông thôn

1.4 20.8296 17.4343 14.47612

Page 13: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Dạng tín

hiệu cần

bảo vệ

Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các BS

(dBμV/m)Thành phố Khu dân cư Nông thôn

3 24.8090 21.4137 18.4555

5 27.0275 23.6322 20.6740

10 30.378 26.6425 23.6842

15 31.7987 28.4034 25.4452

20 33.0481 29.6528 26.6946

2.1.3.2. Mức cường độ trường tối đa để bảo vệ trạm di động.

Đối trạm gốc di động, giá trị cường độ trường tín hiệu cho phép tối đa để

bảo vệ thiết bị người dùng UE theo bảng sau:

Dạng tín hiệu cần

bảo vệ

Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ

các MS (dBμV/m)Thành phố Khu dân cư Nông thôn

WCDMA 1800 44.1732 44.1730 44.1729

Dạng tín hiệu

cần bảo vệ

Cường độ trường tối đa can nhiễu cho phép để bảo vệ các

MS (dBμV/m)Thành phố Khu dân cư Nông thôn

1.4 39.66441 39.6640 39.6639

3 43.6438 43.6434 43.6433

5 45.8623 45.8619 45.8617

10 48.8726 48.8722 48.872

15 50.6335 50.6331 50.6330

20 51.8829 51.8825 51.8823

Kết luận :

Nội dung đề tài đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp đo đạc để đánh giá

ảnh hưởng can nhiễu khi triển khai hệ thống WCDMA/LTE trong băng tần

13

Page 14: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

1800MHz. Qua nghiên cứu cho thấy, các ảnh hưởng nhiễu trong băng tần

1800MHz cần phải xem xét :

- Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống thông tin di động đang tồn tại hoặc

sẽ triển khai trong tương lai

- Các phát xạ khác như micro không dây, phát xạ hài của các thiết bị, thiết

bị trạm lặp...

Kiến nghị :

Để triển khai hệ thống WCDMA/LTE trong băng tần 1800MHz, đề nghị

cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Các thiết bị vô tuyến điện phải bảo đảm qui định về tương thích điện từ

trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giải quyết nhiễu trong băng

tần 1800MHz .

Chuyên đề số 2. Nghiên cứu đề xuất các phương án xử lý nguồn can

nhiễu đối với các hệ thống thông tin vô tuyến điện thế hệ mới sử dụng băng

tần 700/800/900/1800MHz

1. Tình hình giải quyết nguồn can nhiễu thông tin di động trên thế giới

Mỗi quốc gia đều có cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giải quyết can

nhiễu về lĩnh vực thông tin vô tuyến điện nói chung và thông tin di động nói

riêng.

Tùy mỗi quốc gia sẽ có phương án giải quyết nguồn can nhiễu khác nhau,

nhưng tựu chung cũng vẫn theo nghị của ITU như: ngừng hoạt động thiết bị gây

nhiễu, thay thế thiết bị mới, xử phạt tiền…

1.1. Số lượng can nhiễu thông tin di động trên thế giới:

- Nước Anh: Từ năm 2009 – 2013 đã xử lý 202 vụ.

- Pháp: xử lý 35 vụ trong năm 2012 trong đó có 5 thiết bị từ nhà mạng gây

ra và 30 thiết bị sử dụng bất hợp pháp.

- Đức: xử lý khoảng 2-3 vụ mỗi năm.

- Hy Lạp: xử lý khoảng 2-3 vụ mỗi năm.

14

Page 15: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

- Hungary: loại nhiễu này không phổ biến. Ở Hungary ghi nhận 02 trường

hợp vào năm 2012 và 01 trường hợp vào năm 2013. Các thiết bị này là do người

dân tự ý sử dụng.

- Cộng hoà Slovakia: chưa ghi nhận trường hợp nào.

- Tây Ban Nha: ghi nhận gần 400 vụ can nhiễu do thiết bị trạm lặp gây ra

trong năm 2012.

+ Nhiễu do thiết bị sử dụng công nghệ chuẩn DECT 6.0: các thiết bị sử

dụng chuẩn DECT 6.0 (thiết bị điện thoại không dây kéo dài, thiết bị camera

không dây, thiết bị giám sát em bé…) chỉ được sử dụng ở khu vực Bắc Mỹ. Sử

dụng loại thiết bị này ở các nước khác sẽ gây can nhiễu do trùng trùng với tần số

của hệ thống thông tin di động. ở Châu Âu ghi nhận một số can nhiễu loại này:

Pháp (110 vụ trong năm 2012), Anh, Hà Lan, Hy Lạp, Hungary (200 vụ trong

03 năm).

+ Nhiễu do thiết bị áp chế: Ghi nhận ở một số nước như Anh, Pháp (18 vụ

trong năm 2012).

+ Can nhiễu khác: ngoài 03 loại can nhiễu phổ biển nói trên, còn một số

nguyên nhân can nhiễu khác được ghi nhận trên thế giới như can nhiễu do bộ

khuếch đại TV, nhiễu do hệ thống truyền hình cáp (phổ biến ở Anh và Mỹ)…

1.2. Phương án giải quyết can nhiễu thông tin di động trên thế giới:

- Nhật Bản: Nghiêm cấm việc sử dụng thiết bị gây nhiễu nhưng được

phép sở hữu. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng có thể lên đến 250.000

$, hình phạt tù lên đến 5 năm.

- Mỹ: việc sử dụng, sản xuất, nhập khẩu thiết bị gây nhiễu, hoặc cung cấp,

mua bán, thậm chí bao gồm cả quảng cáo thiết bị gây nhiễu đều bị xem là không

hợp pháp (theo Luật truyền thông 1934), với mức xử phạt tiền lên đến 11 ngàn

đô la Mỹ và hình phạt phạt tù lên đến một năm.

- Pháp: mức phạt cho hành vi gây nhiễu lên đến 30.000€ và 06 tháng tù

giam. Tuy nhiên, trên thực tế chưa bao giờ áp dụng mức phạt này. Pháp thường

xem xét áp dụng mức phí phạt. Đối với thiết bị gây nhiễu Pháp cho phép sử

15

Page 16: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

dụng bên trong các nhà tù.Pháp không cho phép sử dụng trạm lặp trừ các nhà

mạng khai thác trạm lặp trong băng được cấp phép.

- Đức: Để bảo vệ cho các dịch vụ vô tuyến an ninh, mạng viễn thông công

cộng, cơ quan quản lý của Đức có thể sử dụng các biện pháp đặc biệt để khắc

phục nhiễu như dừng hoạt động của mạng gây nhiễu.

- Hy Lạp: Đối với tổ chức, cá nhân tự lắp đặt trạm lặp Hy Lạp yêu cầu

ngừng sử dụng và phải thông báo cho cơ quan quản lý nơi họ mua thiết bị, mục

đích để phục vụ việc kiểm tra khi cần thiết.

- Ấn Độ và Trung Quốc: cho phép sử dụng thiết bị gây nhiễu trong các cơ

sở đào tạo công lập, như một giải pháp để ngăn chặn gian lận trong trường học.

Ở Trung Quốc, trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi cuối năm, thiết bị gây nhiễu

được dùng xung quanh các trường trung học để ngăn ngừa thí sinh nhận cuộc

gọi hoặc tin nhắn từ bên ngoài. Một số trường hợp, thay vì sử dụng thiết bị gây

nhiễu, các BTS di động gần trường học tạm thời ngưng hoạt động trong thời

gian diễn ra kỳ thi.

- Thụy Điển cho phép lắp đặt trạm lặp sau khi đã đạt thỏa thuận với nhà

mạng và có giấy phép từ cơ quan quản lý. Thiết bị được chứng nhận phù hợp

R&TTE.

Tóm lại, trên thế giới ghi nhận nhiều loại can nhiễu khác nhau đối với hệ

thống thông tin di động. Việc xử lý nguồn can nhiễu tuy khác nhau ở mỗi nước,

nhưng thông thường sử dụng các phương pháp như: cấm sử dụng, phạt tiền và

phạt tù (phương pháp này ít được sử dụng).

2. Tình hình giải quyết can nhiễu thông tin động ở Việt nam giai đoạn

2010-2017

Trong giai đoạn 2010 – 2017, Cục Tần số vô tuyến điện đã giải quyết 907

vụ can nhiễu thông tin di động, trong đó có 28 vụ liên quan đến lĩnh vực Quốc

phòng – An ninh và 05 vụ liên quan đến nước ngoài. Từ quá trình giải quyết can

nhiễu trên thực tế đã xảy ra, tình hình giải quyết can nhiễu thông tin di động ở

Việt Nam thể hiện qua các vấn đề sau:

16

Page 17: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Các phương án giải quyết nguồn can nhiễu: Tùy thuộc vào nguyên nhân

can nhiễu được xác định, sẽ có phương án xử lý nguồn can nhiều khác nhau.

Tổng hợp lại, có các phương án sau đây đã được Cục Tần số vô tuyến điện sử

dụng trong quá trình xử lý nguồn can nhiễu.

2.1. Tình hình giải quyết nhiễu.

2.1.1. Kiểm tra, xử lý vi phạm tổ chức, cá nhân gây can nhiễu:

- Nhắc nhở, chấm dứt việc sử dụng gây nhiễu;

- Niêm phong tang vật gây nhiễu, cho tổ chức, cá nhân tự quản lý;

- Niêm phong, tịch thu tang vật gây nhiễu;

- Xử phạt vi phạm hành chính.

2.1.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực tần số vô tuyến

điện

Để ngằn ngừa can nhiễu, cũng như dễ dàng trong xử lý nguồn can nhiễu,

Cục Tần số vô tuyến điện đã tích cực tiến hành công tác tuyên truyền. Các biện

pháp chính được sử dụng để tuyên truyền như sau:

- Trực tiếp với đối tượng

- Gửi tin nhắn đến thuê bao sử dụng di động;

- Qua kênh báo chí;

- Gửi thông tin tuyên truyền qua thông báo cước phí của các nhà cung cấp

dịch vụ viễn thông;

- Qua chính quyền địa phương (phường, xã) tuyên truyền đến từng hộ

người dân:

- Phối hợp các đơn vị liên quan trong quá trình xử lý, tuyên truyền trong

quá trình giải quyết nguồn can nhiễu.

2.2. Đánh giá việc giải quyết can nhiễu:

2.2.1. Thuận lợi:

- Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để giải quyết can nhiễu

về mặt hành chính, trong đó cao nhất là Luật Tần số vô tuyến điện.

- Trang thiết bị của của quan quản lý vô tuyến điện rất hiện đại. Cho phép

pháp hiện nhanh chóng, chính xác nguồn can nhiễu…

17

Page 18: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

- Cơ quản quản lý tần số có đội ngũ chuyên viên, cán bộ có trình độ cao,

rất nhiều kinh nghiệm trong công tác xử lý can nhiễu.

2.2.2. Khó khăn:

- Ý thức cũng như việc chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt. Lĩnh

vực tần số vô tuyến điện là lĩnh vực có tính chuyên môn cao, việc tuyên truyền,

phổ biến pháp luật cho người dân hiểu rất khó khăn.

- Việc quản lý chất lượng thiết bị còn nhiều bất cập: các thiết bị được xách

tay không đạt chuẩn dễ dàng đi qua cửa khẩu (thường là đường hàng không) dễ

dàng nếu không khai báo…Các thiết bị thường được cấp phép chứng nhận hợp

quy theo mẫu, đây là kẽ hỡ nếu đơn vị cung cấp thiết bị có tình công bố chứng

nhân hợp quy cho thiết bị không đạt tiêu chuẩn.

- Nguyên nhân can nhiễu ngày càng phức tạp: do việc phát triển ngày một

nhanh chóng của công nghệ vô tuyến, dẫn đến số lượng can nhiễu ngày càng

nhiều, nguyên nhân can nhiễu rất đa dạng và phức tạp. Gây ra rất nhiều khó

khăn trong công tác xử lý can nhiễu.Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây

can nhiễu có hại cho hệ thống thông tin di động. Trong chuyên đề 9.4 đã đưa ra

những nguyên nhân cũng như phương án xác định chúng, trong phần này chỉ tập

trung đến phương án xử lý nguồn can nhiễu.

3. Đề xuất các giải pháp kĩ thuật được sử dụng trong giải quyết can nhiễu đối với các loại can nhiễu điển hình trên băng tần 700/800/900/1800MHz.

Trong quá trình giải quyết can nhiễu, để can nhiễu chấm dứt, ngoài giải

pháp hành chính, cần kết hợp giải pháp kĩ thuật. Dưới đây, sẽ đề cập đến giải

pháp kĩ thuật phù hợp cho từng trường hợp đối với các can nhiễu nhiễu điển

hình trên băng tần 700/800/900/1800MHz.

3.1 Giải quyết can nhiễu do thiết bị trạm lặp thông tin di động gây ra

Các nhà mạng cần tăng cường phủ sóng thông tin di động để các tổ chức

cá nhân không tự ý sử dụng thiết bị kích sóng do không có sóng thông tin di

động. Khi có can nhiễu xảy ra do tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng thiết bị kích

18

Page 19: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

sóng, các nhà mạng cần khảo sát lại vùng phủ sóng của khu vực xung quanh đài

gây nhiễu, để tăng cường phủ sóng.

- Ngăn chặn các tổ chức, cá nhân tự ý sử dụng các thiết bị trạm lặp.

- Các nhà mạng di động phải sử dụng thiết bị đạt chuẩn, có giấy chứng

nhận hợp quy.

- Cơ quan quản lý tần số phải thường xuyên kiểm tra, đo đạc, đánh giá

chất lượng thiết bị trạm lặp thông tin di động không đạt chuẩn. Kịp thời chấn

chỉnh, ngăn chặn các thiết bị không đạt chuẩn gây can nhiễu.

- Khi có can nhiễu xảy ra: cần xác định chính xác các nguyên nhân gây

can nhiễu (do phát xạ ngoại băng, do phát xạ giả, do công suất phát tối đa vượt

quá giới hạn) để khắc phục.

+ Đối với can nhiễu do phát xạ ngoài băng và xạ giả: có thể nâng cấp, cải

tiến thiết bị (bằng việc thay thế bộ lọc mới…). Trong trường hợp thiết bị vẫn

không đạt chuẩn, cần phải thay đổi thiết bị mới đạt chuẩn.

+ Đối với can nhiễu do công suất ra cực đại vượt quá giới hạn cho phép:

giảm công suất ra cực đại về giới hạn cho phép.

3.2 Giải quyết can nhiễu do phạt xạ không mong muốn của các thiết

bị công suất lớn không đạt chuẩn gây ra

Để ngăn ngừa can nhiễu này xảy ra, cơ quan quản lý tần số phải tiến hành

đo kiểm thường xuyên chất lượng máy phát của các đài công suất lớn , kịp thời

chấn chỉnh, khắc phục các đài phát không đạt chuẩn. Đối với các đài phát đang

gây can nhiễu, cần yêu cầu điều chỉnh hoặc thay bộ lọc phát .

3.3 Giải quyết can nhiễu do truyền hình cáp gây ra

- Các nhà khai thác truyền hình cáp cũng phải được khuyến cáo sử dụng

thiết bị (cáp, khuếch đại, bộ chuyển đổi…) có chất lượng nhằm hạn chế bức xạ

ra ngoài không gian, đây cũng là biện pháp để bảo về truyền hình cáp không bị

can nhiễu từ bên ngoài.

- Đo đánh giá bức xạ của tín hiệu truyền hình cáp

3.4. Giải quyết can nhiễu do hiện tượng ống dẫn sóng

19

Page 20: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Ống dẫn sóng đối lưu là một dạng môi trường truyền sóng. Sóng vô tuyến

truyền trong môi trường này có suy hao rất thấp nên truyền đi rất xa, thậm chí

hơn 1000Kmm, hơn 2000Km và hơn nữa. Ở Việt nam, đã thu được tín hiệu di

động của Thái Lan và Malaysia ở đoạn băng 850MHz (khoảng cách hơn

600Km).

Ống dẫn sống đối lưu hình thành khi có sự thay đổi nhiệt độ một cách đột

ngột của không khí gọi là đảo nhiệt hay nghịch nhiệt (temperature inversion).

Hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra khi có sự tiếp xúc của lớp không khí lạnh và lớp

không khí ấm hơn. Giới hạn giữa 2 lớp không khí này được gọi là weather front

(theo khí tượng học thì định nghĩa này gọi là giới hạn phân tách giữa 2 lớp

không khí có đặc tính khác nhau). Weather front này chính là ống dẫn sóng đối

lưu (troposheric ducting).

Hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra thường xuyên nhất ở khu vực ven biển

tiếp giáp bề mặt nước rộng. Đây là kết quả tự nhiên khi vùng không khí ven biển

nhanh chống trở nên mát mẻ bởi luồng khí ẩm từ mặt biển thổi vào ngay khi mặt

trời lặn khi mà lớp không khí mặt đất trở nên lạnh hơn một cách nhanh chóng so

với các lớp không khí phía trên. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra vào thời điểm

mặt trời mọc, sẽ làm các lớp không khí phía trên ấm nhanh hơn các lớp dưới.

Vùng núi cao và địa hình nhấp nhô có thể tạo thành một rào cản hữu hiệu

cho ống dẫn sóng đối lưu. Lý tưởng nhất, một con đường đất tương đối bằng

phẳng là lý tưởng cho các ống dẫn đối lưu. Đường biển cũng có xu hướng tạo ra

kết quả vượt trội.

Khi hiện tượng ống dẫn sóng được hình thành, các tín hiệu trên các băng

tần 700/800/900 và 1800 MHz ở các nước lận cận (Trung Quốc, Thái Lan,

Malaysia…) có thể truyền đến và gây can nhiễu cho hệ thống thông tin di động

sử dụng các băng tần nói trên.

Can nhiễu do hiện tượng ống dẫn sóng xảy ra không thường xuyên, và

phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, con người không thể can thiệp vào

hiện tương này. Đây chính là khó khăn lớn trong việc giải quyết can nhiễu này.

20

Page 21: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Việc quy hoạch tần số để tránh can nhiễu cũng khó khăn, bởi băng tần có

hạn và các nước xung quanh Việt Nam có nguy cơ gây can nhiễu cũng sử dụng

băng tần giống nước ta.

Về phía các nhà mạng di động, khi lắp đặt các trạm thông tin di động ở

các khu vực có nhiều nguy cơ can nhiễu (đặc biệt ở vùng ven biển) cố gắng điều

chỉnh góc ngẩng hợp lý nhất có thể để. Khi can nhiễu xảy ra, cố gắng thay đổi,

điều chỉnh hướng thu phát của ăng ten về phía nguồn tín hiệu gây nhiễu.

3.5. Giải quyết can nhiễu do trùng băng tần với thiết bị radar quân

sự

Cơ quan quản lý tần số chủ trì, phối hợp với các nhà mạng thông tin di

động và Quân chủng phòng không không quân để tắt hoặc điều chỉnh anten BTS

đối với các kênh tần số trùng với các kênh của thiết bị rada dẫn đường theo

Thông tư số 25/2016/TT-BTTTT,ngày 21/11/2016, của Bộ Thông tin và Truyền

thôngvề Quy định điều kiện kĩ thuật cho hệ thống thông tin di động GSM 900

MHz bảo đảm cho hệ thống dẫn đường hạ cánh chính xác máy bay quân sự.

3.6 Giải quyết can nhiễu do thiết bị gây nhiễu gây ra

Ở Việt Nam, thiết bị gây nhiễu là cấm sử dụng. Theo Quyết định số

60/2008/QĐ-TTg ngày 02/5/2008,chỉ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được sử

dụng thiết bị gây nhiễu đúng mục đích phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh làm

thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Các trường hợp đặc biệt

khác phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép.

Các điều kiện kỹ thuật khi sử dụng thiết bị gây nhiễu nhằm hạn chế gây

can nhiễu:

- Chỉ được phát sóng gây nhiễu điện thoại di động trong phạm vi xác định

cần chế áp.

- Không được gây nhiễu băng tần thu của trạm gốc (trừ trường hợp đặc

biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định), các điện

thoại di động ngoài phạm vi đã xác định cần chế áp và các băng tần dành cho

các nghiệp vụ thông tin khác.

Giải pháp để giải quyết nhiễu :

21

Page 22: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

- Giảm công suất phát của thiết bị chế áp sóng để hạn chế phạm vi cần

chế áp.

- Lắp các bộ lọc cho thiết bị chế áp sóng để không được gây nhiễu băng

tần thu của trạm thu phát gốc.

- Quay anten hoặc dịch chuyển trạm thu phát gốc ra xa khu vực có thiết

bị chế áp sóng.

4. Phương án giải quyết nguồn can nhiễu thông tin đi động thế hệ mới trên băng tần 700/800/900/1800MHz

4.1 Nguyên tắc xử lý có hại

Luật tần số vô tuyến điện có quy định nguyên tắc xử lý nhiễu có hại. Theo

đó Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện xử lý nhiễu có hại theo

nguyên tắc sau đây:

- Ưu tiên phát xạ vô tuyến điện trong độ rộng băng tần cần thiết đối với

đài vô tuyến điện, hạn chế ở mức thấp nhất phát xạ vô tuyến điện không mong

muốn;

- Ưu tiên nghiệp vụ chính hơn nghiệp vụ phụ trong việc thay đổi tần số vô

tuyến điện hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng để xử lý nhiễu có hại;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng đài vô tuyến điện gây nhiễu có hại áp

dụng biện pháp thay đổi tần số vô tuyến điện, hạn chế công suất phát, thay đổi

chiều cao, phân cực, đặc tính hướng của ăng-ten phát, phân chia lại thời gian

làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài vô tuyến điện gây nhiễu để

khắc phục nhiễu;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng

sóng vô tuyến điện gây nhiễu có hại thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng

dụng sóng vô tuyến điện ngừng sử dụng các thiết bị này nếu gây nhiễu có hại

cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc

phòng, an ninh cho đến khi đã khắc phục được nhiễu có hại;

- Tổ chức, cá nhân gây nhiễu do không thực hiện đúng quy định của giấy

22

Page 23: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

phép phải chịu chi phí cho việc chuyển đổi tần số vô tuyến điện, chuyển đổi

thiết bị vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại vi

phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện phải khắc phục nhiễu có hại và bị xử lý

theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến

điện giải quyết nhiễu có hại phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhiễu có hại; nếu

cung cấp thông tin, chứng cứ giả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4.2 Quy trình giải quyết can nhiễu

23

Page 24: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

24

Page 25: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Kết luận : Khi triển khai hệ thống thông tin di động thế hệ mới trên băng

tần 700/800/900 và 1800 MHz thì nguy cơ can nhiễu rất cao. Việc xác định

nguồn can nhiễu là vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết can nhiễu,

nhưng việc xử lý nguồn can nhiễu đó còn quan trọng hơn để đảm bảo hệ thống

mạng đài hoạt động bình thường.

Chuyên đề ngày đã giải quyết được một số vấn đề chính đó là:

- Xem xét thực trạng giải quyết nguồn can nhiễu thông tin di động ở Việt

Nam thời gian qua để từ đó thấy được tầm quan trọng cũng như mức độ phức

tạp trong công tác xử lý can nhiễu, đồng thời đúc rút ra những kinh nghiệm cho

công tác xử lý nhiễu trong tương lai.

- Đưa ra được cơ chế gây nhiễu và giải pháp kĩ thuật nhằm giải quyết

nguồn gây nhiễu đối với các loại can nhiễu điển hình.

- Đưa ra được một quy trình giải quyết nguồn gây can nhiễu trên băng tần

700/800/900 và 1800 MHz.

Kiến nghị :

Để đảm bảo được công tác xác định can nhiễu trên băng tần 700/800/900

và 1800 MHz, kiến nghị giải quyết ba vấn đề sau:

- Trang bị các thiết bị đo, thiết bị phân tích tín hiệu phù hợp đảm bảo tính

năng kỹ thuật để đo đạc, đánh giá thiết bị gây nhiễu.

- Cần có cơ chế phối hợp nhanh giữa nhà cung cấp dịch vụ di động với cơ

quản quản lý tần số để cung cấp thông tin và phối hợp giải quyết nhanh chóng

can nhiễu.

- Cần quy định chặt chẽ hơn đối với các băng 800/900 và 1800 MHz đã có

văn bản phối hợp tần số biên giới. Riêng ở băng tần 700 cần tổ chức cuộc họp

với Trung Quốc, Campuchia và Lào để thống nhất sử dụng tại khu vực biên giới

cũng cơ chế phối hợp giải quyết can nhiễu liên quốc gia.

Chuyên đề số 2. Nghiên cứu đề xuất hệ thống thiết bị nhằm đáp ứng

yêu cầu kiểm soát tần số đối với hệ thống thông tin vô tuyến trong băng tần

900/1800MHz

25

Page 26: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

1. Hệ thống thiết bị kiểm soát băng tần 900/1800MHz tại Việt Nam

hiện nay.

Để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát phổ tần số vô tuyến điện, hiện nay Việt

Nam đang có 98 trạm kiểm soát cố định đặt trên toàn quốc, 20 xe kiểm soát lưu

động (bao gồm 02 xe HF) và rất nhiều thiết bị xách tay/cầm tay. Hệ thống thiết

bị này được khai thác 24/24 theo yêu cầu của công tác quản lý phổ tần số vô

tuyến điện.

1.1. Trạm kiểm soát cố định.

Với 98 trạm kiểm soát cố định được lắp đặt tại các thành phố, thị xã và

các vùng trọng điểm kinh tế, an ninh, quốc phòng. Hiện nay vẫn còn 15 thành

phố/ thị xã chưa có trạm kiểm soát cố định, bao gồm Sông Công; Bình Long; Bà

Rịa; Gò Công; Thị xã Ayun Pa (Gia Lai); Vĩnh Long; Vị Thanh; Uông Bí; Chí

Linh; Hưng Yên; Sông Cầu; La Gi; Mường Lay; Nghĩa Lộ; Phú Thọ.

Tất cả các trạm kiểm soát cố định có dải tần kiểm soát từ 20MHz đến

3GHz, thực hiện kiểm soát tất cả các tín hiệu nằm trong phạm vi kiểm soát của

nó. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các trạm kiểm soát đều đạt được các khuyến cáo đã

nêu trong mục...Cụ thể :

Dải tần kiểm soát: 9 kHz – 3 GHz

Dải tần định hướng: 20 Mhz – 3 GHz

Độ phân giải tần số: 1 Hz

Băng thông đo lên đến: 20 MHz

Phương pháp định hướng: Correlative interferometer

Độ chính xác DF của thiết bị: 0,5 RMS

Độ chính xác DF của hệ thống: <= 2 RMS

Phân cực anten cho chức năng định hướng: Đứng

Phân cực anten cho chức năng thu đo kiểm soát: Đứng và ngang

Độ nhạy máy thu: - 107dBm

Chế độ giải điều chế: AM, FM, PM, USB, LSB, CW

Mô hình Okumura là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi

nhất để dự đoán tín hiệu trong khu vực đô thị, xây dựng nên bởi những dữ liệu

26

Page 27: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

thu thập được tai Tokyo Nhật Bản. Áp dụng cho những tần số trong dải từ 150

MHz tới 1920 MHz (có thể ngoại suy đến tần số 3Ghz) và khoảng cách từ 1 km

tới 100 km, chiều cao anten trạm gốc khoảng từ 30m tới 1000m. Vào khoảng

năm 1980, M.Hata đã giới thiệu mô hình toán học trong việc tính suy giảm

đường truyền dựa trên những phân tích dữ liệu của Okumura. Mô hình Hata

cũng là mô hình thực nghiệm dùng để tính toán suy hao truyền dẫn từ BTS đến

vị trí thu đo, mô hình sử dụng các yếu tố thực tế khi tính toán suy hao đường

truyền, mô hình này cũng được nhà qui hoạch mạng thông tin di động sử dụng

để tính toán suy hao đường truyền khi thiết kế mạng thông tin di động của họ và

đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp đặc biệt như nhà cao tầng

phải sử dụng micro tế bào với anten lắp đặt dưới mái nhà. Mô hình này áp dụng

cho những tần số trong dải từ 150 MHz tới 1920 MHz (có thể ngoại suy đến tần

số 3Ghz) và khoảng cách từ 1 km tới 100 km, chiều cao anten trạm gốc khoảng

từ 30m tới 1000m

Mô hình Hata có phân biệt giữa các môi trường như đô thị, môi trường

ngoại ô và môi trường nông thôn.

Công thức HataLp (đô thị )=69.55+26.16 log f −13.82 loghb+¿

Lp (đô thị) : suy hao đường truyền đối với đô thị đông dân [dB]

f : tần số sóng mang (1501500) MHz

hb: chiều cao của anten trạm gốc (m)

h: chiều cao anten máy thu (m)

d: khoảng cách từ trạm gốc đến máy di động (km)

Hệ số hiệu chỉnh anten Ah nếu h > 1,5m:

Ah=(1.1logf −0.7 )h−¿ nếu môi trường truyền sóng là đô thị trung bình.

Ah=8.29 log (1.54 h)2−1.1 nếu môi trường truyền sóng là đô thị lớn, f < 200 MHz.

Ah=3.2 log (11.75h)2−4.7 nếu môi trường truyền sóng là đô thị lớn, f > 200 MHz.

A z: Độ hấp thụ đất

A z=2 [ log (f /28) ]2+5.4 đối với vùng ngoại ô

27

Page 28: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

A z=4.78(logf )2−18.33 logf +40.94 đối với vùng nông thôn

Tính toán khả năng kiểm soát của các trạm kiểm soát cố định đối với tín

hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800

MHz :

- Trạm gốc của hệ thống :

+ Công suất phát tối đa của trạm gốc : 46dBm

+ Độ lợi anten trạm gốc : 15dBi

+ Suy hao cáp và ghép nối : 3dB

+ Độ cao anten trạm gốc : 20m

+ Tần số phát : 945MHz (băng 900MHz) và 1845MHz (băng 1800MHz).

- Các thông số của trạm kiểm soát cố định đưa vào để tính toán :

+ Độ cao anten thu của trạm

+ Suy hao cáp và ghép nối

+ Độ lợi của anten trạm

- Các vùng kiểm soát của trạm kiểm soát đối với tín hiệu hệ thống thông

tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz:

+ Vùng hiển thị phổ tín hiệu là vùng đặt trạm gốc mà trạm kiểm soát thu

được S/N≥3dB.

+ Vùng đo tần số, cường độ trường và định hướng tín hiệu là vùng đặt

trạm gốc mà trạm kiểm soát thu được S/N≥20dB.

+ Vùng đo độ rộng băng thông tín hiệu là vùng đặt trạm gốc mà trạm

kiểm soát thu được S/N≥30dB.

- Cách tính toán :

+ Tính toán suy hao đường truyền từ trạm gốc đến trạm kiểm soát theo

công thức :Lp (đô thị )=69.55+26.16 log f −13.82 loghb+¿

+ Mức thu tín hiệu tại trạm kiểm soát theo công thức :

Ptrạm KS = Ptrạm gốc + Gtrạm gốc – αtrạm gốc – Lp(đô thị) + Gtrạm KS – αtrạm KS.

Ptrạm KS là mức thu tại đầu vào máy thu của trạm kiểm soát

28

Page 29: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Ptrạm gốc là công suất phát cực đại của trạm gốc

Gtrạm gốc là độ lợi anten trạm gốc

αtrạm gốc là suy hao cáp và ghép nối của trạm gốc

Lp(đô thị) là suy hao truyền sóng

Gtrạm KS là độ lợi anten của trạm kiểm soát

αtrạm KS là suy hao cáp và ghép nối của trạm kiểm soát.

+ Đo mức thu tạp âm tại tất cả các trạm kiểm soát Pnền.

- Các vùng kiểm soát của trạm kiểm soát đối với tín hiệu hệ thống thông

tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz:

+ Vùng hiển thị phổ tín hiệu là vùng đặt trạm gốc mà trạm kiểm soát thu

được S/N≥3dB, tức là Ptrạm KS - Pnền ≥3dB, sau đây gọi là vùng S.

+ Vùng đo tần số, cường độ trường của tín hiệu là vùng đặt trạm gốc mà

trạm kiểm soát thu được S/N≥20dB, tức là Ptrạm KS - Pnền ≥20dB, sau đây gọi là

vùng F.

+ Vùng đo độ rộng băng thông tín hiệu là vùng đặt trạm gốc mà trạm

kiểm soát thu được S/N≥30dB, tức là Ptrạm KS - Pnền ≥30dB, sau đây gọi là vùng

BW.

Kết quả tính toán khả năng kiểm soát của trạm kiểm soát cố định (anten

của trạm kiểm soát cao từ 20m-100m) đối với tín hiệu của hệ thống thông tin vô

tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz, công suất phát 46dBm,

độ cao anten 20m :

- Đối với tín hiệu trong băng tần 900MHz:

+ Trạm kiểm soát cố định hiển thị được phổ tín hiệu của hệ thống thông

tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900MHz khi các trạm gốc đặt cách

xa trạm kiểm soát không quá 6,5km.

+ Trạm kiểm soát cố định đo các tham số như tần số, cường độ trường

tín hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần

900/1800 MHz khi các trạm gốc đặt cách xa trạm kiểm soát không quá 2,5km.

29

Page 30: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

+ Trạm kiểm soát cố định đo độ rộng băng thông tín hiệu của hệ thống

thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz khi các trạm

gốc đặt cách xa trạm kiểm soát không quá 1,2km.

- Đối với tín hiệu trong băng tần 1800MHz:

+ Trạm kiểm soát cố định hiển thị được phổ tín hiệu của hệ thống thông

tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 1800 MHz khi các trạm gốc đặt

cách xa trạm kiểm soát không quá 3,5km.

+ Trạm kiểm soát cố định đo các tham số như tần số, cường độ trường

tín hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần

900/1800 MHz khi các trạm gốc đặt cách xa trạm kiểm soát không quá 1,3km.

+ Trạm kiểm soát cố định đo độ rộng băng thông tín hiệu của hệ thống

thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 1800 MHz khi các trạm gốc

đặt cách xa trạm kiểm soát không quá 0,65km.

Như vậy, đối với những thành phố/thị xã có diện tích lớn hơn 50km2, thì

một trạm kiểm soát cố định không thể kiểm soát hết được tín hiệu của hệ thống

thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz. Trong

trường hợp này, cần phải điều động xe kiểm soát để phối kết hợp với trạm kiểm

soát cố định thực hiệ hiện kiểm soát.

1.2. Xe kiểm soát

Để tăng cường kiểm soát tại những khu vực mà trạm kiểm soát cố định

không kiểm soát được, các xe kiểm soát lưu động được điều động để phối kết

hợp với trạm kiểm soát cố định thực hiệ hiện kiểm soát. Hiện nay 18 xe kiểm

soát lưu động được phân bố về cho 08 Trung tâm Tần số VTĐ khu vực để triển

khai kiểm soát khi cần thiết.

1.3. Thiết bị xách tay/cầm tay.

Để thu, đo và phân tích sâu hơn các đặc tính kỹ thuật của tín hiệu, cần sử

dụng các thiết xách tay, cầm tay như phân tích phổ, máy đo tổng hợp, định

hướng cầm tay...Ưu thế của các thiết bị này là có thể triển khai thu đo tại những

khu vực mà trạm kiểm soát cố định và xe kiểm soát lưu động không thể thực

hiện kiểm soát được.

30

Page 31: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Hiện nay, cơ quan quản lý phổ tần số vô tuyến điện chưa trang bị các

thiết bị xách tay để đo phân tích tín hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công

nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz.

2. Đề xuất hệ thống thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát tần số

đối với hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử dụng băng tần

900/1800 MHz

Để bảo đảm hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới hoạt động trong

băng tần 900/1800 MHz, phải trang bị hệ thống thiết bị kiểm soát để đáp ứng

các yêu cầu về kiểm soát :

- Kiểm soát để phát hiện các phát xạ/bức xạ bất hợp pháp trong băng tần

900/1800 MHz.

- Thu đo, phân tích tín hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ

mới hoạt động trong băng tần 900/1800 MHz để đánh giá chất lượng tín hiệu

hoặc đánh giá ảnh hưởng của tín hiệu đến các hệ thống thông tin vô tuyến khác.

Hệ thống thiết bị kiểm soát để kiểm soát hệ thống thông tin vô tuyến

công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz được xây dựng trên cơ sở nâng cấp,

bổ sung thiết bị vào hệ thống thiết bị kiểm soát sẵn có của cơ quan quản lý phổ

tần số vô tuyến điện nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm soát và phù hợp với nguồn

lực tài chính dành cho công tác quản lý phổ tần số vô tuyến điện.

2.1. Trạm kiểm soát cố định

Trạm kiểm soát cố định được thiết lập để kiểm soát thường xuyên phổ

tín hiệu băng tần 900/1800 MHz, tức là kiểm soát sơ bộ trong băng tần

900/1800MHz có tín hiệu nào đang sử dụng hay không. Khả năng kiểm soát tín

hiệu của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800

MHz từ trạm kiểm soát cố định là hạn chế, do đó, để kiểm soát hết diện tích của

địa bàn cần kiểm soát thì phải lắp đặt nhiều trạm kiểm soát cố định, ví dụ, Hà

Nội có diện tích 3329km2, cần lắp đặt khoảng 25 trạm kiểm soát cố định (để

kiểm soát trạm gốc trong băng tần 900MHz) hoặc 85 trạm kiểm soát cố định (để

kiểm soát trạm gốc trong băng tần 1800MHz); TP Hồ Chí Minh có diện tích

31

Page 32: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

2096km2, cần lắp 16 trạm kiểm soát cố định (để kiểm soát trạm gốc trong băng

tần 900MHz) hoặc 55 trạm kiểm soát cố định (để kiểm soát trạm gốc trong băng

tần 1800MHz). Do hạn chế về nguồn lực tài chính, nên cần tính toán số lượng

trạm kiểm soát cố định cần phải lắp đặt và kết hợp với kiểm soát lưu động để

bảo đảm yêu cầu kiểm soát.

Nhu cầu sử dụng thông tin băng rộng, dữ liệu tốc độ cao tại các khu đô

thị thường cao hơn ở khu vực nông thôn, mật độ trạm gốc của hệ thống thông tin

vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz tại khu vực đô thị sẽ lớn

hơn so với khu vực nông thôn, khả năng trạm gốc bị nhiễu cao hơn, yêu cầu về

kiểm soát đối với hệ thống này tại khu vực đô thị cần phải cao hơn khu vực

nông thôn.

Căn cứ mật độ đài vô tuyến tại các địa bàn và diện tích địa bàn cần kiểm

soát, các trạm kiểm soát cố định nên được bố trí như sau :

- Tại mỗi thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thị xã, bố trí tối thiểu 01 trạm

kiểm soát cố định.

- Tại các thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng bố trí tối thiểu 02

trạm kiểm soát cố định.

- Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bố trí tối thiểu 03 trạm kiểm

soát cố định.

Dựa vào thực trạng hiện nay của hệ thống thiết bị kiểm soát cố định, cần

triển khai thêm các trạm kiểm soát cố định như sau:

- Tại các thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã, lắp đặt thêm các trạm kiểm

soát cố định tại Sông Công; Bình Long; Bà Rịa; Gò Công; Ayun Pa; Vĩnh Long;

Vị Thanh; Uông Bí; Chí Linh; Hưng Yên; Sông Cầu; La Gi; Mường Lay; Nghĩa

Lộ; Phú Thọ.

- Tại Cần Thơ : Hiện nay đang có 01 trạm kiểm soát cố định (lắp đặt tại

Số 386, Đường Cách mạng Tháng Tám - TP Cần Thơ), cần lắp thêm tối thiểu 01

trạm kiểm soát cố định.

32

Page 33: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

- Tại Hải Phòng : Hiện nay đang có 01 trạm kiểm soát cố định (lắp đặt tại

Số 783 Tôn Đức Thắng, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải

Phòng), cần lắp thêm tối thiểu 01 trạm kiểm soát cố định.

- Tại Đà Nẵng đã có 02 trạm kiểm soát cố định (lắp đặt tại Lô C1- đường

Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng và Hòa Khánh), không

cần bổ sung thêm trạm kiểm soát cố định.

- Tại Hà Nội : Hiện nay đã có 07 trạm kiểm soát cố định (lắp đặt tại 115

Trần Duy Hưng; Ứng Hòa; Sóc Sơn; Gia Lâm; Thường Tín; Phúc Thọ; Quốc

Oai), không cần phải bổ sung thêm trạm kiểm soát cố định.

- Tại Thành phố Hồ Chí Minh : Hiện nay đang có 02 trạm kiểm soát cố

định (lắp đặt tại Lô 6 Khu E - Khu đô thị An Phú - An Khánh, phường An Phú,

Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và Củ Chi), cần lắp thêm tối thiểu 01 trạm

kiểm soát cố định.

Việc lựa chọn vị trí đặt trạm kiểm soát cố định và thiết bị cho trạm kiểm

soát cố định cần phải đáp ứng yêu cầu đã nêu trong mục 2.

2.2. Xe kiểm soát

Như đã đề cập ở trên, 18 xe kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo

khuyến cáo của ITU và đáp ứng nhiệm vụ kiểm soát trong băng tần

900/1800MHz khi hệ thống triển khai tín hiệu băng thông nhỏ hơn 10MHz.

Trường hợp hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800

MHz sử dụng độ rộng băng thông tín hiệu lớn hơn 10MHz thì cần trang bị thêm

tối thiểu 08 xe kiểm soát có băng thông đo và định hướng tối thiểu bằng với độ

rộng băng thông tín hiệu của hệ thống sẽ triển khai trong băng tần

900/1800MHz.

2.3. Thiết bị xách tay/cầm tay

Hiện nay cơ quan quản lý phổ tần số vô tuyến điện đang quản lý và sử

dụng các thiết bị như phân tích phổ, đếm tần, tổng hợp, đo công suất...các thiết

bị phân tích phổ có dải tần đến 26,5GHz, các thiết bị này mới chỉ đáp ứng nhiệm

vụ đo phổ tín hiệu, tần số, băng thông tín hiệu và cường độ trường của tín hiệu

của hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz.

33

Page 34: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Đối với phân tích tín hiệu thông tin di động, hiện đang có 08 bộ thiết bị

Swissqual được sử dụng để đo phân tích tín hiệu hệ thống CDMA450, GSM và

WCDMA băng 2100MHz; 08 thiết bị BTS Master MT8222A dải tần đến

7,1GHz, đo phân tích tín hiệu WCDMA băng 2100MHz; 05 thiết bị MS Master

MS2721B dải tần đến 7,1GHz, đo phân tích tín hiệu WCDMA băng 2100MHz.

Như vậy, cần bổ sung thiết bị đo phân tích tín hiệu hệ thống thông tin vô

tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz đáp ứng các yêu cầu về đo tín

hiệu hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz.

Các thông tin cần thu thập khi đo phân tích tín hiệu hệ thống thông tin vô

tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz :

- Kênh tần số

- Mã quốc gia

- Mã mạng

- Mã trạm gốc

- Cell_ID

- Cường độ trường

- Scrambling code

- CPICH Ec/Io (đối với WCDMA)

- CPICH RSCP (đối với LTE)

- Hiển thị phổ tín hiệu

- Đo độ rộng băng thông tín hiệu

- Đo công suất kênh

- Đo công suất rò rỉ kênh lân cận

- Phân tích đánh giá nhiễu trên từng kênh tần số.

- Định hướng/ định vị nguồn tín hiệu hoặc nguồn nhiễu

Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị đo phân tích tín hiệu hệ thống thông tin

vô tuyến công nghệ sử dụng băng tần 900/1800 MHz :

Đối với thiết bị đo phân tích tín hiệu hệ thống thông tin vô tuyến công

nghệ LTE :

Tham số Giá trị

34

Page 35: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Tần số 900/1800MHz

Băng thông đo 1.4 / 3 / 5 / 10 / 15 / 20 MHz

Độ tin cậy đối với đo mức tín hiệu <1dB

Mức tối đa của tín hiệu đầu vào +10dBm

Chỉ số tạp âm 6dB

Chặn bậc ba -2dBm

Kỹ thuật đo Đo tự động độ rộng sóng mang

Tốc độ đo Tự động phát hiện 504 Cell ID

Độ nhạy đối với giải mã Cell ID ban

đầu:

- Công suất tín hiệu đồng bộ

- Công suất RE tín hiệu đồng bộ

- RSRP

- 128dBm

- 145,9dBm

- 147dBm

Độ nhạy sau khi giải mã Cell ID thành

công:

- Công suất tín hiệu đồng bộ

- Công suất RE tín hiệu đồng bộ

- RSRP

- 130dBm

- 147,9dBm

- 149dBm

Kỹ thuật anten SISO, MISO, MIMO (2x2 và 4x4)

Đối với thiết bị đo phân tích tín hiệu hệ thống thông tin vô tuyến công

nghệ WCDMA :

Tham số Giá trị

Tần số 900/1800MHz

Băng thông đo 5MHz

Số lượng sóng mang đo được đồng

thời

32

Tốc độ đo Tự động đo 512 Scrambing code

Độ tin cậy đối với đo mức tín hiệu <1dB

Mức tối đa của tín hiệu đầu vào +10dBm

Chỉ số tạp âm 6dB

35

Page 36: €¦  · Web viewBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VỚI HỆ THỐNG

Chặn bậc ba -2dBm

Kỹ thuật đo Đo tự động độ rộng sóng mang

Độ nhạy đối với giải mã Scrambling

code ban đầu

–119dBm/–127dBm

Độ nhạy sau khi giải mã Scrambling

code thành công

–124dBm/–132dBm

Ngưỡng giải điều chế kênh BCH để đo

Ic/E0

> –14dB/–20dB

Thang đo Ic/E0 –20dB/–31dB

Yêu cầu về hình thức của thiết bị : thiết bị phải có kích thước nhỏ gọn, khối

lượng nhỏ hơn 1kg.

Kết luận :

Để bảo đảm công tác kiểm soát đối với hệ thống thông tin vô tuyến công

nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz, Chuyên đề đã đề xuất hệ thống thiết

bị kiểm soát đủ năng lực để thực hiện kiểm soát nhằm bảo đảm kịp thời phát

hiện các vấn đề về nhiễu và chất lượng của hệ thống thông tin vô tuyến công

nghệ mới sử dụng băng tần 900/1800 MHz.

Kiến nghị:

- Tăng cường công tác kiểm soát từ các trạm kiểm soát cố định và kiểm

soát lưu động trước khi triển khai hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử

dụng băng tần 900/1800 MHz nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hết tất cả các

phát xạ trong băng tần 900/1800MHz.

- Cần có cơ chế phối hợp để cung cấp thông nhiễu nhiễu giữa cơ quan

quản lý tần số và đơn vị khai thác hệ thống thông tin vô tuyến công nghệ mới sử

dụng băng tần 900/1800 MHz để cơ quan quản lý tần số triển khai thực hiện giải

quyết nhiễu ngay khi có nhiễu xảy ra.

36