Vòng hòa âm

27
Vòng hòa âm http://forum.guitarpro.vn HỢP ÂM Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là “nhân tạo”). Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano. I. CÁCH GHI HỢP ÂM Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm. 2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp. 3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách: a) theo vòng quảng 4: C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên): C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A#

Transcript of Vòng hòa âm

Page 1: Vòng hòa âm

Vòng hòa âm http://forum.guitarpro.vn

HỢP ÂM

Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là “nhân tạo”).

Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano.

I. CÁCH GHI HỢP ÂM

Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau:

1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm.

2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp.

3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách:a) theo vòng quảng 4:

C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C

hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên):

C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về Cb) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v…4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe “mượt mà”, du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống.

Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA- nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm)- nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm)

Page 2: Vòng hòa âm

- nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm)

II. CÁC HỢP ÂM TRONG ÂM GIAI

1. Hợp âm trong âm giai trưởng:

Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này.

Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau:

Quảng ba thứ 2: G A B C D E FQuảng ba thứ 1: E F G A B C D———————nốt âm giai: C D E F G A B

Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim

Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii

Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có:

+ 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V

+ 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi

+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii

Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim

và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim

v.v…

2. Hợp âm trong âm giai thứ:

Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại.

Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G;

Page 3: Vòng hòa âm

và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#;

và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm:

D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và

E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#.

Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau:

+ 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII

+ 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v

+ 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii

III. GIẢI KẾT

Một bài hát thường có cấu trúc như sau:

Phiên khúc —> Phiên khúc lặp lại —> Điệp khúc —> Điệp khúc lặp lại —> Phiên khúc

(hoặc Đoạn A —> Đoạn A’ —> Đoạn B —> Đoạn B’ —> Đoạn A’)

Do đó, trước khi ghi hợp âm cho bài hát, các bạn phải xem cấu trúc của bài hát: bài hát gồm mấy đoạn. Khi tuyến giai điệu dừng nghỉ – ở nốt kéo dài trường độ, tức là đã xong một đoạn. Theo thí dụ cấu trúc bài hát nêu trên thì các đoạn dừng nghỉ sẽ xảy ra ở cuối các đoạn A, A’, B và B’. Cách thức mà các nốt xuất hiện để chuẩn bị cho đoạn dừng nghỉ được gọi là cadence (tạm dịch là giải kết).

Có 3 loại giải kết thông dụng:

1. Giải kết hoàn toàn (trọn vẹn): các nốt của tuyến giai điệu chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt chủ âm với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm). Giải kết này tạo hiệu quả trọn vẹn cho giai điệu.

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ kết thúc bài hát “Mùa Thu Cho Em” của Ngô Thụy Miên, giai điệu dừng nghỉ ở nốt chủ âm của âm giai C – nốt C:

2. Giải kết không hoàn toàn: các nốt của tuyến giai điệu cũng di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc III hoặc bậc V của âm giai với hợp âm bậc I ở thế gốc (nốt chủ âm ở phần trầm), tạo hiệu quả là giai điệu chưa kết thúc hẳn mà còn phải tiếp tục sau đó nữa.

Page 4: Vòng hòa âm

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Mùa Thu Cho Em”, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc III của âm giai C – nốt E:3. Giải kết nửa: các nốt của tuyến giai điệu di chuyển về các nốt trong hợp âm bậc V để dừng nghỉ ở nốt bậc II, V hoặc VII với hợp âm bậc V ở thế gốc (nốt bậc V ở phần trầm). Cách kết này tạo hiệu quả là giai điệu tạm dừng nghỉ để rồi sẽ tiếp tục trở lại.

Thí dụ, đoạn dừng nghỉ ở cuối phiên khúc 1 của bài “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh, giai điệu dừng nghỉ ở nốt bậc V của âm giai C – nốt G:

Còn 2 loại giải kết ít được sử dụng:

+ Giải kết kiểu thánh ca (plagal cadence): còn được gọi là giải kết kiểu Amen. Thường được dùng để kết thúc trong các bài thánh ca nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã. Xuất hiện trong các bài hát ở cung trưởng, để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm trưởng bậc IV rồi về hợp âm trưởng bậc I. Loại giải kết này tạo hiệu quả khẳng định, không gì thay đổi được.

Thí dụ: đoạn kết bài “Mắt Biếc” của Ngô Thụy Miên trước khi qua Coda:

+ Giải kết gãy (interrupted cadence): còn được gọi là giải kết lạc hướng (deceptive cadence). Để kết bài hát, tuyến hợp âm chuyển về hợp âm bậc V rồi về hợp âm bậc khác thay vì bậc I (cụ thể là hợp âm bậc VI). Loại giải kết này thuộc loại giải kết không vững vì gây hiệu quả bất ngờ, ngạc nhiên, lững lờ cho người nghe.

Sưu tầm

Page 5: Vòng hòa âm

Những vòng hợp âm cơ bản dùng trong đệm hát

CÁC HỢP ÂM TRƯỞNG:

C_Dm_Em_F_G7_AmD_Em_F#m_G_A7_BmE_F#m_G#m_A_B7_C#mF_Gm_Am_Bb_C7_DmG_Am_Bm_C_D7_EmA_Bm_C#m_D_E7_F#mB_C#m_D#m_E_F#m_G#m----------CÁC HỢP ÂM PHỤ:

Cm_Eb_Fm_G7_Ab_BbDm_F_Gm_A7_Bb_CEm_G_Am_B7_C_DFm_Ab_Bbm_C7_Db_EGm_Bb_Cm_D7_Eb_FAm_C_Dm_E7_F_GBm_D_Em_F#7_G_A__________________________Cách xác định tone(hợp âm) chính một bài hát:Nếu các bạn đã biết cách xác định tone(hợp âm) chính của một bài hát thì chỉ cần ghép các hợp âm kéo theo của nó mà mình đã ghi ở trên. Còn nếu các bạn chưa biết cách xác định hợp âm chính thì mình sẽ chỉ cách rất đơn giản:Bạn hãy lấy nốt kết thúc của bài hát, xem thử nốt kết bài là nốt gì: đô, rê, mi, fa.... rồi lấy nốt đó làm tone(hợp âm) chính.Ví dụ:Bài "Nhánh Lan Rừng", nốt kết thúc bài là nốt "rê" thì ta sẽ lấy tone "rê" làm hợp âm chính.Còn nếu bạn muốn xem nó thuộc loại tone trưởng hay tone thứ thì đối với một người chưa học qua lý thuyết,chúng ta phải biết lắng nghe.

Cách đơn giản nhất để xác định:Với tone trưởng:lời bài hát trong trẻo, bay bổng, nghe thánh thót, réo rắt vui taiVới tone thứ: nghe êm tai, trầm, nhẹ nhàng hơn tone trưởng

Mỗi Gam trưởng sẽ có 1 Gam thứ tương đươngGam trưởng đó chính là quãng 3 thứ của Gam thứ tương đươngVí dụ C là quãng 3 thứ của Am ~> C tương đương với AmTất cả các nốt và hợp âm trong C và Am tương tự nhau

Có 1 cách phân biệt trưởng hay thứ thường thấy trong các bài nhạc xưa, đó là xét nốt quãng 7 của chủ âm, nếu có thăng thì là Gam thứ. VD Nếu nốt G# thì là Gam Am

Page 6: Vòng hòa âm

Hix xin lỗi nhưng thật cái bài này sai nhiều quá bạn ạ. T_T 1 là có 7 hợp âm cơ bản quy tắc 1-3-5 theo âm giai thì sẽ ko có G7... G7 là hợp âm màuC D E F G A B1-3-5 lần lượt làC: C-E-GDm: D-F-AEm: E-G-BF: F-A-CG: G-B-DAm: A-C-EBdim: B-D-F

Thứ 2 là note cuối cùng mỗi bản nhạc không thể xác định được hòa thanh vì các bài nhạc xử dụng dạng chuyển hòa thanh rất nhiều. Y án áp dụng là sẽ sai mất T_T

@VBK: Ko sai đâu đồng chí ạ. Theo qui tắc 1-3-5 trên scale thì có 7 chords nhưng đấy là với hợp âm 3 note, còn hợp âm 4 note trở lên thì có thể dùng qui tắc 1-3-5-7 chẳng hạn, lúc đấy thì CM7, FM7, G7.... xuất hiện vô tư và bản chất vẫn nằm trong scale. Còn note cuối cùng của bản nhạc thì đúng là chỉ áp dụng được cho những bản ko có chuyển giọng hoặc chuyển xong lại về giọng cũ thôi.

P.s: hợp âm "màu" theo mình hiểu là hợp âm nghịch, có nghĩa là tất cả các loại hợp âm ko đơn thuần là trưởng hoặc thứ, chứ ko có nghĩa nó ko nằm trên scale.

Page 7: Vòng hòa âm

Một chút tản mạn về vòng tròn hợp âm này.

Page 8: Vòng hòa âm

Thực ra vòng này còn có nhiều cái hay. Các bạn mới học có thể in ra một vòng như vậy để dễ tham khảo. Sau đây là một vài ý nghĩa của vòng tròn này.1. Vòng tròn này gọi là vòng quãng 4 và 5 (The Circle of fifths). Áp dụng đầu tiên của vòng tròn này giống như bạn minhphihn đã đề cập ở trên. Mình sẽ nói rõ hơn về ý này

Trước hết nếu đã học đệm hát thì các bạn cũng sẽ biết về vòng hòa âm của một âm giai (nói đơn giản là một tông, một giọng). Một trong các vòng hòa âm cơ bản áp dụng khi đệm hát một bài hát là 1 - 4 -5. Nghĩa là Hợp âm chủ âm - hợp âm quãng 4 tính từ chủ âm - hợp âm quãng 5 tính từ chủ âm. 

Ví dụ: bài hát ở tông Đô trưởng (C) thì ta thường áp dụng quy luật 1 - 4 -5 để tìm bộ hợp âm khi đệm gồm: C (1) - F (4) và G (5) (cứ viết các nốt theo thứ tự C - D - E - F - G - A - B - C rồi tính 1 - 4 - 5 là được.

Ví dụ 2: bài hát ở tông La trưởng (A) thì ta viết A - B - C# - D - E - F# - G# - A và ta có 1 - 4 -5 là A - D - E. Chú ý ở tông A thì các nốt C, F, và G đều được thăng lên theo quy luật của âm giai trưởng. Bạn muốn hiểu tại sau thăng lên như vậy thì phải tìm hiểu về âm giai trưởng. Ở đây mình sẽ không nói sâu về chỗ cấu tạo âm giai.

Tóm lại, vòng hòa âm cơ bản để đệm hát là 1 - 4 - 5.

Bạn cũng lưu ý là thông thường, hợp âm 5 trong bộ trên sẽ được chuyển thành hợp âm 7 để nghe hay hơn. Ví dụ ở trên, người ta thường chuyển C - F - G thành C - F - G7 và A - D - E thành A - D - E7.

Bây giờ bạn hãy nhìn vào vòng tròn quãng 4 - 5 ở trên. Bạn cứ chọn một hợp âm bất kỳ. Ví dụ G. Nhìn bên trái của G ta sẽ có C và bên phải của G ta có D.Viết lại G - C - D đây chính là 3 hợp âm của tông G đúng theo cách tính 1 - 4 -5 ở trên. Như vậy thay vì phải viết đủ các hợp âm ra rồi đếm, ta chỉ cần nhìn vào vòng tròn này thì sẽ thấy được bộ hợp âm của bất kỳ tông nào. Và như lưu ý ở trên, ta chuyển hợp âm D ở quãng 5 thành hợp âm 7 ta có bộ hợp âm chính thức của tông G trưởng là G - C - D7.

Lưu ý: bên trái của một hợp âm là quãng 4 và bên phải là quãng 5.

Ví dụ: bạn nhìn vòng tròn và chọn C, ta có bên trái C là F và bên phải C là G. Vậy bộ hợp âm của tông C là C - F - G7. Xem lại ví dụ tính hợp âm ở trên bạn sẽ thấy kết quả hoàn toàn chính xác.

Tóm lại: không cần phải nhớ nhiều, chỉ cần in vòng tròn này ra thì ta có thể tìm được các hợp âm cơ bản để chơi một bài hát theo luật 1 - 4 - 5.

2. Ứng dụng thứ 2 của vòng tròn này là tìm hợp âm thứ tương ứng với hợp âm trưởng.Cái này thì đơn giản, nhìn vào vòng tròn, bạn sẽ thấy vòng ngoài ghi các hợp âm trưởng và vòng bên trong ghi các hợp âm thứ tương ứng. Ví dụ hợp âm C thì có Am là hợp âm thứ tương ứng. Mi trưởng (E) thì có hợp âm thứ tương ứng là C#m.

Đối với các hợp âm thứ, ta cũng áp dụng quy luật bên trái và bên phải thì sẽ có các hợp âm theo bộ 1 - 4 - 5 như phần 1 đã nói.

Page 9: Vòng hòa âm

Ví dụ: bài hát ở giọng La thứ Am, ta có bộ hợp âm: Am - Dm - Em (chuyển thành E7). Bài hát ở giọng Gm thì ta có bộ hợp âm Gm - Cm - Dm (chuyển thành D7).

3. Ứng dụng thứ 3 là xác định bài hát ở tông/giọng nào theo dấu hóa ở đầu bài.Nếu bạn từng đọc sheet nhạc (bản nhạc có nốt) thì bạn sẽ thấy ở khuôn nhạc đầu bài có thể có một số dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Tất nhiên nhiều bài không có dấu thăng hay dấu giáng nào. Nhiều bản nhạc không ghi sẵn hợp âm nên ta cần phải dựa vào số lượng dấu thăng(#) và giáng (b) ở đầu bài (thường gọi là dấu hoá) để xác định giọng/tông của bài hát.

Trước khi nói về cách sử dụng vòng tròn trên để xác định tông bài hát, mình liệt kê một vài ví dụ về xác định tông bài theo dấu hoá như sau:a/ Bài hát không có dấu thăng hay dấu giáng nào thì sẽ là tông Do trưởng (C) hoặc La thứ (Am). Để xác định chính xác là tông C hay Am, bạn phải nhìn vào nốt cuối bài. Nếu là nốt C thì bài ở tông C, nếu là nốt A thì bài ở tông Am.b/ Bài hát có một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em. Nốt cuối bài là G thì bài là G trưởng, nốt cuối là E thì tông là Em.c/ Bài hát có một dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm. Cũng nhìn nốt cuối bài để xác định trưởng hay thứ.Thường thì ta có thể thấy từ 0 dấu thăng/giáng cho đến 6 dấu thăng hoặc 6 dấu giáng. Và ta có thể sử dụng vòng tròn này để khỏi phải nhớ nhiều.

Đầu tiên, bạn nên nhớ vòng tròn này bắt đầu từ C. Một nữa bên phải của vòng tròn (đến F#) là thứ tự tông tương ứng của số dấu thăng đầu bài. Một nữa bên trái của vòng tròn là thứ tự tông tương ứng với số dấu giáng của đầu bài.

Ví dụ Nhìn vào vòng tròn 1/ bài hát không thăng không giáng thì là C trưởng hoặc tương ứng là Am2/ bài hát một dấu thăng thì tông là G trưởng hoặc Em3/ bài hát 2 dấu thăng thì tông là D trưởng hoặc Bm4/ tương tự, bài hát có 5 dấu thăng thì tông là B trưởng hoặc G#m5/ bài hát có 6 dấu thăng thì tông là F# trưởng hoặc D#m6/ bài hát có 1 dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm7/ bài hát có 3 dấu giáng thì tông là Eb trưởng hoặc CmCứ như vậy bạn có thể nhanh chóng tìm ra tông/giọng (chủ âm) của bất kỳ bài hát nào khi bạn có sheet nhạc.Và lưu ý: vị trí của F# (6 dấu thăng) cũng là vị trí của Gb (6 dấu giáng).

Tổng hợp lại, mình sẽ lấy một ví dụ tổng hợp để áp dụng 3 điều trên khi bạn có một bản nhạc. Giả sử bản nhạc "Đêm buồn tỉnh lẻ" của Tú Nhi & Bằng Gianghttp://cungchoinhac.com/not-nhac/dem-buon-tinh-le

Nhìn vào bản nhạc, ta thấy có 3 dấu giáng. Nhìn vào vòng tròn trên, 3 dấu giáng tương ứng với Eb trưởng hay Cm.

Tiếp theo, nhìn nốt cuối bài, "...tỉnh lẻ đêm buồn" chữ cuối rơi vào nốt Đô (C) vậy bài này là tông Cm.

Tiếp tục, để đệm hát cơ bản cho bài này, bên trái Cm là Fm và bên phải là Gm ta chuyển Gm

Page 10: Vòng hòa âm

thành G7 và có bộ hợp âm cơ bản của bài: Cm - Fm - G7.

Và bạn có thể bắt đầu đệm hát cho bài này theo bộ hợp âm trên. (dĩ nhiên bạn cũng phải biết bài này chơi điệu Bolero - cái này thì có dịp mình nói sau)

Bây giờ, giả sử bạn thấy bài này mà chơi Cm thì không hợp với giọng của bạn lắm. Ví dụ có nhiều đoạn hơi cao, bạn hát không tới. Vậy thì bạn có thể chơi Bm. Nhìn vào vòng tròn trên tìm Bm, bạn sẽ có bộ hợp âm tương ứng là Bm - Em và F#7 (do chuyển F#m thành hợp âm 7). Còn như bạn thấy bài hát hơi thấp, bạn hát cao hơn một chút thì có thể chơi thành Dm. Và cũng dựa vào vòng tròn, bạn có thể thấy bộ hợp âm Dm - Gm - A7.

Rồi giả sử, bạn đã chơi được bài "Đêm buồn tỉnh lẻ" theo đúng bộ hợp âm chuẩn Cm - Fm - G7. Nhưng chơi có 3 hợp âm thôi cũng chán vì có nhiều chỗ bạn thấy chưa được hay lắm. OK, bạn có thể thấy Cm tương ứng với Eb trưởng. Vậy những câu nào trong bài hát có giọng hơi cao cao hơn chủ âm Cm nhưng chưa tới Fm thì bạn có thể chơi Eb trưởng thay vì phải giữ nguyên Cm. Và trong bộ hợp âm của Eb, ta có Ab. Vậy nếu có câu hát giọng lơ lững hơi cao hơn G7 nhưng chưa tới Cm thì bạn có thể chơi Ab. 

Như vậy chỉ với một vòng tròn hợp âm đơn giản, bạn đã có thể chơi một bài hát với 3, 4 hoặc 5 hợp âm rồi.

Page 11: Vòng hòa âm

Tự viết hợp âm cho một bài hátTừ bài viết Xác định hợp âm cho một bài hát của HUYHA, mình muốn giới thiệu cho các bán

một website , có ích cho các bạn không biết gì về khái niệm hợp âm ( như mình  ) 

http://www.hochweber.ch/theorie/Quin...ntenzirkel.htm

bạn chỉ cần xác định được gam chủ của bài hát, rùi ấn dzo gam đó trên biểu đồ, ok, nó sẽ

cho bạn biết các gam , cần thiết, cứ thế winh dzong dzong !!!những bán có lỗ tai tốt, thì chắc sẽ đơn giản thui.......

sorry, mình không biết thuật ngữ của guitar nhìu, cho nên, khi viết bài, có gì sai sót, mong

cả nhà chỉnh lý, sữa chữa giúp......

Khi bạn nghe 1 bài hát nào đấy .Xác định được hợp âm Chủ Là 1 hợp âm nào đó . thì bạn Kick vào cái Hình đó .nó sẽ cho bạn biết các hợp âm Đi kèm trong bài hát . VD bạn xác đinh được Bài hát có hợp âm chủ là C . bạn kick vào Hợp âm C trên bức ảnh trên .nó sẽ khoanh vùng cho ban các HỢp âm đi kèm Là : C ,Am , F , Dm , G ,

Em . bạn cứ ngồi ngẫm 1 lúc là ra í mà .

một vài hợp âm mà em hay dùng 

tone C:

Cmaj7 = x3200xCadd9 = x3203xCadd11 = x32011Csus4 = x33011G/B = x2003x hoặc x2000xAm7 = x0201xAsus2 = x0220xA7sus4 = x0203x

Page 12: Vòng hòa âm

Em7: = x2203xC/F: = 133010Gadd11: = 32001xGsus4: = 33001xDm/B: = x2323x

tone G:

G5 = 35503xG(no5) = x(10)908xCmaj7 = x32000Dsus4 = xx0233Dmaj7 = xx0222D#maj7(no5) = xx1033Dadd11(no5) = x5403xG/B = x2003xGmaj7/B = x2403xE5 = 07990xBm7(no5)/D = x5770xGadd11(no5)/C = x3550xEm7(no5)/D = x7078x

Một số vòng tone C:Rock (Bão đêm): Asus2 - Cadd9 - G - C/FRock (Tìm lại, Thu cuối, Xa, etc...): Am7 (hoặc Asus2) - C/F - C (nháy thêm Csus4) - G (nháy thêm Gsus4)Suy nghĩ trong anh, anh mơ...: C - G/B - Am7 - G - C/F - C - Dm7 (hoặc C/F) - GTìm lại giấc mơ, Nobody, Xinh tươi Việt Nam, Song from a secret garden...: Am7 - Dm7 - G - Cmaj7 - C/F - Dm/B - E7

tone G: Cadd9 (x32030) - D - Gmaj7/B (x23002) - E7 - Am7 - Cadd9 - Dadd11(no5)E5 - Gadd11(no5)/C - G5 - Dadd11(no5)E5 - Bm7(no5)/D - Gadd11(no5)/C - Bm7(no5)/D

Nói chung là nhiều hòa âm lắm, em không nhớ hết 

Cấu tạo hợp âm từ dễ đến khó ...

Page 13: Vòng hòa âm

Hợp âm mở rộng hiện đang là 1 vấn đề được khá nhiều mem trong forum đề cập đến ,cách sử dụng chúng thế nào , sao cho hiệu quả Để giải quyết vấn đề này việc đầu tiên chúng ta nên hiểu cấu tạo hợp âm của chúng ...từ đó mọi người sẽ biết sử dụng chúng một cách hợp lý nhất

Dưới đây là 1 bảng tóm tắt cấu tạo hợp âm :

Mình lấy ví dụ về Tone Đô , các tone khác các bạn tự suy ra nhé

3 nốt chủ đạo quan trọng nhất cần phải nhớ là nốt bậc 1, 3 và 5 , khoảng cách giữa chúng là 2 và 1,5 cung 

Hợp âm cấu tạo bởi 3 nốt 

C : C E G 

Thay đổi tại nốt bậc 3   :

Cm : C Eb G ( Bậc 3 trừ 1/2 cung )Csus2 : C D G ( Bậc 3 trừ 1 cung )Csus4 : C F G ( Bậc 3 cộng 1/2 cung )

Cdim : C Eb Gb ( giảm 1/2 cung ở bậc 3 và 5 ) Cdim có 1 cách viết khác là Co ( chữ o nhỏ ở phía trên nhá ) Cdim còn có tên là Cm5- ,do bậc 3 giảm 1/2 cung --> Cm , bậc 5 giảm 1/2 cung --> 5- 

Thay đổi tại nốt bậc 5 :

C5- ( hay Cb5 ) : C E Gb ( bậc 5 giảm 1/2 cung )C5+ ( hay CAug , Csus) : C E G# C5 : C G ( Hợp âm này cấu tạo bởi 2 nốt C và G )

Một số hợp âm khuyết 1 bậc nào đó , thường có chữ "no3" , "no5" .....tức là ko có nốt bậc 3 hoặc 5 ...trong cấu tạo của hợp âm đó. Ví dụ : Hợp âm C5 hay còn gọi là C(no3) : khuyết bậc 3 ( nốt E )

Hợp âm cấu tạo bởi 4 nốt 

Là "Hợp âm cấu tạo bởi 3 nốt" + thêm 1 nốt nữa   

C6 ( hay Cadd6 ): C E G A ( Hợp âm này cộng thêm cộng thêm 1 nốt bậc 6 )C7 : C E G Bb ( Nốt bậc 7 trừ đi 1/2 cung )CMajor7 : C E G B ( cộng thêm nốt bậc 7 )Cdim7 : C Eb Gb Bbb ( Cấu tạo là Cdim + Nốt bậc 7 giảm 2 nửa cung , có thể viết lại là Cdim7 : C Eb Gb A )

Chú ý : -Rất dễ nhầm lẫn giữa C và CMajor7 , CMajor7 là cộng thêm nốt bậc 7 , còn C7 là cộng thêm nốt bậc 7 giảm 1/2 cung 

Page 14: Vòng hòa âm

-Cdim khác Cdim7 nha các bạn -Cm7b5 khác Cdim7 : Cấu tạo Cm7b5 là C Eb Gb Bb , còn Cdim7 là C Eb Gb Bbb 

C : C E G C ( thêm 1 nốt C bậc 8 ) ( Cái này vẫn đc gọi là hợp âm C )Cadd9 : C E G D ( thêm 1 nốt bậc 9 )Cadd9- : C E G Db ( thêm 1 nốt bậc 9 giảm 1/2 cung )Cadd9+ : C E G D# ( thêm 1 nốt bậc 9 tăng 1/2 cung )

Cadd11 , Cadd13 ...tương tự nhé 

Nhiều cái hợp âm trông thì dài loằng ngoằng nhưng nếu phân tích ra thì rất đơn giản , lấy ví dụ như hợp âm Cb5add6 : C E Gb A ( bậc 5 giảm 1/2 cung và add thêm 1 nốt bậc 6 ).Các bạn

thử lấy ví dụ khác xem 

Hợp âm cấu tạo bởi 5 nốt 

Là "Hợp âm cấu tạo bởi 4 nốt" + thêm 1 nốt nữa

C9 : C E G Bb D ( Cấu tạo là C7 + nốt bậc 9 )Cm9 : C Eb G Bb D ( Cấu tạo là Cm7 + nốt bậc 9 ) CMajor9 : C E G B D ( Cấu tạo là CMajor7 + nốt bậc 9 )C9- : C E G Bb Db ( Cấu tạo là C7 + nốt bậc 9 giảm 1/2 cung )C9+ : C E G Bb Db ( Cấu tạo là C7 + nốt bậc 9 tăng 1/2 cung )

Chú ý : Từ hợp âm 5 nốt trở đi thì :Cadd9 khác C9 Cadd11 khác C11 Cadd13 khác C13

C8 , C10 , C12 đều được gọi là CVì 3 nốt bậc 8 ( nốt C ) , bậc 10 ( nốt E) và bậc 12 ( nốt G ) đều nằm trong 3 nốt chủ đạo ( C, E ,G )

Hợp âm cấu tạo bởi 6 nốt 

Là "Hợp âm cấu tạo bởi 5 nốt" + thêm 1 nốt nữa 

C11 : C E G Bb D F ( Cấu tạo là C9 + nốt bậc 11 )Cm11 : C Eb G Bb D F ( Cấu tạo là Cm9 + nốt bậc 11 )

Hợp âm cấu tạo bởi 7 nốt 

Là "Hợp âm cấu tạo bởi 6 nốt" + thêm 1 nốt nữa 

C13 : C E G Bb D F A ( Cấu tạo là C11 + nốt bậc 13 )Cm13 : C Eb G Bb D F A ( Cấu tạo là Cm11 + nốt bậc 13 )

Page 15: Vòng hòa âm

Các bạn vừa đọc vừa nhìn vào hình sẽ thấy dễ hiểu hơn 

LEO nói giúp mình cách dò ra thế bấm các kiểu hợp âm này trên cần đàn đc ko

Phải thuốc cấu tạo hợp âm mới dò đc 

-----------------------------------------------------

Ví dụ Am7 : A C E G

- Lấy nốt bass của hợp âm trc : nốt A dây 5Dây 6 là nốt E , bỏ nhé ( nếu chơi hợp âm đảo, bass nốt E , hoặc khi dập hợp âm thì có thể dùng nó)

- 4 dây còn lại tìm trên cần đàn các nốt A ,C ,E ,G và sắp xếp thế tay cho phù hợp thôiCó thể chỉ tìm C,E,G trên 4 dây còn lại cũng đc ( vì có nốt A là dây bass rồi )

Trên 1 dây có thể có 2 nốt trở lên , đều nằm trong các nốt của Am7ví dụ : Trên dây 3 có nốt G ( dây buông ) Nốt A ( ô 2 ) , có thể chọn 1 trong 2 đều đc 

Đôi khi ko dùng được hoặc ko muốn dùng 1 nốt ở dây này ta có thể " đẩy nốt đó lên hoặc xuống 1 quãng 8 để đạt được nốt cần thiết "

Ví dụ : vẫn là hợp âm Am7 nhé

Trên dây 5 : có dây buông nốt A và nốt C ( ô số 3 )Mình ko sử dụng "nốt C ở dây 5" , mình sẽ đẩy nốt C đó lên một quãng 8 thành "nốt C dây 2" , nốt này ok 

Đó là lý do cùng 1 hợp âm nhưng có rất nhiều thế bấm 

Cấu tạo hợp âm C : C E G 

Đơn giản nhất là C ko chặn :

- Đầu tiên tìm nốt Bass C : Dây 5 ô 3 , cái này ko có j để nói 

- Tìm các nốt C , E , G hoặc E , G trên dây các dây còn lại ( 1,2,3,4 ) trên cần đàn và bấm

Page 16: Vòng hòa âm

thôi 

Bác còn nhớ cách lên dây chứ   , cái này quan trọng đấy 

Trên dây 5 ,từ nốt Bass C , lên 2 cung ta được nốt E dây 5 ( ô 7 ) , nốt E này chính bằng nốt E

dây 4 ( ô 2 )   ---> nốt E dây 4 Trên dây 4 : nốt E , lên 1,5 cung nữa có nốt G ( ô 5 ) , nốt G này chính bằng nốt G ( dây 3 buông ) ---> tìm đc nốt G ở dây 3 buông 

Trên dây 3 , tiến tiếp ta được nốt C (ô 5)--> nó chính là nốt C ô 1 dây 2 

Tương tự , tiến tiếp ta được nốt E dây 1 buông 

--> hợp âm C : x32010-------------------------------------------------------

Hợp âm C chặn : Hợp âm chặn đơn giản là sự tịnh tiến thôi bác MÈO Ví dụ như Cái x35553 chính là hợp âm A tịnh tiến lên 1,5 cung mà , bác suy luận hợp âm A

rồi suy ra nó là ok , 

Nhận viết hợp âm hoa mỹ cho tất cả các bài hát các bạn yêu cầu

Page 17: Vòng hòa âm

Mình để ý thấy rằng dân Guitar VN mình có thói quen đánh hợp âm các bản nhạc theo xu hướng vòng lặp hợp âm để đánh cho dễ (vì cứ lặp đi lặp lại mà). Cốt với mục đích là "đánh cho nó ra đc bài nhạc" - mình thấy thói quen này thực sự không tốt, vừa là cho tay nghề của chúng ta cũng như là làm giảm cái hồn của bản nhạc đi rất nhiều, thậm chí thói quen này còn khiến 1 số bài nhạc bị "ngang"Mình rất muốn "truyền đạo" để anh em tìm hiểu sâu hơn về hợp âm hoa mỹ (khá khó bấm, nhưng chèn nó vào bài nhạc thì phê lòi), hoặc như 1 số bài ko lồng đc hợp âm hoa mỹ thì sẽ

có những hướng hợp âm trải đều chứ ko chơi vòng lặp Vậy nên :

1. Mình sẽ gửi lên tặng anh em bộ hợp âm hoa mỹ mình soạn (Photoshop)   mình chỉ làm các hợp âm quan trọng nhất lên cho đỡ loạn. Đây là link Download :

http://www.fileden.com/files/2008/7/...ar%20Chord.zip

2. Mình xin nhận viết hợp âm cho các bạn yêu cầu   các bạn chỉ cần post bài yêu cầu + đưa link bài nhạc nếu bài đó hiếm lên là mình sẽ hồi âm sớm nhất (nhạc nước ngoài càng tốt)Rất mong được anh em ủng hộ ^^ thanks cả nhà

Cách nhớ vòng hợp âm cơ bảnGiọng Trưởng: Trưởng (1 4 5), Thứ (2 3 6)Giiọng Thứ: Thứ (1 4 5), trưởng (/5) (3 6 7)

VD1: Giọng C: 1(C) 2(D) 3(E) 4(F) 5(G) 6(A)Hợp âm: 1(C) 4(F) 5(F) và 2(Dm) 3(Em) 6(Am)VD2: Giọng Am: 1(A) 2(B) 3(C) 4(D) 5(E) 6(F) 7(G)Hợp âm: 1(Am) 4(Dm) 5(Em/E) và 3(C) 6(F) 7(G)

Đơn giản vậy thôi 

Cách dịch giọng đơn giản và một số vòng hòa âm cơ bản của RnB, Dance và Rock

Page 18: Vòng hòa âm

Trình của bạn chưa được tố cho lắmBạn vẫn thược học đánh theo lối tự họa và mọc mót là chính?Bạn thường nói là 1 bài hát nào đó A B C... X Y Z gì đó cao lắm hay thấp lắm ko hát đượcĐây sẽ là giải pháp. 

Page 19: Vòng hòa âm
Page 20: Vòng hòa âm

Nếu như 1 bài hát đánh theo hợp âm dạng bình thường mà bài đó điền bạn thấy cao quá. Bạn sẽ hạ thấp xuôpngs bằng cách chọn 1 giọng phía bên trên của giọng gốc.

Nếu bạn muốn chuyển giọng nam cho nữ ( Hay nữ cho nam) Thì bạn nên tăng ( Hoặc giảm) 3 tới 4 hàng

1 số vòng hòa âm phổ biến của RnB, Dance và Rock (4 hợp âm) và dịch giọng tương ứng

Page 21: Vòng hòa âm
Page 22: Vòng hòa âm

Vòng tròn quãng 5 (nguyên văn: Circle of Fifths)

Vòng tròn quãng 5 - các quãng 5 liên tiếp được viết theo chiều kim đồng hồ - là 1 công cụ luyện tập khá kỳ lạ, nó giúp cho việc luyện tập chơi gam, học về khóa nhạc, thậm chí là học về kỹ thuật hòa âm thêm hiệu quả.

Vòng tròn quãng 5 là gì?

Vòng tròn quãng 5 bao gồm 12 khóa (key) viết thành 1 vòng tròn, các nốt cách nhau bởi quãng 5. Hãy nhìn vòng tròn quãng 5 bên dưới, chúng ta thấy rằng trên cùng là C và di chuyển theo chiều kim đồng hồ các quãng 5 se tạo ra 1 vòng tròn quãng 5. Đầu tiên là C, sau đó là G, D, A, E, B, F#(hoặc Gb), Db, Ab, Eb, Bb và cuối cùng là C.

Nếu chúng ta quay ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ được: C, F, Bb, Eb,...

Làm sao để kết hợp vòng tròn quãng 5 vào việc luyện tập hằng ngày?

Có lẽ cách tốt nhất là sử dụng nó như 1 công cụ luyện tập về cấu trúc gam (scale). Hãy để tôi giải thích...

Khi luyện tập với gam (trưởng, thứ,...) Tôi thường thấy các học sinh của tôi thực hành rất dễ dàng các bài tập của những khóa đơn gian như: C, F, G. Tuy nhiên, khi tập với những khóa thử thách hơn như là: Gb, Ab,... thì các học trò hơi né tránh. Đó là điều bình thường, bởi vì chúng bỏ nhiều thời gian để tập các bài để, nên thời gian để tập các bài khó là không nhiều.

Phần lớn sự thiếu cân bằng trong việc luyện các bài tập scale (về sau hiểu là cấu trúc hợp âm) này là do học trò ngồi xuống, tập vài 3 scale đơn giản rồi đi làm việc khác, ngày kế tiếp cũng ngồi xuống, tập lại những scale đó mà chẳng bao giờ đụng đến những bài tập với các keys (về sau hiểu là khóa) khó hơn. 

Page 23: Vòng hòa âm

Bạn có thể chuyển qua pattern (kiểu mẩu) này bằng cách sử dụng vòng tròn quãng 5. Download và in hình bên dưới để trong lúc luyện tập, đánh dấu những key nào đã tập qua (xem hình vẽ).

Học về hòa âm bằng cách sử dụng vòng tròn quãng 5

Sử dụng vòng tròn quãng 5 sẽ dễ dàng để học về hòa âm. Nhìn ví dụ bên dưới, ta hãy chú ý hình chữ nhật xung quanh F-C-G và vòng tròn đỏ quang C.

Vòng tròn đỏ đánh dấu vị trí key, trong ví dụ này, key là C Major(trưởng), hình chữ nhật màu vàng cho chúng ta biết hợp âm (gam) 4 và 5.

Nếu bạn di chuyển vòng tròn đỏ và hình chữ nhật màu vàng theo chiều kim đồng hồ và vòng tròn đỏ nằm ở G (I) thì C là IV, D là V.

Do đó, để tìm I, IV, V chỉ đơn giản là theo các bước sau:1. Đặt bất kỳ khóa nào trên vòng tròn2. ký tự(note) bên trái là IV3. ký tự(note) bên phải là V

Chúng ta hãy làm 1 bài tập nhanh nhé:1. Hợp âm IV của A là gì?2. Hợp âm V của Bb là gì?3. Hợp âm IV của B là gì?

Sử dụng vòng tròn quãng 5, thật đơn giản để tìm câu trả lời. Nên nhớ IV thì nằm bên trái, V nằm bên phải 

Để minh họa cho câu trả lời câu hỏi 1, đặt ngón cái ngay vị trí A, nhìn sang bên trái sẽ thấy câu trả lời là D, vậy hợp âm IV của A là D, tương tự sẽ tìm được câu trả lời dễ dàng cho câu 2,3.

Hòa âm và vòng tròn quãng 5

Chúng ta có thể mở rộng công thức I, IV, V đơn giản ở trên bằng cách thêm 1 hình chữ nhật vào bên phải, vuông góc với hình chữ nhật ban đầu, xem hình bên dưới nhé.

Page 24: Vòng hòa âm

Trên hình ta thấy có thêm hình chữ nhật màu xanh, đồng thời có thêm các hợp âm II, IV và III. Do đó, đối với khóa C thì hợp âm IV là F, tiếp theo nhìn qua bên phải theo chiều kim đồng hồ lần lượt là các hợp âm bậc V, II, IV, III: G, D, A, E

Ghi nhớ: 4 nằm bên trái, còn lại bên phải là 5, 2, 6, 3. Lưu nó vào bộ nhớ nhé, vì nó rất quan trọng.

OK, chúng ta hãy làm 1 bài tập nhanh nhé:1. Hợp âm 2 của Eb là gì?2. Hợp âm 4 của F là gì?3. Hợp âm 3 của Db là gì?

Một lần nữa, chúng ta hãy sử dùng vòng tròn quảng 5 này để tìm ra câu trả lời: 1) F, 2) D and 3) F