Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng...

20
Đặc San Ái Hu Trà Vinh – Năm Canh Dn 121 - Dy ThDc: Thy Tho (răng vàng) Thy Bc Tim Đèn - Dy Thêu May: Cô Rng, Cô ...? - Dy Hán Văn: Thy Mch Phước Lâm - Làm vic văn phòng : Bác Hai Đức, Cô thquHùynh ThMai, Cô Mui - Lao công nhà trường kiêm đánh trng vô hc và tan trường: Chú Php (người Khmer) 2. Khi tôi vdy hc và làm hiu trưởng thì trường đã phát trin thành đệ nhcp nhưng chmi có lp đệ nh, tt cthành phn nhân scũng như trên nhưng được bsung thêm do nhu cu ging dy. - Vtrường sthì được thêm mt dãy lp đàng sau, có khán đài, có nhà căn tin, có thêm hai dãy phòng hc mi xây, mt dãy sát sân vn động, mt dãy sát đường đối din Ty Thanh Niên . Mt khán đài nhìn ra ct cnm gia hai dãy lp trông tht là đối xng (đúng theo quan đim ca Thy Hi). Trong sân ,dc theo hành lang hai dãy lp có trng nhng hàng cây lu trái chín ăn được thường các hc trò ln và ln gan lén b, va ăn va cho hc trò con gái ! Trường chính (trường ln) là như vy, còn trường nhđường Quang Trung, gm mt dãy lp dy tlp đệ tht, đệ lc. Nguyn trường ny, trước kia được thành lp do mt tchc chính trđặt tên là trường Tiến Đức (hc sinh hay nói gin vi nhau là hc trường Tc Điến) lúc đó điu hành do Thy Ha Minh Phan. Kp đến khi Thy Phan đi nhp ngũ, trường ny sáp nhp vào Trường Trn Trung Tiên, tôi thường gi là Trn Trung Tiên nh. Khang cách gia hai trường chng 7-800 thước, được đặt phône liên lc thường xuyên. Bác Sáu Chc thì thu tin hc phí, Thy Nguyn Trung Hiếu giám thtrông coi tng quát. Khi Ông Phan tquân đội bit phái vtôi công làm Tng Giám Th(lúc by giThy Tú thuyên chuyn vSài Gòn). - Vsshc sinh ca trường ln và trường nhhng năm trung bình là 2500, hc sinh nào đậu tú tài I thì xin hc lp đệ nht (lp 12) trường công Nguyn Viên Kiu. Hng năm, trường công lp có kthi tuyn vào lp 6 , hc sinh nào không may mn thì sang hc trường Trn Trung Tiên da theo danh sách ca kthi. Nếu trường đầy chthì hc sinh phi sang hc trường tư như Thánh Gioan, BĐề, Quan Anh, Ông Dn, Long Đức, Trn Trung Tâm - Vđội ngũ giáo chc được mi thêm ttrường công sang dy cho các lp đệ nhcp: - Môn Vit văn : Văn Tường, Nguyn Văn Quan - Môn Tóan : Trnh Văn Dĩ, Nguyn Văn Ri, Trn Bá Phước, Phm Văn Ti. - Môn Lý Hóa : Trn Kim Hòang ( Hòang Oxygen) Nguyn Văn Lý - Môn Vn Vt : Cô Nguyn ThThành, Võ Trung Hiếu (Hiếu điếc) - Môn Công Dân: Hùynh Đạt Bu, Trương Hu Hnh - Môn Pháp Văn: Mai Đăng Ph, Nguyn Văn T, Trn ThKim Tiếng - Môn Anh Văn: Hòang Văn Đạt (rtim vàng Hip Thành) Lương Văn Kit VL - Môn âm nhc: Nguyn Văn Thành ( Thành nhng) Trn Quc Vinh - Đặc trách phòng hc v: Giám hc Cô Tiến, phThy Hnh - Đặc trách phòng klut : Tng giám thThy Phan, phtá Thy Hiếu và hai thành viên na là bác Nguyn Văn Thng ngi bàn ngòai, mi ln Tết là mc áo dài khăn đóng, và bác Tư Lùn , nhngười, nói năng nhnh, nhà có vườn Ba Si - Đặc trách phòng hành chánh : Bác Hai Đức, Cô Mui, Cô Trm - Đặc trách phòng tài chánh : Cô Hùynh Mai và Bác Sáu Chc - Lao công trường nhlà Chú Hai KNgòai ra nhà trường có mt Hi Đồng Qun Lý, hiu trưởng là chtch, thành vin là hi trưởng hi phhuynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại din hi đồng giáo sư (Ông GS Nguyn Văn T) và mt thư ký là phòng hành chán ( Cô Hùynh Mai). Hi đồng ny trc thuc Hi Đồng Qun Trmà tnh trưởng làm chtch. 3. Vsinh hat hc đường - Hng tun , ngày thhai trường ln nhđều có làm lchào quc k. Các lp có tbích báo, đến Hè thì có báo đặc san ca nhà trường. Ban báo chí tung ra các nơi đi bán báo. - Sau lphát phn thưởng, nhà trường tchc khen thưởng cho hc sinh xut sc mt chuyến đi du ngon, khi thì min bin, khi thì min núi, thi gian là 3 ngày...như Châu Đốc, Đà Lt, Ba Động.. - Mi khi Tết đến , nhà trường tchc Cây Mùa Xuân, cm tri, sinh hat văn ngh. Tri VNgun là hình nh tôi luôn luôn ghi nhtrong lòng khó thnào quên nhng em hc sinh nhit tình như Thái ThV, Em Lài, Em Phong... III. Sthay đổi... Bây gi, mi khi vthăm gia đình, tôi không quên âm thm tt ngang trường cũ để ngm nhìn và nhli “ mt chút gì để thương, để nhca ngày xưa ” và ngàn năm mây vn bay ...trường ngày đó bây gilà trường Đại Hc. Xin trân trng chúc mng vì trường vn là cơ sgiáo dc. Văn Tường Hè 2009

Transcript of Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng...

Page 1: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 121

- Dạy Thể Dục: Thầy Thảo (răng vàng) Thầy Bắc Tim Đèn - Dạy Thêu May: Cô Rạng, Cô ...? - Dạy Hán Văn: Thầy Mạch Phước Lâm - Làm việc văn phòng : Bác Hai Đức, Cô thủ quỷ Hùynh Thị Mai, Cô Muối - Lao công nhà trường kiêm đánh trống vô học và tan trường: Chú Phốp (người Khmer) 2. Khi tôi về dạy học và làm hiệu trưởng thì trường đã phát triển thành đệ nhị cấp nhưng chỉ mới có lớp đệ nhị, tất cả thành phần nhân sự cũng như trên nhưng được bổ sung thêm do nhu cầu giảng dạy. - Về trường sở thì được thêm một dãy lớp đàng sau, có khán đài, có nhà căn tin, có thêm hai dãy phòng học mới xây, một dãy sát sân vận động, một dãy sát đường đối diện Ty Thanh Niên . Một khán đài nhìn ra cột cờ nằm giữa hai dãy lớp trông thật là đối xứng (đúng theo quan điểm của Thầy Hợi). Trong sân ,dọc theo hành lang hai dãy lớp có trồng những hàng cây lựu trái chín ăn được thường các học trò lớn và lớn gan lén bẻ, vừa ăn vừa cho học trò con gái ! Trường chính (trường lớn) là như vậy, còn trường nhỏ ở đường Quang Trung, gồm một dãy lớp dạy từ lớp đệ thất, đệ lục. Nguyện trường nầy, trước kia được thành lập do một tổ chức chính trị đặt tên là trường Tiến Đức (học sinh hay nói giởn với nhau là học trường Tức Điến) lúc đó điều hành do Thầy Hứa Minh Phan. Kịp đến khi Thầy Phan đi nhập ngũ, trường nầy sáp nhập vào Trường Trần Trung Tiên, tôi thường gọi là Trần Trung Tiên nhỏ. Khỏang cách giữa hai trường chừng 7-800 thước, được đặt phône liên lạc thường xuyên. Bác Sáu Chức thì thu tiền học phí, Thầy Nguyễn Trung Hiếu giám thị trông coi tổng quát. Khi Ông Phan từ quân đội biệt phái về tôi cử ông làm Tổng Giám Thị (lúc bấy giờ Thầy Tú thuyên chuyển về Sài Gòn). - Về sỉ số học sinh của trường lớn và trường nhỏ hằng năm trung bình là 2500, học sinh nào đậu tú tài I thì xin học lớp đệ nhứt (lớp 12) trường công Nguyễn Viên Kiều. Hằng năm, trường công lập có kỳ thi tuyển vào lớp 6 , học sinh nào không may mắn thì sang học trường Trần Trung Tiên dựa theo danh sách của kỳ thi. Nếu trường đầy chỗ thì học sinh phải sang học trường tư như Thánh Gioan, Bồ Đề, Quan Anh, Ông Dần, Long Đức, Trần Trung Tâm - Về đội ngũ giáo chức được mời thêm từ trường công sang dạy cho các lớp đệ nhị cấp: - Môn Việt văn : Văn Tường, Nguyễn Văn Quan - Môn Tóan : Trịnh Văn Dĩ, Nguyễn Văn Ri, Trần Bá Phước, Phạm Văn Tại. - Môn Lý Hóa : Trần Kim Hòang ( Hòang Oxygen) Nguyễn Văn Lý

- Môn Vạn Vật : Cô Nguyễn Thị Thành, Võ Trung Hiếu (Hiếu điếc) - Môn Công Dân: Hùynh Đạt Bửu, Trương Hữu Hạnh - Môn Pháp Văn: Mai Đăng Phổ, Nguyễn Văn Tố, Trần Thị Kim Tiếng - Môn Anh Văn: Hòang Văn Đạt (rể tiệm vàng Hiệp Thành) Lương Văn Kiệt VL - Môn âm nhạc: Nguyễn Văn Thành ( Thành nhổng) Trần Quốc Vinh - Đặc trách phòng học vụ : Giám học Cô Tiến, phụ tá Thầy Hạnh - Đặc trách phòng kỷ luật : Tổng giám thị Thầy Phan, phụ tá Thầy Hiếu và hai thành viên nữa là bác Nguyễn Văn Thắng ngồi ở bàn ngòai, mỗi lần Tết là mặc áo dài khăn đóng, và bác Tư Lùn , nhỏ người, nói năng nhỏ nhẹ, nhà có vườn ở Ba Si - Đặc trách phòng hành chánh : Bác Hai Đức, Cô Muối, Cô Trầm - Đặc trách phòng tài chánh : Cô Hùynh Mai và Bác Sáu Chức - Lao công trường nhỏ là Chú Hai Kỳ Ngòai ra nhà trường có một Hội Đồng Quản Lý, hiệu trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng giáo sư (Ông GS Nguyễn Văn Tố) và một thư ký là phòng hành chán ( Cô Hùynh Mai). Hội đồng nầy trực thuộc Hội Đồng Quản Trị mà tỉnh trưởng làm chủ tịch.

3. Về sinh họat học đường - Hằng tuần , ngày thứ hai trường lớn nhỏ đều có làm lễ chào quốc kỳ. Các lớp có tờ bích báo, đến Hè thì có báo đặc san của nhà trường. Ban báo chí tung ra các nơi đi bán báo. - Sau lễ phát phần thưởng, nhà trường tổ chức khen thưởng cho học sinh xuất sắc một chuyến đi du ngoạn, khi thì miền biển, khi thì miền núi, thời gian là 3 ngày...như Châu Đốc, Đà Lạt, Ba Động.. - Mỗi khi Tết đến , nhà trường tổ chức Cây Mùa Xuân, cắm trại, sinh họat văn nghệ. Trại Về Nguồn là hình ảnh tôi luôn luôn ghi nhớ trong lòng khó thể nào quên những em học sinh nhiệt tình như Thái Thị Vẻ, Em Lài, Em Phong... III. Sự thay đổi... Bây giờ, mỗi khi về thăm gia đình, tôi không quên âm thầm tạt ngang trường cũ để ngắm nhìn và nhớ lại “ một chút gì để thương, để nhớ của ngày xưa ” và ngàn năm mây vẫn bay ...trường ngày đó bây giờ là trường Đại Học. Xin trân trọng chúc mừng vì trường vẫn là cơ sở giáo dục.

Văn Tường Hè 2009

Page 2: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 122

Nguyeãn Vaên Nhöït

-Anh Vĩnh ơi, tại sao người ta kêu là trái dừa sáp?

Hằng trìu mến hướng đôi mắt to tròn, nhỏ nhẹ hỏi và đợi Vĩnh trả lời.

Vĩnh biết rằng Hằng thường xuyên tìm những chuyện không đâu ra đâu cũng đặt câu hỏi với mình. Nhiều khi hỏi chỉ để hỏi. Tuy biết vậy nhưng Vĩnh cũng vui vẻ giải thích:

- Người ta gọi là trái dừa sáp khi biết bên trong ruột của nó giống như là sáp.

Làm sao mình biết được bên trong ruột của nó giống như là sáp?

Vĩnh cười lớn tiếng làm Hằng ngạc nhiên. - Làm gì vui mà anh cười dử vậy? Bộ em nói

có gì sai hả? Hằng nói không có cái gì sai. Nhưng Hằng đặt

câu hỏi ngây ngô quá làm mình không nín cười được. Ngưng một lát Vĩnh lập lại câu Hằng vừa hỏi.

Làm sao biết được bên trong ruột của nó. Dể quá, lấy dao chặt nó ra thì biết liền. Như thấm ý, Hằng cũng bật ra tiếng cười dòn. Cả hai vừa cười vừa nói thật tâm đắc trên đường đi.

Hằng nhớ lại, mới hôm qua vừa tan học cả “bọn bát quái” rủ nhau đi phá nhà thằng Tân. Trong tám đứa, Tân là lớn nhứt. Tân cho biết ngày mai ba má nó sẽ đi lên Thị Xã Trà Vinh để bổ hàng- Bán hàng tạp hóa thì thỉnh thoảng khoản một vài tuần phải lên Thị Xã để mua hàng thêm. Dịp nầy là “Chủ vắng nhà, gà tha hồ mọc đuôi tôm”. Tân hứa sẽ trọng đãi bạn bè. Nào làm gà xé phai trộn với cây chuối hột. Nếu muốn thì bắt cá tra lên nấu cháo. Hoặc tôm càng nướng lửa than chấm với muối tiêu chanh. Nào sẽ đãi uống nước dừa xiêm và nhứt là ăn dừa sáp. Dừa sáp. Nghe nói hấp dẫn quá. Đứa nào cũng chưa từng ăn. Nếu có, thì không đủ cho người lớn làm gì còn dư cho bọn con nít nầy.

Vĩnh và cả bọn dư biết rằng Anh Tân rất thích Chị Mao, nhưng nếu chỉ mời một mình Chị Mao thì bị cả bọn sẽ chế nhạo, nhưng chưa chắc gì chị Mao chịu đi riêng với Tân. Lượng biết ý nên đề nghị cả bọn cùng đi cho vui. Như mở cờ trong bụng, cả bọn thích chí vỗ tay đồng lòng.

Đường lên nhà Tân khá xa, nhiều người đề nghị đi bằng xe đạp. Vĩnh buồn buồn nói:

-Nhà tui hỏng có xe máy. Hằng suy nghỉ một giây rồi nhỏ nhẹ nói:

- Tui sẽ mượn xe của chị hai, nhưng ngày mai anh Vĩnh phải chở Hằng nhe. Không nói nhưng ai cũng ngấm ngầm biết rằng Hằng rất thích Vĩnh. Vĩnh khẽ gật đầu,

Lượng nhiều đứa gọi là Long sẽ đi chung một xe với Thanh – con ông Hai Cúi.. Cây con của ông chệch Cào sẽ đi với Mừng - em ruột của Mao

giống dừa Sáp nhập nội

Ở quê, không có đồng hồ vì vậy không có hẹn nhau đúng mấy giờ và phát xuất ở đâu. Mạnh ai nấy đi. Sáng sớm, mặt trời chưa kịp mọc, cây lá hai bên đường còn ướt nước mù sương thì Hằng đã đạp xe đến nhà Vĩnh. Vĩnh cũng đã ra tận ngõ đón nàng. Gặp nhau. Không nói. Mĩm cười.

Page 3: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 123

Xuống xe, Hằng tự động ra phía sau ngồi. Vĩnh hiểu ý, liếc sơ qua chiếc xe máy đầm màu xanh lá cây đậm, rất mới. Đi thật nhanh như đi trốn, cả hai đều không muốn người quen nhìn mình. Họ bắt gặp sẽ đồn um sùm cả xóm! Lần đầu tiên Vĩnh được đi xe mới và ngồi lên yên đàng hoàng, ở nhà không có xe máy. Thỉnh thoảng đi đâu xa thì mượn xe “Đòn Gánh”, ngồi lên yên thì hai chân đạp không tới, nên phải lòn chân qua sườn ngang của xe mà đạp cà thọt cà thọt. Cả xóm chỉ có vài gia đình giàu có mới có xe mới.

- Anh Vĩnh, anh có từng ăn dừa sáp chưa? Hằng ngồi phía sau, hai chân quay về một phía bên trái, tay nắm chặt dưới yên xe để giử thăng bằng, nhỏ nhẹ hỏi. - Chưa. Bởi vì dừa sáp hiếm lắm. Một quày dừa chỉ có vài trái là dừa sáp; đôi khi liên tục 2, 3 quày mà chẳng có trái nào là dừa sáp cả. Tất cả những trái dừa đều giống nhau, mình không phân biệt được trái nào là dừa thường và trái nào là dừa sáp. Ngưng một chút, Vĩnh hỏi lại Hằng: - Hằng có từng ăn dừa sáp chưa? - Cũng chưa, Hằng nhà quê lắm. Chỉ thấy cây dừa từ xa, chớ chưa từng tới gần nhìn tận mắt quầy dừa trên cây như thế nào nữa. Hằng cũng không biết tại sao người ta kêu là dừa Xiêm, dừa…Anh Vĩnh có biết hôn? - Dừa Xiêm thì ở quê mình cũng có nhưng hiếm lắm. Ở các làng kế bên thì nhiều hơn. Nó nhỏ trái, nhưng ngon và ngọt nước lắm. Nguồn gốc có lẽ từ bên Xiêm, bây giờ là Thái Lan. Khi nước Xiêm sai sứ giả qua nước ta cống sứ có giống dừa nầy nên gọi là dừa Xiêm, Vịt thì kêu là vịt Xiêm. Mảng cầu thì kêu là mảng cầu Xiêm. Riêng chuối thì kêu là chuối Xiêm, nhưng khi nhân giống lên qua vùng Tiền Giang thì kêu là chuối Sứ; là danh từ ngắn gọn của giống chuối từ nước Xiêm đem sang cống sứ. Biết rằng Hằng thích nghe những chuyện bao đồng nên Vĩnh tiếp tục nói. Dừa Sáp khác với dừa Xiêm và các giống dừa khác là khi mình ương trái dừa nào sẽ ra trái dừa đó. Vĩnh ngưng một lát thì Hằng lại hỏi: - Anh Vĩnh ơi, nói chầm chậm lại. Hằng chưa hiểu dừa sáp khác với các giống dừa khác thế nào. Anh Vĩnh nói rõ hơn một chút đi. - Thí dụ mình lấy trái dừa xiêm làm giống. Khi lớn lên nó sẽ là dừa xiêm. Lấy trái dừa lửa làm giống, khi lớn lên sẽ là dừa lửa. Giống nào sẽ cho ra giống đó. Còn dừa sáp thì không chắc. - Tại sao vậy? Con đường trở nên hẹp hơn, lên dốc. Chiếc xe ì ạch như không muốn đi thêm nữa. Hằng thấy vậy nên đề nghị:

-Anh Vĩnh, đường dốc quá. Hay là anh để cho Hằng xuống đi bộ, anh đi một mình chừng nào đến

đoạn đường hết dốc thì em lại leo lên xe để anh lại tiếp tục chở Hằng.

Vừa thở hổn hển, Vĩnh nói: “Một chút nữa thì đường hết dốc rồi. Vĩnh không muốn đi một mình đâu. Vĩnh thường nghe ba của Vĩnh nói đường đời cũng giống như con đường mình đi, có lúc lên có lúc xuống. Khi lên đã khó nhưng khi xuống càng khó hơn. Vì khi lên thì từ từ, nhưng lúc xuống thì ào ào nếu không khéo thì rất dễ bị té ngã.

Con đường bắt đầu xuống dốc. Vĩnh không cần đạp mà xe chạy càng ngày càng mau. Mau quá, Vĩnh rà thắng. Chiếc xe hơi chao đảo, hơi nghiêng về phía bên mặt. Để lấy thăng bằng cả hai đều nghiêng mạnh về phía bên trái. Quá đà, chiếc xe lại mất thăng bằng, ngã ngang làm cho Vĩnh và Hằng té lăn cù về phía bên trái của lề đường. Chỉ vài giây, cả hai ngóc đầu lên hỏi:

-Hằng có sao hôn? -Anh Vĩnh có sao hôn? Cả hai đều lo lắng cho nhau, cùng hỏi thăm một lượt. Hơi e thẹn một chút. Cả hai đều im lặng. Sự im lặng của cảm thông. Im lặng nhưng đã ngầm hiểu rằng đối phương đã lo lắng cho mình hơn là chính mình. Cả hai nhìn nhau mĩm cười. Cái đau khi té xe đã tan biến, cái cảm giác vui vui, lâng lâng chiếm tràn ngập cả tâm hồn ngây thơ của đôi lứa.

Phương pháp thụ phấn trợ lực cho dừa sáp

Bông cỏ mây, cỏ sướt đã dính đầy đầu tóc và cả trên áo quần của hai người. Hằng bắt đầu gỡ từng bông, từng bông trên quần áo ra. Vĩnh muốn giúp nên nói: - Phía sau lưng còn nhiều lắm, để Vĩnh phụ gỡ cho. Hằng ngoan ngoản xoay lưng lại phía Vĩnh.

Page 4: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 124

Sau khi đã gỡ hết bông cỏ mây, bông cỏ sướt trên áo của Hằng, Vĩnh thều thào nói : “Trên tóc của Hằng dính nhiều cỏ sướt quá.” Một tay gỡ bông cỏ sướt, tay kia phải đè nhè nhẹ vào đầu để khỏi phải đau và tránh rụng tóc. Tóc của Hằng mịn màng, óng mượt tỏa ra một mùi thơm của người con gái; làm Vĩnh say sưa như muốn uống từng giọt, từng giọt hương thơm kỳ diệu mà trong đời chưa từng nếm thử. Phần Hằng, cái cảm giác được mân mê trên mái tóc thật là khó tả. Vừa lâng lâng vừa ngây ngất rồi tự nhiên nghiêng người ra phía sau. Vô tình cả thân mình Hằng đã ngã trọn trong lòng của Vĩnh. Bất giác, Vĩnh bàng hoàng, ngừng tay. Hai tay tự nhiên ôm vào khuôn mặt của Hằng, nhẹ nhàng nâng lên và đặt nhẹ đôi môi nồng ấm lên trên trán của Hằng. Đôi mắt Hằng nhắm lại. Im lặng. Thời gian và không gian như ngưng lại. Cả vũ trụ đứng im, nghiêm chỉnh CHÀO. Chào mừng nụ hôn đầu đời của đôi lứa. ….Vĩnh như người vừa tỉnh mộng, khẻ đập vào vai Hằng nói:

-Hằng lên xe, mình tiếp tục đi. Hằng còn như trong cơn mơ, cơ thể mềm nhũng. Lần nầy tay Hằng không còn nắm vào yên xe mà ôm chặt vào eo của Vĩnh. Vĩnh cảm thấy Hằng đã áp sát má của nàng vào lưng mình. Hơi thở ấm áp truyền vào tim vào phổi của Vĩnh. Cái cảm giác hạnh phúc bao trùm lên hai mái đầu xanh.

Đường mòn nhà quê vắng vẻ. Vĩnh yên tâm, không ai nhìn thấy mình. Mau quá, con đường như ngắn lại. Đã tới nhà của Tân. Ba chiếc xe đạp đã dựng trước hàng ba. Vĩnh nói:

- Tưởng rằng mình thức sớm, đi sớm, nhưng tụi nó đã tới trước rồi!

Đã đủ mặt, không cần chủ nhà nói chi cả. Cả bọn “Bát Quái” tự động ra phía sau nhà và

đi thẳng vào vườn sau nhà của Tân. Những liếp dừa thẳng tấp, tất cả thân cây đều nghiêng một phía về hướng mương. Vĩnh giải thích cho Hằng: “Không phải riêng cây dừa, mà tất cả các loại cây, một định luật chung cho loài thảo mộc đều có khuynh hướng nghiêng về hướng có nước, về phía có ánh sáng.”

Hằng nhẹ gật đầu ra dấu đã lãnh hội được định luật thiên nhiên của trời đất. Đã xóa bỏ đi cái ý nghỉ nghi ngờ có ai đó đã cưởng cầu, cố tình uốn nắn cho các cây dừa nghiêng về một phía để làm vườn dừa đẹp thêm. Đối với Hằng, những gì Vĩnh nói ra là chân lý, là ngọn đuốc soi sáng thêm cho kiến thức của mình. Nếu không nói là “Tâm đầu ý họp” thì cũng phải công nhận rằng là “Tri Kỷ” vì kiến thức của Hằng là của Vĩnh. Tất cả im lặng và ngoan ngoản đi theo Tân và nghe hướng dẫn:

Đây là 2 cây dừa xiêm. Bây giờ Hằng mới chú ý tới những trái màu xanh và nhỏ trái.

Tiếp đây là hàng dừa lửa. Hằng để ý thấy trái có màu ửng đỏ như lửa- Thật khéo cho ai đã đặt tên.

Còn hàng phía bên trái là dừa dâu. Hằng thích thú nhìn từ xa những quầy dừa thật nhiều trái, tròn tròn. Xinh xinh thật giống như chùm dâu, kể cả màu sắc cũng giống dâu. Ai đó đã đặt tên cũng khéo tưởng tượng.

Còn mấy cây to có trái lớn nầy là dừa bung. Có trái nước nhiều hơn 1 lít.

Tân vòng quanh lại gần nhà vui vẻ giới thiệu: Đây mới chính là những cây dừa sáp.

Hôm nay tôi sẽ đãi các bạn ăn loại dừa hiếm quý nầy.

giống dừa sáp Cầu Kè

Hiếm vì rất ít. Theo tôi biết thì ở xã của mình chỉ nhà tôi và nhà Ông 5 Xìa có mà thôi. Ở xã Hàm Giang cũng một, hai nhà có trồng. Nghe nói nguồn gốc là do các Ông Lục cả và mấy Ông trong Ban Trụ Trì chùa đi họp bên Nam Vang đem về làm giống. Đa số chùa nào cũng có trồng. Nhưng khi có trái thì là trái dừa thường. Có chùa trồng nhiều cây mà không có trái. Theo lời mấy ông cán sự canh nông nói tại vì “phong thổ”. Cây dừa sáp chỉ cho ra trái dừa sáp khi trồng ở những nơi có đất cát pha và phần dưới của đất phải có độ mặn vừa phải. Mấy Ông lục trồng trong chùa, mà chùa thì tọa lạc trên những con giồng cát nước mưa thì làm sao thích họp được. Ở quận Tiểu Cần thì trồng nhiều hơn ở dưới mình.

Tân đưa tay lên chỉ, quày dừa nầy mình đã chọn vừa tới ngày ăn và có đúng 8 trái. Tất cả đều ngó lên quày dừa. Không cao lắm, nhưng cũng phải trèo lên mới hái được. Tân đã chuẩn bị sợi dây và nói: “Mình phải cột vô quày dừa trước, chặt xong thì từ từ thả nó xuống. Nó sẽ không bị bễ và không nguy hiểm cho những người ở dưới.” Mọi người nghe giải thích và cho Tân là người rất chu đáo.

Vĩnh và Hằng theo Tân vào nhà sau để lấy dao. Hằng thấy một hàng dao vắt sát vách, cây nào

Page 5: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 125

cũng được mài sáng chói không có một chút rỉ sét. Đưa mắt nhìn Vĩnh nói:

Nhà Hằng chỉ có cây dao yếm và cây dao phay, còn mấy cây nầy chưa từng thấy.

Vĩnh chỉ cây dao kế bên nói: Đây là cây dao mát vót, nó giông giống cây

dao phay nhưng có cái mũi nhọn hơn, cái cáng dài hơn. Có lẽ xuất xứ từ bên Cambochia, bởi vì nó chỉ thấy ở những tỉnh miền Nam, nơi có nhiều dân Cambochia ở. Nó dùng chuốt tre, chuốt trúc để đương giỏ, đương rổ, đương thúng….Còn kế bên là cây rựa, nó bề xề, dầy cộm. Nó dùng để chẽ củi, chặt cây thế cho cây búa. Nó rất nặng, đối với Vĩnh thì chưa đủ sức dùng nó. Còn ba cây mỏng mép và to bề bảng nầy là cây mát lá. Chỉ dùng để rọc lá lợp nhà mà thôi. Nó rất bén nhưng lại dễ bị mẻ. Còn cây trong góc là cây dao xắt chuối. Nó to và dài như cây bảo đao. Nói chung mỗi cây có công dụng riêng của nó. Còn không bị rỉ sét là sau khi mình mài xong, lau khô, thoa sơ một lớp mỡ bên ngoài thì không khí không vào trong được thì sẽ không bị rỉ sét. Kinh nghiệm dân gian thấy vậy mà rất là khoa học. Tân cầm cây dao phay, cột vào lưng sợi dây đã chuẩn bị sẵn. Chỉ vài phút, Tân đã tới quày dừa, cột dây và lòn đầu dây bên kia vào tàu lá kế bên. Chỉ 2 nhát dao là quày dừa lìa khỏi thân. Tân từ từ thả xuống đất. Mọi người mong đợi. Tân nói:

- 8 trái, mỗi người một trái. Không ai biết trước có mấy trái là dừa sáp. Tùy theo hên xui mỗi người. Cũng có thể 8 trái đều là dừa sáp cả thì tụi mình đều là số hên. Còn ngược lại tụi mình là số con rệp. 8 đứa ngồi xoay vòng, chờ đợi. Tân chặt từng trái và đưa cho từng người. Mỗi người một trái, mân mê, hồi họp. Tân nhìn Vĩnh mĩm cười. Nụ cười thân thương và ý nhị, nói:

- Có ai đổi dừa cho ai thì đổi trước khi mình bắt đầu chặt. Không ai chịu đổi cho ai vì nghỉ rằng nếu trái dừa mình đang cầm trên tay là dừa sáp, đổi cho người khác là dừa thường thì bị xui tận mạng. Vĩnh lại nhìn Tân, nheo mắt. Tân mĩm cười. Quay qua Hằng Vĩnh nói:

- Hằng chịu đổi với Vĩnh hôn? Gật đầu, không nói, Hằng trao cho Vĩnh trái dừa của mình.

Vĩnh đưa trái dừa của mình và nói khẻ: -Nếu dừa sáp là điều hên, thì tất cả điều may

mắn, điều lành, điều vui vẻ …. Vĩnh trao cho Hằng tất cả. Hằng e thẹn mĩm cười sung sướng. Sau khi chặt dừa xong, 6 trái là dừa thường, chỉ có Vĩnh và Hằng là 1 cặp dừa sáp. Tất cả đều nói: “Đúng là trời sinh ra một cặp”. Hằng mắc cỡ, đỏ mặt, nhưng không dám nói lời nào. Nếu nói ra thì tụi nó sẽ nói: “Một cặp dừa mà, tụi tui đâu có nói Vĩnh Hằng đâu”.

Có ai đó nói dừa sáp không ngon, không ngọt bằng dừa thường! Trái lại, Vĩnh thấy dừa sáp vừa thơm, mùi vị lại thật đậm đà và ngon khó tả. Có lẽ họ ăn không đúng thời điểm. Cũng như là dừa thường, nếu còn non quá thì nước còn chua chua, lạt lạt. Còn nếu để già quá thì sẽ hôi mùi dầu. Ở quê người ta phân biệt dừa non, là dừa chưa có thịt. Già hơn một chút ngưới ta kêu là dừa nạo. Chỉ dùng cây muỗng nạo nạo lấy một lớp thịt mỏng. Già hơn một chút nữa thì kêu là dừa cứng cạy. Phải dùng cây đủa bếp và dùng sức cạy thịt ra mới được. Lúc nầy nước dừa sắc lại và ngon nhứt. Già nữa thì để làm dừa khô, phải dùng bàn nạo lấy dừa làm nhưn bánh. Già hết mức là dừa để trồng gọi là dừa giống .

Dừa Sáp đặc ruột - món “độc” của Trà Vinh

Thời gian trôi qua rất nhanh, mỗi người mỗi nẻo. Mỗi nẻo đường đời khác nhau, nhưng có chung một mẫu số. Đó là làm trai trong thời chiến loạn phải tùng quân, nhập ngũ… Rồi cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn. Rồi buộc phải buông súng bỏ dở cả mộng bảo vệ tự do no ấm cho quê nhà. Sau tháng Tư đen, Vĩnh trở về quê xưa, thăm lại ngôi trường cũ. Được biết ngôi trường đã dời chỗ mấy lần, vì mấy lần đã bị đốt cháy thành tro bụi. Vĩnh tự hỏi, ngôi trường có tội tình gì mà phải bị hỏa thiêu.?! Vĩnh ghé lại vườn dừa năm cũ. Sau mười mấy năm. Rặng dừa đã cao nghều nghệu. Cây dừa sáp còn đây. Thân cây còn ghim nhiều miễng đạn. Nhiều cây khác bị cụt đầu. Có cây nằm dài trơ gốc. Nơi đây đã xảy ra nhiều trận thư hùng. Đẫm máu và chết chóc. Những cây dừa sáp là chứng nhân của cuộc chiến tương tàn mà kẻ thắng hay bại không thể lựa chọn. Hình bóng 8 người thời thơ ấu như còn hiện ra trước mặt. Hằng còn ngồi kế bên nghe mình kể chuyện.

Vĩnh nhớ lại sự ý nhị của Tân. Tân cố ý đưa cho Vĩnh trái dừa sáp. Với kinh nghiệm, chỉ khẻ đưa lên, lắc nhẹ. Nếu nghe tiếng nước, là dừa thường. Còn không nghe tiếng nước ọc ạch là dừa sáp. Tân cố ý ghép Vĩnh và Hằng làm một cặp trời cho để mọi người được vui. Giờ đây, chỉ còn lại một mình Vĩnh. Tủi thân cho kẻ bại trận và nhớ thương cho những

Page 6: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 126

người đã thương mình. Giờ nầy không biết họ đã trôi nỗi về đâu? Cầu mong cho mọi người được bình an vô sự. Mọi điều may mắn, điều lành của trái dừa sáp mình đã trao cho Hằng rồi.

* * *

Vĩnh thất thểu, như người không hồn. Khăn gói lên đường với lương thực thật đầy đủ cho 3 ngày. Đúng 3 ngày, nhưng Vĩnh ngu dốt không hiểu rằng một ngày bằng một năm trên trần thế!? Thật mĩa mai. Rồi vượt biên. Những ngày đầu vượt biên tới Mỹ, bạn bè, đồng hương tới thăm hỏi.

- Vĩnh, đi thăm Hằng hôn? Đã bao lâu rồi Vĩnh không có một tin tức nào

về những bạn bè xưa. Nay nhắc lại, thật đột ngột. Tâm trạng của Vĩnh rất bâng khuâng, lưỡng lự; như Thanh Tuyền đã hát trong bài Chuyện Ba Người: “….Lẽ nào gặp lại. Lẽ nào làm ngơ…..” Thấy Vĩnh im lặng hơi lâu, Trường- Dương Vĩnh Trườøng, bạn cùng lớp năm nào- hiểu ý và chia sẽ: “Ai mới qua Mỹ cũng thấy ngại vì không có xe, không có tiền, không nghề không ngỗng gì hết. Nhưng tụi mình có mấy đứa đâu. Đừng ngại gì hết. Đi, đi.

Vĩnh đoán nhà của Hằng có lẽ giàu lắm, trong khu “Hột Xoàn” mà. Đã tới nhà, Hằng- nàng tiên nhỏ bé của Vĩnh ngày xưa giờ là một mệnh phụ phu nhân, chậm rãi ra mở cửa. Mọi người chào: “Chị Tư” theo cách xưng hô riêng của họ. Riêng Vĩnh chỉ nhỏ nhẹ: “Chào Hằng”. Hằng mời mọi người uống nước. Vĩnh cảm thấy tay Hằng hơi run run. Sau lời thăm hỏi. Trò chuyện. Hằng nhìn qua Vĩnh nhận xét: “Anh Vĩnh đâu khác xưa bao nhiêu, chỉ hơi chửng chạt một chút.”

Vĩnh nhìn kỷ Hằng hơn, và nói: - Hằng thì thay đổi nhiều, chỉ có cái trán là

không thay đổi. - Hằng hiểu ý, mĩm cười. Vẫn nụ cười hiền dễ

thương của ngày xưa, nàng nói: - Cái trán nầy làm sao mà thay đổi được, Anh

Vĩnh còn nhớ cái trán của Hằng ngày xưa hả? Vừa nói Hằng vừa đi lại lấy ra một sấp giấy

đã chuẩn bị những tài liệu nói về dừa sáp ở Việt Nam, kín đáo đưa cho Vĩnh xem. Những thống kê cho biết: Giá tiền một trái dừa sáp gần 10 đô la Mỹ, trong khi 10 trái dừa thường chỉ bằng 1 đô.

Vì sự thu hoạch của dừa sáp cao nên nhiều chuyên viên muốn gây giống và dùng cách thụ phấn nhân tạo để kết quả hái được nhiều dừa sáp hơn. Và Trà Vinh sẽ là tỉnh được gọi là Xứ DỪA SÁP cũng như Bến Tre đã được gọi là Xứ Dừa. Cuối cùng Vĩnh để ý thấy chữ viết tay thật nắn nót đã phai màu ở cuối trang tài liệu; Có lẽ Hằng cố ý cho Vĩnh xem:

Kỷ niệm đó làm sao quên được, Dừa sáp năm nào, ta có nhau.

Ký tên: Vĩnh + Hằng.

Vĩnh đọc xong, cảm động. Ngưng hơi lâu, Vĩnh nói:

- Ai mà ký tên Vĩnh cũng giống quá chớ, chính tui còn nhận không ra và tự hỏi mình ký tên vào đây hồi nào?

- Anh ký tên mà anh không nhớ, bộ là giả sao? Vừa nói Hằng vừa đi lại gần tủ lạnh, dùng ngón tay trỏ ra dấu cho Vĩnh lại gần. Mọi người không để ý, chỉ có Vĩnh hiểu và tới gần tủ lạnh. Hằng chỉ cho Vĩnh trái dừa. Vĩnh khẻ hỏi: “ Trái Dừa Sáp?”

Kem dừa sáp Tra Vinh

Không nói, Hằng chỉ khẻ mĩm cười ý nhị. Hai tay đưa cho Vĩnh trái dừa và cây muỗng. Vĩnh khẽ cạy ra thấy thịt dừa sềnh sệt, sửng sốt, Vĩnh vui mừng ra mặt, nói to: - Ở Mỹ cũng có dừa sáp nữa, thật tui hỏng có ngờ.

Trường nói: - Vĩnh ơi, Ở Việt nam tao còn chưa biết trái dừa sáp thế nào. Qua Mỹ mà nói tới dừa sáp! Ở Mỹ mà còn mơ?

Vĩnh múc một muỗng dừa sềnh sệt đưa lên cho mọi người coi, rồi ăn thử. Ngon quá, ngọt nữa. Đúng là dừa sáp. Mọi người đòi ăn thử. Vĩnh nhìn Hằng và nói; “Trái dừa sáp nầy Hằng chỉ cho một mình Vĩnh thôi, phải hôn?” Hằng gật đầu.

- Anh Vĩnh từ từ ăn. Không ngờ qua Mỹ mà còn có dừa ăn phải hôn?

Thật ra, mọi người đã phone cho Hằng biết hôm nay có Vĩnh đến thăm, nên Hằng đã chuẩn bị 2 trái dừa xiêm, nạo ra lấy thịt và xay nhuyễn, thêm một ít đường rồi dồn lại thành một trái để vô tủ lạnh. Cố tình làm cho giống trái dừa sáp. Hằng muốn thử xem phản ứng của Vĩnh như thế nào. Vĩnh hiểu ý. Lật lại trang cuối của bản tài liệu, chỉ cho Hằng:

Kỷ niệm đó làm sao quên được, Dừa sáp năm nào, ta có nhau.

Ký tên: Vĩnh + Hằng. Vĩnh ký tên rồi nhìn Hằng nói: Vĩnh đã ký

tên thiệt rồi đó.

Page 7: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 127

Ngọn Rau Lá Cỏ Nguyên Nhung

Ngày còn bé, gia đình tôi sống rất đạm bạc vì cuộc phân ly Nam Bắc làm tiêu tan sự nghiệp của cha mẹ tôi. Khi vào Nam, để an ủi lũ con bằng lòng với nỗi thiếu thốn hằng ngày, mẹ tôi thường bảo: “Đói ăn rau, đau uống thuốc, thịt cá hương hoa, dưa cà căn bản”. Câu nói ấy nhập vào tâm hồn chị em tôi như nét mực tím in trên trang giấy trắng, khi lớn khôn dù cơm gà cá gỏi ngon đến đâu, vẫn thòm thèm hương vị những bữa cơm rau thời thơ bé.

Bản tính mẹ tôi hay lo xa, dành dụm tằn tiện đề phòng khi trái gió trở trời các con vẫn có cái ăn cái mặc, nên không bỏ phí món gì. Trước tiên là củi gạo,mắm muối, mỗi lần đi bán hàng về mẹ tôi lại mua thêm một ít, sau này khi lâm vào cảnh khó khăn như mẹ tôi, tôi cũng tính toán y hệt mẹ. Trên cái giàn bếp bồ hóng giăng giăng, mẹ tôi lèn đủ thứ lương thực phơi khô như đường tán, khoai khô, củ cải, xu hào để ngâm tương, cá khô, tép khô phòng khi mưa gió vẫn có thứ đưa được miếng cơm vào bụng. Ngoài mé hiên là vại tương vại cà, cũng nhờ cái vại tương nhiều chất đạm này thay cho thịt cá , khi lớn lên đọc sách vở mới biết dù cơm rau thanh đạm, nhưng mẹ tôi nuôi các con từ tấm bé it khi ốm đau bịnh tật.

Quanh khu vườn rộng vuông vức ấy không có chỗ nào thưà để phải thiếu rau ăn kể cả khi muà hè nắng khô ran không một giọt mưa. Chiều nào nơi cái giếng trong vắt dưới lòng đá ong, chị em tôi thi nhau kéo nước tưới rau, trẻ con cũng vất vả như người lớn. Nhờ vậy trời oi ả thì đã có tô canh hoa lý ở sân trước làm mát mẻ. Đang đi ở ngoài nắng chang chang, bước vào sân trước có giàn hoa thiên lý tự nhiên thấy cái nóng dịu hẳn đi. Giàn thiên lý lá xanh biêng biếc che kín khoảng sân đất, được tưới tắm đầy đủ nên cho hoa quanh năm để mẹ tôi nấu canh hoa lý với tôm khô.

Hoa thiên lý màu ưng ửng vàng có mùi thơm dìu dịu, không nồng nàn như các loại hoa khác, hoa ra nụ từng chùm từ thân dây, lá thiên lý thuộc loại lá đơn, chi chít như lá hoa bông giấy. Hoa có hình dáng đơn sơ xoè ra năm cánh như ngôi sao muà Sinh nhật, nhưng có duyên lạ lùng, nhìn nó người ta hình dung ra cái đẹp của một cô thôn nữ đoan trang, hiền lành, quanh năm ngày tháng không cần đến phấn son tô điểm.

Những buổi chiều ở nhà quê thật êm ả, chỉ có bụi chuối bên hè xào xạc.Dưới giàn hoa thiên lý là một mảnh sân đất pha cát, nên khi trời mưa, mảnh sân như một tờ giấy thấm hút hết nước, khi cơn mưa tạnh, sân lại khô ran, khi nắng lên soi qua giàn hoa lý những cái bóng nắng nhảy muá trên nền đất rất vui

mắt. Ở cái sân đất cát này là nơi chị em tôi ngồi chơi ô quan, nhảy dây với lũ trẻ con hàng xóm, chí choé cãi nhau vui đáo để. Không phải hôm nào mảnh sân cũng ồn ào, ngược lại có những ngày mẹ tôi đi bán hàng xa chưa về, tôi tha thẩn chơi một mình trước nhà chờ mẹ. Trò chơi trẻ con cuả tôi là một cái que tre nhặt được, rồi cứ thế ngồi phệt xuống ngạch cửa và bắt đầu vẽ những cái mặt người méo mó, tuỳ theo óc tưởng tượng của một đưá trẻ con.

Đâu có gì để chơi ngoài một cái que nhọn với khoảng sân đất nhẵn thín, vẽ rồi lại xoá, xoá rồi lại vẽ, trong đầu tôi là hình ảnh một bà tiên, một cô dâu khăn áo lượt là, bà hoàng hậu, cô công chuá trong những chuyện cổ tích. Lần lượt những nhân vật thần tiên huyền diệu nằm đầy trên mảnh sân con trước nhà, không có trò chơi ấy chắc tôi phát khóc lên được khi bóng chiều đổ xuống căn nhà nhập nhoà bóng tối mà chờ mãi mẹ tôi vẫn chưa về. Chị tôi lo nấu cơm chiều, đưá trẻ con lên mười ở nhà quê cũng biết lo như người lớn, cũng biết cắp rổ ra vườn hái đọt đậu xào tỏi, thêm vài con cá khô nướng là mâm cơm đã tươm tất rồi. Sau này khi rời xa chốn cũ, trong ký ức của tôi vẫn thoảng lại mùi cá khô nướng bay tản mát trong khu vườn khoai sắn xanh um của những ngày bé dại.

Chăm sóc vườn rau tươi

Mảnh vườn ấy có nhiều thứ rau để mẹ con tôi sống qua ngày với mắm muối dưa cà, bây giờ ngồi nhớ lại tôi dám cho là những món sơn hào hải vị cuộc đời dễ tìm để ăn hơn những món rau quanh vườn của mẹ con tôi hồi ấy. Chẳng hạn mẹ tôi trồng đậu đen nhưng không phải để lấy hạt nấu chè, mà cái chính là đọt đậu đen xào tỏi bùi bùi thơm ngon không chê vào đâu được.Giàn mướp trĩu quả ăn không hết mẹ tôi còn mang ra chợ bán, nhưng đọt mướp hương xào tỏi thì dám chắc ít người được thưởng thức, vì cả giàn mướp may ra mới bẻ được một nắm tay, khi xào

Page 8: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 128

tóp lại chỉ còn một dĩa, chị em tranh nhau gắp quên cả phần cho mẹ.

Bây giờ ở quê người, rau cỏ tuy không phải cao lương mỹ vị mà vẫn khó tìm, ăn để mà ăn chứ tìm ra mùi “hương đồng cỏ nội” trong những lá rau ngoài chợ không bao giờ có, người xa quê nhấm cọng rau trong miệng tìm lại mùi hương quê lại càng khó tìm hơn nữa.

* * * Ít lâu sau, chiến tranh lại bò vào cái miền quê

nghèo ấy, mọi người sợ tên bay đạn lạc nên lại lần lượt bỏ đi, gia đình tôi chuyển về miền Tây vì nơi ấy đất lành chim đậu. Ngày về miền Tây chị em tôi như lạc vào một khung cảnh khác, con người miền Nam cũng khác, đồng ruộng bao la bát ngát, sông nước mênh mông với bao nhiêu cây cầu lớn nhỏ, những ngôi nhà lợp ngói đã xậm màu với nắng mưa. Nhiều con đường còn lổn nhổn đất và đá, khi trời mưa xình bùn bám chặt vào tà áo dài lốm đốm như hoa.

Năm ấy tôi đã bước vào ngưỡng cửa Trung Học, làm thân được ngay với con nhỏ bạn người Cần Thơ học chung lớp. Nhà nó cũng nghèo, căn nhà của cha mẹ nó là căn nhà lợp ngói âm dương, thấp và tối, buổi chiều thường âm u mùi khói nhang. Tuy nhà cửa ẩm thấp cũ kỹ nhưng sau nhà lại có được một mảnh sân vuông rất mát mẻ, trồng một cây vú sữa tím tàn che rợp khoảng sân sau, xung quanh sân là những chậu sành lớn bé đã sứt vành mẻ miệng với thời gian, trồng đủ loại rau thơm đủ dùng trên mâm cơm hằng ngày.

Chỉ có ba cha con bạn tôi sống ở căn nhà ấy, không thấy bóng dáng bà mẹ. Sau hỏi ra mới biết, ông già cuả bạn làm công nhân chạy xe hủ lô cho ty công chánh, lương không đủ nuôi con ăn học, má của bạn phải ở nhà quê, trông coi mảnh vườn và chăn nuôi thêm để phụ chồng nuôi hai đứa con đi học. Cuối tuần nào ba của bạn tôi cũng về thăm nhà ở trong quê, khi trở ra ông mang theo những thức ăn đủ cho cả tuần, kèm theo rất nhiều rau xanh rất lạ.

Đám con trong nhà thường gọi “ tía” mình là “ ông già Ba Tri”, bởi vì khi không có xị rượu trên mâm cơm, ông ít nói, tính hơi cộc nên lũ nhỏ đưá nào cũng sợ. Thói quen cố hữu của gia đình bạn là khi dọn cơm, dù không cao lương mỹ vị nhưng bao giờ cũng dành riêng một chén cơm trắng với chút thức ăn, một đôi đuã vắt ngang trên miệng chén, và một chung rượu đế đặt bên cạnh. Trước khi ăn cơm, “ông già Ba Tri” chắp tay xá xá ba cái vào khoảng không chắc để mời ông bà hay những người khuất mày khuất mặt về dùng bữa, sau đó ông mới rót rượu cho mình và nhâm nhi cái đầu cá trong tô canh chua.

Cái đặc biệt nữa trên mâm cơm nhà bạn tôi là rổ rau tươi, không bữa nào thiếu, bởi vì nó rất hạp cho món cá kho mà người miền Nam gọi là kho mẳn.

Những khúc cá trong cái nồi lõng bõng nước, người ta có thể thả thêm mấy khúc cà tím, hay mấy khoanh bầu cũng được, nổi lềnh bềnh trên nồi cá là những lát ớt xắt khúc trông rất bắt mắt, một nhúm rau răm cũng chẳng sao. Cái rổ rau kia gồm có ít giá mập tròn trắng phếu, rồi thì cần nước, lá sầu đâu, rau dấp cá, rau đắng, lá mơ, lá lụa , rau dưà, rau tiá tô, kinh giới, rau răm, húng lủi, bông súng, cả nhà ăn rau như thỏ ăn cỏ, khi xong bữa cơm thường rổ rau cũng hết...

Tôi gọi “ông già Ba Tri” ba của bạn tôi là bác Ba. Tuy mặt mũi trông khó đăm đăm vậy nhưng bác Ba lại rộng rãi miếng ăn, hễ đến chơi gặp bữa cơm ông điệu nghệ kêu ăn bậy ba hột cho vui. Nhờ vậy tôi còn biết thêm vài món canh chua rất ngon như vỏ trái cóc nấu cá lóc hay với thịt nạc, chua rất thanh như ở miền Bắc có món cá quả nấu quả sấu chua. Lươn vàng nấu canh chua cơm mẻ và hoa chuối, không thể thay thế vào đó quả me chua vì nó không đúng vị. Xoài rụng trong vườn bác Ba gái phơi khô để dành, trời mưa lâm thâm mà nấu với khô đuối, thả rau ngò om và ớt trái, ăn cũng hết xảy ! Bác Ba ăn cơm rất ít, thư thả nhấp rượu, vưà nhâm nhi cái đầu cá, tay ngắt mấy cọng rau mà hôm nào cũng làm láng cái xị rượu rồi đi ngủ. . .

Bửa cơm chiều với tô canh chua cá lóc

Tuy đến chơi nhà bạn hà rầm, nhưng tôi vẫn cón ngán “ông già Ba Tri” nhà nó vì tính cộc cằn bất chợt như sấm chớp trong cơn mưa giông mùa hạ. Bác Ba có một tính tốt, bình thường rất nóng nảy và khi nói hay đệm theo một câu chửi thề vô tội vạ, nhưng khi ngồi vào mâm cơm, sau vài chung rượu tuyệt đối không bao giờ bác Ba rầy rà các con, vì ông nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” mà...

Không biết một hôm “ma đưa lối quỷ dẫn đường” chi mà tôi lại tự nhiên buột miệng hỏi xin bác Ba thử chơi một chút rượu đế sủi tăm trong cái xị rượu của bác. Tự nhiên bác Ba cười ha hả khiến tôi giựt nảy mình, còn nhỏ bạn thì lấm lét nhìn ông già nó đang ngoác miệng ra cười :

Page 9: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 129

- Thiệt hông mậy ? Tôi làm gan gật đầu, khiến bác Ba càng thích

chí, giống hệt ông Tản Đà quê tôi bảo “rượu ngon phải có bạn hiền”, nhưng tôi đâu phải bạn nhậu của bác Ba, thỉnh thoảng ở nhà mẹ tôi cho uống một ly rượu bách nhật ngọt lịm thơm mùi thuốc Bắc. Đó là thứ rượu nếp than khi làm thành cơm rượu, mẹ tôi cho vào đấy vài thang thuốc Bắc, đổ thêm chục lít rượu trắng rồi chôn cái khạp rượu xuống lòng đất, đúng trăm ngày mới mang lên. Rượu này được gọi là rượu bách nhật, dành cho phụ nữ sau khi sinh nở để ăn cho ngon cơm, lấy sữa cho con bú . Công nhận mẹ tôi là người phụ nữ đảm đang, lập nghiệp ở đâu là bà nghĩ ngay đến việc phải làm gì để kiếm tiền lo cho các con, sau này người miền Nam cũng biết mua cao hổ cốt cuả mẹ tôi để trị phong thấp, mua rượu bách nhật cho phụ nữ uống sau khi sinh nở, thứ rượu này đối với những con sâu rượu như bác Ba, chỉ là thứ chè ngọt cuả đàn bà con gái.

Cha mẹ ơi ! Lỡ đâm lao thì phải theo lao, tôi yên chí cái món rượu trắng « quốc hồn quốc lủi » cuả bác Ba ngon như rượu bách nhật cuả mẹ tôi, nên hùng dũng cầm cái chung rượu cuả bác đưa mà làm một hớp nhớ đời vì nó cay xè tới cuống họng. Thấy tôi nhăn mặt sau khi làm thử hớp rượu đế , bác Ba cười khà khà thích chí, nói huyên thuyên khác với vẻ im lìm hằng ngày, hôm ấy lũ nhỏ cũng nói cười thoải mái.

Bác Ba làm việc cực nhọc, nên khi về nhà thường cau có khó chịu với các con, kể cả mấy đưá bạn đến chơi không đúng lúc. Nhưng từ hôm tôi làm gan xin hớp rượu cuả bác thì hễ mỗi khi gặp, tôi lại được bác ban cho một nụ cười thân thiện. Sau này khi lớn khôn hơn, tôi mới nghĩ ra cái chân lý ở đời, hễ người ta thích gì mà mình cũng làm như cùng một sở thích thì lấy được cảm tình cuả người ta dễ ợt, huống chi uống rượu một mình như bác Ba đang thiếu người “chén chú chén anh” mà lai rai kể chuyện đời nữa.

Năm ấy cận Tết Âm lịch, bác Ba gái tát đià

lấy cá bán Tết. Khi thuỷ triều lên, nước từ sông đổ vào mấy cái mương xung quanh vườn, cá tôm cũng

theo nhau bơi vô rồi kẹt lại, sinh sôi nảy nở ra trong cái đìa đầy bông súng. Bác Ba kéo lũ con về phụ việc, và cũng là dịp ăn Tết sớm với bà con lối xóm mà tụi nhỏ ít khi được gặp kể từ ngày ra tỉnh học. Vì thế ngoài số tôm cá chọn lọc đem ra chợ bán lấy tiền sắm sửa ăn Tết, còn lại bao nhiêu phơi khô để dành ăn dần trong năm, bác Ba gái còn làm một nồi mắm kho thật bĩ bàng, cho chồng con ăn thoải mái, đãi luôn những nhà lối xóm đến giúp tát đià hôm đó nữa.

Hôm đó tôi cũng được đi theo bạn về quê cho biết rõ cảnh sống của người dân quê miền Nam. Từ tỉnh đón xe Lam về quê bạn cách thị xã khoảng hai chục cây số, đó là một cái vườn không lớn lắm nằm sâu cách quốc lộ vài công vườn, phải đi theo một con đường đất rất trơn trợt khi trời mưa, vườn này cách vườn nhà kia bằng những cái mương đào và trồng nhiều dưà nước mát rượi, khác với lối trồng tre trúc bao quanh vườn như người miền Đông Nam phần.Trong vườn trồng được mấy chục gốc dừa, lợi tức chính cuả gia đình, chen trong vườn dưà là mãng cầu, ổi, quýt, mận, bưởi nằm dọc theo những bờ mương, những ngày cuối tuần về quê, bác Ba trai cũng không được hở tay chút nào vì vẫn phải múc bùn đắp lên những gốc cây. Cây trái tuy không nhiều nhưng mỗi mùa bác Ba gái đều có trái cây đem bán ngoài chợ mua thức ăn gửi cho chồng con ở ngoài tỉnh.

So với cái khoảnh sân sau trồng chen chúc những loại rau sống ăn kèm trong bữa cơm ở ngoài thị xã, vườn rau ở nhà quê xum xuê đầy đủ hơn nhiều. Tát đià xong, số cá tôm năm đó trúng lớn nên bữa mắm kho hôm ấy thật phủ phê, bao nhiêu cá lóc, tôm càng , lươn vàng béo ngậy. Hôm ấy là đại tiệc của nhà bạn tôi, vì ngoài một số tôm cá nướng lửa than, còn bao nhiêu trút hết vào nồi mắm, bác Ba gái luôn tay xào xả cho thơm để đổ vào nồi mắm nấu tiếp, nước mắm kho đục lờ lờ như nước bùn mà thơm hết biết !

Ăn mắm thì phải có rau, vì vậy mà hôm ấy tôi được dịp đi khắp khu vườn đầy bóng mát cây xanh cuả nhà bạn, nhân tiện tiếp bạn chuẩn bị các món rau để ăn với nồi mắm kho. Trong bưã ăn, Bác Ba trai khi ấy mới nhẩn nha kể về những công dụng dược thảo trong các thứ rau xanh trong vườn nhà bác cho tôi và mọi người cùng nghe, thì ra trước đây đa số ăn rau vì thói quen, cho thêm ngon miệng chứ ít ai biết được những vị thuốc trong ngọn rau lá cỏ, mà ông bà mình thường cho rằng người mình sống trên đống thuốc mà không biết.

Rổ rau sống hôm đó còn đầy đủ hơn rổ rau cuả cha con bác Ba ăn hằng ngày nữa, rồi khi cầm từng thứ rau trên tay, bác Ba mới bắt đầu e hèm để vào chuyện :

“Ngó đây nè ! Trước tiên là rau dấp cá, thứ này hễ mọc mạnh rồi là cỏ không lên nổi với nó, tên

Page 10: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 130

của nó gọi là ngư tinh thảo, ai đau khổ về bịnh trĩ là biết đến công dụng cuả dấp cá. Đàn bà ăn thường da dẻ mịn màng, con nít đau ban, lên trái lấy nước uống, hay xoa lên mình cũng liền lặn, viêm ruột , kinh nguyệt hổng đều ăn thường xuyên cũng có kết quả.”

Mấy người đàn ông lối xóm cười rộ lên: “ Đàn ông ăn được không anh Ba ?”

Bác Ba trai hôm nay cũng vui hơn thường ngày, chắc vì “rượu ngon mà lại có bạn hiền”, nên vui vẻ gật gù bứt một cọng tiá tô giơ lên giải thích tiếp:

“ Còn lá tiá tô hay gọi là tử tô thì công dụng lại hay hơn nữa, chữa nhức đầu, cảm sốt rất hiệu nghiệm.”

Rau Tía Tô

Nghe bác Ba nói tới đây tôi liền xen vô: “Hèn chi ở nhà mỗi khi bị cảm, mẹ cháu cũng hay nấu cháo trắng rồi đập thêm cái trứng gà, thêm một nắm tiá tô với hành lá, ăn xong toát mồ hôi là khỏi bịnh.”

Bác Ba gật đầu nhìn tôi rất cảm tình: “Cái con Bắc Kỳ con” này cái chi nó cũng biết, cứ “mẹ cháu, mẹ cháu” là biết liền hà, nó còn biết nhậu nữa nghe bà con. Con nhà nghèo đâu có thuốc men chi, hễ bịnh thì cạo gió, giác hơi xong rồi làm tô cháo nóng tiá tô, hành lá là hết bịnh (e hèm). Còn đây là rau má (bác lại cầm cọng rau má bỏ vô miệng nhai chóp chép), bà con mình cũng xem thường loại rau này vì nó cũng mọc tràn lan như cỏ, người Tàu gọi là Tích tuyết thảo hay Liên tiền thảo, chữa nóng sốt, lên sởi, ói ra máu, kiết lỵ, ỉa chảy, táo bón, đái rát , thống kinh, bạch đới. Nghe nói mỗi ngày chỉ cần ăn vài cọng thôi là cũng đỡ được chứng phong thấp, không cần ăn nhiều vì rau má lạnh, ăn nhiều quá bị mất hồng huyết cầu, phàm cái chi cũng vậy, không nên lạm dụng ...”

Có tiếng cười khúc khích trong đám đàn bà con gái, ở nhà quê hễ nghe ai nói cái gì lạ là cười. Bác Ba trai chỉ đám xả lên phơi phới một màu xanh mát mắt trồng bên vệ rào:

“Trồng cây xả ở xung quanh rào là cũng có ý rồi đó, trước là khử không cho mấy con rắn bén mảng

vô vườn, sau là khi nấu mắm như bữa nay thì phải có xả mới dậy được mùi mắm. Sách thuốc người ta gọi là Chu Cam Cun, giúp tiêu hoá, ói mửa, đầy bụng. Còn cái đám rau ngót xanh rờn kia người Bắc hảo ăn hơn người Nam, họ nấu canh với giò sống , xem như một món canh ăn thường xuyên, rau này trị ban sởi, mát phổi, bí tiểu tiện, thông huyết nên đàn bà mới sanh cũng ăn được.”

Mọi người cùng ồ lên vì sự thông thái của bác Ba, ngạc nhiên không hiểu người đàn ông quê muà này có vẻ am hiểu về thuốc men mà lại không làm ông thầy thuốc Nam. Bác Ba được dịp khoe tiếp:

“Tui đi ta bà khắp nơi, đói ăn rau, đau uống thuốc nên vì vậy mà biết chút chút để dành khi cần xài, lỡ lúc ngặt nghèo cũng qua cơn khốn khó. Cho nên hễ đến nhà ai thấy có loại rau lạ, xin về làm giống rồi lan tràn ra khắp vườn. Miền Nam hay um lươn với lá cách, rau ngổ, mấy thứ lá này kết hợp với lươn mà thành thứ thức ăn bổ âm, rất tốt. Ông Lâm ngữ Đường viết sách nói phàm cái gì ăn được tự nhiên mà bổ dưỡng cho cơ thể, tốt hơn ba cái thứ thuốc bào chế uống nhiều chỉ hại gan, nát phổi thêm”

A hà, bây giờ khi bác Ba chạy qua ông Lâm ngữ Đường thì bà con cùng ngớ ra nhìn bác như Thánh sống. Ông Lâm ngữ Đường là ai thì họ không biết, nhưng nội cái tên Trung Hoa là đủ sức cho họ thán phục rồi. Bác Ba chỉ những vồng cây lá lốt mọc xanh tốt ven bờ rào rồi nói:

Rau cỏ quanh nhà

“Đó, thuốc nằm khơi khơi ra đó mà ai hễ đau lưng, thấp khớp cũng đi tìm thuốc, nó cho uống ba cái thuốc hạt dưa độc thấy bà ra mà ai cũng khen là thuốc tiên, uống vô một viên bách bịnh tiêu tan, có mà tiêu tán đường ra nghĩa địa luôn đó. Lá lốt nhiếu chất vôi, chủ trị thấp khớp, đau xương, đau lưng, tiêu hoá kém, đầy hơi, đau bụng, sưng phù ăn thường là có kết quả, ví nó là thứ quy trong thuốc Bắc cũng được. Riêng còn một thứ rau mà hễ Bắc Kỳ ăn bún riêu không có nó là không được, đó là cây kinh giới....”

Page 11: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 131

Mấy người đang cắm cúi ăn cùng “ồ” lên một lượt. Bác Ba hứng chí tiếp:

“Bà con mình ở trong quê không biết tới thứ rau này, nó cay cay nồng nồng mà hay thượng hạng, cảm sốt nhức đầu, cảm cúm , viêm họng muốn ói chỉ cần bứt một nắm ăn là thấy khoẻ.”

Rồi bác xoay qua đuà với tôi: “Ê, Bắc Kỳ con, có phải “trên trời có đám

mây xanh, ở giữa có cây kinh giới, xung quanh Bắc Kỳ” không nhỏ?”

Mọi người lại cười ồ lên, ai cũng ngó tôi như người hành tinh khác, nhưng sao mặt mũi cũng dễ thương y chang mấy đưá con gái Nam Kỳ.

“Rau muống xào tỏi mà ăn với rau kinh giới thì mới đúng điệu con cá gỗ. Nhưng ăn bún riêu mà lại ăn rau muống chẻ với rau kinh giới nưã thì con trai Nam Kỳ đi theo con gái Bắc ráo trọi. Không nói đến công dụng về thuốc, mà nội hương vị của các thứ rau thôi cũng thấy nó ngon rồi...”

Ai cũng trố mắt lên nhìn bác Ba một cách thán phục. Đúng lúc đó thì hai con “ky ky” nhà bác Ba dành nhau mẩu xương cá, ủng oẳng dưới gầm bàn, bác Ba trai lại cười chỉ vào cái nhúm lá mơ ở trong rổ. Mọi người lại trố mắt lên chờ đợi, mấy cái miệng đều la lên:

“Trời! Lá thúi địt, hôi muốn chết.” Rồi họ cười ầm ĩ lên như phát hiện điều gì thú vị lắm. Bác Ba lại nheo mắt nhìn tôi:

“Ậy, thứ lá này là mấy con cẩu nhà tao chạy cong đuôi, nhưng nói đến công dụng cuả nó thì đệ nhất hạng trong các thứ rau, vì nếu biết dùng thì rất tốt cho người yếu tỳ yếu vị. Mỗi ngày chịu khó ăn chơi vài lá có thể ngừa được nhiều chứng bịnh thông thường như sình hơi, kiết lỵ, sỏi thận, bí tiểu, thấp khớp, ăn không tiêu, đi cầu ra máu, viêm bao tử, viêm ruột.”

Lá rau mơ

Nghe bác Ba nói tới đây thì ai cũng vội tìm một lá giơ lên ngắm nghiá. Màu lá phơn phớt nâu tím, một mặt xanh, lông tơ mịn phủ trên thân lá mềm, ai

biết được nó là vị thuốc quý như vậy mà lại hằng hà sa số, không cần trồng cũng mọc. Người Bắc khi đánh chén “nai đồng quê” nhất định không thể thiếu lá mơ, nhà thuyền chài ăn gỏi cá mà không có lá mơ xem như thiếu tất cả, còn như bác Ba kẹt lắm có miếng thịt ba rọi luộc, quấn với lá mơ mà chấm mắm nêm, nhậu với xị rượu không có gì ngon hơn. Riêng bác Ba gái muà hè khi rảnh rỗi, bứt hằng rổ rồi đem phơi khô, bắt đầu tháng năm khi sắp bước vào muà mưa, trời nắng hạn con nít nổi rôm, sải đầy người, khó ngủ, chỉ cần sao lên rồi nấu nước uống, mình mẩy lành trơn, mát rượi.

Bưã mắm và rau cuối năm ở nhà bác Ba năm ấy chắc là bữa ăn ngon cuối cùng, vì năm sau chiến trận xảy ra ở đây dữ dội lắm, dân chúng chạy tản cư ra chợ, lộn đi lộn về nhiều phen nhưng không ai dám ở vì ban ngày thì có vẻ bình yên, nhưng ban đêm tên bay đạn lạc i` xèo, bác Ba gái đành phải bỏ vườn chạy ra tỉnh ở luôn với chồng con. Lâu lâu khi tình hình tạm yên, bác lại mò về mảnh vườn ở trong quê của mình, để nhìn các thứ rau không còn ai chăm sóc, bò quanh bò quẩn quanh vườn tìm cách tồn tại, vườn tược rậm rịt y như những đưá trẻ côi cút không ai ngó ngàng tới.

Tôi vẫn đến nhà bạn chơi như những năm trước, khi đó hai đưá đã lớn bộn mà còn biết yêu nữa. Bạn tôi yêu một anh bạn hàng xóm, hai nhà cách nhau có cái giậu hoa trang mà cũng viết thư xanh, thư hồng, tôi lâu lâu làm thơ tình giùm cho nó, dĩ nhiên cái sân sau nhà bạn chỉ trồng rau, cho nên thơ cuả tôi không khỏi có hương vị rau cỏ trong đó. Một bài thơ mà đối với tôi thuở đó rất dễ thương, nhớ hoài đến bây giờ, kể lại chuyện tình cuả bạn tôi năm mười bảy tuổi, đến cũng nhanh mà đi cũng vội, như con bướm bay từ vườn hàng xóm, đậu trên những luống cải hoa vàng mùa Xuân, rồi bay đi đâu không biết.

Tình Đầu “ Năm em mười bảy tuổi Có anh đi vào đời Bằng ánh mắt nụ cười Với muà Xuân lên ngôi Thương nhau vào muà Xuân Rồi tình yêu thắm dần Sách vở đầy thương nhớ Tình đẹp như thiên thần Hai nhà chung một ngõ Cách một mảnh vườn sau Vườn nhà anh bướm lượn Vườn nhà em trồng rau Yêu nhau không dám nói Nhìn nhau không dám cười Thư tình anh đem dấu Dưới bụi cây ven rào

Page 12: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 132

Những chiều ra hái rau Mắt ngó trước nhìn sau Thư tình trong túi áo Len lén mình thương nhau Rồi bỗng dưng một dạo Thư hồng anh thôi trao Nụ cười thôi đưa đón Gặp nhau anh chẳng chào Buồn lắm anh biết không? Chiều chiều ra vườn sau Nắng nghiêng qua hàng giậu Thư hồng anh để đâu? Không phiền trách chi nhau Chỉ buồn cho tình đầu Mau phai như màu áo Nghe tim mình đau đau . . .”

Đó là bài thơ tuổi học trò khi yêu còn ngây thơ không có tội, nửa muốn mạo hiểm bước vào ngưỡng cửa tình yêu, nửa rụt rè vì sợ cha sợ mẹ. Bạn tôi có một mối tình đầu thầm lặng như thế đó, tôi nghĩ tại bác Ba trai rất nghiêm khắc cho nên anh bạn hàng xóm sợ rồi rút êm, đi tìm một tình yêu khác. Vậy mà bạn tôi nhớ hoài, hễ khi nào chỉ còn hai đưá ngồi nhắc chuyện cũ, bạn vẫn nhắc đến anh bạn hàng xóm năm xưa với nỗi rung động đầu đời rất dễ thương.

Bác Ba gái vì hoàn cảnh phải dời quê ra tỉnh, ngày ngày quanh quẩn ở mảnh sân sau chật chội.Mặc dù sống gần chồng con nhưng hình như bác không quên được cây trái và những loại rau hiền như đất ở mảnh vườn quê của mình, nhiều khi nghe bác nhắc đến mà mắt rưng rưng như muốn khóc. Bao nhiêu cây trái do công lao bác trồng trọt vẫn cố bám vào đất để tìm đường sống, trong khi ấy, chiến tranh đi đến đâu cũng chỉ để lại sự tàn phá tang thương cho những mầm xanh và con người hiền lương luôn thiết tha với ngọn rau, lá cỏ.

Nguyên Nhung, 2007.

Laëng Leõ Noåi Daäy

Bạn là sâu thẳm đại-dương Suối sông vô tận, mười phương đổ vào!

(Sùng-Sơn)

Ba mùa Mai đến, hoa Xuân hạt! Loáng thoáng lời ca... nỗi oán hờn Thấm sâu sầu hận trong tâm tưởng,

Lạnh lùng ai tưởng kẻ tương tri! Tối hôm khuya sớm những khi ân cần

Bá-Nha xưa khóc Tử-Kỳ, Cầm thi đứt đoạn, ai người tri âm!

Buông tay, là đã, phân kỳ Ngỡ ngàng đếm bước... thở dài riêng tư!

Ôi! Sao bải biển hóa nương dâu! Vạn lý trường ca, vạn khúc sầu,

Men rượu lâng lâng mờ kỷ vãng... Ngút ngàn thành nội khóc Tô-Châu "Một chén Tây Thành đau vận nước

Ba vạn sáu ngàn tủi phận trai" Đến ai, ai đến nào ai biết!

Đã phải đến ngày sương trắng nở hoa; Yêu thương, hạnh phúc... đâu nào thấy, Chỉ ngước nhìn lên... _ Một mắt trừmg! Nhưng thôi... năm tháng nào hư thực!

Tấm thân “bại tướng” còn nói Phét - Bao năm phong độ. Ngọc Ngà những ai?

Não lòng nhủ lại Trúc-Mai Xuân nay, Thành cổ, Ngọc Ngà hoa râm!

Mỉm cười nhớ lúc đang tâm, Thì đây diện mục chính danh Tắc-Mền.

Truc thanh an

Page 13: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 133

Bài viết: Ban Bieân Taäp Hình ảnh: Nguyễn Văn Nhựt - Huỳnh Kim Tiến

ơn 240 đồng hương Trà Vinh ngoài các vùng phụ cận của Litle Sài Gòn còn nhiều người từ Bắc Cali, Nam Cali và cả từ Texas đã về tham dự buổi Picnic mùa hè năm 2009. Vào những ngày thật nóng của mùa hè tại Tiểu Sài Gòn, nhưng địa điểm tổ chức hằng năm tại Goùc ñöôøng Euclid & Warner trong khu Mile Square Park vẫn mát mẻ. Ban Tổ Chức đã chọn nơi có nhiều bóng cây to lớn và trên đồi cao để lúc nào cũng có gió từ hướng biển thổi vào. Muốn được một địa điểm tốt như vậy, nhiều cụ trong Ban Tổ Chức như Cụ Trần Xiều và Cụ Hàng Công Thành đã ngoại thất tuần mà phải thức sớm 5 giờ sáng và có mặt tại nơi treo banners, huy hiệu của Hội để dành chỗ. Theo chương trình thì 11 giờ rưỡi mới khai mạc, nhưng từ 10 giờ đã thấy nhiều đồng hương kẻ mang xôi, người mang bánh. Có gia đình đem chả giò, bánh cuốn, chè, bánh lọt, dưa hấu và đủ thứ thức uống. Ngoài những món đồng hương trổ tài “tay ngọc bên bếp hồng” vừa để đóng góp phần ăn cho thêm phong phú, vừa để được Ban Giám Khảo chấm điểm là món ăn có ý nghĩa quê hương, đậm đà dân tộc và

ngon nhứt. Ban Giám Khảo chính là tất cả đồng hương hiện diện bình chọn. Dù tổ chức ngoài trời, nhưng đồng hương Trà Vinh cũng không quên khai mạc bằng lễ chào cờ và phút mặc niệm thật trang nghiêm trịnh trọng để nhắc nhở con em và những thế hệ mai sau rằng dù ở nơi nào, dù đã trở thành công dân một nước nào nhưng chúng ta vẫn là con Hồng cháu Lạc là công dân của nước Việt Nam tự hào với hơn 4,000 năm Văn Hiến. Trong khi thưởng thức các món ăn đặc biệt của quê nhà như bún nước lèo với heo quay và bánh mặn. Ban Tổ Chức đi thu các phiếu bình bầu “Món Ăn Ngon” tự tay các đồng hương lựa chọn.. Sau khi đúc kết, kết quả như sau: 1- Chị Trần Trân với món Bánh Lọt được chấm hạng nhứt. 2- Duy Vinh với món Xôi Mặn đồng hạng nhứt 3- Tăng Đông Sanh với món Chả Giò được chấm hạng ba 4- Võ Văn Bê cũng với món Chả Giò đồng số phiếu, nên được chấm đồng hạng ba.

A. GIẢI KHUYẾN HỌC: Hằng năm Hội có tổ chức giải khuyến học để

khích lệ con em cố gắng học hành cả trường Mỹ và Việt Ngữ. Đặc biệt năm nay là năm có tổng số nhiều em nhứt so với các năm trước. Sau đây là danh sách các em được Hội Aí Hữu Trà Vinh Vinh Danh và trao tặng Giải Khuyến Học năm 2009: 1- Danny Nguyễn , cháu nội đồng hương hội viên Nguyễn Ánh Nhựt CA

2- Nguyễn Quyên Phương, con ông bà Nguyễn Đức Phong, cháu của anh chị Vanessa Trương Lực Fountain Valley. California 3- Sarah Ngô Trang, Trường Mỹ và Trường Việt ngữ 4- Kevin Ngô Minh Trí, Trường Mỹ và Trường Việt ngữ 5- Emily Ngô Trúc (Ba cháu Sarah, Kevin, Emily là con ông bà Ngô Thanh Trường, cháu ngọai của anh chi Võ Văn Diệu Santa Ana.California)

QUANG CAÛNH TOÅNG QUAÙT LEÃ CHAØO CÔØ

Page 14: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 134

6- Nguyễn Thu, con ông bà Nguyễn văn Đông, cháu của anh chị Trương Bạc Xuỗl Westminster. 7- Lucinda Tang ( Con của Tăng Soul Tốt nghiệp Trung Học Foutain Valley với hạng Á khoa “ 2nd Place” với số điểm trung bình là 4.75 và được cả 7 trường Đại Học ở Cali đều nhận va có học bổng ) 8- Lê Phương Hồng Lan 9- Nguyễn Quốc Vinh (Hồng Lan và Quốc Vinh là cháu chị Bùi Hải Đường Long Beach ) 10- Alton Phạm, 11- Krista Phạm ( Alton và Krista con của Phạm Đức, Hằng Văn.) 12- Dennis Dương, con của Haley Văn học lớp 6 trường Việt ngữ 13- Kevin Dương,Trường Mỹ. Ba cháu Alton, Dennis, Kevin, Krista là cháu ngọai của Văn Tường Westminster 14- Tony Lâm, con của anh chi Lâm Vĩnh Hiếu Gardena 15- Henry Kim, 16-Christine Kim (Hai cháu Henry và Christine là con của Paul Kim Hữu Phương, Nguyễn Thị Ánh, cháu ngoại của Ông Kim Hương, Richardson, Texas.) 17- Kevin Đòan 18-Lynn Đòan (Hai cháu Kevin và Lynn là con ông bà Đòan Lý Đáng, Marietta Georgia.) 19- Anderson Văn, Lớp 8 trường Việt ngữ, con Văn Tường Westminster California. Em Anderson Văn đã học năm thứ nhứt “Pre-Med” tại Đại Học Riverside, học giỏi đáng khích lệ và lại còn vừa học thêm trường Việt Ngữ lớp 8 để trao dồi thêm ngôn ngữ của nước nhà.

20- Nathalie Thach, 21 Johnson Trần, 22- Michelle Trần (Nathalie, John, Michelle là cháu của anh chị Thạch Bông, Anaheim,CA) 23- Kevin Phạm, 24- Henry Phạm, 25 Christina Đỗ (Kevin, Henry, Christina là cháu Hà Phát Của) 26- Regina Tăng : Con của Tăng Soul - Điểm cao nhứt toàn trường Juniorhigh School Fountain Valley 27- Katie Vu, cháu ngoại của anh chị Nguyễn Văn Nhựt Garden Grove 28- Jennifer Nguyễn. ( Con của Nguyễn Văn Dũng và Thủy cháu ngoại của Anh Vĩnh Trường đã nhiều năm liên tục được Tổng Thống gởi Bằng Khen tặng).

Với giải Khuyến Học nầy, Hội ước mong mỗi năm con em của Tỉnh nhà sẽ được khích lệ thêm, cố gắng thêm và đạt được nhiều thành tích thêm và nâng tổng số càng ngày càng đông thêm.

Trong những buổi Picnic ngoài trời, các trò chơi giải trí lành mạnh không thể thiếu, Ban Tổ Chức chuẩn bị thật chu đáo. Dù thì giờ có hạn, nhưng cũng đã dự trù và sẵn sàng các môn như NHẢY BAO, NHAỶ DÂY, ĐẨY CÂY, CỜ TƯỚNG…môn đố vui để học về địa danh Tỉnh Trà Vinh để các em nhớ về nơi Cha Ông đã sinh ra lớn lên và dựng nghiệp. Ghi Chú: Hai em Lê Phương Hồng Lan và Ryan Vỏ đã gây ngạc nhiên cho Ban Tổ Chức cùng đạt số điểm 100% lần thứ nhất, nên phải thi đua lần thứ hai chỉ riêng cho hai em tranh nhất và nhì, và cả hai em đều trả lời đúng 100% lần nhì. Kết Ban Tổ Chức cuộc thi quyết định em Hồng Lan được Hạng Nhất vì em đã góp bài thi trước em Ryan Vỏ hơn 30 giây.

Ban Tổ Chức Picnic Hè 2009/ Hội Ái Hữu Trà Vinh USA

Page 15: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 135

Giải khuyến học là một trong những mục chính để khích lệ con em Tỉnh nhà cố gắng học hành

Các Đồng Hương quây quần dưới các tàng cây có nhiều bóng mát để hàn huyên

Page 16: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 136

Hội Đồng Trưởng Lảo Trà Vinh

Gặp nhau đây…rồi chia tay…

“Chàng tuổi trẻ vốn dỏng hào kiệt”… Trà Vinh

Vừa học vừa chơi

Cụ Đồ Vui và những Măng Non

Chúng em là Thiếu Nhi Việt Nam…

Vui tươi

Ban Tiếp Tân làm việc

Page 17: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 137

Gia đình thoải mái dưới bóng mát

Các Giải thưởng khuyến học

Giờ ăn đến rồi… mời Anh vô…get line

‘Tổng khậu’ Việt trổ tay nghề..

Trầm tư…dưới bóng râm mùa Hè California

Gian hàng Bún Nước lèo Thịt quay

Chị Tạo trúng mối lớn …đắc hàng

Có một người… lặng lẽ

Page 18: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 138

iệt Kiều Đôn Châu, những người đã rời quê hương bằng nhiều cách: Vượt biên, bảo lảnh, HO…Tất cả hơn 70 hộ gồm hơn 200 người (Thống kê năm 2003). Con số nầy đã tăng thêm vì có thêm con thêm cháu sau 6-7 năm nay. Dù ở nơi đâu đồng hương Đôn Châu cũng là thành phần nồng cốt của đồng hương Trà Vinh. Riêng tại Nam California, đồng hương Đôn Châu tham gia hầu hết các sinh hoạt của Hội Ái Hữu Trà Vinh, nhất là các buổi sinh hoạt hè và Ngày Mừng Xuân Hội Ngộ. Đồng hương Đôn Châu ngoài góp tiền lập Quỷ để lo việc Quan, Hôn, Tang, Tế còn gởi tiền về quê nhà để phụ giúp tu sửa Thánh Thất Cao Đài; chùa Ông Bổn xóm trên, xóm Dưới, nhà Hỏa Thiêu để dân chúng có nơi trú mưa, che nắng…..

Đi thăm thầy Kiên chệch bị bịnh tim

HOÏP MAËT TAÏI PALACE SEAFOOD RESTAURANT Thăm Thầy Huỳnh Văn Cẩm bị gãy tay

Nguyeãn Vaên Nhöït

Page 19: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 139

ÑOÀNG HÖÔNG ÑOÂN CHAÂU HEØ NAÊM NAØO CUÕNG HEÏN NHAU DÖÔÙI GOÁC CAÂY NAÀY ÑEÅ HAØN HUYEÂN TAÂM SÖÏ

ÑOÀNG HÖÔNG TV BAÉC CALI KHOÂNG NGAÏI ÑÖÔØNG XA VEÀ THAM DÖÏ PICNIC HEØ 2009

Page 20: Văn Tường · 2018. 2. 9. · trưởng là chủ tịch, thành viện là hội trưởng hội phụ huynh (Ông Hùynh Đinh Công), thành viên là đại diện hội đồng

Đặc San Ái Hữu Trà Vinh – Năm Canh Dần 140

Dö AÂm Muøa Heø Lời giới thiệu của BBC: Trong buổi Picnic Hè vừa qua có một cô gái người Đức, là chiêu đải viên hàng không của hảng Hàng Không Austria, bạn gái của một hậu duệ Đồng Hương Trà Vinh tham dự. Trong một cuộc trò chuyện chúng tôi có gợi ý để Cô phát biểu về cảm tưởng của một người ngoại quốc về buổi Picnic Hè của Hội Ái Hữu Trà Vinh. Và sau khi về Đức Cô đã viết cảm nghĩ của mình. Sau đây là bài viết của Cô xin giới thiệu cùng đồng hương.

My Name is Alexandra but everybody calls me Alisha. I’m 26 years old, and I am living in Munich, Germany with my boyfriend Cam Tu. His parents fled from the Vietnam war in 1980 from Tra Vinh to Bavaria. We’ve been a couple for almost eight years now. His family has welcomed me very warmly right from the beginning and treated me like a member of their own family.

Alisha

That’s the exact way I felt when I was visiting his family in Orange County this summer. They invited me to the traditional Tra Vinh Picknick in july 2009, which has been organized by his family who have been living in Orange County since the war in the 80's. Although I was the only non Vietnamese Person out of about 200 guests, I felt like a member of

the community. My perception of the Vietnamese people and his family as open, unreserved and emotional folk has been fulfilled. I really liked the festival for the delicious food, the relaxed and blithe atmosphere and of course the very nice people. This picnic showed the togetherness and solidarity of the Vietnamese people living in this community. It seems like they've found a certain balance between the new life in America and their former home in Vietnam. On the one hand they have adapted the American lifestyle and duties, and on the other everybody has maintained their own traditions of over twenty decades. If it’s about the culinary specialties the ancestor worship or the togetherness between family members and friends, the knowledge has been passed from generation to generation and therewith the awareness about their own heritage.

The whole community has an impression of one big family, but all the while being open for new members of all cultures, such as myself. It doesn’t seem to matter where you come from, everybody welcomes you open and warm. I had the impression that this Vietnamese community knows how to combine old Vietnamese traditions with the new modern „American way of life“ and to celebrate this way of living with their annual picnic.

This is not only grandiose, it is admirable. Written by Alexandra aka Alisha

Alisha và các hậu duệ Trà Vinh