Văn phòng Điều ph i nông thôn mới Trung...

14
1 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Transcript of Văn phòng Điều ph i nông thôn mới Trung...

1 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

2 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Huyện Vụ Bản đạt chuẩn nông thôn mới

hó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định số 236/QĐ-TTg 27/02/2019 công nhận huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Huyện Vụ Bản được công nhận đạt NTM năm 2018

Trong những năm trước, huyện Vụ Bản được biết là vùng chiêm trũng nghèo khó và là một trong những huyện chậm phát triển của tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, vùng đất này đã dần có sự đổi thay đáng mừng.

Từ nguồn ngân sách Nhà nước và huy động sự đóng góp của nhân dân, từ năm 2011 đến tháng 8 năm 2018, huyện

Vụ Bản đã huy động tổng nguồn vốn xây dựng NTM đạt 2.392,5 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương và tỉnh là 190,9 tỷ đồng; ngân sách huyện và xã là hơn 435,3 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp: 370,8 tỷ đồng; Vốn nhân dân đóng góp: 455,8 tỷ đồng.

Sau hơn 7 năm triển khai xây dựng NTM, bức tranh nông thôn của huyện Vụ Bản đã có sự đổi thay rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên; đồng thời củng cố niềm tin trong lòng mỗi người dân về sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công cuộc xây dựng nNTM.

Trước đó, Nam Định được biết đến là địa phương có nhiều huyện đạt chuẩn huyện NTM nhất cả nước, với 5 huyện gồm Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy. Về cấp xã, thị trấn, tỉnh có 200/209 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ gần 96%.

Phương Nhi

(Báo Điện tử Chính phủ)

Tuổi trẻ Chư Sê góp sức xây dựng nông thôn mới

ưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, tuổi trẻ huyện Chư Sê đã có nhiều công trình, phần việc, việc làm thiết thực góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống

P

H

3 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

nhân dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phát triển.

Diện mạo mới của làng Kpaih

Diện mạo làng Kpaih (xã Ayun, huyện Chư Sê) đã có nhiều khởi sắc.

Sau khi Đề án xây dựng làng Kpaih (xã Ayun) thành làng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu được UBND huyện Chư Sê thông qua, Huyện Đoàn Chư Sê đã chủ động xây dựng kế hoạch cũng như đề ra các nội dụng cụ thể để các tổ chức Đoàn cơ sở triển khai thực hiện, giúp người dân làng Kpaih xây dựng NTM. Nhờ sự đồng thuận của bà con dân làng, sự chung sức giúp đỡ của các lực lượng, sau gần 1 năm triển khai thực hiện, diện mạo làng Kpaih đã có nhiều khởi sắc.

Ngoài ra, Đoàn các xã cũng phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức nhiều đợt xung kích tình nguyện giúp dân làng Kpaih

làm hàng rào, dọn dẹp đường sá, trồng cây xanh, trồng đường hoa… Đặc biệt là hỗ trợ dân làng trồng rau xanh nhằm góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đặc biệt, Huyện Đoàn đã huy động hàng trăm lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh” để sửa chữa đường giao thông nông thôn, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, xây dựng con đường hoa… tại 2 xã Ia Tiêm và Ia Hlốp, qua đó góp phần hoàn thành tiêu chí 17.3 về xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn, từng bước giúp 2 xã này trở thành xã NTM.

“Thời gian tới, Huyện Đoàn sẽ tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Tuổi trẻ Chư Sê chung tay xây dựng NTM”. Tập trung xây dựng kế hoạch, các chương trình, phần việc thanh niên cụ thể để triển khai cho các tổ chức cơ sở Đoàn thực hiện, đặc biệt là trong Tháng Hành động thanh niên năm 2019.

Quang Tấn

(Báo Gia Lai Online)

Mô hình 'Đường hoa phụ nữ'

hời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lục Yên (Yên Bái) đã có nhiều mô hình hay, hoạt động thiết thực góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM.

T

4 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Tiêu biểu là mô hình “Đường hoa phụ nữ” đã đem lại hiệu quả, không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp mà còn góp phần nâng cao { thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân và bảo đảm hành lang ATGT.

Những đường hoa của Phụ nữ góp phần làm môi trường nông thôn xanh sạch đẹp

Thôn Trung Tâm, xã Vĩnh Lạc những ngày này như khoác trên mình một tấm áo mới rực rỡ bởi những con đường rợp sắc hoa. Các loại hoa như mười giờ, thanh táo, mào gà, tóc tiên... đang đua nhau khoe sắc, tạo cảnh quan môi trường tươi mới, giàu sức sống.

Ngay sau khi được các cấp hội chọn thí điểm xây dựng mô hình “Đường hoa phụ nữ", Chi hội phụ nữ thôn Trung Tâm đã phổ biến đến các tổ phụ nữ; người góp công, người góp tiền mua các loại hoa có sức sống tốt, thích ứng môi trường, thời tiết và nở quanh năm… trồng bên lề đường giao thông nông thôn của thôn.

Khi mới bắt đầu triển khai, chi hội phụ nữ thôn đã khảo sát, lựa chọn tuyến đường đi vào cổng trụ sở UBND xã và cổng nhà văn hóa của thôn, sau đó nhân rộng ra tất cả những tuyến đường, trong đó có một số đoạn thường xuyên là nơi xả rác của một số hộ dân, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.

Đến nay, thôn Trung Tâm đã trồng được hơn 500m đường hoa. Hàng tuần, hàng tháng chị em đều tích cực dọn vệ sinh và chăm sóc đoạn đường hoa đảm bảo phát triển tốt, góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn.

Có thể nói từ ngày chi hội phụ nữ của thôn triển khai trồng hoa ven các tuyến đường giao thông nông thôn, vẻ đẹp từ những con đường hoa đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, một số hộ dân trước đây thường xuyên xả rác ra lề đường đã bỏ rác đúng quy định, tạo cảnh quan, môi trường sạch, đẹp.

Ngoài việc xây dựng thành công mô hình “Đường hoa phụ nữ", thời gian qua, chi hội phụ nữ thôn đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần giữ vững và nâng cao các tiêu chí, trong đó có tiêu chí môi trường như: 100% gia đình cán bộ, hội viên đăng k{ sử dụng nước sạch, đóng phí vệ sinh môi trường, thực hiện tốt ngày vệ sinh môi trường hàng tháng.

Việc xây dựng và phát triển mô hình "Đường hoa phụ nữ" do chi hội phụ nữ của thôn đảm nhiệm đã góp phần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng "Gia đình 5 không 3 sạch" do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát

5 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

động gắn với xây dựng thôn, xóm "sạch - xanh - sáng - đẹp" trong phong trào xây dựng NTM.

ua gần 2 năm triển khai thực hiện mô hình tuyến đường hoa phụ nữ, đến nay các địa phương trong toàn huyện Lục ên đã xây dựng được gần 10 tuyến đường hoa tại các hội trường thôn, khu dân cư, trụ sở UBND xã... đã thu hút hàng trăm hội viên tham gia.

Khắc Điệp

(Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Xây dựng nông thôn mới: Bình Dương có cách làm

sáng tạo, hiệu quả

hời gian qua, Bình Dương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Chính từ

chủ trương ban đầu là không chạy theo hình thức, chú trọng chất lượng nên chương trình NTM của tỉnh đã có những bước đi đúng hướng, vững chắc. Điểm đáng chú ý là không có địa phương nào trong tỉnh xảy ra tình trạng

nợ công trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ NTM.

Đến nay, tại các xã nông thôn mới của tỉnh, tỷ lệ đường giao thông

nông thôn được cứng hóa đạt 100%.

Không chạy theo hình thức

Ngay từ đầu giai đoạn 2010- 2015, Bình Dương đã thực hiện chủ trương huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, cũng như lồng ghép với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác, qua đó xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn theo hướng hiện đại. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động, linh hoạt huy động nguồn lực từ Nhà nước, nhân dân, doanh nghiệp phục vụ xây dựng NTM, trong đó phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng NTM” được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh nhiệt tình tham gia.

T

6 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Giai đoạn 2018 -2020, Bình Dương tiếp tục xây dựng xã NTM theo hướng nâng cao, kiểu mẫu nhằm không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Cụ thể, trong năm 2019 tỉnh phấn đấu có 5-7 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, kiểu mẫu; có thêm 02 huyện đạt chuẩn NTM, nâng tổng số huyện, thị đạt chuẩn NTM lên 5 huyện, thị. Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu có 12-15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu; 100% huyện, thị xã đạt chuẩn NTM và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

Thời gian qua, Bình Dương đã có cách làm sáng tạo, hiệu quả, phát huy được sức dân trong xây dựng NTM. Chẳng hạn, đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, tỉnh đã lồng ghép với chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ công nghiệp hóa, đô thị hóa toàn tỉnh. Nhờ đó, các công trình giao thông, trường học, y tế… được đầu tư đồng bộ, giảm được chi phí không cần thiết... Song song với việc xây dựng NTM, Bình Dương đã lồng ghép những chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản. ua đó, tỉnh đã kêu gọi được nhiều nhà đầu tư rót vốn vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân tại các địa bàn nông thôn trong tỉnh.

Từ những kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, trong 3 năm qua (2016-2018), tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan đổi mới phương pháp, đa dạng hóa cách

thức tuyên truyền để các cơ chế, chính sách, những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong xây dựng NTM… đến rộng rãi với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Đến nay, 100% tuyến xã, đường từ trung tâm xã đến huyện, thị trong tỉnh đã được nhựa hóa (tăng 15% so với 2015), 100% đường trục ấp và đường liên ấp được nhựa hóa, bê tông hoặc cứng hóa, 100% đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa (tăng 21% so với năm 2015), 100% đường trục chính nội đồng bảo đảm vận chuyển hàng hóa. Trong khi đó, tỉnh tiếp tục xây mới, nâng cấp mở rộng các chợ ở nông thôn. Đến nay, toàn tỉnh có 42 chợ nông thôn, tăng 2 chợ so với năm 2015. Về điện, hiện tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tại khu vực nông thôn trong tỉnh đạt 99,98%, tăng 0,58% so với năm 2015…

Điều đáng mừng là đến nay, không có địa phương nào của tỉnh để xảy ra tình trạng nợ công trong xây dựng NTM. Để đạt được kết quả này chính là nhờ sự đoàn kết, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của người dân trong tỉnh.

Hướng đến xã NTM nâng cao

Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng là một trong những xã đạt chuẩn NTM sớm nhất của tỉnh. Đến nay, địa phương vẫn tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí NTM trên địa bàn. Về kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông trên địa bàn xã đã được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển nông sản. Hệ thống giao thông: đường trục xã,

7 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

liên xã, đường trục chính nội đồng trên địa bàn xã Thanh An đã được cứng hóa 100% và đã được đầu tư hoàn chỉnh.

Hệ thống điện trong toàn xã được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, đời sống của người dân trong xã đã được nâng cao rõ rệt: Nếu như năm 2012 thu nhập bình quân của xã là 22 triệu đồng/ người, thì đến năm 2018 đã đạt 55 triệu đồng/người. Xã đang phấn đấu trở thành xã NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh trong năm 2019.

Bình Dương phát triển không bỏ quên người nghèo

Đó là { kiến đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương mới đây. Phó Thủ tướng nói: “Tôi phải dành lời khen đặc biệt đến lãnh đạo và nhân dân tỉnh Bình Dương trong công tác xây dựng NTM. Chỉ qua một thời gian ngắn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hạ tầng nông thôn của Bình Dương được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của cư dân nong thôn được nâng lên.

Tôi thấy báo cáo ghi rõ Bình Dương còn vỏn vẹn 3 xã nữa là đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM; có đến 2 thị xã và 1 huyện đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Trong khi còn phải đầu tư hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, xây dựng thành phố thông minh nhưng các đồng chí vẫn làm tốt Chương trình MT G xây dựng NTM như thế quả là đáng nể. Theo số liệu chúng tôi chúng tôi cập nhật được, Bình Dương hiện đang đứng hạng tư cả nước về xây dựng NTM, vượt xa nhiều tỉnh,

thành khác trong cả nước và có những cách làm riêng, rất hiệu quả.

Việc Bình Dương xây dựng NTM với nhiều thành tích như trên không chỉ cho thấy quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn tỉnh mà còn là minh chứng sống động cho chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Trong xây dựng NTM của Bình Dương cũng cho thấy việc xây dựng NTM rất đặc trưng trong đổi mới, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sắp tới, đề nghị Bình Dương chuẩn bị nội dung để đóng góp kinh nghiệm xây dựng NTM tại Hà Nam. Tôi cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan học tập mô hình, nghiên cứu sự thành công trong xây dựng NTM của Bình Dương để nhân rộng ra cả nước trong tương lai gần.

Thoại Phương (Báo Bình Dương)

Vị Xuyên (Hà Giang) tích cực xây dựng NTM

uyện Vị Xuyên (Hà Giang) gồm 22 xã, 1 thị trấn được phân thành 2 vùng rõ rệt, đó là các xã thuộc vùng thấp và một số xã thuộc vùng cao biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Tính đến cuối năm 2018,

huyện Vị Xuyên đã có 6/22 xã đạt chuẩn NTM.

H

8 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Theo UBND huyện Vị Xuyên, trong năm 2018, huyện đã đạt được những thành tích nổi bật trong xây dựng NTM. Cụ thể, trong năm 2018, huyện đã phát động ra quân được 788 lượt với trên 33 nghìn lượt người tham gia và ủng hộ được 581 triệu đồng. Tính đến cuối năm 2018, huyện đã có 22/22 xã hoàn thành việc lập, phê duyệt về quản l{ qui hoạch; trong đó có 6 xã điểm của huyện được cắm mốc qui hoạch.

Chương trình 1 triệu tấn xi măng của tỉnh Hà Giang đã được người dân đồng tình hưởng ứng và tự nguyện thực hiện với số xi măng được cấp là 11.770 tấn. Từ đó huyện Vị Xuyên đã mở mới được 19km đường giao thông nông thôn, nâng cấp được 61km đường giao thông các loại, làm mới 81 km đường nông thôn…với trên 49 tỷ đồng.

Người dân đã hiến được 19.377 m2 đất và đóng góp được trên 29 nghìn ngày công. Tu sửa, nạo vét được trên 393 km

kênh mương. Chỉnh trang khuôn viên, bó nền nhà cho 284 hộ gia đình, 228 công trình nhà tắm, 233 nhà vệ sinh, 197 bể nước, di dời 258 chuồng chăn nuôi gia súc ra xa nhà.

Ngoài ra, trong phát phát triển kinh tế, huyện Vị Xuyên tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình về trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện toàn huyện Vị Xuyên có 65 HTX nông nghiệp, 213 THT, nhóm sở thích. Tổng nguồn vốn đã huy động thực hiện các chương trình xây dựng NTM trong năm 2018 đạt trên 65 tỷ đồng.

Riêng năm 2018, huyện Vị Xuyên đã hoàn thành công nhận 2 xã là Linh Hồ và Kim Thạch đạt chuẩn, nâng tổng số xã NTM của toàn huyện lên 6/22 xã. Số xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí là 5 xã, số xã đạt từ 8 – 9 tiêu chí là 11 xã và số thôn đạt chuẩn NTM là 5 thôn…Trong năm 2019, huyện tập trung nguồn lực để giúp 2 xã là Tùng Bá và Phương Tiến về đích.

Phạm Văn Phú

(Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Thừa Thiên-Huế triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

ục đích của Chương trình là nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện hiệu quả mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. M

9 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa ban hành uyết định số 100/ Đ-UBND kèm theo kế hoạch về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn toàn tỉnh.

Những cánh đồng lúa, sản phẩm bánh dinh dưỡng từ gạo lứt và mứt gừng được Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt trồng tại huyện

Phong Điền và thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Theo đó, mục tiêu đề ra là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thực hiện có kết quả Chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Về phát triển sản phẩm, phấn đấu ít nhất 20 sản phẩm tiềm năng, có lợi thế của địa phương được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị).

Trong đó, mỗi huyện lựa chọn ít nhất 1 đến 2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung phát triển; lựa chọn 2 sản phẩm có lợi thế nhất của tỉnh để phấn đấu đạt tiêu chí sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên-Huế (4 đến 5 sao).

Ngoài ra, 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia Chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh; đồng thời, phấn đấu có ít nhất 10 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) tham gia Chương trình OCOP.

Theo đó, sản phẩm hàng hoá và sản phẩm dịch vụ tham gia Chương trình OCOP phải có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa; đặc biệt là đặc sản của từng địa phương trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện lịch sử, sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ của địa phương. Sản phẩm bao gồm 6 nhóm gồm: thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm, nội thất, trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

Tổng nguồn vốn dự kiến thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 là 11.420 triệu đồng, chủ yếu là nguồn xã hội hóa (vốn doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển HTX,

10 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

nguồn hỗ trợ của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các nguồn tài trợ khác).

Ngũ cốc mầm được Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt trồng tại vùng nguyên liệu ở huyện Phong Điền và hiện nay là một trong những

sản phẩm được người dân Huế và các tỉnh thành khác trên cả nước quan tâm ủng hộ sản phẩm sạch này.

Nguồn vốn ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ thông tin tuyên truyền về chương trình và hoạt động thương mại điện tử một số sản phẩm tham gia chương trình; hỗ trợ xúc tiến thương mại, tham gia trưng bày giới thiệu quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tiêu chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP (Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; Đầu tư cơ giới hóa vào nông nghiệp; Hỗ trợ tạo lập, đăng k{ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; Ứng dụng công nghệ thông tin; Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; …).

Phi Hoàng (Báo Thời đại)

Nông thôn sạch, đẹp hơn từ việc phân loại rác thải tại hộ gia đình

ô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” ở Lộc

Hà (Hà Tĩnh) đã và đang được nhiều chị em hội

viên phụ nữ phát huy hiệu quả và tích cực nhân

rộng.

Phụ nữ thôn Thanh Ngọc, xã Mai Phục k{ kết thực hiện phân rác thải tại hộ gia đình, trước sự chứng kiến của các cấp chính quyền

Đã thành thói quen, sau khi dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, chị Nguyễn Thị Nhiên (thôn 5, xã Bình Lộc) liền đem rác thải ra để phân loại theo từng giỏ, đúng nơi quy định.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Nhiên cho biết: "Rác sinh hoạt sau khi được thu gom, gia đình đem ra phân thành 2 loại và bỏ vào hai giỏ đã được ấn định sẵn, gồm rác vô cơ và hữu cơ. Trước khi mang rác đến nơi tập kết, những chai, lọ, túi

M

11 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

nylon, rác không phân hủy được thì để riêng, có thể dùng để bán ve chai, sử dụng vào các mục đích khác. Thời gian đầu chưa quen thì có hơi lộn xộn, nhưng đến nay tất cả mọi thành viên trong gia đình đều đã hình thành được thói quen sinh hoạt nề nếp này."

Không chỉ nhà chị Nhiên, hơn một năm qua, việc phân loại rác thải tại hộ gia đình cũng đã trở thành nếp sinh hoạt thường ngày của hầu hết người dân thôn 5 - vùng trung tâm của giáo xứ Mỹ Lộc, xã Bình Lộc. Từ 50 hộ gia đình được chọn xây dựng điểm, đến nay con số đó đã gấp hai gấp ba bởi sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của các hội viên.

Chị Phan Thị Tâm – Chủ tịch Phụ nữ xã Bình Lộc chia sẻ: "Mục tiêu của mô hình là để rác đúng nơi, đúng giờ quy định, góp phần thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch". Ngay sau khi được Hội Phụ nữ huyện chỉ đạo, chọn xây dựng mô hình điểm của xã, chúng tôi đã chọn Chi hội thôn 5 để triển khai. uá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ tích cực tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nên đến nay tỉ lệ gia đình hội viên tham gia thực hiện khá cao."

Khác với tình trạng loay hoay tìm giải pháp thu gom và xử l{ triệt để rác thải sinh hoạt như trước đây, mô hình "phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình" ở thôn Đông Thắng, xã Mai Phụ đã giúp cho diện mạo làng quê thêm ngăn nắp, sạch sẽ…

Chị Hoàng Thị Ngọc Oanh – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lộc Hà tâm sự: "Mô hình này ngày càng nhận được nhiều sự đồng thuận từ người dân, bởi tính hiệu quả trong việc hạn chế đầu vào của rác thải, trong khi đầu ra đang rơi vào tình trạng quá tải, không còn chỗ chôn lấp rác. Từ việc tận dụng phế phẩm, rác thải đã được phân loại, nhiều chị em còn mạnh dạn ứng dụng quy trình “sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải nông nghiệp” ngay tại hộ gia đình để tái sử dụng làm nguồn phân bón cho cây trồng, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình."

Phân hữu cơ từ rác thải nông nghiệp đã trở thành nguồn phân bón

cho các loại cây trồng

"Việc phân loại rác thải tại nguồn không khó khăn, chỉ cần mỗi người dân có { thức bảo vệ môi trường là sẽ làm được. Để phát huy và nhân rộng mô hình này, thiết nghĩ, ngoài sự vào cuộc Hội Phụ nữ, Phòng TN&MT, các cấp chính quyền cần quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu hơn về { nghĩa của việc phân loại rác thải tại

12 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

nguồn. Nếu làm tốt, đây cũng là một nguồn thu để thực hiện hiệu quả các chương trình an sinh xã hội...", chị Oanh cho biết thêm.

Trọng Tuệ (Báo Hà Tĩnh)

Hải Dương: Hiệu quả từ mô hình tự quản

Thời gian qua, hiệu quả hoạt động từ các mô hình tự quản tại Hải Dương đã góp phần tích cực vào giữ vững tình hình an ninh trật tự, xây dựng làng, khu dân cư văn hóa.

Mô hình khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường được thực hiện hiệu quả tại Hải Dương.

Ông Nguyễn uang Phúc - Chủ tịch Ủy ban MTT Việt Nam tỉnh Hải Dương cho biết, MTT các cấp tỉnh Hải Dương đã chú trọng việc xây dựng, nhân rộng, nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư.

Đến nay trên 50% số xã, phường thị trấn đã triển khai thành lập nhân rộng 5 mô hình “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang”, “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường”, “Đảm bảo an ninh trật tự’, “Ban Công tác Mặt trận tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, “Ban Thanh tra nhân dân thực hiện giám sát đầu tư ở cộng đồng”. Từ hiệu quả hoạt động, các mô hình đã góp phần tích cực vào giữ vững tình hình an ninh trật tự, xây dựng làng, khu dân cư văn hóa.

Năm 2019, MTT các cấp tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tích cực tham gia xây dựng NTM, xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả 5 mô hình tự quản ở thôn, khu dân cư (KDC) tại 246/265 xã, phường, thị trấn. Đồng thời để nâng cao chất lượng các mô hình, Mặt trận đã triển khai thành lập nhóm nòng cốt tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cộng đồng dân cư. Đến nay, toàn tỉnh đã có 64 thôn, KDC thành lập nhóm nòng cốt, xây dựng mô hình điểm của Trung ương về ‘’Vận động nhân dân ở KDC thực hiện việc tang văn minh, tiến bộ và bảo vệ môi trường’’.

Điển hình như mô hình KDC tự quản bảo vệ môi trường đang được thực hiện khá hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường góp phần nâng cao { thức của người dân, đưa hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt vào nền nếp. Tại huyện Kinh Môn, ngay từ năm 2011 Ủy ban MTT Việt Nam tỉnh đã xây dựng mô hình điểm “KDC tự quản bảo vệ môi trường” tại thôn Duyên Linh (xã Duy Tân). Với 7 thành

13 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

viên, tổ tự quản đã duy trì việc quét dọn các tuyến đường thôn, xóm. Tuyên truyền người dân tích cực vệ sinh nhà cửa, thu gom và đổ rác định kz, đúng nơi quy định.

Theo bà Lại Thị Lan- Phó Chủ tịch Ủy ban MTT Việt Nam huyện Kinh Môn, mô hình KDC tự quản bảo vệ môi trường đã phát huy khá tốt vai trò của người dân trong giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vốn là điểm nóng ở địa phương này.

Tại huyện Gia Lộc, mô hình “KDC tự quản bảo vệ môi trường” được triển khai sớm nhất ở thôn Phương Bằng (xã Hồng Hưng). Sau 10 năm hoạt động, mô hình đã phát huy hiệu quả trong bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao { thức trách nhiệm của người dân nông thôn.

Đặc biệt, trong việc phát huy vai trò tự quản của người dân tham gia thực hiện các tiêu chí NTM, MTT các cấp tỉnh Hải Dương hướng tới xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình đã và đang hoạt động thiết thực hiệu quả như việc người dân tham gia thực hiện các tiêu chí về văn hóa, phát huy các mô hình tự quản về môi trường, huy động sự vào cuộc của nhân dân trong việc bảo vệ an ninh, trật tự ở khu dân cư và hiến đất xây dựng NTM… Thông qua việc phát huy tính chủ động, tích cực, tính tự quản sáng tạo của mỗi khu dân cư, mỗi người dân, mỗi gia đình để tạo thành sức mạnh to lớn, động lực phát triển ở khu dân cư.

Hạnh Nhân (Báo Hải Dương)

Xây dựng nông thôn mới thân thiện với môi trường

Vấn đề ô nhiễm rác thải sinh hoạt và rác thải chăn nuôi tại vùng nông thôn. Các giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới thân thiện với môi trường: thu gom rác thải thường xuyên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách…

Xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người nông dân. Tuy vậy, tại nhiều địa phương, tiêu chí này vẫn chưa được thật sự quan tâm.

Tại nhiều nơi, người dân nông thôn vẫn không có thói quen gom rác lại để xử l{. Chất thải chăn nuôi bị đẩy ra cống rãnh. Cùng với hệ thống nhà vệ sinh tự hoại, nước thải sinh hoạt cũng chảy theo ra cống rãnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ao hồ, lâu dần ngấm xuống làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Rác thải sau khi thu gom chưa được xử l{ đúng cách, mới chỉ dừng lại ở việc đốt rác, gây ô nhiễm không khí. Vẫn còn một lượng không nhỏ các loại vỏ lọ hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị vứt ngoài bãi rác, mà chưa có cách gì để xử l{ triệt để.

Tại các làng nghề ở nông thôn, nguồn nước thải chưa được xử l{ vẫn xả ra môi trường, gây ô nhiễm không chỉ khu vực làng nghề mà còn ảnh hưởng nhiều đến các làng xung quanh. Rồi theo dòng chảy tự nhiên đem ô nhiễm đi rất xa, ảnh hưởng cả một vùng.

14 PHÒNG TRUYỀN THÔNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần đề ra một số biện pháp, như: Đưa việc này vào hương ước làng xã, vào tiêu chuẩn đánh giá Gia đình văn hóa; Cho các gia đình k{ cam kết không thả rông chó mèo, súc vật nuôi ra đường, không để rác bừa bãi hoặc ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; Lập tổ giám sát môi trường của từng xóm đi kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên; Cử một đội thu gom rác thải (một cụm dân cư khoảng 4 người - thu nhập của họ do các gia đình đóng góp theo nhân khẩu, mỗi tháng khoảng 3 - 4 nghìn đồng/1 khẩu); Đảm bảo việc thu gom rác hàng ngày không bị ứ đọng dẫn đến phân hủy, hôi thối, rác thải sau khi được gom lại ở điểm tập kết sẽ có xe của Công ty Môi trường về thu gom vào một giờ nhất định hàng ngày; Khuyến khích người dân xây dựng hệ thống hầm khí biogas để tận dụng nguồn phân gia súc gia cầm, chất thải sinh hoạt hữu cơ; Cho xây những chiếc bể giữa đồng rau để bà con tập kết vỏ lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật, sau đó tiến hành thu gom định kz và xử l{ riêng …

Vì môi trường, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền địa phương, rất cần { thức tự giác của chính bà con nông dân trong việc: thu gom rác thải; tránh để rác bừa bãi hoặc ô nhiễm quanh khu vực gia đình cư trú; không thả rông chó mèo; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, ngưng trước khi thu hái theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, vỏ lọ, bao gói thuốc cần được thu gom tập kết vào một nơi quy định…

Nguồn: Dantri.com.vn