VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

11
Chi nhánh tại Hà Nội Phòng 1210, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place 83B Ly Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam ĐT: (84.4) 3942 8168 Fax: (84.4) 3942 8169 Trụ sở chính Lầu 10, Cao ốc Central Plaza 17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (84.8) 3825 1488 Fax: (84.8) 3825 1489 www.vietfund.com ÑIEÅM TIN VFM VIETFUND MANAGEMENT (VFM) Chi nhánh tại Hà Nội Phòng 1210, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place 83B Lý Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam ĐT: (84.4) 3942 8168 Fax: (84.4) 3942 8169 Trụ sở chính Lầu 10, Cao ốc Central Plaza 17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT: (84.8) 3825 1488 Fax: (84.8) 3825 1489 www.vietfund.com Công ty VietFund Management công ty quản quỹ đầu tiên tại Việt Nam chuyên thực hiện quản các quỹ đầu cho nhà đầu nhân pháp nhân trong và ngoài nước. Trong năm 2008, dịch vụ Quản danh mục đầu được công ty Viet Fund Management tập trung triển khai cho các nhà đầu nhân và pháp nhân, các tổ chức tài chính lớn trong ngoài nước. VFM có đội ngũ quản kinh nghiệm lâu năm khả năng hoạch định các giải pháp đầu chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài sản y . Với kiến thức chuyên sâu tầm nhìn chiến lược, các chuyên gia tư vấn tài chính của VFM luôn theo dõi sát sao phân tích những biến động của thị trường, đồng thời tiến hành nghiên cứu tổng thể nhạy bén điều chỉnh các cấu danh mục. Từ đó nhiều hội đầu mới mở ra mang lại kết quả tối ưu cho nhà đầu tư. Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống của riêng mình tài sản mà bạn giao phó đã được chúng tôi quản lý một cách chuyên nghiệp nhất bạn hoàn toàn yên tâm vì điều đó. GIỚI THIỆU VFM Quỹ đầu tư VF1 Quỹ VF2 Quỹ đầu tư VF4 Quỹ đầu tư VFA ÑIEÅM TIN THAÙNG 04 / 2010 VFM VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

Transcript of VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

Page 1: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

Chi nhánh tại Hà NộiPhòng 1210, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place83B Ly Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐT: (84.4) 3942 8168 Fax: (84.4) 3942 8169

Trụ sở chính Lầu 10, Cao ốc Central Plaza17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamĐT: (84.8) 3825 1488 Fax: (84.8) 3825 1489

www.vietfund.com

Công ty VietFund Management là công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam chuyên thực hiện quản lý các quỹ đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân pháp nhân trong và ngoài nước.

Trong năm 2008, dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư được công ty Viet Fund Management tập trung triển khai cho các nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân, các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước. VFM có đội ngũ quản lý kinh nghiệm lâu năm và khả năng hoạch định các giải pháp đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài sản này.

Với kiến thức chuyên sâu và tầm nhìn chiến lược, các chuyên gia tư vấn tài chính của VFM luôn theo dõi sát sao và phân tích những biến động của thị trường, đồng thời tiến hành nghiên cứu tổng thể và nhạy bén điều chỉnh các cơ cấu danh mục. Từ đó nhiều cơ hội đầu tư mới mở ra và mang lại kết quả tối ưu cho nhà đầu tư.

Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống của riêng mình – tài sản mà bạn giao phó đã được chúng tôi quản lý một cách chuyên nghiệp nhất và bạn hoàn toàn yên tâm vì điều đó.

GIỚI THIỆU VFM

Quỹ đầu tư VF1Quỹ VF2

Quỹ đầu tư VF4Quỹ đầu tư VFA

ÑIEÅM TINTHAÙNG 04 / 2010 VFM

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

Chi nhánh tại Hà NộiPhòng 1210, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place83B Lý Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐT: (84.4) 3942 8168 Fax: (84.4) 3942 8169

Trụ sở chính Lầu 10, Cao ốc Central Plaza17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamĐT: (84.8) 3825 1488 Fax: (84.8) 3825 1489

www.vietfund.com

Công ty VietFund Management là công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam chuyên thực hiện quản lý các quỹ đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân pháp nhân trong và ngoài nước.

Trong năm 2008, dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư được công ty Viet Fund Management tập trung triển khai cho các nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân, các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước. VFM có đội ngũ quản lý kinh nghiệm lâu năm và khả năng hoạch định các giải pháp đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài sản này.

Với kiến thức chuyên sâu và tầm nhìn chiến lược, các chuyên gia tư vấn tài chính của VFM luôn theo dõi sát sao và phân tích những biến động của thị trường, đồng thời tiến hành nghiên cứu tổng thể và nhạy bén điều chỉnh các cơ cấu danh mục. Từ đó nhiều cơ hội đầu tư mới mở ra và mang lại kết quả tối ưu cho nhà đầu tư.

Hãy dành thời gian để tận hưởng cuộc sống của riêng mình – tài sản mà bạn giao phó đã được chúng tôi quản lý một cách chuyên nghiệp nhất và bạn hoàn toàn yên tâm vì điều đó.

GIỚI THIỆU VFM

Quỹ đầu tư VF1Quỹ VF2

Quỹ đầu tư VF4Quỹ đầu tư VFA

ÑIEÅM TINTHAÙNG 04 / 2010 VFM

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

Page 2: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VFA I 2

Trong tháng 4/2010, tình hình giao dịch chứng chỉ Quỹ đầu tư VF1, VF4 không có những đột biến nổi bật, lượng giao dịch ở mức trung bình, tổng giá trị giao dịch là khoảng 67 tỷ đồng đối với chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 và 191 tỷ đồng đối với Quỹ đầu tư VF1. Tỷ lệ chiết khấu giữa giá giao dịch và giá trị tài sản ròng của Quỹ đầu tư VF1, VF4 vẫn ở mức cao: - 48% (VF1) và - 31% (VF4).

Tên quỹ Tổng khối lượng

giao dịch trong tháng (đơn vị)

Tổng giá trị giao dịch trong tháng

(đồng)

Giá giao dịch trung bình (đồng/đơn vị)

Tỷ lệ chiết khấu giữa giá so với NAV(%)

Quỹ đầu tư VF1 12.097.090 172.821.964.000 14.145 - 48,84%

Quỹ đầu tư VF4 7.586.170 67.509.019.000 8.725 - 31,53%

Sau Đại hội Nhà đầu tư Thành lập Quỹ đầu tư VFA vào ngày 15/04/2010, công ty VFM đã đệ trình hồ sơ niêm yết chứng chỉ Quỹ đầu tư VFA lên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM.

Thời gian dự kiến niêm yết chứng chỉ Quỹ đầu tư VFA là từ tháng 5/2010 đến tháng 8/2010. Công việc và thời gian thực hiện của các công việc niêm yết cụ thể như sau:

1. Đệ trình hồ sơ đăng ký niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM: 07/05/2010

2. Phân tích, đánh giá hồ sơ: 05/05 - 19/05/2010

3. Chấp thuận nguyên tắc niêm yết (dự kiến): 19/05/2010

4. Nộp hồ sơ xin phép lưu ký: 19/05/2010

5. Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng chỉ Quỹ VFA: 27/05/2010

6. Quyết định chấp thuận niêm yết: 28/05/2010

7. Hoàn tất thủ tục đưa chứng khoán lên giao dịch tại Sở Giao dịch: 28/05 - 30/06/2010

8. Tổ chức lễ trao Quyết định niêm yết và khai trương giao dịch: 28/05 - 28/08/2010

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ VFA TRONG THÁNG 4/ 2010

TÌNH HÌNH GIAO DỊCH & HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRONG THÁNG 04/2010

VFA QUYÕ ÑAÀU TÖĐIỂM TIN THAÙNG 04 / 2010

Page 3: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VF1 QUYÕ ÑAÀU TÖĐIỂM TIN THAÙNG 04 / 2010

VF1 I 3

THAY ĐỔI GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG (NAV)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 4 bắt đầu bứt phá khi 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index lần lượt tăng 8,6% và 11,9%. Các cổ phiếu có sự phân hóa mạnh và vì thế việc lựa chọn cổ phiếu tốt càng trở nên quan trọng hơn. NAV của Quỹ đầu tư VF1 cũng tăng 7,0% trong tháng 4 và đạt 2.710,7 tỷ đồng tương đương với 27.107 đồng/ccq. Lũy kế từ đầu năm, NAV của Quỹ đầu tư VF1 tăng 9,3%, thấp hơn mức tăng 9,6% của VN-Index và cao hơn mức tăng 6,9% của HNX-Index.

0.0%

100.0%

200.0%

300.0%

400.0%

500.0%

600.0%

31/05/04

24/06/05

03/02/06

13/10/06

18/05/07

28/12/07

14/08/08

05/03/09

01/10/09

30/04/10

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lũy kế từ đầu năm

Bình quân năm

Tăng trưởng NAV

2004 1,0 (0,6) (0,2) 0,3 0,6 (0,2) 0,6 1,6 3,2

2009 (1,4) (7,5) 4,5 8,6 10,7 8,4 7,7 14,3 8,5 (0,6) (8,6) 1,5 50,9 56,6

2008 (6,0) (15,0) (15,7) (9,0) (20,0) (4,2) 6,7 14,2 (9,7) (14,0) (1,0) 0,6 (55,8) (55,8) 2007 25,0 47,6 33,0 19,9 2 4,9 0,1 (3,5)(*) (2,1) 5,8 8,8 (4,2) (2,1) 46,1(*) 46,1(*) 2006 6,0 14,7 10,3 33,5 4,0 3,2 (8,4) 1,3 4,7 (4,4)(*) 15,2 31,0 175,1(*) 175,1(*) 2005 0,04 2,4 1,1 (2,4) 0,2 0,5 0,2 3,5 5,6 5,8 4,7 1,2 25,2 25,2

2010 (0,8) 0,6 2,3 7,0 9,3 30,6

(*) tính trên vốn bình quân

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam Quỹ đầu tư VF1 tập trung đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) có tiềm năng tăng trưởng, chứng khoán nợ và các công cụ tiền tệ khác nhằm xây dựng mục tiêu đầu tư cân bằng.

Tên Quỹ : Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam Hình thức Quỹ : Quỹ công chúng dạng đóngTên viết tắt : Quỹ đầu tư VF1 Mã giao dịch : VFMVF1, niêm yết tại HOSE Vốn điều lệ hiện tại : 1.000 tỷ đồng Mệnh giá : 10.000 đồng/đơn vị quỹ Ngày thành lập : 20/05/2004

Thời hạn hoạt động : 10 năm kể từ ngày thành lậpNgân hàng giám sát : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)Công ty kiểm toán : Ernst & Young Vietnam Ltd. Chính sách cổ tức : Hàng năm, căn cứ trên lợi nhuận thực hiện và được sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư Thường niênPhí : Phí quản lý: 2% / NAV / năm Phí giám sát & lưu ký: 0,12%/NAV/năm Thưởng hoạt động (chi tiết được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ)

THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ QUỸ

MỤC TIÊU CỦA QUỸ

(*) Bao gồm cổ tức 15% đã chốt trả cho nhà đầu tư

30/04/2010 Tăng trưởng (%)

VF1 1.000 2.710,7(*) 27.107 7,0 10,2 (3,3) 19,3 9,3 183,1

HNX-Index 11,9 12,1 (9,9) 16,8 6,9 79,7

VN-Index 8,6 12,5 (7,6) 16,2 9,6 107,3

Quy mô(tỷ đồng)

NAV/đvq(đồng) 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng Lũy kế thừa

đầu nămTừ khi hoạt động

(20/05/2004)NAV

(tỷ đồng)

Tăng trưởng NAV so với thị trường (%)

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

VN-IndexNAV

Page 4: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VF1 QUYÕ ÑAÀU TÖĐIỂM TIN THAÙNG 04 / 2010

VF1 I 4

Tháng 4, Quỹ đầu tư VF1 tiếp tục thực hiện giải ngân vào cổ phiếu niêm yết, nâng tỷ lệ này từ 66,7% lên 70,2%. Tỷ lệ tiền mặt đến tháng 4 còn 0,4% ngoài việc Quỹ đầu tư VF1 thực hiện giải ngân còn do chốt tiền để thanh toán cổ tức 15% cho nhà đầu tư. Tỷ trọng các loại tài sản khác không có sự thay đổi so với tháng trước.

31/03/2010 30/04/2010

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

Trái phiếu

Ứng trước cho các khoản đầu tư

Tiền và phải thu khác 66,7%

18,8%

6,3%4,6%

3,6%

70,2%

18,6%

0,4%

6,3%4,6%

CƠ CẤU DANH MỤC ĐẦU TƯ

Tỷ trọng ngành Ngân hàng và Thực phẩm & NGK giảm nhẹ do tăng trưởng 2 ngành này thấp hơn tăng trưởng trung bình của danh mục đầu tư. Đến thời điểm 30/04/2010, tỷ trọng 4 ngành chính: Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm – NGK và Vật liệu khai khoáng chiếm 72,9% NAV trong danh mục.

Ngân hàng

Hạ tầng - bất động sản

Thực phẩm - nước giải khát

Công nghiệp năng lượng

Vật liệu, khai khoáng

Vận tải

Dược phẩm

Hàng hoá công nghiệp

Dịch vụ bán lẻ

Tiện ích công cộng

Thiết bị công nghệ

Trái phiếu

Ứng trước cho các khoản đầu tư

Tiền & phải thu khác

12,4

27,9

8,7

3,4

20,6

3,6

1,0

5,0

2,5

0,3

0,1

6,3

4,6

3,6

(%) 11,9 31,3 7,7 3,4 23,5 2,4 0,9 4,8 2,6 0,3 0,1 36,3 3,2 1,7

31/03/2010

30/04/2010

Đvt: %NAV

Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành nghề tháng 4/2010 có sự thay đổi nhỏ so với tháng 3/2010 khi tỷ lệ ngành BĐS và ngành Vật liệu & Khai khoáng tăng nhẹ chủ yếu sự tăng trưởng về giá và do giải ngân thêm. Cụ thể ngành BĐS tăng từ 27,9% NAV lên 31,1% NAV và ngành Vật liệu & Khai khoáng tăng từ 20,6% lên 23,5%.

PHÂN BỔ TÀI SẢN

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

Page 5: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

VF4 QUYÕ ÑAÀU TÖĐIỂM TIN THAÙNG 04 / 2010

VF4 I 5

Quỹ đầu tư VF4 hướng tới sự tăng trưởng tài sản dài hạn và tối thiểu hóa rủi ro bằng cách đầu tư vào quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp lớn của nhà nước; cổ phần của các công ty có giá trị cao, sự tăng trưởng đều qua nhiều năm, và có xu hướng tiếp tục sinh lợi nhuận đều đặn trong tương lai.

MỤC TIÊU CỦA QUỸ

Tên Quỹ : Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam Hình thức Quỹ : Quỹ công chúng dạng đóngTên viết tắt : Quỹ đầu tư VF4 Mã giao dịch : VFMVF4, niêm yết tại HOSE Vốn điều lệ hiện tại : 8.000 tỷ đồng Mệnh giá : 806,46 đồng/đơn vị quỹ Ngày thành lập : 28/02/2008

Thời hạn hoạt động : 10 năm kể từ ngày thành lậpNgân hàng giám sát : Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) - C.N Tp.HCMCông ty kiểm toán : KPMG Ltd. Chính sách cổ tức : Hàng năm, căn cứ trên lợi nhuận thực hiện và được sự chấp thuận của Đại hội Nhà đầu tư Thường niên.Phí : Phí quản lý: 2% / NAV / năm Phí giám sát & lưu ký: 0,08%/NAV/năm Thưởng hoạt động (chi tiết được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ)

THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ QUỸ

THAY ĐỔI GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG (NAV)

(*) Sau khi trừ cổ tức 1.000 đồng/cổ phiếu tạm ứng trong tháng 12/2009 và 1.000 đồng/cổ phiều tạm ứng trong tháng 04/2010

30/04/2010 Tăng trưởng (%)

VF4 806,5 954,0(*) 12.829(*) 7,4 12,4 (5,0) 15,9 9,7 38,3

HNX-Index 179,7 11,9 12,1 (9,9) 16,8 6,9 (22,7)

VN-Index 542,4 8,6 12,5 (7,6) 16,2 9,6 (20,0)

Quy mô(tỷ đồng)

NAV/đvq(đồng) 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng Lũy kế thừa

đầu nămTừ khi hoạt động

(28/02/2008)NAV

(tỷ đồng)

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 04/2010 tăng trưởng tốt với VN-Index và HNX-Index đạt mức tăng tương ứng 8,6% và 11,9%. Theo đó, giá trị tài sản ròng của chứng chỉ Quỹ đầu tư VF4 (NAV/ccq) tăng 7,4% so với tháng 03/2009, tương đương gần 90% mức tăng của VN-Index. Đặc biệt, Quỹ đầu tư VF4 đạt mức tăng trưởng từ đầu năm cao hơn so với mức tăng trưởng của cả VN-Index và HNX-Index tương trong cùng kỳ (9,7% so với 9,6% và 6,9%).

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Lũy kế từ đầu năm

Bình quân năm

Tăng trưởng NAV

2009 (1,3) (9,0) 8,3 11,2 13,0 6,5 7,6 16,6 6,1 (1,4) (13,2) 0,5 48,9 48,9

2008 (2,0) (0,9) (5,7) 0,4 6,3 11,5 (8,5) (12,7) (3,7) 1,7 (17,4) (17,4)

2010 (3,1) 1,5 3,1 7,4 9,7 31,9

HNX - IndexNAV VN-Index

Tăng trưởng NAV so với thị trường (%)

02/0

8

05/0

8 08

/08

11/0

8

02/0

9

05/0

9

08/0

9

11/0

9

02/1

0

150

110

70

30

Page 6: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VF4 I 6

Trong tháng 04/2010, tỷ trọng các khoản đầu tư vào cổ phiếu niêm yết giảm 5%, từ mức 82,6% NAV tại ngày 31/03/2010 xuống mức 78,2% NAV tại ngày 30/04/2010 do Quỹ đầu tư VF4 thực hiện thanh hoán một số khoản đầu tư nhằm chuẩn bị cho việc chi trả cổ tức cho nhà đầu tư.

CƠ CẤU DANH MỤC ĐẦU TƯ Trong tháng 04/2010, 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục không thay đổi so với tháng 03/2010. Do giá trị thanh hoán ròng (thanh hoán – giải ngân) đạt 61 tỷ đồng do thanh hoán cho mục tiêu trả cổ tức nên đa số các ngành đều có tỷ trọng giảm so với tháng trước, ngoại trừ ngành Vật liệu & Khai khoáng có tỷ trọng tăng do giải ngân ròng trong tháng vào một số cổ phiếu tiềm năng.

31/03/2010 30/04/2010

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

Tiền và phải thu khác 78,2%

14,0%

7,8%

82,6%

14,3%

3,1%

Tính đến thời điểm 30/04/2010 Quỹ đầu tư VF4 đang sở hữu tổng cộng 34 khoản đầu tư vào cổ phiếu trong 10 nhóm ngành (so với tháng 02/2010 là 28 khoản đầu tư trong 9 nhóm ngành), trong đó 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (60,5% NAV và 65,6% tổng giá trị các khoản đầu tư) bao gồm: + Vật liệu & Khai khoáng (26,8%), + Cơ sở hạ tầng & Bất động sản (25,1%), + Ngân hàng & Dịch vụ tài chính (8,5%).

Cơ sở hạ tầng - bất động sản

Vật liệu & khai khoáng

Ngân hàng & Dịch vụ Tài chính

Thực phẩm - nước giải khát

Bán lẻ

Năng lượng

Dược phẩm

Vận tải

Tiện ích công cộng

Tiền & Tài sản khác

28,6

22,7

11,9

10,3

7,5

5,7

4,9

4,0

1,2

3,1

(%) 25,1 26,8 8,5 8,0 6,5 4,9 4,5 4,6 1,2 7,8

31/03/2010

30/04/2010

Đvt: %NAV

PHÂN BỔ TÀI SẢN

VF4 QUYÕ ÑAÀU TÖĐIỂM TIN THAÙNG 04 / 2010

Page 7: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VFM I 7

Ngày 7/5 Thị trường CK trên toàn thế giới đã bị một phen hoảng loạn khi đêm 6/5 Dow Jones, Nasdad, SP 500 đều giảm mạnh có lúc xuống tới 10% và cuối cùng đóng cửa mất trên 3% giá trị. Sự kiện xảy ra được nghi ngờ là bắt đầu bằng một số lỗi giao dịch, nhưng không thể nghi ngờ rằng sức lan tỏa của sự suy giảm là do nỗi lo về vấn đề nợ quốc gia của Hy Lạp và một số nước Châu Âu; đặc biệt là ngay trong phiên giao dịch tiếp theo ngày 7/5 Dow Jones tiếp tục mất 1,33%. Thị trường chỉ hứng khởi trở lại sau khi có quyết định về kế hoạch giải cứu khổng lồ lên đến 750 tỷ Euro hay gần 1000 tỷ USD. Bài viết này sẽ điểm lại: + Một số sự kiên liên quan đến vấn đề nợ quốc gia của Hy Lạp + Sự lây lan và nguyên nhân của vấn đề + Giải pháp đề xuất và quan ngại của các nhà đầu tư + Gói cứu trợ khổng lồ và triển vọng

Điểm lại vấn đề Nợ công của Hy Lạp Hy lạp là một quốc gia có nền kinh tế nhỏ với GDP 2009 khoảng 342 tỷ USD (1) , chiếm trên 2% GDP trong khối Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone). Quản trị không tốt và chi phí vốn vay rẻ khi ra nhập Eurozone làm cho nước này có xu hướng đẩy mạnh vay nợ và chi tiêu quá tay. Khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến các ngành kinh tế chủ chốt của Hy Lạp như Du lịch hay Vận tải biển khiến nước này phải đẩy mạnh các gói kích cầu và làm cho ngân sách nước này thâm hụt mạnh trong năm 2009, trên 13,6% theo các ước tính mới nhất của EU, cao hơn so với ước tính 11,7% trước đo của chính phủ Hy Lạp. Theo qui định, các nước trong Eurozone cần duy trì thâm hụt ngân sách ở mức dưới 3% GDP.

Niềm tin đối với Hy Lạp đã bị một đòn nặng khi người ta phát hiện ra rằng trước đây chính phủ Hy Lạp đã sử dụng các công cụ tài chính phái sinh mà cụ thể là hoán đổi tiền tệ (currency swap) để giấu một phần nợ vay và thâm hụt ngân sách để đáp ứng được các yêu cầu về ngân sách của Euro-zone.

Hiện Hy Lạp nợ khoảng 300 tỷ Euro tương đương 113,4 % GDP của năm 2009 (tăng từ 97% năm 2008) trong đó có 8,5 tỷ Euro cần phải trả trước ngày 19/05/2010. Viễn cảnh kinh tế tiếp tục tăng trưởng âm trong năm 2010 và 2011 càng làm cho vấn đề thêm trầm trọng và các chuyên gia ước tính nợ Chính phủ sẽ lên tới tới 150% vào năm 2014 và gây ra quan ngại về khả năng trả nợ của Hy Lạp.

Như vậy nếu lãi suất trung bình các khoản vay bị đẩy lên mức 7% và khoản nợ 150% GDP, Hy Lạp sẽ phải dành trên 10% GDP để trả lãi đấy là chưa kể tiền để trả gốc. Niềm tin suy giảm đã đẩy mạnh lãi suất trái phiếu Chính phủ lên cao làm tăng gánh nặng trả nợ cũng như khả năng tiếp cận với các khoản vay mới. Lợi suất trái phiếu chính phủ 2 năm tại một số thời điểm đã vọt lên mức trên 15% và tiếp tục đứng ở mức cao. Xếp hạng tín dụng quốc gia đã liên tục bị đánh tụt hạng và hiện trái phiếu Hy Lap không được coi lànhóm trá phiếu có thể đầu tư (junk bond). Điều này làm phát sinh thêm một vấn đề là theo qui định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): các tổ chức tài chính không được sử dụng trái phiếu thuộc nhóm này làm tài sản đảm bảo để vay tiền qua nghiệp vụ thị trường mở. Một số tổ chức tài chính theo qui định có thể buộc phải bán trái phiếu thuộc nhóm này để đảm bảo an toàn. Hiện ECB đã buộc phải cho phép một tiền lệ xấu là chấp nhận trái phiếu của Hy Lạp, thuộc nhóm junk bond, được tiếp tục là tài sản thế chấp cho các khoản vay của mình.

(1) https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/gr.html CIA The world fact book

KHUÛNG HOAÛNG NÔÏ QUOÁC GIA TAÏIHY LAÏP VAØ CHAÂU AÂU

Page 8: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VFM I 8

Các nhà đầu tư toàn thế giới đã bán tháo cổ phiếu do lo ngại vấn đề sẽ lây lan sang các quốc gia khác trong Eurozone như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, hay Ý. Lấy ví dụ như Tây Ban Nha, quốc gia này có GDP khoảng 1400 tỷ USD, chiếm trên 8% trong Eurozone, gấp 4 lần Hy Lạp do đó nếu khủng hoảng lan sang các quốc gia này, khối Eurozone cũng như đà phục hồi của kinh tế thế giới sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Tổng cộng nợ quốc gia của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lên đến trên 1000 tỷ Euro.

Tại sao Tây Ban Nha có nợ quốc gia chỉ ở mức 50% GDP(3) thấp hơn nhiều so với Hy Lạp có thể gặp vấn đề về nợ quốc gia. Trên thực tế vấn đề không chỉ là kỷ luật trong chi tiêu công như ở Hy Lạp mà vấn đề lớn và khó giải quyết hơn là một số quốc gia “đã đánh mất năng lực cạnh tranh từ khi trở thành thành viên của khối tiền tệ chung Châu Âu (4) và tồi tệ hơn các quốc gia này không thể sử dụng chính sách tiền tệ như tăng giảm lãi suất hay cung tiền để điều chỉnh các vấn đề vĩ mô vì sử dụng một đồng tiền chung.

Sư lây lan và nguyên nhân của vấn đề

Với vị trí là địa điểm nghỉ lý tưởng của Châu Âu, thị trường bất động sản của Tây Ban Nha đã bùng nổ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế vào những năm 2000. Tăng trưởng kinh tế nhanh đã đẩy lạm phát ở quốc gia này tăng cao. Kết quả là giá hàng hoá và dịch vụ ở Tây Ban Nha đã tăng 35% trong giai đoạn 2000 – 2008 so với mức 10% của Đức. Do đó các sản phẩm của Tây Ban Nha đã mất dần khả năng cạnh tranh trừ các sản phẩm bất động sản.

Bong bóng bất động sản qua đi cùng với suy thoái kinh tế đã khiến người lao động mất việc hàng loạt. Với hơn 4 triệu người không có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Ban Nha lên tới trên 20%. Kinh tế suy giảm 3,7% năm 2009 đã đẩy thâm hụt ngân sách lên mức 11,2% GDP, do đó nợ công đã tăng nhanh trong năm 2009 và có thể tiếp tục tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, Tây Ban Nha không thể giảm lãi suất, chấp nhận lạm phát ở mức cao hơn … để tăng sức cạnh tranh như các quốc gia có chính sách tiền tệ độc lập. Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là các nước nhập siêu trong nội khối EURO ZONE, trong khi đó Đức hay Pháp là những nước xuất siêu nhờ năng suất lao động liên tục được cải thiện.

Cần lưu ý một số quốc gia có tỷ lệ nợ công khá cao như Nhật Bản (192% GDP), Singapore (117,6% GDP) hay Anh (68,5% GDP) (5) , nhưng sẽ không phải đối mặt với khủng hoảng kiểu Eurozone vì nợ quốc gia phần nhiều là đồng bản tệ và các quốc gia này có thể dùng các công cụ tiền tệ để điều tiết vĩ mô.

(2) http://www.economist.com/displaystory.cfm?story_id=16009119, The cracks spread and widen (3) https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/sp.html (4) http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,677214-3,00.html CIA World Fact Book

Nếu không có tiền để trả khoản nợ 8,5 tỷ EURO vào ngày 19/5 này, nếu không xử lý được các khoản nợ đáo hạn và nguồn tài chính bù đắp cho thâm hụt ngân sách lên đến trên 50 tỷ USD trong năm nay hay những khoản nợ đáo hạn trong các năm tới, Hy Lạp sẽ buộc phải tuyên bố phá sản. Ngoài các khoản nợ công, nợ của khối tư nhân ở Hy Lạp cũng ở mức cao theo một số ược tính lên đến trên 170% GDP của quốc gia này. Các tổ chức tài chính nước ngoài thuộc khối Eurozone nắm giữ 117 tỷ Euro nợ có nguồn gôc từ Hy Lạp trong đó có 76 tỷ Euro trái phiếu Chính phủ (2) .

KHUÛNG HOAÛNG NÔÏ QUOÁC GIA TAÏIHY LAÏP VAØ CHAÂU AÂU

Page 9: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VFM I 9

Để có thể nhận được gói giải cứu của Eurozone và IMF, Chính phủ Hy Lạp buộc phải chấp nhận các biện pháp thắt chặt chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách từ mức 13,6% GDP năm 2009 xuống dưới 3% vào năm 2014 trong bối cảnh một số nguồn thu bị giảm do kinh tế tiếp tục suy thoái.

Các biện pháp nay bao gồm: + Tăng thuế để tăng nguồn thu, đồng thời mở rộng các đối tượng phải nộp thuế. + Giảm lương, không tăng lương hay hoãn trả lương đối với nhân viên Chính phủ và những người đã nghỉ hưu. + Cắt giảm tối đa các khoản chi khác của Chính phủ.

Các biện pháp này ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và làm dấy lên các cuộc biểu tình trên diện rộng ở Hy Lạp. Ngày 05/5/2010 đã có 3 người chết và nhiều người bị thương trong các cuộc biểu tình. Sự phản đối dấy lên quan ngại về khả năng thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu của Chính phủ.

Ngày 2/05/2010 EU cùng với IMF đã quyết định tăng mạnh gói cứu trợ từ mức dự kiến 45 tỷ Euro lên 110 tỷ Euro hay 145 tỷ USD. Đây là gói cứu trợ lớn nhất từ trước đến nay, nhiều hơn gần gấp 3 lần gói cứu trợ IMF dành cho Hàn Quốc năm 1997, tuy nhiên thị trường dường như không giảm bớt quan ngại. Lợi suất trái phiếu Chính phủ của Bồ Đào Nha và cả Tây Ban Nha đều có xu hướng tăng và thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đã có một số phiên giảm mạnh trong tuần trước ngày 8/5/2010. Người ta quan ngại rằng:

Giải pháp và quan ngại của các nhà đầu tư

Hy Lạp sẽ không giảm được chi tiêu ngân sách như kế hoạch do phản đối của người dân và suy thoái kinh tế. Như vậy nợ tính trên GDP của Hy Lạp sẽ tiếp tục tăng cao. Ngay cả trong trường hợp Chính phủ thực hiện được kế hoạch thắt lưng buộc bụng như dự tính, Hy Lạp vẫn cần huy động thêm 50 tỷ Euro bố sung cho thâm hụt ngân sách trong vòng 3 năm tới.

Chương trình giải cứu Hy Lạp giả định rằng quốc gia này có thể quay lại thị trường vốn trong vòng 12 đến 18 tháng, một giả định có thể không thành hiện thực với xác suất đáng kể do niềm tin có thể không được khôi phục trên thị trường. Trên thực tế một số nhà phân tích cho rằng gói giải cứu sẽ giải cứu các chủ nợ của Hy Lạp hơn là giải cứu chính quốc gia này.

Vấn đề cốt lõi là năng lực cạnh tranh của Hy Lạp cũng như một số quốc gia EU khác như Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha vẫn chưa được giải quyết. Các quốc gia không thể thực thi chính sách tiền tệ độc lập để giải quyết các vấn đề vĩ mô của mình.

Các khoản vay trong 3 năm sẽ chỉ trì hoãn vấn đề nếu, tạo thành một quả bom nổ chậm và chỉ tạo cơ hôi cho các chủ nợ thuộc khối tư nhân như các ngân hàng ở Châu Âu thu hồi vốn của mình trong các khoản đầu tư rủi ro vào Hy Lạp. Một số nhà kinh tế cho rằng cần yêu cầu các chủ nợ thuộc khối tư nhân cùng tham gia vào chương trình giải cứu bằng cách tái cơ cấu (gia hạn một phần hay toàn bộ các khoản nợ của mình).

KHUÛNG HOAÛNG NÔÏ QUOÁC GIA TAÏIHY LAÏP VAØ CHAÂU AÂU

Page 10: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM) VFM I 10

Chương trình giải cứu khổng lồ và Triển vọng

Lãnh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới đã hành động cương quyết và khẩn cấp trong những ngày cuối tuần. Châu Âu đã quyết định về gói cứu trợ 750 tỷ Euro hay gần 1000 tỷ USD, gấp 20 lần dự kiến ban đầu. Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, và một loạt các quốc gia đã tuyên bố hoán đổi tiền tệ để hỗ trợ đồng Euro và châu Âu. Ngân hàng Trung Ương châu Âu tuyên bố sẵn sàng mua vào trái phiếu của các quốc gia thành viên nhằm hỗ trợ các quốc gia đang gặp khó.

Có thể thấy lượng tiền cam kết khổng lồ cùng với các biện pháp hỗ trợ đã tạm thời làm yên lòng các nhà đầu tư khiến thị trưòng chứng khoán thế giới tăng mạnh trở lại trong ngày thứ 2, 10/05/2010. Chúng tôi cho rằng các biện pháp này là đủ mạnh để ngăn không cho khủng hoảng lan rộng và giúp Châu Âu có thêm thời gian để giải quyết các vấn đề của mình. Liệu Hy Lạp có thành công trong việc giảm thâm hụt ngân sách theo kế hoạch, khôi phục được niềm tin của các chủ nợ hay không chỉ có thể xác nhận được trong một vài năm tới.

Viễn cảnh tốt mà chúng ta hy vọng là các nước như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, vốn có kỷ luật chi tiêu công tốt hơn sẽ duy trì được niềm tin của các nhà đầu tư và không bước vào vòng xoáy khủng hoảng. Và như vậy vấn đề sẽ không lan rộng sang châu Á, kinh tế châu Âu không tuy không quay lại thời kỳ suy thoái nhưng sẽ tăng trưởng không nhanh trong vài năm tới. Một số công ty ở Châu Âu có thể cải thiện được năng lực cạnh tranh do đồng Euro bị suy yếu so với các đồng tiền chủ chốt khác.

Tuy nhiên kỳ vọng thực tế hơn là chương trình giải cứu mới chỉ là các biện pháp khẩn cấp giúp có thêm thời gian nhưng không giải quyết được những vấn đề mang tính hệ thống như năng cạnh tranh của các quốc gia thành viên và những bất cập của một chính sách tiền tệ chung trong Eurozone. Các vấn đề mới cũng có thể phát sinh khiến tăng trưởng ở khu vực Eurozone chậm lại đồng thời làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa từ Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia khác khiến tốc độ phục hồi của toàn thế giới không nhanh như dự kiến.

KHUÛNG HOAÛNG NÔÏ QUOÁC GIA TAÏIHY LAÏP VAØ CHAÂU AÂU

Page 11: VF1 Qu˜ VF2 Qu˜ đ˛u tư VF4 Qu˜ đ˛u tư

VIETFUND MANAGEMENT (VFM)

Báo cáo này được viết và phát hành bởi công ty Vietfund Management (VFM). Các thông tin trong báo cáo được công ty VFM xem là đáng tin cậy và dựa trên các nguồn thông tin đã công bố ra công chúng. Tuy nhiên, công ty VFM không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin trong bản báo cáo này. Quan điểm, dự báo và các ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm pát hành, không được xem là quan điểm của công ty VFM và có thể thay đổi mà không cần thông báo. Công ty VFM không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng như thông báo với người đọc trong trường hợp các vấn đề

thuộc các quan điểm, dự báo và ước tính trong báo cáo này thay đổi hoặc trở nên không chính xác.