Vedan Viet Nam

17
Vedan Vit nam Thực hiện bởi Viện Kenan Châu Á Tháng 10, năm 2010

description

Case Stydy

Transcript of Vedan Viet Nam

Page 1: Vedan Viet Nam

Vedan Việt nam

Thực hiện bởi Viện Kenan Châu Á Tháng 10, năm 2010

Page 2: Vedan Viet Nam
Page 3: Vedan Viet Nam

Mục tiêu học tập

Trường hợp của Vedan đã làm dấy lên những vấn đề trong việc tập trung vào tiết kiệm chi phí ngắn hạn hoặc tạo ra lợi nhuận mà không xét đến những ảnh hưởng lâu dài lên xã hội, môi trường và công ty. Vedan đã không chú trọng giải quyết những vấn đề quan trọng với môi trường và xã hội mà cuối cùng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận và danh tiếng lâu dài của công ty. Trường hợp này chỉ rõ rằng sự tuân thủ tối thiểu (hoặc thấp hơn mức tối thiểu) những quy định của nhà nước có thể đem lại rủi ro cho các công ty, khi sự thúc ép gia tăng có thể đến bất cứ lúc nào, và những công ty hoạt động ở mức thấp nhất có thể sẽ không có khả năng điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả. Trường hợp này cũng sẽ hướng dẫn cho các học viên cách đánh giá phản ứng của một công ty đối với các vấn đề một khi họ phải đối phó, và những vấn đề gây ra bởi việc thiếu chấp hành pháp luật thay vì cách tiếp cận có trách nhiệm xã hội. Bằng cách nghiên cứu tình huống này và hoàn thành các bài tập, học viên sẽ hiểu hơn về:

Giá trị của việc không xem xét những ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Các cách giải quyết vấn đề, bằng cách tập trung vào lợi nhuận đối với ảnh hưởng về danh tiếng

Tác giả chính

Paul Wedel, Chủ tịch, Viện Kenan Asia

Đồng tác giả

Phùng Thanh bình, Giảng viên, Trường Đại học kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh

Đội nghiên cứu, chỉnh sửa, soạn thảo và dịch thuật Christine Davis, Richard Bernhard, John DaSilva, Stephanie B.Soderborg, Phạm Lâm Thúy Quỳnh, Peeranun Panyavaranant và Kamonphorn Kanchana

Trường hợp nghiên cứu này được phát triển dưới Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam (GCNV). Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là đối tác thi hành mang tầm cỡ quốc gia của Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam và với sự ủng hộ về tài chính bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Viện Kenan châu Á được lựa chọn với tư cách là cố vấn cho việc đưa vấn đề Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vào Việt Nam thông qua nghiên cứu, đào tạo và xây dựng giáo trình.

Page 4: Vedan Viet Nam

2 Vedan Vietnam

Vedan Việt Nam

Tỉnh Đồng Nai, phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng số dân hơn 2 triệu người. Trong 20 năm qua, tỉnh đã công nghiệp hóa nhanh chóng với sự đầu tư đáng kể từ nước ngoài trong ngành tàu thủy, lương thực thực phẩm và sản xuất công nghiệp. Đến năm 2010, tỉnh đã có trên 678 dự án nước ngoài đầu tư trực tiếp từ 30 nước. Trong khi đó, tỉnh đã có 16 khu công nghiệp được đưa vào hoạt động, với tổng diện tích lên đến 4.805 hecta. Nhờ có nguồn đầu tư này và vị trí lân cận với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai có sự phát triển tốt về cơ sở hạ tầng như đường sá, điện lực và truyền thông.

Nông dân và quận Long Thành, Đồng Nai đã rất vui mừng khi Vedan Việt Nam, một nhà sản xuất lớn về các sản phẩm như tinh bột, glucose, bột ngọt và lyzin (một amino axit quan trọng), đã được phép của chính phủ Việt Nam xây dựng một nhà máy trong khu vực. Những sản phẩm này có thể được sản xuất từ những sản phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương. Vedan không chỉ tạo ra một thị trường mới cho cây sắn tại địa phương mà còn tạo nhiều cơ hội việc làm lương cao cho nhiều người dân trong tỉnh. Xét cho cùng, mọi người đều hy vọng Vedan có thể sẽ mang lại một tác động tích cực đến kinh tế và xã hội cho tỉnh.

Tuy nhiên, năm 2008, Sở Tài Nguyên và Môi Trường của tỉnh đã phát hiện nước thải của công ty đổ vào sông Thị Vải vi phạm luật môi trường của Việt Nam. Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp thi hành pháp luật, những người nông dân chịu ảnh hưởng của nước sông Thị Vải bị ô nhiễm cũng đâm đơn kiện Vedan để đòi bồi thường. Vedan đã trở thành một trường hợp điển hình về việc vô trách nhiệm với môi trường, dẫn đến những hậu quả, thiệt hại về mặt tài chính và danh tiếng thay vì đáng lẽ trở thành một công ty thành công.

Trường hợp này cũng đưa ra những thách thức mà công ty phải đối mặt trong việc nỗ lực sửa chữa những vấn đề của môi trường mà không nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền địa phương, những tổ chức chuyên môn và các phương tiện truyền thông.

Vedan Việt Nam được thành lập vào năm 1991 như một chi nhánh của công ty Trách nhiệm hữu hạn quốc tế Vedan, một công ty của Đài Loan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

Phần I

Dòng sông Thị Vải, Đồng Nai, gần nhà máy Vedan

Page 5: Vedan Viet Nam

Hồng Kông. Công ty được thành lập từ năm 1954 tại Shalu, Đài Loan. Cho đến năm 2010, Công ty quốc tế Vedan đã có bốn chi nhánh hoạt động chính, ba trong số đó là ở Trung Quốc, và chi nhánh thứ bốn là ở Việt Nam. Vedan đã xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác trong khu vực ASEAN kể từ những năm 1970. Công ty là một nhà sản xuất hàng đầu Châu Á về những sản phẩm công nghiệp như amino axit lên men, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm từ bột sắn. Để mở rộng thị trường, công ty mẹ đã thành lập Vedan Việt Nam như một cơ sở sản xuất chính. Đến năm 2010, Vedan là nhà sản xuất bột ngọt (MGS) lớn nhất tại Đông Nam Á và là nhà cung cấp Lyzin & sản phẩm từ bột sắn ở Việt Nam.1

Vedan mô tả phong cách quản lý dựa trên sự “Sự khiêm tốn, trách nhiệm, đổi mới” và một phần của “nền văn hóa doanh nghiệp tương trợ”2. Cho đến năm 2010, công ty đã có hơn 1.800 nhân viên Việt Nam, và một số ít người trong số đó đã được bổ nhiệm lên vị trí quản lý.

“Vedan đã giúp nâng cao đời sống ở đây” một đại diện của người dân vùng lân cận Phước Thái cho biết. “Trước đây, Vedan đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường cho cây sắn của chúng tôi”. Người dân này cho rằng công ty đã hỗ trợ cộng đồng, quyên góp từ thiện cho dân nghèo.

1 Vedan. Lấy từ nguồn www.vedaninternational.com

2 Ibid

Cổng vào nhà máy Vedan Việt Nam, Long Thành, Tỉnh Đồng Nai

Page 6: Vedan Viet Nam

4 Vedan Vietnam

Trách nhiệm xã hội

Vedan trước đây luôn tập trung vào chương trình CSR về phúc lợi cho công nhân, cung cấp dịch vụ y tế 24 giờ, những bữa ăn và phương tiện đi lại miễn phí cho nhân viên, nhà ở miễn phí cho những ai đến từ các huyện khác, và đặc biệt thưởng tiền nhân ngày Quốc tế Lao động và Quốc Khánh Việt Nam. Công ty cũng tổ chức các chương tình huấn luyện đội ngũ nhân viên về truyền thông, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng máy móc, an toàn lao động và vệ sinh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, điều khoản khẩn cấp, cứu trợ và tiêu chuẩn hoạt động ISO 9000. Ngoài ra, Vedan cũng cộng tác với các trường Đại học của địa phương và những cơ quan nông nghiệp nhà nước trong việc cải thiện kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp để tăng năng suất. Công ty cũng làm từ thiện với tổng số tiền lên đến 10 tỷ3 đồng vào năm 2010.

Giấy chứng nhận

Vedan đã đạt chứng chỉ ISO 9001: 2000 và được chính phủ Việt Nam công nhận. Các giải thưởng bao gồm Giải thưởng Xuất khẩu Bộ Thương mại năm 2001 cho công ty có giá trị xuất khẩu nổi bật và những đóng góp cho thu nhập của Việt Nam, và chứng nhận từ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2001 vì những đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn của đất nước. Những hoạt động ở huyện Long Thành

Tại Việt Nam, Công ty đã sản xuất một loạt những sản phẩm có nguồn gốc từ những nguyên liệu có sẵn của địa phương bao gồm tinh bột, đường glucose, bột ngọt và lyzin. Công ty đã ký hợp đồng thuê 50 năm một lô đất lớn tại thôn Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, gần sông Thị Vải và cách thành phố Hồ Chí Minh 70km về phía Đông Nam. Gần sông Thị Vải là một lựa chọn địa điểm rất quan trọng khi công ty sử dụng một lượng lớn nước và thải nước thải ra sông trong quy trình chế biến sản phẩm.

Việc sản xuất bắt đầu với 2 dây chuyền sản xuất. Một hệ thống xử lý nước thải cho hai dây chuyền thải nước đã được xử lý ra sông Thị Vải qua một ống nước ngầm lớn đặt ở bờ sông. Vì công ty đã tăng nhanh chóng sức tiêu thụ và sản xuất, những dây chuyền sản xuất mới được tiếp tục thêm vào và làm tăng năng suất. Tuy nhiên, công ty lại không tăng công suất của nhà máy xử lý nước thải.

Đến năm 1996, dân làng bắt đầu để ý đến sự ô nhiễm. Những người sống bằng nghề đánh bắt trên sông bắt đầu phàn nàn với công ty rằng chất thải tăng lên từ nhà máy đang giết chết cá. Vedan đáp lại những phàn nàn này bằng cách đền bù từ 700.000 – 1.000.000 đồng cho mỗi ngư dân bị ảnh hưởng để giúp họ tìm những vùng khác để đánh bắt. Tuy nhiên, họ vẫn không thay

3 Ibid.

Page 7: Vedan Viet Nam

đổi cơ sở vật chất cũng như không tăng công suất xử lý nước thải, thay vào đó, họ chuyển sang đường ống thứ hai để thải nước vào con sông. Đường ống này được xây dựng bên dưới đường ống thứ nhất và thay vì thải nước ở gần bờ, nó nằm dưới đáy sông và thải nước vào đoạn giữa sông ở xa nhà máy Vedan hơn. Nước thải này chứa chất Ôxy hóa học cao (COD). Những nhân

viên nhà máy sau này kể cho các chuyên gia môi trường của đại học rằng chỉ duy nhất một nhân viên Việt Nam được biết về sự tồn tại của đường ống thứ hai này. Công ty đã từ chối giải thích vì sao đường ống thứ hai này lại được lắp đặt. Với sự tăng nhanh về công suất và những sản phẩm mới của Vedan, chất lượng nước của sông Thị Vải tiếp tục bị giảm sút.

Những hoạt động của nhà máy Vedan gồm 6 cơ sở chính: nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột và

glucose, nhà máy tinh chế tinh bột, nhà máy Clo-Alkali, nhà máy lyzin và nhà máy phát điện bổ sung. Thêm nữa, có 3 cơ sở xử lý chất thải tiên tiến, một bể chứa nước 60.000 m3, và cảng Phước Thái Vedan.

Vấn đề nổi cộm của Vedan trong việc quản lý chất thải từ quá trình sản xuất sử dụng mật đường. Theo những chuyên gia môi trường tại trường Đại học quốc gia Bách Khoa4, chất thải này lúc đầu được dự định để làm phân bón cho rừng cao su gần đó. Tuy nhiên, cho đến năm 2002, những nông trường này đã tiếp nhận nhiều phân bón tương tự và không thể tiếp nhận thêm vì sẽ có thể làm đất trở nên quá chua. Do đó, những người nông dân từ chối tiếp nhận loại phân bón này. Vedan có thể xử lý và sấy khô chất thải này, nhưng để thực hiện điều đó thì rất tốn kém.

Năm 2005, luật sửa đổi về Bảo vệ môi trường (LEP) (năm 1994) đã làm tăng mức độ rủi ro pháp lý cho Vedan liên quan đến sự ô nhiễm mà công ty này gây ra. Luật năm 2005 yêu cầu cơ quan bảo vệ khu vực phải báo cáo về các cơ sở gây ô nhiễm cho cộng đồng. Cộng đồng cũng có thể yêu cầu lời giải thích về sự ô nhiễm và đánh giá các ảnh hưởng của nó, với những cơ sở không tuân thủ sẽ bị phạt hoặc phải trả phí bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất là, luật sửa đổi đã quy định những cơ chế bắt buộc tuân theo các tiêu chuẩn môi trường thông qua việc thiết lập các đơn vị cảnh sát môi trường.

4Phỏng vấn tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Bách Khoa Quốc gia tại TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2010

Một phần cơ sở vật chất nơi sản xuất Vedan tại Long Thành

Page 8: Vedan Viet Nam

6 Vedan Vietnam

Tuy nhiên, tại Đồng Nai phải mất thời gian đáng kể để bổ nhiệm và đào tạo các nhân viên cảnh sát môi trường địa phương. Trong khi đó, các nhà khoa học môi trường tại Viện Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã được bổ nhiệm vào một ủy ban có trách nhiệm báo cáo với chính quyền về tình trạng ô nhiễm sông trong khu vực. Ủy ban này đã cung cấp các báo cáo hàng năm về tình trạng ô nhiễm sông ngày càng tăng. "Với chiều dài ít nhất là 11km của con sông, người ta không phát hiện nguồn nước bị Oxy hóa” theo như một thành viên của Ủy ban báo cáo về tình trạng ô nhiễm của sông Thị Vải. “Không một con cá nào có thể sống sót”.

Tuy nhiên, cảnh sát môi trường thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường không đủ quyền hạn, do đó không thể buộc các nhà máy cho phép thanh tra. Kết quả là không thể xác định nguồn gốc của sự ô nhiễm hiện đã rõ ràng tại sông Thị Vải. Đến năm 2008, đã có một số ngành công nghiệp và khu công nghiệp được xây dựng dọc theo sông Thị Vải. Việc nuôi cá cũng được cho là làm cho sự ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn từ thức ăn cho cá chưa tiêu thụ. Ngoài ra, phân bón từ đất nông nghiệp thải ra sông cũng bị nghi ngờ.

Hơn nữa, các hiệp hội nông dân trong ba khu vực pháp lý dọc theo sông Thị Vải: tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã sử dụng quyền của mình theo luật bảo vệ môi trường sửa đổi, gửi khiếu nại đến chính quyền địa phương. Báo chí bắt đầu viết những bài nhận xét về tình hình. Năm 2008, các mối quan tâm của địa phương bắt đầu được xác nhận khi một đoàn thủy thủ của Nhật Bản báo cáo rằng nước sông có màu đen và có mùi hôi đang đe dọa ăn mòn vỏ kim loại chiếc tàu của họ. Cuối cùng, một đội cảnh sát môi trường với lệnh của cơ quan chức năng đã được giao nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân đang giết chết sông Thị Vải.

"Đội cảnh sát môi trường đã dành nhiều tháng ghi lại các dấu hiệu ô nhiễm và sản xuất tại nhà máy Vedan", ông Nguyễn Văn Hậu, một luật sư được Hiệp hội Luật sư Việt Nam chỉ định thực hiện trường hợp này. Ông Hậu và hiệp hội đã đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ từ những người nông dân địa phương. Ông nói rằng cảnh sát môi trường cuối cùng đã khám phá ra đường ống nước thải Vedan thứ hai. Ông Hậu cho biết: "Cảnh sát cử thợ lặn xuống để tìm vị trí các đường ống và nó được lắp dưới sông cách xa nhà máy". Điểm chú trọng

Vào ngày 08/09/2008, Cơ quan Cảnh sát Môi trường và Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức xác định rằng Vedan đã xả nước thải không qua xử lý vào sông Thị Vải. Sáu ngày sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thông báo rằng giám đốc nhà máy Vedan Việt Nam đã được các cơ quan chính quyền triệu tập vì nhà máy đã vi phạm luật môi trường như sau:

1. Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất tinh bột;

2. Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại nhà máy sản xuất bột ngọt và lyzin;

3. Xả nước thải cao hơn gấp 10 lần mức cho phép tại các nhà máy khác;

Page 9: Vedan Viet Nam

4. Không cung cấp các bản báo cáo đầy đủ cho các cơ quan chức năng những thông tin và dữ liệu về bảo vệ môi trường;

5. Không ký cam kết bảo vệ môi trường cho trang trại chăn nuôi lợn của công ty với cơ quan bảo vệ môi trường;

6. Phát triển và đưa vào hoạt động một dự án nâng cao năng suất của các nhà máy sản xuất soda và axít mà không đánh giá tác động đến môi trường;

7. Phát triển và đưa vào các dự án hoạt động để nâng cao năng suất của các nhà máy, kể cả bột ngọt, tinh bột, gia vị cao cấp, và lyzin mà không báo cáo đánh giá tác động môi trường;

8. Thải chất độc trực tiếp vào môi trường mà không sử dụng các thiết bị để giảm thiểu mức độ độc hại;

9. Không kiểm soát chất thải nguy hại theo quy định bảo vệ môi trường, và

10. Đổ nước thải vào nguồn nước tại các địa điểm không được chỉ định trong giấy phép.5

Ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời báo chí rằng hành vi vi phạm của Vedan là "rất nghiêm trọng" và đã tiếp diễn trong nhiều năm. Ông cho biết thêm: 1,5% chi phí hoạt động công ty dành cho việc xử lý chất thải là vượt xa dưới mức trung bình. Ông đã đích thân đến kiểm tra nhà máy Vedan và đã bày tỏ mối quan tâm về nó, nhưng Cảnh sát Môi trường đã không thể tìm thấy bằng chứng rõ ràng về hành vi vi phạm cho đến ngày hôm nay. "Qua trường hợp này, chúng tôi muốn truyền một thông điệp rằng các công ty nước ngoài không thể mang chất thải vào Việt Nam", ông Phạm nói. "Họ không thể không trả các chi phí môi trường và gây hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam."6

Ông Lê Văn Hợp, một quan chức cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Bộ đã quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của công ty vì xả nước thải vào sông Thị Vải, quyết định này có hiệu lực ngay lập tức. Ông cho biết thêm: công ty cũng phải chịu trách nhiệm trả chi phí cho việc gây ô nhiễm trước đó và bị phạt nặng vì không tuân thủ. Ông Hợp cho triệu tập Vedan về việc quyết định làm thế nào để đền bù thỏa đáng những ngư dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm sông. Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Vedan đã xả 105 triệu lít nước thải không qua xử lý từ năm 1994 đến 2008 và đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản và cây trồng ven sông. Những quyết định quan trọng mà Vedan phải đối mặt

5 Báo cáo do Bộ Tài nguyên và Môi trường vào ngày 14 Tháng Chín, 2008. 6 “Vedan ở trong nguồn nước nóng, bẩn” Vietnam net Bridge – Lấy từ http://english.vietnamnet.vn/social/2008/09/804302 ngày 18 tháng 9,2008

Page 10: Vedan Viet Nam

8 Vedan Vietnam

Tại thời điểm này Vedan vẫn chưa có bất kỳ phản ứng nào với những trách nhiệm này. Công ty đã phải đối mặt với một số vấn đề liên quan và phải đưa ra một kế hoạch để đối phó với chúng. Những vấn đề thuộc pháp lý, kỹ thuật và tình hình tài chính và sẽ có tác động lớn đến công ty và đến mối quan hệ của công ty với nhân dân Việt Nam, chính phủ, cộng đồng, công nhân và khách hàng của công ty. Vấn đề chính bao gồm:

1. Áp dụng các cơ sở xử lý chất thải tuân thủ theo luật pháp; 2. Tạm dừng sản xuất cho đến khi cơ sở đã chấp hành đúng; 3. Thực hiện những yêu cầu của Chính phủ về lệ phí ô nhiễm trong quá khứ và các hình

phạt; 4. Bồi thường các đơn kiện của những cư dân đã khẳng định bị thiệt hại; 5. Trả lời các hiệp hội nông dân địa phương; 6. Trả lời các phương tiện truyền thông; 7. Bảo vệ danh tiếng và hình ảnh thương hiệu của Vedan; 8. Giải thích vấn đề cho các cổ đông và người lao động; và 9. Xác định trách nhiệm của ban giám đốc Vedan đối với các vấn đề này.

Câu hỏi thảo luận cho Phần I 1. Tại thời điểm này trong năm 2008, đội ngũ quản lý Vedan đáng lẽ nên làm những gì để giảm thiểu và phục hồi ảnh hưởng của những vấn đề này? 2. Cần ưu tiên những gì? 3. Hành động nhanh lúc này quan trọng thế nào? 4. Nếu bạn là một thành viên của đội ngũ quản lý Vedan bạn đã có thể đề nghị những gì? 5. Bạn đã có thể làm những gì với các nhân viên tại địa phương của bạn? 6. Bạn sẽ làm gì với những nhân viên quản lý có trách nhiệm? 7. Bạn sẽ trả lời báo chí như thế nào? 8. Bạn sẽ giải quyết khoản bồi thường như thế nào? 9. Bạn sẽ làm gì với các cộng đồng và chính quyền các địa phương?

Page 11: Vedan Viet Nam

* (chỉ được phát sau khi hoàn thành phần I)

Tháng 9/2008, Vedan Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức quan trọng đã được mô tả trong phần I của bài học tình huống này. Công ty đã lên kế hoạch và thực hiện một loạt các hành động để bảo vệ những gì công ty đã đạt được và mang lại lợi nhuận. Công ty phải hành động trên nhiều mặt trận và phải hành động nhanh chóng và hiệu quả mang tính đồng bộ. Công ty phải hành động để cố gắng khôi phục lại danh tiếng của mình với công chúng, giải thích vấn đề cho nhân viên của mình, có những hoạt động kỹ thuật để ngăn chặn ô nhiễm, phải trả tiền phạt, chấp hành mệnh lệnh từ chính phủ, và đáp ứng quy mô lớn yêu cầu bồi thường từ những người bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm. Công ty cũng cần đánh giá thiệt hại gây ra - cả các chi phí tài chính trực tiếp và ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu. Sau đây là tóm tắt các hành động, như đã viết trong các báo cáo của công ty và trên các phương tiện truyền thông. Quan hệ công chúng

Sau thông báo của các cáo buộc chống lại Vedan, các quan chức của công ty đã phản ứng rất chậm. Công ty không có tuyên bố sẵn sàng cho buổi họp báo ngày 17 tháng 9 năm 2008 được chủ trì bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc dù họ đã được chính thức thông báo về các khoản phí ít nhất ba ngày trước đó. Họ gần như chắc chắn biết rõ về vấn đề trước đó nhờ vào việc thanh tra nhà máy của Cơ quan Chính sách Môi trường và hoạt động của các thợ lặn Cảnh sát Môi trường trong dòng sông gần nhà máy. Cũng đã nhiều năm qua công ty đã chứng kiến nhiều khiếu nại của cư dân địa phương, các hiệp hội nông dân và chính quyền địa phương. Các bản báo cáo hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường có chỉ ra rằng: ô nhiễm ngày càng tăng tại sông Thị Vải cảnh báo nhiều cho công ty để kịp phản ứng, hoặc ít nhất là để chuẩn bị một phản ứng trước công chúng nào đó. Tuy nhiên, điều này không được thực hiện. Khi tuyên bố, công ty chỉ giới hạn những lời hứa thực hiện ngay các yêu cầu pháp lý - thanh toán lệ phí môi trường và tiền phạt, tạm dừng sản xuất và cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nó. Không có quan chức nào của công ty thể hiện sự sẵn sàng để sửa chữa những thiệt hại cho hệ sinh thái sông, hoặc để đền bù người dân địa phương bị ảnh hưởng nhiều do ô nhiễm sông. Do sự phản ứng chậm trễ và hạn chế, vị trí của công ty đã không được mô tả theo hướng tích cực trong các bán báo cáo trên các phương tiện truyền thông. Các bài báo gần đây hầu hết đều đưa những thông tin tiêu cực về công ty.

Năm 2008 Báo cáo thường niên của Vedan thừa nhận "do sơ suất hoạt động" và xin lỗi người dân Việt Nam về hành động của mình, nhưng không đưa ra những chi tiết cụ thể về sự sơ suất

Phần II

Page 12: Vedan Viet Nam

10 Vedan Vietnam

này và được phép tiếp tục trong 14 năm. Báo cáo cho biết công ty ngay lập tức bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm nâng cấp các cơ sở xử lý nước thải, lắp đặt thêm các cơ sở tái chế, và thiết lập một nhà máy làm khô phân bón sử dụng các nguyên liệu là chất thải. Báo cáo thừa nhận rằng công ty đã thực hiện thiếu thân thiện với môi trường là "yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động và lợi nhuận của Tập đoàn trong năm 2008. Hơn nữa, còn gây ra các tác động về nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, hàng hóa và nguồn vốn của các nhà máy tại Việt Nam. 7

Hành động của nhân viên

Có rất ít dấu hiệu cho thấy công ty đã thông báo tình hình của mình cho nhân viên tại địa phương, nhưng có thể có một số nỗ lực truyền thông được thực hiện lặng lẽ trong công ty. Đồng thời, không có quản lý cấp cao nào chính thức chịu trách nhiệm hoặc bị phạt cho việc không tuân thủ luật môi trường trong một thời gian dài hoặc cho các thiệt hại do công ty gây ra. Tuy nhiên, hai giám đốc điều hành dường như chịu trách nhiệm ít nhất một vài vấn đề, kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm xây dựng các đường ống nước thải ngầm và giám đốc điều hành phụ trách của nhà máy cả hai đã nghỉ hưu vào năm 2009. Hành động vì môi trường

Công ty Vedan có quyết định thông minh rằng sẽ không chống lại Chính phủ về việc trả các khoản phạt và chi phí môi trường vì không tuân thủ những tiêu chuẩn về môi trường. Công ty đã trả tổng cộng 7,7 triệu đô la Mỹ mà không đưa ra bất kì kháng nghị nào. Tổng Giám đốc Vedan, Yang Kun Hsiang nói rằng doanh nghiệp cũng đã phản ứng nhanh nhạy để tránh được những tác hại hơn nữa tới môi trường, ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất và cắt giảm tới 80% năng suất của các dây chuyền còn lại. Công ty đã dỡ bỏ những đường ống, máy bơm và các thiết bị vi phạm khác mà đã xả nước thải chưa được xử lý ra sông Thị Vải. Công ty cũng bắt đầu xây dựng hai hệ thống xử lý chất thải mới với công suất 5.000 m3 mỗi ngày theo quy định của Chính phủ. Để xử lý các chất thải từ mật đường, công ty đã xây dựng một cơ sở làm khô nước thải để có thể tái sử dụng làm phân bón ở dạng rắn. Cuối cùng, Vedan đã quyết định đặt một hệ thống quản lý môi trường chính thức, đã đạt chứng nhận ISO14001 về quản lý môi trường cấp bởi Viện Tiêu chuẩn và Anh Quốc. Công ty cũng đã được chứng nhận đạt được tiêu chuẩn OHSAS18001 về quản lý sức khỏe và an toàn.

Tổng cộng khoản đầu tư cho các biện pháp bảo vệ môi trường mới được ước tính là 31,3 triệu đô la Mỹ. Trong báo cáo của công ty năm 2009, chủ tịch Vedan đã cho biết: “Năm 2008, chúng tôi quan tâm đến vấn đề môi trường và đã tìm kiếm những giải pháp tức thì bằng cách cải thiện những hệ thống và thiết bị liên quan. Cùng với những cải thiện do Chính phủ Việt Nam chỉ định, chúng tôi đã đầu tư vào những thiết bị xử lý nước thải và nhà máy tái chế phân bón dạng rắn.” Bản báo cáo của công ty đã cam kết cải thiện mọi mặt trong quy trình vận hành, bao gồm hệ thống quản lý phần cứng và phần mềm cũng như đào tạo đội ngũ giám sát và nhân viên. Bản báo

Page 13: Vedan Viet Nam

cho biết rằng “cam kết về tính hiệu quả của đội ngũ lao động trong suốt năm qua, chúng tôi đã được Bộ Bảo vệ môi trường Việt Nam công nhận”.8

_______________________________

7 Vedan, Báo cáo thường niên năm 2008. Nguồn từ: www.vedan.com. 8 Vedan, Báo cáo thường niên năm 2009. Nguồn từ: http://ggn.cc/ggn/832740141842448-3

Đền bù cho những thiệt hại đối với môi trường

Tuy nhiên, công ty Vedan đã tuân thủ pháp luật hơn đối với các khoản yêu cầu đền bù cho tác hại gây ra tới môi trường, có lẽ bởi vì các khoản yêu cầu đền bù cao hơn mức phạt và khó khăn hơn trong việc đánh giá. Vedan nhanh chóng chỉ ra rằng công ty không phải là tác nhân duy nhất gây ra ô nhiễm cho dòng sông và do đó sẽ không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những thiệt hại đã gây ra cho con sông. Vấn đề đền bù phức tạp ở chỗ, không giống như các khoản phạt và phí, yêu cầu đền bù không chỉ từ một nơi mà từ các tổ chức khác nhau của ba tỉnh khác nhau. Do đó, công ty phải tìm cách từ chối hay giảm bớt các khoản yêu cầu bồi thường. Trong vòng 2 năm, tình thế chính thức của công ty không phải là “bồi thường” mà là đề nghị “hỗ trợ” cho các nông dân bị ảnh hưởng. Vedan cũng thuê Tiến Sỹ Lee Ken, một giáo sư Đài Loan để ước tính thiệt hại đối với môi trường do công ty gây ra. Ông Ken báo cáo rằng các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải và các nhánh sông như Gò Đậu, Nhơn Trạch 2, Phú Mỹ 1 và Mỹ Xuân A cũng phải chịu trách nhiệm cho việc ô nhiễm này. Ông nói thêm: Vedan chỉ chịu trách nhiệm từ 8,8 -77% mức độ ô nhiệm của dòng sông, phụ thuộc vào từng khu vực. Cùng với phạm vị trách nhiệm rộng của Vedan thì khoản ước tính này rất trái ngược so với các báo cáo mà hội đồng môi trường Việt Nam đã đánh giá. Theo đó, Vedan đã gây thiệt hại gần 90% đối với con sông. Giáo sư Đài Loan cho rằng: nước thải từ Vedan chỉ gây thiệt hại đến 325 hecta khu vực nuôi thủy hải sản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thay vì 2.400 hecta như đã công bố từ chính tỉnh này. Do đó, công ty tìm cách giảm mức bồi thường tại hàng loạt buổi gặp gỡ với các hội nông dân và các tổ chức địa phương và kéo dài cho tới tháng 9 năm 2010. Một tác hại tiêu cực của những cuộc thương lượng kéo dài đó là mỗi buổi gặp gỡ lại được đưa lên các bản tin thời sự. Điều này càng làm ảnh hưởng trầm trọng hơn tới danh tiếng của Vedan và càng thôi thúc những yêu cầu đồi bồi thường.

Trong tháng 8 năm 2010, Vedan đã nhận ra được những tác hại tới danh tiếng của công ty bởi những cuộc tranh chấp liên tiếp liên quan tới đền bù thiệt hại. Nếu công ty quyết định ra tòa, thì mức đề nghị đền bù cho nông dân ba tỉnh tăng lên, nâng tổng số tiền đền bù từ 25 tỷ đồng (1,3 triệu đô la Mỹ) lên đến 130 tỷ đồng (tương đương 6,84 triệu đô ). Khi đề nghị này không được chấp thuận, Vedan nhanh chóng đồng ý với yêu cầu đền bù tổng cộng 218,9 tỷ đồng (11,5 triệu đô) cho những thiệt hại sau:

Page 14: Vedan Viet Nam

12 Vedan Vietnam

119.6 tỷ đồng cho nông dân tỉnh Đồng Nai 53,6 tỷ đồng cho nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu 45,7 tỷ đồng cho nông dân TP Hồ Chí Minh

Mọi người đã nhất trí rằng các khoản bồi thường được thực hiện ngay và sẽ hoàn tất vào tháng 1 năm 2011.

Tổng giám đốc Vedan Việt Nam, ông Yang Kun Hsiang giải thích về cách giải quyết của công ty: “Cuộc thương lượng diễn ra trong một khoảng thời gian dài vì chúng tôi phải xác nhận lại khoản đền bù do Viện Môi trường và Tài nguyên đưa ra.” Ông Yang trả lời báo chí: “Thủ tướng (Nguyễn Tấn Dũng) đã chỉ đạo rằng khoản đền bù phải thỏa đáng. Trong phiên họp hôm này, chúng tôi đã nhất trí trả đầy đủ khoản yêu cầu bồi thường.”

Ảnh hưởng đến tài chính

Sự ảnh hưởng đến tài chính đối với công ty là rất to lớn, tuy nhiên điều này vẫn có thể kiểm soát được theo cách nhìn từ lợi nhuận hàng năm của công ty khoảng 16 - 17 triệu đô la Mỹ. Sự tẩy chay sản phẩm Vedan của người tiêu dùng và các nhà phân phối, trong đó bốn hệ thống siêu thị lớn đã loại bỏ hàng hóa của Vedan, đã gây ra những tổn thất khôn lường. Tuy nhiên, điều này đã bị hạn chế bởi trên thực tế phần lớn sản phẩm của Vedan trong năm 2010 không được bán trực tiếp tới công chúng mà tới các công ty sản xuất thực phẩm. Và các sản phẩm của Vedan không chỉ được tiêu thụ chủ yếu tại Việt Nam, mà là trên toàn cầu. Vedan cũng may mắn rằng thời điểm mà Chính phủ Việt nam yêu cầu tạm dừng sản xuất lại trùng với thời điểm toàn cầu đang bị khủng hoảng kinh tế. Do vậy, theo bản báo cáo năm 2009 của công ty, vi phạm của công ty đã làm giảm 17% doanh số so với khoảng 289 triệu đô Mỹ năm 2008. Khoản phạt và phí môi trường được trả tổng cộng chỉ là 7,7 triệu đô la Mỹ và thậm chí chấp thuận đền bù ở mức 11,5 triệu đô la Mỹ cũng không phải quá cao khi xem xét việc họ đã sai phạm và gây tổn hại trong 14 năm liền. Chi phí chủ yếu đó là khoản đầu tư yêu cầu để nâng cấp hệ thống xử lý nước thải trị giá tổng cộng là 31,3 triệu đô la Mỹ, tuy nhiên mức phí này không chỉ là xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn mà còn biến chất thải từ mật đường thành phân bón dạng rắn mà có thể bán ra thị trường địa phương.

Trong báo cáo tài chính tạm thời năm 2010, Vedan đưa ra tổng khoản bồi thường của công ty có thể lên tới khoảng 11,8 triệu đô la Mỹ. “Bởi yêu cầu trước đây cho sự tổn thất ở mức 11,8 triệu đô Mỹ đã được ghi nhận vào chi phí trong nửa năm đầu 2010, công ty đã báo cáo khoản lỗ ròng là 6.959.000 đô la Mỹ trong kì đó, so với lãi ròng 4.848.000 đô la Mỹ (trong kì trước).”

Page 15: Vedan Viet Nam

Những khoản chi phí khác khó định lượng hơn và đôi khi không rõ ràng. Công ty chắc chắn sẽ phải gánh chịu chi phí kiện tụng và tư vấn. Công ty đã thuê một công ty tư vấn Hồng Kông cho những hành động của mình, cùng với sự giúp đỡ về mặt pháp lý của Việt Nam và một chuyên gia môi trường Đài Loan. Qua việc nhất trí những yêu cầu đền bù, công ty tránh được những chi phí thêm về mặt pháp lý và khả năng phải trả những khoản lớn hơn. Những cuộc tranh cãi về môi trường chắc sẽ gây ra sự xao nhãng cho ban lãnh đạo công ty và tiêu tốn một khoảng thời gian lớn. Vì những vấn đề phát sinh ở Đồng nai, một nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Vedan đang xây dựng tại Hạ Đinh phải chịu thêm những chi phí về môi trường. Các nhà chức trách yêu cầu nhà máy mới này phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về môi trường, bao gồm việc xử lý chất thải trên mức tiêu chuẩn và chứa ở trong những hồ kín. Việc cho phép vận hành nhà máy bị ngưng lại cho tới công ty áp dụng những hệ thống xử lý chất thải hoạt động hoàn hảo trong thời gian chạy thử.

Bất chấp tổn thất gây ra bởi vấn đề môi trường, công ty đã giảm doanh thu và sự mất giá của đồng Việt Nam, Vedan có thể báo cáo lãi ròng trong năm 2009 là 17,9 triệu đô la, bằng 114% so với năm 2008. Doanh thu đã bị ảnh hưởng bởi khoản bồi thường 7,7 triệu đô la Mỹ cho mức phạt và các khoản phí. Tuy nhiên, năm 2010 khoản bồi thường dẫn tới lỗ ròng 6,5 triệu đô la Mỹ.

Ảnh hưởng đến danh tiếng

Một trong những mối lo ngại dài hạn đối với công ty sau những sai phạm về môi trường là ảnh hưởng đến danh tiếng và thương hiệu Vedan. Trong 2 năm tranh cãi, hàng trăm bài báo và những bản tin thời sự ở Việt Nam và trên thế giới đều đưa những thông tin tiêu cực về công ty. Tại Việt nam, Vedan trở thành một điển hình về sự vô trách nhiệm đối với môi trường. Tại Hồng Kong, công ty đã phải yêu cầu việc tạm dừng giao dịch cổ phần bởi thiệt hại từ các sai phạm đã được đánh giá. Có những báo cáo cho biết tinh thần của công nhân đã bị tổn thương bởi những cuộc tranh cãi và cư dân địa phương nói rằng Vedan sẽ gặp khó khăn trong tuyển dụng những công nhân làm việc hiệu quả, đặc biệt hiện nay có nhiều cơ hội việc làm trong khu vực.

Cải tạo con sông

Page 16: Vedan Viet Nam

14 Vedan Vietnam

Trước tháng 9 năm 2010, những nỗ lực cải thiện vấn đề của Vedan đã có những kết quả khả quan đối với sông Thị Vải. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng những công ty gây ô nhiễm khác đã được báo động bằng những biện pháp áp dụng với Vedan, cũng đã thầm lặng cải tiến hệ thống xử lý chất thải và giảm thiếu mức độ ô nhiễm tới con sông. Ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời với báo chí rằng việc cải thiện môi trường của Vedan đã giúp phục hồi sông Thị Vải. “So với chuyến kiểm tra lần đầu tiên mà tôi tiến hành vào năm 2005, chất lượng nước sông nay đã khá hơn nhiều. Vào thời điểm đó, nước sông có màu đen và bốc mùi khó chịu”.

Các ngư dân kể rằng từ khi cải thiện, cá tôm đã xuất hiện trở lại trên con sông Thị Vải. Các chuyên gia môi trường nói rằng sự hồi phục của con sông đã được đẩy nhanh hơn nhờ vào những cơn mưa lớn và lũ lụt năm 2009 và đã giúp đẩy dòng nước ô nhiễm ra biển.

Trước tháng 9 năm 2010, ngư dân địa phương đã đánh bắt cá trở lại trên con sông Thị Vải gần khu vực nhà máy Vedan.

Page 17: Vedan Viet Nam

Câu hỏi thảo luận cho phần II

1. Công ty đã thiết lập mối quan hệ niềm tin với những bên liên quan chính chưa khi công ty nỗ lực giải quyết một vấn đề?

2. Công ty có hiểu được đầy đủ thực tế (về luật pháp, xã hội và môi trường) của vấn đề và công ty nhận thức được các bên liên quan nhìn nhận vấn đề này như thế nào hay chưa?

3. Công ty có phản ứng nhanh nhạy, cởi mở và trung thực để giải quyết mối lo ngại của các bên liên quan hay không?

4. Công ty có những kế hoạch rõ ràng và thực tế để đối mặt với báo chí và công chúng nhằm bảo vệ danh tiếng công ty và giá trị thương hiệu không?

Tài liệu nghiên cứu thêm

1. “Trong tình huống khẩn cấp: Điều gì không nên làm” của Peter S.Goodman, thời báo Newyork

2. Báo cáo thường niên của Vedan năm 2008

3. Báo cáo thường niên của Vedan năm 2009

4. Báo cáo kinh doanh Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm 2010

5. Bản báo cáo Blogspot trên Nhật báo Việt Nam phát hành ngày 11 tháng 8 năm 2010