vbpl.vnvbpl.vn/FileData/TW/Lists/vbpq/Attachments/26460/VanBanGoc_12_2011_TT... · CÔNG BÁO/Số...

76
CÔNG BÁO/S261 + 262 ngày 12-5-2011 41 BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BTÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG _______ S: 12/2011/TT-BTNMT CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Độc lp - Tdo - Hnh phúc _________________________ Hà Ni, ngày 14 tháng 4 năm 2011 THÔNG TƯ Quy định vQun lý cht thi nguy hi Căn cLut Bo vmôi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cNghđịnh s80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 ca Chính phquy định chi tiết và hướng dn thi hành mt sđiu ca Lut Bo vmôi trường; Căn cNghđịnh s21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 ca Chính phsa đổi bsung mt sđiu ca Nghđịnh s80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 ca Chính phvvic quy định chi tiết và hướng dn thi hành mt sđiu ca Lut Bo vmôi trường; Căn cNghđịnh s59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 ca Chính phvqun lý cht thi rn; Căn cNghđịnh s117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 ca Chính phvxlý vi phm pháp lut trong lĩnh vc bo vmôi trường; Căn cNghđịnh s25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 ca Chính phquy định chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu tchc ca BTài nguyên và Môi trường; Căn cNghđịnh s81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 ca Chính phquy định tchc, bphn chuyên môn vbo vmôi trường ti cơ quan nhà nước và doanh nghip nhà nước; Căn cQuyết định s132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 ca Thtướng Chính phquy định chc năng, nhim v, quyn hn và cơ cu tchc ca Tng cc Môi trường trc thuc BTài nguyên và Môi trường; Theo đề nghca Tng Cc trưởng Tng cc Môi trường và Vtrưởng VPháp chế,

Transcript of vbpl.vnvbpl.vn/FileData/TW/Lists/vbpq/Attachments/26460/VanBanGoc_12_2011_TT... · CÔNG BÁO/Số...

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 41

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG_______

Số: 12/2011/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc_________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2011

THÔNG TƯQuy định về Quản lý chất thải nguy hại

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

42 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

QUY ĐỊNH:

Chương IQUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụngThông tư này quy định về quản lý chất thải nguy hại, bao gồm: 1. Phân định, phân loại chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CTNH). 2. Điều kiện hành nghề quản lý CTNH (sau đây viết tắt là QLCTNH); thủ tục lập

hồ sơ, đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số QLCTNH; vận chuyển xuyên biên giới CTNH.

3. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện nội dung báo cáo Đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là ĐTM) và các yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước

hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến việc phát sinh CTNH, quản lý CTNH trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thông tư này không áp dụng đối với chất thải phóng xạ; chất thải ở thể hơi và khí; nước thải phát sinh nội bộ trong khuôn viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được xử lý tại công trình xử lý nước thải của cơ sở hoặc khu đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,

giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH.

2. Vận chuyển CTNH là quá trình chuyên chở CTNH từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo việc thu gom, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, trung chuyển, sơ chế CTNH.

3. Xử lý CTNH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu hủy hoặc phá hủy tính chất, thành phần nguy hại của CTNH

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 43

(kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

4. Sơ chế CTNH là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ-lý đơn thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý như kích thước, độ ẩm, nhiệt độ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, xử lý hoặc nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của CTNH cho phù hợp với các phương pháp xử lý khác nhau.

5. Đồng xử lý CTNH là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để xử lý CTNH, trong đó CTNH được sử dụng làm nhiên liệu, nguyên vật liệu bổ sung cho quá trình sản xuất này.

6. Tái sử dụng trực tiếp CTNH là việc trực tiếp sử dụng lại các CTNH có nguồn gốc là các phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa chất đã qua sử dụng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này theo đúng mục đích sử dụng ban đầu của phương tiện, thiết bị, sản phẩm hoặc vật liệu, hóa chất đó mà không qua bất kỳ khâu xử lý hay sơ chế nào.

7. Giấy phép QLCTNH là tên gọi chung cho các loại giấy phép sau:

a) Giấy phép hành nghề QLCTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này;

b) Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ vận chuyển CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT);

c) Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH là Giấy phép được cấp cho dịch vụ xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

8. Chủ nguồn thải CTNH là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH (sau đây gọi tắt là cơ sở phát sinh CTNH).

9. Chủ hành nghề QLCTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH để thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH theo quy định tại Thông tư này.

10. Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

44 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

11. Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

12. Chủ tái sử dụng CTNH là tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp.

13. Đại lý vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được chủ hành nghề QLCTNH ủy quyền hoặc hợp đồng để thực hiện hoạt động vận chuyển CTNH.

14. Cơ quan quản lý chủ nguồn thải chất thải nguy hại (sau đây viết tắt là CQQLCNT) là cơ quan có thẩm quyền quản lý các chủ nguồn thải CTNH theo quy định.

15. Cơ quan cấp phép (sau đây viết tắt là CQCP) là tên gọi chung của các cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH.

16. Mã số QLCTNH là mã số được cấp kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải hoặc Giấy phép QLCTNH.

17. Địa bàn hoạt động là phạm vi địa lý cho phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH được ghi trong Giấy phép QLCTNH.

Điều 4. Thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH

1. CQQLCNT (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được phân cấp) có thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh.

2. Tổng cục Môi trường có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) trở lên.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp (sau đây gọi chung là CQCP địa phương) có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh.

Điều 5. Phân định, phân loại CTNH

1. Việc phân định, phân loại CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 45

trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (sau đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT).

2. Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:

a) Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về ngưỡng CTNH;

b) Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;

c) Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này khi chưa phân định được là không nguy hại theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối với CTNH.

Điều 6. Việc sử dụng Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH và Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

1. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT tiếp tục được sử dụng trừ trường hợp phải cấp lại theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Thông tư này.

2. Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT trừ loại nêu tại Khoản 3 Điều này tiếp tục được sử dụng trong thời hạn hiệu lực ghi trên Giấy phép và được xác nhận gia hạn theo quy định tại Điều 21 Thông tư này nhưng không được cấp điều chỉnh.

3. Giấy phép QLCTNH đã được cấp cho chủ nguồn thải CTNH tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT bị hủy bỏ sau khi chủ nguồn thải CTNH được cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 16 Thông tư này.

Điều 7. Thời gian và đơn vị tính số lượng CTNH

1. Thời gian được quy định trong Thông tư này theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Thời gian được quy định trong Thông tư này theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.

3. Số lượng CTNH được ghi trong tất cả các hồ sơ, giấy phép, báo cáo, chứng từ và các giấy tờ khác theo quy định tại Thông tư này thống nhất sử dụng đơn vị tính là kilôgam (kg).

46 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Điều 8. Các vấn đề liên quan đến xác thực hồ sơ, giấy tờ, chữ ký và ủy quyền đối với tổ chức, cá nhân thực hiện Thông tư này

1. Bản sao giấy tờ có dấu trong hồ sơ, kế hoạch và báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này không yêu cầu chứng thực theo quy định của pháp luật nhưng phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc dấu treo vào từng trang bản sao để tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản sao trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

2. Các hồ sơ, kế hoạch và báo cáo được lập theo quy định tại Thông tư này phải được tổ chức, cá nhân đóng dấu giáp lai hoặc đóng dấu treo vào từng trang để xác thực trước khi nộp cơ quan có thẩm quyền.

3. Trường hợp không có dấu pháp nhân thì khi ký hợp đồng theo quy định tại Thông tư này phải có chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

4. Chủ nguồn thải CTNH, chủ hành nghề QLCTNH không được phép ủy quyền cho các pháp nhân khác ngoài pháp nhân (nếu có) của cơ sở phát sinh CTNH hoặc cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH ghi trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hoặc Giấy phép QLCTNH để ký, đóng dấu các hồ sơ, hợp đồng, chứng từ, kế hoạch, báo cáo lập theo quy định tại Thông tư này.

Chương IIĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 9. Nội dung và trường hợp yêu cầu điều kiện hành nghề QLCTNH1. Điều kiện hành nghề QLCTNH để được cấp phép theo quy định tại Thông tư

này bao gồm các nội dung chính sau:

a) Các điều kiện về cơ sở pháp lý;

b) Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật;

c) Các điều kiện về nhân lực;

d) Các điều kiện liên quan đến công tác quản lý;

đ) Các điều kiện khác.

2. Điều kiện hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này yêu cầu đối với các trường hợp sau:

a) Các tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành nghề QLCTNH để được cấp phép theo quy định tại Thông tư này;

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 47

b) Các chủ hành nghề QLCTNH sau khi được cấp phép theo quy định tại Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện có lộ trình thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 11 Thông tư này;

c) Các chủ vận chuyển CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT phải đáp ứng các điều kiện đối với phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc vận chuyển CTNH (bao gồm bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển) theo quy định tại Khoản 1 và 4 Điều 11 Thông tư này trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực; đáp ứng điều kiện có lộ trình thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 11 Thông tư này;

d) Các chủ xử lý CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT phải đáp ứng các điều kiện đối với phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý CTNH (bao gồm khu vực lưu giữ tạm thời, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH), công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1, 4 và 5 Điều 11 Thông tư này trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Điều kiện hành nghề QLCTNH và Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này không yêu cầu đối với các trường hợp sau:

a) Vận chuyển xuyên biên giới CTNH; b) Tái sử dụng trực tiếp CTNH;c) Sử dụng công trình bảo vệ môi trường chỉ nhằm mục đích tự xử lý CTNH phát

sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh CTNH nơi có công trình này. Công suất của các công trình này phải phù hợp với số lượng CTNH phát sinh nội bộ dự kiến tự xử lý. Việc thay đổi, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của cơ quan đã phê duyệt hoặc xác nhận báo cáo ĐTM, Bản cam kết bảo vệ môi trường (BVMT) hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (trước đây) hoặc Đề án BVMT đối với dự án đầu tư cơ sở phát sinh CTNH nêu trên;

d) Nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý CTNH trong môi trường thí nghiệm. Trường hợp có nhu cầu tiếp nhận CTNH để thử nghiệm, đánh giá công nghệ đang được nghiên cứu và phát triển thì phải lập kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (C) kèm theo Thông tư này gửi Tổng cục Môi trường để xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện thử nghiệm.

Điều 10. Các điều kiện về cơ sở pháp lý1. Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp trong Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương.

48 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

2. Có báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:

a) Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý CTNH đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006;

b) Đề án BVMT được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định đối với cơ sở xử lý CTNH đã đưa vào hoạt động;

c) Đối với cơ sở sản xuất đã đưa vào hoạt động có nhu cầu bổ sung hoạt động đồng xử lý CTNH mà không thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ thì phải có văn bản chấp thuận phương án đồng xử lý CTNH của cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt hoặc xác nhận Báo cáo ĐTM, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (trước đây) hoặc Đề án BVMT đối với dự án đầu tư cơ sở sản xuất này.

3. Có Bản cam kết BVMT được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động vận chuyển CTNH tại đại lý vận chuyển CTNH (nếu có) trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại Khoản 2 Điều này chưa bao gồm các hạng mục đó.

4. Cơ sở xử lý CTNH phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt hoặc được Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) cấp tỉnh chấp thuận về địa điểm bằng văn bản.

Điều 11. Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH bao gồm

bao bì chuyên dụng, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống hoặc thiết bị sơ chế, xử lý CTNH phải đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

2. Số lượng phương tiện vận chuyển CTNH được quy định như sau:

a) Trường hợp địa bàn hoạt động chỉ trong một tỉnh, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 có ít nhất 01 (một) phương tiện vận chuyển thuộc sở hữu chính thức của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề, đại lý vận chuyển CTNH, lãnh đạo hoặc cá nhân khác có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ tương đương, hoặc phương tiện vận chuyển được góp vốn chính thức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương tiện vận chuyển chính chủ);

b) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 có ít nhất 03 (ba) phương tiện vận chuyển chính chủ;

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 49

c) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên trong một vùng và đăng ký vận chuyển, xử lý không dưới hai nhóm CTNH có tính chất, phương án xử lý khác nhau, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 có ít nhất 05 (năm) phương tiện vận chuyển chính chủ; trường hợp địa bàn hoạt động từ hai vùng trở lên và đăng ký vận chuyển, xử lý không dưới hai nhóm CTNH có tính chất, phương án xử lý khác nhau, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 có ít nhất 08 (tám) phương tiện vận chuyển chính chủ;

d) Tổng số lượng phương tiện vận chuyển không chính chủ không được vượt quá tổng số lượng phương tiện vận chuyển chính chủ trừ các phương tiện vận chuyển đường thủy, đường sắt. Phương tiện vận chuyển không chính chủ phải có hợp đồng dài hạn về việc bàn giao phương tiện để vận chuyển CTNH giữa tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và chủ sở hữu của phương tiện đó.

3. Phương tiện vận chuyển CTNH có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển CTNH theo lộ trình thực hiện như sau:

a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012, ít nhất 50% tổng số phương tiện vận chuyển có GPS;

b) Kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012, toàn bộ phương tiện vận chuyển có GPS;

c) Trường hợp địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên thực hiện theo quy định tại Điểm a và b Khoản này;

d) Trường hợp địa bàn hoạt động chỉ trong một tỉnh, việc trang bị GPS cho các phương tiện vận chuyển theo yêu cầu của CQCP địa phương.

4. Một phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH chỉ được đăng ký cho một Giấy phép QLCTNH.

5. Có các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này để kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý CTNH và đại lý vận chuyển CTNH (nếu có).

Điều 12. Các điều kiện về nhân lực

1. 01 (một) cơ sở xử lý CTNH có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hóa học hoặc môi trường.

2. 01 (một) đại lý vận chuyển CTNH có ít nhất 01 (một) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hóa học hoặc môi trường.

50 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

3. Người nêu tại Khoản 1 và 2 Điều này phải được đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động dài hạn trong trường hợp không có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy tờ tương đương) hoặc không thuộc ban lãnh đạo hoặc biên chế của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.

4. Có đội ngũ vận hành và lái xe được đào tạo, tập huấn bảo đảm vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị; đội trưởng đội ngũ vận hành có trình độ từ trung cấp kỹ thuật trở lên hoặc do người quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này kiêm nhiệm.

Điều 13. Các điều kiện liên quan đến công tác quản lý1. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng.2. Có các kế hoạch sau:a) Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường;b) Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe;c) Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố;d) Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm;đ) Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động.3. Có chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá

hiệu quả xử lý CTNH.4. Lắp đặt các bản hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ kèm theo các quy

trình, kế hoạch quy định tại Khoản 1, Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này ở vị trí phù hợp và với kích thước thuận tiện quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH.

Điều 14. Các điều kiện khác1. Có ít nhất một cơ sở xử lý CTNH. Đối với 01 (một) cơ sở xử lý CTNH, không

thành lập quá 05 (năm) đại lý vận chuyển CTNH trừ các trường hợp sau:a) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH trong

cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với nhau;

b) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH trong một khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

c) Đại lý chỉ thực hiện vận chuyển CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH tại các tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi hoặc vùng chưa có cơ sở xử lý CTNH được cấp Giấy phép QLCTNH hoặc tỉnh chưa có chủ hành nghề QLCTNH thực hiện vận chuyển CTNH.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 51

2. 01 (một) đại lý vận chuyển CTNH chỉ được nhận ủy quyền vận chuyển từ hai tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề hoặc chủ hành nghề QLCTNH trở lên trong trường hợp các chủ hành nghề QLCTNH hoặc tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề là thành viên trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với nhau hoặc đại lý này chỉ có hoạt động vận chuyển trên biển.

3. Trường hợp đại lý vận chuyển CTNH là thành viên trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với chủ QLCTNH hoặc tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề thì phải có văn bản ủy quyền nội bộ; các trường hợp còn lại thì phải có hợp đồng đại lý dài hạn theo quy định.

Chương IIITRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT

THẢI NGUY HẠI, CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

Mục 1TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI

CHẤT THẢI NGUY HẠI

Điều 15. Đăng ký chủ nguồn thải CTNH1. Chủ nguồn thải CTNH lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH

theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (A và B) kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến CQQLCNT để xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Chủ nguồn thải CTNH không phải đóng phí hoặc lệ phí khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

Chủ nguồn thải CTNH được lập chung hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các cơ sở phát sinh CTNH do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh.

Trường hợp cơ sở phát sinh CTNH dưới dạng nguồn thải di động hoặc nguồn thải có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn một cơ sở đầu mối để đại diện lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, CQQLCNT xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho chủ nguồn thải CTNH để sửa đổi, bổ sung nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Số lần thông báo không quá 02 (hai) lần,

52 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

trừ những lần chủ nguồn thải không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của CQQLCNT.

3. Khi xác định hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, CQQLCNT không cần thông báo cho chủ nguồn thải CTNH và đương nhiên hồ sơ đăng ký được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét.

Điều 16. Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH1. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy

đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký, CQQLCNT có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp cần thiết đối với cơ sở phát sinh CTNH có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ nêu tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Thông tư này, CQQLCNT tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký. Khoảng thời gian kiểm tra đối với một cơ sở phát sinh CTNH có công trình tự xử lý CTNH không quá 02 (hai) ngày.

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở hoặc kể từ ngày chủ nguồn thải CTNH có báo cáo về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến (nếu có) của CQQLCNT sau khi kiểm tra cơ sở, CQQLCNT có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 (C) kèm theo Thông tư này.

3. Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có giá trị sử dụng cho đến khi được cấp lại theo quy định tại Khoản 4 Điều này hoặc khi cơ sở chấm dứt hoạt động.

Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có 01 (một) mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký được CQQLCNT đóng dấu xác nhận sau khi hoàn thiện là bộ phận không tách rời kèm theo 02 (hai) bản gốc Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (01 bộ trả trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến chủ nguồn thải CTNH và 01 bộ lưu tại CQQLCNT).

4. Chủ nguồn thải CTNH đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH khi có một trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng từ 15% trở lên đối với số lượng CTNH đã đăng ký;

b) Thay đổi địa điểm cơ sở phát sinh CTNH trong phạm vi một tỉnh nhưng không thay đổi chủ nguồn thải CTNH hoặc thay đổi chủ nguồn thải nhưng không thay đổi địa điểm cơ sở;

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 53

c) Bổ sung thêm cơ sở phát sinh CTNH hoặc giảm các cơ sở đã đăng ký;

d) Thay đổi, bổ sung công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ;

đ) Phát hiện việc kê khai không chính xác khi đăng ký chủ nguồn thải CTNH so với thực tế hoạt động.

Số thứ tự các lần cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần cấp lại tiếp theo.

Mục 2

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ CÁC THỦ TỤC CÓ LIÊN QUAN

Điều 17. Đăng ký hành nghề QLCTNH

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (A và B) kèm theo Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến CQCP có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để xem xét, cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH. Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề không phải nộp phí hoặc lệ phí khi đăng ký hành nghề QLCTNH.

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH:

a) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH, CQCP xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, CQCP xem xét tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu tiếp tục sửa đổi, bổ sung nếu thấy cần thiết. Tổng số lần thông báo không quá 03 (ba) lần, trừ những lần tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của CQCP;

c) Khi xác định hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ thì CQCP không cần thông báo và đương nhiên hồ sơ đăng ký được chấp nhận sau khi kết thúc thời hạn xem xét;

d) Trường hợp CQCP nhận được hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký nộp lần gần nhất thì hồ sơ đăng ký này được xem xét lại từ đầu.

54 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

3. Vận hành thử nghiệm xử lý CTNH:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 (hai) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (C) kèm theo Thông tư này và nộp cho CQCP cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề hoặc thời điểm sau đó;

b) Thời hạn xem xét đối với kế hoạch vận hành thử nghiệm nộp lần đầu là 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này (hoặc kể từ ngày nhận bản kế hoạch được nộp sau khi kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ) và 05 (năm) ngày đối với kế hoạch được sửa đổi, bổ sung theo thông báo của CQCP. Số lần thông báo không quá 02 (hai) lần, trừ những lần tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề không tiếp thu hoặc tiếp thu không đầy đủ yêu cầu của CQCP;

c) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét kế hoạch vận hành thử nghiệm, CQCP có văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (D) kèm theo Thông tư này. Văn bản này kèm theo 01 (một) bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được CQCP đóng dấu xác nhận;

d) Sau khi có văn bản chấp thuận của CQCP, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề tạm thời được phép vận chuyển và vận hành thử nghiệm xử lý CTNH. CQCP có thể đột xuất kiểm tra cơ sở và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm;

đ) Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề lập 02 (hai) bản báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (Đ) kèm theo Thông tư này và nộp cho CQCP để xem xét. Trường hợp báo cáo muộn hơn 06 (sáu) tháng kể từ ngày có văn bản chấp thuận thì phải đăng ký vận hành thử nghiệm lại;

e) Trường hợp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm xử lý CTNH có nội dung không đạt yêu cầu hoặc chưa hoàn thiện thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để điều chỉnh, hoàn thiện.

Điều 18. Cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH

1. Trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến tham khảo bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về: Sự đồng thuận hoặc không đồng thuận đối với việc cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH; lý do không đồng thuận hoặc các vấn đề cần lưu ý đối với việc xem xét, cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 55

Văn bản lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường không được muộn hơn ngày có công văn chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 17 Thông tư này. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản không muộn hơn 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận văn bản của Tổng cục Môi trường.

2. Trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày kể từ ngày nhận báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đạt yêu cầu, CQCP có trách nhiệm đánh giá điều kiện hành nghề và cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư này.

Giấy phép hành nghề QLCTNH có thời hạn hiệu lực là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Giấy phép hành nghề QLCTNH có 01 (một) mã số QLCTNH theo quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký được CQCP đóng dấu xác nhận sau khi hoàn thiện là bộ phận không tách rời kèm theo 02 (hai) bản gốc Giấy phép QLCTNH (01 bộ trả trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến chủ hành nghề QLCTNH và 01 bộ lưu tại CQCP).

3. Trường hợp cần thiết trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày đánh giá điều kiện hành nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc sớm hơn, CQCP lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:

a) Thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật về việc cấp phép hành nghề QLCTNH với thành phần bao gồm các chuyên gia về môi trường, quản lý và xử lý chất thải. Nhóm tư vấn kỹ thuật có nhiệm vụ tư vấn giúp CQCP xem xét hồ sơ đăng ký, đánh giá điều kiện hành nghề, đánh giá công nghệ xử lý, kết quả vận hành thử nghiệm, việc thực hiện các nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM và các vấn đề có liên quan khác;

b) Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 (hai) ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm c Khoản này;

c) Tổ chức họp Nhóm tư vân kỹ thuật để thống nhất yêu cầu, kiến nghị về việc cấp Giấy phép QLCTNH với sự tham gia của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);

d) Lấy ý kiến tham vấn bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp không thành lập Nhóm tư vấn kỹ thuật.

56 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề chưa đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Nhóm tư vấn kỹ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, CQCP thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề để thực hiện.

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận báo cáo của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP kèm theo hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp, CQCP xem xét, cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

Điều 19. Cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH

1. Giấy phép hành nghề QLCTNH được cấp lại nhiều lần để gia hạn, mỗi lần gia hạn là 03 (ba) năm kể từ ngày hết hạn của Giấy phép hành nghề QLCTNH câp lân đâu hoặc các lần tiếp theo. Việc đăng ký cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH phải bắt đầu được thực hiện chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày hêt hạn.

2. Trình tự, thủ tục lập và tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH được thực hiện tương tự như quy định tai Khoản 1, 2 Điều 17 Thông tư này.

3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đăng ký, CQCP xem xét, cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư này để thay thế Giấy phép hết hạn.

Mã số QLCTNH không thay đổi. Số thứ tự số lần cấp phép được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và các lần tiếp theo. 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH được CQCP đóng dấu xác nhận sau khi hoàn thiện cùng với tất cả các bộ hồ sơ đăng ký kèm theo các Giấy phép cấp từ trước được giữ lại là bộ phận không tách rời kèm theo 02 (hai) bản gốc Giấy phép QLCTNH cấp gia hạn (01 bộ trả trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến chủ hành nghề QLCTNH và 01 bộ lưu tại CQCP).

4. Trường hợp cần thiết trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày xem xét, cấp gia hạn Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều này hoặc sớm hơn, CQCP lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:

a) Kiểm tra cơ sở xử lý, đại lý vận chuyển CTNH với khoảng thời gian kiểm tra đối với từng cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển không quá 02 (hai) ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm b Khoản này;

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 57

b) Tổ chức họp với chủ hành nghề QLCTNH và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);

c) Lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Trường hợp chủ hành nghề QLCTNH có vấn đề phát sinh dẫn đến việc không đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định tại Chương II hoặc chưa hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 26 Thông tư này hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình họp, lấy ý kiến theo quy định tại Khoản 4 Điều này, CQCP thông báo cho chủ hành nghề QLCTNH để thực hiện.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận báo cáo của chủ hành nghề QLCTNH về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP kèm theo bộ hồ sơ đăng ký được sửa đổi, bổ sung phù hợp, CQCP xem xét, cấp gia hạn Giấy phép QLCTNH.

Điều 20. Cấp điều chỉnh Giấy phép hành nghề QLCTNH1. Giấy phép hành nghề QLCTNH phải cấp lại để điều chỉnh khi có một trong

các trường hợp sau: a) Thay đổi, bổ sung về loại hình, công nghệ, quy mô, công suất thiết kế, diện

tích hoặc số lượng của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc hành nghề QLCTNH;

b) Thay đổi, bổ sung về loại hoặc tăng số lượng CTNH được phép quản lý;c) Thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động (chỉ áp dụng cho trường hợp Giấy phép

hành nghề QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên);d) Thay đổi chủ hành nghề QLCTNH mà không thay đổi địa điểm cơ sở xử

lý CTNH hoặc thay đổi địa điểm cơ sở xử lý mà không thay đổi chủ hành nghề QLCTNH và tất cả các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

đ) Bổ sung cơ sở xử lý CTNH;e) Thay đổi, bổ sung đại lý vận chuyển CTNH.2. Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp điều chỉnh Giấy phép hành nghề QLCTNH được

thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 17, 18 Thông tư này.Khi hoàn thành thủ tục, CQCP cấp lại Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu

quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư này với thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày cấp điều chỉnh để thay thế Giấy phép trước đó.

58 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Mã số QLCTNH được điều chỉnh trong trường hợp thay đổi, mở rộng địa bàn hoạt động theo quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này. Số thứ tự lần cấp phép được tính lần lượt kể từ cấp lần đầu và những lần tiếp theo.

02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký cấp điều chỉnh Giấy phép QLCTNH được CQCP đóng dấu xác nhận sau khi hoàn thiện cùng với tất cả các bộ hồ sơ đăng ký kèm theo các Giấy phép QLCTNH cấp từ trước được giữ lại là bộ phận không tách rời kèm theo 02 (hai) bản gốc Giấy phép QLCTNH cấp điều chỉnh (01 bộ trả trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện đến chủ hành nghề QLCTNH và 01 bộ lưu tại CQCP).

3. Việc vận hành thử nghiệm tương tự như quy định của Khoản 3 Điều 17 Thông tư này không yêu cầu thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Các trường hợp quy định tại Điểm c, d và e Khoản 1 Điều này;

b) Bổ sung phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc vận chuyển CTNH, kể cả phương tiện, thiết bị cho việc đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời, sơ chế CTNH;

c) Bổ sung loại CTNH có tính chất, phương án xử lý tương tự như các CTNH hoặc nhóm CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép;

d) Tăng số lượng CTNH đã được vận hành thử nghiệm và cấp phép.

4. Trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường, Tổng cục Môi trường xem xét sự cần thiết của việc tham khảo ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường.

5. Giấy phép QLCTNH không được cấp điều chỉnh mà phải đăng ký lại để cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Điều 17, 18 Thông tư này trong các trường hợp sau:

a) Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này;

b) Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong một tỉnh do CQCP địa phương cấp chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH do Tổng cục Môi trường cấp để mở rộng địa bàn hoạt động;

c) Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên do Tổng cục Môi trường cấp chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH do CQCP địa phương cấp để thu hẹp địa bàn hoạt động về trong tỉnh;

Đối với thủ tục cấp lại Giấy phép QLCTNH, việc vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư này chỉ yêu cầu đối với các nội

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 59

dung chưa được vận hành thử nghiệm và cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT hoặc Thông tư này.

Điều 21. Thủ tục xác nhận gia hạn Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

1. Chậm nhất là 03 (ba) tháng trước ngày Giấy phép QLCTNH hêt hạn, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH nộp cho CQCP 01 (một) văn bản đề nghị xác nhận gia hạn Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT kèm theo: Bản gốc Giấy phép QLCTNH; 01 (một) báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép QLCTNH trong thời gian 01 (một) năm đến thời điểm có văn bản đề nghị xác nhận gia hạn.

2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận văn bản đề nghị xác nhận gia hạn, CQCP xem xét, xác nhận vào phần Xác nhận gia hạn giấy phép của bản gốc Giấy phép QLCTNH. Thời hạn gia hạn không quá ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trường hợp Giấy phép QLCTNH do Cục Bảo vệ môi trường (trước đây) cấp thì Tổng cục Môi trường xác nhận thay.

3. Trường hợp cần thiết trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày xem xét, xác nhận gia hạn Giấy phép QLCTNH theo quy định tại Khoản 2 Điều này, CQCP lựa chọn tiến hành các hoạt động hỗ trợ sau:

a) Kiểm tra cơ sở với khoảng thời gian kiểm tra không quá 02 (hai) ngày, đồng thời kết hợp với hoạt động nêu tại Điểm b Khoản này;

b) Tổ chức họp với chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trực tiếp thảo luận, làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, chưa đạt yêu cầu (nếu có);

c) Lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Trường hợp chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH có vấn đề phát sinh dẫn đến việc không đáp ứng điều kiện hành nghề, không hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 27 hoặc 28 Thông tư này hoặc chưa thực hiện yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, CQCP thông báo cho chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH để thực hiện. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận báo cáo của chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH về việc thực hiện yêu cầu tại thông báo của CQCP, CQCP xem xét, xác nhận gia hạn Giấy phép QLCTNH.

60 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Điều 22. Thu hồi Giấy phép QLCTNH

1. Việc thu hồi Giấy phép QLCTNH được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:

a) Người có thẩm quyền quy định tại Điều 40, 41, 42 và 43 Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ đề nghị CQCP bằng văn bản về việc thu hồi Giấy phép kèm theo những hồ sơ cụ thể làm căn cứ gồm có: Biên bản kiểm tra, thanh tra hoặc điều tra; kết luận kiểm tra, thanh tra hoặc điều tra; quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, hoặc hồ sơ truy tố, bản án;

b) Chủ hành nghề QLCTNH không hoạt động sau 01 (một) năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy phép hành nghề QLCTNH;

c) Chủ vận chuyển CTNH bị chấm dứt tất cả các hợp đồng với các chủ xử lý CTNH, chủ hành nghề QLCTNH về việc tiếp nhận xử lý CTNH mà trong vòng 01 (một) tháng không ký được hợp đồng mới hoặc không báo cáo CQCP, trừ trường hợp chủ vận chuyển CTNH đồng thời là chủ xử lý CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT;

d) Chủ vận chuyển CTNH không đáp ứng được các điều kiện hành nghề có lộ trình áp dụng theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 11 Thông tư này hoặc không có văn bản thông báo cho CQCP về việc đáp ứng sau 02 (hai) tháng kể từ ngày phải áp dụng các điều kiện;

đ) Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT phải thu hồi sau khi chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này hoặc kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trong trường hợp chưa chuyển đổi;

e) Chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH chấm dứt hoạt động QLCTNH;

g) CQCP địa phương thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động trong tỉnh đối với tổ chức, cá nhân sau khi được Tổng cục Môi trường cấp Giấy phép QLCTNH để mở rộng địa bàn hoạt động theo quy định tại Thông tư này hoặc theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT;

h) Tổng cục Môi trường thu hồi Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đối với chủ hành nghề QLCTNH sau khi được CQCP địa phương cấp Giấy phép QLCTNH để thu hẹp địa bàn hoạt động về trong tỉnh theo quy định tại Thông tư này.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 61

2. CQCP ban hành quyết định thu hồi Giấy phép QLCTNH, nêu rõ căn cứ, lý do thu hồi, mã số QLCTNH, ngày cấp, tên tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép.

3. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép QLCTNH có trách nhiệm thông báo và chấm dứt hợp đồng về QLCTNH với các khách hàng, đối tác đã có.

Điều 23. Kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt

1. Trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường:

a) Thủ tục đề nghị, kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (kể cả việc thực hiện và vận hành thử nghiệm các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường) không phải thực hiện riêng mà được lồng ghép thành một nội dung của thủ tục đăng ký, cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này;

b) Giấy phép hành nghề QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 (E) kèm theo Thông tư này có nội dung xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (kể cả việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường), không sử dụng mẫu Giấy xác nhận riêng theo quy định;

c) Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu hủy CTNH đã được Tổng cục Môi trường cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT tương đương với Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

2. Trường hợp CQCP địa phương:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH đồng thời lập hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH tại CQCP địa phương và hồ sơ đề nghị Tổng cục Môi trường xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM (kể cả việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường) theo quy định;

b) Tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề QLCTNH kết hợp thực hiện việc vận hành thử nghiệm các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã đề xuất tại báo cáo ĐTM trong quá trình vận hành thử nghiệm xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư này;

c) CQCP địa phương và Tổng cục Môi trường có trách nhiệm đồng thời phối hợp thực hiện hai thủ tục nêu tại Khoản này và ban hành riêng Giấy phép hành nghề

62 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

QLCTNH, Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM theo thẩm quyền.

Điều 24. Các vấn đề khác

1. Báo cáo và xác nhận việc đáp ứng các điều kiện hành nghề:

a) Khi đáp ứng các điều kiện hành nghề có lộ trình thực hiện theo quy định tại Điểm b, c và d Khoản 2 Điều 9 Thông tư này, chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý CTNH phải báo cáo cho CQCP trong thời hạn 02 (hai) tháng kể từ ngày phải áp dụng các điều kiện;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận báo cáo, CQCP xem xét và có văn bản xác nhận việc đáp ứng các điều kiện. Thời hạn CQCP có văn bản xác nhận được tính thêm 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ vận chuyển về việc tiếp thu đầy đủ các ý kiến (nếu có) của CQCP trong quá trình xem xét;

c) Trường hợp cần thiết, CQCP tiến hành kiểm tra cơ sở và các phương tiện, thiết bị chuyên dụng với khoảng thời gian không quá 02 (hai) ngày trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày quy định tại Điểm b Khoản này.

2. CQCP có văn bản thông báo về việc thay đổi hoặc yêu cầu tạm ngừng một số nội dung hoạt động đối với chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển hoặc chủ xử lý CTNH trong các trường hợp sau:

a) Có sự thay đổi nội dung, chấm dứt hoặc hết thời hạn mà không có báo cáo về việc gia hạn đối với hợp đồng đại lý, hợp đồng bàn giao phương tiện không chính chủ;

b) Căn cứ vào thực tế hoạt động phản ánh tại báo cáo QLCTNH định kỳ hoặc kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, hồ sơ truy tố, bản án của các cơ quan có thẩm quyền.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 25. Trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH

1. Thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Điều 15 Thông tư này khi bắt đầu hoạt động hoặc bắt đầu có các CTNH phát sinh thường xuyên hàng năm và tồn lưu (nếu có).

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 63

Trong thời gian từ khi nộp hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho đến khi được cấp Sổ đăng ký, chủ nguồn thải CTNH được coi là đã thực hiện trách nhiệm đăng ký về việc phát sinh CTNH với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường.

Việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với các chủ nguồn thải CTNH không tự xử lý CTNH phát sinh nội bộ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Các chủ nguồn thải CTNH có thời gian hoạt động dưới 01 (một) năm;b) Các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm

với tổng số lượng không quá 120 (một trăm hai mươi) kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 (sáu trăm) kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thì không được miễn áp dụng trách nhiệm này.

2. Sao gửi Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở phát sinh CTNH.

3. Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh CTNH và phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH; tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định số lượng CTNH phải đăng ký và quản lý; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi CTNH được xử lý an toàn, triệt để.

4. Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định từ Điểm 3.1 đến 3.6 Phụ lục 7 và đóng gói, bảo quản CTNH trong các bao bì chuyên dụng hoặc thiết bị lưu chứa CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương tự như quy định tại Mục 1, 2 Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.

5. CTNH phải được nhanh chóng đưa đi xử lý. Trường hợp cần lưu giữ tạm thời CTNH quá thời hạn 06 (sáu) tháng do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi, chưa tìm được chủ hành nghề QLCTNH phù hợp hoặc số lượng CTNH phát sinh quá thấp, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thông báo với CQQLCNT để biết bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo QLCTNH.

6. Phân công ít nhất một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc phân định, phân loại và quản lý CTNH; được sử dụng dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài (nếu cần thiết).

7. Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý CTNH, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức,

64 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

cá nhân được cấp Giấy phép QLCTNH có địa bàn hoạt động và danh sách CTNH được phép quản lý phù hợp.

Trường hợp có mục đích tái sử dụng trực tiếp thì chỉ được ký hợp đồng với các chủ hành nghề QLCTNH, không được ký với các chủ vận chuyển CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

Trường hợp chủ vận chuyển CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT tham gia vận chuyển CTNH không có mục đích tái sử dụng trực tiếp, hợp đồng phải ký ba bên giữa chủ nguồn thải CTNH, chủ vận chuyển CTNH và chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH hoặc hợp đồng ký giữa chủ nguồn thải CTNH và chủ vận chuyển CTNH phải có sự chứng kiến, xác nhận của chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH trên hợp đồng.

8. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp tự xử lý CTNH nêu tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

Chủ nguồn thải CTNH phải thống nhất với các tổ chức, cá nhân có liên quan để khai đầy đủ vào Chứng từ CTNH theo đúng nội dung hợp đồng chuyển giao CTNH và các quy định trong Giấy phép QLCTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.

9. Theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH căn cứ vào nội dung hợp đồng và Chứng từ CTNH; lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi loại, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị tiếp nhận và xử lý CTNH của mình. Trường hợp cần thiết, chủ nguồn thải CTNH cử cán bộ trực tiếp tham gia giám sát quá trình vận chuyển, xử lý CTNH của tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH.

Sau thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày chuyển giao CTNH, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của Chứng từ CTNH mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ phía tổ chức, cá nhân tiếp nhận CTNH thì chủ nguồn thải CTNH phải có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc hoặc báo cáo với CQQLCNT để có biện pháp kiểm tra, xử lý.

10. Khi có nhu cầu xuất khẩu CTNH để xử lý ở nước ngoài, chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (sau đây gọi tắt là Công ước Basel) theo quy định tại Phụ lục 5 (A) kèm theo Thông tư này.

11. Lập báo cáo QLCTNH theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) kèm theo Thông tư này với kỳ báo cáo 6 (sáu) tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 và từ ngày 01 tháng 7 đến 31 tháng 12 hàng năm và nộp trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo, trừ các trường hợp sau:

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 65

a) Chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm b Khoản 1 Điều này được sử dụng kỳ báo cáo 01 (một) năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm và nộp trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;

b) Chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động.

Ngoài ra, chủ nguồn thải CTNH phải lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với các chủ nguồn thải CTNH nêu tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này, việc nộp báo cáo QLCTNH được coi là hoàn thành trách nhiệm đăng ký phát sinh CTNH với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường.

12. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên Chứng từ CTNH đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

13. Áp dụng đồng thời việc kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Khuyến khích chủ nguồn thải CTNH tự đăng ký áp dụng khi chưa có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

14. Trường hợp phát sinh đột xuất (không thường xuyên hàng năm) với số lượng một lần lớn hơn 10 (mười) kg đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 50 (năm mươi) kg đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, hoặc số lượng bất kỳ đối với CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) thì phải báo cáo cho CQQLCNT trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày phát sinh không chủ định (như CTNH phát sinh do sự cố) hoặc chậm nhất là 01 (một) tháng trước ngày phát sinh có chủ định (như CTNH phát sinh từ việc xây dựng, phá dỡ, sửa chữa, cải tạo cơ sở). Báo cáo có đầy đủ thông tin về tên, mã CTNH, số lượng, thời gian, lý do phát sinh đột xuất.

15. Khi chấm dứt hoạt động, phải thông báo bằng văn bản và nộp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (nếu có) cho CQQLCNT.

Điều 26. Trách nhiệm chủ hành nghề QLCTNH1. Chỉ được phép bắt đầu hoạt động sau khi được cấp Giấy phép QLCTNH.2. Sao gửi Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu, cấp gia hạn và cấp điều chỉnh

cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH.

66 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

3. Thông báo cho CQCP để thu hồi Giấy phép QLCTNH cũ trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chuyển đổi Giấy phép QLCTNH mà có sự thay đổi CQCP liên quan đến thay đổi địa bàn hoạt động theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Thông tư này.

4. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

5. Chỉ được phép ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH với các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn hoạt động được phép ghi trong Giấy phép QLCTNH; chỉ tiếp nhận vận chuyển, xử lý số lượng, loại CTNH bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép theo đúng nội dung hợp đồng, Chứng từ CTNH và Giấy phép QLCTNH.

6. Vận chuyển CTNH theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn giao thông và phòng ngừa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông.

7. Chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động và nhân sự của phương tiện vận chuyển không chính chủ trong quá trình vận chuyển CTNH. Chủ hành nghề QLCTNH báo cáo cho CQCP về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng bàn giao phương tiện vận chuyển không chính chủ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

8. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH đối với CTNH phát sinh từ quá trình hoạt động mà không có khả năng xử lý. Trường hợp xử lý được hoàn toàn các CTNH, chủ hành nghề QLCTNH không phải thực hiện trách nhiệm đối với chủ nguồn thải CTNH.

9. Có trách nhiệm chính trong việc lựa chọn chủ tái sử dụng CTNH, giám sát để bảo đảm chủ tái sử dụng CTNH thực hiện đúng việc tái sử dụng trực tiếp và xác nhận vào Chứng từ CTNH cũng như hỗ trợ việc gửi trả các liên Chứng từ CTNH cho chủ nguồn thải CTNH.

Trong báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (B) kèm theo Thông tư này, chủ hành nghề QLCTNH phải báo cáo đầy đủ phương thức, tình trạng của toàn bộ các hoạt động tái sử dụng trực tiếp CTNH do mình vận chuyển trong thời gian 03 (ba) năm cho đến thời điểm báo cáo.

Nếu phát hiện chủ tái sử dụng CTNH không thực hiện đúng các trách nhiệm quy định tại Điều 29 Thông tư này, chủ hành nghề QLCTNH có trách nhiệm báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 67

10. Khi tham gia vận chuyển trong nội địa đối với CTNH vận chuyển xuyên biên giới, chủ hành nghề QLCTNH có trách nhiệm phối hợp với chủ nguồn thải CTNH hoặc nhà xuất khẩu đại diện cho chủ nguồn thải CTNH để tuân thủ các quy định của Công ước Basel theo quy định tại Phụ lục 5 (A) kèm theo Thông tư này.

11. Trường hợp đột xuất có nhu cầu thuê phương tiện đường biển hoặc đường sắt, phải phối hợp với bên cho thuê phương tiện xây dựng phương án đóng gói, bảo quản CTNH phù hợp, bảo đảm vận chuyển an toàn để trình CQCP hướng dẫn và chấp thuận bằng văn bản.

12. Lập các loại báo cáo sau:a) Báo cáo QLCTNH với kỳ báo cáo 06 (sáu) tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến

30 tháng 6 và từ ngày 01 tháng 7 đến 31 tháng 12 hàng năm theo quy định tại Phụ lục 4 (B) kèm theo Thông tư này và nộp trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo;

b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;c) Báo cáo CQCP về các thay đổi đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ

chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép QLCTNH so với khi được cấp phép.

13. Lập sổ giao nhận CTNH để theo dõi tên, số lượng, mã CTNH, thời gian, đơn vị chuyển giao hoặc tiếp nhận CTNH với đại lý vận chuyển hoặc cơ sở xử lý CTNH của mình, đảm bảo khớp với Chứng từ CTNH; nhật ký vận hành các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc QLCTNH; sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ CTNH; hồ sơ trực tuyến theo dõi hành trình phương tiện vận chuyển bằng GPS (nếu có) và cung cấp quyền truy cập cho CQCP; cơ sở dữ liệu quan trắc tự động liên tục (nếu có).

14. Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên Chứng từ CTNH đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.

15. Thực hiện đầy đủ các nội dung của các bộ hồ sơ đăng ký được CQCP đóng dấu xác nhận kèm theo Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu, cấp gia hạn và cấp điều chỉnh (nếu có), đặc biệt là kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ; kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố.

16. Giám sát hoạt động của các đại lý vận chuyển CTNH và chịu trách nhiệm chung đối với các vi phạm về bảo vệ môi trường và QLCTNH của các đại lý. Phải

68 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

báo cáo cho CQCP về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng đại lý trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

17. Chỉ được phép ký hợp đồng để tiếp nhận xử lý CTNH từ không quá 05 (năm) chủ vận chuyển CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT trừ các trường hợp sau:

a) Chủ vận chuyển CTNH đồng thời là chủ xử lý CTNH;

b) Chủ vận chuyển CTNH là thành viên cùng trong một tập đoàn, tổng công ty, nhóm doanh nghiệp có chung cổ đông sáng lập hoặc có quan hệ doanh nghiệp mẹ - con với mình;

c) Chủ vận chuyển CTNH chỉ hoạt động ngoài biển.

Chủ hành nghề QLCTNH phải báo cáo cho CQCP về việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt các hợp đồng với các chủ vận chuyển CTNH trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt.

18. Thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải CTNH trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời CTNH mà chưa đưa vào xử lý sau 03 (ba) tháng nhưng không được quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên Chứng từ CTNH.

19. Khi có nhu cầu chỉ thực hiện việc vận chuyển CTNH và chuyển giao trách nhiệm xử lý cho chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH khác thì phải đề nghị bằng văn bản kèm theo hợp đồng để CQCP xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Việc chuyển giao một lô CTNH chỉ được thực hiện giữa không quá 02 (hai) chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH.

Chủ hành nghề QLCTNH phải có văn bản đề nghị hoặc thông báo để CQCP xem xét, chấp thuận khi có sự chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng.

20. Áp dụng đồng thời việc kê khai Chứng từ CTNH và báo cáo QLCTNH trực tuyến trên hệ thống thông tin hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Khuyến khích chủ hành nghề QLCTNH tự đăng ký áp dụng khi chưa có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

21. Đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 hoặc tương đương phù hợp với hoạt động của cơ sở xử lý CTNH trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép QLCTNH lần đầu tiên và chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng - ISO 9001 hoặc tương đương phù hợp với hoạt động của đại lý vận

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 69

chuyển CTNH trong vòng 03 (ba) năm kể từ ngày đại lý vận chuyển được đưa vào Giấy phép.

22. Khi chấm dứt hoạt động, phải thực hiện kế hoạch về xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động, thông báo bằng văn bản để CQCP thu hồi Giấy phép QLCTNH.

Điều 27. Trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

1. Chỉ được phép sử dụng Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT để hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 nếu không chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này.

2. Sao gửi Giấy phép QLCTNH được xác nhận gia hạn theo quy định tại Điều 21 Thông tư này cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở.

3. Trường hợp đồng thời có Giấy phép QLCTNH do Tổng cục Môi trường và CQCP địa phương cấp phải thông báo bằng văn bản cho CQCP cấp Giấy phép có ngày cấp sớm hơn để thu hồi Giấy phép này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực hoặc kể từ ngày được cấp Giấy phép mới.

4. Ký hợp đồng ba bên với chủ nguồn thải CTNH, chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT về việc chuyển giao CTNH hoặc ký hợp đồng với chủ nguồn thải với sự chứng kiến, xác nhận của chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH trên hợp đồng, trừ trường hợp chủ vận chuyển đồng thời là chủ xử lý CTNH hoặc trường hợp không có chủ nguồn thải cụ thể hay không xác định được chủ nguồn thải.

5. Phải đáp ứng điều kiện hành nghề QLCTNH theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 9 và báo cáo về việc đáp ứng cho CQCP chậm nhất là 02 (hai) tháng kể từ ngày phải áp dụng các điều kiện này.

6. Đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 hoặc Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương phù hợp với việc vận chuyển CTNH trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực kể cả sau khi chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này.

7. Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH tiếp nhận xử lý CTNH thì phải đề nghị bằng văn bản kèm theo hợp đồng để CQCP xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Chủ vận chuyển CTNH phải có văn bản đề nghị hoặc thông báo để CQCP xem xét, chấp thuận khi có sự chấm dứt, thay đổi, bổ sung hoặc gia hạn hợp đồng.

70 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

8. Thực hiện các trách nhiệm có liên quan tương tự như quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 18, 20 và 22 Điều 26 Thông tư này.

Điều 28. Trách nhiệm của chủ xử lý CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT

1. Chỉ được phép sử dụng Giấy phép QLCTNH cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT để hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 nếu không chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này.

2. Sao gửi Giấy phép QLCTNH được xác nhận gia hạn theo quy định tại Điều 21 Thông tư này cho UBND cấp huyện và UBND cấp xã nơi có địa điểm cơ sở.

3. Trường hợp đồng thời có Giấy phép QLCTNH do Tổng cục Môi trường và CQCP địa phương cấp phải thông báo bằng văn bản cho CQCP cấp Giấy phép có ngày cấp sớm hơn để thu hồi Giấy phép này trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực hoặc kể từ ngày được cấp Giấy phép mới.

4. Phải đáp ứng điều kiện hành nghề QLCTNH theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 9 và báo cáo về việc đáp ứng cho CQCP chậm nhất là 02 (hai) tháng kể từ ngày phải áp dụng các điều kiện này.

5. Đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001 hoặc tương đương phù hợp với việc xử lý CTNH trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, kể cả sau khi chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này.

6. Thực hiện các trách nhiệm có liên quan tương tự như quy định tại Khoản 4, 5, 8, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 20 và 22 Điều 26 Thông tư này.

Điều 29. Trách nhiệm của chủ tái sử dụng CTNH1. Chỉ được phép tiếp nhận CTNH để tái sử dụng trực tiếp từ các chủ hành nghề

QLCTNH có Giấy phép QLCTNH phù hợp.2. Chỉ được phép tái sử dụng trực tiếp CTNH theo đúng mục đích ban đầu của

phương tiện, thiết bị, sản phẩm, vật liệu, hóa chất là nguồn gốc phát sinh CTNH này, cấm sử dụng cho mục đích khác hoặc chuyển giao lại cho một tổ chức, cá nhân khác mà không tái sử dụng trực tiếp.

3. Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

4. Trường hợp tổng số lượng CTNH tái sử dụng trực tiếp lớn hơn hoặc bằng 120 (một trăm hai mươi) kg/năm thì phải có văn bản giải trình gửi Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương chưa thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường và chỉ được bắt đầu triển khai nếu không có ý kiến phản đối (nêu

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 71

rõ lý do) trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày cơ quan này nhận văn bản giải trình; định kỳ hàng năm báo cáo Chi cục Bảo vệ môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương về tình trạng tái sử dụng trực tiếp cho đến khi kết thúc trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.

5. Phối hợp, cung cấp thông tin để chủ hành nghề QLCTNH báo cáo về phương án, tình trạng tái sử dụng trực tiếp CTNH trong báo cáo QLCTNH định kỳ.

6. Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH đối với các CTNH sau khi kết thúc tái sử dụng trực tiếp và các CTNH khác phát sinh từ quá trình tái sử dụng trực tiếp theo quy định tại Điều 25 Thông tư này trừ trường hợp CTNH được tái sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thì tuân thủ các quy định về quản lý chất thải sinh hoạt.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

Điều 30. Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường

1. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép QLCTNH do mình cấp.

2. Sao gửi Giấy phép QLCTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép QLCTNH do mình ban hành cho UBND cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở được cấp phép và công khai thông tin trên website.

3. Tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình xem xét hồ sơ, vận hành thử nghiệm, đánh giá điều kiện hành nghề và các hoạt động khác đối với thủ tục liên quan đến Giấy phép QLCTNH để rút ngắn thời gian, giảm thiểu văn bản giấy.

4. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về CTNH; tổ chức, hướng dẫn việc triển khai đăng ký, kê khai Chứng từ CTNH, báo cáo QLCTNH trực tuyến để từng bước thay thế văn bản giấy.

Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp

1. Quản lý hoạt động và các hồ sơ, hợp đồng, báo cáo, chứng từ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có Giấy phép QLCTNH do mình cấp.

72 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

2. Sao gửi Giấy phép QLCTNH hoặc Quyết định thu hồi Giấy phép QLCTNH do mình cấp cho Tổng cục Môi trường và UBND cấp huyện nơi có địa điểm cơ sở được cấp phép và công khai thông tin trên website (nếu có).

3. Tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với tổ chức, cá nhân trong quá trình xem xét hồ sơ, vận hành thử nghiệm, đánh giá điều kiện hành nghề và các hoạt động khác đối với thủ tục liên quan đến Giấy phép QLCTNH để rút ngắn thời gian, giảm thiểu văn bản giấy.

4. Trường hợp sát nhập địa bàn giữa các tỉnh, UBND của tỉnh tiếp nhận các địa bàn sát nhập hướng dẫn về việc cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải và mã số QLCTNH cho phù hợp.

Điều 32. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường phân cấp

1. Công khai thông tin về Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên website (nếu có); quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải CTNH (kể cả chủ nguồn thải không có Sổ đăng ký) trong phạm vi địa phương mình.

2. Tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử để thông báo, hướng dẫn, trao đổi với chủ nguồn thải CTNH trong quá trình xem xét hồ sơ và các hoạt động khác đối với thủ tục liên quan đến Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH để rút ngắn thời gian, giảm thiểu văn bản giấy.

3. Báo cáo UBND cấp tỉnh và Tổng cục Môi trường theo quy định tại Phụ lục 4 (C) kèm theo Thông tư này (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 hàng năm) trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày cuối của kỳ báo cáo tương ứng.

4. Phối hợp xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về CTNH và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai Chứng từ CTNH, báo cáo QLCTNH trực tuyến tại địa phương mình để từng bước thay thế văn bản giấy.

5. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường, xác nhận việc chuyển giao CTNH của chủ nguồn thải với chủ hành nghề QLCTNH thể hiện trên Chứng từ CTNH được thực hiện bằng hợp đồng và đúng theo hợp đồng trên cơ sở báo cáo QLCTNH của chủ nguồn thải theo quy định tại Phụ lục 4 (A) kèm theo Thông tư này.

Việc xác nhận nêu tại Khoản này được thực hiện một năm một lần trong báo cáo QLCTNH của Sở Tài nguyên và Môi trường (hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường phân cấp) theo quy định tại Phụ lục 4 (C) kèm theo

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 73

Thông tư này, không thực hiện đối với từng hợp đồng riêng lẻ hoặc từng chủ nguồn thải CTNH.

Chương VIĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Tổ chức thực hiện1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc

Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

Điều 34. Hiệu lực thi hành1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2011. Thông

tư này thay thế Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục chất thải nguy hại.

2. Hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép QLCTNH tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực được xem xét, tiến hành thủ tục theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT với thời hạn thực hiện đến ngày 31 tháng 8 năm 2011.

Sau ngày 31 tháng 8 năm 2011, hồ sơ đăng ký tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực không còn giá trị xem xét nếu chưa hoàn thành thủ tục theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

74 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Phụ lục 1MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

VÀ SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI(Kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

...........(1)...........________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI(cấp lần đầu/cấp lại)

Kính gửi:................(2)....................

1. Phần khai chung về chủ nguồn thải CTNH:1.1. Tên:Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính: Điện thoại: Fax: E-mail: Tài khoản số: tại: Giấy CMND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:Mã số QLCTNH (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải):Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt

từng cơ sở): Tên (nếu có):Địa chỉ:Loại hình (ngành nghề) hoạt động#: Điện thoại Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 75

2. Dữ liệu về sản xuất:(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với

từng cơ sở)2.1. Danh sách nguyên liệu thô/hóa chất:

TT Nguyên liệu thô/hóa chất Số lượng trung bình (kg/năm)

2.2. Danh sách sản phẩm:

TT Tên sản phẩm Sản lượng trung bình (kg/năm)

3. Dữ liệu về chất thải: (Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với

từng cơ sở)3.1. Danh sách CTNH phát sinh thường xuyên:

TT Tên chất thảiTrạng thái

tồn tạiSố lượng trung bình (kg/năm)

Mã CTNH

(rắn/lỏng/bùn)Tổng số lượng

3.2. Danh sách chất thải thông thường phát sinh thường xuyên:

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng trung bình (kg/năm)(rắn/lỏng/bùn)

Tổng số lượng

3.3. Danh sách CTNH tồn lưu (nếu có):

TT Tên chất thảiTrạng thái

tồn tạiSố lượng

(kg)Mã CTNH

Thời điểm bắt đầu tồn lưu

(rắn/lỏng/bùn)Tổng số lượng

76 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

4. Danh sách CTNH đăng ký tự xử lý CTNH tại cơ sở (nếu có):(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với

từng cơ sở)

TTTên chất

thảiTrạng thái

tồn tạiSố lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

(rắn/lỏng/bùn)

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn

nào)Tổng số lượng

5. Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:---Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị

quý Sở cấp (hoặc cấp lại) Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

.............(3)............(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:(1) Tên chủ nguồn thải CTNH;(2) CQQLCNT nơi đăng ký chủ nguồn thải CTNH;(3) Người có thẩm quyền ký của chủ nguồn thải CTNH.# Loại hình (ngành nghề) hoạt động được phân loại như sau:- Chế biến thực phẩm- Cơ khí- Dầu khí- Dược - Điện- Điện tử- Hóa chất

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 77

- Khoáng sản- Luyện kim- Nông nghiệp- Quản lý, xử lý nước, nước thải, chất thải - Sản xuất hàng tiêu dùng- Sản xuất vật liệu cơ bản (cao su, nhựa, thủy tinh...)- Sản xuất vật liệu xây dựng - Xây dựng (bao gồm cả phá dỡ công trình)- Y tế và thú y- Ngành/hoạt động khác (ghi chú rõ)

B. BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

Bộ hồ sơ đăng ký (cấp lần đầu hoặc cấp lại Sổ đăng ký) chủ nguồn thải CTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký kèm theo các hồ sơ, giấy tờ sau:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;

- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại * phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải đăng ký là CTNH);

- Bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH);

- Bản giải trình các điểm sửa đổi, bổ sung (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký).Lưu ý: Ngoài ra, không phải nộp thêm bất kỳ một hồ sơ, giấy tờ nào khác (như

Hợp đồng chuyển giao CTNH với chủ hành nghề QLCTNH).

78 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

C. MẪU SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

(TÊN CQQLCNT)________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

SỔ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠIMã số QLCTNH:........................

(Cấp lần...)

I. Thông tin chung về chủ nguồn thải CTNH: Tên:Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính: Điện thoại: Fax: E-mail: Tài khoản số: tại: Giấy CMND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:II. Nội dung đăng ký: Chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký (các) cơ sở phát sinh CTNH kèm theo danh sách CTNH và chất thải thông thường theo Phụ lục kèm theo.III. Trách nhiệm của chủ nguồn thải:1. Tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường có liên quan.2. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Điều 25 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.3. (Các trách nhiệm khác..., ví dụ các trách nhiệm đối với việc tự xử lý CTNH...)IV. Điều khoản thi hành:Sổ đăng ký này có giá trị sử dụng cho đến khi cấp lại hoặc chấm dứt hoạt động (và thay thế Sổ đăng ký có mã số QLCTNH:....... cấp lần... ngày.../.../...... (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký)).

Nơi nhận:- Như phần I;- ...;- Lưu...

Người có thẩm quyền ký(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 79

...(1)... ...(2)...

Phụ lục (Kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải có mã số QLCTNH......

do (tên CQQLCNT) cấp lần... ngày... tháng... năm......)

1. Cơ sở phát sinh CTNH (Trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở): Tên (nếu có):Địa chỉ:Điện thoại: Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:2. Danh sách chất thải nguy hại đã đăng ký phát sinh thường xuyên:(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT Tên chất thảiTrạng thái

tồn tạiSố lượng trung bình

(kg/năm)Mã CTNH

(rắn/lỏng/bùn)Tổng số lượng

3. Danh sách chất thải thông thường đã đăng ký phát sinh thường xuyên:(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng trung bình (kg/năm)(rắn/lỏng/bùn)

Tổng số lượng

4. Danh sách CTNH đã đăng ký tự xử lý CTNH tại cơ sở (nếu có):(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với từng cơ sở)

TT Tên chất thảiTrạng thái

tồn tạiSố lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

(rắn/lỏng/bùn)

(tương đương tiêu chuẩn, quy

chuẩn nào)Tổng số lượng

80 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

5. Hồ sơ kèm theo Sổ đăng ký: Bộ hồ sơ đăng ký (với dòng chữ sau trên bìa: “Kèm theo Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH có Mã số QLCTNH:... do... cấp lần... ngày... tháng... năm...”) được (tên CQQLCNT) đóng dấu xác nhận trên trang bìa và dấu giáp lai là bộ phận không tách rời kèm theo Sổ đăng ký này.

Ghi chú: Trên đầu (header) các trang của Sổ đăng ký (trừ trang đầu) cần ghi:(1) Mã số QLCTNH (ngày/tháng/năm cấp Sổ), ví dụ: 01.000001.T (01/6/2011) và đóng dấu treo của CQQLCNT lên vị trí này(2) Số trang/tổng số trang, ví dụ: Trang 01/10

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 81

Phụ lục 2MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ, GIẤY PHÉP QUẢN LÝ CHẤT

THẢI NGUY HẠI VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN (Kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011

của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QLCTNH

...........(1)..........._______ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI(cấp lần đầu/cấp gia hạn/cấp điều chỉnh)

Kính gửi:................(2)....................

1. Phần khai chung:1.1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề:Địa chỉ văn phòng: Điện thoại: Fax: E-mail:Tài khoản số: tại: Giấy CMND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh

Giấy phép): Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):1.2. Cơ sở xử lý CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng

cơ sở):Tên (nếu có): Địa chỉ:Điện thoại: Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:

82 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

1.3. Đại lý vận chuyển CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày từng đại lý):

Tên (nếu có):Địa chỉ:Điện thoại: Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:(Trường hợp điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc đại lý vận

chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung)2. Địa bàn hoạt động đăng ký:

Vùng TỉnhGhi tên vùng theo bảng 2 Phụ lục 6

kèm theo Thông tư nàyGhi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”(lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung)

3. Danh sách phương tiện, thiết bị chuyên dụng đăng ký:

TT Tên phương tiện, thiết bị

Số lượng (đơn vị đếm)

Loại hình

(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung)

4. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại

Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý Mức độ xử lý

(rắn/lỏng/bùn)

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

Tổng số lượng

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 83

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung)

4a. Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển để tái sử dụng trực tiếp (nếu có):

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng (kg/năm) Mã CTNH

(rắn/lỏng/bùn)

Tổng số lượng

(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các CTNH thì phân biệt rõ danh sách CTNH đã được cấp phép và danh sách CTNH đăng ký thay đổi, bổ sung)

5. Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:

-

-

-

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh) Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định số... ngày.../.../...... của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án... (trường hợp Tổng cục Môi trường là CQCP).

...................(3)....................(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề;

(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

(3) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.

84 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

B. BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QLCTNH

B.1. Bộ hồ sơ đăng ký (cấp lần đầu Giấy phép) hành nghề QLCTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký kèm theo các hồ sơ, giấy tờ trình bày theo cấu trúc như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương (đối với cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển CTNH)

- Bản sao hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này (đối với cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển CTNH)

- Bản sao văn bản quy hoạch đã được phê duyệt hoặc văn bản của UBND cấp tỉnh chấp thuận về địa điểm cho hoạt động xử lý CTNH đối với cơ sở xử lý CTNH trong trường hợp chưa có quy hoạch

2. Bản mô tả các cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH đã đầu tư

2.1. Vị trí và quy mô

2.1.1. Vị trí (địa chỉ; các hướng tiếp giáp; khoảng cách đến khu dân cư và doanh nghiệp sản xuất gần nhất; đặc điểm khu vực...)

2.1.2. Quy mô (tổng diện tích; kích thước; đặc điểm khu đất...)

2.2. Điều kiện địa chất - thủy văn khu vực xung quanh

2.3. Mô tả các hạng mục công trình

(Lưu ý các hạng mục được mô tả phải thống nhất về tên, ký hiệu và số thứ tự so với sơ đồ phân khu chức năng. Các hạng mục công trình cần được mô tả riêng biệt với các thông tin về: Chức năng; diện tích/quy mô; thiết kế kiến trúc/cấu trúc; các đặc điểm khác...)

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển thì trình bày lần lượt từng cơ sở hoặc đại lý theo cấu trúc tương tự như trên)

Phụ lục 2: Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH; các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở và đại lý; văn bản ủy quyền đại lý hoặc hợp đồng đại lý vận chuyển

(Văn bản ủy quyền đại lý hoặc hợp đồng đại lý vận chuyển gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của đại lý vận chuyển và chủ hành nghề QLCTNH (hoặc tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề); hình thức đại lý; số lượng, tên và mã

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 85

CTNH; cách thức giao nhận; giá, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và tại Thông tư này; quy định rõ về trách nhiệm của các bên; chế độ kiểm tra, giám sát và liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm)

3. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ tạm thời CTNH

Bảng giới thiệu tóm tắt các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đã đầu tư cho việc QLCTNH:

TTTên phương tiện,

thiết bị chuyên dụngMô tả Chức năng Ghi chú

(thuộc cơ sở xử lý hay đại lý vận chuyển nào)

3.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên phương tiện/thiết bị chuyên dụng)3.1.1. Chức năng (nêu thêm là thuộc cơ sở xử lý hay đại lý vận chuyển)3.1.2. Công suất, quy mô, kích thước...3.1.3. Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ và tính chất các loại CTNH có khả

năng quản lý (phân tích về thiết kế, cấu tạo, vật liệu và các đặc tính kỹ thuật, quy trình công nghệ để chứng minh khả năng quản lý an toàn chúng)

3.1.4. Thiết bị phụ trợ (thiết bị cảnh báo và xử lý sự cố, thiết bị tự động ngắt, thiết bị thông tin liên lạc, dấu hiệu cảnh báo - phòng ngừa...)

3.1.5. Các vấn đề liên quan khác...3.2. Hồ sơ kỹ thuật của...Phụ lục 3: Các ảnh chụp, bản vẽ, giấy tờ, hợp đồng (bàn giao phương tiện không

chính chủ) kèm theo các phương tiện, thiết bị chuyên dụng (sắp xếp thành từng bộ đối với mỗi phương tiện, thiết bị)

(Hợp đồng bàn giao phương tiện không chính chủ gồm các nội dung chính sau: Thông tin của hai bên ký kết; số đăng ký và các thông tin khác của phương tiện; các cam kết khác theo quy định của pháp luật và tại Thông tư này; trách nhiệm của đối tượng đăng ký đối với toàn bộ hoạt động và nhân sự của phương tiện vận chuyển liên quan đến quá trình vận chuyển CTNH; quy định rõ về trách nhiệm của các bên; chế độ kiểm tra, giám sát và liên đới chịu trách nhiệm về các vi phạm).

4. Hồ sơ kỹ thuật của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã đầu tư Bảng giới thiệu tóm tắt các công trình và biện pháp:

86 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

TTTên công trình,

biện phápMô tả Chức năng Ghi chú

(thuộc cơ sở xử lý hay đại lý vận chuyển nào)

4.1. Hồ sơ kỹ thuật của (tên công trình/biện pháp)4.1.1. Chức năng (nêu thêm là thuộc cơ sở xử lý hay đại lý vận chuyển)4.1.2. Công suất, quy mô, kích thước...4.1.3. Thiết kế, cấu tạo và quy trình công nghệ4.1.4. Thiết bị phụ trợ (nếu có)4.1.5. Các vấn đề liên quan khác...4.2. Hồ sơ kỹ thuật của...Phụ lục 4: Bản sao hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hoàn công các công trình bảo vệ môi

trường; các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định, văn bản có liên quan (trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường để kết hợp với việc kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt; nếu dày quá thì có thể đóng quyển riêng); giấy tờ, ảnh chụp có liên quan

5. Hồ sơ nhân lực 5.1. Giới thiệu chung về nhân lực của cơ sở5.2. Bảng lý lịch trích ngang của các cán bộ, công nhân viên (nêu toàn bộ những

người tham gia hoặc có liên quan đến công tác chuyên môn về quản lý CTNH và bảo vệ môi trường)

TT Họ và tên Trình độ chuyên môn Kinh nghiệm Chức vụ Nhiệm vụ

Phụ lục 5: Bản sao các văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của những cán bộ, công nhân viên có yêu cầu bắt buộc về trình độ nêu tại Điều 12 Thông tư này

6. Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng 6.1. Quy trình vận hành an toàn của (tên phương tiện/thiết bị chuyên dụng)6.1.1. Mục tiêu

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 87

6.1.2. Phạm vi áp dụng

6.1.3. Nội dung thực hiện

- Chuẩn bị vận hành

- Xác định nguy cơ/rủi ro

- Trang bị bảo hộ lao động

- Dụng cụ, thiết bị cần thiết

- Quy trình, thao tác vận hành chuẩn

- Kết thúc vận hành

6.1.4. Quy trình và tần suất bảo trì

6.2. Quy trình vận hành an toàn của...

Phụ lục 6: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành an toàn của các phương tiện/thiết bị chuyên dụng (phải ghi chú vị trí đặt bản)

7. Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (tại cơ sở xử lý và các đại lý vận chuyển CTNH)

7.1. Chương trình quản lý môi trường

7.1.1. Mục tiêu

7.1.2. Tổ chức nhân sự

7.1.3. Kế hoạch quản lý (kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo báo cáo ĐTM hoặc các hồ sơ, giấy tờ tương đương)

7.2. Quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (trình bày cho từng công trình đã lập hồ sơ kỹ thuật tại Mục 4 theo cấu trúc tương tự như hồ sơ tại Mục 6 Phụ lục này)

7.3. Kế hoạch vệ sinh các phương tiện, thiết bị và công trình

7.4. Kinh phí hàng năm

Phụ lục 7: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) cho quy trình vận hành, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường (phải ghi chú vị trí đặt bản)

8. Chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH

8.1. Chương trình giám sát môi trường

8.1.1. Giám sát môi trường lao động trong các nhà xưởng (áp dụng thêm đối với đại lý vận chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ tạm thời, sơ chế)

88 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

8.1.2. Giám sát môi trường không khí xung quanh, tiếng ồn (áp dụng thêm đối với đại lý vận chuyển CTNH nếu có hoạt động trung chuyển, lưu giữ tạm thời, sơ chế)

8.1.3. Giám sát chất lượng nước mặt, nước ngầm (áp dụng thêm đối với đại lý vận chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

8.1.4. Giám sát nước thải (đầu vào và đầu ra) (áp dụng thêm đối với đại lý vận chuyển CTNH nếu có phát sinh và xử lý nước thải)

8.1.5. Giám sát khí thải (không áp dụng đối với đại lý vận chuyển CTNH)

8.1.6. Giám sát khác

8.2. Giám sát vận hành xử lý CTNH (ví dụ: Nhiệt độ, lượng ôxi, tốc độ nạp CTNH, tốc độ xử lý...)

8.3. Đánh giá hiệu quả xử lý CTNH (ví dụ: Các thành phần nguy hại, tính chất nguy hại của sản phẩm tái chế, tận thu và chất thải sau xử lý so với QCVN 07:2009/BTNMT và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan)

(Từng hợp phần của chương trình giám sát nêu trên phải trình bày đầy đủ các thông tin sau: Vị trí giám sát; thông số giám sát; tần suất giám sát; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh; mô tả quy trình thực hiện)

8.4. Hệ thống quan trắc môi trường tự động (nếu có)

Phụ lục 8: Bảng tóm tắt chương trình giám sát; sơ đồ lấy mẫu...

9. Kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên

9.1. Trang bị bảo hộ cá nhân và các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động

9.1.1. Trang bị bảo hộ lao động

TT Trang bị Xuất xứ Số lượngTính năng/trường hợp, điều kiện

sử dụng

9.1.2. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khác

9.2. Các thủ tục, biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình lao động

9.3. Chăm sóc sức khỏe (kế hoạch khám sức khỏe định kỳ hàng năm; việc tổ chức uống sữa tẩy độc thường xuyên; chính sách về bảo hiểm, y tế, chế độ đối với bệnh nghề nghiệp/tai nạn lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ mới nhất của cán bộ công nhân viên)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 89

9.4. Các vấn đề liên quan khác...Phụ lục 9: Bản nội quy an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; bản chỉ dẫn sử dụng

trang bị bảo hộ lao động (phải ghi chú vị trí đặt bản)10. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố (Lưu ý cần phân biệt sự cố ở các khâu khác nhau như trên đường vận chuyển, tại

đại lý vận chuyển và cơ sở xử lý CTNH)10.1. Mục tiêu10.2. Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố (xác định các ưu tiên hàng đầu trong

mọi tình huống khẩn cấp, liệt kê theo thứ tự ưu tiên)10.3. Phân tích các kịch bản sự cố có thể xảy ra

TT Sự cố Ở khâu Nguyên nhân Tác động có thể

10.4. Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố10.4.1. Biện pháp, quy trình về quản lý10.4.2. Biện pháp kỹ thuật và trang thiết bị

TTLoại trang thiết bị/

biện phápSố lượng Đặc điểm, chức năng Vị trí

10.5. Quy trình ứng phó khẩn cấp 10.5.1. Đối với sự cố cháy, nổa) Phạm vi áp dụngb) Nội dung quy trình các bước ứng phóc) Thủ tục thông báo và yêu cầu trợ giúp khi có sự cố (nêu rõ địa chỉ, số điện

thoại, trình tự thông báo cho các bên liên quan như ban quản lý cơ sở, các cơ quan chức năng về môi trường, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế...; nêu rõ phương án, địa điểm cấp cứu người)

10.5.2. Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn10.5.3. Đối với tai nạn lao động

90 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

10.5.4. Đối với tai nạn giao thông10.5.5. Đối với (các sự cố khác...)10.6. Tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực phụ cận (trong

những tình huống nào thì phải sơ tán và tổ chức sơ tán như thế nào)10.7. Biện pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường sau khi kết thúc sự cố

(đối với ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm; môi trường đất; môi trường không khí; quản lý chất thải phát sinh do sự cố)

10.8. Kinh phí dự phòng và bảo hiểmPhụ lục 10: Bản hướng dẫn dạng rút gọn (hoặc dạng sơ đồ) của các quy trình ứng

phó sự cố; bản sơ đồ thoát hiểm trong cơ sở (phải ghi chú rõ vị trí đặt bản)11. Kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm cho cán bộ, công nhân viên 11.1. Mô tả các nội dung đào tạo, tập huấn11.1.1. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH11.1.2. Vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng11.1.3. Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (cần đề cập cả nội dung quản

lý CTNH như nhận biết, phân loại, lưu giữ, xử lý...)11.1.4. An toàn lao động và bảo vệ sức khỏe11.1.5. Phòng ngừa và ứng phó sự cố11.1.6. Các nội dung khác... 11.2. Các đối tượng (cán bộ, công nhân viên) cần được đào tạo 11.3. Tổ chức thực hiện

TT(Nhóm) đối

tượngNội dung đào tạo

Đơn vị/địa điểmtổ chức đào tạo

Thời gian - Tần suất thực hiện

11.4. Công tác đánh giá sau đào tạo, tập huấn (cách thức, nội dung, tiêu chí đánh giá)

Phụ lục 11: Tài liệu đào tạo (nếu tự tổ chức; lưu ý phần tài liệu đào tạo là các kế hoạch, quy trình, chương trình đã lập trong bộ hồ sơ đăng ký này thì không cần nêu lại mà chỉ cần ghi chú)

12. Kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động (toàn bộ hoặc một số đại lý vận chuyển CTNH)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 91

12.1. Các kế hoạch (xử lý triệt để lượng CTNH còn tồn đọng; vệ sinh phương tiện, thiết bị và cơ sở; phá dỡ cơ sở hoặc chuyển đổi mục đích; các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình giám sát môi trường sau khi chấm dứt hoạt động, đặc biệt là nếu có bãi chôn lấp...)

12.2. Các thủ tục (thông báo cho các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng, nộp lại giấy phép...)

12.3. Kinh phí dự phòng

13. Báo cáo các vấn đề khác trong việc thực hiện các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế tương đương (các nội dung khác nằm ngoài phạm vi hoạt động QLCTNH trong trường hợp báo cáo ĐTM cho dự án có thêm các hoạt động khác với QLCTNH; giải trình các điểm thay đổi so với báo cáo ĐTM)

B.2. Bộ hồ sơ đăng ký cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh Giấy phép QLCTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký kèm theo các hồ sơ, giấy tờ trình bày theo cấu trúc như sau:

Đối với các hồ sơ, giấy tờ nêu từ Mục 1 đến 13 trong Phần B.1: Nếu có bất kỳ cập nhật, sửa đổi, bổ sung thì trình bày các nội dung cập nhật, sửa đổi, bổ sung; còn không có thì chỉ ghi tên hồ sơ, giấy tờ, không cần trình bày lại nội dung và ghi chú dưới tên hồ sơ như sau: (Không có cập nhật, sửa đổi, bổ sung)

Các hồ sơ, giấy tờ đặc trưng cho việc đăng ký cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh Giấy phép gồm có:

14. Bản tổng hợp giải trình các nội dung thay đổi, bổ sung (khi đăng ký cấp điều chỉnh hoặc cấp gia hạn Giấy phép)

15. Báo cáo việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đã lập trong Bộ hồ sơ đăng ký (trong thời gian 01 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc điều chỉnh; trừ trường hợp đăng ký cấp điều chỉnh trong vòng 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp lần đầu thì không phải báo cáo)

15.1. Thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

15.2. Thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH

15.3. Thực hiện kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe

15.4. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố

15.5. Thực hiện kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm

92 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

16. Bản sao tất cả các Biên bản thanh tra, kiểm tra các văn bản kết luận, xử lý vi phạm (nếu có) liên quan của các cơ quan có thẩm quyền (trong thời gian 03 năm trước thời điểm đăng ký cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh)

Lưu ý: - Khuyến khích in hồ sơ hai mặt cho tiết kiệm;- Đối với bộ hồ sơ đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng dẫn của CQCP khi xem

xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ phải gửi kèm theo một bản giải trình cụ thể các điểm sửa đổi, bổ sung;

- Trường hợp Giấy phép QLCTNH đã được cấp theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT đăng ký chuyển đổi sang Giấy phép hành nghề QLCTNH theo quy định tại Thông tư này thì được lựa chọn lập lại hoàn toàn bộ hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH theo quy định tại Phụ lục này hoặc giữ nguyên các bộ hồ sơ đăng ký kèm theo Giấy phép cũ và chỉ lập hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH với các nội dung có cập nhật, thay đổi cho phù hợp với quy định tại Thông tư này.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 93

C. MẪU KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ CTNH

1. Giới thiệu (thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề)2. Nội dung vận hành thử nghiệm2.1. Tóm tắt kế hoạch thử nghiệm 2.1.1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH

Tên phương tiện, thiết bị

Tên (nhóm) CTNH thử nghiệm

Số lượng (kg)

Thời gian thử nghiệm

Đầu ra (cặn bã/sản phẩm)

(Không nhất thiết phải vận hành thử nghiệm tất cả các mã CTNH đăng ký mà có thể lựa chọn một số mã CTNH có tính đại diện của từng nhóm CTNH có cùng tính chất và phương án xử lý; cần vận hành thử ở các mức công suất khác nhau, đặc biệt là công suất lớn nhất để lựa chọn công suất phù hợp cho từng nhóm CTNH; có thể không vận hành các phương tiện, thiết bị sơ chế như nghiền...)

2.1.2. Các công trình bảo vệ môi trường

Tên công trìnhThời gian

thử nghiệm

Tác động môi trường (khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn,

bùn thải...)

2.2. Mô tả cụ thể quy trình vận hành thử nghiệm dự kiến2.3. Các vấn đề liên quan (an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và

ứng phó sự cố...)3. Kế hoạch lấy mẫu giám sát3.1. Tóm tắt kế hoạch:

Vị trí lấy

mẫu

Thời gian, tần suất lấy

mẫu

Chỉ tiêu giám sát(và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh)

Khí thải

Không khí

xung quanh

Môi trường

lao động

Tiếng ồn

Nước thải

trước xử lý

Nước thải

sau xử lý

Sản phẩm đầu ra

Cặn bã (chất

thải rắn, bùn)

94 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

3.2. Mô tả quy trình lấy mẫu giám sát dự kiến3.3. Các vấn đề liên quan4. Kế hoạch tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành

thử nghiệm(Nêu đầy đủ các thông tin về: Dự kiến về loại, số lượng và nguồn CTNH; phương

án và phương tiện (loại, số đăng ký...) để tạm thời thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm)

5. Kết luận và kiến nghị

(Địa danh), ngày... tháng... năm......(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Lưu ý: Trường hợp vận hành thử nghiệm đồng thời tại nhiều hơn một cơ sở xử lý CTNH thì phải phân biệt rõ đối với từng cơ sở.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 95

D. MẪU VĂN BẢN CHẤP THUẬN KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ CTNH

(TÊN CQCP)______ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc_________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

Kính gửi: (Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề)

Sau khi xem xét Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại (CTNH) lập ngày... tháng... năm...... của (tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề), (tên CQCP) có ý kiến như sau:

1. Chấp thuận việc (tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề) triển khai vận hành thử nghiệm các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH cũng như các công trình bảo vệ môi trường tại (tên và địa chỉ cơ sở xử lý CTNH); Tạm thời cho phép (tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề) thu gom, vận chuyển hoặc tiếp nhận các CTNH cho vận hành thử nghiệm theo đúng kế hoạch nêu trên (kèm theo Công văn này*).

2. Yêu cầu (tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề):- (Các yêu cầu hoặc lưu ý khác, ví dụ thực hiện đúng nội dung báo cáo ĐTM và

yêu cầu của Quyết định phê duyệt...);- Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm sau khi kết thúc và không được tiếp tục

thu gom, vận chuyển, tiếp nhận và xử lý CTNH cho đến khi có ý kiến khác của (tên CQCP) hoặc được cấp Giấy phép hành nghề QLCTNH.

3. (Tên CQCP) có thể đột xuất kiểm tra và lấy mẫu giám sát trong quá trình vận hành thử nghiệm.

(Tên CQCP) thông báo để (tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề) biết và thực hiện./.

Nơi nhận:- Như trên;- Sở TN&MT... (trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường);- Lưu...

Người có thẩm quyền ký(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

*Ghi chú: Văn bản chấp thuận kèm theo một bản kế hoạch vận hành thử nghiệm được CQCP đóng dấu xác nhận vào trang bìa và dấu giáp lai.

96 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Đ. MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM XỬ LÝ CTNH

1. Giới thiệu2. Báo cáo nội dung vận hành thử nghiệm2.1. Tóm tắt kế hoạch2.1.1. Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý CTNH

Tên phương tiện, thiết bị

Tên (nhóm) CTNH thử nghiệm

Số lượng (kg)

Thời gian thử nghiệm

Đầu ra (cặn bã/sản phẩm)

2.1.2. Các công trình bảo vệ môi trường

Tên công trìnhThời gian thử

nghiệm

Tác động môi trường (khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải

rắn, bùn thải...)

2.2. Báo cáo cụ thể về quá trình và kết quả vận hành thử nghiệm2.3. Các vấn đề liên quan (an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; phòng ngừa và

ứng phó sự cố...)3. Báo cáo kết quả lấy mẫu giám sát3.1. Tóm tắt kế hoạch

Vị trí lấy

mẫu

Thời gian, tần suất lấy

mẫu

Chỉ tiêu giám sát(và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn so sánh)

Khí thải

Không khí

xung quanh

Môi trường

lao động

Tiếng ồn

Nước thải

trước xử lý

Nước thải

sau xử lý

Sản phẩm đầu ra

Cặn bã (chất

thải rắn, bùn)

3.2. Đánh giá kết quả (kèm theo bảng chi tiết kết quả phân tích từng chỉ tiêu so sánh với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hiện hành)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 97

3.3. Các vấn đề liên quan4. Báo cáo việc thu gom, vận chuyển và tiếp nhận CTNH cho vận hành thử nghiệm5. Kết luận5.1. Các điểm đạt5.2. Các điểm chưa đạt và giải thích nguyên nhân5.3. Các điểm thay đổi so với kế hoạch và lý do thay đổi6. Cam kết và kiến nghị6.1. Cam kết (cam kết các biện pháp để bảo đảm các điểm chưa đạt)6.2. Kiến nghị

(Địa danh), ngày... tháng... năm......(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Lưu ý: Báo cáo cần đóng quyển chung với (phía cuối) Bộ hồ sơ đăng ký hành nghề QLCTNH trong trường hợp Bộ hồ sơ có sửa đổi, bổ sung và nộp lại đồng thời.

98 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

E. MẪU GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QLCTNH

(TÊN CQCP) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠIMã số QLCTNH:..............

(Cấp lần...)

I. Thông tin chung về chủ hành nghề QLCTNH: Tên:Địa chỉ văn phòng/trụ sở chính: Điện thoại: Fax: E-mail:Tài khoản số: tại: Giấy CMND (nếu là cá nhân) số: ngày cấp: nơi cấp:Giấy đăng ký kinh doanh số: ngày cấp: nơi cấp:II. Nội dung cấp phép:1. Được phép thực hiện dịch vụ vận chuyển và xử lý CTNH cho các chủ nguồn thải trên địa bàn hoạt động theo Mục 1 của Phụ lục kèm theo. 2. Được phép sử dụng, vận hành các phương tiện, thiết bị chuyên dụng theo Mục 2 của Phụ lục kèm theo.3. Được phép vận chuyển và xử lý các loại CTNH theo Mục 3 của Phụ lục kèm theo.III. Trách nhiệm chung của chủ QLCTNH:1. Tuân thủ các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường có liên quan.2. Thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại Điều 26 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.IV. Điều khoản thi hành:Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày:.../.../...... (và thay thế Giấy phép có mã số QLCTNH:....... cấp lần... ngày.../.../......)Giấy phép này xác nhận về việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định số... ngày.../.../.... của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án... (trường hợp Tổng cục Môi trường là CQCP).

Nơi nhận:- Như phần I;- UBND tỉnh; Sở TN&MT (trường hợp CQCP là Tổng cục Môi trường);- Tổng cục Môi trường (trường hợp CQCP địa phương);- Lưu...

Người có thẩm quyền ký(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 99

...(1)... ...(2)...

V. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CHỦ HÀNH NGHỀ QLCTNH(Do CQCP quy định theo từng trường hợp, ví dụ như sau:)

1. Các CTNH phải bảo đảm các điều kiện sau trước khi đưa vào xử lý (hoặc không được phép xử lý các CTNH có tính chất như sau):...2. Tuân thủ các quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển của địa phương nơi có chuyến vận chuyển CTNH đi qua (nếu có); không được phép vận chuyển CTNH trên các tuyến đường nội đô từ 6h00 đến 9h00 hoặc từ 16h00 đến 21h00.3. Hạn chế vận chuyển CTNH trên các tuyến đường có các cơ quan hành chính Nhà nước, trường học, bệnh viện và các vị trí tập trung đông người như: Trung tâm thể dục thể thao, nhà hát, rạp chiếu phim, chợ, trung tâm thương mại... trừ trường hợp thu gom CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH ở các khu vực này.4. ...

VI. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ VÀ ĐẠI LÝ VẬN CHUYỂN CTNH

(Trình bày lần lượt thông tin của từng cơ sở xử lý và đại lý vận chuyển CTNH như sau:)

Tên cơ sở xử lý số...:Địa chỉ:Điện thoại: Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:

Tên đại lý vận chuyển số...:Địa chỉ:Điện thoại: Fax: E-mail: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số: ngày cấp: nơi cấp:

100 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

...(1)... ...(2)...

Phụ lục(Kèm theo Giấy phép hành nghề QLCTNH có Mã số QLCTNH:.......

do (tên CQCP) cấp lần... ngày... tháng... năm......)

1. Địa bàn hoạt động được phép:

Vùng TỉnhGhi tên vùng theo bảng 2 Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này

Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng”(Lưu ý không ghi địa bàn nhỏ hơn cấp tỉnh)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau)

2. Danh sách phương tiện, thiết bị chuyên dụng được phép vận hành:

TTTên phương tiện,

thiết bịSố lượng

(đơn vị đếm)Loại hình

(ví dụ: Đóng gói, bảo quản, lưu giữ, tái chế, đồng xử lý, chôn lấp, đóng kén...)

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý)

3. Danh sách CTNH được phép vận chuyển, xử lý:

TTTên chất

thảiTrạng thái

tồn tại Số lượng (kg/năm)

Mã CTNH

Phương án xử lý

Mức độ xử lý

(rắn/lỏng/bùn)

(tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào)

Tổng số lượng

(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 101

3a. Danh sách CTNH được phép vận chuyển để tái sử dụng trực tiếp (nếu có):

TT Tên chất thải Trạng thái tồn tại Số lượng (kg/năm) Mã CTNH(rắn/lỏng/bùn)

Tổng số lượng

4. Hồ sơ kèm theo Giấy phép: (Các) hồ sơ sau đây được (tên CQCP) đóng dấu xác nhận trang bìa và dấu giáp lai là bộ phận không tách rời kèm theo Giấy phép này:...(3)...

Ghi chú: Trên đầu (header) các trang của Giấy phép (trừ trang đầu) cần ghi:(1) Mã số QLCTNH (ngày/tháng/năm cấp Giấy phép), ví dụ: 1-2.001.VX (01/6/2011) và đóng dấu treo của CQCP lên vị trí này;(2) Số trang/tổng số trang, ví dụ: Trang 01/10;(3) Liệt kê toàn bộ các bộ hồ sơ đăng ký (với dòng chữ sau trên bìa: “Kèm theo Giấy phép có Mã số QLCTNH:... do... cấp lần... ngày... tháng... năm...”) kèm theo Giấy phép này và các Giấy phép QLCTNH cấp lần đầu, cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh (nếu có) trước đó.

102 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Phụ lục 3CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHỨNG TỪ CTNH

1. Giới thiệuMột bộ Chứng từ CTNH gồm các liên (được in sẵn để kê khai bằng tay hoặc kê

khai trực tiếp trong máy tính trước khi in ra) như sau:- Liên số 1: Lưu tại chủ nguồn thải;- Liên số 2: Lưu tại chủ hành nghề QLCTNH 1 (thứ nhất hoặc duy nhất);- Liên số 2S: Chủ hành nghề QLCTNH 1 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi

có địa điểm cơ sở của mình (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B); phải đóng dấu treo trong trường hợp chỉ thực hiện việc vận chuyển mà không xử lý);

- Liên số 3: Lưu tại chủ hành nghề QLCTNH 2 (thứ hai) hoặc chủ tái sử dụng CTNH;

- Liên số 3S: Chủ hành nghề QLCTNH 2 hoặc chủ tái sử dụng CTNH gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có địa điểm cơ sở xử lý CTNH (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B)) hoặc nơi tái sử dụng;

- Liên số 2T hoặc 3T: (Các) chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ tái sử dụng CTNH gửi Tổng cục Môi trường trong trường hợp do Tổng cục Môi trường cấp phép (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 4 (B);

- Liên số 4: Lưu tại chủ nguồn thải (chủ hành nghề QLCTNH gửi lại sau khi đã hoàn thành việc xử lý CTNH);

- Liên số 5: Chủ nguồn thải gửi CQQLCNT nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải (tập hợp gửi đồng thời kèm theo Báo cáo QLCTNH định kỳ theo quy định tại Phụ lục 4 (A)).

Trong đó, các liên số 1, 2, 2S, 4 và 5 là các liên mặc định được sử dụng trong mọi trường hợp; các liên còn lại là các liên tùy chọn theo thực tế.

2. Tổ chức thực hiện Chủ nguồn thải CTNH phát hành một bộ Chứng từ CTNH mỗi khi thực hiện

một lần chuyển giao CTNH tương ứng với từng chủ hành nghề QLCTNH thực hiện

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 103

việc xử lý (hoặc chủ tái sử dụng CTNH), không dùng chung Chứng từ CTNH cho các lô CTNH được chuyển đến các chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc xử lý (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) khác nhau, kể cả trường hợp do cùng một chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc vận chuyển. Chủ nguồn thải có trách nhiệm bảo đảm các chủ hành nghề QLCTNH (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) kê khai và xác nhận vào Chứng từ khi có chuyển giao CTNH và khi đã hoàn thành xử lý CTNH (hoặc đã đưa CTNH vào tái sử dụng trực tiếp theo đúng mục đích).

Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý CTNH không có chủ nguồn thải cụ thể (như CTNH phát sinh do sự cố môi trường hoặc từ chất thải sinh hoạt) hoặc không xác định được chủ nguồn thải (như CTNH vận chuyển bất hợp pháp bị bắt giữ), chủ hành nghề QLCTNH 1 phát hành Chứng từ CTNH thay cho chủ nguồn thải.

Tổng cục Môi trường hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng Chứng từ CTNH trực tuyến.3. Trình tự kê khai, lưu và chuyển Chứng từ CTNHa) Mục @: Căn cứ vào thực tế chuyển giao CTNH để xác định số lượng các liên

và đánh dấu vào số ký hiệu tương ứng của từng liên.b) Số Chứng từ: Số thứ tự trong năm/năm/mã số QLCTNH của chủ nguồn thải.(Ví dụ: Chứng từ đầu tiên trong năm 2011 của chủ nguồn thải có mã số QLCTNH

01.000001.T có số là: 01/2011/01.000001.T)Trường hợp chủ nguồn thải không có mã số QLCTNH thì thay bằng ký hiệu viết

tắt tên chủ nguồn thải. Trường hợp không có chủ nguồn thải cụ thể thì thay bằng ký hiệu viết tắt tên cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận chuyển.

c) Mục 1, 2 và 3: Chủ nguồn thải và (các) chủ hành nghề QLCTNH (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) thống nhất khai đầy đủ tên, mã số QLCTNH, địa chỉ (địa chỉ cơ sở hoặc đại lý tương ứng với lô CTNH trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở hoặc đại lý), số điện thoại theo đúng như Sổ đăng ký chủ nguồn thải và Giấy phép QLCTNH đã được cấp. Trường hợp chỉ có duy nhất một chủ hành nghề QLCTNH 1 thực hiện toàn bộ việc QLCTNH (không có chủ hành nghề QLCTNH 2 và chủ tái sử dụng CTNH) thì bỏ các liên số 3, 3S, 3T và bỏ qua Mục 3.

d) Mục 4: Chủ nguồn thải và (các) chủ hành nghề QLCTNH (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) thống nhất khai đầy đủ tên, mã CTNH, trạng thái tồn tại, số lượng và phương pháp xử lý (hoặc tái sử dụng trực tiếp) các loại CTNH trong một lần chuyển giao.

đ) Mục 5: Trong trường hợp xuất khẩu CTNH, chủ nguồn thải (hoặc nhà xuất khẩu đại diện), chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc vận chuyển trong nội địa,

104 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

đơn vị vận chuyển xuyên biên giới và đơn vị xử lý ở nước ngoài thống nhất khai đầy đủ các thông tin. Bỏ các liên số 3, 3S, 3T và không sử dụng Mục 7, 8. Chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc vận chuyển trong nội địa trực tiếp gửi tất cả các liên số 4

và 5 cho chủ nguồn thải kèm theo hồ sơ vận chuyển theo quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

e) Mục 6: Người có thẩm quyền thay mặt chủ nguồn thải ký, đóng dấu vào tất cả các liên để xác nhận việc đã thống nhất kê khai chính xác các thông tin tại Mục 1 đến 4 (hoặc 5) trước khi tiến hành chuyển giao. Trường hợp không có chủ nguồn thải thì thay bằng cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ vận chuyển.

g) Mục 7.1: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ nguồn thải, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ hành nghề QLCTNH 1 ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ. Chủ nguồn thải giữ liên 1 và chuyển các liên còn lại cho chủ hành nghề QLCTNH 1.

h) Mục 7.2: Khi tiếp nhận CTNH từ chủ hành nghề QLCTNH 1, người nhận (lái xe hoặc nhân viên thu gom) thay mặt chủ hành nghề QLCTNH 2 (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) ghi họ tên và ký xác nhận vào tất cả các liên của Chứng từ mà chủ hành nghề QLCTNH 1 đang giữ. Chủ hành nghề QLCTNH 1 chuyển các liên từ liên 3 trở đi cho chủ hành nghề QLCTNH 2. Trường hợp không có chủ hành nghề QLCTNH 2 hoặc chủ tái sử dụng CTNH thì bỏ qua Mục này.

i) Mục 8: Người có thẩm quyền thay mặt cho chủ hành nghề QLCTNH thực hiện việc xử lý (hoặc thay mặt chủ tái sử dụng CTNH) ký, đóng dấu vào tất cả các liên nhận được sau khi hoàn thành việc xử lý an toàn CTNH (hoặc chủ tái sử dụng CTNH xác nhận việc đã tái sử dụng trực tiếp CTNH theo đúng mục đích ban đầu). Chủ hành nghề QLCTNH (hoặc chủ tái sử dụng CTNH) gửi trả các liên 4 và 5 cho chủ nguồn thải trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành xử lý (hoặc đưa CTNH vào tái sử dụng trực tiếp).

Trường hợp chủ tái sử dụng là hộ gia đình, cá nhân không có dấu pháp nhân thì phải có chứng thực chữ ký tại Mục 8.

k) Cuối cùng, chủ nguồn thải gửi liên 5 cho CQQLCNT nơi cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải để hoàn thành trách nhiệm đến cùng đối với CTNH.

Lưu ý: Có thể xóa hoặc sửa đổi một số thông tin cho phù hợp khi lập Chứng từ tùy theo thực tế. Trường hợp chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT sử dụng Chứng từ CTNH thì cần xóa, sửa đổi các thông tin như sau: Chủ vận chuyển thay thế Chủ hành nghề QLCTNH 1; Chủ xử lý thay thế Chủ hành nghề QLCTNH 2.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 105

B. MẪU CHỨNG TỪ CTNH

TỈNH/THÀNH PHỐ CHỨNG TỪ CHẤT THẢI NGUY HẠI........................................................ Số:..............................

1. Chủ nguồn thải:........................................................ Mã số QLCTNH:..........................Địa chỉ văn phòng:................................................................................. ĐT:.......................Địa chỉ cơ sở:......................................................................................... ĐT:.......................

2. Chủ hành nghề QLCTNH 1:.................................... Mã số QLCTNH:...........................Địa chỉ văn phòng:................................................................................. ĐT:.......................Địa chỉ cơ sở/đại lý:............................................................................... ĐT:.......................

3. Chủ hành nghề QLCTNH 2 (chủ tái sử dụng):...... Mã số QLCTNH (Số ĐKKD/CMND):.....Địa chỉ văn phòng:................................................................................. ĐT:.......................Địa chỉ cơ sở (nơi tái sử dụng):.............................................................. ĐT:......................

4. Kê khai CTNH chuyển giao (sử dụng thêm trang phụ lục cho bảng dưới đây nếu không ghi đủ)

Số TT

Tên CTNH

Trạng thái tồn tại Mã CTNH

Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý (hoặc tái sử dụng) #Rắn Lỏng Bùn

# Ghi lần lượt ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); Khác (ghi rõ tên phương pháp); Trường hợp tái sử dụng thì ghi: TSD

5. Xuất khẩu CTNH (nếu có) Nước nhập khẩu:................................................ Cửa khẩu nhập.........................................Số hiệu phương tiện:.................. Ngày xuất cảng:........... Cửa khẩu xuất:..........................

7. Xác nhận việc tiếp nhận đủ số lượng và loại CTNH như kê khai ở mục 4

7.1. Họ tên người nhận thay mặt chủ hành nghề QLCTNH 1:.......... Ký:......... Ngày:.......

7.2. Họ tên người nhận thay mặt chủ hành nghề QLCTNH 2 (chủ tái sử dụng):.................................................. Ký:................................................ Ngày:.........................................

106 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

6. Chủ nguồn thải xác nhận đã thống nhất để kê khai chính xác các thông tin ở mục 1-4 (hoặc 5)

.................., ngày...... tháng..... năm......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

8. Chủ hành nghề QLCTNH (cuối dùng) xác nhận đã hoàn thành việc xử lý an toàn tất cả CTNH bằng các phương pháp như kê khai ở mục 4 (hoặc chủ tái sử dụng xác nhận đã tái sử dụng CTNH đúng mục đích ban đầu)

................, ngày..... tháng.... năm......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

@Liên số: 1 - 2 2S - 2T - 3 - 3S - 3T - 4 - 5

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 107

Phụ lục 4MẪU BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

(Kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

A. MẪU BÁO CÁO QLCTNH CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

(TÊN CHỦ NGUỒN THẢI)____________ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CTNH

(từ ngày.../.../...... đến.../.../......)

Kính gửi: (Tên CQQLCNT)

1. Phần khai chung:1.1. Tên chủ nguồn thải:Địa chỉ văn phòng: Điện thoại: Fax: E-mail:Mã số QLCTNH (nếu không có thì thay bằng số Đăng ký kinh doanh đối với tổ

chức hoặc Chứng minh nhân dân đối với cá nhân):1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt

từng cơ sở):Tên cơ sở (nếu có): Địa chỉ cơ sở:Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Tình hình chung về phát sinh và quản lý CTNH tại cơ sở trong kỳ báo

cáo vừa qua:3. Kế hoạch quản lý CTNH trong kỳ báo cáo tới (trừ trường hợp chủ nguồn

thải có thời gian hoạt động dưới 01 năm):4. Các vấn đề khác:

Người có thẩm quyền ký(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

108 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Phụ lục 1: Thống kê chất thải phát sinh(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh CTNH thì phân biệt rõ đối với

từng cơ sở)a) Thống kê CTNH (bao gồm cả phát sinh thường xuyên và đột xuất):

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg) Phương pháp

xử lý (i)

Tổ chức, cá nhân tiếp

nhận CTNHGhi chúKỳ báo

cáoCả năm

(trường hợp báo cáo cuối

năm)

(tên và mã số QLCTNH)

Ví dụ: Tự xử lý; xuất khẩu; tái sử dụng trực tiếp

Tổng số lượng

(i) Trừ trường hợp tái sử dụng trực tiếp, ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

a1) Thống kê các CTNH được xuất khẩu (nếu có):

Tên chất thải

Mã CTNH

Mã Basel

Số lượng (kg) Đơn vị vận chuyển xuyên

biên giới

Đơn vị xử lý ở nước ngoài Kỳ báo

cáoCả

năm(tên, địa chỉ) (tên, địa chỉ)

Tổng số lượng

a2) Thống kê các CTNH được tái sử dụng trực tiếp (nếu có):

Tên chất thảiMã

CTNHSố lượng (kg) Phương thức tái

sử dụng trực tiếpChủ tái sử dụng Kỳ báo cáo Cả năm

(tên, địa chỉ)Tổng số lượng

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 109

b) Thống kê chất thải thông thường:

Tên chất thải Số lượng (kg)

Phương pháp xử lý hoặc tái sử dụng

Đơn vị xử lý hoặc tái sử dụngKỳ báo

cáoCả

năm(tên, địa chỉ)

Tổng số lượng

Phụ lục 2: Tất cả các liên Chứng từ CTNH và bản sao Hợp đồng chuyển giao CTNH với (các) chủ hành nghề QLCTNH đã sử dụng trong kỳ báo cáo vừa qua (để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi và xác nhận)

(Lưu ý sắp xếp thành từng bộ gồm bản sao hợp đồng kèm theo các liên Chứng từ tương ứng sắp xếp lần lượt theo số chứng từ)

110 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

B. MẪU BÁO CÁO QLCTNH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ GIẤY PHÉP QLCTNH

(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ GIẤY

PHÉP QLCTNH)________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

BÁO CÁO HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI (từ ngày.../.../...... đến.../.../...... )

Kính gửi: - (Tên CQCP);- Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi có địa điểm cơ sở).

1. Thông tin chungTên chủ hành nghề QLCTNH (hoặc chủ vận chuyển/chủ xử lý):Địa chỉ văn phòng: Điện thoại: Fax: E-mail:Mã số QLCTNH:Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày:.../.../......

2. Tình hình chung về việc hành nghề QLCTNH trong kỳ báo cáo vừa qua:

3. Kết quả thực hiện chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo vừa qua:

4. Kế hoạch hoạt động trong kỳ báo cáo tới:

5. Các vấn đề khác (việc thực hiện các kế hoạch: Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố; an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; đào tạo, tập huấn định kỳ):

Người có thẩm quyền ký(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 111

Phụ lục 1: Thống kê về chất thải

a) Số lượng CTNH được quản lý:

Tên chất thảiMã

CTNH

Số lượng (kg) Phương pháp xử

lý (i)

Ghi chúKỳ báo cáo

Cả năm

(trường hợp báo cáo cuối năm)

(nêu cơ sở xử lý tương ứng trong trường hợp có nhiều hơn một cơ sở; hoặc xuất khẩu, tái sử dụng...; hoặc chưa xử lý)

Tổng số lượng

(i) Trừ trường hợp tái sử dụng trực tiếp và trường hợp báo cáo của chủ vận chuyển CTNH, ghi ký hiệu của phương pháp xử lý đã áp dụng đối với từng CTNH: TC (Tận thu/tái chế); TH (Trung hòa); PT (Phân tách/chiết/lọc/kết tủa); OH (Oxy hóa); SH (Sinh học); ĐX (Đồng xử lý); TĐ (Thiêu đốt); HR (Hóa rắn); CL (Cô lập/đóng kén); C (Chôn lấp); Khác (ghi rõ tên phương pháp).

b) Thông tin về các chủ nguồn thải chuyển giao CTNH:

Tên chủ nguồn thảiMã số

QLCTNHSố lượng (kg)

Ghi chúKỳ báo cáo Cả năm

Tổng số lượng

c) Thông tin về các chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ vận chuyển CTNH khác chuyển giao CTNH cho mình xử lý:

Tên chủ hành nghề QLCTNH/chủ vận

chuyển

Mã số QLCTNH

Số lượng (kg) Ghi chú

Kỳ báo cáo Cả năm

Tổng số lượng

112 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

d) Thông tin về các chủ hành nghề QLCTNH hoặc chủ xử lý CTNH tiếp nhận để xử lý CTNH do mình vận chuyển:

Tên chủ hành nghề QLCTNH/chủ xử lý

Mã số QLCTNH

Số lượng (kg) Ghi chú

Kỳ báo cáo Cả năm

Tổng số lượng

đ) Thông tin về việc vận chuyển CTNH để tái sử dụng trực tiếp (trong thời gian 03 năm trước thời điểm báo cáo:

Chủ nguồn thải (tên, mã số

QLCTNH)

Tên chất thải

Mã CTNH

Số lượng (kg) Phương thức, tình

trạng tái sử dụng

Tên và địa chỉ

chủ tái sử dụng

Kỳ báo cáo

Cả năm 03 năm

Tổng số lượng

e) Số lượng chất thải thông thường được dịch vụ vận chuyển, xử lý (nếu có):

Tên chất thảiSố lượng (kg) Phương

pháp xử lý (i)

Ghi chúKỳ báo cáo Cả năm

(trường hợp báo cáo cuối năm)

Làm rõ vận chuyển, xử lý đồng thời bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng trong Giấy phép QLCTNH hay thiết bị riêng đối với chất thải thông thường

Tổng số lượng

Phụ lục 2: Bản sao các kết quả phân tích liên quan đến chương trình giám sát môi trường, giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý CTNH trong kỳ báo cáo vừa qua

Phụ lục 3: Tất cả các liên Chứng từ CTNH đã sử dụng trong kỳ báo cáo vừa qua (lưu ý sắp xếp lần lượt theo thứ tự số Chứng từ)

Lưu ý: Trường hợp các chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH đã được cấp phép theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT sử dụng mẫu báo cáo này thì cần xóa, sửa đổi các nội dung cho phù hợp.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 113

C. MẪU BÁO CÁO QLCTNH CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ỦY BAN NHÂN DÂN...SỞ TÀI NGUYÊN VÀ

MÔI TRƯỜNG____________

Số:......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc________________________

(Địa danh), ngày... tháng... năm......

BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NĂM...(Từ ngày 01/01 đến 31/12/......)

Kính gửi: - Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố...;- Tổng cục Môi trường.

1. Tình hình chung về các hoạt động QLCTNH đã triển khai:2. Tình hình chung về phát sinh CTNH3. Tình hình chung về hoạt động của các chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận

chuyển, chủ xử lý CTNH có cơ sở trên địa bàn tỉnh4. Tình hình cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép QLCTNH trên địa

bàn tỉnh5. Xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm QLCTNH của các chủ nguồn thải

với chủ hành nghề QLCTNH đã được thực hiện bằng hợp đồng và đúng theo hợp đồng

Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận việc chuyển giao trách nhiệm QLCTNH (thể hiện trên Chứng từ CTNH) của các chủ nguồn thải trên địa bàn quản lý với chủ hành nghề QLCTNH, chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH đã được thực hiện bằng hợp đồng và đúng theo hợp đồng, trừ các trường hợp nêu tại Phụ lục (c) của báo cáo này.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm7. Các vấn đề khác8. Kết luận và kiến nghị

GIÁM ĐỐC(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

114 CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011

Phụ lục 1: Các số liệu thống kê về phát sinh và quản lý CTNH trong năm...a) Thống kê CTNH theo các chủ nguồn thải CTNH đã đăng ký:

TT Chủ nguồn thải(i) Mã số QLCTNH

Số lượng CTNH (kg) Ghi chú

(tên và mã số QLCTNH)

Tổng số lượng

(i) Chủ nguồn thải cần được nhóm theo loại hình (ngành nghề) hoạt động đã đăng ký

b) Thống kê CTNH theo các chủ hành nghề QLCTNH, chủ xử lý CTNH (do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép):

TTChủ hành nghề QLCTNH/

chủ xử lýMã số

QLCTNHSố lượng CTNH (kg) Ghi chú

(tên và mã số QLCTNH)

Tổng số lượng

c) Các trường hợp chuyển giao trách nhiệm QLCTNH (thể hiện trên Chứng từ CTNH) của các chủ nguồn thải trên địa bàn quản lý với chủ hành nghề QLCTNH không được thực hiện bằng hợp đồng hoặc không đúng theo hợp đồng:

TT Chủ nguồn thảiChủ hành nghề

QLCTNH/chủ vận chuyển/chủ xử lý

Số hợp đồng (ngày ký)

Vấn đề tồn tại(i)

(tên và mã số QLCTNH)

(tên và mã số QLCTNH)

(i) Ghi “không được thực hiện bằng hợp đồng”, hoặc ghi rõ các điểm không đúng với hợp đồng.

CÔNG BÁO/Số 261 + 262 ngày 12-5-2011 115

Phụ lục 2: Thống kê toàn bộ các chủ nguồn thải CTNH (kể cả các chủ nguồn thải đã được cấp Sổ đăng ký theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT) trên địa bàn quản lý đã cấp Sổ đăng ký cho đến hết năm...:

TT Tên chủ nguồn thảiĐịa chỉ cơ sở phát sinh

CTNHMã số

QLCTNHNgày cấp

Phụ lục 3: Thống kê toàn bộ các chủ hành nghề QLCTNH (bao gồm cả chủ vận chuyển, chủ xử lý CTNH) có địa bàn hoạt động trong tỉnh đã cấp phép cho đến năm...:

TTTên chủ hành nghề

QLCTNHĐịa chỉ cơ sở

Mã số QLCTNH

Ngày cấp

Phụ lục 4: Bản sao Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH, Giấy phép QLCTNH (bao gồm cả Phụ lục kèm theo) có địa bàn hoạt động trong tỉnh được cấp phép trong năm báo cáo

(Xem tiếp Công báo số 263 + 264)