vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI...

33
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO “ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2014”

Transcript of vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI...

Page 1: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAMVIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF)

BÁO CÁO “ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2014”

Hà nội, 12/2014

Page 2: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Mục lục

I. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG NƯỚC NĂM 2014. 1.......................................1II. ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2014................................4III. PHÂN TÍCH CHI TIẾT...................................................................................63.1 Khái niệm chỉ số động thái (CSĐT)....................................................................63.2 Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014..............73.3 Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................................................................................93.4 Chính sách kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô.................................................133.4.1 Đánh giá về các yếu tố liên quan đến chính sách và điều hành vĩ mô............133.4.2 Đánh giá về tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ của Chính phủ… 143.4.3 Đánh giá của doanh nghiệp về Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014.........153.4.4 Đánh giá của doanh nghiệp về Chỉ thị 11/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/5/2014…………………………………………………………………….173.5 Một số vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp............................................183.5.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2014.........................................................183.5.2 Trạng thái hoạt động của doanh nghiệp..........................................................193.5.2 Rủi ro của doanh nghiệp năm 2014................................................................203.5.3 Doanh nghiệp và việc tham gia vào chuỗi cung ứng......................................213.5.4 Kế hoạch doanh nghiệp năm 2015..................................................................22IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ....................................................................................223.1 Đối với doanh nghiệp........................................................................................223.2 Kiến nghị với nhà nước.....................................................................................23

Page 3: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

I. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG NƯỚC NĂM 2014. 1

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2014 ước tính tăng 7,6% so với năm 2013 (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,8%, quý IV ước tính tăng 10,1%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013. Trong mức tăng chung cả năm của toàn ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 2,5%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,7%, cao hơn mức tăng 7,3% của năm 2013; sản xuất và phân phối điện tăng 12,1%; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng 6,4%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một năm nay tăng 3% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành này tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng 3,6% của cùng kỳ năm 2012 và mức tăng 9,2% của cùng kỳ năm 2013.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 tăng 4,4% so với tháng trước; tăng 10% so với cùng thời điểm năm 2013 (Cùng thời điểm năm 2012 là 20,1% và năm 2013 là 10,2%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một là 68,1%; bình quân 11 tháng là 74,5%.

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2014 tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 2,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,5%. Tại thời điểm trên, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 4,5% so với cùng thời điểm năm 2013; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%; sản xuất, phân phối điện tăng 1,6%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2%.

Trong năm 2014, cả nước có 74842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm trước. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm đạt 5,8 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2013. Số lao

1 Nguồn: Tổng cục Thống kê

1

Page 4: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm qua là 1091 nghìn người, tăng 2,8% so với năm trước. Trong năm qua, cả nước có 15419 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong năm nay, cả nước có 67823 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký, bao gồm 9501 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể, giảm 3,2% so với năm trước, số lượng doanh nghiệp giải thể phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; 58322 doanh nghiệp khó khăn phải ngừng hoạt động, tăng 14,5% so với năm trước. Trong đó, 11723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 46599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng, bao gồm 595,7 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 432,2 nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp thay đổi tăng vốn.

Tổng phương tiện thanh toán tính đến thời điểm 22/12/2014 tăng 15,99% so với tháng 12 năm 2013 (cùng kỳ năm 2013 tăng 16,13%); tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,62% (cùng kỳ năm 2013 tăng 12,51%); huy động vốn tăng 15,76% (cùng kỳ năm 2013 tăng 17,23%); dự trữ ngoại hối tăng cao; tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

Từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014, đầu tư trực tiếp của nước ngoài thu hút 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15642,6 triệu USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 4588,3 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20230,9 triệu USD, tuy giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2013 nhưng cao hơn 19% so với kế hoạch. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2014 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm trước và cao hơn 2,9% so với kế hoạch năm 2014.

Trong năm, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 14492,8 triệu USD, chiếm 71,6% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2545 triệu USD, chiếm 12,6%; ngành xây dựng đạt 1057,4 triệu USD, chiếm 5,2%; các ngành còn lại đạt 2135,7 triệu USD, chiếm 10,6%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 ước tính đạt 150 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2013, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 48,4 tỷ USD, tăng 10,4%, mức tăng cao nhất từ năm 2012[2] và đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 101,6 tỷ USD (gồm cả dầu thô), tăng 15,2%, đóng góp 10,1 điểm phần trăm và đạt 94,4 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng 16,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9,1%. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; hàng dệt, may chiếm

2

Page 5: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

59,4%; giày dép chiếm 77%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 89,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 98,8%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2014, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 28,5 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2013, trong đó tốc độ tăng kim ngạch một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn là: Hàng dệt, may tăng 13,9%; giày dép tăng 26,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 12,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 45%. Thị trường tiếp theo là EU với 27,9 tỷ USD, tăng 14,7%, trong đó giày dép tăng 24,1%; hàng dệt, may tăng 22,7%. ASEAN ước tính đạt 19 tỷ USD, tăng 3,1%, trong đó dầu thô tăng 15,8%; thủy sản tăng 17,8%; máy móc, thiết bị, phụ tùng tăng 16,8%. Trung Quốc ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng 11,8 % với dầu thô tăng 76,9%; xơ, sợi dệt các loại tăng 40,3%. Nhật Bản đạt 14,7 tỷ USD, tăng 8%, trong đó hàng dệt, may tăng 9,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%. Hàn Quốc đạt 7,8 tỷ USD, tăng 18,1% với thủy sản tăng 33,9%; hàng dệt, may tăng 30%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 56,7%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,5 tỷ USD, tăng 13,6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 10,2%. Kim ngạch nhập khẩu trong năm của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với năm trước: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 22,5 tỷ USD, tăng 20,2%; vải đạt 9,5 tỷ USD, tăng 14%; xăng dầu đạt 7,6 tỷ USD, tăng 9,3%; chất dẻo đạt 6,3 tỷ USD, tăng 10,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 25,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 9,5%; bông đạt 1,4 tỷ USD, tăng 22,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn tăng so với năm 2013: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,8 tỷ USD, tăng 6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,7%; ô tô đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 117,3%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm nay, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất với 91,2%, trong đó nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận tải, phụ tùng chiếm 37,6%; nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu chiếm 53,6%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 8,8%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 43,7 tỷ USD, tăng 18,2 % so với năm 2013. Một số mặt hàng nhập khẩu từ thị trường này đạt mức tăng cao: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 19,7%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 9,5%; vải các loại tăng 20,7%. Nhập siêu cả năm từ Trung Quốc ước tính đạt 28,9 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm trước, ASEAN ước tính đạt 23,1 tỷ USD, tăng 8,2% với xăng dầu các loại tăng 21,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 13,7%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 57,7%. Hàn Quốc đạt 21,7 tỷ USD, tăng 4,9%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 9,5%; vải các loại tăng 6,9%. Nhật Bản đạt 12,7 tỷ USD, tăng 9,4%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 3,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 23,6%.

3

Page 6: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Thị trường EU đạt 8,9 tỷ USD, giảm 5,9% với phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 58,7%; sữa và sản phẩm sữa giảm 17,2%.

Do kim ngạch nhập khẩu thực hiện tháng Mười Một thấp hơn số ước tính 708 triệu USD nên cán cân thương mại tháng Mười Một được điều chỉnh từ nhập siêu theo ước tính sang xuất siêu 438 triệu USD theo số thực hiện. Uớc tính xuất siêu năm 2014 khoảng 2 tỷ USD, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 17 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm trước; khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15 tỷ USD, cao hơn mức 13,7 tỷ USD của năm 2013.

CPI tháng Mười Hai năm nay giảm 0,24% so với tháng trước, là tháng có mức CPI giảm trong 10 năm gần đây[3] (Không tính năm 2008 là năm ảnh hưởng mạnh của suy thoái kinh tế thế giới). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 02 nhóm chỉ số giá giảm khá mạnh: Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,99%; giao thông giảm 3,09% (Đóng góp 0,27% vào mức giảm chung của CPI). Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ giữ mức giá tương đối ổn định với mức tăng không đáng kể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%.

CPI tháng 12/2014 tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. CPI bình quân năm 2014 tăng 4,09% so với bình quân năm 2013, mức tăng khá thấp trong 10 năm trở lại đây[4]. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng tăng 0,15%.

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 tăng 4,62% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông nghiệp tăng 3,85%; hàng lâm nghiệp tăng 8,28%; hàng thủy sản tăng 6,64%.

Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 3,26% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai khoáng tăng 8,29%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,09%; điện và phân phối điện tăng 10,19%; nước tăng 4,47%.

Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2014 tăng 3,39% so với năm 2013, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao là: Điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tăng 6,71%; khai khoáng tăng 5,47%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,41%; nước cung cấp và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,21%.

Chỉ số giá cước vận tải năm 2014 tăng 3,13% so với năm trước, trong đó giá cước vận tải hành khách tăng 2,43%; vận tải hàng hóa tăng 4,06%. Chỉ số giá cước dịch vụ vận tải đường sắt năm 2014 tăng 0,71% so với năm 2013; dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt tăng 5,52%; dịch vụ vận tải đường thủy tăng 1,82%.

I. ĐỘNG THÁI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2014Trong tháng 11-12/2014, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã

tiến hành khảo sát nhanh động thái doanh nghiệp Việt Nam năm 2014trên quy mô

4

Page 7: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

toàn quốc để đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 và dự cảm cho năm 2015.

Khảo sát được sự hưởng ứng trả lời của 800 doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, bao gồm 400 doanh nghiệp khu vực miền Bắc, 150 doanh nghiệp khu vực miền Trung và 250 doanh nghiệp khu vực miền Nam.

Số lượng doanh nghiệp trả lời khảo sát mô tả theo quy mô lao động được nếu trong bảng dưới đây:

STT Quy mô lao động doanh nghiệp (Người)

Số lượng doanh nghiệp trả lời

khảo sát (Doanh nghiệp)

Tỷ lệ %

1 Số lao động <= 10 144 18%2 10 < Số lao động <=50 179 22,4%3 50< Số lao động <= 100 75 9,4%4 100 < Số lao động <=200 70 8,8%5 200 < Số lao động <=300 57 7,1%6 Số lao động >= 300 275 34,4%

  Tổng cộng 800 100%

Một số kết quả khảo sát chính như sau: a) Nhìn chung, các yếu tố của tình hình sản xuất kinh doanh (SX-KD)

năm 2014 được các doanh nghiệp đánh giá là tốt hơn so năm 2013, các yếu tố này được doanh nghiệp dụ cảm sẽ tiếp tục được cải thiện vào năm 2015.

b) Tổng thể điều kiện sản xuất kinh doanh năm 2014 tốt hơn so với năm 2013 và các điều kiện này được dự cảm sẽ tiếp tục tốt hơn trong năm 2015.

c) Có sự cải thiện lớn của chỉ số tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô trong năm 2014. Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải thiện của từng yếu tố thành phần như: chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thực thi chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp, sự cải thiện trong thái độ và ý thức trách nhiệm của các bộ công quyền, sự ổn định của môi trường pháp lý và điều hành kinh tế.

d) Khó khăn lớn nhất doanh nghiệp phải đối mặt năm 2014 là giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao. Yếu tố này là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều doanh phải tạm dừng hoạt động vào năm 2014 và cũng là yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất dẫn đến việc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2014.

e) Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (số lượng lao động dưới 50 người) gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trong

5

Page 8: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

năm 2014. Trong các doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận và doanh thu bị giảm mạnh, số lượng lao động bị cắt giả, trong khi tại các doanh nghiệp lớn hơn đã có dấu hiệu phục hồi: doanh thu tăng, lao động được tuyển dụng thêm, lợi nhuận vẫn giảm những tốc độ giảm thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ.

f) Điểm sáng nổi bật trong các chuyển biến tốt (theo trình tự của mức độ chuyển biến):

1. Mức độ cải thiện thủ tục thuế, hải quan2. Tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, công nghệ; 3. Chất lượng của các quy định pháp lý, chính sách, thủ tục hành hơn và

năng suất lao động4. Thái độ, ý thức trách nhiệm và năng lưc của cán bộ công quyền trong

việc thưc hiện các quy định pháp lý;5. Hiệu lưc thưc thi và áp dụng các quy định pháp lý, chính sách và thủ

tục hành chính trên thưc tế;6. Sư ổn định pháp lý và kinh tế vĩ mô7. Tổng doanh số8. Điều kiện hạ tầng tiện ích9. Điều kiện hạ tầng giao thông10.Tiếp cận vốn vay11.Nhu cầu thị trường quốc tế12.Cung ứng lao động theo yêu cầu13.Năng suất lao động bình quân14.Cấp đất giải phóng mặt bằng mở rộng sản xuất15.Số lượng công nhân viên16.Lượng đơn đặt hàng.

g) Điểm đáng quan ngại nổi bật trong các chuyển biến không thuận lợi (theo trình tự của mức độ nghiêm trọng giảm dần):

1. Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm;

II. PHÂN TÍCH CHI TIẾT3.1 Khái niệm chỉ số động thái (CSĐT)

Chỉ số động thái (CSĐT) được tính bằng cách lấy tỷ lệ doanh nghiệp có đánh giá (cảm nhận) “tình hình tốt lên” trừ đi tỷ lệ doanh nghiệp có đánh giá (cảm nhận) “tình hình xấu đi”. Chỉ số này dương phản ánh xu thế được cải thiện. Chỉ số này

6

Page 9: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

âm cho thấy tình hình xấu đi. Nếu chỉ số này bằng không, tình hình được coi là không thay đổi. Giá trị tuyệt đối của CSĐT cho thấy mức độ cải thiện hay giảm sút của tiêu chí khảo sát. Trong phân tích dưới đây, báo cáo xem xét ba loại CSĐT:

a. CSĐT Thực thấy (VBiSO): là chỉ số xây dựng dựa trên đánh giá kỳ khảo sát này so với kỳ trước đó.

b. CSĐT Dự cảm (VBiSE): là chỉ số xây dựng dựa trên cảm nhận của doanh nghiệp về kỳ tới so với kỳ khảo sát này.

c. CSĐT Tổng hợp (VBiSI): là trung bình tích hợp của VBiSO và VBiSE1

3.2 Tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2014.Theo Hình 1, CSĐT thực thấy năm 2014 đạt +9 điểm, điều này cho thấy tình

hình sản xuất –kinh doanh (SX-KD) chung của doanh nghiệp năm 2014 đã cải thiện hơn so với năm 2013. Sự cải thiện này là kết qủa của sự cải thiện của các yếu tố thành phần, trong đó mức độ cải thiện thể hiện chủ yếu ở tổng doanh số (+ 37 điểm), lượng đơn đặt hàng (+32 điểm), năng suất lao động ( +30 điểm). Sự cải thiện của chỉ số thực thấy này cũng đã góp phần hỗ trợ Chỉ số động thái tổng hợp của tổng thể tình hình sản xuất kinh đạt 18 điểm.(Hình 2).

Các doanh nghiệp cũng dự cảm rằng, tình hình SX-KD năm 2015 sẽ tốt hơn năm 2014. Điều này được phản ánh ở sự tăng lên của CSĐT dự cảm năm 2015, đạt + 28 điểm. Nguyên nhân là do tất cả các yếu tố thành phần đều được dự cảm sẽ tốt lên, bao gồm cả yếu tố lợi nhuận.Hình 1. Tình hình SX-KD: CSĐT dự cảm năm 2015 và CSĐT thực năm 2014.

Đơn vị: Điêm

Tổng thể tình hình

sx-kd

Tổng doanh số

Giá bán bình quân

Lợi nhuận

trên đơn vị sản phẩm

Hiệu suất sử dụng máy móc

Số lượng công

nhân viên

Năng suất lao động

bình quân

Lượng đơn đặt

hàng

-20

-10

0

10

20

30

40

9

27

4

-8

812

1612

28

37

2118

2325

3032

CSĐT thực thấy năm 2014

CSĐT dự cảm năm 2015

Hình 2.Tình hình SX-KD: CSĐT tổng hợp năm 2014 1 VBiSI=[(100 +VBiSO)(100 + VBiSE)]1/2 – 100. Các chữ cái O, E, và I hàm ý viết tắt tương ứng cho “Observed”, “Expected”, và “Index”.

7

Page 10: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Đơn vị: Điêm

Tổng thể tình hình

sx-kd

Tổng doanh số

Giá bán bình quân

Lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm

Hiệu suất sử dụng máy móc

Số lượng công nhân

viên

Năng suất lao động

bình quân

Lượng đơn đặt hàng

0

5

10

15

20

25

30

35

18

32

12

4

1518

23 22

Về các yếu tố thành phần phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh (Hình 1) nhìn chung, tất cả các CSĐT thực thấy năm 2014 đều được cải thiện so với các chỉ số này của năm 2013 ngoại trừ yếu tố lợi nhuận.

Tổng doanh số có xu thế được cải thiện rõ rệt. Đây là yếu tố được cải thiện nhiều nhất trong năm 2014 (CSĐT thực thấy đạt +27 điểm). Trong năm 2015 các doanh nghiệp dự cảm doanh số sẽ tiếp tục được cải thiện với mức cải thiện khá cao (CSĐT dự cảm đạt 37 điểm).

Giá bán bình quân năm 2014 tăng lên so với giá bán năm 2013. Kết quả này khác với kết quả khảo sát vào thời điểm 6 tháng đầu năm 2014. Theo kết quả điều tra VBiS vào 6 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp nhận xét giá bán bình quân giảm so với 6 tháng cuối năm 2013. Điều này có thể phản ánh một thực tế rằng, trong 6 tháng cuối năm 2014 khi vấn đề hàng tồn kho không còn là lo ngại hàng đầu, các doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp giảm giá và tăng chiết khấu để giải phóng hàng tồn kho. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá bán trung bình trong năm 2014 so với năm 2013. Các doanh nghiệp cũng dự cảm rằng giá bán bình quân năm 2015 tiếp tục tăng lên.

Lợi nhuận bình quân tiếp tục giảm vào năm 2014 so với năm 2013, tuy nhiên các doanh nghiệp dự cảm rằng yếu tố này sẽ tăng lên vào năm 2015 với một mức tăng khá cao. Đây là yếu tố duy nhất chưa được cải thiện trong năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận năm 2014 của doanh nghiệp giảm là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao nhất (chiếm 28,2%). Các nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao tiếp theo là do doanh thu giảm (17,8%), do chi phí khấu hao (10,2%), do chi phí quản lý doanh nghiệp (10,8%) và do giá bán giảm 10%.

8

Page 11: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Năm 2014 doanh nghiệp dự cảm hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị tốt hơn so với năm 2013. Các doanh nghiệp dự cảm yếu tố này tiếp tục tốt hơn vào năm 2015. Một trong những nguyên nhân mang lại sự cải thiện này có thể là do nhu cầu thị trường thị tăng lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất lượng sản phẩm lớn hơn, tận dụng được công suất làm việc của máy móc thiết bị.

CSĐT thái thực thấy của yếu tố việc làm (số lượng lao động) này đạt dương 12 điểm. CSĐT dự cảm năm 2015 đạt 25 điểm. Những chỉ số này cho thấy yếu tố việc làm đang có xu hướng được cải thiện rất rõ rệt. Các doanh nghiệp đã có động thái tuyển dụng thêm lao động vào năm 2014. Động thái này sẽ mạnh mẽ hơn vào năm 2015. Đây là một tín hiệu rất lạc quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năng suất lao động bình quân được cảm nhận có xu hướng được cải thiện. (CSĐT thực thấy đạt +16 điểm). Chỉ số này tiếp tục được dự cảm tăng lên trong năm 2015 với mức tăng cao gấp đôi so với năm 2014 (CSĐT dự cảm đạt 30 điểm). Điều này phản ánh hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp, đó là phát triển dựa trên năng suất lao động cao.

Tương tự như yếu tố việc làm và yếu tố năng suất lao động bình quân, lượng đơn đặt hàng năm tăng lên so với năm 2013. Yếu tố này tiếp tục được dự cảm tăng lên trong năm 2015 với tốc độ tăng cao hơn.

Hình 3. CSĐT thực thấy của tình hình SX-KD từ năm 2010 đến nay

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014-40

-30

-20

-10

0

10

20

30

22

-17

-32

-21

9

Hình 3 phản ánh chỉ số động thái về tình hình SX-KD từ năm 2010 đến năm 2014. Có thể thấy rằng, năm 2014 tình hình SX- KD có tín hiệu phục hồi sau ba năm phải đương đầu với những khó khăn. Mặc dù sự phục hồi này còn rất khiêm tốn ( CSĐT thực thấy năm 2014 đạt +9 điểm), đây thực sự là một tín hiệu tốt về doanh nghiệp.

9

Page 12: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

3.3 Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ số động thái tổng hợp của tình hình sản xuất kinh doanh có xu thế cải thiện rõ rệt. Điều này được thể hiện ở việc CSĐT tổng hợp đạt giá trị dương (+ 32 điểm: Hình 4). Đây là kết quả tích hợp của CSĐT thực thấy (đạt +21 điểm ) và CSĐT dự cảm (đạt +43 điểm). Như vậy, tổng thể điều kiện sản xuất kinh năm năm 2014 tốt hơn nhiều so với năm 2013 và các điều kiện này được dự cảm sẽ tiếp tục tốt hơn vào năm 2015.

Hình 4. Các yếu tố tác động trực tiếp đến SX-KD: CSĐT tổng hợpĐơn vị: Điêm

Tổng thể điều kiện

sx-kd

Nhu cầu thị trường

trong nước

Nhu cầu thị trường quốc tế

Giá thành sản xuất

Tiếp cận vốn vay

Cung ứng lao động

có tay nghề

Tiếp cận thông tin

thị trường, công nghệ

Điều kiện hạ tầng tiện

ích

Điều kiện hạ tầng

giao thông

Cấp đất, giải phóng mặt bằng

mở rộng sx

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

32

21

31

12

2925

44

3432

21

Hình 5. Các yếu tố tác động trực tiếp đến SX-KD: CSĐT dự năm 2015, CSĐT thực thấy năm 2014

Đơn vị: Điêm

10

Page 13: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Tổng thể điều kiện

sx-kd

Nhu cầu thị trường

trong nước

Nhu cầu thị trường quốc

tế

Giá thành sản xuất

Tiếp cận vốn vay

Cung ứng lao động

theo yêu cầu

Tiếp cận thông tin

thị trường, công nghệ

Điều kiện hạ tầng tiện ích

Điều kiện hạ tầng giao

thông

Cấp đất, giải phóng mặt bằng mở rộng sx

0

10

20

30

40

50

60

21

8

20

3

23

16

40

26 24

15

43

35

42

22

35 35

49

42 40

28

CSĐT thực thấy năm 2014 CSĐT dự cảm năm 2015

CSĐT thực thấy của các yếu tố phản ánh điều kiện kinh doanh đều mang giá trị dương. Điều này cho thấy sự cải thiện của các điều kiện SX-KD trong năm 2014 so với năm 2013. Yếu tố điều kiện tiếp cận thông tin về thị trường và công nghệ, điều kiện hạ tầng tiện ích, và điều kiện hạ tầng giao thông vẫn tiếp tục là các yếu tố được cải thiện với mức cải thiện nổi trội. Nhu cầu thị trường quốc tế được cải thiện. Nhu cầu thị trường trong nước có được cải thiện nhưng không đáng kể. Tương tự như CSĐT thực thấy, CSĐT dự cảm của các điều kiện SX-KD được cải thiện với mức độ cải thiện lớn. Cụ thể:

Nhu cầu thị trường trong nước năm 2014 cải thiện hơn so với năm 2013, tuy nhiên mức cải thiện là không đáng kể. Các doanh nghiệp dự đoán thị trường trong nước sẽ được phục hồi đáng kể trong năm 2014.

Nhu cầu thị trường quốc tế năm 2014 có cải thiện so với năm 2013. Các doanh nghiệp dự cảm nhu cầu thị trường quốc tế sẽ tăng lên mạnh mẽ năm 2015. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế của các nước khác trên thế giới vào năm 2015.

Giá thành sản xuất tăng năm 2014 giảm nhẹ so với năm 2013. Các doanh nghiệp dự đoán giá thành sản xuất sẽ giảm vào năm 2015.

Việc tiếp cận vốn vay, năm 2014 được các doanh nghiệp đánh giá tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân mang lại kết quả này có thể là do mức lãi suất cho vay mềm hơn. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do các thủ tục vay vốn và các điều kiện được vay vốn của ngân hàng được thông thoáng hơn. Các doanh nghiệp dự cảm yếu tố này sẽ được cải thiện lớn năm 2015

Tình hình cung ứng lao động năm 2014 được cải thiện hơn trong năm 2014 và các doanh nghiệp dự cảm yếu tố này tiếp tục được cải thiện năm 2015.

11

Page 14: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Các yếu tố về tiếp cận thông tin thị trường công nghệ, điều kiện hạ tầng tiện ích và điều kiện giao thông tiếp tục được đánh giá là những yếu tố được cải thiện nhiều trong năm 2014 và doanh nghiệp dự cảm các yếu tố này tiếp tục được cải thiện tốt năm 2015.

Hình 6: CSĐT thực thấy về các điều kiện SX-KD từ năm 2010 đến nay

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014-30

-20

-10

0

10

20

3027

-13-18

6

21

Hình 6 cho thấy các yếu tố tác động đến tình hình SX-KD năm 2014 được cải thiện đáng kể. Điều này phản ánh ở CSĐT thực thấy năm 2014 đạt +21 điểm.

Hình 7: CSĐT thực thấy về các điều kiện SX-KD theo quy mô lao động trong doanh nghiệp

STT

 Các chỉ tiêu

Quy mô lao độngTổng doanh

thu

Lợi nhuận trên một

đơn vị sản phẩm

Số lượng lao động

1 Số lao động <= 10  11 -18 -82 10 < Số lao động <=50  18 -11 63 50< Số lao động <= 100  33 -4 84 100 < Số lao động <=200  21 -1 45 200 < Số lao động <=300  40 -2 236 Số lao động >= 300  38 -3 28

Nhìn chung, năm 2014 các doanh nghiệp có quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Cụ thể, các doanh nghiệp có số lao động từ 1 đến 10 có chỉ số về doanh thu tăng với tỷ lệ thấp nhất, chỉ số về lợi nhuận giảm mạnh nhất và chỉ số thuê thêm nhân lực thấp nhất. Doanh thu có tăng nhưng với tốc độ thấp, lợi nhuận giảm mạnh và cắt giảm lao động trong doanh nghiệp cho thấy các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có một năm 2014 đầy khó

12

Page 15: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

khăn. Các doanh nghiệp lớn dường như có khả năng phục hồi tốt hơn. Điển hình như các doanh nghiệp có số lao động trên 300 lao động, tổng doanh thu tăng, có tuyển thêm lao động, lợi nhuận vẫn giảm tuy nhiên tốc độ giảm thấp.

3.4 Chính sách kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô

3.4.1 Đánh giá về các yếu tố liên quan đến chính sách và điều hành vĩ mô Các doanh nghiệp đánh giá về tổng thể môi trường chính sách và điều hành vĩ

mô năm 2014 cải thiện hơn so với năm 2013.Hình 8.Các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: CSĐT thực thấy năm

2014 Đơn vị: Điêm

Tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế

vĩ mô

Chất lượng chính sách,

quy định pháp lý

Mức độ cải thiện các thủ tục thuế, hải

quan

Thái độ, ý thức trách

nhiệm của cán bộ công chức

Hiệu lực thực thi chính sách, quy định pháp

Sự ổn định môi trường

pháp lý, kinh tế vĩ mô

05

101520253035404550

30 31

43

30 29 28

Hình 8 cho thấy sự cải thiện này của chỉ số tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô trong năm 2014. Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải thiện của từng yếu tố thành phần như: chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thực thi chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới doanh nghiệp, sự cải thiện trong thái độ và ý thức trách nhiệm của các cán bộ công quyền, sự ổn định của môi trường pháp lý và điều hành kinh tế.Trong đó, mức độ cải thiện của các thủ tục thuế và hải quan là lớn nhất.

Hình 9: CSĐT thực thấy của tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô từ năm 2010 đến nay

Đơn vị: Điêm

13

Page 16: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014-5

0

5

10

15

20

25

30

35

6

-3-0.4

16

30

T ng th môi tr ng pháp lý và kinh t vĩ ổ ể ườ ếmô

CSĐT thực thấy của tổng thể môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô (Hình 9) cho thấy yếu tố này bắt đầu được cải thiện từ năm 2013 và tiếp tục cải thiện mạnh ở năm 2014. Đây có thể là do trong năm 2013 Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách và giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Các chính sách này có thể phát huy tác dụng trong năm 2014.

3.4.2 Đánh giá về tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ của Chính phủ:

Hình 10 cho thấy đánh giá của doanh nghiệp đối với một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ như chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia, chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chương trình cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, chương trình hỗ trợ thông tin nhằm đổi mới công nghệ cho các DNNVV, chính sách bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tín dụng, và chương trình tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Nhìn chung, phần lớn doanh nghiệp cho rằng các chương trình này có hiệu quả bình thường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các chương trình này có hiệu quả bình thường năm trong khoảng từ 40 – 45 %. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá các chương trình này có “hiệu quả và khá hiệu quả” cao hơn so với tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá ” không hiệu quả và kém hiệu quả”. Trong các chương trình này, chương trình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “hiệu quả và khá hiệu quả” cao nhất.

Hình 10: Tính hiệu quả của một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ

14

Page 17: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

020406080

100120

7.4 3.4 2.2 2.4 2.5 3.4 3.8 4.5 412.6 11.9 14.8 14.4 13 15 11.6 14.4 13.4

47.6 40.2 42.9 38.5 38.8 45.9 46.2 42.4 44.1

20.2 28 24.1 25.9 25.2 20.6 23.5 23.6 24.112.1 16.5 16 18.9 20.5 15.1 14.9 15.1 14.4

Hiệu quả Khá hiệu quảBình thườngKém hiệu quảKhông hiệu quả

3.4.3 Đánh giá của doanh nghiệp về Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014.

Trước bối cảnh nền kinh tế đang bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN, chậm được cải thiện, nhất là về thể chế, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh, trong đó đáng lưu ý là các vướng mắc liên quan tới thành lập doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, nộp thuế, tiếp cận điện năng và xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán...Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong các nguyên nhân chủ quan có nguyên nhân nhiều Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thiếu chiến lược, chương trình quốc gia và cách tiếp cận hệ thống để nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chưa đáp ứng yêu cầu.

Để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết 19/NQ-CP ra ngày 18/3/2014.

15

Page 18: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Sau một thời gian thực hiện, các doanh nghiệp có đánh giá nhất định về hiệu quả của một số giải pháp trong Nghị quyết. Hình 10 phản ánh kết quả đánh giá này của doanh nghiệp.

Hình 11: Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp trong Nghị quyết 19/NQ-CP.

Rà soát thủ tục hành

chính

Đẩy mạnh tái cơ cấu

đầu tư công, tổ chức tín dụng và DNNN

Công khai định cấp phát vốn

NSNN

Rà soát thủ tục

xuất nhập khẩu

Cải tiến quy trình nộp thuế

Tăng cường

kiểm tra các hoạt

động kinh doanh trái

phép

Phát triển công

nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu đạt chí số PCI cao

năm 2015

0

20

40

60

80

100

120

2.4 3.5 6.2 5 2.5 3 5.1 314.6 14.4 16.5

6.8 7.2 9.4 10.2 10.1

45.1 38.2 38.4

34.6 36.5 41.145.6 45

24.4 29 24.229.1 30.1

25.625.8 25.6

13.5 14.9 14.6 24.5 23.6 20.9 13.2 16.2

Hiệu quả Khá hiệu quảBình thườngKém hiệu quảKhông hiệu quả

Theo kết quả của khảo sát, công tác rà soát, đánh giá lại quy trình, hồ sơ và thủ tục xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp và công tác cải tiến quy trình, hồ sơ và thủ tục nộp thuế nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá là “hiệu quả và khá hiệu quả” rất cao. Tỷ lệ này của hai nội dung lần lượt là 53,6% và 53,7%. Việc công khai, minh bạch quy định cấp phát vốn ngân sách nhà nước có tỷ lệ đánh giá là “Không hiệu quả và kém hiệu quả” cao nhất. chiếm 22,7%.

16

Page 19: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Hình 12 : Đánh giá của doanh nghiệp về một số nội dung Nghị quyết 19 theo quy mô lao động

STT Quy mô lao động của doanh nghiệp

Rà soát lại quy trình xuất nhập

khẩu

Cải tiến quy trình nộp thuế

Công khai quy định cấp phát

vốn NSNN

Hiệu quả và

khá hiệu quả

Không hiệu quả và

kém hiệu quả

Hiệu quả và

khá hiệu quả

Không hiệu

quả và kém hiệu quả

Hiệu quả và

khá hiệu quả

Không hiệu

quả và kém hiệu quả

1 Số lao động <= 10 46,5% 9% 43,8% 3,5% 36,8% 16,7%

2 10 < Số lao động <=50 52,5% 16% 51,4% 7,3% 40,2% 17,9%

3 50< Số lao động <= 100 52% 8,9% 57,3% 8% 34,7% 29,3%

4 100 < Số lao động <=200 48,6% 18,6% 55,7% 14,3% 34,3% 22,9%

5 200 < Số lao động <=300 57,9% 15,8% 56,1% 10,5% 47.40% 24,6%

6 Số lao động >= 300 58,9% 12% 58,5% 13,8% 39,6% 26,9%

Theo kết quả khảo sát, việc đánh giá hiệu quả của việc rà soát lại thủ tục xuất nhập khẩu và công tác cải tiến quy trình thuế nhằm tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ lệ đánh giá là “hiệu quả và khá hiệu quả” thấp nhất so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Việc công khai, minh bạch quy định cấp phát vốn ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ đánh giá là “Không hiệu quả và kém hiệu quả” thấp nhất.

3.4.4 Đánh giá của doanh nghiệp về Chỉ thị 11/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/5/2014.

Trên cơ sở nhận định vai trò và nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của cộng đồng doanh nghiệp, ngày 21/05/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của DN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015.

Sau sáu tháng thực hiện, các doanh nghiệp đưa ra những nhận xét về hiệu quả của một số giải pháp trong Chỉ thị. Giải pháp hoàn thiện hướng dẫn về ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN theo Luật thuế thu nhập sửa đồi ngày 19/6/2013 có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “Hiệu quả và khá hiệu quả” cao nhất, chiếm 50,1% trong khi việc khẩn trương kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “Không hiệu quả và kém hiệu quả” cao nhất chiếm 19%.Hình 13: Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp trong Chỉ thị 11/ CT-TTg

17

Page 20: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Hoàn thiện hướng dẫn về ưu đãi, miễn,

giảm thuế TNDN

Các giải pháp hỗ trợ về thuế

hoặc cơ chế thanh toán bù

trừ đối với DN

Hỗ trợ DN về thông tin thị trường, biện pháp đối phó với chính sách

bảo hộ

Chỉ đạo các ngân hàng tăng cường áp dụng các hình thức đánh giá tín

nhiệm để cho vay tín chấp

Việc cải tiến các quy định

về quản lý đất đai

Kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc của

DN

0

20

40

60

80

100

120

1.4 2.8 23.2

2.4 6.57.1 10.4 12.9 12.4 12.5 12.5

41.4 43.9 44 43.9 44.4 39

27.9 24.6 25.922.4

26.6 22.5

22.2 18.4 15.2 18.1 14.1 19.5

Hiệu quả Khá hiệu quảBình thườngKém hiệu quảKhông hiệu quả

Hình 14: Đánh giá của doanh nghiệp về một số nội dung Chỉ thị 11 theo quy mô lao động

STT

Quy mô lao động của doanh nghiệp

Hoàn thiện hướng dẫn về thuế TNDN

Kịp thời giải quyết khó khăn vướng

mắc của DN

Hiệu quả và khá

hiệu quả

Không hiệu quả và kém

hiệu quả

Hiệu quả và khá

hiệu quả

Không hiệu

quả và kém hiệu quả

1 Số lao động <= 10 41,7% 3,5% 41% 11,1%2 10 < Số lao động <=50 46,4% 8,4% 41,3% 20,7%

3 50< Số lao động <= 100 52% 14,7% 42,7% 25,3%

4 100 < Số lao động <=200 48,6% 12,9% 38,6% 17,1%

5 200 < Số lao động <=300 56,1% 5,3% 38,6% 15,8%

6 Số lao động >= 300 55,6% 9,1% 44,4% 21,4%

Việc hoàn thiện hướng dẫn thuế TNDN của các doanh nghiệp siêu nhỏ có tỷ lệ đánh giá là “hiệu quả và khá hiệu quả” thấp nhất so với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Việc kịp thời giải quyết các vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ đánh giá là “Không hiệu quả và kém hiệu quả” thấp nhất.

3.5 Một số vấn đề khác liên quan đến doanh nghiệp

3.5.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2014Trong năm 2014, đối với kế hoạch doanh thu 14,1% doanh nghiệp vượt kế

hoạch, 48,7% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, 29,5% doanh nghiệp hoàn thành từ 75% - 99% kế hoạch và có 7,6% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch.

18

Page 21: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Đối với kế hoạch thị trường, 9,4% doanh nghiệp vượt kế hoạch, 48,5% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, 28,8% doanh nghiệp hoàn thành từ 75% - 99% kế hoạch và có 13,4% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch.

Đối với kế hoạch lợi nhuận, 9,5% doanh nghiệp vượt kế hoạch, 43,2% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch, 31,2% doanh nghiệp hoàn thành từ 75% - 99% kế hoạch và có 16,1% doanh nghiệp đạt dưới 75% kế hoạch..

Hình 15: Mức độ hoàn thành các kế hoạch của doanh nghiệp năm 2014

14.1

48.7

29.5

7.6

9.5

43.231.2

16.1

9.4

48.5

28.8

13.4

Vượt kế hoạchHoàn thành kế hoạchHoàn thành 75% -99% kế hoạchDưới 75% kế hoạch

Kế hoạch thị trường

Kế hoạch lợi nhuân

Kế hoạch doanh thu

3.5.2Trạng thái hoạt động của doanh nghiệpTrong năm 2014, có khoảng 2,2% doanh nghiệp trả lời khảo sát phải tạm

thời ngừng hoạt động, trong khi tỷ lệ này trong 6 tháng đầu năm 2014 là 4,2%. Thời gian ngừng hoạt động trung bình là 2 tháng, doanh nghiệp có thời gian ngừng hoạt động ngắn nhất là 0,5 tháng và dài nhất là 7 tháng. Doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trong thời gian qua do không tìm được thị trường đầu ra chiểm tỷ lệ cao nhất (40%). Không tìm được thị trường đầu ra và giá cả nguyên vật liệu đầu vào cao là nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động lâu nhât (7 tháng).

Hình 16: Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp tạm ngừng hoạt độngĐơn vị: %

19

Page 22: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

Hàng tồn kho cao

Không vay được vốn

Không tìm được thị

trường đầu ra

Giá cả nguyên vật liệu đầu

vào cao

Không tuyển dụng được công nhân

theo yêu cầu

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

6.7

13.3

40

33.3

6.7

3.5.2 Rủi ro của doanh nghiệp năm 2014Một trong những nhiệm vụ quan trọng và tiên quyết của chức năng quản trị

rủi ro trong doanh nghiệp là nhận diện, xác định danh mục rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm rủi ro có thể kiểm soát được cũng như rủi ro không kiểm soát được, sắp xếp các rủi ro theo mức độ ưu tiên và quyết định các biện pháp đối phó với rủi ro. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và trong các thời kỳ từng kỳ khác nhau sẽ có danh mục rủi ro khác nhau.

Trong giai đoạn khủng hoảng và nền kinh tế biến động xấu như hiện nay, các yếu tố bất lợi đã xảy ra nên doanh nghiệp cần tập trung rà soát và xem xét lại các rủi ro hoặc các yếu tố không chắc chắn đã và đang mang lại những bất lợi cho hoạt động của mình. Quản lý rủi ro doanh nghiệp có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp và các đối tác liên quan của doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

Theo kết của khảo sát, trong năm 2014 nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về điều chỉnh chính sách đột ngột và rủi ro về thị trường xuất khẩu. Hai loại rủi ro này chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lần lượt là 23,2% và 24,4%. Sự điều chỉnh chính sách đột ngột như thay đổi giá xăng, giá điện hay thuế sử dụng đất được doanh nghiệp đánh giá là một trong những rủi ro lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong năm 2014. Trong thời gian tơi, chính phu nên có những điều chỉnh phù hợp, nếu có thay đổi các chính sách trên thì nên có lộ trình để các doanh nghiệp không bị động, dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp. Rủi ro về lãi suất tín dụng chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 10,2%.

Hình 17: Những rủi ro trong năm 2014 của doanh nghiệp

20

Page 23: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

12.613.5

10.2

23.214.2

24.41.87 Rủi ro về tỷ gia

Rủi ro về chính sách thuếRủi ro về lãi suất tín dụngRủi ro về điều chính chính sách đột ngộtRủi ro vì đối tác không thực hiện đúng hợp đồngRủi ro về thị trường xuất khẩuRủi ro khác

3.5.3 Doanh nghiệp và việc tham gia vào chuỗi cung ứngQuá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của kinh tế Việt Nam

với sự xuất hiện của các dự án đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, Microsoft, Intel, Mitsubishi Heavy Industries… là cơ hội tốt để doanh nghiệp (DN) trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại chưa thực sự tận dụng tốt cơ hội này.

Theo kết quả của khảo sát, 69,6% doanh nghiệp tham gia vào một vài khâu trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lớn. 30.4% doanh nghiệp đảm trách toàn bộ chuỗi cung ứng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc vẫn tồn tại một số lượng doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi cung ứng dẫn đến ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa có cơ hội phát triển là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và chưa tiếp cận được công nghệ phù hợp.

Hình 18: Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp chưa tham gia vào chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp

Việt Nam có quy mô

nhỏ

Chưa tiếp cận

được công nghệ

phù hợp

Không tìm được

người mua là doanh nghiệp

lớn

Không tìm được

vốn

Chất lượng

sản phẩm của

doanh nghiệp

Việt Nam

chưa đạt yêu cầu

Thị trường

sản phẩm công

nghiệp phụ trợ có quy

mô chưa đủ lớn

Tay nghề công nhân

chưa đáp ứng nhu

cầu

Chính sách hỗ trợ của

Nhà nước trong

lĩnh vực này còn chưa đủ

mạnh

Giá thành

sản xuất linh phụ kiện cao

Việc cung cấp hàng hóa chưa kịp

thời

Nguyên liệu sản

xuất kinh phụ kiện vẫn

phải nhập khẩu

Nguyên nhân khác

02468

101214161820

16.718.4

6.2 5.9

10.3

5.67.3

10.3

7

2.3

9.9

0.1

21

Page 24: vbis.vnvbis.vn/.../03/Bao-cao-tong-hop-VBiS-nam-2014-final.docx · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (EDF) BÁO CÁO

3.5.4 Kế hoạch doanh nghiệp năm 2015Theo khảo sát, có tới 48,4% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng sản xuất

kinh doanh, 47,9% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô kinh doanh và chỉ có 3% doanh nghiệp giảm quy mô kinh doanh trong năm 2015. Kết quả này cao hơn so với khảo sát của năm 2013, khi mà chỉ có 42,5% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng quy mô, 50,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô, 6,7 % có thể giảm quy mô kinh doanh, và 0,1% doanh nghiệp có thể sẽ phải tạm dừng hoạt động.

Hình 19: Kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2015

48.4

47.9

3

0.600000000000001 0.1

Mở rộng kinh doanhKinh doanh bình thườngGiảm quy mô kinh doanhTạm dừng hoạt độngĐóng cửa, giải thể

Rõ ràng, kết quả khảo sát này một lần nữa cho thấy tín hiệu tích cực của sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2015, các doanh nghiệp tiếp tục tin vào sự cải thiện về môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động của họ.

22