Văn hóa kinh doanh của Viettel

21
Đề tài tiểu luận: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TP.HCM GVHD : Ths. Trần Văn Mạnh LỚP D10CQQT01-N

Transcript of Văn hóa kinh doanh của Viettel

Page 1: Văn hóa kinh doanh của Viettel

Đề tài tiểu luận:

VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TP.HCM

GVHD: Ths. Trần Văn MạnhLỚP D10CQQT01-N

Page 2: Văn hóa kinh doanh của Viettel

DANH SÁCH NHÓM:

Lâm Tiết KhaVòng Nhộc PhấnNguyễn Thị Phương Thanh

Nguyễn Thị Thùy TrangNguyễn Thị ThuBùi Thanh Trúc

Page 3: Văn hóa kinh doanh của Viettel

I.SƠ LƯỢC VỀ VIETTEL (Kha)II.VĂN HÓA CỦA VIETTEL

1. Bản sắc (Kha)2. Thương hiệu-logo-slogan (Kha)3. Triết lí kinh doanh (Phấn)

III.PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL1. Văn hóa kinh doanh của Viettel thể hiện ở vai

trò người lãnh đạo (Thu)2. Văn hóa kinh doanh của Viettel trong môi trường

làm việc của nhân viên (Thu)3. Văn hóa kinh doanh của Viettel trong mối quan

hệ với khách hàng (Trang)4. Văn hóa kinh doanh của Viettel trong cạnh tranh

vi mô ngành (Trang)IV.NHẬN XÉT (Thanh)Tổng hợp (Trúc)

PHÂN CÔNG:

Page 4: Văn hóa kinh doanh của Viettel

Giáo trình Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp

http://www.viettel-distribution.vnDân tríDoanh nhân Sài Gòn cuối tuầnEntrepreneur

TÀI LiỆU THAM KHẢO:

Page 5: Văn hóa kinh doanh của Viettel

I. SƠ LƯỢC VỀ VIETTELTập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.

Quá trình phát triển các dịch vụ bưu chính- viễn thông:

01/7/1997. Triển khai dịch vụ Bưu chính.

15/10/2000 Thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài 178, công nghệ VoIP.

09/10/2002 Khai trương dịch vụ Internet.

09/2003. Triển khai dịch vụ điện thoại cố định.

15/10/2004 Khai trương dịch vụ Điện thoại Di động.

2006 đầu tư sang Căm Pu Chia. 2007 đầu tư sang Lào.

03/2007, triển khai dịch vụ Điện thoại cố định không dây

19/2/2009 Khai trương dịch vụ Metfone tại Căm Pu Chia

16/10/2009 Khai trương dịch vụ Unitel tại Lào

3/2010 Khai trương dịch vụ 3G

Page 6: Văn hóa kinh doanh của Viettel

I. SƠ LƯỢC VỀ VIETTEL

Hoạt động kinh doanh

Cung cấp dịch vụ Viễn thông;

Truyền dẫn;

Bưu chính;

Phân phối thiết bị đầu cuối;

Đầu tư tài chính;

Truyền thông;

Đầu tư Bất động sản;

Xuất nhập khẩu;

Đầu tư nước ngoài.

Quan điểm phát triển:

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Kinh doanh định hướng khách hàng

Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định

Lấy con người làm yếu tố cốt lõi

Page 7: Văn hóa kinh doanh của Viettel

II. VĂN HÓA VIETTEL

Bản sắc

Mang phong cách riêng của một doanh nghiệp quân đội, của những người lính làm kinh doanh. Đó tính kỷ luật và tinh thần đồng đội, là sự thống nhất cao về ý chí và hành động, là khả năng vượt qua mọi khó khăn và thách thức để hoàn thành nhiệm vụ. Thương hiệu

Để xây dựng một thương hiệu cho riêng mình, Viettel đã chi rất đậm để thuê hẳn một công ty nước ngoài để tư vấn, đó là công ty quảng cáo lớn nhất thế giới JW Thomson (JWT) có mặt tại Việt Nam, mà điều này được xem là vô cùng “xa xỉ” với các công ty Việt Nam lúc bấy giờ. Và việc thiết kế thương hiệu cho viettel mất khá nhiều thời gian, khoảng 8 tháng, bởi những yêu cầu gắt gao của Viettel.

Page 8: Văn hóa kinh doanh của Viettel

II. VĂN HÓA VIETTEL

Slogan

“Hãy nói theo cách của bạn” (Say it your way).

Đó là tuyên ngôn của Viettel với khách hàng: tôn trọng và đề cao khách hàng, hay đúng hơn là tôn trọng cá tính và sở thích của khách hàng. Đồng thời, đó cũng lời Viettel tự nói với chính bản thân mình, từ lãnh đạo đến từng cán bộ nhân viên bình thừơng: hãy sáng tạo.

Page 9: Văn hóa kinh doanh của Viettel

II. VĂN HÓA VIETTEL Logo Với ý tưởng của dấu ngoặc kép logo của

Viettel được thiết kế với hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông).

3 màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Theo đúng bát quái thì thiên ứng với màu đỏ nhưng đuợc đổi thành màu xanh để tông màu phù hợp với bố cục và biểu trưng của quân đội.

Đây quả thực là 1 logo mang phong cách rất riêng của Viettel, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ban lãnh đạo Viettel đó là xây dựng một Viettel hoàn toàn khác với các công ty viễn thông khác, vừa mang tính sáng tạo, tư duy, tự chủ và rất đậm chất lính.

Page 10: Văn hóa kinh doanh của Viettel

II. VĂN HÓA VIETTEL

Triết lí kinh doanh :

“Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. VIETTEL cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.”

Page 11: Văn hóa kinh doanh của Viettel

II. VĂN HÓA VIETTEL

Triết lí kinh doanh :

8 giá trị cốt lõi :

• Thứ nhất : Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.Thứ nhất : Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. Mọi nhận thức và tiếp cận chân lý đều phải thông qua

thực tiễn hoạt động. Để có được phương châm hành động của chúng ta “Dò đá

qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

• Thứ 2 : Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.• Thứ 3 : Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.• Thứ 4 : Sáng tạo là sức sống.

• Thứ 6 : Kết hợp Đông - Tây.

• Thứ 5 : Tư duy hệ thống.

• Thứ 7 : Truyền thống và cách làm người lính.• Thứ 8 : Viettel là ngôi nhà chung

Thứ 2 : Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. Viettel khẳng định thách thức là chất kích thích. Khó khăn

là lò luyện. “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống”. “Chúng ta không sợ mắc sai lầm. Chúng ta chỉ sợ không

dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.” 

Thứ 5 : Tư duy hệ thống. “Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Tư duy hệ

thống là nghệ thuật để đơn giản hoá cái phức tạp.” “Người Viettel phải hiểu vấn đề đến gốc: Làm được là

40% -> Nói được cho người khác hiểu là 30% -> Viết thành tài liệu cho người đến sau sử dụng là 30% còn lại.”

Thứ 4 : Sáng tạo là sức sống. “Sáng tạo tạo ra sự khác biệt. Không có sự khác biệt tức là

chết. Chúng ta hiện thực hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng.”

“Hình thành suy nghĩ không cũ về những gì không mới. Chúng ta trân trọng và tôn vinh từ những ý tưởng nhỏ nhất.” 

Thứ 7 : Truyền thống và cách làm người lính. Viettel có cội nguồn từ Quân đội. Một trong những sự

khác biệt tạo nên sức mạnh Viettel là truyền thống và cách làm quân đội. 

Thứ 8 : Viettel là ngôi nhà chung Mỗi người Viettel luôn trung thành với sự nghiệp của

công ty. Chúng ta phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì chúng ta mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc được.

Mỗi người chúng ta qua các thế hệ sẽ góp những viên ngạch để xây lên ngôi nhà ấy.

“Chúng ta lao động để xây dựng đất nước, Viettel phát triển, nhưng chúng ta phải được hưởng xứng đáng từ những thành quả lao động đó. Nhưng chúng ta luôn đặt lợi ích của đất nước của doanh nghiệp lên trên lợi ích cá nhân.”

Các giá trị đều nhằm nâng cao năng lực nhận thức trong từng nhân viên để đi đến những hành động mang tính chất thực tiễn.

Thứ 3 : Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. “Cái duy nhất không thay đổi đó là sự thay đổi. Trong môi

trường cạnh tranh sự thay đổi diễn ra từng ngày, từng giờ. Nếu nhận thức được sự tất yếu của thay đổi thì chúng ta sẽ chấp nhận thay đổi một cách dễ dàng hơn.”

“Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp. Sức mạnh ngày hôm nay không phải là tiền, là qui mô mà là khả năng thay đổi nhanh, thích ứng nhanh.”

Cải cách là động lực cho sự phát triển. 

Thứ 6 : Kết hợp Đông - Tây. Kết hợp Đông Tây cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt

của một vấn đề. Kết hợp không có nghĩa là pha trộn. “Kết hợp tư duy trực quan với tư duy phân tích và hệ

thống.” “Kết hợp sự ổn định và cải cách.” “Kết hợp cân bằng và động lực cá nhân.” 

Page 12: Văn hóa kinh doanh của Viettel

III. PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

1. Văn hóa kinh doanh của Viettel thể hiện ở vai trò người lãnh đạo

Page 13: Văn hóa kinh doanh của Viettel

III. PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

Trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh thì vai trò người lãnh đạo của Viettel thể hiện ở : Xã hội hóa: Mạng lưới của Viettel phải về đến với 100% người dân Việt Nam,

về đến các bản làng, thôn xóm. Các dịch vụ viễn thông phải phù hợp với mọi mức thu nhập của người dân. Xã hội hóa việc bán hàng với sự tham gia của các tầng lớp xã hội, nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội; việc cung cấp dịch vụ; việc đầu tư xây dựng mạng lưới thông qua việc thành lập các Cty cổ phần hoặc hợp tác với các Cty khác để khai thác triệt để các thị trường ngách

Quốc tế hóa: Viettel phải luôn theo kịp sự phát triển của thế giới cả về công nghệ, quản lý, và dịch vụ, đưa chất lượng ngang tầm thế giới, thông qua việc áp dụng các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Viettel chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác nước ngoài, sử dụng lao động nước ngoài, tư vấn và hợp tác nước ngoài. Mỗi năm các cấp lãnh đạo và quản lý của Viettel phải đi nước ngoài ít nhất 1-2 lần để trao đổi học tập kinh nghiệm. Quốc tế hóa tức là trở thành một trong những Cty viễn thông lớn trên thế giới. Mục tiêu của Viettel Telecom là trở thành 1 trong số 10 Cty viễn thông lớn nhất thế giới.

Page 14: Văn hóa kinh doanh của Viettel

III. PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

2. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel trong môi trường làm việc của nhân viên

Yếu tố dẫn tới thành công trên là Viettel luôn coi trọng, đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng và có chính sách khen thưởng phù hợp.

Ai thi đua tốt thì người đó có thu nhập cao.

Trân trọng mọi sự sáng tạo, dù là nhỏ nhất.

Phong trào Thi đua Quyết thắng ở Viettel diễn ra khắp các mặt trận sản xuất kinh doanh, kỹ thuật, quản lý, triển khai sâu rộng tới tất cả các đơn vị: phong trào “6 nhất 1 mục tiêu”, phong trào “6000 ý tưởng tiết kiệm Viettel”, phong trào “Giữ gìn, nâng cao vị thế thương hiệu Viettel”, phong trào “Sáng tạo trẻ Viettel”...

Ở Viettel đã có những phần thưởng đột xuất lên đến 210 triệu đồng cho một sáng kiến kỹ thuật. Hay như việc gắn khen thưởng với công tác cán bộ. Cán bộ, nhân viên nào được khen thưởng nhiều, đồng nghĩa với người đó sẽ được bổ nhiệm để có thể “thi thố” tài năng ở mức cao hơn.

Viettel có những cán bộ mang quân hàm cao nhưng chỉ giữ vị trí khiêm tốn, còn cán bộ mang quân hàm thấp lại đảm nhiệm cương vị rất cao. Thi đua trong công tác cán bộ với cơ chế “thoáng”, thường xuyên luân chuyển, bổ nhiệm, thi tuyển giám đốc…

o Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn, luôn nhấn mạnh: “Sức sáng tạo là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Viettel là doanh nghiệp ra đời sau, nếu “chậm chân” đồng nghĩa với hết cơ hội”. Công tác giáo dục động cơ thi đua, như cách nói ở Viettel là công tác dạy người, được đặc biệt chú trọng.

Page 15: Văn hóa kinh doanh của Viettel

III. PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

3. Văn hóa kinh doanh của Viettel trong mối quan hệ với khách hàng

Viettel là doanh nghiệp viễn thông có hơn 50 triệu khách hàng đang dẫn đầu xu hướng quan tâm và chiều lòng các thuê bao trả trước bằng chất lượng chăm sóc khách hàng ngày càng cao và có nhiều đột phá về chất lượng chăm sóc khách hàng.

- Xóa nhòa khoảng cách thuê bao trả trước, trả sau

- Mọi khách hàng đều được quan tâm như người thân

- Hoàn thiện nâng cao cơ sở vật chất.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ chăm sóc khách hàng.

- Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng.

Page 16: Văn hóa kinh doanh của Viettel

III. PHÂN TÍCH VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL

4. Văn hóa kinh doanh của Viettel trong cạnh tranh vi mô ngànho Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Mobifone,Vinaphone,Vietnam mobile,EVN Telecom, S-fone...o Khách hàng tiêu thụ :

Khi thị trường viễn thông hội tụ đến 7 nhà cung cấp dịch vụ di động thì người ta vẫn thấy sự khác biệt Viettel đó là:Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất.Doanh nghiệp có vung phủ sóng rộng nhấtDoanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất.Doanh nghiệp có những gói cước hấp dẫn.Doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất.

Page 17: Văn hóa kinh doanh của Viettel

IV. NHẬN XÉT

Viettel vẫn quyết tâm áp dụng truyền thống và cách làm người lính vào hoạt động của mình :

- Tính kỷ luật: Ở Viettel, tính kỷ luật đã giúp công ty nhanh chóng xây dựng được một tổ chức có quy mô lớn nhưng vẫn là một thể thống nhất, giúp điều hành công việc một cách trôi chảy, đạt hiệu quả cao.

- Tính đoàn kết: Ở Viettel, phần lớn mỗi thành viên trong công ty đều coi Viettel là ngôi nhà thứ 2 của mình để hy sinh vì nó, yêu thương nó và cùng xây dựng nó.

- Dám chấp nhận gian khổ và quyết tâm vượt khó khăn:  Viettel nghĩ rằng gian khổ, khó khăn là môi trường để rèn luyện và có nghị lực hơn. Viettel cũng thường chọn cách khó khăn, hướng có nhiều thử thách hơn để rèn luyện đội ngũ, bởi thương trường sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt và nếu không có những cán bộ tinh nhuệ, thiện chiến thì sẽ khó mà trụ vũng được. Thị trường viễn thông Việt Nam rồi cũng sẽ bão hòa. Dừng lại nghĩa là chết, bởi vậy Viettel đã tìm sang thị trường quốc tế. Nghĩa là Viettel không chấp nhận suy thoái.

Page 18: Văn hóa kinh doanh của Viettel

IV. NHẬN XÉT

Viettel vẫn quyết tâm áp dụng truyền thống và cách làm người lính vào hoạt động của mình :

- Cách làm Quyết đoán: Viettel thành công như ngày hôm nay cũng là nhờ có những quyết định dứt khoát vào những thời điểm quan trọng như việc quyết định đầu tư vào mạng GSM thay vì CDMA, quyết định đầu tư mạng lưới rộng khắp rồi mới kinh doanh thay vì chỉ đầu tư ở các thành phố lớn…

- Cách làm Nhanh: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, tính bí mật lại càng trở nên mong manh. Việc triển khai nhanh đã giúp Viettel chớp được nhiều cơ hội. Như việc đẩy mạnh kinh doanh về nông thôn đã giúp Viettel có được một phân khúc thị trường khác mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Và chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp khác cũng có động thái “bắt chước” Viettel.

- Triệt để: Viettel không làm nửa vời. Đã quyết là sẽ làm đến cùng. Nếu không làm đến cùng sẽ phí phạm tài nguyên và công sức.

Page 19: Văn hóa kinh doanh của Viettel

IV. NHẬN XÉT

Những gì Viettel đã làm được:

Bản thân lãnh đạo Viettel luôn là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp, xác lập và tuyên truyền sâu rộng tới toàn bộ các cá nhân trong tập đoàn.

Xây dựng nên một môi trường làm việc lý tưởng, tích cực – điều nhân viên trông đợi:

Môi trường làm việc phù hợp giúp cho nhân viên làm việc có động lực, phát huy tối đa tính sáng tạo, từ đó nâng cao được hiệu suất lao động.

Truyền động lực cho nhân viên: Tạo không khí tích cực, mang lại cho nhân viên nhuệ khí làm việc, tin vào năng lực của cấp quản lý và thấy một tầm nhìn hấp dẫn về tương lai tốt đẹp của công ty.

Chia sẻ minh bạch thông tin với nhân viên Đánh giá khách quan. Ghi nhận thành công của nhân viên: Tạo ra sự hưng phấn cho mỗi

nhân viên khi được tôn vinh, nuôi dưỡng thái độ làm việc nhiệt huyết hơn và tinh thần sẵn sàng đương đầu và vượt qua thách thức của nhân viên.

Page 20: Văn hóa kinh doanh của Viettel

IV. NHẬN XÉT

Viettel đang ngày càng lớn mạnh, cùng với đó là văn hóa kinh doanh mang bản sắc riêng mà những con người đã, đang và sẽ lưu giữ và ngày càng làm cho nó tốt đẹp hơn, thể hiện ở:

1. Core Value - Giá trị cốt lõi

2. Consistency - Kiên trì giữ vững truyền thống

3. Connect - Kết nối gắn bó

4. Celebrate - Công nhận thành tích và khen thưởng

5. Camaraderie - Sự thân thiết giữa các đồng nghiệp

6. Community - Quan hệ với cộng đồng

7. Communication - Chia sẻ thông tin

8. Caring - Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên

9. Commitment to Learning - Cam kết đào tạo

10. Chronicles - Viết sách truyền thống

Theo Entrepreneur, một doanh nghiệp xây dựng văn hóa kinh doanh với 10C sẽ giúp các doanh nghiệp thành công bền vững.

1. Core Value - Giá trị cốt lõi

Viettel đưa ra những triết lý kinh doanh, logo và slogan hết sức rõ ràng, mang tính định hướng cao. Tất cả chính là kim chỉ nam cho mọi hành động của lãnh đạo và nhân viên của Viettel. Lãnh đạo Viettel là người có kiến thức, biết định hướng, gợi mở để mọi người tham gia, biết giao việc cho mọi người làm nhưng biết tiến độ công việc, biết đánh giá nhận xét, biết đào tạo nhân viên, biết giải quyết khó khăn.

2. Consistency - Kiên trì giữ vững truyền thống

Qua từng giai đoạn phát triển, Viettel đã đút kết thành các bài học kinh nghiệm quý báu cho mình, nuôi dưỡng và phát triển những triết lý kinh doanh, để ngày càng vươn mình ra biển lớn, trở thành tập đoàn đa quốc gia. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel vẫn mang đậm chất văn hóa quân đội, tuy nhiên cũng không ngại học hỏi thêm để ngày càng hoàn thiện, cùng hội nhập trong thời buổi kinh tế thị trường.

3. Connect - Kết nối gắn bó

Viettel đưa ra những tiêu chuẩn và các quy tắt ứng xử dành cho tất cả các lạnh đạo, cũng như nhân viên của công ty, tạo ra một môi trường làm việc nghiêm túc, mang tính kỷ luật cao nhưng cũng rất năng động và sáng tạo. Các phong trào trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi hoạt động ở Viettel. Trên hết Viettel đưa ra những cam kết gắn bó lâu dài với chính những nhân viên của mình, và khách hàng.

4. Celebrate - Công nhận thành tích và khen thưởng

Với các chương trình thi đua, khen thưởng, biết trọng dụng người tài, Viettel đã tạo ra một nguồn nhân lực nòng cốt, tiên tiến, giỏi chuyên môn và trung thành, những con người luôn dám đổi mới, không ngại gian khổ và khó khăn. Ở Viettel, ai thi đua tốt thì người đó có thu nhập cao, kinh nghiệm đó không phải là mới, nhưng thành công là ở chỗ, Viettel đã xóa đi được những rào cản vô hình vốn là trở lực đáng kể của phong trào thi đua yêu nước trong các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay.

5. Camaraderie – Sự thân thiết giữa các đồng nghiệp

Mang đậm phẩm chất của những người lính trong Quân đội, nhân viên của Viettel luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, người trước chia sẻ kinh nghiệm cho người sau. Đặv biệt, Viettel có môi trường cạnh tranh lành mạnh, đẩy lùi được những trào lưu xấu như “sống lâu lên lão làng”, cục bộ, bè cánh…

7. Communication – Chia sẻ thông tin

Các cuộc họp toàn thể nhân viên hằng quý giúp mọi người hiểu rõ hơn hoạt động của toàn doanh nghiệp và cảm nhận được tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các bộ phận, giữa đồng nghiệp với nhau. Đồng thời, nên tạo điều kiện cho các nhân viên được nêu những thắc mắc, nguyện vọng cá nhân với phòng nhân sự, hoặc nhà quản trị cấp cao nếu vấn đề của họ không được giải quyết ổn thỏa trong nhóm hay trong bộ phận.

8. Caring - Quan tâm đến cuộc sống của nhân viên

Viettel quan tâm đến đời sống của tất cả các nhân viên, chăm lo các công tác đoàn thể, phúc lợi, xem con người là tài nguyên quan trọng.

9. Commitment to Learning - Cam kết đào tạo

Viettel quan tâm, tạo điều kiện cho người lao động phát huy khả năng sáng tạo và được thăng tiến. Ngoài các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ, Viettel còn tổ chức câu lạc bộ để khuyến khích mọi nhân viên cùng tham gia.

10. Chronicles - Viết sách truyền thống

Để mọi nhân viên trong doanh nghiệp cũng như những đối tác, khách hàng của doanh nghiệp đều nắm bắt được những cột mốc lịch sử trong quá trình phát triển doanh nghiệp, Viettel luôn cập nhật tất cả những hoạt động, thành tích mình đạt được, những gì chưa tốt để toàn thể nhân viên luôn hiểu biết toàn diện về công ty, giữ được lửa và tâm huyết với ngành.

6. Community - Quan hệ với cộng đồng

Trong mối quan hệ với cộng đồng, Viettel đã tạo ra những giá trị xã hội to lớn thông qua các hoạt động đóng thuế theo đúng quy định của Nhà nước, và thực hiện các hoạt động gây quỹ, đóng góp cho các hoạt động xã hội... Hơn hết, Viettel là một tập đoàn về ngành bưu chính viễn thông, những gì Viettel nỗ lực là gây dựng một hình ảnh tốt đẹp, bền vững và đáng tin cậy trong đối với khách hàng.

Page 21: Văn hóa kinh doanh của Viettel

CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ

THEO DÕI!

- HẾT -