VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN...

82
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG MÔN : QUẢN TRỊ ẨM THỰC TÊN :ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC MSSV:080927Q ĐỀ TÀI: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ,TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI TỈNH ĐAK NÔNG 1)GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐAK NÔNG Tỉnh Đắk Nông là tỉnh được thành lập vào tháng 01/2004 trên cơ sở tách ra từ 6 huyện phía Nam của tỉnh Đak Lak.Bắc giáp tỉnh Đak Lak,đông giáp tỉnh Lâm Đồng,tây giáp tỉnh Mundunkiri của nước bạn Campuchia,nam giáp tỉnh Bình Phước. Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và

Transcript of VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN...

Page 1: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

MÔN : QUẢN TRỊ ẨM THỰC

TÊN :ĐỖ THỊ BÍCH NGỌCMSSV:080927Q

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ,TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI TỈNH ĐAK NÔNG

1)GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐAK NÔNG

Tỉnh Đắk Nông là tỉnh được thành lập vào tháng 01/2004 trên cơ sở tách ra từ 6 huyện phía Nam của tỉnh Đak Lak.Bắc giáp tỉnh Đak Lak,đông giáp tỉnh Lâm Đồng,tây giáp tỉnh Mundunkiri của nước bạn Campuchia,nam giáp tỉnh Bình Phước.

Đắk Nông nằm ở phía Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ.

Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn.

Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có khoảng 18 dân tộc anh em sinh sống trong đó chủ yếu là các dân tộc người Việt (Kinh), Êđê, Nùng, M'Nông, Tày người Mạ, chiếm đa số.

Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk.

Page 2: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.ó 128 buôn với khoảng 130 nghìn người là đồng bào các dân tộc thiểu số, chiếm đến 34,5% dân số toàn tỉnh. Theo đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ, Ê đê ở Đắk Nông thì già làng thường là những người cao tuổi, am hiểu tập tục trong cùng một bon làng; người có công đặt nền móng trong việc hình thành bon làng; có uy tín, được nhân dân kính trọng, tôn sùng một cách tự nhiên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Thông thường, hoạt động của già làng chủ yếu tập trung vào giáo dục con cháu, vận động bà con giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hoà giải các vụ mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc hoặc trong bon làng trên cơ sở tập tục; trực tiếp hoà giải mâu thuẫn các vi phạm phong tục, tập quán trên cơ sở các quy định bất thành văn; vận động nhân dân đoàn kết, thực hiện không thả rông gia súc, không phóng uế bừa bãi, chủ trì điều hành các lễ hội, cúng bái của bon làng; khi chính quyền tổ chức họp dân, già làng tích cực tham gia ý kiến xây dựng; đại diện cho dòng tộc hoặc dân làng trong quan hệ, giao dịch với bên ngoài. 

Trong hoạt động, già làng thể hiện vai trò thủ lĩnh, người quyết định việc thực hiện lễ hội, ma chay, cưới hỏi cũng như các quy ước của bon làng. Sự kính trọng, tôn sùng của dân làng đối với già làng từ kết quả mang tính thuyết phục. Trong nhiều trường hợp, nếu có sự đồng ý của già làng thì việc tổ chức, quản lí của chính quyền cơ sở đạt kết quả cao. Trong công tác dân vận, vai trò của già làng hết sức quan trọng, là đầu mối trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền đối với bà con; cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho người dân hiểu và làm theo.

Ở các bon, làng tỉnh Đắk Nông, vai trò của già làng thể hiện rõ nét nhất trong việc động viên bà con cùng tham gia xây dựng, thực hiện các hương ước, quy ước. Già làng phối hợp với trưởng thôn, bon vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, đặc biệt là

Nữ già làng người dân tộc M'nông Thi K'lut (buôn Bu Prang, xã Dak N'rung, huyện Daksong - tỉnh Đắc Nông) biểu diễn điệu múa độc đáo của dân tộc mình.   (Ảnh ITN)

Page 3: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

hoà giải mâu thuẫn, tập hợp đoàn kết, thực hiện các phong trào do chính quyền, các đoàn thể... phát động như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống, góp phần cải thiện môi trường văn hoá, giáo dục, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, cộng đồng và từng gia đình. Nhờ đó, việc tang, cưới xin, lễ hội dần dần theo nếp sống mới, trở thành chỉ tiêu thi đua của mỗi bon, làng, góp phần đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu, xây dựng và thực hiện những tập quán dùng nước sạch, khi ốm đau đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, bệnh viện...

2)Đời sống văn hóa của dân tộc tại Đak Nông

2.1)Dân tộc Ê Đê

Ê Đê là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.Số dân khoảng trên 307 ngàn người.Tiếng Ê Đê thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Sản xuất nông nghiệp trong đó làm rẫy (hma) chiếm vị trí trọng yếu. Những mảng rừng thưa, trảng cỏ hay trên những sườn đồi thường được chọn làm nơi phát cây làm rẫy với những cộng cụ đơn giản như rìu (jông), xà gạc (kgac), cuốc xới đất luỡi nhỏ (wăngbriêng), cào cỏ (hwar).Do khí hậu Tây Nguyên phân thành 2 mùa rõ rệt, đồng bào Êđê chỉ canh tác, cấy trồng một vụ trong năm vào mùa mưa và luân canh. Những năm gần đây, đồng bào đã dần biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến tiến tăng năng suất và đa dạng hoá sản xuất, ví dụ lúa, bắp, đậu, rau và sản phẩm khác. Việc trồng cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su dần dần đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình người Êđê. Bên cạnh trồng trọt, người Êđê còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng và gia súc khác. Gia đình giàu có hàng trăm đầu trâu, bò. Trâu bò vừa là biểu hiện khối tài sản của một gia đình, vừa là vật định giá trong các cuộc trao đổi những chiếc chiêng, ché quý. Trâu bò, dê, heo còn được dùng làm vật hiến sinh, phục vụ những nghi lễ trong năm của gia đình và cộng đồng. Cho đến nay, người Ede vẫn theo chế độ mẫu hệ. Cơ sở xã hội truyền thống là buôn. Buôn của người Ede là nơi quần tụ của vài chục, có đến khi vài trăm nóc nhà dài làm theo kiểu nhà sàn với kích thước và quy mô khác nhau phụ thuộc vào số lựơng các thành viên trong đại gia đình mẫu hệ. Mỗi buôn có phạm vi rừng và phạm vị cư trú riêng. Ranh giới của phạm vi này là các ranh giới tự nhiên như một dòng suối, một gốc cây hay một mỏm đá. Trong phạm vi đất rừng và đất cư trú của buôn mình, mọi người dân trong buôn đều có quyền tự do khai thác, săn bắt, hái lượm, chọn đất làm rẫy nhưng vi phạm sang khu vực như rừng thiêng khác là điều cấm kỵ. Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải tuân theo những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người đứng đầu là khoa kpin ea còn được gọi là mtao (già làng), điều hành luật tục trong buôn có pô phạt kđy (người xử kiện) để luận tội những kẻ vi phạm luật tục, hòa giải các mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng buôn, ngoài ra cũng có

Page 4: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

những pô riu Yang(người khấn thần) để thay mặt dân làng thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng và các pa ghê (thầy bói, thầy cúng) để chữa bệnh bằng các hình thức bói toán. Những đại gia đình cùng chung sống trong một ngôi nhà dài, đứng đầu mỗi gia đình là một người đàn bà cao tuổi và có uy tín (khoa sang), có trách nhiệm trông nom toàn bộ tài sản chung của đại gia đình, quyết định việc sản xuất và đời sống gia đình, đại diện cho gia đình trong các mối quan hệ với buôn làng. Con cái mang họ mẹ. Của cải được thừa kế theo dòng họ nữ. Người Êđê theo tín ngưỡng đa thần thể hiện trong các nghi lễ về mọi mặt của cuộc sống. Có những nghi lễ theo vòng đời từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, dựng vợ, gả chồng đến khi già, chết; có những nghi lễ thuộc vòng sinh trưởng của cây trồng từ khi chọn đất làm rẫy cho đến khi thu hoạch; và những nghi lễ của chung cộng đồng như lễ cúng bến nước thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, ngoài ra còn có lễ trước Kpan khi dựng xong nhà mới. Đối với quan niệm về cái chết, người Êđê dựng các ngôi nhà mồ đặc sắc có tượng xung quanh để canh gác giai đoạn khi chuyển tiếp từ sống sang chết và sang cuộc sống thế giới bên kia

Người Ê Đê có óc thẩm mỹ cao,được thể hiện qua hàng thổ cẩm trang trí nhà

cửa,sắc phục.Phụ nữ Ê Đê mặc áo ,váy chàm có thêu những họa tiết sặc sỡ ,áo

thường trùm xuống mông cho ra ngoài váy.Cổ áo ,vai áo xuống cánh tay ,gấu áo

được thêu những đường viền ,trang trí bằng những dải hoa văn sang màu đỏ,vàng

và trắng,là những màu sắc gần gũi với màu hoa của núi rừng.Váy của phụ nữ Ê Đê

là váy mở quấn quanh thân mình.Trên nền chàm mềm mại được thêu những đường

chỉ đỏ sọc ngang ở trên ,giữa và gấu dưới.Có loại váy thường mặc khi lên nương

rẫy,có váy mặc ở nhà và những váy được trang trí công phu,nhiều màu sắc sặc sỡ

dành cho những ngày hội ngày lễ tết.Ngày nay thiếu nữ Ê Đê thường mặc váy

kín,phụ nữ Ê Đê cũng giống như nhiều dân tộc khác ,họ chú trọng nhiều đến trang

sức ,chuộng các đồ bằng bạc hay đồng làm vòng đeo cổ,đeo tay.Người đàn ông Ê

Đê thường quấn khăn nhiều vòng trên đầu ,đóng khố,áo người đan ông dài trùm

mông.Trước ngực,hai cánh tay ao được trang trí bằng những đường vuông vải màu

đỏ hoặc trắng ở trước ngực khiến cho chiếc áo trông vừa mạnh mẽ,lại đẹp phóng

khoáng đúng với phong cách người Ê Đê.Những nhà giàu có,chức sắc trong buôn

áo thường được thêu dải hoa văn ở dọc hai bên nách ,gấu áo phía sau có đính

cườm gọi là áo kteh.Khố cũng có nhiều loại được phân biệt bằng những hoa văn

thêu trên khố và độ dài ngắn.Bong và bah là khố thường ,dùng trong lễ hội.

Page 5: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Váo các buôn của người Ê Đê sinh sống ấn tượng đập ngay vào mắt ta là những

ngôi nhà dài .Có những nhà dài tới cả trăm mét.Đây cũng là một nét riêng đặc sắc

để phân biệt cộng đồng cư dân Ê Đê với dân tộc khác.Nhìn chiều dài những nhà

sàn là nhận biết được sự đông đúc của con cháu,cũng như sự giàu nghèo của chủ

nhân.Phần chính của nhà gọi là gah dùng để tiếp khách ,sum vầy gia tộc.Phần còn

lại gọi là o6k,nơi ngủ của các cặp vợ chồng già trẻ.Từ cầu thang đi thẳng vào là

một hành lang chạy suốt từ đầu nhà đến cuối nhà,qua gah rồi đến o6k.Bếp núc ở

cuối nhà.Sân sàn ở phía cửa chính gọi là sân khách.Nhà càng khá giả thì sân khách

càng rộng rãi,phong quang.

Gia đình người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ,chủ nhà là phụ nữ con cái mang họ mẹ,

khi lấy vợ người chồng về nha ở.Con trai không được hưởng thừa kế.Ngày nay

tính chất mẫu hệ không còn rõ nét,vai trò của người đàn ông trong gia đình cũng

như trong xã họi ngày càng được khẳng định.Tín ngưỡn người Ê Đê là tín ngưỡng

đa thầ nên thực hiện nhiều kiêng cữ và tổ chức nhiều lễ cúng như lễ cúng bến

nước, lễ chọc tỉa ,lễ cúng lúa mới,lễ thổi tai cho trẻ mới sinh…với niềm mong ước

mùa màng bội thu,con người khỏe mạnh,tránh được rủi ro hoạn nạn.Khi xuân về

nhiều lễ hội của người ê đê được tổ chức tưng bừng.Do có bộ chữ viết riêng nên

vốn văn hóa dân tộc vừa được tồn giữ qua truyền miệng và qua chữ viết,hết sức

phong phú.Đó là những ca dao,tục ngữ,truyện cổ tích ,đặc biệt là những sử thi nổi

tiếng Đăm San,Khăn đam kteh mlan…mà người Ê đê gọi là khan.Trong lễ hội của

người Tây Nguyên không thể thiếu tiếng cồng chiêng,tiếng trống to nhỏ.Đinh Năm

là loại nhạc cụ phổ biến của dân tộc.Cùng với đàn klongput,t’rung,sáo ..tạo nên sự

phong phú trong lễ hội,trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng.Đàn đá là nhạc cụ cổ

nhất.Mấy thập kỷ qua ngành khảo cổ đã được khai quật ,phục hiện khá nhiều đàn

đá ở Tây Nguyên,ở Huế hay trong chương trình giới thiệu văn hóa Việt ở Nha

Trang đàn đá rất được du khách đặc biệt là những người nghiên cứu văn hóa ở một

số nước chú ý.Càng đi sâu vào các lễ hội của dân tộc càng thấy rõ tính văn hóa lễ

hội hòa quyện vào trong cuộc sống hàng ngày:Văn hóa cồng chiêng,Văn hóa sử

thi,văn hóa dân tộc sinh hoạt cộng đồng.Trong dịp tết Đinh Hợi Bộ Văn Hóa

Thông Tin đã có chủ trương phục hồi 9 lễ hội tiêu biểu của một số dân tộc.Bên

cạnh lễ hội Khai Mạ Mường Bi của người Mường,lễ hội Vao mùa của người Cao

Lan ,lễ hội Munhu ru,…lễ hội cúng bến nước của ngưởi dân tộc Ê Đê.

Cùng với nền văn hóa lâu đời truyền thống phong phú người Ê Đê cũng có những

đóng góp không nhỏ vào trang sử vàng chói lọi của dân tộc.Qua hai cuộc kháng

Page 6: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

chiến nhiều người con yêu quý của dân tộc Ê Đê đã hiến dâng tuổ trẻ hy sinh cho

sự nghiệp đấu tranh cách mạng đi đến toàn thắng.

2.2)Dân tộc Nùng

Tên tự gọi: Nồng.

Tên gọi khác: Xuồng, Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài, Nùng Phàn Slình...

Nhóm ngôn ngữ: Tiếng Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), cùng nhóm với tiếng Tày, tiếng Thái, và nhất là tiếng Choang

ở Trung Quốc...

Dân số: 706.000 người (ước tính năm 2003) Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9 % dân số toàn tỉnh và 32,4 % tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1 % dân số toàn tỉnh và 16,3 % tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người),Bắc Kạn (27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)[2

Lịch sử:

Người Nùng phần lớn từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cư sang cách đây khoảng 200-300 năm.

Đặc điểm kinh tế:

 

Quan niệm phổ biến là mỗi mảnh đất, mỗi khu rừng đều có thổ công. Hàng năm người Nùng đều có lễ cúng thần rừng ở gốc cây cổ thụ hay các tảng đá có hình

thù kỳ dị trong các khu rừng cấm. Người ta làm bàn thờ bằng tre, nứa để đặt các lễ

vật cúng thần.

 

Page 7: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi.

Người Nùng làm việc rất thành thạo nhưng do cư trú ở những vùng không có điều kiện khai phá ruộng nước cho nên nhiều nơi họ phải sống bằng nương rẫy là chính. Ngoài ngô, lúa họ còn trồng các loại củ, bầu bí, rau xanh...

Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt, hồng... Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể. Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.

Họ biết làm nhiều nghề thủ công: dệt, rèn, đúc, đan lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Nhiều nghề có truyền thống lâu đời

nhưng vẫn là nghề phụ gia đình, thường chỉ làm vào lúc nông nhàn và sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghề khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng) rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người biết làm nghề rèn.

Chợ ở vùng người Nùng phát triển. Người ta thường đi chợ phiên để trao đổi mua bán các sản phẩm. Thanh niên, nhất là nhóm Nùng Phàn Slình, thích đi chợ hát giao duyên.

Tổ chức cộng đồng:

Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn cây ăn quả.

Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Nùng đã đạt đến trình độ phát triển như ở người Tày. Ruộng và nương thâm canh đã biến thành tài sản tư hữu, có thể đem bán hay chuyển nhượng. Hình thành các giai cấp: địa chủ và nông

dân.

Văn hóa:

Page 8: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương.

Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm.

Sli là hát giao duyên của thanh niên nam nữ dưới hình thức diễn xướng tập thể, thường là đôi nam, đôi nữ hát đối đáp với nhau và được hát theo hai bè.

Người ta thường Sli với nhau trong những ngày hội, ngày lễ, ngày chợ phiên, thậm chí ngay trên tàu, trên xe.

Người Nùng ăn tết giống như ở người Việt và người Tày.

 

Mỗi dịp tết người Nùng đều làm nhiều loại bánh. Phổ biến các loại bánh được chế biến bằng gạo xay trên các cối xay

bằng đá.

Page 9: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

 

Nhà cửa:

Người Nùng cư trú ở các tỉnh Ðông Bắc nước ta, họ thương sống xen kẽ với người Tày. Phần lớn ở nhà sàn. Một số ở nhà đất làm theo kiểu trình tường hoặc xây bằng gạch mộc. .

Làm nhà mới là một trong nhiều công việc hệ trọng. Vì thế khi làm nhà người ta rất chú ý tới việc chọn đất, xem hướng, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với ước mong có cuộc sống yên vui, làm ăn phát đạt.

Nhà Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Bộ khung nhà Tày - Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy cột. Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng:

- Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo.

- Để liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không dùng các

đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột.

Trong nhà người Nùng bàn thờ tổ tiên thường để ở gian bên trái. Bàn thờ là nơi tôn nghiêm được trang trí những bức hoành phi và câu đối viết bằng chữ Hán

trên nền giấy đỏ. Nhiều nơi còn có bức phùng Slăn đề tên dòng

họ.

Page 10: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày - Nùng trên cơ bản là giống nhau: mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.  

Nói đến nhà Tày - Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40-60cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp.

Trang phục: 

Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách phải, thường chỉ dài quá hông.

Ít có biểu hiện đặc sắc về phong cách tạo hình (áo nam giống nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu  chàm, quần chân què ít trang trí). Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút.

Ăn:

Bếp của người Nùng gồm 2 phần: phần ngoài đặt 3 ông đầu rau hoặc kiềng để nấu ăn và sưởi ấm, còn phần trong là bếp lò đắp bằng đất sét đặt chảo to để nấu cám lợn.

Ở nhiều vùng người Nùng ăn ngô là chính. Ngô được xay thành bột để nấu cháo đặc như bánh đúc. Thức ăn thường được chế biến bằng cách rán, xào, nấu, ít khi luộc. Nhiều người kiêng ăn thịt trâu, bò, chó.

Trang phục người Nùng Inh

Page 11: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được coi trọng là sang trọng của đồng bào là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng bào.

Phương tiện vận chuyển:

Các phương thức vận chuyển truyền thống là khiêng, vác, gánh, mang, xách. Hiện nay ở một số địa phương người Nùng sử dụng xe có bánh lốp do các vật kéo để làm phương tiện vận chuyển.

Cưới xin:

Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu và khi yêu nhau họ thường trao tặng nhau một số kỷ vật. Các chàng trai tặng các cô gái đòn gánh, giỏ đựng con bông (hắc lì) và giỏ đựng con sợi (cởm lót). Còn các cô gái tặng các chàng trai áo và túi thêu.

Tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối không và lá số đôi trai gái có hợp nhau hay không. Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo, rượu, tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn nhà chồng.

Sinh đẻ:

Ngoài lễ đặt bàn thờ bà mụ và lễ mừng trẻ đầy tháng ở một số nhóm Nùng còn tổ chức lễ đặt tên cho trẻ khi chúng đến tuổi trưởng thành.

Ma chay:

Có nhiều nghi lễ với mục đích chính là đưa hồn người chết về bên kia thế giới.

Thờ cúng

Page 12: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

1 góc thờ cúng của người nùng

Thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra còn thờ thổ công, Phật bà Quan âm, bà mụ, ma cửa, ma sàn, ma ngoài sàn (phi hang chàn)... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai, dịch bệnh... Khác với người Tày, người Nùng tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ.

Lịch:

Người Nùng theo âm lịch.

Học:

Có chữ nôm Nùng dựa theo chữ Hán, đọc theo tiếng Nùng và chữ Tày - Nùng trên cơ sở chữ cái La-tinh.

Chơi:

Trong các ngày tết, ngày lễ, ngày hội thường có một số trò chơi như tung còn, đánh cầu lông, đánh quay, kéo co...

2.3)Dân tộc m’nông (mông)

Page 13: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tậnTây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9 % dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16,0 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6 % dân số toàn tỉnh và 14,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8 % dân số toàn tỉnh và 13,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên Bái(81.921 người), Cao Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk Nông (21.952 người), Bắc Kạn (17.470 người),Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799 người)[2].

Trên thực tế cho thấy các cư dân Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân

đồng tộc ở các nưóc khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam

với Trung Quốc và Lào.

Page 14: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm về trước. Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Môngz). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về  dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm các ngành: Mông Trắng (Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhx), Mông Đỏ (Môngz Si), Tộc người thiểu số với dân số nhiều thứ hai ở tỉnh Đắk nông là người M’nông với dân số khoảng 38.298 người. Người M’nông thuộc ngữ hệ Môn- Khơme, nhóm Bahnar Nam, phân bố tập trung nhiều ở các huyện Lak, Krông Bông, Krông Nô, Buôn Đôn. Người M’nông sống trong những ngôi làng mà họ gọi là bon. Mỗi bon có vài chục nóc nhà dài. Rừng và đất bao quanh theo truyền thống phục vụ cho trồng trọt, săn bắt, khai thác gỗ, có ranh giới tự nhiên như suối, ao hồ ..v..v..Trong mỗi  bon, còn có những đơn vị cư trú nhỏ hơn, ví dụ aluh (xóm). Cũng như người Êđê, người M’nông theo chế độ mẫu hệ, những gia đình lớn sống chung trong một ngôi nhà, đứng đầu là một người phụ nữ. Nếu người Êđê sống trong những ngôi nhà sàn thì người M’nông lại sống ở những ngôi nhà trệt. Trước đây người M’nông chủ yếu dựa vào luân canh ở vùng cao, nhưng trong những thập kỷ gần đây họ đã dần dần định canh trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất lương thực như lúa, bắp hoặc đậu và còn trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê và hồ tiêu. Ngày nay chăn nuôi trâu, bò, gia súc, heo, gà đóng vai trò quan trọng trong kinh tế  hộ gia đình. Tuy nhiên, thu nhặt lâm sản vẫn còn là nguồn lương thực truyền thống quan trọng. Người M’nông nổi tiếng về truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Trước đây, voi được dùng để kéo gỗ, vận chuyển và săn bắt cũng như để lấy ngà. Ngày nay, voi còn là con vật thu hút khách du lịch đến tỉnh Đắk Lắk . Huyện Buôn Đôn đã trở thành trung tâm chính săn bắt và thuần dưỡng voi. Trong đời sống tinh thần của người M’nông có rất nhiều nghi lễ và lễ hội liên quan chặt chẽ đến vòng đời cũng như tập quán canh tác của họ. Có nghi lễ lơ yang koih diễn ra trước khi trồng cây hay lễ tắm lúa khi cho lúa vào kho. Thêm vào đó, còn có các nghi lễ chung, ví dụ nghi lễ lập bon mới hoặc bắt đầu mùa săn. Y phục truyền thống của đồng bào phổ biến là các loại áo choàng, quần hoặc váy, áo chui đầu, khố được dệt bằng các hoa văn kim tuyến với các màu sắc cơ bản như đỏ, đen, xanh thẫm, trắng, tím. Các hoa văn trang trí tương tự các hình vẽ động vật, hoa lá cách điệuTiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học

Page 15: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa. Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra đồng bào còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm : Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông. Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo phụ nữ mông có cổ là một miếng vải treo trên bả vai được thêu sặc sỡ. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoè rộng. Đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung. Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không được lấy nhau. Người Mông có tục ''háy pù'', tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, hai người hẹn hò nhau tại một địa điểm, rồi chàng trai dắt tay cô gái về làm vợ. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè... Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi kèn gọi bạn. Nhạc cụ của người Mông có nhiều loại, phổ biến là khèn và đàn môi. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gọi bạn tình, ca ngợi vẻ

Page 16: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

đẹp của cuốc sống, của quê hương, đất nước. 

Nhà dài của người m’nông

Vào những năm 1990 trở lại đây, với sự di cư tự do ồ ạt làm cho dân số người Mông tăng lên nhanh chóng, trở thành cộng đồng dân tộc có số dân cư tương đối lớn ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng. Tính đến tháng 4-2010, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 3.880 hộ với 22.628 nhân khẩu là người dân tộc Mông, chiếm 4,4% dân số toàn tỉnh và 11,24% so với tổng số dân tộc thiểu số. Đại đa số người dân tộc Mông di cư vào Đắk Nông thuộc diện hộ nghèo, khó khăn. Người Mông thường sống ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nên rất khó khăn cho công tác quy hoạch, ổn định cuộc sống, cũng như công tác quản lý, từ đó tạo ra một sức ép lớn cho các cấp chính quyền của tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nói chung, của cấp ủy và chính quyền tỉnh Đắk Nông nói riêng, tình hình đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông đã có những bước chuyển biến trên nhiều mặt. Thông qua nhiều chính sách dân tộc như định canh, định cư, cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt, đầu tư trường học, đường giao thông, cấp sách giáo khoa cho học sinh, thẻ bảo hiểm y tế,… góp phần đưa đời sống đồng bào dân tộc Mông và các dân tộc trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển. Đến nay, 82% hộ đồng bào dân tộc Mông đã được định canh, định cư, số hộ được sử dụng điện thắp sáng đạt 39%. Nếu như năm 2004, tỷ lệ nhà tranh tre dột nát trong đồng bào

Page 17: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

dân tộc Mông là gần 100% thì đến nay tỷ lệ nhà kiên cố đã chiếm trên 50%. Từ chỗ không có người dân tộc Mông tham gia vào các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể năm 2004, thì đến nay đã có hàng trăm người. Công tác giáo dục đào tạo đối với đồng bào Mông cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Các cấp học đều tăng về số lượng học sinh và ngày càng nhiều học sinh người dân tộc Mông đang học và tốt nghiệp các trường trung học, cao đẳng và đại học. Từ chỗ di cư tự do sống rải rác, hiện nhiều vùng đồng bào dân tộc Mông đã được quy hoạch, bố trí sinh sống tập trung và đã hình thành các đơn vị hành chính, các thôn, bản dân tộc Mông. Đây là những kết quả hết sức to lớn và là bước chuyển biến vượt bậc trong đời sống, kinh tế - xã hội của đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh. Song song với sự quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần thì công tác an ninh trật tự trong đồng bào dân tộc Mông cũng được quan tâm đúng mức. Thời gian qua, mặc dù số lượng dân tộc Mông di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông ồ ạt, đã gây khó khăn không nhỏ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, tuy nhiên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Mông vẫn đảm bảo ổn định. Đa số bà con tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực, cần cù lao động sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Tuy vậy, về an ninh nông thôn trong vùng cũng có những phức tạp, chủ yếu là phát sinh trong một bộ phận người Mông do cuộc sống khó khăn, tập quán sinh hoạt, trình độ dân trí thấp nên xảy ra một số tệ nạn xã hội như rượu chè say xỉn, cờ bạc, ma túy, mê tín dị đoan, gây rối trật tự, phá rừng trái phép, tranh chấp đất đai; một số đồng bào do nhẹ dạ cả tin nên bị kẻ xấu lợi dụng…, song đã được các cơ quan chức năng tuyên truyền, giáo dục và xử lý kịp thời./.

Đa dạng và phong phú văn hóa truyền thống của dân tộc M'nông

Cũng như nhiều dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, dân tộc M'nông trong quá trình lao động, đấu tranh để tồn tại và phát triển, đã sản sinh ra một nền văn hóa khá phong phú và giàu bản sắc dân tộc, trở thành một bông hoa, ngát hương trong vườn hoa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.

Page 18: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Trước hết phải kể đến kho tàng văn học dân gian truyền miệng rất giàu có, bao gồm ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết, ngụ ngôn, trường ca... Đồng bào M'nông ở Đắk Nông còn lưu giữ khá nhiều di sản văn hóa quý giá này, và bước đầu đã được khai thác, công bố trong một số công trình văn hóa dân gian. Hiện nay, nhiều nghệ nhân ở trong tỉnh còn thuộc khá nhiều Ôt N'rông (trường ca) như trường ca Cây nêu thần(Tâm Ngết), trường ca Mùa rẫy Bon Tiăng với 4 chương, dài 200 trang ... Ngoài ra còn có hàng vạn câu ca dao, tục ngữ, lời nói vần (Nao M'pring) được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, còn tiềm ẩn trong trí nhớ của đồng bào. Hiện ở xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong còn lưu truyền câu chuyện Tiên Longnói về nguồn gốc ra đời của dân tộc M'nông, với chứng tích để lại là dấu của một chiếc móng rồng còn hằn sâu trên một tảng đá lớn. Được sinh ra và lớn lên trên một cao nguyên mênh mông huyền bí và hùng vĩ, nên từ ngàn xưa trong đời sống của đồng bào M'nông không mấy khi thiếu vắng những bài ca, điệu múa, tiếng đàn.

Về nhạc cụ dân gian, tuy còn thô sơ nhưng lại hết sức phong phú về số lượng và chủng loại: bộ gõ có dàn chiêng (cĩng), trống (Đing Gơr); bộ dây có Gông ring; bộ hơi có Rlét, Mboăt và đàn môi (guốc), đàn đá cũng đã được phát hiện ở một số địa phương trong tỉnh như ở Quảng Tín (Đắk R’lấp) và việc một số nghệ nhân ở xã Trường Xuân (Đắk Song), xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đều biết sử dụng đàn đá một cách thành thạo, theo những bản nhạc cổ truyền của dân tộc M'nông, đã cho phép chúng ta dự đoán Đắk Nông cũng là một trong những cái nôi sản sinh ra đàn đá.

Page 19: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Người M'nông ở Đắk Nông có đời sống ca hát dân gian rất phong phú và đa dạng. Bởi khi chưa có chữ viết riêng thì hình thức truyền miệng được coi là phương tiện chủ yếu để đồng bào chuyển tải văn hóa từ vùng này tới vùng khác, từ đời này sang đời khác.

Nhóm M'nông Preh có hình thức kể chuyện thơ (Ngơn Borah), hoặc hình thức kể chuyện cổ bằng văn vần (Tăm N'dring). Nhóm M'nông Noong có M'Prơ ca hát trữ tình - tức hát đối đáp nam nữ... Ngoài ra, đồng bào M'nông ở Đắk Nông còn lưu trữ một số hình thức dân ca khác như: ru con (chiêng con), hát đối (tăm hôr), hát khóc (M'im bôk, M'im khít), hát kể gia phả (Nkok yao) và Ôt N’rông hình thức hát kể về một câu chuyện xa xưa.

Cũng như các dân tộc bản địa khác ở Tây Nguyên, người M'nông ở Đắk Nông cũng có cả một hệ thống lễ nghi rất phong phú như: Nhóm lễ nghi về nông nghiệp, có lễ đốt rẫy, lễ trừ sâu bọ, lễ cúng lúa sắp trỗ đòng, lễ cúng lúa trổ bông, lễ tuốt lúa, lễ tổng kết lúa ...; nhóm lễ nghi về vòng đời người, có lễ sinh đẻ, lễ đặt tên, lễ trưởng thành, lễ mừng sức khỏe, lễ cưới, lễ tang; nhóm nghi lễ gia đình, có lễ nghi làm nhà mới, lễ cúng có người trong nhà sắp đi xa, lễ cúng cho người thân trong nhà đi xa mới trở về, lễ cúng voi...; nhóm lễ nghi cộng đồng, có lễ săn được 100 con thú, lễ cúng trước khi đi săn... Cộng đồng dân tộc M'nông ở Đắk Nông còn lưu giữ cả một hệ thống luật tục (Phat Ktuôi) dưới hình thức văn vần, truyền miệng. Nội dung của luật tục đề cập tới hầu hết các mối quan hệ xã hội như: vấn đề hôn nhân và gia đình, vấn đề phong tục, tín ngưỡng, vấn đề xâm phạm cơ thể con người và những vấn đề tranh chấp tài sản của cải. Luật tục cũng quy định rõ những điều được làm và những điều không được làm, nếu vi phạm thì phân xử như thế nào. Xã hội cổ truyền M'nông được vận hành theo luật tục, cũng do bị chi phối của luật tục nên đồng bào N'nông vẫn còn bảo lưu dai dẳng chế độ mẫu hệ, con gái có tục đi bắt chồng... Cũng do mê tín, dị đoan nên đồng bào M'nông trước đây tin có Ma lai ăn thịt người. Đến nay do trình độ dân trí đã được nâng lên và sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc, giữa các vùng, miền nên nhiều lễ nghi, luật tục phiền toái, lạc hậu đã được đồng bào tự nguyện xóa bỏ để dành thời gian và của cải cho việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Đắk Nông là một tỉnh giàu tiềm năng về tài nguyên, thiên nhiên để phát triển một nền kinh tế nông- lâm nghiệp- công nghiệp, chế biến - dịch vụ và du lịch. Con người Đắk Nông cũng rất dũng cảm, ngoan cường trong đấu tranh bảo vệ quê quê hương, Tổ quốc trước đây và rất cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất hiện nay;

Page 20: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

đồng thời có một nền văn hoá truyền thống lâu đời hết sức phong phú và đặc sắc, đến nay nhiều lễ nghi, lễ hội vẫn còn được gìn giữ nguyên vẹn. Để khai thác và phát huy có hiệu quả những nhân tố thuận lợi đó, Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã và đang đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ tối đa sự đầu tư hợp tác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng Đắk Nông trở thành một tỉnh giàu, đẹp. Đồng thời, giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, đặc biệt là truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo của dân tộc M'nông

2.4)DÂN TỘC TÀY

Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người)[2]. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6 % dân số toàn tỉnh và 22,5 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3 % dân số toàn tỉnh và 20,5 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510

Page 21: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

người, chiếm 52,9 % dân số toàn tỉnh và 18,9 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3 % dân số toàn tỉnh và 16,4 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên (123.197 người, chiếm 11,0 % dân số toàn tỉnh và 15,0 % tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)[4]...

Cư trú: Sống ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh và một số vùng thuộc Hà Bắc.

Lịch sử: Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

Đặc điểm kinh tế: Người Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa nào thức đó.Người Tày có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ

Lạng Sơn nổi tiếng thuốc lá sợi vàng. Thuốc ngon do đất, giống, sấy và cũng do cách phơi.

gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý. Nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế quan trọng.

Page 22: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Tổ chức cộng đồng: Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Người Tày cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái.

Chế độ quằng là hình thức tổ chức xã hội đặc thù theo kiểu phong kiến sơ kỳ mang tính chất quý tộc, thế tập, cha truyền con nối.

Trong phạm vi thống trị của mình quằng là người sở hữu toàn bộ ruộng đất, rừng núi, sông suối... vì thế có quyền chi phối những người sống trên mảnh đất đó và bóc lột họ bằng tô lao dịch, bắt phải đến lao động không công và tô hiện vật, buộc phải cống nạp. Chế độ quằng xuất hiện từ rất sớm và tồn tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Page 23: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Màn Múa kiếm đón năm mới của người Tày

Hôn nhân gia đình: Gia đình người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Đã từ lâu không còn tục ở rể.

Cưới xin: Nam nữ được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng có thành vợ thành chồng hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không lại tuỳ thuộc vào bố mẹ hai bên và "số mệnh" của họ có hợp nhau hay không. Vì thế trong quá trình đi tới hôn nhân phải có bước nhà trai xin lá số của cô gái về so với lá số của con mình. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng.

Sinh đẻ: Khi có mang cũng như trong thời gian đầu sau khi đẻ, người phụ nữ phải kiêng cữ nhiều thứ khác nhau với ước muốn được mẹ tròn, con vuông, đứa bé chóng lớn, khoẻ mạnh và tránh được những vía độc hại.

Sau khi sinh được 3 ngày cúng tẩy vía và lập bàn thờ bà mụ. Khi đầy tháng tổ chức lễ ăn mừng và đặt tên cho trẻ.

Page 24: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Văn hóa: Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, múa nhạc... Tục ngữ, ca dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè thì coi nhau như anh em ruột thịt, bà con thân thích của mình.

Người Tày (Pa Dí) có truyền thống làm các loại bánh bằng bột. Những ngày tết, phiên chợ, phụ nữ trong các gia đình thường rất bận rộn làm bánh.

Page 25: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Ăn: Trước kia, ở một số nơi, người Tày ăn nếp là chính và hầu như gia đình nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày tết, ngày lễ thường làm nhiều loại bánh trái như bánh chưng, bánh giày, bánh gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo... Ðặc biệt có loại bánh bột hấp dẫn nhân bằng trứng kiến và cốm được làm từ thóc nếp non hơ lửa, hoặc rang rồi đem giã.

Nhà cửa: Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng.

Ngôi nhà truyền thống của người Tày là nhà sàn có bộ sườn làm theo kiểu vì kèo 4, 5, 6 hoặc 7 hàng cột. Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hay lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa.

Khi làm nhà phải chọn đất xem hướng, xem tuổi, chọn ngày tốt. Trong ngày vào nhà mới chủ gia đình phải nhóm lửa và giữ ngọn lửa cháy suốt đêm đến sáng hôm sau.

Trang phục: Có đặc trưng riêng về phong cách thẩm mỹ. Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm.

Trang phục của người Tày hầu như không thêu hoa văn. Riêng áo phụ nữ nhóm Pa Dí có thêu hoa văn ở cổ và hò áo, ống tay áo được nối bởi những đoạn vải màu. Ðiểm nổi bật nhất trong bộ trang phục nữ Pa Dí là chiếc mũ hình mái nhà.

Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như người Thái ở Mai Châu (Hoà Bình).

Trang phục nam: Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4 thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ nhân.

Page 26: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Người Tày ở Bắc Hà

- Lào Cai

Trang phục nữ:Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có eo. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu 'mỏ quạ' của người Kinh. Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có nơi còn đeo túi vải.

Thầy cúng còn gọi là thày mo là người am hiểu phong tục tập quán dân tộc và có địa vị cao trong xã hội.

Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày không phải là lối tạo dáng là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ cẩm. Riêng

Page 27: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

nhóm Pa dí (Lào Cai) có phong cách tạo dáng và trang trí khá độc đáo ở lối đội khăn và y phục.

Phương tiện vận chuyển: Với những thứ nhỏ, gọn người Tày thường cho vào dậu để gánh hoặc cho vào túi vải để đeo trên vai, còn đối với những thứ to, cồng kềnh thì dùng sức người khiêng vác hoặc dùng trâu kéo. Ngoài ra, họ còn dùng, mảng để chuyên chở.

Ðàn tính là nhạc cụ được sử dụng phổ biến ở người Tày. Bầu đàn làm bằng vỏ quả bầu khô, cần đàn bằng gỗ, dây đàn bằng tơ. Ðàn có thể có 2 hoặc 3 dây. Ðàn tính thường dùng trong nghi lễ, đệm cho hát then, ngày nay còn dùng biểu diễn trên sân khấu.

Hiện vật Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ma chay: Ðám ma thường được tổ chức linh đình với nhiều nghi lễ nhằm mục đích báo hiếu và đưa hồn người chết về bên kia thế giới. Sau khi chôn cất 3 năm làm lễ mãn tang, đưa hồn người chết lên bàn thờ tổ tiên. Hàng năm tổ chức cúng giỗ vào một ngày nhất định.

Thờ cúng: Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra còn thờ cúng thổ công, vua bếp, bà mụ.

Lễ tết: Hàng năm có nhiều ngày tết với những ý nghĩa khác

Page 28: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

nhau. Tết Nguyên đán, mở đầu năm mới và tết rằm tháng 7, cúng các vong hồn là những tết lớn được tổ chức linh đình hơn cả. Tết gọi hồn trâu bò tổ chức vào mùng 6 tháng 6 âm lịch, sau vụ cấy và tết cơm mới, tổ chức trước khi thu hoạch là những cái tết rất đặc trưng cho dân nông nghiệp trồng lúa nước.

Lịch: Người Tày theo âm lịch.

Học: Chữ nôm Tày xây dựng trên mẫu tự tượng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng... Chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ cái La-tinh ra đời năm 1960 và tồn tại đến giữa năm 80 được dùng trong các trường phổ thông cấp I vùng có người Tày, Nùng cư trú.

Văn nghệ: Người Tày có nhiều làn điệu dân ca như lượn, phong slư, phuối pác, phuối,rọi, vén eng... Lượn gồm lượn cọi, lượn slương, lượn then, lượn nàng ới... là lối hát giao duyên được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng. Người ta thường lượn trong hội lồng tồng, trong đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến bản. Ngoài múa trong nghi lễ ở một số địa phương có múa rối với những con rối bằng gỗ khá độc đáo.

Chơi: Trong ngày hội lồng tồng ở nhiều nơi tổ chức ném còn, đánh cầu lông, kéo co, múa sư tử, đánh cờ tướng,... Ngày thường trẻ em đánh quay, đánh khăng, đánh chắt, chơi ô...

2.5)Dân tộc Mạ

Tên gọi khác: Châu Mạ, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn

Nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer

Dân số : 26.000 người (ước tính năm 2003)

Cư trú: Chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng

Page 29: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Đặc điểm kinh tế: Người Mạ làm nương rẫy, trồng lúa và cây khác như ngô, bầu,

bí, thuốc lá, bông... Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại xà-gạt, xà-bách, dao, rìu,

gậy chọc lỗ. Ở vùng Đồng Nai (huyện Cát Tiên) có làm ruộng nước bằng kỹ thuật

lùa cả đàn trâu xuống ruộng để trâu giẫm đất đến khi sục bùn thì gieo lúa giống

(xạ lúa). Người Mạ nuôi trâu, bò, gà, vịt, ngan... theo cách thả trâu, bò vào rừng

sống thành đàn, chỉ khi cần giết thịt hoặc giẫm ruộng mới tìm bắt về.

Phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệt vải truyền thống với những hoa văn tinh vi hình

hoa lá, chim thú với nhiều màu sắc. Nghề rèn sắt nổi tiếng ở nhiều làng. Họ tự

luyện quặng lấy sắt để rèn các công cụ sản xuất và vũ khí như xà gạt lưỡi cong,

lao...Ở vùng ven Đồng Nai, người Mạ làm thuyền độc mộc để đi lại, vận chuyển

và đánh cá trên sông.

Tổ chức cộng đồng: Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến

10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu

bon là quăng bon (già trưởng làng).

Hôn nhân gia đình: Nhà trai chủ động trong hôn nhân, nhưng sau lễ cưới chú rể

phải sang ở nhà vợ, đến khi nộp đủ đồ sính lễ cho nhà gái mới được đưa vợ về ở

hẳn nhà mình.

Văn hóa: Kho tàng văn học dân gian Mạ gồm nhiều truyện cổ, truyền thuyết,

huyền thoại độc đáo. Nhạc cụ có bộ chiêng, đồng, trống, khèn bầu, khèn sừng trâu,

đàn lồ ô, sáo trúc 3 lỗ gắn vào trái bầu khô.

Nhà cửa: Nhà người Mạ không chỉ có những đặc trưng đáng chú ý mà còn có thể

"đại diện" cho nhà của người Cơ ho, Chil trên cao nguyên Lâm Đồng. Mạ là cư

dân lâu đời trên mảnh đất này. Hiện nay nhà người Mạ đã có rất nhiều thay đổi.

Nhà sàn chỉ còn ở những vùng cao, vùng thấp nhà đất đã chiếm ưu thế. Nhà ở cổ

truyền của người Mạ là nhà sàn dài tới 20-30m (nay đã hiếm). Nay vẫn là nhà sàn

nhưng là nhà ngắn của các gia đình nhỏ. Bộ khung nhà với ba vì hai hoặc bốn cột.

Page 30: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Kết cấu đơn giản, thường là ngoãm tự nhiên và buột lạt. Mái hồi khum tròn nhưng

không có "sừng" trang trí. Hai mái chính cũng hơi khum nên mặt cắt của nóc có

hình "parabôn". Mái nhà rất thấp nên phần mái bên trên cửa, người ta phải làm

vồng lên để ra vào khỏi đụng đầu.

Tổ chức mặt bằng sinh hoạt cũng có những đặc điểm đáng chú ý: khu vực giữa

nhà là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình (tiếp khách, cúng bái...), nơi này có

bàn thờ thần bếp và có một cái cột để buộc ché rượu cần khi tiếp khách. Còn dưới

chân vách hậu là một dãy dài những ú, ché đựng rượu cần... Các hộ gia đình ở về

hai bên của khu trung tâm.

Phần diện tích và không gian trong nhà dành cho các gia đình cũng có những đặc

điểm rất dễ nhận: giữa nhà là một kho thóc, mặt sàn kho các mặt sàn nhà khoảng

trên 1 mét. Dưới gầm kho thóc đặt bếp. Trên bếp có dựa treo. Giáp vách haậu là

sạp dành cho mọi thành viên trong gia đình. Giáp vách tiền là một sạp nhỏ và thấp

(khoảng 70-80cm) trên để bát, đĩa, vỏ bầu khô và các thứ lặt vặt khác.

Nhà người Cơ ho hoặc Chil về hình thức thì nhà của họ cũng giống nhà người Mạ.

Cái khác ở cách bố trí trong nhà là giáp vách tiền, cái sạp ở nhà người Mạ thì

người Cơ ho còn kết hợp làm chuồng hà. Trang phục: có cá tính riêng về tạo hình

áo nữ, đặc biệt là phong cách thẩm mỹ. Mùa làm nông, nhiều người ở trần, mùa rét

choàng tấm mền. Có tục cà răng, căng tai, đeo nhiều vòng trang sức.

Trang phục nam: Thường để tóc dài búi sau gáy, ở trần, đóng khố. Khố cũng có

nhiều loại khác nhau về kích thước và hoa văn trang trí. Loại khố trang trọng có

đính hạt cườm, tua dài. Bên cạnh đó họ còn mặc áo chui đầu, xẻ tà, vạt sau dài hơn

vạt trước che kín mông. Áo có các loại : dài tay, ngắn tay và cộc tay. Thủ lĩnh búi

tóc cắm lông chim có bộ khiên giáo kèm theo.

Trang phục nữ : Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy. Xưa họ ở trần mặc váy, có bộ phận

mặc áo chui đầu. Áo nữ mặc vừa sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước

Page 31: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

và sau áo bằng nhau; cổ áo tròn thấp. Tổng thể áo chỉ là hình chữ nhật màu trắng.

Nửa thân dưới áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn các màu đỏ, xanh là

chính trong bố cục dải băng ngang thân với các mô típ hoa văn hình học là chủ

yếu. Chiều dọc hai bên mép áo được dệt viền các sọc trang trí. Váy là loại váy hở

được dệt trang trí hoa văn với những phong cách bố cục đa dạng. Về cơ bản là các

sọc : màu xanh, đỏ, vàng, trắng trên nền chàm chủ yếu là hoa văn hình học theo

nguyên tắc bố cục dải băng ngang truyền thống. Có trường hợp nửa trên váy dệt

trang trí hoa văn kín trên nền sáng (trắng) với hoa văn hình học màu đỏ xanh.

Nam nữ thường thích mang vòng đồng hồ ở cổ tay có những ngấn khắc chìm - ký

hiệu các lễ hiến sinh tế thần cầu mát cho chủ nhân nó. Nam nữ đều đeo hoa tai cỡ

lớn bằng đồng, gà voi, gỗ; cổ đeo hạt cườm. Phụ nữ còn mang vòng chân đồng

nhiều vòng xoắn.

Người Mạ là một dân tộc thiểu số bản địa ở tỉnh Lâm Đồng. Theo điều tra số dân Mạ có: 19.792 người, chiếm 5,5% dân số của tỉnh (Ol/04/1989). Đến 01/1O/1997 tăng lên 25.059 người. Địa bàn cư trú của người Mạ nằm trong vùng trung và thượng lưu sông Đồng Nai và hiện nay được phân bổ như sau

(theo số liệu 01/4/1989):

Thị xã Bảo Lộc, và huyện Bảo Lâm có khoảng 9.000 người. Các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên có khoảng 5.000 người Mạ. Các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh và một số nơi khác, có trên 6.000 người. Ngoài ra có một bộ phận người Mạ cư trú ở các huyện miền đồi núi của các tỉnh Đồng Nai, Đăk Lăk.

Dân tộc Mạ là một dân tộc đang phát triển về dân số. Số liệu của chính quyền Ngụy Sài Gòn trước l975, cho thấy người Mạ có 15.000 người ( l) (Nguyễn Trắc Dĩ, Đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam, Bộ phát triển sắc tộc ấn hành, 1972, trang 53.). Đến nay, dân số người Mạ trên 25.059 người

Lễ cúng thần suối

Ngôi nhà truyền thống hiện còn rất ít trong các bon (làng)

người Mạ

Page 32: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Tiếng nói của người Mạ thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme miền núi phía Nam, rất gần gũi với tiếng nói của người M'nông, Chu ru, Xtiêng, Cơ Ho, là những dân tộc láng giềng gần gũi với họ. Trong từ vựng của ngôn ngữ Mạ, Yếu tố Môn- Khơme trội hơn hẳn so với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ này cư trú ở Bắc Tây nguyên như Ba na, Xơ đăng...

Trước đây, do ít có điều kiện tiếp xúc với người Kinh, lại cư trú ở một khu vực đóng kín, nên người Mạ ít biết tiếng phổ thông, nhất là nữ giới và lứa tuổi 60 trở lên. Nhưng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quê hương của người Mạ phần lớn là vùng căn cứ địa cách mạng, một số nơi khác là vùng tạm bị chiếm nên việc tiếp xúc với người Kinh được thường xuyên hơn, ngày càng mở rộng và trở thành một nhu cầu trong cuộc sống. Cho đến nay, đa số người Mạ đã biết tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ. Qua hơn 20 năm sau ngày giải phóng, nhiều người Mạ đã sử dụng tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ một cách thuần thục hơn trước, nhất là giới trẻ.

Người Mạ thuộc loại hình nhân chủng Anhđônêdiên. Chiều cao trung bình khoảng l,57m  đến l ,6m đối với nam giới và l ,5m đến l .56m đối với nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những người Mạ cao tới l .7 m hoặc hơn. Thân hình vạm vỡ, phát triển cân đối Màu da ngăm đen, mặt tương đối rộng, gò má hơi dô, mũi bè, môi dày, mặt đen hoặc nâu sẫm. Tóc cứng và phần nhiều là tóc thẳng. Một người có tóc uốn cong...

Tộc danh “Mạ'' thực sự có ý nghĩa gì là điều còn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa. Nhưng theo đa số người Mạ và phần lớn dân cư các dân tộc láng giềng cùng nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ me thì tộc danh ?Mạ'' đồng nhất với tên gọi phương thức sinh hoạt kinh tế của những người làm rẫy (mir). Mạ có nghĩa là những người làm rẫy.

Dân tộc Mạ là một cộng đồng người thống nhất, có một tên gọi chung, một ngôn ngữ chung và ý mức chung về tộc người Mạ, tự phân biệt mình với các dân tộc láng giềng. Nhưng trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Mạ đã chia các nhóm địa phương như: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung.

- Mạ Ngăn, được quan niệm là người Mạ chính tông. Họ có địa bàn cư trú ở vùng lưu vực sông Đạ Dâng, nằm về phía Bắc B?Lao, trên địa vực các xã: Lộc Bắc, Lộc Lâm, Đạ Tẻh thuộc các huyện Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đạ Teh tỉnh Lâm Đồng.

- Mạ Tô, cư trú ở vùng thượng lưu sông La Ngà (Đạ Rnga), nằm trên cao nguyên Bảo Lộc, gần gũi với người Cơ Ho hơn cả.

Page 33: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

- Mạ Krung, là nhóm người Mạ ở vùng bình sơn nguyên. Họ có địa bàn cư trú từ Tây- Nam Bảo Lộc đến vùng định quán, tỉnh Đồng Nai.

- Mạ Xốp, là nhóm người Mạ sống ở vùng đất phiến (xốp có nghĩa là đất phiến) thuộc địa phận các xã Lộc Bắc, một phần của huyện Đạ Tẻh.

Trong tiến trình phát triển của lịch sử, lãnh thổ tộc người, cũng như cơ cấu cộng đồng dân tộc Mạ đã có những biến thiên nhất định, dẫn đến sự cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em khác đến đây tham gia phát triển kinh tế- văn hóa miền núi, nhất là từ sau ngày giải phóng miền núi đến nay. Đó là một quy luật tất yếu của lịch sử, nằm trong quỹ đạo phát triển chung của nước Việt Nam thống nhất, đa dân tộc.

Trong xã hội truyền thống, rẫy (mir) là phương thức hoạt động kinh tế chủ yếu của dân tộc Mạ. Phương thức hoạt động kinh tế này hầu như đã đem lại cho họ toàn bộ nhu cầu về lương thực và phần lớn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Đặc điểm của phương thức canh tác rẫy (mir) của người Mạ là ở chỗ cả làng (boon) cùng lấy một khu rừng lớn trong phạm vi ranh giới của làng, rồi chia cho các gia đình từng khoảnh nhỏ để cùng phát, đốt và cùng canh tác trong cùng một thời gian, hầu tránh việc đết rẫy lẻ tẻ làm lửa cháy lan ra các cánh rừng xung quanh.

Các loại công cụ dùng trong canh tác nương rẫy cũng như quy trình canh tác rẫy tương tự như người Cơ Ho Chil đã nói ở trên.

Cũng như người Cơ Ho, quá trình canh tác rẫy của người Mạ gắn liền với nhiều lễ nghi nông nghiệp hầu cầu mong cho mùa màng tươi tốt.

Vào tháng giêng âm lịch, trước khi chọn rừng làm rẫy, người Mạ làm lễ cúng thần rừng (Yang Bri hay Yu SinBri). Đó là lễ nghi nông nghiệp quan trọng đầu tiên trong hệ thống lễ nghi nông nghiệp hàng năm theo chu kỳ canh tác nương rẫy của người Mạ.

Trước khi gieo hạt giống, người ta lại làm lễ cúng hồn lúa (Le Yang tuýt Koi). Khi lúa trên rẫy ''đến thì con gái '', và sắp trổ đòng, thì làm lễ ăn mừng và tạ ơn thần lúa. Lễ này gọi là lễ Yu tam nơm. Đến khi lúa trổ bông thì làm lễ Yu rmul hay Yu Đụng, với vật hiến sinh là lợn hoặc dê và phải kiêng cữ trong 7 ngày liền. Trong lễ này, người Mạ dựng cây nêu (Yu) trên đám rẫy của từng gia đình, nó tượng trưng cho ngôi nhà của hồn lúa. Khi công việc thu hoạch mùa đã hoàn tất, cây nêu (Yu) này được đem về nhà cắm vào từng kho thóc của từng gia đình.

ở vùng cư trú của người Mạ, ruộng nước chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Page 34: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trong mỗi gia đình người Mạ còn kém phát triển. Họ thường nuôi lợn, dê, bò, trâu, gà, vịt chủ yếu là để giết thịt trong các lễ hiến sinh, chứ chưa phải để dùng làm sức kéo trong nông nghiệp như ở vùng Kờ Ho Srê, vùng người Lạch và người Chu Ru.

Chưa tách khỏi nông nghiệp, thủ công nghiệp đối với người Mạ chỉ là loại nghề phụ trong mỗi gia đình. Phổ biến nhất là nghề đan lát những đồ dùng trong gia đình bằng mây, tre, lá... Nghề dệt vải bằng khung dệt Inđônêdiên còn thô sơ, nhưng có kỹ thuật dệt khá cao với lối thêu hoa văn trên nền vải khá đặc sắc. Sản phẩm của nghề dệt, đáp ứng nhu cầu về may mặc y phục truyền thống trong mỗi gia đình. Ngoài ra, nó còn tạo ra được những tấm vải thổ cẩm với hoa văn trang trí khá tinh xảo và đẹp mắt. Đây là một trong những nét nổi bật của người Mạ so với các dân tộc láng giềng.

Nghề rèn có ở nhiều nơi, hoạt động lúc nông nhàn. Họ rèn và tu sửa nông cụ, vũ khí truyền thống. Xưa kia, đồng bào Mạ đã từng có kỹ thuật luyện sắt thép từ quặng ở địa phương. Nhưng về sau, do có sẵn sắt thép từ việc trao đổi với miền xuôI nên nghề luyện sắt từ quặng bị mai một dần...

Địa bàn cư trú của người Mạ, thường là khu vực có nhiều rừng. Các loại lâm thổ sản như: mộc nhĩ, nấm hương, măng giang, măng tre, măng nứa, đọt mây, các loại rau rừng, mật ong, củ mài, củ chụp và nhiều loại chim, thú, bò sát là một nguồn thực phẩm và lương thực khá quan trọng bổ sung cho kinh tế nương rẫy của người Mạ, nhất là trong những ngày tháng giáp hạt, hoặc lúc nông nhàn. Dụng cụ săn bắn cổ truyền của người Mạ có: nỏ với mũi tên tẩm thuốc độc, lao và một số loại cạm bẫy thô sơ nhưng rất có hiệu quả trong việc săn bắt thú rừng...

Do phương thức canh tác nương rẫy du canh du cư, nên làng mạc người Mạ chưa cư trú ở một nơi cố định. Do vậy, làng của người Mạ thường có quy mô nhỏ bé so với làng của người Cơ Ho Srê, Cơ Ho Lạt và người Chu Ru trong vùng. Làng thường đóng rải rác, phân tán ở ven sông, suối, hay trong các thung lũng, sưởn đồi- nơi thuận tiện nguồn nước để sinh hoạt. Mỗi làng bao gồm một hay ba ngôi nhà dài. Chẳng hạn, làng Bơ Sua của người Mạ ở Đạ Tẻh ( 1977- 1978) chỉ có một ngôi nhà dài 54m, trong đó có 12 gia đình. Trong khi đó, thì các làng Bờ Lạch, Bờ Tạch, Bờ Lưng của người Mạ ở xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lộc lại bao gồm nhiều chòm, mỗi chòm có vài ba gia đình lớn xen với các gia đình nhỏ...

Phạm vi đất làng bao gồm: đất thổ cư, đất canh tác, đất hữu canh, bãi chăn nuôi và những cánh rừng để săn bắt, hái lượm những khoảng rừng thiêng, dành cho thần linh cư ngụ- nơi người Mạ kiêng cữ không khai thác để làm rẫy.

Page 35: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Về mặt xã hội, làng cổ truyền người Mạ là một công xã nông nghiệp- một đơn vị kinh tế xã nội mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, gần như biệt lập với nhau. Những thành viên trong làng thường có quan hệ huyết thống với nhau theo dòng cha hoặc có quan hệ hôn nhân.

Đất đai và các sản phẩm tự nhiên trong phạm vi ranh giới của làng thuộc sở hữu công cộng của công xã. Mọi thành viên trong làng đều có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu một nhóm đất làng để canh tác và hưởng trọn vẹn phần hoa lợi trên phần đất mà mình chiếm hữu, chưa phải cống tô, nạp thuế cho ai.

Đứng đầu làng là chủ làng (chau Kuang bon) hay chủ rừng (Tom Bri) cùng với các gia trưởng (Pô hiu) hợp thành bộ máy tự quản của làng truyền thống.

Người Mạ theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Khi người con trai đến tuổi trưởng thành ( 16 hay 17 tuổi), thông qua người mai mối đến nhà gái để hỏi vợ và sau hôn nhân thường cư trú bên chồng. Nhưng tàn dư của chế độ mẫu hệ ở đây vẫn còn được bảo lưu ít nhiều, biểu hiện ở chỗ có thể cư trú song phương và ý kiến của người cậu vẫn có tính chất quyết định trong việc hôn nhân của các cháu (con của các chị em gái của mình)...

Cũng giống như người Cơ Ho, người Mạ coi thần Nđu, là vị thần sáng tạo. Nhưng gần gũi và quan trọng hơn hết đối với người Mạ, vẫn là những vị thần nông n~hiệp như: thần lúa (Yang Koi), thần rừng (Yang Bri), thần núi (Yang Bờ nơm), thần lửa (Yang US) v.v...

Những lễ nghi cúng kiếng các vị thần nông nghiệp của người Mạ được tiến hành theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm. Nhưng quan trọng nhất vẫn là lễ cúng vào thời kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng hồn lúa (Le Yang Tuýt coi) để mong được  ?phong đăng hòa cốc'', và lễ cúng cơm mới (Lir Bôông) cúng vào lúc kết thúc mùa thu hoạch lúc kết thúc mùa thu hhoạch lúa trên rẫy hầu tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho họ một vụ gieo trồng trọn vẹn.

Để làm vừa lòng các vị thần linh và cầu mong sự nâng đỡ của các chư thần, ngoài các lễ nghi nông nghiệp người Mạ còn tổ chức hiến sinh vào các dịp như cưới hỏi, sinh đẻ, làm nhà mới, kết nghĩa anh em, mưa sắm tài sản quý (chiêng, chc, trâu, bò...) Họ cũng tổ chức hiến sinh khi bị đau, ốm, dịch bệnh, tang ma, miên tai, hạn hán.. Đó cũng là những dịp để gia chủ thể hiện tinh thần cộng đồng đối với làng: vui, buồn, tắt lửa, tối đèn, đều có nhau, cùng nhau lo lắng gánh vác những công việc trọng đại trong đời sống cộng đồng.

Lễ hiến sinh lớn nhất của người Mạ là lễ đâm trâu. Xưa kia, được tiến hành mỗi năm một lần, những buôn làng gần nhau tụ họp lại cùng tổ chức lễ đâm trâu- một nghi lễ có từ rất xa xưa, trong cộng đồng người Mạ, cũng như các đân

Page 36: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

tộc khác ở Tây nguyên. Nó không chỉ là một loại hình tín ngưỡng nông nghiệp nguyên thủy, mà lễ hội đó còn là một sự phản ánh sinh hoạt săn bắn hái  lượm tiền nông nghiệp của đồng bào...

Ngoài loại hình tín ngưỡng dân gian, các tôn giáo khác như Thiên chúa giáo và đạo Tin lành, đã xâm nhập vào một số vùng người Mạ. Nhất là những năm gần đây, đạo Tin lành có xu hướng phát triển mạnh mẽ vào tộc người này và các tộc người bản địa khác ở các tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên.

Dân tộc Mạ vẫn còn bảo lưu được một kho tàng văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú. Chiếc đàn đá tìm thấy ở vùng người Mạ nay vẫn còn đang được làng trữ ở Hoa Kỳ (2) (Bà Clair Omar Musser ở Los Angeles còn cất giữ một bộ đàn đá được lấy từ Bảo Lộc, Việt Nam trước năm 1975, trong thời gian quân đội Mỹ trấn đóng ở Miền Nam Việt Nam). Đó là một loại nhạc cụ tối cổ của nhân loại.

Nhiều truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân ca, luật tục ca (Tam pớt), trường ca vẫn còn được bảo lưu trong dân gian vùng người Mạ. Nó cần được sưu tầm, nghiên cứu kịp thời hầu  bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Mạ và làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt nam xã hội chủ nghĩa.

3.LỄ CƯỚI CỦA CÁC DÂN TỘC TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên có các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng, dân số tổng cộng khoảng gần 2.000.000 người, là nơi mật độ tập trung cao các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, cuộc sống của các dân tộc ở Tây Nguyên đã khá hơn trước, song, nhiều phong tục tập quán vẫn được đồng bào các dân tộc lưu giữ, trong đó có hôn nhân. 

Page 37: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Lễ cưới của dân tộc M'nông Preh ở Tây Nguyên Lễ cưới M'Nông là một nghi lễ của người đồng bào dân tộc M'Nông Preh. Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi. Đến ngày đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đến nhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm: một con trâu hoặc lợn, một gùi măng chua, da trâu mối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm Lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy, tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ông dẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn dò chú rể, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, gia đình họ hàng. Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại. Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở Cột buộc ché rượu theo hàng

Page 38: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

dọc giữa nhà. Mọi người cùng uống rượu, ca hát, nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp .. góp vào ngày vui của gia chủ. Còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời gian kiêng cữ, họ trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời. Sau lễ ăn hỏi, người Êđê thường có tục “gửi dâu”, họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian “gửi dâu” càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm. Đám cưới thường được tổ chức vào cuối năm, lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung. Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung. Tiếp theo là “đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ”. Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một năm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau. Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ăn thề không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Hai vợ chồng trao cho nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe và xum họp mãi mãi. Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác. Với người Mạ, trong ngày cưới, quan trọng nhất là khi đưa cô dâu về nhà chồng, cô dâu trên vai mang theo gùi hạnh phúc đến cho nhà trai; cùng đi có chú rể, tóc giắt lông chim Rling và đông đảo bà con, họ hàng nhà gái. Khi đến cổng nhà chú rể, đoàn nhà gái dừng lại, dàn chiên tấu lên một điệu chiêng vui. Lúc đó nhà trai cũng vui vẻ trả lời bằng một điệu chiêng. Khi tiếng chiêng chào hỏi vừa dứt, người mẹ chú rể nhanh nhẹn ra đón con dâu và dắt cô dâu vào nhà, hướng dẫn cho cô dâu để gùi củi trong góc bếp của gia đình. Sau đó bà mẹ ra lại cổng dắt cô dâu, chú rể cùng họ hàng nhà gái vào nhà chào họ hàng rồi tập trung trước bàn thờ tổ tiên, đại diện nhà trai, già làng khui chóe rượu cần, cắt tiết một con gà để làm lễ cầu Giàng. Tiếp đó, già làng làm tượng trưng bôi tiết gà lên bàn thờ, trán cô dâu, chú rể, vẩy bột nghệ, bột tấm gạo chúc phúc cho cô dâu, chú rể và mọi người mong ai

Page 39: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

cũng được hạnh phúc, làm ăn thịnh vượng. Sau đó, người cậu thay mặt cho bố mẹ chú rể lần lượt đưa cho chú rể nắm cơm kèm theo một chén rượu để uống một nửa rồi lại đưa cho cô dâu uống một nửa, thay lời hứa hẹn sung sướng cùng hưởng, khó khăn cùng chia sẻ với sự chứng kiến của đông đảo dân làng, nghi lễ này được lặp lại 6 lần. Lễ trao vòng được thực hiện. Sau lễ trao vòng, đại diện nhà trai trân trọng gửi tặng đại diện nhà gái một tấm choàng đẹp và nhiều vòng đeo hạt cườm, đồng thời người cậu hướng dẫn để cô dâu, chú rể quì gối, đối mặt với nhau, bố và mẹ chú rể cùng đắp lên người họ một tấm chăn, đại diện hai họ nhẹ nhàng đẩy hai mái đầu cụm lại 7 lần, tượng trưng cho tình yêu mãi đẹp và luôn tâm đầu hợp ý. Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ăn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chăn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một. Trong đám cưới của người Ê-đê có tục “té nước” vào chú rể như tục “mở cửa nhà” ở người Thái. Khi rước rể về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người Ê đê cho rằng, đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc. Tuy cách thức tiến hành lễ cưới của mỗi dân tộc có khác nhau, song, mỗi nghi lễ, cách thức đều gắn với quan niệm là làm tất cả để cho đôi vợ chồng được hạnh phúc mãi mãi, đó là nét văn hóa đẹp cần được lưu giữ.

Page 40: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

4.Lễ hội tại Đak Nông 1- Lễ Cầu mưa :            Thường diễn ra vào dịp tháng 3, tháng 4 hàng năm, khi thiên nhiên bắt đầu chuyển mùa, việc dọn sạch rẫy cũ hoặc khai hoang rẫy mới, được mọi gia đình bắt tay vào thực hiện.            Lễ cầu mưa sẽ tiến hành vào thời điểm sau khi một nửa số gia đình trong buôn, bon, kon, plei đã làm xong việc dọn cỏ, đốt rẫy. ( Rẫy mới phát lần đầu, rẫy hiện đang trỉa lúa sau khi thu hoạch mùa trước, để lại những gốc rạ , nay phải cuốc lên và đốt đi như một hình thức bổ xung tro cho đất; rẫy bỏ hoang nhiều năm cho đất tự hồi phục, nay đến thời hạn luân chuyển…vv...). Chủ làng sẽ cùng với các thày cúng, và một số già làng chuẩn bị cho lễ này.Lễ có thể diễn ra gần bến nước ngoài buôn, cũng có thể tổ chức tại sân nhà Rông, hoặc ngay tại sân nhà hay trong nhà của chủ bến nước ( tùy theo tập quán cư trú của mỗi tộc người).            Lễ vật hiến sinh chuẩn bị cho lễ cầu mưa lớn nhất chỉ là một con heo từ 3-5 gang( khoảng 60kg) gà, rau và rượu cần không hạn chế số lượng, do toàn thể cộng đồng đóng góp ( tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, không có quy định nào về mức độ hay số lượng bắt buộc . Người không có của sẽ đóng góp bằng công phục vụ). Thày cúng sẽ khấn những lời bày tỏ nguyện vọng của cả cộng đồng cầu mong không chỉ nhanh chóng có mưa để tiến hành gieo trỉa, mà còn xin cho được một năm mưa gió thuận hòa, đủ nước cho cây lương thực, thực phẩm sinh sôi,phát triển, phục vụ nhu cầu ăn, uống trong cuộc sống hàng ngày của con người.            Người Bâhnar Rngao ở Kon Tum còn có lễ cầu mưa rất đặc biệt : trước tiên cúng thần Sấm ( Book Glaih) , nếu trời vẫn không mưa , sẽ phải cúng cả tình nhân của thần Sấm là Yang Đăk để nhờ xin hộ với thần làm ra mưa. Lễ vật hiến sinh là một con dê trắng và một con heo trắng.            2- Lễ mừng lúa mới :            Đối với các tộc người theo nhóm ngữ hệ Môn – Khơ mer ( Nam Á), lễ ăn cơm mới thường được chủ làng, chủ giọt nước đứng ra tổ chức chung cho cả cộng đồng. Lễ thường được tổ chức vào dịp cắt những gùi lúa đầu tiên( khác với lễ đóng cửa kho lúa của từng nhà sau khi đã thu hoạch xong. Cũng như khác với lễ ăn cơm mới của từng gia đình của nhóm các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo ) .Lễ thường diễn ra ở sân nhà Rông, hoặc ở nhà chủ giọt nước ( chủ làng), vào dịp tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch, có thể kéo dài trong 2 – 3 ngày, tùy theo mức độ mùa màng dự kiến sẽ thu được.Lễ vật hiến sinh trong ngày tổ chức ăn cơm mới có thể là heo, bò, đối với các nhóm tộc người ngữ hệ Môn –Khơmer thì nếu được mùa lớn ( thu được 100 gùi lúa trở lên) phải có ăn trâu.Đây là một trong những lễ hội cộng đồng lớn của mọi tộc người trong năm, bởi sự no đủ đã nhìn thấy rõ. Con người cũng đến lúc cần được nghỉ xả hơi sau một

Page 41: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

quãng thời gian vất vả lao động, tạ ơn các vị thần linh đã phò trợ, giao đãi với dòng họ và bạn bè đã hỗ trợ trong năm.Trong lễ hội này, người ta thường mời cả các buôn cận kề, họ hàng, hoặc con cái đã đi lấy vợ, hoặc lấy chồng ở các làng khác tới cùng chung vui, giao lưu, kết nghĩa cũng diễn ra .3- Lễ cúng bến nước ( uống nước giọt, cúng máng nước) :Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nên đây cũng là một lễ tạ rất quan trọng của cả cộng đồng đối với các vị thần linh coi sóc bến nước, giọt nước hay máng nước.     Lễ này có thể diễn ra những ngày cuối năm, khoảng tháng 12 dương lịch, nhưng cũng có thể được tổ chức vào đầu năm mới, khoảng tháng 2 hoặc 3, sau khi đã thu hoạch hoàn tất mùa vụ.Đến ngày đã định, cả làng phải tham gia vào việc dọn vệ sinh sạch sẽ trong ngoài buôn, bon, kon, plei, nhất là xung quanh bến nước, phát quang cây cỏ dại, thay thế những ống nước bị hư hỏng, khơi thông lại dòng chảy của nguồn nước. Lễ  tổ chức ngay cạnh giọt nước, bến nước, gốc đa hoặc gốc cây blang giữa đường từ giọt nước về, để cảm tạ thần bến nước và tiếp tục cầu xin một năm mới có đủ nước dùng cho người, cho cây cối( lương thực) .Con vật hiến sinh trong lễ này thường là heo, không ăn trâu bò và không thể thiếu những tiếng ching chiêng, những vòng múa xoang, vì đặc biệt phần hội của các lễ thức này rất được coi trọng. Những Lễ hội này người ta đều có mời các làng cận kề cùng tham dự trong tiếng ching chêng vang lừng và rượu chảy rong róc trong cần nứa uốn cong.            Lễ của gia đình , dòng họ       Thời tiết ở Tây nguyên chia làm hai mùa rõ rệt : mùa mưa , từ cuối tháng 4 đến tháng 10 dương lịch. Mùa khô, bắt đầu từ cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 4 sang năm. Cuối mùa mưa , khi hàng ngàn những bông hoa mnga phí ( dã quỳ ) khoe sắc vàng rực rỡ khắp mọi nẻo đường, đung đưa trong gió và cái nắng cũng vàng chói lọi của bầu trời Cao nguyên, ấy là vụ thu hoạch mùa màng đã tới, nhà nhà nhộn nhịp gặt hái . Sau đó là đến vụ nông nhàn . Người lao động nghỉ ngơi , bước vào “mùa ăn năm uống tháng”. Mọi lễ lạt không liên quan gì đến lịch sản xuất nông nghiệp (như đám cưới , bỏ mả , chúc sức khỏe ...) cũng đều tập trung trong mùa khô, kéo dài từ khi gặt lúa sớm ( cúng hồn lúa , ăn cơm mới ...), cho đến tận mùa dọn rẫy tháng 4 năm sau . Lúa bắp đã chất đầy sang mdliê ( kho lúa ), cái no đủ , dư thừa đã thấy rõ . Đây là lúc nghỉ ngơi , cho bõ những tháng ngày mặt sấp , lưng ngửa cùng trời đất . Đây cũng là lúc phải cảm tạ các thần linh , baó hiếu cùng cha mẹ , vui chơi giao đãi với bạn bè , tiễn đưa năm cũ , đón mừng một năm mới đến... Do đó bao giờ các lễ cũng đông vui , trở thành ngày hội của một buôn làng , cả vùng , hay chỉ của một gia đình , dòng họ .          Bất cứ một gia đình nào trong buôn làng có việc phải cúng kiếng,là bà con dù trong hay ngoài dòng họ , cũng đều kéo đến tham gia giúp đỡ , đóng góp công sức hay vật chất. Dù chỉ một bó rau , gùi củi , hay lon gạo , trái bí , ghè rượu ..vv.. đều được gia chủ trân trọng đón nhận , cảm tạ .     

Page 42: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

      Những lễ cúng của một gia đình ngày nay thường không thành “ hội”. Nhưng thuở xưa, lễ của nhà các tù trưởng, các chủ bến nước hay của các nhà giàu, có địa vị nào đó trong buôn, trong bộ tộc, thường mời nhiều khách sang trọng, khách xa gần ăn uống kéo dài 5-7 ngày . Trong lễ , để giúp vui sẽ mời các nghệ nhân đến kể trường ca, cổ tích .Trai gái tụ tập thách đố nhau , thi tài bằng văn vần , hát đối đáp , hoặc chơi các trò chơi phổ biến trong dân gian , để thi tài , thi khỏe... Do đó phần sau của lễ trở thành hội . Những lễ cúng của cả buôn , hay cả vùng cai quản của một tù trưởng lớn , như : cúng bến nước , vào mùa săn bắn , ăn mừng năm mới , đâm trâu mừng được mùa... càng đông vui kéo dài  “lễ thành hội” là như thế .        Mùa “ăn năm uống tháng ” ở Tây nguyên thường vào cuối năm cũ , đầu năm mới, tức là đã vào mùa xuân. Xuân Tây nguyên đến vào tháng Ba , trước khi mùa mưa bắt đầu chừng hai, ba tháng. Lúc này cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở , ong bướm bay rợp trời . Cảnh quan cũng tạo nên cho con người niềm hứng khởi . Đồng bào không gọi ăn Tết , nhưng một số vùng cũng có lễ hội đón năm mới, một hình thức tạ ơn chung với các thần linh đã phù trợ cho trong năm cũ . Cầu các Yàng tiếp tục bảo trợ cho năm mới .  Người Êđê gọi là “ mnăm thun mrâo”.Người Jrai gọi là“ bơng tơ kuh thun”.           Ông chủ làng, các già làng, thày bói, thày cúng cùng nhau bàn định lựa chọn ngày tháng xong xuôi, sẽ phân công đàn ông tu sửa nhà Rông cho gọn gàng , sạch sẽ. Vào rừng chọn cây để làm cột Gơng ( như cột nêu của người Kinh ) . Cột có thể làm bằng tre , hoặc bằng thân cây gòn ( thứ cây gỗ trắng , mềm , dễ đẽo gọt ). Trong những lễ cúng lớn người Tây nguyên bao giờ cũng dùng lễ vật tế thần là con trâu , buộc vào những cây cột này. Đồng thời chủ làng cũng thông báo cho cả plei (buôn ) biết ngaỳ đã được chọn để tổ chức lễ cúng .       Đến ngày đã định, cả plei Jrai tụ tập về nhà rông , ăn mặc váy áo , khố đẹp , mới, mang nhiều vòng cổ , còng tay , chân bằng đồng , bạc , hoặc các chuỗi hạt cườm. Nhà nào có bộ chiêng quý , chiếc trống lớn , tiếng hay , sẽ được huy động mang tới góp vui . Con trâu hoặc bất cứ một con vật dùng để hiến tế nào , sẽ được dắt tới buộc vào cột Gơng.Bên cạnh đặt cái nia đựng các lễ vật khác như : rượu, muối , lúa , ngũ cốc... vừa thu hoạch xong . Chủ làng cùng các già làng đến tận nhà mời thày cúng ra làm lễ . Sau khi đã khấn khứa với các Jàng , trần tình cùng con trâu ( Trâu ở Tây nguyên thường chỉ dùng cho các cuộc tế lễ , không được xử dụng vào bất cứ một lao động nào ), rằng : vì quyền lợi của cả cộng đồng mà trâu phải thay cho người bày tỏ với mọi thầìn linh tấm lòng thành của gia chủ , hoặc buôn làng... Sau đó là nghi lễ đâm trâu ( nếu có ). Người ta lấy chiếc đầu và đuôi trâu đặt lên dàn cúng , đốt những chiếc đèn bằng sáp ong và bắt đầu khấn vái , mời gọi các Jàng mà họ cho là tốt bụng , đã có lòng phù trợ cho buôn làng làm ăn sinh sống thuận lợi năm qua , và khẩn cầu tiếp tục được giúp đỡ trong năm tới.Cúng xong , những ai đã được cắt cử sẽ xẻ thịt trâu cho phụ nữ nấu đồ ăn. Hội đồng gìa làng ( phôn pô bút) lên nhà Rông với thày cúng và các nhân vật quan trọng khác trong plei , bàn chuyện làm ăn trong năm mới . Những người không có việc ở nhà Rông thì về nhà minh nấu cơm nếp , làm thêm đồ ăn , để đến giờ quy

Page 43: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

định , lại tập trung về nhà Rông , góp cỗ chung cùng cả làng . Ai không góp cơm thịt thì góp rượu ghè . Đến trước giờ ăn chung , sau khi đã bày dọn trên nhà Rông , thày cúng lại một lần nữa khấn vái , rồi cả buôn cùng vào tiệc .       Rượu càng vơi , mọi người càng hào hứng trong tiếng chiêng trống rộn ràng . Trai gái nắm tay nhau chung vui trong nhịp múa xoang , bước chân rậm rịch , men rượu ngấm la đà , chẳng còn ai có thể đứng ngoài vòng xoang nữa . Ai mệt thì nghỉ ,ai đói thi ăn, ăn uống xong lại tiếp tục . Tới khi cạn nguồn tiếp tế cơm rượu thịt , có khi đã vài ba ngày .             Sau hội chung của cả plei , nhà nào muốn cúng riêng thì cứ tự tổ chức và mời mọc họ hàng , bè bạn .Mong sao mỗi độ xuân về, lên Tây Nguyên du khách còn được tham dự nhiều những lễ hội hồn nhiên của cộng đồng cư dân bản địa.     5. NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN TẠI ĐẮK NÔNG

Đăk Nông Lodge Resort

Page 44: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, đẹp và sang trọng nhất của tỉnh,Địa chỉ: Khối 7, Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk NôngĐT: 0500.546200 Fax: 0500.546201Khách sạn Sunrise

Page 45: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG
Page 46: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Là một tòa nhà cao 5 tầng, đạt tiêu chuẩn 3 sao, kiến trức hiện đại theo hình hộp nằm ngay trung tâm thị xã Gia Nghĩa. Trang thiết bị và nội thất của tòa nhà được thiết kế sang trọng, tiện nghi, gồm phòng hội nghị đa năng có sức chứa 400 khách, hồ câu cá giải trí, sân tennis, phòng tập thể dục, quầy hàng lưu niệm, tầng hầm đậu xe rộng rãi... cùng nhiều dịch vụ hỗ trợ tiện ích khác.

Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, p.Nghĩa Trung, tx Gia Nghĩa.

Điện thoại: 05013.544.665

Fax: 05013.544.345.

Email: [email protected].

Khách sạn Trường Giang

Tọa là ngay Trung tâm thương mại của tỉnh.Địa chỉ: Đường 23/3, Khối 7, Phường Nghĩa Trung, thị xã Gia NghĩaĐiện thoại: 0984.212677Khách sạn Hướng DươngĐây là khách sạn có thiết kế thanh nhã, mang đến cho du khách cảm giác dễ chịu và gần gũi.Địa chỉ: Đường Quang Trung, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk NôngĐiện thoại: 0500.545829

Page 47: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Khách sạn Tường Vy

Nằm ngay Trung tâm thưong mại của tỉnh, Tường Vy là nơi dừng chân thuận lợi trong công việc cũng như chuyến tham quan của du khách tại Đăk NôngĐịa chỉ: Đường Nơ Trang Long, Khối 7, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk NôngĐiện thoại: 0914.160098 – 0913127085Nhà hàng Lodge

Nằm trong cụm Resort Đắk Nông Lodge, nơi đây có không gian thoáng đãng, không khí trong lành, yên tĩnh. Nhà hàng Lodge rất phù hợp cho những chuwong trình hội nghị, tiệc liên hoan, cưới hỏi, sinh nhật... Đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, nhân viên phục vụ ân cần, chu đáo, có thể phục vụ những đặc sản ba miền truyền thống hay những món ăn Âu - Á theo yêu cầu của khách.Địa chỉ: Khối 7, P.Nghĩa Trung, tx Gia Nghĩa, Đắk Nông.Điện thoại: 05013.546.200Fax: 05013.546.201Website: www.daknonglodge.comEmail: [email protected]ách sạn Alumin

Khách sạn Alumin nằm trên đường Quang Trung, thị xã Gia Nghĩa - thủ phủ của tỉnh Đăk Nông, đang là khách sạn duy nhất của Vinacomin ở vùng Tây Nguyên.

Page 48: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Khách sạn về với Vinacomin từ tháng 8 năm 2008. Nó nguyên là một khách sạn loại nhỏ, 22 phòng, của tư nhân, Tập đoàn mua lại làm nhà khách, giao cho Công ty CP Alumin Nhân Cơ quản lý. Khách của Tập đoàn vào đó công tác, có chỗ nghỉ chân khá đàng hoàng và yên tâm ăn nghỉ bởi nó là của "nhà". Từ đầu năm nay, Khách sạn được chuyển giao cho Công ty xây lắp-môi trường - Vinacomin đưa vào kinh doanh. Giá phòng, tùy hạng, từ 200 đến 350 ngàn đồng/ ngày đêm. Giường đôi. Phòng có đủ tiện nghi, điều hòa, quạt tường, ti vi, tắm nóng lạnh. Có dịch vụ giặt là, đặt vé máy bay...

Page 49: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Nhà hàng Sơn MãĐây là nhà hàng hiện lớn nhất tại tỉnh Đăk Nông, chuyên tổ chức những chương trình Hội thảo, Hội nghị, gặp mặt khách hàng, tiệc cưới hỏi…và có sức chưa khoảng 1000 khách. Đến nhà hàng Sơn Mã du khách có dịp thưởng thức các món

Page 50: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

ăn ngon.Địa chỉ: Đường Quang Trung, Phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk NôngĐiện thoại: 0501 354 4345Nhà hàng Hải DươngĐịa chỉ: Tổ 1, Đường Lê Thánh Tông, tx Gia Nghĩa, Đắk Nông.Điện thoại: 05013.544.988Fax: 05013.544.989Khác với những nhà hàng khác tại Gia Nghĩa, Nhà hàng Hải Dương là nhà hàng sân vườn, được thiết kế và trang trí theo kiểu nhà rông nằm rải rác, nép mìn dưới vườn cây xanh mát. Vì vậy nhà hàng có không gian thoáng đãng, khá tĩnh lặng và lãnh mạn.Ngoài đặc sản 3 miền và các món ăn Âu – Á phong phú, đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp của Nhà hàng sẽ phục vụ du khách những món ăn đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên với phòng vị lạ miệngNhà hàng Hoàng AnhĐịa chỉ: Đường Nguyễn Trãi, Tx. Gia NghĩaĐiện thoại: 0501 3544678Nhà hàng Tây NguyênĐịa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, Tx. Gia NghĩaĐiện thoại: 0501 354 3196Nhà hàng Dốc VõngĐịa chỉ: Đường Hùng Vương, Tx. Gia NghĩaĐiện thoại: 0501 354 46916.ĐẮK NÔNG - ĐỊA DANH ĐẮK NÔNG - DU LỊCH ĐẮK NÔNGĐắk Nông nằm ở phía Tây Nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500 m so với mặt biển. Địa hình tương đối bằng, có bình nguyên rộng lớn với nhiều đồng cỏ trải dài về phía Đông. Phía Tây địa hình thấp dần, nghiêng về phía Campuchia, phía Nam là miền đồng trũng có nhiều đầm hồ. Có 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk (các nhánh Krông Bông, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Nô...) và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thuỷ năng lớn. Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính: gồm 1 thị xã và 7 huyện. Khí hậu vùng này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm 24 °C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình 5 °C. Thời tiết và lượng mưa phụ thuộc theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiều gió và hơi lạnh, thời tiết khô hạn, nhiều khe suối khô cạn. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, lượng nước rất lớn, nhiều năm bị ngập lụt ảnh hưởng đến giao thông.Đắk Nông có diện tích đất canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, cao su, hạt

Page 51: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

tiêu... Tỉnh cũng rất giàu trữ lượng khoáng sản, đặc biệt là quặng bô-xít dùng để sản xuất nhôm. Năm 2005 GDP bình quân đầu người ở Đăk Nông là $370. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 17,8 % GDP năm 2005, từ 6,9 % năm 2000 (trước khi tách tỉnh); dịch vụ tăng lên 24,4 % từ 14,2 %. Trong khi đó nông nghiệp giảm xuống 57,8 % từ 78,9 %. Đắk Nông là một trong những tỉnh liên tục đứng ở cuối bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm. Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk. Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

TRUYỀN THUYẾT THÁC D'RAY SÁP ĐẮK NÔNG:

Page 52: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Trên quốc lộ 14, đoạn cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30 km là thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắc Nông. Từ đây rẽ theo con đường trải nhựa dài 6km, chạy quanh co vòng vèo giữa một bên là đồi núi trập trùng rợp bóng cây xanh, một bên là vực sâu với dòng sông SêrêPok uốn khúc, ta sẽ đến thác Đ'ray Sáp hùng vỹ ở xã Đắc Sor, huyện Krông Nô, nay thuộc về tỉnh Đắc Nông. Chuyện xưa kể rằng: có một nàng con gái tên là H'mi, hàng ngày nàng vẫn cùng với người yêu đi làm rẫy bên nhau. Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một tảng đá, bỗng có một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn, toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện trên bầu trời, rồi bất ngờ sà xuống đất…Chiếc vòi của nó cắm xuống…một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên, con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành cơn loạn vũ cuồng phong dữ dội và bay mất…Cô gái trong giây phút đã tan biến vào lớp mây mù, còn chàng trai thì biến thành một thân cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá… Chỗ ấy ngày nay gọi là Thác Khói-Đ'ray Sáp... Đ'ray Sáp là một trong những ngọn thác hùng vỹ và đẹp nhất ở Tây Nguyên đã được Bộ văn Hoá thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử-văn hoá. Theo tiếng Ê Đê, Đ'ray Sáp có nghĩa là Thác Khói, có lẽ là do dòng nước cuồn cuộn thả mình từ trên đỉnh cao 20m đổ xuống ào ào, thổi bụi nước tung bay là là như làn khói quanh năm suốt tháng, nên thác mới có tên gọi như vậy… Từ cổng đi vào, thả bộ tà tà theo con đường lát đá ong gập ghềnh, xuyên qua khu rừng nguyên sinh rậm rì với những dây leo, gốc cây cổ thụ to hai ba người ôm không xuể, lâu lâu lại thấy xuất hiện một cây gỗ quý lâu năm…chưa đến 10 phút bạn đã nghe tiếng thác nước đổ ầm ào, thêm 5 phút đi bộ nữa thì lên được tới đỉnh thác, nhìn xuống duới, xuyên qua những tán lá rừng rậm rạp, thấy lãng đãng "khói toả mây bay" đẹp tựa chốn thiên thai…Vào chơi Đ'ray Sáp lúc đầu ngày, với một chút may mắn, bạn sẽ còn thấy được cả cầu vồng bảy sắc bắc ngang qua làn nước mỏng trắng, thì cảnh còn đẹp huyền ảo hơn… Ở đây vào mùa này, có những cơn mưa rừng chợt đến rồi lại chợt đi, để lại những tia nắng xuyên qua lớp cây, lá rừng rậm rạp càng làm cho dòng nước Đ'ray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh…lại thêm cái không khí mát lạnh, khiến cho những kẻ thích lãng du cứ cho rằng đây là nơi lý tưởng nhất để tìm sự thanh thản cho tâm hồn, tìm chỗ xa lánh những tháng ngày mệt nhọc ồn ào khói bụi ở nơi phố thị… Mà thật vậy, không khí ở đây thật quá trong lành và dễ chịu, ngoài tiếng thác đổ, tiếng lá rừng rì rào êm ả trong gió, tiếng chim kêu ríu rít, thì tuyệt nhiên không khí và cảnh vật ở đây thật tĩnh lặng và vắng vẻ, còn đợm nét hoang dã, nguyên sơ, rất thích hợp cho những ai muốn tìm những khoảng không gian để cho tâm hồn mặc sức mà phiêu lãng : khi trời quang mây tạnh, có thể nằm dài trên những phiến đá bên dòng thác, thưởng thức sự yên ả của núi rừng, nhìn kẽ lá ngắm mây trôi…viết nhạc, đặt thơ, hay để mặc cho tâm hồn gặm

Page 53: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

nhấm những nỗi niềm nào đấy…Rồi nghe rừng thầm thì kể câu chuyện truyền thuyết về một tình yêu bất tử, về một Đ'ray Sáp sương khói và gửi một chút tâm tư đến mối tình vĩnh tuyệt đã hoá thân vào dòng thác… Đ'ray Sáp thật sự là một điểm đến đầy lãng mạn thơ mộng cho những cặp tình nhân và các nhóm bạn đến đây nghỉ ngơi, cắm trại…Nhưng dù gì đi nữa thì khi vào chơi thác mùa này, bạn nhớ đem theo áo mưa, dù....nếu không muốn bị ướt bởi những cơn mưa rừng bất chợt; nên mặc trang phục gọn gàng, đi dày mềm, đế có độ bám tốt nếu bạn muốn băng qua những tảng đá trơn truợt khá nguy hiểm; và điều quan trọng hơn hết là nhớ phải mang theo đầy đủ thức ăn đồ uống nếu bạn có ý định ở lại lâu trong này…

THÁC TRINH NỮ ĐẮK NÔNG:

Thác Trinh Nữ nằm cách thành phố Ban Mê Thuột khoảng 20 km, Thác Trinh Nữ là điểm du lịch thu hút khách nhất tỉnh Đăk Nông hiện nay. Sự hấp dẫn của Thác không chỉ bởi câu chuyện huyền thoại mà còn là vẻ đẹp của đá, rừng cây, thác nước và khí hậu trong lành. Đá tạo thành hang động với những hình thù kỳ dị và những sắc diện khác nhau. Cạnh những khối đá là đám cây rừng xòe ô che nắng, dưới chân là dòng suối mát lạnh len lỏi uốn quanh. Không chỉ câu cá hoặc cưỡi voi đi ngắm cảnh, du khách cũng có thể vào ngủ ở các nhà chòi lợp tranh, mái nứa hay nằm chênh vênh trên các mỏm đá, được nghe tiếng chim gọi đêm lẫn trong âm thanh thác chảy và thưởng thức cái tĩnh lặng của đất trời khi cả khu rừng chìm vào giấc ngủ.

NGỤC ĐĂK MIL ĐẮK NÔNG: Nằm dọc theo quốc lộ 14, cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông khoảng 60 km, ngục Đăk Mil nằm trong địa phận huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông là di tích lịch sử oai hùng còn mang đậm dấu ấn của thời gian. Năm 1941, đứng trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của quân và dân ta, người Pháp cho xây dựng ngục Đăk Mil để làm nơi giam cầm, đầy ải những chiến sĩ cách mạng. Ngục gần như nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ có ai day sàn gỗ làm nơi trú ngụ cho tù nhân, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào gỗ và dây kẽm gai kiên cố. Trong điều kiện sinh hoạt hết sức khắc

Page 54: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

nghiệt, hàng ngày lại phải đối mặt với xiềng xích, gông cùm, chế độ lao dịch nặng nề... nhưng các chiến sĩ cách mạng vẫn kiên định lý tưởng đấu tranh. Ngục Đăk Mil đã từng lưu dấu chân những chiến sĩ cách mạng ưu tú như: Nguyễn Chí Thanh, Trần Hữu Dực, Nguyễn Tạo, Lê Nam Thắng... sau này làm nên lịch sử bằng những chiến công vang dội khắp Tây Nguyên. Dấu tích của ngục Đăk Mil xưa nay chỉ còn lại cái nền, và tỉnh đang tôn tạo phục hồi lại như thuở ban đầu để ghi nhớ cho các thế hệ sau. Mời du khách hãy một lần đến ngục Đăk Mil để cảm nhận khí thế đấu tranh hào hùng, bất khuất của thế hệ cha anh ngày trước.

NAM NÂM NUNG ĐẮK NÔNG:

Nam Nâm Nung có diện tích hơn 30 km2, kéo dài từ phía Tây Bắc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông đến lâm trường Đắk Ntao và khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung. Hầu hết rừng ở đây vẫn còn là nguyên sinh. So với Bắc Nâm Nung thì động thực vật ở khu vực Nam Nâm Nung có phần phong phú hơn, phổ biến là các loại gỗ như: kiền kiền, sao, bạch tùng, dẻ, du sam, trâm, chò xót... Động vật như: nai, gà, lợn, khỉ, chồn, gấu, trâu... Quần thể khu di tích bao gồm hai địa điểm: tỉnh ủy Quảng Đức cũ và tỉnh đội Quảng Đức cũ. Khu căn cứ tỉnh đội nằm ở phía Tây Nam Dình Dứa, dưới chân đồi Yok Klé Lay. Vành đai ngoài khu vực tỉnh ủy hiện tại vẫn còn những vết tích hầm, hào hình chữ Z, bếp Hoàng Cầm và những dấu tích địa dư mà các chiến sĩ trước đây phát rẫy trồng màu (lúa, ngô, khoai, sắn...). Vào bên trong vành đai là trung tâm của tỉnh đội (1968 - 1971), nơi đây như một quần thể kết cấu của nhà và hầm nối tiếp nhau. Từ trên đồi (phía Nam) đi xuống (theo hướng Bắc), khách tham quan sẽ được thấy vết tích hầm của tỉnh ủy, có độ dài 2,5 mét, rộng 0,9 mét, hầm làm theo kiểu chữ Z để tiện cho việc đi lại - một cửa vào và một cửa ra. Tiếp là căn nhà ở và làm việc từ năm 1968 đến năm 1969 của đồng chí Bùi Đức Thành (Năm Nhân) tỉnh đội trưởng, và sau đó là đồng chí Nguyễn Văn Thanh, tỉnh đội trưởng ở và làm việc từ năm 1969 đến năm 1971. Từ căn cứ tỉnh đội theo hướng Bắc khoảng 3,5 km đường chim bay là tới căn cứ tỉnh ủy thuộc khu vực suối Đăk Điên Clou, được bao bọc bởi hai phụ lưu (nhánh nhỏ) suối Đăk Điên Clou ở phía Bắc và phía Đông Nam. Khi đến nơi đây khách tham quan sẽ được thấy nền nhà tỉnh ủy nằm

Page 55: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

tựa lưng vào hai tảng đá lớn phủ đầu rêu xanh bên lề con suối (phụ lưu phía Nam). Trước đây nhà là nơi ở và làm việc của đồng chí Trần Phòng (Bảy Biên) - bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức, nền nhà có diện tích 12 m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây hai mái, mặt hướng về phía Bắc. Nằm về phía Tây Bắc khoảng 30 mét là căn hầm tự nhiên trong vách đá, phía trên hầm được phủ một tảng đá lớn, có sức chứa từ 8 người đến 10 người, mặt hầm hướng về phía Bắc nằm cạnh kề phụ lưu suối Đắk Điên Clou (nhánh phía Bắc) về hướng Đông chừng 50 mét, khách tham quan sẽ tận mắt nhìn thấy một ngọn thác nhỏ sinh xắn và thơ mộng, có độ cao từ 3,5 mét đến 4 mét. Hội trường, nơi tổ chức đại hội tỉnh ủy tỉnh Quảng Đức lần thứ nhất (ngày 2 tháng 9 năm 1969) nằm tựa lưng vào dòng chảy của thác. Hội trường có diện tích 84 m2, làm bằng gỗ, lợp lá mây, hai mái. Trong khung cảnh núi rừng Nam Nâm Nung hùng vĩ hôm nay, ít ai ngờ nơi đây trong kháng chiến chống Mĩ lại là một căn cứ cách mạng nổi tiếng. Đến đây khách tham quan sẽ được tận mắt chứng kiến màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Nguyên, được đắm mình trong những con suối, ngọn thác với dòng nước trong lành, mát mẽ, lúc này hình ảnh lịch sử như sống lại trước mắt du khách một thời hào hùng oanh liệt, di tích nằm lọt vào thảm rừng nguyên sinh, với những cây cổ thụ như ôm ấp và che chở các dấu tích của một thời lịch sử oai hùng. Nơi đây như một quần thể của sự kết hợp hài hòa giữ thiên nhiên và con người, du khách sẽ được hít thở không khí trong lành, tắm và vui đùa trên dòng thác, một khung cảnh hữu tình đầy chất thơ mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Với những lợi thế và ý nghĩa trên đây, Nam Nâm Nung xứng đáng là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng và là nơi tham quan, du lịch hấp dẫn của du khách gần xa khi đến với Đăk Nông.

LÀNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MNÔNG ĐẮK NÔNG:

Từ thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông dọc theo quốc lộ 14 hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk khoảng 28 km, rẽ trái khoảng 12 km bạn sẽ đến làng văn hóa đồng bào dân tộc Mnông, một trong những làng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là các tác phẩm sử thi, trường ca...

Page 56: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Làng văn hóa đồng bào Mnông có khoảng 1.500 hộ dân, trong đó bon Bu Prâng là bon tiêu biểu còn lưu giữ được hơn 200 pho sử thi Mnông - Ot Nrong có tính hệ thống cao và có giá trị nhân văn lớn (bộ sử thi phổ hệ). Đặc biệt, trong bon Bu Prâng có gia đình nghệ nhân Điểu Kâu đã nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch và lưu giữ hàng trăm bộ sử thi Ot Nrong của vùng này. Cách thể hiện các bài Ot Nrong là hát, hát trong lúc lên rẫy, hát bên bếp lửa hồng, trong các ngày lễ hội mọi người cùng quây quần bên ché rượu cần cùng với tiếng chiêng rộn rã... Có thể nói rằng, thông qua ngôn ngữ truyền miệng, hát Ot Nrong thể hiện sự đoàn kết trong gia đình và xã hội, gắn liền truyền thống giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời nó còn là món ăn tinh thần không thể thiếu được của đồng bào Mnông sau những ngày lao động vất vả... Đến thăm bon Bu Prâng, du khách không thể không ghé thăm khu nhà mồ của đồng bào Mnông. Đây là một trong những nét kiến trúc truyền thống, văn hoá tín ngưỡng của đồng bào trong quá trình hình thành và phát triển. Nhà mồ là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thể hiện qua các mô típ, dáng dấp riêng của từng dân tộc. Kiến trúc nhà mồ mang tính đặc trưng ở nghệ thuật trang trí, hình tượng, văn hoa chạm trổ khá công phu trên chất liệu gỗ, đến kiến trúc nhà mang hình khối có trang trí các búp sen bằng chất liệu kết dính theo văn hóa Tây Nguyên. Ngoài ra, các lễ hội trong buôn thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với các hoạt động: lễ mừng được mùa, lễ cúng sức khoẻ cho người, lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ hội ăn trâu, lễ cơm mới...

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ANH HÙNG NTRANG LƠNG ĐẮK NÔNG: Khu di tích lịch sử anh hùng dân tộc Mnông Ntrang Lơng nằm trên địa bàn huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông vừa được bộ văn hóa - thể thao và du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang xây dựng dự án phục dựng di tích này gồm các hạng mục như: nhà bảo tàng trưng bày những hiện vật, hình ảnh của nghĩa quân và cuộc kháng chiến; di tích đồn Bu Mêra, bia “tưởng niệm” Henry Maitre do thực dân Pháp xây dựng năm 1935 tại ngã ba biên giới: Nam Kỳ, Cao Miên và cao nguyên Trung phần; làng Bu Nơr - quê hương của nghĩa quân, cũng là nơi Henry Maitre bị nghĩa quân tiêu diệt vào năm 1914. Đối với hạng mục làng Bu Nơr sẽ được phục dựng theo nguyên mẫu làng cổ Mnông và có tính sáng tạo như là một bảo tàng sống. Cụ thể, sẽ xây dựng khoảng từ 20 ngôi nhà đến 30 ngôi nhà truyền thống của đồng bào Mnông, bằng các vật liệu là gỗ, tre nứa, tranh... Các ngôi nhà sẽ được bố trí, sắp xếp nơi ngủ, bếp ăn kèm theo các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, công cụ lao động; đồng thời phục dựng, giới thiệu một số nghề truyền thống như: đan gùi, dệt thổ cẩm, làm rượu cần... Dự kiến kinh phí bước đầu để phục dựng khu di tích này khoảng 30 tỷ đồng.

Page 57: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

CHÙA PHÁP HOA ĐẮK NÔNG:

Chùa Pháp Hoa nằm ngay ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Chùa được xây dựng vào năm 1957 với hai phần: chính điện và tháp năm tầng, cao khoảng 2 mét, kiến trúc ngôi chùa được mô phỏng theo kiểu kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên, đồng thời xen lẫn với kiến trúc nhà vườn, tạo nên khung cảnh thanh tịnh. Được xây dựng trên một ngọn đồi, cổng chính của chùa quay về hướng Đông Nam nhìn ra đường Hùng Vương, phía trước mặt là thung lũng. Khi đúng trên khuôn viên chùa nhìn xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một phong cảnh tuyệt đẹp với những dãy núi đồi nhấp nhô nối tiếp nhau, cây cối xanh tươi chập chùng. Vào bên trong, bạn có thể chiêm ngưỡng pho tượng Quan Âm Bồ Tát toạ lạc trong một khoảng không rộng rãi, được che phủ bởi hai cây phượng lâu năm. Chính điện chính của chùa có diện tích 160 m2, bên cạnh là ngôi tháp hình tròn có năm tầng. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn được trang trí nhiều chậu cảnh và nhiều loại hoa khác nhau, được sắp xếp hài hòa tạo cảm giác thanh tịnh và yên tĩnh.

THÁC GIA LONG ĐẮK NÔNG:

Thác Gia Long là thác thượng nguồn nằm trong hệ thống ba thác: Gia Long - Dray Nur - Dray Sap của sông Sêrêpôk, tỉnh Đăk Nông. Đêm ở thác Gia Long, du khách sẽ nghe thấy tiếng chim gọi bạn da diết, tiếng hoẵng rừng hú lên trong đêm. Xưa kia vua Gia Long lên xứ này đã tìm đến thác để tham quan, nghỉ ngơi. Ông đã cho xẻ núi, phá rừng làm một con đường rất đẹp dẫn vào thác, ông

Page 58: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

còn có ý định bắc một cây cầu treo qua thác, nhưng không hiểu vì sao mà cây cầu mới xây hai hố đành bỏ dở, chứng tích vẫn còn đến ngày hôm nay.

THÁC ĐRAY NUR ĐẮK NÔNG:

Thác Dray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống ba thác: Gia Long - Dray Nur - Dray Sap của sông Sêrêpôk, tỉnh Đắk Nông. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Nam. Thác Đray Nur hiện được xem là thác hùng vĩ nhất Tây Nguyên, là sự kết hợp giữa hai dòng sông: sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực) hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Sêrêpôk huyền thoại ở Tây Nguyên. Thác có chiều dài trên 250 mét, chiều cao trên 30 mét nối liền đôi bờ hai tỉnh: tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông. Đến với thác Đray Nur, du khách được thưởng ngoạn một quần thắng cảnh hùng vĩ, những món ăn ẩm thực đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số, với một bầu không khí mát mẽ, trong lành và yên tĩnh. Đến với thác Đray Nur, du khách còn tìm được những cảm giác mạnh khi chui vào hang đá bên trong lòng thác, đi cầu treo... hoặc thăm đời sống sinh hoạt của buôn làng, khai thác văn hóa truyền thống bản sắc dân tộc ở buôn Kuốp. Đến với khu du lịch sinh thái thác Đray Nur, du khách sẽ được tận hưởng những tinh túy mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người với những cảnh quan mà không nơi nào có được.

THÁC DIỆU THANH ĐẮK NÔNG:

Page 59: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Thác Diệu Thanh nằm trên dòng suối Đắk Tít, là danh giới tự nhiên phân cách giữa hai xã: xã Nhân Cơ và xã Quảng Tân, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông. Thác Diệu Thanh đẹp, hoang sơ và thơ mộng. Ngoài thác lớn nhất từ độ cao khoảng 30 mét đổ xuống vực sâu, Diệu Thanh còn có nhiều dòng thác nhỏ, cùng thác mẹ, nước đổ xuống suối quanh năm tung bọt trắng xóa. Dưới chân ngọn thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước có nhiều mô đá nhỏ nhấp nhô, tạo thành hàng trăm dòng chảy ra nhiều hướng. Hai bên bờ suối là những bãi đất bằng phẳng có nhiều cây xanh tỏa bóng mát.

THÁC BA TẦNG ĐẮK NÔNG:

Thác Ba Tầng thuộc huyện Đăk Nông, tỉnh Đăk Nông, cách thị trấn Gia Nghĩa khoảng 8 km theo quốc lộ 14 ngược hướng về thành phố Buôn Ma Thuột. Quanh thác Ba Tầng có nhiều cây cổ thụ và có bãi đất rộng bằng phẳng, thoáng mát để cho du khách cắm trại, thư giãn khi đến thăm thắng cảnh này. Người ta gọi là thác Ba Tầng bởi vì khi nước suối chảy đến đây phải qua ba tầng thác mới đến lòng suối nằm ở phía dưới. Ba tầng thác này nằm nối tiếp nhau trong một chiều dài khoảng 40 mét. - Tầng thác thứ nhất không cao lắm, nước từ các tảng đá rơi xuống lòng thác từ độ cao hơn 1,5 mét. - Tầng thác thứ hai cách tầng thác thứ nhất chừng 20 mét là tầng thác thứ hai. Ở tầng thác này, dòng nước suối xanh trong sau khi len lỏi giữa những tảng đá nằm kề nhau và từ độ cao khoảng 2 mét đã tràn xuống phía dưới tung bọt trắng xóa. - Tầng thác thứ ba là thác lớn nhất và là thác chính của cụm thác Ba Tầng. Ngọn thác chính này cao hơn 20 mét, ngày đêm ào ào chảy giữa khung cảnh yên vắng của núi rừng và đổ tràn về hai bên bờ suối. Ở đây dòng suối khá rộng, ven bờ có nhiều lùm cây cao tỏa bóng mát mà du khách có thể ngồi nghỉ ngơi ngắm cảnh dòng nước tuôn trào từ trên cao xuống trong âm vang của tiếng thác reo. Đứng dưới nhìn lên ta thấy hơi nước tỏa bay ra xung quanh như một lớp sương mù bao phủ ngọn thác mải miết reo vang muôn thuở giữa ngàn xanh.

Page 60: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

HỒ TÂY ĐẮK NÔNG:

Hồ Tây tọa lạc ngay trung tâm của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Hồ Tây rộng lớn như chiếc gương soi khổng lồ cho trung tâm thị trấn huyện. Hồ Tây có nét đẹp kiều diễm của những thiếu nữ xinh đẹp đang bước vào tuổi xuân thì, không kiêu sa nhưng đằm thắm, mặn mà, Nếu đặt chân đến đây lần đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Nông nói chung và huyện Đăk Mil nói riêng. Hồ Tây có hiện tích rộng khoảng 40 hecta, đây là lòng hồ chứa nước lớn để cung cấp cho việc tưới tiêu của huyện Đăk Mil và cũng là nơi nhận chứa dung lượng nước từ các dốc cao đổ xuống với khối lượng lớn khi mùa mưa về. Hồ Tây mang trong mình sự êm đềm và lãng mạn, mặt nước bằng phẳng, trong xanh in bóng bầu trời cao rộng phía trên, chỉ đôi khi có những làn gió mạnh vô tình lướt qua mới làm cho mặt nước lăn tăn gơn sóng, trông rất đẹp và hiền hòa. Xung quanh hồ Tây là những vườn cây xanh tươi tỏa bóng do người dân sống ven khu vực trông và chăm sóc. Dạo quanh hồ Tây để ngắm cảnh đẹp, bạn sẽ được hòa mình giữa thiên nhiên bao la và hít hở không khí trong lành, dễ chịu.

HỒ EA SNÔ ĐẮK NÔNG:

Hồ Ea Snô là một hồ nước tự nhiên có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình còn hoang sơ toạ lạc trên vùng đất thuộc xã Đắk Rồ, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Hồ nằm cách thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông 125 km về hướng đi thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Thắng cảnh được thiên nhiên hào phóng ban tặng này luôn gắn liền với những truyền thuyết dân gian, với tâm tư tình cảm, phong tục tập quán, và cả những tập tục của cư dân cư nơi đây.

Page 61: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TÔN GIÁO TÍN NGƯỠNG VÀ HỆ THỐNG NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TỈNH ĐAK NÔNG

Hồ Ea Snô là một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú có diện tích mặt hồ hơn 80 hecta. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, mặt hồ tựa chiếc gương bạc khổng lồ lấp lánh, được viền quanh bởi dải hoa văn là những ngọn đồi nhấp nhô, lại được điểm tô bởi màu xanh của núi rừng hùng vĩ. Xung quanh bờ hồ là những cánh rừng đặc dụng với nhiều loại cây, loài thú hiếm: rắn, ba ba, khỉ, nai, heo rừng... Khi đến đây, bạn sẽ được du thuyền trên mặt hồ để thưởng lãm cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng, thả hồn theo làn gió mát rượi để xua tan những lo toan, vướng bận. Ngoài ra, bạn cũng có thể du thuyền từ cửa hồ này ra sông Krông Nô rồi xuôi về bên trái để xuống thác Dray Sap, hay ngược dòng để lên buôn Choah thăm quê hương của tù trưởng Nơ Trang Gưh. Thú vị hơn, bạn có thể theo dòng Krông Nô qua dòng Krông Ana để về hồ Lăk hay đến vùng Ea Rbine. Ngoài việc du ngoạn cảnh hồ, du khách còn có thể tham quan các buôn làng: buôn Ol, buôn Choah, buôn Leng - nơi lưu giữ nhiều truyền thuyết về Ea Snô.