Value chain improvement strategy beefcattle

7
Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung BPage 1 [Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.] Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung BTS.HCao Vit Gii thiu Trong những năm gần đây giá thịt bò trên thế gii và trong nước liên tục tăng từ 130-150 ngàn đồng/kg (năm 2005-2006) lên 180 ngàn (năm 2009-2010) và từ năm 2011 đến nay biến động t180-280 ngàn đồng/kg (9-13 USD/kg). Chất lượng thịt bò Việt Nam được đánh giá cao, phù hợp với hướng sn xut thc phẩm an toàn và nền nông nghiệp hữu cơ. Mặc dù số lượng bò thịt và sản lượng thịt bò trong nội địa liên tục tăng, Việt Nam vn phi nhập hàng năm 200-300 ngàn tấn thịt bò mỗi năm (MARD, 2011). Nhng yếu trên mang lại cơ hội vàng và triển vọng cho ngành hàng bò Việt Nam. Bò thịt là vật nuôi “cứu cánh” cho hộ nông dân các tỉnh Duyên hải Nam Trung Btrong nhng tháng giáp hạt ngun thu nhp tbó giúp cân đối ngun tin mặt trong ngân sách gia đình trang trãi nnn, thức ăn của bò là nguồn phphm tn dng ttrng trt nhất là bò không cạnh tranh thc phm với người, phân chung chính là nguồn thu đáng kể, sdng trong ci tạo đất rt tt và nuôi bò sdng ngun lao động gia đình nhàn rỗi. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi hộ gia đình (2-5 con/hộ) ngành hàng bò thịt vùng này đã, đang và sẽ đối mt vi nhi u trngại và thử thách. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trbò thịt chưa “ăn nhịp” với nhau thành một hthống liên hoàn từ người chăn nuôi đến người tiêu dung. Nông dân nuôi bò vẫn là đối tượng chu thi ệt thòi và rủi ro nhất khi giá cả vật tư đầu vào và giá thịt trên thị trường biến động. Chăn nuôi bò phi xuất phát từ nhu cầu và tín hiệu ca thtrường thông qua các chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi đồng b(đồng c, chung tri, dch vthú y), ci thi n gi ống bò, kỹ thuật chăm sóc và sức khỏe đàn bò, công nghệ chế biến các phụ phm ttrng trọt làm thức ăn cho bò, hệ thng thu mua - phân phối marketing, lò mổ khép kín đảm bảo tiêu chuẩn vsinh thc phẩm và không ô nhiễm môi trường, tín dụng cho hnghèo nuôi bò. Những biên pháp nêu trên đòi hỏi phải có một “nhạc trưởng” nhằm điều phối và phối hợp các tác nhân hướng đến ngành hàng bò tht hi u qu, phù hợp với điều ki n tnhin sinh thái – kinh tế tập quán ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung B. Chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung BKênh tiêu thụ bò thịt trong thtrường nội địa Dòng sản phm Project: Sustainable and profitable crop and livestock systems for south central coastal Vietnam Bò thịt Bò thịt Thịt, Xương & phphm Thịt, Xương & phphm Người chăn nuôi bò Thương lái thu gom Đại lý, nhà phân phối Người bán lẻ, cơ sở chế biến Lò mổ

description

value chain improvement for beef-cattle by Dr.Ho cao Viet, lecturer in International Education Center )IEC) phone: +84 908442120

Transcript of Value chain improvement strategy beefcattle

Page 1: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 1

[Type a quote from the document or

the summary of an interesting point.

You can position the text box anywhere

in the document. Use the Text Box

Tools tab to change the formatting of

the pull quote text box.]

Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

TS.Hồ Cao Việt

Giới thiệu

Trong những năm gần đây giá thịt bò trên thế giới và trong nước liên tục tăng từ 130-150 ngàn

đồng/kg (năm 2005-2006) lên 180 ngàn (năm 2009-2010) và từ năm 2011 đến nay biến động từ 180-280 ngàn đồng/kg (9-13 USD/kg). Chất lượng thịt bò Việt Nam được đánh giá cao, phù hợp với hướng sản xuất thực phẩm an toàn và nền nông nghiệp hữu cơ. Mặc dù số lượng bò thịt và sản lượng thịt bò trong nội địa liên tục tăng, Việt Nam vẫn phải nhập hàng năm 200-300 ngàn tấn thịt bò mỗi năm (MARD, 2011).

Những yếu trên mang lại cơ hội vàng và triển vọng cho ngành hàng bò Việt Nam.

Bò thịt là vật nuôi “cứu cánh” cho hộ nông dân các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ trong những

tháng giáp hạt vì nguồn thu nhập từ bó giúp cân đối nguồn tiền mặt trong ngân sách gia đình và trang trãi nợ nần, thức ăn của bò là nguồn phụ phẩm tận dụng từ trồng trọt và nhất là bò không cạnh tranh thực phẩm với người, phân chuồng chính là nguồn thu đáng kể, sử dụng trong cải tạo đất rất tốt và nuôi bò sử dụng nguồn lao động gia đình nhàn rỗi. Tuy nhiên, với quy mô chăn nuôi hộ gia đình (2-5 con/hộ) ngành hàng bò thịt ở vùng này đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều trở ngại và thử thách. Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị bò thịt chưa “ăn nhịp” với nhau thành một hệ thống liên hoàn từ người chăn nuôi đến người tiêu dung. Nông dân nuôi bò vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi và rủi ro nhất khi giá cả vật tư đầu vào và giá thịt trên thị trường biến động. Chăn nuôi bò phải xuất phát từ nhu cầu và tín hiệu của thị trường thông qua các chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi đồng bộ (đồng cỏ, chuồng trại, dịch vụ thú y), cải thiện giống bò, kỹ thuật chăm sóc và sức khỏe đàn bò, công nghệ chế biến các phụ phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho bò, hệ thống thu mua - phân phối – marketing, lò mổ khép kín đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và không ô nhiễm môi trường, tín dụng cho hộ nghèo nuôi bò. Những biên pháp nêu trên đòi hỏi phải có một “nhạc trưởng” nhằm điều phối và phối hợp các tác nhân hướng đến ngành hàng bò thịt hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiện – sinh thái – kinh tế và tập quán ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Kênh tiêu thụ bò thịt trong thị trường nội địa

Dòng sản phẩm

Project: Sustainable and profitable crop and livestock systems

for south central coastal Vietnam

Bò thịt Bò thịt Thịt, Xương &

phụ phẩm

Thịt, Xương &

phụ phẩm

Người chăn

nuôi bò

Thương

lái thu gom

Đại lý, nhà

phân phối

Người bán lẻ,

cơ sở chế biến

Lò mổ

Page 2: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 2

Mô tả và định vị chuỗi giá trị bò thịt

Chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 4 tác nhân chính: (i) Hộ chăn nuôi bò; (ii)

Thương lái thu mua bò; (iii) Lò mổ; (iv) Đại lý, nhà phân phối và một số tác nhân khác như sạp bán

lẻ, cơ sở chế biến các sản phẩm từ thịt bò (khô bò, lòng, thuộc da).

Hộ chăn nuôi bò quy mô nhỏ (từ 2-5 con/hộ) với các lứa bò ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bò ở độ tuổi 1-2 năm hoặc bê vài tháng tuổi được tiêu thụ qua hệ thống thương lái địa phương trong mùa khô (tháng 4-8) và dịp lễ hội. Giao dịch dựa trên thỏa thuận giữa nông dân và thương lái trong thị trường phi chính thức (informal market). Do đó, hộ nuôi bò có một số vấn đề: (i) Không xác định được giá bán và nhu cầu của thị trường; (ii) Cân đo thiếu chính xác (nông dân thiệt hại từ 5-10 kg mỗi con); (iii) Đánh giá chất lượng bò theo cảm quan và thiếu sự tin cậy với thương lái; (iv) Khoảng 70% hộ bán bò trực tiếp cho thương lái và 30% cho lò mổ.

Hệ thống thương lái thu mua bò hình thành tự phát thành mạng lưới phi chính thức (informal network), nhưng tác nhân này quyết định giá thu mua và giá bán bò thịt. Số lượng thương lái và các cấp thương lái phụ thuộc vào từng vùng và mãi lực thị trường. Hàng tháng mỗi thương lái mua từ 7 đến 15 bò, số lượng giao dịch tập trung từ tháng 12 âm lịch đến giáp Tết. Khoảng 65-70% bò tiêu thụ ở các lò mổ địa phương và 25-30% ở thị trường phía Nam. Trong đó, bò lai Sind chiếm 60% và bò vàng địa phương chiếm 40%.

Lò mổ địa phương có quy mô nhỏ và công nghệ thấp, trực tiếp mua 70% lượng bò từ thương lái và 30% từ hộ chăn nuôi. Các sản phẩm chính của lò mổ là thịt bò (các loại) được tiêu thụ bởi các nhà phân phối trong tỉnh. Phụ phẩm (xương, lòng, huyết) được bán cho các chợ địa phương, da bò cung cấp cho đại lý và nơi tiêu thụ cuối cùng là các nhà máy chế biến ở Tp.HCM. Hiện nay trên địa bàn 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận chưa có nhà máy giết mổ quy mô công nghiệp, do đó khoảng 25% lượng bò được thương lái vận chuyển vào các lò mổ ở Biên Hòa và Tp.HCM và sản phẩm cuối cùng được phân phối ở các tỉnh thành phía Nam.

Thị trường thịt bò thế giới

Biến động giá thịt bò, 2008-2011

Giá thịt bò trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao từ những tháng đầu năm 2010 đến nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt, thức ăn chăn nuôi tăng giá và tái phục hồi đàn. Giá cả các loại thịt lên đến mức kỷ lục trong năm 2011, tháng 4/2011 chỉ số giá thịt của FAO tính toán tăng 180 điểm, cao nhất trong vòng 20 năm qua. Đến tháng 10/2011 chỉ số giá có giảm xuống mức 177, tuy nhiên giá thịt vẫn duy trì mức cao hơn cùng kỳ năm 2010 là 12%, trong đó cao nhất là giá thịt

70%

75%

25% Bò Thịt & phụ

phẩm

Thịt

Da

Hộ

nuôi bò Lò mổ địa

phương

Da

(10%)

Thịt

(30%)

Xương,

huyết,

lòng

Lò mổ ở Biên Hòa,

TP.HCM

Chợ địa

phương

Đại lý cấp

tỉnh

Nhà phân

phối

Nhà máy

TP.HCM

Người

bán lẻ

Hệ thống phân phối

ở TP.HCM

30% Bò

Thương

lái

Page 3: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 3

cừu (35%), thịt gà (16%) và thịt bò (12%). Xu hướng biến động giá thịt phản ảnh đúng tình hình nhập khẩu và lưọng cầu tăng ở các quốc gia Châu Á và Nga (27,4 triệu tấn, chiếm 3,6%)

FAO (2011): Giảm lượng cung thịt bò toàn cầu trong năm 2011 (ở mức 65 triệu tấn) là nguyên nhân chính làm tăng giá thịt. Mỹ và Brazil là 2 quốc gia cung cấp 1/3 lượng thịt bò cho thị trường đã giảm mạnh sản lượng do đợt hạn hán lịch sử thiệt hại đồng cỏ và bầy đàn ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 1950. Tương tự ở các nước Mexico, các nước Châu Phi có đàn bò lớn như Ethiopia, Kenya và Somalia. Cạnh tranh giá của những loại thịt thay thế cũng ảnh hưởng đến lượng bò ở Brazil, Argentina và Uruguay và giảm đầu tư cho chăn nuôi bò thịt ở các nưóc này. Lượng bò ở Canada giảm 10% năm 2011 và giảm 40% lượng bò sống xuất khẩu do đạo luật “dán nhãn xuất xứ thịt” (Country-of-origin meat-labelling law – COOL) của Mỹ ban hành đang gây nhiều tranh cãi ở WTO. Ở Châu Á, Ấn Độ là quốc gia đứng thứ 5 sản xuất bò thịt trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng của tăng giá thức ăn gia súc mặc dù ngành công nghiệp sữa và lợi tức mang lại từ chăn nuôi bò đã làm tăng lượng bò đực cung cấp cho các lò mổ. Lượng bò ở Trung Quốc giảm do thức ăn tăng giá, ở Pakistan và Nhật Bản thiên tai làm giảm đáng kể đàn bò trong năm 2010-2011. Số lượng lò mổ và sản lượng bò ở Indonesia chịu sự tác động của lớn của quy định cấm xuất khẩu bò sống do Úc ban hành liên quan đến gia súc (“Animal welfare-related ban”).

Lượng nhập khẩu thịt bò tăng mặc dù giá cả tăng. Giảm lượng cung thịt nội địa ở các nước nhập khẩu truyền thống (Indonesia, Nhật Bản và Nga) và đẩy mạnh lượng nhập khẩu lên 7,6 triệu tấn năm 2011, chiếm 50% lượng nhập khẩu toàn cầu. Các nước Châu Á dự kiến tăng lượng nhập lên 10%, khoảng 3,5 triệu tấn, chủ yếu thị trường Hong Kong, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc. Nhật Bản tăng nhu cầu nhập thịt bò vì vì phát hiện bò ăn rơm gần vùng xảy ra thảm họa hạt nhân có khả năng nhiễm phóng xạ. Việc bỏ lệnh cấm nhập khẩu bò thịt và thịt bò của Canada sau 8 năm đã tăng lượng nhập khẩu thịt lên 100 lần trong vòng 5 năm qua của Việt Nam. Gần gấp đôi lượng nhập khẩu thịt bò ở Thổ Nhĩ Kỳ do cắt giảm thuế đánh lên lò mổ, thức ăn gia súc và thịt bò. Chính sách cấm xuất khẩu bò sống sang Indonesia đẩy xu hướng nhập khẩu thịt bò của nước này tăng.

Lượng cung – cầu thịt bò trên thế giới

Mỹ là nước có lượng thịt bò xuất khẩu tăng nhanh đứng thứ 2 trên thế giới (sau Brazil), chiếm 20% tổng lượng thịt, tương đương 1,3 triệu tấn. Thịt bò của EU xuất sang thị trường Nga và Trung Đông, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ tăng do lợi thế đồng Euro mất giá. Trong khi đó Úc và New Zealand xu hướng tăng giá nội tệ ảnh hưởng không nhỏ đến lượng thịt bò xuất khẩu của 2 nước này. Chính điều này tạo cơ hội cho Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu thịt bò lớn thứ 4 khi nhu cầu thịt bò / trâu giá thấp ở các nước Đông Nam Á như Malaysia và Philippines tăng.

USD/tấn

khác

Heo

Gia cầm

Nguồn: FAO, 2011.

Biến động giá thịt trên thế giới

Page 4: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 4

Sản xuất – Nhập khẩu – Xuất khẩu – Sử dụng thịt bò ở các nước Châu Á

ĐVT: 1.000 tấn

Mục đích Sản xuất Nhập khẩu Xuất khẩu Sử dụng

Năm 2010 2011 2010 2011 2010 2011 2010 2011

Trung Quốc 5.617 5.517 343 520 121 120 5.929 5.917

Ấn Độ 2.610 2.740 1 1 716 800 1.895 1.941

Indonesia 454 440 120 120 1 1 574 580

Iran 380 385 265 300 - - 645 685

Nhật Bản 514 488 725 760 6 7 1.223 1.241

Hàn Quốc 247 252 366 429 2 1 608 641

Malaysia 28 29 155 165 7 8 176 186

Philippines 287 290 130 145 2 2 415 433

Châu Á 15.285 15.269 3.183 3.493 952 1.035 17.503 17.690

Nguồn: FAO, 2011.

Châu Á sử dụng thịt bò /trâu nhiều so với các châu lục khác, khoảng 17,7 triệu trên tổng số 64,4

triệu tấn (năm 2011). Chủ yếu thịt bò được sản xuất nội địa chiếm 77%, nhập khẩu 18%, lượng xuất

khẩu chỉ chiếm 5%. Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Nhật Bản sử dụng thịt bò nhiều nhất. Hầu hết các

nước đều nhập khẩu thịt bò, ngoại trừ Ấn Độ, nhập nhiều là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Các quốc gia ban hành chính sách để can thiệp vào lượng bò/thịt bò xuất - nhập. Úc cấm xuất khẩu

bò sống sang Indonesia, trợ cấp 73 triệu USD cho hộ nuôi bò và trợ cấp lãi suất trong 2 năm cho

doanh nghiệp bị thiệt hại do chính sách cấm xuất khẩu. Malaysia từ tháng 8/2011 bỏ lệnh cấm nhập

bò sống từ Úc và lệnh hạn chế nhập bò có nguồn gốc từ EU. Việt Nam bỏ lệnh cấm nhập bò từ

Canada vào tháng 7/2010 sau 8 năm hiệu lực (FAO, 2011).

Triển vọng ngành hàng bò thịt năm 2012

Với diễn biến trong năm 2010-2011 tình hình dịch bệnh, hạn hán, diện tích đồng cỏ thu hẹp, sản

lượng và giá thịt gia cầm và gia súc khác biến động, chính sách can thiệp sẽ tác động rất lớn đến

cung - cầu thịt bò và giá thịt dự báo trong năm 2012

sẽ biến động xoay quanh mức giá kỷ lục năm 2011

(Food Outlook, 2011).

Page 5: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 5

Những cơ hội và thách thức của ngành hàng bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Cơ hội Thách thức

1. Nhu cầu và giá thịt bò và bò thịt có xu hướng tăng 2. Tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập hộ nông dân 3. Tăng quy mô đàn theo hướng chăn nuôi trang trại và tập trung ở 1 số khu vực 4. Tiếp cận giống cỏ phù hợp (chịu hạn, năng suất cao) nguồn thức ăn trong mùa khô 4. Thụ hưởng chính sách khuyến khích chăn nuôi bò (giống tốt, kỹ thuật nuôi và vỗ béo, bổ sung dinh dưỡng, phòng bệnh, tín dụng)

1. Vốn đầu tư và chi phí sản xuất có xu hướng tăng (hình thức nuôi chăn thả chuyển sang nuôi nhốt) 2. Dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng (lỡ mồm long mong, bênh than, sẩy thai) với tần suất tăng và khó tầm soát (do nuôi manh mún) 3. Quỹ đất nông nghiệp và đồng cỏ ngày càng thu hẹp (do áp lực dân số, thiếu nước tưới) 4. Hạn hán (do biến đổi khí hậu) tác động mạnh đến sức khỏe đàn bò và nguồn thực phẩm hạn chế trong mùa khô

Những mặt mạnh và yếu kém của ngành bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Điểm mạnh Điểm yếu

1.Chất lượng bò giống được cải thiện ở 1 số tỉnh (Phú Yên: trên 70% giống lai) 2. Mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ 3. Được hỗ trợ và trợ cấp của nhà nước (khuyến nông, tín dụng) 4. Sử dụng lao động gia đình và nguồn thức ăn sẵn có từ trồng trọt 5. Nhận thức của hộ nuôi bò thay đổi theo hướng thị trường và được đầu tư hợp lý (vốn, lao động, kỹ thuật) 6. Quan hệ mật thiết với hệ thống trồng trọt (sử dụng phụ phẩm) 7. Thị trường tiêu thụ lớn, giá thịt và phụ phẩm của bò thịt có xu hướng tăng 8. Chất lượng thịt tốt (thơm ngon và sạch) đáp ứng thị trường tiêu thụ hướng nông nghiệp hữu cơ (organic farming) và GAP 9. Cạnh tranh chất lượng thịt và giá cả với thịt bò nhập khẩu 10. Không phụ thuộc vào nguồn thức ăn gia súc công nghiệp

1. Diện tích đồng cỏ ngày càng thu hẹp hạn chế quy mô đàn 2. Thiếu vốn đầu tư cho giống, thức ăn 3. Tỷ lệ giống bò lai thấp ở 1 số địa phương (Ninh Thuận: 70% bò địa phương) 4. Sức khỏe đàn kém (trọng lượng thấp,hình thể nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp) 5. Dịch bệnh có xu hướng tăng (trong mùa khô) 6. Nông dân thiếu thông tin về giá cả và thị trường bò thịt 7. Chưa hình thành liên kết ngang giữa các hộ nông dân trong tiêu thụ bò 8. Thiếu liên kết dọc giữa nông dân với thương lái và doanh nghệp 9. Giao dịch mua bán bò giữa nông dân và thương lái thiếu minh bạch và không công bằng 10. Thiếu những nhà máy giết mổ, chế biến thịt (thịt bò) công nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ

Page 6: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 6

Những giải pháp kỹ thuật cải tiến chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vấn đề Giải pháp kỹ thuật Tác nhân liên quan

1.Giống bò và giống cỏ 2.Dinh dưỡng & Thức ăn 3.Thú y 4.Kiến thức tiếp thị (marketing) 4. Chất lượng thịt

-Triển khai hiệu quả hơn chương trình lai tạo, phối giống nhân tạo -Phổ biến giống cỏ có năng suất cao và thích nghi với điều kiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ -Kỹ thuật cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vi khoáng và muối (trong mùa khô), vỗ béo (tinh bột & bã mì), cỏ tươi, ủ chua phụ phẩm trồng trọt (dây đậu, thân bắp, rơm, lá sắn) -Tăng tỷ lệ chủng ngừa phòng bệnh, lập bản đồ dự báo dịch bệnh -Tập huấn nâng cao năng lực tiếp thị và kỹ năng thị trường cho nông dân -Triển khai kỹ thuật nuôi theo hướng nông nghiệp hữu cơ và GAP

Khuyến nông Dịch vụ thú y Cơ quan truyền thông Doanh nghiệp tư nhân

Viện nghiên cứu Trường Đại học Tổ chức Phi chính phủ

Những giải pháp kinh tế - thị trường cải tiến chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải NTB

Vấn đề Giải pháp Tác nhân liên quan

Kinh tế 1.Vốn 2.Vùng nguyên liệu 3.Nhập khẩu (thịt bò) 4.Hợp tác (liên kết dọc & ngang) 5.Lò mổ và nhà máy chế biến

-Tiếp tục chương trình tín dụng chăn nuôi (tăng lượng vốn cho vay, lãi suất hợp lý và phối hợp hỗ trợ kỹ thuật) -Điều chỉnh quy hoạch vùng chăn nuôi bò theo tín hiệu thị trường & nguồn tài nguyên hiện hữu (đất, lao động) -Áp dụng quota nhập khẩu, hàng rào thuế quan linh hoạt để bảo hộ ngành chăn nuôi bò thịt nội địa -Tổ chức ngành hàng bò theo hình thức hợp đồng (contract farming), hợp tác và liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi (trong mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ thị) -Xúc tiến quy hoạch và xây dựng 1 số lò mổ tập trung và nhà máy chế biến ở vùng duyên hải Nam Trung bộ

Tổ chức tín dụng Ngân hàng chính sách Tổ hợp tác Doanh nghiệp tư nhân Sở Thương mại

Thị trường 1.Thu mua & phân phối 2.Phân khúc thị trường 3.Phương thức sản xuất 4.Xuất khẩu

-Cơ chế minh bạch thông tin giá cả & phương thức mua-bán bò thịt. Website hổ trợ thông tin giá cả và thị trường -Tổ chức hệ thống thu mua và đấu giá bò thịt -Chăn nuôi bò thịt theo hướng chất lượng cao & giá bán cạnh tranh với thịt bò nhập khẩu (bò/bê có trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt cao, chất lượng tốt) cung cấp thị trường nội địa có thu nhập cao (Đà Nẵng, Tp.HCM, Hà Nội, Biên Hòa...) và thị trường trong vùng lân cận -Tăng quy mô đàn và nuôi tập trung, -Tìm thị trường xuất khẩu với lợi thế cạnh tranh giá cạnh tranh & chất lượng tốt (thịt thơm, chăn thả tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp...)

Nhà nước Doanh nghiệp Viện nghiên cứu Trường Đại học Tổ chức Phi chính phủ

Page 7: Value chain improvement strategy beefcattle

Nâng cấp chuỗi giá trị bò thịt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Page 7

Địa chỉ hỗ trợ thông tin và tiêu thụ bò thịt Nông dân có nhu cầu tiêu thụ bò thịt xin liên hệ: Khu vực Bình Định: -Thương lái bò

Anh Trần Văn Tuấn, Xã Cát Trinh Điện thoại: 0984954374

Anh Võ Đình Cam, Xã Cát Trinh Điện thoại: 0914979938

Khu vực Phú Yên:

-Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Yên

Anh Quang (Phòng Nông Nghiệp) Địa chỉ: Số 64 Lê Duẫn, Thành phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên Điện thoại: 0989395490 - (057)3841664. Fax: (057)3842456 Email: [email protected]

-Lò mổ

Anh Nguyễn Văn Xuân, Tp.Tuy Hòa Điện thoại: 0909117161

-Thương lái bò

Anh Nguyễn Tấn Quang, Ấp Lý, Xã An Chấn, Tỉnh Phú Yên Điện thoại: 01688511209

Anh Bùi Minh Thắm, Xã An Chấn Điện thoại: 01682971435

Khu vực Ninh Thuận:

-Thương lái bò

Anh Trần Bảy, Xã Phước Dinh Điện thoại: 0907495327

Khu vực Biên Hòa, Đồng Nai

-Lò mổ

Cơ sở giết mổ Kim Lan (Chị Lan), Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại: 0902440177

-Trạm Thú y

Anh Khôi (Trạm Thú Y Tp.Biên Hòa) Điện thoại: 0919082237

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (IAS)

Tiến sĩ Hồ Cao Việt (Chuyên gia Kinh tế). Biên soạn & Thiết kế nội dung. Điện thoại: 0908442120 Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Quận 1 – Tp.HCM; Email: [email protected]

Phụ lục Nhu cầu thịt bò trên thế giới ĐVT: triệu tấn

Năm 2009 2010 2011

(Ước tính) So sánh

2011/2010

Sản lượng 65,0 65,0 64,6 -0,5

Thương mại 7,2 7,6 7,6 0,9

Chỉ số Cung – Cầu (Lượng tiêu thụ/đầu người – kg/năm)

Thế giới 41,4 42,0 42,1 -0,1

Nước phát triển 78,4 78,6 78,3 -0,4

Nước đang phát triển 31,1 31,9 32,2 0,8

Chỉ số giá thịt (FAO) (2002-2004=100)

2009 2010 2011 (Tháng 1-Tháng 10)

So sánh 2011 và 2011 (%)

132 152 177 18

Nguồn: FAO, 2011.