Va Ta Tung Chia Se Cung Nhau

78
Ling & CSG

Transcript of Va Ta Tung Chia Se Cung Nhau

Ling & CSG

1 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Tất cả ảnh chụp và những dòng viết in nghiêng đi kèm là của Ling.

Ebook đƣợc thực hiện với mục đích sƣu tập và chia sẻ mang tính cá nhân, nên xin lƣợng thứ

cho mọi thiếu sót.

Dành tặng m, L, DN và những ngƣời bạn rất thân mến.

Lặng Yên aka CSG .

Chim Nộc Thua

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.

Ai bảo chăn trâu là khổ?

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao...

[Quê hương - Giang Nam]

Không biết ngày xưa trẻ con nghe chim hót

thế nào, với Lan, là một buổi trưa tan học về,

vẩn vơ như không, lúc qua cầu Lan chợt dừng

lại nghe thấy tiếng chim. ‘Thôi đúng, tiếng

con chim nộc thua rồi. Nó đang đậu trên

cành cây săng lẻ trước mặt, vươn chiếc cổ

xanh biếc lên trời mà hót’...

.

Tuổi thơ tôi bỗng nhiên từ đâu đâu đưa lại,

như cái gió giao mùa, như một dòng sông lạ

chảy ngược dòng.. Tươi mát, trong xanh.

Hình ảnh ngôi trường làng Hiếu Liêm dần

hiện ra, sau một vùng mù mịt bụi vì đất đỏ, xe

đạp xe máy chạy tấp nập...

"Có những hôm, có mƣa to gió lớn, những con chim khác vội vàng đi trú mƣa hết. Những

con nộc thua vẫn chăm chỉ bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình."

Mặt trời xanh của tôi - Nguyễn Viết Bình

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mƣa trong rừng cọ

Nhƣ tiếng thác dội về

Nhƣ ào ào trận gió.

Đã ai lên rừng cọ

Giữa một buổi trƣa hè

Gối đầu lên thảm cỏ

Nhìn trời xanh lá che.

Đã ai biết gió ấm

Thổi đến tự khi nào

Từ khi rừng cọ nở

2 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Hoa vàng nhƣ hoa cau.

Đã có ai dậy sớm

Nhìn lên rừng cọ tƣơi

Lá xoè nhƣ tia nắng

Giống hệt nhƣ mặt trời

Rừng cọ ơi rừng cọ

Lá đẹp lá ngời ngời

Tôi yêu thƣơng vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

Chim rừng tây nguyên

Những cơn gió nhẹ làm mặt nƣớc hồ I-rơ-pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi

bóng xuống đáy hồ, mặt nƣớc hồ càng xanh thêm và nhƣ rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên

những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trƣờng Sơn bay về. Chim đại bàng chân

vàng mỏ đỏ đang chao lƣợn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra

những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống nhƣ có hàng trăm chiếc đàn đang

cùng hoà âm.

Cây đa quê hƣơng

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là

một thân cây. Chín, mƣời đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớnhơn cột

đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhƣ

những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tƣởng

chừng nhƣ ai đang cƣời đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng,

đàn trâu ra về, lững thững từng bƣớc nặng nề. Bóng sừng trâu dƣới ánh chiều kéo dài, lan

giữa ruộng đồng yên lặng.

Một ngày ở Đê Ba - Đình Trung

Sáng sớm, sƣơng phủ dày nhƣ nƣớc biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên nhƣ một hòn đảo. Sƣơng tan

dần. Các chóp núi lần lƣợt hiện lên. Sƣơng lƣợn lờ dƣới các chân núi nhƣ những dải lụa. Cả

thung lũng nhƣ một bức tranh thủy mạc. Làng mới định cƣ bừng lên trong nắng sớm. Những

sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ

quây quần giặt giũ bên những giếng nƣớc mới đào. Các em nhỏ đùa vui trƣớc nhà sàn. Các cụ

già trong làng chụm đầu bên những ché rƣợu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

Buổi trƣa, trời xanh ngắt, cao vòi vọi. Nắng to nhƣng không gay gắt. Gió từ đồng bằng miền

biển thổi lên mát mẻ, dễ chịu. Buổi trƣa trong làng thƣờng vắng. Đồng bào đi làm ruộng, làm

rẫy tập thể đến chiều mới về.

Rừng chiều Đê Ba nổi lên sừng sững. Nắng nhạt dần làm sáng lên những cụm bông lau trong

gió. Trên những bắp ngô, mớ râu non trắng nhƣ cƣớc….Sƣơng lam nhẹ bò trên các sƣờn núi.

Mặt trời gác bóng, những tia nắng hắt lên các vòm cây….

Buổi tối ở làng thật là vui. Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng

đàn tơ-rƣng dìu dặt vang lên.

3 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Có Chí Thì Nên

Đầu năm học, Bắc đƣợc bố đƣa đến trƣờng. Bố cậu nói với thầy giáo: "Xin thầy kiên nhẫn,

thật kiên nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm!"

Bắc không buồn và quyết trả lời bằng việc làm. Cậu học thật chăm, khó khăn không nản. Cậu

học bài thật thuộc và làm bài đầy đủ. Cậu giải đƣợc các bài tính đố, viết đúng chính tả và hiểu

cặn kẽ các bài học. Nhờ siêng năng, cần cù, cậu vƣợt lên đầu lớp.

Cuối năm học, khi trao phần thƣờng cho cậu, thầy giáo phải thốt lên: "Hoan hô em Bắc! Em

đã nêu một gƣơng sáng về tính cần cù và kiên nhẫn. Thật là có chí thì nên!"

Ông Tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy

ông chui vào trong nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to, phơi bỏng rát dƣới

nắng tháng bảy, nhƣ cái lò bánh mì, nóng đến khủng khiếp. Quạt máy quạt gió tới cấp sáu mà

tóc ông cứ bết chặt vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay

búa hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy

trƣớc mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Còn tiếng búa thì oang oang đinh tai, nhức óc, đi

xa hàng mấy trăm mét cũng nghe thấy chứ chẳng chơi.

Sông Hƣơng

Sông Hƣơng là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng

của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu

xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ

in trên mặt nƣớc.

Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phƣợng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hƣơng Giang bỗng thay chiếc áo

xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phƣờng. Những đêm trăng sáng, dòng

sông là một đƣờng trăng lung linh dát vàng.

Sông Hƣơng là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở

nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm

đềm.

Đà Lạt

Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất của nƣớc ta. Đà Lạt phảng

phất tiết của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đảng, quanh năm không

biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống nhƣ một vƣờn lớn với thông xanh và hoa

trái xứ lạnh. Giữa thành phố có hồ Xuân Hƣơng, mặt nƣớc phẳng nhƣ gƣơng phản chiếu sắc

trời êm dịu. Hồ Than Thở nƣớc trong xanh êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm

chiều. Ra xa, phía nam thành phố thì gặp suối Cam Ly. Thác nƣớc tung bọt trắng xóa. Bên bờ

suối, những cây thân nghiêng mình lòa xòa lá biếc soi gƣơng nƣớc.

Ngày Mùa Tây Bắc

4 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nƣơng rẫy lúa đã chín

vàng rục. Lần đầu tiên những ngƣời dân vùng cao miền Tây ở đây gặt vụ lúa hạ. Cũng nhƣ ở

dƣới đồng bằng, theo phong tục làm ăn từ lâu đời, ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào

tháng mƣời, tháng một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong một năm. Và mỗi năm hạt lúa chỉ

đậu trên tay ngƣời ta có một lần: Tháng hai phát rẫy, tháng tƣ thì đốt, hạt lúa tra dƣới những

cái lỗ tròn tròn đen sì chất màu mỡ của tro than. Tháng chín, tháng mƣời, chim pít đã rủ nhau

bay về từng đàn, những con chim sẻ rừng ấy cũng thóc mách và lắm điều, tiếng hót ríu rít cứ

xoáy tròn trong nắng mai và gió rét căm căm. Đồng thời chim vẹt kêu điếc tai, chim cu gù,

khỉ trên các hang đá từng bầy lần xuống bắt chƣớc tiếng vẹt kêu choèn choẹt trong các nƣơng

lúa chín vàng hoe. Các giống vật và chim chóc cứ chực phá hết mùa màng đã sắp đƣợc ăn,

từng nhà bắt đầu vào rừng đẵn gỗ dựng những chiếc chòi canh. Chung quanh mỗi chiếc chòi

canh thú lợp lá sơ sài diễn ra biết bao mối tình thầm kín, biết bao niềm vui rạo rực. Mỗi buổi

sáng sớm, các cô gái đi ra nƣơng, gấu váy cũng nhƣ hai ống tay áo dính đầy cỏ may và ƣớt

đẫm sƣơng, các cô gái đi nhởn nhơ chung quanh từng gốc cây bị đốt chỉ còn trơ lớp than đen

đen, bàn tay thoăn thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu hạt dính lắt lẻo trên cái thân rạ khô xác.

Lúa cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc, cắt xong, lúa đƣợc chất vào gùi đeo trên lƣng

đem về xếp đầy bốn góc chòi. Chiếc bàn đập lúa làm bằng một thân cây gỗ đã bóc hết vỏ, cây

gỗ kê cao giữa vạt đất đƣợc trang phẳng và rải một lƣợt phân trâu lên trên. Tất cả những

ngƣời già, trẻ con và đông nhất là thanh niên trai gái trong bản xúm lại, mỗi đêm đập lúa ở

từng chòi canh của từng nhà. Những bông lúa tróc hết hạt đƣợc nhả ra khỏi răng chiếc kẹp

làm bằng hai thanh gỗ. Bó rơm đƣợc tung lên cao về phía sau, rơi xuống giữa những đống lửa

cháy bùng bùng hai bên góc chòi…

Hoa Nắng - Vũ Tú Nam

Đầu hè năm ngoái, chị Dung tôi và tôi, hai chị em trồng hai cây mƣớp. Một cây ở bờ ao. Một

cây ở bên gốc mít. Bố tôi rất khuyến khích hai chị em tập làm, nên khi hai hạt mƣớp mới chỉ

nở ra hai cái mầm bé tí ti, bố tôi đã lấy dao chặt tay tre ở bờ rào, buộc thành hai cái giàn rất

đẹp cho mƣớp leo. Một cái gác vào cây mít. Một cái chìa ra mặt ao nhƣ mái nhà. Sáng nào

chị em tôi cũng ra tƣới cho mầm cây và chờ nó lớn. Sao mà nó lớn chậm thế! Mấy cái lá

mảnh mai, màu xanh nhƣ men sứ. Cái gốc ẻo lả, yếu ớt, có lẽ chỉ cần một con gà nhép giẫm

lên là gẫy nát ngay. Tôi nhìn lên cái giàn to đùng mà sốt cả ruột- biết bao giờ mƣớp của chị

em tôi mới leo kín đƣợc cái diện tích khổng lồ này, và bao giờ thì nó có quả? Trƣờng tôi tổ

chức trại hè ba ngày ở huyện. Chị em tôi quên bẵng mất hai cây mƣớp. Về tới nhà, đƣợc nghe

bà tôi nhắc ngay:

- Chúng bay trồng cây mà chả biết chăm cây. Bà phải cắm que cho mƣớp nó bám vào cột

giàn đấy.

Trời ơi, thích quá! Hai cây mƣớp xinh xỉnh xình xinh đang rón rén cuốn cái ngọn bé xíu vào

chiếc cọc bà đã cắm cho, để cố gắng leo lên cột giàn! Bố nhắc chúng tôi đắp thêm đất vào

gốc mƣớp cho cao, vì giống mƣớp không chịu nƣớc. ít hôm sau, mƣớp đã leo thoăn thoắt lên

tận mặt giàn. Nó dừng lại để nhìn địa thế khắp chung quanh, rồi đêm đến chia "quân" thành

nhiều nhánh mọc lan ra tứ phía. Những tay mƣớp mềm mại, thanh mảnh, ngóc lên rung rinh

trƣớc gió, cứ nhƣ là có mắt ấy, vì chúng chọn rất trúng những vật để bám vào, quấn vào.

Chẳng bao lâu, hai giàn mƣớp đã xanh um những lá. Chúng tôi trải chiếu bên gốc mít vừa

đọc truyện, hoặc chơi bán hàng, có cả cái mái dày lá mƣớp che cho khỏi nắng. Một hôm, đi

chợ về, bà tôi đứng ngắm hai giàn mƣớp và bảo:

5 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Mƣớp của chúng bay ăn no tốt lá quá, quên cả ra hoa! Để bà phải làm phép cho...

Bà vào nhà lấy con dao bài, rạch gốc mƣớp ra, nhét vào mỗi gốc cây một mảnh sành. Tôi và

chị Dung thƣơng hai cây mƣớp quá, chắc chúng nó đau lắm đấy. Quả thật phép của bà tôi

"thiêng" y hệt phép tiên. Bị chích ở gốc, cây mƣớp không đau, không chột. Ngƣợc lại, nó

càng khỏe thêm thì phải. Dòng nhựa ứa ra, bao quanh mảnh sành, rồi gốc mƣớp lớn lên rất

nhanh, vết thƣơng liền da lại, cuộn chặt mảnh sành vào giữa. Nhánh mọc ra thật nhiều, lá

thƣa và bớt xanh đi. Đột nhiên, một buổi sáng, nhìn ra vƣờn chị Dung bỗng reo lên:

- Bà ơi, hoa mƣớp!

Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng nhƣ những đốm nắng đã nở sáng trƣng giàn mƣớp xanh

mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nƣớc lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ

lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra.

Bằng ngón tay. Bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không

xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi nhà

một quả. Đậu quả nhiều quá, hai cây mƣớp rạc dần. Bà tôi chọn hai quả mƣớp đẹp nhất ở hai

giàn, bà đánh dấu không cho hái. Bà bảo để làm giống. Cuối mùa, hai giàn mƣớp xơ xác. Quả

mƣớp giống tròn mập lắt léo phơi ra giữa trời, nắng xói từ sớm tới chiều, hết ngày này qua

ngày khác. Khi nó đã khô, nhẹ bỗng nhƣ cái tổ chim, bà tôi cắt xuống, để lên gác bếp. Tôi

cầm quả mƣớp khô, lắc lắc. Những hạt mẩy nhảy roọc rẹc ở trong ấy. ôi, nó chịu nắng giỏi

đến thế, hèn nào mà hoa nó vàng thật là vàng...

8-1978

---------------

Mƣa rả rích đêm ngày. Mƣa tối tăm mặt mũi. Mƣa thối đất thối cát. Trận này chƣa qua, trận

khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tƣởng nhƣ biển có bao nhiêu nƣớc, trời hút lên, đổ hết

xuống đất liền.

( Ma Văn Kháng )

Bài học đầu cho con - Đỗ Trung Quân

Quê hƣơng là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu?

Quê hƣơng là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

Quê hƣơng là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hƣơng là đƣờng đi học

Con về rợp bƣớm vàng bay

Quê hƣơng là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hƣơng là con đò nhỏ

Êm đềm khua nƣớc ven sông

Quê hƣơng là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

6 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Là hƣơng hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hƣơng là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Tiếng ếch râm ran bờ ruộng

Con nằm nghe giữa mƣa đêm

Quê hƣơng là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mƣa rơi

Quê hƣơng là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hƣơng mỗi ngƣời đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hƣơng là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Quê hƣơng mỗi ngƣời chỉ một

Nhƣ là chỉ một mẹ thôi

Quê hƣơng nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành ngƣời...

Con cò

I

Con còn bế trên tay

Con chƣa biết con cò

Nhƣng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

"Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ,

Con cò Đồng Đăng..."

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

"Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng..."

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,

Con chƣa biết con cò, con vạc,

7 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Con chƣa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

II

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen,

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Lớn lên, lớn lên, lớn lên...

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trƣớc hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn...

III

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

À ơi!

Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi.

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò, cánh vạc,

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi.

Vàm Cỏ Đông

Hoài Vũ

Ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hƣơng anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết:

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đây con sông xuôi dòng nƣớc chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đƣa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nƣớc chơi vơi

8 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Đây con sông nhƣ dòng sữa mẹ

Nƣớc về xanh ruộng lúa, vƣờn cây

Và ăm ắp nhƣ lòng ngƣời mẹ

Chở tình thƣơng trang trải đêm ngày

Đây con sông nhƣ dòng lịch sử

Sáng ngời tên từ thuở Cha Ông

Đã bao phen đoàn quân cảm tử

Vùi đáy sông xác giặc tanh nồng

Ơi Vàm Cỏ Đông! Ơi con sông

Nƣớc xanh biêng biếc chẳng thay dòng

Đuổi Pháp đi rồi, nay đuổi Mỹ

Giặc đi đời giặc, sông càng trong

Có thể nào quên những đêm thâu

Thức với sao đêm, anh đánh tàu

Má đem cơm nóng ra công sự

Nghe tàu Mỹ rú, giục "ăn mau"

Có thể nào quên cô gái thơ

Bơi xuồng thoăn thoắt dƣới trăng mờ

Đƣa đoàn "Giải phóng" qua sông sớm

Bên sông, bót giặc đứng sờ sờ

Có thể nào quên những con ngƣời

Tóc còn xanh lắm, tuổi đôi mƣơi

Dám đổi thân mình lấy tàu giặc

Nụ cƣời khi chết hãy còn tƣơi

Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ

Từng chiếc xuồng, tấm lƣới, cây dầm

Từng con ngƣời làm nên lịch sử

Và dòng sông trong mát quanh năm

Vàm Cỏ Đông đây, ta quyết giữ

Từng mái nhà nép dƣới rặng dừa

Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ

Từng mối tình hò hẹn sớm trƣa...

ở tận sông Hồng, em có biết

Quê hƣơng anh cũng có dòng sông

Anh mãi gọi với lòng tha thiết

Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!

Đất Quý, Đất Yêu

Ngày xƣa, có hai ngƣời khách du lịch đến nƣớc Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nƣớc thăm đƣờng

sá, núi đồi sông ngòi. Vua nƣớc Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng

họ nhiều vật quý. Sau đó, vua sai một viên quan đƣa khách xuống tàu.

Lúc hai ngƣời định bƣớc xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai ngƣời

cạo sạch đất ở đế giày của khách rồi mới để họ xuống tàu trở về nƣớc. Hai ngƣời khách rất

ngạc nhiên, hỏi:

- Tại sao các ông lại phải làm nhƣ vậy ?

Viên quan trả lời :

- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây, chúng tôi

trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. chúng tôi

9 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

đã tiếp các ông nhƣ những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm.Song đất

Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất.Chúng tôi không thể để các ông

mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai ngƣời khách càng thêm khâm phục

Hoa Xoan

Nhà em có một cây xoan

Trồng từ dạo trƣớc, trông ngang lƣng đồi

Ngày vui chim đến tìm mồi

Đêm từ đám lá trăng ngời nhô lên

Đất màu em đắp cao thêm

Nƣớc đầy em tƣới, bốn bên em rào

Hoa xoan nở tím ngạt ngào

Gió đƣa từng cánh đậu vào sách em.

Lần giở một trang sách cũ,

Vô-lô-đi-a nhắc anh bạn đang

gõ cửa sổ rủ rê cậu đi chơi, với

cây súng cầm trên tay, bắn

chim thật là thú vị, cánh rừng

như vẫy gọi chào mời cái ham

chơi đang nhảy nhót trong lòng

chàng trai trẻ ... Nhưng, chàng

dứt khoát 'mình bận học',

không đi được, 'mình không

học gạo mà là học, học không

phải vì điểm, hiểu không?' ..

Đương còn loay hoay với cái

khái niệm lạ "học gạo" nghĩa là

gì? Mình không hiểu. Mình

không đem về hỏi bố mẹ, vì

ngày ấy, mình cho rằng bố mẹ

không biết (?!) hoặc không

phải là đối tượng để hỏi chuyện

này. Hỏi bạn thì nó cũng...ngơ.

Hỏi cô thì rõ ràng không dám.

Sợ cô còn hơn sợ ngáo ộp hay

ba bị, sợ hơn cảm giác đi về

nhà theo lối cũ ban đêm tối mịt

không đèn đóm không tiếng

người...

10 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Nghe Thầy Đọc Thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nhƣ tiếng của bà năm xƣa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mƣa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cƣời

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.

Cùng vui chơi

Ngày đẹp lắm bạn ơi

Nắng vàng trải khắp nơi

Chim ca trong bóng lá

Ra sân ta cùng chơi

Quả cầu giấy xanh xanh

Qua chân tôi chân anh

Bay lên rồi lộn xuống

Đi từng vòng quanh quanh

Anh nhìn cho tinh mắt

Tôi đá thật dẻo chân

Cho cầu bay trên sân

Đừng để rơi xuống đất

Trong nắng vàng tƣơi mát

Cùng chơi cho khoẻ ngƣời

Tiếng cƣời xen tiếng hát

Chơi vui học càng vui

Đi Học - Minh Chính

Hôm qua em tới truờng

Mẹ dắt tay từng buớc

Hôm nay mẹ lên nƣơng

Một mình em đến lớp

Truờng của em be bé

Nằm lặng giữa rừng cây

Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay

Huơng rừng thơm đồi vắng

Nuớc suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đuờng em đi.

11 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ngày ấy...

Tôi còn bé lắm...

Tôi như 'chú bò tìm bạn' cũng ngơ

ngác khi 'bóng bò chợt tan biến/ bò

tưởng bạn đi đâu/ cứ ngoái trước

nhìn sau/ Ậm..ò.. tìm gọi mãi'

Ấy vậy mà người ta lại đã cho tôi

học "Nhà bác học không ngừng

học" ... Ôi chao! Cái triết lí vỏn vẹn

của Đác-Uyn khi trả lời con gái

mình "bác học không có nghĩa là

ngừng học" thời ấy, não phẳng lì

ấy, làm sao tôi hiểu hết cái uyên

thâm sâu hun hút của câu nói giản

dị [mà phi thường] kia ?

May mà sau đó mình được cứu rỗi

bởi... >>

Không buồn nhớ tác giả, ngày nớ

thuộc thơ là chăm lắm rồi. Ơ, mà

cũng thật ngộ, những bài thơ dù dài

đến mấy, cũng tự nhiên ghi sâu vào

lòng trẻ nhỏ chúng tôi, không cần

roi vọt, mà đến ngày nay chỉ cần ai

đó nhắc nhở, chúng tôi cũng sẽ thấy

sống mũi cay cay ngưa ngứa như

sắp hắt xì... Một cảm giác quen

thuộc vô cùng.

Một thức quà, quà nhà quê, giản dị nhưng quý báu. Nhất là khi đã lớn ngần này, não nhăn

nhúm, trí óc và cảm quan nhàu nhĩ... vì cuộc đời buộc người ta phải lớn, phải biết đề kháng.

Lăn vào trang sách tuổi nhỏ, tựa hồ bao nhiêu vũ khí lăm lăm trên tay hằng ngày tan biến

mất, tự động lơi khỏi tay, buông thõng vào không gian xa xăm... An nhiên lạ lùng.

Đám ma bác giun

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trƣa nay chết dƣới bóng cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trƣớc, kiến già theo sau

Cầm hƣơng kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đƣa đến là dài

Qua những vƣờn chuối, vƣờn khoai, vƣờn cà

Kiến Đen uống rƣợu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia buồn..

12 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Tí Xíu

Gọi là Tí Xíu

Mà chẳng bé đâu

Tí biết hái rau

Mang về cho lợn

Tí biết nấu nƣớng

Hai bữa cơm canh

Tí còn nhờ ông

Pha thanh tre cật

Tí ngồi Tí vót

Đƣợc mƣời cây chông

Gửi đốn biên phòng

Đánh quân cƣớp nƣớc

---------

Mặt trời gác núi

Bóng tối lan dần

Anh đóm chuyên cần

Lên đèn đi gác

Theo làn gió mát

Anh đi rất êm

Đi suốt một đêm

Lo cho ngƣời ngủ

Bờ tre rèm rủ

Yên giấc cò con

Một bầy chim non

Trong cây ngủ ngáy

Ao không động đậy

Lau lách ngủ yên

Một chú chim khuyên

Nằm mơ ú ớ

Tiếng chị cò bợ

Ru hỡi ru hời

Hỡi bé tôi ơi

Ngủ ngon yên giấc

Ngoài kia chú vạc

Lặng lẽ mò tôm

Bên cạnh sao hôm

Long lanh đáy nƣớc

Từng bƣớc từng buớc

Giƣơng ngọn đèn lồng

13 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Anh đóm quay vòng

Nhƣ sao rực rỡ

Gà đâu túi bụi

Gáy sáng đằng đông

Tắt ngọn đèn lồng

Đóm lui về nghỉ

----------------

Lớp Vịt ngồi im lặng

Mé cầu ao sau nhà

Cô Ngan say sƣa giảng

O tròn nhƣ trứng gà

Vịt nghe nhƣ nghe sấm

Bài học trƣớc quên sau

Giảng bài mà không thấm

Nhƣ nƣớc đổ lên đầu

Cô giáo Ngan nhanh trí

Vội sửa lại giáo trình

Cả lớp vịt đồng tình

O tròn nhƣ trứng Vịt

Vƣờn em

Vƣờn em có một luống khoai

Có hàng chuối mật với hai luống cà

Em trồng thêm một cây na

Lá xanh vẫy gió nhƣ là gọi chim...

Những đêm lấp ló trăng lên

Vƣờn em dậy tiếng dịu hiền gần xa

Em nhìn vẫn thấy cây na

Lá xanh vẫy gió nhƣ là goi trăng....

Anh em mèo trắng

Vác giỏ đi câu

Anh ngồi bờ ao

Em ra sông Cái

Hiu hiu gió thổi

Buồn ngủ quá chừng

Mèo anh ngả lƣng

Ngủ luôn một giấc

Lòng riêng thầm nhắc:

"Đã có em rồi"

14 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mèo em đang ngồi

Thấy bầy thỏ bạn

Đùa chơi múa lƣợn

Vui quá là vui

Mèo nghĩ:"Ồ thôi!

Anh câu cũng đủ"

Nghĩ rồi hớn hở

Nhập bọn vui chơi

Lúc ông mặt trời

Xuống núi đi ngủ

Đôi mèo hối hả

Quay về lều tranh

Giỏ em, giỏ anh

Không con cá nhỏ

Cả hai nhăn nhó

Cùng khóc: " Meo.... Meo ..."

Sao Không Về Vàng Ơi!

Tao đi học về nhà

Là mày chạy xồ ra

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít.

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Rồi mày rún chân sau

Chân trƣớc chồm, mày bắt

Bắt tay tao rất chặt

Thế là mày tất bật

Đƣa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm đấy

Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trƣớc cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Nhƣ những buổi trƣa nào

Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao!

Sao không về hả chó

Nghe bom thằng Mỹ nổ

15 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!

Đó là lần đầu tiên, đứa trẻ tôi mơ về một 'rừng hồi xứ Lạng' như mơ về một cánh rừng xanh thẫm, mờ ảo trong sương và trong mây, mọc bảng lãng ở lưng chừng trời... Tôi mơ về miền Bắc quê tôi. Cũng xa xôi quá. Cũng may tôi còn biết mơ mộng. Và còn ý thức được về cái xa ngái.

Việt Bắc - Tố Hữu

- Mình về mình có nhớ ta

Mƣời lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bƣớc đi

Áo chàm đƣa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

16 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Mình đi, có nhớ những ngày

Mƣa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trƣớc mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nƣớc nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì nhƣ nhớ ngƣời yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lƣng nƣơng

Nhớ từng bản khói cùng sƣơng

Sớm khuya bếp lửa ngƣời thƣơng đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thƣơng nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ ngƣời mẹ nắng cháy lƣng

Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng ngƣời

Rừng xanh hoa chuối đỏ tƣơi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lƣng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ ngƣời đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

17 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

------------------------

Việt nam tổ quốc ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trƣờng sơn sớm chiều

Quê hƣơng biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thƣơng đau

Ta Yêu Quê Ta

Yêu từng bờ ruộng lối mòn

Đỏ tƣơi bông gạo biếc rờn ngàn dâu

Yêu con sông mặt sóng xao

Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca

Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dƣa trổ nụ đám cà trổ bông

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm

Bè Xuôi Sông La

Vũ Duy Thông

Bè ta xuôi sông La

Dẻ cau cùng táu mật

Muồng đen và trai đất

Lát chun rồi lát hoa.

Sông La ơi sông La

Trong veo nhƣ ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mƣơn mƣớt đôi hàng mi.

Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lƣợn đàn thong thả

Nhƣ bầy trâu lim dim

Đằm mình trong êm ả

Sóng long lanh vẩy cá

Chim hót trên bờ đê.

Ta nằm nghe, nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cƣa ngọt mát

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tƣơi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoe lúa trổ

Khói nở xoà nhƣ bông

18 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Truyện Cổ Nƣớc Minh

Lâm Thị Mỹ Dạ

Tôi yêu truyện cổ nƣớc tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thƣơng ngƣời rồi mới thƣơng ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Ngƣời ngay thì gặp ngƣời tiên độ trì

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xƣa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mƣa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Nhƣ con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lƣợng lại đa tình đa mang

Thị thơm thì giấu ngƣời thơm

Chăm làm thì đƣợc áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý ngƣời ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình ngƣời

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

Nhƣng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lƣơng tâm.

Nghệ Nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh quả bòng đung đƣa

Bút nghiêng lất phất hạt mƣa

Bút chao rợn nƣớc Tây Hồ lăn tăn

Hài hòa đƣờng nét hoa văn

Dáng em dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

19 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Bên Kia Sông Đuống

Hoàng Cầm

Em ơi! Buồn làm chi

Anh đƣa em về sông Đuống

Ngày xƣa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp loáng

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trƣờng kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa nhƣ rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống

Quê hƣơng ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tƣơi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hƣơng ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lƣỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dƣơng

Chia lìa đôi ngả

Đám cƣới chuột tƣng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu ?

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay ngƣời ở đâu

Những nàng môi cắn chỉ quết trầu

Những cụ già phơ phơ tóc trắng

Những em sột soạt quần nâu

Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

20 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Những cô hàng xén răng đen

Cƣời nhƣ mùa thu tỏa nắng

Chợ Hồ, chợ Sủi ngƣời đua chen

Bãi Tràm chỉ ngƣời giăng tơ nghẽn lối

Những nàng dệt sợi

Đi bán lụa mầu

Những ngƣời thợ nhuộm

Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sƣơng sớm

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo

Xì xồ cƣớp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trƣớc lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

Chƣa bán đƣợc một đồng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bƣớc cao thấp trên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vụt

Lƣớt ngang dòng sông Đuống về đâu ?

Mẹ ta lòng đói dạ sầu

Đƣờng trơn mƣa lạnh mái đầu bạc phơ

Bên kia sông Đuống

Ta có đàn con thơ

Ngày tranh nhau một bát cháo ngô

Đêm líu díu chui gầm giƣờng tránh đạn

Lấy mẹt quây tròn

Tƣởng làm tổ ấm

Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm

Ú ớ cơn mê

Thon thót giật mình

Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

Đã có đất này chép tội

Chúng ta không biết nguôi hờn

Đêm buông xuống dòng sông Đuống

-- Con là ai ? -- Con ở đâu về ?

Hé một cánh liếp

-- Con vào đây bốn phía tƣờng che

21 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Lửa đèn leo lét soi tình mẹ

Khuôn mặt bừng lên nhƣ dựng giăng

Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể

Những chuyện muôn đời không nói năng

Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống

Bộ đội bên sông đã trở về

Con bắt đầu xuất kích

Trại giặc bắt đầu run trong sƣơng

Dao loé giữa chợ

Gậy lùa cuối thôn

Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn

Ăn không ngon

Ngủ không yên

Đứng không vững

Chúng mày phát điên

Quay cuồng nhƣ xéo trên đống lửa

Mà cánh đồng ta còn chan chứa

Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân

Gió đƣa tiếng hát về gần

Thợ cấy đánh giặc dân quân cày bừa

Tiếng bà ru cháu buổi trƣa

Chang chang nắng hạ võng đƣa rầu rầu

"À ơi... cha con chết trận từ lâu

Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"

Tiếng em cắt cỏ hôm xƣa

Hiu hiu gió rét mịt mù mƣa bay

"Thân ta hoen ố vì mày

Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."

Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau

Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu

Cánh đồng im phăng phắc

Để con đi giết giặc

Lấy máu nó rửa thù này

Lấy súng nó cầm chắc tay

Mỗi đêm một lần mở hội

Trong lòng con chim múa hoa cƣời

Vì nắng sắp lên rồi

Chân trời đã tỏ

Sông Đuống cuồn cuộn trôi

Để nó cuốn phăng ra bể

Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiêu nƣớc mắt

Bao nhiêu mồ hôi

Bao nhiêu bóng tối

Bao nhiêu nỗi đời

Bao giờ về bên kia sông Đuống

Anh lại tìm em

22 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em đi trảy hội non sông

Cƣời mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

(Việt Bắc, tháng 4-1948)

Chưa kịp đẩy mình đi xa hơn, có khi

tôi đi tới Đà Lạt rồi ấy [vì nó cũng

rừng cây thông vi vu, cũng cao cao

trên lưng trời, và cũng sương mờ

lành lạnh] thì trang sách đã lại lôi

tôi về với cái sân nhà, chuồng gà, ở

đó có một ... Chú trống choai

'Các bạn có nghe thấy tiếng gì đó

không? Chính là tiếng hát của

Trống choai đấy. Chú ta đang ngất

ngưởng trên đống củi góc sân kia

kìa...'

Phải nói sách Tiếng Việt những

năm cấp 1 hơi bị nhiều tiếng gà

qué, trâu bò, lợn vịt... Cũng may, có

khi vì như thế, trẻ con gần gụi với

loài vật [và gia cầm] hơn, âu cũng

là mài cho cái sở thích 'sát sinh'

của loài người bơn bớt đi.

Chú bò tìm bạn

Mặt trời rúc bụi tre

Buổi chiều về nghe mát

Bò ra sông uống nƣớc

Thấy bóng mình, ngỡ ai

Bò chào: "Kìa anh bạn

Lại gặp anh ở đây!"

Nƣớc đang nằm nhìn mây

Nghe bò cƣời toét miệng

Bóng bò chợt tan biến

Bò tƣởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trƣớc nhìn sau

"Ậm ò" tìm gọi mãi....

23 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Con chim chiền chiện

Bay vút vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát ngọt ngào

Chim bay chim sà

Lúa tròn bụng sữa

Đồng quê chan chứa

Những lời chim ca

Bay cao cao vút

Chim biến mất rồi

Chỉ còn tiếng hót

Làm xanh da trời

---------

Cốc cốc cốc

Ai gọi đó

Tôi là Thỏ

Nếu là Thỏ

Cho xem tai

Cốc cốc cốc

Ai gọi đó

Tôi là Nai

Thật là Nai

Cho xem gạc

Cốc cốc cốc

Ai gọi đó

Tôi là gió

Nếu là gió

Xin mời vào

Kiễng chân cao

Vào cửa giữa

Cùng soạn sửa

Đón trăng lên

Quạt mát thêm

Hơi biển cả

Reo hoa lá

Đẩy thuyển buồm

Đi khắp miến

Làm việc tốt.

Cái Tết Của Mèo Con

Bà đi chợ về, vào đến sân nhà, bà gọi to:

- Bống ơ... ơi! Cái Bống đâu rồi!

24 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm, nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà:

- Bà ơi, bà mua quà gì cho cháu đấy?

- Mày hƣ lắm, chẳng trông nhà cho bà để gà nó vào bới tung cả bếp. Bà giận bà chẳng cho

quà đâu.

Bống nhìn cái thúng đậy vỉ buồm. Chắc là trong ấy có cái bánh đa đƣờng... Bỗng cái vỉ buồm

động đậy. Ngheo... Bống mở tròn mắt... Ngheo...

A! Con mèo, con mèo! Bà ơi, bà cho cháu nhá!

Trong thúng, hai con mắt xanh sợ hãi, nhìn lên hấp háy. Chú mèo trắng nằm cuộn tròn kêu:

"Ngheo, ngheo!"

- Nào, Miu ra với chị nào!

Bà cƣời bảo:

- Con đem nó vào bếp, buộc vào cái kiềng gãy, vài hôm cho nó quen đi. Con khéo chăm cho

nó chóng lớn để nó bắt chuột. Nhà dạo này lắm chuột quá

Chú mèo con chẳng chịu ăn gì cả. Thấy sợi dây buộc vƣớng chân, mèo con chạy lồng ra lại bị

giật lại bị giật lại: "Ngheo, ngheo, sao tôi lại không chạy đƣợc thé này!"

Gần tối, mẹ Bống về, vào bếp hỏi:

- Con mèo con ở đâu thế Bống?

- Bà mua cho con đấy! Con bế nó lên nhà cho nó đi ngủ mẹ nhé!

- Đừng con ạ, cứ để nó dƣới bếp, nó kêu cho chuột sợ. Ừ, sắp Tết rồi, có con mèo cho chuột

đỡ phá.

Thế là đêm hôm ấy, mèo con phải ở một mình trong cái bếp lạ.

Cả nhà đã ngủ say. Bếp tối om. Trong bóng tối, bỗng ngân lên một tiếng bùng boong.

Mèo con sợ quá, đứng thót lên, xù lông và phì lên một tiếng.

- Ái, ái, kìa chú làm gì thế! Tôi vừa chào chú mà chú đã làm dữ. - Bác Nồi Đồng ồm ồm nói.

Chị Chổi đứng ở góc bếp đang rũ ra cƣời. Bác Nồi đồng hậm hực:

- Thôi khéo chị, cứ cƣời đi, rồi chốc nữa tôi mách ông Chuột Cống, ông ấy nhay cho nát mới

biết thân.

- Ngheo, Chuột Cống là đứa nào mà ác thế?

25 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Thôi, chú đừng hỏi nữa, lúc nữa khắc biết.

Mèo con nằm hồi hộp không ngủ đƣợc. Gần nữa đêm, bỗng chung quanh bếp rúc rích hết cả.

Chín mƣời thằng Chuột Nhắt chui qua cái lỗ thủng ở chân vách chạy túa vào.

- Ôi, eo ôi, có mèo!

- Chít chít, hừ, thằng mèo nhép ấy, mà lại bị buộc dây thế kia thì sợ gì! Tí nữa, rồi chú mày sẽ

biết tay ông Chuột Cống, hả!

Vừa lúc ấy xông lên một mùi hôi nồng nặc. Từ cái lỗ ở chân vách chui vào một con vật đen sì

lù lù bằng cái bắp chuối, mõm nhọn hoắt, lông ƣớt ròng ròng nƣớc cống. Nó trợn mắt, nhe ra

những chiếc răng nhọn, cƣời mũi:

- Khịt khịt, đứa nào nhắc đến ta đấy? À hà, lại có chú mèo nhép ở đâu mới về thế này? Có đủ

một miếng cho ta không?

Miu con lùi mãi vào sát vách, bốn chân chú run cả lên. Chuột cống bò đến gần, nghếch mõm

cƣời ngất:

- Chú mình sắp đái dầm rồi hay sao thế? Thôi, biết điều thì đứng yên đấy, ta tha chết. Hễ ngọ

nguậy, ta chỉ đớp một răng là mày ngoẻo không kịp ngáp.

Chuột Cống chùi bộc râu và gọi đám bộ hạ:

- Kìa chúng bay đâu, xem thằng Nồi Đồng có gì chén đƣợc không?

Lũ chuột bò lên chạn, leo lên bác Nồi Đồng. Năm sáu thằng xúm lại, húc mõm vào, cố mãi

mới lật đƣợc cái vung nồi ra:

- Ha ha! Cơm nguội! Lại có một bát cá kho! Cá rô kho khế, vừa dừ vừa thơm!

- Bùng boong. Ái ái! Lạy các cậu, các ông, ăn thì ăn, nhƣng đừng đánh đổ tôi xuống đất. Tôi

ngã xuống không vỡ cũng bẹp, chết mất!

Cả đám chuột đánh chén no nê. Chuột Cống bụng căng lên, khịt khịt đến bên chị Chổi quát:

- Cái con này, sao thấy mỗ mà dám chống nạnh đứng đấy hả? Mày láo thật!

Chuột Cống cắn luôn chị Chổi giật ngã xuống. Chị Chổi vừa kêu vừa rủa:

- Tao làm gì mày mà mày nhay tao hả Chuột Cống kia? Mày ác thế rồi có ngày phải tội với

giời!

Cả bọn chuột, thằng nào thằng nấy mép béo nhờn. Chuột Cống đứng giữa vểnh ria lên khoái

lắm. Lũ chuột Nhắt vừa nhảy vừa hát:

Chít chít, chúng ta là họ chuột

Đuôi chúng ta dài răng nhọn hoắt

26 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Cá thịt hay thóc lúa ngô khoai

Họ Chuột ta đây đều ăn tuốt

- Nào, Chuột Cống, ông anh hát đi! Hát đi cho chúng em nghe! - Đàn chuột vỗ bụng múa

đuôi cƣời reo to.

Chuột Cống phình bụng, khệnh khạng vuốt ria, ngoáy đuôi rồi cất tiếng rè rè:

Ta là chuột cống

Mõm nhọn lông xù

Đời ta hôi thối

Nhƣng cái bụng ta to! Hô hô!

Một lúc, Chuột Cống nhỏm dậy:

- Thôi, anh em, lui quân! Hôm nay ta vét bếp, mai ta vào khoắng buồng thóc! Ta sẽ còn nhiều

bữa chén túy lúy nữa. Sắp tết rồi, loài ngƣời họ còn đem khối thức ăn ngon về cho chúng ta.

À còn cái thằng mèo nhép kia, hẵng tạm để mày đấy, vài bữa nữa, tao sẽ xé xác mày ra nhắm

với nƣớc cống chơi.

Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp lại im phắc. Hai mắt Mèo Con vẫn sáng xanh

lè. Nhƣng lúc này nó không run nữa mà xấu hổ và tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cƣời hô hô

rồi có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng.

Bà Bống bƣớc vào bếp và kêu lên:

- Thôi, Chuột nó ăn vục hỏng cả rồi!

Bống cũng ở trên nhà chạy xuống:

- Thế con miu của cháu có sao không hả bà?

- Con Miu chẳng đƣợc tích sự gì cả. Chất thật! Tết nhất đến nơi mà cái bọn giặc chuột nó

phát thế này thì đô ăn thức đựng cất đâu cho đƣợc! - Bà cụ gắt.

Ngheo! Mèo con chỉ kêu, không biết trả lời thế nào.

Nhƣng cái bống không giận Mèo Con. Nó lấy cơm và ít cá kho còn vãi lại cho Mèo. Chú đã

đói mềm, dánh một mạch hết veo.

- Bây giờ cho mày đi chơi nhé!

Bống cởi dây, Mèo con chạy vụt ra sân. Mặt trời đã lên cao, mèo con tìm một chỗ nắng ám

nằm sƣởi. Nó lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua...

Xoẹt, xoẹt. Một cái gì đập vào đầu Mèo Con làm chú ta choàng tỉnh dậy:

- Ngheo... Cái gì đấy? À, chào chị Chổi, thằng Chuột Cống hôm qua nó lôi chị đi tận đâu?

27 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mèo con nhảy chồm lên, vờn chung quanh, thò vuốt ra rứt rứt mấy sợ rơm khô của chị Chổi.

- Nhãi con, xê ra cho tao quét.

- Gớm, chị khỏe thế ao hôm qua không đập cho thằng chuột cống một cái?

- Xê ra nào!

Chị Chổi lại loẹt xoẹt quét qua. Mèo con nghĩ thầm: "Tại chị Chổi chị ấy sợ thằng Chuột

Cống quá đấy thôi, cũng nhƣ mình yếu bóng vía thành ra cứ rúm ró cả ngƣời, đến nỗi không

kêu đƣợc nữa."

Chạy chán, Mèo con lại rình một con bƣớm đang chập chờn bay qua. Mèo con chồm ra. Hụt

rồi! Bƣớm đập cánh bay len cao, cƣời:

- Ê, ê, tẽn chƣa!

Mèo con nhảy một cái thật cao theo nó rồi cuộn tròn lăn lông lốc giữa sân, cho đến lúc chạm

bịch vào gốc cau.

- Rì rào, rì rào, con mèo nào mới về thế? - Cây Cau lắc lƣ chỏm lá trên cao tít hỏi xuống.

- Rì rào, rì rào, chú bé leo lên đây nào!

Mèo con ôm ngay lấy thân cau trèo nhanh thoăn thoắt. Rồi chú ngứa vuốt, cào cào thân cau

sồn sột.

- Ấy, ấy, chú làm xƣớc cả mình tôi rồi. Để vuốt sắc mà bắt chuột chứ! - Cây Cau kêu lên.

Mèo con tiu nghỉu cúp tai lại tụt xuống đất.

Mèo con lại nằm dài sƣởi nắng và ngẫm nghĩ...

Kìa kìa, một con bọ gì đang lủi nhanh qua sân. Mèo con vút lên, chặn một chân lên lƣng nó

và ghé mũi phập phồng đánh hơi.

- Xì, anh chàng nào mà hôi thế? Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà lấm lét vậy?

- Úi úi, em là Gián Đất đây! Anh tha cho em. Cái thân phận vừa nhỏ vừa yếu nhƣ em mà

không lủi khéo thì sống yên thân thế nào đƣợc! Mình bé thì mình phải sợ kẻ nào lớn hơn

mình. Anh đến hỏi cậu Cóc Tía kia mà xem.

Cậu Cóc Tía bé bằng nửa nắm tay đang ngồi nghiến răng cạnh hàng rào. Thấy Mèo con đi

tới, cậu lồi hai mắt ra, nhìn trân trân.

- À, ra cậu là Cóc Tía, cậu ông Giời đấy! Cậu bé thế, có sợ tôi không?

- Việc gì mà sợ!

- Thảo nào, ngừoi ta bảo cậu có cái gan to lắm

28 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Gan ta có gì mà to?

- Thế sao cậu không sợ? Gián Đất hắn bảo ai mà nhỏ yếu thì phải sợ kẻ khác cơ mà?

- Cái thằng ấy nó chỉ rúc vào các xó xỉnh mà ăn bẩn cho nên gặp ai nó cũng khiếp! Còn nhƣ

ta, ngày ngày ta đi bắt muỗi trừ sâu, ta sống ngay thẳng việc gì mà sợ ai. Vả lại cứ sợ thì ngồi

mà nhịn đói. Nhƣ trong vƣờn này có thằng Hổ Mang rất ác, chả lẽ ta không dám vào vƣờn

bắt sâu à? Nó gian ác, nó mới phải sợ ta chứ!

Mấy hôm sau, mèo con đã thuộc tất cả các ngóc ngách từ trên nhà xuống bếp, từ trong sân ra

đến ngoài vƣờn. Đến chỗ nào cũng có những cuộc gặp gõ, những câu chuyện làm cho Mèo

con ngẫm nghĩ. Cả ngày chú chạy chơi cho đến lúc nào nghe Bống gọi:

- Miu Miu về ăn cơm.

Bữa trƣa ấy, mèo con lại nằm lim dim mắt sƣởi nắng trên thềm nhà. Mẹ Bống đang xay cối

thóc ù ù, rào rào. Mấy chú gà chon chiếp chiếp xúm xít đến nhặt những hạt thóc vãi.

Bỗng trong chuồng gà nghe quác một tiếng thật to. Quác Quác, gà mẹ từ trong chuồng kêu

thất thanh, xòa cánh nhảy tót ra ngoài.

Mèo con bỗng lạnh ngƣời. Một con rắn đang bạnh to cổ, lắc lƣ cất cao đầu, trƣờn mình lên ổ

trứng gà đang ấp.

Gà mẹ mắt long lên, đuôi và cánh xù to, cuống quýt:

- Quác quác! Cậu Miu ơi! Cậu cứu lấy ổ trứng của tôi.

Miu không kịp suy nghĩ gì, nhảy chồm lên giữa mình Hổ Mang. Phịch, cả hai con đều rơi

xuống đất.

Hổ Mang cổ càng bạnh to, lƣỡi thè ra hằn học:

- Thằng ranh, mày muốn chết sẽ đƣợc chết!

Vút, cái đầu rắn lao thẳng tới

Mèo con quật đuôi, nhảy sang bên tránh đƣợc:

- Phì, tao sẽ bẻ gãy xƣơng sống mày.

Mèo con lông dựng đứng lên, răng nanh nhe ra, vuốt nhọn thủ sẵn ở cả bốn chân.

Vút, rắn lại lao cái nữa. Mèo con lại vừa vặn tránh đƣợc.

- Quác, quác, cậu phải nhảy vòng tròn thì nó mới không mổ kịp.

Gà mẹ ở ngoài kêu to lên. Mèo con đƣợc mách nƣớc, cứ chồm chồm nhảy tròn xung quanh.

29 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Hổ Mang cố xoay theo, đầu lắc lƣ, nhƣng nó không mổ đƣợc cái nào nữa.

Bỗng chát một tiếng, Hổ Mang gục đầu xuống, quằn quại định chuồn đi. Chát một tiếng nữa,

Hổ Mang đã gãy sống lƣng, nằm thẳng đờ. Mẹ Bống tay cầm cái đòn gánh nện cho cái nữa

giập đầu con rắn độc.

- Cục ta cục tác. Ối giời ôi thôi thoát rồi. Cám ơn cậu Miu nhé!

Gà mẹ lục cục nhảy lên chuồng xem ổ trứng có việc gì không

Bống ở trên nhà chạy xuống, bế Mèo con lên:

- Úi chao, tí nữa rắn nó mổ chết Miu của chị.

Mẹ Bống bảo: Con Miu này thế mà gan, nó đánh nhau mãi với con rắn đấy!

Sau bữa mèo con đánh nhau với Hổ Mang, bác Nồi Đồng có vẻ nể chú ta lắm.

- Bùng boong, này cậu Miu có dám đánh nhau với Chuột Cống không?

- Đánh chứ!

- Ghê nhỉ!

- Cậu Miu ơi, hôm nay bà Bống đi chợ tết đấy.

- Tết là cái gì?

- Bùng boong, Tết là Tết chứ còn là cái gì. Rõ chán!

Chị Chổi cƣời rũ ra, giảng thêm:

- Chú ấy còn bé quá, đã qua tết nào đâu mà biết. Tết là ngày đầu năm chú hiểu chƣa? Ai cũng

nghỉ, mặc áo đẹp đi chơi, nhà nào cũng luộc bánh chƣng, gói giò, nấu chè, trồng cây nêu để

mừng năm mới. Tết vui lắm! Đấy rồi vài hôm chú sẽ thấy.

- Ngheo, thế thì thích nhỉ! Nhƣng hôm nọ thằng Chuột Cống nó đã hẹn gần Tết nó quay về

làm một mẻ kia mà!

- Ối ối! Cậu nói làm tôi sợ toát cả mồ hôi rồi! - Bác Nồi Đồng bƣng mặt, mồ hôi nhỏ giọt

long tong.

Mèo con bảo:

- Không sợ. Lần này chúng nó đến, tôi sẽ không để yên. Nhƣng mà cả bác, cả chị Chổi cũng

phải đánh nhau với chúng nó chứ. Tại mình cứ sợ, nó mới làm ngang ngƣợc vậy.

Chị Chổi có vẻ suy nghĩ. Bác Nồi Đồng thì nói nƣớc đôi:

30 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Ừ, để tôi xem đã...

Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối nhƣ mực. Bên ngoài mƣa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn

nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng Chuột Cống sẽ đến. Có lúc Mèo con tức giận nóng sôi

ngƣời, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhƣng lại có lúc Mèo con lại rợn. Thằng Chuột Cống ấy to quá, và nó già rồi, khôn lắm, lại

còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình Mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn

chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh Mèo con đâu!

Gió vẫn thổi, mƣa vẫn rơi lộp độp. Chít chít... Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột... cả chín

mƣời thằng ăn trộm đã vào đầy bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên

vật cái thằng Nồi Đồng trƣớc đã.

Bác Nồi Đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! - Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi!

Lũ chuột hích nhau, nhƣng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ối, nó là mèo thật rồi - Lũ chuột vỡ chạy tán loạn

- Khịt khịt, cái gì thế, mấy cái thằng này?

Mùi hôi xông lên nồng nặc. Chuột Cống lù lù bò vào. Lũ chuột lâu la thấy có tƣớng đến thì

hoàn hồn lại và xôn xao cả lên:

- Đánh! Đánh chết cái thằng mèo nhép kia đi!

Chuột Cống rung đuôi tiến lại:

- Thế nào, chú mày đấy à? Muốn sống thì ra khỏi bếp ngay, tao làm phúc tha cho. Lúc nào

chúng tao ăn xong, tao sẽ gọi vào chia cho mày một góc cá kho mà ăn tết. Còn nếu mày

bƣớng thì tao cắn cổ mày chết ngay. Mày hỏi con mẹ Chổi và thằng Nồi Đồng kia xem, tao

đã cắn cổ chết mấy thằng mèo còn to hơn mày kia!

Bác Nồi Đồng trên chạn nói vọng xuống:

- Đúng đấy, hừ hừ, đúng đấy cậu Miu ạ.

31 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Ngoao, thằng ăn cắp, mày dám dụ dỗ ta làm cái việc bẩn thỉu của mày à? Mày hối lỗi đi, rồi

tao tha cho mày về chầu ông vải.

- À thằng nhép, mày làm tao phải ra tay! - Chuột Cống cƣời nhạt, rụt đầu lại, nhe ra hàm răng

nhọn nhƣ dao, lùi lũi tiến đến giáp lá cà.

Mèo con biết kẻ thù to khỏe hơn, nếu vật giáp lá cà thì không thể chống lại nổi. Nhớ lại

miếng võ học đƣợc hôm đánh rắn Hổ Mang, Mèo con tát một cái đúng mõm Chuột Cống rồi

nhảy chồm vọt qua.

Chuột Cống bị vuốt mèo cào rách một miếng da, mũi chảy máu.

Nhƣng đã quen nhiều trận, Chuột Cống không hề nao núng, quay lại cứ lùi lũi xông lên.

Hai bên càng đánh càng hăng. Mèo và Chuột quần nhau tung cả gio bếp bụi mù. Chuột Cống

đứng lù lù, rình lúc nào Mèo con hở cơ, nó chỉ cắn đúng cổ một cái là phải chết tƣơi.

Mèo con thì thoăn thoắt, nhảy bên này, vọt bên kia, đánh nhiều đòn trúng vào mõm kẻ địch

và cào nó xây xát.

Chuột cống đã say đòn, máu me bê bết cả mõm, nó càng nhƣ điên lên. Mèo con cũng đã bị

mấy răng, chảy máu ở mình loang lổ cả lông trắng.

Nguy rồi, Mèo con vấp phải một cái gộc tre, loạng choạng.

Chuột Cống đã thấy ngay, lao đến.

Mèo Con bị vật ngã ngửa ra, bọn Chuột con rú hết cả lên, nhảy cẫng:

- Thôi, thằng Mèo chết rồi! Chết rồi!

- Ngoao!

Mèo con co hai chân sau cố đẩy mõm Chuột Cống ra. Chuột Cống nhe răng nhọn hoắt cƣời

khà:

- Khịt khịt, thôi mày chạy đằng giời con ạ!

Bỗng bốp. Một cái gì giáng xuống lƣng Chuột Cống làm nó giật nảy mình. Chị Chổi từ nãy

vẫn nín thở đứng ở góc bếp. Thấy chú Miu nguy quá, chị quên cả sợ, lấy hết sức quật thằng

kẻ cƣớp một cái.

Bác Nồi Đồng trên chạn cũng lao ngay vung xuống, loảng xoảng, loảng xoảng.

Liền hai đòn bất ngờ làm cho Chuột Cống lúng túng.

Trong lúc Chuột Cống hoảng hốt, Mèo con đã nhanh nhƣ cắt thò vuốt nhọn, móc thật mạnh

vào cái bụng trắng hếu của Chuột Cống.

32 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Khịt khịt, thôi chết tôi rồi!

Chuột Cống bị móc thủng bụng, lảo đảo. Mèo con ngoao một tiếng to, tát luôn mấy cái nữa.

Chuột Cống lăn kềnh.

Bùng boong, bùng boong. Bác Nồi Đồng múa ở trên chạn.

Ngoao, ngoao! Mèo con quắc mắc. Chuột Cống cố ngóc đầu dậy toan chạy.

Nhƣng nó lại bị Mèo con cho một cái tát nữa, những vuốt sắc cắm vào mặt, khiến Chuột

Cống gục hẳn.

Ngoao ngoao! Mèo con đuổi mãi, lũ chuột chạy bán sống bán chết.

......

Sáng mồng một tết, trời mát. Bống bế con Miu trong lòng, lấy dây băng đỏ tết một cái nút

hoa chung quanh cổ chú Mèo.

- Nào, chị tết hoa đỏ cho Miu nào, để chị còn theo mẹ đi viếng mộ bố ở nghĩa trang liệt sĩ

chứ!

- Ngheo, ngheo!

Bà Bống cƣời bảo:

- Cháu bế nó đi thì cẩn thận kẻo lại bỏ quên nó ở đâu nhé! Con Miu này ngoan lắm! Bé thế

mà đánh đƣợc cả Chuột Cống.

Lúc đi qua bếp, Mèo con gọi to:

- Ngheo! Bác Nồi Đồng, chị Chổi ở nhà, tôi đi chơi nhá!

- Ừ, đi thì đừng có chạy rông mà lạc. Hôm nay đông ngƣời lắm đấy!

Mẹ Bống tay dắt Bống ra đƣờng. Gió thổi, bƣớm bay, hoa nở. Những bụi tre xào xạc. Lúa

non dƣới ruộng phấp phới vẫy. Một đám ngƣời đi giữa đồng theo một lá cờ đỏ có ngôi sao

vàng bay phần phật.

Ối chao, ngày Tết sao mà đẹp và vui thế! Mèo con nằm trên tay Bống, nghển đầu nhìn xung

quanh, kêu ngheo ngheo.

Những đám mây sẽ kể

Những đám mây sẽ kể

Về thăm vùng mây qua

Nơi nào mƣa mây xuống

Cho đất đai hiền hoà

Những dòng sông sẽ kể

33 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Về những hạt phù sa

Đắp bồi nên bờ bãi

Đắp bồi nên lúa khoai

Những con thuyền sẽ kể

Về những đêm buông chài

Lòng thuyền đầy ắp cá

Lòng thuyền đầy sao mai

Những mùa xuân sẽ kể

Về hƣơng và về hoa

Bé ơi bé sẽ kể

Những gì cùng mẹ cha?

---------------

Phƣợng không phải là một đoá, không phải vài cành; phƣợng đây là cả một loạt, cả một vùng,

cả một góc trời đỏ rực...Nhƣng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Một làn gió hẩy tới; từng đợt

sóng rào rào trên biển hoa.

Mùa xuân, phƣợng ra lá. Lá xanh um, mát rƣợi, ngon lành nhƣ lá me non. Lá ban đầu xếp lại,

còn e; dần dần xoè ra cho gió đƣa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao. Cậu chăm lo học

hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phƣợng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo

ra một tin thắm: mùa hoa phƣợng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông; hoa

nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!

Bình minh của hoa phƣợng là một màu đỏ còn non, nếu có mƣa, lại càng tƣơi dịu. Ngày xuân

dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà cùng nhịp với mặt trời chói lọi, màu

phƣợng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, nhƣ đến Tết nhà nhà

đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phƣợng; thôi nghỉ hè

sắp đến đây ! Mùa thi cử sắp đến…

Dẫu sao, thứ hình ảnh và tiếng nói thân thiết với trẻ con nhất, vẫn là tiếng con người. Tiếng

của 'Ông tôi', 'Bà tôi', từ cả 'Chiếc võng của bố', từ 'Bàn tay mẹ'...

Nói đến đây, khiến mình nhớ tới một bài

thơ, như là một bài hát ru, bất cứ đứa trẻ

nào ngày bé, đã qua năm đầu tiên đến

lớp.. Giờ nhắc lại, hẳn ai cũng có thể

nhắm mắt đọc theo...

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió

Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay

Tiếng lích rích chim sâu trong lá

Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện

Sẽ được nhìn thấy các bà tiên

Thấy chú bé đi hài bảy dặm

34 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Quả thị thơm - cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày

Tay bồng bế sớm hôm vất vả

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.

[Nói với em - SGK cũ lớp 1 hoặc 2]

Dừa ơi

Lê Anh Xuân

Tôi lớn lên đã thấy dừa trƣớc ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trƣớc gió

Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?"

Nội nói: "Lúc nội còn con gái

Đã thấy bóng dừa mát rƣợi trƣớc sân

Đất này xƣa đầm lầy chua mặn

Đời đói nghèo cay đắng quanh năm”

Hôm nay tôi trở về quê cũ

Hai mƣơi năm biết mấy nắng mƣa

Nội đã khuất rồi xanh rì đám cỏ

Trên thân dừa vết đạn xác xơ.

Dừa ơi dừa! Ngƣời bao nhiêu tuổi

Mà lá tƣơi xanh mãi đến giờ

Tôi nghe gió ngàn xƣa đang gọi

Xào xạc lá dừa hay tiếng gƣơm khua.

Vẫn nhƣ xƣa vƣờn dừa quê nội

Sao lòng tôi vẫn thấy yêu hơn

Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy

Biết bao đau thƣơng, biết mấy oán hờn.

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Nhƣ dân làng bám chặt quê hƣơng.

Tôi ngƣớc nhìn mùa xuân nắng dọi

Bốn mặt quê hƣơng giải phóng rồi

Tôi bỗng thấy nội tôi trẻ lại

Nhƣ thời con gái tuổi đôi mƣơi

Nhƣ hàng dừa trƣớc ngõ nhà tôi.

35 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão - Phạm Hổ

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đƣờng mẹ đi về

Cơn mƣa dài chặn lối

Hai chiếc giƣờng ƣớt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ đƣợc

Thƣơng bố con vụng về

Củi mùn thì lại ƣớt

Nhƣng chị vẫn nấu cháo

Cho thỏ mẹ thỏ con

Em thì chăn đàn ngan

Sớm lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về nhƣ nắng mới

Ấm áp cả gian nhà

Làm anh khó đấy

Làm anh khó đấy

Phải đâu chuyện đùa

Với em gái bé

Phải ngƣời lớn cơ

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Lúc em bé ngã

Anh nâng dịu dàng

Mẹ cho quà bánh

Chia phần em hơn

Có đồ chơi đẹp

Cũng nhƣờng em luôn

Làm anh thật khó

Nhƣng mà thật vui

Ai yêu em bé

36 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Thì làm đƣợc thôi

Thƣơng ông

Ông bị đau chân

Nó sƣng nó tấy

Đi phải chống gậy

Khập khiễng khập khà

Bƣớc lên thềm nhà

Nhấc chân quá khó

Thấy ông nhăn nhó

Việt chơi ngoài sân

Lon ton lại gần

Âu yếm nhanh nhảu:

"Ông vịn vai cháu

Cháu đỡ ông lên"

Ông bƣớc lên thềm

Trong lòng vui sƣớng

Quẳng gậy cúi xuống

Quên cả đớn đau

Ôm cháu xoa đầu

"Hoan hô thằng bé

Bé thế mà khỏe

Vì nó thƣơng ông"

Quạt Cho Bà Ngủ

Ơi chích chòe ơi

Chim đừng hót nữa

Bà em ốm rồi

Lặng cho bà ngủ.

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tƣờng trắng.

Căn nhà đã vắng

Cốc chén lặng im

Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé.

Hoa cam hoa khế

Chín lặng trong vƣờn

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hƣơng thơm.

37 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

---------

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà kẽo kẹt mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đƣa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời...

---------

Bên thềm gió mát

bé nặn đồ chơi

Mèo nằm vẫy đuôi

Tròn xoe đôi mắt

Đây là quả thị

Đây là quả na

Quả này phần mẹ

Quả này phần cha

đây là chú chuột

tặng riêng chú mèo

Mèo ta thích chí

Vẫy đuôi meo meo.....

Khi Mẹ Vắng Nhà

(Trần Đăng Khoa)

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vuờn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín

Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh

Trƣa mẹ về, cơm dẻo và ngon

Chiều mẹ về, cỏ đã quang vuờn

Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.

Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!

- Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!

Áo mẹ mƣa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chƣa ngoan, chƣa ngoan!

38 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ngƣỡng Cửa

Vũ Quần Phƣơng

Nơi ấy ai cũng quen

Ngay từ thời tấm bé

Khi tay bà tay mẹ

Còn dắt vòng đi men.

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội,

Nơi bạn bè chạy tới

Thƣờng lúc nào cũng vui

Nơi ấy đã đƣa tôi

Buổi đầu tiên đến lớp,

Nay con đƣờng tít tắp

Vẫn đang chờ tôi đi.

Nơi ấy ngôi sao khuya

Soi vào trong giấc ngủ.

Ngọn đèn khuya bóng mẹ

Sáng một vầng trên sân.

Nơi cả nhà tiễn chân

Anh tôi đi bộ đội

Bao niềm vui nỗi đợi

Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.

Nhớ tiếng mẹ ru em

Hiền nhƣ trƣa mùa hạ,

Cây vải thiều chín đỏ

Con chuồn chuồn lim dim.

Bao nhiêu điều ngỡ quên

Bƣớc về đây bỗng nhớ

Ngƣỡng cửa kỳ lạ quá

Nào ta ngồi xuống xem.

Chiếc Võng Của Bố

Hôm ở chiến trƣờng về

Bố mua em chiếc võng

Võng xanh màu lá cây

Rập rờn nhƣ cánh sóng

Em nằm trên chiếc võng

Êm nhƣ tay bố nâng

Đung đƣa chiếc võng kể

39 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Chuyện đêm Bố vƣợt rừng

Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mƣa rào

Ƣớt tiếng cƣời của Bố

Trăng treo ngoài cửa sổ

Có phải trăng Trƣờng Sơn

Võng mang hơi ấm Bố

Ru đời em lớn khôn.

Ai đã nhủ người trang trí sách giáo khoa hồi ấy cái màu vẽ lạ lùng, không sắc nét, không toàn bích như ngày nay, nó thô thô và quê kệch, nhưng đó lại là thức màu của quê hương đồng ruộng Việt Nam. Thô sơ, nhưng đậm chất làng mạc thôn xóm con người hồn hậu...

Ta Yêu Quê Ta

Yêu từng bờ ruộng lối mòn

Đỏ tƣơi bông gạo biếc rờn ngàn dâu

Yêu con sông mặt sóng xao Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca

Yêu hàng ớt đã ra hoa

Đám dƣa trổ nụ đám cà trổ bông

40 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm

Nhớ Con Sông Quê Hƣơng

Tế Hanh

Quê hƣơng tôi có con sông xanh biếc

Nƣớc gƣơng trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trƣa hè

Toả nắng xuống dòng sông ấm áp

Chẳng biết nƣớc có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hƣơng, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nƣớc Việt thân yêu

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nƣớc chập chờn con cá nhảy.

Bạn bè tôi túm năm tụm bảy

Bầy chim non bay lƣợn trên sông

Tôi dang tay ôm nƣớc vào lòng

Sông mở nƣớc ôm tôi vào dạ.

Chúng tôi lớn lên mỗi ngƣời một ngả

Kẻ sớm khuya chài lƣới bên sông

Kẻ cuốc cày mƣa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.

Nhƣng lòng tôi nhƣ mƣa nguồn gió biển

Vẫn trở về lƣu luyến bên sông...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.

Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao đƣợc sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những ngƣời không quen biết.

Có những trƣa tôi đứng dƣới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rƣợi

Lai láng chảy lòng tôi nhƣ suối tƣới.

Quê hƣơng ơi, lòng tôi cũng nhƣ sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản đƣợc

41 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ƣớc.

Tôi sẽ về sông nƣớc của quê hƣơng

Tôi sẽ về sông nƣớc của tình thƣơng.

Quê Hƣơng

Tế Hanh

Làng tôi vốn làm nghề chài lƣới

Nƣớc bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ băng nhƣ con tuấn mã

Phăng mái chèo lƣớt sóng vƣợt trƣờng giang

Cánh buồm chƣơng to nhƣ mảnh hồn làng

Rƣớn thân trắng bao la thâu góp gió.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Cả dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tƣơi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lƣới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tƣởng nhớ

Màu nƣớc xanh cá bạc chiếc buồm vui

Thoáng con thuyền rẽ sóng vƣợt ra khơi

Tôi bỗng nhớ cái mùi nồng mặn ấy...

Sắc Màu Em Yêu

Em yêu màu đỏ:

Nhƣ máu trong tim,

Lá cờ tổ quốc,

Khă quàng đội viên.

Em yêu màu xanh:

Đồng bằng,rừng núi,

Biển đầy cá tôm,

Bầu trời cao vợi.

Em yêu màu vàng:

Lúa đồng chín rộ,

Hoa cúc mùa thu,

Nắng trời rực rỡ.

42 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Em yêu màu trắng:

Trang giấy tuổi thơ,

Đóa hoa hồng bạch,

Mái tóc của bà.

Em yêu màu đen:

Hòn than óng ánh,

Đôi mắt bé ngoan,

Màn đêm yên tĩnh.

Em yêu màu tím:

Hoa cà, hoa sim,

Chiếc khăn của chị,

Nét mực chữ em.

Em yêu màu nâu:

Áo mẹ sờn bạc,

Đất đai cần cù,

Gỗ rừng bát ngát.

Trăm nghìn cảnh đẹp

Dành cho em ngoan.

Em yêu tất cả

Sắc màu Việt Nam.

Ông Đồ

Vũ Đình Liên

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông ngƣời qua.

Bao nhiêu ngƣời thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Nhƣ phƣợng múa rồng bay”.

Nhƣng mỗi năm mỗi vắng

Ngƣời thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sâu…

Ông đồ vẫn ngồi đây,

Qua đƣờng không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy;

Ngoài giời mƣa bụi bay.

43 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xƣa,

Những ngƣời muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Ngày ấy chúng tôi còn viết bằng bút

chấm mực, chưa có bút máy bơm mực

như sau này [sau này tức là năm chúng

tôi lên lớp 5 í] nên đứa nào đi học cũng

phải mang theo 1 lọ mực con con, mầu

tím hoặc mầu xanh da trời. Riêng tôi,

bố đã chuẩn bị cho tôi lọ mực mầu xanh

lá cây, tươi mát và non tơ. Tôi cũng

quen với cái mầu xanh của lá mạ ấy rồi,

sau này lớn lên có khi nhớ ra, nhưng đi

tìm mua lại mà chẳng đâu có.

Nó gần như mầu tô của trang sách này,

'Ở nhà máy gà' và rất nhiều trang sách

khác nữa - một mầu xanh dung dị chất

phác mà hút hồn người, dễ gợi nhớ

những kí ức nhẹ nhàng sâu thẳm của

tuổi thơ.

------------------

Vào xem nhà máy

Sửa chữa ô tô

Ở vùng ngoại ô

Mới vừa kiến thiết

Tôi thấy la liệt

Máy nhỏ máy to

Cái quay ro ro

Cái kêu vút vút

Cái thổi phụt phụt

Cái thét ào ào

Rầm rập xôn xao

Nhịp nhàng thoăn thoắt

Mƣời Chú Gà Con

Mẹ gà ấp ủ

Mƣời quả trứng tròn

44 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mƣời chú gà con

Hôm nay ra đủ.

Lông vàng mát dịu

Mắt đẹp sáng ngời

ơi chú gà ơi

Ta yêu chú lắm

Mẹ dang đôi cánh

Con biến vào trong

Mẹ ngẩng đầu trông

Bọn diều bọn quạ

Bây giờ thong thả

Mẹ đi lên đầu

Đàn con bé xíu

Líu ríu chạy sau

Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy nhƣ lăn tròn

Trên sân trên cỏ...

Rồi cả cái mầu đỏ hồng cam

nhạt này nữa, minh họa cho các

bài như "Quý nhà ai chín đỏ

cây. Hỡi em đi học hây hây má

tròn..." hay như bài "Chín chú

lợn con. Ăn đã no tròn. Cả đàn

đi ngủ. Ủn à ủn ỉn..." Và bài

này - Cây gạo.

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến

bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn

lại, cây gạo sừng sững như một

tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn

bông hoa là hàng ngàn ngọn

lửa hồng tươi.."

Ừ, nếu không nhờ cái mầu

'hồng tươi' này, thì lũ chúng tôi,

bọn dân sống trong miền Nam

làm gì biết đến cây gạo có hoa

thắp đỏ, mà trong đầu chúng tôi

sẽ chì rặt 1 màu hoa gạo trắng

phớ như gạo nấu ở nhà mình

+_+!

45 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Cây Dừa

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lƣợc chải vào mây xanh

Ai mang nƣớc ngọt nƣớc lành

Ai đeo bao hủ rƣợu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trƣa

Cùng đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong xanh đất rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh nhƣ là đứng chơi

Lũy Tre

Mỗi sớm mai thức dậy,

Lũy tre xanh rì rào,

Ngọn tre cong gọng vó

Kéo mặt trời lên cao.

Những trƣa đồng đầy nắng,

Trâu nằm nhai bóng râm.

Tre bần thần nhớ gió

Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ

Tre nâng vầng trăng lên

Sao, sao treo đầy cành

Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy

Xôn xao ngòai lũy tre

Đêm chuyển dần về sáng

Mầm măng đợi nắng về.

Chùm Hoa Dẻ

Bờ cây chen chúc lá

Chùm dẻ treo nơi nào

Gió về đƣa hƣơng lạ

Cứ thơm hoài xôn xao

Bạn trai vin cành hái

Bạn gái lƣợm đầy tay

Bạn trai túi áo đầy

46 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Bạn gái cài sau nón

Chùm này hoa vàng rộm

Rủ nhau dành tặng cô

Lớp học chƣa đến giờ

Đã thơm bàn cô giáo

Giàn Mƣớp (trích "Hoa Nắng")

Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng nhƣ những đốm nắng đã nở sáng trƣng giàn mƣớp xanh

mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nƣớc lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ

lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra.

Bằng ngón tay. Bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không

xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi nhà

một quả. Đậu quả nhiều quá, hai cây mƣớp rạc dần. Bà tôi chọn hai quả mƣớp đẹp nhất ở hai

giàn, bà đánh dấu không cho hái. Bà bảo để làm giống. Cuối mùa, hai giàn mƣớp xơ xác. Quả

mƣớp giống tròn mập lắt léo phơi ra giữa trời, nắng xói từ sớm tới chiều, hết ngày này qua

ngày khác. Khi nó đã khô, nhẹ bỗng nhƣ cái tổ chim, bà tôi cắt xuống, để lên gác bếp. Tôi

cầm quả mƣớp khô, lắc lắc. Những hạt mẩy nhảy roọc rẹc ở trong ấy. ôi, nó chịu nắng giỏi

đến thế, hèn nào mà hoa nó vàng thật là vàng...

Giàn Bầu

“Giàn bầu nậm ở ngoài sân, dây leo và lá chằng chịt lấp chặt ô giàn nứa, đã làm dịu hẳn cái

nắng tháng tƣ ở trƣớc mặt nhà.Gió nam từ ngoài luỹ tre già thƣa đƣa vào, làm va đụng vào

nhau của những bình rƣợu của Tự Nhiên.. Những quả bầu mà đƣợc cứng lần cùi nhƣ chất vỏ

cây khô, thì mỗi khi cơn gió vèo đẩy những bình rƣợu ấy văng cụng vào nhau, ngƣời ta sẽ

nghĩ ngay đến cái hình và cái tiếng của lũ khánh đất nung và cá đất nung ở cái sân cảnh một

gia đình thanh bạch.Trái bầu nậm còn tƣơi dƣới lỗ giàn làmột cái bình rƣợu tạc bằng khối

ngọc bích đều sắc, nhẵn và bóng!”

(Trích: Ngôi mả cũ - Nguyễn Tuân)

Mùa cam

Mía ngọt dần lên ngọn

Gió heo may chớm sang,

Trái hồng vừa trắng cát

Vƣờn cam đã chín vàng...

Cam Xã Đoài mọng nƣớc

Giọt vàng nhƣ mật ong,

Bổ cam ngoài cửa trƣớc

Hƣơng bay vào nhà trong...

(Phạm Tiến Duật).

--------------

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại cây gạo nhƣ 1 tháp đèn khổng

lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tuơi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn

ành nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào maò, sáo sậu, sáo đen...

47 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về, luợn lên luợn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và

tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tƣởng đƣợc. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tƣng bừng ồn ã, lại trở về

với dáng vẻ xanh mát, trầm tƣ. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò

cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Em yêu mùa hè

Có hoa sim tím

Mọc trên đồi quê

Rung rinh bƣớm lƣợn.

Thong thả dắt trâu

Trong chiều nắng xế

Em hái sim ăn

Trời ! Sao ngọt thế !

Gió mát lƣng đồi

Ve ngân ra rả

Trên cao lƣng trời

Diều ai vừa thả.

Ngôi Trƣờng Mới

Trƣờng mới xây trên nền ngôi trƣờng lợp lá cũ. Nhìn từ xa, những mảng tƣờng vàng, ngói đỏ

nhƣ những cánh hoa lấp ló trong cây.

Em bƣớc vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân. Tƣờng vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế

gỗ xoan đào nổi vân nhƣ lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm trong nắng mùa thu.

Dƣới mái trƣờng mới, sao tiếng trống rung động kéo dài ! Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm

áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thƣơng. Cả đến

chiếc thƣớc kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế !

Đẹp Mà Không Đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:

Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không ? trên bức tƣờng trắng hiện ra

Những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi. Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời:

cháu vẽ đẹp đấy, nhƣng còn có cái không đẹp ! Hùng vội hỏi: cái nào không đẹp, hở bác ?

Bác Thành bảo : Cái không đẹp là bức tƣờng cùa nhà trƣờng đã bị vẽ bẩn, cháu ạ !

Ngày Công Đầu Tiên Của Cu Tí

Thƣờng mỗi tối, gà vừa lên chuồng đƣợc một lát là cu Tý cũng leo ngay lên giƣờng đánh

giấc. Lắm lúc bỏ cả cơm (cả nhà bận đi làm đồng nên về thổi muộn). Cũng chẳng cần, chú

chàng đã lục nồi, chén đẫy cơm nguội. Chả là cả ngày chơi mệt mà. Nhất là lâu nay gặt rộ,

rơm đầy sân, cu Tý với cu Tèo hai anh em ôm nhau vật, đú đởn nhƣ hai con chó con, lăn qua

lăn lại tha hồ. Có lúc cu Tèo bị đè đau khóc chóe lên nhƣng lại nín ngay, rồi lại nghịch, lại

cƣời sằng sặc sằng sặc. Mệt nên vừa đặt mình là ngủ tít thò lò, chốc chốc lại chép miệng nhai

tồm tộp nhƣ ngƣời lớn nữa cơ đấy. Chung quanh ai muốn làm gì thì làm, mặc. Ban quản trị

48 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

hợp tác xã đến nhà bố cu Tý họp bàn công việc, các ông các bà ấy ngồi ngay giƣờng cu Tý,

phát biểu cứ oang oang. Mấy hôm nay vào vụ cấy, các bà mang về những dƣ luận thắc mắc

quanh cái chuyện cấy dày cấy mỏng, kêu là tốn mạ, thiếu nhân công, vân vân... Các ông, ông

thì chậm rãi phân tích đƣa lý lẽ, có ông lại nổi cáu. Căn nhà nhỏ náo cả lên. Mặc ai thảo luận

cứ thảo luận, ai gắt cứ gắt, cu Tý ngủ cứ ngủ, ngon lành. Tờ mờ đất, trong nhà còn tối om, cu

Tý đã thức giấc. Chú chàng rúc đầu vào nách bố cho ấm. Buồn tình, chú chàng nói chuyện

một mình, chỉ thầm thì ra hơi chứ không thành tiếng. Chuyện gì, chẳng ai nghe rõ, chắc cũng

chẳng ngoài cái chuyện hôm qua u đi chợ mua bánh đúc, con gà mái đen nhà ta ấp nở đƣợc

mƣời hai con... Chợt bố gãi gãi nách, chắc là bố nhột. Bố cũng đã thức giấc. Cu Tý cựa mình.

Có tiếng bố bảo:

- Hôm nay cu Tý đi chăn nghé để chị Miễu đi cấy nhá!

- Ứ ự!

- Tiếng phản ứng bật ra tức thì. U ngủ trong buồng với cái Tèo, nói vọi ra, giọng còn ngái

ngủ:

- Mày xem thằng cu Các kia kìa. Nó chỉ nhỉnh hơn mày một tí mà nó chăn con trâu mộng

tƣớng, hôm nào cũng no kềnh ra. Im lặng một lát khá lâu. Chuyện này chắc đến đây là xong.

Cu Tý cố nằm im thin thít, không nhúc nhích. Nhƣng tiếng bố lại cất lên:

- Chăn ngoài bãi vui lắm. Tha hồ mà xem ca-nô ngoài sông nó chạy phành phạch phành

phạch. Thuyền nhiều lắm. Một tí, bố nói thêm:

- Ngƣời làm ngoài đồng cũng đông. Vui lắm. Cu Tý nằm im, không có ý kiến gì. Một lát, bố

lại bảo:

- Lát nữa dắt nghé ra chỗ ngã ba rồi gọi thằng cu Các nó cùng đi với nhá.

- Vâ-âng. Tiếng vâng tự dƣng buột ra, nhƣng còn ngập ngừng nhƣ bị gẫy đôi. U lại nói vọi ra,

tiếp lời bố:

- Ra đến bãi thì nhờ chúng nó quấn rợ vào cổ nghé cho, nghe không. Cu Tý lại "vâng" một

tiếng nữa, lần này có gọn hơn một tý. Chắc là chú chàng đang nghĩ ghê lắm đấy. Từ khi biết

đi biết chạy đến giờ, nó có hề phải mó tay vào công việc gì đâu. Chỉ có thỉnh thoảng bố sai đi

lấy cái điếu cày, hoặc u đi chợ giao cho ở nhà phải xua gà đừng để nó vào buồng mổ thóc.

Nhƣng chƣa biết chừng Tý ta cũng chẳng có suy nghĩ quái gì đâu. Chứng cớ là vừa chợt thấy

ánh lửa hồng hồng chiếu bập bùng lên cánh cửa mở hé, chú chàng lồm ngồm bò ngay dậy, đi

qua sân còn tối mờ mờ, chạy thẳng xuống bếp. A, đúng rồi, thích quá, hôm nay nhà ta thổi

cơm nếp. Chú chàng sà ngay xuống cạnh anh Nhỡ, giúp một tay đun bếp. Lúc dọn ăn, anh

Nhỡ trêu:

- A, hôm nay cu Tý phải đi chăn nghé. Cu Tý cầm ngửa nắm cơm nếp trong lòng bàn tay, giơ

lên ngang vai

- Đây là phần đã chia rồi, nên còn nhủng nhỉnh chƣa nỡ ăn

- Hếch mặt buông một tiếng:

49 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Kệ! Cái Miễu cũng đùa em:

- Nghé ăn không no, trƣa về không cho cu Tý ăn cơm.

- Kệ!

- Kệ mà đƣợc à?

- Kệ-ệ! Bố can thiệp:

-Thôi đừng trêu em. Cu Tý ăn chóng mà đi, sắp kẻng rồi đấy. Cu Tý ngoạm vào nắm cơm

nếp, mặt thoáng vẻ tần ngần. Chợt hỏi bố:

-Thế u hôm nay đi đâu?

- U đi cấy.

-Thế chị Miễu đi đâu?

- Chị cũng đi cấy. Mọi hôm chị Miễu vẫn thƣờng dắt nghé đi ăn đấy thì sao. Cu Tý ngập

ngừng muốn hỏi câu ấy, nhƣng bố nhƣ đã đoán ngay đƣợc, bố nói:

- Mày sắp nhớn rồi, phải tập chăn nghé dần cho quen, ở nhà chơi mãi, hƣ thân. Cu Tý thấy

không cần hỏi về bố. Bố thì hôm nào cũng thấy làm việc rồi, hôm thì cày bừa, hôm thì đi họp.

- Thế anh Nhỡ thì làm gì, hở? Hỏi thế, rồi trông ra cầu lúa chất cao ngoài sân, cu Tý tự trả lời

lấy:

- Đập lúa hở?

- Ừ, sáng anh còn phải đi học, chiều về đập lúa. U cũng thẽ thọt:

- Cu Tý gắng chăn nghé vài hôm để chị Miễu ra cấy bãi, không có cấy không kịp, lấy thóc

đâu cho cu Tý ăn. U lại nói tiếp:

- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh

Thận. ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy. Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ?

Thôi, cái gì làm một cái thôi... Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao. Nó

đánh vần rồi nó đọc, chữ trong sách tròn tròn be bé cứ nhƣ hạt đỗ xanh ấy mà nó đọc thành

chuyện Bác Hồ này, chuyện gặt lúa này, hay thật... Cu Tý không hỏi gì nữa. Chả biết vì đã

hết thắc mắc, hay là vì đang bận gặm mấy hạt nếp dính ở ngón tay. Chợt có tiếng kẻng. Cái

tiếng lanh canh ấy, hằng ngày cu Tý quen tai lắm rồi, không chú ý nữa, vậy mà hôm nay làm

cu Tý vểnh tai. Cu Tý thấy u chạy vội đi soạn quang gánh. Chị Miễu thì vừa quấn xà cạp, vừa

hỏi gần nhƣ gắt: "Cái nón toi vật vừa đây đâu mất rồi?" Cứ nhƣ là gắt với cu Tý ấy. Chả là

sẵn cu Tý đứng cạnh đấy mà. Thế có tức không. Trong tay cu Tý còn nắm cơm nếp bằng quả

trứng vịt. Tự dƣng cu Tý bỏ tọt nắm cơm vào túi áo, phủi phủi tay, tiến ra phía chuồng trâu,

gọi:

- U ơi, dắt nghé ra đi. Giọng bé cố rƣớn lên, chắc gọn gớm! Bố ở trong nhà nói vọng ra:

50 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Hẵng gƣợm, để bố buộc cho cái quai nón đã. Bố mang cái nón nhỏ ra đội lên đầu cho cu Tý,

rồi mở gióng dắt nghé ra. Bố nhắc lại lời dặn:

- Ra rồi bảo nó quấn rợ lên cổ nghé hộ cho. Mà nhớ trông đừng để nghé ăn mạ đấy.

- Vâng. Cu Tý cầm rợ kéo. Cái rợ vƣớng vào một gộc tre, cu Tý cố lôi, con nghé cứ đâm chúi

mõm xuống. Cu Tý thót bụng lôi, quần tụt xuống gần đến bẹn. Bố vội cúi gỡ rợ. Cu Tý vừa

kéo quần vừa dắt nghé ra khỏi cổng. Ra đến ngã ba, cu Tý dừng lại, gọi thằng Các. Gọi hai ba

tiếng cũng chẳng thấy thƣa, cu Tý đứng chờ. Phía cổng làng, các xã viên kéo ra ùn ùn, ngƣời

quang gánh, ngƣời vác cày bừa giong trâu đi. Gớm họ kéo đi hàng dài, đông thật! Mọi ngƣời

vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, gọi nhau ơi ới. Cu Tý nhìn theo. Có ai nhận ra cu Tý, cất

tiếng gọi. Mọi ngƣời quay nhìn, cƣời vang, đua nhau gọi cu Tý:

- Đi đi thôi, đợi gì nữa!

- Nhanh lên, ông nông rân! Cu Tý xấu hổ quay đi, hơi hếch mặt lên trời, chúm miệng cƣời

lỏn lẻn. Phút chốc họ đã đi xa, khuất sau miếu, chỉ còn tiếng cƣời đùa vẳng lại. Thôi, chẳng

thèm chờ thằng kia nữa. Phải đi cho kịp ngƣời ta chứ! Cu Tý dắt nghé men theo bờ ruộng.

Cái bóng dáng lũn cũn thấp tròn, úp cái nón tuy bé nhƣng cũng còn quá to đối với ngƣời,

trông nhƣ cây nấm. Con nghé ngoan ngoãn theo sau, bƣớc đi lon chon trên bờ ruộng mấp mô.

Sau Cơn Mƣa

Sau trận mƣa rào, mọi vật đều sáng và tƣơi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh

bóng nhƣ vừa đƣợc gội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt

trời.

Mẹ gà mừng rỡ "tục, tục" dắt bầy con quây quanh vũng nƣớc đọng trong vƣờn.

(Vũ Tú Nam)

Tôi Đi Học

Thanh Tịnh

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đƣờng rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng

bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trƣờng.

Tôi quên sao đƣợc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi nhƣ mấy cánh hoa

tƣơi mỉm cƣời giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tƣởng ấy tôi chƣa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi

không nhớ hết. Nhƣng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dƣới nón mẹ lần đầu tiên đến

trƣờng, lòng tôi lại tƣng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sƣơng thu và đầy gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay

tôi dẫn đi trên con đƣờng làng dài và hẹp. Con đƣờng này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhƣng

lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có

sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

51 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Bé Hoa

Việt Tâm

Bây giờ Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ da đỏ hồng đẹp thật. em Nụ cũng đã

lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trƣớc, có lúc mắt em mở to, vừa đen vừa tròn, cứ nhìn Hoa mãi.

Hoa yêu em lắm. Hoa thích đƣa võng ru cho em ngủ.

Đêm nay Hoa hát hết cả bài hát mà mẹ vẫn chƣa về. Từ ngày bố đi bộ đội, mẹ bận việc nhiều

hơn. Em Nụ đã ngủ. Bây giờ Hoa phải viết thƣ cho bố. Vặn to đèn, Hoa ngồi trên ghế, nắn

nót viết từng chữ:

Bố ạ,

Em Nụ ở nhà ngoan lắm. Nó ngủ cũng ngoan nữa. Con hết cả bài hát ru em rồi. Bao giờ bố

về, bố dạy thêm bài khác cho con. Dạy bài thật hay ấy, bố nhé!

Bé Mai Trở Thành Ngƣời Lớn Nhƣ Thế Nào

Bé Mai rất thích làm ngƣời lớn. Bé thử đủ mọi cách: bé đi dép của mẹ, bé cài trâm lên mái

tóc theo kiểu của cô. Bé lại còn đeo đồng hồ tay nữa.

Nhƣng chẳng có kết quả. Mọi ngƣời chỉ nhìn bé, cƣời chế giễu.

Một lần, bé Mai thử quét nhà nhƣ mẹ. Bé quét sạch đến nỗi mẹ phải ngạc nhiên:

- Bé Mai của mẹ, phải chăng con đã trở thành ngƣời lớn rồi?

Và khi bé Mai rửa bát đũa thật sạch, lau thật khô, thì cả bố mẹ đều lấy làm lạ. Lúc ngồi ăn

cơm, bố nói:

- Lạ thật, bé Mai nhà ta đã lớn từ lúc nào mà chúng ta không thấy!

Mai cũng cảm thấy mình đã lớn thật. Bé không đi dép của mẹ, không cài trâm, không đeo

đồng hồ. Rõ ràng những thứ ấy không làm cho trẻ con thành ngƣời lớn đƣợc.

Đầm Sen

Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một

hơi dài. Hƣơng sen thơm mát từ cánh đồng đƣa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trƣa hè.

Trƣớc mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đƣa nổi

bật trên nền lá xanh mƣợt.

Trên Đƣờng Đến Nhà Lao

Lê Quang Vịnh

Bầu trời Côn Đảo trong buổi bình minh rất đẹp. Con đƣờng từ Bến Đầm đến nhà lao uốn

quanh bờ biển, men theo triền núi, bên trên là cây cối um tùm, bên dƣới là sóng trắng vỗ bờ

đá dựng. Trên cành cây, chim kêu ríu rít. Chị Sáu nhƣ say sƣa với cảnh tự nhiên. Chị hát theo

một con chim hót. Chị rƣớn đôi tay bị còng chụp một con bƣớm bay qua. Chị chẳng để ý gì

đến bọn lính với súng gƣơm tua tủa ở xung quanh mình.

Trần Quốc Toản Ra Quân

Nguyễn Huy Tƣởng

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già:

- Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nƣớc đƣợc yên, con mới trở về...

Bà mẹ nói:

52 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

- Con đi vì nƣớc nên mẹ chẳng giữ. Mẹ chỉ có một mình con. Mẹ mong con chóng thắng giặc

trở về, để mẹ con ta sớm đƣợc sum họp.

Quốc Toản lạy mẹ rồi bƣớc ra sân. Trời vừa rạng sáng. Mình mặc áo bào đỏ, vai mang cung

tên, lƣng đeo thanh gƣơm báu. Quốc Toản ngồi trên con ngựa trắng phau. Theo sau Quốc

Toản là ngƣời tƣớng già và sáu trăm dũng sĩ, nón nhọn, giáo dài. Đoàn quân hăm hở ra đi

trong tiếng chiêng trống rập rình.

Đoàn quân đã đi xa. Bà con ra tiễn vẫn còn trông thấy lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng căng lên

trong gió.

Về Thăm Bà (trích)

Thạch Lam

Thanh bƣớc lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tƣợng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự

yên lặng làm Thanh mãi mới cất đƣợc tiếng gọi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bƣớc xuống dƣới giàn thiên lí. Có tiếng ngƣời đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy

trúc ở ngoài vƣờn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ƣ ?

Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dƣới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thƣờng:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu !

Thanh đi, ngƣời thẳng, mạnh, cạnh bà lƣng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che

chở cho mình nhƣ những ngày còn nhỏ.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi !

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả nhƣ thế. Căn nhà, thửa vƣờn

này nhƣ một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sắn sàng chờ đợi để mến yêu

Thanh.

---------------

Mặt trăng tròn nhô lên từ phía đằng đông. Ánh sáng trong xanh tỏa khắp khu rừng. Thỏ mẹ

cùng đàn thỏ con nắm tay nhau vui múa. Chân thỏ nhịp nhàng lƣớt theo nhịp trống. Trong

khu rừng, chim, sóc cũng chuyền cành xuống trông cho rõ.

Hai Con Chim

Mƣa rồi, trời mƣa to quá! Gió ném rào rào từng vốc nƣớc xuống mặt đƣờng. Gió lay cây rồi

giật ra từng nắm lá tung lên trời.

Giữa cảnh ấy, trên cây sấu già kia có hai con chim. Con chim bé run rẩy kêu:

- Chíp ! Chíp !

Chim lớn dỗ dành:

- Ti ri... ti ri...

Không ai biết trên cây sấu ấy có con chim lớn đang che chở cho con chim bé dƣới trời mƣa

gió.

Sáng hôm sau, khi tia nắng óng ánh vừa rơi xuống chỗ ẩn nấp, con chim lớn mở choàng mắt.

Nó giũ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng

chỗ con chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

53 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Hoa Mai Vàng

(theo "Mùa xuân và phong tục Việt Nam")

Hoa mai cũng có năm cánh nhƣ hoa đào, nhƣng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút.

Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng.

Khi nở, cánh hoa mai xoè ra mịn màng nhƣ lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt,

mƣợt mà. Một mùi thơm lựng nhƣ nếp hƣơng phảng phất bay ra. Hoa mai trổ từng chùm thƣa

thớt, không đơm đặc nhƣ hoa đào. Nhƣng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. Vì thế, khi

cành mai rung rinh cƣời với gió xuân, ta liên tƣởng đến hình ảnh một đàn bƣớm vàng rập rờn

bay lƣợn.

Chú Gà Trống Ƣa Dậy Sớm

Mấy hôm nay trời rét cóng tay. Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá. trong bếp, bác mèo

mƣớp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng gừ gừ kêu: "Eo ôi! Rét!

Rét!".

Thế nhƣng mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vƣơn mình, dang đôi

cánh to, khoẻ nhƣ hai chiếc quạt, vỗ cánh phành phạch. cái mào đỏ rực. Chú rƣớn cổ lên gáy

"o...o!" vang cả xóm. Bộ lông màu tía trông thật đẹp mắt. Chú chạy đi chạy lại quanh sân, đôi

đùi mập mạp chắc nịch.

Voi Bà Triệu Ra Trận

(theo Những vì sao đất nƣớc)

Đoàn quân Ngô vừa kéo đến của thung lũng núi Nƣa, bỗng nghe dậy lên những tiếng cồng,

tiếng lệnh dồn dập. Từ phía trƣớc mặt, xộc ra một con voi trắng khổng lồ. Ngồi trên đầu voi

là một nữ tƣớng. Quân ta từ các ngả trong rừng ùn ùn đổ ra, giáo mác, gƣơm đao vung lên

sáng loá. Quân Ngô đã bị bao vây ba mặt.

Từ trên đầu voi, Triệu Thị Trinh quát lớn, giục voi xông thẳng tới tên tƣớng Ngô. Vừa thấy

con voi huỳnh huỵch xông tới, con ngựa chiến của tên tƣớng Ngô đã chồm dựng, hí lên

những tiếng kinh hoàng, rồi quay đầu chạy. Viên tƣớng Ngô bị hất tung từ trên ngựa xuống

đất. Hắn định nhổm dậy chạy trốn. Nhƣng con voi khổng lồ đã đuổi kịp, lấy vòi quật ngã và

lấy chân giậm nát ngƣời hắn. Đám quân Ngô tháo chạy khắp các ngả nhƣ ong vỡ tổ. Thung

lũng núi Nƣa ngổn ngang xác giặc.

Ông Bác Sĩ Già

Ngô Quân Miện

Đêm ấy, bé Vân sốt cao, phải vào bệnh viện. Em lo lắng nhìn ông bác sĩ già đeo kính trắng,

cổ đeo cái ống nghe nhƣ chiếc vòng bạc. Khi khám cho Vân, đôi mày ông cứ nhíu lại nhƣ

nghĩ ngợi điều gì. Cuối cùng, đôi mắt ông sáng lên làm mẹ và Vân thấy nhẹ cả ngƣời: "Cháu

bị cảm thôi! Chị cứ yên tâm".

Đêm ấy, Vân thức dậy mấy lần. Lần nào Vân cũng thấy cái bóng áo trắng và những bƣớc

chân vội vã của ông đi qua. Mẹ bảo: "Đêm nay, có bốn, năm ca cấp cứu. Bác sĩ làm việc suốt

đêm!".

Đến bây giờ, Vân vẫn không quên đƣợc khuôn mặt hiền từ, mái tóc sợi đen sợi trắng, đôi mắt

đầy yêu thƣơng và lo lắng của ông.

54 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Đêm Sáng Trăng (trích)

Thạch Lam

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ

trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du nhƣ

sáo diều. ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đƣờng trắng xoá.

Cây Bàng

Hữu Tuởng

Ngay giữa sân trƣờng sừng sững một cây bàng.

Mùa đông, cây vƣơn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành trên, cành dƣới chi

chít những lộc non mơn mởn. Hè về, những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trƣờng.

Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

Trung Thu Độc Lập

Thép Mới

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới

trung thu và nghĩ tới các em . Trăng đêm nay sáng soi xuống đất nuớc Việt Nam độc lập yêu

quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi

quê huơng thân thiết của các em...

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai...

Ngày mai, các em có quyền mơ tuởng một cuộc sống tuơi đẹp vô cùng. Muơi muời lăm năm

nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dƣới ánh trăng này, dòng thác nuớc đổ xuống làm chạy máy

phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của

các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng

thơm, cùng với nông truờng to lớn, vui tuơi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu

độc lập đầu tiên và anh mong uớc ngày mai đây, những tết trung thu tuơi đẹp hơn nữa sẽ đến

với các em.

Bố Làm Thợ Mộc

Ngô Quân Miện

Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lƣớt trên mặt tấm ván cứ y

nhƣ con tàu lƣớt trên mặt biển, mà đám vỏ bào đùn lên cứ y nhƣ sóng biển cuộn trào. Cái con

tàu hình khối vuông dài lao vút lên trƣớc, rồi lùi lại sau. Những làn sóng, lúc thì cong vồng,

lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trƣớc mũi tàu…

Gỗ của bố thƣờng chỉ là những cái thùng cũ, những mảnh ván thừa, nhiều khi lấm lem đất

cát. Nhƣng khi lƣỡi bào, lƣỡi đục của bố đã gọt hết lƣợt da ngoài xấu xí đi, thì mặt gỗ nào

hiện ra cũng đẹp.

Tuấn rất yêu cái mùi hƣơng gỗ. Tối tối, Tuấn đi ngủ, hƣơng gỗ nhƣ còn theo Tuấn vào trong

cả giấc mơ.

55 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Cây Xoài Của Ông Em

Đoàn Giỏi

Ông em trồng cây xoài cát này trƣớc sân, khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng

cành. Trông từng chùm quả to, đu đƣa theo gió đầu hè em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ

em cũng chọn những quả chín mọng, vàng đẹp và to nhất, bày lên bàn thờ ông.

Xoài thanh ca, xoài voi, xoài tƣợng...đều ngon. Nhƣng em thích xoài cát nhất. Mùi thơm dịu

dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to.

Ăn với xoài cát chín trẩy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hƣơng, thì đối với em

không thứ quà gì ngon bằng.

Con quạ thông minh

Một con quạ khát nƣớc, nó tìm đƣợc một cái lọ có nƣớc nhƣng nƣớc trong lọ ít quá, cổ lọ lại

cao, nó không thò mỏ vào uống đƣợc. Quạ bèn nghĩ ra một cách đi nhặt những viên sỏi bỏ

vào trong lọ. Một lát sau nƣớc dâng lên, quạ tha hồ uống.

***

Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê đen đi dằng này lại. Dê trắng đi đằng kia

sang. Con nào cũng muốn tranh sang trƣớc, không con nào chịu nhƣờng con nào. Chúng húc

nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suối.

***

Truyện kể về hai ngƣời bạn đi chơi và gặp một con gấu. Một ngƣời nhanh chân trèo tít lên

cây cao. Còn ngƣời kia do chậm chân, lại ko biết trèo nên nằm im dƣới đất giả vờ chết. Con

gấu đến bên ngƣời nằm dƣới đất, nói gì đó vào tai anh ta rồi bỏ đi. Ngƣời trên cây thấy con

gấu bỏ đi liền tụt xuống đất và hỏi:" Con gấu nói gì vào tai bạn thế?". Ngƣời kia trả lời:" Con

gấu nói "ngƣời bỏ bạn lúc hiểm nguy là ngƣời không tốt!""

***

Nhà gấu ở trong rừng. Buổi sáng gấu đi bẻ măng và uống mật ong. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con

cùng béo núng nính bƣớc đi lặc lè lặc lè. Béo đến nỗi khi mùa đông tới, cả nhà gấu tránh rét

trong gốc cây, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

***

Một đàn ngỗng vƣơn dài cổ chúi mỏ về phía trƣớc, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng

vào túi quà, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lƣng Tiến. Tiến không có súng, cũng

chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng

quạc, vƣơn cổ chạy miết.

Chim Chích Bông

Tô Hoài

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

56 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh

nhẹn, đƣợc việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút.

Cặp mỏ chích bông bé tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí

hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật

trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

Buổi Sáng Mùa Hè Trong Thung Lũng

Hoàng Hữu Bội

Rừng núi còn chìm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ấm và lành lạnh, mọi ngƣời

đang ngủ ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng có tiếng một con gà trống vỗ cánh

phành phạch và cất tíêng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó rải rác khắp thung lũng, tiếng gà

gáy râm ran. mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà,

ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều... Bản làng đã thức

giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã bƣớc chân ngƣời đi,

tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát

rƣợi. khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung

lũngt rải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tƣơi tắn... Ven rừng rải rác những

cây lim trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả...

Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng

cấy lúa mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp

nhô, tiếng nói cƣời nhộn nhịp vui vẻ.

Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo con dƣờng mới đắp ,vƣợt

qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân

phơi. Tiếng cƣời giòn tan vọng vào vách đá.

Cánh Đồng Lúa Chín

Trúc Mai

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh muà đông. Lúa nặng

trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hƣơng thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa

vàng rung rinh nhƣ gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, nhƣ hoà nhịp

với tiếng hát trên các thửa ruộng. Các tổ lao động đang thoăn thoắt đƣa tay hái, xén ngang

từng bụi lúa. Nón trắng nhấp nhô, mọi ngƣời dàn thành hàng ngang nhƣ một đoàn quân đang

nhịp nhàng tiến bƣớc.

Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật là đẹp mắt.

Mùa Xuân Đến

Nguyễn Kiên

Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ.

Vƣờn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vƣờn cây ra hoa. Hoa bƣởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt.

Hoa cau thoảng qua. Vƣờn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích

choè nhanh nhảu. Những chú khƣớu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác

cu gáy trầm ngâm...

57 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Chú chim sâu vui cùng vƣờn cây và các loài chim bạn. Nhƣng trong trí nhớ thơ ngây của chú

còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trƣớc mùa

xuân tới.

Chú Chuồn Chuồn Nƣớc

Ôi chao, chú chuồn chuồn nƣớc mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lƣng chú lấp lánh. Bốn

chiếc cánh mỏng nhƣ giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh nhƣ thủy tinh. Thân

chú nhỏ và thon vàng nhƣ màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lục bình ngả

dài trên mặt hồ, bốn cánh khẽ rung rung nhƣ còn đang phân vân.

Rồi đột nhiên chú chuồn chuồn nƣớc tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lƣớt nhanh

trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú bay lên, cao hơn và xa hơn.

Dƣới tầm cánh chú bây giờ là bờ ao với những khóm khoai nƣớc rung rinh, là lũy tre xanh rì

rào trong gió, là đàn trâu thong dong gặm cỏ... Còn trên tầng cao cánh chú là bầu trời xanh

trong và cao vút.

Giàn Mƣớp

Vũ Tú Nam

Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng tƣơi, nhƣ những đốm nắng, đã nở sáng trƣng trên giàn

mƣớp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nƣớc lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá

rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau

chòi ra... bằng ngón tay... bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm chị em tôi hái

không xuể. Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi ngƣời một quả.

Lòng Mẹ

Đêm đã khuya. Mẹ Thắng vẫn ngồi cặm cụi làm việc. Chiều nay, trời trở rét. Mẹ cố may cho

xong tấm áo để ngày mai Thắng có thêm áo ấm đi học. Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dừng

mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon.

Nhìn khuôn mặt sáng sủa, bầu bĩnh của Thắng, mẹ thấy vui trong lòng. Tay mẹ đƣa mũi kim

nhanh hơn. Bên ngoài, tiếng gió bấc rào rào trong vƣờn chuối.

Mẹ Đã Về

- A! Mẹ đã về!

Phƣợng, Hà cùng reo lên rồi chạy nhanh ra cổng đón mẹ - Mẹ đã gánh lúa về. Áo mẹ ƣớt đẫm

mồ hôi. Mặt mẹ đỏ bừng ...

Hà chạy ù vào nhà lấy quạt, rối rít hỏi :

- Mẹ có mệt lắm không? Sao mẹ gánh nặng thế? Mẹ ngồi xuống đây, chúng con quạt cho mẹ.

Sau Cơn Mƣa

(Vũ Tú Nam)

Sau trận mƣa rào, mọi vật đều sáng và tƣơi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh

bóng nhƣ vừa đƣợc gội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt

trời.

58 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mẹ gà mừng rỡ "tục, tục" dắt bầy con quây quanh vũng nƣớc đọng trong vƣờn.

Làm Việc Thật Là Vui

Tô Hoài

Quanh ta, mọi ngƣời đều làm việc.

Cái đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ.

Con gà trống gáy vang ò ... ó ... o, báo cho mọi ngƣời biết trời sắp sáng, mau mau thức dậy.

Con tu hú kêu tu hú, tu hú. Thế là sắp đến mùa vải chín.

Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng.

Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tƣng bừng.

Nhƣ mọi vật, mọi ngƣời, bé cũng làm việc. Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi

với em đỡ mẹ. Bé luôn luôn bận rộn, mà lúc nào cũng vui.

Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Buổi sáng, sƣơng muối phủ trắng, cành cây bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi dồi, thung lũng,

bản làng chìm trong biển mây mù. Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy ngƣời đi

đƣờng. Gần trƣa, mây mù tan, bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trƣớc

bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm lộc non và lơ thơ những

cánh hoa đỏ thắm đầu mùa. Những cây thông già nhƣ ất chấp cả thời tiết khắc nghiệt . Trời

càng rét, thông càng xanh. Lá thông vi vui gảy lên một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa

những đám đá tai mèo, những nƣơng đỗ nƣơng mạch xanh um trông nhƣ những ô bàn cờ .

Các bà, các chị lƣng đeo gùi tấp nập đi làm nƣơng. Những con bò béo mập bƣớc đi thong thả

. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.

Núi Rừng Trƣờng Sơn Sau Cơn Mƣa

Mƣa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mƣớp, trôi dạt cả về

một phƣơng, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt

đầu mừng rỡ roị xuống.Dƣới mặt đất, nƣớc mƣa vẫn còn róc rách, lăn tăn , luồn lỏi chảy

thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bụi rậm xa gần, những chú chồn,

những co dũi với bộ lông ƣớt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến

mất. Trên các vòm lá dày ƣớt đẫm, những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bát đầu dang

hững đôi cánh lớn giũ nƣớc phành phạch, cất lên những tiếng kêu khô sắc. Xa xa, những

chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng mềm mại nhƣ một dải lụa trắng

dài vô tận ôm ấp quấn ngang các dải núi nhƣ quyến luyến, bịn rịn.

Sau trận mƣa dầm rả rích, núi rừng Trƣờng Sơn nhƣ bừng tỉnh cảnh vật thêm sức sống mới.

Trong Vƣờn

Những đợt nắng ấm áp đã làm cho khu vƣờn thay đổi. Vô vàn những tia nắng tích tụ sau

nhiều ngày đã ƣơm mật lên các thứ quả. Bây giờ, quả đã chín mọng. Khi lũ Na mở mắt hé

nhìn thì khu vƣờn đã bừng hƣơng thơm. Chị Đu Đủ đang thì thầm trò chuyện với đàn con

tròn. Hồng Xiêm lấp ló trong kẽ lá tinh nghịch chơi trò trốn tìm cùng gió. Chuối Tiêu úp mặt

vào nhau cƣời khúc khích. Bác Mít già với đàn con mập ú, xù xì thiu thiu ngủ thả hƣơng

thơm lừng. Chỉ có anh em nhà Dƣa Hấu là vô tâm nằm phơi cái lƣng đen nhoáng mà ngủ khì.

59 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Cả khu vƣờn dây lên một mùi hƣơng thơm nức. Mùi hƣơng toả trong không gian nồng nặc,

ngọt lừ lự khiến cho bất kì ai đi qua khu vƣờn cũng giật mình dừng lại

Bản Em

Bản em trên chóp núi

Sớm bồng bềnh trong mây

Sƣơng rơi nhƣ mƣa dội

Trƣa mới thấy mặt trời

Cây Pơ-mu đầu dốc

Im nhƣ ngƣời lính canh

Ngựa tuần tra biên giới

Dừng đỉnh đèo hý vang

Nhìn xuống sâu thung lũng

Nắng nhƣ rót mật vàng...

Bài Học Quý

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ đƣợc bà ngoại

gửi cho một chiếc hộp đựng nay hạt kê. Thế là hằng ngày, Sẻ ở trong tổ ăn hạt kê một mình.

Khi ăn hết, chú ta bèn quẳng hộp đi. Những hạt kê còn sót bay ra khỏi hộp. Một cơn gió đƣa

chúng đến đám cỏ non xanh dƣới một gốc cây xa lạ …

Chú Chích đi kiếm mồi, tìm đƣợc những hạt kê ngon lành ất, bèn chạy đi tìm ngƣời bạn thân

thiết của mình. Sẻ rất xấu hổ khi thấy Chích chia cho mình một nửa số hạt kê đó. Thật là một

bài học quý đối với Sẻ.

Đi Tàu Trên Sông Vôn-Ga

Tôi còn nhớ rất rõ những ngày thu vô cùng đẹp đẽ ấy. Suốt từ sáng đến tối, tôi với bà tôi

đứng trên boong tàu, dƣới bầu trời trong sáng, giữa đôi bờ sông Von - ga đƣợc mùa thu thêu

lên một màu vàng óng nhƣ hai dải lụa. Con tàu màu gạch tƣơi đi ngƣợc dòng sông, bánh lái

uể oải khuấy động mặt nƣớc xanh sẫm. Nó kéo theo ở đầu sợi dây cáp dài một chiếc xà lan

xám trông giống nhƣ con bọ đất. Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng

giờ, từng phút. Những ngọn đồi xanh giống nhƣ những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang

trọng của mặt đất; hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa nhƣ những chiếc bánh.

Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nƣớc.

- Cháu nhìn xem, đẹp chƣa kìa! - Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại và đi từ thành tàu bên này sang

thành tàu bên kia, nét mặt rạng rỡ, đôi mắt rƣng rƣng vì vui sƣớng...

Mùa Thảo Quả

Ma Văn Kháng

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa .

Gió tây lƣớt thƣớt bay qua rừng , quyến hƣơng thảo quả đi ,rải theo triền núi , đƣa hƣơng

thảo quả ngọt lựng , thơm nồng vào những thôn xóm Chin San . Gió thơm . Cây cỏ thơm .

Đất trời thơm . Ngƣời đi từ rừng thảo quả về , hƣơng thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp

khăn .

60 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hƣơng thơm lại ngây ngất

kì lạ đến nhƣ thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một

năm, đã lớn cao tới bụng ngƣời . Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai

nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dƣới bóng râm của rừng già, thảo

quả lan toả nơi tầng rừng thấp, vƣơn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dƣới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày

qua, trong sƣơng thu ẩm ƣớt và mƣa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu

kết trái. Thảo quả chín dần. Dƣới đáy rừng, tựa nhƣ đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo

quả đỏ chon chót, nhƣ chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hƣơng thơm. Rừng sáng nhƣ có lửa

hắt lên từ dƣới đáy rừng .

Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả nhƣ những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm

nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Hoa Giấy

Trần Hoài Dƣơng

Trƣớc nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tƣng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên

rực rỡ: Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết… Cả vùng trời

cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trƣớc. Tất cả nhƣ nhẹ bỗng,

tƣởng chừng nhƣ chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy chĩu chịt hoa sẽ bốc bay lên,

mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời.

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điểu mỏng mảnh

hơn và có màu sắc rực rỡ hơn. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhƣng chỉ cần một làn gió

thoảng, chúng tan nát bay đi mất.

Hoa giấy có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp

nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tƣơi nguyên; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng

tang rung rinh, phập phồng run rẩy nhƣ đang thở không có một mảy may biểu hiện của sự tàn

úa. Dƣờng nhƣ chúng không muốn mọi ngƣời phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn.

Chúng muốn mọi ngƣời lƣu giữ những ấn tƣợng đẹp đẽ mà chúng đã đem lại trong suốt cả

một mùa hè: những vồng hoa giấy đủ màu sắc giống hệt những áng mây ngũ sắc chỉ đôi lần

xuất hiện trong những giấc mơ thuở nhỏ.

Rừng Phƣơng Nam

Đoàn Giỏi

Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khhiến ngƣời ta giật mình. Lạ

quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không

chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?

Gió bắt đầu rào rào theo với khối Mặt Trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.

Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.

Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

Chim hót líu lo. Nắng bốc hƣơng hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đƣa mùi hƣơng ngọt lan xa,

phẳng phất khắp rừng.Mấy con kì nhông đang nằm phơi lƣng trên gốc cây mục. Sắc da lƣng

của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh… Con

Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm,

những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc duôi dài chạy tứ tán, con núp

chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá

ngái.

61 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Buổi Sáng Ở Hòn Gai

Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những

chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi, những ngƣời thỡ

điện, thợ cơ khí, thợ sàng rửa vội vã tới xƣởng thay ca, các chị mậu dịch viên mở cửa các

quầy hàng, các em nhỏ khăn quàng đỏ bay trên vai kéo tới lớp.

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh

cá rẽ màn sƣơng bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ƣớt át nhƣ cánh chim trong

mƣa. lƣới mui bằng. giã đôi mui cong. khu Bốn buồm chữ nhật.

Vạn Ninh buồm cánh én. nào cũng tôm cá đầy khoang. Ngƣời ta khiêng từng sọt cá nặng tƣơi

roi rói lên chợ.

Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con khoẻ, vớt hàng giờ vẫn giẫy đành đạch, vảy xám

hoa đen lốm đốm. Những con

mình dẹt nhƣ hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ

béo núc, trắng lốp, bóng mƣợt nhƣ đƣợc quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tròn, thịt

căng lên từng ngấn nhƣ cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi nhƣ muốn

bơi.

Niềm Vui Ngày Khai Trƣờng

Món quà của bố gởi về cho Lan thật đúng dịp.Một chiếc cặp màu đen có quai xách. Trong

cặp có bốn quyển vở bìa xanh biếc, một cái bút chì màu và một phong thƣ. Chao ôi! Sắp đến

ngày khai trƣờng, nhận đƣợc quà của bố Lan càng thêm náo nức. Trong thƣ bố dặn: “con

đƣợc lên lớp hai, bố vội gửi quà về cho con. Trong năm học này con hứa gì với bố thì viết thƣ

cho bố nhé!”

Các bạn ơi! Hôm nay đã vào năm học mới. Lan vui vui khi cắp chiếc cặp mới đi học. Nhƣng

Lan chƣa viết thƣ cho bố. Hứa gì với bố trong năm học này, Lan còn suy nghĩ thật kỹ rồi mới

viết.

Mải mê với chất pha mầu hồng cam ấy, tôi lần giở đến trang sách này, và không nhìn vào,

mắt ngơ ngác nhìn khoảng không nào đó, miệng lẩm bẩm đọc những gì còn đọng lại trong trí

nhớ, đang được khơi dậy và tuôn trào qua tai ...

"Các anh về

Mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ

Các anh về

Tưng bừng trước ngõ

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về...

..

Nhà lá đơn sơ

Tấm lòng rộng mở

Nồi cơm nấu dở

Bát nước chè xanh

Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau"

Bài này tôi nhớ ngày bé mình rất thuộc, nhưng sau này có lẽ 'đất cát' vào đầu cũng nhiều, nó

phủ lấp đi không ít gia tài 'đô cổ' của tôi, tôi chỉ nhớ bài thơ này của Hoàng Trung Thông, kể

ra thì có lẽ đã không nhớ tác giả, nhưng vì HTT lại gắn với bài Quê hương ...là chùm khế

62 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

ngọt mà tôi hay hát, thành ra lại nhớ. Hay nhỉ :) Tôi hài lòng vì mình còn giữ chút ít cảm

quan này.

63 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó

Chiều in nghiêng trên mảng núi xa

Con trâu trắng dẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai, nghe sáo trở về.

..

Những chú nghé lông tơ mũm mĩm

Mũi phập phồng những cánh hoa mua

Cổng trại mở, trâu vào chen chúc

Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ.

..

Vì bài này mà tôi nhớ quê ghê lắm.

Nhớ cái chuồng trâu mấy anh chị em

tôi thường ra ngồi chơi mỗi độ chiều

về, gió thổi mát rượi từ ngoài đồng

vào. Nhung nhớ thanh thản.

Trước bài này còn có những bài như

"Mẹ vắng nhà ngày bão, Về thăm nhà

[trích 'Dưới bóng hoàng lan' của

Thạch Lam], Thương ông, Trên hồ Ba

Bể, Rừng cọ quê tôi..." phong cảnh

được vẽ lên không tỉ mỉ, không hùng vĩ

nhưng với tôi, chúng đẹp tuyệt trần!

Mùa Thu Của Em

Mùa thu của em

Là vàng hoa cúc

Nhƣ nghìn con mắt

Mở nhìn trời êm.

Mùa thu của em

Là xanh cốm mới

Mùi hƣơng nhƣ gợi

Từ màu lá sen

Mùa thu của em

Rƣớc đèn họp bạn

Hội rằm tháng tám

Chị Hằng xuống xem

Ngôi trƣờng thân quen

Bạn thầy mong đợi

Lật trang vở mới

Em vào mùa thu.

64 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Cái Trống Trƣờng Em

Thanh Hào

Cái trống trƣờng em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve

Cái trống lặng yên

Nghiêng đầu trên giá

Chắc thấy chúng em

Nó mừng vui quá!

Kìa trống đang gọi

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào năm học mới

Giọng vang tƣng bừng

Bút Chì Xanh Đỏ

Bút chì xanh đỏ

Em gọt hai đầu

Em thử hai màu

Xanh tƣơi, đỏ thắm

Em vẽ làng xóm

Tre xanh lúa xanh

Sông máng lƣợn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu

Xanh màu ƣớc mơ

Em quay đầu đỏ

Vẽ nhà em ở

Mái ngói đỏ tƣơi

Trƣờng học trên đồi

Em tô đỏ thắm

Cây gạo đầu xóm

Hoa nở chói ngời

A! Nắng lên rồi

Mặt trời đỏ chót

65 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Lá cờ Tổ quốc

Bay giữa trời xanh

Chị ơi bức tranh

Quê ta đẹp quá!

Giọt Mồ Hôi

Thanh Tịnh

Mồ hôi mà đổ xuống đồng,

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nƣơng

Mồ hôi mà đổ xuống vƣờn,

Dâu xanh lá tốt vấn vƣơng tơ tằm.

Mồ hôi mà đổ xuống đầm,

Cá lội phía dƣới rau nằm phía trên.

-------

Quê em ở vùng biển

Nơi vịnh Hạ Long xanh

Núi Bài Thơ nhƣ tranh

Nghiêng nghiêng nhìn sóng biếc

Suối than ngày chảy miết

Còi tàu vang khơi xa

Buồm căng thuyền nặng cá

Ấm no theo về nhà

--------

Ai thổi sáo gọi trâu đây đó

Chiều in nghiêng trên mảng núi xa

Con trâu trắng dẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe sáo trở về

Trâu đực chạy rầm rầm nhƣ hổ

Trâu thiến dong từng bƣớc hiền lành

Cổ lừng lững nhƣ chum, nhƣ vại

Móng hến hằn in mép cỏ xanh

Nhƣng chú nghé lông tơ mũm mĩm

Mũi phập phồng dính cánh hoa mua

Cổng trại mở trâu vào chen chúc

Chiều rộn ràng trong tiếng nghé ơ

66 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Mùa Xuân Chín

Hàn Mặc Tử

Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.

Sột soạt gió trêu tà áo biếc,

Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tƣơi gợn tới trời.

Bao cô thôn nữ hát trên đồi.

- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,

Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lƣng chừng núi,

Hổn hển nhƣ lời của nƣớc mây,

Thầm thĩ với ai ngồi dƣới trúc,

Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:

"- Chị ấy, năm nay còn gánh thóc,

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang..."

Đây Mùa Thu Tới

Xuân Diệu

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng:

Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vƣờn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá...

Đôi nhánh khô gầy sƣơng mỏng manh.

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...

Non xa khởi sự nhạt sƣơng mờ...

Đã nghe rét mƣớt luồn trong gió...

Đã vắng ngƣời sang những chuyến đò...

Mây vẩn từng không, chim bay đi.

Khí trời u uất hận chia ly.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

67 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Đây Thôn Vĩ Dạ

Hàn Mặc Tử

Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vƣờn ai mƣớt quá xanh nhƣ ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đƣờng mây,

Dòng nƣớc buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đƣờng xa, khách đƣờng xa

Áo em trắng quá nhìn không ra...

Ở đây sƣơng khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà ?

Tƣơng Tƣ

Nguyễn Bính

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một ngƣời chín nhớ mƣời mong một ngƣời

Gió mƣa là bệnh của giời

Tƣơng tƣ là bệnh của tôi yêu nàng

Hai thôn chung lại một làng

Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

Bảo rằng cách trở đò giang

Không sang là chẳng đƣờng sang đã đành

Nhƣng đây cách một đầu đình

Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?

Tƣơng tƣ thức mấy đêm rồi

Biết cho ai, hỏi ai ngƣời biết cho?

Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các bƣớm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài ngồì nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

Tiếng Thu

Lƣu Trọng Lƣ

Em không nghe mùa thu

Dƣới trăng mờ thổn thức ?

Em không nghe rạo rực

68 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng ngƣời cô phụ ?

Em không nghe rừng thu,

Lá thu kêu xào xạc,

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô ?

Mùa Xuân Nho Nhỏ

Thanh Hải

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đƣa tay tôi hứng.

Mùa xuân ngƣời cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lƣng

Mùa xuân ngƣời ra đồng

Lộc trải dài nƣơng mạ

Tất cả nhƣ hối hả

Tất cả nhƣ xôn xao

Ðất nƣớc bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nƣớc nhƣ vì sao

Cứ đi lên phía trƣớc.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mƣơi

Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nƣớc non ngàn dặm mình

Nƣớc non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế...

69 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Đất Nƣớc

Nguyễn Đình Thi

Sáng mát trong nhƣ sáng năm xƣa

Gió thổi mùa thu hƣơng cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác heo may

Ngƣời ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lƣng thềm nắng lá rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cƣời thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đƣờng bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nƣớc chúng ta

Nƣớc những ngƣời chƣa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xƣa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt ngƣời yêu.

Từ những năm đau thƣơng chiến đấu

Ðã ngời lên nét mặt quê hƣơng

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Ðã bật lên những tiếng căm hờn

Bát cơm chan đầy nƣớc mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Ðứa đè cổ đứa lột da

Xiềng xích chúng bay không khoá đƣợc

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn đƣợc

Lòng dân ta yêu nƣớc, thƣơng nhà.

Khói nhà máy cuộn trong sƣơng núi

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

70 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ôm đất nƣớc những ngƣời áo vải

Ðã đứng lên thành những anh hùng.

Ngày nắng đốt theo đêm mƣa dội

Mỗi bƣớc đƣờng mỗi bƣớc hy sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh.

Súng nổ rung trời giận dữ

Ngƣời lên nhƣ nƣớc vỡ bờ

Nƣớc Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

Ðất Nƣớc (theo bản chép tay của Phạm Duy)

Sáng mắt trong nhƣ sáng năm xƣa

Gió thổi mùa thu hƣơng cốm mới

Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em.

Gió thổi mùa thu vào Hà Nội

Phố dài xao xác heo may

Nắng soi ngõ vắng

Thềm cũ lối ra đi lá rụng đầy

Ôi nắng dội chan hòa

Nao nao trời biếc

Nắng nhuộm hƣơng đồng ruộng hƣơng rừng chiến khu

Tháp Rùa lim dim nhìn nắng

Mấy cánh chim non trông vời nghìn nẻo

Mây trắng nổi tơi bời

Mấy đứa giết ngƣời hung hăng một buổi

Tháng Tám về rồi đây

Hôm nay nghìn năm gió thổi

Ðàn con hè phố môi hồng hớn hở

Ngày hẹn đến rồi

Hôm nay nghìn năm trời muôn xƣa

Các anh ngậm cƣời bãi núi ven sông.

Hà Nội ơi núi rừng.

71 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Bạn nào thuộc bài này? Rất mê say và hóm hỉnh. Đọc nhé :

Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn

Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi

Suốt tám giờ chân than mặt bụi

Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn.

Làm thợ rèn mùa hè có nực

Quai một trận nước tu ừng ực

Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi

Cũng có khi thấy thở qua tai

Làm thợ rèn vui như diễn kịch

Râu bằng than mọc lên bằng

thích

Nghịch ở đây già trẻ như nhau

Nên nụ cười nào có tắt đâu.

Hahaha, ai thi đọc thơ nữa

không?

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lù lù

Con đường nào mới đắp

Tớ san bằng tăm tắp

Con đường nào rải nhựa

Tớ là phẳng như lụa

Trời nóng như lửa thiêu

Tớ vẫn lăn đều đều

Trời lạnh như ướp đá

Tớ càng lăn vội vã

Mau chóng xong đường này

Cho các bạn trồng cây

Xe cộ bon bon chạy

Rộn rịp người qua lại

Rồi tớ lại ra đi

Cái bụng sôi ầm ì

Ngửi thấy mùi đất mới

Quãng đường xa đang đợi...

Tớ là chiếc xe lu

Đừng chê tớ lù đù

Ngày ấy học lớp 4, tớ tròn như quả bồ hòn, và từa tựa cái hình vẽ... bánh cán của em xe lu

này, nên bạn bè cả lớp đều chọc tớ là 'xe lu'... Hồi ấy có hơi cáu và hơi đỏ mặt. Nhưng lên

lớp 5 người tớ 'hẹp' hẳn lại nên tránh được ...tai tiếng :']

Cũng là một thời đầy lưu luyến buồn vui khóc cười mếu máo ...

72 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Lên Cao

Kìa anh thợ điện lên cao

Chào anh gió hát rì rào hàng dƣơng

Líu lo chim hót yêu thƣơng

Từng đôi sà xuống lƣợn vờn quanh anh

Trời xanh xanh đất xanh xanh

Dáng anh đứng giữa mênh mông đất trời

Mắc muôn dòng điện sáng ngời

Về nơi xóm vắng về nơi thị thành

Mai sau em lớn bằng anh

Em đi mắc điện sáng quanh địa cầu.

Nắng

Nắng lên cao theo bố

Xây thẳng mạch tƣờng vôi

Lại trải vàng sân phơi

Hong thóc khô cho mẹ.

Nắng chạy nhanh lắm nhé

Chẳng ai đuổi kịp đâu.

Thoắt đã về vƣờn rau

Soi cho ông nhặt cỏ

Rồi xuyên qua cửa sổ

Nắng giúp bà xâu kim.

Tiếng Chổi Tre

Tố Hữu

Những đêm hè,

Khi ve ve

Đã ngủ!

Tôi lắng nghe,

Trên đƣờng

Trần Phú

Tiếng chổi tre,

Xao xác

Hàng me

Tiếng chổi tre,

Đêm hè

Quét rác.

Những đêm đông

Khi cơn giông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đƣờng

73 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Lặng ngắt

Chị lao công

Nhƣ sắt

Nhƣ đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác

Sáng mai ra

Gánh hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đƣờng

Rực nở

Hƣơng bay xa

Thơm mát

Đƣờng ta

Nhớ nghe hoa

Ngƣời quét

Rác đêm qua.

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông

Gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe.

Tiếng Đàn Ba-La-Lai-Ca Trên Sông Đà

Quang Huy

Trên sông Đà

Một đêm trăng chơi vơi

Tôi lắng nghe tiếng Ba-la-lai-ka

Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ

Ngón tay đan trên những sợi dây đồng

Cả công trƣờng say ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Nhửng xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Và một vầng trăng lấp loáng sông Đà

74 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ngôi nhà Ôi, bài này mới thật là vui, thật là phục, thật hóm hỉnh và tài tình chứ. Mình thích

nhà nông học Lương Định Của bắt đầu từ bài này giở đi :)

Và câu nói để đời của các cô nông dân " Ối dào! Các ông ấy đi ô tô thì biết gì đến việc cày

cấy! Việc ta ta làm" thế là 'được' bác Của nhà ta thách thi cấy và bác thắng vẻ vang, vừa

nhanh, vừa đều, vừa thẳng tắp, bỏ xa hẳn cô gái cấy nhanh nhất hội những mấy hàng ^^

Em cầm tờ lịch cũ

- Ngày hôm qua đâu rồi?

Ra ngoài sân hỏi bố

Xoa đầu em, bố cười :

- Ngày hôm qua ở lại

Trên cành hoa trong vườn

Nụ hồng lớn lên mãi

Đợi đến ngày tỏa hương.

- Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong

- Ngày hôm qua ở lại

Trong vở hồng của con

Con học hành chăm chỉ

Là ngày qua vẫn còn...

.

75 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Ngày hôm qua ở lại. Trong lòng mỗi chúng ta. Ở mãi tận khơi xa. Của cuộc đời dâu bể. Mỗi

ngày ta lớn lên.

...

Một ngày ngồi lại, ngày nào đó bạn có từng nghĩ, mình muốn tìm về một lối cũ đã từng đi

qua, từ rất lâu rất lâu. Một con đường nắng chói, nhạt nhòa dấu chân của chính mình be bé

con con... Một đôi mắt biết hỏi. Một đôi môi biết cười. Từ những điều thật trẻ con?

Hôm nay là một ngày tôi đang làm như thế.

Bạn có muốn đi cùng một lúc?

Ngôi Nhà

Em yêu nhà em

Hàng xoan trƣớc ngõ

Hoa xao xuyến nở

Nhƣ mây từng chùm.

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân phơi.

Em yêu ngôi nhà

Gỗ tre mộc mạc

Nhƣ yêu đất nƣớc

Bốn mùa chim ca.

Trăng Sáng

Sân nhà em sáng quá

Nhờ ánh trăng sáng ngời

Trăng tròn nhƣ cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Em đi trăng theo bƣớc

Nhƣ muốn cùng đi chơi

Quê Em

Quê em đồng lúa nƣơng dâu

Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang

Dừa xanh tỏa mát đƣờng làng

Ngân nga tiếng hát rộn ràng tiếng thoi

------

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

76 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Đáp lời: Chào cô ạ!

Cô mỉm cƣời thật tƣơi.

Cô dạy em tập viết

Gió đƣa thoảng hƣơng nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thƣơng em ngắm mãi

Những điểm mƣời cô cho.

Lớp Một Ơi Lớp Một

Lớp một ơi lớp một

Đón em vào năm trƣớc

Nay giờ phút chia tay

Gửi lời chào tiến bƣớc

Chào bảng đen cửa sổ

Chào chỗ ngồi thân yêu

Tất cả chào ở lại

Đón các bạn nhỏ lên

Nhƣ đàn chim vỗ cánh

Tung bay trên đƣờng dài

Các bạn thân yêu nhé

Tất cả lên lớp 2

Chào cô giáo kính mến

Cô sẽ xa chúng em

Làm theo lời cô dạy

Cô vẫn luôn ở bên

Lớp một ơi lớp một

Đón em vào năm trƣớc

Nay giờ phút chia tay

Gửi lời chào tiến bƣớc

Bận

Trời thu bận xanh

Sông Hồng bận chảy

Cái xe bận chạy

Lịch bận tính ngày

Con chim bận bay

Cái hoa bận đỏ

Cờ bận vẫy gió

77 Và ta từng chia sẻ cùng nhau…

Chữ bận thành thơ

Hạt bận vào mùa

Than bận làm lửa

Cô bận cấy lúa

Chú bận đánh thù

Mẹ bận hát ru

Bà bận thổi nấu

Còn con bận bú

Bận ngủ bận chơi

Bận tập khóc cƣời

Bận nhìn ánh sáng

Mọi ngƣời đều bận

Nên đời rộn vui

Con vừa ra đời

Biết chăng điều đó

Mà đem vui nhỏ

Góp vào đời chung

Ai Dậy Sớm

Ai dậy sớm

Bƣớc ra vƣờn,

Hoa ngát hƣơng

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Đi ra đồng,

Có vừng đông

Đang chờ đón.

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi,

Cả đất trời

Đang chờ đón.

------------------ oOo ------------------