ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC...

68
19 TNG LUN NGHIÊN CU TC NGƯỜI VÀ MT SVN ĐỀ VDÂN TC VIT NAM TNĂM 1986 ĐẾN NAY PGS.TS. VƯƠNG XUÂN TÌNH * ũng như các quc gia đa tc người khác, Vit Nam, vn đề dân tc có vtrí rt quan trng, ctrong snghip đấu tranh gii phóng dân tc cũng như trong xây dng và bo vđất nước. Bi vy, sau hòa bình được lp li min Bc không lâu, vào đầu nhng năm 60 ca thế kXX, ngành Dân tc hc Vit Nam đã ra đời. Tthp niên 60 đến thp niên 70 ca thế kXX, vi nòng ct là Vin Dân tc hc, ngành Dân tc hc Vit Nam đã có nhiu đóng góp quan trng. Thành tu ni bt ca ngành trong thi gian này là thc hin nhiu nghiên cu, điu tra cơ bn đối vi các dân tc nước ta, qua đó nâng cao nhn thc vcác tc người, giúp cho vic thc hin công tác dân tc hiu quhơn. Kết quln nht ca nhng nghiên cu này là sra đời ca bn Danh mc các thành phn dân tc Vit Nam (1979) và bsách gm hai tp: Các dân tc ít người Vit Nam (Các tnh phía Bc) (Nxb. Khoa hc xã hi, Hà Ni, 1978) và Các dân __________ * Vin Dân tc hc, Vi n Hàn lâm Khoa hc xã hi Vi t Nam. C

Transcript of ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC...

Page 1: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

19

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

PGS.TS. VƯƠNG XUÂN TÌNH*

ũng như các quốc gia đa tộc người khác, ở Việt Nam, vấn đề dân tộc có vị trí rất quan trọng, cả trong sự nghiệp

đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi vậy, sau hòa bình được lập lại ở miền Bắc không lâu, vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, ngành Dân tộc học Việt Nam đã ra đời. Từ thập niên 60 đến thập niên 70 của thế kỷ XX, với nòng cốt là Viện Dân tộc học, ngành Dân tộc học Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng. Thành tựu nổi bật của ngành trong thời gian này là thực hiện nhiều nghiên cứu, điều tra cơ bản đối với các dân tộc ở nước ta, qua đó nâng cao nhận thức về các tộc người, giúp cho việc thực hiện công tác dân tộc hiệu quả hơn. Kết quả lớn nhất của những nghiên cứu này là sự ra đời của bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam (1979) và bộ sách gồm hai tập: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc) (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978) và Các dân __________

* Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

C

Page 2: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 20

tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984). Đây là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu về tộc người ở nước ta.

Sau khi các công trình trên ra đời không lâu, đất nước bước vào sự nghiệp đổi mới. Từ đó đến nay, sự phát triển của ngành Dân tộc học Việt Nam và đời sống của các tộc người ở nước ta đã có nhiều đổi thay; việc nghiên cứu về đời sống các dân tộc cũng đa dạng. Tuy nhiên, trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước (1986), ngành Dân tộc học/Nhân học của Việt Nam vẫn chưa có những tổng kết xứng tầm về việc nghiên cứu tộc người, điều đó thể hiện trong ngành chưa có những công trình phản ánh một cách tổng thể về các dân tộc ở Việt Nam trong khoảng thời gian này.

Các dân tộc ở Việt Nam là bộ sách tiếp nối công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam - gồm hai tập như đã nêu. Ngoài xem xét việc nghiên cứu về các tộc người, bộ sách còn phản ánh sự phát triển, biến đổi của các dân tộc ở nước ta từ năm 1986 đến nay, trong đó dân tộc Kinh (Việt) lần đầu tiên được giới thiệu. Bộ sách được biên soạn chủ yếu dựa trên nghiên cứu tài liệu thứ cấp kết hợp với tài liệu điền dã ở một số dân tộc.

I- BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1. Bối cảnh quốc tế

Kể từ khi Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (cũ) tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề dân tộc trên thế giới đã có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực.

Page 3: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 21

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, ý thức về tộc người, quốc gia - dân tộc (Nation - State) được khơi dậy mạnh mẽ. Đó là ý thức về sự bình đẳng giữa các dân tộc, chống áp bức dân tộc trên mọi chiều cạnh; mối quan hệ giữa tộc người và quốc gia; vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người... Ý thức ấy đã được chuyển hóa thành hành động trong chính sách, chương trình, dự án phát triển của nhiều nước, của nhiều tổ chức liên quan đến tộc người và nhóm xã hội. Sự khơi dậy của ý thức tộc người đã góp phần giữ gìn, bảo vệ văn hóa tộc người trước tác động của toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, với xu hướng giao lưu, hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, các tộc người cũng có cơ hội học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, dẫn tới bước phát triển mới trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa.

Cùng với xu hướng tích cực, đã xuất hiện chiều hướng tiêu cực về vấn đề dân tộc. Do tác động của yếu tố lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của thế giới và khu vực, mối quan hệ dân tộc ở một số nơi trở nên nóng bỏng, đặc biệt ở vùng bán đảo Ban Căng, Cápcadơ, Trung Cận Đông, Nam Á và Đông Nam Á. Tại các khu vực này vẫn đang diễn ra nhiều cuộc chiến tranh hoặc nội chiến mang màu sắc dân tộc kết hợp với tôn giáo. Một số thế lực chính trị cực đoan đã lợi dụng đặc thù về quan hệ, tình cảm, lòng tự tôn dân tộc để kích động sự nghi kỵ, hận thù và xung đột dân tộc. Các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chủ yếu dựa vào vấn đề dân tộc, tôn giáo để chiêu tập lực lượng, đẩy mạnh hoạt động.

Thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, một số thế lực quốc tế đã gắn vấn đề dân tộc, tôn giáo với vấn đề dân chủ và nhân quyền. Với luận điểm cho rằng, các dân tộc thiểu số bị mất nhân quyền, thiếu tự do, dân chủ, các thế lực này sẽ tiếp

Page 4: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 22

tục thúc đẩy mâu thuẫn giữa dân tộc thiểu số với nhà nước, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số trong những quốc gia đa dân tộc, nhất là những quốc gia theo con đường xã hội chủ nghĩa như Việt Nam1.

Trong bối cảnh chung đó, có một số vấn đề của khu vực và quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến các tộc người ở Việt Nam như:

- Sự hình thành trục hành lang kinh tế của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, gồm:

+ Trục hành lang kinh tế Bắc - Nam (Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam); Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh);

+ Trục hành lang kinh tế Đông - Tây (Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị (Việt Nam) - Savannakhet (Lào) - 7 tỉnh Đông Bắc (Thái Lan) - Mawlamyine (Mianma));

+ Trục hành lang kinh tế Nam - Nam (Băng Cốc (Thái Lan) - Phnôm Pênh (Campuchia) - Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)).

Các trục hành lang kinh tế trên đều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tộc người ở Việt Nam, nhất là gia tăng quan hệ dân tộc xuyên quốc gia.

- Việc ký kết hiệp ước biên giới hòa bình, hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia, trên cơ sở đó bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, thúc đẩy quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình: “Định hướng phát triển của Viện Dân tộc

học giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Tạp chí Dân tộc học, số 5-2013, tr.4-13.

Page 5: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 23

nước ta, biên giới được xác định rõ ràng và ổn định như hiện nay. Điều đó có tác động tích cực đến sự phát triển, song cũng đặt ra những thách thức trong quản lý quan hệ dân tộc, nhất là quan hệ dân tộc xuyên biên giới.

- Chính sách dân tộc của những quốc gia láng giềng. Các chính sách dân tộc của Trung Quốc, Lào và Campuchia, đặc biệt là chính sách Hưng biên phú dân1 của Trung Quốc có ảnh hưởng nhất định đến các dân tộc ở vùng biên giới nước ta trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

- Hoạt động của các tổ chức phản động, ly khai ở nước ngoài. Một số tổ chức phản động tại nước ngoài của người Chăm, người Khơ-me, người Hmông, của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên và những tổ chức khác hoạt động ráo riết đòi tự trị, ly khai cho các dân tộc thiểu số. Những tổ chức này thường xuyên chỉ đạo, tài trợ cho các hoạt động chống phá chính quyền, chống lại sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

- Các quan điểm, giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền của một số nước phương Tây. Trong quan hệ hợp tác phát triển liên quan đến dân tộc thiểu số của nước ta, một số nước phương Tây thường sử dụng quan điểm, giá trị về tự do, dân chủ, nhân quyền như một điều kiện. Điều đó cũng ảnh hưởng đến phạm vi, mức độ và tiến độ hợp tác, bởi có quan điểm và giá trị của phương Tây chưa được Nhà nước Việt Nam chấp nhận.

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình (Chủ biên): Văn hóa với phát triển bền

vững ở vùng biên giới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014, tr.53-55.

Page 6: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 24

2. Ở trong nước

Từ năm 1986 đến nay, có rất nhiều chính sách và sự kiện tác động tới các dân tộc ở Việt Nam. Có thể nêu một số chính sách và sự kiện chính sau đây:

- Chính sách kinh tế thị trường. Chính sách này góp phần cơ bản làm xóa bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, ngày càng gắn chặt chẽ về sản xuất và đời sống của các tộc người, kể cả ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa với thị trường vùng, thị trường quốc gia và quốc tế.

- Chính sách đất đai và việc xóa bỏ mô hình hợp tác xã kiểu cũ. Việc thực hiện Khoán 10 trong nông nghiệp, chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cho cộng đồng dân cư thôn bản được thể hiện trong Luật đất đai năm 1993, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai sửa đổi năm 2003, Luật đất đai sửa đổi năm 2014, cùng việc xóa bỏ mô hình hợp tác xã kiểu cũ, tái lập vị trí của thôn, bản trong hệ thống hành chính cấp cơ sở đã làm thay đổi sự phát triển trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở tất cả các tộc người của nước ta.

- Chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số. Chính sách này được tập trung thực hiện trong hơn hai thập kỷ qua, trong đó chú trọng vào các vấn đề đói nghèo, giáo dục và đào tạo, y tế, cán bộ..., có liên quan đến nhiều chương trình, dự án phát triển, như Chương trình 135, 134; Chương trình 661 và Chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện nghèo, cho các dân tộc đặc biệt khó khăn, cho một số dân tộc có điều kiện phát triển đặc thù (Khơ-me, Chăm, Hmông)... Theo một thống kê của TS. Nguyễn Lâm Thành, tại vùng

Page 7: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 25

miền núi phía Bắc, chỉ tính từ năm 2006 đến năm 2012, đã có 211 chính sách chung và chính sách đặc thù cho vùng này liên quan đến phát triển1. Bên cạnh những chính sách nêu trên, còn có những quan điểm, chủ trương, chính sách không liên quan trực tiếp đến các dân tộc thiểu số, nhưng vẫn có tác động sâu sắc tới các tộc người này. Ví dụ, quan điểm chỉ đạo về văn hóa, mà trọng tâm là giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, được thể hiện qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII); Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI). Những quan điểm chỉ đạo đó có vai trò chủ yếu trong việc tạo nên sự thay đổi lớn ở nhiều vùng dân tộc và nhiều tộc người.

Trong chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số kể từ sau năm 1986, còn phải kể tới việc lập ra ba Ban Chỉ đạo ở ba vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Trưởng Ban Chỉ đạo của mỗi vùng là một Ủy viên Bộ Chính trị. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam đến sự phát triển của ba vùng chiến lược này.

- Di dân tự do vào Tây Nguyên. Cuộc di dân tự do ồ ạt vào Tây Nguyên của người Kinh (Việt) từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và của các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc, nhất là trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX đã làm đảo lộn phân bố dân cư, dân tộc; làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế - xã hội của các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên.

- Xây dựng các nhà máy thủy điện. Việc xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện, đặc biệt là thủy điện Sơn La, Yaly, Đa Nhim, Lai Châu, Sê San, Sêrêpốk, Bản Vẽ... đã dẫn

__________ 1. Xem Nguyễn Lâm Thành: Chính sách phát triển vùng dân tộc

thiểu số phía Bắc Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.132.

Page 8: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 26

tới việc thực hiện tái định cư cho hàng trăm ngàn đồng bào các dân tộc. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội và biến đổi văn hóa của các tộc người ở nhiều vùng tại Tây Bắc, Trung Bộ và Tây Nguyên1.

- Bất ổn định ở Thái Bình, bạo loạn ở Tây Nguyên, Tây Bắc và những xung đột tại Tây Nam Bộ. Sự bất ổn định ở nông thôn tỉnh Thái Bình vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở một số nơi của người Khơ-me thuộc Tây Nam Bộ vào thập kỷ 90 và những năm 2000, và bạo loạn tại Tây Nguyên vào đầu những năm 2000, ở Tây Bắc vào năm 2011 đã tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tình hình an ninh - quốc phòng ở vùng nông thôn người Kinh (Việt) và ở ba vùng dân tộc.

Bối cảnh trên cùng với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã có tác động nhiều chiều tới sự phát triển của các tộc người ở Việt Nam. Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, việc nêu lên các yếu tố đó chỉ có ý nghĩa khái quát, còn trên thực tế, có rất nhiều yếu tố khác đan xen, tác động đến các tộc người ở nước ta kể từ năm 1986 đến nay.

II- VÀI NÉT VỀ NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM

1. Vai trò và lịch sử nghiên cứu về tộc người

Cho đến nay ở nước ta, mặc dù Dân tộc học đã tiếp thu

__________ 1. Theo tài liệu của Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, nếu

chỉ tính các nhà máy thủy điện lớn trên 100MW, đến nay, nước ta đã có 8 nhà máy đang vận hành, 17 nhà máy đang xây dựng, 12 nhà máy đang chuẩn bị xây dựng và 2 nhà máy đã quy hoạch (nguồn: http://www.vncold.vn/Web/ Content .aspx?distid=112, truy cập ngày 21-8-2014). Cần lưu ý: tất cả các nhà máy này đều được xây dựng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Page 9: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 27

nhiều thế mạnh của Nhân học, thậm chí có những cơ sở đào tạo chuyển đổi mã ngành, tên gọi từ Dân tộc học sang Nhân học, song việc nghiên cứu về tộc người vẫn được quan tâm. Có hai lý do của thực trạng đã nêu: 1- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, vấn đề tộc người có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển, kể cả trong lịch sử cũng như hiện tại; 2- Nhân học ở nước ta hiện nay chỉ là sự chuyển đổi từ Dân tộc học hay là sự mở rộng của Dân tộc học. Điều này có thể nhận thấy, ngay trong công trình Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học1, với tập hợp nhiều nghiên cứu của các học giả nước ngoài và trong nước2 thời gian gần đây, có khoảng trên 30% bài viết lấy tộc người là đối tượng hoặc môi trường nghiên cứu. Tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển Nhân học của Khoa Nhân học thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết: trong số 8 đề tài nghiên cứu trọng điểm của Khoa, đã có tới 5 đề tài lấy tộc người là đối tượng hoặc môi trường nghiên cứu3. Nếu nhìn rộng hơn ra thế giới, việc nghiên cứu tộc người vẫn rất được chú trọng, thậm chí có xu hướng hồi sinh và phát triển mạnh trở lại ở ngay những nước có truyền thống phát triển về Nhân học4.

__________ 1. Xem Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp

cận Nhân học, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, q.1. 2. Nhiều tác giả là người Việt Nam trong công trình này được đào tạo

về Nhân học ở nước ngoài. 3. Xem Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh: Ngành Nhân học 10 năm xây dựng và phát triển (2002 - 2012), Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr.11-12.

4. Xem Nguyễn Văn Chính: “Dân tộc học ở Mỹ: Đặc điểm, khuynh hướng và cơ sở lý luận”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2-2013, tr.103-114.

Page 10: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 28

Trong bối cảnh quan trọng của việc nghiên cứu về tộc người, thời gian qua đã xuất hiện các tổng kết, đánh giá có liên quan.

Công trình ghi dấu ấn khó phai mờ, có thể nói, vẫn là bộ sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam, gồm hai tập1. Đây là kết quả chủ yếu dựa trên nghiên cứu cơ bản và điều tra, xác minh thành phần các dân tộc ở Việt Nam vào cuối những năm 60 và những năm 70 của thế kỷ XX. Đối tượng để trình bày chính là các dân tộc thiểu số của nước ta, vì thế, ngoài phần viết tổng luận về quá trình hình thành và phát triển của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, công trình đã tập trung giới thiệu về những dân tộc thiểu số ở hai miền của đất nước. Tuy nhiên, tập thứ nhất viết về các dân tộc thiểu số ở phía Bắc được xuất bản trước khi công bố bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam nên tộc danh một số dân tộc của công trình chưa thống nhất với bản Danh mục được ban hành sau đó một năm. Dẫu còn những hạn chế khó tránh khỏi, song công trình này vẫn được ghi nhận như là bộ “bách khoa thư”, phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện về các dân tộc thiểu số của nước ta. Ở đây, người đọc có thể tìm thấy những chỉ dẫn cơ bản và cần thiết về từng dân tộc trong cả nước. Hai công trình trên cũng là cơ sở cho các nghiên cứu của những ngành kế cận như văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nông nghiệp, kinh tế2... Đây có thể xem như cuộc tổng kết lớn đầu tiên về nghiên cứu tộc người ở nước ta, với hướng chính không phải là tổng kết việc tác nghiệp, mà là sự vận động, phát triển của các dân tộc thiểu số. __________

1. Xem Viện Dân tộc học: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc), Sđd; Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam), Sđd.

2. Xem Khổng Diễn: “Viện Dân tộc học”, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - 50 năm xây dựng và phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

Page 11: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 29

Cuộc tổng kết thứ hai nghiên cứu về tộc người, có thể được ghi nhận qua công trình Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, do Khổng Diễn - Bùi Minh Đạo chủ biên1, có sự tài trợ của Ford Foundation. Công trình này ra đời trong bối cảnh tìm hướng đổi mới cho Dân tộc học - bằng việc tiếp nhận những yếu tố tích cực của Nhân học. Để đổi mới Dân tộc học, trước hết cần có tổng kết nghiên cứu trong những năm qua và vấn đề chủ yếu của công trình là nhìn nhận việc tác nghiệp Dân tộc học, mà không bàn về các tộc người. Vì vậy, ngoài việc xem xét các lĩnh vực nghiên cứu, công trình còn quan tâm đến sự hình thành và phát triển của tổ chức và đào tạo trong Dân tộc học. Nếu nhìn sâu vào việc xem xét các lĩnh vực nghiên cứu đã nêu, ngoài những vấn đề chung (tổng quan, phương pháp nghiên cứu), công trình đã có những tổng kết của một số chuyên gia về những vấn đề như kinh tế truyền thống, nông nghiệp, sở hữu đất đai, thiết chế xã hội, hệ thống thân tộc, dân số, gia đình, luật tục, tri thức địa phương, tôn giáo, văn hóa vật chất, ăn uống, giao tiếp văn hóa, ngôn ngữ...; chỉ có duy nhất một tổng kết nghiên cứu về một tộc người cụ thể, đó là dân tộc Chăm. Những tổng kết này tuy chưa phản ánh hết sự đa dạng trong Dân tộc học Việt Nam cho đến thời điểm đó, song vẫn tạo được nền tảng nhất định cho việc đánh giá một giai đoạn nghiên cứu đã qua.

Bên cạnh hai cuộc tổng kết nêu trên, còn phải kể tới các đánh giá về nghiên cứu của Viện Dân tộc học - cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, toàn diện về các tộc người ở

__________ 1. Xem Khổng Diễn, Bùi Minh Đạo (Chủ biên): Dân tộc học Việt Nam

thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.

Page 12: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 30

Việt Nam, vào những dịp kỷ niệm 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 năm thành lập Viện. Đánh giá này thường được phản ánh trong báo cáo tổng kết nhân dịp kỷ niệm nêu trên của lãnh đạo Viện, công bố trên Tạp chí Dân tộc học1.

Trong bối cảnh nghiên cứu về tộc người của Viện Dân tộc học còn phải kể tới một hoạt động khác cần được ghi nhận, đó là việc điều tra, nghiên cứu để xác minh lại thành phần một số dân tộc ở Việt Nam vào nửa đầu thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Trước tình hình có một số dân tộc muốn đổi tộc danh, những nhóm địa phương muốn tách thành dân tộc riêng, một số tộc bị ghép vào các tộc khác trước đây, nay cũng muốn tách ra, Viện Dân tộc học đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu để xây dựng kiến nghị về vấn đề này. Ngoài việc tổ chức tọa đàm về lý luận và phương pháp, việc điều tra, nghiên cứu đã được tiến hành ở trên 40 dân tộc và nhóm địa phương trong cả nước2. Đây có thể được coi là đợt tổng kết về một vấn đề

__________ 1. Xem Bế Viết Đẳng: “15 năm nghiên cứu Dân tộc học và những

nhiệm vụ hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-1983, tr.6-11; Bế Viết Đẳng: “Nhìn lại 20 năm nghiên cứu của Viện Dân tộc học”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1988, tr.9-13; Bế Viết Đẳng: “Công tác nghiên cứu Dân tộc học trong những năm qua và những nhiệm vụ trong những năm tới”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1994, tr.5-15; Khổng Diễn: “Viện Dân tộc học 30 năm xây dựng và phát triển (1968 - 1998)”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1999, tr.5-10; Khổng Diễn: “35 năm Viện Dân tộc học (1968 - 2013)”, Tạp chí Dân tộc học, số 6-2003, tr.5-10; Phạm Quang Hoan: “Viện Dân tộc học - Thành tựu 40 năm xây dựng và phát triển (1968 - 2008)”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2-2009, tr.6-9; Vương Xuân Tình: “Định hướng phát triển của Viện Dân tộc học giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Tạp chí Dân tộc học, số 5-2013, tr.4-13.

2. Xem Khổng Diễn: “Về việc xác định lại một số thành phần các dân tộc ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-2002, tr.51-59.

Page 13: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 31

liên quan đến phát triển và biến đổi của các dân tộc ở nước ta. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan nên đến nay, nghiên cứu này vẫn chưa có điều kiện công bố.

Cùng với những tổng kết, đánh giá nêu trên, còn phải kể đến các đánh giá, tổng kết liên quan đến việc nghiên cứu về tộc người trong công trình của một số tác giả, như về sự phát triển của Dân tộc học ở Việt Nam1; về quá trình tộc người ở Việt Nam2; về sự hình thành và phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam3...

2. Yêu cầu và bối cảnh mới trong nghiên cứu về tộc người

Kể từ khi công bố bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam vào năm 1979 đến nay, trải qua gần 40 năm, Dân tộc học Việt Nam chưa có cuộc tổng kết trọn vẹn nào trong việc nghiên cứu về tộc người trên cả hai phương diện: tác nghiệp nghiên cứu và những biến đổi về kinh tế - xã hội của các dân tộc. Trong khi đó, sự đổi thay trên cả hai phương

__________ 1. Xem Phan Hữu Dật: Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam,

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998, tr.74-88; Nguyễn Văn Chính: “Một thế kỷ Dân tộc học Việt Nam và những thách thức trên con đường đổi mới và hội nhập”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5 (113)-2007, tr.47-67.

2. Xem Bế Viết Đẳng: “Các quá trình tộc người ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 3-1988, tr.3-15; Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.381-500; Nguyễn Văn Huy: Từ Dân tộc học đến Bảo tàng Dân tộc học: Con đường học tập và nghiên cứu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, t.II, tr.339-369.

3. Xem Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003; Nguyễn Văn Huy: Từ Dân tộc học đến Bảo tàng Dân tộc học: Con đường học tập và nghiên cứu, Sđd, tr.407-428.

Page 14: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 32

diện ấy lại diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt kể từ những năm cuối của thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Đây là thời điểm Việt Nam mở rộng hội nhập, chú trọng chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số và cũng là khi Dân tộc học có những đổi mới. Mặt khác, đây cũng là thời điểm vấn đề dân tộc của nước ta có những diễn biến phức tạp - trong xu hướng chung của thế giới: đó là việc diễn ra các cuộc bạo loạn hay xung đột cục bộ ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ, do tác động của các thế lực thù địch và phần nào cả từ mâu thuẫn nội tại chưa được giải quyết kịp thời.

Tuy nhiên cần nhận rõ, sự cần thiết của việc tổng kết nghiên cứu một giai đoạn đã qua không phải chỉ để tổng kết, mà quan trọng hơn là nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình mới là xác định những vấn đề đang đặt ra với các tộc người ở nước ta hiện nay và xu hướng trong thời gian tới. Bởi vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, toàn diện về các dân tộc ở Việt Nam, Viện Dân tộc học đã đề xuất một kế hoạch tổng kết nghiên cứu về tộc người, được triển khai từ những năm 2012 - 2015, với sự hợp tác của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khác. Trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức ba hội nghị Thông báo Dân tộc học với mục đích nêu trên và biên soạn bộ sách về Các dân tộc ở Việt Nam.

Năm 2012, Viện Dân tộc học đã tổ chức Hội nghị Thông báo Dân tộc học với chủ đề: Nghiên cứu tộc người ở Việt Nam (1980 - 2012): Vấn đề chung và các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái Kađai. Đây là hội nghị đầu tiên của kế hoạch tổ chức Hội nghị Thông báo Dân tộc học trong ba năm (2012 - 2014), nhằm phục vụ cho việc tổng kết nghiên cứu về tộc người ở nước ta từ năm 1980

Page 15: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 33

đến nay. Thời điểm xem xét vấn đề được tính bắt đầu từ năm 1980 chính là dấu mốc sau khi công bố bản Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam vào năm 1979. Hội nghị năm 2013, ngoài các vấn đề chung, đã chủ yếu xem xét những lĩnh vực nghiên cứu về tộc người của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me. Còn Hội nghị năm 2014, ngoài những vấn đề chung, còn đi sâu xem xét các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao, Hán, Tạng - Miến và Mã Lai - Đa Đảo. Nội dung chính của các hội nghị là tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về tộc người; xem xét toàn diện vấn đề tộc người, trong đó tập trung vào các khía cạnh: quá trình tộc người (quá trình phát triển nội tại và biến đổi của tộc người), quan hệ tộc người và bản sắc văn hóa tộc người. Tại Hội nghị năm 2012, Ban Tổ chức đã nhận được 74 báo cáo, trong đó có 14 báo cáo phản ánh việc nghiên cứu về tộc người của các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và nghiệp vụ liên quan đến Dân tộc học/Nhân học ở nước ta. Hội nghị năm 2013, Ban Tổ chức đã nhận được 89 báo cáo. Còn Hội nghị năm 2014, Ban Tổ chức đã nhận được 107 báo cáo. Kết quả của ba hội nghị này đã được biên tập thành kỷ yếu và chắt lọc để xây dựng các số chuyên đề, gồm các số 1, 2-2013, số 1, 2-2014 và số 1, 2-2015 của Tạp chí Dân tộc học.

3. Một số nhận diện trong nghiên cứu về tộc người kể từ năm 1986 đến nay

Xem xét nghiên cứu về tộc người từ năm 1986 đến nay là một việc lớn, cần có sự tổng kết công phu, nhất là phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu ở từng tộc người và nhóm tộc người. Bởi vậy, phần viết này chỉ là những nhận diện bước

Page 16: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 34

đầu, dựa trên kết quả đánh giá của Viện Dân tộc học cùng một số cơ quan làm công tác nghiên cứu và giảng dạy khác được trình bày trong các hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2012, năm 2013, năm 2014 và kế thừa một bài viết của tác giả Vương Xuân Tình1.

Qua thống kê của Viện Dân tộc học và một số tổ chức nghiên cứu, giảng dạy hoặc công tác liên quan đến Dân tộc học/Nhân học trong cả nước, nghiên cứu về tộc người ở nước ta trong gần 30 năm qua vẫn được quan tâm. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ ở nguồn tư liệu của Thư viện Viện Dân tộc học, cho đến năm 2012 đã có 1.667 cuốn sách liên quan đến các tộc người ở Việt Nam2. Còn trên Tạp chí Dân tộc học, đến năm 2012, số lượng bài viết có nội dung như vậy gồm 1.809 bài trong tổng số 2.062 bài đã đăng. Những công trình này phản ánh nhiều chiều về đời sống các dân tộc, đặc biệt là về những lĩnh vực của văn hóa tộc người.

Tuy nhiên, qua thống kê đã nhận thấy một số bất cập, mà trước hết là sự thiên lệch trong nghiên cứu. Sự thiên lệch này biểu hiện ở ba khía cạnh: tộc người, địa bàn và vấn đề nghiên cứu.

Về tộc người, hầu như các dân tộc có dân số đông, dễ tiếp cận hoặc cần quan tâm đặc biệt đến phát triển kinh tế - xã

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình: “Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ

năm 1980 đến nay: Bước đầu nhận diện”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2-2013, tr.7-14.

2. Thống kê này chưa phản ánh đầy đủ, song vẫn có thể nhận thấy, Thư viện của Viện Dân tộc học đã lưu trữ được về cơ bản những cuốn sách có giá trị liên quan đến nghiên cứu tộc người ở Việt Nam.

Page 17: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 35

hội, an ninh - quốc phòng thường được chú trọng; còn các dân tộc có dân số ít, lại cư trú ở địa bàn xa xôi, hẻo lánh đều ít được nghiên cứu. Thống kê về sách và tạp chí xuất bản đã nêu, đều phản ánh tình trạng này: trong 32 năm, có 8 dân tộc chỉ được đề cập đến trong 1 cuốn sách (Chơ-ro, Xtiêng, Hrê, Cơ Lao, Thổ, Chu-ru). Có 5 dân tộc chỉ có 2 bài tạp chí đề cập (Co, La Chí, Lự, Pu Péo, Ơ-đu); và 3 dân tộc chỉ có 1 bài (Mạ, Rơ-măm, Brâu). Sự thiên lệch như vậy không chỉ được phản ánh ở bình diện chung của toàn ngành, mà còn ở từng cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề tộc người. Tại Viện Dân tộc học, qua 32 năm, có 12 dân tộc chưa từng được nghiên cứu (Bố Y, Pu Péo, Ngái, Hrê, Xtiêng, Bru - Vân Kiều, Tà-ôi, Co, Chơ-ro, Brâu)1. Tình trạng này cũng diễn ra tại những tổ chức có nhiệm vụ thực hiện công tác có liên quan đến các tộc người trong cả nước, như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam2.

Sự thiên lệch này có nguyên nhân chủ yếu từ nguồn lực của các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu về vấn đề tộc người. Đơn cử tại Viện Dân tộc học, kinh phí nghiên cứu của

__________ 1. Thống kê này được xây dựng qua xem xét 340 công trình nghiên

cứu, bao gồm các đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ, dự án điều tra, đề tài cấp cơ sở (cấp viện) và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận đại học (văn bằng 2). Số lượng trên có thể chưa đầy đủ, với nhiều lý do khác nhau. Xem Vương Xuân Tình: “Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ năm 1980 đến nay: Bước đầu nhận diện”, Tlđd.

2. Xem Lưu Hùng: “Tình hình nghiên cứu về các tộc người ở Việt Nam của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2-2013, tr.30-36; Ma Ngọc Dung: “Công tác nghiên cứu dân tộc học tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2- 2013, tr.49-57.

Page 18: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 36

Viện vốn đã hạn chế, lại được tập trung cho những nhiệm vụ cấp thiết, như các đề tài, chương trình cấp bộ; các dự án, chương trình điều tra và đề tài cấp nhà nước. Số kinh phí còn lại dành cho đề tài cấp cơ sở (cấp viện) không nhiều, vì vậy, đã ảnh hưởng nhất định đến việc tổ chức nghiên cứu cơ bản đối với các dân tộc sống tại các địa bàn khó khăn, xa xôi, cách trở về giao thông. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân chủ quan, trong đó có việc thiếu kế hoạch tổng thể của Viện cũng như của cá nhân các nhà nghiên cứu nhằm bảo đảm mối quan tâm tới mọi tộc người. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng chung của tất cả các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước1.

Nghiên cứu tộc người thường gắn với địa bàn, vì vậy, sự bất cập trong nghiên cứu các tộc người cũng gắn với bất cập về mối quan tâm tới địa bàn nghiên cứu. Miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ là nơi có nhiều công trình đề cập hơn cả: trong số 1.604 bài viết đăng trên Tạp chí Dân tộc học gắn với vùng nghiên cứu, có 973 bài (chiếm 60,9%) dựa trên kết quả nghiên cứu ở hai vùng này. Trong khi đó, vùng Nam Bộ chỉ có 53 bài (chiếm 3,4%); còn lại là vùng Trung Bộ và Tây Nguyên (có 568 bài viết, chiếm 35,7%). Nếu xem xét các sách

__________ 1. Chúng tôi đồng tình với sự nhận diện tình trạng này của các tác

giả: Lâm Bá Nam và cộng sự (2013): “Nghiên cứu và giảng dạy về tộc người ở bộ môn Nhân học”, Tạp chí Dân tộc học, số 1, 2, tr.15-23; Lưu Hùng: “Tình hình nghiên cứu về các tộc người ở Việt Nam của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, Tlđd, tr.30-36; Ma Ngọc Dung: “Công tác nghiên cứu dân tộc học tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, Tlđd, tr.49-57, khi có ý cho rằng, những thiếu sót như vậy có phần từ sự tự lựa chọn của các nhà nghiên cứu theo kiểu dễ làm, khó tránh.

Page 19: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 37

đã xuất bản được lưu trữ ở Thư viện Viện Dân tộc học, việc nghiên cứu tộc người theo vùng khá cân bằng hơn khi so sánh giữa đồng bằng Bắc Bộ, miền núi phía Bắc với vùng Trung Bộ và Tây Nguyên. Theo đó, có 445 công trình (chiếm 45,6%) nghiên cứu ở vùng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc; tương tự, số lượng ở vùng Trung Bộ, Tây Nguyên là 424 (chiếm 43,8%); còn tại Nam Bộ là 107 công trình (chiếm 10,6%). Tuy nhiên, cần lưu ý tác giả của các công trình sách thống kê nêu trên không chỉ làm việc ở lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học, mà còn ở nhiều ngành khoa học khác, như Văn hóa học, Xã hội học, Sử học, Chính trị học1...

Sự thiên lệch về vùng nghiên cứu được thể hiện rõ hơn trong kết quả nghiên cứu của những tổ chức có nhiệm vụ công tác gắn với vấn đề tộc người. Ví dụ, tại Viện Dân tộc học, có 251 nghiên cứu (chiếm 79,4%) ở vùng Bắc Bộ và miền núi phía Bắc; 52 nghiên cứu (chiếm 16,5%) ở vùng Trung Bộ và Tây Nguyên và 13 nghiên cứu (chiếm 4,1%) ở vùng Nam Bộ2. Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, số liệu tương ứng là: 164 (chiếm 70,4%), 64 (chiếm 27,4%) và 5 (chiếm 2,2%)3. Còn ở Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, số liệu tương ứng là: 69 (chiếm 84,1%), 11 (chiếm 3,4%) và 2 (chiếm 2,5%)4. Như vậy, sự thiên lệch về vùng trong nghiên cứu của các cơ

__________ 1, 2. Xem Vương Xuân Tình: “Nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam từ

năm 1980 đến nay: Bước đầu nhận diện”, Tlđd. 3. Xem Lưu Hùng: “Tình hình nghiên cứu về các tộc người ở Việt

Nam của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, Tlđd. 4. Xem Ma Ngọc Dung: “Công tác nghiên cứu dân tộc học tại Bảo

tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, Tlđd.

Page 20: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 38

quan có nhiệm vụ công tác gắn với các tộc người trong cả nước là khá rõ. Dĩ nhiên, không phủ nhận việc phần lớn các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, nghiệp vụ liên quan đến Dân tộc học/Nhân học của nước ta được tập trung ở phía Bắc, song điều đó hẳn không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng mất cân đối về địa bàn được nghiên cứu như đã nêu.

Việc thiên lệch giữa nghiên cứu cơ bản và phát triển của nghiên cứu tộc người cũng là vấn đề đáng lưu ý trong giai đoạn vừa qua. Với các bài đăng trên Tạp chí Dân tộc học, chỉ có 453 bài, chiếm 25% của tổng số bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề tộc người ở Việt Nam, có nội dung nghiên cứu phát triển. Còn với các sách xuất bản được lưu trữ tại Thư viện Viện Dân tộc học, nghiên cứu về phát triển chỉ có 189 tác phẩm, chiếm 11,3%. Điều đáng nói là những công trình nghiên cứu được coi là “cơ bản”, phần lớn nặng về miêu thuật, ít tham khảo lý thuyết, ít tính lý luận. Thậm chí, ngay việc miêu thuật cũng còn nhiều bất cập về kỹ năng và độ tin cậy của tư liệu thu thập được. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, vẫn nhận thấy sự nỗ lực đổi mới khi nghiên cứu về tộc người. Có thể nêu ví dụ: trong công trình Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học1, mặc dù chỉ có khoảng trên 30% số bài viết về tộc người, song các nghiên cứu đã thể hiện phương pháp và cách tiếp cận mới. Nghiên cứu ấy đề cập đến những vấn đề nóng bỏng trong đời sống các dân tộc hiện nay và không sa vào miêu thuật kiểu dân tộc chí, góp phần đổi mới cách thức nghiên

__________ 1. Xem Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp

cận Nhân học, Sđd, q.1, 2.

Page 21: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 39

cứu về tộc người ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa1.

Sau cùng, có một điểm mới trong nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam kể từ năm 1986 đến nay cần được ghi nhận, đó là sự tham gia ngày càng nhiều của các tác giả nước ngoài. Những tác giả này là chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam; nghiên cứu sinh hay học viên cao học lấy tộc người hoặc vấn đề liên quan đến tộc người ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Một số nghiên cứu của họ còn có sự hợp tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam. Những nghiên cứu ấy có thể dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học hoặc thuộc ngành khoa học khác, như văn hóa, xã hội học, môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế..., song có liên quan đến tộc người. Đây là hệ quả của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, mà trực tiếp là nhu cầu hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, nhu cầu nghiên cứu phát triển của các tổ chức có liên quan. Kết quả này không chỉ đem lại một số cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu mới, mà còn có cả những luận điểm mới hoặc khác biệt so với nghiên cứu của các tác giả Việt Nam. Điều đó tạo nên sự đa dạng hay vấn đề cần thảo luận, đồng

__________ 1. Xem Nguyễn Thị Thanh Bình: “Sự thách thức đối với những mô

hình thuần nhất về nuôi dạy trẻ: Tiến trình giáo dục ngôn ngữ ở một cộng đồng người Việt”, Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Sđd, q.1, tr.265-271; Trương Huyền Chi: “Họ nói đồng bào không biết quý sự học: Những mâu thuẫn trong giáo dục ở vùng đa dân tộc Tây Nguyên Việt Nam”, Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Sđd, q.1, tr.349-360; Nguyễn Thị Hiền: “Bệnh âm: chẩn đoán và chữa bệnh trong lên đồng của người Việt”, Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Sđd, q.2, tr.37-51.

Page 22: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 40

thời cũng góp phần đổi mới trong nghiên cứu về tộc người ở nước ta1.

III- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

Từ năm 1986 đến nay, có rất nhiều vấn đề về dân tộc ở Việt Nam, song chúng tôi chỉ tập trung vào ba vấn đề lớn:

1. Chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc là một bộ phận không thể tách rời trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó thể hiện rõ trong nguyên tắc “đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Hiến pháp các năm 1980, 1992; Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc ấy càng được làm rõ, đó là Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Các

__________ 1. Xem Philip Taylo: “Minorities at Large: New Approaches to

Minority Ethnicity in Vietnam”, in Journal Vietnamese Studies, Vol. 3, Issue 3, p. 3-43. ISSN 1559-372x, electronic ISSN 1559-3738, the Regents of the University of California; Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Sđd, q.1, 2; Tạp chí Dân tộc học, số 3-2014 (Số chuyên đề về chợ ở Việt Nam - kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Institute of Anthropology, Max-Planck và Viện Dân tộc học).

Page 23: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 41

chính sách cơ bản nêu trên tiếp tục được cụ thể hóa trong nhiều lĩnh vực của công tác dân tộc, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến văn hóa.

Khái niệm “chính sách dân tộc” đã được văn bản của Đảng, Nhà nước và một số công trình nghiên cứu quan tâm1... Điểm chung của khái niệm này là đều cho rằng, đây là hệ thống chính sách của chính đảng hay nhà nước đối với các tộc người trong một quốc gia, để giải quyết vấn đề dân tộc. Với Việt Nam, chính sách này có thể cho tất cả các dân tộc, cho từng vùng dân tộc hay một tộc người cụ thể, nhằm thực hiện đoàn kết giữa các dân tộc, bảo đảm phát triển của các tộc người. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) và Ủy ban Dân tộc còn nhấn mạnh, chính sách dân tộc của nước ta mang bản chất, quan điểm giai cấp của đảng cầm quyền2.

Cho đến nay ở Việt Nam, có rất nhiều chính sách dân tộc được thực hiện. Theo Đặng Kim Sơn và cộng sự3, tính đến năm 2011, đã có 182 chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số, do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành.

__________ 1. Xem Lê Ngọc Thắng: “Một số vấn đề về tác động của các thế lực

thù địch đến mối quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

2. Xem Lê Ngọc Thắng: “Quan điểm và chính sách cơ bản của Nhà nước ta về dân tộc”, Đậu Tuấn Nam (Chủ biên): Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010.

3. Xem Đặng Kim Sơn và cộng sự: Nghiên cứu rà soát, phân tích các chính sách dân tộc thiểu số và hỗ trợ xây dựng khung chính sách cho Ủy ban Dân tộc, CEMA, UNDP, 2012, tr.52, 53.

Page 24: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 42

Việc phân loại chính sách dân tộc là vấn đề khó khăn, vì vậy, khi đề cập, không ít tác giả bị lẫn giữa nguyên tắc với chính sách, giữa chính sách này với chính sách khác... Bởi trên thực tế, có những chính sách chồng chéo nhau. Ví dụ, chính sách xóa đói, giảm nghèo lại bao gồm nhiều chính sách khác như đầu tư, tài chính, giáo dục, y tế... Trong Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011 của Chính phủ về công tác dân số, đã phân loại chính sách dân tộc thành 12 loại khác nhau, song chỉ là những chính sách rất cụ thể, mà không đưa các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước như một loại hình chính sách dân tộc.

a) Chính sách vĩ mô

Chính sách này ít có thay đổi so với giai đoạn trước năm 1986 và những thay đổi chủ yếu chỉ ở một số câu chữ để phù hợp với bối cảnh mới. Điều đó được thể hiện ngay trong cương lĩnh, nghị quyết đại hội của Đảng, trong Hiến pháp năm 2013. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam”1. Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng xác định: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng,

__________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.24-25.

Page 25: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 43

giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”1.

Có thể nói, bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong chặng đường cách mạng vừa qua. Giáo sư Phan Hữu Dật còn cho rằng, đó là nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng, mang bản chất của giai cấp vô sản2. Lê Ngọc Thắng thì chỉ xếp “bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc” vào phạm trù nguyên tắc trong công tác dân tộc mà không phải là chính sách dân tộc, song cũng thừa nhận nguyên tắc này là nền tảng cơ bản của chính sách đó3.

Chính sách dân tộc ở tầm vĩ mô của Việt Nam đều xác định lợi ích, sự phát triển của mỗi tộc người phải gắn liền với lợi ích và phát triển của quốc gia - dân tộc. Dẫu được diễn đạt bằng hình thức nào trong văn kiện, như “Đại gia đình Việt Nam”, “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” hay “54 dân tộc anh em”, thì về bản chất, việc xác định nêu trên không có gì thay đổi.

Trong khi các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam hầu như không có ý kiến khác nhau về chính

__________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.51. 2. Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.713-724. 3. Xem Lê Ngọc Thắng: “Một số vấn đề về tác động của các thế lực thù

địch đến mối quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.77-79.

Page 26: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 44

sách dân tộc ở tầm vĩ mô và đều khẳng định chính sách đó là cơ sở cho thắng lợi của công tác dân tộc ở nước ta, thì một số học giả và tổ chức nước ngoài lại có những quan điểm với hàm ý phê phán. Họ cho rằng, tương tự như Trung Quốc, chính sách ở nông thôn miền núi của Việt Nam (ngụ ý thuộc chính sách dân tộc) đã chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa, đó là việc coi các dân tộc thiểu số là “lạc hậu”, “kém văn minh” hơn so với dân tộc Kinh (Việt), bởi vậy, phải để người thiểu số tiến kịp người đa số, để miền núi tiến kịp miền xuôi1. Tác giả Neil J. và cộng sự cho rằng, việc chuyển đổi các dân tộc lạc hậu cho giống hoặc bằng với thang bậc tiến hóa tự nhiên của dân tộc phát triển cao hơn (hàm ý dân tộc Kinh (Việt)) được coi là quyền và nghĩa vụ của nhóm có trình độ phát triển cao hơn. Những luận điểm này rõ ràng không phù hợp với bản chất chính sách dân tộc của nước ta2.

b) Chính sách cụ thể

Theo Cao Văn Thanh, tính đến năm 2010, ở nước ta có hơn 40 chương trình, mục tiêu, dự án lớn được triển khai

__________ 1. Xem Neil J. và cộng sự: Những khó khăn trong công cuộc phát

triển miền núi ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Salemink, Oscar: “Sedentarization and Selective Preservation among the Montagnards in the Vietnamese Central Highlands”, Turbulent Times and Enduring Peoples: Mountain Minorities in the South-East Asian Massif, JeanMichaud (ed.). London: Curzon Press, p.124-128; WB: Country Social Analysis: Ethnicity and Development in Vietnam, Report.

2. Xem Neil J. và cộng sự: Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam, Sđd, tr.19.

Page 27: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 45

thực hiện cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số1. Để tiện theo dõi, chúng tôi sẽ tổng quan lần lượt từng chính sách theo khung phân tích nêu trên.

* Chính sách xóa đói, giảm nghèo: Thực tế chính sách này không chỉ dành riêng cho các dân

tộc thiểu số mà áp dụng chung cho người nghèo ở Việt Nam, có dấu mốc quan trọng kể từ Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 1998 - 2000. Tiếp đó, các chương trình khác như 134, 135, 661... có mục tiêu chủ yếu là xóa đói, giảm nghèo, hướng tới đối tượng chính là đồng bào các dân tộc thiểu số. Khi xem xét những chính sách ấy, có ý kiến đã nhìn nhận như là chính sách kinh tế hoặc liên quan nhiều đến chính sách kinh tế. Theo chúng tôi, đó vẫn là chính sách xóa đói, giảm nghèo, bởi hàng thập kỷ qua, có lẽ không thuật ngữ nào được sử dụng nhiều bằng “xóa đói, giảm nghèo” hay “đói nghèo” khi đề cập đến các dân tộc thiểu số, kể từ các văn kiện của Đảng và Nhà nước đến những công trình nghiên cứu hay tác phẩm báo chí. Đói nghèo và cuộc chiến chống đói nghèo với các tộc người này là vấn đề nóng bỏng, nên được phản ánh sâu sắc trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Liên quan đến chính sách ấy, có rất nhiều chương trình, dự án. Trong công trình Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ

__________ 1. Xem Cao Văn Thanh: “Chính sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu

số ở nước ta hiện nay”, Đậu Tuấn Nam (Chủ biên): Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Sđd.

Page 28: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 46

Tây Nguyên, Bùi Minh Đạo cho rằng, chính sách xóa đói, giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số thể hiện qua những chương trình, dự án như Chương trình cứu trợ thường niên; Chương trình định canh, định cư; Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã (sau được gộp vào Chương trình 135); Chính sách trợ giá, trợ cước và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đối với vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa; Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; Chương trình 1351... Còn trong nghiên cứu Xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Hà Quế Lâm cho rằng, việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số nước ta được thực hiện qua sáu chương trình hay lĩnh vực, đó là: 1- Phát triển nông nghiệp, nông thôn, thủy lợi và giao thông; 2- Giải quyết việc làm; 3- Chương trình tín dụng; 4- Chương trình giáo dục, y tế với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; 5- Chương trình quốc gia số 06/CP; 6- Chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn và 7- Bảo vệ môi trường (Dự án 327, FAO, PAM)2. Nếu căn cứ vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo còn có thể đề cập đến nhiều chương trình, dự án khác.

Chính sách xóa đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số của Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn. Thành tựu đó thể hiện qua sự tăng trưởng GDP ở các tỉnh miền núi, góp __________

1. Xem Bùi Minh Đạo (Chủ biên): Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.54-60.

2. Xem Hà Quế Lâm: Xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.108-137.

Page 29: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 47

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế miền núi, vùng dân tộc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa1. Việt Nam đã giảm mức đói nghèo nhanh hơn những nước khác ở cùng mức độ phát triển tương tự2 và thực sự đã đạt được thành tích xuất sắc về giảm nghèo - chủ yếu được thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số3.

Cùng với những thành tựu, việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số cũng còn có nhiều thách thức bởi người dân nơi đây rất khó thoát nghèo4. Sự tiến bộ về giảm nghèo vẫn hạn chế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ tái đói nghèo còn cao5. Năm 2004, tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số là 61%, gấp 4,5 lần tỷ lệ nghèo của các dân tộc Việt (Kinh) và Hoa gộp lại6. Còn theo một tài liệu được công bố trong năm 2014, sau hơn hai thập kỷ tấn công nghèo đói, Việt Nam đã có 35 triệu người thoát nghèo. Tuy tỷ lệ nghèo đói của các dân tộc thiểu số đã giảm mạnh so với khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ XX, song lại có chiều hướng gia tăng khi so với dân tộc đa số; và trong khi chỉ __________

1. Xem Hà Quế Lâm: Xóa đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Sđd, tr.109-110.

2, 4. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam: Nghèo, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội, 2003, tr.59.

3. Xem Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, tr.7.

5. Xem Bùi Minh Đạo (Chủ biên): Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Sđd, tr.78.

6. Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Báo cáo cập nhật nghèo 2006: Nghèo và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2004, Tlđd, tr.9.

Page 30: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 48

chiếm khoảng 15% dân số, nhưng các dân tộc thiểu số lại có đến 53% số hộ đói nghèo1. Một số báo cáo của các tổ chức còn cho rằng, trong tiếp cận với các nguồn lực để xóa đói, giảm nghèo, các dân tộc Kinh (Việt) và Hoa có ưu thế hơn dân tộc thiểu số và đó là lý do tại sao các dân tộc thiểu số vẫn bị tụt hậu2.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên được xác định gồm cả từ phía người dân và những cơ quan có trách nhiệm triển khai chính sách. Về người dân, đó là do trình độ dân trí thấp, hủ tục lạc hậu, thói quen ỷ lại; còn với các cơ quan triển khai chính sách được xác định là chưa đầu tư đồng bộ, hợp lý; chưa thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở trong đầu tư; việc triển khai chưa phù hợp với đặc điểm của địa phương3; ít có chính sách và chương trình giải quyết có hiệu quả việc thu nhập thấp của các dân tộc thiểu số4; hoặc do người dân có ít đất đai màu mỡ5...

* Chính sách đất đai: Đất đai là nguồn vốn quan trọng trong sinh kế của

__________ 1. Ủy ban Dân tộc, UNICEF: Kỷ yếu Hội thảo góp ý Khung đề án

phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội, tháng 4-2014.

2. Xem AF- IDS: Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam, DFID, 2008, tr.5; Ủy ban Dân tộc, UNDP: Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135-II, Hà Nội, 2008.

3. Xem Bùi Minh Đạo (Chủ biên): Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xoá đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Sđd, tr.77-78.

4. Xem AF- IDS: Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tlđd, tr.6.

5. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam: Nghèo, Tlđd, tr.29.

Page 31: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 49

nông dân các dân tộc, bởi vậy, từ năm 1986 đến nay, đã có nhiều chính sách đất đai được ban hành. Trong giai đoạn này, đã có những đột phá về chính sách đất đai: đó là việc thực hiện Khoán 10, là sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai sửa đổi năm 2013. Với các chính sách đất đai đã ban hành, đặc biệt với 5 quyền của chủ sử dụng đất, đã có tác động tích cực, góp phần nâng cao năng suất trong nông nghiệp của nhiều vùng dân tộc thiểu số; làm xuất hiện đội ngũ chủ trang trại vừa và nhỏ; thay đổi nếp sống từ du canh sang định canh; thay đổi nếp sống từ khai thác rừng sang trồng và bảo vệ rừng; tăng cường cư trú xen cài giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển thương mại và kỹ thuật; và góp phần nâng cao công bằng giới1.

Bên cạnh mặt tích cực, chính sách đất đai kể từ sau năm 1986 còn tồn tại một số hạn chế. Tranh chấp đất đai đã nổi lên khi tiến hành thực hiện Khoán 10, Chỉ thị số 364-CT và Luật đất đai năm 1993. Tranh chấp này diễn ra phổ biến ở vùng Đông Bắc và đặc biệt ở vùng Tây Nguyên2. Đó là tranh

__________ 1. Xem Trần Đăng Tuấn: “Chia đất cho con trong hộ gia đình”, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học Hưởng dụng đất ở vùng cao Việt Nam, GENDCEN, Hà Nội, 2003; Vương Xuân Tình: “Rừng cộng đồng với xóa đói giảm nghèo của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 6-2008.

2. Xem Vương Xuân Tình: “Những biến đổi kinh tế - xã hội ở một huyện vùng thấp, biên giới”, Viện Dân tộc học: Những biến đổi kinh tế - văn hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; La Công Ý: “Một số vấn đề quan hệ ruộng đất ở tỉnh Bắc Kạn sau thực hiện Khoán 10”, Tạp chí Dân tộc học, số 6, 2001; Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng: Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.

Page 32: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 50

chấp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và cả giữa tập thể với nhau. Nguyên nhân của tranh chấp chủ yếu do thay đổi chế độ sở hữu và sử dụng đất và quá trình triển khai chính sách đất đai mới. Ngoài ra, tình trạng thiếu đất canh tác của nhiều hộ hay nhiều địa phương dân tộc thiểu số còn bởi việc bao chiếm đất đai của nông lâm trường, mua bán đất đai của người Kinh (Việt), mở rộng cây công nghiệp; bởi chính sách giao đất giao rừng của Luật đất đai năm 1993 và năm 20031. Để giải quyết việc thiếu đất canh tác của hộ gia đình dân tộc thiểu số, Nhà nước đã thực hiện Chương trình 134, song vẫn không đáp ứng được nhu cầu về đất của nông dân vì nhiều địa phương không còn quỹ đất2.

Chính sách đất đai còn tạo nên tình trạng phân hóa đất đai. Hộ nhiều đất không những có tổng diện tích lớn, mà còn có nhiều loại đất, đặc biệt là đất tốt và rừng3. Mặt khác, Luật đất đai và các chính sách đất đai sau năm 1986 chỉ có tác dụng rõ rệt trong xóa đói, giảm nghèo ở cư dân vùng thung lũng, còn với cư dân vùng cao, vùng sâu lại chưa có tác dụng đáng kể4.

__________ 1. Xem Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng: Sở hữu và sử dụng

đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Sđd, tr.118-133. 2. Xem Vương Xuân Tình: “Hưởng dụng đất với xóa đói giảm nghèo của

các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 2-2007. 3. Xem Tô Xuân Phúc: “Sự đa dạng trong hưởng dụng đất ở vùng cao

Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-2002; Vương Xuân Tình: “Hưởng dụng đất với xoá đói giảm nghèo của các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam”, Tlđd.

4. Xem Vương Xuân Tình: “Rừng cộng đồng với xóa đói giảm nghèo của các dân tộc thiểu số miền núi Việt Nam”, Tlđd.

Page 33: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 51

* Chính sách đầu tư: Chính sách này hiểu theo nghĩa rộng là tất cả mọi đầu tư

của Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số, thể hiện rõ nhất ở các chương trình, dự án. Bởi vậy, chính sách đầu tư đã được thể hiện phần nào trong chính sách xóa đói, giảm nghèo, cụ thể là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho hộ gia đình nông dân (điển hình là Chương trình 135). Tuy nhiên, việc đầu tư lại chưa đồng bộ, ít góp phần nâng cao sản xuất và đời sống người dân1.

Trong nhiều năm qua, chính sách đầu tư ở vùng dân tộc thiểu số chưa thu hút các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Việc đầu tư này thường chỉ chú trọng ở một số vùng dễ thu được lợi nhuận2.

* Chính sách cán bộ: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở vùng dân tộc thiểu số là vấn

đề quan trọng, vì vậy, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Kể từ năm 1986 đến nay, có nhiều chính sách liên quan đến cán bộ tại vùng này, bao gồm chính sách với cán bộ người dân tộc thiểu số và cán bộ công tác tại vùng dân tộc thiểu số - kể cả người Kinh (Việt).

Trong số chính sách liên quan đến các vấn đề nêu trên, đáng lưu ý là Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010

__________ 1. Xem Bùi Minh Đạo (Chủ biên): Thực trạng đói nghèo và một số

giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Sđd, tr.78.

2. Xem Hoàng Nam: “Quan hệ dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.40-42.

Page 34: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 52

được thông qua tại Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg, ngày 8-12-2006 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của Đề án là nâng cao trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ thiểu số cấp xã, phường để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Nội dung đào tạo rất phong phú, gồm giáo dục phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học văn phòng. Bên cạnh đó, còn có chính sách bố trí việc làm cho học sinh cử tuyển sau khi tốt nghiệp1.

Để tạo điều kiện phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, với việc hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, định mức lao động, tiền thuê đất, nguồn vốn hỗ trợ và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có liên quan (Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg, ngày 8-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ tình nguyện, có trình độ đại học về làm phó chủ tịch xã cho 500 xã đặc biệt khó khăn của vùng dân tộc và miền núi trong giai đoạn 2013 - 2020 (Quyết định số 1758/QĐ-TTg, ngày 30-9-2013 của Thủ tướng Chính phủ).

* Chính sách giáo dục và đào tạo: Trong chính sách này, đáng lưu ý là các vấn đề về hệ

thống giáo dục - đào tạo, chương trình giảng dạy, cơ sở vật

__________ 1. Xem Ủy ban Dân tộc, UNICEF: Kỷ yếu Hội thảo khoa học góp ý

Khung đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tlđd, tr.32-33.

Page 35: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 53

chất (trường, lớp), đội ngũ giáo viên và học sinh. Ở Việt Nam, đã có chính sách xây dựng hệ thống giáo dục chuyên biệt cho dân tộc thiểu số, đó là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy và học tiếng dân tộc thiểu số và đào tạo chuyên biệt (dự bị đại học; đào tạo cử tuyển; ưu tiên điểm với học sinh thi đại học, cao đẳng; hỗ trợ học sinh nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn; đào tạo dạy nghề)1. Ngoài ra, việc thành lập các “lớp ghép”, “lớp nhô” cho một số nơi ở vùng dân tộc thiểu số ở thời điểm khó khăn là một trong những sáng tạo của Việt Nam, để giải quyết điều kiện đặc thù2. Tuy nhiên, trong chương trình giảng dạy, học sinh ở vùng miền núi thường bị quá tải3. Đến nay, chương trình học của học sinh dân tộc thiểu số tuy có giảm tải, song nhìn chung vẫn còn rất nặng, đặc biệt đối với học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với chương trình học, vấn đề dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng được thảo luận, song hầu như chưa có

__________ 1. Xem Ủy ban Dân tộc, UNICEF: Kỷ yếu Hội thảo khoa học góp ý

Khung đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tlđd.

2. Xem Bui The Cuong, Vuong Xuan Tinh: Health and Education Needs of Ethnic Minorities in the Greater Mekong Sub-Region, Vietnam Country Report, ADB, 2000; RTI International: Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP), December, Report, 2008; Nguyễn Ngọc Thanh: “Tác động của chính sách giáo dục đến quan hệ dân tộc”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Tlđd.

3. Bui The Cuong, Vuong Xuan Tinh: Health and Education Needs of Ethnic Minorities in the Greater Mekong Sub-Region, Ibid.

Page 36: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 54

sự thống nhất về nhân rộng mô hình và trên thực tế, công việc này được coi là ít thành công1.

Cơ sở vật chất của giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số đã được cải thiện, kể từ khi triển khai Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72-HĐBT ngày 13-2-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi cùng nhiều chương trình, dự án khác. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở vật chất vẫn nghèo nàn, thiếu thốn so với yêu cầu, nhất là ở vùng cao hay vùng sâu. Đó là việc thiếu phòng học cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên, trường lớp chưa bảo đảm về tiêu chuẩn, thiếu dụng cụ học tập, thậm chí thiếu cả sách giáo khoa2. Về giáo viên, còn có tình trạng thiếu giáo viên dân tộc thiểu số, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, giáo viên không đạt chuẩn cũng hầu hết là người dân tộc thiểu số. Tình trạng ấy phản ánh việc chuẩn bị chưa tốt về nguồn lực và chính sách đãi ngộ giáo viên còn hạn chế.

* Chính sách y tế: Chính sách y tế đối với dân tộc thiểu số có liên quan tới

một số chính sách và chương trình phát triển khác, song trọng tâm là chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân, cụ thể là cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; ngoài ra, __________

1. Xem Vũ Thị Thanh Hương: “Giáo dục ngôn ngữ cho các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam: Một số vấn đề chính sách và thực tiễn”, Hiện đại và động thái truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, Sđd, q.2, tr.358.

2. RTI International: Social Assessment for Vietnam School Education Assurance Project (SEQAP), December, Report, 2008.

Page 37: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 55

chính sách này được lồng ghép trong các chương trình phòng, chống sốt rét; phòng, chống bướu cổ; phòng, chống HIV/ADIS, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, y tế thôn, bản... Với chính sách ưu tiên cho người nghèo - đối tượng chủ yếu là dân tộc thiểu số nên mặc dù ngân sách còn hạn chế, Nhà nước vẫn bảo đảm việc khám, chữa bệnh miễn phí. Để thực hiện chính sách quan trọng này, hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở được tăng cường để phù hợp với điều kiện địa hình ở vùng núi, vùng sâu - nơi phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đó là một trong những lý do khiến tỷ lệ người đến khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở nhiều hơn tuyến huyện và tỉnh; và theo đó, việc tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được nâng cao1.

Để chính sách y tế của Đảng và Nhà nước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, Bộ Y tế đã quy định cán bộ y tế cấp huyện và cơ sở phải biết tiếng dân tộc thiểu số. Mặt khác, việc đào tạo nguồn nhân lực y tế là người dân tộc thiểu số cũng được chú trọng. Tại một số tỉnh ở miền núi phía Bắc, cán bộ dân tộc thiểu số đã đảm nhiệm được hầu hết nhiệm vụ ở tuyến cơ sở2.

__________ 1. Xem Bộ Y tế: Báo cáo đánh giá một năm thực hiện Quyết định 139

về khám chữa bệnh cho người nghèo, Hà Nội, 2004; Ủy ban Dân tộc, UNDP: Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135-II, Tlđd; Ủy ban Dân tộc, UNICEF: Kỷ yếu Hội thảo khoa học góp ý Khung đề án phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Tlđd, tr.32-33.

2. Xem Đàm Viết Cương: “Vấn đề khám chữa bệnh cho người nghèo là dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Thế giới: Xóa đói giảm nghèo - Vấn đề và giải pháp ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 2004, tr.102.

Page 38: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 56

* Chính sách văn hóa: Từ năm 1986 đến nay, cùng với nhiều chính sách khác

liên quan trực tiếp hay gián tiếp, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII được xem là có tác động lớn đến đời sống văn hóa của các tộc người ở nước ta. Từ sau Nghị quyết này, đã diễn ra sự “phục sinh” văn hóa truyền thống của các dân tộc. Dưới tác động của chính sách đó, có rất nhiều hoạt động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số, mà trọng tâm là việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tộc người; xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở; nâng cao sự hưởng thụ văn hóa của người dân. Theo đó, nhiều công trình văn hóa, lễ hội truyền thống được khôi phục; phong trào văn hóa ở cơ sở được nâng cao; văn hóa tộc người phong phú thêm do giao lưu, tiếp xúc; và văn hóa cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã tiếp tục phát huy thành tựu và khắc phục những hạn chế của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII.

* Chính sách vùng dân tộc thiểu số: Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, sau sự việc

bạo loạn ở Tây Nguyên, việc phát triển vùng ở Việt Nam, nhất là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống

__________ 1. Xem Trần Văn Bính (Chủ biên): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc -

Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Lê Ngọc Thắng: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2009; Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (Đồng Chủ biên): Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.

Page 39: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 57

được quan tâm sâu sắc. Điều đó thể hiện trước hết ở việc Đảng và Nhà nước thành lập ba Ban Chỉ đạo, do ba Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách: Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. Theo đó, có nhiều chính sách, chương trình, dự án riêng cho các vùng này được triển khai nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trong vùng. Chỉ tính tại Tây Nguyên, đã có một số chính sách riêng về đất đai, giao đất, giao rừng, giáo dục... mà đối tượng chính được thụ hưởng là các dân tộc thiểu số. Đến nay, Nhà nước đang cho phép triển khai “Chương trình Tây Nguyên III”, “Chương trình Tây Bắc” và đang chuẩn bị triển khai “Chương trình Tây Nam Bộ” để xây dựng cơ sở cho kế hoạch phát triển tổng thể của các vùng này trong thời gian tới.

* Chính sách riêng đối với một số dân tộc: Trong chính sách dân tộc ở nước ta, nếu chỉ kể từ năm

1986 đến nay, đã có một số chính sách được dành riêng cho những dân tộc đặc thù. Đó là chính sách đối với các dân tộc như Hoa, Chăm, Khơ-me và Hmông. Khi thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi và dân tộc, Nhà nước còn có chính sách với những dân tộc thuộc diện đặc biệt khó khăn, có dân số ít. Theo đó, chỉ tính từ năm 1991 đến năm 1994, Ban Bí thư đã ra ba chỉ thị/thông tri về các dân tộc Chăm, Khơ-me và Hmông; và đầu những năm 2000, các dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ-măm, Brâu, Ơ-đu được Chính phủ đưa vào đề án hỗ trợ cho các dân tộc đặc biệt khó khăn.

2. Sự biến đổi kinh tế - xã hội của các dân tộc

Dưới tác động của chính sách dân tộc, của sự nghiệp công

Page 40: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 58

nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong bối cảnh toàn cầu hóa, đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc ở Việt Nam có rất nhiều đổi thay kể từ năm 1986 đến nay.

a) Phân bố dân cư - dân tộc

Gần 30 năm kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, ở nước ta đã diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ trong phân bố dân cư - dân tộc. Thực ra, thay đổi này là sự tiếp nối của một quá trình từ khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ XX ở miền Bắc và từ sau năm 1975 ở miền Nam. Quá trình đó gắn với chính sách di dân có kế hoạch để thực hiện định canh, định cư, xây dựng vùng kinh tế mới, phòng thủ tuyến biên giới, tái định cư do xây dựng các công trình thủy điện và gắn với cả việc di cư tự do1.

Việc di dân, kể cả theo kế hoạch hay tự do, đã làm thay đổi cục diện phân bố dân cư - dân tộc, đặc biệt là ở vùng miền núi nước ta. Trong các khu vực ở miền núi, sự tác động của di dân đến việc phân bố đó xảy ra mạnh mẽ là ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Tại Tây Bắc, với việc xây dựng các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu, đã phải thực hiện tái định cư cho hàng trăm ngàn người, mà chủ yếu là các dân tộc Mường, Thái, Khơ-mú, Kháng2... Còn tại Tây Nguyên, __________

1. Xem Đặng Nguyên Anh: Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006, tr.96-146.

2. Xem Diệp Đình Hoa: Cộng đồng dân tộc Tây Bắc Việt Nam và thủy điện, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Trần Văn Hà (Chủ biên): Nghiên cứu tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011; Phạm Quang Hoan (Chủ biên): Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012.

Page 41: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 59

sự thay đổi phân bố dân cư - dân tộc diễn ra chủ yếu dưới tác động của di dân xây dựng kinh tế mới và di dân tự do1. Nếu như năm 1976, ở Tây Nguyên mới chỉ có 1,2 triệu người, thì đến năm 2011, cả vùng này đã có khoảng 6 triệu người với cả 54 dân tộc.

Hệ quả của di dân tới việc phân bố dân cư - dân tộc là làm gia tăng việc cư trú xen cài giữa các dân tộc. Đến nay, tại khu vực miền núi và dân tộc, hầu như không còn xã nào chỉ có một tộc người sinh sống. Mặt khác, di dân cũng làm cho địa bàn cư trú truyền thống của các tộc người bị đổi thay. Một số dân tộc như Tày, Nùng, Mường, Thái, Hmông, Dao... trước đây chủ yếu chỉ cư trú tại miền núi phía Bắc, nay đã có mặt ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Nam, nhất là Tây Nguyên. Tại Tây Nguyên, trước năm 1975, chủ yếu chỉ có đồng bào dân tộc tại chỗ, đến nay sau gần 40 năm, đã có cả 54 dân tộc của Việt Nam tới sinh sống và các dân tộc tại chỗ chỉ còn chiếm khoảng 20%. Trong số các tộc người di cư đến từ năm 1986 tới nay, ngoài người Kinh (Việt), còn có đông đảo các dân tộc ở miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Mường, Hmông, Dao...

Vẫn do di cư, nhất là tái định cư bởi xây dựng thủy điện, đã khiến một bộ phận của một số tộc người thay đổi cơ bản về điều kiện sống, biến họ từ cư dân canh tác ruộng nước thành cư dân canh tác nương rẫy, kết hợp với các loại hình canh tác khác trên đất dốc, như với người Mường, người Tày, người Thái ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu...

__________ 1. Xem Đặng Nguyên Anh: Chính sách di dân trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Sđd, tr.117-139.

Page 42: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 60

b) Đất đai và tài nguyên rừng

Do tác động của chính sách giao đất, giao rừng, tác động của kinh tế thị trường và gia tăng dân số đã dẫn đến nhiều biến đổi trong sở hữu, sử dụng đất đai và tài nguyên rừng ở đồng bào vùng dân tộc và miền núi.

Thiếu đất đai trong canh tác và cư trú là tình trạng khá phổ biến tại nhiều nơi. Sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học, cùng với việc sử dụng đất vào các công trình công cộng khiến cho bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm, thậm chí không đủ sản xuất. Ngay đất ở tại vùng miền núi cũng bị thiếu thốn bởi những khu đất bằng có thể dựng nhà ở các địa phương không nhiều1.

Cùng với tình trạng thiếu đất là sự phân hóa về đất đai. Do việc giao đất theo nguyên canh, do mua bán, do tình trạng đòi lại đất ông cha khi thực hiện giao đất, giao rừng, nên đã dẫn đến sự tập trung ruộng đất. Ở tỉnh Đắk Lắk, số hộ mất đất do bán đất chiếm tới 43,8% trong tổng số sáu loại hình mất đất; tương tự, ở Đắk Nông, tỷ lệ này còn lên tới 55,5%2. Tại khu vực miền núi phía Bắc, có địa phương, hộ nhiều đất có diện tích nhiều gấp hàng chục lần so với hộ ít đất. Còn ở Tây Nguyên, hộ nhiều đất có đến hàng trăm hécta3. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều hộ gia đình Khơ-me không còn đất sản xuất do phải bán đất hoặc cầm cố đất đai

__________ 1, 3. Xem Vương Xuân Tình: “Hưởng dụng đất với xóa đói giảm

nghèo của các dân tộc thiểu số ở miền núi Việt Nam”, Tlđd. 2. Xem Đỗ Anh Tuấn: “Chân dung người nông dân Việt Nam”, Kỷ

yếu Hội thảo khoa học: Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, IOS, Ipsard, Hà Nội, tháng 12-2013.

Page 43: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 61

cho người Kinh (Việt). Để giải quyết vấn đề thiếu đất trong canh tác và đất ở, Nhà nước đã phải ban hành Chương trình 134. Qua thực hiện Chương trình, Nhà nước đã cấp đất cho hàng chục nghìn hộ gia đình thiếu đất của nhiều vùng dân tộc thiểu số.

Kể từ sau năm 1986, nhất là vào khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ XX và đầu những năm 2000, tài nguyên rừng cũng bị suy kiệt nhanh chóng. Tình trạng phá rừng diễn ra tràn lan. Tại một số địa phương ở vùng Tây Bắc, như tỉnh Sơn La, có lúc độ che phủ của rừng chỉ còn trên dưới 10%. Ở Tây Nguyên, nếu như trước năm 1975, độ che phủ rừng còn khoảng 80%, thì vào đầu những năm 2000, độ che phủ chỉ còn khoảng 20% và có nhiều nơi, về cơ bản, rừng đã bị mất.

Trước thực trạng đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để trồng và phục hồi, bảo vệ rừng, như Chương trình 327, Dự án 661, Chương trình trồng mới 5 triệu hécta rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng... Qua đó, các chính sách này đã tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc. Đến năm 2012, độ che phủ của rừng trên toàn quốc đã đạt trên 40%, trong đó cây rừng là 39%1.

c) Đói nghèo

Đói nghèo ở các dân tộc của Việt Nam, nhất là tại vùng dân tộc thiểu số là vấn đề nóng bỏng trong nhiều thập kỷ kể từ năm 1986 đến nay. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam vẫn là 58%2, trong đó, tỷ lệ đói

__________ 1. Theo Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về độ che phủ rừng năm 2012, ngày 31-7-2013. 2. Xem Báo cáo Phát triển Việt Nam: Nghèo, Tlđd, tr.XI.

Page 44: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 62

nghèo của một số nơi tại vùng dân tộc thiểu số như ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu... có khi lên tới 100%. Từ năm 1990 đến năm 2010, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7%, với khoảng 30 triệu người. Tuy nhiên, cá biệt có vùng còn 60 - 70% hộ nghèo. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, trong khi các tộc người này chỉ chiếm gần 15% dân số. Thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước1. Đáng lưu ý là tình trạng nghèo kinh niên ở các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao - tới 47,1%, trong đó vùng Bắc Trung Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Có tộc người như Hmông, tỷ lệ hộ nghèo tới 83,4%, còn với các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, tỷ lệ đó là 75,2%2.

Đói nghèo của các tộc người thể hiện trên nhiều khía cạnh, song chủ yếu qua thu nhập, tình trạng lương thực, điều kiện nhà ở, sử dụng nước sạch, giáo dục và y tế. Đặc trưng nghèo từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX vẫn còn tiêu biểu cho giai đoạn hiện nay, đó là học vấn thấp, kỹ năng làm việc hạn chế, phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc, cô lập về địa lý và xã hội, chịu các thiệt thòi do thiên __________

1. Theo tài liệu của Hội thảo khoa học: Mười năm thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam: Thành quả - Cơ hội - Thách thức, do Tạp chí Cộng sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng tổ chức, Hà Nội, http://vov.vn/Xa-hoi/Cuoi-2013-ty-le-ho-ngheo-ca-nuoc-giam-con-76/268534.vov, ngày 20-4-2014.

2. Xem Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr.16-18.

Page 45: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 63

tai và rủi ro1. Nếu xem xét dưới góc độ nghèo đa chiều, tình trạng nghèo của các dân tộc thiểu số còn nghiêm trọng hơn kết quả cho biết về tỷ lệ nghèo trong những số liệu thống kê thời gian qua. Theo Phùng Đức Tùng, Phạm Việt Quân và Đặng Thái Hưng, có đến gần 4/5 trẻ em dân tộc thiểu số là nghèo đối với ít nhất 2 trong số các chiều cơ bản của mức sống (gồm giáo dục, sức khỏe, điều kiện nhà ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em và hòa nhập xã hội)2.

Cho đến nay, tuy đã có nhiều thành tựu về giảm nghèo, song thách thức chính về đói nghèo ở các tộc người của nước ta vẫn là nghèo còn tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số và miền núi; khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng giữa vùng, miền và các nhóm xã hội; gia tăng nhiều loại rủi ro; tăng trưởng kinh tế - động lực chính của giảm nghèo trên diện rộng đã chậm lại; nông nghiệp trì trệ và hiệu quả thấp, được đầu tư thấp, đòi hỏi phải tái cơ cấu mạnh mẽ; và việc cải thiện công tác quản trị nhằm phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn ngày càng trở nên cấp bách3.

__________ 1. Xem Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: “Một số vấn đề về

đời sống văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, Tlđd.

2. Xem Phùng Đức Tùng, Phạm Việt Quân, Đặng Thái Hưng: “Báo cáo đánh giá thực trạng nghèo dân tộc thiểu số, 2007 - 2012”, Hội thảo khoa học: Chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Bài học kinh nghiệm và định hướng giai đoạn 2015 - 2020, UN, Hà Nội, tháng 5-2014.

3. Xem Oxfam: “Bức tranh nghèo và các thiết chế xã hội trong phát triển nông thôn và giảm nghèo”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chân dung người nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, Tlđd.

Page 46: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 64

d) Bản sắc văn hóa tộc người

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bản sắc văn hóa của các tộc người ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là việc nhiều thành tố văn hóa bị xói mòn hoặc biến mất; một số đặc trưng văn hóa bị phai nhạt; và văn hóa của các tộc người đã tiếp thu nhiều yếu tố của nền văn hóa khác.

Có hai xu hướng chính tác động đến bản sắc văn hóa của các tộc người: tác động của văn hóa ngoại lai đến văn hóa của các tộc người ở Việt Nam (chủ yếu với người Kinh (Việt)) và tác động của văn hóa Kinh (Việt) đến văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Văn hóa ngoại lai được xác định là văn hóa ngoài Việt Nam1. Kể từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, hướng chính của văn hóa ngoại lai tác động vào Việt Nam là văn hóa phương Tây, mà đại diện là văn hóa Mỹ và văn hóa của một số nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Sự tác động của văn hóa ngoại lai vào văn hóa của người Kinh (Việt) là các giá trị tự do, dân chủ, tôn giáo và một số lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc.

Những giá trị của tự do, dân chủ mà chúng ta vẫn thường gọi là “tự do, dân chủ tư sản” của các nước phương Tây, phải thừa nhận là có sức hấp dẫn nhất định, đã được một số tầng lớp, nhất là trí thức và thanh niên đón nhận. Trong các giá trị này, tự do cá nhân, quyền của con người

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình (Chủ biên): Văn hóa với phát triển bền

vững ở vùng biên giới Việt Nam, Sđd, tr.47, 165.

Page 47: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 65

và thượng tôn pháp luật được đề cao. Tuy nhiên, việc tiếp thu những giá trị đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thay đổi cấu trúc gia đình truyền thống - bởi tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, trẻ em phải sống trong cảnh thiếu bố hoặc mẹ, hay người già ít được chăm sóc..., dẫn đến thay đổi tinh thần cộng cảm trong quan hệ cộng đồng vốn được đề cao.

Cùng với tự do, dân chủ, các tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên Chúa giáo, Tin lành cũng phát triển. Sự phát triển của các tôn giáo này được đặt trong bối cảnh hồi sinh và phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta nói chung, kể từ sau đổi mới đến nay. Sự phát triển ấy qua con đường giao lưu của tôn giáo, kể cả chính thống và phi chính thống và qua quá trình toàn cầu hóa, như ảnh hưởng qua sách báo, truyền thông. Một số tôn giáo có nguồn gốc phương Tây phát triển đã ít nhiều gắn với các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền. Chỉ riêng ở vùng người Kinh (Việt), trong những thập kỷ qua đã nổi lên một số cuộc đấu tranh của Thiên Chúa giáo đòi đất đai của nhà thờ (cũ), và cũng gắn với một số cá nhân theo tôn giáo đấu tranh về nhân quyền. Những cuộc đấu tranh này có ảnh hưởng nhất định đến trật tự xã hội và quan hệ của Việt Nam với Vatican và một số nước phương Tây. Bên cạnh ở cộng đồng người Kinh (Việt), có tôn giáo như Tin lành cũng phát triển ở một số vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở dân tộc Hmông. Sự phát triển của đạo Tin lành tại vùng này góp phần tạo nên những yếu tố mới trong đời sống của người dân, song có lúc cũng ảnh hưởng nhất định đến trật tự, an toàn xã hội và đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người.

Page 48: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 66

Phim ảnh, ca nhạc là những yếu tố của văn hóa ngoại lai tác động đến nhiều tầng lớp xã hội của người Kinh (Việt). Các yếu tố này ngày càng phát triển, do được phương tiện thông tin đại chúng là tivi, radio và internet trợ giúp. Những loại phim ảnh khiêu dâm, phim chưởng, phim lịch sử truyền kỳ, phim tâm lý xã hội của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; các loại nhạc rock, hip hop, gangnam style... được nhiều thanh niên đón nhận. Trên truyền hình Việt Nam, có nhiều thời điểm tràn ngập phim Trung Quốc. Phim ảnh, ca nhạc của văn hóa ngoại lai đã làm cho đời sống văn hóa của người Kinh (Việt) phong phú hơn, song cũng làm cho một bộ phận lớn, nhất là giới trẻ thờ ơ với phim ảnh và ca nhạc trong nước. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, hát xoan, ví giặm... chỉ còn lưu dấu trong số ít cư dân.

Kể từ sau đổi mới đến nay, văn hóa của các dân tộc thiểu số càng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Kinh (Việt). Với ưu thế là văn hóa của dân tộc đa số, tiếng Kinh là tiếng phổ thông và sự cư trú của người Kinh (Việt) đan xen rộng khắp với các dân tộc thiểu số, văn hóa của người Kinh (Việt) đã ảnh hưởng tới các tộc người này trên nhiều phương diện. Về ngôn ngữ, một số cộng đồng của các tộc người ở vùng ven đô thị có nguy cơ bị mất tiếng mẹ đẻ. Về nhà cửa, trang phục, các dân tộc thiểu số ngày càng có xu hướng bị “Kinh hóa” hay “Âu hóa” thông qua người Kinh (Việt). Trong các loại hình văn hóa, chỉ có văn hóa tinh thần của họ là biến đổi ít hơn. Mặt khác, do sử dụng tiếng phổ thông và các phương tiện kỹ thuật, do mối quan hệ đồng tộc xuyên quốc gia ngày càng phát triển nên có một

Page 49: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 67

bộ phận của thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số đã bị ảnh hưởng trực tiếp văn hóa ngoại lai mà không thông qua người Kinh (Việt)1.

Có thể nói, cùng với người Kinh (Việt), việc mất văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số được coi là một vấn đề bức xúc trong phát triển của các tộc người ở nước ta từ đổi mới đến nay.

đ) Xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc

Quốc gia - dân tộc (Nation - State) được hiểu là cộng đồng siêu dân cư (bao gồm nhiều tộc người hay nhóm xã hội khác nhau), có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, hệ thống kinh tế, cấu trúc xã hội, chia sẻ những giá trị chung về văn hóa và được quản trị bởi một nhà nước. Cộng đồng này, theo ý kiến của nhiều học giả, chỉ hình thành khi có chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, có nhiều ý kiến cho rằng, cộng đồng quốc gia - dân tộc được hình thành sớm2. Ở đây, chúng tôi không có điều kiện bàn luận sâu về vấn đề này, nhất là thời điểm ra đời và những nội hàm của cộng đồng quốc gia - dân tộc, mà chỉ cho rằng trong quá trình phát triển, cộng đồng quốc gia - dân tộc cũng có sự thay đổi, cùng với thay đổi của nhà nước quản trị cộng đồng ấy. Cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam hiện tại với sự quản trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (Đồng Chủ biên): Phát

triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Sđd, tr.254-281.

2. Xem Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr.147-174.

Page 50: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 68

chủ nghĩa Việt Nam, được xác lập từ năm 1945 và không ngừng hoàn thiện.

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có nhiều vấn đề mới thách thức sự cố kết của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Đó là sự phân hóa xã hội, dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm xã hội, bất bình đẳng xã hội và kèm theo là các mâu thuẫn, xung đột xã hội; đó là quá trình cố kết và phân ly tộc người của một số dân tộc diễn ra mạnh mẽ hơn, dưới tác động của quan hệ dân tộc xuyên quốc gia và toàn cầu hóa. Các cuộc xung đột và bạo loạn của một bộ phận các dân tộc thiểu số ở Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc; yêu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhất là với Hoàng Sa, Trường Sa... đều ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới.

3. Về quan hệ dân tộc

Ở nước ta, khái niệm và nội hàm “quan hệ dân tộc”1 đã có sự phát triển theo thời gian. Vào khoảng từ những năm 60

__________ 1. Trong ngôn ngữ Việt, thuật ngữ “dân tộc” có hai nghĩa, vừa là tộc

người (Ethnicity), vừa mang nghĩa quốc gia, dân tộc (Nation). Để tránh lặp từ trong diễn đạt, khi nói về “dân tộc” với hàm nghĩa là Ethnicity, chúng tôi sử dụng hai thuật ngữ “dân tộc” và “tộc người” với nghĩa như nhau; còn khi sử dụng thuật ngữ “dân tộc” với nghĩa Nation, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ “quốc gia - dân tộc” (Nation - State), như nhiều công trình khoa học trên thế giới đã sử dụng.

Thực ra, hai thuật ngữ Nation và Nation - State có một số nội hàm khác nhau, song trong bối cảnh của vấn đề đang bàn, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ Nation - State sẽ hợp lý hơn.

Page 51: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 69

của thế kỷ XX cho đến đầu những năm 2000, chưa thấy có định nghĩa rõ ràng về quan hệ dân tộc và mối quan hệ đó thường được hiểu là quan hệ giữa các nhóm trong một dân tộc hay giữa các dân tộc trong vùng, thể hiện chủ yếu qua quan hệ về ngôn ngữ và văn hóa; hoặc quan hệ dân tộc được gắn với quá trình tộc người1. Nhưng sau đó, khái niệm quan hệ dân tộc được mở rộng hơn. Theo các tác giả Phạm Quang Hoan, Nguyễn Hồng Dương2 và Phan Xuân Biên3, quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay chủ yếu là: 1- Quan hệ giữa toàn bộ các tộc người với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; 2- Mối quan hệ giữa tộc người đa số và các tộc người thiểu số; 3- Mối quan hệ giữa các tộc người thiểu số với nhau ở trong và ngoài nước; 4- Mối quan hệ nội tộc người, bao gồm: quan hệ nội tộc người trong nước và quan hệ với những người đồng tộc và thân tộc ở nước ngoài. Các nhà nghiên cứu Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh khi nghiên cứu về quan hệ dân tộc ở vùng miền núi phía Bắc,

__________ 1. Xem Nguyễn Văn Huy: “Góp phần nghiên cứu sự phát triển mối

quan hệ giữa các dân tộc”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1983, tr.32-36; Phan Hữu Dật: Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998, tr.624-638, 639-644; Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.704-762.

2. Xem Phạm Quang Hoan, Nguyễn Hồng Dương: Quan hệ dân tộc tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo chuyên đề, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2008.

3. Xem Phan Xuân Biên: Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr.11.

Page 52: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 70

Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ lại tìm hiểu cả mối quan hệ giữa các tộc người với hệ thống chính trị và quan hệ tộc người - quốc gia1.

Qua sự phát triển của nội hàm, có thể nhận thấy, khái niệm “quan hệ dân tộc” ở nước ta ngày càng hoàn thiện và về cơ bản đã phản ánh được thực trạng của mối quan hệ đó đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay.

a) Quan hệ nội tộc người

Mối quan hệ này có thể nhìn nhận ở nhiều chiều cạnh khác nhau, song tựu trung, đó là sự cố kết hoặc phân ly của tộc người.

Vào khoảng từ cuối những năm 50 đến những năm 80 của thế kỷ XX, xu hướng chung của quan hệ nội tộc người ở nước ta là sự cố kết. Xu hướng này được ghi dấu ấn ngay cả khi xác minh thành phần các dân tộc ở Việt Nam. Từ hàng trăm nhóm địa phương của các tộc người, các nhà Dân tộc học đã chứng minh sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người để xếp thành 54 dân tộc và điều đó đã được đại diện của các tộc người nhất trí qua những hội nghị lấy ý kiến và thảo luận tại các địa phương.

Bên cạnh đó, trong nội bộ của nhiều tộc người cũng diễn ra sự cố kết mạnh, được thể hiện qua quan hệ dòng họ và giữ gìn bản sắc văn hóa; không chỉ diễn ra ở trong nước

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh: Báo cáo thường niên

về quan hệ dân tộc ở vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2009, tr.5-57, 51-125.

Page 53: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 71

và còn xuyên quốc gia, như ở người Hmông1, người Hoa2 hay người Chăm3.

Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, còn nổi lên xu hướng phân ly ở một bộ phận của một số tộc người. Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, cả nước có tới 40 nhóm địa phương có nguyện vọng tách thành những dân tộc riêng4.

Nguyên nhân dẫn đến sự cố kết thường do nhu cầu nội tại trong phát triển - đó là nhu cầu chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cùng tộc người, đặc biệt là cùng dòng họ hay cộng đồng làng5.

__________ 1. Xem Phạm Quang Hoan: “Một số nghi lễ liên quan đến dòng họ ở

người Hmông huyện Kỳ Sơn, Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học, số 3-1995, tr.14-20; Vương Duy Quang: Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: Truyền thống và hiện tại, Nxb. Văn hoá - Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội, 2005; Nguyễn Văn Thắng: Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”: Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009.

2. Xem Châu Thị Hải: Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006; Phan An: Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

3. Xem Phú Văn Hẳn: Người Chăm ở Nam Bộ và quan hệ xuyên biên giới trong khu vực Đông Nam Á, Báo cáo tại Hội nghị Thông báo Dân tộc học, Hà Nội, 2009.

4. Xem Phan Hữu Dật (Chủ biên): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Sđd, tr.346; Khổng Diễn: “Về việc xác định lại một số thành phần các dân tộc ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-2002, tr.51-59; Đinh Thanh Dự: “Những chứng cứ văn hóa dân gian để góp phần xác định tộc danh của người Nguồn”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-2008.

5. Xem Phạm Quang Hoan: “Một số nghi lễ liên quan đến dòng họ ở người Hmông huyện Kỳ Sơn, Nghệ An”, Tlđd, tr.14-20; Vương Duy Quang: Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: Truyền thống và hiện tại, Sđd, tr.106-132.

Page 54: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 72

Nguyên nhân dẫn đến phân ly thường do tác động của yếu tố bên ngoài, như kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và thậm chí cả sự chuyển đổi tôn giáo. Sự chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành ở người Hmông đã tạo nên sự phân ly trong nội bộ tộc người, qua mâu thuẫn, xung đột giữa những người theo đạo và người không theo trong một cộng đồng1. Ở người Chăm, yếu tố tôn giáo cũng tạo nên sự phân ly giữa các nhóm theo Hồi giáo, Bàlamôn và Bàni2.

b) Quan hệ giữa các dân tộc thiểu số

Mối quan hệ này được thể hiện chủ yếu qua quan hệ xã hội và văn hóa. Dưới chế độ cũ, đã xảy ra tình trạng áp bức dân tộc, như các tộc Kháng, La Ha, Xinh-mun ở vùng Tây Bắc phải hầu hạ, phục dịch cho quý tộc Thái3. Theo đó, văn hóa của người Thái cũng ảnh hưởng lớn đến các tộc người vùng Tây Bắc4. Trước những ảnh hưởng đó, có tộc người

__________ 1. Xem Vương Duy Quang: Văn hoá tâm linh của người Hmông ở

Việt Nam: Truyền thống và hiện tại, Sđd, tr.254-258; Nguyễn Văn Thắng: Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”: Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành, Sđd, tr.147-163.

2. Phan Xuân Biên: “Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh: Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Sđd, tr.17-18.

3. Xem Cầm Trọng: Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,1978, tr.240-266.

4. Xem Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, Sđd, tr.404-405.

Page 55: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 73

như Kháng, Khơ-mú không còn giữ được nhiều yếu tố văn hóa của mình. GS. Bế Viết Đẳng đã nhận định đó là đồng hóa tự nhiên hoặc chuyển hóa về tộc người1.

Dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra từ năm 1986 đến nay, giao lưu văn hóa giữa các tộc thiểu số càng gia tăng2. Việc cộng cư, xen cư giữa các dân tộc do thực hiện tái định cư càng thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc văn hóa, song cũng đặt ra vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của các tộc người này3. Tại một số nơi, ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc có dân số đông như Tày, Nùng ở vùng Đông Bắc đã giảm và được thay thế bằng ảnh hưởng văn hóa của người Kinh (Việt)4.

Nguyên nhân khiến quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng là do tác động của cư trú đan xen5, hôn

__________ 1. Xem Bế Viết Đẳng: “Các quá trình tộc người ở Việt Nam”, Tạp chí

Dân tộc học, số 3-1988. 2. Xem Trần Bình: Về văn hóa Xinh-mun, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2002; Phạm Quang Hoan (Chủ biên): Dân tộc Cơ Lao ở Việt Nam - Truyền thống và biến đổi, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003.

3. Xem Trần Văn Hà (Chủ biên): Nghiên cứu tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2011; Phạm Quang Hoan (Chủ biên): Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La, Sđd.

4. Xem Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (Đồng Chủ biên): Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Sđd, tr.254-263.

5. Xem Vương Xuân Tình: “Quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc”, Khổng Diễn (Chủ biên): Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tr.214-250.

Page 56: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 74

nhân hỗn hợp dân tộc1 và do tác động của chính sách dân tộc ở nước ta2.

c) Quan hệ giữa dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh (Việt)

Trong lịch sử, quan hệ giữa người Kinh (Việt) với các dân tộc thiểu số khá tốt đẹp, không có áp bức dân tộc. Ngay cả cuộc di dân về phương Nam để khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng diễn ra một cách hòa bình giữa người Kinh (Việt) với các tộc người tại chỗ3. Một số người Kinh (Việt) lên sinh sống ở khu vực miền núi còn hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc thiểu số4.

Là dân tộc chủ thể, người Kinh (Việt) có vai trò to lớn trong phát triển của các dân tộc thiểu số5. Mặt khác, họ cũng có ưu thế trong tiếp thu, truyền bá văn hóa ngoài Việt Nam, nên có ảnh hưởng sâu sắc đến biến đổi văn hóa của nhiều tộc người, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

__________ 1. Xem Đỗ Thúy Bình: “Thực trạng hôn nhân ở các dân tộc miền núi

phía Bắc”, Tạp chí Dân tộc học, số 2-1991, tr.19-27. 2. Xem Phạm Quang Hoan, Nguyễn Hồng Dương: Quan hệ dân tộc

tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tlđd; Phan Xuân Biên: Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020, Tlđd.

3. Xem Nguyễn Công Bình và cộng sự: Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.222-224.

4. Xem Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam: Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (thế kỷ X - XIX), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

5. Xem Bùi Xuân Đính: Vai trò của người Việt trong sự phát triển bền vững vùng Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2009.

Page 57: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 75

và hội nhập. Chẳng hạn, do ảnh hưởng văn hóa Kinh (Việt) nên có làng dân tộc Sán Dìu, hầu hết thanh niên không còn nói ngôn ngữ mẹ đẻ và làng này cũng không còn một số thành tố văn hóa truyền thống như nhà ở, trang phục1...

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, một số người Kinh (Việt) đã lợi dụng các dân tộc thiểu số khi làm ăn, buôn bán với họ. Đó là tình trạng cho vay nặng lãi khiến người dân tộc thiểu số phải bán cả lúa non2; là việc dùng nhiều chiêu thức để chiếm đất của họ3. Vẫn trong bối cảnh kinh tế thị trường, phân hóa giàu nghèo ngày càng diễn ra mạnh mẽ, trong đó có phân hóa giữa dân tộc đa số với thiểu số, giữa đồng bằng và miền núi. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Có quan điểm cho rằng trong việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, người Kinh (Việt) được hưởng lợi nhiều hơn4. Những nguyên nhân nêu trên đã

__________ 1. Xem Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (Đồng Chủ biên): Phát

triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Sđd, tr.167-233.

2. Xem Vương Xuân Tình và cộng sự: “An toàn lương thực của người Thái và người Khơ-mú ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”, Báo cáo Hội thảo vùng của Dự án Cơ chế ứng phó với tình trạng khan hiếm lương thực của các dân tộc Thái và Khơ-mú ở Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Viện Dân tộc học và Viện Nghiên cứu văn hóa Lào thực hiện, Rockefeller Foundation tài trợ, 2007.

3. Xem Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng: Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Sđd, tr.103-113.

4. Xem: Neil, J. và cộng sự: Những khó khăn trong công cuộc phát triển miền núi ở Việt Nam, Sđd; WB: The Vietnam Country Social Analysis, Report, 2006; AF - IDS: Sự phát triển kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tlđd.

Page 58: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 76

góp phần dẫn tới sự xung đột tại một số vùng ở Tây Nguyên, Tây Nam Bộ1.

Cũng như trong quan hệ giữa các dân tộc thiểu số, những yếu tố cư trú đan xen, hôn nhân hỗn hợp dân tộc và chính sách dân tộc có ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh (Việt)2. Mặt khác, kinh tế thị trường, toàn cầu hóa... cũng là những nguyên nhân tác động đến mối quan hệ này3.

d) Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia

Ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân, có khoảng hơn 40 dân tộc có mối quan hệ xuyên quốc gia với mức độ khác nhau, song đến nay, việc nghiên cứu mối quan hệ này còn rất ít chuyên khảo. Hầu hết những công trình được nêu trong tổng luận sau đây chỉ có một phần liên quan tới vấn đề đang xem xét, và chủ yếu là quan hệ dân tộc xuyên biên giới, tức quan hệ với đồng

__________ 1. Xem Khổng Diễn: Thực trạng sử dụng đất đai hiện nay ở Tây

Nguyên và kiến nghị, giải pháp, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2005; Bùi Minh Đạo: Một số vấn đề về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay, Báo cáo tại Hội nghị Thông báo Dân tộc học, Hà Nội, 2009; Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh: Báo cáo thường niên về quan hệ dân tộc ở vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tlđd.

2. Xem Bế Viết Đẳng: “Các quá trình tộc người ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 3-1988; Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu Dân tộc học Việt Nam, Sđd, tr.713-733.

3. Xem Phạm Quang Hoan, Nguyễn Hồng Dương: Quan hệ dân tộc tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Tlđd; Bùi Xuân Đính: Vai trò của người Việt trong sự phát triển bền vững vùng Đông Bắc, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2009; Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh: Báo cáo thường niên về quan hệ dân tộc ở vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tlđd.

Page 59: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 77

tộc và khác tộc ở ba nước láng giềng có chung đường biên là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tác giả Philip Taylor cho rằng, có 6 dân tộc/nhóm người ở Việt Nam có mối quan hệ dân tộc xuyên quốc gia mạnh nhất, đó là người Khơ-me Krôm, người Thái, người Chăm, người Hmông, người Hoa và những người theo Tin lành Đềga ở Tây Nguyên1.

Tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, có khoảng 20 dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Hmông - Dao, Tạng - Miến sinh sống trên đất nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc2. Vào khoảng cuối những năm 80 của thế kỷ XX, tình trạng không biết tiếng phổ thông còn phổ biến tại vùng này3. Đến đầu những năm 2000, việc sử dụng tiếng phổ thông ở đây đã được tăng cường, bên cạnh dùng song ngữ và đa ngữ. Ngoài ra, mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới về lao động, buôn bán và hôn nhân cũng trở nên phổ biến4.

__________ 1. Xem Philip Taylor: “Minorities at Large: New Approaches to Minority

Ethnicity in Vietnam”, Journal Vietnamese Studies, 2008, Vol. 3, Issue 3, p.3-43, ISSN 1559-3738, p.18-23.

2. Xem Nguyễn Chí Huyên (Chủ biên): Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000, tr.62-234.

3. Xem Chu Thái Sơn: “Tăng cường yếu tố văn hóa quốc gia ở các vùng cao biên giới phía Bắc”, Viện Dân tộc học: Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, tr.285-298.

4. Xem Phạm Đăng Hiến: “Người Lô Lô trong môi trường kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt - Trung”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-2010, tr.5-13; Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (Đồng Chủ biên): Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014; Vương Xuân Tình (Chủ biên): Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam, Sđd.

Page 60: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 78

Ở vùng biên giới Việt Nam - Lào, mối quan hệ về lịch sử tộc người, hôn nhân, dòng họ, di dân của các dân tộc Thái, Lào, Khơ-mú, Hmông, Cơ-tu, Tà-ôi, Bru - Vân Kiều ở hai bên đường biên giới cũng diễn ra phổ biến1. Ngoài ra, do đặc thù về lịch sử, sự di dân của người Kinh (Việt) tới Lào và mối quan hệ của họ với đồng tộc tại Việt Nam cũng gia tăng2.

Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia có mối quan hệ dân tộc khá phức tạp. Do những vấn đề lịch sử để lại, cộng thêm các yếu tố mới nảy sinh, quan hệ tộc người với quốc gia - dân tộc còn trở thành điểm nóng trong quan hệ dân tộc. Đó là mối quan hệ tộc người trong lịch sử giữa một bộ phận người Khơ-me ở Nam Bộ với người Khơ-me ở Campuchia và các tổ chức người Khơ-me ở nước ngoài3. Do thiếu đất sản xuất, thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo đói, mù chữ cao, một số người Khơ-me ở Tây Nam Bộ còn bị các thế lực lợi dụng tuyên truyền bịa đặt lịch sử, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phức tạp thêm các mối quan hệ tộc người giữa người Khơ-me với người Kinh (Việt),

__________ 1. Xem Lý Hành Sơn: Quan hệ dân tộc vùng biên giới Việt - Lào, Báo

cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2008; Phạm Quang Hoan: Nghiên cứu người Hmông ở biên giới Việt - Lào, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2011.

2. Xem Nguyễn Duy Thiệu và các cộng sự: Di cư và chuyển đổi lối sống - Trường hợp cộng đồng người Việt ở Lào, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008.

3. Xem Phan Huy Lê: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Báo cáo tổng hợp đề án cấp Nhà nước, Hà Nội, 2011; Trần Văn Bính (Chủ biên): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

Page 61: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 79

tiến hành đòi lại đất ông cha, tìm cách chia rẽ sự đoàn kết dân tộc1.

Ngoài quan hệ qua biên giới với ba nước láng giềng, quan hệ xuyên quốc gia của một số tộc người ở nước ta như Hoa và Chăm, còn diễn ra với đồng tộc và khác tộc ở quốc gia không có chung đường biên.

Với người Hoa, bên cạnh quan hệ về nguồn gốc tộc người liên quan đến mối quan hệ với quê gốc, còn diễn ra việc làm ăn, buôn bán của họ với đồng tộc ở Trung Quốc và một số nước trên thế giới2. Với người Chăm, mối quan hệ xuyên quốc gia cũng được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, hôn nhân, trong đó có cả mối quan hệ về tôn giáo của nhóm Chăm Islam với đồng tộc và khác tộc ở các nước trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Malaixia3.

Trong thời gian qua, còn diễn ra mối quan hệ xuyên quốc gia của một số dân tộc đã ảnh hưởng tới an ninh quốc gia,

__________ 1. Xem Lê Ngọc Thắng: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ

Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; Vương Xuân Tình (Chủ biên): Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam, Sđd.

2. Xem Phan An: Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr.19-38; Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, số 2-2014, tr.73-82; Châu Thị Hải: Người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006, tr.322-385; Nguyen Van Chinh: Recent Chinese Migration to Vietnam, Asian and Pacific Migration Journal, Vol. 22, No.1, 2013.

3. Xem Phú Văn Hẳn: Người Chăm ở Nam Bộ và quan hệ xuyên biên giới trong khu vực Đông Nam Á, Báo cáo tại Hội nghị Thông báo Dân tộc học, Hà Nội, 2009; Lý Hành Sơn: Một số vấn đề cơ bản của tộc người Chăm ở Việt Nam, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2011.

Page 62: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 80

như quan hệ của một bộ phận người Hmông với đồng tộc ở Thái Lan, Ôxtrâylia, Pháp, Canađa, Anh, Mỹ; của một bộ phận thuộc các dân tộc Khơ-me, Ê-đê, Gia-rai... với đồng tộc tại Mỹ và một số nước Tây Âu khác. Các thế lực của những tộc người này ở nước ngoài đã móc nối với bọn phản động trong nước chống phá Việt Nam, tạo nên mâu thuẫn, xung đột tộc người ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Người Kinh (Việt), nhất là ở miền Nam, cũng có quan hệ dân tộc xuyên quốc gia đa dạng, đặc biệt từ sau năm 1975, khi chấm dứt cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Từ thời điểm này, có số lượng rất lớn người Kinh (Việt) di tản hoặc vượt biên tới sinh sống ở nước ngoài, mà chủ yếu là ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Ôxtrâylia. Từ đây, đã nảy sinh mối quan hệ gắn bó giữa người Kinh (Việt) ở trong nước với đồng tộc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng hôn nhân xuyên quốc gia của người Kinh (Việt) cũng ngày càng phổ biến1.

Nguyên nhân để thúc đẩy quan hệ dân tộc xuyên quốc gia chính là sự cố kết tộc người2. Bên cạnh đó, chính sách đổi

__________ 1. Xem Phan An: Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan,

Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Trần Mạnh Cát: “Vấn đề cô dâu Việt Nam và chú rể Đài Loan”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3-2007.

2. Xem Lý Hành Sơn: Quan hệ dân tộc vùng biên giới Việt - Lào, Tlđd; Nguyễn Văn Thắng: Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”: Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành, Sđd; Vương Xuân Tình: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu về người Hà Nhì ở một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học, Hà Nội, 2011.

Page 63: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 81

mới, mà trọng tâm là các chính sách thương mại, đầu tư... của nước ta cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ này. Cuối cùng, không thể không nhắc tới tác động của quan hệ quốc tế, của toàn cầu hóa, nhất là chính sách dân tộc của các nước có chung đường biên, của nước có ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam, của các thế lực chống phá Việt Nam1.

đ) Quan hệ tộc người với quốc gia - dân tộc

Trong quá trình hình thành dân tộc Việt Nam, người Kinh (Việt) có vai trò rất to lớn, và bên cạnh đó, các tộc thiểu số cũng có đóng góp không nhỏ2. Việc hình thành dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình tộc người ở nước ta3, và quá trình ấy luôn có quan hệ với ý thức quốc gia - dân tộc4.

__________ 1. Xem Phú Văn Hẳn: Người Chăm ở Nam Bộ và quan hệ xuyên biên

giới trong khu vực Đông Nam Á, Tlđd; Phan Xuân Biên: “Tác động của quan hệ tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta”, Sđd; Vương Xuân Tình: Một số vấn đề cơ bản về văn hóa trong phát triển bền vững ở các tỉnh biên giới Việt Nam, Tlđd.

2. Xem Phan Huy Lê: “Nhìn lại cuộc thảo luận vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 1-1981, tr.6-15; Đặng Nghiêm Vạn: “Thử bàn về dân tộc xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 4-1978, tr.9-18.

3. Xem Đặng Nghiêm Vạn: Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Sđd, tr.147-174.

4. Xem Nguyễn Văn Thắng: “Bản sắc của người Khơ-me ở khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Dân tộc học, số 2-2010; Vương Xuân Tình: Một số vấn đề cơ bản về dân tộc dưới tác động của sự phát triển vùng biên giới Việt - Trung (Nghiên cứu về người Hà Nhì ở một làng của tỉnh Lào Cai và một làng thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), Tlđd; Vương Xuân Tình (Chủ biên): Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam, Sđd.

Page 64: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 82

Kể từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, về cơ bản, vấn đề dân tộc ở nước ta vẫn tốt đẹp, chưa có các xung đột lớn. Vào khoảng đầu những năm 2000 đến năm 2011, ở một số địa phương, các thế lực đã kích động đồng bào dân tộc thiểu số đòi tự trị, ly khai. Người Khơ-me đã bị tổ chức Khơ-me Krôm ở Campuchia và ở nước thứ ba chi phối với nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sự hằn thù dân tộc, chống phá chính quyền Việt Nam, đòi tự trị, tự do tôn giáo1. Tác giả Philip Taylor còn cho biết, Khơ-me Krôm đã vận động để trở thành đại diện ở các tổ chức quốc tế và tổ chức của Liên hợp quốc, như Tổ chức của con người và quốc gia phi đại diện (Unrepresented Nations and Peoples Organization), Diễn đàn thường kỳ của Liên hợp quốc về vấn đề bản địa (United Nations Permanent Forum on Indegenous Issues). Qua đó, Khơ-me Krôm còn liên lạc, vận động hành lang với những tổ chức khác để bắt các quốc gia như Việt Nam phải cam kết thực hiện các công ước hay tuyên bố của Liên hợp quốc, như về nhân quyền, về quyền của người bản địa2. Còn tổ chức FULRO, nhà nước Đềga thì kích động đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên chống lại Nhà nước, đòi ly

__________ 1. Xem Trần Văn Bính (Chủ biên): Văn hóa các dân tộc Tây Bắc -

Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Bùi Minh Đạo: Một số vấn đề về quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay, Tlđd; Lê Ngọc Thắng: “Một số vấn đề về tác động của các thế lực thù địch đến mối quan hệ tộc người ở nước ta hiện nay”, Sđd.

2. Xem Philip Taylor: “Minorities at Large: New Approaches to Minority Ethnicity in Vietnam”, Ibid, p.18-23.

Page 65: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 83

khai, tự trị1. Tuy nhiên, những sự cố này không ảnh hưởng nặng nề đến khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ của các tộc người với quốc gia - dân tộc.

* * *

Từ những trình bày trên có thể rút ra một số nhận xét sau: 1. Trong gần 30 năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới đất

nước, nghiên cứu về tộc người ở Việt Nam gắn bó chặt chẽ với quá trình đổi mới của Dân tộc học, đó là sự mở rộng theo hướng Nhân học. Từ một chuyên ngành thuộc ngành Lịch sử, ảnh hưởng của cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu sử học, Dân tộc học đã được đổi mới để trở thành ngành khoa học độc lập. Theo đó, Dân tộc học/Nhân học nước ta đang ngày càng mở rộng đối tượng và phương pháp nghiên cứu, có đóng góp tốt hơn trong nghiên cứu về tộc người.

2. Trong bối cảnh phát triển của Dân tộc học/Nhân học của đất nước, nghiên cứu về tộc người trong thời gian qua cũng còn một số hạn chế, đó là có sự thiên lệch về tộc người, địa bàn và vấn đề được nghiên cứu. Một số dân tộc có dân số ít, sinh sống ở địa bàn khó khăn còn chưa được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu về tộc người tuy được chú ý hơn trước, song số lượng nghiên cứu vẫn chưa nhiều. Mối quan hệ giữa các tộc người, kể cả trong nước và xuyên quốc gia diễn ra mạnh mẽ, nhưng còn ít nghiên cứu chuyên sâu, nhất là

__________ 1. Xem Trương Minh Dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc

và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Sđd; Vương Xuân Tình, Nguyễn Văn Minh: Báo cáo thường niên về quan hệ dân tộc ở vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Tlđd; Báo cáo thường niên về quan hệ dân tộc ở vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, Tlđd.

Page 66: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 84

nghiên cứu thực nghiệm. Việc xem xét mối quan hệ tộc người với quốc gia - dân tộc chưa được chú trọng. Phương pháp nghiên cứu định lượng tuy được áp dụng, nhưng hiệu quả chưa cao...

3. Dưới tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội, của giao lưu và hội nhập, của chính sách di dân và chính sách dân tộc..., sự phân bố dân cư, dân tộc ở Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Đến nay, tại vùng dân tộc thiểu số, không còn xã nào chỉ có một dân tộc, thậm chí số thôn bản có một tộc người sinh sống cũng không nhiều. Hiện tại, có ba luồng di dân cùng diễn ra: di dân của người Kinh (Việt) từ đồng bằng lên miền núi; di dân của các dân tộc thiểu số từ vùng nông thôn đến đô thị và di dân xuyên quốc gia. Cùng với di dân, sự hợp tác trong hoạt động kinh tế, những liên kết xã hội và hôn nhân hỗn hợp dân tộc cũng gia tăng. Điều đó đã xóa nhòa lãnh thổ tộc người từng tồn tại trong lịch sử của nước ta và làm cho việc xác định thành phần dân tộc, xác định sự phân bố tộc người trên đất nước ta trở nên phức tạp hơn.

4. Trải qua gần 30 năm thực hiện đổi mới, vấn đề dân tộc ở nước ta cũng được đặt trong bối cảnh, điều kiện và thách thức mới. Dẫu đã đạt được một số thành tựu trong phát triển, song tình trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, nhất là các nơi thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn còn phổ biến, và đặc biệt, khoảng cách giàu nghèo giữa vùng này với vùng đồng bằng, đô thị ngày càng lớn, khả năng thoát nghèo của nhiều người dân ở đây không cao. Cùng với đói nghèo, văn hóa của tộc người cũng bị xói mòn nghiêm trọng. Tại nhiều nơi gần đô thị, nơi diễn ra sự giao lưu mạnh mẽ, nhiều thành tố văn hóa của tộc người như ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa và các tập quán tốt đẹp khác đã bị mất mát.

Page 67: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

TỔNG LUẬN NGHIÊN CỨU TỘC NGƯỜI… 85

Văn hóa của dân tộc đa số, văn hóa ngoại lai và các tôn giáo đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống của các dân tộc thiểu số. Trong bối cảnh đó, bản sắc văn hóa tộc người đang đứng trước thách thức: hoặc sẽ cấu trúc lại, hoặc sẽ bị mất đi.

5. Quá trình tộc người ở nước ta diễn ra mạnh hơn trước năm 1986, bao gồm cả hai xu hướng cố kết và phân ly. Sự cố kết biểu hiện rõ rệt qua mối quan hệ tộc người xuyên vùng và xuyên quốc gia, qua nhu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Còn phân ly, thể hiện qua việc muốn chia tách của những nhóm địa phương để trở thành dân tộc mới; qua sự xuất hiện các nhóm dân tộc - tôn giáo trong một cộng đồng tộc người, với những nhu cầu khác biệt về quan hệ xã hội và văn hóa; qua xung đột của nhóm cư dân ở một số tộc người với quốc gia - dân tộc. Đây là quá trình phát triển tự nhiên, song cũng có sự tác động của chính sách dân tộc và của các thế lực ngoài Việt Nam.

6. Củng cố và phát triển cộng đồng quốc gia - dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là yêu cầu cấp bách trong vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Cơ sở quan trọng của cộng đồng quốc gia - dân tộc chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc trong một quốc gia đa tộc người, là mối quan hệ chặt chẽ của tộc người với quốc gia. Bởi vậy, việc củng cố và phát triển đó có liên quan mật thiết với công tác dân tộc, với trách nhiệm của mỗi cộng đồng tộc người, của các thành viên trong cộng đồng tộc người và là sự nghiệp chung của đất nước.

7. Để quản lý sự phát triển và mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay cũng như trong tương lai, chính sách dân tộc có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, cần có sự đổi mới về chính sách dân tộc, mà trước hết là đổi mới về

Page 68: ỨU TỘT SỐ VẤ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY · PDF file24 CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 2. Ở trong nước Từ

CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM (Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường) 86

quan điểm đối với chính sách đó. Trong một đất nước đa tộc người như nước ta, việc thực hiện chính sách dân tộc là hết sức cần thiết, đặc biệt là chính sách với các dân tộc thiểu số. Song đến nay, chúng ta vẫn chưa làm rõ chính sách dân tộc với chính sách xã hội và có nhiều chính sách xã hội liên quan đến các dân tộc vẫn được coi là chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, có một số chính sách, nhất là liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội chưa phù hợp, chưa sửa đổi kịp thời, vô hình trung đã tạo nên sự bất bình đẳng mới giữa các dân tộc tại một số địa phương, như chính sách bảo hiểm y tế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc có dân số ít, khi mà việc xen cư giữa các dân tộc đã và đang diễn ra phổ biến.